Wednesday, January 22, 2025

CCVN 10

 Điều này cũng được ông Hồ áp dụng tại VN. Thứ nhứt ông cố tránh giao chiến với Pháp, rồi còn ký hiệp ước “thân thiện rước quân đội Pháp vào VN...” là một sự đầu hàng nhục nhã, bị dân chúng Hà Nội biểu tình, lên án, gọi Hồ là “Việt gian bán nước”. Hồ cho lính đàn áp, phản biểu tình vào lúc 4 giờ chiều trước Nhà hát lớn, tuyên bố “Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước”. (Chính Đạo, VN Niên Biểu, tập 1A, trang 319). Đó là một thủ đoạn, gây đau khổ tang tóc cho đồng bào, nhưng ông vẫn cam tâm chấp nhận miễn có lợi cho đảng.

          Tóm lại, những điều VC ngụy biện chối tội, đều hoàn toàn không có cơ sở. Lý do chính của việc thương thuyết với kẻ thù, thông đồng với giặc Pháp, phản bội tổ quốc của ông Hồ là để tiến hành cuộc nội chiến, tiêu diệt các đảng đối lập, tiêu diệt kẻ thù giai cấp.”

          -Qua đó, chúng ta thấy rằng thay vì yêu nước, tận dụng mọi khả năng chuẩn bị tổ chức kháng chiến chống xâm lăng, thì ông Hồ nhứt định gây nội chiến. Từ đó ông thà chịu “gạt bỏ lòng yêu nước chân chính, danh dự quốc gia và khái niệm về nhân đạo” để lao vào tội ác khủng khiếp đối với dân tộc. Đối với ông, lòng yêu nước, nếu có phải đặt dưới mục tiêu cách mạng vô sản. So sánh hai cuộc đời của hai lạnh tụ Lênin và HCM cũng có điểm giống nhau: sau 30 năm bôn ba làm tay sai cho kẻ thù, cho cộng sản quốc tế, thì đến năm 1945, ông Hồ trở lại Hà Nội với cương vị chủ tịch nước, để nhìn thấy tận mắt đồng bào của ông bị xiềng xích trói chặt, bị khủng bố dã man bởi chính đồ đệ của ông và chính mệnh lệnh của ông.

          Từ đó, những người làm cách mạng vô sản chuyên nghiệp chẳng còn nghĩ gì đến quyền lợi nhân dân và đất nước. Đối với họ chỉ có quyền lợi của quốc tế cộng sản. CS đã nắm tất cả quyền lực để đè bẹp tất cả mọi đối thủ.”

Ông Tưởng Vĩnh Kính viết trong “Hồ Chí Minh  tại Trung Quốc”, do Thượng Huyền dịch, trang 329:


          ”Sau khi thành lập chính quyền địa phương (UBND), Việt Minh dùng chính sách khủng bố để thống trị. Các phần tử của các đảng khác, hoặc không thuộc đồng đảng, hoạt động trong phạm vi thế lực của mình, đều bị Việt Minh giết hại thê thảm. Những người bị thảm sát, đều bị Việt Minh gán tội “Việt gian”, “làm gián điệp cho địch”, hoặc “thân Nhựt”

Còn nói về vấn đề độc lập cho VN, xin nhắc lại những sự kiện chính:


          - Ngày 8/3/49, tổng thống Pháp Vincent Auriol ký hiệp định Elysée với quốc trưởng Bảo Đại, trả độc lập cho VN từ Nam Quan tới Cà Maụ


          - Ngày 20/7/49, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho vương quốc Làọ


          - Ngày 8/11/49, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho vương quốc Cao Miên. Như vậy cả 3 nước Đông Dương đều độc lập trong năm 1949. Tuy nhiên ông Hồ không nhận, vì nếu nhìn nhận nước VN độc lập từ 8/3/49, CS không còn lý do gì để kháng chiến nữa. Mà không kháng chiến thì làm sao nắm giữ chính quyền và làm cách mạng vô sản? Mời độc giả nghe nguyên văn hai câu tuyên bố của ông Hồ và Trường Chinh về cái gọi là “kháng chiến” như sau:“Kháng chiến là một bộ phận của mặt trận dân chủ nhân dân (tức CS) thế giới, do Liên Xô lãnh đạo”.


 

 http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=7024   Trong bài “Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ “sử gia Hứa Hoành đã ghi như sau:

          "Trong lịch sử chống ngoại xâm, chưa có cuộc chiến tranh vệ quốc nào kỳ cục như cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1945 mà CS gọi là "Cách mạng tháng 8". Dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lừa bịp, gây chia rẽ, khủng bố, tàn sát... để chiếm cho được chính quyền trong tay người quốc gia, Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến đi lòng vòng, phí biết bao nhiêu nhân lực, vật lực, tài lực, đến khi chiến thắng thì đất nước đã khánh tận. Kéo dài cuộc kháng chiến để họ có đủ thời giờ "hy sinh những người anh em" ngoài đảng. Nhờ những người này, đảng CS mới hưởng được vinh quang."

 

 -Qua đó chúng ta thấy ông Hưá Hoành đã nhận định cuộc chiến 1945-1975 là 1 cuộc “Nội Chiến” do CSVN dựng lên với ý đồ tiêu diệt các giai cấp ,tiêu diệt các đảng phái khác với đảng CSVN để chúng thủ lợi mà thôi :

          "Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu được thành lập vào ngày 24/8/45, thì hôm sau "Quốc Gia Tư Vệ Cuộc" ra đời. Trái ngược với tên gọi, Quốc Gia Tư Vệ Cuộc không phải là lực lượng kháng chiến chống quân thù, mà lại có nhiệm vụ lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu đồng bào bằng hình thức chặt đầu, mổ bụng, cho "mò tôm", móc mắt, cắt lưỡi, và nhiệm vụ khác là...bảo vệ sinh mạng của những kẻ đã ra lịnh tàn sát đồng bào, tức là lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ. Quốc Gia Tư Vệ Cuộc vào buổi đầu thâu dụng những thành phần sống ngoài vòng pháp luật, những tên dao búa, những tên trôi sông lạc chợ, đầu trộm đuôi cướp như Tô Ký, Ba Nhỏ, Đào Công Tâm, Kiều Đắc Thắng, Bửu Vinh, Hoàng Thọ... Sẵn hận thù chất chứa, nay có quyền sinh sát, lại quen nghề chém giết, nhóm Quốc Gia Tư Vệ Cuộc giết người tàn bạo còn hơn đối với thực dân Pháp. Lúc đó Lâm Ủy Hành Chánh đóng vai trò như 1 chính phủ của miền Nam, 1 chính phủ giành giựt của người khác, nhưng không có quân đội thì làm sao kháng chiến ? 4 sư đoàn dân quân được Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất (các hội đoàn chính trị và tôn giáo của Nam Bộ) thành lập hôm 17/8/45, trong khi đó thì Việt Minh không có sư đoàn nào. Vì thế CS phải tìm cách giải tán, tìm cách phá nát. Lựa trong "đám mặt rằng", Lâm Ủy Hành Chánh phong chức :


          - Kiều Đắc Thắng nắm toàn quyền sinh sát với chức "Giám đốc Công an miền Đông".


          - Dương Bạch Mai (8/1929, đã từng qua Liên-xô học trường Stalin cùng lượt với Trần Văn Giàu, có bí danh là Bourov). Thanh tra chính trị miền Đông, cũng là 1 hung thần nhưng không có quân hành động trực tiếp.


          - Ba Nhỏ, Trưởng bọn ám sát, bắt cóc, thủ tiêu theo mật linh. Phạm vi của Ba Nhỏ là Saigon, Chợ Lớn.


          - Lý Huê Vinh, công an, cánh tay đắc lực của Trần Văn Giàu, chuyên hạ sát các lãnh tụ quốc gia.


          - Đào Công Tâm, trước là lính trong toán của Ba Nhỏ. Thấy Tâm giết người không gớm tay, Việt Minh nâng đỡ, cho làm Chính trị viên Tiểu đoàn 66 của Long Xuyên...


Với những tay giết người chuyên nghiệp, say máu, mệnh danh là "Quốc Gia Tư Vệ Cuộc" do Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho mẹ và quốc hội"), trong những năm kháng chiến, Việt Minh đã gieo kinh hoàng cho tất cả mọi người ở Nam Bộ.

-Long Điền tóm lược các nhận định của sử gia Hứa Hoành về Cuộc Chiến VN 1945-1975 như sau:

          a- Cuộc chiến VN 1945-1975 là cuộc Nội Chiến do Hồ Chí Minh gây ra.

          b-Cuộc chiến VN1945-1975  bên ngoài thì HCM và đảng CSVN tuyên truyền là để đánh đuổi thực dân Pháp dành Độc Lập Tự Do nhưng thực tế là cuộc chiến tranh bành trướng chủ nghĩa CS,phục vụ cho quyền lợi của CSQT, đồng thời tạo ra đấu tranh giai cấp cũng chỉ để phục vụ cho ý đồ cướp chính quyền của CSVN mà thôi.

          c-Hồ Chí Minh và bè đảng CSVN đã đạt chiến thắng cho CS Quốc Tế nhưng đã làm thiệt hại nặng nề cho đất nước VN.

 

 

 

 

15: Vũ Ngự Chiêu

 

Tiểu sử :

          Chính Đạo là một trong hai  bút danh của  Vũ Ngự Chiêu. Bút danh  kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975.  Trong cuộc chiến VN, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đã có hơn 20 tác phẩm xuất bảnvào thời đó. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học.

          Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia đình di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999.  

         Những tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có  Đời Pháo Thủ (bút ký), Những Cái Chết Vô Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cõi Chết (truyện), Vòng Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút ký), Đêm Da Vàng (trường thiên), v.v.  Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đã in thêm các tập “Xuân buồn thảm”: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút ký), “Trận Chiến Chưa Tàn” (truyện), “Giặc Cờ Đỏ” (trường thiên), cùng hai tâm bút Paris:” Xuân 1996”, và “Ngàn Năm Soi Mặt”.  

          Về nghiên cứu sử học, ông đã in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất bằng Việt ngữ ký tên thực của ông là bộ Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, gồm ba tập.

          Những tác phẩm ký tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học.  

         Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975, tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đình Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long”.

          Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu với mục đích viết sử cho cả hai phiá (Quốc Gia và Cộng Sản) cùng xem , ông được sự đón nhận của phía CS một cách gián tiếp qua những lần cho phép vào VN tham khảo tài liệu ,thực hiện công trình nghiên cứu lịch sử,cũng như cho đăng bài trên tạp chí Giao Điểm ( tạp chí thân c ộng  ) đồng thời ông cũng nhận được nhiều phản ứng chống đối từ nguời Việt Hải Ngoại tại Hoa Kỳ và nhiều nơi khác cho rằng ông đã phản bội chính nghĩa Quốc Gia mà đã một thời ông là sĩ quan trong QLVNCH.

          Lần lượt chúng ta xét qua các tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu để ghi nhận những điểm đúng,sai và tùy theo thời gian không gian bài viết để có những đánh giá chính xác hơn. Bởi vì dù sao ông cũng là một trong 3 sử gia lớn của người Việt  Hải Ngoại :Trần Gia Phụng(Canada),Hoàng Cơ Thụy (Pháp)và Vũ Ngự Chiêu (Hoa Kỳ). Đồng thời ghi nhận những đóng góp hữu ích hay tác hại của tác giả với công cuộc giải thể chế độ Độc Tài thối nát tại Việt Nam hiện nay .

a-Giai đoạn 1945-1954 :Trong bài viết “Hồ Chí Minh Nhà Ngoại Giao, 1945-1946”

Vũ Ngự Chiêu nhận định về Hồ và cuôc chiến VN thời điểm 1945 như sau:

http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=17971 

          “Sự việc Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập và thành lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] ngày 2 tháng 9 năm 1945 không bảo đảm rằng nền độc lập của Việt Nam và chế độ này được quốc tế công nhận. Người Pháp, dù tiến bộ hay bảo thủ, đều nhấn mạnh phải đưa ‘con thuyền lạc bến’ Ðông Dương trở lại với đế quốc Pháp, bằng vũ lực nếu cần. Những cường quốc khác, vì những lý do khác nhau, đều yểm trợ sự tái xâm lăng Ðông Dương của Pháp.

          Chính sách ngoại giao của Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 8/1945 tới tháng 12/1946 bởi thế tập trung vào chính sự sinh tồn của chế độ. Ðể đạt mục đích này, Hồ tìm cách quốc tế hóa chính nghĩa quốc gia của Việt Nam, kêu gọi quốc tế yểm trợ nền độc lập của Việt Nam và chống lại cuộc tái xâm lăng của Pháp.

            ...Hồ mua chuộc đút lót các quan tướng để họ cho Hồ được tự trị. Với người Pháp, vấn đề phức tạp hơn. Ngay sau cuộc cách mạng tháng 8/1945, Hồ cương quyết chống việc Pháp trở lại và nhấn mạnh trên nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam. Sau đó, Hồ phải giảm dần đòi hỏi, chấp nhận thực tế, đồng ý được hưởng tình trạng một nước Việt Nam ‘tự do’ trong Liên Bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp. Mặc dù Pháp chỉ thương thuyết với Hồ để kéo dài thời gian, hầu có thể tăng gia lực lượng và thiết lập sự thống trị quân sự trên toàn cõi Ðông Dương, Hồ được gần một năm để thủ diễn vai trò nhà ngoại giao ngay tại Việt Nam cũng như tại Pháp. Hồ không đạt được những gì mình mong muốn, nhưng qua tiến trình thương thuyết, đã phần nào đạt được mục tiêu quốc tế hóa chính nghĩa của người Việt và đồng hóa mục tiêu của phe đảng Hồ với tinh thần quốc gia của người Việt.”

          “...Sau ngày Pháp thất trận ở Âu Châu (23/6/1940), Hồ quyết định tìm đường về nước. Ðể che mắt chính phủ Tưởng Giới Thạch, Hồ quyết định xâm nhập và khuynh đảo tổ chức Việt Minh của Hồ Học Lãm, biến tổ chức không Cộng Sản này thành cánh tay ngoại vi của Ðảng CSÐD. Rồi, tháng 5/1941, Hồ triệu tập Hội nghị thứ 8, khóa I, của Ðảng CSÐD tại Pác Bó, tái lập Ban chấp ủy trung ương, với Ðặng Xuân Khu (sau này trở thành Trường Chinh) làm Tổng Bí thư.”

 

(Ngưng trích)

          Phần nầy tác giả Vũ Ngự Chiêu nhận định khá chính xác  “không bảo đảm rằng nền độc lập của Việt Nam và chế độ này được quốc tế công nhận.”rỏ ràng phe Đồng Minh chưa hiểu rỏ con người HCM,mặc dù trong chính phủ Liên Hiệp có nhiều đảng phái nhưng họ đã “đánh hơi” được bản chất tay sai của CSQT của Hồ rồi!


No comments:

Post a Comment