Wednesday, January 22, 2025

CCVN 5

 Tran Van Huong từ chức. Cùng năm, ông đưa tướng Đỗ Cao Trí về làm Tư Lệnh Vùng III. Tháng 7-1970 ông ban hành một sắc lệnh, thay đổi cơ cấu quân sự trong tương quan giữa Bộ Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn/Quân Khu. Nói một cách khác, đến cuối năm 1970, các tướng lãnh đã “vào hàng” theo lệnh TTT. Nhưng để bảo vệ quyền lực và phòng hờ những biến động có thể xảy ra, TTT tập trung quyền lực trong tay — về hành chánh cũng như về quân sự — hành động này đã gây những phẫn nộ ngấm ngầm trong giới quân đội. Sự lo sợ đảo chánh khiến cho TTT giữ lại một số tướng lãnh lẽ ra ông phải cho họ giải ngũ từ lâu. Cũng vì sợ đảo chánh, ông có những liên hệ với một số tướng lãnh mà qua sự quan sát bên ngoài, không hợp với quân phong, quân kỷ (22).  Rất nhiều thí dụ cho thấy TTT bất cần hệ thống quân giai và chỉ huy quân đội thẳng từ Dinh Độc Lập: Trong cao điểm của cuộc hành quân Lam Sơn 719, Trung Tướng Lãm xin được từ chức vì ông không đủ quyền lực và sự ủng hộ của TTT để ra lệnh cho hai tướng Dư Quốc Đống và Lê Nguyên Khang. Cũng trong buổi họp đó, tướng Viên một lần nữa xin từ chức.

 

 

 

 

Nhưng TTT không hành động. Không phải TTT có “vấn đề” khi cho hai vị tướng này giải ngũ; nhưng ông thấy khó tìm những sĩ quan khác trung thành với ông, để thay vào chỗ của hai vị tướng này. Một thí dụ khác là khi ông ra quân lệnh bắt giữ Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai trong khi Quảng Trị thất thủ tháng 5-1972. Thay vì chỉ cần “đề nghị” với Tổng Tham Mưu Trưởng, hay Tư Lệnh Vùng truy tố tướng Giai theo đúng tinh thần của hệ thống quân giai, ông Thiệu đích thân ra quân lệnh từ Phủ Tổng Thống (xem phóng ảnh 5-1). Lối xử dụng quyền hạn như vậy gây nhiều bất mãn trong quân đội — một tổ chức chỉ trường tồn trong hệ thống quân giai nghiêm ngặt. (23)

     Trong hai năm sau cùng của VNCH, quyền chỉ huy quân đội càng lúc càng bị thu gọn vào Dinh Độc Lập. Quân đội VNCH bị thất thế trước lối chống cộng mãnh liệt và quyết tâm của TTT: ông khăng khăng đòi hỏi quân đội — một quân đội càng ngày càng yếu vì thiếu viện trợ — phải triệt để bảo vệ Chủ Trương Bốn Không mà ông đã đề ra vài năm trước. Một trong bốn không này là “không nhượng đất” cho cộng sản. Nhưng với số quân viện càng ngày càng ít hơn, khả năng cơ động của quân lực không còn nữa. Phí tổn để bảo vệ những tiền đồn ở xa trở nên quá tốn kém. Nhưng tổng thống Thiệu vẫn quyết liệt với chủ trương không nhượng đất — dù những phần đất không có một lợi ích gì về chiến thuật hay chiến lược.


Khi VNCH mất Phước Long vào cuối năm 1974, tổng thống Thiệu có thay đổi đôi chút chủ trương không nhượng đất của ông. Nhưng đến lúc đó thì quá trễ. Tháng 3-1975, sau khi CSVN chiếm Ban Mê Thuột, chỉ trong ba tuần tổng thống Thiệu đơn thân quyết định một số kế hoạch quân sự chiến lược vô cùng tai hại, để đưa đến sự thất thủ hoàn toàn của VNCH hơn một tháng sau.

Sau khi Đà Nẵng thất thủ vào cuối tháng 3, và ngay ngày ba sư đoàn CSBV đánh vào Xuân Lộc, Đại Tướng Viên có làm một phiếu đệ trình lên TTT, xin phép thành lập một Quân Đoàn Dã Chiến, với thẩm quyền điều khiển hai quân chủng Không Quân và Hải Quân. Người viết không tìm được sử liệu cho biết phản ứng của TTT về phiếu đệ trình của tướng Viên. Nhưng đến ngày 12 tháng 4 mà tướng Viên mới đề nghị như vậy thì quá trễ. Điều này cho chúng ta thấy: (a) Bộ Tổng Tham Mưu VNCH không có thẩm quyền như danh xưng, và (b) TTT thật sự điều khiển Quân Lực VNCH thẳng từ quyền lực tổng thống, bất chấp hệ thống quân giai. Một trong hai — hay cả hai — sự kiện đó có thể là những yếu tố đưa đến sự thất thủ của VNCH./

NGUYỄN KỲ PHONG


No comments:

Post a Comment