Wednesday, January 22, 2025

CCVN 11

 "Vì đã có dụng tâm muốn quân Trung Hoa rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, Hồ đồng ý. Tuy nhiên, sau gần một năm độc lập, tinh thần bài Pháp ở miền Bắc đã lên cao độ. Việc Pháp tái chiếm miền Nam và những chiến dịch tuyên truyền chống Pháp đã được Việt Minh phát động một cách tinh xảo càng như đổ dầu vào lửa. Ðơn phương ký kết với Pháp lúc đó là một hành động tự sát chính trị. Khi các đối thủ loan tin Hồ đang bí mật thương thuyết với Pháp, dư luận chống đối đã bắt đầu nổi lên. Ngày 20/2, đối thủ Hồ tổ chức biểu tình đả đảo chính phủ tại Hà Nội, và yêu cầu Bảo Ðại lên cầm quyền. (Giáp 1974:142-4) Có lẽ vì thế đã có lúc Hồ ướm hỏi Bảo Ðại muốn thay mình hay chăng.

          ….Cuộc đảng tranh đã tạm thời giải quyết xong. Võ Nguyên Giáp và Huỳnh Thúc Kháng đã giúp Hồ thanh toán gần hết các đối thủ chính trị, đặc biệt là Ðại Việt và VNQDÐ. Sau vụ án Ôn Như Hầu ở Hà Nội và rất nhiều phiên tòa hình sự tại các địa phương, Giáp và Kháng đã cô lập hầu hết các phần tử đối lập trong các trại tập trung mang tên ‘cải tạo’ ở những vùng ma thiêng, nước độc tại thượng du Bắc Việt hay Khu IV (Thanh Hoá tới Thừa Thiên), Khu V (Quảng Nam-Quảng Ngãi-Bình Ðịnh). Ngay đến các Dân biểu đối lập cũng hoặc bị ‘mò tôm’ hay đi ‘cải tạo.’

          Nhờ vậy, ngày 28/10/1946, Hồ có thể triệu tập Quốc Hội để thành lập chính phủ mới. Chính phủ Kháng chiến ngày 3/11/1946 này vắng bóng hầu hết những thành phần không Cộng Sản. Những người chịu qui phục Hồ cũng chỉ được giao các chức vụ tương trưng, và trên thực tế chẳng là gì hơn những tù nhân bị giam lỏng. Mặt Trận Liên Việt, mới được thành lập ít tháng trước để thay thế Việt Minh, cũng chìm dần vào quên lãng, hữu danh vô thực.”

(Ngưng trích)

b- Nhận định của tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu về cuộc chiến Việt Nam 1954-1975  :

          - “Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng”sách khảo cứu lịch sử NXB Văn Hoá in năm 2004 ,từ trang 62-66.

http://www.geocities.com/docsu17/noichuyensuhoc.htm     

Vũ Ngự Chiêu trả lời phong vấn Nguyễn Vĩnh Châu trên Việt Mercury News  năm 2004)

           “  Sau gần ba thập niên nghiên cứu tài liệu văn khố, tôi đi đến kết luận là cuộc chiến Việt Nam, trên cả hai mặt quốc tế và quốc nội, đều mang sắc thái một cuộc "thánh chiến." Chẳng phải vô tình mà Thủ Tướng Charles de Gaulle bổ nhiệm Linh mục/Đô Đốc Georges Thierry d'Argenlieu làm Cao ủy năm 1945 để cầm đầu cuộc tái chiếm Việt Nam, với sự ban phép lành của Tòa Thánh Vatican cùng Tổng Giám mục Antonin Drapier. Tại Mỹ, chúng ta chưa quên bài diễn văn "Bức Màn Sắt" của Thủ Tướng Anh Winston Churchill năm 1946, hay phong trào McCarthyism "thấy đâu cũng Đỏ cả" và "Tố Cộng xả láng" vào đầu thập niên 1950. Vì thế, cuộc tái xâm lăng Việt Nam của Pháp được biến hóa dần thành "chống Cộng." 

          Tại nội địa, nòng cốt của cuộc chiến là đảng Cộng Sản Đông Dương, và các giáo sĩ cùng giai tầng trung gian bản xứ sót lại từ thời Pháp thuộc. Các đảng phái chống cộng không chịu sự chi phối của Giáo Hội Ki-tô đều bị loại ra ngoài, bắt buộc phải đứng bên lề, trong khi đại đa số dân Việt của cả hai miền bị biến thành những con chốt qua sông, quay cuồng trong những cơn bão cát khói lửa và bạo lực. Đặc biệt là từ sau năm 1954. Thí dụ như các hệ phái Đại Việt miền Bắc, miền Trung, Việt Nam Quốc Dân Đảng hay Cao Đài, Hòa Hảo, v.v. ”

 2-“ Cuộc chiến Quốc-Cộng ở Việt Nam :xét cho cùng lý, là một cuộc chiến ủy thác giữa các siêu cường, một trong những điểm nổ của thế “chiến tranh lạnh” giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản (1947-1991). Trên cơ bản, nó là một cuộc chiến “tiền đồn” mà sự thắng bại không có yếu tố quyết định đến đại thể.

3- Chính phủ Hồ được giao nhiệm vụ mới: tiền đồn của Xã Hội Chủ Nghiã!: “Để bảo đảm cho viẹc tiếp vận từ Trung Cộng, Băc Kinh giúp Hồ mở chiến dịch biên giới…Từ ngày này, thế trận đã thay đổi hoàn tòan. Việt Minh bắt đầu chủ động chiến trường. Chính phủ Hồ được giao nhiệm vụ mới:tiền đồn của Xã Hội Chủ Nghiã!Trong khối Tự Do ngày 4/2/1950 Mỹ nhìn nhận chế độ Bảo Đại vì Hồ đã để lộ bản chất thật sự Cộng sản”  

 

c- Nhận định về cuộc chiến Việt Nam, trong đó trận chiến Mậu Thân 1968 là trận chiến quan trọng nhất. Ông Vũ Ngự Chiêu viết như sau:

http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=1973  Mậu Thân 1968: Thắng Hay Bại?Chính Đạo (tài liệu gồm 34 trang)

          "Trong số những trận đánh có tầm chiến lược quan trọng từ 1959 tới 1975, cuộc tổng tấn công vào các thành phố và tỉnh lỵ miền Nam đúng dịp Tết Mậu Thân (1968) được liệt vào hàng đầu. Ðây là một chuyến “làm ăn” táo bạo của Lê Duẩn (1908-1986), Bí thư thứ nhất Ðảng Lao Ðộng [Cộng Sản] Việt Nam, đưa đến những thiệt hại to lớn về nhân sự cho Bắc quân. Nhưng về mặt chính trị và ngoại giao–dù có dự đoán trước hay chăng–ba đợt tấn công vào Sài Gòn-Chợ Lớn trong năm 1968 tạo một ảnh hưởng sâu đậm tại chính nước Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara, và rồi Tổng thống Lyndon B. Johnson cùng đa số thành phần chủ chiến đều nghiêng về phía tìm một giải pháp chính trị. Mặc dù hòa đàm Paris, nhóm họp từ mùa Xuân 1968, chưa giải quyết được ngay cuộc chiến Việt Nam, tình trạng vừa đánh vừa đàm kéo dài hơn bốn năm nữa, chiến dịch Mậu Thân đánh dấu một khúc quanh quan trọng. Ít nữa, nó cũng giảm hẳn cường độ cuộc chiến ở phía Bắc vĩ tuyến 17, kế hoạch Rolling Thunder [Sấm Rền] hầu như chấm dứt từ đầu tháng 11/1968–một cuộc xuống thang rõ ràng sau gần 5 năm “leo thang.”


          “ Cuộc chiến Quốc-Cộng ở Việt Nam, xét cho cùng lý, là một cuộc chiến ủy thác giữa các siêu cường, một trong những điểm nổ của thế “chiến tranh lạnh” giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản (1947-1991). Trên cơ bản, nó là một cuộc chiến “tiền đồn” mà sự thắng bại không có yếu tố quyết định đến đại thể.


          “Tóm lại, trên lãnh vực nội địa, cuộc Tổng Tấn Công-Tổng Khởi Nghĩa Mậu Thân 1968 là thất bại lớn cho phe Cộng Sản, hoặc văn hoa hơn, chỉ là một thứ “tổng diễn tập” cho chiến thắng quân sự 1975. Nhưng những hậu quả chính trị–như loại bỏ thực lực chính trị-quân sự của MT/GPMN–và nhất là ngoại giao khiến “Nghị quyết Quang Trung” của CSBV được coi như bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn 2 của chiến cuộc Việt Nam, 1959-1975."

         Nhận định của Vũ Ngự Chiêu về giai đoạn Mậu Thân rất chính xác,cho thấy mặc dù Miên Nam VN đã chiến thắng quân sự trong trận chiếnMậu Thân  nhưng về mặt chính trị ,nhất là hậu trường nuớc Mỹ trận chiến Mậu Thân đã làm đảo lộn sự ủng hộ của dân Mỹ đối với Miền Nam VN.

 

Nhân định cuả Long Điền về những quan điểm của sử gia Vũ Ngự Chiêu: 

          1-Sử gia cũng là con người. Dù có khách quan thì cũng có mức độ, ngoài ra còn có tác động ngoại cảnh, con người chi phối, kể từ khi giao thiệp  gắn bó với Nguyễn Mạnh Quang (một “giáo sư”thân cộng) và Trần Chung Ngọc trên Giao Điểm (một trang Web thân Cộng sản) thì lập trường chính trị và nhận thức lịch sử của ông đã thay đổi hẳn nếu không muốn nói là quay 180 độ.(mặc dù gần đây 2 nhóm đã chống nhau kịch liệt)

          Theo ông Vũ Ngự Chiêu thì cuộc chiến VN 1945-1975 là một cuộc “Thánh Chiến Chống Cộng”trong đó cả hai miền Nam, Bắc đều bị Giáo Hội Ky Tô lợi dụng không bên nào có chính nghiã cả, bị loại ra bên ngoài và toàn dân VN bị quay cuồng trong khói lửa! Nhưng rỏ ràng Vũ Ngự Chiêu bỏ quên yếu tố CS Bắc Việt chủ động trong cuộc tấn công Miền Nam chớ Miền Nam chưa hề có cuộc tấn công quy mô nào ra miền Bắc! Không lẽ lúc đó CS Bắc Việt bị Vatican  điều khiển để tấn công Miền Nam hay sao? Lập luận đó hoàn toàn vô lý!

          2-Nhận định của ông Vũ Ngự Chiêu có đôi phần thiên kiến với chính phủ Ngô Đình Diệm và nhất là với phiá Công Giáo Vatican, nên những nhận định của ông không khách quan mà có đôi phần thiên lệch về phiá CS,  trong khi ngày nay toàn dân Việt Nam thảy đều căm tức trước sự ương hèn cuả bè lủ Việt Gian CS đối với Trung Cộng qua hành động dâng đất dâng biển cho quan thầy thì Vũ Ngự Chiêu lại nhận định là có “nhiều triển vọng tích cực” và sẽ “vượt qua những khó khăn cứng đọng bấy lâu.” [lvi]

Như vậy ông cũng phủ nhận chính ông trong thời gian ông phục vụ trong QLVNCH chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt vào Miền Nam trước 1975! Chẳng  lẽ với sự hiểu biết của một sĩ quan trong QLVNCH và là tác giả của hàng chục quyển sách sử giá  trị  ấn hành trước 1975 thảy đều nói lên sự ngu tối, lầm lạc của chính tác giả trong việc bão vệ Miền Nam?  Có cái gì đó khác nhau giửa những nhận định của Vũ Ngự Chiêu từ 1996 trở về trước và sau năm 2005 lúc mà Vũ Ngự Chiêu nhận được học bổng Fullbright và được nhà cầm quyền Cộng sản cho về Việt Nam “nghiên cứu lịch sử” và “tự do tham quan trong các văn khố và bảo tàng nhà nước”. Chỉ có chính ông mới trả lời được câu hỏi nầy!

          3-Để bão vệ chủ quyền quốc gia và bão vệ chính nghĩa, chế độ đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà chấp nhận viện trợ quân sự nhưng không chấp nhận Mỹ đổ quân vào VN thì lại bị Vũ Ngự Chiêu lên án. Lý do tại sao?

          4-Tại sao Vũ Ngự Chiêu công nhận Mỹ có quyền quyết định mở chiến tranh tại VN, Mỹ thương thuyết với Liên Xô(1968) và Trung Cộng (1972)để chấm dứt chiến tranh VN, kể cả Mỹ đơn phương hoà đàm với CSVN tại Paris (1973) mà phần thiệt hại cho Miền Nam là thấy rỏ mà Vũ Ngự Chiêu không chấp nhận việc Tổng Thống dân cử Ngô Đình Diệm có quyền thương thuyết với CSVN để tìm giải pháp đình chiến trước đó 10 năm khỏi hao tổn sinh linh cho cả hai bên trên 2 triệu người.

          Trong quyển “Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng”,NXB Văn Hoá 2004 chương V:”Phiến Cộng Trong Dinh Gia Long” từ trang 305 đến 383,Vũ Ngự Chiêu đã viêt:

          “Đích thân Cố vấn Ngô Đình Nhu (1910-1963) cũng tuyên bố với viên chức tình báo Mỹ, và ngay cả các Tướng miền Nam, nhiều lần, rằng ông ta từng tiếp xúc Việt Cộng. Tình báo Mỹ, Pháp và Việt đều nói về buổi họp mặt bí mật với Phạm Hùng (Phó Thủ tướng Bắc Việt, đặc trách kế hoạch thống nhất hai miền Nam-Bắc từ năm 1958).”Trang 306.

          …“Không ai có thể chối cãi việc anh em họ Ngô tiếp xúc với Cộng Sản. Nếu thời điểm họ Ngô bắt đầu ve vãn Cộng Sản còn gây nhiều bàn cãi, đầu mối bằng xương, bằng thịt xuất hiện tại ngay chính Dinh Gia Long ngày 2/9/1963 là Mieczylslaw Maneli, Trưởng đoàn Poland trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến”

          …Nhu nói thêm: “De Gaulle có quyền phát biểu ý kiến, nhưng những người không tham gia vào trận chiến không có quyền can thiệp. Sự trung thành của chúng tôi với Mỹ ngăn cấm chúng tôi nghiên cứu tuyên bố của de Gaulle hay Hồ. Người Mỹ là dân tộc duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam.”

          …“Nhu trả lời Maneli rằng lời tuyên bố của de Gaulle rất “lôi cuốn” [interesting], nhưng chỉ những người thực sự chiến đấu trong cuộc chiến này có quyền nói và hành động. Nam Việt Nam liên kết với Mỹ và sẽ là điều vô luân khi dò dẫm đơn phương sau lưng người Mỹ.”Trang 308

          …“Nhu thú nhận đã bí mật tiếp xúc với một số cán bộ Việt Cộng (hiểu theo nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam). Mùa Xuân 1963, nhân dịp phát động chiến dịch Chiêu Hồi (vào tháng 4/1963), Nhu nhiều lần khoe đón tiếp cán bộ Cộng Sản cao cấp ngay tại Dinh Gia Long. Có lần, Nhu chỉ vào chiếc ghế Đại sứ Frederick (Fritz) Nolting đang ngồi, nói một lãnh tụ Cộng Sản vừa mới rời chỗ đó. Rồi giải thích rằng đang gặp các lãnh tụ Việt Cộng để thuyết phục họ mang quân về hàng chính phủ. Nolting báo cáo chi tiết này về Oat-shinh-tân, và xin cho Nhu toàn quyền hành động hầu thành lập một chính phủ "mở rộng."Trang 309.

          Hành động “ve vãn” [flirtation] Cộng  Sản của anh em Diệm-Nhu—và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam—chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963”.Trang 380

Trong khi đó thực tế tin tình báo từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa giải mật cho thấy :

          (FRUS, 1961-1963, IV:325-326) Tất cả cảm thấy rằng miền Bắc đang bị suy thoái về kinh tế và biết rằng Việt Cộng đang thua trận tại miền Nam. Vì thế miền Bắc sẽ thương thuyết một hiệp ước ngưng bắn để đổi lấy hai điều kiện: hiệp thương Nam-Bắc và việc triệt thoái quân Mỹ. 

No comments:

Post a Comment