trang 381
5-Như vậy lời kết tội của Vũ Ngự Chiêu đối với ông Ngô Đình Diệm có phải là thiếu cơ sở và thiên lệch hay không? Sự giả dối của Hồ Chí Minh đã làm thiệt hại cho đất nườc, vì từ 1945 Hồ đã tuyên bố Việt Nam không theo chủ nghiã Cộng Sản, đồng thời Hồ còn tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản năm 1946 để đánh lừa Hoa Kỳ và toàn dân Việt Nam, nhưng bộ mặt giả dối đó không dấu được cơ quan tình báo Hoa Kỳ! Nếu thật sự vì quyền lợi quốc gia dân tộc, trước xu thế cuả toàn thế giới từ bỏ chủ nghiã CS bất nhân, Hồ đã bỏ lỡ cơ hội để đưa VN hoà đồng vào thế giới Tự Do thay vì chạy theo Cộng Sản Quốc Tế một chủ thuyết mà cuối(ngưng trích)
thế kỷ 20 đã vĩnh viển bị cả thế giới từ bỏ và lên án.
6-Sự liên lạc của chính phủ Ngô Đình Diệm với CSVN hay MTGPMN để mưu tìm một giải pháp ngưng chiến là đúng với mong mỏi của toàn dân hai miền, vì xét cho cùng cuộc chiến càng kéo dài thì càng gây nhiều đau thương, đổ nát và chỉ có lợi cho các cường quốc hai bên mà thôi. Vũ Ngự Chiêu dùng từ “ve vản” và “phản bội” để kết tội ông Diệm ở đây là hoàn toàn bất hợp lý và bất công. Ông Nhu đã thông báo đầy đủ với phiá Hoa Kỳ các cuộc thương thuyết đó thì không thể gọi đó là hành động phản bội Đồng Minh.
Phê phán chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà là gia đình trị và phân biệt đối xử tôn giáo điều nầy có thể đúng phần nào nhưng bỏ quên sự việc hiển nhiên là một số phần tử Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn đó đã bị Cộng Sản lợi dụng và giật dây là thiếu công tâm.
Trong nhận định của mình, Vũ Ngự Chiêu còn bỏ sót, làm nhẹ các hoạt động phá hoại cuả nhóm sư ni thân cộng (sau 1963) như Thích Trí Quang, ni sư Huỳnh Liên, v.v..…và nhóm Công Giáo thân cộng như Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Chân Tín v.v…mà chỉ đổ tội cho chính quyền Miền Nam thì có công bằng chưa? Phần nhận định của Vũ Ngự Chiêu chưa so sánh được thái độ đối xử chưa được khéo léo của chính quyền MN đối với Phật Giáo và sự đàn áp tôn giáo thô bạo của Cộng sản VN từ sau 1975 đến nay, bởi vì đọc các tài liệu sau nầy của ông, gần như chúng ta thấy thiếu hẳn sự nhận xét của Vủ Ngự Chiêu về chính sách đàn áp man rợ của CSVN đối với các tôn giáo trong nước hiện nay. Thực tế cho thấy sự gọi là “đàn áp Phật Giáo” thời 1954-1963 của MN còn thua xa hàng trăm lần so với sự đàn áp thô bạo của CSVN sau nầy , vì lẽ đó người đọc thấy rỏ sự thiên lệch cuả sử gia Vũ Ngự Chiêu là cố ý vì lý do chính trị hay do nhận thức thay đổi theo năm tháng!
Mời quý vị cùng xem tiếp các nổ lực hoà hợp, hoà giải của ông Vũ Ngự Chiêu khi về Việt Nam:
…“Tôi cùng một số anh em cũng đang nỗ lực bắc nhịp cầu thông cảm giữa dân tộc Việt và dân tộc Mỹ, qua việc trao đổi những kiến thức dĩ vãng hầu xây dựng một nền tảng liên hệ mới, tốt đẹp hơn, dựa trên bình quyền và tình thân hữu.
Một trong những việc muốn thực hiện là nghiên cứu về khả năng cải cách luật pháp tại Việt Nam, hầu tiếp tay vào việc giúp Việt Nam sớm thiết lập được một nền pháp trị hiến định. Sự đóng góp của tôi cũng có thể từ một vị thế khác hơn một người học luật và học sử. Hy vọng trong một tương lai gần tôi sẽ biết rõ mình sẽ có con đường nào để đi. Chỉ biết thật chắc rằng tôi vẫn hằng tâm niệm lời thề cùng vong hồn tử sĩ hơn 30 năm trước: Đó là tha thiết và liên lũy phục vụ quyền lợi của quốc gia và dân tộc. Danh lợi cá nhân, với tôi, chỉ tựa đất thó, mảnh sành.”
(Ngưng trích)
-Những nổ lực “hàn gắn vết thương chiến tranh”, những mong muốn chính đáng “Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc” của ông Vũ Ngự Chiêu xem chừng khó áp dụng tại VN nếu không muốn nói là “ngây thơ chính trị”vì trước VNC có biết bao nhiêu là học giả, trí thức cũng có những nguyện vọng tốt đẹp là tạo Đoàn Kết Dân Tộc để xoá bỏ “Hận Thù” hầu kiến tạo lại quê hương sau bao nhiêu năm CS sai lầm tạo cuộc chiến vô ích, nhưng họ đã được đáp lại bằng sự hận thù và trù dập. Bởi một lý do duy nhất là con người Cộng sản chỉ muốn là đảng phái duy nhất cầm quyền, họ tự cho là đứng trên Hiến Pháp, Luật Pháp để dể bề thao túng, bóc lột, chia chác tài nguyên quốc gia cho đảng và phe nhóm của họ mà thôi.Tấm lòng mong muốn “cải tạo luật pháp” trong khi đảng CSVN cứ ngồi trên Hiến Pháp và Quốc Hội thì ông Vũ Ngự Chiêu nghĩ sao?
No comments:
Post a Comment