Friday, September 6, 2024

Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 -Quyển sách nầy trích dẫn lời nhận định của các nhân vật lịch sử (gồm các nhân vật: Người Việt Quốc Gia, Người Việt Cộng Sản và các nhân sĩ Quốc Tế ) do các nhật ký, diển văn hoặc bài viết của chính nhân vật ấy (không dùng nhận định của người khác ghép cho nhân vật đó), người viết chỉ sưu tầm và trưng dẫn các tài liệu lịch sử từ nhiều phiá và sau cùng tác giả tóm lược nhận định của các nhân vật lịch sử về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975. Tri ân : Thành kính tri ân các chiến sĩ QLVNCH đã hy sinh vì tổ quốc, 3 triệu dân, cán, chính hy sinh trên chiến trường , đồng bào tử nạn trong cuộc chiến. Trên 50.000 chiến hữu tù nhân “cải tạo” đã bỏ mình trong ngục tù CS, 500.000 đồng bào hy sinh trên đường vượt biên tìm tự do, hàng ngàn chiến sĩ đấu tranh trong và ngoài nước, các tù nhân lương tâm hy sinh hoặc còn bị giam cầm cho lý tưởng tự do. Cảm tạ: Chân thành cảm tạ các sử gia, tác giả các tài liệu, sách về lịch sử cuộc chiến Việt Nam đã được tác giả trích đăng ( xin thứ lỗi vì không có điều kiện xin phép trước) các tài liệu cho quyển sách nầy. Quý chiến hữu, cựu tù nhân chính trị, các đồng sự, thành viên trong các tổ chức Cộng Đồng đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu, góp ý, sửa bài, khích lệ để hoàn thành quyển sách nầy. Mến thương gởi đến vợ hiền và các con đã trợ giúp, khuyến khích vật chất lẫn tinh thần để tham gia hoạt động gần 20 năm trong các tổ chức Cộng Đồng và hỗ trợ viết, in quyển sách nầy. Long Điền 2012. Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975. Tường trình cuộc chiến của một quân nhân QLVNCH. Long Điền Cuộc chiến Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 là một cuộc chiến đẫm máu, đầy tang thương, nhiều tranh cãi, nhiều tên gọi (tùy theo khuynh hướng chính trị ) và còn để lại nhiều hậu quả cho Việt Nam từ 1975 đến nay. Đó là cuộc chiến được giới truyền thông quốc tế, các nhà văn, nhà báo ngoại quốc bàn đến nhiều nhất dù đã chấm dứt sau 1975, khi phe Miền Nam thất bại, phe Miền Bắc thống nhất cả nước (mà chưa thống nhất lòng người ). Dĩ nhiên các ký giả,các nhà bình luận quốc tế muốn gọi sao cho cuộc chiến VN thì họ cứ gọi, vì hiểu rõ thực chất cuộc chiến; tủi buồn hay vinh dự, cay đắng hay thoả mản trước một ảo tưởng của cuộc chiến thì chỉ có người Việt chúng ta hiểu về cuộc chiến Việt Nam rõ nhất và đúng đắn nhất. Ngày nay với các tài liệu quốc tế được giải mật, bức màn đen tối về lịch sử VN được vén lên lần lượt với các hồi ký, các văn bản lịch sử, các cuộc phỏng vấn những nhân vật lịch sử, và với mạng luới điện toán toàn cầu đang được mở rộng, nhà cầm quyền trong nước dù có sử dụng tường lửa, luật lệ khắc khe để ngăn chận thông tin nhưng vẫn không ngăn chận nỗi sự truy cập tin tức của đồng bào quốc nội. Có hiểu rõ thực chất cuộc chiến Việt Nam thì chúng ta mới tránh được các cuộc chiến tranh tương tự, xa lánh các lập luận ngoại lai, phản dân tộc đang ra sức bóp méo lịch sử ngõ hầu tiếp tục làm giàu trên xương máu của Dân Tộc Việt Nam. -Quyển sách nầy đưa ra lời nhận định của các nhân vật lịch sử (gồm Quốc Tế, Việt Nam Cộng Sản và Không CS) do lời nói hoặc bài viết của chính nhân vật ấy, tác giả sưu tầm và trưng dẫn tài liệu từ nhiều phiá và sau cùng là nhận định của tác giả về nhân vật đang nói đến. Dẫn Nhập: -Trên thế giới chưa hề có dân tộc nào có cùng một huyết thống, cùng một quốc gia, cùng một chiều dài lịch sử dân tộc mà lại mang nhiều hận thù và dai dẳng đến như vậy!!! Tại sao ??? - Muốn tìm hiểu sự thật lịch sử của Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 thì rất khó, dù có thật yâm muốn tìm sự trung thực lịch sử, trong nước thì viết sử một chiều, viết theo đơn đặt hàng, hải ngoại thì đa số viết sử đều có một định kiến chủ quan, có người khéo dấu, có người lộ liễu. Người ngoại quốc viết về Cuộc Chiến Việt Nam, số đông chưa hiểu thấu đáo, hoặc do chỗ đứng, góc nhìn nên chưa phản ảnh thực sự nội tình. -Cuộc chiến 1945-1975 được xem là cuộc chiến giữa người Việt Quốc Gia và người Việt Cộng Sản. Còn được gọi tắt là cuộc chiến Quốc Cộng(hay là chiến tranh ý thức hệ). Chủ nghĩa CS được tập đoàn CSQT du nhập vào Việt Nam từ 1930. Từ năm 1945-1954 là thời kỳ ghi nhận có nhiều cuộc sát hại những người không theo CS. Lần lượt qua các nhận định đồng đều, công bằng của 15 nhân vật Quốc Gia, 15 nhân vật Cộng Sản và 15 nhân vật Quốc Tế để chúng ta sẽ được nghe, được biết họ nhận định về cuộc chiến 30 năm tại Việt Nam ra sao. Nội Dung: Chương I : Mục đích quyển sách . Chương II :Nhận định cuộc chiến : A-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phía Quốc Gia 1-Quốc Trưởng Bảo Đại , 2-Tổng thống Ngô Đình Diệm 3-Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu , 4- Tổng thống Trần Văn Hương, 5-Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn , 6-Đại Tướng Cao Văn Viên,Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH 7- Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 8-Sử gia Trần Trọng Kim, 9-Sử gia đại tá Phạm Văn Sơn, 10 Sử gia Hoàng Cơ Thụy, 11-Sử gia Trần Gia Phụng, 12-Nhà nghiên cứu sử Minh Võ, 13-Luật Sư Lâm Lể Trinh, 14-Sử gia Hứa Hoành , 15-Sử gia tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu. B-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phía Cộng sản (và thân cộng sản): 1- Hồ Chí Minh,chủ tịch đảng Cộng sản VN 2- Phạm Văn Đồng,thủ tướng 3- Võ Nguyên Giáp, đại tướng 4-Lê Duẩn, Tổng Bí Thư 5- Trường Chinh,Tổng Bí Thư 6- Võ Văn Kiệt,Thủ Tướng 7- Trần Văn Giàu, Sử gia 8- Trần Quốc Vượng ,Sử gia 9-Nguyễn Văn Trấn, nhà báo 10- Trần Bạch Đằng, Chính trị gia 11 Tố Hữu, ủy viên Bộ Chính Trị 12-Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư 13-Nguyễn Mạnh Tường, trí thức yêu nước 14-Bùi Tín, đại tá Phó Biên Tập báo Nhân Dân 15-Nguyễn Minh Cần, nhà văn CSVN C-Nhận định cuộc chiến phía Quốc Tế : 1-Dwight D. Eisenhower, Tổng thống thứ 34 Hoa Kỳ (1953-1961) 2-Winston Churchill, Thủ tướng Anh (1951-1955) 3-Josef Stalin, Tổng Bí Thư đảng CS Liên Xô (1922-1953) 4-John Kennedy,Tổng thống thứ 35 HK(1961-1963) 5-Richard Nixon, Tổng thống thứ 37 Hoa Kỳ(1969-1974) 6-Henry Kissinger, (Cố vấn An Ninh 1969-1975)Ngoại trưởng (1973-1977) 7-Bill Laurie, sử gia Hoa Kỳ 8-Mark Moyar, sử gia Hoa Kỳ 9-Stephen B.Young, giáo sư sử học tại Hoa Kỳ. 10-W.Westmoreland, Đại tướng TTM Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ 11-Vanuxem, Đại tướng Pháp 12-Pierre Darcourt, Sử gia 13-Michel Tauriac, Nhà văn, nhà báo Pháp. 14-Rudolph J.Rummel, Sử gia. 15-Lewis Sorley, GS Đại Học Chiến tranh Hoa Kỳ Chương III : Cuộc chiến do Cộng sản Việt Nam chủ trương có lợi hay có hại cho đất nước và dân tộc Việt Nam Chương IV : Đường hướng đấu tranh trong ương lai cho một nước Việt Nam Dân Chủ và Tự Do thật sự Chương V : Kết luận Chương VI: -Phụ chú: Đôi nét về tác giả . a- Hồ sơ mật và giải mật của Hoa Kỳ,Việt Nam (CS và không CS) và quốc tế liên quan đến chiến tranh Việt Nam 1945-1975 b- Sách tham khảo c- Danh mục (Index) các danh nhân và địa danh có nói đến trong sách dùng để tra cứu. d-Mục lục (Ghi chú :Phần nhận định của tác giả Long Điền chữ thẳng đứng. Phần trích dẩn các tài liệu chữ nghiêng) * * * Chương I Mục đích quyển sách: 1- Đưa ra trước công luận những nhận định của 3 phiá về cuộc chiến VN 1945-1975 2-Từ các hồi ký, lời nói của các nhân chứng lịch sử vạch rõ sự thật về cuộc chiến Việt Nam, không bị một áp lực nào chi phối. 3-Cung cấp các tài liệu mật và giải mật mới nhất của nhiều nơi để giải đáp các ẩn số chính trị còn tồn đọng bấy lâu nay. A) Hình thức: Quyển sách được viết dưới dạng “Tìm hiểu lịch sử cận đại” giới hạn bởi mốc thời gian từ 1945 đến 1975, với mục đích đóng góp cho thế hệ Tương lai Việt Nam biết được thực trạng của cuộc chiến trên quê hương suốt 30 năm khói lửa (1945-1975), để tìm hiểu tại sao cùng thời với các nước Đông Nam Á họ dành độc lập nhưng không tốn nhiều máu xương và tổn thất tài sản quốc gia lớn như Việt Nam và để tìm hiểu tại sao hiện nay Việt Nam vẫn bị xem là chậm tiến, lạc hậu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Lý giải những thắc mắc tại sao đất nước “Thống Nhất” mà vẫn có hai cách nhìn và hai khuynh hướng khác nhau về lịch sử. Các mâu thuẫn giữa hai phiá chẳng những tồn tại lâu dài mà còn phát triển đến độ gay gắt, thù địch. 1-Mục tiêu :Quyển sách sưu tầm các tài liệu, trưng dẫn từ các nhân vật tiêu biểu có khuynh hướng chính trị khác nhau để hiểu thực trạng cuộc chiến Việt Nam trong suốt 30 năm (1945-1975) đã tác hại to lớn thế nào cho tương lai đất nước, cho tiền đồ dân tộc. Tìm hiểu trách nhiệm cuộc chiến thuộc về ai, phe nhóm nào đã gây những tổn thất nghiêm trọng cho đất nước và con người Việt Nam. Từ đó chúng ta sẽ lý giải được tại sao hiện nay dân Việt Nam không thể đồng thuận để tái thiết quê hương sau 1975 và bảo vệ tổ quốc trước ý đồ xâm lược của Trung Cộng. 2- Những khó khăn: Khó khăn là vì hiện nay tìm trong thư viện trong và ngoài nước rất hiếm các sách lịch sử Việt Nam trung thực không thiên kiến. Chỉ hy vọng sẽ có những bộ sử đúng nghĩa của nó trong thời kỳ “Hậu Cộng Sản” vì nhờ các tài liệu giải mật sẽ có trong tương lai, vì ngoài các tài liệu giải mật của phe Tự Do đã được tung ra sau 30 năm cuộc chiến chấm dứt, nhưng phía CS Liên Xô (nước Nga hiện nay) và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) vẫn còn đang giữ kín. Thậm chí một số sử gia trong nước còn có nhiệm vụ sửa lại hoặc ngụy tạo lịch sử. Tác giả truy tìm, sưu tập các tài liệu, hồi ký trong và ngoài nước nói về cuộc chiến. Cung cấp các tài liệu trung thực và đa diện là bổn phận của người viết, còn nhận thức đúng sai, chính tà, trắng đen ra sao là do độc giả. 3-Bối cảnh lịch sử thế giới lúc đó (1945-1975) đã ảnh hưởng đến cuộc chiến Việt Nam gồm 4 yếu tố như sau: a- Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp :Kể từ sau khi triều Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp 1884 thì lòng dân căm tức, không chấp nhận ách cai trị của ngoại bang, mọi người Việt Nam chỉ có mỗi một tấm lòng yêu nước thiết tha, từ phong trào Văn Thân 1874, Cần Vương 1885 các cuộc khởi nghĩa từ Ba Đình 1886 và cho đến phong trào khởi nghĩa tại Huơng Khê của Phan Đình Phùng thất bại 1895 mới chấm dứt.Với hàng chục phong trào kháng chiến khắp nơi do nhiều vị anh hùng Dân Tộc không dựa theo chủ thuyết ngoại lai nào,chỉ có tấm lòng trung quân, ái quốc mà thôi. Tiếp dẫn đến Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu đề xướng năm 1912,theo chủ nghĩa Dân Chủ Tư Bản . Phong trào Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời năm 1927 Tổ chức VNQDĐ theo chủ thuyết Tam Dân:Dân Tộc, Dân Quyền, Dân Sinh dựa theo Trung Hoa Quốc Dân Đảng về lý thuyết nhưng độc lập về tổ chức và hoạt động. b- Sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế (CSQT)đầu tiên:Quốc Tế Cộng Sản I do Marx và Engels lập ngày 28.9.1864 tại Luân Đôn (Anh Quốc) và sau đó lần luợt Quốc Tế CS 2 tại Paris năm 1889,Quốc Tế 3(hay còn gọi Quốc tế CS) do Lénin thành lập năm 1919 tại Moscou .Năm 1911 Hồ Chí Minh (HCM) sang Pháp dưới tên Văn Ba với nghề phụ bếp, sau đó ông học tập, làm việc và chung với các phần tử CS. Năm 1920 HCM đọc luận cương về "Vấn Đề Thuộc Địa của Lénin" và từ đó đi theo chủ nghiã Cộng Sản. Năm 1923 Hồ Chí Minh sang Liên Xô và học ở trường Đại Học Phương Đông.Tại Đai Hội Lần thứ 5 Quốc Tế CS, Hồ được chỉ định làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam (công việc của một điệp viên đặc phái) Cuối năm 1924 dưới bí danh Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu (Trung Quốc) theo chỉ thị của chính phủ Liên Xô. Năm 1925, Hồ thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và truyền bá chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, Hồ Chí Minh thống nhất ba tổ chức CS thành đảng Cộng Sản Việt Nam theo chỉ thị của CSQT. c-Các thuộc địa cuả Anh và Pháp từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều nước đứng lên đòi độc lập, chế độ Thực Dân trong thời kỳ suy thoái, Anh và một số nước Phương Tây như Bồ Đào Nha, Y Pha Nho v.v đã trả tự do cho các nước thuộc điạ, Việt Nam là một nước bị Pháp đô hộ quá lâu (từ 1858)và sự cai trị độc ác cuả thực dân Pháp khiến cho lòng dân sôi sục muốn đứng lên dành Độc Lập. d- Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945)sắp tàn mà thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh giành nhiều thắng lợi trước bọn độc tài Phát Xít Đức, Ý, Nhật làm cho lòng dân Việt hy vọng đánh đuổi được bọn thực dân Pháp (vốn đã suy yếu và ngay cả nước Pháp cũng bị Đức đô hộ). Pháp tỏ ra lép vế trước Nhật và đầu hàng Nhật tại Việt Nam một cách nhục nhã làm cho hy vọng giành lại chủ quyền cuả toàn dân Việt càng mạnh mẽ hơn, nôn nóng hơn. Chính Phủ Nhật muốn mua lòng các quốc gia Á Châu nên đã trao trả độc lập cho Việt Nam ngày 9 tháng 3 năm 1945. Hai ngày sau, Quốc Trưởng Bảo Đại ngày 11 tháng 3 đã ra tuyên cáo Việt Nam hoàn toàn Độc Lập, bải bỏ Hoà Ước Patenôtre ký năm 1884 với Pháp. Ngày 7 tháng 4 vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các của Chính Phủ Trần Trọng Kim. Tháng 6 năm 1945 Chính Phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế Quốc Việt Nam. Trung Hoa là nước lân bang với Việt Nam bị Nhật và các cường quốc Châu Âu xâu xé cũng đã đứng lên dành độc lập, làm nức lòng người dân Việt. Phe Cộng Sản tại Trung Hoa từ yếu thế đã dần dần thắng phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa tạo cơ hội cho phe Cộng Sản Việt Nam manh nha chiếm chính quyền trong tay chính phủ Trần Trọng Kim (Pháp thì đầu hàng Nhật và Nhật cũng đã thua trận với Đồng Minh). Với 4 yếu tố trên đã tác động rất lớn đến tâm lý toàn dân Việt Nam khao khát Độc Lập Tự Do, đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhanh chân hơn so với các đảng phái khác trong việc chớp thời cơ phát động "cướp chính quyền" của chính phủ Trần Trọng Kim còn non yếu (Chưa có Bộ Quốc Phòng). Hoàn toàn không hề có chuyện nổ súng cướp chính quyền từ tay Nhật. Đảng CSVN lúc đó vì tuân hành chỉ thị của CSQT đã tấn công và đả phá chính phủ Trần Trọng Kim làm suy yếu tiềm lực quốc gia thời kỳ sơ khai. Đáng tiếc là thời điểm đó hoạt động liên kết gìữa Việt Nam Quốc Dân Đảng và Trung Hoa Quốc Dân Đảng quá yếu kém, bằng cớ là THQDĐ qua VN để giải giới Nhật theo lệnh của Đồng Minh thì đại đa số các hành động của họ (vì bị hối lộ) là ủng hộ cho Việt Minh chớ không phải ủng hộ cho VNQDĐ!. Mâu thuẫn nội tại trong lòng dân Việt khởi đầu từ đó, cuộc chiến Quốc -Cộng cũng xuất phát từ đó, gây ra cuộc chiến dai dẳng suốt 30 năm trường đem lại đau thương cho Dân Tộc. B) Đưa ra các tài liệu cụ thể để chứng minh thực tế Hồ Chí Minh đã tuyên bố những gì và những hành động thực tế khác nhau ra sao. Đảng CSVN có công với ai và có tội với ai. Quyển sách cung cấp thông tin đa chiều để người đọc sau khi tham khảo các tài liệu, tự phán đoán và suy luận : 1-Quốc Gia và Cộng Sản:Cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 bắt nguồn từ đâu? Đó là câu hỏi lớn mà bất cứ ai muốn tìm hiểu cuộc chiến VN đều phải lưu tâm đến yếu tố nầy. Giải đáp các câu hỏi sau đây là sẽ lý giải được nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến đẫm máu giữa 2 phe Quốc Gia và Cộng Sản: 2-Phong trào kháng chiến chống Thực Dân Pháp (kể từ sau khi Pháp cai trị Việt Nam bằng Hoà Ước Patenôtre 1884) có từ lúc nào? Người Quốc Gia chống Pháp gồm những ai? Trước khi có CNCS vào Việt Nam những người yêu nước VN chống Pháp bằng chủ thuyết nào? 3-Sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế tại Châu Âu năm nào?Ai là người VN đi theo chủ nghĩa CSQT đầu tiên? Sự bất đồng đầu tiên giửa người Quốc Gia yêu nước và người yêu nước theo Chủ Nghiã Cộng San Quốc Tế (CNCSQT) khởi đầu từ đâu? Vì sao sự mâu thuẩn giửa phe Quốc Gia và Cộng sản ngày càng lớn mạnh? Nguyễn Ái Quốc đã áp dụng và thay đổi từ CNCSQT(tức là Đấu Tranh Giai Cấp toàn thế giới) ra chủ trương Độc Lập Dân Tộc để thu phục tinh thần ái quốc của toàn dân. Thực tâm hay giả dối? Sự việc CSVN thanh toán các đảng phái Quốc Gia xảy ra từ khi nào? Từ thời điểm nào Quốc Gia Và Cộng Sản không đội trời chung? 4-Mục tiêu chính thức của CSVN là gì? Họ đã điều hành cuộc chiến ra sao trong Kháng Chiến chống Pháp dành độc lập. Kết quả cụ thể sau 1954 và 20 năm sau khi Cộng Sản “Thống Nhất” đất nước và thời gian cầm quyền cho đến nay sẽ trả lời về công hay tội của họ đối với quốc gia và dân tộc Việt Nam. C) Vạch rõ ý đồ của các cường quốc khác với những lời tuyên bố nhân đạo ra sao? Mục tiêu là muốn trình bày các ẩn số chính trị vừa được giải mật để thế hệ trẻ có cái nhìn rộng khắp và đặt trọng tâm cho quyền lợi dân tộc thay vì quyền lợi quốc tế. Không ai thương người dân Việt Nam bằng người dân VN. Không có một quốc gia nào phục vụ cho quyền lợi của một quốc gia khác một cách vô tư, bất vụ lợi: 1- Sau Đệ Nhị Thế Chiến từ vị thế Đồng Minh Mỹ và Liên Xô đã biến thành đối đầu trong chiến tranh lạnh ra sao? 2- Mỹ có ý định gì khi muốn thay chân Pháp tại VN và Đông Dương. 3- Liên Xô dùng con bài CSVN với ý định gì? 4- Trung Cộng lợi dụng phong trào CSQT để mưu cầu gì cho chính họ và TC đã thực sự giúp cho VN hay có âm mưu thôn tính VN. D) Trước những thực trạng lịch sử thanh niên, trí thức VN sẽ quyết định thế nào cho tương lai Dân Tộc: 1-Trách nhiệm của người Việt Hải Ngoại. 2-Trách nhiệm của người Việt Quốc Nội: thành phần trí thức và thanh niên sẽ làm gì? 3- Trách nhiệm của các tôn giáo, đoàn thể và các thành phần xã hội khác trong tương lai VN. 4-Từ các nhật ký, tài liệu giải mật, các audio của các vị chứng nhân lịch sử thuộc nhiều xu hướng chính trị khác nhau lần lượt chúng ta sẽ tìm hiểu thực chất của cuộc chiến. “Thực trạng cuộc chiến VN từ 1945-1975 ” ghi chú :chữ in nghiên, trong ngoặc kép là lời cuả nhân vật lịch sử. Chữ in đứng là nhận định cuả người viết).Chúng tôi chỉ chú trọng trích dẫn những tài liệu nhận định liên quan đến thực trạng cuộc chiến. x x x Chương II Nhận định cuộc chiến: A-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phiá Quốc Gia: 1-Hoàng Đế Bảo Đại: Hoàng Đế Bảo Đại 1913-1997 Tiểu sử tóm lược: Bảo Đại (chữ Hán: 保大; 22 tháng 10, 1913 – 31 tháng 7, 1997) là vị Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng nay thường dùng như là tên nhà vua khi tại vị và sau khi thoái vị dưới danh nghĩa cựu hoàng. Tiểu sử và sự nghiệp Thuở nhỏ Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), còn có tên Nguyễn Phúc Thiển (阮福晪), tục danh "mệ Vững"[1] sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 (ngày 23 tháng 9 năm Quý Sửu) tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà [2]. Ngày 28 tháng 3 năm 1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thuỵ cùng vua cha Khải Định sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp. Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và cho ăn học tại học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris. Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần ĐạiKhánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học. Vua Khải Định mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8 tháng 1 năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Đến tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan về nước. Lên ngôi Bảo Đại mặc trang phục hoàng đế thời nhỏ Vua Bảo Đại ngày phong vương Bảo Đại trước ống kính máy ảnh Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính...Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy... Bảo Đại đã cho các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài về hưu, sắc phong thêm 4 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải và Ngô Đình Diệm. Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng. Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp. Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Thoái vị Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh buộc Bảo Đại phải thoái vị. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng "Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ". Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 16 tháng 3 năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không trở về nước, mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tại Côn Minh, ông đã tiếp xúc với nhiều giới chính trị, trong đó có người Mỹ. Đại Tướng Marshall, đại diện Hoa Kỳ, đã đem bản giao ước với Bảo Đại về trình Tổng thống Harry S. Truman. Bảo Đại bèn viết thư về nước xin từ chức "Cố vấn tối cao" trong chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Làm Quốc trưởng Năm 1947, cựu trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau đã tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình thành nên "giải pháp Bảo Đại" để chống lại cuộc chiến giành độc lập của phong trào Việt Minh. Ngày 24 tháng 4 năm 1948, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu cũng bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời cho Việt Nam, ngày 15 tháng 5, Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do tướng Xuân điều khiển "để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế". Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này. Người Pháp làm lễ trao ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại (3 tháng 3 năm 1952) Ngày 24 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 6, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20 tháng 6 năm 1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán. Ngày 21 tháng 6, thỏa ước Elyseé được công bố. Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng[3] (Có tài liệu ghi Bảo Đại là Quốc trưởng kiêm Thủ tướng, Nguyễn Văn Xuân là phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Tháng 1 năm 1950, Bảo Đại chỉ định Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, giải tán chính phủ Nguyễn Phan Long và ủy nhiệm Thủ hiến Trần Văn Hữu thành lập chính phủ mới. Chính phủ do Trần Văn Hữu làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 6 tháng 6 năm 1952 thì phải cáo lui, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Tâm lên làm thủ tướng cùng thành phần tổng, bộ trưởng đa số là người do Pháp đào tạo. Ngày 20 tháng 11 năm 1953, hoàng thân Bửu Lộc từ Pháp về Sài Gòn lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Thời gian này, Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt. Xung quanh nơi ở của Bảo Đại có cả một trung đoàn Ngự lâm quân bảo vệ và có cả một đoàn xe riêng gọi là "công xa biệt điện", lại có cả một đội máy bay riêng do các phi công người Pháp lái phục vụ. Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập trình diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới. Sau Hiệp định Genève 1954, Pháp phải rút khỏi Đông Dương, chính quyền và quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết ở miền Nam Việt Nam chờ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam. Ngô Đình Diệm tiến hành cải tổ chính phủ lần thứ nhất vào ngày 24 tháng 9 năm 1954 và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 5 năm 1955. Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại điện về Sài Gòn triệu tập Diệm sang Cannes gặp Bảo Đại để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài Gòn cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng. Đến ngày 26 tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm được suy tôn lên chức vị Quốc trưởng, và với 5.721.735 phiếu truất, Quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất và bắt đầu cuộc sống lưu vong tại Pháp cho đến ngày tạ thế. Cuộc sống lưu vong Cựu hoàng Bảo Đại tại Paris Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng. Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình. Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Chabrignac. Năm 1982, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946). Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert. Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên cha. Tại thị trấn Sacramento, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố. Tang lễ Mộ cựu hoàng Bảo Đại tại Nghĩa trang Passy Paris. Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 84 tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997. Đám tang Bảo Đại được điện Elysée đứng ra lo liệu đầy đủ và trang trọng. Về phía gia đình, ngoài bà quả phụ Vĩnh Thụy Baudot có hoàng tử Bảo Long và các công chúa cùng đến tiễn đưa thân phụ, ngoài ra còn có bà Didelot (chị ruột của bà Nam Phương), tuy đã 90 tuổi nhưng cũng tới dự. Linh cữu Bảo Đại được đưa từ Quân y viện Val de Grace tới thánh đường Saint Pierre de Chaillot để làm lễ cầu hồn. Ông được an táng tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris, khá gần tháp Eiffel. Đám tang Bảo Đại được nhà nước Pháp cử một tiểu đội lính lê dương quân phục trắng, gù đỏ trên vai, bồng súng, một sĩ quan cầm quốc kỳ Pháp đi đầu và tiểu đội lính cầm súng đi hai bên linh cữu. Chính phủ Pháp có cử đại diện đến dự lễ, chia buồn và tiễn đưa. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi điện chia buồn đến tang quyến và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi vòng hoa viếng. Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói "Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi".[6] Vợ và tình nhân Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, trong cuốn "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", Nhà xuất bản văn nghệ, 2006, thì những người vợ và tình nhân của Bảo Đại gồm: Nam Phương Hoàng hậu, quê Gò Công, Tiền Giang, có 5 người con Bùi Mộng Điệp, quê Bắc Ninh, không hôn thú, có 3 người con Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có 1 con gái Lê Thị Phi Ánh ở Huế, không hôn thú, có 2 người con Vicky (Pháp), không hôn thú, có 1 con gái Clément(?), vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú Monique Marie Eugene Baudot (Pháp), có hôn thú, không có con Các con Vua Bảo Đại có 8 người vợ, tình nhân và có 13 người con. Với Nam Phương Hoàng hậu Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007 Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai,sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt Công chúa Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938 Công chúa Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942 Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943 Tượng bán thân của vua Bảo Đại trong Dinh III Với bà Mộng Điệp Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh năm 1946 Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm 1954 Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm 1957 Với bà Hoàng Tiểu Lan Nguyễn Phúc Phương An Với bà Phi Ánh Nguyễn Phúc Phương Minh Nguyễn Phúc Bảo Ân Với bà Vicky Nguyễn Phúc Phương Từ Bảo Đại còn có một người con do bà Từ Cung nuôi, nhưng không rõ là con bà nào do ông không tiết lộ[7]. Câu nói nổi tiếng Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.[8] Xin cho tôi được sống và chết trong bình yên.[9] Chú thích ^ [1] Truất phế Bảo Đại và khai sinh Đệ nhất Cộng hòa: Ký ức 50 năm sau. ^ Xem thêm "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nhà xuất bản văn nghệ, 2006. Trang 264 ^ Câu “Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” và câu “Trẫm lấy làm vui được làm dân một nước độc lập” được Bảo Đại tập đọc và đọc tại buổi lễ thoái vị; và câu “làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” được Bảo Đại viết trong chiếu gửi cho hoàng tộc. Hai chiếu trên Bảo Đại đã nhờ ông Phạm Khắc Hòe soạn hộ và Bảo Đại ký tên, đóng ấn tín vào và ra lệnh dán "chiếu thoái vị" tại Phu Văn Lâu, một chiếu gửi cho hoàng tộc. Theo hồi ký Phạm Khắc Hòe, phần trích lại tại trang 126, 153, 154 cuốn "Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nhà xuất bản văn nghệ, 2006. ^ Năm 1996, khi các bác sĩ người Pháp giải phẫu mắt cho ông, nhiều đoàn thể và tổ chức chính trị đến chúc mừng và mời ông tham dự với tư cách lãnh tụ, ông khoát tay và nói như van nài: "S’ il vous plaît, laissez- moi vivre et mourir en paix". Xem Tư liệu (kỳ 9): Hỏi chuyện tình bà "thứ phi" Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại của Nguyễn Đắc Xuân, bài được đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 527, tháng 3 năm 2005. (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_%C4%90%E1%BA%A1i) -Nhận định về cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 của Quốc Trưởng Bảo Đại như sau : -Muốn tìm hiểu nhận định của vua Bảo Đại đối với cuộc chiến Việt Nam ,chúng ta tìm đọc 2 quyển sách liên quan đến Bảo Đại nhiều nhất đó là “BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM” và quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam” -Bối cảnh lúc đó tại Việt Nam (1945): Pháp yếu thế, giao quyền lại cho Nhật cai trị VN, Nhật thua trận bởi lực lượng Đồng Minh, VN lúc đó gần như vô chính phủ, Việt Minh lợi dụng thời cơ “cướp chính quyền” (danh từ do CS sử dụng, xác nhận rõ đây là hành động ăn cướp). -Có tài liệu cho biết ngày 19 tháng 8 năm 1945 Hoàng Đế bảo Đại từ chối tấn công Việt Minh vì lo ngại một cuộc nội chiến tương tàn giửa người Việt với nhau. Phiá Nhật nhận chỉ thị của Đồng Minh là phải bảo vệ an ninh và trật tự cho dân chúng nên đã cử một đại tá đến gặp vua để dẹp bạo loạn Việt Minh .Vua Bảo Đại đã nói với phiá Nhật :”Tôi triệt để khước từ sự bảo vệ cuả ông.Tôi ra lệnh ông phải rút bỏ ngay những công tác ấy .Tôi không muốn rằng một quân đội ngoại quốc làm chảy máu dân tộc tôi” ( hồi ký Le Dragon d’Annnam của Bảo Đại trang 117) tiếc thay nghĩa cử cao đẹp đó của Bảo Đại đã bị Hồ Chí Minh lợi dụng để phục vụ cho nhu cầu của Cộng sản Quốc Tế . Ý định của Hồ không phải đem lại Tự Do Độc Lập cho Việt Nam mà chính là để áp đặt chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản lên đầu toàn dân Việt Nam!!! -Trách nhiệm lịch sử của vua Bảo Đại ở giai đoạn nầy trước quyết định sai lầm là bàn giao quyền hành cho Hồ cũng không phải là nhỏ !(Việt Sử Khảo Luận trang 1996). Chỉ hơn 7 tháng sau tức là ngày 16.3.1946 Bảo Đại đã hiểu rỏ về con người của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản nên tìm cách đi thăm viếng Trung Hoa, thực tế là bỏ trốn chế độ CS! -Nhưng trong "Thành công của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM.” Nxb TP.HCM, 1993.trang 700 Trần Văn Giàu xác nhận Bảo Đại không chịu theo ý kiến của người Nhật muốn giúp nhà vua chận đứng các hành động của Việt Minh cho nên "tối 22-8, khi thanh niên Huế hạ cờ quẻ ly ở kỳ đài, kéo cờ sao vàng lên thì nhà vua bực dọc hối tiếc đã từ chối sự can thiệp của quân Nhật. Tiếc mấy cũng trễ rồi. ” Bình luận việc nầy cho thấy không phải lúc ấy Bảo Đại quá sợ lực lượng Việt Minh, thực tế lúc đó lực lượng VM tại Hà Nội chỉ vỏn vẹn 30 người với 17 khẩu súng lục.(Theo VSKL của Hoàng Cơ Thụy quyển 4 trang 1993). -Sau đó ông được ông Hồ Chí Minh mời làm cố vấn tối cao cho chính phủ liên hiệp cùng với giám mục Công Giáo Lê Hữu Từ. Nhưng chẳng bao lâu, nhận ra ý đồ của ông Hồ và phe nhóm muốn xích hóa Việt Nam, ông đã thôi hợp tác. Năm 1949, theo lời yêu cầu của một số chính khách quốc gia, Bảo Đại trở lại chính trường với tư cách là quốc trưởng cho đến ngày 23 tháng 10 năm 1955 thì bị truất phế qua một cuộc “Trưng Cầu Dân Ý “, ông tiếp tục sống lưu vong ở Pháp cho đến khi qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997. -Vua Bảo Đại hiểu rõ CSVN sau khi trao quyền cho Hồ Chí Minh năm 1945, đồng thời ông cũng hiểu rõ Hồ Chí Minh là người của Quốc Tế Cộng sản không có lòng yêu nước thật sự. Trong cuộc chiến từ 1945 đến 1975 Hồ chỉ thi hành các chỉ thị của CSQT để tấn công miền Nam gây cảnh huynh đệ tương tàn. Trong quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam” ông đã ghi rõ những việc làm của thủ tướng Ngô Đình Diệm người mà sau nầy đã đưa ra cuộc Trưng Cầu Dân Ý truất phế ông, nhưng ông nhận xét rất vô tư và lên án CSVN đã quấy động, gây rối làm thiệt hại cho Đất Nước và Dân Tộc: "Hỏi: Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô Đình Diệm để rồi ông này lật Ngài?" Vua Bảo Đại cũng trả lời ngay : "Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng Sản đã được Liên Sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn (endiguer) sự bành trướng của Cộng Sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được." Có lẽ vì đã từng là quốc trưởng và đã phải đối phó với Cộng sản, có kinh nghiệm về các phương pháp khuấy động gây rối của cộng quân, hơn nữa tin tưởng ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước thương dân, nên Bảo Đại không tin ông Diệm có thể bách hại Phật Giáo. Trong hồi ký ông đã viết: "Tất cả đang tiến tới, thì chính phủ (Ngô Đình Diệm) gặp phải sự chống đối của các nhà sư. Ông Diệm và Nhu là người Công Giáo. Các nhà sư được cộng sản giật giây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại. Vô hình chung như mang mặc cảm kỳ thị tôn giáo…Ai đã xúi dục họ gây loạn, ai ? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà-nội vào hay từ Bắc Kinh tới?”… Trong sách "Con Rồng Việt Nam" hồi ký của vua Bảo Đại, do Nguyễn Phước Tộc xuất bản năm 1990, tại Paris, trang 187,thời điểm tháng 8.1945 đáp lời kêu gọi thoái vị của Việt Minh,vua Bảo Đại đã nói nguyên văn: “Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.” "Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, "Vì nền độc lập của Việt Nam, "Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc. "Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 3 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết. "Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng ” Trong các câu nói trên vua Bảo Đại không nói rỏ tranh chấp với hình thức nào,nhưng rỏ ràng ông muốn nói đến xung đột bằng súng đạn,vì ông dùng chử : “ đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương”và xem đây là một cuộc nội chiến “có lợi cho kẻ xâm lăng”.Vua Bảo Đại cũng đã khuyên chính phủ Hồ Chí Minh dùng tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, phe nhóm khác với đường hướng cuả Mật trận Việt Minh,nhưng sau đó Hồ và phe nhóm đã ra sức tàn sát các đảng phái và cả thường dân vô tội không chịu chấp hành chủ trương cuả đảng Cộng sản Việt Nam , đồng thời bọn họ đã tạo ra một cuộc nội chiến đẩm máu suốt 30 năm trời trên quê hương Việt Nam khốn khổ! Đồng thời Bảo Đại cũng đã thấy rỏ dã tâm của CSVN dùng chiêu bài chia rẽ tôn giáo để gây ra cuộc chiến đau thương cho cả dân tộc! Qua quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam” của vua Bảo Đại ta có thể tạm kết luận nhận định của ông trong cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 như sau : -Vua Bảo Đại năm 1945 sẳn sàng nhường ngôi cho Việt Minh để thống nhất đất nước hoà hợp dân tộc để chống ngoại xâm,không chấp nhận Nội Chiến, huynh đệ tương tàn , vua Bảo Đại kêu gọi CS hảy lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái và phe nhóm, nhưng CSVN luôn áp dụng đúng chỉ thị cuả CSQT là tiêu diệt giai cấp “phản Cách mạng”và tiêu diệt các tôn giáo, vì vậy sau đó vài tháng ông đã thấu rõ dã tâm của Hồ muốn tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia đang cộng tác với Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp. Hoàng Đế Bảo Đại là người thật tâm yêu nước, đồng thời Ông đã thấy được sự tàn ác của CSVN đối với các tôn giáo và đảng phái, vì thế ông đã rút lui không còn là Cố Vấn danh dự trong chính phủ HCM nữa, đồng thời cố công đi tìm người có thực tâm yêu nước lên nắm chính phủ. Ông đã kết luận :“Xích hoá Việt Nam , gây cuộc nội chiến 1945-1954 là do CSVN nhận chỉ thị của CSQT mà thôi ”. -Năm 1954 sau khi hiệp định đình chiến Genève phân chia 2 miền Nam Bắc theo chủ trương của CSVN và CSQT đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân Việt, nên ông đã hai lần khẩn khoản mời ông Ngô Đình Diệm để trao quyền thành lập chính phủ Quốc Gia chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt.Lúc nầy không còn là cuộc nội chiến nửa mà là một cuộc xâm lăng một nước có chủ quyền và có chính phủ, quân đội độc lập được quốc tế công nhận( lúc đó cả 2 miền Nam và Bắc VN chưa được vào Liên Hiệp Quốc) -Những biến động sau nầy tại Việt Nam (1954-1963) dù đang sống lưu vong tại Pháp, cựu hoàng Bảo Đại cũng nhận định rỏ ràng cuộc chiến 1945-1954 do CSVN thực hiện là một cuộc Nội Chiến và cuộc chiến sau 1954 là cuộc xâm lăng do đảng CSVN nhận chỉ thị của Nga Tàu,các cuộc biến động ,giết hại lẩn nhau đều do CS chủ trương . -Tuy nhiên cuộc sống của ông từ thuở nhỏ bị ảnh hưởng bởi các cố vấn Pháp (luôn kề cận trong thời gian ở tại Paris trước khi về nước chấp chánh) phần nào nặng về hưởng thụ vật chất, cho mình là bậc quân vương theo quan niệm phong kiến là các thần dân phải phục vụ cho vua chúa, trong tình thế bị mất ngôi, phải sống lưu vong nên ông có cuộc sống buông thả trác táng cũng là lẽ thườg tình, nên sự đóng góp của ông cho Quốc Gia Dân Tộc không được trọn vẹn, so với vị thế cao quý và những hoài bảo, nhận định đúng đắn mà ông đã có. * * * 2-Tổng Thống Ngô Đình Diệm : Ngô Đình Diệm 1901-1963. Trong lịch sử Việt Nam có hai nhân vật có 2 nhận định hoàn toàn đối nghịch nhau. Một bên thì được xem như là một vĩ nhân, có công với đất nước, một phía khác thì xem đó là tên phản quốc, có tội với quốc dân. Đó là hai ông Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh, tài liệu lịch sử viết về hai nhân vật nầy rất nhiều gồm cả hai nhận định khác biệt nhau, nhiều sử gia ngoại quốc cũng có hai xu hướng nhận định khác biệt về 2 nhân vật lịch sử nầy. Tác giả đưa lên nhận định từ hai phía để người đọc có một phán xét riêng cho mình. Từ những việc làm, hậu quả mang lại cho Dân Tộc sẽ cho chúng ta những nhận định khách quan về 2 nhân vật lịch sử kể trên. A-Nhận định phía ủng hộ ông Ngô Đình Diệm: - http://www.vnfa.com/ct/un_hongo.html : Thân Thế Sự Nghiệp của Cố TT. Ngô Ðình Diệm bài của Trần Thiện Thành. "I.- 1901-1933 Tổng Thống Ngô Ðình Diệm sinh ngày 3-1-1901 tại Huế, là con trai thứ 3 của một gia đình gồm 6 trai 2 gái. Hai người anh của Cụ là Ông Ngô Ðình Khôi bị Việt-Minh hạ sát năm 1945 đang khi làm Tổng Ðốc tỉnh Quảng Nam và ÐTGM Ngô Ðình Thục. Ba người em là các ông Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Luyện và Ngô Ðình Cẩn; 2 người em gái là bà Ấm và bà cả Lễ. Thân sinh TT Diệm là cụ cố Ngô Ðình Khả, nguyên quán làng Ðại Phong, quận Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình. Cụ cố là vị khoa bảng nổi danh, đã từng làm Thượng Thư, thầy dạy và cố vấn của vua Thành Thái. Vì được rèn luyện trong một gia đình Nho Giáo, dưới sự hướng dẫn của cụ cố thân sinh và người đỡ đầu là Thượng Thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài; trong tinh thần Thiên Chúa Giáo hợp với triết thuyết Khổng Mạnh, nên cụ Diệm đã hấp thụ được những cá tính đặc biệt: cương nghị, thanh liêm, dũng cảm, chính trực, quảng đại, bất khuất, hy sinh quên mình vì dân vì nươc, sống cho đồng bào và chết cho tổ quốc. Vừa trên 20 tuổi, đối với đại đa số quần chúng là năm vừa chập chững bước chân vào đời, thì cũng vào tuổi đó, Cụ đã được triều đình bổ nhiệm làm Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 30 tuổi, cụ đã được thăng nhiệm làm Tổng Ðốc các tỉnh Phan-Rang rồi Phan Thiết. Nổi danh như cồn vì đã biết sử dụng uy quyền của mình để bênh vực quyền lợi của dân chúng nhất là những người nghèo khổ, đã can đảm có những hành động chống lại việc sưu thuế bóc lột của thực dân Pháp. Năm 32 tuổi, Cụ lại được triều đình mời giữ chức vụ Thượng Thư Bộ Lai kiêm thư ký Ủy Ban Hỗn Hợp Việt Pháp gồm các Bộ Trưởng và các viên chức cao cấp người Pháp. Ủy Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu và thi hành các hiệp ước giúp cải thiện đời sống dân chúng. Nhưng sau 4 tháng, Cụ từ nhiệm vì nhận thấy dã tâm của thực dân không bao giờ muốn thi hành đúng đắn hiệp ước lại còn trắng trợn bác bỏ các đề nghị hữu lý của Cụ và còn tăng gia những hành động đàn áp các tổ chức có khuynh hướng mới. II.- 1933-1954 Sau khi từ quan, Cụ trở về dậy học tại trường Providence Huế và cũng từ thời gian ấy Cụ bí mật tổ chức phong trào Cách Mạng chống thực dân Pháp. Cụ liên lạc với các nhà Cách Mạng lão thành như các cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể để học hỏi thêm kinh nghiệm. Chính Cụ Phan Sào Nam đã ngưỡng mộ cụ Diệm như là một anh hùng cái thế mới hơn 30 tuổi đầu mà đã vì dân vì nước chống lại thực dân không màng danh vọng phú quý. Phong trào của cụ phát xuất tại Huế và lan rộng đến hầu hết các tỉnh miền Trung đã bị Pháp theo dõi rình rập. Năm 1944, thực dân Pháp bố ráp phong trào của Cụ, nhưng Cụ đã nhanh chân trốn thoát sang Ai Lao, vì được người thân tín cấp báo. Tháng 3 năm 1945, Nhật Bản lật đổ chính quyền Pháp ở Ðông Dương. Bảo Ðại tuyên bố Việt Nam Ðộc Lập. Toàn dân vui mừng và mong mỏi chí sĩ Ngô Ðình Diệm đứng ra lập Nội Các. Nhưng sau nhiều lần được Ðại Sứ Nhật tiếp xúc mời mọc, Cụ vẫn không nhận lời vì tìm hiểu được rằng quân phiệt Nhật cũng như thực dân Pháp đều không muốn cho Việt Nam độc lập mà chỉ cần Cụ ra làm bù nhìn cho chúng. Cuối năm 1945, trên đường hoạt động từ Sàigòn ra miền Trung, Cụ Diệm bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa, đưa ra Bắc cầm tù hơn 4 tháng tại Tuyên Quang. Tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh thấy rằng nhiều người đã nhận diện Việt-Minh là Cộng Sản trá hình nên muốn mời tù nhân Ngô Ðình Diệm tham gia chính quyền để làm bình phong. Hồ chí Minh những tưởng sẽ đối diện với một con người hoàn toàn mất tinh thần, sẵn sàng khuất phục, nhưng ai ngờ lại chạm trán phải một người can đảm bất khuất dám nói thẳng vào mặt mình: "Ông và Tôi đều có quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau về dân tộc Việt Nam, các hành động của thủ hạ Ông đã chứng minh điều đó. Ông hãy trả lời cho tôi biết là tại sao Ông hãm hại anh tôi (Ngô Ðình Khôi) và Ông cứ nhìn thẳng vào mắt tôi xem tôi có phải hạng người khiếp sợ Ông không?" Hồ Chí Minh không thành công trong việc chiêu dụ nên phải miễn cưỡng để Cụ Diệm ra đi. Năm 1950, nhân dịp xuất ngoại dự năm Thánh, Cụ được linh mục Houssa giới thiệu sang Hoa Kỳ, trú ngụ tại tu viện Maryknoll, Lakewood TB New Jersey.Tại đây Cụ đã được mời đến nhiều Ðại Học danh tiếng Hoa Kỳ để diễn thuyết và gây được nhiều cảm tình và tiếng tăm với chính khách và dân chúng Mỹ. Ðầu năm 1953, Cụ Diệm được người thân tín mời về Pháp để sửa soạn tham chính. Khi đó chính phủ Pháp đang bối rối về vấn đề Ðông Dương, dân chúng bắt đầu chán ngấy chiến tranh. Tại Việt Nam thì tình hình càng ngày càng sôi động, vì Nga Sô và Trung Cộng ồ ạt yểm trợ vũ khí cho Việt Minh đánh phá các vùng Việt Bắc và đã chiếm được vùng Cao Bắc Lạng làm căn cứ. Chính phủ Pháp đưa tướng Navarre sang chiến trường Ðông Dương để mong cứu vãn tình thế. Ngày 29 tháng 11 nam 1953, Ðại Tá De Castries được đề cử chỉ huy trận Ðiện Biên Phủ. Mục đích của Pháp đem quân vào thung lũng Ðiện Biên là để nhử cho cộng quân xuất đầu lộ diện hầu có thể dùng vũ khí chiến lược tiêu diệt địch quân cũng như để chặn đường tiếp tế từ Ai Lao và Trung Cộng đến. Ðầu năm 1954, Ông Bửu Hội được mời ra lập chính phủ Liên Hiệp chuyển tiếp thay thế Nguyễn Văn Tâm, nhưng quân đội vẫn do Nguyễn văn Hinh nắm giữ. Ngày 3 tháng 2 năm 1954, trận Ðiện Biên Phủ mở màn. Những ước tính của tướng Navarre đều sai lầm và - gậy ông lại đập lưng ông. 12,000 quân Pháp đã bị 51,000 cộng quân vây hãm tứ phía. Ngày 7-5-1954 Ðiện Biên Phủ thất thủ với kết quả là 10,000 quân Pháp bị bắt làm tù binh và hơn 2,000 chết và bị thương. Ngày 24 tháng 6 năm 1954, Cụ Diệm lên đường về nước để lập chính phủ theo lời mời của quốc trưởng Bảo Ðại. Ngày song thất 7-7-1954 Cụ Diệm chính thức nhận quyền Thủ Tướng. Mời cụ Diệm về cầm quyền trong một tình thế hoàn toàn đen tối và vô hy vọng này họ chỉ có dụng ý duy nhất là đốt cháy tương lai chính trị của Cụ mà thôi. Chính Cụ cũng biết dã tâm của họ như vậy, nhưng Cụ đã nói: "Ðây là hy vọng của Tôi, nếu để trễ quá thì không còn hy vọng nào nữa. ". Trong nước lúc bấy giờ ai cũng chỉ còn hy vọng vào một mình Cụ. III.- 1954 - 1963 Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa 2 phe Pháp và Việt Cộng, chia đôi đất nước Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1954, công đầu của Cụ Diệm là đưa hơn một triệu đồng bào phía Bắc vĩ tuyến 17 vào định cư tại miền Nam. Cụ đã chỉ thị cho các chính quyền địa phương tích cực giúp đỡ công cuộc định cư bằng đủ mọi phương tiện, đem lại an sinh cho đồng bào tại vùng đất mới. Những vùng định cư mới DarLac, Ðức Lập, Bình Giả, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tuyên Ðức, Long Khánh, Biên Hòa được phát triển nhanh chóng và tốt đẹp. Ngay tại Sàigòn, thì Cụ gặp nhiều trở ngại lớn lao vì những sự phá rối của tay sai thực dân cũng như của nhóm Bình Xuyên. Tháng 10 năm 1954, một cuộc biểu tình tuần hành ủng hộ cụ Diệm tại trung tâm thành phố bị công an Bình Xuyên cản trở, nổ súng giết hại mất 6 người. Cụ Diệm quá xúc động và chán nản đã định từ chức nếu không có sự cản ngăn và khuyến khích của một vị cố vấn tinh thần. Ðược khích lệ, Cụ tiếp tục công cuộc định cư và dần dần tiếp xúc với các giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo để ủng hộ Cụ hay ít ra cũng đứng ra ngoài cuộc tranh chấp của Cụ với Bình Xuyên. Cụ kêu gọi được tướng Trình Minh Thế về phe và cuộc dẹp loạn Bình Xuyên cùng tay sai thực dân bắt đầu. Song song với chương trình định cư, Cụ còn để tâm cải tổ guồng máy hành chánh, quân bằng nhân sự và trẻ trung hóa quân đội, xóa dẹp nhiều tệ đoan xã hội. Ngày 23 tháng 10 năm 1955, qua sự trưng cầu dân ý, toàn dân bỏ phiếu quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ và bầu Cụ Ngô Ðình Diệm làm Tổng Thống. Ngày 26 tháng 10 năm 1956, Cụ Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa. Dư luận trong và ngoài nước nhất là tại Hoa Kỳ rất thuận lợi cho Cụ. Thế giới tự do đã coi Cụ là một nhà lãnh đạo sáng chói nhất Á Châu, một chiến sĩ chống Cộng tài ba nhất thế giới. Còn còn được gán cho danh hiệu "Churchill của Việt Nam." Từ một tình thế hoàn toàn tuyệt vọng, đến một tương lai sán lạn, một miền Nam tự do được gần 50 quốc gia trên thế giới công nhận, trong vòng 2 năm trời thật là một thành công hiếm có. Từ năm 1956 đến 1960 được coi là thời kỳ cực thịnh của Ðệ I Cộng Hòa. Rừng núi hoang vu được khai khẩn thành dinh điền trù phú, đồng khô đất nẻ đã biến thành ruộng lúa phì nhiêu. Bảo đảm an sinh cho đồng bào rồi, Cụ gia tăng nỗ lực phát triển văn hóa xã hội, cải tiến nền giáo dục, chỉnh đốn Viện Ðại Học Sàigòn, thành lập Viện Ðại Học Huế. Tháng 10 năm 1959, Cụ giáng xuống đầu Cộng Sản một đòn chí tử đầu tiên bằng cách cho thi hành chiến dịch "Tố Cộng" trên toàn quốc nhằm mục đích vạch mặt chỉ tên những phần tử Việt-Cộng nằm vùng. Thuở đầu, Hồ Chí Minh và bè lũ đều nghĩ là thời gian, quá lắm là năm ba tháng sẽ làm tiêu tan sự nghiệp của Cụ Diệm, nhưng sau kết quả trái ngược, nên CSBV đã chỉ thị cho tay sai nằm vùng bắt đầu tái hoạt động và đưa cán bộ từ Bắc xâm nhập miền Nam để khủng bố và gây rối loạn, đồng thời trên địa hạt quốc tế chúng vu khống cho Cụ Diệm làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Cụ Diệm phản công ngay bằng quốc sách Ấp Chiến Lược từ đầu năm 1962 đến tháng 5 năm 1963, nhằm mục đích qui tụ nông dân Quốc Gia vào với nhau đồng thời cô lập hóa VC ra khỏi Ấp. Sau khi xâm chiếm miền Nam năm 1975, chính VC đã phải thú nhận rằng những Ấp Chiến Lược trong thời Ðệ I Cộng Hòa đã đem lại cho chúng những khó khăn, trở ngại, lo sợ và phiền phức nhất trong cuộc chiến. Chính Biến 1-11-1963 Chính biến 1-1-1963 đã kết thúc đời Cụ Diệm trong chiếc Thiết vận xa M-113 khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 2-11-1963 trên con đường Hồng Thập Tự. Cụ Diệm chết đi, dân tộc Việt Nam đã mất đi một vị Tổng Thống anh linh tài đức có một không hai trong lịch sử và mảnh đất thân yêu miền Nam Việt Nam cũng đa rơi vào tay Cộng Sản sau ngày 30.4.1975.” B- Nhận định phía chống đối ông Ngô Đình Diệm: Ngô Đình Diệm Là Ai ? Chính Đạo http://www.vietnamvanhien.org/ngodinhdiem.html -Sơ Lược Tiểu Sử JEAN BAPTISTE NGÔ ÐÌNH DIỆM (1897-1963):của Chính Đạo ( tức sử gia Vũ Ngự Chiêu) THỜI KỲ CHƯA NẮM QUYỀN, 1897-1954 I. SƠ LƯỢC GIA THẾ: Ngô Ðình Diệm, ngoài tên “thánh” Jean-Baptiste [Gioan Bao-xi-ta], còn có bí danh Nguyễn Bá Chinh. Theo an ninh Pháp, Diệm sinh ngày 27/7/1897 tại Ðại Phong [Phuong] hay Ðại Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.(4) Cha là Ngô Ðình Khả (1856-1914), “mẹ” là Phạm Thị Thân. Khả là một tín đồ Ki-tô tân tòng, xuất thân thông ngôn cho quan chức Pháp trong thời kỳ Cần vương chống Pháp, sau đổi qua ngạch quan lại Việt, lên tới Ðề đốc Kinh thành (1905-1907).( 5) Anh em Ngô Ðình Diệm khá đông, gồm sáu trai, hai gái. Khôi, con vợ lớn, là anh cả. Diệm, theo lời đồn, đứng hàng em của Khôi, Thục, và anh Ngô Thị Hiệp (bà Cả Lễ, chồng là Nguyễn Văn Ấm, sinh ra cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận), dù tuổi “chính thức” Diệm lớn hơn Thục hơn hai tháng. Dưới Diệm có Nhu, Cẩn, Luyện, cùng một người em gái khác. Vì Khả chết khi Diệm còn nhỏ (17 tuổi khai sinh), Khôi quyền huynh thế phụ. Khôi chết, Thục có ảnh hưởng nhất trên Diệm, với cương vị một Giám mục. Cha đỡ đầu là Nguyễn Hữu Bài (1863-1935), nhạc phụ Khôi, một thủ hạ cũ của Khả, cũng một Thượng thư uy quyền và đầy mưu mô tại Huế từ 1907 tới 1933. Theo tài liệu Pháp, Bài đã nuôi dưỡng Diệm từ nhỏ. Bài cũng có ý định chọn Diệm làm con rể, nhưng vì lý do nào đó không thành. Con gái Bài sau đi tu dòng kín Carmel.( 6) Sau ngày lên cầm quyền, Diệm đổi ngày sinh thành 3/1/1901. Chẳng hiểu tại sao có việc “thay đổi” hộ tịch trên. Việc thay tên, đổi họ và ngày sinh tháng đẻ là việc thường xảy ra ở Việt Nam. Trước hết, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, việc khai hộ tịch không được kiểm soát chặt chẽ. Viên chức xã ấp tại thôn quê không đặt nặng sự chính xác về ngày sinh của trẻ em. Cha mẹ nhiều khi khai rút tuổi con cái vì mục đích nào đó, như đi học hay khai sưu thuế. Hơn nữa, việc đổi từ ngày nhật (dương) lịch qua nguyệt (âm) lịch rất phức tạp, đôi khi cha mẹ dùng ngày tháng sinh nguyệt lịch làm ngày tháng nhật lịch, rồi dùng năm nhật lịch tương đương trong khai sinh. Thông thường, cha mẹ hay khai rút tuổi các con. Nhưng rất hiếm trường hợp cha mẹ khai con mình tăng thêm ba bốn tuổi, ngoại trừ có biệt lệ nào đó. Phải chăng Diệm rơi vào trường hợp đặc biệt này, vì nếu sinh năm 1901, Diệm không thể nào được tập ấm chức Cửu phẩm và làm việc tại Tân Thư Viện Huế năm 1917, khi mới 16 tuổi.( 7) Theo Luyện, em út trong gia đình họ Ngô, Diệm đã khai tăng bốn tuổi (tức từ 16 lên 20 tuổi) để có thể vào trường Hậu Bổ. Ðiều này khó tin, vì mãi tới năm 1918-1919, Diệm mới học trường Hậu bổ.( 8) Luyện cũng là nhân chứng không đáng tin cậy. Thí dụ như khi được hỏi về vai trò chính trị của Luyện, Luyện nói được lệnh “đứng ngoài chính trị.” Thực tế, từ thập niên 1940, Luyện đã hoạt động với các tổ chức thân Nhật, và năm 1953-1954 trở thành đặc sứ của Diệm với Bảo Ðại, trước khi nắm chức Ðại sứ tại London. Luyện cũng tung ra những tin đồn về giao tình giữa Luyện và Bảo Ðại, mà theo Bảo Ðại không hề có.( 9) Và, như đã lược nhắc, Diệm được tập ấm chức Cửu phẩm, làm việc tại Tân Thư Viện Huế từ năm 1917, trước khi vào trường Hậu Bổ. Một ký giả ngoại quốc, Robert Sharplen, ghi rằng theo Diệm, khoảng năm 1915-1916, Diệm đã man khai [falsified] hộ tịch để dự thi bằng tương đương tốt nghiệp trung học.( 10) Chi tiết này có vài chi tiết không sát sự thực. Mãi tới giữa thập niên 1920, mới có những cuộc thi lấy bằng Tú Tài I và II chương trình Pháp-Nam. Bằng cấp mà Diệm thi tương đương chỉ là Cao đẳng tiểu học (Diplôme), gần tương đương với bằng Trung học phổ thông đệ nhất cấp. Tài liệu thành văn cũng chứng minh Diệm đã vào quan trường từ năm 1916 hoặc 1917, với chức cửu phẩm tập ấm tại Tân Thư viện, mà không phải sau khi đã đậu đầu trường Luật Hà Nội năm 1921 như Diệm khoa trương hay Sharplen ghi. Thực tế, Diệm vào trường Hậu bổ từ niên khóa 1918-1919, và chỉ học tại Hà Nội một niên khóa 1920-1921. Một động lực trong việc sửa đổi hộ tịch từ năm 1897 xuống 1901 có lẽ là để hợp thức hóa vai “em” của Diệm với Giám Mục Thục–Thục sinh ngày 6/10/1897 tại Phước Quả, Thừa Thiên, thua Diệm hơn hai tháng. Nhưng cũng có thể, và điều này cần được tra cứu thêm, Diệm không man khai hộ tịch, mà rất đơn giản là không cùng mẹ (Phạm Thị Thân) với anh chị em khác. Có lẽ vì muốn che đậy bí ẩn này, tiểu sử Khôi và Thục trong tập Vua chúa và người quí phái Ðông Dương [Souverains et Notabilités] năm 1943 không ghi ngày sinh.( 11) Tài liệu văn khố Pháp cũng ghi Diệm sinh tại Ðại Phong Lộc, Lệ Thủy, Quảng Bình, mà không phải Phước Quả, Thừa Thiên, giống như Thục, Nhu, Cẩn, Luyện, v.. v... Ðịa danh “Ðại Phong Lộc” từng được khai là nơi sinh của Khôi, anh cả trong gia đình, con Khả và người vợ lớn đã chết sớm, trước khi Khả lấy bà kế thất tên Thân.( 12) Rất ít chi tiết về học vấn Diệm được công bố. Có tin Diệm tự học ở nhà, rồi vào trường Pellerin ở Huế, và tốt nghiệp Diplôme. Diệm biết cả chữ Nho [Hán Việt]. Lại có tin Diệm học ở chủng viện, năm 1915, định đi tu, nhưng sau đó bỏ dở nửa chừng.( 13) Bởi thế, nhiều tài liệu cho rằng Diệm thuộc loại “religious fanatic” [cuồng đạo] hay “a devout Catholic” [ngoan đạo]. (14) II. “BÁT CƠM” BẢO HỘ PHÁP: Trong nỗ lực biến hóa Ngô Ðình Diệm thành một “lãnh tụ anh minh,” “cứu tinh của những người Việt chống Cộng,” đủ sức đương đầu với Hồ Chí Minh–kiểu “ăn Ngô thì no, ăn HCM thì đói”–cơ quan tuyên truyền Mỹ và Nam Việt Nam tô chuốt cho Diệm những bảng hiệu như “yêu nước, chống Pháp,” v.. v... “Yêu nước” là một nhận xét khó lượng định, vì chỉ có mỗi cá nhân mới tự biết rõ mình yêu nước hay không. Có nhiều cách biểu lộ lòng yêu nước, nên khó thể sử dụng một hệ thống lượng giá cố định. Tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó. “Chống Pháp” thì dễ lượng định hơn. Tinh thần chống Pháp của Diệm, hay họ Ngô, chỉ là những triển biến vào khoảng cuối đời, và động lực không hẳn do lòng yêu nước thuần túy, mà nặng về tôn giáo cùng quyền lợi bản thân và dòng họ. Thực ra, Diệm xuất thân từ một gia đình trung gian bản xứ Ki-tô, hai đời phục vụ Bảo hộ Pháp rất tận tụy. Khả, cha Diệm, từng lên tới chức chánh thông ngôn tòa Khâm sứ Huế dưới thời Pierre Rheinart des Essarts, rồi chuyển sang làm thương biện Viện Cơ Mật. Ngày 10/4/1892 Khả dịch công văn của triều Huế xin Toàn quyền Jean de Lanessan đừng gửi ra Huế những người như Petrus [Key], Nguyễn Trọng Tạo, Lê Duy Hinh, hay Diệp Văn Cương, v.. v... Khả cũng tham dự chiến dịch đánh phá phong trào kháng Pháp tại Hà Tĩnh-Quảng Bình của Ngự sử Phan Ðình Phùng (1847-1895) trong hai năm 1895-1896, và được đặc cách lên Thái thường tự khanh (Chánh tam phẩm) năm 1896, sau khi hài cốt Ngự sử Phùng bị đốt thành tro, ném xuống sông Lam “theo [lối trừng phạt] truyền thống.”( 15) Sau một thời gian làm Phó Giám đốc trường Quốc Học Huế, đặc trách nhà cửa, lương bổng và hành chính, Khả được chức Ðề đốc kinh thành, lo bảo vệ và kiểm soát Thành Thái (1889-1907), cầm đầu một toán thân binh cạo răng trắng, hớt tóc ngắn, mang súng trường, nhưng nhiệm vụ chính yếu–nếu tin được báo cáo của Hiến binh Pháp–chỉ để giúp vua lùng sục và bắt cóc gái đẹp quanh kinh thành. Sau khi bị ép về hưu, Khả được hàm Thượng thư.( 16) Khôi, anh cả họ Ngô, bắt đầu “tham chánh” năm 1910, sau khi tốt nghiệp trường Hậu bổ. Khoảng 6 năm đầu, Khôi làm tại văn phòng Bộ Công do cha vợ làm Thượng thư. Sau ngày tiếp tay cho Khải Ðịnh (1916-1925) lên ngôi, Bài được thăng Thượng thư Bộ Lại, và Khôi bắt đầu đi ngồi huyện, phủ, rồi lên tới Bố chính, Tuần vũ, Tổng đốc khá nhanh. Diệm thì năm 1916-1917 được tập ấm chức Cửu phẩm, làm việc tại Tân thư viện Huế (tức Musée Khải Ðịnh sau này), nơi đặt trụ sở Hội Bạn của Cố đô Huế, và có bài đăng báo Bulletin des Amis de Vieux Hué [Ðô thành hiếu cổ]. Năm 1918-1919, Diệm vào trường Hậu bổ Huế. Người đỡ đầu có lẽ là Nguyễn Ðình Hòe, một phụ tá cũ của Khả trong chiến dịch truy giết Ngự sử Phùng, lúc đó đang làm Giám đốc trường (năm 1921 giữ chức Tổng thư ký Viện Cơ Mật). Thời gian này, triều đình đã bỏ lối thi Hương và thi Hội cũ, và trường Hậu bổ mở thêm phân khoa “pháp chính” [hành chính và luật] của Ðại học Hà Nội. Học viên học tại Huế hai năm đầu, và năm thứ ba phải ra Hà Nội. Có lẽ Diệm được chuyển qua chương trình này. Tốt nghiệp, nhờ sự nâng đỡ của Thượng thư Bài, năm 1922 Diệm được bổ nhậm ngay. Năm 1929 [1926?], Diệm lên tới chức đầu tỉnh, Quản đạo Ninh Thuận (Phan Rang), rồi Tuần Vũ Bình Thuận (Phan Thiết). Ðược cấp trên đặc biệt chú ý vì thanh liêm và tinh thần diệt Cộng cao. Một nhân chứng ghi nhận rằng Diệm, khi làm quản đạo Ninh Thuận, ngoài những ngón tra tấn quen thuộc như tra điện, kìm kẹp, còn bắt tù nhân Cộng Sản vuốt lạt tre, hay dùng đèn cầy [nến] đốt hậu môn để lấy khẩu cung. Ít nhất 7 trong số 500 tù nhân Cộng Sản bị tra tấn đến chết.( 17) Tài liệu Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi Diệm tốt nghiệp thủ khoa năm 1921; khi làm quan đầu tỉnh ở Quảng Trị năm 1930-1931, Diệm dùng những “thủ đoạn nghiêm khắc” để đàn áp những người nổi dậy do Cộng Sản lãnh đạo, vì thế tạo mối thù hận trong giới tả phái. (18) Có lẽ vì thế, theo Giám Mục Thục, Cộng Sản đã thuê một sát thủ ra tận Phan Rang mưu sát Diệm, nhưng Diệm chỉ bị thương. Lá thư riêng gửi Toàn quyền Jean Decoux ngày 21/8/1944 tóm lược rõ ràng nhất công lao và lòng trung thành với Bảo hộ Pháp của họ Ngô, cũng như cá nhân Diệm: Các anh em tôi cũng liên tục dâng hiến mạng sống họ cho nước Pháp trong dịp Cộng Sản nổi loạn. Diệm, em tôi, đã ngã xuống vì những viên đạn súng lục của một người Tàu Chợ Lớn, được gửi tới Phan Rang, nơi Diệm hăng say ngăn chặn sự xâm nhập của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ [Mes frères, eux mêmes ont exposé leur vie continuellement pour la France lors de la révolte communiste. Mon cadet Diệm a failli tomber sous les coups de révolver d’un chinois de Cholon, envoyé à cet effet à Phan Rang, où Diệm défendait énergétiquement l’entrée de l’Annam aux émissaires communistes envoyées de la Cochinchine]. (19) Tóm lại, từ Ngô Ðình Khả xuống Khôi, rồi Diệm, tinh thần phục vụ và lòng trung thành với Pháp khá vững chắc. Khôi từng nhờ Nhu nói với Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Paul Arnoux ngày 18/8/1944 tại Huế rằng Khôi “xin thề trên thập tự giá“ rằng lúc nào cũng coi Bảo hộ Pháp như “bát cơm” [bol de riz] của họ Ngô. Khôi cũng thường nói với Diệm rằng sở dĩ người Pháp [Khâm sứ Emille Grandjean] không ưa vì “[họ Ngô] quá toàn vẹn,” và “Phạm Quỳnh (1892-1945) thì khôn khéo, nên được cả Pháp lẫn Nhật quảng cáo tài năng.”( 20) Dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp “yêu nước, chống Pháp” của Diệm, là cuộc “đảo chính cung đình” ngày 2/5/1933. Ngày này, Toàn quyền Pierre Pasquier (12/1928-1/1934) và Quyền Khâm sứ Léon Thibaudeau (2/1933-7/1934) đột ngột bắt Tổng lý Bài và toàn bộ nội các về hưu. Theo báo Tiếng Dân, tin trên chấn động dư luận Huế. Bẽ bàng nhất cho Bài là ngay chính Bài cùng các Thượng thư không hề được báo trước. Và, khi Thibaudeau tuyên bố danh sách nội các mới, có Trần Thanh Ðạt thông dịch qua tiếng Việt, một số người vẫn chưa kịp về đến kinh đô.( 21) Nguyên Pasquier, với sự thỏa thuận của Albert Sarraut, quyết thực hiện một cuộc “đại cải cách” ở An Nam, đánh bóng uy tín vua Nguyễn để làm giảm bớt và điều-kiện-hóa các phong trào quốc gia mới–như cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Ðảng năm 1930, và nhất là sự du nhập và phát triển của phong trào Cộng Sản từ giữa thập niên 1920, bùng nổ thành những cuộc bạo động, khủng bố tại các đồn điền miền Nam, cùng phong trào Sô Viết Nghệ Tĩnh trong hai năm 1930-1931. Pasquier và Thibaudeau đoạn tuyệt với nhóm hợp tác cựu trào (Nguyễn Hữu Bài, Ki-tô giáo). Nhóm này chủ trương đồng hóa và thống trị theo kế sách của Giám mục Paul Puginier và Louis Caspar–nhằm Ki-tô hóa các vua quan rồi khiến toàn thể dân Việt sẽ phải theo đạo, và vĩnh viễn trở thành “bạn của nước Pháp.” Từ thập niên 1890, nhóm hợp tác cựu trào trở thành một thứ kiêu binh của cái mà Phạm Quỳnh cũng như Bảo Ðại gọi là “một văn phòng phụ thuộc nho nhỏ của Tòa Khâm,” tức triều đình Huế, lúc nào cũng mang công lao của khối giáo dân bản xứ trong việc thiết lập chế độ Bảo hộ ra làm áp lực. Ngựa mới của Pasquier là phe tân trào (tiêu biểu bằng Phạm Quỳnh, Bùi Bằng Ðoàn, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Thái Bạt, Lê Dư, v.. v...). Phe này chủ trương hợp tác tinh thành, hay Pháp-Việt đề huề. Quan chức Pháp đã chọn phe tân trào, vì chủ trương hợp tác có nhiều triển vọng thành công trước sự lớn mạnh của các phong trào quốc gia mới–mà cao điểm là cuộc nổi dậy của Việt Nam Quốc Dân Ðảng năm 1930–và nhất là sự du nhập chủ nghĩa Cộng Sản do Liên Xô Nga bảo trợ, mối Hồng họa nguy hiểm nhất cho các cường quốc thực dân Tây phương. Trong khi đó, nhóm Phạm Quỳnh chấp nhận “tôn quân cũng là yêu nước,” tạm ngưng lại đòi hỏi thể chế cộng hòa.( 22) Ðể làm giảm sự bi phẫn của nhóm cựu trào, Pasquier và Thibaudeau đặc cách Diệm–con nuôi của Bài [son fils putatif], cũng một trong hai Tuần vũ thanh liêm, chống Cộng nhiệt tình nhất–lên làm Thượng thư Bộ Lại. “Ngôi sao” thứ hai của Pasquier là Bùi Bằng Ðoàn (1890-1955), đặc cách từ Tuần phủ lên chức Thượng thư Bộ Hình. Ngày 6/5/1933, năm tân Thượng thư mới có mặt đầy đủ tại Huế nhân dịp gắn huy chương cho Bài và 4 người khác. Ngày 17/5, Thibaudeau chủ tọa phiên họp Hội đồng Nội các đầu tiên. Mười ngày sau, 27/5, tân Nội các nhóm họp dưới sự chủ tọa của Bảo Ðại và Pasquier. (23) Một số mật báo viên ghi, và ngay chính Diệm man khai (ngày 24/12/1947 với Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong là George D. Hopper) rằng “Giệm” được làm “quan đầu triều Bảo Ðại.”( 24) Thực ra, từ tháng 5/1933, Bộ Lại mất đi ảnh hưởng của những năm Bài được kiêm nhiệm chức Tổng lý [Chủ tịch Viện Cơ Mật], và chỉ ngang với các Bộ khác. Người có uy thế nhất là Phạm Quỳnh, Thượng thư Giáo dục kiêm Ngự tiền Tổng lý của Bảo Ðại. Quỳnh không những chỉ chuyển lệnh của Toàn quyền và Khâm sứ Pháp cho Bảo Ðại, mà còn đồng thời dịch, và thiết kế việc thực thi các lệnh trên, cùng báo cáo kết quả lên Khâm sứ. Thibaudeau còn cử Diệm làm Tổng Thư ký Ủy ban Cải Cách, và yêu cầu Diệm làm tờ trình về kế hoạch canh tân Bộ Lại. Diệm, có lẽ do ảnh hưởng của Bài, đưa ra 2 điều kiện: Phải thống nhất Bắc và Trung Kỳ; tái bổ nhiệm một Tổng Trú sứ (Résident Général) cho Trung và Bắc Kỳ như đã qui định trong Hoà ước 6/6/1884; và, cho Viện Dân biểu quyền thảo luận. Ðề nghị này giống hệt kế hoạch của Bài: Muốn cải cách, việc đầu tiên phải hủy bỏ chức Thống sứ Hà Nội và Khâm sứ Huế (tức tái sát nhập Bắc Kỳ vào An Nam), sau đó cho An Nam ngân sách riêng. Nói cách khác, phải trở lại với Hiệp ước 6/6/1884–đòi hỏi mà Bài đã gieo xuống đầu óc thơ dại của Duy Tân từ năm 1915-1916, đưa đến việc vua bị truất phế rồi đầy qua Réunion cùng cựu hoàng Thành Thái (Bửu Lân) vào cuối năm 1916. Pasquier, dĩ nhiên, không chấp thuận.( 25) Ngày 9/7/1933, Diệm ra Quảng Trị ở với cha nuôi ít ngày. Trở lại Huế, ngày 12/7, Diệm nạp cho Thibaudeau một bản sao đơn từ chức đã trình lên Bảo Ðại. Lý do Diệm nêu ra là cơ cấu tổ chức hiện tại không phù hợp với Hiệp ước 6/6/1884–Hiệp ước này qui định Pháp chỉ giữ một chế độ bảo hộ kiểm soát (protectorat de contrôle) mà không phải bảo hộ trực tiếp (protectorat direct). Thibaudeau gọi Bảo Ðại từ Ðà Lạt về Huế giải quyết. Bảo Ðại bảo thẳng Diệm rằng không thể viện dẫn lý do chính trị để từ chức, vì đó là hành động phản nghịch. Diệm đành viết lại đơn từ chức khác ngày 18/7, nêu lý do muốn dành thì giờ cho việc tu hành. Lần này, Diệm được toại ý. Ngày 22/7, Thibaudeau đổi Thái Văn Toản qua thay Diệm nắm bộ Lại, và đưa Tôn Thất Quảng, Tổng đốc Thanh Hóa, mới lập công lớn trong việc đàn áp đẫm máu tại các tỉnh Bắc An Nam, lên nắm Bộ Công và Nghi Lễ thay Toản.( 26) Ngay sau ngày Bài bị cách chức, vài tờ báo Nam Kỳ công khai đả kích Pasquier. Theo một mật báo viên (Luật sư Lê Văn Kim), những bài đả kích trên từ Huế chuyển vào Sài Gòn. Tháng 12/1933, Diệm còn vào Sài Gòn gặp Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim, Jacques Lê Văn Ðức v.. v... bàn thảo kế hoạch trả thù Pasquier và Thibaudeau. Tiếp đó, tờ La Tribune indochinoise [Diễn đàn Ðông Dương] và tờ La Lanterne [ Đèn Lồng] ở Paris mở chiến dịch đòi thay Pasquier bằng cựu Toàn quyền Alexandre Varenne (7/1925-11/1927) và đưa cựu Khâm sứ Yves Châtel (6/1931-2/1933) trở lại Huế. Biết được tin này, Pasquier truất hết chức tước của Bài, Diệm và Pierre Nguyễn Ðệ, Bí thư riêng của Bảo Ðại, thuộc một gia đình trung gian bản xứ Ki-tô nổi danh khác ở miền Bắc (Án sát Nguyễn Liên). Diệm còn bị trục xuất khỏi Huế, chỉ định cư trú tại Quảng Bình. (27) May mắn cho Diệm, ngày 15/1/1934, Pasquier chết vì tai nạn máy bay trên không phận Paris. Năm sau, Bài chết tại Quảng Trị. Toàn quyền Eugene René Robin (7/1934-1/1937) và Khâm sứ Maurice Graffeuil (7/1934-5/1936, 4/1937-8/1941) phục hồi tước vị hàm [honoraire] cho Bài, Diệm và Ðệ. Diệm được về Huế dạy trường Providence [Thiên hựu] do Linh mục Thục, “anh trai” Diệm, làm Giám học. III. HỢP TÁC VỚI NHẬT: Thế chiến thứ hai (1939-1945) và việc Nhật xâm chiếm Ðông Dương từ hai năm 1940-1941 khiến Diệm và họ Ngô, do tham vọng và ý muốn phục thù Pháp, đi tìm một bát cơm hay thiên mệnh ngoại cường khác. Họ Ngô bí mật yểm trợ Hoàng thân Cường Ðể (1882-1951) và từ năm 1942, công khai hợp tác với Hiến binh Nhật (Kempeitai). Huân, con trai lớn của Khôi, làm thông ngôn cho Nhật. Trong khi đó, Ngô Ðình Nhu (1910-1963) che chở cho hai con Cường Ðể, Tráng Ðinh và Tráng Liệt, tại văn khố Tòa Khâm sứ Huế. Những người thân Diệm cũng làm việc tại tòa Lãnh sự Nhật từ năm 1942. Ðầu năm 1943, Y sĩ Trương Kế An, thủ lãnh Liên Ðoàn Ái Quốc Việt Nam, gặp Diệm ở Hà Nội. Pierre Ðệ, anh rể hụt của Nhu, cũng có mặt.( 29) Trong khi đó, Khôi cho Diệm dùng dinh thự Tổng đốc Nam-Ngãi của mình để tiếp xúc với những cá nhân thân Nhật. Khôi còn che chở cho tín đồ Cao Ðài (đang bị nghi ngờ thân Nhật, ủng hộ Cường Ðể) trong vùng cai trị. Mật thám Pháp cũng tìm thấy trong nhà một người cháu họ của Khôi ở Quảng Nam, Ngô Ðình Dậu (?), tài liệu liên quan đến Việt Nam Phục Quốc Hội của Cường Ðể. Vì việc này, Khâm sứ Grandjean (6/1941-8/1944) chẳng những không HCMi âm thư chúc mừng của Khôi, mà trong buổi gặp mặt trên đèo Hải Vân, còn bắt Khôi về hưu không được hàm Thượng thư. Tháng 1/1944, Grandjean cho lệnh Bảo Ðại bí mật trục xuất Diệm khỏi Huế, chỉ định cư trú ở Quảng Bình. Anh em Diệm trút mọi hờn oán lên Phạm Quỳnh, đương kim Tổng lý [Tể tướng] triều đình. Nhưng các viên chức Pháp quyết định không ngả theo phe nào, theo đúng chủ trương chia để trị. Theo an ninh Pháp, “những phần tử trong họ Ngô, đặc biệt là Khôi, nuôi dưỡng lòng hận thù ngày một sâu đậm đối với Phạm Quỳnh người đã thụ hưởng nhiều lợi lộc nhất trong “cuộc đảo chính ngày 2/5/1933.” Từ một nhà báo, Quỳnh đã trở thành Thượng thư Bộ Quốc Dân Giáo Dục, rồi thăng lên chức Tổng lý khá nhanh, nắm giữ tước cao nhất của hệ thống quan lại (Tứ trụ triều đình) năm 1944. Từ từ theo sự thăng tiến về danh vọng của Phạm Quỳnh, hận thù giữa họ Ngô với Phạm Quỳnh càng gia tăng . . . ..” (30) Mùa Hè 1944, Mật thám Pháp khám phá ra tổ chức Ðại Việt Phục Hưng của Diệm, gồm khoảng 50 đảng viên tích cực, kể cả một số giáo sĩ, nằm ngay trong đội lính khố xanh (Garde indochinoise), cảnh sát, công chức, v.. v... Một trong những lãnh tụ là Trần Văn Lý, Tuần vũ Hà Tĩnh. Pháp bèn cho lệnh khám xét tư thất Diệm, nhưng Diệm đã sớm tẩu thoát. Ngày 12/7, Trung úy Kuga Michio của Hiến binh Nhật bí mật đưa Diệm vào Ðà Nẵng, rồi đáp phi cơ vào Sài Gòn. Trong thời gian ở miền Nam, Diệm lui tới với Matsushita [Tùng Hạ] Mitsuhiro, Chủ công ty Dainan Koosi [Ðại Nam hay Dainan Konsi], trưởng lưới tình báo dân sự của Nhật, cũng người tự nhận là bạn thân của Cường Ðể.( 31) Một tháng sau, ngày 12/8, Nguyễn Huy Tân, Cán sự Công chính ở Quảng Ngãi, một cán bộ của Diệm, khai rằng Nhật đã chọn Diệm làm Thủ tướng, trong một chế độ quân chủ lập hiến mà người làm vua không nhất thiết phải là Cường Ðể. Hai ngày sau, 14/8, Paul Arnoux, Giám đốc Cảnh Sát, được lệnh bí mật khai thác Nhu và Khôi ngay tại Huế. Ngày 18/8, Arnoux báo cáo rằng Nhu nhìn nhận việc làm tội lỗi của Diệm, nhưng Khôi không dính líu, xin “thề trên thập tự giá” là chỉ muốn duy trì “bát cơm” Pháp. Ngày 20/8, vì tình hình Âu Châu đang rối loạn, phe “Pháp tự do” của Charles de Gaulle đang tiến vào Paris, Decoux đồng ý với đề nghị của Arnoux là chỉ trừng trị những cán bộ hạng trung, tránh khiêu khích Nhật. (32) Trong khi đó, như đã lược nhắc, ngày 21/8, Ngô Ðình Thục–đã được thụ phong chức Giám mục Vĩnh Long từ năm 1938–viết thư xin Decoux nghĩ đến công lao hãn mã của cha mình với chính phủ Pháp trong việc “đánh dẹp phản loạn” (tức những phong trào Văn Thân và Cần Vương kháng Pháp) khi xét xử Khôi và Diệm. Anh em họ Ngô, Thục nhấn mạnh, cũng đã nhiều lần dâng hiến thân tâm cho Bảo hộ Pháp, bất kể mạng sống..( 33) Cuối năm 1944, đầu năm 1945, Diệm tá túc trong bệnh viện Chợ Quán, được trưng dụng làm trụ sở quân sự của Nhật, sau này đổi tên thành bệnh viện bài lao Hồng Bàng. Tại đây, Diệm cùng Y sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Y sĩ Lê Toàn, Kỹ sư Vũ Văn An, Ký giả Vũ Ðình Dy (1906-1945) thành lập Ủy Ban Kiến Quốc, phò trợ Cường Ðể. Theo tài liệu truyền khẩu Nhật, cuối năm 1944, khi chuẩn bị kế hoạch Mago để lật đổ chế độ thân Vichy Decoux, Hiến binh Nhật đã dự trù Diệm sẽ trở thành Thủ tướng. Tuy nhiên, tình hình ngày một đổi thay mau chóng. Tướng Tsuchihashi Yuitsu, Tư lệnh Quân đoàn 38–lực lượng trách nhiệm phòng thủ Ðông Dương chống kế hoạch đổ quân Ðồng Minh–dồn mọi nỗ lực cho mục tiêu quân sự hơn chính trị. Bởi thế Tsuchihashi giữ Bảo Ðại làm vua một nước Việt Nam “độc lập trong Khối thịnh vượng chung Ðại Ðông Á,” không đồng ý cho Cường Ðể về nước. Nhưng nước Việt Nam này trên thực tế chỉ bao gồm 12 tỉnh miền Trung, vì Nam Kỳ cũng như Bắc Kỳ được trù liệu sẽ trở thành hai trung tâm tử thủ chống lại sự đổ bộ của quân Ðồợng Minh. Giám đốc Kempeitai yêu cầu phe Diệm-Chữ tham gia chính phủ độc lập tại Huế, nhưng cả hai đều từ chối.( 34) Tháng 3/1945, sau cuộc Hành quân Meigo (9-10/3/1945) loại bỏ Decoux, Bảo Ðại hai lần nhờ Nhật mời Diệm làm Thủ tướng.Mùa Thu 1945, Giám mục Thục khai rằng sở dĩ Diệm không nhận lời vì thấy chế độ do Nhật lập nên khó tồn tại lâu dài; hơn nữa quanh Bảo Ðại có những thành phần tả phái và franc-macon [tam điểm]. Lời khai này khó tin cậy, và mục đích có lẽ nhằm biện minh cho sự hợp tác với Nhật của Diệm, một tội ác chiến tranh ở thời điểm này. Thục cũng không biết đến, hoặc tảng lờ quyết định của Tsuchihashi hay lời tuyên bố sẽ tống giam Cường Ðể vào Côn đảo nếu Hoàng thân về nước. Nhân viên an ninh Pháp, năm 1954, ghi rằng Diệm từ chối lời mời lập chính phủ vì Nhật không chịu cho thống nhất ba miền Bắc, Trung, Nam. Cách nào đi nữa, sau cùng, Bảo Ðại được Nhật thông báo rằng họ không muốn dùng Diệm.( 35) Thay vào đó, tháng 4/1945, Trần Trọng Kim (1883-1952) được đưa từ Krungthêp về Huế làm Tổng lý nội các [Thủ tướng] “Ðế quốc Việt Nam” (4-8/1945).( 36) Trong khi đó, nhóm Diệm-Chữ đã bị phân tán khắp ba miền. Y sĩ Chữ về lại Nam Ðịnh, rồi Hà Nội, và cuối cùng trở thành Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Chính trị miền Bắc, thay Khâm sai Phan Kế Toại từ chức vào giữa tháng 8/1945. Diệm về Vĩnh Long, tá túc trong giáo phận của Giám mục Thục. Cuối tháng 7, đầu tháng 8/1945, có những vận động đón Cường Ðể HCMi hương làm Cơ Mật viện trưởng cho Bảo Ðại, nhưng Cường Ðể không về nước được vì chiến tranh chấm dứt đột ngột vào giữa tháng 8/1945. IV. DIỆM & VIỆT MINH: Mặc dù sau này Ngô Ðình Diệm thường tuyên bố tại Việt Nam chỉ nổi danh thua HCM Chí Minh [the best known figure after Ho Chi Minh], khoảng thời gian từ tháng 8/1945 tới đầu năm 1947 là giai đoạn bí mật nhất đời Diệm. Như chúng ta đã biết, ngày 19/8/1945, Việt Minh lên nắm chính quyền ở Hà Nội.( 37) Ngày 25/8, Bảo Ðại ra thông cáo thoái vị. Khôi và con trai trưởng là Huân bị Việt Minh bắt, rồi thủ tiêu ở vùng Phong Ðiền, Thừa Thiên.( 38) Riêng Diệm và Thục đều có tin bị Việt Minh bắt. Thục, thực ra được tự do sống ở vùng Vĩnh Long, dưới sự che chở của viên chức Việt Minh. Tháng 10/1945, Thục định ra Bắc, nhưng bị quân Bri-tên chặn bắt ở Biên Hòa, rồi sau đó âm thầm trở lại giáo phận Vĩnh Long. Phần Diệm, tông tích bất minh. Ngày 7/5/1953, trong buổi ăn trưa và thảo luận [lunch talks] về tình hình Ðông Dương tại Tối Cao Pháp Viện Mỹ, Diệm tuyên bố từng bị HCM “cô lập” trong một làng thiểu số năm 1946. Sau 6 tháng, HCM yêu cầu Diệm tham gia chính phủ, nhưng Diệm trả lời rằng vì biết HCM là CS, Diệm muốn được toàn quyền và thông báo mọi tin tức. Những người ủng hộ Diệm đòi Diệm phải được giao Bộ Nội Vụ và nắm ngành Cảnh Sát. HCM do dự ít tuần, rồi cuối cùng từ chối. Gần một thập niên sau, ngày 16/1/1962, Diệm vẫn lập lại chi tiết bị bắt giữ ở vùng thượng du Bắc Việt với các viên chức Mỹ tại Sài Gòn. Diệm còn tuyên bố với một ký giả Bri-tên rằng bị Việt Minh bắt vào tháng 9/1945, khi từ Sài Gòn ra Huế ngăn Bảo Ðại đừng theo HCM. Sau đó, bị giải lên thượng du gần biên giới Hoa-Việt, suýt chết vì bệnh sốt rét. Sáu tháng sau, HCM mang Diệm về Hà Nội, thuyết phục Diệm theo mình. Diệm không đồng ý, HCM bèn thả Diệm. Sau này, Hoàng Tùng cho rằng tha Diệm là một sai lầm.( 39) Việc Diệm bị Việt Minh bắt được nhiều nguồn tin khác xác nhận. Hạ tuần tháng 11/1945, Giám mục Thục khai với Pháp rằng Khôi và Diệm đã bị Việt Minh bắt và có thể đã bị xử bắn.( 40) Ngày 28/12/1945, Tổng Giám mục Antonin Drapier cũng viết cho Trưởng đoàn Truyền giáo Hải ngoại Pháp ở Sài Gòn, rằng Diệm đã bị Việt Minh bắt.( 41) Một nguồn tin khác nữa ghi vào khoảng tháng 6/1946, khi Diệm đến ở nhà Linh mục Ðộ, chính xứ Tuy Hoà, cán bộ VM đã “khéo léo” mời được Diệm lên miền Thượng (Mọi). Người gia nhân thoát chạy ra Phát Diệm, xin Giám mục Lê Hữu Từ giúp, sợ bị giống như Khôi. Từ bèn cùng Linh mục Phạm Quang Hàm và Dân biểu Ngô Tử Ha vào Bắc bộ phủ xin HCM tha Diệm. Chính HCM cũng không biết việc này, và hứa sẽ can thiệp. Khoảng một tháng sau, Diệm về tới Hà Nội, Võ Nguyên Giáp cho gọi Nhu tới lĩnh về.( 42) Những chi tiết quanh việc Diệm bị Việt Minh bắt có nhiều nghi vấn: 1. Xét về ngày tháng Diệm bị bắt, có phần không ổn. a. Tài liệu Bộ Ngoại Giao Mỹ và Karnow dẫn lời Diệm là Diệm bị bắt vào tháng 9/1945, và trả tự do vào khoảng tháng 3/1946. b. Ngày tháng mà Từ hoặc tác giả viết HCMi ký cho Từ ghi là Diệm bị bắt đúng vào giai đoạn HCM đang ở Pháp, và mãi tới ngày 22/10/1946 HCM mới về tới Hà Nội. Vậy Từ can thiệp vào dịp nào? (Diệm cũng không hề nhắc đến việc được Từ và Hạ can thiệp). c. Ngay chính Diệm, ngày 7/5/1953, chỉ nói mơ HCM đã bị “cô lập” tại một làng thiểu số trong 6 tháng vào năm 1946. 2. Không ai rõ Diệm được tha ngày nào, và cũng chẳng ai rõ hành tung Diệm từ lúc được tự do tới khi xuất hiện ở Hà Nội vào đầu năm 1947 trong bộ đồ tu hành. 3. Theo thư gửi Decoux đề ngày 21/8/1944, Thục nói Cộng Sản từng sai sát thủ người Hoa ra Phan Rang mưu sát Diệm, nhưng Diệm chỉ bị thương. Nếu bắt được Diệm năm 1945 hoặc 1946, ngay tại miền Trung, cách nào Cộng Sản tha Diệm? Người ta chưa quên số phận những Tạ Thu Thâu, Vũ Ðình Dy, v.. v... ở Quảng Ngãi; và nhiều cảnh “mò tôm” khác khắp ba miền. 4. Anh em Diệm rất thành thạo thủ thuật tự đánh bóng (kiểu Diệm “làm Tể tướng cho Bảo Ðại,” Khả làm “thượng thư đầu triều Thành Thái,” hay “đầy vua không Khả”). Thành tích “bị giam lỏng” tại miền thượng du năm 1946, hay đòi HCM cho nắm Bộ Nội vụ có thể chỉ để tăng thêm vốn cho việc rao bán lập trường chống Cộng hầu xin viện trợ Mỹ của Diệm. Hy vọng sẽ có dấu vết việc bị “cô lập” này trong văn khố Ðảng Cộng Sản Việt Nam hay Pháp. Cho tới khi có tài liệu rõ ràng, có thể tin Diệm đã trốn trong nhà tu [Redemptoristes hay Dòng Cứu thế] ở Huế như tài liệu văn khố Pháp ghi nhận. V. DIỆM & BẢO ÐẠI: “THÀNH PHẦN THỨ BA” Ðầu năm 1947, Diệm xuất hiện ở Hà Nội, ngụy trang như một tu sĩ. Ðược Pháp yêu cầu lập chính phủ chống Cộng, Diệm đưa ra một kế hoạch không thể chấp nhận được, tức thống nhất ba miền, có quân đội riêng và nhiều quyền tự trị hơn. Diệm còn gặp Tổng lãnh sự Mỹ Charles Reed tại Hà Nội. Trong thời gian ở Hà Nội, ngụ tại tu viện dòng Cứu Thế Canada ở Thái Hà Ấp.( 43) Ngày 11/4/1947, Diệm trở lại Sài Gòn. Ngày 5/9/1947, lại trở ra Hà Nội. A. “THÍ NGHIỆM” BẢO ÐẠI: Thời gian này, “thí nghiệm” Bảo Ðại bắt đầu thành hình. Thí nghiệm này nhằm ngụy trang cuộc tái xâm lăng Việt Nam mà chính phủ Charles de Gaulle đã phát động từ năm 1944-1945.(44) Từ mùa Hè 1945, sau khi Nhật lật đổ chính phủ thân Vichy của Decoux, Tướng de Gaulle đã nỗ lực tìm một “chí sĩ quốc gia Việt Nam chân chính” để cầm cờ dẫn Pháp trở lại Ðông Dương. Ứng cử viên được nhiều người biết nhất là Hoàng tử Vĩnh San (1900-1945), tức cựu hoàng Duy Tân (1907-1916), đã bị truất phế và đầy qua Réunion năm 1916. Tai nạn phi cơ ngày 26/12/1945 khiến “lá bài bí mật” của phe de Gaulle “tan biến như một giấc mơ đẹp.” Hai ngày sau, 28/12, Tổng Giám mục Drapier, Khâm sứ Vatican, trình lên Cao ủy/Linh mục Georges Thierry d’Argenlieu (1945-1947) kế hoạch cho Bảo Ðại lên ngôi như trước ngày 9/3/1945; rồi lập Hoàng tử Bảo Long làm vua, Hoàng hậu Nam Phương nhiếp chính, với Diệm làm Thủ tướng.( 45) D’Argenlieu không đồng ý, và cũng không hài lòng việc Drapier xen vào thế quyền. Một số chính khách, lãnh tụ giáo phái Việt cũng xúc tiến thực hiện “giải pháp” Bảo Ðại từ cuối năm 1945, đầu năm 1946. Người đầu tiên đưa ra ý kiến này là tân Giám Mục Lê Hữu Từ. Nhân dịp Bảo Ðại về Phát Diệm dự lễ tấn phong của Từ, Từ hỏi Bảo Ðại có mưu tính gì chăng; nhưng Bảo Ðại không có phản ứng tích cực. Cựu Thủ tướng Trần Trọng Kim và đảng viên trẻ Ðại Việt, kể cả Ðỗ Ðình Ðạo v.. v..., cũng tìm thấy ở Bảo Ðại sự lãnh đạo, hoặc ít nữa sự chính thống [legality hay legitimacy] cần thiết, để chống HCM.( 46) Việt Nam Quốc Dân Ðảng [VNQDÐ] và Trung Hoa Quốc Dân Ðảng [THQDÐ] cũng ít nhiều tiếp tay Bảo Ðại rời Hà Nội vào trung tuần tháng 3/1946. ……Giới giáo dân Ki-tô cũng âm thầm yểm trợ thí nghiệm Bảo Ðại. Từ đầu năm 1947, Giám mục Từ cho một số các chính khách chống Cộng vào ẩn náu tại Phát Diệm mà HCM cho hưởng đặc ân tự trị. Vợ cHồng Ngô Ðình Nhu và Trần Văn Chương cũng một thời tá túc tại đây, trước khi bí mật vào Ðà Lạt. Các chi nhánh Ðại Việt Duy Dân, VNQDÐ và Ðại Việt cũng bắt đầu được tái sinh. Trong khi đó, Giám mục Từ mượn những chuyến thăm viếng giáo dân với danh nghĩa vận động kháng chiến chống Pháp để tuyên truyền nhu cầu một cuộc thánh chiến chống Cộng. Tại giáo phận Vĩnh Long, Giám mục Thục cắt dần liên hệ với Việt Minh. Nhưng nhiệt tình chống Cộng hơn cả là các giáo mục tại vùng Bến Tre và Mỹ Tho. Họ công khai yểm trợ các đơn vị lưu động bảo vệ giáo xứ [UMDC] của Trung úy Jean Léon Leroy, thủ diễn vai trò “chính trị viên” cho các binh sĩ thêu trước ngực hình thập tự giá. Tại các vùng Pháp mới tái lập kiểm soát như Kẻ Sặt (Hải Dương), Quảng Bình, Quảng Trị, Kontum, v.. v... nhiều đơn vị tự vệ của giáo dân Ki-tô cũng được tổ chức để chống Cộng. Pháp còn sử dụng các giáo sĩ Ki-tô để móc nối với giáo dân tại các giáo phận Việt Minh kiểm soát. Khâm sứ Drapier không những ban phép lành cho phong trào thánh chiến này mà còn đẩy mạnh hơn vai trò Diệm và họ Ngô trong thí nghiệm Bảo Ðại.( 70) Mặc dù có kẻ thù chung là Cộng Sản, các tổ chức chính trị và giáo phái không đạt được sự đoàn kết cần thiết. Màu sắc tôn giáo, địa phương chi phối nặng nề, khiến phần đông hữu danh vô thực. Nguy hiểm nhất là tệ nạn sứ quân. Dĩ nhiên, phe Việt Minh không chịu bó tay. Ðài phát thanh Việt Minh không ngừng đả kích những tên “Việt Gian” đang âm mưu lập nên một “chính phủ bù nhìn tay sai” chống lại chính phủ hợp pháp VNDCCH. Tại miền Nam, Nguyễn Bình (Nguyễn Phương Thảo) phát động chiến dịch khủng bố và ám sát. Ðã có lúc, Việt Minh nghĩ đến việc gửi Phạm Khắc Hoè sang Hong Kong thuyết phục Bảo Ðại. Và, khi công bố chính phủ đổi mới vào tháng 7/1947, HCM vẫn liệt kê Bảo Ðại như cố vấn tối cao. Theo đúng kịch bản, ngày 10/9/1947, Bollaert đọc diễn văn lần thứ hai tại Hà Ðông. Trong diễn văn này, Bollaert đưa ra khẩu hiệu mới: “Ðộc lập trong tương trợ [L'Indépendance dans l'interdépendance].” Mục đích chính không phải là hứa hẹn sẽ trao độc lập cho Việt Nam mà chỉ thỏa mãn đòi hỏi của người Việt bằng cách tạo một tiền lệ nhắc đến hai chữ “độc lập”–từ năm 1945, Pháp chưa hề nhắc đến hai chữ “quốc cấm” này, và chỉ có cặp Ramadier-Bollaert mới không sợ hãi chúng. Việc này sẽ chứng tỏ tinh thần “cấp tiến” của Paris.( 71) Những đề nghị của Bollaert cũng được cân nhắc sao cho HCM không thể chấp nhận được; và như thế, tạo lý do chính đáng để phát động chiến dịch mùa khô 1947 sắp tới nhằm cắt đứt trục tiếp vận của Việt Minh từ Hoa Nam, tiêu diệt lực lượng võ trang Việt Minh, và bắt sống HCM cùng những cán bộ lãnh đạo.( 72) Diễn văn của Bollaert cũng mở cửa cho Bảo Ðại. Mặc dù chẳng trọng vọng gì cựu hoàng, Pháp miễn cưỡng chấp nhận cho Bảo Ðại về nước cầm đầu một chính phủ thống nhất chống Cộng. Bollaert hy vọng rằng việc đả bại Việt Minh sẽ khiến Bảo Ðại bớt cứng rắn trong những điều kiện hợp tác.( 73) Ngày 18/9–tức 4 ngày sau cuộc biểu tình rầm rộ ở Sài Gòn mời Bảo Ðại về nước–Bảo Ðại ra tuyên cáo chấp nhận sự ủy thác của quốc dân và sẵn sàng thương thuyết. Ngày 20/9, cựu hoàng nói sẵn sàng gặp đại diện Pháp ở Hong Kong hay Ðông Dương. Theo Giám đốc Mật Thám Ðông Dương, Perrier, nói với Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn ngày 22/9, Bảo Ðại đã đồng ý thương thuyết, nhưng tạm trì hoãn để khỏi mang tiếng do Pháp dựng lên. Pháp chẳng kỳ vọng gì ở Bảo Ðại, chỉ mong Bảo Ðại sẽ có một số người ủng hộ. Sợ rằng Bảo Ðại khó lôi kéo số lớn người quốc gia trong hàng ngũ HCM. Vậy mà Bảo Ðại đòi hỏi độc lập rộng rãi hơn những gì Bollaert đã hứa.( 74) Ngày 29/9/1947, Lê Văn Hoạch từ chức. Hai ngày sau, 1/10, Nguyễn Văn Xuân–mới từ Pháp về ngày 15/9–được Hội Ðồng Tư Vấn Nam kỳ ủy thác lập chính phủ lâm thời. Một tuần sau, Xuân công bố danh sách chính phủ Lâm thời Nam Phần.( 75) Ðây là bước chủ yếu để trao quyền thống nhất lãnh thổ cho Bảo Ðại…….. VI. “LÊ GÓT NƠI QUÊ NGƯỜI”: Trong bài hát “Suy Tôn Ngô Tổng Thống,” để tô hồng cho thành tích cách mạng của Ngô Ðình Diệm, nhà văn Thanh Nam viết: “Ai bao năm từng lê gót nơi quê người, cứu đất nước, v.. v...” Thực tế, chuyến ra ngoại quốc của Ngô Ðình Diệm chẳng có vẻ gì phiêu lưu, gian khổ. Trước hết, qua Mỹ, được gặp gỡ những nhân vật quyền thế; rồi qua Vatican gặp Giáo hoàng Pius XII; trở lại Mỹ, tu học ở các tu viện và diễn thuyết đó đây; và cuối cùng qua Belgium, vận động làm Thủ tướng. A. QUA MỸ XIN VIỆN TRỢ: Ngày 18/6/1950, Giám mục Thục gặp XLTV Ðại sứ Gullion tại Sài Gòn, xin giấy nhập cảnh Mỹ trên đường qua Roma dự năm Thánh cho mình và Diệm. Tháng 7/1950, có tin Diệm nhiều lần bị Việt Minh đe dọa đến tính mạng. Ngày 15/7, Diệm về Huế thăm mẹ bị đau nặng. Ngày 2/8, Diệm trở lại Sài Gòn sau khi ghé ngang Ðàợ Nẵng. Ngày 14/8, Diệm cùng Thục rời Sài Gòn trên tàu La Marseillaise. Gặp Cường Ðể ở Nhật, bàn việc thành lập một chính phủ chống Cộng.(127) Ngày 2/9, Diệm và Thục tới Mỹ. Hơn hai tuần sau, ngày 21/9, được William S. B. Lacy, Trưởng Nha Philippines và Ðông Nam Á, tiếp. Thục tuyên bố phải lập một quân đội quốc gia, lấy giáo dân Ki-tô làm hạt nhân để không sợ đào ngũ mang súng hàng VM. Lacy nhận xét rằng Thục mới là phát ngôn chính, trong khi Diệm chỉ tán thưởng ý kiến Thục.( 128) Ngày 15/10, Diệm và Thục rời Mỹ qua Paris. Sau đó, xuống Roma, rồi trở lại Paris vào trung tuần tháng 11/1950. Ngày 8/12/1950, Thục rời Âu Châu trở lại Việt Nam. Cuối tháng đó, Diệm, qua trung gian Bửu Kĩnh, Nghị viên Hội Ðồng Liên Hiệp Pháp, gửi cho Bảo Ðại một thư riêng, đề nghị một chương trình hoạt động.( 129) Sau đó Diệm lại sang Mỹ. Ngày 15/1/1951, Diệm khai với nhân viên Bộ Ngoại Giao Mỹ là mới từ Paris qua được khoảng một tháng để nghiên cứu về giáo lý và cơ cấu chính quyền Mỹ. Nói thêm là đã cho Bảo Ðại biết sẵn sàng làm Thủ Tướng với một số điều kiện.( 130) Trong thời gian ở Mỹ, nhờ sự che chở của Francis Spellman, Hồng Y Giám đốc Tuyên úy Ki-tô Roma trong quân đội Mỹ, Diệm tá túc tại Tu viện Maryknoll, thuộc tỉnh Lakewood, tiểu bang New Jersey. Có dịp làm quen với Thẩm phán Tối cao Pháp viện William O. Douglas, nhiều Thượng Nghị sĩ, Dân biểu như Mike Mansfield (Montana), John F. Kennedy (Massachusetts), Walter Judd, v.. v... Diễn thuyết tại nhiều nơi. Từ ngày này, Diệm trở thành một lá bài “chí sĩ quốc gia chống Cộng” trừ bị của Mỹ. Diệm cũng thường tuyên bố mình là nhân vật được biết nhiều nhất tại Việt Nam, chỉ thua có HCM Chí Minh.( 131) Ðại sứ Heath nhiều hơn một lần tiến cử Diệm trong các cuộc khủng hoảng chính phủ, nhưng cả Bảo Ðại lẫn Pháp chỉ muốn những người đáng tin cậy như Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, v.. v... Ngày 12/5/1952, chẳng hạn, Heath đề nghị cho Bảo Ðại nắm chức Thủ tướng, và mời những người có khả năng như Nguyễn Hữu Trí hay Ngô Ðình Diệm vào nội các, với chức vụ Phó Thủ Tướng.( 132) Khoảng một năm sau, ngày 28/4/1953, Heath nhận xét rằng Bảo Ðại thông minh và hữu dụng như biểu hiệu đoàn kết Bắc-Nam, nhưng không có khả năng cỡ Churchill và đại loại; Nguyễn Văn Tâm nhiệt tình và hữu hiệu, nhưng không đủ khả năng đoàn kết toàn quốc vì tính tình và lập trường thân Pháp; chỉ còn lại hai ứng cử viênNgô Ðình Diệm và Nguyễn Hữu Trí. Hiện tại, Diệm không được vì cứng cổ [intransigence], chống Pháp, không được Bảo Ðại ưa, và không ưa Bảo Ðại. Chỉ còn lại Trí xứng đáng nhất.( 133) B. QUA ÂU CHÂU: Sau khi Joseph Laniel (6/1953-6/1954) đồng ý trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam ngày 3/7/1953,(134) họ Ngô ráo riết vận động lên cầm quyền. Tại Việt Nam, Giám mục Thục và Nhu mở rộng hoạt động với các tổ chức tôn giáo và chính trị. Nhu hợp tác với Lê Văn “Bảy” Viễn, Phạm Công Tắc, v.. v... mưu lập một liên minh chính trị vào cuối năm 1953. Ðầu năm 1954, Thục, Nhu cùng nhóm Tinh Thần của Y sĩ Trần Văn Ðỗ và Liên Ðoàn Thanh Lao Công của Trần Quốc Bửu thành lập tổ chức tiền thân của Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Ðảng, tức Cần Lao.( 135) Ngô Ðình Diệm cũng từ Mỹ sang Belgium lo tiếp xúc Bảo Ðại, mới từ Việt Nam qua Pháp chữa bệnh sán gan. Ngày 14/5, Bảo Ðại gọi Diệm qua Paris, và Diệm đồng ý hợp tác. Ba ngày sau, Bảo Ðại cử em trai Diệm, Ngô Ðình Luyện, làm “đặc phái viên” tại Hội nghị Geneva để bí mật tiếp xúc với Mỹ. Ngày 24/5, khi được nhân viên Tòa Ðại sứ Mỹ ở Paris tiếp kiến, Diệm tiết lộ đã được Bảo Ðại ủy quyền về Việt Nam nghiên cứu việc thành lập chính phủ. Diệm dự định rời Pháp ngày 26/5, nhưng sau đó hủy bỏ. Sau cuộc gặp gỡ ngày 24/5/1954, Mỹ chấp thuận Diệm, không vì Diệm là nhân vật lý tưởng, mà vì những người tiền nhiệm quá kém cỏi, và Diệm có hậu thuẫn của một số giáo mục Ki-tô. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Dulles vẫn còn chủ trương khuyến khích Pháp tiếp tục tham chiến ở Ðông Dương, nên chưa thuận yểm trợ trực tiếp cho QGVN như Bảo Ðại và Diệm yêu cầu. Phần Bảo Ðại cũng được một nhóm cực hữu Pháp áp lực đưa Diệm lên thay Bửu Lộc. Nhưng cái giá Diệm đòi hỏi khá cao: Toàn quyền về dân sự và quân sự. Trước ám ảnh đại họa Pháp sẽ cắt nửa nước cho Việt Minh, và tổng tuyển cử trong một thời gian ngắn để giải quyết thể chế chính trị tương lai, Bảo Ðại đành nhân nhượng–chỉ bắt Diệm phải thề trước thập tự giá là tuyệt đối trung thành, và duy trì ngôi báu nhà Nguyễn. Ngày 6/6, chính phủ Laniel đồng ý cho Diệm làm Thủ tướng. Mười ngày sau, 16/6, giữa lúc chính phủ Laniel đã từ chức và Pierre Mandès-France có nhiều triển vọng lên thay, Bảo Ðại bổ nhiệm Diệm làm Thủ tướng toàn quyền. Ngày 25/6/1954, Diệm cùng một đoàn tùy tùng nhỏ lên đường về nước. Chính Ðạo Houston 2004-Sài Gòn 4/2005. -Trước khi bàn về những nhận định của ông Ngô Đình Diệm trong cuộc chiến 1945-1963: Có lẽ ta nên xem xét uy tín và công việc lãnh đạo của ông để chống làn sóng xâm lăng của CSVN qua các nhận định của những vị nguyên thủ quốc tế và quốc nội như sau : Có thể nói nhân vật lịch sử nầy có nhiều nhận định trái ngược nhau,người thì khen là một nhà ái quốc chân chính,người thì chê là cai trị độc tài,gia đình trị. Nhưng có thể nói ông là người mà được các nguyên thủ quốc gia Tây Phương ca ngợi nhiều nhất : -Dwight D. Eisenhower: Ngô Đình Diệm, con người thần kỳ -Lyndon Baines Johnson: Ngô Đình Diệm, Churchill của thập kỷ tại Á Châu . -Richard Nixon:Tổng Thống Ngô Đình Diệm ví như tảng đá đỉnh vòm. (keystone of a dome) Trong nước thì có những nhận xét về ông như sau : -Bảo Đại: Ngô Đình Diệm nổi tiếng là thông minh, liêm khiết. -Phan Bội Châu ,một nhà ái quốc chống thực dân Pháp đã nhận định: Ông Ngô Đình Diệm là Chí sĩ, Vĩ nhân . -Hồ Chí Minh : Mặc dù là kẻ thù của nhau nhưng Hồ chí Minh cũng phải công nhận :Ngô Đình Diệm là người tốt và yêu nước - "Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: "Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế ". -Nguyễn Mạnh Quang một nhân vật căm thù công giáo và căm ghét nhà Ngô thì viết như sau : Từ cuối thập niên 1960, nhân vật Ca-tô Ngô Đình Diệm đã từng gây ra rất nhiều cuộc tranh luận, bút chiến sôi nổi, nhiều khi đi đến tình trạng chỉ trích và chống đối nhau dữ dội giữa một bên là những người vốn đã mang căn bệnh “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa,” lại được uốn nắn sống theo cái ý niệm về trật tự trên dưới: "Nhất Chúa nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống,” Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 18. cho rằng ông ta là “một chí sĩ yêu nước” và “một nhà ái quốc đã chết vì dân” và một bên là đại khối nhân dân khẳng định rằng ông ta là một tên tội đồ phản quốc xuất thân từ một gia đình có tới ba đời nối tiếp nhau làm tay sai cho quân cướp ngoại thù chống lại tổ quốc và dân tộc. -Nhận định của phía Cộng Sản khi được tin ông Diệm bị hạ sát: http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NgoDinhDiem/CS_nghisaoveNDD.htm "Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: "Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên" "Và đài phát thanh Hà Nội nói: "Do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao nhiêu năm để xây dựng" "Về phía các lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì họ không ngờ là họ lại may mắn như thế. Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: "Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi." Và Phó Chủ Tịch Trần Nam Trung nói: "Tụi Mỹ quyết định đổi ngựa giữa dòng. Chúng sẽ không khi nào tìm được một người hữu hiệu hơn Diệm." -Nhận định của Long Điền về sự nghiệp lãnh đạo Đất Nước của Tổng Thóng Ngô Đình Diệm: (Hội luận chính trị trên hệ thống Paltalk Diễn Đàn Người Dân Việt Nam với Hiện Tình Đất Nước ngày thứ sáu 6.11.2009 với các diển giả: G/S Chu Chỉ Nam, Nhà Văn Mặc Giao, Kỷ sư Đỗ Như Điện và bình luận gia Long Điền ) -http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26854 “Ngô Đình Diệm người lãnh đạo xứng danh” bài của tác giả Long Điền : I-Dưạ vào nhận định nào hai ông cố TT Ngô Đinh Diệm và Ngô Đình Nhu đưa ra đề nghị hiệp thương với CSBV: Muốn xét quan điểm của ông Ngô Đình Diệm đối với cuộc chiến Việt Nam thì chúng ta phải xét các lời phát biểu do chính ông và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã nói gì về chiến trường Việt Nam 1954-1963: 1- Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong thời gian 9 năm điều hành đất nước (1954-1963)với chủ trương “ Đả Thực,Bài Phong,Tiểu Trừ Cộng Phỉ “ tức là đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta ,b ảo vệ Độc Lập nước nhà,bài trừ phong kién triều Nguyễn đem Tư Do Dân Chủ cho toàn dân,dẹp tan lũ giặc cướp Cộng sản để mọi người no ấm,thương yêu lẫn nhau . Ông Ngô Đình Diệm luôn luôn giữ vững lập trường Quốc Gia chân chính: Bảo vệ chủ quyền,bảo vệ lãnh thổ, không chấp nhận sự can thiệp của ngoại bang vào VN dù CSVN lúc đó tìm mọi cách xâm nhập bộ đội chính quy từ Bắc vào Nam ngày càng nhiều hơn. Bởi vì ông hiểu rõ :chấp nhận sự có mặt của Hoa Kỳ vào Miền Nam sẽ làm mất đi chính nghiả cuộc chiến đấu tự vệ chống CS xâm lược và tạo cớ cho CSBV chống Mỹ cứu nước. 2- Cuộc chiến Việt Nam 1954-1963 là Cuộc Chiến Tự Vệ vì hoàn toàn không có hành động quân sự nào cuả Miền Nam tấn công ra Bắc ,ngược lại Miền Bắc đã vượt vĩ tuyến 17,xâm nhập và tấn công Miền Nam theo lệnh của CSQT. Dù vậyvới tấm lòng nhân ái,không muốn một cuộc chiến Huynh Đệ Tương tàn, Ông Ngô Đình Diệm một mặt lo chống đở đồng thời tiến hành những cuộc thương thảo với Miền Bắc để đi đến Hiệp Thương tránh đổ máu giửa người Việt với nhau. Trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu có trích dẫn bức thư của ông Võ Như Nguyện: Cuối thư có đoạn thuật lại lời ông Diệm tâm sự với ông Nguyện: “… Vả tôi với chú Nhu có ý dù hai miền Quốc Cộng tranh chấp nhưng đều là máu mủ ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản. Rồi bên nào kéo dài, chung quy sẽ bị lệ thuộc vào một cường quốc và đất nước chia rẽ, vì các cường quốc có ý định chia rẽ cả….” người ta sẽ thấy ông Diệm muốn tránh đổ máu chừng nào tốt chừng đó và không muốn để các cường quốc đắc lợi trong cuộc tranh chấp nội bộ,một cuộc Nội Chiến tại Việt Nam do CS chủ xướng. 3-Trong Nguyên Sa Hồi Ký (ấn hành năm 1998), giáo sư Trần Bích Lan, đã thuật lại chuyện ông và hai giáo sư Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Xuân Nghiên đã có dịp nghe Tổng Thống Diệm trả lời một trong 3 câu hỏi của các ông . Câu hỏi là tại sao ta không dồn lực lượng đánh một vài trận lớn để giải quyết chiến tranh mau chóng mà cứ đánh cầm chừng nhì nhằng như thế này. Ông Diệm đã nói : “Bản chất cái chiến tranh này nó như thế. Mở rộng chỉ chết thêm lính và dân, mà cũng chẳng giải quyết được gì.” Ba mươi lăm năm sau, nhìn lại, nhà giáo và nhà thơ của chúng ta đã thấy câu trả lời của ông Diệm không phải ngụy biện như các ông nghĩ lúc trước, mà là những lời tiên đoán thời cuộc rất chính xác. 4-Những gì ông Ngô Đình Nhu nói trong một lễ bế mạc lớp học tập về Ấp Chiến Lươc khóa XII, ngày 22/6/1963… cũng tương tự như thế: “Chúng ta là một nước nhỏ bé đứng giữa hai khối. Nếu bên thế giới tự do tăng cường viện trợ cho ta thì thế giới cộng sản cũng sẽ tăng viện trợ cho phía họ. Hai bên cứ tăng cường như vậy sẽ đưa cái mức chiến tranh càng ngày càng lên cao. Và số phận chúng ta rồi mai đây sẽ ra sao?” 5- Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa Dân Tộc và chống Cộng kiên quyết, chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam, lập trường của ông rất dứt khoát . http://nguoitinhuu.com/htvd/cottngodinhdiem.html Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói: "Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam. " 6-Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: "Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao qúy như vậy. " 7-Hơn nữa, cái chết của Cố Tổng Thống Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Tổng Thống Nixon: "Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hưu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ " Lập trường của ông Ngô Đình Diệm rỏ ràng là vì Quốc Gia,Dân Tộc không muốn làm “tiền đồn” cho ai cả vì sẽ phải lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, và sẽ làm cớ cho Liên Xô và Trung Cộng nhảy vào xâu xé Việt Nam mà thôi. Trong quyển "Chính Đề Việt Nam" Ông Ngô Đình Nhu đã nhận định hiểm họa Trung Cộng là to tát và là một mối hoạ truyền kiếp cần phải đề phòng và muốn chống họa xâm lược đó chỉ có một chính thể tự do mới có đủ khả năng chống lại hoạ mất nước.(tác giả mong sẽ có dịp bình luận toàn bộ quyển luận án chính trị nổi tiếng nầy vào dịp thuận tiện) http://chinhdevietnam.blogspot.com/2009/11/chinh-e-viet-nam-luan-chinh-tri-cua-ong.html Trang Blog cua Long Điền trọn bộ "Chính Đề Việt Nam" của ông Ngô Đình Nhu 198 trang. http://longdientimhieu.blogspot.com/ Nhân định về cuộc chiến VN từ 1945-1963 Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Nhận định cuộc chiến của ông cố vấn Ngô Đình Nhu: "Chúng ta đã biết chính sách xâm lăng của Trung Hoa đối với Việt Nam là một chính sách liên tục và bất biến của tất cả các chế độ của Trung Hoa vì nó phát sinh từ một nhu cầu đất đai cần thiết cho sự phát triển của Trung Hoa. Mang phương pháp độc tài Đảng trị của Cộng Sản, cũng như phương pháp độc tài nào khác để lãnh đạo quần chúng, thì theo một cơ thức mà chúng ta đã biết, quần chúng sẽ phản ứng bằng cách hướng về bất cứ cá nhân hay tập thể nào phất cờ giải phóng để che đậy thâm ý xâm lăng của mình. Trong điều kiện đó, các nhà lãnh đạo Cộng Sản áp dụng phương pháp độc tài đảng trị ở Việt Nam, sẽ đương nhiên tạo hoàn cảnh thuận lợi cho Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam lúc thời cơ đưa đến. Nói một cách khác, phương pháp lãnh đạo độc tài Đảng trị sẽ suy nhược hóa sức đề kháng của dân tộc đối với kẻ xâm lăng." trang 142 ấn bản điện tử. Nhận định của ông Ngô Đình Nhu về sự lệ thuộc của đảng CSVN v ới Nga và Tàu như sau : "Nhưng, họ chỉ có thể thoát ra ngoài vòng ảnh hưởng của hai khối để lãnh đạo công cuộc phát triển của dân tộc, như chúng ta nêu lên trong câu hỏi đầu mục này, nếu các điều kiện sau đây được họ nhận thức rõ rệt: 1.- Bản chất thực tế của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. 2.- Thâm ý chiến lược của Nga Sô 3.- Cuộc đồng minh với Nga Sô, đã hết hiệu lực đối với Nga Sô, khi mục đích phát triển của Nga Sô đã đạt. 4.- Lý thuyết Các-mác Lê-nin là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Nga trước đây, cũng như là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Trung Cộng ngày nay. 5.- Sự đồng minh với Cộng Sản phải được chấm dứt kịp thời khi nó không còn hiệu lực đối với dân tộc. 6.- Đối với dân tộc Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp."(trang 109 ấn bản điện tử) Nhưng khốn nỗi phe CSVN thời đó không suy nghĩ ra vấn đề mà họ chỉ tuân hành các chỉ thị của Cộng Sản Quốc Tế mà thôi. "Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các văn thư chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt." Sự phân chia đất nước theo Hiệp định Genève 1954 là do các nh à lãnh đạo Miền Bắc chạy theo chủ nghĩa CS. Muốn chấm dứt chiến tranh thì giới lãnh đạo Miền Bắc phải độc lập ,phải thấu đáo nguyện vọng của cộng đồng dân Việt và sau cùng là phải thấu đạt các ý đồ của các cường quốc tham chiến(trang 109) "Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được. Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối." II -Dự án hiệp thương có phải là phản bội đồng minh(Mỹ) hay đâm sau lưng chiến sĩ như lập luận của một số người có ác cảm với gia đình họ Ngô: Đây là một sự kiện lịch sử cần được xem xét cẩn thận, không nên vội lên gân và kết tội một cách vội vã là anh em ông Diêm muốn hiệp thương (thoả hiệp) với cộng sản hay là đâm sau lưng chiến sỹ. Bởi vì xét cho cùng thì 1972 tại sao Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng thì được, còn hai miền cuả Việt Nam gánh chịu bao đau thương do chiến tranh thì không được thương lượngvới nhau trong tình Dân Tộc.(Khác với tình thế hiện nay ,2009 CSVN quyết tâm cai trị dân VN bằng đường lối độc tài sắt máu,không chấp nhận đối thoại và đối lập thì lại có một số người định chạy theo đường lối Hoà Hợp Hoà Giải bịp bợm của chúng!) Nhận định về ông Ngô Đình Diệm của Minh Võ nhà khảo cứu lịch sử đã viết như sau: “Dưới ánh sáng của những sự kiện lịch sử vừa nêu, nhìn lại dĩ vãng, chúng tôi thấy sách lược đấu tranh mà hai anh em ông Diệm toan tính áp dụng tại Việt Nam trước khi các ông bị giết rất có cơ sở, và đáng lý nó đã phải thành công. Và nếu nó thành công thì miền Nam Việt Nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa sẽ tồn tại trong một thời gian khá lâu: hoặc có thể thống nhất một cách vinh quang như nước Đức. Bằng không thì tối thiểu cũng tồn tại trong phú cường giống như Nam Hàn hay Đài Loan.” “Còn thời 1962–1963 thanh thế của ông Diệm hơn hẳn ông Hồ. Nếu ông Diệm chịu liên hiệp là liên hiệp trong thế mạnh. Hãy tạm lấy một ví dụ đơn giản là hòa tan dung dịch có hai màu đối chọi; xanh đậm (Diệm) với hồng lạt (Hồ). Màu nào đậm hơn sẽ lấn át và thắng màu lợt. Dĩ nhiên thực tế chính trị phức tạp hơn, vì còn mưu sâu của con cáo nổi danh hơn người. Nhưng về điểm này ông Diệm đã có kinh nghiệm từ những bài học lịch sử nói trên với cộng sản. Hơn nữa ông Diệm không phải là một chính khách non nớt, không biết rõ đối phương như người ta tưởng.” “Vì những lý do trên, theo ý kiến chủ quan của tôi, nếu, vâng, nếu, một chữ nếu không có trong lịch sử! nếu anh em ông Diệm không bị chết, và việc hiêp thương giữa hai miền Nam Bắc được thể hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước, thì chẳng những Hoa Kỳ đã không phải đổ 2 triệu quân vào Việt Nam khiến hơn 58 ngàn lính Mỹ chết mà Việt Nam cũng tránh được một cuộc chiến tương tàn làm trên 3 triệu tử vong.” Có nhiều ý kiến của người Việt Quốc Gia chưa đồng ý với nhận định của Minh Võ một cách hoàn toàn : a- Họ chưa đồng ý là khi đưa ra đề nghị “Hiệp Thương” chưa chắc là ông Diệm ở vào thế mạnh hơn so với CSBV vì CSQT thì yểm trợ cho miền Bắc hết mình ,còn Hoa Kỳ vừa viện trợ vừa o ép miền Nam đi theo ý họ, đề nghị Hiệp Thương đưa ra quá sớm,dể gây cú sốc cho đồng minh Hoa Kỳ vốn rất cứng ngắc , độc đoán không bao giờ nghe lời đề nghị của bất cứ ai mà họ chỉ làm theo quyền lợi Mỹ theo từng giai đoạn thời cuộc. b- Nên nhớ cuộc thương lượng về 1 giải pháp Hiệp Thương thời điểm đó chĩ mới bắt đầu, hiện không còn tài liệu nào được công bố nên chưa hiểu rỏ nội dung , ý muốn của mỗi bên ra sao,nên cũng không thể nói “Mèo nào cắn mĩu nào” vì cả hai bên đều có kinh nghiệm già dặn không dể gì ông Diệm chịu Hiệp Thương mà chịu phần thua thiệt đâu.Vã lại thái độ cứng rắn ,uy dũng của ông Diệm ngay cả khi bị CS bắt năm 1945 mà cũng không chịu khuất phục thì làm sao với thế ngang ngửa ông Diệm lại chịu thua thiệt.Không nên đem thành bại mà luận anh hùng,dù sao thì sự can đảm cuả ông Diệm dám xem xét vấn đề Hiệp Thương dù không có sự đồng ý của Mỹ quả là 1 hành động đáng khâm phục hơn là chê trách. Vả lại trong thời điểm 1972 khi Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng để mưu tìm hoà bình cho cuộc chiến thì không thể nào nói TT Nixon là phản quốc (Hoa Kỳ) vậy tại sao ta lại vội vả lên án ông Ngô Đình Diệm có ý phản bội quốc gia. c- Có người cả nghi thì cho rằng Hồ là con cáo già trong khi hai bên thảo luận mà tung tin ra ngoài, lập mưu nầy để mượn tay Mỹ hãm hại ông Diệm vì vậy mà Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lãnh giết ông Diệm vì không theo đúng đường lối của Mỹ. Xin thưa đó là lập luận cuả CS, muốn đánh bóng ông Hồ và hạ uy tín của ông Diệm mà thôi. Ông Diệm đã nhờ trưởng đoàn Ba Lan trong ủy hội Kiểm Soát Đình Chiến là Mieczyslaw Maneli và còn có đại sứ Ý Giovanni d’Orlandi và đại diện của Vatican tại Việt Nam là Đức Cha Salvatore D’Asta cùng nhiều người khác nửa để làm trung gian thương lượng, đồng thời Ông Diệm , ông Nhu cũng đã công bố 1 cách bán chính thức,bán công khai cuộc Hiệp Thương nầy thì rỏ ràng hai ông đã lượng định kỷ càng và không quá ấu trỉ về chính trị như một số người lầm tưởng. Hoa Kỳ thì có nhiều kinh nghiệm trận địa chiến ,nhưng với chiến tranh du kích thì họ hoàn toàn mới mẻ ,vì thế các tướng lãnh HK thoạt đầu khi vào VN, họ nghĩ rằng có thể dể dàng thắng cuộc chiến tại VN, nhưng sau đó thì họ đã nghĩ khác sau khi tổn hao 58.000 binh sĩ thì họ mới đi tìm 1 giải pháp thương lượng.Còn ông Diệm và ông Nhu thì biết rất rỏ thực chất cuộc chiến là Cộng sản Bắc Việt chỉ là kẻ thừa hành cho Cộng sản Quốc Tế cần phải lôi kéo họ về với Dân Tộc. Chỉ tiếc là đề nghị Hiệp Thương nầy có lẻ quá sớm vì sau đó năm 1968-1972 thì Hoa Kỳ mới cố công tìm kiếm sự thương lượng giửa HK và Trung Cộng để mưu tìm 1 giải pháp ổn định Đông Nam Á mà không tổn hao sinh mạng đôi bên. d- Ngày nay (2009)vị thế Quốc Cộng khác hẳn 1961, CSVN đang cầm quyền trên toàn cỏi Việt Nam bằng biện pháp ngoan cố, vá víu Xã Hội Chủ Nghiã thì dĩ nhiên áp dụng hoà hợp hoà giải với CSVN là đầu hàng, là trở cờ thì đáng bị lên án. Chừng nào CSVN chịu từ bỏ CNXH, bải bỏ toàn bộ Hiến Pháp, chấp nhận “Trưng cầu Dân ý”một cách thành khẩn thì ngày đó mới hết đấu tranh đòi hỏi Dân Chủ cho VN. Những ai vẫn còn quan niệm rằng thời kỳ thập kỷ 1960 ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu không nên thương lượng chấm dứt chiến tranh với Miền Bắc xin trả lời các câu hỏi sau đây thì sẽ làm sáng tỏ vấn đề: 1-Phía đồng minh Hoa Kỳ có viện trợ liên tục và vô thời hạn cho chính thể VNCH (Ngô Đình Diệm và sau ông Diệm) để chống CS Quốc Tế mãi mãi hay không?Hay Hoa Kỳ sẽ chấm dứt cuộc chiến khi họ đạt được ý định chiến lược là làm suy yếu tiềm lực CSQT (tức là gây chia rẻ khối CSQT gồm 2 cường quốc Liên Xô và Trung Cộng)không còn khả năng đe doạ Hoa Kỳ mà thôi 2-Nếu cả hai miền Nam, Bắc đều nhận được viện trợ dồi dào của cả hai khối siêu cường thì chiến tranh sẽ kéo dài đến đâu và kết quả dân tộc Việt Nam được gì, mất gì.(Xin hảy nhớ cuộc chiến lịch sử đẩm máu ở Triều Tiên,sau đó đất nước Triều Tiên ra sao?) 3-Hoa Kỳ viện trợ cuộc chiến VN, vậy chỉ có Hoa Kỳ và Nga Tàu có quyền chấm dứt cuộc chiến VN ,còn Miền Bắc và Miền Nam hoàn toàn không có quyền bàn đến ? ( Đông Đức và Tây Đức đã liên lạc,thảo luận và thống nhất đất nước bằng biện pháp hoà bình mà không cần quyết định nào của Mỹ và Liên Xô) 4-Hoà bình đạt được giửa thập niên 1960 và 1975 có gì khác nhau.Sau khi cuộc chiến chấm dứt toàn dân VN được gì và mất mát nhửng gì?(Nếu cuộc chiến chấm dứt trước thập niên 1960 thì không phải hy sinh 2 triệu binh sĩ và 3 triệu thường dân hai bên Nam,Bắc Việt Nam và 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ). 5-Nếu nói ý đồ của CSQT là phải thôn tính Miền Nam VN bằng mọi giá và Hồ cũng như đảng CSVN phải bắt buộc thi hành,vậy thương lượng với CSVN là vô ích.(Vậy giả dụ Hồ và đảng CSVN quyết tâm đình chỉ cuộc chiến vì hao tổn quá mức chịu đựng vậy chẳng lẻ Liên Xô và Trung Cộng sẽ tự đem quân qua Việt Nam để giải quyết chiến trường hay chăng?Hay một giả thuyết thứ hai là tiềm năng của Liên Xô và Trung Cộng là trường cữu và vô tận hay sao?Hay là một ngày nào đó sẽ kiệt quệ và không còn khả năng giúp CS Bắc Việt nửa.) Cho đến hiện thời chưa có tài liệu nào cụ thể đưa ra về các điểm thảo luận và mục tiêu thảo luận giửa đôi bên,có vài sử gia tên tuổi lập luận lên án cuộc thảo luận chấm dứt chiến tranh của cố tổng thống Ngô Đình Diệm là ve vản kẻ thù, là đâm sau lưng chiến sĩ nhưng bản thân thì vận động chạy chọt để khỏi ra tác chiến và ngày nay cứ mãi cường điệu lên án những người có lòng nhân ái muốn chấm dứt cuộc chiến bĩ ổi nầy thì có hợp lý chăng? Kéo dài cuộc chiến theo tôi chỉ có lợi cho các cường quốc ngoại nhân và một nhóm nhỏ chính trị hoạt đầu nội địa nhằm cũng cố địa vị và cắt xén viện trợ bỏ túi mà thôi. Tại sao cứ mãi tôn thờ quyết định của ngoại bang mà bỏ quên quyền quyết định của Dân Tộc Việt Nam. Theo họ thì Miền Nam Việt Nam phải mãi mãi là tiền đồn chống cộng ( Họ mau quên một khi Mỹ đạt được ý đồ chiến lược thì Mỹ không cần tiền đồn và sẳng sàng bỏ rơi đồng minh). Lối lập luận nô lệ ngoại bang,xem thường ý nguyện sống thanh bình của 86 triệu đồng bào Việt Nam ngày nay đã lổi thời và không còn mua chuộc được ai nghe theo! Dù họ đứng bên nầy chiến tuyến nhưng cách suy nghĩ của họ y hệt những cái đầu ở Bắc Bộ Phủ chỉ biết quỳ mọp trước Trung Cộng mà bỏ quên nguyện vọng Độc Lập Tự Chủ của toàn dân Việt . Suy tư trước vận mệnh đất nước lâm nguy qua kẻ thù truyền kiếp Bắc phương,tức giận trước cung cách hèn hạ của kẻ cầm quyền Hà Nội hiện nay ,duyệt xét lại lịch sử cận đại thấy rằng người lãnh đạo xứng danh Ngô Đình Diệm luôn lắng nghe nguyện vọng của toàn dân muốn no cơm ấm áo,muốn an bình tái thiết quê hương sau mấy chục năm khói lửa chiến tranh(1930-1954) ông Diệm độc lập với đồng minh ,luôn tìm mọi cách chấm dứt chiến tranh dù trái với ý đồ của cường quốc,khác xa với Hồ Chí Minh người luôn mang ý định chủ chiến, luôn cúc cung tuân thủ theo lệnh quan thầy Liên Xô và Tàu Cộng. Những nổ lực mưu tìm một nền Hoà Bình cho Việt Nam giai đoạn 1960 tuy chưa thành công vì ông Diệm và Nhu đã hy sinh cho đại nghĩa quá sớm,nếu vận nước không suy vi thì với khả năng lãnh đạo sáng suốt của ông biết đâu Việt Nam sẽ được giải quyết như Đông và Tây Đức hiện thời. Đừng đem thành bại mà luận anh hùng.Tấm lòng nhân ái thương dân với những đức tính cần thiết của người lãnh đạo bao gồm :Nhân, Dũng, Lược,Trí sẳn sàng hy sinh thân mình để bão vệ chủ quyền Quốc Gia Dân Tộc như ông Ngô Đình Diệm xét trong lịch sử Việt Nam thử hỏi có được mấy người! Long Điền (Nhân kỷ niệm 46 năm ngày sụp đổ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà 1.11.2009-1.11.1963) Tài liệu tham khảo : -http://messageboards.aol.com/aol/en_us/articles.php?boardId=89539&articleId=68448&func=6&channel=People+Connection&filterRead=false&filterHidden=true&filterUnhidden=false LÝ DO CUỘC ĐẢO CHÁNH NGÀY 1-11-1963 cua Tran Gia Phung . -http://www.vietlinhweb.com/Diendan/index.php?s=324582af7bc6b8165fee7030738eefcc&showtopic=10467&pid=17520&st=0&#entry17520 NGÔ ĐÌNH NHU NGỦ TRONG GIẤC MỘNG HÒA BÌNH .. Nguyen Duy Thanh http://ongvove.wordpress.com/2009/11/04/quach-tong-d%E1%BB%A9c-chin-nam-ben-c%E1%BA%A1nh-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ngo-dinh-di%E1%BB%87m/ Quách Tòng Đức: Chín năm bên cạnh Tổng thống Ngô Đình Diệm http://nguoitinhuu.com/htvd/cottngodinhdiem.html CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VỚI NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN ii http://web.datviet.com/blogs/forums/ba-nh-lua-n-tin-ta-c/179903-vnch-nua-i-csvn.html Vu Ngu Chieu PHIẾN CỘNG” TRONG DINH GIA LONG . - Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống? -http://baovecovang.wordpress.com/2009/09/17/tt_ndd_3/ : Sách của Cao Thế Dung và BS Lương Khải Minh (Trần Kim Tuyến) 327 TRANG ĐỊNH MỆNH Đà AN BÀI Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài nhất, một đêm không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây, với nhiều đám khói tại trung tâm Thủ Đô còn bốc lên nghi ngút, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chánh đã hạ được Dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ họ Ngô Đình Diệm nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát khỏi Dinh Gia Long. Khoảng 10 giờ cùng ngày, đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử”! Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết, và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Cố Tổng Thống Diệm là một người ngoan đạo, mà đạo Thiên Chúa cấm tự sát. Phe đảo chánh không cho biết thêm tin tức nào về cái chết, trong khi báo chí thì không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết. Ngày 6 tháng 11 năm 1963, nhật báo New York Times in hình xác Tổng Thống Diệm bị còng tay với lời chú thích “Suicide with no hand” (tự sát không có tay) có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chánh rằng anh em ông Diệm tự sát. Về sau, người ta có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng Thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa được hoàn toàn phơi bày ra ánh sáng. Thời gian như chiếc lá bay vèo. Mọi việc tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua thế mà đã sáu năm. Vào thế kỷ trước khi tốc độ còn tính bằng chục cây số thì 6 năm qua là quãng thời gian quá ngắn chưa đủ một khoảng cách không gian cần và đủ để có thể phơi bày tất cả mọi sự thật về một biến cố lịch sử. Nhưng ngày nay, tốc độ tính bằng ngàn cây số, 6 năm là thời gian quá đủ để nói thật, nói hết về một biến cố lịch sử. Mỗi biến cố lịch sử có một giá trị riêng của nó, vào thời đại của nó. Mỗi giai đoạn lịch sử, cũng có một giá trị khác nhau. Chỉ riêng sự thật có giá trị muôn đời. Và cái gì là sự thật, phải trả về với sự thật. Viết về một giai đoạn cầm quyền suốt 9 năm của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, không nhằm mục đích biện minh cho ai, hoặc kết tội ai, mà chỉ muốn nói lên một sự thật. Sự thực sẽ ghi tội và công trạng của những người có công. Người viết không dám làm việc của một sử gia, mà chỉ muốn góp phần nhỏ vào việc soi sáng cho một giai đoạn gay go của lịch sử, một giai đoạn đầy những biến chuyển và bí mật. Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm không đơn giản như một vụ thanh toán chính trị và thoán đoạt quyền hành ở cấp lãnh đạo thượng tầng quốc gia. Cái chết của Ông đã biểu hiện trọn vẹn thân phận của người dân nhược tiểu Á Phi và gần hơn nữa, thân phận của một người Việt Nam yêu nước dù có phạm những lỗi lầm nào vẫn còn giữ được lòng tự ái quốc gia và cả danh dự của dân tộc. Trước hết, cái chết của ông dù cách nào cũng chỉ là kết quả của một lòng yêu nước và chỉ không chịu cúi đầu khuất phục trước những thế lực ngoại bang, nhằm khuynh đảo đất nước này và tạo ra những hoàn cảnh tan rã và mỗi ngày càng thêm tan rã. Tổng Thống Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị bắn chết vào sáng ngày 2-11-1963, tức là đã 6 năm qua. Thời gian này quả là ngắn ngủi so với giòng lịch sử. Nhưng với thời đại của tốc độ không gian như hiện nay thì 6 năm cũng không phải là quãng đường quá ngắn. Nhận định về cái chết của anh em Tổng Thống Diệm ngay bây giờ cũng không phải là vấn đế quá sớm, vội vàng vì hiển nhiên trong sáu năm qua, miền Nam đã trải qua bao nhiêu biến cố, bao nhiêu lần thay chủ đổi ngôi. Nhưng sự kiện diễn biến của thời cuộc cũng đã đủ cung ứng chất liệu cho ta có thể bình tâm nhận định về cái chết của T.T Diệm cùng sự sụp đổ của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa…. -Chiến Tranh Việt Nam 1954 - 1963:Độc Lập Quốc Gia và Lý Tưởng Tự Do Hạnh-phúc Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn , tháng 10.2008 ….Ông Ngô Đình Diệm tạo ra yếu tố "nhân hòa" khi đứng ra lãnh đạo một chính phủ "phúc lợi" để hướng dẫn chính sách phát trển dân sinh. Ông long trọng tuyên bố: "chính phủ do tôi lãnh đạo có một nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ nền độc lập quốc gia vả nâng cao đời sống và hạnh phúc cho toàn dân." Ông Ngô Đình diệm không phải bù nhìn hay tay sai của Mỹ như luận điệu tuyên truyền của Việt Minh Cộng Sản. Tổng Thông Mỹ và những nhân vật cao cấp Hoa Kỳ đã từng tiếp xúc và làm việc với ông Diệm đều thừa nhận cái lập trường độc lập sắt đá của ông Diệm. Ông Diệm thường nhắc nhở các viên chức Mỹ rằng "Chúng tôi không muốn trở thành một nước bảo hộ của ng¬ười Mỹ." Khi biến cố chính-trị 1 - 11 - 1963 sẩy ra, Đại Sứ Mỹ Cabot Lodge đã điện thoại và yêu cầu TT Ngô Đình Diệm hãy rời bỏ Dinh Gia Long để đến tị nạn tại Tòa Đại Sứ Mỹ vì các tướng lãnh phản loạn có thể sẽ giết anh em ông. TT Ngô Đình Diệm đã trả lời ông Đại Sứ Lodge như sau: "Thưa ông Đại Sứ, ông có biết ông đang nói chuyện với ai không? Tôi muốn báo cho ông biết rằng ông đang nói chuyện với một Tổng Thống của một quốc gia độc lập có chủ quyền. Tôi chỉ rời khỏi đất nước này nếu đó là nguyện vọng của dân tộc tôi. Tôi sẽ không bao giờ ra di theo yêu cầu của một số tướng lãnh phản loạn hay của ông Đại Sứ Mỹ". Trong Thông Điệp Tết 1955, TT Ngô Đình Diệm tái xác nhận nguyên tắc này: "Mỗi người nông dân không có ruộng cầy, mỗi người dân sống ở thành phố, đều phải được hưởng quyền 'tài sản căn bản'." Ông Cô vấn Ngô Đình Nhu đã giải thích chính sách "Tài sản căn bản" một cách chi tiết hơn và vai trò tối cần thiết của nó đối với "quan niệm mới về quyền tư hữu”. Quyền tư hữu sẽ cung ứng một căn bản vật chất cần thiết để mọi người có cơ hội hoàn thành sứ mệnh tinh thần (tâm linh) đã được cổ võ trong Chủ Nghĩa Nhân Vị. Quyền sở hữu một căn nhà nằm trên một mảnh đất rộng từ hai sào rưỡi đến bảy sào rưỡi (2.5 - 7.5 acres) có thể sản xuất đủ gạo ăn và hoa mầu cho một gia đình. Đây chính là một bảo đảm chắc chắn về kinh tế cho việc xây dựng tinh thần độc lập của mỗi công dân; ngoài ra nó còn cung ứng đầy đủ nhu yếu cho mỗi công nhân thành phố trong trường hợp họ bị thất nghiệp:"Nếu mỗi người công dân, ngoài công việc làm chinh bất cứ trong khu vực công hay tư, mà gia đình họ lại có thêm một lợi tức phụ trội từ "miếng tài sản căn bản đó", họ có thể nhập chung 2 lợi tức với nhau. Trong trường hợp đó họ sẽ có đủ khả năng để đóng thuế và còn có thể dùng số tiền còn lại tham gia với chính phủ để xây dựng khu vực kỹ nghệ nữa." Xin kể ra một vài con số cụ thể làm bằng chứng. Nói chung, sau 4 năm thực hiện chính sách Nhân Vị "tài sản căn bản", quan niệm về việc xây dựng một xã hội tự túc tự cường tại Miền Nam Việt Nam đã trở thành hiện thực. Vào năm 1956, vẫn còn 6.000 điền chủ làm chủ hơn 45 phần trăm đất ruộng tại Nam Việt Nam và trong số đó có 430 người Pháp và 1603 người Việt mỗi người làm chủ hơn 100 mẩu ruộng (hectares). Nhưng báo cáo trong ngày Song Thất 7-7- 1957 cho thấy hơn 26,120 mẫu đã được cấp phát cho nông dân theo nguyên tắc tài sản căn bản". Ngoài ra còn có 600 trăm ngàn khế ước đã được ký kết giữa điền chủ và tả điền. Để thúc đẩy việc canh tác, chính phủ còn cho nông dân hoặc qua hợp tác xã nông nghiệp mượn một tổng số tiền lên đến 250 chục triệu đồng. Kết quả diện tích canh tác đã tăng lên 2,625,369 mẫu tức 58% so với năm 1954 là 1,659,000 mẫu. Và đến cuối năm 1959 chính phủ đã truất hữu 454,874 mẫu ruộng của 1980 điền chủ để cấp bán cho 128,719 nông dân. Ngoài ra có 228,620 mẫu đất do người Pháp làm chủ đã bị truất hữu trong đó có hơn 50 ngàn mẫu đã được cấp và bán lại cho dân chúng. Chính phủ đã thực hiện khẩu hiệu "Cơm no áo ấm" qua việc nâng cao mức sống của nông dân và gia đình đồng thời gia tăng tổng sản lượng lúa gạo để mau chóng tiến đến tự túc tự cường đã được thực thi khắp miền Nam từ thành thị đến thôn quê. Năm 1959, miền Nam Việt Nam đã thực sự trở thành một xã hội no ấm và số lượng nông phẩm xuất cảng đã đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á. Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã đạt được thành quả tốt đẹp này vì khi có được "thời và địa lợi" Ông Ngô Đình Diệm đã tạo yếu tố "nhân hòa", từ lãnh đạo đến cơ cấu chính quyền và chính sách phát triển đều lấy "con ng¬ười" làm cứu cánh tối hậu. Lịch sử ghi nhận đây là một chính phủ hợp lòng dân. Nhưng chính sách "tài sản căn bản" Đệ I Cộng Hoà, đưa con người và xã hội hậu-thuộc-địa Việt Nam tiến dần tự túc tự cường về mọi mặt lại không được các nhà làm chính sách Hoa Kỳ đón nhận. Báo chí và các cơ quan truyền thông Mỹ đã được lệnh mở một chiến dịch đánh phá việc xây dựng quốc sách Ấp Chiến Lược. Họ nhất định phá hỏng nỗ lực tiến đến độc lập tự chủ của các nhà lãnh-đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa vì Ấp Chiến Lược là một hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội hoàn toàn tự túc *. Lý do của họ không phải là vô căn cứ. Nêu quốc sách Ấp Chiến Lược được hoàn thành trên toàn lãnh thổ miền Nam, hệ thống thôn ấp này sẽ là một bảo đảm chắc chắn cho Độc Lập và Tự Do căn bản của dân chúng. Người Mỹ sẽ gặp khó khăn khi muốn xen vào nội bộ của Nam Việt Nam. Cho nên khi ông Ngô Đình Diệm chết đi, thời của nền Đệ I Cộng Hòa cũng qua đi. Một xã hội độc lập tự do và hạnh phúc cũng biến mất. Miền Nam lại một lần nữa rơi vào vòng lệ thuộc Hoa Kỳ mở đường cho thảm kịch 30 tháng 4 năm 1975. *25. Cựu Giám Đốc CIA William Colby khi nhìn lại CTVN đã tin rằng lịch sử có thể được viết lại: "Nếu để ông Diệm sống, ông Diệm sẽ có khả năng củng cố và cải tổ quyền lực, sẽ tăng triển chiến lược thôn ấp cùng với những cán bộ từng cộng tác với chế độ của ông." -"Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam, 1954-1963, Một cuộc cách mạng" quyển sách của tiến sĩ Phạm Văn Lưu và tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn 229 trang, có 5 chương. -Nhận định của T/S Lâm Lễ Trinh về khí tiết của cố TT Ngô Đình Diệm trong ngững ngày cuối cùng của cuộc Đảo Chánh 11.11.1963 như sau; - KHÍ TIẾT VÀ LÃNH ĐẠO "Tuyển tập Thức Tỉnh Quốc Gia và Cộng sản "Chương I,Lịch sử và chính trị trang 95-100 ,của G/S Lâm Lễ Trinh,Thủy Hoa Trang in năm 2007. Lâm Lễ Trinh Suốt 40 năm nay, mỗi khi ngày 1 tháng 11 trở lại, hình ảnh thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn khơi dậy trong tâm thức quần chúng những âm vang chua xót nhưng đồng thời, cũng nhắc nhở những kinh nghiệm bổ ích cho cuộc đấu tranh tương lai. Nhân dịp này, không nên phí thời giờ để tố giác, một cách tiêu cực, những sai lầm của Hoa kỳ, hành vi bội phản của các người đội lốt quốc gia và sự phá hoại của Cộng sản. Thật vậy, cho đến nay, vô số văn khố giải mật của chính quyền Mỹ, công trình nghiên cứu của các thức giả, những lời thú nhận của một số nhân chứng liên hệ và, đặc biệt, tình trạng khánh tận của xã hội chủ nghĩa đã và đang làm chuyện đó trước công luận quốc tế. Lịch sử cận đại Việt Nam sẽ mãi ghi lại một điều sáng tỏ: Quyết định của TT Diệm tiếp xúc vào giờ chót với quân đảo chính chứng minh ông muốn tìm một giải pháp dân tộc ôn hòa. Sự hy sinh dũng cảm của Tổng thống Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã tránh cho miền Nam VN cảnh nồi da xáo thịt giữa người quốc gia và bảo toàn tiềm năng kháng cộng trong giai đoạn cực kỳ nguy kịch. Sự hy sinh ấy còn là một lời kêu gọi thống thiết gởi đến cho cấp chỉ huy Quân đội đừng vong bổn, vọng ngoại và chễnh mảng trong cuộc chống cộng cứu nước. Tiếc thay, lời kêu này không được lắng nghe. Nhóm tạo phản bị ngoại bang mua chuộc. Nối gót Judas, với một giá rẻ mạt - 42 ngàn đô - họ đã giết lãnh tụ và bán đứng Tự do của ba chục triệu đồng bào miền Nam. Họ đã giúp Hoa kỳ thay toàn diện một thế cờ. Với 42 ngàn đô. Trong những giờ phút cuối cùng cuộc đời, Tổng thống Diệm hoàn toàn cô đơn: đồng minh bội bạc, dân tộc hiểu lầm, người thân trở mặt và kẻ thù cộng sản reo mừng. Cầu nguyện lần chót sáng ngày 1.11.1963 tại thánh đường Cha Tam Chợlớn, với ông Nhu quỳ bên cạnh nhưng không chắc đồng một tâm tư, TT Diệm hẳn vô cùng xót xa cho Đất Nước. Rõ là một tâm trạng chán chường ngút trời, lẻ loi vô tận. Nỗi cô đơn ray rứt của một chiến sĩ cùng đường. Của một dân tộc bị chèn ép. Loại cô đơn từng được nhà đại văn hào Gabriel Garcia Marquez diễn tả sâu sắc trong tuyệt phẩm "One Hundred years of Solitude, Một trăm năm tịch liêu." Hồ sơ giải mật của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ ghi lại như sau nội dung điện đàm lần chót giữa Diệm và Cabot Lodge: Diệm: "Vài đơn vị đã nổi loạn và tôi muốn biết thái độ của Chính phủ Mỹ." Lodge: " Tôi không có đủ tin tức để trả lời cho Ngài. Tôi có nghe súng nổ nhưng không biết rõ tất cả các sự kiện. Bây giờ là 4:30 sáng tại Hoa Thịnh Đốn và Chính phủ Hoa kỳ không có quan điểm gì." Diệm: "Tôi đã cố gắng làm bổn phận của tôi." Lodge: "Như tôi đã thưa với Ngài sáng nay, Tôi khâm phục can đảm của Ngài và những đóng góp to lớn của Ngài cho quý quốc. Nếu tôi có thể làm gì được cho sự an toàn của bản thân Ngài, xin kêu tôi." Tổng thống Diệm liền gác điện thoại. Ông giữ vững khí phách đến cùng. Dù có những sơ hở khó thể tránh trong lúc cầm quyền - lịch sử về sau sẽ phân tích công và tội - ông quyết không làm nhục quốc thể, J.F. Kennedy lẫn Hồ Chí Minh không dám coi thường. Trước sau như một, TT Diệm không nhân nhượng, không đầu hàng. Làm sao có thể ngẫng đầu cao nếu đi bằng đầu gối ? Di nghiệp chính trị của Tổng thống Diệm lưu cho hậu thế là một thông điệp nóng cháy: Triệt để bảo vệ chủ quyền và thể thống quốc gia trong mọi hoàn cảnh. Ngay từ đầu cuộc chiến, Hoa kỳ và VNCH quan niệm khác nhau mối liên hệ đồng minh giữa hai nước. Từ đó sinh ra những bất đồng dẫn đến bất hòa và kết thúc bằng sự bức tử của Miền Nam. Đúng vậy, quyền lợi của Mỹ và VN chênh lệch: Chính phủ Sàigòn chống Bắc Việt để bảo toàn dân chủ và độc lập, trong khi Hoa kỳ dùng VNCH như con cờ thí trong kế hoạch quân bình thế lực tại Á châu, chống Bắc kinh bành trướng và gây chia rẽ giữa Nga - Tàu. Quốc hội Mỹ không bao giờ tuyên chiến công khai với Hànội, tránh né bảo đảm an ninh của VNCH bằng một hiệp ước như tại Nam Hàn, không cho Quân dội miền Nam vượt vỹ tuyến 17, khóa tay Hành pháp bằng đạo luật War Power Act và, cuối cùng, không bận tâm thông qua theo thủ tục hiến định Hiệp ước đình chiến Paris. Sau tháng 11.1963, Mỹ đã dành hết trách nhiệm điều khiển cuộc chiến để đễ bề thao túng. Tùy theo nhu cầu chính sách, Hoa Thịnh Đốn đã ngạo mạn Mỹ hóa, sau đó Việt Nam hoá chiến tranh để rồi, năm 1973, hối hả rút khỏi vũng lầy Việt Nam , một terra incognita, xa lạ với Mỹ về tâm lý và tập quán. Đại cường Hoa kỳ thiếu kiên nhẫn, đánh không muốn thắng, không thông hiểu chiến tranh nhân dân, đoán sai quyết tâm của Cộng sản và bỏ rơi Chính phủ miền Nam. Âm mưu giết hại Tổng thống Diệm là một vết nhơ, một "mối ám ảnh đeo đuổi dai dẳng lương tâm nước Mỹ, quần chúng và nhà lãnh đạo xứ này, tạo ra hội chứng Việt Nam." ("Anne Blair trong tác phẩm Lodge in VN, nhà xuất bản Yale University Press, New Haven, 1995, trang 190) Tại Hoa kỳ, có một câu thông dụng "Người quá cố không kể chuyện hoang đường, Dead men tell no tales.". Cái chết của Tổng thống Diệm, tự nó, đã lớn tiếng tố cáo, mang nặng ý nghĩa và dạy nhiều bài học. Về bạn và thù. Về nhân tình, thế thái. Về Điểm và Diện trong chiến lược trường kỳ. Và bao nhiêu chuyện khác. Ít nữa có hai bài học không thể quên: Trước hết, một quốc gia không có thân hữu, chỉ có quyền lợi. Không một xứ nào liều chết bảo vệ quyền sống còn của một nước khác. Không thể ủy quyền yêu nước cho ngoại bang. Các đại cường dùng chiêu bài Dân chủ, Tự do và Nhân quyền để mặc cả và gây áp lực. Không tự lực tranh thủ kiên trì, quả cảm và có kế hoạch thì không hưởng được Dân chủ và nhân quyền thật sự. Bài học thứ hai là bất luận sự liên minh nào với một thế lực bên ngoài, dù mạnh ra sao, rồi cũng sẽ đưa dất nước vào ngõ cụt, nếu không có nhân dân hậu thuẫn. Cái thế dân tộc vô địch và vô song. Không tin tưởng, không tạo ra và tận dụng "thế dân tộc" thì thất bại đương nhiên. Thất bại thê thảm. Chủ thuyết, chế độ, quyền lực..., tất cả đều là phù du, rốt cuộc sẽ tan biến với thời gian. Hư danh, mọi việc chỉ là hư danh! Chỉ có Dân tộc mới trường tồn và vĩnh cửu. Dân tộc bất diệt! Cộng sản đã thiết lập ở Việt Nam một chế độ quản chế hành chính, khủng bố điển hình: khủng bố tôn giáo, khủng bố sắc tộc thiểu số, khủng bố đối lập và khủng bố quần chúng. Xã hội chù nghĩa, trên đà mạt vận, trước sau gì cũng chấm dứt. Vấn đề cốt yếu không phải là chừng nào CS ra đi mà là chúng ta đã và đang làm gì để xúc tiến việc ấy và, đặc biệt, để thay thế họ ? Thay thế cách nào? bằng một thể chế khá hơn, sạch sẽ hơn hay không? Chính sự chia rẽ và thiếu quyết tâm của cánh quốc gia giúp cho Cộng sản tồn tại. ******** Để kết luận, thay vì lạc quan tếu hay bi quan thái quá, thiển nghĩ chúng ta nên bình tĩnh, khách quan nhận thức các biến chuyển trọng đại trong nước và bên ngoài, để hành động thích ứng. Thế giới hiện đang lâm vào một sự khủng hoảng vô tiền khoáng hậu. Hoa kỳ đang trực diện một thách thức mới, hiểm độc hơn chiến tranh Việt Nam, vì không có trận địa rõ ràng, kẻ thù vô danh nhưng hiện diện khắp nơi. Căn nguyên của mọi vấn đề là siêu cường Hoa kỳ quá mạnh nên coi thường đồng minh, hành động đơn phương, tạo khoảng cách nghèo giàu quá sâu và gây bất mãn trong khối quốc gia nhược tiểu. Thánh chiến có thể bùng nổ, gây điêu linh cho địa cầu. Với tinh thần quyết tử, võ khí thô sơ và chiến lược du kích tinh vi, dùng "gậy ông đập lưng ông" (còn được mệnh danh chiến lược boomerang), khối Hồi giáo cuồng tín đe dọa người Mỹ ngay trên đất Mỹ. Võ lực suông không đem lại bòa bình. Không thể dùng búa tạ để đập ruồi muỗi. Mỹ cần tái xét toàn bộ, trong đường hướng thực tế và từ tốn, chính sách đối ngoại, quân sự và viện trợ. Mỹ cần chứng minh với thế giới quốc gia này là một quốc gia biết thương xót, a compassionate country, như Tổng thống Bush đã hứa khi ra ứng cử. Nếp sống quần chúng không bao giờ trở lại như trước. Hoa kỳ, thức tỉnh, sẽ hồi sinh. Cuộc chiến hiện nay được các chiến thuật gia mệnh danh "cuộc chiến không đối xứng, assymetric war",vào dễ, ra khó, như một mê hồn trận.. Lần đầu tiên, một siêu cường dồn hết sức mạnh để tiêu diệt một cá nhân, Ben Laden, vô quốc tịch, và hệ thống khủng bố của y, thay vì chống lại một nước. Bằng mọi giá, thế giới tự do phải thắng. Để cứu nền văn minh nhân loại và lý tưởng dân chủ. Không có sự chọn lựa nào khác. Tổng thống George W. Bush nói chí lý: "Tự do và Sợ hãi đang tử chiến. Thượng đế không trung lập giữa hai bên." Cơn lốc toàn cầu sẽ cuốn hút nước Việt Nam hậu tiến để lập một thế quân bình mới. Cuộc diện Việt Nam, bởi vậy, có cơ thay đổi. Sớm hơn chúng ta dự đoán. Cầu xin hồn thiêng các tiền nhân và chí sĩ Ngô Đình Diệm trợ sức cho các lực lượng quốc gia khai thác vận hội mới để giật sập Xã hội chủ nghĩa. Lần này, không thể và không có quyền thất bại. Vì nếu thất bại thì đó sẽ là sự thất bại chung của Đất Nước Việt Nam, của tất cả chúng ta là người dân Việt, bất luận thuộc phía nào. LÂM LỄ TRINH Phụ đính :Nhận định cuộc chiến của ông cố vấn Ngô Đình Nhu bào đệ của cố TT Ngô Đình Diệm một chiến lược gia,lý thuyết gia,một thủ lảnh của đảng Cần Lao Nhân Vị qua quyển luận án chính trị nổi tiếng "Chính Đề Việt Nam "đã có những nhận định về cuộc chiến Việt Nam 1945-1963 như sau: - http://chinhdevietnam.blogspot.com/2009/11/chinh-e-viet-nam-luan-chinh-tri-cua-ong.html Trang blog của Long Điền đăng toàn bộ quyển "Chính Đề Việt Nam "198 trang đã có ấn bản in năm 2004 . - Tóm tắt các nhận định cuả ông Ngô Đình Diệm tổng thống VNCH về cuộc chiến VN thời kỳ 1954-1963 như sau: 1-Nhận viện trợ của các nước Đồng Minh giúp đở tài thiết và khôi phục VN,nhưng không chấp nhận đổ quân vào Miền Nam vì sẽ làm mất chính nghiã. 2--Từ năm 1958 ông Diệm và Nhu đã đề ra chính sách Tam Túc,Tam Giác (tức là tự túc về Tư Tưởng ,tự túc về Tổ Chức,Tiếp liệu,Tự túc về Kỹ thuật. Tam giác là Tự giác bão vệ Sức Khoẻ, Đạo Đức,Trí Tuệ) để chống Cộng Sản theo cách VN mà không bị ngoại bang chèn ép. Không chấp nhận thể chế CS và đặt CS ra ngoài vòng Pháp Luật vì CNCS không có lợi cho Dân Tộc VN . 3--Thời điểm 1956 , ông Diệm không chấp nhận Hiệp Thương vì lúc đó miền Nam chưa ổn định chính trị ,trong khi CS đã âm mưu cài 60.000 cán bộ ở lại trong Nam để khi bấu cử trong Tổng Tuyển Cử sẽ đem thắng lợi cho CS, điền nầy rỏ ràng đánh tan luận điệu của CSVN :sở dỉ có chiến tranh Nam Bắc là vì Miền Nam tầy chay Hiệp Thương,nhưng sau đó chúng ta thấy rỏ là từ 1960-1963 Miền Nam có cứu xét và thảo luận Hiệp Thương với Miền Bắc để tránh Nội Chiến trong khi đó thì Hồ và đảng CSVN cứ khăng khăng chủ trương “Xâm lăng Miền Nam” bằng mọi giá.Rỏ ràng hai chủ trương của 2 bên hoàn toàn khác nhau về mặt Nhân Ái 4- Ông Ngô Đình Diệm luôn giữ khí tiết của một vị lãnh đạo,giữ gìn quốc thể trước ngoại bang dù trong tình thế hiểm nguy cũng không làm mất sĩ diện Quốc Gia. 5-Trong điều hành đất nước,sự độc lập, không lệ thuộc đồng minh nước lớn là những nguyên tắc được ông tuyệt đối tôn trọng. 3-Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu : Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) -Tiểu sử: Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 11 Tháng 12, 1924 tại làng Trí Thủy gần tỉnh lỵ Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Ông lập gia đình tại Mỹ Tho với Cô Nguyễn Thị Mai Anh, có ba con và một con nuôi. Ông thụ huấn Khóa Sĩ Quan Căn Bản Bộ Binh tại trường Coetquidan (Pháp quốc, 1949 và tốt nghiệp tháng Sáu 1950). Ông được bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt QGVN tại Đà Lạt tháng 3, 1955. Ông đi Okinawa, Nhật năm 1962 thụ huấn tại trường Chỉ Huy Tham Mưu Thái Bình Dương, sau đó giữ chức Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh Biên Hòa . Năm 1964 được vinh thăng Thiếu tướng, rồi Trung Tướng năm 1965 và bắt đầu vào chính trường với chức vụ Phó Tổng Thống kiêm Tổng Trường Quốc Phòng trong chính phủ Phan Huy Quát, kiêm luôn chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực. Năm 1965 ông được tín nhiệm trong chức vụ Chủ Tịch Uỷ Ban Lãnh Đạo QG. Đắc cử Tổng Thống nền Đệ Nhị CH trong hai nhiệm kỳ kể từ tháng 9, 1967. Tháng Tư, 1975 trước áp lực của Hoa Kỳ và Cộng Sản Hà Nội ông từ chức Tổng Thống VNCH. Sau khi rời quê hương ông sống một thời gian tại Luân Đôn, Anh Quốc. Năm 1985 ông định cư tại HK và sống tại West Newton và sau đó Foxboro thuộc tiểu bang Massachusetts. Ông tạ thế ngày 29 tháng 9, 2001 tại Bệnh viện Beth Israel Deaconess, Thành phố Boston, MA, hưởng thọ 78 tuổi. Tổng Thống Nguyển Văn Thiệu đang quỳ trước tượng Chúa cầu nguyện trong cảnh hoang tàn đổ nát của nhà thờ La Vang ngay sau khi Nhảy Dù và TQLC/QLVNCH tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 20 tháng 9 năm 1972 - Trong suốt thời gian giử trách nhiệm lãnh đạo quốc gia, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thực hiện được những điều như sau : * Về quân sự, cố TT Nguyễn Văn Thiệu, trong trách vụ Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, ông đã lãnh đạo QLVNCH, gây cho cộng sản những thất bại nặng nề qua 3 đợt tổng công kích năm Tết Mậu Thân (1968), đã có 100 ngàn bộ đội chính quy, du kích, cán bộ cơ sở nằm vùng đã bị loại khỏi vòng chiến. Sau đó, chiến tranh khốc liệt vẫn tiếp diễn, năm 1972, một lần nữa với sự lãnh đạo sáng suốt của ông, QLVNCH đã đẩy lui các cuộc tổng tấn công của Cộng sản Bắc Việt trên các mặt trận Trị Thiên, Komtum và Bình Long. Trong khi mặt trận còn nặc mùi thuốc súng, nóng bỏng, Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã không ngại hiểm nguy, đích thân đến chiến trường để ủy lạo và tưởng thưởng các chiến sĩ anh hùng của quân lực. * Về chính trị, ông đưa ra Lập trường 4 KHÔNG làm chỉ nam cho sách lược chính trị của chính phủ VNCH là KHÔNG THỪA NHẬN CỘNG SẢN, KHÔNG TRUNG LẬP HÓA MIỀN NAM, KHÔNG LẬP CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP và KHÔNG NHƯỢNG ÐẤT CHO CỘNG SẢN. Cố TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu đáng được lịch sử ghi nhận như sau: - Ông là một vị Tổng Tư Lệnh dũng mãnh, không ngại hiểm nguy, đã đến tận chiến trường khi trận chiến còn nặc mùi khói súng để ủy lạo và tưởng thưởng các chiến sĩ anh hùng. -Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là con người bình dị, đó là bản tính chân thật của ông không hề dàn cảnh,phô trương và ông luôn luôn rất gần với lính, ông đã có mặt trong bất cứ trận địa nào dù nguy hiểm đến đâu ông cũng đều có mặt để an ủi và uỷ lạo tinh thần chiến đấu của chiến sĩ VNCH. - Ông là một chiến sĩ đấu tranh cho TỰ DO chống Cộng sản độc tài đảng trị. - Ông còn là một chiến sĩ cho đấu tranh cho DÂN CHỦ đã có công sáng lập nền đệ nhị Cộng hòa cho miền Nam, xây dựng một thể chế DÂN CHỦ PHÁP TRỊ cho nhân dân miền Nam mặc dù đất nước đang bị chiến tranh xâm lăng dày xéo -Ông là người cương quyết bảo vệ lãnh thổ với quyết tâm không để một tất đất nào lọt vào tay ngoại bang, điển hình trong vụ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1năm 1974 với cương vị tổng tư lệnh QLVNCH ông đã chỉ thị cho Hải Quân Vùng I Chiến Thuật dù hoả lực yếu hơn, dù cô thế (không được Đệ Thất Hạm Đội Mỹ hỗ trợ ) tấn công tàu chiến Trung Cộng đã ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa.Trái ngược lại với hành động đê hèn của Bắc Việt gởi công hàm công nhận Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Cộng! - Và trên hết, Ông là một NHÀ ÁI QUỐC CHÂN CHÍNH đã không ngại hy sinh thân thế và sự nghiệp để đấu tranh cho người dân miền Nam có một nền hòa bình công chính trong Tự do và Dân chủ với chủ trương "Bốn Không". Chính mục tiêu tối hậu nầy mà ông đã sẳn sàng từ bỏ cương vị Tổng Thống để các cường lực chính trị sấp xếp một giài pháp chính trị cho Việt Nam". Một bài về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trên Wikipedia : http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Thi%E1%BB%87u : Thân thế Nguyễn Văn Thiệu sinh tháng 11 năm 1924 (âm lịch). Ông có hai người anh: Nguyễn Văn Hiếu (hơn ông Thiệu 16 tuổi)[1] và Nguyễn Văn Kiểu. Nguyễn Văn Hiếu thời Đệ nhị Cộng hòa được bổ làm đại sứ ở Ý còn Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ ở Đài Loan.[2] Học hết lớp 9 ở quê nhà ông lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị. Sau đó, ông Thiệu được người anh cả Nguyễn Văn Hiếu giúp đưa vào học trong một trường dòng của Pháp[3] trường công giáo La Mã Pellerin tại Huế. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông hoàn thành khóa học và quay trở về nhà. Trong ba năm Nhật Bản chiếm đóng, ông làm ruộng cùng với cha mình. Quan điểm của ông Thiệu về chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng cùng với sự bại trận của Nhật Bản và sự quay lại của quân đội Pháp ở Đông Dương[4]. Binh nghiệp Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, ông tham gia lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh đứng đầu[4] [3] [5]. Ông cùng các đồng chí của mình được huấn luyện trong những khu rừng trống bằng gậy tre vì họ không có súng trường. Năng lực quản lý của ông sớm được công nhận, sau đó được bổ nhiệm trở thành một người đứng đầu huyện[4]. Nhưng sau chưa đến một năm, ông bắt đầu thất vọng, "Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản, trả lời trong một cuộc phỏng vấn, ông nói: "họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai" [5]. Ông bí mật vào Sài Gòn, với sự giúp đỡ của anh trai Nguyễn Văn Hiếu ông được nhận vào học Trường Hàng hải.[3] Sau một năm, ông được phong hàm sĩ quan, nhưng ông từ chối làm việc trên một con tàu khi phát hiện ra những ông chủ người Pháp có ý định trả lương cho ông thấp hơn lương của tất cả sĩ quan Pháp. Ông đã hoàn toàn từ bỏ ý định về một cuộc sống trên biển. Rồi Nguyễn Văn Thiệu chuyển đến học khóa đầu tiên tại Trường Sĩ quan Việt Nam, sau trở thành Trường Võ bị Đà Lạt[4]. Tháng 6 năm 1949, ông tốt nghiệp với quân hàm Thiếu úy, tham gia binh nghiệp trong lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam. Cùng năm đó, ông đến Pháp học ở Trường bộ binh Coetquidan. Trong những trận đánh chống lại Việt Minh, ông Thiệu nhanh chóng kiếm được danh tiếng vì sự dũng cảm và có năng lực chỉ huy [4]. Với chính sách chế tài đối với những sĩ quan ở miền Trung và miền Nam nên ông được điều ra Bắc. Năm 1951, ông kết hôn với con gái của một người hành nghề y thành đạt gốc ở Mỹ Tho thuộc tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang), Nguyễn Thị Mai Anh. Bà là một tín đồ Công giáo Roma. Sau đó ông đã cải đạo, theo tôn giáo của vợ.[3] Ông bà Thiệu có ba người con: một gái, Nguyễn Thị Tuấn Anh và hai trai, Nguyễn Quang Lộc và Nguyễn Thiệu Long. Năm 1954, với quân hàm thiếu tá và chỉ huy một tiểu đoàn, Nguyễn Văn Thiệu đã dẫn đầu một cuộc tấn công vào ngôi làng quê hương mình, nổ mìn đánh bật lực lượng Việt Minh ra khỏi ngôi nhà ông đã từng trải qua tuổi thơ. [4]. Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, năm 1955 ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, với quân hàm Trung tá, giữ chức Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt. Đến năm 1962, ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh, hàm Đại tá…… Nhận định về cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Chủ Tich Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn viết năm 2001 như sau : -“ Tôi nhận thấy Ông là một Lãnh tụ chánh trị cẩn trọng, cương nghị, và trên hết, Ông là người yêu nước. Ông ngày đêm lo âu về vận mệnh quốc gia, không ngừng toan tính về sự tranh thắng ngoài chiến trường chống kẻ thù, cũng như trên bàn hội nghị hòa đàm vừa chống kẻ thù và cay nghiệt thay, vừa đối phó với ngay cả đồng minh của mình.” - Những quốc sách quan trọng của TT Nguyễn Văn Thiệu đã đạt những thành công rực rỡ: 1-Luật Người Cày Có Ruộng :Vào năm 1970 TT Đệ Nhị VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Luật "Người Cày Có Ruộng" qui định ruộng đất không trực canh đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thoả đáng theo thời giá. Ruộng đất truất hữu được ưu tiên cấp phát cho tá điền (3 mẫu ở Nam phần và 1 mẫu ở Cao Nguyên và Trung phần). Điền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15 mẫu. Tuy nhiên, Luật "Người Cầy Có Ruộng" không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo và ruộng đất hương hỏa gia đình của người dân. Ở Miền Nam Việt Nam, phương thức sản xuất nông nghiệp kiểu phong kiến đã bị xoá sạch. Những phương pháp canh tác mới có tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng để gia tăng năng suất. Sau khi hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng trong những năm 1970-1973 nước Việt Nam Cộng Hoà đã có 80 phần trăm tư sản trung nông hoá và thành phần nông dân này là lực lượng chính của sản xuất nông nghiệp ở Miền Nam Việt Nam.Còn lại khoảng 20 phần trăm là phú nông và tư sản trung nông giàu, sở hữu chừng 10 phần trăm ruộng đất canh tác. Số người nông dân giàu có này ngoài việc canh tác số ruộng đất sau khi đã truất hữu còn lại, họ cũng kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, chế biến thực phẩm nông sản trong một thị trường thương nghiệp nông thôn và lao động nông nghiệp rất tự do. Sau khi nước Việt Nam Cộng Hoà hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng thì không còn thành phần đại-địa-chủ ở Miền Nam Việt Nam. Trong ba năm 1970-1973, kết quả của chương trình "Người Cày Có Ruộng" là đã chấm dứt chế độ tá canh ở Miền Nam Việt Nam khi tá điền trở thành điền chủ. Qua hai so sánh vừa kể cho ta thấy chính sách Cải Cách Điền Địa VNCH và CCRĐ cuả CSVN khác nhau ở 1 bên là giết người (phú nông,trung nông ,địa chủ) để cướp đất rồi nói là phát cho dân nghèo (thực tế là sau 2 năm CSVN đưa tất cả ruộng đất vào hợp tác xả nông nghiêp, thì nông dân nghèo cũng chẳng còn sở hữu đất đai gì cả. Còn Miền Nam theo chính sách của TT Nguyễn Văn Thiệu thì ruộng đất của đại địa chủ được chính phủ thu mua giá cả sòng phẳng rồi bán trả góp 12 năm cho nông dân nghèo.Đại địa chủ chỉ đưọc giử tối đa 15 mẩu nếu trực canh ,sau năm 1973 đã chấm dứt nạn "Tá canh " làm thuê ruộng của chủ điên vì nông dân đã được cấp hay bán trả góp. Sau 1975 đến nay thì sao? Hoàn toàn đất đai là thuộc sở hữu nhà nước, người dân chỉ được quyền "Sử Dụng Ruộng Đất" tức là sổ đỏ .Có thể mua bán số đất của tổ tiên để lại, còn các loại đất đai khác bất cứ lúc nào nhà nước cần trung dụng, quy hoạch là phải bán với gía do chính quyền địa phương quy định! Một hình thức ăn cướp giửa ban ngày.Vì vậy có hàng ngàn nông dân hiện nay đi khiếu kiện đất, chuyện xảy ra hàng ngày tại VN mà chính phủ không thể giải quyết nỗi, có nông dân khiếu kiện,biểu tình gần 20 năm mà không được giải quyết. 2-Chương Trình Hữu Sản Hoá :Chương trình nối tiếp từ thời TT Ngô Đình Diệm đến thời TT Nguyễn Văn Thiệu nhằm giúp đỡ, cải tiến ngành nghề như xích lô đạp, xe thổ mộ, xe ba gác được mua trả góp xe lam, xe taxi, biến những người thuê xe kiếm sống trở nên chủ nhân thực sự những phương tiện chuyên chở công cộng, vừa tạo đời sống khá hơn cho người lao động nghèo, vừa cải tiến phương tiện giao thông thô sơ ra phương tiện văn minh hơn. 3-Quốc sách Chiêu hồi :Có thể nói trong suốt thời gian 10 năm cầm quyền của TT Nguyễn Văn Thiệu thì quốc sách “Chiêu Hồi” đã đạt sự thành công vĩ đại nhất .Chưa có thống kê của 2 năm 1974.1975 nhưng tính từ 1963-1973 đã có trên 200.000 hồi chánh viên trở về với chính nghiã Quốc Gia. Đây là một việc làm có ý nghĩa nhất trong tình Dân Tộc, nghĩa Đồng Bào vì các bạn thử tưởng tượng 200.000 cán binh cộng sản tương với quân số 20 sư đoàn đang cầm súng bắn đồng bào mình nay được kêu gọi bằng tấm lòng nhân ái, trở về với chính nghiã quốc gia và sau đó họ được cho về đoàn tụ với gia đình của họ . -Biểu đồ quốc sách Chiêu Hồi đạt được từ năm 1963 đến đầu năm 1971. Tem kỹ niệm ngày 18 tháng 2 năm 1973 là ngày đạt được người Hồi Chánh thứ 200.000 (Tương đương với quân số 20 sư đoàn )và giấy thông hành cho cán binh cộng sản muốn về hồi chánh. Lời kêu gọi đại đoàn kết Dân Tộc nầy là việc làm thiết thực nhất và thành thật nhất vì đã được chứng minh cụ thể bằng lời hứa và việc làm đi đôi với nhau ,những hồi chánh viên không còn bị mặc cảm người đầu hàng mà họ được đối xử như người anh em lạc lỏng nay trở về với đại gia đình Dân Tộc. Chiêu Hồi là Đại Đoàn Kết Dân Tộc Hình ảnh ngày trở về vui vẻ của những cán binh VC tại Tam Kỳ Khi trở về với chính nghiả Quốc Gia ,các hồi chánh viên được thoải mái đoàn tụ với gia đình, đi du lịch và còn được học nghề theo nhu cầu của họ Học tập đường lối Quốc Gia ngày mới về. Các HCV Đi chơi tại Thảo Cầm Viên Saigòn . Một lớp dạy nghề tại Biên Hoà cho HCV. -Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người theo Mỹ hay chống Mỹ (Hồ sơ giải mật của CIA nói về TT Thiệu) Vài Ý Nghĩ về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Nguyễn Kỳ Phong http://vanhoamagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=169&Itemid=90 Sau khi Việt Nam Cộng Hòa thất thủ, vai trò của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (TTT) như một nguyên thủ lãnh đạo quốc gia được đem ra phê phán. Vài ý kiến cho rằng vì TTT quá tin vào người Mỹ nên miền Nam rơi vào tay cộng sản. Về vai trò lãnh đạo, một số ý kiến nói tại TTT độc tài, nắm giữ hết quyền điều binh khiển tướng, chỉ huy quân đội thẳng từ dinh Độc Lập, nên gây ra nhiều sự bất mãn cho các cấp tướng lãnh trong những năm sau cùng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hai phê phán về TTT ở trên có lý do và giá trị để được luận bàn. Dựa vào một số tài liệu của Hoa Kỳ viết về TTT đã được giải mật trong thời gian qua, bài viết ngắn dưới đây ghi lại một số sự kiện về liên hệ cá nhân của TTT với người Mỹ; và, về đường lối quản trị quốc gia của TTT như một nhà lãnh đạo. Liên Hệ Cá Nhân Với Hoa Kỳ : Tổng Thống Thiệu có quá tin người Mỹ không? Căn cứ vào những hồ sơ được giải mật, TTT chẳng những không tin người Mỹ, trái lại lúc nào ông cũng nghi ngờ và lo sợ về đường lối của Hoa Kỳ đối với Việt Nam; và đối với ông như người lãnh đạo quốc gia. Từ khi bắt đầu giao thiệp, TTT đã có thái độ e dè, nếu không nói là bất thiện cảm đối với người Mỹ. Trong một báo cáo tóm lược về cá nhân TTT do Nha Tình Báo Quốc Phòng (Defense Intelligence Agency/ DIA) viết vào tháng 7-1968, họ nhận xét ông Thiệu là người chống cộng (anti-communist) nhưng đồng thời cũng “chống Mỹ.” Nguyên văn trong báo cáo là, “… Thieu is anti-United States.” Câu đó cũng có thể hiểu là “không thích Hoa Kỳ" hơn là theo nghĩa thông thường “chống Mỹ.” (xem phóng ảnh tài liệu 3-1) Cũng trong báo cáo đó, DIA cho biết thái độ chống Hoa Kỳ của ông Thiệu đã được ghi nhận từ tháng 2-1964, và chính ông Thiệu cũng tự nhận thái độ của ông đối với người Mỹ. Trong báo cáo tháng 7-1968, sau khi nói về thái độ của Tổng Thống Thiệu trước đó (trước báo cáo tháng 7-1968), người báo cáo viết, hiện tại ông Thiệu chú trọng đến sự phối hợp sát cánh đường lối của Hoa Kỳ và Việt Nam, để Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ miền Nam. So với những báo cáo khác, báo cáo của tháng 7-1968 nói tốt, nhưng chỉ nói một cách tổng quát về TTT. Nhưng qua tất cả những tài liệu phân tích về tâm tính TTT mà người viết này đã đọc qua, người viết có thể nói Hoa Kỳ không hiểu nhiều về ông Thiệu: phần lớn họ chỉ đoán về ông, dựa vào báo cáo của những cộng sự viên hoặc bạn đồng ngũ trong quá khứ. Báo cáo đến từ CIA, DIA, và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, xử dụng nhiều tĩnh từ như khôn vặt, cáo già, mưu mô, cunning, intelligent, shrew, efficient ... để tả cá tính TTT.(1) Nhưng sau cùng, báo cáo vẫn kết luận họ không đoán được suy nghĩ và hành động của ông Thiệu, hay có thể gây ảnh hưởng với ông như họ đã làm với những thẩm quyền Việt Nam khác. Ngược lại, trong một vài lần mặt đối mặt với nhiều thẩm quyền Hoa Kỳ, TTT bỏ đi cá tính thông thường của ông — cá tính thông thường là sự dè dặt khi được hỏi ý kiến, và nghe nhiều hơn nói — và đặt nhiều câu hỏi khiến cho người đối diện rất lúng túng. Qua những lần như vậy, giới hữu trách Mỹ thấy ông Thiệu biết nhiều chuyện họ làm nhưng ông làm như không biết. Dựa vào những tài liệu đã trích, chúng ta thấy cố TTT không hoàn toàn tin vào người Mỹ trong suốt sự nghiệp chính trị của. Ông chỉ dựa vào người Mỹ để đạt được những mục đích ông muốn. Và một trong những mục đích ông muốn thấy, là sự trường tồn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Nếu TTT có tin vào người Mỹ, thì ông không còn chọn lựa nào hơn là phải tin — và người duy nhất ông phải tin là cố Tổng Thống Richard M. Nixon. Theo một sử gia của cơ quan CIA viết trong CIA and the Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam (2), Hoa Kỳ chỉ thật sự tìm hiểu và cố gắng bắt liên lạc với TTT từ tháng 7-1967, sau khi một số tướng lãnh quan trọng trong Hội Đồng Quân Lực đồng ý cho ông Thiệu ra tranh cử tổng thống và ông Nguyễn Cao Kỳ, phó tổng thống, trong liên danh quân đội duy nhất vào cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Những báo cáo của DIA, CIA, và của Đại Sứ Ellsworth Bunker (3) gởi về Hoa Thịnh Đốn cho thấy tin tức tình báo Mỹ có thể biết nhiều về ông Kỳ, hay những thẩm quyền VNCH khác, nhưng họ hoàn toàn không biết gì về ông Thiệu — hay ý định của ông Thiệu trong tương lai xa, gần. Một thí dụ khác về sự hiểu biết của người Mỹ về cá nhân ông Thiệu: Trong buổi thuyết trình cho Tổng Thống John F. Kennedy ngày 28 tháng 8-1963, khi nói về hai phe ủng hộ và chống Tổng Thống Diệm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu được ghi nhận là "người Công Giáo, ủng hộ ông Ngô Đình Nhu," và đang có thái độ ủng hộ chánh phủ của Tổng Thống Diệm (4) Một báo cáo khác đến từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (dĩ nhiên tin tức đến từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn) đề ngày 30 tháng 10-1963 — hai ngày trước khi đảo chánh — trong đó vẫn ghi thái độ của chỉ huy trưởng Sư Đoàn 5 Bộ Binh (Đại Tá Thiệu) “vẫn chưa xác định được.” Điều này cho thấy sự kín đáo của ông Thiệu về thái độ đối với mọi người chung quanh. Căn cứ vào sử liệu sau ngày đảo chánh 1 tháng 11-1963, chúng ta biết chắc chắn ông Thiệu đã đòi hỏi, hay được hứa hẹn, khi tình nguyện tham gia đảo chánh. Vì nếu ông Thiệu không đòi hỏi được tưởng thưởng xứng đáng thì ông đã không tình nguyện dùng đơn vị của ông tấn công các điểm kháng cự ở dinh tổng thống.(5) Dưới mắt một số người Mỹ, TTT là một người dè dặt, cẩn thận và kín đáo. Dưới mắt một số người khác thì TTT có tánh bài ngoại (xenophobia); và sự ngờ vực về người Mỹ đã làm cho ông luôn luôn lo sợ một cách vô lý (paranoia) (những từ xenophobia, paranoia là nguyên văn trong bản báo cáo). Sự nghi ngờ của TTT về đường lối và chủ đích của Hoa Kỳ ở Việt Nam không phải không có lý do. Từ sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Diệm 1963 cho đến khi ông Thiệu trở thành tổng thống, ông Thiệu chứng kiến nhiều kế hoạch bí mật mà người Mỹ đã xử dụng để khuynh đảo nội tình Việt Nam. Những kế hoạch "kín" của CIA nói riêng, và của đường lối của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói chung, không nhất thiết phù hợp với đường lối của chánh phủ VNCH. Trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, từ năm 1967 TTT đã chứng kiến áp lực của Hoa Kỳ khi họ quyết định "xé lẻ" và liên lạc riêng với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Với lý do là họ muốn xâm nhập nhân sự bên trong cơ cấu MTGPMN, người Mỹ yêu cầu thẩm quyền VNCH thả một số nhân sự quan trọng của MTGPMN mà VNCH đang cầm tù. Thẩm quyền Hoa Kỳ lần lượt làm áp lực với tướng Nguyễn Ngọc Loan, tướng Kỳ, và tướng Thiệu cho đến khi chánh phủ VNCH thỏa mãn một phần đề nghị của họ. (6) Sau khi Đại Tướng Nguyễn Khánh bị lưu đày ra khỏi nước vào tháng 2-1965, Hoa Thịnh Đốn và phần lớn các thẩm quyền Mỹ ở Việt Nam đều ủng hộ Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ như một nhà lãnh đạo thay thế tướng Nguyễn Khánh. Nhưng người Mỹ bị ngỡ ngàng và bối rối sau khi Hội Đồng Quân Lực chấp thuận liên danh tổng thống-phó tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ trong năm bầu cử 1967. Biến cố này làm người Mỹ sửng sốt vì khi nhóm ông Kỳ đồng ý để cho ông Thiệu làm tổng thống là chuyện không thể xảy ra — hay ít ra là người Mỹ đã không tiên đoán được điều đó. (Xem phóng ảnh 4-1. Ý kiến của tướng Loan khi ông Kỳ chịu đứng vai phó tổng thống là, ông Kỳ đã điên nên mới làm như vậy). Sau khi ông Thiệu trở thành tổng thống, người Mỹ dồn mọi liên lạc, xâm nhập, để tìm hiểu thêm về ông Thiệu. Nhưng tài liệu của CIA tự thú là họ thất bại. Khi không tìm được liên lạc để biết thêm về cá tính và đường lối suy nghĩ của TTT, CIA không còn cách nào khác hơn là phải xử dụng phương tiện bất chánh: nghe lén và thâu thập tin tức bằng phương tiện điện tử. Đúng như vậy, trong tài liệu giải mật mới nhất, CIA thú nhận trên giấy trắng mực đen là họ đã dùng phương tiện nghe lén để tìm hiểu, tiên đoán về ý định của TTT. Từ giữa năm 1968 trở đi, CIA xử dụng phương tiện nghe lén nhiều hơn khi TTT hoàn toàn củng cố thế lực và thay đổi hầu hết phe phái của ông Kỳ trong quân đội. Trước đó, tài liệu CIA cho biết họ thâu thập tin tức về nhân sự và đường lối của VNCH qua một số cộng sự viên và tướng lãnh chung quanh ông Kỳ. Nhưng từ tháng 6-1968 trở đi, sau khi một số sĩ quan thân cận với tướng Kỳ bị tử thương trong vụ bắn lầm ở Chợ Lớn; và khi ông Kỳ bị gởi qua Paris vào đầu năm 1969 để làm quan sát viên chánh phủ trong cuộc hòa đàm, CIA mất đi tất cả những liên lạc họ đang có để thâu thập tin tức về VNCH (7). Không xâm nhập và gây ảnh hưởng được thẳng với ông Thiệu, CIA quay sang gây ảnh hưởng với hai cộng sự viên tin cẩn nhất của TTT: Trung Tướng Đặng Văn Quang và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. CIA cho biết, đôi khi thẩm quyền Mỹ không thuyết phục được TTT, nhưng khi họ dùng ông Khiêm và tướng Quang “chuyển lời” thuyết phục, thì TTT lại nghe theo. “Dùng liên lạc từ tướng Quang để gây ảnh hưởng với TTT là phương thức hiệu quả nhất,” tài liệu CIA nhận xét như vậy. TTT biết CIA thâu âm và nghe lén bên trong Dinh Độc Lập. Ông cũng biết một số nhân viên chung quanh ông làm liên lạc viên cho CIA (8). Nhưng ông yên lặng, làm như không quan tâm. Trong thực tế, ông lợi dụng những phương tiện đó để “chuyển lời” lại với thẩm quyền Mỹ ý nghĩ thật của ông — và đôi khi ý nghĩ giả dối để đánh lừa người Mỹ. CIA đi đến kết luận này vì qua nhiều trường hợp, ông Thiệu đã không giữ được sự tức giận và nói thẳng với thẩm quyền Mỹ những gì ông biết về hoạt động sau lưng của họ. Ông đã nói thẳng với CIA là chẳng những họ đã dung túng, chứa chấp Thượng Tọa Thích Trí Quang trong khuôn viên tòa đại sứ, họ còn cung cấp ngân khoản tài chánh, để cho thượng tọa huấn luyện thêm tín đồ đối lập với chánh phủ VNCH (9). Và sau hai lần bị áp lực thả tù nhân cao cấp của MTGPMN, ông Thiệu chua chát nói với người Mỹ, “Đất nước này [VNCH] không tiến lên được, vì một đằng là sự xâm nhập của cộng sản Bắc Việt; đằng kia là sự xâm nhập của CIA vào cơ cấu chánh phủ [VNCH].” Về sự liên lạc bí mật của Mỹ với MTGPMN, ông Thiệu nói, “không chừng tòa đại sứ đang chứa chấp Việt Cộng mà tôi cũng không biết.” Thẩm quyền CIA rất lo ngại về những quan sát “quá đúng” của TTT. CIA lo ngại đến độ Trưởng Vụ Viễn Đông của CIA, William E. Nelson, phải viết một báo cáo cho Giám Đốc CIA, Richard Helms, khuyến cáo nhân viên của cơ quan nên cẩn thận với TTT. Vì một mai nếu có chuyện bất hòa giữa Hoa Kỳ và VNCH xảy ra — hay giữa TTT và CIA — TTT có thể tiết lộ tất cả chuyện làm của CIA cho công luận biết (10). Năm 1968 và 1969 là hai năm mà TTT và CIA/ chánh phủ Mỹ có nhiều va chạm. Chánh phủ Lyndon Johnson rất bực tức khi biết TTT đang ngấm ngầm ủng hộ ứng cử viên Richard Nixon qua trung gian bà Anna Chennault. Ngược lại, cũng từ affair đó, TTT được Đại Sứ Bùi Diễm thông báo là Hoa Kỳ đã nghe lén hầu hết những đối thọai giữa các thẩm quyền VNCH, ở trong cũng như ngoài nước (11). Tài liệu CIA cũng cho biết trong hơn hai tháng cuối năm 1968 đầu năm 1969, TTT tự cắt đứt liên lạc với thẩm quyền Hoa Kỳ vì những lý do kể trên. Năm 1969 liên hệ bất thân thiện giữa CIA và TTT gia tăng khi TTT ra lệnh truy tố Dân Biểu Trần Ngọc Châu ra tòa về tội liên lạc với cộng sản. Ông Trần Ngọc Châu không xa lạ gì với CIA Mỹ trong những năm 1965-67. Ông được sự cảm phục của CIA cho đến khi họ bị TTT trói tay. Khi còn là Tỉnh Trưởng Kiến Hòa, ông Châu là người phác họa ra kế hoạch Hệ Thống Khiếu Nại Xã Ấp (Hamlet Census-Grievance System) để áp dụng song song với Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn. Hệ thống khiếu nại xã ấp cho phép người dân vừa thông báo với chánh quyền về những cán bộ Việt Cộng thâu thuế địa phương, đồng thời người dân cũng có thể khai báo cho thẩm quyền về những hành vi lạm dụng, mại quyền của viên chức chánh phủ xã ấp. Kiến Hòa cũng là nơi đầu tiên ông Châu cho phép CIA thành lập các toán tình báo-bán quân sự Thám Sát Tỉnh (Provincial Reconnaissance Unit), để triệt tiêu hạ tầng cơ sở địch. Sau Kiến Hòa, ông Châu được đưa lên làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Vũng Tàu. Nhưng vì không hợp và không thành công trong chức vụ này, ông Châu xin giải ngũ, rồi ứng cử dân biểu. Trong thời gian làm dân biểu, ông Châu liên lạc với CIA xin ngân quỹ để thành lập một lực lượng chánh trị (mục tiêu chánh trị của ông Châu là sẵn sàng đối thoại với thành phần không cộng sản của MTGPMN). Trong thời gian vận động, ông Châu có những tuyên bố ám chỉ ông được sự ủng hộ của CIA. ... Nghe những tuyên bố của ông Châu, với những bất thiện cảm về CIA, TTT quyết định “thấu cáy” ông Trần Ngọc Châu. TTT hỏi thẳng Trưởng Sở CIA Sài Gòn, Ted Shackley, là ông Châu có đang làm việc cho CIA hay không; và nếu chánh phủ bắt ông Châu về tội liên lạc với cộng sản, thì CIA có “vấn đề” gì không. Không thể giữ ông Châu và để mất lòng TTT, Ted Shackley trả lời TTT có toàn quyền đối xử với ông Châu. (12) Cũng trong năm 1969, CIA được dịp “trả miếng” lại TTT qua vụ Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ. Cuối năm năm 1968 đầu năm 1969, CIA khám phá một hệ thống tình báo cộng sản đang hoạt động ở Sài Gòn. Từ đó họ phăng ra hai ông Trọng và Nhạ đang liên lạc và cung cấp tin tức cho cộng sản. Trưởng Sở CIA Ted Shackley thông báo cho TTT sẽ bắt giữ trọn ổ. Trong sự bàng hoàng, TTT yêu cầu CIA bắt giữ và giải quyết chuyện đó một cách kín đáo — vì nếu làm lớn chuyện, ông sẽ mắc cỡ với dân chúng là đã “nuôi ông tay áo” ngay tại trong Dinh Tổng Thống. Nhưng CIA không đồng đồng ý. Họ nói phải hành động theo ý họ và bắt trọn ổ, rồi đến đâu hay đến đó. Kết quả như chúng ta đã thấy, hơn 42 người liên hệ trong ổ gián điệp bị kết tội trước Tòa Án Quân Sự. Dù với tất cả sự nghi ngờ và lo sợ về thái độ của người Mỹ, TTT vẫn phải nhờ vào sự ủng hộ của người Mỹ để củng cố quyền lực và đạt được những mục tiêu mà ông muốn thấy. Đầu năm 1968, trong cao điểm cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Bắc Việt, uy thế và tín nhiệm của TTT xuống mức thấp nhất. Trong thời gian ông cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ — vừa chống cộng, vừa chống thế lực của ông phó tổng thống. Được dịp đối thoại với TTT, CIA đã tài trợ một ngân khoản khá lớn (khoảng 100 ngàn mỹ kim một tháng, trong thời gian 18 tháng) để ông TTT mua chuộc các đảng phái đối lập, và gây ảnh hưởng chính trị ở Quốc Hội. Từ năm 1970 trở đi, báo cáo về TTT chứa đụng nhiều dự đoán lạc quan với nhiều tĩnh từ tốt đẹp. Nhưng kinh nghiệm cho chúng ta thấy, người Mỹ chỉ làm bạn khi họ cần người bạn. Nếu sự thực tế đòi hỏi phải bỏ người “bạn,” phải thay đổi, thì họ phải quyết định theo tinh thần “pragmatism” của người Mỹ. Trong hai tháng cuối cùng năm 1972, TTT, sau khi nói thẳng vào mặt Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, là “Tại sao tôi phải tin ông?” Và, “Một tên Việt Cộng giao liên địa phương còn biết nhiều về những chi tiết thương lượng ở Ba Lê hơn tôi,” thì Hoa Kỳ đã quyết định kết thúc liên hệ của họ ở Việt Nam (13). Ông Thiệu tin vào những lời hứa cá nhân của Tổng Thống Richard Nixon khi ký Hiệp Định Ba Lê, không phải vì ông tin vị tổng thống Hoa Kỳ: Ông tin vì phải tin; vì không còn chọn lựa nào khác. Ông bị hăm dọa để tin vào người Mỹ.(14) Đi kèm với những lá thư vừa khẩn khoản vừa hứa hẹn của Tổng Thống Nixon, là những áp lực rất khéo léo của Hoa Kỳ nhắm vào những “liên lạc” chung quanh TTT. Những nhân sự thân cận của TTT “được” cho đọc những báo cáo, tường trình, rất bi quan của Hoa Kỳ về tình hình quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ đối với VNCH trong tương lai gần. Rồi từ những liên lạc chung quanh TTT, Hoa Kỳ gia tăng áp lực hăm dọa. Với lối nói chuyện “cạn tàu ráo máng” của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, dĩ nhiên TTT phải lo sợ và bối rối: lo sợ vì Hoa Kỳ có thể làm thật với những hăm dọa; bối rối vì VNCH không có nhiều thời giờ để xoay xở. Nhưng TTT vẫn giữ thái độ cứng rắn với Kissinger cho đến độ Kissinger thề sẽ không bao giờ trở lại Sài Gòn để nói chuyện nữa. Và VNCH — qua đại diện của TTT — cứng rắn với Hoa Kỳ cho đến khi không còn giải pháp nào khác. Nhân chứng và tài liệu cho biết, TTT đã đôi lần bật khóc trong lúc nói chuyện với Kissinger hay Đại Sứ Bunker khi không giữ được sự tức giận — vì biết không thể làm gì được. Những lá thư riêng ông viết cho Tổng Thống Nixon là một bằng chứng cho thấy ông chỉ mong muốn Nixon giữ đúng lời hứa. Nhưng với nền luật pháp chặt chẽ của Hoa Kỳ, lời hứa riêng của một tổng thống không có giá trị gì. Nhưng sự đau đớn và vô lý nhất — một vô lý không tưởng được — là sau một thời gian đôi bên cãi cọ, hăm dọa, nguyền rủa nhau và VNCH bị ép buộc phải ký hiệp ước chung với Hoa Kỳ. … Hiệp Định Ba Lê 1973 vẫn không được chánh phủ Hoa Kỳ đưa ra Quốc Hội để phê chuẩn. Theo Hiến Pháp Mỹ, tổng thống có quyền ký bất cứ hiệp ước nào với bất cứ quốc gia nào. Nhưng hiệp ước chỉ giá trị như một trách nhiệm giữa Hoa Kỳ và quốc gia đối tượng; và của Hoa Kỳ đối với hiệp ước được ký. Trách nhiệm đưa hiệp ước ra Quốc Hội để được phê chuẩn là trách nhiệm của Hành Pháp (trong trường hợp này là tổng thống). Nhưng sử liệu cho thấy Tổng Thống Nixon đã không nhiệt tâm hay muốn cho Quốc Hội Hoa Kỳ thấy nội dung và những chi tiết của bản Hiệp Định Ba Lê 1973. Sau này khi VNCH thất thủ, Quốc Hội nói họ không có trách nhiệm vì họ không biết gì về nội dung bản hiệp ước. Về phía Hành Pháp, tân Tổng Thống Gerald Ford thì lại càng có lý do hơn, khi nói ông hoàn toàn không biết gì về những hứa hẹn giữa chánh phủ trước (chánh phủ Nixon) và VNCH. Trong khi đó, những giới chức Mỹ đã phục vụ và liên lạc với chánh phủ TTT ở Sài Gòn thì chỉ biết … chửi đổng về chánh phủ mình. Nhưng tất cả những đổ thừa không còn thành vấn đề nữa: VNCH đã thất thủ. Kissinger và Nixon đã cố gắng giữ kín và bưng bít những chi tiết thương lượng với Hà Nội. Tài liệu giải mật của CIA cho thấy Kissinger gần như là độc tôn trong quyền hạn đại diện cho Nixon trong những thương lượng với VNCH và Bắc Việt. Tháng 8-1972, trước mặt Đại Sứ Bunker, Kissinger ra lệnh cho Trưởng Sở CIA Sài Gòn, Thomas Polgar, không được tiết lộ về tổng hành dinh CIA ở Lang Ley những chi tiết về cuộc thương nghị mà CIA Sài Gòn biết được qua liên lạc họ có bên trong nhân sự MTGPMN. Câu nói của TTT “Một tên Việt Cộng giao liên địa phương còn biết nhiều về những chi tiết thương lượng ở Ba Lê hơn tôi,” có thể áp dụng luôn với các thẩm quyền Mỹ trong trường hợp này. (16) TTT không tin người Mỹ — hay cá nhân Tổng Thống Nixon — nhưng phải đi theo kế hoạch sau cùng với họ vì ông không còn chọn lựa nào thích nghi hơn. Những thẩm quyền như Đại Tướng Abrams; Trưởng Sở CIA Sài Gòn Polgar; Đại Sứ Bunker … đều kết luận Hoa Kỳ đã phản bội VNCH. Nhưng những nhân vật này phải thú nhận, chính họ cũng không tiên đoán được những gì đã xảy ra. Dưới mắt một sử gia hiện đại — đồng thời là cựu nhân viên CIA cao cấp — TTT đáng được ca ngợi khi ông đã làm tất cả những gì ông có thể làm được trong giai đoạn đó, trong hoàn cảnh đó. (17) Liên Hệ Với Các Tướng Lãnh VNCH Một số tác giả Mỹ và Việt dùng tĩnh từ “khôn vặt” cho TTT. Khảo sát cuộc đời TTT, người viết không nghĩ TTT chỉ khôn vặt. Sự khôn ngoan của TTT cao hơn khôn vặt nhiều. Chỉ bảy năm sau ngày ra trường (1949-1956) ông đã trở thành chỉ huy trưởng một trường đào tạo sĩ quan (Võ Bị Liên Quân Đà Lạt). Với không hơn 18 năm quân vụ (tính đến ngày ông trở thành tổng thống), và tổng cộng 15 tháng thụ huấn quân sự (tổng cộng thời gian ở Võ Bị Huế; trường Coetquidan, Pháp; Tham Mưu Chỉ Huy, Hà Nội …), TTT phải là một người khôn hơn “khôn vặt” khi ông loại trừ những đối thủ chính trị và quân sự, để nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Nhìn qua sự nghiệp chính trị của cố TTT, chúng ta thấy TTT có những đức tính cần thiết để “biết” mà sống. Ít tuyên bố ngoài công cộng và kín đáo với những ý nghĩ hay kế hoạch, TTT có được tánh tốt cần thiết cho những quân nhân làm chánh trị trong bốn năm xáo trộn 1964-1967. Từ năm 1964 — sau khi tướng Nguyễn Khánh “chỉnh lý” và chiếm quyền từ tướng Dương Văn Minh — cho đến tháng 7-1967, ông Thiệu chứng tỏ được sự khôn ngoan so với các tướng lãnh trên và dưới. Trong khi hầu hết các tướng lãnh đàn anh hoặc bị giải nhiệm, lưu đày, hay giam lỏng, ông Thiệu dần dần lấy được sự tín nhiệm của đa số quân nhân qua sự kiên nhẫn và mềm mỏng khi giao thiệp. Nếu ông Thiệu đã xử dụng những mánh khoé về ngoại giao và chính trị để trở thành tổng thống vào tháng 10-1967, thì những mánh khoé đó phải hiệu nghiệm cho sự sống còn của giới tướng lãnh chính trị trong bốn năm xáo trộn 1964-67. Không nhiều thì ít, chắc chắn tướng Thiệu phải có ý kiến về số tướng lãnh bị lưu đày hay bị giải ngũ — và tất cả các vị tướng đó đều thâm niên hơn ông về cấp bậc (lên cấp tướng trước, sau). Vị tướng cuối cùng, Nguyễn Hữu Có, thâm niên cấp bậc cùng ngày với ông Thiệu (lên thiếu tướng ngày 2 tháng 11-1963), trong một chuyến công du ở Đài Loan năm 1967, bị bỏ lại và sau đó cấm trở về nước (đến tháng 1-1970 được chính tổng thống Thiệu cho phép hồi hương). (19) Cuộc bầu cử năm 1967 là một thí dụ về sự khôn ngoan của ông Thiệu. Trong cuộc bầu cử đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa, tháng 10-1967, cả hai ông Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (Thiệu) và Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Kỳ) đều muốn ứng cử tổng thống, không ai chịu ứng cử như phó tổng thống. Cả quyết liệt đến độ tuyên bố sẽ tách ra đứng riêng liên danh tổng thống. Nhưng Hội Đồng Tướng Lãnh không muốn thấy sự chia rẽ giữa hai người lãnh đạo quân đội. Và nếu ứng cử riêng liên danh, chưa chắc họ thắng được những liên danh dân sự. Đầu tháng 7-1967, sau hơn 48 tiếng đồng hồ nghị luận giữa các tướng lãnh trong Hội Đồng Quân Lực, hội đồng đề nghị hai người sẽ đứng chung liên danh: ông Thiệu, ứng cử tổng thống; ông Kỳ, phó tổng thống. Nhưng để đền bù lại, ông Kỳ sẽ có toàn quyền bổ nhiệm Thủ Tướng và các Tổng Bộ Trưởng của nội các; cũng như các tư lệnh quân sự trọng yếu. Ông Thiệu đồng ý và ký tờ cam kết với các tướng lãnh (20). Dưới mắt mọi người qua, với những điều kiện đó, ông Thiệu sẽ trở thành một tổng thống bù nhìn không thực lực. Nhưng nếu nhìn xa hơn, chúng ta thấy sự khôn ngoan của ông Thiệu: Chiếu theo Hiến Pháp, tổng thống lúc nào cũng có toàn quyền; hứa với nhau bằng miệng hay ký giấy cam kết không thay đổi được quy định của hiến pháp. Hơn nữa, với tánh tình rất bốc đồng, trong tương lai ông Kỳ sẽ mất đi nhiều đồng minh trong quân đội. Với suy luận đó, ông Thiệu tạm thời chịu “nhường,” và kiên nhẫn chờ thế lực của phía ông Kỳ suy tàn. (21) Triệt tiêu được thế lực của ông Kỳ, nhưng từ năm 1969 trở đi, TTT vấp phải một lỗi lầm về liên hệ trong hệ thống quân giai, về chiến lược và chiến thuật, khiến các sĩ quan tuớng lãnh không còn kính trọng ông như là một thủ lãnh. Để củng cố thế lực, năm 1968 TTT triệu hồi Đại Tướng Trần Thiện Khiêm về nước, bổ nhiệm làm phó thủ tướng kiêm tổng trưởng nội vụ, rồi thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng sau khi Thủ Tướng Trần Văn Hương từ chức. Cùng năm, ông đưa tướng Đỗ Cao Trí về làm Tư Lệnh Vùng III. Tháng 7-1970 ông ban hành một sắc lệnh, thay đổi cơ cấu quân sự trong tương quan giữa Bộ Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn/Quân Khu. Nói một cách khác, đến cuối năm 1970, các tướng lãnh đã “vào hàng” theo lệnh TTT. Nhưng để bảo vệ quyền lực và phòng hờ những biến động có thể xảy ra, TTT tập trung quyền lực trong tay — về hành chánh cũng như về quân sự — hành động này đã gây những phẫn nộ ngấm ngầm trong giới quân đội. Sự lo sợ đảo chánh khiến cho TTT giữ lại một số tướng lãnh lẽ ra ông phải cho họ giải ngũ từ lâu. Cũng vì sợ đảo chánh, ông có những liên hệ với một số tướng lãnh mà qua sự quan sát bên ngoài, không hợp với quân phong, quân kỷ (22). Rất nhiều thí dụ cho thấy TTT bất cần hệ thống quân giai và chỉ huy quân đội thẳng từ Dinh Độc Lập: Trong cao điểm của cuộc hành quân Lam Sơn 719, Trung Tướng Lãm xin được từ chức vì ông không đủ quyền lực và sự ủng hộ của TTT để ra lệnh cho hai tướng Dư Quốc Đống và Lê Nguyên Khang. Cũng trong buổi họp đó, tướng Viên một lần nữa xin từ chức. Nhưng TTT không hành động. Không phải TTT có “vấn đề” khi cho hai vị tướng này giải ngũ; nhưng ông thấy khó tìm những sĩ quan khác trung thành với ông, để thay vào chỗ của hai vị tướng này. Một thí dụ khác là khi ông ra quân lệnh bắt giữ Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai trong khi Quảng Trị thất thủ tháng 5-1972. Thay vì chỉ cần “đề nghị” với Tổng Tham Mưu Trưởng, hay Tư Lệnh Vùng truy tố tướng Giai theo đúng tinh thần của hệ thống quân giai, ông Thiệu đích thân ra quân lệnh từ Phủ Tổng Thống (xem phóng ảnh 5-1). Lối xử dụng quyền hạn như vậy gây nhiều bất mãn trong quân đội — một tổ chức chỉ trường tồn trong hệ thống quân giai nghiêm ngặt. (23) Trong hai năm sau cùng của VNCH, quyền chỉ huy quân đội càng lúc càng bị thu gọn vào Dinh Độc Lập. Quân đội VNCH bị thất thế trước lối chống cộng mãnh liệt và quyết tâm của TTT: ông khăng khăng đòi hỏi quân đội — một quân đội càng ngày càng yếu vì thiếu viện trợ — phải triệt để bảo vệ Chủ Trương Bốn Không mà ông đã đề ra vài năm trước. Một trong bốn không này là “không nhượng đất” cho cộng sản. Nhưng với số quân viện càng ngày càng ít hơn, khả năng cơ động của quân lực không còn nữa. Phí tổn để bảo vệ những tiền đồn ở xa trở nên quá tốn kém. Nhưng tổng thống Thiệu vẫn quyết liệt với chủ trương không nhượng đất — dù những phần đất không có một lợi ích gì về chiến thuật hay chiến lược. Khi VNCH mất Phước Long vào cuối năm 1974, tổng thống Thiệu có thay đổi đôi chút chủ trương không nhượng đất của ông. Nhưng đến lúc đó thì quá trễ. Tháng 3-1975, sau khi CSVN chiếm Ban Mê Thuột, chỉ trong ba tuần tổng thống Thiệu đơn thân quyết định một số kế hoạch quân sự chiến lược vô cùng tai hại, để đưa đến sự thất thủ hoàn toàn của VNCH hơn một tháng sau. Sau khi Đà Nẵng thất thủ vào cuối tháng 3, và ngay ngày ba sư đoàn CSBV đánh vào Xuân Lộc, Đại Tướng Viên có làm một phiếu đệ trình lên TTT, xin phép thành lập một Quân Đoàn Dã Chiến, với thẩm quyền điều khiển hai quân chủng Không Quân và Hải Quân. Người viết không tìm được sử liệu cho biết phản ứng của TTT về phiếu đệ trình của tướng Viên. Nhưng đến ngày 12 tháng 4 mà tướng Viên mới đề nghị như vậy thì quá trễ. Điều này cho chúng ta thấy: (a) Bộ Tổng Tham Mưu VNCH không có thẩm quyền như danh xưng, và (b) TTT thật sự điều khiển Quân Lực VNCH thẳng từ quyền lực tổng thống, bất chấp hệ thống quân giai. Một trong hai — hay cả hai — sự kiện đó có thể là những yếu tố đưa đến sự thất thủ của VNCH./ NGUYỄN KỲ PHONG ________________________________________ (1) Người viết xử dụng một số báo cáo về TTT sau đây: Central Intelligence Agency. Office of Central Reference, Biographic Register: Chairman, National Directory Committee (24 June, 1965/ declassified 11-20-1986); Defense Intelligence Agency. Biographic Data: President Nguyen Van Thieu (July 1968/ declassified 8-2-1999); Embassy SAIGON: Some Aspects of Personal Relations Among Senior RVAF Officers (August 15, 1971; declassified 8-20-2009). Người viết xin cảm tạ bạn Jay Veith — một chuyên viên về sử liệu chiến tranh Việt Nam và cũng là một tác giả — đã cung cấp tài liệu giải mật mới nhất về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà người viết đã trích trong bài. “Cáo già,” “khôn vặt” là từ nguyên thủy dùng trong báo cáo tháng 8-1971. (2) Thomas L.. Ahern, Jr., CIA and the Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam (Center for the Study of Intelligence, Central Intelligence Agency, 2009). Đây là tập tài liệu tối mật, viết sâu rộng về liên hệ của Hoa Kỳ với các thẩm quyền VNCH. (3) Đại sứ Bunker, từ tháng 5-1967 đến tháng 5-1973, mỗi tuần viết một báo cáo về cho tổng thống Lyndon Johnson, và sau đó là Richard Nixon. Những báo cáo này — trừ đi một số vẫn chưa được giải mật — nằm trong bộ sách ba quyển, Douglas Pike, The Bunker Papers: Report to the President from Vietnam, 1967-1973 (University of California, Berkeley, 1990). Đại sứ Bunker có nhiều ý kiến cá nhân về hai ông Thiệu, Kỳ, trong báo cáo. Trong 96 báo cáo hàng tuần người đọc thấy Đại Sứ Bunker dần dần thay đổi ý kiến của ông về TTT: Từ những chỉ trích gay gắt ở những báo cáo đầu — mà trong dó có những tĩnh từ chỉ ông Thiệu như chơi xấu, tiểu nhân, không tôn trọng luật công bằng — nhưng đến giữa năm 1969, ông Bunker từ từ thay đổi nhận xét của ông về TTT, báo cáo viết với nhiều lời khen ngợi và tán tụng. Ngược lại, với sự trầm tĩnh hiếm có của một nhà ngoại giao, Đại Sứ Bunker đã chinh phục được TTT. Giới thẩm quyền Hoa Kỳ ở Sài Gòn nhận xét là, chỉ có Bunker mới thuyết phục được TTT trong những giai đọan khó khăn giữa liên hệ Mỹ-Việt. (4) Central Intelligence Agency, Office of Current Intelligence, 28 August 1963, Subject: Cast of Characters in South Vietnam. McGeorge Bundy là người thuyết trình cho Tổng Thống Kennedy về những nhân vật chống và ủng hộ Tổng Thống Diệm đương thời. (5) Đại Tá Thiệu được thăng cấp thiếu tướng một ngày sau khi đảo chánh thành công. Theo hồi ký của Trung Tướng Trần Văn Đôn, Việt Nam Nhân Chứng, ngày 2 tháng 11-1963, khi đến trình diện tướng Đôn, ông Thiệu móc trong túi ra một cặp sao thiếu tướng và đưa cho ông Đôn. Ông Đôn viết trong sách là ông ngạc nhiên khi thấy đại tá Thiệu có sẵn cặp sao trong túi. Đại Tá Thiệu là một trong hai đại tá duy nhất được thăng tướng ngay sau ngày đảo chánh. Người kia là Đại Tá Nguyễn Hữu Có. Mười giờ sáng ngày 2 tháng 11-1963, Tư Lệnh MACV Paul Harkins báo cáo về Tổng Tham Mưu Trưởng Ban Tham mưu Liên Quân Maxwell Taylor, là hai Đại Tá Có và Thiệu đã được thăng cấp tướng. Nhưng cũng trong một báo cáo khác từ Harkins gởi về Taylor 6:36 chiều cùng ngày, danh sách lên tướng có thêm tên Đại Tá Lâm Văn Phát. Báo cáo về thái độ của Đại Tá Thiệu nằm trong Foreign Relations of the U.S, Vietnam, August-December 1963, các trang 48, 509, 534. Hơn ba tháng trước đó, trong một báo cáo ngày 16 tháng 8-1963 do CIA soạn thảo (mà tác giả là William E. Colby), ghi nhận về Đại Tá Thiệu “… Công Giáo, gốc miền Trung, ủng hộ Ngô Đình Nhu và có thể trung thành với chế độ.” Đọc Foreign Relations of the U.S., Vietnam, January-August 1963, trang 580. (6) Chánh phủ VNCH phóng thích một số nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Đằng (Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên. Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng vì áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM. Từ tháng 2-1967 cho đến tháng tháng 12-1967, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Đổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Sau cùng, kế hoạch này cũng không đi đến đâu. Nhưng tài liệu cho thấy CIA đã xâm nhập được một số nhân sự của MTGPMN, nhưng không biết phải từ kế hoạch này không. (7) Xem Ahern, sđd, trang 83-88. (8) Ahern, sđd dẫn, trang 82. (9) Ahern, sđd, trang 38. CIA nói từ tháng 8 đến tháng 12-1965, CIA cung cấp cho Thích Trí Quang 2.000.00 đồng (tương đương 12.500 mỹ kim giá đương thời). (10) William E. Nelson, Chief, Far East Division, Memorandum for the DCI [Director, Central Intelligence], “President Thieu's Comment on the CIA”, 5 February 1969. Trích theo Ahern, sđd, trang 87. Khuyến cáo của Nelson đúng được phân nửa vào năm 1975, khi TTT tung ra công luận những trao đổi bí mật giữa ông và Tổng Thống Richard Nixon. (11) Về những liên lạc giữa Nixon-Chennault-Thiệu; và khả năng nghe lén của FBI, CIA, và Nha Truyền Tin Mật Mã Quốc Gia (National Security Agency), đọc Bùi Diễm, In the Jaws of History; William Bundy, Tangled Web; và, Thomas Powers, The Man Who kept the Secrets: Richard Helms and the CIA. Sự kiện (nghe lén) này cũng được giải mật và đăng trong Foreign Relations of the United States: Vietnam, September 1968-January 1969. (12) Theo lời ông Châu, và cũng theo hồ sơ của CIA, ông Châu có liên lạc với người em là Trần Ngọc Hiền, một cán bộ cộng sản, từ năm 1964. Xem Thomas Ahern, sđd, trang 93-94. (13) Kissinger đến Sài Gòn bàn thảo về đề nghị của Hà Nội lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 8-1972. Sau lần nói chuyện khai mào này, TTT ngưng liên lạc với thẩm quyền Mỹ hơn một tháng sau. Trưởng Sở CIA Sài Gòn kể lại là Kissinger nói thẳng với TTT, nếu Hà Nội chấp nhận ngưng bắn và thả tất cả tù binh Mỹ, thì Hoa Kỳ sẽ chấp nhận đề nghị của Hà Nội, bất chấp diễn tiến quân sự đang xảy ra tại miền Nam. Hà nội xử dụng lá bài tù binh Mỹ rất hiệu nghiệm trong lúc thương nghị và sau khi Hiệp Định được ký. Đọc Ahern, sđd, trang 117-118. (14) Giai đoạn sau cùng của VNCH và liên hệ giữa TTT và Hoa Kỳ không phải là chủ đề của bài viết. Về giai đọan này, đọc Larry Berman, No Peace, No Honor, Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam. Về những bức thư cam kết và hứa hẹn của Tổng Thống Richard Nixon, đọc Nguyễn Tiến Hưng and Jerrold Schecter, The Palace File. Cố Vấn Tổng Thống Nguyễn Phú Đức, trong hồi ký The Viet-Nam Peace Negotiations: Saigon’s Side of the Story, kể lại qua những lần đối thoại với Kissinger và Nixon, ông thấy thẩm quyền Mỹ muốn nhắn với TTT là Hoa Kỳ sẽ chấp thuận bản đề nghị của Hà Nội, và sẽ phê chuẩn hiệp định trước năm 1972. Và Hoa Kỳ sẽ đơn phương làm chuyện đó nếu VNCH không chịu hợp tác theo lịch trình do người Mỹ định. Chữ đơn phương (unilateral) được nhấn mạnh và lập lại nhiều lần. (15) Sau lần đến Sài Gòn tháng 8, Kissinger trở lại một lần nữa vào ngày 20 tháng 10-1972. Sau lần này Kissinger thề không trở lại vì bị “lật tẩy.” Sau Kissinger, người đại diện cho Nixon là Thiếu Tướng Alexander Haig (năm 1972, Haig vẫn còn mang cấp bậc thiếu tướng). Nhưng như là một quân nhân, Haig nói chuyện rất thẳng thắn. Ông thông báo cho TTT biết, ông đến đây không phải để thương lượng, vì ông không có thẩm quyền thương lượng. Ông đến đây để cho TTT biết Hoa Kỳ sẽ làm gì. Nếu VNCH không hợp tác theo đề nghị, thì liên hệ ngoại giao Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn và bị tổn thương, nhưng phía VNCH sẽ bị tử thương. Xin viết thêm một chút về tướng Haig: Năm 1975 Haig mang cấp bậc đại tướng và là Tư Lệnh NATO. Trước những cuộc tấn công ồ ạt của CSBV, Haig viết một lá thư cho Kissinger, đề nghị phải trả đũa ngay lập tức. … Ngăn chận CSBV “không phải để bảo vệ VNCH nhưng để bảo vệ sự vẹn toàn cho những hiệp ước mà Hoa Kỳ đã ký và sẽ ký trong tương lai”. Đọc Nguyễn Phú Đức, sđd, trang 364. Những lần trao đổi giữa TTT và Haig, được ghi lại trong hồi ký của tướng Haig, Inner Circles: How America Changed the World. A Memoirs. (16) Trưởng Sở CIA Thomas Polgar nói lên sự vô lý về hành vi của Hoa Kỳ (ít ra là qua hành vi của Kissinger) trong cuộc thương nghị: trong khi Hà Nội thông báo cho nhân sự ở hạ tầng cơ sở thấp nhất biết mọi chi tiết và diễn biến của cuộc thương lượng, thì phía Hoa Kỳ chỉ có một số tối thiểu thẩm quyền tối cao mới biết được diễn tiến của cuộc thương lượng. Đọc Ahern, sđd, trang 119. Lời hứa của Kissinger về số tiền bốn tỉ mỹ kim tái thiết hậu chiến cho miền Bắc, là một trong nhiều thí dụ về sự che dấu của Kissinger và Nixon với Quốc Hội Mỹ — Quốc Hội Mỹ biết được hứa hẹn đó qua một khám phá tình cờ và rất tức giận với những hứa hẹn không có thẩm quyền đến từ quốc hội. Về chuyện này, đọc Randall B. Woods, Fulbright: A Biography. (17) Lewis Sorley, Reassessing ARVN (A Lecture Delivered at the Vietnam Center, Texas Tech University, 17 March 2006), trang 18 (18) Trung Tướng Trần Văn Đôn viết trong Việt Nam Nhân Chứng, lúc Trung Tướng Dương Văn Minh nhận định về tánh tình và tư cách chính trị của các quân nhân trong Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, ông chỉ vào Thiếu Tướng Thiệu và nói, “Ông này thì làm chánh trị và lãnh đạo được.” Đối với Trung Tướng Đôn, ông Minh phán, “Ông có quá nhiều tình cảm để làm chính trị.” (19) Nếu để ý, chúng ta thấy ông Thiệu lần lần “triệt tiêu” các sĩ quan thâm niên về quân vụ và cấp bậc hơn ông. Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao viết trong hồi ký (Một Kiếp Người, trang 172-73), là đích thân ông Thiệu cho ông 100.000 đồng và đề nghị ông giải ngũ, rồi Hội Đồng Tướng Lãnh sẽ giúp ông ứng cử nghị sĩ. Sau tướng Cao là đến Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí (lên tướng tháng 7-1963). Trung Tướng Nguyễn Hữu Có (lên tướng cùng ngày với ông Thiệu) là người cuối cùng bị lưu đày. Tướng Có là một tiểu đoàn trưởng, ông Thiệu là trưởng Ban 3, khi hai người đóng chung ở Tiểu Khu Hưng Yên, 1952-53. (20) Xem phóng ảnh 4-2, cam kết giữa ông Thiệu và các tướng lãnh trong Hội Đồng Quân Lực. Theo tướng Cao Văn Viên, người soạn thảo bản cam kết là Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng. (21) Sau khi đắc cử, luật sư Nguyễn Văn Lộc được bổ nhiệm thủ tướng như cam kết. Tuy nhiên, khi báo chí loan báo tổng thống và phó tổng thống sẽ xuất hiện chung trên hệ thống truyền thanh để “ra mắt” với dân chúng, một phụ tá của TTT cho biết, như là một tổng thống, ông Thiệu sẽ xuất hiện theo lịch trình ông muốn, và với những người ông muốn. Qua hành động đó, ông Thiệu không chỉ khôn vặt. (22) Đại tướng Creighton Abrams, trong một buổi họp với các tướng lãnh của Bộ Tư Lệnh MACV vào tháng 1-1969, đã phàn nàn về tư cách của TTT khi ông thường xuyên mời tướng Đỗ Cao Trí và Hoàng Xuân Lãm vào Dinh Độc Lập dùng cơm. Từ liên hệ thân mật đó, TTT trực tiếp ra lệnh, thông báo tin tức và huấn lệnh thẳng cho họ, bỏ qua hệ thống quân giai mà chính ông đã viết trong ra sắc lệnh. Tướng Abrams nói TTT đối xử như vậy thì “kẹt” cho tướng Cao Văn Viên (như là một Tổng Tham Mưu Trưởng), vì có những quân lệnh từ tổng thống trong khi tướng Viên chưa biết mà các tướng Tư Lệnh Vùng đã biết trước rồi. Đọc Lewis Sorley, The Abrams Tapes. 1968-1972, trang, 106, 109, 114. (23) Quảng Trị thất thủ ngày 1 tháng 5-1972; TTT bổ nhiệm tướng Trưởng thay tướng Lãm ngày 3 tháng 5; TTT viết quân lệnh bắt tướng Giai ngày 12 tháng 5. Giọng văn trong quân lệnh của TTT rất bất công và thiên vị. Qua hai quân lệnh (phóng ảnh 5-1 và 6-1) chúng ta thấy TTT vẫn chưa chắc chắn với quyết định của ông: Quân lệnh chỉ thị tái lập trật tự ở Vùng I đề tên người nhận là tướng Lãm, nhưng phía dưới trang sau cùng, TTT viết tay đề tên tướng Trưởng. Điều này cho thấy ngày 3 tháng 5, khi viết quân lệnh cho tướng Lãm, TTT đổi ý và bổ nhiệm tướng Trưởng. Nhưng ông không màng cho người thảo lại quân lệnh, mà dùng luôn bản văn, gởi cho tướng Trưởng. Nhưng tại sau buộc tội tướng Giai trong khi chính tướng Lãm là người phải chịu trách nhiệm. Vì sau hai tuần sau khi cộng sản tấn công vào Quảng Trị, tướng Lãm vẫn không nắm được tình hình, và cho đến ngày 13 tháng 4, ông mới từ Huế trên đường ra Quảng Trị để quan sát tình hình. Dọc đường ông chận một sĩ quan TQLC lại và yêu cầu người sĩ quan này tường trình cho ông diễn tiến cuộc tấn công đang xảy ra hơn 14 ngày rồi! Đọc MX Ngô Văn Định, Chiến Thắng của Lữ Đoàn 258/TQLC ở Quảng Trị, Tháng 4-1975, trong tuyển tập Hai Mươi Mốt Năm Chiến Trận của Binh Chủng TQLC Việt Nam. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, trong The Easter Offensive of 1972, nói ông biết tướng Giai là một sĩ quan Nhảy Dù gan dạ và có khả năng chỉ huy. Và ông sẳn sàng nhận tướng Giai phục vụ lại với quân đoàn của ông. Ở đây người viết xin cảm ơn tiến sĩ Martin Loicano đã cung cấp một số tài liệu đến từ Bộ Tổng Tham Mưu VNCH và Phủ Tổng Thống, liên quan đến Huấn Lệnh bắt giữ Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai; và Huấn Lệnh cho Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm/ Ngô Quang Trưởng, tái lập trật tự ở Vùng I, sau khi Quảng Trị thất thủ. Nhận định của Long Điền về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua các tài liệu Giải Mật của Mỹ: 1-Tổng thống Thiệu đã hiểu rõ và không tin tưởng vào người Mỹ, nhưng ông không có con đường lựa chọn nào khác vì nền kinh tế của VNCH không vũng mạnh do chiến tranh triền miên (từ âm mưu của Cộng Sản Quốc Tế), kẻ nào (Mỹ)bỏ tiền ra cho cuộc chiến thì họ có nhiều thẩm quyền và áp lực cho cuộc chiến theo nhận định chiến cuộc của họ. 2-CIA đã gài nhiều người vào dinh TTT để nghe lén, điều nầy chứng minh là TTT chỉ phục vụ cho quốc gia VN, ông buộc lòng phải chấp nhận Mỹ như một đồng minh bất hảo. CIA cũng đã hiểu điều đó! 3-Trong khi đó nhiều tài liệu 2 bên cho thấy chính phủ VNDCCH (Bắc Việt) hoàn toàn phục vụ và trung thành với các quan thầy Liên Xô và Trung Cộng một cách tuyệt đối! 4-Mỹ không có một quyết tâm nào để chiến thắng trên chiến trường VN. Ngược lại Liên Xô và Trung Cộng thì có nhiều quyết tâm chiến thắng tại VN. Riêng Trung Cộng vừa có quyết tâm chiến thắng vừa có mưu đồ xâm lăng cả nước VN sau khi cả hai miền đều suy yếu sau chiến tranh. Cơ chế vận hành của chính quyền Mỹ tùy thuộc vào Quốc Hội và dân chúng Mỹ. Trong khi đó Liên Xô và Trung Cộng là những thế chế độc tài toàn dân phải nghe theo lệnh đảng Cộng Sản nên quyết tâm dành chiến thắng tại VN vững vàng hơn. 5- Bài học cho người dân VN là nếu chấp nhận một cuộc chiến (bão vệ Tự Do trước hiểm họa CSQT) thì phải do quyết định và thực lực của toàn dân, bằng không thì dựa vào bất cứ một thế lực ngoại lai nào cũng dễ thất bại. Dựa vào lời cam kết nào thì phải có Hiệp Ước hẳn hoi thì mới không bị đồng minh phản bội (Mỹ không thể bỏ rơi Nhật và Nam Hàn vì có ký Hiệp Ước song phương.) Những câu nói nổi tiếng cuả Ông Nguyễn Văn Thiệu khi nắm giử chức vụ Tổng Thống VNCH “ Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm! Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản – Công đức ngàn đời con tố mẹ, tình nghĩa trăm năm vợ tố chồng – (Biếm chỉ chính sách đấu tố của Cộng sản ) Đất nước còn, còn tất cả; cộng sản thắng, mất tất cả. Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn với Mỹ thì rất khó. Sống không có tự do là đã chết. ” -TS Nguyễn Tiến Hưng nói về cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Interview-with-Dr-Nguyen-Tien-Hung-about-the-book-President-Thieu-s-deepest-thoughts-HGiang-05142010111919.html -Nguyễn Văn Thiệu Thứ năm, ngày 03 tháng sáu năm 2010 Bí mật chung quanh hồ sơ "Nixon-Thiệu" http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100601_nixon_thieu_dossier.shtml Xuân Hồng BBCVietnamese.com GS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt cuốn " Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" tại California Tác giả cuốn sách mới về "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" nói với BBC rằng một trong những hồ sơ quan trọng liên quan cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa được giải mật. Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Bộ Trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến cái gọi là hồ sơ "Nixon-Thiệu" chứa các tài liệu và thư từ giữa Tòa Bạch Ốc và Dinh Độc Lập từ năm 1971. Ông Hưng, người được chỉ định đi cầu viện vào giờ chót, nói rằng vào ngày 23 tháng Ba năm 1975, nói ông Thiệu có cho ông xem hồ sơ này trong đó có hai bức thư của TT Nixon mà ông đã yêu cầu TT Thiệu gởi cho người kế nhiệm của TT Nixon là TT Ford qua trung gian của Tướng Frederick Weyand, cựu Tư Lệnh Quân Đội Mỹ, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ. Trong cuốn sách "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" mới được xuất bản, GS Hưng nói "Điểm trớ trêu là thư của TT Nixon mà TT Ford không biết gì." Vào ngày 5 tháng Tư năm 1975, đích thân Tướng Weyand đã đưa cho TT Ford xem hai bức thư đó chỉ 5 phút trước khi TS Kissinger đến cùng họp. Ngày 30 tháng Tư, TS Hưng tiết lộ hai thư này trong một cuộc họp báo tại Khách sạn Mayflower ở Washington để đặt trách nhiệm bội ước và yêu cầu Hoa Kỳ đền bù lại bằng cách cứu vớt và cho định cư một triệu người Việt Nam. Sau đó Quốc Hội Mỹ, theo GS Hưng, đã phản ứng "tại sao Hành Pháp Mỹ không cho Lập Pháp biết hồ sơ Nixon-Thiệu," đặc biệt là các nghị sĩ chủ trương cắt viện trợ cho VNCH như Henry Jackson, Frank Church, Ted Kennedy, Mike Mansfield... Ngay chủ tịch của Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ lúc đó là ông John Sparkman đã viết thư yêu cầu TT Ford cho xem hồ sơ "Nixon - Thiệu" nhưng TT Ford viện dẫn quyền đặc biệt của người đứng đầu hành pháp, đã từ chối. Rồi từ đó chính phủ Mỹ "đã ém nhẹm" toàn bộ hồ sơ này. Năm 1978, ông Ronald Nesson, tùy viên báo chí của TT Ford, có viết một cuốn hồi ký trong đó ông tiết lộ rằng ông được lệnh cấp trên đi tìm hồ sơ "Nixon-Thiệu" trong Tòa Bạch Ốc, và tìm được vỏn vẹn chỉ có "bảy cái thư ". GS Nguyễn Tiến Hưng nói có tổng cộng 27 văn thư trong hồ sơ này, nhiều hơn số thư mà ông Ronald Nesson đã tiết lộ trong cuốn hồi ký. Theo GS Nguyễn Tiến Hưng, hầu như tất cả các hồ sơ về cuộc chiến Việt Nam nay đã được giải mật, trừ hồ sơ "Nixon-Thiệu" mà cho tới hôm nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Tại sao ông Thiệu không lên tiếng? Tác giả Nguyễn Tiến Hưng không tin rằng người Mỹ đã bảo cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không được nói gì về liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa từ khi gia đình ông dọn sang Mỹ năm 1985 tới khi ông từ trần năm 2001. Là một người tâm sự thân tín của ông Thiệu trên bước đường sống lưu vong, GS Hưng nói rằng " tôi không tin là khi dọn sang Mỹ, ông Thiệu đã bị áp lực nào bắt phải yên lặng vì đó là thời của tổng Thống Reagan và ông Reagan rất ưu ái Tổng Thống Thiệu. Có lẽ vì phần nào của sự ưu ái đó mà ông Thiệu dọn nhà sang Hoa Kỳ sống." Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player Ông Thiệu đã tâm sự với ông Hưng rằng "khi vừa đến Đài Loan vào ngày 25 tháng Tư năm 1975, phái đoàn tùy tùng đã bị nhân viên Mỹ khám xét hết hành lý và tịch thu hết giấy tờ vì họ chỉ sợ hồ sơ Thiệu-Nixon lọt ra ngoài". Ông Hưng thuật tiếp lời ông Thiệu: "Còn chuyện cái cặp bị đánh cắp nữa, vì họ tưởng rằng hồ sơ để trong đó, chứ không phải là để lục xét tiền." Tuy nhiên, ông Hưng nói: "Phía ông Kissinger và đảng Cộng Hòa muốn giấu hồ sơ đó đi, cho nên có thể họ đã yêu cầu TT Thiệu giữ im lặng." Theo GS Hưng, ông Thiệu không muốn viết hồi ký vì "sau khi tôi làm lãnh đạo của miền Nam gần 10 năm, tôi biết quá nhiều chuyện, và khi tôi nói cái hay thì tôi cũng phải nói cái dở nữa." Ông Thiệu được cho là đã nói: "Người Mỹ đã phản bội mình rồi, cho nên mình cũng không nên vạch áo cho người xem lưng, và tôi chẳng cần để ý tới dư luận Mỹ nữa." Theo giáo sư Hưng đó là lý do chính tại sao ông Thiệu không muốn viết hồi ký. Trước đây khi được GS Hưng yêu cầu nói rõ về vụ 16 tấn vàng, ông Thiệu nói: "Tôi đã làm hết sức mình rồi cho nên dù có nói ra, thì người đời sẽ nói rằng tôi cố tình chạy tội mà thôi." Tăng quân là để rút lui? GS Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong những lần đàm luận tại Luân Đôn, ông Nguyễn Văn Thiệu đã cho rằng Tổng Thống Mỹ Johnson, một người được cho là lập trường diều hâu, "đem quân vào Việt Nam là để thương lượng ở thế mạnh." Vào đầu năm 1964, khi ông Johnson lên thay cho TT Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ đã cho bộ trưởng McNamara sang Việt Nam hứa đủ điều, rồi đề nghị 12 biện pháp rất mạnh trong đó, yêu cầu chính phủ Việt Nam đặt Miền Nam vào thế chiến tranh bằng một lệnh tổng động viên để "mưu cầu một nước Việt Nam không cộng sản". Sau đó, Mỹ tăng quân viện cho miền Nam Việt Nam và đồng thời mở ra các chiến dịch như là Mũi Tên Lên vào tháng Tám cùng năm, rồi đến chiến dịch Phi Tiêu Lửa oanh tạc miền Bắc rất dữ dội. Đến tháng Ba năm 1965, quân đội Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng và bước tháng Tư, Tổng Thống Johnson tuyên bố sẽ ở lại miền Nam "bao nhiêu lâu còn cần thiết, với bất cứ sức mạnh nào còn cần thiết, với bất cứ nguy hiểm nào, phí tổn nào" như Tổng Thống Kennedy đã nói "We shall bear any burden" khi nhậm chức. Tháng Sáu năm 1965, TT Johnson đã gởi vị tướng kinh nghiệm nhất của quân đội Mỹ là tướng Westmoreland đến Việt Nam để chỉ huy quân đội và một tháng sau, đã bổ nhiệm một vị tướng khác là Maxwell Taylor làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ông Thiệu lên làm Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia vào tháng Sáu năm 1965. Theo GS Hưng, ông Thiệu và các tướng lãnh đều thấy rằng Mỹ quyết chiến và quyết thắng tại miền nam Việt Nam. Nhưng chẳng mấy chốc sau đó, Bộ Trưởng McNamara lại rỉ tai ông Thiệu và nói là phải tổ chức bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội cho sớm để còn điều đình với Mặt Trận giải Phóng Miền Nam. Mãi sau này với thời gian, ông Thiệu mới chiêm nghiệm câu "đem quân vào để điều đình ở thế mạnh," và "đem quân vào là để rút quân đi." Cuộc chiến 'ủy nhiệm' Trước khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Nixon đã từng nói cuộc chiến tại Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa hai miền nam bắc Việt Nam, hay là giữa Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam, mà thực sự ra là một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo GS Hưng thì TS Kissinger và TT Nixon cho rằng tất cả những sự thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giúp cho chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. GS Hưng nói rằng theo như sự suy nghĩ của hai người này thì "cũng vì sự cứng rắn của Hoa Kỳ - mang nửa triệu quân tới Việt Nam rồi xúc tiến chương trình Việt Nam hóa cuộc chiến - mà đã thuyết phục Trung Quốc mở cửa bang giao với Hoa Kỳ." -Nhận định của TT Nguyễn Văn Thiệu về cuộc chiến 1945-1975 tóm lược của Long Điền: 1-Cuộc chiến tại Miền Nam VN là một cuộc chiến tự vệ, do phiá CSBV chủ mưu tấn công Miền Nam.Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh BBC trước khi ký hiệp định ngưng bắn 1973, TTT đã nói : “Tôi nghĩ rằng tự do và một cuộc sống tốt đẹp hơn của 17 triệu rưởi dân chúng ở miền Nam Việt Nam không những cho thế hệ này mà còn cho thế hệ mai sau. Tôi nghĩ rằng đó là cái giá mà dân chúng miền nam Việt Nam đã trả. Không một ai thích chiến tranh. Bản thân tôi cũng không thích chiến tranh. Có người nói với tôi rằng họ chống chiến tranh, và tôi cũng nói họ rằng tôi cũng chống chiến tranh”. 2- Ông tin tưởng vào Tự Do, Dân Chủ,vào chính nghiã Quốc Gia: “Tôi nghĩ rằng khi dân chúng tại miền Nam Việt Nam có thể tự do phát biểu một cách dân chủ mà không sợ bị cộng sản cắt cổ chặt đầu, thì tôi có thể bảo đảm với ông rằng toàn thể dân chúng ở miền Nam Việt Nam đều chọn tự do. ” 3-Qua quốc sách Chiêu Hồi do ông thực hiện và đạt thành công vẻ vang, ta thấy ông có tấm lòng nhân ái, không muốn nhìn thấy canh chiến tranh giết chóc gìửa người Việt với nhau,nên đã dùng đường lối Chiêu Hồi mở 1 sinh lộ cho những cán binh Việt Cộng lầm đường lạc lối trở về với chính nghiã Quốc Gia chấm dứt cảnh nồi da xáo thịt. 4- Trong những ngày biến động trước 30 tháng tư 1975 dù có những âm mưu ám sát, đe dọa từ phiá Đồng Minh, đe dọa từ phiá các tướng lãnh đối lập, áp lực quân sự ngày càng gia tăng của CSVN nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu vẫn bình tỉnh để phản công Cộng sản mặc dù ngân sách viện trợ của đồng minh suy giảm trầm trọng so với sự chi viện ồ ạt từ phiá Cộng sản Quốc Tế. Ông đã giử đúng cương vị của một tổng thống, bảo vệ quyền lợi và thanh danh của Việt Nam Cộng Hoà, sau cùng trong tình thế hiển nhiên không còn hy vọng gì cứu vớt VNCH thì ông mới chấp nhận ra đi chính thức sau khi bàn giao chức vụ cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. 5-Đại đa số người dân Miền Nam, sau nầy qua các tài liệu giải mật của thế giới đã thông cảm những nỗi khó khăn, nguy nan mà ông phải gánh chịu trước một đất nước đã lầm khi hợp tác với một đồng minh phản trắc . Ông không thể làm gì khác hơn,không có lựa chọn nào khác hơn. Số phận một nước nhược tiểu không thể tự mình đứng ra chống lại làn sóng đỏ của cả một tập đoàn Cộng Sản Quốc Tế. 4- Tổng Thống Trần Văn Hương : Trần Văn Hương 1902-1982. Tiểu sử: Giáo sư Trần Văn Hương sinh năm 1902, tại làng Long Châu, nay thuộc quận Châu Thành, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nghèo. Nhờ học giỏi và được sự hy sinh của gia đình, cậu học sinh Trần Văn Hương được ra Hà Nội học trường Cao đẳng Sư Phạm... Sau khi tốt nghiệp, ông giáo Trần Văn Hương được bổ về dạy tại trường Le Myrle de Vilers tại Mỹ Tho, cũng là ngôi trường cũ mà ông đã theo học mấy năm trước. Thời gian 1943-1945, ông Hương là giáo sư dạy môn văn chương và luận lý tại trường này. Ông là một thầy giáo đã từng đào tạo nhiều học trò nổi tiếng. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia chính quyền Việt Minh với tư cách nhân sĩ tự do. Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, năm 1946, ông bỏ về quê và tuyên bố bất hợp tác với cả chính quyền Việt Minh lẫn Pháp, sống ẩn dật cho đến năm 1954. Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông ra làm Đô trưởng Sài Gòn trong chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình Diệm một thời gian ngắn.Có một giai thoại nổi tiếng về đức thanh liêm của ông là khi đến đáo nhậm chức vụ đô trưởng Sai Gòn, ông đã đi làm bằng xe đạp!. Sau đó, ông từ chức để phản đối chính sách độc tài gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Năm 1960, ông cùng 17 nhân sĩ thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo tại khách sạn Caravelle (thường được gọi là "nhóm Caravelle"), chính thức xác nhận đối lập chính quyền. Khi cuộc đảo chính của đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu nổ ra, nhóm đã tuyên bố ủng hộ. Vì thế ông cùng 17 vị nhân sĩ nhóm Caravelle bị chính quyền bắt giam. Trong tù, ông có viết một tập thơ lấy tên là "Lao trung lãnh vận" (tức "Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù"). Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, năm 1964, ông lại được cử giữ chức Đô trưởng Sài Gòn lần thứ hai. Không lâu sau, ngày 4 tháng 11 năm 1964, ông lại được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu mời giữ ghế Thủ tướng. Tuy nhiên, chính phủ của ông chỉ tồn tại được chưa đầy 3 tháng. Ngày 27 tháng 1 năm 1965, tướng Nguyễn Khánh lại làm chỉnh lý, lật đổ chính quyền dân sự, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu bị truất phế. Ông cũng bị bắt và quản thúc một thời gian ở Vũng Tàu. Năm 1968, để tạo ảnh hưởng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời ông ra làm Thủ tướng lần thứ hai. Năm 1971, ông cùng Nguyễn Văn Thiệu liên danh bầu cử và đắc cử chức vụ Phó tổng thống nhiệm kỳ 1971-1975. Ngày 21 tháng 4 năm 1975 , trước áp lực quân sự của Cộng Sản và sự cắt giảm chi viện quân sự của đồng minh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải tuyên bố từ chức và trao quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương. Ông Hương cũng chỉ nắm chức vụ trong 7 ngày. Ngày 28 tháng 4, ông đã trao quyền lãnh đạo cho tướng Dương Văn Minh. Ông được xem là vị tổng thống dân sự cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Ông mất ngày 27 tháng 1 năm 1982, nhằm ngày mồng ba Tết Nhâm Tuất, hưởng thọ 80 tuổi . Kẻ sĩ Trần Văn Hương: Ngày 29 Tháng Tư năm 1975, Ðại Sứ Martin đến phủ phó tổng thống đường Công Lý, để mời Tổng Thống Hương ra đi. Cụ Trần Văn Hương đã nói với Ðại Sứ Martin rằng: “Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ (nhân dân miền Nam), tôi ở lại với họ để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước!” Trước đó, cụ Trần Văn Hương cũng đã nói với Ðại Sứ Merillon: “Tôi chỉ sợ mất nước, phải sống lưu đày ở xứ người ta!” Năm 1978, Cộng Sản muốn trả quyền công dân cho cụ, cụ khẳng khái trả lời trong một bức thư gởi cho chính quyền Cộng Sản: “...Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó, tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi.” Cụ Trần Văn Hương, kẻ sĩ cuối cùng của miền Nam, mất năm 1981, vẫn là một công dân của Việt Nam Cộng Hòa. "Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước..." (Lời cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trả lời một cán bộ CS, khi họ đến nhà định làm lễ, quay phim "trả quyền công dân cho ông"). Ðại diện của chính quyền CS không ngờ sự thể xảy ra như vậy. Tức giận, họ ra lịnh cúp máy thu thanh, thu hình. Vài ngày sau cụ nhận được lịnh quản thúc tại gia 3 năm Trả lời cho Đại sứ Pháp t ại VN , cuối tháng tư 1975 ông Mérillon muốn giúp ông đi ra ngoại quốc trước khi CS chiếm Miền Nam, TT Trần Văn Hương đã nói khẳng khái : -“ Ông Ðại sứ à! Tui đâu có ngán Việt Cộng. Nó muốn đánh, tui đánh tới cùng. Tui không muốn lưu vong xứ người. Nếu trời hại nước tui, tui xin thề ở lại và mất theo nước này.” Ðến ngày sắp mất nước, đại sứ Martin còn đến gặp cụ Hương và nói: - Ngài đi với tôi sang Mỹ, Chánh phủ Mỹ sẽ nuôi dưỡng Ngài suốt đời, tôi nhân danh chánh phủ Hoa Kỳ đến mời Tổng Thống ra khỏi nước với bất cứ phương tiện nào mà ngài muốn. Chánh phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị tổng thống cho tới ngày Tổng Thống mãn phần. Cụ Trần Văn Hương mỉm cười, trả lời (tiếng Pháp): -“ Thưa ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Ðã đến nỗi như vậy, Mỹ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Ðại Sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Ðại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng CS vào được Saigon, thì bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại chia xẻ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Ðại Sứ đã đến thăm tôi . Cụ Trần Văn Hưong trước Nguy Cơ Mất Nước bài của Nguyễn Chánh Trực Cựu Trưởng phòng Quân vụ Võ Phòng Phủ Phó Tổng Thống. Thứ ba, 22 Tháng 3 2011 10:16 http://www.diendannguoidanvietnam.com/index.php?option=com_content&view=article&id=8092:c-trn-vn-hong-trc-nguy-c-mt-nc-nguyn-chanh-trc&catid=69:gii-thiu-sach&Itemid=13 …Bảy ngày sau khi bàn giao với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Cụ Trần Văn Hương phải chấp nhận bàn giao cho tướng Dương Văn Mình theo diễn tiến như sau : -Ngày 21-4-75 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Cụ Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. -Ngày 26-4-75 Đại Sứ Martin yết kiến và thông báo cho Cụ Hương về áp lực của cộng sản Bắc Việt và khả năng của cộng quân tấn công vào Saigon. -Ngày 27-4-75 Quốc Hội VNCH họp và biểu quyết việc trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh. - Ngày 28-4-75 vào lúc 5:00 chiều, Cụ Trần Văn Hương trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh theo quyết định của quốc hội. Trong bài diễn văn Tổng Thống Trần Văn Hương đọc trước quốc hội ngày 26-4-75, chúng ta thấy rõ ràng Cụ không thoát khỏi áp lực quá mạnh của người bạn đồng minh Hoa Kỳ, và của cộng sản Bắc Việt mà Tướng Dương Văn Minh được xắp xếp như là một con cờ chính trị để làm nhiệm vụ xóa bỏ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta hãy nhớ lại những gì Cụ Hương đã phát biểu có tính cách lịch sử trong bài diễn văn tại Quốc Hội dưới sự hiện diện đầy đủ dân biểu và thượng nghị sĩ. Cụ Hương đã cho biết rằng Cụ chỉ muốn chỉ định Đại Tướng Dương Văn Minh trong vai trò thủ tướng, nhưng Tướng Dương Văn Minh vẫn khăng khăng đòi Cụ Hương phải trao quyền Tổng Thống để cho Tướng Dương Văn Minh để ông thương thuyết với đối phương. Cụ Trần Văn Hương đã yêu cầu Tướng Dương Văn Minh chấp nhận vai trò Thủ Tướng để đứng ra thương thuyết với phía bên kia. Nhưng Đại Tướng Dương Văn Minh vẫn nhất quyết đòi chức vụ Tổng Thống chứ không nhận vai trò Thủ Tướng. Đại Tướng Minh nói: -“ Thầy đã hy sinh đến nước nầy, nay xin thầy hy sinh một lần nữa để trao trọn quyền cho tôi.” Trước áp lực từ mọi phía, Cụ Hương vẫn cố giữ chủ quyền của một chính thể miền Nam, theo hiến pháp của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Cụ Hương phát biểu như sau: -“ Nước Việt Nam chúng ta mặc dù mất đi rất nhiều rồi, nhưng căn bản pháp lý vẫn còn. Quốc Hội vẫn còn đây, Hiến Pháp vẫn còn đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt Quốc Hội, và vi phạm Hiến Pháp. Vã lại, cái quyền hiện tại ở trong tay tôi, là một cái quyền do nơi Hiến Pháp ấn định. Đây không phải là cái khăn mouchoir. Đây không phải là một tờ giấy bạc từ ở trong tay tôi, tôi móc đưa cho Đại Tướng lúc nào cũng được. Tôi không thể làm như vậy được. Tôi phải trình cho Quốc Hội để quyết định .” Trước khi trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh, Cụ Hương đã tỏ ra nghi ngờ về vai trò cũa Tướng Minh khi đứng ra thương thuyết, cụ nói: -“ Thưa quý vị, Đại Tướng cho rằng Ông có thể nói chuyện với đối phương vì họ chấp nhận nói chuyện với Đại Tướng. Cái chuyện nầy tôi không thể tin được cho đến khi nào tôi nắm được bằng cớ chính xác. Nhưng tôi thiết nghĩ, trong cuộc thương thuyết nầy, Đại Tướng phải là một người được sự ủy nhiệm của Quốc Hội đứng ra thương thuyết. Nếu mà Đại Tướng tự nhiên đi nói chuyện với phía đối phương. Xin lỗi, Đại Tướng đến nói chuyện với danh nghĩa gì? đại diện cho ai, và với những điều kiện gì? Cụ Hương nhấn mạnh: Tôi không thể chấp nhận điều kiện tiên quyết của đối phương là cử người đối thoại theo ý của họ. Sau khi vạch rõ cho Quốc Hội thấy cái nguy cơ mất nước nếu Quốc Hội chấp thuận Đại Tướng Dương Văn Minh; nếu Quốc Hội không chấp nhận thì Cụ khẳng định Chinh quyền Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục chiến đấu, Cụ Hương nói như sau: -“Nếu quý vị không chấp nhận, vì đây là một điều kiện quá đáng, một điều kiện của người thắng trận áp đặt cho người bại trận, thì chúng ta không còn cách gì khác hơn là lúc đó phải chiến đấu tới cùng mặc dầu cái thành Saigon này sẽ biến thành biển máu.” Nhưng cuối cùng, theo đa số phiếu của nhóm chủ hòa trong Quốc Hội, Cụ Hương đành phải trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh. …. Cụ phải trở lại phủ Phó Tổng Thống để tiếp đại sứ Martin, đây là lần cuối cùng mà Đại Sứ Martin thuyết phục Cụ ra đi, nhưng Cụ đã nói thẳng vào Đại Sứ Martin như sau: -“Thưa ngài Đại Sứ, tôi biết tình trạng hiện nay là nguy hiểm. Đã đến đổi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong tình trạng nầy. Nay ông Đại Sứ mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn ông Đại Sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết cộng sản chiếm Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn và tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại Sứ đã đến viếng tôi.” …Cụ nói tiếp: -“Mấy hôm nay mấy em rất vất vả, nhưng bây giờ đất nước không còn, trong tương lai cuộc sống các em và gia đình càng vất vả hơn. Không biết rồi trong tương lai nước mình sẽ như thế nào. Qua không còn biết làm sao hơn nữa vì nó vượt qua mọi ý muốn của mình. Thật là một sự bất hạnh cho dân tộc Việt Nam của mình!” Ngừng một lát Cụ nhìn tôi nói tiếp: -“Thời gian qua em và một các anh em quân nhân cũng đã rất mệt lo cho qua. Xin cho qua gởi lời cám ơn đến các em. Qua cầu chúc cho em và tất cả quân nhân cùng gia đình được bình an và mọi sự may mắn trong tương lai…” Tôi nhìn Cụ và cảm thấy thương Cụ vô cùng, cả tôi và Cụ không cầm được nước mắt. Tôi thấy Cụ cố nén nỗi buồn, thỉnh thoảng lấy khăn ra chậm giọt nước mắt cho nó khỏi rơi xuống. Cụ muốn nói nhiều, nhưng giọng nói ngắt quãng vì xúc động. Trong khi nhìn qua Cương thì nước mắt tuôn trào. Tôi nhìn Cụ và nói: -“Thưa Cụ, xin Cụ yên tâm, là quân nhân việc gian khổ là chuyện bình thường, xin Cụ chớ bận tâm. Con cầu xin mọi sự an lành đến với Cụ vì Cụ là người lảnh đạo của đất nước. Con sợ mọi sự không lành đến với Cụ.” Cụ ân cần nói với tôi: -“Em đừng lo cho qua, qua chọn việc ở lại với đất nước là qua chấp nhận tất cả mọi việc không may xảy ra đối với qua. Qua hiểu rằng khi cộng sản chiếm đất nước thì dân tình sẽ bất hạnh và khốn khổ khôn lường. Cái chết, đối với qua là việc rất bình thường. Qua chỉ thương sinh linh thống khổ…” Thấy tôi mãi trầm ngâm khi nhìn vào thân xác của Cương, Cụ nói: -“Cương nó đã bỏ qua nó đi rồi, qua chỉ tiếc nó cũng như em, tuổi còn trẻ tương lai còn dài, tình hình ngày hôm nay rồi đây nó cũng phải thay đổi, cái gì mất lòng dân thì sẽ không tồn tạị được…” Ngừng một lát Cụ nói tiếp: -“Đáng lý ra chúng ta thống nhất đất nước từ Nam ra Bắc, chứ không phải từ Bắc vào Nam, nhưng vận nước không như mình mong ước được. Nước mình chiến tranh đã dài nhưng khi chấm dứt, trời đã khiến dân tộc nầy còn tiếp tục khổ đau, bản thân qua không tiếc, chỉ thương cho dân mình. Em đừng làm như Cương, em hãy can đảm lên nha em…” Cụ ngừng một lát rồi Cụ nói tiếp: -“Con đường em đi sau nầy sẽ rất chông gai, dân tộc nào còn nằm trong chế độ cộng sản thì còn đau khổ, nhưng chế độ cộng sản nào rồi cũng sụp đổ vì sẽ không còn thích hợp sau nầy. Tương lai dân tộc mình rồi cũng có ngày tốt đẹp, vậy em hãy can đảm đi trong con đường sắp tới đừng ngã lòng trước nghịch cảnh như Cương”. …Đối với quân đội, Cụ luôn luôn quan tâm đến những khó khăn mà anh em quân nhân đang sống và theo dõi rất sát tình hình chiến sự. Có lần đích thân tôi được giao nhiệm vụ mang một số quà của Cụ trao cho các cô nhi quả phụ tại sư đoàn 5 bộ binh nhân ngày kỷ niệm 10 năm thành lập Sư Đoàn 5 Bộ Binh, lúc ấy Chuẩn Tướng Trần Quốc Lịch là tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại Lai Khê. Rồi, khi được tin Tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn trực thăng, Cụ không cầm được nước mắt, Cụ nói: -“ Việt Nam Cộng Hòa vừa mất đi một tướng tài trong tình thế nghiêm trọng của đất nước trước sự xâm nhập từ miền Bắc của địch quân.” Tôi nhớ đại úy Cương đã nói với tôi: -“ Khi nghe tin ông Tướng Trí chết bất ngờ, khi Quân Đoàn 3 đang mở cuộc hành quân vây hãm cộng quân khi chúng dùng lãnh thổ Lào và Campuchia xâm nhập miền Nam, ông Già khóc và buồn lắm.” Ngoài việc bận tâm trong công việc lãnh đạo đất nước, hiểu rõ chiến tranh là tàn bạo và đời sống binh sĩ còn nhiều khó khăn, Cụ Hương còn một tấm lòng nhân ái đến những người bất hạnh trong xã hội. Cụ rất quan tâm đến những người bị bệnh phong cùi tại trại cùi Di Linh, Cụ hiểu rõ đến công sức của những người tận tụy phục vụ những người bị bệnh nầy. Điển hình là công đức và lòng bác ái của Đức cha Jean Cassaigne, một người cả một cuộc đời dành trọn sự thương yêu đối với những người mang bệnh phong cùi tại trại nầy. Cụ Hương đã đề cử hai nhân viên cao cấp đến trao tặng một huy chương cao quý của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đức cha Jean Casaigne vào ngày 12-4-1973 Khi chấp nhận ở lại đất nước, Cụ hiểu rất rõ các đòn trả thù của cộng sản vào thành phần quân, cán, chính nên Việt Nam Cộng Hòa. Cụ đã thẳng thắng từ chối nhận quyền công dân khi chính quyền cộng sản Việt Nam dự định trao lại cho Cụ như là một hình thức tuyên truyền, Cụ từ chối và nói trong bức thư đến cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam như sau: -“ Hiện nay vẫn còn hàng trăm ngàn nhân viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ Tướng đến tổng, bộ trưởng, các tướng lãnh, quân nhân, công chức các cấp, các chánh trị gia, các vị lãnh đạo tôn giáo, đảng phái, đang bị tập trung trong các trại cải tạo, rĩ tai ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy về. Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chính phủ mới, hãy thả họ về hết, vì họ là những người chỉ biết thứa hành mệnh lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó, tôi sẽ là người cuối cùng sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi”. Cuộc đời của Cụ Hương, từ một nhà mô phạm vấn thân vào các cương vị lảnh đạo, từ hai lần làm Đô Trưởng Saigon, hai lần làm Thủ Tướng, một lần trong chức vụ Thượng Nghị Sĩ, làm Phó Tổng Thống và trong giai đoạn cuối cùng của đất nước làm Tổng Thống, Cụ Hương đã thể hiện một ý chí kiên quyết, một tấm lòng sắt son, thủy chung với đất nước và dân tộc. Cụ đã thể hiện như một kẻ sĩ với đầy đũ ý nghỉa với đức tính thanh liêm, thương dân, yêu nước mà tới bây giờ khó có ai làm được. Nay thì Cụ đã không còn, nhưng lúc nào tấm gương trong sáng của một kẻ sĩ suốt đời tận tụy với dân với nước, sống thanh bần, liêm chính trong mọi hoàn cảnh.Tấm gương của Cụ về lòng yêu nước thương dân, đức độ của Cụ làm cho những người từng làm việc với Cụ ngưỡng mộ. Cụ đã ra đi vào ngày vào ngày 27-1-1982 năm Nhâm Tuất. Trong niềm thương tiếc Cụ Trần Văn Hương, hàng năm, chúng tôi, những quân nhân một thời làm việc tại phủ phó Tổng thống thường tập trung tại nhà của Đại úy Nguyễn Văn Nhựt, một sĩ quan tùy viên luôn luôn cận kề bên Cụ trong mọi hoàn cảnh. Đại uý Nhựt thờ Cụ trên bàn thờ của gia đình và thương yêu Cụ như chính là thân phụ của mình. Chúng tôi thương kính Cụ Hương vì chúng tôi hiểu rất nhiều về Cụ, một con người tận tụy với đất nước. Cụ đau cái đau chung của dân tộc khi phải sống dưới sự độc tài áp bức. Nhưng bên cạnh niềm đau đó, Cụ còn cái đau riêng vì mình chưa hoàn thành được trách nhiệm của một kẻ sĩ trước cơn quốc biến. Nhưng trước lịch sử, Cụ đã để lại cho hậu thế một tấm gương trong sáng của lòng yêu nước chân chính. Chúng tôi luôn cầu nguyện cho Cụ Hương, người cháu của Cụ, Đại úy Phan Hữu Cương được sống trong cõi an bình với lòng thanh thản, nhẹ nhàng. Thiếu tá Nguyễn Chánh Trực Cựu Trưởng phòng Quân vụ Võ Phòng Phủ Phó Tổng Thống -Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương không chịu di tản http://namkyluctinh.org/a-lichsu/tvhuong/tdphong-tvhuongditan.htm Trần Đông Phong Trong ngày 29 tháng 4, dù rất bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người tị nạn VN, Đại sứ Martin cũng đã tìm cách đến gặp cụ Trần Văn Hương, cựu Tổng Thống VNCH tại phủ Phó Tổng Thống trên đường Công Lý lần chót. Theo GS Nguyễn ngọc An, bạn thâm giao của cụ Hương thì cuộc gặp gỡ nầy đã diễn ra như sau : « Cũng ngày đó, 29 tháng 4 năm 1975, đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp. Đại khái đại sứ nói : « Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT trăm tuổi già» Tổng Thống Trần Văn Hương mĩm cười trả lời : «Thưa Ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.» Khi nghe câu «Les États-Unis ont aussi leur part de responsabilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), đại sứ Martin giựt mình nhìn trân trân ông Trần Văn Hương. Năm 1980, ông Hương thuật lại với tôi: Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main» (GS Nguyễn Ngọc An. Cụ Trần Văn Hương, đăng trên Thời Luận không rõ ngày) tạm dịch: Họ ra về mà không có bắt tay! Cựu đại úy Nguyễn Văn Nhựt, sĩ quan tùy viên của phó Tổng Thống Trần Văn Hương cho người viết biết vào những ngày tháng cuối cùng trong tháng 4 ,1975, cụ Trần Văn Hương đã nói với anh em phục vụ tại phủ Phó Tổng Thống rằng: «Thấy các em còn trẻ tuổi mà phải chịu hy sinh gian khổ vì chiến tranh, qua rất thương, nhưng số phận của đất nước mình là như vậy, mình phải đánh cho tới cùng » Sau khi bàn giao chức vụ TT cho Dương Văn Minh, tối 28 tháng tư, cụ Trần Văn Hương đã dọn ngay về tư gia ở trong hẻm đường Phan Thanh Giản. Tuy nhiên, sáng hôm sau, ngày 29 tháng tư, cụ phải trở lại dinh Phó Tổng Thống ở đường Công Lý một lần cuối để tiếp kiến đại sứ Martin khi Martin đên từ giã cụ. Trong một cuộc tiếp xúc với BS Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ Tướng VNCH, tại Westminster vào cuối 2ợ, BSViên có cho người viết biết rằng vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông và bà Trần Văn Văn có đến thăm cụ Trần Văn Hương một lần cuối và cụ Hương đã nói với hai người rằng hai vị đại sứ Pháp và Hoa Kỳ có đến mời ông đi tị nạn, nhưng ông đã từ chối lời mời của họ. Vào năm 1978, khi Việt Cộng trả lại «quyền công dân cho Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù học tập cải tạo đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu «Tổng Thống» Dương Văn Minh đang hồ hỡi hân hoan đi bầu Quốc Hội «đảng cử dân bầu » của Cộng Sản. Cụ Trần Văn Hương cũng được CS trả lại quyền công dân, nhưng cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương đã gởi bức thư sau đây đến cấp lãnh đạo chính quyền CS : «… Hiện nay vẫn còn có mấy trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ tướng đến Tổng bộ trưởng,các tướng lãnh, quân nhân công chức các cấp, các chính trị gia, các vị lãnh đạo tôn giáo, đảng phái, đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy về. Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo chánh phủ VNCH, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chánh phủ mới thả họ về hết, vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Tôi xin chánh phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nước. Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó, tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi » Cụ Trần Văn Hương không hề nhận quyền công dân của Cộng Sản và cho đến khi từ trần vào năm 1981 thì cụ vẫn còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa. (Trần Đông Phong. Việt Nam Cộng Hòa, 10 ngày cuối cùng.-- California : Nam Việt, 2006, tr. 352-355) (ngưng trích) Hảo tâm nhân thơ cảm tác của Long Điền Kẻ sỹ miền Nam cơn quốc hận. Cụ Trần(1) đáng mặt hảo tâm nhân, Thanh bạch(2) trọn đời dù chức trọng, Hiểm nguy Quốc nạn(3) xá gì thân. Cường quyền bạo lực(4) khôn lay chuyển, Trách nhiệm vẹn toàn trước quốc dân. “Thi hành bổn phận bao kẻ tội, Hà cớ gì tôi được lảnh phần!” Công dân quyền hão xin trao lại Lịch sử ghi danh trước mộ phần!(5) Long-Ðiền (1/2005) (1)Cụ Trần Văn Hương Phó Tổng-Thống Ðệ Nhị VNCH. (2)Sau khi bàn giao chức vụ Tổng Thống cho Tướng Dương-Văn-Minh ông về ngụ tại 1 căn nhà nhỏ,cuộc sống rất chật vật chứng tỏ trong thời tại chức ông rất thanh liêm.. (3) Ðại sứ Martin(Pháp) sau 1975 đề nghị cung cấp phương tiện vận chuyển ra nước ngoài nhưng ông đã từ chối và tình nguyện ở lại để chia xẻ tủi nhục với dân miền Nam. (4)Bọn CSVN nhiều lần hù dọa,nhưng ông cương quyết không nhận giấy trả quyền công dân,sau đó CSVN trả thù tịch thu đồ vật trong nhà và ra lịnh quản thúc tại gia 3 năm. (5)Khi bị bệnh nặng người nhà chở vô bệnh viện để cấp cứu nhưng khi tỉnh dậy cụ đã bảo người nhà chở về vi bệnh viện nầy nay do CSVN chiếm.giử.Sau đó ông mất tại tư gia. Xem bài viết của tác giả Hứa Hoành về cụ Trần-Văn- Hương: http://doanket.web1000.com/tongquat/tvhuong.html -Nhận định của Long Điền qua những lời phát biểu cuả cụ Trần Văn Hương về Cuộc Chiến Việt Nam : -Miền Nam có chính nghiã và phải bão vệ chính nghiã đó.Vì nhiều lý do chính trị Hoa Kỳ nước đồng minh của VNCH đã phản bội lời hứa bảo vệ Miền Nam khỏi thảm hoạ CS thì chính người Miền Nam phải chiụ sự đau khổ và mất mát đó.Riêng Hoa Kỳ và các nước thuộc khối Tự Do đã đứng ra kêu gọi VNCH hợp tác ngăn nhận làn sóng Đỏ thì họ phải chịu trách nhiệm lương tâm trước thế giới. Người dân Miền Nam không thích sống chung với Cộng Sản, vì họ ghê tởm các hành động tàn ác của CSVN, nhưng họ không thể cán đáng công việc ngăn chận làn sóng Đỏ Quốc Tế một cách hữu hiệu nếu không có viện trợ của phe đồng minh. Theo tài liệu thống kê thì viện trợ của phe CS Quốc Tế cho Miền Bắc năm 1975 nhiều gấp 5 lần của khối Tự Do viện trợ cho Miền Nam VN. -Trước 1945 cụ cũng đã từng hợp tác với Việt Minh, giữ chức vụ cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng chỉ sau 1 năm, nhận được bộ mặt thật Cộng sản cuả chúng, cụ đã nhanh chóng rời bỏ hàng ngủ CS để quay về với phiá Quốc Gia chống cả Pháp và Cộng sản . -Là một người có tinh thần trách nhiệm cao, cụ chấp nhận ở lại VN,chịu tù đày và không khuất phục trước bạo quyền CS.Thật đáng noi gương cho những ai có lý tưởng vì Quốc gia Dân Tộc. 5- Nguyễn Bá Cẩn, chủ tịch Hạ Viện, Thủ Tướng VNCH : Nguyễn Bá Cẩn 1930-2009 Tiểu sử : Ông Nguyễn Bá Cẩn sinh năm 1930 , quê quán ở CầnThơ, tốt nghiệp thủ khoa khóa I Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Saigon. Ông làm Quận Trưởng Cái Bè, rồi Phó Tỉnh Trưởng Định Tường , được đắc cử vào Hạ Viện, đãm nhiệm chức vụ Chủ Tịch Hạ Viện VNCH từ năm 1971 - 1975. Vào những giờ phút cuối của Miền Nam Ông được mời làm Thủ Tướng 14/4/75, nhưng đến 24/4/75 thì từ chức. Từ ngày di tản sang Hoa Kỳ Ông có nhiều bài viết trên báo chí, diễn thuyết trong Cộng Đồng người Việt khắp nơi trên thế giới và xuất bản tập hồi ký chính trị “Đất Nước Tôi”. Nhận định của ông Nguyễn bá Cẩn về cuôc chiến VN: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiêu hùng. Dân Việt có một truyền thống đấu tranh bất diệt từ nhiều thiên niên kỷ, đã giúp họ giữ yên bờ cõi, duy trì nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ kể từ ngày lập quốc. Với trào lưu văn minh tiến bộ về mọi mặt của thế kỷ 20 vừa qua, dân Việt đã tốn hàng triệu sanh linh để mong thực hiện ước mơ tự do và dân chủ, để cho nhân phẩm được tôn trọng, để cho người dân được sống theo ý mình muốn và được bình đẳng trong mọi trách nhiệm và quyền điều khiển cùng phát triển đất nước. Thế nhưng từ cuộc khởi nghĩa của toàn dân chống Pháp sau đệ nhị thế chiến, một bọn người vong bản đã lợi dụng lòng yêu nước vô bờ bến của đồng bào để dành độc quyền yêu nước, độc quyền bắt tay với kẻ thù ngoại bang để tiêu diệt mọi thành phần yêu nước không cùng hàng ngũ với họ và mọi khuynh hướng không cùng chính kiến với họ. Hãy nghe sau đây lời thú tội của Hồ chí Minh đọc trước đại hội toàn quốc kỳ II của Đảng Lao động Việt nam hồi tháng 2 năm 1951:"Cơ sở tư tưởng của đảng là Mác, Anghen và Lê nin và đường lối chính sách cho Đảng là của Chủ tịch Stalin và Mao trạch Đông". Tư tưởng triết lý và chính trị Mác Lê là một triết lý chính trị đã tỏ ra hoang đường ngay từ lúc khai sinh ở cuối thế kỷ 19. Còn đường lối cách mạng của các tên đồ tể Lê nin, Stalin và Mao trạch Đông chủ trương toàn căm thù, bạo lực và chém giết đã làm cho phân nửa nhân loại bị nhuộm đỏ trên thế giới bị hành hạ đau khổ, dở sống dở chết, với hàng chục triệu người bị sát hại, hàng trăm triệu bị tù đày trong suốt gần 90 năm qua. Trong một phạm vi nhỏ hẹp hơn, Hồ chí Minh và bọn hậu duệ cũng đã sát hại và hy sinh hàng mấy triệu người từ thường dân vô tội cho đến cán bộ của bọn chúng trong các cuộc chiến tranh xâm lăng và cách mạng đẫm máu do bọn chúng chủ trương . Ngày 16 tháng 4, trong bài diễn văn đọc tại đại hội các Chủ Nhiệm báo chí Hoa Kỳ, Tổng Thống Ford tố cáo Quốc hội Hoa Kỳ chối bỏ lời cam kết bảo vệ Việt Nam. Ông Nguyễn Bá Cẩn nói rõ hơn với công luận "Nga Xô và Trung Cộng đã giữ lời hứa với Hà Nội còn Hoa Kỳ thì không giữ lời cam kết của mình. Sự việc này làm cho tôi buồn nôn" (They have maintained their commitment. Unfortunately the US did not carry out its commitment. It just makes me sick). “Tướng Westmoreland thì có quân trong tay nhưng không có quyền điều khiển chiến trường vì sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ để phục vụ mục tiêu chính trị do Tòa Bạch Ốc quyết định trực tiếp. Mục tiêu chính trị đó là thương thảo với Nga Sô và Trung Cộng để xếp đặt một trật tự mới cho Thế giới, và Việt Nam là một trong những lá bài để trao đổi” “Tổng Thống Johnson tiếp tục tăng quân số cho Tướng Westmoreland điều khiển một cuộc chiến "tiêu hao" (attrition) mà Hoa Kỳ nghĩ rằng với thời gian sẽ làm cho Bắc Việt hao mòn đến mức không chịu đựng nỗi và vì vậy mà phải chấp nhận thương thuyết. Hoa Kỳ đã tính sai nước cờ là vì sau đó thực tế cho thấy Bắc Việt chưa hao mòn mà nội bộ Hoa Kỳ đã "rách nát"... “Chỉ có một câu trả lời có thể hiểu được là Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam để dùng Việt Nam như một món hàng mặc cả với phía Cộng sản về các vấn đề liên quan đến chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ.” “Đối với chính quyền Hoa Kỳ thì phải có một trật tự mới cho ba siêu cường chung sống hòa bình và chia quyền thống trị thế giới. Muốn được như vậy, TT Nixon phải tìm mọi cách khai thông (breakthrough) bế tắc ngoại giao với Nga Xô, Trung Cộng và Bắc Việt”... -Phê phán chính sách của Hoa Kỳ ông Nguyễn Bá Cẩn nói: “Trong việc thảo luận với Bắc Việt, Ngoại Trưởng Kissinger đã nhượng bộ đến 90% những đòi hỏi của Cộng sản, như việc rút lực lượng "đế quốc Mỹ" ra khỏi Việt Nam, cắt đứt viện trợ cho VNCH, lập Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp tức là có giá trị ngang hàng với hai đòi hỏi của CSBV là dẹp bỏ chế độ hợp hiến của miền Nam _ mà CSBV thường dùng danh từ "dẹp bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu" _ và thành lập Chính phủ liên hiệp Quốc& Cộng, chấp nhận cho quân đội Bắc Việt xâm lăng gài lại ở miền Nam tức là nhìn nhận quân đội trá hình của Mặt Trận Giải Phóng” -Nhận định về CSVN năm 2006 ông Cẩn nói: Hiện chính tình nội bộ Việt Nam Cộng sản như một ngôi nhà mục nát, còn tệ hơn các nước cộng sản Nga Xô và Đông Âu trước năm 1989. Chế độ gọi là Xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ chí Minh chỉ là một danh xưng rẻ tiền làm bình phong cho một hệ thống thảo khấu cấu kết từ trên xuống dưới, bán nước buôn dân mà mục tiêu chỉ là tham ô, vơ vét cho đầy túi, mặc cho dân đói vì thiếu ăn, dân chết vì không thuốc chữa, dân nhục vì đất đai lãnh hải đã bị CSVN lén nhượng cho kẻ thù phương Bắc, dân khổ vì nửa triệu thanh niên và phụ nữ muốn có được miếng cơm manh áo phải hưởng ứng chủ trương của bạo quyền bỏ nước ra đi làm lao nô và gái mãi dâm trá hình dưới diện lấy chồng ngoại quốc. Trong lúc đó, ai cũng biết trong nội bộ của CSVN ngày này, trên nói dưới không nghe vì cả bọn đều giành ăn thì đâu còn ai nghe ai nữa. Trên chóp bu đảng thì có bè phái xung đột nhau, tranh giành quyền lực, xâu xé giữa cánh thân Nga và cánh thân Tàu, cánh giáo điều và cánh cởi mở, cánh nắm chức vụ béo bở giàu sụ và cánh không có cơ hội đói khô, cộng thêm yếu tố địa phương Nam/Trung/Bắc, chưa kể những chia rẽ trong quân đội kéo dài ầm ĩ hàng hai chục năm nay giữa cánh đương nắm quân ủy và cánh Võ Nguyên Giáp bị đè bẹp trù ếm. Do tình trạng các cấp lãnh đạo tiêu diệt lẫn nhau, tự hủy hoại cơ chế, nên chắc chắn đến một thời điểm nào đó, cơ sở đảng và cơ quan nhà nước bị xoáy mòn rã ngũ, cộng thêm nỗ lực đấu tranh của nội địa/hải ngoại giáp công, làm cho chế độ bị bất thần sụp đổ như ở Đông Âu. Tóm lại, vấn đề không còn là Cộng Sản Việt Nam sẽ sụp đổ hay không, mà chỉ có vấn đề chừng nào sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, trên tất cả, chúng ta cần ghi nhớ một vấn đề có tầm mức quan trọng vượt bực. Đó là người quốc gia chúng ta, trong đó có quý vị hiện diện trong đại hội hôm nay, chúng ta đã sẵn sàng để góp phần vào công việc phục hưng đất nước trong thời kỳ hậu cộng sản hay chưa? -Qua dẫn chứng những lời phát biểu của ông Nguyễn Bá Cẩn, chúng ta thấy ông nhận định cuộc chiến VN 1945-1975 như sau: -Đây là 1 cuộc chiến ủy nhiệm mà phía CSVN nhận chỉ thị từ khối CSQT để tấn công Miền Nam. Trong khi đó nhân dân Miền Nam chỉ tự vệ qua sự giúp đỡ cuả các nước Tự Do để chống làn sóng đỏ nằm trong kế hoạch chiến lược của Hoa Kỳ đi tìm một trật tự thế giới mới sau Đệ Nhị Thế Chiến khi mà khối CSQT muốn thôn tính cả thế giới. Cái mốc của vấn đề là cuộc chiến chỉ chấm dứt khi nào CSVN không còn đưa quân đánh phá MNVN nữa (điều nầy khó có thể xảy ra vì CSVN không tự quyết định tiếp tục trong cuộc chiến mà do thúc đẩy của khối CSQT) hay là khi đồng minh bỏ cuộc và Miền Nam chịu đầu hàng.Bởi vì Mỹ tham chiến tại VN không phải để dành chiến thắng quân sự mà chỉ để phục vụ quyền lợi của Mỹ trong 1 giai đoạn chiến lược. Điều đau đớn là chỉ có sinh mạng, tài sản cuả người dân VN cả hai miền phải chịu hy sinh trên 4 triệu người cũng chỉ vì cái chỉ thị độc ác đó cuả CSQT và sự thừa hành 1 cách ngu xuẩn và triệt để của CSVN. Bởi vì trong thời điểm đó,Trung cộng thì tuy thèm muốn Đài Loan nhưng không dám tấn công vì sợ thiệt hại cho dân Trung Hoa, nhưng luôn xúi bẩy Hồ tấn công Miền Nam VN !!!.(Mao đã từng nói :”Tôi sẽ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”!!!) và bất hạnh thay Hồ lại ngoan ngoản thi hành. - Vào đầu Tháng Năm 2009, Cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn sau gần một năm lao tâm, lao lực để chuẩn bị hồ sơ đệ nạp về thềm lục địa đúng thời hạn qui định với Liên Hiệp Quốc, ông Nguyễn Bá Cẩn đã thay mặt chính phủ Việt Nam Cộng Hòa để nộp lên Liên Hiệp Quốc bản văn về lãnh hải của mình, trước sự lấn chiếm vô lối, bất chấp luật lệ của Trung Quốc. Chủ Nhật 17 Tháng Năm 2009, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã xuất hiện tại Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH kỳ 3”, tổ chức tại trường trung học Independence High School, San Jose, dưới cơn nóng gay gắt lên trên 100 độ F. Ông Nguyễn Bá Cẩn đã bất ngờ đột qui và từ trần lúc 4giờ 30 sáng ngày 20 tháng 5 năm 2009 tại Regional Medical Center, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Với những việc làm trên của ông Nguyễn Bá Cẩn vào giai đoạn cuối đời chứng tỏ ông xứng đáng là một chiến sĩ tận tụy cho Tự Do, Dân Chủ cho Đất Nước Việt Nam,ông đã chiến đấu cho quyền lợi Dân Tộc đến hơi thở cuối cùng. 6-Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH : Cao Văn Viên (1921-2008) Tiểu sử: Đại Tướng Cao Văn Viên sanh ngày 11/12/1921 Tại thành phố Vạn Tượng , Lào Quốc. Gia cảnh Vợ và 4 con, Ông có bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp tại trường Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn. - Tốt nghiệp Trường Quân Sự Cap Saint Jacque ( Vũng Tàu ) năm 1949 - Tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp, Forth Leavenworth, Hoa Kỳ - Chứng Chỉ Nhảy Dù QLVNCH - Chứng Chỉ Phi Công KQVNCH - Chứng Chỉ Nhảy Dù QLHK - Chứng Chỉ Phi Công Trực Thăng Hoa Kỳ Chức Vụ đảm nhiệm : Tướng Cao Văn Viên là một trong năm Đại Tướng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và cũng là vị Tướng giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng trong thời gian lâu nhất (1965-1975). Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1921 tại Vientiane, Lào ( vì vậy mà ông có tên là Viên ). Sau khi tốt nghiệp trường trung học Pavie làm nghề huấn luyện viên thể thao trung học. Ông đã bị quân Nhật bắt giữ khi chính quyền Pháp thua trận ở Đông Dương năm 1945. Sau đó ông trốn về Việt Nam và đến năm 1949, ông gia nhập quân đội và được đưa đi học khóa đào tạo sĩ quan tại trường Võ bị Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Khóa nầy gồm 124 khóa sinh, có 21 người trúng tuyển và được mang cấp bậc Thiếu Úy (Sous-Lieutenant). Thiếu Úy Cao Văn Viên đỗ thủ khoa. Sau khi tốt nghiệp, ông được đưa về phục vụ tại Bộ Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, giữ những chức vụ như sĩ quan phòng tuyển mộ nhập ngũ, phòng báo chí Bộ Quốc Phòng. Năm 1951 ông được thăng cấp Trung Úy và được bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng Phòng Hành Chánh, rồi Trưởng Phòng Báo Chí và Thông Tin. Sau đó ông được đi thụ huấn khóa Chiến Thuật, rồi về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 10 trong năm 1952 tại Bắc Việt. Năm 1953, ông được thăng cấp Đại Úy và được bổ nhiệm chức vụ Trưởng Ban 2 rồi Trưởng Ban 4 Lực Lượng Dã Chiến Hưng Yên . Năm 1954, sau Hiệp định đình chiến Geneve rút về Nam, Ông được chỉ định chỉ huy Tiểu Đoàn 56 tiếp thu Tỉnh Quảng Ngải. Năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu Tá, khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, ông được chỉ định làm Trưởng Phòng 4 (Tiếp vận) Bộ Tổng Tham Mưu và sau đó ông được theo học trường Command and General Staff College (Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu ), ở Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Ky. Năm 1956, trở lại Việt Nam, với cấp bực Trung Tá, Ông được đề cử làm Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống. Ngày 12/11/1960, ông được cử làm Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù và thăng cấp Đại Tá thay thế Đại Tá.Nguyễn Chánh Thi vừa tham gia đảo chính thất bại vào ngày 11 tháng 11 năm 1960. Trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông là một trong những số ít sĩ quan cao cấp trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm, không đứng về phe đảo chính do các Tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim tiến hành. Vì vậy ông bị tước quyền chỉ huy Lữ Đoàn Nhảy Dù trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên do sự can thiệp của Tướng Tôn Thất Đính và Tướng Trần Thiện Khiêm nên ông chỉ bị cách ly mà không rơi vào số phận bi thảm như các Đại Tá Hồ Tấn Quyền và Lê Quang Tung. Sau ngày đảo chánh hơn một tuần, do sự dàn xếp của Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu Trưởng Liên Quân, ông nhận được sự vụ lệnh về nắm lại chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù. Cuối tháng 1-1964, với cương vị Tư Lệnh Nhảy Dù, Tướng Viên là thế lực chính phía sau cuộc chỉnh lý của hai Trung Tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm hạ bệ Tướng Dương Văn Minh. Sau chiến thắng trận Hồng Ngự ngày 4/3/1964 ( Đại Tá Viên đã đích thân chỉ huy cuộc hành quân của Chiến Đoàn Nhảy Dù với 2 Tiểu Đoàn 1, và 8 chận đánh một lực lượng cộng sản cấp Trung Đoàn tại Giồng Bàn, Hồng Ngự sát biên giới Miên Việt, và ông bị thương ở cánh tay phải, Cố Vấn Trưởng của Tiểu Đoàn 1ND là Đại Úy Mc Cathy bị tử thương ) ông được đặc cách mặt trận vinh thăng Thiếu Tướng và bàn giao nhiệm vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù cho Trung Tá Dư Quốc Đống, đáo nhậm chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Bộ Tổng Tham Mưu ) và đến cuối tháng 6 năm đó, ông được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Sau cuộc chính biến ngày 19/2/1965, Hội đồng Tướng lảnh gạt bỏ Tướng Nguyễn Khánh ra khỏi chính quyền, ông được thăng cấp Trung Tướng và được đề cử giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng vào ngày 14 tháng 10 năm 1965, thay Tướng Nguyễn Hữu Có ( lúc đó kiêm nhiệm). Năm 1967, khi Tướng Nguyễn Hữu Có bị bãi chức, ông kiêm nhiệm chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng trong một thời gian ngắn. Cũng trong năm này, một lần nữa ông được sự tin tưởng của Hội Đồng Tướng Lãnh là một sĩ quan không liên hệ phe phái chánh trị khi ông được vinh thăng Đại Tướng. Tháng 2/1966, ở hội nghị thượng đỉnh Honolulu, Tướng Viên đã đề nghị với Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson về một chiến lược cô lập CSBV bằng cách lập một hàng rào phòng thủ dọc theo vĩ tuyến 17, hoặc là đánh thẳng qua các cơ sở hậu cần của CSBV ở Hạ Lào và Quảng Bình-Vĩnh Linh. Phía Hoa Kỳ không chánh thức trả lời, nhưng tài liệu cho thấy đầu năm 1967 đại tướng William Westmoreland đã ra lệnh cho MACV soạn thảo dự trù một kế hoạch tấn công qua Lào có tên là Hành Quân El Paso. Trong thời gian biến động của hai năm 1966-67, Tướng Viên tham dự vào nhiều quyết định quân sự và chính trị trong nội bộ của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Trong vụ Phật Tử dấy loạn ở Miền Trung khởi đầu từ tháng 3/1966, Phật giáo chia làm hai khối: Ấn Quang chống Chính phủ và VN Quốc Tự thân chính phủ. Mặt khác, một số Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và SĐ1 có cảm tình với thành phần tranh đấu chống chánh phủ như Nguyễn Chánh Thi, Tôn Thất Đính, trong khi Nguyễn Văn Chuân và Huỳnh Văn Cao thì lừng khừng. Vì thế có một lúc Miền Trung gần như không có Chính phủ: Thị trưởng Đà Nẳng, Bs Nguyễn Văn Mẫn, cũng như một số quân nhân, công chức…cùng các thành phần quá khích đem bàn thờ Phật xuống đường biểu tình. Phong trào có nguy cơ lan tràn đến Miền Nam. Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lịnh lực lượng Cảnh Sát phải ra Đà Nẳng để theo sát tình hình và hành động tại chổ. Nhưng hai tuần sau, tình hình càng thêm tồi tệ nguy kịch. Ngày 15/5/1966 Tướng Viên quyết định can thiệp. Ông ra lệnh cho các đơn vị Tổng Trừ Bị bất thần chuyển quân ra Đà Nẳng ngay đêm đó, nhập chung với 4 Tiểu Đoàn khác thuộc một Trung Đoàn của SĐ1BB giao cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng (đang là Tư Lệnh Phó SĐND) chỉ huy tiến vào Thành Phố Huê và Đà Nẳng để giải tỏa các lực lượng võ trang chống đối. Và rồi cuộc hành quân cương quyết này đã hoàn thành êm đẹp không một thiệt hại nhân mạng. Vào năm bầu cử Tổng Thống 1967 ông là sĩ quan đại diện cho Hội Đồng Quân Lực giải quyết sự bế tắt giữa Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Kỳ, khi cả hai đều muốn tranh cử chức Tổng Thống trong và dưới sự ủng hộ của quân đội. Hội Đồng Quân Lực định đưa Tướng Viên lên chức Quốc Trưởng vì ông là vị tướng có thâm niên nhứt, nhưng Ông đã một mực từ chối vì nhận thức lương thiện khả năng của mình. Trong suốt thời gian giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng, ông được đánh giá là một Tướng Lảnh có thực tài và không liên quan đến các hoạt động chính trị. Tuy nhiên từ năm 1969 trở đi, vai trò của Tướng Viên như một Tổng Tham Mưu Trưởng bị lu mờ khi Tổng Thống Thiệu bắt đầu trực tiếp điều khiển quân đội thay vì qua hệ thống quân giai của Bộ Tổng Tham Mưu. Tổng Thống Thiệu đã tập trung hết quyền bính trong tay, đã cho thiết lập một hệ thống truyền tin tại dinh Độc Lập để liên lạc thẳng với các Quân Khu, điều động các đơn vị, bổ nhiệm Tư Lệnh Vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân. Bộ Tổng Tham Mưu chỉ còn giữ vai trò tuân hành và thị chứng. Do đó, ông đã nhiều lần xin từ chức nhưng không được chấp thuận. Vì vậy ông chỉ có thể phản ứng bằng cách tiêu cực. Sau cuộc rút lui thất bại ở Quân đoàn II và Quân đoàn I, và khi tình hình quân sự trở nên bi đát, Tướng Viên có xin bác sĩ Phạm Hà Thanh (Cục Trưởng Cục Quân Y) thuốc độc loại Cyanid để thủ thân, vì biết chắc chắn nếu bị bắt ông sẽ bị cộng sản hành hạ một cách tàn bạo. -Hồi ký "Việt Nam Nhân Chứng" của tướng Trần Văn Đôn viết: "Có lần ông Thiệu than phiền ông Cao Văn Viên không làm việc nhiều. Ông Thiệu nhờ tôi nói với Đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu trưởng, về việc ông này cứ ở mãi Tổng Tham mưu làm việc, không chịu đi ra ngoài, ông Viên trả lời: “Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp nhận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!" - http://www.nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/TS-TuongCaoVanVien.htm -ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN (1921-2008) “ Năm 1975, trước sức ép của dư luận và áp lực quân sự của quân Cộng sản, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức. Không lâu sau đó tối Chủ Nhật 27 tháng 4, sau khi Quốc Hội biểu quyết trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh, Ông đã trình lên Tổng Thống Trần Văn Hương nguyện vọng được về hưu đã xin từ năm năm về trước. Tổng Thống Hương đã thông cảm và ký sắc lệnh cho ông về hưu. Trong khi chờ đợi tân Tổng Thống Dương Văn Minh chính thức bổ nhiệm Tổng Tham Mưu Trưởng mới, Tướng Viên chỉ định Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Bô TTM, xử lý thường vụ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng. Sau đó ông được di tản ra Hạm Đội 7 vào trưa thứ Hai, 28/4/1975. di tản sang Mỹ, và định cư tại Arlington. Đại tướng Cao Văn Viên sẽ lưu lại trong ký ức mọi người từng biết ông - thân hữu, bạn đồng đội - hình ảnh của lòng chung thủy, không a dua, không phản trắc, từ tốn, chủ trương đoàn kết trong tình huynh đệ chi binh. Ông không bon chen trên chính trường, không đạp trên xác đồng đội để tiến thân. Ông là một nhà Tướng phi chính trị nhưng bị thời thế cuốn hút vào chính trường. Sau 1975, ông sống bình lặng tại Arlington, Virginia. Thời gian gần đây ông sống cô đơn trong viện dưỡng lão. Ông mất vào lúc 6.15 sáng ngày 22 tháng 1 năm 2008, hưởng thọ 87 tuổi (1921-2008). http://www.tqlcvn.org/tqlc/tl-tuongniem-tuong-caovanvien.htm : Nhận định về nhân cách và sự nghiệp ĐT Cao Văn Viên do nhà báo Trần Đông Phong viết: “Kể từ khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, tiền thân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, người nắm giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu lâu đời nhất, từ 1965 đến 1975, tưc là gần 10 năm, là Đại Tướng Cao Văn Viên, kế đó là Thống Tướng Lê Văn Tỵ, gần 8 năm, từ 1955 đến 1963, còn những vị khác thì thời gian họ nắm giữ chức vụ này rất ngắn ngủi, có người chỉ chừng vài năm, có người chỉ chừng vài tháng mà thôi. Tuy nhiên trong số những vị này, Đại Tướng Cao Văn Viên là người duy nhất đã nắm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng khi quân số của Quân Lực VNCH lên đến trên 1 triệu người cả nam lẫn nữ và vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, ông đã được Tổng Thống Trần Văn Hương bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Hòa do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nắm giữ….. “Ông Cao Văn Viên sau đó có nói thêm rằng ông “thoát chết trong đường tơ kẻ tóc” vì vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông đã bị còng tay tại Bộ Tổng Tham Mưu vì không chịu tham gia với phe đảo chánh. “Đại Tướng William C. Westmoreland, Tổng Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam đã nói về Đại Tướng Cao Văn Viên như sau : “tôi rất thán phục Đại Tướng Cao Văn Viên vì tính tình chân thật, trung tín, ít nói, thông minh, lịch duyệt như là một nhà ngoại giao… Lúc ông Diệm bị lật đổ, ông Viên là tư lệnh Nhảy Dù. Mặc dù bị đe doạ đến tính mạng, ông Viên vẫn một lòng trung thành với tổng thống nên không chịu tham gia đảo chánh. Do đó sau khi đảo chánh, ông bị cầm tù và lên án tử hình. Nhưng vì ảnh hưởng cuả ông quá mạnh nên cuối cùng được trả tự do và được trở lại nắm quyền…” “ Tướng Cao Văn Viên Đã Xin Từ Chức Năm, Sáu Lần “Trong những năm 1970 và 1971, tác giả đã đệ đơn xin TT Thiệu cho về hưu ít nhất là 3 lần. Lý do là vì tác giả đã ở chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng quá lâu (trên 5 năm,) đã đủ thâm niên quân vụ cùng sức khoẻ kém (có kèm theo giấy bác sĩ chứng nhận.) Trong một cuộc phỏng vấn thu hình dành cho Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh tại Virginia vào năm 2006, cựu Đại Tướng cao Văn Viên cho biết ông đã xin từ chức tất cả là 6 lần” Lâm Lễ Trinh: Mạn đàm Với ĐT Cao Văn Viên,” ngày 27 tháng 2 năm 2006 đã viết về đại tướng Cao Văn Viên như sau: ….”Là một tướng lãnh trước tình thế hổn loạn ở miền Trung do một nhóm Phật Giáo thân cộng chủ trương phá hoại , ông đã cương quyết đặt quyền lợi Dân Tộc lên trên hết : “Tôi ra lệnh chính thức cho đơn vị này tập trung đúng ngày, giờ ấn định, tại sân bay Quảng Ngãi nói là để không vận về Sàigòn, thay bằng một tiểu đoàn khác. Phải dùng mưu ấy để đánh lạc hướng Viện Hoá Đạo có người gài khắp nơi. Đêm hôm đó, đúng 12 giờ, tôi đưa thêm 4 tiểu đoàn khác nhập chung với tiểu đoàn có sẵn, thành 5, giao cho đại tá Ngô Quang Trưởng chỉ huy, tràn vô các chùa bắt các phần tử nguy hiểm, giải tán bằng biện pháp mạnh các ổ dân quân, buộc họ buông súng. Cuộc hành quân cương quyết này đã đem lại kết quả.” “Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim “Rashomon”. Một trăm chứng nhân, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hảy để cho hậu thế lượng định và phân xét”. -Trả lời cuộc phỏng vấn cuả L/S lâm Lể Trinh 9 tháng 5 năm 2006 Đại Tướng Cao Văn Viên có những nhận định về cuộc chiến VN như sau: “Tại Miền Nam, chúng ta thiếu các yếu tố thuận lợi ấy, chúng ta không liên tục trong sự lãnh đạo. Với một đồng minh như Hoa kỳ, thử hỏi làm gì được? Đồng minh với Mỹ khó hơn là kẻ thù của Mỹ. VN không phải là quốc gia đầu tiên thí nghiệm bài học đau đớn này! VNCH chỉ là một con cờ trong chiến lược toàn cầu của đại cường Hoa kỳ. Chiến lược ấy đạt được mục tiêu sau khi Nixon gặp Mao Trạch Đông năm 1972 tại Bắc kinh...” Nhận định về con người của đại tướng Cao Văn Viên, Ông Lâm Lể Trinh viết : “Đại tướng Cao Văn Viên sẽ lưu lại trong ký ức các người từng biết ông - thân hữu, bạn đồng đội như kẻ bất đồng ý kiến - hình ảnh của lòng chung thủy, “trước sau như một”, không a dua, không phản trắc, từ tốn khi phê bình, chủ trương đoàn kết trong tình huynh đệ chi binh.” Long Điền tóm lược các nhận định của Đại tướng Cao Văn Viên về cuộc chiến Việt Nam như sau: 1-Ông Cao Văn Viên mặc dù lên đến cấp bậc đại tướng, giử chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH một chức vụ cao nhất trong quân đội nhưng ông không hề có tham vọng chính trị mà chỉ muốn thi hành các nhiệm vụ trong Quân Lực VNCH giao phó. 2-Ông gần như không tham gia vào các cuộc đảo chánh dù có bị mua chuộc hoặc ép buộc bởi các phe đảo chánh. 3-Trong biến động Miền Trung 1966 ông là một trong những nhân vật có công trong việc dẹp loạn Cộng Sản với ý đồ lợi dụng Phật Giáo để cướp chính quyền. 4-Ông Cao Văn Viên là một tướng lãnh gương mẫu về tư cách, đạo đức, tình chiến hữu xứng đáng làm gương cho các quân nhân QLVNCH. 7-Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy: Tên thật: NGUYỄN NGỌC HUY Bí danh: HÙNG NGUYÊN Bút hiệu: Đằng Phương và nhiều bút hiệu khác. http://www.tinparis.net/chanhtri/LMDC_nnhuyts.html Tiển sử G/S Nguyễn Ngọc Huy: “A. Chi tiết cá nhơn: - Sanh ngày 2 tháng 11 năm 1924 tại Chợ Lớn (Nam Việt). Nhưng quê chánh thuộc làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (Nam Việt Nam). - Qua đời: 9 giờ 30 tối (giờ Paris, Pháp Quốc) ngày 28-7-1990 tại Paris, Pháp Quốc. Văn bằng: - 1963: Tiến Sĩ Chánh Trị Học, Trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế, Viện Đại Học Paris. Luận án: " Đề tài người ưu tú trong tư tưởng chánh trị Trung Quốc cổ thời" - 1960: Cao Học Chánh Trị, Trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế, Viện Đại Học Paris. Luận văn: "Lễ trong tư tưởng chánh trị Trung Quốc cổ thời". - 1959: Cử Nhơn Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế, Viện Đại Học Paris. - Tốt nghiệp Viện Nghiên Cứu Chánh Trị (Ban Bang Giao Quốc Tế), Viện Đại Học Paris. - Tự học thi đậu bằng Tú Tài. - Tốt nghiệp Ban Cao đẳng Tiểu Học ở trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký. B. Chức vụ: Trong Ngành Giảng Huấn: -Từ 1976: Phụ Khảo tại Trường Đại Học Luật Khoa Harvard (Viện Đại Học Harvard). -1965-1975: Giáo Sư Chánh Trị Học và Luật Hiến Pháp ở: Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Sài Gòn. Trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội, Viện Đại Học Cần Thơ. Trường Đại Học Sư Phạm, Viện Đại Học Sài Gòn. Trường Đại Học Luật Khoa, Viện Đại Học Huế. Các Trường Đại Học tư: Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Minh Trí... Đồng thời, giảng viên ở: Trường Cao Đẳng Quốc Phòng Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp. Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị. Thuyết Trình: - VAI TRÒ HỒ CHÍ MINH TRONG DIỄN TIẾN CỦA TÌNH TRẠNG NHƠN QUYỀN TẠI VIỆT NAM, HỘI THẢO VỀ ĐỀ TÀI "CON NGƯỜI VÀ DI SẢN CỦA HỒ CHÍ MINH" do một số đoàn thể Việt Nam và Pháp tổ chức tại Điện Luxembourg (Trụ sở Thượng Nghị Viện Pháp), trong 2 ngày 25 và 26-5-1990. - CHÁNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM, Trường Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, Colorado, Hoa Kỳ, ngày 11-4-1988. - KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM, Trường Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, Colorado, Hoa Kỳ, ngày 12-4-1988. - CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH Á CHÂU, Viện Đại Học Monash, Melbourne, Úc Đại Lợi, ngày 17-9-1987. - LIÊN MINH LIÊN SÔ - CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH CỦA ĐÔNG NAM Á CHÂU, Hội Thảo Bàn Tròn do Hội International Security Council (Hội Đồng An Ninh Quốc Tế) tổ chức ở Bangkok từ ngày 6 đến 8-7-1986. - TRẬN CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM: 1973-1975, Hội Thảo về đề tài KINH NGHIỆM VIỆT NAM: 1945-1975, do Trường Đại Học Glassboro tổ chức trong hai ngày 7 và 8-4-1986. - VIỆT NAM DƯỚI ÁCH CỘNG SẢN, Nhằm Hội Thảo về Đông Nam Á Châu trong Trung Tâm Nghiên Cứu Các Vấn Đề Quốc Tế thuộc Viện Đại Học Harvard, ngày 23-11-1981, về sau được Viện Đại Học George Mason đăng lại trong loạt bài nghiên cứu về VN. - THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ DO CÁC NƯỚC ẤY GÂY RA, Trung Tâm Văn Hóa Á-Mỹ, Viện Đại Học Minnesota, ngày 3-10-1981. - NGUYÊN NHƠN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC MIỀN NAM VIỆT NAM SỤP ĐỔ NĂM 1975, Đại Hội Toàn Quốc của Hiệp Hội Nghiên Cứu Mỹ-Á Về Á Châu và Thái Bình Dương, Viện Đại Học Washington ở Seattle, thuộc Tiểu Bang Washington, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng... năm 1980. “Ước mơ cuối đời của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là được sống đời ẩn sĩ để viết sách, phân tích tại sao dân tộc Việt Nam quả cảm, thông minh, nhưng lại chịu quá nhiều bất hạnh; để giúp cho các thế hệ thanh niên tránh được những sai lầm tai hại trong quá khứ, ngõ hầu xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, vững chắc và đặc thù dân tộc. Tiếc thay, một đời tận tụy hy sinh gần nửa thế kỷ cho dân tộc, nhưng Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy chưa thực hiện được tâm nguyện đơn sơ, bình dị rất đáng yêu này. Ông tạ thế ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Paris, Pháp Quốc...để lại phía sau một cuộc đời phục vụ tận tụy cho dân tộc Việt Nam... xứng đáng làm gương cho các thế hệ mai sau như lời chia buồn của Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush sau khi hay tin Ông mất.” -Nhận định về G/S Nguyễn Ngọc Huy của các nhân sĩ Việt Nam và Quốc tế, tóm lược của Long Điền: -Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush cho rằng: không những ông đã phục vụ dân tộc Việt Nam mà còn phục vụ dân chúng Hoa Kỳ và là một tấm gương phục vụ đối với các thế hệ mai sau. “Trong sự nghiệp giúp nước, có thể nói ông là người có công lớn giúp dân tộc Việt Nam hưởng được tự do dân chủ trong giai đoạn mà đất nước bị đắm chìm trong chiến tranh xâm lược. Công đức của ông thật rất xứng đáng được nhắc nhở và đề cao”. - Giáo sư Stephen B. Young : “Giáo sư Stephen Yuong, cựu Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa Hamline tại Minesota, đã lên phát biểu cảm tưởng. Bằng một giọng chân thành và cảm xúc, Giáo sư Young – nói rất thông thạo tiếng Việt – cho đồng bào biết sự kính nể của ông đối với một người đã hy sinh cho Tổ quốc, cho tự do của dân tộc. Giáo sư Young đã từng coi cố GS. Nguyễn Ngọc Huy không những chỉ là một người bạn đồng chí hướng mà còn là một bậc Thầy khả kính.” (Trích tường thuật buổi lễ truy điệu Cố GS. Nguyễn Ngọc Huy tại Hoa Thịnh Đốn ngày 16/9/90 của Tuần Báo Thuận An, phát hành tại Hoa Thịnh Đốn, tháng 9/90). Trong buổi lễ tường niễm GS Huy tại Nam California ngày 9/9/90, GS. Stephen Young đã khẳng định trong bài khóc bạn: “Tôi phải kết luận GS. Nguyên Ngọc Huy là một trong những chính trị gia và tư tưởng gia sáng tạo và đóng góp nhiều nhứt của người Quốc gia Việt Nam.” -Dân Biểu Canada, ông David Kilgour, đã ca tụng “ông là một Gandhi Việt Nam trước Quốc Hội Canada, nhận xét rằng chưa có ai phục vụ lý tưởng lâu dài như ông.” Nhà bình luận Trần Bình Nam cho rằng :”Sự tận hiến cuộc đời cho Tổ quốc là quan niệm được nhắc nhở trong những trang anh hùng sử, và là một ý niệm trừu tượng để nung nấu lòng yêu nước của con dân, nhưng với Giáo sư Huy, ông đã cụ thể hóa bằng chính cuộc đời mình. Đó là một tấm gương có thể sờ mó được, và là một bài học hiện tiền không chút trừu tượng đáng để giáo dục lớp trẻ ngày nay. Ông tin rằng, nếu mỗi người có được một phần nhỏ đức tận tụy của Giáo sư Huy đối với quốc dân thì đó là cái may lớn cho dân tộc vậy.” -Cựu Đại sứ VNCH Bùi Diễm là bạn tâm giao của Giáo sư Huy từ lúc còn trẻ" luôn luôn trân quý tấm lòng sắt son của ông với đất nước". - Trần Văn Ân nhà Cách mạng lảo th ành ghi thêm bài vị trên bàn thờ của mình tên chí sĩ Nguyễn Ngọc Huy bên cạnh Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Tạ Thu Thâu. -Nhà báo Trần Củng Sơn cho rằng một người tham gia hoạt động chính trị từ mười chín tuổi cho đến mãn đời tóc bạc, quả thật khó tìm được một nhân vật nào uy tín và đạo đức như Giáo sư Huy. Khi khóc người chiến sĩ miệt mài tranh đấu cho lý tưởng cách mạng nầy, nhà báo Long Ân đã thốt lên: "Liệu ta có còn thấy ai khi thắp đuốc đi giữa ban ngày hay không?” -nhà báo Lê Duy Việt: “Ông là một giáo sư lỗi lạc và cũng là một nhà hùng biện với lý luận uyển chuyển vi tế, với những nhận định và tầm nhìn xa chính xác, không dễ gì có một bộ óc thứ hai.” -Giáo sư Lưu Trung Khảo đã thuật lại: “Thành công ngoạn mục của Giáo sư Huy trong việc phá vỡ âm mưu của cộng sản hạ nhục phái đoàn VNCH tại Tây Đức, khi bình tĩnh giảng giải cho đám sinh viên thân cộng, rồi bất ngờ trưng dẫn những tài liệu không thể chối cãi được để kết tội Hồ Chí Minh đã rước quân xâm lăng vào Việt Nam”. -Ký giả Lô Răng nhận định rằng: “Trong những mất mát của người quốc gia ở hải ngoại, mất mát nầy là to lớn nhất.” -Cựu Dân Biểu Dương Thanh Tồn tôn vinh ông là: “danh nhân của thời đại” -Chính nhờ đức độ, khả năng thuyết phục của ông đã giúp ông đạt được kỳ công là kêu gọi được trên 150 chính khách, dân biểu, nghị sĩ, tướng lãnh, nhà báo Quốc Tế tham gia thành lập Ủy Ban Quốc tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do. Ông thực xứng đáng là nhà vận động xuất sắc ít ai đủ khả năng thực hiện được. Trích trong :Tưởng niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy Nhân Ngày Giỗ Thứ 16 (28.07.1990 - 28.07.2006 ) http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=4369 -Phương Trình Nguyễn Ngọc Huy để đấu tranh Dân Chủ cho Việt Nam: http://www.doi-thoai.com/ndh_nguyendinhhuy02.html : “Muốn giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách độc tài toàn diện của Cộng sản Hà Nội, chúng ta phải làm ba việc song song nhau: Một là tổ chức tranh đấu trong nước, hai là sự tổ chức ngoài nước để yểm trợ cuộc tranh đấu trong nước, và ba là vận động quốc tế để các nước bạn giúp chúng ta trong cuộc tranh đấu’’. Nên, năm 1981, bằng những nỗ lực du hành và vận động khắp thế giới, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cùng những đồng chí cũ và một số nhơn tài, thân hữu, có chung mục đích đấu tranh, đang lưu cư ở các quốc gia tự do, như Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Úc..., thành lập tổ chức chánh trị có tên là Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, với bản Tuyên Ngôn được phổ biến ngày 1 tháng 1 năm 1981 cho tới nay, hơn 24 năm sau, vẫn còn giá trị chỉ đạo cho cuộc đấu tranh được tiếp diễn từng ngày. Từ đó, vế thứ nhứt của phương trình Nguyễn Ngọc Huy thành hình. Nhận thấy Liên Minh Dân Chủ Việt Nam chỉ là một tổ chức chánh trị ở hải ngoại, và chỉ có tác dụng vận động quốc tế ủng hộ chánh nghĩa quốc gia Việt Nam, tích cực lắm cũng chỉ áp lực chánh trị đối với bạo quyền Cộng sản ở quốc nội, mà ảnh hưởng coi như chỉ có tiếng vang, còn kết quả thì thật sự độc đảng độc tài chẳng những cứ trơ trơ ra đó, lắm lúc còn được lừa mị tinh vi và áp đặt tệ hại hơn nữa, khiến người dân vẫn tiếp tục bị áp chế, đời sống người dân vẫn tiếp tục lầm than, cơ cực triền miên. Biết rằng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, với vai trò của một tổ chức chánh trị ở hải ngoại, song song với một số tổ chức chánh trị khác, không thể làm được chuyện “cách sơn đả ngưu”, không thể đứng bên nầy núi đánh chết con trâu ở bên kia núi; mà phải có một tổ chức, một lực lượng có thực lực có mặt ở quốc nội, phải có một tổ chức có người có khả năng và phương tiện trực diện đấu tranh với kẻ thù ngay trong lòng kẻ thù, như một võ sĩ phải nhập nội nắm được thắt lưng của địch thủ mới vật ngả được địch thủ. Do đó, khi thấy Cộng sản Việt Nam thất bại liên miên trong việc trị nước, đặc biệt trên phương diện kinh tế; sau khi chúng hủy hoại hầu hết tài nguyên và nhơn lực của Miền Nam Việt Nam, vì lòng tham không cưỡng được của một số lớn người nhỏ nhen và đần độn, xuất thân từ Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa đói nghèo, cộng với sự cao ngạo quá đáng của những con người ngu ngơ giáo điều Xã hội Chủ nghĩa, chớ thật sự không biết và cũng không hiểu thế nào là Xã hội Chủ nghĩa; sau khi mọi của chìm của nổi của người dân Miền Nam bị cán bộ Miền Bắc cướp đoạt và lam tan nát hết; mà các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em của chúng chẳng những không cứu giúp mà còn ít nhiều thay nhau đòi số nợ chúng đã cho vay trong thời chiến, khiến các cấp lãnh đạo ngồi ở Bắc Bộ Phủ Hà Nội không còn cách nào khác hơn là phải hé mở cửa để xin cầu viện từ thế giới tự do, vốn giàu lòng từ thiện, trong đó có một số rất sẵn sàng theo đó tìm cơ hội khai thác các nguồn lợi có thể có liền sau sự giúp đỡ được ban phát. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã tương kế tựu kế, dựa vào đó, rồi nương theo đó, cho người trà trộn vào đoàn người về quê, tìm cách tiếp xúc với những đồng chí đang sống ở quê nhà, trong đó có một số lãnh tụ đang bị giam cầm trong các trại tù “cải tạo”, từ Nam chí Bắc, để thành lập một tổ chức hoạt động ngay tại quốc nội, hoạt động ngay trong lòng địch, để nếu chưa cấp thời đánh địch được thì cũng mai phục chờ thời cơ thuận tiện, theo sự lượng giá của người lãnh đạo có mặt ngay trong nước, cùng sự đánh giá của tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do. Từ đó, vế thứ hai của phương trình Nguyễn Ngọc Huy thành hình. Vài người đại diện của tổ chức nầy được gởi ra hải ngoại tham dự Đại hội toàn thế giới của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam được tổ chức tại Hòa Lan vào đầu tháng 8 năm 1990, mà thành phần lãnh đạo vì sự an toàn lúc bấy giờ chưa tiện công bố trước quần chúng. Trong thế các quốc gia muốn sanh tồn phải hội nhập vào dòng tiến của toàn cầu, Cộng sản Việt Nam đã không làm khác hơn được, khi sự sanh tồn của chúng càng lúc càng coi như bị lệ thuộc nhiều vào các quốc gia cấp viện trong thế giới tây phương. Từ đó, các cuộc đấu tranh chống Cộng sản Việt Nam muốn đạt được những thành quả tốt phải cần đến sự trợ giúp của quốc tế, đặc biệt là các quốc gia Tây phương, các quốc gia mà Cộng sản Việt Nam đang cần sự cấp viện để phát triển kinh tế và để tồn tại. Cũng từ đó, Giáo sư Nguyễn ngọc Huy vận động thành lập Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do, mà sự tế nhị của vấn đề tự ái và tầm ảnh hưởng đòi hỏi nó cần được khởi đầu từ một quốc gia không bị “dị ứng” với một số quốc gia khác, đặc biệt là các cường quốc Tây phương. Tổ chức nầy được thành lập và ra mắt năm 1986 với vị chủ tịch đầu tiên là ông Paul Vankerkhoven, nguyên Dân biểu Nghị hội Âu châu, và các nhơn vật trong Ủy ban Danh dự có mặt khắp các quốc gia Anh, Bỉ, Hòa Lan, Hy Lạp, Lỗ Ma Ni, Lục Xâm Bảo, Pháp, Tây Đức, Thụy Sĩ, Ý, Úc Đại Lợi, Canada, Hoa Kỳ... Từ đó, vế thứ ba của phương trình Nguyễn Ngọc Huy thành hình. Tóm lại, cho tới nay, trong cuộc chiến Quốc-Cộng, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã hình thành phương thức đấu tranh độc đáo, được các đồng chí của ông gọi là “Phương trình Nguyễn Ngọc Huy”. Đó là cuộc đấu tranh đồng bộ và cùng lúc trên 3 mặt trận: 1. Thứ nhứt là mặt trận quốc nội với lực lượng trực diện đối đầu với Cộng sản ngay tại quê nhà, thành phần chủ yếu quyết định sự thành công chuyển hóa Cộng sản từ độc đảng độc tài sang tự do dân chủ Hiếp định và Pháp trị, mà người đang kiên trì nối tiếp công trình nầy là Giáo sư Nguyễn Đình Huy, đứng đầu Phong Trào Thống Nhứt Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ ở quốc nội, người tù lương tâm, người tù chánh trị, người tù được Giáo sư Gill Boehringer của Đại học Luật Khoa tại Úc, thành viên của ICFV Australia, so sánh với người tù chánh trị Mandela [đương nhiệm Tổng thống nước Nam Phi] được thế giới ngưỡng mộ, người tù vừa được Cộng sản Việt Nam cho ra khỏi nhà tù nhỏ đã khẳng khái trả lời đài BBC và đài Little Saigon rằng chuyện tranh đấu thì vẫn còn tiếp tục chứ chưa phải là tới đây đã ngừng. 2. Thứ hai là mặt trận hải ngoại với tổ chức Liên Minh Dân Chủ Việt Nam được ông thành lập năm 1981, dồn mọi nỗ lực chánh trị vận động các thế lực tấn công Cộng sản Việt Nam trên từng mặt trận thích nghi, dùng Dân bản làm cơ sở, dùng Dân sinh làm thế dựa, dùng Nhân quyền làm vũ khí, và đòi Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận... làm áp lực buộc Cộng sản Việt Nam từ bỏ áp chế, từ bỏ độc đảng độc tài, chuyển sang tự do dân chủ Hiến định và Pháp trị. 3. Thứ ba là vận động quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do mà việc thành lập Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do, khởi đi từ Bỉ quốc năm 1986, rồi trải rộng khắp Âu châu, sang Mỹ, Canada, Úc và toàn thế giới, là bước đầu đẩy Cộng sản Việt Nam lùi mau theo Diễn biến Hòa bình. Cho tới nay phương trình đã có lời giải, và đáp số đã thấp thoáng hiển lộ trên Đại lộ Bình Minh Quang Phục đất nước.... Và, ở hải ngoại, do dư luận còn quá ngỡ ngàng trước thế đấu tranh mới của Phong Trào Thống Nhứt Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ ngay trong lòng địch, cuộc đấu tranh ôn hòa chuyển hóa địch, trực diện địch, ngay trước mặt địch, nên Phong trào phải nhận chịu mọi công kích phũ phàng, tuy ruột đau như bị dao cắt, tim xót như bị xát muối, Phong trào vẫn cắn răng hiên ngang đi giữa hai lằn đạn, từ cả phía bạn lẫn thù... -Nhận định về cuộc chiến VN của g/s Nguyễn Ngọc Huy : -Người ta thường nói “văn ,thơ tức là người”.Ngay từ lúc còn rất trẻ (18 tuổi), năm 1942 thanh niên Nguyễn Ngọc Huy đã sáng tác bài thơ “Anh Hùng Vô Danh”trong kháng chiến chống thực dân Pháp và bài “Ngày Tang Yên Bái ” để kính tặng hương hồn các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng trước pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930: “Anh Hùng Vô Danh” (Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy) Tặng những chiến sĩ vô danh tranh đấu cho tổ quốc Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh, Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh Nhưng can đảm và tận tình giúp nước. Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước Ðã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu Và làm cho những đất cát hoang vu Biến thành một giải sơn hà gấm vóc Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc, Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn Ðể âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng Họ là kẻ khi quê hương chuyển động Dưới gót giầy của những kẻ xăm lăng, Ðã xông vào khói lửa, quyết liều thân Ðể bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc, Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc, Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan, Người thất cơ đành thịt nát xương tan Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển. Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm, Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa, Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà Ðể sống lại cuộc đời trong bóng tốị Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch. Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách, Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên, Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật, Nhưng máu họ đã len vào mạch đất, Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông. Và anh hồn chung với tấm trinh trung Ðã hòa hợp làm linh hồn giống Việt. ( thơ của Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy sáng tác 1942 ) phổ nhạc : Văn Tấn Phước trình bày : Văn Tấn Phước(lời có khác với bài thơ) http://www.hathaykhongbanghayhat.org/node/1462: “Ngày Tang Yên Báy”(Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy) Kính tặng hương hồn những liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm! Trong bình minh sương lạnh phủ âm thầm. Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt. Toan lay tỉnh cả toàn dân nước Việt. * * * Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than. Từ lưng trời, sương trắng rủ màn tang. Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ Trên Yên Báy âu sầu và lặng lẽ, Giữa mấy hàng gươm súng tỏa hào quang, Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang Thong thả tiến đến trước đài Danh Dự: Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ, Vài cụ già đầu bạc lệ tràn rơi Ngất người sau tiếng rú: Ối con ơi! Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn Của những trang anh kiệt sắp lìa đời, Nhưng chỉ trong giây phút vẻ tươi cười Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước. Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước, Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường, Éo le thay! muốn phụng sự quê hương Phải dẫm nát bao lòng mình kính mến. Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến. Sau cái nhìn chào non nước bi ai, Họ thản nhiên, lần lượt bước lên đài Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng. "Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng, "Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến lên. Và Tử Thần kính cẩn đứng ghi tên Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc, Sau Đức Chính, đây là phiên Thái Học, Anh nghiêng mình trước xác những anh em, Rồi mĩm cười, Anh ngảnh mặt nhìn xem Những kẻ đến quan chiêm đoàn liệt sĩ Để từ biệt những bạn đồng tâm chí. Tiếng tung hô bổng nổi, vang trời cao, Nhưng liền theo Anh đã bị xô vào Chiếc gươm máy giăng tay chào, lặng lẽ. Đao xuống, đầu rơi, máu đào tung tóe. Người anh hùng nước Việt thôi còn đâu! Lũ thực dân giám sát đứng nhìn nhau Như trút sạch hết những đìều lo ngại Và xoa tay chúng thở dài khoan khoái, Trong rừng người ứa lệ, Nguyễn Thị Giang Nén nỗi đau như cắt xé can tràng Đứng ngơ ngác lặng người bên Hữu Cảnh. Trong nắng sớm, gió căm hờn quất mạnh Như thề cùng những tử sĩ anh linh Vang dội cùng trên đất Việt điêu linh Những tiếng thét uy hùng vì giống Việt. * * * Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm! Như tan trong gió mạnh khóc vang rầm. (Cả 2 bài thơ được đăng trong Việt Nam Giáo Khoa Thư và trong tập thơ HỒN VIỆT, thơ, Đuốc Việt, Sài Gòn, Việt Nam, 1950, Thanh Phương Thư Quán tái bản ở Paris, Pháp Quốc, năm 1984 và ấn bản thứ ba ở San Jose, Hoa Kỳ, năm 1985.) -Tâm hồn trong sáng của thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Huy đã thể hiện qua 2 bài thơ nổi tiếng kể trên từ thập niên 40-50 đã làm nức lòng biết bao thanh niên xung phong báo đền ơn Tổ Quốc và suốt cuộc đời chiến đấu trong gian khổ của G/S Nguyễn Ngọc Huy sau nầy đã là tấm gương sáng cho những ai có lòng với Quốc Gia Dân Tộc. “Cuộc sống đạm bạc của ông chẳng khác nào một nhà tu hành. Đi xe buýt, ngủ nhà người quen là nét sinh hoạt thường nhật của ông. Ông đã dồn tâm trí và thì giờ cho những cuộc du thuyết, các cuộc vận động hay tổ chức đoàn thể. Oái ăm thay, tuổi già sức yếu cộng với căn bệnh hiểm nghèo đã khiến những thân hữu và chiến hữu của ông lo ngại ông ra đi bất ngờ không người kế vị. Bác sĩ khuyến cáo ông bớt làm việc và di chuyển, nhưng ông quyết chạy đua với thời gian như linh cảm tử thần đã lẩn quẩn bên mình. Cuối cùng, chỉ còn vài ngày là khai mạc Đại Hội Thế Giới LMDCVN tại Hòa Lan, chập tối ngày 28 tháng 7 năm 1990, trong một căn phòng nhỏ tại Paris, ông vĩnh viễn ra đi. ” Chứng tỏ người chiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng cho chính nghiã sáng ngời mà ông hằng theo đuổi! -Tóm lược của Long Điền qua các nhận định của G/S Nguyễn Ngọc Huy về Cuộc Chiến Việt Nam; 1-Phê phán chủ thuyết tam vô, G/S Huy đã lên án Hồ Chí Minh và đồng bọn đã phá hoại truyền thống tôn trọng gia đình của người dân Việt : “Vì thích-ứng với bản-tánh người, vì phù-hợp với quyền-lợi người, tiểu-gia-đình thành ra đoàn-thể hợp-quần lý-tưởng của người. Bởi đó, nó đã được duy-trì ở khắp các địa-phương và qua các thời-đại. Các lãnh-tụ cộng-sản đã dùng rất nhiều biện-pháp - nhứt là biện-pháp khêu gợi tánh vị-kỷ hoàn-toàn của người - để đả-phá gia-đình. Tuy-nhiên, họ chỉ thành-công có một phân nửa. Trong xã-hội Sô- viết, người ta đã thấy những đứa con tố-cáo cha mẹ vì ngây thơ chưa hiểu rõ hậu-quả việc mình làm, vì quyền-lợi thiển-cận, hay vì sự hèn nhát tham sanh. Nhưng về phía cha mẹ, ta chưa thấy ai tố-cáo hay hãm-hại con mình. Ngay đến các lãnh-tụ cộng-sản đang tâm truy-tố cha mẹ cũng vẫn còn lo lắng cho con và thương yêu chúng. Vả lại, dầu sao, các nước cộng-sản còn phải duy-trì chế-độ gia-đình chớ chưa dám triệt-hạ nó hẳn, và điều này đủ để chứng tỏ rằng gia-đình là cái tế-bào căn-bản của mọi xã-hội, ta không sao hủy-diệt được.” www.tinparis.net/chanhtri/DTST_Quyen2_Chuong5.doc -Phê phán chủ thuyết Đại Đồng của Cộng sản Quốc Tế : …“Những kẻ chủ-trương thế-giới đại-đồng và cố hủy-diệt tình yêu gia-đình tổ-quốc, sẵn sàng giết hại bà con thân-thuộc, tàn-sát đồng-bào, đã tưởng rằng làm như thế, họ phụng-sự nhơn-loại. Nhưng kỳ thật, khi đã đang tâm giết hại bà con thân-thuộc, tàn-sát đồng-bào, họ đâu cần ngần ngại gì nữa khi phải tru-diệt những kẻ hoàn-toàn xa lạ đối với họ. Và rốt cuộc, dưới những danh-từ vĩ-đại, nhưng rỗng tuếch, như phục-vụ đại-chúng, tôn-thờ nhơn-loại, họ chỉ phụng-sự cá-nhơn họ, họ chỉ nhắm vào việc xây dựng một thế-giới phù-hợp với trí óc họ, với quyền-lợi họ, một thế-giới họ cho rằng có thể gây hạnh-phúc cho mọi người, nhưng kỳ thật chỉ là một địa-ngục trong đó tình thương không còn nữa. " 2-Khác với chủ thuyết của Cộng sản ,G/S Huy đã đưa ra chủ thuyết “Dân Tộc Sinh Tồn” để làm kim chỉ Nam cho bước đường tranh đấu Giải Thể Cộng sản như sau: “Dân-tộc thì nhờ dựa vào huyết-thống nên không thay đổi. Thêm nữa, nó lại bao gồm cả yếu-tố tôn-giáo và ý-chí muốn sống chung nhau. Do đó, nền tảng dân-tộc rất khó phá hủy.Một mặt khác, nếu không thuộc những chủng-loại cách nhau xa quá, dân chúng một quốc-gia thường hỗn-hợp nhau lại để thành một dân-tộc. Và dân-tộc khi đã thành-lập rồi lại có xu-hướng tự xây dựng một quốc-gia riêng biệt cho mình. Dầu có bị chinh-phục hay bị phân ra ở nhiều quốc-gia khác nhau, những phần-tử của một dân-tộc cũng có xu-hướng tự khôi-phục nền độc-lập và thống-nhứt của mình. Sự cố-gắng của người Do-thái để tạo lập một quốc-gia, cũng như lịch-sử tranh-đấu của người Ba-lan là những bằng-chứng cụ-thể về vấn-đề này. Bởi những lý-do nêu ra trên đây, những quốc-gia dựa vào dân-tộc là những quốc-gia có đủ điều-kiện hơn hết để được vững chắc lâu dài. Thêm nữa, trong tất cả mọi hình-thức hợp-quần, không có hình-thức nào bao gồm nhiều quyền-lợi vật-chất và tinh-thần của người cho bằng hình-thức dân-tộc. Như thế, ta có thể bảo rằng sự hợp-quần thành dân-tộc thích-hợp với sự tranh-đấu sinh-tồn của người nhứt.” ….Nói tóm lại, chế-độ độc-tài hoàn-mỹ nhứt cũng chỉ giúp vào sự sinh-tồn của đoàn-thể một cách tạm-thời. Sự sinh-tồn của cá-nhơn không được bảo-đảm và sau cùng, điều này trở lại có hại cho sự sinh-tồn của dân-tộc, vì cuộc rối loạn do dân-chúng bị uy-hiếp gây ra có thể làm yếu sức quốc-gia. Một mặt khác, chế-độ độc-tài đưa đến sự giết hại nhơn-tài và làm cho năng-lực những nhà chỉ-huy càng ngày càng kém đi. 3--Nhận định đây là một cuộc nội chiến do Cộng sản VN chủ động, theo G/S Huy thì sau khi lật đổ chế độ CS độc tài, muốn vĩnh viển chấm dứt tranh chấp nội bộ, cảnh nội chiến và tránh sự xâm lấn của các thế lực ngoại bang bằng giải pháp thành lập một nước Việt Nam Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn có quốc tế công nhận (như Thụy Sĩ,Thụy Điển và Áo ) 4-Ngoài ra G/S Huy còn đề ra biện pháp thực hiện việc giải thể chế độ CS độc tài qua hình thức vận động Uỷ ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Do và thành lập các tổ chức đấu tranh ngay trong nội địa, bằng mọi hình thức thích hợp đấu tranh trực diện, ôn hoà nhằm giải trừ chế độ Cộng Sản thối nát. 8- Sử gia Trần Trọng Kim : Trần Trọng Kim (chữ Hán: 陳仲金; 1883–1953) là một học giả danh tiếng, thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945) và đầu tiên của Việt Nam, tác giả của Việt Nam Sử Lược. Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm. Ông giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931, giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939). Trần Trọng Kim còn là Phó trưởng ban Ban Văn học của Hội Khai trí tiến đức và Nghị viên Hội đồng Dân biểu Bắc Kỳ. Một năm sau khi ông về hưu (1943), Nhật Bản kéo vào Đông Dương và bí mật đưa ông cùng Dương Bá Trạc ra nước ngoài. 1945, ông được đưa về nước. Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Để tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Trần Trọng Kim được giao thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm".... Khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 thì sụp đổ. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn ngủi, chính phủ này cũng đã làm được một việc quan trọng là thống nhất về mặt danh nghĩa đất Nam Kỳ vào đất nước Việt Nam; và thay chương trình học bằng tiếng Pháp sang chương trình học bằng tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Trần Trọng Kim lưu vong ra nước ngoài. Sau nhiều năm tháng long đong ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6 tháng 2 năm 1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà luật sư Trịnh Đình Thảo. Năm 1948, ông qua Nam Vang và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71 tuổi. Trần Trọng Kim được đánh giá là một học giả uyên thâm cả tân và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông là người có tư tưởng bảo thủ và dân tộc - bảo hoàng. Tác phẩm Việt Nam sử lược được đánh giá là một trong những quyển sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, được tái bản nhiều lần. Tác phẩm: Trước năm 1945, Trần Trọng Kim có nhiều tác phẩm nổi tiếng thời bấy giờ về các lĩnh vực sử học, nghiên cứu và sư phạm gồm: -Sơ học Luân lý (1914), -Vương Dương Minh (1914), -Sư phạm Khoa Yếu lược (1916), -Việt Nam sử lược (1919), -Nho Giáo (1930), -Phật Lục (1940), -Việt Nam Văn Phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941). Sau năm 1945, ông viết hồi ký: -Một cơn gió bụi (1969) -Nhận định của sử gia Trần Trọng Kim về cuộc chiến VN : “Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị .” Trong chương đầu tiên cuả quyển hồi ký Một Cơn Gió Bụi cụ Trần Trọng Kim cho thấy cụ là một người có lòng yêu nước, chỉ đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên các quyền lợi đảng phái. Ngày 17 tháng tư năm 1945 vua Bảo Đại cho mời ông Trần Trọng Kim vào Huế để yêu cầu ông thành lập một chính phủ Việt Nam độc lập,Bảo Đại nói: “Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc.“ Tôi tâu rằng: „Việc lập chính phủ, ngài nên dùng những người đã dự định từ trước, như Ngô Ðình Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay thì phần già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin ngài cho tôi về nghỉ . “ Chứng tỏ ông Trần Trọng Kim không màng danh lợi, chức tước mà chỉ muốn tiến cử người tài giỏi khác ra giúp nước vì ông không có mưu cầu về chính trị, không tham gia, không tạo lập đảng phái cho mình. “Vua Bảo Ðại thấy tình thế kéo dài mãi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới. Ngài nói: “Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.“ Tôi thấy vua Bảo Ðại thông minh và am hiểu tình thế, liền tâu rằng: „Nếu vì quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức gì cả, xong ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin ngài cho tôi vài ngày để tôi tìm người, hễ có thể được tôi xin tâu lại.“ ... “Có một điều nên nói cho rõ, là trong khi tôi chọn người lập chính phủ lúc ấy, người Nhật Bản không bao giờ hỏi tôi chọn người này người kia. Tôi được hoàn toàn tự chủ tìm lấy người mà làm việc. Và tôi đã định từ trước rằng nếu người Nhật can thiệp vào việc trong nước thì tôi thôi ngay, không làm nữa. Ðến ngày cuối cùng tôi chọn được đủ người rồi kê rõ danh sách các bộ trưởng như sau: Trần Trọng Kim, giáo sư, Nội Các Tổng Trưởng. Trần Ðình Nam, y sĩ, Nội Vụ Bộ Trưởng Trần Văn Chương, luật sư, Ngoại Giao Bộ Trưởng Trịnh Ðình Thảo, luật sư, Tư Pháp Bộ Trưởng Hoàng Xuân Hãn, toán học thạc sĩ, Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng Vũ Văn Hiền, luật sư, Tài Chánh Bộ Trưởng Phan Anh, luật sư, Thanh Niên Bộ Trưởng Lưu Văn Lang, kỹ sư, Công Chính Bộ Trưởng Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ, Y Tế Bộ Trưởng Hồ Bá Khanh, y khoa bác sĩ, Kinh Tế Bộ Trưởng Nguyễn Hữu Thi, cựu y sĩ, Tiếp Tế Bộ Trưởng. Sau khi ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ ngày 17 tháng tư năm 1945 thì Việt Minh ngấm ngầm chống phá chính phủ nầy ,nhận định của cụ Trần về phong trào Việt Minh như sau : “Từ đó bọn ông Hồ Chí Minh bỏ danh hiệu Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội mà dùng danh hiệu cũ là Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh, tức Việt Minh, và dùng cờ đỏ sao vàng của cộng sản. Rồi đến quảng đầu tháng ba năm 1945 thì về đến vùng Văn Lãng, thuộc Thái Nguyên giáp Tuyên Quang và lập trụ sở bí mật ở đó. Từ bấy giờ trở đi, đảng Việt Minh hành động rất mạnh, nhưng cái tên Hồ Chí Minh vẫn giữ rất kín cho đến gần cuối tháng tám, sau khi cướp được chính quyền ở bắc bộ, người ta mới nghe nói. Các chi bộ cộng sản ở trung và Nam Bộ đã sẵn sàng đâu đấy cả rồi, song cứ phải giữ bí mật, đợi khi có mệnh lệnh mới được ra mặt hành động. bắc bộ, một mặt họ sai những người táo tợn đi đánh phá các nơi, hễ đâu có ai ra mặt chống họ, họ bắt đi hay giết chết, làm cho dân chúng khiếp sợ. Một mặt họ cho người đi diễn thuyết và tuyên truyền rằng đảng Việt Minh đã có các nước Ðồng Minh là Tàu, Nga, Mỹ ủng hộ và giúp cho binh khí để đánh bọn độc tài Pháp và Nhật. Họ lại nói rằng quân Việt Minh đã đánh lấy được mấy tỉnh ở mạn thượng du Bắc bộ rồi. -Long Điền tóm lược các nhận định của ông Trần Trọng Kim về đảng CSVN như sau : -Cộng Sản Việt Nam nói một đàng làm một nẻo, trong cuộc sống chỉ biết có vật chất không cần biết nhân nghĩa, thiện ác: “Vậy những tín đồ cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết có đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác. Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết. Ai tin chỗ ấy là người sáng suốt, là người giác ngộ, ai không tin là người mờ tối, là người mê muội. Vì có tư tưởng như thế, cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa của cộng sản và phục tòng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau: hễ ai làm những việc mà lợi cho đảng là người giỏi, người tốt. Gia đình, xã hội, phong tục, chế độ cũ đều bỏ hết, bỏ đến tận cội rễ, để thành lập xã hội mới. Cái xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc.... Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược tất cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được” Ngưng trích. -Theo những nhận định trên cuả ông Trần Trọng Kim qua cuốn Hồi Ký “Một Cơn Gió Bụi”cho thấy tác giả đã nhận biết được thực chất con người Hồ Chí Minh và đảng CSVN là một tập đoàn mafia luôn gây chia rẽ, phá hoại đất nước, tạo ra cuộc nội chiến dai dẳng, không cần thiết trên đất nước VN, làm suy yếu tiềm lực quốc gia, dân tộc bằng sự sát hại các phần tử kháng chiến nhưng không theo CNCS. Những khẩu hiệu mà CSVN thường dùng là độc lập, tự do, hạnh phúc, bình đẳng chỉ dùng để dối gạt dân Việt Nam mà thôi ! Tóm lại đảng Cộng Sản VN chỉ tranh đấu cho quyền lợi và nhu cầu của Cộng Sản Quốc Tế chứ không hề vì Quốc Gia, Dân Tộc Việt Nam. Chính sách tàn sát lẫn nhau cuả CS bằng hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tố điạ chủ, phủ nhận luân thừơng đạo lý, phá nát tình gia tộc tốt đẹp vốn có từ ngàn đời trên đất nước ta đó là một tội ác to lớn đối với Dân Tộc. 9- Sử gia Phạm văn Sơn : Phạm Văn Sơn (15/8/1915 - 6/12/1978) là một sử gia Việt Nam và là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong vai trò người viết sử, ông cộng tác với Tập san Sử Địa (do một nhóm giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Sài Gòn sáng lập) và viết rất nhiều bài nghiên cứu, như các bài "Thái độ và hành động của nhân sĩ Việt Nam trong khoảng đầu thế kỷ XX", "Để so sánh các anh hùng trước Nguyễn Huệ với Nguyễn Huệ",... Ông cũng biên khảo rất nhiều sách sử, trong đó có bộ sách sử công phu nhất của ông là Việt Sử Tân Biên, gồm 7 quyển, biên soạn và phát hành từng quyển từ năm 1956 đến năm 1972. Khi là sĩ quan Quân lực Việt nam Cộng hòa, ông từng là Chỉ huy trưởng trường Quân báo và Chiến tranh tâm lý Cây Mai [1]. Chức vụ cuối cùng năm 1975 là Đại tá, trưởng Khối Quân Sử, Phòng 5 (Phòng Nghiên Cứu) bộ Tổng Tham Mưu [1]. Sau biến cố 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo. Năm 1978, ông qua đời vì bệnh tật tại trại cải tạo Tân Lập, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú [1]. Sách: Vỹ tuyến 17 (ký tên Dương Châu) Việt sử tân biên, 7 quyển, Sài Gòn, 1956-1972 Việt sử toàn thư, Sài Gòn, 1960 Việt Nam cách mạng sử (tên khác là Việt Nam tranh đấu sử), NXB Vũ Hùng, Hà Nội, 1951 Cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa của Việt-Cộng Mậu Thân 1968, (viết cùng với Lê Văn Dương), 1968 Quân sử Việt Nam Cộng hòa. Việt Nam hiện đại sử yếu, NXB Thanh Bình, Hà Nội, 1952 Chú thích ^ a b c Tưởng Niệm Phạm Văn Sơn Liên kết ngoài Tưởng Niệm Phạm Văn Sơn Cái chết của sử gia Phạm Văn Sơn, audio Viêt sử toàn thư Tiểu sử Phạm Văn Sơn : http://ngothelinh.tripod.com/DT_PhamVanSon.html bài của Nguyễn Văn Dưởng. “Trước năm 1975, ở miền Nam, ông Phạm Văn Sơn là một trong rất ít những vị viết sử. Bộ sử được nhiều người biết đến nhất của ông là bộ Việt Sử Tân Biên. Tôi hân hạnh được làm việc dưới quyền chỉ huy của ông từ năm 1958 đến 1960. Thời gian này ông mang cấp bậc Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Quân Báo & Chiến Tranh Tâm Lý Cây Mai; tôi mang cấp bực Trung úy, là huấn luyện viên và sĩ quan an ninh của Trường. Chính trong thời gian này, ông đã tu chỉnh bộ sử nói trên và cho tái bản. Năm 1961, trường Cây Mai đổi tên, chỉ còn là trường Quân Báo. Ngành Chiến Tranh Tâm Lý tách ra riêng, đuợc dạy riêng ở một trường của ngành này, mới thành lập, ở một địa điểm khác; do đó, Thiếu tá Phạm Văn Sơn cũng được thuyên chuyển về ngành Chiến Tranh Chính Trị. Sau đó không lâu, ông được bổ nhậm vào chức vụ. Trưởng Ban Quân Sử của Quân Lực VNCH, thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ông lần lượt được thăng đến cấp Ịại tá và giữ nhiệm vụ này cho đến ngày miền Nam sụp đổ…. Ngày 15/6/76 -- ngày duy nhất mà tôi nhớ suốt 13 năm tù -- đúng một năm sau ngày tôi đưa đầu vào cùm ở trường Don Bosco ở Gò Vấp -- trên chuyến tàu hỏa nói trên, qua một kẻ hở thật nhỏ của toa tàu, tôi đã nhìn thấy nhà thương Bạch Mai và ga Hàng Cỏ, những địa danh của Hà Nội mà tôi đã được đọc qua trong các tác phẩm của Tự Lực Văn Ðoàn, thuở tuổi học trò. 2 sĩ quan tù nhân cấp Tá đã ngộp thở chết trong toa chở súc vật, quãng giữa đường Việt Trì - Yên Bái. Kể từ đó, có thêm hàng trăm tù nhân đi trên những chuyến tàu định mệnh này đã ngã xuống ở các trại tù miền Bắc, vĩnh viễn không còn thấy được những chuyến tàu xuôi Nam. Trong số những người này có Ðại Tá Phạm Văn Sơn. ….Tại K2 Tân Lập, trong hoàn cảnh chung như vậy, tôi đã gặp lại ông Phạm Văn Sơn.. Tôi đã nhìn thấy tận mắt những ngày sống bi đát cuối cùng của đời ông. … Bọn cán bộ ra lệnh cho ông hằng ngày dần dà chuyển hết những đống than đá đó vào bếp, trừ trường hợp trời mưa, phải chuyển gấp chúng cho người phụ. Như vậy, một người bệnh trầm kha như ông vẫn bị chúng vắt sức lao động đến giọt máu cuối cùng. Hôm nay ông đã ngả xuống như trăm ngàn nạn nhân khác dưới chủ trương giết người siêu dã man này trong các trại giam CS. Sau buổi giải lao, tất cả anh em trong đội cưa xẻ đều biết về cái chết thảm thương của ông. Ông đã mất rồi về cõi thiên đường đã mang theo sự chịu đựng và hiểu biết của ông, vốn dĩ không hề tưởng là đã có trong con người mang nhục thể. Cái gì của Thượng Ðế trả về cho Thượng Ðế. Người ta ra lệnh xẻ gỗ đóng quan tài cho ông. Tôi nhận việc ấy với những giọt nước mắt chảy dài trên má. Chỉ còn một chút đáp đền này thôi, hỡi cố nhân ơi. “ Nguyễn Văn Dưỡng Tác Phẩm : Ông Phạm Văn Sơn là một sử gia uy tín và lổi lạc với nhiều tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam được biên soạn rất công phu,nghiêm túc. Cho đến ngày nay, nhiều sách, báo trong nước khi cần những tài liệu lịch sử về Viêt Nam thì họ cũng trích dẩn từ những trang sách cuả ông. Nhận định về cuộc chiến Việt Nam từ 1945-1975 của ông Phạm văn Sơn : “Luôn trong mấy tháng cuối cùng năm 1945,Việt Nam Quốc Dân Đảng cùng Việt Minh khích bác nhau kịch liệt và công khai ngay giửa Hà Nội .Sau nầy VM bầy kế hoạch hoà hoản với phe VNQDĐ vào đầu năm 1946.Trước đó VM đã vội vả tổ chức một cuộc Tổng tuyển Cử để đưa ra dời một quốc hội.Quốc Hội nầy có thể nói gồm toàn những người cuả Việt Minh hay 1 số người chịu sự chi phối cuả đảng Cộng sản.Mục đích chính của quốc hội là hợp pháp hoá điạ vị cuả chính phủ Hồ Chí Minhtrong nước và ngoài nước .Tới khi VM bị khó dể với phe Quốc Gia thì VM điều đình nhường cho phe nầy 70 ghế trong Quốc Hội và lập một chính phủ Quốc Gia Liên Hiệp với một số nhân viên là người của Việt Nam Quốc Dân Đảng.Muốn sao thì các vai trò quan trọng ,lực lượng thiết yếu vẫn do đảng CS nắm giử hết . “…Khi Việt Minh nắm chính quyền ở Bắc Việt xong (1945) liền lan tràn vào Nam đã được sự hợp tác của Cao Đài khi ấy là một lực lượngquan trọng để cùng tranh đấu (chống thực dân Pháp) .Có nên nói rằng Việt Minh đã làm một điều thất sách là để xảy ra sự xíh mích giửa mình với Cao Đài do sự sát hại một số lĩnh tụ và nhiều tín đồ Cao Đài.Cao Đài bổng trở thành một lực lượng đối lập với VM là sự việckhông thể không kể là một điều tai hại cho VM (và cho cả dân tộc VN) . “....Khi Việt Minh nắm chính quyền ở Nam Việt (1945) thì ở đây đã có nhiều lực lượng thành hình:Cao Đài ,Thanh Niên Tiền Phong,Quốc Gia Độc Lập Đảngvà Hoà Hảo .Các lực lượng nầy có lẻ vì thấy cần hợp quần để đối phó với Pháp cho có kết quả tốt đẹp và nhanh chónghơn nên đã đoàn kết với VM,và lập một mmặt trận chung.Nhưng chẳng bao lâu Việt Minh đánh úp Hoà hảo,mưu bắt thầy Huỳnh Phú Sổ để đem giết như đối với Cao Đài” . Trong bộ Quân Sử VNCH (gồm 5 quyển ,tổng cộng trên 2000 trang) do NXB Đại Nam ấn hành từ 1968-1972 gồm nhiều tác giả do Đại tá Phạm Văn Sơn chủ biên đã có những nhận định về cuộc chiến VN từ 1945-1975 như sau : “Quốc Hội 1/1946,hoàn toàn do Việt Minh kiểm soát. Đa số cử tri đi bỏ phiếu chỉ nghĩ đến Dộc lập và Dân Chủ ,chứ không ủng hô Cộng sản,vì lẻ không một ứng cử viên nào tự nhận mình là Cộng sản cả....Việt Minh phối hợp khủng bố và tuyên truyền để tiêu diệt đối lập , ám-sát-đội tiếp tục giết hại các lãnh tụ Quốc Gia,”Toà án Nhân Dân ‘tiếp tục xử các nhân vật ưu tú địa phương ,bị buộc tội là Việt Gian,Phát Xít,hoặc hoạt động phản cách mạng. Đức Huỳnh Giáo Chủ của Hoà Hảo bị giết,công giáo bị tấn công,nên một số giáo khu đã tự động đứng ra tổ chức tự vệ.Các đảng phái quốc gia cũng tấn công Cộng Sản để trả đuả...Thoả ước Pháp Hoa được ký kết,khiến VM phải tạm rút yêu sách độc lập hoàn toàn,bắt tay với Pháp để mượn tay Pháp diệt phe quốc gia chống Pháp và chống Cộng ...Người quốc gia,nhất là người quốc gia ở Nam Kỳ đang cầm võ khí chống Pháp ,thì VM lại ký thoả ước “mời”Pháp vào Miền Bắc,nên đã kịch liệt tố cáo Hồ chí Minh phản bội . “....Tới n ăm 1954,tình trạng lại càng chua cay hơn khi Pháp thất bại v à Việt Minh đã thoả hiệp với địch dùng Hội Nghị tại Genève, để ký một văn kiện ngày 20 -7-1954 chấm dứt chiến tranh và chia đội đất nước tại vĩ tuyến 17. Đây là một điều bất hạnh lớn cho đất nước chúng ta,không biết đến ngày nào mới thống nhất lại được.Khởi ngưồn từ một cuộc chiến đấu chống đế quốc Pháp,cốt dành lại độc lập va thống nhất xứ sở,mặt trận VM (Cộng sản) lại đã chiến đấu cho lập trường Cộng Sản,khiến dân tộc bị phân hoá, đất nước bị chia đôi,làm mồi cho cho sự lợi dụng tranh chấp của quốc tế với những hiểm hoạ tai hại ,đổ vở khôn lường. Với một quốc gia có 2 lực lượng quân sự đối nghịch,tất nhiên cuôc Nội Chiến sẽ phải xảy ra và cũng tất nhiên ,mỗi phe lâm chiến đếu có riêng cho mình những lý do biện minh chính đáng , để tạo nên một chính nghiã cho cuộc chiến đấu .Nhưng bi đát thay ! Cuộc Nội Chiến ở giửa thế kỷ thứ 20 nầy tại Việt nam đả kéo dài trong suốt 25 năm ,một cuộc chiến đã khiến hàng triệu thanh niên nước Việt lần lượt bị xô đẩy vào cảnh “Cốt Nhục Tương Tàn”,một cuộc chiến tàn khốc nhất từ trước đến nay và đã làm đảo lộn xã hội Việt nam tới tận cổi rễ . -Trong trận chiến Mậu Thân 1968 sử gia Phạm Văn Sơn đã ghi: Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và công cụ của họ là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) đã xuất toàn lực đánh lén Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào những ngày đầu Tết Mậu Thân trong năm 1968 trên khắp lãnh thổ Miền Nam khi họ đột ngột không giữ lời đề nghị ngưng chiến do chính họ đưa ra. Cộng Sản Bắc Việt cũng đã không nghĩ gì đến 3 ngày Tết Nguyên Đán, ngày truyền thống của dân tộc, những ngày đầm ấm nhất của xứ sở mỗi năm, hay sự yên vui của đồng bào để xum họp và cúng bái tổ tiên, một tập tục thiêng liêng từ ngàn xưa. Tuy mưu mô đã khéo, thuật xảo sắp đã hay, tiếng súng của Cộng Sản chỉ tạo được lợi thế bất ngờ trong vỏn vẹn ít tiếng đồng hồ ở thủ đô Saigon và một số thị trấn của Việt Nam Cộng Hòa. Tính chung, Cộng Sản đã thảm bại vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phản ứng rất mau lẹ. Và ngược lại điều tai hại cho họ là đã đụng đầu với sự lạnh nhạt của đồng bào Miền Nam khắp nơi. Kết quả “rực rỡ”của hai đợt tấn công đại quy mô với những cố gắng vĩ đại, từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng 5 năm 1968 trên khắp chiến trường từ Quảng Trị tới Cà Mau là Việt Cộng (VC) đã bị đẩy vào chỗ chết ngót 60,000 cán binh, bị cầm tù 10,000, ra đầu hàng ngót 6,000 và mất trên 17,000 vũ khí. Trong khi đó, số tổn thất của VNCH về mọi thứ không tới 1 phần 10 những con số của Việt Cộng. Tuy nhiên Việt Cộng đã “thành công” ở một diểm khá quan trọng:phá hủy đựơc 50,000 căn nhà của dân, đem chết chóc đến cho 14,000 đồng bào đủ cả già trẻ gái trai và "vô sản hóa" 700,000 người đa số là dân lao động. Thành tích dìm người vào biển máu “hiển hách” đến thế là cùng! Ngoài ra điều dã man chưa từng thấy trong lịch sử loài người là họ đã xua những lực lượng gồm 7 phần 10 con nít vào lò lửa chiến tranh và mở những cuộc pháo kích bừa bãi vào những khu gia cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự, để trả thù sự bất cộng tác của dân chúng. Cộng Sản dám làm tất cả, dùng bất cứ phương tiện gì dù có tàn ác nhất để đạt đến mục tiêu chiến thắng “ …”Cuốn”Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghiã cua Việt Cộng Mậu Thân 1968”hôm nay được ra mắt với bạn đọc chỉ có mục đích cảnh giác nhửng người còn nhẹ dạ, còn tin vào lương tâm của CS; và củng cố ý chí của quân dân ta chống xâm lăng cuả đế quốc đỏ. Chúng tôi còn muốn sách nầy tố cáo trước dư luận thế giới những hành động cực kỳ dã man của bọn người luôn bô bô ngoài cửa miệng là những chiến sĩ tiền phong của xã hội chủ nghiã nhưng thực ra chúng chỉ là những kẻ lưu manh và hèn nhát ” -Qua hồi ký của Hồ văn Quang người cùng tù với đại tá Phạm Văn Sơn chúng ta thấy được sự can đảm tột cùng,một tinh thần sắt son vì chính nghiã mà gông cùm và cái chết cũng không làm lung lạc được ông: Mấy tháng trôi qua, 1 hôm cán bộ CS phát hiện trong bài viết về lịch sử, khi so sánh 2 chế độ “tù” thời VNCH và thời XHCN, họ cho đó là 1 việc làm “đại phản động hay cực kỳ phản động”. Do đó, Ban Giám thị trại Tân Lập “đặc biệt chiếu cố” cho anh Sơn vào ngay hầm biệt giam tại K1. ....Anh Sơn tuyệt thực trong nhà kỷ luật và chịu chết; 1 việc làm can đảm đâu khác gì anh hùng Nguyễn Tri Phương xưa : Thà nhịn đói chịu đau mà chết chứ không bao giờ khuất phục giặc Pháp. Với 1 lá thư gởi cho Đảng và Nhà nước XHCN nhờ trại Tân Lập chuyển, nội dung hoàn toàn được bọn CS giữ bí mật. -Long Điền tóm lược các nhận định của sử gia Phạm Văn Sơn về cuộc chiến VN 1945-1975 như sau : -Ông Phạm Văn Sơn cho rằng: Xuất phát từ chủ trương của CSQT, vì tuân hành triệt để chủ trương gây bạo loạn, gây chia rẽ giai cấp cua CSQT, nên CSVN đã không đặt quyền lợi của Dân Tộc lên trên mà chỉ lo quyền lợi,nhu cầu của Cộng sản Quốc Tế . -Do hậu quả của những cuộc đấu tố trong Cải cách Ruộng Đất, trong đấu tranh giai cấp, trong cuộc xâm lược Miền Nam bằng mọi giá đã gây hận thù dai dẳng trong gia đình, làm đảo lộn hệ thống xã hội Việt Nam vốn có từ ngàn xưa. -Vì tuân hành những chủ trương trên, CSVN đã tiêu diệt các đảng phái quốc gia, sát hại các tín đồ và lãnh tụ các tôn giáo, CSVN là thủ phạm gây ra cuộc Nội Chiến tại VN làm thiệt mạng hàng chục triệu người dân Việt . Cũng cần nhần mạnh ở quan điểm cuả sử gia Phạm Văn Sơn khi kết tội CSVN là thủ phạm gây Nội Chiến tại VN là tội ác lớn nhất đối với Dân Tộc, bởi vì theo ông kẻ tạo ra Nội Chiến thì tội nặng hơn cả vì những tác hại to lớn và lâu dài trong đất nước. Kẻ thù ngoại xâm dể đánh đuổi hơn là kẻ tạo chia rẽ,tạo nội chiến .Tạo chia rẽ khiến cho tiêm lực quốc gia bi suy yếu khi cần chống ngoại xâm, tạo Nội Chiến khiến cho đất nước bị thiệt hại nặng nề về nhân lực và tài sản và những hậu quả hận thù dai dẳng trong Dân Tộc. CSVN đưa ra khẩu hiệu Đoàn Kết nhưng trong thực tế họ là kẻ gây chia rẽ bằng những hành động sát hại dã man đồng bào khác chính kiến với họ. Những hành động tàn sát nầy của CSVN không phải là ngẩu nhiên phát sinh mà do chủ trương, kế hoạch, cương lĩnh cuả CS Quốc Tế đề ra. Ngày 30 tháng tư năm 1975 cũng như bao chiến sĩ QLVNCH, đại tá Phạm Văn Sơn đã ở lại chiến đấu đến cùng thay vì leo lên trực thăng đi ra ngoại quốc như 1 số tướng lãnh khác. Ông đã bị bắt và đưa đi tù khổ sai và chết bởi sự trả thù hèn mạt của bọn Cộng nô. 10- Sử gia Hoàng Cơ Thụy: Hoàng Cơ Thụy (1912- mất chưa rõ năm) Sinh ngày 24-9-1912 t ại làng Vẽ(Đông Ngạc) tỉnh Hà Đông trong một gia đình lâu đời xuất thân khoa bảng. -Cử nhân luật khoa đại học Hà Nội (1935) -Luật sư cạnh các toà Thượng Thẩm (1938-1969) -Tham gia toàn dân kháng chiến dành Độc Lập (Chánh án toà Sơ Thẩm Bến Tre) -Đại sứ VNCH tại Lào (1969-1975) -Ba lần tù :Tù Việt Minh (1945),tù thưc dân Pháp (1946) và tù VNCH (1964). -Tác phẩm : Việt Sử Khảo Luận NXB Nam Á 2002,một bộ sử đồ sộ gồm 6 quyển với 3928 trang khổ lớn .Soạn liên tục 17 năm từ 1984 đến 2001 trong thời điểm tác giả gần 80 tuổi đời! Giải thưởng Văn Học 2004 Hội Đồng Tuyển Lựa : Nhà văn Võ Phiến, Nhà văn Nguyễn Hưng Quốc, Bác sĩ Trần Văn Tích, Nhà văn Phan Lạc Phúc, Nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Giáo sư Trần Gia Phụng Tác phẩm trúng giải Bộ môn biên khảo. Giải danh dự đặc biệt: truy tặng ông Hoàng Cơ Thụy, tác giả bộ Việt sử khảo luận -Long Điền tóm lược các nhận định của sử gia Hoàng Cơ Thụy như sau: Sử gia Hoàng Cơ Thụy có nhận định về những ngày đầu cuộc chiến 1945-1954 như sau: (Trang 1978 quyển 4 VSKL) “Cuốn phim tổng quát:Vụ nổ bất ngờ hai trái bom nguyên tử Mỹ trên bầu trời Nhật Bản vào các ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, tiếp theo cấp tốc bởi lời tuyên cáo truyền thanh ngày 15tháng 8 của Nhật Hoàng Hiro Hito xin đầu hàng đồng mịnhvô điều kiện và ra ra lệnh cho mọi đạo quân Nhật trên mọi chiến trường phải buông súng, đúng là “Ba cục đá”(trois pavés) liệng vào “cái đầm ếch Đông Dương”( la mare d’Indochine aix grenouilles) . Mọi người ở mọi nơi náo động , cả trong và ngoài bán đảo chữ S….. Vậy đến khi xảy ra ba biến cố bất ngờ vừa nhắc trên, thì đúng lý quân đội Nhật ở Đông Dương phải buông súng, ngồi đợi quân đội Tàu Tưởng và quân đội Anh dến giải giới và giữ gìn an ninh trật tự. Ba dân tộc Việt , Miên, Lào với 3 vị quốc vương la Bảo Đại, Sihanouk và SosavangVong cứ việc yên ổn làm ăn, toạ hưởng kỳ thànhvà hoan hô Đống Minh đến giải phóng. Thật là tốt đẹp. Những kẻ “phá đám”Cộng Sản Việt(có Mỹ giúp) và thực dân Pháp( không còn bị Mỹ phản đối). Về mặt chính trị: Trên đây đã kể những chuẩn bị của Việt Minh một bên, của Pháp Đe Gaulle phe bên kia để cướp đoạt Việt Nam, rồi Miên, Lào trong tay quân đội Nhật. Đặc biệt nữa là hai phe ấy có liên lạc cùng nhau để chuẩn bị cùng đánh Nhật, mà chính Việt Minh đã đi bước trước, ngay từ tháng 5/1944(trang 1938-1941). Thực sự thì cả hai phe muốn chiếm độc quyền thống trị Đông Dương: De Gaule đã tuyên bố công khai rằng ông phải tái lập chủ quyền Pháp tại năm nước:Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao Miên. Còn Hồ Chí Minh thì giấu kín cái mộng “ làm bá chủ Đông Dương” để sẽ có thể Cộng Sản Hoá toàn thể bán đảo, rồi sau sẽ cùng với Stalin nhuộm đỏ toàn cầu”…… Hồi giữa năm 1945, Hồ Chí Minh –cũng như mọi người- tưởng rằng Nhật sẽ còn chống cự khá lâu, bởi vì họ còn rất nhiều quân lực uy mãnh ở Đông Dương; vậy Hồ phải đi đôi với Đồng Minh(Tàu, Mỹ và luôn cả Pháp De Gaulle) thì may ra mới có cơ hạ được Nhật. Nên HỒ phải đội lốt Quốc Gia để lừa mọi người, nhất là Mỹ. Đó là Hồ áp dụng một chiến lược của Cộng Sản Đệ Tam rằngphải nghiên cứu kỹ xem ai là kẻ thù chính và xem ai là kẻ thù phụ. Hồi 1945, quân đội Nhật ở Đông Dương là kẻ thù chính, còn Pháp của De Gaulle ở tận trời Âu là kẻ thù phụ, vậy Việt Minh nên liên kết Giai Đoạn” với phe De Gaulle( luôn cả phe Tàu Tưởng và Hoa Kỳ ) để đánh đổ Nhật, xong rồi sẽ thanh toán các” bạn giai đoạn” sau( trang 1935). Có biết rõ cái chiến lược gian hùng ấy của Hồ Chí Minh thì ta mới có thể hiển được những biến cố chính trị và quân sự hồi 1945-1946.Bằng không ta sẽ rơi vào hoả mù các cuộc chiến quân sự và chính trị liên miên, hàng nghìn trận chiến Pháp Việt, hàng trăm vụ phản phúc của Hồ Chí Minh.”…. Nói tóm lại, Hồ Chí Minh (có Mỹ-OSS giúp)và De Gaulle (khônhg còn bị Mỹ - Truman chống đối) là những kẻ” phá đám “ (Trouble fête) làm xáo trộn tình hình Việt Miên Lào trong 30 năm chiến tranh(1945-1975) và đến nay(1992) là thêm 17 năm hậu chiến của cả ba Dân Tộc trong ngục tù cộng sản.( trang 1980) a-Hồ Chí Minh và đồng bọn là giặc, là thổ phỉ : “Thiết nghĩ nên giải thích tại sao chúng tôi dùng danh từ “Giặc Việt Cộng”làm nhan đề cho phần VIII bộVSKL nầy .Phải chăng chúng tôi đã lãng quên tư cách một sử gia khách quan ,xông vào vòng bút chiến ,nên mới gọi ông Hồ Chí Minh và đồng bọn là Giặc? Xin thưa rằng không phải . Ngay từ khi bắt đầu soạn bộ Việt Sử nầy năm 1984,chúng tôi đã suy nghĩ và tìm tòi những lý do thầm kín của Việt Minh khi họ chỉ huy cuộc chiến tranh 30 năm máu lửa 1945-1975,tàn sát mấy triệu sinh linh ,nào Việt ,nào Pháp,nào Mỹ ,nào Úc,nào Đại Hàn v.v..Kết luận thấy rằng: 1-Hồi quân đội Pháp của De Gaulle theo chân quân Anh vào Sài gòn với dã tâm tái chiếm Đông Dương ,thì quả thật toàn dân Việt Nam đều tỏ lòng uất hận,ai cũng hăng hái kháng chiến cứu nước.Việt Minh vừa nắm đưọc chính quyền ,lại có sẳn một tổ chức dầy đặctừ Nam chí Băc, để giử vửng quyền Tự Do Độc Lập (lời HCM ngày 2-9-1945)thì đó là một việc rất đáng làm và nên ca ngợi. Song le ,ngay trong khi kháng Pháp,tức Phản Đế,Hồ Chí Minh đã khởi xướng từ năm 1950 chuyện Phản Phong ở những vùng Việt Minh kiểm soát….Chính Hồ Chí Minh và Tổng Bộ Việt Minh,dưới danh hiệu mới là Đảng Lao Động đã chỉ huy cuộc đấu chính trị ấy,tàn sát hơn nửa triệu đồng bào mà họ gọi là giai cấp địa chủ.Hiển nhiênlà không phải để giành Độc Lập. 2-Sau hội nghị Genève ngày 20.7.1954 chia đội đất nước,thì đầu năm 1956 quân đội Pháp phải rút lui ra khỏi hẳn Miền Nam(theo các diều khoản đã thoả thuận cua HĐ).Nhưng Hồ Chí Minh vẫn còn kiếm đủ mọi cách chiếm nốt miền Nam như chôn giấu võ khí , đặt công sản nằm vùng,khủng bố dân quê, ám sát hào mục,rồi đến cuối năm 1960 ,hộ tạo dựng cái goi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”do chính họ cầm đầu ,giả danh là dân Việt Miền Nam tự động đứng lên chống một chính quyền Việt độc tài tham nhũng…Hiển nhiên (việc làm đó)không phải là để dành Độc Lập! 3-Đứng trước nguy cơ bành trướng của ý thứ hệ CS do Việt Minh có cả khối lượng khổng lồ Trung Cộng,Nga Xô, Đông Âuvà Cuba viện trợ ồ ạt,thì các chính phủ Mỹ kế tiếp nhau, đạc biệt là từ năm 1961, đã phải đưa vũ khí rồi quân đội sang giúp bão vệ Miền Nam,với tính cách triệt để phòng vệ chứ không phải là tấn công miền Bắc.Cuộc chiến luôn bị hạn chế vào dưới vĩ tuyến 17,thành ra miền Bắc-ngoại trừ những phi vụ oanh tạc không htể có mục tiêu chiếm đất-đã luôn luôn đưọc thái bìnhyên ổn,làm thành một thánh địa bất khả xâm phạm để nuôi dưởng quân đội của họ xuống xâm lăng miền Nam .Song Việt Minh đã tạo ra những khẩu hiệu “Chống Mỷ Cưú nước”và “chống Mỹ Diệm cứu nước”chỉ cốt để lừa bịp toàn dân Việt Nam và dư luận quốc tế. 4-Vậy chỉ có một lý do khổng thể chối cải là Hồ Chí Minh đã muốn “thống nhất “đất nước dưới quyền độc tôn của Cộng Sản Đệ Tam để có thể xây dựng XHCN và “thiên đường CS trên toàn cỏi VN…. 5-Cái dã tâm chiếm độc quyền thống trị trên toàn quốc để xây dựng XHCN đã được bộc lộ công khai và rỏ rệt nhất sau ngày 30.4.1975mà CS Bắc Việt đã thôn tính xong miền Nam.Họ gạt bỏ Mặt Trận Giải Phóng coi như là múi chanh đã vắt hết nước.Họ công nhiên đặt cho đất nước cái tên “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nfghiã Việt Nam”: đảng CS trước kia giả danh là đảng Lao Động nay tự công khai tự xưng là đảng Cộng Sản VN(trang 1935)Thiết thực và đau đớn hơn nửa ,cái thiên đường CS đã biến thành điạ ngục cộng sản cho toàn dân,từ Nam chí Bắc ,cho dến ngày nay(1992) chưa chấm dứt. 6-Trong 2,3 năm vừa qua (1989-1991) ý thức hệ CS đã bị khắp hoàn cầu phỉ nhổ,từ Muà Xuân Thiên An Môn (tháng 6/1989) qua những cuộc biểu tình vĩ đại ở Đông Âu ,khiến mọi chế độ Đệ Tam dều sụp đổ,các “thần tượng” Đệ Tam bị hạ bệ,Liên Bang Nga Xô(USSR) tưởng vững như bàn thạch biến tiêu trên mặt địa cầu!Chính Nghiã Dân Chủ Tự Do -của bộ Việt Sử Khảo Luận này-toàn thắng,ngoại trừ ở 4 quốc gia là Cuba,Trung Cộng,Bắc hàn và Việt Nam.Nói cách khác,nhân loại khắp nơi đều đả coi cộng sản là giặc.” (VSKL quyển 4 trang 2011) b- Đảng CSVN không chính thống: “Cho nên chúng tôi phải lên án mọi chính phủ cộng sản Việt Nam từ 1946 đến nay (1998)là vô giá trị đối với Dân Tộc Việt Nam ,tức là không có chính thống.(trang 3759) và ông có đôi lời nhắn nhủ cùng hậu thế, cho thế hệ trẻ tươnglai của Dân Tộc:“Ngày nay ở quốc nội vẫn là đảng Cộng Sản Việt Nam nắm độc quyền ngự trị,mặc dầu họ có chịu thay nền kinh tế tập thể bằng kinh tế thị trường. Độc tài vẫn còn, tham nhũng hối lộ càng tăng tiến.” “Ở Hải Ngoại, các nhóm đảng nổi lên như nấm, nhưng có đảng nào nghĩ đến việc Hưng Quốc ra sao,sau khi đã Phục Quốc? Có ai, hay nhóm nào đã đưa ra một dự thảo chương trình Hưng Quốc theo đúng lập trường Tự Do Dân Chủvà kêu gọi mọi người, sau khi cùng nhau thảo luận, sửa đổi và biểu quyết “HẢY ĐOÀN KẾT CHUNG QUANH CÁI CHƯƠNG TRÌNH HƯNG QUỐC ấy ,chứ không phải chung quanh một lãnh tụ?Bằng không ,thì đến khi ưa may được cầm quyền ,người ta sẽ lại đi ngay vào con đường độc tài tham nhũng như xưa nay.”(trang 3761) (ngưng trích) Nhận định về sử gia Hoàng Cơ Thụy của nhà văn Trần Văn Tích như sau: http://hoinhavanvietnamluuvong.info/plugins/p2_news/printarticle.php?p2_articleid=205 Cuốn “Giặc Việt cộng” của Luật sư Hoàng Cơ Thụy, một phần của tập 9 trong bộ Việt sử khảo luận* cũng tạo nơi độc giả tâm trạng ấy. Trang 2012 xác định. "Cái dã tâm 'chiếm độc quyền thống trị trên toàn quốc để xây dựng xã hội chủ nghĩa' được bộc lộ công khai và rõ rệt sau ngày 30.4.75 mà cộng sản Bắc Việt đã thôn tính xong miền Nam. Họ gạt bỏ Mặt Trận Giải Phóng, coi như là múi chanh đã vắt hết nước. Họ công nhiên đặt cho đất nước cái tên "Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam', đảng Cộng sản trước kia giả danh là 'đảng Lao Động' nay công khai tự xưng là 'đảng Cộng sản Việt Nam'. Thiết thực và đau đớn hơn nữa, cái thiên đường cộng sản đã biến thành địa ngục cộng sản cho toàn dân, từ Nam chí Bắc, đến ngày nay (1992) chưa chấm dứt". Trước đó, trong thư gửi một độc giả ngày 24.9.88, Luật sư họ Hoàng cũng nói rất minh bạch: "Phải viết sao cho (...) đúng theo lập trường độc lập quốc gia, tự do dân chủ". Một cuốn sử trình bày theo lập trường vừa kể, đề cập đến giai đoạn 1945-1975, cho đến nay chưa có ai viết. Đó là thế mạnh của sách. Nó độc quyền cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng thể về các biến cố mà bản thân mình từng là chứng nhân hay đang là nạn nhân. Nhưng đồng thời nó cũng nói lên được những điều phải nói, đáng nói. Trang 2022 bộc bạch cái nhìn của người trong cuộc: "(...) Bọn Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đã không cần đếm xỉa gì đến những con số khổng lồ quân đội và dân chúng bị giết ở trên mọi chiến trường hay hậu phương, hồi chống Pháp cũng như hồi chống Mỹ: dân chết chứ chúng có chết đâu mà chúng sợ? Can đảm như thế là quá dễ, thế mà cả thế giới, luôn Pháp và Hoa kỳ, đều ngợi khen bọn lãnh tụ cộng sản là can đảm, bền gan và anh hùng". Một cái nhìn của người trong cuộc như thế khác hẳn với cung cách xử sự của những người da trắng da đen từng coi Hồ là thần tượng, từng gọi dân tộc Việt Nam là anh hùng. Chúng ta không hề muốn làm anh hùng theo kiểu mô tả của những ngòi bút phương tây hay châu Phi; một cung cách mô tả mà động cơ là mặc cảm tự ti đối với Hoa kỳ (nên đề cao cuộc chiến chống Mỹ cứu nước: trường hợp những người Pháp, người Anh, người Đức chẳng hạn) hoặc mặc cảm sắc tộc, nên a dua theo đám đệ tử cuồng tín Mác-Lê trên dải đất chữ S (trường hợp điển hình: gã da đen từng nắm giữ Tổ chức Văn hoá Liên Hiệp Quốc đã chủ trương tôn vinh Hồ Chí Minh là nhà văn hoá). Trang 2146 vạch trần tham vọng thực sự, mục đích duy nhất của tập đoàn lãnh tụ cộng sản: "gây nên cái họa chiến tranh ba mươi năm, tàn sát hàng mấy triệu thanh niên Việt, Pháp, Mỹ, Đại Hàn hay ồc Đại Lợi. Để làm gì? Để tự lột mặt nạ sau ngày 30.4.75, tuyên bố công khai Xã hội chủ nghĩa, và... thất bại hoàn toàn mười năm sau". Trang 2149 trình bày quan điểm của nhà luật học phán xét lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "Hồ Chí Minh chỉ kêu gọi toàn dân 'kháng chiến chống Pháp giành độc lập thống nhất', chứ không thêm rằng 'và để cứu đảng Cộng sản Đông Dương, để cho Đảng có thể đấu tố trí phú địa hào, tịch thu ruộng đất tài sản của đồng bào, xây dựng Xã hội Chủ nghĩa và thiên đường cộng sản'. Đó là sự giấu giếm và gian trá hệ trọng nhất, đã lường gạt toàn dân, khiến cho Việt Minh cộng sản không bao giờ có 'chính thống', ngay từ phút ban đầu (fraus omnia corrumpit = gian trá làm hư hết).” Nơi trang 2091, chúng ta chứng kiến sự gian manh vô sỉ của các ngòi bút viết sử cộng sản khi cuốn Lịch sử Việt Nam 1945-1975 của Hà Nội, xuất bản năm 1987, tường thuật tại trang 15 rằng "đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đi họp hội nghị trù bị tại Đà lạt" trong khi thực ra chính Nguyễn Tường Tam, trong tư cách Bộ trưởng Ngoại giao, mới là trưởng đoàn hội nghị liên hệ. Trang 2095 kể một cách trung ngôn nghịch nhĩ về một nhân vật hiện đang sinh sống và giao thiệp với tác giả: "(...) đến tận năm 1971 mà ông Hoàng Xuân Hãn vẫn còn tưởng rằng cộng sản Võ Nguyên Giáp làm việc cho dân cho nước, chứ không phải cho Đảng (là điều y giấu kín), thì còn trách chi hai chục triệu đồng bào đã u mê - hay quá sợ sệt - mà như con thiêu thân nhảy vào biển lửa ở Vĩnh Yên, Ninh Bình, Đông Triều (thời De Lattre) hay Điện Biên Phủ (thời Navarre)..." Nếu thêm vài chữ nữa: "Bình Trị Thiên, đường mòn Hồ Chí Minh (thời 'chống Mỹ cứu nước')" thì câu văn này trở thành ngọn đình liệu soi đường cho những Bùi Tín, những Dương Thu Hương cũng như những người "phản kháng" khác. Nên ghi nhận rằng sau ngữ đoạn này còn thêm một câu thấm thía: "Nói cách khác, trong khi ở ngoài miệng Giáp nói rằng 'phải đoàn kết' thì trong lòng y tự nhủ rằng 'chỉ đoàn kết giai đoạn thôi'. Tam (Nguyễn Tường Tam) và Hãn (Hoàng Xuân Hãn) có dại thì tin". Chính sự u mê, mông muội lao đầu vào cái gọi là chiến tranh vệ quốc -- trong khi thực ra là vệ đảng -- trước đây rồi mới đây, vào cái gọi là chiến tranh giải phóng miền Nam của không biết bao nhiêu thanh niên thanh nữ và cả những người trung niên, đã khiến lão Hoàng Quốc Việt có dịp xoa đầu đám quần chúng đó mà ban khen một cách hết sức trịch thượng rằng nhân dân ta rất anh hùng”. c-Qua bộ sử vĩ đại và đầy công phu gồm gần 4000 trang sách khổ lớn, soạn thảo kỹ càng, với tuổi tác trên 80 cho thấy ông Hoàng Cơ Thụy là một chiến sĩ quốc gia kiên trì chiến đấu cho tự do, độc lập và luôn chiến đấu trong mọi tình huống, tuổi già không làm trở ngại những hoài bão của ông đối với Quốc Gia và Dân Tộc. Ông có những nhận định rất tinh tế và chân thật trong cuôc chiến VN, ông là một nhân chứng sống có giá trị trong chức vụ Đại Sứ VNCH tại Vương Quốc Lào và là một sử gia không chuyên nghiệp nhưng bộ sử soạn thảo rất công phu và cập nhật đầy đủ tài liệu lịch sử, rất cần cho thế hệ trẻ VN để tìm hiểu chủ thuyết sai lầm của đảng CSVN cần phải tránh và những hoài bão cuả thế hệ trẻ mong muốn đi tìm con đường phục hưng đất nước. 11- Sử gia Trần Gia Phụng : (P 154-189 in CCVN) (Trần Gia Phụng 1942- ) TIỂU SỬ: - Tên thật : TRẦN GIA PHỤNG sinh năm 1942 tại Duy Xuyên, Quảng Nam, con trai nhà thơ Trần Gia Thoại. - Nguyên quán: tỉnh Quảng Nam - Tốt nghiệp Ban Sử Điạ Đại Học Sư Phạm Huế năm 1965 - Tốt nghiệp Cử nhân Giáo khoa Sử học Đại Học Văn Khoa Huế năm 1965 - Trước năm 1975: Dạy tại Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng và Giảng viên Viện Đại Học Cộng Đồng Đà Nẵng năm 1974. - 1975 – 1995: Nghỉ dạy, sinh sống tại Đà Nẵng (đến 1980) và Sài Gòn (đến 1995) - 1995 đến nay: Định cư tại Toronto, Canada. TÁC PHẨM: Trước năm 1975: Sử Điạ lớp 12, sách giáo khoa, hợp soạn với nhiều tác giả, Sài Gòn: Nxb Trường Thi, 1974. (Người viết phụ trách phần giáo khoa Việt sử). Từ 1996: 1) Trung Kỳ dân biến 1908 (biên khảo, Toronto, 1996) 2) Những câu chuyện Việt sử (biên khảo, Toronto, 1997) 3) Những cuộc đảo chánh cung đình Việt Nam (biên khảo, Toronto, 1998) 4) Những câu chuyện Việt sử tập 2 (biên khảo, Toronto, 1999) 5) Những kỳ án trong Việt sử (biên khảo, Toronto, 2000) 6) Quảng Nam trong lịch sử (biên khảo, Toronto, 2000) 7) Án tích cộng sản Việt Nam (biên khảo, Toronto, 2001) Giải nhất Giải Văn học năm 2002 cuả Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do. (Lễ Trao giải tổ chức tại Anaheim, California, ngày 10-8-2002) 8) Ải Nam Quan (biên khảo, Toronto, 2002) 9) Những câu chuyện Việt sử tập 3 (biên khảo, Toronto, 2002) 10) Exposing the Myth of Hồ Chí Minh (Sách song ngữ, Toronto 4-2003) 11) Quảng Nam trong lịch sử tập 2 (biên khảo, Toronto 6-2003) 12)Việt Sử Đại Cương tập 1 của Trần Gia Phụng Tập1 : Từ khởi thủy đến năm 1428 là năm vua Lê Lợi đánh đuổi quân Minh ra khỏi nước và lập ra nhà Lê. Tập 2: Từ 1428 đến 1802 là năm Nguyễn Phúc Ánh thống nhất đất nước, lập ra nhà Nguyễn. Tập 3: Từ năm 1802 đến năm 1884 là năm Pháp bảo hộ Việt Nam. Tập 4: Từ năm 1884 đến năm 1945, là năm Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945. Việt Minh chiếm chính quyền. Đây chính là nội dung tập 4, từ 1884 đến 1945, mà chúng ta đang bàn với nhau. Tập nầy bắt đầu đi vào thời hiện đại nên được nhiều người chú ý. Tập 5 (và tập 6): Lúc đầu, chúng tôi dự tính viết từ 1945 đến 1975 thành một tập là tập 5. Tuy nhiên, nay thấy dài quá, nên chúng tôi phải tách ra làm 2 tập. Vậy tập 5 từ 1945 đến 1954, và sau đó tập 6 từ 1954 đến 1975. Tập 5 sẽ xuất bản năm 2009 và tập 6 năm 2010. -Nhận định về cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 sử gia Trần Gia Phụng có những nhận định như sau: 1-Chính Phủ Trần Trọng Kim cứu đói tại Bắc Kỳ : (Án tích Cộng Sản cuả sử gia Trần Gia Phụng NXB Non Nước,Toronto,Canada 2001 (từ trang 43 đến trang 46) tài liệu trích dẫn vắn tắt như sau: “Sau khi Nhật đảo chánh Pháp 9 tháng 3 năm 1945.Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho các nước Đông Dương gồm Việt ,Miên ,Lào để cùng nhau gia nhập khối Đại Dông Á do Nhật đứng đầu. Ngày 11.3.1945 Vua Bảo Đại cùng các thượng thư trong nội các Nam Triều đồng ký BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP do Phạm Quỳnh biên soạn, hủy bỏ tất cả các văn kiện, hiệp ước Pháp Việt trước đây. Như vậy Việt Nam hoàn toàn Độc Lập đối với Pháp kể từ ngày 11.3.1945. Ngày 17.4.1945 vua Bảo Đại ra chỉ thị cho học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ với thành phần gồm đa số trí thức và chuyên gia yêu nước. Đây là chính phủ đầu tiên ở Việt Nam tổ chức theo cơ cấu Tây Phương, gồm nhiều bộ. Đứng đầu mỗi bộ là một bộ trưởng phụ trách chuyên nghành. Đứng trước nạn đói năm Ất Dậu 1945, một trong những chương trình khẩn cấp cuả chính phủ Trần Trọng Kim là giải quyết cứu đói ở Bắc Kỳ. Phương án cứu đói bao gồm chuyên chở nhiều lúa gạo bằng nhiều phương tiện giao thông xe và thuyền từ Nam ra Bắc , đồng thời bận về chở luôn một số lớn dân Bắc Kỳ vô Nam lập nghiệp(dự trù 1.000.000 người) chính phủ Trần Trọng Kim đã chở được 1592 tấn gạo từ Nam ra Bắc và mua tại chổ 1476 tấn gạo cuả kho nhà nước để phát chẩn cứu đói.Lực lượng cứu đói chủ yếu là thanh niên,sinh viên, học sinh, hướng đạo (Hoàng Đạo Thúy,Tạ Quang Bữu), gia đình Phật Tử (Lê Đình Thám) đây là lần đầu tiên giới trẻ Việt Nam thực sự bắt tay vào hoạt động xã hội quyên góp tiền bạc để mua gạo chở ra Bắc cứu đói. Sau ngày cướp chính quyền 19.8.1945 Việt Minh đã lợi dụng lực lượng trẻ nầy vào các nhu cầu chính trị cuả Cộng Sản. Đến tháng 6 năm 1945 tình hình đã ổn định,giá gạo tại miền Bắc đã xuống chĩ còn 260 đồng một tạ ,thì kế tiếp nạn ngập lụt tháng 8 năm 1945 lại xảy ra khiến 330.000 mẫu tây ruộng lúa bị ngập úng, thiệt hại 510.000 tấn lúa nên nạn đói lại có cơ tái diển. Cộng thêm hành động phá hoại, cướp giật gạo cứu đói đem vào mật khu của Việt Minh đã làm cho nạn đói trầm trọng thêm. Như vậy chứng tỏ trong vụ đói năm Ất Dậu 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đã có công lạc quyên tiền bạc, đồng thời trực tiếp vận chuyển luá gạo cho Miền Bằc để cứu đói”. 2-VIỆT MINH LỢI DỤNG NẠN ĐÓI ( từ trang 46-56): Ông Trần Gia Phụng đã sưu tầm tài liệu và chứng minh là Việt Minh Cộng sản lợi dụng nạn đói, chận cướp tiền bạc cứu trợ, chận cướp lương thực cứu đói đem vào mật khu của Việt Minh bỏ mặc dân đói, đây là một khám phá mới trong lịch sử cận kim về tội ác của CSVN trong cuộc chiến 1945-1975: …“Vào đầu năm 1941, Hồ Chí Minh từ Trung Hoa về nước, đặt căn cứ ở hang Pắc Bó, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ông tổ chức hội nghị Trung ương đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5-1941), đặt Trường Chinh Đặng Xuân Khu lên làm tổng bí thư. Hội nghị nầy đưa ra hai quyết định chính là: hợp thức hoá Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, và đề ra kế hoạch phát triển đảng. Việt Minh thành lập những chiến khu, những vùng tự trị, và tổ chức du kích quân. Từ năm 1943, Việt Minh hô hào nông dân nổi lên chống sưu thuế, chống việc cưỡng bách trưng mua lúa gạo, và chống lệnh chuyển đổi đất trồng từ cây nông nghiệp qua cây kỹ nghệ của người Pháp. Nạn đói xảy ra là cơ hội thuận lợi cho Việt Minh tuyên truyền, lôi cuốn quần chúng. Việt Minh lên án chính quyền Pháp Nhật là tác nhân gây ra nạn đói. Họ xúi dân lăng nhục những viên chức chính quyền lo việc cứu tế, và xúi dân chống đối việc trưng mua lúa gạo. Khi biết được Đức đã đầu hàng Đồng Minh vào tháng 5- 1945 và Nhật sửa soạn đầu hàng vào tháng 8-1945, Việt Minh lại xúi dân đánh phá các kho lúa. Trong cơn nghèo đói túng quẫn, có người bày cho phương cách kiếm gạo để ăn, nên dân chúng hưởng ứng khá đông. Việt Minh biết được tin tức thất bại và đầu hàng của các nước Đức, Nhật Bản là nhờ thông tin của tình báo Cộâng sản Quốc tế, cũng như nhờ làm việc với cơ quan tình báo OSS (Office of Strategic Services, tiền thân của CIA hay Central Intelligence Agency) của Hoa Kỳ. Bề ngoài Việt Minh lợi dụng nạn đói để tuyên truyền khuynh đảo, bên trong du kích Việt Minh âm thầm chận bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo từ miền Nam ra, rồi Việt Minh đem tiếp tế cho những mật khu của họ. Những đoàn xe tiếp tế hay những đoàn ghe chở gạo nào mà Việt Minh không thể chận cướp được để đem lên mật khu, thì Việt Minh cung cấp tin tức cho phe Đồng Minh dùng máy bay bắn phá, nhất là những vị trí chứa gạo của Nhật. Đường giao thông khó khăn đến nổi chính phủ Trần Trọng Kim phải dùng xe đạp đề chuyển công văn. Hành động của Việt Minh làm cho việc tiếp tế gạo từ Nam ra Bắc càng trở nên khó khăn. Từ đó, nạn đói càng trầm trọng. Nạn đói càng trầm trọng thì Việt Minh càng dễ hoạt động tuyên truyền, kích động quần chúng. Nói theo ngạn ngữ dân gian Việt Nam, Việt Minh đúng là "vừa ăn cướp vừa la làng". Nhờ thế, thế lực Việt Minh ngày một vững mạnh ở khắp các vùng rừng núi và nông thôn vùng đông bắc Bắc Việt. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao Việt Minh cướp được chính quyền nhanh chóng vào mùa thu năm 1945 tại Hà Nội. Dưới thời Pháp và Nhật, Việt Minh lợi dụng nạn đói để tuyên truyền chống chính phủ nhắm cướp được chính quyền. Sau khi cướp chính quyền và thành lập chính phủ ngày 2-9-1945, Việt Minh hô hào rằng nạn đói cũng là một kẻ thù nguy hiểm như nạn ngoại xâm, và đưa ra khẩu hiệu: "Không một tấc đất bỏ hoang, không một cánh tay vô dụng". Họ khuyến khích dân chúng tận lực canh tác các loại cây thực phẩm. Trong khi đó, sau ngày 2-9-1945, Việt Minh cộng sản tịch thu toàn bộ tiền bạc của các quỹ cứu đói trên toàn quốc, nghĩa là cướp lấy tài sản của những người đang đói, do những người hằng tâm giúp đỡ. Lúc đó, thời tiết còn bất lợi. Vụ thu đông 1945 không khả quan, nhưng cuối cùng nạn đói ở Bắc Việt dần dần cũng qua đi vào giữa năm 1946, không phải nhờ tài ba lãnh đạo của Việt Minh, nhưng nhờ các sự kiện chính sau đây: (1) Nhật Bản đã đầu hàng Đồng minh, Việt Nam không còn phải xuất cảng gạo sang Nhật Bản, nông gia không còn bị bắt buộc bán gạo; Đồng minh không còn bắn phá các trục lộ giao thông ở Việt Nam; xe cộ, tàu bè được tự do chuyên chở lúa gạo từ Nam ra Bắc khá đầy đủ; (3) Dân số Bắc Việt giảm rõ rệt vì ngoài số người đã chết đói, một số lớn khác đã di cư vào Nam lập nghiệp. Nạn đói năm 1945 là nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam. Cùng trong thời gian nầy, tại Nhật Bản, quả bom nguyên tử đầu tiên thả xuống thành phố Hiroshima ngày 6-8-1945 đã giết chết 130,000 người, và quả bom thứ nhì xuống Nagasaki ngày 9-8-1945, giết chết 75,000 người. Số tử vong của cả hai vụ nổ bom nguyên tử lên khoảng trên 200,000 người. So với số người chết trong nạn đói 1945 ở Việt Nam, con số đó mới chỉ bằng một phần năm nếu theo thống kê của David G. Marr, và chỉ bằng một phần mười nếu theo các tài liệu khác. Điều đáng nhấn mạnh ở đây là nguyên nhân gây ra nạn đói để đưa đến số tử vong cao như vậy. Trước đây, các nạn đói chỉ do thiên tai hay do chiến tranh, không có tính cách cố ý của nhà cầm quyền. Đàng nầy, nạn đói năm 1945 do con người (CSVN)tạo ra cho con người. Thứ nhất, nước Pháp đang bị khốn đốn trong thế chiến thứ nhì ở Âu châu, nên nhà cầm quyền Pháp cố tình đẩy dân Việt đến chỗ đói rách cùng cực để người dân chỉ phải lo đến miếng ăn hằng ngày, không còn sức đối kháng và cũng không có thời gian lo chuyện đối kháng. Thứ nhì, người Nhật đang bành trướng xâm lăng, với một đạo quân khổng lồ tại các nước Đông Á, nên Nhật cần lương thực nuôi quân. Chính quyền Pháp ở Đông Dương, cùng với đế quốc Nhật đã giành giựt thẳng tay không thương tiếc sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, lại còn buộc nông dân phải bỏ bớt việc trồng cây thực phẩm để quay qua trồng cây kỹ nghệ, làm cho thực phẩm trong nước khan hiếm cực độ, khiến cho nông dân đói khổ chết dần chết mòn. Dù biết chính sách bóc lột của họ làm cho dân chúng Việt Nam điêu đứng, người Pháp cũng như người Nhật vẫn làm ngơ, và tiếp tục áp dụng chính sách tàn bạo đó. Thứ ba, bên cạnh đó, Mặt trận Việt Minh khai thác nạn đói, thừa nước đục thả câu, vừa để tuyên tuyền, vừa để giành lấy thực phẩm của dân, làm cho nạn đói thêm trầm trọng. Việt Minh bất chấp sinh mạng của người dân, tìm tất cả các cách để thủ lợi cho đảng Cộng Sản trong khi dân chúng chết đói. Việt Minh vừa xúi dân chống việc bán lúa gạo để lấy lòng dân, vừa tổ chức ăn cướp để đem vào mật khu nuôi cán bộ cộng sản, vừa cung cấp tin tức tình báo cho Đồng Minh bắn phá gây cản trở việc chuyên chở lúa gạo cứu dân. Những hành động của Việt Minh đã làm rối loạn tình hình cứu tế, và làm cho nạn đói thêm trầm trọng. Hai nhà cầm quyền chịu trách nhiệm chính gây thiệt mạng hàng triệu sinh linh vô tội Việt Nam trong nạn đói 1945 là Pháp và Nhật chưa một lần lên tiếng thú nhận trách nhiệm đã gây ra thảm trạng nầy. Để bồi thường chiến tranh, ngày 13-5-1959, Nhật ký kết thỏa ước với Việt Nam Cộng Hòa trả 39 triệu Mỹ kim và giúp Việt Nam Cộng Hòa vay 7, 5 triệu Mỹ kim để tái thiết đất nước. Nhật Bản còn viện trợ Việt Nam Cộng Hòa xây dựng hệ thống thủy điện Đa Nhim, và ngày nay, theo tin các báo, Nhật Bản giúp chế độ cộng sản Hà Nội dựng cầu Cần Thơ qua sông Hậu (dự án thi hành năm 2001), nhưng trước sau Nhật Bản không đả động gì đến 2 triệu sinh linh uổng tử năm 1945. Còn đảng Cộng Sản Việt Nam thì bao giờ cũng lý giải nạn đói có lợi cho họ, dù chính họ là kẻ tòng phạm với Pháp và Nhật. Nay họ đang cần sự giúp đỡ của cả Pháp lẫn Nhật nên chẳng dám lên tiếng gì về việc nầy. Đó là chưa kể nếu CSVN sợ rằng nếu đòi hỏi người Pháp và người Nhật bồi thường, thì cơ quan an ninh của hai nước nầy sẽ đưa ra những tin tức cho thấy Việt Minh đã tòng phạm với họ để làm cho nạn đói thêm trầm trọng. Nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng về vụ hai quả bom nguyên tử Hoa Kỳ thả trên đất Nhật. Cả thế giới đều cho đó là thảm họa kinh hoàng của loài người, nhưng cho đến nay, chưa có nước nào trên thế giới lên tiếng về thảm trạng khủng khiếp ở Việt Nam năm 1945. Pháp và Nhật, hai tác nhân ngoại quốc chính gây ra cái chết của khoảng từ 1,000,000 đến 2,000,000 người Việt vẫn chưa có một lời xin lỗi về nạn đói 1945 tại Bắc Việt để chứng tỏ con người còn một chút lương tâm nhân loại. Gần đây, khi viết lại lịch sử hiện đại, các nhà viết sử Nhật Bản đã bỏ qua phần quân đội Nhật trong thế chiến thứ nhì đã lạm dụng tình dục phụ nữ các nước Hàn Quốc và Trung Hoa khiến các nước nầy, và những phụ nữ nạn nhân còn sống sót, liên tục lên tiếng phản đối. Riêng về nạn đói năm 1945 tại Việt Nam mà Nhật Bản là tác nhân chính, không biết bộ sử nước nầy có đề cập đến không? Số nạn nhân trong nạn đói nầy có thể còn cao hơn số nạn nhân bị quân đội Nhật Bản lạm dụng tình dục trong thế chiến 2. Kẻ tòng phạm còn ẩn mặt trong vụ án nầy cần phải được nêu đích danh. Kẻ tòng phạm nầy đã bất chấp sinh mạng của đồng bào, chỉ chú trọng đến quyền lợi đảng phái của họ mà thôi. Người nước ngoài làm hại dân Việt đã là một tội lỗi nhân loại. Người cùng trong nước, miệng hô hào yêu tổ quốc và đồng bào, mà vì quyền lợi đảng phái và vì theo đuổi chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, quên đi tình nghĩa dân tộc, tàn bạo đẩy dân chúng Việt Nam vào cõi chết, đó là một tội lỗi dân tộc không thể dung thứ được. Dầu đã quá chậm, nay đến lúc người Việt Nam hãy cùng nhau đòi hỏi công lý cho những người đã nằm xuống, cho những oan hồn uổng tử đã lìa trần trong nạn đói kinh hoàng nhất của lịch sử Việt Nam do chính con người đã hành hạ con người, và đặc biệt do một nhóm thiểu số người Việt giấu mặt đã giết hại dân Việt. Nhóm thiểu số giấu mặt đó chính là Việt Minh cộng sản.” 3- Về những cuộc thủ tiêu chính trị của Việt Minh: Sử gia Trần Gia Phụng đã ghi lại nhiều trường hợp cá nhân và tập thể đã bị Việt Minh sát hại và thủ tiêu trong thời khoảng 1945-1956.(từ trang 60- dến trang 108 cuả quyển “Án Tích Cộng sản Việt Nam” của sử gia Trần Gia Phụng) * Năm 1945 (trang 60) – Vụ Ô Cầu Giấy tại Hà Nội ngày 16-8-1945, Việt Minh tấn công những người cộng sản từng là đồng chí của họ nhưng ly khai, sát hại nhiều người trong số có Phi Vân Nguyễn Văn Căn tử thủ và hy sinh tại chỗ. Trong số chạy thoát có 3 người là Hồ Tùng Mậu sau bị giết ở Thanh Hóa năm 1951, Lâm Đức Thụ bị giết ở Thái Bình năm 1947, Nguyễn Công Truyền bị giết ở Thái Bình năm 1949... – Một số nhân vật thuộc các đảng phái đối lập ở Hà Nội như Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn bị giết vào tháng 9-1945 (trang 63), Đào Chu Khải bị hành hạ rồi bị giết ở vùng Tứ Tổng Hà Nội. Nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng khi từ Trung Hoa về nước đã bị Việt Minh thủ tiêu nếu tỏ ra không chịu theo Cộng Sản. – Nhóm Bảo Hoàng có 2 nhân vật quan trọng là Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi (cùng với trưởng nam Ngô Đình Huân) bị giết ngày 6-9-1945.(trang 64-66) – Nhóm Đệ Tứ có Tạ Thu Thâu bị giết tháng 9-1945 tại “vùng rừng dương liễu” bờ biển Mỹ Khê, tỉnh Quảng Ngãi. Phan Văn Hùm bị bắt ngày 8-10-1945 và đem đi chôn sống tại Bình Thuận. Đặc biệt Trần Văn Thạch cũng bị bắt cùng ngày với Phan Văn Hùm và cũng bị chôn sống cùng với 62 đồng chí.(trang 67-72) – Về các lãnh tụ chính trị khác, tác giả kể tới nhiều trường hợp: “Bùi Quang Chiêu lúc ấy đã 72 tuổi bị Việt Minh kết tội là Việt gian, bị bắt tại Chợ Đệm ngày 29-9-1945 cùng 4 người con trai đem đi thủ tiêu mất xác, trong đó người con út mới 16 tuổi. Hồ Văn Ngà đang ngủ bị Việt Minh bắt đem đi biệt tích sau được biết ông bị đâm chết đem thả trôi sông vùng Kim Quy, Đá Bạc, Rạch Giá. Hồ Vĩnh Ký bị giết ở Dĩ An, Biên Hòa. Huỳnh Văn Phương bị giết ở Tân An, Long An. Phan Văn Chánh bị giết ở Sông Mao, Bình Thuận. Tác giả theo Lữ Giang trích dẫn từ Trần Văn Ân nói Trần Văn Giàu tiết lộ trong thời gian y lánh nạn sang Thái Lan, Việt Minh đã giết khoảng 2.500 nhân sĩ ở Sài Gòn.”(trang 72-74) – Về nạn nhân từ các tôn giáo, tác giả trích Bạch thư Cao Đài Giáo gửi Liên Hiệp Quốc, cho biết chỉ trong 3 tuần lễ từ 19-8-1945, tại Quảng Ngãi, Việt Minh Cộng Sản đã giết 2791 tín đồ Cao Đài đủ mọi thành phần kể cả phụ nữ trẻ em, bằng nhiều cách như chém đầu, chôn sống, thả biển và tùng xẻo. Số tín hữu Cao Đài bị giết trên toàn quốc trong năm 1945 được thống kê khoảng 10.000.(trang 74-76) Năm 1946: – Từ sau vụ án Ôn Như Hầu mà Việt Minh dàn dựng để kết tội Việt Nam Quốc Dân Đảng bắt cóc giết người, tới vụ Cầu Chiêm, theo tác giả ghi nhận, trong năm 1946 Việt Minh đã giết nhiều đảng viên Quốc Dân Đảng ở khắp nơi bằng cách bỏ vào bao bố thả xuống sông. “Lúc đó người dân đi qua cầu Âu Lâu (trên sông Thu Bồn) ở Điện Bàn, thấy bao bố nổi lềnh bềnh trên mặt nước”. (2) * Sau ngày 19-12-1946: – Nạn nhân thuộc các đảng phái bị Việt Minh sát hại trong thời gian này, theo tác giả, có lãnh tụ Đại Việt Quốc Dân Đảng Trương Tử Anh, lãnh tụ Duy Dân Lý Đông A và nhà văn Khái Hưng. Hai vị trên được ghi là mất tích, được hiểu là bị thủ tiêu bí mật. Còn nhà văn Khái Hưng được ghi là bị thủ tiêu ở bến đò Cựa Gà, Nam Định. – Nạn nhân thuộc các tôn giáo gồm rất đông tín đồ Hòa Hảo và cả giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Tác giả viết về việc Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ bị hại như sau: “Nhân một chuyến đi công tác để giải quyết một cuộc xung đột giữa lực lượng hai bên tại Sa Đéc ngày 16-4-1947, đoàn của đức Huỳnh Phú Sổ bị tấn công tại kênh Đốc Vàng (thôn Tân Phú, Kiến Phong). Việt Minh đưa ông đi thủ tiêu mất tích. Theo thống kê của Phật Giáo Hòa Hảo thì trong các năm sau 1945, Việt Minh giết hại và chôn tập thể khoảng 10.000 tín đồ Hòa Hảo.” 4- Về cải cách ruộng đất: -Theo tác giả Trần Gia Phụng, khởi sự từ năm 1949 và gồm 5 giai đoạn, chứ không phải chỉ có 2 giai đoạn là chiến dịch giảm tô (1953-1954) và Cải Cách Ruộng Đất (1955-1956) như phần lớn các tác giả đều nói một cách giản lược. Tác giả xác nhận chính Hồ Chí Minh cho thực hiện Cải Cách Ruộng Đất một cách tàn bạo sau khi gặp Stalin năm 1952. Tác giả cho biết các cuộc “rèn cán chỉnh quân” để thanh lọc quân đội, “rèn cán chỉnh cơ” để thanh lọc các cơ quan chính quyền và cuối cùng là “chỉnh huấn” áp dụng theo phương pháp của Trung Cộng chính là 3 đợt chuẩn bị cho Cải Cách Ruộng Đất trên nền tảng pháp luật là sắc lệnh tháng 3-1953 ấn định 5 thành phần xã hội nông thôn gồm địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông và bần cố nông với chủ trương dựa hẳn vào bần cố nông, tranh thủ trung nông, cô lập phú nông, tập trung mũi nhọn vào địa chủ. Trong vận động quần chúng, có những chính sách tam cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân), “thăm nghèo kể khổ” và “bắt rễ xâu chuỗi”. Về 4 tiếng sau này, tác giả giải thích bắt rễ là tìm ra những bần cố nông có tinh thần đấu tranh, thường là những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn. Sau khi đã tìm ra rễ thì khuyến khích hướng dẫn “rễ” tìm thêm đồng bọn gọi là xâu chuỗi. Trần Gia Phụng trích Bernard Fall, Lâm Thanh Liêm, Barrington Moore, Jr. và ông NĐN ở San Diego cho biết kết quả Cải Cách Ruộng Đất như sau: Về đất đai phân phối, theo nguồn tin từ Liên Xô, Cải Cách Ruộng Đất tịch thu 702 ngàn mẫu tây ruộng, 1triệu 846 ngàn nông cụ, 107 ngàn trâu bò, 22 ngàn tấn thực phẩm chia lại cho 1 triệu 500 ngàn gia đình nông dân. Về số người bị giết, “từ 120 ngàn đến 200 ngàn. Đó là chưa kể thân nhân của nạn nhân do bị cô lập cũng chết dần chết mòn có thể lên đến từ 500 ngàn đến một triệu nữa.” Về hậu quả lâu dài, tác giả nêu 3 điểm chính: nông nghiệp suy sụp, đảo lộn luân lý xã hội, tiêu diệt tình người và tâm lý “kiêu nông”. Theo tác giả, mục tiêu đích thực mà Cộng Sản nhắm trong Cải Cách Ruộng Đất không phải để làm cho nông dân no ấm, mà là: 1) Loại bỏ thành phần khá giả trí thức. 2) Đẩy nông dân đến chỗ nghèo đói, không còn có thể nghĩ chuyện đấu tranh, để Cộng Sản tha hồ lãnh đạo dân theo ý muốn. 3) Khủng bố đàn áp tinh thần nông dân, gây tình trạng căng thẳng. 4) Chuẩn bị tiến tới hợp tác hóa, tập trung của cải vào Nhà Nước, tức vào Đảng. 5) Thanh lọc hàng ngũ Đảng, loại trừ những đảng viên khó bảo hay đáng nghi. 6) Loại trừ hết những điệp viên của các tổ chức địch và đối lập. 5- Về vụ Nhân Văn - Giai Phẩm: -Trần Gia Phụng nhắc những tên tuổi quen thuộc Nguyễn Hữu Đang, Thụy An Lưu Thị Yến, Trần Dần, Trần Duy, Hoàng Cầm, Phan Khôi, Trương Tửu … với án tù của một số người trong đó. Tác giả đặt vụ án vào bối cảnh chính trị miền Bắc lúc ấy là lúc đảng Cộng Sản cho rằng họ không còn đối thủ nữa nên đã đưa ra những chính sách độc tài chuyên chính về mọi mặt kinh tế xã hội văn hóa khiến các nhà văn còn chút lương tâm cảm thấy không thể im lặng. Và những người này đã nói, đã viết những điều họ nghĩ để rồi rơi vào bẫy của Cộng Sản. Tuy nhiên không có án tử hình hay một cuộc thủ tiêu nào. Cuối chương, tác giả dẫn lời Hồ Chí Minh tại cuộc tiếp tân năm 1946 tại Pháp được Lacouture thuật lại và linh mục Cao Văn Luận có mặt trong buổi tiếp tân đó đã xác nhận là thật. Hồ Chí Minh nói về cái chết của Tạ Thu Thâu: “Tất cả những kẻ không theo đường lối của tôi sẽ bị bẻ gẫy...” Tác giả muốn nói vì Hồ Chí Minh có chủ trương đó, nên những nhà văn, nhà thơ, trí thức nào nói ngược lại đường lối đảng đều bị cho đi tù. May mà không bị giết. 6- Về vụ án “xét lại chống đảng” : Ông Trần Gia Phụng cho là vụ án điển hình của chế độ độc tài không luật lệ. Vụ án bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa Liên Xô – Trung Cộng kể từ khi Khrutshchev hạ bệ Stalin tại đại hội đảng Cộng Sản Liên Xô năm 1956. Tác động của tình trạng này đã khiến xuất hiện mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam. Hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam có một số người được đào tạo tại Liên Xô như Trần Phú, Hà Huy Tập, Trần Văn Giàu, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai… nhưng về sau hầu hết đều bị Pháp bắt và bị giết chỉ còn lại Hồ Chí Minh. Xung quanh Hồ Chí Minh là những thủ hạ được Hồ Chí Minh đưa vào trường Hoàng Phố của Trung Hoa Dân Quốc hay trường Quân Chính Diên An của Trung Cộng. Do đó tác giả nhắc đến nguồn tin cho rằng Hồ Chí Minh đã bí mật loại những kẻ không thừa nhận quyền lãnh đạo của ông ta. Đặc biệt tác giả nêu một danh sách khá dài về những người dính líu vào vụ án và trở thành nạn nhân bị thanh trừng. Tổng cộng 46 người. Phần kết của chương này, tác giả viết: “Về cách thức đàn áp, đảng Cộng Sản nào cũng như nhau. Từ Lênin, Stalin đến Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, tất cả đều tiêu diệt địch thủ một cách triệt để và tàn bạo, dù những người này là đồng chí từ thuở “Áo anh rách vai, Quần tôi có hai mảnh vá, Miệng cười buốt giá, Chân không giầy, Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay...” Chương 6 với tiêu đề Lịch và Thơ giết người nói về vụ Cộng Sản đổi lịch năm 1968, theo đó Tết âm lịch Mậu Thân bắt đầu sớm hơn lịch cũ mà miền Nam Việt Nam áp dụng một ngày. Tác giả trưng dẫn lời giới thiệu của Nha Khí Tượng Hà Nội cho biết việc tính toán và đổi lịch căn cứ vào quyết định số 121 CP ngày 8-8-1967. Bắc Việt cố ý đổi lịch để cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân được hoàn toàn bí mật gây sự “xuất kỳ bất ý”. Theo thường lệ từ mấy năm trước, 2 miền vẫn tôn trọng cuộc hưu chiến vào dịp Tết cho nên ngày đầu năm Mậu Thân, quân miền Bắc đã ăn Tết xong và mở cuộc tiến công vào ngày mồng Hai tức ngày mồng Một tại miền Nam là lúc lệnh hưu chiến đang còn hiệu lực. Vì thế mà tất cả đều bất ngờ, chính Tổng Thống cũng về quê vợ ăn tết! 7-Nói về vụ tàn sát Tết Mậu Thân tại Huế Có 5 đoạn chính với đoạn 3 là trọng điểm diễn tả lại cuộc tàn sát tại Huế. Sử gia Trần Gia Phụng đưa ra nhiều lý do khiến Cộng Sản chọn Huế để thi hành tội ác trong số có sự kiện “Cũng tại Huế, “Hội đồng nhân dân cứu quốc” ra đời năm 1964 trong đó có một số giáo sư và giảng viên đại học Huế như Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần, Hoàng Văn Giàu... Báo Lập Trường của nhóm này ủng hộ những quan điểm hòa bình và trung lập của một số lãnh tụ Phật giáo tranh đấu miền Trung. Hội đồng được coi là đã góp tay vào việc kích động các cuộc biểu tình dữ dội tại Huế chống hiến chương Vũng Tầu của tướng Nguyễn Khánh năm 1964.” Sử gia Trần Gia Phụng trưng dẫn đài Hà Nội ngày mồng 3 Tết (1-2-68) loan báo thành lập tổ chức Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ Và Hòa Bình tại Huế do Lê văn Hảo, giáo sư Đại Học Văn Khoa Huế làm chủ tịch và Hoàng Phủ Ngọc Tường làm tổng thư ký... Sau đó, tác giả nhắc chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng với em là Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân và giáo sư Lê Văn Hảo... từng trốn lên rừng theo Cộng Sản hồi 1966 nên có dư luận cho rằng mấy người này, nhất là anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường là thủ phạm những vụ tàn sát và chôn sống 3000 người tại Huế. Tuy nhiên, tác giả viết: “Những hạng tân tòng như Tường, Phan, Xuân chẳng có quyền hành gì để quyết định mạng sống của một số người lớn lao, trừ vài chuyện trả thù cá nhân mà thôi”. Tác giả hàm ý kết tội chính sách của đảng Cộng Sản và chính Hồ Chí Minh. Về số nạn nhân, tác giả trích hồi ký của Nguyễn Trân, cho biết :5800 người dân chết, trong đó 2800 bị giết và chôn tập thể, ngoài ra là 790 hội viên hội đồng tỉnh, 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hàng trăm thanh niên quân dịch, một linh mục Việt Nam (Bửu Đồng), 2 linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, một số người Phi Luật Tân. Tác giả liệt kê cụ thể số người bị giết tại 12 địa điểm, trong số có 4 địa điểm tại Gia Hội, tổng cộng 2326 người. (7) Tác giả nhấn mạnh về một âm mưu của Cộng Sản nhằm chia rẽ các tôn giáo bằng cách bắt các nhà phải treo cờ của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, dù Cộng Sản dư biết trong vùng quốc gia không ai có lá cờ đó. Rồi chúng đổi lệnh cho thay thế cờ Mặt Trận bằng cờ Phật Giáo. Như vậy, “Cộng quân muốn tỏ ra thân thiện với Phật Giáo, để gieo tiếng oan cho Phật Giáo là thân cộng và gây chia rẽ giữa hai tôn giáo lớn trong nước.” Sử gia nêu đích danh 4 linh mục bị giết tại Huế: Hoàng Ngọc Bang, Lê Văn Hộ, Urban và Guy. Hai vị sau là người Pháp thuộc dòng Benedicto Thiên An Huế. Ngoài ra, còn có 4 người Đức thuộc viện đại học Huế là các bác sĩ Raimund Discher, Alois Alterkoster, Hort Gunther Krainick và vợ. Bốn người này bị bắt ngày 5-2-1968. Về sau tìm thấy xác gần khu chùa Tường Vân. (8) Tác giả nêu thêm sự kiện sau 1975, Cộng Sản không trọng dụng những kẻ chạy theo như Tường, Phan, Xuân ... là một âm mưu hiểm độc nhắm trút tội ác cho nhóm này. Ông Trần Gia Phụng gọi vụ tàn sát ở Huế là một cách “nhuộm đỏ tay chân” và nhận định: “Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là cơ hội để cộng quân nhuộm đỏ những người thoát ly và những người lừng khừng, làm cho họ không còn con đường nào quay về phía Việt Nam Cộng Hòa, dù họ có mặt hay không có mặt tại Huế và dù giết người hay không giết người trong thời gian này” (9) So sánh với các vụ tàn sát trong lịch sử Việt Nam và thế giới, tác giả kết luận: “Chỉ có Khmer Đỏ giết đồng bào Cam Bốt, và Việt Cộng giết đồng bào Việt Nam... Chính Hồ Chí Minh đã từng nhận lý thuyết Mác–Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông là kim chỉ nam hành động của Cộng Sản Việt Nam.” 8- Nói về các huyền thoại của HCM ( trang 335)với tiêu đề “Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh”, sử gia Trần Gia Phụng đưa ra những bằng chứng có tính thuyết phục cao để “lột trần” tất cả 7 huyền thoại vẫn thường được truyền nhắc. Trước hết, cha Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Huy (hay Sắc) xin đi làm quan cho Pháp chứ không hề bị ép đi làm quan. Ông Huy bị sa thải vì say rượu đánh người đến chết chứ không phải bị cách chức vì có hành động cách mạng. Ngay con gái là bà Thanh cũng không chịu nổi tính lỗ mãng, cục cằn của người cha thường hay đánh con. Thứ hai, Hồ Chí Minh ra đi không phải để tìm đường cứu nước (trang 337)mà vì kế sinh nhai. Tác giả trưng 2 lá đơn xin nhập học trường Thuộc Địa của Pháp trong đó có câu: “Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khát khao học hỏi. Tôi mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi....” Thứ ba, cuộc sống độc thân giản dị (trang 339)chỉ là “một bí mật giấu đầu lòi đuôi” khi mà ít nhất dư luận đã có thể kể tên 6 người phụ nữ là vợ, là vợ hờ, là nhân tình của Hồ Chí Minh như Tăng Tuyết Minh, Lý Huệ Khanh, Nguyễn Thị Minh Khai, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị Phương Mai (cô này không chịu nếu không được cưới chính thức), và khi đã cao tuổi còn ngỏ ý với Đào Chú ở Quảng Đông, xin được tái hôn với một phụ nữ trẻ Trung Hoa... Thứ tư, về huyền thoại đoàn kết dân tộc(trang 346), tác giả viết: “Đoàn kết là tiêu diệt tất cả mọi người bất đồng chính kiến bằng bất cứ giá nào để giành quyền lực.” Rất nhiều bằng chứng được tác giả nêu lên về việc này để kết luận: “Đoàn kết là vâng phục tuyệt đối lãnh đạo đảng, là vắt chanh bỏ vỏ” (10) Thứ năm, về huyền thoại giải phóng dân tộc(trang 353), tác giả nhắc sự kiện chí sĩ Phan Bội Châu xin Liên Xô giúp đưa học sinh Việt Nam qua du học, bị đòi phải chấp nhận điều kiện là tin theo “tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản”. Vì vậy chí sĩ Phan Bội Châu đã lảng tránh. Tác giả cho rằng Phan Bội Châu còn bị đòi hỏi như vậy, thì những kẻ khác như Hồ Chí Minh chắc chắn đã phải nhận điều kiện truyền bá chủ nghĩa Cộng Sản mới được Quốc Tế Cộng Sản đào tạo. Tác giả trích dẫn bộ sử đảng Cộng SảnViệt Nam: “....Đảng nhấn mạnh phải xem cách mạng Việt Nam như một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, lúc này là một bộ phận của phong trào dân chủ chống Phát xít, đặc biệt là phải tích cực ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Quốc.” Thứ sáu, về huyền thoại tư tưởng Hồ Chí Minh(trang 363), tác giả dẫn điều 4 Hiến Pháp 1992 của Cộng Sản Việt Nam trong đó ghi thêm tư tưởng Hồ Chí Minh với dụng ý sẽ thay thế cho tư tưởng Mác–Lênin đã bị lỗi thời, nhưng tác giả nêu nhiều bằng chứng để khẳng định: “Nói cho cùng, Hồ Chí Minh không có một hệ thống tư duy nào để trở thành nhà tư tưởng như đảng Cộng Sản Việt Nam phong tặng.” (12 (Ngưng trích) Tác giả vạch rõ Hồ Chí Minh không đủ khả năng viết tiếng Pháp, thuở mới tới Pháp dùng chung bút danh Nguyễn Ái Quốc với các ông Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, đồng thời nhắc việc Hồ Chí Minh đạo văn trong tập Thơ Trong Tù mà giáo sư Lê Hữu Mục đã phát giác vv... để chứng minh chẳng có gì đáng gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoại trừ những tư tưởng chẳng đáng đề cao, ví dụ: “tư tưởng làm công cho Pháp, tư tưởng hợp tác với Pháp, tư tưởng thù Pháp, tư tưởng phản dân hại nước, tư tưởng hưởng nhàn, tư tưởng hưởng lạc, tư tưởng hiếu danh, tư tưởng sùng bái cá nhân.” Sau cùng là huyền thoại lăng Hồ Chí Minh(trang 371). Tác giả trưng dẫn từ chuyện di chúc Hồ Chí Minh sửa đi sửa lại mấy lần, không hề muốn xây lăng, ướp xác nhưng muốn để tro ở cả ba miền đất nước cho nhân dân phúng viếng, đến chuyện chết gần 3 tháng bộ chính trị đảng mới quyết định ướp xác trong phiên họp ngày 29-11-1969… và cho tất cả là những trò dối gạt một cách ngu xuẩn. Tác giả nêu 2 mục đích thầm kín của những lãnh tụ Cộng Sản kế sau Hồ Chí Minh trong khi thực hiện việc xây lăng là vinh danh sự kế thừa và sùng bái cá nhân. Nói về kế hoạch và đồ án xây lăng, tác giả viết: “Một ủy ban xây dựng lăng Hồ Chí Minh gồm đại diện Bộ Xây Dựng, Bộ Quốc Phòng được thành lập do Đỗ Mười, lúc đó là ủy viên trung ương đảng, làm chủ tịch. Ủy ban này đã nghiên cứu nhiều kiểu mẫu kiến trúc lưu niệm như kim tự tháp Ai Cập, đền Victor Emmanuel ở Rome, đài tưởng niệm Lincoln ở Washington DC và lăng Lênin ở Moscow. Những dự án kiến trúc đựơc ủy ban đưa ra trưng bày trên toàn quốc để hỏi ý kiến công chúng. (Tại sao những vấn đề chính trị quan trọng không hỏi ý kiến dân chúng mà chỉ hỏi mẫu lăng ông Hồ?) ” Trong phần nhận định về cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 : sử gia Trần Gia Phụng đã kết luận về các tội trạng trọng đại mà CSVN đã gây ra cho Quốc gia và Dân Tộc như sau : a-Chế độ Cộng sản độc tài ,độc tôn ,đảng trị (trang411): -Độctài đảng trị :Chính phủ hoàn toàn làm việc theo lệnh đảng, chịu trách nhiệm trước đảng, chứ không phải trước Quốc Hội. Chính phủ là tổ chức nhà nước nằm trong đảng, dưới quyền đảng và chỉ là công cụ của đảng CS mà thôi. Điều 4 đã đặt đảng đứng trên Hiến Pháp và mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay đảng CSVN, vì là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và Xã Hội. Điều nầy còn có nghĩa là đảng CS tuỳ tiện điều hành việc nước chứ không dựa trên căn bản Pháp trị. -Độc tài Văn Hoá, Tư Tưởng: Vụ án Nhân Văn -Giai Phẩm đàn áp giới trí thức và văn nghệ sĩ chứng tỏ đảng CSVN dứt khoát chỉ đạo nền văn hoá tư tưởng. b-Cộng sản Việt Nam là bọn người vong bản (trang 414): ”Tất cả các vụ án nầy đều được CSVN tiến hành theo chủ trương của Liện Xô, và thực hiện theo phương thức của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa, để xậy dựng và củng cố quyền lực độc tôn của đảng Cộng Sản… Ngay từ khi chiếm được chính quyền ở miền Bắc, đảng CS đã áp đạt định chế và cơ cấu Cộng sản Quốc Tế lên dân tộc Việt Nam, thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp, thực hiện chuyên chính vô sản dựa vào bạo lực cách mạng, huỷ hoại toàn bộ di sản văn hoá dân tộc. …Thậm chí, tên đảng Cộng Sản Đông Dương,rồi đảng Lao Dộng VN , cũng đều do Liện Xô đặt, cờ nước phỏng theo hồng kỳ của Liện Xô, CHNDTH.(416). Đây chính là một hình thái thực dân kiểu mới, hết sức kín đáo, khéo che đậy và hết sức thâm độc...Như vậy rập khuôn theo lý thuyết Mác xít, cũng như các định chế và cơ cấu tổ chức xã hội của Liện Xô và Trung Hoa, là những nước có di sản văn hoá hoàn toàn khác với Việt Nam, có thể nói chế độ CSVN là là một chế độ vong thân, vong bản, mất gốc, hủy bỏ bản sắc dân tộc, phá hỏng truyền thống kỹ cương và nền luân lý cổ truyền cuả đất nước.(417) c-Vì vong bản nên CSVN chủ trương sai lầm : “Chẳng những thế,chế độ CSVN còn tự nguyện làm một tên lính tiền tiêu cho phong trào Cộng sản Quốc Tế tại Đông Nam Á, dùng tài sản quốc gia và xương máu đồng bào làm “nghĩa vụ quốc tế”khiến cho dân tộc VN bị điêu linh cùng khổ từ năm 1945 cho đến nay…Tất cả các điều đó chứng tỏ là Hồ Chí Minh và các thuộc hạ cuả ông đã trung thành với Quốc Tế Cộng sản chứ không phải với Tổ Quốc Việt Nam.(trang 417) -Tạo ra Chiến Tranh Ý Thức Hệ(trang 419): “Năm 1954 đất nước bị chia hai.Lúc đó CS Liên Xô theo chủ trương chung sống hoà bình do Nikita Khrushchew đưa ra, đã đề nghị 2 miền Bắc và Nam Việt Nam cùng gia nhập Liên Hiệp Quốc như 2 nước riêng biệtvào đầu năm 1957. Đây là 1 giải pháp quốc tế có thể giúp 2 miền Bắc và Nam Việt Nam sống chung hoà bình, thi đua xây dựng phát triển đất nước, chờ cơ hội thuận tiện tái thống nhất với nhau. Chính phủ CS Bắc Việt quyết liệt phản đối.Bắc Việt đã vận động Liên Xô thay đổi chính sách, không chấp nhận Việt Nam Cộng Hoà vào Liên Hiệp Quốc (kể cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tức Bắc Việt cũng không được vào). Hồ Chí Minh và đảng CS phải chịu trách nhiệm trước lịch sử vì đã bỏ mất cơ hội quý báu nầy để tránh “Nồi da xáo thịt”làm cho hàng triệu người cả Bắc lẫn Nam Việt Nam phải bỏ mình trong cuộc chiến vừa qua.Hồ Chí Minh và đảng CS luôn tìm kiếm lý do để gây chiến ,rồi dùng hoàn cảnh chiến tranh làm cơ hội để điều động, đoàn ngũ hoá quần chúng và thúc đẩy quần chúng cháp nhận hy sinh…..Hồ Chí Minh và đảng CS nuôi dưởng chiến tranh thường trực bằng xương máu dân tộc để bành trướng quyền lực, thực hiện chế độ độc tài đảng trị và toàn trị” -Cầu viện và nhượng đất cho ngoại bang(trang421) , -Chia Rẽ Dân Tộc (trang 424) -Chận đứng mọi tài năng và làm cho đất nước chậm phát triển (trang 425) -Đẩy người vượt biên(trang428). Tóm lại những vụ án do CS gây ra cho thấy đảng CSVN có một chủ trương thống nhất và xuyên suốt từ khi mới thành lập cho đến ngày nay rất rõ rệt : -“Theo chủ Nghiã Mác Lê , áp đặt chủ nghĩa nầy vào dân tộc Việt mặc dầu nó không phù hợp với nền văn hoá dân tộc cổ truyền. -Đánh đổ có tính toán toàn bộ hệ thống cấu trúc xã hội cũ về văn hoá chính trị,cũng như về kinh tế, để thiết lập một xã hội đỏ, dưới quyền thống trị của CS…..”(trang 431) -Nhận định về chủ nghiã CS áp dụng tại Việt Nam và đề cập đến chính sách ngu dân của Cộng Sản (trang432) sử gia Trần Gia Phụng viết: “Nhiều người cho rằng do dốt nát, trình độ quản lý kém, hoặc Cộng Sản chỉ giỏi chiến tranh chứ không giỏi quản trị, nên chế độ Cộng Sản mới đưa đất nước đến chỗ suy vong như ngày nay. Thật ra không thể nói lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam ngu dốt. Do hoàn cảnh chiến tranh, những nhà lãnh đạo Việt Nam có thể ít học, nhưng do đã tranh đấu liên tục trong một môi trường tranh chấp gay gắt cao độ ở trong cũng như ngoài đảng, nên họ rất lão luyện trong kỹ thuật lừa đảo và khuynh loát, cũng như rất tàn ác trong hành động. Bộ tham mưu của họ gồm nhiều nhà trí thức khoa bảng rất thông thái về chuyên môn và làm việc rất khoa học bài bản, giúp các nhà lãnh đạo cộng sản nắm vững những vấn đề chuyên môn cần thiết. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản dư biết kế hoạch của họ sẽ dẫn đất nước đến nghèo đói suy sụp. Chỉ có điều là tất cả các chính sách của Cộng Sản cố tình nhắm một mục đích duy nhất là duy trì và củng cố quyền lực của họ, bất chấp dân tình đói khổ thiếu thốn, bất chấp xã hội suy thoái.” (trang 433) Nhận định của sử gia Trần Gia Phụng về đảng CSVN và cuộc chiến VN 1945-1975: http://www.xuquang.com/links/lichsu/30475-tgp.html ĐẢNG CSVN DỰA VÀO NGOẠI BANG ĐỂ THỐNG TRỊ ĐẤT NƯỚC bài của Trần Gia Phụng: 1.- BẮC VIỆT CƯƠNG QUYẾT XÂM LĂNG NAM VIỆT: “Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 tạm thời chia hai nước Việt Nam ở sông Bến Hải (Quảng Trị) tại vĩ tuyến 17. Phía bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (LĐ), tiền thân cuả đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) ngày nay, lãnh đạo. Phía nam là Quốc Gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu và ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Tuy chấp hành quyết định cuả hiệp định Genève chia hai nước Việt Nam, nhưng Đại diện cuả Quốc Gia Việt Nam không ký vào hiệp định nầy. Điều 7 trong bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội Nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương" ngày 21-7-1954, ấn định rằng một cuộc tổng tuyển cử dưới sự kiểm soát của Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế dự tính sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956; các việc chuẩn bị sẽ được xúc tiến từ 20-7-1955.(1) Thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng gởi thư ngày 19-7-1955 cho thủ tướng Nam Việt là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955 như đã quy định trong hiệp định Genève, để bàn về việc thống nhất và tổng tuyển cử. Ngày 10-8-1955, Hồ Chí Minh nhắc lại đề nghị nầy lần nữa, nhưng đều bị thủ tướng Ngô Đình Diệm nhiều lần lên tiếng bác bỏ vì cho rằng không có tự do dân chủ ở Bắc Việt. Tuy biết bị từ khước, nhưng ông Phạm Văn Đồng vẫn tiếp tục gởi công hàm đến ông Ngô Đình Diệm yêu cầu tổ chức tổng tuyển cử để chứng tỏ Bắc Việt muốn thi hành hiệp định Genève. Lần cuối cùng ông Đồng lên tiếng về việc nầy ngày 18-7-1957 và ông Diệm trả lời ngày 27-7-1957 rằng “khi nào miền Bắc chấm dứt khủng bố, phá hoại và thực thi dân chủ tự do, khi đó mới có thể tổng tuyển cử và thống nhất đất nước.”(2) Bắc Việt tự tin chắc chắn sẽ đắc thắng nếu tổng tuyển cử được tổ chức lúc đó vì: thứ nhất, miền Bắc đông dân hơn miền Nam; thứ nhì, đảng LĐ kiểm soát dân chúng chặt chẽ hơn miền Nam; thứ ba, trước khi tập kết lực lượng ra Bắc, cộng sản đã chôn giấu vũ khí và cài cán bộ đảng viên ở lại hoạt động bí mật tại miền Nam; thứ tư, miền Nam liên tục xáo trộn từ khi ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền năm 1954. Chính phủ Nam Việt lúc đó chưa kịp ổn định tình hình nội bộ, đang gặp nhiều phân hóa, khó khăn: thứ nhất, sự chống đối của các lực lượng thân Pháp, của Bình Xuyên, và của các giáo phái ở miền Nam; thứ nhì, sự chống đối của các đảng phái ở miền Trung; thứ ba, giải quyết chỗ ở cũng như công ăn việc làm cho khoảng trên 800.000 đồng bào từ Bắc di cư vào Nam; thứ tư, tổ chức lại guồng máy hành chánh sau những thay đổi chính trị năm 1954, vì ông Ngô Đình Diệm không có một đảng phái mạnh mẽ có tổ chức quy củ như đảng Lao Động ở Bắc Việt. Nhân tài ở miền Nam hoặc bị cộng sản liên tục giết hại từ năm 1945, hoặc bị cộng sản bắt đưa ra Bắc để cô lập từ năm 1954. Miền Nam chưa kịp đào tạo nhân sự nên trong thời gian đầu, thiếu người điều hành công việc nhà nước. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, ông Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng Hoà và lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) ngày 26-10 cùng năm. Khi thấy ông Ngô Đình Diệm từ chối tổng tuyển cử, đảng LĐ liền chuẩn bị chiến tranh, quyết đánh chiếm miền Nam vì tham vọng bành trướng quyền lực và bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống các nước Đông Nam Á. Đang lúc đảng LĐ bắt đầu chuẩn bị kế hoạch tấn công miền Nam, thì xảy ra Đại hội 20 đảng Cộng Sản Liên Xô (CSLX) vào tháng 2-1956. Trong ngày bế mạc Đại hội nầy (25-2-1956), bí thư thứ nhất đảng CSLX là Nikita Khrushchev đọc bài diễn văn nẩy lưả hạ bệ Stalin và đưa ra chủ trương "sống chung hòa bình" giữa các nước không cùng chế độ chính trị. Theo chủ trương đó, vào đầu năm 1957, chính phủ Liên Xô đề nghị hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt. Chính phủ Bắc Việt quyết liệt phản đối. Vào giữa tháng 5-1957, Kliment Voroshilov, chủ tịch đoàn Chủ tịch Tối cao Liên Xô, đến thăm Hà Nội. Sau cuộc gặp gỡ tại Hà Nội với các lãnh tụ Bắc Việt, Voroshilov tuyên bố Liên Xô sẽ gia tăng viện trợ cho Bắc Việt và bảo đảm rằng Liên Xô sẽ không chấp nhận cho VNCH gia nhập Liên Hiệp Quốc. Như thế Bắc Việt phải có hưá hẹn điều gì bí mật, Liên Xô mới chịu thay đổi chính sách về Việt Nam. Quả thực sau đó, vào tháng 9 cùng năm, Liên Xô đã dùng quyền phủ quyết khi vấn đề nầy được đưa ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà Liên Xô là một thành viên thường trực.(3) Đảng LĐ chống lại đề nghị ban đầu của Liên Xô đưa hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc vì đảng LĐ quyết tâm tiến hành chiến tranh xâm lăng miền Nam. Ngày 24-5-1958, Ban Bí thư Trung ương đảng LĐ ra chỉ thị tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Bắc Việt và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Nam Việt. Vào cuối năm nầy, Lê Duẩn được bí mật gởi vào Nam để nghiên cứu tình hình. Khi trở ra Bắc, bản báo cáo của Lê Duẩn đã đưa đến quyết định của Uỷ ban Trung ương đảng LĐ tại hội nghị lần thứ 15 ở Hà Nội ngày 13-5-1959, theo đó đảng LĐ ra nghị quyết thống nhất đất nước (tức đánh chiếm miền Nam bằng vũ lực ) và đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa. (Nghị quyết đăng trên Nhân Dân ngày 14-5-1959) Nghị quyết trên đây được lập lại trong Đại hội 3 đảng LĐ, khai diễn từ ngày 5-9 đến ngày 10-9-1960, mệnh danh là "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà", đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng LĐ là xây dựng miền Bắc tiến lên Xã hội chủ nghĩa và "giải phóng" miền Nam bằng võ lực. Trước mặt quốc tế, đảng LĐ và nhà cầm quyền Hà Nội không cần giấu diếm gì ý định xâm lăng miền Nam. Trong một cuộc tiếp xúc với lãnh sự Pháp tại Hà Nội, ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt tuyên bố: "Ông nên nhớ là chúng tôi sẽ đến Sài Gòn ngày mai." Trong một lần khác, vào tháng 11 cùng năm, ông Phạm Văn Đồng nói với vị Đại diện Canada trong Uỷ ban Kiểm soát Đình chiến: "Chúng tôi sẽ đẩy người Mỹ xuống biển." Hồ Chí Minh và đảng Lao Động quyết tâm thôn tính miền Nam, khiến miền Nam ở thế bắt buộc phải nhờ viện trợ của Hoa Kỳ để tự bảo vệ. Trong sách lược toàn cầu của Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ lúc đó đang muốn đưa quân vào Việt Nam để củng cố sự hiện diện của họ ở Đông Nam Á và chận đứng sự bành trướng cuả cộng sản. Hành động của Hồ Chí Minh và Bắc Việt cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ lý do chính đáng để thuyết phục quốc hội nước nầy chấp nhận kế hoạch gởi lực lượng trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Cần chú ý là chính phủ Hoa Kỳ chỉ đổ quân ào ạt vào miền Nam từ sau “Quyết nghị vịnh Bắc Việt” (The Gulf of Tonkin Resolution) của lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ngày 7-8-1964,(6) nghĩa là sau khi cộng sản Bắc Việt bỏ lỡ cơ hội hai miền Bắc và Nam Việt Nam sống chung hòa bình gần 10 năm, đồng thời lúc đó Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức do Hà Nội lập ra và điều khiển, đã hoạt động khoảng 4 năm, quấy phá khắp toàn cõi Nam Việt, và bắt đầu mở những trận đánh lớn, nhất là từ trận Ấp Bắc (khoảng 14 cây số tây bắc Mỹ Tho) ngày 2-1-1963. Đảng LĐ, với sự viện trợ lớn lao của Liên Xô và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH), cố tình dồn miền Nam vào thế bí phải nhờ đến viện trợ quân sự của Hoa Kỳ để chống đỡ cuộc tấn công của Bắc Việt, rồi Bắc Việt lại phát động chiến dịch gọi là "chống Mỹ cứu nước", một lần nữa nhắm giành lấy chính nghĩa về phần mình để tấn công miền Nam. Chính vì cộng sản Bắc Việt đã tự biến thành người lính tiên phong của Quốc tế Cộng sản, để bành trướng cộng sản xuống Đông Nam Á, nên quân đội Hoa Kỳ mới hiện diện ở Nam Việt. Nói theo ngôn ngữ dịch học, quốc tế cộng sản và quốc tế tư bản là hai thế lực tương khắc nhưng tương sinh. Vì cộng sản bành trướng nên Hoa Kỳ mới đưa quân đến. Viện cớ quân đội Hoa Kỳ tiến vào Việt Nam, cộng sản lại bành trướng hơn nưã. 2.- ĐẢNG CSVN DỰA VÀO NGOẠI BANG ĐỂ THỐNG TRỊ ĐẤT NƯỚC Quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh vào Nam Việt một cách công khai, minh bạch, không che giấu. Dựa vào lý do người Hoa Kỳ viện trợ cho VNCH, và nhất là sự hiện diện công khai của quân đội Đồng minh bên cạnh quân lực VNCH, đảng LĐ lại quay qua gọi chế độ Cộng hòa là tay sai của Hoa Kỳ. Việc tuyên truyền nầy làm cho nhiều người hiểu lầm chính nghĩa của chính phủ quốc gia, vì hình ảnh quân đội Đồng minh quá lớn và quá lộ liễu bên cạnh quân đội Quốc gia, trong khi họ không thấy bóng dáng người ngoại quốc bên cạnh bộ đội cộng sản Bắc Việt. Trong khi đó, Liên Xô và CHNDTH viện trợ ào ạt cho Bắc Việt để tiến đánh Nam Việt. Trước đây, CSVN che giấu rất kỹ những nguồn tài trợ và nhất là hình ảnh cán bộ cũng như quân sĩ cộng sản nước ngoài, để tự giành lấy phần chính nghĩa dân tộc, trong khi chính họ đã tự nguyện làm nhiệm vụ quốc tế cộng sản, và đã chủ động gây ra cuộc chiến có tính cách ý thức hệ từ 1945 đến 1975.(7) Trong hai nước viện trợ chính trên đây cho CSVN, Liên Xô ở xa, còn CHNDTH ở sát ngay biên giới phiá bắc. Lý thuyết Mác xít-Lê nin nít do Hồ Chí Minh du nhập từ Liên Xô, đã tác động mạnh mẽ trên một lớp người và gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt chính trị, kinh tế cũng như văn hoá, xã hội cuả dân chúng Việt Nam. Hồ Chí Minh và đảng CSVN tuân hành một cách mù quáng tất cả mọi đường lối, kế hoạch cuả đảng Cộng sản và nhà nước Liên Xô trong mọi chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Liên Xô viện trợ cho CSVN, để CSVN tấn công miền Nam, nhắm khiêu khích cho Hoa Kỳ, kẻ thù số một cuả Liên Xô, nhảy vào vòng chiến, cốt cho Hoa Kỳ sa lầy tại Đông Dương. Vũ khí đạn dược của Liên Xô viện trợ cho CSVN dồi dào đến nổi khi chuyển đến Việt Nam bằng đường bộ qua CHNDTH, bốc dở không kịp nên bị tồn đọng nhiều ngày tại ga Bằng Tường (phiá Trung Hoa) trước khi qua cưả Nam Quan.(8) Số viện trợ cuả Liên Xô trong thời gian chiến tranh, cho đến nay CSVN trả chưa hết. Báo chí Việt Nam ngày 21-3-2001 loan tin rằng trong chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Nga là Vladimir Putin vào ngày 28-2-2001, Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN, danh xưng cuả nhà cầm quyền CSVN từ 1976) và Liên Bang Nga (hậu thân của Liên Xô) đã ký thỏa thuận để cho CHXHCNVN tiếp tục trả nợ cho chính phủ Nga bằng hàng hóa và bằng dịch vụ. Hàng hóa phải hội đủ điều kiện phẩm chất do Nga đưa ra.(9) Chiến tranh chấm dứt năm 1975, vưà trả nợ bằng hàng hoá, bằng sức lao động cuả dân chúng (xuất khẩu lao động), vưà cho thuê Cam Ranh để trừ nợ, từ 1975 cho đến năm 2001, nghĩa là hơn 25 năm rồi, mà số nợ nầy vẫn chưa thanh toán hết, đủ thấy số nợ lớn lao biết chừng nào. Ngược lại, CHNDTH ở sát ngay bên cạnh Việt Nam. Kinh nghiệm hàng ngàn năm lịch sử cho thấy mỗi lần nước ta suy yếu là mỗi lần nhà cầm quyền Trung Hoa đưa quân xâm lăng, nhất là khi có người sang cầu viện triều đình Trung Hoa. Hiểm họa xâm lăng Trung Hoa hầu như thường trực từ khi tổ tiên chúng ta lập quốc. Dầu biết vậy, nhưng vì tham vọng quyền lực cá nhân, ngay từ thời mới lập đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhờ đến sự giúp đỡ của đảng CSTH. Tháng 8-1940, Hồ Chí Minh cử người đến Diên An (bắc Trung Hoa), trung tâm chỉ huy của đảng CSTH, để ký mật ước với đảng nầy theo đó đại diện đảng CSTH tại cục Tình báo Á châu của Đệ tam Quốc tế sẽ lãnh đạo công tác của CSVN; CSVN sẽ cử cán bộ đến Diên An thụ huấn; và CSTH sẽ trợ cấp cho CSVN 50.000 quan Pháp mỗi tháng để trang trải chi phí sinh hoạt tại Trung Hoa.(10) Từ đây, tuy bề ngoài ít liên lạc, nhưng thực chất bên trong, đảng CSTH đã ngầm chỉ đạo và giúp đỡ mọi hoạt động của CSVN. Sau khi chiếm được lục địa Trung Hoa, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) ngày 10-10-1949, đóng đô tại Bắc Kinh. Từ đó, CHNDTH chẳng những gởi cán bộ, quân đội, vũ khí sang giúp CSVN, mà còn cho quân đội CSVN chạy trốn sang biên giới Trung Hoa khi bị quân đội Quốc Gia Việt Nam và quân đội Pháp truy đuổi trong cuộc chiến tranh 1946-1954. Tháng 4-1950, CHNDTH bổ nhiệm cố vấn từ cấp tiểu đoàn cho quân đội Việt Minh cộng sản của Hồ Chí Minh. Ngày 27-6-1950, Mao Trạch Đông giao cho phái bộ cố vấn CHNDTH ở Việt Nam hai nhiệm vụ chính: 1) giúp Việt Minh thành lập quân đội chủ lực; 2) giúp quân đội Việt Minh trong việc thiết lập kế hoạch hành quân cùng tham chiến. Vào cuối tháng 7 năm nầy, Bộ tư lệnh cố vấn quân sự Trung Cộng chính thức được hình thành, lúc đầu gồm 79 người, do tướng Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing) làm tư lệnh, với hai phụ tá là Mai Gia Sinh (Mei Jiasheng) và Đặng Tỵ Phàm (Deng Yifan). Ngoài ra còn có cố vấn chính trị CHNDTH là La Quý Ba (Luo Guibo). Từ đó, các cố vấn CHNDTH quyết định mọi việc, và chỉ huy từng chiến dịch một, ví dụ chiến dịch Hòa Bình năm 1951, chiến dịch năm 1953, chiến dịch Điện Biên Phủ.(11) Điều rõ nét ai cũng biết là dàn cao xạ mạnh mẽ tấn công Điện Biên Phủ là do các cố vấn CHNDTH hướng dẫn và chỉ huy. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Việt Minh cộng sản ở phiá Bắc, Quốc gia Việt Nam ở miền Nam. Ngày 4-9-1958, Châu Ân Lai công bố ranh giới biển 12 hải lý từ bờ biển. Để trả ơn CHNDTH và để được tiếp tục viện trợ quân sự, xâm lăng miền Nam, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, đương nhiên với sự đồng ý của Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng CSVN, đã ký quốc thư ngày 14-9 nhìn nhận ranh giới biển nói trên của CHNDTH, nghĩa là gián tiếp công nhận chủ quyền của CHNDTH trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như thế Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã dâng đất cho CHNDTH mà tổ tiên đã dày công xây dựng và bảo vệ. Lúc cần dồn quân xuống đánh miền Nam, Bắc Việt đã mời quân CHNDTH vào đóng giữ từ khu Việt Bắc xuống tới Hà Nội, và giao cho CHNDTH in bản đồ địa lý Việt Nam loại chi tiết với tỷ lệ 1/ 1000.(12) Điều nầy chẳng khác gì là dâng hiến toàn bộ địa hình địa vật nước ta cho nhà cầm quyền CHNDTH. Việc đảng CS mời quân CHNDTH vào đất Việt cũng giống như Lê Chiêu Thống (trị vì 1787-1788) mời quân Thanh vào năm 1788, chỉ khác ở đoạn kết là Lê Chiêu Thống chưa dâng đất cho nhà Thanh như Hồ Chí Minh dâng đất cho CHNDTH, và khi quân Thanh rút về thì không còn gì tác hại, trái lại sự giúp đỡ của CHNDTH không phải là không có điều kiện. Những điều kiện mật ước giữa CSVN và CSTH không đuợc tiết lộ ra ngoài. Gần đây, trong bài viết “Mốc mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”, đăng trên tạp chí Cộng Sản, số Tết Canh Thìn (2000), ông Vũ Khoan, Bộ trưởng Bộ Thương mại Hà Nội, cho biết ngay từ 1949, đã có “một số lần ... trao đổi y kiến, đàm phán về vấn đề biên giới.”(13) Điều nầy có nghĩa là ngay từ đầu, trong khi trợ giúp Việt Minh cộng sản, CHNDTH đã biểu lộ tham vọng lấn chiếm Việt Nam và bành trướng xuống Đông Nam Á cuả các triều đình quân chủ Trung Hoa ngày trước. Trong thời gian xảy ra cuộc tranh chấp biên giới, tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 30-7-1979, một viên chức ngoại giao CHNDTH cho biết từ 1954 đến 1971, 300.000 binh sĩ CHNDTH đã chiến đấu bên cạnh binh sĩ Bắc Việt, trong đó hàng ngàn người đã tử trận và hàng chục ngàn người đã bị thương. Ông ta còn xác định số lượng vũ khí CHNDTH viện trợ cho CSVN từ 1950 đến 1977 lên đến 2.000.000 súng hạng nhẹ, 27.000 đại pháo, 270 triệu băng đạn, 18 triệu đạn đại pháo, 179 máy bay và 145 chiến hạm.(14) Số lượng viện trợ nầy được ước tính theo thời giá lúc đó là 20 tỷ Mỹ kim. Một tài liệu khác cho thấy “năm 1962 Trung Quốc đã giúp riêng cho nhân dân miền Nam [Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam] chín vạn khẩu súng trường và súng máy để phát triển chiến tranh du kích, về sau cuộc đấu ranh cuả nhân dân miền Nam càng phát triển thì số lượng viện trợ cuả Trung Quốc lại càng ngày càng nhiều hơn”.(15) …Ngoài ra, trong cuộc chiến 1954-1975, bên cạnh các cố vấn và chuyên viên Liên Xô, CHNDTH, còn có các chuyên viên cộng sản Cuba, Bắc Hàn tham dự. Vào đầu năm 2000, nhà cầm quyền Hà Nội thú nhận quân lính Bắc Hàn đã sang Bắc Việt chiến đấu giúp chế độ cộng sản Hà Nội, bị chết và chôn ở Bắc Giang.(17) ….. Vì biến cố 30-4-1975 là tiền đề cuả sự cố Nam Quan, nên nếu người Việt Nam muốn kiếm cách đòi lại ải Nam Quan, thì cũng phải đi theo tiến trình nầy, tức là đầu tiên phải giải thể hệ thống đảng quyền cộng sản toàn trị tại Việt Nam, để thiết lập một chế độ tự do dân chủ thật sự, đoàn kết nội lực cuả toàn dân, mới có thể đặt vấn đề thương thuyết đòi lại ải Nam Quan với CHNDTH. Chỉ có việc giải thể chế độ cộng sản hiện nay ở Hà Nội, thiết lập một chế độ dân chủ thực tâm tôn trọng dân quyền, lo lắng cho đời sống dân chúng, cho tiền đồ dân tộc, mới có thể đủ sức chống lại cuộc xâm lăng cuả CHNDTH, nhất là khi nước nầy thực hiện kế hoạch tàm thực (30) để từ từ lấn chiếm Việt Nam. Những cuộc tấn công vũ bảo của vua chúa Trung Hoa ngày trước cũng như của Đặng Tiểu Bình năm 1979 không mấy thành công bằng kế hoạch tàm thực rất tinh vi, ẩn náu trong lớp vỏ bọc chủ nghĩa quốc tế cộng sản. Kế hoạch tàm thực rất nguy hiểm, vì sau ải Nam Quan, CHNDTH sẽ từ từ lấn xuống đến một lúc nào đó sẽ nuốt trọn tỉnh Lạng Sơn rồi xuống châu thổ Hồng Hà. Muốn chống kế hoạch tàm thực cuả CHNDTH, người Việt Nam chỉ còn cách duy nhất là phải theo phương lược mà Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) đã chỉ ra cách đây hơn 700 năm. Khi Ngài sắp từ trần năm 1300, vua Trần Anh Tông (trị vì 1293-1313) đến thăm và hỏi rằng: “Thượng phụ [chỉ Đức Trần Hưng Đạo] một mai khuất núi, phỏng có quân bắc lại sang thì làm thế nào?” Ngài trả lời rằng: “Đại để, kẻ kia cậy có tràng [trường] trận, mà ta thì cậy có đoản binh; lấy đoản chống nhau với tràng, phép dùng binh thường vẫn phải thế. Còn như khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió như lưả, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách ăn dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham cuả dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị, thì ta nên kén dùng người giỏi, liệu xem quyền biến, ví như đánh cờ, phải tuỳ cơ mà ứng biến, dùng binh phải đồng lòng như cha con một nhà, thì mới có thể đánh được. Cách ấy, cốt phải tự lúc bình thì khoan sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả.”(31) [người viết in đậm.] Trong khi đó, lúc “bình thì” (thời bình), CSVN đã đàn áp và bằng mọi cách bóc lột dân chúng nghèo khổ đói rách, thì làm thế nào có thể thực hiện “kế sâu rễ bền gốc” mà giữ nước được? Cuối cùng, việc Việt Nam ngày nay mất ải Nam Quan và 10.000 cây số vuông trên vịnh Bắc Việt không phải chỉ là thất bại cuả riêng Việt Nam, mà còn là sự đe doạ đối với các nước Đông Nam Á và là một báo động chung cho toàn thể Á Châu cũng như thế giới. Ngoài việc tiến hành chiếm ải Nam Quan và hơn 10.000 Km2 vịnh Bắc Việt, trong thập niên qua, CHNDTH đã từ từ lấn chiếm và xây dựng nhiều cơ sở quân sự ở các đảo trên quần đảo Trường Sa. Năm 1988, hải quân CHNDTH tấn công và chiếm một số vị trí trong quần đảo Trường Sa từ lâu thuộc Việt Nam. Đầu năm 1995, CHNDTH chiếm đảo đá ngầm Mischief Reef, cách CHNDTH khoảng 800 hải lý trong khi chỉ cách Philippines dưới 150 hải lý, trước sự phản đối vô hiệu cuả nước nầy, rồi biến những cơ sở ở đây thành những căn cứ quân sự vào năm 1998. CHNDTH vốn là một cường quốc đầy tham vọng bá quyền. Việc chiếm ải Nam Quan và hơn 10.000 cây số vuông vịnh Bắc Việt là những việc làm song hành với mưu đồ tiến chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, trên con đường thực hiện ước mơ làm bá chủ Đông Nam Á. Đây là ước mơ cuả CHNDTH nhưng lại là ác mộng cuả các nước tại vùng nầy và cả thế giới. Khi dư luận người Việt đang rộ lên về vấn đề CSVN nhượng đất và nhượng biển cho CSTH thì đô đốc Denis Blair, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương ghé đến Hà Nội vào đầu tháng 2-2002, đề nghị biến Cam Ranh thành một “căn cứ mở cưả”, cho phép tàu bè cuả tất cả các nước trên thế giới ghé lại. Phải chăng Hoa Kỳ quan ngại do hiệp ước Việt Hoa về vịnh Bắc Việt được công khai tiết lộ, hay Hoa Kỳ quan ngại chung về vấn đề Biển Đông mà CHNDTH gọi là “nội hải” cuả họ? Ngay sau đó, vào ngày 27-2-2002, ông Giang Trạch Dân, chủ tịch CHNDTH kiêm tổng bí thư đảng CSTH đến viếng thăm Việt Nam, mà theo sự ghi nhận cuả hảng thông tấn Reuters, nhắm “làm hết sức mình để thay đổi nhãn quan cuả người Việt về Trung Quốc”. Đồng thời, trong cuộc thảo luận với ông Trần Đức Lương, chủ tịch CHXHCNVN, và ông Nông Đức Mạnh, tổng bí thư đảng CSVN, ông Giang Trạch Dân muốn trấn an các nước trong vùng, nên “hai phiá [Việt Nam và Trung Quốc] tái xác định ý muốn phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vì hoà bình và ổn định cuả miền.”(32) Ngôn ngữ ngoại giao là một việc, hành động thực tế là một việc khác. Trước việc CHNDTH thực hiện kế hoạch tàm thực trên bộ và vết dầu loang trên biển, hy vọng rằng trong tương lai gần các nước trên thế giới sẽ cùng nhau tập trung đối phó và chận đứng sự bành trướng cuả CHNDTH, như các nước Âu Mỹ đã từng tập trung đối phó với Liên Xô trong thập niên 80. Đầu thập niên 80, không ai nghĩ rằng khối Liên Xô và Đông Âu hùng mạnh, hoàn toàn sụp đổ vào các năm 1989-1991, nên ngày nay, chưa ai có thể tiên đoán được những gì sẽ xảy ra trong tương lai, ngoại trừ một điều mà ai cũng tin tưởng là bạo quyền không thể tồn tại lâu dài, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam. Chỉ khi nào hình thành một chính quyền thật sự dân chủ tại Việt Nam, tập họp được mọi thành phần dân tộc, cải tổ chính trị, phục hưng kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh, mới có thể nói đến chuyện thương lượng để đem ải Nam Quan, một điạ danh vang lừng chiến sử dân tộc, trở về với tổ quốc kính yêu. ”. (ngưng trích) Long Điền tóm lược các nhận định của sử gia Trần Gia Phụng: 1- Từ ngày thành lập năm 1930 đảng CSVN đã ra tay sát hại những nhân vật khác chính kiến. CSVN có trách nhiệm trong vụ cướp đoạt lương thực cứu trợ gây ra nạn đói 1945. 2- CSVN và Hồ Chí Minh hiếu chiến, chủ trương xâm lăng Miền Nam bằng mọi giá, đi ngược lại các nguyện vọng hòa bình chính đáng của toàn dân VN. 3- CSVN không thấy được các ý đồ xấu của Trung Cộng là sau khi thực hiện các nhiệm vụ cho QTCS thì Trung Cộng quay sang thôn tính luôn đất nước VN. 12-Nhà Nghiên Cứu Minh Võ : Tiểu Sử Minh Võ : Tên thật Vũ Đức Minh. Sinh tại Nam Định năm 1931. Bị động viên khóa 3 phụ, trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Mãn khóa, ông ở lại trường làm huấn luyện viên (1954-1955). Nguyên trưởng phòng 5 liên trường Võ Khoa Thủ Đức (1955-1956). Nguyên tổng thư ký nguyệt san Tinh Thần, nha tuyên úy Công Giáo Quân lực VNCH (1956-1957). Nguyên trưởng phòng Phát Thanh quân Đội, Bộ Quốc phòng (1958-1959). Nguyên phó tổng giám đốc kiêm giám đốc chương trình hệ thống Truyền Thanh Quốc Gia VN (1975). Từng phụ trách trong bảy năm mục "Viễn Ảnh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" (phát thanh hàng tuần) của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) theo lời mời của Ban Việt Ngữ đài này từ 1964 đến 1971. Dịch giả của nhiều tác phẩm Anh, Pháp về giáo dục và chính trị. (Trong số đó có "Rèn Chí, Sg, 1956, "Óc Tưởng Tượng", Sg, 1957, "Hitler và tuớng lãnh của ông", Sg, NXB Sông Kiên, 1973; "Hitler trước (thời đại ) Hitler", Sg, Sông Kiên, 1974….) Giải ngũ 1975. Ngồi tù CS. từ giữa 1975 đến đầu 1985. Định cư tại San Diego, California, Hoa Kỳ từ cuối 1991. Hiện trạng gia đình: Góa vợ từ 1991, 8 con, 2 gái 6 trai trong đó có 4 gia đình còn ở Việt Nam. Tác giả 5 cuốn sách về chính trị: -"Sách Lược Xâm Lăng Của Cộng Sản", (tác giả tự xuất bản 1963 và tái bản 1970 tại Saigon). -"Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê", Thông Vũ xuất bản tháng 5-1998 và tái bản tháng 10 cùng năm. -"Phản tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư", Thông Vũ xuất bản tháng 10-1999. -"Tâm Sự Nước Non: Ai Giết Hồ Chí Minh?" Tủ Sách Quê Hương Xuất Bản tháng 3 năm 2002. NXB Nguyệt San Diển Đàn Giáo Dân,California,Hoa Kỳ 2009. - Sau đây là nhận định của nhà văn Minh Võ về cuộc chiến VN 1930-1975 : http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=print&sid=4382 Chiến tranh ý thức hệ (I) Ngày 21.12.2007 cuả Minh Võ . Theo ông Minh Võ thì cuộc chiến VN 1930-1975 bắt nguồn “từ, vì ,cho ,bằng Ý thức hệ Cộng sản” . Ông đã chứng minh như sau : 1- “Chúng tôi luôn cho rằng cuộc chiến Việt Nam là một bộ phận nhỏ của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu bắt nguồn từ ý thức hệ Mác-xít. Chiến tranh ý thức hệ là cuộc chiến do (hay bắt nguồn từ) một ý thức hệ. Đó là ý thức hệ Cộng Sản. (4) Nó là nguồn gốc chiến tranh ý thức hệ. Tại sao lại bảo ý thức hệ Mác-xít là nguồn gốc của chiến tranh ý thức hệ? Trước hết, vì nó chủ trương đấu tranh giai cấp, hô hào, cổ võ giai cấp vô sản đấu tranh nhằm tiêu diệt giai cấp tư sản và các giai cấp khác, hòng đưa vô sản lên nắm quyền chuyên chính, độc tài tuyệt đối. Ý niệm đấu tranh là nguyên nhân và khởi điểm của chiến tranh. Thứ đến, vì nó tuyên chiến với toàn thể nhân loại bằng tuyên ngôn cộng sản, trong đó đòi hủy bỏ quyền tư hữu là cội nguồn mọi quyền tự do căn bản của Con Người. Trong khi Mác coi quyền tư hữu là nguồn gốc của tư bản và vì nó mà nảy sinh sự tích lũy tư bản bằng cách bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân, thì trong thực tế và từ nguyên nhân chính, quyền tư hữu lại là nguồn gốc mọi quyền con người, không phân biệt tư sản hay vô sản. 2. Chiến tranh ý thức hệ là cuộc chiến vì ý thức hệ Mác-xít. Các người Cộng Sản, khối cộng toàn thế giới thường trực ở trong tình trạng chiến tranh toàn diện để truyền bá ý thức hệ này bằng mọi cách. Thế giới tự do không thể không chiến đấu bằng nhiều hình thức khác nhau để tự vệ. Như vậy hệ tư tưởng Mác-xít chính là lý do có chiến tranh ý thức hệ. Để tự vệ và bảo vệ quyền tư hữu, nhân loại không có còn đường nào khác hơn là phải chống lại ý thức hệ đó. Bắt đầu là một cuộc chiến tư tưởng (5). Rồi từ sau thế chiến II là cuộc chiến toàn diện toàn cầu bằng đủ mọi hình thức. Lác đác ở một vài nơi trên hành tinh còn có cả tiếng súng, tiếng bom. Như chúng tôi được biết, thì có ít nhất 8 nhân vật uy tín thuộc nhiều lãnh vực khác nhau đã gọi đó là thế chiến III.(6) Vì có ý thức hệ Cộng Sản nên thế giới tự do thấy có bổn phận tham chiến không phải bằng một ý thức hệ nào khác. Mà vì một lý tưởng. Phân tích từ ngữ gốc Latinh như các tiếng Ý tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và cả tiếng Anh tiếng Pháp, thì chữ ý thức hệ (ideologie) bắt nguồn từ chữ idea (idée) là ý hay ý niệm. Thì chữ lý tưởng (ideal) cũng bắt nguồn từ chữ idea (idée). Lý tưởng là một ý tưởng cao cả, phục vụ một mục đích cao cả. Lý tưởng của thế giới tự do trong mục đích tự vệ chống lại ý thức hệ Cộng Sản là gì? Đó là lý tưởng tự do dân chủ, hòa bình công lý, hòa hợp hòa giải, thịnh vượng, phú cường... Tất cả những gì tốt đẹp nhất cho Con Người, cho dân tộc, cho nhân loại. 3. Chiến tranh ý thức hệ Cộng Sản là cuộc chiến cho ý thức hệ Mác-xít. Mác chủ trương phá bỏ quyền tư hữu, chủ trương đấu tranh giai cấp, chủ trương cách mạng bạo lực... nhằm mục đích gì? Nhằm mục đích đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền chuyên chính tuyệt đối, biến xã hội loài người thành một thiên đường (sic) ở trần gian, trong đó không còn giai cấp, không cần chính phủ, hay nhà nước. Thế giới sẽ là thế giới đại đồng. Chính cái thiên đường ở trần gian đó, trong đó mỗi người làm tùy sức mà được hưởng tùy theo nhu cầu (Nhị Các = các tận sở năng, các thủ sở nhu), nghĩa là nói một cách nôm na, muốn gì được nấy. Đấy là cùng đích, là cứu cánh của cuộc chiến ý thức hệ mà Mác chủ trương. Vì cái cứu cánh “cao cả” đó các người Cộng Sản tự cho mình có quyền dùng tất cả mọi phương tiện, bất kể phương tiện nào, dù chính đáng hay không, để tiến hành cuôc chiến ý thức hệ. Đối với họ “cứu cánh biện minh cho phương tiện.” 4. Chiến tranh ý thức hệ là cuộc chiến bằng ý thức hệ. Vế thứ 4 trong định nghĩa này (bằng ý thức hệ) nói lên phương tiện, vũ khí mà khối cộng dùng để tiến hành cuộc chiến tranh chống nhân loại. Nói một cách cụ thể, chính chủ nghĩa Cộng Sản, hay ý thức hệ Cộng Sản đã được dùng làm phương tiện đấu tranh. Nghĩa là các cán bộ Cộng Sản luôn dùng những điều “tốt đẹp, tiến bộ, khoa học” (sic) của thuyết Cộng Sản để chiêu dụ chẳng những giai cấp vô sản, giới nghèo trong cộng đồng nhân loại, mà chiêu dụ tất cả mọi người đi theo họ. Mà quả thật trong một thời gian khá dài không thiếu những nhà trí thức, đại trí thức bị lầm hay bị lừa đi theo, ca tụng, cổ võ cho thuyết Mác-xít. Nhiều nhà duy vật còn cho rằng loài người đã từ lâu bị xiềng xích của tôn giáo kìm hãm, không tiến lên được. Nay thuyết cộng sản chủ trương vô thần, coi tôn giáo là thuốc phiện. Vậy thuyết đó đã giải phóng con người. Duy vật biện chứng của Mác cho nhiều người được tự do tuyệt đối không còn bị ràng buộc bởi sợi giây “luân lý đạo đức cổ hủ” nào. Thay vào đó chỉ có “đạo đức cách mạng” hướng dẫn sinh hoạt xã hội. Thậm chí có người còn dám nghĩ, tất cả mọi sự đều là của chung, thì vợ anh cũng là vợ tôi. Vô tôn giáo, vô gia đình đi liền với vô tổ quốc. Vì theo ý thức hệ Mác-xít, trong tương lai, khi đã toàn thắng trên toàn cầu, thế giời đại đồng sẽ không cần chính phủ, nhà nước, không còn biên giới quốc gia nữa. Dĩ nhiên không phải ai cũng tán thành một thế giới đại đồng kiểu đó. Và không thiếu triết gia, các nhà xã hội học lên tiếng phản bác thuyết duy vật vô thần. Nhưng phải công nhận, trong nhiều thập niên, nó đã được nhiều người tán thành, cổ võ, quảng bá. Điều được tán thành hoan nghênh nhất trong học thuyết của Mác là tính xã hội của nó: Mác bênh dân nghèo! Mác kêu gọi vô sản (giai cấp bị bóc lột) toàn thế giới hãy đoàn kết chống tư bản (giai cấp bóc lột). Nhưng, với tư cách là phương tiện hay vũ khí, ý thức hệ Cộng Sản chỉ là một mặt của chiến tranh ý thức hệ. Mặt khác mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ý thức hệ nói chung chứ không phải một ý thức hệ cụ thể nào. Ý thức hệ được hiểu một cách chung chung là một hệ thống các ý tưởng. Nhưng trong trường hợp này, vũ khí hay phương tiện chiến tranh ý thức hệ còn có thể là một chuỗi các ý tưởng, dù có thành hệ thống hay không. Tuyên truyền chính trị hay vận động quần chúng chính là một thứ vũ khí chủ soái sử dụng các ý tưởng để đấu tranh hay tiến hành chiến tranh. Tuyên truyền hiểu theo nghĩa rộng nhất còn bao gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh cân não với mưu trí không giới hạn của các chiến lược gia. Để tóm tắt phần I vào một câu, ta có thể nói: Ý thức hệ CS chẳng những là nguồn gốc, nguyên nhân đồng thời là cứu cánh của chiến tranh ý thức hệ, mà còn là phương tiện, là vũ khí dùng trong cuộc chiến.” -Và ông Minh Võ đã kết luận về cuộc chiến tại Việt Nam 1930-1975 như sau : “Tóm lại chúng tôi xin những ai chấp nhận định đề chúng tôi đưa ra hãy tiếp tục theo rõi những lập luận kế tiếp về tác hại của ý thức hệ Cộng Sản và cách ngăn chặn, đánh phá và hủy diệt cái đại họa của nhân loại này, còn rơi rớt lại ở Việt Nam. Khi đã chấp nhận định đề Cộng Sản là sự ác và tai họa của nhân loại rồi, thì đương nhiên phải chấp nhận cuộc phản kháng của nhân loại chống ý thức hệ CS là chính đáng và là nhiệm vụ cao quý..... Dựa vào định đề nói trên đề đưa ra những tiền đề hợp lý chứng minh cuộc chiến mà Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương và tiến hành trong hơn ba thập kỷ là một phần của cuộc chiến ý thức hệ toàn cầu của Cộng Sản Thế Giới. Lý do: Vì ông Hồ cũng như phần lớn cán bộ cao cấp Việt Nam ban đầu đều do Liên Xô đào tạo và chỉ huy để phục vụ Quốc Tế Cộng Sản. Chỉ cần mở các tài liệu chính thống của CS, như Văn Kiện Đảng, Hồ Chí Minh Toàn Tập... và các tác phẩm do chính cán bộ cao cấp cộng sản viết cũng thấy vô số chứng từ không thể chối cãi. Vì các phương pháp mà CSVN dùng trong chiến tranh là những phương pháp bạo lực, mang đầy đủ những tính chất của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu của QTCS. Vì sau khi chiến thắng năm 1954, rồi năm 1975, CSVN liền cho áp dụng đúng những chính sách và chê độ theo gương các nước đàn anh. Và đó là những chế độ đi ngược hẳn với truyền thống dân tộc. Nó làm đảo lộn trật tự xã hội Việt Nam và băng hoại đạo lý.” -Lập luận của Minh Võ trong phương cách làm thế nào giật sập chế CS độc tài: 1-Phải giật sâp thần tượng Hồ Chí Minh .Vì CSQT sụp đổ,CSVN cố bám cột trụ cuối cùng là Hồ Chí Minh. 2-Phải chứng minh Hồ Chí Minh và Đảng CSVN không có công gì trong công cuộc giành độc lập va thống nhất VN. 3- Hồ là tay sai ,lảnh lương trực tiếp của CSQT để chỉ thị dẳng CSVN thi hành các chỉ đạo cuả CSQT trong chiến tranh “Ý Thức Hệ toàn cầu”. Chúng không có công gì mà còn gây tai hại khôn lường cho Dân TộcVN. “Trước khi kết thúc, xin được trở lại với cách thức làm thế nào chứng minh Hồ Chí Minh và đảng CS Việt Nam không có công giành độc lập và thống nhất. Như trên đã trình bày thì nếu chỉ nhìn vào những sự kiện diễn ra thì thật là khó. Nhưng nếu đặt cuộc chiến Việt Nam vào trong bối cảnh chiến tranh ý thức hệ toàn cầu của CS, thì sẽ thành công. Điều này đã được chúng tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong hàng loạt bài viết gần đây. Đến nỗi có người la toáng lên rằng “Biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nhưng biết rồi mà vẫn còn phải nói, vì phần đông người ta vẫn cứ chỉ tiếp tục kể tội ác của Cộng Sản mà quên rằng, CS luôn lấy công trạng và chính nghĩa giải phóng dân tộc để tự bào chữa cho tội ác. Thậm chí cả những dư luận thế giới cũng vào hùa với chúng để đổ cho phe quốc gia, và đồng minh đã gây ra những thảm trạng ấy mà họ bảo là “tội ác chiến tranh” phần lớn do kẻ “xâm lăng” (Mỹ, Pháp) gây ra. “Có điều đặt cuộc chiến Việt Nam vào trong bối cảnh cuộc chiến ý thức hệ toàn cầu của Cộng Sản là điều rất phức tạp. Thứ nhất phải hiểu lý thuyết Mác Xít về đấu tranh giai cấp. Có hiểu điều này thì mới hiểu thế nào là chiến tranh ý thức hệ CS. Điều này ngày nay ít người muốn nghe nhắc lại. Cứ bảo nó đã lỗi thời rồi, nhắc lại làm gì. Thứ hai cần nêu rõ mục tiêu cuối cùng của đấu tranh giai cấp là đưa giai cấp vô sản (sic), mà thực ra là các người lãnh đạo khối Cộng toàn thế giới, trong đó chủ yếu là người Nga, người Tầu. lên nắm quyền chuyên chính tuyệt đối. Cái tên hấp dẫn là chuyên chính vô sản. Đến khi đó thì thế giới sẽ trở thành thế giới đại đồng. Không còn giai cấp, không còn cần chính phủ. Xã hội loài người sẽ là xã hội thần tiên. Thiên đàng dưới thế. Cuộc chiến mà Khối Cộng toàn thế giới chủ trương nhắm đưa loài người đến cái ảo tưởng ấy. Vậy mà họ đã giết hại trên một trăm triệu con người để cố đi tới đó.Tiếp đến phải chứng minh, bằng chính tư liệu của phe Cộng, của đảng CSVN, bằng hành động, tiểu sử của chính Hồ Chí Minh, rằng ông ta là kẻ làm việc có ăn lương của Quốc Tế Cộng Sản, để điều khiển mọi hoạt động của đảng nhắm mục tiêu phục vụ cho cuộc chiến toàn cầu của khối Cộng. Ngoài ra còn cần nêu rõ mục tiêu sách lược của cuộc chiến toàn cầu là tiêu diệt chủ nghĩa thực dân, đế quốc, không phải vì lợi ích của các dân tộc bị trị, mà là cho mục tiêu tối hậu của sự chiến thắng cuối cùng của chủ nghĩa Cộng Sản. Vậy Việt Cộng, với sự tiếp viện dồi dào của cả khối Cộng thế giới, nhất là về mặt tuyên truyền, tình báo, đã đánh Pháp không phải vì chủ nghĩa dân tộc, mà vì chủ nghĩa quốc tế của khối Cộng. ....Chính vì những khó khăn phức tạp trên mà một số người đấu tranh hiện nay cố tránh né, không dám trực diện với huyền thoại, thần tượng Hồ Chí Minh. Họ chủ trương: “Đánh sập ngôi đền, thì tượng tức khắc sập theo”. Nhưng tiếc rằng thần tượng HCM lại là cái cột trụ chống đỡ ngôi đền chế độ. Có thể phá bỏ chế độ mà không đốn ngã cột trụ chống đỡ nó trước không? Tắt một lời, bao lâu chưa chứng minh được Hồ Chí Minh không có công đánh đuổi thực dân Phàp giành độc lập, thì việc kể tội ác của CS sẽ chẳng ích lợi bao nhiêu. Vì khi đó đối phương vẫn còn ở thế mạnh để có thể cang cổ nói ngược lại rằng những tội ác đó là do Pháp và tay sai thực dân Pháp gây ra, trực tiếp hay gián tiếp. Mà muốn chứng minh Hồ không có công đó, thì chỉ có cách đặt cuộc chiến Việt Nam vào trong bối cảnh chiến tranh ý thức hệ CS, trong đó VC cùng với CS Quốc Tế là kẻ tội đồ của nhân loại ” Tóm lại theo nhà nghiên cứu Minh Võ thì cuộc chiến VN 1945-1975 không phải là Nội Chiến mà đó là 1 cuộc chiến Ý Thức Hệ giửa Phe Tự Do và CSQT . 13-Luật sư Lâm Lể Trinh: TS Lâm Lễ Trinh (1923 Cần Thơ- ) Tiểu sử : Lâm Lễ Trinh sinh năm 1923 tại Cần Thơ, học sinh trung học Lycée Chasseloup Laubat Saigon, cử nhân Luật khoa Hà Nội, cao học Luật khoa đại học Paris Pháp, tiến sĩ luật khoa, tiến sĩ giáo dục tại Hoa Kỳ.Hội thẩm toà Thượng Thẩm Sàigòn trước khi tham chính với chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ trong chính phủNgô Đình Diệm(1954-1959). Đại sứ VNCH tại Turquie, Syrie, Jordanie, Liban, Iran, Irak và Ý Đại Lợi(1959-1963). Luật sư Toà Thưuợng Thẩm Sài gòn(1964-1975). Giảng sư trường Quốc Gia Hành Chính Sài gòn,Trường Chính Trị Kinh Doanh Đại Học Đà Lạt.Tỵ nạn chính trị tại California năm 1975.Tham vấn Chương trình giáo dục liên bang NMUSD.Chủ nhiệm kiêm chủ bút Human Right/Droit de l'Homme từ 1996 đến nay.Cố Vấn mạng lưới Nhân Quyền tại Việt Nam.Tổng Đại diện tại Hoa Kỳ của tổ chức OIF, Hội viên của Việt Nam Center Texas Tech university, Lubbock,Texas.Tác giả 4 quyển sách:Về Nguồn, Sinh lộ cho Quê Hương ( 2006),Thức Tỉnh Quốc Gia& Cộng sản 2007, Vietnam :A Paintful Transition 2007 và Témoignages. G/S Lâm Lễ Trinh đã nhận định về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 như sau : -Trong bài “BÀI HỌC TỪ MỘT SỰ TUẨN TIẾT” Lâm Lễ Trinh http://www.centralstation.net/lamletrinh : “Ngay từ đầu cuộc chiến, Hoa kỳ và VNCH quan niệm khác nhau mối liên hệ đồng minh giữa hai nước. Từ đó sinh ra những bất đồng dẫn đến bất hòa và kết thúc bằng sự bức tử của Miền Nam. Đúng vậy, quyền lợi của Mỹ và VN chênh lệch: Chính phủ Sàigòn chống Bắc Việt để bảo toàn dân chủ và độc lập, trong khi Hoa kỳ dùng VNCH như con cờ thí trong kế hoạch quân bình thế lực tại Á châu, chống Bắc kinh bành trường và gây chia rẽ giữa Nga – Tàu. Quốc hội Mỹ không bao giờ tuyên chiến công khai với Hànội, tránh né bảo đảm an ninh của VNCH bằng một hiệp ước như tại Nam Hàn, không cho Quân dội miền Nam vượt vỹ tuyến 17, khóa tay Hành pháp bằng đạo luật War Power Act và, cuối cùng, không bận tâm thông qua theo thủ tục hiến định Hiệp ước đình chiến Paris. “ ...“Trước hết, một quốc gia không có thân hữu, chỉ có quyền lợi. Không một xứ nào liều chết bảo vệ quyền sống còn của một nước khác. Không thể ủy quyền yêu nước cho ngoại bang. Các đại cường dùng chiêu bài Dân chủ, Tự do và Nhân quyền để mặc cả và gây áp lực. Không tự lực tranh thủ kiên trì, quả cảm và có kế hoạch thì không hưởng được Dân chủ và nhân quyền thật sự. Bài học thứ hai là bất luận sự liên minh nào với một thế lực bên ngoài, dù mạnh ra sao, rồi cũng sẽ đưa dất nước vào ngõ cụt, nếu không có nhân dân hậu thuẩn. Cái thế dân tộc vô địch và vô song. Không tin tưởng, không tạo ra và tận dụng "thế dân tộc" thì thất bại đương nhiên. Thất bại thê thảm. Chủ thuyết, chế độ, quyền lực..., tất cả đều là phù du, rốt cuộc sẽ tan biến với thời gian. Hư danh, mọi việc chỉ là hư danh! Chỉ có Dân tộc mới trường tồn và vĩnh cửu .Dân tộc bất diệt!” -Tuyển Tập Thức Tỉnh Quốc Gia & Cộng Sản, của Lâm Lễ Trinh NXB Thủy Hoa Trang năm 2007 Chương 1 LịchSử và Chính Trị Tiểu mục :Tạo thời cơ,xoay vận nước (trang 5 -14): "Sau Đệ nhứt thế chiến, nhà nghiên cứu học quốc tế Tibor Mende đã tiên đoán quyền lực thế giới trong thế kỷ 21 sẽ di chuyển từ Mỹ châu qua Đông Nam Á là vùng sắp vượt lên hàng đầu về kinh tế. Nước Việt Nam may mắn – hay bất hạnh? - có một vị trí địa dư chính trị tối hệ vì nằm ở trung tâm vùng này. Các đại cường trên thế giới thèm thuồng thống trị xứ ta chẳng những vì nhu cầu chiến lược quân sự mà còn vì tài nguyên tại đây rất dồi giàu. VN bị xích hóa năm 1975 nhưng thuyết domino không thể hiện như Hoa kỳ dự đoán. Từ trên ba thập niên, Cộng sản không đưa nổi đất nước ra khỏi vũng lầy chậm tiến và vẫn lệ thuộc ngọai bang. Tuyển tập “THỨC TỈNH, Quốc gia và Cộng sản” không nhằm mục tiêu tố Cộng mà cũng không có cao vọng đưa ra một thông điệp chủ quan. Tác giả cố gắng phân tích một cách trung thực những sai lầm phạm phải của phe Quốc gia lẫn Cộng sản, đồng thời những cơ hội bỏ lỡ để thực hiện thống nhứt và độc lập mà không cần xử dụng đến chiến tranh. Những tài liệu và nhận xét trong sách không ra ngoài chủ đích trả lại sự thật cho lích sử hầu phá vỡ những huyền thoại nuôi sống Đảng Cộng sản cho đến nay trong tâm tư của một số đồng bào còn mê muội hướng về Xã hội chủ nghĩa đang giẫy chết. Như thế, mới tiêu hủy đựợc vĩnh viễn mặc cảm thắng, bại trong cuộäc huynh đệï tương tàn, do Đế quốc Mỹ, Nga, Tàu giựt giây trên hai chục năm để rồi tất cả đều bỏ rơi chúng ta. Trong chiến tranh ủy nhiệm vừa qua, Nam lẫn Bắc Việt đều làm bia đở đạn cho ngoại bang. Khi thật sự thức tỉnh, chúng ta mới có thể bắt tay nhau xây dựng quê hương, không hoang phí những tài nguyên thiên nhiên và khối óc quý báu. “ Phạm vi bài này giới hạn nên chỉ đề cập đến ba điểm cốt yếu: Người cộng sản VN còn là người Việt nam thật sự hay không? Vấn đề VN cốt lủy là gì? Tại sao cần một cuộc cách mạng dân tộc để thay thế cộng sản? Người CSVN thuần thành còn là người Việt Nam thật sự hay không? Mặc dù xem tôn giáo như chất nha phiến đầu độc quần chúng, là đồng minh của tư bản bốc lột, Mác Lê xây dựng Xã hội chủ nghĩa (xhcn) – đặc biệt sau khi đảng Bolchevick cướp được chính quyền ở Nga tháng 11.1917 - theo mô thức một tôn giáo, có giáo chủ (là Tổng bí thơ),giáo lý (duy vật biện chứng) , giáo điều ( chủ thuyết Mác-Lê là chân lý; Tổng bí thơ là hiện thân của Chân, Thiện, Mỹ; Đảng lúc nào cũng đúng ). Để đào tạo con người xhcn mới hành động theo lệnh giáo chủ, các tay phù thủy CS dùng kỷ thuật tẩy não. Tinh thần và tất cả các mối tình cảm cũ bị xóa bỏ; từ nay, đạo đức cách mạng của con người CS mới gồm có những đặc tính nói láo không biết ngượng, luôn luôn nuốt lời cam kết, lưu manh lật lọng và gian ác. Ai không phải là CS đều là kẻ thù giai cấp, phải tiêu diệt bằng mọi cách. Phương châm chiến đấu là “cứu cánh biện minh phương tiện”, phương tiện nào cũng tốt miễn tiêu diệt được kẻ thù. Nói tóm tắt, các tay CS thuần thành là những con người máy hoạt động theo chỉ thị Đảng và hoàn toàn thiếu mất quả tim. Tất cả đều mắc hai bệnh hoang tưởng (paranoia) và ích kỷ (egomania). Tại VN, nhái lời Khổng Tử, Hồ Chí Minh tuyên bố “trồng người như trồng cây”. Với khuôn máy đúc Mác Lê, Hồ đã sản xuất con người xhcn VN mới, vô thần, vô pháp, vô luân, khác biệt với người VN thật sự. Họ xem Liên xô là tổ quốc, chối bỏ lịch sư cổ truyền, mơ ước xây dựng một thiên đường vô sản hạ giới và cổ võ cho một nền văn hóa xây dựng trên hận thù và tư lợi trong khi cốt tủy của văn hóa Việt là tình thương. Sau 30.4.1975, quân CS từ Bắc tràn vào Miền Nam. Chúng hành động dưới vĩ tuyến 17 như một đoàn binh viễn chinh ngoại quớc chiếm đóng thuộc địa. Noi gương Thái thú Tàu và thổ phỉ Pháp lúc xưa, bọn thống trị thực dân CS vơ vét vàng bạc, châu báu, máy móc, đồ quý chở về Bắc, đập phá các di tích lịch sử, hủy diệt sách vở, bắt dân học tập mút mùa, đày đi vùng kinh tế mới, đập phá nghĩa trang, mồ mã, thay đổi tiền bạc, thay luôn tên thủ đô Sàigòn như CS làm bên Nga sô. Trong cung cách cai trị nước, người CS cỏn để lộ tư cách ngoại quốc khi họ bảo vệ ưu tiên quyền lợi của quan thầy Nga-Tàu, bất chấp sự thiệt thòi của dân Việt. Sau đây, vài thí dụ điển hình: a) Hồ đã mê muội tuân lệnh Mao cho thi hành tàn bạo kế hoạch cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956, sát hại gần một triệu nông dân vô tội. b) Bắc Việt câm miệng hến năm 1958 trước cảnh Hạm đội Trung cộng đè bẹp Hải quân VNCH để cưởng chiếm Hòang Sa. Chẳng những thế, Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn nhìn nhận bằng công văn chủ quyền Bắc Kinh trên đảo này. c) Hà Nội đã yêu cầu Trung Cộng gởi 320.000 quân trong giai đọan 1965-1968 qua giúp CSVN (theo tiết lộ của Thông tấn xã Nhựt Kyodo và 4) Dù chiến thắng, Phạm Văn Đồng lạy lục kẻ thù củ là Mỹ trở lại VN trong thập niên 90. Trước khi nhắm mắt lìa đời, Hồ không ngượng miệng tuyên bố sung sướng được về chầu ông cha là Các Mác và Mao sư phụ! Để cứu chế độ, Hà nội “đổi mới” kinh tế năm 1986 nhưng về chính trị, chúng vẫn đàn áp dân chúng như một tầng lớp mafia đỏ với đặïc quyền, đặc lợi. Đế quốc Liên Xô sụp đổ năm 1992, chủ thuyết Mác Lê mất hết hấp lực và bị thế giới xem như một tà giáo. Dư luận cho rằng VN Dân chủ Cọng hòa sẽ không tồn tại quá một thập niên thế mà chúng vẫn còn đó. Tại sao? Để ổn định làm ăn, Bắc Kinh lẫn Hoa Thịnh Đốn không muốn có sự xáo trộn ở VN. Hơn nữa, đa số dân Việt chán ghét đổ máu và cho rằng chiến lược hay nhứt là chuyển biến chế độ CS bằng biện pháp ôn hòa. Đây chỉ là ý muốn chủ quan, còn sự thực khách quan thế nào? Thiển nghĩ cần bình tỉnh nhận định một số điểm: 1) Người CS chỉ lùi bước khi họ yếu thế hơn đối phương. Tuy dốt, các tay lãnh đạo CS là bực sư trong trường tranh đấu, họï không dại ký vào bản án tử hình của mình khi biết không thể từ chối rút lui trước làn sóng cách mạng. 2) Cách mạng không luôn luôn bắt buộc đổ máu. 3) Vấn đề dân căm thù CS còn nguyên ở VN, như thế cái mầm cách mạng vẫn tiềm tàng. 4) Nếu chúng ta không muốn mà hoàn cảnh cách mạng chin mùi thì tìm cách ngăn lại cũng không được. VN hiện ở trong giai đọan chót của tiến trình cách mạng dân tộc đã phát khởi cách đây một thế kỷ khi thực dân Pháp chiếm đóng ba tỉnh Miền Đông Nam kỳ năm 1862. Cuộc nổi loạn chống Đế quốc kéo dài, Hồ và đồng chí đã qua mặt các đảng phái quốc gia cướp đọat chính quyền năm 1945 và sau đó, chúng lôi cuốn đồng bào Bắc Việt vào một cuộc chiến mới mệnh danh “chống Mỹ cứu nước”. Lòng dân trong nước bất mãn hiện không ngớt gia tăng. Sự đồi trụy xã hội đạt lên mức tột cùng: mãi dâm, xuất cảng phụ nữ làm điếm, xì ke, hút xách, thất nghiệp, mua bán văn bằng… Chính quyền ù lì không chịu cải cách. Vã chăng, muốn cải cách cũng không được cho đến ngày nào điều 4 của Hiến Pháp 1992 liên hệ đến độc quyền lãnh đạo của Đảng CS chưa bị xóa bỏ. Độc đảng tạo đặc quyền, đặc lợi và bất công. Điều 4 là tử huyệt của CSVN.” Tuyển Tập Thức Tỉnh Quốc Gia & Cộng Sản, NXB Thủy Hoa Trang năm 2007 Chương 1 LịchSử và Chính Trị Tiểu mục : BÀI HỌC ĐẤU TRANH TỪ SỰ BỨC TỬ CỦA MỘT TIỀN ĐỒN TỰ DO (trang 100-105) Ts Lâm Lễ Trinh Bản thuyết trình ngày 3.4.2004 tại buổi Hội thảo ở Genève « Tưởng niệm 50 năm Hiệp định Genève 1954-2004 nhân dịp Hội nghị Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc 2004: “Gần một thế kỷ, trong lịch sử cận đại, Việt Nam là quốc gia bất hạnh nhất ở Á châu. Bất hạnh vì dân tộc Việt Nam phải điêu linh chiụ đựng một chuỗi dài chiến tranh đẫm máu: hết chống thực dân Pháp (1945- 1954), rồi Nam Bắc tương tàn tương sát (1954- 1975), tấn công Cambốt (tháng chạp 1978) và xung đột với láng giềng Trung quốc (17.2.1979) . Từ 1975 cho đến nay, một cuộc chiến khác đã nổ lớn, nặng về đấu tranh chính trị và tâm lý, giữa các trào lưu Dân chủ và Độc tài Hànội. Đây là một hình thức chiến tranh lạnh, gay go và dai dẳng. CS hoảng sợ. gọi nôm na là “Cuộc chiến Hoà bình”, trong khi Thế giới tự do dùïng danh từ “Diễn biến hoà bình”. CS dư biết chúng sẽ thua vì xã hội chủ nghĩa đã khánh tận, Liên Xô sụp đổ và cơn lốc toàn cầu hoá kinh tế thị trường đang thắng thế. Trong các chiến tranh vừa kể, - trừ ra vụ bị Đặng Tiểu Bình sát phạt và Diễn biến Hoà bình, - Hồ Chí Minh và đồng chí đóng vai trò phát động. Dã tâm của họ là thống nhất Đất nước bằng võ lực hầu đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của CS Đệ tam Quốc tế mộng du và phiêu lưu. Những tài liệu giải mật gần đây cho biết ba cuộc chiến chống Pháp, Mỹ và Cam bốt không cần thiết và phi lý. Thật vậy, dân tộc VN – không có CS - vẫn thừa ý chí và khả năng để thực hiện Tự do và Dân chủ, giữa một hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, không cần đến giải pháp đảng trị. Ngoài tinh thần háo chiến, CSVN còn coi thường công pháp quốc tế. Họ đã vi phạm ngang nhiên Hiệp ước Eùlysées ký ngày 8.3.1949 giữa Quốc trưởng Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol công nhận chủ quyền và sự thống nhất lãnh thổ của VN. Trước sự khiếp nhược của Thế giới, CS VN cũng đã coi như một mảnh giấy lộn Hiệp ước đình chiến Paris mà chính chúng đã ký ngày 23.1.1973 dưới sự bảo trợ của quốc tế. Chúng đã ào ạt xua quân chiếm trọn Miền Nam VN vào tháng tư 1975. Tại Genève, với Hiệp ước ký kết vào tháng 7.1954. CS Việt Nam đã chấp nhận đề nghị của Mendès France chia đôi đất nước. Vĩ tuyến 17 được chọn làm lằn ranh tạm thời giữa Nam và Bắc. Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm cũng như Chính phủ Hoa kỳ tẩy chay và chốâng đối. mãnh liệt. Đối với phiá quốc gia, Hiệp ước Genève có lợi hơn vì buôc quân đội CS phải rút khỏi Miền Nam trong khi Hiệp định Paris chấp nhận cho CS ở lại và cài binh theo “hình thức da beo”. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - cáo chung năm 1954 sau Điện Biên Phủ - gây tử vong cho 400.000 dân vô tội, làm tan hoang xứ sở và xua trên 1 triệu người vào Miền Nam. Trong cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ hai, kết thúc tháng 4.1975, Hoa kỳ hy sinh 58.000 quân và tại hai miền Nam Bắc VN, nhiều triệu dân và quân bị thiệt mạng oan uổng. ….Những kết luận và bài học nào được rút tiả từ sự bức tử của VNCH từng dược mệnh danh “tiền đồn của Thế giới tự do” ở Á châu ? Sau đây chỉ xin nêu vài điểm chính yếu: - Cuối cùng. ai thắng trong ván cờ này? Chắc chắn không phải Liên Xô ngày nay đã tan rã. Cũng không phải Trung cộng vì không hưởng lợi gì sau khi dốc toàn lực giúp Hồ thắng Pháp tại Điện Biên Phủ , lại còn bị đàn em phản phúc Bắc Việt chọc quê tại biên thùy Việt-Hoa năm 1979. Hoa kỳ đã mất mặt vì thua trận, nội tình phân hoá trầm trọng như trong một Civil War thứ hai và đến nay, vẫn chưa gột bỏ nổi “hội chứng Việt Nam”. Kẻ thua thiệt nhất là dân tộc VN, Việt Nam bị biến thành một trại tẩy não khổng lồ sau 1975, nát về tinh thần lẫn thể xác, và ngày nay, vẫn chìm đắm trong cái nhục chậm tiến. Suốt 30 năm, VNCH đã đứng mủi chịu sào, làm bia đở đạn (CS) tại Đông Á, để giúp các nước vùng này chấn chỉnh một hệ thống hữu hiệu chống xã hội chủ nghĩa và trở thành những “con rồng kinh tế.” Suốt 30 năm, Miền Nam VN là con chốt thí trong kế hoạch toàn vũ của Hoa Thịnh Đốn chia rẽ Bắc kinh và Mạc Tư Khoa để đạt đến thành quả giật sập bức tường Bá Linh và khối Liên Xô. Sự mở cửa đón nhận trên một triệu nạn nhân đói rách của CS vẫn chưa xoá đưọc đến nay cái nợ lương tâm của Mỹ đối với VNCH. …. Chính quyền Miền Nam sụp đổ vì đánh mất lòng tin của dân. Nay CS đã hiện nguyên chân tướng là một mafia tài phiệt đỏ. Quần chúng ly dị vĩnh viễn với xã hội chủ nghĩa, thay vì “chia tay ý thức hệ, theo ngôn từ của Hà Sỉ Phu. Dương Thu Hương từng xác quyết: “VN chỉ có truyền thống chống ngoại xâm, không có truyền thống chống nội xâm”.Không đúng. CS chính là kẻ nội thù thâm độc nhất trong lịch sử của dân tộc vì hiện chúng phá họai dân sinh, làm nhụt dân khí và chia rẻ dân tâm. Theo lời của sử gia Tacite, chúng đã “ tạo ra một sa mạc và gọi đó là Hòøa bình”. Đất nước hiện chỉ thống nhất trên giấy tờ, tự do là bánh vẽ, nhân tâm ly tán. Chủ nghĩa, chế độ, đảng phái ., tất cả rồi sẽ ra đi. Chỉ có dân tộc mới bất diệt, mới trường cửu. Thiếu cái thế dân tộc, không một sự lãnh đạo nào có thể đứng vững. Để kết luận, CS không còn hy vọng tồn tại lâu dài và đang đào hố để tự chôn trong nghiã trang lịch sử. Vấn đề chính là tranh thủ bằng mọi cách để cắt ngắn sự đảng trị, xoá bỏ điều 4 Hiến pháp và chuẩn bị thay thế chúng bằng một thể chế dân chủ đa nguyên, sạch sẻ và phục vụ quân chúng đắc lực hơn. Boris Yeltsin đã xác quyết: “CS không bao giờ thay đổi. Chúng chỉ có thể bị thay thế mà thôi”. Học giả Jean Francois Revel dứt khoát hơn : « Cách hay nhất để canh tân xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ nó đi. » Đây là trách vụ của mọi công dân Việt. Thất bại lần này sẽ là sự thất bại chung của Đất nước, của toàn thể Dân tộc, bất luận thuộc đảng phái, tôn giáo, khuynh hướng , giai cấp, phái tính và tuổi tác nào." -Trong tuyển tập "Về Nguồn,Sinh Lộ Cho Quê Hương" Thủy Hoa Trang in năm 2006,G/S Lâm Lễ Trinh đã gởi gấm tâm sự của mình về "Cuộc Chiến 1945-1975" như sau: “Tháng 4.1975, chiến trường Việt Nam im tiếng súng nhưng tiếp liền sau đó, vang dội tiếng rên siết thảm thiết của 30 triệu dân miền Nam bị truất hữu tài sản và chà đạp nhân quyền. Cộng sản lùa gần hai triệu người quốc gia vào các trại tẩy não và vùng kinh tế mới. Hơn ba triệu người khác liều mạng bỏ nước ra đi, thà chết ngoài biển cả còn hơn sống nô lệ. 31 năm lưu lạc xứ người, tác giả thấm trong thể xác lẫn tinh thần sự chua xót của cuộc chiến Việt Nam vô nghĩa. Là một nạn nhân và đồng thời một nhân chứng sống trong giai đọan đen tối của Đất nước, tác giả đã khám phá và tìm hiểu thêm nhiều sự thật đánh tan biết bao giả dối từng ru ngủ dư luận, trong và ngoài nước, về cuộc "chiến thắng vĩ đại" - một chiến thắng không vinh quang - của Hồ và đồng chí. ….Năm 1975, CSVN đã bỏ lỡ cơ hội vàng để thống nhứt nhân tâm bằng một chính sách xóa bỏ hận thù, ban bố dân chủ, tôn trọng dân quyền và nâng cao dân trí. Để cứu nguy chế độ sắp khánh tận, chúng buộc phải áp dụng, theo lệnh của Gorbatchev, chiến dịch Đổi Mới trong Đại hội 6 mệnh danh Đại hội Đổi Mới Tư duy nhóm vào tháng chạp 1986. Từ 20 năm nay, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngõ bí kinh tế và chưa tìm ra mẫu dân chủ thích hợp cho Đất Nước. Khối Đông Âu Cộng sản và Liên Xô đã sụp đổ. Để chống chế trào lưu toàn vũ hoá Dân chủ và Kinh tế thị trường đang tiến mạnh, tập đoàn tư bản đỏ cầm quyền ở Hà Nội tuyên bố chúng áp dụng tại VN một mô thức độc đáo mệnh danh "Dân chủ Xã hội chủ nghĩa" và "Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội." Hầu được sớm chấp nhận vào Tổ chức WTO, chúng ủm ờ xác nhận rằng chính thể VN là một chính thể "pháp trị... theo Xã hội chủ nghĩa". Cái đuôi "Xã hội Chủ nghĩa" (kèm theo cái mang "Tư tưởng Hồ Chí Minh", cho mạnh thế) vẫn không giúp được Đảng CS tránh hiểm họa chia rẽ và rối beng nội bộ. Không còn ai, trong Trung ương Đảng (gồm có 143 ủy viên) cũng như trong Chính trị Bộ (7 uỷ viên), tin tưởng nơi phép lạ của Chủ thuyết Mác Lê. Ngày 3.2.2006, trước tình trạng mất tín nhiệm trong xứ, Bộ Chính trị cho công bố trên báo của Đảng, bản Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội 10 để "lấy ý kiến của nhân dân". Đây là trò bịp bợm vì CS từ xưa nay coi thường công luận. Điều đáng chú ý là bản văn vừa nói xác nhận VN vẫn trung thành với Mác Lê, chủ nghĩa này xem như "quốc đạo", đảng CS giữ nguyên độc quyền cai trị chiếu điều 4 Hiến pháp. Nói tóm tắt, chính quyền Hà Nội đổi mới nhưng không đổi màu. Vô tài, thiếu đức và lần hồi mất thực quyền, CS không thể đổi mới. Thuyết Mạc xít u tối, thật vậy, là kẻ thù bất cọng đái thiên của mọi canh tân. VN hiện là một trong mười nước nghèo nhứt trên địa cầu, lợi tức đầu người dưới 600 mỹ kim mỗi năm theo tài liệu của Ngân hàng Quốc tế. Mặt khác, đến nay Hoa kỳ vẫn chưa xóa tên VN trong danh sách các xứ "gây quan ngại" vì vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo. Hệ thống "Dân chủ Xã hội chủ nghĩa" và "Kinh tế thị trường theo đường lối Xã hội chủ nghĩa" vô hiệu vì tiền hậu bất nhứt, cồng kềnh và tạo ra nhiều tắc nghẽn. Hà Nội hiện chịu sức ép từ mọi phiá: các nước đầu tư lo sợ tiêu vốn, WTO giữ vững điều kiện và tình trạng xã hội suy đồi như tệ đoan ô dù trong Đảng, xì cang đan TC2, tham nhũng tràn lan ở mọi cấp, kỹ nghệ xuất cảng phụ nữ làm điếm nước ngoài và hàng chục ngàn công nhân đình công ở Biên Hoà, Gia Định, Bình Dương, Hải Phòng... Tại nhiều nơi, từ Nam ra Trung và cả ngoài Bắc, dân chúng xuống đường phản đối chính quyền chiếm đoạt đất đai. Phong trào đối kháng mỗi ngày vạch trần trên báo và internet những sai trái chồng chất của Chính phủ. Sự hoảng sợ đang chuyển từ Dân qua Đảng. Bị đặt trước một Thiên An Môn VN, Quân đội Nhân Dân sẽ đứng về phiá dân, thay vì bảo vệ Đảng. Nhóm mafia cầm quyền ở Hà Nội chưa xem đồng bào ngoài Đảng là một đối tượng bình đẳng. Muốn hòa giải, CS phải hóa giải trước. Đến nay, chúng chưa có những quyết định chứng minh thật tình sám hối, xoá bỏ kỳ thị và hận thù. Đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền là một việc làm hợp lòng Dân, thuận ý Trời và được Thế giới ủng hộ. Hiện tại, Đối lập trong xứ, vì thiếu tổ chức, không có hy vọng lật chế độ đương quyền bằng võ lực, một giải pháp bạo động không được Quốc tế hưởng ứng. Các sự cải cách sẽ thể hiện tuần tự theo đường hướng tiến hoá, évolution, thay vì cách mạng, révolution. Diễn biến Hoà bình, mà Hà Nội còn gọi nôm na là Cuộc chiến Hoà bình, làm cho CS sợ sốt vó. Tại VN, bước đầu phải đi là sớm giải tán Mặt trận Tổ quốc bù nhìn, do CS dựng ra. Sau đó, tranh đấu thành lập một khối đối lập thật sự và công khai; nghiêm chỉnh bầu lại Quốc hội dưới sự kiểm soát quốc tế để cho các thành phần chống đối, trong và ngoài nước, tham gia. Tân Quốc hội sẽ tu chính Hiến pháp, thay đổi Quốc hiệu. Ngày điều 4 bị huỷ bỏ, Nhà nước sẽ tách khỏi Đảng. Đa nguyên được công nhận, CS hoạt động ngang hàng với các đảng phái khác dưới sự kiểm soát của luật pháp quốc gia. Song song với cuộc vận động gay go vừa nói, nên khai thác tối đa các phương tiện truyền thông, kinh tế và lobby ở những nước bên ngoài để bắt nhịp cầu và gây sức ép. Sự vận dụng ráo riết tất cả mọi sách lược sẽ cắt ngắn tiến trình dân chủ hoá. Thế giới biến chuyển bất ngờ có thể thay đổi cục diện VN sớm hơn dự trù. Theo Tàu thì mất đất, theo Mỹ thì mất Đảng. Để đừng mất tất cả, CS chỉ còn một chọn lựa cuối cùng: Trở về nguồn, trở về tạ tội với Dân tộc. Để cùng nhau tái thiết quốc gia. Để Việt Nam hãnh diện phát triển hài hoà trong Cộng đồng quốc tế. Để đừng hổ thẹn với Tiền nhân và Hậu thế.” Thủy Hoa Trang, Ngày 17.6.2006 -Long Điền tóm lược các nhận định của G/S Lâm Lễ Trinh về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975: 1-Trong cuộc chiến Viêt Nam 1945-1975 không có ai chiến thắng kể cả Hoa Kỳ,Trung Cộng, Liên Xô, Pháp. Kẻ thua thiệt nhất là dân tộc VN, Việt Nam bị biến thành một trại tẩy não khổng lồ sau 1975, nát về tinh thần lẫn thể xác, và ngày nay, vẫn chìm đắm trong cái nhục chậm tiến. 2- Liên minh với một Đế quốc, dù mạnh đến đâu, chỉ đưa Đất nước đến ngõ cụt nếu không có sự đồng thuận và ủng hộ của dân tộc. Yếu tố chiến thắng là dân tộc chớ không phải đồng minh. 3- Giữa các quốc gia không có tình thân hữu, chỉ có quyền lợi. Quyền lợi quyết định nhu cầu liên minh. Về chính trị, không có chuyện “bạn và thù truyền kiếp”. Mặt khác, không thể ủy quyền yêu nước. Không xứ nào sẳn sàng hy sinh cho sự tồn vong của một xứ khác. 4-Sức mạnh của dân tộc vô song. CSVN chiến thắng Nhựt, Pháp và Mỹ nhờ thành công phỉnh gạt và lợi dụng được lòng yêu nước nóng cháy của nhân dân VN câm thù Đế quốc. CS chính là kẻ nội thù thâm độc nhất trong lịch sử của dân tộc vì hiện chúng phá họai dân sinh, làm nhụt dân khí và chia rẻ dân tâm.CSVN được xem như lực lượng ngọai xâm của Cộng Sản Quốc tế. Họ là những người Việt vong thân, vong bổn, một lọai thực dân đỏ hay đúng hơn, họ không còn là người VN từ hơn nữa thế kỷ qua. Lập luận: “chỉ có dựa vào sức mạnh dân Tộc là vô song” chỉ có từ sau khi ông qua Mỹ, tức là sau khi Miền Nam bại trận. 5-Trong chiều dài cuộc chiến Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng CS đã tận dụng được sức mạnh của dân để chiến thắng vì họ đã bỉ ổi gạt được dân. Miền Nam thảm bại vì không nắm được Dân. Nhưng CSVN không phải là đấu tranh vì lý tưởng Dân Tộc mà họ chỉ lợi dụng sức mạnh Dân Tộc để mưư đồ có lợi riêng cho đảng CSVN và bè lũ Cộng Sản Quốc Tế.Vậy muốn thành công, phải THỨC TỈNH, học hỏi từ các sai lầm và cơ hội bỏ lỡ trong dĩ vãng. Phải trở VỀ NGUỒN, tức về với dân tộc, xây dựng dân thành một sức mạnh vô địch, một thành trì che chở chế độ thực sự phát sinh từ dân, đấu tranh cho dân tộc VN. 14-Sử gia Hứa Hoành.(1939-2003) Nhà văn Hứa Hoành và gia đình tại Texas Tiểu sử cuả sử gia Hưá Hoành : Ông sinh ngày 10 tháng 10 năm 1939 tại Vĩnh Long. Thân phụ là ông Hứa Thắng, một di dân Quảng Đông, và thân mẩu là bà Nguyễn Thị Thu. Trước đây ông tốt nghiệp Cử nhân Sử Địa tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Năm 1968, sau khi động viên, ông Hứa Hoành dạy tại trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt. Năm 1973, ông được biệt phái về Vĩnh Long, dạy học tại trường trung học Vĩnh Long. Cũng theo tác giả Chính Ðạo thì ông Hứa Hoành được chỉ định vào ủy ban thành lập trường Đại học Long Hồ, nhưng kế hoạch này bỏ dở nửa chừng sau năm 1975. Sở trường của Hứa Hoành là những biên khảo về miền Nam. Tác phẩm đầu tay của ông là Nam Kỳ Lục Tỉnh, gồm 4 tập, do nhà Văn Hóa ấn hành, nói về hình ảnh sáu tỉnh miền Nam theo lời truyền tụng trong dân gian. Tác phẩm này được sự ủng hộ nồng nhiệt của độc giả, đưa Hứa Hoành lên hàng ngũ của những chuyên viên về miền Nam như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, v.. v... Tiếp đó là các bộ Sau bức cấm thành nhà Nguyễn (Đại Nam, 1994), Bảy Viễn (Văn Hóa, 1997), Du lịch Trung Hoa (Văn Hóa, 1997), Những phú hộ lừng danh (Văn Hóa, 1999)...”. Ông đã qua đời tại San Antonio tiểu bang Texas Hoa Kỳ ngày 11 tháng 7 năm 2003, hưởng thọ 64 tuổi. -Sau đây là phần nhận định của sử gia Hưá Hoành về cuộc chiến Việt Nam 1945-1975: http://www.thienlybuutoa.org/Misc/HCMGayNoiChien.htm : Hứa Hoành : Hồ Chí Minh gây nội chiến . “Ông Hồ cứ đổ vạ cho người khác (Pháp) trong khi chính ông chủ trương gây nội chiến và trường kỳ kháng chiến để nắm quyền hành và làm cách mạng vô sản”. “Để thấy những việc làm của ông Hồ chính là cái bản sao của Lênin trong thời gian mới chiếm được chính quyền ở Nga, xin nhắc thêm: “Nhiều giấy tờ, chỉ thị mang bút tích của Lênin đều xác nhận chính Lênin chủ trương “tiến hành nội chiến” để “tiêu diệt kẻ thù giai cấp”. Điều này cũng đúng với lý thuyết của Mác Anghen như đã dẫn ở trên.” Chúng tôi xin dẫn chứng thêm trên báo Cờ Giải Phóng, cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương đảng CS Đông Dương, xuất bản tại Hà Nội ngày 5/10/45, có đăng bài “Kỷ Niệm Lần Thứ 28 Cách mạng tháng 10” đã cổ võ nội chiến như sau: “Giữa cơn bão lửa gầm thét khắp năm châu, Lênin, ... lên tiếng. Những lãnh tụ vô sản này đã kêu gọi quần chúng nhân dân các nước quay súng lại, bắn vào đầu bọn tư bản trong nước, đổi “chiến tranh chống đế quốc ra nội chiến”. Như vậy thâm ý của ông Hồ thay vì chuẩn bị kháng chiến chống xâm lăng, chống đế quốc Pháp, thì ông quay ra gây nội chiến trước, đúng sách lược Lênin. Rập khuôn theo sách lược của Mao, ông Hồ dựng cờ chống Pháp buổi đầu, không phải thực sự chống Pháp, mà bí mật hợp tác với Pháp để tiêu diệt những đảng phái yêu nước khác Việt Minh. Có thể nói ông Hồ cám ơn Pháp, vì nhờ có cuộc xâm lăng ấy, nên Việt Minh mới có cơ hội kháng chiến, mới có chính nghĩa để nắm quyền, mới thi hành chính sách “đấu tranh giai cấp”, mới tiến hành “nội chiến” để tiêu diệt “kẻ thù giai cấp”, đúng như chỉ thị của học thuyết cách mạng vô sản”... Đương nhiên và trước hết giai cấp vô sản phải thanh toán giai cấp tư sản nước mình trước đả” (Sách đã dẫn ở trên). Điều này cũng được ông Hồ áp dụng tại VN. Thứ nhứt ông cố tránh giao chiến với Pháp, rồi còn ký hiệp ước “thân thiện rước quân đội Pháp vào VN...” là một sự đầu hàng nhục nhã, bị dân chúng Hà Nội biểu tình, lên án, gọi Hồ là “Việt gian bán nước”. Hồ cho lính đàn áp, phản biểu tình vào lúc 4 giờ chiều trước Nhà hát lớn, tuyên bố “Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước”. (Chính Đạo, VN Niên Biểu, tập 1A, trang 319). Đó là một thủ đoạn, gây đau khổ tang tóc cho đồng bào, nhưng ông vẫn cam tâm chấp nhận miễn có lợi cho đảng. Tóm lại, những điều VC ngụy biện chối tội, đều hoàn toàn không có cơ sở. Lý do chính của việc thương thuyết với kẻ thù, thông đồng với giặc Pháp, phản bội tổ quốc của ông Hồ là để tiến hành cuộc nội chiến, tiêu diệt các đảng đối lập, tiêu diệt kẻ thù giai cấp.” -Qua đó, chúng ta thấy rằng thay vì yêu nước, tận dụng mọi khả năng chuẩn bị tổ chức kháng chiến chống xâm lăng, thì ông Hồ nhứt định gây nội chiến. Từ đó ông thà chịu “gạt bỏ lòng yêu nước chân chính, danh dự quốc gia và khái niệm về nhân đạo” để lao vào tội ác khủng khiếp đối với dân tộc. Đối với ông, lòng yêu nước, nếu có phải đặt dưới mục tiêu cách mạng vô sản. So sánh hai cuộc đời của hai lạnh tụ Lênin và HCM cũng có điểm giống nhau: sau 30 năm bôn ba làm tay sai cho kẻ thù, cho cộng sản quốc tế, thì đến năm 1945, ông Hồ trở lại Hà Nội với cương vị chủ tịch nước, để nhìn thấy tận mắt đồng bào của ông bị xiềng xích trói chặt, bị khủng bố dã man bởi chính đồ đệ của ông và chính mệnh lệnh của ông. Từ đó, những người làm cách mạng vô sản chuyên nghiệp chẳng còn nghĩ gì đến quyền lợi nhân dân và đất nước. Đối với họ chỉ có quyền lợi của quốc tế cộng sản. CS đã nắm tất cả quyền lực để đè bẹp tất cả mọi đối thủ.” Ông Tưởng Vĩnh Kính viết trong “Hồ Chí Minh tại Trung Quốc”, do Thượng Huyền dịch, trang 329: ”Sau khi thành lập chính quyền địa phương (UBND), Việt Minh dùng chính sách khủng bố để thống trị. Các phần tử của các đảng khác, hoặc không thuộc đồng đảng, hoạt động trong phạm vi thế lực của mình, đều bị Việt Minh giết hại thê thảm. Những người bị thảm sát, đều bị Việt Minh gán tội “Việt gian”, “làm gián điệp cho địch”, hoặc “thân Nhựt” Còn nói về vấn đề độc lập cho VN, xin nhắc lại những sự kiện chính: - Ngày 8/3/49, tổng thống Pháp Vincent Auriol ký hiệp định Elysée với quốc trưởng Bảo Đại, trả độc lập cho VN từ Nam Quan tới Cà Maụ - Ngày 20/7/49, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho vương quốc Làọ - Ngày 8/11/49, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho vương quốc Cao Miên. Như vậy cả 3 nước Đông Dương đều độc lập trong năm 1949. Tuy nhiên ông Hồ không nhận, vì nếu nhìn nhận nước VN độc lập từ 8/3/49, CS không còn lý do gì để kháng chiến nữa. Mà không kháng chiến thì làm sao nắm giữ chính quyền và làm cách mạng vô sản? Mời độc giả nghe nguyên văn hai câu tuyên bố của ông Hồ và Trường Chinh về cái gọi là “kháng chiến” như sau:“Kháng chiến là một bộ phận của mặt trận dân chủ nhân dân (tức CS) thế giới, do Liên Xô lãnh đạo”. http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=7024 Trong bài “Ai giết đức thầy Huỳnh Phú Sổ “sử gia Hứa Hoành đã ghi như sau: "Trong lịch sử chống ngoại xâm, chưa có cuộc chiến tranh vệ quốc nào kỳ cục như cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1945 mà CS gọi là "Cách mạng tháng 8". Dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lừa bịp, gây chia rẽ, khủng bố, tàn sát... để chiếm cho được chính quyền trong tay người quốc gia, Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến đi lòng vòng, phí biết bao nhiêu nhân lực, vật lực, tài lực, đến khi chiến thắng thì đất nước đã khánh tận. Kéo dài cuộc kháng chiến để họ có đủ thời giờ "hy sinh những người anh em" ngoài đảng. Nhờ những người này, đảng CS mới hưởng được vinh quang." -Qua đó chúng ta thấy ông Hưá Hoành đã nhận định cuộc chiến 1945-1975 là 1 cuộc “Nội Chiến” do CSVN dựng lên với ý đồ tiêu diệt các giai cấp ,tiêu diệt các đảng phái khác với đảng CSVN để chúng thủ lợi mà thôi : "Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu được thành lập vào ngày 24/8/45, thì hôm sau "Quốc Gia Tư Vệ Cuộc" ra đời. Trái ngược với tên gọi, Quốc Gia Tư Vệ Cuộc không phải là lực lượng kháng chiến chống quân thù, mà lại có nhiệm vụ lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu đồng bào bằng hình thức chặt đầu, mổ bụng, cho "mò tôm", móc mắt, cắt lưỡi, và nhiệm vụ khác là...bảo vệ sinh mạng của những kẻ đã ra lịnh tàn sát đồng bào, tức là lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ. Quốc Gia Tư Vệ Cuộc vào buổi đầu thâu dụng những thành phần sống ngoài vòng pháp luật, những tên dao búa, những tên trôi sông lạc chợ, đầu trộm đuôi cướp như Tô Ký, Ba Nhỏ, Đào Công Tâm, Kiều Đắc Thắng, Bửu Vinh, Hoàng Thọ... Sẵn hận thù chất chứa, nay có quyền sinh sát, lại quen nghề chém giết, nhóm Quốc Gia Tư Vệ Cuộc giết người tàn bạo còn hơn đối với thực dân Pháp. Lúc đó Lâm Ủy Hành Chánh đóng vai trò như 1 chính phủ của miền Nam, 1 chính phủ giành giựt của người khác, nhưng không có quân đội thì làm sao kháng chiến ? 4 sư đoàn dân quân được Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất (các hội đoàn chính trị và tôn giáo của Nam Bộ) thành lập hôm 17/8/45, trong khi đó thì Việt Minh không có sư đoàn nào. Vì thế CS phải tìm cách giải tán, tìm cách phá nát. Lựa trong "đám mặt rằng", Lâm Ủy Hành Chánh phong chức : - Kiều Đắc Thắng nắm toàn quyền sinh sát với chức "Giám đốc Công an miền Đông". - Dương Bạch Mai (8/1929, đã từng qua Liên-xô học trường Stalin cùng lượt với Trần Văn Giàu, có bí danh là Bourov). Thanh tra chính trị miền Đông, cũng là 1 hung thần nhưng không có quân hành động trực tiếp. - Ba Nhỏ, Trưởng bọn ám sát, bắt cóc, thủ tiêu theo mật linh. Phạm vi của Ba Nhỏ là Saigon, Chợ Lớn. - Lý Huê Vinh, công an, cánh tay đắc lực của Trần Văn Giàu, chuyên hạ sát các lãnh tụ quốc gia. - Đào Công Tâm, trước là lính trong toán của Ba Nhỏ. Thấy Tâm giết người không gớm tay, Việt Minh nâng đỡ, cho làm Chính trị viên Tiểu đoàn 66 của Long Xuyên... Với những tay giết người chuyên nghiệp, say máu, mệnh danh là "Quốc Gia Tư Vệ Cuộc" do Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho mẹ và quốc hội"), trong những năm kháng chiến, Việt Minh đã gieo kinh hoàng cho tất cả mọi người ở Nam Bộ. -Long Điền tóm lược các nhận định của sử gia Hứa Hoành về Cuộc Chiến VN 1945-1975 như sau: a- Cuộc chiến VN 1945-1975 là cuộc Nội Chiến do Hồ Chí Minh gây ra. b-Cuộc chiến VN1945-1975 bên ngoài thì HCM và đảng CSVN tuyên truyền là để đánh đuổi thực dân Pháp dành Độc Lập Tự Do nhưng thực tế là cuộc chiến tranh bành trướng chủ nghĩa CS,phục vụ cho quyền lợi của CSQT, đồng thời tạo ra đấu tranh giai cấp cũng chỉ để phục vụ cho ý đồ cướp chính quyền của CSVN mà thôi. c-Hồ Chí Minh và bè đảng CSVN đã đạt chiến thắng cho CS Quốc Tế nhưng đã làm thiệt hại nặng nề cho đất nước VN. 15: Vũ Ngự Chiêu Tiểu sử : Chính Đạo là một trong hai bút danh của Vũ Ngự Chiêu. Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975. Trong cuộc chiến VN, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đã có hơn 20 tác phẩm xuất bảnvào thời đó. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia đình di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999. Những tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có Đời Pháo Thủ (bút ký), Những Cái Chết Vô Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cõi Chết (truyện), Vòng Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút ký), Đêm Da Vàng (trường thiên), v.v. Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đã in thêm các tập “Xuân buồn thảm”: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút ký), “Trận Chiến Chưa Tàn” (truyện), “Giặc Cờ Đỏ” (trường thiên), cùng hai tâm bút Paris:” Xuân 1996”, và “Ngàn Năm Soi Mặt”. Về nghiên cứu sử học, ông đã in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất bằng Việt ngữ ký tên thực của ông là bộ Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, gồm ba tập. Những tác phẩm ký tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học. Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975, tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đình Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long”. Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu với mục đích viết sử cho cả hai phiá (Quốc Gia và Cộng Sản) cùng xem , ông được sự đón nhận của phía CS một cách gián tiếp qua những lần cho phép vào VN tham khảo tài liệu ,thực hiện công trình nghiên cứu lịch sử,cũng như cho đăng bài trên tạp chí Giao Điểm ( tạp chí thân c ộng ) đồng thời ông cũng nhận được nhiều phản ứng chống đối từ nguời Việt Hải Ngoại tại Hoa Kỳ và nhiều nơi khác cho rằng ông đã phản bội chính nghĩa Quốc Gia mà đã một thời ông là sĩ quan trong QLVNCH. Lần lượt chúng ta xét qua các tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu để ghi nhận những điểm đúng,sai và tùy theo thời gian không gian bài viết để có những đánh giá chính xác hơn. Bởi vì dù sao ông cũng là một trong 3 sử gia lớn của người Việt Hải Ngoại :Trần Gia Phụng(Canada),Hoàng Cơ Thụy (Pháp)và Vũ Ngự Chiêu (Hoa Kỳ). Đồng thời ghi nhận những đóng góp hữu ích hay tác hại của tác giả với công cuộc giải thể chế độ Độc Tài thối nát tại Việt Nam hiện nay . a-Giai đoạn 1945-1954 :Trong bài viết “Hồ Chí Minh Nhà Ngoại Giao, 1945-1946” Vũ Ngự Chiêu nhận định về Hồ và cuôc chiến VN thời điểm 1945 như sau: http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=17971 “Sự việc Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập và thành lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] ngày 2 tháng 9 năm 1945 không bảo đảm rằng nền độc lập của Việt Nam và chế độ này được quốc tế công nhận. Người Pháp, dù tiến bộ hay bảo thủ, đều nhấn mạnh phải đưa ‘con thuyền lạc bến’ Ðông Dương trở lại với đế quốc Pháp, bằng vũ lực nếu cần. Những cường quốc khác, vì những lý do khác nhau, đều yểm trợ sự tái xâm lăng Ðông Dương của Pháp. Chính sách ngoại giao của Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 8/1945 tới tháng 12/1946 bởi thế tập trung vào chính sự sinh tồn của chế độ. Ðể đạt mục đích này, Hồ tìm cách quốc tế hóa chính nghĩa quốc gia của Việt Nam, kêu gọi quốc tế yểm trợ nền độc lập của Việt Nam và chống lại cuộc tái xâm lăng của Pháp. ...Hồ mua chuộc đút lót các quan tướng để họ cho Hồ được tự trị. Với người Pháp, vấn đề phức tạp hơn. Ngay sau cuộc cách mạng tháng 8/1945, Hồ cương quyết chống việc Pháp trở lại và nhấn mạnh trên nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam. Sau đó, Hồ phải giảm dần đòi hỏi, chấp nhận thực tế, đồng ý được hưởng tình trạng một nước Việt Nam ‘tự do’ trong Liên Bang Ðông Dương và Liên Hiệp Pháp. Mặc dù Pháp chỉ thương thuyết với Hồ để kéo dài thời gian, hầu có thể tăng gia lực lượng và thiết lập sự thống trị quân sự trên toàn cõi Ðông Dương, Hồ được gần một năm để thủ diễn vai trò nhà ngoại giao ngay tại Việt Nam cũng như tại Pháp. Hồ không đạt được những gì mình mong muốn, nhưng qua tiến trình thương thuyết, đã phần nào đạt được mục tiêu quốc tế hóa chính nghĩa của người Việt và đồng hóa mục tiêu của phe đảng Hồ với tinh thần quốc gia của người Việt.” “...Sau ngày Pháp thất trận ở Âu Châu (23/6/1940), Hồ quyết định tìm đường về nước. Ðể che mắt chính phủ Tưởng Giới Thạch, Hồ quyết định xâm nhập và khuynh đảo tổ chức Việt Minh của Hồ Học Lãm, biến tổ chức không Cộng Sản này thành cánh tay ngoại vi của Ðảng CSÐD. Rồi, tháng 5/1941, Hồ triệu tập Hội nghị thứ 8, khóa I, của Ðảng CSÐD tại Pác Bó, tái lập Ban chấp ủy trung ương, với Ðặng Xuân Khu (sau này trở thành Trường Chinh) làm Tổng Bí thư.” (Ngưng trích) Phần nầy tác giả Vũ Ngự Chiêu nhận định khá chính xác “không bảo đảm rằng nền độc lập của Việt Nam và chế độ này được quốc tế công nhận.”rỏ ràng phe Đồng Minh chưa hiểu rỏ con người HCM,mặc dù trong chính phủ Liên Hiệp có nhiều đảng phái nhưng họ đã “đánh hơi” được bản chất tay sai của CSQT của Hồ rồi! Một vài hành động mua chuộc Đồng Minh (như tìm và trao trả vài phi công Mỹ ) chưa đủ để chứng tỏ Hồ là con người vì Quốc Gia VN. Thực tế cho thấy Mỹ đã đánh giá đúng và chưa hề lầm lẩn trong việc công nhận chính phủ của HCM, còn những vụ cung cấp 1 số vỏ khí nhỏ chỉ là để đáp lể ngoại giao thôi. Những hành động đu giây của Hồ dù tinh vi đến đâu, tình báo của Đồng Minh cũng đều nắm bắt được. Pháp lúc đó chưa có ý định trao trả độc lập cho các quốc gia thuộc địa nên xem thường Hồ và các cuộc thương lượng lúc đó chỉ làđể tìm sự sơ hở cuả Hồ để Pháp lợi dụng mà thôi. Còn phe Quốc Gia thì chỉ trong vòng 6 tháng hợp tác họ đã hiểu rỏ con người của Hồ qua các thủ đoạn ném đá giấu tay, sát hại các đảng phái không CS. -Vũ Ngự Chiêu cũng đã nhận định HCM có rất nhiều thủ đoạn chính trị mờ ám,nhưng khá thành công trong giai đoạn tranh tối tranh sáng nầy tại VN: “Những thủ đoạn tiếm danh cuả Hồ với tổ chức Việt Minh (một tổ chức không CS) và hành động mua chuộc,hối lộ phe Tàu Tưởng chỉ chứng tỏ khả năng ma giáo của Hồ ;chứ Hồ không đưa ra được chủ trương ,luận thuyết hay hành động nào đáp ứng nguyện vọng ,quyền lợi Dân Tộc khả dỉ tạo được niềm tin với các đảng phái Quốc Gia.Kèm theo đó là những vụ sát hại,thủ tiêu , ám sát đã làm cho nhiều đảng phái quốc gia trở nên xa lánh,thù địch với Hồ và đảng CSVN. Sự chống đối của phe không Cộng Sản mạnh mẽ đến độ Hồ không thể tổ chức được cuộc bầu cử Quốc Hội vào ngày 8/11/1945 như đã hứa hẹn. (Nghị định số 14, ngày 8/9/1945; Cứu Quốc, 10/9/1945) Bị dồn vào thế tiến thoái lưỡng nan, Hồ tung ra một thủ thuật cực kỳ độc đáo: Ngày 5/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng CSÐD "nghị quyết tự động giải tán Ðảng.... Những tín đồ của Chủ nghĩa CS muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư [Marx] ở Ðông Dương." Trường Chinh được cử làm Tổng Thư ký Hội Nghiên Cứu CNMKT này. (Cờ Giải Phóng [CGP], số 33, 18/11/1945) Mục đích của việc này, theo Hồ, là đánh tan tất cả những sự hiểu lầm, ở ngoại quốc cũng như trong nước, có thể khiến cản trở việc giải phóng Tổ quốc. (Ibid.) Thực ra, đây chỉ là màn kịch của Hồ. Từ tháng 10/1945, tất cả các cán bộ Ðảng CSÐD đã được lệnh rút vào bóng tối. Cơ quan ngôn luận của Ðảng CS, tờ Cờ Giải Phóng, được cải danh thành tờ Sự Thật. Việc giải tán Ðảng CS, bởi thế, được diễn giải như nhắm vào dư luận đám đông, làm hài lòng các quan tướng Trung Hoa cùng thế giới.” (Ngưng trích) Vũ Ngự Chiêu có những nhận định chính xác về HCM và đảng CSVN trong giai đoạn cướp chính quyền, ông vạch rỏ những thiện chí của phe Quốc Gia hợp tác với Việt Minh để kháng Pháp nhưng sau một thời gian ngắn các đảng phái QG đã hiểu rỏ và từ đó ra mặt chống đối Hồ và đảng CS (dù Hồ cố che giấu).Sự kiện tự động giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11/1945)không thể che mắt được người QG chân chính. Đó là thủ đoạn tuyên truyền của CSVN nhưng cũng đã đạt được một số thành công đánh lừa được số đông người ái quốc nhẹ dạ chỉ muốn giải trừ ách đô hộ thực dân mà không biết rằng mình sẽ rơi vào ách CS còn độc hại gấp hằng trăm lần kẻ thù ngoại bang.Ngày nay người ta gọi Hồ và đồng đảng CSVN là “Bọn Thái Thú người bản xứ”cũng là đúng lắm thay. "Dưới áp lực của Tiêu Văn, ngày 24/11, ba phe Việt Minh, Việt Cách và VNQDÐ ký một thoả ước liên hiệp, nhưng sớm đổ vỡ. (DPSG, Rapport mensuel, Décembre 1945 (7/1/1946); CAOM (Aix), CP, c. 125) Tại Hà Nội và các địa phương, phe Việt Minh và các đảng phái khác tìm đủ cách triệt hạ nhau. Ngày 10/12, chẳng hạn, Việt Minh tấn công một số căn cứ của VNQDÐ tại Vĩnh Yên. Phe Ðồng Minh Hội cũng chia làm hai. Trương Trung Phụng tiếp tục hợp tác với Hồ; trong khi phe Nguyễn Hải Thần chống đối. Theo Thiều Bá Xương, sở dĩ việc thương thuyết liên hiệp bị bế tắc vì phe không Cộng Sản đòi ghế Chủ tịch và 6 ghế Bộ trưởng. Hồ thì chỉ chịu nhường 3 ghế Bộ trưởng và một ủy ban Cố vấn. (Thư của Thiều Bá Xương gửi King C. Chen; Chen 1969b:129) “Do nỗ lực của Tiêu Văn, ngày 19/12, ba phe lại gặp nhau tại Bộ Tư lệnh quân Trung Hoa. Rồi ngày 24/12, ký một thoả ước "hợp tác tinh thành" khác tại số 40 Ðại lộ Gia Long, dưới sự chủ tọa của Văn. Thỏa ước này gồm 18 điểm, có những điểm chính sau: 1. Thành lập ngày 1/1/1946 một chính phủ liên hiệp với 10 bộ, do Hồ làm Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm phó. Số ghế được chia 2 ghế cho VM, 2 cho VNQDÐ, 2 cho Ðảng Dân Chủ, 2 cho Ðồng Minh Hội, 2 cho độc lập. 2. Tổ chức bầu cử ngày 6/1/1946. 3. VNQDÐ được dành 50 ghế, ÐMH, 20 ghế. 4. Các đảng tự nguyện không gây hấn với nhau. Hai ngày sau, 26/12, báo chí thủ đô đều đăng thông cáo "Ðoàn Kết" của Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. Nguyên văn thông cáo này như sau: Ngày 24-12-1945, chúng tôi là Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh thay mặt cho Việt Minh, Quốc Dân Ðảng và Cách Mệnh Ðồng Minh Hội, cùng ký tên công nhận những điều ước sau đây: 1. Ðộc lập trên hết, đoàn kết trên hết. Căn cứ vào thái độ thân ái, tinh thành cùng nhau thảo luận để giải quyết hết thẩy những vấn đề khó khăn trước mắt. Ai dùng ngang vũ lực gây nên những cuộc nội loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ. 2. Kể từ ngày 25-12-1945, đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc tổng tuyển cử, quốc hội và kháng chiến. 3. Bắt đầu từ ngày 25-12-1945, đôi bên đều đình chỉ hết thẩy những việc công kích nhau bằng ngôn luận và hành động. Ký tên: Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. (CQ, 26/12/1945)” Ngày 26/12, trong một buổi họp báo, Hồ chính thức tuyên bố là từ ngày 1/1/1946, chính phủ lâm thời sẽ mở rộng, nhưng chỉ có 10 bộ. VNQDÐ sẽ nắm hai bộ Kinh tế Quốc Gia và Vệ Sinh. Riêng Quốc Hội sẽ được bầu vào ngày 6/1/1946. Số nghị sĩ trong Quốc Hội sắp tới sẽ dành riêng 70 ghế cho phe Quốc Dân Ðảng. (CQ, 28/12/1945; Giáp, KTNQ, 1974:110-1; 2001:99) Ðúng ngày 1/1/1946, chính phủ Liên Hiệp lâm thời ra mắt tại Nhà Hát lớn, Hà Nội. Hồ vẫn giữ chức Chủ tịch; với Nguyễn Hải Thần làm Phó. Giáp mất chức Bộ trưởng Nội Vụ, nhưng được cử làm Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng, với Vũ Hồng Khanh (VNQDÐ) và Vũ Kim Thành (ÐMH) là hai trong những thành viên. Năm ngày sau, cuộc bầu cử Quốc Hội đầu tiên của Việt Nam được tổ chức. Trong số 356 ghế dân biểu, như đã dàn xếp sẵn, Việt Cách (tức Ðồng Minh Hội) và VNQDÐ được dành riêng 70 ghế, và Nam Bộ 18 ghế. Gần hai tháng sau, ngày 23/2, ba phe VM, VNQDÐ và Việt Cách lại đồng ý đổi tên Chính phủ Lâm thời thành Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến. Hai bộ Canh Nông và Công Chính dành cho miền Nam. Bộ Quốc Phòng và Nội Vụ dành cho người trung lập (Phan Anh và Huỳnh Thúc Kháng). Việt Minh và Ðảng Dân Chủ được 4 bộ; VNQDÐ và Việt Cách 4 bộ còn lại. Hội Ðồng Quốc Phòng được cải danh thành Ủy ban Kháng Chiến Toàn quốc. Ðoàn Cố vấn quốc gia thì ngoài Vĩnh Thụy có thêm Lê Hữu Từ, Giám mục Ki-tô Phát Diệm. (La République (Hà Nội), 10/3/1946. Theo Giáp, Hồ đã bàn về việc thành lập chính phủ Liên Hiệp này với Tiêu Văn; vì các đảng phái chống đối. Cuối cùng, hai bên đồng ý thành lập một chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến gồm 10 bộ; Giáp 1974:149-50; 2001:136-137) Ngày Thứ Bảy, 2/3/1946, Quốc Hội Việt Nam chính thức khai mạc. Ngày này, chính phủ Hồ từ chức. Quốc Hội ủy Hồ thành lập chính phủ mới. Nửa giờ sau, Hồ công bố danh sách "Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến" đã được bí mật dàn xếp từ trước." (Ngưng trích) Vũ Ngự Chiêu chứng minh các thủ đoạn gian manh cuả HCM trong thời gian Liên Hiệp như sau: Trong số 356 ghế đại biểu quốc hội Hồ cũng đã ma mãnh “tặng” không cần bầu 70 ghế cho VNQĐD và Đồng Minh Hội. Do đó phía QG đã hiểu rỏ họ chỉ là thiểu số so với phe CS. Hành động “ăn bẩn”nầy chỉ đánh lừa được dân đen chứ không đánh lừa được các lãnh tụ phe QG! Còn chính phủ Liên Hiệp thì sao? Sau sáu tháng Liện Hiệp gìửa Đảng CSVN với các đảng phái Quốc Gia thì sự sát hại, thủ tiêu của CSVN đối với phe QG đã quá rõ rệt, dù rằng không có con số thống kê chính thức nhưng cũng đã quá đủ để cho các lãnh tụ cuả VNQDĐ, Việt Cách, Dân Xả Đảng, Đại Việt v.v… tìm đường rút lui nếu không muốn mất mạng. …"Vì đã có dụng tâm muốn quân Trung Hoa rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, Hồ đồng ý. Tuy nhiên, sau gần một năm độc lập, tinh thần bài Pháp ở miền Bắc đã lên cao độ. Việc Pháp tái chiếm miền Nam và những chiến dịch tuyên truyền chống Pháp đã được Việt Minh phát động một cách tinh xảo càng như đổ dầu vào lửa. Ðơn phương ký kết với Pháp lúc đó là một hành động tự sát chính trị. Khi các đối thủ loan tin Hồ đang bí mật thương thuyết với Pháp, dư luận chống đối đã bắt đầu nổi lên. Ngày 20/2, đối thủ Hồ tổ chức biểu tình đả đảo chính phủ tại Hà Nội, và yêu cầu Bảo Ðại lên cầm quyền. (Giáp 1974:142-4) Có lẽ vì thế đã có lúc Hồ ướm hỏi Bảo Ðại muốn thay mình hay chăng. ….Cuộc đảng tranh đã tạm thời giải quyết xong. Võ Nguyên Giáp và Huỳnh Thúc Kháng đã giúp Hồ thanh toán gần hết các đối thủ chính trị, đặc biệt là Ðại Việt và VNQDÐ. Sau vụ án Ôn Như Hầu ở Hà Nội và rất nhiều phiên tòa hình sự tại các địa phương, Giáp và Kháng đã cô lập hầu hết các phần tử đối lập trong các trại tập trung mang tên ‘cải tạo’ ở những vùng ma thiêng, nước độc tại thượng du Bắc Việt hay Khu IV (Thanh Hoá tới Thừa Thiên), Khu V (Quảng Nam-Quảng Ngãi-Bình Ðịnh). Ngay đến các Dân biểu đối lập cũng hoặc bị ‘mò tôm’ hay đi ‘cải tạo.’ Nhờ vậy, ngày 28/10/1946, Hồ có thể triệu tập Quốc Hội để thành lập chính phủ mới. Chính phủ Kháng chiến ngày 3/11/1946 này vắng bóng hầu hết những thành phần không Cộng Sản. Những người chịu qui phục Hồ cũng chỉ được giao các chức vụ tương trưng, và trên thực tế chẳng là gì hơn những tù nhân bị giam lỏng. Mặt Trận Liên Việt, mới được thành lập ít tháng trước để thay thế Việt Minh, cũng chìm dần vào quên lãng, hữu danh vô thực.” (Ngưng trích) b- Nhận định của tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu về cuộc chiến Việt Nam 1954-1975 : - “Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng”sách khảo cứu lịch sử NXB Văn Hoá in năm 2004 ,từ trang 62-66. http://www.geocities.com/docsu17/noichuyensuhoc.htm Vũ Ngự Chiêu trả lời phong vấn Nguyễn Vĩnh Châu trên Việt Mercury News năm 2004) “ Sau gần ba thập niên nghiên cứu tài liệu văn khố, tôi đi đến kết luận là cuộc chiến Việt Nam, trên cả hai mặt quốc tế và quốc nội, đều mang sắc thái một cuộc "thánh chiến." Chẳng phải vô tình mà Thủ Tướng Charles de Gaulle bổ nhiệm Linh mục/Đô Đốc Georges Thierry d'Argenlieu làm Cao ủy năm 1945 để cầm đầu cuộc tái chiếm Việt Nam, với sự ban phép lành của Tòa Thánh Vatican cùng Tổng Giám mục Antonin Drapier. Tại Mỹ, chúng ta chưa quên bài diễn văn "Bức Màn Sắt" của Thủ Tướng Anh Winston Churchill năm 1946, hay phong trào McCarthyism "thấy đâu cũng Đỏ cả" và "Tố Cộng xả láng" vào đầu thập niên 1950. Vì thế, cuộc tái xâm lăng Việt Nam của Pháp được biến hóa dần thành "chống Cộng." Tại nội địa, nòng cốt của cuộc chiến là đảng Cộng Sản Đông Dương, và các giáo sĩ cùng giai tầng trung gian bản xứ sót lại từ thời Pháp thuộc. Các đảng phái chống cộng không chịu sự chi phối của Giáo Hội Ki-tô đều bị loại ra ngoài, bắt buộc phải đứng bên lề, trong khi đại đa số dân Việt của cả hai miền bị biến thành những con chốt qua sông, quay cuồng trong những cơn bão cát khói lửa và bạo lực. Đặc biệt là từ sau năm 1954. Thí dụ như các hệ phái Đại Việt miền Bắc, miền Trung, Việt Nam Quốc Dân Đảng hay Cao Đài, Hòa Hảo, v.v. ” 2-“ Cuộc chiến Quốc-Cộng ở Việt Nam :xét cho cùng lý, là một cuộc chiến ủy thác giữa các siêu cường, một trong những điểm nổ của thế “chiến tranh lạnh” giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản (1947-1991). Trên cơ bản, nó là một cuộc chiến “tiền đồn” mà sự thắng bại không có yếu tố quyết định đến đại thể. 3- Chính phủ Hồ được giao nhiệm vụ mới: tiền đồn của Xã Hội Chủ Nghiã!: “Để bảo đảm cho viẹc tiếp vận từ Trung Cộng, Băc Kinh giúp Hồ mở chiến dịch biên giới…Từ ngày này, thế trận đã thay đổi hoàn tòan. Việt Minh bắt đầu chủ động chiến trường. Chính phủ Hồ được giao nhiệm vụ mới:tiền đồn của Xã Hội Chủ Nghiã!Trong khối Tự Do ngày 4/2/1950 Mỹ nhìn nhận chế độ Bảo Đại vì Hồ đã để lộ bản chất thật sự Cộng sản” c- Nhận định về cuộc chiến Việt Nam, trong đó trận chiến Mậu Thân 1968 là trận chiến quan trọng nhất. Ông Vũ Ngự Chiêu viết như sau: http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=1973 Mậu Thân 1968: Thắng Hay Bại?Chính Đạo (tài liệu gồm 34 trang) "Trong số những trận đánh có tầm chiến lược quan trọng từ 1959 tới 1975, cuộc tổng tấn công vào các thành phố và tỉnh lỵ miền Nam đúng dịp Tết Mậu Thân (1968) được liệt vào hàng đầu. Ðây là một chuyến “làm ăn” táo bạo của Lê Duẩn (1908-1986), Bí thư thứ nhất Ðảng Lao Ðộng [Cộng Sản] Việt Nam, đưa đến những thiệt hại to lớn về nhân sự cho Bắc quân. Nhưng về mặt chính trị và ngoại giao–dù có dự đoán trước hay chăng–ba đợt tấn công vào Sài Gòn-Chợ Lớn trong năm 1968 tạo một ảnh hưởng sâu đậm tại chính nước Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara, và rồi Tổng thống Lyndon B. Johnson cùng đa số thành phần chủ chiến đều nghiêng về phía tìm một giải pháp chính trị. Mặc dù hòa đàm Paris, nhóm họp từ mùa Xuân 1968, chưa giải quyết được ngay cuộc chiến Việt Nam, tình trạng vừa đánh vừa đàm kéo dài hơn bốn năm nữa, chiến dịch Mậu Thân đánh dấu một khúc quanh quan trọng. Ít nữa, nó cũng giảm hẳn cường độ cuộc chiến ở phía Bắc vĩ tuyến 17, kế hoạch Rolling Thunder [Sấm Rền] hầu như chấm dứt từ đầu tháng 11/1968–một cuộc xuống thang rõ ràng sau gần 5 năm “leo thang.” “ Cuộc chiến Quốc-Cộng ở Việt Nam, xét cho cùng lý, là một cuộc chiến ủy thác giữa các siêu cường, một trong những điểm nổ của thế “chiến tranh lạnh” giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản (1947-1991). Trên cơ bản, nó là một cuộc chiến “tiền đồn” mà sự thắng bại không có yếu tố quyết định đến đại thể. “Tóm lại, trên lãnh vực nội địa, cuộc Tổng Tấn Công-Tổng Khởi Nghĩa Mậu Thân 1968 là thất bại lớn cho phe Cộng Sản, hoặc văn hoa hơn, chỉ là một thứ “tổng diễn tập” cho chiến thắng quân sự 1975. Nhưng những hậu quả chính trị–như loại bỏ thực lực chính trị-quân sự của MT/GPMN–và nhất là ngoại giao khiến “Nghị quyết Quang Trung” của CSBV được coi như bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn 2 của chiến cuộc Việt Nam, 1959-1975." Nhận định của Vũ Ngự Chiêu về giai đoạn Mậu Thân rất chính xác,cho thấy mặc dù Miên Nam VN đã chiến thắng quân sự trong trận chiếnMậu Thân nhưng về mặt chính trị ,nhất là hậu trường nuớc Mỹ trận chiến Mậu Thân đã làm đảo lộn sự ủng hộ của dân Mỹ đối với Miền Nam VN. Nhân định cuả Long Điền về những quan điểm của sử gia Vũ Ngự Chiêu: 1-Sử gia cũng là con người. Dù có khách quan thì cũng có mức độ, ngoài ra còn có tác động ngoại cảnh, con người chi phối, kể từ khi giao thiệp gắn bó với Nguyễn Mạnh Quang (một “giáo sư”thân cộng) và Trần Chung Ngọc trên Giao Điểm (một trang Web thân Cộng sản) thì lập trường chính trị và nhận thức lịch sử của ông đã thay đổi hẳn nếu không muốn nói là quay 180 độ.(mặc dù gần đây 2 nhóm đã chống nhau kịch liệt) Theo ông Vũ Ngự Chiêu thì cuộc chiến VN 1945-1975 là một cuộc “Thánh Chiến Chống Cộng”trong đó cả hai miền Nam, Bắc đều bị Giáo Hội Ky Tô lợi dụng không bên nào có chính nghiã cả, bị loại ra bên ngoài và toàn dân VN bị quay cuồng trong khói lửa! Nhưng rỏ ràng Vũ Ngự Chiêu bỏ quên yếu tố CS Bắc Việt chủ động trong cuộc tấn công Miền Nam chớ Miền Nam chưa hề có cuộc tấn công quy mô nào ra miền Bắc! Không lẽ lúc đó CS Bắc Việt bị Vatican điều khiển để tấn công Miền Nam hay sao? Lập luận đó hoàn toàn vô lý! 2-Nhận định của ông Vũ Ngự Chiêu có đôi phần thiên kiến với chính phủ Ngô Đình Diệm và nhất là với phiá Công Giáo Vatican, nên những nhận định của ông không khách quan mà có đôi phần thiên lệch về phiá CS, trong khi ngày nay toàn dân Việt Nam thảy đều căm tức trước sự ương hèn cuả bè lủ Việt Gian CS đối với Trung Cộng qua hành động dâng đất dâng biển cho quan thầy thì Vũ Ngự Chiêu lại nhận định là có “nhiều triển vọng tích cực” và sẽ “vượt qua những khó khăn cứng đọng bấy lâu.” Như vậy ông cũng phủ nhận chính ông trong thời gian ông phục vụ trong QLVNCH chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt vào Miền Nam trước 1975! Chẳng lẽ với sự hiểu biết của một sĩ quan trong QLVNCH và là tác giả của hàng chục quyển sách sử giá trị ấn hành trước 1975 thảy đều nói lên sự ngu tối, lầm lạc của chính tác giả trong việc bão vệ Miền Nam? Có cái gì đó khác nhau giửa những nhận định của Vũ Ngự Chiêu từ 1996 trở về trước và sau năm 2005 lúc mà Vũ Ngự Chiêu nhận được học bổng Fullbright và được nhà cầm quyền Cộng sản cho về Việt Nam “nghiên cứu lịch sử” và “tự do tham quan trong các văn khố và bảo tàng nhà nước”. Chỉ có chính ông mới trả lời được câu hỏi nầy! 3-Để bão vệ chủ quyền quốc gia và bão vệ chính nghĩa, chế độ đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà chấp nhận viện trợ quân sự nhưng không chấp nhận Mỹ đổ quân vào VN thì lại bị Vũ Ngự Chiêu lên án. Lý do tại sao? 4-Tại sao Vũ Ngự Chiêu công nhận Mỹ có quyền quyết định mở chiến tranh tại VN, Mỹ thương thuyết với Liên Xô(1968) và Trung Cộng (1972)để chấm dứt chiến tranh VN, kể cả Mỹ đơn phương hoà đàm với CSVN tại Paris (1973) mà phần thiệt hại cho Miền Nam là thấy rỏ mà Vũ Ngự Chiêu không chấp nhận việc Tổng Thống dân cử Ngô Đình Diệm có quyền thương thuyết với CSVN để tìm giải pháp đình chiến trước đó 10 năm khỏi hao tổn sinh linh cho cả hai bên trên 2 triệu người. Trong quyển “Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng”,NXB Văn Hoá 2004 chương V:”Phiến Cộng Trong Dinh Gia Long” từ trang 305 đến 383,Vũ Ngự Chiêu đã viêt: “Đích thân Cố vấn Ngô Đình Nhu (1910-1963) cũng tuyên bố với viên chức tình báo Mỹ, và ngay cả các Tướng miền Nam, nhiều lần, rằng ông ta từng tiếp xúc Việt Cộng. Tình báo Mỹ, Pháp và Việt đều nói về buổi họp mặt bí mật với Phạm Hùng (Phó Thủ tướng Bắc Việt, đặc trách kế hoạch thống nhất hai miền Nam-Bắc từ năm 1958).”Trang 306. …“Không ai có thể chối cãi việc anh em họ Ngô tiếp xúc với Cộng Sản. Nếu thời điểm họ Ngô bắt đầu ve vãn Cộng Sản còn gây nhiều bàn cãi, đầu mối bằng xương, bằng thịt xuất hiện tại ngay chính Dinh Gia Long ngày 2/9/1963 là Mieczylslaw Maneli, Trưởng đoàn Poland trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến” …Nhu nói thêm: “De Gaulle có quyền phát biểu ý kiến, nhưng những người không tham gia vào trận chiến không có quyền can thiệp. Sự trung thành của chúng tôi với Mỹ ngăn cấm chúng tôi nghiên cứu tuyên bố của de Gaulle hay Hồ. Người Mỹ là dân tộc duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam.” …“Nhu trả lời Maneli rằng lời tuyên bố của de Gaulle rất “lôi cuốn” [interesting], nhưng chỉ những người thực sự chiến đấu trong cuộc chiến này có quyền nói và hành động. Nam Việt Nam liên kết với Mỹ và sẽ là điều vô luân khi dò dẫm đơn phương sau lưng người Mỹ.”Trang 308 …“Nhu thú nhận đã bí mật tiếp xúc với một số cán bộ Việt Cộng (hiểu theo nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam). Mùa Xuân 1963, nhân dịp phát động chiến dịch Chiêu Hồi (vào tháng 4/1963), Nhu nhiều lần khoe đón tiếp cán bộ Cộng Sản cao cấp ngay tại Dinh Gia Long. Có lần, Nhu chỉ vào chiếc ghế Đại sứ Frederick (Fritz) Nolting đang ngồi, nói một lãnh tụ Cộng Sản vừa mới rời chỗ đó. Rồi giải thích rằng đang gặp các lãnh tụ Việt Cộng để thuyết phục họ mang quân về hàng chính phủ. Nolting báo cáo chi tiết này về Oat-shinh-tân, và xin cho Nhu toàn quyền hành động hầu thành lập một chính phủ "mở rộng."Trang 309. Hành động “ve vãn” [flirtation] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu—và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam—chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963”.Trang 380 Trong khi đó thực tế tin tình báo từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa giải mật cho thấy : (FRUS, 1961-1963, IV:325-326) Tất cả cảm thấy rằng miền Bắc đang bị suy thoái về kinh tế và biết rằng Việt Cộng đang thua trận tại miền Nam. Vì thế miền Bắc sẽ thương thuyết một hiệp ước ngưng bắn để đổi lấy hai điều kiện: hiệp thương Nam-Bắc và việc triệt thoái quân Mỹ. [Their reasoning was similar. All of them felt that the North was hurting very badly economically and was aware that the Viet Cong was losing the battle in the South. They therefore conclude that, in return for two stipulations, the North would be willing to negotiate a cease-fire agreement with the South. These two stipulations are: North-South trade and the departure of US forces] trang 381 (ngưng trích) 5-Như vậy lời kết tội của Vũ Ngự Chiêu đối với ông Ngô Đình Diệm có phải là thiếu cơ sở và thiên lệch hay không? Sự giả dối của Hồ Chí Minh đã làm thiệt hại cho đất nườc, vì từ 1945 Hồ đã tuyên bố Việt Nam không theo chủ nghiã Cộng Sản, đồng thời Hồ còn tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản năm 1946 để đánh lừa Hoa Kỳ và toàn dân Việt Nam, nhưng bộ mặt giả dối đó không dấu được cơ quan tình báo Hoa Kỳ! Nếu thật sự vì quyền lợi quốc gia dân tộc, trước xu thế cuả toàn thế giới từ bỏ chủ nghiã CS bất nhân, Hồ đã bỏ lỡ cơ hội để đưa VN hoà đồng vào thế giới Tự Do thay vì chạy theo Cộng Sản Quốc Tế một chủ thuyết mà cuối thế kỷ 20 đã vĩnh viển bị cả thế giới từ bỏ và lên án. 6-Sự liên lạc của chính phủ Ngô Đình Diệm với CSVN hay MTGPMN để mưu tìm một giải pháp ngưng chiến là đúng với mong mỏi của toàn dân hai miền, vì xét cho cùng cuộc chiến càng kéo dài thì càng gây nhiều đau thương, đổ nát và chỉ có lợi cho các cường quốc hai bên mà thôi. Vũ Ngự Chiêu dùng từ “ve vản” và “phản bội” để kết tội ông Diệm ở đây là hoàn toàn bất hợp lý và bất công. Ông Nhu đã thông báo đầy đủ với phiá Hoa Kỳ các cuộc thương thuyết đó thì không thể gọi đó là hành động phản bội Đồng Minh. Phê phán chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà là gia đình trị và phân biệt đối xử tôn giáo điều nầy có thể đúng phần nào nhưng bỏ quên sự việc hiển nhiên là một số phần tử Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn đó đã bị Cộng Sản lợi dụng và giật dây là thiếu công tâm. Trong nhận định của mình, Vũ Ngự Chiêu còn bỏ sót, làm nhẹ các hoạt động phá hoại cuả nhóm sư ni thân cộng (sau 1963) như Thích Trí Quang, ni sư Huỳnh Liên, v.v..…và nhóm Công Giáo thân cộng như Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Chân Tín v.v…mà chỉ đổ tội cho chính quyền Miền Nam thì có công bằng chưa? Phần nhận định của Vũ Ngự Chiêu chưa so sánh được thái độ đối xử chưa được khéo léo của chính quyền MN đối với Phật Giáo và sự đàn áp tôn giáo thô bạo của Cộng sản VN từ sau 1975 đến nay, bởi vì đọc các tài liệu sau nầy của ông, gần như chúng ta thấy thiếu hẳn sự nhận xét của Vủ Ngự Chiêu về chính sách đàn áp man rợ của CSVN đối với các tôn giáo trong nước hiện nay. Thực tế cho thấy sự gọi là “đàn áp Phật Giáo” thời 1954-1963 của MN còn thua xa hàng trăm lần so với sự đàn áp thô bạo của CSVN sau nầy , vì lẽ đó người đọc thấy rỏ sự thiên lệch cuả sử gia Vũ Ngự Chiêu là cố ý vì lý do chính trị hay do nhận thức thay đổi theo năm tháng! Mời quý vị cùng xem tiếp các nổ lực hoà hợp, hoà giải của ông Vũ Ngự Chiêu khi về Việt Nam: …“Tôi cùng một số anh em cũng đang nỗ lực bắc nhịp cầu thông cảm giữa dân tộc Việt và dân tộc Mỹ, qua việc trao đổi những kiến thức dĩ vãng hầu xây dựng một nền tảng liên hệ mới, tốt đẹp hơn, dựa trên bình quyền và tình thân hữu. Một trong những việc muốn thực hiện là nghiên cứu về khả năng cải cách luật pháp tại Việt Nam, hầu tiếp tay vào việc giúp Việt Nam sớm thiết lập được một nền pháp trị hiến định. Sự đóng góp của tôi cũng có thể từ một vị thế khác hơn một người học luật và học sử. Hy vọng trong một tương lai gần tôi sẽ biết rõ mình sẽ có con đường nào để đi. Chỉ biết thật chắc rằng tôi vẫn hằng tâm niệm lời thề cùng vong hồn tử sĩ hơn 30 năm trước: Đó là tha thiết và liên lũy phục vụ quyền lợi của quốc gia và dân tộc. Danh lợi cá nhân, với tôi, chỉ tựa đất thó, mảnh sành.” (Ngưng trích) -Những nổ lực “hàn gắn vết thương chiến tranh”, những mong muốn chính đáng “Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc” của ông Vũ Ngự Chiêu xem chừng khó áp dụng tại VN nếu không muốn nói là “ngây thơ chính trị”vì trước VNC có biết bao nhiêu là học giả, trí thức cũng có những nguyện vọng tốt đẹp là tạo Đoàn Kết Dân Tộc để xoá bỏ “Hận Thù” hầu kiến tạo lại quê hương sau bao nhiêu năm CS sai lầm tạo cuộc chiến vô ích, nhưng họ đã được đáp lại bằng sự hận thù và trù dập. Bởi một lý do duy nhất là con người Cộng sản chỉ muốn là đảng phái duy nhất cầm quyền, họ tự cho là đứng trên Hiến Pháp, Luật Pháp để dể bề thao túng, bóc lột, chia chác tài nguyên quốc gia cho đảng và phe nhóm của họ mà thôi.Tấm lòng mong muốn “cải tạo luật pháp” trong khi đảng CSVN cứ ngồi trên Hiến Pháp và Quốc Hội thì ông Vũ Ngự Chiêu nghĩ sao? -Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu hy vọng là sẽ được đảng CSVN trọng dụng trong những công việc ngoài chuyên môn như “Sự đóng góp của tôi cũng có thể từ một vị thế khác hơn một người học luật và học sử. Hy vọng trong một tương lai gần tôi sẽ biết rõ mình sẽ có con đường nào để đi.”nhưng ông đã lầm, CSVN rất thù dai và điều tra lý lịch rất kỹ, những bài viết trước kia của ông lên án chế độ CSVN và chê bai Hồ Chí Minh nên chúng không dùng. -Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu nhận định thế nào về các thái độ, hành động hèn nhát gần đây của nhà cầm quyền quyền CSVN trước âm mưu thôn tính nước ta cuả Trung Cộng. Những ý thức chính trị về “bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, sinh tồn cuả Dân Tộc” đều bị đảng CSVN và tập đoàn cai trị hiện nay biến thành bảo vệ Đảng, bảo vệ sinh mạng đảng viên còn quyền lợi của đại đa số 86 triệu đồng bào bị bỏ qua một bên. -Sự kiện công nhận Hoàng Trường Sa, biên giới phiá Bắc được đảng CSVN tùy tiện cắt đất dâng cho Trung Cộng, việc bắt bớ, đàn áp dã man những ai biểutình,phản đối việc cướp đất, cướp biển của Trung Cộng cho thấy thủ đoạn cai trị tàn ác và độc hại của CSVN và trách nhiệm của người trí thức Vũ Ngự Chiêu phải làm gì trước các vấn nạn nầy?. B-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của những người Cộng Sản và thân Cộng sản: 1-Hồ Chí Minh : Hồ Chí Minh (1890- 1969) Tiểu sử Hồ Chí Minh (Tài liệu từ phía Cộng Sản): HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969 ), lãnh tụ cách mạng, tác giả, tên thật là Nguyễn Tất Thành, người sáng lập đảng Cộng sản Đông Dương, Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung. Trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, và nhiều tên khác ( Lí Thuỵ, Anh Ba, Vương Sơn Nhi, Chàng Vương, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Thầu Chín). Con trai thứ của chí sĩ Nguyễn Sinh Huy( Nguyễn Sinh Sắc), và bà Hoàng Thị Loan. Quê làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân trong một gia đình nho học truyền thống, thuở nhỏ thông minh, hiêú học. Đến tuổi thiếu niên theo thân phụ vào Huế học tại trường tiểu học Đông Ba, trường trung học quốc học. Đầu năm 1911 ông bỏ học với ý định ra nươc ngoài tìm đường cứu nước . Trên đường vào Sài Gòn ông ghé Phan Thiết dạy học một thời gian ngắn tại trường Dục Thanh do các nhà yêu nước lập ra. Sau ông vào Sài Gòn lấy tên là Ba làm phụ bếp cho tàu buôn Amiral Latouche Tréville, rồi sang Pháp tìm hiểu tình hình thế giới. Tại đây ông liên hệ mật thiết với các nhà yêu nước Phan Châu Trinh, PhanVân Trường... và đến các nước Anh, Đức, Mĩ một thời gian. Năm 1917 ( tại Pháp) ông tham gia đảng xãhội Pháp, lập hội những người Việt Nam yêu nước để tuyên truyền và giác ngộ Việt Kiều ở Pháp. Năm 1918 ông cùng các nhà yêu nước khác gửi đến hội nghị Versallets một yêu sách gồm 8 điểm đòi tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của người Việt Nam với tên là Nguyễn Ái Quốc. Năm 1921 ông tham gia đảng cộng sản Pháp, tại Đại hội lần thứ 2 của đảng cộng sản Pháp, ( 1923) ông được cử tham gia chủ tịch đoàn đại hội. Ở đây ông và các đồng chí khác xuất bản tờ báo Le Paria ( người cùng khổ) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Cuối năm 1923 ông sang Liên Xô với tư cách là đại biểu của nông dân các nước thuộc địa. Tại hội nghị quốc tế nông dân, ông được bầu vào ban chấp hành quốc tế nông dân. Trong thời gian này ông làm việc ở Quốc tế cộng sản và viết bài cho các báo Sự thật, Thư tín quốc tế. Cuối năm 1924 ông về Quảng Châu với tên là Lí Thuỵ công tác trong phái đoàn Brodine (cố vấn của Liên Xô bên cạnh chính phủ quốc dân đảng Trung Quốc). Tại đây ông sáng lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội tập hợp các nhà yêu nước ở nước ngoài và tham gia thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Năm 1927 sau vụ khởi nghĩa Quảng Châu ông đi Liên Xô , Bỉ, Đức, Thụy Sĩ....giữa năm 1928 về hoạt động ở Thái Lan và xuất bản báo Thân Aí. Các năm 1930 đến 1931 tuy ở nước ngoài ông vẫn chỉ đạo thực hiện phong trào Xô Viết ở các tỉnh Nghệ Tĩnh và các tỉnh khác. Tháng 6/1932 ông bị mật thám Anh bắt tại Hương Cảng, đến đầu năm 1933 mới được trả tự do . Sau đó ông trở lại Liên Xô học tại trường đại học Lênin. Năm 1938 ông về hoạt động ở Quảng Tây trong đơn vị Bát lộ quân trung quốc, đầu năm 1939 ông liên lạc được với Ban chấp hành trung ướng đảng Cộng sản Đông Dương qua xứ ủy Bắc Kì. Cuối năm 1940 ông về nước, lập căn cứ ở Pác Bó đào tạo cán bộ và trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng các hội Cứu quốc ở các địa phương để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Tháng 8-1942 ông lấy tên là Hồ Chí Minh rồi trở về Trung Quốc liên lạc với các tổ chức cách mạng của người Việt Nam ở đó. Vừa đến biên giới thì bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam một năm. Trong thời gian ngồi tù ông viết tập thơ Nhật Ký trong tù , sau khi được trả tự do, ông tiếp xúc với các tổ chức chống Pháp - Nhật của người Việt Nam ở Liễu Châu, bắt liên lạc được với đảng rồi trở về nước lãnh đạo cách mạng . Cuối năm 1944 ông thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và lập khu giải phóng Việt Bắc chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945 ông chủ tọa hội nghị quốc dân toàn quốc ( quốc dân đại hội ). Tại đại hội ông được bầu làm Chủ Tịch. Ngày 25/8/1945 ông về Hà Nội chủ tọa phiên họp của tổng bộ Việt Minh thành lập chính phủ lâm thời. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình ông thay mặt chính phủ đọc bản tuyên ngôn độc lập do ông viết , tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, chấm dứt chính quyền phong kiến, thực dân ngự trị lâu dài trên đất nước Việt Nam . Đến ngày 19/12/1945 do sự khiêu khích của thực dân Pháp, Chủ Tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến kéo dài đến năm 1954 với chiến thắng ở Điện Biên Phủ - quân Pháp bắt buộc kí hiệp định Geneve rút quân khỏi Việt Nam . Đầu năm 1955 chủ tịch từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội trước sự đón tiếp tưng bừng của nhân dân thủ đô. Các năm 1957 đến 1960 chủ tịch đi thăm các nước xãhội chỉ nghĩa nhằm thắt chặt tình hữu nghị và tổng kết vấn đề chiến lược của cách mạng thế giới. Sau khi Mĩ can thiệp vào miền Nam và chiến tranh xảy ra ác liệt ở cả hai miền, chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị chính trị đặc biệt nhằm tăng cường khối đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi cho cách mạng. Trong những năm cuối đời, sức khỏe sút giảm, Chủ Tịch vẫn sáng suốt lãnh đạo nhân dân xây dựng và kháng chiến. Ngày 2/9/1969 chủ tịch từ trần tại Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi, để lại sự thương tiếc khôn nguôi trong lòng nhân dân Việt Nam. Trước khi mất, Chủ Tịch có lời di chúc về việc riêng: Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hoả táng (...) Tro thì chia làm ba phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một cho miền bắc, một hộp cho miền trung, một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả không nên có bia đá, tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà đơn giản, rộng rãi, chắc chắn , mát mẻ, để cho những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Các tác phẩm chính: " Le procès de la colonisation francaise"; "Giấc ngủ 10 năm"; "Thi đua ái quốc"; "Thuốc đắng dã tật"; "Sửa đổi lề lối làm việc ";" Báo cáo chính trị "(đọc tại đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ 2 , 1951); "Đồng bào miền Nam là dân nước Việt Nam, chân lí đó không bao giờ thay đổi" ; "Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch nhân dịp những ngày kỉ niệm kháng chiến"; "Thư Hồ Chủ Tịch gửi cán bộ và giáo viên bình dân học vụ"; "Cách mạng Tháng Mười và sự nghiệp giải phóng các dân tộc phương Đông" ; "Hăng hái vào tổ đổi công, hợp tác xã và thi đua cải tiến kỹ thuật đẩy mạnh sản xuất"; "Lao động là nghĩa vụ và vinh dự"; "Miền Nam là ruột thịt , Nam bắc là một nhà"; "Bản án chế độ thực dân Pháp; Lên án chủ nghĩa thực dân "; "Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương"; "Về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch" ; "Hồ Chí Minh tuyển tập"; "Con người xã hội chủ nghĩa"; "Đạo đức cách mạng"; "Hăng hái tiến lên dành thắng lợi hoàn toàn giặc Mĩ xâm lược"; "Thơ Hồ Chủ Tịch";" Con đường hạnh phúc và con đường suy vong"; "Đen trắng rõ ràng"; "Cách mạng tháng 10 vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc" ;" Nâng cao đạo đức cách mạng , quét sạch chủ nghĩa cá nhân"; "Vi hành"...và một số thơ văn khác in thành "Hồ Chí Minh toàn tập". Tiểu sử Hồ Chí Minh (theo phía Quốc Gia): Nhiều tài liệu được công bố gần đây có những khác biệt về năm sinh, về gia tộc, đời tư, các bà vợ, tình nhân, kể cả các thủ đoạn ám muội mà Hồ Chí Minh và đảng CSVN cố tình che dấu và cố tạo một huyền thoại (không bao giờ có thật), thần thánh hoá con người HCM nhằm tạo ra một cuộc lường gạt vĩ đại chẳng những trong phạm vi cả nước mà còn lường gạt cả thế giới nửa! Con người Hồ Chí Minh một nhân vật đặc biệt thuộc về "hội kín" có đến 20 tên thường dùng và 173 bút danh khác nhau(một kỷ lục thế giới ) trong đó có cả bút danh giả mạo "Trần Dân Tiên" viết bài để tự ca tụng mình(trong lịch sử thế giới chưa từng có) theo tài liệu công bố gần đây như một gián điệp, Hồ Chí Minh từ 1933 là một nhân vật giả trang (nguời Tàu) thay thế ,còn Hồ Chí Minh thật(người Việt) thì đã chết từ 1932 có giấy chứng tử? Hiện chưa ai xác minh tài liệu công bố của Giáo sư Hồ Tuấn Hùng sinh năm 1949(Đài Loan) có bao nhiêu sự thật về Hồ Chí Minh. Đúng ra các cuộc tranh luận về lý lịch và con người của Hồ Chí Minh không bao giờ dứt, vì đảng CSVN và bản thân Hồ luôn cố dấu tung tích vì ông có nhiều việc làm không quang minh, không phải trong giai đoạn bí mật mà cả trong giai đoạn công khai sau 1945 khi nắm giữ vai trò chủ tịch nước. -Nhận định về Hồ Chí Minh của người Cộng Sản Lữ Phương: Nhà nghiên cứu Lữ Phương, từng là thứ trưởng Văn hoá của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Vì Hồ Chí Minh rất giỏi về che dấu bản thân, đảng CSVN cũng vậy, luôn che dấu, thần thánh hóa ông Hồ, các tài liệu về ông Hồ đều qua sự kiểm duyệt của Ban Văn Hoá Tư Tưởng, những điều nào bất lợi thì bị loại bỏ. Nên chúng ta phải dùng các nhận định của những người thân tình (Đảng viên CSVN) ghi nhận về ông Hồ, những tài liệu nầy thuộc loại hiếm vì CSVN không cho phổ biến các loại tài liệu nói sự thật về ông Hồ. Những tài liệu thuộc loại nầy dùng để tham khảo, nhiều chi tiết, nhận định không khách quan mà chỉ một chiều theo quan điểm của con người đảng viên Cộng sản. Nhận định về Hồ Chí Minh cũng đã là hiếm, còn phê phán Hồ Chí Minh trong nội bộ đảng CSVN lại càng hiếm hơn, còn viết để ca tụng thì nhiều vô kể nhưng chỉ dùng trong tuyên truyền vì ngày nay toàn dân Việt Nam đều biết đó là bịa đặt. Do đó phần đóng góp của một trí thức Cộng Sản Lữ Phương đáng được trân trọng, dù có đôi chỗ ông Lữ Phương vẫn còn xem ông Hồ là “Thần tượng”. - http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9090&rb=08 Lữ Phương Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh gồm 7 chương 106 trang (Sự hình thành một chọn lựa) 1 2 3 4 5 6 7 Một số chương rời của cuốn sách mỏng này đã lần lượt xuất hiện trên tạp chí Thư Nhà ở Sài Gòn vào những năm 2001-2002 – một tạp chí ở Úc, gửi về Việt Nam đã được một số thân hữu tại Sài Gòn nhân ra nhiều bản – sau đó đã được tập hợp lại dưới nhan đề Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh (với cái tên phụ là “Sự hình thành một chọn lựa”), sao chụp nhiều đợt, phổ biến như một tài liệu chuyền tay được nhiều người tìm đọc. Được đưa lên mạng hải ngoại để dội về nội địa, cuốn sách đã được xem là một ấn phẩm chứa đựng một thứ nội dung chưa từng có đối với cái không gian chữ nghĩa trong nước: lần đầu tiên đã xuất hiện sự phê phán một cách công khai và có hệ thống điều thường được gọi là sự “chọn lựa xã hội chủ nghĩa” mà vị lĩnh tụ tối cao của chế độ đương quyền, là ông Hồ Chí Minh, đã mang về cho Việt Nam trong quá trình chống chủ nghĩa thực dân. Do đã quan tâm đến đề tài này từ lâu (với một loạt bài viết về chủ nghĩa Marx) tôi có nhiều lần nhắc đến Hồ Chí Minh, nhưng ý định tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về quá trình hình thành nên sự “chọn lựa” nói trên của ông – từ những ngày sang Pháp (1911) cho đến ngày ông về nước (1941) – chỉ nẩy ra với tôi khi thấy những nhà ý thức hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu nói rất nhiều đến “tư tưởng Hồ Chí Minh” để định hướng cho con đường phát triển của đất nước, sau khi Liên Xô, Đông Âu sụp đổ. Đối với người Việt Nam trong nước lẫn ngoài nước, ai cũng biết đây là một vấn đề gai góc, rất dễ gây ngộ nhận, chia rẽ. Và lý do thì quá rõ: tuy Hồ Chí Minh đã trở thành một nhân vật của quá khứ rồi, nhưng cái di sản nhiều mặt mà ông để lại cho những người còn sống thì vẫn còn nguyên, dưới những sắc thái ngược nhau như lửa với nước. Sự sùng bái, thần phục tồn tại song song với những nguyền rủa, căm hờn, thái độ nào cũng diễn ra dưới những trạng thái cực đoan, dường như ngày càng nặng nề hơn. Cảnh giác không để rơi vào những tranh cãi nguy hiểm đó, tôi đã thử học theo phương pháp quen thuộc của những người theo trường phái hàn lâm: để cho những tài liệu nghiên cứu lên tiếng thay cho tư biện. Những tài liệu ấy, hầu hết là thứ cấp, và cũng chẳng thấm vào đâu, nhưng khi phê bình, đối chiếu, so sánh những gì tìm được, tôi nhận ra được tính hiện thực rất hiển nhiên của một số sự kiện có thể đính chính được khá nhiều sai lạc về cuộc đời và tư tưởng của Hồ Chí Minh thường được lưu truyền từ trước đến nay. Những đính chính ấy bạn đọc sẽ tìm thấy trong cuốn sách mỏng này. Không phải chỉ là những chi tiết thuộc về cuộc sống riêng tư, những tình huống thăng trầm trong hoạt động của ông mà quan trọng hơn hết là những kết quả tinh thần của cuộc dấn thân mà ông đã đem về cho đất nước. Tôi hy vọng rằng những ý kiến mà tôi đưa ra để tìm câu trả lời cho những chủ đề rốt ráo ấy vẫn có khả năng điều chỉnh lại một số điều đã bị huyễn hoặc về những cái gọi là “công tội” mà người ta đã viết đã nói về sự nghiệp của ông. Tôi hoàn toàn ý thức được những giới hạn trong công việc nhỏ bé của mình. Việc nghiên cứu nghiêm chỉnh về vai trò lịch sử của Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục trong giới nghiên cứu. Với những tư liệu tập hợp được từ những nguồn đã có, tôi chỉ mong tìm ra một cách nhìn hiện thực hơn về một nhân vật đã từng đẩy tôi vào những vòng xoáy lịch sử do ông tạo ra, không phải bằng sự bình thản của lý tính mà bằng những sôi bỏng của đam mê và huyền thoại. Ý định đơn giản này nếu được bạn đọc nhận ra qua những trang viết về nhân vật ấy, đối với tôi, thật sự là một điều mong ước. Những dòng “thay cho lời nói đầu” này tôi viết riêng cho lần “tái bản” cuốn Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh gửi đăng trên talawas. Một số hiệu đính, sửa chữa cũng đã được thực hiện, trong đó có thêm vào hai chương “Phụ lục”, vốn cũng là những bài rời liên hệ đến cùng một chủ đề. Sài Gòn, 22.1.2007 Lữ Phương Chương 1 Ra đi “tìm đường cứu nước” Những ai quan tâm đến tiểu sử của Hồ Chí Minh đều biết cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên, viết từ năm 1948, đến nay in đi in lại đã có cả chục lần rồi. Cuốn sách này đã đóng vai trò hết sức đặc biệt đối với giới nghiên cứu, giảng dạy về Hồ Chí Minh trong chế độ cộng sản Việt Nam từ đó đến nay: nó được mọi người coi như là tác phẩm do chính Hồ Chí Minh viết về mình dưới bút danh Trần Dân Tiên, một tài liệu được tác giả giới thiệu như một “tiểu sử trung thành, đúng đắn, sinh động, không thêu dệt, không bày đặt” [1] . Cuốn sách vì thế đã thành một nguồn tham khảo căn bản, quan trọng nhất cho tất cả những công trình biên khảo về Hồ Chí Minh: các sự kiện về cuộc đời hoạt động của ông đã được đương nhiên coi là chính xác, không thể nói khác, nói ngược lại. Tuy vậy, đọc kỹ sẽ thấy đó không phải là một “tiểu sử” đúng nghĩa. Nó được thể hiện theo hình thức một thứ truyện kể [2] , gián tiếp mượn người khác nói về mình, và chỉ nói những gì tác giả cho là cần thiết, còn những điều rất quan trọng khác thì lại được cố tình giấu đi bằng kỹ thuật gọi là “biệt tích” không rõ lý do của nhân vật chính. Nói chung là một cuốn sách rất gần với thể loại gọi là truyện ký “người thật việc thật”, chứa đựng khá nhiều những yếu tố hư cấu để tuyên truyền, rất tiêu biểu trong nền văn chương tuyên huấn cách mạng, vì vậy những sự kiện ở đây đã không còn hoàn toàn là những cái mà chúng ta thường gọi là khách quan, sử học nữa. Muốn có được cái nhìn trung thực hơn về các sự kiện trong đời hoạt động của Hồ Chí Minh trong cuốn sách nói trên, thiết tưởng chúng ta không có cách nào khác là đối chiếu chúng với những nguồn tài liệu khác, những nguồn tài liệu này đã được giới nghiên cứu phát hiện khá phong phú trong suốt mấy chục năm qua. Chúng ta hãy dừng lại ở một thời điểm khá quan trọng đối với cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh – đó là cuộc bỏ nước sang Pháp của ông năm 1911 – để thử làm công việc đó. “Phê phán” trước khi ra đi? Trước hết, chúng ta hãy đọc lại đoạn văn nói về sự kiện ra đi nói trên trong “quyển truyện” của Trần Dân Tiên. Khi còn là người thiếu niên mười lăm tuổi, Hồ Chí Minh “đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của người nào. Vì: Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì cụ còn nặng cốt cách phong kiến. Anh thấy rõ và quyết định con đường nên đi. Cụ Phan Bội Châu vào bậc chú bác của Anh, Cụ Phan Bội Châu muốn đưa Anh và một số thanh niên sang Nhật. Nhưng anh không đi” [3] . Vậy anh muốn làm gì ? Một nhân vật thuật lại lời anh như sau: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” [4] . Những ai không phải là người sùng bái Hồ Chí Minh, khi đọc thêm những tài liệu khác sẽ dễ dàng nhận ra khá nhiều điều cần hiệu đính trong đoạn văn trên đây. a) Hồ Chí Minh lúc bấy giờ “đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc”. Không có bằng cớ xác nhận ông đã làm như vậy. Tất cả những tác giả, dù theo khuynh hướng nào, viết về Hồ Chí Minh sau này chẳng ai nhắc lại để sử dụng cả. Sự kiện đó được liệt vào lĩnh vực hư cấu thuần tuý. b) “Cụ Phan Bội Châu muốn đưa Anh và một số thanh niên sang Nhật. Nhưng Anh không đi”. Không đúng! “Trong cuốn hồi ký Năm mươi bốn năm hải ngoại của Trần Trọng Khắc (tức Nguyễn Thức Canh) có đoạn: Tôi cùng cụ Sào Nam ở chung trong một thuyền. Chín mười ngày sau, lúc các đồng chí đã đến họp, bàn bạc xong, cụ lên đường ra Bắc, tôi cùng Ngư Hải tiên sinh đi cáo biệt với cách mạng đồng chí và tìm thanh niên xuất dương du học. Cụ Phó bảng Thái Sơn đương thời có tặng tôi một bài thơ xuất ngôn tuyệt cú để làm quà tiễn biệt. Chúng tôi trước tới nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rủ anh Nguyễn Sinh Cung đồng đi, nhưng anh Cung đã đi ra Bắc không được gặp” [5] . c) Khen Hoàng Hoa Thám là “thực tế, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp” nhưng lại cho rằng chủ trương của Phan Bội Châu nhờ Nhật đuổi Pháp là “chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là cố ý gác qua bên mối quan hệ giữa hai nhà yêu nước này. Trước khi qua Nhật, Phan Bội Châu đã tìm gặp và muốn dựa vào Hoàng Hoa Thám để xây dựng lực lượng trong nước. Còn việc “Đông độ” “cầu viện” của nhà chí sĩ này (năm 1905) thì đó không phải là một kế hoạch tự thân mà chỉ để phối hợp với những hoạt động khác trong nước. Tuy nhiên, chủ trương này đã được điều chỉnh lại vì khi sang Nhật, nghe lời khuyên của Lương Khải Siêu và một số chính khách Nhật, Phan Bội Châu đã chuyển sang cổ vũ phong trào du học. 1907, chủ trương này cũng lại không đi đến đâu vì Nhật ký hiệp ước với Pháp cấm hoạt động. Bị trục xuất, Phan Bội Châu đã phải cùng các đồng chí chạy sang Thái Lan, Trung Quốc [6] . Chỉ có khoảng 5 năm, Phan Bội Châu đã chuyển đường lối nhiều lần: 1911, khi Nguyễn Tất Thành sang Pháp, Phan Bội Châu đã ở Trung Quốc và đã từ quân chủ lập hiến chuyển sang ủng hộ cộng hoà kiểu Tôn Dật Tiên rồi. Bốn mươi năm sau (1948) nhìn lại những gì đã xảy ra trên đất nước mà chỉ lẩy ra trong phong trào của Phan Bội Châu khía cạnh “Đông du cầu viện” để phê phán là rất thiếu sót. d) Cho rằng chủ trương cải lương của Phan Chu Trinh là “sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương” cũng không có ý muốn hiểu tới nơi tới chốn đường lối của nhà chí sĩ này. Sở dĩ Phan Chu Trinh không chấp nhận bạo động vì ông đã thấy cái gương chiến đấu anh dũng nhưng tuyệt vọng của các chiến sĩ Cần vương. Cũng không tán thành chủ trương bạo lực của Phan Bội Châu vì ông cho rằng khi chưa có đủ thực lực thì chỉ dắt nhau vào cái chết vô ích. Vấn đề cứu nước do Phan Chu Trinh đặt ra không đơn thuần là giành lại chủ quyền mà phải hiện đại hoá thì vấn đề chủ quyền mới giải quyết triệt để được, vì theo ông hiện đại hoá chính là nội dung của độc lập dân tộc trong thời kỳ mới, khác hẳn với thời phong kiến trước đây. Cách đặt vấn đề này cũng không khác Phan Bội Châu, sự khác nhau chỉ là giải quyết như thế nào về mối quan hệ giữa độc lập và hiện đại hoá. Trong khi mò mẫm chưa hiểu rõ con đường hiện đại hoá, Phan Bội Châu đặt ưu tiên cho việc vũ trang khởi nghĩa, dựa vào cơ sở có sẵn còn lại của phong trào Cần vương phối hợp với một số hoạt động khác. Phan Chu Trinh thấy rõ tình trạng lạc hậu thấp kém của xã hội truyền thống, cũng lại thấy phương thức dùng bạo lực là chưa có triển vọng nên đã chủ trương giành ưu tiên cho sự nghiệp nâng cao dân trí, học hỏi văn hoá dân chủ sau đó mới từng bước tính chuyện giành lại độc lập [7] . Chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến” của ông đã dựa trên nhận định ấy. Chủ trương ấy không phải là không có cơ sở: trong nước Pháp dân chủ, ông đã được khá đông những người thuộc phe tả (Đảng Xã hội, Hội Nhân quyền, những nhân vật cấp tiến trong bộ máy cầm quyền của nước Pháp…) giúp đỡ, ủng hộ, tạo áp lực với chính phủ Pháp đòi thay đổi chính sách thuộc địa. Xét về lâu dài, trước thưc tế ngoan cố của thực dân Pháp, nếu kéo dài mãi chủ trương ấy có thể sẽ đưa nhân dân vào con đường thoả hiệp, nhưng trong cơn tăm tối của đầu thế kỷ 20, đó cũng là một cách tìm đường. Dùng mấy chữ “xin giặc rủ lòng thương” đối với Phan Chu Trinh là không thể tất nhân tình e) Không có gì nghi ngờ chủ trương muốn đi sang Pháp và các nước khác, “xem xét họ làm như thế nào”, rồi “sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” là chọn lựa của Hồ Chí Minh vào lúc bấy giờ như chính ông (dưới cái tên mới là Nguyễn Ái Quốc) đã xác nhận trong các cuộc trả lời phỏng vấn khi sang Nga năm 1924: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên nghe được ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đàng sau những chữ ấy. Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của những nhà văn mới, mà cả Rousseau và Montesquieu cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài” [8] . Nhưng lời lẽ phát biểu có nhiều chỗ quá cường điệu so với kinh nghiệm và nhận thức của một thiếu niên 13 tuổi! Giả sử như có mang chút ưu tư của một người trẻ tuổi sớm biết quan tâm đến thời cuộc thì đó vẫn chỉ là những nghĩ ngợi bâng khuâng, những cảm nhận có tính chất trực giác trước tình trạng bế tắc chung của đất nước, không có lý luận gì để có thể gọi là cao hơn những chủ trương đấu tranh của các vị tiền bối. Mới dự định đi ra ngoài “xem” người ta làm gì, nghĩa là chưa thấy gì chưa biết gì thì làm sao có thể khẳng định chuyện này chuyện nọ? Có gì bảo đảm rằng cứ phải sang Âu châu người ta mới tìm ra phương cách “giúp đỡ đồng bào”? Vả lại nội dung của mấy chữ “giúp đỡ đồng bào” lúc bấy giờ đã có gì rõ rệt, có gì gọi là vượt trội để có thể tự cho mình đứng được ở vị trí cao hơn để gọi là “phê phán” [9] các bậc cha chú? (Đoạn trên HCM chỉ muốn tự đề cao mình bằng cách chê các nhà Cách Mạng chân chính. LĐ) “Phê phán” sau khi ra đi? Chúng ta hãy cứ giả định theo lời lẽ của Trần Dân Tiên cho rằng chủ trương sang Pháp để “xem” người ta làm gì rồi “sẽ về giúp đồng bào” của Nguyễn Tất Thành đáng được gọi là “con đường nên đi” thì điều đó thật sự cũng chẳng có gì là mới mẻ so với những chọn lựa của tiền bối. Ít nhất là đối với người tiền bối rất thân cận với gia đình của Nguyễn Tất Thành, là phó bảng Phan Chu Trinh. Ngược hẳn lại những luận điệu gọi là “phê phán cha chú” của những người sùng bái Hồ Chí Minh, chúng ta đã có rất nhiều tài liệu chứng minh rằng suốt cả một thời gian dài từ trong nước đến sau khi ra ngoài, Hồ Chí Minh lúc ấy đã hoàn toàn phụ thuộc vào Phan Chu Trinh về sự bảo trợ và cả đường lối. a) Bà Phan Thị Minh (cháu ngoại của Phan Chu Trinh) đã được ông Vũ Kỳ (thư ký riêng của ông Hồ từ Cách mạng Tháng Tám) xác nhận sự khẳng định của ông Hồ về mối quan hệ của mình với Phan Chu Trinh như sau: “Mình biết Cụ từ trong nước rất sớm vì Cụ là bạn thân của cha mình. Sang Pháp là dựa vào Cụ để sống và hoạt động. Cụ Phan đã giúp mình rất nhiều, thực sự là ngưới đỡ đầu mình trong một thời gian dài khi mình ở Paris …” [10] Ông Phạm Văn Đồng cũng cho biết những điều tương tự: “Tôi đã được Bác Hồ nói nhiều về cụ Phan. Bác cho biết cụ đã quý và giúp Bác nhiều. Trước khi lên đường đi Pháp đã được cụ hướng dẫn… Nhận một công việc thời đó cho là thấp kém để dễ qua mắt mật thám, dễ ra đi cũng là theo ý Cụ… Sang Pháp là tiếp xúc ngay với Cụ… Quan hệ Bác với Cụ rất gần gũi, thân thiết như ruột thịt. Đi xa sang Mỹ hay ở Anh, Bác đều viết thư cho Cụ và nhận được thư Cụ phúc đáp đều đặn. Thư viết phải thật vắn tắt vì mật thám theo dõi chặt, nhưng có dịp là tranh thủ đến gặp Cụ để được bàn bạc và dặn dò mọi việc. Đi năm châu bốn biển để mở rộng kiến thức, học nhiều ngoại ngữ, đọc sách nhiều, giao tiếp rộng là những điều Cụ rất tâm đắc và khuyến khích…” [11] . Căn cứ vào những lời chứng nhận trên đây, bà Phan Thị Minh đã khẳng định cái giả thuyết mà các nhà nghiên cứu trước đây đưa ra về việc ông Nguyễn Sinh Huy cùng Nguyễn Tất Thành đã kịp gặp Cụ Phan tại Mỹ Tho (nơi Cụ bị quản chế sau khi từ Côn Đảo về) hoặc tại Sài Gòn trước khi cụ Phan sang Pháp để bàn bạc kế hoạch ra đi của Nguyễn Tất Thành [12] . Không hề có dấu hiệu gì chứng tỏ Nguyễn Tất Thành đã “hoàn toàn không tán thành” cách làm của cụ Phan như sách của Trần Dân Tiên đã viết. ( Sau khi cưóp được chính quyền, HCM muốn phủi sạch, chê sạch các nhận định cũ của chính HCM, nhằm đánh bóng mình qua tác giả ngụy tạo Trần Dân Tiên. LĐ) b) Bà Phan Thị Minh cũng cho biết rằng khi Nguyễn Tất Thành sang Pháp, ghé cảng Le Havre khoảng 40 ngày (do tàu cần sửa chữa), có thể Nguyễn Tất Thành đã về Paris (cách Le Havre khoảng 100 km) thăm Phan Chu Trinh nhân đó gặp Bùi Kỷ là người quen cũ [13] – về sau sẽ là thư ký của Hội Đồng bào Thân ái do Phan Chu Trinh và Phan Văn Trương lập ra năm 1912 – và có thể ở đây ông này đã gợi ý và thảo lá đơn xin vào học nội trú Ecole Coloniale cho Nguyễn Tất Thành chép lại tại Marseille ngày 15-9-1911 và gửi Tổng thống Pháp, trong đó có những dòng sau đây: “Hiện tôi đang làm việc cho hãng Compagnie des Chargeurs Réunis (tàu Amiral Latouche-Tréville) để sinh sống. Tôi hoàn toàn trắng tay nhưng rất ham muốn học hỏi. Đối với đồng bào tôi, tôi mong muốn trở nên hữu ích cho nước Pháp đồng thời có thể làm cho họ hưởng được những lợi ích của học vấn” [14] . Có nhiều ý kiến ngược nhau về lá đơn này: người thì cho rằng Nguyễn Tất Thành lúc đầu vì chưa có ý định làm cách mạng nên đã tính đi làm cho Pháp (và chỉ đi làm cách mạng vì không được đi làm cho Pháp!), người lại cho rằng lúc đó vì đã có ý định làm cách mạng rồi nên Nguyễn tất Thành đã chủ động “chui” vào Trường Thuộc địa để “xây dựng phong trào yêu nước ngay trong lòng thực dân”. Tuy vậy, phần đông những người nghiên cứu đều cho rằng lá đơn trên đây đã phản ánh chủ trương rất rõ của Phan Chu Trinh: phải học văn hoá khai sáng và dân chủ của Pháp để canh tân đất nước.( École Coloniale là trường học không phải để trao dồi kiến thức mà đó là trường học ra để làm bồi cho Thực Dân cai trị dân VN bản xứ mà thôi. Lữ Phương biết rõ nhưng viết nhẹ đi chỗ nầy nhằm bao che cho HCM. LĐ) c) Sau thời gian theo tàu đi các nơi đến năm 1913 dừng lại ở Anh, Nguyễn Tất Thành vẫn thường xuyên liên hệ với nhóm ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường. Ngoài những chuyện kiếm sống, học tiếng Anh, quan tâm chút ít đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất sắp nổ ra, không thấy Nguyễn Tất Thành cho biết đã tìm ra một cái gì mới hơn để tranh cãi với Phan Chu Trinh [15] . Sự tranh cãi chỉ xảy ra sau này khi từ Anh trở lại Pháp, lúc Nguyễn Tất Thành đã trở thành Nguyễn Ái Quốc, và cũng chỉ xảy ra sau khi mang tên Nguyễn Ái Quốc một thời gian khá dài. Sự bất đồng đó như thế nào, chúng ta sẽ có dịp nói đến, hiện giờ, qua những tài liệu trên, chúng ta có thể kết luận được mấy điều về cuộc ra đi của Hồ Chí Minh thời còn mang tên là Nguyễn Tất Thành như sau: • Trước khi ra đi, Nguyễn Tất Thành chưa có được những hiểu biết vượt trội nào để gọi là “phê phán” hoặc “phủ định” các phương pháp tranh đấu của các vị tiền bối. • Người thanh niên ấy chỉ mới có ý định sang Pháp xem xét và học hỏi, nhưng chưa học được gì và xem được gì để có thể nói về những chuyện quan trọng hơn bản thân. • Sự chọn lựa ấy cũng đã bắt nguồn từ sự khuyên nhủ, chỉ vẽ, sắp xếp của Phan Chu Trinh, được Phan Chu Trinh giúp đỡ và cùng hoạt động trong một thời gian dài. Ra đi không “phê phán”! Có thể nói cuộc ra đi hiện thực của Nguyễn tất Thành là một cuộc ra đi mà phần lớn sự định hướng ban đầu không phải do mình quyết định với một ý thức phủ nhận mọi cái đã có một cách quyết liệt, sáng suốt như “quyển truyện” của Trần Dân Tiên đã viết và được những nhà sùng bái Hồ Chí Minh khai thác. Cuộc ra đi ấy đã được định hướng theo một con đường đã cũ và đó chính là con đường “Tây du” kiểu Phan Chu Trinh. Nhưng có một yếu tố khác cũng đã góp phần không kém quan trọng để tạo nên kịch bản ra đi này là sự góp sức của ông Nguyễn Sinh Huy, thân phụ của Nguyễn Tất Thành. a) Nguyễn Sinh Huy đậu phó bảng năm 1901; 1906 vào Huế nhậm chức thừa biện Bộ Lễ; 1909 được cử làm tri huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định), nhưng chỉ 7 tháng sau, tháng 1-1910, thì bị bãi chức và bị triệu hồi về Huế. Lý do: theo Sở mật thám ông đã uống rượu say và đánh chết người. Nguyễn Sinh Huy phản bác (thừa nhận có đánh một tù nhân, nhưng cho rằng cái chết không phải do roi của ông), tuy thế do xét nghiệm cho biết người bị đánh đã phát bệnh mà chết, nên ông vẫn bị giáng bốn cấp và bãi chức. Sự nghiệp tan vỡ, ông xin vào Nam, từ đó về sau lưu lạc rày đây mai đó, kiếm sống bằng đủ thứ nghề, khi viết câu đối, dạy chữ Nho, lúc bốc thuốc, làm cai đồn điền, đã từng đi bộ lên Đế thiên Đế thích ở Cambốt nhưng lại không bao giờ trở về Huế và về quê, cũng chẳng bao giờ gặp lại con cái. Cuối cùng dừng lại tại làng Hoà An, tỉnh Cao Lãnh…, trước khi chết đã bị mật thám nghi ngờ có gia nhập một thứ tổ chức thần bí nào đó mang tên là Thiên địa Hội. Hình ảnh thực tế của Nguyễn Sinh Huy qua những tài liệu do D. Hémery công bố [16] trên đây không hoàn toàn lý tưởng như người ta đã vẽ ra. Khá thân cận với những nhà nho tiêu biểu trong phong trào Duy Tân Đông du bấy giờ, bị mật thám theo dõi nhưng lại không bị liệt vào các phần tử nguy hiểm, do lẽ ông không trực tiếp dính líu đến các tổ chức chống đối. Không theo con đường từ quan tranh đấu của những bạn đồng khoa như Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, ông vẫn chấp nhận đi vào guồng máy cai trị thuộc địa một cách miễn cưỡng, cuối cùng có lẽ do buồn chán mà trở nên sa sút [17] , ông đã tự gạt mình ra khỏi cái cái guồng máy quan lại cuối mùa để sống một cuộc sống giang hồ, cô độc. [18] b) Ảnh hưởng của Nguyễn Sinh Huy với người con thứ ba của mình ra sao, chúng ta không biết rõ. Nhưng có điều chắc chắn là việc bị bãi chức của ông cũng đã kéo Nguyễn Tất Thành theo cùng số phận với mình: anh không còn khả năng tiếp tục theo con đường học vấn kiểu “Pháp-bản xứ” để sau này gia nhập vào guồng máy cai trị của thực dân dưới một hình thức mới, trong chính sách khai thác thuộc địa đã qua thời bình định. Có thể Nguyễn Tất Thành chưa chắc đã đi vào quỹ đạo đó; nhưng giả sử như anh còn giữ được ý định “giúp đỡ đồng bào” thì anh sẽ làm gì với mớ kiến thức kiểu thuộc địa mà anh đã thu lượm được? Có thể anh sẽ bỏ học để làm cách mạng cộng sản, nhưng ai sẽ thay anh đóng vai Nguyễn-Người-Yêu-Nước để liên hệ với Đệ tam Quốc tế và liệu có xuất hiện được một mẫu người cộng sản Việt Nam nào đó như anh? Thật khó trả lời. Nhưng cũng rất may, những câu hỏi giả định ấy đã không có cơ sở để đặt ra. Có lẽ để chuộc lại lỗi lầm, ông Nguyễn Sinh Huy đã đặc biệt quan tâm đến Nguyễn Tất Thành và đã không để anh phải bươn chải một mình. Như chúng ta đã biết, sau khi bị cách chức, về quê xin phép vào Nam để “tìm kế sinh nhai”, nghe tin Nguyễn Tất Thành từ Quy Nhơn [19] vào Sài Gòn, ông đã xoay xở đi theo và có lẽ đã dẫn được Nguyễn Tất Thành đến gặp Phan Chu Trinh trước khi ông này sang Pháp (tháng 4-1911). Ông trông đợi gì nơi Nguyễn Tất Thành qua sự gửi gắm này với Phan Chu Trinh? Cũng do ông biết rõ đường lối của người bạn đồng khoa của ông là như thế nào, chắc hẳn ông sẽ không thể nào tưởng tượng ra được một ngày nào đó người con của ông lại trở thành một nhân vật như Nguyễn Ái Quốc. Với tính cách của ông, có thể suy nghĩ sau đây không sai sự thật lắm: thiếu gì cách dùng học vấn của mình để giúp đỡ đồng bào, đâu nhất thiết phải làm cách mạng? Dù sao ông cũng đã góp phần đẩy ra phía trước một người con sau này đã đi xa hơn kỳ vọng của ông rất nhiều. c) Về phần Nguyễn Tất Thành lúc bấy giờ thì điều mà chúng ta biết được tương đối rõ là suốt một thời gian dài anh luôn luôn nhớ đến cha và cố gắng thực hiện những mong đợi của cha khi gửi gắm anh cho Phan Chu Trinh. Chúng ta đã biết lá đơn của anh gửi Tổng thống Pháp ngày 15-9-1911 xin được vào học Ecole Coloniale với ước muốn vừa có ích cho nước Pháp vừa làm lợi cho đồng bào mình. Điều chúng ta cần biết thêm là sau khi gửi bức thư đó, Nguyễn Tất Thành đã theo tàu trở về Việt Nam qua hành trình Marseille–Sài Gòn–Hải Phòng–Sài Gòn–Marseille–Le Havre… Tại Sài Gòn, anh đã gửi thư cho anh là ông Cả Khiêm (Nguyễn Sinh Khâm hoặc Nguyễn Tất Đạt) lúc ấy đang giúp việc vặt tại Khâm sứ Trung Kỳ, nhờ vận động xin vào Ecole Coloniale. Ông Khiêm đã gửi thư lên Toàn quyền Albert Sarraut và thư này được chuyển về Khâm sứ Trung Kỳ. Và như mọi người có thể đoán, Khâm sứ Trung Kỳ đã trả lời Toàn quyền Đông dương, với lý do bác bỏ như sau: muốn vào Ecole Coloniale phải đang học ở thuộc địa, và chỉ những thanh niên xứng đáng trong hàng ngũ quan lại cao cấp mới được chọn [20] . Qua sự khẩn khoản này, chúng ta thấy quyết tâm muốn tìm một chỗ học nhất định để ổn định cuộc sống của Nguyễn Tất Thành là như thế nào. (Đoạn nầy đã chứng minh rõ nét nhất cái tâm trạng mong muốn phục vụ thực dân Pháp của HCM. LĐ) Sự quan tâm lo lắng của Nguyễn Tất Thành với cha cũng rất đáng chú ý với cách thức đặc biệt của anh. Cũng tại Sài Gòn nhân chuyến về nước nói trên [21] , cùng với việc gửi thư cho Nguyễn Sinh Khâm nhờ vận động vào Ecole Coloniale, ngày 31-10-1911, Nguyễn Tất Thành cũng đã gửi thư cho Khâm sứ Trung kỳ xin nhờ chuyển mandat 15 đồng (Đông Dương) cho cha, vì cha anh không thể nhận mandat trực tiếp được [22] . Suốt thời gian làm việc trên tàu, đi đây đó, nhưng nỗi lo lắng về cha vẫn làm Nguyễn Tất Thành bứt rứt: không phải chỉ gửi tiền giúp, anh còn có ý xin chính quyền thuộc địa phục chức hoặc tìm việc cho cha nữa. Bản khai của Bùi Quang Chiêu với Mật thám Sài Gòn ngày 21-9-1922 có nói đến việc ông gặp Nguyễn Tất Thành (mang tên Văn Ba) trên tàu Latouche-Tréville (ông nói đã quên tên) như sau: “Anh đang làm việc trên tàu. Anh đến gặp tôi vì tôi từng là giáo sư nông nghiệp dạy cha anh tại Huế khoảng 1901-1902. Anh nói với tôi rằng lần đầu tiên anh sang Pháp, mục đích là để khiếu nại cho cha anh về việc ông vừa mới bị bãi chức. Anh muốn đến ở nhà thuyền trưởng Do-huu-Chan (?) đang công tác tại Marseille, với tư cách là người giúp việc nhà cho ông, để nhờ ông giúp đỡ trong việc khiếu nại đó” [23] . Ngày 15-12-1912, khi qua Mỹ, thư gửi Khâm sứ Huế báo rằng trong ba cái mandat gửi cha, anh chỉ nhận được một thư trả lời, ấy là nhờ do lần ấy mandat đã được chính Khâm sứ chuyển trực tiếp. Lần này anh muốn gửi tiền hàng tháng cho cha, cũng nhờ Khâm sứ giúp đỡ và nhân đó xin Khâm sứ tìm việc làm cho cha nữa. Trong thư, có những đoạn lời lẽ như sau: “Ôi! Hoàn cảnh của tôi gay go biết bao! Sống quá xa cha mẹ, rất hiếm nhận được tin tức của họ, muốn giúp đỡ họ mà không biết làm sao! Thôi thúc bởi tình yêu của đứa con, tôi dám xin Ngài vui lòng thuận cho cha tôi một công việc như là thừa biện ở các Bộ hay Huấn đạo giáo thư (?) để, dưới tấm lòng nhân hậu cao cả của Ngài, ông ấy có được kế sinh nhai” [24] .( Đây là khẩu khí của một tên muốn làm bồi cho Tây, cha, con đồng một lòng phục vụ cho thực dân Pháp.LĐ) Có một chi tiết đáng lưu ý: dưới thư, ký là “Paul Tatthanh”, Poste restante 1, rue Amiral Courbet, 1 – Le Havre. Tên “Paul” này đã được Nguyễn Tất Thành sử dụng lại có biến dạng đi một chút gọi là “Paul Thành” trong một bức thư từ Anh viết cho Toàn quyền Đông Dương, đề ngày 16-4-1915, qua lãnh sự Anh tại Sài Gòn, nhờ chuyển cho cha, nhưng không đến tay vì không tìm được địa chỉ [25] . Qua thư gửi Tổng thống Pháp xin vào học Ecole Coloniale, các thư gửi Khâm sứ Huế hoặc Toàn quyền Đông Dương nhờ liên lạc chuyển tiền và tìm việc cho cha, tên ký có lúc là “Paul Tatthanh” (từ Mỹ, 1912), có lúc là “Paul Thành” (từ Anh, 1915), chúng ta thấy nơi sự ra đi của người con thứ ba của ông phó bảng Nguyễn Sinh Huy một cung cách ứng xử chưa có gì gọi được “cách mạng” cả. Lý tưởng đi học để về giúp đồng bào theo chủ trương của Phan Chu Trinh chưa có điều kiện để bật lên thành mục đích chủ yếu, chế độ thực dân chưa thành đối tượng tố cáo, đả kích không khoan nhượng, tình nhà còn đè lên tâm tư nặng nề, cuộc mưu sinh của một thanh niên xa xứ cũng không kém phần bức xúc… Nói chung anh là một kẻ mới vào đời, tuy được những người thân hướng dẫn để đi xa, nhưng trong những ngày khởi đầu của cuộc hành trình này, Nguyễn Tất Thành vẫn chưa xác định được một vị trí nào thật rõ rệt về cuộc sống tương lai cho mình. (Chứng cớ như vậy mà các sử gia CSVN cứ khen là HCM đi tìm con đường cứu nước thật là trơ trẻn. Đi học để mở mang kiến thức thì có hàng trăm loại trường khác nhau, hà cớ gì HCM phải chọn trường École Coloniale học xong ra cai trị dân cho thực dân Pháp! HCM không có tìm đường cứu nước mà chỉ là cứu cha và mong đạt nguyện ước làm bồi cho Tây mà thôi !LĐ) Hiện thực và huyễn hoặc Sự so sánh trên đây cho chúng ta thấy rất nhiều khác biệt giữa hình ảnh của một Nguyễn Tất Thành dưới ngọn bút của Trần Dân Tiên năm 1948 với một Nguyễn Tất Thành trong hầu hết những tài liệu mới phát hiện về sau. (Tức là sự thật thì khác nhưng đưới ngọn bút Trần Dân Tiên thì HCM muốn tự đánh bóng mình , sửa lại quá khứ của mình lúc mới qua Pháp. LĐ) a) Nguyễn Tất Thành, trong cuốn sách của Trần Dân Tiên, đã được quan niệm như là tiền thân của những nhân vật Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, không phải chỉ theo trật tự về thời gian mà còn là về lô gích: cái trước tất yếu dẫn đến cái sau, muốn hiểu cái sau phải biết cái trước và ngược lại. Cuộc đời Hồ Chí Minh phải được quan niệm như một tổng thể cách mạng nhất quán và có ý thức từ đầu đến cuối. Trước khi trở thành Hồ Chí Minh người yêu nước-cộng sản, theo nghĩa mà những người cộng sản quan niệm “chủ nghĩa yêu nước chân chính cũng là chủ nghĩa cộng sản”, thì Nguyễn Tất Thành tiền thân của Hồ Chí Minh phải là người chuẩn bị: chưa tìm được đường đến với chủ nghĩa cộng sản thì tâm tưởng của anh phải là mảnh đất thuận lợi để nẩy mầm chủ nghĩa cộng sản về sau – anh phải là người dọn đất, người phủ định, người “không tán thành” những phương cách yêu nước của cha chú mình, nghĩa là phải làm được người đại biểu tiềm thể cho cuộc cách mạng tương lai mà Hồ Chí Minh sẽ là đại biểu hiện thực. (HCM cũng không ngờ là sau nầy mọi người đã tìm hiểu được Trần Dân Tiên là chính HCM, nên những hư cấu lếu láo của TDT sắp xếp trước, sau đều là trò nói dối rẽ tiền. LĐ) Khác hẳn với một Nguyễn Tất Thành thực tế – một Nguyễn Tất Thành như là Nguyễn Tất Thành con của ông Nguyễn Sinh Huy – mà các tài liệu sau này đã phác hoạ: tuy đã được định hướng để ra đi, nhưng cái hướng ấy không tất yếu phải là cuộc cách mạng sau này anh sẽ chọn lựa, bởi vì để đến với cuộc cách mạng ấy, anh phải có được hàng loạt những cơ duyên khác xa với những ngày anh bỏ nước ra đi. Ở anh Nguyễn Tất Thành thanh thiếu niên ấy chưa có gì tất định báo hiệu anh sẽ là Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh về sau. b) Anh Nguyễn Tất Thành được Trần Dân Tiên giao cho cái nhiệm vụ tiền thân ấy, anh Nguyễn Tất Thành được xem là “hình ảnh của nhà ái quốc xứ Nghệ An rời quê mẹ ra đi tìm đường giải phóng đất nước”, theo cách diễn tả của D. Hémery trong tài liệu đã kể, “chỉ thuộc về điều tưởng tượng huyễn hoặc của những năm sau 1945 hoặc sau 1920” [26] . Sau 1920, nhất là sau Đại hội Tours, khi Nguyễn Tất Thành đã vượt khỏi Phan Chu Trinh để trở thành người yêu nước-cộng sản: cần phải đẩy thật mạnh việc tố cáo tội ác của thực dân để kêu gọi sự chú ý, sự giúp đỡ của những người hoạt động khuynh tả khắp nơi, đặc biệt thúc đẩy Đảng Cộng sản Pháp, và sau 1923, khi đã sang Nga, vận động Quốc tế Cộng sản, thiết thực ủng hộ phong trào chống thực dân ở Đông Dương. Những bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc vào thời kỳ này đã bộc lộ rõ xu hướng ấy. Động cơ muốn xem văn minh Pháp được kích động thêm bởi tinh thần “chống đối về bản chất” của những người lính lê dương [27] – và chỉ như vậy mà thôi: đó là tất cả những gì Nguyễn Ái Quốc có thể nhớ lại về chuyến ra đi của Nguyễn Tất Thành để bày tỏ quan điểm chính trị mới của mình. Đối với câu hỏi “Khi học xong, anh dự định làm gì?”, mà trả lời là: “Dĩ nhiên là tôi sẽ trở về Tổ quốc để đấu tranh cho sự nghiệp của chúng tôi” [28] thì cái động cơ “chống đối” nêu ra ở trên là không thể nào khác được. Không còn dấu vết gì của tờ đơn xin vào Ecole Coloniale, những lá thư gửi Khâm sứ Huế nhờ chuyển tiền, xin việc làm cho cha … Sau 1945, khi Nguyễn Tất Thành đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với cái tên mới là Hồ Chí Minh (dân chúng chưa biết rõ lắm về lai lịch của cái tên này), 1948 đang ở chiến khu Việt Bắc kháng chiến chống Pháp: phải tạo cho mình hình ảnh một “đấng bậc trưởng thượng” kiểu châu Á có uy tín vượt trội, vừa truyền thống vừa hiện đại, yêu nước và mập mờ nhận là cộng sản, tuy cuộc đời ba chìm bẩy nổi, ẩn hiện bí mật cao siêu, nhưng mục đích suốt đời không có gì khác hơn là hy sinh cho độc lập của tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân, một con người trong sạch, giản dị, hoà mình vào quần chúng, được bạn bè khắp hoàn vũ mến yêu giúp đỡ còn đồng bào trong nước thì đặt hình lĩnh tụ của mình lên bàn thờ [29] và tôn xưng là “Cha già của dân tộc” v.v… (Đọc kỹ đoạn nầy mới thấy rõ Lữ Phương nắm rất rõ cơ mưu của HCM để tự đánh bóng nhân vật “Yêu Nước “ HCM chỉ là trò nói láo mà thôi! Đoạn nhận xét nầy của Lữ Phương thật là chính xác và cay nghiệt đối với HCM. LĐ) Cuốn “tiểu sử” viết về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên đã biểu lộ rất rõ cái nhu cầu năm 1948 mà Hồ Chí Minh và cuộc cách mạng của ông đang muốn tạo ra cho phong trào yêu nước cộng sản trước tình hình mới – một lĩnh tụ tuyệt vời và chỉ có lĩnh tụ đó mới là tuyệt vời thôi! Tất cả những gì tốt đẹp trong những thời kỳ hoạt động vinh quang nhất của vị lĩnh tụ này đều được mô tả chi tiết, còn đối với những cái khó nói và không nên nói trong những giai đoạn “quan trọng” đặc biệt – thí dụ như những năm sau khi thành lập Đảng 1930, bị xu hướng tả khuynh trong Đảng ở Việt Nam và Quốc tế cộng sản đả kích, phê phán khá nặng nề đến nỗi bị lưu giữ để “học tập” một thời gian ở Liên Xô cho đến 1938 mới được cho phép đi ra hoạt động lại [30] – thì lại cố tình giấu đi: phô bày những điều ấy ra chẳng những bất lợi cho hình ảnh của lĩnh tụ mà còn phá vỡ sự thống nhất cần thiết của Đảng do lĩnh tụ tạo ra. c) Trần Dân Tiên có phải là bút danh của Hồ Chí Minh như bấy lâu nay người ta vẫn cho là như vậy? Gần đây, bà Phan Thị Minh đã đưa ra một thông tin mới rất đáng chú ý như sau: “Chiều ngày 2 tháng 3 năm 1993, tôi đã được gặp ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác từ Cách mạng tháng Tám đến ngày Bác qua đời và đã cùng một số người quanh Bác là đồng tác giả cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” với bút danh Trần Dân Tiên” [31] . Chưa thấy ông Vũ Kỳ nói rõ hơn về chuyện này nên chúng ta chưa biết ông cùng những người “quanh Bác” đã làm việc như thế nào để thực hiện cuốn Những mẩu chuyện… lừng danh ấy. Ông và những cộng sự có phải đi đây đi đó khắp nơi gặp gần 10 nhân vật đã được nhắc đến trong cuốn sách để phỏng vấn về mối quan hệ của họ với ông Hồ? Dòng cuối cho ta biết sách viết xong vào mùa thu năm 1948, lúc bấy giờ ông Vũ Kỳ đã phải đi theo Hồ Chí Minh lên chiến khu Việt Bắc (Tuyên Quang, Thái Nguyên), nếu theo cách đó thì làm sao thực hiện được trong điều kiện kháng chiến đường xá cách trở? Cách trình bày được mô tả trong sách – những nhân vật thay nhau kể chuyện – do đó có lẽ chỉ là một thủ thuật và đó là thủ thuật của những người viết tiểu thuyết nhiều hơn là “tiểu sử”. Cứ tạm tin rằng cái “tiểu sử” dưới hình thức “truyện” ấy được chính Vũ Kỳ và những người cộng sự viết ra và ký là Trần Dân Tiên. Nhưng như vậy thì lại gặp điều khó khăn phải giải thích tại sao cuốn sách tầm thường của một tác giả vô danh là Trần Dân Tiên ấy lại có thể trở thành một thứ tài liệu tham khảo quan trọng bậc nhất về Hồ Chí Minh như đã xảy ra, đặc biệt trong giới nghiên cứu, giảng dạy? Sự quan trọng ấy không thể nào có được nếu những gì đã viết về ông Hồ trong cuốn sách ấy (giả sử là của Vũ Kỳ) không được chính ông xét duyệt (Vũ Kỳ là thư ký riêng của ông), và một cách nào đó cũng đã làm cho người ta hiểu rằng chính ông đã muốn phổ biến cuốn “tiểu sử” có nội dung như vậy. Cuốn sách, do đó, dù cho có do Vũ Kỳ lấy tài liệu từ Hồ Chí Minh để viết hoặc do chính Hồ Chí Minh trực tiếp viết [32] (hay đọc cho Vũ Kỳ viết), thiết tưởng ý nghĩa cũng đều như nhau: sự xuất hiện của nó là “cái cần thiết” cho nhu cầu cách mạng của bản thân Hồ Chí Minh sau 1945. Vào thời điểm này, Nguyễn Tất Thành đã không còn là cá nhân một thanh niên 21 tuổi ngỡ ngàng trong cuộc bỏ nước ra đi năm 1911 nữa: anh đã về nước với tên Hồ Chí Minh và tự cho mình là biểu tượng của sự chọn lựa cuối cùng sau mọi chọn lựa của đất nước – một Nguyễn Tất Thành trở thành cộng sản, đã hoàn thành Cách mạng tháng Tám và đang lãnh đạo kháng chiến bảo vệ cuộc cách mạng ấy để sau này đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Quá khứ của Hồ Chí Minh hồi 21 tuổi có được tạo dựng lại cho phù hợp với vị trí của Hồ Chí Minh khi 58 tuổi là điều không có gì khó hiểu: thực chất các sự việc không phải như vậy, có thể nói khác đi vào lúc khác, nhưng khi cần thì vẫn có thể thêu dệt, tô vẽ lên để tuyên truyền – lợi ích của cách mạng buộc phải như thế. Nếu Hồ Chí Minh không làm điều đó thì cũng sẽ có những kẻ thay ông. Vì rất nhiều lý do khác nhau, những người sùng bái ông sau 1945 kể ra là vô số. © 2007 talawas http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9101&rb=08 Lữ Phương Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh (Sự hình thành một chọn lựa) 1 2 3 4 5 6 7 Chương 2 Đến với chủ nghĩa cộng sản Điểm xuất phát: Cái nôi Phan Châu Trinh Cuộc đời chính trị của Nguyễn Tất Thành chỉ thực sự bắt đầu khi từ Anh trở lại Pháp với cái tên mới là Nguyễn Ái Quốc ký dưới bản Những yêu sách của nhân dân Annam, đại diện cho “Nhóm những người Annam yêu nước”, gửi Hội nghị Versailles vào tháng 6 năm 1919. Về sự kiện này Trần Dân Tiên, tác giả cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch đã viết như sau: “Ông Nguyễn tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước ở Paris và ở các tỉnh ở Pháp. Với danh nghĩa này, ông đã đưa những yêu cầu ra trước hội nghị Versailles (…) Cũng nên nhắc lại ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ, ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp. Cũng nên nhắc lại là ông Phan Châu Trinh và ông Phan Văn Trường không tán thành hoạt động của nhóm Việt Nam yêu nước, vì các ông ấy cho nhóm thanh niên là trẻ con” [1] . Chủ đích của đoạn văn trên là khá rõ rệt: cái nhóm “thanh niên” mà Nguyễn Ái Quốc đã nhân danh để gửi bản Yêu sách tám điểm cho Hội nghị Versailles vào tháng 6 năm 1919 là tổ chức do Nguyễn Ái Quốc “sáng lập” [2] , hoạt động riêng biệt, không được các ông Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường ủng hộ. Tham khảo nhiều tài liệu khác, chúng ta thấy sự việc không hoàn toàn như vậy. a. Bà Thu Trang trong cuốn Nguyễn Ái Quốc, những năm tại Paris (1917-1923) [3] , căn cứ vào lời một nhân vật trong cuốn sách của Trần Dân Tiên [4] , cho rằng Nguyễn Tất Thành đã từ Anh trở lại Pháp vào 1917 và như vậy thì có thể Nguyễn Tất Thành đã góp phần lập ra Hội những người Annam yêu nước. Vì theo bà, thì vào khoảng cuối năm 1916, Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường đã lập ra hội này để kế tục Hội Đồng bào Thân ái lập ra 1912 đã ngưng hoạt động. Tuy vậy, do chưa tìm thêm được bằng cớ xác nhận Nguyễn Tất Thành đã đến Pháp năm 1917– đặc biệt không thấy có báo cáo nào của Mật thám Pháp về việc Nguyễn Tất Thành ở Paris vào thời gian đó – nên người ta vẫn chỉ coi đó là một giả thuyết. Cũng có một giả thuyết khác nữa về năm đến Pháp của Nguyễn Tất Thành. Giả thuyết này cũng căn cứ vào Hồ Chí Minh nhưng không phải là Hồ Chí Minh-Trần Dân Tiên mà là Hồ Chí Minh-Nguyễn Ái Quốc: khi bị Sở Cảnh sát Paris gọi đến xét hỏi vào năm 1919 và 1920, Nguyễn Ái Quốc khai đã đến Pháp tháng 6-1919 [5] và cũng chính cái thời điểm 1919 sang Pháp đó mà 20 năm sau (1938), Nguyễn Ái Quốc đã khai với Quốc tế Cộng sản, còn những năm về trước (1917-1918) thì đang làm việc cho một nhà giàu ở Brooklyn (Mỹ) [6] . Cũng chẳng có gì ngăn cản người ta tin hay không tin vào giả thuyết này (những lời khai của Hồ Chí Minh với “ta” hay với “địch” thường bất nhất [7] ), nhưng dù thế nào đi nữa thì việc Nguyễn Ái Quốc tự cho mình đứng ra lập “Hội những người Annam yêu nước” và hoạt động không cần sự hợp tác của Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường là điều hoàn toàn tưởng tượng [8] . b. Câu chuyện Nguyễn Ái Quốc bị chỉ trích “trẻ con” là chuyện có thật. Nhưng lại không thật hoàn toàn: chỉ có Phan Châu Trinh, do là bậc cha chú, mới hay chỉ trích Nguyễn thôi. Và cũng chỉ trích trong một hoàn cảnh khác, không dính dáng gì đến bản Yêu sách tám điểm năm 1919. Một mật thám mang tên “Edouard” đã thuật lại một cuộc tranh luận giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc tại căn nhà số 6 Villa des Gobelins (nơi Nguyễn Ái Quốc đã về ở chung với hai ông họ Phan) về đề tài người dân bản xứ có thể đòi hỏi gì ở toàn quyền Maurice Long vừa mới sang Việt Nam thay Albert Sarraut (về làm Bộ trưởng Bộ thuộc địa). Nguyễn Ái Quốc nói: “Tại sao hai mươi triệu đồng bào ta không làm gì để buộc Chính phủ phải cho chúng ta quyền làm người? Chúng ta cũng là người và chúng ta phải được đối xử như vậy. Những ai từ chối coi chúng ta là những người bình đẳng là kẻ thù của chúng ta”. Phan Châu Trinh đã trách Nguyễn Ái Quốc là quá bộp chộp: “Anh muốn đồng bào tay không của chúng ta làm gì để chống lại những người châu Âu với những vũ khí của họ. Tại sao dân chúng phải chết vô ích mà không có kết quả nào” [9] . Sự tường thuật trong báo cáo của mật thám “Edouard” đề ngày 20-12-1919, sau cả nửa năm ngày Nguyễn Ái Quốc công bố Yêu sách tám điểm. Có thể đây là những dấu hiệu khởi đầu để Nguyễn Ái Quốc vượt khỏi Phan Châu Trinh, nhưng ý nghĩa của sự “không tán thành” ấy của Phan Châu Trinh chẳng liên quan gì đến sự ra đời của “Hội những người Annam yêu nước” cả….. http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9138&rb=08 Chương 6 TỪ NGUYỄN TẤT THÀNH ĐẾN HỒ CHÍ MINH bài của Lữ Phương. (Sự hình thành một chọn lựa) Phụ lục 1 Huyền thoại Hồ Chí Minh “Hồ Chí Minh là một nhân vật quan trọng trong phong trào cộng sản quốc tế và giải phóng dân tộc thuộc thế kỷ 20. Ông đã lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức cuộc chiến đấu bền bỉ chống lại các thế lực thực dân hiện đại, đã hoàn thành độc lập thống nhất, tạo cơ sở quyền lực để thiết lập chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở Việt Nam. Đã có khá nhiều ý kiến nhận định, đánh giá sự nghiệp của ông theo nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, trong chế độ cộng sản, từ một nhân vật lịch sử ông đã trở thành một nhân vật huyền thoại có tác dụng huyễn hoặc rất đặc biệt. Theo những người nghiên cứu về Việt Nam, hiện tượng này có ba nguồn gốc: 1) tự ông cố ý tạo ra để lôi kéo quần chúng, 2) Đảng Cộng sản đã dầy công làm cho ông thành một biểu tượng thờ phụng của chế độ, 3) người Việt Nam hy vọng vào ông như một ngưới cứu độ, giúp họ thực hiện được những mong mỏi nghìn đời của đất nước và bản thân. Nếu huyền thoại Hồ Chí Minh đã cho Đảng Cộng sản uy tín hầu như quyết định để chiến thắng trong chiến tranh, thì do những thất bại của Đảng Cộng sản trong xây dựng hoà bình mà huyền thoại Hồ Chí Minh từ từ rạn vỡ trong nhân dân và cả trong Đảng. Một cái nhìn công bằng là một cái nhìn hiện thực về nhân vật lịch sử này. Vẽ rồng thấy đầu không thấy đuôi Do phải giữ kín tung tích trong hoạt động bí mật, lý lịch của Hồ Chí Minh cũng là một bí mật. Sau cách mạng 1945, nhiều người còn chưa biết ông là ai. Nhiều đoạn đời của ông có một thời bị nhiều nhà viết tiểu sử ông để trống (như sau vụ thất bại của Xô Viết Nghệ Tĩnh 1931 đi đâu không biết cho đến năm 1941 mới xuất hiện lại và về nước). Phần ông, ông lại không chịu viết hồi ký hoặc chính thức công bố đầy đủ lý lịch của mình. Nếu có viết thì ông lại không ký tên thật. Với bút danh Trần Dân Tiên trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, hình ảnh mà ông tự giới thiệu chỉ là một người cách mạng rày đây mai đó, không có cuộc sống riêng tư. Nhưng đó cũng chính là ý muốn của ông. Trong cuốn sách nhỏ này ông có khen ngợi tài của người hoạ sĩ Trung Hoa vẽ rồng và cho rằng vẽ rồng giỏi là chỉ cho người xem trông thấy đầu còn đuôi thì dùng những cụm mây che khuất đi. Thủ thuật ấy rõ ràng ông đã sử dụng để tự hoạ. Cái cốt cách thanh thoát mờ ảo ấy thật ra cũng đã toát ra từ chính con người của ông: với khuôn mặt xương xương, dáng người gầy, mới 50 tuổi đã để râu dài, ông có vẻ xuất thế hơn rất nhiều so với một số lãnh tụ cộng sản châu Á khác – như Mao Trạch Đông chẳng hạn. Hình ảnh xuất hiện chính thức của ông trước công chúng do vậy, ngoài một lĩnh tụ cộng sản tầm cỡ quốc tế tài ba, còn là một hiền triết phương Đông. Nhưng đối với ông, không phải chỉ có như vậy. Trong thời chống Pháp, có một dạo, mấy chữ “Cha già dân tộc” đã được bộ máy tuyên truyền Việt Minh dùng để tôn vinh ông khá ồn ào (như một câu hát: “thi đua thi đua Cha già nhắn tin về…”). Thật sự thì hình ảnh này đã được chính ông sử dụng để tự đề cao trong Những mẩu chuyện về đời Hồ Chủ tịch do chính ông viết (“Nhân dân gọi Chủ tịch là Cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam”). Về sau có lẽ vì thấy hơi quá lố, hình ảnh ấy không còn được nhắc lại, mấy chữ “Bác Hồ” được thay vào và giữ mãi cho đến khi ông mất. Trong tiếng Việt, chữ “bác” chỉ vai người anh của cha, dùng để xưng với các cháu thiếu nhi thì thích hợp. Nhưng sau này, nó lại trở thành phổ biến để mọi người gọi theo. Theo nhiều người gần gũi ông cho biết thì điều đó cũng do ông chỉ đạo: ai mới gặp ông mà gọi ông bằng “anh” hoặc “đồng chí” thì bị ông chỉnh lại ngay (tôi nghe nói trong những ngươi bị ông chỉnh có Trần Văn Giàu và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng). Cung cách ứng xử của ông thường được coi như tấm gương để toàn Đảng, toàn dân học tập, trong đó tác phong giản dị, cần kiệm, thân dân (lo chuyện tương cà mắm muối cho dân) thường được đề cao nhiều nhất. Năm 1968, sau khi vào chiến khu, suốt 7 năm ở R, năm nào đến 19 tháng 5 (người ta cho là sinh nhật của ông), trong các buổi lễ kỷ niệm tôi đều được nghe không biết bao lần những câu chuyện như vậy. Chuyện đôi dép râu: Bác Hồ đi dép râu thì ai cũng biết. Bác đi một đôi dép đến mòn lẳn. Cậu bảo vệ đề nghị Bác thay nhiều lần nhưng Bác nhất định không chịu. Cuối cùng nài nỉ mãi không được, cậu đã phải lén lấy đôi dép ấy đi đổi. Khi phát hiện, Bác không vừa lòng và nhất quyết bắt cậu bảo vệ đi lấy lại đôi dép cũ. Chuyện lá dong gói bánh chưng của dân Hà Nội. Mỗi năm khi gần Tết, mặc dầu “bận trăm công ngàn việc”, Bác vẫn điện thoại hỏi đồng chí Trần Duy Hưng, bấy giờ là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, xem có lo đủ lá dong để gói bánh chưng cho dân chưa. Còn nhiều chuyện khác có nội dung tủn mủn, lẩm cẩm và “bao cấp” như vậy. Chưa kể đến những bài nhạc, bài thơ – nơi không cần phải mô tả những chi tiết – người ta đã tha hồ dùng sự bay bổng của phạm trù mỹ học gọi là sự cao quý để đưa ông lên chín tầng mây! Từ một người anh hùng giải phóng dân tộc, ông trở thành một ông tiên trong các truyện thiếu nhi, một nguồn cảm hứng vô tận để hình thành những bài tụng ca, và hơn nữa, còn là hình tượng của người đi cứu độ chúng sinh nữa. Sau 1975, tôi thấy người ta đã dựng bàn thờ của ông ngay giữa bùng binh Sài Gòn, khói hương nghi ngút. Ngày nay nhiều nơi vẫn còn giữ thói quen này, không phải chỉ với riêng ông (nhiều liệt sĩ cộng sản đã thành thần trong các miễu, các đền). (Đó là những điều xác thực do đảng CSVN muốn tạo 1 hình ảnh huyển hoặc về HCM kể cả các đảng viên cao cấp khác cũng vậy.LĐ) Cuộc sống riêng tư Chuyện tình ái, vợ con của ông là điều được dư luận quan tâm, nhưng sách báo của Đảng thường né tránh. Cả một đời vì nước vì non thì màng chi đến những hệ luỵ nhân gian ấy! Nhưng điều này hoàn toàn không đúng ngay cả đối với ông: có lần ông đã cho rằng sai lầm lớn nhất đời ông là không lấy vợ! Nói chơi thôi nhưng thật sự trong thực tế, đã có nhiều chuyện kể cho biết ông có rất nhiều nhân tình ở khắp nơi, từ Pháp, Nga, Trung Quốc… Kim Hạnh lúc làm Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, vì đăng ở trang nhất tin nói về bài thơ của ông (bí danh Lý Thuỵ khi ông từ Liên Xô sang Trung Quốc khoảng 1925) gửi người vợ Tàu mà bị cách chức và đuổi khỏi làng báo. Một nhà nghiên cứu Mỹ, khi truy tầm hồ sơ mật của Đệ Tam Quốc tế lưu trữ tại Moskva sau khi Liên Xô sụp đổ, đã tìm thấy tài liệu cho biết có một người đàn bà khác trong một Đại hội Quốc tế cộng sản ở Nga đã khai ông chính là chồng của bà, và người đàn bà ấy chính lại là đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai của ông chứ không phải là ai khác! Trong nước, chuyện tình của ông nhiều hơn và cũng nhiều tính chất bi thảm hơn. Dư luận Hà Nội râm ran từ lâu chuyện ông ăn ở với một cô tên Xuân, cô này do mật vụ Trần Quốc Hoàn đưa về để phục vụ ông nhưng sau cho người giết đi để bịt tung tích, có đứa con trai được Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông cứu thoát, đem về nuôi. Gần đây nhân Đại hội 9 của Đảng (tháng 4 năm 2001), các hãng thông tấn phương Tây đã nói đến khá nhiều chuyện năm 1941, khi về nước, ông đã quan hệ với một nữ cần vụ người dân tộc và sinh ra Nông Đức Mạnh, nay mới được bầu Tổng Bí thư Đảng. Những chuyện tình nói trên, hư thực ra sao chưa được chứng minh thật thuyết phục, nhưng xét về mặt đạo đức cá nhân thật ra chẳng có gì quan trọng lắm: các lĩnh tụ cộng sản cũng là những con người, vợ con, này nọ đủ cả, một số lại rất hoang toàng trong cái khoản mục này! Giả sử Hồ Chí Minh có như vậy đi nữa thì công lao chống thực dân của ông chẳng hề bị suy suyển. Nhưng do Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ muốn dừng lại với cái công lao ấy mà còn vượt lên thời gian tồn tại muôn năm, nên hình ảnh của Hồ Chí Minh phải được tô vẽ sao cho thật lý tưởng, thật phi thường. Và đó cũng chính là chính sách tạo thần tượng của guồng máy. Người ta có thể vẫn sống một cuộc sống bình thường, nhưng khi Đảng cần thì cái bình thường sẽ được thay vào bằng những việc làm, những sự tích thần thánh. Anh là người có tính Đảng cao thì anh phải biết tuân phục: phải biết cố gắng đóng cho tròn cái vở kịch được tạo ra cho mình. Chỉ vì lợi ích cách mạng thôi. Càng có nhiều tấm gương phi thường để những người bình thường noi gương hy sinh thì sự nghiệp của Đảng mới huy hoàng. Chính vì đã dựa trên cái lý lẽ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng đó mà Đảng đã tạo ra khá nhiều những truyền thuyết trong tất cả mọi lĩnh vực từ bộ đội, tình báo đến nhà báo, nhà sư… Hồ Chí Minh cũng chỉ là một huyền thoại trong những huyền thoại do Đảng tạo ra, nhưng là huyền thoại của những huyền thoại cho nên phương pháp tạo dựng cũng phải hết sức đặc biệt. (Lữ Phương là một đảng viên bậc trung, được gần gủi với nhiều cán bộ “khai quốc công thần” nên Lữ Phương viết về đoạn nầy rất trung thực.LĐ) Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đã qua, ông cảm thấy những bất ổn trong những vở kịch do mình tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiều người đã thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái đám âm binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho ra rìa suốt trong quãng đời còn lại trước khi ông mất là đáng chú ý nhất. Sau Cải cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung Quốc, quá thất đức và sai lầm, ông đưa Võ Nguyên Giáp, uy tín như cồn sau Điện Biên Phủ, ra thay mặt Đảng xin lỗi nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Lúc bấy giờ ở Liên Xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hoà bình, trong Đảng Việt Nam cũng có xu hướng ấy. Nhưng tình hình Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cường độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đã lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh thắng thế đã đưa cánh Lê Duẩn/Lê Đức Thọ lên nắm quyền. Về Võ Nguyên Giáp thì kết quả ai cũng nhìn thấy: bị quy là kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẩn chết mới thôi. Còn về Hồ Chí Minh thì dường như chẳng có gì, nhưng thật sự cũng đã chịu số phận chung với tướng Giáp. Bên ngoài thì vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia… nhưng bên trong đã dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai trò của một ngọn cờ tượng trưng, không có ảnh hưởng gì lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ (đăng trên một số báo Văn nghệ Xuân cách đây vài năm), công lao của Hồ Chí Minh trong cuộc “tổng tấn công và nổi dậy” 1968, vẻn vẹn chỉ có bài thơ Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà… Sau khi ghi âm bài thơ này thì ông được đưa đi… nghỉ. Vũ Kỳ thuật rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc “Tổng tấn công và nổi dậy” nổ ra qua đài phát thanh nghe được ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh – cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người đã nói đến nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau trong Đảng Cộng sản Việt Nam thời chiến tranh; nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt một thời gian dài: Lê Duẩn/Lê Đức Thọ đối đầu với Hồ Chí Minh/ Võ Nguyên Giáp. Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho chính mình nên cái chết của ông cũng đã được cánh Lê Duẩn/Lê Đức Thọ khai thác triệt để để “xài” một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2-9 vì trùng với ngày quốc khánh nên người ta dời lại 3-9-1969. Trong di chúc cuối cùng, ông muốn được hoả táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vào một vùng đất nào đó, người ta lại bỏ không biết bao nhiều tiền bạc ra ướp xác và xây lăng nghìn đời cho ông. (Qua những sự thật do Lữ Phương đua ra, chúng ta mới thấy rõ guồng máy cai trị của đảng CSVN rất là sắt máu, ngay cả HCM và Võ Nguyên Giáp cũng phải khuất phục nếu không muốn bị thủ tiêu) Những lựa chọn chính trị Con người của Hồ Chí Minh được thần thánh hoá chỉ nhằm mục đích thần thánh hoá những lựa chọn chính trị của ông cho Đảng Cộng sản. Những chủ đề sau đây đã trở thành kinh điển trong các khoá giảng dạy về tư tưởng của chế độ: từ thuở ấu thơ, Hồ Chí Minh đã ưu tư về tình trạng nô lệ của dân tộc, vì thế đã quyết định bỏ xứ ra đi tìm đường cứu nước; chu du khắp thế giới để tìm hiểu và so sánh, cuối cùng ông đã nhận ra chủ nghĩa Mác-Lênin thần kỳ, không những giúp dân tộc giành được độc lập mà còn mở đường đi vào cõi hạnh phúc muôn đời; Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất thực hiện được cái tất yếu ấy của lịch sử cho nên quyền lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc sẽ là vĩnh viễn và tuyệt đối. Qua sự kiểm nghiệm của lịch sử hơn nửa thế kỷ đã qua, người ta thấy những xác tín trên đây nếu đúng một phần nhỏ thì sự cường điệu và phóng đại lại là quá nhiều. Thí dụ như việc tìm đường cứu nước. Có lẽ không cần tranh luận về cái giả định khởi đầu này: Hồ Chí Minh là một trong rất nhiều những thanh niên yêu nước vào lúc bấy giờ. Nhưng từ đó cho rằng vì yêu nước mà ngay từ đầu đã có ý định phải ra nước ngoài để tìm giải pháp cứu nước thì điều này không nhất định phải là tất yếu. Một người Pháp nghiên cứu về Việt Nam là D. Hémery có tìm ra được một tờ đơn của Hồ Chí Minh đề ngày 15-9-1911 ở Marseille – ký là Paul Tatthanh – gửi chính phủ Pháp xin vào học trường Ecole coloniale (một loại trường tạo công chức cho các thuộc địa) và đã bị từ chối. Nhà sử học này cũng tìm ra một số thư của ông – cũng ký là Paul Tatthanh – nhiều lần gửi về nước nhờ Khâm sứ Trung kỳ hỏi thăm tin tức và chuyển tiền cho cha. Từ những tài liệu này – Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993) có ghi lại phát hiện của Hémery – người ta có thể bàn luận nhiều chuyện, nhưng để đừng đi quá xa chúng ta chỉ cần ghi nhận điều hiển nhiên sau đây: ý định “cứu nước” của Hồ Chí Minh chưa chắc đã có ngay từ lúc bỏ nước ra đi, ý định ấy có thể đã đến sau những dự tính khác không thành (thí dụ không được chấp nhận vào học tại Ecole coloniale). Giả thiết này chẳng hề hạ thấp tình cảm yêu nước của ông, nhưng tất nhiên, như vậy thì sẽ rất khó để tạo ra cái chủ ý lý tưởng hoá cuộc đời ông từ nhỏ cho đến lớn. Làm sao có thể cho là “lý tưởng” cái hiện tượng Hồ Chí Minh tự gọi mình là “Paul Tất Thành”, xin đi học làm công chức cho chính quyền thực dân đồng thời nhờ cả chính quyền thực dân ấy chuyển tiền từ nước ngoài về cho cha! Cái lập luận cho rằng sau khi đã bôn ba khắp nơi để nghiên cứu tìm hiểu, từ đó thấy chủ nghĩa Mác-Lênin tuyệt vời nên Hồ Chí Minh mới chọn – lập luận này cũng tỏ ra rất khó thuyết phục. Việc ông đi đây đó trên thế giới không đủ để chứng minh được rằng ông đã thâu đạt được tất cả những tinh hoa của nhân loại như đã được những người xưng tụng ông giả định. Khác với nhiều lĩnh tụ châu Á khác, chẳng hạn như Tôn Dật Tiên, Gandhi, ông không hề có ý định đào sâu kiến thức của mình qua các trường đại học. Thời gian ông trở lại nước Pháp hơi lâu (1917-1923), nhưng công việc của ông ở đây vẫn đi theo cái chiều hướng nghiêng về phần thực hành, quan hệ tiếp xúc, viết báo, vận động… Các sách ông đọc ở đây chỉ là những loại phổ thông, không có gì chứng tỏ được chiều sâu cần thiết về tư duy để nghiêm chỉnh tiếp thu chủ nghĩa Marx. Tôi đã viết ra nhiều lần nhận xét này, nay không sợ lặp lại để nói thêm một lần nữa. Những nhà ý thức hệ cộng sản có thể rất tức giận vì nhận xét ấy, nhưng tiếc thay, điều đó lại được chính Hồ Chí Minh nói ra. Ai đã đọc cuốn sách mang tên Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí tịch do chính ông viết (dưới bút danh Trần Dân Tiên) thì sẽ thấy ngay. Xin dẫn một vài đoạn ông kể về Đại hội Tours cuối năm 1920 của Đảng Xã hội Pháp: Người ta thảo luận rất sôi nổi (…) Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm, vì người ta thường nhắc đi nhắc lại những tiếng, những câu: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xã hội, cách mạng, không tưởng, khoa học, Saint-Simon, Fourrier, Marx, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, sản xuất, luận đề,… giải phóng… chủ nghĩa tập thể… chủ nghĩa cộng sản, khách quan, chủ quan v.v… Không hiểu rõ lắm, nhưng đến lúc biểu quyết, gia nhập Đệ Tam hoặc ở lại Đệ Nhị Quốc tế thì ông vẫn bỏ phiếu cho Đệ Tam Quốc tế. Rất ngạc nhiên, Rô-dơ, làm tốc ký của Đại hội hỏi ông Nguyễn: “Đồng chí! Bây giờ đồng chì hiểu tại sao ở Pa-ri, chúng tôi đã bàn cãi nhiều như thế rồi chứ?” “Không, chưa thật hiểu đâu.” “Thế thì sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Đệ Tam Quốc tế?” “Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều là Đệ Tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ Tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Đệ Nhị Quốc tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa. Vì vậy tôi đã bỏ phiếu tán thành Đệ Tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu. Đồng chí đồng ý với tôi chứ?!”. Rô-dơ đồng ý, chị cười và nói: “Đồng chí đã tiến bộ”. Những đoạn trích dẫn trên đây đã cho chúng ta biết mấy điều quan trọng như sau: Hồ Chí Minh chưa biết gì về chủ nghĩa Marx với tư cách là một học thuyết triết học-chính trị. Những khái niệm rất tầm thường trong báo chí có khuynh hướng thiên tả như đấu tranh giai cấp, bóc lột, sản xuất… ông còn chưa hiểu rõ, nói gì đến những tư biện về lao động tha hoá, giá trị thặng dư, sứ mệnh giải phóng của giai cấp vô sản…? Đối với chủ nghĩa Lenin ông có biết đến nhưng lại rất hời hợt. Ông chưa đọc gì về Lenin, ngoại trừ bài “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” đăng trên tờ L’humanité tháng 7 năm 1920 trước Đại hội Tours vài tháng. Có đọc nhưng thật sự ông cũng chẳng hiểu bao nhiêu, ngay cả các khái niệm căn bản. Ông chọn lựa đi theo Lenin hoàn toàn chỉ vì, qua Đệ Tam Quốc tế, Lenin hứa “giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập”. Đó là một chọn lựa hoàn toàn cảm tính, vội vàng, phiến diện: chủ nghĩa Lenin là một học thuyết toàn diện về cách mạng vô sản ở những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển, trong đó vấn đề giải phóng các thuộc địa chỉ là một bộ phận. Với những thiếu sót trầm trọng như vậy, làm sao có thể gọi được là nghiêm chỉnh thái độ chọn lựa nói trên của ông? Tất nhiên không thể không xét đến chuyện về sau, cùng với thời gian hoạt động, ông đã tiếp cận lý luận cách mạng ngày càng nhiều hơn. Nhưng dù vậy đi nữa thì cũng không vì thế mà coi sự chọn lựa ấy là tuyệt đối đúng, phải trung thành để chuyển giao cho các thế hệ mai sau. Có rất nhiều lý do: Sau khi Lenin mất, “chủ nghĩa Marx-Lenin” đã dần dà bị Stalin hoá. Cách mạng vô sản ở những nước tư bản phát triển thoái trào, “chủ nghĩa xã hội” ở Liên Xô thực chất là chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ nghĩa vô sản quốc tế chỉ là cái bình phong bảo vệ Liên Xô và sự bành trướng của chủ nghĩa dân tộc Xô Viết. Mục tiêu xây dựng một xã hội mác-xít có nền kinh tế phát triển cho một xã hội công bằng và tự do là hoàn toàn ảo tưởng. Các nước lấy Liên Xô làm mô hình đều giẫm chân trong lạc hậu nghèo nàn, còn thể chế chính trị thì chỉ là sự nối dài của chế độ phong kiến, độc tài. Là vũ khí hiệu nghiệm trong lật đổ và cướp chính quyền nhưng bất lực trong phát triển. (Điều thất bại ngay trong quốc gia đứng đầu Khối CNXH tại Liên Xô đã lộ rõ. Liên Xô chỉ giỏi trong “cướp chính quyền” và cai trị hà khắc, còn xây dựng XHCN thì thất bại liên miên, vậy mà HCM và các đồng chí trung kiên của ông vẫn đề cao mô hình Liên Xô vì thiếu thông tin hay vì mù quáng trước thần tượng ảo.LĐ) Sự lựa chọn đường đi của Hồ Chí Minh cho Việt Nam vì vậy là chọn lựa bất toàn: nó có thể giành được độc lập cho dân tộc qua các hình thức đấu tranh bạo lực, nhất là chiến tranh, nhưng đã thất bại toàn diện trong xây dựng hoà bình. Điều này đã được chứng thực rất hiển nhiên qua hơn nửa thế kỷ thực hành. Không thể coi đó là “cái cẩm nang thần kỳ” để đưa nhân dân đến cõi hạnh phúc nghìn năm. Cũng không thể nói bừa rằng ta phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa vì “nhân dân ta đã chọn”. Nhân dân ta chẳng biết gì về chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ để chọn. Rất nhiều người chỉ đặt lòng tin vào Bác Hồ, nhưng sự chọn lựa của Bác Hồ lại chẳng thể gọi được là khuôn vàng thước ngọc. Nhìn lại mọi việc đã xảy một cách bình tâm, chúng ta thấy sự chọn lựa của Hồ Chí Minh đã bị quy định bởi cái tạng văn hoá sau đây của ông: Hồ Chí Minh là một người rất thực tế. Thúc đẩy bởi vấn đề bức xúc của đất nước là độc lập, ông nhận thấy sự hứa hẹn của Đệ Tam Quốc tế là rõ rệt và rất triệt để, khác hẳn với những thế lực khác (Mỹ, Nhật), nên đã chấp nhận. Đối với ông chủ nghĩa Lenin thực tế lúc bấy giờ đồng nghĩa với giải phóng dân tộc là vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam. Cái tạng thực tế ấy sau này đã biểu hiện trong việc lãnh đạo của ông đối với mọi công việc: nói năng, hành động, bao giờ cũng cố tránh những cái cao xa, trừu tượng. Ông cũng lại là một người nhiều tình cảm và lý tưởng. Đọc Lenin, thấy gãi đúng ưu tư của mình, ông đã khóc lên vì vui sướng và tin ngay. Sau này tìm hiểu thêm thấy chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn chấm dứt những khốn khổ của những người lao động bị áp bức ông càng tin hơn. Khát vọng độc lập cho dân tộc của ông cũng gắn liền với mong mỏi đấu tranh cho một xã hội công bằng, nhân đạo. Cũng chính vì vậy mà óc thực tế của ông không trở thành óc thực dụng tầm thường. Ông chọn Lenin vì con đường giải phóng đất nước mà còn vì nhu cầu có một người thầy, người cha tinh thần theo kiểu phương Đông để thờ phụng, tôn kính. Tất cả những những thuộc tính trên đây đều đã biểu hiện trong sự chọn lựa nói trên với những ưu và những nhược điểm của nó. Những người thần phục ông chỉ nói đến những cái ưu nhưng không hề dám nói đến những cái nhược quan trọng của ông sau đây: 1) quá vội vàng, không suy xét cẩn thận, cái trí không theo kịp cái tâm 2) trung thành mù quáng với sự chọn lựa ban đầu, không học được tinh thần phản tỉnh để can đảm nhìn lại toàn diện con đường đã đi.( mời đọc thoáng qua ta có cảm tưởng như Lữ Phuơng khen ngợi HCM có lựa chọn đúng vì Lénin đề ra công cuộc Giải Phóng Dân Tộc hợp với HCM, nhưng qua đoạn sau thì Lữ Phương nêu rõ sự lựa chọn của HCM theo Lénin là mù quáng, không có trách nhiệm với toàn dân tộc VN) Những cái ưu của ông đã bộc lộ trong thời hoạt động bí mật, khi còn phải sống trong dân và phải nhờ dân che chở. Tính chất trong sạch lý tưởng, biết hy sinh vì nghĩa lớn của những người cộng sản theo con đường của ông hoàn toàn không phải chỉ là chuyện tuyên truyền. Cũng nhờ thái độ ấy mà Đảng đã được đa số nông dân ủng hộ, góp sinh mạng và tài sản cho cuộc tranh đấu chung. Việc chiến thắng nhiều đế quốc hùng mạnh đã từng đến thống trị Việt Nam không đơn thuần chỉ là vấn đề thủ đoạn, chiến thuật. Trên nhiều mặt, Đảng Cộng sản hơn hẳn những lực lượng chính trị yêu nước khác. Trong thời kỳ bị lệ thuộc, người dân có nhìn vào ông như kẻ “cứu độ” thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. (Đọc đoạn nầy chúng ta thấy được sự hạn chế trong suy tư của Lữ Phương: tại sao Lữ Phương không đánh giá toàn bộ công cuộc CM tại VN là để đạt mục tiêu gì? Giải phóng Dân Tộc thoát khỏi ách thực dân, để toàn dân sống trong một chế độ ra sao? Có khá hơn, có dân chủ hơn chế độ thực dân kia không? Hay là sau đó dân tộc ta lại còn bị đàn áp, khống chế về Dân Chủ, Tự Do còn hơn thời Pháp thuộc là nghĩa làm sao? Sau một thời gian dài chiến thắng Pháp dân ta đã đánh đổi sự Độc Lập bằng bị khống chế Tự Do, Dân Chủ Nhân Quyền một cách trầm trọng thì cái giá đó quá đắt và ai cho phép đảng CSVN có quyền áp đặt nguyện vọng người dân VN- là hoà bình và thịnh vượng- chỉ là thứ yếu so với việc phục vụ cho Vô Sản toàn thế giới của CS Quốc Tế!!! LĐ) Những nhược điểm của sự chọn lựa của ông đã bộc lộ thật rõ rệt trong thời xây dựng hoà bình. Đấu tố, cải cách: phá hoại đến tận nền tảng đạo lý dân tộc. Hợp tác hoá: phản bội nông dân về ruộng đất. Chỉnh huấn: bơm máu đen vào cơ thể Đảng. Trấn áp, chà đạp trí thức văn nghệ sĩ: phản bội lời hứa về tự do văn hoá. Khoác lác về cái gọi là “dân chủ gấp triệu lần”, nhưng lại đè đầu cưỡi cổ nhân dân một cách rất tự nhiên như những cường hào. Làm mất hoàn toàn động lực về phát triển kinh tế qua chủ trương nhà nước hoá toàn bộ hoạt động sản xuất. Nói chung: giam hãm dân tộc trong cái ao tù chuyên quyền độc đoán, lạc hậu nghèo nàn.( Đoạn tóm lược của Lữ Phương trên đây thật là đầy đủ và súc tích, lời kết tộ đảng CSVN hùng hồn và đầy đủ nhất. LĐ) Những sai lầm trên đây không phải là những “tồn tại” hoặc những “khuyết điểm” như Đảng đã giải thích. Chúng nằm ngay trong sự chọn lựa của Hồ Chí Minh – hợp nhất quá vội vàng giữa hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về bản chất: giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội. Chân dép lốp mà đi vào vũ trụ. Một bên là dép lốp, một bên là vũ trụ; với dép lốp thì không thể đi vào vũ trụ được, nhưng ta cứ “thừa thắng xốc tới”, vì vậy mà bao nhiêu điều tàn tệ đã xảy ra. Cái ý thức hệ mácxít-lêninít mà Hồ Chí Minh ghép vào chủ nghĩa dân tộc của ông (“từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội”) đã bộc lộ hết thực chất không tưởng và bất lực của nó. Trung thành mù quáng, căn cứ vào đó buộc thực tế phải uốn theo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã biến sự chọn lựa của Hồ Chí Minh thành vật cản đường cho sự phát triển tự nhiên của đất nước.( Sự kết thúc của Lữ Phương đầy đủ và ngắn gọn “Trung thành mù quáng là vật cản đường cho sự phát triển của đất nước”. LĐ) Tư tưởng Hồ Chí Minh :(có hay không có Tư Tưởng HCM?) Sự thất bại của mô hình Lêninít về phát triển cho những nước nghèo nàn, lạc hậu là quá rõ ràng. Do sự thúc ép của hàng loạt những nhân tố trong và ngoài nước, nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận điều chỉnh đường đi, chuyển nền kinh tế “bao cấp, mệnh lệnh” hẳn sang kinh tế thị trường, mở cửa làm ăn với thế giới tư bản. Khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” đã ra đời trong tình hình đó như một thích ứng. Nhưng xét kỹ thì đây không phải là sáng kiến hay ho gì lắm. Hồi Hồ Chí Minh còn sống, ông đã trả lời nhiều người rằng ông không có tư tưởng gì cả. Nếu có một người xứng đáng ở Á châu này thì đó chính là Mao Trạch Đông (chính vì vậy mà Điều lệ Đảng Đại hội II đã ghi: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao trạch Đông, phong cách Hồ Chí Minh). Đối với ông, khi chọn chủ nghĩa Lenin rồi, đó đã là tất cả, là cái “cẩm nang thần kỳ” có thể giải quyết được mọi chuyện trên đời, chẳng cần phải nhọc công tìm kiếm làm gì nữa. Nói do ông khiêm tốn có lẽ chỉ một phần, chính yếu là do có óc thực tế, ông biết rằng mình không thể nào nắm tóc mình để tự đưa lên cao được. Gán cho ông điều ông không có và không muốn có, những đệ tử của ông chỉ làm cái công việc lợi dụng như họ đã từng bất chấp di chúc của ông khi cho ướp xác và xây lăng cho ông. Sự lợi dụng đó cũng không phải là đắc sách lắm. Nó chẳng có tác dụng làm cho chủ nghĩa Marx-Lenin được phát triển hay bổ sung thêm. Đó chỉ là một bước lùi ý thức hệ đi cùng với bước lùi về kinh tế, hoàn toàn chỉ có ý nghĩa thực dụng: phải tìm cách làm dịu đi những giáo điều đã bị thời gian chứng minh là không tưởng, bất lực, sắt máu mà ai cũng biết như công hữu về tư liệu sản xuất, chủ nghĩa tập thể, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, quốc tế vô sản v.v… Và trong khi né tránh bớt những khái niệm đã mất giá ấy thì một số thuộc tính khác đã được nhấn mạnh hơn, ồn ào hơn: nào là yêu nước, truyền thống, độc lập, tự chủ, nào là nhân ái, thân dân, hoà hợp… toàn là những sản phẩm phương Đông và nội địa mềm mại, dịu dàng không có gì là ngoại lai, khắc nghiệt cả. Cái thủ đoạn thao tác lý sự ở đây cũng quá rõ ràng: trong hai thành phần được Hồ Chí Minh kết hợp lại trong sự chọn lựa của mình – chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản – thì thành phần thứ nhất đã được đưa lên hàng chính diện để làm lu mờ bớt thành phần thứ hai đi. Những người có ý hướng cải cách trong Đảng đã nhận ra thủ đoạn này. Họ đã chỉ ra được cái mưu tính thực sự của những nhà ý thức hệ chính thống: miệng nói Hồ Chí Minh nhưng hành động vẫn không khác gì Stalin và Mao Trạch Đông, chuyên chế, khắc nghiệt, giả dối, xảo quyệt. Sự chỉ trích không phải là vô căn cứ: Đảng chỉ dùng Hồ Chí Minh như cái bung xung chứ chẳng có thật lòng gì cả. Theo những người cải cách thì thật lòng là phải thay đổi triệt để phương thức lãnh đạo của Đảng: phải từ bỏ đường lối nửa vời, khập khiễng, từ bỏ hẳn chuyên chính vô sản và thực hiện dân chủ cho tương xứng với chính sách mở cửa và kinh tế thị trường. Chỉ với đường lối cải cách triệt để ấy, Đảng mới tạo ra những điều kiện tích cực để khắc phục những ruỗng nát nội tại, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh chóng. Cũng theo những người cải cách thì sự thay đổi ấy không nằm ở đâu khác ngoài tư tưởng Hồ Chí Minh đích thực. Trong hình dung của họ, thực chất của Hồ Chí Minh là phi-Stalin và phi-Mao – một Hồ Chí Minh nhân đạo dân chủ! Dù cho có ủng hộ cải cách, chúng ta thật khó lòng mà tìm được sự khách quan trong cách lập luận trên đây: nếu Hồ Chí Minh đối với những nhà ý thức hệ chính thống chỉ là một hình ảnh giả thì đối với những người cải cách, Hồ Chí Minh cũng không thật là bao nhiêu. Sự khác nhau giữa hai quan điểm chỉ là sự khác nhau về cách khai thác hai khía cạnh trong sự chọn lựa của Hồ Chí Minh: một bên nghiêng về phần quốc tế và vô sản, một bên lại nghiêng về phần quốc nội và dân tộc; một bên nghiêng về phần “chuyên chính vô sản” thì bên kia lại muốn loại bỏ nó. Cả hai đều làm biến dạng đi một Hồ Chí Minh đích thực: một người Việt Nam yêu nước, nhưng cũng là một người Việt Nam yêu nước theo phương thức của Lenin, một người đã đem lại cho đất nước sự tự chủ và thống nhất nhưng cũng lại là một người đã cho du nhập vào đất nước một học thuyết ngoại lai mà tác hại của nó còn kéo dài cho đến ngày nay chưa gỡ bỏ được.( Lữ Phương có nhận định biệt lập và mới lạ nhưng lại là cái nhìn trung thực nhất về công và tội của HCM, công thì ít mà tội thì nhiều và kéo dài dai dẳng, dân tộc VN phải gánh chịu, do đó họ có quyền lên án HCM và tay sai) Có thể cho rằng lập luận của những người cải cách chỉ là một cách trình bày mang tính chất kỹ thuật tranh đấu trong hoàn cảnh không có tự do tư tưởng, và nếu như vậy thì có lẽ sẽ không cần bàn luận thêm. Nhưng nếu trong chúng ta có ai thành thật tin rằng với chủ trương ấy, đất nước sẽ bước vào được một chế độ dân chủ hiểu theo nghĩa hiện đại thì chắc chắn sẽ có không ít người lên tiếng bày tỏ sự nghi ngờ: giả sử như có gạt đi hết tất cả những phần ngoại lai, ảo tưởng của Hồ Chí Minh về con đường tiến lên “chủ nghĩa xã hội” theo kiểu Lenin, thì Hồ Chí Minh vẫn không thể là ngọn cờ dân chủ được. Ý kiến này thật đáng suy nghĩ. Mặc dù Hồ Chí Minh có nói nhiều đến dân chủ, nhưng quan niệm của ông vẫn rất xa lạ với cái nội dung mà thời hiện đại đã sản sinh ra nó, đặc biệt là cái tính chất giao ước trần tục của sự phân chia và kiểm soát quyền lực, căn cứ vào đó tổ chức và quản lý đời sống công cộng. Ông không biết gì đến tính chất độc lập của xã hội công dân đối với nhà nước, và ông cũng không hiểu tính chất quyết định làm nên nhà nước hiện đại là nhà nước phi thiên mệnh, nhà nước sinh ra từ pháp luật và tồn tại bằng pháp luật. Quan niệm của ông về mối tương quan giữa nhà nước và nhân dân vẫn là quan niệm của Nho giáo lý tưởng; cái loại nhân dân mà ông yêu mến vẫn chỉ là loại “xích tử” cần phải được dạy dỗ về luật trời và phép nước đồng thời lại phải biết lo cho họ về những chuyện “tương cà mắm muối” để sống trong yên ổn; còn nhà nước theo quan niệm của ông vẫn chỉ là thứ nhà nước của những người hiền, những bậc minh quân kiểu vua Nghiêu vua Thuấn đời xưa. Những gì ông nói về “pháp chế xã hội chủ nghĩa” hoặc “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” cũng đều dựa trên cơ sở ấy. Chúng chỉ là những ý định tốt của những đấng, những bậc bề trên. (Rõ ràng HCM có một tầm nhìn thấp về Dân Chủ và Tự Do, Dân chủ Tự Do là quyền của toàn dân phải có chứ không phải do HCM hay đảng ban phát. Quyền công dân và xã hội dân sự được HCM hiểu một cách mù mờ, ấu trỉ so với thời đại thế kỷ 20.LĐ) Sở dĩ ông chọn chủ nghĩa Lenin một cách vội vã và vô điều kiện như ta đã biết có lẽ là do ông đã trực giác được tính chất “bên trên” của cách mạng vô sản lêninít trong việc làm lại nước Nga với những tàn dư nặng nề của thời trung cổ. Là người dân chủ, hiểu rõ học thuyết Marx, nhưng tình thế đã buộc Lenin làm ngược lại tất cả nhưng gì mà Marx đã hình dung ra cho xã hội tương lai: thay vì để cho giai cấp vô sản tự mình trở thành nhà nước như trong Công xã Paris 1871 thì nhà nước Xô Viết lại phải đảm đương công việc giáo dục và tổ chức lại cái giai cấp vô sản đã tan tác và mất hết tính chất tiền phong sau cách mạng và nội chiến. Dự định khởi đầu là một lĩnh tụ dân chủ vô sản vượt xa nền dân chủ tư sản “hàng triệu lần”, cuối cùng, Lenin thừa nhận đã phải theo gương của một ông vua của thế kỷ 18 – Pierre Đại đế – công khai dùng độc tài để chống lại dã man, lạc hậu. Cảm nhận của Lenin về sự không ăn khớp giữa chủ nghĩa Marx hậu hiện đại và nước Nga tiền hiện đại, Hồ Chí Minh hoàn toàn không hề biết đến, ông chỉ thấy trong những hành động độc tài của Lenin trách nhiệm tự nhiên của những minh quân thời trước, nay được hiện đại hoá qua khái niệm chuyên chính vô sản của Đảng Cộng sản: đó là một nền chuyên chế nhân đức và cách mạng, một nền chuyên chính vì nhân dân chứ không phải là cái gì khác. Cái lô-gích của vấn đề ở đây vẫn là cái lòng tốt từ trên ban xuống. Muốn được giải phóng, muốn có quyền lực, nhân dân phải hết lòng đi theo Đảng. Đại biểu cho quyền lợi lâu dài của nhân dân, Đảng được phép làm tất cả để tạo dựng nên cuộc đời mới cho họ. Sự chuyên chính của Đảng là sự chuyên chính của đám đông, của chính nghĩa, của khoa học, của chân lý, của cách mạng. Vì vậy phải tập trung quyền lực vào Đảng một cách tuyệt đối và vĩnh viễn, không chia với bất ai, không nhân nhượng với ai một mẩu xác tín nào về chân lý, ai có ý đi ngược lại thì chỉ là những lý lẽ của bọn thù địch với nhân dân cần phải thẳng tay trừng trị. (Đứng về một góc cạnh đảng viên đảng CSVN lời nhận định của Lữ Phương rất trung thực và bộc bạch. Đảng CSVN đã tự phong cho mình là kẻ có công, có quyền và không hề có ý định phân chia quyền lực cho bất kỳ ai. LĐ) Với một quan niệm về quyền lực sắt thép như vậy, Lenin đã dọn đường cho Stalin vắt cạn sức lực của người dân để nhanh chóng đưa nước Nga vào con đường công nghiệp hoá, còn Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản đã tích tụ được những hy sinh vô hạn của nhân dân để đánh bại nhiều thế lực xâm lược hung hãn, giành lại độc lập thống nhất cho Việt Nam. Nhưng còn về dân chủ, cùng với bao nhiêu thứ khác nữa mà các Đảng Cộng sản đã hứa sẽ đem lại cho nhân dân trước đây như bình đẳng, tự do, hạnh phúc v.v… tất cả đều vẫn chỉ là những lời hứa, và tệ hơn nữa, về sau này đã biến thành những lời dối trá đơn thuần. “Chuyên chính vô sản”, “chuyên chính nhân dân” bây giờ đã trở thành chuyên chính với giai cấp vô sản, chuyên chính với nhân dân. Hiện tượng suy thoái này, vào cuối đời mình Lenin đã mơ hồ nhận ra như một bi kịch, nhưng ở Hồ Chí Minh, mọi việc dường như đã êm xuôi như ván đã đóng thuyền, cứ thế lướt sóng mà đi, từ bây giờ cho đến cả muôn đời con cháu mai sau! Bài học của người anh hùng Gần một thế kỷ đã qua, cùng với những biến chuyển lớn lao trên thế giới và đất nước, hình ảnh Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam đã không còn như xưa nữa. Tính chất lý tưởng, cao vời mà Đảng Cộng sản đã cố sức tô vẽ cho một Hồ Chí Minh thần thánh đã không chống đỡ nổi cho những sự việc tầm thường, sai lầm của một Hồ Chí Minh thực tế: càng cố thần thánh hoá ông bao nhiêu lại càng gây ra tác dụng ngược lại bấy nhiêu. Thoả đáng nhất là nhìn ông với những gì ông có, một cách hiện thực. Mặc dù tên tuổi của Hồ Chí Minh gắn liền với những gì làm nên cái gọi là “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” ngày nay, thiết nghĩ không nên đồng hoá tên ông với toàn bộ chế độ. Thế giới đã có những kinh nghiệm tương tự. K. Marx không phải là không có liên quan đến cái thực thể gọi là “chủ nghĩa xã hội” ở Liên Xô, nhưng đổ mọi sai lầm của Liên Xô lên đầu K. Marx là hoàn toàn không đúng. Mối quan hệ giữa Lenin và Stalin cũng có những điểm cần phân tích theo chiều hướng đó. Trường hợp Hồ Chí Minh đối với chế độ chính trị hiện tại ở Việt Nam có đặc biệt hơn nhưng cũng cần biết rằng hình ảnh của ông đã bị chế độ tô vẽ bằng mọi cách để huyễn hoặc quần chúng. Cũng đừng quên rằng những gì làm nên đặc trưng của Hồ Chí Minh là vai trò của ông trong thời kỳ chống ngoại xâm, một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của thế kỷ 20, giai đoạn mà việc đấu tranh giành độc lập không thể tách rời việc chọn lựa một ý thức hệ. Cần chú ý ghi nhận đặc biệt này: trong khi vấn đề độc lập là quá rõ ràng về ý nghĩa thì vấn đề ý thức hệ trong thời hiện đại lại chứa đầy cạm bẫy và phức tạp. Những cái hay cái dở không phải lúc nào cũng hiển hiện ngay từ đầu. Những gì tạm thời chưa được chấp nhận chưa hẳn đã sai, những gì mang đến thắng lợi chưa hẳn đã là đúng. Hơn nữa, sự sai/ đúng cũng không phải lúc nào cũng như nhau: đúng lúc này có thể sai lúc khác; xem tất cả sự sai/ đúng một cách trừu tượng, bất dịch rồi căn cứ vào đó để tâng bốc quá trớn hoặc kết án nghiệt ngã – một lần là xong – là quá đơn giản. Thái độ ấy không thích hợp cho những tiếp cận khách quan về lịch sử. Nhìn tổng thể về thế kỷ 20, tôi cho rằng Hồ Chí Minh là một anh hùng lớn của Việt Nam trong thời kỳ chống các thế lực thực dân. Những gì mà thế giới biết đến Việt Nam một cách tích cực cho đến nay vẫn là sự kiện Hồ Chí Minh đánh bại các thế lực xâm lược hiện đại, giành được độc lập cho dân tộc. Thiết tưởng dù chính kiến có khác nhau như thế nào đi nữa người ta cũng không thể phủ nhận được tính chất hiển nhiên của các sự kiện ấy. Có thể với nhiều người, ở những nơi nào đó, việc đánh nhau giành độc lập ấy thật sự chẳng có gì quan trọng lắm đối với cuộc sống, nhưng đối với đông đảo những người Việt Nam, từ xưa cho đến nay, điều đó lại là một trong nhiều lý do để sống, không thể coi như không có. ( Chỉ một đoạn nầy thôi chúng ta thấy rõ, từ một lập trường góc độ nhìn sự diển biến thời cuộc Lữ Phương con người Cộng Sản và con người Quốc Gia khác nhau như thế nào! Công lao giải phóng đất nước là của toàn dân, sự hy sinh sinh mạng và tài sản của họ to lớn đường nào, đánh đuổi được thực dân rồi họ CSVN đâu thể nào cai trị hà khắc hơn thời thực dân Pháp, khi họ đã phản bội người dân VN thì công lao dẫn dắt dành độc lập biến thành tôi đồ Dân Tộc là chuyện đương nhiên. LĐ) Thời trai trẻ, tôi quý trọng Hồ Chí Minh là do ông đã tô đậm cái tình cảm tự nhiên đó trong tôi để tôi biết trách nhiệm với đất nước. Nhưng cũng chính vì tình cảm và trách nhiệm ấy mà khi tóc đã bạc rồi, tôi không còn có thể mù quáng tin vào ông nữa. Hồ Chí Minh chỉ là một nhân vật của lịch sử, còn đất nước là chuyện của muôn đời: không thể cột chặt vận mệnh đất nước vào sự chọn lựa bất toàn của một con người, dù đó là một anh hùng. Tốt nhất vẫn là ghi nhận tất cả những chuyện đúng sai của ông một cách bình thản, hy vọng chỉ có như thế mới rút ra được những bài học hữu ích cho những thế hệ đi sau. Đối với tôi, sự chọn lựa ý thức hệ cho đất nước của Hồ Chí Minh là bài học đáng suy ngẫm hơn cả. Tất cả đều là những ý định “làm điều tốt” nhưng tất cả đều thiếu cái chiều sâu của sự phản tỉnh triết học. Là sự chọn lựa vội vàng từ đầu và cũng là sự trung thành mù quáng về sau. Lầm lũi đi theo ông, giắt theo mình cái gói hành trang của những ý định ấy, không biết thường xuyên quay đầu nghiêm khắc nhìn lại, không có gì bảo đảm để chúng ta không vấp lại những sai lầm của ông – đẩy cái đám đông nhân dân mà mình muốn đưa lên thiên đàng xuống chín tầng địa ngục! Nhất là những ý định tự cho là duy nhất đúng đắn, cần được bảo vệ quyết liệt bằng một định chế quyền lực cũng tự cho là duy nhất đúng đắn. Tôi nghĩ rằng bài học ấy không chỉ đáng suy ngẫm cho những người xưng tụng ông mà còn cho cả những người chống ông nữa.” Thư Nhà tháng 5-2001 © 2007 talawas Nhận định về Hồ Chí Minh của sử gia Trần Gia Phụng: LỘT TRẦN HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH G/S Trần Gia Phụng http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=1288&Itemid=297 1.- HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI CHA Theo sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, của nhà xuất bản Sự thật (Hà Nội), Hồ Chí Minh "sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân. Cụ thân sinh ra Người [họ Hồ] là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) ...đỗ phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạy học. Ðối với các con, cụ giáo dục ý thức lao động và cho học tập để hiểu "đạo làm người". Sau khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng. Cụ thường nói: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ", nghĩa là "Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn". Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần." Ông Nguyễn Sinh Sắc quả thật đã đỗ phó bảng năm 1901 (tân sửu) cùng một lần với Nguyễn Ðình Hiến, Phan Chu Trinh.(2) Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Sắc không hề bị "bọn thống trị thúc ép nhiều lần" sau khi đỗ phó bảng mới chịu ra làm quan. Ông Sắc đã xin đi làm quan ngay sau khi đỗ cử nhân và trước khi đỗ phó bảng. Nguyên vào năm 1894, Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm sau (1895), ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đã xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898. Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, ông Sắc còn tham dự hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại Bình Ðịnh năm 1897 và Thanh Hóa năm 1900. Sau khi đỗ phó bảng trong kỳ thi hội và thi đình năm 1901, ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909, rồi đi tri huyện Bình Khê (Bình Ðịnh) tháng 5 năm đó. Từ thừa biện đi tri huyện là thăng chức chứ không phải xuống chức. Nguyễn Sinh Sắc bị sa thải chứ không phải bị cách chức.(6) Lý do sa thải cũng không phải vì "vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp ". Ông bị sa thải vì đã hành xử tàn bạo với dân chúng. Trong một cơn say rượu, Nguyễn Sinh Sắc đã dùng roi mây trừng phạt và đánh chết một người tù vào tháng 1-1910. Gia đình người nầy kiện lên cấp trên. Dù tri huyện Nguyễn Sinh Sắc đã chối cãi rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan lại và sa thải.(7) Lý do chuyển đổi hình phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đòn có lẽ nhắm giữ thể diện của một quan chức triều đình, và nhất là vị nầy lại là người có học vị cao. Ông Sắc nghiện rượu từ khi còn ở Huế. Chị của Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), vào Huế thăm cha năm 1906. "Bà không thể chịu đựng lâu ngày thái độ cộc cằn thô lỗ của cha bà, nay đã mắc phải tật nghiện rượu và thường hay đánh đập bà ".(8) Do đó, năm sau bà bỏ Huế ra Nghệ An trở lại, mà không sống với cha. Phải chăng câu: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ " (Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn) là do những cán bộ cộng sản bịa ra, rồi gán cho ông Nguyễn Sinh Sắc để đả kích chế độ quân chủ? Hay phải chăng vì bị đuổi ra khỏi ngành quan lại nên Nguyễn Sinh Sắc mới bất mãn và thốt lên câu: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ " (Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Nếu không, Nguyễn Sinh Sắc hăng hái xin đi làm quan làm gì, và sau nầy con ông, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) còn gởi thư đến viên Khâm sứ Pháp tại Huế xin cho ông một chức quan nhỏ nữa. Ngày 26-2-1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Ðà Nẵng vào Sài Gòn. Ông ở lại Sài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ,(9) rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Từ đó, ông không bao giờ trở ra Nghệ An.Ông ng sống lang thang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Ðec, và từ trần ngày 29-11-1929. Khi Nguyễn Sinh Sắc bị bãi chức và sống lang thang nghèo khổ ở miền Nam, con ông ta là Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, ra nước ngoài năm 1911, đã viết thư từ New York ngày 15-12-1912 cho viên khâm sứ Pháp tại Huế tha thiết "... cầu mong Ngài [chỉ khâm sứ Pháp] vui lòng cho cha tôi [cha của Thành tức ông Sắc] được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài..." Vậy huyền thoại về người cha của Hồ Chí Minh là một người yêu nước, chống đối chính quyền Pháp nên bị cách chức, là chuyện hoàn toàn bịa đặt do Ban Nghiên cứu Lịch sử trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra nhắm là tăng giá trị cho lãnh tụ của họ. Tưởng cũng nên thêm ở đây một phát hiện của ông Trần Quốc Vượng, sử gia Hà Nội hiện nay. Trong sách Trong Cõi của Trần Quốc Vượng, có bài "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)". Phần cuối của bài nầy cho biết rằng ông Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân của Hồ Chí Minh, không phải là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm. Trước khi đám cưới, bà vợ của ông Nguyễn Sinh Nhậm đã có mang với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, cho nên ông Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là người cha trên giấy tờ của ông Nguyễn Sinh Sắc mà thôi. Ông Trần Quốc Vượng viết: "Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ Nguyễn Sinh Nhậm". 2.- HUYỀN THOẠI RA ÐI TÌM ÐƯỜNG CỨU NƯỚC Tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam đều viết rằng ngày 5-6-1911, thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Amiral Latouche-Tréville để ra đi tìm đường cứu nước. Sau đây là lời trong sách Lịch sử Việt Nam của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội: "Sự thất bại của các phong trào Ðông Du, Ðông Kinh Nghĩa Thục của cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ mà Người [Hồ Chí Minh] từng tham gia khi đang học ở trường Quốc Học Huế, đã thôi thúc Người [HCM] hướng về các nước Tây Âu, mong muốn được đến "tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Sau khi rời Huế vào Phan Thiết ... ...Ðược ít lâu, lấy tên là Văn Ba, Người [HCM] xin làm phụ bếp trên chiếc tàu thủy Ðô đốc La Tusơ Tơrêvin (La Touche Tréville), thuộc hãng vận tải hợp nhất của Pháp, để đi ra nước ngoài "xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào"..." Sách “Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp” của nhà xuất bản Sự Thật giải thích sự ra đi của Hồ Chí¬ Minh cũng gần giống như thế: "... Ít lâu sau, Hồ Chủ tịch vào Sài Gòn. Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa cũng chẳng khác gì Trung Kỳ dưới chế độ bảo hộ và Bắc kỳ dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa bảo hộ. Ở đâu nhân dân cũng bị áp bức, bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đày, khổ nhục. Ðiều đó càng thôi thúc Hồ Chủ tịch đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về "giúp đỡ đồng bào" đánh đuổi thực dân Pháp. Ý định ấy của Người [HCM] đã dẫn Người từng bước đi tới tìm một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta." Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, cũng do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành, trả lời phỏng vấn tác giả Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh nói về lý do ra đi như sau: "...Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta..." Trần Dân Tiên chính lại là Hồ Chí Minh. Ông dùng một tên khác viết sách tự ca tụng mình. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đã có nhiều người viết sách về hoạt động của mình, đôi khi để tự khen mình, hoặc để biện hộ cho những việc làm của mình, nhưng họ đề tên thật, chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Hồ Chí¬ Minh dùng một tên khác tự ca tụng mình là một sáng kiến kỳ lạ chưa một người tự trọng nào dám nghĩ đến. Như thế, qua các sách của nhà cầm quyền cộng sản và qua chính những lời viết của Hồ Chí Minh, ông ta đi ra nước ngoài nhắm mục đích tìm đường cứu nước, nhưng trong thời gian gần đây, nhiều tác giả đã tìm được những chứng liệu cụ thể cho thấy rằng Hồ Chí¬ Minh ra đi không phải để tìm đường cứu nước, mà chỉ vì lý do kinh tế gia đình. Trong bài "Từ mộng làm quan đến đường cách mạng Hồ Chí¬ Minh và Trường Thuộc Ðịa", hai tác giả Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu đã phổ biến ảnh sao (photocopy) hai lá thư của Nguyễn Tất Thành đề ngày 15-9-1911 gởi cho tổng thống Pháp và bộ trưởng bộ Thuộc Ðịa Pháp, xin hai ông ban ân huệ cho Thành được đặc cách vào học Trường Thuộc Ðịa Paris, nơi đào tạo quan lại cho các thuộc địa Pháp trong đó có Ðông Dương. Phần chính trong nội dung của hai lá thư nầy hoàn toàn giống nhau. Ðó là: "Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Ðịa. Tôi hiện đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn..." Hai lá đơn trên đều bị bác, Nguyễn Tất Thành tiếp tục hành nghề trên các tàu biển. Ngày 15-12-1912, từ New York, Hoa Kỳ, Nguyễn Tất Thành gởi đến viên khâm sứ Pháp tại Huế một lá thư rất thống thiết xin một đặc ân là ban cho cha là Nguyễn Sinh Sắc, một chức việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo, để ông nầy có điều kiện sinh sống. Hai lá đơn trên cùng với lá thư gởi năn nỉ viên khâm sứ Pháp tại Huế cho thấy lúc mới ra đi, Nguyễn Tất Thành chỉ nhắm mục đích sinh nhai. Vì sinh kế gia đình, lúc đó Nguyễn Tất Thành sẵn sàng thỏa hiệp với người Pháp để kiếm một chức quan cho cá nhân ông (bằng cách xin vào học Trường Thuộc Ðịa), hoặc cho phụ thân ông. Ðiều nầy là chuyện bình thường của đời sống con người. Lớn lên, ai ai cũng phải kiếm cách mưu sinh để tự nuôi sống mình và nuôi sống gia đình. Hơn nữa, điều nầy còn có nghĩa là Nguyễn Tất Thành không phải ra đi tìm đường cứu nước. Việc ra đi tìm đường cứu nước chỉ là sản phẩm tưởng tượng sau nầy của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, nhắm làm đẹp cho việc ra đi của họ Hồ để lôi cuốn quần chúng trên đường hoạt động chính trị. 3.- HUYỀN THOẠI CUỘC SỐNG ÐỘC THÂN GIẢN DỊ Hồ Chí Minh cũng như ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương luôn luôn đề cao rằng ông ta suốt đời sống độc thân, không lập gia đình, để có thể toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Sự thật, dù Hồ Chí Minh đi đâu, ở nơi nào, cũng đều có bóng dáng của người đàn bà trong suốt cuộc đời hoạt động của ông. Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, khi hành nghề nhiếp ảnh ở Paris, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã gởi thư tỏ tình với cô Bourdon ngày 10-5-1923. Sau vài cuộc gặp gỡ và thư từ qua lại, cô Bourdon viết thư ngày 11-6-1923 cự tuyệt mối tình của Nguyễn Ái Quốc. Giáo sư Nguyễn Thế Anh còn trưng dẫn nhiều tài liệu cho thấy khi qua Moscow, nhà cầm quyền Liên Xô đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc một "người vợ". Ðến Quảng Châu (Trung Hoa), Nguyễn Ái Quốc, lúc đó lấy tên là Lý Thụy kết hôn với một người phụ nữ Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh năm 1926. Bà nầy bị thất lạc sau cuộc chiến Quốc Cộng ở Trung Hoa năm 1927. Theo một tài liệu khác, thì trong thời gian nầy, Lý Thụy còn sống với một phụ nữ Trung Hoa thứ nhì là Lý Huệ Khanh, em của Lý Huệ Quần. Lý Huệ Quần là vợ của Lâm Ðức Thụ, một đồng chí của Lý Thụy. Tài liệu nầy giải thích rằng Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Lý Thụy là theo họ của Lý Huệ Khanh cho dễ hoạt động.Khi cảnh sát Hồng Kông bắt Lý Thụy ngày 6-6-1931 tại thị trấn Cửu Long, gần Hồng Kông, ông đang sống với một phụ nữ Trung Hoa tên là Li Sam. Khi Lý Thụy đến Vân Nam, tướng Long Vân (Lung Yun) đã tìm cho ông một nhân tình người Tàu. Từ năm 1930, ở Hồng Kông, Lý Thụy dạy chính trị cho Nguyễn Thị Minh Khai tại trụ sở chi nhánh Bộ Ðông phương của Quốc tế cộng sản. Sau một thời gian, hai người trở thành vợ chồng, và khi qua Liên Xô tham dự đại hội cộng sản quốc tế ngày 25-7-1935, hai người công khai sống chung. Năm 1944, Hồ Chí Minh về hoạt động tại vùng Pắc Bó, Cao Bằng. Ở đây, theo sử gia và nhà hoạt động chính trị Trần Trọng Kim, ông Hồ sống chung với bà Ðỗ Thị Lạc, bí danh "chị Thuần", và sinh hạ một người con gái. Sau cuộc sống chung tạm bợ với Ðỗ Thị Lạc, Hồ Chí Minh bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử cho đến năm 1954, ông Hồ về Hà Nội. Theo tài liệu của Vũ Thư Hiên và Nguyễn Minh Cần, bộ chính trị đảng Lao Ðộng đã đưa một cô gái thuộc sắc tộc Nùng ở Cao Bằng là Nông Thị Xuân (có sách viết Nguyễn Thị Xuân) về phục vụ Hồ Chí Minh năm 1955. Lúc đó, ông Hồ khoảng 65 tuổi và bà Xuân có lẽ khoảng trên dưới 22 tuổi, khá xinh đẹp: "Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa". Năm sau, bà Xuân sinh hạ một người con trai được đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Sau một thời gian chung sống, Hồ Chí Minh sa thải bà Xuân. Viên bộ trưởng công an Hà Nội là Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm bà Xuân, rồi cho người thủ tiêu một cách tàn bạo. Trong thời gian nầy, đảng Lao Ðộng còn có ý định đưa cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh uỷ viên tỉnh Thanh Hóa, về Hà Nội để làm vợ Hồ Chí Minh. Cô Phương Mai đòi công khai hóa cuộc hôn nhân giữa hai người, thì bị từ chối, nên cô rút lui.(24) Năm 1959, Ðào Chú, uỷ viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng Sản, Phó thủ tướng chính phủ Trung Quốc sang Việt Nam nghỉ dưỡng. Một bộ trưởng trong chính phủ Hà Nội đã nói riêng với Ðào Chú rằng Hồ Chí Minh muốn tái hôn với một người vợ Quảng Ðông. Ðào Chú rất hoan hỷ giúp đỡ, nhưng thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai đã thận trọng yêu cầu phía Việt Nam xem xét vấn đề cẩn thận. Hội nghị do Lê Duẩn triệu tập đã đi đến quyết định là phải bảo vệ hình tượng Hồ Chí Minh, nên việc ông Hồ muốn tái hôn với một phụ nữ Quảng Châu đã không thành.Hồ Chí Minh cho Ðào Chú biết ông muốn tái hôn, có nghĩa là ông Hồ tự thú nhận đã kết hôn một lần nào đó rồi. Như thế huyền thoại thứ ba về Hồ Chí Minh, hy sinh cuộc sống cá nhân, sống độc thân để toàn tâm toàn ý lo việc nước, là một câu chuyện bí mật giấu đầu lòi đuôi. Hồ Chí Minh có vợ là một chuyện bình thường, nhưng bản thân Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản trước sau luôn luôn che đậy việc nầy để lừa bịp nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới. Kết hôn, lập gia đình là điều chẳng có gì xấu xa, nhưng xử sự tàn bạo với những người đã từng sống với mình, che đậy việc kết hôn, lừa bịp trắng trợn mọi người là điều mà không một nền luân lý nào chấp nhận. Sau khi Hồ Chí Minh từ trần, trong lời kêu gọi đưa ra ngày 3-9-1969, đảng Lao Ðộng Việt Nam (tức đảng CSVN) đã viết: "...Cuộc đời của Người là một tấm gương chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần đoàn kết, của đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư..." Hãy nhìn vào cách sống của Hồ Chí Minh để biết ông có phải là người "giản dị, khiêm tốn" hay không? v Trước hết, chế độ Hà Nội tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh sống trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ. Nghe chữ "nhà sàn", người Việt thường liên tưởng đến những ngôi nhà của người miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt đất khoảng một thước, phía dưới dùng để cất giữ dụng cụ hay nhốt gia súc, hoặc liên tưởng đến những nhà sàn của một số cư dân ven sông hay dọc các kênh đào. Những ngôi nhà sàn nầy rất đơn sơ, giản dị. Ấn tượng giản dị khiến nhiều người tưởng tượng rằng ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh có lẽ cũng thế, và cũng tưởng rằng Hồ Chí Minh sống rất bình dân. Thực tế hoàn toàn không như vậy. Những du khách đã từng viếng ngôi nhà sàn của ông Hồ, hoặc những ai đã từng nhìn ngôi nhà sàn nầy qua phim ảnh, rồi so sánh với nhà sàn của người miền núi hoặc của những người sống ven sông, sẽ có cảm nghĩ khác. Ngôi nhà sàn của ông Hồ có vẻ giản dị một cách cố ý, lại rất sang trọng, xây dựng bằng loại gỗ cực tốt, trang bị đầy đủ theo tiện nghi thời đại, có người chăm sóc cẩn thận, và gần như là nhà nghỉ mát mùa hè, hoặc nơi ông đón tiếp du khách. Như vậy ngôi nhà sàn của ông Hồ chỉ là loại trang trí mắc tiền. "Áo quần lên sân khấu rất quan trọng: luôn luôn giản dị (áo quần màu chàm). Ðối với Hồ cũng như Staline, Mao, hoặc Kim Nhật Thành, sự giản dị được nghiên cứu kỹ lưỡng. Áo quần cắt may thô sơ theo kiểu Kroutchev hoặc Ceaucescu, biểu tượng của một thế hệ lãnh đạo cộng sản. Ðiều đặc biệt của Hồ trong giới lãnh đạo cộng sản là Hồ đi dép lốp (trên nguyên tắc cắt từ lốp xe hơi) ... Còn gì ăn ảnh hơn dù là tiền chiến hay hiện đại "Bác" Hồ đi dép lốp trên màn ảnh."(27) Hồ Chí Minh duy nhất chỉ để lộ một sở thích phàm tục rất người, đó là ông thích hút thuốc thơm Hoa Kỳ, đặc biệt là Camel hay Lucky Strike. (28) Không biết đây là dàn kịch để chứng tỏ ông ta cũng bình thường như mọi người, hay quả thật ông ta thích hút thuốc Mỹ. Dầu sao, cuộc sống của ông Hồ không giản dị như người ta tưởng. Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên (chính là Hồ Chí Minh) đã viết trong phần đầu sách: "Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được?"(29) Một người dùng một cái tên khác viết sách, tự khen mình là khiêm tốn không muốn nói về mình, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể tự đề cao sự nghiệp của mình, thì không biết nên xếp ông ta vào loại người gì đây? Cuối sách nầy, Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết: "Nhân dân gọi Chủ tịch là cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam."(30). Lời nầy cho thấy Hồ Chí Minh muốn gợi ý để được người Việt Nam gọi ông là cha già của dân tộc, nhưng không được dân chúng hưởng ứng, nên ông quay qua dùng chữ "bác". Ở đây lại thấy ông Hồ thậm khôn, vì trong cơ cấu gia tộc Việt Nam, bác là anh của cha, bác lớn hơn cha và đứng trước cha trong sinh hoạt đại gia đình, hoặc lễ nghi tế tự. Theo Thành Tín, tức Bùi Tín, cựu đại tá quân đội cộng sản Hà Nội, cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân, Hồ Chí Minh công khai tự xưng là "bác" năm 1945 trước quần chúng, lúc đó ông khoảng 55 tuổi.(31) Nói chuyện với dân chúng, trong đó có cả những người già cả, đáng tuổi ông, cha, chú, anh, chị mình mà xưng bác thì xin khỏi bàn về tư cách của "bác". Chẳng những thiếu kính trọng với người đang sống, Hồ Chí Minh còn tỏ ra thiếu lễ độ đối với những người trước ông hàng mấy trăm năm. Hãy đọc những câu thơ của Hồ Chí Minh qua bài "Ngẫu hứng" ông viết vào dịp viếng đền thờ Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) khoảng trước năm 1950: "Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng, Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung. Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc, Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng. Bác đưa một nước qua nô lệ Tôi dắt năm châu đến đại đồng. Bác có linh thiêng cười một tiếng Rằng tôi cách mạng đã thành công.” Tự phong mình là anh hùng đã là chuyện lạ, gọi một vĩ nhân của lịch sử sống cách đây hơn 600 năm bằng "bác" là một sự vô lễ chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Khi Quốc sử quán triều Nguyễn trình Khâm định Việt sử thông giám cương mục lên vua Tự Ðức (trị vì 1847-1883) duyệt, trong khung cảnh xã hội vua là thiên tử (con trời), nhà vua đã phê bình nhiều nhân vật lịch sử, đôi khi với lời lẽ gay gắt, nhưng chưa bao giờ nhà vua có ngôn ngữ sỗ sàng thiếu lễ độ như Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh tưởng rằng gọi Trần Hưng Ðạo bằng "bác" là có thể tự nâng mình lên ngang tầm với người xưa, nhưng ngược lại những lời nầy cho thấy hố cách biệt lớn lao giữa một vị thánh và một kẻ tự phụ hợm mình. Chẳng những thế, người Việt Nam xưng tụng đức Trần Hưng Ðạo là thánh, nên cách xưng hô của họ Hồ xúc phạm đến cả niềm tin của dân chúng Việt Nam. Nếu nói rằng bài thơ nầy là "thơ khẩu khí", thì càng thấy "khẩu khí" của Hồ Chí Minh chẳng khiêm cung tý nào. Hồ Chí Minh là chủ tịch miền Bắc, ông có quyền sống một cách tiện nghi đầy đủ để làm việc; thậm chí ông có quyền tận hưởng mọi lạc thú trên đời sau khi đã dày công cực khổ tranh đấu; ông có quyền lực to lớn của một chủ tịch nhà nước độc tài; ông có thể vượt qua luật pháp ra lệnh sinh sát mọi người; ông có thể làm bất cứ việc gì ông muốn dưới chế độ độc tài; nhưng nói rằng họ Hồ là người "giản dị khiêm tốn" là điều hoàn toàn sai sự thật. (TRẦN GIA PHỤNG ) Tranh cải về Hồ Chí Minh: Nhiều lập luận trái ngược với nhau về nhân vật Hồ Chí Minh, mãi đến ngày nay vẫn còn tranh cải, vì đảng CSVN vẫn còn muốn tôn thờ HCM như một thần tượng, muốn thần thánh hoá về ông HCM. Trong khi đó người dân VN muốn biết sự thật về HCM thì bị đảng CSVN bưng bít, che kín sự thật. Tác giả xin đưa ra các bài tranh luận để người đọc có nhận định riêng của mình: Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh http://vn.360plus.yahoo.com/traitim-anhhung/article?mid=9699 Đăng ngày: 08:30 05-04-2010 Thư mục: Chân dung HCM 19/5 năm nay đánh dấu ngày sinh cố chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam. Công luận trong và ngoài nước từ lâu đã xuất hiện hai luồng nhận định khác nhau về ông. Một bên cho rằng cụ Hồ là một anh hùng vĩ đại, còn một bên lại tố cáo ông có tội với dân tộc, gây đau thương cho biết bao nhiêu người.B Bùi Tín nói về Hồ Chí Minh: (Xin mở speake Ông Bùi Tín, đại tá Quân Đội Nhân Dân hồi năm 1975. Hình của ông Bùi Tín. Để tìm hiểu thêm về nhân vật lịch sử này, Trà Mi trao đổi với cựu đại tá Bùi Tín, từng là đảng viên với hơn 4 thập niên tham gia Đảng cộng sản và 37 năm góp mặt trong Quân đội Nhân dân. Với các trọng trách đựơc Đảng giao phó như Phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân và báo Nhân Dân, cũng như Tổng Biên tập báo Nhân dân Chủ Nhật, ông Bùi Tín từng có nhiều dịp tiếp xúc, gặp gỡ với Hồ Chủ tịch. Ngoài ra, do mối quan hệ mật thiết giữa thân phụ của ông với lãnh tụ Hồ Chí Minh, nên ông cũng có cơ hội được biết khá nhiều về cụ Hồ. Ông cũng chính là tác giả của rất nhiều tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng nổi tiếng này. Trước tiên, ông Bùi Tín nêu lên nhận xét chung về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cựu đại tá Bùi Tín: Ông Hồ Chí Minh là một nhà chính khách, một nhân vật lịch sử mà hiện nay trong và ngoài nước có những đánh giá trái ngược hẳn nhau. Một số người ca ngợi ông ta đến mức như thần thánh, như một con người tuyệt đối không bao giờ có sai lầm. Trong khi đó, cũng có những người xem ông ta là một nhân vật tiêu cực và gây ra những tàn phá ghê gớm cho đất nước. Đạo đức, nhân cách Trà Mi: Là một người từng sống và làm việc theo lý tưởng HCM, ông nhận xét như thế nào về tư tưởng HCM, về đạo đức, nhân cách của cụ Hồ? Càng về sau, ông Hồ càng trở thành một nhân vật thực hiện sứ mạng do quốc tế cộng sản giao cho, tức là gây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Việt Nam, Đông Dương, và mở rộng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Con đường ấy, theo tôi bây giờ, đó là con đường sai lầm, đưa đất nước vào tình hình khó khăn sau này. Cựu đại tá Bùi Tín: Sự đánh giá của tôi về ông Hồ là cả một quá trình thay đổi khác nhau. Trước đây khi còn ở trong nước thì khác. Dần dần, qua sự so sánh và nghiền ngẫm thì cách nhìn của mình trở nên đúng mức hơn, công bằng và khoa học hơn. Tôi coi ông ta không phải là thần thánh, chỉ là một con người bình thường như mọi người khác, tức là cũng có ưu điểm và khuyết điểm, có những đóng góp tích cực và tiêu cực. Về tư tưởng, nhiều người cho rằng ông ta không phải là một người yêu nước. Còn tôi, tôi khẳng định ông ta là một nhân vật yêu nước, nhất là thời trẻ của ông. Theo tôi, khi ông Hồ sang Pháp năm 1911 lúc đầu không phải vì mục đích đi tìm đường cứu nước. Lúc bấy giờ ông ta gặp phải một bi kịch gia đình. Ông cụ là tri huyện Bình Khê vì đánh chết nông dân nên bị đuổi ra khỏi ngành quan lại, tha phương ở phía Nam. Mất chỗ dựa, ông Hồ quyết định ra đi tìm kế sinh nhai và giúp đỡ gia đình. Nhưng đến khi sang Pháp, khi tiếp xúc với nhóm các ông như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, cụ Phan Chu Trinh, lúc ấy, tôi nghĩ ông ta là người yêu nước, nhất là khi ông ta đứng ra làm tờ báo Những người cùng khổ, bảo vệ những người dân thuộc địa để chống thực dân Pháp, tôi cho rằng hành động này là trên lập trường yêu nước. Thế nhưng cho đến khi ông sang Maxcơva năm 1924, trở thành nhân vật của đệ tam quốc tế cộng sản, thì tôi nghĩ, lúc ấy ông vẫn là một người yêu nước, nhưng không phải là một người yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, mà theo chủ nghĩa cộng sản. Càng về sau, ông Hồ càng trở thành một nhân vật thực hiện sứ mạng do quốc tế cộng sản giao cho, tức là gây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Việt Nam, Đông Dương, và mở rộng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Con đường ấy, theo tôi bây giờ, đó là con đường sai lầm, đưa đất nước vào tình hình khó khăn sau này. Ví dụ như cho đến nay, dân tộc Việt Nam ta còn quá lạc hậu về mọi mặt, từ mức sống, nhân quyền, dân quyền. Tôi nghĩ cái đó thuộc về trách nhiệm của ông Hồ rất lớn, vì đã nhầm lẫn đem một học thuyết từ Liên Xô cũ về áp dụng đến gần nửa thế kỷ nay. Bây giờ, học thuyết này đã đựơc chứng minh bằng thực tế rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản, về mặt lý luận, xây dựng một xã hội tốt đẹp không có người bóc lột người chỉ là ảo tưởng thôi. Chủ nghĩa cộng sản bây giờ, ở ngay nơi cốt lõi của nó là Liên Xô, cũng đã sụp đổ. Ở một loạt các nước Đông Âu, nó cũng hoàn toàn bị tan rã. Tại Việt Nam, theo chủ nghĩa này, một lý luận đựơc ông Hồ nói nhiều nhất là Việt Nam bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa đến tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua nửa thế kỷ, sau khi ông Hồ mất rồi thì đảng cộng sản mới thay đổi hẳn lại, tức là từ bỏ việc tiêu diệt tư nhân, tư hữu để quay trở lại với kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đến mức quá đáng là những đảng viên từ chỗ theo chủ nghĩa tập thể, bây giờ trở thành những nhà tư sản, có đất, có nhà cửa, có tư hữu bằng con đường tham nhũng chẳng hạn, để cho người dân Việt Nam đến nay có độc lập nhưng vẫn chưa có đựơc tự do của người công dân, chưa có xã hội công dân, chưa có tự do báo chí, tự do bầu cử, tự do tôn giáo..v.v..Tôi nghĩ, đấy là trách nhiệm, là mặt tiêu cực của ông Hồ còn lại, mà chúng ta cần phải nhận ra. Ông Hồ Chí Minh, ông Bùi Bằng Đoàn (thân phụ ông Bùi Tín) trưởng ban Thường Trực Quốc Hội và tướng Võ Nguyên Giáp tại lễ phong quân hàm Đại tướng cho ông Giáp - Việt Bắc - 1948. Hình của ông Bùi Tín. Chủ nghĩa sùng bái cá nhân Trà Mi: Ở Việt Nam lâu nay có phong trào sùng bái cá nhân HCM đến mức gần như là huyền thoại hoá hình ảnh của vị lãnh tụ này. Tại sao lại có tệ sùng bái, mà theo nhiều người, đến mức quá đáng như vậy, thưa ông? Cựu đại tá Bùi Tín: Đó là theo sùng bái cá nhân của học thuyết chủ nghĩa cộng sản. Trước đây, người ta sùng bái ông Mác, Lênin, Stalin, và đến ông Hồ, xem ông ta là một con người tuyệt đối thánh thiện và không có gì sai lầm cả. Họ cốt làm việc ấy chỉ để duy trì hình ảnh hợp pháp của đảng cộng sản trong khi ở thế giới người ta đều biết rõ là chủ nghĩa cộng sản và học thuyết Mác-Lê đã tệ hại ra sao. Bây giờ, cả Châu Âu đã ra nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản hiện thực. Chủ nghĩa cộng sản bị cấm không đựơc truyền bá ở Ba Lan chẳng hạn. Ở Mỹ không cho những người cộng sản nhập tịch vào nước Mỹ. Tháng 6 tới đây sẽ khánh thành tượng đài kỷ niệm những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên khắp thế giới trong đó có hơn 30 triệu người Nga, 40 triệu người Trung Quốc, cùng các nạn nhân tại Việt Nam của các vụ án chính trị, của Cải cách ruộng đất..v..v. Cả nhân loại văn minh, khi đã biết rõ chủ nghĩa cộng sản đã đựơc thực hiện và gây tai hoạ như thế nào, người ta còn ví von là nó còn tệ hại hơn chủ nghĩa phát xít nữa cơ mà. Đâu là sự thật? Trà Mi: Xung quanh hình ảnh của nhân vật Hồ Chí Minh có rất nhiều huyền thoại cũng như những lời đồn đãi khác nhau khiến cho nhiều người trẻ bối rối không biết đâu là sự thật. Theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của ông, ông có những gì muốn chia sẻ với quý thính giả, đặc biệt là thế hệ trẻ? Cựu đại tá Bùi Tín: Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu đựơc nên sàng lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai. Về việc họ ca ngợi đạo đức HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần phải biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng đã có sai lầm lớn tức là giả dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên là Trần Dân Tiên. Trong đó viết rằng bác Hồ rất khiêm tốn, không muốn nói gì đến cá nhân của mình cho nên tác giả phải đi tìm hiểu từ những người khác xung quanh để viết về HCM. Ngoài ra, trong đó còn ghi là HCM không có vợ còn, suốt đời chỉ nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ. Điều này đã đựơc chứng minh đầy đủ như ông ta đã cưới bà Tăng Tuýêt Minh ở Quảng Châu, Trung Quốc, có rõ cả ngày giờ, giấy hôn thú, ảnh và thư từ cơ mà. Rồi sau này, khi ông về Hà Nội rồi, người ta cũng biết là chính ông Trần Quốc Hoàng đã bố trí cho ông Hồ một cô tên là Nông Thị Xuân, hàng tuần lễ vào gặp ông, và ông Hồ đã có con là anh Nguyễn Tất Trung năm nay đã hơn 50 tuổi. Tất cả những chuyện đó, tôi nghĩ là chúng ta cần phải biết, tuy là chuyện riêng nhưng cũng phải biết để đánh giá. Những tài liệu cấm lưu hành Trà Mi: Những điều ông nói có những tài liệu nào xác thực cụ thể, và những tài liệu đó bây giờ đang ở đâu? Cựu đại tá Bùi Tín: Những tài liệu ấy Hà Nội cấm lưu hành, nhưng hiện nay trong giới nghiên cứu thì người ta biết cả rồi. Nhất là trong những tài liệu đựơc công bố ở Trung Quốc của các học giả ở Hoa Nam đã nói về mối tình và đám cưới giữa ông Hồ và bà Tăng Tuyết Minh. Bà Minh sống đến 94 tuổi. Trước đó mấy mươi năm, bà còn muốn tìm liên lạc để gặp lại ông Hồ, thế nhưng ông Hồ không đựơc phép và cũng không muốn. Chính ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã ngăn cản chuyện đó. Những chuyện đó, trong giới sử học và trí thức, người ta biết tất cả rồi nhưng vẫn cứ che dấu. Lúc này là lúc cần phải minh bạch rõ ràng để mọi người đựơc biết đựơc đúng sự thật như thế nào. Trà Mi: Hồi nãy ông có nhắc tới người tác giả ký tên Trần Dân Tiên viết về cuộc đời và nhân cách đạo đức của cụ Hồ cũng chính là HCM. Ông có bằng chứng nào xác thực cho luận điểm này hay không? Cựu đại tá Bùi Tín: Điều này tôi biết từ khi còn ở trong nước. Năm 1990 khi kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông HCM thì chính Viện sử học Việt Nam, chính trên báo Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn “ Những mẫu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM” là do chính ông Hồ viết ra. Cái đó có phải là do ai bịa ra đâu, mà đã chính thức đựơc chế độ cộng sản ở Hà Nội công nhận cơ mà. Do đó, tôi nghĩ là tuổi trẻ trong nước, nhất là những người nghiên cứu lịch sử, cần phải tìm hiểu cho rõ ràng sự thật, không định kiến, không chửi rủa, nhưng nhận thức cho đúng là có thật chủ nghĩa Mác-Lê là tai hoạ trong hiện thực hay không, cụ Hồ là con người yêu nước mà mang về một học thuyết sai lầm thì nguy hiểm như thế nào. Đã đến lúc phải tỉnh ngộ mà thay đổi suy nghĩ và từ bỏ nó chứ. Trà Mi: Xin cảm ơn thời gian ông đã dành cho cuộc phỏng vấn này. Vừa rồi là quan điểm của cựu đại tá Bùi Tín, cựu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, người đã trải qua phân nửa quãng đời sống và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế còn suy nghĩ và cảm nhận của thế hệ trẻ ngày nay về Hồ Chủ tịch ra sao? Mời quý vị đón nghe cuộc hội luận giữa các thanh niên trong và ngoài nước xung quanh đề tài này, trong chuyên mục “Diễn đàn bạn trẻ”, phát thanh vào sáng thứ tư 23/5 tới đây. © Radio Free Asia Phản hồi cho “Nhà sử học Hà văn Thịnh nói về Hồ chí Minh” Đại Nghĩa http://xoathantuong2.tripod.com/dn_phanhoi.htm “Làm thầy thuốc sai lầm có thể hại một mạng người. Làm chính trị sai lầm có thể hại một thế hệ. Làm văn hóa sai lầm có thể hại muôn đời”. Lão Tử Nhân đọc bài “Nhà sử học Hà văn Thịnh nói về HCM” của tác gỉa Mạc Việt Hồng trên Đàn chim Việt online ngày 19-5-2010, tôi xin mạn phép lạm bàn với giáo sư Thịnh một đôi điều còn thắc mắc. Nhân vật HCM hiện là một đề tài mà rất nhiều người đề cập tới vì ông ta là một nhân vật của lịch sử có rất nhiều điều dễ ngộ nhận. Tôi xin nêu thứ tự từng điểm trong bài trả lời phỏng vấn mà giáo sư Thịnh đã nêu ra: 1 - HVT: “Trong Di chúc, bác Hồ nói rằng, đào tạo thanh niên là thế hệ kế tục XHCN, sau đó bác không hề nhắc gì tới XHCN nữa. Cuối của bản Di chúc viết rằng “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, có nói gì tới XHCN đâu?”. - Thời đại ngày nay theo giáo sư Trần Phương thì cái “CNXH sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi”, nên giáo sư Thịnh phủ nhận thực tế của cái XHCN “mù mờ” mà chính ông Hồ khai sinh nó đã không còn là cái thiên đường mà người CS từng rêu rao. Không còn lừa gạt ai được nữa nên “nhà sử học” mới nói rằng trong di chúc ông Hồ không có nói gì về XHCN, di chúc không nói đến XHCN không có nghĩa là ông Hồ không chủ trương tiến lên XHCN. Nếu không muốn tiến lên XHCN thì tại sao ông Hồ lại cho đào tạo thanh niên XHCN để làm gì? rõ ràng ông Hồ đã chủ trương “Muốn xây dựng CNXH, phải có con người XHCN” kia mà. Mới đây tiến sĩ Tô Huy Rứa, Ủy viên BCT đã có bài viết: “Những cống hiến to lớn của chủ tịch HCM về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu: “Thực tiễn khẳng định, tư tưởng HCM về giải phóng và phát triển đã mở ra con đường phát triển tốt đẹp nhất cho dân tộc Việt Nam: Độc lập dân tộc và CNXH… “Tư tưởng HCM về CNXH cũng có những nét sáng tạo đặc sắc, có gía trị và ý nghĩa hiện đại… “Trong di sản tư tưởng HCM có cả một hệ vấn đề lý luận về CNXH, từ đặc trưng, bản chất, mục tiêu, con đường, phương thức, mô hình và bước đi cũng như những giải pháp xây dựng CNXH trong sự kết hợp giữa tính phổ biến với tính đặc thù, tính giai cấp - dân tộc - nhân dân với tính thời đại và tính nhân loại trong thế giới đương đại ngày nay”. (VietnamPlus online ngày10-5-2010, trang7) Để chứng minh rằng ông HCM muốn đi theo con đường của Mác-Lê tiến lên CNXH qua Báo Bình Định (Cơ quan của đảng bộ đảng CSVN tỉnh Bình Định) trong bài “Tư tưởng HCM về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”: “Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẩn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở việt Nam, trong đó đặc điểm bao trùm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa… “Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người nói: “Chúng ta phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. (Bình Định online ngày 2-11-2003) 2 - HVT: “Tôi muốn nhấn mạnh thế này, lá thư đầu tiên, tức là bài báo đầu tiên mà HCM viết, ngày 18-6-1919 để gửi tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Wilson, bài cuối cùng Người viết năm 25-8-1969 là lá thư gửi TT Mỹ Nixon, rồi thời gian hợp tác từ năm 1943-1945 với Mỹ của bác ở Việt Bắc, rồi những tình cảm mà bác mô tả là‘ nồng thắm’, ‘ hạnh phúc’ khi được kết hợp với Mỹ, người bạn lớn của dân tộc Việt Nam. Nhưng không mấy ai hiểu điều đó”. - Tôi còn nhớ khi viếng thăm Hoa kỳ năm 2005, thủ tướng CSVN Phan văn Khải có lời lẻ rất “ngoại giao” khi nhắc tới thời gian mà ông HCM ở Mỹ: “Thành phố này là nơi chủ tịch HCM, người sáng lập ra nhà nước Việt Nam độc lập đã từng sống hơn 90 năm trước đây trong giai đoạn 1911-1913. “Và có thể ở nơi này, Người đã hấp thụ tư tưởng lớn thể hiện trong tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ mà Người đã nhắc tới khi mở đầu bản tuyên ngôn độc lập bất hủ khai sinh ra nhà nước Việt Nam mới năm 1945… “Tiếc rằng nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước đã bị bỏ lỡ. Chỉ mãi tới năm 1995 hai nước mới kiến lập quan hệ ngoại giao”. (BBC online ngày 25-6-2005) Theo giáo sư Thịnh thì ông HCM đã từng hợp tác với Mỹ thế mà ông ta đã từng “gần đèn” mà vẫn không thấy “sáng” để đưa đất nước thoát khỏi cảnh tối tăm, ông lại theo con đường cộng sản để rồi bị họ bắt buộc ông phải CCRĐ giết đồng bào mình. Ông đã sai lầm trong chủ trương chống Mỹ cứu nước trong khi ông cho Phạm văn Đồng ký công hàm bán hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung cộng để đổi lấy vũ khí tiếp liệu gây chiến tranh. Năm 1960 ông HCM đã cho thành lập Mật trận Dân tộc giải phóng Miền Nam có nghĩa là ông ta đã quyết chí đưa nước Việt Nam vào một cuộc chiến tranh đẫm máu mà sự thiệt hại về ai bây giờ chúng ta đã thấy rõ và quá rõ. “Mỹ đi rồi Mỹ lại về”, bao nhiêu năm chiến tranh, bao nhiêu năm đổ xương máu, tàn phá đất nước không biết bao nhiêu, rốt cuộc rồi cũng đi với Mỹ. Mỹ còn đây mà hai quần đảo có còn không!? Thế là công hay tội? Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, môt nhà cách mạng lão thành đã chua chát phê phán trong bài “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” : “Nhưng, lẽ ra, biết mình là nước vừa nhỏ, vừa yếu thì phải tìm mọi cách để không phải đương đầu với cường quốc số một thế giới mới phải. Nhiều nước làm được như vậy nên vừa không phải đánh nhau liên miên mà năm 1945 còn kém xa ta nhưng đã xây dựng được đất nước mạnh giàu hơn ta nhiều lần… “Mà nghĩ cho cùng, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” để làm gì nhỉ? Đánh cho Mỹ cút rồi lại không thể không rước Mỹ trở lại. Trong khi đó, tổng thống Mỹ nắm tay ông Thiệu, ông Kỳ hay nắm tay ông Duẫn, ông Mạnh cũng thế cả. Xã hội Việt Nam ngày nay tệ hơn nhiều Sài Gòn dưới quyền “Mỹ Nguỵ”. Tham nhũng tràn lan hơn, dân chúng nghèo khổ hơn, xã hội đồi truỵ hơn, con người dối trá hơn… “Trong bài “Thắp chung nén nhang cho tấm thảm kịch quá khứ” viết ngày 19 tháng 8 năm 1995, tôi cũng đã viết:“Ai phải chịu trách nhiệm đối với những con số ghê rợn thế này: Phía Việt Nam: 1,1 triệu liệt sĩ; 559.200 thương bệnh binh; hơn 300.000 người mất tích; hơn hai triệu dân thường bị chết; hơn hai triệu người lớn và trẻ em bị tàn tật vì bom đạn v.v…” (Tổ Quốc số 29 ngày 15-11-2007) Nhà văn đại tá Nguyễn Khải trong “Đi tìm cái tôi đã mất (15-16)” ông nhận định về cái thành quả của cuộc chiến tranh giải phóng như sau: “Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng dân tộc việt Nam lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chiụ một số phận nghiệt ngã đến vậy! Một xã hội tan nát, lòng người chĩu nặng những phiền muộn ưu tư, mà là những người đã hết lòng hết sức với kháng chiến bằng cách này hay cách khác”. (Đàn chim Việt online ngày 11-7-2008) 3 - HVT: “Ở hải ngoại có nhiều luồng thông tin khác nhau, nhiều người bới móc về đời tư, đối với một người gìa như vậy, một người đã khuất, theo tôi là không nên, không tốt”. “Ở đây, tôi xin trả lờì ý: Thứ nhất, một người thông minh như vậy, cao, đẹp trai như vậy mà phụ nữ không yêu mới là chuyện lạ, chứ còn yêu là chuyện bình thường. Phụ nữ họ đâu có mù, mắt họ sáng lắm, nên yêu là chuyện thường… “Nhưng chính bác cũng có lần khẳng định, đã là con người thì đều giống nhau. Về tâm lý, sinh lý đều giống nhau cả”. - Vấn đề đời tư của ông Hồ thật ra cũng chỉ là tầm thường như bao người khác, nhưng vì chính ông ta tự tô vẽ cho mình cái hình ảnh gỉa dối nên người ta mới nói đến chớ giáo sư Thịnh cho rằng ở hải ngoại này “bới móc” với dụng ý xấu là không đúng. Thưa giáo sư, ông HCM là con người của lịch sử, của công chúng thì công chúng có quyền tìm hiểu sự thật và phê phán dù người đó là ai, già hay trẻ, dù còn sống hay đã chết hoặc người đó là thần tượng đi nữa, chắc có lẽ điều này giáo sư là “một nhà sử học” thì biết rõ hơn chúng tôi. Chúng tôi cần biết được sự trung thực dù là một chi tiết nhỏ. Ông HCM có bao người vợ chắc giáo sư cũng đã biết đến tên Tăng Tuyết Minh, Nguyễn thi Minh Khai, Nông thị Xuân… nhưng thêm một cái nữa là ông Hồ đã không dám nhìn con, điều này vị thơ ký riêng của ông Hồ là cụ Vũ Kỳ biết hiện nay anh Nguyễn tất Trung sống ra sao ở Việt Nam. Cựu đại tá QĐND Bùi Tín, nguyên phó TBT báo Quân đội Nhân Dân và báo Nhân Dân từng có nhiều dịp tiếp xúc với HCM đã trả lời phỏng vấn của Trà Mi: “Về việc họ ca ngợi đạo đức ông HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng có sai lầm lớn là gỉa dối nhiều lắm. Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyễn sách nói về tiểu sử của mình, ký tên là Trần Dân Tiên… trong đó còn ghi là HCM không có vợ con, suốt đời chỉ biết nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ… “Điều này đã được chứng minh đầy đủ như ông ta cưới bà Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu, có ghi rõ ngày giờ, giấy hôn thú, ảnh và thơ từ cơ mà”. (RFA online ngày 19-5-2007) Chính vì ông HCM ghi rằng mình “không có vợ con, suốt đời chỉ biết nghĩ đến dân tộc”, tự thần thánh hóa mình một cách dối lừa nên người ta cốt “bới móc” để tìm ra sự thật và vì việc này mà bà Vũ Kim Hạnh TBT báo Tuổi Trẻ bị mất chức. Giáo sư Hoàng Tranh, một nhà “Hồ chí Minh học” ở Quảng Tây xác nhận với phóng viên Lê Huỳnh đài BBC như sau: “Thực tế việc ông HCM có người vợ Trung quốc đã được nhiều người dân ngay tại Việt Nam bàn tán từ lâu. Tại Trung quốc, hiện nay người ta nói thoải mái về chuyện này. Có ít nhất là hai bài báo khác đăng trên báo chí phổ thông ở Đại lục cùng với bà Tăng Tuyết Minh”. (BBC online ngày 20-8-2008) 4 - HVT: “Về chuyện “Trần Dân Tiên” thì tôi nghĩ đó là cái bẫy, chị ạ. Có rất nhiều người muốn hạ uy tính của HCM. Tôi không thể trả lời rõ với chị được, nhưng tôi biết chắc là có. Nhiều người khi đó, họ muốn hạ uy tín HCM nên đã đặt ông vào một tình thế “đã rồi”. - Việc ông Hồ lấy tên Trần Dân Tiên để tự ca tụng mình mà giáo sư Thịnh không nhận ra được đó là sự thật thì ý ông đang nghĩ gì ngoài sự hiểu biết của ông? Ông HCM sai lầm khi tự tô vẽ cho mình nhưng ông không ngờ được bọn xu nịnh quanh ông họ bảo hoàng hơn vua cho nên tô vẽ ông thêm những cái râu ria quái đảng chết người tạo ra cái phản ứng ngược, giáo sư Thịnh thấy được thì cũng “đã rồi”. Họ không có ác ý hại ông Hồ, họ chỉ có ý nịnh ông Hồ mà thôi, nhất là nhà “thơ nô” Tố Hữu, thế cho nên bọn trẻ con sau nầy “nằm mơ thấy bác Hồ” là không có gì lạ. Hai nhân vật có vai vế trong lịch sử chứng minh ông Hồ có gỉa danh Trần Dân Tiên hay không. Người thứ nhất là cựu đại tá Bùi Tín (đã dẫn chứng ở trên) và nhà văn Phạm Đình Trọng, trong bài “Ăn mày dĩ vãng…” ông viết: “Ngay sau ngày 2-9-1945, hầu hết người dân Việt Nam ngơ ngác chưa ai biết HCM là ai!… HCM liền tự tay viết sách “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” và ký tên người viết là Trần Dân Tiên. Nhưng những mẫu chuyện kể tưởng như chân thực nhưng vẫn mang không khí huyền thoại, mang cảm hứng anh hùng ca. Trong tập sách đó cũng chính HCM tự nhận là cha gìa dân tộc”. (Đối Thoại online ngày 16-7-2009) Vì sự giáo dục nhồi sọ, người lớn dạy sao trẻ con nói vậy nên giáo sư Thịnh cũng đừng trách móc: Hà văn Thịnh: “Trẻ con bây giờ chúng nó cứ thao thao bất tuyệt là “gặp bác Hồ thế này”, “nhớ bác Hồ thế kia”, “nằm mơ thấy bác”.v.v… thì hết sức buồn cười. Chúng nó có biết bác Hồ là ai đâu nằm mơ. Thật vô lý quá tốn kém”. 5 - HVT: “Tôi từng viết trên Tạp chí CS rằng, bác viết “đoàn kết là quan trọng” 8 lần nhắc tới đoàn kết trong Di chúc, mặt khác bác muốn nói rằng, mất đoàn kết là nguy hiểm…” - Giáo sư nói rằng ông HCM viết “8 lần nhắc tới đoàn kết”, điều này làm tôi nghĩ tới lời ông Bùi Tín nói rằng “ông Hồ gỉa dối nhiều lắm”. Thật vậy, nếu giáo sư nhìn lại lịch sử có thời đại nào mà nhà cầm quyền chủ trương phân chia giai cấp trong nhân dân để rồi kích động họ đấu tố nhau, ngay cả trong gia đình “con tố cha vợ tố chồng”. Đấu tố nhau bằng cả một chiến dịch tàn sát nhau khắp cả miền Bắc (may là lúc ấy ông chưa chiếm được miền Nam) kéo dài suốt ba năm. Ông Hồ kêu gọi đoàn kết để thành lập Mặt Trận Việt Minh nhưng rồi tất cả những đảng phái quốc gia lần lượt bị ngầm tiêu diệt bằng cách này hay cách khác nhất là Quốc Dân đảng cho là giai cấp tư bản, địa chủ. Cựu trung tá Trần Anh Kim, nguyên tỉnh ủy viên Thái Bình trả lời phỏng vấn ông kể: “Đến CCRĐ thì người ta quy cho ông tôi là địa chủ và quy cho bố tôi là Quốc Dân đảng. Bố tôi là phó bí thư QDĐ và bác tôi là Bí thư QDĐ. Bác tôi bị bắn luôn. Còn bố tôi thì cương quyết không nhận. Không nhận thì tra tấn, người ta thắt hai dây thừng vào hai ngón chân cái rồi người ta kéo lên sàn nhà, bố tôi đau quá, kêu khóc xin thả xuống. Kêu khóc to quá người ta lấy rơm, lấy rạ nhét vào mồm”. (RFA online ngày 19-5-2006) Cũng trong chiến dịch CCRĐ ông HCM đã đoàn kết dân tộc như thế nào hãy nghe ông Vũ Cao Đàm trong bài “Một tấm lòng son” nhắc lại lời của ông Trần Xuân Bách, nguyên ủy viên BCT đã bị khai trừ đến chết nhận định: “Anh luôn nhắc đến ý tưởng hàn gắn vết thương dân tộc. Chúng tôi nhớ mãi một lần anh nói, đấu tranh cho công bằng xã hội là lý tưởng cao cả của các nhà cải cách xã hội, nhưng đáng tiếc, CCRĐ và cải tạo tư sản là hai cuộc vận động đã mắc những sai lầm dẫn tời sự chia rẻ dân tộc lớn nhất trong lịch sử nước nhà”. (Đàn chim Việt online ngày 30-12-2010) Tiến sĩ Hà sĩ Phu, trả lời phỏng vấn của đài RFI ông nói lên nhận định của mình về cái gọi là đoàn kết nham hiểm của ông Hồ như sau: “Cho nên không lấy gì làm lạ rằng trong thời gian kháng chiến, các nhà địa chủ, phú nông đóng góp rất nhiều, nhưng khi thắng lợi thì bị đảng CS thanh toán mất cả. Cái gọi là lực lượng thứ ba trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như thế thôi. Khi đánh Mỹ thì đoàn kết để huy động, đến lúc thắng lợi rồi thì chẳng thấy chính phủ lâm thời đâu, chả còn thấy lực lượng thứ ba đâu nữa. Cái đoàn kết ấy là cái đoàn kết của những người duy lợi cực đoan, nó không đúng với bản chất của đoàn kết”. ( Người Việt ngày 30-9-2005) 6 - HVT: “Bác biết nhìn và trân trọng người tài thực sự như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bảo Đại, bác vẫn sử dụng. Bây giờ nói sử dụng người tài nhưng tôi biết, nhiều người tài có được sử dụng đâu… “Chỉ có người tài mới dám sử dụng người tài, còn những người trình độ trung bình thì không dám, thậm chí luôn sợ người tài”. - Ông HCM sử dụng Bảo Đại và cụ Huỳnh Thúc Kháng là vì muốn lợi dụng uy danh của hai ông ấy nhằm phục vụ trong việc gây bá đồ vương, thực ra với mưu mô của ông Hồ, Bảo Đại đã biết nên có dịp là “thoát thân” để tránh hậu hoạ vì ông biết ông Hồ đối xử với ông như thế nào rồi, chắc chắn là không có thực tâm. Đối với cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng thế không ngoài dụng ý đưa cụ đi làm đặc sứ ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi rồi mất ở đó trong không đầy một năm. Sau chiến dịch thanh trừng Nhân văn Giai phẫm ông Hồ thanh lọc những ai biết trung thành quỳ luỵ, những ai khác chính kiến thì cho “giản chính” hoặc trù dập khai trừ, thử hỏi những nhân tài thời “đoàn kết” đã ra sao? Xin hãy nghe cụ Nguyễn văn Trấn một cán bộ lão thành cách mạng kể: “Thế là Nguyễn Hữu Đang bị kết án 17 năm tù, mới được 7 năm thì nghe đâu nhờ có sự can thiệp của Nhân quyền Quốc tế nên anh được tha… “Ngoài Nguyễn Hữu Đang còn thêm những người này: Phùng Cung, tác giả truyện ngắn: “Con ngựa gìa của chúa Trịnh”, 7 năm tù giam cứu. Vũ Huy Lân (Bộ Nông Lâm) bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang một áo len khi Đang đi tù, bị giam 7 năm mới tha. Nhà xuất bản Minh Đức bị án 17 năm tù như Đang… “Trần Dần bị ở tù, Hữu Đang đi lượm bao thuốc lá để đổi lấy cóc nhái của đám con nít, Hữu Loan làm chú thài (Chợ Đệm gọi vậy những người đi thiến heo…). Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường sống cuộc đời bị bạc đãi, bị tuyệt thông (excommunié)” (Viết cho Mẹ và Quốc hội, trang 279 - 280 - 282) 7 - HVT: “Cái đó thì… thực sự không trả lời được đâu, chị ạ. Nguyên tắc của nhà nước này, chế độ này, bắt người dân phải nghe theo như vậy, nên tôi không thể chống lại điều IV- Hiến pháp được. Tôi là công dân của nhà nước này nên không thể chống lại HP được. Có điều ai cũng muốn tự do dân chủ cả…” - Giáo sư Thịnh đã ấp úng không dám trả lời làm người hỏi không được thỏa mản vì hiện nay cái điều IV HP này đã bị nhiều người ở trong nước lên án và đòi huỷ bỏ thế mà nhà sử học như giáo sư Thịnh lại không dám đề cập đến thì đó là một điều lạ, hình như ông chưa quen nói thật. Ấy thế mà một nhà trí thức trẻ, bác sĩ Phạm Hoàng Sơn viết trong bài “Bỏ điều 4 HP” đã dám viết như sau: “Xét trong bản Hiến Pháp hiện nay tại Việt Nam, điều 4 chính là cản trở cơ bản để thiết chế 1 của chính thể dân chủ có thể được tạo lập. “Đề nghị (đòi hỏi) bỏ điều 4 HP hoặc luật hóa (một bước tiến tới bỏ) điều 4 HP đã được nhiều người đề cập từ nhiều năm qua, trong đó có nhiều đảng viên cao cấp”. (Đối Thoại online ngày 15-10-2007) Cựu bộ trưởng bộ Tư pháp Nguyễn đình Lộc viết trong bài “Đã đến lúc sửa đổi Hiến pháp?” trả lời phóng viên Khiết Hưng trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần như sau: “Cá nhân tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta phải xây dựng Hiến pháp mới thay Hiến pháp năm 1992 để thể chế hóa đường lối của đảng… “Nói đến điều 4 HP 1992 chúng ta phải thấy có hai vế: Đảng lãnh đạo nhưng đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật…HP đã quy định thì phải làm cho đúng. Chúng ta phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có tính cách khác nhau nhưng HP thường bị quên…Như thế mới thấy tinh thần bảo Hiến tôn trọng HP của Việt Nam chưa có truyền thống”. (Tuổi Trẻ online ngày 8-10-2007 Mới vừa rồi ông Mai Thái Lĩnh, cựu Phó chủ tịch HĐND TP Đà Lạt trả lời đài VOA cho biết một số ý kiến như sau: “Trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, ông Nguyễn văn An, người đã từng là Uỷ viên BCT đảng CSVN hai khóa (8 và 9), và là cựu chủ tịch Quốc hội (2001-2006), đã phát biểu như sau: “Truớc tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã sửa Hiến pháp nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta sửa đổi lớn 3 lần vào các năm 1959, 1980 và 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác”. “Như vậy, có thể nói đảng CSVN đã làm ra tổng cộng 4 bản Hiến pháp, nhưng những bản hiến pháp sau đều kém hơn bản Hiến Pháp 1946… “Chính vì vậy mà yêu cầu sửa đổi Hiến pháp trở thành một trong những vấn đề bức thiết. Mặc dù các thành phần bảo thủ trong đảng chỉ có ý định sửa đổi một số điều trong bản Hiến pháp 1992 theo kiểu “giật gấu vá vai”, rất nhiều trí thức - kể cả những người đã từng giữ cương vị lãnh đạo như ông Nguyễn văn An, đều cảm thấy không thể dừng lại ở đấy mà phải tiến hành sửa chữa những vấn đề mấu chốt liên quan đến thể chế chính trị”.(Đàn chim Việt online ngày 2-3-2011) 8 - HVT: “Tốn kém là có thật. Tôi biết điện để làm lạnh cho việc bảo quản thi hài ông bằng điện dùng cho một thị trấn. Với người phương Đông mình, có khi phải chấp nhận thôi. Đã đưa bác vào chôn cất trong lăng rồi, giờ lại đưa ra thì như vậy có tội với người đã khuất vì đã lỡ như vậy rồi. Giờ lại đưa ra thì không ổn. Điều này tôi không tán thành đâu… “Hơn nữa, nói gì thì nói, dù có những khiếm khuyết, những sai lầm, HCM vẫn là nhân vật lịch sử đẹp nhất trong lịch sử cận đại… Với tôi bác vẫn là người vĩ đại”. - Có những điều tôi thấy nhà sử học không dám đề cập tới như việc lãng phí trong việc bảo quản lăng của HCM, ông ta nói rất ậm ờ, không phải là lý lẻ của một nhà sử học. Để bảo quản lăng HCM mà phải tốn cả một Bộ tư lệnh canh giữ và điện thì bằng dùng cho một thị trấn và ngoài ra còn nhiếu thứ hao tốn nữa chớ chẳng không. Cái tệ sùng bái cá nhân cho đến ngày nay vẫn còn trong tư tưởng của một giáo sư dạy sử thì thật là lạc hậu. Chính ông HCM cảm nhận được rằng sau khi ông ta qua đời cần phải thiêu xác cho mất tích để người đời không còn trông thấy di tích của ông mà nguyền rủa, sự việc hoàn xác của ông tại lăng gây tốn kém một cách lãng phí thì đó là việc làm có ác ý của cặp bài trùng Duẫn -Thọ. Dù sau, một mai khi chế độ cộng sản này sụp đổ thì chính quyền nhân dân sẽ cho ông Hồ được toại nguyện theo di chúc của ông là thiêu xác để ông sớm siêu thoát về gặp Karl- Marx và giảm bớt gánh nặng cho nhân dân. Theo sự nhận xét của cựu đại tá QĐND Bùi Tín khi trả lời phỏng vấn của Trà Mi thì: “Đó là theo sùng bái cá nhân của học thuyết chủ nghĩa cộng sản. Trước đây, người ta sùng bái ông Mác, Lênin, Stalin, và đến ông Hồ, xem ông ta là con người tuyệt đối thánh thiện và không có gì sai lầm cả. “Họ cốt làm việc ấy chỉ để duy trì hình ảnh hợp pháp của đảng Cộng sản trong khi ở thế giới người ta đều biết rõ là chủ nghĩa cộng sản và học thuyết Mác-Lê đã tệ hại ra sao”. (VOA online ngày 18-5-2007) Và tệ nạn sùng bái cá nhân được nhà thơ Hữu Loan nói lên cảm nghĩ của mình: “Hữu Loan: Thật ra nếu bên Liên xô không có ông Khơrutsốp lật Xtalin đưa ra phong trào chống sùng bái cá nhân thì bên Tàu không làm gì có Mao Trạch Đông đưa ra chuyện “Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng” và bên ta hưởng ứng tức thời bằng phong trào mang tên dịch lại nhãn hiệu Trung quốc “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Tên nôm na của ta là “Chống sùng bái cá nhân”. (Nguyễn văn Trấn-VCMVQH - trang 272) 9 - HVT: “Sai lầm lớn nhất của HCM là nhân hậu. Nếu bác không nhân hậu mà tàn nhẫn như Mao, như Stalin thì người ta đã không thể thao túng bác được và chúng ta đã có sự hợp tác tuyệt vời với Mỹ từ năm 1945-1946 rồi và lịch sử Việt Nam đã khác… “Cái sai tiếp theo là bản lĩnh thật sự của người lãnh đạo, dám làm những điều mà mình suy nghĩ thì bác chưa có. Như vừa rồi Hữu Loan chết, hay trước đó là những người khác, thật là buồn. Nếu bác có bản lĩnh thực sự thì đã không đến nỗi gây đau đớn, đau khổ cho rất nhiều tài năng của Việt nam”. - Theo tôi thì ông HCM đã sai lầm nhiều nhưng chắc chắn không sai lầm vì “nhân hậu” mà chỉ sai lầm vì thiếu bản lĩnh. Nhân hậu gì mà khuyến khích những người bần cố nông “phóng tay” giết sạch những thành phần Trí-Phú-Địa-Hào, đào tận gốc bốc tận rể ngay cả những người có công với cách mạng cũng không chừa như trường hợp bà Nguyễn thị Năm tự Cát Thành Long. Theo hòa thượng Thích quảng Độ thì trong chiến dịch CCRĐ có đến 700 ngàn người bị giết, còn theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì khoảng 300 ngàn người, nhưng theo tài liệu chính thức ghi trong “Lịch sử Kinh tế tập 2” có đến 172.008 người bị quy là địa chủ thì trong đó có sai hết 123.266 người (RFA online ngày 15-5-2006) Chiến dịch CCRĐ vừa xong thì lại đến chiến dịch thanh trừng nữa, đó là đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm. Trong phong trào này HCM đã huỷ diệt không biết bao nhiêu là nhân tài của đất nước và tàn phá cả một nền văn hóa dân tộc. Qua CCRĐ chúng ta thấy được rằng giáo sư Thịnh nói ông HCM ”không có bản lĩnh” là đúng, ông ta không dám nhận cái sai của chính mình mà chỉ để đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng ra đọc diễn văn nhận lỗi và còn cách chức mấy người dưới quyền ông ta làm cái việc CCRĐ diệt chủng ấy như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Lương Bằng, Hồ Viết Thắng… Theo nhận định của ông Lữ Phương, nguyên Thứ trưởng bộ Văn hóa chính phủ Lâm thời CHMNVN thì: “Những nhược điểm của sự chọn lựa của ông đã bộc lộ thật rõ rệt trong thời xây dựng hòa bình. Đấu tố, cải cách, phá hoại đến tận nền tảng đạo lý dân tộc. Hợp tác hóa: phản bội nông dân về ruộng đất. Chỉnh huấn: bơm máu đen vào cơ thể đảng. Trấn áp, chà đạp trí thức văn nghệ sĩ; phản bội lời hứa về tự do văn hóa. Khoác lác về cái gọi là “dân chủ gấp triệu lần”, nhưng lại đè đầu cởi cổ nhân dân một cách tự nhiên như những cường hào. Làm mất hoàn toàn động lực về phát triển kinh tế qua chủ trương nhà nước hóa toàn bộ hoạt động sản xuất. Nói chung: giam hãm dân tộc trong cái ao tù chuyên quyền độc đoán, lạc hậu nghèo nàn”. (Việt Tide số 14 ngày 19-10-2001) Ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó thủ tướng chính phủ trong bài “Bi thảm khi thiếu độc lập và tự chủ” đã viết về cái hậu quả của CCRĐ như sau: “Có nơi trói người, đốt ngón tay, đập chết người, thật là dã man..” “Những sai lầm của CCRĐ đã để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc, cho đất nước, là sự hận thù, sự lừa dối, xảo trá, vu khống như: tố điêu, ép cung, bịa chuyện… gây tai họa cho bao gia đình, làm nát đi những truyền thống tốt đẹp về gia đình, họ hàng, làng xóm, mà cha ông ta đã dày công xây dựng hàng nghìn năm”. (Bauxite Việt Nam online ngày 16-11-2010) Chính ông cựu đại tá Phạm Quế Dương nhận định về đạo đức của ông HCM như sau: “Cụ Hồ làm nhiệm vụ đấu tranh cho dân tộc ông cũng phải nhờ nước ngoài. Ông về nước cũng phải nhờ bà con nhà giàu. Ông ở nhà thị xã, kêu gọi “Tuần lễ vàng” để lấy tiền của bà con. Đáng lẻ, ông phải cảm ơn người ta mà ông quay lại đánh người ta. Chuyện đó đáng để lịch sử lên án”. (Việt Tide số 44 ngày 17-5-2002) 10 - HVT: “Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật., 70% gỉa dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được… “Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi đã viết trên báo Lao Động năm 2005,“Lịch sử theo trang sách học trò”, tôi vạch rõ, dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. - Con người lãnh đạo mà mắc bản chất dối lừa thì làm sao đào tạo được những con người chân thật. Ông ta chủ trương “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” mà ông trồng loại người chỉ có 30% là thành thật còn lại 70% là gỉa dối thì cái hậu quả ngày hôm nay nhân Việt Nam gánh chịu. Nhất là những người làm nhiệm vụ giáo dục đã không dám nói thật mà chỉ biết học nói dối và dậy nói dối một cách không suy nghĩ khiến họ phải khổ tâm như giáo sư Thịnh vì theo lời của cựu trung tướng QDND Trần Độ thì: “Chế độ này bắt con người phải đóng trò, bắt tất cả trẻ con phải đóng trò, bắt nhiều người gìa phải đóng trò. Đặc điểm này đã góp phần quyết định và việc tạo ra và hình thành một xã hội dối lừa, cán bộ dối lừa, làm ăn gỉa dối, giáo dục dối lừa, bằng cấp gỉa dối, đến gia đình cũng lừa dối, lễ hội lừa dối, tung hô lừa dối, hứa hẹn lừa dối. Ôi cay đắng thay!…” (Nhật ký Rồng Rắn - trang 43) Xin mượn lời nhà trí thức trẻ, bác sĩ Phạm Hồng Sơn để nói lên cái cảm nghĩ về một thần tượng không xứng đáng: “Khi cầm quyền cụ Hồ đã để cho chính phủ của cụ tạo ra nhiều tiền lệ cầm quyền độc đoán, nhẫn tâm, phi dân chủ hay dân chủ gỉa hiệu, có thể nói lớn đến mức mà vết hằn sâu của nó đến nay vẫn còn hiện rõ trong cả hệ thống chính quyền hiện thời”. (VOA online ngày 15-9-2010) © Đại Nghĩa sưu tầm © Đàn Chim Việt, 20/05/11 http://www.danchimviet.info/archives/34923 -Nhận định cuả Hồ Chí Minh vể cuộc chiến Việt Nam : Có thể nói chưa có một nhân vật lịch sử nào mà muốn đi tìm những lời phát biểu chân thật ,do chính nhân vật ấy nói, khó như trường hợp Hồ Chí Minh. Bởi vì trên sách báo đã được đảng Cộng sản Việt Nam gọt giủa ,cắt xén cẩn thận trước khi phổ biến công cộng. Hoặc giả sau khi công bố thấy bất lợi hay có phản ứng của dân chúng thì Bộ Chính Trị lại cắt xén một lần nữa.Toàn bộ văn kiện liên quan đến Hồ Chí Minh, từ các huấn lệnh, diển văn, phát biểu thảy đều tập trung trong bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập. Một bộ sưu tập đồ sộ gồm 12 quyển sách dày 7,8 trăm trang mỗi quyển ,bộ sách mà đảng CSVN tô vẽ cho đó là bao gồm toàn bộ "Tư Tưởng của Hồ Chí Minh". Thật ra toàn bộ công trình nầy là sự đóng góp của rất nhiều người nằm trong Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Uơng, một ban biên tập đông đảo gồm các nhân vật đầu nảo của đảng CSVN: Ban Tuyên Huấn Trung Ương,Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng.Bộ máy tuyên truyền của Đảng CSVN dốc hết toàn tâm, toàn chí vào bộ sách nầy vừa thần thánh hoá hình tượng HCM, vừa đề cao vai trò của đảng. Họ cắt xén, trau chuốc từng chữ, từng lời sao cho trơn tru, ngọt lịm để cho những ai đọc vào thì như lọt vào "mê hồn trận". Nếu nói đây là bộ sách tiếu lâm, nói dối đại tài thì cũng không ngoa, nếu nói đó là bộ sử nói ngược cũng được vì tất cả những điều ghi trong bộ sách nầy hoàn toàn trái ngược với sự thật, làm một đàng nói một nẻo.Trong phần bình luận ,tác giả sẽ phân tích những điều gian dối, đổi trắng thành đen trong bộ kinh điển nầy cùng quý bạn đọc để thấy cái tài nói dối của Hồ Chí Minh và đảng CSVN đạt đến mưc độ nào và đã thành công trong việc lừa gạt chẳng những người dân Việt Nam trong nước mà còn lừa gạt được các bình luận gia, trí thức ngoại quốc, các lãnh tụ siêu cường thế mới gọi là tài tình như một ảo thuật gia, như anh Sơn Đông mãi võ ,nói láo bán thuốc dạo mà ai nghe cũng ham.... Hồ Chí Minh còn nhiều tài lắm mà không phải ai cũng làm được :tài diển xuất như một diển viên điện ảnh chuyên nghiệp,một kịch sĩ tài ba, một Nhạc Bất Quần ngụy quân tử mà ngay cả vợ con, bằng hữu, đệ tử của ông ta cũng còn lầm! Cho nên chốn giang hồ,những ai chưa sống gần, sống sát, hiểu thấu đáo về nhân vật siêu đảng nầy thảy đều lầm, lầm và lầm là đúng thôi! Khi một người nào đó đưa ra các bằng chứng, sự thật về con người thật của HCM thì lập tức có hàng trăm, hàng ngàn người phản đối ngay, không phải họ là tay sai của CS, phải bênh vực cho CS mà là vì họ lầm, cha mẹ họ lầm , ông bà họ lầm và đến họ trải qua nhiều đời thảy đều lầm. Tài tình nhất, lạ lùng nhất có những người bị Hồ Chí Minh và đảng CS giết chồng mình ,có người có cha bị thủ tiêu,vất xác,có người cha, ông nội bị hành hạ,xỉ nhục,giết hại mà họ vẫn trung thành,tôn thờ thần tượng mà họ trót tôn thờ! Đó là những sự kiện lịch sử bí ẩn khó lý giải. Vì sao?Vì thủ đoạn lừa đảo đến mức tinh vi, diển viên đóng tuồng rất thật, cho nên họ đã nhầm, anh nhầm, tôi nhầm, mọi người nhầm, một thế hệ nhầm và nhiều thế hệ kế tiếp nhầm theo!!!Cũng có nhiều người sáng mắt ra,giác ngộ được nhờ cơ may,nhờ có suy tư,tìm hiểu.Nhưng khi họ biết được mình nhầm thì than ôi tay mình đã trót nhúng chàm rồi, gần trọn cuộc đời phục vụ cho bọn lưu manh, họ tự sĩ vả mình. Phản tỉnh cũng có năm bảy đường phản tỉnh, hành xử sau khi phản tỉnh cũng có hàng chục cách khác nhau vì họ không có còn đường thoái lui, bỏ đảng chớ đừng nói là phản đảng! -Có người biết mình dại khờ, không dám ngỏ cùng ai vì sợ thiện hạ chê cười.Ngậm miệng, giả câm, giả điếc, giả mù như hàng ngàn, hàng vạn người trót theo đảng Cộng Sản 30,40 năm. Nhưng vì sống trong xã hội kềm kẹp đã quen, làm khác đi thì chưa dám. Chỉ biết chua xót cho cuộc đời như: bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa,Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ,Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng v.v.... -Có người biết được mình hèn,bao năm sống trong dối trá,tũi nhục lặng thinh cho đến 83 tuổi mới dám đấm ngực kêu trời :"Hồi Ký của một thằng hèn"chỉ mới viết ra, phô bày ra cái nỗi hèn của chính mình chứ chưa dám kêu gọi ai cùng đứng lên dẹp cái ác, cái xấu xa mà mình đã dày công bồi đắp. Nhưng phải có sống trong xã hội Cộng sản như trường hợp nhạc sĩ Tô Hải, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ,Nguyễn Hộ v.v...Phải nhìn tận mắt những hình phạt dã man mà đảng CSVN dành cho những ai phản đảng,công khai chỉ trích đảng thì mới thông cảm, mới thán phục sự đối kháng đầy can đảm của họ. -Có người can đảm hơn sau khi phản tỉnh ,thấy mình có trách nhiệm thông tin cho những ai chưa rỏ về đảng CS để họ thức tỉnh.Nhưng đáng khâm phục nhất là những người phản tỉnh mà lại dám đứng lên tham gia các phong trào tranh đấu đòi hỏi nhân quyền, đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho sự phản tỉnh vửng chắc của họ.Bởi vì chỉ nói lên những tội ác ,những sai lầm của đảng CS thì chỉ mới đi 1/3 đoạn đường .Sau nhận thức, thì phải có những hành động cụ thể để chuộc lại những hậu quả mà họ đã gây ra cho đồng bào khi còn hoạt động cho đảng CSVN. -Muốn tìm hiểu nhận định của Hồ Chí Minh về cuộc chiến Việt Nam trong thời gian 1945-1969 có rất nhiều tài liệu ,nhiều công trình nghiên cứu, nhưng có lẽ tài liệu chính thức nhất, đầy đủ nhất tập trung trong bộ "Hồ Chí Minh Toàn Tập"gồm 12 quyển khổ lớn,ấn bản I: NXB Sự thật (1980-1989), ấn bản II: NXB Chính trị Quốc gia (1995-1996) 1-Với cương vị Uỷ viên Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, phụ trách Văn phòng Phương Nam, Nguyễn ái Quốc đảm nhận việc truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng, theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước, chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản. Đồng thời, Người dành nhiều thì giờ trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến việc ra đời của Đảng. Đối với lịch sử cách mạng nước ta, có thể coi những năm 1925- 1930 là thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới sự kiện trọng đại này. Đối với phong trào cách mạng các nước phương Đông, chủ yếu ở châu Á, Người cũng có nhiều đóng góp cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. (HCM Toàn Tậpquyển 2 phần giới thiệu, trang5) 2- "Sau gần mười năm tìm đường cứu nước, đặt chân lên nhiều châu lục, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản chủ yếu và nhiều nước thuộc địa của chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, từ một người yêu nước nồng nhiệt, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản. Từ đó, Người rút ra kết luận: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nhằm đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đó cũng là nội dung tổng quát của tư tưởng Hồ Chí Minh." (Hồ Chí Minh Toàn tập. trang 8 Phần giới thiệu tập 1 Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội – 2000). (ngưng trích ) -Đó là một nhận định sai lầm, những lựa chọn sai lầm, nhưng bất hạnh thay cho toàn dân Việt Nam, nhận định nầy lại được ông Hồ một thuộc hạ của Cộng sản Quốc Tế đem vào áp dụng tại Việt Nam . Ông ta đã dùng đảng Cộng Sản Việt Nam như một công cụ để đạt mục tiêu của cá nhân ông, nhưng đồng thời qua các đảng viên CSVN ông đã dẫn toàn dân Việt Nam đi vào một cuộc chiến tàn khốc và có thể nói không ngoa đây là cuộc chiến mà thiệt hại nhân mạng cao nhất thế giới của một quốc gia trong thế kỷ 20, chỉ đứng sau Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến (theo thống kê của nhiều nguồn thì thiệt hại nhân mạng thường dân từ 2.000.000 đến 5.100.000 và 1.500.000 binh sĩ của cả 2 miền Nam Bắc, gần 70.000 binh sĩ đồng minh của 2 phe, và gần 2.500.000 thương binh) .Một tổn thất nhân mạng quá lớn. Xin xem bản tổng kết thương vong 2 phía trong Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95n_th%E1%BA%A5t_nh%C3%A2n_m%E1%BA%A1ng_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam : Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam Thương vong hai phiá Việt Nam Cộng hòa Chết: ~220.000 Bị thương: ~1.170.000 Hoa Kỳ. Chết: 58.209[3] 2.000 Mất tích Bị thương: 305.000[4] Vương quốc Lào Chết: 30,000 Bị thương không rõ [5] Hàn Quốc Chết: 4.407[3] Bị thương: 11.000 Úc chết: 520[3] bị thương: 2.400* New Zealand chết: 37 bị thương: 187 Tổng số chết: ~316.000 Tổng số bị thương: ~1.490.000+ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam Chết và mất tích: ~1.100.000 Bị thương: ~600,000+ Trung Quốc Chết: 1.100[8] Bị thương: 4.200[8] CHDCND Triều Tiên 4.900 tử trận Trung Quốc 12 phi công chết. 1.446 tử trận Liên Xô Khoảng 6.000 quân nhân Xô Viết tham gia vào Chiến tranh Việt Nam; trong đó có 16 quân nhân thiệt mạng. Tổng số chết: ~1.101.000 Tổng số bị thương: ~604.000+ Thường dân Việt Nam 2 miền : 2.000.000–5.100.000* Thường dân Campuchia: ~700.000* Thường dân Lào: ~50.000* (ngưng tr ích ) Trước Hồ Chí Minh các nhà ái quốc chân chính cũng đã đọc qua, xem xét qua về chủ nghĩa Cộng Sản như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Cường Để v.v…nhưng họ đã sớm nhận thức là chủ nghĩa Cộng Sản có những sai lầm từ căn bản, một chủ thuyết độc hại, không tưởng, gây chia rẽ Dân Tộc nên các nhà Cách mạng Việt Nam xa lánh chủ nghĩa ngoại lai nầy. Chỉ có Hồ Chí Minh và các nhân vật thiên cộng nhất mực đem áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam . -Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại, trong khi Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa(Miền Nam VN) thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Băc VN) cũng nhận được sự giúp đỡ to lớn từ phía Trung Quốc, Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa khác. Viện trợ nước ngoài có vai trò và tác động to lớn đến quy mô, cường độ và hình thái chiến tranh Việt Nam. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam): -Cũng đồng thời như Việt Nam các nước Đông Nam Á,Châu Phi và Ấn Độ tiến hành chiến tranh giành độc lập từ tay Thực Dân Pháp,Anh,Hoà lan v.v...thiệt hại chỉ bằng 1/100 của Việt Nam. -(http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_th%E1%BB%B1c_d%C3%A2n_Ph%C3%A1p) 3-"Trong bài "Lênin và các dân tộc thuộc địa" Người viết: "Lênin là người đầu tiên đã hiểu và đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào cách mạng. Lênin là người đầu tiên đã chỉ rõ rằng, nếu không có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng xã hội không thể có được" (tr. 136). Trong một bài khác cùng nhan đề, nhưng để nói với các dân tộc bị áp bức, Hồ Chí Minh viết: "Khi còn sống, Lênin là người thầy, người cha của nhân dân bị áp bức. Sau khi mất, Người là ngôi sao chỉ đường tiến tới sự nghiệp giải phóng vĩ đại của nhân dân bị áp bức." (Ngưng trích ) Qua phần nhận định trên của Hồ Chí Minh cho thấy Hồ là người tôn sùng Lénin như cha và luôn xem các chỉ thị của Lénin là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng CSVN. Thực tế Lénin chỉ lợi dụng các thành phần bị áp bức để lật đổ chính quyền và sau khi dành được quyền hành trong tay thì chính đảng CS Quốc Tế và Lénin lại phản bội họ và cai trị hà khắc còn hơn chế độ Nga Hoàng. Hồ Chí Minh cũng vậy, hô hào kêu gọi công nhân, nông dân bị áp bức đứng lên lật đổ chế độ cai trị của Thực dân Pháp, hô hào chủ nghĩa Dân Tộc đứng lên dành Độc Lập, che dấu chế độ Cộng sản, che dấu sự lệ thuộc của CSVN với CSQT, để rồi sau khi dành được độc lập thì người dân VN còn bị cai trị hà khắc hơn thời thực dân Pháp. Đối với Miền Nam Việt Nam, Hồ và đảng CSVN hô hào nông dân, công nhân nổi dậy và chúng lợi dụng mọi biện pháp tuyên truyền xuyên tạc sự cai trị của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, một chính phủ hợp hiến, hợp pháp và dân chủ để rồi sau khi cướp được chính quyền Miền Nam thì toàn thể đất nước Việt Nam bị cai trị hà khắc và mất tự do dân chủ hơn chế độ trước gấp bội phần. Sự hèn hạ của CSVN ngày nay trước Trung Cộng, nào dâng đất, dâng biển, để cho hàng hoá Trung Cộng tràn ngập, đánh sập tiểu thủ công nghiệp trong nước, để cho Trung Cộng vào khai thác tài nguyên khoáng sản tại Tây Nguyên, cho Trung Cộng dành độc quyền đấu thầu các đại công trình kiến thiết làm cho nền công kỹ nghệ VN bị đình trệ thãm hại, công nhân thất nghiệp trầm trọng vì bị công nhân Trung Cộng vào dành chổ, ngư dân bị lấn biển, đánh cá nơi nào trên lãnh hải VN cũng bị Trung Cộng bắn giết, bỏ tù đòi tiền chuộc hàng chục vụ mà nhà nước VN làm lơ khiến cho người người oán giận, thế giới xem thường, lân bang khinh rẽ, nỗi quốc nhục nầy suốt gần 5000 năm dựng nước chưa bao giờ dân ta phải gánh chịu đớn đau đến như vậy! Đặc biệt trong tất cả các chính sách cai trị của CSVn thì chúng luôn luôn "nói một đàng làm một nẻo".Nói đoàn kết thì lại gây chia rẽ hận thù, phân chia giai cấp, đấu tốlẫn nhau, nói độc lập thì lại quỵ lụy cúi lòn trước ngoại bang, nói tự do thì lại dùng chính sách công an trị, bóp nghẹt dân chủ trong mọi lĩnh vực, nói công bằng thì đảng viên khinh thường luật pháp, đứng trên cả hiến Pháp và luật pháp! Nói thực hiện hạnh phúc cho toàn dân thì hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn, cuộc sống đại đa số dân chúng lầm than khổ sở trong khi đảng viên mặc tình vơ vét, nhiều tên trong đảng CSVN có mức tài sản lên đến hàng chục tỹ Mỹ kim!” Trang IX Hồ Chí Minh toàn tập ( tập 2 1924 – 1930) Xuất bản lần thứ hai Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội – 2000. “Từ năm 1930 đến năm 1940 là thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động ở nước ngoài trên cương vị là Uỷ viên Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, phụ trách Văn phòng phương Nam và trực tiếp chỉ đạo cách mạng Đông Dương. Đầu năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chánh cương, Sách lược, Điều lệ của Đảng và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do Người soạn thảo cùng với Luận cương tháng 10 năm 1930 do Trung ương Đảng thông qua đã vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cách mạng, tính chất và nguyên tắc tổ chức Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Các văn kiện này thể hiện tinh thần cách mạng triệt để và sáng tạo, kết hợp đúng đắn lý luận với thực tiễn Việt Nam. Quan điểm cơ bản của các văn kiện này có giá trị xuyên suốt con đường cách mạng nước ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đại nghĩa của dân tộc là "Việt Nam độc lập", "Việt Nam tự do". Từ nước ngoài, Người đã nêu nhiều ý kiến đúng đắn để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải "giành được địa vị lãnh đạo", củng cố địa vị lãnh đạo của Đảng trên cơ sở quần chúng thừa nhận Đảng là "một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất", "thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng" (tr.139).” (Trang VII Phần giới thiệu tập3,Hồ Chí Minh Toàn tập ) (ngưng trích) Trong phần mở đầu của quyển 3 trong Bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập đã xác định rỏ ràng Hồ Chí Minh là một cán bộ của CS Quốc Tế,làm việc cho CSQT và vì quyền lợi của CSQT mà thôi.Những lời kêu gọi Độc Lập Dân Tộc cũng chỉ nhằm "giành địa vị lãnh đạo" trong công cuộc Cách Mạng chống thực dân Pháp ,bên ngoài là để đánh lừa dân chúng Việt Nam cho công cuộc Cách Mạng Dân Tộc để tìm hậu thuẫn của quần chúng,nhưng thực chất là để phục vụ cho Quốc Tế Vô Sản ,bởi vì khi cần ( năm 19456) thì CSVN sẳn sàng tuân hành chỉ thị của CSQT để thoả hiệp ,bắt tay với thực dân để tiêu diệt các đảng phái quốc gia là chính yếu.Trong giai đoạn chưa cướp được chính quyền, đảng CSVN và Hồ Chí Minh luôn che dấu mục tiêu Cộng sản Chủ Nghiã mà chỉ đưa chủ trương Độc Lập,Dân Tộc để tranh thủ sự ũng hộ của quần chúng mà thôi. -Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) 2 tháng 9 năm 1945. (trang 8-11 tập 4, Hồ Chí Minh Toàn Tập ) “ Hỡi đồng bào cả nước, "Tất cả mọi ngơời đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đơợc; trong những quyền ấy, có quyền đơợc sống, quyền tự do và quyền mơu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn đơợc tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rơợu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn… Bản tuyên ngôn Độc Lập do Hồ Chí Minh soạn thảo năm 1945 để nói về sự đàn áp Dân Chủ,sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp sao mà đúng y hệt hiện tình đất nước Việt Nam năm 2009. Sự kiện 64 năm rồi ,thực dân Pháp cai trị tàn ác cũng chưa sánh bằng sự cai trị hà khắc hiện nay của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN , chính sách ngu dân bắt buộc sinh viên học sinh phải học chủ thuyết CS,gây chia rẻ các tôn giáo ,bóp nghẹt tự do báo chí,tự do ngôn luận ....quả thật còn ác độc gấp mấy lần thời thực dân Pháp ở thế kỷ trước.Chính phủ dung túng bọn cán bộ mua bán ma tuý đầu độc thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam .Về cai trị thì CSVN dùng biện pháp trấn áp, tù đày nhũng người yêu nước chống bá quyền Bắc Kinh, bỏ tù các phóng viên tố cáo tham nhũng, để cho các nhà thầu Trung Cộng độc quyền khai thác mỏ bauxit ở Tây Nguyên, cấu kết với các tập đoàn tư bản ngoại quốc và nội địa khai thác công nhân với tiền lương rẻ mạt,bóc lột sức lao động, ngăn cấm đình công, đục khoét công quỹ, tham ô từ trên xuống dưới, nền giáo dục lai căng, xuống cấp thãm hại, sử dụng xã hội đen trấn áp dân oan, cướp đất dân nghèo, đánh đập tu sĩ và hàng trăm tệ nạn xã hội khác nữa, thử hỏi thực dân Pháp năm xưa có cai trị độc ác bằng bọn cán bộ Cộng Sản Việt Nam với chính dân mình như hiện nay không ? Gần tháng rưỡi nay, bọn thực dân Pháp hoành hành trong Nam Bộ. Đồng bào Nam Bộ đang hy sinh tranh đấu một cách oanh liệt vô cùng. Dư luận các cường quốc Trung Hoa, Mỹ, Anh, Nga đã cất tiếng duy trì chính nghĩa. Vậy toàn quốc đồng bào ta, Nam Bộ thì ra sức kháng chiến, Trung Bộ và Bắc Bộ thì ra sức giúp đỡ đồng bào Nam Bộ và ra sức đề phòng. Bọn thực dân Pháp phải biết rằng: dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình. Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ, thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến. Vì dân Việt Nam tin chắc rằng thế nào cuộc kháng chiến này cũng thành công. Toàn quốc kiên quyết kháng chiến. Việt Nam độc lập muôn năm. Nói ngày 5-11-1945. Báo Cứu quốc, số 85, ngày 7-11-1945.” Trang 99-100 tập 4 Hồ Chớ Minh Toàn tập Lời Tuyên Thệ Nhậm Chức Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Tối cao cố vấn đoàn và Uỷ viên kháng chiến hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết l•nh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi nỗi khó khăn dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ. Đọc ngày 2-3-1946. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. (trang 413 tập4 Hồ Chí Minh T oàn Tập) Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật .( http://maxreading.com/?chapter=8521 ) Lời kêu gọi sau khi ký hiệp định Sơ Bộ:(Trang 419 tập 4 Hồ Chí Minh Toàn Tập) Cùng các Chính phủ và nhân dân thế giới, • Cùng đồng bào toàn quốc Việt Nam, • Đồng bào Việt Nam nghe tôi, tin tôi, vì suốt đời tôi đ• tranh đấu chống chế độ thực dân, tranh quyền độc lập cho nước nhà. • Nay vì tình hình quốc tế, vì muốn tỏ lòng tin vào nước Pháp mới, và sự thành thực của những người đại diện cho Chính phủ Pháp, vì tin vào sự hoàn toàn độc lập tương lai của nước nhà, tôi cùng Chính phủ đ• ký bản Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Pháp. • Chúng ta đã ký, thì chúng ta quyết thành thực làm đúng theo bản Hiệp định. Song muốn đi đến kết quả hoà hảo cho hai dân tộc, thì phía Pháp cũng phải thành thực làm đúng theo bản Hiệp định ấy..... Ngày 11 tháng 3 năm 1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Hồ Chí Minh Báo Cứu quốc, số 186, ngày 14-3-1946. Cùng đồng bào yêu quý Nam Bộ, Được tin tôi cùng đoàn đại biểu qua Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức, đồng bào cả nước, nhất là đồng bào Nam Bộ đều lấy làm bâng khuâng. Bâng khuâng là vì chưa biết tương lai của Nam Bộ sẽ ra thế nào? 1- Tôi xin đồng bào hiểu rằng nước Pháp mới không phải là đế quốc chủ nghĩa, đi áp bức, đi chia rẽ dân tộc và nước nhà người ta. 2- Tôi xin đồng bào cứ bình tĩnh. Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước. (Trang 574 Tập 4,Hồ Chí Minh Toàn Tập ) Lời tuyên thệ nhậm chức ngày 2 tháng 3 năm 1946,chỉ có 4 ngày sau:ngày 6 tháng 3 năm 1946 Hồ đã nuốt lời thề.Nhưng trước những sự kiện đầu hàng nhục nhả,rước giặc Pháp vào lại Việt Nam nên lúc đó Hồ đã bị người dân Hà Nội gọi là "Việt gian bán nước!" Đồng thời các sử gia không Cộng Sản đã nhận định về Hồ Chí Minh như sau: - Thỏa hiệp án 14/9/1946: Hồ cấu kết với Pháp để tiêu diệt các đảng quốc gia http://www.vungguomtritue.com/Toiaccongsan/Thoahiepan_14_09_1949.htm bài của sử gia Hứa Hoành "Hiểu rõ chiến lược của ông Hồ, cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi đối với kẻ thù chính là Pháp, thì ông Hồ tiếp tục nhân nhượng từ quyền lợi nầy đến quyền lợi khác. Ðang tuyên bố là một quốc gia độc lập, tự do (2/9/ 45), vài tháng sau, ông Hồ xin làm một ‘quốc gia tự do trong Liên Hiệp Pháp’ (tức đế quốc trá hình), và cho Pháp mọi quyền lợi đầy đủ tại Việt Nam như thời thuộc địạ (Xem nội dung thỏa hiệp án 14/9/46). Chủ trương của ông Hồ lúc nầy (1946) là dựa vào Pháp, cấu kết với Pháp để tiêu diệt các đảng quốc gia anh em, đang chia xẻ quyền hành với ông trong ‘chính phủ liên hiệp’, mà ông đã vật vã van nàị Cấu kết với Pháp để tiêu diệt người quốc gia tức là chủ trương ‘liên kết với A đánh B’ ‘Ông Hồ thà nhường cho Pháp thống trị VN thêm một thời gian nữa, chứ không muốn các đảng phái quốc gia đứng ra lãnh đạo một nước VN độc lập’, hoặc chỉ tham gia với Việt Minh để ‘đoàn kết chống Pháp’ như ông đã hùng hổ kêu gọi. Tất cả hành động của ông Hồ đều trước sau như một, nhằm giành lấy sự độc quyền lãnh đạo đất nước, đặng mấy năm sau tiến hành cuộc cách mạng vô sản, đưa toàn dân vào quỹ đạo cộng sản quốc tế .Vấn đề VN có sớm được độc lập hay không chỉ là thứ yếu. Quyền lợi dân tộc cũng chỉ là bình phong để ông Hồ thực hiện âm mưu nắm chặt chính quyền. người quốc gia có thể nhìn thấy thủ đoạn của ông Hồ, hoặc nóng lòng vì độc lập tự do, nên đã ‘đoàn kết trong mặt trận Việt Minh’, để rồi tất cả chịu chung số phận oan nghiệt." "Sau ngày 2/9/45. VN trở thành quốc gia độc lập thật sự, mà kẻ thù chính là thực dân Pháp còn ở xa. Với Hiệp ước sơ bộ (6/3/1946), ông Hồ mời quân Pháp vào chiếm đóng Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc. Ðó là một trọng tội trong lịch sự Ông cần rảnh tay để đối phó với các đảng theo chủ nghĩa quốc gia dân tộc. Ðể che giấu chủ trương bắt tay với kẻ thù, ông Hồ tuyên bố chính sách ‘văn hóa Pháp Việt đề huề’ (điều 3 Thỏa hiệp án), ca tụng ‘nước Pháp mới’ (nước Pháp của thực dân) và Liên Hiệp Pháp, tức đế quốc trá hình. Nổi thao thức của ông Hồ lúc này (1946) là không muốn bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào ngoài Việt Minh nắm quyền, hay chia xẻ quyền hành với Việt Minh. Hiểu như thế nên chúng ta mới không ngạc nhiên khi đối với kẻ thù chính là Pháp, thì ông ta đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Vừa mới tuyên bố độc lập, ông Hồ lại chịu nép mình trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, và cho Pháp có đầy đủ quyền lợi như thời thuộc địa. Thái độ của ông Hồ lúc nầy là dựa hẳn vào Pháp, cấu kết với Pháp, để tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Nếu thực tâm yêu nước và chiến đấu vì quyền lợi quốc gia dân tộc, ông Hồ và mặt trận Việt Minh đã tích cực chuẩn bị kháng chiến khi Pháp chưa trở lại VN. Ông đã bỏ phí thời gian (15 tháng, năm 1945 - 1946) mà còn phá nát thế đoàn kết chiến đấu của những đảng quốc gia đang ‘liên hiệp’ với ông trong cái chính phủ do ông làm chủ tịch. Ðiều này có nghĩa vì sự độc quyền lãnh đạo của Việt Minh, mà ông Hồ đã phá nát thế đoàn kết kháng chiến chống Pháp, làm cho thế lực Việt Nam yếu đi, nhưng ông vẫn làm, vì sự độc quyền lãnh đạo của Việt Minh. " -SỰ THẬT về HỒ CHÍ MINH, KHÔNG BIẾT hay KHÔNG DÁM NÓI bài của Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất http://motgoctroi.com/HoiKy/BanVe_TacPham/SuthatHCM_0bietk0damnoi.htm : Tờ Người Cùng Khổ (Le Paria) của Nguyễn Ái Quốc năm 1931 viết: “Tổ quốc không nhất thiết phải bao gồm những người cùng một màu da hoặc cùng một ngôn ngữ. Tổ quốc là sức mạnh chính trị của giai cấp. Vô sản Đông Dương không có tổ quốc.” Như thế HCM tự xác nhận mình là người vô tổ quốc. Một người không có tổ quốc mà bảo rằng hắn tranh đấu cho độc lập của dân tộc là nói láo, hoàn toàn láo. - Sau đây là một đoạn trích trong lá thư xin việc của HCM viết ngày 6-6-1938, sau gần 7 năm không được Quốc Tế Cộng Sản giao công tác (HCM Toàn Tập- Tập 3 trang 90): Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bê n ngoài của Đảng. Tôi sẽ rất biết ơn đồng chí, thưa đồng chí thân mến, cho phép tôi được hội kiến. Tôi tin rằng như vậy sẽ tốt hơn. Đã từ lâu rồi đồng chí không gặp tôi. Một người đi xin việc với một chính quyền ngoại bang thì rõ ràng là công bộc của ngoại bang chứ còn là gì nữa. Nói khó nghe một tí là đầy tớ hay là tay sai của ngoại bang thì cũng thế thôi. - Tờ báo cáo dưới đây (trích trong HCM Toàn tập- Tập 2) HCM gởi cho ban Phương Đông, Quốc Tế Cộng Sản yêu cầu gởi tiền cho hắn hoạt động để thực hiện các công tác bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á. Hồ đã được điện Cẩm Linh trả lương để thực hiện ý đồ xâm lược VN của Liên Xô: BÁO CÁO GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG QUỐC TẾ CỘNG SẢN (6-1927) 1) Từ tháng 11-1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương. Tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi. 4) Yêu cầu của tôi : Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dươn g (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khăn về liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 năm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu về ngân sách tính theo Mỹ kim như sau: Lương tháng 150 đôla trong 2 năm (cho tôi và những người giúp việc) 3.600 $ Quỹ để công tác trong 2 năm (mỗi tháng 200 đôla) 4.800 $ Tiền chi bất thường 1.100 $ Tổng cộng 9.500 $ Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quB công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Băng Cốc. Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng: 1) đưa tôi vào bệnh viện, 2) khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi 3) và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt. Gửi các đồng chí lời chào cộng sản." (ngưng trích ) Làm việc do lòng tốt muốn giúp đỡ người khác thì tốt đấy. Nhưng làm việc được trả lương thì lại khác. Đây mới là bằng chứng xác thực nhất HCM là tay sai của Liên Sô. - Dưới đây nữa là bức thư đề ngày 31-10-1952 của HCM viết cho Stalin để xin chỉ thị về đề án Cải Cách Ruộng Đất phác họa cho Việt Nam : Đồng chí Stalin kính mến ! Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam . Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của 2 đồng chí Liu Shaoshi và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này. Kính gởi tới đồng chí lời chào cộng sản. (ngưng trích ) Chỉ một phần nhỏ trích dẫn trên trong kho tài liệu về HCM cho thấy Hồ là một tên vô tổ quốc (đúng hơn tổ quốc của hắn là Đế Quốc CS Nga), tự nguyện làm đầy tớ cho Liên Sô, lãnh lương của Liên Sô, và nhận chỉ thị của điện Cẩm Linh thi hành các chánh sách của đế quốc Liên Sô về Việt Nam. Như thế tưởng đã đủ để đi đến kết luận rằng HCM là tên Việt gian tay sai của của đế quốc đỏ Liên Sô. Từ là một tên tay sai ngoại bang cai trị đất nước ta, HCM bán đất nước ta cho ngoại bang là chuyện kh4ng có gì là lạ. Chúng tôi xin nêu ít nhất 2 bằng chứng cụ thể trên giấy trắng mực đen sau đây: "- Thứ nhất, hồi tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm dưới quyền của HCM nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng: theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc. Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974 Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994) - Thứ hai, ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa. Mười ngày sau đó tức là ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng, thủ tướng dưới quyền HCM, gởi một công hàm ngoại giao cho Chu Ân Lai ủng hộ lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nguyên văn như sau: Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc. Chính phủ nư9 Bc Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng." (Ngưng trích ) Chỉ với những văn kiện và trích dẫn trên tưởng đã đủ để đi đến kết luận rằng HCM chính là một tên đại Việt gian tay sai bán nước. Cái huyền thoại Hồ là người yêu nước, có công thống nhất đất nước, đem lại độc lập cho Tổ Quốc chỉ là một huyền thoại ảo, là nói láo, đại láo khoét. Ngược lại Hồ là một tên tội đồ của Dân Tộc. http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=138235 TRẦN GIA PHỤNG . 12/11/2008 -19-12-1946: Có Phải Là Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến? : “Theo đảng Cộng Sản Việt Nam, hậu thân của đảng Lao Động và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD), ngày 19-12-1946 là ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, mở lại những tài liệu lịch sử về những năm 1945, 1946, thì những tài liệu nầy cho thấy ngày 19-12-1946 chỉ là ngày bùng nổ cuộc tranh chấp giữa đảng CSĐD và Pháp mà thôi. Xin hãy bắt đầu với chủ trương của đảng CSĐD sau khi cướp chính quyền năm 1945. 1.- CHỦ TRƯƠNG ĐỘC QUYỀN CỦA VIỆT MINH Sau khi cướp chính quyền, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) và trình diện nội các Việt Minh (VM) đầu tiên ngày 2-9-1945. Gần 10 ngày sau, Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị Trung ương đảng CSĐD tại Hà Nội ngày 11-9-1945, (1) để bàn về đường lối của đảng CSĐD trong tình hình mới. Hội nghị đã đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM, và một mình thực hiện cách mạng.(2) Đảng CSĐD nắm độc quyền mặt trận VM. Mặt trận VM đang nắm chính quyền, điều khiển chính phủ. Như vậy có nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước. Để thực hiện chủ trương nầy, đảng CSĐD đưa ra các kế hoạch đối nội và đối ngoại như sau. 2. KẾ HOẠCH ĐỐI NỘI: CƯƠNG QUYẾT ĐỘC QUYỀN Đề độc tôn quyền lực, trong khi tổ chức chính quyền, cai trị đất nước, đảng CSĐD và VM thi hành hai kế hoạch đối nội chính: Thứ nhất, VM tổ chức “tiêu diệt tiềm lực”,(3) nghĩa là giết tất cả những thành phần đối lập, không theo VM, tuy không chống VM nhưng có khả năng tiềm ẩn có thể sẽ gây nguy hại cho VM trong tương lai. Vấn đề nầy không cần trở lui vì đã có quá nhiều tài liệu và nhiều người biết. Chỉ xin nhắc lại trong hai năm 1945, 1946, trước khi chiến tranh bùng nổ, VM giết ít nhất khoảng 100,000 người trên toàn quốc, từ thành phố đến nông thôn, từ những nhân vật danh tiếng nhất trong cả nước, đến những viên chức làng xã, những chức sắc tôn giáo địa phương không theo VM.(4) Do đang cầm quyền, trong hai năm 1945-1946, VM thành công trong kế hoạch giết tiềm lực. Lúc đó không còn ai hay thế lực nào có thể cạnh tranh với VM. Tuy nhiên sự thành công của VM làm hại không ít cho tiềm lực nhân tài của đất nước. Thứ hai, VM đình chỉ hiến pháp năm 1946. Nguyên vào cuối năm 1945, VM gặp ba đối lực cùng một lúc: Lãnh tụ các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc như Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) từ Trung Hoa trở về Việt Nam sau chiến tranh, quyết liệt chống đối Hồ Chí Minh và mặt trận VM. Các tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa đưa khoảng 200.000 quân vào Việt Nam theo tối hậu thư Potsdam. Sau khi tái chiếm miền Nam, người Pháp tiến quân từ miền Nam ra miền Bắc, tái chiếm toàn bộ Đông Dương.(Về các việc nầy xin xem phía dưới.) Trong khi tình hình căng thẳng, do sự đòi hỏi của các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, VM tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến ngày 6-1-1946. Cuộc bầu cử đưa đến kết quả là tất cả đại biểu do VM đưa ra đều đắc cử, chiếm đại đa số trong quốc hội. Trường hợp điển hình là VM yêu cầu cựu hoàng Bảo Đại ra ứng cử dân biểu. Ông không tranh cử mà vẫn đắc cử.(5) Quốc hội soạn xong bản hiến pháp và thông qua ngày 9-11-1946, gồm “Lời nói đầu”, 7 chương và 70 điều. Đây là bản hiến pháp đầu tiên của người Việt Nam. “Lời nói đầu” của bản hiến pháp nhấn mạnh: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi [sắc tộc], gái trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.” Hiến pháp mới được quốc hội thông qua, chứ chưa được chính phủ ban hành. Khi đó, Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) đã rút quân về nước; các lãnh tụ VNQDĐ và Việt Cách, theo chủ nghĩa dân tộc đều bị khủng bố, đã tránh mặt hay bỏ qua Trung Hoa; và VM ký liên tiếp hai hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) với Pháp, nghĩa là đã tạm hòa với Pháp. Vì vậy VM không còn ai chống đối hay gây khó khăn, nên ngày 14-11-1946, quốc hội gồm đa số là đại biểu của VM, tuyên bố đình chỉ thi hành hiến pháp vừa thông qua.(6) Sở dĩ hiến pháp bị đình chỉ vì nếu hiến pháp được chính phủ ban hành, thì VM và đảng CSĐD phải chịu sự ràng buộc của hiến pháp, không thể độc tôn quyền lực, không thể muốn làm gì thì làm, vì việc cai trị đất nước phải dựa trên căn bản hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 đã chết yểu trước khi được khai sinh. Không có hiến pháp, VM cai trị bằng sắc lệnh và nghị quyết. Nghị quyết là quyết định của một nhóm người trong một hội nghị đưa ra, theo chủ quan chính trị và quyền lợi của nhóm người đó, có thể thay đổi theo hoàn cảnh. Nghị quyết khác với nghị định. Nghị định là một văn bản pháp lý do chính quyền dựa trên luật lệ quốc gia lập ra. Trong chế độ cộng sản đảng trị, nhà nước VM hoạt động theo những nghị quyết của đảng bộ cộng sản các cấp, từ trung ương xuống địa phương, chứ không theo luật pháp quy định Vì vậy, nhà nước VM không cần đến hiến pháp để tránh bị hiến pháp khắc chế. 3.- KẾ HOẠCH ĐỐI NGOẠI: NHƯỢNG BỘ ĐỂ DUY TRÌ QUYỀN LỰC Về đối ngoại, VM chủ trương thương thuyết và nhượng bộ các thế lực ngoại quốc để duy trì quyền lực của VM. Trước khi thế chiến thứ hai chấm dứt ở Á Châu, từ Potsdam (ngoại ô Berlin, thủ đô nước Đức), Anh, Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) gởi cho Nhật Bản tối hậu thư ngày 26-7-1945. Theo tối hậu thư nầy, ba nước Đồng minh buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, và quy định rằng ở Đông Dương quân đội Trung Hoa sẽ giải giới quân đội Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16, và quân đội Anh sẽ giải giới quân đội Nhật ở phía nam vĩ tuyến 16 (ngang qua Tam Kỳ). Đặc biệt, tối hậu thư Potsdam không nói ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân Nhật bị giải giới. Pháp liền lợi dụng điểm nầy để đem quân tái chiếm Việt Nam. Sau khi Nhật đầu hàng, Lư Hán chỉ huy quân Trung Hoa, cùng bộ tham mưu đến Hà Nội ngày 11-9-1945, đóng bản doanh ở phủ toàn quyền Pháp cũ. Thế là Hồ Chí Minh lo thương thuyết, hối lộ các tướng lãnh Trung Hoa (Đoàn Thêm, tr. 14), để Lư Hán giúp đứng trung gian với các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, và để Lư Hán không quấy nhiễu VM khi rút quân về. Về phía Pháp, quân đội Pháp theo quân đội Anh, tái chiếm Nam Kỳ tháng 9-1945. Ngày 27-2-1946, đô đốc D'Argenlieu, cao ủy Pháp tại Đông Dương, vội vàng tổ chức cuộc hành quân “Bentré”, chuyển 21,000 quân từ miền Nam ra Hải Phòng, để tái chiếm Bắc Kỳ.(7) Trong khi đó, ngày 28-2-1946, tại Trùng Khánh, hai bên Pháp - Trung Hoa ký kết hiệp ước, theo đó Trung Hoa chịu rút quân ra khỏi Việt Nam từ ngày 1 đến 15-3, và chậm nhất là ngày 31-3-1946, để cho quân Pháp thay thế. Ngược lại, Pháp trả về cho Trung Hoa các tô giới Pháp ở Trung Hoa, bán cho Trung Hoa thiết lộ Vân Nam, sửa đổi quy chế người Hoa ở Đông Dương... Vào chiều ngày 5-3-1946, chiến hạm Pháp xuất hiện ở ngoài khơi Hải Phòng. Tại Hà Nội, được tin nầy, Hồ Chí Minh báo cho Jean Sainteny, đại diện Pháp ở phía Bắc, rằng Hồ Chí Minh sẵn sàng ký hiệp ước với Pháp. Vào chiều ngày 6-3-1946, tại số 38 đường Lý Thái Tổ, Hà Nội, Hồ Chí Minh, với tư cách chủ tịch chính phủ Liên hiệp kháng chiến, ký thỏa ước Sơ bộ với Pháp. Theo thỏa ước nầy: Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp (điều 1); Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân đội Nhật (điều 2). Khi tuyên bố thành lập nước VNDCCH, Hồ Chí Minh đã hô các lời thề chống Pháp, trong đó lời thề thứ ba nguyên văn như sau: “Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.” (8) Tại sao nay Hồ Chí Minh lại sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa? Nhượng bộ Pháp trong thỏa ước Sơ bộ để duy trì quyền lực, nhưng VM vẫn chưa yên tâm. Việt Minh gởi phái đoàn tham dự hội nghị Đà Lạt (4-1946), rồi hội nghị Fontainebleau ở Paris (7-1946). Để cho chắc chắn, Hồ Chí Minh còn đi theo phái đoàn Phạm Văn Đồng sang Paris. Phạm Văn Đồng thất bại, lên đường về nước. Hồ Chí Minh ở lại Paris một mình mật đàm với bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại để cố gắng đạt được thỏa hiệp với Pháp. Trong cuộc phỏng vấn của báo Franc-Tireur ở Paris, Hồ Chí Minh nói: “Tôi không muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem về cho nhân dân Việt Nam những kết quả cụ thể với sự cộng tác chắc chắn mà chúng tôi mong đợi ở nước Pháp...”(9) Thế rồi, “Lúc đó gần nửa đêm, ngày 14 tháng chín nầy, khi một người đàn ông mảnh khảnh và gầy còm, mặc áo nhà binh, ra khỏi khách sạn Royal-Monceau, đại lộ Hoche. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đi bộ, ông ta tiến về ngôi nhà gần đó, số 19 đại lộ Courcelles, nơi ông Moutet còn thức. Hồ Chí Minh đến để nói với Moutet rằng ông ta chấp nhận ký bản tạm ước. Việc ký kết diễn ra ngay tức khắc, trong phòng của vị bộ trưởng...” (dịch từ Philippe Devillers, tr. 307.) Tại sao sau khi ký thỏa ước Sơ bộ, Hồ Chí Minh lại còn đến tận Paris để xin ký bản Modus Vivendi (Tạm ước) do người Pháp soạn thảo và áp đặt? Câu trả lời chắc chắn không phải vì nền độc lập dân tộc Việt Nam. Nếu quả thật Hồ Chí Minh và đảng CSĐD hy sinh cho dân tộc, cho đất nước, khi Pháp mới trở lại Sài Gòn, thì ngay từ đầu VM vận động toàn dân chống Pháp. Trong khi đó, cũng ngay từ những ngày đầu, VM kiếm cách thương lượng riêng với Pháp ở trong Nam cũng như ở ngoài Bắc, đồng thời kiếm cách giết hết tất cả những nhà yêu nước Việt Nam chống Pháp nhưng không theo đường lối của VM từ Nam chí Bắc, gây chia rẽ trong các lực lượng chính trị. Làm như thế, Hồ Chí Minh và VM tự loại bỏ hết tiềm năng và sức mạnh dân tộc, tự làm yếu kém tiềm lực kháng Pháp của người Việt Nam. Ngang đây, hoạt động của Hồ Chí Minh và VM cho mọi người thấy rõ là lý do duy nhất khiến Hồ Chí Minh ký liên tiếp hai thỏa ước nhượng bộ Pháp năm 1946, chỉ vì sự sống còn của đảng CSĐD và VM mà thôi. 4.-NGÀY 19-12-1946: CHIẾN TRANH GIỮA ĐẢNG CSĐD VÀ PHÁP Việt Minh càng nhượng bộ, Pháp càng tiến tới. Pháp đưa quân thay thế quân Trung Hoa khi quân Trung Hoa rút lui khỏi các thành phố Tourane tức Đà Nẵng (26-3), Đông Hà (26-3), Huế (27-3), Đồng Hới (28-3), Vinh (29-3), Thanh Hóa (30-3), Ninh Hòa (30-3), Thái Bình (31-3), Nam Định (31-3-1946)... Quân Pháp tiến chiếm cao nguyên miền Trung vào tháng 6-1946.(10) Sau những chạm trán lẻ tẻ trên đây, Pháp chiếm Bắc Ninh ngày 4-8-1946. Ngày 17-8-1946, Pháp cử tướng Morlière làm Uỷ viên Cộng Hòa kiêm Tư lệnh Quân lực Pháp tại miền Bắc. Ông được lệnh của phủ cao ủy Pháp ở Sài Gòn là kiểm soát quan thuế ở Hải Phòng kể từ 10-10-1946. Hồ Chí Minh gởi thông điệp phản đối Morlière ngày 11-11-1946. Pháp lại cử quân chiếm Lạng Sơn ngày 24-11-1946. Cũng trong ngày 24-11-1946, Pháp dùng phi cơ oanh tạc và chiến hạm tấn công Hải Phòng, gây thiệt hại nặng nề cho người Việt. Cao ủy D'Argenlieu về Pháp từ ngày 12-11-1946. Trung tướng Jean Valluy, nắm quyền cao uỷ Pháp tại Đông Dương, ra lệnh cho thiếu tướng Morlière, chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kỳ, và đại tá Débes phải làm chủ tình hình Hải Phòng và kiểm soát thuế quan. Ngày 28-11, Pháp tăng viện cho sư đoàn 9 Bộ binh và ngày 2-12-1946, Pháp hoàn toàn làm chủ Hải Phòng. Chiến dịch Hải Phòng của Pháp khiến từ 200 đến 300 dân Việt bị chết, 23 người Pháp chết, 83 bị thương và 6 mất tích. (Các sự kiện nầy theo tài liệu của Đoàn Thêm và Chính Đạo.) Tại Pháp, cuộc bầu cử ngày 10-11-1946 đem thắng lợi cho các đảng khuynh tả, trong đó đảng CS Pháp dẫn đầu, đưa đến sự sụp đổ của nội các Georges Bidault (28-11-1946). Léon Blum thuộc đảng Xã Hội lập xong chính phủ mới ngày 16-12. Marius Moutet vẫn giữ chức bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại. Ngày 18-12-1946, chính phủ Léon Blum cử bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại là Marius Moutet sang Đông Dương, tìm hiểu tình hình tại chỗ, nhưng ngày 22-12-1946, Moutet mới lên đường qua Đông Dương, Trong khi đó, tại Việt Nam, quyền cao uỷ Jean Valluy ra Hải Phòng họp với Morlière, Débes và Sainteny ngày 17-12. Nội dung cuộc họp không được tiết lộ. Có tài liệu viết rằng trong cuộc họp nầy, Valluy đã nói: “Tụi nhà quê muốn đánh nhau, chúng sẽ toại nguyện!”. (Nguyên văn: “Les Nhacs veulent la bagarre? Ils l'auront!”) (Philippe Devillers tr. 352.) Như thế, trong khi chính phủ thiên tả Pháp ở Paris chủ trương tìm kiếm một giải pháp chính trị, thì các tướng lãnh Pháp ở Đông Dương quyết tâm tấn công VM. Tại Hà Nội, ngày 18-12-1946, quân Pháp trao cho VM hai tối hậu thư. Tối hậu thư thứ nhất, Pháp đòi VM hủy bỏ chướng ngại vật ở Hà Nội. Tối hậu thư thứ hai, Pháp cho biết nếu VM không duy trì được an ninh, thì quân Pháp sẽ phụ trách an ninh kể từ 20-12-1946. (Chính Đạo tr. 370.) Pháp nắm việc an ninh, có nghĩa là Pháp làm chủ Hà Nội. Pháp làm chủ Hà Nội có nghĩa là sinh mệnh của chính phủ VM và đảng CSĐD sẽ nằm trong tay quân Pháp. Đó là điều VM không thể nhượng bộ được. Vì vậy, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hồ Chí Minh mở hội nghị Trung ương đảng CSĐD tại Vạn Phúc (Hà Đông). Hội nghị quyết định phát động chiến tranh chống Pháp trên toàn quốc, đồng thời hội nghị thông qua đường lối trường kỳ kháng chiến của Trường Chinh cũng như báo cáo kế hoạch quân sự của Võ Nguyên Giáp và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh”.(11) [Chú ý: Tài liệu về hội nghị Vạn Phúc do phía CSVN đưa ra sau sự kiện 19-12-1946 hơn 50 năm.] Ba điều đáng ghi nhận từ cuộc họp nầy: 1) Đảng CSĐD đã được tuyên bố giải tán ngày 11-11-1945, nhưng thực tế vẫn hoạt động, và họp tại Vạn Phúc, đảng CSĐD để quyết định chiến tranh, quyết định luôn đường lối trưòng kỳ kháng chiến và kế hoạch quân sự. 2) Lúc đầu VM chủ trương thương lượng với Pháp, ký thỏa ước Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), nhưng nay Pháp đòi nắm quyền an ninh ở Hà Nội, dồn VM vào thế cùng. Không thể để bị bắt, VM phải tìm cách thoát thân khỏi Hà Nội. Lúc đó VM yếu thế, không đủ sức đánh Pháp, nhưng VM vẫn ra tay tấn công trước, hô hào kháng chiến, nhằm có lý do chính đáng để VM và đảng CSĐD rút lui khỏi Hà Nội trong danh dự. 3) Hồ Chí Minh không hỏi ý kiến quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của người Việt lúc đó, hay ban thường vụ quốc hội, gồm những người luôn luôn có mặt ở Hà Nội, mà chỉ hỏi ý kiến trung ương đảng CSĐD để phát động chiến tranh. Như thế, có nghĩa là chiến tranh nầy là chiến tranh giữa đảng CSĐD và Pháp, chứ không phải giữa dân tộc Việt Nam và Pháp. Theo điều thứ 29 của Hiến Pháp ngày 9-11-1946, thì “muốn tuyên chiến thì phải có hai phần ba số nghị viện có mặt bỏ phiếu thuận.” Sau đó, điều thứ 38 ghi rằng: “Khi Nghị viện không họp được, Ban thường vụ cùng với Chính phủ có quyền quyết định tuyên chiến hay đình chiến.” Tuy hiến pháp nầy không được ban hành và bị bãi bỏ ngày 14-11-1946, tức 5 ngày sau khi được quốc hội thông qua, nhưng lúc đó ban thường trực quốc hội gồm 18 người đã được bầu lên và đang có mặt ở Hà Nội. Nhớ lại lịch sử nước ta thời nhà Trần (1226-1400), vào tháng 11 năm giáp thân (1284), được tin nhà Nguyên (Trung Hoa) gởi quân tấn công nước ta, vua Trần Nhân Tông (trị vì 1279-1293) triệu mời các bô lão khắp nước đến điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để tham khảo ý kiến. Tất cả những người có mặt đồng thanh trả lời là: "Phải đánh" (Quyết chiến). Vào thế kỷ 13, việc đi lại khó khăn, triệu mời đại biểu dân chúng không dễ, Trần Nhân Tông còn hỏi ý dân để chống ngoại xâm. Trong khi đó, giữa thế kỷ 20, Hồ Chí Minh không triệu tập quốc hội, và cũng không triệu tập ban thường vụ quốc hội chỉ gồm 18 người, lúc đó đang có mặt tại Hà Nội, để tham khảo ý kiến, mà chỉ hỏi ý đảng của ông ta tức đảng CSĐD. KẾT LUẬN Khi mặt trận VM lên cầm quyền ngày 2-9-1945, đảng CSĐD quyết định là đảng nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM, và một mình thực hiện cách mạng. Việt Minh và đảng CSĐD tiêu diệt tất cả những thành phần đối kháng. Hành động nầy thúc đẩy những người theo chủ nghĩa dân tộc, đối lập với VM cộng sản, vào thế chẳng đặng đừng, vì bản năng sinh tồn, phải cộng tác với Pháp để chống VM. Tự VM đẩy người khác đi về phía Pháp, rồi VM lại kết án những người nầy là tay sai của Pháp. Vì vậy, hố chia rẽ dân tộc càng ngày càng trầm trọng. Cần chú ý là khi Pháp nhờ người Anh, đưa quân tái chiếm miền Nam từ tháng 9-1945, tổ quốc Việt Nam đã thực sự lâm nguy từ đó. Dầu vậy, ngay ở Nam Bộ, VM không kêu gọi toàn dân chống Pháp. Ngày 22-8-1945, Jean Cédile nhảy dù xuống Tây Ninh thì ngày 27-8, chủ tịch Uỷ ban Hành chánh Nam bộ Lâm thời của Việt Minh là Trần Văn Giàu (đảng viên cộng sản) bí mật tìm gặp để thương thuyết riêng với Pháp. Hành động lén lút của Giàu bị giới chính trị Sài Gòn lúc đó kết tội phản bội. Khi Pháp tiến quân ra Bắc, Hồ Chí Minh cũng xin thương thuyết, qua tận Paris để xin ký hiệp ước. Cuối cùng, chỉ khi không còn thương thuyết được nữa, hết cách thỏa thuận, VM mới quyết định đánh Pháp, vì VM và đảng CSĐD lâm nguy, chứ không phải vì tổ quốc Việt Nam lâm nguy. Để vượt thoát cơn nguy biến, VM lừa phỉnh và lợi dụng lòng yêu nước của dân chúng Việt Nam, kêu gọi toàn dân nổi lên kháng chiến chống Pháp. Vinh quang và quyền lực thì VM ôm lấy một mình, không chia sẻ cho ai cả. Nhục nhã và nguy biến, thì VM kêu gọi toàn dân gánh vác. Do đó, không thể gọi ngày 19-12-1946 là ngày toàn quốc kháng chiến, mà chỉ là ngày bắt đầu cuộc chiến giữa VM, đảng CSĐD với thựcdân Pháp. Trong khi đó, chống ngoại xâm là truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Từ khi người Pháp đặt nền bảo hộ năm 1884, người Việt Nam liên tục nổi lên chống Pháp. Nay nghe VM kêu gọi kháng chiến chống Pháp, dân chúng Việt Nam nô nức hưởng ứng ngay vì lòng yêu nước, thương nòi, chứ dân chúng hoàn toàn không nghi ngờ và không hay biết những âm mưu và thủ đoạn mà lúc đó VM giấu kín. Nhờ vậy, Hồ Chí Minh, mặt trận VM và đảng CSĐD mới thoát khỏi nguy cơ có thể bị Pháp tiêu diệt vào năm 1946.” -Nhận định về nhân vật Hồ Chí Minh của Long Điền: 1-Những di sản độc hại từ chủ nghĩa Cộng Sản do Hồ Chí Minh mang vào Việt Nam đã phá hoại nền tảng gia đình tốt đẹp từ ngàn năm qua, sự phá hoại gây chia rẽ các tôn giáo, phân hoá nội bộ từng tôn giáo đã khiến cho người dân Việt Nam ngày nay phải đứng lên đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ. Các đoàn thể xã hội, các tôn giáo trong nước đã anh dũng đứng lên tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo, Dân Chủ, Nhân Quyền: (Xin xem bài Nhận định tình hình đấu tranh Quốc Nội và Hải Ngoại sau 33 năm ly hương của Long Điền trên báo Văn Tuyển : http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25474 ) “Đồng bào trong và ngoài nước thảy đều biết rằng với chủ trương “tiêu diệt các tôn giáo” của đảng CSVN đã có từ thời khai sinh chủ thuyết Cộng Sản 1930.Nhưng với tình thế hiện tại khác với thời 1930-1945,CSVN biết rằng chúng không thể thực hiện được nên chúng chuyển hướng sang phá hoại và làm vô hiệu hoá các tôn giáo, đứng đầu là Phật Giáo với 75% dân số .Bằng cách lập 1 giáo hội Phật Giáo Quốc Doanh (4.11.1981) song hành với Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất đã hiện diện trải dài hàng ngàn năm tại VN.” “….Trước những thủ đoạn thâm độc của bọn Việt Gian Cộng Sản, toàn dân VN thảy đều khâm phục tinh thần vô uý, bất khuất không phải chỉ hai vị Hoà Thượng đứng đầu giáo hội mà là cả tập thể tăng ni trong giáo hội đã kiên cường đáu tranh bảo vệ Giáo Hội trong suốt 33 năm qua. Trong đó tránh làm sao khỏi có một thiểu số tăng ni đầu hàng hay bị khống chế bằng nhiều thủ đoạn đê tiện cuả CSVN. Giáo chỉ số 9 cuả GHPGVNTN ra đời là để đối đầu với bạo quyền CS, làm trong sạch hàng ngủ tăng ni ở Quốc Nội và cả Hải Ngoại làm cho Việt Gian CS lúng túng và các thành phần phản bội giáo hội bị vạch mặt nên chúng phản ứng chống đối Giáo Chỉ. Mục đích của nhóm thiểu số phản bội mong làm cuộc “đảo chánh, nếu có thất bại thì chúng vẫn còn con đường chạy theo giáo hội Quốc Doanh! Nhưng công luận trong và ngoài nước đã thấy rỏ và lên án bọn cơ hội nầy.” 2-Ngay trong thời điểm khai sinh đảng Cộng Sản Việt Nam (năm 1930 ) chủ trương của Hồ Chí Minh là giả vờ đoàn kết các đảng phái, các tôn giáo để chống thực dân, nhưng thực chất bên trong Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho thuộc hạ tìm mọi cách phá hoại, chia rẽ các tôn giáo, ngay trong nội bộ của mỗi tôn giáo cũng bị Hồ Chí Minh và đảng CSVN cài người vào các tôn giáo nhằm ly tán các tôn giáo. Vì trong lý thuyết căn bản của Cộng Sản Quốc Tế đã cho rằng tôn giáo là độc hại như á phiện. Thủ đoạn gỉa vờ kết thân với các linh mục, tăng ni nổi tiếng để che mắt, bên trong Hồ Chí Minh ra lệnh thủ tiêu các lãnh tụ tôn giáo: Xin xem bài : “Những thủ đọan của CSVN đối với các tôn giáo từ lịch sử cận đại đến nay” của Long Điền http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25458 …“Trong suốt thời gian cuộc chiến Việt Nam (1954-1975) sự hợp tác của CSVN với các tôn giáo để đánh phá VNCH chỉ một chiều.Chủ yếu CSVN lợi dụng các tôn giáo cho mục tiêu tối hậu của chúng là thôn tính Miền Nam rồi sẽ tìm mọi cách tiêu diệt các tôn giáo sau. Sau thập niên 90 khi các nước Ðông Âu và Liên Xô “thành trì XHCN” sụp đổ vì nghèo đói và lạc hậu. CSVN đã mù quáng và ngoan cố tiếp tục theo chủ thuyết XHCN trong khi tuyệt đại đa số các nước CS khác đã từ bỏ gần 2 thập niên vì nhận thấy đấy là một chủ thuyết “Không Tưởng” và gây nhiều thất bại trong khi áp dụng vào đất nước họ. Về chủ trương tiêu diệt Tôn Giáo CSVN đã thi hành các chiến thuật (ngắn hạn) và chiến lược (dài hạn) trong suốt thời gian cầm quyền tai miền Bắc kể từ 1954 và tại miền Nam 1975 đến nay như sau : Với chủ trương tiêu diệt các tôn giáo, CSVN đặt ra một ban Ðặc Tình Tôn Giáo nhằm theo dỏi, trà trộn , cài người giả làm tu sỹ nhằm đánh phá, lũng đoạn các tôn giáo.” -Xin xem bài :Nhận định hiện tượng Dương Thu Hương của Long Điền http://www.quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26221 : “Nay qua quyển tiểu thuyết hư cấu nầy, Dương Thu Hương dàn dựng, mô tả lâm li là một mối tình siêu thế kỷ giữa cô gái 15 và một lãnh tụ CS trên 67 tuổi, mà giai đoạn kết thúc bi thảm, u tối, nhiều nghi vấn là HCM sau khi thoả mản, có con với Nông Thị Xuân đã cho tên thủ hạ Trần Quốc Hoàn hãm hiếp và sau đó tổ chức ám sát dàn dựng thành một màn tai nại xe cộ ngày 11 tháng 2 năm 1957. Hình thức chạy tội, sửa sai lịch sử đã có từ lâu và xảy ra nhiều phen trong suốt chiều dài cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 và tiếp tục từ 1975 đến 2009 hàng ngàn vụ án khuất tất , đổi trắng thay đen đã liên tục xảy ra tại VN. Điển hình những vụ sát hại các lãnh tụ tôn giáo như : Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (PGHoà Hảo), ông Phạm Công Tắc(Cao Đài). Rất nhiều linh mục bị phát vãng, thủ tiêu hay tù tội kể cả hai LM Nguyễn Ngọc Oánh và Nguyễn Văn Thông từ Mỹ và Pháp về lại Hà Nội phục vụ. Các giám mục ngoại quốc như các đức Cha Jacq Mỹ của Lạng Sơn, đức cha Mazé Kim của Hưng Hóa hay Coonan Hành của Thanh Hoá. Tất cả hồ sơ đều bị sửa,cạo sạch,thậm chí những tên sát nhân hàng loạt trong vụ Mậu Thân thì được CSVN đưa lên thành “sử gia”như Nguyễn Đắc Xuân,Hoàng Phủ Ngọc Tường thì làm sao thế hệ trẻ tại VN hiểu được tội ác của CSVN,hiểu được lịch sử VN trung thực . Trách nhiệm cuả DTH dù là một nhà văn được đào tạo trong môi trường XHCN chuyên đổi trắng thay đen ,nhưng nay đã ra nước ngoài, đã sống trong môi trường tự do, đã hưởng những ưu đải của thế chế tự do,tự do xuất bản tác phẩm thì phải giử tính trung thực mặc dù nó hoàn toàn xa lạ với một nhà văn XHCN chuyên ăn gian nói dối !Chưa kể quyển truyện hư cấu như thế còn làm tổn thương đến hương hồn nạn nhân và gia đình cô Xuân, đó là một điều cấm kỵ trên đất nước Tự Do và người còn lương tâm không ai làm thế.” Tóm lược của Long Điền về các nhận định cuộc chiến Việt Nam của Hồ Chí Minh: 1- Hồ Chí Minh đã phản bội công cuộc kháng chiến dành Độc Lập của toàn dân Việt qua hình thức thỏa hiệp với Pháp (1946)để tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia. Hồ Chí Minh vì hiếu chiến, đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đoàn kết quốc gia để chống ngoại xâm (1945,1954,1968). Tội ác diệt chủng của Hồ Chí MInh phải được ghi chép đầy đủ trong lịch sử Việt Nam. 2- Hồ Chí Minh lệ thuộc quá nhiều vào Liên Xô và Trung Quốc, khiến cho Việt Nam mất chủ quyền và tạo cơ hội cho Trung Cộng lấn chiếm đất đai, lãnh hải của ta.(vụ công nhận lãnh hải cuả Trung Cộng 1958 ) 3-Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập 1930-1954 cũng như trong cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách tiêu diệt các đảng phái, tôn giáo không theo Cộng sản, kể cả các tín đồ và lãnh đạo các tôn giáo, gây cuộc chiến Nam Bắc không cần thiết làm thiệt hại trên 3 triệu dân Việt trong cuộc chiến 1954-1975. 4-Trong cai trị Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã dùng những chính sách sắt máu, tàn bạo gây đau thương tang tóc cho hàng triệu dân lành vô tội trong các vụ : Cải cách Ruộng Đất , Nhân Văn Giai Phẩm, Mậu Thân 1968. Sự nham hiểm không nhận trách nhiệm cá nhân trong cương vị chủ tịch nước và đảng rồi đổ thừa cho thuộc cấp (Trường Chinh) khi sai phạm cho thấy con người của HCM đầy gian xảo, thủ đoạn bần tiện. Có ý kiến cho rằng Hồ không chủ chiến mà chỉ có Lê Duẫn là kẻ chủ chiến, thời điểm Tổng Tấn Công Miền Nam 1968 Mậu Thân Hồ bị mất quyền hành và chỉ là kẻ có mặt trong các buổi lễ, sự thật khác hẳn: Hồ là kẻ chủ mưu tấn công Miền Nam bằng mọi giá và Hồ còn sáng suốt và còn trọn quyền hành trong Bộ Chính Trị để chỉ định Lê Đức Thọ làm cố vấn Hoà Đàm Paris tháng 5.1968. 5-Hồ Chí Minh là người khơi nguồn và tạo mầm móng chia rẽ gia đình, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ thành phần xã hội, chia rẽ giai cấp khiến cho Việt Nam ngày nay sau 37 năm chấm dứt chiến tranh cũng khó thể hoà hợp để tái thiết đất nước và bảo vệ chủ quyền đang bị đe doạ trầm trọng. 6-Hồ gây tội ác đầu độc thanh niên Việt Nam qua việc tổ chức công ty Bắc Thắng tại Tuyên Quang giao cho Nguyễn Lương Bằng phụ trách buôn bán thuốc phiện vào Việt Nam từ năm 1946 với số lượng tiêu thụ hàng tấn thuốc phiện tại Miền Bắc và tổ chức bán thuốc phiện cho binh sĩ VNCH và Đồng Minh trong Miền Nam ( Quyển Án tích Cộng Sản Việt Nam của sử gia Trần Gia Phụng,NXB Non Nước Canada 2001 trang 22-29 ) 7-Hồ-Chí-Minh và những cán-bộ trong tổ-chức của Ông ta lúc nào cũng là cộng-sản. Vì họ luôn luôn tin-tưởng triệt-để rằng công-cuộc “Cách-mạng của Quốc-tế Cộng-sản” phải đứng trước mọi quyền-lợi của quốc-gia dân-tộc. (Nhận định của TS Mark Moyar sử gia Hoa Kỳ.) Nhưng quan trọng hơn cả trong các tội ác tày trời của Hồ Chí Minh là : 1-Phản bội Tổ Quốc Việt Nam.(Theo luật hình của thời Trần, Lê tội phản quốc thì phải tru di tam tộc.) 2-Làm tay sai cho ngoại bang(CSQT) đi ngược lại quyền lợi Dân Tộc Việt. 3-Từ chỗ làm tay sai cho ngoại bang Nga, Tàu đi đến bán đứng Việt Nam cho Tàu Cộng. 2-Phạm Văn Đồng : Tiểu sử: Phạm Văn Đồng (1 tháng 3, 1906 – 29 tháng 4, 2000) Phạm Văn Đồng (1 tháng 3, 1906 – 29 tháng 4, 2000) là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987). Ông là một cộng sự của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có một bí danh là Tô. Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt–Trung. Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính, Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I). Tháng 6 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại bởi sự ngoan cố của thực dân Pháp không chịu trao trả độc lập cho Đông Dương. Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947 ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Năm 1954, ông là Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Tháng 9 năm 1954, ông trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Từ năm 1981 đến 1987, ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987. Ông là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1986 đến 1997. Ông cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười đã tham gia cuộc gặp không chính thức với lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9 năm 1990 nhằm bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước sau hơn 10 năm căng thẳng và xung đột. Ngày 21 tháng 8 năm 1998, thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 746/QĐ - TTg bổ nhiệm ông làm chủ tịch danh dự Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba Lan và Mông Cổ. Về cuối đời, dây thần kinh đáy mắt của ông đã bị teo nên mắt ông mờ dần và ông thường xuyên phải đeo kính đen. Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000. Gia đình Ông có vợ là bà Phạm Thị Cúc và một con trai duy nhất là Phạm Sơn Dương, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự. Ông đặt tên con trai mình là Sơn Dương để ghi nhớ những ngày tháng kỉ niệm ở chiến khu Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Vợ ông bà Phạm Thị Cúc bị bệnh tâm thần từ năm 1951, theo các bác sĩ nguyên nhân dẫn tới bệnh của bà Cúc là do thời gian dài thiếu thốn tình cảm vợ chồng. Vì lí do đó mà về sau cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dọn về ở hẳn nhà riêng chứ không thường xuyên ở và làm việc trong khuôn viên Phủ Chủ tịch như trước nữa, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện chữa chạy của phía Liên Xô bệnh của bà cũng đỡ trầm trọng hơn nhưng vẫn không khỏi được. Đánh giá từ phía CSVN Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, ông được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận xét về ông "tác phong giản dị mà lịch thiệp", "lối sống đạm bạc mà văn hóa" "rất mực ôn hòa" "hết mức bình dị" và "Năm trước, ở bài viết trong cuốn sách kỷ niệm về anh Sáu Thọ, tôi có nhắc tới biệt danh “Sáu Búa” thể hiện tính quyết đoán cao và sự thẳng thắn trong đấu tranh nội bộ của anh Sáu. Với Anh Tô, tôi thấy dường như Anh là sự bù trừ cho anh Sáu và một số anh khác.".[1]. Đài RFI nhận xét khi ông mất: "Ông được tiếng là sống giản dị trong sạch nhất...". Một website ở nước ngoài cũng đã tóm lược về ông: "Phạm Văn Đồng được rất nhiều người Việt Nam yêu mến vì cá tính chân thật và bình dị cũng như sự tận tụy cống hiến…". Ông là một người quan tâm nhiều đến lĩnh vực giáo dục, văn hóa. Trong những năm cuối đời ông trăn trở với tệ nạn tham nhũng. Trong bài viết cho Tạp chí Cộng sản tháng 5 năm 1999 nhan đề "Nêu cao danh hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam", có đoạn "Điều chủ yếu phải nhấn mạnh theo tinh thần trên là nhiều người có chức, có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa biến chất, chạy theo chức, quyền, tiền, danh và lợi. Những người ấy đang làm cho một bộ phận không nhỏ trong nhân dân ta ngày càng giảm lòng tin vào Đảng ta, đưa đến tình hình nguy kịch không thể coi thường".[4] và "Tôi cho rằng cái nhà của chúng ta hiện nay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn, làm cho quần chúng nhân dân phẫn nộ một cách chính đáng. Trong tình hình như vậy, việc chúng ta phải đặt lên hàng đầu công tác quét cái nhà của chúng ta, quét dọn mọi rác rưởi và dơ bẩn, làm cho nó ngày càng sạch sẽ, có như vậy chúng ta mới có môi trường và cơ hội thuận lợi để làm tốt các công tác khác.". Tuy nhiên ông cũng phải chịu trách nhiệm một phần về sự khủng hoảng kinh tế đất nước nhiều năm trước đổi mới, là những năm ông điều hành bộ máy Chính phủ. Di sản Ông đã công nhận một bản tuyên cáo của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên các quần đảo biển Đông Ông đã viết công hàm Việt Nam và cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, trong đó có đoạn: Năm 1958, Công hàm của Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Phạm Văn Đồng gửi thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận. Công hàm này đã là cái cớ cho việc đổ bộ của quân đội Trung Quốc sau này lên các quần đảo mà Việt Nam vốn có chủ quyền từ trước như Hoàng Sa và Trường Sa.(xem thêm Hải chiến Hoàng Sa 1974). Theo Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7 tháng 8 năm 1979 thì: Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn trên tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc. (Nguồn: Việt Weekly ) Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, cho rằng công hàm không có sức nặng ràng buộc pháp lý và nếu khi đó Hà Nội có phản đối tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải thì cũng không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Báo Việt Nam (trong nước) nói về Công hàm Phạm Văn Đồng http://chinhdangvu.blogspot.com/2011/07/bao-viet-nam-noi-ve-cong-ham-pham-van.html BBC News Phạm Văn Đồng bán nước hay không bán nước? Lần đầu tiên một tờ báo của Việt Nam đưa ra giải thích về nội dung bức công hàm gây tranh cãi của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm thứ Tư 20/07 đăng bài 'Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam'. Tờ báo này nói ngay từ đầu bài, rằng việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/09/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó". Lâu nay, các kênh chính thống của Trung Quốc bao gồm cả báo chí và truyền thông đã không ít lần nhắc tới bản Công hàm 1958, trong đó ông Phạm Văn Đồng viết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 'ghi nhận và tán thành' tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý; đồng thời sẽ "chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển". Tuy nhiên, bài báo Đại Đoàn Kết phân tích nội dung công hàm này không có nghĩa ông thủ tướng Việt Nam DCCH lúc đó công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà việc mà báo này gọi là "giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ (Trung Quốc)". Bối cảnh 'phức tạp và cấp bách' Bản Công hàm 1958 được giải thích chỉ có tính chất ngoại giao Bài viết của Nhóm Phóng viên Biển Đông trên tờ Đại Đoàn Kết phân tích về bối cảnh của bản Công hàm 1958 gửi Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc là thời điểm "có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan". Trong bối cảnh đó, bản công hàm được giải thích là "đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp", tức "chỉ là những tuyên bố mang tính chính trị và ngoại giao chứ hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý". Bài báo viết: "Nội dung công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Các phóng viên cũng phân tích rằng trong lúc đó, về phương diện pháp lý, nước Việt Nam DCCH "không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Thực tế trước năm 1975, các bên tranh chấp đối với hai quần đảo này là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines, chứ không có miền Bắc Việt Nam. "Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam DCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp." Nhóm phóng viên kết luận: "Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi." Họ cũng đưa ra một nhận xét trực diện là: "Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc". Lời lẽ và ngôn từ như trên ít thấy trên báo Việt Nam. Mới đây, cũng báo Đại Đoàn Kết đăng bài đả phá báo chí Trung Quốc 'hăm dọa dân tộc'. Một thời gian nay đã có nhiều kiến nghị của giới trí thức và người dân Việt Nam yêu cầu được cung cấp thêm thông tin về quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong liên quan tới các quần đảo ở Biển Đông. Dư luận cũng đòi hỏi được giải thích về bản Công hàm 1958. Đây là lần đầu tiên trên kênh thông tin chính thức, Công hàm 1958 được mang ra phân tích cặn kẽ. Đây là một hình thức chạy tội của đảng CSVN cho sự việc trơ trẻn và bỉ ổi của lãnh tụ Cộng sản. Sự ngụy biện đến mức trân tráo, mà bất cứ người Việt Nam nào (Dù ở trong hay ngoài nước )cũng hiểu rõ là : CSVN lúc đó vì muốn nhận viện trợ của CSTQ để chiếm Miền Nam Việt Nam bằng mọi gíá, nên họ không từ một hành động nào kể cả tội ác tày trời là phản quốc và bán nước cho Tàu (kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam).Long Điền bình luận. Nhận định và đánh giá Phạm Văn Đồng của người Việt không cộng sản: 1-Với 32 năm tại chức Thủ Tướng một chức vụ lâu năm nhất thế giới,chứng tỏ Phạm Văn Đồng là người tham quyền cố vị,mà không phải chỉ có Phạm Văn Đồng nhiều cán bộ CS quốc tế cũng vậy. Vì sao một vị thủ tướng khả kính đến như vậy lại tổng kết cuộc đời làm thủ tướng của mình đầy chua chát như sau: "Tôi là vị thủ tướng lâu nhất thế giới mà cũng khổ nhất thế giới. Là thủ tướng thật, nhưng tôi chẳng có quyền hành gì hết. Các thứ trưởng, bộ trưởng trong chính phủ - tôi đâu có quyền lựa chọn..." Thật ra, về việc này nhiều cán bộ cấp cao trong thủ tướng phủ khi đó đều biết rõ như sau: Lê Đức Thọ biết Thủ tướng Phạm Văn Đồng rơi vào tình trạng khủng hoảng cao độ trong đời sống tình cảm riêng tự Do bà Cúc - phu nhân của thủ tướng hoàn toàn mất trí vì bệnh tâm thần. Vờ tỏ ra thông cảm - sau khi gợi ý thủ tướng cần được chăm sóc chu đáo về sức khỏe cũng như tinh thần để cân bằng lại đời sống tình cảm, có vậy mới phục vụ tốt cho cách mạng! - chính Lê Đức Thọ đã bật đèn xanh cho nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa Hà Huy Giáp giới thiệu cho thủ tướng một nữ diễn viên văn công khá xinh đẹp đã nghỉ hưu tên là Trúc được đặc cách là người trực tiếp phục vụ và "săn sóc sức khỏe" cho thủ tướng. Và, thế là việc phải xảy ra đã xảy ra theo đúng kịch bản của ông "trưởng ban Tổ chức thiên tài". Lê Đức Thọ chỉ còn việc cho tay chân lén lút ghi lại cuộc tình mùi mẫn của vị thủ tướng tình cảm và người phục vụ xinh đẹp của ông bằng âm thanh và hình ảnh!.... Đến đây, hẳn chúng ta đã hiểu vì sao vị thủ tướng tội nghiệp đã không dám trái lệnh ông trưởng Ban tổ chức Trung ương đầy quyền uy đến nửa lời. 2-Phạm Văn Đồng ký công hàm "bán nước" năm 1958, vết nhơ tội lỗi trước lịch sử Việt Nam : http://ai-thang-ai.blogspot.com/2008/09/phm-vn-ng-k-cng-hm-bn-nc-nm-1958-vt-nh.html Từ “Phạm Văn Đồng” tới “Thành Đô”, hai công hàm bán nước http://tintuchangngay4.wordpress.com/2012/01/11/t%E1%BB%AB-ph%E1%BA%A1m-van-d%E1%BB%93ng-t%E1%BB%9Bi-thanh-do-hai-cong-ham-ban-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/ 11/01/2012 Trần Trung Đạo Về hình thức “công hàm Phạm Văn Đồng” chẳng khác gì một công án thiền, chỉ 121 chữ với nội dung đơn giản nhưng làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực, phân tích, bàn thảo và làm ngưng chảy dòng nhận thức của mọi người mỗi khi nhắc đến. Huyền bí hơn nữa, “công hàm” là một tài liệu có thật và là cây gai trong mắt của những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, nhưng trong bao nhiêu lần “xác định chủ quyền Việt Nam trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa” giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không hề nhắc đến, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Sự im lặng phải có lý do, bởi vì nếu chỉ là vấn đề biển đảo, lãnh đạo đảng đã giải thích từ lâu rồi đâu cần đợi ai nhắc nhở. Trước khi bàn đến “công hàm” mới, phải nhắc lại vài chuyện về “công hàm” cũ. Ngày ngày 4 tháng 9 năm 1958, Quốc hội Trung Quốc ra tuyên bố hai điểm, điểm thứ nhất có liên hệ trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam gồm Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa. Đáp lại lời tuyên bố này, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng CSVN đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai một công hàm “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc”. Ngày 22 tháng Chín năm 1958, công hàm đã được đăng trên báo Nhân dân để toàn Đảng, toàn dân và toàn thế giới biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Những ai trước nay nghĩ rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam vì đọc Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn hay Đại Nam Thực Lục của triều Nguyễn v.v… không những là một sai lầm lịch sử mà còn đi được lại quyết định của Đảng. Ngày 19 tháng Giêng năm 1974, hải quân Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa. Sau những trận hải chiến không cân sức, hải quân Việt Nam Cộng Hòa triệt thoái khỏi Hoàng Sa. Từ đó, quần đảo thân yêu này nằm trong tay giặc. Khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên tồi tệ sau năm 1975 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa được đưa ra. Đặc biệt sau chiến tranh biên giới lần thứ nhất năm 1979, Việt Nam ra bạch thư về chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo này với nhiều bằng chứng và tài liệu lịch sử Việt Nam cũng như quốc tế. Phản ứng về phía Trung Quốc, ngoài việc dẫn chứng các “tài liệu lịch sử” riêng của mình, họ còn dựa vào công hàm Phạm Văn Đồng để cho rằng Việt Nam chính thức thừa nhận hai quần đảo là của Trung Quốc từ năm 1958. Trung Quốc còn cho biết ngay trong các sách giáo khoa địa lý bậc trung học trước năm 1975 tại miền bắc Việt Nam cũng đã xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, và ngoài ra, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm cũng lập lại điều này khi tiếp tham vụ tòa đại sứ Trung Quốc Li Zhimin. Một làn sóng công phẫn trong các tầng lớn nhân dân, trước năm 1975 chỉ phát xuất từ miền nam, đã bắt đầu dấy lên trong vài ngoài nước. Nhưng cùng lúc với những chê trách, giận dữ, kết án, nhiều quan điểm cũng được đưa ra như một cách mách nước cho đảng để tháo gỡ chiếc vòng kim cô đảng tự đặt lên đầu từ năm 1958. Cách gỡ rối thứ nhất cho rằng công hàm không có giá trị pháp lý vì một quyết định vô cùng quan trọng như thế phải được quốc hội thông qua. Cách gỡ rối thứ hai cho rằng Trung Quốc đã xuyên tạc nội dung công hàm vì công hàm của Phạm Văn Đồng không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa. Cách gỡ rối thứ ba cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng “chỉ là thiện chí của Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong việc tranh chấp với Mỹ về an ninh ở vùng biển gần Đài Loan”. Cách gỡ rối thứ tư cho rằng theo nội dung hội nghị Geneva, Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc về phía Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia có chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ trong khuôn khổ của hiệp định Geneva. Cả bốn cách gỡ rối đều không vững. Vấn đề có thông qua hay không thông qua, vi phạm hay không vi phạm hiến pháp Việt Nam là vấn đề riêng của Việt Nam. Thực tế quốc hội chỉ là cơ quan đóng dấu tại các quốc gia Cộng Sản đã được quốc tế thừa nhận. Tổng thống Gerald Ford ký thông cáo chung về thỏa hiệp SALT với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev tại Vladivostok năm 1974 mặc dù thời điểm đó Chủ tịch Sô Viết Tối Cao là Nikolai Podgorny. Ngày 29 tháng Giêng năm 1979 Tổng thống Jimmy Carter ky thỏa hiệp bình thường hóa các quan hệ kỹ thuật, kinh tế, thương mại với Đặng Tiểu Bình mặc dù chức vụ của họ Đặng chỉ là một phó thủ tướng. Dưới chế độ Cộng Sản, mọi văn bản quan trọng đều phải thông qua bộ chính trị, cơ quan quyền lực tối cao. Phạm Văn Đồng, ủy viên Bộ chính tri, đóng vai thủ tướng chính phủ nên phải ký công hàm. Thời điểm tháng 9 năm 1958, danh sách bộ chính trị được bầu ra trong Đại hội lần II năm 1951 cũng như được bổ túc trong những năm sau đó gồm Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan. Lý luận cho rằng Trung Quốc đã xuyên tạc nội dung công hàm Phạm Văn Đồng vì công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa lại càng yếu hơn. Báo Đại Đoàn Kết phát hành 20/07/2011 viết: “Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu”. Cãi như báo Đại Đoàn Kết là một cách tự kết án mình vì lời tuyên bố của phía Trung Quốc ghi rõ: “Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ (Penghu), quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc” và Việt Nam phấn khởi đáp ứng bằng cách “ghi nhận và tán thành” toàn văn bản. Lý luận cho rằng Việt Nam chỉ bày tỏ “thiện chí của Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong việc tranh chấp với Mỹ về an ninh ở vùng biển gần Đài Loan. Trung Quốc đã phản bội Việt Nam khi dùng công hàm đó để chủ trương chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa” do một nhóm 14 tác giả ký trong kiến nghị gởi đảng Cộng Sản Việt Nam cũng không thuyết phục. Việt Nam tự đưa cổ vào tròng chứ không phải Trung Quốc đặt tròng vào cổ Việt Nam. Bản tuyên bố của phía Trung Quốc không chỉ nhằm xác định chủ quyền trên các đảo Đài Loan mà cả các nhóm đảo khác trong đó có Hoàng Sa (tên tiếng Tàu là Tây Sa) và Trường Sa (tên tiếng Tàu là Nam Sa), và công hàm của Phạm Văn Đồng cũng không chỉ nhắm vào Đài Loan mà ủng hộ toàn bộ lời quyết định về hải phận của Trung Quốc. Không một quan tòa quốc tế nào trình độ sơ đẳng đến mức đánh giá hai văn bản một cách độc lập với nhau. Lý luận khác nữa dựa vào hiệp định Geneva, tuyên cáo của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công bố ngày 14 tháng Hai năm 1974 xác định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Bạch thư của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa đầu năm 1975 để bác bỏ giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng không thể công nhận những gì không thuộc lãnh thổ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đây là lý luận có cở sở pháp lý nhất và có thể dùng để biện luận trong các hội nghị quốc tế, rất tiếc Việt Nam Cộng Hòa không còn hiện diện, về mặt công pháp quốc tế Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được xem như giữ quyền tài phán. Một người Việt Nam nào có chút quan tâm về đất nước cũng có lần tự hỏi tại sao lãnh đạo đảng ngày đó sơ sót đến mức như vậy? Phải chăng vì thời điểm đó “tình hữu nghị Việt – Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau” như ông Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu? Phải chăng vì thời điểm đó, đảng phải tập trung vào chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” như chính tác giả Phạm Văn Đồng phân trần? Không, họ chẳng những không sơ sót, không chọn lựa khó khăn nhưng hành động bằng cả nhiệt tình. Trong quan điểm của đảng, công hàm Phạm Văn Đồng phản ảnh mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của đảng CSVN. Việc chọn lựa đảng trên đảo, đặt lý tưởng Cộng Sản trên quyền lợi dân tộc là một chọn lựa tự nhiên, khách quan, hoàn toàn phù hợp với hướng phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự nô lệ vào tư tưởng Cộng Sản bao trùm lên mọi lãnh vực đời sống của xã hội miền bắc. Tưởng cũng cần nhắc lại, thời điểm năm 1958 còn là thời điểm nóng bỏng giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan. Mỗi ngày, pháo binh Trung Quốc bắn hàng trăm viên đại bác vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ. Như Mao tiết lộ với Khrushchev sau này, y không có ý định “giải phóng” Đài Loan. Việc bắn phá Đài Loan chỉ là thái độ của kẻ “ăn không được phá cho hôi” để thỏa lòng căm hận. Thời điểm năm 1958 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa chưa phải là mối bận tâm hàng đầu của Trung Quốc, tuy nhiên những người soạn thảo bản công bố chủ quyền biển của Trung Quốc đã biết phòng xa. Việt Nam thì không. Việt Nam cũng có nhiều cách để làm hả dạ đàn anh Trung Quốc mà vẫn giữ được chủ quyền đất nước và cách dễ nhất là viết, gạch đít, đóng khung, tô màu hai chữ Đài Loan trong văn bản. Giới lãnh đạo đảng đã không làm điều đó. Nửa thế kỷ trước, cả bộ chính trị lẫn trung ương đảng CSVN viễn du trong giấc mộng về một thiên đường quốc tế vô sản, trong đó con người mang quốc tịch Trung Hoa hay Việt Nam cũng không mấy khác nhau. Trung Quốc có chiếm Hoàng Sa cũng chẳng qua là giữ giùm cho Việt Nam, tốt hơn là để cho Mỹ chiếm. Nói ra như một chuyện cười nhưng đó là sự thật. Đảng Cộng Sản Việt Nam mang ơn đảng Cộng Sản Trung Quốc sâu đậm. Như hầu hết tài liệu quốc tế và cả tài liệu chinh thức của đảng, trong thập niên năm 1950, Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc không những súng đạn, lương thực, chỉ huy, hậu cần, lãnh đạo mà cả tư tưởng và tinh thần. Điện văn của đảng Lao động Việt Nam gởi đảng Cộng Sản Trung Quốc sau hội nghị đảng lần thứ hai tháng 3 năm 1951 như Hoàng Văn Hoan nhắc lại trong hồi ký Giọt nước và biển cả: “Đảng Lao động Việt Nam nguyện noi gương anh dũng Đảng Cộng sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Đông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc và các dân tộc Á Đông trên con đường độc lập và tự chủ”. Lịch sử chống ngoại xâm đầy hy sinh xương máu của tổ tiên ta để có một nắm đất xây lên đó một mái nhà tranh che nắng che mưa gọi là Việt Nam đối với lãnh đạo đảng là sản phẩm của tư duy phong kiến. Theo lý luận duy vật lịch sử, mỗi hình thái sản xuất có một thượng tầng kiến trúc chính trị, văn hóa, xã hội, nhân văn thích hợp, những gì của quá khứ đã thuộc về quá khứ. Trong quan điểm của đảng, các nỗ lực của tổ tiên ta nhằm ngăn chặn âm mưu đồng hóa của các triều đại Hán, Tấn, Tề, Lương, Tùy, Đường, Tống, Minh v.v. đều mang tính lịch sử, tính giai cấp chứ không phải tính văn hóa, tính truyền thống, xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ tươi đẹp hơn, con người xã hội chủ nghĩa văn minh hơn và Trung Quốc sẽ đối xử với các nước nhỏ láng giềng bình đẳng trong tinh thần quốc tế vô sản chứ không phải bằng tinh thần đại Hán. Mục đích căn bản của Ban nghiên cứu Lịch sử và địa lý Việt Nam được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1953 không phải nhằm tổng hợp các tài liệu lịch sử, địa lý Việt Nam mà để “Góp phần vào việc bồi dưỡng lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng của Đảng. Góp phần nâng cao tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản của nhân dân ta. Phê phán những quan điểm, tư tưởng phản động sai lầm. Phát triển giao lưu văn hóa, khoa học với các nước.” Với các mục đích phản ảnh tinh thần vong thân nô lệ như thế, không lạ gì từ trung ương đảng cho đến các chi bộ hạ tầng, từ các đại học cho đến các trường trung học phổ thông, từ các nhà văn cho đến nhà thơ, không một tài liệu nào cho thấy có một tiếng nói khác gióng lên hay một nhà nghiên cứu nào nêu lên thắc mắc. Việc Trung Quốc quả quyết sách giáo khoa địa lý tại miền bắc cũng đã xác định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc không phải là không có căn cứ. Trong Tuyển tập Mao Trạch Đông, họ Mao từng nhấn mạnh một cách hãnh diện chín chục phần trăm người Trung Hoa là gốc Hán, tuy nhiên, trong mắt lãnh đạo đảng CSVN, đám Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai không liên hệ huyết thống gì với đám Tô Định, Mã Viện, Lưu Long thời Tây Hán, một triều đại đã thực hiện các chính sách đồng hóa tổ tiên Việt Nam một cách tàn bạo đến nỗi sử gia Lê Văn Hưu phải thốt lên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản gỗ khắc năm Chính Hòa 1697: “Xin trời vì nước Việt ta sớm sinh thánh nhân, tự làm đế nước nhà.” Khai quật “công hàm Phạm Văn Đồng” không phải là đề xác nhận giá trị pháp lý của mảnh giấy lộn đó. Không một người, tổ chức, đảng phái nào có quyền sang nhượng lãnh thổ Việt Nam, nơi máu xương của bao nhiêu thế hệ đã thắm lên từng nắm đất. Quyết tâm bảo vệ đất nước qua lời thề Lũng Nhai, lời nguyền sông Hóa vẫn còn vang vọng. Thậm chí cho dù cái gọi là quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày đó có thừa nhận Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Quốc đi nữa cũng chỉ là sự thừa nhận của một nhóm người, của một đảng độc tài cai trị dân tộc bằng nhà tù sân bắn chứ không phải đại diện cho tiếng nói của nhân dân Việt Nam. Khai quật “công hàm Phạm Văn Đồng” để thế hệ trẻ Việt Nam thấy bộ mặt thật phía sau chiêu bài “giải phóng dân tộc” của các tầng lớp lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Đảng im lặng không phải vì đảng chưa nghĩ đến bốn cách gỡ rối nêu trên mà chỉ vì công hàm Phạm Văn Đồng là biểu tượng cho ý thức vong bản của một thế hệ lãnh đạo Cộng Sản đang được thần tượng hóa tại Việt Nam. Đám mây đen Cộng Sản đã che khuất lương tri và nhân tính Việt Nam trong con người họ. Giới lãnh đạo đảng không dám công khai tuyên bố hủy bỏ công hàm bởi vì làm như thế là thừa nhận sự u mê, bản chất phản quốc, phản dân tộc của đảng. Họ không đủ can đảm để nguyền rùa chính mình và ly khai với quá khứ của mình. Khai quật “công hàm Phạm Văn Đồng” để những ai nghĩ rằng giới lãnh đạo CSVN đã nhận thấy hiểm họa Trung Quốc và chọn lựa đứng về phía Liên Xô để đưa đất nước tiến nhanh hơn trên đường công nghiệp hóa chưa hẳn là đúng. Theo Giáo Sư đại học Harvard Ezra F. Vogel trong tác phẩm Đặng Tiểu Bình và sự biến đổi Trung Hoa (Deng Xiaoping and the Transformation of China), việc Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam chỉ là chuyện bất đắc dĩ. Sự xáo trộn chính trị nội bộ của Trung Quốc trong thời gian ngắn trước và sau khi Mao chết với các thành phần cực tả khuynh loát quyền hành và bản thân y bị thanh trừng, đã đẩy Việt Nam về phía Liên Xô. Họ Đặng tin rằng nếu y lãnh đạo, với việc nắm vững chính trị Việt Nam và là người đã làm việc với hầu hết cấp lãnh đạo đảng CSVN từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn, Việt Nam có thể vẫn còn trong vòng kiểm soát của Trung Quốc mà không cần súng đạn. Nếu quả đúng và đã diễn ra như Đặng Tiểu Bình phát biểu, Việt Nam hôm nay dù chưa thành một khu tự trị, cũng có thể đã là một nước nhỏ trong vòng một nước lớn Trung Hoa. Khai quật “công hàm Phạm Văn Đồng” để thấy cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt, đế quốc Mỹ ra đi, đế quốc Liên Xô sụp đổ nhưng nợ máu xương giữa hai đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam phải trả bằng thân xác của những người dân vô tội vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay. Cuộc chiến biên giới năm 1979 là một thất bại quân sự nhục nhã cho Đặng Tiểu Bình. Trung Quốc che giấu thất bại quân sự chua cay này bằng cách im lặng và ngăn chặn việc phổ biến dưới mọi hình thức các tài liệu có liên quan đến cuộc chiến. Zhou Xu Ke, một cựu chiến binh biên giới và tác giả của cuốc sách do ông tự in lấy Cuộc chiến cuối cùng trả lời hãng tin AFP: “Tại Trung Quốc, chính phủ tôn trọng lịch sử chẳng khác gì tôn trọng chó.” Về phía Việt Nam cũng chẳng tốt lành hơn. Máu của thanh niên Việt Nam đổ xuống để bảo vệ Lạng Sơn, Cao Bằng v.v… phát xuất từ lòng yêu nước trong sáng và xứng đáng được kính trọng nhưng khi cuộc cờ tàn, chẳng còn ai nhắc nhở đến máu xương đó nữa. Sau cuộc chiến tranh biên giới, Đặng Tiểu Bình đã thay đổi cấp lãnh đạo, phương hướng phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng đến các nước tư bản tự do; trong lúc đó giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tự cô lập trong chuyên chính vô sản, lạc hậu trong thời bao cấp, tem phiếu, thu mua để rồi đưa đất nước đến thảm trạng nghèo đói tận cùng suốt thập niên năm 1980. Sau khi Liên Xô sụp đổ, không còn ai che chỡ, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lại lần nữa tìm về nương náu dưới chiếc bóng của đàn anh Trung Quốc. Hội nghị bí mật tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa phía Việt Nam gồm Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng thực chất là lễ cam kết một loại “công hàm Phạm Văn Đồng” khác. Cựu thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ phân tích một cách chi tiết các diễn tiến dẫn tới sự kiện Thành Đô trong hồi ký của ông ta. Không ai, ngoài Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh, biết chính xác nội dung hội nghị bí mật Thành Đô nhưng qua thái độ nhu nhược và phản ứng yếu hèn của giới lãnh đạo CSVN trước các hành động chiếm đảo, bắn tàu, cắt dây cáp, giết người tàn nhẫn của hải quân Trung Quốc và mới đây bắt bớ hàng loạt người Việt gióng lên tiếng nói bất bình, cho thấy nội dung bán nước trong “công hàm Thành Đô” hẳn còn trầm trọng và chi tiết hơn cả “công hàm Phạm Văn Đồng”. Trong lễ ký kết thỏa hiệp chiều ngày 7 tháng 11 năm 1991 tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài Bắc Kinh, Giang Trạch Dân không quên nhắc nhở đến các cam kết cũ và xác định phương pháp mới trong quan hệ Việt Trung như còn ghi lại trong Diễn Đàn Kinh Tế Việt Trung: “Hoan nghênh các đồng chí Việt Nam sang Trung Quốc hội đàm với chúng tôi. Các đồng chí là những người thuộc thế hệ lãnh đạo lão thành của Việt Nam, cũng là những người bạn lão thành quen biết của những người thuộc thế hệ lãnh đạo lão thành của Trung Quốc; điều đáng tiếc là đã mười mấy năm chưa được gặp nhau. Tôi và đồng chí Lý Bằng một hai năm gần đây tiếp nhận công tác của bậc tiền bối lão thành. Thật đúng là ‘trên sông Trường Giang, ngọn sóng sau đẩy ngọn sóng trước, trên đời lớp người mới thay lớp người cũ’. Nhưng chúng tôi hy vọng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể khôi phục mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng và hai nước do những người lãnh đạo thuộc thế hệ lão thành xây dựng nên.” Tại sao lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận sự quy phục của lãnh đạo CSVN? Bởi vì, (1) là thế hệ chứng kiến sự tranh giành quyền lực giữa các lớp đàn anh, Giang Trạch Dân biết tham vọng quyền lực đã hòa trong mạch sống, hơi thở, máu thịt của Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và giới lãnh đạo CSVN, (2) không giống như thời Liên Xô chưa sụp đổ, lần này đảng CSVN không còn một con đường thoát nào khác, nhưng ba điểm sau quan trong hơn, (3) Việt Nam là hành lang chiến lược trong vùng Nam Á, (4) vào thời điểm 1990. đối tượng cạnh tranh của Trung Quốc không còn là Việt Nam mà là Mỹ, Đức, Nhật và (5) mục tiêu bành trướng của Trung Quốc cũng không phải chỉ là Hoàng Sa Trường Sa mà là cả vùng Thái Bình Dương. Đọc hồi ký của Trần Quang Cơ để thấy mặc dù nhân loại sắp bước vào một thiên niên kỷ mới, nhận thức về chính trị và bang giao quốc tế của các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam vẫn còn ngây thơ đến tội nghiệp làm sao. Năm 1990, khi Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu như những cánh bèo tan tác ngoài cửa biển mà các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam vẫn còn nghĩ đến việc liên kết với Trung Quốc chống đế quốc Mỹ: “Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu” và “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xã hội chủ nghĩa cùng chống âm mưu đế quốc xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, phải cùng chống đế quốc.” Cũng vào thời điểm này, Đặng Tiểu Bình đã viếng thăm và ký các thỏa hiệp kinh tế chính trị với các quốc gia tư bản như Mỹ (1979), Anh (1984) cũng như mở rộng hợp tác kinh tế với Đức vừa thống nhất và cựu thù Nhật Bản nhưng các lãnh đạo CSVN còn mơ mộng Trung Quốc sẽ thay mặt Liên Xô giương cao ngọn cờ quốc tế vô sản. Đặng Tiểu Bình không có mặt trong hội nghị bí mật Thành Đô dù phía Trung Quốc đã hứa một phần vì y chưa nguôi cơn giận chiến tranh biên giới nhưng phần khác cũng vì Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh không xứng đáng là đối tượng thảo luận trong tầm nhìn của y về tương lai Trung Quốc và thế giới, nói chi là số phận Việt Nam. Sau “công hàm Thành Đô” và tái lập quan hệ giữa hai đảng vào ngày 7 tháng 11 năm 1991, các lãnh đạo CSVN thay phiên nhau triều cống Trung Quốc. Lê Đức Anh sang Trung Quốc 28 tháng Giêng năm 1991, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt sang Trung Quốc 5 tháng 11 năm 1991 và gần như hàng năm các lãnh đạo CSVN luân phiên nhau sang Trung Quốc để lập lại lời hứa phục tùng. Sau khi đặt đảng CSVN trở lại trong vòng kiểm soát, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, ngày 8 tháng 5 năm 1992 Trung Quốc ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone của Mỹ, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam, nằm ở phía Tây Nam của quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng hứa với công ty Creston sẽ bảo vệ bằng võ lực nếu Việt Nam can thiệp vào công việc của họ. Ngoài các hoạt động khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc còn ngang ngược ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa, và cho phép hải quân Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt Nam vô tội không phải chỉ một lần mà rất nhiều lần. Các lãnh đạo Việt Nam, lo cho sự sống còn của đảng Cộng Sản, đáp lại bằng những lời than vãn gần như giống nhau sau những lần Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Tại sao Trung Quốc không ngang ngược với Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Brunei, những quốc gia đang tranh chấp chủ quyền Trường Sa? Bởi vì các quốc gia đó thật sự có chủ quyền chính trị, chính phủ trong sạch được bầu lên một cách hợp pháp, có nhân dân hậu thuẩn, có quốc tế kính trọng, có nhân loại cảm tình. Một chiếc tàu đánh cá treo quốc kỳ Nhật, quốc kỳ Phi làm hải quân Trung Quốc e dè, kiêng nễ trong lúc tàu đánh cá treo cờ đỏ sao vàng lại trở thành mục tiêu tác xạ. Thật vậy, với một bên quyết tâm trả thù cho “một trăm năm sỉ nhục” bằng chủ trương bành trướng khắp thế giới và một bên chỉ mong được tiếp tục đè đầu cởi cỗ chính đồng bào mình, lãnh đạo Trung Quốc rất yên tâm vì họ biết rõ, ngày nào đảng Cộng Sản còn cai trị nhân dân Việt Nam, ngày đó Trung Quốc còn chi phối đượcViệt Nam. Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn, đồng tác giả của Trung Hoa thức dậy (China Wakes: The Struggle for the Soul of a Rising Power) nhận xét rằng xung đột có khả năng cao nhất sẽ dẫn đến chiến tranh tại Á Châu là xung đột về các quần đảo trong biển đông. Vì đặc điểm địa lý chính trị, chiến lược quân sự và là quốc gia duy nhất trong số các quốc gia tranh chấp đã trực tiếp hy sinh xương máu trên hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam được hầu hết các nhà phân tích nhận xét sẽ là điểm xuất phát của một cuộc tàn sát chưa từng thấy ở Á Châu. Để đối phó với một Trung Quốc đầy tham vọng, hầu hết các quốc gia có quyền lợi trong vùng như Nam Dương, Mã Lai, Philippines đang làm mọi cách để phát triển kinh tế, tăng cường khả năng quốc phòng hầu ngăn chận bàn chân Trung Quốc. Các chính trị gia bảo thủ Nhật Bản kêu gọi sửa đổi hiến pháp để cho phép nước Nhật tái trang bị. Sự thay đổi chính sách của Miến Điện cụ thể qua việc ngưng công trình đập do Trung Quốc hậu thuẩn hồi tháng Chín năm 2010 và mở rộng hợp tác với Mỹ qua chuyến thăm viếng của Ngoại trưởng Hillary Clinton lần đầu trong nửa thế kỷ cho thấy một tập đoàn quân phiệt bị thế giới lên án cũng đã biết “buông dao đồ tể”. Ngay cả Brunei, một quốc gia có dân số vỏn vẹn 400 ngàn cũng đang hiện đại hóa các phi đoàn trực thăng chiến đấu bằng Blackhawk. Giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ biết nuốt nhục để sống. Ngoài những lời tuyên bố về chủ quyền lấy lệ và những thay đổi quốc phòng giới hạn, họ không làm gì cụ thể hơn để đáp ứng với hiểm hoạ chiến tranh lớn nhất trong lịch sử Á Châu sắp xảy ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Học sinh các lớp sử thường đọc Mạc Đăng Dung đã cắt đất Vĩnh An, An Quảng gồm 6 động dâng cho nhà Minh để thuộc vào Châu Khâm như đã ghi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Sự kiện đó chưa hẳn đúng vì Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết “Nay xét Khâm Châu chí của nhà Thanh, chỉ thấy chép đời Gia Tĩnh (1522 – 1566 ), Đăng Dung nộp trả năm động Ti Phù, La Phù, Cổ Sâm, Liễu Cát và Kim Lặc mà thôi, chứ không thấy nói đến động An Lương. Lại tra cứu đến Quảng Yên sách thì động An Lương hiện nay là phố An Lương thuộc châu Vạn Ninh nước ta.” Mạc Đăng Dung, trong hoàn cảnh hai đầu đều có địch, buộc phải trả lại năm động vốn là đất của Trung Hoa chứ chẳng dâng hiến phần đất nào thuộc lãnh thổ Việt Nam mà còn cứu được đất nước khỏi lâm vào vòng lệ thuộc ngoại bang. Dù sao, trong lúc “công hàm Mạc Đăng Dung” có thể có lý do tranh luận, tội bán nước trong “công hàm Phạm Văn Đồng” quá hiển nhiên, rõ ràng và chính tác giả khi còn sống cũng đã thừa nhận mình đã ký. Trước đây sử gia Lê Văn Hưu đã thốt lên câu đứt ruột trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Xin trời vì nước Việt ta sớm sinh thánh nhân, tự làm đế nước nhà”. Nếu sử gia sống trong thời đại này, hẳn ngài sẽ đổi thành “Xin trời vì nước Việt ta sớm đánh thức nhân dân để họ biết đứng lên, tự làm chủ nước nhà.” Bởi vì lịch sử đã chứng minh, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam ngoài chính dân tộc Việt Nam. Vó ngựa quân Mông Cổ sải từ Á sang Âu, chiếm gần 20 phần trăm trái đất, đốt cháy thành than các thủ đô Kiev, Budapest, Baghdad, Bắc Kinh, vượt qua các sông Hoàng Hà, Volga, Danube nhưng đã phải dừng lại bên sông Bạch Đằng, Việt Nam. Kẻ thù thắng nhiều trận nhưng dân tộc Việt Nam luôn thắng trận cuối cùng và quyết định. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Quốc phải thuộc bài học đó. Như kẻ viết bài này đã viết trước đây trong tiểu luận “Ai giết 9 ngư dân Thanh Hóa?” một Việt Nam văn minh dân chủ với một nền kinh tế cường thịnh, một hệ thống khoa học kỹ thuật hiện đại là phương tiện hữu hiệu nhất để ngăn chận không những Trung Quốc mà bất cứ một thế lực xâm lăng nào muốn thách thức đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nếu không làm được thế, không chỉ Hoàng Sa, Trường Sa, mà cả dân tộc lại sẽ chìm đắm trong họa đồng hóa của thời đại mới. Và khi đó, đừng đổ thừa cho Trung Quốc mà chính sự khiếp nhược, ươn hèn, mê muội trong mỗi chúng ta đã giết chết chính mình và dân tộc mình . © Trần Trung Đạo -ẢI NAM QUAN TRONG LỊCH SỬ http://tieulun.hopto.org:25000/index2_get.php?cat1=TacGia_SansAccents&cat2=TranGiaPhung Trần Gia Phụng Trước hết, như trên đã nói, ngay từ thời chiến tranh 1946-1954, Hồ Chí Minh và lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam đã làm ngơ cho quân CHNDTH tràn sang biên giới. Sau đó, trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam (1954-1975), để được CHNDTH viện trợ quân sự, nên khi Chu Ân Lai (Chou En-lai, 1898-1976) công bố ranh giới biển 12 hải lý từ bờ biển ngày 4-9-1958, thì mười ngày sau, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt cộng sản, đương nhiên với sự đồng ý của Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao Động, tiền thân của đảng CSVN, đã ký quốc thư ngày 14-9 nhìn nhận ranh giới biển nói trên của CHNDTH, nghĩa là gián tiếp công nhận chủ quyền của CHNDTH trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như thế Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đảng CSVN đã chính thức dâng đất cho CHNDTH mà tổ tiên đã dày công xây dựng và bảo vệ. 14 Tháng 9 Năm 1958 - Ngày Đảng CSVN Ký Công Hàm Bán Nước Trần Nam http://ai-thang-ai.blogspot.com/2008/09/phm-vn-ng-k-cng-hm-bn-nc-nm-1958-vt-nh.html Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và Phó thủ tướng Trung Quốc Li Xiannian hồi tháng 6, 1977 tại Bắc Kinh, Li nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng "Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và những điều này có chứng cớ lịch sử để xác định". Đồng thời cũng nói thêm "trong quá khứ phía Việt Nam đã công nhận điều này", một cách ám chỉ chính cá nhân Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Beijing Review - May 1979) Tài liệu không nói rỏ Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã phản bác lại những lập luận của Trung Quốc thế nào để bênh vực chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, dư luận có thể hiểu là đảng Cộng sản Việt Nam và đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không thể chống đỡ nổi luận điệu này vì bị rơi vào thế "há miệng mắc quai". Theo Bộ ngoại giao Trung Quốc thì chủ quyền của họ đối với Trường Sa và Hoàng Sa là không thể tranh cải (Beijing Review, Feb 18, 1980). Vì chính Hà Nội, trong các cuộc đàm phán trước kia đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này rồi, vì vậy nếu Hà Nội thay đổi thái độ của họ thì không có cơ sở. Trung Quốc đã đưa ra hai sự kiện cụ thể để làm bằng chứng Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng đồng ý với Trung Quốc về chủ quyền của hai quần đảo đang tranh chấp này. Sự kiện thứ nhất là vào tháng 6 năm 1956, Phó thủ tướng Việt Nam, ông Ung Văn Khiêm, thay mặt Bắc Việt Nam xác nhận với phiá Trung Quốc như sau "Theo các tài liệu lịch sử từ phía chúng tôi (Việt Nam), đảo Xisha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) thuộc về vùng đất lịch sử của quý quốc (Trung Quốc)". Sự kiện thứ hai là ngày 14 tháng 9 năm 1958, tức 2 năm sau đó, Thủ tướng Bắc Việt Nam đã gửi công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền Trung quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Trung Quốc chính thức công bố chủ quyền lãnh hải của họ là 12 hải lý, bao gồm luôn các quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam. (1) Nội dung bức công hàm Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng viết như sau "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958". Năm 1979, 21 năm sau, khi chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tìm cách phủ nhận công hàm trên khi trả lời cuộc phỏng vấn của tờ báo Viễn Đông Kinh Tế. Ông Đồng cho rằng vì lúc đó đất nước có chiến tranh nên Đảng và Nhà nước đã phải ứng xử như vậy. Nói cách khác, vì quyền lợi của đảng CSVN và vì những mưu cầu chính trị, đảng CSVN sẳn sàng nhượng bộ về nhiều mặt, kể cả việc bán đứng chủ quyền của đất nước. Năm 1951 tại Hội nghị ở San Francisso, khi Nhật ký Hiệp định hoà bình, Hiệp định này đã không đề cập rỏ ràng chủ quyền của nước nào đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Chính phủ Việt Nam, Thủ tuớng Trần Văn Hữu có mặt trong Hội nghị đã tuyên bố công khai Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Trần Văn Hữu, khẳng định tại Hội nghị trong ngày 7 tháng 7 năm 1951 như sau: "Trong khi chúng ta cùng khai dụng mọi cơ hội để làm giảm đi những căng thẳng, phiá Việt Nam chúng tôi xin khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vì những quần đảo này luôn thuộc về Việt Nam". (2, 3) Trong số 51 quốc gia tham dự, đại biểu phía Liên Bang Sô Viết sau đó đề nghị nên thêm một phần trong bản Hiệp định, đề cập rằng Nhật đặt hai quần đảo này dưới chủ quyền của Trung Quốc. Đề nghị đó đã bị Hội nghị biểu quyết không chấp thuận với tổng số 46 phiếu thuận. Nói cách khác, Hội nghị với đại biểu của 46 trong tổng số 51 quốc gia tham dự lúc đó đã công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là không thể phủ nhận. Sự kiện Trung Quốc đã không phản bác tuyên bố của phiá Việt Nam trước công luận thế giới sau Hội nghị 1951 tại San Francisco đã xác nhận điều này. Tuy nhiên, đến khi Đảng CSVN, đại diện là Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vì quyền lợi của Đảng đã ký công hàm "bán nước" vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 thì phiá Trung Quốc có cở sở để chính thức phản bác và ngang ngược đòi chủ quyền của họ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nước chảy đá mòn nhưng "Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Vết nhơ về lỗi lầm ngoại giao trước dư luận thế giới có thể che đậy, nhưng vết nhơ về tội lỗi mang tính lịch sử thì không thể xóa nhòa. http://en.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_V%C4%83n_%C4%90%E1%BB%93ng Pham Van Dong He was known as a politician who tried to maintain a neutral position in the various conflicts within the party, particularly after the unification of Vietnam in 1975. In a 1981 interview with Stanley Karnow, Phạm Văn Đồng remarked: "Yes, we defeated the United States. But now we are plagued by problems. We do not have enough to eat. We are a poor, underdeveloped nation. Vous savez, waging a war is simple, but running a country is very difficult."[1] "Phải,chúng tôi chiến thắng nước Mỹ .Nhưng hiện tại chúng tôi đang vướng mắc những vấn đề nghiêm trọng.Chúng tôi không đủ ăn.Chúng tôi là một nước nghèo và chậm tiến.Như anh biết tiến hành một cuộc chiến thì dể dàng,còn điều hành một đất nước rất khó khăn." http://www.x-cafevn.org/node/2392 : nhà báo Trương Duy Nhất đã đánh giá cho là "Một Thủ tướng mà suốt 3 năm, thậm chí 33 năm giữ quyền không xử lý kỷ luật ai, thì phải xem lại cái thực quyền của ông Thủ tướng đó. Thủ tướng không thực quyền, hoặc ông đã dùng cái quyền Thủ tướng vào... việc khác?". Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người nổi tiếng với 32 năm giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ (1955-1987), nhiều người cho rằng sở dĩ ông Phạm Văn Đồng ngồi lâu và ngồi dai ở cái ghế đó là do ông "dĩ hòa vi quý" không phe phái, tuân thủ tuyệt đối nghị quyết của đảng và cấp trên của ông. 3-Trong chức vụ thủ tướng CSVN ,dù hiểu rỏ bản chất Cộng sản là Việt Gian, bán nước nhưng Phạm Văn Đồng vẫn một lòng cúc cung tận tụy cho chế độ độc tài, phản bội lại quyền lợi của toàn dân Việt.Thấy rỏ các sai lầm của đảng nhưng vẫn ngậm miệng ăn tiền, ai chết mặc ai : " Tôi làm Thủ tướng hơn ba chục năm , nhưng ngay cả quyền bổ nhiệm một thành viên của Chính phủ tôi cũng không có thực quyền". Ông Phạm Văn Đồng còn thẳng thắn “Chúng ta thường được báo cáo rằng chất lượng tổ chức của Đảng và đảng viên là trong sạch chiếm đến 70-80%. Nhưng thật sự đâu có vậy, đảng viên một phần không nhỏ không có phẩm chất chính trị, tư tưởng và tác phong của người cộng sản." Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người trực tiếp chỉ đạo công tác nghiên cứu cải tiến cơ chế quản lý cũng đã từng nhận xét một cách rõ ràng: “Lấn quyền dân một cách nghiễm nhiên, làm thay dân một cách kém cỏi, nuôi bao dân một cách khốn khổ. Thực hiện lối quản lý ấy thì bản thân bị tê liệt và gây ra sự tê liệt, bản thân ăn bám và khiến cho người khác cũng ăn bám...” Phạm văn Đồng giải thích về chuyện bán nước. http://saohomsaomai.wordpress.com/2011/10/22/ph%E1%BA%A1m-van-d%E1%BB%93ng-gi%E1%BA%A3i-thich-v%E1%BB%81-chuy%E1%BB%87n-ban-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/ Posted on 22.10.2011 by saohomsaomai Phạm văn Đồng giải thích về chuyện bán nước. Theo tạp-chí Kinh Tế Viển-Đông số ra ngày 16/03/1979, Thủ-Tướng Phạm văn Đồng đã tìm cách phủ nhận việc bán nước của mình bằng cách đổ thừa cho chiến tranh. Trên trang 11 của tạp chí nói trên có đoạn như sau: “ Do sự phấn khởi muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc và để góp phần vào phong trào quốc-tế Cộng-Sàn, ông Hồ chí Minh đã hứa, mà không có sự tự-trọng, là một phần đất tương lai sẽ để cho Trung-Quốc lấy, mà biết không chắc gì có thể nuốt trọn miền Nam Việt-Nam hay không. Như ông Đồng đã nói “Lúc đó là thời chiến-tranh và tôi phải nói như vậy.” Vậy ai đã tạo ra cuộc chiến Việt-Nam và sẵn sàng làm mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam Việt-Nam, ngay cả việc bán đất. Bán đất trong thời chiến và khi chiến tranh chấm dứt, Phạm văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.” Hồi ký của Việt cộng Trương Như Tảng http://www.angelfire.com/zine2/risingsun/Politics/phan_khang_11_TruongNhuTang_uni.html Phạm Văn Ðồng tuyên bố với phóng viên nước ngoài: “Chẳng ai lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính miền Nam”. Đây là lời nói dối hào nhoáng và văn hoa nhất của Phạm Văn Đồng cùng với các đồng chí trụ cột trong Bộ Chính Trị CSVN để lừa những người chưa hiểu gì về Cộng sản tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Những con thiêu thân từ năm 1945-1954 đã qua, nay thời điểm 1954-1975 có thêm những con thiêu thân mới!! chúng ta hảy nghe dàn hợp tấu của chúng như sau: "Trong nhiều năm họ đã nghe Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa long trọng tuyên bố cam kết rằng "miền Nam là một tình huống đặc biệt và duy nhất, rất khác miền Bắc". Tổng bí thư Lê Duẫn đã nói: "Miền Nam cần có chính sách riêng của miền Nam." Một khẩu hiệu hô vang:" Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Mở rộng cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam." Thủ tướng Phạm văn Đồng thích tuyên bố với những khách nước ngoài đến thăm ông rằng: "Chẳng ai lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính miền Nam". (trang 135) "Lập trường của Ủy ban trung ương đảng vẫn không thay đổi như lời tuyên bố của Tôn Đức Thắng tại đại hội đảng kỳ III vào tháng 9 năm 1960: "Do tình hình khác biệt giữa hai miền (Nam Bắc), miền Nam cần phải thực thi một chương trình phù hợp với tình hình riêng, trong khi vẫn hòa họp với chương trình tổng quát của mặt trận Tổ Quốc. Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa." Những tình cảm đó dĩ nhiên đã được nhấn mạnh thêm cho người Tây phương. Phạm Văn Đồng đã nói với nhiều khách nước ngoài rằng "Làm sao chúng tôi lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tình miền Nam?" Lê Đức Thọ thì nói với báo chí thế giới: "Chúng tôi không mong muốn áp đặt chế độ cộng sản cho miền Nam." Nhưng cả đường lối nội bộ đã được long trọng tuyên bố lẫn những bảo đảm có phần kém long trọng đã bị vứt vào thùng rác chỉ trong vòng mấy tháng sau chiến thắng." (trang 284) Tổng kết của Long Điền về thành tích bán nước hại dân của Phạm Văn Đồng: Trước vấn nạn quốc gia lâm nguy, CSVN đang tâm làm tay sai cho giặcTàu, toàn dân phải đứng lên đòi quyền tự chủ, không có ai giải quyết được việc của đất nước Việt Nam ngoại trừ toàn dân VN đứng lên lâậ đổ bạo quyền. Các tôn giáo, các đoàn thể xã hội, các đảng phái phải dẹp tư lợi, dẹp tranh cải, đặt quyền lợi tổ quốc lên trên hết để giải thể chế độ phi nhân, độc tài, bất xứng : http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1105 Chiến lược tấn công toàn diện CSVN. (Bài bình luận của Long Điền ) Xét về trách nhiệm của Phạm Văn Đồng trước Dân Tộc Việt Nam trong suốt thời kỳ 1945-1975 tội lỗi của Đồng không phải là nhỏ. Kèm theo nhiệm vụ thủ tướng kéo dài 32 năm từ 1955-1987, 11 năm làm cố vấn BCH/TƯ, tổng cộng 70 năm hoạt động trong đảng CSVN, nhưng tội lỗi nổi bật và lớn nhất của Phạm Văn Đồng là vừa bán nước vừa hại dân.Dù ngày nay bọn bồi bút Việt Gian CSVN cố tình bàu chữa, nhưng chính sử Việt đã định tội chính xác về Phạm Văn Đồng: Kẻ tội đồ của dân tộc Việt Nam đứng đầu là Hồ Chí Minh, kế đến là Phạm Văn Đồng. 3-Võ Nguyên Giáp: Võ Nguyên Giáp 1979 Tiểu sử Võ Nguyên Giáp theo tài liệu của CSVN : Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân). [3] Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù. Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp. Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các thầy giáo Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động Cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư[4] Năm 1934, ông lấy bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1943), bạn học tại Quốc học Huế và là một đồng chí của ông (bà là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai).[5] Năm 1943, bà Thái chết trong nhà ngục Hỏa Lò, Hà Nội. Từ 1936 đến 1939, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Tháng 5 năm 1939, ông nhận dạy môn lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.[6] Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia gây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy.[1] Ngày 25 tháng 12 năm 1944, đội quân này đã tiến công thắng lợi hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông tục huyền với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai). Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) với cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Ông được phong hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948. Năm ấy, vị Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Nhân dân Viện Nam vừa tròn 37 tuổi. Sau này trả lời một phóng viên nước ngoài về việc dựa vào đâu, vào tiêu chuẩn nào để phong quân hàm tướng cho một lúc nhiều người như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời: "Ai đánh thắng đại tá thì phong đại tá, ai đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, ai đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng" [7]. Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. Từ tháng 8 năm 1945 ông là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. Ông là một tướng giỏi áp dụng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh. Tư tưởng quân sự nổi tiếng và xuyên suốt của ông kế thừa tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, học hỏi, tham khảo bạn bè quốc tế và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân, có tên gọi là "Chiến tranh Nhân dân" được liên tục cập nhật và hoàn thiện trong suốt thời kỳ ông đảm nhiệm cương vị chỉ huy quân sự. Ông trực tiếp vạch kế hoạch và chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, đánh bại quân đội viễn chinh Pháp năm 1954. Tướng Giáp báo cáo kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp: Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950) Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950) Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951) Chiến dịch Đông Bắc (tháng ?? năm 1951) Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951) Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952) Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953) Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954) Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. Sau Điện Biên Phủ Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng. Ông còn là Phó thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991). Trong 21 năm (1954-1975) của cuộc Chiến tranh Việt Nam, ông thực hiện nhiệm vụ xây dựng và chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cương vị chỉ huy cao nhất của quân đội. Ngay sau khi thống nhất đất nước, do uy tín của ông quá cao, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN đã nghi ngờ ông. Phương tiện truyền thông trong giai đoạn này tuyên truyền nhấn mạnh vai trò của Đại tướng Văn Tiến Dũng và vin vào lý do sức khoẻ để làm giảm vai trò của ông. Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu chính thức gần đây cho thấy ông thực sự đã đóng vai trò rất lớn trong tất cả các hoạt động quân sự suốt cuộc chiến. Cuốn hồi ức mang tên "Tổng Hành dinh trong Mùa xuân Đại thắng" do ông xuất bản lần đầu năm 2001 đã kể lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh từ năm 1972-1975. Năm 1972, chính ông đã bố trí lực lượng đánh trả các cuộc tập kích đường không của không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm. Năm 1975, chính ông đã tán thành ý kiến đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào nam để đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của VNCH. Cũng chính ông thừa cơ thắng trận Buôn Ma Thuột ra lệnh cho Trung tướng Lê Trọng Tấn phải gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Cũng chính ông xin phép Bộ Chính trị và quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó, Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, xốc tới, quyết chiến, quyết thắng, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước". Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch khi Ủy ban này được thành lập (cùng với một số Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó)[8]. Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (1992), 2 Huân chương Hồ Chí Minh,2 Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất. Ngày 25 tháng 8 năm 2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng sinh nhật thượng thọ lần thứ 98. Ông là chính khách Việt Nam sống lâu nhất tính cho đến thời điểm này (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mất năm 2000, thọ 94 tuổi). Thời gian gần đây tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18[9], hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khâu nông sản[10]. Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu[11]. Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay.[12] Đánh giá theo tài liệu CSVN: "Tướng Giáp hoàn toàn tận tụy với nhân dân và đất nước." Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh Nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ. Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời: "Giỏi nhất đương nhiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rồi đến Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi đến Thượng tướng Nguyễn Hữu An...". Với quân đội, ông thực sự là tấm gương sáng cho các thế hệ tướng lĩnh về đạo đức, sự chuẩn mực, tài cầm quân, nghệ thuật chiến đấu, chiến thắng. Ông là hình ảnh rực sáng, là tượng đài sừng sững trong lòng cán bộ, chiến sĩ, những người đào hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những người đã xẻ dọc Trường Sơn, đào địa đạo Củ Chi đánh Mĩ. Nếu dân gian có câu: "Người lính dũng cảm trong tay người tướng giỏi" thì khi có ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những người lính của đạo quân này vốn xuất thân từ nông dân đã trở thành những chiến sĩ kiên cường nhất, bất khuất nhất và bách chiến bách thắng. Nhiều tờ báo của Đảng, của Quân đội, cũng như của công chúng và các kênh truyền hình trong nhiều năm nay đã luôn nhắc đến ông như là một thiên tài quân sự kiệt suất của người Việt. Trong thời gian gần đây, tại các lễ hội, mít tinh, giải thi đấu thể thao lớn nhỏ trong nhà, ngoài trời, nhiều nam nữ thanh niên đã mang ảnh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra vẫy cổ động. Điều này cho thấy, ông không chỉ là thần tượng của thế hệ kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây mà còn là hình ảnh lẫm liệt trong lòng giới trẻ, thanh niên, trí thức ngày hôm nay. Thế hệ trẻ nhìn nhận lịch sử và ngưỡng mộ ông một cách tự nguyện và chân thành nhất. Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà bạn bè năm châu bốn biển khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập hôm nay của họ. Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong Bách Khoa Toàn Thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất. Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...[13] Đánh giá Võ Nguyên Giáp của những người không Cộng sản : http://motgocpho.com/forums/showthread.php?t=13261 Võ Nguyên Giáp: “Thiên tài khốn nạn của quê hương” Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền là giáo sư về khoa Giải phẫu Tiểu Nhi tại đại học McGill, Montreal, Canada. Tuy là môt chuyên gia bận rộn, nhưng ông là một trong số những ít bác sĩ quan tâm và viết đến những vấn đề đất nước. Nhà văn quân đội nổi tiếng Phan Nhật Nam đã gọi Võ Nguyên Giáp là một thiên tài khốn nạn của quê hương. Tôi chia sẻ ý kiến của ông, nhưng chỉ chia sẻ một nửa thôi. Vâng, Võ Nguyên Giáp thực quả là một tên khốn kiếp, đã đẩy hàng triệu thanh niên đất Việt vào chỗ chết từ năm 1946 tới năm 1975, để thực hiện cho được việc áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản sắt máu trên toàn quê hương. Nhưng Y có là một thiên tài hay không, dù là một thiên tài khốn nạn của quê hương, thì cần phải xét lại. Sau mấy chục năm, các tài liệu về chiến tranh tại Việt Nam, các dữ kiện lịch sử đã được giải mật. “Huyền thoại Võ Nguyên Giáp” đã hết còn là một huyền thoại. Võ Nguyên Giáp sanh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại làng An xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cha Y là Võ Quang Nghiêm, một hương sư dạy chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ và hành nghề Đông Y như phần lớn các nhà nho lỡ vận. Khi cuộc chiến Việt-Pháp bùng nổ, Ông Nghiêm bị Pháp bắt đưa về giam ở Huế rồi chết trong tù. Mẹ Giáp là Bà Nguyễn Thị Kiên. Võ Nguyên Giáp là con thứ 6 trong số 8 người con của Ông Bà Võ Quang Nghiêm. Năm 14 tuổi (1925), Giáp vào Huế học trường Quốc Học. Hai năm sau, bị đuổi học, Giáp về quê tham gia Tân Việt Cách mệnh Đảng – một đảng có mầu sắc Cộng Sản được thành lập năm 1924 ở miền Trung. Đầu tháng 10 năm 1930, Giáp bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phú ( Huế ). Năm 1931, Giáp được thả ra khỏi nhà tù, ra Hà Nội học tại trường Albert Sarraut cho tới khi đỗ Tú tài. Năm 1937, Giáp tốt nghiệp trường Luật tại Hà Nội. Năm 1934, Giáp kết hôn cùng Nguyễn Thị Quang Thái, một đồng chí của ông. Bà Thái có với Giáp một người con gái, Võ Thị Hồng Anh. Năm 1943, Bà Thái bị Pháp bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội. Bà chết trong tù. Tháng 5 năm 1939, Giáp bắt đầu dạy môn Sử tại trường tư thục Thăng Long tại Hà Nội. Theo lời thuật của một số người, Giáp là một giáo sư Sử giỏi và hùng biện. Từ năm 1936 đến năm 1939, Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân Chủ Đông Dương. Võ Nguyên Giáp vào Đông Dương Cộng Sản đảng vào năm 1940, bắt đầu các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Giáp tham gia gây dựng cơ sở và huấn luyện quân sự ở Cao Bằng dù Giáp chưa từng được huấn luyện về quân sự. Trong đảng Cộng Sản Đông Dương, có lẽ chỉ có Phùng Chí Kiên được theo học một thời gian tại trường Võ bị Hoàng Phố ở Trung Hoa. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo sự phân bố của Hồ Chí Minh, Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với 34 người. Theo tài liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đó là khởi thủy của đạo quân Cộng Sản Việt Minh sau này. Tháng 8 năm 1945, Giáp được bầu vào Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương. Tháng 1 năm 1948, Giáp được Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại Tướng. Cùng được phong Tướng có một số tên như Văn Tiến Dũng, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Chí Thanh, Đinh Đức Thiện, Lê Trọng Tấn, Trần Đăng Ninh… Ngày 19 tháng 12 năm 1946, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ kéo dài cho tới năm 1954 và chấm dứt ở trận Điện Biên Phủ. Trên :Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Quang Thuận, Hoàng Đăng Minh, Nhận, Bạch Ngọc Giáp, Sáng Dưới: Lê Liêm, Giáp, Hồ, Trường Chinh, Đặng Việt Từ năm 1945 cho đến năm 1991( năm Giáp nghỉ hưu, hết còn là ủy Viên Trung Ương Đảng) Giáp đã giữ những chức vụ như sau: - Ủy Viên Bộ Chánh trị - Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng - Tổng Tư lệnh Quân Đội - Phó Thủ Tướng - Chủ Nhiệm Ủy Ban Khoa học nhà nước. - Năm 1983, Chủ tịch Ủy Ban sanh đẻ có kế hoạch. Chức vụ Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Tổng Tư lệng Quân độ là những chức vụ Giáp ở lâu nhất, từ năm 1945 đến năm 1980. Chức vụ coi về sanh đẻ năm 1983 là môt hình thức hạ nhục Giáp do đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chủ trương. Để nói về việc hạ nhục này, trong dân gian có truyền tụng hai câu thơ diễu cợt đượm đầy mỉa mai: Ngày xưa Đại tướng cầm quân Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em Sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, sự hiện diện của người Pháp cáo chung, Võ Nguyên Giáp nổi tiếng như cồn. Sau cái gọi là Đại thắng mùa xuân năm 1975 – một may mắn bất ngờ cho đảng Cộng Sản Việt Nam ( một bất hạnh cho dân tộc Việt ) chiếm được miền Nam – trước mắt người ngoại quốc mù tịt về cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Võ Nguyên Giáp trở thành một huyền thoại. Một số sách viết về Giáp như: - General Giáp: Politician and Strategist của Robert j. O’Neil (Australia) - Giáp: the Victor in Vietnam của Thiếu tướng hồi hưu Peter McDonald In năm 1993 ( British ) - Các bài viết rải rác của Douglas Pike thuộc University of California, Berkeley (USA) Xin mở một dấu ngoặc ở đây về các sách viết về các lãnh tụ Công Sản Việt Nam cũng như các lãnh tụ của các nước Cộng Sản khác trên thế giới. Tác giả phải được sự chấp nhận của Bộ Chính trị và chỉ được viết những gì mà cơ quan quyền lực tối cao của Cộng Sản đưa ra mà thôi. Giáp được các tác giả ca tụng như một thiên tài quân sự, một chiến lược gia tài tình của thế giới (genius strategist, geniusgeneral of the world). Từ mấy năm gần đây, các tài liệu mật về 2 cuộc chiến tại Việt Nam (1946-1954 và 1954-1975 ) được giải mật khiến ta thấy rằng “thiên tài Võ Nguyên Giáp” đã được các đồng chí nặn ra như các đồng chí đã nặn ra anh hùng Lê Văn Tám, chú Kim Đồng…..trong suốt chiều dài của cuộc chiến xâm nhập của chủ nghĩa Cộng Sản man rợ lên quê hương mà đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một lũ thừa sai. Bản chất của những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ Hồ Chí Minh trở xuống, là gian hùng, dối trá, thâm độc và tàn bạo. Giáp có đầy đủ các “đức tính” đó. Năm 1946, Hồ Chí Minh ký hòa ước với Pháp để quân Pháp trở lại Việt Nam. Các lãnh tụ Công Sản, trong đó có Giáp, đã thẳng tay tiêu diệt các người quốc gia (Taking advantage of the accommodation with the French, the Communist Party proceded to liquidate its opposition…Many were bound hand and foot and thrown to a river. Some were buried alive ( Losers are Pirates by James Banerian1984, p.69) Năm 1946, khi cuộc chiến tranh Việt – Pháp sắp xẩy ra, Giáp là Bộ Trưởng Quốc phòng trong Chánh phủ liên hiệp. Tại Hà Nội, trong khi quân Pháp và Tự Vệ Thành đang gầm ghè nhau, Giáp và đồng bọn hứa hẹn là quân chánh qui của họ tức các đơn vị Vệ Quốc Đoàn tinh nhuệ đã kéo về đóng chung quanh Hà Nội, sẵn sàng làm cỏ quân Pháp. Ngày 19 tháng 12, chiến tranh bùng nổ tại Hà Nội. Nhóm lãnh đạo Cộng Sản đã rút về Hà Đông từ mấy ngày trước. Vệ Quốc Đoàn đâu chẳng thấy, chỉ thấy các Tự Vệ Thành đánh vùi với quân Pháp trong các đường phố Hà Nội. Họ đã cầm cự với quân Pháp trong gần 2 tháng, thời gian đủ để dân chúng rời thành phố lánh nạn, đủ để đám Cộng Sản rút vào các an toàn khu Việt Bắc. Giáp và đồng bọn muốn mượn tay quân Pháp để thủ tiêu các thanh niên Hà Nội. Quả thực, Tự Vệ Thành là những thanh niên tiểu tư sản, phần lớn xuất thân từ các gia đình khá giả. Đám tiểu tư sản này là những thành phần không có chỗ đứng trong chế độ Cộng Sản. Càng lợi cho việc thiết lập chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam nếu họ bị Pháp tiêu diệt, bớt đi càng nhiều càng tốt cho chủ nghĩa Mac Xít Léninist dễ phát triển ở Việt Nam. Giáp đã viết sách về chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân (được dịch ra tiếng Pháp; Guerre du peuple, l’Armée du peuple ), tự cho rằng mình và đảng Cộng Sản Việt Nam là nguồn gốc của quan niệm chiến lược, chiến thuật này. Sự thực, quan niệm về chiến tranh nhân dân đã được Tướng Trần Canh, một trong ngũ hổ tướng của Mao Trạch Đông, du nhập vào Việt Nam kể từ trận chiến biên giới Cao Bằng Lạng Sơn năm 1950. Giáp thực sự không phải là cha đẻ của quân đội Cộng Sản Việt Nam, tuy rằng cuối năm 1944, theo lệnh Hồ Chí Minh, Giáp thành lập đoàn Võ Trang tuyên truyền gồm 34 thành viên với trang bị rất thô sơ. Quân đội Trung Cộng mới thực sự là cha đẻ của quân đội nhân dân của Cộng Sản Việt Nam. Tháng 3 năm 1946, 1 Trung Đoàn quân Cộng Sản Trung Hoa tràn qua biên giới, vào Việt Nam để tránh bị các Lộ Quân 46, 64 của Tưởng Giới Thạch tiêu diệt. Chính Trung đoàn quân Cộng Sản Trung Hoa này đã giúp Cộng Sản Việt Nam huấn luyện Quân đội (In ađition to avoiding destruction this Chinese Regiment would begin to to lay the groundwork for training and advising the less mature Vietnamese Forces). Tình báo của Mỹ đã đánh hơi thấy việc Trung Cộng huấn luyện quân đội Cộng sản Việt Nam từ những năm này. Từ năm 1950, Trung Cộng không ngừng cung cấp người, võ khí và tiếp liệu cho Công Sản Việt Nam.Chính Võ Nguyên Giáp, trong cuốn Đường tới Điện Biên Phủ đã viết: Trong một buổi làm việc ở Moscou với Staline, Mao Trạch Đông, Mao đã hứa trang bị cho Việt Nam 10 sư đoàn. Mao nói: Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn (sư đoàn) để đánh Pháp. Trước mặt hãy trang bị 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc Việt Nam. Có thể đưa ngay một số đơn vị sang Trung Hoa nhận vũ khí. Tỉnh Quảng Tây sẽ lả hậu phương trực tiếp của Việt Nam. Sau đó các đơn vị của quân đội nhân dân lần lượt được đưa sang Tầu để thụ huấn và nhận vũ khí. Theo Giáp: những đơn vị sang Trung Quốc, ngoài việc trangbị lại vũ khí còn được huấn luyện thêm về chiến thuật công kiên, đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá. Trước đây, vì chưa có thuốc nổ, ta chưa hề xử dũng kỹ thuật này. Cũng theo Giáp, chính Hồ Chí Minh đã yêu cầu Tầu Cộng gửi qua Việt Nam một đoàn cố vấn. Theo lời yêu cầu đó, một đoàn cố vấn Trung Cộng khoảng 80 người đã sang Việt Nam, giúp quân Cộng Sản Việt Nam: Lã Quí Ba, Ủy Viên Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, Trưởng đoàn Cố vấn; Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn Cố vấn về Quân sự: Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưu; Mã Tây Phu, Cố vấn về công tác hậu cần. Chính các Cố vấn Trung Cộng đã giúp Công Sản Việt Nam tổ chức 3 (ba) cơ chế chánh trong quân đội: Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục chánh trị và Tổng cục hậu cần. Tóm lại ngay trong công việc tổ chức quân đội của Cộng Sản Việt Namm, Giáp chỉ là người thừa hành. Giáp là một tên hèn. Năm 1983, Giáp bị đám Lê Đức Thọ, Lê Duẩn hạ nhục bằng cách cho đi làm Chủ tịch Ủy Ban sanh đẻ có kế hoạch. Giáp đã ngậm bồ hòn làm ngọt, ngoan ngoãn vâng lời. Trong vụ Nhân văn Giai phẩm xẩy ra tại miền Bắc năm 1955, nhiều người đã ở trong Quân Đội Nhân dân của Giáp như Trần Dần, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán…bị đem ra đấu tố, tù đầy. Giáp vẫn giữ im lặng. Trong vụ án chống đảng do đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chủ mưu, các tướng Cộng sản đàn em của Giáp như Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Nguyễn Văn Vịnh, các Đại tá thuộc cấp của Giáp như Lê Minh Nghĩa, Lê Vinh Quốc, Văn Dzoãn… bị hãm hại; Giáp vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.. Khi các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái (cũng là thông gia của Giáp) bị đột tử sau khi miền Nam đã bị cộng sản hóa. Giáp vẫn ngậm miệng, im lặng là vàng. Giáp đã để lộ rõ cái hèn, thủ khẩu như bình. Giáp kệ mặc đàn em bị thảm sát, tù đày. Theo Bùi Tín, cựu Phó Tổng Biên tập của báo Cộng Sản Quân Đội Nhân dân, sở dĩ Giáp không bị đám Lê Đức Thọ, Lê Duẩn thủ tiêu vì Giáp biết thủ nghĩa là Giáp biết cách tránh né để bảo toàn mạng sống. Giáp xem thườngsinh mạng dân Việt Nam :Khi được một ký giả ngoại quốc hỏi Giáp có hối tiếc gì về số 3-4 triệu người Việt Nam chết vì các cuộc chiến tranh, gọi là chiến tranh ý thức hệ, Giáp đã trả lời là y không hối tiêc gì cả (Non, pas du tout). Mạng sống của thanh niên Việt Nam bị họ Võ coi như cỏ rác. Giáp sẵn sàng thí quân trong các trận chiến. Trong trận chiến tranh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn năm 1950, để tiêu diệt cứ điểm Đồng Khê do 262 lính Pháp trấn đóng, Giáp đã dùng tới 10.000 quân (đông hơn quân trú phòng 40 lần). Sau trận đánh, hơn 500 quân Việt tử trận, không kể số bị thương hàng ngàn. Trong trận đồng bằng Phủ Lý, Ninh Bình, Vĩnh Yên vào tháng giêng năm 1951, chiến thuật biển người của Giáp đã bị Tướng Pháp De Lattre de Tassigny dùng bom Napalm tiêu diệt. Quân Cộng sản, dưới sự chỉ huy của Giáp, đã bị nhiều tử vong, thất bại trong ý đồ đưa chiến tranh về đồng bằng. Số tử vong của quânđội cộng sản, khi tháo lui, là trên 6000 người. Số bị thương chắc chắn là gấp đôi, gấp ba con số 6000. Trong chiến tranh Việt – Pháp 1946-1954, người thực sự chỉ huy các trận đánh lớn không phải là Giáp mà là các tướng Trung Hoa Cộng Sản như Trần Canh trong những năm 50, sau đó là đoàn cố vấn Trung Quốc đứng đầu là Vy Quốc Thanh, Lã Quí Ba. Hào quang chiến thắng của Giáp chỉ là một giả tạo, một hào quang do Trung Cộng ban cho. Chiến dịch biên giới năm 1950. Chiến dịch này nhằm mục đích đuổi quân Pháp ra khỏi biên giới của 2 nước Việt Nam-Trung Hoa để cho việc tiếp vận từ Trung Hoa Cộng Sản cho quân đội của Cộng Sản Việt Nam được dễ dàng. Tướng Trần Canh của Trung quốc sang Việt Nam ngày 22-7-1950. Trần Canh đã áp dụng học thuyết chiến tranh nhân dân của Mao vào chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch tiến công của Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch biên giới được thay thế bằng kế hoạch tác chiến của Trần Canh. Thay vì tấn công Cao Bằng như kế hoạch của Giáp, Trần Canh đề nghị kế hoạch tấn công Đông Khê, một đồn của Pháp nằm giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, để lùa quân Pháp ra khỏi hai tỉnh trên và sau đó phục kích tiêu diệt (công đồn đả viện). Hồ Chí Minh chấp thuận kế hoạchnày. Kết quả trận đánh là quân Pháp thảm bại phải bỏ hết các tỉnh biên giới. Chiến thuật công đồn đả viện của Cộng Sản Việt Nam là do các cố vấn Trung Quốc, nhứt là Trần Canh, truyền thụ cho. Từ năm 1951, nhóm cố vấn chánh trị do Lã Quí Ba cầm đầu đã giúp Hồ tạo lập luật lệ và chánh sách liên quan đến tài chánh, thuế khóa, quản lý báo chí và đài phát thanh cũng như các chánh sách đối với các dân tộc thiểu số….. Chiến dịch Tây Bắc 1952 Sau các tổn thất ở đồng bằng sông Hồng Hà năm 1951, Việt Minh, theo sự cố vấn của các cố vấn Trung Quốc, mở chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Lã Quí Ba trách nhiệm hoạch định chiến dịch thay Vi Quốc Thanh về Tầu chữa bệnh. Hồ Chí Minh chấp thuận hoàn toàn đề nghị của Lã Quí Ba. Theo Qiang Zhai (China and the Vietnam wars 1950-1975) cuối tháng 9 năm 1952, Hồ bí mật sang Bắc Kinh để thảo luận về chiến dịch Tây Bắc cũng như chiến lược thắng quân Pháp. Ngày 14-10 Việt Minh tập trung 8 tiểu đoàn tấn công Nghĩa Lộ và các đồn bót lân cận. Ngày 16-10 Vy Quốc Thanh trở lại Việt Nam để cùng Lã Quí Ba chỉ đạo chiến dịch. Sau khi mất Nghĩa Lộ, quân Pháp chạy khỏi Sơn La ngày 21-11. Việt Minh hoàn toàn chiếm lĩnh một khu vực lớn ở Tây Bắc, cho phép họ có thể tiến hành các hoạt động ở Lào. Đối phó với kế hoạch Navarre – Trận Điện Biên Phủ Tháng 5-1953, tướng Henri Navarre đảm trách chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương với kế hoạch: 1- Kiểm soát vùng đồng bằng sông Hồng 2- Bình định các khu do Cộng Sản kiểm soát ở miền Trung và miền Nam 3- Mở tổng phản kích tiêu diệt các cứ địa của Việt Minh tại miền Bắc Navarre cho thành lập các binh đoàn lưu động. Việt Minh Cộng Sản, lúc đầu muốn tập trung quân tại vùng Tây Bắc và Lai Châu, nhưng sau Giáp từ bỏ ý định đó, muốn kéo quân tấn công quân Pháp ở đồng bằng sông Hồng Hà. Như vậy Giáp hạ thấp tầm quan trọng của chiến dịch ở Lào. Bắc Kinh không đồng ý với kế hoạch của Giáp. Bắc Kinh nhấn mạnh Việt Minh cần giữ nguyên kế hoạch tập trung vào Tây Bắc và Lào. Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nếu thực thi chiến thuật này, Việt Minh Cộng Sản có thể chuẩn bị lực lượng cho công cuộc đánh chiếm đồng bằng sông Hồng và cuối cùng sẽ đánh bại Pháp ở Đông Dương Tháng 9, Bộ Chính trị của Cộng Sản Việt Nam, phủ quyết kế hoạch của Giáp để theo kế hoạch của các cố vấn Tầu. Ngày 27 tháng 10 năm 1953, Vy Quốc Thanh trao cho ông Hồ một bản sao kế hoạch của Navarre mà tình báo Trung Cộng đã thu đoạt được. Sau khi xem xét, các lãnh đạo của Cộng sản Việt Nam nói đề nghị của Trung Quốc là đúng. Cộng Sản Việt Nam, nếu theo đúng kế hoạch của Trung Quốc, có thể phá vỡ kế hoạch của Navarre. Khi Navarre đưa quân đến Điện Biên Phủ, Giáp và Bộ Tham mưu chưa nhận ra tầm quan trọng của vị trí này. Chính Vy Quốc Thanh là người đã thúc Giáp mở chiến dịch bao vây và tiêu diệt quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Trung Quốc nhấn mạnh chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ quan trọng về quân sự mà còn có ảnh hưởng quốc tế. Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị của Cộng Sản Việt Nam thông qua kế hoạch tác chiến ở Điện Biên Phủ. Giáp chỉ là người thi hành kế hoạch do cố vấn Trung Quốc Vy Quốc Thanh đề ra. Người hùng Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp đã được cố vấn Tầu nặn ra. Chính các cố vấn Trung Cộng đã giúp Việt Minh trong các chiến dịch biên giới, Tây Bắc và Điện Biên Phủ. (The Chinese military advisers actually planned and often helped direct Viet Minh operations, and there was a direct transmission of strategy and tactics from China to Viet Nam. The CMAG (Chinese Military Advisory Group ) contributed greatly to the success of the border, NorthWest, and the Điện Biên Phủ engagements – Qiang Zhai). Trung Cộng đã chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ 8286 tấn tiếp liệu gồm võ khí, lương thực vv… Cố vấn TC có mặt ở mọi đơn vị. Thí dụ họ đã giúp Việt Minh bố trí pháo binh trong các hào sâu trên sườn núi để tránh bị phi cơ Pháp phát hiệnvà phá hủy. Pháo binh của Việt Minh, được các cố vấn Trung Cộng điều khiển, là một bất ngờ cho quân đội Pháp. Nhưng sự tham dự tích cực của Trung Cộng vào sự thành công của chiến dịch không hề được Giáp nhắc tới trong các bài viết, trong các sách của y như cuốn Điện Biên Phủ: điểm hẹn lịch sử. (In effect, the battle of Điện Biên Phu would be planned and assisted by Chinese Advisors and fought with Chinese trained, equipped, supplied, transported and fed PAVN (People Army of Vn). This support is rarely mentioned as a contributing factor to the Vietnamese victory – (The Chinese support for the North Vietnam during the Vietnam War; The Decisive Edge by Bob Seals). Sự giúp đỡ của Trung Cộng không ngừng ở chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân. Sự giúp đỡ vẫn được tiếp tục trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam 1954-1975. Sám hối tội lỗi? Thay lời kết: Người hùng Võ Nguyên Giáp, tướng huyền thoại của Cộng Sản Việt Nam chỉ là một nhân vật đại bịp trong số hàng trăm hàng ngàn tên bịp bợm (trong đó có cả tên Hồ), trong quá trình hiện hữu của đảng Cộng Sản Việt Nam. Y không phải là một thiên tài quân sự như đảng Cộng Sản Việt Nam thổi phồng. Chính các cố vấn Trung Cộng do Vy Quốc Thanh, Lã Quí Ba cầm đầu đã đánh thắng quân Pháp trong cuộc chiến 1946-1954 chứ không phải là Giáp. Hào quang của Giáp là do Trung Cộng nặn ra, treo vào cổ Giáp. Sự thực các trận đánh lớn, có tính cách quyết định đều do các cố vấn Tầu Cộng thiết kê và điều khiển. Giáp đã sống trong cái vỏ thiên tài đó trong hơn nửa thế kỷ. Đến nay thì sự thực đã được phơi bầy: Trong suốt hai cuộc chiến 1946-1954, 1954-1975, Giáp và đảng Cộng Sản Việt Nam đã dựa vào Trung Cộng gần như toàn diện. Nay họ đã và đang trả món nợ đó, trả bằng cả số phận của dân Việt, bằng cả đất nước do tổ tiên để lại: quê hương đang mất dần vào tay người Trung hoa Cộng sản Tài liệu tham khảo: Việt ngữ: - Trung Quốc có lợi gì trong chiến tranh Việt Nam Trần Gia Phụng 12/2008. - Kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ, http;//www.ykien.net - Võ Nguyên Giáp , http;//www.wikipedia.org - Những tên thừa sai của Trung Cộng, Nguyễn Văn Canh - Quân sửViệt Nam, http://www. Quansuvn.net - Cố vấn Trung quốc và đường đến Điện Biên, http://www.bbc.co.uk - Đường tới Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp Ngoại ngữ: - China and the Vietnam warsm, 1950-1975Qiang Zhai 2000 University of North Carolina Press - Senior General Vo Nguyen Giap remembers, Cecil B. Currey Journal of Third World Study, 2003 - Chinese support to North Vietnam during the Vietnam war; The decisive Edge Bob Seals Military History on line. - The Vietnam War; the untruthsand the facts - Võ Nguyên Giáp, http://www.wikepedia.org > - Interview with Vo Nguyen Giap Viet Minh Commander, Peoples Cenntury, http://www.pbs.org " -Giáp là ngư ời trực tiếp ra lệnh sát hại các đảng phái không Cộng Sản trong khi họ khi hợp tác với Việt Minh : "Sau khi quân Trung Quốc rời khỏi Việt Nam vào ngày 15 tháng 5, Võ Nguyên Giáp bắt đầu chỉ huy lực lượng an ninh tiêu diệt các tổ chức có thể đe dọa Việt Minh, bắt các thành viên và đàn áp các phương tiện báo chí của họ, và giết chết hàng trăm người đối lập….Với sự trợ giúp của quân Pháp, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy lực lượng công an và quân đội để tiêu diệt các thành phần chống đối. Ví dụ, sau khi quân Pháp giành được một huyện trước kia do Đồng Minh hội quản lý, họ đã thả quân Việt Minh trước, rồi trao chính quyền cho Việt Minh để tự xử lý với Đảng Đại Việt" http://www.vietquoc.org/modules.php?name=News&file=print&sid=252 Vụ Ôn Như Hầu Võ Nguyên Giáp là tên sát nhân,tên tội phạm sát hại hàng loạt những nhà cách mạng,những nhà ái quốc không theo Cộng Sản.Sự cấu kết với Pháp, kẻ thù chung của Dân Tộc Việt Nam.Chứng tỏ Giáp là phần tử phản Cách Mạng,phản bội Dân Tộc: ….Trước khi thực hành ý định, Võ Nguyên Giáp tìm gặp Đại tá Crépin tạm thời làm đại diện cho Tòa Cao ủy Pháp, để phân trần lý do phải dùng những biện pháp cứng rắn đối với những phần tử phản động, phá hoại sự hợp tác giữa Pháp và Cộng Sản VN, đồng thời Võ Nguyên Giáp còn yêu cầu Đại tá Crépin giúp cho một số chuyên viên sử dụng trọng pháo để tấn công các chiến khu của VNQDĐ mà CS hiện thiếu số chuyên viên ấy. Lời yêu cầu của Võ Nguyên Giáp được Crépin nhiệt liệt tán thành, hứa sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi Giáp yêu cầu. Võ Nguyên Giáp tuyên bố là có một tên công an đến mật báo với Giáp rằng: “Trong khi y bị đặc vụ VNQDĐ bắt giam tại số 9 phố Ôn Như Hầu (Bonifacy), y lắng tai nghe trộm được những người công tác trong cơ quan ấy bàn nhau dự định đến ngày 14 tháng 7 (14 Juillet) này, nhân dịp Pháp mời Chính phủ chúng ta đến dự lễ duyệt binh, VNQDĐ sẽ đặc phái đoàn quân cảm tử đến hành thích nhân viên Chính phủ chúng ta; và người chỉ huy trong cơ quan Ôn Như Hầu, y thường nghe thấy mọi người đều nhắc đến tên Trí.” Thế là Võ Nguyên Giáp quyết định nhằm vào trụ sở số 9 phố Ôn Như Hầu, không cần biết có sự thực hay là không? Nguyên biệt thự số 9 phố Ôn Như Hầu này trước kia quân đội Nhật Bản chiếm ở; đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân đội Trung Hoa lại thay quân đội Nhật ở luôn đấy; kịp khi quân đội Trung Hoa trở về nước, họ trao lại cho VNQDĐ, mới từ tháng 5.1946. Trong khi quân đội Trung Hoa ở biệt thự ấy, có một số quân nhân thuộc loại “Tầu phù” bị chết; chết bằng đủ mọi cách: vì đương đói, nay mới được ăn no đến bội thực mà lăn ra chết, chết về bệnh phù thũng, v.v... đồng bọn cho đào hố vùi ngay bên hông hay sau những gốc chuối gần ngay cạnh biệt thự. Nhà thầu khoán Nguyễn Duy Hợi là người được trao phó việc sửa sang lại ngôi biệt thự này trước khi được dùng làm trụ sở VNQDĐ có cho chúng tôi biết rằng vài ngày trước khi rút lui, bọn Tàu phù còn mới vùi dập thêm ở ngoài vườn biệt thự một số quân nhân Tàu phù mới chết nữa. CỘNG SẢN DÀN CẢNH Tối hôm ấy (12.7.46), sở Quân vụ Thành phố Hà Nội hợp với Tư lệnh bộ ra lệnh giới nghiêm toàn thành; rồi lợi dụng thời gian giới nghiêm vắng người qua lại, sai Sở Công An Bắc bộ xuống Nhà thương Bạch Mai và Phủ Doãn chở một số xác chết vô thừa nhận (1) đem vứt trong trụ sở Ôn Như Hầu của VNQDĐ, đồng thời cho mai phục súng ống đầy đủ xung quanh rồi bắt đầu mở cuộc đột kích vào. Đầu tiên bên VNQDĐ chống trả mãnh liệt và không cho họ được tự tiện xâm nhập trụ sở. Cuối cùng binh sĩ CS phải dùng đến áp lực súng đạn mới ập vào được. Thế là đang đêm họ bắt tất cả những người có trách nhiệm tại đó bí mật mang đi, trong số có: Phan Kích Nam (2), Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Chữ, Phan Quán, Phạm Văn Thắng, v.v... với một số giấy tờ, trong số có một tài liệu quan trọng là chương trình kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh. Tại trụ sở Ôn Như Hầu bị CS khủng bố, Phan Xuân Thiện tức Phan Kích Nam bị bắt giam tại Nha Công An Bắc bộ. Sau một thời gian CS đưa sang giam tại ngục thất Hỏa Lò vào sà-lim án chém. Cho mãi tới gần ngày chiến tranh Việt-Pháp (12.1946), CS đưa Phan Kích Nam lên giam vào Hầm kín (Cachot), tại đề lao tỉnh Phú Thọ, CS liền đem Phan Kích Nam cùng 12 người khác, trong số có Lê Khang ra bãi cỏ gần đề lao Phú Thọ thủ tiêu. Sáng hôm sau (13.7), CS cho khai quật các xác chết ngoài vườn lên, xác chôn lâu có, xác mới chôn cũng có (số xác mà Công An Bắc bộ mới mang tới tối hôm trước), lập thành biên bản; rồi mời báo chí, đồng bào cũng như một số người ngoại quốc đến xem để chụp hình quay phim; rồi cho trưng bày hình ảnh tại phòng Thông tin cho công chúng vào xem, tuyên truyền vu cáo trước dư luận rằng: - VNQDĐ đã lập riêng nơi số 9 Ôn Như Hầu một “Hắc Điếm”, chuyên cướp của và bắt cóc giết người, thủ tiêu những thường dân vô tội, và sự thực đã chứng minh. (3) Trong lúc bọn CS dựng đứng ngụy tạo vụ “Ôn Như Hầu” để vu khống VNQDĐ thì cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, quyền Chủ tịch Chính phủ; cụ Huỳnh hoàn toàn bị bịt mắt, nên không hay biết gì cả! Đến lúc họ dàn cảnh xong, và loan truyền ra, rồi mới trình lên cụ Huỳnh, thì cụ chỉ còn biết dậm chân la trời: “Không ngờ bên Việt Quốc lại có những hành động quá tàn ác như thế!” Thế là ngày hôm sau, họ đệ lên cụ ký một bản văn của văn phòng Bộ Nội vụ kết tội các “hành động khát máu” kể trên, và phủ Chủ tịch cũng ban hành một quyết định “cương quyết trị tội” những kẻ đã làm việc phi pháp. Đồng bào ở Thủ đô lúc ấy có rất nhiều người biết rõ sự thật câu chuyện vu khống này, nhưng vì áp lực chính quyền CS có ai dám hở môi! Còn những người có tên tuổi, có uy tín của phe Quốc Gia ở trong Chính phủ Liên Hiệp thì đã xuất ngoại cùng một lúc hoặc trước khi quân đội Trung Hoa rút lui. Những kẻ chậm chân còn ở lại trong nước thì đang tìm cách lẩn tránh để khỏi bị sát hại; lấy ai đâu mà tẩy vết nhơ, để thanh minh sự vụ trước đồng bào, trước lịch sử! Cũng ngày 13.7.1946, Võ Nguyên Giáp hạ lệnh cho bộ đội địa phương được phép tấn công vào hết thảy các chiến khu VNQDĐ trừ trụ sở Trung ương Hà Nội. Rồi thời cuộc biến chuyển nhanh chóng, đến cuối tháng 12.1946, cuộc hôn phối bất đắc dĩ giữa Pháp và Cộng Sản Việt Nam tan rã rồi bùng nổ toàn quốc kháng chiến, thế là mỗi người đi mỗi ngã; vụ Ôn Như Hầu chìm trong một nghi án của lịch sử. Mãi về sau này khi cụ Huỳnh Thúc Kháng về ở Quảng Ngãi lãnh đạo Liên Khu V chống Pháp (1947), thỉnh thoảng cũng có đôi người bí mật tỉ tê thuật lại sự thật về vụ “Ôn Như Hầu” với cụ. Cụ Huỳnh trố mắt kinh ngạc… nhưng rồi cũng chỉ còn biết chép miệng thở dài… không nói qua một lời. Cho đến nay, đối với cái chết của cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Quảng Ngãi cũng thêm một nghi án trước lịch sử. Huyền thoại Võ Nguyên Giáp: http://www.x-cafevn.org/forum/archive/index.php/t-14750.html Huyền thoại Võ Nguyên Giáp gồm các bài phân tích về cuộc đời và sự nghiệp của Võ Nguyên Giáp của những người dân trong nước viết như sau : Chiến thắng của Cộng Sản năm 1975 đã tạo nên huyền thoại cho các tướng lãnh Việt Cộng. …Từ đây những thông tin đứng đắn về Việt Nam không còn nữa. Còn lại là tuyên truyền láo khoét của kẻ chiến thắng. Các em học sinh, các học giả xuất thân từ nền giáo dục ngu tối của Cộng Sản đều ngắm nhìn lịch sử bằng những thêu dệt gấm hoa tưởng tượng của bộ thông tin tuyên truyền Việt Cộng(bây giờ đổi thành Bộ Văn Hóa Thông Tin). Nào là em Lê Văn Tám không chịu cầm hộp diêm với thùng xăng lại tự dùng thân mình làm đuốc nhảy vào lô cốt địch. nào là đồng chí Bế Văn Đàn dùng thân mình làm bệ súng trung liên trong khi trung liên có thể bắn bằng 1 tay chứ không cần 2 tay và cũng không cần giá súng. Nào là quân ta bắn xuyên táo, viên đạn nảy qua nẩy lại giết hàng trăm tên địch (mà tổng kết bắn xuyên táo thế nào ta chết 2 triệu người, Mỹ chết có 58 ngàn). Nào là đường hầm Củ Chi đào dưới doanh trại địch có cả nhà thương trang bị đại giải phẫu nữa. Trong binh pháp thương binh phải chuyển về hậu tuyến. Nếu ở Củ Chi thương binh để ở trong lòng địch thì tại sao các chiến trường Kampuchia, chiến trường biên giới đánh Trung Cộng và ngay cả các trận đánh khác với VNCH, ta cũng chuyển thương binh về nơi an toàn? Thơi thì kẻ thắng tha hồ nói phét. Dần dần, qua vài chục năm bưng bít, hầu như toàn quốc đều tin tưởng mãnh liệt rằng các tướng lãnh Việt Cộng (không bác nào có học về văn hóa cũng như tốt nghiệp bất cứ một trường võ bị nào) đều là những thiên tài quân sự. Võ Nguyên Giáp một lần phun bọt mép nói: “- Chiến tranh có 2 yếu tố - nhân lực và vũ khí - Cuối cùng, con người là yếu tố quyết thắng. Con người! Con người! Trong men say chiến thắng, Giáp quên một điều kém luận lý là trong lịch sử, Việt Nam bị hàng ngàn năm đô hộ bởi Trung Hoa, hàng trăm năm đô hộ Pháp dù rằng Việt Nam nắm yếu tố con người. Tổ tiên ta chỉ không có vũ khí. Ngoài việc mất đi nửa triệu tay súng người Mỹ, VNCH mất hẳn mọi quân viện dù rằng trong hiệp định Paris, Mỹ cam kết viện trợ cho VNCH trên căn bản 1 đổi 1. Nghĩa là thay thế chiến cụ hư hỏng chứ không giúp thêm chiến cụ. Hãy lược qua tình hình quân sự hai bên sau năm 1973: Quân viện cho Bắc Việt: http://en.wikipedia.org/wiki/Easter_Offensive Mùa Hè 1971 các lãnh tụ Bắc Việt đã choáng váng khi tổng thống Richard M. Nixon tuyên bố cuộc viếng thăm Trung Cộng trong một công tác ngoại giao trước tháng Năm năm 1972. Trung Cộng trấn an Bắc Việt bằng cách tái cam kết viện trợ nhiều hơn nữa về quân sự lẫn kinh tế (mà mỉa mai thay, sau này được Việt Cộng trả ơn bằng cuộc chiến biên giới, trong đó 20 ngàn quân Trung Cộng được đền ơn, chết phơi thây trên chiến trường bằng chính súng đạn của Trung Cộng). Mặt khác Sô Viết nhận ra mối ngờ vực giữa Bắc Kinh và Hà Nội, tìm cách đào sâu vết rạn nứt giữa 2 bên bằng cách viện trợ thêm mà không phải trả nợ cho lực lượng Bắc Việt. Những sự kiện này đem lại dòng thác lũ chiến cụ và tiếp liệu cần thiết cho một quân đội quy ước hiện đại. Gồm 1 ngàn xe tăng T-54 và T-59 (T-59 là xe tăng của Trung Cộng nhái theo T-54 Sô Viết); chiến xa lội nước PT 76; hàng trăm hỏa tiễn phòng không, kể cả súng hỏa tiễn phòng không bắn trên vai, tầm nhiệt SA-7 Grail (Tây phương gọi là hỏa tiễn Strela); hỏa tiễn chống tăng, gồm cả loại điều khiển bằng dây AT-3 Sagger; và đại pháo 130 ly bắn xa 40 km. Để sử dụng món viện trợ này, 25 ngàn binh sĩ Việt Cộng được huấn luyện ở ngoại quốc, 80/100 ở Sô Viết và Đông Âu, 20/100 ở Trung Cộng. Quân viện cho VNCH: http://en.wikipedia.org/wiki/Army_of_the_Republic_of_Vietnam Mùa Thu năm 1974, Nixon từ chức vì tai tiếng Thủy Môn (Watergate). Gerald Ford lên kế vị. Quốc hội cắt viện trợ cho VNCH từ 1 tỉ xuống còn 700 triệu đô la. Các sử gia đều đồng ý việc Sài Gòn sụp đổ là hậu quả trực tiếp về cắt giảm viện trợ quân sự này. (Xin đừng cãi với Meta. Đây là tài liệu Wiki. Muốn cãi VNCH thua vì hèn nhát hay tham nhũng gì đó xin vào Wiki mà cãi) Không có quân viện cần thiết, VNCH yếu thế trên các mặt trận. Ngoài ra, việc cắt giảm viện trợ khuyến khích Bắc Việt bắt đầu một tổng tấn công đầy hiệu quả vào miền Nam VN. Điều này đã được chính phủ Nixon (đã từ chức) cam kết với tổng thống Thiệu một trả đũa nghiêm trọng (severe retaliation)nếu Cộng Sản không tôn trọng hiệp ước Paris 1973. Chính phủ mới của Gerald Ford không nghĩ Mỹ bị ràng buộc gì vào cam kết này, vì đó là chuyện riêng của Nixon. Theo ý Meta, vụ Thủy Môn (water gate) bé xé ra to chỉ vì Nixon hứa ẩu trong khi Mỹ muốn xù VNCH. Cứ so sánh tội nghe lén của Nixon và tội chơi gái của Clinton thì rõ. Clinton chả sao cả chỉ vì kinh tế Mỹ lúc đó khá, Nixon thì mất chức chỉ vì cam kết giữ vững VNCH. Trở lại tương quan viện trợ giữa 2 bên bắc và Nam VN. Sau 1973, VNCH đã có sẵn 640 ngàn khẩu M-16, 34 ngàn khẩu phóng lựu M79, 40 ngàn radio, 20 ngàn xe tải quân sự và đáng kể hơn: 56 xe tăng M-48 (so với 1000 xe tăng T54 viện trợ cho miền Bắc). Về không quân, VNCH có 200 máy bay chiến đấu cơ A1, A-37 và chiến đấu cơ F-5, 30 chiếc phóng pháo AC-47 và 600 máy bay vận tải, máy bay huấn luyện và máy bay trinh sát. Ngoài ra, quân đội còn có 500 trực thăng (năm 1969, Mỹ có 3000 trực thăng ở VN). Mặc dù con số khá to lớn, VNCH không được trang bị tốt về bảo trì như Mỹ và vẫn bị Bắc Việt áp đảo quân số trên mọi chiến trường, lúc đó Bắc Việt là một quân đội lớn đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Đấy là vũ khí đã có sẵn. Chúng chỉ được thay thế khi bị hư hại theo tinh thần hiệp định Paris. Sau 1973, đại pháo lớn nhất của VNCH là 175 ly có tầm xa là 25 km. Như thế, nếu muốn tấn công một đồn nào đó, Việt Cộng chỉ cần đặt đại pháo 130 ly (tầm bắn 40 km) ngoài tầm phản pháo của trọng pháo VNCH là an toàn. Thêm vào đó, 1000 xe tăng T-54 của Bắc Quân thừa sức áp đảo 56 chiếc M-48 của đối phương. Thật là nông cạn khi nói rằng quân đội VNCH chiến đấu kém với tình trạng binh lực như thế. Giả dụ ngược lại, quân đội miền Bắc có 56 xe tăng, VNCH có 1000 xe tăng; miền Bắc có 175 ly, miền Nam có đại bác 130 ly thì có lẽ miền Bắc không cầm cự nổi quá 1 tháng. Giữ được miền Nam cho đến 30 tháng Tư năm 1975 trong điều kiện ấy quả là một phép lạ hoặc bằng không, nó đòi hỏi một quân đội thiện chiến và đầy lòng yêu nước. Nên nhớ xe tăng dùng để tấn công chứ không phải phòng thủ. Giả thử Giáp hay (Văn Tiến Dũng) nắm trong tay 56 xe tăng tấn công một địch quân có 1000 xe tăng xem sao? Giả thử VNCH có 1000 xe tăng và đại pháo, phòng không hiện đại nhất thế giới (Mỹ không có đại pháo tương đương, không phải vì họ lạc hậu mà vì họ phát triển những vũ khí chiến lược, quy mô lớn như bom nguyên tử, hỏa tiễn liên lục địa ... hơn là vũ khí chiến thuật) và nếu Việt Cộng chỉ có 56 xe tăng và 200 phi cơ cổ lỗ sĩ, hầu hết là phi cơ cánh quạt chứ không phải phản lực, chắc chắn các thiên tài ...không đi học của Việt Cộng chạy thục mạng về Bắc ngay. Nói gì đến chiến thắng. Bài này tìm hiểu sự thực về thiên tài quân sự của Võ Nguyên Giáp. Có thể nói Võ Nguyên Giáp là một tướng lãnh tồi nhất thế giới. Trong binh nghiệp, ông chỉ chiến thắng một lần, đó là trận Điện Biên Phủ nhưng với một tổn thất mà theo lời tướng Westmoreland : "Các lãnh đạo Cộng Sản nhận ra rằng họ đang rút cạn kiệt dân số của họ. "đến mực độ tai họa quốc gia trong nhiều thế hệ" và diều này buộc họ lựa chọn đường lối hòa bình. Ngay cả sau cuộc chiến, ông vẫn dường như hiểu lầm cái kích thước sự quyết tâm của họ. "Bất cứ tư lịnh Mỹ nào bị thiệt hại khổng lồ như tướng Giáp," ông nói, "sẽ bị cách chức ngay lập tức." Westmoreland Chiến thuật họ Võ không có gì lạ. Bắt chước Mao Trạch Đông, Giáp tung biển người gồm toàn những thanh niên trẻ, không đảng tịch xung phong hàng loạt. Nếu bị đẩy lui, ngưng để chỉnh đốn hàng ngũ và tiếp tục tấn công. Thua thì rút và thắng thì bọn đảng viên già kiểm soát chiến trường, tịch thu chiến lợi phẩm và bắt đầu giết dân của địch để trả thù (trường hợp thảm sát Huế 1968) Hãy đọc lại những trận đánh lịch sử của Giáp : Chiến dịch Thượng Lào. Theo “Harvesting Pachay’s wheat” của Keith Quincy. Năm 1953, Giáp nắm yếu tố thời tiết và tiếp vận. Cuộc xâm lấn được chọn vào đầu mùa mưa khiến quân Pháp sa lầy, không thể truy kích hiệu quả khi họ bắt đầu rút lui. Để duy trì tiếp vận, Giáp dự trữ vũ khí, đạn dược ở thị trấn biên giới Mộc Châu, chiếm được của quân Pháp trước đó. Bên trong Lào, cán bộ Cộng Sản đã trưng thu gạo của dân làng và cất giữ trong các binh trạm dọc theo 3 mũi chuyển quân của 3 sư đoàn. Theo kế hoạch, sư đoàn 312 đi dọc theo sông Nam Ou về phía Luang Prabang. Sư đoàn 308 tiến song song với 312 dẫn đến mép tây Cánh Đồng Chum. Mục tiêu sư đoàn 316 là thanh toán quân phòng ngự Sầm Nứa rồi tiến đến mép Đông Cánh Đồng Chum. Khi 2 sư đoàn 308, 316 đến mục tiêu, họ sẽ chuyển thành gọng kềm tiếp cận lực lượng Pháp ở cánh đồng. Mặc dù chiến dịch điều nghiên tốt, Giáp không biết toán biệt kích Servan của trung úy Brehier thám sát lực lượng của ông ngay khi xâm nhập vào đất Lào. Tin tình báo cung cấp cho Pháp biết trước mọi biến chuyển để kịp thời tổ chức phòng thủ. Ngày 13 tháng Năm năm 1953, 2 sư đoàn Việt Minh, 308 và 316 đến, thọc sâu vào cánh đồng và lọt vào trong trận địa pháo của Pháp. Mặc dầu tổn thất hết sức nặng nề, Việt Minh cũng tiếp cận được tuyến phòng thủ của Pháp. Quân Pháp giữ vững trận địa, đẩy lui các đợt tấn công biển người. Sau khi kiểm điểm tổn thất, nhận ra 2 sư đoàn có nguy cơ bị diệt sạch, Cộng sản rút lui khỏi cánh đồng. Tuy nhiên, xa hơn ở hướng Tây, sư đoàn 312 vẫn nguyên vẹn và gây tác hại. Đến cuối tháng, 312 đã tiến đến gần đế đô Luang Prabang. Mất 2 ngày quân Pháp không vận trọng pháo và 3 tiểu đoàn Lê Dương đến nghênh địch. Salan lo ngại lực lượng 3 tiểu đoàn không đủ sức phòng thủ đế đô và khuyên vua Sisavang Vong lánh nạn. Đức vua từ chối. Ông được bẩm báo rằng mọi sự sẽ ổn thỏa. Pho Satheu, một nhà sư mù nổi tiếng bói toán, tiên đoán rằng Cộng sản Việt Nam sẽ không thâm nhập thành phố. Cuối cùng, vị sư này đúng. Trời bắt đầu vào mùa mưa, mưa đầu mùa thường tầm tã. Đường dẫn đến kinh đô lầy lội, làm chậm bước tiến quân Việt Minh. Đã mất 2 sư đoàn, Giáp sinh hoảng sợ, ra lịnh sư đoàn 312 triệt binh, lui về Việt Nam. (Điện Biên Phủ) Chiến dịch Khe Sanh: Giáp dùng 3 sư đoàn vây Khe Sanh với quân số khoảng 25000 Việt Cộng . Bắt đầu 10 ngày trước tết với những trận đánh thăm dò và pháo kích . Hai ngọn đồi tiền đồn bị thất thủ vào ngày 20 tháng Giêng, chặn nghẽn con đường tiếp vận cho căn cự Cuộc tấn công chính bắt đầu ngày 5 tháng hai. Làng Vei bị tràn ngập vào ngày 7 tháng Hai. Phòpng tuyến Khe Sanh bị tấn công dữ dôi. Khe Sanh chỉ có thể tiếp tế bằng không vận và yểm trợ bằng hơn 30000 phi xuất oanh tac. Sau đó cường độ giảm dần, trận chiến trở thành cuộc bao vây dù vẫn có những đợt tấn công ngày 17-18 và ngày 29 tháng Hai. Việt Cộng rút lui vào ngày 14 tháng Tư. Tám ngàn Việt Cộng bỏ xác ở Khe Sanh. Tổng Công Kích Tết Mậu Thân: Bắc Việt dưới sự lãnh đạo tài tình của Giáp trong cuộc tổng công kích Mậu Thân chịu tổn thất : 45000 tên đền tội, 60000 tên bị thương và 6991 bị bắt sống làm tù binh. Quân đội Mỹ và chính phủ VNCH cũng hy sinh 3900 người (1100 Mỹ).” http://www.rjsmith.com/kia_tbl.html Casualties - US vs NVA/VC Mùa hè 1972: http://en.wikipedia.org/wiki/Easter_Offensive Cuộc tấn công bắt đầu ngày 30 tháng ba năm 1972, khi 200.000 lính Bắc Việt dưới quyền tư lịnh Võ Nguyên Giáp tràn qua sông bến Hải, phía nam khu phi quân sự và tấn công thành phố Quảng Trị từ hướng Tây và hướng Bắc. Cuộc tấn công nhằm mục đích cắt đôi Nam Việt thành 2 mảnh. Quảng Trị thất thủ ngày 1 tháng Năm năm 1972. Sau đó Bắc Việt tấn công Huế và bị chống trã mãnh liệt với hỏa lực không quân Mỹ ngày 5 tháng Năm. Ngày 30 tháng Năm, Bắc Việt rút lui khỏi Kontum và tại mặt trận An Lộc, Bắc Việt cũng tháo chạy ngày 11 tháng Bảy. Quân đội Nam Việt tung một cuộc phản công tái chiếm Quảng Trị ngày 28 tháng Sáu và chiếm lại thành phố vào ngày 16 tháng 9. Tổn thất về phía Bắc Việt cũng dưới sự điều khiển tài tình của Giáp là 100000 tên đền tội, VNCH cũng chết 40.000 tên. Quá “oải” về thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp, trung ương đảng bổ nhiệm Văn Tiến Dũng lên thay chức tổng tư lịnh lực lượng quân đội. Chiến dịch Điện Biên Phủ Cần phải nói thêm về chiến thắng duy nhất trong binh nghiệp của Giáp là trận Điện Biên Phủ. Trận này Giáp chiếm ưu thế về trọng pháo do Trung Cộng cung cấp, huấn luyện và chỉ huy trực tiếp. Tuy Giáp làm tư lịnh chiến trường nhưng chỉ điều động binh sĩ còn hỏa lực trọng pháo thì các tướng Trung Cộng La Quí Ba (Lo Guipo hiện vẫn còn sống, làm đại biểu quốc hội Trung Cộng), Trần Canh và Vi Quốc Thanh trực tiếp chỉ huy (Vietnam A History, trang 201). Không có Trung Cộng, không có trận Điện Biên Phủ trong lịch sử. Giáp không chứng tỏ được tài năng trong trận này. Theo các nhà phân tích quân sự thì Giáp không hề học qua một trường quân sự nào cả nên chỉ biết nhái theo chiến thuật thí quân của họ Mao. Giáp không biết rằng Mao có hằng hà sa số sinh mạng để thí và Việt Nam thì không. Cuộc đời binh nghiệp của Giáp chấm dứt khi được chuyển sang làm chủ tịch ủy ban phụ trách kế hoạnh sinh sản phụ nữ năm 1983 (http://diendan.edu.net.vn/forums/65611/ShowThread.aspx) và có lẽ ông ta làm được việc trong vấn đề sinh đẻ hơn là làm tướng. - http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=78 SỰ THẬT VỀ HUYỀN THOẠI ANH HÙNG ĐIỆN BIÊN Ở hải ngoại cũng có nhiều khuynh hướng cho rằng có thể xét lại Hồ Chí Minh, nhưng không cần phải xét lại Võ Nguyên Giáp vì “thiên tài quân sự của Giáp”. Thậm chí khuynh hướng đó còn cho rằng Giáp là biểu tượng giống nhu Ngô Quyền trong lịch sử Việt Nam, nên vị trí của Giáp trong lịch sử Việt Nam không cần phải xét lại! Thật sự có phải Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự như cái loa của đảng cộng sản tuyên truyền trong thời gian qua hay không? Thật sự có phải Võ Nguyên Giáp là tác giả của chiến thắng Điện Biên mà cộng sản Việt Nam đã từng hô hoán - qua cái thành quả cướp công biết bao nhiêu sự hy sinh xương máu của con dân việt núp dưới bình phong kháng chiến chống Pháp, nhưng thực chất là đưa Việt Nam trở thành một tân thuộc địa cho đế quốc Liên Xô thời bấy giờ (xin xem bài Tìm Hiểu về Hồ Chí Minh). Gần đây chính Võ Nguyên Giáp, trong một loạt hồi ký do chính Giáp viết đã hé lộ cho chúng ta thấy một sự thật mà trước khi chúng ta chỉ nghe qua, nhưng không có tài liệu kiểm chứng môt cách chắc chắn; đó là sự nhúng tay của các cố vấn quân sự Trung Quốc trong tất cả chiến dịch quân sự mà Giáp được đưa ra làm bình phong lãnh đạo. Không một chiến dịch quân sự nào, lại không có sự quyết định của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc. Đoàn cố vấn quân sự do Mao Trạch Đông đưa qua không những quyết định trực tiếp về mặt quân sự mà còn quyết định trực tiếp về chính trị, nếu không nói là ra lệnh cho đảng cộng sản Việt Nam phải thực thi cuộc chỉnh huấn trong cán bộ, và thi hành cuộc đấu tố cải cách ruộng đất đẩm máu theo kiểu của Trung Quốc. Loại bài về chỉnh huấn trính trị cán bộ và cuộc đấu tố cải cách ruộng đất sẽ được trình bày trong kỳ tới. Ở đây chúng ta chỉ bàn về huyền thoại của cái mà đảng cộng sản đã tuyên truyền trong suốt mấy chục năm qua về thiên tài quân sự của “anh hùng Điện Biên”. Những tài liệu trích dẫn trong bài viết này được trích từ những tập hồi ức do chính tay Võ Nguyên Giáp viết và đã được xuất bản tại Việt Nam. Một số sách được dùng cho bài viết này là cuốn: Chiến Đấu Trong Vòng Vây, Đường Tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ Điểm Hẹn Lịch Sử, Những Chặng Đường Lịch Sử, Những Năm Tháng Không Thể Nào Quyên, Tổng Hành Dinh Trong Muà Xuân Đai Thắng. KHÔNG HỀ CÓ Ý THỨC ,CŨNG NHƯ HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ: Võ Nguyên Giáp xuất thân làm nghề dạy học tại trường Thăng Long. Trong tất cả những trang hồi ký do Giáp viết, Giáp không hề biết đến hay để để ý đến vấn đề quân sự cho đến khi “Anh Hoàng Văn Thụ cho biết theo quyết định của Đảng anh Phạm Văn Đồng và tôi sẽ vượt biên giới sang Trung Hoa vì đảng có nhu cầu chuyển sang hoạt động bí mật”. (1) Theo lời kể của Giáp thì “Bữa đó , anh Hoàng Văn Thụ đã nói với tôi: Tình hình này , sớm muộn thế nào bọn phát xít cũng sẽ chiếm đóng Đông Dương… Cách mạng ta cần phải có lực lượng quân sự. Chúng ta phải chuẩn bị nhiều mặt để phát động chiến tranh du kích.” (2) Thời gian lúc ấy là tháng 5, 1940, Võ Nguyên Giáp nhìn nhận rằng mình chẳng hiểu tí gì về chiến tranh du kích cả, khi nghe Hoàng Văn Thụ nói như thế nên mới: “một bữa nhân qua thư viện, tôi mượn tập Bách Khoa Toàn Thư tìm phần giải thích các loại vũ khí , tôi xem kỹ về những đoạn về súng trường và lựu đạn” (3) Đọc đến đây, ta có thể hiểu được rằng kiến thức quân sự của Võ Nguyên Giáp chỉ đến mức hiểu những những đoạn về súng trường và lựu đạn. Còn về chiến lược, chiến thuật quân sự như thế nào thì Võ Nguyên Giáp không hề biết. Khi sang đến Trung Quốc và gặp Hồ Chí Minh bên đó. Hồ Chí Minh quyết định giới thiệu Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng đi học quân sự tại Diên An - chiến khu của Mao Trạch Đông lúc bấy giờ. Qua sự giới thiệu của Hồ với đảng cộng sản Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được nhận đi học tập quân sự tại Diên An. Cả hai lên đường đi Diên An, nhưng đi được nữa đường thì bị Hồ Chí Minh gọi trở về vì lúc đó nước Pháp đã đầu hàng quân đôi Đức Quốc Xã, và nhận thấy tình hình thay đổi nhanh chóng và nôn nóng muốn trở về Việt Nam, nên Hồ cho gọi cả Giáp và Đồng quạy lại. Võ Nguyên Giáp kể: “Các đồng chí Trung Quốc tại Côn Minh tổ chức cho chúng tôi đi Quế Dương, từ đó xe sẽ đi tiếp lên Diên An… Xe chạy ba ngày thì đến Quế Dương. Chúng tôi vào trú tại biện sự xứ của Bát Lộ Quân, đợi xe đi Diên An.(4) …Ngay ngày hôm sau, chúng tôi nhận được điện của đồng chí Hồ Quang (bí danh của Hồ Chí Minh) báo ở lại, đợi tại Quế Lâm… Tất cả chúng tôi cùng đi Quế Lâm để tìm cách về nước.(5) Qua câu chuyện kể nói trên, Võ Nguyên Giáp tư nhận không hề học quân sự tại Diên An, cũng như những trường quân sự tại Trung Quốc kể cả trường quân sự nổi tiếng lúc bấy giờ là trường Hoàng Phố. Chính vì không có kiến thức quân sự như thế nên Giáp và đảng cộng sản Việt Nam, núp dưới bình phong của Mặt Trận Việt Minh đã không làm nên được những chiến công gì, ngoài những cuộc tập kích lẻ tẽ; và bị quân Pháp đánh dồn khắp nơi. Mãi đến khi Mao Trạch Đông đánh chiếm được toàn bộ Trung Hoa, và đưa cố vấn quân sự và cố vấn chính trị Trung Quốc sang điều khiển đảng cộng sản Việt Nam từ mọi mặt, lúc bấy giờ tình hình chiến sự mới bắt đầu thay đổi. Sự tham dự vào nội tình của đảng cộng sản Trung Quốc vào đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1950, và cũng chính từ đó, nhờ sự viện trợ vũ khí dồi dào của Mao Trạch Đông và Liên Xô, tình hình chiến sự của Việt Minh mới bắt đầu có sự chuyển biến. Cũng chính những gì Giáp viết ra mới cho chúng ta thấy rõ một sự thật là cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ - núp dưới danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh – đã được đế quốc Liên Xô và Mao viện trợ tối đa với mục tiêu duy nhất là bành trướng chủ nghĩa cộng sản khắp vùng Đông Nam Á. Liên Xô đã thất bại trong ý độ nhuộm đỏ Nhật Bản trong thế chiến thứ Hai vì không ngờ rằng Mỹ chơi đòn cao hơn bằng cách thả bom nguyên tử buộc Nhật đầu hàng trước khi Hồng quân Nga có dịp tiến công xâm chiếm nước Nhật. Với chủ trương nhuộm đỏ vùng Á Châu, Liên Xô ủng hộ tối đa các phong trào cộng sản ở Á Châu để thực hiện mộng bá quyền thế giới như Liên Xô đã thực hiện được tại Đông Âu sau thế chiến thứ Hai. Với chủ trương như thế nên khi Hồ Chí Minh qua gặp Stalin để xin viện trợ quân sự đánh Pháp, Stalin chấp thuận ngay. Giáp kể lại: “Trong một cuộc làm việc ỏ Moscow cùng với Stalin có cả Mao Trạch Động, Bác đề nghị Liên Xô giúp trang bị 10 đại đoàn bộ binh, và 1 trung đoàn pháo cao xạ. Stalin nói: yêu của Việt Nam không lớn. Nên có sự phân công giữa Trung Quốc và Liên Xô. Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam những thứ đang cần. Những thứ gì Trung Quốc chưa có, thì hãy lấy trong số hàng Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc chuyển cho Việt Nam, và sẽ được Liên Xô hoàn trả. Trung Quốc sẽ không thiệt vì trao cho Việt Nam những thứ đã dùng rồi, sẽ nhận lại ở Liên Xô những thứ mới” Mao Trạch Đông nói: “Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn để đánh Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn ở miền Bắc. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp ở Việt Nam” (6) Khi trở về Bắc Kinh từ Liên Xô, phía Trung Quốc đưa cho Hồ Chí Minh danh sách gồm 4 người cố vấn: La Quý Ba, Trung Ương Uỷ Viên Đảng cộng sản Trung Quốc, trưởng đoàn cố vấn. Vị Quốc Thanh, trưởng đoàn cố vấn về quân sự; Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưu, Mã Tây Phu, cố vấn về công tác hậu cần. (7) Bắt đầu từ thời điểm đó, Trung Quốc bắt đầu thao túng và gần như toàn bộ điều khiển đảng cộng sản Việt Nam. Việc điều khiển của Trung Quốc và thái độ chấp nhận nghe lệnh cố vấn của Trung Quốc như thế nào sẽ được bàn tới vào bài viết tới. Ở đây chúng ta chỉ nhìn về khía cạnh quân sự và xem “thiên tài quân sự của Võ Nguyên Giáp” như thế nào trước sự hoá phép của các cố vấn quân sự Trung Quốc. Ngay từ tháng 06, 1950, Trung Quốc đã bắt đầu nhúng tay vào điều khiển đảng cộng sản Việt Nam, và tất cả những gì mà cộng sản Việt Nam nhận ở Trung Quốc từ thập niên 50 cho đến ngày hôm nay, thì làm sao đảng cộng sản Việt Nam lại không phải trả lại bằng cách cắt đất dâng biển cho Trung Quốc! CHIẾN DỊCH ĐÔNG KHÊ Cũng bắt đầu từ thời điểm này, với sự tham dự của cố vấn quân sự Trung Quốc, súng đạn của Trung Quốc, cộng sản mới bắt đầu mở những trận đánh lớn. Trong chiến dịch Đông Khê, Võ Nguyên Giáp kể lại chiến dịch này với sự tham gia của đoàn cố vấn Trung Quốc như sau: “Tôi mở bản đồ trình bày về tình hình địch, những lục lượng của ta tham gia chiến dịch, rồi nói về phương án tác chiến, những lý do mở đầu chiến dịch bằng đánh Đông Khê. Trần Canh - sang thay đồng chí La Quý Ba đã về nước – nhìn trên bản đồ, hỏi về binh lực, điạ hình , công sự phòng thủ của địch tại Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, rồi nói: “…Đánh Đông Khê để kéo viện binh địch lên đánh là chiến thuật “đánh điểm diệt viện” giải phóng quân Trung Quốc thường dùng trong chiến tranh chống quân Tưởng. Việt Nam nên vận dụng nhiều chiến thuật này..” (8) CHIẾN DỊCH CAO BẰNG Sự thành công của chiến dịch Cao Bằng cũng do chính kế hoạch của cố vấn quân sự hướng dẫn. Võ Nguyên Giáp kể lại: “Đoàn cố vấn Trung Quốc đã có mặt ở Cao Bằng. Lần này, đồng chí Vi Quốc Thanh ở lại sở chỉ huy cùng với chúng tôi. Tại hội nghị, đồng chí Trần Canh (cố vấn quân sự Trung Quốc) đã phát biểu, nêu lên những thành công của chiến dịch. Đồng chí đánh giá rất cao chiến dịch biên giới , rút ra những bài học quan trọng, và nói nhiều về bản chất của quân đội cách mạng. Sau hội nghị, đồng chí Trần Canh, đồng chí Vi Quốc Thanh và tôi ngồi trao đổi với nhau trền nhà sàn quanh một tấm bản đồ trải rộng. Đồng chí Trần trỏ ngón tay vài con đường số 3 chạy thẳng từ Cao Bằng về Hà Nội…Rồi đồng chí vạch ba vòng tròn ở Trung Du, phía Bắc và phía Nam Hà Nộ, nói tiếp: “Phải ba chiến dịch như chiến dịch Biên Giới; thời gian khoảng 1 năm”. (9) Sự thành công của chiến dịch biên giới không những nhờ vào sự cố vấn quân sự của Trung Quốc, mà còn nhờ vào sự viện trợ của Mao Trạch Đông. Võ Nguyên Giáp thú nhận: “Nhân dân tỉnh Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã hết lòng đóng góp lương thực cho chiến dịch. Những đoàn xe vận tải của quân giải phóng Trung Quốc chạy thâu đêm cả tháng ròng trên những con đường cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc. Tính đến hết năm 1950, ta đã tiếp nhận của Trung Quốc: 1200 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang, quân dụng, 2634 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng dụ quân y, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu. Viện trợ của Trung Quốc là nguồn cung cáp quan trọng và hiệu quả cho chiến dịch!” (10) Qua những gì Võ Nguyên Giáp thú nhận thì rõ ràng cái gọi là “cuộc kháng chiến thần thành” của cộng sản Việt Nam đều hoàn toàn do Trung Quốc lãnh đạo mọi mặt. Chỉ khác là thân xác của người Việt Nam đã bị lợi dụng dưới chiêu bài kháng Pháp đứng ra hứng đạn cho ý đồ làm bá chủ Đông Dương của đế quốc Liên Xô và Mao Trạch Đông. Sự lệ thuộc của đảng cộng sản Việt Nam vào Trung Quốc nặng đến độ, ngay tại hội nghị Genève vào năm 1954, chính Chu Ân Lai là người đã đề nghị phải chia đôi Việt Nam tại sông Bến Hải. Lời đề nghị của Chu Ân Lai đã làm phái đoàn cộng sản Việt Nam rất ngạc nhiên nhưng cam tâm cuối đầu chấp nhận. Chi tiết về vấn đề này sẽ được trình bày trong bài kế tiếp. CHIẾN DỊCH TRUNG DU Về chiến dịch đánh vùng trung du và đồng bằng, Võ Nguyễn Giáp cũng lạnh chân không biết phải đánh như thế nào nên đã phải hỏi cố vấn quân sự Trung Quốc – Vi Quốc Thanh: “tôi trao đổi với đồng chí Vi Quốc Thanh về những thuận lợi và khó khăn khi bộ đội chuyển về tác chiến ở trung du và đồng bằng. Bạn giới thiệu với chúng ta chiến thuật “bôn tập” của Giải phóng quân Trung Quốc. Bộ đội sẽ trú quân cách địch khoảng 15 km, ngoài tầm pháo của chúng, bất thần tiếp cận đánh địch ban đêm.”(11) TRUNG QUỐC MỘT MÌNH KHÔNG THỂ MỞ HAI MẶT TRẬN Trong lúc cộng sản Trung Quốc viện trợ quân sự và thao túng đảng cộng sản Việt Nam về mọi mặt (sẽ trình bày trong một bài khác) trong cuộc chiến đánh Pháp thì cuộc chiến Triều Tiên xãy ra. Trung Quốc đưa chí nguyện quân sang hỗ trợ Bắc Hàn đánh với quân đội Hoa Kỳ tại bán đảo Triều Tiên. Chiến thuật lúc đó của Trung Quốc là đánh biển người - lấy số đông với hy vọng là đè bẹp được quân Hoa Kỳ. Nhưng thực chất lúc ấy là vì vũ khí của Trung Quốc hãy còn thô sơ so với Mỹ, nên phải xử dụng đến số đông để khoả lấp đi sự yếu kém về mặt kỹ thuật. Trong lúc vướng bận với mặt trận Triều Tiên, Trung Quốc vẫn không muốn cộng sản Việt Nam mở những trận đánh lớn với Pháp vì sợ rằng nếu Mỹ nhảy vào Đông Dương cứu Pháp thì Trung Quốc không thể nào một mình đánh một lúc cả hai chiến trường. Vụ này, Võ Nguyên Giáp đã hé lộ cho chúng ta thấy tình hình lúc ấy như sau: “Tôi trao đổi với đồng chí Vi Quốc Thanh về phương hướng mở chiến dịch Đông Xuân. Anh Vi nói đoàn cố vấn đã bàn bạc nhiều lần. Quân Pháp có nhiều phương tiện lại cơ động trên những nội tuyến. Ở Triều Tiên, quân đội Triều Tiên và Chí Nguyện Quân Trung Quốc chủ yếu thắng địch bằng số đông. Khó khăn của Việt Nam vẫn lá ít quân! Đồng chí Vi cân nhắc rồi nói tiếp: tôi sắp về Bắc Kinh. Lần này Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ có ý kiến với các đồng chí Việt Nam” “Ít lâu sau ngày đồng chí Vi Quốc Thanh về Bắc Kinh, trung ương Đảng ta nhận được thư của đồng chí La Quý Ba. Trong thư đồng chí La viết với tình hình hiện nay, tốt nhất là Việt Nam nên quay về chiến tranh du kích. Có lẽ các đồng chí Trung Quốc E NGẠI SẼ TÁI DIỄN Ở VIỆT NAM MỘT TÌNH HUỐNG GIỐNG NHƯ Ở TRIỀU TIÊN, TRONG LÚC TRUNG QUỐC CHƯA SẲN SÀNG” (12) Qua đoạn kể ở trên của Võ Nguyên Giáp, chúng ta có thể kết luận rằng tất cả các chiến dịch quân sự đánh Pháp như thế nào hoàn toàn cho trung ương Đảng Bắc Kinh quyết định. Rõ ràng một điều là Trung Quốc chỉ muốn Việt Nam đánh lẻ tẻ để khuấy rối quân Pháp trong lúc Trung Quốc hãy còn bận tay bên Triều Tiên. Hay nói một cách trắng trợn hơn là nền độc lập của Việt Nam nhanh hay chậm và đến vào lúc nào là do Trung Quốc quyết định! CÁI GÌ CŨNG PHẢI CÓ CỐ VẤN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC Trong chiến dịch Hoà Bình đã cho chúng ta thấy đồng chí “Võ Nguyên” chẳng có một tí kiến thức quân sự nào cả, mà bất cứ cái gì cũng đều phải hỏi, phải có ý kiến của cố vấn quân sự Trung Quốc. Trong chiến dịch Hoà Bình, khi Hoàng Văn Thái đến gặp Giáp để trình bày hai phương án đánh địch. Nghe xong, Giáp nói: “Ý kiến của đồng chí cố vấn [Trung Quốc] về tham mưu thế nào? Tôi hỏi.” “Anh Hoàng Văn Thái nói: Đồng chí Mai tỏ vẽ dè dặt…” (13) CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ Chiến thắng Điện Biên Phủ có phải do thiên tài quân sự của Võ Nguyên Giáp? Sau trận Điện Biên Phủ, các giới báo chí Tây Phương thường có cái nhìn ngưỡng mộ thiên tài quân sự của Giáp, và mãi cho đến năm 1975, mỗi lần nhắc đến một chiến thắng quân sự nào đó, không ai lại không nhắc đến Giáp. Tuần báo Times - số tháng 2, 1968 đã đăng hình của Giáp ngay trang bìa báo với nhan đề Giáp là tác giả chiến dịch tổng công kích Mậu Thân. Lúc bấy giờ thì như thế, nhưng sau này, chính Giáp đã tự thú nhiều điều ít ai ngờ rằng ngay cả chiến thắng Điện Biên Phủ từ kế hoạch cho đến chiến thuật hành quân đều do cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh quyết định. Quân Pháp trú đóng tại lòng chảo Điện Biên Phủ, sau này có kể lại họ rất ngạc nhiên về lối đánh giao thông hào của quân đội Việt Minh lúc bấy giờ. Thời ấy, không một ai hiểu quân đội Việt Minh học chiến thuật đánh giao thông hào từ đâu. Khoảng thời gian đó không ai biết có sự chỉ đạo của cố vấn quân sự Trung Quốc vì Hồ Chí Minh đã ra lệnh tất cả phải giữ bí mật về sự hiện diện của đoàn cố vấn quân sự. (14). Trong cuốn Điên Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử do Võ Nguyên Giáp viết và xuất bản vào năm 2000, Giáp đã giải đáp cái thắc mắc của quân Pháp trú đóng tại Điên Biên rằng: chiến thuật đánh “giao thông hào” cho chính các cố vấn quân sự Trung Quốc đề ra. Giáp viết: “Ngày đầu xuân Giáp Ngọ - 1954 - tôi sang lán của đồng chí Vi Quốc Thanh chúc Tết đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải tiếp tục ăn một cái Tết ỏ ngay mặt trận. Đồng chí Vi vui vẽ chúc mùng. Đồng chí cho biết: sau khi phân tích rõ về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta, các cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Đồng chí đã đề nghị quân uỷ Trung Ương và bộ tổng tham mưu quân giải phóng nhân dân Trung Quốc gửi sang gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới nhất ở Triều Tiên , nhất là kinh nghiệm xây dựng trận địa và chiến đấu đường hầm, kể cả cuốn sách “Thượng Cam Lĩnh”, để bộ đội Việt Nam tham khảo” (15) Qua lời kể đó, chính Giáp đã nhìn nhận rằng chính các cố vấn quân sự Trung Quốc, trong trường hợp này là Vi Quốc Thanh đã chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch trong trận Điện Biên Phủ. Một trong những sự thay đổi đó là đánh bằng giao thông hào. Nghĩa là Giáp chỉ là công cụ thi hành tất cả những chỉ đạo do đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đưa ra mà thôi, chứ thật tài quân sự của Giáp hoàn toàn không có. Hào quang chiến thắng Điện Biên mà bấy lâu nay Đảng cộng sản Việt Nam vẫn thường gắn cho Giáp, lẽ ra phải nên gắn cho Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc mới đúng! Muốn thay đổi chiến thuật đánh như thế nào, Giáp cũng không dám qua mặt đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc, mà phải trình bày và xin quyết định từ đoàn cố vấn. Giáp kể: “Sáng ngày 26 tháng 1, 1954, đồng chí Vi Quốc Thanh ngạc nhiên nhìn tôi rồi hỏi: ‘ Trận đánh sắp bắt đầu, đề nghị đồng chí Võ Tổng cho biết tình hình tới lúc này ra sao?” Giáp kể tiếp: “Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí trưởng đoàn’. Cuộc trao đổi giữa tôi và đồng chí Vi diễn ra khoảng nữa giờ. Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia [trong đoàn cố vấn] đã cho rằng chỉ có cách đánh nhanh, thắng nhanh mới giành thắng lợi!” (16) Trong lúc bàn bạc với các cán bộ dưới quyền trong Đảng Uỷ Mặt Trận về chiến dịch Điện Biên Phủ, người đưa ý kiến phải đánh nhanh, người đưa ý kiến cần đánh chậm nhưng chắc; Giáp chỉ biết thâu tóm tất cả các ý kiến đó rồi đem đến trình bày lại với Vi Quốc Thanh những điều đã thảo luận, chứ mặc nhiên cá nhân của Giáp hoàn toàn không có ý kiến gì hết. Giáp kể: “Tôi thấy cần gặp trưởng đoàn cố vấn quân sự của bạn , hy vọng sẽ có sự đồng tình: lưạ chọn phương án “đánh nhanh thắng nhanh”. (17) Ở đây ta thấy rất rõ là Giáp chỉ “hy vọng” trưởng đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh đồng tình với các ý kiến của Đảng Uỷ Mặt Trận đưa ra chứ không dám tự mìmh quyết định ngược lại với những gì đã được đoàn cố vấn ân định từ trước. Chính vì không có tài cán gì cho nên sau này Giáp đã bị Đảng cho làm bộ trưởng bộ kế hoạch hoá gia đình. Chứ quả thật nếu Giáp là một vị tướng có tài thật và có công thật trong các chiến dịch đánh Pháp thì chẳng ai lại đối xử với một vị tướng có công như thế . Qua những gì Võ Nguyên Giáp kể, chúng ta mới thấy luôn cả sự lố bịch của Đảng cộng sản Việt Nam khi các văn nô cộng sản ra các một loạt các sách với nhan đề “tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh”, “Bác Hồ bàn về Du Kích Chiến” …. với mục đích đánh bóng hình ảnh của Hồ Chí Minh, nhưng thực chất tất cả các bài viết về quân sự của Hồ Chí Minh và Trường Chinh đều là những bản cóp dê lại các bài viết của Mao Trạch Đông (sẽ có bài nghiên cứu về đề tài này trong lần tới). KẾT LUẬN: Tại sao phải một lần cho tất cả lột trần chân tướng của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp ... ? tại sao ta lại phải ra công đạp đổ các thần tượng do đảng CSVN dựng nên, ta phải đập tan các ông bình vôi đang rêu phong ở gốc cây đa lịch sử ? Là vì các hình tượng bi hài này đang làm cản đường tiến lên của lịch sử Việt Nam; đang làm chùng bước vươn tới của Quốc Dân Việt Nam. Thử hình dung mà xem, còn hình ảnh bi hài nào hơn hình ảnh một người, đang cố hết sức bơi lội bì bõm trong vũng nước mà nếu ngươi đó đứng lên thì mực nước chỉ ngang đầu gối ! Bi hài hơn nữa là người đó không còn nổi cái ý thức là nếu đứng lên thì người đó sẽ nhận ngay ra là mực nước không sâu đến độ anh ta (hay chị) phải khổ công gắng sức bơi như thế. Hiểu biết nơi các nước tiên tiến bao la như đại dương. Bất cứ ngành nào ta lao vào, ta cũng có thể bơi mãi mà không thấy bến bờ; ta có thể lặn sâu xuống mãi mà không đụng đến đáy. Mỗi bến bờ tưởng chừng đạt được lại ngay lập tức mở ra một bến bờ mới, và với là nổ lực và lòng say mê khám phá để chinh phục bến bờ đã được tri thức đẩy ra xa, về phía trước. Mỗi đáy tầng tưởng chừng chạm phải lại ngay lập tức mở ra một vực thẳm chóng mặt. Tất cả không ngừng được tới, xa hơn, sâu hơn. Trên chặng đường khám phá tri thức, mỗi trạm dừng đâu chỉ là ngắn hạn, mỗi thành quả đạt được đâu chỉ là tạm thời; ngắn và tạm là vì lấp lánh ở xa là những khám phá mới. Tư tưởng (nếu có thể cho đó là tư tưởng) Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, và tư tưởng của các thần tượng mà đảng CSVN dựng nên không được là ao nước ngang đến đầu gối... mà chỉ như những vũng nước đọng lại nơi vết chân trâu. Ấy thế mà quốc dân Việt Nam, các thế hệ trẻ Việt Nam cứ bị buộc phải bơi trong các vũng nước đó. Còn gì bi hài hơn thế ! Vì muốn chấm dứt hình ảnh bi hài đó mà ta duyệt lại và đạp đổ tất cả những thần tượng mà đảng CSVN dựng nên. http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2820 Võ Nguyên Giáp, một sự nghiệp đầy thăng trầm “Cũng nên lưu ý là trong giai đoạn này tranh chấp quyền lực giữa Võ Nguyên Giáp và một số chỉ huy quân sự khác đã bắt đầu manh nha: những người trực tiếp chiến đấu phê bình Võ Nguyên Giáp chỉ là một cấp chỉ huy văn phòng chứ không trên chiến địa. Ngay trong đội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, Võ Nguyên Giáp là cấp chỉ huy quân sự tổng quát, nhưng Hoàng Sâm và Dương Mạc Thạch (Xích Thắng) mới là các cấp chỉ huy trực tiếp trên thực địa. Với thời gian những người lính chỉ phục tùng các cấp chỉ huy quân sự trực tiếp của ho trên chiến trườngï, như các ông Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, v.v. -"Theo một nguồn sử liệu gần đây cho biết (nhà nghiên cứu quân sử Merle Pribbenow, cựu chuyên viên ngôn ngữ học thuộc cơ quan tình báo CIA của Mỹ), tác giả cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 là các ông Lê Duẩn và Văn Tiến Dũng, trong khi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều bị vô hiệu hoá vì không ủng hộ giải pháp táo bạo này." Các nhận định về Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 : Trong hồi ký của Võ Nguyên Giáp trong quyển Con Đường Tới Điện Biên Phủ (1945-1950) : "Cách mạng Trung Hoa thành công đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ trước mắt phải nhanh chóng giải phóng một vùng biên giới phía bắc tiếp giáp với khối xã hội chủ nghĩa. Đây sẽ là hậu phương lớn của cách mạng ba nước Đông Dương. Chỉ có mở thông đường giao lưu quốc tế, ta mới có điều kiện tiếp nhận sự chi viện từ các nước anh em. " 1- Rỏ ràng là Võ Nguyên Giáp và đảng CSVN là công cụ,là tay sai cho Chủ Nghiã Cộng Sản Quốc Tế.Họ chiến dấu là vì quyền lợi của CSQT chớ đâu phải vì quyền lợi của đất nước Việt Nam .Vì những lẽ đó mà sau nầy Hoa Kỳ và các nước Phương Tây đã từ chối giúp đở cho VN thoát khỏi chế độ Thực Dân Pháp vì họ lo sợ tên tay sai CSQT trá hình nầy .Không phải dể dàng tìm thấy các chứng cứ CSVN lệ thuộc vào Cộng sản Quốc Tế vì chúng luôn che dấu ,nhưng trong trích đoạn vừa kể chúng ta thấy sở dỉ có Trận Điện Biên Phủ là do nhu cầu của Trung Cộng chứ không phải của chính Việt Nam.Lúc nầy CSVN công khai nhận viện trợ của khối CSQT chứ không còn che dấu như thời kỳ 1945 lúc nào Hồ Chí Minh cũng xác nhận mình không phải là Cộng Sản. http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2820 2-Vỏ Nguyên Giáp là kẻ hiếu sát, đẩy các thanh niên Việt Nam vào chổ chết,vào một cuộc chiến không cần thiết,vì Hoa Kỳ, lực lượng đồng minh của Miền Nam VN chưa bao giờ có ý định cai trị, thôn tính Việt Nam.Sự có mặt của Hoa Kỳ là để ngăn chặn CSQT mà thôi. Khi cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu, dư luận trên thế giới đều cho rằng Võ Nguyên Giáp muốn dằn mặt quân đội Hoa Kỳ lúc đó đang hiện diện đông đảo tại miền Nam, trên 500.000 người. Dư luận quốc tế cho rằng Võ Nguyên Giáp đã vi phạm một sai lầm chiến lược khi muốn đi tắt đến chiến thắng trong chiến tranh, hơn 125.000 quân tinh nhuệ của phe cộng sản đã bị tiêu diệt trong ba cuộc tổng tấn công tháng 1, tháng 5 và tháng 8-1968. Phải đợi đến ba năm sau, năm 1971, phe cộng sản mới xây dựng lại được lực lượng. http://vnthuquan.net/(X(1)S(hsbtoc55jcpgfr45lqk4ps55))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnn3nm31n343tq83a3q3m3237nvn Mây Mù Thế Kỷ của Bùi Tín: “Tôi còn nhớ hồi năm 1965, khi cho ý kiến về bình luận quân sự, tướng Võ Nguyên Giáp có nói riêng với mấy phóng viên quân sự báo Quân đội nhân dân rằng: "Mỹ vào chừng mười bốn, mười lăm vạn đã thành vấn đề gay go ở chiến trường. Nếu số quân Mỹ lên đến hai mươi vạn hoặc hơn nữa thì sẽ rất gay go cho phía ta!" …“Trong chiến tranh với Mỹ, từ khi chiến tranh bùng nổ năm 1946 đến khi kết thúc tháng 4.1975, ông Giáp chưa hề vào chiến trường miền Nam. Ông chỉ sống ở Việt Bắc và Hà Nội. Ông chỉ huy từ chiếc hầm chỉ huy của bộ Quốc phòng, nằm trong sân cung vua Lê cũ, ở gần cột cờ cổ của Hà Nội. (Ông chỉ đi cùng Phi-đen Cát-xtrô vào Quảng Trị trên quãng đường Hồ Chí Minh một đoạn ngắn sau hiệp định Paris được ký). Do vậy, nên khi gặp các nhà báo quốc tế hay các đoàn đại biểu quân sự Liên xô, Trung Quốc, CHDC Đức, Cu Ba... khi nói về chiến tranh chống Pháp, về Điện Biên Phủ, tướng Giáp bao giờ cũng sôi nổi, sinh động hơn khi nói về cuộc chiến với Hoa Kỳ. …Sau khi chiến tranh kết thúc, nhất là vào năm 1986, khi bất đầu bước vào "đổi mới", uy tín tướng Giáp lên khá cao. Khi bầu đại biểu đi dự Đại hội đảng cộng sản VI, trong Đại hội đảng toàn quân, ông được tín nhiệm rất cao. Nhiều người nghĩ ông có thể thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, hòa nhập với phương Tây, từ bỏ giáo điều... Nhưng ông quá dè dặt, e ngại, an phận, cờ đã đến tay mà không phất. Giới trí thức, sĩ quan thất vọng về ông. Đây là trường hợp điển hình cho thấy, một chế độ giáo điều có thể tiêu hủy một tài năng như thế nào. Hồi còn ở trong nước, tôi rất quý mến tướng Giáp. Đến đại hội 6, cuối năm 1986, uy tín ông lên khá cao, ông được đại hội đảng toàn quân và một số ngành, địa phương nhắc đến như một nhân vật của tình thế, nhưng ông do dự, không quyết đoán. Để trôi qua một cơ hội cực hiếm? Tôi giảm ghê gớm niềm tin ở ông từ đó. Một số sĩ quan và cán bộ chê ông là hèn, là nhát, không dám bênh vực lẽ phải, công lý, không dám dấn thân cho dân chủ. Nay ông đã già. Tư duy lại không đổi mới kịp. Vì sao ông ngại? Vì: kinh cung chi điểu. Đã bị đe, bị dọa, bị giám sát nhiều lần, ông đâm ra sợ! ông còn sợ bị hiểu lầm là tham quyền, cố vị, là tranh giành quyền lực do động cơ cá nhân. Vẫn là suy nghĩ lẩn thẩn, từ cá nhân mình, không vì động lực cứu dân cứu nước vô tư, trong sáng. Ông cũng có thể nghĩ sự nghiệp cá nhân đến thế là lớn, là quý lắm rồi, cố giữ cho khỏi lọ lem thôi! Dù sao cũng chỉ có thể trông mong ở ông đến thế thôi. Mỗi con người đều có phần lớn và phần bé, phần sáng và phần tối!” http://community.vietfun.com/showthread.php?t=558023 3-Con người của Võ Nguyên Giáp là độc ác,vô cảm trước cái chết của các đồng chí bị đảng khủng bố, thanh trừng và cái chết của hang triệu dân lành vô tội bị CSVN thủ tiêu : Điều đáng trách nhất là ông Giáp không dám can thiệp, bảo vệ những sỹ quan thuộc quyền bị đàn áp, bắt bớ hay bỏ tù , từ Thượng Tướng Chu Văn Tấn, Trung Tướng Đặng Kim Giang, đến Tướng Lê Liêm và nhiều sỹ quan khác. Ông không hề tỏ ra quan tâm đến những thuộc cấp bị vu cáo trong vụ án Xét Lại Chống Đảng. Gần đây hơn, ông cũng làm ngơ khi Đại Tá Phạm Quế Dương bị tù và ông Hoàng Minh Chính mất ông cũng không hề tỏ thái độ. “Ông vô cảm về cảnh nhân dân bị tước đoạt quyền tự do và không hề thấy trách nhiệm của mình trong vụ bắt bớ đầy đọa những viên chức và quân nhân miền Nam trong ''các trại cải tạo.'' Ông dửng dưng trước thảm cảnh thuyền nhân và đã bỏ lỡ cơ hội thống nhất dân tộc. … Nét lớn nhất là dưới thời của ông Giáp, chiến sĩ và nhân dân chết quá nhiều, cái giá phải trả về nhân mạng quá cao. Phần lớn là do người Việt giết nhau một cách mù quáng, hăng say, số người chết và bị thương gấp hàng chục lần, hàng trăm lần quân Pháp và quân Mỹ. Đặc biệt là sau chiến tranh nhân dân vẫn không có tự do , dân chủ thật sự mà chỉ có Tự Do, Độc Lập,Dân Chủ bánh vẽ mà thôi.” Tóm lược của Long Điền về nhân vật Võ Nguyên Giáp: -CSVN dựng lên huyền thọai Võ Nguyên Giáp thực ra VNG không phải là một thiên tài quân sự trong cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 mà là:Trong trận Điện Biên Phủ các kế hoạch điều quân là do các cố vấn Trung Cộng chỉ đạo. -Võ Nguyên Giáp là người hiếu sát, chủ trương tấn công “biển người ”không hề thương tiếc binh lính dưới quyền, không đau xót trước hàng triệu sanh linh vô tội bị hy sinh. - Cuộc chiến Nam Bắc từ 1954-1975 là một cuộc chiến không cần thiết, quân đội Miền Bắc VN bị CSVN cưởng bách vào Nam thực hiện ý đồ xâm lược Miền Nam Việt Nam, một quốc gia hoàn toàn độc lập và có chủ quyền, có hiến pháp và Quốc Hội để điều hành guồng máy lập pháp, có chính phủ thông qua bầu cử Tự Do Dân Chủ được quốc tế công nhận. Khác hẳn với chính phủ độc tài hiện nay do tập đoàn CSVN điều hành, Quốc Hội và Chính Phủ chỉ là công cụ thi hành các nghị quyết của đảng. 4-Lê Duẩn : Lê Duẩn (1907-1986) Tiểu sử theo đảng CSVN : Lê Duẩn (7 tháng 4 năm 1907 – 10 tháng 7 năm 1986) là Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986. Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sau đó cậu bé Lê Duẩn theo gia đình về sinh sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành cùng huyện, ở bên kia dòng sông Thạch Hãn. Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn hiện nay được xây dựng tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành. Tháng 5 năm 1926, ông làm ở Sở Hỏa xa Đà Nẵng. Năm 1927, nhân viên thư ký đề-pô Sở Hỏa xa Đông Dương tại Hà Nội. Năm 1928, ông tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1929, tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1930, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ. Ngày 20 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, bị kết án 20 năm tù, bị giam ở các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La và Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Trung Kỳ. Năm 1937, làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1939, ông được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6. Năm 1940, bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ 2. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền. Năm 1946, ông được cử làm việc bên cạnh Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh. Từ 1946 đến 1954, ông được cử giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (sau đổi thành Trung ương Cục miền Nam). Chức vụ chính quyền của ông chỉ là Trưởng phòng dân quân, trong Bộ Tư lệnh Nam Bộ do Nguyễn Bình làm Tư lệnh. Năm 1951, tại Đại hội Đảng lần thứ II, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Năm 1952 ông ra Việt Bắc. Từ 1954 đến 1957, ông được phân công ở lại miền Nam lãnh đạo cách mạng miền Nam. Cuối năm 1957, ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng. Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương. Tại các Đại hội toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và lần thứ V (3/1982), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư đến khi mất. Ông cũng đảm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương từ năm 1978 đến năm 1984. Từ Đại hội V do sức khỏe yếu, Trung ương đảng giao bớt một số quyền của ông cho Trường Chinh. Ông là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII. Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương khác. Ông qua đời ngày 10 tháng 7 năm 1986 tại Hà Nội. -Nhận định về con người Lê Duẩn : -Qua những người thân cận với Lê Duẩn như :Xuân Vũ và Dương Đình Lôi chúng ta được biết về con người thật của Lê Duãn như sau : 1-Lê Duẩn chủ trương ém quân,chôn dấu vũ khí trong thời điểm 1954 với ý đồ tấn công xâm lược Miền Nam ngay khi Hiệp Định Genève còn chưa ráo mực. http://www.library4vn.com/index.php?view=story&subjectid=6992 Bí Ẩn Cuộc Đời Lê Duẩn Tác giả: Hứa Hoành “Chuyến tàu cuối cùng chậm chạp rời cửa sông Ông Đốc. 2 bên bờ, dân chúng tụ tập để tiễn chân thân nhân tập kết. Mọi người nhìn thấy rõ ràng Bí Thư Lê Duẩn đứng trên bong tàu Bilixki, đưa tay vẫy đồng bào... Khuya hôm đó, khi tàu Bilixki vừa ra khơi, Lê Duẩn xuống 1 chiếc ca nô trở lại bờ. Người tổ chức bí mật việc này là Võ Văn Kiệt, lúc đó làm Bí Thư Tỉnh Ủy Bạc Liêu. Duẩn được cài vào 1 gia đình ở Cà Mau để chờ đợi.” 2- Lê Duẩn một con người chủ chiến và hiếu sát: Thành phần ít học nhưng có nhiệt tâm theo chủ nghĩa Cộng sản,bản chất cộc cằn,cục mịch và hiếu sát qua chủ trương đưa đi "học tập Cải tạo" thực tế là bỏ tù hàng trăm ngàn sĩ quan và quân chính VNCH. Sự kiện trả thù nầy đã khiến cho hàng trăm ngàn gia đình ly tán và hàng trăm ngàn tù Cải Tạo chết trong tù. 3-Trong Bộ Chính Trị đảng CSVN chính vì áp lực của Duẩn mà phe chủ chiến đã thắng thế để tấn công vượt vĩ tuyến vào Miền Nam ,trong khi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chủ trương thận trọng không vội vàng trong cuộc xâm lăng Miền Nam. 4-Lê Duẩn là kẻ ra lệnh sát hại các tướng lãnh ,các đối thủ chính trị khác với ông ta. Nhiều bằng cớ cho thấy Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã khuynh đảo BCT và ra tay sát hại các tướng lảnh ,cán bộ không cùng phe cánh. http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=15050 : Sự kiện này cho thấy , sau một lịch sử chuyên dùng các chuyến bay chuyên cơ để ám sát đối thủ chính trị như vụ Lê Duẩn âm mưu cho máy bay chở Hồ rớt tại sân bay Gia Lâm cho đến vụ máy bay đâm vào núi tại Lào làm hơn 20 tướng lĩnh chống lại đường lối thân Trung Hoa thiệt mạng trong thời Lê Khả Phiêu nắm quyền thì sự kiện bị dấu nhẹm này là vụ ám sát kế tiếp có tầm vóc khá quan trọng . 5-Lê Duẩn tên hoang dâm vô độ,xảo trá,nhiều thủ đoạn: http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&cat=85&sub=85&id=43083 Hứa Hoành: Bí Ẩn Cuộc Ðời Tên Hoang Dâm Vô Ðộ: Lê Duẩn February 28, 2010 "Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nới lỏng chế dộ cai trị thuộc địa. Tại Ðông Dương, Pháp phóng thích 1 số chính trị phạm. Lê Duẩn được tha trong dịp này. Về Trung Kỳ, Duẩn lại tiếp tục hoạt động. 1 năm sau, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (1937-1939). Sở dĩ Duẩn được tiếp tục tiến cử vào chức vụ cao hơn là nhờ xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, ít học, trung kiên. Năm 1939, Duẩn được vào Ban chấp hành Trung ương đảng (Ủy Viên Thường Vụ Lâm Thời Trung ương đảng, 1939-1940), và được phái vào Saigon hoạt động. Bấy giờ đảng viên CS ở miền Nam chỉ có 1 nhúm người. Lúc đó ở Nam Kỳ có Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư, và Duẩn dưới quyền của Cừ. ….Năm 1954, sau khi Hà Nội và Pháp ký Hiệp định Geneva, thì Duẩn được cài ở lại miền Nam, nằm vùng tại 1 căn nhà đường Phan Ðình Phùng thuộc khu Bàn Cờ. Duẩn có cấp tốc ra Bắc để nhận chỉ thị lo việc tập kết, ém người và cán bộ ở lại miền Nam, để phát động cuộc chiến tranh mới. Duẩn sử dụng thông hành của 1 thương gia Tàu, do người vợ tên là LKD giới thiệu. Bà này là vợ hờ, theo kiểu già nhân ngải non vợ chồng. Duẩn lợi dụng bà này vì bà là vợ 1 thương gia giàu có, vừa làm cán bộ kinh tài cho CS, mà lại được cảnh "cơm no bò cỡi". Với thông hành hợp pháp, Duẩn đi đường bộ qua Phnom Penh, rồi đáp máy bay của Hàng không Pháp đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tới đây, Duẩn đổi máy bay về Hà Nộị Lãnh chỉ thị xong, Duẩn lại đội lốt 1 sĩ quan liên lạc của Bắc Việt, tháp tùng máy bay của Ủy Hội Kiểm Soát Ðình Chiến, trở về Saigon. Sau đó, Duẩn lén về Phụng Hiệp, rồi bí mật trốn ra mật khu ở Cà Mau. Tại nhà thờ Huyện Sử, Duẩn chủ trì 1 phiên họp cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam và ra lịnh : - Phân tán, chôn vũ khí, máy móc. …Trở lại năm 1948. Duẩn và Thọ tới chủ trì 1 phiên họp của đại biểu Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, họp tại mật khu ở Cà Mau. Duẩn gặp 1 cô gái xinh đẹp, có học thức, đang giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Phụ nữ tỉnh Cần Thơ, thì Duẩn mê ngay. Cần nhắc lại, lúc đó Duẩn đã 42 tuổi và có mấy đời vợ ở ngoài Bắc. Người vợ thứ nhứt được Duẩn cưới hồi 20 tuổi, ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. Vì bà vợ này mà Duẩn cất nhắc em ruột bà ta là Cao Xuân Diệm (bí danh Dương Thông), làm Cục trưởng Cục An ninh Nội chính, lúc đó mới cấp Ðại tá, sau này lên Trung tướng. 1 người vợ khác của Lê Duẩn là Võ Thị Sảnh, con ông Võ Văn Kính, người Quảng Nam. Ông Kính là công nhân hỏa xa, đồng nghiệp với Duẩn ở Quang Trị. Bà Sảnh gia nhập đảng CS năm 1948, xâm nhập vào hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Ðảng để báo cáo cho Trần Văn Trà, lúc đó làm Tư lịnh Quân khu 4. Khi vào Nam, Duẩn tuyên bố là minh chưa vợ vì còn "mãi lo làm cách mạng". Thương hại đồng chí Duẩn, tới tuổi này (42) mà chưa vợ, nhiều cán bộ muốn kiếm vợ cho Lê Duẩn để ông ta an tâm lo việc nước. Cô Ðỗ Thị Thúy Nga là con 1 đại điền chủ quê ở Thác Lác, cháu gọi Ðỗ Hữu Vị bằng chú ruột, và gọi Ðỗ Hữu Phương, người giàu nhất Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20, bằng ông nội. Số là năm 1900, Toàn quyền Doumer có dịp vào Saigon, không biết Phương nịnh hót thế nào mà Doumer đã cấp cho Phương cả ngàn mẫu ruộng ở Thác Lác. …Ðể cứu vãn danh dự và để lấy lòng anh Ba Duẩn, Trấn liền giới thiệu cô Nga cho Duẩn. Thấy Nga, Duẩn rất thích. Nhưng, Duẩn vóc dáng cục mịch, ăn nói cộc lốc như "dùi đục chấm mắm nêm", lại già hơn, gấp đôi tuổi cô Nga, nên Nga từ chối thẳng thừng. Duẩn kêu vài cán bộ thân tín giữ những chức vụ quan trọng tới họp mật. Bà Lê Ðoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Hộ Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, được lịnh anh Ba tới "động viên" cô Nga ưng anh Ba. Anh Ba tuy lớn tuổi nhưng chưa vợ con vì mãi lo việc cách mạng. Rồi Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng), cũng được Duẩn giao nhiệm vụ vận động Thúy Nga. Chưa hết, giáo sư Ðặng Minh Trứ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Cần Thơ, nhận lịnh Duẩn đến thẳng tư gia của cô Nga để "vận động" song thân của cô. Tất cả đều là công dã tràng, vì cô Nga từng là nữ sinh tường đầm, nói tiếng Pháp như gió, không chịu làm vợ 1 anh nhà quê thất học. 1 người từng ở trong hàng ngũ kháng chiến kể lại rằng, khi mọi cuộc "vận động" bế tắc, Duẩn liền dùng bạo lực. Duẩn cho lịnh mời cô Nga với tư cách đại biểu Cứu Quốc Cần Thơ, đến họp tại 1 ngôi nhà giữa rừng, bên bờ sông Trẹm, chỗ giáp ranh U Minh Thượng và U Minh Hạ. Ðêm ấy trời mưa, chuyện gì xảy ra không rõ, sáng chỉ thấy cô Nga mặt mày sưng húp vì khóc suốt đêm qua. Ván đã đóng thuyền, cô Nga miễn cưỡng làm vợ bé của Lê Duẩn. Từ đó, đảng ra lịnh cấm bất cứ ai bàn tán về việc "đồng chí Ba Duẩn cưới vợ". Năm 1955, cô Nga theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Duẩn cho dấu cô Nga với 2 con trong 1 biệt thự trên đường Hùng Vương. Không hiểu do ai báo cáo, bà vợ cả Ðỗ Thị Khê tìm tới đánh ghen. Cô Nga chỉ biết ôm mặt khóc. Duẩn dàn xếp dấu Nga ở Hải Phòng, cũng bị vợ lớn tìm tới chửi bới, khiến Nga đòi tự tử. Duẩn báo cáo việc lem nhem với Hồ. Hồ gợi ý đưa Nga qua Trung Quốc tỵ nạn vợ lớn, với danh nghĩa theo học chính trị tại Thiên Tân. Mỗi năm, Hồ cho Duẩn mượn chiếc máy bay riêng, ẩn số BH 195 qua Thiên Tân thăm vợ." Nhận định của Long Điền về Lê Duẩn trong Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975: 1-Lê Duẩn là một tay hiếu chiến, hiếu sát.Trong thời kỳ thi hành Hiệp Định Genève 1954 chính Lê Duẩn chủ trương ngụy trang cán bộ và chôn dấu vũ khí với mưu đồ bằng mọi giá phải xâm lăng Miền Nam. 2-Trong các Đại Hội Đảng CSVN thời kỳ 1954-1975 chính Lê Duẩn đã giật dây phe nhóm hiếu chiến nhằm tấn công Miền Nam và để khuynh loát các nhóm chủ hoà của Võ Nguyên Giáp. 3-Sau khi thôn tính Miền Nam .Trong các cuộc nói chuyện Lê Duẩn cho thấy đã nhận thấy sự thành công của kinh tế Miền Nam,nhưng với đầu óc bảo thủ chính Lê Duẩn đã chủ trương kinh tế toàn quốc phải theo rập khuôn Miền Bắc XHCN cho dù quyết định đó có làm tụt hậu đất nước và tiêu tán tiềm lực của quốc dân hắn cũng không màn .Người ta cho rằng tại sao sau 1975 thấy được sự thịnh vượng của Miền Nam hơn hẳn Miền Bắc, Lê Duẩn đã phát biểu là chủ trương của CSVN là sai lầm, mà Lê Duẩn vẫn tiến hành cưởng bức Miền Nam đi theo quỷ đạo của CS là vì có chủ trương sắt máu, phát động chiến dịch vơ vét, cướp bóc thì bọn Lê Duẩn và các cán bộ cấp cao mới có dịp đút túi các khoản tài sản khổng lồ tịch thu được từ đồng bào Miền Nam. 4-Với chủ trương hồng hơn chuyên, thời kỳ trị vì của Lê Duẩn là thời kỳ mà kinh tế thất bại thảm hại và đời sống người dân cả nước rất là cơ cực, đói khổ. Tóm lại Lê Duẩn là một cán bộ Cộng Sản khát máu, ít học, nhưng nhiều thủ đoạn độc ác, chủ trương tấn công Miền Nam bằng mọi giá cho thấy tội ác của Lê Duẩn đối với đồng bào Việt Nam chỉ đứng sau tên cầm đầu Hồ Chí Minh mà thôi. 5-Trường Chinh : Trường Chinh (1907-1988) theo tài liệu của Wikipedia: “Ông tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9 tháng 2 năm 1907, ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường ,tỉnh Nam Định. Thân phụ ông là cụ Đặng Xuân Viện, là một nhà nho không thành đạt trong đường khoa bảng, là một thành viên trong nhóm Nam Việt đồng thiên hội, là người biên soạn bộ Minh đô sử (gồm 100 quyển đóng thành sách).[1] Do truyền thống gia đình, được sự giáo dục của thân phụ, từ nhỏ, ông đã làm quen với Tứ thư, Ngũ kinh, thơ Đường và được đào tạo bài bản về văn hóa và lịch sử theo truyền thống Nho học. Khi lớn lên, ông bắt đầu tiếp xúc Tây học và theo học bậc Thành chung tại Nam Định. Tham gia hoạt động cách mạng Chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của thân phụ, từ năm 1925, khi còn là còn học ở bậc Thành Chung, ông đã tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Chu Trinh. Năm 1926, ông bị trường đuổi học. Năm 1927, ông chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học ở trường Cao đẳng Thương mại và tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1929, ông tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của đảng này. Năm 1930, ông được chỉ định vào Ban tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm này, ông bị Pháp bắt và kết án 12 năm tù và đày đi Sơn La, đến năm 1936 được trả tự do. Giai đoạn 1936–1939, ông là Xứ Ủy viên Bắc Kỳ, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc Kỳ. Năm 1940, ông được cử làm chủ bút báo Cờ giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc Kỳ, kiêm phụ trách các tờ báo tiếng Pháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức. Trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt Tại Hội nghị Trung ương 7 họp tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1940, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử làm Quyền Tổng Bí thư Đảng thay Nguyễn Văn Cừ. Tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương 8 họp tại Cao Bằng, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm Trưởng Ban tuyên huấn Trung ương. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. Tháng 3 năm 1945, ông triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị nổi tiếng "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong giai đoạn chuẩn bị Cách mạng tháng Tám 1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, ông được cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Cuối năm 1945, nhằm mục đích tránh những bất lợi về chính trị và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong chỉ đạo phong trào Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật nên tuyên bố tự giải tán, chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do ông làm Hội trưởng. Khi cuộc cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, để xác định mục tiêu và cổ vũ tinh thần cho những người kháng chiến, ông đã viết loạt bài báo nổi tiếng với tựa đề “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, đăng trên báo "Sự thật" từ số 70 (4 tháng 3 năm 1947) đến số 81 (1 tháng 8 năm 1947). Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: "Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh".[2]. Năm 1951, tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng, [đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam], ông được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư cho đến tháng 10 năm 1956.” Tiểu sử (theo tài liệu đảng CSVN): http://trananhquang.violet.vn/entry/showprint/entry_id/4293607 :”Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu sinh ngày 9/2/1907, trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học. Ông nội đồng chí là Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1827- 1910) một sĩ phu yêu nước, thân phụ là Đặng Xuân Viện một người có trình độ học vấn cao và luôn say mê nghiên cứu. Chính tại ngôi nhà lưu niệm này, ông nội cùng thân phụ đồng chí Trường Chinh đã viết và để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, văn học, triết học, địa lý, xã hội học… Trường Chinh (tên thật là Đặng Xuân Khu) sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học nổi tiếng của một làng khoa cử lừng danh cả nước - làng Hành Thiện thuộc tổng Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Truyền thống Nho học yêu nước của gia đình và quê hương sớm có tác động tích cực tới quá trình hình thành nhân cách và chí hướng của chàng thanh niên Đặng Xuân Khu. Sang đầu năm 1926, sự kiện nhà yêu nước Phan Chu Trinh qua đời vào ngày 24.3 là một trong những nguyên cớ thổi bùng lên làn sóng đấu tranh yêu nước của nhân dân ta. Ở Nam Định, một số nhà nho yêu nước đã đứng ra xin phép nhà cầm quyền thực dân tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh, nhưng bị từ chối. Lập tức, học sinh trường Thành Chung do nhóm Đặng Xuân Khu đứng đầu đã bãi khoá, kéo theo cuộc bãi khoá đồng loạt của học sinh toàn thành Nam. Trước áp lực đó, nhà cầm quyền thực dân buộc phải nhượng bộ. Lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh đã được tổ chức trang trọng tại nghĩa trang Bắc Tế có sự tham gia của hàng ngàn người. Hai sự kiện lớn trên đã trực tiếp thôi thúc, lôi cuốn một lớp thanh niên trí thức anh tài tuấn kiệt dấn thân vào con đường đấu tranh cứu nước, trong đó có Trường Chinh. Ngay sau cuộc vận động để tang và truy điệu Phan Chu Trinh, Trường Chinh cùng với gần 200 học sinh thành Nam khác đã bị bắt rồi bị đuổi học. Rời trường Thành Chung Nam Định, Trường Chinh lên Hà Nội nộp đơn xin theo học Trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương. Ông vừa đi học, vừa tự kiếm sống bằng nghề gia sư, vừa nỗ lực tìm đường tham gia phong trào yêu nước. Đầu năm 1927, người thanh niên sẵn bầu nhiệt huyết sục sôi tinh thần yêu nước đó đã bắt được liên lạc và gia nhập Hội Việt Nam Kách mệnh Thanh niên. Từ đó, Trường Chinh nguyện hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình, tinh thần, tài năng, trí tuệ, tình cảm và cả tính mạng cho sự nghiệp cách mạng - cứu quốc theo ngọn cờ lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Những năm 1927, 1928 là thời gian rất quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức Thanh niên. Vừa học ở Hà Nội, Trường Chinh vừa tranh thủ về làng Hành Thiện lập ra tờ báo Dân cày để mở rộng tuyên truyền cách mạng trong các tầng lớp dân chúng địa phương. Từ khoảng cuối năm 1928, đầu năm 1929, để đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước và phong trào công nhân, một nhóm cán bộ ưu tú của Thanh niên ở Bắc Kỳ đã khởi xướng phong trào vô sản hoá và xúc tiến cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản. Trường Chinh là một trong những người tán thành và ủng hộ mạnh mẽ chủ trương này. Trường Chinh được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng và sau đó, từ đầu năm 1930, sau khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản nói trên, lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Chinh có vinh dự là một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng. Từ giữa năm 1930, phong trào tranh đấu của nhân dân ta trở thành một cao trào cách mạng với hàng trăm cuộc biểu tình, bãi công của quần chúng công nông, mà đỉnh cao là sự ra đời của chính quyền Xô Viết tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Để dập tắt cao trào cách mạng của nhân dân ta, thực dân Pháp đã dùng nhiều biện pháp đàn áp dã man. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước đã bị giết hại hoặc bị bắt giam. Cuối tháng 12.1930, Trường Chinh bị sa vào tay mật thám Pháp. Chính quyền thực dân kết án ông 12 năm tù. Sau một thời gian giam giữ và tra tấn ông ở Hoả Lò (Hà Nội), chúng đày ông đi nhà tù Sơn La. Ở trong tù, cùng với Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) và một số cán bộ kiên trung của Đảng, Trường Chinh đã sớm lập ra chi bộ Đảng và một số tổ chức, đoàn thể hữu ái của tù nhân tại nhà tù Hoả Lò và nhà tù Sơn La. Trường Chinh được chi bộ phân công biên soạn một loạt các tài liệu lý luận sơ giản và phụ trách một số tờ báo bí mật của Đảng ở trong tù, vừa làm tài liệu huấn luyện đảng viên mới, vừa là vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh chính trị tư tưởng gay gắt giữa các chiến sĩ cộng sản với các nhóm tù nhân vốn là đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng. Có thể nói, Trường Chinh đã khởi đầu sự nghiệp hoạt động lý luận, tuyên truyền và văn hoá của mình ở trong chính nhà tù thực dân - trường học vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Cuối năm 1936, nhờ thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp và do sức đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta, chính quyền thực dân Pháp buộc phải ân xá hàng nghìn tù chính trị ở Đông Dương, trong đó có Trường Chinh. Cánh chim bằng gặp gió, Trường Chinh hăng hái lao mình vào phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Cùng với Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang, Lương Khánh Thiện... ông tích cực xúc tiến việc thành lập lại Xứ uỷ Bắc Kỳ, nhanh chóng khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng ở các cấp tại các khu vực nông thôn và thành thị. Đường lối mới của Đảng đã nhận được sự ủng hộ hết sức mạnh mẽ của quảng đại các tầng lớp nhân dân. Trong bối cảnh đó, Đảng ta xác định rõ vai trò rất quan trọng của công tác tuyên truyền. Đảng chủ trương lập ra một loạt các tờ báo, tạp chí công khai bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, đường lối của Đảng, mở ra một mặt trận đấu tranh công khai về chính trị, tư tưởng và văn hoá với chính quyền thực dân, thông qua đó mà vận động quần chúng, khuếch trương uy tín và ảnh hưởng trong các tầng lớp nhân dân. Một số đảng viên ưu tú, có khả năng và trình độ được Đảng phân công hoạt động trên mặt trận này, trong đó, tiêu biểu nhất là Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Bùi Công Trừng, Nguyễn Khoa Văn, Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp v.v. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Trường Chinh trong thời kỳ 1936 - 1939 là ở Bắc Kỳ. Có thể nói, ông chính là linh hồn, là người lãnh đạo nhóm cán bộ Đảng hoạt động báo chí tuyên truyền công khai ở Bắc Kỳ. Ông trực tiếp tham gia lãnh đạo một số tờ báo công khai lớn nhất của Đảng như tờ Le Travail, Tin tức, Đời nay, Notre voix..., đồng thời trực tiếp biên soạn nhiều tài liệu huấn luyện, tuyên truyền phục vụ cho công tác vận động quần chúng của Đảng. Với bút danh Qua Ninh, cùng với Võ Nguyên Giáp (bút danh Vân Đình), ông biên soạn và công bố cuốn "Vấn đề dân cày" vào năm 1937. Đây là một công trình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với công tác vận động nông dân của Đảng. Tháng 11.1940, Hội nghị Trung ương 7 đã diễn ra tiếp tục phân tích tình hình, hoàn thiện một bước chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng của Đảng một cách thận trọng. Tại hội nghị này Trường Chinh được cử làm quyền Tổng Bí thư của Đảng. Năm 1941, Trung ương Đảng bắt liên lạc được với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở phía nam Trung Quốc. Sau đó Người đã khẩn trương tìm đường về nước. Từ ngày 10 đến 19.5.1941 Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng 8 diễn ra bên bờ Khuổi Nậm, Pắc Bó (Cao Bằng). Trong Hội nghị, Trường Chinh đã trình bày chủ trương chiến lược cách mạng của Đảng trong giai đoạn trước mắt: đặt quyền lợi của giai cấp và bộ phận dưới sự sinh, tử tồn vong của toàn dân tộc; tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất của cách mạng Việt Nam là giành cho kỳ được độc lập dân tộc. Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, tại Hội nghị, Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Chia tay với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt và các cán bộ khác của Trung ương về xuôi, khẩn trương triển khai các quyết định của Hội nghị Trung ương 8 tới các cơ sở đảng trong toàn quốc để khẳng định hướng đi tới của cuộc vận động cách mạng theo phương hướng chiến lược mới. Bên cạnh công tác theo dõi và lãnh đạo phong trào trên toàn quốc, Trường Chinh đặc biệt chú trọng, dành tâm sức cho ba lĩnh vực công tác đặc biệt quan trọng là: công tác tư tưởng; công tác xây dựng an toàn khu (ATK) và công tác vận động, xây dựng lực lượng ở thành thị. Về công tác tư tưởng, điều Trường Chinh quan tâm đặc biệt là xây dựng và củng cố ý chí thống nhất của toàn Đảng trên cơ sở đường lối chiến lược đã được vạch ra tại Hội nghị trung ương 8. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất, cội nguồn sức mạnh của Đảng trong giai đoạn đầy thử thách ác liệt của cách mạng Việt Nam. Ngay đầu năm 1942, Trường Chinh quyết định lập ra tờ báo Cứu quốc làm cơ quan cổ động trung ương của Việt Minh. Tiếp theo, tháng 10.1942 ông lại lập ra tờ báo Cờ giải phóng làm cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng, đồng thời cho xuất bản Tạp chí Cộng sản làm diễn đàn chính trị tư tưởng của Đảng. Trường Chinh trực tiếp phụ trách các cơ quan tuyên truyền nói trên, viết hàng chục bài phân tích kỹ những chủ trương chiến lược và sách lược của Đảng, kịp thời uốn nắn, chỉ đạo phong trào ở từng địa phương cũng như trên phạm vi toàn quốc. Một sáng kiến độc đáo có tầm chiến lược của Trường Chinh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng trong thời kỳ này là xây dựng hệ thống ATK vững chắc ở các vùng phụ cận Hà Nội, trung tâm đầu não của chính quyền thực dân, phát xít. Tại đây, cơ sở đảng và Việt Minh được Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo theo một loạt quy tắc nghiêm ngặt, do đó thực sự trở thành chỗ đứng chân vững chắc của cách mạng Việt Nam. Công tác vận động các tầng lớp dân chúng thành thị cũng được Trường Chinh đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Trong thời gian này, bên cạnh công tác vận động công nhân, việc vận động lôi cuốn lớp trí thức, công chức và các tầng thị dân khác rất quan trọng. Sau một thời gian suy ngẫm, tháng 2.1943 Trường Chinh đã soạn thảo và đưa ra bản "Đề cương văn hoá Việt Nam". Đây cũng là lần đầu tiên Đảng ta đưa ra một tuyên ngôn về vấn đề văn hoá. Những luận điểm mà Trường Chinh nêu ra, đặc biệt là ba nguyên tắc xây dựng nền văn hoá Việt Nam mới Dân tộc, Khoa học và Đại chúng đã xua tan những nghi ngại, mặc cảm của tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ... đối với chủ nghĩa cộng sản, với Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời tạo cho họ niềm tin để yên tâm đứng dưới ngọn cờ cứu quốc đại nghĩa do Đảng và Việt Minh giương cao. Có thể nói đây là một trong những thành công lớn của cách mạng Việt Nam trước giờ phút quyết liệt, trong đó Trường Chinh là người có đóng góp trực tiếp và quan trọng. Từ ATK, thông qua các cơ sở nội tuyến, Trường Chinh luôn theo dõi cẩn trọng, sát sao các diễn biến ở Hà Nội. Ngày 8.3.1945, nhận được tin Toàn quyền Jean Decoux bị Đại sứ Nhật mời gấp vào Sài Gòn, quân đội Nhật được lệnh cấm trại, ông đã xác đoán ngay: Nhật lật Pháp tới nơi! Ngay lập tức ông phái người liên lạc và triệu tập gấp Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng. Tối ngày 9.3.1945, đúng lúc Hội nghị vừa khai mạc thì cũng là lúc cuộc đảo chính Nhật - Pháp bắt đầu. Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, Hội nghị đã phán đoán chính xác và phân tích kỹ cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Việt Nam sau cuộc đảo chính, đồng thời nêu ra những quyết sách quan trọng cả về chiến lược và chiến thuật, phát động cao trào kháng Nhật cứu quốc, dự kiến thời cơ và phương thức tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sau hội nghị, Trường Chinh chắp bút bản chỉ thị lịch sử "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Ngày 12.3, bản Chỉ thị này được khẩn trương phổ biến tới các cơ sở Đảng và Việt Minh khắp ba kỳ, kịp thời vạch hướng cho cuộc vận động yêu nước trong giờ phút quyết liệt. Cùng với Bác Hồ và các đồng chí Phạm Văn đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, trên cương vị Tổng Bí thư, Trường Chinh đã góp phần rất quan trọng vào việc chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam trong lúc băng ghềnh, vượt thác hiểm nghèo. Sau khi được tin Nhật đầu hàng, Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập do Trường Chinh đứng đầu, phát đi mệnh lệnh khởi nghĩa vào 23 giờ đêm ngày 13.8.1945. Ba ngày sau, tại Quốc dân Đại hội ở Tân Trào, thay mặt Đảng Cộng sản Đông Dương, Trường Chinh đã trình bày ngắn gọn chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước và đã được Đại hội nhiệt liệt tán thành. Ngày 2.9.1945 nước Việt Nam DCCH ra đời, nhưng đã phải sớm đương đầu với muôn vàn thử thách ác liệt gây ra bởi ba thứ "giặc": giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, ngay từ cuối tháng 8.1945 Hồ Chí Minh đã đề nghị cải tổ thành phần Uỷ ban Dân tộc giải phóng (do Quốc dân Đại hội bầu ra) lập ra Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trường Chinh và một số cán bộ cao cấp của Đảng đã tự nguyện rút lui khỏi thành phần của Chính phủ, nhường chỗ cho một số nhân sĩ yêu nước tiến bộ. Để giảm bớt áp lực của các thế lực ngoại xâm và phản động, tháng 11.1945 Đảng Cộng sản Đông Dương cũng tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật. Tuy không nắm giữ vị trí nào trong chính quyền cách mạng, nhưng Trường Chinh vẫn ngày đêm cùng với Hồ Chí Minh và các cán bộ Đảng cao cấp khác chỉ đạo sát sao cuộc đấu tranh xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Theo chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, Trường Chinh đã sớm quan tâm tới việc nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm tổ chức chính quyền cách mạng, đặc biệt là tổ chức kháng chiến theo hình thái chiến tranh nhân dân. Vì vậy, tiếp theo Chỉ thị "Hoà để tiến", sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trường Chinh đã viết ngay một loạt bài trên báo Cứu quốc để phổ biến và cụ thể hoá đường lối kháng chiến, kiến quốc "toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính". Đầu năm 1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã diễn ra ở chiến khu Việt Bắc. Tại Đại hội này Trường Chinh đã trình bày bản báo cáo quan trọng bàn về những đặc điểm, tính chất của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân Việt Nam. Có thể nói, đây là một bước quan trọng hoàn chỉnh hệ thống lý luận của Đảng về cách mạng Việt Nam. Trường Chinh được Đại hội bầu làm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (7.1954), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành thắng lợi vẻ vang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc phấn khởi bắt tay vào công cuộc kiến thiết xã hội mới. Một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất lúc đó là tiếp tục hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất đã được phát động từ cuối năm 1953, đầu năm 1954. Đây là một cuộc vận động mang ý nghĩa kinh tế và chính trị to lớn mà Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp theo dõi và chỉ đạo. Tới cuối năm 1955, cuộc cải cách ruộng đất đã giành được những thắng lợi căn bản, nhưng do nhiều nguyên nhân mà trong quá trình chỉ đạo và thực hiện ta đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, nhất là để xảy ra tình trạng quy kết sai thành phần, đấu tố tràn lan. Ngay sau đó, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương tiến hành sửa sai để ổn định tình hình. Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh công khai nhận sai lầm trong cải cách ruộng đất và nghiêm khắc tự kiểm điểm trước Quốc hội. Trên cương vị Tổng Bí thư, Trường Chinh cũng đứng ra nhận khuyết điểm trước Đảng và Quốc hội. Vốn là người khẳng khái và vô cùng nghiêm khắc với bản thân mình, ông đã xin rút lui khỏi vị trí Tổng Bí thư của Đảng tháng 10.1956. Từ năm 1958 đến 1986, Trường Chinh tiếp tục được Đảng, Quốc hội và Nhà nước phân công phụ trách nhiều công tác quan trọng khác nhau. Trên cương vị Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lý luận Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Uỷ ban dự thảo hiến pháp, rồi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ông đã có nhiều đóng góp xuất sắc vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, tái thiết đất nước sau chiến tranh. Tháng 7.1986, tại Hội nghị đặc biệt của Ban Chấp hành TW Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư. Đây là thời điểm cách mạng Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt lớn lao với những thử thách đầy cam go. Cùng với tập thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TW, Tổng Bí thư Trường Chinh đã dành toàn bộ tâm sức, trí tuệ khảo sát kỹ càng tình hình đất nước, tham khảo kinh nghiệm các đảng anh em, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nhanh chóng đưa ra những biện pháp cấp thời và cẩn trọng chuẩn bị những giải pháp chiến lược để phát động công cuộc đổi mới theo tinh thần "lấy dân làm gốc", từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và mở đường đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên. Tháng 12.1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã chính thức thông qua đường lối đổi mới do Tổng Bí thư Trường Chinh và Ban Chấp hành TW đề xuất. Tại Đại hội này, do tuổi cao, sức yếu, ông đã xin rút khỏi Ban Chấp hành TW. Đại hội đã trân trọng tuyên dương công trạng, ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đồng thời cử ông làm Cố vấn cho Ban Chấp hành TW mới. Xuất thân từ gia đình Nho học yêu nước của một vùng quê nổi tiếng về truyền thống khoa bảng, Trường Chinh là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp trí thức Tây học sớm dấn thân vào sự nghiệp cứu nước. Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt hơn 60 năm hoạt động cách mạng, Trường Chinh bằng cả Tâm, Đức, Trí, Dũng của mình đã có nhiều đóng góp nổi bật và cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước. Với nhân cách, bản lĩnh và tài năng xuất chúng dường như ông được lịch sử dân tộc thế kỷ XX chọn là con người của những bước ngoặt lịch sử, và chính thông qua những đóng góp to lớn của ông tại những thời khắc lịch sử ấy đã khẳng định tầm vóc của ông. Tổ quốc ghi công ông, nhân dân yêu mến ông, vị lãnh tụ cách mạng, nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn của dân tộc trong thế kỷ XX.“ Phạm Việt Khanh [100 Years-VietNam National University,HaNoi] -Trường Chinh Đặng Xuân Khu kêu gọi tẩy chay chữ quốc ngữ Trường Chinh Đặng Xuân Khu Trường Chinh - Đặng Xuân Khu TUYÊN BỐ NĂM 1951. Cũng đừng quên là kẻ đã đấu tố cha mẹ tới chết. http://luongtamconggiao.com/pages/tp.asp?topicID=5406&categoryID=1&subcateID=9 ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆTNAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM THỨ VIITỔNG THƯ KÝ ÐẢNG LAO ÐỘNG VN SỐ: 284/ LÐ ÐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC Hỡi đồng bào thân mến ! Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào ! Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ? Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc. Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo ! Có thế thôi ! Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Ðế quốc phương Tây đem qua xứ ta !Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tầu danh tiếng khắp cả hoàn cầu . Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v… Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân !Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”. Trường Chinh Tổng thư ký đảng Lao Ðộng (Số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum – London). Trường Chinh Đặng Xuân Khu -Trường Chinh theo tài liệu về Cải Cách Ruộng Đất: Nhìn lại cuộc Cải cách ruộng đất: Những bài học còn nóng hổi (Bùi Tín) http://talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8440&rb=0302 : “Cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) được thực hiện trên miền Bắc nước ta đã hơn một nửa thế kỷ. Sau 3 năm thực hiện, do sai lầm nặng nề và phổ biến, Đảng Cộng sản (ĐCS) buộc phải nhìn nhận sai lầm (tháng 10-1956) và sửa sai. Họ không thành tâm và cũng không thể sáng suốt để nhìn thật rõ và thật đủ những sai lầm, do đó họ không sửa được sai lầm. Bi kịch CCRĐ kéo dài trong không gian và thời gian, chồng chất ngày càng nhiều những đau khổ và tàn phá cho đất nước và dân tộc. Lúc này, những người dân chủ và yêu nước nhìn lại bi kịch ấy và phân tích cho sâu sắc hơn là một việc làm cần thiết, có ích. Nhân dịp này, những bài viết của anh Nguyễn Minh Cần, anh Trần Gia Phụng và những buổi phát thanh chuyên đề của Đài Châu Á Tự do RFA rất có giá trị. Có người bảo CCRĐ đã diễn ra hơn nửa thế kỷ, đi sâu vào dĩ vãng rồi, hay ho gì mà bới móc ra. ĐCS đã sửa sai, đã đổi mới hơn 20 năm rồi, nhắc lại chuyện xưa cũ làm gì! Không! Vẫn cần nhắc lại và rút ra những bài học sâu sắc hơn, giúp ích cho con đường đi lên và hòa nhập của đất nước, để chia tay dứt khoát với những sai lầm trong quá khứ, để mạnh bước trên con đường đổi mới thật sự. Cần nhìn lại cuộc CCRĐ với con mắt thực tiễn, tôn trọng sự thật lịch sử, trên tinh thần nghiên cứu khoa học cũng như trên lập trường đấu tranh cho dân chủ, tự do. Từ đó cũng nên nhìn rộng ra vấn đề chiến lược: quan hệ giữa ĐCS với nông dân Việt Nam. Sau khi có thời gian nửa thế kỷ để nhìn lại và suy nghĩ, chúng ta nên tập trung chú ý đến những vấn đề và bài học dưới đây: 1. Cục diện mới dẫn đến Cải cách ruộng đất Những ai từng sống những năm giữa thế kỷ 20 ở Việt Nam có thể nhớ lại không khí lãng mạn nhẹ nhàng trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, với những bài hát sôi nổi "Bao chiến sỹ anh hùng…", "Nào ta đi hùng binh…", "Diệt phát xít…". ĐCS rút vào bí mật, các cuộc thanh trừng diễn ra kín đáo, tuổi trẻ sẵn sàng xông ra trận để bảo vệ nền độc lập. Từ cuối năm 1949, năm 1950 và 1951 một cục diện mới mở ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc thắng to và rất nhanh, chiếm cả lục địa Trung Hoa, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân, Quân giải phóng Trung Quốc đến biên giới Trung-Việt; Việt Nam chấm dứt thời kỳ bị cô lập, quan hệ Việt–Trung về mọi mặt mở ra rất rộng rãi về ngoại giao, kinh tế, quân sự, văn hóa… Ảnh hưởng của Trung Quốc tràn vào Việt Nam như nước lũ, từng đoàn cố vấn Trung Hoa nhập Việt, cùng với viện trợ quân sự đủ trang bị mới hoàn toàn cho 6 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh; rồi gạo, vải, đường, thuốc men, xe Giải phóng…; hàng ngàn cán bộ quân sự, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá sang Trung Quốc học tập; mọi người nô nức học tiếng Tàu và tiếng Nga. Khắp nơi nhảy ương ca, "đồ đồ đồ sol đồ, đồ đồ đồ sol rê, rê rê rê mí xì rê, rê rê mí rê đô là…"; những đoàn văn công Trung Quốc sang biểu diễn…; sách đỏ Mao tuyển và huy hiệu hình Mao tràn ngập. Cuối năm 1949, ông Hồ Chí Minh đi Bắc Kinh và Moskva, gặp Mao Trạch Đông và Stalin. Tháng 2–1950 La Quý Ba, đại sứ Trung Quốc cùng đoàn chuyên gia đến Việt Bắc. Tháng 9–1950 Chiến dịch Biên giới, được đoàn chuyên gia quân sự cầm đầu bởi tướng Trần Canh làm quân sư, mở rộng biên giới Việt-Trung từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Tiên Yên, Móng Cái. Có thể nói lý luận Trung Quốc, kinh nghiệm Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc, vũ khí Trung Quốc, phim ảnh Trung Quốc, sách báo Trung Quốc… trở thành cuộc sống bao trùm các vùng giải phóng, còn gọi là "vùng tự do". Vì vùng giải phóng là vùng tự túc, khép kín, cách biệt với vùng tạm chiếm nên cũng là cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài; hàng phương Tây đều gọi là hàng địch, hàng lậu, hàng cấm. Chính trong không khí ấy, trong những điều kiện ấy mà cuộc Cải cách ruộng đất là một sản phẩm Trung Quốc, mang nhãn hiệu thuần Trung Quốc, từ mục tiêu đến cách tiến hành theo các bước cụ thể; có thể khẳng định đây là một đặc sản Trung Quốc. 2. Đặc sản Trung Quốc Từ chủ trương đến phương châm và biện pháp: tháng Giêng năm 1950, khi ông Hồ gặp Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh và Stalin ở Moskva, cả 2 lãnh tụ cộng sản này đều thúc giục ông Hồ phải về làm ngay cải cách ruộng đất để còn đi đến xóa bỏ tư hữu ở thành thị và nông thôn. Stalin còn phân công cho ĐCS của Mao việc giúp đỡ cho cách mạng vô sản ở châu Á, trước hết là Việt Nam. Ông Hồ luôn coi Stalin và Mao là hai bậc thầy của mình, những người không bao giờ phạm sai lầm, nên khi về nước là thực hiện. Cũng theo thúc giục của Stalin và Mao, đầu năm 1951 Đại hội II của ĐCS họp ở Tuyên Quang, ra công khai trở lại dưới tên mới Đảng Lao động Việt Nam và ra Nghị quyết về Cải cách ruộng đất. Từ Á–Phi sang Âu-Mỹ, xưa nay đã có biết bao nhiêu cuộc cải cách ruộng đất. Các cuộc cách mạng tư sản dân quyền đều đặt vấn đề chia lại ruộng đất cho nông dân. Thế nhưng khi các Đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đặt ra vấn đề CCRĐ thì mục đích không phải là chia ruộng cho nông dân, mà là một mục đích khác, đó là thiết lập và củng cố sự thống trị còn mới mẻ của ĐCS lên toàn xã hội, điều mà họ công khai tuyên bố: thiết lập nền chuyên chính vô sản, một nền chuyên chính đầy máu và nước mắt. Ở Trung Quốc, sau cuộc Vạn lý Trường chinh (từ tháng 10-1934 đến tháng 10-1935) ĐCSTQ bị mất đến 9/10 lực lượng. Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch phát triển mạnh; sau khi phát xít Nhật thua trận, Quốc dân Đảng củng cố chính quyền trên toàn quốc theo hướng quân phiệt. Cuối năm 1945, được Stalin chuyển cho toàn bộ số vũ khí tước được của đội quân Quan Đông Nhật ở quân khu Mãn Châu, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lớn mạnh rất nhanh và chỉ trong 2 năm, từ 1948 đến 1949 đã Nam hạ, chiếm toàn lục địa Trung Quốc. Đột nhiên chiếm được một vùng đất lạ mênh mông lâu năm dưới sự cai trị của Quốc dân Đảng, nên ĐCSTQ cần làm gấp cuộc CCRĐ để quét sạch tàn dư còn khá nặng nề và nguy hiểm ấy. Điạ chủ Quốc dân Đảng bị bắn, giết, chôn sống như rạ. Cần nói rõ rằng các cố vấn Trung Quốc về CCRĐ sang Việt Nam đều dự "thổ địa cải cách" ở Trung Quốc, có khá nhiều kinh nghiệm thực tế ở vùng Hoa Nam; nhưng họ có trình độ văn hóa rất hạn chế, hầu hết xuất thân từ thành phần cơ bản bần cố nông nghèo khổ thất học, lần đầu tiên đi ra nước ngoài, lại mang nặng tư tưởng nước lớn Đại Hán tộc, nên luôn có thái độ trịch thượng, tự coi mình là giỏi giang, cái gì cũng biết để dạy bảo người khác. Về phía Việt Nam, các cấp đoàn ủy (chỉ đạo một vùng) và đội (chỉ đạo một xã) cũng đều được tuyển lựa trong lớp bần cố nông - 3 đời nghèo khổ -, nên thường là dân mù chữ, đi làm thuê, mới được học bình dân học vụ và bổ túc văn hóa, không có khả năng lãnh đạo, càng không có tư duy độc lập, nên chỉ còn biết vâng dạ trước các đồng chí cố vấn, "phái viên quý báu" của "Mao chủ tịch vĩ đại", dù cho các vị này - từ tổng cố vấn Kiều Hiểu Quang trở xuống - chỉ chuyên mang thực tế Trung Quốc thay cho thực tế Việt Nam. Máu đổ rùng rợn từ đó. Vậy mà năm 1956, khi nhìn ra sai lầm, thú nhận sai lầm và đề ra sửa sai ở Hội nghị Trung ương 10, những người lãnh đạo ĐCSVN không một ai dám nói gì đụng đến Trung Quốc. Tất nhiên trách nhiệm trước hết là ở thái độ chủ quan, giáo điều, xa rời thực tế của ĐCSVN, nhưng không thể bỏ qua cội nguồn của những sai lầm ấy là thái độ sùng bái Trung Quốc, sùng bái Mao, sùng bái ĐCSTQ, sùng bái đoàn cố vấn CCRĐ, sùng bái kinh nghiệm Trung Quốc. Những người lãnh đạo ĐCSVN đã từ nhiệm vai trò chủ nhân ông đất nước mình, từ nhiệm vai trò làm chủ trong lãnh đạo đất nước, tự biến mình thành kẻ tay sai ngay trên đất nước mình. Chính do thái độ mù quáng, sùng ngoại, tê liệt trong tư duy và suy luận, thiếu bản lĩnh tự hào dân tộc mà Bộ Chính trị ĐCSVN suốt trong năm 1954 và đến cuối 1955 vẫn tin và truyền bá công khai rằng: địa chủ Việt Nam ta rất ma quái, phần lớn giấu thành phần giai cấp để chỉ là phú nông và trung nông; rất nhiều địa chủ giả bộ, đóng kịch làm địa chủ kháng chiến; rất nhiều tên địa chủ giả vờ hăng hái ủng hộ cách mạng, góp vàng bạc, tiền, hiến nhà chỉ để che giấu tội ác; nhiều tên chui vào ĐCS, không ít tên còn chui sâu, leo cao…; phần lớn Đảng bộ và chi bộ Đảng vùng đồng bằng Bắc bộ là do Đơ Bê - deuxième bureau, Phòng nhì quân viễn chinh Pháp - tổ chức... Theo thôi thúc của cố vấn Tàu, các tôn giáo bị diệt thẳng tay, sư sãi cha cố bị đi làm khổ sai, tiếng chuông chùa im bặt, tượng Phật, ảnh Chúa bị liệng xuống ao. Tôi nhớ lại, giữa năm 1955, khi "địa chủ cường hào ác bá kiêm Việt gian" bị bắn la liệt và bừa bãi - suốt từ Thái Nguyên về Hưng Yên, Thái Bình, Kiến An, từ Hà Đông, Ninh Bình vào Nghệ An, Hà Tĩnh, gây xôn xao dữ dội, các tờ thông tin và đặc san về CCRĐ vẫn đưa tin về chỉ thị của Bộ Chính trị là "tỷ lệ 5% dân số là địa chủ là tỷ lệ chính xác (!) trên thực tế", và "mỗi xã phải có ít nhất 2 đến 3 địa chủ ác bá để chịu tội tử hình là đúng đắn’’. Nơi nào không đạt những tỷ lệ ấy là đã bị nhiễm căn bệnh hữu khuynh, phải làm lại; phải luôn nhớ đây là "cuộc cách mạng long trời lở đất’’, phải nắm vững phương châm "phóng tay phát động quần chúng, nghĩa là làm mạnh, dù có tả khuynh đôi chút cũng không sao, còn hơn là hữu khuynh’’; "đừng e ngại các biện pháp mạnh, như đấu tố, dùng đông đảo quần chúng áp đảo địch và kẻ lừng chừng, dùng tòa án và các cuộc xử tử tại chỗ để gây khí thế’’. Chính lãnh đạo ĐCS đã thôi thúc cuộc tàn sát, đến tận giữa năm 1956 khi xã hội đã phản ứng mạnh mẽ. Rõ ràng tình hình Trung Quốc và Việt Nam khác hẳn nhau về chính trị, kinh tế, về chiếm hữu ruộng đất, về các giai cấp và tầng lớp ở nông thôn, về các đảng phái chính trị. Áp dụng máy móc kinh nghiệm Trung Quốc vào Việt Nam rõ ràng là sai lầm cơ bản nhất, là nguyên nhân của những nguyên nhân sai lầm kéo dài dai dẳng hơn 2 năm trời qua cả 5 đợt cải cách, đến năm 1956, sau khi Đại hội 20 của ĐCS Liên xô (tháng 2-1956) công khai công nhận sai lầm về sùng bái cá nhân Stalin, cuộc họp Trung ương lần thứ 10 Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1956) mới dám làm theo để công khai công nhận sai lầm của mình. Cần chỉ ra thật rõ rằng cuộc kiểm điểm sai lầm này vẫn còn rất hời hợt, không sâu sắc triệt để, sửa sai do đó vẫn chỉ sơ sài hình thức, vin cớ là trong thời kỳ chiến tranh, "phải tránh không cho địch lợi dụng’’, "phải chiếu cố miền Nam, tránh làm cho bà con trong Nam giảm niềm tin, kẻ địch trong Nam lợi dụng…’’. Do thái độ sùng bái Trung Quốc, e sợ ĐCSTQ, kiểm điểm sai lầm không dám đụng đến Trung Quốc nên từ đó ĐCSVN vẫn kéo dài căn bệnh cúi đầu trong ứng xử với Trung Quốc, với những hệ quả tai hại lâu dài cho đất nước và dân tộc, kéo dài cho đến tận ngày nay mà vẫn chưa biết bao giờ mới chấm dứt. 3. Bàn tay của Trung Quốc trong chia đôi Việt Nam Tuy không trực tiếp liên quan đến cuộc CCRĐ, nhưng chuyện này không thể bỏ qua khi nói đến CCRĐ vì nó xảy ra ngay khi CCRĐ đang ở cao điểm tại Việt Nam và nó cũng bắt nguồn từ thái độ sùng bái Trung Quốc, ở thái độ từ nhiệm quyền tự chủ, quyền độc lập của Việt Nam. Chuyện này khá dài. Chỉ xin nói rất gọn để rõ do đâu mà nước ta vốn liền một dải bỗng nhiên bị chia làm hai, hai chế độ, hai nhà nước, hai chính phủ, hai phe…; vết thương chia cắt đến nay vẫn chưa thành sẹo, sự chia cắt đã tác động sâu sắc đến cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 1-10-1949, đến những năm 1953, 1954, vị trí quốc tế còn rất thấp (mãi đến năm 1971 Bắc Kinh mới được vào Liên Hợp Quốc). Mao và Chu Ân Lai đã sử dụng cuộc chiến tranh Pháp-Việt như một phương tiện để tìm kiếm một tư thế ngoại giao trên trường quốc tế. Moskva đã tiếp tay cho Bắc Kinh, đề xướng cuộc họp quốc tế ở Genève (Thụy Sỹ) đầu năm 1954 nhằm tìm giải pháp cho hai cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và ở Việt Nam. Mỹ, Anh và Pháp đều tán thành. Đây là cuộc ra mắt quốc tế đầu tiên của nước Trung Hoa cộng sản. Đoàn đại biểu Trung Quốc do Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chu Ân Lai dẫn đầu. Qua kể lại, văn kiện hội nghị và hồi ký của những nhân vật tham dự như Molotov (Ngoại trưởng Liên Xô), Chu Ân Lai (Ngoại trưởng Trung Quốc), Phạm Văn Đồng (Ngoại trưởng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), Tạ Quang Bửu (Thứ trưởng Quốc phòng miền Bắc Việt Nam)… thì thoạt đầu đoàn miền Bắc chỉ có một dự kiến là ngừng bắn tại chỗ, trong khi chờ thời hạn cuộc tổng tuyển cử tự do trên toàn quốc. Đó là ngừng bắn theo kiểu "da báo’’, từng vùng xen kẽ với nhau, không chia đôi, không cắt ngang đất nước qua một vĩ tuyến nhất định. Trong tư tưởng quân sự của các tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà… hồi ấy, lập trường "ngừng bắn tại chỗ’’ dựa trên thế trận đang thuận lợi trên toàn quốc, và nhìn rộng hơn, là thế trận trên toàn chiến trường Đông Dương. Trên chiến trường chính là miền Bắc, chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ đã được sự phối hợp và hỗ trợ khá mạnh của các chiến trường Trị Thiên, Tây Nguyên (nơi cả GM 100 bị tiêu diệt trên đường 13 và 14), Đông Nam bộ và đồng bằng sông Mêkông, cũng như ở gần Luang Prabang, Phong Saly, Paksé-Sénô ở Lào. Vùng giải phóng rộng lớn ở đồng bằng Liên khu 5 là nguồn nhân lực và vật lực quan trọng cho cuộc chiến. Người đề ra việc chia cắt Việt Nam làm hai miền chính là Chu Ân Lai, nhằm làm cho cuộc họp kết thúc nhanh, được phía chính phủ Pháp tán thành ngay giữa thái độ sửng sốt, ngỡ ngàng của trưởng đoàn Phạm Văn Đồng và tất cả đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đầu tháng 7-1954, Chu Ân Lai từ Genève trở về Bắc Kinh báo cáo với Mao rồi ghé qua Liễu Châu ở Quảng Tây, gần biên giới Trung- Việt, triệu tập ông Hồ Chí Minh và tướng Giáp sang gặp tại đó, ép buộc chấp nhận giải pháp chia cắt. Chu ép rằng "Mao chủ tịch đã tán thành ý kiến này; chia cắt chỉ tạm thời thôi, trong khi chờ tổng tuyển cử toàn quốc; phải giải quyết sớm không thì Mỹ sẽ can thiệp…’’. Ông Hồ băn khoăn đành cúi đầu, tướng Giáp cay đắng vẫn phải vâng lời. Chu còn ngỏ ý việc chia cắt sẽ ở vào quãng vĩ tuyến 16, nơi hồi 1945 các nước Đồng minh quy định ranh giới cho việc giải giới quân phát xít Nhật (quân Anh ở phía Nam, quân Trung Hoa Tưởng ở phía Bắc). Ngày 20/7/1954, ngay trước ngày ký Hiệp định Genève, chính cũng lại Chu Ân Lai ép Phạm Văn Đồng chấp nhận việc chia cắt ở vĩ tuyến 17, dọc theo sông Bến Hải, viện cớ rằng Thừa Thiên-Huế là Cố đô, có nhiếu lăng tẩm nhà Nguyễn nên Pháp và ông Bảo Đại không chịu nhượng bộ. Lại một quả đắng phải nuốt vì trước đó Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu nhận điện của tướng Giáp từ Hà Nội… đã cò kè với phía Pháp đường chia cắt phải ở vĩ tuyến 13 (qua đèo Cả) rồi lùi về vĩ tuyến 14, 15, rồi cố giữ ở vĩ tuyến 16 (phía Nam đèo Hải Vân) như Chu Ân Lai từng hứa hẹn, mà cũng không được. Chỉ thị trước đó của Phạm Văn Đồng cho Tạ Quang Bửu khi mặc cả với phía Pháp: "không được để mất vùng Nam Ngãi Bình Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên)’’ chỉ là ý muốn hão huyền. Chính con dao Bắc Kinh trong bàn tay của Mao và Chu Ân Lai đã cắt đôi đất nước ta với sự đồng thuận của nhóm lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội. Sự chia cắt độc ác ấy nằm trong chiến lược chia để trị truyền thống của các thế lực bành trưởng cũng như của thực dân, để lại những di hại lâu dài. Bắc Kinh là kẻ hưởng lợi lớn nhất tại Genève năm 1954, được nâng cao vị trí quốc tế, được tiếng là có "đóng góp nổi bật cho hòa bình ở châu Á’’, được đóng vai cường quốc thế giới. Thái độ cam chịu làm chư hầu cho Trung Quốc là đường lối chiến lược nhất quán xưa nay của ĐCSVN, được khẳng định trong điều lệ của Đảng kể từ năm 1960 (Đại hội III, ghi rõ lấy tư tưởng Mao làm nền tảng lý luận). Đường lối ấy chỉ tạm ngưng một thời gian ngắn khi bùng nổ mâu thuẫn Xô–Trung và chiến tranh biên giới Việt–Trung (1979), nhưng ngay sau khi ĐCS Liên xô tan vỡ (tháng 8-1991), đường lối ấy lại được khôi phục, còn mặn mà chặt chẽ hơn trước, suốt từ sau Đại hội VII (1991) đến Đại hội X, được Đỗ Mười và Lê Đức Anh bảo kê, còn kéo dài chưa biết đến bao giờ mới hết! Chính hai nhân vật này một mặt phải chịu trách nhiệm trong việc để Bắc Kinh lấn đất, lấn biển nước ta qua hai Hiệp định Việt–Trung 1999 và 2000, mặt khác trong việc trì hoãn ký kết Hiệp định Việt- Mỹ, cản bước Việt Nam sớm gia nhập WTO theo thâm ý của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh. Nhắc đến thái độ bạc nhược của nhóm lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội trước thế lực bành trướng Trung Quốc, xin nhớ ông cha ta vẫn căn dặn là phải cứng cỏi về nguyên tắc, dựa vào ý chí độc lập của toàn khối dân tộc, không thể chia rẽ, yếu đuối để họ lấn lướt "được đằng chân lân đằng đầu’’, đồng thời không khiêu khích, khôn khéo giữ hòa khí để duy trì quan hệ láng giềng bình thường và bình đẳng. Nhiều nhà trí thức dởm bênh che cho thái độ quỵ lụy dai dẳng của Bộ Chính trị ĐCSVN thường viện vị trí địa lý Việt Nam ở sát nước khổng lồ nên phải có thái độ biết thân phận mình, theo học thuyết địa lý-chính trị; họ lý giải: người ta không thể chọn láng giềng, đây là định mệnh (!), phải biết sống để tồn tại, cứ phải chờ, Trung Quốc đổi mới đến đâu ta đổi theo đến đấy. Song chẳng phải một loạt nước sống cạnh Trung Quốc, có biên giới với Trung Quốc: Ấn Độ, Miến Điện, Mông Cổ... vẫn giữ vững độc lập tự chủ đó sao? Họ đâu có thúc thủ chịu đựng cái bất hạnh địa lý–chính trị là có một nước láng giềng khổng lồ. Bản thân dân tộc Hán lớn đến vậy, luôn tự hào là Đại Hán tộc, sống từ ngàn xưa trên đất Trung Quốc, thế mà từng bị những dân tộc nhỏ bé ở Mông Cổ và Mãn Châu tràn sang thống trị thời Nguyên Mông và Mãn Thanh. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng phát triển cao, không gian và thời gian bị thu lại rất hẹp, quan hệ quốc tế trên cơ sở những giá trị của thời đại được toàn cầu hóa với tổ chức Liên Hợp Quốc, không phải dễ gì mà một nước lớn lấn áp, thống trị được một nước láng giềng, trừ phi nhóm lãnh đạo của chính nước đó dại dột tự nguyện làm chư hầu cho nước lớn. 4. Món nợ lưu cữu của Đảng Cộng sản đối với nông dân Việt Nam Trong CCRĐ nông dân Việt Nam đã chịu bao nhiêu tổn thất? Theo thống kê nội bộ của ĐCS (chưa được công khai hóa), ở những vùng đã làm CCRĐ: Số "địa chủ thường’’: 82.777, số quy sai: 51.480, tỷ lệ sai: 62% Số "địa chủ kháng chiến’’: 586, số quy sai: 290, tỷ lệ sai: 49% Số "địa chủ cường hào ác bá’’: 26.453, số quy sai: 20.493, tỷ lệ sai: 77% Như vậy là đã có hơn 80 ngàn gia đình địa chủ đã bị bắt bớ, đấu tố, hành hạ; mỗi gia đình có trung bình 4 đến 5 người, bị liên quan, nên số bị nạn lên đến 400 ngàn người. Họ mất nhà, mất tiền của, một số tự sát, còn sống cũng đói khổ, ốm đau, suy kiệt; khá đông gia đình bị tan vỡ, con cái thất học, bơ vơ… Số "cường hào ác bá’’ (bị coi là oan hay không oan) bị tù đầy, đánh đập, tra tấn rồi bị bắn lên đến hơn 26 ngàn, tính cả gia đình bị điêu đứng theo thì con số bị nạn có thể lên đến hơn 100 ngàn. Vậy là tính sơ sơ, số nạn nhân trực tiếp nói chung lên đến nửa triệu con người. Chưa hết, theo thống kê nội bộ, trong chỉnh đốn tổ chức được tiến hành ở 2.876 chi bộ ĐCS gồm có 15 vạn đảng viên, đã có đến 84.000 đảng viên bị xử trí (bị tù, tra tấn, xỉ vả, bị giết) chiếm 47%. Con số khủng khiếp này - nhiều hơn số địa chủ bị đấu tố - đã được giữ rất kín. Tôi có những bạn thân, đồng đội cấp trung đoàn (hồi ấy chưa có quân hàm) là trung đoàn trưởng, tỉnh đội trưởng… bị đánh rụng hết răng, mù mắt, gẫy chân; một số khi sửa sai thì đã bị lao phổi nặng do phải nằm đất ẩm, chỉ có manh chiếu rách. Số đảng viên bị tra tấn còn tàn khốc hơn dân thường vì bị coi là phần tử thù địch chui vào Đảng để phá từ bên trong. Hầu hết là đảng viên trí thức, có trình độ học vấn khá. Những biện pháp sửa sai đều hời hợt qua loa vì phần lớn của cải đã bị chia chác rơi vãi tan nát hết, còn người chết, tật bệnh hiểm nghèo, đau khổ không thể khôi phục nổi. Cần chỉ rõ thái độ vô trách nhiệm, đạo đức giả của lãnh đạo khi ba hoa về sửa sai "kịp thời’’, "thành khẩn’’, "hoàn thành sửa sai". Với thời gian nửa thế kỷ, nhìn lại cho sâu sắc, thế là cả một lớp nông dân thuộc tầng lớp trên ở nông thôn, có văn hóa và kiến thức, am hiểu sâu nghề làm ruộng truyền thống đã bị tiêu diệt nhân danh cách mạng vô sản. Món nợ của ĐCS vẫn chưa hết. Ngay sau CCRĐ, chưa kịp sửa sai xong, ĐCS đã ép nông dân đi vào con đường tập thể hóa nông nghiệp, theo chỉ thị của Stalin và Mao. Hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao, từ hợp tác xã từng xóm thôn đến hợp tác xã toàn xã theo kiểu Công xã nhân dân Trung Quốc và nông trường xô viết ở Nga. Máu không tuôn chảy nhưng đó là con đường nghèo đói rã họng, chết dần chết mòn, suốt 25 năm từ 1960 đến 1985, nông dân chỉ sống cầm hơi nhờ mảnh đất 5% để lại cho từng hộ, trong khi 95% diện tích đưa vào tập thể không sản xuất nổi sản phẩm ngang bằng 5% kia. Mặc cho nông dân nghèo đói đến cùng cực, mặc cho vô vàn đảng viên kêu trời lên về sự phi lý ngu muội, như bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc bị vùi dập không thương tiếc; nông dân nhiều nơi bị dồn đến thế khốn cùng đã xé rào, tự cứu lấy mình, lúc ấy Đảng mới "sáng suốt’’, chịu mở mắt theo. Ngay sau khi nông dân thoát khỏi chiếc gông cùm tập thể hóa của ĐCS, được tự do sản xuất trên đồng ruộng mình sau năm 1986, lập tức sản lượng gạo nhảy vọt để Việt Nam trở thành nước sản xuất gạo hàng đầu; điều này càng chứng tỏ ĐCS đã tận tình tàn phá và bần cùng hóa nông nghiệp đến mức nào trong suốt gần 30 năm trời mụ mẫm và mù quáng. Cùng với tai họa khủng khiếp tập thể hóa nông ngiệp, ĐCS huy động hàng triệu thanh niên nông thôn vào quân đội nhân dân, không ít tuổi trẻ đã phải sinh Bắc tử Nam, và ngay sau đó hơn 50 vạn lính nông dân đã bỏ mạng trên đất Cambốt (với 20 vạn bị thương). Và hiện nay Đảng đang đền ơn đáp nghĩa nông dân ra sao? Biết bao mẹ anh hùng, mẹ liệt sĩ nối đuôi nhau trước các nhà "tiếp dân’’ vì ruộng đất, nhà cửa đã bị quan chức Đảng, cường hào cộng sản cướp đoạt. Vậy thì câu hỏi ĐCS đã trả hết nợ với nông dân hay chưa vẫn còn nguyên tính chất nóng bỏng. Đồng ruộng đất đai là sinh mạng của nông dân. Hiến pháp vẫn khẳng định ruộng đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Nhà nước do ĐCS dựng nên, thay mặt toàn dân nắm quyền sở hữu ấy. Cuối cùng là ĐCS lộng quyền, tự tung tự tác, chia chác ruộng đất tùy tiện, để đến nay quan chức Đảng các cấp phần lớn trở thành những địa chủ tư sản mới, chủ nhà đất mới, phú nông mới, làm chủ đất, ruộng, rừng, hồ ao… ở khắp mọi nơi. Nông dân, người dân Việt ngày nay gọi các quan chức Đảng là lũ "địa tặc’’, lũ giặc cướp đất của dân; những kiện cáo, khiếu kiện về ruộng đất, nhà cửa ở khắp mọi nơi ngày càng chồng chất, một vụ chưa giải quyết đã lại nổ ra trăm ngàn vụ khác, oan khiên oán giận ngút trời, không có cách gì giải quyết nổi. Nhìn chung nông dân nước ta như con bò cái khỏe mạnh đã bị vắt kiệt sữa, bỏ đói dài dài, nay trơ xương, cay đắng nhìn về thành phố ra vẻ sung túc phồn vinh, ngậm ngùi về sự lạc hậu bất công, về sự phản bội lời hứa xây dựng một nông thôn xã hội chủ nghĩa tiên tiến giàu sang của ĐCS. Đây là món nợ cực lớn. Kết luận Nhìn lại cuộc CCRĐ và mối quan hệ giữa nông dân Việt nam và ĐCS trong hơn nửa thế kỷ qua, có thể kết luận đó là mối quan hệ tuyệt hảo, tốt đẹp hay chỉ là một bi kịch kéo dài. Câu hỏi nóng bỏng rút ra từ thực tế lịch sử là: Đến bao giờ ĐCSVN mới trả lại quyền tư hữu ruộng đất đầy đủ cho nông dân, những người đã và đang khai khẩn, lao động làm ra nông sản cho xã hội, và trả lại cho mọi tầng lớp xã hội quyền tự do đầy đủ về kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo, như trong một xã hội dân chủ văn minh? Đến bao giờ ĐCSVN mới trở về với nền độc lập tự chủ của dân tộc, từ bỏ thái độ thần phục nước lớn, khôi phục các vùng đất và vùng biển đã mất, để cùng nhân dân mình theo con đường phát triển đúng đắn gắn bó với thời đại dân chủ văn minh? Trên đây là hồi tưởng và suy nghĩ của một người từng ở trong lòng cuộc CCRĐ để quan sát và thuật lại, nhân dịp nửa thế kỷ cuộc sửa sai (tháng 10-1956). Xin chớ vội cho là tôi đã cố tình thổi phồng sự kiện, phóng đại tình hình vì cay cú không còn ở trong Đảng. Tôi đã cố giữ tinh thần trung thực của một chiến sĩ dân chủ, lấy sự thật và chỉ có sự thật làm mục tiêu và động lực tinh thần, nhằm làm cho bà con nông dân ta, tuổi trẻ và cả những người cộng sản nhìn lại một cách tỉnh táo và lương thiện về những vấn đề chiến lược: nền độc lập dân tộc và quan hệ giữa nông dân Việt nam và ĐCSVN. Người viết mong được nhiều ý kiến nhận xét, đối thoại và tranh luận từ mọi hướng, từ các nhà nghiên cứu ở trong nước, các viện sĩ, giáo sư, sinh viên ngành chính trị, lịch sử, triết học, kinh tế, văn hóa của Học viện Chính trị Quốc gia và Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là từ tuổi trẻ trong và ngoài nước và bà con nông dân quý mến. Paris tháng 10-2006 . Trường Chinh theo tài liệu của phe không Cộng sản: Trường Chinh : Tên đồ tể trong cuộc cải cách ruộng đất Đấu tố cha mẹ, giết người không gớm tay! http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00C4hk Trường chinh : cuộc cải cách ruộng đất. “Sau khi chiếm được miền Bắc, Trường Chinh, lúc đó là Tổng Bí Thư Đảng Lao Động Việt Nam (tức Đảng CS trá hình), đã rập khuôn theo Trung Cộng, thực hiện chẳng những tốt mà còn hơn nữa "Chính sách cải cách ruộng đất" để thực hiện mục tiêu "Đấu tranh giai cấp" (class struggle) theo đúng giáo điều của CS. Phong trào nầy đã thật sự tiến hành từ cuối năm 1953 tại Liên Khu IV (Thanh Hóa và Nghệ An) và chính thức tiến hành rầm rộ khi CS chiếm toàn miền Bắc trong năm 1954. Mục đích của chính sách cải cách ruộng đất : gom thu tất cả đất đai và ruộng vườn về một ông chủ duy nhất là Đảng. Họ xúi dục giới bần nông, là những thành phần nghèo nhất trong xã hội, nổi dậy tiêu diệt ba giới trung nông, phú nông, và địa chủ là những người có trên dưới 3 sào ruộng (1 sào = 360 m2) và một con trâu hay một con bò trở lên (Trung nông : ( 3 sào ruộng; phú nông : 3-4 sào + 1 con trâu hay bò; địa chủ : có nhiều ruộng đất, không làm việc trên ruộng, sống nhờ địa tô). Kết quả là một cuộc tàn sát dã man diễn ra nhằm tận diệt các giai cấp thù nghịch với chủ nghĩa CS. Người giàu có ở nông thôn bị đưa ra đấu tố tại một phiên xử của tòa án nhân dân về tội "bốc lột". Hình phạt nhẹ là phạt tù, tẩy não từ 2-20 năm hay hơn, nhưng thường nhất là tử hình với nhiều hình thức. Đại để thì bản án tử hình được thi hành ngay tại pháp trường, thường là chôn sống, có nơi chôn sống nhưng để đầu trồi lên khỏi mặt đất rồi cho trâu, bò cày bừa cho đến khi đầu nạn nhân lìa khỏi cổ, có nơi nạn nhân bị trói vào cột rồi bị b¡n và xác vùi ngay tại pháp trường, lại có nơi CS khích động dân thi đua hành xác nạn nhân, hạch hỏi đấm đá, hạ nhục rồi lấy đá ném vào nạn nhân cho tới chết, lại có chỗ xô nạn nhân vào ổ kiến lửa cho chết đau đớn, hoặc trói khủy tay, bỏ vào rọ và dìm xuống nước cho đến khi tắt thở... Trong khi bản án được thi hành, cán bộ CS tập trung bà con của nạn nhân đứng kế bên để chứng kiến. Luôn luôn ở mọi cuộc đấu tố, CS thường lợi dụng tâm lý bằng cách "ôn nghèo, kể khổ" để quần chúng càng tức khí thi hành bản án mà không nhân nhượng. Phim "Chúng tôi muốn sống" chiếu ở VN trước 1975 đã mô tả phần nào sự rùng rợn của CCRD. Tài sản, ruộng nương, trâu bò của kẻ bị đấu tố bị tịch thu nói là để chia cho giới vô sản, nhưng thật sự rơi vào tay Đảng tại địa phương. Chiến dịch nầy lan tràn kh¡p miền B¡c tính, trung bình mỗi làng bị sát hại từ 1%-4% dân lành bị CS buộc tội là phú nông địa chủ. Kết quả là vào khoảng vài chục ngàn người đã chết vì đấu tố. Điều được dấu là, nhân dịp nầy CS đã thanh toán luôn những đảng viên thuộc thành phần và giai cấp có hại cho đảng, kể cả những đảng viên có công và những người giàu có lòng ái quốc từng bỏ tiền ủng hộ cách mạng chống Pháp và Nhật trước đó. Điển hình là Bà địa chủ Cát Thành Long ở Vĩnh Yên, người mẹ nuôi của chiến sĩ bộ đội, từng cấp dưỡng cho HCM : bà đã bị đem ra đấu tố cho tới chết. Sau khi nghe theo "Bác Hồ" với hy vọng được một miếng đất để cày bừa, thì giới bần cố nông lại rơi vào một thực tế phũ phàng khác mà họ chưa bao giờ ngờ trước được. Sau khi được "chia ruộng đất", giới bần nông "phải gia nhập hợp tác xã nông nghiệp", là một tổ chức tập hợp nông dân làm việc tập thể dưới sự lãnh đạo và kiểm soát của nhà nước, trong đó công sẽ được tính bằng điểm. Thí dụ : công vỡ đất một hecta : 20 điểm; công cấy 30 điểm; công dẫn nước : 15 điểm. Vaò cuối tháng, các điểm sẽ được tổng kết và cho lương bằng thóc. Nghĩa là, kết quả thu hoạch do tập thể phân phối : nông dân phải làm nhiều mà không thu hoạch được như lúc còn làm riêng rẽ. Ngoài ra người nông dân còn có nghĩa vụ đóng góp như nghĩa vụ đóng thuế bằng thóc hay bằng tiền (thuế nông nghiệp, thuế đảm phụ nghĩa vụ, nghĩa thương, nghĩa vụ lương thực,......), bán thóc dư, gà, vịt, heo cho hợp tác xã theo giá rẻ mạt do Đảng ấn định. Rốt cuộc bần nông vẫn là bần nông : không có tư hữu dồi dào mà còn bị bòn rút qua các thuế má như trên. Chính vì lý do đó mà người nông dân miền B¡c rất nghèo khổ. Do chính sách quá tàn bạo và theo giáo diều chủ nghĩa ngoại lai, dân chúng nhiều nơi đã nổi loạn làm cho hoạt động nông thôn hoàn toàn tê liệt như liên khu IV (Bac Trung Việt). Có nơi, Trung Ương đã phái Sư đoàn 325 về đàn áp (13/1/1956 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An; 6/1/1955 tại Ba Làng, Thanh Hóa). Thấy dân chúng ta thán, năm 1956, HCM lên đài phát thanh khóc lóc và xin lỗi nhân dân, đưa Trường Chinh ra khỏi chúc vụ Tổng Bí Thư Đảng nhưng vẫn còn là Ủy viên Bộ chính trị. Thực ra người đứng trong bóng tối chỉ đạo còn ai ngoài HCM, đồ tể thực sự. Ngoài ra sau khi bị cách chức và chuyển qua chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội,Trường Chinh còn khống chế,răn đe các văn nghệ sĩ trong sáng tác phải tuyệt đối trung thành với đảng CSVN("Án tích CSVN" sử giaTrần Gia Phụng,trang 204)” -Theo tài liệu của ngoại quốc trong Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia Vai trò của Trường Chinh trong CCRĐ: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_c%C3%A1ch_ru%E1%BB%99ng_%C4%91%E1%BA%A5t_t%E1%BA%A1i_mi%E1%BB%81n_B%E1%BA%AFc_Vi%E1%BB%87t_Nam : “Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập... được Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ. Đây là một trong những phương cách chính yếu mà những người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Dựa theo mô hình thổ địa cải cách của Trung Quốc (1946–1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để[1] với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc[2]. Tuy nhiên, với tình hình nông thôn Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau, việc áp đặt giáo điều tình hình hai quốc gia đã gây ra nhiều phương hại[3]. Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây một không khí kinh hoàng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, và tác hại mạnh đến sự đoàn kết dân tộc và nhiều thế hệ người Việt. Mục đích Chương trình cải cách ruộng đất là một bước trong tiến trình đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao động Việt Nam tổ chức và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi, hệ thống hóa và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám: tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian (những người theo Pháp) bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh, phân chia cho tá điền, cắt giảm địa tô, bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam thì các công việc này cũng được đảng và chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng (khởi sự tại Thái Nguyên)[4] Tại kì họp thứ ba của Quốc hội, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh phát biểu: "Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ"[5]. Trong bài trả lời phỏng vấn đài RFA của nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng thì cải cách ruộng đất bắt đầu từ năm 1949. Thứ nhất là từ năm 1949, năm này để khuyến khích nông dân ra sức cày bừa thì nhà cầm quyền Việt Minh ra sắc lệnh để thành lập hội đồng giảm tô. Họ ấn định rằng các chủ đất phải giảm tối thiểu và đồng bộ tiền thuê đất (tô tức là tiền thuê đất) cho tá điền (tức là nông dân cày ruộng). Có nơi giảm đến 35% tiền thuê đất. Sau đó, thông tư liên bộ của năm 1949 đưa ra nguyên tắc chủ yếu về phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này họ tịch thu được từ điền chủ của người Pháp, từ điền chủ là những người mà Việt Minh gọi là "Việt gian", tức là những người mà Việt Minh kết tội thông Pháp. Tổ chức Tháng 11 năm 1953, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua dự luật cải cách ruộng đất 197/HL. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê thuận và chính thức ban hành bộ luật này vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến, mang tên "Luật Cải cách Ruộng đất". Đồng thời điểm này, Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Đại hội Toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam cũng họp và tổ chức chuẩn bị thi hành cải cách ruộng đất sâu rộng trên toàn lãnh thổ. Đảng này cũng chỉ định một ủy ban lãnh đạo chương trình cải cách ruộng đất và hoạch định tiến trình cải cách ruộng đất. Ban lãnh đạo Phát động và làm tư tưởng chiến dịch: Hồ Chí Minh (Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước) Trưởng ban chỉ đạo trực tiếp: Trường Chinh (Tổng Bí thư đảng) Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng) Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng) Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng) Tiến trình Chương trình cải cách ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính: Huấn luyện cán bộ Các cán bộ Đảng Lao động tham gia cải cách ruộng đất được đưa đi học khóa Chỉnh huấn 1953, và một số được đưa đi huấn luyện tại Trung Quốc [cần dẫn nguồn]. Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của đảng trong cải cách ruộng đất, quán triệt quan điểm: "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ" [cần dẫn nguồn]. Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là 48.818 người. Chiến dịch Giảm tô Bước đầu, các đội cán bộ cải cách ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách "3 Cùng" (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, kết nạp họ thành "rễ", thành "cành" của đội, sau đó triển khai chiến dịch từng bước như sau: Phân định thành phần: Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng - sở hữu 1 con bò, 1 con heo, 1 đàn gà; (d) trung nông vừa - sở hữu 1 con heo, 1 đàn gà; (e) trung nông yếu - sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả; (f) bần nông; (g) cố nông. Gia đình có 2 con heo đã có thể gọi là phú nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân số nông thôn và các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần". Phân loại địa chủ: Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác; (a2) Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác bị đội cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc. Áp dụng thoái tô: Đối với các gia đình có địa chủ bị bắt nói trên, đội cải cách thông báo với họ về các sắc lệnh giảm tô của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm: sắc lệnh giảm tô xuống còn 25% vào tháng 11 năm 1945, sắc lệnh số 87/SL năm 1952 và 149/SL năm 1953 giảm tô thêm 25%. (Chú thích: Tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà tá điền phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Căn cứ theo đó, địa chủ nào chưa giảm tô cho nông dân thì bây giờ phải trả số nợ đó — gọi là "thoái tô". Nếu không trả đủ nợ thì tài sản bị tịch thu, phân phát do nông dân. Sau bước này, hầu hết gia đình địa chủ lâm vào hoàn cảnh khánh kiệt, nhiều người đến chỗ tự sát — vì nếu sống trong vùng kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[6] Học tập tố khổ, lùng bắt địa chủ: Các bần nông, cố nông, "chuỗi", "rễ" được đội cải cách cho học lớp tố khổ do họ mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Sau khi học qua lớp tố khổ nhiều bi kịch xảy ra: con tố cha, vợ tố chồng... Du kích và cốt cán cải cách ruộng đất tìm bắt địa chủ, việt gian, thậm chí họ "vác súng vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước".[7] Công khai đấu tố: Các buổi đấu tố được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người tham gia đấu tố được huy động từ vài trăm đến cả ngàn người, và thời gian đấu tố từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong đêm đấu tố, các bần nông bước ra kể tội địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức cải cách ruộng đất, Đảng Lao động cho ra tờ báo lấy tên là Lá Rừng (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá rừng) tường thuật chi tiết các vụ đấu tố. Sau khi bị đấu tố các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử, cũng có người bị đánh chết ngay trong lúc đấu tố[cần dẫn nguồn]. Gia đình và thân nhân người bị đấu tố thì bị cô lập, bị bỏ đói và chịu nhiều sự phân biệt đối xử và nhục hình. Xử án địa chủ: Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, địa chủ bị xử bắn trước công chúng do đội tự vệ xã hành quyết. Những người không được xử bắn thì bị cô lập trong các làng xã, một số bị thiệt mạng vì bị bỏ đói. Tổng cộng có tám đợt giảm tô từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 1.875 xã. Chiến dịch Cải cách Ruộng đất Nhiều tháng sau khi Chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách Ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam[8]. Tổng cộng có 6 đợt lớn cải cách ruộng đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Hoa, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Từ giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát. Từ đó đến cuối năm 1955, cảnh đấu tố địa chủ xảy ra tràn lan, nhiều lúc chỉ đơn thuần bằng một lời tố giác đơn giản, những thành viên trong tòa án nhân dân cũng có thể xử tử hình hay tù khổ sai đối với người bị tố giác. Đã xuất hiện tình trạng lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công tác đất đai. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản thân. Số người chết trong đợt này là rất lớn, trong đó số người chết oan chiếm tỷ lệ cao. Quyết liệt nhất là ở Thái Bình, nơi có đến 294 xã được đưa vào cải cách. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 11 năm 1953, Hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 5 quyết định tiến hành việc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất. Tuy nhiên, ở một góc độ khác việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này, như đã được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường,[6] đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân. Chiến dịch Sửa sai Do nhận định chiến dịch Cải cách Ruộng đất giết lầm nhiều người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng, Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ tiến hành các bước sửa sai như sau: Tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất. Tháng 3 năm 1956, Quốc hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai. Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm. Ngày 24 tháng 8 năm 1956, báo Nhân Dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất. Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị[9], và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Chấp hành Trung ương đảng. Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không tham gia trực tiếp vào sai lầm chương trình Cải cách Ruộng đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng tại nhà hát lớn Hà Nội, kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố. Theo thống kê đến tháng 9 năm 1957, thì chiến dịch sửa sai phục hồi khoảng 70-80% số người bị kết án, chỉ trả lại số ít[cần dẫn nguồn]. Nếu đã chết thì vợ con hay thân nhân được bồi thường rất ít tài sản[cần dẫn nguồn]. Theo báo Nhân Dân thì chiến dịch sửa sai cũng gây thêm chết chóc khi các đảng viên được phục hồi trả thù những người đã đấu tố họ oan ức, hoặc chưa kịp trả thù thị bị thủ tiêu trước để tránh việc trả thù. Phong trào trả thù bằng bạo động lan rộng khiến nhà chức trách phải dùng quân đội trấn áp. Ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có bản báo cáo ghi nhận 20.000 nông dân mang gậy gộc chống lại quân đội khi chính quyền dùng vũ lực để tái lập trật tự.[10] Tuy nhiên, theo nhiều nhân chứng, việc sửa sai chỉ đơn thuần là phục hồi đảng tịch, quy lại thành phần (từ địa chủ, phú nông trở lại thành trung nông) chứ không hề có trả lại tài sản, nhà đất. Đến năm 2004, theo báo Hà Nội Mới, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội mới ra quyết định trợ cấp cho một số trường hợp bị qui sai thành phần và có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kì Cải cách Ruộng đất với mức ba triệu đồng một trường hợp[1]. Những sai lầm trong chiến dịch Sai lầm chung Đánh giá sai lầm về tình hình khác biệt giữa nông thôn Trung Quốc và Việt Nam, quá tin tưởng và chịu sức ép của các cố vấn Trung Quốc Đánh giá sai và nâng sản lượng, nâng thuế lên quá cao, quá sức người dân. Như ở Hà Tĩnh, có những mẫu ruộng tính sản lượng là 32, 35 tạ một mẫu ta. Khá nhiều ruộng tốt được tính sản lượng ít nhất phải 25, 28 tạ. Trong khi đó như ở Liên Xô, theo ông Đặng Thái Mai: "ở LX cũng mới trù tính việc tăng năng suất các miền ruộng có thủy lợi (terres-irriguées) cho đến mức 40-50 tạ một hectare. Như vậy là với phương tiện kỹ thuật, nhân công, tổ chức của nông nghiệp Liên Xô, mà trong 4 năm nữa người ta mới yêu cầu tới mức 20 hay 25 tạ nửa hectare, nghĩa là còn hơn một mẫu ta..."[11] Chiến dịch càng lên cao điểm càng mất kiểm soát dẫn đến tình trạng vô chính phủ, nhiều oan sai và cô lập, đối xử nhục hình với gia đình người bị đấu tố. Hơn 70% người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông là quy sai. Điển hình như: Trường hợp tử hình bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập.[2] Trường hợp thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh Đại đoàn 308, nguyên tư lệnh mặt trận Hà Nội năm 1946, chủ tịch Ủy ban quân quản Hà Nội bị các cán bộ cải cách bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người đấu tố ông là "địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ ràng" Các cháu nội của cụ Phan Bội Châu, trong đó có một người là Trung đội trưởng, nhà nghèo, 3 sào đất cho 3 mẹ con, nhưng cũng bị quy là địa chủ Đặc biệt có cụ phó bảng Đặng Văn Hướng, bộ trưởng phụ trách Thanh-Nghệ-Tĩnh trong chính phủ Hồ Chí Minh bị đấu tố chết tại quê nhà Diễn Châu Ngoài việc tịch thu nhà đất của những người bị quy là địa chủ, những mục đích khác của chiến dịch không đạt được. Thực tế đau buồn khác là kết quả của cuộc cải cách ruộng đất lại không như người nông dân mong đợi khi ngay sau đó: vụ mùa năm 1957 được đánh giá là thất thu. Cuộc đấu tố và cô lập, lùng bắt địa chủ và con cái của họ đã gây một không khí kinh hoàng tại nông thôn miền Bắc thời ấy. [cần dẫn nguồn] Giết lầm nhiều người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng, mất tin tưởng vào Đảng Cộng sản và nhà nước, gây chia rẽ trong nhiều thế hệ [cần dẫn nguồn]. Sai lầm trên phương diện pháp lý Theo bài diễn văn luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng Mười 1956, cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện với phương châm "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch"; phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ bản của pháp luật, trong trường hợp này là "thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan". Cụ thể các quy tắc pháp lý đã bị xâm phạm là: Không xử phạt các tội đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra. Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không quy kết cho vợ con, gia đình. Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng. Thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị can. Bị can có quyền nhờ luật sư bào chữa. Phải tôn trọng bị can trong quá trình truy tố và xét xử; khi bị can ra trước tòa không được xiềng xích và không được dùng nhục hình. Các nguyên nhân sai lầm được cho là: quan điểm ta-địch, thù-bạn của chính quyền đương nhiệm rất mơ hồ; chính quyền bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý; bất chấp ý kiến của giới chuyên môn.[6] Số người bị đấu tố Tổng cộng chiến dịch Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng, 8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách Ruộng đất tịch thu của địa chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông, trung bình mỗi hộ được 0,38 ha, 0,87 nông cụ, 0,071 ngôi nhà. Giai cấp địa chủ hoàn toàn bị tiêu diệt tại miền Bắc[cần dẫn nguồn]. Số lượng người bị giết trong chương trình Cái cách Rộng đất là không thể thống kê chính xác và còn gây tranh cãi. Nhưng theo chủ trương ở một số địa phương phải tìm cho ra tỷ lệ 5% địa chủ, "Việt gian" để mang ra đấu tố[3] thì con số sẽ không ít. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số lượng người bị giết là 100.000 đến 200.000 người: Theo Bernard Fall thì không thể biết chính xác con số, nhưng ít nhất khoảng 50.000 người bị giết và 100.000 người bị bắt giam[12](cần số trang). Theo Tibor Mende, khoảng 15.000 người bị giết.[cần dẫn nguồn] Theo Tiến sĩ Võ Nhân Trí, dựa trên tài liệu văn khố Trung ương đảng thì khoảng 15.000 người bị giết. Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 1957 thì khoảng 15.000 người bị giết[13]. Theo ông Bùi Tín[cần dẫn nguồn], tại buổi hội thảo "Những kinh nghiệm đau buồn từ 'Cải cách ruộng đất' ở đất Bắc 1953-1956" do Mạng lưới dân chủ tổ chức cuối tháng 6 năm 2003 tại thủ đô Berlin, nêu lên con số nạn nhân là 500.000 người theo như Michel Tauriac, nhà văn-nhà báo người Pháp đưa ra. Bùi Tín cho rằng con số này cũng hợp lý nếu kể cả những người bị giết, bị chết trong tù, bị chết sau khi thả ra và tự tử hoặc thân nhân, gia đình gián tiếp chịu đày đọa. Ông Vũ Thư Hiên, trong cuốn ' thì cho rằng con số nạn nhân là ít hơn con số năm chục vạn của ông Tín rất nhiều, tuy vậy ông chỉ có thể ước tính, chứ không có số liệu hoặc tài liệu nào cụ thể: "Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị hãm cho chết đói, (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học." Thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan). Theo quan điểm của những người thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, đây là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị "đào tận gốc, trốc tận rễ". Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị bắn tại chỗ hoặc bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam . Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau: Địa chủ cường hào gian ác : 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%). Địa chủ thường : 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%). Địa chủ kháng chiến : 586 người, trong đó 290 bị oan (49%). Phú nông : 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%). Tổng cộng : 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%. Con số địa chủ kháng chiến theo thống kê trên là 586 người, trong khi theo báo cáo của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 10 năm 1956 thì riêng tổng số đảng viên bị "xử trí" lên tới 84.000 người. Số lượng này chưa kể đến thân nhân, gia đình của những người bị quy sai, cũng bị cô lập và đối xử phân biệt. Theo giáo sư Lê Xuân Khoa thì chương trình Cải cách Ruộng đất là một trong ba nguyên nhân chính đưa đến cuộc di tản 1954. Ngoài ra, ông nhận định lượng lúa gạo sản xuất ở đồng bằng sông Hồng bị giảm sút trầm trọng trong những năm cải cách ruộng đất và ngay sau đó. Tuy nhiên, nhận định này khác rất nhiều với các ý kiến, nhận định về cuộc di cư năm 1954 trong các sách chính thức về lịch sử ở Việt Nam hiện nay. Ý kiến và nhận định riêng Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói về tình cảnh oan sai như sau, trong diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại Hà Nội: “Qua cuộc Cải cách Ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lộng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến bị kết án là phản động, cường hào gian ác và, sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình” [...] “Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được, chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?”[6] Nhà văn Trần Mạnh Hảo ở Hà Nội: "Tôi nhận ra cái điều này cũng lâu rồi, mà nhận từ từ, bởi vì tôi đã đựơc chứng kiến cụôc Cải cách Ruộng đất ở ngoài miền Bắc mà gia đình tôi là nạn nhân. Tôi thấy nó rất là khủng khiếp. Tôi không hiểu cái chủ nghĩa gì mà nó chỉ có một biện pháp duy nhất là trấn áp ngừơi ta, mang người ta ra đấu tố và bắn bỏ người ta, mà không có xét xử công minh, cũng không có bằng cớ gì cả. Cuộc CCRĐ là một cuộc diệt chủng như là Pol Pot và Yeng Sari (đã làm bên xứ chùa Tháp) mà thời đó tôi đã chứng kiến."[cần dẫn nguồn] Năm 2005, nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt nhìn nhận "Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế"[14]. Tham khảo Lịch Sử Việt Nam, 1954-1965, Cao Văn Lượng chủ biên, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1995. Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, 1945-2000 tập III, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2000. Góp phần tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt nam PGS TS Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, Nxb Chính Trị Quốc Gia: Viện Lịch sử Đảng, Học Viên Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. Việt Nam, 1945-1995 tập I, GS Lê Xuân Khoa, Nxb Tiên Rồng, Maryland, 2004. Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất, Xây Dựng Quan Điểm Lãnh Đạo, LS Nguyễn Mạnh Tường, diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng Mười 1956 tại Hà Nội. The Viet Minh Regime, Government and Administration in the Democratic Republic of Vietnam, Bernard Fall, Greenwood Press, Connecticut, 1975. From Colonialism to Communism, Mạc Định Hoàng Văn Chí, Nxb F.A. Praeger, New York, 1964. Loạt bài: Hồ sơ Cải cách ruộng đất trên diễn đàn Talawas Nhận định của Long Điền về tội ác của Trường Chinh trong Cuộc chiến Việt Nam : Tóm lại trong chức vụ Trưởng Ban Chỉ Đạo Trung Ương CCRĐ, Trường Chinh người thừa hành chỉ thị của Hồ Chí Minh,hắn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong các tội ác diệt chủng do chính Trường Chinh và lũ thuộc hạ đã sát hại trên 200.000 nông dân vô tội. Đối với xả hội VN, Trường Chinh phạm tội ác tày trời là kẻ đấu tố chính cha mẹ ruột mình một cách vô luân và độc ác. Đồng thời qua các cuộc đấu tố địa chủ,Hồ Chí Minh,Trường Chinh và đảng CSVN đã giật sập truyền thống gia đình Việt Nam tốt đẹp đã có từ mấy ngàn năm qua, tạo sự chia rẽ trong thôn làng, trong gia tộc qua các hình thức con tố cha, vợ tố chồng v.v….Tội ác của Trường Chinh so về số lượng người bị sát hại rất là to lớn do chính tay y phát động đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất. Trong bài phát biểu năm 1951 Trường Chinh đã hô hào bỏ chữ quốc ngữ, theo chữ Tàu, bỏ y học Tây phương trở về Đông Y hoàn toàn cho thấy Tr ường Chinh là kẻ ngu dốt, cực đoan bảo thủ nếu hắn mà là lãnh tụ sẽ dẫn dắt dân tộc VN đến chỗ tồi tệ nhất thế giới. Trong thời điểm thập niên 50, những con người CSVN như Trường Chinh không phải là hiếm!!! 6-Võ văn Kiệt: Tiểu sử theo tài liệu của CSVN: http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_V%C4%83n_Ki%E1%BB%87t : “Võ Văn Kiệt (23 tháng 11 năm 1922 – 11 tháng 6 năm 2008) tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, là một nhà chính trị Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Ông được nhiều báo chí đánh giá là người đã đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và cải cách chính sách ở Việt Nam kể từ năm 1986[1][2], là "tổng công trình sư" nhiều dự án táo bạo của thời kỳ Đổi mới[3][4]. Võ Văn Kiệt sinh năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long (nay là tỉnh Vĩnh Long), miền Nam Việt Nam. Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông Kiệt được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông là Uỷ viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu. Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Uỷ viên Xứ uỷ Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh uỷ Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Uỷ ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Võ Văn Kiệt cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 2 năm 1987 ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột[5]. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992 - 1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông không còn giữ các chức danh trong chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[6]. Nghỉ hưu và qua đời Sau khi từ giã chính trường, ông Kiệt sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 11 năm từ 1997 đến lúc mất, trước mỗi sự kiện nóng bỏng, quan trọng mang tầm quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhân dân, lại thấy Võ Văn Kiệt lên tiếng với tư cách một người công dân[7]. Võ Văn Kiệt là cựu lãnh đạo Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc[4]. Ông cũng đã có ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến[8], ông nói: "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng"[9]. Và về việc bầu cử đại biểu Quốc hội ông cũng có nhận định: "Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ"[9]. Trong những năm cuối đời, ông phát biểu ý kiến, kiến nghị với các cơ quan đảng và nhà nước dồn dập hơn. Từ những vấn đề trọng đại như ý kiến đóng góp với Đại hội X, hoà hợp dân tộc, đến những kiến nghị, góp ý, phát biểu về những sự việc cụ thể như: quy hoạch về thành phố dọc sông Hồng, việc xây nhà Quốc hội... Những ý kiến của ông được trình bày thẳng thắn và chứa tâm huyết lớn với nước với dân. Dù được chấp nhận hay không, các ý kiến của ông đều rất quý, rất đáng trân trọng, phù hợp lòng dân và được người dân mong chờ, đón nhận[10]. Võ Văn Kiệt đã lên tiếng trên công luận bày tỏ quan điểm lo ngại về các dự án như: nhà máy lọc dầu Dung Quất[11], thành phố bên sông Hồng[12], việc xây dựng tòa nhà quốc hội mới[13] và lần gần nhất là về vấn đề mở rộng Hà Nội[14]. Ông viết: "Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì."[15]. Bên cạnh đó, ông Kiệt còn bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ sự tự do của báo chí đối với các tổ chức chính trị và chính quyền, quan điểm này được thể hiện rõ ở việc ông can thiệp vào sự kiện Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh thay thế các vị trí quản lý ở báo Tuổi Trẻ nhằm cài cắm người để quản lý[16]. Ông Võ Văn Kiệt qua đời lúc 7 giờ 40 phút (giờ Hà Nội)[17] ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi đang điều trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore[3][2]. Theo Reuters, ông qua đời do tuổi cao và bị viêm phổi cấp tính[2], còn theo AP thì ông qua đời do gặp tai biến mạch máu não[1]. Báo chí Việt Nam chính thức thông báo về cái chết của ông vào tối ngày hôm sau, sau khi các hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin và nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đã gởi lời chia buồn[18]. 18 giờ ngày 12 tháng 6 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo về cái chết của ông và việc tổ chức tang lễ cho ông với nghi thức quốc tang trong hai ngày 14 và 15 tháng 6[19]. Lễ viếng và lễ truy điệu của ông được tổ chức ở đồng thời ba nơi, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông), thủ đô Hà Nội và trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (quê hương ông), trưởng ban lễ tang nhà nước là ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ an táng được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh[6]. Gia đình Ông Võ Văn Kiệt có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông, bà Trần Kim Anh, có với ông 4 người con: Phan Chí Dũng (sinh năm 1951), Phan Hiếu Dân (sinh năm 1955), Phan Thị Ánh Hồng (sinh năm 1958) và Phan Chí Tâm (sinh năm 1966)[20]. Năm 1966, bà cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi[21]. Ông đã muốn khi chết, tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ của mình đã mãi nằm lại đó. Phan Chí Dũng, người con cả của ông, hi sinh trong Chiến tranh Việt Nam năm 20 tuổi trong một lần đi trinh sát. Ngoài 4 người con với người vợ đầu, ông còn một người con sinh năm 1952 ở miền Bắc tên là Phan Thanh Nam, người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang ông[20]. Người vợ thứ hai của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Cầm từng được trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng cao nhất giành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam[22][23]. Tặng thưởng Tháng 12 năm 1997, ông Võ Văn Kiệt đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra ông còn được trao tặng nhiều huân, huy chương khác và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Ngày 22/2/2009, tên của ông được đặt cho một con đường dài 23,6km chạy từ ngã tư Bình Long cắt quốc lộ 1A trên đường Nguyễn Hoàng qua nhà máy lọc dầu Dung Quất ra cảng Dung Quất, Quảng Ngãi. Câu nói nổi tiếng “ Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả[4] ” “ Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào[8] ” “ Không ai chọn cửa mà sinh ra![24]” “ Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán các em[25] http://saigonecho.com/main/tintuc/thoisu/10222-S%E1%BB%B1%20Ra%20%C4%90i%20c%E1%BB%A7a%20V%C3%B5%20V%C4%83n%20Ki%E1%BB%87t.html Sự Ra Đi của Võ Văn Kiệt Tác Giả: Nguyễn Quang …”Người ta chú ý đến con người vừa chết vì Võ Văn Kiệt được xem như có tư tưởng cởi mở nhất trong số các nguyên thủ Việt cộng không do dân bầu đối với các nhà bất đồng chính kiến, nhưng thực tế hãy xem những gì ông ấy làm lúc cầm quyền, Võ Văn Kiệt đã đưa ra Nghị Quyết 31/CP cho phép bắt giam những người bất đồng chính kiến đến 2 năm mà không cần xét xử và tham gia thành thành lập Tổng cục 2 để đánh đập dân oan, tra tấn các nhà đấu tranh dân chủ, còn viện cả an ninh Trung Quốc ra doạ dân lành Việt Nam. Cho nên cũng không có gì lạ khi ông Kiệt im hơi lặng tiếng trong vấn đề Hoàng Sa,Trường Sa sát nhập vào Tam Sa. Và rõ chuyện người dân Giao Chỉ này ai cũng biết về bà Cầm, người vợ trong liên minh ma quỷ để Võ Văn Kiệt được làm phò mã xứ Bắc Hà mà an tâm trên con đường thăng hoa tiến chức – Phan Lương Cầm là cháu của Tố Hữu, một thời với Quyền Thủ Tướng mà mỗi người dân Việt trong khổ đau đều nhớ về chính sách “giá lương tiền” nói lên sự ngu ngốc của những con người dốt nát nhưng luôn muốn giành quyền lãnh đạo đất nước đến người cháu rễ là Võ Văn Kiệt với đường dây điện cao thế Bắc Nam được gọi là “công trình ngu nhất thế kỷ”. Trở lại với bà Cầm ai cũng biết chuyện 10%, Võ văn Kiệt khi còn tại chức đã bao che cho vợ của mình là bà Cầm, một nhân vật nổi tiếng là buôn lậu, móc nối tham nhũng, đã từng được giới "chỉ chỏ" chạy chức chạy quyền, giới gian thương móc ngoặc mệnh danh là bà "Dix pour cent" tức là bà 10%. Là con người của chính trị, đã từng là công an lẽ dĩ nhiên Võ Văn Kiệt có nhiều mưu lược gian hùng, nói trắng ra ông là một người miền Nam gian hùng và mưu lược nhất trong Đảng CSVN: không đẻ ra các chiến lược nhưng là người có tầm vóc thực hiện các chiến lược, cũng là một thủ tướng có thực quyền nhất kể từ năm 1946 cho đến nay. Gia tài của Võ Văn Kiệt là những lợi nhuận của cơn sốt địa ốc trong 10 năm qua. Những mảnh đất dọc sông Sài Gòn, thuộc Quận 2, ở Phú Mỹ Hưng đều nằm trong tay của ông và gia đình bà con thân thích, chưa kể những đầu tư trong các ngân hàng ngoài quốc doanh và còn nhiều của cải ngầm không sao biết được. Đối với đảng CSVN Võ Văn Kiệt là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và từng được mệnh danh là "kiến trúc sư" của tiến trình đổi mới này. Nhưng theo quan điểm dân chủ thì Võ Văn Kiệt vẫn là một nhân vật bảo thủ. Không nói ra ai cũng biết Võ Văn Kiệt luôn khẳng định chỗ đứng của mình là bảo vệ chế độ độc tài đảng trị CSVN. Cáo vẫn là cáo, Võ Văn Kiệt vẫn là một con người của gian hùng, là biểu tượng một thời tột cùng của bá đạo cực ác và cũng là nhân vật nhập vai nhân nghĩa đạt đến mức tinh vi, nhất là đế làm nhẹ đi cái ác mà cá nhân ông đã tham gia trong quá trình phục vụ cho đảng CSVN đối với nhân dân. Cũng có thể về mặt tâm lý là để giải quyết phần nào những rối rắm bất an trong tâm hồn buổi chiều của cuộc đời mình. Ông đã cố gắng vẽ ra trong những ngày cuối đời của mình rất chính xác. Bởi vì ông ta chỉ vẽ ra thôi! Một sự vẽ vời giả tạo!!! Nhưng những thanh niên trẻ nào mà lỡ dại ăn cái bánh vẽ đó thì coi như toi mạng. Rất ít người biết là ông ta cố đóng một bộ phim buồn “triệu người vui có triệu người buồn” và giả vờ thương hại, giả bộ thông cảm và chia sẻ hoặc lo lắng cho những người bị hại... nhưng vẫn còn có người tin vào bánh vẽ của ông ta! Song trước mắt ông Võ Văn Kiệt vẫn còn nợ trong việc tiến cử ông Nguyễn Tấn Dũng, một người không có tài và học vấn kém cỏi, thực ra là do gởi gắm từ cha ông Dũng trước khi hy sinh. Lời kêu gọi hòa hợp dân tộc của ông vẫn gượng gạo, trịch thượng khi ông không hề tỏ ra hối hận về chủ trương trả thù sau khi đất nước thống nhất, có lẽ chỉ có những người như Nguyễn Cao Kỳ mới thích ăn loại bánh này mà thật sự chưa chắc những kẻ này đã chịu ăn bánh vẽ của nhau, chỉ đáng thương cho những người có lòng với dân tộc mà có khi vội cả tin!.....” Nguyễn Quang Chuyện ông Võ Văn Kiệt http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews/bandocviet/vovankiet.htm c ủa Hoàng Long Hải “Người xưa, khi khen chê, phê phán một người nào đó, họ không vội kết luận. Chờ khi người đó qua đời thì người ta mới “cái quan định luận”. “Cái quan” là đóng nắp hòm lại, rồi sau đó mới “định luận” người ấy tốt xấu, độc ác hay nhân từ ra sao! Ngày nay, chuyện luận định một người theo kiểu ông bà chúng ta ngày xưa hơi khó. Cuộc sống của người xưa đơn giản, không quan hệ nhiều với người chung quanh, với thế giới bên ngoài, cho nên việc luận định một người nào, không khó lắm, nhất là những người chỉ sống trong làng, không quan quyền chức tước gì; hoặc giả có làm gì đi nữa, cuộc đời họ cũng không có gì phức tạp, mờ ám. Thậm chí, có người thi đổ nhưng không làm quan, hoặc làm quan nhưng xin về trí sĩ khi còn trẻ, rồi làm nghề gõ đầu trẻ, truyền thụ lời giáo huấn của thánh hiền cho đám hậu sinh. Do đó, việc luận định cuộc đời họ, con người họ tương đối dễ dàng. Căn bản của chế độ phong kiến ngày trước là trung hiếu. Ai vẹn toàn hai chữ trung hiếu thì coi như để được tiếng tốt cho đời. Ngày nay không thế, cuộc sống trong làng xã, trong quốc gia đã phức tạp mà quan hệ sinh hoạt quốc tế lại càng phức tạp hơn, thì việc luận định con người ta khó khăn hơn, rắc rối hơn. Đối với những nhân vật lớn, công việc lại càng khó khăn bội phần. Chẳng hạn như các ông Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Dương Văn Minh, ông Hồ Chí Minh, việc phê phán cái tốt cái xấu của họ, mặc dù người ta cũng có ít nhiều tài liệu chứng tỏ cái sai cái đúng của họ. Cái tốt cái xấu của mỗi người tương đối rõ ràng, chứng minh được, nhưng nếu như muốn có một lời kết thúc một đời họ, phê phán một câu, lại không phải dễ dàng, nếu muốn hoàn toàn khách quan, trung thực. Thực vậy. Tuy không nhiều, ngày nay cũng có người lên tiếng bênh vực vua Bảo Đại, bày tỏ sự thông cảm đối với một người “làm vua một nước nô lệ”. Trường hợp tổng thống Ngô Đình Diệm lại phức tạp, khó khăn hơn. Với người miền Bắc, Việt Cộng gọi ông Ngô Đình Diệm là “Thằng Diệm”, gọi chung phe miền Nam là “Mỹ Diệm”. Cách gọi như thế, không có chi phải bàn, không đáng cho ta bận tâm. Đó là cách gọi tuyên truyền, quá khích, phỉ báng, bôi lọ, không cần phải trái, không cần đúng sai, và dĩ nhiên họ chẳng có một chút lương tâm nào. Điều đáng nói là ngay trong những người miền Nam, người khen, kẻ chê không phải là ít. Việc khen chê ấy không thiếu phần chủ quan, thậm chí nhiều khi có dụng ý, có ý đồ. Có ý đồ nên không thể khách quan được. Di chúc của Nhất Linh có câu: “Đời tôi để lịch sử xử…” Trước hết, Nhất Linh muốn nói ông Ngô Đìnhh Diệm không thể đem Nhất Linh ra tòa để xử có tội hay không có tội được; lại càng không thể xử ông là người yêu nước hay không yêu nước được. Lời ấy khá chí lý. Chúng ta có quyền gì, đứng trên lập trường, quan điểm nào, vị thế nào để phán xét người nầy có công, người kia có tội. Sự phán xét ấy thuộc về thuộc về xã hội. Nhưng thậm chí, trong nhiều trường hợp, xã hội hiện tại cũng không thể phê phán đúng về một ai. Ông quan tòa đứng lên tuyên án người nầy người kia là có tội, không có tội, rồi cho người nầy người kia ở tù dài ngắn khác nhau, thậm chí chung thân tử hình, tha bổng. Ấy là quan tòa căn cứ trên luật pháp. Nhưng liệu luật pháp đó có đúng không, có hoàn hảo không, có sai lầm không. Điều rất rõ khi các ông quan tòa ấy là người của những chế độ độc tài, có bao giờ họ tuyên án đúng đâu! Vậy về trường hợp ông Võ Van Kiệt thì sao? Về ông Võ Văn Kiệt, người khen kẻ chê loạn xà ngầu. Ai khen đúng, ai chê sai. Hầu hết đều chủ quan. Những người Cộng Sản, nhất là những người từng theo phe ông Kiệt, những người không thuộc phe Lê Đức Anh, Đỗ Mười, những người từng bị Anh, Mười bỏ tù, cách chức, cho “nghỉ hưu sớm” thì khen loạn cả lên, cả Lê Hồng Hà, người từng là nạn nhân nghị quyết 31 do ông Kiệt ký, cũng khen ông Kiệt ghê gớm, thân ái gọi ông Kiệt bằng anh. Những kẻ theo phe Anh, Mười thì miệng câm như hến, khen thì không được, mà chê thì không dám chê công khai. Tựu chung, cả hai đám nầy, khen chê ông Kiệt không vô tư, không vì công lý, công bằng mà vì phe phái, quyền lợi, v.v… Dĩ nhiên, người Việt hải ngoại, những ai từng là nạn nhân Việt Cộng thì khen ông Kiệt thế nào được. Chuyện gia đình tan nát, ly tán, mất mát, chết chóc, gian khổ, đau đớn là do Việt Cộng. Trong đám Việt Cộng đó, lại không có Việt Cộng Võ Văn Kiệt hay sao?! Tuy nhiên - lại tuy nhiên - nhìn vấn đề một cách trung thực, lương tâm, - đúng lương tâm của người Việt Nam, - không mặc cảm, không định kiến, không vì ai cả, thì phải nhìn Võ Văn Kiệt một cách khác, trước hết là nói về những cái đáng thương và sau đó, sẽ nói tới những cái sai lầm, mà sai lầm đó của ông Kiệt lại chính là tội ác của Võ Văn Kiệt đối với dân chúng, với dân tộc, ở mức độ nghiêm trọng chứ không bình thường. Khi nghe nói vợ ông và bốn người con bị bắn chết khi đang đi trên một chiếc ghe trên sông Saigon, ngang chỗ bây giờ là bến đò đi qua Dầu Tiếng, tôi không khỏi xúc động. Đó chỉ là cái bản tính tự nhiên của một người Việt Nam. Những người chết thì đã đành, yên thân, nhưng với môt người chồng, người cha, khi nghe tin vợ và các con mình chết thảm, ai không đau đớn. Cái xúc cảm ấy là bình thường. Tuy nhiên, với Cộng Sản thì không bình thường. Vì không bình thường nên sẽ có người chê trách tôi trong sự xúc động tôi vừa nói đấy. Ai lại có thể thương xót cho Việt Cộng!? Việt Cộng đối với chúng ta tàn ác như thế nào, “triệt để” như thế nào, chúng ta quên được chăng? Chuyện chúng ta mất cái “loon”, mất cái ghế, một chức vị, danh vọng, nói cho cùng, chẳng có gì đáng kể. Nhưng việc gia đình chúng ta ly tán, chết chóc, mất cái nhà để ở, mất cái xe để đi, con cái bị thất học, chúng ta bị tù đày, đàyđọa, bị nhục mạ, mất nhân phẩm, thì không thể là bình thường, không đáng kể được. Việt Cộng đàn áp con cái chúng ta khi chúng còn trong trứng nước. Do đó, việc vợ con ông Võ Văn Kiệt chết thảm trên sông Saigon thì cũng chỉ là “ân oán”, hại người người hại, có chi mà phải xúc động. Tôi nghĩ tôi là người Việt Nam, tôi có những xúc cảm bình thường của một người Việt Nam. Tuy nhiên, nhưng người không đồng ý với tôi, họ có cái lý của họ, khi gia đình họ bị cuộc “cách mạng triệt để” của Việt Cộng đàn áp đến mức độ triệt để, nhất là đối với con cái của họ. Nhiều người chế độ cũ bị bắt đi “tù cải tạo”, gia đình trải qua muôn ngàn gian khổ. Nay đuợc định cư ở Mỹ, con cái có cơ hội đi học trở lại, và thành công. Giả tỉ gia đình họ còn tiếp tục ở lại Việt Nam thì con cái họ ra sao, học hành như thế nào hay vẫn còn bị Việt Cộng đàn áp, không cất đầu lên được, tương lai mù mịt. Trong sự tàn ác đó, há không có sự đóng góp của Việt Cộng Võ Văn Kiệt hay sao? Nhìn vấn đề một cách sâu sắc hơn, chúng ta thấy một điều rất căn bản: Vì chủ nghĩa Cộng Sản, vì đảng Cộng Sản, vì tham vọng của những tên Việt Cộng đầu sỏ, nên dân tộc Việt Nam rơi vào một cuộc chiến tranh rất tàn ác, mà lòng người thì ly tán, chia cách, thù hận, ghét bỏ nhau đến độ tán tận lương tâm, triệt tiêu cả tấm lòng nhân ái truyền thống của dân tộc. Trách nhiệm nầy, đảng Cộng Sản Việt Nam không đổ vấy cho ai được. Về cá nhân ông Võ Văn Kiệt, tôi đưa ra một vài sự kiện cụ thể như sau: Khi làm chủ tịch nhân dân “thành phố Hồ Chí Minh” ông là người thi hành chương trình “Kinh Tế Mới” (KTM) của Việt Cộng. Kết quả của chương trình nầy như thế nào? Bao nhiêu người bị bắt buộc bỏ nhà bỏ cửa ra đi, bị đày đọa trong các khu kinh tế mới, đói khổ, thiếu thốn, chết chóc vì bệnh hoạn, gia đình tan tác; nói sao cho hết. Đối với dân chúng Saigon, những ai là nạn nhân Kinh Tế Mới, chính là nạn nhân của ông Võ Văn Kiệt. Sau khi “tù cải tạo” về, lang thang ở Saigon, tôi được nghe câu chuyện như sau: Khi làm chủ tịch ủy ban nhân dân TPHCM, thi hành chương trình KTM, một đêm khuya Võ Văn Kiệt đi ra chỗ hồ Con Rùa thì gặp mấy con ma đói, con ma nào cũng ăn mặc rách rưới, dơ bẩn, đang nói chuyện với nhau. Một con ma hỏi hai con kia: - “Anh chết hồi nào?” Con ma kia trả lời: - “Tôi chết hồi chiến tranh thế giới thứ hai.” - “Còn anh?” Con ma thứ nhất tiếp tục hỏi. - “Tôi chết hồi “Nam bộ kháng chiến.” Thấy vậy, con ma thứ ba bèn nói: - “Không! Tôi không phải là ma! Tôi mới từ khu Kinh Tế Mới mới trốn về.” Tại sao không phải ai khác mà chính Võ Văn Kiệt ra hồ Con Rùa lúc đêm khuya để gặp ma. Người đặt ra câu chuyện ma nầy muốn nhấn mạnh ở chỗ, chính Võ Văn Kiệt là người đã tạo ra “Những con ma Kinh Tế Mới.” Sau khi thôi làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, có lần Võ Văn Kiệt mai mỉa: “Không phải khu Kinh Tế Mới mà chính là khu Kinh Tế Khác”. Có nghĩa ông ta muốn chê chương trình KTM. Nó không có gì gọi là Mới cả, chỉ mà một khu kinh tế khác mà thôi. Ông ta biết KTM là sai lầm, và ông ta có nói như thế, cũng chỉ nói trong đám thuộc hạ của ông, với một ít trí thức miền Nam ở lại hợp tác với Việt Cộng. Chưa bao giờ Võ Văn Kiệt công khai xác nhận chương trình Kinh Tế Mới là một sai lầm lớn của đảng (CS) chứ đừng nói Võ Văn Kiệt xác nhận đó là một tai họa cho dân chúng, cho đất nước, là một tội ác, như câu nói của Khổng Tử: “Làm chính trị mà lầm là hại một nước.” Ông ta thiếu sự thành thật hay ông ta thiếu cái Dũng của người xưa. Nói như thế đều sai: Có bao giờ Việt Cộng thành thật công nhận họ đã làm sai, nghĩ bậy. Có bao giờ Việt Cộng noi theo cái Dũng của người xưa, mà họ từng phê phán, đã kích là “Phong kiến phản động.” Khi tiếp xúc với trí thức miền Nam ở lại sau tháng Tư – 1975, Võ Văn Kiệt mới thấy Việt Cộng dốt quá. Miền Bắc “chi viện” cán bộ cho miền Nam, những cán bộ đó i-tờ quá, không biết gì, không làm được gì, trong khi đó thì trí thức miền Nam ở lại chính là những người “mở mắt” cho Võ Văn Kiệt, vì vậy, ông ta yêu cầu cán bộ Việt Cộng không được gọi họ là “ngụy” như đường lối chính sách của đảng (Cộng Sản). Võ Văn Kiệt nói: “Gọi họ là “ngụy” mà chúng ta phải học hỏi nơi họ thì nghe kỳ quá.” Một vài người tôi quen ở trong “Hội Trí Thức Yêu Nước”, số 42 đường Nguyễn Thị Minh Khai kể cho tôi nghe câu chuyện đó, và họ phê phán rằng ông Võ Văn Kiêt cũng không dám công khai nói thẳng việc ấy ra để sửa đổi phương cách tuyên truyền của Việt Cộng. . Những người khen ông Võ Văn Kiệt cho rằng ông là “kiến trúc sư” của chương trình đổi mới, cởi trói… gì đó. Một người học chưa quá bậc tiểu học nhìn và thấy được tình hình đất nước như thế, đổi mới như thế thì cũng gọi là tạm được. Tại sao tôi gọi là tạm được? Là bởi ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Văn Linh, những người chủ trương đổi mới cũng chỉ là người đi học mót người ta chớ có phải sáng kiến, tiên tri, tiên đoán gì đâu. Chẳng qua thấy bên Liên Xô, ông Gorbachov đổi mới, cởi trói thì “quý ông” bên Việt Nam cũng làm theo cho đúng với bài bản của sư phụ, chứ không phải tự họ thông minh, sáng kiến, tìm được com đường phải đi. Còn lòng dạ họ thì một mực trung thành với chủ nghĩa Cộng Sản, chủ nghĩa Mác. (Bây giờ người ta chỉ nghe ông Võ Văn Kiệt nói chủ nghĩa Mác mà không nói Mác-Lê(nin). Họ thấy được Lênin là tay “bá đạo” rồi chăng? Võ Văn Kiệt chỉ thuộc bài có nửa chừng, còn nửa kia, thì không thuộc vì nhát gan hay tối dạ? Nửa kia là nửa gì? Gorbachov, tiếp nối là Yeltsin. Yeltsin cũng là môt ủy viên trung ương đảng Cộng Sản Liên Xô nhưng ông ta sổ toẹt vào cái ủy viên đó, vào cái đảng đó. Yelsin từ bỏ đảng Cộng Sản, đuổi nó ra khỏi chính quyền, thành lập một nước Nga mới có dân chủ, có tự do. Nhờ đó nên Yeltsin trở thành anh hùng của dân tộc Nga. Dân Nga ngày nay thoát ách độc tài đảng trị, có tự do, có dân chủ, chính là nhờ sự sáng suốt và can đảm, dứt khoát của Yeltsin. Võ Văn Kiệt không thể đi tiếp đoạn đường thứ hai mà Yeltsin đã đi. Do đó mới có cái quái thai “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Võ Văn Kiệt không thể là một anh hùng, một người cứu dân cứu nước như Yeltsin đã làm. Đảng Cộng Sản Việt Nam không có anh hùng, hay Việt Cộng đã làm tiêu tán tinh thần anh hùng của Lê Lợi, của Nguyễn Biễu, của Nguyễn Thái Học, Ký Con. v.v…và tạo ra những con thiêu thân Phan Đình Gíot, Cù Chính Lan, Lê Mã Lương rồi tuyên truyền họ là những anh hùng xã hội chủ nghĩa. Kết quả đổi mới của ông Võ Văn Kiệt đã đem lại được gì? Trước hết là một giai cấp mới: giai cấp đảng viên tư sản đỏ. Giai cấp nầy càng giàu lên mau chóng thì thành phần đối nghịch là người nghèo càng ngày càng nghèo hơn. Càng đói rách hơn, sự phân biệt, hố chia cắt giữa giàu nghèo càng rộng lớn hơn. Nhìn chung, đa số dân chúng vẫn cứ tiếp tục sống đời nghèo khổ, thiếu thốn. Dù Võ Văn Kiệt có lòng thương người, thương dân thì kết quả việc ông làm có kết quả trái ngược lại. Hiện giờ, dân tộc còn lầm than, đói khổ, thiếu thốn, không có tự do, dân chủ, cũng chính là Võ Văn Kiệt góp phần không nhỏ vậy. Đó là chưa kể điều đáng phê phán nhứt là Nghị quyết 31 do Võ Văn Kiệt ký. Đó là một biện pháp đàn áp những người yêu dân chủ, tự do một cách hiệu quả nhứt, tàn ác nhứt, phi dân chủ nhứt, trái luật pháp nhứt, vi phạm hiến pháp nhứt dù đó là hiến pháp của Việt Cộng. Tục ngữ Tây phương có câu: “Trong đám người mù, kẻ chột là vua”. Đám chóp bu ngồi ở Bắc Bộ phủ là một đám mù, mặc dù như Lê Đức Anh, trong thực tế, chỉ mới bị chột. Trong số đó, Võ Văn Kiệt là người chột. Dù ông ta có tài ba khôn khéo, lòng dạ tốt như thế nào, thì ông ta nhìn mọi vấn đề đất nước, dân tộc chỉ mới bằng một mắt, thua xa người nhìn vấn đề bằng cả hai mắt. Thật ra, Võ Văn Kiệt vẫn còn tin tưởng một cách triệt để vào chủ nghĩa Mác, vẫn còn mù quáng khi ông còn cho rằng “Mác là vĩ đại”. Từ chỗ mù quáng đó, Võ Văn Kiệt cho rằng chính nhờ chủ nghĩa Cộng Sản nên Cộng Sản Việt Nam đã thắng Pháp năm 1954, thắng Mỹ năm 1975 và đổi mới năm 1985, sau “mười năm giải phóng, thống nhứt đất nước” Từ chỗ mù quáng đó, Võ Văn Kiệt không thấy rằng Cộng Sản Việt Nam đã gây nên biết bao tội lỗi: Tàn sát những người yêu nước không theo Cộng Sản, giết chết hàng vạn người trong “Cải Cách Ruộng Đất”, gây chiến tranh làm cho hàng triệu người chết khi “xâm lược miền Nam Việt Nam”… Cũng chính vì sự mù quáng đó mà Võ Văn Kiệt đã đẩy hàng vạn người lâm vào cảnh đói khổ, chết chóc ở các khu Kinh Té Mới do chính Võ Văn Kiệt lập ra. Nói cho cùng, Võ Văn Kiệt có tán tận lương tâm cũng chính vì cái tham vọng quyền lực của ông ta cũng như những tên ngồi trong bộ chính trị, những tên chóp bu Việt Cộng. Họ chỉ là một nhóm người hơn mười người. Họ cho người nầy làm vua (Chủ tịch nước), người kia làm thủ tướng, người nọ làm sếp sòng quốc hội, làm bộ trưởng, thứ trưởng, v.v… Họ chính là những kẻ “Siêu quyền lực”, “siêu quốc gia”, “siêu dân tôc”. Vua cũng từ đám đó mà ra, quyền lực cũng từ đám đó mà ra, “quốc gia” cũng từ đám đó mà ra, “dân tộc” cũng từ đám đó mà ra. Dù Võ Văn Kiệt, dù Lê Đức Anh, hay Đỗ Mười, không dễ gì họ từ bỏ cái tham vọng quyền lực. Không từ bỏ tham vọng quyền lực thì không thể từ bỏ Cộng Sản vì chính đảng Cộng Sản là nền tảng quyền lực của họ. Không thể từ bỏ Cộng Sản thì đất nước không thể có tự do, dân chủ. Do đó, không ai có thể nào thương yêu hay kính trọng đám người đó được, chưa nói căn ghét, thù hận. Đảng Cộng Sản Việt Nam biết bao giờ mới có được một người như Yeltsin, biết nhìn vấn đề, có đủ khôn ngoan và can đảm để làm mọt cuộc cách mạng, đem lại tự do, dân chủ cho dân chúng bằng cách tự ý ra khỏi đảng và đẩy đảng Cộng Sản ra khỏi chính quyền???!!! hoànglonghải. - Những bí ẩn về Võ văn Kiệt bài viết của Hoàng Dũng, Cán bộ VPTƯ. http://forums.thuyngaonline.com/tm.aspx?m=853739 ….Theo ông Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ, (tất nhiên đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chỉ đạo, điều này thì sau này không ai là không biết), biết rằng bác Hồ đang gặp những thiếu thốn khó khăn về tình cảm cá nhân và tình dục sinh lý, vì không muốn nối lại mối tình duyên với người vợ cũ Tăng Tuyết Minh ở Trung quốc (đây là một câu chuyện có thật đã được phía Trung quốc công bố từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Về việc này tôi lại nhớ về sự kiện bài báo “Bác Hồ có vợ ?” được đăng trên báo Tuổi Trẻ của tác giả Kiến Phước – Trưởng đại diện báo Nhân dân tại TP. Hồ Chí Minh, chính vì bài báo này mà sau đó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ là Nguyễn Kim Hạnh, cũng chính là vợ ông Kiến Phước, bị mất chức. Sau này có lần đến chơi với hai vợ chồng Kiến Phước – Kim Hạnh ở trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cũng gần khu T78, nhắc lại chuyện này họ lại buồn và phản ứng ghê lắm). Do vậy sau đó Bộ chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ Hồ về mặt sinh hoạt tình dục. Đặc biệt, từ thuở còn thanh niên bác Hồ đã có một mối tình với một người con gái miền Nam (sự thật này đã được nhà văn Sơn Tùng sưu tầm và công bố trong bài viết “đi tìm Út Huệ“), do vậy bác Hồ có một ấn tượng và ưa thích đặc biệt với những người phụ nữ Nam bộ ????. Biết thế nên Bộ chính trị đã chỉ đạo cho Trung ương cục miền Nam, mà lúc này Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục, phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du kích miền Nam, giao liên…. một số cô gái còn trẻ, đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong Bộ chính trị. Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy viên Trung ương cục được ông Nguyễn Văn Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ ma cô kiếm gái đặc biệt này. Trong số các cô gái tuyển lựa được lúc đó đang chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc, có một cô còn trẻ và rất sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến lúc sự việc vỡ lở thì cô gái đã có thai được mấy tháng rồi. Thế là cô ta phải ở lại và cái bào thai đó chính là vị tổng Giám đốc Tracodi : Phan Thanh Nam sau này.….. Hà nội ngày 09 tháng 10 năm 2006 Hoàng Dũng, Cán bộ VPTƯ, 09/10/2006. -Võ Văn Kiệt nhận định cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 (phân tích của Long Điền) 1-Những câu nói của Võ Văn Kiệt: “ Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn ” -Phải đợi đến những năm cuối đời (2004) Võ Văn Kiệt mới dám nói những suy nghĩ thật của mình. Cũng có thể những câu nói đó nằm trong tâm của Võ Văn Kiệt từ lâu nhưng vì khiếp sợ đảng, khiếp sợ sự trù dập, cách chức, mất quyền nên ông Kiệt chưa dám nói ra. Cũng nên thông cảm những tâm trạng lo sợ ấy của Võ Văn Kiệt, vi ít ra cũng hơn 1 lần ông đã nhìn thấy hậu quả của những lời nói chân thật không đi đúng đường lối của đảng thì bị trù dập ra sao. -Cuộc chiến 1954-1975 chấm dứt có hàng triệu người vui vì được ghi công, thăng quan tiến chức, có địa vị béo bở hái ra tiền, được xe hơi, nhà lầu, nhưng đại đa số dân tộc Việt Nam có được hưởng cái hào quang chiến thắng ấy đâu, hết địa chủ thời thực dân bóc lột thì sa vào nạn bóc lột của CSVN mà dân ta gọi là cường hào ác bá mới còn khổ gắp trăm lần khi xưa!!! Nào là trả thù giai cấp, trả thù dân Miền Nam, trả thù trí thức, trả thù kẻ chiến bại và hàng trăm cách trả thù hèn hạ khác làm sao người dân Việt Nam vui cho được!!! Ngay cả những người cả tin, cho rằng thôi thì sau 30 năm chiến tranh tàn phá, chia r ẽ bây giờ sẽ đoàn kết xây dựng lại quê hương,dù sao cũng là người Việt với nhau ai nở cạn tàu ráo máng. Khẩu hiệu treo đầy đường"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết kia mà", dân Miền Nam lầm,mà ngay cả dân Miền Bắc dù sống trong long chế độ CS mấy mươi năm họ cũng không ngờ sự trả thù tàn nhẩn quá sức tưởng tượng. Sau nầy khi nghiệm ra con người CS chỉ nói một đàng làm một nẻo thì đã quá muộn màng, nhiều người mất hết cả tài sản ruộng vườn, nhà cửa, cơ sở kinh doanh, gia đình, tương lai con cái v.v….vì thế cuộc vượt biển Tỵ Nạn bằng mọi giá đã diển ra từ sau 1975 đến 1990 mới tạm thời chấm dứt. Nhưng đó cũng là những nổi bất hạnh của toàn dân Việt Nam, vì hầu hết những lời nói,nhận định có tính phủ định, kết án sự sai lầm của đảng thảy đều rơi vào những người đã về hưu, thất sủng, hết quyền lực, hoặc sắp chết chứ chưa hề có một người CS nào dám nói và dám làm một cuộc cải cách, nhìn nhận sai lầm trong lúc đương chức,đương quyền.Vì lẻ đó, sau nầycó nhiều người CS phản tỉnh như :Nguyễn Hộ,Nguyễn Trấn,Trần Độ,Nguyễn Khải,Tô Hải v.v….cũng nói lên những lời phản tỉnh,giác ngộ,sám hối mà ít được người Quốc Gia tin tưởng. 2-“ Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả ”.Dù có tin rằng Võ Van Kiệt đã nói thật lòng mình ,nhưng khi hành xử chúc vụ thủ tướng Võ Văn Kiệt có làm đúng như điều mình suy nghĩ không ? Hay cũng chỉ là những câu nói đầy thủ đoạn chính trị, để lấy lòng một số người Miền Nam. Bời vì con người CSVN luôn dành ngọn cờ đầu trong phong trào đấu tranh và xem công lao "giải phóng" đất nước là của Đảng và đảng phải dành điạ vị độc tôn lãnh đạo đất nước, đảng CSVN đứng trên cả Quốc Hội và Hiếp Pháp, đảng viên phạm tội chỉ có đảng xử lý không qua luật pháp gì cả! Quyền lợi của Tổ Quố, Dân Tộc luôn đứng sau quyền lợi của đảng CSVN và CS Quốc Tế. Sự tham ô trong nhiều công trình xây dựng mà điển hình là Con đường xa lộ Tây Trường Sơn và đường điện cao thế 500 KVA Bắc Nam và Nghị Định 31/CP do Võ Văn Kiệt ký ngày 14-4-1997 cho phép Uy Ban Hành Chánh các cấp được quyền bắt giam không cần qua xét xử những người mà họ tình nghi chống đối chính quyền, đó là một nghị định phản Dân Chủ và dùng để trấn áp dân chúng một cách thô bạo và thiếu Dân Chủ do chính ông ký ban hành cho thấy việc làm đó của Võ Văn Kiệt chỉ để phục vụ cho Đảng của ông mà không hề lý gì đến nguyện vọng của toàn dân,nhửng việc làm nầy đi ngược lại những gì mà ông Kiệt từng tuyên bố. 3-“ Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ ”. Lời tuyên bố trên cũng chỉ là lời nói mỵ dân,vì ai cũng biết trong thời điểm làm thủ tướng Võ Văn Kiệt chưa làm được điều gì có lợi cho nền Dân Chủ và quyền lợi thiết thực của Dân Tộc Việt Nam ! 4-Những nhận định cho rằng Võ Văn Kiệt là người chủ trương Đổi Mới và khen tặng Kiệt là "kiến trúc sư của phong trào Đổi Mới"thỉ rỏ ràng khen tụng quá đáng vì xét cho cùng những Đổi Mới của Kiệt tức là trở về những biện pháp kinh tế củ đã có từ thời Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 mà thôi.Thời điểm Võ Văn Kiệt lên nắm chức vụ thủ tướng 1991 là lúc mà Liên Bang Xô Viết sụp đổ 31.12.1991 và kéo theo sự sụp đổ các nước Đông Âu chư hầu của Liên Xô, lúc đó 4 nước Cộng sản còn lại đang run sợ chưa biết chừng nào đến lượt mình, Cộng Sản Việt Nam lúc ấy như tên đầy tớ lạc chủ đang loay hoay tìm cách sống còn vì viện trợ của quan thầy Liên Xô thì không còn nửa và Trung Cộng cũng đang bối rối vì khủng hoảng kinh tế và cũng còn căm thù sự phản bội của Việt Nam, nạn đói vẫn còn đe doạ, nếu không cải tổ thì chỉ còn chờ chết vì không có cảm tình của các nước Phương Tây. Phải nói rỏ rằng: "Đổi Mới hay là chết "phản ảnh thực tế Việt Nam vào thời điểm đó. Toàn dân sắp sửa nổi loạn vì đói và cần Dân Chủ tối thiểu theo nhu cầu của toàn thế giới.Chậm trể đổi mới vài năm là cả chế độ sẽ tiêu vong! Do đó những đề xuất của Võ Văn Kiệt như là một cái phao cho toàn đảng CSVN trước bờ vực thẩm.Nếu thật sự vì dân vì nước,lúc đó là lúc thuận lợi nhất để cải tổ toàn diện và đi theo chế độ Dân Chủ Tự Do thật sự,tạo lại tình đoàn kết toàn dân sau bao sai lầm của đảng CS nhưng Võ Văn Kiệt chỉ cải tổ nửa vời và dùng mọi thủ đoạn lường gạt người dân một lần nữa: Dân Chủ bánh vẽ, Tự Do xin, cho. Gán ghép KinhTế Thị Trường theo định hướng Xả Hội Chủ Nghiã, đầu Ngô, mình Sở với mục đích duy nhất là cứu đảng và bảo vệ cái ghế của ông ta mà thôi! Nói chung Võ Văn Kiêt công thì có công rất lớn đối với đảng CSVN và tội thì cũng không nhỏ với toàn dân Việt Nam. Tài liệu về Võ Văn Ki ệt của Huy Đức Tuesday, June 24, 2008 “Đến nay thì chúng ta biết ông Võ Văn Kiệt tạ thế vào ngày 11/6/2008. Trong khi “cư dân” mạng ai cũng biết tin này thì người dân trong nước phải đợi đến 36 tiếng đồng hồ sau mới biết khi báo chí VN đồng loạt đưa tin! Theo báo Strait Times 22/6/08 thì ông VVK qua đời tại bệnh viện Mount Elizabeth Hospital (Singapore) vì “pneumonia” (viêm phổi). Bây giờ ngồi tính sổ tôi mới biết ngày 11/6 là ngày tôi tôi bay về Việt Nam thăm Má tôi trong tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Kiên Giang. Đáp xuống phi trường TSN tôi đi thẳng một lèo đến Bệnh viện KG vào lúc 1 giờ sáng, nóng lòng xem tình trạng Má tôi. Lúc vào bệnh viện thấy có vài bệnh nhân nằm cùng phòng, tôi theo thói quen hỏi thăm, thì mới biết người nằm cạnh giường Má tôi là bà cụ chị ruột ông Võ Văn Kiệt cũng mới nhập viện. Trong thời gian tôi còn ở VN, tôi cũng đọc khá nhiều bài viết về ông VVK. Nhiều câu chuyện cảm động mà tôi từng nghe lúc còn ở trong nước vào thập niên 1980s được kể lại với nhiều tình tiết lí thú. Có lẽ nói không ngoa rằng tôi cũng là một người thầm ngưỡng mộ ông VVK. Tôi thích những cá tính mang dáng dấp Nam bộ của ổng: hào sảng, dám nói dám làm dám chịu, thủy chung (dù có chức quyền và giàu có nhưng vẫn không quên bạn, không quên cội nguồn), biết trọng người trí thức, v.v... Trong một bài phỏng vấn của VietWeekly ông VVK có nói một câu mà tôi thấy rất tâm đắc và chính xác: khi cuộc chiến chấm dứt thì có 50% người vui nhưng cũng có 50% người buồn (đại khái như thế, tôi không nhớ chính xác từng câu chữ). Hình như ông là nhà lãnh đạo VN đầu tiên nói câu này. Bài viết sau đây tôi của Huy Đức đã đọc trên báo Sài Gòn Tiếp Thị lúc còn ở VN, nhưng tôi biết là không đầy đủ. Nay lên mạng thấy Huy Đức in trong trang blog của anh ấy nên tôi “chôm” về đây để các bạn đọc (sợ mai đây mốt nọ Huy Đức đổi ý và xóa bài này thì uổng lắm). NVT ==== Hiện Tượng Võ Văn Kiệt Huy Đức Chương I: KÝ ỨC THỜI GIAN Một chiều cuối năm 2001, có hai người đàn ông tìm đến nhà ông Nguyễn Tấn Phát trên đường Bà Hạt, Quận 10: “Thưa, đây phải nhà chú Mười Đương?”. Nghe nhắc đến cái tên ít ai biết này của ông Phát, cả nhà lặng đi. Con gái út của ông, chị Hồng, không cần hỏi hai người lạ là ai, mở cửa mời vào. Út Khao, tên một trong hai người nói: “Cho anh gặp ba có chút việc”. Hai người hỏi chuyện với ông Phát một lúc rồi xin phép coi phía sau vai ông Phát. Khi thấy ở đó có một vết thẹo làm dấu, dài bằng đốt ngón tay, Út Khao và Hữu, người đàn ông đi cùng, đứng dậy, nói: “Thưa chú Mười, chúng con là người nhà chú Chín”. Sáng hôm sau, nhiều người sống trên đường Bà Hạt, Quận Mười TP Hồ Chí Minh ngạc nhiên thấy Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tới khu phố họ, vô thăm nhà một người đàn ông nghèo. Ông Kiệt chính là “Chú Chín”, 80 năm trước cùng bú chung một bầu sữa mẹ với ông Phát- tức Mười Đương, cái tên do ba mẹ ông Võ Văn Kiệt đặt cho. Niềm vui hội ngộ không thể nào kể xiết, ông Mười cứ luýnh quýnh, trong khi ông Kiệt ngồi xuống giường, thân thiết… Bằng lối nói như là đã ấm ức từ lâu lắm, ông Kiệt “mét” với hai người con gái ông Mười: “Bà Nội ngày xưa cưng ba mày hơn tao”. Ông Mười Đương và ông Võ Văn Kiệt cùng sinh tháng 11 năm 1922, có hơn kém nhau ít ngày. Mẹ của Mười Đương là một phụ nữ xinh đẹp, con một nhà khá giả ở Trà Vinh, có bà con xa bên mẹ ông Kiệt. Bà lỡ có bầu với anh rể là một ông cử nhân- chuyện động trời vào thời đó ở những gia đình danh giá. Để giữ tiếng, trong thời gian mang thai, gia đình đưa bà đi gửi ở nhà một người bà con. Sanh xong, qua năn nỉ má ông Kiệt nuôi giùm đứa bé. Má ông Kiệt ráng nuôi vì cũng muốn giữ thể diện cho người trong giòng họ. Ông Võ Văn Kiệt quê ở ấp Bình Phụng, một ấp nghèo thuộc xã Trung Lương huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long. Trong ấp lúc ấy, chỉ có vài hương chức có nhà ngói, dân làng phần lớn phải thuê đất, thuê ruộng. Cha ông, ông Phan Văn Dựa, cũng nghèo như số đông trong làng, từ đất ở, đất ruộng, đến trâu cày đều đi thuê hết. Tên khai sinh của ông Võ Văn Kiệt là Phan Văn Hoà, con út trong một gia đình có năm anh trai và hai chị gái. Gọi theo thứ bậc trong các gia đình Nam Bộ là Chín Hoà. Mẹ ông, bà Võ Thị Quế, phải nuôi hai đứa trẻ, do đó, bữa thì ông Kiệt bú mẹ, bữa phải đi bú nhờ. Trong xóm, có một ông chú họ tên là Phan Văn Chi, Hai Chi, không con, không vợ, về gia cảnh thì còn nghèo hơn cả gia đình ông Dựa. Ông Hai Chi, phần thấy chị dâu mình vất vả, phần cũng lo nghĩ tới tuổi già, bèn sang xin Chín Hoà về nuôi. Ông bà Phan Văn Dựa bấm bụng đồng ý. Mỗi bữa Chín Hoà khát sữa, ông Hai Chi lại cõng lòng vòng khắp xóm, ai cho thì bú, người dân quê gọi là “bú thép”. Kể đến đây, ông Võ Văn Kiệt cười: “Có lẽ máu xã hội của tôi có từ đó”. Nhà ông già nuôi cũng ở cùng một ấp. Chín Hoà và Mười Đương vẫn qua lại chơi với nhau. Mỗi khi đi chợ, má ông vẫn mua quà cho cả hai đứa trẻ. Theo như những gì mà bên nhà ông Kiệt biết thì khi Mười Đương khoảng sáu, bảy tuổi, bên nhà mẹ ruột sang xin lại. Nhưng vì ông bà Phan Văn Dựa đã “mến chân, mến tay”, không chịu cho. Sau đó, họ lân la sang chơi rồi đánh cắp đứa bé. Còn theo Mười Đương, thì câu chuyện phức tạp hơn nhiều. Lần đó, không phải cậu được đưa về nhà mà bị gia đình mẹ đẻ đưa lên tận Bến Tre, lưu lạc thêm mười mấy năm nữa. Mười Đương không bao giờ giải thích được sự zic zắc của câu chuyện đó, chỉ biết nó xảy ra sau khi mẹ cậu đi lấy chồng. Theo ông Hai Mẹo, một người cháu gọi ông Kiệt là chú nhưng lớn tuổi hơn, thì sau năm 1975, mấy lần về quê, ông Võ Văn Kiệt đều có nhờ người tìm Mười Đương, nhưng không kết quả. Dù, việc tìm kiếm đó có đến tai ông Mười. Năm 1991, khi ông Kiệt trở thành Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, căn cứ vào những thông tin được công bố trong Tiểu sử, ông Mười biết “Võ Văn Kiệt chính là Chín Hoà”. Mấy người con ông Mười cũng có lần đã tính đi tìm “Bác Chín” nhưng rồi đắn đo. Chị Hồng nói: “Có lẽ nếu Bác không phải là Thủ tướng thì chúng tôi đã đi gặp Bác”. Quãng thời gian Mười Đương ở trong nhà ông Võ Văn Kiệt là không dài, nhưng cũng rất đủ để hình thành tình mẫu tử. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: Khi Mười Đương bị đưa đi rồi, má ông, cứ nhắc đến là khóc. Mỗi khi nhớ quá, má ông lại sang nhà ông Hai Chi xin đưa ông về ngủ với bà. Út Khao, Phan Văn Út, con người anh trai thứ Bảy của ông Kiệt, kể: Năm 1993, trước khi ông Bảy mất, có dặn: “Ngày xưa Nội làm một cái thẹo dấu ở phía sau cổ chú Mười”. Khi tìm được ông Mười, Út Khao thấy vết thẹo đúng như lời trăn trối đó. Cho đến tận sau này, ông Võ Văn Kiệt vẫn không sao hiểu được, bằng cách nào, linh tính của một bà mẹ có thể mách bảo, để mẹ ông tiên liệu được số phận long đong của đứa con nuôi, mà làm dấu để anh em ông có được cuộc hội ngộ này. Cuộc hội ngộ diễn ra đúng vào khi ông Võ Văn Kiệt dự định thôi giữ các chức vụ, khiến ông cảm thấy như là một sự tưởng thưởng của số phận. Ông hết sức nâng niu và lại một lần nữa chia sớt với Mười Đương những điều mình có, như ngày xưa, ông đã chia bầu sữa mẹ của mình. Sau khi “nghỉ theo chế độ”, ông về quê nhiều hơn, và chợt nhận ra, cái chợ Vũng Liêm “lớn tuổi hơn ông” giờ vẫn chỉ nhỏ như hồi trước. Đình làng xưa, nay vắng lặng, tiêu điều. Trên một chuyến đi về Vĩnh Long, ông nói: “Khi tại chức tôi chưa làm được gì cho quê hương, chỉ sau khi về nghỉ mới xoá đói giảm nghèo được cho ông Thành Hoàng”. Năm 2001, ông về quê, xin phép chính quyền, cùng với các vị bô lão, trùng tu lại đình làng. Đình làng Bình Phụng, nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ của ông, nơi, với ông, có một vị trí tinh thần đặc biệt. Đến tận bây giờ, cho dù, trong suốt cuộc đời mình, ông đã đặt chân đến nhiều nơi trên Thế giới; cho dù ông đã từng có mặt trong những đêm diễn lớn, trong lòng ông dường như vẫn còn rộn lên, mỗi khi nhớ lại tiếng trống dập ngoài Đình. Ông kể: “Lâu lâu lại có gánh hát về xã, họ bắc đèn ngoài Đình và buổi chiều, khi họ nổi trống lên là bọn trẻ tụi tôi không còn thể nào nhấc nổi chén cơm lên nữa”. Những gánh hát về làng sau mùa gặt là hoạt động văn hoá thỉnh thoảng mới xảy ra và là món ăn tinh thần được mong mỏi nhất của những người dân quê ông. Những đêm hát tiều, hát bội, hát cải lương…, đã kéo già trẻ, trai gái đến Đình làng chật kín. Từ năm lên sáu, lên bảy tuổi, vào mùa gặt, Chín Hoà thường theo cha nuôi lênh đênh đi gặt mướn cho các điền chủ dọc sông Tiền, sông Hậu. Công việc của cậu là giữ ghe hoặc “mót” lúa. Mỗi mùa như thế, Chín Hoà cũng kiếm thêm cho cha nuôi được vài giạ. Sông nước Miền Tây, khắp Cà Mau, Bạc Liêu… cậu rành từ hồi đó. Năm tám tuổi, cậu được đi học. Lớp học do những gia đình trung nông, địa chủ, sau ngày mùa, cất trại, rước thầy về dạy, dạy mùa, nên tiền học chỉ phải trả “rất nhẹ”. Ông Hai Mẹo, một trong hai người thầy “dạy mùa” của ông, kể: “Năm 1932, lấy được cái certificat, tôi về Đình, ông chú thấy tôi có chữ, kêu tôi dạy cho trẻ con lối xóm. Chín Hoà, thông minh và ăn nói lễ độ lắm. Nhưng dạy được hai năm thì tôi cũng hết chữ, rồi thôi”. Mấy năm sau, Những người truyền giáo cho cất một trường học nhỏ dọc theo con đường đi qua ấp Bình Phụng. Ông Hai Chi thấy Chín Hoà khát chữ lại nhân có trường, ông nói: “Cho mày đi học tiếp”. Nhưng ở những lớp học này, các thầy chủ yếu tranh thủ truyền đạo. Thấy Chín Hoà “học đạo”, mấy ông nông dân nhậu mỗi khi có Chín Hoà ngồi cạnh lại hạch hỏi: “Đạo của mày thế nào?”. Chín Hoà kể chuyện Thiên đường, Địa ngục, và giải thích: “Người vô đạo hoặc có đạo mà làm điều ác sẽ xuống Địa ngục, còn người có đạo đến Thiên đàng”. Mấy ổng hỏi: “Vậy, nghĩa là mày sẽ lên Thiên đàng, còn tụi tao xuống Địa ngục phải hông?”. Chín Hoà hồn nhiên: “Dạ”. Mấy ổng cười, chọc: “Để khi nào tao chết, tao kêu vợ tao cho cái búa vô hòm, mày lên Thiên đàng thì thôi, đặng mày xuống địa ngục như mấy thằng nhậu tụi tao, tao cho mày biết”. Thật khó định lượng những gì Chín Hoà học được trong các trường làng. Nhưng, chính những lớp học đó đã giúp cậu đọc thông viết thạo, thắp cho cậu ngọn lửa hiểu biết, tạo nền tảng cho cậu tiếp tục con đường đi tìm tri thức trong suốt chặng đường hoạt động về sau. Năm Chín Hoà 13 tuổi, ông Phan Văn Dựa thuê được hai con trâu, ông Dựa kêu Chín Hoà về chăn, coi thêm cả trâu cho hai ông anh ruột. Những việc khó như sửa chuồng dọn phân, ông Dựa làm cho con, phần Chín Hoà chỉ đưa trâu ra đồng. Tới vụ, ông Phan Văn Dựa lại thanh toán tiền công, hoặc trả lúa cho ông Hai Chi rất đầy đủ. Chín Hoà biết cách cư xử của cha mẹ mình. Bản thân Chín Hoà vẫn nhớ những lời chòm xóm kể về cái thời ông Hai Chi cõng đi cùng xóm tìm người cho cậu “bú thép”. Từ lâu, cậu đã nghĩ, sau này phải làm gì đó để chăm sóc ông. Dạo đó, khi nghe có người chọc “lá rụng về cội”, ông Hai Chi rồi cũng chỉ một mình, Chín Hoà tức lắm, vì cậu rất thương ba nuôi. Để phủ nhận những lời dèm pha đó, có khi, cả tháng Chín Hoà không về bên nhà. Má cậu nhớ quá, gặp hỏi. Chín Hoà kể thật. Bà ôm lấy con, nói: “Thôi, con cứ về chơi, người ta nói bậy, đừng nghe”. Có tới hai người cha và cùng sẻ chia với Mười Đương một người mẹ. Càng về sau, Chín Hoà càng nhận thấy trong sự chia sẻ ấy, niềm day dứt và đức hy sinh to lớn của bà. Sự tinh tế của mẹ đã giúp Chín Hoà nhận ra ở bà biết bao tình cảm mà một đứa trẻ như cậu khao khát. Khi cần đặt tên mới để hoạt động, Chín Hoà lấy họ Võ của mẹ, và Võ Văn Kiệt từ đó đã được dùng như là tên chính thức của ông. Một cái tên, bắt đầu và gắn liền với một sự nghiệp mà chắc chắn sẽ còn được nhắc tới. Cũng từ đám tang của mẹ, Chín Hoà gặp ông Hà Văn Út, rể của một người bà con cô cậu. Ông Út nói chuyện với mấy anh lớn, chuyện áp bức, chuyện bình đẳng… Ở làng không ai nói chuyện như thế. Chín Hoà nghe, cứ như nuốt từng lời. Ông Hà Văn Út thấy, lần sau về, tìm cậu. Chín Hoà lại nghe và lại càng thêm hứng thú. Sau vài lần gặp, Chín Hoà bắt đầu được giao việc, vừa kết hợp gặp các anh chị, vừa đưa tài liệu. Chín Hoà rất thích, có khi đi hai ba ngày. Thỉnh thoảng anh em còn kéo về nhà Chín Hoà cơm nước. Chín Hoà cũng không còn mấy thời gian giúp ông Hai Chi. Một lần, ông than thở: “Tao lớn tuổi rồi, chỉ nhờ mày đỡ đần, mày đi thế, tao không biết rồi sao”. Chín Hoà thương lắm, nhưng lại mê hoạt động không rứt ra được nên quyết định nói thật với ông Hai Chi. Ông nói: “Con đi với anh em là phải”. Chín Hoà thưa: “Chú cho con đi ở một mùa, đỡ đần chú. Phần còn lại con đi làm việc”. Ông chịu. Ông Hai Chi hiền lắm. Chín Hoà báo với “lãnh đạo”. Các anh cũng đã đến nhà, mấy lần thấy Chín Hoà đãi cơm, gạo phải đi mượn từng lon, khạp lúa thì trống trơn… biết hoàn cảnh Chín Hoà, mấy anh đồng ý. Những ngày hoạt động ấy, đã biến Chín Hoà trở thành một con người khác. Ông Hai Mẹo nhớ lại sự thay đổi nhanh chóng này của Chín Hoà: “Mới mười mấy tuổi, chả họp dân, nói, ai cũng há hốc mồm nghe. Chả vận động đi cướp Chính quyền, người ta xách rựa đi hết”. Năm 1940, Quận uỷ Vũng Liêm chủ trương làm một cuộc mít-tin thật vang dội để bắt mạch phong trào chuẩn bị “khởi nghĩa”. Diễn giả chính trong cuộc mít-tin là chị Năm Hồng, Bí thư Quận uỷ. Năm đó, chị mới hai mươi tuổi, theo ký ức của ông Võ Văn Kiệt, chị Hồng là “một người tình cảm mà đầy bản lĩnh”. Chị Hồng nói về ruộng đất, nói về tương lai mỗi nông dân sẽ có được một mảnh ruộng của mình… Nghe, ai nấy đều vô cùng sung sướng. Ông Võ Văn Kiệt lúc đó, là Bí thư xã, được phân công học thuộc một bài do trên gửi xuống về “Thanh niên phản đế”. Khi nói đến “đánh đuổi đế quốc thực dân, đánh đổ phong kiến địa chủ, giành bình đẳng tự do…”, thanh niên bật dậy, hô to khẩu hiệu. Quần chúng cảm tình Đảng và những đảng viên trẻ hát vang “Bài ca Xích vệ”. Sau cuộc mít-tin đó, tề xã báo lên Quận, Quận xuống, lùng vô Đìa Chảo, thấy “mấy mươi công đất cỏ lác bị giẫm nát”. Chính quyền sửng sốt trước cuộc mít-tin. Dân chúng thì xôn xao về vụ “Cộng sản diễn thuyết quốc sự”. Sau đó, cũng chính ông Võ Văn Kiệt là một trong những người chỉ huy cuộc dấy binh đêm 23-11-1940 ở Vĩnh Long: Đêm “Cộng Sản dậy”, theo cách nói của dân chúng lúc đó; và “Nam Kỳ Khởi Nghĩa” theo cách gọi của Lịch sử Đảng Cộng sản sau này. Đêm đó, Chín Hoà dẫn lực lượng hai xã gần trăm người đi “lấy” đồn Bắc Nước xoáy. Anh em, toàn thanh niên, trong tay chỉ có giáo mác, gậy gộc và một ống loa làm bằng thùng sắt. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Trong đầu chỉ có một cách đánh thô sơ, hết sức ấu trĩ vì chỉ tính có một tình huống là thắng”. Đoàn quân đi cướp đồn mà như đi hội, lội bộ 10 km, cứ thẳng đường cái mà đi. Đến bên bờ con sông Măng Thít trong xanh, đồn lính ở bên kia, thuộc quận Tam Bình, phải qua bằng phà. Vừa lúc, có một chiếc xe du lịch từ Vũng Liêm lên, xe của một ông Chánh tổng nhưng không có chủ ngồi. Đoàn quân của Chín Hoà chặn xe, bắt kêu phà qua rước. Xe rọi đèn, phà qua ngay. Cả trăm người theo chiếc xe con xuống “bắc”. Lên bờ, đèn xe rọi vô, thấy trong đồn, lính ngủ la liệt; bên ngoài, vài tên đứng gác lớ ngớ. Toàn bộ lực lượng xáp vô, lính ngủ trở tay không kịp, chạy tán loạn. Đoàn quân vây bắt lại, tước súng, phân công người xuống đục chìm phà, thả theo nước lớn. Một số anh em khác thì leo lên lấy giáo mác chặt đứt hết dây thép, cắt đường thông tin liên lạc. Rồi, ông Kiệt trèo lên cổng đồn, bắc loa kêu gọi đồng bào “Nổi dậy đánh đổ ách thống trị của thực dân đế quốc, phong kiến địa chủ”. Lấy xong đồn Bắc Nước Xoáy đội quân của ông Kiệt ung dung lắm, đinh ninh giờ đó, Sài Gòn, thị xã Vĩnh Long cũng đều đã khởi nghĩa xong. Nhưng đêm ấy Sài Gòn không “Khởi nghĩa”, Vĩnh Long cũng không. Sau này, những người còn sống nghe nói: “Trung ương phân tích tình hình, ra lệnh ngừng cuộc khởi nghĩa”. Nhưng chính ông Quảng Trọng Hoàng, Bí thư Liên Tỉnh uỷ, cũng không biết, khi đó ông Hoàng đã tưởng, đêm ấy những người Cộng sản sẽ “cướp được chính quyền”. Ông Kiệt nhớ lại: Khi trời vừa hửng sáng, đã thấy xe từ Vĩnh Long chạy xuống, chở toàn lính! Hết xe này đến xe khác. Biết Vĩnh Long hỏng. Anh Hoàng nói: “Ta không đối phó nổi rồi”. Các nghĩa binh bảo nhau chôn mấy khẩu súng vừa lấy được, hoá trang, trở ra. Lúc đó, khắp xóm làng dậy lên tiếng trống, tiếng mõ kêu “bắt cộng sản”. Anh Hoàng bảo: “Mọi người về nhà, tìm cách bắt liên lạc sau”. Tối hôm đó về làng, mới biết, anh em đi đánh Bắc Nước Xoáy chỉ lẻ tẻ có đôi ba người về tới nơi. Số đông bị bắt, bị giết, trong đó có người anh thứ ba của ông Võ Văn Kiệt. Theo ông Kiệt, bà con hoang mang dữ lắm, nhiều người oán trách, nhất là sau khi Quận ra lệnh đốt hết ấp Bình Phụng vì những người bị bắt khai Bình Phụng là “ổ cộng sản dậy”. Các ấp mà Quận cho là “làm loạn” khác đều lần lượt bị đốt. Ông Kiệt thu mình ngồi suy nghĩ. Bà chị Dâu thứ ba than: “Mấy ông lớn tuổi đi nghe lời thằng con nít”. Nghe, mà ứa nước mắt. Trong khi đó, Quận tiếp tục truy tìm những người cộng sản. Lính Quận bắt anh trai ông Kiệt phải đi lùng bắt thằng em làm loạn. Một tối, ông Kiệt về nhà. Ba ông không nói gì, chỉ lặng lẽ mài đi mài lại một lưỡi mác; lặng lẽ liếc đám lông trên ống quyển, thử dao. Trước khi ông Kiệt đi, ba ông trao cho ông cây mác, nói: “Thằng anh mày nó sợ, nó doạ bắt mày. Mày cầm cái mác, đứa nào bắt thì cứ đâm cho tao”. Ông Phan Văn Dựa chỉ là một nông dân, không biết chữ, toàn bộ thái độ của ông về hành động theo cách mạng của con trai út, ông chỉ thể hiện như vậy. Ông Kiệt hiểu cha và hiểu tính khốc liệt của cuộc dấn thân này. Ít lâu sau, Chị Năm Hồng biết ông Kiệt còn, tìm cách nhắn ông vô Đìa Chảo tập hợp lực lượng lại. Anh em trao đổi với nhau, nhận định: “Thất bại là tạm thời”. Mấy người trẻ dứt khoát: Cách mạng chưa thành quyết không về xứ. Rồi Liên Tỉnh uỷ có chủ trương gom các cơ sở cũ vào rừng U Minh. Tỉnh uỷ cho người vô Đìa Chảo, đón nhóm ông Kiệt. Đầu năm 1942, giữa rừng U Minh, ông Kiệt cùng các đồng chí của mình nhận được tin Đảng đã thành lập Mặt Trận Việt Minh. Cũng tại đây, lần đầu tiên ông nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của Mặt Trận, lần đầu tiên ông nghe cái tên Việt Bắc xa xôi. Năm 1951, ông Võ Văn Kiệt ra Việt Bắc. Ông, lúc bấy giờ là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu, cùng Đoàn đại biểu Nam Bộ ra Bắc dự Đại hội Đảng lần thứ II, sau đó dự lớp “Hoa Nam” tại trường Nguyễn Ái Quốc III, khoá 6 tháng. Trường đóng tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo lớp, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh… trực tiếp giảng giạy. Một số cán bộ vừa tập huấn ở Hoa Nam, Trung Quốc về, tham gia hướng dẫn thảo luận, thấy lý lịch Võ Văn Kiệt là Bần nông, có đi ở đợ, rất “cốt cán”, thích lắm. Các thầy chọn ông tham gia một tiết mục kịch, ông vào vai địa chủ. Đêm diễn vở kịch đó, có Tổng Bí thư Trường Chinh dự. Ông Kiệt nhớ lại: Mặc dù được liệt vào loại “gan to”, nhưng có ông Trường Chinh, ông cũng thấy “ớn” lắm. Trước khi bắt đầu, ông Kiệt phải xung phong làm một màn múa lân cho nóng người để lấy can đảm. Hết vở kịch, các khách mời đều khen, động viên. Ông Trường Chinh bắt tay ông: “Đồng chí diễn khá lắm, nhưng đấy là địa chủ Nam Bộ chứ không phải địa chủ Bắc Bộ”. Ông Kiệt lúc ấy không thể hiểu hết ý nghĩa lời nhận xét của ông Trường Chinh. Nhưng trước sau quan điểm về giai cấp của ông cũng bắt đầu từ những người địa chủ, trí thức mà ông biết: trí thức, địa chủ Nam Bộ. Những ngày đi ở đợ ông thấy, giàu hay nghèo thì cũng có người tốt, người xấu; người giàu cũng có người rộng rãi, người keo kiệt; tá điền cũng có người ngay thẳng, có người nịnh bợ, ton hót, hại nhau… Ông địa chủ sau cùng Chín Hoà ở, ông Mười Phái, người đứng đầu hội bóng đá trong xã, nơi Chín Hoà- một thanh niên phải đi ở đợ- cũng là một thành viên, hăng hái đi bó lá chuối làm banh. Mỗi khi Chín Hoà xay lúa, giã gạo, “địa chủ Mười Phái” còn lên phụ. Trong số những người Kháng chiến ở Nam Bộ, ông Kiệt biết, có những địa chủ rất giàu có như vợ chồng ông Bùi Thiện Lộc cũng đã ra Bưng theo Kháng chiến. Cựu Bí thư Bạc Liêu, ông Nguyễn Thành Nhơn cũng là một địa chủ. Năm 1950, khi ông Lê Đức Thọ, ông Lê Toàn Thư từ Xứ uỷ Nam Bộ xuống Tỉnh uỷ bàn với ông Kiệt về quyết định để ông Võ Văn Kiệt làm Bí thư thay ông Nhơn chỉ vì ông Nhơn là địa chủ, ông Kiệt đã không chịu. Ông Lê Đức Thọ nói: “Hoặc là cậu làm Bí thư, hoặc là cậu chịu kỷ luật?”. Ông Kiệt đã chọn nhận kỷ luật Đảng cảnh cáo, chứ không thể nào đồng ý với lý do kỷ luật ông Nhơn. Ông biết lúc đó, cả về học vấn lẫn khả năng lãnh đạo, ông Nhơn đều có nhiều mặt hơn mình. Trước khi theo kháng chiến, những nông dân như ông Kiệt chỉ có cái “quần đùi”. Khái niệm về Tổ quốc lúc đó của ông cũng hết sức đơn giản. Thời ấy, những người dân quê ông, thấy ai nói giọng Đàng Ngoài đều cho là “Đám người Huế”. Sau này, dự những cuộc họp của Uỷ Ban Kháng chiến Nam Bộ, nghe những bậc trí thức như Nguyễn Văn Hưởng, Ung Văn Khiêm, Phạm Ngọc Thuần…. nói, ông thấy có một khoảng cách rất rõ giữa mình và những bậc trí thức đó. Ông biết, nếu mình có gì hơn họ thì cũng chỉ hơn cái “cấp uỷ” chứ không thể hơn họ về lòng yêu nước, sự hiểu biết và khả năng thu hút quần chúng được. Trước khi gặp “Cách mạng” , ước mơ lớn nhất của ông là thoát khỏi đồng ruộng lam lũ, tù túng. Có lúc ông chỉ mong được làm anh lơ xe, được làm anh thợ cắt tóc. Ông “có ý kiến” với mấy thầy trợ giảng ở lớp Hoa Nam: “Tôi biết địa chủ Nam Bộ. Ở Việt Nam không có Bạch Mao Nữ”. Một trong những thầy trợ giảng của lớp chỉnh huấn về từ Hoa Nam, giáo sư Đào nguyên Cát, hiện là Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, nhớ lại: Tôi được phân công giúp anh Kiệt tìm “Tư tưởng Chủ đạo”. Theo những gì tôi được học ở lớp “Chỉnh Phong” bên Trung Quốc thì vào Đảng, phải giác ngộ lập trường giai cấp công nhân. Do đó, mỗi người, phải tìm xem “lập trường cũ” của mình là gì để mà từ bỏ. Khẩu hiệu viết trên tấm băng đen của lớp chỉnh huấn nhấn mạnh: Thành khẩn bộc lộ khuyết điểm của mình là thước đo độ trung thành với Đảng. Kết quả, anh Kiệt “thành khẩn” nhận: Khi vào Đảng anh mới chỉ vì để “giải phóng dân tộc” chứ chưa phải vì “giai cấp”, cũng có lúc anh “dao động”; “Nhận thức không rõ ràng về tội ác của địa chủ” là một ví dụ. Nên tôi kết luận: Tư tưởng Chủ đạo của anh Kiệt là “Tiểu tư sản” dù anh là con của một người bần nông. Những màn “đấu tố”, “căm thù địa chủ” được diễn tập ở lớp Hoa Nam làm ông Kiệt nhớ lại hồi ở nhà học võ, nhớ chuyện “Tổ nhập”. Hồi ấy, có những ông thầy dạy võ về ấp Bình Phụng và các làng lân cận mở lò. Đêm đêm, Chín Hoà thường ra các lò võ học lóm. Mấy ông thầy thấy, hỏi: “Mày thích à?”. Chín Hoà không chần chừ: “Dạ, ham lắm”. Mấy ông bảo: “Vậy mày thử đi”. Chín Hoà thử và các ông thầy thấy cậu múa võ còn hay hơn cả học trò của mấy ổng thế là cho Chín Hoà vô học. Cùng dạy võ có mấy ông thầy dạy bùa. Họ nói: Có bùa, “Tà bổn thân” thoát ra, “Tổ nhập” thì bị đòn không đau nữa. Chín Hoà thích lắm, ra sức học gồng, học “vô Tổ”. Nhưng không hiểu sao, nhiều bạn võ tuyên bố đã được “Tổ nhập”, mà Chín Hoà luyện riết, “Tổ” vẫn không vào. Cuối cùng, mấy ông thầy bùa nói: “Tà bổn thân mày nặng quá, giờ chỉ còn cách ăn bóng đèn mới mong giải được”. Nghĩ tới việc cho cái bóng đèn vô miệng, ớn tới xương sống, nhưng Chín Hoà, phần vì muốn thành tài, phần vì muốn theo đến cùng để biết sự thật, nên bằng lòng. Ông thầy lấy bóng đèn, đặt trên một cái đĩa, đưa ra trước mặt, Chín Hoà hơi run, bảo: “Nếu thầy cắn bể được cái bóng đèn, thì con làm”. Ông thầy cắn cái bóng đèn bể ra rồi ngồi đọc thần chú trong khi Chín Hoà cho hết vô mồm nhai. Đêm về, Hoà kể lại cho mẹ nghe, bà già sợ con lủng ruột, khóc ầm lên. Những mảnh thuỷ tinh trong bụng Chín Hoà, sau đó không hề gây hại gì, còn “Tổ” thì không biết có nhập không mà mỗi khi bị đánh, cậu vẫn còn thấy đau lắm. Sau này, Chín Hoà hỏi, đám bạn được “Tổ nhập” thú nhận, thực ra họ cũng chỉ “gồng” lên. Ở lớp tập huấn Việt Bắc, những người tập đấu tố cũng vậy, họ cũng thấy những địa chủ như Mười Phái và thực ra họ cũng phải “gồng” lên như mấy anh bạn “Tổ nhập” trong lớp học võ của Chín Hoà. Sau lớp học ở Việt Bắc, Trung ương có ý định đưa ông Võ Văn Kiệt đi đào tạo ở Trung Quốc, nhưng lấy lý do vừa phạm khuyết điểm về quan hệ trong thời gian ra Bắc, ông Kiệt xin trở lại Miền Nam. Năm 1952, ông Võ Văn Kiệt lại đi bộ trở lại Miền Nam. Đến Tam Kỳ, Quảng Nam, vào Đoàn Giải phóng, nghe nói ông Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ vừa ra Bắc, đi qua đấy. Ông Kiệt rất tiếc. Ông Kiệt gặp ông Lê Duẩn lần đầu tiên vào cuối năm 1949, trong Hội Nghị Xứ uỷ mở rộng, tổ chức tại Đồng Tháp Mười. Lần gặp đó, ông Kiệt có một ấn tượng mạnh về ông Duẩn, ấn tượng về một con người đầy sức sống, uyên bác và có sức thu hút mạnh mẽ. Cũng trong Hội nghị đó ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ biết ông Kiệt. Hai nhân vật về sau sẽ trở thành những người có ảnh hưởng lớn trong Đảng này, từ đấy bắt đầu chú ý và đánh giá cao về ông Võ Văn Kiệt. Năm 1955, sau Hiệp định Geneve, ông Võ Văn Kiệt lại có thêm nhiều kỷ niệm với ông Lê Duẩn. Năm đó, trên Cửa Sông Đốc, Cà Mau, chuyến tàu tập kết cuối cùng đợi sẵn, ông Kiệt cũng chia tay mọi người ra đi. Nhưng chiều ấy ông không xuống bến mà ém chờ ông Lê Duẩn. Ông Lê Duẩn lúc chạng vạng tối, cùng với ông Lê Đức Thọ, trước mặt báo chí và Uỷ ban Giám sát, đã lên tàu để rồi lúc gần nửa đêm, một chiếc xuồng con bí mật đón ông quay lại. Khuya, ông Võ Văn Kiệt đưa ông Duẩn về một căn cứ ở Bạc Liêu, nơi ông Duẩn rất thích: một cái trại nằm giữa đồng, xung quanh là sông nước. Đêm ấy, bà chủ nhà thấy ông Kiệt, lúc đó là Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu, quay về cùng một ông, “cỡ ông Kiệt mà còn phải chăm sóc”, bà nghĩ, chắc to lắm. Sáng, ông Kiệt ra giúp bà chủ nhà nhổ lông vịt làm cơm, bà hỏi: “Có phải ông Duẩn?”. Ông Kiệt giựt mình nhưng phản ứng mau lẹ: “Đâu có, ổng đi hồi hôm rồi”. Bà dứt khoát: “Ông Duẩn! Cậu không tin, tôi lấy hình cho coi”. Nói rồi bà lên trang thờ lấy hình ông Duẩn xuống. Ông Kiệt thấy khó lòng chối mãi, bèn dặn: “Thì ông này giống ông Duẩn nhưng chị không được nói với bất cứ ai nhé”. Buổi sáng hôm ấy ông Kiệt cứ phân vân, nhưng rồi ông quyết định phải thú thật với “Anh Ba”. Ông kêu ông Duẩn ra vườn, nói: “Bà già phát hiện ra anh”. Ông hỏi: “Ai nói?”. “Không, bà còn giữ hình anh trên trang”. Ông Duẩn lắc đầu: “Lại Trần Bạch Đằng!”. Hồi đó, ông Trần Bạch Đằng làm thông tin, cho chụp hình ông Lê Duẩn rồi cơ quan nào cũng treo. Ông Kiệt giải thích: “Nhưng bà già có ý thức lắm, anh cứ yên tâm”. Ông Duẩn suy nghĩ rất căng rồi nói: “Chỉ cần bả mừng, bả nói với con bả là đủ lộ”. Rồi ông lệnh: “Chuẩn bị, tối đi”. Đó là những ngày cực kỳ căng thẳng của “Cách mạng Miền Nam”. Những nhà lãnh đạo Kháng chiến như ông Duẩn, ông Kiệt, vừa phải đối phó với sự ruồng bố gắt gao của chính quyền Ngô Đình Diệm, với cái chết trong từng gang tấc; vừa chịu sức ép lớn từ phía cơ sở và những người dân ủng hộ Cách mạng. Những người dân trong vùng kháng chiến thấy Chính quyền Ngô Đình Diệm “truy lùng Cộng sản” mà Cách mạng vẫn không dám phản ứng gì, nhiều người tìm gặp lãnh đạo, hỏi: “Vậy Bác Hồ có biết không?”. Từ các địa phương, những người Cộng sản viết thư cho Xứ Uỷ: “Ở đây chỉ còn một số ít cơ sở, nếu không cho chúng tôi đánh hoặc rút ra thì chúng tôi xin vĩnh biệt Đảng, vĩnh biệt các đồng chí”. Cho phép họ nổ súng lúc đó là có thể bùng phát một cuộc chiến, trong khi Đảng chưa có chủ trương. Ông Kiệt nhớ lại: “Những anh em viết thư này sau đều hy sinh hết”. Ông Duẩn cũng có lúc bị bật ra đảo Hòn Khoai. Năm 1956, từ Bến Tre, ông lên Sài Gòn, tại đây, cơ sở tiếp tục bể, thêm một số Uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ bị bắt. Ông Duẩn quyết định đưa Xứ uỷ Nam Bộ sang Phnompênh. Năm 1957, ông Duẩn ra Bắc, tạm giao quyền lãnh đạo Xứ uỷ cho ông Nguyễn Văn Linh. Từ Miền tây, ông Kiệt lên thay ông Linh làm Bí thư Khu uỷ Sài Gòn. Từ Campuchia ông Kiệt về Tây Ninh rồi lần mò tiếp cận với Sài Gòn. Hầu hết những cơ sở cũ mà ông nhận “bàn giao” đều vỡ hết. Nhiều Khu uỷ viên vừa nối được liên lạc đã bị bắt. Ông Kiệt quyết định xây dựng hoàn toàn cơ sở mới, ra lệnh không được móc nối với cơ sở cũ, phòng địch để lại cài bẫy. Cũng trong giai đoạn này, ông đưa ra một đề nghị được Xứ uỷ chấp nhận: lấy Gia Định làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn- Chợ Lớn, thành lập Khu uỷ Sài Gòn- Gia Định. Sài Gòn- Gia Định từ sự liên kết có ý nghĩa kháng chiến đó, sau trở thành một khu vực hành chính chung. Trong suốt những năm 1959-1970, Ông Võ Văn Kiệt lúc thì nằm dưới địa đạo Củ Chi, lúc vào hẳn trong Thành phố, vừa xây dựng các phong trào đấu tranh ở Nội Thành, vừa xây dựng lực lượng vũ trang chiến đấu Vùng ven Đô. Ông Lê Đức Anh nhớ về giai đoạn này của ông Kiệt: Năm 1963, ông Lê Đức Anh được cử vào Nam, về Bộ Chỉ huy Miền, sau khi ông báo cáo với Trung ương Cục ý kiến chỉ đạo, mà cho tới hôm nay, ông Anh vẫn chú ý nhấn mạnh là “Ý kiến của anh Lê Duẩn và anh Văn Tiến Dũng”, theo đó: Phải xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang cả trong đô thị và vùng ven, Tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Miền nói: “Vấn đề đô thị phải mời anh Sáu Kiệt”. Ông Kiệt khi đó đang ở Củ Chi, được mời ngay lên Miền để nghe chủ trương mới. Đó là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa ông Lê Đức Anh và ông Võ Văn Kiệt, ông Kiệt, kể từ Đại hội III, năm 1960 đã là Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng. Ấn tượng của ông Lê Đức Anh về ông Kiệt là: “Tôi thấy anh nói các kế hoạch mới với một niềm tin vững chắc và tôi cũng rất tin anh”. Theo ông Lê Đức Anh, ông Kiệt từ trước đó đã lãnh đạo Khu uỷ xây dựng các cơ sở trong nội thành, xây dựng lực lượng biệt động và một phần lực lượng đặc công cho không chỉ Sài Gòn mà cho cả Miền. Trong con đường sự nghiệp của mình, ông Kiệt và ông Anh còn gặp nhau nhiều trong những năm sau đó. Năm 1970, ông Kiệt được điều trở lại Miền Tây, làm Bí thứ Khu uỷ Khu IX. Tình thế chiến trường Miền Nam khi đó hết sức khó khăn. Sau Chiến dịch Mậu Thân, Khu uỷ Khu IX kiểm điểm: Do “chăm bẵm vào khả năng giải phóng hoàn toàn đô thị”, Khu uỷ đã tập trung toàn lực tấn công vào đầu não đô thị, trong khi yếu tố bất ngờ không còn. Địch quân lại lại tiến hành “Bình định đặc biệt”, “Bình định cấp tốc” gom dân vào ấp, cán bộ đảng viên bị dạt ra khỏi dân. Quân đội Sài Gòn đóng thêm 1000 đồn bót. Trong số 250 xã Miền Tây Nam Bộ, cuối năm 1968, có 50 xã đảng viên phải ly hương, 40 xã khác chỉ còn một hoặc hai đảng viên. Các trung đoàn chủ lực cũng bị đánh dạt vào sâu về Trà Vinh, U Minh. Trong khi số lượng du kích sụt, tân binh lại không tuyển được ngay cả trong những “xã giải phóng”… Ông Kiệt hiểu được tình trạng đó. Trong Chiến dịch Mậu Thân, ông Võ Văn Kiệt ở Sở chỉ huy Tiền Phương, vào sát cửa ngõ Sài Gòn. Tiền phương của Sài Gòn cũng nhận được những lệnh liên tiếp tập kích vào đô thị để “giành thắng lợi tối đa”. Mậu Thân quả là đã gây được những tiếng vang chính trị trong lòng nước Mỹ, nhưng những người trực tiếp ở chiến trường như ông đã phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn. Ông nói: “Lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc”. Hơn 11 vạn quân giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường. Phần lớn căn cứ địa Quân Giải phóng ở nông thôn đã trở thành “đất trắng”. Nhưng, ông Võ Văn Kiệt không quá lo lắng về tình hình đã qua. Miền Tây là “đất” của ông. Ông sẽ đường hoàng đến Khu IX bằng con đường bất ngờ nhất. Ông xuống Châu Đốc theo đường bí mật và lệnh cho chị Sáu Trung, giao liên công khai lên Sài Gòn kêu Sáu Hoa mang xe xuống. Từ Châu Đốc, ông ngồi trên chiếc xe du lịch của ông Sáu Hoa, cơ sở của ông ở Sài Gòn, về Rạch Giá, ông ở chơi nhà bà con bên vợ mấy ngày trước tai mắt của chính quyền Sài Gòn rồi mới ra Bưng. Theo nguyên tắc, mỗi lần di chuyển địa bàn hoạt động, những người lãnh đạo như ông lại chọn một tên mới. Trên đường đi, ông có cảm giác, mọi việc có vẻ thuận, ông tin tình hình rồi sẽ tốt lên, vì thế ông lấy bí danh mới cho mình là Tám Thuận. Đại tá Lê Đức Anh cũng đã được điều về làm Tư Lệnh Khu IX trong dịp đó. Trước khi đi, Đại tá lấy bí danh mới là Chín Hoà. Khu IX dưới sự lãnh đạo của ông, sau đó nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu, và đến Hiệp định Paris năm 1973 thì ông Kiệt bắt đầu mang danh “Tướng Xé rào”. Sau Hiệp định Paris năm 1973, tình hình chiến sự Miền Nam được Thượng tướng Trần Văn Trà mô tả trong cuốn Hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm: “Ở các Chiến trường khác ta bị lấn mất đất, mất dân rất nhiều, riêng ở Quân khu IX, Quân khu Miền Tây Nam Bộ, nơi lúc bấy giờ, địch tập trung quân đông nhất, ta vẫn giữ được các vùng của ta. Sở dĩ được như vậy vì Khu uỷ Khu IX lúc ấy do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư đã thống nhất với Bộ Tư lệnh Quân Khu do đồng chí Lê Đức Anh làm Tư lệnh, nhận định rằng kẻ địch không bao giờ chịu thi hành Hiệp định, chiến tranh vẫn là chiến tranh, mọi hoạt động vẫn như cũ không có gì thay đổi cả”. Nhưng cũng theo Tướng Trà: “Éo le thay hành động cụ thể ấy[của Khu IX] lại ngược hẳn với một loạt chủ trương lúc ấy”. Chủ trương lúc ấy về Thi hành Hiệp định Paris được thể hiện trong Nghị Quyết 21 của Bộ Chính trị và được Tố Hữu vào tận Miền Nam phổ biến là: “Hoà hợp dân tộc và thi đua hoà bình” đồng thời coi “đấu tranh chính trị là chủ yếu”, tranh thủ thời cơ “gò cương vỗ béo” lực lượng vũ trang. Từ tinh thần Nghị quyết mà ông Tố Hữu phổ biến đó, Hội nghị Binh vận Miền tháng 4-1973 triển khai “năm cấm chỉ”: Cấm tấn công địch; cấm đánh địch đi càn quét; cấm bắn pháo vào đồn địch; cấm bao vây đồn bót; cấm xây dựng ấp xã chiến đấu. Ông Kiệt và Thường vụ Khu uỷ ra lệnh Binh vận Khu không phổ biến chủ trương này của Binh vận Miền. Thực tế luôn luôn đưa lại cho ông Võ Văn Kiệt những cảm nhận chính xác và ông đã cùng với Thường vụ và Đại tá Lê Đức Anh đưa ra “Kế hoạch Thời cơ” ngay khi Hiệp định Paris đang được chuẩn bị ký kết, kịp thời bẻ gãy Chiến dịch “Tràn ngập lãnh thổ” của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu. Một kế hoạch mà ông Thiệu dự định sẽ chiếm 85% đất đai và kiểm soát 95% dân chúng Miền Nam 45 giờ trước khi Hiệp Định Paris có hiệu lực. Ngày 2-2-1972, tức là 4 ngày sau khi ký Hiệp định Paris, ông Kiệt triệu tập Hội nghị Thường vụ Khu uỷ, xác định “Không mơ hồ ảo tưởng” và “Kiên quyết giữ vững thành quả cách mạng”. Ngày 3-3-1973, Quân đội Sài Gòn dùng 30 tiểu đoàn đánh vào Chương Thiện, dự kiến trong 7 ngày sẽ chiếm xong các mục tiêu, bịt cửa ngõ U Minh. Nhưng các mũi tiến công đều bị chặn đứng, Khu IX, ngay sau đó tổ chức tấn công trên toàn địa bàn Quân Khu. Nhiều nơi cho rằng “Khu uỷ Tây Nam Bộ xé Hiệp định Paris”. Trung ương Cục điện yêu cầu “Khu IX phải thấy tình hình mới”. Bộ Tư lệnh Miền phê bình và thông báo toàn Miền. Tướng Trần Độ, thay mặt Bộ Tư lệnh Miền ra lệnh cho Đại tá Anh rút hai trung đoàn chủ lực về phía sau rèn luyện nếu không sẽ “đưa đại tá Lê Đức Anh ra Toà án binh”. Đại tá Anh cứng, trả lời Bộ Tư lệnh: “Cho phép Quân khu IX thi hành chủ trương của Thường vụ Khu uỷ”. Lúc đó, ông Kiệt tuyên bố: Mệnh lệnh tối cao lúc này là phải giữ đất, giữ dân. Ông điện cho Trung ương Cục và Bộ Chính trị: Nếu không chống địch lấn chiếm, để mất đất, mất dân lúc này là mất tất cả. Bộ Chính trị sau đó đã triệu tập đại diện các Khu, đại diện Trung ương Cục, đại diện Bộ Tư lệnh Miền ra Hà Nội. Sau nhiều tuần tranh luận, Chiến trường Khu IX đã là một thực tế có sức thuyết phục cao, chủ trương sau Hiệp định Paris được Bộ Chính trị xác định lại: Tiếp tục con đường bạo lực cách mạng. Trong thời gian đó, Đại tá Lê Đức Anh ở lại chiến trường, chỉ huy Khu IX, chặn đứng cuộc tấn công thứ II vào Chương Thiện của 75 tiểu đoàn Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Ông không những không phải “ra Toà án Binh” mà còn được vinh thăng vượt cấp quân hàm lên Trung tướng. Mấy chục năm sau sự kiện này, ông Lê Đức Anh nhớ lại: “Anh Kiệt lúc đó là chỗ dựa cho các quyết định của chúng tôi”. Từ năm 1972, ông Kiệt là Uỷ viên chính thức Trung ương Đảng. Trong Hồi Ký của mình, Tướng Trà đánh giá rất cao vai trò của Khu IX, ông viết: “Nếu như từ năm 1973, chúng ta tin rằng bằng cách này hay cách khác, Hiệp định Paris sẽ được thi hành giống như chúng ta đã tin hai năm sẽ có Tổng tuyển cử hồi Hiệp định Geneve… thì tình hình đã không như bây giờ”. “Bây giờ” mà Tướng Trà đề cập trên đây là “Chiến thắng 30-4-1975”. Sau ngày 30-4-1975, từ một nhà lãnh đạo kháng chiến xuất sắc, ông Võ Văn Kiệt, lúc bấy giờ 53 tuổi, trở thành người đứng đầu chính quyền dân sự của Thành phố Sài Gòn. Ông sẽ phải bắt đầu ở đây nhiều công việc mà ông chưa từng được biết đến. Ông đã từng là một người hăng hái áp dụng những chuẩn mực của thời “Cả Nước đi lên Chủ nghĩa xã hội”. Để rồi, bằng sự mẫn cảm chính trị của một Võ Văn Kiệt luôn có mặt ở nơi cuộc sống thực tế đang diễn ra, ông nhận ra những rào cản của cơ chế. Ông trở thành chỗ dựa cho các doanh nghiệp “xé rào”, vượt qua cơ chế quan liêu bao cấp. Cơ chế được coi như là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế Việt Nam bị kiệt quệ vào cuối những năm 70, đầu 80. “Xé rào” trong sản xuất kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối những năm 70 là khởi đầu của hàng loạt những cuộc “xé rào” khác trong nông nghiệp, trong phân phối lưu thông, góp phần làm thay đổi tư duy của Đảng về kinh tế và là cơ sở lý luận cho đường lối đổi mới trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI. Khi trở về Thành phố sau 30-4, ông Kiệt mang theo một vốn liếng chính trị đầy ấn tượng, nhưng ông đã không chỉ sử dụng số vốn đó. Trong môi trường mới ông đã tận dụng nhiều cơ hội để tri thức, để tự hoàn thiện mình. Tháng 12-1981, ông được điều ra Hà Nội làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ Nhiệm Uỷ ban Kế Hoạch. Năm đó, ông đã 59 tuổi, thế nhưng theo ông Việt Phương, một “sỹ phu” có tiếng của “Bắc Hà”, người nhiều năm làm Trợ lý cho Thủ ttướng Phạm Văn Đồng và sau đó là Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Khi đó sức bật của ông vẫn mạnh. Ông làm Kế hoạch chỉ sau một thời gian, anh em trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa rất chịu”. Mười năm sau khi ra Hà Nội, năm 1991, ông Võ Văn Kiệt trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, người đứng đầu Chính phủ theo cách gọi của Hiến Pháp 1980. Đường hướng phát triển kinh tế lúc đó vẫn đang còn phải mò mẫm. Tốc độ tăng trưởng rất thấp, lạm phát vẫn còn ở mức 67%. Cũng năm đó, Liên Xô tan rã, nguồn ngân sách mất 1/3 từ viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu cũ; thị trường truyền thống mất. Thật khó đánh giá sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ lúc đó là một bi kịch hay thời cơ. Khối SEP tan rã; nước XHCN Trung Quốc khi đó vẫn chưa bình thường hoá quan hệ với Việt Nam; Mỹ và Phương Tây vẫn còn cấm vận… Lần đầu tiên, Việt Nam phải tự mình quyết định mọi công việc và quyền lợi cho chính đất nước mình. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đóng một vai trò rất lớn. Ông tích cực xoá quan liêu bao cấp, tích cực xây dựng những thể chế pháp lý theo hướng thị trường. Và, với một gương mặt hết sức thân thiện, với một nụ cười hết sức cởi mở, ông mang ra Thế Giới những thông điệp mới về Việt Nam, một Việt Nam cầu thị và khát khao phát triển. Năm 1992, Mỹ bỏ cấm vận, năm 1994, Mỹ bình thường hoá quan hệ; năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN… Khi ông thôi Thủ tướng, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 8%. Việt Nam huy động được 8,5 tỷ ODA và 28 tỷ đầu tư nước ngoài. Ông Việt Phương kể: Lúc sinh thời, nhiều lần ông Phạm Văn Đồng, người chính thức có 32 năm làm Thủ tướng Việt Nam, nói: “Đánh giá đúng mức và khách quan thì, trong các đời Thủ tướng của Việt nam, kể cả tôi, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người làm được nhiều việc và làm được nhiều việc tốt nhất”. Quả thực, ông Võ Văn Kiệt đã để lại nhiều dấu ấn trên khắp miền đất nước. Những dấu ấn có thể từ những công trình lớn mà ông đã quyết định đầu tư; từ những phong trào mà ông đã khởi xướng; và đặc biệt, từ những “nguồn cảm hứng phát triển” mà ông đã khơi dậy, gieo mầm. Ông Võ Văn Kiệt nói: “Có thể vì tôi làm Thủ tướng vào một thời điểm mà đất nước ở trong một tình thế buộc Chính phủ phải nhanh chóng hành động; tình hình Thế Giới cho phép Việt Nam tiếp cận rộng rãi với cộng đồng Quốc tế hơn”. Nếu chỉ xét những gì đạt được trong Thập niên 90, Việt Nam có thể được đánh giá cao và ông Kiệt có thể bằng lòng, phấn khởi. Nhưng, đã có một thời gian rất dài, theo ông Kiệt: Những khó khăn do Chế độ cũ để lại, khó, nhưng chỉ vài năm là giải quyết được; nhưng, những vướng mắc do các chính sách mới gây ra thì phải mất nhiều năm mò mẫm, bó tay. Trong cuốn “Hồi Ký” của mình, Cựu Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu viết: “Năm 1975, Thành phố Hồ Chí Minh có thể cạnh tranh ngang với Băngkok; còn năm 1992, tôi nghĩ, có lẽ nó đã tụt hậu 20 năm”. Tuy ông Lý Quang Diệu chỉ dùng từ “có lẽ” khi đưa ra nhận định này, nhưng những so sánh của ông đã làm cho ông Kiệt nhức nhối: “Tôi đau không thể tưởng được”. Sau năm 1975, theo ông Kiệt: “Mình có một thời cơ vô cùng lớn nhưng mình đã bỏ mất”. Có lẽ tụt hậu so với Khu vực là một trong những điều mà ông day dứt nhất. Nhưng, năm 1997, ông đã 75 tuổi, đã đến khi ông từ giã chính trường. Khi đang còn đương chức ông Kiệt hay nói với một người bạn già ở Hà Nội, đại tá Trần Tấn Nghĩa: “Tao thèm được như mày, lâu lâu ra đầu phố ăn tô phở, uống chén chè, nói dóc quá”. Đại tá Trần Tấn Nghĩa là người phá vụ án “Số 7 Ôn Như Hầu” hồi năm 1945 và là người hùng trong vụ “Hoạt động phỉ và phản loạn ở Đồng Văn” hồi năm 1960. Ông Nghĩa từng làm Quận trưởng Công an Đặc biệt, bảo vệ An Toàn Khu[ATK] hồi ông Kiệt ra Việt Bắc, rồi cùng dự Đại hội Đảng lần thứ II, cùng học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc III với ông. Thỉnh thoảng, khi cần nghe những lời nói thật, ông lại gọi Đại tá Nghĩa tới, hỏi: “Ngoài Phố họ nói tao thế nào, mày?”. Ông Kiệt cũng chỉ mới gặp lại Đại tá Nghĩa vào một ngày cuối năm 1991. Hôm đó, Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng mới nhận chức Võ Văn Kiệt đang chuẩn bị đi đón một vị khách quốc tế thì bảo vệ đưa cho ông một lá thư. Mở ra đọc, ông thấy cái giọng thư không lẫn vào đâu được: “Tao biết mày ở đây. Người xưa nói, ‘giàu đổi bạn, sang đổi vợ’. Không biết mày có thế không. Tao về hưu rồi, không tìm mày để nhờ vả, kiếm chác gì nữa. Tao già, người già thích gặp bạn cũ, thế thôi. Mày biết tao ‘Giang hồ quen thói vẫy vùng’ rồi”. Ký tên: Nghĩa, Trần Tấn Nghĩa. Kèm theo lá thư là một tấm hình nhỏ, chụp một ông Kiệt thời trẻ, trong bộ quân phục “Bát Lộ Quân”. Phía sau tấm ảnh ghi nắn nót: “Mến tặng Nghĩa để kỷ niệm những ngày học tập ở Trường Đảng và cũng là những ngày không thể quên nhau. VB[Việt Bắc] ngày 13-2-1952”. Ký tên: “Kiệt. Kiệt Nam Bộ”. “Thằng Nghĩa!”. Ông kêu lên và giao cho bảo vệ đi đón ông Nghĩa, chở ngay tới nơi ông tiếp khách. Vừa tiễn khách về nơi nghỉ, ông chạy ra gặp bạn, hai người ôm nhau, “ồn ào” vài câu, rồi lại “theo chương trình trong ngày của người đứng đầu Chính phủ”, ra Hàng Đẫy dự một trận khai mạc bóng đá. Gặp quan khách trên khán đài, ông giới thiệu: “Đây là ông bạn Việt Bắc của mình”. Tối hôm đó về nhà, bà Phan Lương Cầm đã chuẩn bị một bữa tiệc: nửa cái đùi bê non thui, chấm tương; cá thu kho… Ông Kiệt bảo: “Mày cứ bốc tay như dạo trước”. Rồi, nhân lúc vợ ông, bà Cầm đi xuống bếp, ông hạ giọng: “Mày nhớ cô Hạ quán Cây Đa Nước Chảy không?”. Ông Nghĩa: “Cô Hạ ‘Máy Chém’ chứ gì. Tao nhắc mày là cổ, bây giờ có chắt rồi đấy nhé”. Cả hai cùng cười thoải mái, sống lại những ngày của 40 năm cũ. Ngày đó, cạnh trường Nguyễn Ái Quốc, có một quán nước, cô Hạ, chủ quán, rất xinh, nhưng giá bán thì mắc như “máy chém”. Học viên, toàn là cán bộ cao cấp, vẫn hay “lượn lờ” ở đấy, dù chẳng ai có nhiều tiền. Ngày 23-11-1997, bảy năm sau ngày gặp lại, và ngày mà ông Kiệt nói với đại tá Nghĩa: “Tao trả cái chức Thủ tướng rồi mày ạ”; ông Võ Văn Kiệt rủ đại tá Trần Tấn Nghĩa về lại Việt Bắc. Họ cùng ghé “Cây Đa Nước Chảy”, cùng ghé nơi ngày xưa có bà Mé hay cho sắn và hỏi ông Kiệt: “Mày là người dân tộc ở trong Nam à?”. Hai người ôn lại rất nhiều kỷ niệm Việt Bắc. Rồi, ông Kiệt bảo đại tá Nghĩa: “Mày nhớ những gì học hồi ở Trường không? Thế giới ngày nay phải được hiểu theo cách mới, mày ạ”. Cuối năm 2001, ông Kiệt làm đơn trả lại ngôi biệt thự công vụ trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Nơi ông đã ở đó từ những năm 80. Ông bàn với vợ, bà Phan Lương Cầm, về sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi gia đình người con gái của ông, Võ Hiếu Dân và gia đình người con trai của ông, Phan Thanh Nam, đang sống và làm việc. Nơi, trong thẳm sâu của ký ức, có một hình ảnh mãi mãi không phai về người vợ yêu dấu Trần Kim Anh đã từng chung thuỷ chờ đợi ông, đã từng tần tảo nuôi các con, và đã hy sinh cùng với hai đứa con nhỏ năm 1966, trên đường lên căn cứ Khu uỷ thăm chồng. Rời ngôi biệt thự công vụ trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội, ông nhận ra là mình sẽ để lại một khoảng trống nho nhỏ nơi anh lái xe, anh bảo vệ, chị bếp… những người “làm nhiệm vụ Nhà nước”, nhưng cuộc đời đã mấy chục năm gắn bó với ông. Ông thu xếp để họ được bố trí một công việc mới, ổn định. Ông về quê những sỹ quan cận vệ, những người đã đi với ông hàng chục năm, cảm ơn những “gia đình đã sinh ra họ, những người con tận tuỵ với ông, với công việc”. Theo Bác sỹ Đinh Trần Nhưng, bác sỹ riêng của ông: Ông sống với nhóm phục vụ như với những người trong gia đình. Ông chia sẻ mọi thứ với họ, trừ… “chức vụ”. Từ khi làm Bí thư Khu uỷ Kháng chiến cho tới ngày làm Thủ tướng, chưa có ai trong “gánh phục vụ” được ông “đẩy lên cao”. Nhưng họ, cho đến bây giờ, vẫn như những “người nhà chú Sáu”, vẫn tự hào vì đã từng được làm việc, chiến đấu bên ông. Họ giờ đây cũng là một mối quan tâm của ông khi trở lại Sài Gòn. Lần đầu tiên ông Võ Văn Kiệt lên Sài Gòn là năm 1940, sau Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Lần đó, khi người chỉ huy của ông, Bí thư Liên Khu uỷ Quảng Trọng Hoàng nói với những đồng đội sống sót: “Thôi tụi bây về nhà”. Trong những ngày chưa bắt được liên lạc với Tổ chức, ông Kiệt theo ghe cá lên Bến Bình Đông, Sài Gòn, rồi từ đó theo những người bán cá lên Thủ Dầu Một. Lần thứ hai, vào khoảng năm 1956, lúc ông Kiệt đang là Xứ uỷ viên kiêm Phó Bí thư Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang, ông được Xứ uỷ gọi lên Sài Gòn làm việc. Thay mặt Xứ uỷ, ông Lê Toàn Thư và ông Nguyễn Văn Linh[Mười Cúc] tiếp ông. Làm việc xong, ông Mười Cúc giao nhiệm vụ cho người phụ trách giao liên của Xứ uỷ chở ông Kiệt bằng xe Honda đi tham quan Thành phố. Đó là lần đầu tiên ông xuống đến Bến Bạch Đằng, ra Ngã Tư Hàng Xanh, vào Trung tâm Thành phố… Hôm đó, lần đầu tiên trong đời, ông Kiệt được ăn món thịt bê non thui còn tươi rói, chấm với nước tương gừng dậy mùi ở phố thợ mộc, nơi cư ngụ của những bà con người Bắc. Món bê thui do ông Nguyễn Văn Linh, người 30 năm sau đó trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt nam, đãi. Mấy năm sau, ông Kiệt được điều về làm Bí thư Khu uỷ Sài Gòn thay ông Mười Cúc. Từ Củ Chi, ông đi thẳng vô Thành bằng một chuyến xe du lịch sang trọng, do ông Sáu Hoa lái, chạy theo đường công khai. Lần đó, ông Kiệt ở lại Sài Gòn ba tháng, đóng vai thơ ký cho nhà thầu khoán Sáu Hoa. Ngày 30-4-1975 ông có mặt ở Sài Gòn, và sau đó, trở thành người lãnh đạo cao nhất của một Thành Phố, kể từ đó, mang tên Hồ Chí Minh; một thành phố, kể từ đó lưu lại không ít dấu ấn Võ Văn Kiệt; một thành phố, kể từ đó, trải qua những năm tháng đầy biến động, được ghi sâu trong ký ức của mỗi con người.” === "Anh Sáu Dân" Sáng 24-5, Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhập viện để rồi đi mãi. Buổi làm việc chiều 23- 5, giờ đây, đã là “buổi làm việc cuối cùng” của ông. Hôm ấy, trong cơn mưa không dứt, ông say sưa nói về vai trò của người trí thức trước những vấn đề của đất nước. Những ai đã từng biết đến Võ Văn Kiệt, người chứng kiến một đội ngũ trí thức trước năm 1975 hăm hở ở lại Sài Gòn để rồi, sau đó, lặng lẽ rời bỏ Sài Gòn. Mới hiểu, vì sao ông có thể để lại dấu ấn sâu đậm và được các bậc trí thức quý trọng. “Để Tôi Đưa Anh Đi, Đừng Vượt Biên Nguy Hiểm” Năm 80, trong khi GS Chu Phạm Ngọc Sơn đang đi công tác ở Liên Xô, một người con của ông “vượt biên” không thành. Phải sống ở Sài Gòn thời ấy mới cảm nhận được sự dữ dội của hai từ ấy, “vượt biên”. Trở lại Sài Gòn, ông Kiệt nói với giáo sư Sơn: “Để cháu đi như vậy, có gì, tôi với anh có tội”. Vợ GS Chu Phạm Ngọc Sơn là một dược sỹ, đang làm ở một bệnh viện lớn, “giải phóng” vô, bà được xếp vào thành phần “bóc lột”, bị thay thế bởi một người yếu kém về chuyên môn. Con gái ông, sau này trở thành một bác sỹ giỏi ở Mỹ, những năm ấy, thi vô dự bị y khoa không đậu. Cho dù ông vẫn quyết tâm gắn bó với chế độ mới, lòng tin của vợ con ông vơi dần. Biết chuyện, Ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, trò chuyện với gia đình giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, nhưng ông nhận ra mình bất lực. Ông Kiệt nói với giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó, có điều kiện cho các cháu học hành. Sau này, nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tròn bổn phận”. Cũng trong những năm ấy, ông Kiệt cho gọi Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Huỳnh Kim Báu lên, dặn: “Anh nghe ngóng, anh em trí thức lỡ ‘đi’, nếu có bị bắt ở đâu, anh phải lãnh về”. Ông Huỳnh Kim Báu nhớ lại: “Một lần, nhận được tin công an Bình Thuận bắt giam kỹ sư Dương Tấn Tước về tội ‘vượt biên’, ông Kiệt cấp giấy cho tôi, ra Bình Thuận ‘di án’ về TP HCM thụ lý”. Ông Báu kể, khi bước vô trại giam, anh Tước thấy tôi, mừng quá định kêu lên, tôi phải giả vờ làm mặt lạnh, bước tới, còng tay anh Tước. Dọc đường, tôi cứ phải làm thinh mặc cho kỹ sư Dương Tấn Tước ngơ ngác. Qua khỏi Bình Thuận, tôi mới mở còng và giải thích: “Công an Bình Thuận mà biết, người ta chụp đầu cả tôi”. Đích thân ông Kiệt nhiều lần đến các trại giam để bảo lãnh các trí thức. Theo ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Văn Huấn, hai người giúp việc thân cận thời đó của ông, hình thức “xử lý” đối với những trí thức vượt biên của “Anh Sáu Dân” là kêu tụi tôi đích thân đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Một trong những trí thức mà ông Kiệt rất quý trọng là kỹ sư ngành dệt Phạm Văn Hai. Khi ông Hai vượt biên bị bắt, ông Kiệt vào trại giam, nói: “Khi nào không ở lại được nữa hãy nói với tôi, anh đừng đi như thế, nguy hiểm lắm”. “Nước Đâu Phải Là Chuyện Của Trí Thức” Ông Võ Văn Kiệt nhiều lần tâm sự, ông hiểu, phần lớn những trí thức chọn ở lại sau ngày 30-4 không phải vì họ bị “kẹt”. Ông biết nhiều người có trong tay cả một chiếc máy bay đã cất cánh nhưng không thể nào rời bỏ Việt Nam được. Nhiều người, như giáo sư Châu Tâm Luân, đã từng là một “kẻ chống đối” trong chế độ cũ. Kết thúc chiến tranh là một cơ hội mà phần lớn người dân miền Nam lúc ấy hy vọng sẽ nhanh chóng thống nhất được lòng người để xây dựng một đất nước ấm no hạnh phúc. Nhưng, ông hiểu vì sao chính những người đó về sau đã “vượt biên”. Ông Đặng Anh Võ, một chuyên gia trong ngành viễn thông, do từng phục vụ trong quân đội, sau 1975, phải đi “học tập” một thời gian. Cũng như nhiều trí thức lúc đó, ông Võ phải làm đủ nghề để kiếm sống. Ông, một người lãnh lương gần 4 cây vàng/tháng hồi trước 1975, kể lại cuộc sống về sau trong tập sách “Những Trang Đời” do Hội Nghiên cứu Dịch thuật xuất bản: 16:30 tan sở; 17:00 đến Trung tâm ngoại ngữ; 21:00 về, ăn qua loa rồi phụ vợ gọt thơm, gọt ổi để sáng còn kịp đi bỏ mối. Nhiều hôm, 21:00 dạy ra, bánh xe bị xẹp, phải dắt bộ 9 km về nhà tự vá để tiết kiệm 3 đồng! Nhưng, sự khốn khó của cuộc sống không phải là tất cả. Ông Huỳnh Kim Báu kể, năm 1978, khi có nhiều trí thức bỏ nước ra đi, ông Võ Văn Kiệt đã gặp gỡ trí thức Thành phố, kêu gọi họ ở lại. Ông nói: “Anh em cố gắng ở lại, trong vòng 3 năm nữa, nếu tình hình vẫn không thay đổi, tôi sẽ đưa anh em ra phi trường”. Lúc đó, GS Nguyễn Trọng Văn đứng lên trả lời ông: “Chúng tôi sẵn sàng ở lại, nhưng nếu 3 năm năm nữa mà tình hình không thay đổi thì tôi cho rằng người ra đi không phải là chúng tôi”. Câu nói của GS Nguyễn Trọng Văn gây rúng động. Tối hôm ấy tại văn phòng Thành ủy có một cuộc họp, Huỳnh Kim Báu được mời dự. Các ý kiến phê phán GS Văn hết sức gay gắt, có người đề nghị: “bắt”. Ông Báu kể, Sáu Dân làm thinh, nhưng cặp mắt đăm chiêu. Cuối cùng, ông nói: “Sau khi nghe anh Văn nói, tôi cũng bị sốc, rất sốc. Nhưng rồi suy nghĩ, tôi thấy, anh Văn đã phát biểu rất nghiêm túc. Tôi cho rằng, nếu 3 năm nữa mà tình hình không thay đổi thì rõ ràng người ra đi không thể là các anh ấy”. Kết luận của “Sáu Dân” khiến cho mọi người im lặng và nhờ kết luận đó, GS Nguyễn Trọng Văn đã không bị bắt. Năm 1977, một lần, hệ thống nước máy của Thành phố bị đục, ông Võ Văn Kiệt mời các nhà trí thức tới hiến kế. Nhiều người phát biểu, riêng ông Phạm Bửu Tâm ngồi im. Ông Kiệt hỏi: “Sao vậy anh Tâm?” Ông Phạm Bửu Tâm là một nhà giáo dục rất được kính trọng. Ông Tâm cũng rất quý ông Kiệt nhưng có lẽ là đã dồn nén lâu lắm, ông đứng dậy, nói: “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khỏe, vì cái gì cũng đã có mấy anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”. Những câu nói như vậy không làm cho ông Võ Văn Kiệt, lúc đó đang nắm “quyền sinh quyền sát” tại Thành phố, để bụng. Ông nhận thấy ở đấy sự đau đớn của giới trí thức. Ông biết, những người như kỹ sư Phạm Văn Hai không chỉ tiếc những tài sản bị “cải tạo”, mà còn không chịu được khi nhìn những nhà máy, khi “rơi vào tay cộng sản”, bị quản lý cẩu thả, chất lượng sản phẩm xuống cấp. Những người như GS Châu Tâm Luân, Dương Kích Nhưỡng thì xót xa về một vấn đề khác lớn hơn. Ông Kiệt kể: Anh Dương Kích Nhưỡng nói với tôi, “Ý của các anh rất tốt nhưng các anh không làm được”. Tôi hỏi vì sao, anh Nhưỡng nói, “Đất nước phải được quản lý theo luật chứ không thể theo tinh thần nghị quyết”. Cho tới hàng chục năm sau, khi nhớ lại thời điểm này, ông Kiệt nói: “Đau lắm, để họ ra đi là đau lắm! Nhưng, mình biết, cái cách của mình lúc ấy không thể nào giữ được họ”. Khát Khao Tri Thức Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Ông Võ Văn Kiệt chưa bao giờ được đến trường một cách chính thức. Từ năm lên sáu, lên bảy tuổi, ông Kiệt, khi ấy có tên là Phan Văn Hòa, Chín Hòa, thường theo cha nuôi lênh đênh đi gặt mướn cho các điền chủ dọc sông Tiền, sông Hậu. Công việc của Chín Hòa là giữ ghe hoặc “mót” lúa. Năm tám tuổi, Chín Hòa mới được đi học. Lớp học do những gia đình trung nông, địa chủ, sau ngày mùa, cất trại, rước thầy về dạy, nên tiền học chỉ phải trả “rất nhẹ”. Ông Hai Mẹo, một trong hai người thầy “dạy mùa” của Chín Hòa, kể: “Năm 1932, lấy được cái certificat, tôi về Đình, ông chú thấy tôi có chữ, kêu tôi dạy cho trẻ con lối xóm. Chín Hoà, thông minh và ăn nói lễ độ lắm. Nhưng dạy được hai năm thì tôi cũng hết chữ, rồi thôi”. Lớp học thứ hai của ông là do những người truyền giáo tới ấp Bình Phụng, quê ông, mở. Ông học ở ngôi trường này khoảng một năm. Tuy nhiên con đường tìm kiếm tri thức của ông Võ Văn Kiệt không dừng lại ở đấy. Khi tham gia cách mạng, được dự những cuộc họp của Uỷ Ban Kháng chiến Nam Bộ, nghe những bậc trí thức như Nguyễn Văn Hưởng, Ung Văn Khiêm, Phạm Ngọc Thuần…. nói, ông Võ Văn Kiệt thấy có một khoảng cách rất rõ giữa mình và những bậc trí thức đó. Ngay từ trong kháng chiến ông đã miệt mài đọc sách và học hỏi từ những bậc trí thức, cho dù có nhiều người chỉ là cấp dưới của ông. Sau ngày 30-4-1975, ông không mang nguyên cái “thế” của một nhà lãnh đạo kháng chiến xuất sắc từ trong rừng trở về. Ông không ngần ngại học hỏi từ những người trí thức Sài Gòn cũ. Trong đó có những người đã từng là quan chức cao cấp trong chế độ Sài gòn như tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo, tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh… Ông nhìn thấy ở họ phẩm chất của những người yêu nước và rất tự trọng. Hồi đó, một vị lãnh đạo thấy ông gần gũi với những quan chức cao cấp của chế độ cũ, muốn giữ cho ông, ra lệnh: “Đó là CIA đấy”. Ông trả lời: “Lúc nào anh đủ bằng chứng họ là CIA hãy đưa tôi, chính tôi sẽ bắt họ”. Những kiến thức về kinh tế thị trường của các ông như Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Oánh, những người đã từng là phó thủ tướng trong chế độ Sài Gòn, và của nhiều bậc trí thức Sài Gòn khác, mà ông có dịp tiếp cận rất sớm, tuy ngay lúc đó chưa dùng được nhưng về sau đã rất hữu ích với ông. Năm 1989, khi ông đang là Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng, được giao chủ trì công tác cải cách hệ thống ngân hàng, ông Kiệt đã thiết lập một nhóm chuyên gia bao gồm cả những người đã từng hoạt động trong hệ thống ngân hàng Sài Gòn. Hai “tác giả” chính của Pháp lệnh Ngân hàng thời đó chính là hai chuyên gia được ông mời từ Sài Gòn ra: ông Huỳnh Bửu Sơn và ông Lâm Võ Hoàng. Năm 1990, khi đại diện Việt Nam lần đầu tiên tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ, ông kể: “Tôi không yên tâm với bài phát biểu do anh em văn phòng chuẩn bị. Anh em giỏi nhưng hiểu biết về phương Tây chưa nhiều”. Ông đã không ngần ngại đưa bài phát biểu của mình vào Sài Gòn nhờ tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh đọc lại. Đồng thời, ông cho bà Tôn Nữ Thị Ninh liên hệ mời tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo lúc này đang ở nước ngoài bay đến Davos. Như vậy, trong chuyến đi tới phương Tây lần đầu tiên ấy, ông có không chỉ là một người bạn mà còn là một “cố vấn” ở bên. Trước chuyến đi, ông cũng nhờ bà Tôn Nữ Thị Ninh tư vấn về trang phục. Đó là thời điểm Việt Nam bắt đầu đổi mới và Thế giới bắt đầu nhìn thấy một nhà lãnh đạo “cộng sản”, từ trong cách ăn mặc, phát biểu, hết sức thân thiện và không có nhiều khác biệt với thế giới bên ngoài. Sự Trân Trọng Chân Thành Tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo kể, cách đối xử của ông Võ Văn Kiệt gần như khác hẳn với nhiều nhà lãnh đạo Thành phố lúc đó. Ông nhớ, những năm sau 1975, ông ở lại nhưng rồi không được sử dụng, đôi khi cả ngày không có việc gì làm. Nhưng, khi nghe một vị lãnh đạo điện thoại bảo: “8 giờ sáng nay mời anh lên tôi gặp”, ông đã trả lời: “8 giờ tôi bận”. Ông Kiệt không bao giờ cư xử như vậy. Cho dù đang ở vị trí đầy quyền lực và lớn tuổi hơn, khi nào ông Kiệt cũng gọi tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo bằng “ông”. Những khi muốn gặp ông thường trực tiếp nói chuyện điện thoại và bao giờ cũng hỏi trước: “ông tiến sỹ rảnh vào lúc nào?” Một lần, ông Kiệt mời kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cùng ông đi Angierie. Trên chuyến bay của hãng hàng không Air France, ông được xếp ở khoang hạng nhất còn KTS Ngô Viết Thụ, do sơ suất chỉ được mua vé ngồi ở phía sau. Ông muốn mời KTS Ngô Viết Thụ lên ngồi cùng nhưng không được. Ông “xin” phi hành đoàn cho được xuống hạng economy để ngồi với ông Thụ, thế là phi hành đoàn đã đồng ý để ông mời KTS Ngô Viết Thụ lên. Trong một chuyến đi khác cùng với KTS Ngô Viết Thụ ra Hạ Long, khi ông Thụ xúc động trước cảnh đẹp thần tiên, đích thân ông Kiệt đã lấy giấy và tự tay mài mực cho ông Ngô Viết Thụ vẽ. Là một nhà lãnh đạo hết sức quyết đoán nhưng đồng thời, ông Võ Văn Kiệt cũng là người hết sức thận trọng, ông thường lắng nghe rất nhiều ý kiến khác nhau trước khi ban hành các quyết định của mình. Ông nói: “Kinh nghiệm của một nhà lãnh đạo là phải nghe rất kỹ ý kiến chuyên gia và đặc biệt, đã nghe chuyên gia thì phải nghe trực tiếp chứ không bao giờ nên nghe thông qua những người giúp việc”. Cho đến những năm cuối đời, ông vẫn đọc rất nhiều, đọc cả những ý kiến chỉ trích ông gay gắt. Nhiều lần ông dặn những người giúp việc, nếu như những người chỉ trích ông về nước, hãy mời họ tới gặp ông. Ông trân trọng và muốn trao đổi sâu thêm về những khác biệt, với họ. Bằng sự trân trọng tri thức và các bậc trí thức một cách chân thành. Ông tìm thấy ở họ, không ngừng, những điều mới mẻ. Và đặc biệt ông kiến tạo được rất nhiều mối quan hệ bè bạn với các nhà trí thức. Đó là lý do mà người ta có thể tìm thấy ở ông không chỉ là uy lực mà còn là sự thông tuệ. Và đặc biệt, ông có được từ những người đã gặp và làm việc, không chỉ là sự kính trọng mà còn là sự thân thiện. Sự thân thiện của một con người vẫn thường được gọi: “Anh Sáu Dân”. Huy Đức Võ Văn Kiệt nhận định của phía không CS : http://www.danviet.com.au/details.php?nid=463 Võ Văn Kiệt, cuối đời nhìn lại... 16/06/2008 Cựu Thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt vừa qua đời ở Singapore hôm thứ Tư 11.06.2008 vừa qua sau một tuần được chữa trị khẩn cấp vì bệnh phổi tại Bệnh viện Mount Elizabeth, hưởng thọ 85 tuổi. Trong thời gian cầm quyền 7 năm (từ 1991 đến 1997), ông được coi như một nhà lãnh đạo có khuynh hướng cải cách và đã góp phần quan trọng trong việc cứu vãn chế độ CSVN từ trình trạng cô lập và gần như suy sụp hoàn toàn trở thành nền kinh tế thị trường có tốc độ phát triển khá nhanh. Nhưng, song song với chính sách “Đổi mới” đó, Võ Văn Kiệt cũng bị lên án như một trùm tham nhũng hạng gộc với tài sản cá nhân và gia đình lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim. Một điều đáng ghi nhận là sau khi không còn nằm trong thành phần lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN, vào những năm cuối đời Võ Văn Kiệt lại trở thành một trong những người chỉ trích chế độ gay gắt nhất. Ông cũng là người đầu tiên công khai kêu gọi “hòa giải dân tộc” giữa những người cộng sản cầm quyền với các thành phần bất đồng chính kiến trong nước và các tổ chức đấu tranh của người Việt ở hải ngoại... ***************************** Vài dòng tiểu sử: - Võ Văn Kiệt (tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân) ra đời ngày 23.11.1922 tại làng Trung Hiệp, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (khi ấy còn là vùng Nam Kỳ thuộc Pháp) trong một gia đình nông dân, và qua đời ngày 11.06.2008 tại Bệnh viện Mount Elizabeth ở Singapore. - Tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp từ năm 16 tuổi, Võ Văn Kiệt được kết nạp vào đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 và từng tham dự cuộc nổi dậy bất thành ở Vũng Liêm trước khi rút hẳn vào hoạt động bí mật trong chiến khu. - Là một đội viên Việt Minh trong phong trào kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở miền Nam, Võ Văn Kiệt tập kết ra Bắc sau Hiệp định Geneve chia đôi đất nước năm 1954. - Năm 1960, Võ Văn Kiệt được bầu vào chức vụ Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương đảng CSĐD (sau đổi tên là đảng Lao Động) và trở thành Ủy viên chính thức từ năm 1972. Ông trở về miền Nam hoạt động bí mật trong vùng nội thành Sài Gòn cho đến năm 1975. Người vợ đầu và bốn đứa con của ông bị chết mất xác vì bom Mỹ trong thời gian chiến tranh. - Năm 1976, sau khi CS Bắc Việt chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Võ Văn Kiệt được bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh (tên mới của thủ đô Sài Gòn của VNCH) và Bí thư Thành ủy TP. HCM. Chẳng bao lâu sau đó, ông được bầu vào ghế Ủy viên Dự khuyết rồi Ủũy viên chính thức Bộ Chính trị của đảng CSVN (tên mới của đảng LĐ) trong 6 khóa liền (từ 1982 đến 1997). Ông rút khỏi Bộ Chính trị và BCH đảng CSVN tại Đại hội IV năm 1997 nhưng giữ vai trò cố vấn cho Ban chấp hành tới năm 2001. - Năm 1982, Võ Văn Kiệt được đôn lên chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Năm 1987, ông được bổ nhiệm chức vụ Đệ nhất Phó Chủ tịch HĐBT và trở thành Quyền Chủ tịch năm 1988 sau cái chết đột ngột của Phạm Hùng. Võ Văn Kiệt chỉ giữ chức vụ này trong thời gian ngắn trước khi bị thay thế bởi Đỗ Mười theo sự sắp xếp sẵn của Bộ Chính trị. - Sau thời gian cầm quyền 3 năm của Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt chính thức trở thành người cầm đầu chính phủ từ 1991 (ghi chú: chức danh Thủ tướng chỉ mới có từ năm 1992) dưới thời của Chủ tịch nước Lê Đức Anh trước khi trao quyền cho Phan Văn Khải năm 1997. - Về đời tư, Võ Văn Kiệt lập gia đình sau năm 1975 với người vợ thứ nhì là Lương Thị Cẩm, một người ông quen biết từ thời chiến tranh và được cấp “học vị” Cử nhân Khoa học. Họ có một người con trai, nhưng nhiều nguồn tin cho biết ông còn có nhiều đứa con rơi khác. Thú vui của ông là nhậu rượu mạnh với cá khô sặc, chơi tennis và xem bóng đá. Vài dòng sự nghiệp: Dù nhìn từ quan điểm chính trị nào, người ta đều có cùng một nhận định khá rõ về vai trò của Võ Văn Kiệt: nếu không có sự “đổi mới” kịp thời của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chế độ CSVN đã tiêu vong trong đầu thập niên 1990 sau sự sụp đổ toàn diện của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Lúc đó, sự đe dọa của nạn đói đã bao trùm cả nước, nguồn viện trợ từ Liên Xô không còn và hậu quả của các cuộc chiến biên giới với Campuchea và Trung Quốc đã làm khánh kiệt mọi nguồn năng lực của quốc gia. Các lãnh tụ CSVN không còn sự lựa chọn nào khác là phải mở cửa để cứu vãn chế độ. Lúc ấy người cầm đầu đảng và nhà nước dù là ai cũng phải làm như vậy thôi. Nhưng Võ Văn Kiệt đã làm điều ấy một cách rõ ràng và dứt khoát hơn nhiều nhân vật bảo thủ trong đảng. Trong nhiệm vụ cầm đầu chính phủ trong cơn sóng gió thập tử nhất sinh, Võ Văn Kiệt đã quyết định “giải phóng” các chính sách thương mại và ngoại giao khỏi cơ chế trung ương tập quyền mà từ lâu các lãnh tụ cộng sản vẫn bám víu như một mô thức kinh điển. Ông chấp nhận mở cửa dù điều đó, theo ý kiến phản bác của phe bảo thủ, có thể trở thành nguy cơ đe dọa sự tồn vong của đảng. Ông cũng là nhà lãnh đạo CSVN đầu tiên đi công du ngoại quốc nhiều nhất – đặc biệt là đến các nước Á, Úc và Âu châu - để cổ vũ đầu tư và thiết lập quan hệ ngoại giao sau nhiều năm đóng cửa. Ông còn mời cả các chuyên gia của những nước cựu thù, trong đó có cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore, để làm cố vấn cho các chính sách “Đổi mới”. Nỗ lực đó đã dẫn đến một thành công ngoạn mục: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton quyết định giải tỏa biện pháp cấm vận đối với Việt Nam năm 1994 và tái lập bang giao với Hà Nội trong năm sau đó. Sự thành công của chính sách “Đổi mới” – với mức tăng trưởng kinh tế lên đến 8-9% kể từ đầu thập niên 1990 – đã giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hồi đầu năm 2007. Nhưng nó cũng mang lại sự thách thức đối với quyền lực của đảng Cộng sản. Nhiều cựu chiến binh, các nhà trí thức và lãnh đạo tôn giáo đã kêu gọi đảng CSVN cải cách chế độ cai trị để chống tham nhũng và lạm quyền. Nhưng cánh cửa do Võ Văn Kiệt vừa hé mở đã đóng sập lại ngay bởi chính đệ tử và người kế nhiệm ông là Phan Văn Khải. Nhưng thành công đó của Võ Văn Kiệt không che lấp được những thất bại và tội lỗi của ông trong cương vị một người đứng đầu chính phủ. Theo thông tin được loan tải rộng rãi trên mạng điện tử, Võ Văn Kiệt là một chính trị gia háo dâm và có nhiều thủ đoạn. Ông là “nhân vật chính” trong vụ tham nhũng hàng chục triệu đô-la về dự án xây dựng đường giây điện cao thế 500KVA từ Bắc vào Nam. Vì không thể làm ngơ được trước áp lực quá mạnh của dư luận, Võ Văn Kiệt buộc lòng phải hy sinh một đàn em của ông là Vũ Ngọc Hải, Bộ trưởng Năng lượng, với bản án ba năm tù về tội “lãng phí tài sản nhà nước”. Hải âm thầm chịu đựng làm vật tế thần và sau khi mãn hạn tù (được ân xá sớm), ông ta được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam, một trong những mỏ vàng béo bở nhất nước. Vợ của Võ Văn Kiệt là Lương Thị Cẩm cũng là người đứng sau giật giây nhiều vụ áp-phe không lồ. Báo chí quốc tế đã có thời gọi bà là “Mrs 10%” (Bà Mười Phần Trăm) vì đó là tỷ lệ chia chác cho bà trong các hợp đồng thương mại được ký kết ở cấp Chính phủ. Lương Thị Cẩm “núp bóng” chồng để buộc cán bộ kỹ thuật phải sử dụng hàng trăm ngàn chiếc cột điện đặc chế do bà sản xuất trong dự án xây dựng đường giây Bắc – Nam. Theo sự đánh giá của các chuyên gia ngoại quốc, những chiếc trụ điện tráng kẽm theo công thức của “khoa học gia” Lương Thị Cẩm là quá mắc và dễ hỏng nhưng nhà nước đã phải trả cho bà hàng chục triệu đô-la. Một xì-căng-đan khác suýt khiến Võ Văn Kiệt rơi đài là vụ một đơn vị tuần duyên ở Vịnh Hạ Long bắt giữ hơn 200 chiếc xe hơi mới toanh nhập cảng lậu vào Việt Nam bởi “quý tử của Thủ tướng”. Ông đã tức tốc đích thân can thiệp vào vụ này trước khi nó nổ lớn và đã “giải quyết êm thấm” bằng cách thăng chức cho các sĩ quan biên phòng đã giải thoát cho cậu con trai của ông. Con trai của Võ Văn Kiệt là “một đại gia trong các đại gia cỡ lớn” ở Việt Nam. Tuy còn trẻ (trên dưới 30 tuổi) nhưng y là chủ nhân của bãi biển Ty-Top và khách sạn hạng sang Plaza Hotel ngay ở trung tâm Sài Gòn. Theo một tài liệu có thể tin cậy được, gia đình Võ Văn Kiệt có khoảng $370 triệu Mỹ kim trong các ngân hàng ngoại quốc, không kể hàng chục bất động sản thương mại trong và ngoài nước. Cuối đời nhìn lại: Trong một cuộc phỏng vấn hiếm họi với đài phát thanh BBC hồi năm ngoái (do Nguyễn Giang và Xuân Hồng thực hiện ở Sài Gòn), Võ Văn Kiệt đã công khai kêu gọi giới lãnh đạo CSVN đương quyền phải nói chuyện với những người bất đồng chính kiến trong và ngoài nước. Ông cũng hô hào thực hiện một cuộc “hòa giải dân tộc” giữa người cộng sản với mọi thành phần khác để cùng chung sức phát triển đất nước trong thời hậu chiến. Võ Văn Kiệt dường như cũng đã gián tiếp hô hào các thành phần đối kháng đẩy mạnh sức ép chính trị thêm nữa đối với chính quyền khi ông thừa nhận rằng “phong trào dân chủ đã tạo được sự tiến bộ và nhân dân bây giờ đã có thể công khai chỉ trích các cán bộ nhà nước.” Ông còn đặt câu hỏi về niềm tin được coi là chính thống cho rằng “yêu nước phải là yêu xã hội chủ nghĩa” và “chỉ có đảng viên cộng sản mới là những người yêu nước thực sự”. Trong cuộc phỏng vấn đó, Võ Văn Kiệt nói: “Có một trăm cách để thể hiện lòng yêu nước. Tổ quốc Việt Nam không thuộc về bất cứ một người nào, một nhóm nào hoặc một đảng nào cả.” Và trong một giọng mang tính “hòa giải”, ông cũng thừa nhận đảng CSVN đã “sai phạm nhiều lỗi lầm nghiêm trọng” ở miền Nam sau năm 1975 như sự đày ải các thành phần công chức, quân nhân miền Nam trong các trại tù cải tạo quá lâu, và chính sách hà khắc đã khiến hàng triệu người dân phải liều chết vượt biển để đào thoát khỏi chế độ cộng sản. Võ Văn Kiệt còn nói thêm rằng ông sẽ “hân hoan chào đón” cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, Úc, Âu châu... cùng con cái của họ trở về nước tham gia cuộc bầu cử Quốc hội được dự định tổ chức vào ngày 20.05.07. Rất tiếc, khi nói những điều này, Võ Văn Kiệt không còn một ảnh hưởng gì trong sinh hoạt chính trị và những người kế nhiệm ông dường như chẳng muốn chia sẻ quyền lãnh đạo cho ai! Nhiều sự kiện trùng hợp đến mức đáng ngờ khiến người ta không thể tin được những lời “kêu gọi” của những lãnh tụ CSVN – dù đã từ nhiệm hay còn tại chức – như Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng, bốn nhân vật gốc miền Nam có chức vụ cao nhất trong chế độ nhưng vẫn bị kềm chân bởi Bộ Chính trị ở Hà Nội. Ông Kiệt kêu gọi “hòa giải dân tộc” trong thời điểm Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước tòa án ở Huế (30.03.2007). Ông Khải trong chuyến đi Mỹ hồi tháng 5.2006 kêu gọi người Việt hải ngoại “hướng về tương lai” vào thời điểm các tấm bia tưởng niệm thuyền nhân VN ở Mã Lai và Nam Dương bị đập nát vì áp lực từ Hà Nội. Ông Triết kêu gọi “xóa bỏ quá khứ” khi đến California hồi năm ngoái nhưng cũng đã ú ớ trên đài truyền hình CNN khi bị chất vấn về những bằng chứng không thể chối cãi được về sự vi phạm nhân quyền của chế độ CSVN. Ông Dũng kêu gọi “tận diệt tham nhũng” nhưng ngay sau đó tuyên bố kiểm duyệt báo chí chặt chẽ hơn theo đường lối của đảng. Lần cuối cùng Võ Văn Kiệt lên tiếng trước công luận là để nêu lên sự quan ngại của ông về hai dự án mở rộng thủ đô Hà Nội và xây dựng tòa nhà Quốc hội. Có lẽ điều khác nhau giữa Võ Văn Kiệt và các đồng chí khác của ông còn tại vị là ông nói thẳng những điều mà ai cũng biết nhưng không dám nhìn nhận. Nhưng, cũng như Phan Văn Khải sau khi rời khỏi chức vụ Thủ tướng và nhiều lãnh tụ cộng sản không còn quyền lực trong tay nữa, Võ Văn Kiệt chỉ thực hiện hành động “con chó sủa trăng” đó như một sự cắn rứt lương tâm cuối đời vì nó chẳng thay đổi được gì cả. Cả guồng máy độc đảng của chế độ cộng sản vẫn tiếp tục cai trị và tiếp tục tham nhũng, trong đó có vợ con và thuộc hạ cũ của ông. Lưu Dân Long Điền tóm lươc các nh ận định v ề Cu ộc Chi ến VN cuả Võ Văn Ki ệt: -Võ Văn Kiệt một người nhiều thủ đoạn,sống hai mặt, nhiều mưu mô để gây cảm tình, dối gạt kẻ khác. -Trong cuộc chiến VN, Võ Văn Kiệt chỉ lo hưởng thụ cá nhân, không từ bỏ mọi hành động tàn ác nào, sau chiến tranh là kẻ quyết định tù đày , cướp tài sản của người dân Miền Nam, nhưng lúc nào cũng làm ra vẽ là con người có lòng nhân từ, độ lượng. Qua một số hành vi cá nhân giúp đở bạn bè thân quen, nhiều người lầm tưởng mà mang ơn ông ta. 7-Trần Văn Giàu http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Gi%C3%A0u Trần Văn Giàu tài liệu của CSVN từ Wikipedia Giáo sư Trần Văn Giàu Sinh Trần Văn Giàu 6 tháng 9, 1911 Châu Thành, Long An Mất 16 tháng 12, 2010 (99 tuổi) [1] Thành phố Hồ Chí Minh Tên khác bút danh: Hồ Nam, Tầm Vu, Gió Nồm, M. N., Xuyên Vân Nhạn Giáo sư Trần Văn Giàu (1911–2010)[2] là nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam. Ông mất vào lúc 17 giờ 20 phút ngày 16 tháng 12 năm 2010, tại Bệnh viện Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. Sự nghiệp cách mạng Thời thanh niên sôi nổi Ông sinh ngày 6 tháng 9 năm 1911, quê quán tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), sinh trưởng trong một gia đình điền chủ giàu có. Trong gia đình, ông có tên là Mười Ký[3], tuy nhiên nhiều người biết ông với tên Sáu Giàu. Do điều kiện gia đình, năm 1926, ông lên Sài Gòn, theo học tại trường Chasseloup Laubat. Năm 1928, sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông được gia đình cho sang Pháp du học tại Đại học Toulouse với lời hứa “mang về hai bằng tiến sĩ”. [3] Tháng 3 năm 1929, ông xin gia nhập, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và tham gia tích cực các phong trào công nhân và phong trào đấu tranh của du học sinh và công nhân người Việt ở thành phố Toulouse. Tháng 5 năm 1930, ông được công nhân và du học sinh Việt Nam ở Toulouse cử làm đại biểu lên Paris tham gia biểu tình trước dinh tổng thống Pháp đòi hủy án tử hình đối với các thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Yên Bái. Do việc này, ông bị cảnh sát bắt giam tại nhà tù Loa Roquillis, sau đó ông bị Chính phủ Pháp trục xuất về nước. [4] Trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp Trở về nước, cha ông chỉ nói: “Tận trung cũng là tận hiếu”[3]. Ông trở lại Sài Gòn, dạy học tại Trường tư thục Huỳnh Công Phát, đồng thời tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn – Chợ Lớn[4]. Trong thời gian này, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, được tổ chức phân công cùng Hải Triều phụ trách Ban Học sinh và Ban Phản đế của Xứ ủy Nam Kỳ. Sau cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, giữa năm 1931, ông được tổ chức đưa sang Liên Xô học tại Trường Đại học Đông Phương Matxcơva. Năm 1933, ông bảo vệ thành công đề tài tốt nghiệp “Vấn đề ruộng đất ở Đông Dương”, sau đó rời Matxcơva về nước. Trở về Sài Gòn, ông tham gia tổ chức lại Xứ ủy Nam Kỳ, tham gia xuất bản tờ báo Cờ đỏ và bộ sách Cộng sản Tùng thư. Nổi tiếng với tài diễn thuyết cùng kiến thức sâu rộng cũng như kinh nghiệm hoạt động ở Pháp, Liên Xô, ông nhiều lần tham gia các buổi diễn thuyết trước hàng ngàn người ở Sài Gòn để đánh thức lòng yêu nước. Uy tín của ông ngày càng tăng trong quần chúng và cả trong giới nhân sĩ trí thức Nam Kỳ. Với những hoạt động chống chính quyền thực dân công khai của mình, ông được chính quyền thực dân lưu tâm từ khi ông du học tại Pháp. Vì vậy, ngày 25 tháng 6 năm 1935, ông bị tòa án Pháp tại Sài Gòn kết án 5 năm tù và 10 năm quản thúc vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn với số tù 6826 mpp, ông được các tù nhân cử làm Tổng đại diện, nhiều lần đấu tranh với Chúa ngục đòi cải thiện chế độ sinh hoạt của tù nhân. Vì vậy, để cách ly, ngày 26 tháng 6 năm 1937, ông cùng một số đồng chí bị đưa vào biệt giam tại Bâtiment S cho đến khi mãn hạn tù.[5] Ngày 23 tháng 4 năm 1940, ông mãn hạn tù, được tha, nhưng bị bắt lại sau mấy ngày và bị đưa đi an trí ở trại Tà Lài. Cùng chung chuyến áp giải với ông còn có Tào Tỵ, nhà báo Nguyễn Công Trung và một người lính áp tải là Trương Văn Giàu. Tại Tà Lài, ông một lần nữa được cử làm Tổng đại diện. Cuối năm 1941, ông tham gia chỉ đạo một số anh em tù chính trị tổ chức vượt ngục Tà Lài. Bản thân ông tham gia chuyến vượt ngục đợt 2 vào đầu tháng 3 năm 1942, gồm 8 người, cùng với các ông Châu Văn Giác, Trần Văn Kiệt, Dương Văn Phúc, Trương Quang Nhâm, Nguyễn Công Trung, Nguyễn Văn Đức và Tô Ký. Cuộc đào thoát thành công, sau đó phân tán thành nhiều hướng. Trần Văn Giàu sau nhiều lần di chuyển, tìm cách bắt lại liên lạc và trở lại hoạt động tại Sài Gòn.[6] Lãnh đạo chớp thời cơ Từ ngày 13 đến 15 tháng 10 năm 1943, một số đại biểu các tổ chức Cộng sản các tỉnh, thành Nam Kỳ họp hội nghị ở Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho quyết định tái lập Xứ ủy Nam Kỳ. Trần Văn Giàu vì không đến tham dự được, hội nghị bầu ông Dương Văn Phúc làm bí thư, tuy nhiên ông Phúc tuyên bố chỉ tạm nhận chức và sẽ trao lại chức vụ này cho ông Giàu. Hội nghị đồng ý.[7] Trên cương vị Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, trong hoàn cảnh không liên lạc được với Trung ương ngoài Bắc, không hay biết việc Nguyễn Ái Quốc đã về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và thành lập Việt Minh, ông “Không đành chịu ngồi chờ, bất đắc dĩ bọn tôi phải tự vạch ra một đường lối cách mạng” cho Nam Kỳ[8]. Trong một thời gian ngắn, ông cùng các đồng chí tích cực hoạt động xây dựng cơ sở, nhằm có thể tập hợp lực lượng lớn chớp thời cơ đã được nhận định gần kề. Ông chủ trương: "Ta phải mạnh hơn tất cả các chánh đảng và giáo phái thân Nhật cộng lại thì mới mong đem chính quyền về tay nhân dân được”[9]. Trên cơ sở đó, Xứ ủy đã: • Nhanh chóng khôi phục hệ thống tổ chức Đảng các cấp, đặc biệt, với các cơ sở tại Sài Gòn-Chợ Lớn. Đích thân ông phụ trách Ban cán sự thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. • Phục hồi tổ chức công đoàn, thành lập Tổng công đoàn Nam Kỳ (tháng 4 năm 1944), trong nửa năm, phát triển nhanh chóng 40 công đoàn cơ sở với 5.000 đoàn viên. • Tập hợp nhiều trí thức, sinh viên, nhà công thương vào một số tổ chức như Tân dân chủ đoàn, Hội truyền bá quốc ngữ, nhóm báo Thanh Niên… • Xuất bản báo Tiền Phong và các sách bỏ túi như “Việt Nam trên đường độc lập”, “Rạng đông của dân tộc”..., mở các lớp huấn luyện chính trị do chính ông trực tiếp là giảng viên. [10] Ông nhận định: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân; riêng lực lượng của Đảng không làm nổi cách mạng; phải có sự tham gia, sự nổi dậy của hàng triệu đồng bào”[9]. Đặc biệt, với việc hậu thuẫn thành lập và nắm chắc tổ chức Thanh niên Tiền phong thông qua một số đảng viên bí mật như Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, Huỳnh Văn Tiểng,... Xứ ủy Nam Kỳ đã tạo được một bình phong cho các đảng viên Cộng sản hoạt động, nhanh chóng tập hợp được một lực lượng lớn, vượt qua các tổ chức chính trị khác thời bấy giờ, kể cả một nhóm những đồng chí Cộng sản của mình trong Xứ ủy Giải phóng. “ "Trần Văn Giàu chỉ thị cho đảng viên cộng sản gia nhập Thanh niên Tiền phong ở mọi cấp, dùng Thanh niên Tiền phong làm vỏ bọc hợp pháp để khôi phục những mối liên lạc bí mật và làm phương tiện móc nối với các nhóm chống thực dân khác…Những đảng viên cộng sản tham gia TNTP đã lợi dụng địa vị hợp pháp của họ để tiến hành những công việc bí mật của Đảng như lập lại các mối quan hệ với chi bộ địa phương, kết nạp những đoàn viên TNTP đáng tin cậy nhất vào những “đội xung phong” hay thành lập các đơn vị Cứu quốc của Việt Minh”. ” —David Marr[11] “ “Vào giữa hè 1945, phong trào Thanh niên Tiền phong kết nạp một số lớn đoàn viên trong vùng Sài Gòn và lan tỏa đến các làng xã… Nó được dùng như một phương tiện để phát triển hệ thống của Đảng cộng sản Đông Dương. Những người cộng sản nắm giữ những vị trí có chức trách ở mọi cấp trong phong trào và nhờ vậy có thể di chuyển và liên lạc một cách không giới hạn… Rõ ràng rằng chiến lược Thanh niên Tiền phong đã giúp những người cộng sản có vai trò lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc”. ” —Stein Tønnesson[12] “ "Xứ ủy Nam Bộ đã nắm quyền kiểm soát một tổ chức thanh niên được thành lập dưới sự bảo trợ của Nhật gọi là Thanh niên Tiền phong… Thanh niên Tiền phong đóng vai trò vỏ bọc cho những nỗ lực của Đảng vận động thanh niên yêu nước phục vụ sự nghiệp cách mạng trong tương lai… Phong trào này lan rộng trong giai đoạn mùa xuân và mùa hè 1945 tại các trường học, nhà máy và làng xã. Đến tháng 8, Thanh niên Tiền phong đã có số hội viên trên một triệu, ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ”. ” —William J. Duiker[13] Ba lần hội nghị tại Chợ Đệm Sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh, nhận thấy thời cơ đã đến, Thường vụ Xứ ủy thành lập Ủy ban khởi nghĩa đêm 15 tháng 8 năm 1945 và triệu tập hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ mở rộng bàn về khởi nghĩa, với dự định sẽ khởi nghĩa vào ngày hôm sau, nhân cơ hội Lễ tuyên thệ của Thanh niên Tiền phong tại Sài Gòn. Hội nghị họp tại Chợ Đệm tối 16, tuy nhiên, với kinh nghiệm Khởi nghĩa Nam Kỳ, một số đại biểu tranh luận gay gắt về thời điểm[14]. Hội nghị đồng ý tiếp tục chuẩn bị chu đáo, chờ tin từ Hà Nội, dời ngày khởi nghĩa đến ngày 18.[15] Ngày 17, lễ ra mắt của 50.000 đoàn viên Thanh niên Tiền phong được tổ chức tại Sài Gòn, một hình thức biểu dương các lực lượng do Xứ ủy kiểm soát. Tuy vậy, các thành viên Xứ ủy đồng ý hoãn lại thời điểm khởi nghĩa. Thay vào đó, ngày 19, các lãnh đạo Mặt trận Việt Minh được Xứ ủy tổ chức "ra công khai", đã đưa ông lên vị thế nhạc trưởng cuộc khởi nghĩa giành chính quyền chỉ vài ngày sau đó.[16] Sau khi nhận được tin Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, ngay sáng ngày 20 tháng 8, hội nghị Chợ Đệm lần thứ hai tiếp tục bàn việc khởi nghĩa, dự định sẽ khởi nghĩa ngay chiều hôm đó. Tuy nhiên, vẫn có đại biểu vẫn có ý e ngại việc quân Nhật vẫn còn một lực lượng có thể trấn áp tại Sài Gòn[17]. Ông Giàu đề nghị chọn Tân An làm thí điểm khởi nghĩa và cử đại biểu trở về tỉnh phát động khởi nghĩa. Khởi nghĩa ở Tân An thành công tối ngày 22 tháng 8. Hội nghị Chợ Đệm lần thứ ba tối ngày 23 tháng 8 đã lập tức chỉ định lập Ủy ban Hành chánh lâm thời cho toàn Nam Bộ, gọi tắt là Lâm ủy Nam Bộ, với Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Chiều 24 tháng 8, lực lượng Thanh niên Tiền phong vũ trang dưới quyền lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ ở Tân An, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh khởi nghĩa giành chính quyền và và sau đó dồn về Sài Gòn. Ngày 25 tháng 8, đến lượt Sài Gòn nổ ra cuộc biểu tình lớn và hầu hết các cơ sở quản trị lọt vào quyền kiểm soát của Lâm ủy Nam Bộ. Nhạc trưởng Nam Bộ Tại Lễ đài Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Lâm ủy Nam Bộ đã tổ chức buổi tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và phát thanh lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập qua hệ thống loa phóng thanh nhưng do kỹ thuật, việc tiếp sóng không thành. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Thủ lãnh Thanh niên Tiền phong, Bộ trưởng Y tế trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc tuyên thệ của Chính phủ. Nhà báo Nguyễn Văn Nguyễn thay mặt Xứ ủy Nam Kỳ và Kỳ bộ Việt Minh kêu gọi ủng hộ Việt Minh. Và Trần Văn Giàu thay mặt cho Lâm ủy Nam Bộ ứng khẩu bài diễn văn chào mừng ngày lễ Độc lập. Khi đó, ông mới vừa 34 tuổi. Trước đó, song song với Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập lại từ tháng 10 năm 1943 do ông làm Bí thư, còn có một tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương khác hoạt động độc lập. Để phân biệt, các nhà nghiên cứu lịch sử thường gọi là Xứ ủy Giải phóng, vì cơ quan ngôn luận của tổ chức này là báo Giải phóng, hoặc Việt Minh cũ, còn Xứ ủy do ông Giàu làm bí thư thường gọi là Xứ ủy Tiền phong, vì cơ quan ngôn luận của nó là báo Tiền phong, còn gọi là Việt Minh mới. Sau khi Xứ ủy Nam Kỳ cũ bị chính quyền thực dân bắt bớ làm vô hiệu hóa từ giữa cuối năm 1941, một số đảng viên Cộng sản gồm Trần Văn Vi, Lê Hữu Kiều, Lê Minh Định, Trần Văn Trà, Chế (thợ giày), Bùi Văn Dự,... trong nhóm xuất bản bí mật tờ báo Giải phóng, hoạt động động lập và vẫn mang danh nghĩa Kỳ bộ. Nhóm dự định tổ chức lại Xứ ủy Nam Kỳ với thì trụ sở tại Sài Gòn, tuy nhiên do hoàn cảnh các thành viên chủ chốt bị truy bắt, phải liên tục di chuyển nên thường bị mất liên lạc, không triệu tập được. Sau khi thành lập Xứ ủy Nam Kỳ mới, ông Giàu đã mời bà Nguyễn Thị Thập, một thành viên của nhóm Giải phóng, cùng tham gia Xứ ủy. Tuy nhiên, do sự khác nhau về cách thức tổ chức nên việc thống nhất lãnh đạo không thành. Nhóm Giải phóng vẫn tiếp tục hoạt động độc lập và xây dựng cơ sở riêng. Tháng 11 năm 1944, hầu hết thành viên của nhóm Giải phóng đều bị chính quyền thực dân bắt giam, nhà in cũng bị phá vỡ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, nhiều thành viên lợi dụng cơ hội thoát khỏi nhà giam. Ngày 20 tháng 3 năm 1945, nhóm Giải phóng họp tại Xoài Hột (Mỹ Tho) và lập Xứ ủy Nam Kỳ lâm thời và bầu Dân Tôn Tử (tức Trần Văn Vi) làm bí thư. Tháng 5 năm 1945, Xứ ủy lâm thời họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) lập ra Xứ ủy chính thức, gọi là Ban cán sự Nam Kỳ, do Lê Hữu Kiều làm bí thư. [18] Nền độc lập chỉ chưa tròn 1 tháng, và lực lượng dưới quyền kiểm soát của Lâm ủy tuy đông nhưng không có nhiều kinh nghiệm quản lý. Tình trạng vô chính phủ xảy ra ở nhiều nơi. Các tổ chức chính trị khác cũng độc lập phát triển thế lực riêng. Việc có cùng lúc 2 tổ chức Xứ ủy ở Nam Bộ dẫn đến việc giảm đi khả năng và uy tín của Đảng Cộng sản tại Nam Bộ, thậm chí đã có những mâu thuẫn và xung đột giữa 2 tổ chức này. Trong khi đó, từ ngày 12 tháng 9 năm 1945, quân Pháp liên tục đổ vào Sài Gòn, thường xuyên khiêu khích hoặc đặt ra các điều kiện bất bình đẳng, một mặt kích động xung đột giữa các tổ chức, tìm cớ can thiệp vũ trang. Trước tình hình đó, chính quyền Lâm ủy non trẻ yếu ớt chỉ còn cách trì hoãn để chuẩn bị kháng chiến. Đêm 22 tháng 9, quân Pháp nổ súng chiếm trụ sở Lâm ủy Nam Bộ, Quốc gia Tự vệ cuộc và một số cơ sở chính quyền Lâm ủy khác. Một mặt, do chuẩn bị từ trước, các lãnh đạo của Lâm ủy lập tức thoát khỏi sự truy bắt và chỉ đạo các đội vũ trang phản công. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, trong hội nghị tại nhà số 629 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi), ông được cử làm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, phát lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến. “ "Đồng bào Nam Bộ, Nhân dân thành phố Sài Gòn, Anh em công nhân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ! Đêm qua thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 2 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc. Độc lập hay là chết! Hôm nay Ủy ban kháng chiến kêu gọi Tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái hãy cầm võ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược. Ai không có phận sự do Ủy ban kháng chiến giao phó, thì hãy lập tức ra khỏi thành phố. Những người còn ở lại thì: - Không làm việc, không đi lính cho Pháp. - Không đưa đường, không báo tin, không bán lương thực cho Pháp. Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt. Hãy đốt sạch, phá sạch các cơ sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp. Sài Gòn bị Pháp chiếm phải trở thành một Sài Gòn không điện, không nước, không chợ búa, không cửa tiệm. Hỡi đồng bào! Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp, tiêu diệt tay sai của chúng. Hỡi anh em binh sĩ, dân quân, tự vệ! Hãy nắm chặt vũ khí trong tay xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu! Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945 CHỦ TỊCH ỦY BAN KHÁNG CHIẾN NAM BỘ" ” —Trần Văn Giàu[19]. Cùng với các đồng chí của mình, ông đã làm hết sức mình, ra các biện pháp để tập trung lực lượng liên hiệp chống Pháp, cứng rắn trấn áp các nhóm chính trị vũ trang có xu hướng ly khai Lâm ủy. Chính từ những chỉ thị này, ông thường bị những người đối lập xem là tàn bạo, lạnh lùng và vô cảm. Sự nghiệp giáo dục Giữa tháng 10, Trung ương điều động ông và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ra Hà Nội. Ông đề đạt nguyện vọng: cho phép ông trở lại chiến trường Nam bộ, nếu không được thì cho ông sang Campuchia và Thái Lan lập một căn cứ hậu cần cho Nam Bộ. Nguyện vọng thứ hai của ông được chấp thuận. Từ nước ngoài, ông vừa vận động nhiều thanh niên Việt kiều về Nam bộ chiến đấu, vừa mua sắm vũ khí tiếp tế cho quân dân Nam Bộ. Cuối năm 1946, Trung ương đã cử Lê Duẩn vào Nam Bộ, thống nhất các nhóm Cộng sản Tiền phong và Giải phóng vào một tổ chức lấy tên gọi Xứ ủy Nam Bộ. Các tổ chức Tiền phong và đơn vị vũ trang đều được sát nhập vào Việt Minh, dùng danh xưng thống nhất trên toàn quốc. Sự phân biệt Việt Minh cũ và Việt Minh mới bấy giờ mới chấm dứt hoàn toàn. Đầu năm 1947, ông được điều trở về Việt Bắc để đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Nha Thông tin. Năm 1951, ông tham gia Bộ Giáo dục, xây dựng ngành dự bị đại học và sư phạm cao cấp. Tháng 11 năm 1954, Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học được thành lập, ông trở thành Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Đảng bộ trường, kiêm giảng dạy các môn khoa học Chính trị, Triết học, Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam (được coi là người sáng lập những ngành khoa học này của nền Khoa học Sư phạm Việt Nam hiện đại). Năm học 1955 - 1956, ông được Nhà nước phong học hàm Giáo sư đợt đầu tiên. Giữa năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập, ông được cử giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhưng vẫn tham gia đào tạo ở Đại học Sư phạm Hà Nội . Những năm 1962 - 75, ông công tác tại Viện Sử học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Từ năm 1975 đến nay, ông tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội. GS Trần Văn Giàu đã bán ngôi nhà của mình lấy 1.000 lượng vàng gửi ngân hàng để làm Quỹ Trần Văn Giàu. Từ lãi suất của 1.000 lượng vàng này, hàng năm Giải thưởng Trần Văn Giàu được trao cho các công trình nghiên cứu ở trên hai lĩnh vực: Lịch sử và Lịch sử tư tưởng liên quan đến cực Nam Trung bộ (tỉnh Bình Thuận) và Nam bộ Việt Nam. [20] Ông qua đời lúc 17 giờ 20 phút ngày 16 tháng 12 năm 2010 tại bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình và học trò Trần Văn Giàu một đời hoạt động cách mạng, không con cái. Về già, ông nhận một người học trò là Đinh Thu Xuân làm con nuôi[3]. Tuy vậy, trong sự nghiệp giáo dục của mình, ông đã được xem là thầy của nhiều nhân vật nổi tiếng. • Hoàng Như Mai • Đặng Huy Vận Danh hiệu và Giải thưởng • Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác. • Nhà giáo Nhân dân (1992). • Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2003). • Toàn bộ công trình về Lịch sử Việt Nam gồm 5 bộ, 18 tập (1956-1957) của Giáo sư Trần Văn Giàu được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, đợt 1, năm 1996. Tác phẩm • Triết học phổ thông • Biện chứng pháp. • Vũ trụ quan. • Duy vật lịch sử. • Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam thế kỷ 19 đến Cách mạng tháng Tám. • Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. • Sự khủng hoảng của chế độ nhà Nguyễn trước 1858. • Lịch sử chống xâm lăng. • Giai cấp công nhân Việt Nam. • Lịch sử cận đại Việt Nam. • Miền Nam giữ vững thành đồng • Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh Chú thích 1. ^ N.TRIỀU. “Vĩnh biệt Giáo sư Trần Văn Giàu!” (bằng tiếng Việt). http://tuoitre.vn. Truy cập 05-12-2010. 2. ^ Giáo sư Trần Văn Giàu qua đời, thọ 100 tuổi 3. ^ a b c d Phạm Vũ, "Giáo sư Trần Văn Giàu - Trăm năm vui giữa nhân gian". 4. ^ a b Trí thức Nam Bộ (1945-1954), NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 5. ^ Nguyên Hùng, "Nam Bộ, Những nhân vật một thời vang bóng". NXB Công an Nhân dân, 2003. Tr. 84. 6. ^ Nguyên Hùng, "Nam Bộ, Những nhân vật một thời vang bóng". NXB Công an Nhân dân, 2003. Tr. 93. 7. ^ Phan Hoàng, "Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu và Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam Bộ". 8. ^ Trần Văn Giàu, "Hồi ký 1940- 1945" (bản đánh máy), TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.67. Dẫn theo Phan Hoàng, "Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu và Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam Bộ". 9. ^ a b Trần Văn Giàu, "Hồi ký 1940- 1945" (bản đánh máy), TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr.123. Dẫn theo Phan Hoàng, "Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu và Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam Bộ". 10. ^ Vì vậy, bấy giờ ông được các sinh viên tặng biệt danh là “Giáo sư Đỏ”. 11. ^ Vietnam 1945 - The Quest for Power, University of California Press, Berkeley - Los Angeles - London, 1995, tr.218. 12. ^ The Vietnamese Revolution of 1945, Nxb Sage, London, 1991, tr.384. 13. ^ Ho Chi Minh - a Life, Nxb Hyperion, New York, 2000 (bản dịch của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội, 2001, tr.215). 14. ^ Gồm Bùi Công Trừng và Nguyễn Văn Nguyễn. 15. ^ Nguyên Hùng, "Nam Bộ, Những nhân vật một thời vang bóng". NXB Công an Nhân dân, 2003. Tr. 100. 16. ^ Anh Kiệt, "Khởi nghĩa với tầm vông vạt nhọn". 17. ^ Gồm Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn, tức là những đảng viên kỳ cựu 18. ^ Trần Trọng Tân (chủ biên), "Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh", NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tập I, tr. 179. 19. ^ Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1987. Tr. 356 20. ^ Người bán nhà, dành 1.000 lượng vàng cho nghiên cứu lịch sử - bài viết của Trần Hoàng Nhân trên báo Thể thao văn hóa Liên kết ngoài • Giáo sư Trần Văn Giàu - Một học giả lớn trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 21 tháng 11 năm 2004. • Giáo sư Trần Văn Giàu: Hai chuyện Cụ Hồ "chỉnh" tôi trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 3 tháng 2 năm 2007. • Thông tin trên BKTT VN • Trần Văn Giàu - Nhà cách mạng tiêu biểu, học giả lớn, một nhân cách lớn trên Website của Đại học Quốc gia Hà Nội • Giang sơn nhỏ lệ khóc Anh hùng ! trên Website của Đại học Quốc gia Hà Nội • Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động TRẦN VĂN GIÀU - Nguyên Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Đảng bộ Trường ĐHSP Hà Nội đã vĩnh biệt chúng ta.” Tiểu sử TRẦN VĂN GIÀU (1911-2010 )theo tài liệu của quyển Trí thức Nam Bộ (1945-1954) NXB Đại học Quốc gia TP.HCM http://my.opera.com/alwayssomewhere/blog/show.dml/1628185 Trần Văn Giàu sinh năm 1911 tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An). Năm 1928, sau khi tốt nghiệp Trường trung học Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, Trần Văn Giàu được gia đình cho sang Pháp du học tại Đại học Toulouse. Tháng 3 năm 1929, Trần Văn Giàu xin gia nhập và trở thành Đảng viên Đảng CS Pháp. Là một người CS yêu nước đầy nhiệt huyết, ông được anh em du học sinh và thợ thuyền Việt Nam ở thành phố Toulouse cử làm đại biểu lên Paris tham dự cuộc biểu tình đòi xóa an tử hình cho 13 thủ lĩnh Quốc dân Đảng bị Pháp bắt trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Do vậy, ông bị cảnh sát bắt giam tại nhà tù Loa Roquillis và sau đó, ông bị Chính phủ Pháp trục xuất về nước. Sau khi về nước, Trần Văn Giàu tham gia dạy học tại Trường tư thục Huỳnh Công Phát , đồng thời tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Cũng trong thời gian này, ông được tổ chức Đảng kết nạp và trở thành đảng viên Đảng CSĐD, đồng thời ông được phân công cùng Hải Triều phụ trách Ban Học sinh và Ban Phản đế của Xứ ủy Nam Kỳ Sau cao trào Xô viết Nghệ tĩnh, được tổ chức Đảng đồng ý, Trần Văn Giàu sang Liên Xô học tại Trường Đại học Đông Phương. Năm 1933, khi bảo vệ thành công đề tài tốt nghiệp “Vấn đề ruộng đất ở Đông Dương”, Trần Văn Giàu nhận bằng Đại học Đông Phương rồi rời Matxcơva về nước. Trở về Sài Gòn, Trần Văn Giàu tiếp tục hoạt động cách mạng, đặc biệt ông tham gia tổ chức lại Xứ ủy Nam Kỳ, đồng thời tham gia xuất bản tờ báo Cờ đỏ và bộ sách Tùng thư. Là một người yêu nước, uy tín của ông ngày càng tăng trong giới nhân sĩ trí thức Nam Kỳ, chính vì thế , ông bị thực dân Pháp bắt giam nhiều lần, kể cả bị biệt giam tại Côn Đảo, Tà Lài… năm 1941, Trần Văn Giàu lãnh đạo anh em tù chính trị tổ chức vượt ngục Tà Lài (Đồng Nai) thành công. Đến năm 1943, Trần Văn Giàu được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. Ngày 25-8-1945, Cách mạng tháng Tám thành công, tại Sài Gòn, Chính quyền cách mạng được thành lập, Trần Văn Giàu được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Lâm thời nam bộ. Ngày 23-9-1945 , khi tiếng súng kháng chiến ở Nam Bộ bùng nổ , Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập và Trần Văn Giàu được cử giữ chức Chủ tịch. Từ năm 1946 đến năm 1954, Trần Văn Giàu giữ chức Tổng giám đốc Nha Thông tin Nam Bộ và sau đó, ông được điều động ra chiến khu Việt Bắc tham gia xây dựng, phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp. Các tác phẩm nổi tiếng: http://www.phahe.vn/Knowledge_Detail.aspx?ContentID=5353 a. Tuyên truyền phổ biến triết học Mác - Lênin: Năm 1955, nhà xuất bản Xây dựng in ba cuốn sách có ý nghĩa triết học nhập môn: Biện chứng pháp, Vũ trụ quan và Duy vật lịch sử. Sau ngày toàn quốc kháng chiến ở Việt Bắc, các trường Đảng giảng dạy triết học Mác - Lênin, các hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác cũng tổ chức nhiều buổi nói chuyện về triết học… b. Lịch sử chống xâm lăng: Bộ sách này gồm 3 quyển dày gần 1000 trang do giáo sư Trần Văn Giàu một mình viết và xuất bản năm 1956 - 1957 là bộ sách được phổ biến kịp thời, cổ vũ tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước giữa lúc quân Mỹ trực tiếp can thiệp vào miền Nam Việt Nam. Ý nghĩa đó đối với xã hội rất quan trọng . c. Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam: Sau khi hoà bình lập lại, miền Bắc đi vào chủ nghĩa xã hội, vai trò của giai cấp công nhân trở nên trực tiếp quan trọng trong sự nghiệp vừa đấu tranh thống nhất đất nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giáo sư Trần Văn Giàu một mình viết cuốn sách gần 1500 trang gồm 4 tập là một đóng góp to lớn, trong lĩnh vực tư tưởng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong toàn thể nhân dân. d. Lịch sử cận đại Việt Nam: Bộ sách này gồm 4 tập dày 1300 trang cùng với cuốn Lịch sử Việt Nam dày 328 trang được xuất bản trong những năm 1957 - 1963 do Trần Văn Giàu chủ biên đã mang ý nghĩa đặt nền móng cho những công trình nghiên cứu lịch sử tiếp theo dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. e. Miền Nam giữ vững thành đồng: bộ sách đồ sộ này do giáo sư Trần Văn Giàu cũng một mình biên soạn. Bộ sách gồm 5 tập dày 2500 trang là đóng góp lớn của giáo sư thể hiện chủ nghĩa anh hùng và ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam. Bộ sách toát ra một niềm tin mãnh liệt đối với tinh thần chiến đấu của nhân dân miền Nam và dự báo một cách sáng suốt và vững chắc sự sụp đổ của Mỹ ngụy và sự toàn thắng của nhân dân ta. Bộ sách đầy tâm huyết này của giáo sư Trần Văn Giàu có tác động lớn đối với xã hội Việt Nam mà không bộ sách nào lúc đó có thể so sánh được. g. Lịch sử tư tưởng: Bộ sách dày hơn 1000 trang này lấy tên là: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám. Một cuốn về hệ ý thức phong kiến, một cuốn về hệ ý thức tư sản. Cả hai cuốn đều trình bày đặc điểm và sự thất bại của những hệ ý thức ấy trước các nhiệm vụ lịch sử. Bộ sách phân tích và phê phán sự mơ hồ của nhiều người về những quan điểm và tư tưởng của phong kiến và tư sản Việt đồng thời khẳng định tính chất khoa học và nhiệm vụ lịch sử của hệ ý thức giai cấp công nhân Việt Nam. Cùng với bộ sách này cũng phải nhắc thêm đến một cuốn sách khác của giáo sư Trần Văn Giàu: Sự khủng hoảng của chế độ nhà Nguyễn trước 1858. h. Về truyền thống dân tộc: Giáo sư Trần Văn Giàu còn viết một cuốn sách lấy tên là: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (mà tôi có hân hạnh viết lời đề tựa dài 40 trang). Cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1980 và xuất bản lần thứ hai năm 1993 dày 356 trang. -Bài nhận định về Trần Văn Giàu của Đinh Xuân Lâm - Phạm Hồng Tung (CSVN) http://www.100years.vnu.edu.vn:8080/BTDHQGHN/Vietnamese/C1778/C1779/2006/05/N7773/?1 Trần Văn Giàu - Nhà cách mạng tiêu biểu, học giả lớn, một nhân cách lớn Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu, không chỉ là một nhà cách mạng tiêu biểu, một học giả lớn mà chính là một nhân cách lớn. Nét đặc sắc nhất trong nhân cách Trần Văn Giàu là ở chỗ con người ông chính là sự hoà quyện nhuần nhuyễn của một chiến sĩ yêu nước, nhà cách mạng chuyên nghiệp, nhà giáo mẫu mực và nhà học giả uyên thâm. Nhưng có lẽ nói như thế vẫn chưa đủ. Bất cứ ai được gặp ông, dù chỉ thoáng qua hay được sống và làm việc gần gũi với ông, đều nhận ra rất rõ rằng Trần Văn Giàu trước hết là một nhân sĩ Nam Bộ điển hình. Chất Nam Bộ toát ra từ trong giọng nói, nét cười, trong cách cư xử hàng ngày của ông: vừa nhân hậu, bao dung nhưng cũng rất quyết liệt, thẳng thắn, vừa rất nghiêm khắc nhưng lại chân tình, nồng ấm có pha một chút gì đó rất hóm hỉnh, vui vui, vừa cao ngạo mà lại rất dung dị. Và tố chất Nam Bộ ấy cũng thẩm thấu vào mỗi công việc ông làm, từ hoạt động cách mạng cho tới nghiên cứu khoa học, trong mỗi ý tưởng và trên từng trang viết. Chắc chắn Trần Văn Giàu là một trong những tác gia đương đại lớn nhất của Việt Nam. Ông khởi nghiệp khảo cứu và trước tác từ rất sớm. Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, ngay khi còn học tại Trường Đại học phương Đông mang tên Lênin ở Matxcơva, ông đã tham gia soạn thảo và chắp bút cho một số văn kiện quan trọng của Quốc tế Cộng sản có liên quan đến việc chỉ đạo Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1935 đến năm 1941, suốt gần 7 năm trong nhà tù đế quốc, lúc ở Khám Lớn (Sài Gòn), khi ở Côn Đảo và trong trại tập trung Tà Lài, Trần Văn Giàu thường xoay trần trên nền xi măng của xà lim, cặm cụi, bí mật soạn ra hàng chục tài liệu tuyên truyền, huấn luyện. Vượt qua sự rình rập, đòn roi khủng bố của mật thám, vị "giáo sư đỏ" ngày ấy đã hăm hở tham gia giảng dạy cho các lớp huấn luyện của Đảng ở trong tù, góp phần trang bị cho nhiều lớp cán bộ, đảng viên những tri thức lý luận và kỹ năng tuyên truyền, tổ chức cốt yếu nhất. Nhiều "học viên" của "trường đại học cách mạng" ấy sau này đã trở thành cán bộ cao cấp của Đảng, như Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Phan Đình Khải (Lê Đức Thọ)... Trong những ngày tháng gấp rút chạy đua với thời gian, chuẩn bị lực lượng giành chính quyền ở Sài Gòn và Nam Kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945, đích thân Bí thư xứ uỷ Trần Văn Giàu soạn ra nhiều cuốn sách nhỏ làm tài liệu huấn luyện, tuyên truyền trong công nhân và nhất là trong giới trí thức, công chức cao cấp, để qua đó, bằng lý luận và nhiệt huyết, thuyết phục, lôi kéo họ về phía cách mạng. Tiếc rằng cho tới nay, phần lớn những tác phẩm này của ông - hiển nhiên là có giá trị đặc biệt, còn đang bị thất lạc, chưa tìm lại được bao nhiêu. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, nhưng chỉ gần 3 tuần sau thực dân Pháp đã núp bóng quân Anh quay lại phát động chiến tranh nhằm tái lập chế độ thực dân ở Việt Nam. Nhân dân Nam Bộ là những chiến sĩ tiên phong anh dũng đối đầu với quân Pháp. Trần Văn Giàu đứng ở vị trí tiên phong trong đội quân tiên phong ấy. Năm 1949, ông được gọi ra chiến khu Việt Bắc, được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau. Từ năm 1951 đến 1954, ông là Giám đốc, là giáo sư trực tiếp giảng dạy ở Trường Dự bị Đại học trong vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh. Thời kỳ này ông vẫn tiếp tục viết, chủ yếu là các tài liệu lý luận tuyên truyền, huấn luyện chính trị. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, từ năm 1954 đến 1960, Trần Văn Giàu là một trong những giáo sư đầu tiên của nền đại học Việt Nam mới, góp phần xây nền, đắp móng cho sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đây là khoảng thời gian có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời ông. Từ đây hoạt động học thuật trở thành lĩnh vực hoạt động chính mà ông dành trọn vẹn thời gian, niềm đam mê, trí tuệ và nhiệt huyết để cống hiến hết mình. Những ngày đầu tiên ấy, cơ sở của trường đại học rất nghèo nàn: thầy thiếu tài liệu để dạy, trò thiếu sách để học. Trong bối cảnh đó, những công trình khoa học đầu tiên mà Trần Văn Giàu biên soạn như "Triết học phổ thông", "Chống xâm lăng" (3 tập, 1956), "Lịch sử Việt Nam" (viết chung, 1957), "Giai cấp công nhân Việt Nam" (1957), có giá trị như những cẩm nang cho thầy và trò các ngành khoa học xã hội - nhân văn. Từ năm 1960 đến năm 1975, ông chuyển về công tác tại Viện Sử học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, chuyên tâm cho công việc khảo cứu, trước tác. Đây chính là thời kỳ Trần Văn Giàu công bố những công trình đồ sộ nhất của cuộc đời hoạt động học thuật của ông - những tác phẩm được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý, trong đó nổi bật lên là các bộ sách "Lịch sử cận đại Việt Nam" (chủ biên, gồm 4 tập, 1960 - 1963) "Giai cấp công nhân Việt Nam" (3 tập, 1962 - 1963), "Miền Nam giữ vững thành đồng" (5 tập, 1964 - 1965) và "Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám" (3 tập, 1973 - 1993). Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, ông về sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó tới nay, mặc dù tuổi cao, sức khoẻ cũng không còn được như trước nữa, nhưng ông vẫn tiếp tục miệt mài khảo cứu, suy ngẫm, hoàn thiện những công trình đã ấp ủ từ trước đó và công bố những công trình mới. Học trò nhiều thế hệ, từ những người từng được ông kèm cặp, nay đã trở thành những học giả danh tiếng, cho tới lớp sinh viên mới chập chững vào nghề, đọc sách ông viết và tự nhận là môn sinh gián tiếp của ông, vẫn kéo nhau về xin gặp ông để được nghe ông nói, thấy ông cười, được ông chỉ dẫn cho nhiều điều. Học giả nước ngoài, dù với nhiều quốc tịch và chính kiến khác nhau, nhưng nếu nghiên cứu về Việt Nam thời cận - hiện đại mà chưa được gặp ông để phỏng vấn, để tham bác và tranh luận, thì vẫn còn tự coi như chưa "đắc đạo"... Các công trình được tuyển chọn và công bố trong tập I và II của bộ sách "Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh" đương nhiên là những công trình tiêu biểu nhất của ông. Mặc dù hai tập sách đã rất đồ sộ (với tổng cộng 3.558 trang), nhưng đó cũng chỉ thể hiện được một phần nhỏ những cống hiến học thuật mà Trần Văn Giàu đã dâng tặng cho cách mạng, dân tộc và nền khoa học xã hội - nhân văn Việt Nam. Như đã nói ở trên, Trần Văn Giàu khởi nghiệp trước tác từ rất sớm ở lĩnh vực lý luận - chính trị. Ngoài các tài liệu tuyên truyền, huấn luyện, ông cũng biên soạn khá nhiều sách triết học, kinh tế chính trị, khảo luận văn chương. Nhưng sử học chính là lĩnh vực mà tại đó ông đã khẳng định rõ ràng nhất đóng góp to lớn và uy tín học thuật bao trùm của mình. Ảnh hưởng và uy tín của Trần Văn Giàu trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận - hiện đại được khẳng định trước hết không phải bởi vì số lượng khổng lồ các công trình ông đã công bố, mà chính là ở cách tiếp cận và thái độ nghiêm túc nghề nghiệp ông thể hiện nhất quán trong tất cả các công trình đó. Không nghi ngờ gì, rằng Trần Văn Giàu là một sử gia mác xít. Chất mác xít, nói như lời của một học trò của ông (GS. Trần Quốc Vượng), đã "ăn" vào máu thịt ông. Điều cần nói rõ ở đây là: thế giới quan mác xít được thể hiện theo một cách rất riêng trong phương pháp mà Trần Văn Giàu tiếp cận và nghiên cứu lịch sử. Chắc chắn là ông thuộc vào thế hệ những trí thức Tây học đầu tiên tự nguyện tiếp nhận phương pháp tư duy mác xít một cách hoàn toàn duy lý, khoa học và đối xử với học thuyết Mác - Lênin một cách khoa học - đúng như Mác từng đòi hỏi. Nhờ thế mà trong khi vận dụng phương pháp luận mác xít vào nghiên cứu lịch sử dân tộc, ông đã giảm thiểu được tối đa những khuyết tật do bệnh giáo điều, máy móc vốn là căn bệnh khá trầm kha của giới sử gia mác xít không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước thuộc phe XHCN trước đây. Quả thực, ông đã nghiền ngẫm rất nhiều trong việc vận dụng lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội vào việc phân kỳ lịch sử Việt Nam, và chính ông cũng sớm nhận ra rằng không thể cứ nhất nhất phải "gò" giai đoạn này hay giai đoạn khác của lịch sử dân tộc vào hình thái kinh tế - xã hội này hay hình thái kia kinh tế - xã hội kia. Nguyên tắc quan trọng nhất trong nhận thức và trình bày lịch sử của Trần Văn Giàu là tôn trọng sự thực. Đó là cách viết sử mà ông gọi là "việc có ngày tháng, người có tên tuổi". Sách ông viết, từ "Chống xâm lăng", "Giai cấp công nhân Việt Nam" (2 bộ) đến "Miền Nam giữ vững thành đồng" và "Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam" cứ ngồn ngộn tư liệu, tư liệu từ nhiều phía, khai thác từ nhiều nguồn. Ông vốn rất cẩn trọng trong sưu tầm và sử dụng sử liệu, luôn luôn phê phán, so sánh, định rõ độ xác tín của chúng. Tư liệu ông đã dùng thường phải có chú dẫn rõ ràng. Phần nào chưa rõ, còn nghi ngờ, ông cũng nói rõ để người đọc thận trọng, tự kiểm chứng. Công trình của ông, dù ăm ắp những tư liệu nhưng người đọc không hề thấy nhàm chán, mà ngược lại bị cuốn hút mạnh mẽ do cách ông biện giải rất hùng hồn, mạch lạc. Vì thế mà không chỉ người học sử, nghiên cứu sử ở trong nước mà cả học giả nước ngoài cũng ham đọc sách của ông. Ông là học giả Việt Nam đương đại được trích dẫn nhiều nhất trong các công trình của người nước ngoài viết về lịch sử Việt Nam cận đại. Lật xem phần danh mục tài liệu tham khảo ở cuối các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài nổi tiếng bao giờ cũng có một vài đầu tài liệu của Trần Văn Giàu. Không hẳn những học giả nói trên khi tham khảo sách của ông đều nhất trí với các luận điểm của ông. Dù ý kiến họ có khác hoặc trái hẳn quan điểm của ông - trong khoa học thì điều đó cũng là chuyện bình thường thôi, thì họ đều tỏ ra nể trọng ông. Không ít người ca ngợi ông chẳng kém gì học trò ông tôn vinh ông ở trong nước. Hai bộ sách của ông viết về lịch sử phong trào công nhân Việt Nam là những công trình được tham khảo và trích dẫn nhiều nhất ở cả trong nước và nước ngoài. Người ta tham khảo hai bộ sách này trước hết vì nó sống động và ngồn ngộn tư liệu, như đã nói ở trên, nhưng điều làm cho các bộ sách này được đánh giá cao, tham khảo rộng rãi còn chính là vì phương pháp, cách tiếp cận mà Trần Văn Giàu thể hiện trong các công trình nghiên cứu này. Ở nước ngoài và nhất là ở Việt Nam có nhiều người đã tìm cách trình bày, lý giải các quá trình, sự kiện của lịch sử cận - hiện đại Việt Nam theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, trong phần lớn các công trình được phát hành bằng nhiều thứ tiếng ở nhiều nước ấy đều có chung cách nhìn, cách trình bày khiến cho lịch sử chỉ còn là lịch sử của các chính đảng, các lãnh tụ, các tôn giáo và các nhóm Élite đủ loại. Chỉ có trong các công trình nói trên của Trần Văn Giàu thì lịch sử mới thực sự được trình bày như là "sự nghiệp của quần chúng nhân dân", trong đó diện mạo, hình hài, tâm tư, nguyện vọng, hoạt động của quần chúng đã được tái hiện sinh động và cụ thể. Cách viết sử ấy của Trần Văn Giàu rõ ràng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức luận và các tiếp cận của nhiều học giả trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, kế tiếp công trình của ông đã xuất hiện một số nghiên cứu khác rất có giá trị về công nhân, nông dân, phụ nữ… được thực hiện theo cách tiếp cận này. Ở nước ngoài, phải đợi tới giữa những năm 90 của thế kỷ trước mới xuất hiện một vài nghiên cứu theo hướng "bottom up", trong đó cuốn sách đồ sộ của David G. Marr về Cách mạng tháng Tám "Vietnam 1945: the Quest for Power" là công trình tiêu biểu nhất. Ngày nay, việc áp dụng các cách tiếp cận của nhân học, xã hội học và dân gian học vào nghiên cứu và trình bày lịch sử theo kiểu "bottom up" đang ngày một trở nên thịnh hành trong giới sử gia nhiều nước, bắt đầu có dấu hiệu trở thành xu hướng cực đoan, "thấy cây mà không thấy rừng". Chính trong bối cảnh này bộ sách "Giai cấp công nhân Việt Nam" của Trần Văn Giàu lại càng khẳng định được giá trị có tính phương pháp luận của nó. Trong khi viết sử, dù lấy phong trào quần chúng làm đối tượng chính, Trần Văn Giàu không bị sa vào một thứ "dân tuý" nào đó. Ông vẫn duy trì được cái nhìn đa diện, đa chiều, không cực đoan, thiên lệch. Nghiên cứu về công nhân mà chỉ ra cái ranh giới chính trị - xã hội vừa rõ ràng, vừa mong manh giữa hai lớp người, một lớp là "thầy", lớp kia là "thợ"; chỉ ra được mối tương tác giữa chính thể, đoàn thể quần chúng và giai cấp công nhân, thì ở Việt Nam chỉ có Trần Văn Giàu làm được, còn ở nước ngoài Joseph Buttinger mới chỉ gợi ra một vài ý tưởng mà thôi. Bộ sách khác của Trần Văn Giàu cũng rất nổi tiếng cả ở trong nước và ở nước ngoài chính là bộ công trình gồm 3 tập "Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám" mà ông công bố trong khoảng thời gian 1973 - 1993. Đây chính là bộ công trình mà ông "dụng công", "dụng tâm", "dụng trí" nhiều hơn cả để hoàn thành. Vốn chuyên viết giáo trình, khảo cứu và dựng lại lịch sử các phong trào quần chúng, khi bắt đầu bước sang lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam, Trần Văn Giàu biết rất rõ rằng ông đang tự mình đảm nhận một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp. Tính cách, hay đúng hơn, nhân cách của Trần Văn Giàu là thế. Trong hoạt động cách mạng cũng như trong lao động học thuật, ông ưa chọn việc khó, ưa làm người mở đường và khai phá, không phải cốt lập cho được kỳ công để lưu danh với hậu thế, mà cốt phá cái thế bế tắc, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Quả thật là đến cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ XX, không chỉ cách mạng Việt Nam mà chính là nhu cầu phát triển chung của đất nước, đặc biệt của chính bản thân các ngành khoa học xã hội - nhân văn, đòi hỏi phải có một sự trình bày mang tính hệ thống và tổng kết về diễn trình tư tưởng Việt Nam từ khi Pháp xâm lược tới năm 1945. Đó là nhiệm vụ nan giải và quá phức tạp, ngoài Trần Văn Giàu khó có ai có đủ tư cách, năng lực và bản lĩnh đảm nhận. Trần Văn Giàu đã tự nhận lấy nhiệm vụ đó về mình, lao tâm, khổ tứ, thận trọng và bền bỉ khảo cứu suốt hơn 20 năm, và chính ở đây, cái Tâm và cái Tài của ông đã tỏa sáng mạnh mẽ nhất. Ngay sau khi hai tập đầu của công trình được công bố (1973 - 1975) nó đã được giới khoa học trong nước và quốc tế nhiệt liệt chào đón. David G. Marr, một trong những chuyên gia lớn nhất về Việt Nam ở phương Tây đã nhận xét về bộ sách như sau: "Trong số các công trình đã xuất bản bằng mọi thứ tiếng trên thế giới thì đó là bộ sử tốt nhất về tư tưởng Việt Nam". Là nhà cách mạng, Trần Văn Giàu đã góp phần rất to lớn vào công cuộc vận động quần chúng, xây dựng tổ chức Đảng và là người đã trực tiếp lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng tháng Tám ở Sài Gòn và Nam Kỳ, chỉ huy quân dân miền Nam anh dũng chống lại cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp. Là nhà giáo, ông đã góp công xây nền, đắp móng cho nền giáo dục đại học Việt Nam mới, trực tiếp tham gia giảng dạy từ Trường Dự bị Đại học tới Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông là người đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp đào tạo nhiều học trò xuất sắc cho nền sử học Việt Nam, trong đó có những nhà sử học lớn như Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng. Là nhà khoa học, thông qua hàng chục công trình khảo cứu khổng lồ của mình ông tự khẳng định vị trí, tầm vóc của một sử gia vĩ đại nhất của nền sử học Việt Nam hiện đại. Cao hơn tất cả ông là một nhân cách trí thức cộng sản mang đặc tính Nam Bộ giản dị, bao dung, quyết liệt mà nhân ái, một bậc thầy mẫu mực được các thế hệ học trò tôn vinh, yêu kính. Đinh Xuân Lâm - Phạm Hồng Tung [100 Years-VietNam National University,HaNoi]” Bài nhận định về Trần Văn Giàu của Phan Công Luận NGHĨ VỚI TRẦN VĂN GIÀUVỀ «NỬA NHÀ NƯỚC»VÀ VÀI NỬA KHÁC GS Trần Văn Giàu chiều ngày 23/8/2009 http://amvc.free.fr/Damvc/Khoa/DoiThoai/TRANVANGIAU.htm Nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thực không phải là sự thực (Trích dẫn bởi Dương Thu Hương) Viết Tuyên Ngôn của Ðảng Cộng Sản (1848), Karl Marx đã đưa ra nhiều nhận định sắc sảo về hình thức chính quyền gọi là nhà nước, theo đó nhà nước chỉ là một kiến trúc thượng tầng của loại xã hội phân chia thành giai cấp. «Nhà nước là quyền lực được tổ chức của một giai cấp nhằm thống trị các giai cấp khác» (…) «Nhà nước tư bản chỉ là một thứ ủy ban quản lý những công việc kinh doanh chung của toàn bộ giai cấp tư sản». Cái kết luận tất yếu của quan điểm này là, khi không còn cái cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó, thì cũng không còn nhà nước. Trong Chống Dühring (1878), Friedrich Engels đã phác họa con đường diệt vong của nhà nước. Giai cấp vô sản chiếm lĩnh nhà nước, và đặt những tư liệu sản xuất dưới quyền sở hữu của tất cả tập thể. «Cái hành động đầu tiên như người đại diện cho toàn thể xã hội ấy của nhà nước (...) cũng là hành động cuối cùng của nó với tư cách là nhà nước». Khi không còn giai cấp nào nữa để trấn áp, thì sự can thiệp của một quyền hành nhà nước vào những quan hệ xã hội cũng trở thành thừa. «Sự cai trị con người nhường chỗ cho sự quản lý sự vật và sự điều khiển những hoạt động sản xuất. Nhà nước không bị hủy bỏ, nó tàn lụi đi». Bình luận đoạn văn nói trên của Engels, Lênin phân biệt trong Nhà Nước và Cách Mạng (1917), hai thứ nhà nước: nhà nước tư bản mà giai cấp vô sản cần phải đánh đổ (bởi vì chẳng đời nào nó sẽ tự triệt tiêu!), và nhà nước vô sản. Ðây là cái nhà nước, sau khi chiếm hữu các tư liệu sản xuất và trấn áp giai cấp tư sản thành công bằng chuyên chính vô sản, sẽ tự nó tiêu vong. Cái nhà nước sẽ chết dần sau cách mạng vô sản ấy, Lênin thiên tài còn gọi nó là «nửa nhà nước», bởi vì nó sẽ từ từ mất đi cái chức năng chính trị, để chỉ còn là một cơ quan hành chánh, trước khi bước vào viện bảo tàng đồ cổ. Câu chuyện «một nửa» đến đây chỉ mới được… một nửa - đó là cái nửa trên văn bản, trên lý thuyết. Cái nửa kia, nửa trong cuộc đời, trong thực tiễn, hình như lại phát triển theo một chiều hướng hoàn toàn trái ngược. Có một khoảng cách lớn giữa những bộ máy chánh quyền ở các nước cộng sản hiện nay với cái «nửa nhà nước» - dù chưa tàn lụi - của ông Lênin, đủ lớn để làm điên đầu nhiều thế hệ trí thức xã hội chủ nghĩa! Ở Việt Nam, ông Trần Văn Giàu, một sử gia lão thành đã từng lăn lộn lâu đời giữa chồng sách vở kinh điển của chủ nghĩa Marx-Lênin, mới đây đã thú nhận: «Nhà nước nó sinh ra nhiều vấn đề ghê gớm lắm mà tất cả những nhà khoa học, trong đó có tôi, không đủ can đảm để nghiên cứu. Tại làm sao những người cách mạng và kháng chiến như chúng ta lại xây dựng một nhà nước quan liêu không ai bằng, một tỉnh Thanh Hóa đông nhân viên hơn toàn bộ Ðông Dương thời Pháp thuộc, một nhà nước lạ lùng như thế, rồi cả nước Việt Nam này cũng tương tự, thì lấy cái gì mà nuôi nhà nước. Tạo ra nó mà để cho nó nghèo thì nó ăn trộm, trả cho nó mức lương chết đói thì nó phải bóc lột nông dân; tôi đã bảy mươi mấy tuổi đời nhưng chưa thấy thời kỳ nào mà người nông dân nghèo như bây giờ (...) Tại làm sao? Vì phải nuôi cái bộ máy nhà nước to quá!» (Tuổi Trẻ, 27-10-1988). Ông Marx đã định nghĩa nhà nước như một công cụ thống trị giai cấp; điều ấy có thể rất đúng, ít nhất vào thời điểm ấy. Bây giờ, sự thể không hẳn vẫn còn như vậy: trong các nước tư bản, nhà nước mỗi ngày càng hành xử giống như một người trọng tài giữa các nghiệp đoàn chủ - thợ. Nhưng đó là chuyện khác; vấn đề ở đây là lối định nghĩa của ông Marx. Ông đã định nghĩa nhà nước bằng cái chức năng của nó, và không ít người đã xem ông như nhà tiên phong của một trường phái xã hội học và dân tộc học gọi là phân tích chức năng, một lối tư duy rất phổ biến và phong phú ở thế kỷ sau. Áp dụng chặt chẽ và triệt để, cách nghiên cứu này có khả năng phát hiện ra nhiều sự thực đáng để suy ngẫm. Một trong những luận điểm căn bản của phương pháp chức năng là chức năng tạo ra cơ quan (chức năng trấn áp giai cấp đẻ ra nhà nước); một luận điểm cơ sở khác là bất kỳ một cơ cấu nào, khi đã đảm nhận cùng một chức năng với một cơ quan, cũng có thể được xem là một cơ quan tương đương. Theo quy chế của các đảng cộng sản, thì mọi đảng cộng sản đều là những tổ chức chiến đấu của giai cấp công nhân, nhằm giành lấy chánh quyền và áp đặt chế độ chuyên chính vô sản. Ðiều quan trọng và rõ ràng ở đây là, sau khi nắm chánh quyền, đảng cộng sản nhất quyết phải trở thành một công cụ trấn áp nghiêm nhặt của giai cấp vô sản, nghĩa là... một «nhà nước» theo định nghĩa chức năng của Karl Marx. Và đây là một «nhà nước», không những tự thân (tồn tại nhưng không ý thức được vai trò của mình), mà còn tự giác (ý thức cao độ «nhiệm vụ lịch sử» của nó), không chỉ là một «nhà nước» ở trong nhà nước, mà còn là một «nhà nước» đứng trên nhà nước, một «siêu nhà nước»! «Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý», đó là bộ máy chánh quyền tại các nước cộng sản nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Cấp bậc lãnh đạo, cái cơ cấu tương đương với nhà nước tư bản, là tổ chức Ðảng, bởi vì nó có cùng chức năng trấn áp và nắm thực quyền - trị giá của nó ít nhất là một. Cấp bậc quản lý, cái anh nhà nước bù nhìn, hữu danh vô thực, chỉ đáng gọi là «nhà nước», hay nói như Lênin, «nửa nhà nước» - trị giá của nó đúng là một nửa. Các ông trí thức xã hội chủ nghĩa ơi, cứ thử cộng lại mà xem, một với một nửa, đâu phải là một hay một nửa, mà là một rưỡi! Làm gì có chuyện từ một xuống một nửa, rồi tiêu vong thành số không. Chỉ có chuyện từ một lên một rưỡi (nếu không phải là hai!), tiền đề của một thảm kịch và một bi hài kịch. Cái thảm kịch ở đây là hai tầng áp bức. Ông Giàu viết tiếp: «Cái bộ máy đó, nó đè nặng trên nông dân và công nhân» (trí thức xã hội chủ nghĩa nữa chứ!). Trong đầu ông, cái bộ máy đó là nhà nước; thật ra, nó là bộ máy Ðảng/nhà nước, nếu muốn nói thật chính danh. Trong các nước tư bản, nhà nước tư bản đã thừa biết từ lâu là nó không có khả năng nuôi sống mọi người, nếu không có những hoạt động kinh doanh của xã hội dân sự. Ở các quốc gia chậm tiến đi theo con đường tư bản, nhà nước đã phải còng lưng thay thế một tầng lớp tư sản dân tộc vắng mặt hoặc quá yếu ớt. Tình hình của những nước chậm tiến phiêu lưu vào con đường cộng sản còn bi đát hơn: nhà nước đã không thế chân tập thể tư nhân sản xuất nổi (vì lối làm ăn phản kinh tế và những giả thuyết sai bét về kinh tế, tâm lý học), mà còn phải nuôi dưỡng cả một bầy cán bộ kiểm soát «ăn theo». Ðó cũng là lý do khiến các quốc gia Đông Âu, dù khá giả hơn lúc đầu, cũng không có khả năng cất cánh. Ai nuôi hàng triệu đảng viên đảng cộng sản khi các đảng này lên nắm chánh quyền, nếu không phải là nhà nước, nghĩa là, nói cho cùng, nhân dân? Ðây là một câu hỏi khó lòng tránh né mãi. «Ăn trộm» và «bóc lột» , cái bộ máy đó, vẫn theo lời ông Giàu, còn «không có hiệu lực». Và đây là một bi hài kịch đích thực. «Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý» - thực chất của cái hợp đồng chính trị chạy làng này là chuyện Thằng Mù Cõng Thằng Què tân thời. Thằng què «lãnh đạo», còn mắt nhưng tim óc cũng đã mù lòa, nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn những kẻ thù cần phải tiêu diệt, lại mắc bệnh chủ quan không phân biệt nổi mộng với thực, chỉ vẽ rặt những đường tắt láo lếu; thằng mù «quản lý» bước đi của cả cặp, cứ cả tin y theo lời hướng dẫn mà «tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc» vào toàn những chỗ chết. Sau đó, thằng què bỉ ổi còn nham nhở buộc tội bạn đã cõng nó xuống hố! Nhà nước chịu trách nhiệm trước Ðảng, nhưng Ðảng không chịu trách nhiệm với ai cả! Mười mấy năm trời xây dựng chủ nghĩa xã hội là ngần ấy năm hủy hoại cộng đồng dân tộc, phung phí sinh lực và tài nguyên quốc gia. Về sau, Lênin đã than thở trong chúc thư (1922) là, rốt cuộc, cách mạng đã chỉ «lấy lại bộ máy nhà nước cũ của Nga Hoàng và của giai cấp tư sản». Nhưng câu chuyện «một nửa» đến đây đâu đã hết. Lênin vĩ đại đã bói nhầm vì bệnh (ấu trĩ?) «nóng vội cách mạng», bàn về nhà nước mà lại quên khuấy vai trò tai hại của các đảng cộng sản do chính tay ông dựng lên khuôn mẫu! Những đồ đệ của ông ngày nay lại mắc bệnh (già nua?) «lừng khừng cải lương», nửa ưng cải tổ nhà nước, nửa lại quá ớn cái bàn tay uốn nắn của Ðảng, cho nên cứ thườn thượt vào ra… «Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước» ... «Bây giờ phải sửa nó như thế nào?» Ông Giàu hô hoán và kêu gọi sự tham gia của những nhà khoa học xã hội. Ðây không phải là một vấn đề khoa học, trừ phi là thứ khoa học giả cầy mácxít- lêninnít; nó là một vấn đề chính trị. Hãy kéo cổ thằng què yêu quái xuống, đưa hắn đôi nạng gỗ, buộc hắn phải chấm dứt kiếp sống ăn bám tắc trách - quít làm cam chịu khi thất bại, cam làm quít hưởng khi thành công -, chỉ đường cho hắn vào bệnh viện tâm thần nếu cần; và trả cho thằng mù cây gậy dò đường, dù đui mù nhưng còn đủ tâm trí, khi có tự do và trách nhiệm, hắn có thể tự xoay xở lấy một mình. Hãy bắt buộc Ðảng phải vất bỏ cái lá nho nhà nước, gánh chịu trách nhiệm trước nhân dân về mọi thất bại, chấp nhận luật đào thải của tạo hóa, rút lui khi không có khả năng giải quyết những vấn đề lớn nhỏ của đất nước, để nhà nước, không còn bị khuynh loát, trở về với cương vị một nhà nước của toàn thể nhân dân - trong đó có những người cộng sản -, điều khiển thật sự quốc gia, trong tự do và tinh thần trách nhiệm. Quyết tâm «gọi con mèo là con mèo» là điều rất đáng ca ngợi. Với điều kiện là một trong hai vị trí của từ con mèo trong câu không được dành cho «con mèo gâu gâu» của trường phái Bút Tre! Ở Việt Nam, hiển nhiên là có vấn đề chính quyền. Nhưng đó chỉ là vấn đề nhà nước ở bề mặt, trong chiều sâu và chiều dày, nó chủ yếu là vấn đề Ðảng Cộng Sản. «Ðánh» nhà nước trước công luận, chỉ mới là đưa ra một nửa sự thực. Một nhà văn nữ tranh đấu trong nước, Dương Thu Hương, có lần đã viết hay trích đâu đó: «Nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thực không phải là sự thực». Có thể còn tệ hơn: đả kích nhà nước, thóa mạ thằng mù, thực chất có thể là mưu toan chống đỡ cho Ðảng, che chở cho thằng què, kẻ thật sự mang trọng tội. Không đi đến cái kết luận ấy, tôi cho rằng phong cách như thế không phải là phong cách trí thức, tranh đấu như thế cũng không phải là đấu tranh, có rộng rãi lắm cũng chỉ gọi được là chuyện đấu tranh nửa vời, nửa trong nửa ngoài nước, của các ông «nửa trí thức». Không thể chủ trương đa nguyên mà chẳng dám công khai đòi hỏi Ðảng Cộng Sản phải chấm dứt trò độc diễn, hô hào dân chủ mà vẫn chỉ hạ bút viết nổi hai chữ «đối trọng» thay vì đối lập! ... «Chọn một dòng hay để nước trôi?» Nếu chưa sẵn sàng dứt khoát, tốt hơn hãy tạm ngừng. Về nhà, bắc nửa ấm nước, pha nửa bình trà, xách nửa gói đậu phộng, lên giường đắp chăn đến nửa ngực, đọc Nửa Chừng Xuân (hay Nửa Ðời Hương Phấn), còn có ý nghĩa hơn, dù chỉ nhập nhằng «đôi con mắt ố mấy lỉm dim» đọc mỗi bên được bằng... nửa con mắt. Phan Công Luận THÔNG LUẬN, số 24, tháng 02, 1990 -Nhận định về Trần Văn Giàu của BS Trần Ngươn Phiêu Trần Văn Giàu – Nhà Giáo Nhân Dân?? ::: TRẦN NGUƠN PHIÊU ::: Trần Văn Giàu, một nhân vật chủ chốt trong thời Việt Minh giành được chánh quyền ở Nam Bộ vào ngày 25 tháng 8 năm 1945, đã tự phong chức Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ. Mười ngày sau đó, Hồ Chí Minh đã phái Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh từ Bắc vào, buộc Trần Văn Giàu phải nới rộng thành phần Lâm Ủy Hành Chánh thành Ủy Ban Nhân dân Nam Bộ và phải nhường chức chủ tịch cho Phạm Văn Bạch, một nhân vật không đảng phái vào thời bấy giờ. Sau đó không lâu, Trần Văn Giàu đã bị Hồ Chí Minh triệu hồi về Bắc để phụ trách ngành giáo dục, không cho phép trở về Nam công tác cho mãi đến năm 1975. Vào năm 1992, Trần Văn Giàu đã được chánh quyền Cộng sản Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nhà Giáo Nhân Dân”. Người Việt Nam đã từng hấp thụ văn hóa Khổng Mạnh từ ngàn xưa nên lúc nào cũng kính trọng các bậc Thầy của mình. Đạo Khổng há chẳng đã dạy phải xem Thầy trên cả Cha hay sao (Quân, Sư, Phụ). Các tiền nhân mà lịch sử Việt Nam ghi công, được nhìn nhận vào bậc Thầy như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Đồ Chiểu v. v…là những người được dân chúng mến phục chẳng những vì tài ba lỗi lạc mà cũng vì đức độ sáng chói. Chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa đã muốn dân chúng cùng tôn vinh với họ, coi Trần Văn Giàu là “Nhà Giáo Nhân Dân” của lịch sử hiện đại. Với những kinh nghiệm đau thương mà đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt toàn dân gánh chịu trong quá khứ, trong thâm tâm, chúng ta lúc nào cũng thấy vẫn phải nghi ngờ những gì đảng chủ trương đề cao. Trần Văn Giàu đã có một thời sáng giá ở miền Nam vào thập niên 1940. Nhưng đối với các thế hệ trẻ hiện nay, và cả đến một số đông đồng bào miền Bắc, ta có thể ước đoán là chỉ một số ít người được biết rõ về Trần Văn Giàu. Vì vậy nên người viết bài thấy cần phải nhắc đến thân thế và sự nghiệp của Giàu để chúng ta có thể xét nghiệm tài ba và nhân cách của người được Đảng đề cao là “Nhà Giáo Nhân Dân”. Trần Văn Giàu thuộc một gia đình trung lưu, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1911 ở xã An Lạc Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An. Tân An tức Long An ngày nay là một tỉnh nhỏ trong Nam, ở ven biên Đồng Tháp Mười. Gia đình Trần Văn Giàu có nhiều người tham gia chống Pháp trong phong trào Khởi nghĩa Thủ Khoa Huân. Lúc nhỏ, Trần Văn Giàu theo học trường tiểu học Tầm Vu. Năm 1925, lúc được 15 tuổi thì Giàu theo học trường trung học Chasseloup Laubat. Đây là thời khoảng ông Nguyễn An Ninh trở về miền Nam sau thời gian du học ở Pháp. Nguyễn An Ninh đã tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết ở Sài Gòn, phát hành báo La Cloche Félée (Chuông Rè), vận động thanh niên nên thức tỉnh trước tình hình đất nước, tập hợp những người yêu nước ở cả thành thị và nông thôn vào một mạng lưới cốt cán, chuẩn bị thành lập “Đảng Thanh Niên Cao Vọng”. Trường Chasseloup Laubat, tuy là một trung học cho phần đông con nhà giàu nhưng những vận động sôi nổi của Nguyễn An Ninh cũng đã làm thức tĩnh tâm trạng yêu nước của nhiều học sinh trẻ. Những sinh viên đầy nhiệt huyết này đã bí mật tập hợp thành đảng “Jeune Annam” và tên tuổi họ về sau đã thấy gắn liền với các phong trào cách mạng ở miền Nam: Tạ Thu Thâu, Trịnh Hưng Ngẫu, Nguyễn Văn Số, Bùi Công Trừng, Hà Huy Giáp, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Ngọc Danh…v..vv. Nguyễn An Ninh vào thời buổi đó dự định tổ chức một cuộc diễn thuyết lớn ở Vườn Xoài, Sài Gòn nhưng việc không thành vì thực dân ra tay bắt Ninh một ngày trước buổi ra mắt. Cũng vào thời gian đó, Bùi Quang Chiêu trong đảng Lập Hiến từ Pháp trở về lại Việt Nam. Thực dân Pháp đã đe dọa hành hung phản đối Bùi Quang Chiêu về việc ông chủ trương tranh đấu cho Việt Nam được độc lập trong một thể chế Lập Hiến. Nhóm Jeune Annam do Tạ Thu Thâu cầm đầu đã tổ chức đón Bùi Quang Chiêu ở bến tàu Nhà Rồng để bảo vệ Chiêu. Nhân dịp đón rước này, nhóm Jeune Annam cùng dân chúng tham dự cuộc đón rước cũng đã hô hào yêu cầu thực dân Pháp phải thả Nguyễn An Ninh. Trong cuộc biểu tình này không biết Trần Văn Giàu có tham dự không, nhưng đến phong trào dân chúng và sinh viên học sinh các trường biểu tình đưa đám tang ông Phan Châu Trinh năm 1926 thì Giàu có tham gia với các nhóm đàn anh của trường nhưng sau đó, Giàu đã may mắn không bị đuổi khỏi trường. Việc Trần Văn Giàu được đi học ở trường Chasseloup Laubat và tham dự cuộc bãi khóa nhân dịp đám tang cụ Phan Châu Trinh là do chính Trần Văn Giàu kể lại dưới nhan đề “Dạy người chính là dạy mình”, đăng trong “Nửa thế kỷ những gương mặt nhà giáo”, Nhà xuất bản Giáo Dục- 1995. Trong một tài liệu khác mà người viết bài hiện đang nắm giữ về sự liên hệ giữa Trần Văn Giàu và Tạ Thu Thâu, thì Trần Văn Giàu lại theo học trung học ở một trường tư thục tên Nguyễn Xích Hồng, trên con đường từ Bà Chiểu sang Phú Nhuận. Giàu lại đi học với cái tên mượn tạm (Vì các khó khăn về tuổi tác hay gì một lý do nào khác, nên phải mượn khai sinh đi học?) là Nguyễn Ngọc Minh. Tạ Thu Thâu dạy Pháp văn ở trường tư thục này và vì thấy Nguyễn Ngọc Minh thông minh, lanh lợi, nên để ý thương yêu và giúp đỡ. Năm 1928, Trần Văn Giàu được cha mẹ chấp thuận cho sang Pháp học nhưng bắt buộc Giàu phải đi làm đám hỏi vợ trước khi được đồng ý cho đi Tây. Giàu đáp chuyến tàu Cap St Jacques qua Marseille và theo học lớp Đệ nhất (Première) năm 1928-1929 ở Lycée Toulouse, miền Nam nước Pháp. Giàu đậu Tú Tài phần I năm 1929 và năm sau, học Tú Tài phần II, ban Triết. Vào thời đó phần đông một số sinh viên Việt Nam, ngoài Paris, thường hay chọn các tỉnh ở miền Nam như Montpellier, Aix en Provence, Toulouse…, có lẽ vì khí hậu ấm áp hơn là miền Bắc. Những nhà cách mạng có tiếng tăm sau này ở miền Nam thường đều là các sinh viên đã theo học ở Toulouse như Trần Văn Thạch, Phan văn Hùm….v…v.Tạ Thu Thâu thường hay ghé qua Toulouse vì ở đây có một chi bộ của đảng P.A.I. Đảng P.A.I.(Parti Annamite de l’Indépendance tức Việt Nam Độc Lập Đảng) do Nguyễn Thế Truyền thành lập. Vì đến lúc phải trở về nước nên Nguyễn Thế Truyền đã giao lại cho Thâu lãnh đạo đảng P.A.I. Tại Toulouse, Tạ Thu Thâu vui mừng gặp lại được học trò cũ Nguyễn Ngọc Minh với cái tên mới là Trần Văn Giàu. Thâu đã đối đãi hết lòng với Trần Văn Giàu, coi Giàu như em út vì nhân thấy Giàu khi đi dự hội sinh viên đã thao thao cải rất hăng, lỗi lạc hơn cả các bậc đàn anh đang học cỡ cử nhân. Giai đoạn này đã được nhà văn Huân Phong nêu nhiều chi tiết trong tuần báo Hòa Đồng của Hồ Hữu Tường. Thâu đem nhiều sách hay để hướng dẫn Trần Văn Giàu. Nhiều người đã cho là Thâu đang nuôi dưỡng để thâu nạp Giàu làm đệ tử ruột của mình sau này. Các sinh viên Việt vào thuở đó hay tụ tập ăn uống ở một quán ăn có tên Le Coq Hardi (Con Gà Trống Dạn Dĩ). Chủ quán là một phụ nữ Pháp đảng viên Cộng sản nên đã biết hầu hết các sinh viên Việt Nam du học đến ăn ở quán này. Việc Tạ Thu Thâu chăm sóc đối đãi với Giàu, coi Giàu như em út, bà chủ quán cũng đã biết. Người viết bài có may mắn gặp lại bà chủ quán khi đi du học vào năm 1950. Khi được cho biết là năm 1945, Trần Văn Giàu đã chỉ thị cho người xử tử Tạ Thu Thâu ở Quảng Ngãi, bà đã đưa hai tay lên trời và than: “Thật là chuyện không thể tưởng tượng!”. Cái quán lịch sử này hiện vẫn còn hoạt động ở số 6 đường Jules Chalande (Place Puits Clos), gần Đại học Luật và Văn Khoa Toulouse nhưng nay do một chủ nhân khác quản lý. Vào thời khoảng này, ngày 10 tháng 2 năm 1930, cuộc bạo động Yên Bái do Nguyễn Thái Học và các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức đã bị thất bại và thực dân Pháp đã đàn áp trong máu lửa những người tham gia cuộc khởi nghĩa. Tuy thất bại nhưng đây là một tiếng bom làm thức tỉnh quần chúng Việt Nam và đã vang dội đến cả Âu Châu. Thực dân đã lên án tử hình 13 liệt sĩ anh hùng Yên Bái. Một phong trào yểm trợ, làm áp lực trong dư luận Pháp để xin giảm án tử hình cho 13 liệt sĩ Yên Bái bằng bích chương, truyền đơn, khẩu hiệu đã được sinh viên và kiều bào Việt Nam tại Pháp tổ chức rầm rộ nhưng chưa thấy được kết quả. Để đánh mạnh vào dư luận quần chúng Pháp, Tạ Thu Thâu đã tập hợp được một nhóm người để tổ chức một cuộc biểu tình trước Điện Élysée là dinh Tổng Thống Pháp. Điện tín gửi mời sinh viên Việt Nam các tỉnh tụ họp về Paris một ngày trước cuộc biểu tình đã được đáp ứng trong đó gồm có: Trần Quốc Mại Đại diện sinh viên Marseille, Nguyễn Văn Chi ở Lyon, Nguyễn Anh Bồn ở Bordeaux. Toulouse có Nguyễn Văn Quan và Trần Văn Giàu tham dự. Để lôi kéo thêm các đoàn thể bạn tham gia cuộc biểu tình, Tạ Thu Thâu và các bạn xu hướng quốc gia như Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Hình Thái Thông…mời họ đến tụ họp ở Tổng hội Sinh viên Đông Dương A.G.E.I.(Association Générale des Étudiants Indochinois), trổ tài hùng biện lôi kéo họ lên taxi đến nơi biểu tình. Tháng 8 năm 2000, người viết bài có dịp đi Pháp nên đến thăm bà Tạ Thu Thâu, cư ngụ ở St Germain en Laye, ngoại ô Paris. Năm đó bà đã trên 95 tuổi, vẫn còn sáng suốt và bà đã hùng hồn thuật lại vai trò “thủ thành” của Bà ở hội quán AGEI để làm địa điểm liên lạc cho cuộc biểu tình. Cuộc biểu tình rất đông đã lôi cuốn cả nhiều người Pháp tham gia nhưng cuối cùng cũng bị giải tán. Một số sinh viên bị bắt nhốt ở khám Santé, nhưng sau đó thay vì đem ra xét xử, Pháp lại chủ trương trục xuất họ trở về Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 1930, ở bến Marseille, chiếc tàu Athos II đã đưa về nước 19 sinh viên thuộc nhiều xu hướng chánh trị: 1. Tạ Thu Thâu – 2. Ngô Quang Huy – 3. Lê Bá Cang – 4. Trần Văn Chiêu – 5. Trần Văn Đởm – 6. Huỳnh Văn Phương – 7. Phan Văn Chánh – 8. Hồ Văn Ngà – 9. Trần Văn Tự – 10. Lê Thiết Tự – 11. Đặng Bá Lân – 12. Trần Văn Giàu – 13. Nguyễn Văn Tạo – 14. Đặng Tấn Phát – 15. Vũ Liên – 16. Nguyễn Văn Tân – 17. Trịnh Văn Phú – 18. Trương Duy Tam – 19. Trương Duy Đạm. Khi cuộc Kháng chiến Nam Bộ khởi đầu vào mùa thu năm 1945, trong số 19 người được trả về nước trên chuyến tàu Athos II, Trần Văn Giàu đã ra lịnh thủ tiêu 4 nhà ái quốc : Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương, Phan văn Chánh, Hồ Văn Ngà! Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường, sau cuộc biểu tình trước Điện Élysée, đã được các đồng chí Pháp đưa đi lánh nạn ở Bỉ nên tránh khỏi bị trục xuất. Trong số 19 người bị trục xuất về nước, Trần Văn Giàu là trẻ nhất, lúc ấy mới vừa 19 tuổi. Lúc ở Toulouse, một thành phố có tiếng là có nhiều nhà chánh trị khuynh tả, Trần Văn Giàu lãnh trách nhiệm dịch ra tiếng Việt các bài của Cộng sản Pháp để đăng trên tờ Cờ Đỏ, một tờ báo bí mật lưu hành trong giới các binh sĩ Việt Nam bị đưa sang Pháp. Do đó Giàu gia nhập Đảng Cộng sản Pháp vào tháng 5 năm 1929. Trở về Việt Nam, Giàu chánh thức lập gia đình và lãnh dạy học ở trường trung học Huỳnh Công Phát ở Quận Nhứt Sài Gòn, do Hoàng Minh Giám làm hiệu trưởng. Giàu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và Xứ ủy Nam Kỳ giao cho Giàu làm giảng viên cho một lớp T.K.(Thanh niên Kộng sản). Lớp huấn luyện này bị mật thám phát giác, bao vây nhưng Giàu thoát được nên từ đó phải hoạt động trong vòng bí mật. Qua năm sau, đầu năm 1931, cơ sở đảng ở Sài Gòn tan vỡ qua các cuộc khủng bố, vây bắt của thực dân. Trần Văn Giàu xin xứ ủy viên Ung Văn Khiêm cho được xuất dương du học một lần nữa. Giàu bí mật rời Sài Gòn sang Pháp cũng lại đi trên chiếc tàu Cap St Jacques. Chuyến đi trót lọt vì Giàu vốn đã có làm quen với nhiều thủy thủ của tàu trong chuyến đi trước. Qua được Pháp, nhờ Nguyễn Văn Tạo giới thiệu nên Giàu được đưa qua Liên Xô, theo học trường Đại học Phương Đông ở Moscou. Luận án tốt nghiệp ra trường của Giàu có tên “Vấn đề ruộng đất ở Đông Dương”. Năm 1933, Giàu trở về Pháp, đáp tàu Hòa Lan đi Singapore và từ đây, bí mật trở về Sài Gòn trên chuyến tàu Félix Roussel của Pháp. Cơ sở đảng Cộng sản ở miền Nam lúc ấy hầu như bị tan vỡ hết. Giàu có công gầy dựng lại Xứ bộ Nam Kỳ và phát hành tờ báo bí mật Cờ Đỏ và cơ sở Cộng sản Tùng thơ. Cuối năm 1933, Giàu bị bắt ở Bà Hom (Bình Trị Đông) và bị kết án 5 năm tù treo vì không đủ yếu tố buộc tội. Đến tháng 4 năm 1935, sau khi dự Đại hội ở Macao trở về, Giàu lại bị bắt cùng một số người khác và lần này bị kết án 5 năm đày đi Côn Đảo. Tháng 5 năm 1940, mãn hạn tù Côn Đảo, Giàu trở về đất liền chỉ được 9 ngày thì lại bị bắt trở lại vì dư âm bối cảnh cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và vì chiến tranh ở Âu Châu đã bùng nổ nên thực dân Pháp chủ trương phải bắt an trí hầu như tất cả các nhà cách mạng Việt Nam. Giàu bị cầm tù ở căng Tà Lài (Bà Rá). Giữa năm 1941, xảy ra cuộc “vượt ngục” Tà Lài. Giới cách mạng bị giam ở Bà Rá lúc bấy giờ vẫn đồn đại về việc này như một bố trí của Pháp để thành lập những bộ phận giúp đánh đuổi quân Nhật. Tháng 10 năm 1943, trong hội nghị xứ ủy mới thành lập trở lại ở Chợ Gạo (Tân An), Giàu được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. Trong thời gian này, việc Giàu liên lạc với giới “Pháp mới” đã được chính bộ hạ thân tín của Giàu là Nguyễn Văn Trấn thuật lại trong quyển “Viết cho Mẹ và Quốc Hội” (nxb Văn Nghệ, năm 1995, trang 106): “… Tôi đi. Theo lời nói là đi gặp mấy thằng Tây de la Resistance (Tây kháng chiến, lời dịch của người viết bài).…… Tôi gặp được ai. Nhà ở số 19 đường Jean Duclos. Tôi vừa đi vào thì thấy Sáu ngồi gần cửa. Bên tay trái của anh Sáu là chủ nhà. Một thằng Tây quen: Sauterey thơ ký của bộ phận SFIO (Section francaise de l’Internationale ouvrière) là Đảng Xã hội ở Sài Gòn. Bên phải của ông Sáu…! Trời ơi, nó là thằng Duchêne, thanh tra chánh trị của bót lính kín Catinat. Tôi lần lượt bắt tay hai thằng Tây, và ngồi xuống ghế trống. Thằng Duchêne hình như thấy tôi có gì lúng túng bèn nói với tôi: -Bấy lâu tụi nó tìm chẳng thấy anh. Và nay thì sự tìm bắt đối với anh tôi đã cắt rồi….” Với bản tánh luôn luôn đa nghi của cán bộ Cộng sản, trước khi đồng ý đến gặp nhóm “Pháp Giải phóng” với Trần Văn Giàu (bí danh “Ông Sáu” trong câu chuyện kể trên), Nguyễn Văn Trấn đã khôn ngoan tìm cách hỏi trước ý kiến các anh lớn trong đảng đang bị còn bị thực dân xử biệt xứ : Nguyễn Văn Tạo ở Rạch Giá, Dương Bạch Mai ở Bà Rịa…thì đều ở xa Sài Gòn. Chỉ có Nguyễn Văn Nguyễn vì ở Gò Công gần hơn nên Trấn chọn đến đó để “kể chuyện ông Sáu biểu đi gặp Tây, và xin Nguyễn về sau hãy làm chứng cho “khí tiết” của tôi” (“Viết cho Mẹ và Quốc Hội” , trang 105). Muốn cho chắc ăn, Nguyễn Văn Trấn một năm sau cũng tìm cách phân bua thêm với Thới, một đại diện đảng đến bắt lại liên lạc với Trấn. Đặc biệt là vì Thới, sau khi biết được việc Trấn đã từ đèo Blao gấp trở về Sài Gòn vì nghe được các tin “vượt ngục” Tà Lài, Bà Rá, cán bộ Thới lại đã phát biểu: “Cũng có vượt ngục và vượt ngục. Người ta có đặt vấn đề là do Tây thả!”. Trấn đã tha thiết nói với Thới : “Năm ngoái tôi đã nói với anh Nguyễn, hôm nay tôi nói lại với anh. Xin anh vì kiếp sống chánh trị của tôi, và vì tình của tôi đối với mẹ, mà làm chứng cho tôi…Cuối năm ngoái, có lần tôi về Phú Lạc. Ông Sáu nói: Tối mai ta đi gặp mấy thằng Tây Kháng chiến” (“Viết cho Mẹ và Quốc Hội” ,sđd,trang 100). Trong thâm tâm, Nguyễn Văn Trấn vẫn thấy việc đi tiếp xúc với trùm mật thám Duchêne là việc không ổn: “Tin cái anh mật thám này, thì bằng tin bối Ba Cụm” (“Bối Ba Cụm”, danh từ miền Nam để chỉ các tay trộm lành nghề ở Ba Cụm, Tân An, chuyên đánh cắp các ghe thương hồ, chuyên chở hàng hóa- Lời ghi thêm của người viết bài). Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, các đảng phái ở miền Nam đã phục hồi hoạt động ráo riết. Ngay cả trước đó, không khí chính trị miền Nam đã bắt đầu sôi sục vì có các phong trào thanh niên thể thao của chánh quyền thực dân Vichy, Pháp. Lợi dụng thời cơ này, các đoàn thể thanh niên đã kết đoàn theo lời kêu gọi của các sinh viên miền Nam “xếp bút nghiên” từ Hà Nội trở về Nam vì tình thế chiến tranh. Trần Văn Giàu đã tìm cơ hội để tổ chức huấn luyện chính trị, lôi kéo giới thanh niên trí thức phần đông thuộc đảng Tân Dân Chủ do sinh viên Đặng Đức Hiền thành lập ở Hà Nội. Cơ sở lớp huấn luyện này được đặt ở nhà và văn phòng của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát ở 78-80 đường Mayer (Hiền Vương) ở Đakao. Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Trương Công Cán …đều có tham dự các lớp này và sau đã được kết nạp vào đảng Cộng sản của Giàu. Đây là lần đầu tiên Giàu mở lớp huấn luyện cho dân trí thức. Ngoài ra, Giàu cũng còn phụ trách một lớp huấn luyện cho Tạ Bá Tòng, một sinh viên gốc Triều Châu, ở Sóc Trăng. Ở Hà Nội, Tòng có sinh hoạt về Thanh niên Cứu Quốc của Lê Quang Đạo nên được Đạo giao phó về tổ chức trong Nam, nhưng được Trần Văn Giàu khuyên là nên tổ chức Tân Dân Chủ đoàn trước. Do đó Giàu đã dạy riêng một lớp chánh trị hơn trên 50 đoàn viên Dân chủ cho Tạ Bá Tòng, ở nhà riêng của dược sĩ Trần Kim Quang ở Thị Nghè. Tạ Bá Tòng sau đó đã rất đắc lực trong việc tổ chức Thanh Niên Tiền Phong miền Hậu Giang. Trước đó Giàu có tiếng thường phụ trách huấn luyện chính trị cho các tù nhân bị thực dân bắt và Giàu được gán cho biệt danh là “giáo sư đỏ” trong tù. Việc ấy chứng tỏ là trong thời thực dân, chế độ nhà tù tuy ác nghiệt, khiến bao nhiêu người bị bắt đã phải chết trong tù, nhưng tù nhân vẫn còn có được cơ hội liên lạc, sinh sống với nhau, so sánh với chế độ biệt giam, gông cùm, vô cùng tàn bạo của các “trại học tập” Cộng sản sau ngày 30-4-1975! Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, thống đốc Nhật ở miền Nam là Minoda đã đồng ý cho tổ chức tụ họp thanh niên trong tổ chức “Thanh niên Tiền phong”, với ý đồ có thể lợi dụng phong trào này khi cần dùng đến nhân lực người Việt. Hồ Văn Ngà và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được lãnh sự Nhật Iito giao cho phụ trách việc này và tổ chức Thanh niên Tiền phong đã phát triển rất mạnh mẻ trong giới thanh và tráng niên. Việc đoàn ngũ hóa nhanh chóng một phần lớn là do không khí phấn khởi của dân chúng sau khi thấy thực dân Pháp bị Nhật hất cẳng và chánh phủ Việt Nam đầu tiên Trần Trọng Kim được thành lập. Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng cũng đã hăng hái góp phần vào việc huy động phong trào thanh niên này. Trần Văn Giàu, trong bóng tối , đã nhận thức được tiềm lực nguồn nhân sự này nên đã móc nối Phạm Ngọc Thạch để lợi dụng phong trào. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đồng Minh tuyên bố Nhật đầu hàng vô điều kiện. Ở Sài Gòn, ngày 21 tháng 8, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ, có hơn 200 ngàn người tham dự, tỏ ý chí toàn dân đoàn kết trước sự lăm le trở lại Việt Nam của thực dân Pháp. Mặc dầu trước đó, Việt Minh là một tổ chức chưa được dân chúng Nam Bộ nghe đến nhưng lợi dụng thế đứng của họ vì đã có cơ hội cộng tác với Đồng Minh, lập được các chiến khu ở Bắc Việt nên nay, khi Đồng Minh ở thế thắng trận, Việt Minh liền vội vã tung ra các thủ đoạn tuyên truyền để lung lạc ý chí của dân chúng đang bừng bừng quyết đứng lên bảo vệ nền nền độc lập vừa mới tương đối chiếm lại sau ngày Pháp bị Nhật đảo chánh. Phạm Ngọc Thạch, phụ trách tổ chức Thanh Niên Tiền Phong đã được Trần Văn Giàu móc nối từ lâu nên ngày 22 tháng 8, 1945, trong bầu không khí chính trị đầy phân vân ở Sài Gòn, khi Phạm Ngọc Thạch tuyên bố : “Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Mặt trận Việt Minh”, Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất của Hồ Văn Ngà kể như đã mất hơn phân nửa lực lượng. Cuộc dành chánh quyền ở Nam Bộ và thành lập Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ do Trần Văn Giàu và các bộ hạ thân tín như Nguyễn Văn Trấn đã được thành công một phần lớn đều nhờ việc nắm được lực lượng Thanh Niên Tiền Phong. Trần Văn Giàu đã rất hãnh diện về việc này. Tháng 10 năm1989, khi Giàu có dịp trở lại Pháp, trong một cuộc nói chuyện có ghi băng giữa Giàu và các nhà cách mạng Việt Nam ở Pháp, Giàu đã tường thuật việc Giàu đề nghị cho TNTP dùng biểu hiệu cờ vàng sao đỏ, cách chào nhau bằng đưa bàn tay mở rộng ngang vai để về sau cờ được đổi thành cờ Việt Minh, sao vàng, nền đỏ; Việt Minh cũng sẽ chào nhau bằng cách đưa tay lên cao nhưng bàn tay nắm chặt lại thành quả đấm…Giàu thành công nhưng Hồ Chí Minh ở Bắc đã phải gởi ngay hai phái viên cấp tốc vào Nam : Hoàng Quốc Việt, đại diện Đảng và Cao Hồng Lãnh, đại diện Tổng bộ Việt Minh để chỉnh lại công việc của Giàu. Bắc bộ phủ lúc đó trách cứ là Giàu đã dựa vào các tổ chức thân Nhật để cướp chánh quyền, khác với chủ trương chống Nhật ở Bắc. Thanh niên Tiền phong cần phải được đổi thành Thanh Niên Cứu Quốc. Trần văn Giàu được chỉ thị phải mở rộng thành phần chánh phủ nên chỉ mười ngày sau khi thành lập Ủy ban Hành chánh Nam Bộ, Giàu không còn được giữ chức Chủ tịch mà phải nhường lại cho Phạm Văn Bạch làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nam Bộ, Giàu chỉ còn giữ chức Ủy viên Quân sự. Trong buổi hội ở Paris năm 1989, Trần Văn Giàu đã than thở : “Thế là tôi lại bị gán cho là đã thân Nhật!”. Kể từ ngày dành được chánh quyền ở Nam Bộ, danh Trần Văn Giàu mới được dân miền Nam biết đến. Trước đó trong thời gian tranh đấu chống Pháp, bí mật và công khai ở Sài Gòn, Giàu không có hành động gì nổi bật. Trong lần biểu tình ngày 2 tháng 9, 1945 dân chúng Sài Gòn lần đầu tiên đã thấy được trong các đoàn biểu tình phô trương lực lượng, có một đám người kỳ lạ, ngực để trần, mình xâm chằng chịt, biểu diễn dưới tấm bản ghi “Ban Ám sát Xung phong” Thiên hạ đồn với nhau : đây là tổ chức dưới quyền của Dương Bạch Mai, người phụ trách Quốc Gia Tự Vệ Cuộc. Ngày 8 tháng 9, tin nhà cách mạng Tạ Thu Thâu bị bắt ở Quảng Ngãi đã làm chấn động không khí chánh trị ở Sài Gòn. Nhóm Tranh Đấu đã thông báo việc này cho dân chúng bằng một bảng lớn dựng trước trụ sở ở góc đường Lagrandière và Aviateur Garros (Lê Thánh Tôn – Thủ Khoa Huân, thời VNCH). Bị chất vấn từ nhiều phía, ngày 9 tháng 9, Giàu ra thông cáo: “Việc Tạ Thu Thâu bị bắt ở Quảng Ngãi không liên quan đến Lâm ủy Hành chánh ở Nam Bộ. Ủy ban Nhân dân ở Nam Bộ được và có quyền xử Tạ Thu Thâu”. Tháng 9 năm 1945 là một khoảng thời gian đặc biệt ở Sài Gòn với tình hình chính trị sôi sục, biến chuyển mau lẹ từng giờ, từng ngày. Sau ngày chánh quyền thực dân Pháp bị Nhật lật đổ, dân chúng đã bồng bột ủng hộ Mặt trận Quốc gia Thống nhất của Hồ Văn Ngà. Nay trên chính trường lại có thêm Mặt trận Việt Minh và sự xuất hiện của Ủy ban Hành chánh Nam Bộ của Trần Văn Giàu với một thành phần gồm toàn các nhân vật của đảng Cộng sản Đệ tam, không có sự tham gia của các nhân vật yêu nước không Cộng sản. Việc này đã khiến dân chúng vô cùng hoang mang. Thêm vào đó lại có việc quân Anh, Ấn đại diện Đồng Minh đổ bộ lên Sài Gòn để giải giới quân Nhật, cùng với tin tức là các lực lượng Pháp đang chuẩn bị tháp tùng quân Anh trở lại Đông Dương. Trong bầu không khí hỗn độn đó, khó có thể có kết quả gì để hòng can thiệp cho số phận Tạ Thu Thâu, một lãnh tụ cótiếng ở miền Nam, có thể có khả năng vận động quần chúng. Số phận của nhà cách mạng miền Nam thật ra kể như đã được quyết định từ miền Bắc. Quyết định thủ tiêu Thâu chắc chắn đã được Bắc bộ phủ quyết định khi chỉ định Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh lên đường vào Nam cùng lúc khi Tạ Thu Thâu lấy quyết định trở về Sài Gòn khi hay tin Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. Trần Văn Giàu, người đã mang ơn Tạ Thu Thâu, chắc hẳn đã biết rõ số phận của Thâu đã được Bắc bộ Phủ quyết định rồi vì ngày 7-9-1945 Hoàng Quốc Việt đã đến tới Nam Bộ và khi gặp Giàu đã cho Giàu biết quyết định của Trung Ương! Trong buổi gặp gỡ được thâu băng ở Paris ngày 17-10-1989, hiện còn lưu giữ, Trần Văn Giàu đã bị chất vấn về việc Tạ Thu Thâu đã bị xử tử và gán cho tội “Việt gian phá hoại”, do một tên huyện ủy tiểu tốt tên Từ Ty ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Trần Văn Giàu đã cao hứng(!) long trọng hứa “Tôi sẽ “rửa tiếng” cho Tạ Thu Thâu, nếu đảng Cộng sản Việt Nam không chịu rửa tiếng” . Nhưng từ ngày hứa đó cho đến nay, chưa hề thấy Giàu chánh thức nói lên một tiếng gì cả! Khi Hồ Chí Minh tuyên bố ở Pháp năm 1946 nhân dịp bạn thân của Thâu là Daniel Guérin hỏi về cái chết của Thâu: “Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc có tầm vóc. Chúng tôi khóc cái chết của ông”, ai ai cũng biết đó chỉ là một lời nói dối chính trị. Nhìn lại khoảng đường lịch sử vừa qua, những lời “nói dối chính trị” của Hồ Chí Minh nay được một số nhân sĩ Việt Nam gọi là “khôi hài đen” (black humour), nhất là hai lời tuyên bố đã được Trần Ngọc Danh, Trưởng phái đoàn Đại diện Việt Nam ở Paris đã cho in trong tập “Hồ Chí Minh”, ấn hành tại Paris, tháng 5 năm 1947. Trần Ngọc Danh nhấn mạnh về hai lời tuyên bố của Hồ Chí Minh: lời thứ nhất đăng trên Journal de Genève: Những bạn bè của chúng tôi không cần phải lo ngại là chủ nghĩa mác-xít sẽ du nhập vào đất nước chúng tôi, lời thứ hai đăng trên báo Le Pays: Những lý thuyết mác-xít không thể áp dụng được ở nước chúng tôi. Bộ mặt thật của Trần Văn Giàu chỉ đã được dân miền Nam biết đến sau ngày mở màn cuộc Kháng chiến Nam Bộ, ngày 23 tháng 9 năm 1945. Sáng Chủ nhật, lúc 4 giờ sáng ngày lịch sử này, quân Pháp được Tướng Anh, Gracey cho tái võ trang, đã dựa vào lực lượng quân Ghurka của Anh, đi tái chiếm Dinh Xã Tây, trụ sở của Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ, sở Mật thám đường Catinat, Kho Bạc, nhà Bưu Điện Sài Gòn v…v..Nhưng kiểm điểm lại, người Việt Nam bị mất mạng đầu tiên khi cuộc kháng chiến bắt đầu lại không do thực dân giết mà lại do các tay sát thủ của Dương Bạch Mai và Trần Văn Giàu: đó là Lê Văn Vững thư ký uỷ ban Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là thủ lãnh Thanh niên Tiền phong vùng Đa Kao. Rút khỏi Sài Gòn về trú đóng trụ sở ở Chợ Đệm (Tân An), Trần Văn Giàu đã ra lịnh bắt và xử tử Huỳnh Văn Phương, Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo, nhà báo Diệp Văn Kỳ, luật sư Hồ Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương (Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong)…v…v.; vây bắt Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh…Riêng về trường hợp Huỳnh Văn Phương, chú ruột của Huỳnh Tấn Phát (Chủ tịch sau này của Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam) là người đã giúp đỡ khí giới và phương tiện cho tổ chức của Giàu lại là người bị Giàu cố ý thủ tiêu nhanh chóng, chỉ vì Phương đã nắm được các tài liệu về việc Giàu liên hệ với trùm mật thám Pháp Arnoux và Duchêne! Đặc biệt các nhân vật Đệ Tứ hoặc có cảm tình với Đệ Tứ đều được chú ý thủ tiêu: anh giáo Nguyễn Thi Lợi ở Cần Giuộc (Chợ Lớn), người gầy dựng lại nhóm Tranh Đấu ở Sài Gòn sau ngày Nhật đầu hàng, luật sư Hình Thái Thông ở Mỹ Tho, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Nguyễn Văn Số…Đặc biệt ở vùng Hậu Giang, các nhân vật và tín đồ Hòa Hảo đã bị thủ tiêu, chôn ở các hầm hố chôn tập thể miệt Tân Thành, Cái Cái gần biên giới Miên. Cuộc khủng bố trắng này đã được Dương Bạch Mai, Ủy viên Thanh tra Chính trị Miền Đông tiếp tục thi hành ở các vùng Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Tây Ninh cũng như Nguyễn Văn Tây, Ủy viên Thanh tra Chính trị Miền Tây ra tay đảm trách ở miền Hậu Giang! Để kết luận về giai đoạn này, có thể nói là để nắm giữ quyền lực riêng về cho đảng Cộng sản Đệ Tam, Trần Văn Giàu đã nhẫn tâm sát hại hầu hết một thế hệ những nhà ái quốc, cách mạng ở Nam Bộ, làm tiêu hao tiềm lực cuộc đoàn kết kháng chiến thuở ban đầu. Trong một cuộc gặp gở sau này với Trịnh Hưng Ngẫu ở Thái Lan, Trần Văn Giàu còn cho ông Ngẫu biết là y chưa hoàn tất việc thanh toán các nhân vật còn có tên trong sổ đen của y. Nhà văn Pháp Michel Tauriac, nghiên cứu về Việt Nam, trong quyển Viet Nam, Le dossier noir du Communisme(Hồ sơ đen Việt Cộng), đã gọi Trần Văn Giàu là “tên sát nhân cũ của Việt Minh ở Nam Việt Nam” (Trân Van Giau, l’ancien assassin viet minh du Sud-VietNam, sách đã dẫn, nxb Plon, 2001, trang 103). Toán của Trần văn Giàu chỉ tồn tại ở Nam Bộ trong một thời gian. Phạm Ngọc Thạch, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu đều được “mời” ra Bắc, giữ những chức vụ khác. Trần Văn Giàu thì không được trở lại miền Nam cho mãi đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Người phụ trách thi hành các chỉ thị sát nhân của Trần Văn Giàu là Nguyễn Văn Trấn, Giám đốc Quốc gia Tự vệ Cuộc, nên Trấn được dân miền Nam đặt cho biệt hiệu là hung thần Chợ Đệm. Cuối năm 1948, đang làm bí thư Khu ủy khu 9 thì Trấn cũng bị bứng cho ra Bắc khi Lê Đức Thọ (Sáu Búa) vừa bước chân vô tới biên giới Nam Kỳ. Trấn, thủ hạ thân tín cuối cùng của Giàu bị lột chức và cho làm đại biểu ra dự Đại hội Đảng, cùng đi với trưởng đoàn là Ung Văn Khiêm. Vai trò và hoạt động của Trần Văn Giàu ở miền Nam kể như được chấm dứt sau năm 1946. Có thể đoán là ở Trung ương Bắc Bộ, Trần Văn Giàu không được các đồng chí ngoài đó hoàn toàn tin cậy vì Giàu đã được gán cho là đã dựa vào thế lực Nhật để dành chánh quyền và nhất là đã có lúc liên hệ với sở Mật thám Pháp. Thêm vào đó còn có việc : năm 1935, sau khi dự Đại hội đảng ở Macao ngày 19 tháng Tư và trở về lại Sài Gòn, Trần Văn Giàu bị bắt và đã khai với bồi thẩm Trần Văn Tỷ khiến 167 người bị bắt (sau đó có 113 được thả). Hồ Hữu Tường đã có đề cập đến việc này trong báo Hòa Đồng: Khi các đồng chí trong tù trách cứ thì Giàu đã thanh minh: “Mật thám mà đánh tôi chết thì đảng mất đi một thủ lãnh. Tôi khai như vậy, khỏi bị đòn, các đồng chí mỗi người lãnh ít năm tù để trả giá cái mạng sống của tôi”. Ra Bắc, đúng vào lúc dư luận xôn xao về việc Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định Sơ bộ ngày 06-03-1946 với Jean Sainteny, để Pháp đổ bộ lên đất Bắc, Trần Văn Giàu được giao trách nhiệm giải tỏa các công kích của các báo Thiết Thực của nhóm Ngũ Xã và các tờ Sao Trắng, Chính Nghĩa, Việt Nam…của Quốc Dân Đảng Việt Nam. Trần Văn Giàu đã đi nhiều nơi cùng với Lê Khang trong ban Liên Kiểm để dàn xếp các mâu thuẫn Việt Minh và Quốc Dân Đảng. Đó là thời kỳ “Việt Quốc Lê Văn Ninh, Việt Minh Trần Văn Giàu” Việc này sau cùng đã chấm dứt khi Việt Minh bày ra các vụ phố Ôn Như Hầu và cầu Chiêm Sơn để lấy cớ tiêu diệt cán bộ Quốc Dân Đảng. Trong báo Văn Nghệ TP.HCM,số 259 ngày 19-25/11/1996, chúc mừng Trần Văn Giàu được 85 tuổi, trong phần lý lịch chỉ có khai vắn tắt : “Từ 1946-1948, Giàu được Trung ương điều sang giúp bạn xây dựng kháng chiến ở Campuchia”. Thật sự ra trong 2 năm này, Trần Văn Giàu được chỉ định ở Thái Lan vì nơi đây số Việt kiều đã tăng từ 50.000 lên khoảng trên 100.000 sau khi người Việt tản cư từ Lào sang. Vào lúc này, không khí chính trị ở Thái Lan rất có cảm tình với kháng chiến Việt Nam. Thủ tướng Thái, Pridi Banomyong khá tự do và có thiện cảm với cách mạng Việt Nam. Pridi Banamyong và Khuang Aphaivong lại còn biết được Giàu khi còn là bạn học ở Pháp. Người Việt ở Thái Lan vào thời thủ tướng Pridi, trong không khí tự do, đã không tôn trọng giữ gìn lối sống ngoại kiều: nhà treo cờ đỏ sao vàng phất phới, bộ đội Việt Minh mang vũ khí đi ngoài phố…Khi Trần Văn Giàu sang Thái Lan, có cả bộ đội Việt kiều dàn súng đứng chào! Thủ tướng Pridi còn nhắm mắt giúp cho cả lương thực và vũ khí. Nhờ vậy nên những ai có mặt trong chiến khu Nam Bộ vào các năm 1946-1947 có khi thấy thấp thoáng có các chi đội kháng chiến mặc quân phục màu vàng được gọi là bộ đội hải ngoại. Đó là các chi đội Trần Phú năm 1946 và hai đoàn Cửu Long I và II trong năm 1947. Ngoài việc liên lạc với các tổ chức phái tả ở Bangkok và điều khiển Ủy ban Tiếp tế Nam Bộ, Trần Văn Giàu lại còn phụ trách một toán đặc công chuyên môn chống phá các cơ sở chống Cộng của người Việt tại Thái. Năm 1947, Giàu đã chỉ thị cho toán này ám sát (cũng lại ám sát!) năm cán bộ Cao Đài ở Bangkok! Chuyện gì phải đến đã đến, và vào tháng 10 năm 1947, Phibul Songram đã làm cuộc đảo chính ở Thái và đe dọa cắt đứt các hoạt động Việt Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cấp thời gởi Hoàng Văn Hoan sang thay thế đại diện chính thức của Việt Nam là Nguyễn Đức Quý nhưng thật sự là để chấm dứt hoạt động của Trần Văn Giàu. Hoàng Văn Hoan đã chấm dứt lề lối hoạt động lộ liễu của các tổ chức Việt kiều đã làm chánh quyền Thái lo ngại. Trong quyển “Giọt Nước trong Biển Cả”, Hoàng Văn Hoan đã ám chỉ, chỉ trích Trần Văn Giàu, “một đồng chí, đi đâu cũng nói chủ nghĩa Mác.” Năm 1949, Trần Văn Giàu trở về Việt Nam, được cử làm Tổng Giám đốc Nha Thông tin cho đến năm 1951 thì được chuyển qua công tác ở Bộ Giáo dục. Khi tiếp quản Hà Nội năm 1954, Giàu được làm Khoa trưởng Khoa Văn-Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ 1960 đến 1975, Giàu được phong hàm Giáo sư, công tác ở Ủy ban Khoa học Xã hội. Trần Văn Giàu, từ ngày được về Bắc phụ trách về giáo dục ở Đại học cũng như ở trường Đảng, đã được học trò hâm mộ phần lớn nhờ vào những huyền thoại truyền tụng về việc Giàu thành công trong Nam. Nhiều đảng viên đã thường hãnh diện là đã được tham dự những lớp huấn luyện của Giàu. Giàu cũng trước tác rất nhiều trong thời gian dạy học. Những tác phẩm có tầm vóc là: Giai cấp công nhân Việt Nam (4 tập, gần 1000 trang), Miền Nam giữ vững thành đồng (5 tập), Chống xâm lăng (3 tập, gần 1000 trang)…Những sách viết về sau của Giàu như Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam, hoặc Tư tưởng triết học, đạo đức và chánh trị của Nho giáo đời Tống..., nhất là khi Giàu trở về sống ở Sài Gòn sau năm 1975, nay thường được nhiều học giả cho là viết quá giống các sáng tác của cố giáo sư Nguyễn Đăng Thục trong Nam? Được huấn luyện hai năm ở trường Đông Phương của đảng ở Moscou, áp dụng các âm mưu và sách lược học được của Stalin và tuyệt đối trung thành với Đệ Tam Quốc Tế, Trần Văn Giàu và các đồng chí đã xây dựng một chế độ độc tài, độc đảng, thích sùng bái cá nhân, cài công an vào tất cả cơ quan của đảng và nhà nước, khiến đảng viên nào sau cùng cũng đâm ra sợ bộ máy nghiền do chính họ tạo ra có thể trở lại nghiền nát họ! Trong khoảng thời gian 1956-1958, khi có những xáo trộn to lớn trong đời sống dân chúng vì việc Cải cách Ruộng đất, mang danh là lý thuyết gia của đảng nhưng không thấy Giàu lên một tiếng gì. Chỉ có một lần Giàu đã dám nói trong một cuộc tranh luận: “Đào Duy Anh là bậc đàn anh của tôi về sử học, anh Trần Đức Thảo là nhà triết học có uy tín.” Đó là thời gian xảy ra vụ Nhân văn Giai phẩm ở Bắc và Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh cũng như nhiều văn nghệ sĩ ở vào tình trạng “có vấn đề” đối với đảng. Trần Quốc Vượng trong bài Tình nghĩa Thầy, Trò, nhắc đến việc này khi còn là sinh viên: “Tình hình lúc bấy giờ không đơn giản”, và dám khen “Anh Đào là một sử gia giỏi”, nói như vậy hồi bấy giờ không dễ. Trần Văn Giàu, một thành phần đúng ra có khả năng phải tranh đấu chống việc làm sai trái của đảng đã không dám lên tiếng. Thà nhìn nhận sự thật phũ phàng về Cải cách Ruộng đất, theo cách nói của Tôn Đức Thắng mới thật là đúng hơn : “Đ..M..,tao cũng sợ nó, mầy còn biểu tao dám nói cái gì?” (“Viết cho Mẹ và Quốc Hội” , Nguyễn Văn Trấn, sđd, trang 267). Trong khoảng thời gian được đảng chỉ định làm công tác giáo dục, Trần Văn Giàu đã có một công trình lớn , viết lách rất nhiều về hầu như mọi đề tài. Tuy nhiên về riêng mặt lý thuyết đảng thì ông vẫn rập theo những luận điệu một chiều của các đồ đệ của tên đồ tể Stalin. Chế độ ở Liên Sô và Đông Âu đã sụp đổ nhưng không thấy Trần Văn Giàu dám lên tiếng về việc có nên xét đến việc thay đổi cấu trúc của chế độ Cộng sản, có nên đề nghị xây dựng lại một thể chế xã hội chủ nghĩa hoàn toàn khác?. Không thấy Trần Văn Giàu lên tiếng có thể chấp nhận thể chế không độc đảng và độc khối, một chế độ đa đảng, một nền kinh tế tựï quản với nhiều nghiệp đoàn, tự do giao lưu tư tưởng trong văn nghệ, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, quyền biểu tình, quyền đình công…tất cả được thật sự tuyệt đối bảo đảm bằng bản Hiến Pháp? Trần Văn Giàu, tuy nay có một vốn liếng viết lách phong phú nhưng vì những tội ác đã gây trong buổi đầu cuộc Kháng chiến Nam Bộ, đã nhẫn tâm giết hại cả một thế hệ những nhà ái quốc, cách mạng ở miền Nam, gán cho họ danh từ Việt gian, phản động, một người đã gây bao nhiêu tang tóc nhưng chưa bao giờ nói lên được một tiếng hối tiếc những việc làm đã qua, nên đối với dân miền Nam, Trần Văn Giàu vẫn còn mang tiếng là một kẻ ác . Tội ác lúc nào cũng là tội ác, nhứt là tội ác không được hối cải. Trần Văn Giàu vì vậy khó có thể được coi là “Chu Văn An thời nay” như một nhà văn của bác và đảng bút danh Trần Thanh Đạm nào đó đã viết (“Giáo sư Trần Văn Giàu là Chu Văn An thời nay của chúng ta, như núi Thái Sơn giữa đồng bằng sông Cửu Long” ) !. Nhà văn Pháp Michel Tauriac đã gọi Trần Văn Giàu là Tên sát nhân Việt Minh thời trước. Mặc dầu sự nghiệp giáo dục Trần văn Giàu có thể sẽ còn được nhắc đến trong tương lai nhưng quá khứ đầy tội ác của Giàu không thể để dân chúng miền Nam chấp nhận Giàu là một “Nhà Giáo Nhân Dân”. Hai tay Trần Văn Giàu đã vấy máu anh em cách mạng miền Nam. Một người như thế chỉ có thể được xem là một “Nhà giáo của đảng Cộng sản Đệ Tam” ở Nam Bộ. Tháng 10, năm 2002 TRẦN NGUƠN PHIÊU Ai giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ? tác giả Hứa Hoành http://galleryfilmvideo.blogspot.com/2007/05/ha-honh-vit-v-giai-on-lch-s-1945-54.html Trong lịch sử chống ngoại xâm, chưa có cuộc chiến tranh vệ quốc nào kỳ cục như cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1945 mà CS gọi là "Cách mạng tháng 8". Dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lừa bịp, gây chia rẽ, khủng bố, tàn sát... để chiếm cho được chính quyền trong tay người quốc gia, Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến đi lòng vòng, phí biết bao nhiêu nhân lực, vật lực, tài lực, đến khi chiến th¡ng thì đất nước đã khánh tận. Kéo dài cuộc kháng chiến để họ có đủ thời giờ "hy sinh những người anh em" ngoài đảng. Nhờ những người này, đảng CS mới hưởng được vinh quang. Bài này kể lại những điều tai nghe mắt thấy của người trong cuộc. Có người theo suốt cuộc kháng chiến tới ngày thành công, có người bỏ cuộc vì thấy rõ dã tâm của người CS, có người là nạn nhân của những vụ ám sát hụt, có kẻ bàng quang. Dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, ai cũng thấy rõ 1 điểm chung : tính chất lừa bịp của CS, sư lừa bịp vĩ đại hào nhoáng nhứt trong lịch sử của dân tộc VN. Chúng ta cũng nên nghiêng mình trước các anh hùng liệt sĩ đã xả thân chiến đấu và bị lợi dụng, không chết trước họng súng kẻ thù thực dân Pháp mà lại chết vì sự khủng bố tàn nhẫn của người CS. Lâm Ủy Hành Chánh của Trần Văn Giàu được thành lập vào ngày 24/8/45, thì hôm sau "Quốc Gia Tư Vệ Cuộc" ra đời. Trái ngược với tên gọi, Quốc Gia Tư Vệ Cuộc không phải là lực lượng kháng chiến chống quân thù, mà lại có nhiệm vụ lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu đồng bào bằng hình thức chặt đầu, mổ bụng, cho "mò tôm", móc mắt, cắt lưỡi, và nhiệm vụ khác là...bảo vệ sinh mạng của những kẻ đã ra lịnh tàn sát đồng bào, tức là lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ. Quốc Gia Tư Vệ Cuộc vào buổi đầu thâu dụng những thành phần sống ngoài vòng pháp luật, những tên dao búa, những tên trôi sông lạc chợ, đầu trộm đuôi cướp như Tô Ký, Ba Nhỏ, Đào Công Tâm, Kiều Đắc Thắng, Bửu Vinh, Hoàng Thọ... Sẵn hận thù chất chứa, nay có quyền sinh sát, lại quen nghề chém giết, nhóm Quốc Gia Tư Vệ Cuộc giết người tàn bạo còn hơn đối với thực dân Pháp. Lúc đó Lâm Ủy Hành Chánh đóng vai trò như 1 chính phủ của miền Nam, 1 chính phủ giành giựt của người khác, nhưng không có quân đội thì làm sao kháng chiến ? 4 sư đoàn dân quân được Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất (các hội đoàn chính trị và tôn giáo của Nam Bộ) thành lập hôm 17/8/45, trong khi đó thì Việt Minh không có sư đoàn nào. Vì thế CS phải tìm cách giải tán, tìm cách phá nát. Lựa trong "đám mặt rằng", Lâm Ủy Hành Chánh phong chức : - Kiều Đắc Thắng nắm toàn quyền sinh sát với chức "Giám đốc Công an miền Đông". - Dương Bạch Mai (8/1929, đã từng qua Liên-xô học trường Stalin cùng lượt với Trần Văn Giàu, có bí danh là Bourov). Thanh tra chính trị miền Đông, cũng là 1 hung thần nhưng không có quân hành động trực tiếp. - Ba Nhỏ, Trưởng bọn ám sát, bắt cóc, thủ tiêu theo mật linh. Phạm vi của Ba Nhỏ là Saigon, Chợ Lớn. - Lý Huê Vinh, công an, cánh tay đắc lực của Trần Văn Giàu, chuyên hạ sát các lãnh tụ quốc gia. - Đào Công Tâm, trước là lính trong toán của Ba Nhỏ. Thấy Tâm giết người không gớm tay, Việt Minh nâng đỡ, cho làm Chính trị viên Tiểu đoàn 66 của Long Xuyên... Với những tay giết người chuyên nghiệp, say máu, mệnh danh là "Quốc Gia Tư Vệ Cuộc" do Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho mẹ và quốc hội"), trong những năm kháng chiến, Việt Minh đã gieo kinh hoàng cho tất cả mọi người ở Nam Bộ. * Ai giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ? Cuộc kháng chiến của toàn dân khởi đi trong bầu không khí sôi nổi, phấn khởi vô cùng. Tháng 9/45, hầu như tất cả dân chúng miền Nam đều ủng hộ Việt Minh. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, với chính sách sắt máu như bắt cóc, cho "mò tôm", chặt đầu, móc mắt, cắt lưỡi, mổ bụng, những nạn nhân bị chụp mũ "Việt gian", "phản động", "phản cách mạng", đã tạo ra 1 làn sóng căm phẫn bao trùm đất nước. Cuộc kháng chiến do đó mà bị xẹp lép như trái banh xì hơi. Những người còn sống sót, con cháu của các nạn nhân đi tìm chỗ tỵ nạn, họ buộc lòng phải "về thành" để tránh bị Việt Minh tàn sát lần nữa. Họ đành chịu mang tiếng là "hợp tác với giặc Pháp". Sinh lực kháng chiến tiêu tan ngay, tạo đà cho quân Pháp chiếm lại các tỉnh miền Nam 1 cách dễ dàng chỉ trong vòng ... 4 tháng ! Chỉ trong vòng có 2 tháng trời, giành quyền đại diện dân chúng miền Nam, Việt Minh đã biến tình đoàn kết thành nội thù. Các vụ giết người mờ ám, các vụ khủng bố đẫm máu...đã làm cho dân miền Nam thức tỉnh. Phi nghĩa và làm mất thế đoàn kết ngay khi Việt Minh ra lịnh đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình của Phật Giáo Hòa Hảo tại Cần Thơ. Theo lịnh Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ để chống lại tình trạng độc tài của Việt Minh, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo các vùng lân cận tỉnh Cần Thơ và 1 số thị dân kéo về biểu tình rầm rộ với tay không và biểu ngữ. Cuộc biểu tình có xin phép Chủ tịch Ủy ban Hành chánh là ông Trần Văn Khéo. Sáng sớm ngày 8/9/45, khi đoàn biểu tình với 1 số "bảo an" với tầm vong vạt nhọn thì làm sao chống lại với súng đạn! Trước đó, Việt Minh đã mời đại diện của Phật Giáo Hòa Hảo ở Cần Thơ là các ông Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy), Nguyễn Xuân Thiếp (anh họ nhà văn Nguyễn Hiến Lê) và Trần Văn Hoành (con trai ông Năm Lửa) đến thương thuyết nhưng thất bại. Nhiều người tham dự cuộc biểu tình này chỉ có tay không với bình nước uống, vừa từ dưới ghe cặp bến, đã bị tự vệ của Việt Minh bắn chết ngay tại bờ sông. Trong vụ thảm sát này, ông Hoàng Quốc Kỳ, 1 người kháng chiến tập kết về Bắc, gặp lại bạn cũ, là ngươi đã xả súng bắn vào nhóm biểu tình ấy, kể lại như sau : "Nguyễn Văn Nghệ, 1 tay súng tiểu liên đầu đàn của Vệ quốc đoàn miền Tây Nam Bộ (CS), kể lại trận "tắm máu đó" : Tụi Hòa Hảo gan cùng mình ! Lớp này ngả xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến rung cả tay, máu loang đỏ hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần nhưng lịnh bắt phải bắn tiếp". Đàn áp xong, Việt Minh dùng xe có loa phóng thanh chạy khắp đường phố loan tin : Hòa Hảo dùng ghe vượt sông Cần Thơ, đổ bộ vào châu thành, bị "Vệ quốc đoàn" đẩy lui. Rồi Việt Minh kết án : Hòa Hảo âm mưu cướp chính quyền ở Cần Thơ! Mới 2 hôm trước, vì bị chỉ trích độc tài, Lâm Ủy Hành Chánh xin cải tổ, đề Phạm Văn Bạch thay thế chức chủ tịch (hư vị), Trần Văn Giàu vẫn nắm quân sự. Ủy ban Hành chánh cố khẩn mời Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ làm cố vấn đặc biệt. Trở mặt như chong chóng, đêm 9/9/45, Trần Văn Giàu mật lệnh cho Tự vệ, Thanh Niên Tiền Phong tới bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo tại góc đường Miche và Sohier (Phùng Khắc Khoan) để bắt Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, nhưng chỉ bắt được mấy trăm tín đồ. Liên tục những ngày kế tiếp, Việt Minh mở chiến dịch khủng bố Phật Giáo Hòa Hảo. Họ ra lịnh truy lùng, bắt cóc, thủ tiêu các nhân sĩ có uy tín của Phật Giáo Hòa Hảo như Chung Bá Khánh, Lâm Thành Nguyên, Võ Văn Thời, Trương Đại Lượng, Lý Công Quận, Nguyễn Hữu Trinh... Cũng cần nhắc lại thêm rằng, hôm 5/9/45, Nguyễn Thành Sơn, Thanh tra chính trị miền Tây, có mời ông Chung Bá Khánh với tư cách đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo đi thuyết trình ở Sóc Trăng mà Dương Kỳ Hiệp (thân Cộng) làm chủ tịch và Tạ Bá Tòng (CS) làm phó. 1 số lớn người bị b¡t ở Cần Thơ như Chung Bá Khánh, Lâm Thành Nguyên, Võ Văn Thời, Đỗ Hữu Thiều bị đem giam ở Trà Vinh. Sau đó, Việt Minh đem họ xuống Ba Động, 1 làng ven biển, để trấn nước chết. Riêng ông Lâm Thành Nguyên, nhờ biết lội, bình tỉnh cởi trói, bơi vào bụi rậm ẩn núp, trốn thoát được. 1 tháng sau cuộc biểu tình ở Cần Thơ, Việt Minh đem các ông Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ), Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Văn Hoành ra xử bắn tại sân banh Cần Thơ. Vì đại nghĩa quên thù nhà (em ruột là Huỳnh Thạnh Mậu bị Việt Minh xử bắn chết tại sân banh Cần Thơ), lại mới thoát nạn đột kích của Việt Minh, nhưng Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, cũng lòng từ bi hỉ xả, 1 lần nữa lại chủ trương đoàn kết dân tộc, thành lập Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến, cho phép thành phần CS tham gia. Chính ông cũng nhiều lần kêu gọi mọi người hãy bỏ qua hiềm khích để bảo vệ tổ quốc lâm nguy. Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến ra đời vào ngày 20/4/46, gồm đại diện các đảng phái chính trị, tôn giáo, Bình Xuyên và CS nữa. Thành phần lãnh đạo gồm : - Chủ tịch : Hoàng Anh (bí danh của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ). - Phó chủ tịch : Vũ Tam Anh. - Thư ký : Mai Thọ Trân. - Tuyên truyền : Lê Trung Nghĩa (ký giả). - Ủy viên quân sự : Huỳnh Văn Trí (Mười Trí). Phía CS tham gia mặt trận này gồm có : Phạm Thiều, Mai Thọ Trân (chính trị), Phan Đình Công, Huỳnh Tấn Chùa (quân sự). Thâm tâm của CS khi gia nhập Mặt trận chỉ là để xâm nhập, lủng đoạn, phá hoại và lôi kéo Mặt trận ngả về phía CS. Âm mưu này thất bại, Tướng Nguyễn Bình (CS) tung ra 1 tổ chức khác, có tên gọi na ná giống nhau, tức Hội Liên Hiệp Quốc VN, gọi t¡t là Hội Liên Việt. Từ đó, các phần tử CS trong Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến được lịnh rút khỏi mặt trận này. Cho tới nay, dư luận và nhiều sách báo xuất bản tại miền Nam, đều quy tội cho Bửu Vinh chính là kẻ sát nhân. Ông Nguyễn Long Thành Nam, được coi như người phát ngôn chính thức của Phật Giáo Hòa Hảo đã viết trong Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, trang 430 : "...Hôm sau, Đức Thầy nhận được 2 văn thơ, 1 của Trần Văn Nguyên, đặc phái viên, kiêm Thanh tra Chính trị Miền Đông Nam Bộ, và 1 của Bửu Vinh, mời Ngài đến dự hội nghị, họp tại làng Tân Phú, để định liệu kế hoạch hòa giải Việt Minh và Hòa Hảo Dân Xã (sau ngày Hồ Chí Minh và Moutet ký Tạm ước 14/9/46 tại Paris, vào 21/9/46, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng tức Dân Xã; lúc đầu đảng này có khuynh hướng hòa giải với Việt Minh). "Vào 7g sáng ngày 15/4/47 (24 tháng 2 nhuần), Đức Thầy xuống ghe đi với 3 người chèo, 4 tự vệ quân, ông Đại đội trưởng Đại đội 2 và người thơ ký văn phòng là ông Huỳnh Hữu Thiện. Lối 8g sáng, ghe tới chợ Ba Răng, có Trần văn Nguyên xuống đón Ngài lên chợ. Ngài đi diễn giảng trước đám dông người, kêu gọi đoàn kết chống xâm lăng, và gạt bỏ hận thù giữa Việt Minh và Dân Xã. Trưa lại, Ngài dùng cơm với Trần Văn Nguyên và 1 thơ ký xuống đi chung ghe với Ngài đến Đốc Vàng hạ, thuộc thôn Tân Phú. Đến đây, 1 bản hiệu triệu được công bố cho biết các cấp chỉ huy 2 bên bắt tay nhau lo việc hòa giải, và kêu gọi 2 bên đừng xô sát nhau. "Sau khi dùng cơm chiều, Đức Thầy lại nghỉ ở nhà 1 tín đồ gần đó. Hôm sau, ngày 16/4/47, lối 7g sáng, Đức Thầy trở lại hội đàm với Trần Văn Nguyên, rồi phái ông Ngô Trung Hưng cùng 1 nhân viên của Trần Văn Nguyên đi các thôn hòa giải. "Sau khi dùng bữa cơm trưa, Đức Thầy xuống ghe nghỉ, thì Bửu Vinh báo cáo rằng "Dân Xã giết Việt Minh ở Lấp Vò", và buộc Đức Thầy phải đi, nhưng Ngài tỏ ra cương quyết biện bác và đòi Bửu Vinh cùng đi. Bửu Vinh khước từ và đòi phải có bộ đội võ trang theo phòng vệ thì mới đi. Ngài trả lời 1 cách cứng cỏi : - Tại sao tôi có 1 ít người, không có bộ đội ủng hộ, mà lại dám vào sào huyệt của các ông ? Như thế quí ông không thành thật. "Bửu Vinh không trả lời được, nên buộc lòng phải đi và yêu cầu Đức Thầy đến văn phòng của y để cùng đi. Liền lúc đó, Trần Văn Nguyên đến trao cho Ngài 1 mảnh giấy nói rằng :"Có điện tín từ Ủy ban Hành Chánh Nam Bộ mời Đức Thầy trở về miền Đông lập tức để dự phiên họp bất thường". "Đức Thầy trả lời "Không thể trở về dự phiên họp được, vì còn lo việc hòa giải". Chiều hôm ấy, Trần Văn Nguyên từ giã Ngài vào lúc nhá nhem tối. "Y hẹn, Đức Thầy xuống ghe, đến văn phòng Bửu Vinh, có 1 liên lạc viên dẫn dường. Trời tối đen như mực, bỗng có tiếng kêu : - Ghe ai đó ? Sao giờ này đã thiết quân lực mà còn dám đi ? Người liên lạc viên trả lời : - Đi lại văn phòng ông Bửu Vinh! "Liền đó, có lịnh biểu ghe ghé lại. Rồi đèn chói rọi xuống, khi biết là ghe của Đức Thầy, chúng nói : - Ông Bửu Vinh mời Đức Thầy lên văn phòng. "Đức Thầy cùng 4 tự vệ lên 1 ngôi nhà ngói. Ngài vào ngồi bàn giữa, nói chuyện với Bửu Vinh, còn 4 tự vệ quân cầm súng đứng 2 bên, gần cửa. 10 phút sau, lối 7g30, có 8 người từ bên ngoài đi vào, chia làm 4 cặp, tràn tới đâm 4 tự vệ quân. 3 người bị đâm chết, chỉ còn người thứ tư là Phan Văn Tỷ lanh trí nên tránh kịp, liền thoát ra ngoài, bắn 1 loạt tiểu liên. Trong lúc anh Tỷ né, thì 1 trong 2 tên Việt Minh bị đồng bọn của mình đâm chết. "Thấy chuyện chẳng lành, Đức Thầy lanh lẹ thổi tắt ngọn đèn, văn phòng trở nên tối đen, không ai nhận ra Đức Thầy đâu cả..." Chúng tôi may mắn được hầu chuyện cùng ông Lâm Quang Phòng, 1 nhân vật tên tuổi của miền Tây thời kháng chiến. Năm nay ông đã 81 tuổi, tinh thần vẫn còn khang kiện. Ông từ tốn, không muốn kể lại thành tích của bộ đội mình, nhưng chúng tôi tìm hiểu thêm trong các tài liệu thì bộ đội Lâm Quang Phòng ra đời trong hoàn cảnh miền Nam vùng lên chống Pháp vào cuối năm 1945. Bộ đội Lâm Quang Phòng tự tuyển mộ, trang bị võ khí và lập nhiều chiến công vang dậy khắp miền Tây Thành tích lớn nhất là cướp được chiến xa của Pháp từ biên giới Miên tràn qua Hà Tiên, đem về triển lãm cho dân chúng Hà Tiên xem. Chiến lợi phẩm ấy còn vẻ vang hơn 2 cây súng đại bác 105 ly lấy được trong trận chiến thắng Tầm Vu (Cần Thơ) năm 1948, do Huỳnh Phan Hộ chỉ huy. Thành tích này không bao giờ được CS nhắc tới trong các tài liệu, sử sách của họ, chỉ vì ông Lâm Quang Phòng không phải là đảng viên CS. Khi bác sĩ Việt Minh là Nguyễn Công Trung than rằng "Thiếu dụng cụ y khoa để mổ xẻ cứu các thương binh" thì bộ đội Lâm Quang Phòng tình nguyện đánh vào Bạc Liêu, chiếm bịnh xá, tịch thu hết dụng cụ y khoa và thuốc men về cho họ. Năm 1947, ông Lâm Quang Phòng là Đại đội trưởng Đại đội 64 Hà Tiên, còn Bửu Vinh là Đại đội trưởng Đại đội 66 Long Xuyên. Ông Lâm Quang Phòng quả quyết rằng : "Chính Đào Công Tâm, Chính trị viên của Đại dội 66 (Việt Minh) chủ động hạ sát Đức Thầy vào họp, rồi ùa ra đâm loạn đã vào mọi ngươi (tự vệ quân của Đức Thầy) khi đèn tắt. Đào Công Tâm đã hạ sát Đức Thầy chớ không phải Bửu Vinh. Nói như vậy không phải Bửu Vinh là kẻ vô tội. Hắn đồng lõa, sắp đặt âm mưu như Trần Văn Nguyên. Chính Đào Công Tâm còn lấy được 1 cây súng nhỏ (6.65) của Đức chế tạo (?) do Ủy ban Hành chánh Nam Bộ tặng Đức Thầy khi ông nhậm chức cố vấn đặc biệt trước đây. Cây súng ấy, bá súng có nạm vàng, và Đào Công Tâm đã trao cây súng lại cho Phan Trọng Tuệ, lúc đó là Chính ủy Khu 9" Theo ông Lâm Quang Phòng thì Bửu Vinh là người thuộc hoàng phái, trước làm thơ ký kho bạc tại 1 tỉnh miền Trung, thụt két, bỏ trố vào Nam. Vinh làm đủ mọi nghề lao động chân tay, trốn tránh ngoài vòng pháp luật. Có lúc Vinh trôi dạt tới Phú Quốc, gia nhập bộ đội Lâm Quang Phòng của ông. Vinh đánh giặc gan lì, hiếu sát, nên được cử là Tiểu đội trưởng. Ít tháng sau, Vinh ngả theo Việt Minh. Với khả năng giết người chuyên nghiệp, Vinh như người tìm được vận hội mới. Đầu năm 1947, Vinh làm Đại đội trưởng Đại đội 66 Long Xuyên của Việt Minh. Còn Đào Công Tâm là người Hải Phòng vào Nam sinh sống khá lâu. Từ chỗ làm phu đồn điền ở Hớn Quản (như Lê Đức Anh), Tâm bỏ trốn xuống Saigon làm phu khuân vác và đủ các nghề chân tay để sống. Khi Việt Minh cướp chính quyền, dung nạp các thành phần bất hảo, Tâm liền gia nhập "Quốc Gia Tự Vệ Cuộc", tức công an. Vốn hận thù những người may m¡n, giàu có hơn, nên Tâm say máu giết người. Từ chức Tiểu đội trưởng Tự Vệ, Tâm tiến lên Trung đội trưởng và được đề bạt làm Chính trị viên Đại đội 66 của Bửu Vinh. Đầu trộm đuôi cướp gặp nhau, họ làm việc rất tương đắc. Đại đội này đánh Pháp thì ít, mà chận đánh các bộ đội của người quốc gia thì nhiều. Tâm có vóc người ốm, dong dỏng cao, lưng hơi khom, mắt ti hí, người Nam gọi mắt lươn, môi chì, mặt mét. Nghề rình rập, truy lùng, ám sát, thủ tiêu rất hợp với khả năng của Tâm. Nhưng ai đã từng ở trong kháng chiến thời đó tại Miền Tây Nam Bộ chắc đều biết vụ Việt Minh ngụy tạo vụ án "Hòa Hảo ăn thịt người" để tuyên truyền lừa bịp. Sau vụ đàn áp cuộc biểu tình của Hòa Hảo đẫm máu tại Cần Thơ, dân chúng, tín đồ Miền Tây xa lánh họ. Việt Minh lại trình diễn luôn 2 màn lừa bịp mới. Thứ nhứt, để lợi dụng các tôn giáo, năm 1949, theo chỉ thị của Lê Duẩn, tổ chức "Đại Hội Liên Tôn Quốc Doanh" ở xã Tân Duyệt, Bạc Liêu. Tôn giáo nào cũng có đại diện, trừ Hòa Hảo. Ông Hoàng Quốc Kỳ kể lại vụ lừa bịp không tiền khoáng hậu ấy như sau : "...Sau Đại Hội Liên Tôn, hắn (Duẩn) sai những tên đảng viên CS ác ôn, thân tín nhất, chọc tiết cả chục tù nhân rồi chặt đầu, xẻ thịt y như người ta ra thịt heo, bày bán giữa ban ngày trên bờ sông Vịnh Chèo, thuộc tỉnh Cần Thợ Ghe xuồng nào đi ngang qua cũng bị chặn lại, dí súng, dao găm vào cổ, bắt phải mua thịt...người. Đến khúc sông vắng, người ta vội vàng vứt xuống sông để khỏi ói mửa. Rồi các ty tuyên truyền khắp Nam Bộ đem triển lãm hàng trăm tấm ảnh cỡ 18-24 chụp thớt thịt trên sông Vịnh Chèo, với những chiếc đầu lâu, những cánh tay còn nguyên ngón, kèm lời "thuyết minh" : "Bọn Hòa Hảo man rợ ở Cần Thơ đã giết cán bộ và thường dân không chịu theo chúng, rồi xẻ thịt bày bán trên sông Vịnh Chèo, bắt dân chúng mua về ăn. Ai không chịu bỏ tiền ra mua, chúng liền giết ngay tại chỗ, rồi xẻ thịt người ấy bày lên thớt..." Tuy xảo quyệt và gian trá như thế, nhưng Việt Minh không lừa bịp được ai. Người dân địa phương đã vạch mặt nhóm giết người dã man ấy, nếu nói Hòa Hảo thì cả quận này người ta đều quen biết nhau hết, và họ đâu có thấy dân địa phương đứng bán thịt...người. Nhưng đó là những người có giọng nặng trịch, khó nghe... Với chiến dịch tuyên truyền lừa bịp này vừa tung ra, tự nó đã xẹp ngay vì nó lộ liễu quá...." ("Ma Đầu Hồ Chí Minh, Hoàng Quốc Kỳ, trang 128). Trong thời kháng chiến, Việt Minh giết người, mổ bụng, trói thúc ké xuống cho "mò tôm". Mấy hôm sau, thây ma sình thúi, trôi lều bều. Việt Minh lại đi rỉ tai dân chúng :"Hòa Hảo giết người đấy !". …Riêng hệ phái Cao Đài Tây Ninh, cũng bị mua chuộc, dụ dỗ, nhưng không thành công. Tiếp đó, Việt Minh giở trò vu khống, rồi khủng bố, ám sát nhằm vào các ông Trần Quang Vinh, Giáo chủ Phạm Công Tắc, Hồng Sơn Đông, Nguyễn Vạn Nhả, nhưng thất bại. Ông Dương Đình Lôi đã kể lại rằng, "Trong 2 năm 1946- 1947, Việt Minh đã đưa cả 1 Trung đoàn về ẩn náu tại vùng Long Sơn, núi Nứa (Cần Giờ), có mục đích đánh phá đạo Cao Đài. Vùng rừng Sác có 1 họ đạo Cao Đài tại Cần Giờ. Trung đoàn 300 của Việt Minh vẫn thường xuyên đột nhập, gọi là "tảo thanh", gặp tín đồn Cao Đài là cứ bắn giết, nhà cửa thì đốt sạch. Mỗi lần như vậy, dân đạo Đao Đài phải chạy vào đồn bót Tây để được Tây che chở..." Cũng theo bức thư của nhà văn An Khê thì : "...Ở Củ Chi, thời đó có các Trung đoàn 306, 312 cũng tảo thanh Cao Đài ở vùng Cổ Ống, Cầu Xe, Sốc Lào, rồi họ b¡t theo 1 số tín hữu, đập đầu, chôn xuống các giếng trong những nhà chứa mũ cao su. Mối hận này không bao giờ rửa sạch trong lòng dân đạo Cao Đài". Ông viết tiếp : "Vào năm 1947, Việt Minh gởi cán bộ Khu 7 (miền Đông) lên họp với các lãnh tụ tôn giáo và đảng phái quốc gia, trong đó có giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Buổi họp kéo daì từ sáng tới chiều, thì Việt Minh vi phạm cam kết. bất thần xua quân tấn công Tòa thánh. Súng nổ từ phía ngoài ràọ 3 gã đại diện quân khu (Việt Minh) run rẩy, nói như muốn khóc: - Chúng tôi không chủ trương như thế. Các anh xét lại cho ! "Ông Trần Quang Vinh và Nguyễn Văn Thành trấn an họ : - Các anh đừng sợ. Các anh đến đây, chúng tôi có bổn phận bảo vệ sinh mạng cho các anh. "Khi ấy Tòa thánh được bố phòng kỹ lưỡng. Tại các ngã đường dẫn vào Tòa thánh, đều có công sự phòng thủ. Người chỉ huy lực lượng phòng thủ khi ấy là Trịnh Minh Thế. Việt Minh tấn công vào cửa chính nhằm lúc đổi phiên gác (6g chiều). Lính gác chưa kịp phản ứng gì. Tức thì 1 bộ phận khác núp trong mé rừng gần đó xông ra con đường lớn vừa chạy vừa b¡n vào Tòa thánh. Lợi dụng khi ấy chung quanh Tòa thánh còn nhiều rừng, Việt Minh điều động 1 số quân đến gần. Nhưng số quân ấy được lực lượng phòng thủ bên ngoài của Nguyễn Thành Phương chận lại. Toán đặc công Việt Minh hạ sát toàn lính gác, ồ ạt xung phong qua cổng chính. Mặc dù bị thương, người chỉ huy rút chốt lựu đạn, quăng về phía Việt Minh. Lựu đạn nổ tung, báo động cho các vọng gác tiếp viện và sẵn sàng chiến đấu. Mấy tên tiền phong của Việt Minh ngã gục. Bọn sau chậm lại. Nhờ thế, lính Cao Đài phản công quyết liệt, đẩy lui địch ra ngoài và đóng cổng sắt lại. 1 Trung đội Việt Minh bắn giết và đốt nhà dân cách đó 100 m. Ông Trịnh Minh Thế vừa thổi kèn thúc quân. Nghe tiếng kèn, Việt Minh tưởng có tiếp viện, vội vàng tháo lui, rút vào rừng. "Sáng hôm sau, nhiều phóng viên báo chí từ Saigon lên Tây Ninh, đã chứng kiến 1 cảnh tàn sát man rợ hãi hùng. Họ nhìn tận mắt đồng bào vô tội bị Việt Minh hạ sát : đàn ông, đàn bà, trẻ con đều bị chém, đâm và bắn trong những chòi lá cháy rụi. Có 1 bà mẹ ôm con nhỏ đã bị bắn chết..." (Thư của nhà văn An Khê, đề ngày 2/2/94). 1 nhân vật quan trọng của Cao Đài Bến Tre là ông Lê Kim Tỵ. Ông Tỵ từng hoạt động chống Pháp, bị bắt giam ở Tà Lài mấy năm. Lê Kim Tỵ hoạt động chung với các ông Dương Văn Giáo, bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và vợ là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, luật sư Huỳnh Văn Phương, Lâm Ngọc Đường. Vào tháng 10/1945, những người này đều bị Việt Minh bắt và hạ sát hoặc trấn nước tại sông Lòng Sông (Mường Mán), Phan Thiết... * "Tình đồng chí" : Tôi (tác giả Hứa Hoành) có dịp đàm dạo với 1 vị cao niên, quen nhau từ hồi ở bên trại tỵ nạn, mới đây gặp lại trong 1 tiệc cưới. Ông nhận xét về thành phần dao búa tham gia kháng chiến năm 1945, kể lại những chuyện thật, xin giấu tên : Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Chúng tôi, dân giang hồ sống ngoài vòng pháp luật từ lâu, nghĩ rằng đây là dịp đoái công chuộc tội. Hơn nữa, chúng tôi có người còn chút lương tri, muốn ngoi lên ánh sáng làm người lương thiện và làm người yêu nước trong thời loạn. Đó cũng là tâm trạng các tướng cướp khét tiếng như Bảy Viễn, Mười Trí, Thomas Phước (tướng cướp hào hoa nổi tiếng 1 thời ở Saigon). Đầu tiên, chúng tôi xin gia nhập Tự Vệ của Lâm ủy Hành chánh. Nhóm này chia làm 2 phe : 1 phe lo bảo vệ an ninh cá nhân trong Lâm ủy, còn 1 nhóm khác nhận mật linh thi hành các vụ giết người "Việt gian", "phản động". Tôi thuộc nhóm thứ hai. Qua mấy tháng nhúng tay vào máu, chúng tôi, có người tỉnh ngộ và đổi thái độ. Một hôm, Trần Văn Giàu họp chúng tôi và nói : - Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hãy tiêu diệt bọn "phản động", "Việt gian" với bất cứ giá nào. Những lời kết tội đó chỉ chung chung, không nói rõ tội trạng một aị Rồi cứ mỗi tối, chúng tôi lại nhận mật lịnh đi lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhân vật tên tuổi mà Lâm ủy có sẵn tên trong "sổ bìa đen". Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc : - Tại sao độc lập rồi mà còn giết nhiều người tài đức, có uy tính ? Trần Văn Giàu trả lời : - Cách mạng làm gì có đức ? Ai làm cách mạng mà không giết người ? Từ trong tiềm thức chúng tôi, hận thù dược khơi dậy, nhiều người say máu, muốn trả thù. Tuy nhiên, cũng có người chùng bước, không nở nhúng tay, nhưng cũng không dám cải lịnh. Chúng tôi lào vào công việc chém giết và được khuyến khích như "nhiệm vụ cách mạng". Mấy tháng sau chúng tôi tỉnh ngộ. Kẻ còn chút lương tri như bọn tôi, tự động rã ngũ, về thành để bảo vệ mạng sống 1 cách nhục nhả. Có người "đâm lao thì phải theo lao". Lại có người tiếp tục "đánh đu với tinh, đùa giởn với r¡n độc", chỉ trong 1 thời gian ng¡n, họ "sanh nghề tử nghiệp". Đó là trường hợp của Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Giang Minh Lý và ngay cả Trung tướng Nguyễn Bình. Còn lại những kẻ mù quáng, tiếp tục vay máu đồng bào, cuối cùng cũng bị "hy sinh". Họ chết không phải vì lằn tên mũi đạn của kẻ thù mà chết vì dao găm, mã tấu của "đồng chí" họ như Tưởng Đàn Bảo, Vũ Đức, Sư Muôn..." -http://www.thienlybuutoa.org/Misc/VC_thamsatcactongiao.htm Lời tố cáo Trần Văn Giàu của các tôn giáo Hoà Hảo,Cao Đài ,Công Giáo Việt Minh thanh toán các tôn giáo Thiên Chúa, Cao Ðài, Hòa Hảo vì nghịch chủ trương: “Tại Nam Bộ, ngày 16-8-1945 , Nhật trao chủ quyền Nam Bộ cho Mặt Trận Ðoàn Kết Quốc Gia. Ðây là Liên Minh các Ðảng phái, Ðoàn thể quốc gia ở Nam Bộ như: - Việt nam Ðộc Lập đảng của Hồ Văn Ngà - Việt nam Phục Quốc Hội của Trần Văn Ân - Giáo phái Cao Ðài - Giáo Phái Hòa Hảo - Nhóm Ðệ Tứ Trotskist của Tạ Thu Thâu - Nhóm Thanh Niên Tiền Phong do Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch [là tiền thân của Ðệ III Quốc tế cộng sản trá hình] điều khiển. Việt Minh đã khôn khéo len lỏi vào Mặt Trận Ðoàn Kết Quốc Gia này và tổ chức được nhiều cuộc biểu tình thật lớn tại Saigon ngày 25-8-1945 do toàn dân Việt nam đứng lên chống Nhật. Sau đó Mặt Trận Ðoàn Kết Quốc Gia thành lập Ủy Ban Hành Pháp Lâm Thời Nam Bộ, Việt Minh chiếm được 7 ghế trong số 9 Ủy viên của Ủy Ban. Ủy Ban này bị Việt Minh lũng đoạn, nhưng bị các thành viên Giáo phái Cao Ðài [Tướng Trần Quang Vinh], Hòa Hảo [Ðức Thầy Huỳnh Phủ Sổ] và VN Phục Quốc Hội [Cụ Trần Văn Ân] đứng lên chống đối vì biết Thanh Niên Tiền Phong của Việt Minh là Cộng sản Ðệ III Quốc tế trá hình. Trong một âm mưu của Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch gài bắt 2 thành viên Trần Quang Vinh, Giáo phái Cao Ðài và Ðức Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng không thành công. Việt Minh tuy bề mặt vẫn hợp tác trong Mặt Trận Ðoàn Kết Quốc Gia, nhưng bên trong Hồ Chí Minh lệnh cho những toán du kích, toán Việt hùng [tiền trảm hậu tấu, giết người trước báo cáo sau!] thanh toán tàn bạo các tín đồ 2 Giáo phái Cao Ðài và Hòa Hảo khắp các tỉnh Miền Ðông và Miền Tây Nam Bộ kể cả Trung Bộ Việt nam! Ngày 25-5-1946 Hồ Chí Minh ra lệnh cho Tướng Nguyễn Bình phải giải tán Mặt Trận Ðoàn Kết Quốc Gia Nam Bộ. Mặt Trận này phải đổi tên thành Hội Liên Hiệp Quốc Dân (tức Liên Việt) do Hồ Chí Minh cầm đầu và khống chế. Cộng sản Ðệ III QT coi các tôn giáo nói chung là một loại thuốc phiện cần triệt hạ. Cộng sản Ðệ III chỉ cần một thứ tôn giáo duy nhất là Cộng sản Chủ nghĩa (CSCN) mà các tín đồ là những tên đồ tể trung kiên, ác ôn cướp của giết người không gớm tay, tàn bạo vô tiền khoáng hậu..! Chủ mưu của Hồ Chí Minh là thanh toán sạch các tôn giáo như Thiên Chúa, Cao Ðài, Hòa Hảo từ 1945, 1946, 1947 và 1948. - Tháng 10/1945 du kích Việt Minh đã tập hợp 3 xã Hiệp Hòa, An Ninh và Lộc Giang quận Ðức Hòa tỉnh Chợlớn đem mổ bụng moi tim Anh Sáu Cộ, gốc là Lính Tập hồi hưu Việt Minh cho anh là làm Việt gian cho Tây để làm gương, đe dọa và trấn áp người dân! - Tháng 1/1946, du kích Việt Minh đã bắt Anh Năm Hỷ, Ông Tám Bôn, Trùm Họ Ðạo Thiên Chúa quanh nhà thờ ở Ấp Chánh xã Hiệp Hòa quận Ðức Hòa, đem cắt cổ, ghim bản án là Việt gian cho Tây trên ngực. - Tháng 5/1946 Việt Minh thanh toán 85 tín đồ Cao Ðài 3 xã Hiệp Hòa, Tân Phú và Tân Mỹ thuộc quận Ðức Hòa bằng mã tấu cắt cổ, chặt đầu chôn trong cùng một hầm tập thể tại Ấp Gò Sao xã Hiệp Hòa, như đã kể ở Phần II - Ba Ðời Chạy Giặc (Ðặc San Hậu Nghĩa 2006). Chính thời gian này là cả gia đình người viết bài này phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa, mồ mả Cha Ông chạy vắt giò lên cổ ra Căn cứ Chợ Hiệp Hòa để tỵ nạn cộng sản. - Tháng 6/1946 Việt Minh lại tàn sát thêm hơn 60 tín đồ Cao Ðài tại ngã ba Rạch Gần xã An Ninh, quận Ðức Hòa Cholon như lời tường thuật sau đây của tác giả Dân An Ninh qua bài " Một Chuyến Ði Về " trong Ðặc San Hậu Nghĩa năm Giáp Thân 2004. Ông Dân An Ninh viết: " Nhắc lại cái đêm cha tôi về nhà rồi ngả bệnh nằm liệt giường. Ðó cũng là cái đêm những gia đình theo Ðạo Cao Ðài quằn quại đau đớn kinh hoàng khiếp đảm, con khóc cha, vợ khóc chồng do thuộc hạ của tên Cò Triệu vào nhà kêu cửa dẫn đi và mãi mãi không về..! Cò Triệu là trưởng công an quận Ðức Hòa lên họp tại UB Kháng Chiến Hành Chánh xã An Ninh quận Ðức Hòa để mở cuộc hành quân tiêu diệt các tín đồ Cao Ðài chúng gọi là phản động và là tay sai thực dân Pháp. Bọn chúng ghi tên tất cả những nam tín hữu Ðạo Cao Ðài, đến đêm vào nhà kêu cửa từng người dẫn đi giết hết! Sáng hôm sau, đồng bào đi chợ thấy năm sáu mươi thây các tín đồ Cao Ðài nằm chết rải rác dọc theo các con lộâ trong làng, trong xóm ấp. Nơi nào cũng có thây người, máu me vương vãi, kẻ bị đâm, người bị chặt đầu, kẻ bị cắt cổ trải cùng khắp các lối đi, cả ngoài đồng ruộng cũng có thây người. Các giếng cạn, xác người chồng sắp lớp! Thật là dã man, ai thấy cũng kinh hồn mất vía ..!" Có thể gọi đây là họa diệt chủng không gớm tay của Việt Minh cộng sản! - Ðồng loạt trong năm 1946 ở các làng Tân Phú, Ðức Lập, Hòa Khánh, Ðức Hòa, Mỹ Hạnh, Lương Hòa, Mỹ Thạnh Ðông, Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Quý, Giồng Trôm, Giồng Ðế, Hội Ðồng Sầm, Tho Mo, Quéo Ba, Cóc Rinh v.v quận Ðức Hòa Cholon, số lượng tín đồ Cao Ðài bi. Việt Minh thanh toán không biết bao nhiêu mà kể, vì có người không chạy thoát, có người thoát ra Căn cứ Chợ Hiệp Hòa. - Theo số tín đồ Cao Ðài từ miệt bưng bên kia sông Vàm Cỏ Ðông chạy thoát ra đến Căn Cứ Hiệp Hòa cho biết thì tên Tây Lai [người Việt lai Tây] ở các xã Mỹ Thạnh Ðông, Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Quí là một "Việt hùng" [danh hiệu đặt cho người thi hành lệnh Việt Minh giết người không gớm tay!] đã giết trên 99 người gồm tín đồ Cao Ðài, Hòa Hảo, hoặc những người giàu có trong vùng. Tất cả đều bị tên Tây Lai mổ bụng, hoặc chặt đầu ở bên kia Sông Vàm Cỏ Ðông. Về sau, Lính Cao Ðài tại Căn cứ Chợ Hiệp Hoà phục kích mỗi đêm và sau cùng hạ sát tên đao thủ phủ Tây Lai này tại sào huyệt của hắn ở xã Mỹ Quý. Ðúng là ác giả ác lai! Nhiều Tín đồ Cao Ðài thuộc các ấp Giồng Trôm, Giồng Ðế, Tho Mo, Quéo Ba, Hội Ðồng Sầm.. bỏ chạy trốn tứ tán. Kẻ ra được Căn Cứ Cao Ðài tại Chợ Hiệp Hòa, người chạy sang Miên rồi tìm đường đến Căn Cứ Cao Ðài ở Trà Cao, tại vùng đất Mỏ Vẹt biên giới Việt-Miên, ngang với quận Gò Dầu Hạ. Dọc theo đất Miên bên ven phía Tây sông Vàm Cỏ Ðông từ Gò Dầu Thượng chạy lên hướng Bắc tỉnh Tây Ninh ngoài căn cứ Cao Ðài ở Trà Cao còn có Căn Cứ Cao Ðài Bến Cầu ngang với xã Cẩm Giang, Căn cứ Cao Ðài Bến Kéo phía Ðông sông Vàm Cỏ Ðông ngang với xã Long Thành. - Trên trục giao thông Quốc Lộ 1 có rất nhiều Căn Cứ Cao Ðài đóng dọc theo Quốc Lộ từ Saigon chạy lên Tây Ninh như Căn cứ Suối Cụt, Căn cứ Suối Sâu (các căn cứ này ngang với các xã Bùng Binh, Hố Bò, An Nhơn Tây, Trung Lập. có rất nhiều Tín Ðồ Cao Ðài bị Việt Minh giết..), Căn Cứ Trảng bàng, Căn cứ Gia Bình, Căn cứ Gò Dầu, Căn cứ Vênh Vênh [có Sở Cao su Vênh Vênh], Căn cứ Cẩm Giang (có Bộ Tư Lệnh và Tổng Hành Dinh Quân Ðội Cao Ðài đóng chỉ huy các cuộc hành quân tảo thanh Việt Minh trong toàn tỉnh Tây Ninh), Căn cứ Bến Kéo. Mỗi căn cứ Cao Ðài kể trên quy tụ hơn từ 500 đến cả1000 tín đồ Cao Ðài chạy thoát khỏi sự chém giết thủ tiêu của Việt Minh cộng sản. Có chừng 1 hay 2 Trung đội quân đội Cao Ðài giữ an ninh căn cứ, bảo vệ tín đồ Cao Ðài chống lại các cuộc tấn công thường xuyên của Việt Minh từ năm 1945-1954. Ðêm nào cũng có các du kích và lực lượng võ trang Việt Minh tấn công một vài căn cứ, nhất là Căn Cứ Trà Cao, Căn cứ Bến Cầu gần đấy Cao Miên thiệt hại rất nhiều. Các Tín đồ Cao Ðài trong mỗi căn cứ kể trên phải bỏ mồ ma, bỏ nhà cửa, ruộng vườn chạy giặc Việt Minh đến căn cứ sống cơ cực, đói khổ, rách rưới trong một vòng đai rào kín độ 1 hay 2 ki-lô-mét vuông, vì không phương tiện sinh nhai, trong lúc cha mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt của họ đã bị Việt Minh thanh toán vô số kể [không thể thống kê hết được] ở các làng quanh vùng, hay quanh căn cứ. - Tại ngã tư quận lỵ Trảng Bàng [hướng từ Saigon lên Quận Trảng Bàng] rẽ phải vào ngã ba Hai Châu có đường trải đá một ngả rẽ đi vào xã Bùng Binh, Bến Súc thuộc chiến Khu Dương Minh Châu, và một ngả đường đi lên xã Trường Thành Sông Ðua, Sở cao su Cầu Khởi, vào Ðồn điền Dầu Tiếng... Ðây là con đường (từ Trảng Bàng đi lên hướng tỉnh lỵ Tây Ninh) đi Sứ của vua Cao Miên thời xưa chạy song song với Quốc Lộ 1 lên tỉnh lỵ Tây Ninh, cũng có những căn cứ Cao Ðài như Căn cứ Tràng Bàng tại ngã ba Hai Châu, Căn cứ xã Bàu Ðồn (sau đổi thành Quận Khiêm Hanh), Căn cứ xã Truông Mít, Căn cứ Suối Ðá... và cuối cùng là vùng Thánh Ðịa Tòa Thánh Tây Ninh. Những căn cứ này thành lập để bảo vệ các Tín đồ Cao Ðài của các làng xã vùng rừng Bùng Binh, Bời Lời, Bến Súc, Bàu Ðồn, Truông Mít, Cầu Khởi trên bờ Tây sông Saigon ngang với Chánh Lưu thuộc tỉnh Thủ Dầu Một (sau gọi Bình Dương). - Tín đồ Cao Ðài ở quanh vùng của xã Chánh Lưu tỉnh Thủ Dầu Một bị Việt Minh giết hại vô số kể mà chính Ông Nguyễn Hộ, một cán bộ cao cấp VC hồi kết sau 30-4-1975 đã thuật lại một cuộc thảm sát trên 350 Tín Ðồ Cao Ðài phơi xác dọc theo đường sắt Chánh Lưu lên Ðồng Xoài, Lộc Ninh. - Nói đến các cuộc thảm sát Tín đồ Cao Ðài Nam Bộ ngoài các tỉnh Chợ lớn, Long An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu [Miền Ðông] chúng ta phải kể đến các tỉnh vùng Tiền Giang, Hậu Giang Miền Tây Nam Bộ nữa. Ðó là các tỉnh Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre [chi phái Cao Ðài Ông Tương], Vĩnh Long, Sadec, Trà Vinh, Long Xuyên, Châu Ðốc, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Lý do nào chúng ta bảo những tỉnh này các Tín Ðồ Cao Ðài cũng bị Việt Minh thanh toán vô số kể? Vì chính Thánh Ðịa Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh trên một diện tích khoảng 30 km2 là nơi lánh nạn Việt Minh của non 1 triệu Tín Ðồ Cao Ðài từ các tỉnh Miền Tây và Miền Ðông Nam Bộ tìm đến, chưa kể các tỉnh Miền Trung cũng bị Việt Minh sát hại bỏ của chạy lấy người vào lánh nạn tại Tòa Thánh Tây Ninh từ năm 1945. Rất tiếc và không biết các cơ quan Hành Chánh Ðạo Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh và ở các xã, quận hay tỉnh thành Miền Ðông, Miền Tây Nam Bộ và Trung Bộ VN lúc ấy [1945, 1946, 1947, 1948...1954] có mở các cuộc điều tra và thống kê số Tín Ðồ Cao Ðài bị giết oan dưới bàn tay sắt máu của Hồ Chí Minh và bọn Việt Minh công sản hay không? Hiện nay chúng tôi chưa biết rõ có vị chức sắc nào điều tra, ghi chép thống kê thu thập chứng tích những tín đồ thuộc các tỉnh Miền Ðông, Miền Tây Nam Bộ và Trung Bộ Việt nam đã bị Việt Minh sát hại là bao nhiêu? Nếu các ban Trị Sự Xã, Tộc Ðạo ở các quận, Châu Ðạo ở các tỉnh trên đều điều tra thống kê, sưu tập chứng tích đầy đủ chúng ta chắc chắn có cơ hội tố cáo tội ác CSVN trước dư luận và các tòa án quốc tế chiếu theo Nghị Quyết 4681 của Quốc Hội Liên Hiệp Âu Châu biểu quyết tháng 6/2006..! - Ngay tỉnh Quảng Ngãi Miền Trung, Việt Minh cũng đã giết hại gần 3,000 Tín đồ Cao Ðài hồi tháng 8/1945 mà người chứng kiến cũng là nạn nhân trong cuộc thảm sát đó chính là Giáo Hữu Ngọc Sách Thanh [tức Cụ Lê Quang Sách] hiện còn sống và cư ngụ tại San Bernadino có đủ tài liệu chứng minh. Trong Bạch Thư gửi Ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan ngày 9/4/1999 Giáo Hữu viết: " Trong suốt 3 tuần lễ kể từ ngày 19/8/1945, chỉ riêng trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi đã có 2791 Chưc sắc, Chức việc và Tín Hữu Ðạo Cao Ðài Trung Bộ đã bị những người Cộng sản Việt Nam sát hại bằng đủ cách như chém đầu, chôn sống, thả biển trong đó có cả hình thức "tùng xẻo" như thời Trung cổ. Tại Quảng Ngãi các vị Chức sắc Cao cấp Cao Ðài như Ðức Liễu Tâm Chơn Nhơn Huỳnh Ngọc Trác, Giáo sư Lê Ðức, Giáo sư Ngọc Thành Thanh, các Giáo Hữu Nguyễn Trân, Lê Ðường, Lê Quang Viện, Nguyễn Sử, Nguyễn Kỉnh, Bùi Phụng, Nguyễn Thống, Trần Lương Hiếu v.v.. đều bị giết thảm. Ở Quảng Nam Giáo sư Nguyễn Hồng Phong cùng 5 Nhân sĩ Cao Ðài khác bị giết tại Làng Bầụ!" - Giáo Hữu Lê Quang Sách cũng cho biết sau Hiệp định Genève tháng 7 năm 1954, khi Quân Ðội Quốc Gia tiếp thu Liên Khu 5, chính Hội Thánh Truyền Giáo Cao Ðài Miền Trung đã kêu gọi các Ðạo Hữu quyên góp và đã xây được một Ðài Tưởng Niệm trong tỉnh lỵ Quảng Ngãi trên khuôn viên gần 1 mẫu tây. Hằng năm ngày mùng 10/7 Âm lịch các gia đình của gần 3,000 nạn nhân đều tụ tập tại Ðài Tưởng Niệm này lập đàn trai, cầu siêu và cúng giỗ những nạn nhân do tội ác Cộng sản Việt Nam gây nên. Bất hạnh thay sau 30/4/1975, CSVN tấn chiếm VNCH, xe tăng của Việt cộng đã ủi sập mất Ðài Tưởng Niệm 3,000 vong linh Tín Ðồ Cao Ðài tỉnh Quảng Ngãi để phi tang.! Hiện chân móng Ðài Tưởng Niệm vẫn còn, tuy không có cách nào Hội Thánh Truyền Giáo Cao Ðài Miền Trung hy vọng tái xây dựng lại Ðài Tưởng Niệm này nữa, vì chắc chắn bạo quyền CSVN sẽ ngăn cản và không cho phép. Ðài Tưởng Niệm 3,000 Tín Ðồ Cao Ðài tại Quảng Ngãi bị Việt Cộng sát hại là bằng chứng tội ác tày trời của bọn ngụy quyền CSVN. Thưa Quý Chức sắc, Chức việc và Quý Ðạo Hữu Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh Truyền Giáo Miền Trung và Cao Ðài Hệ Phái Ông Tương ở Bến Tre: Trên đây chỉ là những ghi nhận mà người viết nhớ được hoặc qua sách vở, báo chí, hoặc tài liệu tham khảo rất phiến diện và chưa hoàn toàn đầy đủ. Người viết trân trọng gửi Bản Lên Tiếng về Phong Trào Việt Minh và bọn Cộng Sản Ðệ III Quôc Tế Hồ Chí Minh thanh toán các Giáo Phái Cao Ðài, Hòa Hảo đến Liệt Quý Vị, kính mong Quý Vị sẽ bổ sung những điều Quý vị nghe thấy hay biết được các cảnh tàn sát hay thảm sát các Tín Ðồ Cao Ðài ở mỗi địa phương Qúy Vị từng sinh sống và trải qua trọng thời kỳ chiến tranh 1945-1954 hay sau này nữa. Sở dĩ chúng tôi trình lên Qúy Vị bản kê Tội Ác Việt Minh CS Ðệ III Quốc Tế dưới sự lãnh đạo của tên tay sai Hồ Chí Minh 1945-1948 để chúng ta có dịp hồi tưởng lại Tội Ác tày trời của những con người cộng sản Việt Nam phản dân hại nước mà chúng ta Người Việt Quốc Gia Tỵ nạn CS phải có nhiệm vụ vạch trần tội ác của Việt cộng ra và thu thập tài liệu sẵn sàng để sẽ kiện bọn chúng ra Tòa Án Quốc Tế trong tương lai gần qua Nghị Quyết 4861 của QH/LH Âu châu tháng 6/2006 vừa qua. Mọi tài liệu thảm sát Tín Ðồ Cao Ðài xin vui lòng gửi về UB Tranh Ðấu Cho Tự Do Dân Chủ tại Việt Nam P.O. Box 8975 Newport Beach, CA 92658- 0975 hay e-mail dao_hoang@hotmail.com . “ TRẦN VĂN GIÀU, TÊN ĐỔ TỂ CHƯA ĐỀN TỘI ÁC. http://tudodanchu.wordpress.com/2008/09/07/dote/ TRƯƠNG MINH HÒA. Cái gọi là ngày” quốc khánh” được đảng Cộng Sản luôn tự hào là: CƯỚP CHÍNH QUYỀN VÀ CHỚP THỜI CƠ TỔNG KHỞI NGHĨA, nhằm kỷ niệm lúc tên Việt gian Hồ Chí Minh lếu láo tại quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945; từ đó hàng năm, đảng siêu cướp Cộng Sản Việt Nam kỷ niệm, đương nhiên là câu huênh hoang đầy gian trá:” không có gì quí hơn độc lập tự do” được lập lại và người dân hiểu rằng: kể từ ngày ấy, nước Việt Nam không còn độc lập, người thì mất tự do; đảng thì” đập lột”, còn dân thì” tự lo” quơ quào bằng mọi cách để sống. Như vậy cái gọi là ngày quốc khánh 2 tháng 9, rõ ràng là đảng cướp Cộng Sản Việt Nam đã thành thật khai báo” cướp chính quyền” chớ không phải là” giành lại chính quyền”; điều nầy cũng nói lên thực lực của đảng cướp Cộng Sản, với thiểu số, nhưng nhờ thủ đoạn, tàn ác mà cướp được chính quyền. Kẻ cướp hãnh diện về thành quả ăn cướp, nên những thằng lâu la” ăn cướp già” cũng thường hay tự hào cái ngày còn” cỡi lưng heo nái bắn nạn dàn thung” phục vụ dưới trướng tên tướng cướp lãnh đạo Hồ Chí Minh, cứ vào mỗi độ 2 tháng 9 về; đó là trường hợp của tên ác ôn Trần Văn Giàu, là con chó già mù mắt, rụng răng, tai điếc, chân đi không vững, đã từng bị tên chủ của nó là Hồ Chí Minh đày đọa, xuýt vong mạng, thế mà ngày nay vẫn vẫy đuôi nhớ tên chủ khốn nạn ấy với niềm tự hào sau một đời” làm chó săn” cho tên chủ thích dùng chó để săn, giữ nhà và cũng thích ăn thịt chó. Loài chó trung thành, nhưng nó trung thành một cách mù quáng, không phân biệt chánh tà, tốt xấu; chó trung thành giữ nhà, dinh thự cho những tên bất lương, chó được chủ ban bố cơm thừa cá cặn, ngay cả lúc nó” đớp cứt chủ” mà vẫn cảm thấy ngon; kể cả khi chủ sắp giết mà nó vẫn vẫy đuôi, đó là con chó Trần Văn Giàu là tiêu biểu, hay có cả những con chó khác, phản tỉnh chạy ra nước ngoài như Bùi Tín, Nguyễn Ngọc Giao….vẫn vẫy đuôi và coi chủ Hồ Chí Minh là” người yêu nước, nhà cách mạng lão thành” như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Kỳ Ngoại Hầu…Loài người khác hơn chó ở chỗ là biết phân biệt minh quân và bạo chúa, chánh và tà, nên lòng trung thành thường đặt đúng chỗ; nếu trung thành với hôn quân, nhà độc tài, kẻ gian manh, thì cũng mù quáng không khác gì chó. Ngày xưa ở bên Trung Hoa, nhân vật tướng quân Hoàng Phi Hổ hành xử đúng theo tinh thần” con người” khi nhìn thấy Trụ Vương tàn ác, ham mê tửu sắc nên sang đầu Châu, tiêu diệt hôn quân; ngày nay một số người đã nhìn thấy vài tổ chức chống Cộng dỏm, từng lợi dụng lòng yêu nước của dân chúng để thu tiền trong Mặt Trận kháng chiến cuội…mà vẫn mù quáng đi theo, phục vụ, kể cả những” nhà khoa bảng chuyên gia” dù có bằng cấp cao, thì những kẻ nầy cũng không khác gì là loài chó. Báo Lao Động trong nước, số 202, ngày 3 tháng 9 năm 2008 có đăng bài viết tựa là:” Gặp Người Diễn Thuyết Năm Xưa Tại Lễ Độc Lập 2 Tháng 9 Năm 1945 ở Saigon”. Và có đăng cả tấm hình chụp của Ban Lãnh Đạo tỉnh Long An chụp chung với” con chó già năm xưa của Hồ Chủ Tịch” gọi là Giáo Sư Trần Văn Giàu, nhằm hồi tưởng lại cái ngày mà tên Hồ Chí Minh đọc diễn văn ở ngoài Bắc, thì trong Nam, đám chó Cộng Sản cũng phải” GÂU-GÂU” nịnh theo chủ; tuy nhiên vì kỷ thuật thời đó không cao, nên lời nói của tên chủ không được truyền vào Nam, thế là con chó Trần Văn Giàu đành phải nhảy lên diễn đàn, cương ẩu, phụ họa với chủ cho trọn lòng trung của loài chó. Thời gọi là” kháng chiến mùa thu” khắp nơi rộn ràng với:” Mùa thua rồi, ngày hai mươi ba, ta đi theo tiếng kêu san hà nguy biến..”. Nhưng không ai ngờ là những hy sinh, đóng góp xương máu, tài sản nầy vô ích nầy trong suốt thời gian 9 năm, lại vô tình giúp cho đảng Cộng Sản đi từ” không đến có”, gieo tao họa cho đất nước cho đến ngày nay với hàng chục triệu người chết, cả nước đắm chìm trong lạc hậu, mất tự do, dân chủ, độc lập; những người hiểu biết cảm thấy có tội với đất nước vì đã lầm lẫn đi theo cái gọi là” kháng chiến mùa thu” làm lợi cho giặc, nhưng cũng có một số người mù quáng, tự hào cái khoản thời gian” đi theo đảng cướp Cộng Sản, giết người” ấy là” làm cách mạng” và họ cũng tự nhận là” đi làm cách mạng”: “MÙA THU kháng chiến của MÙ THUA. MÙ THUA theo đảng Cộng MUA THÙ. MUA THÙ cách mạng MÙ THUA ấy. MÙ THUA di hại lắm MÙA THU”. Tên chó săn Trần Văn Giàu, thời” kháng chiến mua thù” là nhân vật nồng cốt, tay sai đắc lực và” năng nổ” của tên tướng cướp, sáng lập đảng cướp Cộng Sản Việt Nam là Hồ Chí Minh, Giàu được chủ nó giao cho những chức vụ như: Bí Thư Xứ Ủy Nam Kỳ, Chủ tịch Ủy Ban Khởi Nghĩa Nam Bộ và nhất là các chức” Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ” được dân miền Nam thời ấy biết rõ những hoạt động mờ ám, nhất là qua sự phân biệt đối xử giữa những người nào dại dột chịu đi theo làm tay sai, đóng tiền, vàng, lương thực cho tổ chức; còn những thành phần khác thì coi là” phó thường dân Nam Bộ”, nhóm chữ nầy ngày nay vẫn còn nhiều người nhớ đến cái thời” khủng bố” khắp nơi. Trần Văn Giàu chính là tên” lừa thầy phản bạn” từng sang Pháp du học, được người thầy là Tạ Thu Thâu hết lòng giúp đở nơi xứ người, nhưng sau đó Giàu đi theo Cộng Sản Đệ Tam, còn Ta Thu Thâu là Đệ Tứ, nên khi về nước, Giàu đã sát hạ thầy, các” đồng chí đệ tứ” một cách tàn bạo. Đây là bài học mà những ai còn tin, nghe theo đảng Cộng Sản, chính những người cùng ý thức hệ Karl Marx, chỉ khác nhau” hệ phái” là làm thịt nhau thật dã man, huống chi là những người không theo Marx. Những ai ở hải ngoại còn mơ mộng” hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận thù, dị biệt chánh kiến, cùng nhau xây dựng đất nước và cùng nhau đoàn kết chống Trung Cộng” thì nên lấy bài học nầy để làm kinh nghiệm, và lấy câu châm ngôn:” hòa hợp hòa giải với Cộng Sản là tự sát”. Bản thân Trần Văn Giàu, thời thanh niên, nổi tiếng là người thông minh, nhưng cái trí thông minh ấy lại được xử dụng trong những mục tiêu bất chánh, là đem tài trí phục vụ cho đảng cướp Cộng Sản, trở thành đại họa cho dân tộc, chính hắn gây biết bao nợ máu với dân thời Việt Minh, với xác người trôi sông, bị chặt đầu, mổ bụng, xỏ xâu….trên cánh đồng thì ngập xác người, mồ chôn tập thể và nhất là đám Cộng Sản nầy tàn sát biết bao tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, ngay cả đức thầy Huỳnh Phú Sổ, cũng từng bị mưu sát và sau cùng bị ám hại tại Đốc Vàng Hạ, làng Tân Phú, trong lần Việt Minh do đại diện là tên Bửu Vinh, đồng bọn của Trần Văn Giàu, dàn cảnh mời họp lúc 7.30 tối ngày 16 tháng 4 năm 1947. Cũng giống như hầu hết những tên ác ôn như Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong….Trần Văn Giàu từng được thụ huấn phương cách tuyên truyền, khủng bố, gian manh tại trường Công-Nông Phương Đông tại Mạc Tư Khoa, hắn học sau Hồ vài năm, là người học giỏi, cuối khóa, các học viên phải làm luận án, trong số 3 luận án hay thì Trần Văn Giàu đứng nhất, người thứ nhì là Tito ( sau làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Nam Tư) và hạng ba là Thereze ( sau là tổng bí thư đảng Cộng Sản Pháp). Để tưởng thưởng, nhà độc tài Staline tặng mỗi người một tấm ảnh, có chữ ký tên phía sau. Chính điều nầy mà Hồ Chí Minh ghét Trần Văn Giàu, cộng thêm cái tinh thần kỳ thị, nghi kỵ Bắc Nam của Hồ. Sau thời kỳ giết người như rạ, sợ uy tín của đám cán bộ gốc miền Nam lên cao, nên lần lượt Hồ triệt hạ hầu hết những:” mầm móng” nầy. Nổi bật là vụ giết trung tướng Nguyễn Bình ( Nguyễn Phương Thảo), Trần Bạch Đằng khôn hơn, đôi ba lần được Hồ triệu về bắc mà không đi nên thoát chết. Trần Văn Giàu cùng với một tên đồng bọn sát thủ khác là Dương Bạch Mai, ra bắc và bị đì tối đa: Dương Bạch Mai bị Hồ ra lịnh cho Mai Chí Thọ cho người đầu độc bằng ly nước trà trong kỳ hội thảo đảng bộ; còn Trần Văn Giàu thì bị cho ngồi chơi xơi nước, quản chế, ngồi viết” tự kiểm” dài dài, giảng dạy những lý thuyết vể chủ nghĩa Marx Lenin trường đại học ở miền Bắc, thay vì hắn được làm những chức vụ tương xứng với khả năng ( hầu hết những chức vụ nầy dành cho cán bộ gốc Bắc, nhất là cùng quê quán với Hồ Chí Minh). Ung Văn Khiêm ra Bắc, bị xài một thời gian, kể cả lúc làm thứ trưởng ngoại giao, vâng lịnh Hồ, cút cung tận tụy, với công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Cộng vào năm 1956, làm nền tảng cho bức công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng 1958; Tôn Đức Thắng cũng không được Hồ sử dụng, dù Thắng là một trong những người hiếm hoi nhận được huy chương Lenin, được coi là cao quí nhất của khối Cộng Sản. Sau 1954, nhiều người miền Nam đã lầm tập kết ra bắc, nên vụ trung đoàn 99 của trung đoàn trưởng Đồng Văn Cống ( cai tổng Cống), vào năm 1955, từ huyện Lương Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giả vờ tập trận, với phân nữa quân số, lấy quân xa thẳng vào Nam, Hồ cho Đồng Văn Cống rượt theo, hai bên đụng độ, mớ chết, mớ vượt sông vào Nam, về quê sinh sống. Thời kháng chiến đánh Tây, đảng Cộng Sản không có thế lực, cũng không có quân số, chỉ lừa bịp lập ra các cơ chế” Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ” do Trần Văn Giàu làm chủ tịch, từ đó đưa người vào nắm những đơn vị quân dân tự võ trang miền Nam và dần dần dùng thủ đoạn khống chế, khuynh đảo, biến những đơn vị quân sự thành công cụ cho Cộng Sản. Những đơn vị kháng chiến tự phát dần dần rơi vào tay các tên Cộng Sản, trong ba trường hợp: -Vì lầm tưởng chống ngoại xâm, đánh Tây giành độc lập nên chấp nhận sự chỉ huy của những tên Cộng Sản lồng vào qua sự tiến cử của Ủy Ban Khởi Nghĩa, Kháng Chiến Nam Bộ, nhưng sau đó cũng bị thanh toán, thủ tiêu để không ai có mưu đồ bất phục tùng, diệt trừ hậu hoạn. -Những ai biết rỏ tâm địa gian ác, thì bị thủ tiêu, ám sát. -Những ai âm thầm chịu đựng, rồi sau đó tìm cách bỏ trốn, bị chụp mũ là” phản bội” đầu hàng giặc. Theo tài liệu của Hứa Hoành, thì lúc đó, thời” nam bộ kháng chiến”, ở nhiều tỉnh miền Nam đã có tới 25 chi đội chiến đấu, mỗi chi đội có quân số từ vài trăm đến một ngàn quân, vũ khí tự lực, tinh thần chiến đấu rất cao, tiêu biểu:- Chi đội do Huỳnh Kim Trương, tức là cò Trương chỉ huy-Chi đội do nhóm Bình Xuyên thành lập từ 1945 do Hai Soái, Ba Dương chỉ huy, cuối năm 1946, Việt Minh cho tên Từ Văn Ry ( Henry Từ) vào, rồi ám sát Ba Dương trong trận độ với Tây, âm mưu bị lộ nên chúng giết tên Henry Từ để bịt đầu mối.-Chi đội cũng của Bình Xuyên, do Bảy Môn chỉ huy, theo cánh Bảy Viễn.- Chi đội do Mười Trí tức là Huỳnh Minh Trí chỉ huy. Sau khi ám sát Ba Dương, rồi âm mưu thanh toán Bảy Viễn thất bại, Việt Minh mua chuộc được Mười Trí, đầu tiên tự phong là” sư thúc Hòa Hảo” để lôi kéo tín đồ, sau đó bí mật ám sát đức thầy Huỳnh Phú Sổ nhưng bất thành; từ đó tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo biết rõ tên Mười Trí nên tẩy chay.-Chi đội Tư Đức, do Phạm Hữu Đức chỉ huy-Chi đội cũng do Bình Xuyên, do Huỳnh Văn Thảo ( Giáo Thảo), thuộc Cao Đài chỉ huy- chi đội Bảy Viễn…v…v…. Tóm lại, ở miền Nam, cái gọi là” kháng chiến mùa thu” chỉ là trò bịp, vì Việt Minh không có quân, chỉ dùng cái vỏ bọc” Ủy Ban Khởi Nghĩa Nam Bộ” với một số tên cán bộ nồng cốt, lòn người, xâm nhập, khuynh đảo; đây là cuộc kháng chiến” ốc mượn hồn”. Với những thủ đoạn có bài bản mà Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai và đồng bọn áp dụng, nên tất cả 25 chi đội võ trang miền Nam lần lượt lọt vào tay của Cộng Sản, họ chiếm các chức chính trị viên nên trở thành công cụ cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Biết bao xương máu của người dân miền Nam bị lợi dụng qua tay trung gian Trần Văn Giàu cho tên chủ Hồ Chí Minh, tội ác của hắn dẫy đầy, chỉ riêng thành phần” có học” cũng lên đến hàng ngàn người bị thủ tiêu, giết hại, ném xác trôi sông, vất trên cánh đồng. Chính bọn Trần Văn Giàu đã hạ lịnh tàn sát hàng ngàn tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Theo tài liệu của Hoàng Quốc Kỳ, trong quyển” Ma Đầu Hồ Chí Minh” cho biết: số là đầu tháng 9 năm 1945, đồng bào Phật Giáo Hòa Hảo với tay không, kéo về Cần Thơ biểu tình, bị Việt Minh chụp mũ vào tội” chống đối”, nên ra lịnh cho Vệ Quốc Đoàn bắn vào đám đông, tàn sát không gớm tay; tên sát thủ Nguyễn Văn Nghệ, là tay súng tiểu liên trong đội quân nầy đã thuật là:” tụi Hòa Hảo gan cùng mình, lớp nầy ngã xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà, con nít cũng vậy. Bóp cò đền run cả tay, máu loang đỏ cả mặt đường mà chúng vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần, nhưng lịnh bắt là phải bắn tiếp..”. So với các lực lượng kháng chiến khác, thì Hòa Hảo là đáng quan ngại nyất, nên Hồ Chí Minh tìm đủ mọi cách để triệt hạ Phật Giáo Hòa Hảo, cái Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ của Trần Văn Giàu lãnh đạo, chỉ là vỏ bọc, bên trong là nơi qui tụ thành phần” đầu trộm đuôi cướp, du thủ du thực” được tuyển chọn và phong chức, sẵn sàng ra tay giết người theo lịnh đám đầu lãnh, chúng từng giết ông Huỳnh Thạnh Mậu là anh ruột của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, bắt cóc Hai Ngoán ( tức là thiếu tướng Lâm Thành Nguyên) bỏ vào bao bố, quăng xuống sông cho đi” mò tôm” (đây cũng là một trong nhiều cách giết người man rợ của đám Việt Minh do Trần Văn Giàu chỉ huy), nhờ võ nghệ cao, nên Hai Ngoán tự giải thoát. Cuộc kháng chiến” mù thua” coi như tạm thời lắng đọng khi miền Bắc là chiến trường chánh, với sự chuẩn bị cho Điện Biên Phủ, nên vào cuối năm 1953, nhiều trung đoàn chủ lực bị giải thể và miền Bắc thành lập các sư đoàn 304, 308, 416, 320… đó cũng là lý do mà Hồ Chí Minh và đồng đảng lo ngại miền Nam có khả tăng tách rời, tự trị theo kiểu Nam Kỳ Quốc, nên giải tán các đơn vị miền Nam, chia thành hai phân khu” miền Đông và miền Tây, mỗi nơi chỉ còn một tiểu đoàn chủ lực; giai đoạn Lê Duẫn thay Hà Huy Giáp chức bí thư thứ nhất miền Bắc, ở miền Nam thì Phạm Hùng thay Ba Diệp chức gián đốc công An nam bộ… Ngày 2 tháng 9 gọi là” quốc khánh” được hâm nóng như loại” microwave” và con chó già mờ mắt, rụng răng Trần Văn Giàu lại như sống lại chuỗi ngày theo đảng cướp, nhớ lại cái thời quyền hành sanh sát trong tay như vua chúa, bàn tay hắn nhuốm máu biết bao người dân oan vô tội, bị giết một cách dã man, chụp mũ là” Việt gian” nhưng do chính những tên Việt gian đội lớp kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trần Văn Giàu. Một tên gây quá nhiều nợ máu với đồng bào, thế mà vẫn nằm ngoài vòng pháp luật, tòa án quốc tế, nhi nhô nói về cái ngày mà tên chủ của hắn lếu láo tại Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, như muốn” tìm lại chút mặt trời trong ly nước lạnh”./. Trương Minh Hòa Phía Quốc Gia kháng Pháp đã lên án Trần Văn Giàu về các tội ác do chính ông đã thi hành trong công cuộc Kháng Chiến Nam Bộ như sau : -Sử dụng bọn sát nhân chuyên nghiệp,bọn côn đồ có tiền án để trấn áp mọi đoàn thể khác không CS. -Sát hại mọi thành phần không cộng sản (kể cả thầy của Giàu là Tạ Thu Thâu CS đệ Tứ Quốc Tế). -Phá hoại và làm tan rả 4 sư đoàn dân quân Kháng Chiến (gồm 25 chi đội kháng chiến)chống thực dân do Nhân Dân Miền Nam yêu nước tự động nổi dậy(có sự tiếp tay của trung tướng Nguyễn Bình và sau nầy chính Nguyễn Bình cũng bị HCM sát hại ) . -Khi bị thất sũng và bị triệu hồi ra Bắc và thấy HCM sát hại thủ hạ thân tín của Giàu là Dương Bạch Mai thì Giàu rất khiếp nhược, sợ chết, cúc cung tận tụy với Hồ. -Trần Văn Giàu có học mà không có hạnh, không có đởm lược để tố cáo tội ác của Hồ và vạch các sai lầm của đảng CSVN như bạn thân của Giàu là Giáo Sư Nguyễn Mạnh Tường.(Tuy nhiên cũng có thể nói Giàu lưu manh, tùy thời nên không bị trù dập thê thảm như GS Tường) -Tóm lại cuộc đời của Trần Văn Giàu là người có học mà hành xử như một tên thất học, ngoan cố bão vệ một chế độ độc tài phi nhân cho đến khi cuối đời dù thấy mình đã sai lầm theo CNCS nhưng vẫn quỳ lụy đảng CS để hưởng một chút đặc quyền cỏn con của đảng (còn các quyền lợi béo bở thì bọn chúng thi nhau dành hết có đâu cho Giàu một tên có lý lịch theo Pháp và còn phản đảng bán đứng 167 “đồng chí” của mình cho mật thám Pháp) Có thể nói trong các đảng viên thuộc hạng Trung Ương tham gia giai đoạn đầu "Cách Mạng Mùa Thu" thì Trần Văn Giàu là người bị kỳ thị và khinh rẻ nhất, những cái huy chương, chức hàm"Giáo Sư, Nhà giáo Nhân Dân chỉ là miếng bánh vẽ so với tài sản kết xù của đám cận thần Bắc Bộ Phủ Duẫn, Thọ, Chinh, Đồng… Trong con mắt của Bộ Chính Trị thì Trần Văn Giàu vẫn bị xem thành phần xuất thân tư sản trí thức nên bị nghi ngờ, thất sủng là lẽ đương nhiên. ” Nhận định của Long Điền về tội ác của Trần Văn Giàu trong cuộc chiến Việt Nam 1945-1975: - Trần Văn Giàu là một thanh niên tiến bộ của Miền Nam Việt Nam, có tinh thần yêu nước, cầu tiến, học chăm và lý luận giỏi nhưng thật bất hạnh cho đất nướcVN, trong thời gian học tại Pháp ông đã nhầm lẫn khi chọn Chủ Nghĩa Cộng Sản để làm hành trang cho chính mình và cho cả dân tộc. Trong chủ thuyết Cộng sản đã chỉ dạy phải làm sao để kết nạp càng nhiều càng tốt đảng viên và đảng CS phải dành quyền chỉ đạo công cuộc đấu tranh, các đảng phái không Cộng sản phải bị tiêu diệt và chỉ có đảng CS chỉ huy mọi công cuộc Cách Mạng.Trong hành động thì Quốc Tế CS luôn kêu gọi bạo động và tất cả các thủ đoạn chuyên chính( kể cả tàn ác) đều được khuyến khích ! Trần Văn Giàu đã bị tiêm nhiểm sự độc hại đó trong đầu óc của một thanh niên đầy nhiệt huyết.Vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi có được nhiều đảng viên hỗ trợ, được giao nhiều quyền hành rộng rải thì Trần Văn Giàu không tự kiềm chế, đã quên đi những mục tiêu tốt đẹp ban đầu của lòng ái quốc muốn giật sập chế độ Thực Dân tàn ác trên đất nước Việt Nam. Đó cũng là tâm lý chung của những người một sớm một chiều có quá nhiều quyền hành trong tay mà không bị một cơ chế Dân Chủ chế tài khi phạm pháp ! Trần Văn Giàu dành độc quyền yêu nước theo lối suy nghĩ của rêng ông và ông đã ra tay sát hại nhiều, rất nhiều nhà ái quốc khác(không CS hay là Cộng Sản Đệ Tứ). Bởi vì lúc đó chủ nghĩa tư bản sơ khai còn nhiều khuyết điểm, chưa được hoàn thiện và chủ nghĩa CSQT đang được nở rộ trên Châu Âu và nhiều nhất là tại nước Pháp lúc đó. Ông không có được cơ hội lựa chọn và chỉ thấy duy nhất CNCS là trực tiếp tranh đấu cho dân nghèo.Khi mà ông đã liên tục phạm sai lầm và trực tiếp hay gián tiếp chỉ huy các vụ thanh toán đẩm máu tại nhiều nơi ở Miền Nam thì ông không còn con đường trở lui khi Chủ Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam ra đời.Cùng thời với ông,ngoài Bắc Hồ Chí Minh đã áp dụng thành công thủ đoạn lường gạt phe Quốc Gia trong việc kêu gọi mọi thành phần ái quốc tham gia Mặt Trận Liên Hiệp. Phương pháp hoạt động mở rộng Đảng CS bằng hình thức vừa chiêu dụ vừa khủng bố những ai không theo CS đã thành công tại Miền Bắc và được HCM đem áp dụng kế tiếp trong Miền Nam, Giàu bị bắt buộc phải tuân hành nếu không muốn mất mạng. Sau những đợt ám sát, thủ tiêu do Giàu chỉ thị thi hành thì ngay bản thân Giàu cũng không còn con đường tháo lui dù có cố gắng ở lúc cuối đời!!! Lịch sử ghi nhận những hành động tội ác của Trần Văn Giàu trong việc sát hại nhiều nhà ái quốc chống Pháp mà không theo CNCS. Dù CSVN ngày nay cố tình bào chữa nhưng những tội ác của Trần Văn Giàu đã được ghi vào lịch sử và bia miệng ngàn đời sau. 8-Trần Quốc Vượng: Trần Quốc Vượng (12 tháng 12 năm 1934 – 8 tháng 8 năm 2005) GS. Trần Văn Giàu, phu nhân cùng các giáo sư: Trần Quốc Vượng, Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn và Phan Huy Lê.(các sử gia cột trụ, còn được gọi là Tứ Trụ Triều Đình của CSVN) http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Qu%E1%BB%91c_V%C6%B0%E1%BB%A3ng : Trần Quốc Vượng (12 tháng 12 năm 1934 – 8 tháng 8 năm 2005) là một giáo sư, nhà sử học Việt Nam. Tiểu sử (theo tài liệu của CSVN) Ông sinh tại Hải Dương, nhưng quê quán ở Lê Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). 1956-1980 ông là Cán bộ giảng dạy Cổ sử Việt Nam, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp 1959 ông là Trưởng nhóm/ Trưởng môn Khảo cổ học, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp 1980-1993 ông là Giáo sư, Chủ nhiệm Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Sử, Đại học Tổng hợp 1989-2005 ông trở thành Nhà giáo ưu tú, Giám đốc Trung tâm Liên Văn hoá - Lịch sử Khoa Sử, Đại học Tổng hợp 1993-1996 Trưởng môn Văn hoá học, Đại học Đại cương, ĐHQGHN 1993-1996 Trưởng ngành Du lịch học, Đại học Tổng hợp 1996-2005 Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Văn hoá Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Ngày 22 tháng 9, 2003 ông lập gia đình lần thứ hai với người vợ trẻ hơn ông gần 30 tuổi (sinh năm 1963). Người vợ trước của ông đã mất trước đó khá lâu. Tứ trụ sử học Việt Nam đương đại Ông được xem là một trong "tứ trụ" "Lâm, Lê, Tấn, Vượng"( tức gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của chính ông [1], đó là chuyện huyền thoại có lẽ hình thành vào cuối thập kỷ 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi. Ra trường vào giữa thập kỷ 1950, ba ông “Lâm, Lê, Vượng” học cùng khoá, còn ông "Tấn" học sau (thủ khoa năm 1957). Sau đó, theo lệnh của khoa, ông và giáo sư Hà Văn Tấn góp sức xây dựng ngành Khảo cổ học của khoa Sử, vì sau năm 1954, khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì ngành Khảo cổ Việt Nam hầu như chỉ còn là con số 0, không có một nhà khảo cổ học nào. Ông đã lên lớp đầu tiên về Khảo cổ học Việt Nam niên khoá 1959 – 1960, cùng với sự giúp đỡ tư liệu của giáo sư Hà Văn Tấn. Tác phẩm Viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nuớc (Khảo cổ, Lịch sử, Văn học, Văn hoá Dân gian, Văn hoá Nghệ thuật...) và ngoài nước (Cornell University Press, North Ilinois, Yale University (Mỹ), Tokyo, Kyoto, Osaka University (Nhật), Seoul University (Hàn Quốc), Oxford University Press (Anh)…)Đã viết và được in ấn nhiều sách (trên 40 cuốn) ở trong nước và ngoài nước. Việt Nam khảo cổ học (tiếng Nhật, Tokyo, 1993) Trong cõi (California, 1993) Theo dòng lịch sử (1995) Some aspects of Vietnam culture (Mỹ, 1995) Tìm hiểu văn hoá dân gian Hà Nội (1997) Việt Nam, cái nhìn địa văn hoá (1998) Vietnam folklore and history (Mỹ, North Ilinois, 1998) Essay into the Vietnam past (New York, Mỹ, 1999) Ngành nghề, tổ nghề, làng nghề Việt Nam (1999) Làng nghề, phố nghề Thăng Long, Hà Nội (2000) Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000) Trên mảnh đất nghìn năm văn vật (2001) Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Huế (2001) Confusianism in East Asia (Seoul, Hàn Quốc, 2001) Khoa Sử và tôi (2001) Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Quảng (2002) Tìm hiểu bản sắc văn hoá dân gian Nam Bộ (2004) Hà Nội như tôi hiểu (2005) Con người – Môi trường – Văn hoá (2005) Các hoạt động khác - Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội (từ 1976 đến 2005) - Phó Tổng Thư ký Hội Văn hoá Văn nghệ Dân gian Việt Nam (từ 1989 đến 2005) - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội (từ 1990 đến 1996) - Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sử học Việt Nam (từ 1993 đến 2005) - Chủ tịch Câu lạc bộ Ngành nghề thủ công truyền thống - Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn hoá Ẩm thực Việt Nam (từ 1995 đến 2005) - Cố vấn Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin về Chương trình thiết kế - tu bổ - tôn tạo các di tích lịch sử (từ 1995 đến 2005) - Tư vấn Uỷ ban nhân dân Hà Nội về các di tích lịch sử Hà Nội và Chương trình “Ngàn năm Thăng Long” (từ 1995 đến 2005) - Uỷ viên Hội đồng tư vấn của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam về Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (2003-2004) Danh dự và khen thưởng Ông đã được Chính phủ Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (1997)và rất nhiều Huân Huy chương khác. Liên kết ngoài Cùng GS. Trần Quốc Vượng tìm tòi và suy ngẫm, trên báo Hà Nội Mới GS. Trần Quốc Vượng - "mõ làng" của Hà Nội, trên VietNamNet, nguồn từ báo Pháp Luật, TPHCM GS. Trần Quốc Vượng - thác là thể phách, còn là tinh anh, trên trang web của Đại học Quốc gia Hà Nội GS.NGƯT Trần Quốc Vượng: Thầy tôi, cây đại thụ của nền sử học việt nam -http://www.giaodiem.com/doithoaiIV/12_thongtran.htm Sử gia Trần Quốc Vượng: Vào thập niên 80 sử gia Trần Quốc Vượng qua Mỹ giao lưu Văn hóa Việt Mỹ đã ca tụng Ngô Đình Diệm là người yêu nước và vận động rất nhiều Đại Học Mỹ để được ở lại nhưng không được đại học nào nhận ,nên phải trở về Việt Nam. -http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/08/050808_trongcoi.shtml Lời truyền miệng dân gian về Hồ Chí Minh của Trần Qốc Vượng 08 Tháng 8 2005 - Cập nhật 10h44 GMT Đó là "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)", in trong quyển Trong Cõi (NXB Trăm Hoa, California, 1993). Đây là tập hợp một số tiểu luận của giáo sư Trần Quốc Vượng sau chuyến đi công tác ở Hoa Kỳ. Chủ đề chính của bài là thông qua những kinh nghiệm hỏi chuyện dân gian, người ta có thể biết những điều mà sách vở không nhắc đến. Theo tác giả, "Đây là những lời truyền miệng nhân gian, cho nên cùng lắm, chúng chỉ có thể coi là những giai thoại mà, nếu không khó tính lắm, ta cũng có thể gọi là những giai thoại lịch sử." "Nói theo kiểu Pháp, những điều tôi cố gắng ghi lại một cách trung thực qua công tác điền dã dưới đây là Thật mà không chắc là Thực." Dưới đây là trích đoạn phần cuối của tiểu luận của Trần Quốc Vượng: "Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết. Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là "lan truyền" (de transfest folklorique) thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa ... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa (insignifiant) nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn trong cuốn tiểu truyện bằng tiếng Anh "Life and Death in Shanghai, đã được phiên dịch ra tiếng Việt, ở xã hội "xã hội chủ nghĩa", cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là "bí mật quốc gia". Nhưng đây không phải là chuyện cu. Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cu. Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cu. Hồ, cu. Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, Folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này. Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của ho. Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho - cử nhân - Hồ Sĩ Tạo. Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thái Mai - người một thời làm Viện trưởng viện Văn Học - là Hồ Thị Toan, cũng thuộc dòng ho. Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có "phường hát ả đào". Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa Đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc (như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc Chinh Phụ Ngâm "hồng nhan đa truân" - gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Hay như Nguyễn Du than thở dùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều "chữ tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau", "rằng hồng nhan tự thuở xưa, cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu"). Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy Tứ Dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng ("xướng ca vô loài"). Cô Đèn Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. "Trai tài gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính... Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai - Nguyễn Sinh Thuyết - và người con trai này cũng đã có vợ). Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này - như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ - mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng". Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới, có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra, nói vào", lời chì chiết của nàng dâu - vợ anh Thuyết - vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế. Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc, tiếng chì" hơn trước, vì ngoài việc bố chồng "rước của tội, của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo": người con trai này - được ông nhận làm con - lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863). Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng này đi cho "rảnh nợ". Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ Hà chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này. May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng - Hoàng Thị Loan - mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ở riêng. Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ - làng Chùa - hơn là với làng Sơn "quê nội", quê cha "hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành - sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê Mẹ hay là quê "ngoại". Khi cụ tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ (tú) Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại. Qua giỗ đầu cụ tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng "học điền", ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt. Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo - người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc - với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm Giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực, gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự "can thiệp" của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc - đổi tên là Nguyễn Sinh Huy - đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt. Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày nay) trở thành con trai út. Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc dùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội - dù là quê nội danh nghĩa - tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng Hương lý và dân xã đã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng. Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn - Hồ Chí Minh ngày sau - về ở quê nội nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi tho ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo. Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô Huế nhận chức quan (1904) ở bô. Lễ, đem theo hai con trai vào Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi tri huyện Bình Khê ... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sàigòn rồi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa. Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng. Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ. Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gụi với làng Sen! Hay là sau đó nữa chả nhẽ không khi nào cụ phó bảng hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích phụ thân mình? Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này... Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa. Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh. Sau cách mạng tháng tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam - từ trí thức đến người dân quê - lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969. Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ - tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ - đã trở thành "huyền thoại" (myth). Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian (popular inconscience) mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần cận cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa (mystified). Ngay sau cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả cuốn sách (mỏng thôi!) về Sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp cách mạng tháng Tám. Và Sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý (arrière-pensée) không ưa gì cụ Hồ. Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này. Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm. Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh - tỉnh Nghệ An - cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen "quê nội". Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn? Tôi không muốn có bất cứ kết luận "khoa học" gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê. Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: "thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý". Trần Quốc Vượng Cháy mãi “ngọn lửa đầu non” http://vietbao.vn/Van-hoa/Chay-mai-ngon-lua-dau-non/70019916/181/ Trong tự bạch của mình, GS Trần Quốc Vượng có viết: “Số phận tôi là ngọn lửa đầu non”. GS ra đi lúc 2 giờ 30 phút ngày 8/8/2005, nhưng “ngọn lửa đầu non” ấy không tắt bởi sự nghiệp Sử học của ông và các thế hệ học trò của ông còn đó... GS Trần Quốc Vượng qua đời để lại tiếc thương sâu sắc không chỉ trong giới sử học và những thế hệ học trò của ông. Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng Thư ký Hội khoa học Lịch sử, một học trò của GS Trần Quốc Vượng - đã chia sẻ với phóng viên Tiền phong tâm trạng đó: Đối với tôi, thầy không chỉ là một nhà sử học, nhà khảo cổ xuất sắc mà còn là một tấm gương thuyết phục nhất về lòng tận tụy trong nghề nghiệp và sự chịu đựng. Chịu đựng những nỗi cực nhọc trong các chuyến đi điền dã và cả với sự không đồng thuận lúc này lúc kia của xã hội về quan điểm lịch sử của mình. Thầy Trần Quốc Vượng thuộc lớp đầu tiên được đào tạo chính quy bởi những nhà sư phạm mẫu mực như Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy... Và cái lớp đầu tiên ấy đã đóng đinh vào các thế hệ sau này những “Lâm, Lê, Tấn, Vượng” (các nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng được coi là “tứ trụ” của ngành sử hiện thời). Rồi nhiều cái sẽ qua đi, nhưng thầy Trần Quốc Vượng cũng như “tứ trụ” sẽ còn mãi với khoa học lịch sử, với tư cách là những người đầu tiên xây dựng nền sử học Việt Nam hiện đại. Đặc biệt, GS Trần Quốc Vượng là nhà sử học luôn đi tìm cái mới ở những chi tiết rất đời thường trong đời sống và văn hóa dân gian. GS Trần Quốc Vượng qua đời, các nhà sử học trong “tứ trụ” Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn đều tuổi đã cao. Điều đó có khiến ông lo ngại về sự trống vắng lớn trong giới sử học sẽ đến trong nay mai? Thầy Trần Quốc Vượng là người rất có ý thức đào tạo học trò. Ông có rất nhiều học trò giỏi. Những người học trò của GS Trần Quốc Vượng không chỉ được truyền nghề mà còn được truyền cả phong cách sống nữa. Những ngày cuối cùng của thầy Vượng, bên giường bệnh luôn có học trò túc trực. Tôi muốn gọi đó là những người học trò cổ điển. Khi một nhà khoa học lớn ra đi người ta nhìn vào học trò của họ. http://news.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1736/C1748/2005/08/N7743/?35 Trung thực và dũng cảm, lời thề chung cho các nhà sử học. "1. Mỗi giáo trình đại học theo đúng nghĩa phải là một công trình nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Chất lượng cao là gì? ở những phần sau sẽ nói, nhưng ở đây cần nói ngay rằng toàn bộ và trong từng phần cuốn sách nó phải là một công trình suy tư - nghiên cứu đã nhiều năm đau thiết của một/ những giảng viên đại học có nhân cách khoa học (Personnalité) được xã hội trí thức trong ngoài nước thừa nhận, tuy vẫn có thể được tranh cãi. Tất nhiên là nó phải có tính sư phạm với văn phong khá trường quy. 2. Thời đại mà tất cả các trường đại học trong nước chỉ dùng một giáo trình duy nhất đã qua rồi!. Kinh nghiệm giáo trình “Lịch sử Việt Nam” là vậy, và giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam cũng là vậy. Cái ta sẽ viết là giáo trình cho Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn- trước hết là cho Khoa Sử của ĐHQGHN. Thế thì và nhất là ở thời buổi "đổi mới" hiện nay, ta chẳng ngần ngại gì mà không thừa nhận tính trường phái của giáo trình do Khoa Sử biên soạn, thậm chí tính cạnh tranh trong khoa học, dù ai đó có thể phê phán chúng ta là có tính đố kỵ hay thậm chí là tính biệt phái - hay bè phái. Miễn là từ tâm - óc, chúng ta trung thực và hoàn toàn tự nguyện tuân thủ phương pháp luận sử học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa macxit sáng tạo và tư tưởng Hồ Chí Minh sáng tạo và hội nhập với trào lưu sử học tiến bộ của Loài người từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, theo cách ta Học - Hỏi - Hiểu - Hành. Chẳng hạn như, nếu cấp trên giao cho tôi chủ biên giáo trình “Lịch sử Văn hoá Việt Nam” dùng cho Khoa Sử trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQGHN, tôi phải có quyền lựa chọn các cộng tác viên trong ngoài trường cùng "gu sử học" với tôi. Nếu không, tôi xin đứng ngoài, không thắc mắc gì và chỉ làm những cái gì và với ai mà tôi thích. Trong trường hợp đó xin chớ phê phán tôi là cá nhân, tiêu cực. Trước mắt tôi là con đường về hưu, hưởng thú thanh nhàn cho đến khi từ giã cõi đời giả tạm này. 3. Chúng ta sẽ viết giáo trình chất lượng cao, để đời. Đời sống của nó là một vài chục năm, cứ cho rằng tới khoảng 2020 sẽ "lạc hậu", quá thời. Và sẽ có một thế hệ khác viết lại. "Il a fait son temps" là một thành ngữ Pháp có tính phổ quát cho mỗi nhà khoa học, cho mỗi công trình khoa học." …".Đến khi được Trên chỉ thị thành lập ngành Văn hoá học, tôi lại nêu luận điểm: Không gian văn hoá và không gian chính trị là khác nhau. Và rất thường khi Biên giới chính trị cắt "ngang xương" một không gian văn hoá!" ….5. Cho nên cách viết “Lịch sử Việt Nam” nói chung, “Lịch sử văn hoá Việt Nam” nói riêng rất nên là cách viết một thời không gian liên tục (Continuumtemposputial) kiểu A.Einstein, hay, nói theo một hướng tiếp cận hiện đại, là kết hợp nghiên cứu Lịch đại (Diachronic Studies) và nghiên cứu Vùng - Tiểu vùng (Area Studies). Đừng "lờ" một hiện tượng lịch sử quan trọng và kéo dài "Nam tiến" (The March to the South) hay còn gọi là Migration horizontale của người Kinh - Việt trong khi ở các nhóm H'mong - Yao, thì đó lại là migration vertical (Di cư theo chiều dọc). Đừng dùng các khái niệm đã mòn, thậm chí cái thủ thuật "đánh tráo khái niệm" bằng ngôn từ điêu xảo. Hãy gọi sự vật bằng chính cái tên của nó. Nếu có một lời thề chung cho các nhà sử học thì, theo tôi, nên là: “Trung thực và dũng cảm”. Thư bất tận ngôn. Ngôn bất tận ý! http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/tqv.htm GS. Trần Quốc Vượng - "mõ làng" của Hà Nội Nhắc đến hội hoạ cận đại, dân chơi tranh thường nhớ đến bốn danh hoạ là “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn”. Còn nhắc đến giới sử gia đương đại, người ta thường nói đến “tứ trụ” là “Lâm, Lê, Tấn, Vượng”. Trong “tứ trụ” này, Giáo sư Trần Quốc Vượng được coi là người “khởi nguồn” của lịch sử khảo cổ học Việt Nam. Từ cái “gốc” là khảo cổ, ông trở thành cây đại thụ nghiên cứu về văn hoá dân gian… Nhưng hỏi “ông đích thực là nhà gì?”, ông bảo “Tay “mõ làng” của Hà Nội”… - Đầu năm 1983, GS. Phạm Huy Thông cho đăng bài viết của tôi ở trang đầu Tập san khảo cổ học. Sau đó tôi bị “quy” mấy tội: chống Chủ nghĩa Mác, vì tôi dám bảo “công hữu hoá là bóc lột”; chống công nghiệp hoá, vì tôi bảo “nông nghiệp vẫn phải là mặt trận hàng đầu”; chống chính quyền vô sản, vì tôi bảo “chuyên quyền đẻ ra tham nhũng”. Vụ án “văn tự” này kéo dài chừng ba năm, không có kết luận. Cuối năm 1986, khi Đại hội Đảng VI kết luận lại trong nghị quyết “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, GS. Thông đã mỉa mai trong một cuộc hội thảo lớn: “Thế bây giờ anh Vượng đúng hay các anh đúng”… http://forum.petalia.org/index.php?/topic/31725-gstr%e1%ba%a7n-qu%e1%bb%91c-v%c6%b0%e1%bb%a3ng-tinh-tr%e1%bb%9di-n%e1%ba%bft-d%e1%ba%a5t/ Trần Quốc Vượng, tính trời nết đất Một trong những cuốn sách giá trị nhất của giáo sư Trần Quốc Vượng theo tôi là cuốn Trong cõi xuất bản trong khoảng thời gian ông ở Hoa Kỳ. Chính xác là vào tháng 1.1993. Với cuốn này, ông là người tiên phong trong Phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Những gì trong đầu thế kỷ XXI ta nghe nói từ các ông Hoàng Minh Chính, Trần Ðộ, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang tôi thấy giáo sư Vượng đã viết ra từ đầu thập niên '90 của thế kỷ trước. Tuyệt nhất, Trần Quốc Vượng chính là người phất cờ hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh với bài «Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)». Nhận định về Trần Quốc Vượng của phiá Quốc Gia :http://www.vietnamhumanrights.net/Forum/NNBich1.htm Nguyễn Ngọc Bích Chẳng thế mà một người như sử-gia Trần Quốc Vương, khi ở Hoa-kỳ thì viết được cuốn Trong cõi, trong đó có một bài rất nặng ký về Nguyễn Sinh Sắc, cha của HCM, khi về đến trong nước thì bị trù ếm, viết những quyển như Văn hóa Việt Nam, Tìm tòi và suy nghĩ (Hà-nội: Nhà xb Văn Hóa Dân Tộc, 2000), dầy gần 1000 trang nhưng cứ dăm ba trang lại phải tìm được cái gì để nói tốt cho ông Hồ—một điều thật ươn hèn và nhục nhã. http://xoathantuong2.tripod.com/tvdh/tvdh_dongmau.htm Dòng Máu Dân Tộc Thiểu Số Trong Con Người Hồ Chí Minh Trần Viết Ðại Hưng ….Trong cõi "của sử gia Trần quốc Vượng nói rõ chi tiết chuyện gian dâm của ông nội thật của Hồ chí Minh là Hồ sĩ Tạo (1).. Phải nhận sử gia Trần quốc Vượng là một người rất can đảm vì trong khi bộ máy nhà nước Việt Cộng vinh danh Hồ chí Minh như một ông thánh sống mà Trần quốc Vượng dám khui bí ẩn thâm cung bí sử không được đẹp đẽ lắm của dòng họï Hồ chí Minh,, Nghe nói sau bài viết này, sử gia Trần quốc Vượng bị chế tài khá nhiều ở trưởng đại học nơi ông giảng dạy. Long Điền tóm lược các nhận định về Cuộc Chiến VN của GS Trần Quốc Vượng: -Là một trong tứ trụ triều đình trong nghành sử học (Lâm, Lê, Tấn, Vượng) ông có được sự can đảm hơn các đồng sự khi dám phô bày một số sự thật về Hồ Chí Minh, nhưng trước sự tàn ác của CSVN trong chiến tranh, ông chưa hề đụng đến! Mà ông chỉ thiên về nghiên cứu sử, văn hoá sử. Trước hàng triệu sanh linh bị sát hại trong cuộc chiến VN, trách nhiệm của một trí thức VN đâu chỉ có thế là đủ. -Có một số bài khảo sát của GS Vượng về chủ nghiã Mác có lên án sự sai quấy của CNCS, sự độc quyền dẫn đến độc tài trong cai trị, sau đó bị theo dõi, lưu ý thì im luôn! Xét cho cùng thì sư can đảm của một trí thức XHCN còn thua một cô nử sinh cấp 3 Trịnh Kim Tiến dám tố cáo sự dã man của nhà cầm quyền khi bọn công an sát hại cha cô. Trịnh Kim Tiến đã dấn thân trong các vụ biểu tình, xuống đường chống lại bạo quyền đối đầu với súng đạn, roi điện còn GS Vượng thì không. 9- Nguyễn Văn Trấn Nguyễn Văn Trấn 1914-1998 Sơ lược tiểu sử Nguyễn Văn Trấn: (Trong Minh Võ, Phản Tỉnh Phản Kháng: Thực hay Hư,chương 16) http://baovecovang.wordpress.com/2009/10/17/ph%E1%BA%A3n-t%E1%BB%89nh-ph%E1%BA%A3n-khang-th%E1%BB%B1c-hay-h%C6%B0-ch%C6%B0%C6%A1ng-16/ "Nguyễn Văn Trấn tự là Xồi, có tên Nga là Frigorne, Sinh ngày 21-3-1914 tại Chợ Đệm, Long An. Theo học trường Petrus Ký, Saigon cùng lớp với Trần Văn Lắm, cựu ngọai trưởng Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi tốt nghiệp trung học Pháp, ông ra làm báo và theo kháng chiến trong hàng ngũ những người Cộng Sản. Tờ báo đầu tiên của ông là “Le Peuple” (Dân Chúng) ra đời năm 1938. Ngay đầu cuốn sách ông đã khai mình “làm nghề viết báo và dạy học chính trị”. Ông làm báo là báo của đảng, mà những lãnh tụ Cộng Sản đầu tiên như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập đã bảo ông làm, và ông dậy chính trị là chính trị cách mạng, chính trị chống thực dân, phong kiến. Chính ông là người lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền thành phố Saigon ngày 25-8-1945. Nhưng ông thú nhận rằng ông chẳng làm gì nhiều, chỉ “nhờ cơ hội, điều kiện thuận tiện đó thôi”. Sau này ông là xứ ủy viên rồi phó bí thư Nam bộ (1), giám đốc công an Nam Bộ. Cũng có lúc ông làm bí thư khu 9. Vì có chuyện bất hòa với Lê Đức Thọ nên năm 1951 ông bị điều ra Bắc, “để làm đại biểu đại hội đảng ” (Đại hội II). Trong đại hội đảng ông làm tổ trưởng tổ 1, mệnh danh là tổ Nam bộ hay tổ quốc tế, vì có hai đại biểu của Lào và Kampuchia. Tại miền Bắc, có thời ông làm giám đốc trường “đại học nhân dân” với chức “người phụ trách’. Ông cũng là đại biểu quốc hội “thứ nhất và duy nhất của vùng Saigon Gia Định”. Nhưng 26 năm ở miền Bắc quyền hạn và ảnh hưởng của ông càng ngày càng giảm sút. Sau 1975 ông trở về Nam sống thanh đạm như một người ngoài cuộc. Người ta thường gọi ông là “ông già Chợ Đệm”, vì Chợ Đệm là quê ông. Ông cũng có viết một cuốn sách nhan đề “Chợ Đệm quê tôi”, với lối văn đặc biệt miền Nam, như văn nói. Ông cũng là tác giả một cuốn sách về Trương Vĩnh Ký là người mà ông trân trọng chứ không như một số đảng viên Cộng Sản khác cho Truơng Vĩnh Ký là tay sai của Pháp. Cuốn sách về Phan Thanh Giản của ông vừa hoàn thành chưa in thì nhà ông bị “trộm” lấy đi mất cùng với nhiều văn bản và tư liệu khác, trong đó có hàng trăm trang nhật ký của ông. Đó là chưa kể đến một vài cuốn ông viết khi ở miền Bắc như “Những bài nói chuyện về lo-gích”, “xây dựng đội ngũ trí thức mới của chúng ta” hay cuốn “Đóng góp nhỏ vào lịch sử Việt Nam”, đồng tác giả với Bùi Công Trừng. Khi Nguyễn Hộ chủ trương tờ “Truyền Thống kháng chiến” ông có viết ít bài rất được hoan nghênh, nhưng tiếc rằng chỉ ra đuợc 3 số thì bị đóng cửa. Khi nữ ký giả Kim Hạnh còn coi tờ Tuổi Trẻ và cho ra tờ Tuổi Trẻ Cười, ông có viết cho tờ báo này với bút hiệu Hai Cù Nèo. Thỉnh thoảng ông gửi bài qua Pháp cho tờ Thông Luận đăng với những bút hiệu “Người Saigon, Năm Đòn Gánh, Mứt Gừng…” Ông cũng viết cho tờ báo chui “Người Saigon” ở trong nước. Sau khi quyển “Viết cho mẹ và quốc hội” ra mắt công chúng rồi thình lình bị thu hồi, Nguyễn Văn Trấn đã bị theo dõi gắt, đôi lần công an có đến “thăm hỏi” và một ngày kia, khi ông đang đi dạo thì bị xe tông suýt chết. Từ đó ông thường năng phải đổi chỗ ở để tránh bị ám sát. Ông mất ngày 1-5-1995 sau khi bị chứng đau ruột kéo dài chỉ hai ngày. Những điểm “độc hại ” trong “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”: Theo “nhóm công tác viên” tường trình với Đào Duy Tùng và Đỗ Mười trong bản báo cáo mật về cuốn sách, thì tất cả những điểm “độc hại” đối với đảng trong cuốn sách dầy 544 trang (2) này qui về 4 điểm chính: “ 1- Lên án những sai lầm và tội ác của đảng Cộng Sản VN và bôi nhọ một số cán bộ chủ chốt của đảng. 2- Phản đối việc thống nhất đất nước và đề xuất tư tưởng về liên bang VN, về chính phủ miền Nam. 3- Phản đối việc đàn áp tôn giáo và ca ngợi đạo Ki-Tô và kêu gọi trở về với tôn giáo. 4- Phản đối bóp nghẹt tự do dân chủ, đòi tự do báo chí tuyệt đối, đòi cho ra lại tờ “truyền thống kháng chiến.” * Về điểm 1 bản báo cáo nêu ra 8 điều, trong số đó có kể đến những tội ác trong cải cách ruộng đất, chính huấn, và đàn áp trí thức trong vụ án “Nhân Văn – Giai Phẩm”. Chúng tôi chỉ trích dẫn một vài câu của tác giả liên quan đến những vấn đề này. Trước hết tác giả nói đến báo cáo chính trị do chính Hồ Chí Minh đọc trước đại hội II. Ông trích nguyên văn: “Về lý luận, đảng Lao động VN theo chủ nghĩa Mác Lê-nin, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.” (trang 150) Khi gặp riêng ông Hồ, Nguyễn Văn Trấn đã có gan nói với ông ta: “Anh em trong tổ nói bộ hết duyên rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo cho đảng ta.” * Khi nói đến cố vấn Trung Quốc trong cải cách ruộng đất, Nguyễn Văn Trấn viết: “Cái loài cố vấn ấy còn dở sách ra (nói có sách mà) lấy lời của Mao Trạch Đông: “Kiểu uông tất tu quá chỉnh”, mà anh phiên dịch vừa nói vừa ra bộ “như cái cây nó cong về bên hữu, ta muốn uốn nó cho ngay thì tất nhiên là phải bẻ cong nó qua về bên tả, bên trái. Buông ra nó trở lại là vừa.” Cho nên không sợ quá trớn. Có quá trớn mới bớt lại mà ngay được. Đấu tranh ruộng đất là một cuộc cách mạng kinh thiên động địa. Trong một cuộc đảo lộn lớn lắm của cuộc sống, có người chưa quen họ kêu. Không có gì lạ cả. Ta đánh họ đau mà họ không kêu đó mới đáng lấy làm lạ chớ!” “Đây mới là thí điểm, nó đòi ta làm hồ sơ trong từng xã. Một xã có từng này bần cố nông thì theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng này địa chủ. “Độc giả ơi! Anh mà hỏi tôi (dầu cho hồi ấy) có tin những lời thánh thần ấy hay không là anh chửi cha tôi. Tôi giận trong lòng, sao họ khinh miệt dân ta đến như vậy.” (trang 166-167) * Nhân nhắc lại chuyện Lê Văn Lương và Nguyễn Đức Tâm bị hạ tầng công tác, Nguyễn Văn Trấn đã để trong ngoặc đơn lời than đau đớn về cải cách ruộng đất:“(…Ôi bằng cải cách ruộng đất, các ngươi đã giết bao nhiêu mạng người!) ” (trang 197) Một trăm trang sau ông viết: “Tội ác của cải cách ruộng đất thì nói sao cho xiết.” Và: “Mình phải thay trâu mà kéo cầy nhưng vẫn tin như thật: có cơm chan nước mắt mà lùa là nhờ ơn đảng, ơn Bác.” (Trang 268) * Ngoài cái tội giết người, cải cách ruộng đất còn bị Nguyễn Văn Trấn kết tội phá tan hoang kinh tế: “…Người nông dân đốt mía làm củi đem bán (ở Hà Đông, MV). Cải cách ruộng đất làm cho sản xuất như trẻ con đứng chựng. Rồi cải tạo tư sản đánh cái đòn của nó làm cho kinh tế hóa ra cái gì lúc ấy không có lời văn tả, vì nhân văn giai phẩm đã bị đánh quẹp. Miền Bắc cứ nghèo, nghèo, nghèo. Đã là Cộng Sản thì hết tình, mà còn là chệc nữa thì hảo hán, vậy nên Chu Ân Lai nói ngay khi ông sang thăm đất nước ta, một cách chí tình và hảo hán: “Ta phải biết làm ra mà ăn, chứ không lẽ cứ ngửa tay mà xin hoài.” ” (trang 211) * Vì ông là đại biểu quốc hội, luật cải cách ruộng đất có đưa ra quốc hội thông qua, nên ông nghĩ mình cũng có trách nhiệm về việc thông qua qua cái luật giết người đó. Nhưng ông níu gấu aó phó chủ tịch nhà nước Tôn Đức Thắng để bào chữa như thế này: “Nếu má tôi đội mồ ngồi dậy mà hỏi: “Tại sao con đồng ý cái luật ác nhân ác đức ấy?” Tôi sẽ thưa: – Luật ấy có ác nhơn, cũng tại người làm. Nè nghe má. Có lần anh chị em Nam Bộ “đại biểu” biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cách ruộng dất giết người như vậy?” Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi và nói: - Đ. m., tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?” (trang 266-267) * Về chỉnh huấn, Nguyễn Văn Trấn kể: “Từ khi tôi mới ra miền Bắc, được nói chuyện với những đàn anh có Tây học nhiều, thì thấy ai nấy đều không tán thành cái lối chỉnh huấn mà Mao sáng tác… Ai nấy đều nói chỉnh huấn phản ánh sự cường bạo của bực vua chúa cách mạng “phương Đông”. Là một sự bày vẽ một cách phi nhân, thần thánh tư tưởng của đảng của giai cấp công nhân, rồi bắt người ta theo đó mà kiểm điểm mình… “Tôi nhìn quanh quất thấy có người viết bản kiểm thảo khổ sở. Họ nói khổ sở không phải là nói ra lỗi lầm, mà khổ sở là phải bịa ra lỗi lầm để bản kiểm thảo được coi là thành khẩn… “Thật ra sự học tập chỉnh huấn đã làm cho người Cộng Sản thơ ngây ngày xưa thấy: học rồi mình chẳng còn ra con người nữa.” (trang 172-173) * Về sự tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Quốc trong khoảng thập niên 60, Nguyễn Văn Trấn ghi nhận: “Ông Hồ chung thủy với Liên Xô mà đồng thuận với chiến lược hòa bình. Nhưng ông không đồng thuận được với đảng (đảng mà ông tổ chức và giáo dục). Nó đem ông ra mà làm tình làm tội. Cái đó ít ai biết. Tôi biết và sẽ nói đây….(trang 325) * Nhờ thân với Bùi Công Trừng, Ưng Văn Khiêm và Xuân Thủy mà Nguyễn Văn Trấn biết được rằng lúc đó đảng là chính Lê Đức Thọ. Thọ đã khống chế được cả ông Hồ, để đưa ra đường lối ngả hẳn về Bắc Kinh. Ai đi chệch bị ghép tội “xét lại”. “Với cái giọng “mẹ đời” Bùi Công Trừng nói với tôi: (3) Cái thằng tự nhiên muốn làm Khổng Tử này, khó lật nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng. - Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi lại lại trong phòng, như thể đội truởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị. Nó không hút thuốc. Nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Đại Tiền Môn ở tay này, tay kia nó cầm bật lửa, thứ như chầy giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn Khánh Toàn, tay ăn hút, thấy thuốc lá Trung Quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu, ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa một cái “beng”. Đứng xa thấy thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy. Ce petit -thằng nhỏ này bợ hộp thuốc. Lê Đức Thọ cũng đánh bật lửa một cái “beng”. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc, có lẽ nó đang còn tìm lời văn “Mao nhiều”. Ở một góc phòng thằng Hà Huy Giáp đứng, Lê Đức Thọ tới, nói cái gì, thằng Giáp nghiêm sắc mặt, gật gật đầu. Ba vị ấy được Lê Đức Thọ coi là ba tay có lý luận, mời – biểu- lên tiếng. Mà trời ới, dưới triều đại Hồ Chí Minh ai được Lê Đức Thọ để ý có cảm tình là má thằng đó đẻ nó đêm rằm thắng bảy. - Tao nói cho mày nghe nha, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí minh. Tao nghe thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn Chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác- Lê-nin. Chuyện nước giao Nguyễn Chí Thanh. Việc đảng, statu quo- Lê Duẫn. Mày coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay, để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc-Hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà.” Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc: Khi thương trái ấu cũng tròn. Khi ghét bò hòn cũng méo. Và ông nói xụi lơ: Thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra mà! Bùi Công Trừng nói với tôi như vậy. (trang 328) “Còn Ung Văn Khiêm: - Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ Chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt cho sáu Thọ băm ông cụ…. Hội nghị 9 này có thông qua cái “nghị quyết 9″ và mấy anh ấy nói là cũng có trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm. Anh Khiêm lộ bí mật. - Tao có hỏi mí ông Cụ có bỏ thăm không. Ông Cụ làm thinh. “Nghị quyết 9″ tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra ban xét tội và kết án trực thuộc bộ chính trị của trung ương đảng. Ban này có mấy ban viên tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê Đức Thọ, người làm heo là Trần Quốc Hoàn (tôi nói giọng thịt luộc Chợ Đệm) Hai vị này toàn quyền quy kết tội: xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc. Nếu đứng về mặt đảng mà anh ra nghị quyết khai trừ 4 tên: Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Vịnh, Bùi Công Trừng và Lê Liêm, thì quyền anh trong nội bộ đảng anh. Đàng này, hiến pháp, luật pháp anh coi như giẻ rách. Ôi! Nói làm chi đến nhân quyền cho xa xôi.” (trang 328-329) * Tiếp theo Nguyễn Văn Trấn đã nói đến trường hợp Hoàng Minh Chính bị bắt và danh sách rất nhiều người bị bắt tiếp theo mà ông chỉ nêu tên 22 người có chức vị, tên tuổi, trong số đó có những người bỏ xác trong tù như Phạm Việt, và có người về đến nhà thì chết như Phạm Kỳ Vân. NVT còn đăng nguyên văn đơn khiếu nại của bà Vũ Đình Huỳnh (Phạm Thị Tề) trong đó có nói nặng về Lê Đức Thọ. “Ông Lê Đức Thọ đã nhân danh đảng hành động như nhà độc tài vô nhân đạo với ngay những người bạn, những người đồng chí đã cùng nhau chia sẻ gian lao trong nhà tù đế quốc, những đồng chí đã cưu mang chính bản thân mình trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chỉ vì họ đã suy nghĩ không giống mình và đã dám nói ra những suy nghĩ ấy. Thật là đau đớn và tôi nghĩ nỗi đau đớn ấy se lòng hàng triệu trái tim yêu tự do và công lý.” (trang 332) * Sau khi trích dẫn “đơn khiếu nại” của Phạm Thị Tề, NVT cho rằng bà này làm một việc vô ích vì “chớ hiến pháp và pháp luật bị coi như không có thì thưa” với ai mà làm đơn”. Ông cũng cho rằng có lẽ trong thâm tâm bà ta có ý “viết một bản án, như Nguyễn Ái Quốc viết “bản án chế độ thực dân vậy.” (trang 333) * NVT đã lên án chế độ bằng những lời lẽ không kiêng nể: “Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay thật nói không hết…” (trang 345) * Ông gọi những Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ trung Hiếu và linh mục Chân Tín là “tử nạn của chế độ khi vui thì bắt, khi buồn thì tha”.(trang 366) * Ông so sánh và thấy rằng ban đầu khi đảng cần đến người ngoài đảng hợp tác trong chính quyền, thì ít thấy những người đó bị khuyết điểm, Nhưng “đến nay thì từ chủ tịch xã, phường, đến chánh phó chủ nhiệm các khoa, trưởng, phó phòng hành chánh, tuyệt đại bộ phận đều là đảng viên. Mà buồn thay, trong cái quốc nạn tham nhũng hiện nay thì có thể nói thủ phạm hầu hết là đảng viên, vì chỉ có họ mới có quyền để mà tham nhũng.” (trang 368) * Về tình trạng tha hóa của giai cấp công nhân, Nguyễn Văn Trấn khẳng định kẻ trách nhiệm chính là đảng chứ không phải họ: “Chúng ta thường phê phán giai cấp công nhân tha hóa, nhưng quên rằng chính Đảng, Nhà nước vô sản của ta đã làm tha hóa giai cấp công nhân” (trang 384) * Vốn là một nhà báo có tài và năng nổ, Nguyễn Văn Trấn cho người đọc có cảm tưởng rằng mục đích chính của cuốn sách ông viết là nhằm tấn công đảng và nhà nước xhcn về quyền tự do báo chí mà điều 67 của hiến pháp đã quy định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình…” Mặc dù cái điều ấy cho thòng thêm câu “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội.” Ông viết: “Đã nói tự do báo chí sao lại phải xin phép? Chúng tôi rất khó hiểu về quan niệm tự do của các anh. Đã xin phép thì không còn gì là tự do.” (trang 390) * Ông đã không ngần ngại làm một việc so sánh với chế độ thực dân trước kia: “Điều rất khó hiểu là trong chế độ xã hội thuộc địa cũ trước đây của xứ Nam Kỳ (Cochinchine), người Cộng Sản đã dựa vào quyền tự do báo chí của chánh quốc (Đế quốc Pháp) mà ra báo “L’Avant- Garde” (Tiền Phong) do đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn phụ trách, báo Le Peuple và báo Dân Chúng năm 1938 do đồng chí Nguyễn Văn Trấn phụ trách mà không xin phép, chỉ có tờ khai báo đơn giản (simple déclaration) thôi. Còn ngày nay trong chế độ xhcn, -chế độ tự do- mà những người kháng chiến cũ không được quyền ra báo, làm báo, mặc dù hiến pháp đã quy định các quyền tự do của công dân trong đó có quyền tự do báo chí. Thật là kỳ quặc!” (tr.392) * Ông còn đi xa hơn nữa – và không biết sẽ dẫn tới đâu – khi viết: “Chế độ cai trị thuộc địa mở mang đầu óc cho dân tộc sống quá lâu dưới chế độ phong kiến lạc hậu. Và người Saigon cũ, dân Nam Kỳ, sống với chế độ thực dân, đã có sự giác ngộ chính trị đạt được trình độ chín muồi rất sớm.(4) Bắc Hà như Trường Chinh, Lê Đức Thọ không thấy những giá trị dân chủ mà nước Pháp sớm đem cho “thần dân Pháp ở Nam Kỳ” và người ta lấy cái không dân chủ, vô luân thường mà đè đầu người đã tập nhiễm dân chủ cách mạng lâu đời rồi thì đè nén như ở các xứ lạnh, tuyết phủ, mặt trời lên, cỏ lại ngóc đầu.” (432) “(Ta tách hẳn cái gọi là “văn hóa ngu dân của thực dân Pháp” ra khỏi tư tưởng dân chủ của nền dân chủ khai sáng Pháp, là làm một việc vô nghĩa) “Đây tôi muốn bày tỏ một điều đáng tiếc là người ta genre * Chẳng những ông so sánh tự do báo chí ông còn so sánh cả bầu cử và cũng dẫn chứng cho thấy thời Tây tương đối được tự do hơn ngay nay. (trang 433) * Còn việc xuất bản sách thì ông thưa với quốc hội trong ngoặc đơn như sau: “(Dạ thưa quốc hội, ngày xưa, dưới thời Pháp thuộc việc xuất bản một quyển sách dễ như cơm bữa)” (trang 447) * Nơi đầu phần VI tức phần cuối của tác phẩm, trước khi trích đăng nguyên vân hai bài sám hối của linh mục Chân Tín, Nguyễn Văn Trấn đã nêu lên mấy nguyên tắc đạo lý của nhà triết học duy tâm E. Kant (5)chủ trương lấy nhân vị làm cứu cánh mọi hoạt động, không được coi nhân vị là phương tiện. Ông giải thích lới của Kant như sau: “Nên cắt nghĩa trong vài dòng: nhân vị đem chất liệu lại cho bổn phận. Nhân vị là một cứu cánh tự nhiên do đó nó là tôn nghiêm và trong những điều kiện đó, luân lý chính là sự đối đãi với con người coi như một cưú cánh chứ không phải một phương tiện.” (Trang 343) Cảm nghĩ về tác giả và tác phẩm “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”: Gấp cuốn sách lại, người đọc cảm thấy thương tác giả; và tiếc rằng ông đã để cả cuộc đời phục vụ một lý tưởng, tưởng rằng cao đẹp mà kết cuộc, như có lẽ chính ông cũng đã nhìn thấy rõ trong những ngày cuối đời ông, nó chỉ là ảo tưởng, “bánh vẽ”. Ông đã cố biện minh cho lựa chọn của ông trong quá khứ bằng cách nhắc lại “những phát kiến cách mạng xã hội ” của Mác, những “tư duy đầy sức sống” của Lê-nin, lòng “nhân ái, tinh thần dân tộc” của Hồ Chí Minh. Nhưng không úp mở ông lên án tư tưởng Mao Trạch Đông, và nhất là tư tưởng độc tài của”genre Bắc-Hà” như Trường Chinh, Lê Đức Thọ. Mọi tội lỗi của đảng xem ra ông muốn đổ hết lên đầu nhóm lãnh đạo miền Bắc. Không ai nghi ngờ ông chủ trương một nước riêng của miền Nam mà theo ông, những người lãnh đạo phải gồm những người đã từng được hấp thụ văn hóa của một nước Pháp tiên phong trong cách mạng dân chủ tư sản. Ông là người Cộng Sản, nhưng lại ước muốn – và có vẻ luyến tiếc – một nền dân chủ tư sản, dù chỉ là “tương đối.” Riêng về Hồ Chí Minh ông trưng dẫn rất nhiều chỗ chứng tỏ ông mến phục vị lãnh tụ của ông. Ông muốn bắt chước người xưa khắc trên bia mộ của triết gia duy tâm Kant câu nói thời danh của ông này, để “khắc trên nắp mồ của Hồ Chí Minh, chôn trong lòng tôi câu: “Người ấy sống có luân thường”. Ông đã trích di chúc của ông Hồ mong các đảng anh em đoàn kết. Rồi gọi Phan Văn Khải: “Chú Khải ơi, …có đêm nào chú trằn trọc nghĩ mà thương cụ Hồ không?” Nhưng cũng có chỗ ông viết “lão Hồ Chí Minh” (trang 328). Chỗ khác ông trưng dẫn câu nói bất hủ của ông Hồ: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…” và coi câu đó là lý do để đảng của nhóm Trường Chinh, Lê Đức Thọ vội vã thống nhất đất nước liền sau giải phóng (1946). Mà ông thì hoàn toàn phản đối việc thống nhất đó. Vì vậy tuy không dám nói ra, ông đã ngầm chê, nếu không nói là oán ông Hồ rồi vậy. Nhiều lần ông đã dùng câu: “Bác nói thì thôi” để cho thấy ông phục ông Hồ, hay ít ra cũng nể ông Hồ. Không có ý tranh luận làm chi. Ông cũng trả lời “dạ thưa, bác nói thì thôi” khi ông Hồ hỏi ông giải đáp về dân chủ tập trung “như vậy có đuợc không?” Ông đã thuật lại lời ông Hồ giải thích như sau: “Như các cô, các chú có đồ đạc, tài sản gì đó thì các chú các cô là chủ, đó là dân chủ. Các chú các cô không biết giữ, tôi giữ giùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại và bỏ chìa khóa vào túi tôi đây. Đó là tập trung.” Giải thích dân chủ tập trung như thế mà “Dạ thưa, bác nói thì thôi”, thì đúng là “thì thôi”. Dầu sao thì khi kể lại những mẩu chuyện mà Bùi Công Trừng và Ung Văn Khiêm nói về đại hội trung ương đảng để chuẩn bị đưa ra nghị quyết 9 vào cuối năm 1963 ông đã muốn bào chữa cho ông Hồ, coi như ông này bị đàn em khống chế mà phải quyết đánh miền Nam, chứ trong thâm tâm ông ta vẫn muốn theo đường lối sống chung hòa bình của Khrút-sốp vào thời gian ấy. (6) Tôi dám chắc độc giả miền Nam – nhất là những người thuộc lớp “cựu kháng chiến” – khi đọc cuốn sách này sẽ rất thích. Vì nó đã được viết bằng một giọng văn đặc miền Nam, mà lại là giọng văn nói rất dễ đi vào lòng người. Nội dung của nó thì như đã trình bày ở trên, đúng như nhận xét của “nhóm công tác viên” đã báo cáo, gồm những điểm rất “độc hại” cho đảng. Ông đã kể ra không biết bao sự việc chứng tỏ đảng không sáng suốt, độc tài, bưng bít, mờ ám. Ông đã lên án nặng nề đảng đã tàn sát nhiều người, giam giữ bất hợp pháp nhiều đảng viên có phẩm chất tốt dám nói lên những sai lầm của đảng. Ông cũng đã dành gần một trăm trang sách để ghi lại nguyên văn những lời phê bình, lên án đảng của những người như Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu và vợ là bác sĩ Đỗ Thị Văn, Nguyễn Mạnh Tường, Chân Tín, Hữu Loan, Phạm Thị Tề… Ở phần kết luận ông đã viết: “Kết Thúc. Cái mà nói rằng viết cho quốc hội là đây. Viết thư làm đơn xin tự do báo chí….” (trang 463) Câu trên nhắc người đọc nhớ lại có chỗ ông đã phê bình bà Phạm Thị Tề về việc làm đơn khiếu nại cho chồng, con và ông còn nói đáng lẽ bà Tề phải đề “bản cáo trạng chế độ” mới đúng. Thì đây tại sao ông lại cũng viết “làm đơn xin tự do báo chí”? Thực sự cuốn sách này không phải là đơn từ xin xỏ gì cả. Nó đúng là một bản cáo trạng chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay của chính một trong những ngưòi đã “có công” trong việc lãnh đạo đảng cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945. Cuốn sách của ông đáng lý phải có phần kiểm điểm những sai lầm của chính ông trong khi mù quáng theo Cộng Sản mà tàn sát những người chống Cộng khi ông còn có quyền có thế ở miền Nam, trước khi bị điều ra miền Bắc. Dầu sao thì cuốn sách của ông đúng là một đòn chí tử đánh vào sự lãnh đạo của đảng và gián tiếp vào cnxh của Mác. Vì vậy mà nhóm công tác đặc biệt, sau khi đọc kỹ và phân tích cặn kẽ tác phẩm đã trình lên cho Đào Duy Tùng nhận xét sau đây: “Đây là một cuốn sách đả kích cay độc Đảng ta và tác động mạnh mẽ tâm lý tư tưởng của người đọc, một cuốn sách phản động nhất trong những cuốn sách phản động! Bởi vì nó đã bêu xấu, chửi bới và lên án Đảng ta một cách toàn diện và có hệ thống.” Có một điều khá thú vị là một người Cộng Sản theo thuyết Mác-xít duy vật kỳ cựu như Nguyễn Văn Trấn lại trưng dẫn Emmanuel Kant là nhà duy tâm học tổ bố. Hơn nữa lại nói đến “nhân vị” là điều tối kỵ đối với các nhà lãnh đạo miền Bắc. Người ta còn nhớ Tố Hữu và Trường Chinh đã lên án nhóm Nhân Văn Giai Phẩm năm 1957 rằng “Thấy kẻ thù nói Nhân Vị, bọn chúng cũng nói Nhân Văn.” Chú thích (+)“Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, Nguyễn Văn Trấn, Văn Nghệ (Cali) tái bản lần thứ nhất, trang 345. (1) lúc ấy là lâm thời, gọi là phó bí thư xứ ủy Nam Kỳ, dưới bí thư Bùi Công Trừng.. (2) Trong cuốn mà nhà xuất bản Văn Nghệ, California tái bản lần thứ nhất năm 1995 thì số trang là 504. Trong soạn phẩm này chúng tôi ghi theo số trang của nhà X.B. Văn Nghệ. (3) Statu quo = giữ nguyên trạng (Latinh) (4) Tiếng Pháp có nghĩa là “loại”, loài hay giống. (5) Emmanuel Kant (1724-1804) triết gia duy tâm người Đức, tác giả cuốn “Critique de la raison pure” và “Critique de la raison pratique”. (Tạm dịch: Phê bình về thuần lý; và phê bình về thực lý) (6) Viết đến đây chúng tôi tạm ngưng cầm tờ tuần san Saigon Nhỏ lên xem thì gặp Đào Nương, trong mục Phiếm Dị. Bà chìa cho xem bức thư của ông Đỗ Bồng Châu nào đó ở Virginia lên án các đảng viên Cộng Sản “phản tỉnh vì thất sủng”, trong đó có Bùi Tín và Nguyễn Văn Trấn. Bức thư có đoạn: “…Riêng về tên Nguyễn Văn Trấn, tác giả của tập sách được một số báo ở hải ngoại ca tụng “Viết cho mẹ và quốc hội”, thì đồng bào trong Nam còn ai xa lạ gì tội ác của tên này. Hắn giết hàng ngàn người vô tội bị hắn kết án là Việt gian đến nỗi hắn được đồng bào đặt cho hỗn danh là “hung thần Chợ Đệm”. Chúng tôi ghi lại điều này để phản ánh một cái nhìn từ phía độc giả, hầu rộng đường phán xét. Nguyễn Văn Trấn(1914 - 1998 ) http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Tr%E1%BA%A5n#cite_ref-9 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Nguyễn Văn Trấn , còn gọi Bảy Trấn, là một nhà báo, nhà họat động cách mạng chống Pháp, Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9, giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Văn Trấn sinh ngày 21 tháng 3 năm 1914 tại Chợ Ðệm, huyện Bình Chánh, tỉnh Long An (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) trong một gia đình địa chủ khá giả. Năm 1927, ông lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký. Năm 1930, ông đậu Tú tài phần nhất. Chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng của Phan Chu Trinh và Nguyễn An Ninh, ông bỏ học và bắt đầu hoạt động cách mạng chống Pháp, sau ông đó gia nhập đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1938, ông sáng lập tờ Le Peuple (Dân chúng). Ngày 25 tháng 8 năm 1945, ông lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền ở Sài Gòn. Do có những hành động quyết liệt với các phần tử đối kháng, ông bị gọi là hung thần Chợ Đệm[1]. Có giả thuyết cho rằng Nguyễn văn Trấn là một trong ba người đã thực hiện việc giết Tạ Thu Thâu , hai người kia là Kiều Đắc Thắng [2] và Nguyễn Văn Tây [3]. Trong thời kỳ chín năm kháng chiến, ông làm tới chức Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9. Sau năm 1954, Nguyễn Văn Trấn tập kết ra Bắc và trở thành giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc, rồi Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương. Năm 1964, ông được bầu làm ủy viên Ủy ban Thống nhất trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa, ngày 03 tháng 7 năm 1964.[4] Sau khi về hưu, Nguyễn Văn Trấn cộng tác với nhiều tờ báo tại Việt Nam, như tờ Tuổi Trẻ cười, với bút hiệu Hai Cù Nèo và viết nhiều sách khảo cứu, tự thuật. Trong những năm cuối đời, ông tỏ vẻ e ngại về vai trò của Đảng Cộng sản. Ông từng tham gia Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ và kí vào bản kiến nghị 100 người năm 1988 kêu gọi thay đổi cách thức bầu cử. Theo tờ Asia Times Online, ông đã cho rằng Đảng đang xâm phạm quyền hạn của nhà nước và đã kêu gọi tạo luật lệ cho đảng phải theo.[5] Năm 1995, ông viết tập "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" và xuất bản với tư cách cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh trong đó ông nhấn mạnh quyền tự do báo chí là nhân quyền cơ sở nhất.[6] Tác phẩm này bị nhà cầm quyền cấm lưu hành một tuần sau khi xuất bản[7]. Năm 1997, ông là một trong 45 nhà văn được Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị.[8] Ngày 1 tháng 5 năm 1998, ông qua đời tại Sài Gòn, hưởng thọ 85 tuổi. Các tác phẩm chính Chúng Tôi Làm Báo (1977) Chợ Ðệm Quê Tôi (1985)[9] Chuyện Trong Vườn Lý (1988) Logich Vui (Nhà xuất bản Sự Thật 1992) Trương Vĩnh Ký, Con Người và Sự Thật (1994)[10] Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội[6] Chú thích ^ Bảng Tường Trình Về Buổi Nói Chuyện Về Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Giác Lượng: ^ Theo Người Bình Xuyên và NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật của Nguyên Hùng : Kiều Đắc Thắng là công nhân quê miền Trung, trước năm 1945 vô Sài Gòn sinh sống đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Bản chất Kiều Đắc Thắng giống như tên : háo thắng. Không rõ nguyên nhân gì mà Kiều Đắc Thắng bị Tây bắt đày ra khám Vũng Tàu (có tài liệu nói là ăn cướp). Nhờ Năm Bé là một tay anh chị Xóm Chiếu giúp đỡ, Kiều Đắc Thắng vượt ngục về Lái Thiêu.Khi Cách Mạng Tháng Tám nổ ra, Kiều Đắc Thắng tự xưng là chỉ huy trưởng Trung Đoàn kháng chiến miền Đông đóng quân ở Bưng Cầu (tài liệu khác nói Thắng tự xưng tư lệnh miền Đông). Ai Kiều Đắc Thắng cũng cho là Việt gian, nhà máy nào cũng xung công. Ai chống lại thì giết. Danh sách nạn nhân của Kiều Đắc Thắng dài sọc, trong đó có nhà cách mạng Phan Văn Hùm. Các hành động quân phiệt của Kiều Đắc Thắng chấm dứt khi đặc phái viên Trung ương Nguyễn Bình vào Nam thống nhất lại các tổ chức vũ trang. ^ Tìm hiểu cái chết của Tạ Thu Thâu ^ Danh sách các vị lãnh đạo nhà nước và các vị phụ trách các cơ quan cao cấp... ^ Tran Dinh Thanh Lam, “Vietnam's leaders sidestep the 'c' word”, Asia Times Online, 2 tháng 5, 2007. Truy cập 16 tháng 5 năm 2008. ^ a b Vo Van Ai (2000). Michael Jacobsen và Ole Bruun (biên soạn). ed. Human Rights and Asian Values: Contesting National Identities and Cultural Representation in Asia. Routledge. 99. ISBN 0700712127. http://books.google.com/books?id=HpdiltchTUgC&pg=PA99&lpg=PA99&dq=%22Nguyen+Van+Tran%22+%22National+Assembly%22&source=web&ots=qsh8Vp8l3-&sig=x9IiA5f-oIYW5YPb10RmrhEZkIg&hl=en. ^ Jacobsen và Bruun, tr. 110 ^ Human Rights Watch. “Congressional Casework”. Truy cập 16 tháng 5 năm 2008. ^ Chợ Đệm quê tôi/ Nguyễn Văn Trấn.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1985.- 510tr; 19cm ^ Trương Vĩnh Ký con người và sự thật. Biên khảo của Nguyễn Văn Trấn - Thành phố Hồ Chí Minh: Ban khoa học xã hội thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 1993 - 274trang; 19cm. http://son-trung.blogspot.com/2008/09/nguyn-vn-trn-1914-1998-mt-tm-hn-nam-k.html NGUYỄN VĂN TRẤN (1914 - 1998 ), MỘT TÂM HỒN NAM KỲ CƯƠNG DŨNG Wednesday, September 3, 2008 Nguyễn Văn Trấn sinh ngày 21 - 3- 1914 quê ở Chợ Đệm, Long An, ngoại hiệu là Bảy Trấn. Năm 1931, ông tốt nghiệp chương trình trung học Pháp sau ra làm báo, năm 1936 theo đảng Cộng sản Đông Dương, trải qua nhiều chức vụ như Bí thư khu bộ miền Nam chúng ta thấy ông rất tự hào về thành tích cộng sản của ông. Ông cùng Trần Văn Giàu nổi tiếng giết người không gớm tay, đã sát hại các chiến sĩ quốc gia, và các đảng viên cộng sản phe Trotsky trong khởi nghĩa tháng 8-1945. Ông đã viết nhiều sách về chính trị. Tác phẩm "Viết Cho Mẹ và Quốc Hội" là một thiên hồi ký của tác giả, đồng thời là những trang lịch sử sống động của Việt Nam dưới ách cộng sản miền bắc. Nhận thấy đảng cộng sản phản bội dân tộc, ông và Nguyễn HỘ rút ra khỏi đảng cộng sản. Bị công an đến nhà khủng bố và hạ nhục, ông uất mà chết. Tác phẩm "Viết Cho Mẹ và Quốc Hội" bị cấm ở trong nước, sau được chuyền ra hải ngoại. Văn phong của ông, tư tưởng của ông mang nặng chất Nam kỳ cương trực, rất có giá trị hiện thực lịch sử. Tác phẩm này nhấn mạnh các điểm: - Cải Cách Ruộng Đất - Nhân Văn Giai Phẩm - Lê Đức Thọ lấn áp ông Hồ. - chính sách bần cùng hóa miền Nam - vụ chia chác núi rừng Việt Nam. 1. Cải cách ruộng đất Đây là một vấn đề quan trọng khiến cho nhiều tài liệu đề cập đến. Nguyễn Văn Trấn cho biết cải cách ruộng đất là một sự sao chép chính sách của Mao Trạch Đông. Một xã có chừng này bần cố thì theo kinh nghiệm Trung Quốc nhất định phải có bằng này địa chủ (167). Theo Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Văn Châu, cán bộ khu 5 đã đi học Bắc Kinh về nói:n Đấu tố như vậy rốt cuộc được cái gì! Được cái nát tan tình nghĩa làng xóm (169). Bùi Công Trừng nhận định về cải cách ruộng đất như sau: "Cải cách ruộng đất đem lại cho người nông dân Bắc bộ một khoảnh đất con chó nằm còn ló đuôi ra ngoài" ( 229). Nói tóm lại, Nguyễn Văn Trấn cho ta thấy cải cách ruộng đất là một tai họa, một sự phỉnh phờ, nông dân không được ích lợi gì về vật chất và tinh thần, muôn đời họ vẫn phải sống nghèo khổ của đời nô lệ. 2. Nhân Văn Giai Phẩm: Trước tiên ông luận về đường lối văn học nghệ thuật miền bắc. Những nhận xét của ông sắc bén chưa từng thấy. Ông cho rằng miền bắc theo đường lối 'hiện thực xã hội chủ nghĩa', là một thứ văn học dối trá, bắt văn nghệ sĩ phải tô hồng chuốt lục cho chế độ, ai can đảm nói lên sự thật thì bị khủng bố, trừng phạt. Ông viết: "Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học, nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói lên xã hội thiên đàng vô cùng đẹp, chưa có, chưa bị cướp, áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhanh ăn cắp, nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng" (275). Tiếp theo, ông trình bày việc cộng sản đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm và tình hình văn nghệ tại miền bắc. Trong những văn nghệ sĩ và chính trị gia xã hội chủ nghĩa, kể những kẻ đã ra ngoại quốc, chưa ai lên tiếng bênh vực Nhân Văn Giai Phẩm mạnh mẽ và chí tình như ông. Ông cho rằng tình hình thế giới đã ảnh hưởng đến Việt Nam, nhất là những biến cố quan trọng trong thế giới cộng sản lúc này như là Khrutsow tố cáo Staline, Mao đưa ra chiến dịch bách gia tranh minh, cho nên Việt Nam đã nổi dậy chống nhiều thứ trong đó có chống sùng bái cá nhân, chống bất công, chống tham nhũng và chống đàn áp, kìm kẹp. Luật gia Nguyễn Mạnh Tường tố giác cộng sản độc tài: "Từ trước đến nay, ta có thể ví đảng Lao Động như mt cây rất to, lá rườm rà che hết ánh sáng của mặt trời khiến ngay một ngọn cỏ cũng không thể mọc dưới chân nó được" (311). Trên báo Nhân Văn, Nguyễn Hữu Đang đã kêu gọi đảng và nhà nuớc phải chú trọng đến vấn đề pháp trị, và ông phê phán tòa án cộng sản bằng những lời thẳng thắn: "Tòa án là một tòa án tha hồ tùy tiện còn hơn tôn giáo pháp đình của giáo hội Trung cổ. Muốn bắt ai thì bắt, muốn xử ai thì xử, bịa ra luật nặng nhẹ tha hồ để xử" (274). Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm ra đời 1955, nhưng mãi đến 1956, Mao Trạch Đông mới phát động ' bách hoa tề phong, bách gia tranh minh'. Tuy ra sau nhưng nó có tác dụng trở lại đối với Việt Nam,và Việt Nam bắt chước Trung Quốc triệt hạ Nhân Văn Giai Phẩm năm 1957. Ông hóm hỉnh thuật lại câu chuyện Trường Chinh tiếp xúc báo chí. Một nhà báo hỏi Trường Chinh: - Như vậy là cách mạng đã cấm tự do ngôn luận? Ông Trường Chinh sửng sốt: - Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi! (275) Nguyễn Văn Trấn đã viết về các nhân vật trong Nhân Văn, Giai Phẩm khá đầy đủ. Ông viết về Nguyễn Hữu Đang như sau: " Nguyễn Hữu Đang linh hồn của hội Truyền Bá Quốc Ngữ cùng với Nguyễn Văn Tố hoạt động cho Mặt trận Văn Hóa Cứu Quốc. Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi đều do Đang tổ chức. Đang là trưởng ban tổ chức lễ tuyên ngôn độc lập, bộ trưởng Thanh niên khi rút khỏi Hà Nội. Vào Thanh Hóa, Tổng Thanh Tra Bình Dân Học vụ 1954, mời nhận bộ trưởng, sinhhoạt đảng nhưng từ chối. Đang nói: Nội bộ thiếu dân chủ trầm trọng, mình bây giờ chỉ một mình một đảng "(278). "Nguyễn Hữu Đang khước từ vinh hoa phú quý do cộng sản chiêu dụ, ông sống bằng bàn tay lao động của ông như là trình bày bìa cho tờ Văn Nghệ, rồi ra làm tờ Nhân Văn. Kết thúc Nhân Văn, ông bị tuyên án 17 năm tù nhưng được bảy năm thì hội Quốc Tế Nhân Quyền can thiệp nên ông được thả ra. Phùng Cung bị giam bảy năm vì bài Con ngựa già Chúa Trịnh. Vũ Duy Lân cho Hữu Đang chiếc áo len cũng bị tù bảy năm. Trần Dần bị tù, Hữu Đang đi lượm bao thuốc lá để đổi lấy cóc nhái của đám con nít. Hữu Loan đi thiến heo, Trân Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường sống cuộc sống bị bạc đãi, bị tuyệt thông" (280- 282). Nguyễn Văn Trấn ca ngợi Trần Dần và Nguyễn Hữu Đang bằng những lời chân thành : "Trần Dần chỉ là hậu thân của của những người đã viết Vạn Ngôn thư, Thất Trảm thư,. . . cũng như vấn đề pháp trị của Nguyễn Hữu Đang. Vấn đề văn học mà Trần Dần đòi xét lại cách đây hơn 30 năm hiện giờ vẫn đang rất là thời sự. Cái tai họa lớn nhất hiện giờ vẫn là khuyến khích tô hồng,đề cao con người giả, việc giả, hàng giả. . . . Những người thấy trước tai họa muốn ngăn chận tệ nạn tô hồng thì bị gán ngay cho cái tội bôi đen. Đáng lẽ những người như Nguyễn Hữu Đang và Trần Dần phải được một giải thưởng quốc gia, một cái giải vinh quang là đã đưa ra được giải pháp cứu nguy cho dân tc. Nhưng trái lại, họ bị vu oan giá họa, đặt lên đầu họ cái án gọi là án Nhân Văn " ( 277). Bàn về sự ra đời của Nhân Văn, Giai Phẩm, Nguyễn Văn Trấn nói rằng họ không chống đối chính phủ, họ theo lời kêu gọi của đảng 'nót thật, nói thẳng, nói hết'. . Ông cho rằng chính đảng đã khuyến khích các văn nghệ sĩ phê bình xây dựng. (Nguyễn Văn Linh sau này cũng bắt chước Hồ Chí Minh kêu gọi 'nói thẳng, nói thật, nói hết' . Ông dẫn lời Hữu Loan: "Khẩu hiệu nói thẳng, nói thật, nói hết 'để xây dựng đảng, không những nói mồm mà còn viết lên các báo. Không những viết lên các báo nhà nuớc mà còn khuyến khích mở báo tư nhân để viết. Vì vậy mới có Nhân Văn Giai Phẩm của chúng tôi và Trăm Hoa của Nguyễn Bính " (273) Nguyễn Văn Trấn viết: "Thực ra Nhân Văn hưởng ứng lời đảng gọi ' nói thật, nói thẳng, nói hết' để xây dựng đảng và chỉ đãu tranh cho tự do báo chí, tự do ngôn luận mong thực hiện tự do bầu cử và quốc hội, vào chính phủ, chỉ cần thực hiện thật sự dân chủ nội dung cũng đã là lý tưỏng rồi" (277). Ngày nay, đảng cộng sản Việt Nam vẫn đàn áp tự do ngôn luận tuy rằng họ đã bớt khắt khe hơn trước. Nguyễn Văn Trấn viết về tình hình văn nghệ thời Nhân Văn Giai Phẩm và ngày nay như sau: "Hiện nay báo Văn Nghệ cũng đang làm các việc như Nhân Văn ngày xưa làm, cũng do được kêu gọi, được giao trách nhiệm, Nguyên Ngọc mới dám làm, và báo Văn Nghệ cũng đang bị khép tội là mắc những lệch lạc quan trọng. Có điều khác là Nhân Văn ngày xưa đơn độc, khi bị đánh không ai dám bênh, cứ ngậmmiệng, cúi đầu mà mang án. Còn bây giờ thì hoàn cảnh trong nước và ngoài nước đã khác, không thể đóng cửa mãi mãi trên những sai lầm vô định. Khi Nguyên Ngọc bị đánh, đã có báo chí khắp nơi lên tiếng, những bản kiến nghị đang tiếp tục gủi về "(277). Đảng đã đàn áp Nhân Văn, Giai Phẩm, và đã gây ra biết bao tai họa cho dân tộc, Nguyễn Văn Trấn viết: "Một lái xe chân chết người, muốn sửa sai không được, anh phải đi tù, phải tước bằng. Anh bác sĩ chữa bệnh làm chết người cũng thế, phải tước bằng và phải đi tù. Đấy là những ngườI làm chết ít người. Còn những người cầm vận mệnh của cả nước đã làm cho đồng bạc mất giá hàng vạn lần, làm cho hầu hết công trường, xí nghiệp phá sản, cho 90% con cái gia đình thành lưu manh, cho 50% trẻ em mất dinh dưỡng, còn giết oan bao nhiểu người có tài đức, còn phá phách bao nhiêu công trình văn hóa lịch sử. Những con dun bị đạp gào lên: sai rồi! Thì họ rất bình tĩnh trả lời: sai thì sửa! hoặc bất đắc dĩ phải sửa thì không biết sửa chân thành. Họ vẫn núp dưới lá cờ đảng để đi từ sai lầm tày trời này đến sai lầm tày trời khác " (281). 3. Lê Đức Thọ lấn áp ông Hồ Bùi công Trừng thuật lại diễn tiến của đại hội 9 của ban chấp hành trung ương đảng khóa 4 cuối 1963, trong đó ông Hồ thất thế, bị vây cánh Lê Đức Thọ kềm tỏa: "Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp nó đi đi lại lại trong phòng, như thể đội trưởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị. Nó không hút thuốc, nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Đại tiền môn ở tay này, tay kia cầm bật lửa thứ như chày giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn Khánh Toàn tay ăn hút thuốc lá Trung quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa một cái 'bang'. Đứng xa thấy thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy, ce petit - thằng nhỏ này bợ hộp thuốc. Lê Đức Thọ cũng dánh bật lửa một cái 'bang'. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc, có lẽ nó đang còn tìm lời văn ' mao nhiều'. Ở một góc phòng, thằng Hà Huy Giáp đứng, Lê Đức Thọ tới, nói cái gì, thằng Giáp nghiêm sắc mặt, gật gật đầu." Ba vị ấy được Lê Đức Thọ coi là ba tay có lý luận và mời - biểu- lên tiếng. Mà trời ơi, dướI triều đại Hồ Chí Minh ai được Lê Đức Thọ để ý, có cảm tình là má thằng đó đẻ ra nó đêm rằm tháng bảy. "Tao nói cho mày nghe nha, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí Minh. "Tao nghe thằng Thọ đang âm mưu lật đổ ông già và lấy Nguyễn Chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác Lê Nin. Chuyện nước giao Nguyễn Chí Thanh. Việc đảng statuque Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm Khổng tử này, khó lật đổ nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng. Mày coi, coi có tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính mến của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị, mà quay mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên phải hứng lấy những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép bắc lại: " Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà!' Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông già cũng cho hội nghị nghe ông nói ca dao bằng tiếng khóc: Khi thương trái ấu cũng tròn Khi ghét bồ hòn cũng méo." Và ông nói xụi lơ: "Thấy lợi, người ta cho tên lửa vô, thấy bất lợi, người ta rút ra. Có chi mà!" Bùi Công Trừng nói với tôi như vậy. Còn Ung Văn Khiêm kể: Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy, ông cụ có thêm mấy chỗ, còn nguyên từng chữ của Mr. Ho Chi Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao mà chỉ làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ." Và mày coi, thằng thủ trưởng khoa giáo của mày ( Tố Hữu) khi tao đứng tại chỗ phát biểu ý kiến, thằng Huy đi ngang qua, nó phun nước miếng vào đoạn tao nói chủ trương hòa bình là trung thành với Lê Nin. Tao mỉm cười bụng nói: A! Thằng nhỏ, mày dám đái đầu ông Xá!' Hội nghị 9 này có thông qua cái nghị quyết 9 và mấy anh nói là cũng trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm. Anh Khiêm lộ bí mật: - Tao hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh. Nghị quyết khai trừ 4 tên: Ung văn Khiêm, Nguyễn Văn Vinh, Bùi Công Trừng, Lê Liêm (329). 5. Chính sách kìm kẹp kinh tế miền nam Nguyễn Văn Trấn tố cáo Võ Nguyên Giáp chủ trương ngăn chận đà phát triển kinh tế miền nam. Võ Nguyên Giáp không cho kinh tế miền nam lên mạnh mà miền bắc và miền trung tụt lại sau. Ông viết rằng: chính sách này dùng nhiều biện pháp làm rối loạn nền kinh tế và khiến cho nó trì trệ và làm được việc mà đàng ngoài mong ước, miền nam nghèo đi để đuổi kịp miền bắc ( 235). 6. Cộng sản phá hoại núi rừng Nguyễn Văn Trấn là người duy nhất tố cáo bọn cộng sản đầu sõ cướp đoạt tài sản quốc gia. Chúng phá hoại núi rừng để bán gỗ cho ngoại quốc lấy tiền bỏ túi. Bùi Công Trừng đã nói với Nguyễn Văn Trấn như sau: "Chúng nó cũng mấy thằng ấy, cũng những chính sách ấy, cai trị 17 triệu dân thì dân đã nghèo sát đất, không đầy 15 năm, hai cái rừng Việt Bắc và Tây Bắc bị cạo trọc lóc. Bây giờ ở miền nam,, cũng đào kép ấy( même acteurs), hải kịch ấy (même comédie) chưa chi đã giành đất Ban Mê Thuột, của Đà Lạt và Sông Bé thì chúng nó sẽ đua với miền bắc 15 năm, miền nam chỉ cần ba năm thì cũng trơn lu như mu bà bóng cho mày coi "(230). Hồi ký của Nguyễn Văn Trấn rất có giá trị về lịch sử và văn chương. Những tài liệu ông trình bày là những tài liệu quan trọng. Có những tài liệu chưa ai nói đến mà ông là người đầu tiên đưa ra ánh sáng. Những người khác viết hồi ký là để nói về cá nhân, còn ông viết là vì tổ quốc, là để tố cáo tội ác của cộng sản trước quốc dân, đồng bào. Những lời phê phán của ông rất mạnh mẽ và rất đúng. Ngòì bút của ông rất sắc bén và lập trường của ông dứt khoát. Ông là người trung trực và can đảm. Ông tiêu biểu cho lớp trí thức miền nam ngay thẳng, thành thực và yêu nước. Nghệ thuật kể chuyện của ông rất vững vàng, lời văn tự nhiên, thuần túy văn phong miền nam, rất thú vị, và rất đáng yêu. (Trich Nguyễn Thiên Thụ, VĂN HỌC HIỆN ĐẠi tập 2,Gia Hội 2006) Nguyễn Văn Trấn Và Quyển Sách "Viết Cho Mẹ và Quốc Hội" Tháng 9 năm 1995, một sự kiện lạ lùng đã xảy ra tại Việt Nam. Đó là quyển sách "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" của ông Nguyễn Văn Trấn được in và bán công khai. ở một quốc gia tôn trọng quyền tự do ngôn luận, nếu sự kiện này xảy ra, có lẽ không ai lấy làm ngạc nhiên. Nhưng ở Việt Nam, quả là một việc lạ. Vì ai cũng biết, hệ thống kiểm soát sách báo và truyền thông của chế độ độc tài Việt Nam vô cùng chặt chẽ và gắt gao. Một quyển sách, với nội dung được cơ quan tối cao của đảng cộng sản đánh giá là "rất phản động, rất độc hại" và sau đó bị Trương Tấn Sang, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, ký một quyết định "Mật" cấm lưu hành và tịch thu (xem Liên Minh tháng 01/1996), lại có thể lọt qua được hệ thống kiểm duyệt để phát hành công khai, lại là một chuyện lạ. Trước khi đánh giá tại sao chuyện lạ này có thể xảy ra, thiết tưởng cần nói qua về nội dung của cuốn sách và tác giả, để hiểu tại sao nhóm cán bộ phụ trách thẩm định cuốn sách này, trong văn thư mật gởi Đỗ Mười, Đào Duy Tùng, Lê Khả Phiêu, ngày 30/10/95, đã đáng giá rằng : "đây là một cuốn sách có nội dung rất phản động, rất độc hại vì nó vu khống, bêu xấu, chửi bới, lên án gay gắt sự lãnh đạo của Đảng ta một cách toàn diện (cả chính trị, kinh tế và văn hóa, văn học) và "có tính hệ thống" (cố nêu sai lầm này tiếp sai lầm khác trong các thời kỳ và có liên hệ mật thiết với nhau), nó bộc lộ một thái độ bất mãn rất cay cú, trắng trợn, nghĩa là "ăn thua đủ" (nói theo người Nam Bộ) với Đảng ta và chế độ ta". Ông Bảy Trấn, Hai Cù Nèo: Ông Nguyễn Văn Trấn, còn được gọi là Bảy Trấn, sinh năm 1914 tại Chợ Đệm thuộc làng Tân Kiên, huyện Bình Chánh, tỉnh Long An (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Xuất thân từ một gia đình địa chủ được coi là khá giả, ông được gởi lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký (1927). Năm 1930, sau khi thi đậu tú tài phần nhất, ông bỏ học và bắt đầu hoạt động cách mạng chống lại thực dân Pháp. ở thời điểm đó, theo lời tự thuật, ông đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh và ông Nguyễn An Ninh. Nhưng khi phong trào cộng sản bộc phát mạnh ở khắp nơi, người thanh niên Nguyễn Văn Trấn đã tham gia vào đảng cộng sản, với sự tin tưởng rằng "cách mạng vô sản thế giới sẽ gióng trống phất cờ giải phóng cho dân tộc yếu hèn". Từ đó, Nguyễn Văn Trấn lao vào cuộc đấu tranh với tư cách là một đảng viên đảng cộng sản. Trong hơn 40 năm hoạt động cho tới lúc về hưu vào năm 1976, Nguyễn Văn Trấn đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong guồng máy đảng cộng sản như Chính Ủy Bộ Tư Lệnh khu 9 và Bí Thư Khu Ủy, Đại Biểu Đại Hội Đảng lần thứ hai, Giáo Sư trường Nguyễn Ái Quốc và sau đó trường Đại Học Nhân Dân tại Hà Nội, Vụ Phó Ban Tuyên Huấn Trung ương. Sau khi về hưu, ông cộng tác với nhiều tờ báo tại Việt Nam, như tờ Tuổi Trẻ, với bút hiệu Hai Cù Nèo, bằng những bài viết châm biếm vạch ra những yếu tố tiêu cực, xấu xa của chế độ xã hội chủ nghĩa. Ông cũng viết nhiều sách khảo cứu, tự thuật như Chúng Tôi Làm Báo (1977), Chợ Đệm Quê Tôi (1985), Chuyện Trong Vườn Lý (1988), Trương Vĩnh Ký, Con Người và Sự Thật (1994). Năm 1995, ông viết tập "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội". Quyển sách lọt qua vòng kiểm soát của Đảng và được bày bán gần như công khai. Chỉ trong vòng một tháng, hơn 10.000 cuốn sách phát hành hết sạch và ở khắp nước ai cũng bàn tán về những sự kiện được nêu lên trong "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội". Thấy được tầm tác hại của quyển sách, Trương Tấn Sang, theo lệnh của Bộ Chính Trị, ra chỉ thị cấm lưu hành và tịch thu. Trong khi đó, mặc dù bị đánh giá không còn đủ tư cách là đảng viên, nhưng Nguyễn Văn Trấn vẫn chưa bị khai trừ hay bị thi hành kỷ luật, vì theo báo cáo mật gởi Bộ Chính Trị, nhóm công tác viên đề nghị "Để không gây dư luận xôn xao trước đại hội 8, nên chưa thi hành kỷ luật khai trừ vội". Điều đó có nghĩa là, bản án dành cho Nguyễn Văn Trấn vẫn treo ở đó, chờ có cơ hội tốt Đảng sẽ thi hành. "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội", hồi ký chính trị của một đảng viên cộng sản kỳ cựu: "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" là một cuốn sách dày 544 trang, được tác giả Nguyễn Văn Trấn viết như một loại hồi ký chính trị, nói về cuộc đời của chính mình, những bước thăng trầm của tác giả trong khoảng 50 năm "làm cách mạng" và những trăn trở của ông trước hiện tình đất nước. Trước hết, quyển sách được viết như một lời sám hối của một người cộng sản phản tỉnh, như tiếng thét phẫn nộ của một người dân trước những bất công, phi lý của đời sống và như một bản án lệnh dõng dạc vạch tội đảng cộng sản Việt Nam. Tại sao tác giả lấy tựa đề "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" ? Mẹ ở đây là là người sinh ra mình, Mẹ còn là biểu tượng cho cội nguồn, cho tổ quốc. "Viết cho Mẹ" của Nguyễn Văn Trấn dường như để gởi một thông điệp đến cho tất cả những ai, trong đó có nhóm lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đã quên mất mình từ đâu mà ra, quyền bính do đâu mà có. Đoạn mở đầu, tác giả đã nhắc đến việc Khổng Tử nói "đàn bà khó dạy" và Lỗ Tấn tự hỏi : "Không biết khi nói đàn bà khó dạy, Khổng Tử có kể mẹ ông vào đó hay không?" Thái độ coi thường nguyện vọng của người dân của tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản được Nguyễn Văn Trấn xem như một người kinh thường mẹ đẻ ra mình. Trong một lá thư gởi ra ngoài nói về tác phẩm của mình, Nguyễn Văn Trấn viết, vẫn bằng lối khôi hài chua chát: "Mọi việc ở đời đều phụ thuộc vào dân và dân thì phụ thuộc vào lời nói. Mà hỡi ôi, ở Việt Nam nay câu nói của dân gian vẫn còn có giá trị "Ngắn cổ kêu chẳng thấu trời". Nguyễn Văn Trấn không kéo cổ dân cho nó dài ra, mà chỉ làm một con cóc khô kêu gào cho"Thượng Đế Đảng" chớ có quên động cơ thành lập Đảng là "Đem lại tự do bình đẳng lại cho nhân dân". Trong tiếng kêu gào thay cho dân đen thấp cổ, bé miệng, Nguyễn Văn Trấn hướng về Quốc Hội, vì dù muốn dù không, đây cũng là cơ chế được xem là đại diện cho tiếng nói nhân dân, là nơi thông qua cái bản hiến pháp trong đó những quyền tự do căn bản của con người, như quyền tự do ngôn luận, báo chí, được long trọng công nhận. Hướng về nơi mang danh nghĩa là đại diện cho nhân dân để đòi quyền cho nhân dân, Nguyễn Văn Trấn muốn vạch trần bản chất mỵ dân của chế độ mà ông đang sống. Bằng thể loại thuật chuyện như nói, pha lẫn khôi hài và châm biếm, toàn bộ quyển sách phản ảnh sự cay độc của tác giả trong cách chỉ trích tập đoàn lãnh đạo cộng sản và những sai lầm liên tục của Đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung của quyển sách nhắm vào ba điểm chủ yếu : 1) Những sai lầm và tội ác của đảng cộng sản Việt Nam: Qua từng thời kỳ của lịch sử, ông Nguyễn Văn Trấn đã vạch ra nhiều sai lầm là tội ác của đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất tại Miền Bắc, quyển sách nêu lên nhiều bằng chứng cho thấy sự độc ác của chế độ. Theo ông, vì rập theo sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông và cúi đầu vâng lệnh cố vấn Trung Quốc, đảng cộng sản đã giết hại nhiều người vô tội trong vụ cải cách này, thậm chí dứt tình và đối xử độc ác với những đồng chí hôm qua của mình, làm tan nát tình làng nghĩa xóm. Cũng trong giai đoạn này, cuộc chỉnh huấn và cải tạo trí thức Miền Bắc đã làm cho nhiều người chết hay thân tàn, ma dại. Quyển sách đã kết luận rằng "thật ra chỉnh huấn làm cho người cộng sản ngây thơ ngày xưa học rồi thấy mình "chẳng ra con người" nữa; chỉnh huấn là sáng tạo kỳ quái, là biểu hiện cường bạo của Mao, bậc vua chúa cách mạng ở phương Đông". Đối với vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, quyển sách ca ngợi những người như Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang xứng đáng là những kẽ sĩ Việt Nam, đã biểu hiện khí tiết của mình trước cường quyền và so sánh tòa án của chế độ như là một "tôn giáo pháp đình của giáo hội thời trung cổ", xét xử tùy tiện, vô luật lệ. Gần đây, trước đòi hỏi phải xét lại vụ án này, Nguyễn Văn Trấn phê phán thái độ ngoan cố của lãnh đạo Đảng, không chịu sửa sai, giải oan cho những kẻ vô tội, mà "lại cứ gào : đây là vụ án chính trị, vụ án đã qua, bọn Nhân Văn đã nhận tội, không nên nhắc tới nữa,...". Quyển sách cũng đưa ra một số sự kiện lịch sử, trong vụ án xét lại chống đảng vào thập niên 60. Theo ông Nguyễn Văn Trấn, Lê Đức Thọ đã thao túng Hội Nghị Trung ương lần thứ 9 của đảng cộng sản vào năm 1963, vô hiệu hóa ông Hồ Chí Minh, để kéo đảng cộng sản Việt Nam chống chủ trương xét lại của Liên Xô. Sau vụ này, như chúng ta đã biết, là hàng loạt vụ bắt bớ, thanh trừng đã xảy ra. Đối với việc thống nhất đất nước từ 1975, theo ông Nguyễn Văn Trấn, là tham vọng của nhóm lãnh đạo Bắc Hà muốn thống trị miền Nam, không muốn cho miền Nam được phát triển. Nó đã gây ra tai họa lớn cho Miền Nam, làm cho Miền Nam trượt dốc băng để "đuổi kịp Miền Bắc" và cùng nhau ăn độn ! Ngược lại với đường lối cưỡng ép này, ông Nguyễn Văn Trấn đưa ra đề nghị thành lập một Liên Bang Việt Nam gồm hai miền Nam-Bắc, với một chế độ tự trị tại miền Nam. Đánh giá về giai đoạn hiện nay, từ khi Hà Nội triệt hạ Câu Lạc Bộ Kháng Chiến tại miền Nam, tịch thu các quyền cơ bản của con người, theo lời ông Nguyễn Văn Trấn, chế độ độc tài đang muốn đàn áp các tiếng nói của lương tri như Linh Mục Chân Tín, ông Nguyễn Ngọc Lan, ông Đỗ Trung Hiếu, hoặc bắt giữ các gương mặt tiêu biểu của truyền thống dân chủ như ông Nguyễn Hộ, khai trừ khỏi đảng các văn nghệ sĩ như Bùi Minh Quốc, Dương Thu Hương và các nhà cách mạng lão thành như ông Lê Hồng Hà, ông Nguyễn Trung Thành v.v... 2) Lên án việc đàn áp tôn giáo và kêu gọi trở về với tôn giáo: Là người đi theo một chủ nghĩa vô thần trên 40 năm, sự hồi đầu của Nguyễn Văn Trấn được nhìn thấy rõ trong những phê phán của ông về chính sách đàn áp tôn giáo của các đảng cộng sản, về tình trạng mất mát các giá trị thiêng liêng của xã hội Việt Nam như luân lý, đức tin, điều thiện, thái độ bao dung và ánh sáng của tôn giáo trong tâm hồn con người. Trang 398, ông kết luận rằng "tái lập những giá trị tôn giáo là con đường duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng thiêng liêng hiện thời". Trong quyển sách, ông trích rất nhiều bài giảng của linh mục Chân Tín, để phần nào muốn nói lên sự sám hối của ông và ý muốn trở về với những giá trị tinh thần và tôn giáo, những giá trị đã và đang bị dập vùi một cách tàn bạo dưới chủ nghĩa vô thần cộng sản. 3) Đòi hỏi những quyền tự do căn bản của con người, đặc biệt là quyền tự do báo chí: Trong phần 3 và cũng là phần cuối của quyển sách, Nguyễn Văn Trấn kết thúc bằng một kiến nghị gởi Quốc Hội cộng sản, trong đó có đoạn viết "Tôi lưu ý Quốc Hội, sự giả đò không chăm sóc, sự giả đò quên các quyền căn bản của con người, là nguyên nhân gây ra đau khổ cho Tổ Quốc, cho nhân dân, là nguyên nhân gây ra sự đồi bại của những kẻ làm ông nhà nước". Ông yêu cầu được tự do ngôn luận và tự do báo chí, vì theo ông, "Hiện thời người trong nước ta, đang khao khát nhơn quyền và các quyền tự do dân chủ. , Nhà làm báo, thì nghĩ theo nhà báo : Nếu nói nhơn quyền là một cái la bàn, thì kim chỉ nam là tự do ngôn luận, tự do báo chí và in sách." Ông kết thúc quyển sách bằng câu "Tôi chờ Quốc Hội trả lời". Nhưng sự chờ đợi này, chính ông cũng biết là vô ích. Ông chờ đợi một điều khác, đó là phản ứng của quần chúng, của Đảng. Và ông đoán đúng. Quốc Hội vẫn im lặng như mấy chục năm qua như một gã câm chỉ biết gật đầu. Quần chúng phấn khởi vì có một người như ông, đi theo đảng nhiều năm, dám nói lên những điều mà quần chúng bình thường dấu tận đáy lòng, không dám nói ra. Đảng nổi giận vì có người dám nhục mạ Đảng. Những sự việc xảy ra tiếp theo, như ra lệnh cấm lưu hành, tịch thu sách, răn đe ông Nguyễn Văn Trấn và dằn mặt các đảng viên khác, chỉ là một tiến trình logic của thể chế độc tài tại Việt Nam, không ai ngạc nhiên, kể cả ông Nguyễn Văn Trấn. Sự kiện quyển sách "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" của ông Nguyễn Văn Trấn được bày bán công khai, rồi sau đó bị cấm đoán và tịch thu, phản ảnh một số hiện trạng tại Việt Nam. Trước hết, qua nội dung của cuốn sách, chúng ta có thể đánh giá rằng càng ngày càng có nhiều người từng phục vụ cho đảng cộng sản, nhìn ra được bản chất độc ác và những chính sách sai lầm tai hại của Đảng đã là nguyên nhân của tình trạng lụn bại của đất nước Việt Nam hôm nay. Những người này, tham gia vào đảng cộng sản với lý tưởng yêu nước, yêu dân. Ngày nay, họ nhận chân được rằng đảng cộng sản không phục vụ cho lý tưởng đó, mà ngược lại còn làm hại nước, hại dân. Sự phản tỉnh của những người này đã thúc đẩy họ nói lên, viết ra những lời cảnh tỉnh, những bản cáo trạng dành cho đảng cộng sản Việt Nam. Điều chắc chắn là họ sẽ bị bịt miệng, bị đàn áp, để lãnh đạo đảng hủy diệt mọi mầm mống chống đối trong nội bộ đảng. Nhưng một quyển sách như vậy, lọt qua được hàng rào kiểm soát cũng là một sự kiện đáng quan tâm. Qua nhận định nội bộ của Đảng, "việc để cho cuốn sách độc hại này được in và bán là một sơ hở, thiếu sót của cơ quan tuyên huấn và cơ quan quản lý xuất bản, quản lý ấn loát ở TP Hồ Chí Minh" và đưa ra chỉ thị là phải có biện pháp xử lý đối với những người có trách nhiệm trong việc in ấn và phát hành. Việc này làm cho chúng ta nhớ lại vụ tờ báo Truyền Thống Kháng Chiến bị cấm không cho in và phát hành, nhưng sau đó được cơ sở ấn loát của nhà nước tại các tỉnh Miền Nam in và phổ biến. Tại Việt Nam, đảng và nhà nước cộng sản kiểm soát mọi phương tiện ấn loát truyền thông, từ giấy, nhà in, đến nhà xuất bản. Nhưng những tác phẩm như "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" vẫn in và bán được, tức là cần phải có sự đồng tình, giúp đỡ của chính cán bộ, đảng viên trong guồng máy sản xuất và kiểm soát sách báo. Chính vì sợ "bứt dây, động rừng", nên lãnh đạo đảng cộng sản chưa dám có biện pháp mạnh với ông Nguyễn Văn Trấn. Sự kiện này cũng phản ảnh tình trạng phân hóa, giao động cùng cực trong chế độ Hà Nội và chắc chắn xu hướng cổ võ cho một nước Dân Chủ Tự Do, tôn trọng Nhân Quyền đang ngày một lên cao trong hàng ngũ đảng viên cộng sản Việt Nam. Đây là một ngòi nổ vô cùng nguy hiểm, nó có khả năng châm ngòi cho một ngọn núi lửa, như sự so sánh của ông Nguyễn Hộ, để đốt tan mọi độc tài, áp chế tại Việt Nam. Nguyễn Đức Quang. - Nhận định về Nguyễn Văn Trấn của những người không Cộng Sản : http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CKFs Vài chuyện thật xảy ra trong 9 năm kháng chiến 45-54 Theo Hứa Hoành. "Theo "Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc" của Nguyễn Long Thành Nam, trang 34, danh sách "Lâm Ủy Hành Chánh" cho chúng ta thấy hầu hết là những người CS như : - Trần Văn Giàu, Chủ tịch (CS). - Dương Bạch Mai, Thanh tra chính trị miền Đông (Công an CS). - Nguyễn Văn Tạo, Nội vụ (CS). - Nguyễn Văn Tây, Thanh tra chính trị miền Tâỵ - Các ủy viên : bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (mới ly khai với Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất ngày 22/8/45 để gia nhập Việt Minh). - Từ Bá Đước, Đảng Dân Chủ, lãnh tụ Thanh Niên Tiền Phong ở Trà Vinh. - Kỹ sư Ngô Tấn Nhơn, Dảng Việt Nam Độc Lập của Hồ Văn Ngà, ly khaị - Kỹ sư Hoàng Đôn Văn thuộc Tổng Công Đoàn, thiên tả. - Sinh viên Huỳnh Văn Tiễng (CS) "Lâm Ủy Hành Chánh" lập Sở Công an, giao cho Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho mẹ và quốc hội") làm giám đốc, gọi là "Quốc Gia Tự Vệ Cuộc". Lực lượng này không lo đánh Pháp, mà nhận chỉ thị của Trần Văn Giàụ Nguyễn Văn Trấn theo đó di khủng bố, bắt cóc, ám sát, thủ tiêu các thành phần lãnh đạo, các thân hào nhân sĩ có uy tín, thâm chí cả những người làm việc cho Pháp trước kiạ Những tên dao búa chyên đâm thuê chém mướn như Tô Kỳ, Ba Nhỏ, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn lập...là tay sai trực tiếp của "Lâm Ủy Hành Chánh", để thi hành các mật lịnh. Dân chúng đang say sưa trước cao trào độc lập tự do, khi thấy cờ đỏ sao vàng xuất hiện, họ bàng hoàng, nhưng rồi cũng tự an ủi : - Ai lãnh đạo cũng được, miễn họ chống Pháp để giải phóng quê hương….. Thật ra Phạm Văn Bạch chỉ giữ hư vị, mọi quyền hành vẫn nằm trong tay cán bộ CS. Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn sai mật vụ núp dưới danh nghĩa Thanh Niên Tiền Phong, Tự Vệ Cuộc đi lùng bắt, ám sát, khủng bố các lãnh tụ quốc gia, tôn giáo là những người vừa mới hợp tác với họ, được họ mời giữ chức vụ này, chức vụ nọ trong Ủy ban Hành chánh. Chỉ nội trong 2 tuần lễ, từ 25/8/45 tới 7/9/45, mà Lâm Ủy Hành Chánh khủng bố, ám sát, tiêu diệt các nhân vật trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất mà cách đó không lâu CS năn nỉ xin nhường quyền lãnh đạọ Tình trạng trở nên ngột ngạt. Không khí hoang mang, nghi kỵ bao trùm. Khối đoàn kết quốc dân bị rạn nứt. Tiềm lực chiến đấu bắt đầu suy yếụ CS tiếp tục ra lịnh ám sát, bắt cóc, thủ tiêu các nhân vật sau đây : Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (nhưng thất bại), Vũ Tam Anh (tức Nguyễn Ngọc Nhan) bị công an của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh bao vây bắt tại Xóm Thơm (không thành công), nhưng CS đã thành công trong việc tới nhà ông Bùi Quang Chiêu để hạ sát toàn thể gia quyến 1 cách dã man. …. Mới chiếm được chính quyền, Lâm Ủy Hành Chánh vội vàng lập Quốc Gia Tự Vệ Cuộc, giao cho Nguyễn Văn Trấn đi lùng bắt, ám sát, khủng bố, cho mò tôm... Đó là những người mới liên hiệp với họ vài hôm trước. Phạm Hùng (từ Côn Đảo mới về), Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập,...được lịnh lùng sục khắp nơi, bắt các nhân sĩ, lãnh tụ các đảng phái, tôn giáo, thậm chí đến những viên chức hội tề đã về hưụ..đem thủ tiêu rồi chụp mũ họ là "Việt gian". -http://www.vietbaoonline.com/print.asp?nid=40397 Bảng Tường Trình Về Buổi Nói Chuyện Về Nhân Quyền Và Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Giác Lượng. "Theo ông, như lịch sử tại Liên bang Sô Viết và Nam Tư đã cho thấy, chỉ có người CS mới diệt được CS mà thôi, điều quan trọng là hiện nay, chủ nghĩa CS không còn là một hấp dẫn đối với một số người ngây thơ như trước đây, và sự thật về sự tàn bạo của chế độ CS đã không thể được che dấu và bưng bít được đối với đại đa số thành phần đảng viên CS như trước kia, bằng chứng là đã có rất nhiều người bày tỏ sự phản tỉnh rất mạnh mẽ, như Nguyễn văn Trấn (từng được gọi là hung thần Chợ Đệm 7 Trấn với thành tích giết người, những chiến sĩ không CS, không biết gớm tay), rồi Nguyễn Hộ, Dương thu Hương, rồi Trần Độ, Hoàng Minh Chính, rồi Hà Sĩ Phu, Nguyễn thanh Giang, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự..., rồi thành phần sinh viên ra báo chui Thao Thức, Đứng Dậy, rồi những vụ nổi dậy của dân chúng các vùng Thái Bình, Kim Nổ, Đồng Nai ..." -http://tudongonluan.comuv.com/16/thamkich.html Tự Do Ngôn Luận - Số 16 Nguyễn Văn Trấn trong thời kỳ Cởi Trói 1987 gồm nhiều văn nghệ sĩ đã vượt trên nổi sợ của mình để đưa ra các tác phẫm lên án chế độ: " Hồi năm 1987, sau nhiều năm cầu xin, cuối cùng thì “Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ” được thành lập, do nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hộ làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ đã phát huy tinh thần tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và dù không được phép vẫn cho ra báo “Truyền Thống Kháng Chiến” với 2 ngàn bản in. Câu lạc bộ đã dám thảo luận những vấn đề chính trị rất hóc búa, như yêu cầu Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm công việc của mình trước Trung ương, yêu cầu thi hành kỷ luật những bộ trưởng, thứ trưởng phạm sai lầm để cho 10 triệu dân miền Bắc bị đói năm 1987, yêu cầu Trung ương đừng “độc diễn” khi Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà để cho Quốc hội được bầu cử dân chủ... Đảng cầm quyền tức giận, bắt đầu đàn áp những người tham gia Câu lạc bộ thì ông Nguyễn Hộ – người đảng viên với 50 tuổi đảng – đã tuyên bố ra khỏi ĐCSVN (1990). Trong năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ – sự thật là chỉ tạm thời nới lỏng dây trói thôi – thì giới trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà báo đã biết nhân cơ hội đó vươn lên. Nhà văn Nguyên Ngọc đã đưa ra bản “Đề cương đề dẫn thảo luận ở hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học”, một lần nữa đặt lại quan hệ giữa văn học và chính trị, phản đối dung tục hoá mối quan hệ này, phản đối sự “tuyệt đối hoá chính trị, tuyệt đối hoá sự chi phối tất yếu của chính trị đối với văn học” (nguyên văn), nói một cách khác văn học đòi “tự do”, đòi thoát khỏi sự đè đầu cưỡi cổ của “đảng tính”. Thật ra cũng không khác mấy yêu cầu đòi Đảng “trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ” mà Trần Dần đã đưa ra hồi cuối năm 1954 đầu năm 1955, khởi đầu cho trào lưu “Nhân Văn-Giai Phẩm”. Một phong trào sáng tác mạnh mẽ đã được dấy lên: nhiều tác phẩm vang dội một thời đã xuất hiện, như “Thời Xa Vắng” (1986) của Lê Lựu, “Tiểu Thuyết Vô Đề” “Thiên Đường Mù” và “Bên Kia Bờ Ảo Vọng” (1987) của Dương Thu Hương, “Ly Thân” (1987) của Trần Mạnh Hảo, “Lời Khai Của Bị Can” (1987) của Trần Huy Quang, “Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì?” (1988) của Phùng Gia Lộc, “Tiếng Đất” (1988) của Hoàng Hữu Cát, “Mùa Lá Rụng Trong Vườn” (1985) của Ma Văn Kháng, “Tướng Về Hưu” của Nguyễn Huy Thiệp... Văn thơ của Nguyễn Minh Châu, Trần Vàng Sao, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Bùi Minh Quốc, Thanh Thảo, hội hoạ của Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bửu Chỉ, kịch nghệ của Lưu Quang Vũ, Tất Đạt... đã để lại những dấu ấn đẹp cho thời kỳ đó. Những đổi thay của báo chí cũng khá tích cực, nổi bật là tuần báo “Văn Nghệ” dưới thời tổng biên tập Nguyên Ngọc, “Sông Hương” với tổng biên tập Tô Nhuận Vĩ, “Lang Bian” với tổng biên tập Bùi Minh Quốc, “Tuổi Trẻ” với tổng biên tập Vũ Kim Hạnh. Cũng cần nhắc đến vai trò của ông Trần Độ, hồi đó là trưởng Ban Văn nghệ Trung ương đã có công thuyết phục Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ chính trị ra nghị quyết 05 (công bố đầu tháng 12-1987) với tinh thần nới rộng tự do cho văn nghệ sĩ, phần nào đã có tác dụng mở đường cho các tác phẩm tốt ra đời. Về ấn phẩm bí mật thì phải kể đến tờ “Diễn Đàn Tự Do” do Giáo sư Đoàn Viết Hoạt chủ trương. Một thời gian sau thì đảng cầm quyền hoảng sợ, lại siết chặt dây trói, lại bày ra “Vụ án Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ”, đưa vào tù các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Đình Mạnh... cuối cùng là ông Nguyễn Hộ, “Vụ án Lang Bian” với việc khai trừ khỏi ĐCS và quản chế nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và đàn áp Hội Văn nghệ Lâm Đồng. Ông Nguyên Ngọc, bà Vũ Kim Hạnh đều bị gạt ra khỏi cương vị tổng biên tập các báo họ đã phụ trách. Các nhà tu hành từng ủng hộ ĐCS trong cuộc chiến tranh miền Nam, đến khi họ cất tiếng nói chính nghĩa cũng bị đàn áp, tù đày, quản chế, như Linh mục Chân Tín, ông Nguyễn Ngọc Lan... Đó là chưa nói đến vụ án Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt với mức án cực kỳ nặng. Trong tình hình vô cùng khó khăn đó, cuộc đấu tranh đòi dân chủ hoá vẫn không ngừng tiến tới. Các nhà cách mạng lão thành Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Lê Giản, La Văn Lâm, Nguyễn Văn Trấn, Ngô Thức, Trần Độ, Nguyễn Văn Đào, Hoàng Hữu Nhân, Lê Hồng Hà, Trần Dũng Tiến, Vũ Huy Cương... đã cất cao tiếng nói chính nghĩa của mình. Ông Nguyễn Hộ đã cho ra tập luận văn “Quan Điểm Và Cuộc Sống”, ông Nguyễn Văn Trấn – tập tạp luận “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, ông Hà Sỹ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) – ba tập sách “Dắt Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ”, “Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân” và “Chia Tay Ý Thức Hệ”, Trần Thư – “Người Tù Bị Xử L ý Nội Bộ”, Hoà Thượng Thích Quảng Độ – “Nhận Định Những Sai Lầm Tai Hại Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đối Với Dân Tộc Và Phật Giáo Việt Nam”, ông Trần Độ – “Hồi K ý”, Tiêu Dao Bảo Cự – “Nửa Đời Nhìn Lại”, Trần Khuê – “Đối Thoại” .. . Nhiều người khác, như Lữ Phương, Nguyễn Kiến Giang, Nguyên Phong Hồ Hiếu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận... cũng đã công bố những luận văn, những nghiên cứu của mình để chỉ rõ con đường tất yếu phải dân chủ hoá Đất nước. Cũng chính trong thời gian này, một tờ báo bí mật nhỏ nhắn viết rất hay mang tên “Người Sài Gòn” mà người ta đồ rằng do Ông Già Chợ Đệm Nguyễn Văn Trấn làm. Tờ báo được những người dân chủ đón nhận rất nồng nhiệt. " Nhận định của Long Điền về nhân vật Nguyễn Văn Trấn: Quyển hồi ký Viết Cho Mẹ và Quốc Hội viết và in trong nước,sau đo bị nhà nước CSVN ra lệnh tịch thu vì nội dung xấu,chống chế độ.Sau đó quyển sách được in tại Hoa Kỳ, nhà xuất bản Văn Nghệ California năm 1995 gồm 502 trang.Qua quyển hồi ký mà tác giả gởi gấm tâm tình chúng ta hiểu được một số nhận định của Nguyễn Văn Trấn về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 mà tác giả là một chứng nhân lịch sử có mặt đầy đủ trong các thời kỳ quan trọng lịch sử:1945-1954-1975. Lần lượt qua các trang sách ,tôi xin vạch ra các nhận định của Nguyễn Văn Trấn như sau : 1-Việc cho Xuất bản tờ báo Dân Chúng(Le Peuple) (từ trang 34-41):theo chỉ thị của đảng CSVN, Nguyễn Văn Trấn cho xuất bản tờ bào mà không cần phải xin phép và vẫn được nhà in của Pháp in đàng hoàng ngày 27tháng 7 năm 1938 là số báo đầu tiên với giá bán 2 xu /tờ được Biện Lý Cuộc Pháp cho phép lưu hành chứng tỏ hồi ấy dù cai trị hà khắc nhưng về quyền Tự Do Báo Chí thì thực dân Pháp vẫn hơn chế độ CSVN ngày nay rất nhiều,Nguyễn Van Trấn và Nguyễn Hộ năm 1997 xin phép in tờ bào Cựu Kháng Chiến (CKC) mà chính quyền CSVN nào có cho mà còn bị theo dỏi ,bắt bớ. 2-Nguyễn văn Trấn khi in báo được 1 năm trong bài báo"Chúng tôi can thiệp ngay đến vấn đề chia đất công điền cho dân nghèo mướn, can thiệp vào vụ dân đói Cà Mau"có những câu như sau:"Chúng tôi kịch liệt phản đối sự giam cầm mấy người đi biểu tình và kêu gào chánh phủ (chính phủ Pháp)hảy có can đảm mà nhìn nhận sự thật để cho người vô tội không bị tù oan…miển thuế cho họ,thả ngay những người bị bắt vô cớ!Bài báo bị mật thám đến hỏi ai là tác giả,Trấn đã mạnh dạn trả lời :"Pháp luật không cho phép nhà đương cuộc hỏi như vậy!"Mọi việc cũng huề ,Trấn có so sánh việc nầy với chế độ của ta (của CSVN)và đề nghị Quốc Hội (CHXHCNVN)xem xét về tự do báo chí với thời kỳ thực dân .(trang 40-41). 3-Bài diển thuyết của Nguyễn Van Trấn tại Hội Quán A.J.A.C(Lương Hữu Báo Chí Nam Kỳ)ngày 30.8.1938 sau đó có đăng lại trên báo Dân Chúng (trang 47-53),trước các ký giả Pháp Việt(có cả Cảnh sát Pháp) người dân Việt Nam thời đó cũng đã có quyền đòi hỏi Dân Chủ Tự Do như sau: "Thưa các Ngài, Thưa các bạn, Đứng trên diễn đàn giờ này để chào các Ngài và các bạn, tôi vừa được một hân hạnh vừa đặng một sự vui mừng. Hân hạnh, thay cho nhóm Dân Chúng, một nhóm luôn luôn lấy sự đòi các quyền Tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam làm cái mục đích tranh đấu hằng ngày của mình trong giai đoạn này, trong một cuộc hội hiệp gồm các phần tử, mặc dầu đứng vào địa vị giai cấp khác nhau, thuộc nhiều xu hướng chánh trị bất đồng nhưng trong óc vẫn đồng một tinh thần cao thượng và yêu chuộng tự do…. (Đăng lại trên Dân Chúng số ra ngày 30 Aout 1938). -Qua đoạn diển văn vừa kể cho chúng ta so sánh quyền Tự Do Ngôn Luận ở thời Thực Dân Pháp vẫn còn cởi mở hơn nhiều so với thời CSVN ngày nay.Kêu gọi Tự Do Ngôn Luận, đòi bảo vệ đất nước là bị tù , đồng thời cũng chứng tỏ cái dủng khí của Nguyễn Văn Trấn đã vơi đi khá nhiều sau mấy chục năm sống trong "Thiên Đàng XHCN"bởi vì sự đàn áp,tù đày của chế độ CHXHCNVN còn ác độc gấp trăm lần chế độ Thực dân Pháp!!!Còn sống được dưới chế độ CSVN thì phải biết sợ và hèn!!! 4-Thời điểm 1945 Hồ Chí Minh chỉ dám nói với dân Việt Nam về Mật Trận Việt Minh (bao gồm mọi thành phần đảng phái tham gia chống thực dan Pháp) mà Hồ ma mãnh dấu nhẹm đảng CSVN để đánh lừa dân chúng. "Tổ viên của tổ một nầy gồm những tay chánh trực như Bùi Lâm là người ra sân bay tiển đoàn ta đi Pars dự hội nghị đã kề tai ông cụ (Hồ) mà nói: Đừng có bán nước nghe đồng chí !!!(trang 155) Bởi vì lúc ấy dù Hồ đã dẹp cái đảng CSVN nhưng với cái tên mới Đảng Lao Động VN nhưng người dân vẫn còn ngờ vực con người CS của Hồ!Sau nầy rỏ ràng Hồ đã nhiều lần đặt quyền lợi của CSQT lên trên quyền lợi Dân Tộc ! -Xuất thân của Nguyễn Văn Trấn là làm tay sai cho Cộng sản ra tay sát hại đồng bào và những nhà ái quốc,nhà kháng chiến không theo CS,nổi bật nhất là nhiều nguồn tin cho rằng ông là người chủ mưu hay là kẻ ra tay giết Tạ Thu Thâu người mà trước đó giúp đở và dạy dổ cho Nguyễn Văn Trấn tại Pháp.(tuy nhiên trong 3 người tình nghi chưa rỏ ai là người ra tay hạ sátTạ Thu Thâu,nhưng kẻ ra lệnh là Hồ Chí Minh). Trấn được mang bí danh là “Hùm Xám Cai Lậy” do những hành động tàn ác trước và sau 1945. -Hành vi tàn ác của Trấn tại Nam Bộ trước 1945 đã được nhiều nguồn tin công nhận,việc thủ tiêu,mò tôm,trùm bao bố là do Trấn chủ mưu.Sau 1975 Nguyễn Văn Trấn bị thất sũng,bơ vơ không nơi nương tựa,sinh ra bất mản chế độ CS.Nhập bọn với Nguyễn Hộ trong CKC(Cựu Kháng Chiến) để cho ra tờ "Người Sài Gòn" để đòi hỏi Dân Chủ, đòi hỏi quyền lợi bị bỏ quên.Quyển "Viết Cho Mẹ và Quốc Hội"là một tư liệu quý giá về những điều sai lầm trong guồng máy Cộng Sản từ 1945-1975.Có nhiều tài liệu xác thực trong quyển sách đó kể những tội ác của CSVN mà trong đó Nguyễn Văn Trấn vừa là người tố cáo và cũng là thủ phạm (trong ban CCRĐ).Sau nầy từ 1997 Trấn bị theo dỏi, đe dọa nên không dám làm gì thêm sau khi xuất bản quyển sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” . -Từ việc tố cáo tội ác CSVN sau khi nhận dịnh mình đã sai lầm, đi đến hành động chuộc lại tội lỗi là một giai đoạn dài và đầy chông gai mà không phải người Phản Tỉnh nào cũng đạt được trọn vẹn như Trung Tá Trần Anh Kim đã dám tham gia trong phong trào đấu tranh "Khối 8406" bị tù đày nhưng vẫn cương quyết đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ. 10- Trần Bạch Đằng Trần Bạch Đằng (15 tháng 7 năm 1926 — 16 tháng 4 năm 2007) Trần Bạch Đằng là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông còn là một nhà chính trị lão thành của Việt Nam đã tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết viết về một nhân vật tình báo bí ẩn trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam:“ Đại tá Phạm Ngọc Thảo”, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý. Tiểu sử Ông tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang. Ông là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô). Về sự nghiệp chính trị, ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông đã được giao phụ trách tờ Chống Xâm Lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951 làm tổng biên tập báo Nhân Dân Miền Nam của Trung ương Cục. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt đảm trách nhiều cương vị quan trọng như bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1978, ông là phó Ban Dân vận trung ương. Năm 1981, ông công tác ở Ban Tuyên huấn trung ương; năm 1982 là chuyên gia công tác tư tưởng văn hóa, viết báo, văn, nghiên cứu khoa học xã hội, giúp trung ương và Chính phủ Việt Nam một số vấn đề về chiến lược tư tưởng, kinh tế - xã hội. Về sự nghiệp văn chương, do ảnh hưởng của gia đình, lòng ham thích văn chương hình thành trong ông rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như: Trên bờ Đồng Nai Dấu cũ Chiếu rách mưa đêm Dạy học lậu... Trong sự nghiệp của mình, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang... và tham gia ở nhiều thể loại khác nhau. Ông qua đời ở tuổi 81 vào hồi 10g55 ngày 16 tháng 4 năm 2007 (nhằm ngày 29 tháng 2 âm lịch) tại Bệnh viện Chợ Rẫy sau một thời gian lâm bệnh. Tác phẩm Về truyện ngắn, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như: Bác Sáu Rồng (1975) Một ngày của bí thư tỉnh ủy (1985) Chân dung một quản đốc (1978) Ngày về của ngoại (1985) Về kịch nói, ông có: Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951) Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984) Tình yêu và lời đáp (1985) Một mùa hè oi ả (1986), Một mối tình (1987) Về lĩnh vực điện ảnh, ông cũng tham gia nhiều kịch bản phim được đánh giá cao như: Ông Hai Cũ (2 tập, 1985-1987) Dòng sông không quên (1989) Ván bài lật ngửa (8 tập, 1982-1988) Ông cũng tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh Địa chí Đồng Tháp Mười Địa chí Sông Bé Lịch sử Nam Bộ kháng chiến... Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới của Việt Nam. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (NXB Trẻ, 2000) gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000). Tuy nhiên, ông gắn bó lâu dài với thể loại thơ hơn cả với các tập thơ: Bài ca khởi nghĩa (1970) Hành trình (1972) Theo sóng Đồng Nai (1975) Đất nước lại vào xuân (1978) Những cái tên đồng bằng (1986) Tuyển tập Hưởng Triều (1997) Một nhà báo nhạy bén và quyết liệt Trần Bạch Đằng là một nhà báo có tài. Không phải vì ông đã "dính" với nghiệp báo hơn 60 năm, đã là nhà báo lão thành. Thâm niên trong nghề báo chỉ là một phần, nhiều khi khá nhỏ, quyết định bản lĩnh cũng như sự sắc sảo của một cây bút "nhật trình". Trước khi là nhà báo (chuyên nghiệp) Trần Bạch Đằng là một nhà chính trị, một người lãnh đạo. Không biết điều đó có giúp gì cho ông với tư cách một nhà báo hay không, hoặc có ảnh hưởng gì tới quan điểm báo chí của ông không. Nhưng ngay sau khi rời khỏi vị trí lãnh đạo, ông lập tức trở lại với nghề báo; và lập tức trở thành một cây viết rất quen thuộc của rất nhiều tờ báo lớn. Nhưng không chỉ báo lớn. Nhiều khi cái tên "Trần Bạch Đằng" ký dưới bài viết còn xuất hiện ở rất nhiều tờ báo "nhỏ". Có vẻ ông không quá lựa chọn những tờ báo mà mình cộng tác, tuy sau nhiều năm, tên ông thường xuất hiện trên các báo như: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ , Thanh Niên, Phụ Nữ và một vài tờ báo khác. Những lĩnh vực mà ngòi bút báo chí Trần Bạch Đằng "xới" tới khá rộng, từ chính trị tới xã hội, văn hóa, từ chống tham nhũng tới việc xây dựng một xã hội pháp quyền. Không cực đoan nhưng luôn thẳng thắn trong quan điểm, luôn có "lửa" trong ngòi bút, những bài báo của Trần Bạch Đằng đã được đông đảo người đọc đón nhận một cách tích cực. Ngay cả trong những bài viết phân tích những vấn đề chính trị hay xã hội từ quan điểm của một nhà lãnh đạo (cựu lãnh đạo), ông vẫn đứng về phía người dân thường hay đứng, hay nghĩ, hay cảm[cần dẫn nguồn]. Ông còn có rất nhiều tham gia tích cực, nhiều khi là can đảm không ngại đụng chạm để sự thật được nói lên. Một số bài báo của Trần Bạch Đằng đã thực sự là chỗ dựa công luận cho người dân. Một số bài báo khác đã thực sự tiếp thêm dũng khí cho người trung thực trong cuộc đấu tranh vì sự trong sạch của guồng máy công quyền, vì sự công bằng xã hội[cần dẫn nguồn]. Qua những bài báo của ông có thể nhận thấy lý tưởng của ông vẫn là lý tưởng từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám ở Nam Bộ, khi ông là một thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong. Dù khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đã hội nhập vào thế giới, ông vẫn còn lý tưởng làm để "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh". Ông mất lúc 10h55 phút sáng ngày 16 tháng 4 năm 2007 tại bệnh viện Chợ Rẫy vì ung thư phổi. Liên kết ngoài Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng qua đời, trên Tuổi trẻ online. Những ngày cuối cùng của chú Tư Ánh, trên Tuổi Trẻ Online. Tiểu sử TRẦN BẠCH ĐẰNG http://my.opera.com/alwayssomewhere/blog/show.dml/1628182 MONDAY, 31. DECEMBER 2007, 01:18:08 Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Thiều sinh này 15-7-1926 tại huyện Giồng Riêng, tỉnh Rạch Giá. Hiện nay là Nhà nghiên cứu Khoa học thuộc Hội đồng khoa học thành phố Hồ Chí Minh. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước, Trần Bạch Đằng sớm được thừa hưởng truyền thống yêu nước và hiếu học của gia đình. Khi còn nhỏ, Trần Bạch Đằng đã được chứng kiến và thấu hiểu nỗi nhục của Người dân mất nước sống dưới ách thống trị hà khắc của bè lũ thực dân, phong kiến. Khi trưởng thành , là một thanh niên yêu nước, có chí lớn, ông sớm tham gia cách mạng và năm 1943, ông được kết nạp ĐCS Đông Dương. Năm 1945, với tư cách là Đảng viên và là Bí thư Đảng bộ vùng , ông tích cực vận động lực lượng thanh niên, sinh viên và nhân sĩ trí thức Nam Bộ yêu nước tham gia xây dựng lực lượng kháng chiến, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra. Trần Bạch Đằng là một trong những thành viên tích cực tham gia lực lượng quần chúng vũ trang tiến chiếm các công sở của Pháp ở Sài Gòn . Tháng 9 năm 1945, khi thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai, Trần Bạch Đằng ra chiến khu tham gia kháng chiến chống Pháp. Cũng trong thời gian này, đồng chí Trịnh Đình Trọng, Nguyễn Mạnh Hòan được xứ Ủy tăng cường về xây dựng phong trào kháng chiến ở địa bàn Sài Gòn – Chợ Lớn. Tại đây Trịnh Đình Trọng đã mở lớp huấn luyện về Mặt trận Việt Minh, về công tác thông tin tuyên truyền… đồng thời tiến hành xuất bản tờ Thông tin kháng chiến… tiếng nói của Mặt trận Việt Minh Sài Gòn – Chợ Lớn. Tờ Thông tin kháng chiến sau đó đổi tên thành tờ báo chống Xâm Lăng và đã qui tụ được nhiều trí thức kháng chiến tham gia như Liểu Châu, Quê Lâm… trong đó Trần Bạch Đằng là cây viết chủ lực … Năm 1946, Trần Bạch Đằng được chính quyền kháng chiến bổ nhiệm chức vụ Chính trị viên chi đội lực lượng vũ trang , đến năm 1947, ông là Thường vụ Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn và giữ chức vụ Tổng thư ký Mặt trận Việt Minh nam Bộ, Năm 1947, trong Đại hội thành lập Liên đòan Thanh niên thống nhất tòan Nam Bộ, Trần Bạch Đằng là đại diện cho Thanh niên cứu quốc được giới thiệu vào Ban chấp hành Liên đòan thanh niên Nam Bộ. Cuối năm 1947, Khi Liên đòan Thanh niên Nam Bộ chủ trương phát hành tờ báo Thanh Niên -0 cơ quan ngôn luận của Liên đòan thanh niên Nam Bộ, thì Trần Bạch Đằng và Hà Huy Giáp là những cây bút xuất sắc không thể thiếu của tờ Thanh Niên. Đặc biệt ông tham gia viết bài cho tạp chí Mác Xít – Cơ quan ngộn luận của Hội những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê nin ở Nam Bộ. (Tờ Mác xít do giáo sư Nguyễn Văn Kỉnh làm Tổng Biên tập, đồng chí Lê Duẩn làm Chủ nhiệm. Tờ Mác xít hoạt động được một thời gian và sau đó được đổi tên thành tờ Thống nhất). Đầu năm 1949, Trần Bạch Đằng được Đảng bộ Nam Bộ cử làm đại biểu đi dự Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ hai. Trong đòan đại biểu có cả Phạm Hùng, Hà Huy Giáp và nhiều cán bộ đảng khác ở Nam Bộ. Khi đến Nha Trang, Phạm Hùng và Hà Huy Giáp chuyển sang đi đường biển, Trần Bạch Đằng phụ trách số cán bộ còn lại tiếp tục đi đường bộ. Ngày 8-4-1949, đòan cán bộ do Trần Bạch Đằng phụ trách rơi vào ổ phục kích của địch và bị chúng bắt. Sau nhiều tháng bị giam giữ tại nhiều nhà tù suốt từ giải đất miền Trung vào đến tận Nam Bộ như bót Catina, khám Gia Định, nhà giam Phú Lâm, khám Số Bảy, khám Gò Công, khám Đồng Sơn… Trần Bạch Đằng đã tổ chức lãnh đạo anh em tù chính trị vượt ngục thành công vào đêm 11-11-1949 trong khi bọn lính Pháp đang tổ chức nhậu nhẹt say sưa nhân kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít Đức. Khi Trung ương cục Miền Nam được thành lập, Trần Bạch Đằng giữ chức vụ Phó Ban tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam. Lúc này ông thường xuyên viết bài cho tạp chí Nghiên cứu. Một thời gian sau, tờ báo Nhân Dân miền Nam – cơ quan ngôn luận của Trung ương Cục miền Nam chính thức được thành lập, Trần Bạch Đằng và các nhà báo khác như Nguyễn Văn Nguyễn, Lưu Quí Kỳ thay hau làm chủ bút từ 1951 đến 1954. Là một người thông minh, đặc biệt có năng khiếu văn học, nên suốt từ năm 1945 đến nam 1954, ngòai công tác chuyên môn mà Đảng và Chính quyền cách mạng giao phó, ông còn sáng tác nhiều tác phẩm, kịch bản văn học có giá trị, trong đó có kịch bản Trần Hưng Đạo bình nguyên nổi tiếng và đã được nhiều đòan kịch, nhiều gánh hát cách mạng chọn làm tiết mục “ruột”. --- Theo Trí thức Nam Bộ (1945-1954) NXB Đại học Quốc gia TP.HCM http://my.opera.com/alwayssomewhere/blog/show.dml/1628182 Vai trò của Trần Bạch Đằng trong trận tổng công kích – Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 Trần Bạch Đằng là một Đảng viên Cộng Sản cao cấp, giữ vai trò lãnh đạo mặt trận đô thị thời chiến tranh Việt Nam. Quyền hạn và trách nhiệm của ông ta bao trùm nhiều lãnh vực: Tuyên huấn, Mặt trận, Hoa vận, Trí vận,Thanh niên- Sinh viên- Học sinh và Ban Cán sự nội thành. Trong đó mặt trận trí vận là một trọng điểm, còn mũi xung kích là phong trào sinh viên học sinh với những cuộc tranh đấu sôi nổi nổ ra thường xuyên ngay tại Thủ đô Sài Gòn vào khoàng từ 1966 tới 1972. Vị trí của Trần Bạch Đằng quan trọng như thế, và để tiến hành công tác, ông ta đã từng cư ngụ ngay giữa Thủ đô hoặc là di chuyển giữa Sài Gòn và mật khu nhiều lần, thế nhưng rất ít người nghe biết danh tính ông ta. Chỉ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không riêng gì dân Sài Gòn mà cả dân chúng miền Nam và miền Bắc mới biết nhiều tới tên tuổi Trần Bạch Đằng. Nhưng có lẽ quần chúng vẫn không biết nhiều đến vai trò quan trọng trong thời chiến của ông ta cho bằng biết tới ông ta qua những bài báo và bộ phim 8 tập Ván Bài Lật Ngửa mà ông là tác giả chuyện phim, bút hiệu Nguyễn Trương Thiên Lý (1). Dân chúng ít biết đến Trần Bạch Đằng, nhưng người Mĩ biết rất rõ về ông ta và họ đã từng giao tiếp qua lại với ông ta trước thời gian xẩy ra trận đánh Tết Mậu Thân 1968. Cũng chính nhân vật Trần Bạch Đằng này là một trong những cấp chỉ huy cao cấp nhất trong trận ‘Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa’ Tết Mậu Thân (1968) đánh vào Thủ đô Sài Gòn. Ông ta đã cùng với Võ Văn Kiệt phụ trách Bộ tư lệnh tiền phương Nam (Trần Văn Trà và Mai Chí Thọ phụ trách Bộ tư lệnh tiền phương Bắc). Vào thời điểm đó, Trần Bạch Đằng đang là thường vụ khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Vì vị thế đặc biệt này, ông được giao nhiệm vụ soạn thảo phương án tấn công Sài Gòn- Chợ Lớn. Sau trận Tết Mậu Thân, Trần Bạch Đằng nắm chức vụ bí thư Thành ủy, rồi bí thư đặc khu Sài Gòn – Gia Định (2). Đó là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp chính trị của ông ta. Kể từ 1972, Trần Bạch Đằng bị hất ra khỏi những vị trí quyền lực. Và sau 30 tháng 4 năm 1975, có thể nói ông không còn hiện diện trên chính trường, nhưng lại khá nổi tiếng trong lãnh vực viết lách. Những người am hiểu đều cho rằng Trần Bạch Đằng là ‘một người Cộng sản đa tài nhưng bất đắc chí cho đến khi nhắm mắt lìa đời’! *** Chúng tôi không đi vào chi tiết trận ‘Tổng công kích Tổng khởi nghĩa’ Tết Mậu Thân (1968), chỉ nhắc tới một số việc trong trận đánh này có liên quan tới nhân vật Trần Bạch Đằng là chủ đề của bài viết. Và hạn chế trận đánh tại Sài Gòn – Chợ Lớn vì là vùng trách nhiệm của Trần Bạch Đằng. Cấp chỉ huy Xin nói ngay là trong trận đánh quan trọng này, Trần Bạch Đằng chịu trách nhiệm rất lớn bởi vì bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng (6 Hồng) giao cho ông ta soạn thảo phương án đánh vào nội thành: ‘…tôi được anh Phạm Hùng giao nhiệm vụ chuẩn bị phương án đánh vào nội thành’(3). Bước vào trận tổng tấn công, cấp lãnh đạo tối cao ở trung ương là Bộ chính trị mang bí số là Bác Hương. Tại mặt trận, bí thư Trung ương Cục miền Nam là Phạm Hùng mang bí số A7. Bí thư Trung Ương Cục và quân ủy Miền cho thành lập một Đảng ủy khu trung tâm (Đông Nam bộ, Sài Gòn, khu 8 giữa sông Tiền và 2 sông Vàm Cỏ) do Nguyễn Văn Linh (10 Cúc) làm bí thư. Chiến dịch phân công như sau: ‘…anh Trần Văn Trà là Tư lệnh đồng thời chịu trách nhiệm các cánh quân phía Bắc (nên được gọi là Tiền phương Bắc hoặc Tiền phương 1) còn anh Võ Văn Kiệt và tôi chịu trách nhiệm cánh phía Nam (nên được gọi là Tiền phương Nam hay Tiền phương 2). Nắm các đội biệt động, đặc công, các cánh vũ trang của an ninh, binh vận, lực lượng quân sự và bán quân sự của các đoàn thể quần chúng và các đơn vị ở phía sau từ hướng Long An và một phần Khu 8. Trung ưong Cục và Bộ Tư lệnh miền nghe hai Bộ Tư lệnh Tiền phương báo cáo và nghe phương án chiến đấu trong nội thành do tôi trình bày. Sau khi điều chỉnh, bổ sung một số điểm, anh Phạm Hùng thay mặt cho lãnh đạo chung thông qua các kế hoặch. Anh chỉ thị thêm: Bộ Tư lệnh Tiền phương Nam nên chia làm hai, bộ phận phía sau phụ trách các tiểu đoàn mũi nhọn, lực lượng của Long An, của phân khu 2 (Đức Hòa, Bình Chánh) do anh Võ Văn Kiệt nắm còn bộ phận phía trước phụ trách nội thành và vùng ven, kể cả vùng ven Thủ Đức, Dĩ An do tôi nắm’(4). Bộ Tư lệnh Tiền phương Bắc (tiền phương 1) của Trần Văn Trà, còn có Mai Chí Thọ đi kèm, phụ trách vùng Đông Nam bộ. Bộ Tư lệnh Tiền phương Nam (tiền phương 2) do Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng , mang bí số A 404, phụ trách vùng Tây Nam và Nội Thành. Ban chỉ huy biệt động đặt tại quán phở Bình, đường Yên Đổ, gần cầu Kiệu. Diễn tiến Bộ Tư lệnh Tiền phương đóng tại Trụ Sở Đỏ, xóm Việt kiều trên đất Ba Thu sát tỉnh Kiến Tường bất thần được lệnh hành quân hỏa tốc vào trưa ngày 29 Tết (28.01.1968). Lệnh ban ra như sau: ‘A 7 gởi A 404. Ngày N: mồng một rạng mồng hai Tết. Giờ G: 12 giờ đêm. Đây là nghị quyết của Bác Hương’ (5). Mật lệnh tấn công là bài thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh phát thanh từ Hà Nội: Mừng xuân 1968 Xuân nay hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ, Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta. Ngày 30 Tết, hàng ngàn cán binh hành quân vội vã tiến về Sài Gòn cho kịp giờ G. Giữa đêm giao Thừa, bất ngờ nổ ra cuộc tấn công ngoài Huế. Sớm hơn giờ G một ngày, vì Nha Thủy văn miền Bắc đổi lịch đi trước một ngày. 11giờ 45 Sở chỉ huy tới đóng tại ngôi đình Quán Cơm cách quận 7 chỉ một con rạch. Nổ súng 0 giờ ngày thứ Tư mồng hai Tết, 31 tháng Giêng dương lịch. Cộng quân đồng loạt tấn công 41 tỉnh thành của VNCH. Tại Thủ đô Sài Gòn, súng nổ lúc 2 giờ sáng. Các toán đặc công tiên phong đột kích vào các yếu điểm : Dinh Độc lập, Bộ Tổng Tham Mưu, phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Hải quân, Trung tâm huấn luyện Quang trung, trường Sinh ngữ quân đội (hồi đó còn nằm cạnh Bộ Tổng Tham Mưu), tòa đại sứ Hoa Kì, căn cứ 80 Quận cụ, căn cứ Truyền tin. Đặc công chỉ tới được phía bên ngoài các trọng điểm này chứ không vào được bên trong hàng rào, ngoại trừ họ lọt vào được sân tòa đại sứ Hoa Kỳ, nhưng đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Về cơ sở vật chất, tất cả những trọng điểm này đều bị tổn thất không đáng kể. Vì không được tiếp cứu cho nên kể như các toán đặc công hầu như bị tiêu diệt gọn. Duy có Đài phát thanh bị Cộng quân lọt vào nhưng không thể phát tiếng trước khi quân Dù VNCH tới thanh toán. Do hầu hết binh sĩ đi phép Tết cho nên trại Phù Đổng (Bộ chỉ huy Thiết giáp) và trại Cổ Loa (Bộ chỉ huy Pháo binh) ở Gò Vấp bị Cộng quân tràn ngập, song thiết giáp ở trại Phù Đổng đã di chuyển đi nơi khác; Cộng quân cũng không xử dụng được 12 khẩu 105 li ở trại Cổ Loa vì các chiến sĩ VNCH đã tháo gỡ bộ phận khai hoả. Sau đó Cộng quân xuất hiện tại Bà Quẹo, Ngã Năm Bình Hòa, Hàng Xanh, vùng Trường đua Phú Thọ, Bà Hạt, Thủ Đức, Hốc Môn. Toán Cộng quân đánh chiếm khám Chí Hòa bị lạc đường nên đã bắn lầm vào nhau, gây tổn thất lớn. Sáu giờ sáng mồng 2 Tết, Bộ chỉ huy rời sang Quận 7. Võ Văn Kiệt ở lại Quận 7 nắm Bộ chỉ huy cơ bản. Trần Bạch Đằng phụ trách Bộ chỉ huy tiền phương cùng với Trần Hải Phụng đóng tại chùa Tịnh Độ Cư sĩ cạnh cầu Cây Gõ. Họ đi kiểm tra qua đường Minh Phụng, Hùng Vương, tới góc trường đua Phú Thọ. Cánh quân này chiếm vùng bệnh viện Chợ Rẫy, Ngã Sáu, đường Vĩnh Viễn, Hòa Hảo, khu chùa Ấn Quang, khu Vườn Lài, quanh hãng thuốc lá MIC. Toán Hoa vận xuất hiện ở vùng Lò Siêu, Lò Gốm, chợ Bình Tây, cầu Palikao, bến Hàm Tử, vùng trường đua Phú Thọ. Cũng có những toán nhỏ đột nhập được vào vùng đường Cô Giang, Cô Bắc, cầu Chữ Y, nhà đèn Chợ Quán, khu Nancy, khu ngã tư Bảy Hiền, cổng xe lửa số 9 Phú Nhuận, Thạnh Mỹ Tây… Từ sáng mồng 3 Tết, Quân lực VNCH phản công mạnh. Không thấy có bất cứ một cuộc nổi dậy cướp chính quyền nào của dân chúng hay đoàn thể. Các toán biệt động của Cộng quân không được chủ lực tiếp ứng, bị tiêu diệt hoàn toàn. Các mũi xâm nhập khác bị bao vây, không rành phố xá, một là cũng bị tiêu diệt, hai là phải mau chóng tìm đường ‘chém vè’. Cánh quân phía Bắc bị chặn lại ở đài phát tuyến Quán Tre. Cánh Đông cũng không qua nổi Biên Hòa. Mồng 4 Tết (02.02.1968), Bộ chỉ huy của Trần Bạch Đằng rút lui ra ven lộ Phú Định. Mồng Năm Tết (03.02.1968), thiếu đạn dược, không được bổ sung quân số, tản thương khó khăn. Buộc lòng phải xin lệnh Trung ương Cục có tiếp tục tác chiến nội thành hay rút lui. Giữa đêm mồng Năm rạng mồng Sáu Tết, Sở chỉ huy rút sang bên kia lộ Mù U, cặp theo sông An Lạc. Bị quân VNCH truy nã. Lợi dụng trời tối, sở chỉ huy rút khỏi An Lạc, chạy sang xã Tân Tạo. Mồng 7 Tết, Cộng quân được lệnh rút hết khỏi nội thành. Bọn Trịnh Đình Thảo và vợ, Nguyễn Văn Kiết, Lê Hiếu Đằng… chạy ra theo. Chạy tiếp. Chạy khốn chạy khổ. Trần Bạch Đằng chạy đến nỗi chỉ còn cái quần xà lỏn, hết sức mất mặt của một nhà lãnh đạo, trước các vị ‘khách qúy’ mới từ Sài Gòn chạy ra theo. Trần Bạch Đằng thành thật kể lại: ‘Khi khách được hướng dẫn ra hầm xong xuôi, đến lượt tôi (Trần Bạch Đằng), tôi cũng phải ra hầm. Thế là cởi bộ quân phục, ở trần, mặc quần đùi, cặp nách bộ quân phục, lom khom bước theo bảo vệ – đạn AR15 đã bắt đầu bắn quanh chúng tôi. Khốn khổ! Bảo vệ dẫn tôi theo một líp và tôi qua trước mặt vợ chồng luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư Nguyễn Văn Kiết, anh Lê Hiếu Đằng…Qua trước mắt họ trong tư thế không mấy gì oai phong – trái ngược với buổi tôi tiếp họ…Tôi hơi bực, cự các đồng chí bảo vệ: Sao dẫn ngả này? – Đâu còn ngả nào khác! Họ trả lời’ (6). Trần Bạch Đằng là kẻ hoạch định kế hoạch tấn công vào nội thành trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968), rốt cuộc phải vắt giò lên cổ chạy xức bức xang bang thê thảm như thế! Ôn lại khúc phim chiến sử hào hùng này, người Việt quốc gia chắc sẽ cảm thông sâu sắc mối thống hận ngút ngàn thiên thu của quân dân VNCH, vì sao đã bị đồng minh bức tử, trong khi chúng ta đã từng chứng tỏ là có thể đánh cho Cộng quân chạy té khói, chạy không còn manh giáp (chạy trụt quần!)? Tới Nam Bến Lức, đám Lm. Nguyễn Ngọc Lan (sau 30.4.1975, xuất tu để lấy vợ), Gs. Châu Tâm Luân, Cao Hoài Hà, nhà văn Thiếu Sơn, Gs. Nguyễn Văn Chì, Lê Văn Chí, Nguyễn Văn Hanh…. hớt hải chạy theo kịp, vào ra mắt Trần Bạch Đằng! Coi như cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đợt 1 (1968) kết thúc vào ngày mồng 7. Trần Bạch Đằng phải về báo cáo cho Trung Ương Cục và bàn tính kế hoặch đánh đợt II. Đợt II nổ ra ngày 05 tháng 5 năm 1968 (5.5.1968 – 12.5.1968) cũng thất bại thê thảm, cho nên Trần Bạch Đằng đã phải thú nhận: ‘Sau đợt 2, tôi phát biểu quan điểm là không thể tiếp tục chiến dịch được nữa bởi yếu tố bất ngờ không còn và nhất là những tổn thất tương đối nặng của ta’ (7). Nhận xét Có những tác giả giải thích các biến cố xẩy ra trên thế giới dính líu tới người Mĩ, trong đó có cuộc chiến Việt Nam, với tầm nhìn rất xa (8). Ở đây chỉ xin có vài nhận xét bình thường, dân giả. Tham vọng của Hà Nội đầy ảo tưởng cho nên đã chuốc lấy thất bại lớn. Ý đồ của lãnh đạo Cộng Sản Hà Nội là vừa ‘tổng tấn công’ bằng quân sự vừa ‘tổng nổi dậy’ bằng lực lượng quần chúng (9). Cả hai mục tiêu đều không đạt được ! Tổng tấn công bằng quân sự: So sánh lực lượng, Cộng quân thua kém về mọi phương diện; trừ ra họ có ưu thế về vũ khí cá nhân vì được Nga Tàu chi viện cho tiểu liên AK 47 và B40 tối tân, đang khi hầu hết quân đội VNCH lúc đó còn xử dụng súng carbin thời Đệ nhị thế chiến. Cộng quân không ngờ đã phải đối đầu với lực lượng Quân đội và Cảnh sát VNCH hết sức dũng cảm và thiện chiến. Sở dĩ Cộng quân lọt vào được một số nơi là nhờ yếu tố bất ngờ, do họ lật lọng, vi phạm mật ước hưu chiến (36 giờ) kí kết giữa hai bên để đồng bào được yên tâm ăn Tết cổ truyền. Lực lượng Cộng quân tham gia trậnTổng công kích Tết Mậu Thân 1968 lên tới 84 ngàn, đa số là quân ‘Giải phóng miền Nam’. Tổng kết có khoảng 80% bị loại khỏi vòng chiến. ‘Theo tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trong tháng 2 -1968: VC bị giết 41,180 người, tháng 3-68 bị bắn hạ 17,192 người tổng cộng 58,372 người, bị bắt làm tù binh toàn bộ 9,461 người. Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ còn 16,168 tên chạy thoát, chưa tới 20%, vũ khí bị ta và Ðồng minh tịch thu là 17,439 khẩu súng đủ các loại’ (10). Riêng phầnTrần Bạch Đằng, ông ta là người lãnh đạo về chính trị, không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, vậy mà lại được giao thảo phương án tấn công nội thành Sài Gòn. Tổng nổi dậy: Cộng Sản Hà Nội thất bại vì chủ quan, vì tin là quần chúng nổi dậy cướp chính quyền cho họ. Thực tế là đồng bào thấy Cộng quân tới đâu thì bồng bế nhau chạy thục mạng về vùng quân VNCH. Cũng do phát động cuộc tổng nổi dậy cho nên hầu hết những thành phần nằm vùng đều lộ diện. Khi cuộc chiến tàn, những thành phần này bị triệt tiêu hoặc là phải chạy vào khu. Sau cuộc Tổng tấn công, đại bộ phận lực lượng Cộng quân bị tiêu diệt. Vùng kiểm soát của Cộng Sản bị thu hẹp tối đa. Những cơ quan từ cấp huyện lên tới Trung ương Cục phải chạy sang ẩn náu bên kia biên giới Lào và Kampuchia. Kể từ 1960 tới 1967, chưa bao giờ Cộng quân bị thiệt hại nặng nề như năm 1968. Họ cần mất hơn 3 năm nữa mới có thể hồi phục. Nhờ vậy, tình hình miền Nam từ 1969 tới 1971 tương đối yên tĩnh. Trên báo Quân Đội Nhân Dân, người Cộng Sản đã phải thú nhận những sai lầm dẫn tới thảm bại: ‘Đánh giá sai về tương quan lực lượng giữa hai bên dẫn đến việc đề ra mục tiêu tấn công giành chính quyền một cách chủ quan, không kịp thời chuyển hướng hoạt động quân sự khi tình hình đã thay đổi’(11). Tướng Việt Cộng Trần Văn Trà là Tư lệnh mặt trận Tiền phương Bắc cũng đã thú nhận: ‘Các mục tiêu quân sự trong dịp Tết vượt qua sức mạnh của chúng ta. Tất cả đều nằm trong ước muốn chủ quan của những người vạch ra kế hoạch. Vì vậy sự tổn thất của chúng ta đã rất lớn lao về vũ khí cũng như nhân sự. Và chúng ta không thể lấy lại được những gì chúng ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta đã phải vượt qua biết bao nhiêu khó khăn trở ngại trong các năm 1969, 1970’ (12). Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Nguyễn Hùng của đài BBC ngày 15.1.2008, nhà báo Bùi Tín trả lời một số câu hỏi như sau: Hỏi: – Tết Mậu Thân, ý định chiến lược của cuộc tiến công là gì? Trả lời: – Các cuộc tiến công đồng loạt, bất ngờ vào các thành phố, thị trấn, căn cứ, sở chỉ huy Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, với mục đích cuối cùng là sự nổi dậy rộng khắp của dân chúng, là cuộc Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam kết thúc cuộc chiến. Hỏi: – Mục đích ấy có đạt không thưa ông? Trả lời: – Rõ ràng là không. Hoàn toàn không có nổi dậy, không có khởi nghĩa. Ðó chỉ là ảo tưởng chủ quan (13). Tổng kết sự thất bại của Cộng Sản về mặt chiến thuật là như thế, song về chiến lược, có lẽ họ đã gặt hái được thắng lợi to lớn, bất ngờ. Thật vậy, nhiều tác giả có chung nhận xét rằng trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân đã làm cho Hoa Kỳ nhụt ý chí. Dư luận Hoa Kì và Tây phương, vốn không am hiểu tường tận cuộc chiến Việt Nam, tưởng là Cộng quân đã quá mạnh, họ cho rằng chiến thuật ‘tìm và diệt’ (search and destroy) suốt 3 năm qua của tướng William Westmoreland là thất bại và Hoa Kì phải ngồi vào bàn hội nghị tìm cách ‘tháo chạy’ trong ‘danh dự’!… Tức là Cộng Sản Việt Nam thắng về chiến lược. Vì thế, sau này, nhiều người đánh giá, trận Mậu Thân 1968 là một quyết định đúng của Cộng Sản Hà Nội! Trần Bạch Đằng cũng nhận xét như thế: ‘Không phải không có người chỉ trích quyết tâm chiến lược Mậu Thân, căn cứ vào kết quả của chiến dịch và tổn thất của ta. Hiện thực đã bác bỏ quan điểm chỉ trích này: không có Mậu Thân thì ý chí xâm lược của Mỹ không bị nhụt, thì không có việc Mỹ ngồi vào bàn hội nghị Paris, rồi cuốn cờ rút quân – những bước chuẩn bị rất trực tiếp cho đại thắng mùa xuân 1975. Mậu Thân 1968 là gạch nối Đồng Khởi 1960 và ngày 30.4.1975’ (14). Đương nhiên có những ý kiến khác với ý kiến của Trần Bạch Đằng ngay trong hàng ngũ đồng chí của ông ta. Đó là những ý kiến cho rằng ý đồ phát động cuộc Tổng công kích – Tổng tấn công của Hà Nội là một ảo tưởng, là một thất bại; thế nhưng từ cái thất bại ấy, không ngờ lại đem tới cho họ một thắng lợi chiến lược to lớn. Có nghĩa là Cộng Sản Hà Nội ‘ăn may’ chứ không phải là do sự ‘lãnh đạo sắc sảo’ như Trần Bạch Đằng khoe khoang sau này (15). Một trong những nhận xét đó là của tướng CS Trần Độ. Trong trận Mậu Thân 1968, Tướng Trần Ðộ thuộc bộ chỉ huy mặt trận Sài Gòn bên cạnh Trần Văn Trà. Chính ông tướng này xác nhận: ‘Thành thật mà nói chúng ta đã không hoàn thành được mục tiêu chính của chúng ta. Việc gây nên một ảnh hưởng lớn đối với Hoa Kỳ thật ra không phải là ý định của chúng ta nhưng điều đó đã trở nên một kết quả do may mắn mà tới’(16). Ngoài ra, còn một nhận xét khác nữa của một số các nhà kháng chiến Nam bộ cho rằng Cộng Sản Bắc Việt có thâm ý đem ‘nướng’ đại bộ phận lực lượng quân đội ‘Giải phóng miền Nam’vào trận Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968, mục đích là làm suy yếu tư thế ‘độc lập’của các trí thức miền Nam trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, để rồi từ nay Cộng Sản Hà Nội có thể nắm trọn quyền lãnh đạo cuộc chiến tranh nhuộm đỏ miền Nam. Rốt cuộc, vừa khi chiếm trọn miền Nam, Cộng Sản Hà Nội nhanh chóng tổ chức Hội nghị Hiệp thương bàn chuyện thống nhất vào tháng 11 năm 1975. Ngày 25.4.1976 bầu cử Quốc hội thống nhất. Hai tháng sau, ngày 02.7.1976, ‘Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam’ phải ‘tự ý’ giải tán. Sang đầu năm 1977, ‘Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam’ cũng âm thầm ‘dẹp tiệm’ bằng cách tuyên bố sát nhập vào Mặt trận Tổ quốc. Bạch Diện Thư Sinh CHÚ THÍCH: 1- Ván Bài Lật Ngửa là bộ phim trắng đen, 8 tập, sản xuất từ 1982 tới 1987 do Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố HCM (nay là hãng phim Giải Phóng). Đạo diễn Khôi Nguyện tức Lê Hoàng Hoa đã ‘sửa đổi khá nhiều chi tiết so với tiểu thuyết và đã đặt tên chính thức cho bộ phim là ‘Ván Bài Lật Ngửa’’ (Wikipedia). Kịch Bản lấy từ tiểu thuyết tình báo Giữa Biển Giáo Rừng Gươm của Nguyễn Trương Thiên Lý, tức Trần Bạch Đằng. Nội dung kể lại đời hoạt động tình báo của điệp viên Nguyễn Thành Luân, trong đời thật là Đại tá VNCH Phạm Ngọc Thảo, do Tài tử chính Nguyễn Chánh Tín thủ vai. 2- Thời chiến tranh Việt Nam, tổ chức cao nhất của Cộng Sản ở miền Nam là Trung ương Cục miền Nam (Cục R) do Phạm Hùng làm bí thư. Dưới Trung ương Cục là các khu: khu 7, khu 8, khu 9, và đặc khu Sài Gòn – Gia Định do Nguyễn Văn Linh làm bí thư, kế nhiệm là Võ Văn Kiệt. Dưới đặc khu Sài Gòn – Gia Định là Thành ủy Sài Gòn đặc trách công tác nội thành. Trần Bạch Đằng xác nhận ông ta là Bí thư khu Sài Gòn – Gia Định: ‘Rồi đợt 2. Sau đợt 2…Riêng anh Phạm Hùng phát biểu một cách sòng phẳng: Các quân khu khác sẽ tiến hành công việc theo chỉ đạo của Trung Ương Cục, riêng khu Sài Gòn – Gia Định thì giao cho đồng chí bí thư chịu trách nhiệm, tùy tình hình mà hành động. Lúc đó tôi là bí thư’. Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2007. Trang 221, 222. Và trong hồi kí Cuộc Đời Và Ký Ức, trang197, Trần Bạch Đằng viết: ‘Đầu tháng 11.1969 (âm lịch là năm Kỷ Dậu), tôi được điện của Trung ương Cục gọi lên Nam Vang. Điện không nêu lý do. Bấy giờ Khu ủy Sài Gòn đang thực hiện một phân công mới do Trung ương Cục quyết định: đồng chí Võ Văn Kiệt được chỉ định làm Bí thư Khu 9 và tôi thay đồng chí ở khu Sài Gòn…’ 3- Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập, B ài 37. Sđd. Trang 220. 4- Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập, B ài 37. Sđd. Trang 220,221. 5- Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Ký Ức. Trang 158. 6- Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Ký Ức. Sđd. Trang 186. 7- Trần Bạch Đằng. Tuyển Tập, Bài 37. Sđd. Trang 221. 8- Chẳng hạn như cựu đại tá Không quân Hoa Kì L.Fletcher Prouty trong cuốn The Secret Team: The CIA and It’s Allies in Control of The United States and The World đã nói tới ‘Những thế lực đứng đàng sau’, hay là The Global Elite, gồm có những tay sản xuất vũ khí và những chủ nhà băng cỡ toàn cầu. Họ là những kẻ điều hành dấu mặt chính trường Hoa Kì, đồng thời họ có ảnh hướng rất lớn trên toàn thế giới. Chính thế lực siêu đẳng ấy định hướng chính trường HK, mở ra hay kết thúc một cuộc chiến (bao gồm cả cuộc chiến tranh tại Việt Nam), ngay cả việc thiết lập trật tự thế giới….(www.ratical.org/ratville/JFK/ST.html) 9- Tháng 1 năm 1968, Ðảng CSVN đã đưa ra một nghị quyết gọi là Nghị Quyết 14 Của CS Hà Nội ra hồi tháng 1 năm 1968 vẽ ra trước mắt dân và quân miền Bắc một viễn tượng chiến thắng hết sức lạc quan: Về chính trị, Nghị quyết 14 viết: ‘Quần chúng nhân dân ở các thành thị và những vùng còn tạm bị địch chiếm ở miền Nam đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa với những hình thức khác nhau. Hàng triệu quần chúng đang sục sôi cách mạng và sẵn sàng vùng lên, sẵn sàng hy sinh tất cả để giành cho được độc lập, tự do, hòa bình, cơm áo, ruộng đất… địch đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng, chúng tỏ ra không thể thống trị nhân dân miền Nam được nữa và nhân dân miền Nam cũng không chịu sống dưới ách thống trị của chúng nữa’. Về mặt quân sự, Nghị quyết cho rằng: ‘Về mặt quân sự, địch còn trên một triệu quân và một tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng đội quân đó đã liên tiếp thất bại về chiến lược và chiến thuật, quân số tuy đông nhưng tinh thần bạc nhược và bắt đầu suy sụp…’. Từ những nhận định ấy, Nghị quyết 14 nắm chắc phần thắng: ‘Trong những điều kiện như vậy, về phương pháp, ta chủ trương không chỉ phát động tổng công kích, mà còn đồng thời phát động tổng khởi nghĩa, tức là dùng lực lượng vũ trang mạnh của ta đánh vào các binh đoàn chủ lực của địch, đánh mạnh vào “đô thành” và các thành phố khác, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở thành thị và các vùng nông thôn còn tạm bị chiếm nổi dậy khởi nghĩa, phối hợp với lực lượng vũ trang của ta để tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh đổ các cơ quan đầu não của ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt đên tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ và ngụy …’ (Trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968), Bóng Tối Lịch Sử Đã Sáng Dần, tác giả Nguyễn Đức Cung đã dẫn tài liệu Nghị quyết 14 này của Cộng Sản Hà Nội từ bài Hà Nội Làm To Chuyện Mậu Thân Để Là Gì? của kí giả Phạm Trần. Web Thông Luận 11.01.2008). 10- Trọng Đạt. Bài Tết Mậu Thân 1968. Motgoctroi.com 11. Wikipedia. Bài Sự Kiện Tết Mậu Thân. Google.com/Tết Mậu Thân 12. Peter Macdonald. Giap, The Victor in Vietnam, w.w. Norton & Company, New York, London, 1993, trang 268. Nguyễn Đức Cung trích dẫn trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968) Bóng Tối Đã Sáng Dần. Bđd. Motgoctroi.com 13. Thế Kỷ 21 Số 227. Bài 40 Năm Tết Mậu Thân. BBC phỏng vấn nhà báo Bùi Tín. Trang 67. Nguyễn Đức Cung trích dẫn trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968) Bóng Tối Đã Sáng Dần. Bđd. Motgoctroi.com 14. Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Ký Ức. Sđd. Trang 188,189. 15. Trần Bạch Đằng. Cuộc Đời và Ký Ức. Sđd. Trang 189: ‘Trong Mậu Thân, sự lãnh đạo chọn thời cơ để đánh một cú choáng váng toàn bộ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ tỏ ra hết sức sắc sảo’. 16. Peter Macdonald. Giap, The Victor in Vietnam. Sđd. Trang 260. Nguyễn Đức Cung trích dẫn trong bài Vụ Tết Mậu Thân (1968) Bóng Tối Đã Sáng Dần. Bđd. Những câu nói nổi tiếng của Trần Bạch Đằng: “Rốt cuộc tài năng là thằng nào nịnh giỏi, thằng nào bợ đít hay; dạ dạ, dạ dạ, vâng vâng, chí phải, chí phải thì thằng đó tài năng” “Nói thật với các đồng chí mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều thư tố cáo. Có lẽ chỗ này là chỗ người ta còn có thể nói được. Ðọc xong rồi tôi nhức đầu ghê lắm. Ăn hiếp dân từ cái tay khóm trưởng, tổ trưởng quá lộng hành. Rồi thì thư tay can thiệp của mấy ông, tôi nói cả mấy ông Bộ Chính trị can thiệp nữa.” “Khi nói đại đoàn kết toàn dân có nghĩa là để các tầng lớp đại đoàn kết với nhau, nhưng mà chủ yếu là Ðảng làm trung tâm đại đoàn kết như thế nào, trước hết phải trách mình. Cuối cùng rồi chúng ta lại thành ra cái hẹp hòi, một cái tổ chức chỉ lo lợi ích của riêng mình thôi.” “Rốt cuộc Ðảng trở thành cái chỗ dành nhau, vô để có địa vị, có quyền lợi chứ không phải vì lý tưởng gì cả…” Tóm lược của Long Điền về Trần Bạch Đằng trong Cuộc Chiến VN : -Trần Bạch Đằng con của một nhà báo nổi tiếng ở Nam Kỳ thời kỳ 1930,tên thật là trương Gia Triều,bí danh Sáu Ánh,Sáu Méo vì mặt bị méo trong một cơn động kinh. Đằng là một cán bộ CSVN có tài ở nhiều lãnh vực quân sự, chính trị, tổ chức, tình báo, tuyên truyền nhưng cuộc đời chính trị luôn bị lận đận vì dù có được sự nâng đở của TBT Lê Duẩn nhưng bị các phần tử lãnh đạo khác trong đảng CS không ưa và đố kỵ như Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ. - Giai đoạn trẻ tiến thân rất nhanh,lập nhiều công trận, nhất là trong công tác tổ chức kết nạp đảng viên CS trong hàng ngủ thanh niên Miền Nam.Bản chất quá khích,hiếu chiến,ngay trong thời kỳ phân chia Nam Bắc theo Hiệp Định Genève, Đằng chủ trương giấu cán bộ và chôn súng để tấn công phá hoại Miền Nam bằng vũ lực.Với con người chủ chiến nhưng Trần Bạch Đằng không có đủ can đảm đối đầu với Lê Đức Thọ biệt danh Sáu Búa nên không bị sát hại,tuy nhiên sau thời điểm 1972 thì Trần Bạch Đằng bị cho ngồi chơi xơi nước,không còn quyền hành,không còn thực lực nên đành quay sang viết văn, viết tiểu thuyết (Ván Bài Lật Ngửa được viết trong bối cảnh nầy).Sau 1975 thì không một chức vụ gì, nhưng Đằng cũng không dám hở môi vì sợ! Thái độ câm như hến,lâu lâu chỉ nói xa nói gần nên nhóm cán bộ Kháng Chíến Cũ cho là chết nhát.Chức vụ cũng không, bè bạn cũng không,Trần Bạch Đằng trở nên một người bất đắc chí,ngay cả một quyển sách ông ta nghiền ngẩm viết trên chục năm "Vai Trò Cuả Thanh Niên Tiền Phong Trong Cuộc Cách Mạng Tháng Tám"cũng bị kiểm duyệt và vất sọt rác vì không đúng "Lập Trường"! -Cái chết năm 2007 đánh dấu cuộc đời một người tận tụy chạy theo chủ nghĩa Duy Vật ngoại lai bị đảng CSVN vắt chanh bỏ vỏ .Còn nói ông là một nhà yêu nước (hay yêu điạ vị)bị đảng trù dập thì phải xét lại vì những điều tàn ác mà ông đã gây cho bao nhiêu cái chết cho người dân Miền Nam trong cuộc chiến "không cần thiết" 1945-1975. - Sai lầm lớn nhất của Trần Bạch Đằng lúc cuối đời là cố tình bênh vực cho TBT Lê Khả Phiêu về việc ký 2 hiệp ước Biên Giới nhượng dất cho Trung Cộng. Bao nhiêu "sự nghiệp Cách mạng" mà Trần Bạch Đằng suốt cả cuộc đời cống hiến, giờ chót vì để bênh vực cho kẻ cầm quyền phạm tội tày trời "Bán Nước"mà hư danh thuở xưa bổng chốc đã bay mất và chỉ còn lại cái xú danh "Phường Phản Quốc" đời nào rửa cho sạch!!! 11-Tố Hữu: Tố Hữu(1920-2002) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002) là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thời niên thiếu Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920, tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ cùng quê hương Huế đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. [1] Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,… qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 Ông gia nhập Đoàn thanh niên và được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1938. Năm 1945 ông là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế. Chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước: 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức; Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư; Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương; Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương. Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1). Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức. Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108. Nhận xét của tiến sĩ Nguyễn Thanh Hoa, con gái cả của nhà thơ Tố Hữu Hồi đi học, bạn bè người ta cứ hơi một tí thì bảo, con ông Tố Hữu mà thế. Vậy tức là bản thân mình không chỉ chịu trách nhiệm cho mỗi mình mình, mà còn chịu trách nhiệm vì những gì mình làm có thể ảnh hưởng đến ba, mà nếu mình yêu ba thì tất nhiên mình không nên làm cái đấy. [1] Quan điểm chính trị Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958) với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ. Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này[2]. Ông cũng được đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê bình về các tác phẩm của mình thì thường có phản ứng rất quyết liệt (theo nhận định của Văn Cao thì chính lí do này khiến ông bị nghi hoặc là có liên quan đến việc đẩy mạnh dập tắt phong trào Nhân văn-Giai phẩm và không được nhiều cảm tình từ phía các nghệ sĩ khác) [cần dẫn nguồn]. Ngoài ra, ông còn là nhà thơ chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông) hay Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn). Đóng góp văn học Các tác phẩm Từ ấy (1946) Việt Bắc (1954) Gió lộng (1961) Ra trận (1962-1971) Máu và Hoa (1977) Một tiếng đờn (1992) Ta với ta (1999) Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973) Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981) Bài thơ tiêu biểu Bác ơi Bài ca xuân 1961 Bài ca quê hương Bầm ơi! Có thể nào yên? Đi đi em! Đời đời nhớ Ông Đợi anh về (tập thơ dịch, 1998) Em ơi... Ba Lan Gặp anh Hồ Giáo Hai đứa trẻ Hồ Chí Minh Hãy nhớ lấy lời tôi Hoa tím Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Kính gửi cụ Nguyễn Du Khi con tu hú Lạ chưa Lượm Mẹ Suốt Mồ côi Một tiếng đờn Mưa rơi Sáng tháng Năm Ta đi tới Từ ấy Tâm tư trong tù Tương tri Theo chân Bác Tiếng chổi tre Tiếng hát sông Hương Tiếng ru Vườn nhà Việt Bắc (thơ, 1954) Việt Nam máu và hoa Xuân đang ở đâu... Xuân đấy Giải thưởng văn học chính Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc) Giải thưởng văn học ASEAN (1996) Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (đợt 1, 1996) Phong cách nghệ thuật Về nội dung Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc: Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ, Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung: Hồn thơ Tố Hữu luôn hường đến cái ta chung, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của dân tộc và của Cách mạng. Cái tôi nếu có là cái tôi của người chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc. Vì thế có ý nghĩa khái quát, rộng lớn.[3] Cảm hứng thơ Tố Hữu thường bắt đầu từ cảm hứng chính trị, từ những tình cảm lớn cao cả, tiêu biểu: tình yêu lý tưởng, lãnh tụ, đồng bào đồng chí,....[3] Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm chất sử thi: Đối tượng thể hiện chủ yếu trong thơ Tố Hữu là những sự kiện lớn của dân tộc, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tình chất toàn dân, những biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc → cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân tộc, là vận mệnh của cộng đồng.[3] Các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc: anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân,....[3] Tất cả những điều trên thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên đằm thắm, chân thành: Nhiều vấn đề chính trị kho khan được diễn tả bằng tình cảm của muôn đời: tình mẹ con, vợ chồng, tình yêu đôi lứa → giọng điệu của tình thương mến.[3] Đặc biệt: tác giả rung động trước đời sống cách mạng trong kháng chiến → hướng về đồng chí, đồng bào mà trò chuyện tâm tình, nhắn nhủ. Những lời tâm tình đó có cội nguồn từ chất Huế trong hồn thơ Tố Hữu[3] Về nghệ thuật Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà[3] Về thể thơ: Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, điễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau[3] Về ngôn ngữ: ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt, thơ Tố Hữu đã phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt, nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ[3] Sự kiện rắc rối sau khi ông mất Bài phỏng vấn Tố Hữu với tựa đề: "Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng" của Nhật Hoa Khanh được công bố sau khi ông mất đã gặp phải sự phản kháng từ gia đình ông. Vào tháng 4 năm 2004, tài liệu này bắt đầu được phổ biến trong giới văn nghệ, báo chí tại Việt Nam. Vào tháng 5 năm 2004, báo Quân Đội Nhân Dân trích đăng 3 kì từ tài liệu này với nhan đề "Tố Hữu" và "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên", (kì số 3 vào ngày 7 tháng 5 năm 2004). Ngoài ra bài này cũng được đăng thành nhiều phần nhỏ trong các báo khác như Nhân Dân, Tiền Phong Chủ Nhật, Người Hà Nội,... Nội dung bài phỏng vấn có nhắc tới các sự kiện văn hóa trước đây như Nhân văn-Giai phẩm và các nhà văn nạn nhân..., ông Tố Hữu có những lời ca ngợi các người này. Bài phỏng vấn được thực hiện năm 1997, nhưng đến khi phổ biến thì bị bà Vũ Thị Thanh, vợ của Tố Hữu, phủ nhận và cho đó là những tài liệu giả mạo "pha chế nhiều ý kiến riêng, mượn danh Tố Hữu, biến Tố Hữu thành người phát ngôn cho ý mình”. Bà yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra làm rõ sự giả mạo của tài liệu này, nhưng ông Nhật Hoa Khanh nói có đầy đủ băng ghi âm ghi lại cuộc nói chuyện của ông với Tố Hữu. Thực hay giả, đúng hay sai, nhưng thực tế nó đã được các tờ báo chính thống ở Việt Nam phổ biến. Sau đó sự kiện này không được các cơ quan báo chí, văn nghệ nhắc tới nữa[4]. Đánh giá về Tố Hữu Cuối cùng, như mọi kiếp người, ông đã giã từ đời sống về nơi cát bụi trong một ngày mùa đông giá rét. Ông không còn được lưu lại trên thế gian để đón thêm một mùa xuân nữa. Từ đây, những câu thơ viết về mùa xuân của ông mà có thời rất nhiều người đọc Việt Nam chờ đợi khi xuân tới sẽ chẳng bao giờ sinh ra. Một lần, tôi gặp ông trong một cuộc hội thảo, ông bảo tôi: “Hôm nào tới nhà mình chơi, mình kể cho ông mấy chuyện hay lắm. ông có khả năng viết tư liệu đấy.” Nhưng cuộc trò chuyện ấy không bao giờ có được. Có thể sau này, khi tôi cũng thành người thiên cổ và gặp ông ở cõi vĩnh hằng thì có thể tôi sẽ được ông kể cho nghe. Nhưng tôi nghĩ trong cõi vĩnh hằng, những chuyện dở, chuyện hay chẳng còn quan trọng gì nữa. Vì nơi ấy, mọi đau khổ đều được chữa chạy, mọi tăm tối đều được chiếu sáng, mọi lầm lỗi đều được tha thứ, mọi sợ hãi đều được che chở, mọi tuyệt vọng đều được cứu vớt... Giờ đây, linh hồn ông đang mỉm cười hay đang suy ngẫm, thở phào nhẹ nhõm hay dằn vặt khổ đau - (Nguyễn Quang Thiều).[5] Gia đình Phu nhân là Vũ Thị Thanh, nguyên Phó Trưởng ban Ban Tuyến huấn Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương). Vợ chồng Tố Hữu có ba con, hai gái và một trai. Tố Hữu, Những Vần Thơ Khó Quên http://www.lmvntd.org/article.php3?id_article=274 BÀI VIẾT TRONG NƯỚC : Tố Hữu, Những Vần Thơ Khó Quên Phan Kiến Quốc (LÊN MẠNG THỨ SÁU 10 THÁNG GIÊNG 2003) NGÀY 9/12/2002, nhà thơ Tố Hữu qua đời. Trong vòng 2 ngày ngắn ngủi, các cơ quan thông tấn đều đăng tải tin này đồng thời có trích đăng vài tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên trong "70 năm lao động thơ" với trên dưới 300 bài thơ lớn nhỏ, có nhiều bài mà rất ít người biết. Rất ít vì không được phổ biến, nhưng phải nói đúng hơn là nhà nước cũng không muốn nhắc tới và muốn cho nó đi vào quên lãng. * * * Trong ngày Tố Hữu mất, báo, đài đều cho đăng bài thơ Từ Ấy sáng tác năm 1938 như một tác phẩm tiêu biểu. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (...) Lời thơ nhẹ nhàng, êm ái nhưng sâu sắc. Nhưng trong số trên dưới 300 bài thì thể loại và nội dung này rất hiếm. Nói về nội dung, thì chúng ta có thể chia các tác phẩm của Tố Hữu ra bốn loại : Tình cảm (hiểu là tình cảm lãng mạn), chống Pháp chống Mỹ, ca ngợi chủ nghĩa cộng sản, ca ngợi các lãnh tụ cộng sản mà đặc biệt là Hồ Chí Minh ; và dĩ nhiên không phải bài thơ nào cũng êm ái như Từ Ấy, và đây chính là con người Tố Hữu mà nhà nước không muốn người dân biết đến : (...) Những quân cướp ruộng cướp nhà Những quân đè cổ lột da giống nòi Bọn địa chủ cắm vòi hút máu Phải vùng lên mà đấu thẳng tay ! Thực dân địa chủ một bầy Chúng là thú vật ta đây là người. (...) (Quang vinh Tổ quốc chúng ta, 8/1955) Ðấu tố, trù dập văn nghệ sĩ đặc biệt là Nhân Văn Giai Phẩm là những cơn ác mộng của đất nước trong thập niên 50. Hơn nửa thế kỷ sau - dù bất thành văn - nhưng chế độ cộng sản cũng ngầm xác nhận đó là những sai lầm của họ. Nhưng từ "ngầm hiểu" đến xin lỗi và phục hồi danh dự cho các nạn nhân còn xa, còn nhiều chuyện phải làm, và chuyện trước tiên là giấu kỹ hoặc "quên đi" những vần thơ sắt máu trên hoặc những lời lẽ thô tục : (...) Bọn cướp Mỹ với phường đĩ Diệm Phải ngừng tay gian hiểm sát nhân Bắc - Nam ruột thịt tay chân Nước non không thể phân chia một ngày (...) (Chị là người mẹ, 9/1956) Một trong những cái gai của CS là tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo cũng được Tố Hữu liệt vào các đối tượng công kích như một loại "thuốc phiện của dân tộc". Tất cả những căm thù này được gói ghém trong bài Rôm, hoàng hôn mà hầu như không có một cuốn sách nào trích đăng vì nó có nội dung đi ngược lại đường lối "dỗ ngọt" của nhà nước đối với các tôn giáo ngày hôm nay : (...) Ðức giáo hoàng, trên khung vàng cửa sổ Sáng chúa nhật, ban phước lành cho con chiên dưới phố Ngài biết có bao nhiêu nước mắt chúng sinh Ðã đông thành những lầu cao lóng lánh thủy tinh ? Tất cả đồi nho không làm nên một cốc rượu vui Máu đổ nghìn năm, chưa được tự do một buổi Lẽ nào nhạc cầu kinh mang phép lạ cho đời ? Và lũ vua thép, vua hơi không phải một lần rửa tội ? (Rôm, hoàng hôn, 3/1972) Tuy nhiên khối lượng thơ quan trọng nhất của Tố Hữu được dành để ca tụng ông Hồ Chí Minh (HCM). Ðối với ông ta và của cả Ðảng CSVN, HCM là vĩ nhân hàng đầu của dân tộc, vượt lên trên cả các bậc tiền bối như Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Quang Trung... Ta cứ xem cung cách đặt tên thành phố, tên đường hoặc so sánh ngân quỹ để duy tu các lăng tẩm, hình tượng của ông HCM với các di tích lịch sử hoặc cung cách xác định các ngày lễ thì thấy ngay. Ðối với Tố Hữu và Ðảng CSVN, giòng sử đấu tranh của người Việt chỉ bắt đầu từ khi có Bác, cũng như thế giới chỉ được khai hóa từ khi có Mác : Thuở Anh chưa ra đời Trái đất còn nức nở Nhân loại chửa thành người Ðêm ngàn năm man rợ Từ khi Anh đứng dậy Trái đất bắt đầu cười Và loài người từ đấy Ca bài ca tháng mười. (...) (Bài Ca Tháng Mười, 1950) (...) Cảm ơn Người, Hồ Chí Minh vĩ đại Bốn ngàn năm ta lại là ta. (Xưa... Nay, 1954) (...) Còn non còn nước còn người Bác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui (...) (Việt Bắc, 1954) Chính vì thế, đối với Tố Hữu, chỉ có chừng 3, 4 nhân vật trên thế giới mới có đủ "cân lượng" ngang với HCM trong đó phải kể đến Stalin. Và trong "quá trình" ca tụng ông Hồ, Tố Hữu đã nhiều lần liên kết tên ông ta với các nhân vật này. Ðây chính là một trong những chi tiết mà ngày nay nhà nước Việt Nam cố tình tảng lờ không nhắc đến vì bây giờ thế giới đã biết đến Stalin như một bạo chúa ngang tầm với Hitler, Tần Thủy Hoàng. Ngày Stalin mất, Tố Hữu đã nức nở khóc và đã để lại một bài thơ "để đời". Nguyên văn bài Ðời Ðời Nhớ Ông - trong Tố Hữu tác phẩm do Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội phát hành năm 1979 như sau : Bữa trước mẹ cho con xem ảnh Ông Xta-lin bên cạnh nhi đồng Áo ông trắng giữa mây hồng Mắt ông hiền hậu miệng ông mỉm cười Trên đồng xanh mênh mông Ông đứng với em nhỏ Cổ em quàng khăn đỏ Một niềm tin Hướng tương lai hai ông cháu cùng nhìn Xta-lin ! Yêu biết mấy nghe con tập nói Tiếng con thơ con gọi Xta-lin ! Mồm con thơm sữa xinh xinh Như con chim của hòa bình trắng trong Ðêm qua loa gọi ngoài đồng Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao ! Làng trên xóm dưới xôn xao Ngôi sao sáng nhất trời cao băng rồi ! Xta-lin ơi ! Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không ? Thương cha, thương mẹ, thương chồng Thương mình thương một, thương Ông thương mười Yêu con yêu nước yêu đời Yêu bao nghiêu lại yêu Người bấy nhiêu... Ngày xưa khô héo quạnh hiu Bây giờ mới có ít nhiều vui tươi Ngày xưa đói rách tơi bời Bây giờ mới có được nồi cơm no Ngày xưa cùm kẹp giày vò Bây giờ mới có tự do tháng ngày. Ngày mai dân có ruộng cày Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai ? Ơn này, nhớ để hai vai Một vai ơn Bác, một vai ơn Người Con còn bé dại con ơi Mai sau con nhé, trọn đời nhớ Ông ! Thương Ông, mẹ nguyện trong lòng Yêu làng yêu nước yêu chồng yêu con Ông dù đã khuất không còn Chân Ông còn mãi dấu son trên đường... Trên đường quê sáng tinh sương Sáng nay nghi ngút khói hương xóm làng Ngàn tay trắng những băng tang Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời. (Ðời Ðời Nhớ Ông, 5/1953) Bài thơ đã nói hết. Thiết tường không còn gì để bình luận về nội dung và tấm lòng của Tố Hữu. Có lẽ cả thế giới mới thấy chỉ có mình Tố Hữu nức nở như vậy. Tuy nhiên ở đây có hai chi tiết cần đề cập : Trước tiên, câu : "tiếng con thơ con gọi Xta-lin" ở một vài bản có chép "tiếng đầu lòng con gọi Xta-lin". Có lẽ lúc làm thơ tình cảm đã lấn hết lý trí, sau này đọc lại thấy "chướng", thấy "gia nô" quá nên sửa lại thành "tiếng con thơ". Nhưng cho dù "tiếng đầu lòng" hay "tiếng con thơ" thì cũng xuất phát từ cái "miệng thơm sữa xinh xinh", cũng không thể là điều bình thường. Chi tiết thứ hai : CS miền Bắc năm 1953 đã bắt cả nước phải để tang Stalin, cũng như năm 1994 để tang Kim Nhật Thành. Ðây cũng là một biến cố độc nhất trong lịch sử 5000 năm của dân tộc : bắt cả nước để tang một người ngoại quốc và đều là những tay đồ tể thượng thặng. Ðiều này đã được Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ vạch trần trong một lá thư gởi cho Ðảng CSVN vào khoảng thời gian đó. Tôn sùng Stalin và HCM hết mực như thế nên chuyện liên kết hai nhân vật này là chuyện bình thường : (...) Bác bảo đi, là đi Bác bảo thắng, là thắng. Việt Nam có Bác Hồ Thế giới có Xta-lin Việt Nam phải tự do Thế giới phải hòa bình (...) (Sáng Tháng Năm, 5/1951) (...) Ơi người Anh dũng cảm Lũy thép sáng ngời ngời Ðây Việt Nam Tháng Tám Em Liên Xô Tháng Mười Hoan hô Xta-lin Ðời đời cây đại thọ Rợp bóng mát hòa bình Ðứng đầu sóng ngọn gió Hoan hô Hồ Chí Minh Cây hải đăng mặt biển Bão táp chẳng rung rinh Lửa trường kỳ kháng chiến ! (...) (Bài Ca Tháng Mười, 1950) Nhưng điều mà Tố Hữu cũng như cả Ðảng CSVN không ngờ tới là chỉ sau khi Stalin mất 5 năm, Khrouthchev đã bắt đầu đưa ra ánh sáng những tội ác ghê tởm kinh hồn của Stalin. Người mà Tố Hữu tung hô là "cây đại thọ, là bóng mát hòa bình", người mà Tố Hữu thương hơn cha mẹ, phải "trọn đời nhớ ơn" đã là tên sát nhân của hai triệu người Liên Xô vào các năm 1934-1938 trong các goulag, các trại tập trung, các nhà thương tâm thần, trong đó có cả các đồng chí, các "khai quốc công thần" của Liên Xô như Trostky, Zinoviev, Kamenev. Năm 1961 Khrouthchev lẳng lặng đưa thi hài Stalin ra khỏi lăng Lenin. Ðến lúc này Hà Nội mới chưng hửng và từ đó mới hết tung hô. Cũng may trong thập niên 60, chiến tranh ở VN leo thang cường độ cộng thêm tình hình căng thẳng với "bọn xét lại Mốts-cô-va" nên không ai để tâm đến đến cái sự liên kết Stalin-HCM ấy. Ðến ngày hôm nay, càng đọc càng thấy thái độ tung hô này quá lố bịch và còn có vẻ "tô đen" cho thanh danh HCM nên Hà Nội một mặt chỉ đưa các bài thơ tình cảm kiểu Từ Ấy hoặc đấu tranh, hoặc tôn vinh HCM của Tố Hữu vào các sách giáo khoa, còn "Ðời Ðời Nhớ Ông" thì càng...quên càng tốt. Chính vì lý do ấy mà các sách viết về Tố Hữu hầu như không bao giờ nhắc đến "tiếng đầu lòng Xta-lin" và lại càng tránh cho "cây đại thọ" và "cây hải đăng" mọc cạnh nhau. Trong cuốn Thơ Tố Hữu - Những Lời Bình (Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin Hà Nội - 2002) dày 320 trang, trên dưới 40 nhà văn, nhà thơ nói về thơ Tố Hữu, không ai nhắc gì tới các vần thơ "bất hủ" trên, làm như chúng không có. Trong Nhớ Lại Một Thời (cùng nhà xuất bản) do chính Tố Hữu viết lời tựa cũng thế. Tuy nhiên, tệ hại hơn, có sách đã đăng những bài thơ này nhưng lại vụng về cắt đi những đoạn "tế nhị" như trong bài Bài Ca Tháng Mười, người ta đã cắt đoạn nói về Xtalin ; rồi đến bài Sáng Tháng Năm, người bình thơ lại cắt hai câu "Việt Nam có Bác Hồ, Thế giới có Xta-lin" (Thơ Tố Hữu, Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn, Hà Nội 2001). Vào thời điểm ấy chắc chắn Tố Hữu phải biết nhưng không hiểu sao lại không có phản ứng gì, và cuốn sách trên vẫn được bán tại khắp các hiệu sách trong nước. Ðây quả là một cung cách ứng xử ấu trĩ, vì chỉ cần chịu khó tìm một tí là người ta thấy ngay nguyên văn của các bài này. Cuốn sách của Hội Nhà Văn kể trên cũng chỉ có một phạm vi phổ biến giới hạn (chỉ phát hành 800 cuốn mà hai năm bán không hết !) nên có vụng về thì cũng chẳng sao. Nhưng ngay cả trên trang web của báo Nhân Dân - là tiếng nói trung ương của Ðảng, là những gì chính thống nhất - cũng làm cái việc che đậy ấu trĩ này : cắt mất hai câu "Việt Nam có Bác Hồ, Thế giới có Xta-lin" trong bài Sáng Tháng Năm (www.nhandan.org.vn, mục Các số báo đã ra, ngày 11/12/02, Các tác phẩm tiêu biểu). * * * Tuy nhiên, Stalin là chuyện của quá khứ, còn biết bao "vấn đề" trong thơ Tố Hữu còn phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó là vụ Ải Nam Quan và hiệp định biên giới mà dư luận gần đây đang xôn xao. Vào năm 1957, Tố Hữu sáng tác bài Mục Nam Quan với tiếng thơ bi thương, nhưng cũng rất... xã hội chủ nghĩa : Ai lên ải Bắc ngày xưa ấy Khóc tiễn cha đi mấy dặm đường Hôm nay biên giới mùa xuân dậy Núi trắng hoa mơ cờ đỏ đường Bài này đã chỉ rành rành hai sự thật hiển nhiên : Ải Nam Quan (mà sau này HCM sửa thành Mục Nam Quan rồi Mục Hữu Nghị), và suối Phi Khanh đánh dấu hình ảnh chia tay bi hùng của cha con Nguyễn Trãi là những di tích lịch sử nằm trên đất nước Việt Nam. Vậy mà sau khi hiệp định biên giới Việt Trung được ký ngày 30/12/1999 với hậu quả là hàng trăm cây số vuông bị mất trong đó có hai di tích lịch sử ngàn đời là Ải Nam Quan (Lạng Sơn) và thác Bản Giốc (Cao Bằng), nhà thơ Tố Hữu, người từng chiêm ngưỡng Ải Nam Quan, người đã vào tù ra khám, từng giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy Ðảng và Nhà Nước và đặc biệt là tác giả của những vần thơ với ngôn từ vô cùng oai dũng, bất khuất như dưới đây mà lại câm miệng cúi đầu trước việc bán nước rành rành như thế ! (...) Ta đi tới không thể gì chia cắt Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau Trời ta chỉ một trên đầu Bắc Nam liền một biển (...) (Ta đi tới, 8/1954) (...) Dù ai chia núi ngăn sông Cũng không thể cắt được lòng Việt Nam Chúng ta đã quyết thì làm Ðã đi phải đến hoàn toàn thành công. (Quang vinh Tổ quốc chúng ta, 8/1955) Thật là oai phong lẫm liệt. Thật là bừng bừng chính khí. Vào thời điểm ấy Tố Hữu đã 35 tuổi, đã biết vào tù ra khám. Những vần thơ trên chắc hẳn đi từ con tim, ý chí của ông. Chẳng lẽ đến năm 1999 ông lại lú lẫn đến nỗi không còn biết phải trái, không còn nhớ những điều chém đinh chặt sắt ngày xưa ? Hay là lại "mũ ni che tai" như đa số các trí thức Việt Nam ? Tố Hữu ơi. Vong hồn ông ở nơi đâu ? Bây giờ làm sao ông trả lời với Nguyễn Trãi ? ! Cái tội này không chỉ riêng Tố Hữu phải gánh, nhưng đây chính là trách nhiệm chung của giới trí thức Việt Nam ngày nay : chúng ta sẽ trả lời như thế nào cho các thế hệ mai sau ? Bộ Giáo Dục có toàn quyền không đưa bài thơ Mục Nam Quan này vào sách giáo khoa y như đã che dấu kỹ những "Ðời đời nhớ ông, Ta đi tới" nhưng cho đến muôn đời sau Ải Nam Quan và suối Phi Khanh vẫn còn mãi trong tâm tư của chúng ta, các con cháu Nguyễn Trãi, còn mãi như cái tội bán nước của Ðảng CSVN. * * * Ngày 13/12/2002, tang lễ Tố Hữu được cử hành trọng thể tại Hà Nội. Ðông đủ các lãnh đạo đến dự. Nghiêm trang và long trọng lắm. Tuy nhiên mờ mờ qua những hình thức ấy người ta thấy có một cái gì là lạ. Ngày Tố Hữu mất, không một tờ báo nào đăng hình trên trang bìa, kể cả báo Nhân Dân - trong chế độ cộng sản, đây là một trong những cái tiêu chuẩn, cái "thước đo" sự thăng hoa hay thất sủng của một nhân vật. Các báo chỉ tóm tắt vài hàng tiểu sử, một vài bài viết về kỷ niệm xưa của các bè bạn trong chiến tranh và chỉ đăng ở trang trong - mà đôi khi lại đăng sai. Chôn xong, mọi chuyện đều chấm dứt. Người ta có cảm tưởng như nhà nước không chỉ chôn cái xác Tố Hữu mà còn vĩnh viễn chôn cả "70 năm lao động thơ" vào hố sâu quên lãng. Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Sài Gòn, 30/12/2002 Phan Kiến Quốc Tố Hữu theo nhận xét của những người không Cộng Sản : Tố Hữu Và Những Con Chim Trong Đàn http://www.lenduong.net/spip.php?article2370 Hồng Lê Tố Hữu thường được các cái loa tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam ca tụng là "con chim đầu đàn vạch hướng cho cả nền thi ca Việt Nam hiện đại. Có những giai đoạn, thơ ông đã trở thành chỗ dựa tâm hồn cho mọi người". Con chim đầu đàn nay vừa... bay xa. "Chỗ dựa tâm hồn" bị mất, những con chim còn lại không biết hót gì trong lúc hỗn loạn giữa thời buổi kinh tế thị trường có ’’vạch hướng’’ này. Hãy nghe tiếng hót của một con chim khác trong đàn, nhà thơ Hoàng Cầm viết sau khi nghe tin Tố Hữu qua đời: "Công lao của anh tôi tin chắc rằng Đảng không quên và chắc hẳn Đảng sẽ ghi vào sổ vàng chói lọi của lịch sử. Công lao to lớn của anh thể hiện qua những bài thơ tha thiết và nồng hậu về nhân dân, đất nước, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi những lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười, ca ngợi người chiến sĩ đánh giặc Pháp, giặc Mỹ". Ông Hoàng Cẩm hắn muốn nhắc nhở cho mọi người nhớ đến một bài thơ Tố Hữu đã làm để "ca ngợi lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Stalin", một bài thơ mà ngay chính tác giả của nó cũng phải vô cùng xấu hổ và muốn băm, vằm, chặt, đốt nó đi cho rồi... Và đây là bài thơ ca ngợi "lãnh tụ" Stalin viết vào tháng Năm, 1953 sau khi nghe ’’tiếng loa xé ruột xé lòng’’ loan báo Stalin từ trần. Bữa trước mẹ cho con xem ảnh Ông Stalin bên cạnh nhi đồng Áo ông trắng giữa mây hồng Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười Trên đồng xanh mênh mông Ông đứng với em nhỏ Cổ em quàng khăn đỏ Hướng tương lai Hai ông cháu cùng nhìn Sta -lin! Sta-lin! Yêu biết mấy nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin! Mồm con thơm sữa xinh xinh Như con chim của hoà bình trăng trong Hôm qua loa gọi ngoài đồng Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao Làng trên xóm dưới xôn xao Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi! Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi! Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không? Thương cha thương mẹ thương chồng Thương mình thương một thương Ông thương mười Yêu con yêu nước yêu nòi Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu Ngày xưa khô héo quạnh hiu Có người mới có ít nhiều vui tươi Ngày xưa đói rách tơi bời Có người mới có được nồi cơm no Ngày xưa cùm kẹp dày vò Có Người mới có tự do tháng ngày Ngày mai dân có ruộng cày Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai Ơn này nhớ để hai vai Một vai ơn Bác một vai ơn Người Con còn bé dại con ơi Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông Thương Ông mẹ nguyện trong lòng Yêu làng yêu nước yêu chồng yêu con Ông dù đã khuất không còn Chân Ông còn mãi dấu son trên đường Trên đường quê sáng tinh sương Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng Ngàn tay trắng những băng tang Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời. Trong thơ Tố Hữu ta thấy có lớp lang thứ tự giữa Ông và Bác. Cái thứ tự đó những học trò trung thành của Tố Hữu đã áp dụng cho tới ngày nay, ngày ông chết và sự ra đi này của ông chỉ được những tờ báo nhỏ đăng tin. Nhật báo Nhân Dân của Đảng, mà ông đã cung cúc phục vụ suốt cả cuộc đời, và đã từng ca tụng "Chào sáu mốt đỉnh cao muôn trượng (?)" không thèm đi một hàng tin sau ba ngày ông tử biệt. Chỉ có một vài nhà thơ, nhà văn tôn ông làm thần tượng trong thời trai trẻ rồi gom luôn là cả một dân tộc tôn sùng thơ Tố Hữu và so sánh Tố Hữu với đại thi hào Nguyễn Du như nhà văn Hà Văn đã viết trên báo Lao Động như sau: ’’Có một điều tôi nghiệm ra rằng, những lúc tâm hồn chao đảo, tôi thường trở về với ca dao và thật lạ lùng, có cả Tố Hữu nữa. Thôi thì chẳng biết ý tứ khen chê ra sao, chỉ thấy đó là một sự thật, sự thật của bốn, năm thế hệ người Việt Nam, của hàng chục triệu trái tim và khối óc đã suy tôn ông như nhà thơ cách mạng hàng đầu, không ai dễ vượt. Nhiều người ân hận chỉ biết thơ ông mà ít biết người. Tôi nghĩ khác, có thể vì công vụ ông hơi xa mọi người, nhưng thơ ông đã ngấm vào hồn ta còn gì. Có ai trong chúng ta được uống trà với cụ Nguyễn Du đâu mà vẫn thuộc Kiều đến đọc ngược lại được’’. Có những câu thơ Tố Hữu viết khi còn là sinh viên vô thưỡng vô phạt như hai câu thơ sau: ’’Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tung phòng hè ơi’’ cũng được nhà văn Hà Vân cho rằng "Tố Hữu đã dự đoán được thế sự: ’’Cuộc cách mạng Tháng 8.1945 đã là cái đạp tung cả một chế độ’’. Nhân dân Việt Nam đang lo rằng bốn mươi năm trước Tố Hữu đã làm câu thơ ’’Bốn ngàn năm ta vẫn là ta’’, nay Đảng cộng sản đã đưa đất nước đến thời kỳ hoang sơ như 4 ngàn năm trước, đúng như câu thơ đã "tiên tri". Tội ác của Tố Hữu trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm chắc chắn sẽ được truy tìm và lịch sử sẽ phán tội, cũng như nhân dân sẽ phán tội những lời thơ của ông đã ném bao con người vào chiến tranh. Trong tiếng pháo đạn, máu đổ thịt rơi, cày tung đất đá, ông viết: Lục cục Lào cào Đất đổ đá nhào Nào anh bên nam Nào em bên nữ Thi nhau ta thử Ai tài hơn ai Anh tài thì em cũng tài Đường dài ta xẻ sức ta lo gì? Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi Hố ngang hố dọc chữ i chữ tờ... Bao thanh niên sinh Bắc tử Nam vì những vần thơ khích động của Tố Hữu. Nguyễn Văn Trổi vì tội đặt mìn khủng bố bị lãnh án tử hình ở Sài Gòn, từ Hà Nội Tố Hữu sáng tác ngay bài thơ kêu gọi trả thù, và ông tự cho rằng: ’’Phút giây thiêng Anh gọi Bác ba lần’’, một sự bịa đặt đã bị Trần Đăng Khoa tiết lộ trong cuốn sách Chân Dung và Đối Thoại. Nhà thơ Vũ Quần Phương trong những phút say sưa ca ngợi đã viết ’’Tố Hữu vừa là một nhà chính trị, vừa là một nhà thơ. Giữa chính trị và thơ hầu như không có ranh giới rõ rệt. Phải khẳng định rằng, Cách mạng đã làm nên sự nghiệp thơ ca của ông. Trong thế kỷ XX, không có ai có thể viết hay hơn Tố Hữu. Không dễ gì có được một nửa thế kỷ lớp trẻ hướng theo Cách mạng, làm Cách mạng cũng chính từ sự khơi nguồn trong thơ Tố Hữu. Tố Hữu may mắn được gặp Đảng và Đảng cũng may mắn có được Tố Hữu trong hàng ngũ của mình. Phải nói, đó là một Con Người kỳ vĩ’’. Chính Vũ Quần Phương đã viết hoa chữ ’’con người kỳ vĩ’’. Vậy tầm nhìn của ’’con người kỳ vĩ’’ này bao xa qua câu thơ trong bài thơ nổi tiếng của ông là bài Ta Đi Tới: ’’Đường ta rộng thêng thang tám thước’’. Nhờ sự sát máu trong quản lý văn học, nhờ ca tụng Đảng và lãnh tụ, ông đã lên đến chức vụ quan trọng nhất của một chế độ: Phó thủ tướng đặc trách kinh tế vào đầu những năm 80. Với chính sách ’’giá, lương, tiền’’ trong một thời gian cực ngắn ông đã làm cho cả nước khốn đốn khổ sở. Và tên tuổi của ông quan kinh tế Tố Hữu đã đi vào lịch sử kinh tế của nhân loại: ông là tác giả của tờ giấy bạc 30 đồng, một thứ quái thai chưa từng có trong lịch sử tiền tệ thế giới. Trái tim, nhiệt huyết và tình cảm của ông đã để hết trong những câu thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi lãnh tụ, kêu gào nợ máu trong cải cách ruộng đất. Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, Chung một biển đông, mối tình hữu nghị sáng như vầng đông Trái tim ông đã đặt trên lý trí của ông, trên quyền lợi của dân tộc khi ngày nay không phải vô ý mà đất đai tổ tiên trao tay ’’mặt trời phương Đông’’, những ’’đồi cọ, rừng chè, đồng xanh ngào ngạt’’ từng được ông lôi vào trong thơ nay còn đâu! http://nguyenyenson.multiply.com/journal/item/380/380 Nguồn: Blog BS Hồ Hải http://bshohai.blogspot.com/2009/10/ong-to-huu.html Hôm qua, người ta làm khánh thành nhà lưu niệm ông Tố Hữu tại tư gia của ông. Người đã có công rất lớn trong việc định hướng tư tưởng và văn hóa nước nhà. Những việc ông làm không chỉ có thơ. Việc lớn nhất ông làm cho tổ quốc và dân tộc Việt là ông đã đưa được việc định hướng tư tưởng các thế hệ Việt Nam ở miền Bắc sau 1954 và cả nước sau 1975 là: tất cả mọi lĩnh vực ngành nghề trong cuộc sống phải có chính trị và tính chiến đấu phục vụ cho công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước mà không dược phép xao lãng một phút giây. Việc ông làm lớn như Maxim Gorki bên Nga, và có thể còn lớn hơn khi hôm nay trong tất cả các trang sách học trò, báo chí và các phương tiện truyền thông khác đều vẫn còn tăm tắp vâng theo. Quả là một con người vượt tầm thời đại, đáng kính nễ và đáng để được suy tôn cả hai ngĩa đúng và sai, vì cho tới hôm nay ảnh hưởng tư tưởng của ông không phải không còn ở hầu hết các lĩnh vực. Xét về mặt giải phóng và thống nhất đất nước, ông Tố Hữu đã có công rất lớn, không ai chối cãi được. Trong đó công lớn nhất đến nay vẫn còn tranh cãi là ông dẹp được Phong trào nhân văn giai phẩm. Và định hướng trong giáo dục phải đưa chính trị vào mà nó còn ảnh hưởng cho đến hôm nay. Xét về mặt ảnh hưởng của ông cho những khủng hỏang kinh tế thời ông làm phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng (mà ngày nay tương đương chức phó thủ tướng thường trực) thì cũng không nhỏ hơn. Nhưng chính nhờ ông đóng góp phần lớn vào việc khủng hỏang kinh tế đất nước cuối thập niên 1980 với chính sách "Giá-Lương-Tiền" mà đảng Cộng sản Việt Nam đã biết cỡi trói ra khỏi kinh tế bao cấp và áp dụng kinh tế thị trường của miền Nam do Việt Nam Cộng hòa để lại. Nên đất nước có cơm ăn một chút ngày hôm nay. Nếu không có ông thì không thể thấy cái thành công cỡi trói của ông Võ Văn Kiệt. Suy cho cùng ông cũng có chút công để "Cùng tắt biến" như trong kinh dịch mà người ta vẫn thường hay nói. Xét về mặt tư tưởng, nếu nước nhà không có ông thì sẽ khó lòng có bao thế hệ đổ máu vì sự nghiệp độc lập dân tộc. Ngòai ra, khi người ta quan niệm giáo dục là cung cấp cho các thế hệ bằng một tư duy độc lập, sự trung thực và một kiến thức tổng quát để chọn một hướng đi đúng cho từng đối tượng cụ thể, thì ông làm ngược lại. Nếu không có ông thì giáo dục nước nhà không có khủng hỏang như ngày nay, vì khi các thế hệ lãnh đạo kế tiếp ông có đủ trí và có đủ tầm thì sẽ thay đổi định hướng tư tưởng và văn hóa của ông thì đâu đến nỗi giáo dục xấu đi như vậy? Suy cho cùng thế hệ sau ông chưa có ai bằng ông. Nếu họ bằng ông thì họ đã thay đổi tư duy giáo dục của ông cho đúng thời hòa bình, chứ không giữ nguyên xi phiên bản mà ông Tố Hữu đã copy và paste về Việt Nam của ông Stalin mà bài bản đó đã được Mao cụ thể hóa cho các nước đi theo Cộng sản của châu Á noi theo. Ít ra thì họ cũng không làm được cái công việc copy và past mà là copy và past cái đúng với thời đại của họ, như ông đã làm. Trên bình diện quốc gia ông đáng để được làm nhà lưu niệm cho các thế hệ sau nhìn ông mà học cái hay lẫn cái dỡ để còn lo cho nước, cho dân. Đáng lắm thay. Riêng tôi, tôi nhớ đến ông là tôi nhớ đến những vần thơ rất bình dân, nhưng rất bác học của ông. Trong đó bài tôi nhớ nhất là bài: "Đời đời nhớ ông" khi ông Tố Hữu làm để ca ngợi ông Stalin vào tháng 3 năm 1953 trong tập thơ Việt Bắc. Trong bài thơ này 2 câu thơ mà tôi thán phục ông nhất khi ông đạt đến đỉnh cao thời đại khi ca ngợi 1 con người: "Yêu biết mấy, nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!". Nhớ ông Tố Hữu rất, lắm, quá. Hôm qua loa gọi ngoài đồng Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao Làng trên xóm dưới xôn xao Làm sao, Ông đã? làm sao, mất rồi! Ông Sta-Lin ơi ! Ông Sta-Lin ơi! Hỡi ôi Ông mất ! Đất trời có không ? Thương cha thương mẹ thương chồng Thương mình thương một, thương Ông thương mười Tố Hữu "Đại văn hào" tố hữu thật sự xứng đáng là "cái nôi" của nền văn hóa CHXHCNVN, thơ của tố hữu mang tính nhân ái cao độ, ông đã yêu thương và vô vàn đau xót khi một đồng chí không cùng màu da, không cùng ngôn ngữ, nhưng cùng chí hướng với ông đã hui nhị tì! tố hữu đã biểu dương tình đồng chí thắm thiết nhất ở 2 câu: Thương cha thương mẹ thương chồng Thương mình thương một, thương Ông thương mười Nghĩa là đồng chí tố hữu không những yêu đồng chí stalin hơn cha mẹ ruột đã xé thịt, đẻ ra một bậc vĩ nhân của đất nước CHXHCNVN mà còn yêu tới gấp ........ 10 lần lận! Thật đáng mừng thay cho đất nước Việt Nam có những nhà thơ vĩ đại như tố hữu, đã nêu bật được bản chất ưu việt của chế độ chúng ta đang sống và phát huy được ý nghĩa vô cùng sâu sắc của nền văn hóa mang đỉnh cao trí tuệ của loài người. Xin được nghiêng mình kính cẩn trước một bậc nhân tài của đất nước CHXHCNVN và xin được mượn lời của BS Hồ Hải: Nhớ tố hữu rất, lắm, quá..... và cả dân tộc Việt Nam vẫn sẽ còn GHI NHỚ ngàn đời công lao của tố hữu qua những áng thơ tuyệt tác ca ngợi "lòng nhân ái" của người cộng sản Việt Nam...... Hèn hạ nhất Việt Nam: Tố Hữu Đội Stalin, nhân phẩm còn không? “Thương cha thương mẹ thương chồng Thương mình thương một, thương ông thương mười” Đảng Cộng Sản đười ươi một lũ Bợ Nga Hoa, chủ tớ lăng xăng Hại dân, bán nước rất hăng Suốt đời dân oán những thằng câu vinh Hãy đứng dậy, dân mình tranh đấu Cho quê hương yêu dấu, anh hùng Cho đảng Công Sản cáo chung Tư do, dân chủ về cùng muôn dân Ngày đất nước muôn phần đẹp đẽ Ta bên nhau chia sẻ niềm vui Bao nhiêu cay đắng ngậm ngùi Sẽ như gió thoảng, mây trôi đầu ghềnh Sổ tay thường dân: Phùng Quán, Tố Hữu và Nguyễn Khoa Ðiềm Thursday, December 16, 2004 LND - Ngoài chuyện chủ trương kiểm soát thông tin, xây dựng tường lửa - điều mà những người tiền nhiệm không phải bận tâm - thời ông Nguyễn Khoa Ðiềm làm Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương, những “vụ án gián điệp”, những tác phẩm bị thu hồi, và những bản thảo bị tước đoạt hay... mất cắp (xem ra) có phần “phong phú” hơn thời Tố Hữu. Có lần, tôi nghe Phùng Quán kể chuyện “Xông Ðất Nhà Thơ Tố Hữu” - đại lược - như sau: “Sáng mùng một Tết năm Canh Ngọ. Như thường lệ, vợ chồng chúng tôi xuất hành vào 9 giờ sáng, đến chúc Tết những gia đình họ hàng nội ngoại. Năm đó, chúng tôi quyết định xông đất đầu tiên gia đình nhà thơ Tố Hữu.” “Trong mối liên hệ gia tộc, tôi gọi nhà thơ bằng cậu... Mọi năm, trên đường đi chúc Tết, tôi vẫn thường đạp xe đi qua trước cổng biệt thự của nhà thơ trên đường Phan Ðình Phùng Cảnh tượng tưng bừng, tấp nập trước cổng biệt thự tôi không tả nổi; chỉ đoán chắc cả Hà Nội cũng chỉ năm bẩy nhà sánh kịp mà thôi...” “Nhưng tết này, trước cổng biệt thự của nhà thơ quang cảnh vắng teo Không có chiếc ô tô con nào, không công an cũng chẳng lính cảnh vệ. Cái cổng sắt mọi ngày nom như hẹp hẳn lại, hai cánh cửa khép hờ, ai vào cứ việc đẩy cửa mà vào y như thể dân thường. Hai vợ chồng chúng tôi xuống xe đạp đứng tần ngần một lúc trước cổng sắt.” Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương... “Hai câu thơ của bà huyện Thanh Quan bỗng đột ngột hiện ra trong trí nhớ của tôi với toàn bộ vẻ đẹp u trầm và sâu sắc đến kinh người của nó...” “Thưa cậu, năm mới vợ chồng cháu xin đến chúc Tết, mừng tuổi cậu mợ và các anh chị...” Sau ba mươi năm không gặp lại, nhà thơ vẫn nhận ra tôi “Vợ chồng Phùng Quán” - nhà thơ nói như muốn giới thiệu luôn với mấy người khách - Sao lâu nay cháu không đến cậu?” Giọng nhà thơ ân cần, có pha chút trách cứ của bề trên...” “Sau khi khách khứa ra về chỉ còn lại ba cậu cháu Tôi đã uống đến ly Ararat thứ năm. Rượu bắt đầu ngấm làm tôi trở nên mạnh dạn. Tôi hỏi nhà thơ câu hỏi tôi muốn hỏi từ lâu: -”Thưa cậu, cháu rất muốn biết, bây giờ thực sự cậu mong muốn điều gì?”. Một thoáng trầm ngâm nhà thơ nói: “Cậu ao ước còn đủ sức khỏe, đạp một chiếc xe đạp về trong quê mình, sống lại kỷ niệm của thời ấu thơ, thời hoạt động sục sôi của tuổi thanh niên, rồi đặt những bài vè... tìm đến nơi đồng bào, bà con tụ tập, đọc lên cho bà con nghe... Cậu mong muốn được làm người hát rong của nhân dân...” “Có lúc nhà thơ đã đạt đến chức Tam Công trong bộ máy quyền lực của đất nước, nhưng cuối đời lại chỉ mong ước được làm một nghệ sĩ hát rong của nhân dân mà không hy vọng thực hiện được Trong khoảnh khắc đó, lần đầu tiên tôi lĩnh hội được hết vẻ cao sang của thi ca đích thực.” “Vợ chồng tôi xin phép cậu ra về... Bước xuống khỏi những bậc tam cấp, nhà thơ nói với vợ tôi: “Thằng Quán nó dại...” Khi ra gần đến cổng sắt, nhà thơ dừng lại, nói tiếp như vẫn không dứt dòng suy nghĩ của mình:” - mà cậu cũng dại” (Ngô Minh et al. Nhớ Phùng Quán. Phương Nam Corp., 2003). Nếu được sống lại đời mình, và cũng ở vào hoàn cảnh cũ, tôi tin rằng Phùng Quán sẽ vẫn cứ “dại” y như thế nhưng Tố Hữu thì chưa chắc. Ông ấy đủ khôn ngoan để biết rằng “mong ước được làm một nghệ sĩ hát rong của nhân dân” sẽ không thể thực hiện được, nếu cứ tiếp tục dại dột làm những câu vè (bậy bạ) kiểu như: Vui biết mấy khi nghe con tập nói Tiếng đầu lòng con gọi Stalin! Nếu Tố Hữu không phải là một người làm thơ, không phải bận tâm đến chuyện hèn mọn hay “cao sang của thi ca” thì sự dại dột của ông cũng... tốt thôi. Ông được ban phát bổng lộc hậu và chức quyền cao nhờ thế. “Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt” thì lại là chuyện khác. Ðể ở nhà cao cửa rộng, để “đạt đến chức Tam Công trong bộ máy quyền lực của đất nước,” Tố Hữu không chỉ sống xa rời nhân dân mà còn nhúng tay vào vào (hơi) nhiều tội ác “Nhìn Lại vụ Án Nhân Văn - Giai Phẩm Cách Ðây 40 Năm”, có người đã viết như sau: “Trong cái bề bộn rối rắm của sự việc, chân lý lại thường ở dạng rất đơn giản. Tôi đã thấy được cái đuôi chuột thò ra ở sự cấm đoán sáng tác nghiệt ngã với anh em Nhân Văn - Giai Phẩm kéo dài quá đáng. Những 30 năm. Nhờ vậy mà tôi nhìn ra cái mạch ngầm, cái cốt lõi, cái nguyên nhân sâu xa, là sự đố kỵ tài năng, được phủ đậy lên bằng tấm màn đấu tranh tư tưởng, đấu tranh giai cấp... Ông Tố Hữu lãnh đạo thời đó, hẳn phải biết tài thơ của các ông Hữu Loan, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao, Lê Ðạt, Phùng Quán... Nếu mà họ tồn tại thì thơ của ông khó mà được suy tôn như người ta đã suy tôn. Vậy tốt hơn hết là triệt đi, không cho họ viết báo in sách nữa...” “Tiếp theo là bắt bớ, tù đầy, và hàng loạt văn nghệ sĩ phải đi cải tạo lao động ở các nhà máy hoặc ở nông thôn trong nhiều năm trời Sau nữa là sự quản thúc, sự cấm đoán sáng tác kéo dài hàng vài chục năm. Ðến khi được cởi trói cho văn nghệ sĩ thì nhiều người đã đầu bạc, da nhăn nheo, người thì bại liệt; người tâm thần; có người chết trước khi được cởi trói...” (http://diendandanchuvn.com/sangtac/HoangTien/HT-nhinlaivuNVGP.htm). Nhận xét này của nhà văn Hoàng Tiến tuy không sai nhưng thiếu. Ðó “chỉ là phần nổi của một tảng băng sơn.” Phần chìm của nó “là cả một nền văn học, nghệ thuật giáo dục, đạo đức của miền Bắc bị lụn bại, méo mó, què quặt và hầu như cả một thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc bị đánh gục, bị dìm trong nỗi sợ triền miên.” (Trần Minh, “Nhân Văn - Giai Phẩm, Một Tư Trào, Một Vụ An, Một Tội Ac,” Thế Giới Ngày Nay, Nov. Dec. 1994). “Vụ án” này lịch sử chưa xét đến nên Tố Hữu đã lo trước việc “chữa chạy” với hy vọng được giảm khinh hay trắng án. Cũng theo Hoàng Tiến, người đã có dịp đọc bảo thảo “Nhà Thơ Tố Hữu Tâm Sự” (viết xong vào tháng 5 năm 1977) thì Tố Hữu vào lúc cuối đời “hoàn toàn khác với Tố Hữu đã sống trước đây... có hai Tố Hữu khác hẳn nhau như nước với lửa, như lòng bàn tay với mu bàn tay... Trong lời tâm sự Tố Hữu Nhật Hoa Khanh ghi không thấy lời nhận lỗi hoặc xin lỗi những nạn nhân trước đây của mình, ai cũng được ông Tố Hữu đánh giá rất cao, chỉ thấy khen là khen. Những thế hệ bây giờ không biết chuyện cũ, cứ tưởng ông Tố Hữu rất tốt với mọi người, rất đáng kính và rất đáng yêu, ông không thù ghét ai, làm sao ông Tố Hữu lại có thể đánh những tài năng văn nghệ như anh em Nhân Văn - Giai Phẩm được?” (“Sự Thật Ở Ðâu?” http://www.geocities.com/hoangmaidat/opinion/0730hoangtien.html). Tôi e rằng Hoàng Tiến đã lo xa quá, và sự lo lắng này không cần thiết. Mọi cố gắng gian giảo để “phi tang” của Tố Hữu đều đã muộn màng và (hoàn toàn) vô ích. “Sự Thực Ở Ðâu” ai mà không biết. Tôi biết nó, cả nước này biết nó Việc nó làm tội ác nó ra sao? Hai câu thơ vừa dẫn [viết về Người (khác)] bỗng chợt hiện - dù tôi đang không ngồi trong phòng thẩm vấn - và tiện tay nên tôi ghi lại chơi cho vui vậy thôi, chứ thực không có ý muốn mượn lời Nguyễn Chí Thiện để luận tội hay kết án gì nhà thơ Tố Hữu. Chúng tôi sinh ra và sống trong một thời đại mà mọi người đều vội vã. Không ai rảnh để đi đá vào những con chó chết. Tôi xin dùng thì giờ có được hôm nay để nói chuyện với ông Nguyễn Khoa Ðiềm, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Ðảng, và là kẻ đang giữ chức Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương. Cũng như ông Tố Hữu, ông Nguyễn Khoa Ðiềm - xem chừng – cũng... dại! Phải đợi đến bốn mươi năm, Hoàng Tiến mới nhìn ra “cái tâm” của Tố Hữu trong vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm nhưng chỉ cần bốn ngày sau chuyện tường lửa xẩy ra với website talawas thì mọi người đều thấy được “tấm lòng” của ông Nguyễn Khoa Ðiềm. Vì phở quốc doanh không người ăn, cà phê quốc doanh không có người uống, cửa hàng quốc doanh không có hàng bán, tu sĩ quốc doanh không có tín đồ, bác sĩ quốc doanh không có bệnh nhân, văn sĩ và thi sĩ quốc doanh không có độc giả, web site quốc doanh không có người xem...; do đó, ông Nguyễn Khoa Ðiềm đã dùng đến “hạ sách” là dựng tường lửa để ngăn những trang webs (đắt khách) ngoài vòng kiểm soát của mình. Và đó chỉ là chuyện nhỏ. Người ta có thể nhìn thấy con người của ông Nguyễn Khoa Ðiềm - qua nhiều chuyện nữa, tệ hại hơn - trước đó. Xin đan cử một thí dụ khác. Tối mồng một Tết nguyên đán Giáp Thân (2004), Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi Lễ Trao Giải Thưởng Cuộc Thi Trí Tuệ Việt Nam do ông Nguyễn Khoa Ðiềm chủ tọa. Giải nhất được trao cho nhóm người “sáng tạo” ra phần mềm (software) “Hệ Thống Quản Trị Nội Dung”. Họ là bốn sinh viên, gọi là nhóm iCMS. Ðây vừa là tên nhóm vừa là tên sản phẩm của họ: Content Management System. “Tôi nhớ một chi tiết hôm xem lễ trao giải được truyền hình trực tiếp. Khi nghe đọc tên nhóm trúng giải, đề tài và lời giải thích sản phẩm trúng giải, anh tôi la lên: “Thấy chưa, nó trao giải Nhất cho Quản lý nội dung thông tin. Hừm!” Tiếng la của anh đã gợi ý cho tôi viết bài này...” “Ðó là buổi trao giải nhiều ý nghĩa Nó mang tên là “Trí Tuệ Việt Nam.” Giải nhất là “Kiểm soát thông tin.” Người trao giải là Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tư tưởng và Văn hóa Trung ương.” “Ðầu não tinh túy nhất của nhà cầm quyền đã chọn việc kiểm soát thông tin làm trí tuệ Việt Nam Nếu đồng ý ngu dốt là thiếu thông tin và do thiếu thông tin, thì họ đã muốn lấy ngu dốt làm sách lược trị nước” (Lê Lô, “Trí Tuệ Việt Nam: Hệ Thống Quảng Trị Nội Dung,” Thế Kỷ 21, May 2004:31). Ngoài chuyện chủ trương kiểm soát thông tin, xây dựng tường lửa - điều mà những người tiền nhiệm không phải bận tâm - thời ông Nguyễn Khoa Ðiềm làm Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương, những “vụ án gián điệp”, những tác phẩm bị thu hồi, và những bản thảo bị tước đoạt hay... mất cắp (xem ra) có phần “phong phú” hơn thời Tố Hữu. “Ông Tố Hữu, là một nhà thơ trung bình, được Ðảng Cộng Sản Việt Nam trọng dụng cho phụ trách công tác văn nghệ, đã dùng quyền lực cũng trấn áp tù đầy, làm thui chột đi nhiều tài năng văn học. Ông cũng kéo lùi nền văn học Việt Nam ít nhất là 30 năm, tính từ 1957 cho đến thời kỳ đổi mới mở cửa 1987.” Ðó là một nhận xét khác của nhà văn Hoàng Tiến khi “Nhìn lại Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm” Hoàng Tiến lại đúng nhưng vẫn... thiếu. Trách nhiệm của Tố Hữu (e) không đơn thuần chỉ giới hạn trong lãnh vực văn học và cũng không phải chỉ ảnh hưởng đến một thế hệ mà thôi. Những thế hệ kế tiếp tuy không đến nỗi méo mó, què quặt nhưng (rõ ràng) rất khó nuôi vì... còi cọc.” Vừa rồi, Bộ Kế hoạch Ðầu tư công bố chỉ tiêu về trí tuệ, trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với điều kiện tiếp nhận KHKT của thanh niên Việt Nam theo tiêu chuẩn thang điểm 10 của khu vực khiến người ta giật mình: trí tuệ đạt 2,3/10đ; ngoại ngữ là 2,5/10đ và khả năng thích ứng với điều kiện tiếp cận KHKT chỉ đạt hơn 2/10đ! Ðiều đó chứng tỏ thanh niên chúng ta đang tụt hậu rất xa so với khu vực, đấy là chưa kể yếu tố sức khỏe, thể lực” (“Thanh Niên VN Ðang Tụt Hậu Từ A Ðến Z” http://tintucvietnam.com/News/PrintView.aspx?ID=52975). Ngoài những câu thơ dại dột, và những ngôi nhà lộng gió (không thể mang theo về thế giới bên kia), hiện tượng “Thanh Niên VN Ðang Tụt Hậu Từ A Ðến Z” là “di sản” mà Tố Hữu (đã góp phần không nhỏ) để lại cho hậu thế. Tôi hy vọng là ông Nguyễn Khoa Ðiềm, một người (vẫn) còn sống, sẽ sống khôn ngoan hơn những người tiền nhiệm của mình - chút xíu. Tưởng Năng Tiến. Long Điền tóm lược các nhận định về Cuộc Chiến VN của Tố Hữu: 1-Trong các đảng viên đảng CSVN từ thời tiên khởi, Tố Hữu là con người cuồng tín vào giáo điều Karl Marx nhất và nhiều tham vọng nhất. Theo đuổi và nghiên cứu CNCS từ lúc 13 tuổi,năm 16 tuổi đã được kết nạp vào đoàn Thanh Niên Cộng Sản, hai năm sau được chính thức kết nạp vào đảng. Năm 26 tuổi Bí Thư tỉnh Thanh Hoá, con đường danh vọng thăng tiến nhanh như chớp nhờ vào lúc nào cũng tôn thờ mù quáng chủ thuyết cộng sản và ra sức tuyên truyền cho tầng lớp thanh thiếu niên để lôi cuốn họ vào đảng. Đối với Tố Hữu thì con người cộng sản thì phải tuyệt đối trung thành với lý tường cộng sản, không có chuyện xét lại hay tìm hiểu để phản biện. 2-Trong cuộc chiến VN1945-1975 lập nhiều công trạng trong Bộ Chính Trị, nổi tiếng đối xử mạnh tay với văn nghệ sĩ Miền Bắc, nhiều người thân bại, danh liệt vì Tố Hữu thường hay tìm tòi, săn lùng các đảng viên thiếu trung kiên với đảng. 3-Tố Hữu nổi tiếng với nhũng bài thơ ca tụng, thần thánh hoá các lãnh tụ CSQT và Hồ Chí Minh. Sự nịnh bợ đến mức tột cùng, những bài thơ đầy sắt máu, đối xử bạn bè luôn phản phúc, tố cáo bà con, xóm làng để sớm thăng quan tiến chức. Tố Hữu mang nhiều tội ác với văn nghệ sĩ trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm.Con người có máu lạnh trước những đau khổ của đồng bào trong cuộc chiến, xu nịnh thượng cấp, sẳn sàng tố cáo bạn bè và người thân để được trọng dụng. Đây là con người mẫu mực một dạ trung thành với đảng, sẳn sàng bán rẽ lương tri hãm hại những ai không tôn thờ Chủ Nghiã Cộng Sản. 4-Không có kiến thức chuyên môn về kinh tế, lại dám đương đầu đứng ra điều khiển nền kinh tế( Phó Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng) vốn dĩ thối nát, lạc hậu. Câu nói: “Nhiệt tình cộng với ngu dốt là cha đẻ của phá hoại” rất đúng khi dùng để ám chỉ Tố Hữu và bè lũ trung kiên mù quáng trong đảng CSVN. 12-Nguyễn Văn Linh Nguyễn Văn Linh (1 tháng 7 năm 1915 – 27 tháng 4 năm 1998) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Nguyễn Văn Linh (1 tháng 7 năm 1915 – 27 tháng 4 năm 1998) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991. Thời kỳ là Tổng bí thư, ông nổi tiếng với bút danh N.V.L. (sau này ông cho biết đó là "Nói Và Làm") với một loạt những bài báo trong chuyên mục Những việc cần làm ngay trên báo Nhân Dân bàn về những việc cần phải chấn chỉnh trong xã hội. Lý lịch Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc, còn gọi là Mười Cúc, sinh tại làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. 1929: Tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 1 tháng 5 năm 1930, bị Pháp bắt, bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936 được trả tự do. 1936 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó, ông vào hoạt động tại Sài Gòn và là cấp dưới trực tiếp của Bí thư Sài Gòn thời kì này - bà Nguyễn Thị Minh Khai. 1939, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại Xứ ủy Trung kỳ. 1941, bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ hai. 1945, hoạt động ở miền Tây Nam Bộ, sau đó ở Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành ủy, Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định. 1947, là Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, đến 1949 là Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ. Từ 1955 tới 1960, ông là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Từ 1957 đến 1960, ông là Quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Bí thư (1961-1964), rồi Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. 1976, làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng lần thứ IV ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, giữ chức Trưởng ban Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến 1980. 1981, làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. 1982, tại Đại hội Đảng lần thứ V ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương nhưng không được vào Bộ Chính trị. Tháng 6 năm 1985, quay trở lại Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 6 năm 1986, sau khi Lê Duẩn mất, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư. Tháng 12 năm 1986: tại Đại hội Đảng lần thứ VI được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, kiêm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1987). Từ đây bắt đầu thời kỳ Đổi Mới và Cởi Mở của Việt Nam. Cũng trong thời gian này ông viết một loạt bài "Những việc phải làm ngay" đăng trên báo Nhân dân, ký tên NVL.[1] Sau một nhiệm kỳ Tổng bí thư ông cương quyết rút lui không ra ứng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo. Tại các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) và lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996), ông được đề cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII. Ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương khác. Ông qua đời ngày 27 tháng 4 năm 1998, thọ 83 tuổi Quan điểm “ Phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta[cần dẫn nguồn] ” . Xem thêm Đổi mới Liên kết ngoài Nguyễn Văn Linh với vấn đề xây dựng, đổi mới tư duy và phong cách lãnh đạo Đảng Tham khảo ^ Lý Thái Hùng. Đông Âu tại Việt Nam. Sacramento, CA: Vietnews, 2006.Trang 404. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Những việc cần làm ngay http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Linh (Theo Hà Nội Mới ) Nhắc đến đồng chí Nguyễn Văn Linh - cố Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng CSVN, người ta nghĩ ngay tới người đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc thiết kế đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta; nghĩ tới chuyên mục Những việc cần làm ngay trên báo Nhân Dân vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Một loạt bài viết với tên tác giả N.V.L đăng trong chuyên mục Những việc cần làm ngay đề cập đến công tác chống tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, buôn lậu, lãng phí... Các bài viết đã tạo hiệu quả xã hội to lớn. Bởi nó phù hợp với xu thế đổi mới tư duy lúc đó là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Những việc cần làm ngay của tác giả N.V.L chỉ rõ sự việc và nêu đích danh con người. Những cơ quan, đơn vị, cá nhân bị phê phán đã tự giác kiểm điểm, nhận rõ thiếu sót, sai phạm và sửa chữa kịp thời. Từ Những việc cần làm ngay, các cơ quan chủ quản tiến hành kiểm tra, xác minh và xử lý kỷ luật nhiều cán bộ có sai phạm... Bài báo đầu tiên trong chuyên mục, được đồng chí Nguyễn Văn Linh viết tay với đầu đề Những việc cần làm ngay và trực tiếp mang đến toà soạn báo Nhân Dân ngày 24-5-1987. Ngay ngày hôm sau, bài viết được đăng trên trang nhất với bút danh N.V.L, đề cập đến việc giữ gìn trật tự về giá - một vấn đề đang rất bức xúc. Lúc bấy giờ, cả nước đang triển khai thực hiện NQTƯ 2 (khoá VI) về ổn định giá cả, nhưng trên thực tế không đạt hiệu quả, kỷ luật về giá của Đảng và Nhà nước đề ra đã bị vi phạm, qua đầu cơ đã nảy sinh hiện tượng tham nhũng. Bài báo của N.V.L đã nói rõ thực trạng này và yêu cầu các cơ quan báo chí phải lên án, chỉ đích danh cá nhân, cơ quan, tổ chức nào làm trái NQTƯ 2. Quần chúng phải có phong trào lên án ngay một số cán bộ, cơ quan làm bậy. Sau này, đồng chí Nguyễn Văn Linh giải thích rằng bút danh N.V.L nghĩa là Nói và Làm, đã nói thì phải làm, đã nói thế nào thì làm đúng như đã nói, nên nói ít nhưng làm nhiều, chứ không được nói mà không làm hoặc nói nhiều nhưng làm ít. Đọc Những việc cần làm ngay, có thể thấy đồng chí Nguyễn Văn Linh đã sớm nhận thấy bệnh quan liêu, tham nhũng có nguy cơ trở thành quốc nạn nên đã chủ động phê bình, công khai chống lại nguy cơ này. Với lối viết ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tính chiến đấu, những bài viết của N.V.L thực sự tạo ra luồng sinh khí mới cho xã hội: dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật, lời nói đi đôi với việc làm, góp phần đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, góp phần tuyên truyền, cổ vũ cho công cuộc đổi mới vừa được khởi xướng tại Việt Nam. Những bài viết của tác giả N.V.L được nhân dân cả nước hoan nghênh và đón đọc, các tỉnh, thành, ban, ngành đều có chỉ thị và mở cuộc vận động hưởng ứng tinh thần N.V.L tức là Nói và Làm. Có bạn đọc đã hỏi vì sao tác giả N.V.L toàn đề cập đến những việc tiêu cực ? Đồng chí Nguyễn Văn Linh trả lời, nêu rõ: Cái tốt cần phát huy, nhưng cái xấu cũng phải phê phán. Trồng lúa phải bón phân, nhưng phải nhổ cỏ dại. Chỉ có bón phân, không nhổ và diệt cỏ dại, có khi cỏ dại phát triển mạnh hơn, lấn át cây lúa. Cuối cùng, năng suất lúa sẽ giảm sút. Việc bón phân của ta như thế thành vô bổ. Người khác lại lo lắng rằng nêu nhiều tiêu cực như thế liệu có làm nản lòng cán bộ, chiến sĩ, nhân dân không ? Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có bài giải thích trên báo, nhấn mạnh rằng, chúng ta vừa phải biểu dương nhân tố mới, vừa phải phê phán những việc chưa tốt... Khi biểu dương hay phê phán, đồng chí Nguyễn Văn Linh thường nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là trong thực hành tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí, tham nhũng. Đồng chí nói: Muốn tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí thì cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu làm trước. Xe lửa có đầu tàu. Đầu tàu chuyển động chạy sẽ kéo các toa cùng chạy theo. Đầu tàu cứ kéo còi, xịt khói mà nằm im, làm sao các toa nhúc nhích được. Tương tự, đối với việc chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, đồng chí Nguyễn Văn Linh viết: Nhà dột từ nóc, không sửa lại mái nhà thì khi mưa, nước từ nóc đổ xuống, quét mãi cũng không hết được. Phải quét nước nhưng đồng thời phải chống dột. Không chống dột ở nóc, mà cứ quét mãi, quét đến chừng nào mới xong ?. Nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1987) đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có một bài báo giao nhiệm vụ cho các nhà báo tiếp tục công cuộc chống tiêu cực của mình trên báo chí: ... Các nhà báo phải có tấm lòng cương trực, yêu người làm đúng, làm tốt để ca ngợi; ghét kẻ làm xấu, làm sai, làm ác để lên án. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Nói và Làm, một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù hoàn cảnh nào, cương vị nào cũng luôn giữ được bản chất liêm khiết, khiêm tốn, giản dị của người cách mạng, luôn có cuộc sống cá nhân mẫu mực theo gương Bác Hồ vĩ đại. Trong suốt nhiệm kỳ Tổng Bí thư của mình, đồng chí Nguyễn Văn Linh không chỉ đôn đốc tự phê bình và phê bình từ dưới lên mà cả từ trên xuống dưới. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về cái tâm trong sáng và tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với tiêu cực của người làm báo. Đồng chí mãi xứng đáng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân học tập và làm theo. http://203.162.0.19:8080/show_content.pl?topic=1&ID=2905 TƯ TƯỞNG VÀ BẢN LĨNH CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH) Hoàng Chí Bảo(*) I. Đại hội đổi mới và Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ Đổi mới Trong lịch sử các đại hội của Đảng, Đại hội VI (12-1986) có vị trí và ý nghĩa đặc biệt, xứng đáng được ghi vào biên niên sử của Đảng như một sự kiện bước ngoặt, một dấu son chói lọi. Đây là Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới trong lịch sử hiện đại của nước ta. Đại hội VI cũng đánh dấu một bước ngoặt trong đời sống của Đảng: Đảng khởi xướng đường lối đổi mới, Đảng tự đổi mới chính bản thân mình để thúc đẩy tiến trình đổi mới xã hội, do Đảng lãnh đạo. Những luận đề tư tưởng quan trọng được khẳng định tại Đại hội đã đóng vai trò chỉ dẫn nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc đổi mới ở nước ta từ đó đến nay và chắc chắn còn có ý nghĩa lâu dài về sau. Bởi vì, Đổi mới là quy luật của tồn tại và phát triển, là tất yếu và phổ biến, là thường xuyên và mãi mãi của Đảng, của cách mạng, của dân tộc và nhân dân ta trong cuộc hành trình lịch sử tới Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Đổi mới trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Đổi mới để hình thành những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, để tìm tòi sáng tạo từ thực tiễn con đường và mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội sao cho có hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta. Đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nguyên tắc không thay đổi, là sự kiên trì theo đuổi mục tiêu, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Đảng và nhân dân ta. Đổi mới hướng trọng tâm vào đổi mới kinh tế, tập trung giải phóng sức sản xuất và mọi tiềm năng của xã hội, làm cho sản xuất phát triển năng động, nhằm cải thiện và nâng cao dần mức sống dân cư, trên cơ sở đó mà tạo lập ổn định và phát triển, mà đổi mới chính trị. Cùng với giải phóng sức sản xuất, chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và áp dụng cơ chế thị trường để tạo động lực cho phát triển. Đổi mới ở nước ta còn là quá trình giải phóng ý thức – tinh thần của xã hội, tự do tư tưởng, thực hiện dân chủ hóa tất cả các lĩnh vực của đời sống. Với Đổi mới, lần đầu tiên "dân chủ hóa để xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là mục tiêu và động lực của đổi mới" được nhận thức và khẳng định, đi vào tư duy chính trị của Đảng, dần dần định hình và trở thành nhận thức phổ biến của xã hội. Những luận đề tư tưởng đó, giờ đây, qua gần 20 năm đổi mới đã trở nên quen thuộc, gần gũi… nhưng đặt vào bối cảnh bắt đầu khởi động đổi mới năm 1986, khi nước ta còn đang lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng, tình hình vô cùng phúc tạp, khó khăn, mới thấy hết giá trị khai sáng và mở đường, tính mới mẻ và hiện đại của nó. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được Ban Chấp hành Trung ương khóa VI bầu vào chức vụ Tổng Bí thư, trở thành Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thời kỳ đổi mới. Năm năm mở đầu sự nghiệp đổi mới của Đại hội VI gắn liền với tên tuổi, trí tuệ, bản lĩnh và nhân cách của nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ta. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có những cống hiến rất to lớn đối với Đảng và dân tộc trong bước ngoặt quan trọng này – bước ngoặt liên quan mật thiết tới cuộc sống của nhân dân, tương lai, triển vọng của dân tộc. Những cống hiến ấy mãi mãi được nhắc đến trong lịch sử Đảng ta, trong nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên. Đó là nhà lãnh đạo có tầm tư tưởng lớn, có bản lĩnh vững vàng, kiên định. Và, trong tâm trí, tình cảm của mỗi người dân, đồng chí Nguyễn Văn Linh được nhắc đến với tất cả lòng biết ơn sâu sắc. Đó là người học trò ưu tú của Bác Hồ đã thể hiện được một phẩm chất cao quý – lãnh tụ của dân, yêu dân, tin dân và thương dân rất mực chân thành, lời nói đi đôi với việc làm, suốt một đời cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, vì dân, vì Đảng. II. Tư tưởng đổi mới, bản lĩnh đổi mới của nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng – Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 1. Nói đến tư tưởng và bản lĩnh đổi mới của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, trước hết cần nói đến sự nhạy cảm trước những vấn đề thực tiễn, năng lực thấu hiểu những nhu cầu bức xúc, những lợi ích hàng ngày trong cuộc sống của người dân ở cơ sở. Đây là thực chất của vấn đề, bắt nguồn từ quan điểm thực tiễn, quan điểm nhân dân, tư tưởng "thân dân", "vì dân" mà đồng chí Nguyễn Văn Linh đã sớm cảm thụ được từ tư tưởng và nhân cách của Bác Hồ. Nó được đồng chí vận dụng vào hoạt động thực tiễn và xây dựng thành phong cách lãnh đạo của mình, đồng thời chú trọng phát triển phong cách đó trong tập thể Ban lãnh đạo Đảng. Ở Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, từ thực tiễn mà phát hiện những tình huống đòi hỏi phải đổi mới. Từ tổng kết thực tiễn mà tìm ra bản chất và xu hướng của phát triển; dùng sức mạnh của tư duy khoa học – duy vật và biện chứng – mà khái quát thực tiễn thành lý luận. Nhờ đó, đổi mới lấy sức sống từ thực tiễn, trở thành lý luận nhờ thực tiễn, và hành động thực tiễn luôn giúp ích đầy tin cậy cho mọi sự kiểm chứng lý luận. Đổi mới đòi hỏi cách nghĩ mới, cách làm mới vượt qua những đường mòn, khuôn sáo cũ; đòi hỏi không chỉ có động cơ và quyết tâm mà còn có trí tuệ sáng tạo và bản lĩnh dám chịu trách nhiệm, trước hết ở người lãnh đạo. Lý luận gắn liền với thực tiễn là bản chất của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, là khoa học, đồng thời là cách mạng. Đổi mới cũng mang bản chất ấy. Ở cương vị nhà lãnh đạo cao nhất, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nhận rõ vai trò dẫn đường của lý luận và tự ý thức sâu sắc rằng, đổi mới là một cuộc cách mạng theo ý nghĩa đúng đắn, đầy đủ nhất của khái niệm này. Một trong những phẩm chất đáng quý của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là ở chỗ, càng quyết tâm đổi mới, càng phải chú trọng đến lý luận; nói đến đổi mới tư duy, điều căn bản là phải nói đến đổi mới tư duy lý luận. Bởi vậy, Đảng phải chú trọng lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận; cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập và nghiên cứu lý luận, thực sự giải phóng tư tưởng, tôn trọng những tìm tòi sáng tạo, biết lắng nghe, biết tranh luận để nhận rõ chân lý, phân biệt đúng – sai, phải – trái. Ngay từ những năm đầu của đổi mới, đồng chí đã nhấn mạnh: "Đổi mới là một sự nghiệp mới mẻ, phức tạp, có nhiều vấn đề phải tìm tòi, thử nghiệm đúng – sai không phải dễ dàng phân biệt được ngay… phải thực hiện và đảm bảo dân chủ thực sự trong Đảng và trong xã hội thì mới phát huy được rộng rãi mọi sáng kiến, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và quần chúng. Để thực hiện dân chủ hóa xã hội, trước hết phải dân chủ hóa trong Đảng. Toàn Đảng phải gương mẫu thực hiện dân chủ. Trong thảo luận, sự khác nhau về ý kiến và quan niệm là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ, không để sự khác nhau đó thành mất đoàn kết, dẫn đến chia rẽ."(1). Đồng chí thẳng thắn chỉ ra tình trạng yếu kém của công tác lý luận trong Đảng. Đó là tình trạng chỉ dựa vào những nguyên lý phổ biến có sẵn trong sách vở, trong khi nghiên cứu, đề xuất từ cuộc sống hiện thực thì quá ít. Không ít trường hợp rơi vào tình trạng kêu gọi lòng tin, đạo đức trừu tượng mà không khêu gợi được lý trí, loay hoay với những việc thường ngày, nhiều khi là sự vụ mà ít mở rộng tầm nhìn ra cả nước và thế giới để nỗ lực kế thừa trí tuệ của thời đại. Hậu quả tai hại của tình trạng này trong chỉ đạo thực tiễn là vô cùng to lớn và thực sự nguy hại đối với sự nghiệp cách mạng của chúng ta.(2) Trong điều nhận định và phê phán nêu trên, có thể thấy rõ, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã bận tâm lo lắng ngay từ những ngày đầu đổi mới về một nguy cơ, đó là nguy cơ lạc hậu, tụt hậu về trí tuệ. Tầm nhìn và sự nhạy cảm này, vào thời điểm hiện nay, khi thế giới đổi thay nhanh chóng, gia tốc phát triển của khoa học – công nghệ, của thông tin và lý luận cực lớn, càng trở nên có tính thời sự, có ý nghĩa hiện đại biết bao. 2. Tư tưởng và bản lĩnh đổi mới của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh còn thể hiện đặc sắc qua những luận điểm có tính phát hiện về khâu mấu chốt, cần phải đột phá để thay đổi tình hình và thúc đẩy tiến trình đổi mới. Trong diễn văn khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII, ngày 17-6-1987, đồng chí nhấn mạnh, "nếu không kiên quyết đổi mới về tổ chức bộ máy và cán bộ thì không một chủ trương, chính sách nào có thể thực hiện được tốt. Một bộ máy có hiệu lực và trong sạch là yêu cầu cấp bách của nhân dân và của cách mạng nước ta hiện nay".(3) Đồng chí còn nêu rõ: Trong nội bộ Đảng, một số người có quyền hành, nắm của cải trong tay đã hư hỏng, bắt tay với bọn phá hoại, đối với giai cấp mình thì lơ là, tình cảm phai nhạt, thậm chí không còn gần gũi quần chúng. Không phải chỉ có cán bộ chính quyền mới quan liêu, mà ngay cả cán bộ dân vận cũng thoát ly quần chúng, chống lại quần chúng, bắt tay với bọn làm hại quần chúng, thế mà một số trong những người đó vẫn ở trong Đảng, lắm khi còn được đề bạt(4). Do đó, phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, phải loại trừ bọn tham nhũng, cơ hội, thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng và các cơ quan nhà nước. Không như vậy, không thể có một Đảng cầm quyền trong sạch, có một nhà nước dân chủ thực sự của dân, do dân và vì dân; không thể có một Đảng cầm quyền xứng đáng là lực lượng lãnh đạo xã hội và được dân tin cậy, ủng hộ. Ngày nay, khi Đảng ta xác định, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì việc ôn lại những chỉ dẫn của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh về tình hình trong Đảng, về sự quan tâm thường trực để vượt qua những nguy cơ thoái hóa khi Đảng cầm quyền càng trở nên đặc biệt cần thiết và có ý nghĩa sống còn. Chúng ta hiểu vì sao, khi ở cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã viết hàng loạt bài báo ngắn gọn, thiết thực, giản dị với chủ đề "Những việc cần làm ngay". Việc làm này của đồng chí được nhân dân và dư luận xã hội hết sức đồng tình, tạo ra một động lực mới không chỉ trong sinh hoạt tư tưởng của Đảng mà còn đem lại niềm cổ vũ to lớn đối với toàn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Người lãnh đạo được lòng nhân dân là ở đó, và ở chỗ thấu hiểu được điều nhân dân nghĩ, nhân dân mong và thực sự hành động để biến những tư tưởng đổi mới thành hành động thực tế, thiết thực vì lợi ích của nhân dân. 3. Đọc lại những tác phẩm của Tổng Bí thư đầu tiên thời kỳ đổi mới, chúng ta không thể không chú ý tới những cách đặt vấn đề mới mẻ, sắc sảo, có tính thuyết phục cao từ sức nặng của thực tiễn, đặc biệt là vấn đề dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, "thực hiện rộng rãi và đầy đủ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là điểm mấu chốt trong đổi mới tư duy hiện nay"(5); "phải nói lên tiếng nói của dân một cách trung thực và thẳng thắn, dũng cảm bảo vệ lợi ích chính đáng của dân".(6) Là người rất có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, đồng chí đã nhận xét sâu sắc và tinh tế rằng, cán bộ phải hiểu chủ trương của Đảng và Nhà nước để vận động quần chúng làm; phải dành nhiều thì giờ đi gặp gỡ quần chúng để nghe họ, hỏi họ. Cơ sở đảng và chính quyền nên có chế độ thường xuyên ra trước quần chúng, nghe họ phê phán, khen chê. Nếu họ nói đúng thì phải kiên quyết sửa. Cán bộ lãnh đạo các ngành chính quyền càng nên coi trọng công tác dân vận, xem công tác dân vận là công tác gốc. Đồng chí còn khẳng định: "Quần chúng chưa biết làm chủ là lỗi của đoàn thể"(7). Hơn ai hết, cán bộ Mặt trận, cán bộ dân vận phải biết phát huy truyền thống dựa vào dân để cùng với dân bàn bạc việc nước, việc nhà, biến khẩu hiệu do dân, vì dân thành sức mạnh vật chất, thành hành động, thành phong trào quần chúng. Đoàn thể quần chúng mà rơi vào hành chính, quan liêu, xa dân là điều trái tự nhiên, xa lạ với tinh thần dân chủ. Phải tìm cách khắc phục bằng được tình trạng đó. Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chỉ ra một trong những giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng đó là: "Đoàn thể nên có quỹ của đoàn thể, không lĩnh tiền ở tài chính. Phải tự lao động và vận động quần chúng làm thêm góp vào quỹ của đoàn thể. Có như thế mới bớt quan liêu, mới tránh được tình trạng cán bộ coi thường công tác quần chúng, chỉ biết cai trị bằng mệnh lệnh nhà nước"(8). Đây là gợi ý của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từ năm 1987. Ý tưởng thiết thực mà quan trọng này, cho tới năm 2002, chúng ta mới thể hiện được phần nào trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đổi mới hệ thống chính trị cơ sở. Đủ thấy sự nhạy cảm chính trị thực tiễn và tư tưởng đổi mới của đồng chí Nguyễn Văn Linh có sức vượt trước như thế nào. Đó là điều đáng quý và đáng trọng từ cách nghĩ, cách làm, thấm nhuần phẩm chất văn hóa dân chủ, văn hóa trọng dân, trọng pháp của nhà lãnh đạo thời kỳ đổi mới. 4. Nói đến tư tưởng và bản lĩnh đổi mới của đồng chí Nguyễn Văn Linh, chúng ta càng đặc biệt trân trọng những gì đồng chí đã chỉ dẫn cho chúng ta về tính kiên định cách mạng, về niềm tin mãnh liệt vào triển vọng tích cực của chủ nghĩa xã hội, nhất là trong lúc tình hình còn đang rất khó khăn, cách mạng thế giới đang thoái trào, một phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa đang lâm vào khủng hoảng và đổ vỡ thể chế. Những tiên liệu, dự báo tình hình của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thể hiện sự vững chãi về quan điểm, lập trường trên tư cách một lãnh tụ Đảng. Dù có gặp tổn thất to lớn, nhưng theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, những cơ sở của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu không dễ gì mà xóa bỏ được. Sớm muộn, nhân dân lao động và những người cộng sản sẽ đấu tranh giành lại những thành quả đã mất, và chủ nghĩa tư bản, với tất cả những khuyết tật của nó, không thể là giải pháp cuối cùng cho nền văn minh của nhân loại(9). Niềm tin khoa học đó đã giúp chúng ta kiên trì, lựa chọn chủ nghĩa xã hội trên con đường phát triển và bền bỉ tiến hành sự nghiệp đổi mới có nguyên tắc, không giáo điều, bảo thủ mà cũng không cực đoan, vô nguyên tắc. Về nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh, những khái quát của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh giúp chúng ta cảm nhận chân giá trị của một di sản vĩnh hằng. Trả lời phỏng vấn của Hãng Vô tuyến truyền hình Ấn Độ, ngày 17-5-1990, đồng chí đã nêu bật nhân cách và những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh: Nhà đổi mới cách mạng dũng cảm và sáng tạo, nhà đạo đức học lớn của Việt Nam, nhà văn hóa lớn, là hiện thân của linh hồn dân tộc và thời đại, là người cộng sản mẫu mực, hình ảnh tuyệt đẹp của mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng. Từ đó, có thể thấy, giá trị di sản Hồ Chí Minh nổi bật ở tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công", đồng thời là "tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc"(10). Trước mọi sự đổi thay, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong kho tàng văn hóa nhân loại. Vì lẽ đó, cùng với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Một khái quát như vậy đủ cho chúng ta thấy năng lực tổng hợp và sự phân tích sâu sắc của đồng chí Nguyễn Văn Linh về giá trị, sức sống của nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam cũng như đối với nhân loại. III. Thực hiện "Những việc cần làm ngay" theo chỉ dẫn của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh – trách nhiệm của mỗi chúng ta hiện nay Dù chỉ đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ Đại hội VI (1986-1991) nhưng những đóng góp của đồng chí Nguyễn Văn Linh vào công cuộc đổi mới là to lớn và vô cùng quý giá. Cùng với Ban lãnh đạo tối cao của Đảng, đồng chí đã làm hết sức mình để đặt nền móng cho lý luận đổi mới và dân chủ hóa ở Việt Nam. Lời nói đi đôi với việc làm; kiên định về nguyên tắc mà uyển chuyển, linh hoạt về biện pháp, cách làm; thấu lý đạt tình, độc lập tự chủ và sáng tạo, tầm trí tuệ sâu sắc mà bình dị; đạo đức trong sáng, khiêm nhường, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào… đó là những phẩm chất cao quý toát lên từ tư tưởng và sự nghiệp, con người và cuộc sống của nhà lãnh đạo Nguyễn Văn Linh. Học tập tư tưởng, nhân cách, lối sống của đồng chí Nguyễn Văn Linh, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hiện nay đang ra sức thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng vạch ra: "phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội". Ra sức phát triển kinh tế, hết lòng chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đó là cách tốt nhất để tập hợp sức mạnh của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận xã hội mạnh mẽ, nhằm đưa sự nghiệp đổi mới tới thắng lợi. Có tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ dẫn và thực hiện tâm nguyện của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, vào lúc này, điều thiết thực nhất đốivới chúng ta là làm ngay những việc cần làm vì dân, vì nước, vì Đảng và cách mạng. Đó là sửa chữa bệnh quan liêu, tham nhũng nhằm làm trong sạch Đảng và Nhà nước, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, thói cơ hội, vụ lợi, những sự hư hỏng trong tổ chức bộ máy và cán bộ để Đảng xứng đáng là người lãnh đạo của nhân dân, vươn lên ngang tầm nhiệm vụ và yêu cầu của thời đại. Nói ít, làm nhiều, đã nói là làm, làm tất cả những điều có lợi cho nhân dân, gần gũi nhân dân để tập hợp họ trong phong trào cách mạng, thực hiện thắng lợi mục tiêu của đổi mới "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đó là điều Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng tận tâm, tận lực theo đuổi tới phút cuối cùng, và ngày nay chúng ta làm tiếp, theo gương sáng của nhà lãnh đạo được toàn Đảng, toàn dân tôn vinh, ngưỡng mộ. -Nhận định Nguyễn Văn Linh của những người không Cộng Sản: http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/02/19/ph%E1%BA%A3i-chang-cong-cu%E1%BB%99c-d%E1%BB%95i-m%E1%BB%9Bi-la-do-d%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87t-nam-kh%E1%BB%9Fi-x%C6%B0%E1%BB%9Bng/ Phải chăng công cuộc đổi mới là do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng? Chính nhân dân Việt Nam ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam mới là những người thực sự khởi xướng công cuộc đổi mới. Họ đã làm điều này khi âm thầm, lúc công khai nhưng rất bền bỉ và quyết liệt từ nhiều năm trước đó. Bởi vì, họ đã không thể chịu đựng được mãi cái đói, cái nghèo mà lúc này cũng đồng nghĩa với cái nhục nữa, và họ đã vùng lên, quyết “xé rào” để bung ra làm ăn sinh sống, bất chấp cái giá mà họ có thể phải trả. Trong bài diễn văn của ông Nông Ðức Mạnh, Tổng bí thư BCHTƯ ĐCSVN tại buổi lễ mít-tinh kỷ niệm 80 năm, ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, có đọan: “… Tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam đã được đề ra từ Cương lĩnh đầu tiên của Ðảng. Ðó là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Ðảng và nhân dân ta – Sự lựa chọn của chính lịch sử. Sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, Ðảng đã lãnh đạo đưa miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, Ðảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc khi còn chiến tranh, nghiêm khắc nhìn nhận những sai lầm, khuyết điểm trong thực hiện một số chính sách kinh tế – xã hội những năm đầu sau khi nước nhà thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm sáng kiến của nhân dân, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới. Gần 25 năm qua, sự nghiệp đổi mới đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử…” http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&Article=167306 Có thể nói, những nhận định tương tự như trên cho rằng: Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay của đất nước là do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng xuất hiện nhan nhản trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Không những thế, nó còn xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn quốc tế, mà Việt Nam có tham gia. Các quan chức trong Đảng CSVN ở mọi cấp ủy, từ trung ương đến cơ sở; các nhà lý luận của Đảng CSVN, v.v… đều không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để hết lời ca ngợi về “những thành tích diệu kỳ của công cuộc đổi mới do Đảng CSVN khởi xướng”. Không! Thực tế không phải là như vậy: Chính nhân dân Việt Nam ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam mới là những người thực sự khởi xướng công cuộc đổi mới. Họ đã làm điều này khi âm thầm, lúc công khai nhưng rất bền bỉ và quyết liệt từ nhiều năm trước đó. Bởi vì, họ đã không thể chịu đựng được mãi cái đói, cái nghèo mà lúc này cũng đồng nghĩa với cái nhục nữa, và họ đã vùng lên, quyết “xé rào” để bung ra làm ăn sinh sống, bất chấp cái giá mà họ có thể phải trả. Ngược lại, chính những kẻ nắm thực quyền trong Đảng cộng sản Việt Nam mới là thế lực đã chống lại một cách rất quyết liệt và tàn nhẫn sự “xé rào” đó của nhân dân. Cuối cùng: nguy cơ đe dọa bị mất quyền lãnh đạo đất nước mới vừa là nguyên nhân sâu xa, vừa là động lực đã thúc đẩy những người nắm thực quyền trong Đảng CSVN buộc phải chấp nhận sự đổi mới kinh tế vào năm 1986. Nó tuyệt đối không phải là do ”tinh thần trách nhiệm cao của Đảng CSVN trước nhân dân”, như họ vẫn thường rêu rao. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, mọi sự giả trá, ngụy biện của Đảng CSVN dẫu có được họ che đậy kín kẽ và tinh vi đến đâu đi chăng nữa thì sớm muộn gì cũng sẽ bị nhân dân Việt Nam vạch trần trước ánh sáng chói lòa của chân lý và sự thật. Luận điệu cho rằng: “Công cuộc đổi mới là do Đảng CSVN khởi xướng” nêu trên là một ví dụ điển hình của sự ngụy biện và giả trá này. Đây cũng là thói “thủ dâm chính trị” xấu xa, láu cá thường thấy mà họ vẫn làm với dân tộc bao năm qua, và rất cần thiết phải được nhân dân Việt Nam vạch trần. Tiếp tục thần phục Trung Cộng: Nhận định về sự thần phục,quỵ lụy khiếp nhược trước Trung Cộng khởi đầu từ TBT Nguyễn Văn Linh năm 1989. 10/04/2010 danlentieng http://danlentieng.wordpress.com/2010/04/10/ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-th%E1%BA%A7n-ph%E1%BB%A5c-trung-c%E1%BB%99ng/ "Ngô Nhân Dụng Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam mới họp xong bữa đầu tháng, vẫn tiếp tục “nhai lại” khẩu hiệu “Tiến tới chủ nghĩa xã hội” để chuẩn bị cho Ðại Hội thứ 11 sắp tới. Như đã trình bày trong mục này, khẩu hiệu đó có nghĩa là Ðảng Cộng Sản vẫn tiệp tục bảo vệ kinh tế quốc doanh để giữ quyền lợi của các đảng viên thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhưng trên mặt ngoại giao, thì khẩu hiệu này có nghĩa là Cộng Sản Việt Nam phải tiếp tục lệ thuộc vào Cộng Sản Trung Quốc, không thể thoát. Sau khi “tổ quốc Liên Xô” của ông Lê Duẩn tan rã năm 1989, thì từ thời Nguyễn Văn Linh cho đến thời Lê Khả Phiêu, các tổng bí thư vẫn coi việc quy phục Trung Quốc là cách duy nhất để cứu vãn cơ đồ thống trị của đảng trên nước Việt Nam. Nhưng lấy lý do nào để biện minh cho việc quay về thần phục Trung Quốc, sau khi đã bị quân đội Trung Cộng tấn công ở biên giới năm 1979 và ở Trường Sa năm 1988? Các ông tổng bí thư này phải nêu lý do cao siêu hơn quyền lợi. Họ giải thích hai nước “đồng chí anh em” là những thành trì cuối cùng bảo vệ thứ gọi là “chủ nghĩa xã hội!” Từ đó, Việt Cộng bắt đầu theo con đường lệ thuộc Trung Cộng. Cho nên, trong ngôn ngữ ngoại giao của Cộng Sản Việt Nam, khi nào còn đề cao chủ nghĩa xã hội là còn chủ trương mối bang giao với Trung Cộng là trọng tâm chiến lược. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh là người có kinh nghiệm cá nhân đau đớn khiến chính bản thân ông coi việc quy phục Trung Cộng là điều không thể tránh được. Tháng 10 năm 1989, Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự quốc khánh Ðông Ðức, được chứng kiến cảnh diễu võ dương oai của “Cộng Hòa Dân Chủ Ðức” với các cuộc mít tinh hàng trăm ngàn người hô các khẩu hiệu chủ nghĩa cộng sản muôn năm đầy “hồ hởi phấn khởi.” Trong cuộc tiếp tân, Nguyễn Văn Linh được lãnh tụ cộng sản Ðông Ðức Honecker báo tin là chế độ Cộng Sản Ðức sẽ tồn tại vĩnh viễn mặc dù làn sóng người Ðông Ðức đang chạy ào ào qua Hung, Tiệp rồi qua Tây Ðức. Khi Nguyễn Văn Linh về tới Hà Nội thì bức tường Berlin bị sập, Honecker bị chính các đàn em lật đổ. Theo cuốn hồi ký “Hồi Ức và Suy Nghĩ” của Trần Quang Cơ, viết năm 2001, thì trong cuộc đại lễ ở Berlin, Linh cũng gặp lãnh tụ Rumani là Chủ Tịch Ceaucescu. Lãnh tụ tối cao cha già dân tộc Rumani và “anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới đang lâm nguy.” Nhưng ngay sau đó, Linh nghe tin cả hai vợ chồng Ceaucescu bị các đàn em đảo chính và đem bắn. Những kinh nghiệm đó khiến Linh phải lo lắng cho số phận của chính mình và các lãnh tụ cộng sản Việt Nam khác. Phải tìm cách tự cứu! “Trước tình hình ấy,” Trần Quang Cơ viết, trong nội bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam “nổi lên một ý kiến… phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” (trang 22, bản thảo sách trên). Xin nhấn mạnh những chữ “bằng mọi giá” và “ngay” lập tức. Cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ mô tả luận điểm của Nguyễn Văn Linh dùng để thuyết phục Bộ Chính Trị nên chịu thua Trung Cộng là: “Dù bành trướng thế nào, Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.” (trang 10). Linh đã nhấn mạnh lý luận trên khi Bộ Chính Trị thảo luận về kết quả cuộc gặp gỡ các lãnh tụ Trung Cộng ở Thành Ðô năm 1990, trong đó, Linh đã chấp nhận ngay phương cách giải quyết cuộc chiến ở Căm Pu Chia do Trung Cộng đề nghị, mặc dù Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch đã chống nên không được mời sang Tầu (trang 37). Trước đó, khi Liên Xô bắt đầu giảm bớt viện trợ kinh tế, mà các chính sách xã hội chủ nghĩa của Cộng Sản Việt Nam đã đưa quốc dân đến kiệt quệ, năm 1988 đảng đã đành nhẫn nhục, tự sửa cả điều lệ đảng lẫn Hiến Pháp, chịu xóa bỏ những câu ngu dốt viết trong thời Lê Duẩn, gọi tên “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất.” Ngày 5 tháng 6 năm 1990, để xin hòa trước khi sang Thành Ðô, Nguyễn Văn Linh đã mời Ðại Sứ Trung Cộng Trương Ðức Duy tới, tự thú nhận là Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã sai lầm, đồng thời khoe công nay đã thay đổi: “Trong 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi lời nói đầu Hiến Pháp, có cái sai đang sửa.” Linh ngỏ ý muốn sang Tầu gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội;” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội.” Lời nói của Nguyễn Văn Linh được Trần Quang Cơ thuật lại nguyên văn như sau, “Chúng tôi muốn cùng những người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội… Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc… Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay… Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin…” (trang 26). Lúc đó Nguyễn Văn Linh đóng vai người lãnh đạo cao nhất nước mà nhún mình nói, “các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay!” Không có cách nào “khiêm tốn” hơn! Ba ngày trước khi Linh, Ðỗ Mười, Phạm Văn Ðồng lên đường sang Thành Ðô, Bộ Chính Trị họp ngày 30 tháng 8 năm 1990. Trần Quang Cơ kể, “Anh Linh nêu ý kiến là sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc…” Linh được Lê Ðức Anh ủng hộ, mặc dầu có những người không tin việc hợp tác với Trung Cộng có thể thực hiện được, như Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công. Sau cuộc họp Thành Ðô, khi các lãnh tụ cộng sản Việt Nam bay sang Cam Pu Chia giải thích phương cách giải quyết này với Hunsen, Lê Ðức Anh nói thêm cho rõ, “Mỹ muốn cơ hội này xóa bỏ cộng sản. Nó đang xóa ở Ðông Âu… Ta phải tìm đồng minh. Ðồng minh này là Trung Quốc.” (trang 36). Qua những lời tường thuật trung thực của Trần Quang Cơ, một người tỏ ra rất trung thành với đảng và kính trọng Nguyễn Văn Linh, chúng ta thấy động cơ khiến Linh và tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã lựa chọn con đường hợp tác với Trung Cộng chỉ vì họ thấy hoàn toàn cô đơn, không còn biết nương tựa vào đâu để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” Trong thực tế là bảo vệ quyền hành của họ. Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ sau này đều bị loại dần dần ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng Cộng Sản vì không “nhất trí!” Nguyễn Văn Linh đã khởi xướng chủ trương quy phục Trung Cộng, có thể chỉ vì biết mình đã được lọt vào mắt xanh giới lãnh đạo cộng sản bên Tầu. Tháng 10 năm 1989, tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Lào là Kayson Phomvihan đã qua Bắc Kinh, được Ðặng Tiểu Bình tiếp đãi trong 70 phút, trong đó 60 phút là nói chuyện về Việt Nam. Qua Kayson, Ðặng Tiểu Bình đã “bắn tin” cho các lãnh tụ Hà Nội. Trần Quang Cơ viết, “Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Ðặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Ðặng kể lại khi làm tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 1963 (Ðặng) đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam (Việt Nam) sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, (Ðặng) khen Anh Linh là ’người tốt, sáng suốt, có tài’; nhờ Kayson chuyển lời thăm anh Linh…” (trang 22). Không thể nói Nguyễn Văn Linh đã ngả theo Trung Cộng vì bị “ăn bánh phỉnh” của Ðặng Tiểu Bình. Bởi vì chính sách quy phục Trung Cộng không do một cá nhân quyết định là vì đa số các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam thời đó đồng ý. Vì họ không có chỗ tựa nào khác. Muốn dựa vào Trung Cộng, họ phải nêu một lý do cao cả hơn quyền lợi của nhóm thiểu số cầm quyền này, lý do cao cả đó là “bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” Mặc dù không ai biết chủ nghĩa nó thực hiện thế nào, ngoài chế độ công an và hệ thống doanh nghiệp nhà nước! Ðiều tội nghiệp cho Việt Cộng là Trung Cộng hoàn toàn thờ ơ với ý kiến hoàn toàn lý thuyết cao siêu đó. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi quốc gia của họ, và sẵn sàng đánh sau lưng Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Trung Cộng đã “mở bài” làm “lộ tẩy” những bí mật trong cuộc đàm phán về Cam Pu Chia giữa hai nước. Trần Quang Cơ kể, “Hiểm độc nhất là Trung Quốc đã thông báo khá rộng rãi với các nước những điều Nguyễn Văn Linh và Lê Ðức Anh nói riêng với Trương Ðức Duy.” (đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội). “Sáng ngày 26 tháng 6, 1990 đại sứ Cộng Hòa Liên Bang Ðức gặp Bộ Ngoại Giao ta, cho biết là ngày ngày 22 tháng 6 Trung Quốc đã thông báo cho đại sứ các nước Liên Hiệp Âu Châu ở Bắc Kinh nội dung cuộc họp giữa Từ Ðôn Tín và tôi (Trần Quang Cơ) và đưa ra kết luận: ’Việt Nam là những người rất xảo trá, rất xấu xa…’” Một tháng sau cuộc họp ở Thành Ðô, Ngoại Trưởng Mỹ James Baker nói với các nhà báo rằng Trung Quốc tố cáo các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam nói rồi không giữ lời. Baker được Trung Cộng mớm cho, tuyên bố thẳng, “Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.” Trần Quang Cơ thuật lại, “Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị… ’Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội…’” mà giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đưa ra. Bắc Kinh nói một cách công khai, lại khuyến khích ngoại trưởng Mỹ nhắc lại, để làm mất mặt nhóm lãnh tụ ở Hà Nội. Nhưng nhóm lãnh tụ này vẫn cắn răng chịu đựng! Trước những thủ đoạn xảo trá của Bắc Kinh như vậy, thật không thể hiểu được tại sao các Ðảng Cộng Sản Việt Nam vẫn bám lấy con đường hợp tác với Bắc Kinh để bảo vệ chủ nghĩa xã hội! Ðến thời Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, ông ta còn đi sang Tầu năn nỉ tái lập một tổ chức quốc tế cộng sản, với Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn, mà Trung Cộng đứng lãnh đạo! Có phải các lãnh tụ cộng sản bây giờ vẫn muốn trung thành với di sản chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh để lại, hay không? Ðiều này khó tin. Vì tất cả các lãnh tụ trung ương đều đang lo vơ vét của cải cho vợ, con, gia đình. Họ chỉ lo bảo vệ những của cải đó chứ không thiết tha đến chủ nghĩa nào cả. Vậy tai sao cuộc họp Trung Ương Ðảng Cộng Sản vừa qua vẫn nhấn mạnh đến khẩu hiệu “Tiến tới chủ nghĩa xã hội” trên “giai đoạn quá độ” dài dằng dặc không biết bao giờ tới bờ bên kia? Vì khẩu hiệu đó cũng là một tín hiệu về ngoại giao. Hô khẩu hiệu đó là cho biết đảng vẫn tiếp tục chính sách của Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu: Vẫn tuyệt đối trung thành với các đồng chí Trung Quốc. Kể từ thời Nguyễn Văn Linh, bất cứ ai lên cầm quyền ở Hà Nội, đều phải được Bắc Kinh phê chuẩn. Trung Cộng không cho Nguyễn Cơ Thạch đi trong phái đoàn sang Thành Ðô năm 1990. Thế là sau đó Thạch bị rút ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng, suốt đời không còn ngóc lên được nữa. Trung Cộng mời Phó Thủ Tướng Vũ Khoan sang Bắc Kinh năm 2005, nhưng Khoan tới nơi bèn bị bỏ rơi giữa chợ, không cho gặp một nhân vật quan trọng nào cả. Thế là mọi người đều hiểu: Vũ Khoan không thể lên chức thủ tướng được, mặc dù đã có công vận động để ký thỏa ước thương mại song phương với Mỹ cho Việt Nam vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vì thế Nguyễn Tấn Dũng, một phó thủ tướng khác, đã lên ngồi ghế thủ tướng cho tới bây giờ. Chỉ khi nào Ðảng Cộng Sản Việt Nam chính thức từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê, đổi tên đảng, bỏ những chữ “xã hội chủ nghĩa” trong tên nước; khi nào dân Việt Nam được sống làm người Việt bình thường không theo chủ nghĩa nào cả, không bám lấy cường quốc nào để nhận làm anh em cả, thì lúc đó Việt Nam mới thực sự độc lập!" -Long Điền tóm lược các nhận định về Cuộc Chiến VN của Nguyển Văn Linh: -Qua bài viết phân tích trích từ Hồi Ký Trần Quang Cơ, thứ trưởng Ngoại Giao CSVN cho chúng ta thấy trách nhiệm đưa đất nước vào quỷ đạo của Trung Cộng khởi đầu là do Nguyễn Văn Linh và kế tiếp chuyển đến Lê Khả Phiêu và sau cùng là TT Nguyễn Tấn Dũng luôn áp dụng đường lối thần phục Trung Cộng, làm mất một phần lãnh thổ và lãnh hải phần lớn trách nhiệm do Nguyễn Văn Linh mà ra. -Không phải chỉ riêng Nguyễn Văn Linh mà của tất cả những thành viên trong Bộ Chính Trị đảng CSVN để cứu đảng họ sẳn sàng hy sinh cả một Dân Tộc. Bởi vì đối với họ những gì cao quý nhất không phải là Dân Tộc và Tổ Quốc, chỉ có đảng của họ là quan trọng nhất mà thôi !!! -Từ những nhận định đó ta dễ dàng lý giải các sự kiện lịch sử từ 1945-1975 và từ 1975-2010 người CSVN (trong đó có Nguyễn Văn Linh) đã bao phen phản bội Tổ Quốc và Dân Tộc. Sự kiện chạy theo TQ để cứu đảng. Muốn biết chi tiết và diển tiến sự quỵ lụy nhục nhã của đảng CSVN với Trung Quốc khởi đầu từ Hội Nghị tại Thành Đô tháng 9/1990 ra sao, xin đọc tập tin:"Cung Vua Phủ Chúa Hà Nội"của Bùi Tín . 13-Nguyễn Mạnh Tường: Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 13 tháng 6, 1997) http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_M%E1%BA%A1nh_T%C6%B0%E1%BB%9Dng_(lu%E1%BA%ADt_s%C6%B0) Tiểu sử Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học tại trường Albert Sarraut và đỗ tú tài năm 16 tuổi. Sau đó du học tại Đại học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa (Luận án L'individu dans la vieille cité annamite, Code des Lê, D.E., Droit, Montpellier, Imp. de la Presse Montpellier 1932) và Tiến sĩ Quốc gia văn chương (với luận án L'Annam dans la littérature française, D.E., Lettres, Montpellier 1932). Báo chí thời ấy đã coi người thanh niên Việt Nam trong một năm đỗ 2 bằng tiến sĩ là hiện tượng chưa từng có trong nền giáo dục đại học Pháp. Bạn tri âm của ông là Nguyễn Văn Huyên, người cũng làm luận án Tiến sĩ Văn khoa tại Pháp. Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat), hay còn gọi là trường Bưởi (từ 1945 đổi tên thành trường Trung học Chu Văn An). Bất mãn với chính sách kỳ thị của Pháp khiến ông bỏ dạy và mở văn phòng luật sư tại hai biệt thự số 1 và số 2 phố Mai Xuân Thưởng. Về sau gia đình đã hiến tất cả cho Nhà nước, làm trụ sở cơ quan tiếp dân của Thanh tra Chính phủ. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp ông làm luật sư và dạy học tại Thanh Hóa và khu ba nói chung, giữ chức vụ Phó Giám đốc Trường Sư phạm cao cấp liên khu Bốn. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông trở về Hà Nội, là giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa Đại học Luật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Đoàn Luật sư, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Hà Nội; thành viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Hội Hữu nghị Việt-Pháp, Hội Hữu nghị Việt-Xô và Ủy ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới, sáng lập viên Câu lạc bộ Đoàn Kết, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu giáo dục. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự hội nghị trù bị Đà Lạt năm 1946, dự các hội nghị hòa bình thế giới ở Bắc Kinh và Wien năm 1952.[cần dẫn nguồn] Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ: Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân ông trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng. Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi... nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20 tháng 11 cùng năm, Nhân Văn chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn Ngữ và Đào Duy Anh. Ngày 30 tháng 10 năm 1956 luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp. Ông mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi. Trong sổ tang tưởng niệm nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã ghi "... Vô cùng thương tiếc giáo sư - luật sư Nguyễn Mạnh Tường - Một trí thức yêu nước đã có cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam"[1]. Gia đình Luật sư Nguyễn Mạnh Tường có vợ là bà Tống Lệ Dung[2], có ba con, một trai và hai gái. Người con trai cả (Nguyễn Tường Hưng nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch các Bộ: Mỏ và Than, Năng lượng và Công nghiệp) và người em ngay sát ông đều đã nghỉ hưu. Con rể ông là nhạc sĩ, nhà lý luận phê bình âm nhạc Hồ Quang Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội[1][2]. Tác phẩm Luật sư Nguyễn Mạnh Tường để lại 14 tác phẩm bằng tiếng Pháp và 4 tác phẩm tiếng Việt. Văn Phạm Việt Nam (cùng Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim) (1941) Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức) Construction de l'Orient (1937) Sourires et Larmes d'une Jeunesse (1937) Pierres de France (1940) Apprentissage de la Méditerranée (1940) Le Voyage et le Sentiment (1940) Một Cuộc Hành Trình (1955) Un Excommunité-HàNội: 1954-1991: Procès d'un intellectuel (Kẻ bị khai trừ-HàNội 54-92:bản án một người trí thức) Quê Mẹ Paris xb 1992 [3] Lý luận giáo dục châu Âu: Từ Érasme tới Rousseau thế kỷ XVI, XVII, XVIII - Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội - 1994) 530 trang Aikhylos (Eschyle) và bi kịch cổ đại Hi Lạp - Nhà xuất bản Giáo dục (1996) Virgile - nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La mã cổ đại- Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (1996) 342 trang Liên kết ngoài ^ Gương sáng từ trường Bưởi-kỷ lục Nguyễn Mạnh Tường ^ Những gương mặt trí thức tiên phong Nguyễn Mạnh Tường - Người lập kỷ lục trên đất Pháp Giáo sư, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường: Chữ tài liền với chữ tâm Trăm năm Trường Bưởi Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo Thầy tôi – Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường – Bao kỷ niệm đẹp một thời Bài phát biểu năm 1956 phần I Bài phát biểu năm 1956 phần II Đại học Quốc gia Hà Nội Nhận định về giáo sư Nguyễn Mạnh Tường của CSVN Người thầy giáo – nhà sư phạm tài danh http://www.thpt-chuvanan-hanoi.edu.vn/view/news/index.php?act=content&s_id=0000000120 Mấy thập niên gần đây, nghiên cứu và học tập giáo dục, chúng ta bàn nhiều đến những vấn đề cốt lõi của khoa sư pham: lấy người học làm nhân vật trung tâm; phát huy tính tích cực, chủ động của người học; xây dựng mối quan hệ thầy trò; nâng cao hiệu quả giờ lên lớp… Tất cả những việc ấy, thầy Nguyễn Mạnh Tường đều đã làm. Ông nghiên cứu một cách sâu sắc nhữgn quan điểm và phương pháp sư phạm của các nhà giáo lỗi lạc như Rabelais, Montaigne, Rousseau; cả những nhà sư phạm đầu thế kỷ XX như Freinet; cả người thầy trực tiếp dạy ông: Joseph Vianey, tác giả cuốn Chuyện luận về nghĩa tiếng Pháp (Traité d’ explication Francaise). Là thầy giáo, Nguyễn mạnh Tường mong muốn học sinh “vào lớp nghe thầy, họ thấy một nỗi hân hoan sôi sục”. Để thực hiện mong muốn ấy, ông rất quan tâm xây dựng quan hệ thầy trò. “Cách duy nhất để xây dựng quan hệ ấy là coi nhà trường như một gia đình, thầy chỉ là người anh, các trò là em và tạo ra trong lớp một bầu không khí đầm ấm, thân mật…Tuy nhiên, trong quan hệ an hem cũng phải giữ tính nghiêm chỉnh, nhất là khi thầy giảng bài”. Ông hiểu rằng học trò đi học là để tích luỹ tri thức và phát triển trí tuệ, họ chỉ chấp nhận mối quan hệ “anh-em” khi thầy dạy hay. Nguyễn Mạnh Tưởng đặc biệt chú ý đến nghệ thuật diễn đạt: “Muốn cho thính giả giữ trật tự, diễn giả cần nhìn thẳng vào thính giả. Nếu diễn giả lúc nào cũng cúi đầu nhìn tờ giấy mình mang đi để nhớ lại nhữgn điều mình cần nói thì thính giả khó giữ được trật tự. Do đó, khi vào lớp, không bao giờ tôi mang theo giấy tờ gì. Điều này làm cho học sinh sửng sốt. Bằng sử dụng oai lực của mắt và vào lớp không bao giờ mang giấy tờ gì, tôi đã chinh phục được các học sinh và lúc nào họ cũng giữ im lặng để nghe tôi…Điều quan trọng nữa là phải làm thế nào để nội dung bài giảng phải trở thành những chuyện học sinh thích nghe, muốn nghe. Về phương diện này, tôi có bí quyết. Trong khi dạy văn học sử hay giảng văn, chính yếu là phát hiện ra và trình bày cái sống trong tác giả và tác phẩm”. Cái sống mà vị tiễn sĩ văn chương thời ấy quan niệm, nói theo ngôn ngữ thời nay, là làm sống lại tác phẩm, tái tạo sự kiện và nhân vật, hoà nhập tư tưởng của tác giả với tư tưởng học trò…Ở trường Bưởi, thầy Nguyễn Mạnh Tường là giáo sư dạy văn chương Pháp. Thầy giảng bài Les elephants (đàn voi) của Lecomte de L’Isle mà cả thầy trò thú vị đến mức quyết định thành lập một “Đoàn voi”, cùng nhau sinh hoạt vào các ngày lễ, chủ nhật, đi tham quan chùa chiền và danh lam thắng cảnh, “trái tim chúng tôi hoà nhịp qua lời ca tiếng hát hướng về Tổ quốc”. Những năm ấy, thầy Tưởng ở tuôi 30, lại là một trí thức nổi tiếng, vậy mà thầy tham gia các hoạt động tập thể một cách hào hứng và sôi nổi. Trong các ngày lễ hội, kể cả khi ở trường và khi ở Nhà hát lơn, đồng nghiệp và học trò rất khen ngợi và hưởng ứng sự điều hành của người trưởng ban tổ chức, người dẫn chương trình ấn tượng và tài hoa. Thầy làm việc đó, vừa xuất phát từ cái tâm của người thầy, vừa thể hiện những tư tưởng sư phạm mà thầy hằng ấp ủ. Những năm dạy trường Bưởi và mãi mấiu này, nỗi niềm trăn trở của thầy Tưởng là “Con người được giáo dục như thế nào để phát huy khả năng của mình?”. Và đến cuối đời, thầy gửi gắm được và cuốn Lý luận giáo dục của châu Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Người thầy tài hoa ấy cũng là người thầy cực kỳ nghiêm túc. “Bao giờ tôi cũng đến trường ít ra là 15 phút trước các bạn đồng nghiệp. Tại phòng họp giáo sư, tôi được trò chuyện với tiến sĩ toán Hoàng Xuân Hãn, tiến sĩ sử Nguyễn Văn Huyên và sau này, thạc sĩ lý hoá Nguỵ Như Kontum...”. Rồi thầy bước lên bực giảng với tấm lòng trong sáng “rất vui khi đến lớp và thấy rõ trách nhiệm của mìhn đối với tương lai các em trong mỗi tiết học”. Người học trò thông minh siêu việt GS.TS. Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16-9-1909, quê tại làng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. ông xuất thân trong một gia đình công chức, thuở trẻ học trường Paul Bert, rồi trường Albert Sarraul – Hà Nội. Học trường Tây, học với con tây, nhưng năm nào Nguyễn Mạnh Tường cũng nhất lớp, mặc dù ông đã học nảy hai năm. Năm 1927, sau khi đỗ Tú tài loại ưu, ông sang du học tại Pháp, tại trường Đại học Montpellier. Năm 1932, ở độ tuổi 22, là năm ông đạt được một vinh quang lớn. Năm ấy, ông bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ luật khoa: “Cá nhân trong sã hội cổ nước Nam.Tổng luận về luật nhà Lê” (L’individu dans la vieille cité Annamite. Essai de sythèse sur de code de Lê). Lúc ấy là cuối tháng 5. Không ai tưởng tượng rằng tháng 7 cùng năm, ông lại bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương “Luận về giá trị kịch Alfret de Musset” (Essai sur la valeur dramatique du theater d’Alfret de Musset), kèm theo một bản phụ lục rất giá trị “Nước nam trong văn học Pháp của Jules Boissière” (L’Annam dans la literature francaise Jules Boissière). 22 tuổi, một năm hai bằng tiến sĩ! Gần sáu chục năm sau, năm 1989, ông sang thăm lại nước Pháp. Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Paris VII tha thiết mời ông: “60 năm qua, trên đất Pháp này, chưa có một sinh viên Pháp hoặc sinh viên quốc tế nào phá được kỷ lục của giáo sư Việt Nam kính mên: hai bằng tiến sĩ quốc gia ở tuổi 22. Chúng tôi xin dành trọn một ngày kính mời giáo sư giới thiệu phương pháp và kinh nghiệm học tập cho toàn trường”. Ngày nay, nhiều người chật vât 5,6 năm mới kiếm được mảnh bằng cử nhân. Trong khi Nguyễn Mạnh Tường gần như năm nào cũng thi, năm nào cũng đỗ. Sang Pháp năm 1927, năm 1928 đỗ bằng cao đẳng văn chương. Năm 1929, đỗ bằng cao đẳng cổ văn Hy-Lạp và cùng năm ấy, đỗ bằng cử nhân văn chương. Năm 1930, đỗ cao đẳng ngôn ngữ và văn tự cổ điển. Và năm 1932, hai bằng tiến sĩ ! Mà không bao giờ Nguyễn Mạnh Tường đỗ loại bình thường. Hội đồng giám khảo tặng ông lời phê đặc biệt “Très bien avec élogies du Jury”. Theo tập quán, mà cũng là qui định, lời phê luận án có 5 mức: 1. Excellent: tuyệt diệu, tuyệt vời, tuyệt hảo…; 2. Très bien: rất tốt; 3. Bien: tốt; 4. Assez bien: tương đối tốt; 5. Passable: khá. Nghe nói hồi ấy có một cuộc tranh luận nhỏ về việc dịch lời phê. Vì Nguyễn Mạnh Tường là dân tộc thuộc địa nên Hội đồng giám khảo không dám dùng chữ “Excellent”, nhưng nội dung lời phê lại không thể dịch là “rất tốt” mà lại coi là tuyệt hảo. Cho nên “très bien” không thể dịch là “rất tôt” mà phải dịch là “siêu hạng” hoặc “siêu ưu”. Và chữ éloges - lời khen - phải dịch là “ca tụng” mới hàm hết ý nghĩa. “Bản luận văn của ông là một kiệt tác về luật học (Un chef d’ceurvre juridique), một kiệt tác vừa về luật học vừa về văn học (Un chef d’ceurvre juridique et literature). Nội dung dã súc tích không còn ai bác bẻ được gì, văn thể lại xán lạn làm một áng văn chương tuyệt tác. Ở hai ban luật học cũng như văn học trường Đại học Montpellier này, ông đều đồng thời đoạt giáp tranh khôi. Tài đã lỗi lạc, học lại chăm chỉ, ai cũng phải phục. Cái gì cũng là thắng hơn người, 22 tuổi đầu đã tỏ ra là một bác học toàn tài. Bản luận của ông sẽ được cả các thượng lưu trí thức ở Pháp cũng như ở ngoại quốc đọc và thưởng thức. 22 tuổi, đỗ luật khoa tiến sĩ, lại sắp thi văn khoa tiến sĩ thật là cổ lai hãn hữu. Nước Pháp chưa hề thấy có một người 22 tuổi mà đỗ văn khoa tiến sĩ bao giờ… … Hội đồng chúng tôi chỉ phê bình ông một câu là đủ cả: bản luận văn của ông có lực lượng, thật là một kiệt tác hoàn hảo, đọc đến mà khiến cho người ta phải suy nghĩ. Thật xứng đáng với tài học của ông mà danh giá cho cả trường đại học. Hội đồng xin tặng ông một lời phê đặng biệt: “Siêu ưu, với lời ca tụng của Ban giám khảo” (lời nhận xét của chánh chủ khảo – Trích theo bản dịch của báo Nam Phong số 173 – 1932). Người trí thức nhiều huyền thoại. Nguyễn Mạnh Tường - Người lập kỷ lục trên đất Pháp http://dantri.com.vn/c25/s25-217219/nguyen-manh-tuong-nguoi-lap-ky-luc-tren-dat-phap.htm (Dân trí) - Hiệu trưởng Trường ĐH Paris VII danh tiếng từng nói về Nguyễn Mạnh Tường: “Đã 60 năm qua, trên đất nước Pháp này, chưa có một SV Pháp hay SV quốc tế nào phá được kỷ lục của Giáo sư kính mến: hai bằng Tiến sĩ nhà nước ở tuổi 22”. Đó là lời chào ấn tượng của vị hiệu trưởng dành cho người cựu học sinh quốc tịch Việt Nam, năm 1989, khi Nguyễn Mạnh Tường có dịp trở lại mảnh đất nơi ông đã thành tài. Luận văn là một kiệt tác Ngày 29/5/1932, nhật báo Le petit Meridional xuất bản ở thành phố Montpellier đăng bài diễn văn của Chủ tịch Hội đồng giám khảo trường Đại học của thành phố, nhận xét về luận án của một nghiên cứu sinh Việt Nam. Vị Chủ tịch phải thốt lên những lời mang tính ngoại lệ: “Luận văn của Ngài quả là một tác phẩm pháp lý, hơn nữa còn là một tác phẩm pháp lý và văn học. Nền tảng của tác phẩm thật là vững vàng và không hề có một lời chỉ trích nào. Cả hình thức cũng thật xán lạn... Công trình nghiên cứu của Ngài thực sự là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh. Đại học Montpellier rất hân hạnh được chứng kiến Ngài đã thành công huy hoàng trong cả hai khoa khác nhau. Cử nhân Luật khoa vào năm 22 tuổi, Ngài đã sẵn sàng để trở thành Tiến sĩ Văn chương. Điều đó thực sự lập nên một kỷ lục, và trên đất Pháp này, người ta chưa từng thấy bao giờ một vị tiến sĩ văn chương 22 tuổi... Còn đối với tác phẩm pháp lý của Ngài, chúng tôi chỉ có thể nói lên một lời duy nhất thật tốt đẹp và cũng thật đầy đủ rằng luận văn này thật mạnh mẽ, nó là một kiệt tác với đầy đủ ý nghĩa của từ này, nó làm chúng tôi phải suy nghĩ. Tác phẩm này thật xứng đáng với Ngài và nó làm vẻ vang cho tất cả Khoa Luật của trường đại học. Hội đồng giám khảo xin dành cho Ngài số điểm cao nhất và với lời phê: “Xuất sắc với lời khen ngợi của cả Hội đồng”.Tên gọi của luận văn ấy là “Cá thể trong thành phố An Nam cổ xưa - tiểu luận tổng hợp về Bộ Luật của nhà Lê (thế kỷ XV)”. Và tác giả được Hội đồng trân trọng gọi bằng “Ngài” ấy là chàng trai Việt Nam 22 tuổi Nguyễn Mạnh Tường. Dư luận cảm phục - Thực dân e ngại Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16/9/1909 tại phố Hàng Đào, vốn gốc ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội trong một gia đình rất coi trọng việc học. Ở tuổi 16, Nguyễn Mạnh Tường đã hoàn thành tấm bằng tú tài triết học loại ưu tại một trong những Trường trung học danh giá nhất Đông Dương, mang tên viên Toàn quyền Albert Sarraut. Cũng nhờ học lực xuất sắc mà mới 16 tuổi, cậu học trò Việt Nam ấy đã lên đường sang du học ở Pháp. Chỉ ba tháng sau khi nhập học vào Trường Đại học Montpellier, ở tuổi 17, Nguyễn Mạnh Tường đã có trong tay Chứng chỉ Văn chương Pháp (Certificat de la Littérature Francaise) trước sự kinh ngạc của các thày trò người Pháp đối với tài học của một chàng trai bản xứ. Năm 19 tuổi, cậu lại đoạt bằng cử nhân văn chương hàng ưu đẳng khiến cho các thày dạy kính nể và tạo điều kiện cho Nguyễn Mạnh Tường lấy luôn mảnh bằng danh giá Tiến sĩ Văn chương Nhà nước Pháp. Và đến năm 1932, bước qua tuổi 23, Nguyễn Mạnh Tường đã làm nên một kỳ tích như các thầy đã đánh giá: cùng một lúc đạt cả hai bằng Tiến sĩ Nhà nước Pháp trên cả hai bộ môn văn chương và luật học. Sự kiện liên quan đến một trí thức trẻ người thuộc địa gây sự cảm phục của dư luận bao nhiêu thì chính quyền thực dân cũng e ngại bấy nhiêu như lời doạ dẫm của một phần tử thực dân tên là Clémenti Vautel trên tờ “Nhật báo” (Journal): “Người Pháp nên cẩn thận. Để người Việt Nam được học và học giỏi như vậy, liệu về nước họ có chịu ngồi yên không?”. Một ấn tượng không bao giờ phai Quả y như rằng, Nguyễn Mạnh Tường về nước với những thành tích vang dội, dân chúng ngưỡng mộ, giới trí thức đón tiếp ông nồng nhiệt, nhưng học lực của ông vấp phải sự thờ ơ của chính quyền. Lúc này, trong nước bắt đầu khủng hoảng kinh tế, phong trào cách mạng bị đàn áp đang lắng xuống. Không có ai trọng dụng, Nguyễn Mạnh Tường lại qua châu Âu thực hiện một chuyến đi khảo sát và tiếp tục học hỏi ở nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Bỉ, Đức, Áo-Hung... Đó cũng là thời kỳ ông sáng tác được nhiều cuốn sách viết bằng Pháp ngữ chất chứa trong đó khát khao hiểu biết và cống hiến của một người trẻ tuổi đang khắc khoải vì đất nước mình còn là thuộc địa của một quốc gia được coi là văn minh mà ông rất ngưỡng mộ. Sau này, Nguyễn Mạnh Tường từng kể rằng, khi mới 23 tuổi, còn trẻ măng vừa về nước với hào quang danh dự mang từ chính quốc về, ông gặp một người luống tuổi ngang bậc cha chú của mình quỳ xuống vái ông và khẩn cầu ông đừng lấy cái tài của mình làm việc cho Tây. Sự việc đó đã để lại một ấn tượng không bao giờ phai trong ông. Vì thế, năm 1936, khi ở chính quốc và Việt Nam dấy lên Phong trào Mặt trận Bình dân, Nguyễn Mạnh Tường đã về nước và tham gia giảng dạy tại một trường trung học danh giá nhất dành cho người Việt Nam và sau này cung cấp nhiều nhà cách mạng: Trường Bưởi (mà ngày nay mang tên Chu Văn An). Ông dạy các bộ môn kinh điển của nền văn hoá phương Tây liên quan đến văn chương và luật pháp. Đồng thời ông cũng mở văn phòng luật sư được nhiều người biết đến ở đường Gambetta (nay là Trần Hưng Đạo), Hà Nội. Nguyễn Mạnh Tường có một số bài giảng tại Đại học Đông Dương như một ngoại lệ dành cho một tri thức thuộc địa. Góp phần quảng bá Việt Nam kiên cường, trí tuệ Cách mạng tháng Tám bùng nổ mở ra cho Nguyễn Mạnh Tường cơ hội cống hiến cho Tổ quốc. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Đà Lạt nhằm ngăn chặn âm mưu tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp, cùng nhiều trí thức yêu nước khác như Hoàng Xuân Hãn, Vũ Văn Hiền... và cả những nhà hoạt động chính trị theo nhiều khuynh hướng như Nguyễn Tường Tam (trưởng đoàn) và Võ Nguyên Giáp (phó đoàn). Trong bối cảnh ấy, cái mẫu số chung là tinh thần ái quốc đã gắn kết họ lại trong một mục tiêu chung là bảo vệ nền độc lập. Chiến tranh bùng nổ, Nguyễn Mạnh Tường cũng như số đông trí thức Việt Nam khác chấp nhận cuộc sống và chiến đấu gian khổ ngoài chiến khu. Với tầm kiến thức rộng lớn, ông tham gia vào các Đoàn Đại biểu của nhà nước kháng chiến dự Hội nghị Bảo vệ Hoà bình ở Bắc Kinh (1952), Đại hội Hoà bình Thế giới ở Vienna (1953), rồi làm trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Luật gia Dân chủ Thế giới ở Bruxelles. Lập luận và hiểu biết của Nguyễn Mạnh Tường đã góp phần làm cho thế giới biết đến một Việt Nam kháng chiến, kiên cường và trí tuệ... Những tháng năm sóng gió Kháng chiến thành công, vị giáo sư được nhà nước cách mạng phong bước lên bục giảng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Những tưởng, cơ hội để Nguyễn Mạnh Tường có thể đóng góp nhiều nhất cho nền giáo dục và học thuật của nước nhà, nhưng cuộc đời trớ trêu lại đẩy ông đến một bi kịch lớn. Vị giáo sư đầy trí tuệ nhưng lại không đủ khả năng vượt qua những thử thách trên con đường phát triển của đất nước giữa lúc vừa lo xây dựng đất nước theo một mô hình chưa rõ ràng, đầy những khúc quanh và cạm bẫy của những sai lầm tả khuynh, lại vừa phải đi tiếp cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước vô cùng gian khổ. Đó là thời kỳ mà những lời nói thẳng luôn bị va đập vào bức tường của những giáo điều. Nguyễn Mạnh Tường không những không phát huy được những điều ông học hỏi và tích lũy được cho đến độ mà ông đã nhiệt tâm phụng sự mà còn rơi vào những khủng hoảng về tư tưởng và gánh chịu nhiều thử thách mà chỉ có những người trí thức thực tâm yêu nước như ông mới vượt qua nổi. Chính trong thời gian đầy sóng gió này, ông đã dồn tâm lực vào những công trình như một sự hồi cố về một thời nhớ nhung (nostalgie) rực rỡ hào quang: “Lý luận giáo dục châu Âu từ Erasme đến Rousseau thế kỷ XVI” (NXB KHXH, 1994), “Eschyle và bi kịch cổ đại Hy Lạp” (NXB Giáo dục, 1996), “Virgille, nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La Mã cổ đại” (NXB KHXH, 1996). Một tên tuổi đáng kính trọng nhưng không dễ noi theo Năm 1989, Nguyễn Mạnh Tường có dịp trở lại mảnh đất nơi ông đã thành tài. Hiệu trưởng Trường Đại học Paris VII danh tiếng đã chào cựu học sinh của nhà trường bằng một lời văn đầy ấn tượng: “Đã 60 năm qua, trên đất nước Pháp này, chưa có một sinh viên Pháp hay một sinh viên quốc tế nào phá được kỷ lục của Giáo sư kính mến: hai bằng Tiến sĩ nhà nước ở tuổi 22” và mời Nguyễn Mạnh Tường nói trọn một ngày cho sinh viên nhà trường về cách học của mình... Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã qua đời, tấm gương trí tuệ cũng là kỷ lục ông đã giành được khi trai trẻ, và ngay cả cái bi kịch mà ông đã trải qua ở một thời kỳ đầy thử thách cũng mãi mãi là một bài học sâu sắc về số phận người trí thức trước những thăng trầm của đất nước, mà chỉ có lòng yêu nước cùng lòng tự trọng của người có học mới vượt qua nổi để nguyên vẹn cho đời sau một tên tuổi đáng kính trọng nhưng không dễ noi theo. Dương Trung Quốc. Phê bình c ủa G/S Nguyễn Mạnh Tường về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất: Nguyễn Mạnh Tường Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4413&rb=07 1 2 Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), năm 23 tuổi đă đậu hai bằng Tiến sĩ Văn khoa và Luật khoa ở Đại học Montpellier, Pháp. Sau khi về nước, ông dạy học tại trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat). Bất mãn vì chính sách kỳ thị của Pháp, ông bỏ nghề dạy ra mở văn phòng luật sư. Năm 1946, ông tham dự Hội nghị Việt-Pháp tại Đà Lạt nhưng không được cử đi dự Hội nghị Fontainebleau. Ông theo chính phủ Hồ Chí Minh kháng chiến chống Pháp tới ngày ký Hiệp định Genève 1954 thì trở về Hà Nội dạy học ở trường Đại học Văn khoa. Với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, L.S. Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn này trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, ngày 30 tháng Mười, 1956. Cũng nên nhắc lại rằng bài diễn văn này được đọc sau khi Trung ương Đảng hạ lệnh chấm dứt chiến dịch Cải cách Ruộng đất ngày 20.7.1956 và sau đó ban hành các biện pháp sửa sai. Vì bài diễn văn này, ông Tường bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống một cuộc đời vô cùng thiếu thốn. Năm 1991, nhân dịp được phép sang Pháp ông đưa cho nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris in và phát hành cuốn sách tự thuật L’excommunié (Kẻ bị khai trừ) năm 1992. Ông trở về Hà Nội và mất năm 1996, thọ 87 tuổi. Thưa các quí vị, Hội nghị Mặt trận Trung ương họp để nghiên cứu các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất và chính sách sửa chữa sai lầm ấy. Hôm nay tôi được đúc kết trước toàn thể Hội nghị các ý kiến mà trong mười ngày vừa qua tôi đã trình bày trong tổ thảo luận, với tinh thần thận trọng của người trí thức không bao giờ quên trách nhiệm của mình trước nhân dân và lịch sử nước nhà. Tôi phấn khởi được nghe bản phê bình của Đảng Lao động do ông Trường Chinh đọc trước Hội nghị. Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảm đi, vì tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc Cải cách Ruộng đất. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã chết oan, không phải vì bàn tay của địch mà chính của ta. Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được, chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được? Nếu chúng ta duy tâm và tin rằng linh hồn còn tồn tại thì một phần nào ta chuộc lại được tội lỗi của ta. Nhưng ta duy vật và các người ấy lúc chết cũng là duy vật. Do đó, cái nỗi khổ cực của họ ta biết rõ rằng bây giờ ta không thể nào thủ tiêu được nữa. Quyền hạn của ta không tới đó. Nhưng cái gì ta có thể làm được, ta cần làm, để như là đền bù một phần nào sự tổn thiệt của các người ấy, và chứng minh ta thấm thía nỗi đau khổ của họ khi họ từ trần là ta cương quyết rút bài học kinh nghiệm đau đớn và sửa chữa các sai lầm nghiêm trọng mà họ là nạn nhân. Với tinh thần của một người trong quần chúng, của một người công dân đau khổ trước bao nhiêu cái chết oan của người vô tội, tôi xin phép trình bày mấy ý kiến xây dựng. Chủ yếu tôi sẽ phê phán và truy nguyên các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, nhưng theo ý tôi các sai lầm này chỉ là biểu hiện điển hình và bi đát nhất của những thiếu sót trong sự lãnh đạo của Đảng Lao động. Do đó tôi xin được góp ý kiến xây dựng quan điểm lãnh đạo của Đảng Lao động. Tại sao tôi lại tin như vậy? Là vì, không những trong Cải cách Ruộng đất chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết thê thảm. Do đó, nếu chỉ cục bộ hóa các sai lầm, chúng ta không thể rút được bài học kinh nghiệm, chúng ta sẽ khiếm khuyết với sự tín nhiệm của tất cả các đảng viên Đảng Lao động, với sự mong đợi của toàn dân. Chúng ta phải kiên quyết không cho các sai lầm ấy tái diễn và tác hại nữa. Đó là nhiệm vụ tối thiểu của chúng ta đối với các người đã chết oan. Tình hình nước ta hiện thời ra sao? Tình hình ấy có bi quan không? Đó là vấn đề nhận định thôi. Nhưng cái chủ yếu là ta không nhìn tình hình ây với con mắt bi quan. Vậy sự thật khách quan như thế nào? Nhìn vào nông thôn, ta thấy hiện thời tình trạng thiếu đoàn kết rất phổ biến. Vì thi hành sai chính sách cải cách, ta đối lập các từng lớp trong giai cấp nông dân, cán bộ cũ và mới, chi bộ cũ và mới của Đảng. Trong khi đập tan giai cấp địa chủ, ta không phân biệt đối xử, ta để cho chết chóc thê thảm những người hoặc già cả hoặc thơ ấu mà ta không chủ trương tiêu diệt. Ta chỉ cần đọc lại các bài giáo huấn cho đồng bào nông thôn trong báo Nhân Dân là ta đủ hiểu mặt mũi nông thôn hiện giờ ra sao. Nhìn vào các công xưởng, công trường, ta thấy gì? Cứ đọc báo Nhân Dân thôi, ta thấy Chính phủ gửi các phái đoàn đi thăm các anh chị em công nhân, ủy lạo họ, bắt buộc thi hành quy chế lao động mà Chính phủ đã ban ra. Nghĩa là thế nào? Nghĩa là giai cấp công nhân đã phải lao động sản xuất hai năm nay mà không được bồi dưỡng đúng mức. Lắng nghe dư luận đồng bào Hà Nội thôi, ta được biết rằng có it ra một doanh nghiệp quốc gia lãng phí bao nhiêu triệu trong khi dưới chế độ Pháp thuộc, cũng doanh nghiệp ấy mang lại cho thực dân đế quốc các số lãi khổng lồ. Về Mậu dịch nửa năm nay, đồng bào ca thán như thế nào, ta đã biết. Nào chèn ép các nhà kinh doanh tư nhân, nào lãng phí bao nghìn triệu trong khi thực hiện chính sách, nào tàn nhẫn với các người bán sức lao động cho mình, nào đưa ra thị trường sữa hư mà không bao giờ nghĩ đến tính mệnh của người ốm, của trẻ sơ sinh, nào tung ra bơ hỏng, thuốc lá mốc, phạm đến sức khỏe của nhân dân, nào bất lực trước hiện tượng vật giá ngày càng lên trong khi nhiệm vụ của mình là phải bình ổn nó. Có thể nói được, suốt ngày đêm không đâu là không có lời oán trách Mậu dịch. Về hộ khẩu thì cán bộ tỏ vẻ không phải là nhằm duy trì trật tự an ninh, phá vỡ cơ sở của địch, trái lại quấy nhiễu nhân dân, tạo ra một đời sống thành thị điêu đứng cho tất cả. Nếu các vị cần những dẫn chứng cụ thể, tôi chỉ xin nhắc lại hồ sơ mênh mông, thu lượm các thắc mắc cay đắng của đồng bào Thủ đô trong Đại hội lần thứ ba của nhân dân Hà Nội vừa họp cách đây hai tháng. Nói về chính sách khôi phục kinh tế, ta thấy gì? Số vốn mà các nhà công thương mang ra kinh doanh chỉ là một phần ti tiểu, số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân không có nghĩa lý gì. Trái lại ta thấy tất cả một phong trào các nhà tư bản thu hẹp hoạt động của họ, hoặc “chuyển hướng” bằng cách đâm ra quay chỉ, bán nước mía, hay dệt vài thước vải vớ vẩn, hoặc đóng cửa ăn vào vốn để khỏi đụng chạm đến Sở Lao động vì vấn đề công nhân, với Sở Công thương vì vấn đề đăng ký và nguyên liệu sản xuất, với Sở Tài chính vì thuế khoá đặc biệt. Thuế bổ sung đã đưa bao nhiêu người đến chỗ phá sản, có kẻ đến chỗ tự sát. Các người tiểu thương buôn thúng bán mẹt, đẩy chiếc xe hàng tiều tụy trong phố, cũng “được” nộp thuế, cũng như các người suốt ngày làm việc ở công sở hay công xưởng, tối về thức đêm dệt vài thước kiếm thêm tiền độ thân. Hàng trăm, hàng nghìn công chức cũ về hưu, với gia đình của họ, trước đây sống bằng lương hưu trí, hai năm nay không được ai chiếu cố đến, chết dần chết mòn, có người đâm đầu xuống sông tự tử, có người hai lần uống độc dược để quyên sinh. Còn như các cán bộ thì ta có cần nói đến không? Ta cứ trông mặt mũi, quần áo họ, ta chỉ cần hỏi con số những người qua các phòng khám bệnh, các bệnh viện, ta liếc mắt nhìn họ ăn uống những gì trong bữa cơm, là ta đủ hiểu khổ cực của họ. Ta quên thế nào được các đồng bào tập kết ra ngoài Bắc, số phận con cái họ ở Hà Nội, Hải Phòng, số phận chính của họ bi đát quá nỗi! Khổ cực nhất cho các anh chị em là không nương tưa đuợc vào một đời sống gia đình đề khuây khỏa trong lúc thảm sầu. Các hiện tượng trên đây có đúng không, tôi chỉ yêu cầu các vị đọc báo Nhân Dân, nghiên cứu các hồ sơ chồng chất lên ở Mặt trận Thành Hà Nội sau Đại hội lần thứ 3 vừa rồi, nghe ngóng lời than phiền của quần chúng, nhìn nhận các quang cảnh diễn ra dưới mắt của các vị là các vị đủ hiểu rồi. Quả thực như ông Trường Chinh đã tuyên bố, uy tín của chính phủ, của Đảng bị tổn thiệt rất nhiều. Thế tại sao đồng bào chúng ta lại khổ cực? Phải chăng vì cán bộ của chúng ta non, hẹp hòi, chưa thấm nhuần lý luận cách mạng, không tôn trọng giá trị của con người, các nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của nó? Phải chăng vì ta đang mắc trầm trọng bệnh ấu trĩ của cách mạng? Các điều đó là có, ta không hề chối và ta cũng không thể chối cãi được. Nhưng nhận định như vậy vẫn còn hời hợt. Ta phải đi sâu hơn nữa. Khi trong Cải cách Ruộng đất của ta, ta thấy bao nhiêu người bị tù tội, bị giết oan, trong đó bao nhiêu người dân ưu tú đã từng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng, khi hiện thời ở nông thôn vẫn có người bị đánh đập, ngược đãi, khi ta không xây dựng được đoàn kết giữa các đồng bào, thì ta phải nhận định rằng các sai lầm ta đã mắc trong cuộc Cải cách Ruộng đất này chỉ là những biểu hiệu cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên, như tôi trình bày trên đây, một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo của Đảng Lao động. Do đó, tôi yêu cầu các vị cho phép tôi bắt đầu nghiên cứu các sai lầm trong Cải cách đã rồi sau khi truy nguyên các sai lầm ấy, đề đạt mấy ý kiến về vấn đề lãnh đạo. I. Vấn đề pháp lý trong Cải cách Ruộng đất Ta đã sai lầm nghiêm trọng trong Cải cách Ruộng đất, ta có thể tránh được sai lầm ấy mà vẫn bảo đảm được đường lối căn bản của cách mạng không? Tôi giả nhời cương quyết rằng có. Đường lối cách mạng của ta đòi hỏi gì? Ruộng phải trở về người cày. Điều này rất đúng không ai có thể chối cãi được. Nông dân là đại đa số trong nhân dân, nông dân là quân đội chủ lực của cách mạng, nhất định cách mạng không thể nào thành công được nếu ta không thỏa mãn nhu cầu thiết yếu và cấp bách của nông dân. Không cần phải là một nhà chính trị cao, một nhà cách mạng thạo, cũng nhận thấy điều ấy. Chỉ cần nhìn lịch sử cách mạng từ thời kỳ cổ đại đến giờ là đủ hiểu rồi. Như vậy về nguyên tắc, ta tán thành chủ trương Cải cách Ruộng đất. Về phương pháp, ta có nên ban ơn cho nông dân không? Nhất định là không. Nông dân ta trong bao nghìn năm đã khổ cực dưới chế độ bóc lột phong kiến và một trăm năm nay dưới chế độ bóc lột thực dân. Đồng bào nông thôn ta lầm than như vậy, đã mất hết khí thế con người. Ta cần khôi phục khí thế của người nông dân, xây dựng cho họ tinh thần chủ nhân ông trên đất nước. Do đó ta thấy cần thiết phải phát động tư tưởng của họ để họ nhận được phân minh kẻ thù của họ, để họ vùng giậy nắm lấy quyền thế ở nông thôn. Nhưng từ đây trở đi, ta thấy khởi phát các sai lầm. Sai lầm này, ông Trường Chinh đã nhận thấy là ở chỗ: ta quên hẳn ta hiện thời nắm chính quyền và chính quyền ấy, nếu ta biết sử dụng nó, khai thác nó một cách sáng suốt, nhất định ta vẫn thành công nhưng ta tránh được bao tai họa làm ta đau khổ hiện thời. Con đường ông Trường Chinh đã đi để tiến tới kết luận ấy là con đường chính trị. Các anh em tôi là những nhà luật học, chỉ là nhà chuyên môn và lý luận trên cơ sở chuyên môn thôi, đã trông thấy kết luận ấy ngay từ khi chính sách phát động và Cải cách được đề ra. Tại sao? Vì giải pháp chính quyền cụ thể là giải pháp pháp lý, đảm bảo thắng lợi hoàn toàn của cách mạng nếu ta biết mang nó ra phục vụ chính trị và cách mạng. Ta muốn gì? Tìm kẻ thù của nông dân, của cách mạng để tiêu diệt nó. Nhưng đồng thời nếu ta biết lo xa, nhìn xa, ta cũng không quên rằng công lý của cách mạng, muốn bảo toàn được uy tín và thắng lợi của cách mạng, phải biết đánh đúng địch. Khi đưa ra khẩu hiệu “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa. Muốn chứng minh điều này ta chỉ cần nhìn thực tế: kết quả sai lầm ta đã phạm khi thực hiện khẩu hiệu này rất tổn thiệt cho uy tín của cách mạng và cho bản thân bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Nếu không phải đó là phản lại cách mạng thì là gì? Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: “Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan”. Thế ta có lo ngại rằng 10 địch sót không? Không, vì ta nắm chính quyền, vì cách mạng ta đã thành công. Như vậy kẻ thù của cách mạng chẳng sớm thì chậm, nhất định hoặc cải thiện, giác ngộ, hoặc lọt vào lưới của ta. Khẩu hiệu này lợi ở chỗ: không một người oan nào bị kết án. Do đó, không có các kết quả cực kỳ tai hại diễn ra hiện thời. Làm thế nào thực hiện được khẩu hiệu ấy? Kinh nghiệm pháp lý của hàng nghìn năm lịch sử thế giới cho ta biết rằng ta có phương pháp để tìm đúng địch mà đánh, không đánh tràn lan, không đánh người vô tội. Tôi xin phép nhắc tóm tắt sau đây các nguyên tắc căn bản mà pháp lý nêu lên để đạt mục đích ấy. Một nguyên tắc đầu tiên là không hình phạt các tội đã phạm quá lâu rồi mà bây giờ mới khám phá ra. Tại sao? Vì rằng vấn đề bằng chứng khó giải quyết được, tang vật đã mất, nhân chứng có người đã từ trần, có người không nhớ rõ các sự việc họ đã mục kích. Hơn nữa, sở dĩ hình luật phạt các tội, là vì các tội ấy đã xâm phạm vào trật tự xã hội: tác hại cho nạn nhân và gây tác dụng xấu trong quần chúng. Nhưng khi tội đã phạm quá lâu, trật tự xã hội hết bị xâm phạm rồi, nạn nhân không còn đau khổ, tác dụng xấu của tội cũng hết, thời gian đã hàn gắn các vết thương. Bây giờ lại vạch chuyện cũ thì không những khó thu thập được bằng chứng kết tội mà lại gây một sự náo động trong xã hội không cần thiết. Chính xã hội thấy “quên” lợi hơn là “nhớ”. Một nguyên tắc thứ hai là trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân phải chịu, không có trách nhiệm chung của vợ con, của gia đình. Nêu trách nhiệm truớc hình luật của các người “có quan hệ” với phạm nhân không những là bất công mà lại còn gây các sự rung động vô ích trong xã hội. Hơn 400 năm nay không một nước Tây phương nào làm việc đó nữa. Trách nhiệm trước hình luật chỉ là một trách nhiệm cá nhân mà thôi. Không những thế, về phương diện nhân đạo, thì các phạm nhân quá già được miễn nghị, miễn tố và các vị thành niên được chiếu cố. Môt nguyên tắc thứ ba là muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng. Phải có nhân chứng là những kẻ đã mục kích sự phạm pháp và cung khai một cách cụ thể, rõ ràng, chắc chắn. Một nhân chứng thôi chưa đủ, ít ra cũng phải có hai nhân chứng cung khai phù hợp với nhau mới được coi là đáng kể. Cung khai của các nhân chứng phải ăn khớp với nhau và trong quá trình phạm pháp các tang vật thu được phải có tác dụng hợp lý, sát hợp với kết quả do cuộc điêù tra mang lại. Một nguyên tắc thứ tư là thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị tố nhân. Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình, và khi thiếu điều kiện nhờ luật sư, khi nào là một trọng tội, Tòa phải cử luật sư bào chữa không, cho bị can. Trong tất cả, giai đoạn điều tra ở trình độ công an thẩm vấn trong phòng dự thẩm, buộc tội trước tòa, quyền lợi của công tố viện ngang với quyền lợi bị can, nghĩa là nếu công tố viện đưa hết lý lẽ để buộc tội, bị can đưa hết lý lẽ để minh oan. Cuộc đấu lý diễn ra trong tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử giữa công tố viện và luật sư. Các vị thẩm phán ngồi xét xử phải là vô tư, đứng giữa để theo rõi cuộc đấu lý diễn ra dưới mắt mình. Như thế mới nhận định đúng và xử công minh. Toà án xét xử không chịu lệnh của ai trong khi xét xử, chỉ biết xét xử theo lương tâm của mình và căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ, sau khi nghe hai tiếng chuông buộc tội và gỡ tội. Người thẩm phán phải được đủ đảm bảo để làm nhiệm vụ của mình mà không sợ ai khiển trách hay gây khó khăn cho mình được. Khi điều tra thẩm vấn, tuyệt đối cấm không được dùng phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ bị can, mớm cung cho bị can, dọa nạt hay dụ dỗ hắn. Khi nào có điều nghi ngờ thì bị can được miễn nghị. Nếu bị kết án thì còn quyền chống án lên tòa trên. Nếu bị kết án tử hình thì lại còn quyền xin ân giảm trước vị Chủ tịch Chính phủ. Con người của bị can, trong tất cả quá trình truy tố và xét xử phải được tôn trọng triệt để, khi bị can ra trước tòa thì không được xiềng xích họ và không lúc nào được dùng nhục hình đối xử với họ. Theo một nguyên tắc căn bản, không phải vì một người tác hại cho một người khác mà người ấy phải chịu trách nhiệm trước hình luật. Tác hại cho ai thì chỉ nêu trách nhiệm về phương diện dân sự, nghĩa là bồi thường thôi — của người đã tác hại. Muốn truy tố người ấy để thi hành hình luật đối với hắn thì phải chứng minh rằng hắn phạm một tội, nghĩa là phạm vào một điều khoản nào qui định trong hình luật, và hình luật không bao giờ có tác dụng đối với quá khứ cả: nếu hành động của một người diễn ra trong thời kỳ mà hình luật chưa quan niệm là một tội thì người ấy không thể mang ra truy tố được. Không những bị can phải phạm một tội đã qui định rồi trong pháp luật, mà ta lại còn phải xét xem rằng lúc phạm tội ấy bị can có ý thức, có ý chí phạm pháp hay không, hay là vô tình mà phạm pháp. Sự đối xử trong hai trường hợp ấy khác nhau. Lúc tôi nhắc lại các nguyên tắc này thì có vị cho rằng như thế là phiền phức, phức tạp. Dĩ nhiên rồi, nhưng tất cả vấn đề là: ta có muốn giết người vô tội không? Nếu không thì không thể nào làm khác được. Hơn nữa, muốn nhận định vấn đề cho đúng, ta không nên đứng vào vị trí một người hiện thời không dây dưa với pháp luật, một người ở một cương vị chính quyền. Ta phải đứng vào cương vị của bị tố nhân; lúc ấy vấn đề rất sáng tỏ, không những ta đòi thi hành các nguyên tắc pháp luật, ta còn cố gắng tìm hiểu thêm các nguyên tắc mới để đảm bảo người oan khỏi bị chết. Nếu mang ra áp dụng các nguyên tắc ấy vào cuộc Cải cách ruộng đất của ta, ta sẽ làm thế nào? Thủ tục cải cách cứ diễn bài nhưng sự trừng trị bọn cường hào gian ác hay phản động, ta sẽ không giao cho một tòa án nhân dân, đặc biệt như ta đã làm với tất cả sự thiếu sót về phương diện pháp lý mà ta đã biết. Trái lại, sau khi phát động tư tưởng của nông dân, ta sẽ nghe lời họ tố cáo kẻ thù của họ. Ta sẽ ủy nhiệm toà án nhân dân thường lập các hồ sơ, để tòa án, với bộ máy và kinh nghiệm của nó, tiếp tục điều tra, kiểm tra, lấy cung chứng, truy tố, luận tội, xét xử. Ta đảm bảo triệt để cho bị tố nhân quyền bào chữa của họ, ta yêu cầu các luật sư làm tròn nhiệm vụ của họ, ta tôn trọng triệt để con người của bị tố nhân. Ta chỉ thù ghét và kết án, trừng phạt tội của nó đã phạm thôi. Ta tin tưởng ở tòa án, ta đảm bảo cho các vị thẩm phán làm việc ngoài sự điều khiển của chính quyền, một cách biệt lập, tôi nói biệt lập chứ không phải độc lập, theo lương tâm của các vị và căn cứ vào hồ sơ và kết quả của cuộc thẩm vấn. Nguyễn Mạnh Tường Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo II. Các nguyên nhân sai lầm Theo như tôi nhận định, với chủ quan của tôi, các nguyên nhân sai lầm thuộc hai loại, có loại trực tiếp, nhưng nếu ta phân tích loại này thì ta sẽ đi tới một loại thứ hai mà theo tôi là những nguyên nhân chính, ta cần chú ý. Các nguyên nhân trực tiếp ta trông thấy ngay. Sở dĩ khi nghiên cứu chính sách cải cách, ta không nghĩ đến giải pháp pháp lý đưa ra để điều hòa với giải pháp chính trị, phải chăng là vì ta không biết giải pháp pháp lý? Nếu không thì là sự thiếu sót nghiêm trọng của cấp lãnh đạo. Nhưng tôi tin rằng không phải như thế đâu. Sở dĩ ta không để ý đến giải pháp pháp lý là vì ba lý do: Quan điểm ta-địch, thù-bạn của ta rất mơ hồ Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý Ta bất chấp chuyên môn Quan điểm bạn-thù, ta-địch mơ hồ — Các hiện tượng trên trường quốc tế và trong nước rất nhiều và rõ rệt. Trên trường quốc tế, trong các nước dân chủ của ta thôi, ta thấy những điều làm ta suy nghĩ. Ta thấy chẳng hạn những người suốt đời hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, giữ những trọng trách trong chính thể cách mạng, rồi bỗng nhiên phải truất quyền, khai trừ ra khỏi Đảng, tống giam, thậm chí có khi bị giết nữa. Rồi ít lâu sau, ta lại thấy các người ấy được khôi phục công quyền, đảng tịch, cương vị, người nào bị kết án tử hình rồi thì được an táng lại ở các đài kỷ niệm các liệt sĩ mà Tổ quốc ghi tên muôn đời. Trong nước ta, qua cuộc Cải cách Ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lộng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến (ở ngoại thành Hà Nội) bị kết án là phản động, cường hào gian ác và, sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình. Ấy là không nói đến các người trong quần chúng bị hi sinh oan. Đối với các nạn nhân này, ta có thể một phần nào hiểu các sai lầm đã phạm, vì họ thiếu hay không có thành tích cách mạng hay kháng chiến. Nhưng đối với các đảng viên ưu tú, tinh hoa của dân tộc, lúc bị xử trí như ta đã biết, thì ta tự hỏi trong đầu óc của những người xử họ có cái gì mà ta gọi là lý tính không? Ngay một thường dân, không phải là một nhà chính trị hay văn hóa, chỉ sử dụng cái lẽ phải của mình thôi, cũng không thể nào hỗn hợp người xấu với kẻ tốt như vậy được. Ta phải đặt vấn đề rằng cán bộ từ trên xuống dưới, tham gia Cải cách Ruộng đất, không phải là người điên cuồng, cũng không phải là người chủ mưu, dụng tâm phá hoại. Nếu như thế thì ta sẽ gửi họ đến bác sĩ chuyên môn chữa bệnh thần kinh, hay đến công tố viện của các tòa án. Nhưng không phải như thế, ta tin như vậy. Do đó, kết luận mà ta tiến tới, dù muốn hay không, là các các cán bộ ấy có một quan điểm rất mơ hồ về ta-thù, bạn-địch. Còn gì đau đớn hơn là câu ta được nghe “ta đánh cả ta nữa”. Nếu như vậy thì ta cần phải nhận rằng ta không phân biệt được bạn và thù. Ta đọc lại các bài gần đây đăng trong báo Nhân Dân của các đồng chí bị xử trí oan, hoặc các đồng chín ấy nói, hoặc không nói, nhưng ta đều hiểu các đồng chí ấy nghi ngờ những người kết án các đồng chí, không phân biệt được bạn và thù. Vì vậy nên đánh cả bạn, giết cả bạn. Tôi thấy đây là một điều cực kỳ quan trọng. Nguyên do ở đâu? Phải chăng ở một tinh thần cảnh giác quá cao đến nỗi mù quáng, ở một tả khuynh mà ta thường mắc trong giai đoạn ấu trĩ của cách mạng? Đây không phải là nơi và lúc mà ta cần phân tích sâu sắc điều ấy. Chủ yếu là ta nhận thấy rằng một nguyên nhân sai lầm là ở trong quan điểm thù bạn rất mơ hồ. Nếu ta không kịp sửa chữa sai lầm, xây dựng lại quan điểm thù bạn, một ngày kia ta sẽ lại phải khóc trên kỷ niệm của những vị có công nhất với cách mạng, với nhân dân. Ta cương quyết không thể nào để tình trạng ấy tái diễn ra được. Bất chấp pháp luật — Giáo sư Ba Lan Mahelli nói chuyện ở Bộ Tư pháp, cho ta biết rằng bên Ba Lan, khi cách mạng thành công, các nhà chính trị bất chấp pháp luật. Họ quan niệm rằng họ đủ tài năng để đảm nhận các cương vị lãnh đạo trong ngành tư pháp, để bó buộc tư pháp phục vụ triệt để chính trị mà không đếm xỉa đến các nguyên tắc căn bản của pháp lý. Kết quả là chẳng bao lâu bộ máy tư pháp sộc sệch, không những không củng cố được chính thể cách mạng, ngược lại, tác hại quá nhiều gây bao nhiêu khó khăn cho chính quyền cách mạng. Sai lầm ấy đuợc uốn nắn kịp thời: hoàn cảnh khách quan đã dạy một bài học cho chủ quan các nhà chính trị, để lãnh đạo chuyên môn phải nhập trường học tập, trước non 2 năm, sau 5 năm, để qua pháp lý, phục vụ chính trị và cách mạng. Điều này không làm chúng ta ngạc nhiên. Trong giai đoạn đầu tiên, chính trị say sưa với các thắng lợi đã thu —và dĩ nhiên các thắng lợi ấy vĩ đại— lâm vào tình trạng tự mãn và bao biện. Nhưng quản trị một nước, đặc biệt một nước đang xây dựng chính quyền cách mạng, nghĩa là một cái gì vô cùng mới mẻ và khó khăn — không giống như là đề ra đường lối và khẩu hiệu tranh đấu cách mạng và vận động quần chúng làm cách mạng. Hai khu vực hoạt động ấy tuy quan hệ mật thiết với nhau, nhưng mỗi ngành hoạt động có kỹ thuật và quy luật của nó. Lúc nhà chính trị bao biện, bất chấp hoàn cảnh khách quan kinh nghiệm xương máu của lịch sử, thì chẳng sớm thì muộn ta thấy diễn ra những tai hại hiện thời làm chúng ta đau xót. Trên con đường bao biện và tự mãn ấy, các nhà chính trị đã bị thúc đẩy bởi những thành kiến đối với pháp lý và tin rằng pháp lý là cái gậy chỉ dùng để chọc bánh xe, không hiểu rằng, trái lại, chính pháp lý giúp xe khỏi lật, khỏi gây tai nạn. Nguy hại hơn là chính trị tự đặt mình lên trên pháp luật. Ngay trong trường hợp chính trị sau khi đặt mình lên trên pháp luật, còn giữ vững thái độ chân chính, cũng đã gây ra bao khó khăn rồi. Pháp luật chủ yếu đề ra những cái gì có thể làm được, cái gì không được phép làm, do đó nhân dân vững tâm biết rõ đường mà đi. Nhưng tâm hồn quần chúng chỉ được ổn định khi nào quần chúng biết rõ rằng cái gì bó buộc mình cũng đồng thời bó buộc nhà cầm quyền. Trái lại, khi pháp luật chỉ gò bó quần chúng mà không gò bó nhà cầm quyền thì nhà cầm quyền mỗi lúc có thể vẽ ra các đường mới mà quần chúng chưa từng biết. Vì vậy quần chúng hoang mang: cái gì hôm qua làm được, ngày mai với sự độc đoán của nhà cầm quyền có thể bị coi là phi pháp. Hoang mang ấy lên tới cực độ khi tác dụng của sự thay đổi thái độ này của nhà cầm quyền không những ảnh hưởng đến tương lai, mà là ảnh hưởng cả về quá khứ nữa. Đó là trường hợp nhà cầm quyền, lúc tự đặt mình lên trên pháp luật, giữ thái độ chân chính đúng mực, huống hồ là khi nhà cầm quyền sử dụng quyền thế của mình một cách lộng quyền, như ông Trường Chinh đã nhận định. Quyền xử tử người một cách đơn giản như vậy trái với luật pháp: đó chỉ là một giải pháp chính trị mà thôi. Nếu mà các người sử dụng quyền ấy lại không sử dụng với tinh thần chính sách của lãnh đạo, sử dụng một cách lộng quyền thì kết quả thế nào, hiện thời ta đã trông thấy rõ. Bất chấp chuyên môn — Các nhà chính trị bất chấp pháp luật. Nhưng nếu các vị ấy tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn và cho phép các nhà chuyên môn đề đạt ý kiến thì các nhà chuyên môn cũng sẽ yêu cầu các nhà chính trị nên chú ý đến pháp luật, và dùng pháp luật phục vụ cách mạng. Nhưng tiếc thay, trong 10 năm vừa qua, ta thấy một tình trạng quái gở. Chính trị ám ảnh đầu óc chúng ta đến nỗi hai chữ “lập trường” làm ta mất ăn mất ngủ. Nếu được dùng một hình ảnh “duy tâm”, tôi ví lập trường như cái oan hồn ngày đêm theo đuổi kẻ nào đã hãm hại người chủ của nó. Có một điều lạ, là các anh em công nông, các vị lãnh tụ không bao giờ nói đến lập trường trong sinh hoạt hàng ngày. Trái lại, các cán bộ và đảng viên tiểu tư sản không lo ngại gì bằng sự mất lập trường. Vì vậy, để nhớ đến nó, mở miệng ra là nêu lập trường rồi. Đó là tinh thần tự ti của một giai cấp mất khí thế, quên rằng mình đứng trong hàng ngũ cách mạng. Dù sao, ở Việt Nam chúng ta cũng đã xẩy ra những sự việc như sau đây, ta cần ghi nhớ để con cháu ta cười muôn thuở: khi chọn một người vặn lái ô tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái và đã vặn lái bao năm, ta chỉ hỏi: “Có lập trường không?” Kết quả là từ hai năm nay, riêng trong thủ đô Hà Nội, hàng trăm tai nạn xảy ra do các người vặn lái ô tô có lập trường mà không nắm chuyên môn. Khi đưa tới bệnh viện một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là: Bệnh nhân thuộc thành phần giai cấp nào? Chữa cho địa chủ thì “mất lập trường”. Để nó chết mới chứng minh mình có “lập trường giai cấp” (hiện tượng do B.S. Nguyễn Xuân Nguyên đưa ra). Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì chính trị chiếm đóng tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta làm chúng ta mất cả cái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng ta khước từ các chân lý. Chân lý cho biết rằng chính trị không thể nào thay thế được cho chuyên môn, không làm được việc của chuyên môn. Nếu như vậy thì ít ra chính trị cũng hỏi ý của chuyên môn mới là phải. Nhưng không. Chính trị nghi ngờ chuyên môn, không tin ở chuyên môn. Lúc thì cho rằng chuyên môn là do văn hoá và khoa học tư sản đế quốc xây dựng, là vô dụng (đó là một sai lầm nghiêm trọng các người tin như vậy chưa đọc Lenin). Lúc thì cho rằng các nhà chuyên môn không phải xuất hiện ở tầng lớp cơ bản, công hay nông, thì không có đảm bảo vì thái độ lừng chừng, lập trường lỏng lẻo, dù là 10 năm nay họ đã bước chân vào đường cách mạng và chứng minh nhiệt tình của mình đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, kiến thiết quốc gia. Theo ý tôi, đây là một vấn đề then chốt. Các anh em trí thức kháng chiến thường phàn nàn rằng Đảng Lao động thiếu tín nhiệm họ. Họ đau khổ mà nhận thấy rằng mặc dầu họ đã trải qua bao nhiêu thử thách, chịu đựng bao nhiêu hi sinh, trải qua bao nhiêu gian nguy, Đảng vẫn chưa tin ở họ. Nào họ có yêu sách gì quá đáng đâu? Họ có đòi làm Bộ trưởng hay Đại sứ đâu? Không. Đại đa số các anh em trí thức nói chung, không mơ ước các cương vị, công tác lộng lẫy đâu, họ vui lòng nhường chỗ cho các nhà chính trị, các đảng viên. Họ chỉ thiết tha đòi hỏi được mang khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của họ ra phục vụ nhân dân mà thôi. Họ chỉ thiết tha mong muốn được bảo toàn danh dự trí thức của họ và cái tự do tư tưởng mà họ quan niệm là cần thiết cho nhân phẩm của người trí thức mà thôi. Họ đã từng nghe thấy Đảng tuyên bố: Người trí thức là vốn quí của dân tộc. Nhưng họ cảm thấy vốn ấy quí quá đến nỗi phải cất nó đi thật kỹ, giữ gìn nó trong một bán ảnh, một hoàng hôn trường cửu. Nếu có ai cho rằng tôi nói không đúng, tôi cứ đề nghị người ấy quay mặt nhìn chung quanh, ở các cương vị công tác trong chính thể của ta. Có một chỗ nào mà người trí thức ngoài Đảng nắm được thực quyền không? Tác dụng “hiếu hỉ” hay “cười gật” thì có, mà lại có nhiều. Nhưng ngay ở các cương vị ấy, ngoài vai trò hiếu hỉ, cười gật, người trí thức có một trách nhiệm gì không, có quyền nói gì làm gì không, quần chúng đã biết và miễn tôi giả nhời. Chính trị chèn ép chuyên môn như thế nào, xua đuổi người trí thức ra ngoài con đường cách mạng ra sao, lịch sử kháng chiến đã cho ta kinh nghiệm đau đớn. Năm 1949, phong trào tư pháp liên khu III tan vỡ vì chính quyền quan niệm tư pháp phải thuộc sự điều khiển của mình. Năm 1951, phong trào quân y, dân y liên khu IV sụp đổ vì các chính trị viên đưa vào các bệnh viện đã đàn áp chuyên môn, thúc đẩy các bác sĩ có công với cách mạng, với kháng chiến, phải gạt nước mắt mà rời bỏ kháng chiến. Đó không phải là chủ trương của Đảng Lao Động. Nhưng có một điều làm ta suy nghĩ: sao mãi bây giờ sau 10 năm Đảng mới nghiên cứu một chính sách cho trí thức? Điều ấy chứng tỏ rằng từ khi cách mạng thành công, ta chưa đánh đúng giá người trí thức, chưa đặt vấn đề trí thức. Do đó, làm thế nào khai thác được tất cả khả năng của người trí thức để họ mang chuyên môn ra phục vụ nhân dân? Trên đây, tôi nói về người trí thức từ chiến khu trở về. Đối với người trí thức vẫn ở trong Thủ đô, ta thấy sự thiếu tín nhiệm ấy lại còn trầm trọng hơn nữa. Bao lần ta nghe tiếng chua cay của các anh em ấy phàn nàn bị coi như là kẻ thù, mặc dầu các anh em vì yêu nước đã khắc phục mọi lo sợ do tuyên truyền của địch gây ra và ở lại với chúng ta. Ta để cho cán bộ hộ khẩu xâm phạm đến danh dự của các anh em, ta không tìm cách nào sửa chữa sai lầm ta đã phạm đối với anh em. Ở các công sở tình trạng chèn ép của chính trị đối với chuyên môn đã đưa đến cái danh từ bi đát làm cho ta đau lòng: “họ Lưu, họ Kháng”. Không đoàn kết được các anh em, ta lại còn có thái độ úp mở, nhùng nhằng (ta tưởng như vậy là thượng sách), thậm chí ta lại còn nghi ngờ các anh em. Ta không hiểu rằng làm như vậy, ta bất công với các anh em, ta không tôn trọng lời đã hứa qua chính sách tiếp quản và cương lĩnh Mặt Trận, ta đẩy các anh em xa rời ta, ta vô tình ném xuống bể tiêu cực cái vốn chuyên môn của các anh em trí thức trong Thủ đô. Đó là những nguyên nhân trực tiếp. Đào sâu hơn nữa, ta thấy rằng sở dĩ có những hiện tượng như ta vừa phân tách trên đây, chẳng qua chỉ vì sự lãnh đạo của ta thiếu dân chủ, xa lìa quần chúng. Chính thể ta thiếu dân chủ như thế nào, ta đã từng biết. Vai trò của các vị Bộ và Thứ trưởng ngoài Đảng như thế nào, các vị đó làm được những gì trong Hội đồng chính phủ, trong các ngành chuyên môn mà các vị ấy phụ trách, ta không nên đi quá sâu. Ta chỉ cần liếc mắt nhìn qua công việc làm trong mỗi Bộ, ta chỉ cần nghe tiếng than phiền của các cán bộ, công chức làm việc trong các Bộ là ta hiểu. Ta cũng biết rằng chủ trương của Đảng có lẽ không phải như vậy đâu, nhưng trong thực tế công tác, mỗi anh em ta tiếp xúc với các vị Bộ hay Thứ trưởng ngoài Đảng, đều nhận thấy rằng quyền hành của các vị ấy hình như không phải là quan trọng cho lắm. Nhận định như vậy có lẽ ta lầm đấy. Nhất định ta lầm. Nhưng dù sao có “dư luận” không ai chối cãi được. Do đó, nếu chủ trương của Đảng không phải như vậy thì ít ra Đảng cũng mang trách nhiệm không làm thế nào để tiêu tan cái dư luận tai hại mà chúng ta thấy tồn tại từ thời kỳ kháng chiến đến giờ. Nhưng cũng có điều chắc chắn không ai chối cãi được, là các vị Bộ hay Thứ trưởng không có trách nhiệm gì trước Quốc hội, trước nhân dân, chỉ có trách nhiệm trước Chính phủ mà thôi. Chưa bao giờ ta thấy vị Bộ truởng nào bị lật đổ cả. Phải đợi đến các sai lầm đặc biệt nghiêm trọng trong Cải cách mới thấy hai vị Thứ trưởng phải rút lui khỏi Hội đồng Chính phủ. Các hiện tượng ấy chứng tỏ rằng Chính phủ ta chưa thực hiện được dân chủtrong khi lập Hội đồng Chính phủ, vì các vị Bộ hay Thứ trưởng đều được cử hay bị truất, ngoài sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp (qua Quốc hội) của quần chúng. Tình trạng của Quốc hội lại rõ hơn nữa. Mười năm Quốc hội đã thành lập. Các vị đại biểu Quốc hội còn phản ảnh được ý nguyện của quần chúng không, quần chúng có tín nhiệm ở Quốc hội nữa không, đó là một vấn đề. Nhưng dù vấn đề ấy ta giải quyết như thế nào đi nữa, có một điều chắc chắn là một Quốc hội già 10 năm rồi mà vẫn tồn tại ngoài sự can thiệp của quần chúng, sự lựa chọn của quần chúng, chứng minh rằng quần chúng 10 năm nay đã bị truất quyền cử đại biểu của mình rồi. Dĩ nhiên trong thời kỳ kháng chiến, bầu lại Quốc hội là một điều không làm được. Và hiện thời, Nam-Bắc bị tạm chia cắt, do đó sự bầu lại toàn thể Quốc hội cũng là khó khăn. Nhưng dù sao riêng ở các miền giải phóng này, nếu ta chú ý đến quyền người dân cử đại biểu của họ thì nhất định ta phải cho phép người dân bỏ phiếu rồi. Từ khi hòa bình trở lại, 2 năm đã qua, mãi bây giờ trước phong trào quần chúng đòi thực hiện dân chủ, ta mới nghĩ đến quyền bỏ phiếu của người dân và bổ sung Quốc hội. Nào có thế thôi đâu? Ngay cái Quốc hội ta đang có hiện thời, ta có thực hiện dân chủ với nó không? Chắc chắn là không. Thỉnh thoảng ta mới họp Quốc hội, và trong các buổi họp đó ta chỉ thấy Chính phủ đưa ra các báo cáo để Quốc hội nghiên cứu, xây dựng, hay các chính sách để Quốc hội tán thành và bổ khuyết. Quyền lập pháp của Quốc hội ở đâu? Quyền đề ra đường lối, chủ trương trong nội trị, ngoại giao, quyền nêu trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, quyền lựa chọn nhân viên trong Hội đồng Chính phủ, bấy nhiêu quyền, Quốc hội có được hưởng dụng không? Dư luận quần chúng quan niệm rằng Quốc hội chỉ có quyền thông qua các chính sách mà thôi. Còn như các sắc lệnh hay đạo luật thì thường thường, quyền thông qua ấy chỉ thuộc ban Thường trực của Quốc hội. Nếu Quốc hội là tổ chức cao nhất của quần chúng, đại diện cho quần chúng, thì ta phải khách quan nhận thấy rằng, với vai trò vô cùng yếu ớt của Quốc hội hiện thời, quyền dân chủ của quần chúng không được thực hiện. Nói đến Mặt trận thì tình hình cũng tương tự. Mặt trận hiện thời là tổ chức quần chúng có lẽ sát tình hình quần chúng nhiều nhất. Nhưng ta có để nó đóng vai trò của nó không? Không. Tác dụng của nó là động viên quần chúng để tán thành, ủng hộ và thi hành các chính sách. Đứng về phương diện này, nó làm tròn nhiệm vụ của nó. Nó xứng đáng với tín nhiệm của Đảng và Chính phủ. Nhưng hoạt động của nó như thế chỉ có một chiều thôi. Ta chưa khai thác các khả năng của nó. Ta chưa nhận thấy bản chất của nó. Nó có thể là liên lạc “hai chiều” giữa quần chúng và Đảng, Chính phủ. Một mặt như nó thường làm, nó động viên quần chúng để thực hiện các chủ trương của Đảng và Chính phủ. Nhưng mặt khác, nó có thể là cơ quan phản ảnh lên Đảng và Chính phủ các ý kiến, thắc mắc, nguyện vọng của quần chúng, góp phần xây dựng các chính sách, nói lên tiếng nói của quần chúng, cung cấp tài liệu nguồn gốc ở quần chúng, tích cực giúp đỡ cấp lãnh đạo tránh khỏi chủ quan, thắt chặt liên lạc giữa cấp lãnh đạo và quần chúng. Nhưng muốn để cho nó đóng vai trò ấy, ta phải “dân chủ” đối với nó, nghĩa là phát động tự do tư tưởng của nó, để nó mạnh dạn nói lên ý kiến của quần chúng, dù là các ý kiến trái ngược với nhận định của cấp lãnh đạo. Nhưng từ trước tới nay, ta không làm như vậy. Ta thấy khó chịu khi nó thỏ thẻ —chỉ thỏ thẻ thôi— những lời làm ta một phút chốc tỉnh giấc mộng chủ quan mà ta trong cấp lãnh đạo đang say sưa. Vì vậy ta chỉ thường cho phép nó, chỉ khuyến khích nó phụ họa ta, tán đồng ta với thái độ của đứa con khen hay khi mẹ nó hát. Tóm lại, ta không dân chủ với nó. Do đó, ta hạn chế khả năng của nó, nó không giúp ích gì cho cấp lãnh đạo. Thiếu dân chủ là gì? Là xa rời quần chúng, là giam hãm mình vào ngục thất của chủ quan. Tại sao một chính thể cách mạng lại có thể phạm sai lầm nghiêm trọng như vậy được? Trước đây, ta không trả lời được. Những người kính yêu cách mạng rất ngạc nhiên khi thấy có kẻ đi tìm tự do, rời bỏ hàng ngũ cách mạng để lén sang phía tư bản. Ngay trong thủ đô ta hiện thời, qua Đại hội lần thứ 3 của Mặt trận Thành, ta thấy phản ảnh ý muốn của bao nhiêu đồng bào muốn đi Nam. Ta nghĩ đến các đồng bào, trong thời kỳ kháng chiến, gạt nước mắt mà trở về Hà-nội. Nếu cách mạng mang lại cho họ ánh sáng và hạnh phúc, sao lại có người lo ngại trước cách mạng, đau đớn vì cách mạng. Các người ấy không phải thuộc thành phần kẻ thù của cách mạng, trái lại thuộc thành phần cơ bản trong nhân dân, như nông dân, công nhân. Thế thì đâu là chân lý? Đó là một vấn đề mà trước đây ta chỉ đặt thôi và không giải quyết được. Bây giờ sau Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên-sô, sau các cuộc bạo động ở Berlin, Poznan, bên Tiệp, bên Hung, ta hiểu rõ vấn đề, ta giải quyết được nó. Chung quy, mặc dầu cách mạng là tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho dân tộc, sở dĩ vẫn có người xa lánh cách mạng, chẳng qua là vì chính thể cách mạng mắc trầm trọng bệnh xa lìa quần chúng, thiếu dân chủ, do đó đi càng ngày càng sâu vào tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, duy trì một thái độ lãnh đạo hẹp hòi, độc đoán, có khi độc tài. Thái độ một chiều không muốn, không cho phép ai nói cái gì trái ngược ít nhiều với ý kiến nhận định, thành kiến của mình. Mình tự phụ, tự hào mình có độc quyền tìm thấy và gìn giữ chân lý. Đó là tật tự cao tự đại của nhà cách mạng. Ta bay bổng lên trời xanh của ảo tưởng, ta chỉ tin ở ta. Trong tư tưởng, ta không khinh quần chúng, nhưng trong hành động, quả thật con mắt khách quan nhận thấy ta bất chấp quần chúng. Thậm chí, khi ta nghe thấy một tiếng nào từ quần chúng nói lên rằng ta nhầm, ta làm như thế này mới phải, lập tức ta thét ngay đó là tiếng của địch. Sở dĩ quan điểm bạn thù của ta mơ hồ, và đâu ta cũng trông thấy địch, chẳng qua là vì ta quá tự phụ, ta sùng bái ta quá đáng mà thôi. Bây giờ ta biết rõ là nếu bệnh ấy phổ biến trong hàng ngũ cách mạng hiện thời thì trách nhiệm chính là Stalin phải chịu. Vì tự cao, tự đại, tự phụ, tự mãn, Stalin không cho phép ai dân chủ với mình, đâu cũng trông thấy địch. Kết quả thế nào ta đã biết: khẩu hiệu nêu lên, thét lên, gào lên là: đề cao cảnh giác. Và lợi dụng tình thế ấy, ta biết Béria đã làm những gì, phạm tội ác như thế nào. Nếu không có quyết nghị lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên-sô, nếu không có những sai lầm cực kỳ tai hại trong Cải cách, ta chưa mở mắt được, ta sẽ còn thấy bao nhiêu máu oan chảy thành suối thành sông, bao nhiêu người kính yêu cách mạng mà vẫn đau sót rời bỏ cách mạng. Tuy ta phải trả một giá quá cao, nhưng bây giờ ta biết rõ nguyên do của các đau khổ của ta: ta thiếu dân chủ. III. Phương hướng sửa chữa các sai lầm Qua lịch sử tranh đấu của quần chúng hai nghìn năm nay, ta thấy cái gì mà nhân bản của loài người đòi hỏi thiết tha nhất, đó là một đời sống vật chất tương đối đầy đủ êm ấm, đó là một đời sống tinh thần tương đối ổn định, có đảm bảo và tự do. Hạnh phúc của loài người xây dựng trên cơ sở dân sinh và dân quyền. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây về vấn đề dân quyền. Ta được biết từ hai thế kỷ nay chủ yếu trong vấn đề dân quyền là vấn đề dân chủ, nghĩa là quyền của người dân làm chủ trên đất nước, đồng thời là quyền của con người được sống theo các nhu cầu thiết yếu và chính đáng của nhân bản. Từ cuộc Cách mạng tư sản Hoa Kỳ cuối thế kỷ 18, Cách mạng tư sản Pháp 1789, tới cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa của Nga, quần chúng nổi giậy, mang xương máu để giành kỳ được chế độ dân chủ. Sau cuộc đại chiến lần thứ hai, Hiến chương Liên hiệp quốc đúc kết những thành quả của các phong trào lịch sử tranh đấu cho dân chủ và đặt các nước văn minh trước trách nhiệm của họ để thực hiện và đảm bảo các nguyên tắc dân chủ. Đối với các nước tư bản ta không ngạc nhiên thấy chế độ dân chủ thực hiện với những thiếu sót quan trọng. Nhưng ta có quyền ngạc nhiên khi ta thấy các thiếu sót ấy cũng xuất hiện trong các nước đã hoàn thành cuộc Cách mạng dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ 6 của Hội Quốc tế các luật gia dân chủ họp trong tháng 5 vừa rồi tại Bruxelles đã lấy làm tiếc mà nhận thấy rằng trong tất cả các nước, dù tư bản hay xã hội chủ nghĩa, mặc dầu các Hiến pháp, các bộ luật tuyên bố trịnh trọng, tôn trọng thực hiện, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc dân chủ, tuy nhiên các nguyên tắc này vẫn bị dày xéo. Vì vậy trong tất cả các nước, quần chúng tranh đấu kịch liệt. Ở nước ta, trong bản Tuyên ngôn độc lập, trong Hiến pháp cũng như trong các sắc lệnh, đạo luật, nguyên tắc dân chủ đã được ban bố. Nhưng qua phong trào phát huy dân chủ mà Chính phủ chủ trương, qua đại hội nhân dân thủ đô lần thứ 3, các Đại hội Mặt trận Trung ương, Mặt trận Thành, qua thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương Đảng Lao động, của Chính phủ v.v., nhân dân nhận thấy, và Đảng cũng như Chính phủ xác nhận rằng ta thiếu sót về dân chủ khá nhiều. Vì các thiếu sót ấy, ta phạm các sai lầm nghiêm trọng trong Cải cách ruộng đất như tôi đã trình bày trên đây. Nguyên nhân sâu sắc của các sai lầm ấy, ta có thể quy kết được. Sở dĩ đời sống tinh thần của ta không được ổn định, lúc nào ta cũng nơm nớp lo sợ các hành động “lộng quyền” của nhà đương cục, là vì ta thiếu một chế độ pháp trị phân minh, không đề ra nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người, đồng thời cả của cấp lãnh đạo nữa. Sở dĩ cấp lãnh đạo có thể phạm được các sai lầm nghiêm trọng trong Cải cách Ruộng đất, tổn thất cho xương máu, mồ hôi nước mắt của đồng bào, cho uy tín của Đảng và Chính phủ, là vì người dân không có quyền, không có phương tiện nói lên ý kiến của mình, tham gia xây dựng các chính sách của Chính phủ. Do đó, phương hướng sửa chữa các sai lầm là một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự. Một chế độ pháp trị chân chính — Ở đây, chưa phải lúc và chỗ để tôi trình bày ý kiến về vấn đề pháp trị. Ta sẽ có dịp khác. Ở đây, tôi chỉ muốn trình các quí vị một nhận xét. Đảng Lao động và chính phủ có nhận thấy cần thiết, trong chính sách sửa chữa các sai lầm trong Cải cách, phải “tăng cường chế độ pháp trị” của ta. Tôi e rằng trong tư tưởng lãnh đạo, sự nhận thức về vấn đề pháp trị chưa được rõ và đầy đủ. Chính trị vẫn coi pháp luật như một “bà con nghèo”. Chữ “tăng cường” là một chứng minh. Tuy rằng trong nước ta có một Bộ Tư pháp, có các toà án, có luật lệ, nhưng chế độ pháp trị hầu như không có. Đó là một điều tôi sẽ nghiên cứu sâu sắc hơn khi nào tôi trìng bày ý kiến về chế độ pháp trị, một chế độ pháp trị chân chính. Theo ý tôi, thì vấn đề không phải là tăng cường mà là xây dựng. Một chứng minh khác trong chính sách Sửa sai trong Cải cách này, tôi vẫn thấy chính trị lấn áp pháp lý. Trước hết bức thư của ông Hồ Viết Thắng tự phê bình và xin rút lui khỏi Mặt trận Trung ương chỉ là một giải pháp chính trị mà thôi. Trong cuộc mạn đàm với các vị đại biểu đến họp hội nghị này, tôi nhận thấy không ai “thông” về ý kiến và biện pháp ông Hồ Viết Thắng trình bày cả. Riêng về phần tôi là một nhà luật học, tôi chưa thể nào nhận định được trách nhiệm của ông Thắng. Có thể trách nhiệm của ông ấy rất lớn, có thể rất nhỏ. Đứng trên tinh thần pháp lý, sự nhận tội lỗi của một người không đủ để qui định trách nhiệm của người ấy. Trong Cải cách, khi những đảng viên ưu tú bị đoàn Cải cách gán cho là phản động, ra trước nhân dân, có người cũng nhận tội trong khi biết là mình oan. Ta nên rút kinh nghiệm vừa qua, sửa sai không phải là phạm các sai lầm khác. Do đó, đứng trên một lập trường pháp trị chân chính, tôi đề nghị phải lập một ủy ban điều tra gồm các vị đại biểu Quốc hội, Mặt trận, Đảng Lao động với sự cộng tác của các vị thẩm phán cao cấp, giàu kinh nghiệm để lập một hồ sơ theo phương pháp pháp lý đã nhận định, trên quá trình đi từ lãnh đạo qua chỉ đạo đến chỗ thực hiện chính sách, trách nhiệm ở chỗ nào và do những ai phải chịu. Sau khi kết thúc cuộc điều tra, ủy ban ấy sẽ phân tách trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý. Ai chịu trách nhiệm chính trị sẽ trả lời trước Quốc hội biến thành Toà án tối cao. Ai chịu trách nhiệm pháp lý sẽ trả lời trước các tòa án tư pháp. Dưới con mắt của quần chúng theo dõi xây dựng cuộc điều tra và xét xử, công lý phát huy, không còn ai thắc mắc nữa. Có người hỏi làm thế để làm gỉ? Tôi xin phép trả lời. Làm thế để rút kinh nghiệm. Tôi cảm thấy ngay hiện thời ta chưa rút được kinh nghiệm đâu. Chính trị không những lãnh đạo pháp lý —đó là đúng— nhưng vẫn lấn át pháp lý, thay thế cho pháp lý, như trong trường hợp ông Hồ Viết Thắng, như thế là ta vẫn mở cửa cho các sai lầm mới còn nguy hại hơn nữa. Không những thế, ta biết rằng nhu cầu công lý thuộc nhân bản con người văn minh. Từ người bị xử trí oan cho đến các người chỉ chịu thiệt gián tiếp vì các sai lầm, có thể nói được rằng toàn dân đợi chờ công lý. Một biện pháp chính trị xuề xoà không thỏa mãn được ai. Bằng chứng ở nông thôn, ta được biết tình hình “căng thẳng”. Phong trào trả thù, tự xử diễn ra khắp mọi nơi, kéo chúng ta trở về quá khứ của lịch sử. Còn như các đảng viên bị xử trí sai, tâm hồn các anh em như thế nào, ta chỉ cần đọc lại báo Nhân Dân. Tuy rằng các anh em kết thúc các bài tường thuật lại đau khổ của mình bằng những lời phấn khởi, nhưng các lời này không làm ta quên được các lời phẫn uất, chua xót, cay đắng mà các anh em nói lại với ta từ đầu bài. Nhưng bi đát hơn hết là các chiếc khăn trắng chít trên đầu họ hàng thân thích của những anh em bị xử tử, những bàn thờ vẫn dựng trong nhà, các thổn thức phá vỡ im lặng của các đêm hiu quạnh, các ngày cúng giỗ nhắc lại hàng năm bi kịch thê thảm đã diễn ra trong gia đình vì cuộc Cải cách. Nhân dân đòi hỏi các người có công được thưởng và các người có tội phải đền tội. Trách nhiệm của tất cả mọi người từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, phải được qui định rõ ràng, dứt khoát. Như thế mới yên được lòng dân, như thế mới thu phục được nhân tâm. Kinh nghiệm lịch sử dạy ta điều ấy. Trong chính sách sửa chữa sai lầm, ta không thể quên được bài học lịch sử. Quần chúng im lặng đợi chờ công lý. Chúng ta thiết tha mong ước ở chính trị một nhận định đúng về vai trò của pháp luật phục vụ cách mạng. Kinh nghiệm đau đớn vừa qua bó buộc ta phải xây dựng lại quan điểm “địch” trên cơ sở pháp lý và pháp trị. Các sai lầm nghiêm trọng ta đã phạm bắt nguồn ở một quan điểm chính trị về địch. Quan điểm ấy linh động quá, “biện chứng” quá, nên ta không biết phân tách địch và ta, do đó ta đánh cả ta nữa. Muốn tránh các sai lầm hôm qua đừng tái diễn ngày mai, ta cần xác định theo hình luật thế nào là địch. Lúc đó ta mới đánh đúng địch, và có đánh đúng địch ta mới củng cố được ta, ổn định được nhân tâm, duy trì lại trật tự và an ninh ở thôn quê, kiến thiết lại đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân ở thôn quê cũng như ở thành thị, đảm bảo cho quần chúng một đời sống tự do, thoát khỏi mọi sự đe dọa của “lộng quyền”, bênh vực các quyền căn bản và thiết yếu của con người. Tóm lại, nếu chính trị giác ngộ, vui lòng tôn trọng pháp lý, thiết lập một chế độ pháp trị trong đó chính trị vẫn lãnh đạo pháp lý, nhưng đồng thời nêu thật cao gương phục tùng pháp lý và pháp trị thì nhất định chính trị khôi phục đuợc uy tín và được quần chúng nhiệt liệt ủng hộ. Một chế độ thực sự dân chủ — Thế nào là một chế độ thực sự dân chủ? Đó là một chế độ trong đó người dân được làm chủ trên đất nước không những trong hiến pháp, mà cả trong thực tế nữa. Đây không phải là lúc, là chỗ, mà ta đi sâu vào vấn đề. Ta chỉ cần nhận thấy rằng trong giai đoạn hiện thời, quần chúng có đòi hỏi cái gì quá đáng đâu, chỉ yêu cầu có một điều thôi, là được đàm thoại với cấp lãnh đạo, được đề đạt lên cấp lãnh đạo, ý kiến về các chính sách do cấp lãnh đạo xây dựng. Các vị lãnh tụ đã bao lần khen dân ta tốt. Mà dân ta tốt thật. Bằng chứng là điều tôi vừa nhắc lại đây. Trong khi quần chúng có quyền đòi hỏi ở một chính thể cách mạng rất nhiều, nhân dân ta chỉ có một yêu cầu mà ai cũng phải nhận là chính đáng. Tại sao nhân dân chỉ có cái yêu cầu nhũn nhặn ấy mà thôi? Là vì nhân dân thông cảm với cấp lãnh đạo phải đương đầu với bao khó khăn. Nhưng nếu nhân dân chỉ đề ra có một yêu cầu, yêu cầu ấy thiết yếu. Tôi tin rằng cấp lãnh đạo cũng nhận thấy như vậy. Tôi không quên lời của ông Trường Chinh đọc bản tự phê của Đảng Lao động tại Hội nghị này. Ta nghe thấy cấp lãnh đạo thú nhận trước Hội nghị rằng Trung ương Đảng đã phạm sai lầm là xa quần chúng, chỉ tiếp xúc với quần chúng qua báo cáo của các cán bộ đảng viên mà thôi. Ta phải nhận định rằng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Do đó, cuộc Cải cách Ruộng đất của ta đã gặp các thất bại cay đắng. Trái với lời ta thường nói, ta đã thiếu dân chủ với nhân dân. Nhân dân nhất định không để tình trạng tai hại ấy kéo dài nữa. Tôi xin phép Hội nghị góp một số ý kiến để chấm dứt tình trạng đó. Tôi không đặt vấn đề dân chủ nói chung. Tôi chỉ chú ý đến yêu cầu thiết tha nhất hiện thời của quần chúng là được phản ảnh lên ý nguyện của mình. Theo ý tôi, để thực hiện và đảm bảo yêu cầu vô cùng chính đáng ấy, chỉ cần ba giải pháp. Một chế độ báo cáo của cán bộ. Đảng tín nhiệm ở cán bộ. Đúng! Không tài nào khác được. Vậy phải đặt các cán bộ có nhiệm vụ báo cáo trước trách nhiệm của họ. Một báo cáo không phản ảnh trung thành sự thực với các khía cạnh của nó, với các ưu và khuyết điểm của nó, rất tai hại. Cấp lãnh đạo cần đề cao cảnh giác với các con số thống kê, các động cơ bất chính của cán bộ muốn thi đua thành tích, vưà mị dưới, vừa lừa trên, do đó đưa ra một hình ảnh quá hẹp của thực tế. Ta phải tiến tới giải pháp nhận định rằng người nào hữu ý xuyên tạc sự thật vì động cơ bất chính, có thể bị truy tố về tội giả mạo được. Một chế độ cho các đoàn thể nhân dân được quyền mạnh dạn nói lên ý kiến của quần chúng mà họ tập hợp. Từ trước tới nay, ta có thể ví Đảng Lao động như một cây rất to, lá ruờm rà che hết ánh sáng của mặt trời, khiến ngay một ngọn cỏ cũng không mọc dưới chân nó được. Vì vậy, Quốc hội cũng như Mặt trận không thể đóng được vai trò của mình. Ở đây, tôi chỉ xin phép nói về Mặt trận của ta thôi. Các vị đã thấy rằng từ khi thành lập Mặt trận Liên Việt cho đến Mặt trận Tổ quốc, chúng ta chỉ có nhiệm vụ động viên quần chúng thi hành chính sách mà thôi. Đó là một nhiệm vụ. Nhưng dù sao chỉ có một chiều. Ta là giây liên lạc giữa các cấp lãnh đạo và quần chúng. Nếu ngược lại, ta có quyền liên lạc giữa quần chúng và cấp lãnh đạo, nghĩa là phản ảnh lên Đảng và Chính phủ ý kiến thắc mắc, nguyện vọng của quần chúng, công tác của ta thế nào cũng tốt đẹp hơn, hoàn hảo hơn. Ta gắn liền lãnh đạo và quần chúng, do đó lãnh đạo sát hợp với thực tế hơn. Tôi xin phép đặt mỗi vị ủy viên trước trách nhiệm của mình. Chúng ta ủng hộ Chính phủ, nhưng chúng ta cũng là đại biểu của nhân dân. Công tác của chúng ta có hai mặt, chúng ta không thể chỉ lệch về một bên được. Quần chúng không cho phép chúng ta làm như vậy, muốn theo rõi công việc ta làm vì chúng ta làm đại biểu của quần chúng, được quần chúng tín nhiệm. Quần chúng giao quyền cho chúng ta, chúng ta phải xứng đáng với sự ủy quyền ấy. Ta sử dụng quyền ấy thế nào, quần chúng đòi kiểm soát ta. Để đạt mục đích này, tôi xin phép đề nghị: một là mỗi ủy viên phải có nhiệm vụ phản ánh lên Mặt trận ý kiến của quần chúng. Mặt trận phải có nhiệm vụ đề đạt lên cấp lãnh đạo những phản ảnh của các ủy viên và báo cho các vị ấy thái độ của cấp lãnh đạo giải quyết vấn đề ra sao, sử dụng các phản ảnh ấy như thế nào. Khi Mặt trận họp hội nghị, phải cho phép quần chúng đến bàng thính: để quần chúng kiểm soát công việc của Mặt trận làm và thái độ của các ủy viên. Dĩ nhiên các người bàng thính ấy không có quyền tham gia thảo luận, chỉ được nhập hội trường cho tới khi hết số ghế dành cho quần chúng, và phải tôn trọng kỷ luật của hội nghị. Ngoài ra, báo chí, đặc biệt báo chí của Mặt trận như tờ Cứu Quốc, phải phản ảnh trung thành nội dung của các cuộc thảo luận và đăng các tham luận của các vị ủy viên. Một chế độ tự do ngôn luận, xuất bản báo chí — Ta phải đề phòng trường hợp các cán bộ không báo cáo, các ủy viên Mặt trận không phản ảnh ý kiến của quần chúng. Do đó, ta thấy cần thiết phải cho phép quần chúng nói lên tiếng nói của mình qua báo chí. Có người lo ngại rằng tự do ngôn luận này mà ai cũng thấy cần thiết có thể bị sử dụng một cách bừa bãi. Về điều này ta phải suy nghĩ. Mối lo ngại trên đây xuất phát từ động cơ nào? Nếu là động cơ tốt —nghĩa là do một nhiệt tình đối với cách mạng gây ra— ta hoan nghênh. Nhưng ta cũng sẽ trả lời rằng trong một chính thể dân chủ muốn sử dụng tự do nào, dĩ nhiên phải nêu trách nhiệm của người sử dụng tự do ấy trước pháp luật. Nếu sử dụng với tinh thần trách nhiệm hợp pháp, ta không có quyền kêu ca gì, trái lại, ta hoan nghênh. Nếu lạm dụng một cách vô trách nhiệm, ta đã có tòa án để nghiêm trị. Vậy ta không lo ngại. Nhưng nếu mối lo ngại xuất phát từ một động cơ bất chính, nhắm mục đích thủ tiêu các tự do dân chủ, thì tôi chỉ cần khuyên nhủ người lo ngại như vậy nên đọc lại lịch sử các phong trào cách mạng trong hơn một thế kỷ nay. Họ sẽ nhận thấy rằng chưa bao giờ, chưa ai có thể ngăn cản được một phong trào quần chúng tranh đấu đòi các tự do dân chủ. Không những ta công nhận các tự do dân chủ, ta lại còn cung cấp phương tiện để thực hiện các tự do ấy. Thí dụ tự do ngôn luận. Ta có các báo của Chính phủ, của Đảng, của Mặt trận, ta lại có các báo của tư nhân, ta giúp đỡ cho các báo ấy giấy và mực in đầy đủ, ta lại còn quảng cáo cho các báo ấy là đàng khác nữa. Các cơ quan tuyên truyền, báo chí của ta không bao giờ tìm khó dễ cho các báo ấy, và khi nào các báo đó được hàng vạn độc giả hoan nghênh, ta rất lấy làm sung sướng vì trong thâm tâm ta, ta là những người dân chủ. Các biện pháp tôi đề nghị trên đây đều nhằm mục đích cống hiến các cấp lãnh đạo một nhận thức đúng và sát thực tế mà cấp lãnh đạo không có điều kiện biết đến một cách trực tiếp. Sát với thực tế của quần chúng, cấp lãnh đạo thông cảm với quần chúng, đi đúng đường lối của quần chúng, được quần chúng tín nhiệm, ủng hộ, mến yêu. Thưa các quý vị, Tôi nói đã quá lâu, nhưng tôi tin các vị cũng tha thứ cho, vì biết rằng tôi là một người thiết tha đến sự nghiệp của cách mạng và tiền đồ của dân tộc. Các ý kiến của tôi, dù sai hay đúng, tôi cứ thành khẩn đề đạt lên các vị, gọi là để góp phần vào hội nghị, một phần nhỏ mọn nhưng chan chứa một niềm hi vọng và tin tưởng vô biên ở tương lai của đất nước. Hà-nội, ngày 30.10.1956 Nguồn: Phụ lục C trong tác phẩm Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, tị nạn và bài học lịch sử của Giáo sư Lê Xuân Khoa, Tiên Rồng xuất bản, 2004 Từ bài phê bình và sửa sai nầy mà G/S Nguyễn Mạnh Tường đã bị khai trừ và hạ nhục bằng cách trả thù hèn hạ nhất:"bỏ đói" Tự truyện của Nguyễn Mạnh Tường: Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (Un Excommunité) http://danluan.org/node/3466 Lời người dịch Cuốn tự truyện Kẻ bị rút phép thông công được cụ Nguyễn Mạnh Tường hoàn tất năm 1991 viết bằng tiếng Pháp, được dịch ra tiếng Anh năm 2008 [*]. Đã gần hai mươi năm trôi qua, nhiều người trong nước vẫn chưa có dịp đọc tác phẩm này, lý do đơn giản là chưa ai dịch nó ra tiếng Việt và phổ biến. Tôi mạnh dạn trong khả năng giới hạn của mình cố gắng dịch cuốn sách, không biết có lột được hết những ý của cụ Tường một cách chính xác hay không, nên rất mong người đọc chỉ cho những chỗ dịch chưa được thoát. Mong muốn lớn nhất của người dịch là bản dịch này sẽ được hai giới quan tâm: - Thứ nhất là nhân dân Việt Nam hiểu rõ cụ Nguyễn Mạnh Tường là một người con tài ba, chí tình yêu nước thương dân, cả đời hy sinh cho Dân Tộc, đã bị đoạ đầy hơn ba mươi năm chỉ vì đã dám nêu lên những sai lầm của đảng Cộng Sản đặc biệt là trong vụ Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng ở miền Bắc trong những năm 1954 – 56 và đã dám cổ vũ, chứ chưa nói đến đấu tranh, cho dân chủ. - Thứ hai là những người cộng sản Việt Nam, những người vẫn còn lấy lời thề vì dân vì nước làm trọng. Họ nên đọc và nghiền ngẫm những gì mà giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã viết. Rất nhiều điều vẫn còn là sự thật, rất nhiều điều giáo sư NMT đã báo động từ những năm đầu giành Độc Lập hiện nay vẫn đang tiếp tục xảy ra và còn trầm trọng hơn. Vì trung chính, yêu nước thương dân, dám phê phán lãnh đạo mà giáo sư NMT và vợ con phải chịu nhiều đau khổ bởi sự tàn bạo của những người cộng sản. Người cộng sản hô hào giải phóng “nô lệ thế gian” nhưng hơn ai hết, những người cộng sản Việt Nam chính là những người nô lệ tự nguyện, nô lệ được trùm che dưới hai chữ “anh em” với Tàu, Liên Xô. Anh bảo em nghe, nghe đến độ thằng anh bảo gì làm nấy, kể cả việc mất đất, mất đảo, nhận cả một đội quân thứ 5 của Tàu vào cao nguyên, và nhiều nơi khác. Họ đã bị cái vòng kim cô 16 chữ vàng cộng thêm vàng thật chúng cho mang về đầy túi, để rồi họ làm tất cả để vừa lòng người anh, kẻ thù truyền kiếp. Cuối cuốn tự truyện, giáo sư đã đặt hai câu hỏi cho người cộng sản Việt Nam: 1. Vì sao các ông lại sợ hãi dân chủ? 2. Giữa quyền lợi của Đảng và quyền lợi của Tổ Quốc, các ông chọn phía nào? Những người cộng sản thuộc thế hệ Điện Biên đã ra đi kháng chiến, một lòng vì Tổ Quốc Việt Nam thân yêu mà hy sinh cả cuộc đời để đánh đuổi Thực Dân Pháp giành lại Độc Lập cho dân tộc. Thế hệ trong sáng đó nay không còn mấy người. Rất mong, tuy không nhiều hy vọng, là những con em, những kẻ kế thừa của những người cộng sản Điện Biên kia nhớ đến cha ông mà giữ mình sao cho xứng đáng. Rất mong những người lãnh đạo chóp bu ngày nay còn biết giữ mình trước hai chữ Chiêu Thống, dấn thân vào con đường “dân bầu, dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. Dù ai có nói đông tây, dù đa nguyên đa đảng, nếu các anh làm được những chuyện tốt lành cho dân tộc, dân sẽ bầu cho các anh. Nếu các anh cứ tiếp tục tham lam, tham quyền cố vị, dùng bạo lực đàn áp nhân dân, các anh là những người biện chứng chắc phải hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Người dịch: Nguyễn Quốc Vĩ Paris ngày 23 tháng 11 năm 2009 (c) Thông Luận 2009 ________________ [*] Bản dịch tiếng Anh của Gs. Phó Bá Long hoàn tất năm 2008, nhưng hiện chưa ấn hành và phổ biến rộng. Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (1) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (2) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (3) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (4) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (5) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (6) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (7) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (8) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (9) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (10) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (11) Nguyễn Mạnh Tường - Kẻ bị rút phép thông công (12) Luật sư Nguyễn Mạnh Tường để lại 14 tác phẩm bằng tiếng Pháp và 4 tác phẩm tiếng Việt. • Văn Phạm Việt Nam (cùng Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim) (1941) • Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức) • Construction de l'Orient (1937) • Sourires et Larmes d'une Jeunesse (1937) • Pierres de France (1940) • Apprentissage de la Méditerranée (1940) • Le Voyage et le Sentiment (1940) • Một Cuộc Hành Trình (1955) • Un Excommunité-HàNội: 1954-1991: Procès d'un intellectuel (Quê Mẹ Paris xb 1992) • Lý luận giáo dục châu Âu: Từ Érasme tới Rousseau thế kỷ XVI, XVII, XVIII (Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội – 1994, 530 trang) • Aikhylos (Eschyle) và bi kịch cổ đại Hi Lạp (Nhà xuất bản Giáo dục 1996) • Virgile - nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La mã cổ đại (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996, 342 trang)... Nhận định về giáo sư Nguyễn Mạnh Tường của những người không Cộng sản: http://www.talawas.org/?p=19124 Nguyễn Mạnh Tường bị cáo - Đinh Từ Thức Từ 35 năm nay, dư luận đã nói nhiều về cuộc chiến 54-75. Từ tên gọi, mục tiêu, sự cần thiết, cũng như hậu quả của nó đã được thảo luận nhiều, và vẫn còn đang tiếp tục. Người ta cũng đã vinh danh công trạng hay nêu ra trách nhiệm của một số người trong hàng ngũ lãnh đạo của cả hai miền Việt Nam. Người ta đã nói nhiều tới quyết định của Đảng Cộng sản VN thôn tính miền Nam bằng quân sự qua Nghị quyết 15 vào năm 1959. Nhưng vai trò của giới trí thức và văn nghệ sĩ đối với cuộc chiến này như thế nào? Qua Nhân Văn và Giai Phẩm, dư luận chỉ được biết quan điểm của các tác giả về tự do sáng tác, không thấy cổ võ hay chống đối chủ trương thống nhất đất nứơc bằng võ lực. Nhưng có một trí thức hàng đầu, cũng liên hệ xa gần tới Nhân Văn – Giai Phẩm, đã cổ võ cho chủ trương thống nhất đất nước bằng chiến tranh tại diễn đàn quốc tế, ngay từ năm 1956, là luật sư Nguyễn Mạnh Tường (*). Trong cuốn tự truyện viết bằng tiếng Pháp “Un Excommunié, Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectuel” (Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức), do Quê Mẹ xuất bản năm 1992 tại Paris, theo bản dịch của Nguyễn Quốc Vĩ, luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết (1): Sau Điện Biên Phủ, ai cũng biết rằng Hiệp Định (Genève) chia đôi Việt Nam ra thành hai phần: phía Bắc do Nhà Nước Cộng Sản nắm, phía Nam do chính quyền thân Mỹ Ngô Đình Diệm nắm. Mặc dù rất đúng Luật về mặt hình thức, Hiệp Định Genève đã xâm phạm quyền của một dân tộc từ ngàn xưa đã luôn luôn sống trên một Đất Nước duy nhất. Từ rất sớm, khởi nghĩa vũ trang đã được tổ chức trên cả vùng chống lại nhà cầm quyền, khởi đầu cho những bước thống nhất Đất Nước. Để phản công, nhà cầm quyền phía Nam đã bắt cầm tù một số trí thức như Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ và giáo sư Phạm Huy Thông, kết án họ là những người cầm đầu cuộc nổi dậy, và tiến hành việc đàn áp đẫm máu những người mà họ cho rằng nuôi dưỡng những khuynh hướng nhằm thống nhất Tổ Quốc. Chính nghĩa thống nhất Đất Nước phải được biện hộ trước diễn đàn quốc tế; dư luận quốc tế phải được thông tỏ chuyện gì đang xảy ra ở miền Nam Việt Nam. Năm 1956, Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ triệu tập hội nghị thế giới ở Thủ Đô Bruxelles của Bỉ. Trước cơ hội thật lớn lao đó, nhà cầm quyền (phía Bắc) liền tổ chức một đoàn đại diện để đi tuyên truyền cho chính nghĩa của mình. Trong cương vị là Chủ Tịch Luật Sư Đoàn và là Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam tôi được giao phó làm trường đoàn, cùng với Luật Sư người Công Giáo Nguyễn Huy Mân là Hội Thẩm, đồng thời là Chủ Tịch Toà Án Quân Sự và cũng là một quan chức cao cấp của Đảng. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao được Hội Nghị đưa ra nghị quyết ủng hộ Dân Tộc quyền đấu tranh để thống nhất Đất Nước. Khi chiếc máy bay Sabrina đáp xuống phi trường cũng vừa lúc hoàng hôn. Một thư ký Hội Nghị đón và đưa chúng tôi về khách sạn. Sau khi tắm rửa và thay quần áo, chúng tôi xuống phòng ăn rộng mênh mông và lộng lẫy sáng chói. Tất cả những chiếc bàn tròn được phủ những chiếc khăn không một vết nhơ trang trí với những bình hoa đều có khách ngồi. Chúng tôi là những kẻ đến sau cùng để chiếm cái bàn duy nhất còn lại. Sau bữa ăn, chúng tôi vào phòng khách và được một đoàn tiến gần tiếp cận: đó là đoàn của Bắc Triều Tiên. Chúng tôi làm quen thật nhanh chóng, hai đất nước chúng tôi có số phận giống nhau. Đoàn chúng tôi chia nhau mỗi người đi gặp một đoàn bạn để tranh thủ cảm tình cho chính nghĩa của mình. Cá nhân tôi, tôi đã tìm gặp ông Chủ Tịch Luật Sư Đoàn Bruxelles và thảo luận với Chủ Tịch Đoàn của Đại Hội nhằm đưa vào nghị trình vấn đề của chúng tôi. Họ từ chối một cách rất lễ độ là chương trình đã đầy không còn thời gian trống, và hơn nữa Hội Nghị đã định cho mình sứ mạng gìn giữ Hoà Bình và không ủng hộ bất cứ một cuộc khởi nghĩa võ trang nào, dù là có chính nghĩa. Tôi vẫn không mất can đảm, vẫn tiếp tục tranh thủ những trưởng đoàn các nước, những người mà tôi cho rằng là có trình độ trí thức cao, những người mà tôi cho rằng có một ảnh hưởng nhất định, là việc đưa vấn đề cực kỳ thiết thân của chúng tôi vào nghị trình là một việc cần thiết. Những cố gắng ấy cuối cùng cũng được đền đáp bằng một thành công thật may mắn: vấn đề của Việt Nam được đưa vào nghị trình nhưng được sắp vào lúc cuối cùng của Hội Nghị. Chúng tôi thật nản lòng. Kinh nghiệm những hội nghị quốc tế như thế này, càng lúc vào phút cuối, phần lớn các đoàn là đã tranh thủ lo vé máy bay, sửa soạn hành lý đề đi về. Quả thật chúng tôi thật nặng lòng và buồn phiền chờ buổi kết thúc hội nghị. Chắc chúng tôi tham dự Hội Nghị lần này là mất công toi. Chúng tôi phải ăn nói ra sao với lãnh đạo đây? Một bất ngờ đã xảy ra. Sau khi bài tham luận chót được đọc thì đoàn Việt Nam được mời lên điễn đàn. Chúng tôi thật tình không chờ đợi một cử chỉ lịch sự như thế vào lúc chót. Tôi liền lên bục ngay sau khi Chủ Toạ Đoàn loan báo hội nghị được kéo dài thêm mười lăm phút. Lòng tôi thật vui sướng và tim tôi đập loạn xạ… Bằng giọng nói đầy xúc cảm, tôi bắt đầu trình bày luận đề. Đấu tranh, dù là có vũ trang, với mục tiêu loại bỏ sai quấy hay trừ bỏ bất công, đàn áp, hành động man rợ, hay để loại bỏ những chướng ngại ngăn cản sự tiến bộ của hoà bình là cái mở đầu, là giai đoạn đầu tiên cho một ngày kiến tạo và gìn giữ hoà bình. Danh ngôn của Hy Lạp đã nói muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh. Phải chăng là không có mâu thuẫn giữa chiến tranh và hoà bình, khi mà chiến tranh xâm lược đã giết chết hoà bình, mặt khác, chiến tranh có chính nghĩa là để giành được hoà bình, gìn giữ và bảo vệ nó. Chỉ có kẻ ngây thơ và trẻ con mới tin rằng chiến tranh là đối ngược với hoà bình, là hai mặt đối kháng lẫn nhau không thể nhân nhượng như thể giữa đêm và ngày. Ai có thể chấp nhận một quan điểm mơ hồ như thế? Tôi đã mang hết những lý lẽ tình cảm, chủng tộc, lịch sử, ngôn ngữ, kinh tế và xã hội để vận động cho chính nghĩa của Dân Tộc Việt Nam. Trong phần kết, tôi trình bày với người nghe bằng những ý như sau: “Thưa các bạn Ba Lan và Hung Gia Lợi, mới ngày hôm qua, các bạn đã đau khổ nhìn quê hương bị chia năm xẻ bảy; thưa các bạn người Hàn và người Đức, các bạn cũng đau đớn chịu nỗi bất hạnh như thế. Nhưng các bạn may mắn hơn chúng tôi là không phải thấy với chính mắt mình những nét mặt đau đớn, được nghe tận tai tiếng thét của những người, có cùng dòng máu chảy trong huyết quản, có con tim cùng chia sẽ những buồn vui với bạn, phải quằn mình đau đớn dưới bàn tay của những kẻ đao phủ.” “Tôi không biết, trong số những người đang nghe tôi ngày hôm nay, có ai đã, vì bó buộc của nghề nghiệp, phải tận mắt chứng kiến cảnh thân chủ của mình bị hành hình. Đó là thời Thực Dân chiếm đóng. Toà Án Hà Nội đã chỉ định tôi làm Luật Sư bào chữa cho một tên cướp biển người Hoa bị án tử hình, ngưởi này ở vịnh Hạ Long đã giết hơn mười hành khách trên một chiếc tàu. Tôi được chỉ định bào chữa cho hắn và phải có mặt khi hắn bị hành hình. Bản mặt hung ác của nó không làm ai cảm tình, nhưng ánh mắt cuối cùng khi hắn đút đầu vào máy chém làm tôi thấy tội nghiệp. Tôi nhìn nơi khác khi lưỡi dao rớt xuống cắt gọn ngang cổ hắn. Một dòng máu phụt ra, cái đầu rớt một bên, cái thân một bên rớt vào cái hòm với đầy mạt cưa”. “Thưa các bạn, cái máy chém đó, có từ thế kỷ trước. Nó chẳng những được dùng để chém đầu những kẻ phạm tội ác, mà còn dùng để chém đầu những người con yêu nước đang đấu tranh để thống nhất Tổ Quốc, để khủng bố dân lành và để trấn áp lòng yêu nước của họ.” “Và cầu Hiền Lương với tên gọi mang âm hưởng tử tế như thế lại là cây cầu chia cắt Việt Nam thành hai miền, phải chăng đó là lưỡi dao nhọn đâm thẳng vào da thịt của người dân, chia tách gia đình ở hai bên bờ không thể nhìn nhau với con mắt đầy lệ. Giòng sông không còn là nước chảy mà mang trong lòng nó những giòng nước mắt của phân ly, những giòng máu của những người can đảm vượt sông để rồi ngã xuống bởi những viên đạn bắn từ những con Tàu tuần cao tốc. Các bạn đồng nghiệp thân mến, trong suốt thời gian hành nghề, chúng ta ít nhất đã một lần chứng kiến cảnh chia tay của một cặp vợ chồng. Trong buổi hoà giải đầu tiên ở Toà, chắc các bạn đã không bao giờ quên nét căng thẳng của hai cha mẹ, và hơn thế nữa ánh mắt sợ hãi và đầy nước mắt của những đứa con hết nhìn cha rồi lại nhìn mẹ, hết nhìn mẹ rồi lại nhìn cha, chúng cảm thấy đau đớn trước thảm cảnh chia lìa của mẹ cha, trước sự sụp đổ của hạnh phúc gia đình, bi kịch của một sự đau khổ đã quét đi một gia đình mà chỉ mới hôm trước đây chung sức xây đắp một gia đình đầy ắp tiếng cười vui, nhưng ngày mai đây, mỗi người sẽ ngồi khóc trầm lặng trong một góc của mình trước nỗi bất hạnh không thể nào cứu vãn. Làm thế nào người thầy cãi chúng ta lại có thể dửng dưng trước một gia đình tan vỡ, nhất là khi cái gánh nặng buồn đau lại đổ trên vai của những đứa con?” “Hơn thế nữa, các đồng nghiệp thân mến, không phải chỉ có một gia đình bị tan vỡ mà hàng triệu gia đình đang kêu than và khổ não. Vĩ tuyến 17 không chỉ là một đường biên vô hình hay một đường chia tự nhiên của địa hình, mà là một làn sóng phóng đi những tiếng kêu van, trách móc và than khóc của hàng triệu người bị buộc phải xa lìa nhau mà không hề biết tại sao, sự tàn ác của những người đã bắt họ phải chịu đọa đầy vì cách chia và cô quạnh. Làn sóng đó cũng phát đi những tiếng uất hờn và hận thù của hàng chục ngàn người con yêu nước đã phải chết gục dưới làn đạn hay máy chém, duy nhất chỉ vì họ muốn sống trong một đất nước thống nhất, cho họ và cho người khác!” “Tôi vừa nhắc đến một từ ngữ thiêng liêng: Hoà Bình. Chúng ta tập trung với nhau ngày hôm nay ở đây là để gìn giữ Luật Pháp và Hoà Bình. Nhưng ở Hội nghị này, người ta đã nhân danh Hoà Bình đó để từ chối ghi chuyện của Việt Nam vào chương trình nghị sự. Một vài đồng nghiệp, chắc chắn là rất thiện chí, lại quan tâm đến chữ nghĩa hơn là ý nghĩa sâu thẳm của hai chữ Hoà Bình, đã cho rằng mọi đấu tranh có vũ trang không thể được Hội Nghị ủng hộ vì chúng ta phải bảo vệ Hoà Bình. May mắn thay họ đã nghĩ lại đúng lúc và lương tri đã thắng: chúng tôi đã đứng đây, trên diễn đàn này để mong mọi người quan tâm sâu sắc và ủng hộ những cố gắng của Việt Nam chúng tôi nhằm kiến tạo Hoà Bình và thống nhất lại Tổ Quốc.” “Chúng tôi thấu hiểu rõ ràng rằng, qua quá nhiều hy sinh mất mát trong Thế Chiến Thứ II, chịu đựng tàn phá cùa bom nguyên tử, sống những ngày như sắp tận thế, nhân loại trở nên tê liệt vì sợ hải, lại càng cảm thấy nhu cầu khẩn thiết được sống trong Hoà Binh và lại càng muốn gìn giữ nó! Nhưng sợ hãi đã trở thành nỗi ám ảnh, mâu thuẫn giữa Chiến Tranh và Hoà Bình đã được đơn giản hoá, bình dân hoá và càng trở nên mù mờ, từ đó cái định kiến Chiến Tranh và Hoà Bình là hai mặt đối kháng lại càng được củng cố. Cách suy nghĩ đó đã cản trở lối suy nghĩ biện chứng cho thấy quan hệ qua lại hai chiều của chúng. Người bình dân thường hay bám vào vào những suy nghĩ hời hợt của vấn đế, họ cũng thường hay lập nên những rào ngăn không thể vượt giữa ngôn từ, chữ này chối bỏ chữ kia. Bổn phận của chúng ta là phải vượt qua cách suy nghĩ chỉ nặng phần ngữ âm và cú pháp, để đào sâu từng ý nghĩa sinh động trong nội dung từng câu chữ, nhận thức chúng qua thực tế cụ thể và sinh động. Chúng tôi lúc nãy có nói đến câu danh ngôn Hy Lạp “Si vis pacem, para bellum” [Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh], chúng ta không nên hiểu nó như cái gì gây hại, mà phải hiểu là không có lằn ranh giữa chiến tranh và hoà bình.” “Chúng ta nhớ rằng năm 1938, ông Neville Chamberlain đã ký kết Hiệp Uớc Munich và tuyên bố rằng hoà bình đã được cứu vãn! Sai lầm: hiệp ước đó chỉ là một báo trước cho cuộc chiến xảy ra một năm sau đó! Ngược lại, một cuộc chiến với chính nghĩa và hợp pháp chống lại kẻ xâm lăng dành lại độc lập cho Tổ Quốc và tự do cho Nhân Dân, chấm dứt sự chia cắt hai miền, biến nước mắt vì khổ đau thành nước mắt của mừng vui là có phải chăng là một cuộc chiến báo hiệu cho một nền hoà bình công bằng, vững bền và thật sự, nó đoàn tụ những gia đình ly tán, chấm dứt việc khóc than của những kẻ vô tội, làm những nụ cười khô héo nở hoa trở lại trên môi, mang lại hạnh phúc và hy vọng cho trái tim, tìm được niềm vui của cuộc sống, được tái sinh trở lại như một con người. Trong ngôn ngữ của nhân loại, hay ít nhất là của chúng tôi, cuộc chiến đó tên gọi là Hoà Bình.” “Không phải bổn phận của chúng ta, những Luật Sư Dân Chủ, là làm dễ dàng cho việc thiết lập nền hoà bình như thế trên thế giới bằng cách ủng hộ những cuộc đấu tranh để có một kết thúc thực mỹ mãn. Cho phép tôi được nêu vấn đề để mong quí vị quan tâm. Tôi hy vọng rằng khát vọng của dân tộc tôi sẽ không bị biến thành thất vọng và tôi hy vọng nhận được những giúp đỡ động viên của quí vị để giúp dân tộc tôi cống hiến nhiều hơn nữa”. Những cố gắng đã mang lại thành công mỹ mãn và chúng tôi đã đạt được những gì mà dân tộc mong đợi. oOo Trở về Hà Nội, chúng tôi được khen ngợi nồng nhiệt bởi đã mang lại những thành quả bất ngờ mà chúng tôi gặt hái được ở Hội Nghị ở Bruxelles. Một buổi chiêu đãi để vinh danh chúng tôi được Bộ Ngoại Giao tổ chức (2) Về đến Hà Nội, tôi tràn ngập trong “vinh dự”. Khoa Trưởng của trường Luật, một trường đang chết, Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn, phó Khoa Trưởng Sư Phạm, giáo sư phụ trách việc giảng dạy về Văn Chương Pháp, thành viên ban chấp hành Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đồng thời cũng nằm trong ban bí thư của Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội, thành viên của Hội Huynh Đệ Việt – Pháp, Hội Huynh Đệ Liên Xô - Việt Nam, thành viên của Uỷ Ban Bảo Vệ Hoà Bình Thế Giới, chủ tịch sáng lập Câu Lạc Bộ Đoàn Kết Trí Thức… Đó là những “vinh dự” mà tôi mang, đủ để in đầy hai mặt của tấm danh thiếp (3). oOo Bài biện hộ cho chính nghĩa thống nhất đất nước bằng chiến tranh của luật sư Nguyễn Mạnh Tường thật hùng hồn. Nhờ vậy, ông đã chuyển bại thành thắng tại Bruxelles, và khi trở về đã được hưởng vinh dự, dù chữ vinh dự (d’honneurs) đã được ông để trong ngoặc kép. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã thuyết phục được các đồng nghiệp ngoại quốc của ông. Nhưng người Việt Nam thấy gì qua những lời hùng biện của vị luật sư danh tiếng này? Điều đáng nói là không phải luật sư Nguyễn Mạnh Tường là một trí thức ngây thơ, không biết gì về chế độ cộng sản. Ông đã hợp tác với cộng sản từ năm 1946, và vì biết rõ cộng sản, đã từ chối vào Đảng năm 1952. Ông từng nói: ”Chính vì không muốn lý trí của mình trở nên đồi bại mà không ít trí thức đã từ chối lời mời gia nhập Đảng“. Chính vì không muốn lý trí của mình trở nên đồi bại mà không ít trí thức đã từ chối lời mời gia nhập Đảng. - Nguyễn Mạnh Tường Sau khi thành công tại Bruxelles, trên đường về nước, ông được đoàn Luật sư Dân chủ Liên Xô đón tại Moscova. Trong một cuộc thảo luận riêng, ông đã nói về Đảng Cộng sản Việt Nam (khi đó còn mang danh Đảng Lao động) với các đồng nghiệp Liên Xô rằng: “…với niềm tin cho rằng mình là vô địch, Đảng nghĩ rằng mình có thể áp chế nhân dân, chơi đùa trên sinh mạng của họ, buông lơi Luật Pháp, hành động với sự tàn ác vô nhân tính như đã xảy ra trong đợt Cải Cách Ruộng Đất, một kỷ niệm đau buồn không bao giờ quên được trong tâm khảm của người dân. Vì vậy, vấn đề quan tâm là trách nhiệm của Nhà Nước và chính xác hơn, là trách nhiệm của bọn chuyên quyền đã thống trị nó”. Đã biết rõ những sai lầm nghiêm trọng của Đảng Cộng sản trong Cải Cách Ruộng Đất, và đặc biệt quan tâm về trách nhiệm của kẻ cầm quyền “chơi đùa trên sinh mạng” người dân, nhưng luật sư Nguyễn Mạnh Tường vẫn cổ võ cho chủ trương thôn tính miền Nam, mà ông gọi là “Chính nghĩa thống nhất đất nước”. …với niềm tin cho rằng mình là vô địch, Đảng nghĩ rằng mình có thể áp chế nhân dân, chơi đùa trên sinh mạng của họ, buông lơi Luật Pháp, hành động với sự tàn ác vô nhân tính như đã xảy ra trong đợt Cải Cách Ruộng Đất, một kỷ niệm đau buồn không bao giờ quên được trong tâm khảm của người dân. Vì vậy, vấn đề quan tâm là trách nhiệm của Nhà Nước và chính xác hơn, là trách nhiệm của bọn chuyên quyền đã thống trị nó. - Nguyễn mạnh Tường Được Hà Nội cử đi Bruxelles với nhiệm vụ vận động dư luận quốc tế ủng hộ cuộc chiến chiếm miền Nam, có viên chức cao cấp của Đảng đi kèm, tất nhiên không ai mong luật sư Nguyễn Mạnh Tường, trong dịp này lên tiếng chỉ trích những sai làm tại miền Bắc. Nhưng người ta có quyền mong rằng, khi nói về tình hình miền Nam, là một trí thức hàng đầu của Bắc hà, ít ra lời nói của ông cũng nên dựa trên sự thật. Nếu chưa đọc kỹ những lời biện hộ hùng hồn đã dẫn, xin hãy đọc lại để nhận ra những điều đáng phàn nàn. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nói rằng, từ rất sớm, chống đối vũ trang đã được tổ chức chống lại nhà cầm quyền miền Nam, mở đầu cho những bước thống nhất Đất Nước, và miền Nam đã tiến hành việc đàn áp đẫm máu những người mà họ cho rằng nuôi dưỡng những khuynh hướng nhằm thống nhất Tổ Quốc. Trong thời gian hai năm, từ 1954 đến 1956, tại miền Nam có những cuộc đánh dẹp các nhóm giáo phái võ trang, hay băng đảng lộng hành như Bình Xuyên. Các nhóm này không liên hệ gì tới nhu cầu thống nhất đất nước. Ngoài ra, còn hoạt động của các cán binh nằm vùng do Việt Minh để lại. Họ không phải là nhân dân nổi dậy đòi thống nhất. Miền Nam có bắt giữ một số trí thức như luật sư Nguyễn Hữu Thọ và giáo sư Phạm Huy Thông, nhưng cũng theo lời luật sư Nguyễn Mạnh Tường, các vị này đã “vượt ngục an toàn”. Nêu quý vị này là nạn nhân của những cuộc đàn áp đẫm máu, sao có thể vượt ngục an toàn. Thời gian này, nếu có những cuộc đàn áp đẫm máu ở đâu đó trên lãnh thổ VN, thì đó là chuyện xẩy ra tại miền Bắc, không phải miền Nam. Chỉ 5 tháng sau cuộc họp tại Bruxelles, tại Hà Nội, trong cuộc họp của Mặt Trận Tổ Quốc ngày 30 tháng 10, 1956, để thảo luận về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, chính luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói trước khi phát biểu: “Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã chết oan, không phải vì bàn tay của địch mà chính của ta”. Ngoài hàng trăm ngàn nạn nhân bị chết oan vì Cải Cách Ruộng Đất diễn ra công khai, còn những cuộc tàn sát tập thể diễn ra trong bóng tối. Chính luật sư Nguyễn Mạnh Tường, sau khi đã bị Đảng thất sủng, đã nhớ lại những bí mật được nghe vào thời về những làng mạc thôn xóm vì nghề nghiệp luật sư: “Thường khi, trong những túp lều tranh vào buổi tối, những người chủ kể cho tôi nghe những câu chuyện thương tâm buốt nhói. Trong cảnh tranh tối tranh sáng của hoàng hôn, ở bìa những cánh rừng, họ thấy từng hàng người lê chân, ốm đói như những bộ xương biết đi. Một giờ trôi qua, hàng loạt tiếng súng từ trong rừng vọng về kéo họ choàng dậy ra khỏi giấc ngủ đang say”. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết: “Chính nghĩa thống nhất Đất Nước phải được biện hộ trước diễn đàn quốc tế; dư luận quốc tế phải được thông tỏ chuyện gì đang xảy ra ở miền Nam Việt Nam”. “Thống nhất đất nước” là một chính nghĩa. Bảo vệ tính mạng tài sản và hạnh phúc của dân cũng là chính nghĩa. Người cầm quyền phải biết cân nhắc, dung hòa. Không thể cứng nhắc hy sinh chính nghĩa này để đạt chính nghĩa khác. Khi chủ trương “dư luận quốc tế phải được thông tỏ chuyện gì đang xảy ra ở miền Nam Việt Nam”, luật sư Nguyễn Mạnh Tường có nghĩ rằng dư luận quốc tế cũng phải được thông tỏ chuyện gì đang xảy ra ở miền Bắc Việt Nam? Những chuyện mà ông biết rõ còn tệ hại hơn tại miền Nam rất nhiều. Ngay khi vừa tới Bruxelles, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã gặp phái đoàn của Bắc Triều Tiên. Dù không có dịp gặp phái đoàn này, chắc ông cũng thừa biết cuộc chiến tranh Cao Ly kéo dài từ 1950 đến 1953 do Bắc Triều Tiên chủ xướng để thôn tính Nam Hàn bằng võ lực đã đẫm máu, tốn kém và vô ích như thế nào. Nhưng ông vẫn cổ võ cuộc chiến thôn tính miền Nam VN là cuộc chiến theo lời ông, “có tên gọi là Hòa Bình”. Tại Bruxelles, lúc đầu, khi yêu cầu của phái đoàn từ Hà Nội về một nghị quyết hậu thuẫn cho cuộc chiến thống nhất không được tích cực đón nhận, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã than vãn: “Chắc chúng tôi tham dự Hội Nghị lần này là mất công toi. Chúng tôi phải ăn nói ra sao với lãnh đạo đây?” (Nous aurons donc fait le voyage pour rien. Que pourrons-nous dire à nos dirigeants?) Một trí thức cỡ lớn như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, trước sự thành bại của một chủ trương lớn có liên hệ tới chiến tranh hay hòa bình của dân tộc mình, đáng lẽ ông chỉ nên quan tâm phải ăn nói thế nào với lương tâm mình, và lịch sử dân tộc. Đằng này, ông lo lắng “phải ăn nói ra sao với lãnh đạo đây?” Người cộng sản từng tỏ ra coi thường trí thức, chẳng phải là vô cớ. Những ai đã đọc qua lịch sử nước Pháp, giai đoạn xẩy ra cuộc cách mạng 1789, đều biết tới hình ảnh kinh sợ của cái máy chém. Nó đã được sử dụng liên tục, chém đầu từ vua, hoàng hậu, quý tộc, thứ dân, nhà báo, và cả các lãnh tụ cách mạng. Giới luật sư, ai chả biết công dụng của cái máy chém. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã vô cùng hiểm độc, dùng máy chém là biểu tượng của thời kỳ cai trị bằng sự khiếp sợ (Reign of Terror) trong lịch sử châu Âu để gắn liền với tình hình miền Nam VN: “Thưa các bạn, cái máy chém đó, có từ thế kỷ trước. Nó chẳng những được dùng để chém đầu những kẻ phạm tội ác, mà còn dùng để chém đầu những người con yêu nước đang đấu tranh để thống nhất Tổ Quốc, để khủng bố dân lành và để trấn áp lòng yêu nước của họ.” Tại miền Nam vĩ tuyến 17, từ 1954 đến 1956, có bao nhiêu người đã phải lên máy chém chỉ vì “đấu tranh để thống nhất Tổ Quốc”? Người viết chỉ còn nhớ rõ một trường hợp tử tội là ông Ba Cụt, nhưng không phải vì ông tranh đấu đòi thống nhất. Dù có đến hàng chục, và chắc không đến hàng trăm người phải lên máy chém tại miền Nam, ít ra họ cũng đã được xét xử tại tòa án theo thủ tục pháp lý thông thường, có luật sư biện hộ, chứ không đến nỗi bị xử và hành hình dã man như tại các “tòa án nhân dân” thời Cải Cách Ruộng Đất, hay âm thầm tại bìa rừng trong đêm tối mà luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã biết quá rõ. Chính ông đã nói 5 tháng sau về những sai lầm của Cải Cách Ruộng Đất rằng: “Quyền xử tử người một cách đơn giản như vậy trái với luật pháp: đó chỉ là một giải pháp chính trị mà thôi”. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã so sánh tình trạng đất nước chia đôi với “cảnh chia tay của một cặp vợ chồng”, và tự đặt câu hỏi: “Làm thế nào người thầy cãi chúng ta lại có thể dửng dưng trước một gia đình tan vỡ, nhất là khi cái gánh nặng buồn đau lại đổ trên vai của những đứa con?” Ông nói tới “những tiếng kêu van, trách móc và than khóc của hàng triệu người bị buộc phải xa lìa nhau mà không hề biết tại sao”, và “những tiếng uất hờn và hận thù của hàng chục ngàn người con yêu nước đã phải chết gục dưới làn đạn hay máy chém, duy nhất chỉ vì họ muốn sống trong một đất nước thống nhất, cho họ và cho người khác!” Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nói “những tiếng kêu van, trách móc và than khóc của hàng triệu người bị buộc phải xa lìa nhau mà không hề biết tại sao” là không đúng sự thật. Theo Hiệp định Genève, sau khi chia đôi đất nước, “mọi người ở Việt Nam được phép tự do quyết định vùng mà họ muốn sinh sống” (allow everyone in Viet-Nam to decide freely in which zone he wishes to live). Kết quả là 52 ngàn người dân đã từ miền Nam ra Bắc, và 800 ngàn người đã từ miền Bắc vào Nam. Cuộc ra đi tự nguyện của họ đã được dư luận gọi là “bỏ phiếu bằng chân”. Nói bó buộc phải ra đi là sai. Nói ra đi mà “không hề biết tại sao” cũng xa sự thật không kém. Sự tan vỡ của một dân tộc, cũng như một gia đình, tùy thuộc vào cả yếu tố tinh thần và vật chất, như niềm tin tôn giáo hay lý tưởng chính trị, và phẩm chất của cuộc sống; gồm cả lối sống và yên ấm bản thân. Những người ra đi đã trưởng thành đều biết rõ lý do sự chọn lựa của mình. Những người ra đi từ miền Nam là theo Cộng sản, khi đó còn nấp dưới mặt nạ Việt Minh. Những người ra đi từ miền Bắc vì sợ Cộng sản vô thần. Về phẩm chất của cuộc sống tại miền Bắc, ngoài những sai lầm giết hàng trăm ngàn người trong Cải Cách Ruộng đất, và những vụ thanh trừng bí mật, cuộc sống còn vô cùng cơ cực bởi rất nhiều điều vô lý khác. không những trong Cải Cách Ruộng Đất chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết thê thảm - Nguyễn mạnh Tường Chỉ năm tháng sau khi cổ võ cho “Chính nghĩa thống nhất đất nước bằng chiến tranh” tại Bruxelles, trong cuộc họp ở Hà Nội về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, chính luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói “không những trong Cải Cách Ruộng Đất chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết thê thảm”. Xin ghi lại mấy hậu quả sai lầm trong các khu vực khác bằng chính ngôn ngữ của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, như: “giai cấp công nhân đã phải lao động sản xuất hai năm nay mà không được bồi dưỡng đúng mức”; “Nào chèn ép các nhà kinh doanh tư nhân, nào lãng phí bao nghìn triệu trong khi thực hiện chính sách, nào tàn nhẫn với các người bán sức lao động cho mình, nào đưa ra thị trường sữa hư mà không bao giờ nghĩ đến tính mệnh của người ốm, của trẻ sơ sinh, nào tung ra bơ hỏng, thuốc lá mốc, phạm đến sức khỏe của nhân dân”; “quấy nhiễu nhân dân, tạo ra một đời sống thành thị điêu đứng cho tất cả”; “Hàng trăm, hàng nghìn công chức cũ về hưu, với gia đình của họ, trước đây sống bằng lương hưu trí, hai năm nay không được ai chiếu cố đến, chết dần chết mòn, có người đâm đầu xuống sông tự tử, có người hai lần uống độc dược để quyên sinh”. Vẫn theo lời luật sư Nguyễn Mạnh Tường, trong khi ấy, Đảng không cần để ý tới nhân sinh, mà chỉ quan tâm tới lập trường: “khi chọn một người vặn lái ô tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái và đã vặn lái bao năm, ta chỉ hỏi: “Có lập trường không?” Kết quả là từ hai năm nay, riêng trong thủ đô Hà Nội, hàng trăm tai nạn xảy ra do các người vặn lái ô tô có lập trường mà không nắm chuyên môn. Khi đưa tới bệnh viện một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là: Bệnh nhân thuộc thành phần giai cấp nào? Chữa cho địa chủ thì “mất lập trường”. Để nó chết mới chứng minh mình có “lập trường giai cấp”. Cùng trong bài phát biểu tại Hội nghị ở Hà Nội cuối tháng 10, 1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường nói: “Ngay trong thủ đô ta hiện thời, qua Đại hội lần thứ 3 của Mặt trận Thành, ta thấy phản ảnh ý muốn của bao nhiêu đồng bào muốn đi Nam. Ta nghĩ đến các đồng bào, trong thời kỳ kháng chiến, gạt nước mắt mà trở về Hà Nội. Nếu cách mạng mang lại cho họ ánh sáng và hạnh phúc, sao lại có người lo ngại trước cách mạng, đau đớn vì cách mạng? Các người ấy không phải thuộc thành phần kẻ thù của cách mạng, trái lại thuộc thành phần cơ bản trong nhân dân, như nông dân, công nhân”. Ấy vậy mà 5 tháng trước, ông nói trước các đồng nghiệp ở Bruxelles rằng những người ra đi đã kêu than vì bị bó buộc, và không hiểu tại sao phải ra đi. Còn việc ông nói “hàng chục ngàn người con yêu nước đã phải chết gục dưới làn đạn hay máy chém” chỉ vì muốn thống nhất, thì nhiều cán bộ cộng sản sống vào thời thịnh vượng nhất của miền Nam năm 1956 cũng có thể làm chứng là điều này không thật. Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ cũng ghi nhận: “Từ 1954 đến 1956 đất nước vui hưởng cảnh tương đối yên tĩnh vì các cán bộ Cộng sản để lại miền Nam chỉ chuyên về ‘tranh đấu chính trị’”. Trên thế giới này, có nước nào, có luật lệ nào, có đạo lý nào cổ võ việc một cặp vợ chồng ly dị hợp pháp phải tái hợp bằng võ lực? Là một luật gia tài ba, chính ông Nguyễn Mạnh Tường đã thừa nhận việc chia đôi Việt Nam thành hai phần là “rất đúng Luật về mặt hình thức”. Ông đã ví sự phân chia này với hoàn cảnh một cặp vợ chồng ly dị, gây ra đau khổ cho các con. Nhưng không phải tự nhiên mà một dân tộc phải phân ly hay một cặp vợ chồng ly dị. Chia ly vì không thể ở với nhau, vì bạo hành, gian trá hay phản bội. Cũng đã có những trường hợp phân ly rồi tái hợp. Nhưng chỉ có thể tái hợp khi những nguyên nhân đã gây ra phân ly thay đổi, hay không còn nữa. Và tái hợp chỉ thành tựu khi được sự thỏa thuận của các bên liên hệ. Trên thế giới này, có nước nào, có luật lệ nào, có đạo lý nào cổ võ việc một cặp vợ chồng ly dị hợp pháp phải tái hợp bằng võ lực? Là người đã biết rõ những tệ hại của xã hội miền Bắc, nếu là người thực sự có từ tâm, luật sư Nguyễn Mạnh Tường nên mừng cho một nửa dân tộc mình đã thoát được cảnh lầm than, không phải khốn khổ như nửa còn lại phải chịu đựng dưới sự lãnh đạo của Đảng như ông chứng kiến. Nhưng ngược lại, ông đã bất chấp sự thật, cổ võ cho chủ trương dùng chiến tranh để chế ngự nửa dân tộc may mắn kia để bắt họ phải, chẳng những không được chung cảnh ngộ với nửa kém may mắn, mà còn bị đẩy xuống một mức thấp kém hơn. Làm như vậy, khác gì trao trứng cho ác, trong khi vận động dư luận tin rằng đó là việc làm cao cả. Đứng trước cảnh một gia đình ly dị hợp pháp, một luật sư có lương tâm có bao giờ ủng hộ việc dùng võ lực để bắt nửa gia đình đã thoát cảnh bị bạc đãi trở lại sống dưới bàn tay sắt của kẻ vũ phu? Bài biện hộ hùng hồn của luật sư Nguyễn Mạnh Tường cho chủ trương thống nhất bằng chiến tranh đã có kết quả tốt. Ông viết: “Những cố gắng đã mang lại thành công mỹ mãn và chúng tôi đã đạt được những gì mà dân tộc mong đợi”. Khi nói “chúng tôi đã đạt được những gì mà dân tộc mong đợi”, ít nhất đã có sự lạm dụng hai chữ “dân tộc”. Không ai chối cãi rằng, nhờ luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Đảng cầm quyền miền Bắc đã đạt được sự ủng hộ của Hội nghị Bruxelles cho chủ trương dùng chiến tranh để lấy miền Nam. Nhưng đây có phải là điều cả dân tộc mong đợi? Dân tộc là tất cả mọi người “từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu”. Ít nhất đa số trong nửa dân tộc sống ở Nam vĩ tuyến 17 không muốn bị thống nhất bằng chiến tranh; họ cũng chẳng muốn thống nhất miền Bắc bằng chiến tranh. Họ chỉ muốn một cuộc sống no đủ và yên ổn, để đợi ngày có thể thống nhất trong hòa bình. Ngay nửa dân tộc sống tại miền Bắc, đã chắc gì tất cả đều mong đợi thống nhất bằng chiến tranh, để cả nước sống dưới quyền cai trị của cộng sản. Chính luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói vào tháng 10 năm 1956: “Ngay trong thủ đô ta hiện thời, qua Đại hội lần thứ 3 của Mặt trận Thành, ta thấy phản ảnh ý muốn của bao nhiêu đồng bào muốn đi Nam”. Thành ra, ghi nhận của luật sư Nguyễn Mạnh Tường sẽ trung thực hơn, nếu hai chữ “dân tộc” được thay bằng “Đảng”: “Những cố gắng đã mang lại thành công mỹ mãn và chúng tôi đã đạt được những gì mà Đảng mong đợi”. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường còn diễn tả sai lạc việc áp dụng câu nói “muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (nguyên văn lời ông: La sagesse latine nous apprend que, pour avoir la paix, il faut préparer la guerre). Chuẩn bị khác với phát động. Muốn có hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh để đối phương sợ mà không đánh. Chuẩn bị rồi mà vẫn bị đánh, thì phải đỡ; đó là chuyện khác. Chẳng cần phải có hai bằng tiến sĩ của Pháp năm 22 tuổi mới có thể phân biệt được sự khác nhau giữa chuẩn bị chiến tranh và phát động chiến tranh. Nói như vậy không phải có ý dám mỉa mai, mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Luật sư Nguyễn Mạnh Tường thừa biết sự khác biệt giữa chuẩn bị chiến tranh và chủ động chiến tranh, nhưng ông đã vận dụng khả năng xuất chúng của mình, hai lần diễn tả sai lạc danh ngôn của người xưa, để giúp cộng sản biến chủ trương bành trướng bằng võ lực của họ thành cuộc chiến có chính nghĩa vì dân tộc. Ngay hành vi gây chiến đã đối nghịch với hòa bình. Thế mà luật sư Nguyễn Mạnh Tường cả quyết rằng: “Chỉ có kẻ ngây thơ và trẻ con mới tin rằng chiến tranh là đối ngược với hoà bình”! Ngay cả kẻ ngây thơ và trẻ con cũng không thể cho rằng “chuẩn bị chiến tranh” và “gây chiến” giống nhau. Xin mời quý độc giả đọc lại lần nữa cuộc chiến “tên gọi là Hòa Bình” theo sự cổ võ của luật sư Nguyễn Mạnh Tường: “một cuộc chiến với chính nghĩa và hợp pháp chống lại kẻ xâm lăng dành lại độc lập cho Tổ Quốc và tự do cho Nhân Dân, chấm dứt sự chia cắt hai miền, biến nước mắt vì khổ đau thành nước mắt của mừng vui là có phải chăng là một cuộc chiến báo hiệu cho một nền hoà bình công bằng, vững bền và thật sự, nó đoàn tụ những gia đình ly tán, chấm dứt việc khóc than của những kẻ vô tội, làm những nụ cười khô héo nở hoa trở lại trên môi, mang lại hạnh phúc và hy vọng cho trái tim, tìm được niềm vui của cuộc sống, được tái sinh trở lại như một con người. Trong ngôn ngữ của nhân loại, hay ít nhất là của chúng tôi, cuộc chiến đó tên gọi là Hoà Bình.” Trước hết nói về “một cuộc chiến với chính nghĩa và hợp pháp chống lại kẻ xâm lăng dành lại độc lập cho Tổ Quốc và tự do cho Nhân Dân”. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã thừa nhận việc chia đôi đất nước theo Hiệp định Genève là đúng luật. Ở đây ông nói tới một cuộc chiến để xóa bỏ tình trạng hợp pháp đó, và gọi là cuộc chiến hợp pháp! Lý luận của ông mâu thuẫn lạ lùng. Rồi đến việc “chống lại kẻ xâm lăng dành lại độc lập cho Tổ Quốc”: Năm 1956 là thời hạn chót Pháp rời khỏi Việt Nam, không có kẻ xâm lăng nào còn ở Nam Việt Nam, nên không có đe dọa nào cho nền độc lập của Tổ Quốc, trừ những đe dọa từ phía thế giới cộng sản. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường không nêu ra bằng cớ về tình trạng mất độc lập của miền Nam, nhưng ông đã xác nhận tình trạng lệ thuộc nước ngoài của miền Bắc: “Cá nhân tôi, qua những quan sát, phân tích và suy nghĩ, tôi đã đi đến một số kết luận về những sai lầm của Đảng. Thứ nhất, cái mà giáng lên ngay cả những người ít học nhất, là thái độ nô lệ thần phục hoàn toàn trước hai “ông anh lớn” Liên Xô và Trung Quốc. Sự thần phục hoàn toàn không chỉ ở mức độ chủ thuyết mà họ là người biện hộ cho tính chính thống của Liên Xô và Trung Quốc, mà còn biểu hiện ngay trong cách ăn mặc, hội họp riêng chung, cung cách chào hỏi nhau và cả đến lối sống v.v. Việt Nam đã mất bản sắc dân tộc để trở nên một khuôn rập phản ảnh hai nước Liên Xô và Trung Quốc…” Bây giờ nói tới cuộc chiến “dành tự do cho Nhân Dân”: Riêng cái bẫy mang tên “Trăm hoa đua nở” và vụ Nhân Vân-Giai Phẩm đã đủ cho thấy Nhân dân miền Bắc cần tự do dân chủ hơn miền Nam. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã tự nói ra điều này: “Sự lừa dối mà cộng sản đã tung ra phong trào Trăm Hoa Đua Nở, không phải để giải phóng họ ra khỏi những xiềng xích mà để lật mặt nạ của những kẻ ngây thơ tin rằng đã đến lúc có tự do ngôn luận đáp ứng những ước vọng dân chủ của mình. Không thể nào có chuyện một đảng cộng sản độc quyền chính trị lại có thể tự mình thích nghi được với những tự do dân chủ…” Vậy, làm thế nào để một đảng độc tài cai trị miền Bắc đang bị lệ thuộc vào Liên Xô và Trung Quốc, có thể phát động một cuộc chiến dành lại độc lập và đem lại tự do dân chủ cho nhân dân miền Nam? Dù gọi bằng bất cứ tên gì, dù có chính nghĩa hay không, mọi cuộc chiến đều đưa đến hậu quả tất yếu là hận thù. Chiến tranh gây đổ máu, chết người, đau khổ, kẻ thắng, người bại. Khi chiến tranh kết thúc, kẻ thắng là “anh hùng”, kẻ bại là “ngụy”. Kẻ thắng có toàn quyền định đoạt về sinh mạng và tài sản của kẻ bại. Kẻ bại không còn gì, ngoài thù hận trong lòng. Không thể có công bằng trong cuộc sống chung giữa anh hùng và ngụy. Những gia đình ly tán Bắc Nam đã ly tán xa hơn nữa giữa các châu lục. Những kẻ vô tội không chấm dứt khóc than, mà khốn khổ chất chồng trong các trại cải tạo và vùng kinh tế mới. Những con người còn sót lại trong chiến tranh không tái sinh trong cuộc sống với niềm vui và nụ cười, mà biến thành con vật. Đây không phải là lý luận hay giả tưởng, mà là thực tế đã được chứng nghiệm. Mục đích sự thống nhất một dân tộc phân ly hay tái hợp một gia đình tan vỡ là để vui hưởng cuộc sống chung, cùng nhau xây dựng tương lai, chia ngọt sẻ bùi, không phải là cưỡng bách người nọ làm nô lệ cho người kia, người nọ cướp của và hành hạ người kia. Sau khi thống nhất đất nước bằng chiến tranh 35 năm trước, bên thắng đã vơ vét mọi thứ từ bên thua, thượng vàng hạ cám; ngay đến cái tên thân yêu từ bao nhiêu đời của miền Nam là “Sài Gòn”, cũng bị lấy mất. Theo ngôn ngữ thông thường, lấy lén gọi là ăn trộm; cưỡng đoạt bằng sức mạnh là ăn cướp. Như thế là theo đuổi chính nghĩa thống nhất, hay “chính nghĩa” ăn cướp? Trong những năm 1989-1990, cả nước bàng hoàng thất vọng và kinh hoàng trước tội ác của những đảng viên biến chất, nhiều quan chức cao cấp của Đảng và của Nhà Nước đã hành xử như những băng đảng trộm cướp, đã nuốt nhiều tỉ đồng của công quỹ để thoả mãn ham muốn đê tiện của mình.- Nguyễn Mạnh Tường Luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết: “Trong những năm 1989-1990, cả nước bàng hoàng thất vọng và kinh hoàng trước tội ác của những đảng viên biến chất, nhiều quan chức cao cấp của Đảng và của Nhà Nước đã hành xử như những băng đảng trộm cướp, đã nuốt nhiều tỉ đồng của công quỹ để thoả mãn ham muốn đê tiện của mình”. Không phải đợi đến năm 1989-1990 các đảng viên cao cấp mới biến chất và hành động như kẻ cướp. Họ đã hành động như thế từ khi đất nước thống nhất bằng chiến tranh năm 1975. Và trước đó, chính luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã biết rõ mặt thật của họ từ năm 1956. Thế mà ông đã cổ võ cho họ dùng chiến tranh để khống chế cả nước. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nói vào tháng 10, 1956: “Nếu không có quyết nghị lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô, nếu không có những sai lầm cực kỳ tai hại trong Cải Cách, ta chưa mở mắt được, ta sẽ còn thấy bao nhiêu máu oan chảy thành suối thành sông, bao nhiêu người kính yêu cách mạng mà vẫn đau sót rời bỏ cách mạng. Tuy ta phải trả một giá quá cao, nhưng bây giờ ta biết rõ nguyên do của các đau khổ của ta: ta thiếu dân chủ”. Quyết nghị lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô ra đời từ tháng Hai 1956, những sai lầm cực kỳ tai hại trong Cải Cách cũng sẩy ra từ trước, nghĩa là luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã mở mắt khi ông được cử đi dự Hội nghị Bruxelles. Ông đã biết miền Bắc phải trả giá quá cao, và ông nhẫn tâm dọn đường để miền Nam cũng phải trả cái giá đó. Dân miền Nam đâu phải người nước ngoài, hay kẻ thù của miền Bắc. Họ là nửa khối dân tộc Việt, cũng có những vui buồn ước mơ như mọi người Việt khác. Tại sao coi việc gây chiến để khống chế họ là theo đuổi mục tiêu vì dân tộc và hòa bình? oOo Vì thiết tha đến sự nghiệp của cách mạng, ông đã hy sinh tài sản và năng lực tận tình giúp chính quyền cách mạng. Nhưng khi băng đảng cầm quyền nhân danh cách mạng để mưu định những việc làm có hại cho tiền đồ dân tộc, như chiếm miền Nam bằng võ lực, mà ông vẫn tận tình giúp họ, không màng tới phúc lợi của toàn thể dân tộc, là góp phần vào việc làm có hại Kết luận bản điều trần về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất tại Hà Nội ngày 30 tháng 10, 1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường khẳng định: “tôi là một người thiết tha đến sự nghiệp của cách mạng và tiền đồ của dân tộc”. Có thể nói, vì quá thiết tha đến sự nghiệp của cách mạng, ông đã tiếp tay cho những việc làm phương hai đến tiền đồ dân tộc. Vì thiết tha đến sự nghiệp của cách mạng, ông đã hy sinh tài sản và năng lực tận tình giúp chính quyền cách mạng. Nhưng khi băng đảng cầm quyền nhân danh cách mạng để mưu định những việc làm có hại cho tiền đồ dân tộc, như chiếm miền Nam bằng võ lực, mà ông vẫn tận tình giúp họ, không màng tới phúc lợi của toàn thể dân tộc, là góp phần vào việc làm có hại. Ông có thể nghĩ rằng giúp đỡ cách mạng là một cách phục vụ dân tộc. Tuy nhiên, Cách mạng chỉ dùng ông để phục vụ Đảng, như đạt thắng lợi cho chủ trương của Đảng tại Bruxelles. Nhưng Cách mạng không muốn ông chỉ trích và sửa sai Đảng, để phục vụ dân tộc qua điều trần về Cải Cách Ruộng Đất. Đó là lý do Đảng vinh danh ông sau Bruxelles, và chỉ 5 tháng sau, hạ bệ ông sau điều trần ở Hà Nội. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường không còn nữa. Nhưng lời nói và việc làm của ông vẫn còn đó. Trên đường từ Bruxelles về nước, ông đã có dịp nói với các đồng nghiệp ở Moscova về trách nhiệm của giới lãnh đạo rằng: “dù đã thực hiện được nhiều chuyện tốt cho dân chúng họ vẫn không thể được miễn trách cho những chuyện xấu mà họ đã gây ra”. Điều này cũng có thể áp dụng cho chính ông. Ngoài ra, nêu ra việc làm của luật sư Nguyễn Mạnh Tường trên nửa thế kỷ trước về cuộc chiến thống nhất đất nước, còn là nhắc lại một kinh nghiệm, một bài học cho trí thức hôm nay, và mai sau. Đinh Từ Thức. --------------- Chúthích: [*] Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học tại trường Albert Sarraut và đỗ tú tài năm 16 tuổi. Sau đó du học tại Đại học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa (Luận án: L'individu dans la vieille cité annamite, Code des Lê. D.E., Droit, Montpellier, Imp. de la Presse Montpellier 1932) và Tiến sĩ Quốc gia văn chương (với luận án L'Annam dans la littérature française, D.E., Lettres, Montpellier 1932). Báo chí thời ấy đã coi người thanh niên Việt Nam trong một năm đỗ 2 bằng tiến sĩ là hiện tượng chưa từng có trong nền giáo dục đại học Pháp. Bạn tri âm của ông là Nguyễn Văn Huyên, người cũng làm luận án Tiến sĩ Văn khoa tại Pháp. Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat), hay còn gọi là trường Bưởi (từ 1945 đổi tên thành trường Trung học Chu Văn An). Bất mãn với chính sách kỳ thị của Pháp khiến ông bỏ dạy và mở văn phòng luật sư tại hai biệt thự số 1 và số 2 phố Mai Xuân Thưởng. Về sau gia đình đã hiến tất cả cho Nhà nước, làm trụ sở cơ quan tiếp dân của Thanh tra Chính phủ. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp ông làm luật sư và dạy học tại Thanh Hoá và khu ba nói chung, giữ chức vụ Phó Giám đốc Trường Sư phạm cao cấp liên khu Bốn. Đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông trở về Hà Nội, là giáo sư trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa Đại học Luật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Đoàn Luật sư, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Hà Nội; thành viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Hội Hữu nghị Việt-Pháp, Hội Hữu nghị Việt-Xô và Uỷ ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới, sáng lập viên Câu lạc bộ Đoàn Kết, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu giáo dục. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự hội nghị trù bị Đà Lạt, dự các hội nghị hoà bình thế giới ở Bắc Kinh và Vienna. Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ: a. Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ. b. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân ông trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng. Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi... nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20 tháng 11 cùng năm, Nhân Văn chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn Ngữ và Đào Duy Anh. Ngày 30 tháng 10 năm 1956 luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp. Ông mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi. (Trích tiểu sử đăng cuối bản dịch của Nguyễn Quốc Vĩ) 1- Phần trích nhiều trang này, từ trang 9 đến trang 13 theo bản dịch của Nguyễn Quốc Vĩ trên Internet, tương ứng với nguyên bản trong sách tiếng Pháp do Quê Mẹ xuất bản năm 1992 từ trang 31 đến 40. Trong phần này, tuy có vài chỗ khó hiểu, như mấy chữ “La sagesse latine” (trang 34) đã được dịch là “danh ngôn của Hy Lạp” thay vì danh ngôn La Tinh. Ngoài ra, phái đoàn Hà Nội đi Bruxelles gồm 4 người (trang 32), ngoài trưởng đoàn Nguyễn Mạnh Tường, còn ông Nguyễn Huy Mẫn, luật sư Công giáo; Lê Văn Chất, chánh thẩm tòa án mặt trận, và Bùi Lâm, nhân vật cao cấp trong Đảng và là phụ thẩm tòa mặt trận, nhưng trong bản dịch chỉ thấy tên ông Nguyễn Huy Mân. Tuy nhiên, vì bản dịch của Nguyễn Quốc Vĩ đã được phổ biến rộng rãi trên ít nhất 5 websites sau đây, nên phần trích cũng theo đúng bản dịch này, để tiện việc tham khảo. Xin thành thật cám ơn dịch giả Nguyễn Quốc Vĩ. http://www.talawas.org/?p=15410 http://www.viet-studies.info/NMTuong/NMTuong_HoiKy.htm http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4362 http://saigonecho.com/pdfs/KeBiMatPhepThongCong.pdf http://danluan.org/node/3465 2- Cuối trang 26 theo bản dịch, trang 71 bản tiếng Pháp. 3- Đầu trang 27 theo bản dịch, trang 75 bản tiếng Pháp. - Những trích dẫn khác trong bài về luật sư Nguyễn Mạnh Tường đều nằm trong bản dịch cuốn “Un Excommunié” của Nguyễn Quốc Vĩ, hay trong bản điều trần bằng tiếng Việt của luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc tại cuộc họp của Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội ngày 30 tháng 10, 1956, về những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất. Long Điền tóm lược các nhận định về Cuộc Chiến Việt nam của GS Nguyễn Mạnh Tường: 1-Trước những sự kiện tàn ác giết người trong Cải Cách Ruộng Đất, sau đó Hồ Chí Minh đã công khai xin lỗi đồng bào, nên GS Nguyễn Mạnh Tường đã kịch liệt phê phán sai lầm của lãnh đạo đảng CSVN. 2-Những thủ đoạn của CSVN như “thà giết oan 10 người còn hơn bỏ sót 1 kẻ địch” cũng đã được GS phân tích và xem đó là những sai lầm hệ trọng. 3-Trong thời chiến tranh nhiều vụ án oan phải được giải quyết công bằng, không thể để chính trị lấn áp pháp lý. Muốn kết án ai phải có bằng chứng xác đáng v.v… Những lời phê phán đó lập tức CSVN đã có thái độ trả thù, cúp hết các quyền lợi nhu yếu phẩm, dồn cả gia đình của GS Tường vào cảnh đói khổ, cùng cực. 4-Nhưng trong nhận thức của GS về sự thống nhất đất nước sau Hiệp Định Genève không thuyết phục mọi người khi ông cho rằng: Công nhận việc chia đôi đất nước theo HĐ Genève là hợp pháp, nhưng để thống nhất đất nước sau 1956 cần phải cổ võ chiến tranh thôn tính Miền Nam, những lập luận đó hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. 5-Những trí thức Miền Bắc dù tận tụy phục vụ cho chế độ nhưng chỉ cần làm sai ý định của đảng là bị trả thù và cô lập (vì GS được nhiều người kính trọng nên CSVN không thể thủ tiêu, nên chúng dùng thủ đoạn hèn hạ để đối xử.) 14- Bùi Tín Bùi Tín(1927- ) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_T%C3%ADn Bùi Tín (sinh năm 1927) là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là con của Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông học ở Huế. Hoạt động cách mạng Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông trở thành người hoạt động chính trị về mặt báo chí. Sau đó ông gia nhập Việt Minh. Ông đã chiến đấu trên hai mặt trận: cầm súng như một người lính (ông nhập ngũ năm 18 tuổi) và viết lách như là một nhà báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam với bút danh Thành Tín. Theo các tài liệu công bố tại Hoa Kỳ, Bùi Tín có tham gia trong việc phỏng vấn các tù nhân Hoa Kỳ [1] và ngoài ra có tham dự việc lấy lời khai của John McCain.[1][2]. Bùi Tín đã có mặt ở dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975 với tư cách phóng viên chiến trường. Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, làm đến Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật. Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 Trong các hồi ký và bài viết của mình kể từ khi tỵ nạn tại Pháp, ông tự nhận là Đại tá và là sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc Lập, là người đi cùng đơn vị xe tăng đầu tiên đâm đổ cổng Dinh Độc Lập, và là người trực tiếp chấp nhận tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.[3][4] Điều này được ghi nhận trong sách của các tác giả người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam, như Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman và Vietnam: A History của Stanley Karnow, nhưng mâu thuẫn với lời kể của các nhân chứng của sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong đó có lời kể do chính Bùi Tín viết trong vòng vài năm sau sự kiện. Về "quân hàm Đại tá" tại thời điểm 30 tháng 4 năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định rằng vào thời điểm đó Bùi Tín chỉ mang quân hàm Thượng tá.[5] Về chi tiết Bùi Tín "là sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam có mặt sớm nhất tại dinh Độc Lập", lời kể của một số nhân chứng, trong đó có cả Bùi Tín, khẳng định rằng khi Bùi Tín đến Dinh Độc Lập thì tại đó đã có mặt các sĩ quan cao cấp hơn của Quân đội Nhân dân Việt Nam như Đại tá Nguyễn Công Trang, Thiếu tướng Nam Long: Trong bài ghi nhanh của Bùi Tín (với bút danh Thành Tín) nhan đề Sài Gòn trong những giờ phút Lịch sử đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 2 tháng 5 năm 1975, ông thừa nhận sĩ một sĩ quan cao cấp hơn mình là Phó Chính ủy Quân đoàn 2, Đại tá Nguyễn Công Trang, đã có mặt tại dinh Độc Lập trước ông. [6] Cũng thông tin này được Bùi Tín viết trong ký sự Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử xuất bản năm 1978[7] Theo bài viết xuất bản năm 1985 của nhà báo Nguyễn Trần Thiết, người đi cùng Bùi Tín trên suốt chặng đường vào dinh Độc Lập, khi ông cùng Bùi Tín vào dinh thì được Thiếu tướng Nam Long, phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Đại tá Công Trang đón tiếp.[8] Còn khi Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh thì đoàn nhà báo còn đang ở sở chỉ huy quân đoàn 3 đóng tại Củ Chi.[9] Trong hồi ký của mình[5], Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định Bùi Tín chỉ tới Dinh Độc Lập sau khi Tổng thống Dương Văn Minh từ đài phát thanh trở về. Về việc "trực tiếp tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh": Trong bài viết về sự kiện 30 tháng 4, nhà báo người Đức Borries Gallasch tường thuật sự kiện kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên của Quân giải phóng Miền Nam tiến vào Dinh Độc lập cho đến khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. Ông kể những gì mình chứng kiến về diễn biến quá trình Đại úy Phạm Xuân Thệ bắt Tổng thống Dương Văn Minh và Trung tá Bùi Văn Tùng tiếp nhận đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn. Trong toàn bài tường thuật, ông không có lời nào nhắc đến Bùi Tín[10] Trở thành đối lập Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo l'Humanité (Nhân Đạo), rồi quyết định xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền theo cách của ông. Ban đầu ông phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng cộng sản. Dần dần, quan điểm của ông ngả sang phê phán cả chế độ cộng sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ "thật sự và nhanh chóng" ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam coi ông là kẻ phản bội Cách Mạng. Một số ý kiến chỉ trích ông và một số khác lại tôn vinh ông vì hành động này, thực ra ông tín thuộc thành phần bảo thủ chống lại việc cải cách, đổi mới của việt nam lúc đó (1989) khi sang pháp ông đần dần chuyển sang chống đối cả những việc mà ông ta cho là tốt đẹp khi xưa[cần dẫn nguồn] Hiện nay ông vẫn là nhà báo[cần dẫn nguồn] và viết bài bình luận tình hình chính trị Việt Nam trên các hãng thông tấn nước ngoài. Hai tác phẩm nổi tiếng của ông viết sau khi ra nước ngoài là Hoa xuyên tuyết và Mặt thật. Cuốn Hoa xuyên tuyết được có mặt trong nhiều danh sách tài liệu tham khảo của các dự án nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam, ví dụ [3]. Xem thêm Bất đồng chính kiến ở Việt Nam Chú thích ^ a b Hearings before the Select Committee on POW/MIA Affairs, United States Senate, November 7, 1991. See transcript pages 461 ff. [1] ^ McCain, John; Mark Salter (2002). Worth the Fighting For. Random House. ISBN 0-375-50542-3. pp. 245–247. ^ Bui Tin, “Vietnam: The Betrayal of A Revolution; Victims of Discredited Doctrine, My People Now Look to America”, 'The Washington Post', 20 tháng 10 năm 1991. Trích: "On the morning of April 30, 1975, as Saigon fell to our forces, I was with the first tank unit to crash through the gates of the presidential palace in the South Vietnamese capital. Though I was then serving as a correspondent for our army newspaper, I was the senior officer present, and my comrades insisted that I accept the surrender from General Duong Van "Big" Minh, the last head of the defeated Saigon government. " ^ BBC Việt ngữ, Ngày 30.04.1975 trong Dinh Độc Lập ^ a b Nguyễn Công Trang, Kỷ niệm một thời trận mạc, NXB. Quân đội nhân dân, 2007, phân loại DDC: 959.7043, phân loại BBK: V6(1)7-49, Thư viện quốc gia Việt Nam ^ Thành Tín, Sài Gòn trong những giờ phút Lịch sử[2], tr. 1,4, Quân đội Nhân dân, số 5028, thứ Sáu 2 tháng 5 năm 1975 ^ Thành Tín, Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1978. Trích trang 63: "Ngày 30-4 ấy, những cuộc gặp mặt trong dinh "Độc Lập" thật thú vị...vừa bước lên thềm dinh "Độc Lập" tôi gặp ngay anh Công Trang phó chính ủy quân đoàn 2" ^ Nhiều tác giả, 30 tháng 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr.84, 85. Trích trang 85: "Thiếu tướng Nam Long, Đại tá Công Trang niềm nở tiếp các nhà báo (anh Thành Tín và tôi) ngay tại bực lên xuống ở Dinh Độc Lập. Các anh cho biết: 'Tụi chúng nó ngồi chật cả hai phòng trên gác và một phòng dưới nhà. Các anh lên đó hỏi cung." ^ Nhiều tác giả, 30 tháng 4, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr.81, 82. ^ Börries Gallasch, Bruder Minh, fürchte dich nicht, SPIEGEL, số 21/1975, 19/5/1975, tr. 94-98 http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-30-thang-4-2010-92439619.html Tuyên bố của nhà báo Bùi Tín nhân ngày 30-4-2010. Thứ Năm, 29 tháng 4 2010 Hình: Bui Tin Ngay 30/4/1975: Nhà báo Bùi Tín gặp Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu và một số người trong nội các Sài Gòn Gần đây Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân ở Hà Nội đã mở hội nghị để viết lại tài liệu lịch sử về ngày 30-4-1975, với ý định được tuyên bố là «thuật lại thật chính xác những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy tại Dinh Độc lập giữa Sài Gòn»’. Thật đáng tiếc là tài liệu được tạo nên có một số điều sai sự thật. Là một người chứng kiến tại chỗ, tôi buộc lòng phải lên tiếng, không hề vì động cơ cá nhân. Tôi giữ thái độ trung thực, tôn trọng sự thật đúng như nó có, không tô vẽ gì thêm - không tự vẽ thêm râu ria - cũng không để ai khác nhận vơ những điều chính tôi đã phát biểu. Trong tài liệu nói trên của Bộ Tổng tham mưu, không hề nói gì đến chuyện tôi, Bùi Tín, lúc ấy là Thượng tá QĐND, cũng là cán bộ cao cấp duy nhất chứng kiến sự đầu hàng của nội các Dương Văn Minh vào buổi trưa và xế chiều ngày 30-4-1975 tại «Dinh Độc Lập». Tôi không hề mảy may có ý tranh dành tiếng tăm hay vinh dự gì trong thời điểm lịch sử này. Biết bao liệt sỹ của 2 bên đã nằm xuống, trong đó có nhiều bạn thân, đồng đội, anh em, con cháu trong dòng họ của tôi. Việc tranh dành công trạng là điều tôi coi là xấu xa đáng sỉ nhục. Nhưng lịch sử là lịch sử. Sự thật lịch sử cần tôn trọng tuyệt đối. Nói sai lịch sử về một số chi tiết có thể gây nghi ngờ về nhiều điều lớn hơn. Do có những nhận định mang tính chất bôi xấu, vu cáo là tôi đã tự nhận là người nhận đầu hàng của tướng Dương Văn Minh, thậm chí cho là tôi không hề có mặt ngày 30-4 ở Dinh Độc Lập, nên tôi thấy cần nói rõ sự thật chân thực là như sau: -Tôi đến Dinh Độc lập cùng Trung tá Nguyễn Trần Thiết - phóng viên ban biên tập quân sự của báo QĐND - lúc 12 giờ rưỡi trưa ngày 30-4-1975, sau khi đoàn cơ giới của Lữ đoàn xe tăng 202 của Quân đoàn 2 đột nhập vào trong sân; -Tôi và Trung tá Thiết ra ngoài cổng Dinh hỏi chuyện vài thanh niên cưỡi xe gắn máy đang tò mò xúm quanh mấy xe tăng, rồi vội vào cùng đi khắp các tầng, các phòng của dinh Độc Lập. Xong chúng tôi tìm ngay chỗ ngồi viết bài tường thuật để gửi gấp về Hà Nội, vì biết rằng ngoài tòa soạn đang mong chờ cho số báo in ngay tối nay. -Tôi đang viết bài thì Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn 202 và Trung tá Nguyễn Văn Hân, trưởng Ban Bảo vệ của Quân đoàn 2, cùng đến yêu cầu tôi vào gặp nội các Dương Văn Minh. Tôi từ chối việc này, vì tôi không được giao trách nhiệm, lại đang chăm chú lo viết bài báo. Tôi trả lời 2 trung tá: «Các anh nên đưa 1, 2 người ra đài phát thanh để công bố tin toàn thắng đi, nên làm gấp để cả nước và thế giới biết». Sau này gặp lại anh Tùng, tôi mới biết 2 anh trung tá ấy cùng nghĩ rằng cấp trung tá chỉ là cán bộ trung cấp, nên việc làm không đủ giá trị theo quân phong quân kỷ. Họ cần ý kiến một cán bộ cao cấp, mà lúc ấy không có một ai khác là tôi, họ biết tôi là cấp thượng tá, là phó tổng biên tập báo QĐND. [Cần nói rõ thêm để các bạn ở ngoài quân đội biết là giữa Trung tá và Thượng tá là khác không chỉ một cấp, mà khác hẳn một bậc. Cán bộ sơ cấp từ Thiếu uý lên Đại úy là bậc Sơ cấp, từ Thiếu tá và Trung tá là bậc Trung cấp, từ Thượng tá lên cấp Tướng là bậc Cao cấp. Phân biệt 3 cấp ấy rất rõ, khác hẳn nhau, từ bếp ăn, phòng ngủ, nhà ở, quân phục, tiền lương, sổ mua hàng, lớp học, trường học, hội nghị, tài liệu đều phân biệt rõ.] Ngay sau đó, Trung tá Bùi Văn Tùng đưa ông Minh ra Đài phát thanh Sài Gòn để loan tin đầu hàng trong vòng nửa tiếng rồi cùng trở về dinh Độc Lập, chờ cấp trên vào; họ chờ nhất là Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn II. Tôi cũng đã viết gần xong bài báo. Tôi còn nhớ Trung tá Thiết mở hộc bàn giấy của tổng thống lấy ra tờ giấy cứng in Thực đơn của Tổng thống trưa 30-4-1975, trên đó có 2 món chính là: «gân bò hầm sâm» và «cá thu kho mía», đưa cho tôi xem để ghi thêm trong bài báo cho sinh động. Hai Trung tá Tùng và Hân lại khẩn khoản nói với tôi: họ đang ngồi chờ trong kia, chừng 30 người, các ông tướng chưa ai vô, anh vào gặp họ đi, để họ chờ lâu không tiện. Anh Thiết bàn với tôi: «Anh vào gặp họ đi, ta cùng vào rồi sẽ viết thêm vài chi tiết, sau ta sẽ vào trại Davis – Tân Sơn Nhất, nhờ tổ thông tin đánh bài báo ra Tổng cục chính trị». Trung tá Hân dẫn 2 chúng tôi vào phòng họp lớn. Anh Hân, trên cương vị trưởng ban bảo vệ Quân đoàn hiện là người sắp xếp trật tự của dinh Độc Lập. Anh vào trước, báo tin: «Tất cả đứng dậy! Sắp có một cán bộ cao cấp QĐND vào gặp các ông!» Tôi và anh Thiết bước vào. Phòng khách rộng lớn, ghế ngồi lót dạ đỏ, trên bàn có những cốc nước và mấy hộp hạt đào lộn hột. Anh Thiết ghi tên suốt lượt cả 28 người có mặt, từ các ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền đến các ông Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Có, Bùi Tường Chiểu, Nguyễn Hữu Hạnh, Bùi Hòe Thực, ông Diệp, ông Trường v...v... Vừa lúc ấy, Trung tá Hân đón tổ quay phim Quân giải phóng (có 2 người) vào. Ông Minh bước tới trước, nói chậm rải:-«Thưa quý ông! Chúng tôi chờ quý ông từ buổi sáng đặng chuyển giao chính quyền». Tôi đáp ngay: «Các ông còn có gì mà bàn giao; không thể bàn giao khi trong tay không còn có gì!» Tôi không nói gì đến chuyện đầu hàng vì 2 Trung tá Tùng và Hân đã cho tôi biết ông Minh vừa tuyên bố đầu hàng ở đài phát thanh. Ý tôi muốn nói là không thể có chuyện bàn giao chính quyền, vì tình hình đã ngả ngũ xong xuôi. Tôi thấy các ông Minh, Mẫu, Huyền, Hảo, Có …đều buồn. Ông Minh cúi hẳn đầu, tôi thấy cằm ông lún phún râu, đường gân 2 bên má co giật nhẹ. Tôi liền an ủi: «Hôm nay là ngày vui. Hòa bình đã đến. Cuộc chiến tranh đã kết thúc. Chỉ có người Mỹ là thua. Tất cả người Việt nam ta là người chiến thắng». Tôi thấy một số vị gật gật đầu, ông Mẫu nở nụ cười vui vẻ, tán đồng. Tôi liền thêm: «Bất cứ ai có tinh thần dân tộc đều có thể coi ngày hôm nay là ngày vui lớn của mình». Sau đó tôi mời mọi người ngồi, uống nước, trò chuyện thân mật. Tôi hỏi chuyện ông Minh, sức khỏe ra sao, ngày ông chơi mấy «sét» tennis ? Collection phong lan của ông có bao nhiêu giò rồi? có những loại hiếm quý nào? Ông trả lời hết, vui vẻ, tự nhiên … Tôi quay sang ông Mẫu hỏi ông từ giã miền Bắc từ hồi nào? Ông còn nhớ gì về vùng quê Chèm Vẽ…nay Cầu lớn Thăng Long qua gần đấy; tôi hỏi về trường Luật ông đang dạy, tôi cũng hỏi ông: Sao tóc ông đẹp, dài vậy, tôi nghe có hồi ông cắt tó phản đối chính quyền ? ông cười, đó là chuyện 2 năm trước, ông luôn mê say với sinh viên trẻ ngành Luật… Một lát sau, ông Nguyễn Văn Hảo yêu cầu gặp riêng tôi. Tôi cùng ông ngồi cạnh chiếc bàn con bên cửa sổ lớn nhìn xuống sân trước, ông nói: «Tôi là Nguyễn Văn Hảo, giáo sư, phó thủ tướng đặc trách kinh tế, xin báo với riêng ông một tin quan trọng: bọn này đã giữ lại trong kho Ngân khố quốc gia hơn 16 tấn vàng, không cho họ mang ra khỏi nước, mong quý ông báo ra Hà Nội cho người vô nhận…» Tôi hỏi kỹ lại và tối đó tôi điện ngay cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị. Ngày 2-5 Hà Nội cho chuyên cơ IL 18 vào Sàigòn nhận đủ hơn 16 tấn vàng ấy. Đêm ấy, tôi gửi bài báo «Sài Gòn 30-4: Trong ánh chớp của lịch sử» in trên số báo QĐND ra sáng 1-5-1975, do tổ thông tin của Đoàn đại biểu Mặt trận Giải phóng trong Ban Liên hợp 2 bên trong trại Davis – Tân Sơn Nhất chuyển bằng tín hiệu morse. Đây là bài báo duy nhất gửi được từ Sài Gòn, vì bưu điện bị đóng cửa liền 2 ngày. Fax, điện thoại viễn liên, điện báo đều tắc. Do chuyển bằng morse, tên 2 món trong thực đơn của tổng thống bị sai, «cá thu kho mía» thành «cá thu kho giá» và «gân bò hầm sâm» thành «gan bò hầm sâm»! Sáng 1-5 tôi gặp các phóng viên Boris Galash (Tây Đức) và Tiziano Terzani (Ý) và nhận chuyển giúp 2 bài báo ngày 30-4 của họ qua con đường Thông tấn xã Viêt Nam ở Hà Nội. Họ mừng rỡ vô cùng vì đó là điều họ lo, sốt ruột nhất. Bài báo đến được Berlin, Bonn và Roma. Những sự việc trên đây tôi ghi lại thật đúng với thực tế lịch sử. Trong tài liệu chính thức của bộ Tổng tham mưu, các câu nói của tôi trên đây được đặt trong miệngTrung tá Bùi Văn Tùng (!). Tôi khá thân với anh Tùng, từng ghé thăm 2 vợ chồng anh. Tôi tin là anh Tùng sẽ có thể đến lúc không ngại gì nói rõ sự thật đầy đủ. Có những nhân chứng còn sống, về những lời nói của tôi trưa hôm ấy, như các ông Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Hữu Hạnh, các ông Diệp, Trường (tôi không nhớ họ)… cũng như tổ phim Giải phóng hay nhà báo Nguyễn Trần Thiết rất ngay thật thẳng tính. Sự thật là hoàn cảnh ngẫu nhiên đưa đẩy để tôi là cán bộ cấp cao duy nhất của QĐND có mặt tại dinh Độc Lập trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ chiều 30-4-1975 để chứng kiến và chút ít tham gia sự kiện lịch sử này. Vị tướng đầu tiên tôi gặp lúc đã xế chiều ở Dinh Độc lập là Thiếu tướng Nam Long, phái viên của bộ Tổng tham mưu, tôi cùng tướng Nam Long chụp chung ảnh kỷ niệm. Tối mịt Thiếu tướng Nguyễn Hữu An mới đến, khi quanh sân anh em nổi lửa nấu cơm, mỳ ăn liền. Sở dĩ một số báo nước ngoài cứ nói phóng lên là tôi là người nhận đầu hàng của tướng Minh là vì tướng Trần Văn Trà chủ tịch ủy ban Quân quản Sài Gòn hồi tháng 9-1975 có lần giới thiệu tôi với các nhà báo Nhật, Pháp, Thái lan, Hoa Kỳ … rằng : đây là nhà báo, sỹ quan cao cấp nhất chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn. Rõ ràng «chứng kiến » và «nhận» là 2 điều khác nhau. Hồi 1989, khi tôi đưa nhà báo Mỹ Stanley Karnow đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà khách chính phủ (đường Ngô Quyền), ông Giáp giới thiệu với S. Karnow: Đại tá Bùi Tín là sỹ quan cao cấp nhất có mặt ở Dinh Độc Lập khi chính quyền của tướng Minh đầu hàng. Từ đó, có thể có người hiểu sai, hiểu lầm cho rằng tôi là người nhận đầu hàng. Cũng có thể có người hiểu sai, cho rằng khi tôi nói «không còn gì để bàn giao» thì cũng có nghĩa là tôi đòi họ phải đầu hàng tôi! Đã có bài báo tiếng Việt ở Pháp bịa ra rằng: Bùi Tín rút súng chĩa vào nội các Dương Văn Minh, hét mọi người phải giơ tay đầu hàng, rồi bắn loạn xạ lên trời để thị uy, làm phách…! Tôi không bao giờ nhận một điều gì không phải của mình, không do mình làm. Hơn nữa, sự có mặt của tôi ngày 30-4 -1975 ở Sài Gòn với hy vọng hòa giải và hòa hợp dân tộc trọn vẹn đã sớm tan thành mây khỏi, với chính sách thực tế của lãnh đạo CS là chiếm đóng, trả thù, đày đọa các viên chức, binh sỹ, đồng bào ruột thịt ở miền Nam, tịch thu quyền sống tự do, có nhân phẩm, nhân quyền của nhân dân cả nước suốt 35 năm nay. Gần 20 năm nay họ để cho bọn bành trướng uy hiếp, mua chuộc, để chúng lấn đất, lấn biển, lấn đảo, giết hại ngư dân ta… Do tình hình đất nước nguy kịch như thế, đã 20 năm nay, tôi chỉ một điều tâm niệm là góp hết sức thực hiện đoàn kết thống nhất dân tộc, cùng toàn dân đấu tranh dành lại các quyền tự do dân chủ bị một chế độ độc đảng toàn trị tước đoạt hơn nửa thế kỷ nay. Cung Vua và Phủ Chúa Hà Nội (Phần I) Bùi Tín http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4960 Lưu Vũ giới thiệu: Suốt từ những năm của thập kỷ 90 đến nay, kể từ khi tị nạn chính trị tại Cộng hoà Pháp (9/1990), nhà báo lão thành Bùi Tín đã cung cấp liên tục cho bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác phẩm được in thành sách (“Mây mù Thế Kỷ”, “Mặt Thật”, …) và rất nhiều bài báo với nội dung vừa biểu thị tâm huyết của một con người trăn trở, suy tư trước vận mệnh của dân tộc, vừa có giá trị về thông tin, tư liệu, có hiệu quả không nhỏ trong dòng truyền thông tự do của người Việt ở nước ngoài quảng bá và tranh đấu cho tiến trình dân chủ hoá của Việt Nam. Sức viết của nhà báo Bùi Tín thật đáng khâm phục. Trước và sau tuổi 80, ngòi bút của ông vẫn không ngưng nghỉ. Ông đã dồn sức mạnh vào ngòi bút – một vũ khí lợi hại và sắc bén, luôn làm nhà cầm quyền Hà Nội khó chịu, nhất là khi ông tận dụng các nguồn thông tin từ bè bạn, chiến hữu, đồng nghiệp trong nước, công kích thẳng vào não sậu của Tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Những bí mật của Cung đình Hà Nội được phơi bày và đưa ra mổ xẻ trước dư luận. Đàn Chim Việt nhận được bài nghiên cứu, biên khảo dưới đây. Đây là bài viết có giá trị không những về tổng hợp tư liệu, mà qua các phân tích của tác giả còn làm sáng tỏ nhiều vấn đề gai góc, phức tạp trong hậu trường Cung đình cộng sản Hà Nội, có tầm ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới quyền lợi và vận mệnh của đất nước. Bỏ công sức trong ba tháng trời, cần mẫn làm việc với lương tâm của một nhà báo tự do, chân chính, khách quan, với ý thức trách nhiệm cao trước dư luận và các thế hệ mai sau, tác giả Bùi Tín đã thâu tóm ngắn gọn bối cảnh đặc biệt một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam dưới triều đại cộng sản từ năm 1991 đến 2008 – tức là từ khi hệ thống cộng sản tại Nga và Đông Âu sụp đổ tới nay. Bài viết cho thấy: “Suốt gần 20 năm nay kể từ sau Đại hội VII (1991), đảng CS Trung Quốc đã rắp tâm cấy vào trong lòng chế độ hiện hành ở Việt Nam một nhóm lãnh đạo bản xứ trung thành với họ, nhằm kìm hãm nước ta trong vòng kiềm tỏa của họ, nhằm phục vụ cho mục tiêu bành trướng vô hạn. Nhóm này đã leo lên đến những chức vụ cao nhất của chế độ, đảng CS và Nhà nước, và ban phát nhiều chức vụ hệ trọng nhằm tác động lâu dài trên quan điểm “tác thành”, nhằm duy trì những tay chân thân tín làm lợi cho Thiên triều. Nhóm này cũng rèn dũa được một công cụ tình báo sắc bén với phương tiện và quyền năng vô hạn, có cơ sở pháp lý hẳn hoi, nhằm duy trì chế độ độc đảng lạc hậu, kềm hãm tốc độ đổi mới và hội nhập, chĩa mũi nhọn chuyên chính vào các chiến sỹ dân chủ, bất chấp dư luận xã hội và công luận quốc tế”. Với tinh thần phục vụ và lòng biết ơn, tác giả “rất mong bài nghiên cứu này được phổ biến rộng rãi trong, ngoài nước, được các vị thức giả trao đổi bổ sung, các giáo sư, sinh viên - đặc biệt là ở ngành sử học, luật học, quan hệ quốc tế... cùng các nhà báo bình luận và nhận xét”. DCVOnline biên tập, hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần, đăng tải 2 kỳ mỗi tuần bắt đầu từ thứ 2 ngày 28/04/2008. I - Lời mở đầu Vì sao lại cần ngiên cứu chuyên đề này? Từ cuối năm 2001, các bạn tôi từ Hà Nội cho biết có một chính phủ MA ở Hà Nội. Tôi tưởng đây là câu nói đùa cho vui. Thế mà là sự thật. Một sự thật thâm thúy, không dễ thấy. MA là gì? Phải chăng đó là viết tắt tên của 2 nhân vật tuy đã về hưu nhưng vẫn còn quyền uy lớn đối với chế độ cộng sản hiện hành? M là chỉ ông Mười, Đỗ Mười; A là chỉ ông Anh, Lê Đức Anh. MA là M+A một cặp nhân vật gắn bó với nhau Mười + Anh. MA còn có nghĩa là ma quỷ, là có những mưu đồ thâm hiểm xảo quyệt, có hại cho dân cho nước. MA còn có nghĩa nữa là không có thật, nhưng do lòng tin mù quáng của một số người đời mà thành ra có uy quyền, gây nể sợ cho xã hội. Như con ma ở gốc cây đa, không có thật, nhưng do mê tín của người yếu bóng vía nên được kinh sợ, được cúng bái, dâng lễ, cầu xin sự che chở và ban ơn, ban bổng lộc, hạnh phúc. Cũng từ Hà Nội các bạn tôi nói đến Cung Vua và Phủ Chúa. Ý nói Cung đình Hà Nội có thể ví như một triều đình phong kiến, Tổng bí thư có uy quyền tối cao, như một Hoàng đế, là kẻ có quyền quyết định tối cao và cuối cùng. Cũng như thời xưa, có Vua tốt, tài giỏi, đức độ, có Vua xấu, dốt, ăn chơi trác táng. Quanh Vua là Tứ trụ triều đình, gồm có Ủy viên Thường trực Bộ chính trị, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tich Quốc hội. Còn Phủ Chúa là ai? là cái thế lực không có tên gọi, danh xưng chính thức, không có trụ sở chính thức, không có bộ máy chính thức, chỉ có M+A, chỉ có 2 nhân vật đã nghỉ hưu, nhưng vẫn có thế lực và quyền uy, có công cụ không thể coi thường. Xưa kia, có những thời kỳ có 2 quyền lực song song tồn tại, phối hợp rồi lại cạnh tranh với nhau, vua Lê - chúa Trịnh trong thế kỷ thứ 16. Tình trạng Cung Vua và Phủ Chúa trong chế độ độc đảng ở Việt Nam là có thật. Không những thế, nó là chìa khóa để có thể hiểu rõ được mọi diễn biến chính của thời cuộc Việt Nam, của diễn biến thời sự ở Việt Nam, những thành đạt và nhất là những trở ngại, mâu thuẫn và nghịch lý ở Việt Nam trên con đường “đổi mới” và “hòa nhập”, từ khoảng năm 1991, nghĩa là từ đại hội VII Đảng CS Việt Nam (ĐCSVN) đến nay. Nó xứng đáng được đặt thành một chủ đề để khảo cứu một cách nghiêm chỉnh và khoa học, nhất là đối với các nhà hoạt động chính trị, những tổ chức và cá nhân đối lập với chính quyền độc đảng toàn trị, những trí thức yêu nước, nhà văn hóa, hoạt động văn học nghệ thuật chuộng tự do sáng tạo, các bạn trẻ khao khát cống hiến cho Tổ quốc. II - Hoàn cảnh dẫn đến tình trạng “cung Vua và phủ Chúa” 1 - Sự sụp đổ của phe Xã hội chủ nghĩa (XHCN) và khủng hoảng chế độ chính trị ở Việt Nam Các nước XHCN ở Đông Âu lâm vào khủng hoảng chính trị vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, dẫn đến các nước Ba Lan, Tiệp Khắc cũ (nay là CH Czech và Slovakia), Bulgaria, Hungary, Nam tư cũ (Yugoslavia)... chuyển từ chế độ độc đảng lên đa đảng, rồi sự kiện bức tường Berlin đột nhiên sụp đổ tháng 11/1989 dẫn đến hòa bình thống nhất nước Đức trong chế độ dân chủ đa đảng đã là những sự kiện chính trị cực kỳ chấn động vào cơ quan lãnh đạo Đảng CS Việt Nam. Niềm tin vững chãi do mù quáng giáo điều vào sự bất khả xâm phạm và thế tất thắng của phe XHCN bị tiêu tan trong thực tế; lý luận cơ bản về “bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội (mác-xít) trên phạm vi toàn thế giới” bị thực tế bác bỏ. Một không khí ảm đạm, giao động, cho đến hoang mang và bi quan bao trùm đảng. Bộ chính trị đảng CS Việt Nam cố trấn tĩnh khi nhận những tin dữ, như vợ chồng “đồng chí tổng bí thư Ceausescu” ở Romania bị xử bắn và “đồng chí tổng bí thư Honecker” ở Berlin bị quản chế, chờ ngày ra tòa... Niềm an ủi duy nhất đối với nhóm lãnh đạo ở Hà Nội lúc ấy là dù sao Liên Xô thành trì của phong trào cộng sản quốc tế còn tồn tại, và vẫn còn tồn tại vài nước cộng sản khác: Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba; có thể kể thêm Lào nữa. Một thời gian sau đó, vào tháng 8/1991, tình hình Liên Xô đột biến, cuộc đảo chính nhằm lật đổ tổng thống Gorbachev thất bại, Đảng CS Liên xô bị giải thể, Liên bang Xô Viết tan vỡ, tổng thống Yeltsin lên cầm quyền với một nước Nga đa nguyên đa đảng. Trên thế giới, chiến tranh lạnh giữa hai phe chấm dứt. Phong trào cộng sản quốc tế tan vỡ. Đây là một cơn động đất chính trị kinh hoàng đối với nhóm lãnh đạo CS cầm quyền ở Hà Nội. Vì suốt nửa thế kỷ, đảng CS Liên xô và Liên bang Xô viết là chỗ dựa vững chắc về tư tưởng, lý luận, chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, là Người Thầy, là Ngôi sao, là Khuôn mẫu, nguồn cung cấp vũ khí - tên lửa, máy bay, rada, tàu chiến - trang bị kỹ thuật công nghiệp, lương thực, ngoại tệ... 2 - Trước một sự lựa chọn có ý nghĩa quyết định: Nhóm lãnh đạo CS ở Hà Nội đứng trước một sự lựa chọn có ý nghĩa quyết định cả về đường lối đối nội và về đường lối đối ngoại Về đối nội, có nên tiếp tục con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (mác-xít) và chủ nghĩa cộng sản như đã thực hiện lâu nay hay không? Hay nên theo con đường chuyển biến từ chuyên chế sang dân chủ, từ độc dảng sang đa nguyên đa đảng như một số nước ở Đông Âu cùng nước Nga và một số nước thuộc Liên Xô cũ vừa trải qua, theo con đường Perestroika (cải tổ) và Glasnost (minh bạch) do Gorbachev đề xướng? Về đối ngoại, có nên rời bỏ phong trào cộng sản quốc tế đã tan rã và phe xã hội chủ nghĩa đã tan vỡ, để hòa nhập dứt khoát vào thế giới dân chủ gồm tuyệt đại đa số nước đã thực hiện chế độ chính trị đa nguyên đa đảng, lấy xã hội công dân, với tự do ngôn luận, báo chí, bầu cử làm nền tảng? Thật ra đã không có một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh trong đảng CS, trong quốc hội, trong bộ máy chính quyền, trong giới trí thức-học thuật cũng như trong giới truyền thông báo chí ở nước ta. Sự thật đáng sợ quá! Qua nửa thế kỷ cầm quyền của đảng CS trên miền Bắc và hơn 16 năm trên cả nước, quyền tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận của người dân đã bị thủ tiêu, người dân ít có ai giữ được khả năng tư duy độc lập, hầu như toàn dân đã quen với nếp sống đã có đảng lo nghĩ thay cho mình mọi sự. Cả một lớp trí thức đã bị đảng làm cho mê muội, cắt đứt với thế giới tiến bộ, gần như vô cảm đối với vận mệnh dân tộc và cuộc sống mất tự do của nhân dân. Hệ thống truyền thông như truyền thanh, truyền hình, báo chí đều nằm trọn trong tay đảng, nếu như đảng sáng suốt, minh mẫn, sáng tạo thì dân được nhờ, đảng sai lầm, giáo điều, hủ lậu thì dân đành chịu, chỉ còn biết lắc đầu, thở dài và cam chịu, nếu không muốn chuốc vạ vào mình và gia đình. Do đó, vào năm 1991, khi đảng CS Liên Xô tắt thở và phe XHCN cáo chung, lẽ ra đảng CS Việt Nam cần có một cuộc nhìn lại mình thật sâu sắc, triệt để, thực hiện một cuộc tự phê bình chân thực đầy trách nhiệm trước dân tộc và nhân dân, bày ra mọi khả năng lựa chọn về con đường sắp tới, lấy ý kiến của toàn đảng và toàn dân, cân nhắc phải trái, hơn thiệt cho thật kỹ càng chu đáo, thế nhưng nhóm lãnh đạo đảng CS đã không làm như thế. Tệ sùng bái đảng CS, sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh, đinh ninh rằng đảng và lãnh tụ không bao giờ lầm lẫn, làm cho mỗi con người mất sáng suốt, mù quáng, dù thấy sai cũng không dám nói, biết đường đì sai mà không dám quay lại, đây là bi kịch kinh khủng nhất của đảng CS, của nước ta, trong hơn nửa thế kỷ qua. (1) Một cơ hội lịch sử đã bị bỏ qua, do bản chất tự mãn, cao ngạo của nhóm lãnh đạo cộng sản, luôn bị tự mình mê hoặc mình về cái gọi là “chiến công lịch sử đánh thắng liền 3 đế quốc hàng đầu của châu Á (Nhật bản), châu Âu (Pháp) và châu Mỹ (Hoa kỳ)”. Những cơn say chiến thắng với căn bệnh kiêu ngạo chủ quan của nhóm lãnh đạo dẫn đến thảm họa sâu thẳm và kéo dài như vô tận của nhân dân bất hạnh không lối thoát. Trách nhiệm này đè nặng trên vai Bộ chính trị của Đai hội VII ĐCS Việt Nam. Mặt khác, cả một tầng lớp trí thức vốn thông minh hiếu học bị chăn dắt theo kiểu nhồi sọ, giáo điều lâu năm đã trở nên thụ động và vô cảm, để mặc cho tình hình đất nước nổi trôi, tự cảm thấy vô can và bất lực. Với tình trạng ấy, trong đảng và ngoài đảng, khó có thể xuất hiện một nhân vật mà lịch sử cần đến, như một Lech Walesa hay một Vaclav Havel, một Gorbachev hay một Yeltsin. Công bằng mà nói, hồi 1988 có xuất hiện một Trần Xuân Bách trong Bộ chính trị, rồi đến 1995 một Trần Độ với quân hàm trung tướng, nguyên uỷ viên Trung ương đảng, phó chủ tịch Quốc hội, rồi một Phan Đình Diệu, tiến sỹ toán học, ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc... lên tiếng đòi chấm dứt nền chuyên chính một đảng, chuyển sang nền chính trị đa nguyên, tiến theo những giá trị dân chủ của thới đại. Những nhân vật này, tuy thất bại tạm thời, đã vớt vát danh dự của cả lớp trí thức còn mê muội và mê ngủ, để chuốc lấy sự trừng phạt, trả thù và vu cáo của nhóm lãnh đạo, nhưng đã nêu gương sáng quý hiếm về trí tuệ và tâm huyết cho thế hệ tiếp theo. 3 - Chọn phương hướng của Đại hội VII ĐCS Việt Nam Năm 1986, Đại hội VI họp từ ngày 15 đến 18 tháng 12 quyết định thực hiện đường lối “Đổi mới”. Một không khí phấn chấn và hy vọng nảy sinh sau hơn 10 năm khủng hoảng triền miên, do bị cô lập và phong tỏa sau khi quân đội “nhân dân” Việt Nam vào Cambốt (Cambodia) và ở lại, sa lầy trong gần 10 năm. Việt Nam vào Liên Hợp Quốc từ cuối năm 1977, nhưng chỉ để bị lên án tại đó về hành động “chiếm đóng lâu dài đất nước Chùa Tháp”. Cuộc chiến tranh biên giới Việt -Trung phía Bắc năm 1979 và cuộc chiến tranh Việt Nam - Khơme Đỏ ở phía Nam (từ 1977 đến 1988) là hai cuộc chiến do bành trướng Bắc Kinh thực hiện nhằm làm suy yếu Việt Nam toàn diện. Lạm phát lên đến 300, rồi 500%/năm. Tài nguyên kiệt quệ. Chỗ dựa duy nhất ở bên ngoài là Liên Xô cũng đầy khó khăn và khủng hoảng. Nhóm lãnh đạo do Tổng bí thư Trường Chinh, rồi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (được bầu trong Đại hội VI) cầm đầu không còn con đường nào khác, buộc phải thực hiện cuộc “đổi mới” theo hướng perestroika (cải tổ) và glasnost (minh bạch, công khai) của đảng CS Liên xô. “Quân tình nguyện” Việt Nam rút hết khỏi Cambốt năm 1988. Khoán sản phẩm được thực hiện rộng khắp trong nông nghiệp; tự do buôn bán, lưu thông, kinh doanh được áp dụng; tự do sáng tạo trong văn học nghệ thuật được khuyến khích. Một không khí thoải mái, dễ thở, hy vọng được nhen nhóm. Trong giới trí thức và hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN có một luồng không khí lạc quan tuy còn dè dặt đặt ở các nhân vật Nguyễn Văn Linh, Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt... Trong những năm 1987 và 1988, bên cạnh tự do kinh tế, một số tự do chính trị đã thành hiện thực, như bước đầu tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tranh luận và tự do sáng tác trong không khí khá là cởi mở, thoáng đãng và hứng thú. Lẽ ra Đại hội VII được chuẩn bị từ đầu năm 1990, họp từ 24 đến 27 rháng 6 năm 1991 phải mang những nội dung tiến bộ hơn Đại hội VI như cả xã hội mong chờ, thì ngược lại, nó lại là một bước lùi, và oái oăm hơn, còn là bước lùi ngoạn mục! Trước những diễn biến thời cuộc ở Đông Âu năm 1990, thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan, bước tiến của Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc, dân Hungary hàng vạn người di cư sang Áo, tiếp đến bức tường Berlin bị thủng, rồi vỡ tan trong niềm hân hoan phẩn khởi vô tận của quần chúng tại đó, Bộ chính trị ở Hà Nội lại hoảng sợ đến kinh hoàng. Họ hoảng sợ bị mất quyền, quyền lợi cũng sẽ mất. Nghị quyết Đại hội VII ghi rõ nguy cơ số một của đảng và đất nước là “trệch hướng Xã hội chủ nghĩa”, nói rõ đây là CNXH mác-xít, với nền chuyên chính vô sản, độc quyền của đảng cộng sản, và nguy cơ đi cùng nguy cơ nói trên là nguy cơ “diễn biến hòa bình” nghĩa là thay đổi chế độ từ độc đảng sang đa nguyên, đa đảng bằng phương pháp không bạo lực. Hai nguy cơ khác nữa được Đại hội VII chỉ ra là nguy cơ tham nhũng tràn lan và nguy cơ tụt hậu, thua kém các nước láng giềng ngày càng xa. 4 - Từ phân tích nguyên nhân tan rã của phe XHCN Về nguyên nhân đột biến chính trị ở Đông Âu và nguy cơ tan rã của phe XHCN, có hai cách phân tích trái ngược nhau. a) - Một cách phân tích phổ biến rộng rãi trên thế giới cho rằng sự thất bại của mô hình XHCN mác-xít, sự tan rã của phe XHCN do Liên Xô cầm đầu là hợp quy luật phát triển xã hội, là nằm trong cái bản chất độc đoán phi dân chủ của cái mô hình và cái phe ấy, nằm trong bản chất hung bạo của nền chuyên chính vô sản và của học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác, ở tính chất tàn bạo phi nhân trong vận dụng lý luận Mác-xít vào thực tế bởi Lénin, Stalin, Mao và các đảng cộng sản khi nắm được chính quyền. “Hồ sơ đen của chủ nghĩa cộng sản” (Le livre noir du communisme) là cuốn sách kinh điển do các nhà lý luận chính trị, triết học có uy tín nhất ở phương Tây chung sức tổng kết đã chứng minh chủ nghĩa xã hội thực tiễn đã tàn sát đến hơn 100 triệu nhân dân các nước nó thống trị trong “hòa bình”, phần lớn là thuộc bộ phận tinh hoa của các dân tộc, vượt quá tội ác của phát xít Hitler. Những người có tư duy khách quan khoa học trên đây coi sự xuất hiện của phe XHCN - mà Việt Nam từng tự nhận là một tiền đồn - thật ra chỉ là một lầm lẫn của Lịch sử loài người, sự tiêu vong tất yếu của nó nằm ngay trong bản chất Trí tuệ, Thiện, Lành mạnh của con người với khả năng chiến thắng mặt Mù quáng, Ác, Bệnh hoạn cũng của con người trên thế gian này. Họ đánh giá Walesa, Havel, Gorbachev, Yeltsin... là những nhân vật sáng suốt và dũng cảm, những nhân vật mang chất nhân bản và anh hùng, được cả quần thể loài người quý trọng bền lâu, chẳng cần đến tượng đồng hay bia đá, lăng tẩm đồ sộ nặng nề. Họ đã được các thế lực tiến bộ trên khắp thế giới khuyến khích, ủng hộ và tiếp sức trong sự nghiệp cứu nước của mình. b) Cách phân tích khác cho rằng các nước XHCN Đông Âu bị giải thể, từơng Berlin bị đổ sập, đảng CS Liên Xô tan vỡ, Liên bang Xô viết cáo chung, phe XHCN rã rời là một sự kiện đau xót cho phong trào cộng sản quốc tế và nhân loại tiến bộ (!), là tội ác phá hoại gây nên bởi bọn cơ hội hữu khuynh trong phong trào cộng sản đã phản bội phong trào, tự nguyện làm tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thế giới. Với cách phân tích chủ quan, giáo điều, không dám nhìn thẳng vào sự thật, những người lãnh đạo cộng sản mù quáng, hoang tưởng giải thích rằng thất bại này chỉ là về chiến thuật, tạm thời (!), chỉ là một cơn bão có giới hạn trong không gian và thời gian, rồi sẽ trời quang mây tạnh, phong trào cộng sản và phe XHCN sẽ hồi phục và toàn thắng (!). Cứu vớt CNXN đang lâm nguy, cứu vớt phe XHCN đang chìm xuồng là hai lời kêu cứu và khẩu hiệu hành động khẩn cấp trong Đại hội VII của đảng CSVN. Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lénin - mà bức chân dung màu to lớn của hai vị này nổi bật trước hội trường của Đại hội, ngự trị ngay trên bức tượng Hồ Chí Minh - Đại hội VII chủ trương trụ vững chế độ XHCN mác-xít trước sóng to gió lớn, thắt chặt liên minh với các nước XHCN anh em còn lại bao gồm Trung Quốc, Cuba, Lào và Bắc Hàn. Chủ trương và đường lối này liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa đảng CS Việt Nam với đảng CS Trung Quốc. Mối quan hệ này đóng vai trò cực kỳ hệ trọng, có thể nói là quyết định trong việc hình thành thế “Cung vua và Phủ chúa” - là chủ đề nghiên cứu của bài khảo luận này. 5 - Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc Đây là mối quan hệ thay đổi, lên xuống, khi là bạn cực thân khi là thù không đội trời chung, khi là đồng chí khi là địch thủ, khi hòa bình khi chiến tranh, khi liên minh đoàn kết khi mâu thuẫn đối kháng trong mấy chục năm qua. Từ xa xưa, một nghìn năm Bắc thuộc, rồi các cuộc xâm lược thời Nguyên - Mông để lại những dấu ấn sâu đậm trong quan hệ hai nước. Bước vào Đại hội VII, giữa năm 1991, quan hệ Việt-Trung đang ở vào thời điểm tế nhị. Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung đầu năm 1979 vẫn hằn sâu trong trí nhớ của nhân dân hai nước. Cuộc chiến tranh Việt nam - Khơme Đỏ cũng là một kiểu chiến tranh Việt – Trung: Bắc Kinh dùng quân Khơme Đỏ do họ nuôi dưỡng, trang bị, huấn luyện và chỉ huy làm chảy máu Việt Nam ròng rã hơn 10 năm (với hơn 50 ngàn sinh mạng thanh niên Việt và 30 vạn bị thương) chỉ mới chấm dứt được hơn hai năm, khi quân Việt Nam rút hết khỏi Cambốt. Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng CS Việt Nam từ Đại hội III (tháng 9/1960) trong thời kỳ cuối đời mình đã chuyển sang lập trường chống bá quyền Trung Quốc mạnh mẽ nhất - từng nói công khai rằng “Việt Nam còn phải kiên cường và cảnh giác chống bành trướng bá quyền Trung Quốc hàng trăm năm nữa” - đã qua đời vào tháng 7 năm 1987. Bên Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình tổng bí thư đảng CS Trung Quốc, người từng chủ trương trừng phạt Việt Nam bằng những đòn quân sự mạnh mẽ, vẫn còn ở cương vị đầy quyền uy: Chủ tịch ủy ban Quân sự trung ương đảng. Đặng Tiểu Bình cũng đã đặt vào vị trí tổng bí thư đảng CS Trung quốc nhân vật tin cẩn nhất của ông ta là Giang Trạch Dân từ tháng 6 năm 1989, cùng với Lý Bằng ở cương vị Thủ tướng. Hai nhân vật này theo gương Đặng Tiểu Bình luôn tỏ ra cao ngạo, trịch thượng với Việt nam. Đặng cũng như Giang và Lý đều rất cay cú về việc tháng 12/1980, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 7, nhất trí thông qua bản Hiến pháp mới năm 1980, thay cho bản hiến pháp cũ năm 1960, trong đó “Lời nói đầu” đã thêm hẳn một đoạn, toàn văn như sau: “Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta tha thiết mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung quốc xâm lược, cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây-Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình”. 6 - Cuộc gặp cấp cao Việt - Trung ở Thành Đô (tháng 9/1990) Từ đầu năm 1990, khi các văn kiện chuẩn bị cho Đại hội VII đã được thông qua và đưa xuống cho cơ sở các địa phương thảo luận. Bắc Kinh qua sứ quán của mình ở Hà Nội nắm chắc mọi động tĩnh trong nội bộ đảng CS Việt Nam, ngửi thấy xu thế mong muốn hòa giải và liên minh trở lại với Trung Quốc, liền đi một nước cờ hiểm hóc. Ngày 29/08/1990 đại sứ Trương Đức Duy xin gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười để chuyển thông điệp của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời ba vị: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 3/09/1990 để “hội đàm bí mật về vấn đề Cambốt và vấn đề bình thường hóa giữa 2 nước”. Mới trước đây họ tỏ ra lạnh nhạt, chần chừ trong việc gặp cấp cao và bình thường hóa, bỗng tỏ ra thiện chí nhanh nhẩu đến mức khẩn cấp, cuộc gặp sẽ diễn ra chỉ sau lời mời có năm ngày. Nhóm lãnh đạo Bắc Kinh sớm nhận ra rằng trong cơ quan lãnh đạo Hà Nội đang hình thành một nhóm nhân vật tỏ rõ nhu cầu sớm hòa giải và liên minh với Trung Quốc, cần tranh thủ ngay để tác động đến Đại hội VII cả về đường lối và nhân sự. Theo nhận xét của thứ trưởng Trần Quang Cơ lúc ấy nắm chắc mọi hồ sơ tuyệt mật, cuộc họp cấp cao Thành đô là một thất bại, phía Việt Nam bị mắc bẫy, bị mắc lỡm, bị đánh lừa và chơi xấu bởi Đặng tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thiếu kinh nghiệm quốc tế, nhanh nhẩu “vâng vâng dạ dạ” trước mọi ý kiến của phía Trung Quốc, thậm chí còn đi xa hơn họ, “bảo hoàng hơn vua”, đồng tình ngay với công thức 6+2+2+2+1 = 13 về thành viên của Hội đồng Quốc gia tối cao SNC (Super National Council) ở Cambốt: 6 người phía Hun Sen+2 Khơme đỏ, 2 của Son San , 2 của Sihanouk + bản thân Sihanouk. Dự kiến trước đó là SNC chỉ có 12 người, mỗi phía 6, không có riêng Sihanouk ở vị trí Chủ tọa như Bắc kinh vừa thêm vào. Sự chấp nhận của Hà Nội ngay sau đó vấp phải sự phản đối của Hun Sen. Hun Sen cho rằng Việt Nam đã thỏa hiệp vô nguyên tắc trên lưng chính quyền Phnom Penh. Bẽ bàng hơn nữa cho phía Việt Nam là “giải pháp đỏ” đưa ra với nội dung đoàn kết chặt chẽ tất cả các đảng cộng sản lại từ đảng CS Trung Quốc, Việt Nam, đảng của Hun Sen, CS Khơme đỏ..., cùng nhau trụ lại trước hiểm nguy, tưởng rằng sẽ được Bắc Kinh vồ vập, liền bị phía Trung Quốc lạnh nhạt bác bỏ. Lý Bằng giải thích rằng đảng của Hun Sen và đảng của Pol Pốt khó đoàn kết với nhau. Hai phái cộng sản này uy tín quốc tế kém hơn uy tín quốc tế của phái Son San và phái Sihanouk, do đó nếu gắn bó với nhau chỉ cản trở thêm cho công việc của Hội đồng Dân tộc Tối cao trong thực hiện hòa giải ở Cambốt. Giang Trạch Dân còn nói rõ cho phía Việt Nam rằng: “Tình hình quốc tế hiện nay, nếu để hai đảng CS (Trung quốc và Việt Nam) bắt tay nhau là không có lợi; các nước phương Tây rất chú ý đến quan hệ giữa chúng ta”'. Ai cũng biết, từ lâu Đặng Tiểu Bình và nhóm lãnh đạo Bắc Kinh không còn nói đến chủ nghĩa quốc tế vô sản, không nói gì đến phe XHCN, họ nhấn mạnh đến kiểu XHCN riêng biệt của Trung quốc, mang màu sắc riêng, đặc biệt của dân tộc Trung quốc, quay về chủ nghĩa dân tộc, trong khi nhóm lãnh đạo Việt nam vẫn cò mơ màng về tình nghĩa quốc tế. Trước khi khai mạc Đại hội VII, cố vấn Phạm Văn Đồng lúc này đã 85 tuổi, mắt gần như mù, tai ngễnh ngãng, dự cuộc họp của bộ chính trị kiểm điểm về công tác đối ngoại, than thở rằng: “Ở Thành Đô chúng ta đã sai lầm, để lại hậu quả xấu; ta đã hớ, ta đã dại. Tôi rất ân hận; lẽ ra tôi không nên đi; tôi rất đau lòng”. Chỉ có Thủ tướng Đỗ Mười là hài lòng, thậm chí vui sướng về chuyến đi Thành Đô. Từ giữa năm 1990, khi bàn đến nhân sự cho Đại hội VII, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã hơn 76 tuổi ngỏ ý xin nghỉ, sẽ ở vị trí cố vấn. Cuộc loại bỏ nhân vật cấp tiến Trần Xuân Bách năm 1989 như một vòi nước lạnh dội lên cuộc “đổi mới” chỉ mới khởi động được hơn hai năm. Một trào lưu bảo thủ giáo điều cơ hội trỗi dậy với những nhân vật dẫn đầu trong bộ chính trị khóa VI là: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Phạm Thế Duyệt, Đoàn khuê, Nông Đức Mạnh. Mọi người đều biết Tổng bí thư mới sẽ là ông Đỗ Mười, tuy đã 73 tuổi, và Thủ tướng mới sẽ là ông Võ Văn Kiệt. Ông Đỗ Mười liền chọn ngay ông Lê Đức Anh, uỷ viên bộ chính trị, đại tướng, bộ trưởng bộ Quốc phòng làm người thân tín nhất. Từ cuối năm 1990, ông Đỗ Mười giao hẳn cho tướng Anh, nguyên tư lệnh ''quân tình nguyện Việt nam'' ở Cambốt, phụ trách theo dõi việc giải quyết vấn đề Cambốt cùng với ban đối ngoại trung ương do Hồng Hà - một người tin cẩn của ông Mười, làm trưởng ban. Trên thực tế ông Mười đặt bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch và bộ ngoại giao trong đó có Vụ Trung quốc trong tình trạng ''ngồi chơi xơi nước''. Ông Thạch không được Trung quốc mời sang Thành đô; đi theo 3 cụ lớn đến Thành đô chỉ có Chánh văn phòng trung ương Hồng Hà (lúc này Hồng Hà đã được Đỗ Mười hứa cho chức Trưởng ban đối ngoại trung ương thay Hoàng Bích Sơn sắp về nghỉ). Tướng Anh ngay từ cuối năm 1990 đã cùng Hồng Hà mời cơm riêng Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy cũng như tiếp trợ lý ngoại trưởng Từ Đôn Tín khi ông này ghé qua Hà Nội. 7 - Chủ trương “liên minh với Bắc Kinh” được thực hiện Nét nổi bật ở Đại hội VII trong đường lối đối ngoại của đảng CS là xích gần lại với Bắc Kinh, ngả theo Bắc Kinh, sớm bình thường hóa với Bắc Kinh, đi đến thắt chặt liên minh với Bắc Kinh, trước nguy cơ CNXH bị thủ tiêu và phe XHCN bị tan vỡ. Khác hẳn với Nghị quyết của Đại hội VI (tháng 12/1986) chủ trương quan hệ đa phương, bình thừơng hóa với tất cả các nước, hợp tác trao đổi kinh tế, giao hảo với tất cả các nước gần xa trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, Đại hội VII lái hẳn sang hướng ưu tiên hòa giải và kết liên minh trở lại với Trung Quốc XHCN, bởi lẽ Trung Quốc có chung một chế độ XHCN mác-xít, đều lãnh đạo bởi một đảng CS theo học thuyết Mác-Lénin, lại ở sát bên nhau, hiện cùng gặp những nguy cơ chung là mất CNXH, mất độc quyền chuyên chính của đảng CS. Chủ trương này được gọi gọn là “giải pháp đỏ”. Sau Đại hội VII (tháng 6-1991), nhất là sau khi Liên bang Xô Viết tan rã và đảng CS Liên Xô bị giải thể (tháng 08/1991), hơn 200 báo cáo viên của Ban tư tưởng và văn hóa trung ương được phái đi các địa phương, các ngành để phổ biến nội dung Nghị quyết của Đại hội, đặc biệt chú trọng lời căn dặn mỗi đảng viên phải ghi nhớ rằng trong quan hệ đối ngoại tuy đảng nói công khai là bình thường hóa, quan hệ hữu hảo, làm bạn với “tất cả các nước”, những vẫn phải phân biệt 5 nấc bạn bè đậm nhạt khác nhau: a) Trước hết là các nước XHCN, cùng chung chế độ chính trị, dù cho có lúc có xung đột tạm thời, nay phải cùng nhau trụ lại trên tinh thần quốc tế vô sản để vượt qua nguy cơ bị lật đổ, gốm có Việt Nam, Cuba, Trung Quốc, Bắc Hàn, Lào. b) Các nước độc lập dân tộc tiến bộ từng chung hàng ngũ chống đế quốc, như Ấn Độ, Algieria, Ai-cập (Egypt), Venezuela... c) Các nước độc lập dân tộc khác từng chống đối Việt Nam, sẽ có quan hệ bình thường và hợp tác, như các nước trong tổ chức ASEAN: Thái lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Nam Hàn, Đài loan... d) Các nước tư bản nói chung: Pháp, Đức, Ý (Italy), Tây Ban Nha (Spain)... ở châu Âu, Canada, Úc (Australia), Tân Tây Lan (New Zealand), Nhật Bản (Japan)... đ) Cuối cùng là Hoa Kỳ, kẻ thù cũ đang còn có âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình”, cần thận trọng và cảnh giác với nước này còn vì trên đất Mỹ hiện có thế lực chống cộng “nguy hiểm” nhất trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tại Đại hội VII họp từ 24 đến 27/06/1991, ông Nguyễn Văn Linh lên hàng cố vấn cùng với Chủ tịch nước Võ Chí Công đã 78 tuổi, Đỗ Mười nhận chức tổng bí thư, tướng Lê Đức Anh được phân công chờ cuộc họp Quốc hội giữa năm 1992 để thay ông Công làm Chủ tịch nước. Ngay sau Đại hội, Đỗ Mười xếp tướng Anh ở vị trí số hai trong đảng, phụ trách cả 4 mảng: chính quyền, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhân vật số ba trong đảng là Đào Duy Tùng, ủy viên thường trực Ban bí thư, một nhân vật rất giáo điều, bảo thủ, từng đòi “đưa Trần Xuân Bách ra khỏi đảng CS”. Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, từng nhận ông Trần Xuân Bách về làm việc tại bộ ngoại giao ngay sau khi ông bị khai trừ khỏi Bộ chính trị và ban chấp hành trung ương, từng cãi lại phái viên ngoại giao của Bắc Kinh Từ Đôn Tín chiều 13/06/1990 rằng “chúng tôi không nói dối, chính các vị đã xuyên tạc” và hai người đã từ biệt nhau bằng lời chào nhau chưa từng có “chào ngài”, đến Đại hội VII ông Thạch cũng bị đưa ra khỏi Bộ chính trị, coi như “món quà tặng” cho Thiên triều. (2) 8 - Từ đặc phái viên đến Đoàn đại biểu đặc biệt của Ban chấp hành trung ương Ngay sau khi Đại hội VII kết thúc, Tổng bí thư mới Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy ngỏ ý cử ngay một Phái viên đặc biệt của đảng CS Việt Nam sang Bắc Kinh thông báo về kết quả tốt đẹp của Đại hội. Bắc Kinh tỏ ý hân hoan và nâng cấp lên thành “Đoàn đại biểu đặc biệt của Ban chấp hành trung ương”, dù cho Đoàn chỉ gồm có hai người: nhân vật số 2 Lê Đức Anh, ủy viên thường trực Bộ chính trị, phụ trách lãnh đạo cả bốn mảng: chính quyền, quốc phòng, an ninh và đối ngoại và ủy viên Ban bí thư trung ương Hồng Hà, mới nhận chức Trưởng ban đối ngoại trung ương đảng, rất gần với ông Mười và ông Anh. Đoàn được cả Giang Trạch Dân, Lý Bằng niềm nở tiếp đón ngày 28/07/1991. Lê Đức Anh và Hồng Hà còn hạ mình xin gặp thứ trưởng ngoại giao Từ Đôn Tín - người từng cãi, to tiếng với ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch hơn một năm trước - để “tạ lỗi” (!) rằng: “Năm ngoái khi đồng chí sang Việt Nam đã có những trục trặc không vui, chúng tôi rất đau lòng”. Chỉ hơn 3 tháng sau, việc bình thường hóa giữa hai nước được ký kết vào ngày 5/11/1991 tại Bắc Kinh, với sự tham gia của Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Việc bình thường hóa diễn ra chỉ hơn hai tháng sau khi đảng CS Liên Xô bị giải thể, Liên bang Xô Viết tan rã, phe xã hội chủ nghĩa mất đầu, rã rời. Lãnh đạo Việt Nam hý hửng nghĩ rằng may ra có thể trụ lại bằng “giải pháp đỏ”, tất cả các lực lượng cộng sản còn lại, bất kể màu sắc ra sao, cùng nhau trụ lại quanh đảng CS Trung Quốc to lớn, có 40 triệu đảng viên trên một nước rộng lớn có hơn 1 tỷ dân. Việt Nam nhỏ bé mất chỗ dựa quý báu, toàn diện, vững chãi là Liên Xô, nay tìm ngay ra một chỗ dựa mới khá là bề thế để có thể yên lòng. Họ vẫn còn mơ màng khôi phục lại phe XHCN và phong trào CS quốc tế vang bóng một thời, với người anh Cả mới là đảng CS Trung Quốc. Thế nhưng đảng CS Trung Quốc không nghĩ vậy. Họ có cách nhìn tỉnh hơn, thực tế hơn. Sau khi bình thường hóa với Việt Nam, hệ thống báo cáo viên của họ tỏa đi khắp nước và giải thích qua báo, phát thanh địa phương rằng Việt Nam vẫn không đáng tin. Họ vẫn ôm mộng bá chủ Đông dương, cho nên mối quan hệ Trung-Việt phải theo nội dung: “thân mà không gần, nhạt mà không xa, chống mà không đánh nhau”, (thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu). Họ hiểu rõ tâm lý dân Việt, tinh thần chống bành trướng phương Bắc trong nhân dân, trong quân đội và trí thức, cũng như tinh thần giáo điều ỷ lại mong muốn liên minh với họ của một nhóm lãnh đạo đảng CS Việt Nam giao động, nao núng trước thời cuộc. Họ rắp tâm lôi kéo, mua chuộc nhóm này không phải để khôi phục phe XHCN và phong trào CS quốc tế mà chỉ nhằm phục vụ cho dã tâm bành trướng của họ. Ông Nguyễn Cơ Thạch từng phân tích sâu sắc hai mặt của nhóm lãnh đạo Trung Quốc: mặt cách mạng, cộng sản, XHCN, tinh thần quốc tế... và mặt bá quyền, bành trướng, xâm lược, dân tộc nước lớn, và cho rằng đối với Việt Nam, Đông Dương và Đông Nam Á, Trung Quốc đang “biểu diễn mặt thứ hai là mặt chính, mặt thật”. Trên tinh thần ấy, ông Thạch hạ một nhận định chua cay: “việc bình thường hóa Việt - Trung tháng 11/1991 như đã diễn ra, sự thật là bắt đầu một thời kỳ phụ thuộc hóa!”. Chúng ta nghĩ đến thời kỳ Bắc thuộc nghìn năm thời xa xưa. Nay nó khởi đầu lại từ Đại hội VII (1991), qua 3 đại hội, đến sau Đại hội X (2006) rồi, gần 20 năm nay vẫn chưa chấm dứt. 9 - Cơn thèm bành trướng sau bình thường hóa tháng 11/1991 Sang năm 1992, Bắc kinh lại có thêm nhiều tin mừng. Sứ quán Trung quốc trên đường Hoàng Diệu (dinh Hoàng Cao Khải cũ, cực kỳ tráng lệ) đóng cửa từ năm 1978, hé mở từ năm 1990, sau khi bình thường hóa giữa 2 nước từ tháng 11/1991 đước mở rộng cửa, xe cộ ra vào tới tấp, cờ 5 sao lớn được dựng lên, các dãy nhà chính của Sứ quán và cơ quan lãnh sự đều sơn cửa, tường quét vôi mới. Theo kể lại của nguyên Thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ hồi ấy, trong phiên họp Hội đồng chính phủ đầu năm 1992, Trưởng ban đối ngoại trung ương Hồng Hà (cũng là ủy viên Ban bí thư trung ương) phổ biến cho các bộ trưởng rằng theo phân công của đảng, từ nay “hai đồng chí Lê Đức Anh và Hồng Hà phụ trách việc thương lượng về giải pháp cho vấn đề Cambốt; trong quan hệ với Trung quốc, từ nay các đồng chí có thể quan hệ thẳng với anh Trương Đức Duy, không cần qua sứ quán ta ở Bắc Kinh”. Ý Hồng Hà muốn nói là đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đã trở nên thân thiết như ngưòi anh em của ta (gọi Trương Đức Duy bằng “anh” lúc này còn thân hơn là “đồng chí”). Hơn nữa, lúc này chưa có ai thay ông Nguyễn Cơ Thạch làm bộ trưởng ngoại giao; còn đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh Đặng Nghiêm Hoành đã bị gọi về sau khi thứ trưởng Từ Đôn Tín “mách” với Lê Đức Anh hồi tháng 07/1991 rằng “đại sứ Hoành luôn tránh mặt tỏ ra không muốn gặp chúng tôi”. Quốc hội khóa IX họp tháng 6/1992 cử tướng Lê Đức Anh vào chức Chủ tịch nước Cộng hòa XNCN thay ông Võ Chí Công lên hàng Cố vấn Ban chấp hành trung ương. Trên thực tế, chủ tịch Anh có thực quyền rộng lớn hơn cả Tổng bí thư Đỗ Mười, vì ôm cả bốn lĩnh vục quan trọng nhất: chính quyền, quân đội, an ninh và đối ngoại. Cặp Mười + Anh gắn bó, ăn ý trong việc kết liên minh với Trung quốc nhằm trụ vững trước nguy cơ lớn “trệch hướng XHCN” và “diễn biến hòa bình”. Quanh hai nhân vật Mười, Anh dẫn đầu trong kết thân với Bắc kinh là các vị sau đây trong bộ chính trị: Đào Duy Tùng, Thường trực bộ chính trị; tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng; Nguyễn Đức Bình, phụ trách mặt lý luận, tư tưởng ý thức hệ; Phạm Thế Duyệt, Bí thư thành ủy Hà Nội. Bộ trưởng ngoại giao mới được cử vào tháng 6/1992 Nguyễn Mạnh Cầm khi ấy mới là uỷ viên trung ương, thứ trưởng Bộ ngoại thương, đến Hội nghị trung ương 6 khóa VII tháng 11/1993 được bổ sung vào Bộ chính trị, cũng là một nhân vật được đào tạo từ Trung quốc. (Ông Trần Quang Cơ nhận xét rằng Nguyễn Mạnh Cầm sở dĩ được tuyển lựa trong danh sách gồm: Vũ Oanh, Vũ Khoan, Hoàng Bích Sơn, Nguyễn Dy Niên, Nguyễn Mạnh Cầm chỉ vì ông Cầm không có một “tiền sự” nào làm phật ý Trung Quốc. Tình nghĩa Trung - Việt được khôi phục tuy không còn đậm đà như trước liền kích thích mạnh cơn thèm bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam của thiên triều Bắc Kinh. Họ không bỏ qua thời cơ khi nhóm lãnh đạo chóp bu ở Hà Nội đã tình nguyện chọn họ làm chỗ dựa, làm anh Cả mới, làm ông thầy mới. Bắc Kinh bày ra ngay một trận “lấn đất” quy mô trên đất liền, trên lãnh hải, trên cả vùng quần đảo phương Nam thật nhanh, gọn, êm, bằng ngòi bút ngoại giao. Mao chẳng đã dạy bài học chiến lược: khi nào địch hay đối phương lùi là ta phải tiến ngay. Lập tức cuộc đàm phán về biên giới - bị bỏ dở từ những năm 1958, rồi hai cuộc đàm phán từ 15/8 đến 22/11/1974 và từ tháng 10/1977 đến tháng 6/1978 đều ở Bắc Kinh không đi đến một thỏa thuận nào - liền được nối lại ngay từ giữa năm 1992, để đi đến ngày 19/10/1993, hai nước ký “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ hai nước”. Từ năm 1995, ba diễn đàn đàm phán Việt - Trung cấp chuyên gia và một diễn đàn đàm phán cấp Chính phủ được mở ra nhằm chuẩn bị cho các Hiệp định về biên giới trên bộ, trong Vịnh Bắc Bộ và trên Biển Đông. Hai trưởng ban biên giới cũ là ông Lưu Văn Lợi và ông Lê Minh Nghĩa nhận xét rằng suốt 20 năm trước các cuộc đàm phán về biên giới với Trung Quốc gay go, khó khăn, dậm chân tại chỗ, đều bế tắc thì nay mọi sự trở nên trôi chảy, chóng vánh lạ thường! Sau Đại hội VIII (từ 28/06 đến 1/07/1996), công việc của các đoàn đàm phán còn thuận lợi hơn nữa. Tại Đại hội, nhóm lãnh đạo mặn mà với Bắc kinh chiếm những vị trí quyết định. Chủ tịch Lê Đức Anh đọc diễn văn khai mạc Đại hội. Tổng bí thư Đỗ Mười đọc báo cáo chính trị. Các bộ trưởng then chốt gồm Đoàn Khuê (Quốc phòng), Nguyễn Mạnh Cầm (Ngoại giao), Lê Minh Hương (An ninh), và các ủy viên Bộ chính trị phụ trách tư tưởng Nguyễn Đức Bình... đều lần lượt sang Bắc Kinh trình diện và hứa hẹn học kinh nghiệm đàn anh. Mối quan hệ 16 chữ vàng (!) được cam kết: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Thế là Bản Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được long trọng ký ở Hà nội ngày 30 tháng 12 năm 1999, chỉ 1 ngày trước khi kết thúc năm 1999. Chỉ một năm sau, Bản Hiệp ước phân định trong Vịnh Bắc Bộ giữa 2 nước được long trọng ký kết ở Bắc Kinh ngày 26/12/2000, chỉ 5 ngày trước khi năm 2000 và thế kỷ 20 kết thúc. Về hai bản Hiệp ước Việt-Trung nói trên, hơn 8 năm nay, đã có rất nhiều bàn tán, bình luận trong và ngoài nước, với những nhận định trái ngược nhau. Giới lãnh đạo ở Hà Nội, giới truyền thông trước hết là báo Nhân Dân, các ông Lê Công Phụng, nguyên trưởng Ban biên giới, Thứ trưởng ngoại giao Vũ Dũng, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Dũng đều khẳng định rằng nội dung ký kết hai bản Hiệp ước nói trên là hợp lý, thực tế, công bằng, rằng phía ta không bị lép vế, ăn hiếp, không bị mất đất, thiệt thòi gì cả, ngay ở các điểm Ải Nam quan (còn gọi là Hữu Nghị quan), Bản Giốc (Cao Bằng) hay Lão Sơn (Hà Giang) ta cũng không bị lấn ép gì cả. Ngược lại, một số nhà nghiên cứu như ông Trương Nhân Tuấn, ông Trần Đại Sỹ ở Pháp, tiến sỹ ngành sử học Nguyễn Nhã ở trong nước, một số nhà báo, nhà đấu tranh cho dân chủ quan tâm đến thời cuộc và mối quan hệ Việt - Trung cho rằng ở các điểm trên đây phía ta đã bị lấn đất rõ rệt, rằng trên đất liền phía ta đã để Trung Quốc xà xẻo tổng cộng từ 200, đến 600, thậm chí đến 850 km vuông, và có thể hơn nữa, từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng lên đến Lào Cai, Hà Giang và Hoàng Liên Sơn. Ở trong Vịnh Bắc Bộ, so với Hiệp ước Pháp - Thanh năm 1887 (quy định ranh giới Việt - Trung theo đường thằng đứng kinh tuyến Bắc Nam đi qua điểm 105°43' Đông), bản Hiệp ước năm 2000 chia lại theo một đường cong tạo nên bởi 21 điểm nằm giữa đường cơ sở của 2 bên. Theo kiểu chia mới này, phía Việt Nam bị mất khoảng 11.930 km vuông vùng biển so với trước. Vậy mà Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên ký bản Hiệp ước này khoe rằng đây là “thắng lợi lớn” của ta. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nghiên cứu từng điểm một của 21 điểm khẳng định rằng từ điểm 9 đến điểm 10 và các điểm từ 12 đến 19 thuộc vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa, đều chia không đều và đều thiệt cho phía Việt Nam. Có nhiều nghi ngờ về sự khuất tất, nhẹ dạ, thậm chí về sự nhân nhượng thỏa hiệp từ người lãnh đạo đến người đàm phán trong quá trình thương lượng Trung - Việt, dựa vào một loạt câu hỏi như sau: a) Vì sao không có thông tin cho nhân dân, công luận, báo chí biết về quá trình thương lượng, để tạo nên sự ủng hộ đối với ta, sức ép với đối phương, như từng có trước kia, khi thương lượng với Pháp, với Mỹ? b) Vì sao từ năm 1994 đến năm 2000, qua 14 kỳ họp Quốc hội, chính phủ không hề thông báo cho các đại biểu của nhân dân biết gì về diễn tiến của đàm phán; những vấn đề gặp phải và hướng giải quyết? c) Vì sao việc Quốc hội thông qua hai Hiệp định trên với diễn tiến không bình thường, không có bản tường trình của Chính phủ, không có bản tường trình của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, cũng không có một buổi chất vấn nào của Quốc hội và trả lời của Chính phủ về vấn đề rất hệ trọng này? d) Vì sao Hiệp ước về phân giới trong Vịnh Bắc Bộ được ký từ ngày 26/12/2000 cùng với Nghị định thư về đánh cá chung trong Vịnh Bắc Bộ, mà mãi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XI ngày 15-6-2004, nghĩa là bốn năm rưỡi sau, mới được thông qua? sao lại có sự không bình thường như thế? đ) Vì sao nội dung bản Hiệp ước phân định biên giới trên bộ Việt-Trung đã được phổ biến dù rất chậm trên báo và trên báo điện tử Nhân Dân, nhưng cho đến nay tập bản đồ chi tiết kèm theo - được coi như bộ phận cấu thành chính thức của bản Hiệp ước - vẫn còn được giữ kín như bưng? báo giấy và báo điện tử đều im lặng? e) Theo báo chí Việt nam và Trung quốc kể lại, trong năm 1998 và 1999, khi gặp Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ở Bắc Kinh, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đều thúc dục rằng: việc đàm phán Việt - Trung không nên để kéo dài, nên sớm kết thúc, việc ký Hiệp ước trên bộ cần thực hiện trong năm 1999, và việc ký kết Hiệp định trong Vịnh Bắc Bộ nên thực hiện trong năm 2000, nghĩa là giải quyết xong trong thế kỷ 20 này. Ông Phiêu đã nhanh nhẩu đồng ý, và phía Trung Quốc ghi nhận điều ấy như một cam kết ép buộc các đoàn đàm phán phải thực hiện bằng được, trên thực tế là ép đoàn Việt Nam phải nhượng bộ những đòi hỏi của Trung quốc. Quả nhiên việc ký hai Hiệp ước đã diễn ra vào sát những ngày cuối năm 1999 và 2000, Hiệp ước về đất liền vào ngày 30/12 là một ngày trước cuối năm và Hiệp ước về Vịnh Bắc Bộ được ký chỉ 5 ngày trước khi thế kỷ 20 kết thúc. Có ai đi đàm phán lại bị đối phương ép về thời gian chặt chẽ và trắng trợn như thế, dù cho có thể còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Chính sự dễ dãi nhẹ dạ này của Tổng bí thư Lê khả Phiêu đã bị Đỗ Mười và Lê Đức Anh viện ra, tạo cớ thuyết phục để kết án Phiêu rất nặng là “bán đất, bán biển cho Trung Quốc”, ngay trước khi họp Đại hội IX (tháng 4-2001) và để đưa Nông Đức Mạnh lên thay Phiêu làm tổng bí thư trong Đại hội IX. (3) Hiện nay việc cắm mốc biên giới trên bộ đang được khẩn trương tiến hành, theo thỏa thuận của 2 bên, sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008. Cùng với việc cắm mốc, tập bản đồ tỷ mỷ đang được vẽ theo đúng thực địa và kèm theo Nghị định thư cuối cùng và sẽ là bộ phận cấu thành của toàn bộ Hiệp ước. Lúc ấy 2 bên sẽ phải in rộng rãi hàng nghìn bản đồ ấy cho các thôn xã ở cơ sở và các ngành hành chính, quân sự, an ninh, hải quan, nông nghiệp, thương mại, giao thông, thuế quan, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch... Lúc ấy so sánh với bản đồ cũ thời thuộc Pháp còn lưu ở kho lưu trữ Aix-en-Province (Pháp), với bản đồ mới được Google Earth vẽ ra với những phương pháp hiện đại chuẩn xác nhất, mọi người có thể so sánh và thấy rõ phía ta có bị mất đất hay không, mất ở những chỗ nào, mất bao nhiêu, không ai có thể cãi liều, cãi xóa được. ________________________________________ Chú thích: Các phụ lục được dẫn trong bài: (1) - Bài luận văn “Hồ Chí Minh: sự tước đoạt lòng yêu nước” của nhà triết học Pháp Jean-François Reveel. (2) - Hồi ký của cựu thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ “Hồi ức và Suy nghĩ” (3) - Bài viết của ông Nguyễn Chí Trung, thiếu tướng, nguyên là trợ lý của tổng bí thư Lê Khả Phiêu từ năm 1998 đến 2001. Các bài Phụ lục trên đây đã được phổ biến rộng rãi, có thể tìm đọc trên các báo điện tử: Đối thoại, Ý kiến, Đàn Chim Việt, Thông Luận, Điện Thư Câu Lạc Bộ Dân chủ, Phát Tán (truy cập qua www.Saigonbao.com). Cung Vua và Phủ Chúa Hà Nội (Phần II) Bùi Tín. http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4981 Cung Vua và Phủ Chúa Hà Nội (Phần II) Bùi Tín http://vietnamaaa.numeriblog.fr/congsan/2008/05/cung-vua-v-ph-1.html Cung Vua và Phủ Chúa Hà Nội (Phần III) Bùi Tín http://daiviet.multiply.com/journal/item/306 Cung Vua và Phủ Chúa Hà Nội V http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/nhan-35-nam-ngay-30-4-the-nay-moi-la-nghia-tinh-dan-toc-04-26-10-92118329.html Nhân 35 năm Ngày 30-4, thế này mới là tình nghĩa dân tộc. Bùi Tín viết riêng cho VOA Thứ Hai, 26 tháng 4 2010 Hình: Timothy O'Sullivan Binh sỹ liên bang tại Appomattox Courthouse, tháng Tư 1865 "Mùa hè năm 2005, tôi có dịp thăm thị xã Appomattox, bang Virginia, gần thủ đô Hoa Kỳ Washington DC. Đây là một địa điểm lịch sử, quanh năm đông khách du lịch. Sân bay, ga xe lửa ở gần. Bãi xe bus rộng. Khắp các bang nước Mỹ đổ về đây. Và mỗi ngày, hàng trăm khách quốc tế, đổ đến, từ Nhật Bản, châu Âu, Mỹ la tinh, Úc … Nơi đây, hơn 140 năm trước, vào năm 1865, Bắc – Nam, cuộc nội chiến bi thảm Bắc - Nam Hoa Kỳ, sau 4 năm diễn ra quyết liệt, đã kết thúc với cuộc đầu hàng của quân phía Nam trước đại diện quân phía Bắc. Từ đó, thị trấn nhỏ Appomattox trở thành di tích lịch sử lớn, đánh dấu thời điểm chấm dứt nội chiến, mở ra thời kỳ thống nhất đất nước, để từ đó Hoa Kỳ gắn bó dân tộc và mở rộng bờ cõi, trở nên cường quốc số 1, hùng mạnh nhất thế giới cả về chính trị, quân sự, kinh tế - tài chính lẫn văn hóa, giáo dục. Cả thị trấn Appomattox trở thành bảo tàng sống, mang tên Công viên Quốc gia Lịch sử - National Historical Park. Trung tâm là ngôi nhà Courthouse, nơi đại diện 2 bên gặp nhau, được giữ nguyên như cũ, nằm ngay giữa thị trấn, cạnh là nhà lưu niệm, giữ lại vô vàn kỷ vật: quân phục, giày mũ, vũ khí, huân chương, quân hàm, quân hiệu, cờ từng đơn vị, bản đồ, tranh vẽ các trận chiến, chân dung, đồ họa, ảnh… về cuộc nội chiến. Cạnh đó là cửa hàng lưu niệm luôn đông khách, bán sách, tranh, tượng, đĩa DVD, băng ghi âm, áo thể thao, đĩa, cốc in hình lịch sử, bưu ảnh. Còn có phòng chiếu phim và một sân khấu ngoài trời để xem kịch, nghe hòa nhạc… Cuộc đi thăm Appomattox để lại trong tôi một ấn tượng rất sâu, rất đậm. Anh bạn đại tá hải quân Mỹ Collins và anh bạn nhà báo Mỹ Andrew say sưa kể cho tôi những chuyện xúc động về cuộc nội chiến, về tác dụng lịch sử của việc chấm dứt nội chiến, xóa bỏ nguy cơ chia thành 2 quốc gia, tạo nên sự thống nhất và củng cố quốc gia Hoa Kỳ một cách vững chắc và mạnh mẽ liên tục cho đến ngày nay. Từ sau khi thăm bảo tàng sống này, đã 5 năm nay, cứ đến tháng 4, nhớ đến ngày 30 tháng 4 ở nước ta, tôi lại nhớ đến tháng 4 năm 1865 ở Hoa Kỳ, cách nhau đúng 110 năm. Cùng vào tháng 4, cùng vào cuối mùa xuân, tiếng súng nội chiến bi thảm, quân miền Bắc và quân miền Nam bắn giết nhau chấm dứt, quân miền Nam đầu hàng quân miền Bắc. Nhiều điểm giống nhau. Nhưng cũng nhiều điều khác hẳn nhau. So sánh, đối chiếu thấy có khá nhiều điều bổ ích. Hoa Kỳ lập quốc từ ngày 4 tháng 7 năm 1776 với bản Tuyên Ngôn Độc Lập lịch sử, kết thúc cuộc chiến chống đế quốc Anh, giải thoát 13 vùng đất thuộc địa của nước Anh. George Washington là Tổng thống đầu tiên của Hợp Chúng Quốc Mỹ (United States of America). Hiến pháp Hoa Kỳ do Thomas Jefferson khởi thảo được thông qua ngày 17-9-1787. Hoa Kỳ được tạo nên bởi nhiều vùng khác biệt, do dân tứ xứ nhập cư, chủ yếu là từ hơn gần chục nước châu Âu: Anh, Ireland, Pháp, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Ba Lan, Hy Lạp… cùng với hàng chục thổ dân bản địa tạo thành, với nhiều tiếng nói khác nhau… Do đất rộng, lại tốt, chăn nuôi, trồng trọt phát triển nhanh, các chủ trại đưa đông đảo dân nghèo châu Phi sang khai khẩn, mở ra những nông trại lớn ở phìa Nam, tạo nên cuộc buôn bán nô lệ quy mô lớn với những công ty chuyên tuyển mộ, vận chuyển, mua, nhượng, thuê, bán nhân lực lao động, gồm hàng trăm, hàng nghìn rồi hàng vạn, chục vạn người da đen từ châu Phi... Dẩn dần 2 vùng Bắc và Nam có những đặc điểm khác nhau. Miền Bắc phát triển mạnh công nghiệp, điện lực, cơ khí, đường xá, giao thông, vận tải, đường bộ, đường sắt, hải cảng, thu hút hầu hết dân di cư từ châu Âu. Miền Nam đất rộng, phì nhiêu, mở nhiều nông trại lớn dùng hơn 85% dân nô lệ nhập cư, trồng lúa mì, trồng bông, chăn nuôi quy mô lớn ngựa, cừu, bò. Tôn giáo, dân tộc giữa Bắc Nam cũng có những khác biệt. Vào những năm 1850, quốc hội Mỹ thảo luận vấn đề thực hiện giải phóng nô lệ, nghiêm cấm việc buôn bán con người. Thế là có sự phân hóa. Các đại biểu các bang miền Bắc muốn nghiêm cấm ngay, triệt để. Các đại biểu miền Nam không phản đối, nhưng muốn trì hoãn để kéo dài, vin cớ nạn buôn bán nô lệ tuy không hợp đạo lý nhưng là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, có lợi cho mọi người, cứu cả người nô lệ khỏi chết đói; cho nên chỉ cần làm ngay là đối xử nhân đạo, không đánh đập chửi bới nô lệ, sau này sẽ hay. Cuộc tranh luận gay gắt, đến hồi bế tắc khi Abraham Lincoln trúng cử Tổng thống Liên bang. Ông là người đề xướng dứt khoát việc hủy bỏ ngay nạn phi nhân này. Thế là đại diện 11 bang phía Nam tuyên bố ly khai thành các Cộng đồng phía Nam – Confederations - tách khỏi 23 bang phía Bắc vẫn ở trong Union - Hợp Chúng quốc. Trận chiến diễn ra suốt 4 năm, trên những chiến tuyến di động, nằm khoảng giữa và ở về phía Đông Hoa Kỳ. Có hồi miền Nam thắng thế, kéo theo 7 bang về phía mình là: Bắc Carolina, Alabama, Florida, Georgia, Louisana, Mississipi và Texas. Từ đầu năm 1865 thắng lợi nghiêng hẳn về phía Bắc đông người hơn, lại do công nghiệp cung cấp nhiều vũ khí trang bị tốt, xe lửa, tầu chiến, pháo binh mạnh hơn. Mùa Xuân 1865, quân miền Bắc do tướng Ulysses S. Grant là tổng chỉ huy, lúc ấy ông 43 tuổi, đánh chiếm thành phố Richmond, thủ phủ bang Virginia, cũng là thủ phủ của Miền Nam, (gần cuối tháng 3), và 2 tuần lễ sau vây chặt đội quân lớn của đại tướng Robert F. Lee, tổng chỉ huy quân miền Nam, giáng đòn quyết định ở hẻm núi gần Appomattox, khiến quân miền Nam bị cạn lương thực, không thể chờ quân tiếp viện còn ở xa, buộc phải đầu hàng ngày 9-4-1865. Trong 4 năm nội chiến, số quân của 2 bên lúc cao nhất lên đến 2 triệu 800 ngàn quân, quân miền Bắc chừng 1 triệu 6, quân miền Nam chừng 1 triệu 2. Tổn thất cả 2 bên là 628 ngàn binh lính tử trận. Số dân miền Bắc chừng 24 triệu, số dân miền Nam chừng 11 triệu, khi chiến tranh kết thúc. Cuộc viếng thăm khu Vườn Lịch sử Quốc gia Appomattox để lại ấn tượng sâu đậm nhất là cảnh đầu hàng đã diễn ra rất cảm động, gây bất ngờ lớn cho quân miền Nam bại trận. Cảnh này được kể lại, tái tạo bằng nhiều tranh vẽ, phóng sự, tường thuật tại chỗ bởi các phóng viên báo chí hồi ấy. Chỉ tiếc rằng hồi ấy máy ảnh còn thô sơ, nặng nề, chưa có máy quay phim, máy ghi âm. Đại thể cuộc nội chiến Hoa Kỳ kết thúc rất độc đáo, không giống bất kỳ cuộc chiến nào khác, rất đẹp, cảm động, rất có hậu. Đó là đêm 8-4-1865, đội quân chủ lực của miền Nam do tướng Gordon chỉ huy ở trong tình trạng tuyệt vọng, Tướng Gordon gửi báo cáo cho tướng R. Lee ở gần đó: "Chúng tôi đã chiến đấu bằng mọi khả năng. Thưa Đại tướng, chúng tôi không thể làm gì hơn". Tướng Lee triệu tập gấp bộ Tham mưu, lắc đầu rầu rĩ: "Tình hình này, tôi không thể làm gì hơn là đến gặp tướng Grant để đầu hàng". Nơi hẹn gặp nhau là ngôi nhà nhỏ mang tên Courthouse giữa thị trấn Appomattox gần đó. Nửa giờ sau tướng Grant có mặt. Ông cố tình mặc cực kỳ giản dị, không quân phục, không huân chương, không mang kiếm, ủng đầy bùn, áo khoác đen. Tướng Lee mặc quân phục tươm tất chào trình diện. Tướng Grant bắt tay, mời ngồi. Tướng Lee đề nghị tướng Grant đề ra những điều kiện đầu hàng. Tướng Grant đã nghĩ kỹ, liền thảo xong ngay rồi đưa cho tướng Lee yêu cầu xem lại và có ý kiến gì không. Tướng Lee đọc to, chậm rãi: "… vũ khí, đại bác, tài sản công phải liệt kê, sắp xếp, giao nộp đủ, trừ kiếm, súng ngắn cá nhân của sỹ quan; lừa ngựa và tư trang của sỹ quan, binh lính được phép giữ lại. Giao nộp xong, mọi sỹ quan binh sỹ đều được trở về nguyên quán. Họ sẽ không bị cơ quan công quyền nào quấy nhiễu với điều kiện tôn trọng lệnh đầu hàng và mọi luật lệ địa phương…". Lừa ngựa rất cần cho nghề nông ở miền Nam ai mang theo được phép mang về. Tướng Lee tươi tỉnh hẳn lên, vui mừng hiểu ra rằng quân lính của mình không bị giam giữ như tù binh chiến tranh, không bị làm nhục, hành hạ, cũng không ai bị ra tòa về tội phản loạn. Cuối cùng tướng Grant hỏi tướng Lee có cần điều gì không? Tướng Lee cám ơn: “Thưa những điều này sẽ làm quân lính tôi rất lên tinh thần. Chỉ có một vấn đề khẩn cấp là chúng tôi cạn sạch lương thực …”. Tướng Grant đáp ứng ngay, ra lệnh xuất lập tức 25 ngàn khẩu phần cho đội quân phía Nam. Họ siết chặt tay nhau, dơ tay chào nhau để từ biệt. Trên chiến tuyến còn khói lửa, tin chấm dứt chiến tranh lan cực nhanh, binh sỹ miền Bắc hò hét, tung mũ, ôm nhau, hôn nhau, nhiều nơi bắn súng loạn xạ ăn mừng chiến thắng. Đại tướng U. Grant liền ra lệnh ngừng ngay những biểu hiện ồn ào. Ông ra nghiêm lệnh “Quân miền Nam đã đầu hàng; Chúng ta không được phép reo vui trên thất bại đau buồn của họ.” Ông giải thích cho toàn quân: “Chúng ta phải giữ trọn vẹn tình anh em trong cộng đồng dân tộc Hoa Kỳ”. Ông nói thêm "Điều cả nước ăn mừng là các bang miền Nam đã trở về lại trong Union - Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ - gồm các bang anh em bình đẳng". Thủ tục chấm dứt chiến tranh được cử hành sau đó 3 ngày, vào sáng 12-4, trong một khu rừng cạnh Appomattox. Tướng Chamberlain chỉ huy đội quân miền Bắc. Tướng Gordon, 4 lần bị thương, chỉ huy 28 ngàn quân miền Nam đến nộp súng, đại bác, xe cộ, quân kỳ các đơn vị… Khi mọi việc bàn giao xong, tướng Chamberlain đột nhiên hô lớn: "Tập họp! Nghiêm! Bồng súng! Chào!". Tiếng kèn vang lên, thế là quân lính miền Bắc thẳng người bồng súng tay phải đặt ngang ngực, mắt nhìn thẳng, nhiều đôi mắt đẫm lệ vì xúc động, kính chào những người anh em miền Nam của mình vừa buông súng. Một bức tranh màu tuyệt đẹp hình tướng Gordon cưỡi con ngựa trắng quỳ gối, tuốt gươm trần chúc mũi chào đội quân thắng trận, và đội quân thắng trận bồng súng chào tạm biệt những người anh em miền Nam của mình. Vâng, thực tế lịch sử tháng 4 – 1865, 145 năm về trước trên đất Hoa Kỳ là như thế. Phải là một dân tộc trưởng thành, chuộng tình nghĩa, đậm tình nhân ái, ngấm sâu tình tự dân tộc, mới có những cung cách xử sự cao thượng đến vậy. Điều này giải thích vì sao một dân tộc rất trẻ, mới hình thành có vài trăm năm, qua nội chiến bi thảm, đã cố kết chung lòng chung sức xây dựng thành công một cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới. Nhân dân ta, nhất là lãnh đạo đảng CS rất nên tìm hiểu sự kiện lịch sử tháng 4-1865 trên đất Hoa Kỳ, đối chiếu với những gì họ đã làm sau 30-4-1975, sẽ có vô vàn bài học thấm thía và bổ ích." -http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/mon-no-35-nam-04-20-2010-91624759.html Lời xin lỗi chân thành, món nợ 35 năm đến hồi phải trả! Bùi Tín viết riêng cho VOA "Ngày 30 tháng 4 lại đến. Tuần trước, tại cuộc họp Đông Nam Á (ASEAN), ông Nguyễn Tấn Dũng nhân danh chủ tịch luân lưu của khối này đã lên tiếng yêu cầu nhóm quân phiệt cầm quyền ở Miến Điện cần thực hiện ngay hòa hợp dân tộc và để cho mọi đảng chính trị tham gia cuộc bầu cử sắp đến. Ở hải ngoại và trong nước, nhiều bà con ta kháo nhau theo câu nói dân gian: ông Nguyễn Tấn Dũng và nhóm cầm quyền hãy sờ lên gáy mình đã! Nói người hãy nghĩ đến ta. Vì trong những năm từ 1968 đến 1973, tại cuộc hội đàm Paris, đại diện đảng CS không ngừng nói đến “hòa hợp hòa giải dân tộc“, “hóa giải thù hận”, “Bắc Nam là con dân một nước, sẽ sát cánh dựng xây đất nước”. Dân ta nghe bùi tai, hy vọng. 35 năm nay, lời hứa hòa hợp hòa giải dân tộc ấy vẫn còn là món nợ lưu cữu, món nợ toàn dân, dân ta ở miền Nam cũng như dân ta ở miền Bắc. Mà đâu chỉ có một món quịt “hòa hợp và hòa giải dân tộc”. Còn món nợ đày đọa người thua trận, bỏ tù hàng chục vạn sỹ quan viên chức cũ không hề xét xử, làm cho biết bao người bị chết oan uổng trong tù, bao nhiêu gia đình tan vỡ, ly tán, dẫn đến 2 triệu dân bỏ nước do bị phân biệt đối xử, bao nhiêu sinh mạng chết trên biển cả, mà vẫn cứ ba hoa lấy được là chính sách sau 30 tháng tư của họ là khoan hồng và nhân đạo! Món nợ gây chết chóc, đau thương tang tóc cho hàng triệu gia đình, hàng triệu con người như vậy là không sao làm sống lại, hồi phục được. Mọi người yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản công khai thành khẩn xin lỗi toàn dân, và từ đó làm một số việc cần thiết phải đạo nhằm xoa dịu những đau thương chồng chất của đồng bào ta, như cùng toàn dân tổ chức một cuộc cầu nguyện, cầu siêu trong toàn quốc để tưởng nhớ chiến sỹ và đồng bào cả nước đả bỏ mình trong thời chiến, không phân biệt thuộc phiá nào; sửa sang mọi nghĩa trang, không phân biệt người chết từng thuộc bên nào; từ nay chủ trương không dung từ “ngụy quân, ngụy quyền”trong các văn kiện, sách giáo khoa; quan tâm đến nạn nhân chiến tranh, thương binh thuộc cả các bên tham chiến… Lẽ ra những việc này được đưa ra ngay sau khi chiến tranh kết thúc thì đẹp đẽ, xúc động bao nhiêu, nhưng chậm còn hơn không. Cuộc họp Quốc hội sắp tới có ai nêu lên được vấn đề này không ? Đã đến lúc cần làm rồi. Một lời xin lỗi quá ư là cần rồi, không thể để chậm thêm một tháng, thêm một năm nữa. Nhật Hoàng đã xin lỗi nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á về tội ác chiến tranh của quân Nhật trong Thế chiến II. Giáo Hoàng đã xin lỗi toàn thế giới vì đã cộng tác với tên phát xít Hitler. Tổng thống Nga đã xin lỗi nhân dân Balan về cuộc tàn sát hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong khu rừng Katyn năm 1939 theo lệnh của Stalin. Xin lỗi là một nếp xử sự văn minh. Đi đường đụng phải người khác đã cần xin lỗi, huống gì là gây chết, đau thương cho hàng triệu triệu con người. Huống gì xin lỗi ở nước ta lúc này là đạo lý, là hàn gắn chia rẽ dân tộc, là kêu gọi, đề xướng thương yêu thật lòng trên tình anh chị em ruột thịt, bỏ qua cho nhau những sai lầm trong quá khứ, để cùng nhau cố kết dân tộc trước đại họa của kẻ bành trướng ngoại xâm. Hòa hợp dân tộc là nước cờ chính trị thông minh, tuyệt vời để nhân lên nội lực dân tộc về sức người, sức của, kiến thức, kinh nghiệm… nhằm xây dựng Tổ quốc phồn vinh cho toàn dân mau chung hưởng. Tình hình quả đã chín, vì lòng dân đang đòi hỏi cấp bách. Có bao nhiêu là chỉ dấu cho thấy lòng dân trong nước đã động, và động mạnh. Luật sư Cù Huy Hà Vũ lên tiếng yêu cầu toàn dân ghi công hơn 70 binh sỹ hải quân Việt nam Cộng hòa đã hy sinh cuối năm 1974 để bảo vệ đảo Trường Sa trước quân xâm lược Trung quốc, sau khi ông đưa đơn kiện thủ tướng Nguyễn tấn Dũng về sai lầm ra quyết định khai thác quy mô lớn mỏ bôxít khi chưa có ý kiến của quốc hội, theo dụ dỗ của bọn bành trướng, gây thảm họa cho đất nước. Về quần đảo Hoàng Sa bị đánh chiếm 36 năm trước, không còn người Việt chân chính nào có thể chấp nhận lời giải thích hồi ấy của cơ quan tuyên giáo trung ương Cộng sản: “Các đồng chí yên tâm. Hoàng Sa trong tay Quân Giải Phóng Trung quốc anh em của ta là tin đáng mừng. Còn hơn là nằm trong tay bọn Mỹ - Ngụy, kẻ thù không đội trời chung của chúng ta”. Não trạng của lãnh đạo CS hồi ấy là thế! Lãnh đạo thời nay vẫn như thế. Nhưng nhân dân lúc này đã mở mắt không còn chịu nổi nữa. Hồi ấy, ở mọi cơ quan chính quyền, từ xã lên huyện tỉnh, lên đến trung ương đều phải treo ảnh Mác, Lênin, Stalin, Mao to đùng, trên cao nhất. Hàng dưới, nhỏ hơn mới là ảnh ông Hồ. Cán bộ đi Moscow, Bắc Kinh được lãnh đạo, tuyên huấn đảng huênh hoang bảo là được đi “Thủ đô phe ta » đấy! Một thời ấu trĩ, lầm lẫn. Nay lãnh đạo vẫn giữ kiểu não trạng ấy đối với Bắc Kinh, nhưng người dân và cả đảng viên CS ở cơ sở bịt mũi, không ngửi được! Nhận thức của người dân thường thời mở cửa hội nhập thay đổi nhanh, mạnh, sâu, trước cả lãnh đạo. Đó là cái linh tính bén nhạy tinh tế của quần chúng, không diễn giải được mà sâu đậm vô cùng. Nhân dịp 30-4 năm nay, nhà thơ - chiến sỹ Nguyễn Thái Sơn đưa ra một trường ca bi hùng « Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm » nói lên số phận bi đát của dân ta, phụ nữ ta, trai tráng ta ở cả 2 miền bị xô đẩy vào cuộc nội chiến đẫm máu dai dẳng. Anh em ruột thịt mà giết nhau hăng say, có khi thích thú « như mở hội », bên kia chết càng nhiều thì bên này được phong anh hùng, khoe trên mặt báo, tới tấp được huân chương. Nhìn lại cả một thời lầm lỡ, ngu dại, bị một học thuyết bất nhân thúc đầy, sùng bái bạo lực, kích động căm thù giai cấp, cổ vũ nội chiến dân tộc. Nhà thơ viết về cái chết của người lính của cả 2 bên: không ai từ cõi sinh chìm vào cõi tử dễ như người lính nhanh như người lính nhiều như người lính đương nhiên mặc nhiên tất nhiên hồn nhiên như lính từ nòng súng người lính bên kia sang trái tim người lính bên này đạn bay chỉ mấy phần nghìn giây Nhà thơ đau xót trước thảm cảnh hai bên đều là người Việt, nói tiếng Việt: Người Việt thắng trận huy hoàng bại trận cũng là người Việt Người chết dù phía nào Mẹ Việt nam vẫn phải nhận nỗi đau chết chóc! Năm Nhâm Tý bảy hai máu binh sỹ Sài Gòn máu quân Giải phóng đỏ sông Thạch Hãn ướt sũng gạch vụn cổ thành Trường ca Chín Khúc Tưởng Niệm là lời kêu gọi tha thiết hãy nhận ra bi kịch của chiến tranh quân ta giết quân mình, nội bộ anh em chém giết nhau, nội bộ dân tộc hận thù nhau, mãi không hòa giải, vậy để đến bao giờ nữa mới nhìn nhận ra nhau là anh em ruột thịt? Người lãnh đạo phải nhìn xa trông rộng, có viễn kiến, việc tốt mà khó cũng quyết tâm vượt khó mà làm, thuyết phục người chưa thông suốt. Kẻ không chịu thông suốt chỉ vì vị kỷ lại càng cần thuyết phục. Cần thấy cái đạo lý gắn bó dân tộc là thiêng liêng, cái lợi ích hòa hợp dân tộc là lợi ích cực kỳ lớn lao bền vững, toàn xã hội được lợi về mọi mặt, là một cuộc thay đổi tận gốc lịch sử, nội lực dân tộc trong ngoài nước bật dậy, sỹ nông công thương binh khoác vai nhau, kinh thượng chan hòa, lương Giáo, Phật, Cao đài, Hòa hảo chung lòng yêu nước làm việc thiện, đẩy lùi điều ác, lòng tham, thói vị kỷ, tệ tham nhũng. Lãnh đạo hãy lắng nghe và hãy suy nghĩ, bàn luận cho sâu, đắn đo cho chin, cân nhắc cho đến nơi đến chốn. Đừng vội chủ quan, chớ theo nếp bịt tai, bịt mắt, vội chụp mũ là những ý xây dựng trên đây là do động cơ bất mãn, bị kẻ phản động xui dại, bị đế quốc lợi dụng… Hãy chịu nghe Ts Đỗ Xuân Thọ đề nghị từ bỏ học thuyết Mác Lênin, trong khi mấy hôm nay ông Tô Huy Rứa cầm đầu cơ quan Tuyên giáo của đảng lại tỏ quyết tâm theo và bảo vệ tư tưởng Lênin đến cùng. Lãnh đạo là có tư tưởng chiến lược, như ông Đặng Quốc Bảo từng chỉ ra, phải có tư duy đột phá, có ý chí đổi thay, xoay chuyển thời cuộc. Hãy chọn mặt gửi vàng, hỏi ý kiến những người cao kiến, vô tư, mà xã hội đang lắng nghe, quý trọng, tạo nên một Diên Hồng mới. Tôi xin đề xuất: Các ông Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Hữu An, Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Văn Cương, Đặng Quốc Bảo, Hoàng Minh Thảo, Nguyên Ngọc, Đỗ Xuân Thọ, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Đông Hải, Nguyễn Thành Sơn, Nguyễn Thái Sơn, Trần Lâm, Trần Đình Triển, Phạm Viết Đào, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Trung, Hà Văn Thịnh. Xin đề xuất chỉ nên trao đổi trước hết 2 vấn đề then chốt: 1-/ - Có nên thực hiện Hòa giải và Hòa hợp dân tộc một cách trọn vẹn không ? Sẽ có lợi những gì? Lãnh đạo, nhà nước nên làm những việc gì? Cộng đồng trong và ngoài nước nên làm những việc gì? Cứ để như hiện nay có nên không? 2-/ - Có nên thực hiện đa nguyên đa đảng không ? cứ duy trì độc đảng như hiện nay là tốt? Nên chuyển từ độc đảng lên đa đảng sao cho ổn định, có trật tự, trong luật pháp, không rơi vào hỗn loạn hay nội chiến. Nên lập đảng mới ra sao? Vị thế của đảng CS? Kinh nghiệm của các nước đã chuyển từ một đảng lên nhiều đảng, ta nên học những điều gì? Mở đầu mọi sự là yêu cầu lãnh đạo hãy cố gắng, thay mặt cho các lớp lãnh đạo cũ tỏ một lời xin lỗi chân thành đến nhân cả nước, đặc biệt là đồng bào miền Nam, các thành viên của chính quyền, đảng phái và quân đội Việt Nam Cộng hòa về sự đối xử quá đáng 35 năm trước." -http://reocities.com/Vienna/stage/4535/Vachtran_toiac_cuaBuiTin.htm Vạch trần tội ác của Bùi Tín. Tôi Võ tử Đản năm nay 73 tuổi hiện ở tai thành phố San Jose bang California viết về tội ác của Bùi Tín. Tôi đọc bài báo của ông Bùi Tín đăng trên Nhật báo Người Việt ra ngày 22-11-1999 . Qua các buổi diễn thuyết và và các bài biết của Bùi Tín, Bùi Tín chỉ kể tội ác và những sai trái của những người cộng sản khác như Phạm văn Đồng,Võ nguyên Giáp v.v...nhưng chưa hề nghe Bùi Tín tiết lộ một trong những hàng ngàn tội ác mà Bùi Tín đã giết hại những người Việt Quốc gia trong suốt 45 năm mà Bùi Tin theo đảng cướp cộng sản dưới sự lãnh đạo của tên quốc tặc Hồ chí Minh. Vì thế hôm nay tôi đơn cử một trong hàng ngàn tội ác mà chính tôi đã chứng kiến, thấy tận mắt nghe tận tai, mà Bùi Tín đã gieo tang tóc cho người dân Quảng trị vào các năm 1947- 1948. Khi Bùi Tín làm đại đội trưởng đại đội địch hậu, mà chính là đại đội chuyên ám sát,bắt cóc dân lành và các đảng viên các đảng Quốc dân đảng, Đại việt thuộc hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Tôi xin nhắc lại bi kịch mà Bùi Tín đã giết ông thân tôi để Bùi Tín suy gẫm, ( vì Bùi Tín đã giết nhiều người qúa nên không nhớ hết) và nhớ lại bàn tay vấy máu của Bùi Tín khi mới tròn 19 tuổi . Bùi Tín hãy nặn óc nhớ lại những hình ảnh vào trung tuần tháng 3 năm 1947 tại làng Nại Cửu, xã Phong La (nay là xã Triệu đông) vào khoảng 8 giờ tối, trời không mưa có trăng nhưng u ám, Bùi Tín cùng một toán tự vệ gồm 6 người, Bùi Tín mang khẩu tiểu liên STEN của Pháp còn những người theo Bùi Tín thì mang gươm dao đến đạp cửa nhà tôi tại xóm Chùa để bắt ông thân tôi là VÕ BÀO, vì ông thân tôi là đảng viên Việt nam Quốc dân đảng, dù ông thân tôi đã đóng góp nhiều công sức cho những ngày đầu của cuộc cách mạng. Hôm đó ông thân tôi không có tại nhà mà về ngủ tại nhà bà vợ hai ở xóm cát gần bờ sông, vì thế ông bắt tôi và người anh chú bác của tôi là Võ Di dẫn ông từ nhà ở xóm Chùa, rồi băng qua một cánh đồng lúa khoảng gần cây số và bảo với người anh tôi là khi đến nhà ông thân tôi là phải nói :"Mệ nội đau nặng cần chú lên gấp" khi đến nhà vợ hai mà ông thân tôi đang ngủ, anh tôi Võ Di gỏ cửa và gọi "chú ơi mệ đau nặng chú phải lên gấp". Ông thân tôi là người con hiếu thảo, nên khi nghe anh tôi nói như vậy liền mở cửa. Cửa vừa mở thì chính Bùi Tín lên đạn và hai tên tự vệ nhào vào trói ông thân tôi. Chính miệng Bùi Tín đã nói với ông thân tôi một câu mà không bao giờ tôi có thể quên được "Tao là Bùi bằng Tín con Bùi bằng Đoàn, từ Quảng ngải ra đây mà mày còn làm nô lệ lần thứ hai", rồi Bùi Tín ra lệnh dẫn ông thân tôi ra bến đò ngang chỉ cách nhà ông thân tôi bị bắt khoảng 100 mét để hạ sát. Thoạt đầu hai tên tự vệ chém ông thân tôi hai nhát vào mặt làm toạc sống mũi, hai tên kế tiếp chém vào cổ ông thân tôi liền ngã sấp xuống, hai tên còn lại chém vào lưng. Xong đâu đó chính Bùi Tín đã dùng bảng súng Sten đánh vào người ông thân tôi 5 cái rồi đá ông thân tôi xuống bờ sông. Trước khi ra đi, Bùi Tín bắn 5 phát thị oai và dẫn xóm tự về vào xóm trong để bắt ông Lê Ngô . Tội ác của Bùi Tín quá rõ ràng với gia đình tôi , ngoài ông thân tôi hai ông chú của tôi là Võ Sỏ, Võ Liêu và biết bao nhiêu người dân vô tội đã phải chết tức tưởi dưới bàn tay dính máu của Bùi Tín tại bãi cát Chợ Cạn làng Phương Sơn trong hai năm 1947/1948 ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong. Tôi rất tiếc là vào năm 1991 Bùi Tín đến tại San Francisco (luc do toi con o Vietnam) do bác sĩ thân cộng Bùi duy Tâm tổ chức để ông chạy tội trước một số tướng, távà một ít trí ngủ bất tài của Việt nam Cộng hòa không phân biệt được ai là thù, ai là bạn để nghe Bùi Tín ru ngủ với chiêu bài hòa hợp hòa giải,xóa bỏ hận thù góp công xây dựng đất nước. Chính Bùi Tín tay sai của đảng cướp cộng sản và tên quốc tặc Hồ chí Minh cùng những tên tội đồ dân tộc đã đưa đất nước đến chổ bần cùng nhất thế giới. Người dân Việt không có một chút tự do dân chủ - không khác gì dưới thời thực dân Pháp đô hộ. Bùi Tín chỉ bịp bợm với những người nhẹ dạ cả tin, hay những người còn ham chút cơm thừa canh cặn của cộng sản mà thôi. Còn những người Việt Quốc gia chân chính thì không bao giờ tin vào những tên cộng sản đã một thời giết hại dân chúng và trèo lên những chức vụ cao trong đảng cộng sản. Một số người cộng sản cho chạy ra hải ngoại để làm cò mồi như Bùi Tín, V.T.H v.v... Trên đây là điều hoàn toàn sự thật. Nếu Bùi Tín không tin ở mình thì Bùi Tín hãy liên lạc với hai nhân chứng hiện còn sống mà hai người nầy đã chứng kiến việc Bùi Tín giết ông thân tôi, hiện nay họ còn sống là ông Võ Di ở tại làng Nại cửu và ông Trần Cận (người tự vệ đã cùng đi với Bùi Tin đêm hôm đó) ở tại Thị xã Đông Hà Quảng trị. Đả đảo tên quốc tặc Hồ chí Minh và đảng cướp cộng sản trong đó có tên Bùi Tin. Về phiá CSVN:họ tìm mọi cách để triệt hạ uy tín của Bùi Tín: http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/85138/Default.aspx Hãy nói sự thật QĐND - Chủ Nhật, 02/08/2009, 23:49 (GMT+7) Đã thành thói quen, bấy lâu nay cứ trong nước có vấn đề gì liên quan đến sự chống phá của các đối tượng thù địch đối với Nhà nước ta là y như rằng ông Bùi Tín đào tẩu sang Pháp lại "cao kiến" bình luận, phân tích, tô vẽ thêm kèm theo xưng danh với đầy đủ những chức ông có từ trước khi trốn bỏ Tổ quốc, như Phó tổng biên tập; Đại tá; nhà báo… Lần này, trước hành vi xâm phạm Di tích lịch sử văn hóa Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông Tam Tòa của một số giáo dân ở Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình thì ông Bùi Tín lại bày tỏ “ý kiến” thông qua hình thức trả lời phỏng vấn một cơ quan truyền thông nước ngoài. Một góc tháp chuông nhà thờ Tam Tòa còn sót lại sau trận bom Mỹ. Nếu như ông nói đúng sự thật thì chẳng có gì đáng bàn, thậm chí còn hoan nghênh ông. Nhưng thật đáng tiếc, không biết vì tiền, hay vì sự thù hằn với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc, mà ông lại cố tình nói sai sự thật như thế. Trước hết, ông cho biết ông là người từng được chứng kiến bom Mỹ rải xuống tỉnh Quảng Bình như thế nào, thế nhưng ông lại không cải chính câu hỏi của người phóng viên rằng “chúng tôi phỏng vấn nhà báo, cựu đại tá quân đội... từng có mặt tại Đồng Hới trong thập niên 1960 chứng kiến ngôi nhà thờ sạt một góc (NV nhấn mạnh)”. Thưa ông, không phải bom Mỹ ném “sạt một góc” mà là san gần như phẳng nhà thờ Tam Tòa, chỉ còn lại tháp chuông. Ngày đó bom Mỹ rải bom xuống khu vực Quảng Bình nói riêng, các tỉnh miền Trung nói chung, đến mức biến nhà cửa, làng mạc, ruộng vườn… thành những hố bom sâu hoắm mà nay đã qua gần nửa thế kỷ, nhiều nơi vẫn chưa lấp hết được. Tháp chuông Tam Tòa nếu không có lòng trung kiên của bộ đội, dân quân và chính quyền địa phương bảo vệ thì cũng đã bị bom Mỹ san phẳng từ lâu rồi. Sao ông vội quên những ngày đau thương của cả dân tộc ta, trong đó có gia đình ông như thế? Điều hết sức ngạc nhiên là vì sao ông lại lấy sự tàn phá của bom Mỹ ở cầu Long Biên, Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên (Hà Nội) ra so sánh mức độ tàn phá với Tháp chuông Tam Tòa ở Đồng Hới, Quảng Bình, để "lý sự cùn” rằng tại sao “chính quyền Cộng sản” không để cả cầu Long Biên, Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên, mà lại chỉ để Tòa Tháp chuông Tam Tòa là Chứng tích tội ác chiến tranh? Tôi nghĩ chỉ có những người “lòng dạ không sáng” mới so sánh khập khiễng như thế. Ông thừa biết, nếu tất cả những nơi bị bom Mỹ tàn phá đều giữ nguyên trạng làm chứng tích tội ác chiến tranh, thì đất nước Việt Nam này còn chỗ nào không để? Ông lý luận rằng, Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông Tam Tòa chỉ là quyết định của tỉnh nên không có giá trị, phải có quyết định của Bộ Văn Hóa-Thể thao-Du lịch mới được xếp là di tích Văn hóa(!). Điều này có lẽ ông nhầm.Thưa ông, Điều 30 của Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau: “a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh…”. Chắc ông biết nhà thờ Tam Tòa sau khi bom Mỹ tàn phá (ngày 11-2-1965) chỉ còn lại một tháp chuông, năm 1997 UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định 143 công nhận Tháp chuông Tam Tòa là chứng tích tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ với người dân Quảng Bình. Chính Tòa giám mục Vinh (Tòa Giám mục Xã Đoài), nơi quản lý toàn bộ giáo phận Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình do ông Cao Đình Thuyên đại diện đã cùng ký với Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Trần Công Thuật một văn bản thống nhất xác định Tháp chuông Tam Tòa là chứng tích tội ác chiến tranh, để tôn tạo, bảo vệ phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Sự việc xảy ra sáng ngày 20-7, một số giáo dân từ một số huyện trong tỉnh Quảng Bình bị xúi giục, lôi kéo về ngang nhiên đập phá, xây nhà trong khu Chứng tích tội ác chiến tranh rõ ràng đã vi phạm Luật Di sản, Luật Đất đai và Luật Xây dựng. Những người quá khích đã có những hành vi chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng. Xin hỏi ông với những hành vi vi phạm pháp luật đó mà chính quyền ngăn chặn thì đúng hay sai? Sự thật rõ như ban ngày thế mà sao ông lại nói: “Đó (ngăn chặn sự phá hoại – NV) chỉ là cái cớ để chống lại một cái việc hồi phục lại để cho Công giáo có thể trở lại hoạt động như cũ và cho Công giáo có thể sinh hoạt làm ăn và làm các việc lễ lạt, tín ngưỡng…”. Không chỉ nói sai sự thật, ông còn kích động dư luận, khi ông kết luận rằng đó không phải là sự xung đột lương-giáo, mà là xung đột “giữa chính quyền còn mang màu sắc Cộng sản với các tôn giáo” (!) Thưa ông Bùi Tín, mong ông hãy nói sự thật. Sự thật là chân lý. Không biết người ở ngoài nước có tin được ông không, chứ bà con trong nước, kể cả bà con lương, giáo, thì ông không thể lừa họ được đâu? Để người nghe tin ông, tôn trọng ông, thì duy nhất chỉ có cách là ông hãy nói đúng sự thật. HUY THIÊM Bùi Tín _ Bùi Tín ông là ai? http://www.vnpressnet.com/2010/01/bui-tin-bui-tin-ong-la-ai.html Tôi là người Việt Nam, sống tại Việt Nam, nhìn đời bằng con mắt người Viẹt Nam, đọc báo thì tất cả bằng Tiếng Việt Nam (dùng công cụ translate của Google), trang nào bị chặn thì tôi “vượt tường” tôi đọc. Có báo ca ngợi, có báo đả kích “chế độ’ Việt Nam tôi cũng đọc hết, nhưng thực sự đọc các bài báo của ông Bùi Tín tôi thấy ông “học cao”, “hiểu rộng” nhưng lời văn ngòi bút của ông viết có sự không “học cao hiểu rộng” hoặc của ông rộng quá tôi không hiểu được. Văn của ông có sự hằn học, bôi xấu là chính nên tôi tìm xem ông thế nào? Xin phép cho hỏi: Có phải ông giống người ta viết thế này không? Mời ông đọc. Viết về Bùi Tín thì chắc có người sẽ thở dài mà nói: lại Bùi Tín! Người ta có lý do để bày tỏ sự ngao ngán về cái tên Bùi Tín, bởi vì cái tên đó gần như gắn liền với một biểu tượng về sự lọc lừa, dối trá và phản bội. Tiêu biểu cho những cá tính này là một bài viết mà Bùi Tín đã phát tán trên các diễn đàn “văng mạng” núp dưới danh nghĩa mỹ miều “dân chủ”. Trong bài viết về chuyến thăm Mỹ của ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Bùi Tín tự chứng minh mình là một kẻ nói láo rất thô, nói láo không biết ngượng, có lẽ xuất phát từ trình độ hiểu biết quá kém cỏi của Bùi Tín hay ông đã trở thành kẻ làm nghề “Sơn Đông chính trị” chuyên nghiệp! Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ghé Quận Cam, nơi có nhiều người Việt định cư và cũng là cái tổ ấm của các tổ chức khủng bố chống phá Việt Nam. Buổi tiếp đón được diễn ra tại Khách sạn St Regis Monarch Beach thuộc khu Dana Point. Theo tường thuật của báo chí Mỹ, báo chí ở California và những người có tham dự buổi tiếp đón đó, có khoảng 1000 đồng hương và quan chức tham dự. Trong số này có những người từng giữ những chức vụ cao trong chế độ VNCH như ông Nguyễn Cao Kỳ, hay thậm chí những người có ít nhiều bất đồng chính kiến như ông Trần Văn Chi. Sự có mặt của nhiều thành phần xã hội trong một buổi gặp mặt như thế nói lên thiện chí hòa hợp dân tộc của phía Nhà nước Việt Nam mà ông Triết đại diện. Thế nhưng Bùi Tín có cái nhìn khác về thiện chí đó. Đối với Bùi Tín chuyến đi của ông Triết là một nỗi nhục. Tại sao? Tại vì số người Việt đón tiếp ông không quá con số 700 và ông phải đi dưới sự hộ tống của cảnh sát Mỹ. Ông bà mình thường nói “thương thì trái ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Đó là tâm trạng thương ghét của Bùi Tín hiện nay (theo kiểu không được ăn thì đạp đổ!). Ông không ưa chế độ hiện hành mà ông đã từng phục vụ, nên ông ra đầu thú với những kẻ cựu thù và hết lòng nâng bi họ để có chút ân huệ được ở lại. Để biện minh cho hành động phản trắc và quyết định lưu vong của mình, Bùi Tín hết ngày này sang tháng nọ ra rả những luận điệu chống phá Việt Nam. Chuyến viếng thăm chính thức nước Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết là một đề tài để ông lại có dịp múa bút làm trò nói láo. Bùi Tín lớn tiếng cho rằng báo chí Việt Nam “… giấu kín những chi tiết không đẹp đẽ gì như phải chọn địa điểm Dana Point cách Orange County - thủ đô người Việt tỵ nạn đến 40 kilômét, trong một phòng chứa tối đa 660 người, nhưng nói bừa lên là một nghìn”. Làm sao Bùi Tín biết được con số người đến dự và số dung lượng của phòng tiếp tân của khách sạn? Sự thật là Bùi Tín không có mặt hôm đó, mà chỉ ngồi ở một góc xó bên Pháp rồi phịa ra con số để thỏa mãn cái tính chống cộng theo kiểu thủ dâm của ông mà thôi. Khách sạn St Regis Monarch Beach có những phòng tiếp tân rất lớn. Phòng lớn nhất có tên là Pacific Ballrom có thể chứa đến 1200 người, và đây chính là nơi diễn ra cuộc tiếp tân ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Bùi Tín cho rằng chuyến ghé thăm đồng hương ở Quận Cam của ông chủ tịch là “nhục” vì “ông Triết phải đến và đi trên xe cảnh sát Mỹ vào Monarch Hotel.” Không có chỗ nào lộ rõ cái bản chất ngu xuẩn của Bùi Tín hơn câu nhận xét trên! Xin hỏi Bùi Tín một câu: khi Georges W Bush sang Úc (hay Việt Nam) cũng được đi trong đoàn xe tiền hô hậu ủng như thế, Bùi Tín có cho rằng đó là một chuyến đi nhục nhã của ông Bush không? Thậm chí, khi Bush ở Việt Nam, ông chỉ đi cửa hậu hay qua đường nhà bếp của khách sạn, như vậy Bùi Tín có xem là nhục không? Thật ra, làm gì Bùi Tín dám nhận xét rằng Bush nhục, vì ông đang nâng bi Bush mà, nói ra thì có ngày ăn cái tát vào mặt ư? Bùi Tín chỉ nói về người Việt Nam như ông Nguyễn Minh Triết thôi. Đó là một cái thói “khôn nhà dại chợ” mà dân Việt Nam chúng ta rất khinh bỉ. Bùi Tín quả là đáng khinh bỉ. Nhưng cũng phải nói ra để Bùi Tín biết rằng ông Triết đi thăm chính thức nước Mỹ, cho nên chính phủ Mỹ phải đón ông bằng nghi lễ cho một nguyên thủ quốc gia. Nghi lễ này bao gồm được bảo vệ bằng đoàn xe motocade, xe limousine, xe cảnh sát, v.v… Đó là một nghi lễ trịnh trọng, nhưng rất bình thường trong quan hệ ngoại giao. Chẳng lẽ đã sống hơn 70 năm trên trái đất này mà Bùi Tín chưa bao giờ thấy những cảnh này hay sao mà lại dám viết rằng đó là một cái “nhục”. Chỉ có những kẻ ngu dốt cùng cực mới hạ bút viết nhận xét như thế. Một con người sống đến tuổi gần đất xa trời như Bùi Tín mà cũng mang theo cái tính nhỏ mọn như con nít. Không tìm được điểm gì để nói về sự có mặt của ông Nguyễn Cao Kỳ trong buổi tiếp tân chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Bùi Tín chơi trò cá nhân: “nhân vật Nguyễn Cao Kỳ từ Sài Gòn sang làm cây cảnh chính, trong khi uy tín của vị tướng cao bồi này là dưới con số âm, cả trong và ngoài nước và trong công luận quốc tế; ông ta đang lo xây một trung tâm ăn chơi cờ bạc loại bự cho chủ Mỹ để hưởng hoa hồng môi giới, đến độ chưa có thời gian nào để đến thăm nghĩa trang Biên Hoà như đã hẹn hão huyền.” Thật ra, Bùi Tín viết mà không biết ngượng. Nếu ông Nguyễn Cao Kỳ mất uy tín thì tại sao ông ấy được giới kỹ nghệ Mỹ mời ông về Việt Nam làm cố vấn, và chính phủ Việt Nam hỏi ý kiến? Thật ra, ông Nguyễn Cao Kỳ chính là người Việt Nam yêu nước, một người sống thành thật với ý tưởng của mình, dám nói lên những gì mình suy nghĩ trước những người từng là “cựu thù” của ông, một người dám nói dám làm. Còn Bùi Tín thì chỉ là một kẻ phản bội đồng đội, đào tẩu một cách hèn nhát, phải trốn chui trốn nhủi ở một xó bên Pháp, một kẻ quá thấp trong xã hội. So với một con người đứng cao và thẳng Nguyễn Cao Kỳ, thì Bùi Tín chỉ là một sinh vật “bò sát hai chân”. Bùi Tín còn đề cập đến nghĩa trang Biên Hòa như để lấy lòng giới chống cộng ngoài này. Nhưng Bùi Tín lầm rồi. Giới chống cộng vẫn xem Bùi Tín là một tên phản bội, và một tên phản bội thì đáng khinh bỉ và không thể nào đáng tin cậy được. Ngay cả người ngoại quốc cũng khinh bỉ Bùi Tín. Trong bài điểm sách cuốn “Từ thù đến bạn” của Bùi Tín, nhà báo Adrian Edwards của tờ Far Eastern Economic Review viết về Bùi Tín như sau: “Thật là xấu hổ cho một nhân vật đặc biệt nhưng lại cho ra đời một cuốn sách không có gì đặc biệt.” Bùi Tín còn có một bút danh khác mà ông rất thích sử dụng: Thành Tín. Nhưng tôi lại nghĩ với tư cách lừa lọc, dối trá và phản bội của Bùi Tín, ông nên lấy một bút danh khác thích hợp hơn. Tôi đề nghị bút danh đó là “Bất Tín” hay “Thất Tín”. Theo: Chuyenluan http://www.giaodiem.com/doithoaiIV/12_thongtran.htm …Nguyễn Xuân Phong ngụy lòng, ngụy ngôn và ngụy ngữ tô hồng Ngô Đình Diệm và tô đen Hồ Chí Minh là điều đương nhiên vì ông ta là tay chân của Nguyễn Văn Thiệu, kẻ từng cầm đầu một chế dộ Diệm Không Diệm. Nhưng còn cựu đại tá Bùi Tín, tại sao phải uốn lưỡi ca tụng Ngô Đình Diệm là con người yêu nước hơn Hồ Chí Minh? Tại sao Bùi Tín phải ngây thơ ngụy tạo và tôi tớ hơn những tôi tớ chế đô Ngô Đình Diệm để nói rằng “ Ngay từ khi còn trẻ Ngô Đình Diệm đã tỏ ra có tư chất thông minh xuất sắc “ , “ Tôi cho rằng ông Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc , có lòng yêu nước sâu sắc , có tính cách cương trực thanh liêm , nếp sống đạm bạc giản dị . Giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng về lập trường của ông Ngô Đình Diệm : chống thực dân Pháp , giành lại quyền nội trị đầy đủ , không muốn Hoa kỳ can thiệp sâu , chống lại việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ và nước ngòai vào. Trong sự so sánh ấy , ông Hồ Chí Minh tỏ ra không bằng ông Ngô Đình Diệm . Về tinh thần dân tộc , ông Ngô Đình Diệm cũng tỏ ra hơn hẳn ông Hồ Chí Minh". Tổng kết của Long Điền về các nhận định của Bùi Tín đối với Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 : Có thể nói trong dòng suy tư của Bùi Tín về cuộc chiến Việt Nam có 2 giai đoạn, giai đoạn 1(từ thời đi bộ đội cho đến lúc làm nhà báo:luôn đặt lý tưởng phụng sự Cộng Sản là trên hết)và chúng ta không biết cái mốc của giai đoạn 2 (giai đoạn xem CSVN phạm sai lầm) khởi sự từ lúc nào và nhận định thay đổi của ông về cuộc chiến diển biến ra sao? Chúng ta được biết rỏ nhất là kể từ khi đào thoát chính trị sang Pháp tháng 9/19990 nhân một chuyến công tác họp hàng năm với báo L'humanité. Chính quyền CSVN có thể đã lầm vì ông dấu kín sự thay đổi quan điểm của mình với bạn bè,người cộng sự và ngay cả với vợ con thì mới mong đánh lừa được tay trùm về theo dỏi tư tưởng,theo dỏi hành động của bộ máy kềm kẹp CSVN . Ngay đến hôm nay vẫn còn một số người chưa tin là Bùi Tín thật sự thay đổi nhận thức hay chính Bùi Tín là một người lặn sâu, trèo cao để thực hiện các ý đồ của đảng như chúng ta đã thường gặp nơi các cán bộ CS nằm vùng. Nhưng công tâm mà xét trong suốt 20 năm tỵ nạn chính trị ông Bùi Tín đã có những đóng góp rất tích cực trong việc tố cáo về những sai lầm,tội ác,thủ đoạn gian trá của Cộng sản VN.Bằng những hiểu biết sâu sắc nội tình ông đã nhiều phen vạch trần các thủ đoạn gian manh của CSVN,sự dấn thân của ông trong đó lớn hơn cả là sự hy sinh gia đình vợ,con,cháu và họ hàng,bằng hữu suốt cả 20 năm dài thật là to tát.Với 83 tuổi đời,cuộc sống đơn giản chật vật,cặm cuội viết bài tố cáo tội ác CS,tiếp tay với Phong Trào Dân Chủ trong nước,sức làm việc bền bĩ thể hiện tấm lòng với dân,với nước của một người lầm đường nay đã hối cải tuy rằng muộn còn hơn không.Công lao đó phải được công nhận với tấm chân tình vì tiền đồ Dân Tộc.Trong các nhân vật phản tỉnh của thời đại, ông Bùi Tín là người đã đi trọn đoạn đường cam go nhất để chứng tỏ mình là người phản tỉnh chân chính . 15-Nguyễn Minh Cần: Nguyễn Minh Cần (1928- ) Ông Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế. Ông tham gia kháng chiến trước tháng 08/1945 khi còn là học sinh ở tại đây. Năm 1946, ông là đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương, và hoạt động ở Thừa Thiên với chức vụ Ủy viên Thường vụ Tỉnh Ủy Thừa Thiên. Sau đó, ông hoạt động bí mật tại Hà Nội từ năm 1951. Từ tháng 10 năm 1954 đến 1962 ông làm Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội. Năm 1962 ông được Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng CS Việt Nam) cử đi học trường Ðảng Cao cấp tại Liên Xô. Trong thời gian này, các ông Lê Duẫn và Lê Ðức Thọ, lúc đó ngả theo đường lối chống Liên Xô của đảng CS Trung Quốc, đã mở một chiến dịch truy bức quy mô nhằm thanh toán những người mà họ cho là có tư tưởng theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô. Nhiều đảng viên và ngay cả những trí thức không dính dáng gì đến Đảng Lao động Việt Nam cũng bị hãm hại. Trước tình hình đó, ông Nguyễn Minh Cần và một số đảng viên cao cấp khác của Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định xin tỵ nạn chính trị tại Liên Xô. Mặc dù Liên Xô đã từ chối lời yêu cầu của Việt Nam và không giao trả ông cho Việt Nam nhưng nước này bắt ông không được phép hoạt động chính trị nữa và phải đổi cả tên họ sang tên Liên Xô để bảo đảm an ninh. Vợ và các con của ông ở Việt Nam bỗng nhiên trở thành nạn nhân của chính sách trả thù của Đảng Lao động/CS Việt Nam. Từ năm 1989, ông Nguyễn Minh Cần đã tham gia tích cực vào “Phong trào nước Nga Dân chủ”. Cùng với người vợ Nga, ông Nguyễn Minh Cần đã tham gia vào chiến dịch bảo vệ Tòa Nhà trắng của Phong trào và phá vỡ cuộc đảo chánh của phe nhóm CS tại Nga vào tháng 08/1991. Ông Nguyễn Minh Cần hiện đã về hưu. Phần lớn thời giờ ông dành để nghiên cứu Phật học và viết các bài nghiên cứu chính trị. Ông hiện là một nhân sĩ và là một cây bút quen thuộc và được quí mến ở Mỹ và Âu Châu. Quyển sách “Công lý đòi hỏi” (Nhà xuất bản Văn Nghệ, California) là tập hợp những bài viết của ông từ 1992 đến 1998. Tác phẩm thứ hai sắp được xuất bản tác giả Nguyễn Minh cần là quyển sách “Ðảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế”. Ðiểm đặc biệt là quyển sách được viết dựa trên những nhận thức mới, nhờ tác giả được vào tham khảo tại Kho Lưu trữ của Quốc tế Cộng sản tại Moscow, nay là Trung tâm Lưu trữ Văn kiện Lịch sử Hiện đại (RSKHIDNI). Tóm tắt chi tiết tiểu sử: Sinh năm: 1928. Nơi sinh: Huế. Đầu năm 1945: tham gia phong trào giải phóng dân tộc. 08/1945: tham gia Cách mạng tháng 8, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế. 1946: vào ĐCS Đông Dương, làm Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Huế. Cuối 1946 - đầu 1947: làm Uỷ viên Ban chỉ huy quân sự Khu B, chiến đấu bảo vệ thành phố Huế. 1947 - đầu 1951: hoạt động trong vùng địch tạm chiếm tỉnh Thừa Thiên, lúc đầu là bí thư Huyện uỷ Hương Trà, sau đó là tỉnh uỷ viên và uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên. Đầu 1951 - 1962: Trung Ương điều động ra Hà Nội để hoạt động ở trong thành phố Hà Nội đang bị Pháp chiếm đóng, làm bí thư Quận uỷ Ngoại Thành, sau là Thành uỷ viên và Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội. 1962: đi học ở Trường đảng Cao cấp của Liên Xô. Do có những ý kiến bất đồng về đường lối với ban lãnh đạo Đảng Lao động VN, bị coi là có “tư tưởng xét lại” và bị truy bức. 06/1964: thoát ly Đảng Lao động VN, xin cư trú chính trị ở Liên Xô. Trong thời gian ở Liên Xô, làm nghề phiên dịch và biên tập viên cho Nhà Xuất bản Tiến Bộ; về hưu năm 1990. 1986 - 1993: khi ĐCS Liên Xô bắt đầu thực thi đường lối perestroika, đã tích cực tham gia phong trào dân chủ ở Nga đấu tranh chống chế độ Xô viết toàn trị, dẫn đến cuộc Cách mạng dân chủ ở Nga hồi tháng 8 năm 1991 làm sụp đổ chế độ Xô viết toàn trị. Trong suốt thời gian cư ngụ ở Nga, ông luôn luôn tích cực tham gia và ủng hộ cuộc đấu tranh cho Dân chủ, Tự do và Nhân quyền của nhân dân Việt Nam. Ông Cần hiện cư ngụ tại Moscow, là nhà báo tự do. Các sách đã xuất bản: “Công Lý Đòi Hỏi”, NXB Văn Nghệ 1998; “Chuyện Nước Non”, NXB Văn Nghệ 1999; “Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế”, NXB Tuổi Xanh 2001; “The Vietnamese Communist Party Through Vicissitudes Of The Communist Internationals”, NXB Tuổi Xanh 2004; “Từ điển Nga-Việt” gồm 2 tập (đồng tác giả), NXB Tiếng Nga, naêm 1977, 1979, 1987. “Từ điển Nga-Việt Mới” (đồng tác giả), NXB Vostok - Zapad (Moskva) và NXB Thế Giới (Hà Nội), năm 2007. Ông Nguyễn Minh Cần là khuôn mặt quen thuộc trên các diễn đàn và trang mạng truyền thông. Các bài viết và phỏng vấn tiêu biểu của ông có thể tìm thấy tại các địa chỉ: Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế: http://www.ykien.net/nmc dangCS01.html Ông Nguyễn Minh Cần kể về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...-20060916.html Ông Nguyễn Minh Cần bàn về nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin: http://tiengnoitudo.wordpress.com/20...ia-mac-le-nin/ Trò chuyện cùng ông Nguyễn Minh Cần về Hội nghị Varsawa 2006: http://www.voanews.com/vietnamese/ar...1-07-voa22.cfm Vừa qua ông cũng đã có bài viết trên diễn đàn x-cafevn.org “Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến” (http://www.x-cafevn.org/node/1539). -Nhận định cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 của Nguyễn Minh Cần: - http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CZ3b MỞ HỒ SƠ TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH : Xin Đừng Quên ! Nửa Thế Kỷ Trước : Vấy Máu Cải Cách Ruộng Đất Nguyễn Minh Cần (LÊN MẠNG THỨ TƯ 5 THÁNG HAI 2003) Nhắc lại chuyện đau lòng của thời Cải Cách Ruộng Ðất, có thể bạn đọc sẽ trách tôi : trong dịp đầu năm mà nhắc đến chuyện quá buồn. Xin các bạn lượng thứ cho ! Nhưng chuyện này không thể không nói đến ! Nó cũng khủng khiếp không kém gì chuyện Tết Mậu Thân (1968). Vậy mà chuyện Tết Mậu Thân chúng ta vẫn phải đành lòng nhắc đến trong dịp Tết cơ mà ! Cần phải nhắc đến các tấn bi kịch, các thảm họa dân tộc đã qua và hiện đang còn đang tiếp diễn dưới nền chuyên chính của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), để mọi người yêu nước thương dân thắp một nén hương cho vong linh biết bao người vô tội đã ngã xuống, để tưởng nhớ đến bao nhiêu người oan ức đã chịu những cực hình man rợ phải ngậm hờn mãi mãi, để nhớ lại biết bao bạo hành của một đảng độc tài đã gây ra trong quá khứ và trong hiện tại, để mọi người hun đúc ý chí đấu tranh cho công cuộc dân chủ hóa đất nước. Âu cũng là việc cần lắm thay ! Hơn nữa, ngày nay tập đoàn cầm quyền đang cố xuyên tạc lịch sử, cố làm mọi cách để dân tộc ta quên đi các tội ác tày trời của họ, nhất là để các thế hệ mới lớn lên không hề hay biết gì đến các tội ác đó và những kẻ tội phạm chính danh ! Chuyện tôi muốn nói đến hôm nay là cuộc CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (CCRĐ) đầy kinh hoàng ở miền Bắc Việt Nam, thảm họa khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Cuộc CCRĐ đã thực tế bắt đầu diễn ra từ năm 1953, đúng 50 năm trước đây, và kết thúc năm 1956. Nhưng dư âm và hậu họa của nó vẫn còn mãi cho đến tận ngày nay. Hồi đó, CCRĐ chẳng khác nào một trận bão táp ác liệt đổ ập xuống miền Bắc Việt Nam gây ra biết bao tàn phá khủng khiếp, biết bao đảo lộn kinh người, biết bao tang tóc, đau thương cho người dân lương thiện. Xuất phát từ đâu mà trận bão táp ghê rợn đó đã tràn đến cái xứ sở đau thương này ? Số là trong chuyến đi bí mật của ông Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc (hồi cuối năm 1950) đến Moskva (đầu năm 1951), ông đã gặp Stalin và Mao Trạch Đông (lúc đó đang có mặt tại Moskva). Hai ông này đã nhận xét là Đảng Việt Nam coi nhẹ nhiệm vụ phản phong (ý nói hữu khuynh), và chỉ thị phải tiến hành cách mạng phản phong để "bồi dưỡng động lực cách mạng là nông dân lao động", nói cụ thể là phải làm CCRĐ ở các vùng gọi là "giải phóng". Sau khi về nước, ông Hồ đã cùng Thường vụ Trung ương (Bộ chính trị sau này) ĐCS trong hai năm trời bí mật và tích cực chuẩn bị tiến hành CCRĐ. Chuẩn bị cả về mặt tư tưởng, cả về mặt chính sách, đường lối, lẫn về mặt tổ chức. Theo sự phân công của Stalin, Trung Quốc sẽ giúp đỡ cho Việt Nam, nên ông Hồ đã mời các đoàn cố vấn Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam - tổng cố vấn là La Quý Ba đồng thời là đại sứ Bắc Kinh tại Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH). Vi Quốc Thanh đứng đầu đoàn cố vấn quân sự, còn đứng đầu đoàn cố vấn CCRĐ là Kiều Hiểu Quang, vốn là phó bí thư tỉnh uỷ Quảng Tây. Đó là chưa kể đủ loại cố vấn khác, như cố vấn chỉnh huấn, cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền... Để chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quân đội, năm 1952, Bộ chính trị (BCT) Trung ương (TW) Đảng thực hiện "cuộc chỉnh huấn" trong Đảng và "cuộc chỉnh quân" trong quân đội, theo đúng mẫu mã "cuộc chỉnh phong" của ĐCS Trung Quốc, chỉ có cái tên hơi khác một chút mà thôi. Chuẩn bị về mặt tổ chức, BCT TW đã thành lập Ủy ban CCRĐ Trung ương (UBCCRĐTW), gồm có Trường Chinh, Tổng bí thư ĐLĐVN làm chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm là Hoàng Quốc Việt, ủy viên BCT và Lê Văn Lương, ủy viên BCT, còn ủy viên thường trực là Hồ Viết Thắng, ủy viên TW Đảng. Dưới UBCCRĐTW là các đoàn CCRĐ, dưới các đoàn là các đội CCRĐ. Cả một đạo quân hùng hậu để làm "chiến dịch" đánh phong kiến ! ĐCS coi CCRĐ là "một cuộc cách mạng long trời lở đất", cho nên cần phải "phóng tay phát động quần chúng" để thực hiện, có nghĩa là phải làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù có những hành động quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ. Nhiều lãnh tụ cộng sản thường nhấn mạnh ĐCS là đảng cách mạng thì nhất định phải làm CCRĐ theo tinh thần "cách mạng", "cách mạng long trời lở đất" ! Họ cao ngạo phê phán các cuộc CCRĐ hòa bình ở nhiều nước là cải lương chủ nghĩa, tư sản và phản cách mạng : vì tại các nước đó, chính quyền hạn định mức ruộng đất tối đa cho điền chủ được có, còn phần thừa thì nhà nước mua lại để chia cho người ít hay không có ruộng đất. Còn khi giải thích cho cán bộ mấy chữ "phóng tay phát động quần chúng" khó hiểu này, ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu sau : khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được. Hình như ông cũng khoái cái lối giải thích hóm hỉnh ấy, không nghĩ rằng cái tinh thần "quá đi một tí" sau này chính là mối họa lớn cho dân ! Các đội, các đoàn CCRĐ được tung về nông thôn. Họ tung hoành gần như với quyền hạn không hạn chế, họ cảm thấy mình nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Cấp trên đã "phóng tay" cho họ và họ cũng tự "phóng tay"... Vì thế trong dân gian thường nói "nhất đội, nhì Trời", và các "anh đội" cũng khoái tai khi nghe như thế ! Tôi còn nhớ một lần, thiếu tướng Vương Thừa Vũ, chủ tịch ủy ban quân quản thành phố Hà Nội, về quê thăm nhà ở làng Tó (Thanh Oai) thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông bị đội CCRĐ bắt giữ cùng với anh cần vụ (lính hầu) và xe ô tô, van xin gì cũng không được thả ra. Về sau do một sự tình cờ, chính quyền Hà Nội biết được mới cho người đến nhận ông về. Đại thần của chế độ mà còn bị như thế huống hồ dân đen ! Trong năm 1952, BCT TW Đảng Lao Động Việt Nam (ĐLĐVN), tức là ĐCS khoác tên mới từ năm 1951, cho làm thí điểm CCRĐ ở sáu xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Trong lần thí điểm này có một sự kiện "động trời" : tòa án CCRĐ xử tử hình bà Nguyễn Thị Năm, tức là Cát Thành Long, người mà thời trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... Còn trong Tuần lễ Vàng, gia đình bà đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà đã hoạt động trong Hội Phụ Nữ, lại có con trai đi bộ đội, làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà đã bị quy là địa chủ cường hào ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, UBCCRĐ TƯ duyệt y và BCT TƯ ĐLĐVN cũng chuẩn y ! Những người lãnh đạo cộng sản trong BCT và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng bí thư, ủy viên BCT, Thủ tướng, phó thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một cái án tử hình như vậy ! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản ! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản ! Nó báo hiệu trước những tai họa khôn lường cho toàn dân tộc ! Năm 1953, thực tế là năm bắt đầu tiến hành CCRĐ, năm ĐCS chuẩn bị toàn bộ đường lối, chính sách và "luật pháp hóa" các chính sách của Đảng bằng quyết nghị của Quốc hội, sắc lệnh và nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ. Dựa trên tài liệu chính thức của ĐCS, tôi xin ghi lại những cái mốc lịch sử đau thương của dân tộc ta trong cuộc CCRĐ đẵm máu và nước mắt này : cuối tháng 01.1953 - hội nghị lần thứ tư của TƯ ĐLĐVN để thông qua bản Dự thảo cương lĩnh Đảng về chính sách ruộng đất. Tại hội nghị, ông Hồ đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ triệt để giảm tô, tiến tới CCRĐ. đầu tháng 03.1953 - Hội đồng Chính phủ họp thảo luận báo cáo của Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng về mục đích, phương châm, kế hoạch phát động quần chúng. Hội đồng Chính phủ đã thông qua các văn bản về chính sách ruộng đất và phát động quần chúng, tức là đã "luật pháp hóa" nghị quyết của TƯ Đảng. 01 - 05.03.1953 - báo Nhân Dân đăng tải bài "Chỉnh đốn chi bộ" của ủy viên Bộ chính trị ĐLĐVN, trưởng ban tổ chức TƯ Lê Văn Lương, người trực tiếp phụ trách cuộc Chỉnh đốn tổ chức trong CCRĐ, và ngày 16.03.1953 - Chính phủ VNDCCH ra thông tư về việc chỉnh đốn chính quyền cấp xã qua việc phát động quần chúng. Đây là những hướng dẫn cho việc gắn liền cuộc Chỉnh đốn tổ chức với CCRĐ, với tinh thần "không dựa vào (thực tế là đánh vào - Người viết) tổ chức cũ mà lập nên tổ chức mới" ở nông thôn ! 12.04.1953 - Chính phủ VNDCCH ra ba sắc lệnh : 1/ sắc lệnh quy định chính sách ruộng đất, trong đó có việc tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất chia cho nông dân ; 2/ sắc lệnh quy định việc thành lập Tòa án nhân dân ở những nơi phát động quần chúng ; 3/ sắc lệnh quy định việc trừng trị những địa chủ ở những nơi phát động quần chúng tiến hành CCRĐ. 01.06.1953 - báo Nhân Dân đăng bài về Chương trình CCRĐ. tháng 06.1953 - ĐLĐVN tổ chức cái gọi là "đợt chỉnh huấn chính trị" để nâng cao lập trường giai cấp cho cán bộ đảng viên trong cuộc đấu tranh CCRĐ. 14.11.1953 - hội nghị lần thứ năm TƯ và Hội nghị toàn quốc của ĐLĐVN để quyết định tiến hành CCRĐ. Ông Hồ đã phát biểu ý kiến tại hội nghị nhấn mạnh phải "phóng tay phát động quần chúng tiến hành CCRĐ". 01.04.12.1953 - kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo "Tình hình trước mắt và nhiệm vụ CCRĐ" và ngày 04.12.1953 - Quốc hội nhất trí thông qua Luật CCRĐ. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh ban hành Luật CCRĐ do Quốc hội thông qua. Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt đầu tiến hành ở 47 xã tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hóa, sau đó lan tràn trên khắp miền Bắc, trừ các vùng miền núi. Đợt năm là đợt cuối cùng, phần lớn diễn ra ở các xã đồng bằng Bắc bộ và các vùng bị Pháp chiếm trước đây. May mắn cho đồng bào miền núi, vì ĐLĐVN chủ trương sau khi hoàn thành CCRĐ ở vùng đồng bằng mới làm ở miền núi. Do sự phẫn nộ của quần chúng đã bùng lên dữ dội, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đã nổ ra ở Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nên về sau, TƯ ĐLĐVN chỉ tiến hành cái gọi là "cải cách dân chủ" ở miền núi, nghĩa là dẹp bỏ phong kiến địa phương (tức là các phìa tạo) mà không dùng bạo lực quá mạnh vì sợ dân chúng chạy sang Trung Quốc, Lào... Còn ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, vì nằm sát giới tuyến, tiếp giáp Việt Nam Cộng Hòa, nên cũng được chiếu cố, nghĩa là dùng bạo lực vừa phải "để không gây ảnh hưởng xấu đến miền Nam". tháng 09.1956 - hội nghị lần thứ 10 của TƯ ĐLĐVN kiểm điểm tình hình CCRĐ. Do ảnh hưởng của đại hội lần thứ 20 ĐCS Liên Xô vạch trần những tội ác của Stalin, do sự bất mãn trong dân chúng, cộng thêm sự phản ứng khá mạnh của cán bộ, TƯ Đảng buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và chủ trương sửa sai. Tại hội nghị, TƯ đã thi hành kỷ luật như sau : Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, chỉ còn làm ủy viên BCT, còn Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương mất chức ủy viên BCT, Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TƯ ĐLĐVN. Ông Hồ Chí Minh kiêm nhiệm Tổng bí thư, còn Lê Duẩn làm bí thư TƯ, thường trực BCT. 29.10.1956 - mít tinh lớn tại Nhà Hát Nhân Dân Hà Nội, ủy viên BCT đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và TƯ ĐLĐVN chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ. Nhân đây, xin nói rõ : một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích : "Bác đến không tiện", nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra "chịu trận" thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng. * Ở hải ngoại, cho đến nay cũng đăng một số tài liệu nói đến những bạo hành, những tội ác trong CCRĐ, cuốn sách nói về đề tài này khá kỹ ra mắt sớm nhất (1964, bằng tiếng Anh) là cuốn "Từ Thực Dân Đến Cộng Sản" của ông Hoàng Văn Chí. Còn ở trong nước thì đến nay, chưa có một công trình nghiêm túc nào nghiên cứu, chưa ra một tiểu thuyết nào viết riêng về đề tài CCRĐ. Tại sao ? Dễ hiểu là sau khi bị bắt buộc phải thừa nhận những sai lầm trong CCRĐ, BCT TƯ Đảng ra lệnh miệng tuyệt đối cấm không được nói đến đề tài này. Người đầu tiên "vi phạm" tabou thiêng liêng đó là nhà văn Hà Minh Tuân - anh đã viết lướt qua rất nhẹ nhàng đến đề tài cấm kỵ đó trong tác phẩm "Vào Đời". Tức thì Nguyễn Chí Thanh hô hoán lên là "tư tưởng địa chủ ngóc đầu dậy", và anh bị hành hạ hết nước. Từ đó mọi người ai cũng im re, "lo giữ cái đội nón của mình" (nhóm từ thông dụng hồi đó có nghĩa là giữ đầu mình)... Mãi sau này, chỉ có vài nhà văn rụt rè mon men đến đề tài đó mà thôi. Hy vọng rồi đây sẽ có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong nước vượt qua nỗi sợ "truyền kiếp", dám đề cập đến đề tài đau thương này một cách nghiêm túc và toàn diện. Nếu nói về những tội ác trong CCRĐ, theo tôi, cần nêu bật mấy loại chính sau đây. Thứ nhất: Tội tàn sát thường dân vô tội - tội ác chống nhân loại. Người nông dân Việt Nam hiền hòa, chất phác đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp, bỗng dưng ĐCS giáng cho họ một đòn chí mạng. ĐCS nói rằng CCRĐ là một cuộc cách mạng để thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân : "người cày có ruộng" - nhưng thực tế thì không phải như vậy, thực tế là nông dân bị đánh đòn chí mạng ! Tầng lớp năng nổ, giỏi giang biết làm ăn nhất ở nông thôn thì bị quy là địa chủ, phú nông, thậm chí cường hào ác bá, bị triệt hạ hết đường sinh sống, còn một loạt cán bộ ở nông thôn đã từng chịu đựng gian khổ làm nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến, sản xuất thì bỗng nhiên bị quy là phản động, gián điệp, Việt gian, v.v... bị trừng trị, nhiều người bị bắn giết vô cùng man rợ. Ngay cả nhiều người trung nông, thậm chí một số bần nông cũng "bị kích lên" làm địa chủ cho đủ cái tỷ lệ quái gở 5% địa chủ (so với dân số thôn xã !) và họ phải cam chịu cái số phận mà ĐCS dành cho địa chủ. Cái tỷ lệ quái gở 5% đó lại kèm thêm những "kết luận" quái đản khác : đã có địa chủ, tất phải có cường hào ác bá ! Thế là người dân chịu chết ! Biết bao nỗi oan khuất không thể nào kể hết. Cái phương châm "thà sai hơn là bỏ sót", cộng thêm với việc "thi đua lập thành tích đánh phong kiến" đã gây ra tình trạng "kích thanh phần", "nống thành tích" cố tìm ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá... để có được bằng khen, huân chương, để ngoi lên địa vị cao hơn... càng làm cho nỗi khổ đau của người dân tăng lên nhiều gấp bội ! Chỉ xin dẫn vài chuyện mà thôi. Một anh bạn đi làm CCRĐ ở Khu Bốn kể lại. Ở Khu Bốn, hồi đó ai cũng biết danh Chu Văn Biên, bí thư Khu ủy, và Đặng Thí, phó bí thư khu ủy, khét tiếng hiếu sát trong CCRĐ, họ đều là trưởng và phó đoàn CCRĐ. Thậm chí trong dân gian lưu truyền bài vè có câu "Giết người nổi tiếng gã Chu Biên". Anh bạn tôi kể chuyện Đặng Thí ký hai án tử hình trên ghi đông (guidon) xe đạp ! Chuyện như sau : một đội tới làm CCRĐ ở một xã nghèo ở Nghệ An, quê hương của ông Hồ Chí Minh và Hồ Viết Thắng, tìm mãi mà không thể quy ai là địa chủ được (những ai đã từng đến tỉnh này đều biết cảnh nghèo chung của dân chúng ở đây). Đặng Thí "đả thông tư tưởng" là cố vấn Trung Quốc dạy rồi phải có 5% địa chủ. Đội sợ trên "đì", tính ra cả làng từng này hộ, từng ấy nhân khẩu, thôi thì cũng buộc phải kiếm ra năm địa chủ. Tưởng thế là xong, nào ngờ khi báo cáo lại cho Đặng Thí thì... Liếc mắt qua không thấy có danh sách "lên thớt", bực mình Thí mới xạc cho "anh đội" một trận : "Có địa chủ mà không bắn thằng nào cả à ?" và ném cả tập giấy vào mặt đội trưởng. Cuối cùng thì đội cũng lọc ra được "hai địa chủ để bắn" vội chạy lên đoàn báo cáo. Giữa đường gặp Đặng Thí đang đi xe đạp, tay đội trưởng đưa báo cáo và danh sách bắn hai người. Thí còn đang vội, vẫn ngồi trên yên xe, chẳng thèm xem hết nội dung, đặt "đơn đề nghị bắn hai người" lên ghi đông xe đạp, mở vội xà cột (sacoche), rút bút ký toẹt vào. Xong rồi Thí đạp xe đi thẳng. Một ông bạn làm việc ở Viện Khoa Học Việt Nam đã đi làm CCRĐ kể lại chuyện thương tâm này. Đội mà ông bạn có chân về một làng nghèo ở Thái Bình, không thể nào tìm đâu ra đủ số địa chủ, và cũng không thể nào tìm ra địa chủ ác bá để bắn. Họ lo lắm. Thế là họ đưa một ông chăn vịt vào danh sách bị bắn ! Làng nào cũng thế thôi, mấy ông "gột vịt" (ấp trứng nuôi vịt con) chẳng bao giờ được dân làng ưa cả, vì lùa vịt con xơi thóc lúa của dân, thế mà lại hay to mồm cãi lại, gây gổ. Thế là "đủ yếu tố cấu thành tội", trong đó có tội "bị dân làng ghét cay ghét đắng". Địa chủ bóc lột thóc của nông dân, vịt cũng ăn cướp thóc của nông dân, vịt không thể bắn được thì chủ nó phải chịu thay ! Ai cũng vui vẻ cả. Ông bạn biết là sai nhưng không dám mở miệng khi "cổ máy nghiền thịt" của Đảng đã khởi động rồi ! Cho đến nay, không ai biết số người bị quy oan, bị tù oan và bị giết oan là bao nhiêu vì ĐCS giấu tịt. Những con số mà nhiều người đưa ra chỉ là ước đoán. Hồi cuối năm 1956, khi tôi được Thành ủy Hà Nội giao cho trách nhiệm sửa sai CCRĐ ở ngoại thành Hà Nội. Vì tính chất quan trọng của việc đó ở thủ đô, nên ông Võ Nguyên Giáp được BCT phân công giúp đỡ việc sửa sai ở Hà Nội. Vì thế, thỉnh thoảng tôi đến nhà ông Giáp làm việc. Đôi khi chúng tôi cũng nói chuyện với nhau về những vấn đề chung. Một hôm tôi hỏi thẳng ông : trong CCRĐ có bao nhiêu người bị oan. Ông Giáp nói hai vạn. Lúc đó tôi không dám hỏi thêm cụ thể hơn - thế thì bao nhiêu người bị chết oan, vì tôi biết là mình đã đụng đến vấn đề cấm kỵ nhất của Đảng. Cho đến nay, tôi không biết con số mà ông Giáp nói với tôi có thật hay không, nhưng hôm đó ông trả lời tôi tức thì, không nghĩ ngợi gì, nên tôi cũng có phần tin. Còn số người bị hành quyết trong CCRĐ và Chỉnh đốn tổ chức thì tôi ước đoán là chừng năm-sáu nghìn người. Đó là chưa kể nhiều người bị chết vì các lý do khác, như tự tử trước khi xét xử, chết khi bị tra của hay bị giam cầm ở xã, chết trong tù, người nhà địa chủ chết đói do bị bao vây, v.v... Tại cuộc mít tinh tối 29.10.1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi ! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được ! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại ! Còn chuyện "sửa sai" thì cũng chỉ là một lối "tung hỏa mù" chủ yếu để làm dịu đi phần nào nỗi công phẫn dữ dội của dân chúng, tránh những cuộc bùng nổ bất lợi cho Đảng mà thôi. Chúng tôi đã từng đi làm sửa sai nên biết khá rõ. Có nhiều cái sai không thể nào "sửa" được. Bắn giết người ta, làm què quặt thân thể, làm tổn hại tâm thần người ta (có không ít người bị điên, bị mất trí, bị lẩn thẩn), làm gia đình người ta tan vỡ... thì chỉ có Trời mới sửa được ! Ngay cả những việc tưởng chừng không khó sửa lắm, nhưng cũng không thể sửa nổi, chẳng hạn, gia đình bị quy là địa chủ, nhà cửa bị tịch thu chia cho mấy hộ nông dân, khi được xét là quy oan phải trả lại nhà cho người chủ cũ. Nhưng, khi biết là phải trả lại nhà, các ông bà nông dân bèn cạy gạch, cạy cửa, dở ngói, rút rui mè, cất giấu hết, phá phách gần như tan nát cả ngôi nhà họ đang ở. Nên cái nhà được trả lại đâu còn nguyên vẹn như trước. Còn các "quả thực" khác khi đã chia rồi thì sửa sai làm sao được ! Thóc lúa, nông dân ăn hết, bán hết rồi (hoặc khai như thế), nông cụ bị tiêu tán hết (hoặc khai hư hỏng rồi), thì lấy gì mà trả lại cho người ta. Đó là không nói đến những quan hệ tình cảm đã bị tổn thương, giữa vợ chồng, giữa anh em, giữa họ hàng, giữa thầy trò, giữa hàng xóm, láng giềng thì chẳng làm gì được, ngoài việc khuyên nhủ chung chung. Trong sửa sai chỉ có việc này làm được là trả tự do cho những người bị tù oan. Còn việc khôi phục lại chức vụ cho một số cán bộ đã bị đấu tố cũng đã thực hiện, nhưng cũng không giản đơn vì quan hệ khá phức tạp giữa cán bộ mới với cán bộ cũ. Nhân thể cũng xin nói thêm, khi hội nghị lần thứ 10 của TƯ ĐLĐVN hồi tháng 09.1956, TƯ buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ, người ta cũng đổ lỗi một phần cho cấp dưới đã thi hành sai, chứ TƯ Đảng không nghiêm khắc tự phê phán mình, họ vẫn coi "đường lối của TƯ về cơ bản là đúng", chỉ có "việc tổ chức thực hiện không đúng" mà thôi. Họ vẫn khư khư khẳng định : CCRĐ dù có sai lầm "nhưng về cơ bản vẫn giành được thắng lợi lớn". Điều đó nói lên sự giả dối, ngụy biện, sự không thực lòng hối hận của họ. Thế thì làm sao mà Đảng sửa sai được ? ! Còn cái gọi là thi hành kỷ luật với các ông lãnh đạo CCRĐ cũng chỉ là trò hề "giơ cao đánh khẽ" để lừa dối dư luận mà thôi. Trường Chinh mất ghế Tổng bí thư, nhưng lại vẫn là ủy viên BCT, chuyển sang ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội, lại phụ trách công tác tư tưởng, rồi chính ông ta đã cùng Tố Hữu bày ra vụ Nhân Văn - Giai Phẩm đàn áp quyết liệt anh chị em trí thức ưu tú, khao khát tự do, làm bao văn nghệ sĩ tài ba bị tù dày, bị đàn áp, bị treo bút trong hàng mấy chục năm trời, đánh một đòn nặng nề vào nền văn học miền Bắc, làm nó bị thui chột trong nhiều thập niên. Hoàng Quốc Việt (một người nổi tiếng "ác liệt nhất" chẳng những trong CCRĐ mà trong nhiều vụ trước nữa, chẳng hạn, vụ H122 xảy ra trong kháng chiến chống Pháp, ông phụ trách xét vụ này, đã bắt giam nhiều cán bộ, phần đông là cán bộ quân đội, và làm chết oan nhiều người), bị đưa ra khỏi BCT thì lại trao chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao là chức vụ nắm quyền sinh quyền sát con người. Lê Văn Lương chịu trách nhiệm về Chỉnh đốn tổ chức đã làm cho nhiều cán bộ đảng viên ở xã bị bắn giết, bị tù đày, phải ra khỏi BCT thì sau này lại được đưa về làm bí thư Thành ủy Hà Nội, còn Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TƯ Đảng thì lại cho làm ủy viên thường trực Ủy ban Kế hoạch nhà nước ! Trái lại, người ngoài Đảng mà dám thẳng thắn phát biểu ý kiến với ĐCS, cho dù nhẹ nhàng chăng nữa, như trường hợp luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài tham luận tại hội nghị Mặt trận Tổ quốc phê phán cuộc CCRĐ và đưa ra những đề nghị hợp lý thì Đảng trù dập ông, dồn ông vào cảnh khốn cùng cho đến chết ! Và thử hỏi có bao giờ TƯ Đảng thành thực sám hối về những sai lầm, những tội ác của mình hay không ? Chẳng những không sám hối mà cả cho đến ngày nay, ĐCS vẫn cứ nói lấy được là CCRĐ đã giành được thắng lợi lớn : "thực hiện ước mơ nghìn đời" của nông dân - đem lại ruộng đất cho người cày. Đây là một sự dối trá trắng trợn. Vì ruộng đất nông dân được chia thì một phần đáng kể là của những người bị quy oan, khi sửa sai cuối cùng phải trả lại. Phần ruộng đất chia còn trong tay nông dân, họ chưa kịp được hưởng gì trên mảnh đất được chia đó thì năm 1957-1958, ĐCS đã bắt đầu lùa họ vào hợp tác xã để tập thể hóa nông nghiệp, nghĩa là họ không còn làm chủ ruộng đất của họ ! Vả lại, xét cho cùng, "đem lại ruộng đất cho người cày" đâu có phải là mối quan tâm chính yếu hay là mục đích tối hậu của Đảng ? Cho nên đến khi sửa đổi Hiến pháp sau ngày thống nhất đất nước, bằng một điều khoản mới trong Hiến pháp, Đảng đã nhẹ nhàng quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất trong cả nước ! Thế thì làm sao có thể nói là Đảng "đem lại ruộng đất cho người cày" được ? ! Quả thật là người nông dân chịu bao nhiêu đau thương tang tóc cuối cùng chẳng được gì cả ! Thứ hai: Tội phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy nghìn năm của dân tộc. Truyền thống hiếu hòa, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn Việt Nam được dân tộc ta xây dựng hàng nghìn năm đã bị ĐCS phá vỡ trong vòng ba-bốn năm CCRĐ. Nếu ai đã từng sống ở nông thôn Việt Nam trước "cách mạng", trước CCRĐ đều cảm nhận cái tinh thần "đùm bọc nhau", "lá lành đùm lá rách" còn khá đậm đà trong mối quan hệ giữa người với người. Cố nhiên, không ai nói là ở các làng quê không có những kẻ bóc lột, nhưng tinh thần chung ở nông thôn ta là như vậy. Với cái chính sách "phân định thành phần giai cấp", ĐCS chia cư dân nông thôn thành cố nông, bần nông, trung nông (có ba loại, trung nông yếu, trung nông vừa, trung nông cứng), phú nông (có hai loại, phú nông thường, phú nông ngấp nghé địa chủ - đây là "sáng kiến" của người chấp hành để khi cần thì dễ "kích" họ lên địa chủ, chứ trong chính sách thì không chia ra), địa chủ (có mấy loại, địa chủ yêu nước và kháng chiến, địa chủ thường, địa chủ cường hào ác bá, địa chủ phản động). Sự phân chia có vẻ "khoa học" lắm, nhưng khi thực hiện thì tất cả đều do cảm tính chủ quan, do nhu cầu của "đội" (khi trên bắt phải đủ 5% địa chủ, bắt phải có ác bá, phản động để bắn, thì cứ phải "kích" lên cho đủ số), do ý muốn chủ quan của "ông đội" (nhiều khi ý muốn đó rất quái đản, thấy thái độ của đương sự có vẻ ngang bướng thì cứ "kích" lên cho bỏ ghét). Về nguyên tắc, muốn phân định thành phần thì phải "tố khổ", phải "tố" nhau, vạch nhau ra để "xếp" thành phần. Với lối xúi giục, cưỡng ép người dân tố giác lẫn nhau rất phổ biến trong CCRĐ, nên từ đó họ chia rẽ nhau, thù ghét nhau. Cũng có nhiều người lúc đầu không muốn "tố" ai hết vì không muốn làm trái lương tâm, nhưng ai không chịu "tố" thì bị đội CCRĐ coi là chưa "dứt khoát", "có liên quan", v.v... cuối cùng thì ai cũng tham gia vào cuộc "tố" lẫn nhau để giữ mạng mình. Đây là số đông. Nhưng cũng có không ít những kẻ hoặc vì tư thù, hoặc vì muốn trục lợi, "tố điêu", "tố láo" để ngoi lên làm "rễ", làm "cốt cán", làm cán bộ, để được chia "quả thực" nhiều hơn. Mà thường cái đám người này nghèo túng vì lười biếng, vì rượu chè, cờ bạc, có khi là những phần tử lưu manh, nhưng thường lại được đội coi như là bần cố nông để dựa, o bế, sử dụng nhằm... hòan thành nhiệm vụ của đội. Một điều kỳ quái cần nói nữa là : mọi lời "tố" của nông dân đều không cần bằng chứng, hơn nữa mọi lời "tố" của họ đều được coi là bằng chứng, đều được ghi vào hồ sơ tội trạng ! Không cần có bất cứ một sự kiểm chứng nào hết ! "Lý luận" chung hồi đó là "phải tin tưởng ở quần chúng", "nông dân lao động đã nói là đúng". Thế là không còn ai cãi được nữa ! Chính vì thế, khi đội cần "đánh vào" bí thư hay chủ tịch ủy ban kháng chiến trước ở vùng tạm bị chiếm, nay bị coi là tổ chức cũ, mà có một ai đó "tố" là "chúng nó họp Quốc Dân Đảng" thì bị "lên hồ sơ" ngay là "bí thư Quốc Dân Đảng", và anh ta khó tránh khỏi cái án tử hình ! Một nông dân "tố" một người bị "kích" lên địa chủ là "hồi kháng chiến, khi máy bay địch tới, tôi thấy hắn nhìn lên trời và chỉ chỏ cái gì đó", tức thì bị quy ngay là "gián điệp" và số phận anh ta coi như là "đi đứt" ! Có thể là thế hệ mới lớn lên, nhất là những người đang sống ở các nước dân chủ tiên tiến, thì khó mà tin là đã có những chuyện như thế. Khốn thay đó lại là sự thật đắng cay đã từng xảy ra trong lịch sử nước nhà ! Tóm lại, CCRĐ làm cho nội bộ nông dân chia rẽ trầm trọng, làng xóm đảo lộn lung tung ! Đến khi ĐCS tuyên bố sửa sai thì tình hình nông thôn lại cực kỳ hỗn loạn : những vụ ẩu đả, đâm chém, trả thù nhau giữa những người bị "tố oan" với những kẻ "tố điêu", giữa những người bị tước đoạt tài sản với những người được hưởng "quả thực", giữa cán bộ cũ bị quy kết phản động và bị tù tội với cán bộ mới "ngoi lên" trong CCRĐ... Di sản nghìn năm rất đáng quý mà cha ông ta đã để lại là tinh thần đùm bọc, hòa hiếu nhau của người dân nông thôn miền Bắc đã bị phá hủy từ ngày CCRĐ. Lẽ nào đó không phải là một tội ác ? Thứ ba: Tội phá hoại đạo lý, luân thường của dân tộc. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên một cách quái đản như trong CCRĐ. Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để "tìm ra địa chủ", "tìm ra phản động", "tìm ra của chìm", họ ép buộc con cái "đấu tố" cha mẹ, con dâu "đấu tố" bố mẹ chồng, con rể "đấu tố" bố mẹ vợ, vợ "đấu tố" chồng, anh em "đấu tố" lẫn nhau, trò "đấu tố" thầy, kẻ hàm ơn "đấu tố" người đã làm ơn, láng giềng hàng xóm "đấu tố" lẫn nhau ! (Cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái "đấu tố" mình để mong cứu mạng cho con cái). Thật là một tấn bi kịch hãi hùng ! Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị chà đạp, ngay lập tức phải thay đổi cách xưng hô trước nông dân, phải cúi đầu lễ phép "thưa các ông, các bà nông dân", phải xưng "con" trước mặt nông dân, dù đó chỉ là một đứa trẻ con. Còn nông dân thì tha hồ gọi người kia là "thằng kia", "mụ kia", "con kia", là "mày", "chúng bây" và tự xưng là "tao", "chúng tao", thậm chí có thể chửi mắng, xỉ vả. Chẳng ai dám làm trái lại cái "lệ mới" đó - đội tuyên bố phải đối xử như thế mới "nâng cao uy thế nông dân", mới "đánh gục giai cấp địa chủ" được ! Không làm thế là "bênh địa chủ", "mất lập trường giai cấp", thậm chí "có liên quan với địa chủ" ! Ngay cả đứa bé con cũng có thể mắng mỏ, sỉ nhục người lớn đã bị quy là địa chủ. Những người này, dù là thứ bậc thế nào trong họ tộc cũng đều bị bà con họ tộc xa lánh, để không "bị liên quan". Còn khi hành quyết người bị án tử hình thì những người thân thích, ruột thịt của người ấy, từ già cả cho đến trẻ con, đều bắt buộc phải có mặt để chứng kiến tận mắt cảnh tượng đó ! Đúng là sự khủng bố tinh thần cực kỳ vô nhân đạo ! Một tình trạng thương tâm nữa là nhiều gia đình ở nông thôn (và cả ở thành phố có liên hệ với nông thôn) đã tan vỡ, con cái bơ vơ, vì khi một trong hai người có gia đình bị quy (hoặc bị kích lên) thành phần địa chủ, bị gán tội phản động, thì bên kia, tức là vợ hay chồng, sợ liên lụy phải bỏ nhau. Nhiều người đi lập gia đình khác, có con hoặc chưa có con với chồng hay vợ mới. Đến sau này thấy sai, người bị bắt đi tù nay được trở về, thế là bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra đến nỗi Bộ tư pháp VNDCCH phải ra thông tư ngày 19.04.1956 để "giải quyết những vụ vợ chồng bỏ nhau". Thật là mỉa mai, người ta cho rằng có thể hàn gắn được tình cảm yêu thương trong gia đình đã bị thương tổn nặng nề bằng một tờ thông tư vô hồn của Bộ tư pháp ! Tình yêu của nam nữ cũng bị xâm phạm nghiêm trọng giống hệt như thế - để giữ lập trường giai cấp ai cũng phải cắt đứt với người yêu thuộc thành phần địa chủ, phản động ! Đây cũng là một nét về đạo đức nữa cần phải nói đến. Chưa bao giờ sự giả dối trắng trợn được đề cao như trong CCRĐ. Chẳng cần phải nói tới việc các "anh đội", "chị đội" báo cáo láo cho đoàn, vì nó quá thường, mà cái cần vạch ra ở đây chính là người ta ép buộc, khuyến khích người nông dân nói dối, làm láo. Dần dà rồi người nông dân cũng thấy cần phải nói dối, làm láo để "qua khỏi cái đận CCRĐ", họ cũng "tố bậy", "tố điêu" dù trong thâm tâm biết mình đang nói dối, vu khống. Cũng có người cố giữ lương tâm trong sạch, nhưng thường họ phải trả giá đắt cho điều đó. Cho nên cơn dịch dối trá cứ lan tràn. Đội cũng dạy thêm cho nông dân quen làm những việc giả dối, chẳng hạn như dặn họ : khi thấy trên màn ảnh xuất hiện hình địa chủ thì phải hô "đả đảo", hay vừa hô vừa ném đá vào hình địa chủ để tỏ lòng uất hận của mình. Thế là nông dân cũng làm theo. Tất nhiên, cũng không loại trừ cái hiện tượng gọi là "tâm lý đám đông", khi người ta hành động như trong một cơn lên đồng tập thể. Chẳng hạn, mỗi lần chiếu phim "Bạch Mao Nữ" của Trung Quốc, thì có nhiều người khóc nức nở, và khi xuất hiện hình địa chủ là bên dưới ào ào ném đá vào màn ảnh. Chính vì thế, các diễn viên kịch thường từ chối lên sân khấu đóng vai địa chủ vì sợ vỡ đầu sứt trán. Phần 3 : Chủ trương của UBCCRĐTƯ là trong các cuộc đấu địa chủ, nhất là địa chủ cường hào ác bá đều phải chuẩn bị rất chu đáo để ra "đấu trường" không được vấp váp. Thế là trước ngày đấu, mọi "rễ", "chuỗi", dân quân, công an, tòa án, chủ tịch đoàn... đều phải "diễn tập" như thật, ai lên "đấu" trước, ai lên "đấu" sau, "tố" thế nào, xỉa xói ra sao, nói gì, khi nào người "tố" phải cảm động khóc lóc, khi nào người dân phải hô "đả đảo" (khi người bị "tố" không nhận tội...), lúc nào thì bắt địa chủ quỳ (quỳ là biểu hiện của sự "bị đánh gục" !), lúc nào thì "hoan hô" (khi tòa tuyên án tử hình, tịch thu tài sản...). Chủ tịch đoàn những cuộc đấu lớn đều là "rễ", "chuỗi", cốt cán mới đào tạo trong vài tháng, nói năng ngượng nghịu, lúng ta lúng túng, điều khiển thế nào nổi, nên khi ra "đấu trường", thường "anh đội", "chị đội" phải ngồi sau lưng nhắc, như người nhắc tuồng (souffleur) ở rạp hát ! Cũng có khi nhắc mãi không được, chủ tịch đoàn cuống lên, thì "anh đội" giật micro và điều khiển luôn. Tóm lại, một sự diễn kịch, một trò giả dối lố bịch, trắng trợn, mà không hề không biết ngượng ! Nhưng cái nguy hại chính là sự giả dối đó cứ thấm dần vào tiềm thức cán bộ và người dân, tạo nên một nếp sống giả dối vô đạo đức của nhiều người ! Thứ tư. Tội phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóa của dân tộc. Bằng cuộc CCRĐ, ĐCS cố tình triệt hạ các tôn giáo và truyền thống tâm linh của dân tộc. Trước CCRĐ, các nhà thờ Thiên chúa giáo, các tu viện, nhà cô nhi... đều có ruộng đất riêng, các chùa có ruộng hậu do tín chủ cúng cho chùa, các nhà thờ họ có ruộng họ, các đình có ruộng làng... để lo việc sửa sang, tu bổ nhà thờ, chùa, đình, cúng tế hàng năm, việc từ thiện, v.v... và để nuôi sống các linh mục, tu sĩ, tăng ni và những người chuyên lo việc trông nom, thờ phụng... Nhờ thế hoạt động tôn giáo, tâm linh, từ thiện được tiến hành bình thường không có trở ngại. Nhưng với chính sách CCRĐ của ĐCS, tất cả các ruộng đất đó đều nhất loạt bị coi là ruộng đất phong kiến và bị trưng thu để chia cho nông dân. Với cái đòn độc địa đó, tất cả các nhà thờ, tu viện, nhà cô nhi, chùa chiền, điện thờ, miếu mạo, nhà thờ họ, đình... đều trở nên điêu đứng và dần dần tàn tạ. Riêng đối với nhà thờ Thiên chúa giáo, do phong trào giáo dân ồ ạt di cư vào Nam, nên về sau Đảng đã phải để lại cho các nhà thờ một ít ruộng đất. Người ta công nhiên dùng các cơ sở thờ cúng vào việc họp hành, đóng quân, làm hội trường, làm kho hợp tác xã mua bán, kho hợp tác xã sản xuất, v.v... Có nơi thậm chí người ta cho các tượng Phật trôi sông. Nhiều nơi bà con tín đồ bí mật cứu các tượng Phật, đem chôn, đem giấu hầm kín, sau này phần lớn các tượng gỗ đều mục nát, thế nhưng cũng có ít tượng còn giữ được, vào thập niên 80 bà con mới đưa lại vào chùa. Tóm lại, cuộc sống tâm linh hoàn toàn bị xóa bỏ. Chữ "thiện", chữ "nhân" một thời gian dài chẳng ai dám nói đến, vì giữa lúc cái ác tràn đầy mà nói đến chữ "thiện", chữ "nhân" thì có thể bị coi là biểu hiện sự phản đối ! Trong lúc đó, người ta lại đề cao bạo lực, cổ vũ đấu tranh giai cấp, khuyến khích điều ác, điều bất nhân, điều vô đạo. Một điều rất quái dị trong CCRĐ mà ĐCS lại coi là tự nhiên hoặc là cần thiết : người ta thường xuyên huy động các cháu thiếu niên từ 9-10 tuổi trở lên tham gia CCRĐ. Bắt chúng mang trống ếch đi cổ động, đi "đả đảo", "hoan hô", tham dự các cuộc đấu tố, các phiên tòa CCRĐ, các buổi hành quyết công khai. Nhiều cháu, nhất là các cháu gái, vốn có tâm lý hiền lành bị bắt buộc phải tham gia, đã không chịu nổi, run sợ, khiếp đảm, có cháu ngất xỉu trước cảnh hãi hùng, súng bắn, máu đổ... Còn các cháu vốn có tâm lý hung dữ thì lại thích thú hoan hô, thậm chí sau khi "được" tham dự những cảnh tượng đó, có nơi chúng lại bày trò chơi "đấu tố", bắt con cái địa chủ quỳ để con cái nông dân lên đấu, cũng xỉa xói vào mặt, cũng xỉ vả, vạch tội... Chẳng biết có ai xúi giục không, nhưng nhiều nơi đã xảy ra những "trò chơi" quái đản đó ! Khi cái thiện bị nén xuống mà cái ác được cổ vũ, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên là đạo đức bị suy đồi, băng hoại dưới chế độ của những người cộng sản. Tôi còn nhớ trong thời kỳ "cởi trói", đã được đọc truyện ngắn "Bước Qua Lời Nguyền" của Tạ Duyên Anh đăng trên tuần báo "Văn Nghệ" (1989) ở Hà Nội, truyện đó phản ánh phần nào tấn bi kịch của giới trẻ nông thôn đã lớn lên trong và sau cuộc CCRĐ đầy kinh hoàng. Không những CCRĐ đánh một đòn rất mạnh vào nền đạo lý và truyền thống nhân bản, mà nền văn hóa dân tộc cũng vì nó mà bị tổn hại rất nặng nề. Nhiều miếu đền uy nghiêm bề thế, nhiều bia đá là những di tích văn hóa lâu đời của dân tộc đã bị hủy hoại trong CCRĐ. ĐCS giấu kín những chuyện này, nhưng cũng có thể nêu ra vài trường hợp. Mong rằng các bạn xa gần trong và ngoài nước sưu tầm và bổ sung thêm. Chẳng hạn, cụ Nguyễn Mai (1876-1954) là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, gọi thi hào Nguyễn Du (1765-1820) đời thứ 11 là bác. Đầu năm 1954, lúc 78 tuổi cụ bị đội và đoàn CCRĐ quy là địa chủ (vì có vài mẫu cho phát canh để sống) lại bị "kích" lên thành phần phong kiến cường hào (vì cụ từng đỗ cử nhân khoa Canh Tý (1900) lúc 24 tuổi, lại đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1904) lúc 28 tuổi), mà thật ra cụ không hề nhận chức tước, phẩm hàm gì, chỉ cam phận sống thanh nhàn ẩn dật. Cụ bị đấu ba đêm liền, bị kết án 15 năm tù khổ sai, bị giam ở trại Đâng, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi nước rất độc, nên ngay mùa thu năm ấy, cụ bị phù thũng chết trong trại tù, vùi xác ở ven rừng. Cụ Nghè Nguyễn Mai từ trần trong uất hận là nỗi đau lớn, nhưng nỗi đau còn lớn hơn nữa cho dân tộc là do cụ bị quy oan như vậy, mà đội CCRĐ đã phá hủy nhiều đền đài, bia, miếu thờ của các danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền và nghiêm trọng hơn nữa đã đốt cháy ngôi nhà năm gian chứa đầy thư tịch quý giá của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, trong đó có di cảo của thi hào Nguyễn Du. Một sự mất mát lớn lao về văn hóa không có gì bù lại được ! (Xem sách "Bể Dâu Trong Dòng Họ Nguyễn Du" của Đặng Cao Ruyện, NXB Miền Đông Hoa Kỳ, 2002, tr. 200, 201). Còn một chuyện này nữa. Trong cuộc hội nghị cán bộ do TƯ Đảng triệu tập sau khi có nghị quyết sửa sai trong CCRĐ hồi tháng 09.1956, tôi được nghe ông Cù Huy Cận, lúc đó là thứ trưởng Bộ văn hóa, nói ở cuộc họp tổ là tấm bia đá của Lê Lợi đã bị đội CCRĐ phá hủy. Bộ văn hóa phải cấp tốc thuê làm bia khác giống hệt bia cũ rồi đặt vào chỗ cũ và phải tuyệt đối giữ bí mật để không ai biết là bia mới ! Tôi không có điều kiện kiểm chứng, nhưng chẳng lẽ ông thứ trưởng văn hóa lại nói sai ? ! * Như trên tôi đã viết, tuy là chuyện CCRĐ đã qua từ lâu rồi, nhưng ngày nay, vẫn cần phải nói đến, vì ngày nay tập đoàn lãnh đạo ĐCS đang cố viết lại lịch sử, đang cho bọn bồi bút xuyên tạc lịch sử để chạy tội cho ông Hồ Chí Minh và cho ĐCSVN trong CCRĐ và cả trong nhiều việc khác nữa. Cần phải nói công bằng là trước năm 1950, ông Hồ và ĐCSVN không nói đến CCRĐ, chỉ nói đến giảm tô, mà cũng chỉ trên giấy tờ và rất coi nhẹ việc thực hiện. Chỉ từ năm 1952, vấn đề giảm tô và CCRĐ mới đặt ra một cách gắt gao. Như vậy có thể nói là việc CCRĐ là do sức ép của Stalin và Mao Trạch Đông. Nhưng khi ông Hồ đã nhận làm CCRĐ là ông và ĐCSVN đã làm một cách tin tưởng và tích cực. Cũng có thể do yếu tố tâm lý của một người trước đây đã từng bị Stalin và Quốc tế Cộng sản coi là hữu khuynh, thậm chí bị nghi ngờ, không giao việc trong thời hạn dài, nay lại bị nhận xét là coi nhẹ nhiệm vụ phản phong, thì ông càng phải cố tỏ rõ tinh thần mẫn cán, kiên quyết của mình. Quả là hồi đó, ông Hồ và ĐCSVN cũng thật tình rất tin tưởng vào Stalin và Mao Trạch Đông. Chẳng thế mà ông đã công khai nói trước hội nghị cán bộ (1950) tại chiến khu Việt Bắc để chuẩn bị cho đại hội 2 của ĐCS sẽ họp năm sau là : "Các cô các chú nên biết rằng : ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được". Chính tôi có mặt trong cuộc hội nghị đó, tôi nghe rõ, nhiều người khác cũng nghe rõ như thế, có điều bây giờ họ không muốn hay không dám nhắc lại mà thôi. Đến đại hội 2 của Đảng (tháng 03.1951), ông Hồ lại cũng nói đúng như thế, và cụ Nguyễn Văn Trấn cũng đã kể lại chuyện đó trong sách của cụ "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội". Cho nên ông Hồ làm CCRĐ rõ ràng với sự tin tưởng và tích cực. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà cụ Vũ Đình Huỳnh, người gần gũi ông nhất thời gian đó sau này đã "khẳng định người chịu trách nhiệm chính trong sự gây ra những sai lầm trong CCRĐ là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải ông Trường Chinh, như đã có sự ngộ nhận kéo dài nhiều năm. Trường Chinh là con dê tế thần cho sai lầm của ông Hồ" (xem "Đêm Giữa Ban Ngày" của nhà văn Vũ Thư Hiên). Theo tôi, đúng là ông Hồ phải chịu trách nhiệm chính, như cụ Vũ đã nói, nhưng Trường Chinh chẳng phải là "con dê tế thần" với cái nghĩa "oan dương" đâu, vì ông ta vừa là Tổng bí thư, vừa là chủ nhiệm UBCCRĐTƯ, ông ta là người điều hành mọi việc CCRĐ hồi đó, cho nên, nếu Trường Chinh không phải là thủ phạm số một thì cũng phải là thủ phạm số hai. Cái ý của cụ Vũ, theo tôi hiểu, là TƯ Đảng trong hội nghị tháng 09.1956 đã không đả động gì đến Hồ Chí Minh, đã không dám nói đến trách nhiệm của ông Hồ (vì thi hành kỷ luật Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước thì... ôi thôi, ĐCS còn gì nữa !) mà chỉ đưa Trường Chinh và các ông khác ra "chịu trận" mà thôi. Sau này, trong giới thân cận với giai cấp cầm quyền, có những người hay tung ra những câu chuyện về Hồ Chí Minh không tán thành chủ trương CCRĐ, không tán thành việc xử tử bà Nguyễn Thị Năm, không tán thành làm Chỉnh đốn tổ chức trong CCRRĐ, v.v... Nhưng, xét cho cùng, loại chuyện đó chỉ là những huyền thoại không hơn không kém. Những huyền thoại ấy nhằm đánh lừa những người không biết tình hình thực tế hồi thập niên 50 ở miền Bắc và những thế hệ trẻ hậu sinh, nhằm chạy tội cho ông Hồ để vớt vát cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" làm phao cứu mạng cho tập đoàn thống trị cộng sản. Hoàng Tùng, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên bí thư TƯ ĐCSVN, nhiều năm làm tuyên huấn, v.v... là một trong số những "chuyên gia" sáng tác huyền thoại kiểu đó. Trong hồi ký "Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ", ông ta có kể lại về thái độ của ông Hồ đối với án tử hình bà Nguyễn Thị Năm như sau : "Họp Bộ chính trị Bác nói : "Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa". Sau cố vấn Trung Quốc La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói : "Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải". Và họ cứ thế làm" (xem đoạn trích, đăng trên tờ "Diễn Đàn Forum" ở Paris, số 123/11.2002, tr.15). Phần Kết : Khi kể chuyện này, Hoàng Tùng đã cố lờ đi mấy điều thực tế lịch sử rất quan trọng : 1/ vào thời điểm nửa đầu thập niên 50, uy thế của ông Hồ trong Đảng là tuyệt đối, một lời của ông đã nói ra thì không một ai, kể cả các ông trong BCT, dám làm trái ý ông hết ; 2/ tất cả các ông trong BCT TƯ, không trừ một ai hết, đều răm rắp giữ đúng tư cách một người học trò khiêm tốn, không bao giờ được phép quyết định những chủ trương lớn mà không có ý kiến ông, huống hồ là việc làm trái ý ông. Hồi 1952-1953 thì không thể nào có chuyện "Thôi tôi theo đa số" và "Và họ cứ thế làm" được ! Nếu thật sự ý thức được là "không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa", mà ông Hồ chỉ lắc đầu một cái thôi, chứ không cần phải nói nhiều lời như Hoàng Tùng kể, thì chắc chắn là ông đã cứu được bà Nguyễn Thị Năm ! Mà không chỉ một mình bà Năm ! Thêm nữa, cái chữ "họ" trong câu của Hoàng Tùng "Và họ cứ thế làm" rất mập mờ : "họ" là ai ? Các ông trong BCT hay các cố vấn ? Các ông trong BCT thì chắc chắn là không. Còn các ông cố vấn có thể họ trái ý với ông Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng của Việt Nam, nhưng họ không thể bắt ép ông được, họ chỉ là cố vấn, chứ không có quyền biểu quyết, quyết định. Những cơ quan nào đã từng làm việc với cố vấn Trung Quốc hồi đó đều biết cái nguyên tắc đó. Cho nên có thể khẳng định rằng : Trong vụ án Nguyễn Thị Năm, đúng là ông Hồ đã không cứu bà Năm. Cũng như sau này, trong vụ án Xét lại - chống Đảng, ông đã không cứu ông Vũ Đình Huỳnh. Dù rằng ông biết rõ về họ. Hơn nữa, một câu hỏi hoàn toàn chính đáng được đặt ra : trong suốt ba-bốn năm đằng đẵng lẽ nào ông Hồ và BCT không hề hay biết gì hết đến những thảm họa của người dân ở nông thôn mà họ cai trị hay sao ? Lẽ nào ông Hồ, Trường Chinh và các ông khác trong BCT không biết rằng ở quê hương mình những người đồng hương của họ đang khốn khổ ra sao ? Lẽ nào trong giới thân cận của ông Hồ và các ủy viên BCT không có một ai dám phản ánh tình trạng bi đát của người dân cho họ biết hay sao ? Câu trả lời dứt khóat là : các ông ấy đều có biết, nhưng các ông đều im lặng ! Im lặng đến nỗi ông Vũ Đình Huỳnh một lần đang ốm cũng cố chống gậy lên Chủ tịch phủ gặp ông Hồ và nói toạc vào mặt ông : "Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác ngồi yên được à ? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào, đồng chí !" (Xem "Đêm Giữa Ban Ngày"). Hoàng Tùng cũng đã lờ tịt cái thực tế lịch sử phũ phàng này : Trong suốt thời gian CCRĐ, ông Hồ, với tư cách là Chủ tịch nước, chưa hề ký một lệnh ân xá nào cho một ai bị án tử hình. Chỉ từ sau Đại hội lần thứ 20 ĐCS Liên Xô và nhất là sau hội nghị cán bộ cao cấp và trung cấp của Đảng (từ 28.04 đến 03.05.1956), do phản ứng rất mạnh của cán bộ thì mới có lệnh tạm thời chưa thi hành các án tử hình. Nhưng, than ôi, lúc đó thì... CCRĐ về cơ bản đã gần xong rồi ! Lúc đó các đoàn và UBCCRĐTƯ đang bắt tay làm báo cáo tổng kết để chuẩn bị cho hội nghị TƯ Đảng kiểm điểm CCRĐ (tháng 09.1956). Ngay cả việc Chỉnh đốn tổ chức trong CCRĐ, Hoàng Tùng cũng cố tình đổ lỗi cho cố vấn Trung Quốc là chính, chứ không phải lỗi của ông Hồ và ĐCSVN. Ông Tùng viết : "Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác, như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là CCRĐ mà là đánh vào Đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp dừng lại (bao nhiêu đầu rơi, máu đổ và CCRĐ cũng đã gần xong, thế mà bảo là "kịp" ! - Người viết), nếu không thì tan nát hết". Một đoạn khác : "Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung Quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ, điều đó chỉ đúng phần nào, còn là do ta vội, làm ẩu, đánh tràn hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng viên tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cảf#ách lúc đó là như thế" (xem tờ "Diễn Đàn Forum" nói trên). Đúng là các cố vấn Trung Quốc chỉ biết có kinh nghiệm CCRĐ ở Hoa Nam, khi Hồng quân tiến xuống phía Nam, hầu như không có cơ sở tổ chức của ĐCS, nên có nhiều người không phải cộng sản cũng đã đứng ra lập tổ chức, lập chính quyền, vì thế khi làm CCRĐ thì ĐCS Trung Quốc cố tình nhân cơ hội ấy quét sạch các tổ chức đó đi lập những tổ chức mới của họ. Còn ở miền Bắc Việt Nam, tình hình hoàn toàn khác hẳn. Không thể làm rập khuôn theo kinh nghiệm Hoa Nam được. Tôi cũng chẳng thích gì các cố vấn Trung Quốc, nhưng tôi nghĩrằng cần phải xét vấn đề khách quan theo đúng sự thật lịch sử, chứ không thể đổ lỗi, đổ tội tùm lum cho họ tất cả được. Ông Hồ và BCT TƯ ĐLĐVN sống và làm việc ở Việt Nam, có phải là trẻ con đâu mà bảo các ông cố vấn Trung Quốc xúi gì là làm nấy ? Chẳng qua chỉ vì khi đã say men "lập trường giai cấp đấu tranh", say men Marxisme- Leninisme, Stalinisme, Maoisme... trong cuộc lên đồng tập thể, thì chính các ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam cũng "hăng hái" không kém gì người ta. Tôi còn nhớ, có lần đọc bài nói chuyện của ông Hồ với cán bộ CCRĐ đăng trên tờ nội san "Cải cách Ruộng đất" (tạp chí lưu hành trong nội bộ), trong đó ông giải thích rất mộc mạc chủ trương không được dựa vào tổ chức cũ như sau : "Tổ chức cũ là "tổ kén", các cô, các chú không được dựa vào...". Lại cũng cái lối dùng hình ảnh như việc uốn tre đã nói trên ! Năm 1962, khi nói chuyện về Tuyển tập Hồ Chí Minh với anh Nguyễn Kiến Giang, lúc đó là phó giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, anh kể rằng : "Làm tuyển tập đó chúng tôi mệt lắm, phải rà soát lại cả, bao nhiêu bài nói của ông cụ trong CCRĐ phải loại bỏ hay thu gọn lại". Tôi hỏi anh có nhớ bài ông cụ nói "Tổ chức cũ là "tổ kén" không ? Anh trả lời : "Có chứ ! Bài đó phải loại bỏ. Cán bộ đảng viên nông thôn người ta đang oán giận đùng đùng, đưa vào tuyển tập thế nào được !". Nếu ông Hồ không tán thành chủ trương của các cố vấn đối với tổ chức cũ ở nông thôn thì có ai bắt ông phải nói thế đâu ? Tôi kể lại những chuyện đó chỉ để đi đến kết luận này : ĐCSVN chớ nên đổ lỗi, đổ tội cho ai cả, mà cần thấy hết cái trách nhiệm lớn lao của mình trong CCRĐ. Chừng nào ĐCSVN chưa sám hối được về những tội ác đã gây ra, thì người dân chớ có hy vọng là Đảng sẽ sửa đổi, sẽ đổi mới và sẽ không tái diễn lại những tội ác trước đây. Cũng xin mọi người đừng quên : CCRĐ không phải là thảm họa đầu tiên, cũng chẳng phải là thảm họa cuối cùng mà tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam đã gây ra cho dân tộc ta ! Tôi không kể những thảm họa trước CCRĐ, mà chỉ nói ngay liền sau CCRĐ là vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm, vụ án Xét lại - chống Đảng, rồi Cải tạo công thương nghiệp, đánh đổ tư sản ở miền Bắc, rồi cái nghị quyết số 49/NQ/TVQH của Thường vụ Quốc hội do Trường Chinh ký ngày 20.06.1961, nhốt hàng chục vạn người vô tội ở miền Bắc vào các trại tập trung khủng khiếp, rồi Tết Mậu Thân, v.v... và v.v... Nếu kể hết thì ta thấy cả một chuỗi dài tội ác khủng khiếp đã qua và đang tiếp tục mãi cho đến tận ngày nay. Cố nhiên, ngày nay người ta dùng thủ đoạn tinh vi hơn, nhưng bản chất tội ác vẫn thế. Tội ác mới gần đây nhất là vụ án Lê Chí Quang, xử một nhà yêu nước chân thành, một chí sĩ đáng kính dù chỉ mới ngoài ba mươi tuổi ! Cái "tội" của anh là đã dũng cảm dấn thân vì nước, đã dám kêu gọi đám cầm quyền hiện nay hãy cảnh giác kẻo mang tội bán nước cho Bắc triều, đã dám đứng chân vào "Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng" những mong trừ được quốc nạn cho dân tộc. Tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam đã trắng trợn bày trò xử án để tống người thanh niên yêu nước vào tù, người thanh niên đã từng tuyên bố đanh thép chí hướng của anh trong bài tiểu luận nổi tiếng "Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều" : "Tôi viết bài này khi đang bị kìm kẹp trong vòng nghiệt ngã của các lực lượng bảo thủ và tay sai cho Bắc Triều. Biết rằng, bài viết này không làm cho hào quang lấp lánh trên đầu tôi mà trái lại, càng đẩy tôi sâu thêm vào vòng nguy hiểm. Ngay như đối với một công thần của cách mạng, mà họ còn ngang nhiên tuyên bố xanh rờn : "... Sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ". Huống chi tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều. Dẫu sao trước hiểm hoạ khôn lường của tồn vong đất nước, tôi đâu dám nề hà xả thân, bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử : "Nước mất, mà không biết là bất tri. Biết mà không lo liệu, là bất trung. Lo liệu, mà không liều chết là bất dũng". Chỉ mong sao tấc lòng nhỏ mọn này, được lương tri dân tộc trong và ngoài nước soi thấu, và hết lòng, hết sức chỉ giáo" (01.10.2001). Rất mong rằng trong dịp nhớ lại thảm họa CCRĐ, "lương tri dân tộc trong và ngoài nước", nhất là lương tri giới trẻ nhận thức rõ rằng chế độ độc tài đảng trị mà còn thì những thảm họa tương tự vẫn sẽ còn tiếp tục, vì tập đoàn thống trị cộng sản không tôn trọng con người, không tôn trọng sinh mạng và quyền tự do của con người, không tôn trọng luật pháp mà chỉ coi trọng quyền lực của họ là tối thượng mà thôi. Nhắc lại thảm họa CCRĐ, chúng tôi rất mong mọi người, nhất là giới trẻ noi gương Lê Chí Quang, thêm quyết tâm tranh đấu sớm xóa bỏ chế độ độc tài nhằm chuyển hóa đất nước ta thành một xã hội dân chủ đích thực, tạo điều kiện cho sự phát triển và phồn vinh của Tổ quốc chúng ta. 15.12.2002 Nguyễn Minh Cần -http://my.opera.com/LeNguyenHuyTran/blog/nguyen-minh-can-toan-dan-nghe-chang-son-ha-nguy-bien Chưa bao giờ nhạc khúc hào hùng này âm vang mạnh mẽ và thôi thúc như lúc này trong lòng người dân Việt Nam có lương tri! Vì sao vậy? Vì, Đất Nước ta – đã được các đấng Quốc Tổ dựng nên trên mấy ngàn năm trước và được các tiên liệt đổ biết bao xương máu để gìn giữ – giờ đây đang đứng trước hiểm hoạ mất “đất”, mất “nước”, mất “đảo”, mất “biển”, và đang từng bước bị mất chủ quyền… bởi thủ đoạn bành trướng vô cùng thâm độc của “người láng giềng phương Bắc”! Mối hiểm hoạ này một phần cũng do thái độ và chính sách sai lầm, thiển cận của giới cầm quyền toàn trị nước ta, kể từ thời Chủ tịch ĐCSVN đồng thời là Chủ tịch nước VNDCCH Hồ Chí Minh cho đến thời các Tổng Bí thư ĐCSVN về sau này. Muốn dựa dẫm vào “thiên triều” để có được sức mạnh bành trướng quyền lực của mình xuống phương Nam, nên đã có một thời giới cầm quyền nước ta mù quáng, hết lòng suy tôn, thần phục “thiên triều” họ Mao đến nỗi quên cả quyền lợi quốc gia! Biểu trưng nổi bật của thời này là bức công hàm ô nhục ngày 14 tháng 9 năm 1958 mà Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng đã gửi cho Tổng lý Quốc vụ viện CHND Trung Hoa, công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, trên thực tế là công nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, bất chấp sự thật lịch sử là hai quần đảo đó từ xưa đến nay đã và vẫn thuộc chủ quyền nước ta! Hoặc, vì muốn bằng mọi giá dựa dẫm vào Trung Quốc để giữ được quyền lực của mình trên đầu trên cổ người dân sau khi các chế độ “xã hội chủ nghĩa” sụp đổ hang loạt ở Liên Xô và các nước Đông Âu, giới cầm quyền nước ta đã thực hành một đường lối hết sức nhu nhược là cứ nhượng bộ dần từng bước trước tham vọng không đáy của “thiên triều” Đại Hán, bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như nền an ninh của Tổ Quốc! Biểu trưng nổi bật của thời này là Hiệp ước về biên giới ngày 30.12.1999 và Hiệp ước về lãnh hải Bắc Bộ ngày 25.12.2000 mà những kẻ cầm quyền CHXHCNVN đã tự tiện ký kết với Trung Quốc mà không công khai thảo luận dân chủ tại quốc hội, cũng như không dám công khai bàn bạc với quốc dân đồng bào, do đó đã làm cho Tổ Quốc ta mất đi hàng mấy trăm cây số vuông lãnh thổ, trong đó có vùng ải Nam Quan, thác Bản Giốc, v.v… và hơn chục ngàn cây số vuông lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ! Biểu trưng nổi bật của thời này còn là quyết định của Bộ Chính trị ĐCSVN cho Trung Quốc khai thác bauxit tại Đắk Nông ở vùng cực Nam Tây Nguyên, tức là cho phép kẻ thù “tiềm năng” đang nuôi mộng bành trướng xuống phương Nam và đang mưu đồ cướp đoạt lãnh thổ của ta, được mặc sức tàn phá môi trường sinh thái miền Nam nước ta, gây hại to lớn cho đời sống của các sắc dân người Thượng, cũng như của người dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đồng thời tạo điều kiện cho chúng đặt cơ sở và bám chắc vào vùng “tử huyệt” của Tổ Quốc ta, để khi cần thì từ đó chúng có thể dễ dàng đánh chiếm nước ta! Mọi người Việt Nam am hiểu thời cuộc đều vô cùng lo lắng trước sự xâm nhập ngày càng sâu của Trung Quốc về mọi mặt, từ kinh tế cho đến chính trị… vào Đất Nước ta, tạo nên một tình thế cực kỳ nguy hiểm cho sự tồn vong của Tổ Quốc ta. Ai cũng biết là hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trường nước ta, bóp nghẹt nền sản xuất của nước ta. Ai cũng biết là bọn bành trướngTrung Quốc đã cài cắm nhiều gián điệp vào nước ta, đồng thời tuyển mộ “tay chân” cho chúng ngay trong bộ máy cầm quyền nước ta. Mới đây nhất, tờ “Tuổi Trẻ” ở trong nước cho biết các quan chức Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu ở rất nhiều công trình trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất…, và điều đáng ngại nhất là các nhà thầu Trung Quốc đem theo hàng ngàn công nhân cùng thiết bị của họ sang nước ta, trong khi công nhân Việt Nam thì không được sử dụng và những thiết bị đó Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được. Cũng theo tờ “Tuổi Trẻ”, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc hiện đang làm việc ở Việt Nam trong các công trình của Trung Quốc, chẳng hạn như công trình lớn Đạm Cà Mau, công trình nhà máy điện ở Hải Phòng, v.v... Chỉ riêng công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh cũng đã có 2000 công nhân Trung Quốc.... Xin mọi người cứ thử hình dung xem: hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc tại các công trình trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất, v.v… ở nước ta cộng với vài chục ngàn công nhân Trung Quốc tại công trường bauxit ở Tây Nguyên, thì khi kẻ xâm lược “tiềm năng” bắt đầu gây hấn, “đội quân thứ năm” này của chúng sẽ là một lực lượng hùng mạnh như thế nào nằm ngay trong lòng Đất Nước ta?! Vì thế, ngày nay, chúng ta nói đến hiểm hoạ mất nước đâu có phải là chuyện thổi phồng, cường điệu? đâu có phải là điều viễn vông, vô căn cứ? Mà đó chính là một thực tế đắng cay sờ sờ trước mắt mọi người dân Việt Nam! Điều này phải là mối lo nghĩ của tất cả những ai có lòng yêu nước, thương dân, của tất cả những ai biết ưu tư đến sự tồn vong của Tổ Quốc, đến tiền đồ thế hệ mai sau của Đất Nước. Tuổi trẻ nước ta không thể nào thờ ơ, vô cảm trước trách nhiệm thiêng liêng của mình đối với Tổ Quốc! Chúng ta quyết không thể để cho giới cầm quyền muốn làm gì với Tổ Quốc ta cũng được! Hãy đứng lên dõng dạc cất cao tiếng nói yêu nước của mình! Hãy tỏ rõ cho kẻ cầm quyền thấy quyết tâm của người dân thiết tha bảo vệ Tổ Quốc, hãy biểu dương tinh thần kiên quyết phản đối thái độ nhu nhược của kẻ cầm quyền đang cứ lùi dần từng bước trước âm mưu thâm độc của kẻ xâm lược “tiềm năng”. Phải làm cho mọi người, kể cả những người cộng sản, những quân nhân, những người trong bộ máy quyền lực, đều hiểu rằng: mọi đảng phái, mọi chính quyền, mọi thể chế chỉ tồn tại một thời mà thôi, còn Đất Nước, Tổ Quốc thì tồn tại muôn đời! Mà Đất Nước, Tổ Quốc là của chung của toàn Dân Tộc chứ không phải của riêng ai, không phải của riêng một đảng phái nào. Dân ta có thể tránh hiểm hoạ mất nước chỉ khi nào có được một chính quyền biết thương dân, thương nước, biết chăm lo đến quyền lợi vật chất và tinh thần của nhân dân, biết tôn trọng các quyền tự do, dân chủ và nhân quyền của người dân. Chỉ có một chính quyền như thế thì mới cố kết được toàn dân thành một khối sắt thép, mới tạo được nội lực lớn lao của Dân Tộc để chống lại mọi kẻ thù xâm lược dù chúng hùng mạnh và hung hãn đến mức nào. Dân Tộc ta đã từng trải qua bao phen “Sơn Hà nguy biến” rồi, nhưng chúng ta nhiều lần đã vượt qua những “nguy biến” đó để thắng kẻ thù, chính là nhờ đã biết phát huy cao độ nội lực đó của Dân Tộc. ĐCS Cần Phải Sám Hối! Đúng vậy! Chừng nào ĐCS chưa thành thực sám hối về những tội ác tày trời trong cuộc CCRĐ thì chừng đó người dân không thể tin tưởng rằng Đảng sẽ không tái phạm những tội ác to lớn như vậy trong tương lai. Một điều đáng lo ngại là trong những năm gần đây, ĐCS đã và đang lặp lại những thủ đoạn hèn mạt, thô bạo đúng như trong thời CCRĐ đối với nhiều nhà tranh đấu cho dân chủ. Chúng ta không thể nào quên được việc chính quyền dùng bọn công an đầu gấu, bọn côn đồ để xông vào nhà và hành hung cụ Hoàng Minh Chính. Cũng như những vụ lùng sục, trắng trợn cướp đoạt tài sản của những nhà tranh đấu dân chủ, như nhà văn Hoàng Tiến, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, kỹ sư Bạch Ngọc Dương, kỹ sư Đỗ Nam Hải, ông Trần Anh Kim và nhiều người khác, những cuộc đấu tố thô bạo do công an tổ chức tại các khu phố để lăng mạ tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, và gần đây, hôm 11.10.2006, chúng đưa ra đấu tố nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thuỷ tại phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội... Tất cả những hành động điên cuồng đó chứng tỏ rằng ĐCS, và nói chung giai cấp cầm quyền ngày nay, đang hết sức bối rối trước phong trào dân chủ lên mạnh. Với sự đồng tâm nhất trí của các lực lượng dân chủ, chắc chắn những thế lực đen tối đang thống trị dân ta sẽ bị đẩy lùi và tự do dân chủ cuối cùng sẽ thắng lợi. ________________________________________ Ghi chú: 1. Xem “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000” gồm 3 tập, đã ra được 2 tập, tập I (1945-1954), tập II (1955-1975), do Viện Kinh tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội. 2. Theo điều tra dân số năm 1960, nghĩa là 4 năm sau CCRĐ, dân số miền Bắc Việt Nam là 16 triệu người. 3. Xem trang 85, tập II, sách đã dẫn. 4. Xem trang 86, tập II, sách đã dẫn. NỬA THẾ KỶ TRƯỚC... * Nguyễn Minh Cần Có thể bạn đọc sẽ trách tôi: trong dịp đầu năm mà nhắc đến chuyện quá buồn. Xin các bạn lượng thứ cho! Nhưng chuyện này không thể không nói đến! Nó cũng khủng khiếp không kém gì chuyện Tết Mậu Thân (1968). Vậy mà chuyện Tết Mậu Thân chúng ta vẫn phải đành lòng nhắc đến trong dịp Tết cơ mà! Cần phải nhắc đến các tấn bi kịch, các thảm hoạ dân tộc đã qua và hiện đang còn đang tiếp diễn dưới nền chuyên chính của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), để mọi người yêu nước thương dân thắp một nén hương cho vong linh biết bao người vô tội đã ngã xuống, để tưởng nhớ đến bao nhiêu người oan ức đã chịu những cực hình man rợ phải ngậm hờn mãi mãi, để nhớ lại biết bao bạo hành của một đảng độc tài đã gây ra trong quá khứ và trong hiện tại, để mọi người hun đúc ý chí đấu tranh cho công cuộc dân chủ hoá đất nước. Âu cũng là việc cần lắm thay! Hơn nữa, ngày nay tập đoàn cầm quyền đang cố xuyên tạc lịch sử, cố làm mọi cách để dân tộc ta quên đi các tội ác tày trời của họ, nhất là để các thế hệ mới lớn lên không hề hay biết gì đến các tội ác đó và những kẻ tội phạm chính danh! Chuyện tôi muốn nói đến hôm nay là cuộc CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (CCRĐ) đầy kinh hoàng ở miền Bắc Việt Nam, thảm hoạ khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Cuộc CCRĐ đã thực tế bắt đầu diễn ra từ năm 1953, đúng 50 năm trước đây, và kết thúc năm 1956. Nhưng dư âm và hậu hoạ của nó vẫn còn mãi cho đến tận ngày nay. Hồi đó, CCRĐ chẳng khác nào một trận bão táp ác liệt đổ ập xuống miền Bắc Việt Nam gây ra biết bao tàn phá khủng khiếp, biết bao đảo lộn kinh người, biết bao tang tóc, đau thương cho người dân lương thiện. Xuất phát từ đâu mà trận bão táp ghê rợn đó đã tràn đến cái xứ sở đau thương này? Số là trong chuyến đi bí mật của ông Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc (hồi cuối năm 1950) đến Moskva (đầu năm 1951), ông đã gặp Stalin và Mao Trạch Đông (lúc đó đang có mặt tại Moskva). Hai ông này đã nhận xét là Đảng Việt Nam coi nhẹ nhiệm vụ phản phong (ý nói hữu khuynh), và chỉ thị phải tiến hành cách mạng phản phong để “bồi dưỡng động lực cách mạng là nông dân lao động”, nói cụ thể là phải làm CCRĐ ở các vùng gọi là “giải phóng”. Sau khi về nước, ông Hồ đã cùng Thường vụ Trung ương (Bộ chính trị sau này) ĐCS trong hai năm trời bí mật và tích cực chuẩn bị tiến hành CCRĐ. Chuẩn bị cả về mặt tư tưởng, cả về mặt chính sách, đường lối, lẫn về mặt tổ chức. Theo sự phân công của Stalin, Trung Quốc sẽ giúp đỡ cho Việt Nam, nên ông Hồ đã mời các đoàn cố vấn Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam – tổng cố vấn là La Quý Ba đồng thời là đại sứ Bắc Kinh tại Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH). Vi Quốc Thanh đứng đầu đoàn cố vấn quân sự, còn đứng đầu đoàn cố vấn CCRĐ là Kiều Hiểu Quang, vốn là phó bí thư tỉnh uỷ Quảng Tây. Đó là chưa kể đủ loại cố vấn khác, như cố vấn chỉnh huấn, cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền... Đểø chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quân đội, năm 1952, Bộ chính trị (BCT)ï Trung ương (TW) Đảng thực hiện “cuộc chỉnh huấn” trong Đảng và “cuộc chỉnh quân” trong quân đội, theo đúng mẫu mã “cuộc chỉnh phong” của ĐCS Trung Quốc, chỉ có cái tên hơi khác một chút mà thôi. Chuẩn bị về mặt tổ chức, BCT TW đã thành lập Uỷ ban CCRĐ Trung ương (UBCCRĐTW), gồm có Trường Chinh, Tổng bí thư ĐLĐVN làm chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm là Hoàng Quốc Việt, uỷ viên BCT và Lê Văn Lương, uỷ viên BCT, còn uỷ viên thường trực là Hồ Viết Thắng, uỷ viên TW Đảng. Dưới UBCCRĐTW là các đoàn CCRĐ, dưới các đoàn là các đội CCRĐ. Cả một đạo quân hùng hậu để làm “chiến dịch” đánh phong kiến! ĐCS coi CCRĐ là “ một cuộc cách mạng long trời lở đất”, cho nên cần phải “phóng tay phát động quần chúng” để thực hiện, có nghĩa là phải làm hết sức mãnh liệt, thẳng tay, không khoan nhượng, không thương xót, cho dù có những hành động quá trớn, quá tả cũng không đáng sợ. Nhiều lãnh tụ cộng sản thường nhấn mạnh ĐCS là đảng cách mạng thì nhất định phải làm CCRĐ theo tinh thần “cách mạng”, “cách mạng long trời lở đất”! Họ cao ngạo phê phán các cuộc CCRĐ hoà bình ở nhiều nước là cải lương chủ nghĩa, tư sản và phản cách mạng: vì tại các nước đó, chính quyền hạn định mức ruộng đất tối đa cho điền chủ được có, còn phần thừa thì nhà nước mua lại để chia cho người ít hay không có ruộng đất. Còn khi giải thích cho cán bộ mấy chữ “phóng tay phát động quần chúng” khó hiểu này, ông Hồ đã dùng hình ảnh dễ hiểu sau: khi uốn thanh tre cong cho nó thẳng ra, phải uốn quá đi một tí và giữ lâu lâu, rồi thả tay ra thì nó mới thẳng được. Hình như ông cũng khoái cái lối giải thích hóm hỉnh ấy, không nghĩ rằng cái tinh thần “quá đi một tí” sau này chính là mối hoạ lớn cho dân! Các đội, các đoàn CCRĐ được tung về nông thôn. Họ tung hoành gần như với quyền hạn không hạn chế, họ cảm thấy mình nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Cấp trên đã “phóng tay” cho họ và họ cũng tự “phóng tay”... Vì thếù, trong dân gian thường nói “nhất đội, nhì Trời”, và các “anh đội” cũng khoái tai khi nghe như thế! Tôi còn nhớ một lần, thiếu tướng Vương Thừa Vũ, chủ tịch uỷ ban quân quản thành phố Hà Nội, về quê thăm nhà ở làng Tó (Thanh Oai) thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông bị đội CCRĐ bắt giữ cùng với anh cần vụ (lính hầu) và xe ô tô, van xin gì cũng không được thả ra. Về sau do một sự tình cờ, chính quyền Hà Nội biết được mới cho người đến nhận ông về. Đại thần của chế độ mà còn bị như thế huống hồ dân đen! Trong năm 1952, BCT TW Đảng lao động Việt Nam (ĐLĐVN), tức là ĐCS khoác tên mới từ năm 1951, cho làm thí điểm CCRĐ ở sáu xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Trong lần thí điểm này có một sự kiện “động trời”: toà án CCRĐ xử tử hình bà Nguyễn Thị Năm, tức là Cát Thành Long, người mà thời trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... Còn trong Tuần lễ Vàng, gia đình bà đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà đã hoạt động trong Hội Phụ nữ, lại có con trai đi bộ độïi làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà đã bị quy là địa chủ cường hào ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, UBCCRĐ TW duyệt y và BCT TW ĐLĐVN cũng chuẩn y! Những người lãnh đạo cộng sản trong BCT và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng bí thư, uỷ viên BCT, Thủ tướng, phó thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một cái án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo hiệu trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc! Năm 1953, thực tế là năm bắt đầu tiến hành CCRĐ, năm ĐCS chuẩn bị toàn bộ đường lối, chính sách và “luật pháp hoá” các chính sách của Đảng bằng quyết nghị của Quốc hội, sắc lệnh và nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ. Dựa trên tài liệu chính thức của ĐCS, tôi xin ghi lại những cái mốc lịch sử đau thương của dân tộc ta trong cuộc CCRĐ đẵm máu và nước mắt này: - cuối tháng 01.1953 – hội nghị lần thứ tư của TW ĐLĐVN để thông qua bản Dự thảo cương lĩnh Đảng về chính sách ruộng đất. Tại hội nghị, ông Hồ đọc báo cáo đề ra nhiệm vụ triệt để giảm tô, tiến tới CCRĐ. - đầu tháng 03.1953 – Hội đồng Chính phủ họp thảo luận báo cáo của Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng về mục đích, phương châm, kế hoạch phát động quần chúng. Hội đồng Chính phủ đã thông qua các văn bản về chính sách ruộng đất và phát động quần chúng, tức là đã “luật pháp hoá” nghị quyết của TW Đảng. - 01 – 05.03.1953 – báo Nhân Dân đăng tải bài “Chỉnh đốn chi bộ” của uỷ viên Bộ chính trị ĐLĐVN, trưởng ban tổ chức TW Lê Văn Lương, người trực tiếp phụ trách cuộc Chỉnh đốn tổ chức trong CCRĐ, và ngày 16.03.1953 – Chính phủ VNDCCH ra thông tư về việc chỉnh đốn chính quyền cấp xã qua việc phát động quần chúng. Đây là những hướng dẫn cho việc gắn liền cuộc Chỉnh đốn tổ chức với CCRĐ, với tinh thần “không dựa vào (thực tế là đánh vào – Người viết) tổ chức cũ mà lập nên tổ chức mới” ở nông thôn! - 12.04.1953 – Chính phủ VNDCCH ra ba sắc lệnh: 1/ sắc lệnh quy định chính sách ruộng đất, trong đó có việc tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất chia cho nông dân; 2/ sắc lệnh quy định việc thành lập Toà án nhân dân ở những nơi phát động quần chúng; 3/ sắc lệnh quy định việc trừng trị những địa chủ ở những nơi phát động quần chúng tiến hành CCRĐ. - 01.06.1953 – báo Nhân Dân đăng bài về Chương trình CCRĐ. - tháng 06.1953 – ĐLĐVN tổ chức cái gọi là “đợt chỉnh huấn chính trị” để nâng cao lập trường giai cấp cho cán bộ đảng viên trong cuộc đấu tranh CCRĐ. - 14.11.1953 – hội nghị lần thứ năm TW và Hội nghị toàn quốc của ĐLĐVN để quyết định tiến hành CCRĐ. Ông Hồ đã phát biểu ý kiến tại hội nghị nhấn mạnh phải “phóng tay phát động quần chúng tiến hành CCRĐ”. - 01–04.12.1953 – kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo “Tình hình trước mắt và nhiệm vụ CCRĐ” và ngày 04.12.1953 – Quốc hội nhất trí thông qua Luật CCRĐ. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh ban hành Luật CCRĐ do Quốc hội thông qua. Từ đó, bắt đầu các đợt CCRĐ, mà đợt đầu tiến hành ở 47 xã tỉnh Thái Nguyên và 6 xã tỉnh Thanh Hoá, sau đó lan tràn trên khắp miền Bắc, trừ các vùng miền núi. Đợt năm là đợt cuối cùng, phần lớn diễn ra ở các xã đồng bằng Bắc bộ và các vùng bị Pháp chiếm trước đây. May mắn cho đồng bào miền núi, vì ĐLĐVN chủ trương sau khi hoàn thành CCRĐ ở vùng đồng bằng mới làm ở miền núi. Do sự phẫn nộ của quầân chúng đã bùng lên dữ dội, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đã nổ ra ở Quỳnh Lưu, Phát Diệm, nên về sau, TW ĐLĐVN chỉ tiến hành cái gọi là “cải cách dân chủ” ở miền núi, nghĩa là dẹp bỏ phong kiến địa phương (tức là các phìa tạo) mà không dùng bạo lực quá mạnh vì sợ dân chúng chạy sang Trung Quốc, Lào... Còn ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, vì nằm sát giới tuyến, tiếp giáp Việt Nam Cộng hoà, nên cũng được chiếu cố, nghĩa là dùng bạo lực vừa phải “để không gây ảnh hưởng xấu đến miền Nam”. - tháng 09.1956 – hội nghị lần thứ 10 của TW ĐLĐVN kiểm điểm tình hình CCRĐ. Do ảnh hưởng của đại hội lần thứ 20 ĐCS Liên Xô vạch trần những tội ác của Stalin, do sự bất mãn trong dân chúng, cộng thêm sự phản ứng khá mạnh của cán bộ, TW Đảng buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và chủ trương sửa sai. Tại hội nghị, TW đã thi hành kỷ luật như sau: Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, chỉ còn làm uỷ viên BCT, còn Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương mất chức uỷ viên BCT, Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TW ĐLĐVN. Ông Hồ Chí Minh kiêm nhiệm Tổng bí thư, còn Lê Duẩn làm bí thư TW, thường trực BCT. - 29.10.1956 – mít tinh lớn tại Nhà Hát Nhân dân Hà Nội, uỷ viên BCT đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và TW ĐLĐVN chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ. Nhân đây, xin nói rõ: một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra “chịu trận” thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng. * Ở hải ngoại, cho đến nay cũng đãõ có một số tài liệu nói đến những bạo hành, những tội ác trong CCRĐ, cuốn sách nói về đề tài này khá kỹ ra mắt sớm nhất (1964, bằng tiếng Anh) là cuốn “Từ Thựïc Dân Đến Cộng Sản” của ông Hoàng Văn Chí. Còn ở trong nước thì đến nay, chưa có một công trình nghiêm túc nào nghiên cứu, chưa ra một tiểu thuyết nào viết riêng về đề tài CCRĐ. Tại sao? Dễ hiểu là sau khi bị bắt buộc phải thừa nhận những sai lầm trong CCRĐ, BCT TW Đảng ra lệnh miệng tuyệt đối cấm không được nói đến đề tài này. Người đầu tiên “vi phạm” tabou thiêng liêng đó là nhà văn Hà Minh Tuân – anh đã viết lướt qua rất nhẹ nhàng đến đề tài cấm kỵ đó trong tác phẩm “Vào Đời”. Tức thì Nguyễn Chí Thanh hô hoán lên là “tư tưởng địa chủ ngóc đầu dậy”, và anh bị hành hạ hết nước. Từ đó mọi người ai cũng im re, “lo giữ cái đội nón của mình” (nhóm từ thông dụng hồi đó có nghĩa là giữ đầu mình)... Mãi sau này, chỉ có vài nhà văn rụt rè mon men đến đề tài đó mà thôi. Hy vọng rồi đây sẽ có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong nước vượt qua nỗi sợ “truyền kiếp”, dám đề cập đến đề tài đau thương này một cách nghiêm túc và toàn diện. Nếu nói về những tội ác trong CCRĐ, theo tôi, cần nêu bật mấy loại chính sau đây. Thứ nhất. Tội tàn sát thường dân vô tội – tội ác chống nhân loại. Người nông dân Việt Nam hiền hoà, chất phác đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Pháp, bỗng dưng ĐCS giáng cho họ một đòn chí mạng. ĐCS nói rằng CCRĐ là một cuộc cách mạng để thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng” – nhưng thực tế thì không phải như vậy, thực tế là nông dân bị đánh đòn chí mạng! Tầng lớp năng nổ, giỏi giang biết làm ăn nhất ở nông thôn thì bị quy là địa chủ, phú nông, thậm chí cường hào ác bá, bị triệt hạ hết đường sinh sống, còn một loạt cán bộ ở nông thôn đã từng chịu đựng gian khổ làm nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến, sản xuất thì bỗng nhiên bị quy là phản động, gián điệp, Việt gian, v.v... bị trừng trị, nhiều người bị bắn giết vô cùng man rợ. Ngay cả nhiều người trung nông, thậm chí một số bần nông cũng “bị kích lên” làm địa chủ cho đủ cái tỷ lệ quái gở 5% địa chủ (so với dân số thôn xã!) và họ phải cam chịu cái số phận mà ĐCS dành cho địa chủ. Cái tỷ lệ quái gở 5% đó lại kèm thêm những “kết luận” quái đản khác: đã có địa chủ, tất phải có cường hào ác bá! Thế là người dân chịu chết! Biết bao nỗi oan khuất không thể nào kể hết. Cái phương châm “thà sai hơn là bỏ sót”, cộng thêm với việc “thi đua lập thành tích đánh phong kiến” đã gây ra tình trạng “kích thanh phần”, “nống thành tích” cố tìm ra nhiều địa chủ, phản động, xử tử nhiều ác bá... để có được bằng khen, huân chương, để ngoi lên địa vị cao hơn... càng làm cho nỗi khổ đau của người dân tăng lên nhiều gấp bội! Chỉ xin dẫn vài chuyện mà thôi. Một anh bạn đi làm CCRĐ ở Khu Bốn kể lại. Ở Khu Bốn, hồi đó ai cũng biết danh Chu Văn Biên, bí thư Khu uỷ, và Đặng Thí, phó bí thư khu uỷ, khét tiếng hiếu sát trong CCRĐ, họ đều là trưởng và phó đoàn CCRĐ. Thậm chí trong dân gian lưu truyền bài vè có câu “Giết người nổi tiếng gã Chu Biên”. Anh bạn tôi kể chuyện Đặng Thí ký hai án tử hình trên ghi đông (guidon) xe đạp! Chuyện như sau: một đội tới làm CCRĐ ở một xã nghèo ở Nghệ An, quê hương của ông Hồ Chí Minh và Hồ Viết Thắng, tìm mãi mà không thể quy ai là địa chủ được (những ai đã từng đến tỉnh này đều biết cảnh nghèo chung của dân chúng ở đây). Đặng Thí “đả thông tư tưởng” là cố vấn Trung Quốc dạy rồi phải có 5% địa chủ. Đội sợ trên “đì”, tính ra cả làng từng này hộ, từng ấy nhân khẩu, thôi thì cũng buộc phải kiếm ra năm địa chủ. Tưởng thế là xong, nào ngờ khi báo cáo lại cho Đặng Thí thì... Liếc mắt qua không thấy có danh sách “lên thớt”, bực mình Thí mới xạc cho “anh đội” một trận: “Có địa chủ mà không bắn thằng nào cả à?” và ném cả tập giấy vào mặt đội trưởng. Cuối cùng thì đội cũng lọc ra được “hai địa chủ để bắn” vội chạy lên đoàn báo cáo. Giữa đường gặp Đặng Thí đang đi xe đạp, tay đội trưởng đưa báo cáo và danh sách bắn hai người. Thí còn đang vội, vẫn ngồi trên yên xe, chẳng thèm xem hết nội dung, đặt “đơn đề nghị bắn hai người” lên ghi đông xe đạp, mở vội xà cột (sacoche), rút bút ký toẹt vào. Xong rồi Thí đạp xe đi thẳng. Một ông bạn làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam đã đi làm CCRĐ kể lại chuyện thương tâm này. Đội mà ông bạn có chân về một làng nghèo ở Thái Bình, không thể nào tìm đâu ra đủ số địa chủ, và cũng không thể nào tìm ra địa chủ ác bá để bắn. Họ lo lắm. Thế là họ đưa một ông chăn vịt vào danh sách bị bắn! Làng nào cũng thế thôi, mấy ông “gột vịt” (ấp trứng nuôi vịt con) chẳng bao giờ được dân làng ưa cả, vì lùa vịt con xơi thóc lúa của dân, thế mà lại hay to mồm cãi lại, gây gổ. Thế là “đủ yếu tố cấu thành tội”, trong đó có tội “bị dân làng ghét cay ghét đắng”. Địa chủ bóc lột thóc của nông dân, vịt cũng ăn cướp thóc của nông dân, vịt không thể bắn được thì chủ nó phải chịu thay! Ai cũng vui vẻ cả. Ông bạn biết là sai nhưng không dám mở miệng khi “cổ máy nghiền thịt” của Đảng đã khởi động rồi! Cho đến nay, không ai biết số người bị quy oan, bị tù oan và bị giết oan là bao nhiêu vì ĐCS giấu tịt. Những con số mà nhiều người đưa ra chỉ là ước đoán. Hồi cuối năm 1956, khi tôi được Thành uỷ Hà Nội giao cho trách nhiệm sửa sai CCRĐ ở ngoại thành Hà Nội. Vì tính chất quan trọng của việc đó ở thủ đô, nên ông Võ Nguyên Giáp được BCT phân công giúp đỡ việc sửa sai ở Hà Nội. Vì thế, thỉnh thoảng tôi đến nhà ông Giáp làm việc. Đôi khi chúng tôi cũng nói chuyện với nhau về những vấn đề chung. Một hôm tôi hỏi thẳng ông: trong CCRĐ có bao nhiêu người bị oan. Ông Giáp nói hai vạn. Lúc đó tôi không dám hỏi thêm cụ thể hơn – thế thì bao nhiêu người bị chết oan, vì tôi biết là mình đã đụng đến vấn đề cấm kỵ nhất của Đảng. Cho đến nay, tôi không biết con số mà ông Giáp nói với tôi có thật hay không, nhưng hôm đó ông trả lời tôi tức thì, không nghĩ ngợi gì, nên tôi cũng có phần tin. Còn số người bị hành quyết trong CCRĐ và Chỉnh đốn tổ chức thì tôi ước đoán là chừng năm-sáu nghìn người. Đó là chưa kể nhiều người bị chết vì các lý do khác, như tự tử trước khi xét xử, chết khi bị tra của hay bị giam cầm ở xã, chết trong tù, người nhà địa chủ chết đói do bị bao vây, v.v... Tại cuộc mít tinh tối 29.10.1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại! Còn chuyện “sửa sai” thì cũng chỉ là một lối “tung hoả mù” chủ yếu để làm dịu đi phần nào nỗi công phẫn dữ dội của dân chúng, tránh những cuộc bùng nổ bất lợi cho Đảng mà thôi. Chúng tôi đã từng đi làm sửa sai nên biết khá rõ. Có nhiều cái sai không thể nào “sửa” được. Bắn giết người ta, làm què quặt thân thể, làm tổn hại tâm thần người ta (có không ít người bị điên, bị mất trí, bị lẩn thẩn), làm gia đình người ta tan vỡ... thì chỉ có Trời mới sửa được! Ngay cả những việc tưởng chừng không khó sửa lắm, nhưng cũng không thể sửa nổi, chẳng hạn, gia đình bị quy là địa chủ, nhà cửa bị tịch thu chia cho mấy hộ nông dân, khi được xét là quy oan phải trả lại nhà cho người chủ cũ. Nhưng, khi biết là phải trả lại nhà, các ông bà nông dân bèn cạy gạch, cạy cửa, dở ngói, rút rui mè, cất giấu hết, phá phách gần như tan nát cả ngôi nhà họ đang ở. Nên cái nhà được trả lại đâu còn nguyên vẹn như trước. Còn các “quả thực” khác khi đã chia rồi thì sửa sai làm sao được! Thóc lúa, nông dân ăn hết, bán hết rồi (hoặc khai như thế), nông cụ bị tiêu tán hết (hoặc khai hư hỏng rồi), thì lấy gì mà trả lại cho người ta. Đó là không nói đến những quan hệ tình cảm đã bị tổn thương, giữa vợ chồng, giữa anh em, giữa họ hàng, giữa thầy trò, giữa hàng xóm, láng giềng thì chẳng làm gì được, ngoài việc khuyên nhủ chung chung. Trong sửa sai chỉ có việc này làm được là trả tự do cho những người bị tù oan. Còn việc khôi phục lại chức vụ cho một số cán bộ đã bị đấu tố cũng đã thực hiện, nhưng cũng không giản đơn vì quan hệ khá phức tạp giữa cán bộ mới với cán bộ cũ. Nhân thể cũng xin nói thêm, khi hội nghị lần thứ 10 của TW ĐLĐVN hồi tháng 09.1956, TW buộc phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ, người ta cũng đổ lỗi một phần cho cấp dưới đã thi hành sai, chứ TW Đảng không nghiêm khắc tự phê phán mình, họ vẫn coi “đường lối của TW về cơ bản là đúng”, chỉ có “việc tổ chức thực hiện không đúng” mà thôi. Họ vẫn khư khư khẳng định: CCRĐ dù có sai lầm “nhưng về cơ bản vẫn giành được thắng lợi lớn”. Điều đó nói lên sự giả dối, nguỵ biện, sự không thực lòng hối hận của họ. Thế thì làm sao mà Đảng sửa sai được?! Còn cái gọi là thi hành kỷ luật với các ông lãnh đạo CCRĐ cũng chỉ là trò hề “giơ cao đánh khẽ” để lừa dối dư luận mà thôi. Trường Chinh mất ghế Tổng bí thư, nhưng lại vẫn là uỷ viên BCT, chuyển sang ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội, lại phụ trách công tác tư tưởng, rồi chính ông ta đã cùng Tố Hữu bày ra vụ Nhân Văn – Giai Phẩm đàn áp quyết liệt anh chị em trí thức ưu tú, khao khát tự do, làm bao văn nghệ sĩ tài ba bị tù dày, bị đàn áp, bị treo bút trong hàng mấy chục năm trời, đánh một đòn nặng nề vào nền văn học miền Bắc, làm nó bị thui chột trong nhiều thập niên. Hoàng Quốc Việt (một người nổi tiếng “ác liệt nhất” chẳng những trong CCRĐ mà trong nhiều vụ trước nữa, chẳng hạn, vụ H122 xảy ra trong kháng chiến chống Pháp, ông phụ trách xét vụ này, đã bắt giam nhiều cán bộ, phần đông là cán bộ quân đội, và làm chết oan nhiều người), bị đưa ra khỏi BCT thì lại trao chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao là chức vụ nắm quyền sinh quyền sát con người, Lê Văn Lương chịu trách nhiệm về Chỉnh đốn tổ chức đã làm cho nhiều cán bộ đảng viên ở xã bị bắn giết, bị tù đày, phải ra khỏi BCT thì sau này lại được đưa về làm bí thư Thành uỷ Hà Nội, còn Hồ Viết Thắng bị đưa ra khỏi TW Đảng thì lại cho làm uỷ viên thường trực Uỷ ban Kế hoạch nhà nước! Trái lại, người ngoài Đảng mà dám thẳng thắn phát biểu ý kiến với ĐCS, cho dù nhẹ nhàng chăng nữa, như trường hợp luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài tham luận tại hội nghị Mặt trận Tổ quốc phê phán cuộc CCRĐ và đưa ra những đề nghị hợp lý thì Đảng trù dập ông, dồn ông vào cảnh khốn cùng cho đến chết! Và thử hỏi có bao giờ TW Đảng thành thực sám hối về những sai lầm, những tội ác của mình hay không? Chẳng những không sám hối mà cả cho đến ngày nay, ĐCS vẫn cứ nói lấy được là CCRĐ đã giành được thắng lợi lớn: “thực hiện ước mơ nghìn đời” của nông dân - đem lại ruộng đất cho người cày. Đây là một sự dối trá trắng trợn. Vì ruộng đất nông dân được chia thì một phần đáng kể là của những người bị quy oan, khi sửa sai cuối cùng phải trả lại. Phần ruộng đất chia còn trong tay nông dân, họ chưa kịp được hưởng gì trên mảnh đất được chia đó thì năm 1957-1958, ĐCS đã bắt đầu lùa họ vào hợp tác xã để tập thể hoá nông nghiệp, nghĩa là họ không còn làm chủ ruộng đất của họ! Vả lại, xét cho cùng, “đem lại ruộng đất cho người cày” đâu có phải là mối quan tâm chính yếu hay là mục đích tối hậu của Đảng? Cho nên đến khi sửa đổi Hiến pháp sau ngày thống nhất đất nước, bằng một điều khoản mới trong Hiến pháp, Đảng đã nhẹ nhàng quốc hữu hoá toàn bộ ruộng đất trong cả nước! Thế thì làm sao có thể nói là Đảng “đem lại ruộng đất cho người cày” được?! Quả thật là người nông dân chịu bao nhiêu đau thương tang tóc cuối cùng chẳng được gì cả! Thứ hai. Tội phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy nghìn năm của dân tộc. Truyền thống hiếu hoà, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn Việt Nam được dân tộc ta xây dựng hàng nghìn năm đã bị ĐCS phá vỡ trong vòng ba-bốn năm CCRĐ. Nếu ai đã từng sống ở nông thôn Việt Nam trước “cách mạng”, trước CCRĐ đều cảm nhận cái tinh thần “đùm bọc nhau”, “lá lành đùm lá rách” còn khá đậm đà trong mối quan hệ giữa người với người. Cố nhiên, không ai nói là ở các làng quê không có những kẻ bóc lột, nhưng tinh thần chung ở nông thôn ta là như vậy. Với cái chính sách “phân định thành phần giai cấp”, ĐCS chia cư dân nông thôn thành cố nông, bần nông, trung nông (có ba loại, trung nông yếu, trung nông vừa, trung nông cứng), phú nông (có hai loại, phú nông thường, phú nông ngấp nghé địa chủ – đây là “sáng kiến” của người chấp hành để khi cần thì dễ “kích” họ lên địa chủ, chứ trong chính sách thì không chia ra), địa chủ (có mấy loại, địa chủ yêu nước và kháng chiến, địa chủ thường, địa chủ cường hào ác bá, địa chủ phản động). Sự phân chia có vẻ “khoa học” lắm, nhưng khi thực hiện thì tất cả đều do cảm tính chủ quan, do nhu cầu của “đội” (khi trên bắt phải đủ 5% địa chủ, bắt phải có ác bá, phản động để bắn, thì cứ phải “kích” lên cho đủ số), do ý muốn chủ quan của “ông đội” (nhiều khi ý muốn đó rất quái đản, thấy thái độ của đương sự có vẻ ngang bướng thì cứ “kích” lên cho bõ ghét). Về nguyên tắc, muốn phân định thành phần thì phải “tố khổ”, phải “tố” nhau, vạch nhau ra để “xếp” thành phần. Với lối xúi giục, cưỡng ép người dân tố giác lẫn nhau rất phổ biến trong CCRĐ, nên từ đó họ chia rẽ nhau, thù ghét nhau. Cũng có nhiều người lúc đầu không muốn “tố” ai hết vì không muốn làm trái lương tâm, nhưng ai không chịu “tố” thì bị đội CCRĐ coi là chưa “dứt khoát”, “có liên quan”, v.v... cuối cùng thì ai cũng tham gia vào cuộc “tố” lẫn nhau để giữ mạng mình. Đây là số đông. Nhưng cũng có không ít những kẻ hoặc vì tư thù, hoặc vì muốn trục lợi, “tố điêu”, “tố láo” để ngoi lên làm “rễ”, làm “cốt cán”, làm cán bộ, để được chia “quả thực” nhiều hơn. Mà thường cái đám người này nghèo túng vì lười biếng, vì rượu chè, cờ bạc, có khi là những phần tử lưu manh, nhưng thường lại được đội coi như là bần cố nông để dựa, o bế, sử dụng nhằm... hoàn thành nhiệm vụ của đội. Một điều kỳ quái cần nói nữa là: mọi lời “tố” của nông dân đều không cần bằng chứng, hơn nữa mọi lời “tố” của họ đều được coi là bằng chứng, đều được ghi vào hồ sơ tội trạng! Không cần có bất cứ một sự kiểm chứng nào hết! “Lý luận” chung hồi đó là “phải tin tưởng ở quần chúng”, “nông dân lao động đã nói là đúng”. Thế là không còn ai cãi được nữa! Chính vì thế, khi đội cần “đánh vào” bí thư hay chủ tịch uỷ ban kháng chiến trước ở vùng tạm bị chiếm, nay bị coi là tổ chức cũ, mà có một ai đó “tố” là “chúng nó họp Quốc Dân Đảng” thì bị “lên hồ sơ” ngay là “bí thư Quốc Dân Đảng”, và anh ta khó tránh khỏi cái án tử hình! Một nông dân “tố” một người bị “kích” lên địa chủ là “hồi kháng chiến, khi máy bay địch tới, tôi thấy hắn nhìn lên trời và chỉ chỏ cái gì đó”, tức thì bị quy ngay là “gián điệp” và số phận anh ta coi như là “đi đứt”! Có thể là thế hệ mới lớn lên, nhất là những người đang sống ở các nước dân chủ tiên tiến, thì khó mà tin là đã có những chuyện như thế. Khốn thay đó lại là sự thật đắng cay đã từng xảy ra trong lịch sử nước nhà! Tóm lại, CCRĐ làm cho nội bộ nông dân chia rẽ trầm trọng, làng xóm đảo lộn lung tung! Đến khi ĐCS tuyên bố sửa sai thì tình hình nông thôn lại cực kỳ hỗn loạn: những vụ ẩu đả, đâm chém, trả thù nhau giữa những người bị “tố oan” với những kẻ “tố điêu”, giữa những người bị tước đoạt tài sản với những người được hưởng “quả thực”, giữa cán bộ cũ bị quy kết phản động và bị tù tội với cán bộ mới “ngoi lên” trong CCRĐ... Di sản nghìn năm rất đáng quý mà cha ông ta đã để lại là tinh thần đùm bọc, hoà hiếu nhau của người dân nông thôn miền Bắc đã bị phá huỷ từ ngày CCRĐ. Lẽ nào đó không phải là một tội ác? Thứ ba. Tội phá hoại đạo lý, luân thường của dân tộc. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên một cách quái đản như trong CCRĐ. Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để “tìm ra địa chủ”, “tìm ra phản động”, “tìm ra của chìm”, họ ép buộc con cái “đấu tố” cha mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ vợ, vợ “đấu tố” chồng, anh em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn “đấu tố” người đã làm ơn, láng giềng hàng xóm “đấu tố” lẫn nhau! (Cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái “đấu tố” mình để mong cứu mạng cho con cái). Thật là một tấn bi kịch hãi hùng! Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị chà đạp, ngay lập tức phải thay đổi cách xưng hô trước nông dân, phải cúi đầu lễ phép “thưa các ông, các bà nông dân”, phải xưng “con” trước mặt nông dân, dù đó chỉ là một đứa trẻ con. Còn nông dân thì tha hồ gọi người kia là “thằng kia”, “mụ kia”, “con kia”, là “mày”, “chúng bay” và tự xưng là “tao”, “chúng tao”, thậm chí có thể chửi mắng, xỉ vả. Chẳng ai dám làm trái lại cái “lệ mới” đó – đội tuyên bố phải đối xử như thế mới “nâng cao uy thế nông dân”, mới “đánh gục giai cấp địa chủ” được! Không làm thế là “bênh địa chủ”, “mất lập trường giai cấp”, thậm chí “có liên quan với địa chủ”! Ngay cả đứa bé con cũng có thể mắng mỏ, sỉ nhục người lớn đã bị quy là địa chủ. Những người này, dù là thứ bậc thế nào trong họ tộc cũng đều bị bà con họ tộc xa lánh, để không “bị liên quan”. Còn khi hành quyết người bị án tử hình thì những người thân thích, ruột thịt của người ấy, từ già cả cho đến trẻ con, đều bắt buộc phải có mặt để chứng kiến tận mắt cảnh tượng đó! Đúng là sự khủng bố tinh thần cực kỳ vô nhân đạo! Một tình trạng thương tâm nữa là nhiều gia đình ở nông thôn (và cả ở thành phố có liên hệ với nông thôn) đã tan vỡ, con cái bơ vơ, vì khi một trong hai người có gia đình bị quy (hoặc bị kích lên) thành phần địa chủ, bị gán tội phản động, thì bên kia, tức là vợ hay chồng, sợ liên luỵ phải bỏ nhau. Nhiều người đi lập gia đình khác, có con hoặc chưa có con với chồng hay vợ mới. Đến sau này thấy sai, người bị bắt đi tù nay được trở về, thế là bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra đến nỗi Bộ tư pháp VNDCCH phải ra thông tư ngày 19.04.1956 để “giải quyết những vụ vợ chồng bỏ nhau”. Thật là mỉa mai, người ta cho rằng có thể hàn gắn được tình cảm yêu thương trong gia đình đã bị thương tổn nặng nề bằng một tờ thông tư vô hồn của Bộ tư pháp! Tình yêu của nam nữ cũng bị xâm phạm nghiêm trọng giống hệt như thế – để giữ lập trường giai cấp ai cũng phải cắt đứt với người yêu thuộc thành phần địa chủ, phản động! Đây cũng là một nét về đạo đức nữa cần phải nói đến. Chưa bao giờ sự giả dối trắng trợn được đề cao như trong CCRĐ. Chẳng cần phải nói tới việc các “anh đội”, “chị đội” báo cáo láo cho đoàn, vì nó quá thường, mà cái cần vạch ra ở đây chính là người ta ép buộc, khuyến khích người nông dân nói dối, làm láo. Dần dà rồi người nông dân cũng thấy cần phải nói dối, làm láo để “qua khỏi cái đận CCRĐ”, họ cũng “tố bậy”, “tố điêu” dù trong thâm tâm biết mình đang nói dối, vu khống. Cũng có người cố giữ lương tâm trong sạch, nhưng thường họ phải trả giá đắt cho điều đó. Cho nên cơn dịch dối trá cứ lan tràn. Đội cũng dạy thêm cho nông dân quen làm những việc giả dối, chẳng hạn như dặn họ: khi thấy trên màn ảnh xuất hiện hình địa chủ thì phải hô “đả đảo”, hay vừa hô vừa ném đá vào hình địa chủ để tỏ lòng uất hận của mình. Thế là nông dân cũng làm theo. Tất nhiên, cũng không loại trừ cái hiện tượng gọi là “tâm lý đám đông”, khi người ta hành động như trong một cơn lên đồng tập thể. Chẳng hạn, mỗi lần chiếu phim “Bạch Mao Nữ” củaTrung Quốc, thì có nhiều người khóc nức nở, và khi xuất hiện hình địa chủ là bên dưới ào ào ném đá vào màn ảnh. Chính vì thế, các diễn viên kịch thường từ chối lên sân khấu đóng vai địa chủ vì sợ vỡ đầu sứt trán. Chủ trương của UBCCRĐTW là trong các cuộc đấu địa chủ, nhất là địa chủ cường hào ác bá đều phải chuẩn bị rất chu đáo để ra “đấu trường” không được vấp váp. Thế là trước ngày đấu, mọi “rễ”, “chuỗi”, dân quân, công an, toà án, chủ tịch đoàn... đều phải “diễn tập” như thật, ai lên “đấu” trước, ai lên “đấu” sau, “tố” thế nào, xỉa xói ra sao, nói gì, khi nào người “tố” phải cảm động khóc lóc, khi nào người dân phải hô “đả đảo” (khi người bị “tố” không nhận tội...), lúc nào thì bắt địa chủ quỳ (quỳ là biểu hiện của sự “bị đánh gục”!), lúc nào thì “hoan hô” (khi toà tuyên án tử hình, tịch thu tài sản...). Chủ tịch đoàn những cuộc đấu lớn đều là “rễ”, “chuỗi”, cốt cán mới đào tạo trong vài tháng, nói năng ngượng nghịu, lúng ta lúng túng, điều khiển thế nào nổi, nên khi ra “đấu trường”, thường “anh đội”, “chị đội” phải ngồi sau lưng nhắc, như người nhắc tuồng (souffleur) ở rạp hát! Cũng có khi nhắc mãi không được, chủ tịch đoàn cuống lên, thì “anh đội” giật micro và điều khiển luôn. Tóm lại, một sự diễn kịch, một trò giả dối lố bịch, trắng trợn, mà không hề không biết ngượng! Nhưng cái nguy hại chính là sự giả dối đó cứ thấm dần vào tiềm thức cán bộ và người dân, tạo nên một nếp sống giả dối vô đạo đức của nhiều người! Thứ tư. Tội phá huỷ truyền thống tâm linh và văn hoá của dân tộc. Bằng cuộc CCRĐ, ĐCS cố tình triệt hạ các tôn giáo và truyền thống tâm linh của dân tộc. Trước CCRĐ, các nhà thờ Thiên chúa giáo, các tu viện, nhà cô nhi... đều có ruộng đất riêng, các chùa có ruộng hậu do tín chủ cúng cho chùa, các nhà thờ họ có ruộng họ, các đình có ruộng làng... để lo việc sửa sang, tu bổ nhà thờ, chùa, đình, cúng tế hàng năm, việc từ thiện, v.v... và để nuôi sống các linh mục, tu sĩ, tăng ni và những người chuyên lo việc trông nom, thờ phụng... Nhờ thế hoạt động tôn giáo, tâm linh, từ thiện được tiến hành bình thường không có trở ngại. Nhưng với chính sách CCRĐ của ĐCS, tất cả các ruộng đất đó đều nhất loạt bị coi là ruộng đất phong kiến và bị trưng thu để chia cho nông dân. Với cái đòn độc địa đó, tất cả các nhà thờ, tu viện, nhà cô nhi, chùa chiền, điện thờ, miếu mạo, nhà thờ họ, đình... đều trở nên điêu đứng và đần dần tàn tạ. Riêng đối với nhà thờ Thiên chúa giáo, do phong trào giáo dân ồ ạt di cư vào Nam, nên về sau Đảng đã phải để lại cho các nhà thờ một ít ruộng đất. Người ta công nhiên dùng các cơ sở thờ cúng vào việc họp hành, đóng quân, làm hội trường, làm kho hợp tác xã mua bán, kho hợp tác xã sản xuất, v.v... Có nơi thậm chí người ta cho các tượng Phật trôi sông. Nhiều nơi bà con tín đồ bí mật cứu các tượng Phật, đem chôn, đem giấu hầm kín, sau này phần lớn các tượng gỗ đều mục nát, thế nhưng cũng có ít tượng còn giữ được, vào thập niên 80 bà con mới đưa lại vào chùa. Tóm lại, cuộc sống tâm linh hoàn toàn bị xoá bỏ. Chữ “thiện”, chữ “nhân” một thời gian dài chẳng ai dám nói đến, vì giữa lúc cái ác tràn đầy mà nói đến chữ “thiện”, chữ “nhân” thì có thể bị coi là biểu hiện sự phản đối! Trong lúc đó, người ta lại đề cao bạo lực, cổ vũ đấu tranh giai cấp, khuyến khích điều ác, điều bất nhân, điều vô đạo. Một điều rất quái dị trong CCRĐ mà ĐCS lại coi là tự nhiên hoặc là cần thiết: người ta thường xuyên huy động các cháu thiếu niên từ 9-10 tuổi trở lên tham gia CCRĐ. Bắt chúng mang trống ếch đi cổ động, đi “đả đảo”, “hoan hô”, tham dự các cuộc đấu tố, các phiên toà CCRĐ, các buổi hành quyết công khai. Nhiều cháu, nhất là các cháu gái, vốn có tâm lý hiền lành bị bắt buộc phải tham gia, đã không chịu nổi, run sợ, khiếp đảm, có cháu ngất xỉu trước cảnh hãi hùng, súng bắn, máu đổ... Còn các cháu vốn có tâm lý hung dữ thì lại thích thú hoan hô, thậm chí sau khi “được” tham dự những cảnh tượng đó, có nơi chúng lại bày trò chơi “đấu tố”, bắt con cái địa chủ quỳ để con cái nông dân lên đấu, cũng xỉa xói vào mặt, cũng xỉ vả, vạch tội... Chẳng biết có ai xúi giục không, nhưng nhiều nơi đã xảy ra những “trò chơi” quái đản đó! Khi cái thiện bị nén xuống mà cái ác được cổ vũ, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên là đạo đức bị suy đồi, băng hoại dưới chế độ của những người cộng sản. Tôi còn nhớ trong thời kỳ “cởi trói”, đã được đọc truyện ngắn “Bước Qua Lời Nguyền” của Tạ Duyên Anh đăng trên tuần báo “Văn Nghệ” (1989) ở Hà Nội, truyện đó phản ánh phần nào tấn bi kịch của giới trẻ nông thôn đã lớn lên trong và sau cuộc CCRĐ đầy kinh hoàng. Không những CCRĐ đánh một đòn rất mạnh vào nền đạo lý và truyền thống nhân bản, mà nền văn hoá dân tộc cũng vì nó mà bị tổn hại rất nặng nề. Nhiều miếu đền uy nghiêm bề thế, nhiều bia đá là những di tích văn hoá lâu đời của dân tộc đã bị huỷ hoại trong CCRĐ. ĐCS giấu kín những chuyện này, nhưng cũng có thể nêu ra vài trường hợp. Mong rằng các bạn xa gầân, trong và ngoài nước sưu tầm và bổ sung thêm. Chẳng hạn, cụ Nguyễn Mai (1876-1954) là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, gọi thi hào Nguyễn Du (1765-1820) đời thứ 11 là bác. Đầu năm 1954, lúc 78 tuổi cụ bị đội và đoàn CCRĐ quy là địa chủ (vì có vài mẫu cho phát canh để sống) lại bị “kích” lên thành phần phong kiến cường hào (vì cụ từng đỗ cử nhân khoa Canh Tý (1900) lúc 24 tuổi, lại đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1904) lúc 28 tuổi), mà thật ra cụ không hề nhận chức tước, phẩm hàm gì, chỉ cam phận sống thanh nhàn ẩn dật. Cụ bị đấu ba đêm liền, bị kết án 15 năm tù khổ sai, bị giam ở trại Đâng, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi nước rất độc, nên ngay mùa thu năm ấy, cụ bị phù thũng chết trong trại tù, vùi xác ở ven rừng. Cụ Nghè Nguyễn Mai từ trần trong uất hận là nỗi đau lớn, nhưng nỗi đau còn lớn hơn nữa cho dân tộc là do cụ bị quy oan như vậy, mà đội CCRĐ đã phá huỷ nhiều đền đài, bia, miếu thờ của các danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền và nghiêm trọng hơn nữa đã đốt cháy ngôi nhà năm gian chứa đầy thư tịch quý giá của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, trong đó có di cảo của thi hào Nguyễn Du. Một sự mất mát lớn lao về văn hoá không có gì bù lại được! (Xem sách “Bể Dâu Trong Dòng Họ Nguyễn Du” của Đặng Cao Ruyện, NXB Miền Đông Hoa Kỳ, 2002, tr. 200, 201). Còn một chuyện này nữa. Trong cuộc hội nghị cán bộ do TW Đảng triệu tập sau khi có nghị quyết sửa sai trong CCRĐ hồi tháng 09.1956, tôi được nghe ông Cù Huy Cận, lúc đó là thứ trưởng Bộ văn hoá, nói ở cuộc họp tổ là tấm bia đá của Lê Lợi đã bị đội CCRĐ phá huỷ. Bộ văn hoá phải cấp tốc thuê làm bia khác giống hệt bia cũ rồi đặt vào chỗ cũ và phải tuyệt đối giữ bí mật để không ai biết là bia mới! Tôi không có điều kiện kiểm chứng, nhưng chẳng lẽ ông thứ trưởng văn hoá lại nói sai?! * Như trên tôi đã viết, tuy là chuyện CCRĐ đã qua từ lâu rồi, nhưng ngày nay, vẫn cần phải nói đến, vì ngày nay tập đoàn lãnh đạo ĐCS đang cố viết lại lịch sử, đang cho bọn bồi bút xuyên tạc lịch sử để chạy tội cho ông Hồ Chí Minh và cho ĐCSVN trong CCRĐ và cả trong nhiều việc khác nữa. Cần phải nói công bằng là trước năm 1950, ông Hồ và ĐCSVN không nói đến CCRĐ, chỉ nói đến giảm tô, mà cũng chỉ trên giấy tờ và rất coi nhẹ việc thực hiện. Chỉ từ năm 1952, vấn đề giảm tô và CCRĐ mới đặt ra một cách gắt gao. Như vậy có thể nói là việc CCRĐ là do sức ép của Stalin và Mao Trạch Đông. Nhưng khi ông Hồ đã nhận làm CCRĐ là ông và ĐCSVN đã làm một cách tin tưởng và tích cực. Cũùng có thể do yếu tố tâm lý của một người trước đây đã từng bị Stalin và Quốc tế Cộng sản coi là hữu khuynh, thậm chí bị nghi ngờ, không giao việc trong thời hạn dài, nay lại bị nhận xét là coi nhẹ nhiệm vụ phản phong, thì ông càng phải cố tỏ rõ tinh thần mẫn cán, kiên quyết của mình. Quả là hồi đó, ông Hồ và ĐCSVN cũng thật tình rất tin tưởng vào Stalin và Mao Trạch Đông. Chẳng thế mà ông đã công khai nói trước hội nghị cán bộ (1950) tại chiến khu Việt Bắc để chuẩn bị cho đại hội 2 của ĐCS sẽ họp năm sau là: “Các cô các chú nên biết rằng: ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể nào sai được”. Chính tôi có mặt trong cuộc hội nghị đó, tôi nghe rõ, nhiều người khác cũng nghe rõ như thế, có điều bây giờ họ không muốn hay không dám nhắc lại mà thôi. Đến đại hội 2 của Đảng (tháng 03.1951), ông Hồ lại cũng nói đúng như thế, và cụ Nguyễn Văn Trấn cũng đã kể lại chuyện đó trong sách của cụ “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”. Cho nên ông Hồ làm CCRĐ rõ ràng với sự tin tưởng và tích cực. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà cụ Vũ Đình Huỳnh, người gần gũi ông nhất thời gian đó sau này đã “khẳng định người chịu trách nhiệm chính trong sự gây ra những sai lầm trong CCRĐ là ông Hồ Chí Minh, chứ không phải ông Trường Chinh, như đã có sự ngộ nhận kéo dài nhiều năm. Trường Chinh là con dê tế thần cho sai lầm của ông Hồ” (xem “Đêm Giữa Ban Ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên). Theo tôi, đúng là ông Hồ phải chịu trách nhiệm chính, như cụ Vũ đã nói, nhưng Trường Chinh chẳng phải là “con dê tế thần” với cái nghĩa “oan dương” đâu, vì ông ta vừa là Tổng bí thư, vừa là chủ nhiệm UBCCRĐTW, ông ta là người điều hành mọi việc CCRĐ hồi đó, cho nên, nếu Trường Chinh không phải là thủ phạm số một thì cũng phải là thủ phạm số hai. Cái ý của cụ Vũ, theo tôi hiểu, là TW Đảng trong hội nghị lần thứù 10 (09.1956) đã không đả động gì đến Hồ Chí Minh, đã không dám nói đến trách nhiệm của ông Hồ (vì thi hành kỷ luật Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước thì... ôi thôi, ĐCS còn gì nữa!) mà chỉ đưa Trường Chinh và các ông khác ra “chịu trận” mà thôi. Sau này, trong giới thân cận với giai cấp cầm quyền, có những người hay tung ra những câu Hồ Chí Minh không tán thành chủ trương CCRĐ, không tán thành việc xử tử bà Nguyễn Thị Năm, không tán thành làm Chỉnh đốn tổ chức trong CCRRĐ, v.v... Nhưng, xét cho cùng, loại chuyện đó chỉ là những huyền thoại không hơn không kém. Những huyền thoại ấy nhằm đánh lừa những người không biết tình hình thực tế hồi thập niên 50 ở miền Bắc và những thế hệ trẻ hậu sinh, nhằm chạy tội cho ông Hồ để vớt vát cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” làm phao cứu mạng cho tập đoàn thống trị cộng sản. Hoàng Tùng, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên bí thư TW ĐCSVN, nhiều năm làm tuyên huấn, v.v... là một trong số những “chuyên gia” sáng tác huyền thoại kiểu đó. Trong hồi ký “Những Kỷ Niệm Về Bác Hồ”, ông ta có kể lại về thái độ của ông Hồ đối với án tử hình bà Nguyễn Thị Năm như sau: “Họp Bộ chính trị Bác nói: “Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa”. Sau cố vấn Trung Quốc La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: “Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải”. Và họ cứ thế làm” (xem đoạn trích, đêăng trên tờ “Diễn Đàn Forum” ở Paris, số 123/11.2002, tr.15). Khi kể chuyện này, Hoàng Tùng đã cố lờ đi mấy điều thực tế lịch sử rất quan trọng: 1/ vào thời điểm nửa đầu thập niên 50, uy thế của ông Hồ trong Đảng là tuyệt đối, một lời của ông đã nói ra thì không một ai, kể cả các ông trong BCT, dám làm trái ý ông hết; 2/ tất cả các ông trong BCT TW, không trừ một ai hết, đều răm rắp giữ đúng tư cách một người học trò khiêm tốn, không bao giờ được phép quyết định những chủ trương lớn mà không có ý kiến ông, huống hồ là việc làm trái ý ông. Hồi 1952-1953 thì không thể nào có chuyện “Thôi tôi theo đa số” và “Và họ cứ thế làm” được! Nếu thật sự ý thức được là “không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa”, mà ông Hồ chỉ lắc đầu một cái thôi, chứ không cần phải nói nhiều lời như Hoàng Tùng kể, thì chắc chắn là ông đã cứu được bà Nguyễn Thị Năm! Mà không chỉ một mình bà Năm! Thêm nữa, cái chữ “họ” trong câu của Hoàng Tùng “Và họ cứ thế làm” rất mập mờ: “họ” là ai? Các ông trong BCT hay các cố vấn? Các ông trong BCT thì chắc chắn là không. Còn các ông cố vấn có thể họ trái ý với ông Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng của Việt Nam, nhưng họ không thể bắt ép ông được, họ chỉ là cố vấn, chứ không có quyền biểu quyết, quyết định. Những cơ quan nào đã từng làm việc với cố vấn Trung Quốc hồi đó đều biết cái nguyên tắc đó. Cho nên có thể khẳng định rằng: Trong vụ án Nguyễn Thị Năm, đúng là ông Hồ đã không cứu bà Năm. Cũng như sau này, trong vụ án Xét lại – chống Đảng, ông đã không cứu ông Vũ Đình Huỳnh. Dù rằng ông biết rõ về họ. Hơn nữa, một câu hỏi hoàn toàn chính đáng được đặt ra: trong suốt ba-bốn năm đằng đẵng lẽ nào ông Hồ và BCT không hề hay biết gì hết đến những thảm hoạ của người dân ở nông thôn mà họ cai trị hay sao? Lẽ nào ông Hồ, Trường Chinh và các ông khác trong BCT không biết rằng ở quê hương mình những người đồng hương của họ đang khốn khổ ra sao? Lẽ nào trong giới thân cận của ông Hồ và các uỷ viên BCT không có một ai dám phản ánh tình trạng bi đát của người dân cho họ biết hay sao? Câu trả lời dứt khoát là: các ông ấy đều có biết, nhưng các ông đều im lặng! Im lặng đến nỗi ông Vũ Đình Huỳnh một lần đang ốm cũng cố chống gậy lên Chủ tịch phủ gặp ông Hồ và nói toạc vào mặt ông: “Máu đồng bào, đồng chí đã đổ mà Bác ngồi yên được à? Chúng ta tuy không có học, chúng ta dốt, chúng ta phải vừa làm vừa xây dựng chính quyền, vì dốt nát chúng ta mắc mọi sai lầm, nhưng chúng ta không có quyền để tay chúng ta nhuốm máu đồng bào, đồng chí!” (Xem “Đêm Giữa Ban Ngày”). Hoàng Tùng cũng đã lờ tịt cái thực tế lịch sử phũ phàng này: Trong suốt thời gian CCRĐ, ông Hồ, với tư cách là Chủ tịch nước, chưa hề ký một lệnh ân xá nào cho một ai bị án tử hình. Chỉ từ sau Đại hội lần thứ 20 ĐCS Liên Xô và nhất là sau hội nghị cán bộ cao cấp và trung cấp của Đảng (từ 28.04 đến 03.05.1956), do phản ứng rất mạnh của cán bộ thì mới có lệnh tạm thời chưa thi hành các án tử hình. Nhưng, than ôi, lúc đó thì... CCRĐ về cơ bản đã gần xong rồi! Lúc đó các đoàn và UBCCRĐTW đang bắt tay làm báo cáo tổng kết để chuẩn bị cho hội nghị TW Đảng kiểm điểm CCRĐ (tháng 09.1956). Ngay cả việc Chỉnh đốn tổ chức trong CCRĐ, Hoàng Tùng cũng cố tình đổ lỗi cho cố vấn Trung Quốc là chính, chứ không phải lỗi của ông Hồ và ĐCSVN. Ông Tùng viết: “Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác, như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là CCRĐ mà là đánh vào Đảng ta. May mà dến năm 1956 ta kịp dừng lại (bao nhiêu đầu rơi, máu đổ và CCRĐ cũng đã gần xong, thế mà bảo là “kịp”! – Người viết), nếu không thì tan nát hết”. Một đoạn khác: “Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung Quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ, điều đó chỉ đúng phần nào, còn là do ta vội, làm ẩu, đánh tràn hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng viên tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cảùi cách lúc đó là như thế” (xem tờ “Diễn Đàn Forum” nói trên). Đúng là các cố vấn Trung Quốc chỉ biết có kinh nghiệm CCRĐ ở Hoa Nam, khi Hồng quân tiến xuống phía Nam, hầu như không có cơ sở tổ chức của ĐCS, nên có nhiều người không phải cộng sản cũng đã đứng ra lập tổ chức, lập chính quyền, vì thế khi làm CCRĐ thì ĐCS Trung Quốc cố tình nhân cơ hội ấy quét sạch các tổ chức đó đi lập những tổ chức mới của họ. Còn ở miền Bắc Việt Nam, tình hình hoàn toàn khác hẳn. Không thể làm rập khuôn theo kinh nghiệm Hoa Nam được. Tôi cũng chẳng thích gì các cố vấn Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ rằng cần phải xét vấn đề khách quan theo đúng sự thật lịch sử, chứ không thể đổ lỗi, đổ tội tùm lum cho họ tất cả được. Ông Hồ và BCT TW ĐLĐVN sống và làm việc ở Việt Nam, có phải là trẻ con đâu mà bảo các ông cố vấn Trung Quốc xúi gì là làm nấy? Chẳng qua chỉ vì khi đã say men “lập trường giai cấp đấu tranh”, say men Marxisme-Leninisme, Stalinisme, Maoisme... trong cuộc lên đồng tập thể, thì chính các ông lãnh tụ cộng sản Việt Nam cũng “hăng hái” không kém gì người ta. Tôi còn nhớ, có lần đọc bài nói chuyện của ông Hồ với cán bộ CCRĐ đăng trên tờ nội san “Cải cách Ruộng đất” (tạp chí lưu hành trong nội bộ), trong đó ông giải thích rất mộc mạc chủ trương không được dựa vào tổ chức cũ như sau: “Tổ chức cũ là “tổ kén”, các cô, các chú không được dựa vào...”. Lại cũng cái lối dùng hình ảnh như việc uốn tre đã nói trên! Năm 1962, khi nói chuyện về Tuyển tập Hồ Chí Minh với anh Nguyễn Kiến Giang, lúc đó là phó giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, anh kể rằng: “Làm tuyển tập đó chúng tôi mệt lắm, phải rà soát lại cả, bao nhiêu bài nói của ông cụ trong CCRĐ phải loại bỏ hay thu gọn lại”. Tôi hỏi anh có nhớ bài ông cụ nói “Tổ chức cũ là “tổ kén” không? Anh trả lời: “Có chứ! Bài đó phải loại bỏ. Cán bộ đảng viên nông thôn người ta đang oán giận đùng đùng, đưa vào tuyển tập thế nào được!”. Nếu ông Hồ không tán thành chủ trương của các cố vấn đối với tổ chức cũ ở nông thôn thì có ai bắt ông phải nói thế đâu? Tôi kể lại những chuyện đó chỉ để đi đến kết luận này: ĐCSVN chớ nên đổ lỗi, đổ tội cho ai cả, mà cần thấy hết cái trách nhiệm lớn lao của mình trong CCRĐ. Chừng nào ĐCSVN chưa sám hối được về những tội ác đã gây ra, thì người dân chớ có hy vọng là Đảng sẽ sửa đổi, sẽ đổi mới và sẽ không tái diễn lại những tội ác trước đây. Cũng xin mọi người đừng quên: CCRĐ không phải là thảm hoạ đầu tiên, cũng chẳng phải là thảm hoạ cuối cùng mà tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam đã gây ra cho dân tộc ta! Tôi không kể những thảm hoạ trước CCRĐ, mà chỉ nói ngay liền sau CCRĐ là vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, vụ án Xét lại – chống Đảng, rồi Cải tạo công thương nghiệp, đánh đổ tư sản ở miền Bắc, rồi cái nghị quyết số 49/NQ/TVQH của Thường vụ Quốc hội do Trường Chinh ký ngày 20.06.1961, nhốt hàng chục vạn người vô tội ở miền Bắc vào các trại tập trung khủng khiếp, rồi Tết Mậu Thân, v.v... và v.v... Nếu kể hết thì ta thấy cả một chuỗi dài tội ác khủng khiếp đã qua và đang tiếp tục mãi cho đến tận ngày nay. Cố nhiên, ngày nay người ta dùng thủ đoạn tinh vi hơn, nhưng bản chất tội ác vẫn thế. Tội ác mới gần đây nhất là vụ án Lê Chí Quang, xử một nhà yêu nước chân thành, một chí sĩ đáng kính dù chỉ mới ngoài ba mươi tuổi! Cái “tội” của anh là đã dũng cảm dấn thân vì nước, đã dám kêu gọi đám cầm quyền hiện nay hãy cảnh giác kẻo mang tội bán nước cho Bắc triều, đã dám đứng chân vào “Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng” những mong trừ được quốc nạn cho dân tộc. Tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam đã trắng trợn bày trò xử án để tống người thanh niên yêu nước vào tù, người thanh niên đã từng tuyên bố đanh thép chí hướng của anh trong bài tiểu luận nổi tiếng “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều”: “Tôi viết bài này khi đang bị kìm kẹp trong vòng nghiệt ngã của các lực lượng bảo thủ và tay sai cho Bắc Triều. Biết rằng, bài viết này không làm cho hào quang lấp lánh trên đầu tôi mà trái lại, càng đẩy tôi sâu thêm vào vòng nguy hiểm. Ngay như đối với một công thần của cách mạng, mà họ còn ngang nhiên tuyên bố xanh rờn: "…Sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ". Huống chi tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều. Dẫu sao trước hiểm hoạ khôn lường của tồn vong đất nước, tôi đâu dám nề hà xả thân, bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử: "Nước mất, mà không biết là bất tri. Biết mà không lo liệu, là bất trung. Lo liệu, mà không liều chết là bất dũng". Chỉ mong sao tấc lòng nhỏ mọn này, được lương tri dân tộc trong và ngoài nước soi thấu, và hết lòng, hết sức chỉ giáo” (01.10.2001). Rất mong rằng trong dịp nhớ lại thảm hoạ CCRĐ, “lương tri dân tộc trong và ngoài nước”, nhất là lương tri giới trẻ nhận thức rõ rằng chế độ độc tài đảng trị mà còn thì những thảm hoạ tương tự vẫn sẽ còn tiếp tục, vì tập đoàn thống trị cộng sản không tôn trọng con người, không tôn trọng sinh mạng và quyền tự do của con người, không tôn trọng luật pháp mà chỉ coi trọng quyền lực của họ là tối thượng mà thôi. Nhắc lại thảm hoạ CCRĐ, chúng tôi rất mong mọi người, nhất là giới trẻ noi gương Lê Chí Quang, thêm quyết tâm tranh đấu sớm xoá bỏ chế độ độc tài nhằm chuyển hoá đất nước ta thành một xã hội dân chủ đích thực, tạo điều kiện cho sự phát triển và phồn vinh của Tổ quốc chúng ta. 15.12.2002 Nguyễn Minh Cần Thảm kịch “Nhân Văn Giai Phẩm” http://www.hungviet.org/nguyenminhcan/nguyenminhcan111106.html Nguyễn Minh Cần Kính dâng hương hồn các nạn nhân dưới chế độ độc tài toàn trị Đúng 50 năm trước, khi tấn thảm kịch Cải cách Ruộng đất (1953-1956) vừa hạ màn, để lại cả một vùng nông thôn tan hoang đầy tang thương trên miền Bắc vì trận bão diệt chủng rợn người với 172008 nạn nhân (1), thì cũng bắt đầu một tấn thảm kịch khác có tên là “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm”! Lần này, nạn nhân phần lớn là những trí thức, văn nghệ sĩ có khát vọng tự do dân chủ và đầu óc suy tư độc lập. Cả thảm kịch trước cũng như thảm kịch sau đều do các lãnh tụ Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCS) đạo diễn và đều khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử mấy ngàn năm của Đất nước ta. Về cuộc CCRĐ, chúng tôi đã từng có dịp nói đến, hôm nay xin kể lại với bạn đọc về “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm”. Bối cảnh chung Trước hết, chúng tôi xin nói sơ qua bối cảnh chung của miền Bắc hồi giữa thập niên 50 thế kỷ trước để bạn đọc ngày nay dễ hiểu được nguyên nhân của trào lưu tư tưởng đòi tự do trong sáng tác văn nghệ cũng như đòi mở rộng dân chủ trong xã hội hồi đó. Sau Hiệp định Genève và nhất là sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp thu miền Bắc từ tay quân đội Pháp trao trả thì một tâm trạng khao khát được tự do, nhất là tự do sáng tác, tự do suy tư nổi lên trong trí thức, văn nghệ sĩ đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời chiến tranh, chính trị được coi là “thống soái” nên cán bộ chính trị tha hồ kiểm duyệt sáng tác của trí thức, văn nghệ sĩ, từ câu văn, cấu trúc, văn phong cho đến nội dung tư tưởng. Mà than ôi, trình độ của cán bộ chính trị hồi đó quá thấp, mà lại thường kênh kiệu về cái vai trò “thống soái” của mình, họ coi thường trí thức văn nghệ sĩ là “tạch tạch sè” (tiểu tư sản) thậm chí là “đại biểu tư tưởng tư sản”. Trong chiến tranh, trí thức, văn nghệ sĩ kháng chiến phải ép mình chịu đựng tình cảnh đó, nhưng khi hoà bình đã được lập lại rồi thì họ muốn được nới rộng tự do hơn, ít nhất là trong sáng tác: ai mà không thấy xót xa đau đớn khi những “đứa con tinh thần” của mình bị cắt xén vô tội vạ! Đấy là tâm trạng chung của trí thức văn nghệ sĩ kháng chiến hồi đó. Còn tâm trạng của dân chúng, đặc biệt là dân chúng sống trong vùng trước đây bị Pháp chiếm, là nỗi khiếp sợ bị thành kiến là dân vùng địch, bị trả thù, bị đấu tố như trong CCRĐ, khiếp sợ chế độ đăng ký hộ khẩu rất ngặt nghèo, lo sợ bị bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo, bị “mất đạo”, “mất Chúa”... Chính vì thế, một làn sóng di cư ào ạt đã nổi lên lôi cuốn cả một triệu người bỏ nhà cửa, bỏ ruộng vườn chạy vào Nam. Sự đời éo le Trong bối cảnh đó, hồi cuối năm 1954 đầu năm 1955, một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ đảng viên trong quân đội gồm có Trần Dần, Tử Phác, Đỗ Nhuận (về sau Đỗ Nhuận sớm xin rút lui) đã gặp Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, uỷ viên Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam (ĐLĐVN) Nguyễn Chí Thanh để đề nghị “cải tiến công tác văn nghệ trong quân đội”. Khi trình bày về những can thiệp quá đáng của cán bộ chính trị đối với các tác phẩm thì Trần Dần đã kết luận “xin trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ”. Chính cái câu nói đó làm cho Nguyễn Chí Thanh và những người lãnh đạo văn nghệ, đứng đầu là Tố Hữu, buộc tội cho nhóm văn nghệ sĩ này là “phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng”, là “tư tưởng tự do tư sản phản động”. Khốn nỗi, hồi đó, Trần Dần lại đang gặp phải bi kịch lớn trong đời riêng: anh yêu một cô gái Hà Nội (bị coi là dân vùng tạm chiếm), mà lại là một giáo dân Công giáo, lại được uỷ quyền cho thuê mấy ngôi nhà (mà chị đã tự nguyện giao lại cho chính quyền thành phố). Dưới con mắt đầy cảnh giác của Đảng hồi đó, Trần Dần bị nghi ngờ là đã “sa lưới địch”, bị “trúng viên đạn bọc đường” của tư sản. Tổ chức Đảng không đồng ý cho Trần Dần kết hôn với người yêu nhưng nhà văn vẫn cứ sống với chị ấy. Lại thêm một chuyện nữa, hồi tháng 3 năm 1955, có cuộc phê bình tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Trong lúc đám nịnh thần tâng bốc thơ Tố Hữu lên mây thì Hoàng Cầm, Lê Đạt, Hoàng Yến, Trần Dần... lại dám nói đến mặt yếu kém của thơ Tố Hữu. Trần Dần nhận xét thơ của Tố Hữu là “nhỏ bé, nhạt nhẽo trước cuộc sống vĩ đại” và “Tố Hữu mắc sai lầm thần thánh hoá lãnh tụ”... Hồi đó mà dám phát ngôn như thế về thơ của người lãnh đạo văn nghệ đầy quyền uy thì thật là quá bạo. Vì thế, một loạt bài báo đả kích những người đã dám phê bình thẳng thắn, tiếp theo là một loạt buổi họp “kiểm thảo” (nói theo từ ngữ thời ấy, có nghĩa như hạch hỏi, truy đấu) với những lời buộc tội rùm beng, dẫn đến việc Trần Dần và Tử Phác bị bắt giam... Khi Trần Dần còn bị câu lưu, đầu năm 1956, một số nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng, như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Văn Cao, Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn T‎ý... chủ trương ra tập “Giai Phẩm 1956”, sau này gọi là “Giai Phẩm Mùa Xuân”, do nhà xuất bản Minh Đức ấn hành. Trong tập đó, đáng chú ý có các bài “Chống Công Thức”, “Ông Bình Vôi” của Lê Đạt, “Cái Chổi Quét Rác Rưởi” của Phùng Quán và bài thơ “Nhất Định Thắng” của Trần Dần (của đáng tội, Trần Dần không hay biết gì việc đưa bài của mình vào Giai Phẩm). “Giai Phẩm Mùa Xuân” mới ra liền bị thu hồi. Sau ba tháng bị giam, Trần Dần và Tử Phác được thả ra. Nhưng chỉ vì một vài câu thơ trong bài “Nhất Định Thắng”, như ...“Tôi bước đi/không thấy phố/không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/trên màu cờ đỏ” và ...“Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người/Người vẫn thường hốt hoảng trước tương lai”, mà Trần Dần bị “đánh” rất mạnh, bị đem ra “luận tội” (chữ của Hoàng Cầm) là “bôi đen chế độ”, “xuyên tạc thực tế tốt đẹp của miền Bắc”, là “phản bội”... Vươn tới tự do Hồi năm 1956, tình hình thế giới cũng như trong nước có thêm những nhân tố kích thích lòng hăng hái phát biểu của các công dân có đầu óc suy nghĩ và có ý thức trách nhiệm xã hội. Đó là ảnh hưởng lớn lao của việc Đại hội 20 ĐCS Liên Xô (tháng 2.1956) vạch trần những sai lầm (nói đúng hơn là tội ác) trầm trọng của Stalin, ảnh hưởng của phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” của ĐCS Trung Quốc đưa ra tháng 5.1956 (hồi đó ít ai biết đó là trò ma giáo của Mao Trạch Đông và ĐCS TQ nhằm đánh bẫy những người bất đồng chính kiến cho họ xuất đầu lộ diện để sau này dễ bề tiêu diệt họ) và tiếng vang của Hội nghị Trung ương ĐLĐVN (tức là ĐCS) tháng 9.1956 chính thức thừa nhân những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và đưa ra nhiệm vụ “sửa sai”. Vì thế, mặc dù “Giai Phẩm Mùa Xuân” bị thu hồi, nhưng đến tháng 8.1956 “Giai Phẩm Mùa Thu” tập I vẫn cứ ra, rồi tiếp theo là tập II. Trong tập I có những bài khá thẳng thắn, như “Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ” của Trương Tửu, “Bức thư gửi một người bạn cũ” của Trần Lê Văn và đặc biệt là bài báo bộc trực “Phê bình lãnh đạo văn nghệ” của Phan Khôi. Tờ báo tư nhân duy nhất còn lại từ thời Pháp chiếm đóng, báo “Thời Mới” của Hiền Nhân, đã coi bài này của cụ Phan là “quả bom tạ nổ giữa Hà Thành”. Đến ngày 20.9.1956, báo “Nhân Văn” ra số 1, có ghi rõ tên người chủ nhiệm Phan Khôi, thư ký toà soạn Trần Duy. Ngay trên trang đầu, toà soạn đã tuyên bố rõ ràng: “...báo “Nhân Văn” đứng dưới sự lãnh đạo của ĐLĐVN, theo chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh thần thực tiễn, để xúc tiến công cuộc củng cố miền Bắc, thống nhất nước nhà, để đi đến thực hiện chủ nghĩa xã hội, theo như ý muốn của Đảng cũng là ý muốn của nhân dân cả nước” (nguyên văn). Trong số 1 có một bài ngắn mang tựa đề: “Ý kiến của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Giáo sư đại học”, trong đó ông Tường trình bày ý kiến thẳng thắn về mở rộng tự do và dân chủ. Một bài khác với tựa đề: “Chống bè phái trong văn nghệ” của Trần Công với lời lẽ nhẹ nhàng, lịch sự, tác giả dám đề cập đến sự độc đoán của nhóm lãnh đạo văn nghệ. Chắc bài này đã “chạm nọc” một số quan chức văn nghệ hồi đó. Một bài thơ của Lê Đạt nhan đề “Nhân câu chuyện mấy người tự tử” với câu “Phải hiểu, phải yêu, phải quý trọng con người”. Đặc biệt nhất trong số 1 là bài ký dài của Hoàng Cầm, với tựa đề: “Con người Trần Dần”, đã kể lại bi kịch tình yêu của Trần Dần, việc Trần Dần đã hai lần bị bắt và có lần đã tự cắt cổ mình, những lần bị “kiểm thảo” vì bài thơ “Nhất định thắng” của ông. Qua bài ký đó, Hoàng Cầm đã hé tấm màn bí mật về sự đàn áp tự do tư tưởng, tự do sáng tác. Một bức ký hoạ của Nguyễn Sáng vẽ chân dung Trần Dần với vết thương chéo ngang cổ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Trong ngày báo “Nhân Văn” ra mắt số đầu tiên, cả Hà Nội nhốn nháo, sôi động, người người truyền tin cho nhau, rộn ràng chạy đi tìm mua báo, và số báo hôm đó “bán chạy như tôm tươi”. Nhiều người mua hai, ba số để gửi cho bạn bè các nơi khác. Tờ báo mới ra đời đã gây dư luận xôn xao ở Hà Nội, rồi lan xuống Hải Phòng, Nam Định và truyền đi nhiều nơi khác. Phản pháo của Đảng Năm ngày sau, 25.9.1956, báo “Nhân Dân” của Đảng tung ra một bài dài của Nguyễn Chương, phó trưởng ban tuyên huấn trung ương, cố tình ghép tội chính trị cho báo “Nhân Văn” là “muốn nhân việc phê bình lãnh đạo văn nghệ hẹp hòi, mệnh lệnh mà làm cho người ta tưởng rằng toàn bộ sự lãnh đạo của ĐLĐVN và toàn bộ chế độ chính trị ở miền Bắc là độc đoán, độc tài, chà đạp con người, không có nhân văn” (nguyên văn). Những ngày sau, các báo khác của Đảng đồng loạt đăng nhiều bài phê phán kịch liệt “Nhân Văn” với giọng điệu giống nhau, với lời buộc tội tương tự: báo “Nhân Văn” đánh vào đảng lãnh đạo, đánh vào chế độ. Nhưng những bài trên báo chí “chính thống” thường quá nhiều chất “lưỡi gỗ”, kém tính thuyết phục đối với đông đảo dân Hà Nội, vì họ cảm thấy bằng kinh nghiệm bản thân là báo “Nhân Văn” nói thật. Ai chứ những ông Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo... thì chẳng lạ gì với dân Hà Nội và họ thành thực có cảm tình. Vì thế, dù bị công an doạ dẫm, các cán bộ đảng ở cơ sở răn đe, nhiều trí thức, sinh viên, giáo viên vẫn cứ công nhiên cổ động cho báo “Nhân Văn”, phản bác lại những điều báo Đảng viết. Hăng nhất là sinh viên, nơi các Giáo sư Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường giảng dạy. Một hiện tượng nữa cho thấy ảnh hưởng của “Nhân Văn-Giai Phẩm” đối với thanh niên là hồi đó họ thường ngâm nga, như lời cửa miệng, mấy câu thơ nổi tiếng“Đem bục công an/đặt giữa trái tim người/Bắt tình cảm ngược xuôi/Theo luật đi đường nhà nước” (Lê Đạt), “Tôi bước đi/không thấy phố/không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/trên màu cờ đỏ” (Trần Dần). Tôi còn nhớ một chuyện làm dư luận ở Hà Nội hồi đó rất phẫn nộ, là theo lệnh “trên”, Sở Báo chí của Thủ tướng phủ đã phái cán bộ của Sở, tên là Thiết Vũ, đưa một bài phê phán báo “Nhân Văn” đến cho tờ “Trăm Hoa” và yêu cầu đăng. Chủ bút Nguyễn Bính không chịu nhận bài. Thiết Vũ nài ép không được, thế là anh chàng vũ phu kia đã hành hung nhà thơ. Dư luận phản đối ầm lên một dạo. Đàn áp, khủng bố Vượt qua bao khó khăn do nhà cầm quyền gây ra, báo “Nhân Văn” ra được năm số. Đến số 6, khi nhà in đã lên khuôn, thì trưởng ban tuyên huấn trung ương Tố Hữu hô hoán ầm lên rằng trong số 6, Nguyễn Hữu Đang trắng trợn xúi giục dân chúng biểu tình trong dịp Quốc hội họp, âm mưu gây bạo loạn. Rồi... theo một kế hoạch định sẵn, những tuyên bố đồng loạt được tung lên, đặc biệt là tuyên bố của “235 văn nghệ sĩ Nam Bộ” (thật ra, đây là tác phẩm nguỵ tạo của báo “Thống Nhất”) đăng trên báo “Nhân Dân” ngày 15.12.1956 buộc tội cho báo “Nhân Văn” để cho kẻ địch lợi dụng, gây chia rẽ Bắc Nam, gây sự hiểu lầm về chế độ tốt đẹp của miền Bắc, nguy hại cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Cùng ngày đó, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Hà Nội đã ra lệnh cấm báo “Nhân Văn”, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh ra sắc lệnh báo chí. Thế là những tờ “Trăm Hoa”, “Đất Mới”, “Giai Phẩm”... đều bị bóp chết không kèn không trống. Về sau, số phận những người tham gia vào trào lưu Nhân Văn-Giai Phẩm này như thế nào thì chắc nhiều người đã biết. Người ta đã trắng trợn biến chuyện văn chương thành một “vụ án gián điệp”. Nhà văn nữ Thuỵ An chẳng dính dấp gì đến báo “Nhân Văn” cũng bị ghép vào nhóm “Nhân Văn” và ngày 21.1.1960 đưa ra xử trong “vụ án gián điệp” cùng với Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo (nhà xuất bản Minh Đức) và Phan Tài và Lê Nguyên Chi (hai người này bị coi là tòng phạm). Nhà văn Thuỵ An và nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang mỗi người lĩnh án 15 năm tù ngồi, nhà xuất bản Minh Đức – 10 năm tù ngồi, tịch thu tài sản, hai tòng phạm – mỗi ông lĩnh 5 năm tù. Nhưng đó chỉ mới là mặt nổi của tảng băng mà thôi. Số còn lại thì người ta không công khai xét xử tại toà án, nhưng lại ngấm ngầm tống vào tù, như các ông Phùng Cung, Trần Duy, Phan Tại, Hoàng Công Khanh, Tuân Nguyễn... Riêng nhà thơ Phùng Cung “âm thầm” ngồi tù đến 12 năm – từ tháng 12.1961 đến tháng 11.1972, qua nhiều nhà tù độc ác nhất trên miền Bắc, bị biệt giam nhiều lần với cùm kẹp man rợ. Nhà văn Phan Khôi, các giáo sư đại học Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh đều bị cách chức, bao vây kinh tế và quản thúc cho đến cuối đời. Có người bị đày đoạ đến đói khổ, như luật sư Nguyễn Mạnh Tường... Các văn nghệ sĩ có dính đến Nhân Văn-Giai Phẩm đều bị “kỷ luật” – trên văn bản ghi hai, ba năm, nhưng thực tế thì kéo dài đến 30 năm. Trong thời gian đó họ bị đưa đi lao động cải tạo, bị cô lập, bị “treo bút”, nghĩa là suốt 30 năm không một tác phẩm nào của họ được phép xuất bản, như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Hữu Loan, Quang Dũng... Khốn khổ nhất là những người gọi là “Nhân Văn phường”, “Nhân Văn xã”, “Nhân Văn huyện”... tức là những người có cảm tình với “Nhân Văn” ở khắp nơi, đã từng ủng hộ, bênh vực, chuyền tay báo, thậm chí chỉ đọc hay lưu giữ báo “Nhân Văn”, đều bị công an địa phương ghép tội “liên quan với “Nhân Văn”, thế là suốt đời bị kỳ thị, bị nghi ngờ. Mà “cái án” này thì không bao giờ được xoá cả. Đó là khổ nạn của người dân có chút đầu óc suy nghĩ. Trận đòn chí mạng mà ĐCS đánh vào trào lưu Nhân Văn-Giai Phẩm không chỉ gây đau thương cho hàng trăm, hàng ngàn con người, mà nghiêm trọng nhất là nó đã đánh gục hầu như cả một thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc, dìm họ trong nỗi khiếp sợ triền miên, đè bẹp trí sáng tạo của họ, tạo nên một nếp nghĩ theo công thức chết cứng của Đảng, tạo nên một thứ “văn nghệ minh hoạ” (hay còn gọi là “văn nghệ phải đạo”) tồi dở. ĐCS đã làm cho cả một nền văn học, nghệ thuật, văn hoá, giáo dục bị lụn bại, méo mó, què quặt, thụt lùi hàng mấy chục năm trời so với trước. Suy cho cùng, đây chính là tội ác lớn nhất của Đảng đối với Dân tộc. Hồn tự do bất diệt Một điều cần nhấn mạnh, dù đảng cầm quyền đàn áp tàn bạo trào lưu dân chủ đến thế nào đi nữa, nhưng trong lòng Dân tộc, hồn tự do bất diệt vẫn sống mãi, khát vọng dân chủ mãnh liệt vẫn sục sôi, khi có điều kiện thì lại bùng lên không thể nào dập tắt được. Hồi năm 1987, sau nhiều năm cầu xin, cuối cùng thì “Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ” được thành lập, do nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hộ làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ đã phát huy tinh thần tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và dù không được phép vẫn cho ra báo “Truyền Thống Kháng Chiến” với 2 ngàn bản in. Câu lạc bộ đã dám thảo luận những vấn đề chính trị rất hóc búa, như yêu cầu Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm công việc của mình trước Trung ương, yêu cầu thi hành kỷ luật những bộ trưởng, thứ trưởng phạm sai lầm để cho 10 triệu dân miền Bắc bị đói năm 1987, yêu cầu Trung ương đừng “độc diễn” khi Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà để cho Quốc hội được bầu cử dân chủ... Đảng cầm quyền tức giận, bắt đầu đàn áp những người tham gia Câu lạc bộ thì ông Nguyễn Hộ – người đảng viên với 50 tuổi đảng – đã tuyên bố ra khỏi ĐCSVN (1990). Trong năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ – sự thật là chỉ tạm thời nới lỏng dây trói thôi – thì giới trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà báo đã biết nhân cơ hội đó vươn lên. Nhà văn Nguyên Ngọc đã đưa ra bản “Đề cương đề dẫn thảo luận ở hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học”, một lần nữa đặt lại quan hệ giữa văn học và chính trị, phản đối dung tục hoá mối quan hệ này, phản đối sự “tuyệt đối hoá chính trị, tuyệt đối hoá sự chi phối tất yếu của chính trị đối với văn học” (nguyên văn), nói một cách khác văn học đòi “tự do”, đòi thoát khỏi sự đè đầu cưỡi cổ của “đảng tính”. Thật ra cũng không khác mấy yêu cầu đòi Đảng “trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ” mà Trần Dần đã đưa ra hồi cuối năm 1954 đầu năm 1955, khởi đầu cho trào lưu “Nhân Văn-Giai Phẩm”. Một phong trào sáng tác mạnh mẽ đã được dấy lên: nhiều tác phẩm vang dội một thời đã xuất hiện, như “Thời Xa Vắng” (1986) của Lê Lựu, “Tiểu Thuyết Vô Đề” “Thiên Đường Mù” và “Bên Kia Bờ Ảo Vọng” (1987) của Dương Thu Hương, “Ly Thân” (1987) của Trần Mạnh Hảo, “Lời Khai Của Bị Can” (1987) của Trần Huy Quang, “Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì” (1988) của Phùng Gia Lộc, “Tiếng Đất” (1988) của Hoàng Hữu Cát, “Mùa Lá Rụng Trong Vườn” (1985) của Ma Văn Kháng, “Tướng Về Hưu” của Nguyễn Hữu Thiệp... Văn thơ của Nguyễn Minh Châu, Trần Vàng Sao, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Bùi Minh Quốc, Thanh Thảo, hội hoạ của Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bửu Chỉ, kịch nghệ của Lưu Quang Vũ, Tất Đạt... đã để lại những dấu ấn đẹp cho thời kỳ đó. Những đổi thay của báo chí cũng khá tích cực, nổi bật là tuần báo “Văn Nghệ” dưới thời tổng biên tập Nguyên Ngọc, “Sông Hương” với tổng biên tập Tô Nhuận Vĩ, “Lang Bian” với tổng biên tập Bùi Minh Quốc, “Tuổi Trẻ” với tổng biên tập Vũ Kim Hạnh. Cũng cần nhắc đến vai trò của ông Trần Độ, hồi đó là trưởng Ban Văn nghệ Trung ương đã có công thuyết phục Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ chính trị ra nghị quyết 05 (công bố đầu tháng 12.1987) với tinh thần nới rộng tự do cho văn nghệ sĩ, phần nào đã có tác dụng mở đường cho các tác phẩm tốt ra đời. Về ấn phẩm bí mật thì phải kể đến tờ “Diễn Đàn Tự Do” do Giáo sư Đoàn Viết Hoạt chủ trương. Một thời gian sau thì đảng cầm quyền hoảng sợ, lại siết chặt dây trói, lại bày ra “vụ án Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ”, đưa vào tù các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Đình Mạnh... cuối cùng là ông Nguyễn Hộ, “vụ án Lang Bian” với việc khai trừ khỏi ĐCS và quản chế nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và đàn áp Hội Văn nghệ Lâm Đồng. Ông Nguyên Ngọc, bà Vũ Kim Hạnh đều bị gạt ra khỏi cương vị tổng biên tập các báo họ đã phụ trách. Các nhà tu hành từng ủng hộ ĐCS trong cuộc chiến tranh miền Nam, đến khi họ cất tiếng nói chính nghĩa cũng bị đàn áp, tù đày, quản chế, như Linh mục Chân Tín, ông Nguyễn Ngọc Lan... Đó là chưa nói đến vụ án Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt với mức án cực kỳ nặng. Đấu tranh không ngừng Trong tình hình vô cùng khó khăn đó, cuộc đấu tranh đòi dân chủ hoá vẫn không ngừng tiến tới. Các nhà cách mạng lão thành Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Lê Giản, La Văn Lâm, Nguyễn Văn Trấn, Ngô Thức, Trần Độ, Nguyễn Văn Đào, Hoàng Hữu Nhân, Lê Hồng Hà, Trần Dũng Tiến, Vũ Huy Cương... đã cất cao tiếng nói chính nghĩa của mình. Ông Nguyễn Hộ đã cho ra tập luận văn “Quan Điểm Và Cuộc Sống”, ông Nguyễn Văn Trấn – tập tạp luận “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, ông Hà Sỹ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) – ba tập sách “Dắt Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ”, “Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân” và “Chia Tay Ý Thức Hệ”, Trần Thư – “Người Tù Bị Xử Lý Nội Bộ”, Hoà Thượng Thích Quảng Độ – “Nhận Định Những Sai Lầm Tai Hại Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đối Với Dân Tộc Và Phật Giáo Việt Nam”, ông Trần Độ – “Hồi Ký”, Tiêu Dao Bảo Cự – “Nửa Đời Nhìn Lại”, Trần Khuê – “Đối Thoại”... Nhiều người khác, như Lữ Phương, Nguyễn Kiến Giang, Nguyên Phong Hồ Hiếu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận... cũng đã công bố những luận văn, những nghiên cứu của mình để chỉ rõ con đường tất yếu phải dân chủ hoá Đất nước. Cũng chính trong thời gian này, một tờ báo bí mật nhỏ nhắn viết rất hay mang tên “Người Sài Gòn” mà người ta đồ rằng do Ông Già Chợ Đệm Nguyễn Văn Trấn làm. Tờ báo được những người dân chủ đón nhận rất nồng nhiệt. Bước vào thế kỷ mới, nhà văn Bùi Ngọc Tấn cho ra “Chuyện Kể Năm 2000”, nhưng bị thu hồi ngay, ông Nguyễn Thanh Giang tự xuất bản “Suy Tư Và Ước Vọng” cũng bị tịch thu. Tướng Trần Độ định cho ra “Nhật Ký Rồng Rắn” nhưng bị công an cướp đoạt ngay khi sắp đưa đi photocopy. Ông Vũ Cao Quận định ra cuốn “Gửi Lại Trước Khi Về Cõi” cũng bị chặn lại và tước ngay. Nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho quyền tự do phát biểu của mình bằng sự mất tự do, tức là bằng nhiều năm cầm tù, quản chế, bằng những sách nhiễu thường xuyên của nhà cầm quyền... Phong trào sôi động Ngày 21.2.2001, từ Thanh Minh thiền viện ở Sài Gòn, Viện trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã công bố “Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam” với sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước rất rõ ràng và cụ thể. Đến năm 2005, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, thay mặt Cao Trào Nhân Bản, đã đưa ra “Lộ Trình 9 Điểm Nhằm Dân Chủ Hoá Việt Nam”. Và đặc biệt là ngày 8.4.2006, 118 nhà tranh đấu cho dân chủ trong nước đã tung ra bản “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006” có tính chất cương lĩnh của phong trào dân chủ, minh định mục tiêu, phương pháp đấu tranh của những người dân chủ. Tuyên Ngôn đó được nhiều người trong nước nhiệt tình đón nhận, tính đến nay đã có trên 2 ngàn người khắp các tỉnh thành trong cả nước can đảm ký tên và được người Việt ở hải ngoại hoan nghênh nồng nhiệt. Tuyên Ngôn 2006 cũng được dư luận thế giới biết đến và ủng hộ. Mười mấy ngày sau, vào ngày 15.4.2006, tờ bán nguyệt san “Tự Do Ngôn Luận” do Linh mục Têphanô Chân Tín làm chủ nhiệm đã ra số đầu tiên từ trong nước mà không cần xin phép. Đây là một tờ báo giấy được phổ biến ở khắp ba miền đồng thời được đưa lên mạng lưới điện tử. Cho đến ngày 15.11.2006, tờ “Tự Do Ngôn Luận” ra được 15 số. Đó là một cố gắng rất lớn của những người chủ trương và những người ủng hộ bán nguyệt san. Nhà văn Hoàng Tiến cùng với bốn nhà trí thức ở Hà Nội định ra tờ báo in “Tự Do Dân Chủ” vào ngày 15.8.2006 thì ba ngày trước đó công an đã xông vào nhà thô bạo lùng sục, cướp đi mọi phương tiện, nên tờ báo in không ra được.Tuy nhiên, đến ngày 2.9.2006 báo “Tự Do Dân Chủ” điện tử đã xuất hiện trên mạng. Và ngày 15.9.2006, tờ bán nguyệt san “Tổ Quốc”, tiếng nói từ suy tư và ước vọng của nhân dân Việt Nam, cũng đã ra số 1 từ trong nước do những cây bút trong nước với sự cộng tác của một số cây bút ngoài nước. Đến nay tờ “Tổ Quốc” đã ra được 5 số. Đây cũng là báo giấy đồng thời là báo điện tử. Về mặt tổ chức cũng đã xuất hiện những tập hợp, những hiệp hội, nghiệp đoàn rất độc đáo trong năm nay. Ngày 8.5.2006, các bạn trẻ du học sinh Việt Nam ở nhiều nước, như Nguyễn Tiến Trung, Hoàng Lan... đã cùng một số sinh viên, học sinh trong nước thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ và Tập Hợp này đã có những hoạt động của tuổi trẻ rất ngoạn mục. Tiếp đến, ngày 1.6, ông Hoàng Minh Chính đã tuyên bố phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam, thực chất là cho ra đời một Đảng Dân Chủ mới gọi là Đảng Dân Chủ (XXI) với Cương Lĩnh và Điều Lệ hoàn toàn mới. Ngày 8.9, Đảng Thăng Tiến Việt Nam đã tuyên bố thành lập với Cương Lĩnh đấu tranh rõ ràng và có cơ quan đại diện đặt ở nhiều nước. Đến ngày 16.10, sau bao nhiêu ngày tháng vận động vất vả, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền đã thành lập. Đây là cố gắng lớn để tập hợp mọi lực lượng đấu tranh cho dân chủ vào một mặt trận có tính đại diện rộng rãi. Ngày 20.10, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời với sứ mệnh đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao động Việt Nam, chống ách áp bức bóc lột người lao động. Đây là một sự kiện rất mới trong sinh hoạt chính trị của Việt Nam đến nỗi bà Cù Thị Hậu, đại diện cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã kêu gọi tại Quốc Hội Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cần phải tăng cường giúp đỡ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam không thì Công Đoàn Độc Lập Việt Nam sẽ tranh thủ mất quần chúng công nhân. Để ủng hộ cho phong trào công nhân lao động trong nước, từ ngày 28 đến ngày 30.10, “Hội Nghị Warszawa 2006” quy tụ nhiều đại biểu từ nhiều nước trên thế giới đã họp tại đại sảnh Quốc Hội Cộng Hoà Ba Lan và đã bầu ra Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, đánh dấu sự kết hợp hài hoà và chặt chẽ cũng như sự ủng hộ lẫn nhau giữa phong trào trong nước và ngoài nước. Cũng cần nói rõ là ngày 27.10, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đã tuyên bố thành lập, Hội tuyên bố sẽ kết nạp tất cả mọi tù nhân chính trị, lương tâm và tôn giáo đã từng bị tù đày dưới chế độ độc tài toàn trị trước và sau năm 1975. Tin chắc rằng Hội Ái Hữu này sẽ có số hội viên rất đông đảo ở khắp mọi miền đất nước. Còn đến ngày 30.10, Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông Việt Nam đã ra đời với các đại biểu công nhân và nông dân. Nếu tất cả các tổ chức này chịu khó đi sâu vào quần chúng và hoạt động vì lợi ích thiết thực của quần chúng, đồng thời biết tự bảo vệ mình, thì cái lực lượng quần chúng này sẽ có sức mạnh lớn lao. Về mặt đấu tranh của quần chúng, thì một hiện tượng nổi bật nhất trong đầu năm nay là phong trào đình công, biểu tình của công nhân lao động đã bùng nổ, bắt đầu từ Sài Gòn Bình Dương, Vũng Tàu rồi lan rộng ra toàn miền Nam, lan ra miền Trung, miền Bắc thu hút đến trên 100 ngàn người tham gia đấu tranh, bất chấp sự cản trở ngăn cấm của nhà cầm quyền. Các cuộc đình công biểu tình này hoàn toàn có tính tự phát với những yêu sách đơn thuần về mặt kinh tế. Tuy vậy, chúng cũng phần nào mang màu sắc chính trị rõ rệt, vì chúng đi ngược lại ý muốn của kẻ cầm quyền, phơi bày cái mặt thật của đảng cộng sản và giai cấp cầm quyền, ngoài miệng tự xưng là đảng của giai cấp công nhân, chính quyền của công nhân và nhân dân lao động, nhưng lại ra mặt bênh vực giới chủ nhân, đàn áp công nhân lao động, thậm chí bắt bớ nhiều người cầm đầu của công nhân. Một phong trào nữa bền bỉ, dai dẳng hàng chục năm nay, vừa qua lại bột phát mạnh mẽ hơn nữa là phong trào khiếu kiện của dân oan. Những đoàn dân oan từ các tỉnh khắp nước kéo về Hà Nội, Sài Gòn để đòi lại đất đai, nhà cửa bị cưỡng chiếm bởi bọn “cường hào ác bá” mới. Nhiều đại biểu dân oan đã liên kết với những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, có nhiều người đã ký tên vào bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006, điều đó làm cho kẻ cầm quyền rất lo sợ. Vấn đề đất đai ngày nay đã trở thành vấn đề sinh tử của quần chúng, người ta đã lao vào đấu tranh không còn biết sợ nữa. Đó là một điểm rất mới của phong trào quần chúng hiện nay. Chẳng hạn, như cuộc đấu tranh vừa qua của nhân dân ba xã huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã kéo lên Hà Nội để khiếu kiện đất đai. Hàng ngàn dân chúng đã kéo đến trước cửa trụ sở Quốc Hội 35 phố Ngô Quyền phản đối việc lấy đất đai của họ để xây dựng khu đô thị Văn Giang, theo như dự án đã được chính phủ thông qua. Quần chúng đứng chật ních trên vỉa hè trước trụ sở Quốc Hội, bao vây cả ngày liền đêm trong năm ngày, làm cho Văn phòng Quốc Hội phải đóng cửa mấy ngày liền, nhân viên của Văn phòng phải đi cửa sau để đến chỗ làm việc. Trong lúc đó, lực lượng công an chỉ đứng dưới đường chứ không dám hung hăng can thiệp như trước. Đây là biểu hiện rõ nét của sức mạnh quần chúng khiếu kiện. Thế là trên chặng đường gian khổ đầy máu và nước mắt dài dằng dặc suốt 50 năm qua, biết bao chiến sĩ dân chủ đã bị hy sinh, đã bị đày đoạ khốn khổ trong ngục tù, nhưng hàng loạt các chiến sĩ khác vẫn tiếp tục dũng cảm xông tới không ngừng để chống lại bạo quyền và thúc đẩy cuộc đấu tranh hoà bình, bất bạo động nhằm chuyển hoá Đất nước ta từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ dân chủ đa nguyên, đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn thể dân ta. Điều đáng mừng là bên cạnh các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ không mệt mỏi trong nhiều năm qua, như các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Trấn, Trần Độ, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Trần Dũng Tiến, Vũ Huy Cương, Vũ Cao Quận, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh, Hoàng Tiến, Trần Khuê, như hai‎ vị đại lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, các nhà tu hành Thích Tuệ Sỹ, Thích Thiện Hạnh, Thích Thiện Minh, Thích Không Tánh, Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Lê Quang Liêm, v.v... đã xuất hiện thêm nhiều chiến sĩ dân chủ mới rất dũng cảm, năng động, thông minh, sắc sảo, như Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Phương Nam Đỗ Nam Hải, Trần Mạnh Hảo, Bạch Ngọc Dương, Phan Thế Hải, nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thuỷ, hai mục sư Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Bùi Kim Thành, v.v...2 Ngay cả những cán bộ đảng viên, những cựu công thần của ĐCS, như các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi, tướng Nguyễn Nam Khánh, cựu phó thủ tướng Đoàn Duy Thành, cựu thứ trưởng Bộ công an Nguyễn Tài... cũng đã cất cao tiếng nói thẳng thắn vạch mặt những kẻ lãnh đạo độc tài mang tính lưu manh trong Đảng, như Đỗ Mười, Lê Đức Anh. Một số cán bộ đảng viên đã từng giữ những trọng trách trong ĐCS cũng đã nhập cuộc vào việc vận động dân chủ theo cách riêng của họ, như các ông Phan Đình Diệu, Nguyễn Trung Thành, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Luật sư Trần Lâm, Đặng Văn Việt, Trần Quốc Toản, v.v... Cũng rất đáng mừng là ngày nay, việc kết hợp đấu tranh giữa trong nước và ngoài nước đã chặt chẽ và nhịp nhàng hơn trước. Cộng đồng người Việt hải ngoại đã có nhiều khả năng chi viện cho phong trào trong nước, cũng như khả năng vận động chính giới của các nước dân chủ, vận động dư luận và các tổ chức quốc tế yểm trợ cuộc đấu tranh để dân chủ hoá Đất nước ta, nhờ đó đã tạo thêm được nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho phong trào trong nước. Tất cả những điều đó đem lại niềm tin vững chắc cho mọi người đang tranh đấu vì tự do dân chủ: dù có gian nguy thế nào đi nữa, dù kẻ thù của tự do dân chủ có đàn áp, khủng bố ác liệt đến thế nào đi nữa, nhưng cái chế độ độc tài toàn trị lỗi thời nhất định sẽ bị thay thế bởi thể chế dân chủ đa nguyên, có khả năng tạo điều kiện cho Đất nước tiến lên mạnh mẽ, đem lại tự do, công bằng xã hội và phúc lợi chung cho mọi công dân. Moskva, 11.11.2006 Nguyễn Minh Cần Ghi chú: 1. Số nạn nhân dẫn theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam” gồm 3 tập, tập I (1945-1954), tập II (1955-1975), do Viện Kinh tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội. Trong sách có ghi rõ CCRĐ đã tiến hành ở 3563 xã với 10 triệu dân số mà tỷ lệ địa chủ được quy định là 5% (xem tr.85-86 tập II) thì số bị quy là “địa chủ” phải lên tới trên 500 ngàn người. 2. Chúng tôi chỉ xin dẫn tên những người trong nước, và chắc chắn là còn thiếu sót nhiều. Xin bạn đọc lượng thứ. Long Điền tóm lược các nhận định về Cuộc Chiến Việt Nam của ông Nguyễn Minh Cần: 1-Là người tham gia kháng chiến trước tháng 8/1945 ông Nguyễn Minh Cần đã đuooưc trọng dụng và giữ nhiều chức vụ cao trong đảng, chức vụ sau cùng là Phó Chủ Tịch thành ủy Hà Nội, nhưng trước sự truy bức các đảng viên theo đường lối của Liên Xô , khiến cho ông Cần không còn con đường lựa chọn đành phải xin tỵ nạn chính trị tại Liên Xô. Vợ và con của ông đã bị trả thù. 2-Từ những bất công đó, ông Cần đã thấy được sự thật về đảng CSVN nên đã thực tâm từ bỏ đảng. Ông đã lên án các hành động tàn ác của Hồ Chí Minh trong Cải Cách Ruộng Đất và ông đã xem đó là những tội ác tàn sát dân vô tội và tội ác chống nhân loại. 3-Những việc làm phá hoại truyền thống gia đình trong CCRĐ đã bị ông lên án mạnh mẽ, tội ác phá hoại đạo lý, luân thường của Dân Tộc. Tất cả tội ác của CSVN đã được ông phân tích cặn kẻ để cảnh tỉnh những ai còn lầm lạc đi theo chúng. 4-Trong thời chiến, ông cũng lên án các hành động trấn áp của CSVN tại Miền Bắc, đồng thời ông cũng lên án các hành động hèn hạ bán nước gần đây của Bộ Chính Trị CSVN. Hiện nay ông Cần là người cổ vũ mạnh mẽ cho các phong trào đòi Dân Chủ Nhân Quyền trong nước. C-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phiá Quốc Tế: -Bối cảnh lịch sử thế giới lúc đó ảnh hưởng đến cuộc chiến Việt Nam gồm 4 yếu tố: a-Các thuộc địa cuả Anh và Pháp từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều nước đứng lên đòi độc lập,Việt Nam là một nước bị Pháp đô hộ quá lâu (từ 1858)và sự cai trị độc ác cuả thực dân Pháp khiến cho lòng dân sôi sục muốn đứng lên dành Độc Lập. b-Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945)sắp tàn mà thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh giành nhiều thắng lợi trước bọn độc tài Phát Xít Đức, Ý ,Nhật làm cho lòng dân Việt hy vọng đánh đuổi thực dân Pháp vốn đã suy yếu và ngay cả nước Pháp cũng bị Đức chiếm đóng. c-Pháp tỏ ra lép vế trước Nhật và đầu hàng Nhật tại Việt Nam một cách nhục nhả làm cho hy vọng giành lại chủ quyền cuả toàn dân Việt càng mạnh mẽ hơn. d-Trung Hoa là nước lân bang với Việt Nam bị Nhật và các cường quốc Châu Âu xâu xé cũng đã đứng lên dành độc lập, làm nức lòng người dân Việt.Phe Cộng Sản tại Trung Hoa từ yếu thế đã dần dần thắng phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa tạo cơ hội cho phe Cộng Sản Việt Nam manh nha chiếm chính quyền đang bị bỏ ngỏ(Pháp thì đầu hàng Nhật và Nhật cũng sắp thua trận với Đồng Minh). Với 4 yếu tố trên đã tác động rất lớn đến tâm lý toàn dân Việt Nam khao khát Độc Lập Tự Do, đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhanh chân hơn so với các đảng phái khác trong việc chớp thời cơ phát động "cướp chính quyền" đang còn bỏ ngỏ. Đáng tiếc là thời điểm đó hoạt động liên kết gìửa Việt Nam Quốc Dân Đảng và Trung Hoa Quốc Dân Đảng quá yếu kém, bằng cớ là THQDĐ qua VN giải giới Nhật theo lệnh của Đồng Minh thì đại đa số các hành động của họ (vỉ bị hối lộ)là ủng hộ cho Việt Minh chớ không phải ủng hộ cho VNQDĐ!. Đáng trách là CSVN giai đoạn đó lợi dụng lòng ái quốc của toàn dân đứng ra cướp chính quyền là để phục vụ cho Quốc Tế CS chớ không phải cho dân tộc Việt Nam! Mâu thuẩn nội tại trong lòng dân Việt khởi đầu từ đó, cuộc chiến Quốc -Cộng cũng xuất phát từ đó, gây ra cuộc chiến dai dẳng suốt 30 năm trường đem lại đau thương cho Dân Tộc. Các cuộc Hội Nghị Quốc Tế đã ảnh hưởng đến cuộc chiến Việt Nam : Đại chiến Thế Giới lần thứ II khởi sự từ 1.9.1939 (có người cho là từ 1937) giửa phe Đồng Minh và phe Trục đã chấm dứt tại Châu Âu sau khi Đức đầu hàng ngày 8.5.1945,tuy nhiên tại Á Châu vẫn còn dai dẵng mãi đến 2.9.1945 khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh.Trước khi xảy ra cuộc chiến Việt Nam 1945 thì hai cuộc Hội Nghị Yalta 4.2.1945 và Hội Nghị Postdam 16.7.1945 do các cường quốc Liên Xô,Hoa Kỳ,Anh để giải quyết các tồn đọng sau cuộc Đệ Nhị Thế Chiến suốt 7 năm trường.Những bất đồng,bất hoà giửa các quốc gia Đồng Minh sau khi cuộc Thế Chiến chám dứt tại Châu Âu thì lại là khởi điểm của cuộc chiến khốc liệt tại Đông Dương và nhất là tại Việt Nam. Kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến do những mâu thuẩn vì quyền lợi giửa các nước Đồng Minh:Mỹ,Anh,Liên Xô,Pháp,Trung Hoa …đã có những va chạm đi đến chiến tranh lạnh.Phân chia giửa Bức Màn Sắt(các nước Cộng Sản )do Liên Xô cầm đầu và Khối Tự Do Tây Phương do Mỹ,Anh ,Pháp đứng đầu.Những cuộc tranh dành quyền lợi,khác nhau về ý thức hệ,khác nhau về chiến lược đã đưa đến sự đối đầu ngày càng khốc liệt,sau đó là các bên ra sức tạo uy thế ,sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.Khối Cộng Sản với ý định thôn tính dần các quốc gia tư bản đã đưa thế giới đến sự đối đầu không khoan nhượng. Sau đây là phần nhận định của các nguyên thủ siêu cường Mỹ,Anh, Pháp,Liên Xô và các sử gia,chính trị gia quốc tế có những nhận định về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975: 1-Dwight D. Eisenhower: Thống tướng Lục quân Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 Tại chức 20 tháng 1, 1953 – 20 tháng 1, 1961 http://vi.wikipedia.org/wiki/Dwight_D._Eisenhower Tiểu sử TT Eisenhower tiếng Việt http://en.wikipedia.org/wiki/Dwight_D._Eisenhower Phần tiếng Anh đầy đủ hơn. Dwight David "Ike" Eisenhower (14 tháng 10 năm 1890 – 28 tháng 3 năm 1969) là một vị tướng 5-sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Đệ nhị Thế chiến, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức năm 1944–45 từ mặt trận phía Tây. Năm 1951, ông trở thành tư lệnh tối cao đầu tiên của NATO. Eisenhower, tên khai sinh là David Dwight Eisenhower, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1890 tại số 208 Đường Day, khu đông thành phố Denison, tiểu bang Texas. Ông là con trai thứ ba trong gia đình có 7 anh em, có cha là David Jacob Eisenhower và mẹ Ida Elizabeth Stover, gốc Đức, Anh, và Thụy Sĩ. Ông được đặt tên là David Dwight và được mọi người gọi là Dwight; ông chọn giữ thứ tự tên gọi của mình là Dwight thay vì David khi đăng vào Học viện Quân sự Hoa Kỳ (xem thời thơ ấu và gia đình ở phía dưới). Là một đảng viên Cộng hòa, Eisenhower bước vào cuộc đua tranh chức tổng thống năm 1952 đối đầu với chủ nghĩa cô lập của thượng nghị sĩ Robert A. Taft, và cái mà ông muốn đi đầu để đối phó là "chủ nghĩa cộng sản, Triều Tiên và tham nhũng". Ông thắng lớn, kết thúc hai thập niên kiểm soát Nhà Trắng của nhóm chính trị New Deal. Là tổng thống, Eisenhower đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để buộc Trung Quốc đồng ý ngưng bắn trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Ông luôn gây sức ép với Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh, cho phép ưu tiên phát triển các loại vũ khí hạt nhân không tốn nhiều kinh phí và tài giảm các lực lượng khác để tiết kiệm tiền bạc. Ông đã phải chơi trò đuổi bắt trong cuộc chạy đua không gian sau khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957. Về mặt trận trong nước, ông giúp loại Joe McCarthy khỏi quyền lực nhưng mặc khác bỏ đa số các vấn đề chính trị cho phó tổng thống của mình là Richard Nixon đối phó. Ông từ chối hủy bỏ chương trình New Deal nhưng thay vào đó lại mở rộng chương trình An sinh Xã hội và khởi sự Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang. Ông là tổng thống đầu tiên bị giới hạn nhiệm kỳ theo tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ. Các sử gia thường xếp hạng Eisenhower trong số 10 tổng thống hàng đầu của Hoa Kỳ. Những sự kiện đáng chú ý trong tiểu sử của TT Eisenhower: -Năm 1942, Eisenhower được bổ nhiệm tướng tư lệnh Mặt trận Hành quân châu Âu (European Theater of Operations) và đóng quân tại London.[29] Tháng 11, ông cũng được Tổng hành dinh Lực lượng Đồng minh mới bổ nhiệm làm tư lệnh tối cao Lực lượng Viễn chinh Đồng minh cho Mặt trận Hành quân Bắc Phi. - Tháng 1 năm 1944, ông tiếp nhận lại chức tư lệnh Mặt trận Hành quân châu Âu và tháng tiếp theo ông được chính thức giao trọng trách làm Tư lệnh Tối cao Đồng minh của Lực lượng Viễn chinh Đồng minh, phục vụ một lúc hai chức vụ cho đến khi kết thúc các cuộc kình địch tại châu Âu vào tháng 5 năm 1945. Tư lệnh Tối cao, 5 tháng 6 năm 1945 tại Berlin: Bernard Montgomery, Dwight D. Eisenhower, Georgy Zhukov và Jean de Lattre de Tassigny. -Với hai chức vụ này, ông đảm trách việc lập kế hoạch và tiến hành cuộc tiến công đổ bộ trên duyên hải Normandy vào tháng 6 năm 1944 dưới mật danh Chiến dịch Overlord, giải phóng Tây Âu và xâm chiếm Đức. Một tháng sau cuộc đổ bộ D-Day trên duyên hải Normandy ngày 6 tháng 6 năm 1944, cuộc xâm chiếm miền nam nước Pháp bắt đầu và quyền nắm các lực lượng tham chiến trong cuộc xâm chiếm miền nam được chuyển từ Tổng hành dinh Lực lượng Đồng minh sang Tư lệnh Tối cao Đồng minh của Lực lượng Viễn chinh Đồng minh. Từ đó cho đến khi kết thúc chiến tranh tại châu Âu ngày 8 tháng 5 năm 1945, Eisenhower với tư cách là Tư lệnh Tối cao Đồng minh của Lực lượng Viễn chinh Đồng minh đã nắm trong tay bộ tư lệnh tối cao gồm tất cả các lực lượng tác chiến của đồng minh2, và với tư cách tư lệnh Mặt trận Hành quân châu Âu. - Tháng 11 năm 1945, Eisenhower trở về Washington để thay tướng Marshall làm Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ. -Tổng thống thứ 34 Hoa Kỳ :20 tháng 1, 1953 – 20 tháng 1, 1961. - Từ trái sang phải: Nina Kukharchuk, Mamie Eisenhower, Nikita Khrushchev và Dwight Eisenhower trong một buổi tiệc tối quốc gia năm 1959 -Học thuyết Eisenhower Sau cuộc Khủng hoảng Suez năm 1956, Hoa Kỳ trở thành quốc gia bảo vệ phần lớn những lợi ích của phương Tây tại Trung Đông. Kết quả là, Eisenhower công bố "Học thuyết Eisenhower" vào tháng 1 năm 1957. Để trả đũa Trung Đông, Hoa Kỳ sẽ "chuẩn bị sử dụng lực lượng vũ trang...để chống lại sự khiêu khích từ bất cứ quốc gia nào bị chủ nghĩa cộng sản quốc tế kiềm chế. -Năm 1954, Eisenhower đã viện trợ kinh tế và quân sự cho quốc gia Việt Nam Cộng hòa mới được thành lập.[59] Trong những năm theo sau đó, con số các cố vấn quân sự Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam gia tăng vì miền Bắc Việt Nam tăng viện cho "cuộc nổi dậy" ở miền Nam và vì lo sợ rằng Nam Việt Nam sẽ bị sụp đổ -Tổng thống Eisenhower bắt tay với Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm tại Phi trường Washington, vào ngày 8 tháng 5 năm 1957. -Trong bài diễn văn từ biệt, Eisenhower nêu lên vấn đề Chiến tranh lạnh và vai trò của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Ông diễn tả Chiến tranh lạnh qua lời nói như sau: "Chúng ta đối diện một hệ tư tưởng thù địch, toàn cầu trong phạm vi, vô thần trong bản chất, tàn bạo trong chủ tâm và xảo quyệt trong phương sách..." -Thuật ngữ "thuyết domino" (domino theory) lần đầu tiên xuất hiện dưới thời của Tổng thống Dwight D. Eisenhower để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương mà trọng tâm là tại Miền Nam Việt Nam, theo đó: nếu Hoa kỳ không can thiệp để những người cộng sản "chiếm cứ" Nam Việt Nam thì đó sẽ là quân bài domino chìa khóa làm cho Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện "sụp đổ vào tay cộng sản" và sẽ tạo lợi thế lớn cho các phong trào cộng sản tại châu Á đe dọa các khu vực sống còn còn lại của "thế giới tự do". Chuỗi sự kiện Domino được Mỹ giả định tại châu Á -Rihcard Nixon nói về Eisenhower như sau: “ Có những người được xem là vĩ đại vì họ chỉ huy những quân đội vĩ đại hay họ lãnh đạo những quốc gia hùng mạnh. Trong 8 năm bây giờ, Dwight Eisenhower không có chỉ huy một quân đội nào và cũng không có lãnh đạo một quốc gia nào; tuy nhiên trong những ngày cuối cùng, ông vẫn là một người được kính trọng và ngưỡng mộ nhất trên thế giới, thật sự là đệ nhất công dân thế giới. ” —Richard Nixon[73] - Ông được tưởng nhớ vì vai trò của ông trong Đệ nhị Thế chiến, việc xây dựng Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang và kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. USS Dwight D. Eisenhower là siêu hàng không mẫu hạm thứ hai thuộc lớp Nimitz được đặt tên để vinh danh ông. - Ông được 51 huân chương trên nhiều quốc gia trong đó có nhiều quốc gia Âu Châu,Phi châu , đặc biệt có Trung Cộng và Liên Xô về những đóng góp cho toàn thế giới. Tổng kết các nhận định về cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 của TT Eisenhower: 1- Sau cuộc Khủng hoảng Suez năm 1956, Hoa Kỳ trở thành quốc gia bảo vệ phần lớn những lợi ích của phương Tây tại Trung Đông. Kết quả là, Eisenhower công bố "Học thuyết Eisenhower" vào tháng 1 năm 1957. Cùng một thời điểm học thuyết Hiệu ứng Domino ra đời dưới thời Eisenhower nhằm ngăn chận chủ thuyết độc ác của CSQT mong muốn áp dụng tại Trung Quốc và Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ không ra tay ngăn chận thì hậu quả 10 quốc gia Đông Nam Á sẽ bị sụp đổ dây chuyền do chủ trương thôn tính của Cộng Sản Quốc Tế mà đứng đầu là Liên Xô và Trung Cộng. 2- Nhận định và đánh giá về Cộng Sản Quốc Tế và CSVN của TT Eisenhower rất chính xác, qua câu nói nổi tiếng: "Chúng ta đối diện một hệ tư tưởng thù địch, toàn cầu trong phạm vi, vô thần trong bản chất, tàn bạo trong chủ tâm và xảo quyệt trong phương sách...".Trong chiến tranh Triều Tiên ông đã đe doạ sử dụng vũ khí hạch nhân nếu Trung Cộng và Bắc Hàn không rút lui trong việc cưởng chiếm Nam Hàn , nhờ đó mà phòng tuyến Nam Hàn được giữ vững. 3-TT Eisenhower nhận thấy Trung Cộng hung hăng muốn thôn tính các nước Đông Dương và Đông Nam Á sau khi chiếm lĩnh toàn cỏi Trung Quốc. Nên ông đã lập tức hỗ trợ cho các nước ĐNÁ trong đó có Việt Nam chống lại làn sóng đỏ của CSQT, những vị tổng thống kế nhiệm ông không có những viển kiến và quyết tâm nên các tổng thống: Kennedy, Nixon và Ford đã làm mất Miền Nam Việt Nam vào tay CSQT, đó là những lỗi lầm trầm trọng làm sút giảm uy tín của Hoa Kỳ đối với các quốc gia thân hữu. 3-TT Eisenhower tin rằng chỉ có chủ-nghĩa quốc-gia mới có thể đương đầu được với Cộng-sản nên Ông muốn hỗ-trợ chính-quyền Nam Việt-Nam, một chính-quyền quốc-gia thuần-túy. 4-Tổng-thống Eisenhower và Ngoại-trưởng Foster Dulles cho rằng Ông Diệm là người có một lòng yêu-nước bất khoan nhượng. Nên họ đã đi đến quyết định ủng hộ Ông Diệm nhưng chỉ sau khi Ông ta chiến thắng Mặt-Trận Quốc-gia Thống-Nhất các Giáo-Phái. 2-Winston Churchill: Winston Leonard Spencer-Churchill thủ tướng Anh 2 nhiệm kỳ: lần thứ nhất từ 10 tháng 5 1940 đến 27.7.1945 và nhiệm kỳ 2 từ 26 tháng 10. 1951 đến 7.4.1955 Sir Winston Leonard Spencer Churchill (1874-1965) Tiểu sử: Vietsciences- Phạm Văn Tuấn 09/04/05 http://vietsciences.free.fr/biographie/politicians/churchill.htm Sir Winston Leonard Spencer Churchill (1874-1965) là một trong các chính khách danh tiếng nhất trong Lịch Sử Thế Giới và cũng là một bậc vĩ nhân của nước Anh. Vào năm 1895, ông Winston Churchill phục vụ quân đội Anh với cấp bậc Trung Uy dưới thời đại của Nữ Hoàng Victoria, ông về hưu vào năm 1964 khi làm Dân Biểu trong triều đại của Nữ Hoàng Elizabeth II, cháu 4 đời của Nữ Hoàng Victoria. Ít có người công dân nào phục vụ Tổ Quốc Anh lâu như ông Churchill. Sau khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, một mình nước Anh phải chịu đựng cuộc chiến chống lại Đức Quốc Xã. Thủ Tướng Churchill khi đó đã dùng lới nói, niềm tin và lòng can đảm cá nhân để thúc đẩy mọi người dân nước Anh phải kiên nhẫn, chiến đấu đến toàn thắng. Hình ảnh của ông là một nhân vật bệ vệ, luôn luôn có điếu thuốc xì-gà trên miệng và hai ngón tay giơ lên theo hình chữ V, tượng trưng cho chữ Victory là chiến thắng, đã mang lại niềm tin cho dân chúng nước Anh, dù cho khi ông Churchill thăm viếng cảnh đổ nát gây nên bởi oanh tạc cơ Đức Quốc Xã, hay khi ông ra nước ngoài, vận động vì chiến thắng và hòa bình. Ông Churchill đã từng tuyên bố chỉ cống hiến cho dân tộc Anh "máu, công sức khó nhọc, nước mắt và mồ hôi" để giúp cho người dân nước Anh bảo vệ được Tự Do của họ. Không những là một nhân vật lịch sử, một chính khách danh tiếng, Sir Winston Churchill còn là một phóng viên chiến trường, một chiến sĩ, một diễn giả, môt sử gia và một nhà văn xuất sắc. Sir Winston Churchill đã quán triệt được Ngôn Ngữ Anh, đã đọc nhiều bài diễn văn và viết ra nhiều tác phẩm bằng lời văn rõ ràng, trong sáng, hùng hồn. Năm 1953, Giải Thưởng Nobel về Văn Chương đã được trao tặng cho ông. 10 năm sau, 1963, Quốc Hội Hoa Kỳ cũng vinh danh Sir Winston Churchill là Công Dân Danh Dự của Hiệp Chủng Quốc…… Winston Churchill và Thế Chiến Thứ Hai. Sau khi quân đội Đức Quốc Xã đã chiếm trọn xứ Tiệp Khắc, người dân nước Anh mới nhận ra những điều cảnh cáo của Winston Churchill là đúng. Dân chúng và nhiều tờ báo đã yêu cầu ông Churchill trở lại chính quyền nhưng Thủ Tướng Chamberlain vẫn còn tin tưởng rằng nhà độc tài Hitler đã được mãn nguyện. Sau đó, Hitler lại đòi hỏi hải cảng Danzig của nước Ba Lan (ngày nay là Gdansk) phải được trả về cho nước Đức. Tháng 7 năm 1939, nước Đức và nước Nga vốn là hai kẻ thù, đã ký một hiệp ước hòa hoãn. Ngày 8-8-1939, Winston Churchill nói trên đài phát thanh hướng về Hoa Kỳ, nhắc nhở cho người Mỹ nhớ lại 25 năm về trước, vào năm 1914, quân đội Đức đã xâm lăng nước Bỉ và ngày nay, chiến tranh sẽ xẩy ra. Sự việc này khiến cho Thủ Tướng Chamberlain phải ký một hiệp ước bảo vệ xứ Ba Lan nếu nơi này bị tấn công. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, quân đội Đức Quốc Xã tiến vào Ba Lan. Không quân Đức đã oanh tạc các thành phố trước khi thiết giáp Đức xông đến. Trong hai ngày, Thủ Tướng Chamberlain kêu gào quân Đức ngừng lại, nhưng vô hiệu quả. Ngày 3-9-1939, hai nước Anh và Pháp tuyên chiến với Đức và Ý. Tới thời điểm này, dân chúng Anh đòi hỏi Winston Churchill trở về chính quyền. Vị anh hùng khi trước, nay được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Hải Quân (the First Lord of the Admiralty). Điện tín được đánh đi tới các con tầu chiến Anh như sau: "Winnie đã trở về". Winnie là tên gọi thân mật của Winston Churchill. Các con tầu Hải Quân Anh đều treo cờ, chào mừng sự trở về ngành Hải Quân của Winston Churchill. Sau khi nước Ba Lan bị chia cắt làm hai, phần phía đông thuộc Liên Xô, phía tây thuộc Đức Quốc Xã, tình hình chiến tranh lắng đọng trở lại. Các binh lính Anh và Pháp vẫn hướng súng, phòng thủ sau trận tuyến Maginot dài 300 dậm. Ngày 10 tháng 5 năm 1940, quân lực Đức Quốc Xã tấn công nước Bỉ và Hòa Lan. Xe tăng Đức đè bẹp dễ dàng mọi kháng cự. Thủ Tướng Chamberlain đành phải từ chức. Winston Churchill được mời nhận chức vụ Thủ Tướng. Nội Các mới gồm các lãnh tụ của cả ba đảng: ông Anthony Eden, thuộc đảng Bảo Thủ, lo Bộ Chiến Tranh, Sir Archibald Sinclair, nhà lãnh đạo đảng Cấp Tiến, đứng đầu Bộ Không Quân, lãnh tụ đảng LÁo Động là ông Clement R. Attlee đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ Tướng, còn Winston Churchill kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng. Bài diễn văn đầu tiên của Thủ Tướng Churchill nói trước Quốc Hội Anh là một văn bản mạnh, đầy ý nghĩa của ngôn ngữ Anh. Ông Churchill đã nói: "Tôi không có gì để cống hiến ngoài máu, công sức khó nhọc, nước mắt và mồ hôi…" và ông kêu gọi phải thực hiện "Vinh Quang bằng mọi giá, bởi vì không có Vinh Quang, sẽ không có Sống Còn". Các lời nói của Thủ Tướng Churchill là các vũ khí, và sức mạnh của các bài phát biểu của ông đã được chứng tỏ trong các năm sắp đến. Lời kêu gọi của ông Winston Churchill đã làm gia tăng tinh thần chiến đấu của dân tộc Anh, giúp họ có thêm cam đảm trong cuộc chiến đầy gian nan trước lực lượng quân sự Quốc Xã. Ngày 16-5-1940, Thủ Tướng Churchill bay qua Pháp, nơi này đang chống cự sức tấn công của Đức. Khi người Pháp yêu cầu Thủ Tướng Anh trợ giúp nước Pháp về các phi cơ quân sự thì ông Churchill đã từ chối, bởi vì không quân Anh chỉ bằng một phần năm không lực Đức, còn cần dùng để bảo vệ các hòn đảo Anh Cát Lợi. Ông Churchill chỉ hứa hẹn sẽ cung cấp nơi ẩn náu cho những người Pháp kháng chiến. Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt và Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta 4.2.1945 Ngày 2 tháng 6, 300,000 quân nhân Anh và Pháp phải rút lui về bờ biển Dunkirk trên lãnh thổ Pháp, họ đang cầm cự trước sức tấn công vũ bão của lực lượng Quốc Xã. Vào lần nguy ngập này, Thủ Tướng Churchill lại phải kêu gọi dân tộc Anh hỗ trợ một công tác giải cứu trong cảnh tuyệt vọng và trong vòng 24 giờ, hơn 800 tầu thuyền đủ loại, từ tầu chiến tới thuyền buồm, từ du thuyền tới tầu kéo, công cũng như tư, đã qua lại Eo Biển Channel rộng 35 dậm, để cứu các đạo quân rút về nước Anh trong khi đó, Không Lực Hoàng Gia Anh vẫn bay lượn, ngăn cản các phi cơ săn đuổi của Đức Quốc Xã. Kết quả là các đoàn quân Anh và Pháp đã phải bỏ lại toàn bộ võ khí nặng và đã được cứu thoát. Sau cuộc rút lui Dunkirk, Thủ Tướng Churchill lại nói với nhân dân nước Anh: "Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta bằng mọi giá … Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờ biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên các mảnh đất đổ bộ, chúng ta sẽ chiến đấu trên các cánh đồng, chúng ta sẽ chiến đấu trên các ngọn đồi …, chúng ta sẽ không bÁo giờ đầu hàng". Tại thủ đô Washington, Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã lắng nghe lời Thủ Tướng Churchill và ông Roosevelt đã quay sang nói chuyện với ông Harry Hopkins là phụ tá của Thủ Tướng Anh rằng: "Những gì chúng tôi cung cấp cho nước Anh sẽ không là thứ tiền đổ xuống mương, khi nào mà ông già đó còn đảm đương nhiệm vụ. Nước Anh sẽ không bao giờ đầu hàng". Ngày 14-6-1940, quân đội Quốc Xã tiến vào thành phố Paris. Một tháng sau, Hitler đề nghị một giải pháp hòa bình với nước Anh, với ý nghĩa là lính Quốc Xã sẽ kiểm soát đời sống của người dân Anh. Thủ Tướng Churchill đã nhờ Lord Halifax, Đại Sứ Anh tại Hoa Kỳ, lên tiếng trên đài phát thanh, bác bỏ đề nghị của Đức Quốc Xã. Sau khi nước Pháp đầu hàng, nước Anh đang đứng trước hiểm họa xâm lăng của Đức Quốc Xã. Khi phải đối đầu với hiểm nguy này, Thủ Tướng Churchill đã nói: "Trận chiến trên đất Pháp đã xong. Tôi trông đợi trận chiến trên đất Anh bắt đầu. Lệ thuộc vào trận chiến này là sự sống còn của nền Văn Minh Thiên Chúa Giáo… Nếu chúng ta bại trận, toàn thể thế giới kể cả Hoa Kỳ, sẽ chìm vào trong vực thẳm của một thời đại đen tối mới … Bởi vậy, hãy chuẩn bị vì các nhiệm vụ của chúng ta và nếu nước Anh và khối Thịnh Vượng Chung còn tồn tại trong một ngàn năm nữa, thì đây là giờ phút quyết định". Có lẽ do chủ trương kháng cự mãnh liệt của Thủ Tướng Churchill, cuộc xâm lăng hải đảo Anh Cát Lợi đã không diễn ra. Đức Quốc Xã chỉ tấn công nước Anh bằng không lực vì Hitler tin rằng do triệt hạ các cơ sở phòng thủ và lực lượng Không Quân Hoàng Gia Anh, nước Anh sẽ phải đầu hàng. Trận chiến tiêu diệt nước Anh bắt đầu vào tháng 8 năm 1940. Vào tháng 9 năm đó, Không Quân Đức đã oanh tạc nặng nề thủ đô London và các thành phố khác. Tất cả 25 không đoàn của Không Quân Hoàng Gia Anh đã bay lên nghênh chiến, và ngăn chặn các kẻ xâm lấn. Trong dịp này, nhiều phi công đã bay 18 giờ một ngày. Công sức của các phi công Anh đã mang lại kết quả: 56 oanh tạc cơ Đức đã bị bắn hạ trong 1 ngày và các phi cơ Đức khác đã phải bỏ chạy. Khi khen ngợi lòng dũng cảm của các phi công Anh, Thủ Tướng Churchill đã nói: "Chưa bao giờ trên mặt trận xung đột, một số người lớn như vậy lại mắc nợ một số người nhỏ như vậy". Công cuộc oanh tạc dữ dội của không quân Quốc Xã đã khiến cho thành phố London trở thành đống gạch vụn, 100 ngàn thường dân bị giết, các đám cháy lớn do bom nổ gây nên cũng làm gia tăng thiệt hại về nhân mạng và tài sản. Từ nay, trẻ em được di tản thật xa thành phố, các người còn ở lại thành phố London phải sống dưới các con đường hầm. Trong cảnh đổ nát này, Thủ Tướng Churchill đã đi an ủi người dân Anh. Ông Churchill thường chào đám đông dân chúng bằng cách giơ hai ngón tay thành hình chữ V, tượng trưng cho chữ "Victory" hay "Chiến Thắng". Dấu hiệu này của Winston Churchill đã được mọi người Anh dùng đến để biểu lộ niềm tin vào thắng lợi của ngày mai. Vào mùa xuân năm 1941, các trận oanh tạc của Không Quân Đức đã giảm bớt nhưng nước Anh vẫn còn nằm trong tầm nguy hiểm. Thiếu thực phẩm, thiếu tiếp liệu, nước Anh trông chờ vào nguồn tiếp tế từ hai xứ Canada và Hoa Kỳ và khi hàng hải thương thuyền Anh chở các mặt hàng trên Đại Tây Dương, nhiều con tầu đã bị các tầu ngầm Đức loại U bắn chìm. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng, Thủ Tướng Churchill đã kêu gọi Hoa Kỳ và để đáp lại lời yêu cầu, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đã cho nước Anh mượn 50 khu trục hạm để bảo vệ các đoàn tầu Anh trên mặt biển. Việc trợ giúp của Hoa Kỳ đã làm cho dân chúng Anh lên tinh thần. Vào thời điểm này, Hoa Kỳ vẫn còn đứng trung lập trước trận chiến tại châu Âu bởi vì nhiều người Mỹ phản đối việc Hoa Kỳ liên hệ tới chiến tranh, nhưng các bài diễn văn của Thủ Tướng Churchill đã gây được niềm tin nơi người dân Mỹ, rằng nước Anh xứng đáng được trợ giúp để chống ngoại xâm. Vào tháng 7 năm 1941, quân đội Đức Quốc Xã hướng qua phía đông, xâm lăng Liên Xô mặc dù hai quốc gia này đã ký thỏa ước bất tương xâm. Tháng 8 năm 1941, Thủ Tướng Churchill qua Hoa Kỳ bằng chiến hạm Prince of Wales, để họp bàn với Tổng Thống Roosevelt. Cả hai nhà lãnh đạo đã ký "Thỏa Ước Atlantic" (the Atlantic Charter) trong đó có các chương trình hòa bình sau khi chiến thắng, chương trình về Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, về nền tự do của thế giới và về các phương cách ngăn ngừa chiến tranh trong tương lai. Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) trên quần đảo Hạ Uy Di, đánh chìm phần lớn hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Ngày hôm sau, Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản và Đức Quốc Xã. Sự kiện Hoa Kỳ tham chiến, đã khiến cho ông Winston Churchill tin tưởng rằng chắc chắn thắng lợi sẽ đến. Vào mùa đông năm 1942, quân đội Liên Xô chặn đứng được lực lượng Quốc Xã tại gần thành phố Moscow và thành phố Stalingrad (ngày nay là Volvograd) đồng thời trên mặt trận Bắc Phi, Tướng Bernard Montgomery người Anh đã đánh bại được Thống Chế Erwin Rommel của Đức tại El Alamein và quân đội Nhật Bản cũng bắt đầu phải rút lui trước sức tấn công của quân lực Hoa Kỳ trên biển Thái Bình Dương. Vào năm 1943, Thủ Tướng Churchill đã qua Hoa Kỳ hai lần để thảo luận với Tổng Thống Roosevelt về các kế hoạch tấn công tại châu Âu. Ngoài ra, ông Churchill còn thực hiện nhiều chuyến đi nguy hiểm khác: tới Teheran, nước Ba Tư, để gặp Thống Chế Stalin của Liên Xô, tới Cairo thuộc Ai Cập và Casablanca, Bắc Phi, để hội đàm với Tổng Thống Roosevelt. Mặc dù Liên Xô là một nước đồng minh trong công cuộc chống lại Đức Quốc Xã, nhưng ông Winston Churchill vẫn không tin tưởng Joseph Stalin. Ông chủ trương quân đội đồng minh nên đổ bộ tại Hy Lạp và tại các quốc gia trên bán đảo Balkans để ngăn cản Liên Xô không thể kiểm soát được các vùng đất này nhưng vào giai đoạn đó, Tướng George C. Marshall là Tham Mưu Trưởng của Hoa Kỳ và Tướng Dwight D. Eisenhower, Tư Lệnh Tối Cao các lực lượng Đồng Minh tại châu Âu, lại cho rằng nên tổ chức một cuộc tấn công qua eo biển Channel vào đất Pháp. Ngày 6 tháng 6 năm 1944, cuộc đổ bộ của quân lực Đồng Minh bắt đầu. Sáng hôm đó, Thủ Tướng Churchill đã nói trước Quốc Hội Anh: "Tôi phải công bố rằng trong đêm qua và vào các giờ của sáng hôm nay, một hạm đội gồm 4,000 tầu chiến và hàng ngàn tầu nhỏ khác, đã băng qua Eo Biển Channel". Chính ông Churchill đã muốn tham dự vào cuộc đổ bộ lịch sử này nhưng Vua nước Anh đã giữ lại vị Thủ Tướng 70 tuổi, và 6 ngày sau đó, Thủ Tướng Churchill cũng đã qua đất Pháp để quan sát mặt trận cùng với Tướng Montgomery. Phải mất thêm 10 tháng nữa, cuộc chiến tại châu Âu mới chấm dứt. Trong thời gian này, Thủ Tướng Churchill đã thực hiện nhiều chuyến đi khác: tới thành phố Quebec, Canada, để gặp Tổng Thống Roosevelt, qua đất Pháp và thành phố Moscow để hội thảo với Thống Chế Stalin, tới Yalta trên miền đất Liên Xô để bàn kế hoạch hòa bình hậu chiến với Tổng Thống Roosevelt và Thống Chế Stalin. Ngày 12 tháng 4 năm 1945, Tổng Thống Roosevelt qua đời bất ngờ vì xuất huyết não trong khi đang nghỉ ngơi tại Warm Spring, Georgia. Ngày 30-4, Hitler tự sát dưới hầm trong thành phố Berlin. Ngày 7-5, Đức Quốc Xã đầu hàng. Chiến tranh tại châu Âu chấm dứt. Ông Winston Churchill đã hô hào dân chúng Anh kháng chiến vì sự sống còn và nền tự do của nước Anh. Ông cũng vận động chính quyền Hoa Kỳ tham gia vào các công tác trợ giúp cũng như tham chiến để mang lại chiến thắng. Trong các giờ phút hiểm nguy và khó khăn, ông Winston Churchill đã đi khắp nơi và theo ước lượng của người phụ tá của ông, vị Thủ Tướng 70 tuồi này đã "thực hiện hơn 125,000 dậm trong các công tác chiến tranh, trải qua hơn 800 giờ trên biển và hơn 350 giờ trên không". Ông Churchill đã gặp Tổng Thống Roosevelt 9 lần và đã trao đổi với vị Tổng Thống này hơn 1,700 điện tín. Ngoài ra, sự đóng góp của ông Winston Churchill vào chiến thắng còn được Tướng Omar Bradley diễn tả bằng câu nói "Mỗi bài diễn văn của ông Winston Churchill tương đương với một sư đoàn". -Những đóng góp của Churchill: Cuộc chiến tranh tại châu Âu đã chấm dứt, nhưng trên mặt biển Thái Bình Dương, quân lực Hoa Kỳ vẫn còn tấn công quân đội Nhật Bản. Sau hai trái bom nguyên tử thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản chịu đầu hàng vô điều kiện vào tháng 8 năm 1945. Một kế hoạch hòa bình và xây dựng lại châu Âu đổ nát phải được thực hiện. Vì vậy Thủ Tướng Churchill đã hội họp với Tổng Thống Hoa Kỳ mới Harry S. Truman và Thống Chế Stalin tại Potsdam, nước Đức vào tháng 7 năm 1945. Trong cuộc hội đàm này, Stalin đòi hỏi rằng các quốc gia Đông Âu gồm Ba Lan, Hungari, Tiệp Khắc, Rumania, Bulgaria và một phần nước Đức phải ở dưới quyền bảo trợ của Liên Xô. Ông Churchill đã phản đối kế hoạch này. Tại Potsdam, ông Winston Churchill nhận được tin báo rằng đảng Bảo Thủ của ông đã thất bại trong kỳ bầu cử mới và không còn là đảng chiếm đa số nữa. Chức vụ Thủ Tướng mới sẽ về tay ông Clement R. Attlee thuộc đảng Lao Động. Như vậy tại sao vị anh hùng Churchill lại gặp thất bại tại quê hương? Người dân nước Anh vào thời điểm này đã quan tâm nhiều hơn về các vấn đề thực tế như công ăn việc làm, trợ cấp an sinh và y tế, trợ cấp gia cư … Việc rời khỏi chính quyền là một điều thất bại đối với ông Winston Churchill nhưng lại là một niềm vui đối với bà Clementine, bà coi đó là một thứ ân phước được che dấu khi nghĩ về tuổi cao và các công sức lớn lao mà ông Winston Churchill đã đóng góp trong thời chiến. Đầu năm 1946, Tổng Thống Harry Truman đã mời ông Winston Churchill nói chuyện trong một buổi lễ ngày 5-3 tại Đại Học Westminster thuộc thành phố Fulton, tiểu bang Missouri. Winston Churchill đã qua Hoa Kỳ và tại khắp nơi, từ Thủ Đô Washington tới thành phố Jefferson, Missouri, ông được dân chúng Hoa Kỳ đón chào. Trong bài diễn văn tại Fulton, ông Winston Churchill đã chứng tỏ là một nhà hùng biện đáng ghi nhớ. Ông đã nói về Thế Chiến Thứ Hai, về Liên Xô và cách bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản, và ông Churchill cảnh giác mọi người: "Hiện nay, một bóng tối đang phủ xuống trên các miền đất mới được chiếu sáng vì thắng lợi của phe Đồng Minh. Từ Stettin trên biển Baltic (một thành phố của nước Đức) tới Trieste trên biển Adriatic (một thành phố của nước Ý), một bức màn sắt đã sập ngang qua lục địa". Winston Churchill đã lo ngại cho các dân tộc sau "bức màn sắt" hiện nay nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô. Lúc đầu, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thời đó chưa đồng ý với lời cảnh cáo của ông Churchill nhưng dần dần, ý nghĩa của danh từ "bức màn sắt" (the iron curtain) được thể hiện rõ ràng và đã trở thành một danh từ trong từ điển. (Xin đọc bài diễn văn của Churchill tại Missouri - Vietsciences) -Các danh dự vẫn tới với Winston Churchill. Ngoài Giải Thưởng Nobel lừng danh, Winston Churchill còn được Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle trao tặng Bội Tinh Giải Phóng (Croix de la Libération), một danh dự cao quý nhất của nước Pháp để vinh danh việc giúp đỡ của ông đối với lực lượng kháng chiến Pháp (the Free French Forces) trong Thế Chiến Thứ Hai. Ngày 9-4-1963, Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã tôn vinh Winston Churchill là Công Dân Danh Dự của Hoa Kỳ và ca tụng ông Churchill bằng câu "Trong các ngày đen tối khi nước Anh đứng cô đơn … ông Winston Churchill đã vận động Ngôn Ngữ Anh rồi gửi ra mặt trận". Vào đầu tháng 1 năm 1965, Winston Churchill bị tai biến mạch máu. Trong hai tuần lễ, nhiều lúc ông bị mê man, rồi ông qua đời vào sáng ngày 24-1-1965 ở tuổi 90. Ngày 30-1-1965, nước Anh đã cử hành lễ Quốc Táng cho Cựu Thủ Tướng Winston Churchill để ghi công và kính trọng một vị Anh Hùng của đất nước. Tang lễ được cử hành rất trọng thể tại Giáo Đường Saint Paul rồi quan tài được chở theo giòng sông Thames, đưa về Waterloo Station, trong khi trên không có các đoàn phi cơ thuộc Không Lực Hoàng Gia Anh bay theo. Di hài của Winston Churchill an nghỉ trong phần mộ gia đình thuộc khuôn viên nhà thờ Bladon, gần lâu đài Blenheim. Hàng triệu người trên toàn thế giới đã theo dõi buổi đại tang lễ qua màn ảnh vô tuyến truyền hình. Nhiều người đã tụ tập bên ngoài Cung điện Buckingham để ăn mừng, trong khi Thủ tướng Anh Winston Churchill, Vua George VI, Hoàng hậu Elizabeth cùng với Công chúa Elizabeth và Margaret vẫy chào họ. Câu nói nổi tiếng:"Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn" Muốn tìm hiểu thêm về Churchill xin xem: http://vi.wikipedia.org/wiki/Winston_Churchill. và các audio files của Churchill: http://archive.org/details/WinstonS.ChurchillsWarSpeeches Nhận định của Churchill về cuộc chiến Việt Nam (trong Đệ Nhị Thế Chiến): 1-Từ 1943 TT Churchill đã có ý định trao trả độc lập cho các quốc gia thuộc điạ của Anh. Riêng Pháp thì không thực tâm trao trả độc lập cho các thuộc địa, tại Việt Nam Pháp viện cớ Việt Minh theo Cộng sản nên kêu gọi Hoa Kỳ viện trợ để chống CSVN. 2- Dù muốn dù không, năm 1945 TT Churchill cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi để cho trung tướng Tư Lệnh Anh Douglas Gracey (thuộc lực lượng Đồng Minh giải giới Nhật) cho phép thực dân Pháp quay lại Việt Nam. 3-Trước viển cảnh các nước thuộc địa Đông Nam Á và Ấn Độ đòi độc lập, thực lực của Anh suy yếu rõ rệt, nên phải phụ thuộc vào chính sách của Hoa Kỳ, Anh có nhiều nhượng bộ trong chính sách thuộc địa hơn hẳn Pháp vẫn ngoan cố bám lấy Đông Dương. 3-Josef Stalin (1878 – 1953) Ảnh Stalin khoảng năm 1942 Tiểu Sử: Iosif Vissarionovich Stalin (trợ giúp·chi tiết) (1878 – 1953) là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô, được xem là một nhà độc tài.[1] Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời. Trong 30 năm Stalin cầm quyền, Liên Xô từ một quốc gia lạc hậu trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Ông cũng là lãnh tụ Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống Đức Quốc Xã.[2] Ngoài ra, ông cũng bị phê phán vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân.[3] Tiểu sử Ông sinh ngày 18 tháng 12 năm 1879 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julian) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thành phố Gori của Gruzia (thuộc đế quốc Nga), với tên Gruzia là Ioseb Dzhugashvili (იოსებ ჯუღაშვილი, Ио́сиф Джугашви́ли). Năm 1898, Stalin bị đuổi học về tội tuyên truyền chủ nghĩa Marx, phải chuyển vào hoạt động bí mật và từ đó trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp.[4] Khi ông gia nhập đảng Bolshevik, ông lấy tên "Stalin" (Ста́лин), tức là "Ông mạnh như thép" trong tiếng Nga. Trong tiếng Nga, tên đầy đủ của ông là Ио́сиф Виссарио́нович Ста́лин, được chuyển tự là Iosif Vissarionovich Stalin. Tên ông cũng được viết là Xtalin trong tiếng Việt hoặc Xít Ta Lin. Năm 1901, Stalin được bầu vào thành ủy Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga ở Tiflis (tên cũ của Tbilisi). Từ năm 1902 cho đến năm 1913 Stalin bị bắt tất cả 7 lần, nhiều lần bị đày sang Xibia, trong đó 5 lần vượt ngục. Trong Cách mạng Nga (1905), ông chiến đấu cho phe Bolshevik.[3] Tháng 1 năm 1912, trong Hội nghị toàn Nga lần VI của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Stalin đã được cử vắng mặt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1917, Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở Nga, Nga hoàng Nikolai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. Theo lệnh của Chính phủ lâm thời, các tù nhân chính trị được phóng thích và Stalin trở về thủ đô Sankt-Peterburg.[2] Tháng 2 năm 1917, Stalin được bổ sung vào Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành trung ương Đảng và vào Ban biên tập báo Sự thật. Tháng 7 năm 1917, Stalin được bầu làm ủy viên Bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng. Trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Stalin là ủy viên của cơ quan quân sự cách mạng do Trung ương Đảng thành lập để lãnh đạo khởi nghĩa. Sau Cách mạng Tháng Mười Stalin giữ chức ủy viên nhân dân Bộ Dân tộc (Bộ trưởng Bộ Dân tộc) trong Hội đồng ủy viên nhân dân (Chính phủ cách mạng) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu. Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng trong thời gian nội chiến và chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài. Từ năm 1920, giữa Stalin, Vorosilov, Tukhachevsky xảy ra bất hòa. Trong chiến tranh Nga-Ba Lan, Tukhachevsky là người có trách nhiệm chỉ huy lực lượng Hồng quân tiến công Warsaw, và Hồng quân đã thất bại tại cửa ngõ Warsaw. Sau sự kiện này, Stalin phê phán Tukhachevsky là một viên tướng không có tài. Tuy nhiên, theo Tukhachevsky, lỗi là của Stalin và Vorosilov: dù Tukhachevsky đã yêu cầu hai ông đem kỵ binh để giúp đỡ lực lượng Hồng quân, nhưng hai ông đã không làm theo, vì thế Hồng quân chuốc lấy chiến bại. Trong khi quan hệ giữa Stalin và Vorosilov ngày càng được thắt chặt, không có ai giải quyết bất hòa giữa họ với Tukhachevsky cả.[5] Tháng 4 năm 1922, Stalin được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng và giữ chức vụ đó cho đến khi mất. Theo ghi nhận của Lev Davidovich Trotsky, Lenin đã viết bản Di chúc với mong muốn Stalin sẽ mất chức Tổng bí thư, và những người khác sẽ cắt đứt tất cả những quan hệ cá nhân cũng như quan hệ đồng chí với ông. Trotsky cũng viết: "không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Cuộc đấu tranh phát triển như thể nào nếu Lê-nin còn sống? Lê-nin sẽ không thể nào kiềm chế được kẻ thù là những tên công chức bảo thủ hám danh và chính sách của Stalin đang, điều đó được thể hiện trong hàng loạt bức thư, bài báo, và đề nghị của Lê-nin trước khi chết." [6] Tuy nhiên, sau khi lãnh tụ Lenin qua đời năm 1924, giới lãnh đạo Liên Xô tỏ ra băn khoăn không biết ai sẽ là lãnh đạo của Đảng, đồng thời là của toàn thể Liên bang Xô viết. Lúc đó, có vài người ra ứng cử chức lãnh đạo Liên Xô, bao gồm Stalin cùng với L.D. Trotsky, G. E. Zinoviev và L.B. Kamenhev. Các ứng cử viên khác không mấy tỏ ra lo sợ đối với Stalin. Thế nhưng, ít lâu sau khi Lenin mất (1927), Stalin cáo buộc Kamenhev và Zinoviev tội phản bội lại cuộc cách mạng của nhân dân Liên Xô mà đuổi cổ họ ra khỏi đảng. Còn một ứng cử viên nữa là Trotsky: nhân vật này bị trục xuất khỏi Liên Xô, ở nước ngoài cho tới khi trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Với những sự kiện trên, Stalin trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô. [4] Trong thời gian lãnh đạo của Stalin, Liên Xô chuyển từ một nước lạc hậu thành một siêu cường thế giới với tiềm lực công nghiệp và quân sự khổng lồ. Trong thi phú, ông được ca nợi như "Stalin sâu thăm thẳm hơn đại dương, cao vòi vọi hơn Himalaya, sáng rực rỡ hơn mặt trời". Chính ông là người đã xóa bỏ chế độ tem phiếu lương thực vào năm 1935, nên được nhiều người biết ơn.[4] Những sự kiện như khởi công xây tuyến đường xe điện ngầm tại thành phố Moskva, hay ban bố Hiến pháp của Liên bang Xô viết đều diễn ra dưới chế độ Stalin.[4] Bên cạnh đó, để đạt được những mục tiêu của mình, Stalin sử dụng các phương pháp điều hành cứng rắn, bao gồm cả khủng bố nhà nước trong thời kỳ đại thanh trừng, theo ước tính từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin là cũng bị giết vào thời gian này.[cần dẫn nguồn] Trong thời cải cách “Perestroika” của Michail Gorbachev, Phong trào này đã “phát hiện” đa số trong 1,7 triệu hồ sơ “những tên phản cách mạng” trong giai đoạn 1937-1938. Hơn 700 ngàn người bị giết. Các nhà sử học được các báo chí quốc tế trích dẫn lời cho rằng dưới thời cầm quyền của Stalin, từ 20-40 triệu người đã bị Stalin và bộ máy thanh trừng của ông giết chết trong các trại tập trung và các nhà tù dưới chế độ Xô-Viết trước đây. Mà những người bị thảm sát đã được cựu Tổng thống (nay là Thủ Tướng) Nga Putin cho rằng: [7] "Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó." Tên tuổi Stalin gắn liền với chủ nghĩa Stalin là các luận điểm chính trị, kinh tế, tư tưởng và phong cách điều hành nhà nước theo phong cách Stalin. Chiến tranh thế giới thứ hai Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông giữ chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước; nguyên soái (1943), đại nguyên soái (1945). Có người cho rằng khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, không lâu sau đó ông đã lấy lại được tinh thần và kêu gọi nhân dân Liên Xô đánh đuổi Đức Quốc Xã ra khỏi bờ cõi nước nhà. Dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (1941 - 1945), đánh bại đế quốc Nhật Bản[4] và giải phóng nhiều nước ở Trung Âu và Đông Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Cuộc giải phóng này dẫn đến việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập.[3] Trong thời chiến, Stalin cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (từ tháng 4 năm 1945 là Harry Truman) thành lập Mặt trận Đồng minh chống phe Trục. Thời hậu chiến Bài chi tiết: Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó Hội nghị Yalta 1945: Churchill, Roosevelt và Stalin Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, kinh tế, xã hội đất nước được khôi phục. Cũng trong thời gian này, bom nguyên tử và bom khinh khí được chế tạo thành công ở Liên Xô. Liên Xô trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa Cộng sản,[3] đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Ngày 1 tháng 3 năm 1953, sau khi ăn tối với Bộ trưởng bộ nội vụ Lavrenty Pavlovich Beria và ba thủ tướng tương lai Georgi Maximilianovich Malenkov, Nikolai Alexandrovich Bulganin và Nikita Sergeyevich Khrushchev ở Moskva, Stalin ngã quỵ xuống ở trong phòng, ông chắc đã bị tai biến mạch máu não làm liệt bên phải của ông. Tuy các cận vệ lấy làm lạ ông không thức dậy như thường lệ vào hôm sau, nhưng họ đang có lệnh không được quấy rầy ông, cho nên cái chết của ông không được khám phá ra cho đến tối hôm đó. Bốn ngày sau, Stalin qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953, hưởn thọ 74, và chôn ngày 9 tháng 3. Lý do chính thức của cái chết là chảy máu não (Có thông tin rằng Stalin bị đầu độc[cần dẫn nguồn]). Thi hài ông được giữ trong Lăng Lenin đến ngày 31 tháng 10 năm 1961. Theo quá trình phi Stalin hóa, thi hài của ông bị mang ra khỏi lăng và chôn bên cạnh tường điện Kremlin. Nhận định Cống hiến Iosif Vissarionovich Stalin được xem là một trong những nhà chính trị mâu thuẫn nhất vào thế kỷ XX.[4] Ông được xem là người có những cống hiến to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Liên Bang Xô Viết. Trong cuộc thăm dò ý kiến của 40 triệu người Nga vào năm 2008, ông đã được bình chọn là nhân vật vĩ đại thứ 3 trong lịch sử Nga, sau Đại công tước Aleksandr Yaroslavich Nevsky và Thủ tướng Pyotr Arkadyevich Stolypin. Được coi là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, thời gian ông cầm quyền gắn liền với giai đoạn 1930 – 1940, một giai đoạn lớn mạnh trong lịch sử Liên Xô. Trong thời gian đó, nền văn hoá, âm nhạc, văn học,… của Liên Xô giành được nhiều thành tựu lớn lao. Không những thế, ông còn là nhân vật đóng vai trò không nhỏ trong cuộc kháng chiến của Liên Xô chống phát xít.[8] Bản thân Thủ tướng Winston Churchill của Anh - một người trên thực tế có ác cảm lớn với Liên Xô - cũng phải thừa nhận:[9] “ Một hạnh phúc lớn lao đối với nước Nga là trong những năm thử thách khổng lồ, đất nước này được thiên tài, tướng quân sắt đá Stalin lãnh đạo. Ông ấy là nhân vật kiệt xuất nhất, bao trùm lên cái thời nhiều biến động mà cuộc đời ông ấy đã trôi qua. Stalin là con người nhiệt huyết phi thường và ý chí không gì bẻ gẫy nổi, cứng rắn, khốc liệt trong trò chuyện, người mà ngay cả tôi, kẻ được giáo dục tại nghị viện Anh, cũng không có gì cưỡng lại được. Stalin trước hết có một óc hài hước phong phú, khả năng thâu nhận những ý tưởng một cách chuẩn xác. Sức mạnh này trở nên vĩ đại ở Stalin đến nỗi ông ấy là người độc nhất vô nhị giữa những nhà lãnh đạo quốc gia mọi thời và mọi nơi. Stalin đã gây cho chúng tôi một ấn tượng kỳ vĩ. Ông ấy có trí anh minh sâu sắc, tư duy hợp lý, không bao giờ biết hoảng loạn. Ông ấy là một nghệ nhân bất khả chiến bại trong những khoảnh khắc khó khăn kiếm tìm lối thoát từ những tình huống tuyệt vọng nhất. Ông ấy là một nhân vật rất phức tạp. Ông ấy xây dựng và thuần hoá một đế chế mênh mông. Đó là người biết tiêu diệt kẻ thù của mình bằng chính kẻ thù của mình... Lịch sử, dân tộc không bao giờ quên lãng những người như thế ” —Winston Churchill Cho đến thời nay, di sản của Stalin vẫn chưa phai. Ông được Gennady Zyuganov - Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga - so sánh với “Những nhân vật vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng”. [2] Theo phát ngôn viên hội đồng thành phố Oryol Olga Patenkova, các nhà lập pháp nơi đây đã thông qua một bản kiến nghị vào ngày 31 tháng 3, nội dung yêu cầu lập lại các hình ảnh của Iosif Vissarionovich Stalin. Theo tờ Izvestia số ra ngày 14 tháng 4:[10] “ Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng… thúc đẩy chúng tôi ủng hộ những lời kêu gọi khôi phục lẽ công bằng của lịch sử, tôn trọng vai trò lịch sử của tổng tư lệnh Stalin ” —Olga Patenkova Sai lầm Bên cạnh đó, ông bị lên án vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân. [3][10] Một bộ phận người Nga đã tố cáo những sai lầm cá nhân của Stalin, và xem đó là nguyên nhân khiến tổn thất của nhân dân Xô viết hết sức lớn lao trong những năm chiến tranh. Một số nhà báo còn đi tới chỗ đặt dấu bằng giữa Stalin và Hitler. Tổng thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev viết trên blog của mình sáng 30 tháng 10, 2009, nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Ðàn áp Chính trị," phóng viên nhật báo Ba Lan, Gzeta Wyborcza, tại Moskva đưa tin. "Tôi tin rằng, tưởng nhớ về bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về chiến thắng. Không có lý do gì để biện giải cho sự đàn áp chính trị." Medvedev viết rằng: Chúng ta chỉ cần nghĩ - hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá. Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị (là có thể chấp nhận được).[11] Quy mô của khủng bố, theo như Medvedev nhắc nhở, là "không thể tưởng tượng nổi." "Nó đã đánh vào tất cả các dân tộc của đất nước, hủy diệt mọi tầng lớp xã hội, hàng triệu người bị thiệt mạng." Ðề cập đến ủy ban chống lại sự bóp méo lịch sử, được thành lập gần đó, và trực thuộc Văn phòng Tổng thống, Medvedev giải thích rằng, sự dối trá về quá khứ không chỉ là "sự cố gắng sửa lại kết cục chiến tranh." Dối trá lịch sử, còn là sự cố gắng tìm cách "biện minh cho những kẻ đã giết hại đồng bào mình, những gì đang được người ta thực hiện nhân danh công lý lịch sử."[12] Vào ngày Nga kỷ niệm hàng triệu người bị sát hại dưới chế độ độc tài của Stalin (1920 - 1953), blog này được đưa lên.[13] Bên cạnh đó, một sử gia nghiên cứu về những tội ác của lãnh tụ Stalin từng bị bắt giữ.[13] Báo Công an Nhân dân thì ghi nhận: [14] ...không cam chịu bẽ bàng, những lực lượng thù địch lại còn muốn tung ra vô số những nhận định bịa đặt để hạ thấp vai trò và tầm cỡ của lãnh tụ Stalin. Thí dụ, theo họ, ngỡ như do lỗi của Stalin mà Moskva đã bị bất ngờ trước cuộc tấn công của nước Đức phát xít ngày 22/6/1941. Thực ra, đó là những luận điểm hoàn toàn mang tính vu cáo. Olga Ulianova - cháu gái của cựu lãnh đạo Lenin - không cho rằng bác của bà là người chịu trách nhiệm với những chính sách sai lầm của chế độ Cộng sản Liên Xô. Bà nói: [15] Sai lầm lớn nhất là người ta bóp méo và ngụy tạo học thuyết của Lenin. Người đầu tiên làm như vậy là Stalin. Thơ ca Tố Hữu đã có bài thơ "Stalin! Stalin!" năm 1953 khi nghe tin Stalin qua đời: Bữa trước mẹ cho con xem ảnh Ông Stalin bên cạnh nhi đồng Áo Ông trắng giữa mây hồng Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười -Những lời tố cáo Stalin từ phiá Cộng Sản: Nhikita Khơrútsốp VỀ TỆ SÙNG BÁI CÁ NHÂN VÀ NHỮNG HẬU QUẢ CỦA NÓ Báo cáo mật tại phiên họp kín (ngày 25-2-1956) của Đại hội lần thứ XX đảng Cộng sản (bôn-se-vích) Liên Xô.TỦ SÁCH NGHIÊN CỨU (gồm 42 trang đánh máy): www.tusachnghiencuu.org/pdf_files/baocao.pdf 1997 Đỗ Tịnh dịch theo bản tiếng Pháp (có đối chiếu, sửa chữa và chỉnh lý theo bản tiếng Hung) LỜI GIỚI THIỆU 1956! Ba năm sau khi Xtalin [Staline] chết, đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức Đại hội lần thứ XX, nhằm mục đích thay đổi chính sách, sửa đổi sai lầm, cải tổ đảng và cải tổ chế độ. Ngày bế mạc Đại hội, giữa lúc các đại biểu lục tục kéo nhau ra về, tổng bí thư đảng Khơrútsốp [Khrouchtchev] triệu tập một cuộc họp bất thường gồm riêng các đạibiểu Liên Xô, không có mặt các đại biểu các đảng anh em. Trước cuộc họp, Khơrútsốp đã đọc một bản báo cáo, đúng hơn là một bản án, vạch trần những sai lầm và những tội ác của Xtalin. Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với cái tên Báo cáo mật của Khơrútsốp về Xtalin1. Gọi là ‘‘mật’’, nhưng chỉ trong vòng hai ba ngày, bàn báo cáo của Khơrútsốp đã được dịch ra khắp các thứ tiếng, lưu hành khắp các nước không nằm dưới quyền kiểm soát của các đảng Cộng sản. Đây là một sự kiện quan trọng có một không hai trong lịch sử. Nó mở đầu một thời kỳ chuyển biến của hầu hết các đảng Cộng sản trên thế giới. Nó đánh dấu một bước ngoặt quyết định dẫn tới sự băng hoại của chủ nghĩa xta-lin-nít cùng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu như ta đã thấy. Ngay sau khi bản báo cáo này được công bố trên các báo chí, tờ Tiếng thợ - cơ quan tuyên truyền của Nhóm trốt-kít Việt Nam ở Pháp - đã trích dịch nhiều đoạn và viết bài bình luận. Ở Việt Nam, tại miền Bắc, nhóm Nhân văn Giai phẩm có gián tiếp nói tới. Tại miền Nam, các báo chí nói tới nó rất nhiều. Nhưng theo chỗ chúng tôi biết, chưa có ai và chưa có nơi nào dịch nguyên bản ra tiếng Việt. Phải đợi tới tháng 10-1982, tờ tạp chí Nghiên cứu - cơ quan lý luận của Nhóm trốt-kít Việt Nam tại Pháp - mới dịch và in ra toàn bộ, từ bản tiếng Pháp. Hai ngàn số đã được phát hành, phần lớn ở Pháp và các nước Tây Âu, một phần nhỏ gửi về Việt Nam. Hiện nay chúng tôi không còn số nào cả, ngoài một hai số giữ làm lưu chiếu. Hơn lúc nào hết, chúng tôi nhận thấy cần phải tái bản cuốn sách này. Không những vì tầm quan trọng lịch sử mà còn vì tác động chính trị của nó đối với các đảng Cộng sản xta-lin-nít, trong đó có đảng Cộng sản Việt Nam. Không phải tình cờ mà đảng này, cho tới ngay, vẫn giấu giếm và ngăn cấm Báo cáo mật của Khơrútsốp về Xtalin đối với nhân dân trong nước. Cũng không phải tình cờ mà đảng này vẫn cấm ngặt không cho ai được nói tới Xtalin. Vì nói tới Xtalin là phải nói đến những sai lầm và tội ác của Xtalin; phải nói tới đường lối chính trị của đảng trong nhiều năm đã học đòi Xtalin, coi Xtalin là thần tượng và gương mẫu; phải nói tới phương pháp mà đảng đã áp dụng trong việc thủ tiêu các thành phần và các tổ chức đối lập với đảng, trong đảng cũng như ngoài đảng. Tái bản cuốn sách này, chúng tôi giữ lại nguyên văn bản dịch của dịch giả Đỗ Tịnh, không sửa chữa. Bạn đọc sẽ thấy bài diễn văn của Khơrútsốp là văn nói, mộc mạc và ít chú trọng tới văn phong. Chúng tôi cũng in lại nguyên văn bài Mấy lời nói đầu của Hà Cương Nghị. Viết từ hơn mười năm nay, bài này vẫn còn thích hợp với thời cuộc. Hà Cương Nghị đã đề cập một số vấn đề - hồi ấy ít ai lưu ý - hiện nay trở thành đề tài và đối tượng của các phong trào đòi dân chủ đa nguyên, đa đảng, đối lập với lập trường của đảng Cộng sản. Ấy là các vấn đề: đảng và nhà nước, độc tài một đảng, chuyên chính vô sản, tập trung dân chủ v.v... Cũng trong bài Mấy lời nói đầu, tác giả nêu lên hai nhận định, hồi ấy ít ai quan tâm. Một, những sai lầm và tội ác của Xtalin mà Khơrútsốp vạch ra, vẫn còn thiếu sót một phần lớn. Khơrútsốp chỉ nói tới giai đoạn cuối đời Xtalin từ năm 1937, nhưng ‘‘bỏ quên’’ những giai đoạn trước đó, khi 90% đồng chí thân cận của Lênin [Lénine] bị giết hại. Vì thế, những người này chưa được phục hồi danh dự. Hai, sự ‘‘cải tổ’’ do ban lãnh đạo đảng Cộng sản Liên Xô đứng ra chủ trương, thực ra chỉ là một biện pháp tự bảo vệ của giới quan liêu để tồn tại. Nó không thể dẫn tới dân chủ, càng không thể dẫn tới sự tái thiết nền dân chủ Xô-viết mà chỉ có một cuộc cách mạng chính trị, lật đổ chính quyền quan lieu mới thực hiện nổi. Mỗi bước ‘‘cải tổ’’ sẽ tạo ra những điều kiện dẫn tới sự sụp đổ của chế độ. Sáu năm trôi quan. Nhận định thứ nhất đã được thời cuộc gần đây chứng minh: năm 1988, ba năm sau khi lên chính quyền, Goócbatrốp [Gorbatchev] đã bắt buộc phải trở lại vấn đề những tội ác của Xtalin. Dưới áp lực của dư luận, Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Liên Xô đã phải tuyên bố xóa án cho Dinôviép [Zinoviev], Bukharin [Boukharine] và hầu hết những đồng chí kỳ cựu của Lênin. Trừ một nạn nhân quan trọng nhất, gần gũi nhất của Lênin về mặt tư tưởng là Lép Trốtxki [Léon Trotsky]! Vì sao? Vì Trốtxki không những là người đối lập quả quyết nhất với Xtalin mà còn là người đối lập không khoan nhượng với toàn thể đẳng cấp quan liêu đang nắm giữ chính quyền ở điện Cơremlanh. Quan liêu chấp thuận ‘‘cải tổ’’, nhưng họ không chấp nhận sự đầu hàng! Nhận định thứ hai cũng đã được thực tế kiểm chứng: chính sách ‘‘cải tổ’’ của Góocbatrốp không những đã thất bại như Khơrútsốp thời kỳ 1956 mà nó còn kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô và tất cả các nước ‘‘xã hội chủ nghĩa hiện thực’’ ở Đông Âu. Sự sụp đổ này không những làm thượng tầng kiến trúc sụp đổ mà còn kéo theo sự sụp đổ của hạ tầng cơ sở do cách mạng tháng Mười dựng nên; giờ đây, khẩu hiệu của giới quan liêu là Trở về với chế độ tư bản! Vì không có một cuộc cách mạng chính trị do quần chúng lao động đứng lên lật đổ quan liêu, lập lại nền dân chủ Xô-viết của cách mạng tháng Mười, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã mang hình thức một cuộc 1- Tựa đề nguyên thủy của bản báo cáo là "Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó". ‘‘sụp đổ nội tại’’ (implosion) tự trong lòng chế độ quan liêu. Hàng ngũ quan liêu bị phân tán, nhưng một bộ phận quan liêu vẫn nắm giữ được chính quyền, mặc dầu chính quyền này lệ thuộc phần nào vào lá phiếu của dân chúng. Đứng về phương diện chính trị, dầu sao đây cũng là một bước tiến bộ. Nhân dân Liên Xô từ nay thoát khỏi chếđộ độc tài đẫm máu do Xtalin dựng nên. Bây giờ, họ có cơ hội để nhận xét, lựa chọn, thử nghiệm: chế độ nào thích hợp với quyền lợi và nguyện vọng của họ! Đứng về phương diện lịch sử, đây là một hiện tượng hoàn toàn mới lạ, chưa từng có. Một chuyển biến ngược chiều. Mọi sự hầu như đều trở về điểm xuất phát. Tương lai nước Nga và các nước Đông Âu sẽ ra sao? Chưa ai có thể quyết đoán. Một điều chắc chắn là sự chuyển hóa các nước này thành các chế độ tư bản và dân chủ như các xứ Tây phương không phải là điều dễ dàng như nhiều người tưởng. Nhiều triệu chứng cho thấy sự thiết lập một nền dân chủ -dầu là dân chủ tư sản - ở những xứ này vẫn còn bấp bênh. Chưa có dấu hiệu gì bảo đảm cho sự thành công của nó. Tái bản cuốn sách này, chúng tôi mong cống hiến các đảng viên chân chính của đảng Cộng sản Việt Nam một bằng chứng về Xtalin và chủ nghĩa xta-lin-nít, để họ có điều kiện suy ngẫm và tìm hiểu: vì đâu Liên Xô và các xứ Đông Âu đã sụp đổ như ngày nay? Chúng tôi mong cống hiến các độc giả một tài liệu để nhận xét sự quái đản của hiện tượng Xtalin, là hiện tượng tiêu biểu cho tư duy và quyền lợi của đám quan liêu. Nó không dính líu gì tới chủ nghĩa mác-xít, là chủ nghĩa nhân bản, nhằm mục tiêu giải phóng lao động và các tầng lớp nhân dân bị áp bức và bóc lột. Ước mong cuốn sách này sẽ tới tay mọi người, nhất là tới tay đông đảo đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập đảng vì muốn đấu tranh cho một lý tưởng cao đẹp! Nguyễn Tiến Cơ Paris, ngày 10 tháng Giêng 1994…….. -TLLS Ông Medvedev( Tổng Thống Nga) nói về 'tội ác của Stalin' HTTP://WWW.BBC.CO.UK/VIETNAMESE/WORLD/2010/05/100510_MEDVEDEV_STALIN_WORLDWAR2.SHTML Tổng thống Nga trong lễ́ kỷ niệm 65 năm ngày Chiến thắng Phát-xít tại Moscow Kỷ niệm 65 năm chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga nói ‘tội ác của Stalin là không thể biện minh được' và cho rằng thắng lợi là nhờ hy sinh to lớn của nhân dân. Trong Bấm dịp kỷ niệm lớn tại Moscow với sự tham gia của nhiều quan khách quốc tế từ Tây Âu và có cả Trung Quốc và Việt Nam, phát biểu của Tổng thống Medvedev được cho là một nỗ lực mạnh mẽ nhận diện lại lịch sử thời Liên Xô. Trong bài trả lời phỏng vấn báo Izvestia hai hôm trước ngày lễ tại Hồng trường ngày 9 tháng 5 vừa qua, ông Dmitry Medvedev nói rằng dù từng cá nhân có quyền đánh giá khác nhau về Stalin, quan điểm của nhà nước Nga nay cho rằng Stalin “là nhà độc tài đã phạm các tội ác chống nhân dân”. Nhân dân và sự thật Ông Medvedev cũng nhắc đến tội ác của công an Liên Xô trong vụ thảm sát các tù binh Ba Lan tại rừng Katyn năm 1940, và cho rằng đây là “trang đen tối của lịch sử". Trong nhiều năm thời Liên Xô, vụ Katyn bị cấm nói đến ở toàn vùng Đông Âu dưới quyền Moscow, và vai trò của Stalin cho đến gần đây vẫn được cho là ‘công nhiều hơn tội”. Sách giáo khoa Nga xuất bản lại dưới thời Tổng thống Vlamidir Putin có ý “phục hồi vai trò nhà quản trị tài ba” Stalin trong quá trình tái thiết Liên Xô thời hậu chiến. Nhưng nay, ông Bấm Medvedev, người có cha chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô nói rằng: “Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là chiến thắng của nhân dân, và cả Stalin hay các tướng lĩnh cũng không làm những gì quan trọng hơn điều họ đã làm được. Đúng là họ có vai trò rất nghiêm túc nhưng chính nhân dân đã làm nên chiến thắng bằng hy sinh vĩ đại, bằng vô số sinh mạng.” Điều quan trọng hơn, ông Medvedev nói về việc không ai muốn phục hồi chủ nghĩa Stalin: Dù có nhiều người ngưỡng mộ ông ta, không ai nói về việc để chủ nghĩa Stalin phục sinh. Tổng thống Dmitry Medvedev “Nếu chúng ta có nói về sự kính trọng dành cho Stalin hoặc một số nhà lãnh đạo khác, thì trong cả 90 năm (Bấm thời cộng sản), dù có nhiều người ngưỡng mộ ông ta, không ai nói về việc để chủ nghĩa Stalin phục sinh.” Như một biểu hiện của việc dùng hào quang quá khứ để đoàn kết châu Âu trong một tinh thần hướng về tương lai, nước Nga đã mời cả các quốc gia cựu Đồng minh chống phát xít như Anh, Mỹ và Ba Lan dự lễ đánh dấu ngày chấm dứt Thế chiến 2. Báo Anh khen ngợi việc đội Vệ binh xứ Wales được mời diễu hành lần đầu tiên tại Hồng trường hôm Chủ nhật vừa qua. Tờ Times of London, cũng chú ý đến phần ông Medvedev hứa sẽ mở các hồ sơ quân sự thời Liên Xô để có thêm sự thật về Thế chiến 2. Trước đó, ông Medvedev đã ra lệnh mở kho hồ sơ liên quan đến vụ giết 22 nghìn sĩ quan Ba Lan tại Katyn và gọi “đây là một trang sử rất đen tối”. Tổng thống Nga thừa nhận “chúng ta đã để cho lịch sử bị bóp méo” và hứa sẽ để sự thật được “trình bày ra trước nhân dân”. Người Nga đang có các ý kiến khác nhau về 'công và tội' của Stalin Góc độ châu Á Báo chí ở Việt Nam, nước hiện vẫn giữ quan điểm ít thay đổi về Liên Xô, đưa tin về chuyến thăm đến Moscow của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự lễ hôm 9/5. Trước chuyến đi, ông Triết đã trả lời phỏng vấn của Hãng tin Nga ITAR-TASS, ca ngợi rằng “sự hiện diện của nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài tại lễ kỷ niệm ở Moscow cho thấy sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với giá trị chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến 2.” Ông cũng nói: “Thế giới có rất nhiều thay đổi, nhưng chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít và vai trò quyết định của Liên Xô mãi mãi là một sự thật không thể thay đổi, là một trang sáng ngời trong lịch sử nhân loại." “Chiến thắng vĩ đại của Liên Xô và liên minh chống Hitler đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc bị áp bức, trong đó nhân dân Việt Nam, bắt đầu cuộc đấu tranh cho tự do." Các báo Việt Nam như Sài Gòn Giải Phóng, Lao Động v.v. chưa nhắc gì đến phát biểu quan trọng của Tổng thống Medvedev về tội ác của Stalin. Truyền thông Trung Quốc, như Tân Hoa Xã thì chỉ nhắc đến lời ông Medvedev "phản đối một số chính trị gia tìm cách làm sai lệch lịch sử". Một số tờ báo Việt Nam khi đưa tin về vụ rơi máy bay của Bấm Tổng thống Ba Lan, ông Kaczynski xuống vùng rừng Katyn gần Smolenski thời gian qua có nhắc đến “tội ác của Stalin”. Tuy nhiên, vai trò của nhà độc tài này, và cơ chế quyền lực tàn bạo thời Liên Xô nói chung vẫn là đề tài không được bàn thảo công khai tại Việt Nam. Anna Malpas của AFP trong bài về "Bóng đen Stalin phủ dài lên lịch sử Nga", nói dịp kỷ niệm 65 năm Thế chiến 2 là lúc người Nga nhìn lại thời Stalin. Vẫn theo bài báo này, Stalin đã đưa các lực lượng Xô Viết đến thắng lợi 65 năm về trước nhưng "chế độ độc tài tàn khốc ông ta lãnh đạo đã làm hàng triệu người chết trong các trại cải tạo và trong các đợt tập thể hóa vội vã". Lần đầu tiên, đội Vệ binh xứ Wales từ Anh được mời dự lễ duyệt binh tại Hồng trường hôm 9/5 - http://www.haingoaiphiemdam.com/Tin-nam-chau/N%C6%B0%E1%BB%9Bc-Nga-%E2%80%9Ckh%C3%B4ng-Stalin%E2%80%9D-v%C3%A0-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-%E2%80%9Ckh%C3%B4ng-di-s%E1%BA%A3n-Stalin%E2%80%9D_Ng%C3%B4-V%C4%83n.php Nước Nga “không Stalin” và thế giới “không di sản Stalin”_NgôVăn 28/05/2010 Ông Medvedev cũng nhận định: “Nếu sau chiến tranh, đất nước ta đi theo con đường khác thì bây giờ chúng ta đã dân chủ hơn và phát triển kinh tế tốt hơn”. Ông cho rằng nếu nước Nga phát triển trong điều kiện tự do cạnh tranh, tôn trọng kinh tế cá thể và theo những nguyên tắc kinh tế hiện đại, thì mọi chuyện đã khác và không có cuộc khủng hoảng trong những năm 1989 - 1991. Nước Nga dưới triều đại của ông Putin, và sau này với cái bóng của tổng thống Medvedev bên cạnh, vẫn bị thế giới chê là không biết làm gì hơn là bám vào nguồn dầu thô để sống và đi bắt nạt những nước Cộng Hoà cũ đã ly khai khỏi Liên Bang Xô Viết trước đây. Đặc biệt là thành phần cộng sản cũ bám vào hình tượng Stalin, nương theo tinh thần quốc gia cực đoan của ông Putin hô hào phục hồi lại thời “vàng son” của nước đàn anh cộng sản này, đã khiến hình ảnh nước Nga ngày nay càng bị xấu đi... Thế nhưng, hình ảnh này của Nga có thể đã được cải thiện rất nhiều qua những gì đã diễn ra trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng Phát Xít vừa qua, mà điều quan trọng nhất là sự nhìn nhận những thực tế của lịch sử của giới lãnh đạo nước Nga. Năm nào Nga cũng tổ chức kỷ niệm chiến thắng Phát Xít vào ngày 9 tháng 5, nhưng những năm chẵn thường long trọng hơn. Lễ kỷ niệm năm nay, ngoài cuộc diễn hành vĩ đại ở quảng trường Đỏ thì sự có mặt của nhiều vị nguyên thủ một số quốc gia như Đức, Anh, Trung Quốc, các nước thuộc Liên Xô cũ; và đây là năm đầu tiên lễ kỷ niệm diễn ra ở đồng thời 30 thành phố khác nhau trên toàn nước Nga, được coi là những nét đặc biệt của lễ kỷ niệm lần này. Tuy nhiên, điều khác biệt nhất không phải là quy mô hay sự hoành tráng của buổi lễ, mà chính là sự vắng bóng của hình tượng Stalin trên các áp phích trong thành phố cũng như trên mặt báo chí, truyền thông. Nhiều ngày trước đó, chính quyền thành phố Moscow đã quyết định không treo hình nhân vật lịch sử này nữa. Stalin, người một thời được coi là anh hùng không chỉ của riêng Liên Bang Xô Viết mà còn của cả khối Cộng sản, vẫn được các sử gia cộng sản coi là nhân vật quyết định cho chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước Phát Xít Đức. Giờ đây ông trở thành nhân vật “phản diện”, có thể làm xấu đi hình ảnh của nước Nga đối với thế giới. Thậm chí, người ta còn sợ rằng, nếu thành phố Moscow treo hình của ông thì những áp phích đó có thể bị những người dân bôi bẩn lên. Người “khai tử” Stalin không phải ai khác, chính là ông Medvedev, tổng thống đương nhiệm của Nga. Hồi trung tuần tháng tư, sau tai nạn hàng không khủng khiếp khiến Tổng thống Ba Lan và 95 người khác tử nạn khi tới Katyn dự lễ kỷ niệm 70 năm vụ thảm sát Katyn; khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Rusia Today, ông Medvedev đã nói tới vai trò của Stalin trong việc giết hại gần 22000 binh sĩ Ba Lan trong cuộc thảm sát này. Không chỉ có binh lính Ba Lan mà cả người Ucraina, Belorusia và cả những người Nga chống đối cũng bị Stalin ra lệnh sát hại. Và Tổng thống Mevedev đã gọi Stalin bằng một từ không thể chính xác hơn: “Tên giết người”. Sau đó, phía Nga liên tục bày tỏ thiện chí với Ba Lan qua việc lần lượt công khai các tài liệu liên quan tới vụ thảm sát. Nga cũng cho thiết lập một trang web để người dân có thể tự do truy cập, không bị sự hạn chế nào. Bất kỳ người Nga, Ba Lan hay người nước ngoài nào quan tâm đều có thề tiếp cận miễn phí với các thông tin về Stalin, về Katyn. Trước đó, những tài liệu này chỉ có một số nhà sử học được tiếp cận; chính quyền Nga chỉ cung cấp cho Ba Lan một cách nhỏ giọt và khá dè dặt. Nay, bên lề lễ kỷ niệm chiến thắng Phát Xít tại Moscow, chính tay Tổng thống Medvedev trao cho quyền Tổng thống Ba Lan, Komorowski, 67 tập hồ sơ Katyn. Bên cạnh việc công bố các bằng chứng liên quan tới tội ác của Stalin về một giai đoạn lịch sử “dối trá và bị bóp méo”, Tổng thống Nga cũng kêu gọi nhân dân “từ bỏ những di sản do Stalin để lại”. Trả lời phỏng vấn của báo Izvestia 2 ngày trước lễ kỷ niệm chiến thắng, ông Medvedev đã nói rằng, những di sản do Stalin để lại là chủ nghĩa độc tài toàn trị được áp dụng không chỉ ở Nga mà còn ở các nước XHCN khác. Và theo ông Medvedev thì chủ nghĩa này đã “bóp nghẹt các quyền tự do của con người”. Với không ít người Nga thì những trả lời vừa kể của ông Medvedev là một cú sốc lớn, vì họ vốn bị bưng bít thông tin từ hàng chục năm nay, luôn coi Stalin như một người hùng. Mới năm ngoái, điều tra xã hội học ở nước Nga cho thấy, 52% dân số vẫn coi Stalin như thần tượng. Một tờ báo Ba Lan đã bình luận rằng, việc công bố sự thật này đã làm cho Nga và Ba Lan xích lại gần nhau, nhưng ngược lại, làm cho chính nước Nga bị chia rẽ. Ngay trong dịp lễ này, khi Moscow “đoạn tuyệt” với Stalin thì ở nhiều thành phố nhỏ khác, người ta vẫn treo những áp phích mang hình ông. Không phải lãnh đạo Nga không biết sự thật về Stalin nhưng có lẽ chính sự sùng bái “ăn vào tận máu” của một thành phần dân chúng Nga, đặc biệt là những người lớn tuổi, đã làm cho giới cầm quyền lúng túng trong việc giải quyết “thần tượng” này. Medvedev nhấn mạnh rằng, việc dẹp bỏ thần tượng Stalin không ảnh hưởng tới chiến thắng của Liên Xô và quân đội đồng minh trước chủ nghĩa Phát Xít. Bởi, đó là thắng lợi của nhân dân, của lòng yêu nước. Vai trò của Stalin dù rất lớn, “không thể phủ nhận”, nhưng đó không phải là chiến thắng của ông ta. Chiến thắng là “sức mạnh của tập thể, phải đánh đổi bằng sinh mạng của nhiều người”. Về quan điểm của chính phủ Nga, ông Medvedev nói rằng: “Bất cứ ai cũng có quyền đánh giá Stalin theo cách của mình, nhưng quan điểm của chính phủ Nga là rõ ràng, Stalin đã phạm những tội ác chống lại nhân loại và điều này là không thể tha thứ được, dù dưới sự lãnh đạo của ông ta, đất nước đạt được một số thành tựu”. Ông Medvedev cũng nhận định: “Nếu sau chiến tranh, đất nước ta đi theo con đường khác thì bây giờ chúng ta đã dân chủ hơn và phát triển kinh tế tốt hơn”. Ông cho rằng nếu nước Nga phát triển trong điều kiện tự do cạnh tranh, tôn trọng kinh tế cá thể và theo những nguyên tắc kinh tế hiện đại, thì mọi chuyện đã khác và không có cuộc khủng hoảng trong những năm 1989 - 1991. Sự thật dù đau đớn đến mấy vẫn là sự thật, và quyết định của Tổng thống Medvedev là một quyết định mang tính lịch sử, một quyết định dũng cảm; cho thấy có vẻ như ông đã có bản lãnh hơn, và với nhãn quan chính trị đó, ông đang thoát ra khỏi cái bóng của ông Putin. Dù gì đi nữa thì quyết định của ông đã làm thay đổi hình ảnh của nước Nga trong con mắt quốc tế và chắc chắn sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa Nga với Ba Lan và thế giới phương Tây. Mặt khác, dù còn những khác biệt, nhưng rõ ràng, nước Nga đang tiến dần tới quỹ đạo dân chủ. Đối với người Việt Nam thì điều đáng nói là, khi chính quyền Nga, đứng đầu là Tổng thống Medvedev đã rũ bỏ không thương tiếc hình ảnh của Stalin, thì Việt Nam vẫn “mũ ni che tai” và tiếp tục bưng bít thông tin, che giấu tội ác diệt chủng tầy trời này. Báo chí Việt Nam tuy ít nhiều có nhắc tới sự kiện Katyn và những nạn nhân Ba Lan sau vụ tai nạn máy bay của Tổng thống Ba Lan, nhưng không đề cập trực tiếp tới vai trò quyết định của Stalin. Và sự đưa tin nửa vời này cũng chỉ trên vài tờ báo có xu hướng cởi mở, chứ không phải các cơ quan truyền thông chính thống của nhà nước. Khi đến tham dự lễ tưởng niệm ở Nga, có lẽ ông Nguyễn Minh Triết đã hụt hẫng khi thấy hình tượng Stalin “thân thương” của ông đã vắng bóng trên đường phố thủ đô nước Nga; và xem ra chẳng có ai đồng tình với sự ấp ủ của ông và giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam “yêu biết mấy khi con vừa học nói, tiếng đầu lòng con gọi Stalin”. Quan trọng hơn cả là chính nước Nga đã “từ bỏ những di sản do Stalin để lại” thì lãnh đạo CSVN lại coi đó là “di sản” quan trọng nhất của họ. Ghi Chú: Bài viết sử dụng tài liệu của nhật báo Wyborcza -Tổng Thống Nga Medvedev chỉ trích phe bênh vực Stalin http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/10/091031_medvedev_stalin.shtml Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã lớn tiếng chỉ trích những ai có ý định phục hồi vị thế của cựu lãnh tụ Xô Viết Joseph Stalin. Hàng triệu người dân Liên Xô cũ chết dưới thời Stalin và ông Medvedev khẳng định không thể có lời giải thích thỏa đáng cho hành động của những người lãnh đạo hủy diệt chính nhân dân mình. Ông cũng cảnh cáo những người có ý định dối trá lịch sử và ủng hộ đàn áp. Một số chính trị gia Nga gần đây đã tô vẽ hình tượng Stalin với những nét tích cực hơn. Dưới thời Vladimir Putin làm tổng thống, Stalin thường được nhắc tới như một nhà lãnh đạo có năng lực, người đã đưa Liên bang Xô Viết trở thành một cường quốc. Chế độ tàn ác Ông Medvedev chỉ trích Stalin một cách khá bất thường trên một blog bằng video trên trang web của điện Kremlin. Blog này được đưa lên ngày Nga tưởng niệm hàng triệu người thiệt mạng dưới chế độ tàn ác Stalin kéo dài từ cuối thập kỷ 1920 đến khi ông qua đời năm 1953. Tổng thống Medvedev khẳng định hành động giết người hàng loạt của Stalin không thể có lời giải thích thỏa đáng Ông Medvedev nói ông không thể tưởng tượng nổi quy mô đàn áp dưới thời Stalin khi nhiều nhóm người bị tàn sát và thậm chí mất cả quyền được chôn cất. Ông tổng thống Nga nói nhiều người đang tìm cách biện minh cho chế độ đàn áp trong quá khứ, và ông cảnh cáo những người muốn xuyên tạc lịch sử. Bình luận của ông Medvedev như đập thẳng vào trào lưu xếp Stalin vào hàng lãnh tụ có năng lực đã làm thay đổi bộ mặt của Liên bang Xô Viết. Dưới thời Putin, người ta đã phải viết lại sách giáo khoa lịch sử, tô đậm những thành tựu của Stalin. Tại Moscow giờ thậm chí còn có một quán café mang chủ đề Stalin và một ga tàu điện ngầm với những khẩu hiệu nổi tiếng của Stalin trên tường. Ở miền bắc nước Nga, một nhà sử học điều tra về những tội ác của nhà cựu độc tài Xô Viết gần đây đã bị bắt. Dường như đang tồn tại một sự chia rẽ rõ rệt trong giới lãnh đạo Nga về đề tài vô cùng nhạy cảm này. Long Điền tổng kết các sự kiện liên quan đến Stalin về cuộc chiến Việt Nam: -Stalin nhận định thế nào về cuộc chiến Việt Nam và dùng đảng CSVN như thế nào trong mưu đồ bành trướng của Cộng Sản Quốc Tế: - Qua các tài liệu lịch sử thuộc khối Cộng Sản và khối Tự Do hiện nay đã giải mật cho thấy Stalin phạm nhiều tội ác nghiêm trọng nhưng bị bộ máy tuyên truyền của CS Liên Xô cố tình che dấu. Những việc làm, chủ trương của Stalin trong hệ thống chỉ huy Cộng Sản Quốc Tế với ý đồ bành trướng chủ nghiã Cộng Sản sang các nước khác trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, Stalin phải chịu trách nhiệm trước những tội ác của Chủ Nghiã Cộng Sản đối với nhân loại. -Việc mở trường đào tạo các cán bộ CSQT để xâm nhập và phá hoại ngay trên chính đất nước của họ với sự ủng hộ tài chánh và vật chất của CSQT. Những chủ trương độc ác làm phân hoá,chia rẻ ,phân chia giai cấp đã ảnh hưởng tai hại lâu dài cho Việt Nam,khiến cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Nhật kéo dài gây tang thương đổ vỡ cho đất nước Việt Nam. Hồ Chí Minh và các đảng viên CSVN trong khi thi hành các chủ trương của CSQT đã bỏ quên hay phản bội quyền lợi của Dân Tộc Việt Nam. Tội ác gián tiếp của Stalin đã là tác nhân gây ra cuộc nội chiến giửa hai phe Quốc, Cộng tại Việt Nam trong suốt 30 năm (1945-1975). -Ngoài các tội ác diệt chủng tại các quốc gia Đông Âu và sát hại hàng chục triệu dân Liên Xô khác chính kiến, Stalin còn mang tội ác cấu kết với Đức Quốc Xả để xâm chiếm các nước Đông Âu để cùng chia chác hưởng lợi mãi đến khi Đức Quốc Xả xâm lăng Liên Xô thì Stalin mới quay ra chống trả! -Hoàn toàn Stalin và các lãnh tụ CSQT chỉ lợi dụng CSVN cho mưu đồ bành trướng chủ nghiã Cộng Sản Quốc Tế và không hề biết đến sự tổn thất, đổ vỡ do chiến tranh gây ra trên các nước khác.Người đảng viên CSVN tham gia CSQT chỉ biết phục vụ cho "Thế Giới Đại Đồng" mà bỏ quên quyền lợi Dân Tộc Việt ! Có một vài lần Hồ Chí Minh hối hận,nghĩ đến quyền lợi Dân Tộc Việt Nam thì bị chính Stalin lên án cảnh cáo. Tóm lại Stalin một lãnh tụ của CS Liên Xô mang nhiều tội ác đối với nhân loại và trong cuộc chiến Việt Nam Stalin là kẻ gây chia rẽ trong hàng ngũ kháng chiến giải phóng Dân Tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Stalin hoàn toàn không có công gì với dân tộc Việt Nam như lời CSVN tuyên truyền, người dân VN ghi nhận tội ác của Stalin là dùng bọn tay sai CSVN du nhập chủ nghĩa Cộng Sản vào VN gây chia rẽ dân tộc, gây chiến tranh tàn phá đất nước VN chỉ để thoả mản tham vọng bành trướng chủ nghĩa CS trên toàn thế giới. 4-John Fitzgerald Kennedy: John F. Kennedy .Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/John_F._Kennedy John Fitzgerald Kennedy Thứ tự Tổng thống thứ 35 Nhiệm kỳ 20 tháng 1, 1961 – 22 tháng 11, 1963 Tiền nhiệm Dwight D. Eisenhower Kế nhiệm Lyndon B. Johnson Ngày sinh: 29 tháng 5, 1917 Nơi sinh Brookline, Massachusetts Ngày mất 22 tháng 11, 1963 (46 tuổi) Nơi mất Dallas, Texas Phu nhân Jacqueline Lee Bouvier Kennedy Đảng Dân chủ Chữ ký "John Fitzgerald Kennedy (29 tháng 5 năm 1917 – 22 tháng 11 năm 1963), thường được gọi là Jack Kennedy hay JFK, là tổng thống thứ 35 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963. Sự kiện Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 là một bước ngoặt trong dòng lịch sử Hoa Kỳ vào thập niên 1960, khi khắp thế giới thương tiếc ông và các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia đã đi theo quan tài đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Là chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử tổng thống Hoa Kỳ[1] (Theodore Roosevelt, ở tuổi 42, là chính trị gia trẻ tuổi nhất từng phục vụ trong cương vị tổng thống: vì là phó tổng thống đương chức, Roosevelt kế nhiệm tổng thống William McKinley bị ám sát vào tháng 9 năm 1901), Kennedy cũng là tổng thống trẻ tuổi nhất đã qua đời – ông sống được 46 năm và 177 ngày. Kennedy là tín hữu Công giáo Rôma, là người Mỹ gốc Ireland duy nhất trở thành ông chủ toà Nhà Trắng và là Tổng thống đạt giải Pulitzer duy nhất của Hoa Kỳ.[2] Ông cũng là ứng cử viên cuối cùng thuộc đảng Dân chủ đến từ một tiểu bang miền Bắc giành được thắng lợi trong một cuộc tuyển cử tổng thống, là tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20, và cho đến nay ông là tổng thống sau cùng qua đời khi đương chức. Các sự kiện chính trong nhiệm kỳ tổng thống của Kennedy gồm có: vụ khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, xây dựng Bức tường Berlin, cuộc chạy đua thám hiểm không gian, giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam và Phong trào Dân quyền. Ngày nay, ông được xếp hạng cao trong các cuộc thăm dò về uy tín của các tổng thống, nhưng Kennedy qua đời khi các dự định chính trị của ông đang còn dang dở.[3] Người kế nhiệm ông, Lyndon B. Johnson, đã hoàn tất tốt các chính sách về dân quyền khởi xướng bởi Kennedy." Có thể nói TT Kennedy là vị tổng thống can dự nhiều nhất vào chính quyền Việt Nam Cộng Hoà qua các sự kiện đáng ghi nhớ như sau: -Trong thời gian cầm quyền,tt Kennedy đã gia tăng số cố vấn quân sự rất nhanh (không có nhiệm vụ tác chiến)lên rất nhanh tại Nam Việt Nam từ con số 400 lên đến 17.000 người. nh ưng viện trợ kinh tế lại giảm, chỉ bằng phân nửa của những năm 1955 . - Sau đó TT Kennedy lại có ý định rút lui trong cuộc chiến Việt Nam vì lý do không thấy được chiến thắng mong đợi. Thực tế TT Kennedy áp dụng thuyết Domino (Domino theory) can dự vào Việt Nam vì lo sợ sự bành trướng chủ nghiã CS sau Đệ Nhị Thế Chiến và chủ thuyết Be Bờ (Containment Doctrine ) thiên về phòng thủ và ngăn chận sự bành trướng của CSQT,chỉ chấp nhận cuộc chiến tranh hạn chế ,chủ thuyết nầy bị phê phán là đánh giặc mà "Không cần thắng!" "No win policy". Do đó Hoa kỳ chỉ mong mỏi đạt được sự ngăn chận làn sóng đỏ từ Trung Cộng không lan ra thêm các nước vùng Đông Nam Á,ngoài ra Hoa Kỳ không mong muốn một chiến thắng nào trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đặt nặng quan tâm khu vực Châu Âu,trong đó quyền lợi liên quan của Hoa Kỳ nhiều hơn và quan trọng hơn so với Đông Nam Á.Vì thế TT Kennedy trong cuộc chiến VN rất lưỡng lự,không có thái độ dứt khoát tranh thắng với Khối Cộng.Ngược lại Liên Xô trợ giúp rất nhiều cho khu vực Á Châu, vì nơi nầy dể hoạt động mở rộng cho Chủ Nghiã CSQT, đồng thời để dành ảnh hưởng với Trung Cộng qua các nuớc CS đàn em.Liên Xô và Trung Cộng chạy đua chi viện để tạo uy tín riêng,nhờ vậy mà CSVN được nhiều mặt thuận lợi hơn so với Miền Nam Việt Nam. -Trong thời điểm TT Kennedy cầm quyền tại Hoa Kỳ ,ngày 17 tháng 4 1963 các chuyên viên tình báo trong Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ đã đệ trình cho Tổng Thống các lượng định tình báo như sau: (Trong quyển Estimative Products on VietNam 1948-1975 do NXB National Intelligenca Council Tài liệu giải mật c ủa tinh báo Quốc Gia Hoa Kỳ cho phổ biến năm 1995) PROSPECTS IN SOUTH VIETNAM 17 April 1963 from National Intelligence Council(NIC). THE PROBLEM (pages 186-198) To assess the situation and prospects in South Vietnam, with special emphasis upon the military and political factors most likely to affect the counter -insurgency effort. CONCLUSIONS A. We believe that Communist progress has been blunted and that the situation is improving. Strengthened South Vietnamese capabilities and effectiveness, and particularly US involvement, are causing the Viet Cong increased difficulty, although there are as yet no persuasive indications that the Communists have been grievously hurt. (Paras. 27.28) B. We believe the Communists will continue to wage a war of attrition, hoping for some break in the situation which will lead to victory. They evidently hope that a combination of military pressure and political deterioration will in time create favorable circumstances either for delivering a coup de grâce or for a political settlement which will enable them to continue the struggle on more favorable terms. We believe it unlikely, especially in view of the open US commitment, that the North Vietnamese regime will either resort to overt military attack or introduce acknowledged North Vietnamese military units into the south in an effort to win a quick victory. (Paras. 29.31) C. Assuming no great increase in external support to the Viet Cong, changes and improvements which have occurred during the past year now indicate that the Viet Cong can be contained militarily and that further progress can be made in expanding the area of government control and in creating greater security in the countryside. However, we do not believe that it is possible at this time to project the future course of the war with any confidence. Decisive campaigns have yet to be fought and no quick and easy end to the war is in sight. Despite South Vietnamese progress, the situation remains fragile. (Para. 3~2) Tạm dịch: Toàn cảnh Miền Nam Việt Nam lượng định ngày 17 tháng 4 1963 của Hội đồng Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ (HĐTBQG). Vấn đề (Từ trang 186-198) Lượng định về tình hình và toàn cảnh Nam VN, Với sự nhấn mạnh đặc biệt về quân sự và nhân tố chính trị tương tự như một nổ lực trị an chống thế lực nổi dậy. Tổng kết: Chúng tôi tin rằng những tiến bộ của CS đã được bạch hoá và tình hình đang được tăng trưởng . Khả năng và hiệu quả của Nam VN được tăng cường và đặc biệt sự tham dự của Hoa Kỳ đó là nguyên cớ gia tăng sự khốn khó cho Viet Cộng ,mặc dù chưa có chỉ dấu thuyết phục là Cộng quân đã bị thiệt hại nghiêm trọng.( đoạn 27-28) Chúng tôi tin rằng Cộng quân sẽ tiến hành cuộc chiến bằng phương cách đành tiêu hao sinh lực,hy vọng những tình hình biến chuyển có thể dẩn đến chiến thắng. Họ hy vọng hiển nhiên rằng sự kết hợp giửa áp lực quân sự và tình hình suy thoái chính trị sẽ phát sinh đúng lúc những tình huống đầy triển vọng cho m ột kết thúc ân huệ sau cùng hay một cuộc sắp đặt chính trị mà điều đó sẽ dẩn dắt họ đến một chu kỳ đấu tranh khác thuận lợi hơn. Chúng tôi tin tưởng về điều đó một cách khác, đặc biệt trong nhản quan của sự cam kết mở rộng của Hoa Kỳ, rằng chế độ Miền BắcVN sẽ trông cậy vào các cuộc tấn công quân sự hay sự thừa nhận công khai các đơn vị quân sự Bắc Việt đưa vào Nam trong nổ lực sẽ đem lại chiến thắng nhanh chóng.(đoạn 29-31) Giả sử rằng không có viện trợ từ nước ngoài gia tăng cho Việt Cộng, sự thay đổi và tăng trưởng trong thời gian qua cho thấy rằng Việt Cộng có thể theo đuổi giải pháp quân sự và phát triển xa hơn qua việc mở rộng khu kiểm soát của chính phủ (MNVN) và gia tăng an ninh trong khu vực thôn quê.Tuy nhiên chúng tôi không tin rằng đây là thời điểm có thể hoạch định kế hoạch tương lai của cuộc chiến với sự tin tưởng. Cho dù các chiến dịch chưa được tìm ra và sự chấm dứt chiến tranh không thể nhanh chóng và giản dị. Cho dù Miền Nam có tiến triển ,nhưng tình hình rất dể đổ vỡ http://www.rfamobile.org/vietnamese/in_depth/JFK_effort_for_Vietnam_NAn-20050607.html Cựu Tổng thống Kennedy đã từng bí mật liên lạc với Liên Xô nhằm giải quyết cuộc chiến Việt Nam 2005-06-07 Nguyễn An, phóng viên đài RFA Qua trung gian chính phủ Ba Lan Tài liệu mới giải mật từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy là ngay từ tháng tư năm 1962, Tổng thống Kennedy đã uỷ nhiệm cho đại sứ tại Ấn Độ là ông John Kenneth Galbraith tìm cách tiếp xúc với Bắc Việt, thông qua trung gian là một nhà ngoại giao Ân độ. Trong khi đó, tài liệu của Ba Lan cho biết đầu năm 1963, Hoa Kỳ cố gắng liên lạc với Liên Xô, qua trung gian của chính phủ Ba Lan. -Theo tài liệu từ quyển Encyclopedia of The VietNam War ( Bộ Từ Điển Bách Khoa về Chiến tranh VN lớn nhất gồm bộ 3 quyển 1196 trang khổ lớn với nhiều tài liệu,minh hoạ,cập nhật đầy đủ )của Spencer C. Tucker,NXB ABC-CLIO ,England năm 1998, trang 332 nhận định về TT Kennedy như sau: "Kennedy,John Fitzgerald (1917-1963). President of the United States,1960-1963.His policy in Vietnam led to a neutralization of Laos,a dramatic increase in U.S. military led to and advisors in South VietNam, and complicity in the overthrow of the government of Ngô Đình Diệm... Kennedy was a strong supporter of the Truman Doctrine,although he denounced the Truman administration for the 1949Communist victoriy in China. In 1953 the citizens of Massachusetts elected him to the U.S.Senate,where he showed continuing interrest in foreing affairs as a critic of Eisenhower administration policies…. Although Diem's government accepted military reform and adopted the Stragetic Hamlet program, Diem becameincreasingly less willing to accept U.S. adviceon political reform. Thus ,the Kennedy administration focused on increasing efficiency in the war effort;for example,providing helicopters and establishing a command-level headquarters, the Military Assistance Command,Vietnam(MACV),in 1962. Continuing Pathet Lao offensives in Laos and NorthVietnamese exploitation of the Ho Chi Minh Trail led the Kennedy administration to attempt to renegotiate the neutrality of Laos, which was suppose to have been agreed on in the 1954 Geneva Accords. The Kremlin, which had been supplying arms to the Communist Pathet Lao in Laos since 1960, assured Assistant Secretary of State for East Asian Affairs W. Averell Harriman that they would cooperate in keeping the DRV from using Laos as a corridor into South Vietnam.Kennedy sent U.S.Marines to the Thai-Lao border,sent the Seventh Fleet to the region,and obtained the neutralization of Laos at Geneva in July 1962. But the DRV did not withdraw its troops or cease exploitation of the Trail. The United Statas accepted a false neutrality in southern Laos in return for preservation of a shaky neutrality in northern Laos,but conceded the Lao corridor to the Communist anh severely limited U.S. strategic options." Tạm dịch: Kennedy,John Fitzgerald (1917-1963 ) Tổng thống Hoa Kỳ từ 1960-1963. "Chính sách của ông tại Việt Nam đã dẩn đến tình trạng trung lập tại Lào,sự gia tăng quân sự Hoa Kỳ đầy ấn tượng tại Nam Việt Nam bằng hình thức các cố vấn quân sự và sự đồng lỏa trong cuộc lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm…. TT Kennedy là người ủng hộ mạnh mẻ chủ thuyết Truman,mặc dù ông đã từng lên án chính phủ Truman gây ra chiến thắng của Cộng Sản tại Trung Hoa năm 1949. Năm 1953 cử tri tại Masschusetts đã bầu ông lên chức vụ nghị sĩ Hoa Kỳ, đồng thời tại đó ông tiếp tục viện dẩn quyền lợi quốc ngoại để chỉ trích chính sách của TT Eisenhower…. Cho dù chính phủ của TT Diệm chấp nhận cải tổ quân đội và nuôi dưởng Quốc Sách Ấp Chiến Lược, nhưng ông Diệm lại gia tăng mức độ giảm thiểu sự chấp nhận các cố vấn Hoa Kỳ về cải tổ chính trị. Vì vậy, chính phủ Kennedy đặt trọng tâm vào việc tăng cường hiệu quả của nổ lực chiến tranh; cụ thể là cung ứng các trực thăng và hệ thống chỉ huy, Hệ thống Chỉ Huy và Cố Vấn tại Việt Nam năm 1962(cơ quan MACV) Tiếp tục tấn công Pathet Lào tại Lào và CS Bắc Việt sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh đã dẩn dắt chính phủ Kennedy tái cứu xét sự trung lâp của quốc gia Lào, điều mà đã được thỏa thuận trong Hiệp Định Geneva năm 1954. Điện Cẩm Linh, nơi cung cấp vũ khí cho Pathet Lào từ thập niên 1960, đoan chắc với W.Averell Harriman Phụ tá Ngoại Trưởng HK đặc trách Đông Á Sự Vụ, là họ sẽ hợp tác để giử cho Bắc Việt không sử dụng Lào như là một hành lang xâm nhập vào Nam Việt Nam. TT Kennedy đã gởi TQLC /Hoa Kỳ vào biên giới Thái Lào, đồng thời điều động Đệ Thất Hạm Đội vào vùng và đạt được sự trung lập của Lào từ tháng 7.1962. Nhưng CSBV không rút quân và không chấm dứt sử dụng đường mòn HCM. Hoa Kỳ chấp nhận sự trung lập giả tạo tại Nam Lào để đổi lấy sự duy trì trung lập tại Bắc Lào nhưng phải chấp nhận thua thiệt trong việc Cộng Sản sử dụng đường mòn HCM và đã làm hạn chế nghiêm trọng thế chiến lược đã được chọn lựa của Hoa Kỳ." 2-Trước đó TT tiền nhiệm Eisenhower, người có nhiều kinh nghiệm đối đầu với CSQT, đã khuyên TT Kennedy một ngày trước khi ông nhậm chức: Lào là trọng điểm của Đong Nam Á, là chìa khóa để vào Thái Lan và Nam Việt Nam, bằng mọi giá phải bảo vệ Lào,nếu thất bại tại Lào là đồng nghĩa với Mỹ phải cuốn cờ tại Nam Việt Nam và các nơi khác !Chọn lựa Trung Lập Hoá Lào với mong mỏi là CSBV không dùng con đường mòn HCM và đất Lào để làm bàn đạp tiến chiếm Miền Nam Việt Nam rỏ rang TT Kennedy chưa có kinh nghiệm xương máu với CSQT và CSVN.Chúng luôn dùng các cuộc thương lượng để lường gạt,che dấu mưu đồ đen tối là nhuộm đỏ Đông Dương và cả Đông Nam Á. Nhưng thực ra TT Kennedy không còn chọn lựa nào khác vì thời điểm đó Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế đang lớn mạnh và ý đồ của CS Liên Xô vẫn còn muốn tiêu diệt chủ nghĩa Tư Bản toàn thế giới chứ họ chưa thừa nhận sự thất bại chiến lược của CSQT như thập niên 90 sau nầy.Cuộc thương lượng của TT Kennedy với Liên Xô là để trì hoản leo thang chiến tranh mà lúc đó các nước Tư Bản lớn trên toàn thế giới trút gánh nặng ngăn chận "Làn Sóng Đỏ" cho cường quốc Hoa Kỳ!!! -Nhận định của Long Điền về các quyết định của TT Kennedy trong cuộc chiến Việt Nam: 1-Trong việc thương lượng với Liên Xô về tình trạng Trung Lập tại Lào và việc sử dụng đường mòn HCM,TT Kennedy đã sai lầm và bị thua thiệt quá nhiều trong thế chiến lược dẩn đến làm mất Miền Nam Việt Nam.Bởi vì một khi đã mất Lào hay Lào bị CSBV sử dụng đường mòn HCM để xâm nhập vào Miền Nam Việt Nam thì coi như sự thất trận tại MNVN đã được an bài. 2-“Nếu chúng ta cần phải chiến-đấu ở Đông-Nam-Á vậy thì hãy chiến-đấu ngay ở Việt-Nam. Ít ra ở đó người Việt-Nam còn có quyết-tâm và ý-chí chiến đấu để tiêu diệt cộng-sản. Có đến một triệu người tị-nạn Cộng-sản đang ở tại miền Nam. Việt-Nam chính là nơi mà chúng ta muốn.” lời TT Kennedy. 3-Quyết định ủng hộ (bật đèn xanh) cho một số tướng lảnh đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, một tổng thống hợp hiến do dân cử, là can thiệp vào công chuyện nội bộ của VNCH,là một quyết định sai lầm làm hạ uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Các đồng minh của Hoa Kỳ không còn tin tưởng vào sự viện trợ vô tư của Hoa Kỳ,mà là viện trợ với ý định lèo lái quốc gia đó. 5-Richard Nixon. Richard Milhous Nixon "(January 9, 1913 – April 22, 1994) http://vi.wikipedia.org/wiki/Richard_Nixon Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Thứ tự Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ Nhiệm kỳ 20 tháng 1 năm 1969 – 9 tháng 8 năm 1974 Tiền nhiệm Lyndon B. Johnson Kế nhiệm Gerald Ford Ngày sinh: 9 tháng 1 năm 1913 Nơi sinh Yorba Linda, California Ngày mất 22 tháng 4, 1994 (81 tuổi) Nơi mất New York, New York Phu nhân Thelma Catherine Patricia Ryan (Pat) Nixon Đảng Cộng hoà Chữ ký Richard Milhous Nixon (9 tháng 1, 1913 – 22 tháng 4, 1994) là Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ nhiệm kì phục vụ từ 1969 đến 1974. Ông là Tổng thống duy nhất đã từ chức khỏi nhiệm sở. Vụ Watergate Vụ Watergate là một vụ bê bối chính trị trên chính trường Mỹ, từ năm 1972 đến năm 1974, dẫn đến việc Tổng thống Richard Nixon phải từ chức. Vụ việc xảy ra vào thời điểm Chiến tranh Việt Nam, khi chính quyền Nixon đã lạm dụng quyền lực để ngăn cản phong trào phản chiến và lực lượng chính trị đối lập là Đảng Dân chủ. Có thể tóm tắt vụ việc như sau. Sau khi bắt năm "tên trộm" đột nhập văn phòng của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate (Washington D.C.) vào ngày 17 tháng 6 năm 1972, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) lần ra manh mối của chiến dịch do thám này: chính các nhân vật thân cận của Tổng thống Nixon, cùng với ủy ban vận động bầu cử của ông đã tổ chức vụ đột nhập này nhắm vào đối thủ chính trị là Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, các kết quả điều tra của FBI đã bị ỉm đi dưới những âm mưu che đậy của Nhà Trắng cho tới khi hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post công bố trên mặt báo. Quốc hội Mỹ bèn lập ủy ban điều tra. Trước nguy cơ bị quốc hội phế truất, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức. Nixon's Vietnam War by Jeffrey P. Kimball Hardcover: 528 pages ISBN: 0700611908 Publisher: University Press of Kansas Publish Date: July 15, 2006 A review by John Rincon Peace Without Honor In Jeffrey Kimball's highly acclaimed 1998 book entitled, Nixon's Vietnam War, the author looks to set the record straight defining "Richard Nixon's critical role" in shaping United States policy in Vietnam from 1969 through the signing of the Paris Peace Accords in January 1973. The book has a small section reserved for a review of Nixon's political career and the development of his staunch anti-communist agendas. For the most part however the book deals with the years of the Nixon Presidency and how he, along with Henry Kissinger endeavored to bring "peace with honor," for the United States and end the war in Southeast Asia. Nixon's Vietnam War, is not meant to be a full length study of United States military strategy and the tactics on the battlefield, rather it is richly detailed look behind the scenes at Nixon's attempts, both publicly and secretly, to bring a close to America's longest war. The book is basically broken into three sections, each looking at specific issues that show how Nixon and his right hand man, Kissinger, map out a strategy to finalize a peace in Vietnam. In the first section, Kimball delves into Nixon's psychological make-up. Kimball does not pretend to be a "psychohistorian," be he weaves a fascinating story of Nixon's personality disorders that have been documented over the years by both psychohistorcial biographers, and "conventional" biographers. Though Kimball concedes that Nixon was an extremely intelligent man, he (Kimball) feels Nixon suffered from various alleged psychological disorders that impeded his ability to make certain policy decisions. Kimball theorizes that the American public for the most part understood these internal conflicts inside Nixon's mind. Polls during Nixon's Presidency indicate that voters could "simultaneously perceive him as a discredited, evil president while honoring him for his grasp of foreign policy." Kimball also contends that Nixon was aware of his dark side. He quotes Nixon once telling an advisor that, "you've got to be a little evil to understand those people out there. You have to have known the dark side of life to understand those people." Kimball agrees with the thinking of the noted psychohistorical biographer James David Barber, who diagnoses Nixon as an "active-negative," that is, someone who has a "fundamentally aggressive character but controlled his anger, keeping his frustrations within himself." This manifested itself in his behavior towards Vietnam in the form of the "madman" theory. Nixon stated he wanted North Vietnam, "to believe I've reached a point where I might do anything to stop the war." He wanted to slip Hanoi the word that, "for god's sake, you know Nixon is obsessed with communism. We can't restrain him when he is angry-and he has his hand on the nuclear button." With this mentality Nixon develops his foreign policy for Southeast Asia. A type of good cop, bad cop scenario, with Nixon the bad cop and Kissinger doing all he can to stop Nixon from "pushing the button," the good cop. Of course this rational never really did much good regarding the North Vietnamese, they had been threatened with annihilation many times previously, first by China, then France, then Japan, and now the United States. The powers in North Vietnam didn't really believe that Nixon would use tactical nuclear weapons in Southeast Asia. They called his bluff, and continued negotiating from a position of strength. The strength that came from knowing they had time on their side. One day the United States would grow weary of fighting this war of attrition, and realize the best option, like the French and Chinese was to get out. The second part of the book looks at the military means Nixon used hoping to bring about a negotiated settlement. Those means were the continued bombing of North Vietnam, the secret bombing of the Viet Cong enclaves outside South Vietnam, the later incursions into Cambodia and Laos, and the rapid escalation of Vietnamization. As Henry Kissinger talked about peace in Paris, Nixon unleashed the full might of American air power against North Vietnam. These bombing raids, code named Linebacker and Linebacker II, were designed to force the North Vietnamese into hard-core negotiations by having them realize that Nixon was not going to ease up until a peace was brokered. Kimball's contention is that for the most part these bombing raids were a failure, based on the fact that North Vietnam was not an industrial based country. Towards the end of the war there were simply no military targets left to hit, only the ones that would cause death and hardship for the civilian population. This is one of the parts of the book in which I hoped Kimball would have gone into further detail and explanation. What was the strategy behind these raids, how did they hurt or help the United States both strategically as well as publicly, and why did Nixon continued to bomb even when he and Kissinger knew that it was making very little impact on the North, except for civilian casualties? One of the better aspects of the book are the chapters regarding America's incursions into Cambodia and Laos. This is certainly not a definitive account dissecting both incursions. However, Kimball does a credible job in attempting to convey how and why Nixon and Kissinger thought these actions would force the North Vietnamese officials to realize there was no way they could win the conflict. Both the secret bombings of Cambodia and Laos along with the ground strikes into both countries garnered mixed results. On the one hand they did capture a large array of weapons, food, medicine, and documents, but by the same token they did very little in ultimately destroying the North's ability to supply the Viet Cong and North Vietnamese Army (NVA) units in the south. Both operations at best, only limited the movement of men and material down the Ho Cho Minh trail for a short duration. In 1969, then Secretary of Defense Melvin Laird coined the phrase "Vietnamization." This was the phrase Nixon and his cabinet would use to describe U.S. de-escalation in Vietnam while handing over the day to day duties of the war to their South Vietnamese counter-parts. There is still quite a debate whether Vietnamization was a realistic goal for the Nixon Administration. Kimball mentions many times that the South Vietnamese proved that their military was incapable of dealing with mounting pressure from Viet Cong and NVA military units. He further states that the South Vietnamese Government was almost completely controlled by U.S authority and their ability to resist a sizable and concerted effort by the North was always in question. This was proved beyond a shadow of a doubt by the invasion of Laos in 1971. Code named Lam Son 719, the invasion was to be a "coming out" for Vietnamization. Only the South Vietnamese troops would be involved, with limited help provided by U.S. advisors. The invasion was a shambles from the start. Without U.S. military personnel on site to coordinate infantry, air, and artillery, the South Vietnamese strike force failed to reach most, if not all of their objectives. An operation thought to take weeks only lasted a few agonizing days before the South Vietnamese military was forced back across the border. Nixon and Kissinger were thoroughly embarrassed by the operation; Kimball believes Nixon realized that full Vietnamization would never be attained without a promise of massive U.S. fire power. Especially if the North ever decided to initiate a full-scale invasion of the South, once the United States pulled-out. The final part of the book and one that receives the most in-depth study is the process of the peace talks in Paris between Kissinger and North Vietnamese officials. Kimball focuses on Nixon's and Kissinger's interpretation of events, rather than examining what the North Vietnamese were trying to achieve. Both Nixon and Kissinger seriously doubted that the North could go on fighting indefinitely due to the Linebacker bombing raids. They failed to understand the determination of their foe and the casualties they were willing to withstand to gain the upper hand in the negotiations. One issue that Kimball does discuss thoroughly is that of South Vietnamese President Nguyen Van Thieu's opposition to the Paris Peace Accords. Thieu was extremely concerned because both Nixon and Kissinger failed miserably to keep him in the "loop" while negotiating the cease-fire agreement with the Communists. In fact, Thieu for the most part was exempt from the entire peace mediation process. Thieu loathed the final draft of he accords in 1973 that allowed Viet Cong and NVA units then in the South Vietnam to remain in place and not be forced to pull back beyond the border of the two countries. Thieu realized this would mean suicide for his country and only signed the agreement after intense pressure from Nixon and the promise of massive retaliation if the North would ever break the peace agreement. This is probably the saddest aspect to the Paris Peace Accords, signed on 27 January 1973. That is, the fact that in a few short months the controversy surrounding Watergate would lead to Nixon's resignation and congressional limitation for a military response in South Vietnam. Both Nixon and Kissinger said they would achieve "peace with honor," in Vietnam. Instead Kimball implies they sold Thieu's government "down the river." This was done mostly for political gain and without a policy in place to aid South Vietnam once U.S. forces pulled-out of a country where they had been fighting for almost nine years. Nixon's Vietnam War is Jeffrey Kimball's second book about America's involvement in Southeast Asia. Though the book has flaws that I have mentioned in the review, I believe this is mandatory reading for all those interested in getting a closer look at Nixon's policies regarding the war in Vietnam. The book is useful for those trying to piece together the events leading up to the final peace negotiations in Paris in 1973, how those negotiations were carried out, what repercussions they had for South and North Vietnam, and finally, how this period altered the views now held about Nixon and Kissinger in world history. Đây là quyển sách nổi tiếng của Giáo sư Sử Học Jeffrey Kimball với tựa đề :"Chiến tranh Việt Nam của Nixon" NXB University Press Of Kansas,498 trang, ấn bản 1998.Phần bình luận sách do John Rincon Lược dịch : Trong quyển sách rất nổi tiếng"Chiến Tranh Việt Nam của Nixon " tác giả Jeffrey Kimball trực diện khẳng định phê phán vai trò của Richard Nixon trong chính sách của Hoa Kỳ khởi sự từ 1969 cho đến Hiệp Định Hoà Đàm Paris 1973.Quyển sách có một phần nhỏ dành riêng duyệt xét sự nghiệp chính trị và tiến trình nghị sự chống Cộng vửng chắc của ông.Nhiều phần trong quyển sách mô tả nhiệm kỳ của tổng thống Nixon và bằng cách nào sự cộng tác với Kissinger để mang lại Hoà Bình trong Danh Dự cho Hoa Kỳ và sự chấm dứt cuộc chiến ở Đông Nam Á….. Cuốn sách chia ra 3 phần ,mỗi phần đưa ra kết quả cụ thể làm thế nào mà Nixon và cánh tay phải của ông ta (Kissinger) hoạch định chiến lược Kết Thúc Cuộc Chiến bằng Hoà Bình tại Việt Nam.Trong phần đầu của quyển sách, Kimball đào sâu vào đặc tính cấu trúc tâm lý của Nixon. Kimball không làm ra vẽ một nhà Nghiên Cứu Tâm lý Tiểu Sử mà ông len lỏi đi vào những phần thú vị về nhân cách bất trật tự của Nixon mà đã được ghi nhận trong tiểu sử và tâm lý tiểu sử trong nhiều năm dài.Cho dù Kimball thừa nhận sự thông minh tuyệt vời của Nixon,nhưng ông ta cảm nhận một cách chính xác sự chịu đựng chứng tâm lý bấn loạn của Nixon đã làm cản trở trong việc quyết định chính sách….. Nhận định của TT Richard Nixon về Cuộc Chiến VN 1955-1975: Muốn tìm hiểu đầy đủ và trung thực về cuộc chiến VN 1945-1975 cần phải xem The Pentagon Papers gồm 2 phần: 7000 trang. Giải Mật 14.6.2011(bao gồm 1GB.51) và 28.000 trang của National Security Archive từ George Washington University (chi tiết giữa Henry Kissinger và Chu Ân Lai ) Pentagon Papers (Hồ sơ Ngũ Giác Đài) http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/ Nguyên bản tiếng Anh Trình bày Việt Ngữ : http://doigio.wordpress.com/2012/04/13/pentagon-papers-sau-40-nam-bi-m%E1%BA%ADt/ Pentagon Papers — Sau 40 Năm Bí Mật 1-Chiến tranh Việt Nam kết thúc sau bắt tay giữa hai siêu cường? http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/Vietnam-war-ended-with-a-shaking-hand-Between-two-powerful-countries-NgTran-04292010224409.html Ngọc Trân, thông tín viên RFA 2010-04-29 Chiến tranh Việt Nam đã lùi vào quá khứ 35 năm, thế nhưng trong những năm qua, rất nhiều người Việt và cả người Mỹ vẫn còn nhiều thắc mắc liên quan tới cuộc chiến này. Photo courtesy Nixonfoundation.org Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh vào năm 1972. Để cùng nhau ôn lại lịch sử liên quan tới cuộc chiến, nhất là chuyến đi của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc cách nay gần 40 năm, nơi đó hai bên Mỹ - Trung đã ra Thông cáo Thượng Hải và rồi Hiệp định Paris được ký kết, dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam và tiếp theo là sự sụp đổ của Sài Gòn 35 năm trước. Quan điểm thay đổi Như chúng ta đã biết, thuyết domino về Chủ nghĩa Cộng sản có từ thời Tổng thống Eisenhower. Thuyết này cho rằng khi phong trào cộng sản ở Trung Quốc thành công, nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản ở Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam, sẽ làm cho các nước Đông Dương khác rơi vào tay cộng sản, đe dọa các nước còn lại trong khu vực như: Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Úc... Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương. Tổng thống Nixon Ông Richard Nixon là người ủng hộ thuyết domino và là một trong những nhân vật nổi tiếng chống cộng. Đó là một trong những lý do ông được chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống, đứng trong liên danh với ông Eisenhower, ứng cử viên Tổng thống, và liên danh này đã đắc cử. Trong thập niên 50s, khi còn là Phó Tổng thống, ông Nixon đã từng lên tiếng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì nước này là cộng sản. Ông đã nói: “Chúng ta có thể thấy Trung Quốc là nguyên nhân cơ bản của tất cả mọi rắc rối của chúng ta ở châu Á. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta đã không có chiến tranh ở Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không phải là nước cộng sản, chúng ta không có cuộc chiến ở Đông Dương”. Thế nhưng, năm 1969, khi trở thành Tổng thống, ông Nixon đã thay đổi chính sách về cộng sản. Có lẽ do sức ép của người dân Mỹ muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như nhận thức của Hoa Kỳ về giá trị chiến lược trong việc cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, đã làm cho cho Tổng thống Nixon thay đổi. Trong một thông điệp gửi đến người dân Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, ngày 7 tháng 4 năm 1971, Tổng thống Nixon đã nói: “Vấn đề rất đơn giản đó là như thế này: chúng ta sẽ rời khỏi Việt Nam theo cách mà - bởi những hành động của chính chúng ta - cố ý chuyển giao đất nước cho những người Cộng sản? Hay là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Kế hoạch của tôi sẽ chấm dứt sự tham gia của người Mỹ theo cách sẽ cung cấp cho miền Nam cơ hội đó. Và một kế hoạch khác sẽ kết thúc nó một cách vội vàng và trao chiến thắng cho những người Cộng sản”. Và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon năm 1972, đã giúp Hoa Kỳ chấm dứt sự tham gia trong chiến tranh Việt Nam, theo một trong hai cách mà Tổng thống Nixon đã đưa ra, cũng có thể không phải là cách mà Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ và nhiều người Việt mong đợi. Thế nhưng chuyến đi này của Tổng thống Nixon đã đã làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu cũng như lập ra một trật tự thế giới mới. Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration. Trung - Mỹ bắt tay? Cũng xin nhắc lại rằng, do có những mâu thuẫn với Liên Xô, một nước XHCN anh em của Trung Quốc, và nhất là sau lần đụng độ quân sự ở biên giới giữa hai nước hồi tháng 8 năm 1969, dẫn đến việc Liên Xô đưa ra các kế hoạch chi tiết cho một cuộc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, nên Mao Trạch Đông lo ngại và muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để Trung Quốc rảnh tay mà đối phó với Liên Xô. Phía Hoa Kỳ cũng muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, giúp kết thúc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã gây chia rẽ nước Mỹ, nên tháng 7 năm 1971, ông Nixon đã phái ông Henry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia, bí mật đến Trung Quốc để sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon đến nước này. Và rồi cả thế giới đã bị sốc khi biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ có ý định đến thăm Trung Quốc vào năm sau, 1972. Là chúng ta sẽ rời khỏi theo cách, cho người miền Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để tồn tại như là những người tự do? Tổng thống Nixon Mặc dù Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ với lý do đã nêu trên, thế nhưng Trung Quốc cũng muốn ông Nixon phải bày tỏ trong tuyên bố của mình rằng, Tổng thống Hoa Kỳ “rất thèm” được đến thăm Trung Quốc, và rằng Trung Quốc rất “độ lượng” khi để ông Nixon đến thăm. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Nixon nói: “Tuyên bố bây giờ tôi phải đọc, đang được ban hành ở Bắc Kinh cũng như ở Hoa Kỳ rằng: Được biết Tổng thống Nixon đã bày tỏ mong muốn đến thăm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chu Ân Lai, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mở lời mời Tổng thống Nixon đến thăm Trung Quốc vào một ngày thích hợp trước tháng 5 năm 1972. Tổng thống Nixon đã nhận lời với niềm hân hạnh”. Thông cáo Thượng Hải Tổng thống Richard Nixon thăm quân đội Mỹ tại Việt Nam năm 1970. AFP PHOTO. Trước chuyến đi của Tổng thống Nixon là chuyến đi của ông Kissinger đến Trung Quốc vào mùa hè năm 1971, tại đó ông Kissinger cũng đã cùng với ông Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc, đưa ra bản thảo về Thông cáo Thượng Hải. Hai bên đã nhận ra rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều điểm không thể thỏa hiệp, cho nên Chu Ân Lai đề nghị lập một bản thông cáo không chính thức và hai bên chấp nhận những điểm bất đồng, mỗi bên nêu rõ quan điểm của mình trong các phần riêng biệt khi cần thiết. Và sau đó, tuần lễ cuối cùng của tháng 2 năm 1972, một chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài một tuần của Tổng thống Nixon ở Trung Quốc. Vào ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm này, ngày 28 tháng 2, tại Thượng Hải, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ban hành một thông cáo chung, còn gọi là Thông cáo Thượng Hải. Những điểm chính trong thông cáo Thượng Hải là, hai nước cam kết đi đến bình thường hóa, sẽ cùng nhau hợp tác trao đổi trên nhiều lĩnh vực, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc và hai bên cam kết giải quyết vấn đề Đông Dương trong đó có chiến tranh Việt Nam. Trong thông cáo cũng có một đoạn “ám chỉ” Liên Xô khi tuyên bố rằng, hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc “không nước nào được phép tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và mỗi nước chống lại các nỗ lực của bất kỳ nước nào hoặc nhóm các nước khác nhằm thiết lập quyền bá chủ”. Một trong những điểm chính đã nêu trong Thông cáo Thượng Hải là quan điểm của hai nước về sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Thông cáo nêu rõ, phía Trung Quốc ủng hộ hoàn toàn “Đề nghị 7 điểm” của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do bà Nguyễn Thị Bình đưa ra trong lần đàm phán ngày 1 tháng 7 năm 1971. Trong “Đề nghị 7 điểm” này, bà Bình kêu gọi Mỹ đưa ra thời hạn rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi miền Nam và xóa bỏ chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Và rồi, như mọi người đều biết, Hiệp định Paris đã được ký gần một năm sau đó. Chiến tranh Việt Nam cũng đã kết thúc cách nay 35 năm, như là một thỏa thuận giữa các nước lớn với nhau. 2-Một số điểm chính trong tài liệu về cựu TT Nixon vừa được công bố: http://www1.voanews.com/vietnamese/news/a-19-2009-06-26-voa1-81425542.html Thứ Sáu, 26 tháng 6 2009 Theo tin của tờ Los Angeles Times và New York Times số ra thứ ba ngày 23 tháng sáu, nhiều băng ghi âm và hàng chục ngàn trang tài liệu từ thời chính quyền của tổng thống Nixon đã được công bố. Một trong những điều quan trọng được tiết lộ qua những tài liệu này là những gì liên quan đến Hiệp định Paris nhắm kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Lan Phương sẽ đem đến quí thính giả những điểm chính của các tài liệu vừa được công bố, mời quí thính giả theo dõi trong Câu chuyện Nước Mỹ tuần này. Những cuốn băng được bí mật ghi âm tại phòng bầu dục Tòa Bạch Ốc trong tháng giêng và tháng hai năm 1973 cùng với hàng chục ngàn trang tài liệu đã đưa ra ánh sáng về nhiều giây phút căng thẳng trong lịch sử Hoa Kỳ. Đó là những tài liệu liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam, quyết định của Tối Cao Pháp Viện liên quan đến quyền phá thai, vụ tai tiếng Watergate đưa đến việc Tổng thống Nixon phải từ chức để khỏi bị luận tội cũng như đến hành động của Israel có thể làm dấy lên cảm nghĩ bài Do Thái tại Hoa Kỳ. Theo những gì mới được tiết lộ trong các băng ghi âm, trong lúc tổng thống Nixon cho thương thuyết để Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp vào Việt Nam, ông đã gặp trở ngại do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không muốn ký bản hòa ước đề nghị, bởi lẽ ông lo sợ rằng bản hiệp định này sẽ chỉ đặt miền nam vào một vị thế đầy tổn thương, tạo điều kiện cho miền bắc dễ thôn tính. Nhiều cuộc đàm thoại và điện đàm xoay quanh áp lực mà chính quyền của tổng thống Nixon áp đặt lên tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để buộc ông phải chấp nhận bản hòa ước này, từ chuyện đe dọa cắt hết viện trợ, điều mà Việt Nam Cộng Hòa rất cần để chống lại với đội quân hùng hậu xâm nhập từ miền bắc, đến những lời lẽ mà ông Nixon nói với Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger rằng để buộc Tổng thống Thiệu ký vào bản hòa ước, ông ta sẽ 'chặt đầu ông Thiệu nếu cần'. Những lời lẽ này khiến cho ông Ken Hughes, một học giả chuyên nghiên cứu về Nixon tại đại học Virginia, sửng sốt. Theo ông, cuộc đàm thoại giữa tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Kissinger đã làm vững thêm quan điểm mà ông cho rằng ông Nixon, Tổng thống Thiệu và ông Kissinger vào lúc đó đều biết rõ rằng bản hòa ước sẽ không tồn tại lâu, và nó chẳng phải là một thứ 'hòa bình trong danh dự' như lời ông Nixon mô tả, như một cách để Hoa Kỳ giữ thể diện trong việc rút chân ra khỏi cuộc chiến. Theo lời nhà nghiên cứu Hughes thì 'những lời lẽ này cho thấy ông Nixon sẵn sàng đi tới cùng trong việc buộc tổng thống Nam Việt Nam chấp nhận điều được gọi là dàn xếp hòa bình mà ông Nixon, ông Kissinger và Tổng thống Thiệu đều biết rõ sẽ đưa đến một chiến thắng quân sự cho phe cộng sản'. Trong một cuộc điện đàm được ghi lại giữa ông Nixon và ông Colson, chỉ 11 tiếng đồng hồ trước khi ông Nixon tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ nhì, người ta còn nghe được những lời lẽ đắc ý của ông Nixon cho rằng khi hiệp định Paris được công bố, việc ông hạ lệnh tiếp tục oanh tạc miền bắc trước đó sẽ được biện minh, và phe chống đối chiến tranh tại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ bị một đòn nặng. Tất nhiên, cái hậu quả của hiệp định đó như thế nào thì tháng tư năm 1975 mọi người đều đã rõ. ….Ngoài ra, còn có những đoạn băng ghi âm liên quan đến vụ tai tiếng Watergate khiến sau này tổng thống Nixon buộc phải từ chức để tránh khỏi bị luận tội. Phần lớn những tài liệu liên quan đến vụ này đã được cho công bố từ lâu, phần còn lại vì không nghe được rõ nên Sở Văn Khố Quốc Gia Hoa Kỳ đã giữ lại vì không chắc là nó có chứa đựng những đề tài mật hay không. Nhờ kỹ thuật hiện đại, ban nhân viên sở Văn Khố Hoa Kỳ mới có thể nghe rõ hơn và cho công bố thêm. Trong số những điều được ghi lại có vụ hai giới chức hàng đầu của bộ tư pháp Hoa Kỳ bị buộc phải từ chức và vụ sa thải một công tố viên đặc biệt điều tra về vụ Watergate, và vụ bàn thảo giữa tổng thống Nixon với phụ tá Charles W.Colson về chuyện khả dĩ ân xá cho một trong những người âm mưu trong vụ Watergate. 3-Nixon ép Sài Gòn ký hòa đàm 1973 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090624_nixon_tapes_vn.shtml Tổng thống Richard Nixon đã phải rời Tòa Bạch Ốc sau vụ bê bối Watergate Các cuốn băng ghi âm từ năm 1973 được giải mật cho thấy Tổng thống Nixon đã muốn đạt được thỏa thuận tại Hòa đàm Paris với Hà Nội bằng mọi giá và gây sức ép rất lớn đối với Sài Gòn. Một đoạn băng trong số 150 giờ thu âm và 30 nghìn trang tài liệu được Thư viện Nixon công bố hôm thứ Ba vừa qua có lời của Tổng thống Nixon nói với Cố vấn An ninh Henry A. Kissinger về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nixon nói để bắt Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ký vào hòa đàm, ông sẵn sàng "cắt đầu y nếu cần thiết" (cut off his head if necessary). Bài của Shaun Tandon trên AFP hôm 23/06 thì mô tả ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa rằng Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu Sài Gòn không đồng ý với kết quả hòa đàm . Nhưng có vẻ như ông Nixon sẵn sàng làm mạnh hơn nếu lời đe dọa cắt viện trợ không đạt mục đích. Các đoạn băng cũng cho thấy một thứ ngôn ngữ rất 'Kissinger' mà Cố vấn An ninh của Tổng thống Hoa Kỳ dùng để nói về đồng minh. Ông Kissinger nói với Tổng thống về Ngoại trưởng Trần Văn Lắm của Nam Việt Nam, người có mặt khi đó tại Paris để dự họp. Dùng từ tục để gọi ông Lắm là 'an ass', ông Kissinger nói " Y cũng chẳng làm được gì cả đâu". Cũng chỉ tháng trước, ông Nixon đã tiếp Ngoại trưởng Nam Việt Nam và hứa sẽ "làm tất cả để giúp Nam Việt Nam" và "nền độc lập" của nước này. Ông Nixon còn nói: "Điều chính yếu là cần phải nhớ: chúng tôi biết ai là những người bạn thực thụ". "Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của y nếu cần thiết". Tổng thống Nixon đe dọa Tổng thống Thiệu Nhà nghiên cứu về Nixon, ông Ken Hughes từ đại học Virginia nói ông bị chấn động khi nghe đoạn ghi âm mà ông Nixon nói về ông Thiệu. Báo New York Times 23/06/2009 trích lời ông Hughes, người nghiên cứu các băng ghi âm của nhiều tổng thống Mỹ, nói cuộc đàm thoại trên càng làm ông tin tưởng vào quan điểm rằng cả ông Nixon, ông Thiệu và ông Kissinger đều biết trước rằng cuộc ngưng bắn không thể duy trì nổi. Đó cũng chẳng phải là "hòa bình trong danh dự" như ông Nixon mô tả, mà chẳng qua chỉ là cách để Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến mà "không mất mặt". Rỏ ràng là Nixon muốn có Chấm Dứt Cuộc Chiến trong Hoà Bình Danh Dự mà thật ra sự phản Bội Đồng Minh thì chẳng đem lại Danh Dự gì cho Hoa Kỳ! Tổng kết của Long Điền về các Nhận định của TT Nixon trong cuộc chiến Việt Nam: 1-TT Nixon thể hiện đúng đặc tính của người Mỹ: Quyền lợi, lợi nhuận là trên hết. Chiến luợc của Hoa Kỳ đối với chiến trường Việt Nam là “Đánh không cần thắng”chỉ mong giữ được hiện trạng ban đầu, cốt làm suy yếu tiềm năng của Liên Xô khi chạy đua vũ trang và tách Trung Cộng ra khỏi Liên Xô là đủ. 2-TT Nixon dự trù Hoà Đàm Paris không có hiệu quả ngăn chận CSVN mà chỉ là phương tiện để rút quân trong “danh dự” và nhận hài cốt quân nhân Mỹ mất tích. 3-Do Miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ có nhu cầu về cuộc chiến, nhìn nhận cuộc chiến theo các quan điểm khác nhau, nên ứng xử khác nhau, thay vì công khai các mục tiêu, ông Nixon lại che dấu mục tiêu và cam kết gian dối. 6-Henry Kissinger: Henry Kissinger Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 56 Nhiệm kỳ 22 tháng 9 năm 1973 – 20 tháng 1 năm 1977 Tiền nhiệm William P. Rogers Kế nhiệm Cyrus Vance Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thứ 8 Nhiệm kỳ 1969 – 1975 Tiền nhiệm Walt Rostow Kế nhiệm Brent Scowcroft Đảng Cộng hòa Sinh 27 tháng 5, 1923 (87 tuổi) Fürth, Bavaria, Đức Tôn giáo Đạo Do Thái Vợ hay chồng Ann Fleisher (1949-1964, ly dị) Nancy Maginnes (từ 1974) Henry Alfred Kissinger (tên khai sinh: Heinz Alfred Kissinger; 27 tháng 5 năm 1923 – ) là một nhà ngoại giao người Mỹ-Đức gốc Do Thái, người dành giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng với Lê Đức Thọ. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức thư kí liên bang(Secretary of State,hay là Bộ Trưởng Ngoại Giao ) dưới thời tổng thống Richard Nixon. Kissinger là người đã thoát khỏi vụ bê bối Watergate và sau đó vẫn bảo đảm được vị trí quyền lực của mình khi Gerald Ford trở thành tổng thống. Là người đề xuất "Realpolitik", Kissinger đóng một vai trò chen chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1969 - 1970. Trong suốt thời gian này, ông mở ra chính sách détente, chính sách đã giúp giải tỏa bớt mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô và ông cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại với thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai trong đó bao gồm việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai nước đồng thời thiết lập mối quan hệ đồng minh chiến lược Trung Quốc - Hoa Kỳ chống lại Xô Viết. Trong suốt quãng thời gian cầm quyền của Nixon và Ford ông được biết đến là một kiểu người khoa trương, xuất hiện những buổi gặp mặt công chúng với nhiều người nổi tiếng. Những phương pháp về chính sách đối ngoại của Kissinger đã khiến ông trở thành kẻ thủ giữa phe cánh tả chống chiến tranh cũng như phe cánh hữu chống cộng sản. Với những tài liệu dưới thời của Nixon và Ford được tiết lộ gần đây có liên quan đến các chính sách của Mỹ với Nam Mỹ và Đông Timo. Kissinger đã trở thành tâm điểm chỉ trích và săn tìm của giới báo chí cũng như những nhóm biện luận nhân quyền, cả ở trong nước cũng như quốc tế. Sau khi những tài liệu được tiết lộ, nhiều công chức của chính phủ Pháp, Brasil, Chile, Tây Ban Nha, Argentina đã tìm ông để hỏi về các vấn đề liên quan đến tội ác chiến tranh đang bị tình nghi như Operation Condor (chiến dịch Kền Kền), gây nhiều khó khăn cho các chuyên đi nước ngoài của ông. Henry Kissinger một con người có nhiều bộ mặt, người nhận giải Hoà Bình Nobel 1973 ,người mang tội ác chống nhân loại,tội ác chống Miền Nam Việt Nam, tên điệp viên KGB,tên phản bội Hoa Kỳ…. xin xem đầy đủ trên các trang web: http://en.wikipedia.org/wiki/Henry_Kissinger Tài liệu đầy đủ về Kissinger tiếng Anh http://www.freerepublic.com/focus/news/797596/posts Henry Kissinger: This Man Is On The Other Side http://www.buinhuhung.com/English/4sovietAgentW.htm Henry KISSINGER Soviet Agent by Frank Campell http://www.tldm.org/news2/kissinger.htm Kissinger: traitor to America http://www.wariscrime.com/2009/08/25/articles/the-case-of-kissinger/ The Case of Kissinger http://www.buinhuhung.com/English/4sovietAgentW.htm Henry KISSINGER Soviet Agent by Frank Campell: In view of such a record one is not surprised to find that Henry A. Kissinger was years ago identified as a K.G.B. undercover agent, code-named Bor, assigned to a Soviet spy ring called ODRA. http://www.buinhuhung.com/DAICAOTRANG/06Kissinger.htm Nhà ái quốc của Do thái Kẻ tử thù của Việt nam Cộng hòa Tên phản tặc của Hoa kỳ Tên gia nô của cộng sản gian ác. http://www.pbs.org/thinktank/transcript1138.html Henry Kissinger at Large, Part One THINK TANK WITH BEN WATTENBERG TTBW 1204 PBS feed 1/29/2004: Henry KISSINGER: "Well I was born in Germany in 1923 in a little town called Furth near Nuremburg, which has the same psychological relationship to Nuremburg as Brooklyn has to New York. It’s basically part of the same city but it’s got a separate entity. My father was a teacher in a local Gymnasium, and it was sort of a German middle-class existence until Hitler came to power in 1933, whereupon my father, being Jewish, was forced to resign and conditions became progressively more difficult so in 1938 my parents decided to immigrate to the United States."….. -Khen Thưởng Awards, Honors and Associations In 1973, Kissinger and Le Duc Tho were awarded the Nobel Peace Prize for the Paris Peace Accords of 1973, "intended to bring about a cease-fire in the Vietnam war and a withdrawal of the American forces," while serving as the United States Secretary of State. Unlike Tho, who refused it because Vietnam was still at war, Kissinger accepted it. On January 13, 1977, Kissinger was presented with the Presidential Medal of Freedom by President Gerald Ford. In 1995, he was appointed an honorary Knight Commander of the Order of the British Empire.[60] In 1998, Kissinger became an honorary citizen of Fürth, Germany, his hometown. He has been a life-long supporter of the Spielvereinigung Greuther Fürth football club and is now an honorary member. He served as Chancellor of the College of William and Mary from February 10, 2001 to the summer of 2005. In April 2006, Kissinger received the prestigious Woodrow Wilson Award for Public Service from the Woodrow Wilson Center of the Smithsonian Institution. In June 2007, Kissinger received the Hopkins-Nanjing Award for his contributions to reestablishing Sino–American relations. This award was presented by the presidents of Nanjing University, Chen Jun and of Johns Hopkins University, William Brody, during the 20th anniversary celebration of the Johns Hopkins University—Nanjing University Center for Chinese and American Studies also known as the Hopkins-Nanjing Center. In September 2007, Kissinger was honored as Grand Marshal of the German-American Steuben Parade in New York City. He was celebrated by tens of thousands of spectators on Fifth Avenue. Former German Chancellor Helmut Kohl was supposed to be a co-Grand Marshal but had to cancel due to health problems. Kohl was represented by Klaus Scharioth, German Ambassador in Washington, who led the Steuben Parade with Kissinger. Kissinger is known to be a member of the following groups: Bohemian Grove[61] Council on Foreign Relations[62] Aspen Institute[63] Bilderberg Group[64] Tác phẩm của Henry Kissinger Bibliography Hồi ký Memoirs 1979. The White House Years. ISBN 0-316-49661-8 1982. Years of Upheaval. ISBN 0-316-28591-9 1999. Years of Renewal. ISBN 0-684-85571-2 Chính sách Công Cộng Public policy 1957. Nuclear Weapons and Foreign Policy. ISBN 0-865-31745-3 (1984 edition) 1961. The Necessity for Choice: Prospects of American Foreign Policy. ISBN 0-06-012410-5 1965. The Troubled Partnership: A Re-Appraisal of the Atlantic Alliance. ISBN 0-07-034895-2 1969. American Foreign Policy: Three essays. ISBN 0-297-17933-0 1973. A World Restored: Metternich, Castlereagh and the Problems of Peace, 1812-22. ISBN 0-395-17229-2 1981. For the Record: Selected Statements 1977-1980. ISBN 0-316-49663-4 1985 Observations: Selected Speeches and Essays 1982-1984. ISBN 0-316-49664-2 1994. Diplomacy. ISBN 067165991X 1999. Kissinger Transcripts: The Top Secret Talks With Beijing and Moscow (Henry Kissinger, William Burr). ISBN 1-56584-480-7 2001. Does America Need a Foreign Policy?: Toward a Diplomacy for the 21st Century. ISBN 0684855674 2002. Vietnam: A Personal History of America's Involvement in and Extrication from the Vietnam War. ISBN 0-7432-1916-3 2003. Crisis: The Anatomy of Two Major Foreign Policy Crises: Based on the Record of Henry Kissinger's Hitherto Secret Telephone Conversations. ISBN 0-7432-4910-0 Tài liệu giải mật 2011, bất cứ ai muốn tìm hiễu lịch sử cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 đều phải đọc tài liệu Ngũ Giác Đài, một tài liệu đồ sộ (tổng cộng gồm 7000 trang tháng 6/2011 và sau đó 28.000 trang) và quý giá từ CIA. Pentagon Papers — Sau 40 Năm Bí Mật http://doigio.wordpress.com/2012/04/13/pentagon-papers-sau-40-nam-bi-m%E1%BA%ADt/ Pentagon Papers — Sau 40 Năm Bí Mật Hoang Duy Hung April 12, 2012 Sau 40 Năm Bí Mật Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải mật (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng. Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ. Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng. Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay! Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông. Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây? Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa. Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ. Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng. Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam. Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang . Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon. Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan. Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất. Lời Kết: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề. www.vietthuc.org Pentagon Papers http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/ The Pentagon Papers, officially titled “Report of the Office of the Secretary of Defense Vietnam Task Force”, was commissioned by Secretary of Defense Robert McNamara in 1967. In June of 1971, small portions of the report were leaked to the press and widely distributed. However, the publications of the report that resulted from these leaks were incomplete and suffered from many quality issues. On the 40th anniversary of the leak to the press, the National Archives, along with the Kennedy, Johnson, and Nixon Presidential Libraries, has released the complete report. The 48 boxes in this series contain a complete copy of the 7,000 page report along with numerous copies of different volumes of the report, all declassified. Approximately 34% of the report is available for the first time. What is unique about this, compared to other versions, is that: The complete Report is now available with no redactions compared to previous releases The Report is presented as Leslie Gelb presented it to then Secretary of Defense Clark Clifford on January 15, 1969 All the supplemental back-documentation is included. In the Gravel Edition, 80% of the documents in Part V.B. were not included This release includes the complete account of peace negotiations, significant portions of which were not previously available either in the House Armed Services Committee redacted copy of the Report or in the Gravel Edition. Files All files in the “Title” column are in PDF format. Due to the large file sizes, we recommend that you save them rather than try to open them directly. Title File Size ARC ID Index (1.4 MB) 5890484 [Part I] Vietnam and the U.S., 1940-1950 (40 MB) 5890485 [Part II] U.S. Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1954 (15 MB) 5890486 [Part III] The Geneva Accords (21.5 MB) 5890487 [Part IV. A. 1.] Evolution of the War. NATO and SEATO: A Comparison (10 MB) 5890488 [Part IV. A. 2.] Evolution of the War. Aid for France in Indochina, 1950-54 (6.8 MB) 5890489 [Part IV. A. 3.] Evolution of the War. U.S. and France’s Withdrawal from Vietnam, 1954-56 (13.5 MB) 5890490 [Part IV. A. 4.] Evolution of the War. U.S. Training of Vietnamese National Army, 1954-59 (19.9 MB) 5890491 [Part IV. A. 5.] Evolution of the War. Origins of the Insurgency (57.7 MB) 5890492 [Part IV. B. 1.] Evolution of the War. Counterinsurgency: The Kennedy Commitments and Programs, 1961 (34.8 MB) 5890493 [Part IV. B. 2.] Evolution of the War. Counterinsurgency: Strategic Hamlet Program, 1961-63 (9.9 MB) 5890494 [Part IV. B. 3.] Evolution of the War. Counterinsurgency: The Advisory Build-up, 1961-67 (27.7 MB) 5890495 [Part IV. B. 4.] Evolution of the War. Counterinsurgency: Phased Withdrawal of U.S. Forces in Vietnam, 1962-64 (11 MB) 5890496 [Part IV. B. 5.] Evolution of the War. Counterinsurgency: The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-Nov. 1963 (21 MB) 5890497 [Part IV. C. 1.] Evolution of the War. U.S. Programs in South Vietnam, November 1963-April 1965: NASM 273 — NSAM 288 — Honolulu (27.7 MB) 5890498 [Part IV. C. 2. a.] Evolution of the War. Military Pressures Against NVN. February – June 1964 (14.6 MB) 5890499 [Part IV. C. 2. b.] Evolution of the War. Military Pressures Against NVN. July – October 1964 (18 MB) 5890500 [Part IV. C. 2. c.] Evolution of the War. Military Pressures Against NVN. November – December 1964 (21.9 MB) 5890501 [Part IV. C. 3.] Evolution of the War. ROLLING THUNDER Program Begins: January – June 1965 (35.4 MB) 5890502 [Part IV. C. 4.] Evolution of the War. Marine Combat Units Go to DaNang, March 1965 (8.1 MB) 5890503 [Part IV. C. 5.] Evolution of the War. Phase I in the Build-up of U.S. Forces: March – July 1965 (23.3 MB) 5890504 [Part IV. C. 6. a.] Evolution of the War. U.S. Ground Strategy and Force Deployments: 1965 – 1967. Volume I: Phase II, Program 3, Program 4 (27.3 MB) 5890505 [Part IV. C. 6. b.] Evolution of the War. U.S. Ground Strategy and Force Deployments: 1965 – 1967. Volume II: Program 5 (44 MB) 5890506 [Part IV. C. 6. c.] Evolution of the War. U.S. Ground Strategy and Force Deployments: 1965 – 1967. Volume III: Program 6 (17.6 MB) 5890507 [Part IV. C. 7. a.] Evolution of the War. Air War in the North: 1965 – 1968. Volume I (41 MB) 5890508 [Part IV. C. 7. b.] Evolution of the War. Air War in the North: 1965 – 1968. Volume II (38.8 MB) 5890509 [Part IV. C. 8.] Evolution of the War. Re-emphasis on Pacification: 1965-1967 (27.9 MB) 5890510 [Part IV. C. 9. a.] Evolution of the War. U.S.-GVN Relations. Volume 1: December 1963 – June 1965 (16.4 MB) 5890511 [Part IV. C. 9. b.] Evolution of the War. U.S.-GVN Relations. Volume 2: July 1965 – December 1967 (15.7 MB) 5890512 [Part IV. C. 10.] Evolution of the War. Statistical Survey of the War, North and South: 1965 – 1967 (4.9 MB) 5890513 [Part V. A.] Justification of the War. Public Statements. Volume I: A–The Truman Administration (1.4 MB) 5890514 [Part V. A.] Justification of the War. Public Statements. Volume I: B–The Eisenhower Administration (10 MB) 5890515 [Part V. A.] Justification of the War. Public Statements. Volume I: C–The Kennedy Administration (8.6 MB) 5890516 [Part V. A.] Justification of the War. Public Statements. Volume II: D–The Johnson Administration (25.6 MB) 5890517 [Part V. B. 1.] Justification of the War. Internal Documents. The Roosevelt Administration (13.8 MB) 5890518 [Part V. B. 2. a.] Justification of the War. Internal Documents. The Truman Administration. Volume I: 1945 – 1949 (43.9 MB) 5890519 [Part V. B. 2. b.] Justification of the War. Internal Documents. The Truman Administration. Volume II: 1950 -1952 (51.4 MB) 5890520 [Part V. B. 3. a.] Justification of the War. Internal Documents. The Eisenhower Administration. Volume I: 1953 (49.8 MB) 5890521 [Part V. B. 3. b.] Justification of the War. Internal Documents. The Eisenhower Administration. Volume II: 1954 – Geneva (84.4 MB) 5890522 [Part V. B. 3. c.] Justification of the War. Internal Documents. The Eisenhower Administration. Volume III: Geneva Accords – 15 March 1956 (74.4 MB) 5890523 [Part V. B. 3. d.] Justification of the War. Internal Documents. The Eisenhower Administration. Volume IV: 1956 French Withdrawal – 1960 (61.7 MB) 5890524 [Part V. B. 4.] Justification of the War. Internal Documents. The Kennedy Administration. Book I (68.4 MB) 5890525 [Part V. B. 4.] Justification of the War. Internal Documents. The Kennedy Administration. Book II (39.6 MB) 5890526 [Part VI. A.] Settlement of the Conflict. Negotiations, 1965-67: The Public Record (16 MB) 5890527 [Part VI. B.] Settlement of the Conflict. Negotiations, 1965-67: Announced Position Statements (51 MB) 5890528 [Part VI. C. 1.] Settlement of the Conflict. Histories of Contacts. 1965-1966 (35.1 MB) 5890529 [Part VI. C. 2.] Settlement of the Conflict. Histories of Contacts. Polish Track (26.4 MB) 5890530 [Part VI. C. 3.] Settlement of the Conflict. Histories of Contacts. Moscow-London Track (27.5 MB) 5890531 [Part VI. C. 4.] Settlement of the Conflict. Histories of Contacts. 1967-1968 (52.7 MB) 5890532 Nhận định về Henry Kissinger: -http://dannam.org/Blog/?p=708 NHỮNG ĐỤNG ĐỘ GIỮA CÁC THẾ LỤC TRÊN THẾ GIỚI bài của Quốc Huy Nhiều ngưòi ở Mỹ tin rằng với bộ máy quân sự, sức mạnh kinh tế, nưóc Mỹ chỉ là một anh khổng lồ bị điều khiển bởi ngưòi chủ tài phiệt Mỹ gốc Do Thái. Họ biết rằng giới tài phiệt này đã thống trị thưong trưòng và chính trưòng nước Mỹ từ lâu, khiến các chính trị gia ở hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ Mỹ đều cúi đầu tuân theo lịnh một cách ngoan ngoãn mà không dám làm trái ý các ông chủ lớn Do Thái (big boss), vì sợ bị trừng phạt bởi nhiêù hình thức, như bị bêu xấu (scandal), blackmail Tống tiền), bị giết, thân nhân bị ám hạị hay sự nghiệp chính trị, thanh danh bị tiêu tan trong phút chốc… Ngoài ra, phải biết rằng các thế lực tài phiệt Mỹ gốc Do Thái rất giỏi về vận động (lobby) chính trị, điển hình là trưòng hợp miền Nam VN bị Mỹ bỏ rơi bán đứng cho CS năm 1975. Mới đây, trưòng hợp ông Charles Percy, nghị sĩ của tiểu bang Illinois, bị thảm bại trưóc ông Paul Simon vì ủng hộ việc Mỹ bán những vũ khí tối tân cho khối Arab ( hệ thống radar AWACS ), mà Do Thái sợ sẽ ảnh hưỏng nghiêm trọng tới không lực Do Thái. Nhiêù ngưòi khác lại tin rằng Do Thái muốn sử dụng khối CS để trấn áp thế giới và tạo ra một vùng kinh tế riêng, để Do Thái cỏ thể thâu hoạch lợi nhuận, khai thác nhân lực, tài nguyên dễ dàng, nhờ vào sự độc tài, phi nhân, man rợ của cộng sản đối với con ngưòi, có thể coi như là một khối thị trưòng kinh tế tương tự Common Wealth của đế quốc Anh. Năm 1975, Henry Kissiger đã thi hành nhiệm vụ này khi bán đứng miền Nam VN cho cộng sản để đổi lại quyền lợi của Israel ở Trung Đông. Sau đó, giúp cho Tàu trở nên một siêu cưòng về kinh tế, nhằm trám chỗ thiếu hụt khi Liên Xô và khối CS Đông Âu bị tiêu tan. Nên biết rằng Israel là nưóc nhận đưọc nhiều tiền viện trợ của Mỹ về kinh tế và quân sự trên thế giới (140 tỷ dollars kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến 1948-2004, trung bình mỗi năm là 3 tỷ chiếm 1/5 ngân sách viện trợ dành cho nưóc ngoài của Hoa Kỳ)….. http://www.buinhuhung.com/DAICAOTRANG/06Kissinger.htm HENRY KISSINGER Nhà ái quốc của Do thái Kẻ tử thù của Việt nam Cộng hòa Tên phản tặc của Hoa kỳ Tên gia nô của cộng sản gian ác. Henry Kissinger, người Mỹ gốc Do thái, tiến sĩ luật khoa, giáo sư lỗi lạc của viện đại học danh tiếng Harvard. Trong thời kỳ tổng thống Nixon còn tại chức, ông Kissinger là cố vấn an ninh cho tổng thống, ông đã đi dàn xếp bí mật các cuộc gặp gỡ thượng đỉnh lần đầu tiên Nixon với Mao và Nixon với Brezhnev, ông cũng là người đại diện của Hoa kỳ trong hòa đàm Ba-lê 1969-1973 họp kín riêng với Lê đức Thọ hay họp công khai chính thức. Tháng tư đen 1975, các thành phố Miền Nam lần lượt thất thủ, hàng triệu người Việt nam dẫm lên nhau chạy loạn, nhà cửa điêu tàn, thây nằm chật đất, máu chảy thành suối, quân dân Miền Nam cầm cự trong tuyệt vọng thì ông tiến sĩ Henry Kissinger sốt ruột than thở: " sao họ không chết lẹ đi cho rồi!..." (1) Ông Kissinger rất ngưỡng mộ cộng sản Bắc Việt, ông cho rằng đường lối cai trị bằng công an sắt máu của Bắt Việt rất phù hợp cho Dân tộc Việt nam! (theo lời ông Warren Nutter, nhân viên Ngũ giác đài, kể cho ông Nguyễn tiến Hưng nghe, như ghi ở trang 222, " Hồ sơ mật dinh Độc lập"). Ông Kissinger có đủ mọi dữ kiện về các cuộc đàn áp đẫm máu của Bắc Việt, ông lại rất am tường giá trị nền dân chủ của Hoa kỳ, cho nên ông Nutter rất nghi ngờ sự trung thành của Henry Kissinger với Hoa kỳ. Vì vậy trong những ngày hấp hối của VNCH, chúng ta mới thấy rõ tại sao Kissinger thốt ra câu: " sao họ không chết lẹ đi cho rồi!..." (1) Uất hận trước những hành động của Kissinger, khi tổng thống Ford có thể đắc cử nhiệm kỳ 1976-1980, tôi đã gởi nhiều văn thư tố giác âm mưu của tập đoàn Ford-Kissinger đã bán Miền Nam cho cộng sản. Ford thất cử là một sự may mắn cho Hoa kỳ, và từ đó không ai dám dùng đến ông tiến sĩ gian manh nữa. Kể từ tháng 8 năm 1969 cho đến ngày 25-01-72 Henry Kissinger họp kín 12 lần với Lê đức Thọ. Ông Kissinger lợi dụng cơ hội thông đồng với giặc, ông chà đạp lên các quyết định của chính phủ Hoa kỳ và Việt nam Cộng hòa:VNCH không hề được thông báo trước những quyết định của Kissinger trong các cuộc họp với cộng sản. Toàn thể phái đoàn VNCH tại Hòa đàm Balê đã phải vô cùng vất vả mới chống lại được những nhượng bộ của Henry Kissinger cho Bắc Việt, tỷ như Kissinger đề nghị một cuộc bầu cử tổng thống ở Miền Nam với sự tham gia của Mặt trận Giải phóng Miền Nam, với điều kiện ông Thiệu phải từ chức một tháng trước khi bầu lại chính phủ tại Miền Nam, hội đồng 3 thành phần có quyền như một chính phủ trong thời gian bầu cử nầy. Khi đi Mạc tư khoa (Moscova) chuẩn bị cuộc họp Nixon-Brezhnev, ông Nixon có dặn Kissinger rằng phải đòi Nga sô điều kiện tiên quyết là hòa giải Việt nam trước tất cả mọi vấn đề khác, nhưng Kissinger không hề làm áp lực với Nga. Trái lại Kissinger lợi dụng mọi cơ hội để bảo vệ Bắc Việt, như y khuyên ông Nixon đừng gài mìn hải cảng Hải phòng sợ làm trở ngại cho cuộc họp thượng đỉnh với Brezhnev (thực ra Kissinger sợ tiềm năng chiến đấu của Bắc Việt suy giảm, không giết VNCH mau lẹ được). Vì vậy trong những ngày hấp hối của VNCH, Kissinger mới thốt ra: " sao họ không chết lẹ đi cho rồi!..." (1) Nhằm giúp Bắc Việt thôn tính Miền Nam , bắt đầu Kissinger thông đồng với Cộng sản những điều kiện vô cùng bất lợi cho VNCH, rồi tên Kissinger làm áp lực với ông Thiệu, buộc ông Thiệu phải chấp nhận những điều kiện nầy. Ngày 8 tháng 5 - 1969, quan điểm chính của Hoa kỳ là đòi triệt thoái quân lực song phương (Hoa kỳ và Bắc Việt rút ra khỏi Miền Nam), nhưng đến ngày 31 tháng 5 - 1971, Kissinger tự ý bỏ việc đòi hỏi Bắc Việt rút quân ra khỏi Miền Nam, mà chỉ có Mỹ rút đi thôi. Ngày 24 tháng 10 - 1972 Kissinger hẹn gặp Phạm văn Đồng tại Hà nội để ký Hiệp định sơ bộ về đình chiến, với những bất lợi vô cùng cho VNCH, tỷ như cho Bắc Việt chuyển quân và vỏ khí qua vùng phi quân sự Bến hải, tại Miền Nam quân đội Bắc Việt ở nguyên tại chỗ v.v... những điều kiện nầy do chính Cộng sản soạn thảo và đã phổ biến sâu rộng cho các cán bộ học tập, một bản của tài liệu mật nầy đã bị cơ quan tình báo VNCH bắt được của địch lúc 5 giờ chiều ngày 17 tháng 10 - 1972 tại chính ủy tỉnh Quảng tín. Tài liệu nầy mang tựa đề là: "chỉ dẫn tổng quát về ngưng chiến". Tài liệu nầy còn hoạch định tỉ mỉ 3 giai đoạn đấu tranh đem thắng lợi cho Cộng sản dựa trên các điều khoản y hệt của Hiệp định sơ bộ mà Henry Kissinger sắp ký kết với Phạm văn Đồng. Để thực hiện gian kế đó, ngày 18 tháng 10 - 1972 Kissinger đến Saigon hối thúc ông Thiệu phê chuẩn bản dự thảo Hiệp định sơ bộ nầy với tất cả những sự đe dọa ghê rợn như sẽ cúp hẳn viện trợ, hay ám sát ông ta nếu ông ta không chịu phê chuẩn. Ông Thiệu khôn khéo hứa nghiên cứu bản dự thảo nầy, và tránh né không gặp Kissinger sau đó. Kissinger còn trổ tài là một tên ma cô ma cạo, để mua chuộc Hoàng đức Nhã khuyên ông Thiệu ký vào Hiệp định sơ bộ, Kissinger dụ khị nếu Nhã giúp được y sẽ đưa Nhã đi chơi bời ở Hollywood với loại "poule de luxe" ghi địa chỉ trong cuốn sổ tay màu đen của y. Thật dơ dáy bẩn thỉu cho tên "giáo sư lỗi lạc đại học Harvard", tư cách truyền thống Do thái côn đồ đã bộc lộ trong việc sĩ nhục dùng phương tiện lưu manh đỉ điếm chỉ cốt đạt được thỏa hiệp giúp Việt cộng chiếm mau chóng Miền Nam. Đến ngày 22 tháng 10 - 1972 ông Thiệu từ chối, không ký vào bản dự thảo. Kissinger hằn học, cụp đuôi, bỏ về. Rồi khi đến Bangkok y còn xin tổng thống Nixon cho y cứ đi Hà nội (cốt để giải tỏa với họ Phạm mưu gian đôi bên chưa dàn xếp được), nhưng ông Nixon bảo y về Mỹ. Bị ký hụt Hiệp định sơ bộ, Phạm văn Đồng cay cú, tưởng bị Kissinger lừa, liền cho phổ biến toàn thể bản hiệp định hụt nầy trên đài phát thanh Hà nội ngày 23 tháng 10 -1972. Như vậy rõ ràng bọn cộng sản trong cơn bực tức đã công khai tố cáo âm mưu của thằng giặc Do thái đã đồng lỏa thỏa thuận với chúng. Âm mưu của gian tặc tạm thời chưa thực hành ngay được. Cũng vì vậy trong những ngày hấp hối của VNCH, Kissinger mới thốt ra tự đáy lòng " sao họ không chết lẹ đi cho rồi!..." (1) Nhằm giao Miền Nam cho cộng sản để đổi lấy Ai-cập, tên Kissinger còn âm mưu đoạt 6 chiếc tàu chở đạn dượt cho VNCH ngày 27 tháng 1 - 1973 buộc họ phải chở số đạn nầy đến Do thái. Viện trợ bị tước đoạt, đồng minh rút đi hết, quân dân Việt nam Cộng hòa tự lực ra sức bảo vệ tổ quốc và anh dũng loại trừ ảnh hưởng của Việt cộng từng thôn ấp từ Bến hải đến Cà mau; cán binh cộng sản hoàn toàn mất tinh thần như ở cuộc họp Chủ lực Trung ương tháng 4 -1973 tại Hà nội có mặt Phạm Hùng, Mười Cúc (Nguyễn văn Linh), Mười Khang (đại tướng Hoàng văn Thái), Hai hậu (trung tướng Trần nam Trung), Sáu Dân (Võ văn Kiệt), Năm Công (Võ chí Công), tướng Chu huy Mân, tướng Hoàng minh Thảo ... trong cuộc họp nầy theo hồi ký "Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm" trung tướng Trần văn Trà, tư lệnh Mặt trận Giải phóng Miền Nam, đã ghi rõ: "Tôi còn nhớ nhiều câu hỏi của nhiều đồng chí cán bộ ở các chiến trường nêu lên: "Vừa qua là quá trình là Mỹ thua nhưng cũng là quá trình ngụy quyền tồn tại và mạnh lên, cả về chính quyền, về quân đội và về kinh tế ..." (trang 51 quyển 5). Cho nên cách duy nhất để yểm trợ Bắc Việt chém giết được Miền Nam là vào tháng 6 - 1973, Kissinger lại làm áp lực để VNCH chấp nhận nốt khoản Bắc Việt được tự do chuyển quân qua vùng phi quân sự, nằm trong thông cáo chung Mỹ - Bắc Việt. Theo mưu lược bí mật của những phái đoàn quân sự Do thái đã điều nghiên nhiều lần tại chỗ từ 1960 đến 1971 thì Ban mê thuột là nhược điểm của ta, cho nên Kissinger bày kế riêng cho Lê đức Thọ thi hành. Trong quyển "Đại thắng mùa xuân" đại tướng Bắc Việt tư lệnh chiến dịch Hồ chí Minh 1975 đánh chiếm Miền Nam là Văn tiến Dũng ghi lại cuộc họp vào tháng 1-1975 tại Hà nội : " Cuộc họp vừa bắt đầu thì đồng chí Lê đức Thọ bất ngờ mở cửa vào và ngồi họp với chúng tôi. Sau chúng tôi hiểu rằng Bộ Chính trị chưa thật yên tâm vì thấy ý định đánh Ban mê thuột chưa thể hiện rõ ràng trong kế hoạch tác chiến, cho nên cử đồng chí Lê đức Thọ đến tham gia ý kiến với chúng tôi là nhất quyết phải đánh Ban mê thuột". Cũng trong cuộc họp nầy, tướng Trần văn Trà ghi chỉ thị của Lê đức Thọ: "quyết tâm của Bộ Chính trị là đánh Ban mê thuột. Chỉ chấp hành lịnh không thảo luận gì cả". Cả hai cuốn sách của 2 tướng Dũng và Trà đều bị Bộ Chính trị ra lệnh tịch thu ngay khi mới vừa phát hành. Phải triệt hạ tổng thống Nixon mới giết Miền Nam được, gian tặc Do thái gài ông vào vụ tai tiếng Watergate do chúng tạo ra để hại ông. Và ông Nixon phải từ chức. Ông Gerald Ford lên làm tổng thống. Con thỏ đế nầy lúc nào cũng bị Kissinger hăm dọa; khi Ford muốn oanh tạc bằng B52 theo lời yêu cầu của VNCH để trả đủa sự vi phạm hiệp định Ba lê, nhưng khi Ford nghe Kissinger nói sẽ có biểu tình phản đối của dân chúng Mỹ nếu dùng B52, Ford vội bịt mắt, rút cổ, để mặc VNCH cho cộng sản giết. Nhằm chạy tội, Kissinger còn bày cho Ford đọc diễn văntrút trách nhiệm thua trận cho quốc hội Hoa kỳ vì quốc hội không chịu chuẩn chi viện trợ thêm cho VNCH. Trên thực tế mụ Do thái Bella Azburg, trưởng phái đoàn quốc hội Hoa kỳ qua Việt nam khảo sát tình hình tại chỗ đã đòi thả hết tù Việt cộng ra, cả phái đoàn quốc hội nầy chỉ làm theo sự điều khiển của gian tặc vụ lợi, đi soi mói VNCH cốt vạch lá tìm sâu, nêu lên tất cả mọi lỗi lầm, tệ hại, thối nát để chấm dứt viện trợ. Trong cảnh dầu sôi lửa bỏng tháng tư 75, chúng ta phải hiểu đó là bọn chúng dự mưu thẳng tay giết chúng ta. Kết quả chúng ta không được 1 đồng xu viện trợ, Hoa kỳ không yểm trợ bằng B52, không có thêm vũ khí mà quân đội ta cầm cự vô cùng dũng mãnh; trong lúc cộng sản Nga Tàu viện trợ cho Việt cộng 4 tỷ mỹ kim mỗi năm. Cho nên trong những ngày dài hấp hối của VNCH, tên tởm Kissinger mới thốt ra: " sao họ không chết lẹ đi cho rồi!..." (1) Khi tìm cách giết VNCH, tên lưu manh đã đâm dao sau lưng các chiến sĩ Hoa kỳ đã tận tụy hy sinh trong cuộc chiến chống cường tặc cộng sản. Kissinger còn lường gạt quốc hội Hoa kỳ khi y khai với quốc hội rằng không hề có cam kết nào của tổng thống Nixon với VNCH. Nhưng những văn kiện rõ ràng do tổng thống Nixon ký, và chỉ được tiết lộ sau khi VNCH mất mới chứng minh được sự gian trá và lật lọng của tên tổ sư lưu manh Henry Kissinger. Đầu năm 1975 vua Fayal Á rập đồng ý cho VNCH vay 3 tỷ mỹ kim, ông liền bị Do thái cho một tên điên hạ sát. Với những sự lường gạt, hành vi bất chánh, mưu đồ tàn độc đâm dao sau lưng quân đội và nhân dân Hoa kỳ, lừa bịp và bóc lột nhiều dân tộc khác trên thế giới, Henry Kissinger và bè lũ đã chứng tỏ dân tộc Do thái là kẻ thù của NHÂN LOẠI, đó là tội phạm nặng nhất của chúng. Tên tổng chỉ huy trưởng của chiến dịch Hồ chí Minh đánh chiếm Miền Nam năm 1975 là Lê đức Thọ, tại cục R y cho lệnh đánh chiếm Phước Long trước tiên để dò phản ứng của Hoa kỳ. Và dĩ nhiên Hoa kỳ làm ngơ. Sự thông gian của y với ngoại trưởng Kissinger thật quá rõ ràng. Ông Von Marbod, đại diện bộ quốc phòng Hoa kỳ tới Saigon ngày 23 tháng 4 - 1975, khi ông đi xem mặt trận Xuân lộc đã kể lại: "Khi trông thấy có binh sĩ VNCH đã bị mất một chân mà vẫn còn anh dũng chỉa súng về phía vị trí địch để bắn trả, tôi bùi ngùi vô hạn và xấu hổ cho nước tôi! ...". Khi toàn quân toàn dân ta liều mình diệt địch, cầm cự bảo vệ từng tấc đất cho chính nghĩa tự do, thì tên đầu sỏ gian manh phản tặc lại lo sợ chúng ta sẽ thắng cộng sản, và rồi ra cộng sản sẽ hết tin nó, nên mới thốt ra: " sao họ không chết lẹ đi cho rồi!Điều tệ nhất là họ cứ sống dai dẳng hoài..." (1) Đó là lời than của tên Do thái đốn mạt, côn đồ phản tặc có tên là Henry Kissinger, trưởng phái đoàn Hoa kỳ tại Hòa đàm Ba lê 1973! Hành động của Henry Kissinger là hành động tiêu biểu của dân tộc Do thái khát máu, độc hại vong ân bội nghĩa: nhằm gây chia rẽ giữa Hoa kỳ và các dân tộc khác để trục lợi, cơ quan mật vụ Mossad Do thái nằm vùng trong các tổ chức khủng bố và ám toán không biết bao nhiêu nhân viên và binh sĩ Hoa kỳ rồi đổ tội lên đầu những tổ chức đó, trong lúc nhờ Hoa kỳ mà bọn Do thái có được một quốc gia sau hơn hai ngàn sáu trăm năm (2600) lưu lạc đọa đày vì bản tính gian ác của chúng. Được biết nhiều thành viên ủy ban Nobel uất ức xin từ chức vì sự cấp giải Nobel Hòa bình cho hai tên đồ tể Lê đức Thọ và Kissinger, năm 1986 tôi xin thủ tướng Thụy điển là ông O'Palme thu hồi giải thưởng Nobel nầy. Chưa hành động kịp, ông O'Palme liền bị Do thái ám sát chết ngay. Dù chúng có ém nhẹm tới đâu, tội trạng của dân tộc ác quỉ đó trước sau gì cũng sẽ được phơi bày trước công luận thế giới. Hành động của chúng ta là tất yếu, tất thắng. Trân trọng kính chúc quí vị và các bạn trở về đất nước thân yêu trong VINH QUANG KHẢI HOÀN CA. Nay kính BÙI NHƯ HÙNG (nguyên bản viết năm 1990, ấn bản lần thứ 7 tại Montréal, ngày 1 - 1 - 1995) ______________________________________________________________________ (1) Ron Nessen, tùy viên báo chí của tổng thống Ford, viết ở trang 98 trong tài liệu " It Sure Looks From The Inside ". CƯỚC CHÚ: Bài viết trên đây có lời văn xúc phạm đến dân tộc Do Thái. Dĩ nhiên dân tộc nầy có kẻ tốt người xấu, mà khi viết rằng: "Hành động của Henry Kissinger là hành động tiêu biểu của dân tộc Do thái khát máu, độc hại vong ân bội nghĩa: nhằm gây chia rẽ giữa Hoa kỳ và các dân tộc khác để trục lợi, cơ quan mật vụ Mossad Do thái nằm vùng trong các tổ chức khủng bố và ám toán không biết bao nhiêu nhân viên và binh sĩ Hoa kỳ rồi đổ tội lên đầu những tổ chức đó, trong lúc nhờ Hoa kỳ mà bọn Do thái có được một quốc gia sau hơn hai ngàn sáu trăm năm (2600) lưu lạc đọa đày vì bản tính gian ác của chúng." Tôi là người luôn luôn biết trên kính dưới nhường, mà phải viết quá đáng như vậy, biết là quá đáng mà cũng phải viết, cho nên cần suy xét lại vì do đâu mà có những câu tương tự như trên: 1. Khi tổ hợp Do Thái tại Sài Gòn và Washington DC chủ mưu giết TT Diệm và ông Nhu thì tổ chức nầy phải được sự phê chuẩn có chữ ký của Thủ Tướng của chính phủ Do Thái (Thủ Tướng Do Thái do dân bầu ra) như vậy thì việc mưu sát là phải qui trách cho nhân dân Do Thái. [sự phê chuẩn giết người nầy do cựu nhân viên tình báo Do Thái là Victor Obsstrovsky tiết lộ] 2. Những lợi lộc do hành động của tên gian tặc Kissinger và đồng lõa đem lại lợi lộc cho CẢ NƯỚC Do Thái (sự trao đổi VNCH để lấy Trung Đông đem lại an ninh cho Do Thái), thì là tòan thể Dân Do Thái có dự phần. 3. Tôi đã cảnh báo chính phủ Do Thái là: "Nếu một thằng du đãng đánh tôi, thì tôi có thể đánh hay không đánh nó. Nhưng nếu nó đánh bố tôi thì tôi đánh bố nó. Nếu nó đánh dân tộc tôi thì tôi đánh dân tộc nó. Chỉ giản dị vậy thôi." Nếu họ không tàn hại dân tộc tôi thì mắc mớ gì tôi mạt sát dân tộc họ làm chi. Tôi không hề viết một câu nào về Hồi giáo, vì không có người Hồi giáo nào chủ mưu giết dân tộc tôi, rất giản dị thế thôi. 4. Ngoài ra cách xử thế là vấn đề trọng đại: Nếu có người hàng xóm mỗi ngày xịt một con chó cắn gia đình tôi, thay vì đánh những con chó đó thì tôi đánh thằng chủ nuôi chó. Người nào có cách cư xử khác thì họ tùy tiện, tôi không bàn cãi. 5. Hơn nữa trong 40 năm nay, chưa có một người Do Thái nào phản bác những hành động tận cùng gian ác của Henry Kissinger và đồng lõa đối với Hoa Kỳ, đối với VNCH. Trân trọng, BÙI NHƯ HÙNG 2003 The Curious Case of Henry Kissinger The secret agent named BOR of the Russian KGB had infiltrated the US government in the highest position, He was formally identified As Henry KISSINGER ! Henry KISSINGER was recruited by the KGB since 1950, under the command of the Russian general Zelanznikoff. Kissinger's Codename was BOR. He supplied the Soviet government top secret documents concerning all activities, programmes and decisions of the US government. BOR's treason was disastrous. He, the chief of the National Security Council and the State Secretary of Foreign Affairs, introduced more Soviet spies into key positions in the US government. These spies include Edward Kelly, William 0 Hall, Jesse MacKnight, James Sutterlin, Leonard Unger, Sonnefield, Boris Klosson, and the list goes on. They destroyed every government investigation commission. BOR transmitted the top secret documents to Moscow through communist intermediates: Wilfred Burchett, Vitaly Yuvgenyevich, etc... BOR stopped the publication of an important article of Newsweek, dated 8-25, 1975 concerning activities of the KGB in the United States. ( Henry Kissinger was Secretary of States. ) BOR delivered South Viet-nam to the communists in 1975, camouflaged his traitorous acts by blaming a defeat of America, thus stabbing in the back American and Vietnamese soldiers and peoples. BOR collaborated with his accomplice, Boris Klosson, in the American delegation of the SALT 1 Treaty in Moscow, and to repatriate in Dallas the killer Lee Harvey Oswald, who was instructed by the KGB under two years of intensive training, who later was used as a scapegoat in the assassination of the president John F. Kennedy. To protect Kissinger's anonymity, the organization of assassins developed a complex plot with the complicity of the directorships of the FBI, the CIA, the Naval Medical Center of Virginia and other professional killers. Henry Kissinger and his accomplices are extremely bloodthirsty and dangerous. The United States has greeted numerous vipers of this nature (sanguinary and poison users) in their country. The criminals can be found in media services (television, news-paper, investigation services...) in analysing laboratories, in the CIA, in the FBI, in poison factories in Washington DC, and many other forms. The target of these poisonings is to kill the nationalists (enemies of traitors inside the CIA), and also to destroy the health (then enterprises, then incomes) of US and Canadian citizens and immigrant communities, so as to hinder them to sponsor their family to get North America. And traitorous officials inside US and Canadian immigration ministries hurry and favour the dossiers of the guilty community and they delay every one of others communities. Amazon.ca: Henry Kissinger: Soviet Agent: Books Charlotte Iserbyt -- Kissinger Out Of The Closet eBay: Henry Kissinger: Soviet Agent by Frank A. Capell (item ... Find in a Library: Henry Kissinger, Soviet agent | English Book ... The Welch Report Kissinger - The Book by Gary Allen Kissinger's Public Confession as an Agent of British Influence Kissinger: Fox to Guard Chicken Coop (Dec 5, 2002) It's urgent to destroy these CIA's poison factories. The assassins hire out accomplices who are in the postal service, telecommunication (receptionists, operators), public services, security services, the police, customs and other government officials. These accomplices work at the cost of both the Canadian and American governments. Actually, the US government spends 3 billions per year of its income tax to pay its own assassins and traitors. Today North America is an ulcer, caused by the traitorous HIV of Acquired Immunity Deficient Syndrome, in its final stages. ”Kissinger and his accomplices have debased Israel. In this nation however, it must be noted that there are also other peaceful persons and non criminals as well.” N. H. Bui Tài liệu giải mật : By Associated Press Thursday, September 30, 2010 Dưới đây là câu trả lời. Kính mời qúy vị và các bạn xem you tube sau đây vừa được giải mã Cộng sản Bắc Việt tuyên bố đầu hàng (1973) The North Vietnamese Surrender. xem video tài liệu mật nầy để thấy VNCH bị bức tử: Phần 1: Bản dịch tiếng Việt không có âm thanh, Phần 2: Tiếng Anh có âm thanh. http://www.youtube. com/watch? v=hwvXyzo7MjM “Chúng tôi không chẳng tính đến chuyện tiêu diệt Hà Nội, và ngay cả chuyện thắng Hà Nội cũng không được chúng tôi tính đến. Nếu có thể sống với một chính phủ cộng sản ở Trung Quốc, thì chúng tôi cũng có thể chấp nhận Chính Phủ cộng sản ở (*) Ðông Dương” (Henry Kissinger) Các tài liệu của ông cựu Cố Vấn Quốc Gia kiêm Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa mới được bạch hóa . Henry Kissinger (Đi Đêm) với Lê đức Thọ (Thông dịch viên đứng ở giữa) (Hòa đàm Paris) Cho thấy từ năm 1972, Hoa Kỳ đã âm thầm xác nhận chuyện chấp nhận để quân đội cộng sản Bắc Việt chiến thắng ,cưỡng chiếm Miền Nam; Nếu Bắc Việt trao trả Tù binh Mỹ và đợi sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam. Ngày 22 tháng Sáu năm 1972, Ngoại Trưởng Kissinger của Mỹ đến Bắc Kinh gặp Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung cộng. Trong buổi thảo luận, ông Kissinger nói rằng đòi hỏi mà phía miền Bắc đưa ra là Hoa Kỳ phải lật đổ chính phủ miền Nam do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo là điều Washington không chấp nhận được. Tuy nhiên, Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng nói : Nếu lịch sử xoay vần, chuyện cộng sản làm chủ toàn diện nước Việt Nam là điều Washington có thể chấp nhận được. Henry Kissinger bắt tay với Thủ Tướng Chu Ân Lai Nguyên văn lời của Henry Kissinger nói với Thủ Tướng Chu Ân Lai Trung cộng như sau: “Chúng tôi không chẳng tính đến chuyện tiêu diệt Hà Nội, và ngay cả chuyện thắng Hà Nội cũng không được chúng tôi tính đến. Nếu có thể sống với một chính phủ cộng sản ở Trung Quốc, thì chúng tôi cũng có thể chấp nhận Chính Phủ cộng sản ở (*) Ðông Dương” (*) Ám chỉ là Việt Nam và Campuchia. Henry Kissinger cũng dự đoán : Vì có 45,000 binh sĩ Mỹ chết bởi súng đạn của miền Bắc. nên theo lời ông "dự đoán" phải đợi cả chục năm sau ngày chiến tranh kết thúc, Washington và Hà Nội mới có thể thiết lập bang giao: Việt cộng và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995. Trao đổi Đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997. Ngày 1 tháng 12 1975 TT FORD và Kissinger đến Trung cộng để tiếp tục thương thảo với Đặng tiểu Bình Tháng 2 1976 NIXON bắt tay với những người bạn mới ... 2010 EVIDENCE of TREACHERY Photo: World Economic Forum By Associated Press Thursday, September 30, 2010 Updated 2 days ago WASHINGTON — WASHINGTON — Henry Kissinger, who helped steer Vietnam policy during the war’s darkest years, said Wednesday he is convinced that "most of what went wrong in Vietnam we did to ourselves" — beginning with underestimating the tenacity of North Vietnamese leaders. Offering a somber assessment of the conflict, which ended in 1975 with the humiliating fall of Saigon, Kissinger lamented the anguish that engulfed a generation of Americans as the war dragged on. And he said the core problem for the U.S. was that its central objective of preserving an independent, viable South Vietnamese state was unachievable — and that the U.S. adversary was unbending. "America wanted compromise," he said. "Hanoi wanted victory." Kissinger spoke at a State Department conference on the history of U.S. involvement in Southeast Asia. The department in recent months has published a series of reports, based on newly declassified documents, covering U.S. decision-making on Vietnam in the final years of the war. Kissinger was national security adviser and secretary of state under President Richard M. Nixon and continued in the role of chief diplomat during the administration of President Gerald R. Ford. In introducing Kissinger, Secretary of State Hillary Rodham Clinton — who opposed the war as a college student and has written that she held contradictory feelings about expressing her opposition — spoke in broad terms about how the conflict influenced her generation’s view of the world. "Like everyone in those days, I had friends who enlisted — male friends who enlisted — were drafted, resisted, or became conscientious objectors; many long, painful, anguished conversations," she said. "And yet, the lessons of that era continue to inform the decisions we make." Kissinger offered a more personal, extensive assessment of the war that killed more than 58,000 U.S. servicemen. He said he regretted that what should have been straightforward disagreements over the U.S. approach to Vietnam became "transmuted into a moral issue — first about the moral adequacy of American foreign policy altogether and then into the moral adequacy of America." "To me, the tragedy of the Vietnam war was not that there were disagreements — that was inevitable, given the complexity of the (conflict) — but that the faith of Americans in each other became destroyed in the process," he said. He called himself "absolutely unreconstructed" on that point. "I believe that most of what went wrong in Vietnam we did to ourselves," he said, adding, "I would have preferred another outcome — at least another outcome that was not so intimately related to the way that we tore ourselves apart." In hindsight, Kissinger said, it is clear just how steadfast the North Vietnamese communists were in their goal of unification of the North and the South, having defeated their French colonial rulers in 1954. Historians are coming to the same conclusion. In his account of the conflict, "Vietnam: The History of an Unwinnable War, 1945-1975," military historian John Prados wrote, "The (North) had a well-defined goal — reunification of the country — and an absolute belief in its cause." Kissinger credited his North Vietnamese adversary in the peace negotiations — Le Duc Tho — with skillfully and faithfully carrying out his government’s instructions to outmaneuver the Americans. "He operated on us like a surgeon with a scalpel — with enormous skill," Kissinger said. Washington and Hanoi signed a peace accord in January 1973, and Kissinger and Tho were jointly awarded the Nobel Peace prize that year for their role in the negotiation. Tho declined the award. The peace accords provided a way out of Vietnam for the U.S., but it left South Vietnam vulnerable to a communist takeover. "We knew it was a precarious agreement," Kissinger said, and that the conflict was not really over. But Washington also was convinced that the South Vietnamese could hold off the communists, barring an all-out invasion. Kissinger joked that his long negotiating sessions with Tho took a heavy and lasting toll. "I would look a lot better if I had never met him," he said. A flavor of the negotiating difficulties is revealed in a newly declassified transcript of a meeting between Kissinger and Tho in Paris on May 21, 1973, in which they discussed problems implementing the peace accords. "We have been meeting for only 45 minutes and already you have totally confused us," Kissinger told Tho. To which Tho replied: "No, you are not confused yourself. You make the problem confused." -http://www.voanews.com/vietnamese/news/kissinger-vietnam-09-30-2010-104077063.html VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Năm, 30 tháng 9 2010 RSS Ông Kissinger: “Thất bại ở Việt Nam là do chính người Mỹ gây ra” Thứ Năm, 30 tháng 9 2010 Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, người góp phần lèo lái chính sách của Hoa Kỳ về vấn đề Việt Nam trong những năm đen tối nhất của cuộc chiến, cho biết ông tin rằng hầu hết những gì làm cho Hoa Kỳ thất bại ở Việt Nam là do chính người Mỹ làm ra, bắt đầu với việc đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt. Theo tin của hãng thông tấn AP, ông Kissinger đã cho biết như thế hôm thứ tư tại Washington trong cuộc hội thảo do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức với chủ đề “Kinh nghiệm của Mỹ tại Đông Nam Á, 1946-1975.” Ông Kissinger nói rằng vấn đề cốt lõi đối với Mỹ là mục tiêu chính là duy trì một nhà nước độc lập và khả tồn ở miền Nam Việt Nam là không thể đạt được và địch thủ của Mỹ nhất định không chịu thay đổi lập trường. Theo lời ông Kissinger, “Nước Mỹ muốn thỏa hiệp, Hà Nội muốn chiến thắng.” Ông Kissinger từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia và Bộ trưởng ngoại giao dưới thời Tổng thống Richard Nixon và tiếp tục giữ chức ngoại trưởng trong chính phủ của Tổng thống Gerald Ford. Tại cuộc hội thảo hôm thứ Tư, ông Kissinger đã tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc hòa đàm, về việc đã khéo léo và trung thành thực hiện những chỉ thị của chính phủ ở Hà Nội. Ông nói nguyên văn rằng “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẩu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng.” Washington và Hà Nội đã ký kết một hiệp định hòa bình vào tháng giêng năm 1973, và trong năm đó ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã được trao giải Nobel Hòa bình vì vai trò của họ trong cuộc điều đình. Ông Lê Đức Thọ từ chối không nhận giải. Hiệp định này dọn đường cho Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam nhưng làm cho miền nam Việt Nam gặp nguy cơ bị miền bắc thôn tính. Ông Kissinger nói rằng “Chúng tôi biết đó là một hiệp định chông chênh” và cuộc xung đột chưa thật sự kết thúc. Tuy nhiên, Washington cũng tin rằng nếu không có một cuộc xâm lăng toàn diện thì miền nam có khả năng chống cự với phe Cộng Sản ở miền bắc. Trong bài diễn văn đọc tại cuộc hội thảo sử học được chiếu trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tán dương mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao được 15 năm. Bà nói rằng mối quan hệ thân hữu giữa hai nước đã trở thành căn bản cho an ninh và ổn định trong khu vực. Nguồn: AP, US Department of State - Sau chiến tranh VN 1975 Kissinger còn gây nhiều tội ác: http://saigonecho.com/main/lichsuvn/chientranhvn/22925.html Hồ sơ tội trạng của Henry Kissinger Giới thiệu sách: Chistopher Hitchens, The Trials of Henry Kissinger, Verso Books, London, New York 2001. Dịch Giả: Đỗ Kim Thêm Thứ Hai, 29 Tháng 11 Năm 2010 00:18 “…Năm 1968, chính Richard Nixon và các đặc sứ của ông đã cố tình phá hoại Hoà đàm Paris bằng cách hứa hẹn bí mật với giới lãnh đạo Nam Việt Nam…” Giới thiệu sách: Chistopher Hitchens, The Trials of Henry Kissinger, Verso Books, London, New York 2001. Đại ý: Tội ác của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam là một đề tài bất tận. Lúc chiến tranh còn khốc liệt đã có những trí thức ngoại quốc tên tuổi như Jean Paul Sartre, Bertrand Russell và Noam Chomsky lên tiếng kêu gọi thành lập tòa án quốc tế nhằm xét xử sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Khi chiến tranh kết thúc thì vấn đề này không còn ai quan tâm, phần lớn các tác phẩm xoay quanh chủ đề Việt Nam đều nói về sự sai lầm của Hoa Kỳ. Nhưng có một ký giả đã đặt lại vấn đề này và tự nhận mình có trách nhiệm như một thẩm phán công tố và lập hồ sơ để truy tố một nhân vật đã gây tội ác trong chiến tranh Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới. Thủ phạm được gọi đích danh là Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người đã ký kết Hiệp Định Paris. Tội danh được cáo buộc là: tội ác gây chiến tranh, tội ác chống nhân loại, đặc biệt qua các vụ âm mưu tạo phản loạn, mưu sát, bắt cóc và tra tấn. Với các tội danh này tác giả yêu cầu Toà Án Quốc Tế phải xét xử đương sự. Đó chính lá nội dung chủ yếu của cuốn sách được giới thiệu trong bài viết này. Tác giả: Chistopher Hitchens là một ký giả Hoa Kỳ gốc Do Thái, chuyên về săn tin điều tra và viết bình luận cho tờ The Nation và The Harper Magazine tại Hoa Kỳ. Ông nổi tiếng qua các loạt bài về phóng sự đìều tra nhắm vào mặt trái của các nhân vật tên tuổi như Mẹ Theresa, Công chúa Diana và Tổng Thống Clinton. Tác giả Christopher Hitchens Nội dung tác phẩm: Tác phẩm gồm có 14 chương nhưng không đánh số thứ tự. Phân loại theo nội dung thì gồm có phần nhập đề, 10 đề tài, phần kết luận và phần cảm tạ. Phần nhập đề: Tác giả tự nhận mình là một đối thủ chính trị của Henry Kissinger và muốn buộc ông ta trong những tội trạng như sau: 1. Cố ý giết người thường dân tại Đông Dương (gồm 3 chuơng) 2. Đồng lỏa tàn sát tập thể tại Bangladesh (1 chuơng) 3. Chủ mưu giết một nhân viên cao cấp trong chính phủ Chí Lợi (2 chương) 4. Chủ mưu và tham dự vào việc giết một lãnh tụ của Cyprus (1 chương) 5. Chủ mưu và thực hiện tội diệt chủng tại East Timor (1 chương) 6. Tham gia vào kế hoạch bắt cóc và giết một ký giả người Hy Lạp sống tại Washington D.C. (2 chương) Chương 1 tiết lộ các bí mật trong hậu trường chính trị Hoa Kỳ vào năm 1968, mặc dù các chính phủ liên tiếp được giữ kín. Bí mật đó là: Vào mùa thu 1968 trong thời kỳ tranh cử, chính Richard Nixon và các đặc sứ của ông đã cố tình phá hoại Hoà đàm Paris bằng cách hứa hẹn bí mật với giới lãnh đạo Nam Việt Nam là chính quyền của Đảng Cộng Hoà (nếu thắng cử) sẽ tạo vị thế thuận lợi cho Nam Việt Nam hơn là chính phủ của Đảng Dân Chủ. Hậu quả là Nam Việt Nam đã tin theo và tẩy chay Hoà đàm Paris khi triển vọng ký kết sắp thành hình. Những đề nghị hòa đàm do Đảng Dân chủ đưa ra bị phá vỡ. Vào đúng bốn năm sau chính Richard Nixon cũng đã dùng các điều kiện này của Đảng Dân Chủ để vận động lại hòa bình cho Việt Nam. Hậu quả tàn khốc của kế hoạch này là cuộc chiến kéo dài thêm 4 năm nữa với số tổn thất 20.000 người Hoa Kỳ và vô số người Đông Dương. Theo suy luận của tác giả, tất cả đều nằm trong dụng ý của Henry Kissin-ger. Những bằng chứng về lời cáo buộc này được tác giả nêu ra: - Thứ nhất là những tin tức trích ra từ nhật ký của H. R. Haldeman, Diary of Haldeman, một cộng sự viên của Richard Nixon và Henry Kissinger, người phụ trách việc lập các biên bản. Tài liệu này được công bố vào tháng 5 năm 1994. - Một tài liệu thứ hai là cuốn sách Counsel to the President: A Memoir của Clark Clifford, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ. Sách được ấn hành năm 1991.Theo Clifford xác nhận thì vào thời điểm này đã có sự gặp gỡ bí mật giữa Tổng Thống Thiệu và John Mitchell, Giám Đốc Tranh Cử của Richard Nixon. Ông Mitchell được Bà Anna Chen-nault (Trần Hương Mai - 陳香梅), một lobbyist của Đài Loan làm trung gian hỗ trợ. - Tài liệu thứ ba là Hồi ký của Richard Nixon, The Memoirs of Richard Nixon. Ông xác nhận giữa tháng 9/1968 ông được tin riêng là Johnson sẽ ra lệnh ngưng dội bom đề tạo điều kiện cho Bắc Việt vào Hội nghị. Điều này không làm ông ngạc nhiên. Henry Kissinger báo cho ông biết là lệnh ngưng dội bom sẽ công bố vào 23/10. Nhưng từ tháng 6/1968 Nixon qua trung gian của bà Anna Chennault đã gặp riêng Đại Sứ Bùi Diễm tại New York. - Tài liệu thứ tư là điện văn của Đại Sứ Bùi Diễm gởi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 23/10/1968. Ông Bùi Diễm cũng yêu cầu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên giữ vững lập trường, vì ông đã được Đảng Cộng Hoà xác nhận ủng hộ miền Nam. Qua các tài liệu nghe lén từ Toà Đại Sứ và theo dõi hoạt động của bà Anna Chennault đươc phổ biến sau này cho thấy rõ vấn đề hơn: Cứ mỗi lần phe Bắc Việt Nam có thiện chí ký kết thì chính phe Nam Việt Nam lại ngã giá, đặt điều kiện cao hơn. - Tài liệu thứ năm là cuốn sách của Anthony Summers, The Arrogance of Power: The Secret World of Richard Nixon, xuất bản năm 2000. Đây là một tổng hợp các hồ sơ nghe lén của Richard Nixon, trong đó có chiến dịch tranh cử năm 1968. Qua hồ sơ của một điệp viên ngày 02/11/1968 thì bà Anna Chennault gặp Đại sứ Bùi Diễm để xác nhận sự ủng hộ của Richard Nixon và yêu cầu phía Nam Việt nam phải giữ vững lập trường. Richard Nixon tin rằng Nam Việt Nam sẽ thắng. Trong thời kỳ này Henry Kissinger nằm trong bóng tối và điều động từ hai phía. Một mặt ông đưa tin mật ra bên ngoài, một mặt ông tình nguyện cung cấp tin này cho Nelson Rockefeller để tùy nghi khai thác. Ông cũng nói cho Zbignew Brzezinski biết là ông ghét Richard Nixon từ lâu và không tin Nixon thắng cử. Mặt khác ông sử dụng Anna Chennault và John Mitchell trong các điệp vụ ngoại giao riêng của ông. Điều này tạo một ấn tượng chung lúc bấy giờ là Richard Nixon không liên hệ gì đến những vụ dội bom Bắc Việt và mọi diễn tiến đều diễn ra từ phía Đảng Dân Chủ. Ông cũng cố tình cho thấy là chính ông cũng không biết gì vấn đề này. Cuối chương sách tác giả đề cập tới vai trò của Henry Kissinger trong cái gọi là "40 Committee". Đây là một tổ chức nhằm nghe lén và kiểm soát các hoạt động tình báo tại hải ngọai được thành lập từ thời Tổng Thống Truman. Trong cuộc điều tra của Thượng Viện năm 1973, Giám Đốc CIA William Colby cũng xác nhận có tổ chức này và cho biết Henry Kissinger chịu trách nhiệm điều hành, đặc biệt Kissinger nới rộng hoạt động tới các phạm vi tình báo quốc nội, điều mà trước đây luật pháp không cho phép. Chiến tranh Việt Nam Chương 2 nói tới hoạt động của Henry Kissinger tại Đông Dương. Vào giữa thập niên 60 khi mọi người vẫn lạc quan cho cuộc chiến là có ý nghiã và phần thắng nghiêng về phiá miền Nam thì ông bắt đầu nghi ngờ khả năng của phe Nam Việt Nam sau lần đi thăm Việt Nam về. Ông đã âm thầm tiếp xúc với Bắc Việt qua trung gian hai người Pháp là Raymond Aubrac, một công chức nguời Pháp và là bạn của Hồ Chí Minh và Herbert Marcovitch, một nhà Vi Sinh Vật Học của Viện Pasteur, đã đi Hà Nội nhiều lần. Qua tin tức cung cấp từ hai người Pháp này ông đã đặc biệt tìm hiểu về khả năng và vị thế thương thuyết của từng nhà lãnh đạo miền Bắc. Ông cũng đưa tin này cho Robert McNamara. Song song với công việc này, ông cũng xúc tiến việc xích lại gần nhau của các siêu cường. Dù trong kế hoạch của Việt Nam hay quốc tế, ông luôn luôn có ý niệm chung: tất cả đều là phương tiện trong mục tiêu của cá nhân ông, có lúc ông chú trọng mục tiêu này và sao lãng mục tiêu kia. Tác giả nêu lại cơ hội tái lập hoà bình để lỡ của năm 1968 làm thí dụ điển hình. Theo lời khai của Averell Harrimann, Trưởng Phái đoàn Thương thuyết tại Hòa Đàm Paris thì tháng 10 và 11/1968 có 90% các lực lượng chiến đấu của miền Bắc đã rút khỏi ra hai tỉnh phía Bắc Nam Việt Nam, như Hiệp định dự kiến, còn việc ngưng dội bom miền Bắc chỉ là một điểm của Hiệp Định mà thôi. Tháng 12/1968 chính là thời kỳ chuyển tiếp từ chính quyền Johnson sang Nixon. Giới lãnh đạo quân sự tại Hoa Kỳ lại thay đổi chiến lược triệt để. Tướng Creighton Abrams đồng ý mở một cuộc chiến tranh toàn diện nhằm phá hoại mọi hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tại miền Nam, điển hình là chiến dịch hành quân càng quét tại Kiến Hoà trong 6 tháng đầu năm 1969, mà người Hoa Kỳ gọi là Operation Speedy Express. Qua tài liệu của Haldeman thì Henry Kissinger chú tâm tới kết quả cuộc bầu cử 1972 tại Hoa Kỳ hơn là việc rút quân để giải quyết chiến tranh Việt Nam. Trong hồi ký của ông Henry Kisssinger, ông cũng xác nhận là sự rút quân đột ngột gây khó khăn về uy tín cho Hoa Kỳ. Sự can thiệp của Charles De Gaulle về vấn đề dội bom miền Bắc không gây ảnh hưởng gì đến Henry Kissinger, vì lúc bấy giờ ông quan tâm tới ý kiến của Brezhnev và Mao Trạch Đông hơn. Một tội trạng khác được nêu lên là vụ ném bom miền Bắc vào mùa Giáng Sinh 1972. Bây giờ là mùa tranh cử tại Hoa Kỳ bắt đầu. Theo tác giả, quyết định dội bom không phải là có tính cách quân sự thuần túy mà vì lý do chính trị. Ông chứng minh, một mặt Hoa Kỳ chứng tỏ cho thấy thế mạnh của mình để gây hậu thuẫn cho Đảng Cộng Hòa trong trong Quốc Hội và đưa phe Dân chủ về phía thụ động, mặt khác muốn gây niềm tin cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thấy là không nên sợ hãi trước việc Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Tội trạng liên quan đến Kambodia được tác giả nêu lên ở cuối chương. Đúng ngày 12/05/1975 là ngày Khmer Đỏ chiếm chính quyền thì một tàu chiến Kambodia đã kéo theo một tàu hàng của Hoa Kỳ tên là Mayaguez. Tàu này nằm trong lãnh hãi của Kam-bodia và được kéo về đảo Koh Tang. Mặc dù được biết tin là thủy thủ đoàn đã được trả tự do, Henry Kissinger cũng cố tình làm áp lực lên Henry Ford, Tổng Thống kế nhiệm thiếu kinh nghiệm, một biện pháp trả đũa để giữ thể diện. Kết quả cuộc tấn công này là trong 110 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ có đến 18 người chết và 50 nguời bị thương; phía Không Quân tham dự có 23 quân nhân tử trận. Hoa Kỳ đã thả 680 tấn bom trên đảo này và không ai biết được con số thương vong của người dân vô tội Kambodia một cách chính xác. Trong một cuộc điều tra tại Quốc Hội cho thấy Henry Kissinger ít nhất phải biết được tin thủy thủ đoàn đã được thả trước khi có quyết định can thiệp. Chương 3 là trọng điểm của cuốn sách đuợc tác giả dùng để tổng hợp tội trạng của Henry Kissinger trong chiến tranh Việt Nam. Khởi đầu tác giả sử dụng cuốn sách Nuremberg and Vietnam: an American tragedy của Tướng Telford Taylor để làm tài liệu phân tích. Theo Taylor, thì những nguyên tắc luật pháp áp dụng tại Tòa Án Quốc Tế Nürnbeg và Tokyo cũng nên áp dụng cho trường hợp Việt Nam. Bản án Nürnberg đã được Liên Hiệp Quốc chuẩn nhận ngày 11/12 /1946 và trở thành nguyên tắc Luật Quốc Tế sau này. Như vậy Hoa Kỳ cũng phải tôn trọng nguyên tắc này khi tham chiến tại Việt Nam. Những bị cáo cũng có thể lập luận rằng mục tiêu chiến đấu của chiến tranh Việt Nam là danh dự và cao cả; những người có trách nhiệm đều vô tội, vì không ai có thể lường trước được những kết quả tàn khốc của một cuộc chiến lan rộng và một phần khác là thiếu thông tin chính xác. Cũng theo Telford Taylor thì lập luận này có thể được chấp nhận được cho đến giữa thập niên 60. Từ sau vụ thảm sát Mỹ Lai 16/03/1968 không ai có thể cho là mình không biết đến mức độ vô nhân đạo trong các cuộc tàn sát khi chiến tranh đã leo thang lên cao điểm. Một lập luận khác của William Corson, Đại Tá Hoa Kỳ, cũng nêu lên để phản chứng. Theo William Corson, sự khốc liệt trong chiến tranh Việt Nam không có yếu tố hình sự để buộc tội, đó chỉ là sự ước lượng sai lầm của giới lãnh đạo Hoa Kỳ từ đầu đến cuối sự tham chiến. Lập luận này không được Telford Taylor chấp nhận. Ông nêu lên những đặc điểm trong chiến tranh Việt Nam, điều mà người ta không thể so sánh với các cuộc chiến tranh trước đây. Một mặt những vũ khí được trang bị tại Việt Nam rất hiện đại và di động, mặt khác phương tiện truyền thông từ Hoa Kỳ đến Việt Nam cũng như từ trung ương đến hạ tầng được bảo đảm. Một điều có thể suy đoán được là Henry Kissinger và Tướng Creighton Abrams phải biết được tầm mức lan rộng chiến tranh đến thường dân vô tội và họ ít nhất phải được thông báo đầy đủ về vấn đề này. Theo tài liệu của John Mc Naughton, Đại Diện Bộ Quốc Phòng, cho thấy giới lãnh đạo Toà Bạch Ốc vào năm 1967 chỉ muốn một phương cách duy nhất để quét sạch Việt Cộng bằng cách đốt nhà dân chúng, phá hết rừng rậm và tráng nhựa lại hết toàn bộ miền Nam. Một bằng chứng khác là cuộc Hành Quân Bình Định Nông Thôn tại Kiến Hòa vào sáu tháng đầu năm 1969. Tài liệu của Kevin Buckley, Trưởng Văn phòng Tuần báo Newsweek tại Sài Gòn cho thấy Henry Kissinger có tiếng nói quan trọng trong quyết định này. Theo Kevin Buckley thì tổng số thương vong của cộng quân trong cuộc hành quân này là 10.899 người, nhưng bằng chứng khác cho thấy số thương vong của dân chúng lên trên 5.000 người, vượt qua hẳn con số của vụ Mỹ Lai. Một câu hỏi được đặt ra là từ đâu có những con số này thì một sĩ quan Sư Đoàn 9 Không Kỵ Hoa Kỳ trả lời là: các trực thăng có thể đếm các xác của kẻ thù không có vũ khí này từ trên những cánh đồng. Một nghịch lý khác được tác giả nêu lên là so với gần 11.000 người chết mà số vũ khí tịch thu được chỉ có 748. Theo ước lượng của tác giả thì cuộc hành quân này mức độ khốc liệt hơn Mỹ Lai nhiều. Tác giả trưng dẫn một tài liệu khác của Tad Szulc qua cuốn sách The Illusion of Peace: Foreign Policy in the Nixon Years . Theo đó thì chính Henry Kissinger đã có lần đề nghị sử dụng bom nguyên tử để phá hoại đường tiếp tế Hoa-Việt và một lần khác nhằm phá hệ thống đê điều của miền Bắc. Nhưng đề nghị này đã không được chấp thuận. Vấn đề dội bom Kambodia cũng được đặt ra. Theo tác giả thì không có một căn bản pháp lý nào cho việc nới rộng chiến tranh này cũng như một đảm bảo an toàn nào cho các thường dân. Các tài liệu của Toà Bạch Ốc và Bộ Quốc Phòng cho thấy là trong quyết định oanh tạc sang Kambodia và Lào, tổn thất các nạn nhân vô tội được dự kiến trước. Theo tác giả có it nhất 660.000 thường dân tại Kambodia và 350.000 tại Lào phải hy sinh oan uổng. Trong Hồi ký của Henry Kissinger ông có đề cập tới vấn đề này và cho là lệnh dội bom đến từ nhiều cơ quan khác nhau và điều này có thông báo cho Quốc Vương Sihanouk biết trước. Theo tác giả thì chính Henry Kissinger góp phần quan trọng vào vấn đề này và ông đã theo dõi chặt chẽ diễn tiến các cuộc oanh tạc Kambodia. Không thể nào lập luận rằng ông không có ý thức sự nguy hiểm của quyết định này. Sự chấp thuận của Quốc Vương Sihanouk, nếu có, cũng không giải tội cho Henry Kis-singer được. Những người trong cuộc như Robert McNamara, George Bundy và Wil-liam Colby đã chính thức lên tiếng hối lỗi và cố gắng giải thích vấn đề. Còn Henry Kis-singer thì tuyệt nhiên cho đến nay không có những phản ứng gì tương tự. Tác giả cũng tố giác việc Hoa Kỳ đếm xác người Việt để báo cáo lấy thành tích, điều mà họ không phân biệt thường dân hay quân nhân. Một thí dụ được nêu lên để minh chứng là số tử thương chính thức từ tháng 03/1968 cho đến tháng 02/1972: Hoa Kỳ: 31.205, Nam Việt Nam: 86.101 và đối phương: 475.609. Cũng nên biết là trong thởi kỳ này Hoa Kỳ đả bỏ 4.500.000 tấn chất nổ xuống Đông Dương. Theo ước lượng của Thượng Viện Hoa Kỳ thì ít nhất có trên ba triệu thường dân thiệt mạng. Một con số khác được CIA đưa ra là chỉ có 35.708 thường dân bị bắt cóc và giết chết trong chiến dịch Phượng Hoàng, cũng là điểm đáng nghi ngờ. Những con số này được Henry Kssinger đưa ra để phần lừa dối, phần dấu nhẹm công luận và tránh áp lực của Quốc Hội. Tác giả đã trích dẫn Nhật ký của Haldeman để dẫn chứng sự kiện này ở cuối chương sách.(Xem thêm chi tiết ở phần chú thích) -Nhận định của Long Điền về Henry Kissinger : 1-Gần cuối đời Henry Kissinger mới thú nhận những sai lầm của Hoa Kỳ nhưng ông vẫn phớt lờ các sai lầm và thủ đoạn phản bội Đồng Minh của chính ông trong cuộc chiến Việt Nam. Ông đổ tội cho sự thất bại tại Việt Nam là do chính sách sai lầm, đánh giá thấp sự ngoan cố, kiên trì của tập đoàn CSVN. Ông chỉ thấy sự gian xảo của CSVN như là một thành công tuyệt hảo và tiếp tục ca tụng Lê Đức Thọ CSVN. 2-Henry Kissinger là một nhà ngoại giao tài ba,nhiều thủ đoạn,kể cả thủ đoạn bỉ ổi, nhà ái quốc của quốc gia Do Thái, kẻ thù của Miền Nam Việt Nam, người gây ra nhiều tội ác với các dân tộc Đông Dương, Bangladesh. Chilé, Cyprus, Đông Timor và Hy Lạp. 7-Sử gia Bill Laurie: Tiểu Sử của tiến sĩ Bill Laurie: Bill Laurie là sử gia Hoa Kỳ, một trong những chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam từng là chuyên viên tình báo chiến lược của Hoa Kỳ, phụ trách 18 tỉnh miền tây và Kampuchea và nhân chứng được mời trình bày quan điểm trong cuộc hội thảo mang tên “Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa: Suy ngẫm và tái thẩm định sau 30 năm” (ARVN: Reflections and reassessments after 30 years) do Trung Tâm Việt Nam thuộc Ðại Học Texas Tech tổ chức tại Lubbock trong hai ngày 17 và 18 Tháng Ba năm 2006. Trong số nhiều diễn giả Việt-Mỹ, ông Laurie là người nêu ra quan điểm của riêng ông về một quân đội mà ông từng sát cánh với cương vị một chuyên viên tình báo cao cấp trong nhiều năm. Những nhận định về cuộc chiến VN của tiến sĩ sử gia Bill Laurie: -http://www.rfamobile.org/vietnamese/in_depth/TheUnjustnessAgainstAnArmy_VLong-20060430.html Sự bất công với một đạo quân, 30 năm sau ngày tàn cuộc chiến. Sự bất công với một đạo quân, 30 năm sau ngày tàn cuộc chiến 2006-04-30 Việt Long, phóng viên đài RFA Mỗi năm, khi những ngày cuối tháng tư trở về, những người cộng sản Việt Nam ăn mừng chiến thắng, thì những quân dân cán chính phía Việt Nam Cộng Hoà ngày trước, còn sống sót/ lại một lần trăn trở quặn đau, hồi tưởng lại một sự nghiệp không thể hoàn thành. Người cộng sản Việt Nam thì ngay trong cuộc chiến đã chỉ vẽ lên hình ảnh cuộc chiến đấu của quân đội miền Bắc là chống Mỹ cứu nước. Bấm vào đây để nghe bài tường trình này Download story audio Lữ đoàn Nhảy dù đặc nhiệm từ phi cơ C-123 trong đợt tấn công Phi Hoa II tháng 3-1963 tại Tây Ninh, miền Nam Việt Nam. AFP PHOTO/NATIONAL ARCHIVES >> Xem hình lớn hơn Người đồng minh chính yếu của miền Nam cũng xem thường cuộc chiến đấu của quân đội miền Nam, sau mấy chục năm quân đội này gánh vác phần vụ nặng nề nhất của cuộc chiến, với những hy sinh xương máu lớn lao và những ngày tháng tù đày khổ ải của cả một đạo quân, một chế độ. Một phần trong dư luận và công chúng Mỹ có lúc phải kêu lên rằng QLVNCH là một đạo quân vô hình trong con mắt người Mỹ. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, cuối trung tuần tháng ba năm nay, các chuyên gia, sử gia và nhân chứng người Mỹ người Việt tụ họp ở thành phố Lubbock, bang Texas trong một hội nghị do Trung Tâm Việt Nam của đại học Texas Tech tổ chức, nhằm đưa ra một cái nhìn khách quan của lịch sử, về vai trò của QLVNCH trong cuộc chiến ngày xưa. Việt Long tường trình. Bị gạt ra bên lề lịch sử Tháng tư 1975. Kiệt sức, rã rời, những người chiến binh đang xả thân chống đỡ cho miền Nam vào lúc quân đội miền Bắc ào ạt tiến chiếm từng mảnh quê hương của họ, được lệnh buông súng quy hàng, giữa những tấm gương tử tiết của các cấp chỉ huy anh hùng, giữa xác thân đồng đội và đồng bào gục ngã nơi nơi. Một đạo quân từng chiến đấu suốt hơn hai muơi năm ròng với nhiều thắng lợi vang dội trước một quân đội đối phương đầy quyết tâm, thiện chiến, kiên trì, đột nhiên tan rã chỉ trong vòng mấy tháng. Đè nặng trên những nguyên do thất bại và những nhục hình trong tù đày dành cho người thất trận, là nỗi đau của những con người từng liều thân hy sinh cho lý tưởng của mình, nay gần như hoàn toàn bị quên lãng trong một trang lịch sử đã lật qua. Bạn nghĩ gì về vai trò của QLVNCH trong cuộc chiến ngày xưa? Xin gửi email về Vietweb@rfa.org Về phía những người cộng sản chiến thắng thì việc gạt bỏ vai trò của QLVNCH để nâng cao giá trị cuộc chiến đấu của họ ở chỗ đã chiến thắng một siêu cuờng tư bản, là điều không đáng ngạc nhiên. Nhưng phía bên kia, không ít những sử gia của Mỹ và những chiến binh Hoa Kỳ từng sát cánh với quân đội miền Nam đã phải kêu lên rằng điều quá bất công là QLVNCH đã trở thành một đạo quân vô hình trong phần đông dư luận Mỹ ngay từ thời còn chiến tranh, rồi trong những công cuộc nghiên cứu hậu chiến, và trong chính giới Hoa Kỳ. Giám đốc Trung Tâm Việt Nam của đại học kỹ thuật Texas, tiến sĩ Jim Reckner, nhìn nhận điều này, nói rằng truyền thông và giới sử học Mỹ thường chỉ đóng khung cuộc chiến ở Việt Nam như chuyện của người Mỹ, khi quân đội Mỹ chiến đấu với lực lượng cộng sản Việt Nam. Nghĩa là lực lượng VNCH đã bị gạt ra bên lề lịch sử. Ông cho đó là điều đáng tiếc, khi quên đi những con người anh dũng đã chiến đấu biết bao năm trường cho lý tưởng của họ. Thế nhưng một phần lớn nguyên do sự thất bại của khối đồng minh trong cuộc chiến lại được quy lỗi cho quân đội miền Nam, bị cho là kém cỏi về mọi mặt, dưới sự lãnh đạo của một chính quyền bị coi là tham nhũng, độc tài, kém hiệu năng. Khả năng và tinh thần chiến đấu Trong cuộc hội thảo ở Lubbock, một nhà nghiên cứu về Việt Nam, ông Bill Laurie, từng là chuyên viên tình báo chiến lược của Hoa Kỳ, phụ trách 18 tỉnh miền tây và Kampuchea, lên tiếng trình bày nhận xét về sức chiến đấu của QLVNCH kể từ năm 1968. Ông cho biết đã phải ngạc nhiên trước khả năng và tinh thần chiến đấu của Sư đoàn 7 bộ binh VNCH. Ông nói các sĩ quan cố vấn Mỹ đều nói là Sư đoàn 7 rất tốt. Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam là người chỉ huy xuất sắc, thực tâm yêu nước, một nhà lãnh đạo, một chiến sĩ tận tâm tận lực đem lại tự do no ấm cho người dân Việt. Nhưng công luận Mỹ không hề biết đến. Ngay cả lực lượng địa phương quân Hậu Nghĩa cũng từng giữ vững tình nhà trước 3 trung đoàn quân Bắc Việt trong chiến dịch 1972, tuy họ không được không quân và pháo binh yểm trợ như các đơn vị chính quy, chỉ trông nhờ vào tài chiến đấu của người lính bộ binh. Những điều ông chứng kiến không hề được truyền thông Mỹ nói tới, ngay cả sau cuộc chiến, khi người ta làm công việc tự gọi là nghiên cứu lịch sử. Sử gia tiến sĩ James Willbank, nguyên là một sĩ quan cố vấn Mỹ ở mặt trận An Lộc, nói về các đơn vị Việt Nam Cộng hoà chiến đấu ở nơi này. Ông nói rằng giữa những đổ nát hoang tàn ở chiến trường An Lộc, người chiến sĩ VNCH giữ vững tinh thần chiến đấu cao, thấy được rằng họ giữ một vai trò quan trọng trong công cụôc phòng thủ đất nước của họ. Trận An Lộc là dịp tốt nhất để nhận định về sức chiến đấu của một binh đội trong những tình huống ác liệt nhất của chiến tranh. Chiến trường Việt Nam ngày 16 tháng 5 năm 1966. AFP PHOTO/NATIONAL ARCHIVES >> Xem hình lớn hơn Các đơn vị VNCH có những mức độ thiện chiến khác nhau, nhưng nhìn chung đều hoàn thành nhiệm vụ. Ông đặc biệt ca ngợi Liên Đoàn 81 biệt cách nhảy dù vô cùng dũng cảm, đã đánh suốt một đêm để tái chiếm hơn nửa thành phố bị địch chiếm giữ, chịu tổn thất cao, nhưng không bỏ sót một tử sĩ nào mà không chôn cất. Lữ đoàn Nhảy dù đặc nhiệm tham chiến ở nơi này tỏ ra thiện chiến ở mức tuyệt đỉnh. Họ gồm toàn những chiến binh từng được huấn luyện kỹ càng, dạn dày chiến trận, dũng cảm xông pha giữa một chiến trường mà đối phương hơn hẳn về hoả lực và quân số. Tiểu đoàn 6 Nhảy dù bị thiệt hại nặng, mở đường máu rút về An Khê, trong khi hai tiểu đoàn 5 và 8 Dù nhảy vào chiến địa và lập tức xung trận dữ dội trong những trận tấn công, phòng thủ, phản công ác liệt; các cấp chỉ huy Nhảy Dù tỏ ra đầy tài năng và kinh nghiệm, tiếp tay các đơn vị bạn giữ vững được thị trấn sau lúc tình hình đã gần như tuyệt vọng. Họ chỉ giao lại An Lộc cho các đơn vị bạn trấn giữ nơi này, để đi dự trận phản công Quảng Trị sau khi tiểu đoàn 6 dù được bổ sung, từ An Khê đánh ngược trở lên, bắt tay với lực lượng phòng thủ. Sử gia và cũng là nhân chứng, tiến sĩ James Willbank, còn nhấn mạnh đến gương chiến đấu dũng cảm của biệt động quân và lực lượng bộ binh Sư đoàn 5 cùng địa phương quân An Lộc, là lực lượng đã đuổi đánh xe tăng địch trong thành phố và bắn cháy toàn bộ những chiếc xe tăng này. Lý do thất bại Bên cạnh những thắng lợi của QLVNCH, thì những thất bại thường bị dư luận Mỹ quy trách cho tệ nạn tham nhũng của chính phủ Sài Gòn, hay nạn đào ngũ tràn lan trong quân đội miền Nam, cho rằng đó là những chứng cớ của tinh thần chiến đấu kém cỏi. Các sử gia và diễn giả trong buổi hội thảo ở Lubbock không quên trình bày những mặt tiêu cực đó, nhìn nhận rằng chúng có phần nào ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu, nhưng đều cho rằng đó không phải là những lý do đưa đến sự đổ vỡ hoàn toàn. Trong cuộc chiến, cũng có 200 ngàn bộ đội và du kích về hồi chánh với chính phủ miền Nam, chưa kể khá nhiều bộ đội không chịu đi Nam trên đường Trường Sơn. Những hiện tượng đó thường xảy ra trong thời chiến ở bất cứ nơi nào. Vậy lý do bại trận là ở chỗ nào? Nhà nghiên cứu Bill Laurie nói rằng QLVNCH đã mang vác một gánh nặng là chiến lụơc chểnh mảng đầy tội lỗi của Hoa Kỳ, khi người Mỹ đã không bao giờ có kế hoạch tấn công và trấn giữ đường mòn Hồ Chí Minh, cắt đứt huyết mạch của cuộc tấn kích vào miền Nam. Đó là điều mà các nhà chiến lược miền Bắc sợ nhất, nhưng cũng chỉ là một nguyên do về chiến thuật. Theo nhà nghiên cứu này, lý do chính khiến quân đội miền Nam bị đánh tan trong vòng mấy tháng, là Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ quân sự và kinh tế đến mức không một quân đội nào có thể chống đỡ để mà sống còn. Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara trong chuyến thăm Chu Lai, miền Nam Việt Nam ngày 18-7-1965. AFP PHOTO >> Xem hình lớn hơn Bill Laurie nêu ra biểu đồ cho thấy vào những tháng sau cuối, tiếp vận đã bị thiếu thốn đến nỗi mỗi khẩu pháo chỉ còn được bắn mỗi ngày 10 viên so với 180 viên như hồi năm 1972, binh sĩ lục quân cũng không còn đủ đạn chiến đấu, máy bay, xe tăng nhiều nơi nằm ụ chờ rỉ sét chỉ vì thiếu xăng, thiếu cơ phận sửa chữa. Trong khi đó thì lực lượng miền Bắc vẫn thừa súng thừa đạn cho xe tăng đại pháo, với hoả lực đè bẹp đối phương trên mọi chiến trường, với quân số gấp năm lần quân số của họ tham chiến hồi năm 1968. Ông nhắc lại rằng năm 1968 và năm 1972, tuy trang bị kém hiện đại hơn so với quân Bắc Việt, nhưng chỉ cần đủ đạn dược là QLVNCH cũng đã giữ vững cõi bờ, giáng trả đối phương những đòn mãnh liệt. Một diễn giả trong cuộc hội thảo là một giảng viên đại học ở Việt Nam trong suốt thời chiến tranh và nhiều năm sau đó, nay định cư tại Canada, ông Nguyễn Thế Tiến. Được hỏi về sự lượng giá của ông đối với quân đội nhân dân miền Bắc và quân đội Việt Nam Cộng hoà, ông Tiến trả lời: “Tôi không phải là nhà quân sự để có thể phân tích chiến thuật chiến lược, nhưng theo những điều tôi tìm hiểu được thì quân đội Việt Nam công hoà cũng như quân đội miền Bắc đều tiếp thu được truyền thống quân sự của ông cha ta, chỉ có một điều, quân đội miền Bắc đã phục vụ một đường hướng sai lầm, phản chân lý, còn quân đội miền Nam thì đúng là đã làm sứ mệnh lịch sử của dân tộc.” Một bài viết của người Việt hải ngoại đăng trên mạng Internet đã gọi nội dung cuộc hội thảo ở Lubbock là một điệu kèn truy điệu muộn màng cho QLVNCH. Việt Long của Đài Á Châu Tự Do kính chào quý thính giả. © 2006 Radio Free Asia -http://kbc4100.com/vnch.htm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 1968-1975 RVNAF, 1968-1975 http://tudovis.com/vis_forums/forum13/10063.html Bản tiếng Anh Bill Laurie RVNAF, the Republic of Viet Nam Armed Forces, underwent a significant change, both qualitatively and quantitatively, between 1968 and 1975. It was a change that went unnoticed by the news media and remains generally unknown to the American public, and is inadequately identified and described in many would-be “history” books, in part because the nature and extent of change could not readily be foreseen or predicted based on RVNAF performance and capabilities up to 1968. None of this is to deny serious problems existed, or that corruption and poor leadership did not continue to plague RVNAF’s ability to defend the Republic of Viet Nam, yet to a degree these problems were being addressed and the positive aspects of RVNAF cannot be excluded from honest history…… (Nghiên cứu của nhà sử học Bill Laurie) Dịch giả: Nguyễn Tiến Việt Lời người dịch: Bill Laurie là sử gia Hoa Kỳ, một trong những chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và nhân chứng được mời trình bày quan điểm trong cuộc hội thảo mang tên “Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa: Suy ngẫm và tái thẩm định sau 30 năm” (ARVN: Reflections and reassessments after 30 years) do Trung Tâm Việt Nam thuộc Ðại Học Texas Tech tổ chức tại Lubbock trong hai ngày 17 và 18 Tháng Ba năm 2006. Trong số nhiều diễn giả Việt-Mỹ, ông Laurie là người nêu ra quan điểm của riêng ông về một quân đội mà ông từng sát cánh với cương vị một chuyên viên tình báo cao cấp trong nhiều năm. Bài này được chuyển ngữ từ nguyên bản bài viết của Bill Laurie, mà ông dùng để trình bày, vắn tắt hơn, trong buổi hội thảo. Bill Laurie gửi tặng bài viết cho dịch giả, cho phép được dịch và phổ biến trong giới truyền thông Việt ngữ. Những chữ viết ngả để trong ngoặc đơn là chú thích của tác giả để câu văn chuyển dịch mang được đầy đủ ý nghĩa của nó. "Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thay đổi một cách đáng kể cả về số lượng lẫn phẩm chất trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1975. Sự thay đổi không hề được giới truyền thông tin tức (Hoa Kỳ) lưu ý, và nhìn chung thì đến nay vẫn không được công chúng Mỹ biết đến, vẫn không được nhận chân và mô tả đầy đủ trong nhiều cuốn sách tự coi là “sách sử”. Một phần nguyên nhân của sự kiện này là do bản chất và tầm mức của sự thay đổi không dễ được tiên đoán hay tiên kiến, dựa trên hiệu quả hoạt động và khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1968. Bài này không hề muốn chối bỏ những vấn đề nghiêm trọng đã hiện hữu, hay phủ nhận rằng vấn đề tham nhũng, lãnh đạo kém cỏi không tiếp tục gây hiểm họa cho khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ đất nước họ. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, những vấn đề này có được giải quyết, và những khía cạnh tích cực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không thể bị xóa khỏi trang lịch sử vinh quang. Tôi đã tự chứng nghiệm điều này, khi đến Việt Nam cuối năm 1971 và phục vụ 1 năm tại MACV(Phái Bộ Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam), rồi sau đó trở lại thêm hai năm, từ 1973-1975, làm việc ở Phòng Tùy Viên Quân Sự. (DAO) Khởi thủy, được huấn luyện và dự trù phục vụ như một cố vấn, tôi tham dự khóa huấn luyện căn bản sĩ quan lục quân tại Fort Benning, Georgia, tình báo chiến thuật và chuyên biệt về Ðông Nam Á ở Ft. Holabird, Maryland, và học trường Việt ngữ tại Ft. Bliss, Texas. Tới Việt Nam thì được biết những nhiệm vụ cố vấn đang được giảm dần để đi đến chỗ bỏ hẳn; nên thay vào đó tôi được chỉ định vào MACV J-2 với cương vị một chuyên viên phân tích tình báo, trước hết phụ trách Cambodia, rồi tập trung vào Quân Khu IV, bao quát toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Công việc này mở rộng một cách không chính thức để bao gồm công tác liên lạc giữa Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các toán cố vấn Mỹ, các chính quyền tỉnh thị của Việt Nam, và cả các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở vùng IV. Trong 3 năm đó tôi có mặt lúc chỗ này, lúc chỗ khác, trên khắp 18 trong số 44 tỉnh của Việt Nam Cộng Hòa, liên lạc không những với các đơn vị Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa mà cả với người Úc, cơ quan viện trợ Mỹ USAID, và CIA. Khi thì đứng vào vị trí rất cao cấp trong những buổi thuyết trình ở tổng hành dinh của MACV cũng như ở Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tuần lễ sau đó tôi có thể đã lội trên những ruộng lúa tỉnh Kiến Phong cùng với các binh sĩ Ðịa Phương Quân, hay bay ngang tỉnh Ðịnh Tường trên một chiếc trực thăng Huey của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hoặc là nằm trong căn cứ Biệt Ðộng Quân Trà Cú bên sông Vàm Cỏ Ðông. Nói tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng, và trong vòng một tháng sau khi tới Việt Nam, thật rõ ràng hiển nhiên là những điều tôi từng nghe ở Mỹ, dù là tin tức báo chí hay là những cuộc thảo luận ngốc nghếch trong các trường đại học, mà có thể diễn tả được những gì tôi đang trải qua và gặp phải. Nói vắn tắt, tôi tự hỏi “Nếu quả thật tất cả những người ở Mỹ đang nói về Việt Nam, thì mình đang ở nơi nào đây?” Những thời khắc ngoài giờ làm việc của tôi được dàn trải trọn vẹn trong một kích thước thực tế hoàn toàn Việt Nam. Dù là ở Sài Gòn, Cao Lãnh, hay Rạch Giá, tôi cũng lui tới những cái quán nhỏ, với những bàn cà-phê, mì, cháo... háo hức lắng nghe người dân, người lính Việt Nam nói chuyện, tôi hỏi han, và học được thật nhiều, nhiều hơn những gì tôi từng học ở Hoa Kỳ. Sự học tập của tôi không dừng lại ở năm 1975. Từ đó đến nay tôi đã đọc hằng feet/khối những tài liệu giải mật và hằng trăm cuốn sách, kể cả những tác phẩm tiếng Việt, phỏng vấn đến mức từ kỷ lục này qua kỷ lục nọ với những cựu chiến binh gốc Ðông Nam Á và gốc Hoa Kỳ, săn tìm trong hằng trăm trang web Việt Nam và Ðông Nam Á trên Internet. Vẫn còn rất nhiều điều về Việt Nam, Lào, Cambodia và Thái Lan hơn là những gì công chúng Hoa Kỳ tưởng, và những kết luận do những người ở các xứ ấy tự trình bày lên thì lại không phù hợp với những gì mà hầu hết mọi con người (ở Mỹ) tưởng là họ biết. Quả là có những vấn đề nghiêm trọng về tham nhũng. Ðúng là có những tấm gương về lãnh đạo bất xứng. Tuy nhiên, chẳng phải ai nói hay gợi ý gì với tôi, mà chính là ngay lần đầu tiên đến với Sư Ðoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, tôi đã phát giác khả năng dày dạn và đầy chuyên nghiệp trong những hoạt động mà tôi chứng kiến ở một trung tâm hỏa lực cấp sư đoàn. Cũng chẳng ai nói với tôi là Sư Ðoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa, đơn vị cứ mãi bị kết tội vì khả năng chiến đấu kém cỏi ở Ấp Bắc nhiều năm trước, đã biến thái thành một đơn vị có hiệu năng chiến đấu cao dưới tài lãnh đạo chỉ huy của Tướng Nguyễn Khoa Nam, một con người thanh liêm không một tì vết, song song với tài năng về chiến thuật, mà đến nay vẫn không hề được công chúng Hoa Kỳ biết tới, tuy đã được người Việt Nam tôn sùng đúng mức. Cũng không hề có ai ngụ ý hay nói với tôi rằng có thể là lực lượng Ðịa Phương Quân tỉnh Hậu Nghĩa, là những dân quân của tỉnh, đã làm mất mặt chẳng những 1 mà tới 3 trung đoàn chính quy của quân đội miền Bắc trong chiến dịch tấn công năm 1972 của Hà Nội. Họ đã nhai nát và nhổ ra nguyên cả lực lượng xung kích của đối phương, một lực lượng có thể đã làm đổi chiều lịch sử vào thời kỳ đó. Ðịa Phương Quân không được Pháo Binh và Không Quân sẵn sàng yểm trợ như lực lượng chính quy Việt Nam Cộng Hòa, trong đó kể cả Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân, Thủy Quân Lục Chiến. Quân địa phương chỉ dựa vào kỹ thuật chiến đấu căn bản bộ binh. Nếu quân Bắc Việt đánh thủng được chiến tuyến này thì họ đã lập tức trực tiếp đe dọa Sài Gòn, chỉ cách đó 25 dặm, buộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa phải rút khỏi quốc lộ 13, từ đó để cho lực lượng Bắc Việt hướng thẳng vào An Lộc. Và như Tiến Sĩ James H. Willbanks viết trong tác phẩm xuất sắc của ông (về trận An Lộc), Sư Ðoàn 21 tuy không thành công trong việc phá vòng vây An Lộc nhưng cũng đã buộc Bắc Việt phải đưa một sư đoàn đổi hướng khỏi chiến trường An Lộc, nếu không, nơi này có thể đã sụp đổ với những hậu quả khốc liệt. Nói vắn tắt, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một cách toàn diện, đã có khả năng cao hơn nhiều so với những gì tôi biết trước khi tôi qua Việt Nam, và càng cao hơn nhiều so với những gì được chuyển tới cho người dân Mỹ. Ngày trước... và ngày nay cũng vậy. *** Trở lại thời kỳ đang thảo luận trong bản thuyết trình này, ai cũng biết Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vướng mắc nhiều vấn đề trầm trọng. Ðiều này là hiển nhiên. Nếu không như vậy thì đã chẳng cần phải yêu cầu những đơn vị chiến đấu của Hoa Kỳ, Úc, Nam Hàn, Thái Lan và New Zealand tới đó. Tuy nhiên, còn có những chỉ dấu cho thấy lực lượng Việt Nam Cộng Hòa khi được trang bị đúng mức và chỉ huy tốt đẹp thì sẽ có khả năng tới đâu. Năm 1966 một tiểu đoàn Biệt Ðộng Quân Việt Nam Cộng Hòa đã gây thiệt hại nặng và đã “giúp” giảm quân số chỉ còn 1 phần 10 cho một trung đoàn Bắc Việt đông gấp ba lần họ ở Thạch Trụ. Tiểu đoàn này được Tổng Thống Johnson tặng thưởng “Huy chương của tổng thống Hoa Kỳ”. Ðại Úy Bobby Jackson, cố vấn tiểu đoàn này, đã mô tả người đối tác của ông, Ðại Úy Nguyễn Văn Chinh (hay Chính?), như là con người tuyệt nhiên không hề sợ hãi. Tiểu Ðoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, mang huy hiệu Trâu Ðiên, đã từng bắt nạt nhiều đơn vị cộng sản miền Nam và chính quy Bắc Việt, chứng tỏ sự xứng hợp của huy hiệu trâu điên (càng có ý nghĩa đối với những ai đã từng gặp phải một con trâu đang nổi giận (và bị nó ăn hiếp!) Công trạng của họ không hề được tường trình trong giới truyền thông tin tức của Hoa Kỳ, và về sau cũng bị bỏ quên trong cái gọi là “lịch sử”... Năm 1968, trong bối cảnh cuộc tổng công kích 68 thất bại của Hà Nội, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ thấy rõ là kế hoạch Việt Nam hóa phải được tăng tiến, nhưng nhiều người (Mỹ) lại lầm tưởng đó là ranh giới giữa hai thời kỳ, thời kỳ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không chiến đấu, và bây giờ là lúc họ bắt đầu chiến đấu. Thái độ này đã bỏ quên dữ kiện là mức tử vong vì chiến sự hằng tháng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vượt xa mức tổn thất trong toàn cuộc chiến của tất cả các lực lượng đồng minh cộng lại. Rốt cuộc thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng được cung cấp vũ khí tối tân, thay thế những trang bị thời Thế Chiến Thứ Hai mà hầu hết quân lực này phải sử dụng (khoảng đầu năm 1968 chỉ có 5% quân đội Việt Nam Cộng Hòa được trang bị súng M16), nhìn chung thì thua kém vũ khí của Việt Cộng và bộ đội Bắc Việt. Ðồng thời, quân số cũng tăng tiến, theo như bảng dưới đây trình bày: (Bảng ghi những con số gia tăng quân số của các lực lượng chính quy và Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân, từ năm 1968 đến năm 1972, cho thấy quân số tổng cộng tăng 28%, từ 820 ngàn lên 1 triệu 48 ngàn quân. Trong đó, Không Quân gia tăng quân số tới 163%, Hải Quân tăng 110%, Lục Quân tăng gần 8% quân số) Trong bảng này, nhóm từ Anh ngữ ARVN, tức the Army of Republic of Vietnam, có nghĩa là Lục Quân Việt Nam, chỉ bao gồm 38% Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (tác giả không đồng ý dùng nhóm chữ ARVN để chỉ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và ông dùng nhóm chữ RVNAF, Republic of Vietnam's Armed Forces). Ngoài ra còn những thành phần khác, gồm Cảnh Sát Dã Chiến, Nhân Dân Tự Vệ, và các toán Xây Dựng Nông Thôn. Lực lượng xây dựng nông thôn không được coi là lực lượng chiến đấu, còn lực lượng Nhân dân tự vệ thường bị chế diễu nhưng (những lực lượng này) cũng là chướng ngại cho quân Việt cộng và quân đội Bắc Việt (North Vietnam's Army trong nguyên bản). Có lần một toán cán bộ xây dựng nông thôn đã đẩy lui cả một tiểu đoàn Việt cộng ở tỉnh Vĩnh Long. Các toán viên biết gọi pháo binh của tỉnh yểm trợ. Chuyện này cũng không được biết đến để ghi nhận vào tài liệu. Thành phần của lực lượng Nhân dân tự vệ thì quá trẻ, hay quá già, hay vì thương tật nên không gia nhập quân đội chính quy, chỉ phục vụ như lực lượng phòng vệ làng ấp chống lại những toán thu thuế, tuyển mộ, hay tuyên truyền của cộng sản địa phương. Nhưng Nhân dân tự vệ cũng là một yếu tố mà cộng sản địa phương phải đối phó sau năm 1968. Trước đó không có lực lượng này, Việt cộng ở địa phương tự do đi vào ấp xã lúc ban đêm. Nhiều lúc Nhân dân tự vệ không có hiệu quả, nhiều khi họ bị tuyên truyền để đi theo Việt cộng, nhưng có nhiều lúc khác lại có những báo cáo như sau: (Trích từ các sách vở của các tác giả người Mỹ). “Hai Việt cộng đang bắt cóc một Nhân dân tự vệ thì một Nhân dân tự vệ khác xuất hiện, bắn chết hai Việt cộng này bằng súng M1 (không ghi rõ garant hay carbine), tịch thu được một súng AK47 và một súng lục 9 ly.” Và “cả hai ấp Prey Vang và Tahou đêm nay bị bắn súng nhỏ và B-40. Nhân dân tự vệ địa phương đẩy lui hai toán trinh sát nhẹ.” Còn nữa: Một Nhân dân tự vệ 18 tuổi đã là người bắn cháy chiếc xe tăng đầu tiên trong rất nhiều xe tăng T 54 của Bắc Việt bị tiêu hủy tại An Lộc trong cuộc bao vây năm 1972. Hà Nội không mấy hài lòng về lực lượng này, theo như tài liệu sau đây: “Chúng (QLVNCH) tăng cường các lực lượng bù nhìn, củng cố chính quyền bù nhìn và thiết lập mạng lưới tiền đồn cùng các tổ chức Nhân dân tự vệ bù nhìn ở nhiều làng xã. Chúng cung cấp thêm trang bị kỹ thuật và tính lưu động cho lực lượng bù nhìn, thiết lập những tuyến phòng vệ, và dựng ra cả một hệ thống phòng thủ và đàn áp mới ở những khu vực đông dân cư. Kết quả là chúng đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho lực lượng bạn (Việt cộng).” Sự kiện này không thể xảy ra trước năm 1968, khi lực lượng Nhân dân tự vệ được thành lập và trang bị bằng những vũ khí thời thế chiến thứ hai do các lực lượng QLVNCH chuyển giao lại. Tương tự như vậy, lực lượng Nghĩa quân, Ðịa phương quân với sự trợ giúp của các toán cố vấn Mỹ lưu động, được tuyển mộ thêm từ năm 1968 và trang bị vũ khí tốt hơn, khởi sự tiến bộ, như cố vấn David Donovan thuộc một toán lưu động chứng kiến trong một trận tấn công bộ binh năm 1970: “Chúng tôi vừa vượt khỏi khu mìn bẫy chính thì bị hỏa lực từ một rặng cây trước mặt bắn tới. Nước văng tung tóe xung quanh, đạn bay véo véo trên đầu, trong tiếng súng nhỏ nổ dòn. Binh sĩ bây giờ phản ứng tốt lắm, không giống như trước kia cứ mỗi khi bị bắn là họ gần như tê liệt. Trung sĩ Abney chỉ huy cánh đuôi của đội hình hàng dọc, bung qua bên phải, sử dụng như thành phần điều động tấn kích, trong khi chúng tôi ở phía trước phản ứng lại hỏa lực địch. Khi toán của Abney tới được chỗ địa thế có che chở thì họ dừng lại và bắt đầu tác xạ. Dưới hỏa lực bắn che đó chúng tôi tràn tới một vị trí khác. Hai thành phần chúng tôi yểm trợ nhau như vậy và tiến được tới hàng cây, sẵn sàng xung phong. Ba người trong toán của tôi bị trúng đạn, không biết nặng nhẹ ra sao nhưng mọi người đều xông tới. Chúng tôi đã hành động khá hay.” Kinh nghiệm của Donovan không phải là độc nhất. Cố vấn John Cook nhắc lại niềm lạc quan của ông vào năm 1970: “Chúng tôi (tức Cook và sĩ quan đối tác phía Việt Nam) đang rất lên tinh thần, cảm thấy như mình là “kim cương bất hoại”. Tinh thần chiến đấu và hăng hái chủ động tấn công trong quận hết sức cao, khiến chúng tôi truy kích quân địch một cách gần như khinh suất, liều lĩnh.” Những thành tích như vậy không phải mọi nơi đều có. Có những đơn vị không đáp ứng được trong thời kỳ thay đổi và vẫn bị lãnh đạo chỉ huy kém cỏi, chẳng thực hiện một cuộc hành quân lục soát với chiến thuật chủ động tấn công nào. Có khi cố vấn Hoa Kỳ suýt bị giết hay bị dọa giết bởi những sĩ quan địa phương của Việt Nam mà họ không hòa thuận được. Nhiều cố vấn Mỹ khác không gặp cảnh ngộ khó chịu đó, nhưng cũng chẳng có ấn tượng tốt nào về hoạt động của những đon vị mà họ cố vấn. Dù sao thì những chuyện tích cực và thích thú do cố vấn Mỹ chứng kiến cũng đầy rẫy, nhưng lại hoàn toàn vắng bóng trong những cuộc thảo luận trên nước Mỹ hay trong ý tưởng của những người Mỹ bình thường, cũng như trong những gì được dạy dỗ tại các trường học Hoa Kỳ. Sự tiến bộ hay những tấm gương xuất sắc ngay trước mắt không phải chỉ hiển hiện trong những lực lượng lãnh thổ và những sư đoàn bộ binh VNCH, (là những đơn vị) thường bị cho là không mấy nổi trội về chiến thuật chủ động tấn công. Cố vấn về kế hoạch bình định của tỉnh Quảng Trị Richard Stevens, trước đó từng phục vụ trong Thủy quân lục chiến Mỹ tại Việt Nam, tỏ ra ngạc nhiên trước thành tích của một đơn vị thuộc sư đoàn 1 bộ binh Việt Nam trong trận tấn công một vị trí phóng hỏa tiễn của quân Bắc Việt: “Tôi có ấn tượng hoàn toàn tốt, và thực sự là kinh ngạc, về cách thức hành quân và sự táo bạo của họ trong mọi việc... Ðây là cuộc hành quân thứ 13 như vậy do vị tiểu đoàn trưởng này chỉ huy. Ta đang nói chuyện về những chuyên gia hết sức tinh thục trong những gì họ làm, những người đã từng thực hiện những công tác sởn tóc gáy và vẫn tiếp tục thực hiện... Các cố vấn của trung đoàn này luôn luôn nói với tôi lúc tôi ra đó, rằng ‘anh đang làm việc với những người giỏi nhất. Chúng ta không có điều gì để mà có thể nói cho những người này làm. Chúng ta (các cố vấn) chỉ có việc yểm trợ hỏa lực mà thôi. Còn về sự hiểu biết trong hành quân, thì họ là người dạy chúng ta.' Chúng tôi có các cố vấn người Úc và người Mỹ, họ đều nói y như nhau.” (tác giả trích luận án Master năm 1987 của Howard C.H Feng, đại học Hawaii). Ở miền Nam, trong lãnh thổ tỉnh Ðịnh Tường thuộc quân khu IV, sư đoàn 7 bộ binh VNCH cũng thi hành nhiệm vụ không hề có khuyết điểm, theo lời xác nhận của các cố vấn và các phi công Mỹ lái trực thăng chuyển quân cho các binh sĩ sư đoàn 7 trong những trận tấn công. Sư đoàn này từng bị mang tiếng là sư đoàn “lùng và né” (thay vì “lùng và diệt”, search and destroy), có thể vì trận Ấp Bắc hồi 1963, nhưng những ai trực tiếp công tác với họ không thể nói gì hơn là những lời ca tụng, ngưỡng mộ về sự tinh thông chiến thuật và tinh thần hăng hái xông xáo. Một cựu cán binh Bắc Việt xác nhận về sự dũng cảm của sư đoàn 7 bộ binh: “Vùng giải phóng bị thu hẹp... Tôi mất thêm thời gian di chuyển quanh, cố tránh xa các cuộc hành quân của quân đội VNCH. Ở Bến Tre (tức tỉnh Kiến Hòa) sư đoàn 7 VNCH là lực lượng chính gây nên nhiều khó khăn. Hầu hết sư đoàn được tuyển mộ ở vùng châu thổ sông Cửu Long nên họ biết rành hết cả vùng. Họ thông thuộc vùng này cũng như chúng tôi.” (tác giả trích dẫn David Chenoff và Ðoàn văn Toại, sách Chân dung kẻ địch, Random House ở New York xuất bản năm 1986). Tình hình còn tồi tệ hơn khi các đơn vị quân đội Bắc Việt điền khuyết cho các đơn vị “Việt cộng”, không hiểu biết chút nào về vùng này và được trang bị kém cho cuộc chiến kiểu các rặng cây ở phía Bắc vùng châu thổ. Một tù binh cho biết bị bắt sống không bao lâu sau khi tới, lúc anh ta và những người khác được lệnh phục kích một cuộc hành quân càn quét của sư đoàn 7 vào ngày hôm sau. Bố trí xong trước bình minh, đội quân đáng lẽ phục kích người ta thì lại bị tấn công từ phía sau do thành phần bên sườn của sư đoàn 7, trước khi tới lượt lực lượng chính. (Tài liệu trích dẫn). Kết quả của điều này thêm hiển nhiên trong thời gian giữa 1968 và 1971, thời kỳ mà quân số lực lượng Hoa Kỳ giảm thiểu hơn một nửa, trong khi những cuộc hành quân tấn công của Việt cộng và quân Bắc Việt lại bị suy giảm rõ rệt: (Bảng thống kê trong bài ở đoạn này cho thấy lực lượng Mỹ ở Việt Nam từ năm 1968 đến 1971 đã giảm 322 ngàn quân, tức 58%, các cuộc tấn công của Việt cộng và quân Bắc Việt cấp tiểu đoàn trở lên giảm 98%, chỉ còn 2 trận, những cuộc tấn công lẻ tẻ của phía cộng sản cũng giảm, kể cả những vụ bắt cóc, khủng bố, trong khi số xã ấp có an ninh tăng 56%, diện tích trồng tỉa lúa tăng 9.8%, thương vong vì chiến tranh của dân và quân phía VNCH giảm 55%, quân số của Việt cộng, Bắc Việt trên toàn miền Nam giảm 21%). Tỉ lệ về các cuộc tấn công lớn nhỏ của phía cộng sản giảm hơn là tỉ lệ giảm quân số, cho thấy một sự sa sút toàn diện về khả năng quân sự, dưới tỉ lệ dự đoán là 21% quân số sụt giảm. Ðiều này xảy ra trong khi quân số tham chiến của Hoa Kỳ giảm tới 58%. Quân cộng sản Bắc Việt và Việt cộng không những chỉ có mặt ít hơn trên toàn lãnh thổ, mà còn kém khả năng tung ra những cuộc hành quân tấn kích. Nhiều con số thống kê của VNCH không chính xác, nhất là con số xã ấp có an ninh thì lại còn kém xác thực hơn, nhưng biểu đồ khuynh hướng khá rõ ràng, và không có bằng chứng dù về thống kê hay tin đồn vặt, mà nêu ra điều gì khác hơn là sự xuống dốc thẳng đứng trong thời vận của quân Việt cộng và quân đội Bắc Việt trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1971. Trong khi Việt cộng, gọi như vậy để phân biệt với quân Bắc Việt, không bị tiêu diệt hoàn toàn, và những ổ kháng cự có ảnh hưởng mạnh do họ kiểm soát vẫn tồn tại ở những tỉnh như Chương Thiện, Ðịnh Tường, Quảng Nam, Quảng Ngãi, thì Việt cộng ở địa phương cũng không còn là một lực lượng chiến lược. Nếu không có sự xâm nhập đại quy mô của quân Bắc Việt và sự cung cấp vũ khí hiện đại, thì chiến tranh đã dần dần tự tàn lụi. Những đơn vị và khu vực của Việt cộng tồn tại được cũng hoàn toàn không phụ thuộc vào quân đội Bắc Việt để sống còn. Tác giả “phản chiến” Frances Fitzgerald của cuốn “Lửa trong hồ” (thật khôi hài, là cuốn sách bị đả kích bởi cả người chỉ đạo về tư tưởng của Hà Nội, Nguyễn Khắc Viện, lẫn người ủng hộ Mặt trận Giải phóng và Hà Nội, Ngô Vĩnh Long), nhìn nhận rằng khả năng sinh tồn của cả Việt cộng lẫn QLVNCH hồi năm 1966 là mỗi bên 50%, nhưng đến 1969 thì cơ hội sống còn của Việt cộng chỉ còn 10%, trong khi tỉ lệ này phía QLVNCH lên hẳn 90%. Nguyễn Văn Thành, sau 23 năm theo Việt cộng, hồi chánh năm 1970, cho rằng cứu cánh của Mặt trận giải phóng là vô vọng. Ông ta nêu ra những cuộc hành quân gia tăng của QLVNCH, sự phát triển những đơn vị Nghĩa quân xã quận và các chương trình Nhân dân tự vệ, cùng với kế hoạch cải tổ về ruộng đất của chính phủ VNCH, coi đó là những việc không thể đối phó được nữa. Stanley Karnow khẳng định thằng thừng trong cuốn sách được đánh giá cao quá đáng của ông, không cần giải thích nguyên do, rằng đến năm 1971, thì “riêng phía Việt cộng không phải là đối thủ của quân đội chính quyền Sài Gòn.” Don Colin trải qua nhiều năm ở Việt Nam, được nhiều người biết đến qua lối bày tỏ thô lỗ, phản bác thô bạo và quá đáng, cộng với lối rủa sả om sòm những gì mà ông ta coi là tào lao nhảm nhí. Ông này đã phải chịu đựng những khó khăn trở ngại, những khởi đầu sai lạc cùng những vấn đề tương tự, bị coi như toàn những điềm gở. Nhưng năm 1971 Don Colin cũng thấy những kết quả tích tụ hiển hiện ở vùng châu thổ: “Ba mươi tháng trước, con số những cấp chỉ huy giỏi ở quân khu IV chỉ đếm được trên một bàn tay. Ngay cả tư lệnh quân đoàn, một cấp chỉ huy tốt, trong sạch và tương đối có khả năng, cũng nhút nhát, thiếu óc sáng tạo và không đủ sức kích động thuộc cấp vào những hoạt động xông xáo và tích cực. Cấp tư lệnh sư đoàn thì phần lớn thiếu khả năng, hầu hết các tỉnh trưởng cũng kém cỏi và tham nhũng. Các cấp chỉ huy thuộc quyền của họ thì chẳng những noi gương xấu mà nhiều khi còn phạm khuyết điểm quá hơn cấp trên nữa. Nhưng nay thì chuẩn mực chung về tài năng, sự trong sạch và tận tâm đã tăng lên tới mức mà trước kia tôi cho là không thể tưởng tượng được. Sự thay đổi đặc biệt này khiến tôi thêm lạc quan tin tưởng ở khả năng tối hậu của chính phủ trong việc kiểm soát được Việt Nam và thành lập một chính quyền ổn định.” Rồi tới cuộc tấn công 1972 của Hà Nội, một cuộc tấn công tốc chiến phối hợp phương tiện cơ khí kiểu cổ điển (a classical blitzkrieg), với đặc điểm là những vũ khí hạng nặng và những vũ khí chết người được đưa ra sử dụng như hỏa tiễn tầm nhiệt phòng không SA-7, hỏa tiễn công phá điều khiển bằng dây AT-3, những đoàn chiến xa T-54 được yểm trợ bằng mấy trăm khẩu đội hỏa tiễn 122 ly, đại bác 130 ly, hơn hẳn tất cả mọi thứ từng được Hoa Kỳ cung cấp cho lực lượng pháo binh QLVNCH. QLVNCH bị đánh tơi bời, có lúc đã gần tới kết cuộc, và sự đổ vỡ hiển hiện rõ ràng. Nhưng cái quân lực đang nằm đo ván đã đứng dậy ở tiếng đếm thứ 8, hồi phục sức lực và bẻ gãy cuộc tấn công nặng nề nhất ở Việt Nam, tính tới lúc đó. Không ai khác hơn là học giả hàng đầu của Hoa Kỳ về Việt Nam, Douglas Pike, đã tuyên bố cuộc xâm lược của Hà Nội thất bại là vì “...Nam Việt Nam chiến đấu hơn hẳn quân đội xâm lăng đến từ phương Bắc.” Nhiều nhà bình luận, kể cả Tướng Ngô Quang Trưởng, nói tới không lực Hoa Kỳ như một yếu tố quyết định, thì đó đúng là yếu tố chính. Nhưng những điều ngụ ý nói là QLVNCH không thể chiến đấu nếu như không có không lực Mỹ, thì đã thiếu sót hai điều căn bản. Thứ nhất, quân đội Mỹ cũng chỉ được yểm trợ bằng không lực giống như QLVNCH đã được. Thứ hai, là điểm người ta ít nhìn ra: Không lực Hoa Kỳ là một yếu tố bổ sung để cân bằng với hai lực lượng vượt trội của Bắc Việt là thiết giáp và, lợi hại hơn cả, là lực lượng pháo binh hơn hẳn, hỏa tiễn 122 ly chính xác và đại pháo 130 ly gây tàn phá quy mô ở tầm tối đa 19 dặm (32 km). Hoa Kỳ không cung cấp cho đồng minh của họ, VNCH, những vũ khí lợi hại ngang bằng, nhất là về pháo binh, như Liên Xô và Trung Cộng cung cấp cho Hà Nội. Hà Nội có hằng trăm hỏa tiễn 122 và đại pháo 130. QLVNCH không đủ đại bác để phản pháo, chỉ có 24 khẩu 175 ly, không chính xác bằng, bắn chậm hơn các loại 122 ly và 130 ly. Cả pháo đài kiên cố cũng không chịu nổi đạn 130 ly khoan hầm, nổ chậm. Tựu chung, trở lại đề tài không lực, thì không quân Việt Nam đã thi hành nhiệm vụ một cách đáng kính phục trong các trận chiến năm 1972, nhưng vẫn bị giới bình luận Hoa Kỳ hoàn toàn quên lãng. Một chuyên viên điều không tiền tuyến của Hoa Kỳ tỏ ra ngưỡng mộ một phi công A-37 của Việt Nam mà anh ta cùng thi hành một vụ tấn công không lục vào vị trí quân Bắc Việt: “Anh ta đâm chúc đầu chiếc máy bay xuống tới tầm vũ khí liên thanh, và quả nhiên tôi thấy nhiều lằn đạn lửa vạch đường sáng bao quanh Pepper dẫn đầu. Tôi la lên báo động, thì đã thấy anh thả bom ở độ cực thấp và ghi một bàn tuyệt hảo trúng ngay bức tường. Trong những lần oanh kích tiếp theo ngay đó, các phi công của không quân Việt Nam cũng ghi bàn hoàn hảo mỗi lần đâm xuống, cũng là mỗi lần họ bị đạn phòng không bắn lên xối xả... Hỏa lực từ mặt đất vô cùng mạnh mẽ. Quân Bắc Việt có vẻ như biết rằng đối thủ của họ là người Nam Việt Nam. “Tôi tin chắc là hai chiếc A-37 sẽ bị bắn rơi, nhưng cả hai đều xả hết bom đạn của họ trúng đích, không hề hấn gì. Hai phi công không quân Việt Nam đã trình diễn một màn tuyệt vời, và tôi ngưỡng phục lòng can đảm của họ trên cả sự thông minh. Trong giây phút đó lòng can đảm ấy đã vượt hẳn sự khôn ngoan trong những tính toán hơn thiệt về sự an toàn của cá nhân họ.” Ðây không phải là một sự kiện riêng lẻ, theo như một quan sát viên không quân của Mỹ chứng thực: “Không quân Việt Nam tự chứng tỏ sự trưởng thành trong cuộc tấn kích 1972... Trong trận phòng thủ Kontum KQVN thật cừ khôi, hết sức tuyệt diệu.” QLVNCH lãnh cú mạnh nhất của Hà Nội năm 1972, mạnh hơn nhiều so với trận Tết Mậu Thân 1968, về khía cạnh quân số và hỏa lực. Ước lượng có khoảng gần 150 ngàn quân Bắc Việt đã tham chiến trong giai đoạn 1, và thêm 50 ngàn quân khác bổ sung khi trận chiến tiếp diễn. Mặt khác, trong trận Tết 1968 chỉ có 84 ngàn quân Việt cộng và Bắc Việt tham chiến, với pháo binh và xe tăng rất hạn chế. (ngoại trừ ở quân khu I). QLVNCH tiếp tục hoạt động tốt đẹp sau khi hiệp định Paris gian lận được ký kết và bị vi phạm lập tức. Cuối Tháng 11 năm 1973 một lực lượng đặc nhiệm VNCH đã đánh đuổi sư đoàn 1 Bắc Việt ra khỏi căn cứ Thất Sơn, gây tổn thất nặng tới nỗi sư đoàn 1 này của Bắc Việt phải giải thể, số quân sống sót phải gia nhập các đơn vị khác. Ít tháng sau sư đoàn 7 VNCH tung ra cuộc hành quân lớn để quét các đơn vị Bắc Việt khỏi mặt khu Tri Pháp ở vùng giáp ranh ba tỉnh Ðịnh Tường-Kiến Tường-Kiến Phong, gây tổn thất nặng cho địch. Tri Pháp chưa bao giờ bị xâm phạm trong suốt cuộc chiến tranh, có đặc điểm là những vị trí phòng thủ kiên cố; cuộc thất trận gây hổ thẹn tới mức nhà cầm quyền cộng sản cảnh cáo các cấp là phải dấu sự thất bại đừng để bộ đội của họ biết, sợ bộ đội xuống tinh thần. Các phái đoàn Ba Lan và Hungary trong cái Ủy ban liên hiệp quân sự bốn bên bất lực, chỉ là gián điệp cho cộng sản Hà Nội. Nhưng một trong những báo cáo của họ năm 1973 xác định là không có đơn vị Việt cộng nào ngang sức với QLVNCH, và cả những đơn vị thiện chiến nhất của Bắc Việt cũng không sánh được với các đon vị Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến của VNCH. Tuy nhiên đến giữa 1974 thì việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ bắt đầu từ từ siết cổ QLVNCH, và đạo quân này chỉ còn nước xuống dốc dần dần từ khi ấy. Ðến 1975 cấp số cung ứng có sẵn (Available Supply Rate- ASR) dành cho đạn đại bác đã giảm nhanh tới mức không thể chấp nhận, như theo bảng dưới đây, cho mỗi khẩu đội bắn trong một ngày: Năm 1972 Năm 1975 Tỉ lệ giảm Ðạn 105 ly 180 viên 10 viên; 94% Ðạn 155 ly 150 viên 5 viên; 97% Ðạn 175 ly 30 viên 3 viên; 90% Mọi thứ bị cắt đến tận xương, rồi tận tủy. Nhiều binh sĩ bộ binh được cấp số đạn căn bản là 60 viên M16 cho một tuần lễ. Nhiều đơn vị cấm binh sĩ bắn M16 liên thanh, chỉ được bắn phát một. Các đơn vị chạm địch có khi bị giới hạn chỉ còn được bắn yểm trợ hai trái đạn đại bác, ngoại trừ khi bị tràn ngập. Thiếu cơ phận thay thế, xe tăng, tàu giang tuần, máy bay... nằm ụ chờ rỉ sét (“cho mối mọt ăn”). Tệ hơn nữa, binh sĩ QLVNCH và gia đình họ phải chịu thiếu thốn khi nền kinh tế bị lạm phát 50%, và 25% thất nghiệp. Một bản nghiên cứu của cơ quan DAO thực hiện năm 1974 tiết lộ 82% binh sĩ VNCH không có đủ thực phẩm cho nhu cầu của gia đình. Ðói kém và suy dinh dưỡng làm xuống tinh thần cùng khả năng chiến đấu. Tình hình những tháng sau đó càng xuống dốc, và người ta đau lòng chứng kiến một cái chết chắc chắn sẽ đến vì hằng ngàn vết thương. Một năm sau, khi chính phủ Việt Nam cuối cùng sụp đổ, và, theo như những sách gọi là sách sử, thì nhiều người Mỹ ngạc nhiên, tự hỏi tại sao mọi thứ có thể sụp đổ nhanh chóng như vậy. Lẽ ra câu hỏi đáng chú ý hơn phải là tại sao QLVNCH đã có thể chiến đấu dài lâu sau thời gian giữa năm 1974, với sự thiếu thốn về vũ khí, trang bị, đạn dược, nhiên liệu, thuốc men, với những cái bụng lép kẹp, và gia đình cũng đói khát không kém? Khi bắt đầu sự đổ vỡ tan hoang, và đám đông hỗn độn theo lệnh ông Thiệu rút khỏi vùng cao nguyên, thì khủng hoảng và kinh hoàng xảy đến, phần nào tăng thêm vì những lệnh lạc trái ngược phát xuất từ dinh Tổng Thống. Nhưng trong sự sụp đổ nhục nhã sau cùng, vẫn có không ít những trận “Alamo” nhỏ của những người lính VNCH chiến đấu đến phút cuối. Sư đoàn 18 đứng vững ở Xuân Lộc là một trận anh hùng ca, nhưng sự có mặt và vai trò của của Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù trong trận này không hề được biết đến. Khi quân khu II đổ vỡ và kết cuộc đã gần, sư đoàn 7 VNCH vẫn đánh bại một nỗ lực của quân Bắc Việt muốn cắt quốc lộ 14, con đường quốc lộ duy nhất nối vùng châu thổ Cửu Long vói Sài Gòn. Vào ngày cuối, gọi là “ngày quốc hận” (tác giả viết bằng tiếng Việt), một máy bay AC-119 trang bị liên thanh sáu nòng do các Trung Úy Thanh và Trần Văn Hiền (hay Thành, Hiển?) còn bay quanh Sài Gòn yểm trợ hỏa lực cho những đơn vị VNCH lâm chiến sau cùng. Hết xăng, hết đạn, họ đáp xuống đổ xăng và lấy thêm đạn, sĩ quan hành quân biểu họ không cần cất cánh nữa, tất cả đã mất hết rồi. Nhưng các Trung Úy Thanh và Hiền vẫn vững chí, nhận nhiên liệu và đạn dược, và được hai chiếc A1H-Skyraider tháp tùng do Thiếu Tá Trương Phụng và Ðại Úy Phúc lái, họ tiếp tục lại một trận chiến tuyệt vọng. Sau cùng chỉ còn Ðại Úy Phúc sống sót, oanh kích đến khi hết đạn. Hai Trung Úy Thanh, Hiền và Thiếu Tá Trương Phùng đều bị SA-7 bắn rơi, tử trận. Họ đã chiến đấu đến mãi tận giây phút cuối cùng! Một cách tổng quát, cứ bị đói như QLVNCH đã bị thì không một quân đội nào có thể chống lại cuộc tấn công cuồng bạo của quân đội Bắc Việt, vói thừa ứ những khẩu pháo, xe tăng, vũ khí, nhiên liệu, xe tải quân, đạn dược, do khối cộng sản cung cấp. Trước một đạo quân VNCH bị rút ruột vì cắt viện trợ như vậy, quân đội Bắc Việt đã phải tung ra tất cả những gì họ có. Chừng 400 ngàn quân cộng sản, gần 90% là bộ đội miền Bắc, được đưa ra trận để đánh bại QLVNCH. Hà Nội chưa bao giờ từng tung ra một lực lượng khổng lồ và hiện đại như họ đã ném vào trận chiến năm 1975. Hà Nội chưa từng rút ra tất cả các đơn vị từ Lào, Cambodia. Về lượng, quân số 400 ngàn là gần gấp 5 số quân Việt cộng và Bắc Việt lâm chiến hồi tết 1968, trong khi về phẩm, còn có hằng trăm đại bác tầm xa, hằng trăm xe tăng, hằng ngàn xe tải, và nguyên một kho vũ khí hiện đại, Ðoàn quân viễn chinh năm 1975 có hơn gấp năm lần khả năng chiến đấu của lực lượng cộng sản hồi Tết Mậu Thân 1968. Xem xét sự việc từ một khía cạnh khác, có thể phán đoán mà không sợ sai lầm rằng giả sử quân đội Bắc Việt bị yếu đi vì cắt giảm mức cung ứng như QLVNCH đã gánh chịu, thì họ không bao giờ có thể tung ra một cuộc tổng công kích sau cùng, mà hẳn đã yếu kém hơn thế nhiều. Ưu thế hỏa lực quyết định chiến trường, chẳng phải là điều gì mới lạ trong lịch sử quân sự. Vào lúc cuối, QLVNCH chịu sự tổn thất khoảng 275 ngàn tử trận, không kể con số bị ám sát, trong một quốc gia mà dân số trung bình khoảng 17 triệu. Nước Mỹ với dân số 200 triệu, nếu chịu tổn thất với tỉ lệ tương đương trong cùng khoảng thời gian ấy, con số tử vong sẽ là 3 triệu 200 ngàn, cần dựng thêm 56 bức tường đá đen nữa mới đủ ghi tên tử sĩ. Ðiều này không lọt qua mắt của một số nhà quan sát. Sir Robert Thompson, tuy biết rõ những nhược điểm của QLVNCH, cũng kết luận: “Quân đội và chính phủ VNCH vượt qua những cuộc khủng hoảng quốc gia và cá nhân mà có thể đã nghiền nát hầu hết mọi người, và mặc dù mức tổn thất có thể gây kinh ngạc và làm sụp đổ Hoa Kỳ, VNCH vẫn duy trì được một triệu quân dưới cờ sau hơn 10 năm chiến tranh. Vương quốc Anh cũng làm được như thế, theo tỉ lệ tương đương, trong năm 1917, sau ba năm chiến tranh, nhưng không bao giờ làm được nữa. Hoa Kỳ chưa bao giờ làm được điều này.” (được nhấn mạnh và thêm vào). Ký giả Peter Kann, sáng suốt hơn rất nhiều so vói những đồng nghiệp, cũng nhập cuộc, sau khi Sài Gòn thất thủ: “Nam Việt Nam quả đã phấn đấu để kháng chiến trong nhiều năm ròng rã, không phải lúc nào cũng được Hoa Kỳ giúp đỡ dồi dào. Ít có quốc gia hay xã hội nào mà tôi cho là có thể chiến đấu được lâu dài đến thế.” Kế hoạch Việt Nam hóa có hiệu quả không? QLVNCH có trưởng thành nên một lực lượng chiến đấu có khả năng? Có thể biện luận rằng kế hoạch Việt Nam Hóa có hiệu quả, nhưng lại bị moi ruột vì cắt giảm viện trợ chí tử. Năm 1974 có cuộc thăm dò các tướng lãnh Hoa Kỳ từng phục vụ tại Việt Nam, nhằm tìm hiểu chương trình Việt Nam hóa thành công tới mức nào. Các câu hỏi và trả lời như sau: 1. QLVNCH là lực lượng chiến đấu rất đáng chấp nhận?: 8% đồng ý. 2. QLVNCH xứng đáng và cơ may hơn 50% đứng vững trong tương lai?: 57% đồng ý. 3. Có nghi ngờ khả năng QLVNCH có thể đẩy lui một cuộc tấn công mạnh của lực lượng Việt cộng-Bắc Việt trong tương lai?: 25% nghi ngờ. 4. Ý kiến khác và không ý kiến: 10%. Như vậy 65% các tướng lãnh chỉ huy của Hoa Kỳ dành cho QLVNCH tỉ lệ phiếu thuận, tuy nhiên những câu trả lời này có thể đã mang khuynh hướng lệch theo chiều xuống. Không biết bao nhiêu vị tướng phục vụ trong khoảng 1966-1967, trước khi QLVNCH thực hiện những đổi thay to lớn nhất. Chức vụ mà các sĩ quan này đảm trách là gì, họ làm việc với ai, và họ quen thuộc với quân đội VNCH ở mức độ nào, sự tăng tiến hiệu năng của lực lượng Ðịa phương quân, Nghĩa quân, vân vân... cũng không được tiết lộ. Câu hỏi cũng không hỏi: “Nếu quân đội Mỹ cũng bị cắt giảm cung ứng như QLVNCH vào năm 1974-1975 thì còn đứng vững được bao lâu?” Ðiều có thể nói chắc chắn, là QLVNCH từ 1968 trở đi đã hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp hơn nhiều so với những gì được biết đến một cách chung chung, rằng các đơn vị QLNCH đã thi triển tài năng để có thể đứng vững và đánh bại quân xâm lược Bắc Việt trong năm 1972, thường là không cần tới sự yểm trợ hỏa lực ồ ạt của pháo binh và không quân chiến thuật, như trong trường hợp của Nghĩa quân và Ðịa phương quân. Ðiều có thể nói chắc chắn nữa là sự hiểu biết của người Mỹ về việc này thấp kém đến kinh tởm, thấp tít mù xa như vực thẳm không đáy. Một yếu tố rất quan trọng nữa mà nhiều nhà bình luận bỏ qua và tới nay vẫn không biết gì hơn, là thế hệ các sĩ quan, hạ sĩ quan QLVNCH trẻ trung hơn, hết lòng hết dạ vì mục tiêu một nước Việt Nam không cộng sản. Họ cởi mở, ngay thật, biết lẽ phải, trong sạch, biết nhìn nhận phải trái, ví dụ như họ cho là người Thượng không nên được đối xử thấp kém hơn, rằng tham nhũng cần bị công kích, rằng một quốc gia Việt Nam mới cần được tạo thành, bung ra khỏi mọi xích xiềng quá khứ. Nhiều người trong số này có thể có vị trí tốt để tránh quân dịch hay giữ một chỗ an toàn, không ra trận; nhưng họ không cần cả hai thứ đó, đã có mặt trong hàng ngũ phục vụ tại những vị trí chiến đấu đầy nguy hiểm, với tư cách những người tình nguyện. Thái độ của họ được một sĩ quan trẻ của QLVNCH bày tỏ: “Những người ở cỡ tuổi tôi vào quân đội vì chúng tôi có một lý tưởng, chúng tôi hiểu được cuộc sống trong một thế giới tự do ra sao, và sống trong thế giới cộng sản ra sao. Không phải như người ta nói, rằng những ai vào quân đội thì chỉ vì đến tuổi lính và không có lý tưởng gì riêng cho mình. Nhưng người Mỹ không bao giờ có vẻ hiểu ra điều đó.” Trần Quốc Bửu là chủ tịch Liên Ðoàn Lao công Nam Việt Nam, tương đương với AFL-CIO của Hoa Kỳ. Ông có ảnh hưởng và có thể xếp đặt cho con trai ông tìm một chỗ an toàn, an toàn hơn nhiều so với vị trí của anh này là một sĩ quan bộ binh VNCH. Trong những tuần lễ sau cuối của VNCH, lúc bị Bắc Việt dập pháo tơi bời, tuyệt vọng trong cảnh thiếu đạn, con ông Bửu viết cho ông một lá thư: “Ba phải giải thích cho người Mỹ hiểu sự nghiêm trọng của tình hình chúng ta... Họ phải cung cấp viện trợ quân sự và kỹ thuật như họ đã hứa. Con xin ba, ba à, hãy can thiệp với họ. Nếu không, chúng ta sẽ bị đè bẹp và thất trận. Tụi con không hèn nhát. Tụi con không sợ chết... Trong mọi tình huống, con sẽ giữ vững vị trí và không rút lui.” Con ông Bửu hy sinh tại chiến trường. Bác sĩ Phan Quang Ðán là quốc vụ khanh về định cư và tị nạn, một cựu đối lập với ông Ngô Ðình Diệm, nổi tiếng nhờ trong sạch. Ông có đủ quyền lực và ảnh hưởng để giữ con trai là Phan Quang Tuấn khỏi bị nguy hiểm. Cả hai cha con đều không chọn điều đó, và Tuấn tình nguyện lái A-1E Skyraider, chỉ dùng để yểm trợ chiến thuật gần cho các dơn vị dưới đất. Sau khi tiêu diệt 7 xe tăng quân Bắc Việt tại khu vực ngưng chiến, trong trận tấn công 1972 của Hà Nội, Ðại Úy Tuấn bị hỏa lực phòng không địch bắn rơi, tử trận. Những cá nhân ấy không phải là duy nhất. Người viết bài này hằng ngày gặp những phi công trực thăng võ trang trẻ tuổi, những sĩ quan trẻ trong Biệt động quân, Thủy quân lục chiến, Nhảy dù, tất cả đều tình nguyện lãnh nhiệm vụ tác chiến nguy hiểm, bị “lưỡng đầu thọ địch”, với hệ tư tưởng về một nước Việt Nam cộng sản, và với nạn tham nhũng trở thành thông lệ hằng ngày ở Sài Gòn. Một trong những tấm gương gây xúc động hơn nữa về lòng tận tụy với chính nghĩa quốc gia, là cảnh các sinh viên sĩ quan trường Võ Bị quốc gia Ðà Lạt chuẩn bị cho trận đánh sau cùng của họ, mà ký giả Pháp Raoul Coutard chứng kiến, vào lúc họ tiến ra để chặn các đơn vị quân đội Bắc Việt đang tiến tới: “- Anh sắp bị giết đó! - Vâng. Một sinh viên sĩ quan trả lời. - Sao vậy? Ðã kết thúc rồi mà! - Tại vì chúng tôi không ưa cộng sản.” Và, lòng đầy can đảm, những sinh viên trẻ tuổi trong bộ quân phục mới toanh, tuyệt đẹp, giày bóng loáng, tiến ra để chờ chết.” Trường Thiếu Sinh quân ở Vũng Tàu, là trường nội trú, trong học trình có dạy quân sự cho các thiếu niên Việt Nam có cha tử trận. Khi đến lúc cuối, những em trai 12-13 tuổi đuổi các em thiếu sinh quân nhỏ hơn về nhà, lập chướng ngại vật bảo vệ trường và đối đầu với các đơn vị quân Bắc Việt: “Họ tiếp tục chiến đấu sau khi tất cả mọi người khác đã đầu hàng!... Nhiều người trong số họ bị giết. Và khi quân cộng sản tiến vào, các thiếu sinh quân đánh trả. Cộng sản không vào được ngôi trường ngay lúc đó.” Những con người tương tự (lúc đó) đang gia tăng trong mọi cấp bực của QLVNCH, và nhu cầu cấp bách của tình hình buộc sự thăng thưởng phải dựa trên khả năng, không dựa trên quan hệ chính trị hay quan hệ gia đình. Giới truyền thông Hoa Kỳ đã thất bại tại Việt Nam, thua bại hoàn toàn và thê thảm hơn nhiều so với các lực lượng quân sự của VNCH, Hoa Kỳ và các đồng minh. Họ thường lên án bằng những lối can thiệp đầy tự phụ và tự mãn. Một cuộc thăm dò 9,604 chương trình truyền hình của NBC, CBS và ABC từ 1963 đến 1977 cho thấy rõ những sự thiếu sót của những cái gọi là bài tường thuật truyền hình. 0.7% chương trình nói về việc huấn luyện QLVNCH. 0.8% về bình định. 2.7% về chính quyền hay quân lực VNCH hay Cambodia. Tổng cộng chỉ có 392 chương trình, tức 2.7% toàn bộ các chương trình tin tức truyền hình Mỹ, tường trình về Việt Nam. Không có một lời nào về hơn 200 ngàn hồi chánh viên, không một lời về QLVNCH thiện chiến. Không có gì về những phi công “Ong Chúa” (King Bee) lừng danh của trực thăng Việt Nam cứu mạng cho những toán lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ chạm địch dọc đường mòn Hồ Chí Minh. Hầu hết người Mỹ, nếu không phải là tất cả, đều nhớ hình ảnh bi hùng của một người Trung Hoa đứng trước đoàn xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn, nhưng không ai biết Trung Sĩ thủy quân lục chiến Việt Nam Huỳnh Văn Lượm đứng trên cầu Ðông Hà chặn đứng đoàn xe tăng Bắc Việt, tác xạ bằng khẩu súng chống tăng LAW của anh: “Cảnh tượng anh lính TQLC nặng có 95 cân Anh trụ ngay trên đường tiến của 40 xe tăng không có ý nào muốn dừng lại, trên một khía cạnh thì là dại dột một cách khó tin. Trên khía cạnh khác, quan trọng hơn, hình ảnh này mang đầy niềm phấn khích đối với một lực lượng phòng thủ mỏng manh đến thê thảm, và với nhiều người tị nạn, ít ai trong số đó từng chứng kiến một hành động thách đố dũng cảm đến thế... Sự anh dũng lạ thường của người lính thủy quân lục chiến Nam Việt Nam này đã khiến đợt tấn công bằng xe tăng, tới lúc đó chừng như chắc chắn phải thắng lợi, đã bị mất đà tấn kích.” Trong một khoảnh khắc mà giới truyền thông mang tật cận thị lên tiếng, thì phóng viên Donald Kirk tuyệt đối không tỏ ra sự quan tâm nào khi đến thăm sư đoàn 7 bộ binh VNCH, nơi đã trở nên một đơn vị có hiệu năng cao tuyệt dưới tài lãnh đạo của Tướng Nguyễn Khoa Nam. Quân nhân trong sư đoàn nhận thức rõ giá trị những nông trại của sư đoàn do tướng Nam thiết lập để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho binh sĩ của sư đoàn 7. Nhưng khi Kirk và các phóng viên khác bị giữ lại ở một điểm chắn đường của quân đội Bắc Việt rồi được thả ra sau đó, thì Kirk lại thất vọng vì anh ta không có cơ hội để nói chuyện với bộ đội Bắc Việt: “Tôi cứ nghĩ mãi về việc trông họ như vừa bước ra khỏi cuốn phim... Họ có vẻ là những tay chính quy, vậy đó. Tôi chỉ mong sao chúng tôi đã có thể ở lại thêm và nói chuyện với họ lâu hơn.” Ông Kirk có thể yên tâm rằng quân sĩ sư đoàn 7 đều là “những tay chính quy”, rất đáng để nói chuyện, và học hỏi nơi họ. Anh chàng này, cũng như đông đảo trong giới truyền thông làm tin tức, đã không để ý gì đến việc đó, cho nên không có gì kỳ bí về nguyên nhân vì sao hầu hết những người Mỹ từng phục vụ tại Ðông Nam Á đều nhìn cái giới truyền thông tin tức này với sự khinh miệt gay gắt. Phải chi giới này chịu khó quan hệ với quân dân Việt Nam mà họ gặp gỡ, như tôi đã làm nhiều lần, thì đám ký giả hẳn đã biết trong mắt những người Việt ấy chủ nghĩa cộng sản của Hà Nội là điều đáng khinh bỉ và kinh tởm, như một loại phản bội văn hóa và truyền thống Việt Nam. Không phải những người Việt này chiến đấu và hy sinh để bảo vệ “chế độ tham nhũng của Thiệu”, mà là để gìn giữ một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, cho con cái, và cho đất nước của họ. Một thủy quân lục chiến Việt Nam diễn giải và lột tả chân xác nhất về điều này, khi anh ta nói với tôi rằng sau khi quân đội VNCH giải quyết xong với quân đội miền Bắc, họ sẽ quay súng lại chống đám tham nhũng ở Sài Gòn. Những sự kiện thảm thiết bi thương sau năm 1975 đã chứng thực tính thuận lý và giá trị của điều quyết tâm ấy. Giới truyền thông giải trí và giới giáo dục ở Hoa Kỳ cũng chẳng khá gì hơn, mà còn mãn nguyện khi lặp lại, nếu không phải là thêm mắm thêm muối vào cái chuyện thần thoại do truyền thông dựng lên. Một cuốn sách sử trung học được sử dụng rộng rãi ở Mỹ có chương sử về Việt Nam không hề nói đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chỉ viết rằng: “Việt Nam hóa thất bại,” ngoài ra còn gom góp hơn 200 điều khẳng định có thể được chứng minh là sai trái và mang hoàn toàn tính chất dẫn dắt lạc hướng, trong 13 trang bài học. Có nói đến vụ tấn công sang Cambodia, nhưng không nói gì về việc quân Việt Nam Cộng Hòa tham dự đông đảo hơn lực lượng Hoa Kỳ, 29 ngàn quân so với 19,300 quân Mỹ tham chiến. Sách cũng không nói lên rằng trước khi chính thức mở chiến dịch, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã tấn công trước vào các vị trí phòng thủ của quân đội Bắc Việt ở Cambodia. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn vô hình, như một đề tài sẽ được trình bày nơi đây (trong cuộc hội thảo). Phim ảnh và truyền hình lại càng tệ hơn, mặc dù có được một số phim tài liệu lịch sử. Cả cuốn phim “Bat 21”, nhằm miêu tả cuộc tìm cứu trung tá Iceal Hambleton năm 1972, không thể hiểu được tại sao đã loại hẳn sự kiện là một chiến sĩ Người Nhái Việt Nam, Nguyễn Văn Kiệt, người cùng thi hành công tác tìm cứu đó với người nhái Hoa Kỳ Tom Norris, được tặng thưởng huy chương US Navy Cross do sự dũng cảm và anh hùng của Kiệt. Làm sao công chúng có thể trông mong được biết bất kỳ điều gì khi mà chế độ “kiểm duyệt” trên thực tế đã bôi xóa tất cả và từng dấu vết của sự hoạt động gương mẫu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa? *** Sau cùng, cần phải nhìn nhận rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị đè bẹp bởi một gánh nặng trầm kha không thể nào vượt thắng: đó là một đồng minh bất xứng, ngu dốt và gây rối một cách đáng kinh ngạc, dưới hình thức cái chính phủ Hoa Kỳ. Một hội nghị chuyên đề toàn diện nên được tổ chức về đề tài này, và cần phải có hội nghị đó. Những chiến lược giả hiệu phát xuất từ Washington, về bản chất, phải bị coi là cẩu thả mang tính cách tội ác. Không một hành động nào được tung ra để chặn và giữ đường mòn Hồ Chí Minh. Không có con đường này thì cuộc chiến tranh của Hà Nội đã không thể nào tiến hành được. Không một việc gì được thi hành để giao chiến với chiến tranh thông tin tuyên truyền-phản tuyên truyền dưới hình thức gọi là địch vận, một trong những chiến lược quan trọng của Hà Nội, được thi hành với những sự lừa gạt quỷ quyệt xuất chúng. Không làm một việc gì mãi đến khi cơ quan CORDS được thành lập để ra kế hoạch và phối hợp những hoạt động quân sự và bình định về mặt tình báo. Không làm một việc gì để khai triển một liên minh rộng lớn như một chiến trường chung của người Việt, người Lào, người Cambodia và Thái Lan, chống lại kẻ thù chung, trong khi Hà Nội đã làm y như vậy: thiết lập một cấu trúc chỉ huy chiến trường Ðông Dương nhằm kết hợp mọi yếu tố vào một chiến lược gắn bó cho toàn khu vực. Lý cớ về lãnh đạo của Hoa Kỳ là mù lòa, lần mò vụng dại như con heo trên tảng băng, như một con cóc vàng, rất giàu có nhưng cũng rất ngu độn. (Những chữ in đậm là những chữ tác giả viết bằng tiếng Việt) Những kế hoạch, những đề nghị đi ngược dòng lịch sử khó có thể được chứng minh hoàn toàn chắc chắn, và có thể chiến tranh (Việt Nam đã qua) là một cuôc chiến không thể nào thắng được. Có thể như vậy. Tuy nhiên những người Mỹ, người Úc đã phục vụ sát cánh những chiến hữu của họ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, “những chiến hữu, bạn bè, giống như anh em ruột,” (viết tiếng Việt trong nguyên bản) mang trong lòng họ nỗi buồn sâu xa vì đã thua cuộc, hay đã mất biết bao bạn bè tận tụy, mất cả niềm vinh dự lớn lao cho việc đã cố gắng đạt cho kỳ được một thế giới tốt đẹp hơn cho những người dân thường của Việt Nam, Lào, Cambodia và Thái Lan. Họ không bị thúc đẩy vì những quan niệm tinh vi về địa lý chính trị thế giới, nhưng đúng hơn, là do sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với nhiều người Ðông Nam Á đã biết yêu quý xứ sở, những con người đã “thề bảo vệ giang sơn quê hương”. Nhiều trang lịch sử còn chưa được lật ra, phản ảnh sự tiếp nối cái khuynh hướng của Hoa Kỳ chỉ toàn nhìn qua con mắt người Mỹ, bị lọc qua định kiến của người Mỹ. Một số sách vở nói đến Việt Nam như một “giai đoạn thử thách đầy khổ đau của Hoa Kỳ,” mà chưa từng một lần hỏi xem người Ðông Nam Á đã trải qua loại thử thách khổ đau nào. Ðầy dẫy những dữ kiện lịch sử quý giá và những nét quan sát sắc sảo nằm trong những cuốn sách được viết do người Việt Nam (và cả người Lào). Thiếu những sách đó, không thể nào có được sự hiểu biết toàn diện. Những tác phẩm của Lý Tòng Bá, Hà Mai Việt, Phạm Huấn, Phan Nhật Nam, Trần Văn Nhựt, và nhiều người khác, đang kêu gào đòi được dịch thuật, cũng như hằng chục bài phổ biến hằng năm trên sách báo tạp chí quân sự và các ấn bản khác. Nhiều bài trong đó mô tả những trận đánh, những diễn tiến và những nhân cách, không hề được các sử gia Hoa Kỳ biết đến. Không tham khảo những nguồn đó thì chắc chắn là chiến tranh Việt Nam, cũng là Chiến Tranh Ðông Dương của Hà Nội, sẽ mãi là những bí ẩn không thể giải đoán, và lịch sử chân thực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ mãi bị chôn vùi dưới tầng lớp này qua tầng lớp nọ của những chuyện hoang đường, của sự không thông hiểu, và của sự giả định vô căn cứ. Bill Laurie - March 18, 2006; Nguyễn Tiến Việt chuyển ngữ. -http://www.vnafmamn.com/VNWar_atrocities.html BIASED IN VIETNAM WAR ATROCITIES' REPORTS (Những báo cáo thiên vị trong tội ác chiến tranh Việt Nam) của sử gia Bill Laurie. Nhưng trước khi bạn đọc về bài viết nghiên cứu của Bill Laurie, hãy kiểm tra một số hình ảnh phim tài liệu và một vài"kiểu mẩu " khủng bố của Việt-Cộng. Nhưng lưu ý, rất lâu trước khi chữ "Al-Qaeda" đã trở thành một tên quen thuộc thì Việt Cộng đã từng tiền thân "mẹ của khủng bố". Và nếu bạn rất nhạy cảm với những hình ảnh về cái chết bạo lực, suy nghĩ hai lần trước khi bấm vào các bức ảnh thu nhỏ dưới đây. MINES IN PHU YEN'S ROAD MINES IN PHU YEN'S ROAD Mìn trên con đường ở PHÚ YÊN Việt Công đặt mìn tại TỈNH PHÚ YÊN Mìn do Việt Cộng gài giết chết 54 người, bao gồm bốn trẻ em. ( bức ảnh trên do Tổ Công tác Nhiếp ảnh gia Việt Nam ). SAIGON, tháng hai 14 - Năm mươi bốn thường dân Việt Nam, trong đó có bốn trẻ em, đã thiệt mạng và 18 người bị thương của ba quả mìn Việt Cộng chôn tại một con đường ở tỉnh Phú Yên. Đặt mìn trên đường để trả đũa cho một hoạt động của lực lượng đồng minh (Mỹ) trong vụ bảo vệ dân thu hoạch lúa. Khu vực này đã phải nhập khẩu 600 tấn gạo hàng tháng do Việt Cộng kiểm soát phần lớn của mùa vụ. Vụ nổ đầu tiên, với lại một miệng rộng như núi lửa ba mét trên đường và ném các xe buýt lớn vào một kênh rạch, giết chết 27 người nông dân trên đường đến làm việc trong các khu vực gần Tuy Hòa. Mười một người khác bị thương. Một xe lam ba bánh, chở đầy đàn ông, phụ nữ, và trẻ em, chạm phải trái mìn thứ hai với 20 chết và bảy bị thương . Một xe lam khác chạm phải trái mìn thứ ba, làm thiệt mạng 7 người . Đây là sự cố nghiêm trọng nhất liên quan đến mìn kể từ đầu năm 1964 khi 22 phụ nữ Việt Nam và trẻ em đã thiệt mạng khi xe của họ lọt vào bải mìn của VC . Các biến cố sát nhân và cướp bóc mà Việt Cộng đang dùng để khủng bố miền Nam Việt Nam. Giữa năm 1962 và giữa năm 1965, theo số liệu phát hành của Ủy ban quốc tế kiểm soát, ít nhất 54.235 dân thường ở miền Nam đã bị giết, bị thương, hoặc bị bắt cóc. (Trung tâm Lưu trữ Việt Nam) DAK SON MASSACRE(tạm dịch) Việt Cộng Thảm sát thường dân Đắc Sơn - Sông Bé, Việt Nam, ngày 06 tháng 12 – Hai tiểu đoàn Việt Cộng giết chết 252 dân thường có hệ thống với súng phun lửa và lựu đạn trong cuộc tấn công báo thù trong tuần nầy vào một ấp nhỏ chưa đầy một dặm từ tinh lỵ Phước Long; nạn nhân của cuộc tấn công 06 tháng 12 cho biết VC hét lên ý định của họ để "quét sạch" thôn Đăk Sơn khi họ tấn công từ trong rừng rậm xung quanh. Một lực lượng phòng vệ địa phương gồm 54 người đàn ông đã phòng thủ khu vực trước sự tấn công của 300 Việt Cộng mặc quân phục . Theo những người sống sót, VC tác xạ bừa bải lên các con đường nhỏ trong làng đốt cháy có hệ thống hơn một nửa trong số 150 ngôi nhà tranh của dân làng. Hai dân vệ đã thiệt mạng, bốn người bị thương và ba người mất tích; Rất nhiều nạn nhân bị thiêu chết trong nhà, những người khác trên đường chạy đến hầm trú ẩn dưới lòng đất, đã chết vì bị súng phun lửa,hay bị hoả pháo ném tay ném vào các hầm trú ẩn cá nhân. Những tên Việt Cộng khác đã ném lựu đạn vào các hầm trú ẩn của gia đình. (Trung tâm Lưu trữ Việt Nam) PHOTOS OF DAK SON, A WEEK AFTER THE ATTACK The color photos above were taken (about a week after the Dak Son attack) by John Felt who was at Song Be the night the massacre took place. Song Be MACV compound was located at Phuoc Long province (Phuoc Binh HQ), about 2.5 kilometers South of Dak Son. John Felt was attached to the 44th US Signal Battalion and left VN on February 28, 1967. Thank you for sharing with us the documental pictures and for dedicated service in Vietnam. THE MY CANH RESTAURANT BOMBING Forty eight (48) are killed as Terrorists Bomb Saigon Restaurant- 18 Americans Among Dead - 100 Wounded. Terrorist bombs shattered a floating restaurant on the Saigon river here tonight and killed at least 29 persons, including eight Americans…. Nhà hàng Mỷ Cảnh bị đánh bom khủng bố Bốn mươi tám (48)người chết và 100 bị thương trong đó có 18 người Mỹ do bọn VC khủng bố bom vào Nhà hàng tại Sài Gòn. Bom khủng bố làm n ổ tung một nhà hàng nổi trên sông Sài Gòn tối nay và giết chết ít nhất 29 người, trong đó có tám người Mỹ. Hai vụ nổ lớn vang lên gần như đồng thời từ bờ sông. Các nhân chứng nói họ tin rằng có đến 50 người có thể đã chết trong nhà hàng Mỷ Cảnh đông đúc, và trên đại lộ ven sông gần đó. -http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2009/08/thu-bill-laurie-goi-oreilly-viet-nam-bi.html Thư Bill Laurie gởi O’Reilly: Việt Nam bị sụp đổ vì tham nhũng? Sau đây là bức thư cuả Sử Gia Bill Laurie gửi nhà báo O’Reilly, FoxNews, khi ông này tuyên bố như trên. (Đồ Biển phỏng dịch) Thưa ông O’Reilly, Chính ông, lại một lần nữa đã tin tưởng vô căn cứ là Việt Nam Cộng hòa bị đánh bại bởi tham nhũng. Đó là một vấn đề nghiêm trọng nhưng không phải là đầu mối nguyên nhân thất bại này, hoặc là bất cứ những gì liên hệ. Tôi ở VN 3 năm. Ông thì không ở đó. Xin vui lòng đoc bài này và giải toả những những truyền thuyết tam sao, thất bản. Trong những tháng cuối cùng cuả năm 1975, 3 trong 4 vị tư lệnh Vùng là những sĩ quan không hề mang điều tiếng, và là những nhà chiến thuật tài ba. Người thứ tư có dính líu vào một thiểu số tham nhũng, tuy vậy ông ta là một cấp chỉ huy xuất sắc mà binh sĩ dưới quyền đều thưà nhận như vậy. Vị sĩ quan phụ tá ông cũng được biết là một người tài đức vẹn toàn, nhận xét tinh tế, và thao lược về quân sự. Binh sĩ miền Nam không phải chiến đấu đề bảo vệ chế độ tham nhũng, nhưng để bảo vệ một đất nước dân chủ đang đà phát triển mà họ lưạ chọn. Như một TQLC/VNCH dạn dày máu lưả chiến trường đã nói với tôi: “Sau khi chúng tôi dẹp xong quân Bắc Việt, chúng tôi sẽ về quét dọn đám tham nhũng tại Sài Gòn”. Tham nhũng được coi như một bệnh kinh niên như bệnh tiểu đường. Chúng ta không đón nhận nó và chẳng thú vị khi mắc phải nó, vì nó cũng khó làm cho chúng ta chết. Cộng Sản Hà Nội mới chính là một bản án tử hình Nhớ lại nhà Việt Nam “học”, Douglas Pike đã lý giải rằng lý do tại sao Hà Nội và quân Bắc Việt thua trận Muà Hè Đỏ Lưả năm 1972, rằng Quân Lực VNCH áp đảo quân Bắc Việt. Hãy nhớ lại Chiến dịch Tổng Tấn Công 1972, Cộng sản Bắc Việt huy động tới 150,000 quân so với 84,000 quân trong dịp Tết Mậu Thân 1968 Khoảng 275,000 binh sĩ VNCH đã bị tử trận, trong tổng số dân là 17 triệu, Nếu so với số dân 200 triệu cuả nước Mỹ, thì con số này lên đến (200 chia cho 17 và nhân với 275,000) tức là 3,235,000 người. Hãy nhớ lại tổng số binh sĩ Mỹ tử trận trong Đại Chiến thứ II là 292,000 so với số dân Mỹ vào thời kỳ này là 135 triệu. Trong một tháng binh sĩ VNCH chết nhiều hơn binh sĩ Mỹ. Trong trận tái chiếm Huế, 384 Binh sĩ Việt tử trận so với 214 binh sĩ Mỹ. Những lý do khai tử Nam Việt Nam đơn thuần do sự cắt viện trợ một cách tàn độc, hèn hạ và thô tục, trong khi đó để cho Liên Xô và Trung Cộng cấp cho Hà Nội một hoả lực hùng hậu. Mọi chuyện xảy ra là do do việc cắt giảm tệ hại về tiếp liệu cho QLVNCH. Vũ khí, đạn được và đồ phụ tùng, thuốc men, nhiên liệu, tất cả mọi thứ… Không một lực lượng Nam Việt Nam trong tình trạng “đói” võ khí đạn dược như vậy mà có thể đẩy lùi quân cộng sản Bắc Việt trang bi vũ khí đến tận răng. Trung bình theo tiêu chuẩn một lính bộ binh Mỹ được phát 400 viên đạn cho khẩu súng cơ hữu cuả anh ta, trong khi đó vào đầu năm 1975, một binh sĩ Nam Việt Nam được phát cho có 60 viên đạn cho một tuần. Xin lập lại 60 viên M16 trong một tuần. Đạn trọng pháo bị cắt 90%, xe tăng và phi cơ bị cho nằm ụ vì thiếu cơ phận thay thế (chúng trở thành những bức tượng điêu khắc bất động). Cronkite thì mù mờ về tình hình Việt Nam. Đường mòn HCM là con đường huyết mạch tiếp tế vũ khí, đạn dược nuôi dưỡng cả ba chiến trường Việt, Miên, Lào cuả Cộng Sản Hà Nội. Bắt đầu từ năm 1962, nếu không nói là sớm hơn, có nhiều yêu cầu lập đi, lập lại là phải cắt đứt, chiếm giữ đường mòn HCM để bóp nghẹt cuộc chiến tranh do Hà Nội gây ra. Tham Mưu trưởng Liên Quân đề nghị, Chính phủ VNCH yêu cầu, Chính phủ Thái đòi hỏi. Tất cả đều bị BT Quốc Phòng Mac Namara và TT Johnson thẳng tay từ chối. Cho đến ngày hôm nay, một vài viên chức cuả nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội thưà nhận rằng, cắt đứt đường mòn HCM, ngay tức khắc sẽ giáng một đòn chí tử cho nỗ lực chiến tranh cuả Hà Nội. Cronkite chưa bao giờ đả động đến việc này. Ông nói Miền Nam Việt Nam bị sụp đổ là do tham nhũng, không khác nào một giảo nghiệm viên tử thi báo một bệnh nhân chết vì sưng phổi mà hoàn toàn không đả động gì đến những lỗ đạn và một con dao đâm lút cán người bệnh. Ông là người rất thông minh, nhưng ông không được thông tin đầy đủ về động lực lịch sử căn bản, nguyên nhân và hậu quả, gây tác hại ghê gớm mang lại chết chóc và đau khổ cho nhân dân 3 nước Việt, Miên, Lào. Người ta có thể tin ông vẫn là một người thông minh nếu ông hiểu rõ vấn đề ngay từ bây giờ. Những bậc trí giả đang cười vào sự ngu dốt đáng hổ thẹn cuả ông, nó bộc lộ sự giả dối khi ông lao đầu vào cái hình ảnh huyễn hoặc, ngớ ngẩn cuả Walter Cronkite. http://tudovis.com/vis_forums/forum13/10063.html Long Điền tóm lược những nhận định của sử gia Bill Laurie về Cuộc Chiến Việt Nam: 1- Binh sĩ miền Nam không phải chiến đấu đề bảo vệ chế độ tham nhũng, nhưng để bảo vệ một đất nước dân chủ đang đà phát triển mà họ lưạ chọn. 2-Mức tử vong vì chiến sự hằng tháng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vượt xa mức tổn thất trong toàn cuộc chiến của tất cả các lực lượng đồng minh cộng lại.(Nhưng họ vẫn chiến đấu ngoan cường trong suốt 20 năm ) 3- Không ít những sử gia của Mỹ và những chiến binh Hoa Kỳ từng sát cánh với quân đội miền Nam đã phải kêu lên rằng điều quá bất công là QLVNCH đã trở thành một đạo quân vô hình trong phần đông dư luận Mỹ ngay từ thời còn chiến tranh, rồi trong những công cuộc nghiên cứu hậu chiến, và trong chính giới Hoa Kỳ. 4- Người chiến sĩ VNCH giữ vững tinh thần chiến đấu cao, họ giữ một vai trò quan trọng trong công cụôc phòng thủ đất nước của họ. 5- Lý do chính khiến quân đội miền Nam bị đánh tan trong vòng mấy tháng, là Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ quân sự và kinh tế đến mức không một quân đội nào có thể chống đỡ để mà sống còn. 6-Ðầy dẫy những dữ kiện lịch sử quý giá và những nét quan sát sắc sảo nằm trong những cuốn sách được viết do người Việt Nam (và cả người Lào). Thiếu những sách đó, không thể nào có được sự hiểu biết toàn diện. Những tác phẩm của Lý Tòng Bá, Hà Mai Việt, Phạm Huấn, Phan Nhật Nam, Trần Văn Nhựt, và nhiều người khác, đang kêu gào đòi được dịch thuật, cũng như hằng chục bài phổ biến hằng năm trên sách báo tạp chí quân sự và các ấn bản khác. Nhiều bài trong đó mô tả những trận đánh, những diễn tiến và những nhân cách, không hề được các sử gia Hoa Kỳ biết đến. Không tham khảo những nguồn đó thì chắc chắn là chiến tranh Việt Nam, cũng là Chiến Tranh Ðông Dương của Hà Nội, sẽ mãi là những bí ẩn không thể giải đoán, và lịch sử chân thực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ mãi bị chôn vùi dưới tầng lớp này qua tầng lớp nọ của những chuyện hoang đường, của sự không thông hiểu, và của sự giả định vô căn cứ. 8-Mark Moyar: Mark Moyar (1971- ) Giáo sư Tiến sĩ Mark Moyar là giáo sư bộ môn An Ninh Quốc Gia tại đại học quân sự Marine Corps University, là chuyên gia về chính sách ngoại giao và lịch sử quân sự. Ông cũng là tác giả nhiều sách về Chiến Tranh VN.) Tiến sĩ Mark Moyar đậu cử nhân (hạng tối ưu với lời khen của ban giám khảo) về môn sử tại đại học Havard danh tiếng nhất của Mỹ. Sau đó đậu tiến sĩ sử học tại đại học Cambridge. Ông từng giảng dậy tại đại học Cambridge, đại học Tiểu Bang Ohio, đại học A&M Texas, và đại học Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ở Quantino, Virginia. Năm ngoái (2006) sở Báo Chí Đại Học Cambridge đã xuất bản cuốn sách 512 trang khổ lớn của ông nhan đề TRIUMPH FORSAKEN. Đây là tập I của bộ sách 2 tập về cuộc chiến Việt Nam. Theo tác giả, cuộc chiến này đáng lẽ đã kết thúc bằng một chiến thắng oanh liệt, mà lại trở thành một chiến bại nhục nhã. Trong cuốn sách này, tác giả đã rà xét lại tất cả mọi dữ kiện, đối chiếu nhiều tài liệu vô số kể của nhiều nguồn thuộc mọi phía, trong đó có những tài liệu mới được giải mật của Mỹ và tài liệu Cộng Sản (Liên Xô cũ, Trung Quốc, và Việt Nam), để đi đến một kết luận có cơ sở vững vàng. Cuối sách không có phần thư mục như phần lớn các sách biên khảo. Nhưng gần 2000 chú thích ghi chi tiết trong 85 trang sách đã cho thấy hàng trăm tác phẩm và tài liệu được tham khảo và dẫn chứng một cách tỷ mỷ để chứng minh lập luận “xét lại” của tác giả. Ví dụ chỉ nguyên một chương 16 đã có tới 176 chú thích trưng dẫn hàng trăm tác phẩm hay chỉ 3 trang đầu của bài tựa thôi đã có tới 19 chú thích mà chi tiết choán hẳn 3 trang, Cũng trong lời tựa này, nguyên một chú thích 2 đã trưng dẫn gần 100 tác phẩm Tập một này có 17 chương, trong đó có 10 chương về chính quyền Ngô Đình Diệm. Đọc kỹ lời tựa và chương đầu, ta sẽ thấy đại cương về lập luận của tác giả. Mark Moyar From Wikipedia, the free encyclopedia Mark Moyar (born 1971) is a historian and professor at the Marine Corps University where he holds the Kim T. Adamson Chair of Insurgency and Terrorism, known for his writing on the Vietnam War. Moyar is a self-proclaimed revisionist. Moyar holds a B.A. summa cum laude in history from Harvard University and a Ph.D. in history from Cambridge University. His articles on historical and current events have appeared in the New York Times, the Wall Street Journal, and the Washington Post. Moyar is the author of the 2006 book Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954–1965, a history that is considered revisionist by mainstream American historians. In it he argues that Ngo Dinh Diem was a very wise and effective leader. Moyar states that supporting the November 1963 coup was one of the worst American mistakes of the war. The other biggest mistakes according to Moyar were: the failure to cut the Ho Chi Minh trail, and the United States Congress' refusal to support the South Vietnamese government after the 1973 Paris Peace Accords were violated, and the refusal of emergency aid to South Vietnam near the end of the war. Books Phoenix and the Birds of Prey: The CIA's Secret Campaign to Destroy the Viet Cong (1997) ISBN 1557505934 Republished in 2007 as Phoenix and the Birds of Prey: Counterinsurgency and Counterterrorism in Vietnam with a foreword by Harry Summers and a new preface and chapter; ISBN 0803216025 Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954–1965 (2006) ISBN 0521869110 A Question of Command: Counterinsurgency from the Civil War to Iraq (2009) ISBN 0300152760 External links Book website Interview on A Question of Command at the Pritzker Military Library -Tại Sao Người Mỹ Lại Chiến Đấu Ở Việt-nam? GS MARK MOYAR 28/4/2010 . http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=158655 GS MARK MOYAR (Lời Việt Báo. Cuộc Hội Luận Kỷ Niệm 35 Năm Lưu Vong đã thực hiện hôm Thứ Tư 28-4-2010 tại Westminster, Calif. Sau đây là bài thuyết trình của Giáo sư Mark Moyar đã được dịch ra Việt ngữ. Giáo sư Tiến sĩ Mark Moyar là giáo sư bộ môn An Ninh Quốc Gia tại đại học quân sự Marine Corps University, là chuyên gia về chính sách ngoại giao và lịch sử quân sự. Ông cũng là tác giả nhiều sách về Chiến Tranh VN.) "Đây quả là một vinh-dự và cũng là một niềm vui đối với tôi khi được nói chuyện trước một số đông đảo cử-tọa cựu-chiến-binh, những người đã tham-dự vào cuộc chiến đấu chống lại Cộng-sản ở Việt-Nam trước đây. Tôi tin chắc là phần-đông quý-vị lúc ấy đều có cùng một quyết-tâm là chống lại cộng-sản và đã phải hy-sinh rất nhiều trong khi thực hiện quyết tâm này. Riêng tôi cũng đang theo đuổi một cuộc chiến nhằm trả lại sự-thật cho lịch-sử của Chiến-Tranh Việt-Nam (CTVN). Cuộc chiến của tôi đang phải đương đầu chống lại những quan-điểm xuyên-tạc về ChiếnTranh VN của một số người Mỹ. Vì trong rất nhiều trường hợp, những người Mỹ này đã đưa ra các quan-điểm hoàn-toàn sai lạc, không khác gì luận-điệu tuyên-truyền của Cộng-sản Việt-Nam. Trong cuộc chiến này, họ không dùng đến súng-đạn mà chỉ xử-dụng sách vở và tài-nguyên của các trường Đại-Học. Cho nên dù Chiến-Tranh Việt-Nam đã thật-sự chấm dứt hơn 35 năm rồi, đối với chúng tôi nó vẫn còn tiếp-diễn. Dĩ nhiên chúng tôi biết lúc đó quý-vị đã bị bắt buộc phải lìa bỏ quê cha đất tổ. Nhưng đối với chúng tôi CTVN vẫn còn đây khi nhìn vào cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan hiện nay, ở đó những chàng trai-trẻ Hoa-Kỳ, bao gồm cả những chàng thanh-niên mang giòng máu Việt-Nam, đang hăng say tích-cực chiến đấu. Tướng David Petraeus, người đã dẫn đầu cuộc tấn-công Iraq, hiện nay là Tư-lệnh Bộ Chỉ-Huy Trung Ương của quân-đội Hoa-Kỳ, đã viết một luận-án tiến-sĩ về CTVN. Tướng George Casey, một vị Tư-lệnh thâm-niên của quân-đội Hoa-Kỳ tại Iraq từ 2004 đến 2006, là con trai của một sĩ-quan Hoa-Kỳ có nhiều thâm niên quân-vụ nhất đã tử trận tại Việt-Nam. Tướng Stanley McChrystal, hiện-thời là Tư-lệnh của quân-đội Hoa-Kỳ tại Afghanistan, là con của một cựu chiến-binh Hoa-Kỳ trong CTVN, tôi được biết rằng Ông này vẫn ao-ước tìm hiểu thêm về CTVN. Những vị Tư-lệnh quân-đội này đều muốn tìm hiểu để học hỏi từ CTVN, nhằm phát-triển thêm các ưu-điểm và tránh né những lỗi-lầm mà họ đã mắc phải. Hiện nay hầu hết dân-chúng Mỹ đều tỏ ra nghi-ngờ cái lý do đã thúc đẩy Hoa-Kỳ tấn công Iraq hồi năm 2003. Bởi vì người ta đã không tìm đươc bất cứ một loại vũ-khí giết người tập-thể nào ở Iraq. Mặt khác, hầu hết dân chúng Mỹ đều cho rằng lý-do mà Hoa-Kỳ chiến-đấu tại Afghanistan rất chính-đáng. Bởi vì Afghanistan nuôi-dưỡng các tên khủng-bố đã tham dự vào biến-cố Ngày 11 Tháng 9. Còn đối với CTVN, dư-luận của dân-chúng Hoa-Kỳ lúc đó chia làm đôi. Những người theo Phe Hữu đều tin rằng CTVN là một cuộc chiến cần-thiết và với lý-do rất chính-đáng. Trong khi đó những người Mỹ theo Phe Tả thì cho rằng CTVN là một cuộc chiến không cần-thiết và không chính-đáng. Với tư cách là một người đã nhiều năm nghiên cứu về CTVN, hôm nay tôi muốn trình bầy với quý-vị câu hỏi, là “Thật-sự là có cần thiết và chính đáng để Chính-phủ Hoa-Kỳ phải sát cánh với Chính-phủ Ngô Đình Diệm và những người Việt quốc-gia chống lại Đảng Cộng-Sản Việt-Nam không? Vì phần đông những người Mỹ và Việt-Nam thuộc các thế-hệ trẻ không hiểu biết nhiều về đề-tài này, nên tôi đề-nghị chúng ta hãy bắt đầu bài tham luận với vài nhận định về Phong-trào quốc-tế Cộng-sản trong hai thập-niên 40 và 50. Sau Thế-Chiến Thứ II, Liên-bang Xô-viết đã trở-thành một trong hai Siêu-Cường của thế-giới. Nhân danh Chủ-nghĩa Marxist – Leninist, Lãnh-tụ Joseph Stalin đã tiêu-diệt hàng chục triệu người dân Nga. Và sau khi Thế-Chiến II chấm dứt, Ông ta còn nuôi tham-vọng bành-trướng ý thức hệ Cộng-sản này trên toàn cầu. Trong giai-đoạn từ giữa thập niên 40 đến những năm cuối thập niên, Ông Stalin bắt đầu ủng-hộ quân-đôi Cộng-sản của Mao-Trạch-Đông trong cuộc nội-chiến ở Trung-Hoa trong khi siêu-cường Hoa-Kỳ ủng-hộ phe Trung-Hoa Quốc-Gia do Tưởng-Giới-Thạch lãnh-đạo. Nhưng đến năm 1947 Hoa-Kỳ lại quyết-định cắt-giảm viện-trợ cho Tưởng-Giới-Thạch vì sự thối-nát và tham-nhũng đang lan tràn trong hàng-ngũ quân-đội quốc-gia. Nhờ vậy mà Cộng-sản Trung-Hoa toàn thắng vào năm 1949. Dù đã biết có phải giết hại hàng chục triệu mạng người đi nữa, nhưng Mao cũng nhất-định đi theo bước chân của Stalin, là bành-trướng Chủ-Nghĩa Cộng-Sản đến khắp nơi trên thế-giới. Cho nên sau khi củng-cố được quyền-lực tại Trung-quốc Mao liền gởi viện-trợ quân-sự và cố-vấn đến các đảng Cộng-sản Á-Châu, trong đó có đảng Cộng-sản Việt-Nam do Hồ-Chí-Minh lãnh-đạo. Bắt đầu từ năm 1946, đảng Cộng-sản Việt-Nam phát-động cuộc chiến-tranh chống Pháp. Có rất nhiều sử-liệu của Tây-phương cho rằng Hồ-Chí-Minh quả thực là một người quốc-gia chân-chính, lúc nào cũng đặt quyền-lợi của dân tộc lên trên hết. Họ phủ-nhận quan-điểm của các nhà lãnh-đạo Tây-phương cáo buộc Hồ-Chí-Minh là một phần-tử của Tổ-chức Quốc-Tế Cộng-sản. Các sử-gia này tin rằng nếu Hoa-Kỳ đã thỏa-mãn yêu-cầu của Hồ-Chí-Minh, cho Ông ta lên nắm quyền cai-trị Việt-Nam thì Hồ-Chí-Minh chắc đã trở thành một Tito của Á-Châu rồi và chắc hẳn Ông ta đã không hợp tác với Trung-cộng và Liên-bang Xô-viết. Luận-điệu này của các sử-gia Tây-phương thật ra xuất-phát từ chính miệng lưỡi của Hồ-Chí-Minh. Ông Hồ lúc nào cũng lớn tiếng cho rằng mình và các đồng-chí của Ông ta đều là những người quốc-gia chứ không phải là cộng-sản. Tuy nhiên khi điều-tra một cách tỉ-mỉ hơn thì mới biết rõ ràng là những lời tuyên bố này của Hồ-Chí-Minh đều là những lời tuyên-truyền lừa bịp nhằm mục-đích dụ-dỗ những người Việt yêu-nước, nhưng lại “rất-dễ-tin”, gia-nhập vào hàng ngũ của mình đồng thời ngăn-ngừa những phản ứng bất lợi mà Hoa-Kỳ có-thể gây ra cho tổ-chức của mình. Rất tiếc là đã có rất nhiều trí-thức, Việt có, Mỹ có, tin vào những lời lừa bịp này của Hồ-Chí-Minh, mà không hề có một thắc mắc nhỏ nào. Hồ-Chí-Minh và những cán-bộ trong tổ-chức của Ông ta lúc nào cũng là cộng-sản. Vì họ luôn luôn tin-tưởng triệt-để rằng công-cuộc “Cách-mạng của Quốc-tế Cộng-sản” phải đứng trước mọi quyền-lợi của quốc-gia dân-tộc. Niềm tin này đã được nhắc đi nhắc lại trong sách vở, trong các bài diễn văn, và ngay cả trong hành-động của Ông Hồ. Hồ-Chí-Minh và những người Cộng-sản Việt-Nam khác đồng nhất ủng hộ hành-động của Liên-bang Xô-viết đối với Ông Tito ở Yugoslavia. Họ còn ca-ngợi những người Xô-viết đã thẳng tay diệt-trừ Đảng Cộng-sản Hung-ga-ri khi đảng này đòi độc-lập vào năm 1956. Ông Hồ đã có một thời gian làm việc cho Cộng-sản Quốc-tế, một tổ-chức do người Xô-viết dựng lên để tiến-hành cuộc cách-mạng thế-giới. Ông Hồ còn phục-vụ trong quân-đội của Trung-Hoa Cộng-sản hồi Thế-Chiến Thứ Hai. Cuối cùng, chính quyền mà Ông Hồ dựng lên ở Miền Bắc Việt-Nam giống hệt như các chế-độ cộng-sản đã được thiết lập tại các quốc-gia khác trên thế-giới. Chính-quyền của Ông Hồ cũng rất tích-cực trong việc tiêu-diệt những tổ-chức chính-trị đối-lập và những phần-tử họ gọi là phản-động nằm trong các tầng lớp xã-hội. Có một điều chắc chắn là Hồ-Chí-Minh đã không thể nào nắm được chính-quyền, nếu Ông ta không có một mối quan hệ mật thiết với đảng Cộng-sản Trung Quốc. Chiến-thắng của Cộng-sản Việt-Nam tại Điện Biên-Phủ vào năm 1954 là nhờ vào sự hiện diện của các cố-vấn quân-sự Tầu, nhờ vào một lực-lượng khổng lồ quân tiếp-vận Trung-cộng, và vô-số các chuyến hàng chở đầy vũ-khí và tiếp-liệu từ Trung-Hoa đến Điện-Biên-Phủ. Sau năm 1954, các cô-vấn Tầu còn giúp đảng Cộng-sản Việt-Nam thiết-lập cơ-cấu của chế-độ và họ đã đóng một vai trò then chốt trong việc tổ chức và thực hiện chương-trình Cải-cách Ruộng-đất tại miền Bắc, giết hại khoảng 32,000 người Việt-Nam. Trung-Cộng còn điều-động bảy sư-đoàn đến miền Bắc vào năm 1965 để giúp đảng Cộng-sản có thể rảnh tay, gởi thêm một số lớn bộ-đội chính-quy vào chiến đấu tại Miền Nam Việt-Nam. Chính-phủ Hoa-Kỳ bắt đầu can thiệp mạnh mẽ vào Việt-Nam ngay khi Trung-Hoa bị rơi vào tay Cộng-sản. Người Mỹ lo ngại Cộng-sản sẽ bành trướng và Trung-cộng sẽ kiểm soát toàn bộ Á-châu. Tổng-thống Harry S. Truman, và các vị Tổng-thống Mỹ kế tiếp, đều ủng-hộ Lý-Thuyết Domino. Lý-thuyết này cho rằng “Nếu Việt-Nam rơi vào tay Cộng-sản thì những nước Á-Châu khác cũng sẽ bị rơi vào tay Cộng-sản. Trung-Cộng đã hỗ-trợ cho các lực-lượng Cộng-sản phiến-loạn tại Mã-lai, Miến-Điện, và Nam-Dương, cũng như Đông-Dương, và sự sụp-đổ của một quốc-gia sẽ trở thành cái bàn-đạp để Cộng-sản tiến chiếm các quốc-gia lân-cận.” Ở vào cao-điểm của cuộc chiến giữa Pháp và Cộng-Sản Việt-Nam tại mặt-trận Điện-Biên-Phủ năm 1954, Tổng-Thống Eisenhower hy-vọng có thể ngăn chận không cho Cộng-sản Việt-Nam chiến-thắng vì tin tưởng vào Lý-Thuyết Domino. Ông đã cố gắng lôi kéo Anh-quốc nhập cuộc để giải-cứu Pháp tại Điện-Biên-Phủ. Nhưng khi Anh-quốc từ-chối thì TT Eisenhower quyết-định không can-thiệp nữa. Rốt cuộc Cộng-sản đã thắng. TT Eisenhower phải chọn-lựa giải-pháp chia đôi Việt-Nam, để Cộng-sản cai-trị ở miền Bắc và phe không Cộng-sản ở Miền Nam. Vì TT Eisenhower tin rằng chỉ có chủ-nghĩa quốc-gia mới có thể đương đầu được với Cộng-sản nên Ông muốn hỗ-trợ chính-quyền Nam Việt-Nam, một chính-quyền quốc-gia thuần-túy. Tuy nhiên Tổng-thống Eisenhower không chắc-chắn là mình sẽ có thể tìm được một chính-phủ như ý hay không. Mặc-dầu guồng máy tuyên-truyền của Cộng-sản và những người Tây-phương cả-tin luôn cho rằng Hoa-Kỳ đã chọn lựa Ngô-Đình-Diệm để lãnh-đạo một chính-phủ mới ở Nam Việt-Nam hồi năm 1954, sự-thật là chính Bảo-Đại đã bổ-nhiệm Ngô-Đình-Diệm vào chức vị Thủ-Tướng chỉ vì uy-tín của Ông Diệm nổi bật trong hàng-ngũ những người quốc-gia. Lúc ấy người Mỹ không biết gì nhiều về Ông Diệm. Nhưng buồn cười là trong số này lại có những người tin rằng Diệm không phải là người thích-hợp cho trọng-trách lãnh-đạo một chính-quyền theo ý của Tổng-thống Eisenhower. Các viên-chức thâm-niên trong Bộ Ngoại-giao, bao gồm cả hai vị Đại-sứ Mỹ tại Nam Việt-Nam đều kịch-liệt phản-đối các biện-pháp cai-tri mà Ông Diệm đã sử-dụng, đặc biệt đối-với các giáo-phái trong cuộc khủng-hoảng 1955. Nhưng Tổng-thống Eisenhower và Ngoại-trưởng Foster Dulles lại cho rằng Ông Diệm là người có một lòng yêu-nước bất khoan nhượng. Nên họ đã đi đến quyết định ủng hộ Ông Diệm nhưng chỉ sau khi Ông ta chiến thắng Mặt-Trận Quốc-gia Thống-Nhất các Giáo-Phái. Chỉ có bốn năm ngắn ngủi, từ năm 1955 đến năm 1959, mà lực-lượng an-ninh của Nam Việt-Nam đã tiêu-diệt hầu hết những tên cộng-sản nằm vùng được cài lại ở Miền Nam sau ngày ký-kết Hiệp-Định Đình-chiến Geneve 1954. Hà-Nội lo-lắng các cơ-sở cài lại đã bị phá vỡ, nên từ 1959, đã bắt đầu cho xâm-nhập vào Nam hàng ngàn lính du-kích võ-trang. Sau đó, vào năm 1960 họ bắt đầu xúi-giục các cuộc nổi loạn tại nông-thôn Miền-Nam. Quân-đội Việt-Nam Cộng-Hòa đã cắt đứt đường chuyển vận vũ-khi và lương-thực của Cộng-sản Bắc-việt, xuyên qua vùng Phi Quân-Sự ngăn cách hai miền Nam Bắc. Vì thế vào cuối năm 1960 bộ-đội chính-quy Bắc Việt phài xây-dựng những đường tiếp vận mới nằm trong lãnh thổ Lào. Đó chính là Đường Mòn Hồ-Chi-Minh. Năm 1961, nhiệm kỳ của Tổng-thống Eisenhower chấm dứt và Ông đã khuyến cáo Ông John F. Kennedy, vị Tổng-Thống kế-nhiệm, rằng can-thiệp vào Lào là một điều bắt buộc và nên làm, kể cả bằng quân-sự nếu cần. Nếu không thì toàn bộ Viễn Đông sẽ mất vào tay Cộng-sản. Nhưng TT Kennedy đã không nghe theo lời khuyên của Eisenhower. Tổng thống Kennedy chủ trương rằng khi Hoa-Kỳ can-thiệp vào nơi nào thì ở đó cần phải có một đồng-minh mạnh, chứ không phải đám quân trói gà không chặt của Lào-quốc. TT Kennedy chủ-trương giữ vững phòng tuyến Nam Việt-Nam, Ông tuyên bố: “Nếu chúng ta cần phải chiến-đấu ở Đông-Nam-Á vậy thì hãy chiến-đấu ngay ở Việt-Nam. Ít ra ở đó người Việt-Nam còn có quyết-tâm và ý-chí chiến đấu để tiêu diệt cộng-sản. Có đến một triệu người tị-nạn Cộng-sản đang ở tại miền Nam. Việt-Nam chính là nơi mà chúng ta muốn.” TT Kennedy lập tức gởi viện-trợ ào-ạt đến Nam Việt-Nam và tăng thêm số lượng cố-vấn từ khoảng gần1.000 lên đến 16.000 người. Kennedy còn nhờ Nga làm áp-lực buộc bộ-đội chính-quy Bắc-Việt phải rút khỏi Lào; đổi lại Hoa-Kỳ sẽ rút hết cố-vấn của họ ra khỏi Lào. Rồi TT Kennedy đơn phương rút hết cố vấn Mỹ ra khỏi Lào. Trong khi đó các lực lượng chính-quy Bắc-Việt vẫn án-binh bất động. Mặc dù các lực lượng phiến-loạn Cộng-sản vào năm 1960 có gây được một số tiếng vang, nhưng vào năm 1962 Tổng-thống Diệm cũng đã thành-công chấn-chỉnh và làm hồi sinh lại tổ-chức quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa; đồng thời ban-hành Quốc-sách Ấp-Chiến-Lược và cũng đạt được nhiều kết-qủa khả quan. Trong khi sưu-tầm tài-liệu để viết cuốn Triumph Forsaken, tôi đã phát-giác một tài liệu của Cộng-sản xác-nhận rằng Chính-phủ Ngô-Đình-Diệm liên-tục chiến thắng cộng-sản trong các năm 1962 và năm 1963, cho đến khi Tổng-Thống Diệm bị ám-sát vào ngày 2 tháng 11 năm 1963. Cái thảm họa lật đổ chính-quyền của Tổng-Thống Diệm là lỗi lầm của một nhóm nhỏ người Mỹ có thể bắt đầu với ba tác-gỉa viết về Chiến-Tranh Việt-Nam, đó là David Halberstam, Neil Sheehan và Stanley Karnow. Là những ký-gỉa trẻ làm việc ở Sài-gòn vào năm 1963, ba người này đều cho rằng Diệm phải được thay thế vì lý do là đã nặng tay đàn áp đối-lập chính-trị, nhất là khi đối-xử với những người Phật-giáo đối lập. Những ký gỉa này hoàn toàn sai lầm khi nhận định rằng chính-trị của Việt-Nam cũng giống của Hoa-Kỳ. Và vì ba người này đã căn cứ vào những nguồn tin sai lạc do hai gián-điệp Cộng-sản và các lãnh-đạo trong phong-trào Phật-Giáo Đấu-tranh. Sự thật là trong nhóm Phật-giáo chống-đối có rất nhiều cán-bộ Cộng-sản và những nhân-vật thời-cơ. Những người này chủ-trương kéo dài các cuộc biểu-tình và tung ra những lời cáo buộc vô căn-cứ cho đến khi Diệm bị lật đổ. Báo-chí Mỹ đã thuyết-phục được Đại-sứ Hoa-Kỳ Henry Cabot Lodge khiến Ông này phải xúi-dục các tướng lãnh trong quân-đội VNCH đứng ra làm đảo chánh. Gỉa sử Tổng-Thống Diệm không bị đảo chánh và sát hại, tôi tin rằng hầu hết các thính-gỉa ngồi đây đều đang ngồi ở Việt-Nam ngay lúc này chứ không phải ngồi trên đất Mỹ. Và chẳng có ai phải đặt câu hỏi là tại sao Hoa-Kỳ phải gởi nửa triệu binh-sĩ sang chiến đấu ở Việt-Nam. Không phải Hoa-Kỳ cũng không phải Nam Việt-Nam mà chính là Bắc Việt-Nam đã khởi đầu cuộc chiến-tranh không cần thiết này. Người Cộng-sản Bắc-việt đã xâm lăng miền Nam Việt-Nam với mục đích diệt-trừ chủ-nghĩa tư-bản để áp-đặt chủ-nghĩa cộng-sản, một loại ý-thức-hệ phi-nhân.. Lý do đơn giản là vì dưới sự lãnh-đạo của TT Diệm, Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tỏ ra mạnh-mẽ và hữu-hiệu hơn là lúc quân Mỹ bắt đầu vào tham chiến năm 1965. Tiếp theo sau cuộc lật-đổ TT Diệm, lãnh-đạo miền Nam chẳng làm được gì ngoài việc thanh trừng những viên-chức và sĩ-quan tài giỏi. Guồng máy của chính-phủ chống lại âm-mưu nổi-dậy của Cộng-sản cũng bị sụp-đổ hoàn toàn. Trong năm 1964, sự yếu kém của các chính-phủ mới trong miền Nam và sự nhút nhát của TT Lyndon B. Johnson đã khuyến khích Hà-Nội đi đến quyết định mở cuộc tổng công kích xâm chiếm Miền Nam. Một sư-đoàn Bắc-Việt với trang-bị đầy-đủ đã xâm-nhập vào Miền Nam hồi đầu năm 1965, và đến giữa năm thì tình hình quân-sự đã trở nên nghiêm-trọng đến nỗi Tổng-Thống Lyndon Johnson phải chọn lựa giữa việc gởi quân tác-chiến vào chiến-trường hoặc là để Nam Việt-Nam rơi vào tay Cộng-sản. Vì TT Johnson tin vào Lý-Thuyết Domino nên Ông đã quyết định chọn giải-pháp đem quân vào Nam Việt-Nam. Có vô-số các giáo-sư và ký-giả lập luận rằng Lý-Thuyết Domino hoàn-toàn sai lầm vào năm 1965. Họ cho rằng cộng sản Tầu và Việt-Nam không có tham vọng nhuộm đỏ toàn bộ các quốc-gia Á-Châu, và các quốc-gia Á-châu khác cũng không muốn người Mỹ can thiệp vào Việt-Nam. Nhưng những tiết-lộ mới đây cho thấy Mao và Hồ-Chí-Minh đã coi việc chiếm-đóng miền Nam sẽ là bàn-đạp để tiến chiếm toàn vùng Đông-Nam-Á. Trong quá trình nghiên-cứu, tôi cũng tìm thấy chứng cớ cụ-thể là các chính-phủ không cộng-sản của các quốc-gia trong vùng, vì lo sợ sự bành-trướng của Cộng-sản, đều muốn Hoa-Kỳ can-thiệp vào Việt-Nam. Rất nhiều chính-phủ trong vùng mong mỏi được Hoa-Kỳ yêu cầu đem quân vào giúp đồng minh. Một số nước như Nam-Hàn, Úc Đại Lợi, và Thái-Lan, đã gởi quân đến tham chiến tại Việt-Nam. Những nước khác như Đài-Loan và Phi-Luật-Tân, có đề-nghị gởi quân nhưng Hoa-Kỳ đã từ chối. Ngoài ra trong năm 1965, lãnh-đạo quân-sự Nam-Dương đã khẩn-khoản yêu-cầu Hoa-Kỳ tấn công mạnh-mẽ Bắc-Việt. Họ tin rằng khi Hoa-Kỳ làm như vậy thì cán cân quyền-lực trong quân-lực Nam-Dương sẽ nghiêng hẳn về phe chống cộng-sản, vào đúng lúc Tổng-Thống Sukarno của Nam-Dương muốn đưa đất-nước vào tay Cộng-sản. Nhờ Hoa-Kỳ cứu-vãn Nam Việt-Nam vào năm 1965, mà các vị tướng lãnh chống Cộng-sản đã tiêu-diệt được toàn bộ Đảng Cộng-sản Nam-Dương vào cuối năm 1965 và dần dần đẩy Tổng-thống Sukarno ra ngoài chính-quyền. Nhưng thật không may mắn, vì Tổng-Thống Johnson quá mềm yếu, không chịu chấp-nhận một chiến-lược quân-sự mạnh mẽ đã được các tướng lãnh Hoa-Kỳ đề-nghị. Trong số các khuyến cáo tối quan-trọng, TT Johnson từ chối can thiệp vào Lào để chận đứng các hoạt động của Bắc-Việt trên đường mòn Hồ-Chí-Minh. Các tài-liệu của Cộng-sản thời hậu-chiến xác nhận rằng Việt-cộng (MTGPMN) và quân chính-quy Bắc-việt không thể sống-sót ở trong Miền Nam nếu không có tiếp-liệu đến từ đường mòn Hồ-Chí-Minh. Các nguồn tài-liệu của Nga-sô, Bắc-Việt và Hoa-Kỳ đều đồng ý với nhau rằng Hoa-Kỳ chỉ cần từ ba đến năm sư-đoàn là có thể ngăn chặn mọi con đường xâm nhập vào Nam - một số lượng quân quá nhỏ nhoi so với số-lượng quân-đội mà cuối cùng Hoa-Kỳ đã phải gởi đến Việt-Nam. Mặc dầu các ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ nắm được chính-quyền vào tháng Năm năm 1965 và chấm dứt được các cuộc tranh-giành quyền lực giữa các lãnh-tụ của Nam-Việt-Nam, chính-phủ của Nam-Việt-Nam không thể tìm lại sức mạnh của nó như những năm trước kia cho đến những năm cuối của thập niên 60. Từ 1969 đến 1971, chính-phủ Nam Việt-Nam đã giành lại được quyền kiểm-soát hầu-hết miền quê và quét sạch phiến-loạn Việt-cộng. Vào năm 1972, quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã đẩy lui đợt tấn-công qui-mô của Bắc-Việt vào mùa Phục-sinh với sự trợ-giúp của không-lực Hoa-Kỳ. Nhưng vào lúc đó một số chính-trị-gia thiển-cận của Hoa-Kỳ đã cắt đứt viện-trợ cho Nam Việt-Nam vào đúng lúc mà tình-hình có nhiều hứa-hẹn nhất. Tôi và hàng triệu người Mỹ khác coi đây là một nỗi tủi-nhục khi chính-phủ của chúng tôi đã cắt đứt viện-trợ quân-sự và yểm-trợ không lực cho Nam Việt-Nam trong năm 1974 và 1975. Việc này vi-phạm những gì mà TT Nixon đã hứa hẹn và cũng chính vì thế đã cướp đi cái cơ hội giúp Nam Việt-Nam đẩy lui cuộc tổng tấn công xâm lược của Cộng-sản Bắc-Việt vào năm 1975. Trong những năm gần đây Việt-Nam đã đi theo nền kinh-tế thị-trường. Vì thế, có một số người Mỹ sáng-giá đã lập-luận rằng việc Việt-Nam đi theo nền kinh-tế tư-bản là một cái “duyên tiền-định” dù đang bị cai-trị bởi cộng-sản. Như vậy cuộc chiến tranh trong những năm của thập niên 1960 rõ rang là không cần thiết. Lập-luận này đã bỏ quên thực tế là chính cuộc chiến-tranh đã làm cho Việt-Nam dễ-dàng lôi cuốn vào nền kinh-tế tư-bản vì chiến tranh Việt-Nam đã ngăn chận cộng-sản chiếm đóng các nước láng-giềng và phá-vỡ liên-minh giữa Trung-Quốc với Việt-Nam. Lập -luận này cũng quên cả những tội phạm và sự nghèo đói do Cộng-sản Việt-Nam gây ra, và hàng trăm ngàn thường dân cũng đã bị sát-hại bởi chính-quyền Cộng-sản. Cuối cùng, lập-luận này còn bỏ qua tất cả những bất-công xã-hội do chế-độ Cộng-sản hiện thời gây ra. Nếu so với các chính-phủ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu trước đó thì chế-độ này đàn-áp dân-chúng hơn nhiều và về mặt nhân đạo cũng không thể sánh kịp. Không phải Hoa-Kỳ cũng không phải Nam Việt-Nam mà chính là Bắc Việt-Nam đã khởi đầu cuộc chiến-tranh không cần thiết này. Người Cộng-sản Bắc-việt đã xâm lăng miền Nam Việt-Nam với mục đích diệt-trừ chủ-nghĩa tư-bản để áp-đặt chủ-nghĩa cộng-sản, một loại ý-thức-hệ phi-nhân. Vào thời đó, họ đã giết hại hàng triêu người. Nam Việt-Nam và Hoa-Kỳ đã hành-động rất chính đáng khi đứng lên chống lại bạo-quyền chuyên-chế. Cho nên hôm nay chúng ta long-trọng vinh-danh nhưng người chiến binh trong cuộc chiến này. Đây là một nghĩa-cử không những hoàn toàn đúng đắn mà còn cao-đẹp nữa. " -Chiến thắng bỏ lỡ ,Mark Moyar Triumph Forsaken .The Vietnam War 1954-1965,NXB Cambridge University Press,2006 g ồm 512 trang http://www.nhavietnam.net/tailieu/SuThatLichSu.htm Tài liệu lịch sử cần xem để biết tại sao Miền Nam thất bại. Từ trước tới giờ phần đông ký giả và sử gia Mỹ đều cho rằng Hoa Kỳ đã lầm khi ủng hộ miền Nam Việt Nam chống lại Cộng Sản miền Bắc. Họ ca ngợi Hồ Chí Minh là nhà ái quốc, có tài trí hơn người và được lòng dân. Họ coi các nhà lãnh đạo miền Nam, kể cả ông Ngô Đình Diệm đều bất tài, vô tướng và là tay sai thực dân đế quốc. Quan điểm lịch sử đó được mệnh danh là “chính thống” (!) (tạm dịch từ Orthodox của tác giả Mark Moyar) Nhưng gần đây một số sử gia Mỹ đã bắt đầu xét lại quan điểm đó. Trong số này có giáo sư tiến sĩ sử học Mark Moyar. Tiến sĩ Mark Moyar đậu cử nhân (hạng tối ưu với lời khen của ban giám khảo) về môn sử tại đại học Havard danh tiếng nhất của Mỹ. Sau đó đậu tiến sĩ sử học tại đại học Cambridge. Ông từng giảng dậy tại đại học Cambridge, đại học Tiểu Bang Ohio, đại học A&M Texas, và đại học Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ở Quantino, Virginia. Tóm lược các nhận định của Sử Gia Mark Moyar về Cuộc Chiến Việt Nam: 1-Không phải Hoa-Kỳ cũng không phải Nam Việt-Nam mà chính là Bắc Việt-Nam đã khởi đầu cuộc chiến-tranh không cần thiết này. Người Cộng-sản Bắc-việt đã xâm lăng miền Nam Việt-Nam với mục đích diệt-trừ chủ-nghĩa tư-bản để áp-đặt chủ-nghĩa cộng-sản, một loại ý-thức-hệ phi-nhân. 2-Lý do đơn giản là vì dưới sự lãnh-đạo của TT Diệm, Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tỏ ra mạnh-mẽ và hữu-hiệu hơn là lúc quân Mỹ bắt đầu vào tham chiến năm 1965. 3- Chính-quyền của Ông Hồ cũng rất tích-cực trong việc tiêu-diệt những tổ-chức chính-trị đối-lập và những phần-tử họ gọi là phản-động nằm trong các tầng lớp xã-hội. 4- Tôi và hàng triệu người Mỹ khác coi đây là một nỗi tủi-nhục khi chính-phủ của chúng tôi đã cắt đứt viện-trợ quân-sự và yểm-trợ không lực cho Nam Việt-Nam trong năm 1974 và 1975. 5-Nếu so với các chính-phủ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu trước đó thì chế độ này đàn-áp dân-chúng hơn nhiều và về mặt nhân đạo cũng không thể sánh kịp. 9-Stephen B. Young: GS Stephen B. Young (1945- ) Tiểu Sử: Giáo Sư Stephen B. Young sinh năm 1945 tại Thủ Đô Washington. Vợ ông là người Việt, bà Phan Thị Hoa. Năm 1966, ông là người khám phá ra di tích lịch sử Hai Ban Chiang ở Thái Lan, được cơ quan UNESCO thừa nhận. Năm 1967, tốt nghiệp Đại Học tại Harvard năm 1974, tốt nghiệp Luật Khoa cũng tại Trường này. Từ năm 1967 đến 1971, phục vụ tại Việt Nam qua tổ chức cơ quan Phát Triển Quốc Tế của Hoa Kỳ (CORDS), lần lượt đảm nhiệm các vai trò, Cố Vấn Quận Tam Bình và Quận Châu Thành, Tỉnh Vĩnh Long. Trưởng cơ quan Phát Triển Nông Thôn cơ quan MACV/CORDS (xin đọc Lost Victory của Williams E. Colby). Phụ tá đặc biệt Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Năm 1978-1980: Phụ Tá Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa Harvard. Từ 1981-1987: Khoa Trưởng và cũng là Giáo Sư Luật tại Trường Đại Học Luật Hamline, Minnesota. Giáo Sư thực thụ về môn lịch sử Việt Nam của Trường Đại Học Minnesota. Sáng lập viên Ủy Ban Quốc Tế cho một Việt Nam Tự Do. Là tác giả viết chung với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy cuốn Truyền Thống Nhân Quyền ở Trung Hoa và Việt Nam, do Đại Học Yale xuất bản, Cố Vấn Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy trong công tác dịch thuật và bình phẩm về Bộ Luật đời nhà Lê sang Anh ngữ do Trường Đại Học Ohio xuất bản. Hiện tại là Giám Đốc điều hành thế giới của tổ chức ‘’The Caux Round Table’’. Ông thông thạo Pháp, Việt và Thái ngữ. -CUỘC CHIẾN THẮNG BỊ BỎ LỠ " Victory Lost " STEPHEN B. YOUNG Chuyển ngữ NGUYỄN VẠN HÙNG NXB Thời Luận 2001 gồm 544 trang. Nhà Xuất Bản giới thiệu Người đồng minh Mỹ cuối cùng Cuộc chiến đấu chống cộng sản của dân tộc Việt Nam suốt nửa thế kỷ đã chấm dứt bi thảm. Xương máu của hàng triệu người Việt gồm cả dân lẫn quân, gồm đủ mọi cái chết đã trở nên vô nghĩa. Vô nghĩa vì mục tiêu ngăn làn sóng đỏ phương Bắc không đạt được. Vô nghĩa vì cuộc chiến đấu hào hùng của chúng ta bị địch xuyên tạc là chúng ta chỉ chiến đấu theo lệnh quan thầy đế quốc Mỹ. Và vô nghĩa vì chính Đồng Minh Mỹ cũng tự nhận trên danh nghĩa chỉ có họ là kẻ đương đầu với cộng sản miền bắc, còn chúng ta không những đã bị đưa xuống kẻ giữ vai trò phụ mà lại còn bị thóa mạ như là phường ăn hại đái nát, xứng đáng để làm kẻ thua cuộc. Điều đáng nói là sau cuộc chiến, phe địch và đồng minh đã xuất bản sách, làm phim ảnh về cuộc chiến Việt Nam. Những sản phẩm truyền thông của Miền Bắc tất nhiên tự ca tụng họ là chính nghĩa, là anh hùng. Và kẻ thù của họ chỉ là đế quốc Mỹ. Cả triệu người Việt Miền Nam chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản độc tài để bảo vệ truyền thống của cha ông và giữ gìn tự do và dân chủ cho dân tộc tất nhiên không được Hà Nội nói tới. Mánh khóe tuyên truyền xách động của cộng sản dùng chiêu bài chống ngoại xâm nên hậu quả là Quân Đội Miền Nam mà chỉ là công cụ phản dân tộc. Với sách vở và phim ảnh của Đồng Minh Mỹ thì lại càng không thấy bóng dáng người lính Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến bi hùng này. Trong các phim của Mỹ về cuộc chiến, chỉ thấy hình bóng người lính Việt Nam ở phía sau, và là đám người đứng chờ những sĩ quan Cố Vấn Mỹ sai bảo. Tóm lại, chỉ có người lính Mỹ đánh nhau với bộ đội việt cộng ở chiến trường và chỉ có phái đoàn Mỹ bàn thảo với phái đoàn việt cộng nơi bàn hội nghị. Thành ra nhiều kẻ, kể cả thành phần có ăn học, bị ám ảnh đến độ kính trọng đám lãnh đạo ở Hà Nội là người vừa tài giỏi vừa yêu nước, còn những người lãnh đạo ở Sài Gòn là đám vô tài bất lương, không đáng nhận được sự ủng hộ. Thế rồi khi cuộc chiến tàn, Miền Nam sụp đổ, những người lính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản đầy đọa trong các tù lao động về tội họ đã cầm súng bảo vệ tổ quốc chống lại chủ nghĩa cộng sản độc tài. Những người lính bị trói tay này trở thành kẻ thù chính của cộng sản, bởi vì cùng thời gian đó, ở bên ngoài trại tù, những đồng minh cũ của họ đã nhanh chóng được bắc bộ phủ trải thảm đỏ nghênh đón và bên khách thì hân hoan, bên chủ thì khúm núm, cả hai bên coi cuộc chiến vừa mới qua như chuyện tiền kiếp. Ân huệ mà ‘’người đồng minh’’ cũ là chính quyền Mỹ dành cho những Quân Cán Chính của nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị xóa tên có thể kể ra là, những người nào may mắn trở về từ hỏa ngục cải tạo thì được Mỹ cho sang đất nước họ làm lại cuộc đời. Nếu như của cho không bằng cách cho thì cách của người Mỹ cho Đồng Minh Việt Nam Cộng Hòa thế nào? Tấm huy chương vinh danh chăng. Không. Những người từng được Mỹ cưu mang chẳng qua là vì lòng ‘’nhân đạo’’. Cuộc chiến Việt Nam cứ được hiểu như thế suốt một phần tư thế kỷ nay. Sách vở viết về cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ và của việt cộng mỗi ngày một nhiều. Còn những người lãnh đạo chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng Hòa thường chọn thái độ im lặng để ‘’giữ tiết tháo’’. Một số chỉ nói khi nào có người Mỹ muốn họ nói hoặc trả tiền cho họ nói. Cũng có ‘’vị’’ từ chối các cuộc phỏng vấn của nhà báo với lý do là cuộc chiến đã qua rồi, trách nhiệm của họ chấm dứt rồi. Cũng may chỉ có đôi ba ông đầy quyền uy trong thời chiến, nay bội mặt cầu cạnh, xin xỏ cộng sản để được bắt tay trơ trẽm như anh kép hát đã dở mà còn phải đóng tuồng cương. Những người này đang vơi dần theo thời gian. Những trang sử của cuộc chiến Việt Nam không được soi sáng. Sự bôi bác, sự dối trá của Đồng Minh và của cộng sản lâu ngày rồi sẽ trở thành sự thật. Với những ai còn suy tư chắc không khỏi kinh sợ khi đặt câu hỏi rằng những thế hệ sau của hơn một triệu người Việt tỵ nạn này sẽ hiểu thế nào về chúng ta tại sao phải bỏ nước, vượt biển đi tìm tự do trên những chiếc ghe mỏng manh mà biết trước có thể sẽ gặp ở ngoài khơi những dông tố và hải tặc? Giữa lúc bi quan như thế, chúng tôi được gặp một trong những người ‘’đồng minh Hoa Kỳ’’ cuối cùng của chúng ta. Đó là Giáo Sư Stephen B. Young, Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa ở Bang Minnesota. Ông còn là một khuôn mặt được chính giới Hoa Kỳ biết đến qua những hoạt động của cá nhân ông, và qua những hoạt động của thân phụ ông vốn là một nhà ngoại giao tên tuổi của nước Mỹ. Ông Stephen B. Young đã làm việc ở Miền Nam Việt Nam trong thời chiến. Lúc đó, theo nhận định khách quan của ông sau khi cân phân lực lượng hai bên thì Miền Nam chắc chắn sẽ chiến thắng cộng sản miền bắc. Thế nhưng Miền Nam đã thua vào tháng 4.1975. Để giải đáp cho sự thắc mắc không thể hiểu về cuộc chiến thắng đã bỏ lỡ đó, Giáo Sư Stephen B. Young đã tìm kiếm những hồ sơ, lục lọi những tài liệu về cuộc chiến của những người trách nhiệm trực tiếp và cao cấp. Với tấm lòng yêu Việt Nam, cộng với ý chí tranh đấu soi sáng cho sự thật, ông Stephen B. Young bỏ khá nhiều thì giờ để biên soạn cuốn sách này. Ông đã cho chúng tôi được đọc tác phẩm của ông ngay khi ông vừa hoàn tất bản thảo. Giáo Sư Stephen B. Young đã cho độc giả Hoa Kỳ lần đầu tiên được thấy những sự thật sau đây: - Trong cuộc chiến chống cộng sản miền bắc, người Việt Miền Nam trong thực tiễn là lực lượng chính. - Lực lượng người Việt Quốc Gia Miền Nam có thừa can đảm, có thừa hiểu biết và bản lãnh để đương đầu với cộng sản xâm lược. Nhưng lực lượng này yếu thế vì cộng sản miền bắc được phe cộng sản quốc tế viện trợ vũ khí dồi dào. - Cuộc chiến chống cộng sản của người Việt đã xảy ra từ năm 1945 và mãi tới năm 1965 Mỹ mới đổ quân vào Miền Nam. Nếu Mỹ hy sinh 58. 000 người trong cuộc chiến này thì phía người Việt Quốc Gia đã hy sinh cả triệu người cho lý tưởng của họ. - Trong cuộc chiếu, phía người Việt Quốc Gia đã bị ‘’đồng minh Mỹ’’ khống chế, đã bị ‘’đồng minh Mỹ’’ cướp đoạt quyền lãnh đạo cuộc chiến. Hậu quả là cuộc chiến đầy chính nghĩa của người Việt đã bị Mỹ hóa và bị kẻ thù xuyên tạc với sự đồng lõa của người Mỹ. Chúng tôi ngợi khen công trình biên khảo này với Giáo Sư Stephen B. Young và ngỏ ý muốn được ông cho phép chuyển dịch sang Việt ngữ để đang tải trên Thời Luận. Giáo Sư Stephen B. Young đã nhanh chóng chấp thuận bởi vì ông cũng muốn chúng tôi phổ biến để hy vọng sẽ được những ý kiến của độc giả để ông bổ túc trước khi ông xuất bản cuốn sách cho người Mỹ đọc. Đến nay, ông vẫn chưa in tác phẩm của ông, vì có lẽ ông còn đang thêm thắt, đang sửa chữa cho thật chính xác. Chúng tôi rất mong đợi cuốn sách của Giáo Sư Stephen B. Young nguyên bản Anh ngữ sớm xuất hiện trong các Thư Viện để hóa giải những xuyên tạc lâu nay, nói cách khác, cuốn sách sẽ xác nhận rằng người Việt Quốc Gia là lực lượng chính trong cuộc chiến, và khả năng lãnh đạo, kiến thức chuyên môn của họ cũng bảo đảm cho công cuộc xây dựng đất nước của họ trở nên phú cường. Đỗ Tiến Đức (trang 7-10) Mở đầu Xuất bản cuốn sách liên quan đến cuộc chiến Việt Nam đúng vào thời điểm mùa Thu năm 2001 làm tôi bức xúc: Đại hội 9 của đảng cộng sản Việt Nam diễn ra vài tháng trước đây đã quay mặt với những luận điểm trọng yếu về chủ thuyết cộng sản nhưng đồng thời cũng không tìm được hướng đi mới cho đảng cũng như dân tộc Việt Nam. Từ khi Nga Sô đổ sụp, những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cố gắng tìm một luận lý mới để họ tiếp tục độc quyền cai trị. Hào quang Mác-xít-Leninisni đã bốc hơi bay, sau năm 1991, còn chăng chỉ là những bọt nước, chẳng thể nào đẩy nổi chiếc thuyền chính trị và guồng máy của nó trôi đi mà khỏi bị chìm xuống đáy vực sâu. Ngày nay, đảng cộng sản Việt Nam không còn xem việc cưỡng chiến Miền Nam Việt Nam trước đây vào năm 1975 là một chiến thắng của họ nữa. Nếu chủ nghĩa cộng sản là không tưởng và những điều hứa hẹn chỉ là hão huyền khi dựng nên một cuộc chiến, hy sinh hàng triệu người để áp đặt chủ nghĩa đó lên trên một đất nước, quả thật đó là một đất nước, quả thật đó là một điều lầm lẫn và hơn thế là điều đáng nguyền rủa. Nói khác đi, một cuộc chiến thắng mà không mang lại lợi ích đến cho dân tộc thì huyền thoại anh hùng của đảng công sản Việt Nam không còn được thế giới trọng nể. Những con người từng dâng hiến cuộc đời họ cho đảng như Nguyễn Hộ và Trần Độ... Ngày nay cũng lên tiếng chỉ trích sự độc tài của đảng và kêu gọi mỗi rộng dân chủ. Dân chúng Việt Nam đã đòi đảng phải trả lại cho họ quyền làm người. Đã có lần một đảng viên cộng sản nói với tôi: Việt Nam hiện tại cần chủ nghĩa Việt Nam chứ không phải chủ nghĩa Mác hay Mao. Sau đại hội 9, đảng đã hé lộ là sẽ có thay đổi hiến pháp, nhưng sự thay đổi đó có phải để đáp ứng nguyện vọng của dân chúng Việt Nam hay không? Đặc biệt thế hệ trẻ Việt Nam, những người sinh ra và trưởng thành sau chiến tranh, họ hiểu thế nào về lịch sử và về Quốc Gia họ? Cuốn sách này nhằm đáp ứng những điều đó. Cuốn sách này cũng cung cấp những chứng liệu về lịch sử để họ bỏ lại sau lưng cái huyền thoại và tuyên truyền, trực diện với thực tiễn về cuộc chiến tại Miền Nam Việt Nam. Nhưng điều quan trọng hơn hết, cuốn sách sẽ chứng minh Miền Nam Việt Nam đã đánh bại những người cộng sản, tại chiến trường, trong làng mạc, nơi rừng xanh... Họ sẽ thấy, Miền Nam bước đầu đã có dân chủ, mặc dù nó chưa hoàn chỉnh. Từ đó những người trẻ Việt Nam sẽ lấy lại niềm tin và chính họ sẽ tái xác lập bước đường dân chủ cho đất nước, trong hòa bình, tự do và hạnh phúc. Cuốn sách cũng chứng tỏ, chính người Miền Nam Việt Nam tự xác định giá trị mà họ theo đuổi, và họ không phải là bù nhìn của bất cứ quyền lực nào từ nước ngoài. Và cuối cùng, những người việt đọc sách này, xin hãy dành một khoảng khắc để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh vì sự tự do và công bằng cho Miền Nam Việt Nam trước 30 tháng 4 năm 1975. Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Stephen B. Young St. Paul Minnesota Tháng 8 năm 2001. (trang 15-16) Chương Một (trang17-18): Chỉ có tôi là kẻ ngược dòng để nói với các bạn Trong mối tương quan giữa người và người, thời gian sẽ là phép nhiệm mầu để giúp chúng ta quên đi những niềm trắc ẩn, những ảo giác, đã hằn sâu trong cuộc sống. Từ đó, thực tiễn sống động sẽ giúp chúng ta có những nhận định mới mẻ và chính xác hơn. Khi những cảm tình về cuộc chiến Việt Nam đã bắt đầu ra khỏi nỗi ray rức của chúng ta và trở thành vấn đề của lịch sử thì đó cũng là lúc phải trả lại cho lịch sử sự thật về cuộc chiến tranh bi thảm này, một cuộc chiến mà các công dân Hoa Kỳ đã hy sinh vì họ tin vào sự hy sinh của họ không uổng phí và người Việt Nam hy sinh bởi họ tin cuộc chiến ấy có chính nghĩa vì để bảo vệ dân tộc họ có cuộc sống tốt đẹp hơn là dưới chế độ cộng sản thống trị. Phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam. Nhận định này đúng cả ở hai mặt: Thứ Nhất, họ đã ngăn chận được sự trợ giúp của chính phủ Hoa Kỳ dành cho thành phần lãnh đạo người Việt Quốc Gia tại Miền Nam Việt Nam không còn đủ khả năng để tự vệ khi Bắc Việt tràn chiếm vào năm 1975, ba năm sau khi Quân Đội Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam và cộng sản Hà Nội đã cam kết sẽ tôn trọng sự độc lập của Miền Nam Việt Nam theo hiệp định Paris. Thứ Hai: Phong trào phản chiến Mỹ tin rằng phải dồn mọi nỗ lực để giúp cộng sản Việt Nam và những người ủng hộ họ phải chiến thắng với phía người Việt Quốc Gia thì dân tộc Việt Nam mới có dân chủ hơn. Đã hơn hai mươi năm qua, điều mà họ mơ tưởng vẫn chỉ là con số không, và hơn thế nữa là hậu quả việc ủng hộ của họ chỉ gây ra nỗi tang thương cho phía Đồng Minh chúng ta là Miền Nam Việt Nam. Điều quan trọng, cuộc chiến Việt Nam ngày nay đã xa dần khỏi ký ức chúng ta nhưng vẫn còn là những thao thức cho những ai đã từng phản đối cuộc chiến ấy. Những câu chuyện mà họ đã viện dẫn để biện minh cho sự phản chiến của họ như là cuộc chiến này không có lý tưởng và vô nhân đạo, cuộc chiến này chúng ta không thể thắng được... qua thể nghiệm của thời gian, ngày nay những luận cứ trên đã không còn đứng vững nữa. Nó không chỉ là ngay từ sau năm 1975, những phần tử phản chiến đã bắt đầu xét lại quan điểm của họ, mà điều quan trọng hơn cả là sức mạnh của những người cộng sản từng chụp mũ lên cả nhân loại giờ đây hoàn toàn không còn là mối đe dọa nữa. Hàng loạt đổi thay từ Liên bang Xô viết, Trung cộng và Ba Lan vẫn chưa đủ để cho những người cộng sản Việt Nam tỉnh thức, đã đặt ra câu hỏi về sự nhận định của chúng ta ở sự sống còn của chủ nghĩa cộng sản. Sự sụp đổ của các nước cộng sản đòi hỏi một sự tái thẩm định về mục tiêu và chiến lược của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Dù cho được giải thích theo cung cách lạc quan là giả thử trong một cuộc chiến mang đầy đủ bản chất đạo đức và chính nghĩa thì chế độ cộng sản có thể được áp đặt trong cuộc cách mạng mang tính sống còn ấy ở một vài xã hội chậm phát triển. Nhưng một khi chế độ cộng sản đã thất bại trong việc điều hành guồng máy xã hội thì đó lại là điều hiển nhiên để biện minh vai trò lịch sử Hoa Kỳ phải có mặt ở các nước Đông Dương. (trang 17-18). Nhận định về quyển sách "Cuộc Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ" cuả Stephen B. Young do Nguyễn Cao Quyền: http://hoahao.com/kktd/su_that_lich_su/hcm_73_doc_cuoc_chien_thang_lai_tro_tha.html Ðọc "Cuộc Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ" của Stephen b. Young Nguyễn Cao Quyền Cách đây 3 tháng tôi nhận bản dịch tiếng Việt của nguyên tác chưa xuất bản " Victory Lost " từ tay một anh bạn trao tặng. Cuốn sách nhan đề " Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ " là một công trình biên soạn những chứng liệu lịch sử quan trọng nhất liên quan đến giai đoạn quyết định của chiến cuộc Việt Nam. Khi bỏ công ra viết cuốn sách này tác giả Stephen B. Young đã cho đây là một vấn đề " định mệnh ". Tên sách và tên tác giả đã là động lực chính khiến tôi miệt mài nghiền ngẫm tác phẩm này. Gần 400 trang sách đã khơi lại trong tôi những vết thương dĩ vãng chưa lành hẳn kể từ khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Giữa những trang sách, uất ức, từng đợt nối tiếp nhau, lại sô lên lồng ngực và niềm thương cảm cho số phận của dân tộc, nhiều lần trào ra ngoài khóe mắt. Chiến tranh Việt Nam đang trên đà thắng lợi thì phong trào phản chiến leo thang rầm rộ. Năm 1965, cả một thế hệ thanh niên Hoa Kỳ đua nhau xuống đường để phản lại truyền thống cao đẹp của tổ tiên. Các đại học trở thành những trung tâm đối kháng. Tệ hại hơn cả là vào tháng 2 năm 1965, George Frost Kennan, cha đẻ của sách lược " be bờ " cộng sản ( containment policy ), khi ra điều trần trước Ủy Ban Ðối Ngoại Thượng Viện đã cho rằng sách lược "be bờ " không phù hợp với vùng Ðông Á và CSVN không đe dọa nền an ninh của Mỹ Quốc. Ðược lời như cởi tấm lòng, các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ thi nhau bóp méo sự thật để phục vụ thị hiếu của khán thính giả và trút lên đầu lên cổ chính quyền và quân lực VNCH, một cách vô tội vạ, những tiếng xấu hoàn toàn bịa đặt. Tuy nhiên bàn tay không che nổi mặt trời và cây kim để lâu ngày trong túi vải đã lòi ra. Cây kim đó là cuốn sách mà T.S Stephen B. Young đã viết lên như một trách nhiệm do " định mệnh" giao phó. Ðây là tiếng nói đĩnh đạc và trung thực nhất, trước công luận thế giới , để vạch trần một sự phản bội. Ðây là bản luận trạng hùng hồn và chính xác nhất, bào chữa cho VNCH, kể từ gần ba chục năm nay. Ðây là một câu chuyện mủi lòng nhưng cũng là một thiên hùng ca được viết lên bởi một tâm hồn tôn trọng sự thật và trung hậu với lý tưởng mình theo đuổi. Ðồng thời, đây là một tài liệu lịch sử vô cùng quý hiếm để lại cho các thế hệ mai sau, dựa trên những bút tích từng giờ, từng ngày mà Ellsworth Bunker, vị đại sứ có nhiệm vụ hoàn tất chương trình Việt Nam Hóa Chiến tranh, đã thân tình trao lại cho tác giả trước khi qua đời. Việt Nam Hóa Chiến Tranh đang trên đà phát triển tốt đẹp thì bị đình chỉ. Ðó là một cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ, một Victory Lost theo ngôn từ của tác giả. Tuy không nói rõ nhưng Stephen Young đã để cho độc giả hiểu rằng, nếu không có những chuyện lủng củng trong nội bộ của nước Mỹ thì Hoa Kỳ đã không thất bại và miền Nam Việt Nam đã không bị cộng sản hóa như ngày nay. Công cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh, khởi sự vào tháng giêng năm 1967, khi ông Ellsworth Bunker được tổng thống Lyndon Johnson bổ nhiệm làm đại sứ tại Saigon với nhiệm vụ bí mật là chuẩn bị cho Hoa Kỳ rút quân chiến đấu khỏi miền Nam. Vào thời gian đó bốn nhân vật chủ chốt chịu trách nhiệm hoàn tất chương trình này: Ellsworth Bunker. William Westmoreland, Creighton Abrams và Robert Komer. Ðại sứ Bunker chịu trách nhiệm tổng quát, tướng Westmoreland và tướng Abrams chịu trách nhiệm về mặt quân sự, còn ông Komer thì chịu trách nhiệm về mặt bình định và phát triển nông thôn. Vấn đề " Bình Ðịnh và Phát triển Nông Thôn" giữ một vị trí đặêc biệt trong tác phẩm Victory Lost. Tác giả đã thẩm định tầm quan trọng của vấn đề này và cho nó một giá trị vượt trội hơn cả vấn đề quân sự. Thực tế cũng đã chứng minh điều đó. Năm 1967, Robert Komer khuyến cáo TT Johnson là phải phối hợp quân đội và dân sự trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản tại Việt Nam. Kể từ đó, vấn đề an ninh, phát triển và chính trị đã được tổng hợp thành một kế hoạch. Ðó là C.O.R.D.S, những chữ viết tắt của Civil Operations Revolutionary Development Support. C.O.R.D.S rút kinh nghiệm từ một sự thành công trong sách lược chống cộng tại Phi Luật Tân. Tại miền Nam Việt Nam C.O.R.D.S là một bộ phận trong cấu trúc chi huy quân sự MACV. Tại C.O.R.D.S những nhân viên dân chính và quân đội đã sát cánh cùng nhau trong việc thực hiện những mục tiêu chung, nhằm chuyển giao cuộc chiến chống cộng sản cho người Việt quốc gia. Ủng hộ quan điểm của Robert Komer, từ Washington những bộ óc kiệt xuất của Hoa Kỳ cũng nhận định là cuộc chiến tại Việt Nam phải được thắng tại nông thôn và các vấn đề khác chỉ là chiến thuật. Bunker thúc đẩy chính quyền miền Nam thực hiện chương trình Bình Ðịnh và Phát Triển Nông Thôn với sự giúp đỡ của C.O.R.D.S. Cơ bản là dân chúng miền Nam phải có một cuôc sống ổn định về mặt chính trị, và phát triển về mặt kinh tế. Cả hai khía cạnh này đều phải do nông dân tại địa phương quyết định. Ðó cũng là điều kiện tất yếu mà chính quyền trung ương phải mang đến cho người dân trước khi đòi hỏi họ tham gia vào đời sống chính trị của cả nước. Ðể đẩy mạnh công cuộc bình định và phát triển, vào ngày 1-11-1968, một kế hoạch được gọi là Accelerated Pacification Campaign ( APC ) được đem ra áp dụng cho 3800 làng xã ở miền Nam. Lực lượng cộng quân thời đó thật ra chỉ kiểm soát 18 % số làng xã nói trên. Từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 2 năm 1969 khoảng 1000 xã đã tái ổn định. Số còn lại dự kiến sẽ ổn định vào những tháng còn lại trong năm 1969. Kế hoạch APC là một tổng hợp phát triển chính trị và kinh tế, có mục đích thực hiện một chính quyền theo nguyện vọng của dân chúng địa phương. Song song với kế hoạch bình định và phát triển, vấn đề an ninh tại địa phương được giải quyết theo phương thức thay thế các lực lượng quân sự chính quy bằng các lực lượng địa phương quân, nghĩa quân và nhân dân tự vệ. Lực lượng chính quy nhờ thế được rảnh tay để mở các cuộc hành quân lùng diệt. Theo thăm dò của Hamlet Evaluation Survey ( HES) do các cố vấn Hoa Kỳ thực hiện khắp miền Nam Việt Nam thì trong 1333 xã ấp cuối cùng do APC đảm trách, 1055 xã ấp đã có an ninh và chính phủ đã kiểm soát thêm 1,6 triệu dân chúng. 80 % dân số miền Nam đã được sống trong những vùng an ninh khi chương trình bình định được xem như chấm dứt vào lúc tổng thống Nixon tuyên thệ nhậm chức tại Hoa Kỳ ( tháng 1 năm 1969 ). Ðiều không may cho miền Nam Việt Nam là đúng vào lúc công cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh đang tiến hành tốt đẹp và thành công cụ thể thì tại Hoa Kỳ làn sóng chống chiến tranh dâng lên như nước thủy triều. Cả một thế hệ xuống đường vào năm 1968, gồm những thành phần trẻ mới vào đời, chịu ảnh hưởng tiểu thuyết hiện sinh của Hemingway và Fitgerald. Họ sợ hãi. Một loại sợ hãi chỉ có thể xảy ra trong các xã hội tân tiến và thịnh vượng. Ðó là thứ sợ hãi trách nhiệm, thích hưởng thụ và không chịu ràng buộc vào bất cứ vấn đề gì. Phong trào phản chiến đã phân hóa nước Mỹ và ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho nên cuộc chiến thắng đã bị bỏ lỡ. Lỗi này, nền chính sự suy thoái của Hoa Kỳ, vào thời gian đó, phải chịu trách nhiệm và danh dự của quân lực VNCH phải được phục hồi. Những chiến công oanh liệt của quân lực anh hùng đó hãy còn vang dội đến ngày nay và sau đây là bằng chứng. Sau khi rảnh tay với vấn đề an ninh tại nông thôn, các đơn vị chính quy của VNCH đã giáng trả cho cộng quân những đòn đích đáng. Thành tích lẫy lừng nhất của các chiến sĩ tự do là chiến thắng Tết Mậu Thân ( 1968 ) bẻ gẫy tham vọng tổng khởi nghĩa của Võ Nguyên Giáp, một tên tướng cộng sản từ lâu chỉ còn là huyền thoại. Tại Huế 16 tiểu đoàn Việt Cộng, sau 1 tháng đụng độ với 11 tiểu đoàn VNCH và 3 tiểu đoàn thủy quân lục chiến My,õ đã ôm đầu máu bỏ chạy, để lại những xác chết không có thời giờ đếm hết. Theo thống kê đáng tin cậy nhất thì Hà Nội đã tung 84.000 quân vào vụ Tết Mậu Thân và chỉ sau 1 tháng chạm súng, phân nửa số quân ấy đã bị QLVNCH triệt hạ. Chiến thắng lẫy lừng này không được các báo Mỹ tường thuật lại tại Hoa Kỳ. Truyền hình Mỹ cũng không làm phóng sự để phổ biến trong quần chúng và đưa vào những khuôn viên đại học có sinh viên phản chiến. Ứng cử viên tổng thống Eugene Mc Carthy nói bừa rằng : " Vị thế của chúng ta tại miền Nam VN bây giờ tồi tệ hơn là vào đầu năm 1966.". George Rommey, khi vận động để thành ứng viên của đảng Cộng Hòa lớn tiếng hò hét :" Vụ Tết Mậu Thân chứng tỏ một điều là dân chúng miền Nam VN đã ủng hộ cộng sản." John Galbraith, người bạn láng giềng của đại sứ Bunker thì viết rằng : " Chính quyền miền Nam VN sẽ sụp đổ trong vài tuần lễ sắp tới và quân đội VNCH sẽ tan rã ". Toàn là những giọng trù ẻo đầy ác ý và vô trách nhiệm xuất phát từ miệng lưỡi của những người có khả năng trở thành nguyên thủ của một đất nước đồng minh. Mầm mống phản bội xuất phát từ đây. Sau vụ Tết Mậu Thân, quân lực VNCH lần lượt tự đảm nhiệm các trọng trách tác chiến để quân đội Mỹ có thể rút về nước. Thất bại khắp nơi, Việt cộng tập hợp tàn quân, từ bỏ địa bàn nông thôn và di chuyển về đóng căn cứ tại Thất Sơn. Ngày 4-9-1969 đồn Bến Hét bị chúng tấn công. Hà Nội, một lần nữa, lại lớn giọng nói rằng đó là trận mở màn cho một Ðiện Biên Phủ thứ hai. Nhưng Bến Hét đã không thất thủ và sau 2 tháng bao vây, Việt cộng đã tháo chạy. Kevin Buckley được báo Newsweek phái sang làm phóng sự đã không tường thuật chiến thắng vẻ vang đó. Trái lại, y đã ca tụng tài bắn chính xác của pháo binh cộng sản. Tháng 3 năm 1970, Sihanouk ký hiệp ước thương mại với Hà Nội. Với hiệp ước này Việt cộng được quyền ngang nhiên tiếp liệu qua cảng Kompong Som, cho các lực lượng võ trang ẩn náu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. VNCH phản đối. Ngày 13-3-1970 Cam Bốt ra lệnh cho Bắc Việt và Việt cộng rút khỏi lãnh thổ của họ và liền sau đó Lon Nol truất quyền Sihanouk. Thấy vậy, Hà Nội đem các đơn vị đồn trú tại Cam Bốt tấn công quân của Lon Nol. Ðể cứu Lon Nol, quân đội Hoa Kỳ phối hợp với quân lực VNCH hành quân vào lãnh thổ Campuchia. Với cách đánh thần tốc, tấn công vũ bão vào các đơn vị cộng quân cũng như bám sát cuộc rút lui của chúng, quân lực VNCH đã gây thiệt hại cho cộng quân một cách đáng kể. Kết quả ta tịch thu 552 tấn đạn dược và 4926 tên địch bị ta hạ sát tại chiến trường. Phía ta có 745 chiến sĩ hy sinh. Ðây cũng là một chiến công oanh liệt nhưng Hoa Kỳ và quốc tế không biết đến vì các cơ quan truyền thông Mỹ đã cố ý không làm nhiệm vụ thông tin trung thực. Thanh tóan xong vấn đề Cam Bốt, quân lực VNCH liền mở một cuộc hành quân bằng đường bộ sang Lào để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh, thông lộ tiếp vận của cộng sản . Chiến dịch này mang tên Lam Sơn 719. Tin tình báo cho biết ở Lào, cộng sản Bắc Việt có 46.000 quân tại các mục tiêu trong khi lực luợng tấn công của miền Nam chỉ có 17.000 binh sĩ cộng thêm sự yểm trợ không lực của quân đội Hoa Kỳ. Cùng lúc với chiến dịch Lam Sơn 719 quân đội miền Nam cũng thực hiện một cuôc hành quân quy mô khác, tấn công vào đồn điền cau su Chup trong lãnh thổ Cam Bốt để tiêu diệt 3 trung đoàn chính quy của Hà Nội đang chuẩn bị tiến về Kontum. Trong chiến dịch Lam Sơn 719, mặc dầu với thời tiết xấu, không lợi dụng được sự yểm trợ của không lực Hoa Kỳ và mặc dầu với quân số chỉ bằng 1/3 lực lượng tham chiến của Bắc Việt, các chiến sĩ của ta đã anh dũng chấp nhận tổn thất để tiêu diệt 2 tiểu đoàn cộng quân tại chiến trường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cắt đứt con đường tiếp liệu thứ hai của Hà Nội. Trước thực tế đó, các phóng viên báo chí Hoa Kỳ và Tây Phương đã tường thuật chiến dịch Lam Sơn 719 với một giọng điệu bi quan. Cũng với tính thần chiến đấu dũng mãnh đó, cộng thêm với lòng yêu nước vô bờ bến, quân lực VNCH đã tử thủ An Lộc và giải tỏa cổ thành Quảng Trị trong năm 1972. Bị hai sư đoàn của cộng sản bao vây và pháo kích dòng dã hơn 2 tháng trời với mức độ trung bình 10.000 hỏa tiễn một đêm, tinh thần các chiến sĩ tử thủ An Lộc vẫn không hề nao núng. An Lộc có cảnh tượng giống như những vùng đất trên mặt trăng khi Sư Ðoàn 21 của tướng Lê Văn Hưng tiến vào giải tỏa. Ðịa danh này, vì chiến công lẫy lừng của những anh hùng bảo vệ nó, sẽ được lưu truyền mãi mãi trong chiến sử miền Nam giống như Verdun của Pháp trong Thế Chiến Thứ Nhất. Ngày 20-7-1972, binh sĩ của tướng Ngô Quang Trưởng dựng lại ngọn cờ vàng ba sọc đỏ trên cổ thành Quảng Trị. Sau hơn một tháng rưỡi chiến đấu, chiếm lại từng tấc đất, cuối cũng các chiến sĩ thiện chiến, can trường và dũng mãnh của ta đã đánh bật cộng quân ra khỏi cổ thành lịch sử, chấm dứt một lần và vĩnh viễn tất cả những huyền thoại liên quan đến bộ đội Hồ Chí Minh do ngoại nhân thêu dệt. Cuộc công kích của Hà Nội năm 1972 được xem như hoàn toàn thất bại. Quân đội miền Nam đã anh dũng và kiên cường bào vệ lãnh thổ của mình. Mặc dầu chiến đấu oanh liệt và thắng lợi như vậy, rút cuộc quân lực VNCH đã phải rã ngũ để nhìn cộng sản chiếm trọn miền Nam và đã là thành phần phải trả giá đắt nhất cho một sự phản bội. Chúng ta thua không phải vì hèn kém mà thua vì lộ đồ bại trận đã được phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ vạch sẵn từ lâu. Tác giả Stephen B. Young thuật lại là đại sứ Bunker cho rằng cuộc chiến Việt Nam bị thấât bại vì người Mỹ đã mất niềm tin theo truyền thống Hoa Kỳ. Nhận định này đúng nhưng chỉ đúng một phần. Phần còn lại phải bao hàm sự kiện chủ yếu sau đây. Trong cuộc xung đột toàn cầu giữa hai phe tư bản và cộng sản, miền Nam Việt Nam chỉ có một giá trị chiến lược tương đối. Mục tiêu của Hoa Kỳ khi can thiệp vào Việt Nam là chỉ muốn ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng chứ không phải để loại trừ chế độ Hà Nội. Do đó tới năm 1972, khi Hoa Kỳ đã bắt tay được với Trung Cộng thì mối đe dọa từ Bắc Kinh không còn nữa. Hiệp Ðịnh Paris (27-1-1973) được ký kết là để Hoa Kỳ rút lui trong danh dự và chỉ có thế thôi. Còn cái gì xảy ra cho miền Nam Việt Nam sau khi Hoa Kỳ rút hết quân là chuyện "sống chết mặc bay".Việc Henry Kissinger chấp nhận cho Hà Nội để lại 300.000 quân tại miền Nam và áp lực chính quyền Saigon chấp nhận thực tế này là bằng chứng rõ rệt nhất cho thái độ phản trắc nói trên. Nếu Hoa Kỳ coi miền Nam Việt Nam là một điểm chiến lược tối quan hệ và cần phải giữ bằng mọi giá thì thất bại đã không thể xảy ra. Dù sao cũng phải cám ơn tiến sĩ Stephen Young và ghi nhận tấm thịnh tình của tác giả đối với miền Nam Việt Nam và đối với người Việt quốc gia. " Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ "sẽ đánh tan mây mù thế kỷ che lấp một quãng đường lịch sử chung của Hoa Kỳ và của miền Nam Việt Nam. Các thế hệ mai sau sẽ có một tiếng chuông thứ hai để giúp họ nhận định nghiêm túc khi họ muốn làm sáng tỏ một giai đoạn vô cùng đen tối mà thế hệ ông cha đã can trường chịu đựng./. Nguyễn Cao Quyền. -Tóm lươc các nhận định của Tiến Sĩ Stephen B. Young về Cuộc Chiến Việt Nam 1- Trong cuộc chiến chống cộng sản miền bắc, người Việt Miền Nam trong thực tiễn là lực lượng chính. 2- Lực lượng người Việt Quốc Gia Miền Nam có thừa can đảm, có thừa hiểu biết và bản lãnh để đương đầu với cộng sản xâm lược. Nhưng lực lượng này yếu thế vì cộng sản miền bắc được phe cộng sản quốc tế viện trợ vũ khí dồi dào. 3- Cuộc chiến chống cộng sản của người Việt đã xảy ra từ năm 1945 và mãi tới năm 1965 Mỹ mới đổ quân vào Miền Nam. Nếu Mỹ hy sinh 58. 000 người trong cuộc chiến này thì phía người Việt Quốc Gia đã hy sinh cả triệu người cho lý tưởng của họ. 4- Trong cuộc chiếu, phía người Việt Quốc Gia đã bị ‘’đồng minh Mỹ’’ khống chế, đã bị ‘’đồng minh Mỹ’’ cướp đoạt quyền lãnh đạo cuộc chiến. Hậu quả là cuộc chiến đầy chính nghĩa của người Việt đã bị Mỹ hóa và bị kẻ thù xuyên tạc với sự đồng lõa của người Mỹ. 10- William Westmoreland: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia William Childs Westmoreland 26 tháng 3, 1914(1914-03-26) - 18 tháng 7, 2005 (91 tuổi) Biệt danh Westy Nơi sinh Saxon, South Carolina Nơi mất Charleston, South Carolina Phục vụ Hoa Kỳ Thuộc Quân đội Hoa Kỳ Năm tại ngũ 1936 - 1972 Cấp bậc Đại tướng Chỉ huy Quân đoàn XVIII Nhảy dù Hoa Kỳ Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ Tham chiến Thế chiến thứ hai Chiến tranh Triều Tiên Chiến tranh Việt Nam Khen thưởng Distinguished Service Medal (3) Legion of Merit (3) Bronze Star (2) Air Medal William Childs Westmoreland (26 tháng 3, 1914 – 18 tháng 7, 2005) là một tướng 4 sao của Hoa Kỳ. Ông từng giữ chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (Military Assistance Command Vietnam, MACV), từ năm 1964 đến năm 1968, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 đến 1972. Con đường binh nghiệp William C. Westmoreland sinh ngày 26 tháng 3 năm 1914 tại Saxon, Spartanburg, South Carolina. Ông tham gia và tốt nghiệp Học viện quân sự West Point năm 1936, sau đó phục vụ trong binh chủng pháo binh. Trong Thế chiến thứ hai, ông phục vụ trong Sư đoàn 9 Bộ binh Hoa Kỳ, tham chiến trên các chiến trường từ Bắc Phi, Tunisia đến Sicily và châu Âu. Tháng 7 năm 1944, ông được thăng quân hàm Đại tá giả định. Sau Thế chiến, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, trong đó có tham gia giảng dạy tại trường đào tạo sĩ quan chỉ huy và tham mưu Fort Leavenworth (1950-1951). Năm 1952-1953, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lữ đoàn 187 Dù, tham gia chiến tranh Triều Tiên. Tháng 11 năm 1952, ông được thăng hàm Chuẩn tướng giả định. Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm Tổng Thư ký Bộ Tổng Tham mưu, dưới quyền tướng Maxwell D. Taylor (1955-1958). Tháng 12 năm 1956, ông được thăng Thiếu tướng giả định. Từ năm 1958-1960, ông là Tư lệnh Sư đoàn 101 Dù. Từ năm 1960-1963, ông làm Giám Đốc Học viện quân sự West Point. Tháng 7 năm 1963, ông được thăng hàm Trung tướng giả định và cử giữ chức Tư lệnh phó Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV), dưới quyền tướng 4 sao Paul Harkins. Đến tháng 8 năm 1964, ông được cử làm Tư lệnh MACV thay tướng Paul Harkins, hàm Đại tướng giả định. Giai đoạn Westmoreland nắm quyền tư lệnh MACV là giai đoạn quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam cao nhất, cao điểm lên đến hơn 50 vạn người. Ông cũng là tác giả của chiến thật “Tìm và Diệt” (Search and Destroy), vốn bị chỉ trích nặng nề vì không thể ngăn cản được sự phát triển quân sự của Quân Giải phóng. Ngoài ra, ông cũng không tiên liệu được Biến cố Tết Mậu Thân. Chính vì vậy, tháng 7 năm 1968, Tổng thống Johnson đã cử tướng Creighton Abrahams thay thế ông. Ông trở về Mỹ và làm Tham mưu trưởng Lục quân. Ngày 30 tháng 6 năm 1972 ông hồi hưu và tham gia chính trường. Năm 1974, ông được đảng Cộng Hòa đưa ra ứng cử Thống đốc bang South Carolina, nhưng thất bại. Sau đó, ông cho xuất bản cuốn hồi ký có tên là “A Soldier Reports” (Tường trình của một quân nhân) nói về cuộc đời binh nghiệp của ông. Cuốn hồi ký này đã gây ra nhiều cuộc tranh luận. Ông mất một cách bình lặng tại nhà riêng năm 2005. Năm 1947, ông lập gia đình với Katherine S. Van Deusen, một người Mỹ gốc Hà Lan. Chiến thuật “Tìm và Diệt” Trong thời gian giữ chức Giám đốc Học viện West Point, Westmoreland đã thực hiện việc thay đổi giáo trình huấn luyện cho phù hợp với tình hình chiến tranh thời bấy giờ. Đó cũng là lý do ông được cử sang Việt Nam và nắm giữ quyền chỉ huy các lực lượng đồng minh tại Nam Việt Nam. Ông cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh không có chiến tuyến, vùng kiểm soát của 2 bên thường thay đổi và trộn lẫn vào nhau theo hình thái "da báo". Ông đã đưa ra chiến lược: Bảo vệ vùng duyên hải và ngăn chận đường xâm nhập của đối phương, sau đó sử dụng chiến thuật “Tìm và Diệt” (Search and Destroy) để làm tiêu hao lực lượng của đối phương trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Chiến thuật “Tìm và Diệt” thực hiện trên cơ sở ưu thế tuyệt đối về hỏa lực và khả năng cơ động của quân Mỹ, có thể nhanh chóng phát hiện và cơ động đến để tiêu diệt vị trí của đối phương. Bên cạnh đó, chủ trương thường xuyên mở các cuộc hành quân thẳng vào các căn cứ địa của đối phương không nhằm mục tiêu xâm chiếm và kiểm soát lãnh thổ, mà để tiêu diệt các bộ phận sinh lực đối phương. Quân Mỹ sẽ thực hiện phương án tác chiến “Tìm thấy, Tấn công và Thanh toán” (Find, Fix, and Finish), sau đó trở về căn cứ của mình và chuẩn bị cuộc hành quân khác. Thực hiện chiến thuật này, hàng loạt các cuộc hành quân lớn của quân Mỹ ở Việt Nam như Attelboro, Cedar Falls, Gadsden, Tucson và Junction City được thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của quân Mỹ được đánh giá là không hiệu quả do chủ yếu được huấn luyện và trang bị để chiến đấu ở chiến trường châu Âu, nên gặp rất nhiều khó khăn khi phải chiến đấu trong rừng rậm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, viên tướng chỉ huy Quân Giải phóng là Nguyễn Chí Thanh cũng đưa ra những biện pháp đối phó hữu hiệu làm hạn chế sức mạnh của quân Mỹ như chiến thuật gài bẫy nhằm vô hiệu hóa sự cơ động, và đặc biệt là chiến thuật áp sát khi giao chiến (còn gọi là "Bám thắt lưng địch mà đánh") làm hạn chế rất nhiều thế mạnh về hỏa lực của quân Mỹ. Chiến thuật “Tìm và Diệt” gặp rất nhiều sự chỉ trích của các tướng lĩnh khác vì cho rằng vai trò của quân Mỹ tại Nam Việt Nam là thiết lập một số đầu cầu và bảo vệ những đầu cầu đó, để Quân lực Việt Nam Cộng hòa mở các cuộc hành quân tấn công đối phương; hoặc là để giúp bình định và chống chiến tranh nổi dậy chứ không phải để mở những cuộc hành quân. Một số kết quả chiến trường cũng đã chứng minh được Westmoreland đã thất bại. Vì thế, ông thường yêu cầu tăng thêm quân nhưng vẫn không thể ngăn chặn được sự phát triển của đối phương. Tác phẩm William C. Westmoreland, A Soldier Reports, Garden City, N.Y.: Doubleday, 1976. Tướng William Westmoreland - Cuộc đời binh nghiệp và cuộc chiến tranh Việt Nam http://www.voanews.com/vietnamese/news/a-19-2005-07-22-voa13-81605422.html?moddate=2005-07-22 Thứ Sáu, 22 tháng 7 2005 Tướng hồi hưu William Westmoreland, Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1968, đã qua đời hồi đầu tuần này lúc ông 91 tuổi tại Bang quê nhà là South Carolina. Cuộc đời binh nghiệp của ông trong những cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã tham gia trên thế giới, trong đó có chiến tranh Việt Nam, đã được nhiều cơ quan thông tấn tại Hoa Kỳ nhắc đến cùng với những sự kiện đã đi vào lịch sử. Trần Nam trong Ban Việt ngữ của Đài VOA xin trình bày thêm một số chi tiết về viên Tướng mà tên tuổi của ông hầu như gắn liền với chiến tranh Việt Nam: Đại Tướng William Westmoreland, một quân nhân xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia West Point của Hoa Kỳ từ năm 1936, đã được xem như là một người hùng trong Thế Chiến Thứ Hai với những chiến thắng oanh liệt tại Bắc Phi, Ý và những nơi khác ở châu Âu. Tướng William Westmoreland cũng là một khuôn mặt không xa lạ đối với những người Việt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam kể từ khi quân đội Mỹ bắt đầu hiện diện tại miền Nam Việt Nam. Với tư cách là Tư Lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1964 đến năm 1968, Tướng Westmoreland đã nắm quyền chỉ huy quân đội Mỹ trên chiến trường này, từ lúc chỉ có khoảng vài chục ngàn người mà hầu hết là cố vấn quân sự cho đến khi lên đến hơn 500000 người. Mặc dù quân số lên cao như vậy và viện trợ của Mỹ cũng gia tăng nhưng các lực lượng dưới quyền chỉ huy của Tướng Westmoreland vẫn không đạt được những thắng lợi quan trọng để thuyết phục được dân chúng tại Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến đó. Trong khi những cuộc biểu tình phản chiến tại Hoa Kỳ càng ngày càng gia tăng thì Tướng Westmoreland lại là người chủ trương xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh của Mỹ tại miền Nam Việt Nam để giúp dân chúng tại đây chống lại một đối phương được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các nước đồng minh Cộng Sản. Trong thời kỳ làm Tư Lệnh các lực lượng Mỹ tại Việt Nam, Tướng Westmoreland đã sử dụng các chiến thuật truy lùng và tiêu diệt địch, cũng như bom lửa Napalm và thuốc khai quang để chống lại chiến thuật du kích chiến của đối phương, nhưng các nỗ lực đó đã không mang lại kết quả mong muốn. Tướng Westmoreland cũng là người đã đề nghị tấn công vào các sào huyệt của quân Bắc Việt tại Campuchea, Lào và ngay cả tại miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên những đề nghị của ông đã không được chấp thuận. Sự hỗ trợ của nhân dân Mỹ dành cho cuộc chiến Việt Nam đã bị giảm sút mạnh vào lúc Tướng Westmoreland sắp hết nhiệm kỳ phục vụ tại Việt Nam, khi quân BắcViệt mở những cuộc tấn công bất ngờ vào nhiều thành phố lớn tại miền Nam Việt Nam trong thời gian đình chiến mà đôi bên đã thỏa thuận nhân dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Mặc dù bị tổn thất nặng nề và chỉ hiện diện trong một thời gian ngắn tại một số mục tiêu tấn công nhưng Cộng quân cũng đã làm cho công luận tại Hoa Kỳ lúc bấy giờ vô cùng sửng sốt khi thấy địch quân đã vào được tận Tòa Đại Sứ Mỹ tại thủ đô Saigon, dù chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Sau những cuộc tấn công bất ngờ đó, Tướng Westmoreland đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ gửi thêm quân đến Việt Nam để đối phó với tình thế mới nhưng Tổng Thống Lyndon Johson đã không chấp thuận lời yêu cầu này và đã ra lệnh hạn chế những vụ giội bom tại Bắc Việt. Sau khi chấm dứt thời gian 4 năm phục vụ tại Việt Nam vào năm 1968, Tướng Westmoreland đã được gọi về nước giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đội, cho đến khi ông về hưu vào năm 1972. Khi trở về nước, Tướng Westmoreland đã gay gắt chỉ trích chính phủ của các Tổng Thống Johnson và Nixon về phương cách đối phó với cuộc chiến tranh Việt Nam, trong đó có quyết định không chấp thuận mở những cuộc tấn công vào các lực lượng Cộng Sản tại Campuchea, Lào và Bắc Việt. Ngoài ra ông cũng lên án truyền hình và báo chí Hoa Kỳ về những điều mà ông gọi là bóp méo sự thật khiến cho người dân trong nước quay ra chống đối chiến tranh Việt Nam. Trong năm 1982 ông đã nạp đơn kiện hệ thống CBS đòi 120 triệu đô la vì đã phổ biến một phim tài liệu hàm ý cho rằng ông đã nói dối với Tổng Thống Johnson và với công luận Mỹ về sức mạnh của địch quân tại Việt Nam trong các báo cáo đệ trình chính phủ về tình hình chiến sự tại Việt Nam. Sau 2 năm tranh tụng và 65 ngày xét xử, ông Westmoreland đã đạt được một sự dàn xếp với hệ thống truyền hình CBS, và ông đã rút đơn kiện trước khi có phán quyết của tòa. Báo chí không cho biết chi tiết về sự dàn xếp này nhưng đôi bên đều tuyên bố thắng cuộc. Tuy không còn phục vụ trong quân đội nhưng tên tuổi của Tướng Westmoreland hầu như vẫn gắn liền với chiến tranh Việt Nam. Ông vẫn tiếp tục đi diễn thuyết tại nhiều nơi và tham gia vào các hoạt động của các tổ chức cựu chiến binh Mỹ. Vào tháng 11 năm 1982, tức là nhiều năm sau khi những vết thương vì những bất đồng quan điểm về chiến tranh Việt Nam bắt đầu lành lại, Tướng hồi hưu Westmoreland đã tham gia một cuộc tuần hành tại Washington với nhiều ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ trong dịp lể khánh thành Bức Tường Tưởng Niệm Tử Sĩ, nơi khắc tên của hơn 58000 chiến binh Hoa Kỳ đã bỏ mình trong chiến tranh Việt Nam. Ông nói rằng đây là một trong những việc làm đầy xúc động và kiêu hãnh nhất trong cuộc đời của ông. Trong khi một số cựu quân nhân Hoa Kỳ bày tỏ sự hối tiếc về những việc làm của họ trong chiến tranh Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau thì Tướng Westmoreland vẫn giữ vững lập trường của ông về cuộc chiến đó. Trong một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Associated Press vào năm 1985, liên quan đến chiến tranh Việt Nam, ông nói rằng ông không có gì để xin lỗi, không có gì để hối tiếc. Ông đã làm hết sức mình để chu toàn trách nhiệm của một quân nhân. Vào năm 1985, trong lễ kỷ niệm đánh dấu 20 năm ngày Lữ Đoàn 173 Không Vận Hoa Kỳ được gửi sang chiến đấu tại Việt Nam, ông Westmoreland đã nói với các chiến hữu rằng chúng ta không thua trong cuộc chiến tranh Việt Nam về mặt quân sự mà thật ra là vì Hoa Kỳ đã không giữ đúng những lời cam kết đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Dù được xem như là một người hùng trong Thế Chiến Thứ Hai nhưng trong cuộc chiến tại Việt Nam Tướng Westmoreland đã bị nhiều người chỉ trích. Sử gia Arthur Schlesinger Jr. đã gọi ông là một nhà lãnh đạo quân sự tồi tệ nhất của Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo lời ông James Gregory, người đã phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1970, và hiện là chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại Charleston, thì Tướng Westmoreland là một nhà lãnh đạo quân sự tài giỏi. Khi luận về sự thành bại của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Việt Nam, ông Gregory nói rằng chiến tranh Việt Nam, thật ra là do Tòa Bạch Ốc điều khiển chứ không phải là do các tướng lãnh trên chiến trường. Dù có nhiều lời khen chê như vậy nhưng viên Tướng hồi hưu này vẫn không hề thay đổi quan điểm của mình về sự can thiệp quân sự của Mỹ tại Việt Nam, theo đó những nỗ lực của Hoa Kỳ trong khu vực này đã ngăn chận được làn sóng đỏ tại Đông Nam Á. Tuy nhiên trong những ngày cuối đời dường như ông đã không nhắc đến chiến tranh Việt Nam và cũng không tìm cách biện minh cho bất cứ điều gì liên quan đến cuộc chiến đó. WILLIAM C. WESTMORELAND http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnnvn1n312qv3n3q3m3v3m3237nmn0n1n312q43t36383v3m3m3237nnn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1 Quyển hồi ký "TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT QUÂN NHÂN" (A Soldier Reports) của Đại tướng Westmoreland,NXB Doubleday& Company,INC,Newyork 1976 gồm 446 trang,23 chương, tiếng Anh đã được dịch sang Việt Ngữ 5 chương: Cuộc khủng hoảng triền miên, Quyết định khó khăn nhất, Cuộc khủng hoảng chính trị, Cuộc tấn công Tết (Mậu Thân), Nhìn lại. TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT QUÂN NHÂN Cuộc khủng hoảng triền mien. http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnnvn1n31n343tq83a3q3m3237nvn Sẽ không gỡ nổi cảnh rối ren chính trị ở Sài Gòn. Bất cứ trong hoàn cảnh nào. Nó diễn ra trong bối cảnh quyền kiểm soát trong chính phủ ở các tỉnh bị suy giảm, lực lượng của địch tăng lên, các cuộc tấn công táo bạo vào các cơ sở Mỹ, người ta tranh luận ngày càng sôi nổi là có thể làm được những gì để tránh thất bại của Nam Việt Nam. Có một điều nghịch lý là cho dù kiểm soát của chính phủ bị suy giảm nhiều ở các cấp xã và chính phủ đã phải bỏ ra một số vùng thì quân đội Nam Việt Nam, khi phải đương đầu với địch thì thường lại không co vòi bỏ chạy. Khi phải có một cuộc chiến đấu sống mái ở chiến trường, thì sự rối ren về chính trị lại ít có tác động đến hàng ngũ binh sĩ. Tác động chỉ có ở cấp lãnh đạo bên trên – các tư lệnh quân đoàn và sư đoàn - những người không muốn liều mạng hoặc hành động một cách quyết định, đưa quân ra trận chừng nào kẻ địch không buộc họ phải làm như vậy. Nếu có làm điều gì, chính phủ rất có thể nói là họ đã làm điều sai trái. Vì lực lượng của địch tăng lên với những đơn vị cỡ tiểu đoàn hoặc lớn hơn nữa, các đơn vị quân đội Nam Việt Nam thường phải bỏ nhiệm vụ bình định, bỏ công tác phòng thủ tĩnh tại cho dân chúng để chống lại các đơn vị lớn của địch. Coi thường các đơn vị lớn là sẽ gặp tai hoạ. Đuổi theo địch mà không có lực lượng ít ra là tương đương thì cũng thất bại …Thương vong của Việt cộng vượt xa thương vong của quân đội Nam Việt Nam: theo báo cáo của chính phủ, trên 20.000 Việt cộng bị giết và bị bắt trong năm 1964 so với trên 7.000 người của phía Việt Nam (!). Thế nhưng Việt cộng hình như hoàn toàn có khả năng bổ sung quân số. Việt cộng phát triển rất nhanh, trong vòng một năm họ tăng thêm khoảng 85.000 người đã có quân số ước tính khoảng 170.000 người. Phần lớn được tuyển mộ ở miền Nam, điều đó phản ánh một cơ sở rộng rãi trong quyền kiểm soát của Việt cộng cũng tăng lên tới con số 12.000 người trong năm 1964. ….Một nhân tố góp phần vào đó là một loạt vũ khí mới mà Việt cộng bắt đầu sử dụng vào năm 1964, mà loại quan trọng nhất là súng tấn công do Liên Xô cung cấp, súng tự động AK-47, một thứ vũ khí ưu việt mà tốc độ hoả lực cao của nó đã tạo ra một tiếng nổ đinh tai tương tự như loại “đại bác burp” của Đức dùng trong Thế chiến II. Từ trước tới nay, Việt cộng chỉ sử dụng chủ yếu những vũ khí bắt được của quân đội Nam Việt Nam hoặc lấy được trong chiến tranh chống Pháp. Đến giữa năm 1964, Bắc Việt Nam bắt đầu cung cấp cho họ súng trường và súng máy có một cỡ duy nhất 7,62mm đưa từ Liên Xô và Trung cộng vào. Họ cũng cung cấp những súng phóng hoả tiễn hiện đại, súng cối và súng không giật. Phần lớn những thứ vũ khí này được vận chuyển bằng đường biển rồi được chuyển lén lút vào một số nơi trong vô số vũng nhỏ dọc bờ biển rất dài của Nam Việt Nam, lực lượng tàu thuyền của Nam Việt Nam trong khi cố sức bịt kín bờ biển đã gặp phải nhiều đặc điểm của một cái sàng. Mặc dù hoả lực tăng thêm đã làm cho việc tiếp tế đạn dược của địch thêm phức tạp nhưng việc này lại được khắc phục bằng lợi thế của việc tiêu chuẩn hoá và hiệu lực vũ khí tăng thêm. Đối chọi với vũ khí mới, quân đội Nam Việt Nam lại phải dùng những loại vũ khí của Mỹ từ thời Thế chiến II, trong đó có loại súng trường bán tự động M-1 và đối với các lực lượng địa phương và nhân dân thì dùng các loại carbine bán tự động M-2. Từ tháng 10, chúng tôi đã biết rằng quân thâm nhập từ miền Bắc Việt Nam không phải chỉ có “những người tập kết” mà còn có cả lính chính quy và lính nghĩa vụ của quân đội Bắc Việt Nam….. WILLIAM C. WESTMORELAND TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT QUÂN NHÂN http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnnvn1n31n343tq83a3q3m3237n1n Quyết định khó khăn nhất Đúng như tôi đã hy vọng, ném bom miền Bắc đã nâng đỡ tinh thần của Nam Việt Nam, nhưng tôi dự kiến nó đã không có tác dụng rõ rệt đến ý chí của các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam tiếp tục chiến tranh. Sự phản ứng từng bước sẽ không có tác dụng, đặc biệt theo cách không kiên quyết mà Washington đã định ra để tiến hành chiến dịch này. Số lượng máy bay bản thân nó đã hạn chế tác dụng và mặc dù đã có tất cả những tiến bộ và kỹ thuật kể từ Thế chiến II, ném bom vẫn còn là quá trình bị mất tác dụng vì ném không chính xác, đặc biệt là khi đánh vào những mục tiêu điểm được lựa chọn ở Bắc Việt Nam. Một số quan điểm của Mc Naugton là không thể tin được. Trong một chuyến đi thăm Sài Gòn đúng vào lúc tư lệnh không quân của tôi Joe Moore và tôi đã cố sức xin được quyền ném bom các nơi đặt SAM-2 (tên lửa do Liên Xô chế tạo) đang được xây dựng ở Bắc Việt Nam, Mc Naugton đã chế riễu yêu cầu cần thiết đó. Ông đã quở trách tướng Moore “ông đừng nghĩ rằng bắc Việt Nam sẽ sử dụng những thứ đó. Đưa những thứ đó vào đúng là một thủ đoạn chính của người Nga nhằm làm yên lòng Hà Nội”. Các nhà lý luận dân sự tinh ranh ở Washington nói rằng đó chỉ là một vấn đề về tín hiệu. WILLIAM C. WESTMORELAND TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT QUÂN NHÂN Cuộc khủng hoảng chính trị http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnnvn1n31n343tq83a3q3m3237nnn ...Trong một buổi nói chuyện với tổng thống Johnson tại khách sạn của ông nhân có hội nghị Honolulu năm 1966, ông có hỏi tôi rằng nếu tôi là địch thì bước sắp tới tôi sẽ làm gì? Vì tôi thường nghĩ đến chuyện đó nên tôi có thể trả lời không chút do dự: Chiếm Huế. Để đi tới kết luận đó, không đòi hỏi phải sáng suốt lắm. Là kinh đô cũ, Huế tượng trưng cho một nước Việt Nam thống nhất. Chiếm Huế sẽ có tác động tâm lý sâu sắc tới người Việt Namở 2 miền Nam Bắc và trong việc làm này, Bắc Việt Nam có thể chiếm được 2 tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam để làm điểm mặc cả trong cuộc thương lượng. Bị cắt rời khỏi phần còn lạicủa Nam Việt Nam bởi những ngọn núi cao và chỉ qua được nhờ đèo Hải Vân nằm sát biển, lại không có hải cảng, hai tỉnh đó đã đẻ ra những khó khăn nghiêm trọng về mặt phòng thủ. Việc mất trại CIDG - lực lượng đặc biệt ở thung lũng A Shau tháng 3-1966, mở thung lũng đó cho kẻ địch vào, khiến cho quân Bắc Việt Nam tiến vào Huế hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn nữa, tôi có chú ý đến một bài báo đăng trên tờ báo chính thức của Bắc Việt Nam, tờ Nhân dân kể chuyện một sư đoàn Bắc Việt Nam tập dượt thâm nhập lén lút băng qua một khoảng cách trên 50 km, bí mật tập hợp lại rồi tấn công bất ngờ. Tôi liền nghĩ ngay đến Huế, coi Huế có thể là mục tiêu cho một cuộc hành quân như vậy. Từ tháng 2-1966, các tin tức tình báo đã bắt đầu cho thấy Bắc Việt Nam thâm nhập rất nhiều qua khu phi quân sự vào 2 tỉnh phía Bắc. Lúc tôi xem xét tình hình một cách cặn kẽ thì rõ ràng là có 2 sư đoàn Bắc Việt Nam. Họ đã đặt ra một mối đe dọa rõ ràng cho các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và cho Huế. Việc quân Bắc Việt Nam tiến vào 2 tỉnh phía Bắc có một mục tiêu nữa là kéo quân Mỹ ra khỏi công tác bình định ở phía Nam, đây là một khả năng chắc chắn. Nhưng dù bị đánh như thế nào và dù tuyến phòng thủ qua đèo Hải Vân đã bảo vệ tốt hơn nhiều so với tuyến dọc khu phi quân sự, tôi vẫn không thể để mất 2 tỉnh đó. Ảnh hưởng tâm lý đối với người Nam Việt Nam, chưa nói đối với nhân dân Mỹ, sẽ rất tai hại. WILLIAM C. WESTMORELAND TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT QUÂN NHÂN http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnnvn1n31n343tq83a3q3m3237n2n Cuộc tấn công Tết Người Mỹ không có cái lễ nào giống - dù là giống một cách xa xôi - với cái Tết của Việt Nam bắt đầu từ ngày đầu năm âm lịch. Dù so sánh nó với lễ Noel, lễ tạ ơn và ngày 4 tháng 7 cũng không đủ để nói lên tầm quan trọng mà người Việt Nam gắn cho những ngày Tết của họ. Trước Tết hàng mấy tuần lễ, các bà nội trợ Việt Nam đã gói bánh chưng bằng nếp dẻo bên trong những chiếc lá dong mùi rất thơm. Người ta bày bán chè, bánh kẹo, rượu, nếp, mua sắm quần áo mới, trang hoàng nhà ở bằng các thứ hoa. Người thân chuẩn bị về quê làm lễ cúng ông bà, tổ tiên. Trẻ em mường tượng sẽ được mừng tuổi bằng kẹo chanh và giấy bạc 5 đồng. Không có gì - thậm chí cả một cuộc chiến tranh để sống còn – là có thể cản được lễ Tết. Tết bắt đầu vào hôm trước ngày đầu năm âm lịch: năm 1968 năm con Khỉ - mồng một. Tết là thứ hai 29 tháng giêng. Hôm đó năm mới bắt đầu và những ngày sau đó là cả một chuỗi ngày nghỉ quan trọng nhất kéo dài hàng tuần lễ, không khí hội hè tới mức cả các nhà buôn Hoa kiều ở Chợ Lớn, những người ít khi bỏ lỡ cơ hội để kiếm tiền, cũng đóng cửa hiệu. Có thể vì cuộc chiến tranh đang tiến triển tốt và một chính phủ dân cử muốn chứng minh sự thông cảm với nhân dân, nên chính phủ đương quyền trong ngày Tết mở đầu năm con Khỉ đã hủy án lệnh cấm đốt pháo (lệnh cấm này đã được thực hiện từ nhiều năm nay). Pháo đối với người Việt Nam đồng nghĩa với Tết. Bắc Việt Nam quyết định đánh dứt điểm, mở một cuộc tổng tấn công có phối hợp trên khắp Nam Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu đặc thù trong cuộc nổi loạn của cộng sản Việt Nam, cuộc tổng nổi dậy. Mỉa mai thay, bộ trưởng Mc Namara lúc đến Sài Gòn lại vận động giảm bớt mức trong quân sổ “cần thiết tối thiểu” mà tôi yêu cầu đúng vào lúc các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đang đề ra quyết định lớn của họ. Liệu các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam có thật sự tin tưởng rằng họ có thể lôi kéo được nhân dân Nam Việt Nam nổi dậy chống chính phủ của họ hay không, điều này có thể phải tranh luận. Đương nhiên là họ đã mô tả mục tiêu này bằng những từ hùng hồn nhất cho các nhà chỉ huy và quân lính của họ ở miền Nam với hi vọng đạt tới một nỗ lực cao nhất bất luận có thể đẻ ra những vấn đề về tinh thần như thế nào khi cuộc tấn công đó không thành công. Vấn đề thật sự đáng chú ý ở đây là chứng minh rằng người Mỹ chỉ có thể thắng được với cái giá tăng lên rất nhiều, và giáng cho người Mỹ một Điện Biên Phủ tai hại trong năm bầu cử của Mỹ và giành lấy một chiếc đòn bẩy nào đó - để đi đến bàn thương lượng trước một đối thủ mà quyết tâm có lẽ đã bị suy yếu đi nhiều. Việc vạch kế hoạch cụ thể đã diễn ra sau đó tại các sở chỉ huy quân sự của Bắc Việt Nam và Việt cộng trên lãnh thổ Nam Việt Nam và ở bên kia biên giới Kampuchia. Tiếp đó là việc tăng cường hậu cần một cách chậm chạp, kiên nhẫn, chuyển lậu vũ khí và đồ tiếp tế đến vùng chung quanh các thành phố, thị xã và khu dân cư ở Nam Việt Nam. Và cũng tiếp đó là kế hoạch đánh lừa các đơn vị Mỹ đến các vùng biển giới, đồng thời chứng minh rằng những cuộc chuẩn bị cho cuộc tấn công sắp tới mà người Mỹ có thể phát hiện được chẳng có gì mới - chỉ là việc coi thường tổn thất trong trận đánh giành các tiền đồn ở biên giới đã diễn ra trước đây mà chẳng đạt được gì nhiều. Trong khi đó, để làm suy giảm ý chí của nhân dân Nam Việt Nam, từ lâu đã quen với thói ăn ở hai lòng của người phương Tây, Việt cộng đã tung tin đồn là người Mỹ đang chuẩn bị rút khỏi Nam Việt Nam bằng cách dàn xếp chính phủ liên hiệp với Việt cộng. Đầu năm 1967, một đặc vụ Việt cộng đã nói với cảnh sát Nam Việt Nam rằng anh ta đã nhận được chỉ thị của ban lãnh đạo cộng sản là phải tiếp xúc với sứ quán Mỹ. Các quan chức Washington từ lâu đã bị báo chí, quốc hội là những nhân vật chống chiến tranh thúc ép, đã vồ lấy cơ hội này. Có phải đó là những đề nghị thương lượng mà người ta đã chờ đợi từ lâu không? Thực ra chẳng có gì khác ngoài những điều Việt cộng mong muốn là đưa lại cái thực chất cho những lời đồn đại nói rằng người Mỹ đã câu kết với Việt cộng do chính Việt cộng tung ra. Để thêu dệt cho cái mắt lưới thất vọng vốn đã dày, Bắc Việt Nam lại ngỏ ý một cuộc chiêu đãi ngoại giao ở Hà Nội ngày 30-12-1967 và tại các cơ quan ngoại giao ở các nơi khác là nếu Mỹ ngưng ném bom miền Bắc, Bắc Việt Nam sẽ đồng ý nói chuyện. Các quan chức Washington hăm hở đã vớ lấy bức điện đó dù đó là một thủ đoạn xảo quyệt Rút cuộc Bắc Việt Nam chẳng nói điều gì dứt khoát, điều gì xoay quanh chuyện thương lượng như các quan chức hăm hở đã suy diễn. Chính phủ cộng sản của Rumani lại nhân đó đề nghị làm người môi giới. Lúc một đại diện của Rumani đến Hà Nội vào giữa tháng giêng năm 1968, Mỹ đã chứng minh thiện chí của mình bằng cách ngừng ném bom bên trong và chung quanh Hà Nội trong thời gian người đó đến thăm. Việc ngừng ném bom đã phù hợp một cách tuyệt dẹp với các kế hoạch của các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam để cho nhân dân nước họ ăn một cái Tết đáng ghi nhớ trong khi đó lại tước mất Tết của nhân dân miền Nam. Như trước đó đã tuyên bố ngừng bắn 7 ngày trong dịp Tết thì có cái gì tốt hơn đối với Bắc Việt Nam để thực hiện yếu tố bất ngờ là mở cuộc tấn công lớn trong dịp Tết, một sự xúc phạm đối với ngày lễ thiêng liêng mà nhân dân Việt Nam khó mà tin là có thể xảy ra được? Năm 1789 vua Quang Trung đã dùng ngón này để đánh quân Trung Quốc chiếm đóng Hà Nội và đánh đuổi họ đi, nhưng bây giờ thì khó mà có chuyện làm hoen ố ngày Tết như vậy khi người Việt Nam lại đi đánh người Việt Nam. Ở miền Nam ai có thể hình dung sẽ xảy ra như vậy được? Sợ rằng việc mở đầu cuộc chiến tranh tấn công sẽ làm cho máy bay Mỹ trở lại quấy rối lễ Tết ở Hà Nội, chính phủ Bắc Việt Nam đã đề ra chỉ thị thay đổi ngày Tết. Đáng lẽ ngày mùng 1 Tết là vào ngày thứ ba 30 tháng giêng thì nó lại được định vào thứ hai 29 tháng giêng, như vậy có nghĩa là lễ Tết sẽ bắt đầu từ chủ nhật 28-1. Làm như vậy là đã cho người Bắc Việt Nam có ba ngày Tết quan trọng trước khi binh lính của họ ở miền Nam đi vào cuộc tấn công sau khi Tết âm lịch thực sự bắt đầu từ ngày 31-1. Lúc tôi nói chuyện với các phóng viên báo chí ở Sài Gòn tháng 8 năm 1967, trong đó có cho họ biết là theo tôi, Bắc Việt Nam đã đến lúc phải đánh giá lại chiến lược của họ, đề ra một “quyết định quan trọng”, tôi kh ông hề biết điều gì trong những diễn biến này. Tôi chỉ đưa ra những kết luận dựa vào logic. Tôi cho rằng địch có 4 sự lựa chọn: họ có thể rút bỏ, nhưng làm như vây là không phù hợp với hệ tư tưởng hoặc các phương pháp của cộng sản; họ có thể trở lại chiến tranh du kích nhưng sức mạnh kết hợp của Mỹ, Nam Việt Nam và đồng minh sẽ đảm bảo là địch sẽ không đạt được những gì; họ có thể làm theo cách đang làm, trong đó có dựa vào sự chán nản của Mỹ đối với chiến tranh; hoặc họ có thể xông lên đẩy nhanh sự chán nản đó. Nếu quyết định mà họ đề ra sẽ là có tính chất “quan trọng nổi bật” thì đó sẽ là sự xông lên với toàn lực của mình. Những tháng mùa thu đã trôi qua, ngày càng có những dấu hiệu chứng minh là đang hình thành một hình thức thay đổi nào đó, có lẽ là thay đổi lớn. Điều này đã được thể hiện ở Lộc Ninh trong tháng 10 và ở Đăk To trong tháng 11 có tính chất khác thường. Số lượng các trận tấn công tương đối nhưng tăng lên khắp cả nước. Sổ lượng người đầu hàng theo chương trình chiêu hồi giảm xuống rõ rệt. Tù binh thì nói đến “thắng lợi cuối cùng” sắp tới. Lực lượng địch ở khu phi quân sự tăng lên. Số xe vận tải phát hiện được dọc đường mòn Hồ Chí Minh tăng lên khoảng 200%. Theo tôi trong giai đoạn này, cách làm logic nhất đối với địch là nỗ lực khác mạnh hơn để đánh tràn vào hai tỉnh phía Bắc kết hợp với các cuộc tấn công nhỏ hơn khắp cả nước để tìm cách trói chặt lực lượng Mỹ lại không cho tăng viện cho phía Bắc. Trong một thời gian, tôi nghĩ là họ có thể mở một cuộc tấn công lớn ở phía Bắc nhân dịp lễ Noel năm 1967 để cổ gắng giáng một đòn tâm lý vào dư luận ở Mỹ. Do đó, tôi đã chỉ thị phải xúc tiến kế hoạch cải thiện công tác hậu cần vì sẽ cần để tăng viện cho phía Bắc, nơi dễ bị tổn thương nhất so với các nơi khác. Lúc tôi về Washington theo yêu cầu tổng thống tháng 11-1967, người phụ tá của tôi ở Sài Gòn, tướng Abrams đã điện cho tôi biết nội dung một tài liệu địch bắt được ở gần Đăk To kêu gọi có “một nỗ lực tấn công tập trung phối hợp với các đơn vị khác ở các chiến trường khác khắp Nam Việt Nam”. Tôi đã thảo luận tài liệu này tại một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc. Cuối cuộc họp Neil Shechan thuộc báo New York Times có nêu câu hỏi: “Xin ông nói ra một điều: Ông có nghĩ rằng trận Đăk To là bước mở đầu hay bước kết thúc của một cái gì cụ thể và đặc biệt đối với địch không?”. Tôi trả lời: “Tôi nghĩ rằng đó là bước mở đầu một sự thất bại lớn đối với địch”. Các chiến thuật năng nổ của địch vào hồi cuối mùa thu ở Đăk To và ở các nơi khác hoàn toàn mâu thuẫn với bài báo của tướng Giáp đăng trên tờ háo chính thức của Bắc Việt Nam tháng 9-1967. Tướng Giáp tuyên bố một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài và kêu gọi bảo toàn lực lượng. Sau trận đánh mùa thu, tôi kểt luận rằng đó là một cách ngụy trang, một lối tỏ vẻ thất vọng có tính toán. Nó cũng mâu thuẫn với một tài liệu khác do binh lính sư đoàn dù 101 bắt được hôm 19 tháng 11, trong đó có nêu lên những nét lớn cho một cuộc tiến công lớn, “giai đoạn cuối cùng” của chiến tranh đã được đưa tin từ lâu. Tài liệu đó để lộ “bộ chỉ huy miền Trung kết luận rằng đã đến lúc phải có một cuộc cách mạng trực tiếp và thời cơ để mở một cuộc tổng tấn công và tổng nổi dậy đã đến”. Văn phòng của CIA ở Sài Gòn tập hợp các bằng chứng khác nhau vào cuối tháng 11 càng củng cố thêm ý kiến về một chiến lược xông xáo hơn của địch. Tại cuộc chiêu đãi của các sĩ quan cao cấp Việt Nam, tướng Trần Ngọc Tám, người mà tôi đã quen từ những ngày đầu đến Việt Nam, nói riêng với tôi là ông cảm thấy địch đã có kế hoạch cho một hành động quan trọng nào đó. Ông nói đó có thể là một đòn đánh mà chúng không có khả năng “giành được thắng lợi”. Đúng như tôi đã nêu rõ trong bức điện gửi tướng Wheeler ngày 20 tháng 12, địch “đã có một quyết định quan trọng liên quan đến việc tiến hành chiến tranh”, mặc dù tôi đã nhầm lẫn ghi thời gian đề ra “quyết định nghiêm trọng” vào tháng 9, chứ không phải tháng 7. Tuy nhiên, tôi không có ý định cứ ngồi chờ hành động của địch. Tốt hơn hết là đi vào chiến đấu, với hy vọng giành các cuộc tấn công của chúng để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào mà địch đã dự định và ít ra cũng ngăn không cho địch đẩy các căn cứ của họ ra khỏi các vùng biên giới. Sự thay đổi rõ ràng trong chiến lược của địch trùng hợp với nỗ lực có phối hợp của Tổng thống Johnson. nhằm thuyết phục công chúng Mỹ rằng, trái ngược với nhiều tin tức báo chí và những lời dự đoán tai hại của những người chống chiến tranh, ở Việt Nam đã đạt được những tiến bộ thực sự. Mặc dù tôi không nhận được chỉ thị là cần nói những gì, những lần gọi tôi về Mỹ để xuất hiện trước công chúng trong năm 1967 rõ ràng là nằm trong nỗ lực đó. Đối với tôi và đối với các sĩ quan cao cấp của tôi ở Việt Nam, dễ dàng tán thành, mặc dù không cố ý trong chiến dịch của Tổng thống vì trong thực tế chúng tôi đã có những tiến bộ lớn. Chiến tranh đã diễn biến tốt, Nam Việt Nam đã được cải thiện tới mức họ có thể đảm nhận những trách nhiệm đang tăng lên, tôi đã có thể thấy trước khả năng bắt đầu rút quân Mỹ vào năm 1969. Mặc dù sau đó tôi có lưu ý giới báo chí khi tin tình báo về các kế hoạch của địch đã rõ ràng hơn, tôi đã không nỗ lực có sự phối hợp nào để chuẩn bị cho công chúng của Mỹ về một sự sụp đổ của Mỹ vì tôi thấy không có sự sụp đổ nào sắp xảy ra. Tôi tin rằng dù địch có mưu toan gì, các lực lượng của Mỹ và Nam Việt Nam cuối cùng có thể đánh bại được. Thậm chí những lời cảnh cáo mà tôi và những người khác đưa ra thông qua báo chí và truyền hình nói chung không được ai chú ý. Hầu như năm nào bộ chỉ huy quân sự Mỹ cũng dự kiến một cuộc tấn công đông xuân của địch, và hầu như năm nào cuộc tấn công cũng kết thức mà không gây được hậu quả tai hại nào đối với Mỹ hoặc Nam Việt Nam. Có phải cuộc tấn công mới này chẳng qua chỉ là chuyện diễn ra như trước? Thông qua Barry Zorthian và văn phòng hỗn hợp phụ trách các công việc công cộng của Mỹ, ngày 5 tháng giêng, phái bộ Mỹ đã công bố tài liệu mà sư đoàn dù 101 bắt được trong tháng 11, trong đó bộ chỉ huy miền Trung của Bắc Việt Nam có nêu rõ rằng đã gần đến lúc mở “cuộc tấn công và tổng nổi dậy”. Tài liệu này không nói thời gian cụ thể cho cuộc tổng tấn công đó nhưng đã cho thấy cái then chốt trong phương pháp của nó. “Dùng các cuộc tấn công quân sự rất mạnh kết hợp với các cuộc nối dậy của nhân dân địa phương để chiếm các thành phố và đô thị. Quân đội phải dồn xuống đồng bằng. Họ phải tiến về giải phóng đô thành (Sài Gòn), chiếm chính quyền và ra sức lôi kéo các lữ đoàn và trung đoàn địch về phía chúng ta từng đơn vị một. Tuyên truyền phải được tiến hành rộng rãi trong nhân dân nói chung và truyền đơn phải được đưa tới sĩ quan và binh lính địch”. Ít quan chức hoặc nhà báo Mỹ chú ý đến tài liệu này. Thậm chí những phóng viên nào đó đưa tin này trên mặt báo của họ cùng không làm nổi bật tài liệu đó. Tôi không thể đổ lỗi cho họ được. Tuy tôi có thừa nhận rằng cộng sản rất có thể tiến vào thành phổ và thị xã, vì không có bức tường nào không thể vượt qua được bao quanh các thành phố và thị xã, tôi biết địch không thể chiếm giữ được. Trước sức mạnh của Mỹ và Nam Việt Nam, nếu Việt cộng và Bắc Việt Nam từ các nơi ẩn náu xuất hiện khắp cả nước thì chỉ chuốc lấy tổn thất bi thảm và thất bại chắc chắn. Việc cộng sản tăng cường binh lực lớn ở khu phi quân sự và ở Khe Sanh đã là một thực tế, rất hợp logic và có nhiều hứa hẹn cộng sản mở các cuộc tấn công nghi binh ở các nơi khác trong khi đó tập trung lực lượng để tạo ra một cái giống như Điện Biên Phủ ở Khe Sanh và chiếm lấy hai tỉnh phía Bắc. Một cuộc tấn công của cộng sản rõ ràng là đang tới mà tôi cho là sẽ được phát động ngay trước Tết để địch có thể giành được lợi thế của cuộc ngừng bắn trong dịp Tết và thúc dục quân của họ khai thác mọi thành quả đạt được ngay từ đầu. Như tôi đã báo cáo trước Hội đồng phái bộ Mỹ ngày 15 tháng 1, tôi thấy khả năng là 60- 40% địch sẽ đánh trước Tết, có thể vào ngày 25-1. Ngược lại, tướng Davidson, sĩ quan tình báo của tôi, lại thấy khả năng là 40-60% địch sẽ vận động trong thời gian ngừng bắn và sẽ đánh sau Tết. Cả hai chúng tôi không ai thấy có khả năng chắc chắn là địch sẽ đánh vào đúng ngày Tết vì làm như vậy sẽ có tác dụng tâm lý bất lợi và xấu đối với nhân dân mà địch đang ra sức lôi kéo về phía họ. Một điều trùng hợp xảy ra là ở Mỹ có một chiến dịch đòi ngưng ném bom toàn bộ ở miền Bắc, với giả định sẽ thúc đẩy các cuộc thương lượng mà Bắc Việt Nam đã đưa ra làm kế ngụy trang cho cuộc tấn công sắp tới. Những nhân vật hàng đầu chủ trương ngừng ném bom, theo tin các báo, gồm có thượng nghị sĩ Fulbright và Robert Kennedy. Ngày 22 tháng 1, lúc trả lời phỏng vấn của của Howard Tuckner thuộc hãng truyền hình ABC, tôi lên tiếng phản đối việc ngừng ném bom. Tôi còn nêu rõ: “Tôi nghĩ rằng các kế hoạch (của địch) có liên quan đến một nỗ lực lớn nhằm giành thắng lợi lớn nổi bật trên chiến trường trước lễ Tết vào ngày thứ hai tuần tới”. Tôi đã chuyển những ý kiến đánh giá này thông qua con đường chính thức cho tướng Wheeler. Trong bức điện đề ngày 20 tháng 1, thậm chí tôi còn nghi ngờ lễ Tết là một khả năng mở đầu cuộc tấn công. Mối đe dọa to lớn tới mức tôi đã đích thân đến gặp Tổng thống Thiệu đề tìm cách thuyết phục ông đồng ý hủy bỏ việc ngừng bắn quen thuộc trong dịp Tết hoặc ít ra giảm thời gian ngừng bắn từ 48 giờ xuống 24 giờ. Cả tướng Viên lẫn tổng thống Thiệu không ai đồng ý hủy bỏ hoàn toàn. Họ nói: sẽ là một cái đòn quá đau đối với quân đội Nam Việt Nam và nhân dân nếu hủy bỏ mọi việc thờ cúng trong dịp ngày lễ quan trọng nhất của đất nước, đồng thời lại tạo ra cho địch một cái cớ để tuyên truyền chống chính phủ Nam Việt Nam. Theo yêu cầu của tôi, Thiệu đồng ý rút ngắn thời gian ngừng bắn chỉ để 36 giờ và hứa sẽ hạn chế nghỉ phép đối với quân lính Nam Việt Nam và tối thiểu phải có 50% quân số trong tất cả các đơn vị ở trong tư thế báo động hoàn toàn. Tết càng đến gần, tôi càng lo lắng trước việc tăng cường binh lực ở phía Bắc khu phi quân sự và ở Lào giáp với hai tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam và trước cái lợi thế mà việc ngừng bắn sẽ tạo ra cho địch trong việc chuyển quân. Lấy ví dụ lần trinh sát mới nhất cho thấy địch đã dùng máy ủi đất để xây dựng một con đường ở thung lũng A Shau hướng về Huế. Theo yêu cầu của tôi, đại sứ Bunker đã yêu cầu Washington cho hủy bỏ hoàn toàn việc ngừng bắn ở hai tỉnh phía Bắc và nếu Washington ngừng ném bom nói chung thì vẫn cứ tiếp tục ném bom ở khu vực này ngay ở phía Bắc khu phi quân sự là nơi địch đang tập trung. Được Washington chuẩn y, tôi lại được tổng thống Thiệu tán thành. Để địch có ít thời gian thích ứng với việc hủy bỏ này, chính phủ Nam Việt Nam đã hoãn thông báo cho tới sáng thứ hai 29 tháng 1, 24 giờ trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Nhưng buổi sáng đó trôi qua mà không có lệnh hủy bỏ. Tôi gọi điện thoại cho sứ quán để yêu cầu chính phủ Nam Việt Nam bảo văn phòng báo chí của họ ra thông cáo báo chí nhưng văn phòng báo chí đã đóng cửa nghỉ Tết. Tổng thống Thiệu đã đi Mỹ Tho ăn Tết ở quê vợ. Một thái độ giả vờ như vậy của phía chính phủ thật là đáng kinh ngạc và thất vọng, nhưng đó là một dấu hiệu cho thấy một trạng thái tinh thần gần như là hể hả, hí hửng đang bao trùm lên người Việt Nam vào ngày Tết. Hết sức lo lắng, tôi gọi điện thoại cho tướng Viên nhiều lần trong ngày để ông đảm bảo rằng quân đội sẽ được báo động. Tôi đã giải thích với đại sứ Bunker rằng chúng tôi không có cách nào khác là phải thông báo việc hủy bỏ ngừng bắn ở phía Bắc một cách đơn phương. Barry Zorthian cuối cùng đã làm như vậy tại cuộc họp báo của phái bộ vào cuối buổi chiều. Ngoài việc chuyển các đơn vị đến gần Sài Gòn và thực hiện báo động toàn vùng quân đoàn II, tôi đã chỉ thị cho tất cả các đơn vị phải có lực lượng dự bị cơ động để nhanh chóng triển khai. Tôi cũng chỉ thị có sự nỗ lực toàn diện khắp cả nước để thu thập tình báo. Một vài ý kiến và tâm trạng lo lắng trong bộ chỉ huy của tôi dã thể hiện rõ qua một bức điện mà tướng Davidson, sĩ quan tình báo của tôi, gửi ngày 21 tháng 1 cho CINCPAC để nhờ chuyển cho vợ ông mà ông định gặp ở Hawai: “Nhờ nói hộ cho Jeanne biết là tôi không thể gặp bà ta ở Honolulu. Nhờ giải thích, trong phạm vi bí mật, là tình hình tác chiến căng thẳng không cho phép tôi đến đó được. Xin cám ơn!”. Ngày 22 tháng 1, tôi điện cho tướng Wheeler nói rằng địch có thể phát động một cuộc tấn công bằng nhiều tiểu đoàn vào Huế và cũng đánh cả thị xã Quảng Trị. Tại cuộc hội nghị về chiến lược và tình báo sáng thứ bảy ngày 27 tháng giêng, tướng Davidson đã dự kiến các cuộc tấn công lớn khắp cả nước, ông nêu cụ thể các thị xã Kontum và Pleiku, ông không nêu rõ ngày nào sẽ nổ ra các cuộc tấn công đó, không chỉ rõ thành phố hoặc thị xã nào khác. Tuy nhiên tôi ngày càng lo ngại cho Sài Gòn, một phần vì tôi đã chấm dứt cuộc hành quân Fairfax vào tháng 12, triển khai lại lữ đoàn bộ binh 199 và giao việc bảo vệ vùng chu vi thủ đô và trong nội đô cho Nam Việt Nam. Tôi coi đó là điều cần thiết cho tinh thần tự hào quốc gia của họ nhưng nó đã thực hiện vào những thời điểm gay go. Trước Tết một, hai ngày, tôi gọi điện thoại cho tướng Weyand bảo ông điều một đại đội thuộc sư đoàn kỵ binh số 4 tới thị xã Hóc Môn, gần Tân Sơn Nhất. Được trang bị bằng xe bọc thép tấn công, đại đội này sẽ là một lực lượng dự bị cơ động sẵn sàng chiến đấu với hỏa lực lớn. Không phải là loại người gọi dạ bảo vâng, Weyand tỏ ý không tán thánh điều đại đội đó đi. Tôi nói: “Cứ làm đi, tôi đã biết ý kiến của ông và đã xem xét. Làm ngay đi.” Chủ nhật 28 tháng 1, hai ngày trước Tết, quân an ninh của quân đội Nam Việt Nam đã tấn công một ngôi nhà ở ngoại ô thành phố Quy Nhơn. Họ bắt được 11 Việt cộng, một máy ghi âm và hai băng ghi âm. Hỏi cung bọn bị bắt thì thấy Việt cộng chắc chắn sẽ tấn công Quy Nhơn và các thành phố khác trong dịp Tết. Băng ghi âm là những tài liệu tuyên truyền sẽ phát trên đài phát thanh của chính phủ khi chiếm được, kêu gọi nhân dân và quân đội đứng về phía “lực lượng nhân dân đấu tranh cho hòa bình và chủ quyền”, góp phần đập tan chế độ độc tài phát xít Thiệu - Kỳ. Chúng tôi đã có một số dấu hiệu báo động về các cuộc tấn công vào các thành phố và thị xã, mặc dù chúng tôi khó mà hy vọng biết được các kế hoạch chính xác của địch và cũng không có ai dự kiến được quy mô các cuộc tấn công vào các thành phổ và thị xã thực tế đã diễn ra trong cả nước. Theo tôi biết, không có ai ở Sài Gòn dự kiến, dù rất mập mờ về tác động tâm lý của cuộc tấn công đó ở nước Mỹ. Về mặt quân sự, cuộc tấn công đã thấy trước là sẽ thất bại, sẽ kết thúc ở khắp mọi nơi, trừ ở Sài Gòn, Huế và Khe Sanh; trong một, hai ngày chắc chắn rằng không có cái gì có thể so sánh với sáu tuần lễ cần có để đánh bại và thủ tiêu những thành quả của trận Bulge hoặc so sánh với mức bạo lực và những thắng lợi lớn của trận tấn công của Trung cộng ở Triều Tiên. Nhân dân Mỹ đã tiếp nhận những đòn tâm lý đó với mức chấn thương nhỏ. Theo tôi biết, không ai thấy trước rằng, đứng về mặt dư luận công chúng, báo chí và truyền hình sẽ biến sự thất bại quân sự thảm hại đối với địch thành một sự sụp đổ giả tạo đối với người Mỹ và quân đội Nam Việt Nam, cách nhìn nhận này vẫn còn lướng vướng trong tâm trí nhiều người, Một trong số ít nhà báo có cho độc giả ở Mỹ biết một vài điều nghi ngờ về một cái gì khác thường sắp xảy ra là Don Oberdorfer - sau đó viết cho báo Washington Post và là tác giả một cuốn sách có tiếng tăm viết về cuộc tấn công (cuốn Tết, do Doubleday and Company xuất bản ở New York năm 1971) hồi đó đã viết trên báo Miami Herald nhưng lại thấy bài của anh bị cột vào một đầu đề có tác dụng che giấu ảnh hưởng của cuộc tấn công: Mục tiêu mới của Hà Nội: áp đặt “giải pháp” liên hiệp chăng? Oberdorfer viết từ Sài Gòn ngày 12 tháng 1: “Nhiều người (quan chức Mỹ) ngày càng nghĩ rằng một hai tháng tới sẽ xảy ra một hành động quan trọng - có lẽ là nổi bật - về phía địch. Ba tuần lễ tới - từ nay đến Tết âm lịch của Việt Nam - được coi là đặc biệt quan trọng”. Sau khi phỏng vấn Fred Weyand, Oberdorfer đưa tin về “những thay đổi rõ rệt” trong chiến thuật của cộng sản, chuyển lực lượng về hướng Sài Gòn, quân Bắc Việt Nam thay thế cho các đơn vị Việt cộng và các kế hoạch của cộng sản tấn công bằng những đội hình lớn”. Thế nhưng ai sẽ chịu nghe những lời đó? Làm thế nào báo động được cho mọi người biết khi mà báo chí, Quốc hội và Nhà Trắng đang lo chuyện Khe Sanh và tác động có thế có của việc ngưng ném bom trong việc thúc đẩy Bắc Việt Nam chịu thương lượng? Bắc Việt Nam đã vạch ra bài bản khôn khéo trong đó có việc đe dọa Khe Sanh rồi đánh tiếng cũng rất khôn ngoan về vấn đề thương lượng, thế rồi, dù là vô tình, nhiều người Mỹ, trong đó có báo chí, Quốc hội, các nhà trí thức ở các trường đại học, thậm chí cả các quan chức chính phủ đóng vai trò người ta dành cho họ một cách có hiệu quả như thể họ đã được đọc trước văn bản thương lượng. Dù địch đã vạch kế hoạch khá phức tạp cho cuộc tấn công, đã có một vài điều sai trái về mặt thời điểm. Lúc 12 giờ 35 phút sáng ngày 30 tháng 1, hơn nửa giờ sau khi năm con Khỉ bắt đầu, các pháo thủ của cộng sản đã bắn sáu phát súng cối vào trung tâm huấn luyện hải quân của Việt Nam ở Nha Trang nhưng không trúng. Một giờ sau, lúc những người ăn mừng lễ Tết đang dạo chơi trên những đường phố Buôn Mê Thuộc, đốt những tràng pháo dài thì một loạt súng cổi và rocket nã vào thành phố, sau đó là trận tấn công của hai tiểu đoàn. Cũng vào khoảng thời gian đó, một tiểu đoàn địch đánh vào quận lỵ Tân Cảnh, kế cận Đăk To. Nửa giờ sau, ba tiểu đoàn Việt cộng tiến đánh thị xã Kontum, trong khi đó có một tiểu đoàn tấn công vào Nha Trang. Chưa đầy một giờ sau đó, một cuộc tấn công trên bộ diễn ra ở Hội An, một thành phố cổ nằm ở phía Nam Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, một đại đội Việt cộng đánh vào doanh trại sở chỉ huy quân đoàn I của Việt Nam. Đến 4 giờ 10 phút sáng, hai tiểu đoàn Việt cộng tấn công ngoại ô Quy Nhơn. Ở đây, vì đã có báo động trước đó hai ngày nên viên chỉ huy địa phương cấm đốt pháo. Tuy nhiên, quân thâm nhập đã nhanh chóng kiểm soát được đài phát thanh của chính phủ nhưng không có băng ghi âm để phát thanh. Đến 4 giờ 40 phút, cuộc tẩn công mà người ta chờ đợi từ lâu vào Pleiku đã diễn ra khiến cho tướng Vĩnh Lộc vội vã từ Sài Gòn trở về, hình như lo cho biệt thự của ông hơn là cho trận đánh nói chung. Tại 8 thành phố và thị xã đó, thực tế Việt cộng đã đánh trước thời gian quy định. Tại sao lại như vậy thì không hề được giải thích. Tất cả 8 nơi đó đều nằm dưới quyền cai quản chung của quân khu 5 của địch, do đó bộ chỉ huy quân khu có thể đã có sai sót. Có thể là cuộc tấn công lúc đầu dự định vào sáng 30 tháng giêng nhưng đã đượcchuyển sang ngày 31 lúc Bắc Việt Nam quyết định để cho nhân dân của họ ba ngày ăn Tết trước mà phân khu 5 không nhận được chỉ thị. Hoặc là việc B52 phá hủy sở chỉ huy của Bắc Việt Nam ở gần Khe Sanh có thể đã có ảnh hưởng gì đến việc này chăng? Vào giữa buổi sáng 30 tháng 1, tổng thống Thiệu báo hủy việc ngừng bắn khắp cả nước. Một lát sau, thông qua tham mưu trưởng của tôi, trung tướng Walter T. Kerwin, tôi gởi điện khẩn cho tất cả các đơn vị Mỹ báo tin hủy bỏ lệnh ngừng bắn và chỉ thị rằng “quân lính sẽ được đặt trong tình trạng báo động cao nhất, trong đó có chú ý đặc biệt tới việc bảo vệ các khu liên hiệp chỉ huy, các cơ sở hậu cần, các sân bay, các trung tâm dân cư và các cư xá”. Mặc dù đài phát thanh của chính phủ suốt ngày 30 tháng 1 phát thông cáo liên tiếp, ra lệnh cho tất cả quân nhân Việt Nam phải trở về các đơn vị của họ, nhưng ít ai thi hành. Tại các xã ấp hẻo lánh, nhiều người không biết tới lệnh đó. Vì thiếu phương tiện giao thông, những người khác thấy không trở lại đơn vị được dù có cổ gắng đến mấy đi nữa. Những người khác thấy trong lúc lâm nguy họ cần ở nhà để bảo vệ gia đình. Lực lượng thực tế ở hầu hết các đồn bót của quân đội Nam Việt Nam chỉ có 50% hoặc ít hơn. Các cuộc tấn công của địch xảy ra đúng kể hoạch trước rạng đông ngày 31 tháng 1, do đó về cơ bản không có gì bất ngờ. Các cuộc tấn công vào các cơ sở cụ thể trong thành phố và thị xã có gây ra một yếu tố bất ngờ vì không ai có thể biết được kế hoạch chính xác của địch trong mỗi cuộc tấn công rộng khắp đó. Tình báo cũng ít khi nói được cụ thể đến như vậy. Vả lại các cơ sở cô lập không phải là không thâm nhập được, dù lính gác có cảnh giác đến mấy. Cũng không thể phát hiện được trong đám người đông đúc đi chơi Tết lính Việt cộng khi thâm nhập mang căn cước giả như những người thường dân, những kẻ mà sau khi đã vào thành phố thì mang vũ khí và chất nổ giấu ở những phần tử đồng mưu với địch để mở những cuộc tấn công cảm tử vào các mục tiêu như các đài phát thanh, các khu doanh trại, các công sở của chính phủ, nhà ở của các chỉ huy quân đội Nam Việt Nam và của các quan chức chính phủ hoặc ngôi nhà mới, đồ sộ, có sáu tầng ở đường Thống Nhất, Sài Gòn: sứ quán Mỹ. Thứ ba 30 tháng 1 là một ngày bận rộn, tôi đã đến gặp hoặc gọi điện thoại cho từng tư lệnh cao cấp của Mỹ ở Việt Nam để thảo luận về khả năng có các cuộc tấn công rộng khắp ngay trước mặt, rồi về nhà rất muộn và rất mệt mỏi. Đến ba giờ sáng ngày hôm sau, phụ tá của tôi, thiếu tá Charles Sampson đánh thức tôi dậy vì có người gọi điện thoại ở sở chỉ huy của tôi. Các cuộc tấn công mà chúng tôi đã dự kiến và một sổ cuộc mà chúng tôi không dự kiến đã diễn ra, kể cả những cuộc tấn công của quân đặc công vào sứ quán Mỹ. Tôi mặc quần áo và đứng canh cạnh máy điện thoại ở nhà. Cuộc tấn công vào sứ quán là đáng tiếc nhưng dù địch đã kiểm soát từng tấc đất trong sứ quán, điều đó vẫn không có ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Mỹ và nhân viên sứ quán đã có địa điểm thay thế ở nơi khác trong thành phố. Đáng lo ngại về mặt quân sự hơn hết là các cuộc tấn công vào Tân Sơn Nhất, khu Bộ Tổng tham mưu cạnh đó và những cuộc tấn công khác đã bắt đầu diễn ra trong các thành phố trong cả nước. Thiếu tá Sampson gọi điện thoại cho một lính thủy đánh bộ gác ở tiền cảnh của sứ quán, ngôi nhà chính của sứ quán, thì biết chắc rằng Việt cộng đã không vào được sứ quán. Sau đó tôi được biết họ đã đục một lỗ ở tường bao quanh sứ quán để vào bên trong sân. Hai quân cảnh, chuyên viên bậc 4 Charles L. Daniel và binh nhì bậc 1 William F. Sabast đã giết chết hai tên Việt cộng đầu tiên xông vào nhưng bản thân họ đã chết trong khi bắn nhau. Hai binh sĩ của một đội đi tuần tiễu trên xe jeep nghe tiếng kêu cứu cũng bị giết: thượng sĩ Jonny B. Thomas và chuyên viên bậc 4 Owen E. McBust. Người Mỹ thứ 5, hạ sĩ lính thủy đánh bộ James C. Marshall, trèo lên nóc một ngôi nhà để nổ súng vào sứ quán cũng bị giết. Đây là một trận đánh có nhiều kịch tính, một màn kịch càng hấp dẫn hơn nhờ một thực tế là một số nhân viên ít ỏi trực ban đêm trong sứ quán đã tiếp xúc bằng điện thoại suốt cả trận đánh với Bộ ngoại giao ở Washington. Hai nhân viên của sứ quán, Robert L. Rosephson, một thượng sĩ lục quân đã về hưu và George O. Jacobson, một đại úy đã về hưu, có nhiều kinh nghiệm quân sự trước đây ở Việt Nam sống trong một biệt thự cũ của Pháp nằm trong sứ quán, đã nhảy ra chiến đấu. Họ chẳng có vũ khí nào khác ngoài một quả lựu đạn và một cái móc áo. Lúc một trung đội quân cảnh vào sứ quán vào lúc rạng sáng, một người đã ném cho ông một khẩu súng lục cỡ 45 qua cửa sổ, kịp thời để Jacobson giết chết một lính Việt cộng lúc hắn đang lên gác tới chỗ ông và Josephson đang nấp. Đến sáng, một trung đội lính dù Mỹ đổ xuống ở sân bay trực thăng trên nóc sứ quán, nhưng đến lúc đó thì cuộc chiến đấu đã chấm dứt. Tất cả 15 đặc công Việt công bị giết cùng với 5 người Mỹ và 4 nhân viên người Việt Nam ở sứ quán, một người trong số này có thể là một tay chân của Việt cộng. Ngay khi tôi được biết là quân dù đã đổ vào, tôi lái xe đến sứ quán. Lúc đó là 8 giờ 30 phút sáng. Cũng giống như bất cứ chiến trường nào, khu sứ quán thật là hỗn độn, xác người Mỹ và người Việt Nam vẫn nằm ngổn ngang. Nhưng không giống như hầu hết các các chiến trường, các nhà quay phim và các nhà báo Mỹ hình như có mặt khắp mọi nơi. Nét mặt họ ánh lên nỗi buồn bực và tâm trạng không tin tưởng như thể sự tận cùng của thế giới đã đến nơi rồi. Vào sứ quán, tôi khen ngợi người lính gác lính thủy đánh bộ đã nói chuyện điện thoại với thiếu tá Sampson và tôi đã báo cáo bằng điện thoại với Philip Habib, lúc đó đã công tác ở Bộ ngoại giao tại Washington. Sau đó, tôi báo cáo bằng điện thoại với đại sứ Bunker và đề nghị là tất cả các nhân viên sứ quán người Mỹ phải đến sứ quán làm việc vào buổi trưa. Lúc tôi ra về, Barry Zorthian yêu cầu tôi tổ chức một cuộc họp báo tại chỗ. Tôi đã nhân cơ hội đó để nói về cuộc tấn công vào sứ quán và các cuộc tấn công ở nông thôn trong viễn cảnh của chúng. Tôi nói trái ngược với tin đồn, không một Việt cộng nào vào được trong sứ quán. Sứ quán chỉ hư hại nhẹ (!!). Còn về cuộc tấn công lớn khắp cả nước, địch khi đã xuất hiện công khai tức là đã tự mình phơi trần ra. Hoàn toàn ý thức được sức mạnh và khả năng của Mỹ và Nam Việt Nam, tôi không do dự gì mà nói rằng địch đang chuốc lấy thất bại. Những cố gắng của tôi nêu triển vọng của tình hình đã tỏ ra vô ích. Sau đó Don Oberdorfer có viết cuộc tấn công vào sứ quán “hình như đã bác bỏ những lời dự đoán có tính chất tô hồng và những lời khoe khoang thắng lợi mà Westmoreland và những người khác đã tung ra”. Oberdorfer nói “các nhà báo khó mà có thể tin ở lỗ tai mình nữa. Westmoreland đã phải đứng trước cảnh đổ nát và nói mọi việc thật là to lớn”. Thái độ của các nhà báo Mỹ chắc chắn đã góp phần vào thắng lợi tâm lý mà địch đã giành được ở Mỹ. Liệu người ta còn nghe tôi nữa không khi họ nói rằng các bức tường đều đổ trong khi tôi biết rằng tường không đổ? Rằng địch đang thắng khi tôi biết rằng địch đang trên hờ vực của một thất bại quân sự thảm hại? Tuy có ghi nhận ý kiến của tôi nói rằng địch không vào được sứ quán, một nhà báo còn viết thêm rằng căn cứ vào các nguồn khác - nghĩa là tin dồn nhưng không được xác định - thì lại khác. Liệu lời nói của một quân nhân chuyên nghiệp chịu trách nhiệm quân sự toàn bộ về cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam và đã đích thân đến dinh của sứ quán có đáng tin hơn những lời đồn đại không? Phải chăng mức độ đăng tin đã xuống thấp đến như vậy? Trong cuộc chạy đua để thu lượm mọi chi tiết giật gân của câu chuyện sứ quán, các nhà báo rõ ràng ít khi chịu kiểm tra thực tế mà chỉ lo được lời khen của tờ báo ở nước nhà do đưa tin nhanh hơn người khác mà thôi. Họ đã gửi những cuốn phim chưa được kiểm tra bằng máy bay tới Tokyo để nhờ vệ tinh chuyển về Mỹ trong khi các sự kiện chưa được khẳng định. Chet Huntley thuộc hãng truyền hình NBC, mục tin buổi chiều, nói rằng Việt cộng đã vào bên trong sứ quán, còn quân bảo vệ thì bị đẩy ra ngoài. Huntley nói không có thông báo về thương vong của đồng minh ở Sài Gòn, “nhưng người ta tin rằng con số đó là cao”. Thử hỏi những lối đoán mò đó có đúng không? Có phải nỗ lực lâu dài và tốn kém của Mỹ ở Việt Nam có bị hy sinh đi vì những bọn tôn sùng cái giật gân và sự cạnh tranh không? Với sự cảm phục quá đáng, chẳng ai còn thì giờ để nghĩ rằng ngay trong chiến tranh chính quy, bọn tấn công ẩn nấp có thể luồn qua các phòng tuyến để gây thiệt hại ở tuyến sau. Trong chiến tranh không chính quy, cơ hội đó còn nhiều hơn nữa. Trong nội chiến, bọn gián điệp và bọn biệt kích Yankee đôi khi đã đột nhập vào vành đai phòng thủ cẩn mật của Richmond, mà Sài Gòn thì không phải là Richmond. Cái đáng ngạc nhiên không phải là ở chỗ Việt cộng đánh các cơ sở như sứ quán mà là ở chỗ họ đã làm như vậy rất ít lần. Trở lại sở chỉ huy của tôi ở Tân Sơn Nhất, sau khi đã đến sứ quán hôm 31 tháng 1, tôi biết được quy mô của cuộc tấn công của địch ở các nơi khác trong nước. Trong các cuộc tấn công trước thời hạn, các cuộc tấn công chính hoặc các cuộc tấn công thêm sang ngày thứ ba, có khoảng 84.000 quân địch, chủ yếu là Việt cộng có kết hợp với quân thay thế của Bắc Việt Nam đã đánh vào 36 thành phố, thị xã của 44 tỉnh lỵ, 5 thành phố trong 6 thành phố tự trị, 64 trong số 242 quận lỵ và 50 ấp. Đó là cuộc tấn công trên một mặt trận rộng lớn. Quân địch đã vào Sài Gòn, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, thị xã Kontum, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Phan Thiết, Mỹ Tho, Cần Thơ và Bến Tre. Trong phần lớn các trận này, dân vệ và quân đội Nam Việt Nam đã đẩy lùi được địch trong vòng hai, ba ngày, có trường hợp chỉ mất vài giờ; những cuộc chiến đấu ác liệt vẫn tiếp diễn nhiều ngày ở thị xã Kontum, Buôn Mê Thuột, Phan Thiết, Cần Thơ, Bến Tre và Sài Gòn, ở Huế thì chiến sự bị kéo dài. Do bị mất trại CIDG - lực lượng đặc biệt ở thung lũng A Shau năm 1966 và do thiếu lực lượng để đánh chiếm lại, chúng tôi không có vật chướng ngại như Khe Sanh để chống lại sự thâm nhập của địch qua thung lũng A Shau tiến về hướng Huế. Lợi dụng sương mù, mây mưa thường có vào mùa này trong năm, ít nhất đã có 8 tiểu đoàn Việt cộng và Bắc Việt Nam, tương đương một sư đoàn, thâm nhập cố đô Huế với sự giúp đỡ của những người dân thông đồng với họ. Trong tất cả các mục tiêu của cộng sản trong cuộc tấn công Tết, Huế - với dân số 140.000 người, là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam - có thể là nơi kém chuẩn bị nhất để đối phó với tình hình bất trắc. Mặc dù tôi đã báo cáo với Washington ngày 22 tháng 1, dự kiến sẽ có cuộc tấn công bằng nhiều tiểu đoàn vào Huế, tôi được biết sau đó vì lý do nào đó thông báo này không đến được với nhóm cố vấn nhỏ của MACV đóng ở một khu doanh trại nhỏ trong thành phố. Trong ngày đầu của năm mới âm lịch 30 tháng 1, đã có những dấu hiệu rõ ràng của tình báo, cho thấy địch đang chuyển quân về Huế, nhưng tin đó trước hết phải được chuyển tới bộ chỉ huy lực lượng thủy bộ của lính thủy đánh bộ III ở Đà Nẵng để phân tích. Sau đó mới chuyển cho nhóm cố vấn nhỏ bé của Mỹ ở Huế thì thời gian có ích đã qua mất rồi. Tuy nhiên đã có sự báo động được đưa ra vào phút cuối cùng. Các cuộc tấn công trước thời hạn của địch ở các nơi khác cộng với những tin tức khác, đã khiến cho con người chịu trách nhiệm bảo vệ Huế, tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh sư đoàn 1 của Nam Việt Nam, thấy rằng đã có chuyện gì đó đã xảy ra. Phần lớn quân của Trưởng đã ra ngoài thành phố nhưng bộ chỉ huy sư đoàn của ông vẫn ở Thành nội. Trưởng đã báo động toàn bộ nhân viên của sư đoàn ông phải ở đêm tại sở chỉ huy. Những việc đề phòng này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho cuộc chiến tranh sau đó và đảm bảo cho quân Nam Việt Nam giữ được một bộ phận của Thành nội nhưng những việc đó không có giá trị gì nhiều đối với cuộc tấn công mở màn của địch. Địch đã vào Huế ban đêm. Đến rạng sáng ngày 31 tháng 1, doanh trại cố vấn của MACV bị bao vây và phần lớn Huế đã nằm trong tay địch, kể cả phần lớn Thành nội Lá cờ màu xanh và đỏ với ngôi sao vàng của Việt cộng đã bay trên cột cờ thành Huế. Đây là lần duy nhất Việt cộng kéo được lá cờ của họ lên trong các mục tiêu tấn công của họ ở dịp Tết. Lúc trận đánh bắt đầu, quân Việt Nam và lính thủy đánh bộ chiến đấu không dùng xe tăng, pháo binh và không quân yểm trợ vì muốn bảo vệ cái thành phổ rất giàu di sản quý báu này, nhưng vì địch bám giữ một cách dai dẳng nên cứ theo chính sách đó thì mất quá nhiều sinh mạng Mỹ và Nam Việt Nam. Tổng thống Thiệu bèn cho phép dùng bất kỳ phương tiện nào cần thiết để lấy lại thành phố. Sự tàn phá không tránh khỏi đã xảy ra. Khi quân Nam Việt Nam đã hạ được lá cờ của Việt cộng sau 25 ngày chiến đấu thì phần lớn Thành nội và khu nhà ở của thành phổ phía Nam sông Hương đều bị hư hại. Trái với những tin tức đăng trên báo chí Mỹ, lâu đài và phần lớn các dinh thự khác của triều đình vẫn còn, nhưng Huế ở Việt Nam tượng trưng rõ nhất cho cảnh tàn phá của cuộc chiến đấu trên đường phố trong Thể chiến thứ hai. Nhiều người Mỹ đã dính vào các trận đánh trong cuộc tấn công Tết: cố vấn của các đơn vị quân đội Nam Việt Nam, các đơn vị lẻ, quân lính đã đánh nhau với các đơn vị địch đang tiến về các mục tiêu tấn công, các phi công của không quân, các phi đội trực thăng quân cảnh. Về cơ bản cuộc tấn công Tết là trận đánh của người Việt Nam: quân đội Nam Việt Nam, các thành phần khác của quân đội Nam Việt Nam, dân vệ, cảnh sát quốc gia; đó là những người góp phần chủ yếu đẩy lùi cuộc tấn công. Một số cá nhân riêng lẻ đã không làm tròn trách nhiệm, một chỉ huy nào đó đã tỏ ra kém cỏi, nhưng trên đại thể, khi đứng trước sự thử thách giai nguy, không một đơn vị nào của quân đội Nam Việt Nam là bỏ cuộc hoặc đào ngũ. Quân Nam Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng lòng tin cậy của tôi. Tình trạng phá hủy đã xảy ra ở Sài Gòn, Huế, Bến Tre và các nơi khác là điều đáng phàn nàn nhưng là hậu quả không tránh khỏi khi kẻ địch đã quyết định đưa chiến tranh tới các thành phố lớn. Rút cục ở đây chính là bằng chứng không thể chối cãi về sự thiệt hại mà chiến tranh gây ra trong nhân dân. Trừ ở Huế, phần lớn các trận đánh được coi là nằm trong cuộc tấn công Tết đều chấm dứt vào ngày 11 tháng 2, khoảng hai tuần sau khi bắt đầu, tiếp sau đó còn có những trận đánh ác liệt ở địa phương, phần lớn bằng súng cối và rocket cho đến ngày 18 tháng 2. Từ trận mở đầu trước thời hạn ngày 29 tháng 1 cho tới 11 tháng 2, cộng sản đã bị chết 32.000 người, 5.800 tên bị bắt, gần một nửa số quân thực sự tham chiến. Quân Mỹ chết 1.001 người, quân Nam Việt Nam và quân đồng minh chết 2.082 người. Đến cuối tháng 2, lục quân Mỹ và Nam Việt Nam càn quét các vùng chung tranh các thành phố và thị xã, sổ địch bị giết lên tới 37.000 tên. Trừ trường hợp ở Huế là địch nắm giữ được một mục tiêu trong thời gian khá dài. Trong thực tế, thắng lợi của họ quá ngắn ngủi nên phần lớn các đơn vị Bắc Việt Nam, mà địch rõ ràng là đang chờ đợi để khai thác thắng lợi đã không hề tham chiến. Cũng không hề có các cuộc nổi dậy của nhân dân. Nó đã nói rõ thêm một thất bại quân sự nổi bật của địch. Trong một chỉ thị do Trung ương cục miền Nam, bộ chỉ huy của Việt cộng, đưa ra ngày 1 tháng 2, kêu gọi tiếp tục tấn công, địch đã thừa nhận thất bại. “Chúng ta đã không chiếm được các mục tiêu chủ yếu và hoàn toàn tiêu diệt các đơn vị cơ động và phòng thủ của địch. Chúng ta cũng không giữ được các vùng đã chiếm được. Trên mặt trận chính trị, chúng ta đã không thúc đẩy được nhân dân nổi dậy và đập tan ách kềm kẹp của địch”. Nhưng dù quân đội Nam Việt Nam đã giành được thắng lợi đáng chú ý, đối với chính phủ, vẫn còn phải gác thắng lợi đó lại đã. Cuộc tấn công đã làm gián đoạn chương trình bình định ở nông thôn và các cuộc chiến đấu đã đẻ ra 600.000 người tị nạn mới. Nếu chính phủ không làm sống lại công tác bình định và bỏ mặc người tị nạn thì hậu quả nghiêm trọng tất yếu phải có. Chiến tranh đã đẩy lùi đội bình định về các thành phố và thị xã. Nhưng vì những nỗ lực tiếp tục của địch chỉ là những gợn sóng so với cuộc tấn công Tết và cũng vì Komer và các đại diện của ông ở chiến trường tiếp tục duy trì sức ép nên các đội đó dần dần trở lại nhiệm sở. Rút cục thiệt hại do cuộc tấn công của địch gây ra cho công tác bình định không rộng lớn như mức người ta ước tính lúc đầu. Trong thực tế, việc xuất hiện nhiều tổ chức chính trị cơ sở hạ tầng của Việt cộng trong cuộc tấn công để chờ đợi một cuộc nổi dậy của nhân dân về lâu dài có nghĩa là công tác bình định đã bị bỏ lỏng. Hơn nữa vấn đề tị nạn là những nhân tổ của một cuộc khủng hoảng thật sự. Chính phủ từ tổng thống Thiệu đến các bộ tỏ ra choáng váng. Tại cuộc họp của bộ tham mưu của tôi ngay vào ngày cuối cùng địch bị triệt ra khỏi Sài Gòn, tôi có nói chúng ta phải làm cho công tác theo cách người Mỹ đã làm khi gặp phải một thiên tai, một trận động đất hay một trận lụt, chúng ta phải thuyết phục tổng thống và các bộ trong chính phủ là họ phải làm việc suốt ngày đêm. Nhưng làm thế nào đây? Nhìn quanh phòng, tôi chú ý tới George Foraythe. Nhớ lại trong một công tác đuợc giao trước đây, tướng Foraythe đã làm quen được với Tổng thống Thiệu và những người khác trong chính phủ; tôi bèn thành lập lực lượng đặc biệt dưới quyền Foraythe để cộng tác chặt chẽ với người Việt Nam. Đại sứ Bunker đã ngỏ ý cùng tôi tới gặp tổng thống Thiệu về kế hoạch này. Bob Komer sẽ chịu trách nhiệm giám sát kế hoạch này. Thiệu tỏ ra rất hiểu vấn đề này. Ông đã dành cho tướng Foraythe một văn phòng trong dinh Độc Lập – do một người Mỹ cầm đầu – cùng cộng tác với một người trong bộ bình định và giao cho phó tổng thống Kỳ chịu trách nhiệm bao quát. Để là cho chương trình được tiến hành nhanh chóng, tôi đã bố trí sẵn sàng công binh Mỹ và cho phép họ sử dụng rộng rãi các kho của Mỹ để lấy tôn lợp nhà, xi măng cốt sắt và các vật liệu xây dựng khác. Tướng Viên cũng làm theo cách như vậy và bố trí sẵn sàng công binh của quân đội Nam Việt Nam tham gia. Các trung tâm tị nạn tạm thời được thanh toán để có chỗ xây dựng nhà mới. Gạo Mỹ được phát không để thanh toán giá chợ đen. Trong vòng mấy ngày, những người tị nạn đã thấy rằng dù cuộc sống của họ còn khó khăn nhưng chính phủ đang cố gắng giúp đỡ họ. Cũng như nhân dân Việt Nam từ nhiều năm nay, những người tị nạn đã biểu thị sức mạnh vươn lên đáng khen. Địch đã chứng minh được rằng chính phủ không có khả năng đẩy họ ra khỏi các thành phố và thị xã. Cuộc tấn công Tết rốt cuộc đã tỏ ra đó là một sự kiện có giá trị làm phấn chấn trong lòng nhân dân Nam Việt Nam kể từ ngày nổ ra cuộc chiến tranh. Địch đã giành được thắng lợi ở Mỹ về mặt tâm lý, cái thắng lợi có ảnh hưởng đến mức tổng thống Johnson và các cố vấn dân sự của ông đã quên mất phương châm là khi địch đang bị đánh đau thì không được giảm bớt sức ép mà phải tăng lên. Qua cuộc tấn công Tết, làm tôi nhớ lại một bức thư mà bố tôi đã viết cho tôi năm 1944 trong trận Bulge và đến nay tôi đã rút ra từ trong hồ sơ lưu trữ của tôi. Bố tối viết: “Trong một số nhà bình luận có khuynh hướng chỉ trích các tướng Eisenhower và Hodges vì đã không có C-2 (tình báo) tốt hơn lại để cho lĩnh vực này được bảo vệ một cách quá kém cỏi. Bố có ý kiến là hoặc chúng ta hoặc quân Đức có thể phải tập trung lực lượng to lớn vào một địa điểm nào đó mà chọc thủng một nơi mình muốn, vào thời điểm do mình lựa chọn. Nhưng sau khi đã tiêu phí sức mạnh đi như vậy thì còn gì nữa? Những cánh quân đó giống như một viên đạn. Khi còn nằm ở mũi súng thì viên đạn có sức công phá mạnh nhưng khi sức công phá đó đã bị tiêu phí đi thì viên đạn trở thành vô hại”. Bố tôi không phải là nhà quân sự nhưng ông hiểu đúng vấn đề. WILLIAM C. WESTMORELAND TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT QUÂN NHÂN Nhìn lại http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnnvn1n31n343tq83a3q3m3237ntn Bất cứ ai có chú ý qua loa đến các điều khoản của hiệp định đình chiến Paris năm 1973, kể cả người Mỹ đã thương lượng nó dưới sức ép đòi rút quân và đưa tù binh Mỹ về nước, Henry Kissinger hẳn là có thể thấy rõ cái thế bất lợi mà chúng ta đã buộc người Nam Việt Nam phải chịu. Khi tôi nói rõ ràng tôi đã thật sự hoang mang với hiệp định đó cả trong quá trình thương thuyết cũng như sau khi hiệp định đã ký kết, tôi chẳng hề muốn khoe khoang là mình đặc biệt sáng suốt. Mùa thu năm 1972, trong khi cuộc thương lượng về ngưng bắn đang được tiến hành, tôi đã chuấn bị một bài theo yêu cầu của các chủ bút New York Times, trong đó tôi có bàn tới các khả năng về một giải pháp ở Nam Việt Nam. Sau khi trao đổi ý kiến với văn phòng Henry Kissinger vì sợ rằng những nhận xét của tôi sẽ gây ra vấn đề gì ở Paris, tôi đã giữ lại không đăng bài báo đó; nhưng vì giải pháp cuối cùng ở Nam Việt Nam đã có, tôi thấy một số những điều nhận xét của tôi là đáng chú ý. Tôi viết: “Theo ý kiến tôi, một nền hòa bình sớm sủa ở Đông Dương là một ảo tưởng. Và tôi cũng cho rằng một cuộc đình chiến có khả năng giữ được không phải là một triển vọng thực tế...”. Tôi nêu rõ ràng không có gì đáng là ngạc nhiên, Bắc Việt Nam sẽ kêu gọi đình chiến sau khi đã giành được những lợi thế trong cuộc tấn công lớn của họ năm 1972. Trừ phi hiệp định buộc phải rút lui, còn không, ít ra họ sẽ giành lấy chủ quyền thục tể đối với các bộ phận đó ở Nam Việt Nam mà họ đã chiếm được và chắc chắn sẽ chuyển quân tới những vùng xa xôi của Nam Việt Nam, đặc biệt là ở cao nguyên Trung phần, lúc đó chưa bên nào chiếm được. Điều này sau đó xảy ra trong thực tế đã tạo điều kiện cho Bắc Việt Nam đánh thọc sườn vào toàn bộ hai phần ba phía Bắc của Nam Việt Nam. Tôi còn nhấn mạnh, như tôi đã nhấn mạnh khi nói chuyện với tổng thống Nixon hồi tháng 10, là điều có tính chất sống còn là phải làm sao cho tất cả quân đội Bắc Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam. Nếu chúng ta tiếp tục ném bom Bắc Việt Nam và duy trì mìn ở cảng Hải Phòng - điều này đã khiến Bắc Việt Nam đi vào những cuộc thảo luận có ý nghĩa đầu tiên - tôi tin rằng chúng ta có thể làm cho họ rút quân và đạt được mục tiêu của chúng ta là đảm bảo cho Nam Việt Nam một cơ hội hợp lý để sống còn. Sau khi có thông báo đầu năm 1973 là một hiệp định đình chiến đã được ký kết, tôi đã nhắc lại một số quan điểm đó. Với một nhà báo ở Charleston, bang Carolina, của tờ News and Courier, nhưng yêu cầu không công bố nội dung cuộc phỏng vấu này cho các hệ thống truyền thanh trong nước vì sợ những nhận xét của tôi trên một mức độ nào đó có thể cản trở những việc công chúng chấp nhận cuộc đình chiến. Tôi nói tôi hết sức nghi ngờ là Bắc Việt Nam sẽ ngừng mọi cố gắng của họ chinh phục miền Nam. Tôi nhận xét “Tôi hy vọng là chúng ta dù sao cũng không trói tay người Nam Việt Nam khiến họ không được có những hành động thích đáng để đảm bảo an ninh cho nhân dân Nam Việt Nam.” Theo ý kiến tôi, nước Mỹ đã ký một hiệp định quốc tế long trọng có liên quan đến vận mệnh của nước khác và khi làm như vậy là đã có một nghĩa vụ tinh thần rõ ràng phải đảm bảo cho hiệp định đó được thi hành. Theo các thủ tục của công pháp quốc tế đã được thừa nhận, lúc một bên vi phạm một hiệp ước thì bên kia sẽ không còn bị hiệp ước ràng buộc nữa và có thể thi hành biện pháp trừng phạt, kể cả việc gây lại xung đột. Chắc chắn đây là điều tổng thống Nixon đã cam kết khi nói rằng nếu Bắc Việt Nam vi phạm hiệp định, Mỹ sẽ “phản ứng mạnh mẽ”, đương nhiên có nghĩa là phản ứng bằng bom đạn của Mỹ. Nhưng khi cần phải dùng đến thì cái công cụ này đã loại bỏ vì tình trạng bất lực đã gây ra do vụ bê bối Watergate áp đặt lên chính phủ ở Washington và vì năm 1973, Quốc hội đã có quyết định cấm chi tiền cho một hành động chiến đẩu của Mỹ nếu không được Quốc hội chuẩn y. Tổng thống Ford đã không có cố gắng nào để yêu cầu Quốc hội chuẩn y hành động chiến đấu mới và trong số 12 nước ngoài Mỹ và Nam Việt Nam hình thành nên hội nghị quốc tế ở Paris để đảm bảo cho hiệp định đình chiến, cũng không có nước nào thậm chí chịu lên tiếng phản đối những hành động vi phạm của Bắc Việt Nam. Sau những năm dài chi viện và chi phí rất lớn về sinh mạng và của cải, cuối cùng Mỹ đã bỏ Nam Việt Nam. Không có cách nói nào chính xác hơn thế. Chúng ta chẳng những không phản ứng trước những hành động vi phạm của Bắc Việt Nam đối với một hiệp định quốc tế long trọng mà chúng ta cũng không đọ sức được với sự chi viện vật chất mà các cường quốc cộng sản đã cung cấp cho Bắc Việt Nam. Thậm chí chúng ta cũng không thay thế tất cả các vũ khí và trang bị của Nam Việt Nam đã bị tiêu hủy, điều mà chúng ta có quyền làm theo các hiệp định về đình chiến. Và rõ ràng là khi Nam Việt Nam bắt đầu sụp đổ, quốc hội Mỹ lại triệt bỏ mọi sự giúp đỡ. Đương nhiên là thể hiện thái độ của đa số nhân dân Mỹ, Quốc hội đã mệt mỏi vì cuộc chiến tranh Việt Nam. Các báo trích lời Thượng nghị sĩ Mike Mansfield nói “Viện trợ thêm có nghĩa là thêm giết nhau, thêm đánh nhau. Chuyện này phải chấm dứt đi thôi”. Việc giết nhau có thể đã chấm dứt trước khi bắt đầu từ cuối những năm 1950 nếu nhân dân Nam Việt Nam và các nhà lãnh đạo của họ sẵn sàng từ bỏ quyền tự do, quỳ gối trước những chế độ chuyên chế độc tài. Việc giết nhau tiếp diễn chủ yếu vì Bắc Việt Nam tiếp tục hành động xâm lược của họ nhưng cũng vì hàng triệu người Nam Việt Nam thà chấp nhận khả năng bị giết chết còn hơn là quỳ gối trước chủ nghĩa cộng sản. Kể từ những ngày ký hiệp định Genève năm 1954, người tỵ nạn luôn chạy trốn vào Nam, chứ không ra Bắc và thậm chí có những người Mỹ từ lâu vẫn nghĩ rằng người tị nạn không chạy trốn trước kẻ địch mà chỉ chạy trốn bom đạn của Mỹ cũng đã thừa nhận rằng ngay sau khi bom đạn của Mỹ đã chấm dứt, rất nhiều người cũng còn chạy vào Nam. Tình hình là như thế cho đến khi xảy ra sự kết thúc cuối cùng đáng thương hại. Đúng như Tôn Tử đã nói: “Không bao giờ có một cuộc chiến tranh kéo dài mà một nước nào đó thu được lợi cả”. Cũng cần nhớ lại câu nói của quận công Wellington, nguyên lão nghị viện Anh: “Một nước lớn không thể tiến hành một cuộc chiến tranh nhỏ”. Bản thân tôi đã tóm tắt lời nói đó tại Hội nghị Honolulu tháng 2-1966: “Sẽ đến một lúc mà trong mọi trận đánh - trong mọi cuộc chiến tranh - hai bên đã trở nên chán nản trước yêu cầu như vô tận đòi hỏi phải nỗ lực nhiều thêm nữa, phải có tài lực nhiều thêm nữa và phải có lòng tin thêm nữa. Đến lúc đó, bên nào xông lên với sức mạnh mới tăng lên thì bên đó sẽ thắng”. Nhân dân Mỹ đã mệt mỏi vì một cuộc chiến tranh đã kéo dài hơn 17 năm, một cuộc chiến tranh mà trong đó con em của họ đã trực tiếp dính líu vào với một vai trò chiến đấu trong hơn 7 năm, một cuộc chiến tranh mà trong đó nền an ninh có tính chất sống còn của nước Mỹ đã không và có thể không được chứng minh và được thấu hiểu rõ ràng. Nhưng tình hình không nhất thiết phải diễn ra như vậy. Từ năm 1963 đến 1965 chẳng hạn, khi sự hỗn loạn về chính trị đã cấu xé Nam Việt Nam, từ khi tình trạng thiểu đoàn kết trong cái xã hội đồng nhất của nước đó đã trở nên rõ ràng thì Mỹ vẫn có thể vứt bỏ sự cam kết của mình một cách chính đáng và trong danh dự mặc dù không phải không có sự phản ứng chính trị mạnh mẽ trong nước. Nếu tổng thống Kennedy không cam kết là đất nước này sẽ chịu mọi gánh nặng sẽ đương đầu với mọi gian lao khó khăn, sẽ ủng hộ bất kỳ bạn bà nào và chống lại bất kỳ kẻ thù nào để đảm bảo sự sống còn và thắng lợi của tự do thì sao? Quả thật Việt Nam có thể đã phục vụ cho một mục đích của John F. Kennedy. Sau cuộc gặp gỡ tai hại của ông với Khrushchev ở Vienne năm 1961, Kennedy có nói với James Reston, thuộc báo New York Times: “Bây giờ đây chúng ta có một vấn đề là phải làm người tin vào sức mạnh của chúng ta và Việt Nam xem ra là nơi để thể hiện điều này” (theo Neil Gilteett, báo Melbourne Australian Herald 30-4-1975). Thậm chí ngay sau khi đã đưa quân chiến đấu Mỹ vào Nam Việt Nam năm 1965, chiến tranh có thể chấm dứt được trong vòng ít năm, trừ trường hợp không thi hành chính sách sai trái là trả đũa từng bước chống Bắc Việt Nam. Ném bom một ít, ngừng lại một thời gian để cho địch kêu trời, rồi ném hom một ít nữa nhưng không bao giờ đánh đau thật sự. Đó không phải là cách để thắng. Nhưng dù có gặp phải trở ngại của việc trả đũa từng bước, chiến tranh vẫn có thể đưa tới một sự kết thúc thuận lợi sau thất hại của địch trong cuộc tấn công Tết năm 1968. Lúc đó Mỹ đã có ở Nam Việt Nam lực lượng quân sự tinh nhuệ nhất chưa hề có - mặc dù chưa phải là lực lượng lớn nhất. Nếu tổng thống Johnson thay đổi chiến lược và lợi dụng thế suy yếu của địch cho phép tôi tiến hành các cuộc hành quân mà chúng tôi đã trù tính hai năm trước, đánh sang Lào, Kampuchia và phía Bắc khu phi quân sự, song song với việc tăng cường ném bom và thả mìn cảng Hải Phòng thì chắc chắn Bắc Việt Nam sẽ bị đập tan. Nhưng tình hình đã không diễn ra như vậy. Báo chí và truyền hình đã tạo ra một vầng hào quang không phải thắng lợi mà là thất bại kết hợp với những phần tử chống chiến tranh to mồm nên đã ảnh hưởng sâu sắc đến các quan chức nhát gan ở Washington. Nó giống như hai võ sĩ quyền Anh trên võ đài, một võ sĩ đã đẩy võ sĩ kia tới đích, sắp hạ cú knoc out thì anh võ sĩ rõ ràng sắp thắng này bỗng nhiên bỏ cuộc. Ngoài việc phạm sai lầm nghiêm trọng không khai thác thất bại của địch trong cuộc tấn công Tết, và rút cục bỏ Nam Việt Nam, Mỹ đã có những sai lầm nghiêm trọng khác về chiến lược ở Nam Việt Nam và Đông Nam Á! Chờ đợi quá lâu không tấn công sang Lào và Kampuchia và thậm chí khi đã tấn công thì lại làm giảm hiệu quả của nó bằng những hạn chế này khác; không chứng minh cho Bắc Việt Nam thấy họ dễ bị đánh tan ở phía Bắc khu phi quân sự, trì hoãn quá lâu mới tổ chức một đoàn bình định có sức sống ở Nam Việt Nam, thực hiện quá chậm việc trang bị lại cho quân đội Nam Việt Nam, đặc biệt là súng M.16; không thành lập một lực lượng quốc tế dọc khu phi quân sự; đình chỉ việc ném bom vào kẻ địch do đó đã tạo điều kiện dễ dàng cho Bắc Việt Nam tăng cường binh lực để mở cuộc xâm lăng chính quy năm 1972; không đảm bảo một hệ thống chỉ huy mạnh của quân đội Nam Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc để đón trước cuộc tấn công năm 1972, tuy không phải là một sai lầm chiến lược theo ý nghĩa thông thường nhưng lại có tác động chiến lược, chính sách cho hoãn quân địch để học tập đã tạo ra một cuộc chiến tranh của người lao động nên đã góp phần gây ra sự bất mãn ở trong nước. Nhiều sai lầm có thể truy nguyên ở sự kiểm soát quá chặt chẽ của Washington đối với việc tiến hành chiến tranh, một chính sách phát sinh từ sự thất bại của vụ Vịnh Con Lợn ở năm 1961 - chứng minh những hiểm họa của chính sách phi tập trung - và từ kết quả thành công của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, một chính sách hình như đã chỉ rằng sự chỉ huy của Nhà Trắng là cách duy nhất để xử lý khủng hoảng và chiến tranh trong kỷ nguyên nguyên tử. Thế nhưng lại không hề thành lập một tổ chức trung ương ở Washington có khả năng thực thi sự kiểm soát cần phải có; rút cục chỉ có tổng thống là có thể đề ra một quyết định và chỉ đề ra quyết định sau khi đã nghe vô số những tiếng nói đôi khi mâu thuẫn nhau. Thành lập một bộ chỉ huy thống nhất cho toàn bộ Đông Nam Á sẽ làm giảm bớt được rất nhiều lối tập trung quyền hành chưa từng có ở Washington và lối chăm chú đến những chuyện quá vụn vặt của các cấp ở Washington. Một tư lệnh thống nhất được sự chỉ đạo rộng rãi về chính sách và có một cố vấn chính trị sẽ làm giảm bớt những chuyện tranh cãi có tính chất quan liêu đã xảy ra ở Washington và đã dẫn tới kết quả là các quyết định về quân sự phải chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ của các quan chức dân sự - tuy họ có thiện chí đấy nhưng lại thiếu hiểu biết về quân sự. Thay vì có 5 “tư lệnh” CINCPAC, COMV MACV, và các đại sứ Mỹ ở Thái Lan, Lào và Nam Việt Nam - lẽ ra phải có một người chịu trách nhiệm trực tiếp với tổng thống về mọi vấn đề mặc dầu kiểu tổ chức này có thể gây ra những chuyện thắc mắc nho nhỏ trong nội bộ hội đồng tham mưu trưởng liên quân vốn có tính suy tỵ cho quân chủng mình, nhưng xưa nay hội đồng tham mưu trưởng liên quân vẫn tán thành mỗi khi tổng tư lệnh đã quyết định. Một cách bố trí như vậy sẽ loại trừ được vấn đề phối hợp giữa các cuộc chiến tranh trên không, và dưới bộ là cái tất yếu phải có khi CINCPAC quản lý một phần và MACV quản lý phần kia. Có ảnh hưởng đến nhiều quyết định quan trọng là một mối lo sợ gần như có tính chất tinh thần về một cuộc chạm trán hạt nhân với Liên Xô và một mối lo lắng về sự tham chiến của quân đội Trung cộng. Về các vấn đề này, các cố vấn của tổng thống đã tỏ ra lo sợ một cách không đúng đắn vì trong gần suốt thời gian đó, Trung cộng đang hết sức bận rộn với những vấn đề nội bộ của họ - kể cả những mưu kế của đám “Hồng vệ binh” - và sau đó hai nước cộng sản đó lại phải chú tâm đến sự xung đột dọc đường biên giới chung của họ, trong đó Liên Xô đã tập trung một số lớn quân để đe dọa. Các nhà vạch chính sách ở các bộ ngoại giao và quốc phòng lại không thể hình dung nổi thái độ cứng rắn và ngoan cố của cộng sản Bắc Việt Nam. Tất nhiên họ sẽ không chùn bước trước mối đe dọa hoặc sự tham chiến tượng trưng của một cường quốc lớn nhất thế giới, chẳng hạn như người Nga đã chùn bước trong vấn đề Berlin và Cuba. Chính sách của tổng thống Johnson vừa có súng vừa có bơ, theo đuổi chương trình “xã hội vĩ đại”, cũng đã có một. ảnh hưởng mạnh. Nó đã hạn chế thêm các phương án chiến lược của tổng thống và ngõ hầu như đã định trước một loại chiến tranh lâu dài mà các chế độ dân chủ không được chuẩn bị tốt để chịu đựng. Lúc tổng thống và chính phủ của ông đã không nói hết được với nhân dân Mỹ về quy mô và tính chất của sự hy sinh sẽ phải có thì tức là họ đã góp phần tạo ra một lỗ hổng về niềm tin để rồi phát triển thành một vực sâu không thể nào vượt qua được. Một chủ trương làm cho chiến tranh có bóng dáng mờ nhạt đi có nghĩa là chỉ có một số người phải chịu hy sinh và lại căm ghét nó vì lương tâm của họ cắn rứt. Nếu một cuộc chiến tranh là đáng phải bắt buộc các quân chủng hy sinh và chăm lo hết mình thì cũng đáng phải bắt buộc toàn thể nhân dân tham gia. Tổng thống Johnson cũng đã sai lầm khi dựa vào quyết định về sự kiện vịnh Bắc Bộ để coi đó là quyền hành của mình đã được Quốc hội cho phép để làm những cái ông thấy cần thiết ở Đông Nam Á. Lúc xảy ra tình hình bất đồng năm 1966 và 1967, đáng lẽ ông phải quay lại yêu cầu Quốc hội khẳng định lại sự cam kết đối với Nam Việt Nam, yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bác bỏ theo cách làm của chế độ đại nghị của Anh và của các nước khác. Căn cứ vào chế độ bầu cử Quốc hột Mỹ cứ 2 năm thực hiện một lần, một cuộc chiến tranh không tuyên bố kéo dài nhất thiết sẽ trở thành một vấn đề chính trị. Tổng thống Johnson với cái tài nhận thức chính trị thường thường là rất khôn ngoan của mình lẽ ra phải dự kiến việc này và phải buộc Quốc hội nhìn thẳng vào trách nhiệm của họ theo hiến pháp và tiến hành chiến tranh. Do không làm cho nhân dân am hiểu và do không bắt buộc Quốc hội tự mình cam kết vào đó, tổng thống đã để cho dư luận công chúng. trở thành một món nợ nặng nề. Không giống như Kennedy, Johnson không có được cái hoàn cảnh hoặc cái phong cách lôi kéo dư luận công chúng về phía mình và ông đã trở thành tù nhân của dư luận. Nếu ông từ chối thương lượng khi ông biết rằng cộng sản không hề có ý định thương lượng thật sự trừ phi thương lượng theo những điều kiện của họ, dưới con mắt nhiều người Mỹ, ông tỏ ra là một người muốn tiếp tục chiến tranh mặc dù cách khẳng định này có thể là rất phi lý trước những tiếng la ó gay gắt của báo chí, trước lời chỉ trích của các nghị sĩ, và những hành động hung dữ của những người biểu tình, ông đã ngừng ném bom dù ông biết rằng việc đó sẽ không chấm dứt được chiến tranh mà rất có thể kéo dài chiến tranh. Là một chính khách rất nhạy cảm và có lương tâm, tổng thống Johnson đã làm hết sức mình, có lẽ đây là một tình thế vượt ra ngoài tài cán của bất kỳ người nào. Bằng những cố gắng nhằm giảm bớt những tiếng la ó phản đối của dư luận, các nhà cầm quyền ở Washington thường xuyên cho thế giới, kể cả địch, biết rằng thông qua các cuộc họp báo không ghi âm hoặc những vụ tiết lộ với những giới báo chí tin cậy những việc chúng ta sẽ làm hoặc sẽ không làm về mặt quân sự và một số nhà báo thấy đó là chuyện bí mật bèn tiết lộ ra. Cả hai cách làm này đã tước bỏ mất của chúng ta những cái lợi thế của sự linh hoạt, yếu tố bất ngờ và gây cho chúng ta những tâm trạng thất vọng về mặt chiến lược. Nó cũng tạo ra cho kẻ địch có thời gian phản ứng và trong nhiều dịp đem lại cho địch niềm hy vọng nếu không thì tinh thần của địch có thể bị giảm sút. Những kẻ chủ xướng những giải pháp giản đơn thật là nhầm lẫn biết bao. Một sổ người kêu gào gạt bỏ Ngô Đình Diệm, thế nhưng việc làm này đã đem bối cảnh rối ren chính trị gây tác hại nghiêm trọng đến việc tiến hành chuẩn bị cuộc chiến tranh và trực tiếp dẫn tới sự cần thiết phải đem quân Mỹ vào nếu không Nam Việt Nam sẽ sụp đổ. Có những người cứ yên chí rằng các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam sẽ thương lượng nghiêm chỉnh cho dù Mỹ đã hủy bỏ mọi yếu tố thúc ép họ thương lượng. Lối trông chờ ở những hành động “kiểu dùng để đi” ở một trò ảo thuật nào đó là trái với lịch sử, trái với mọi logic. Khi người ta nhìn lại thì thấy những lời kêu gào thương lượng đó thật là rỗng tếch biết bao. Thế nhưng, cho đểu khi đã đi đến một sự kết thúc nhục nhã rồi vẫn còn những tiếng kêu gào thương lượng, coi như thể thương lượng lúc đó còn ý nghĩa hơn khi cần nhượng bộ hơn nữa. Đó là một điệu nhạc mà Hà Nội tất nhiên là thích nghe. Trí nhớ của những người đó ngắn ngủi biết bao. Như đã chứng tỏ rõ ràng ở Triều Tiên, trong tư tưởng của cộng sản, đi tới bàn hội nghị không có liên quan đến việc chấm dứt cảnh chém giết trong gần 2 năm ở Triều Tiên, cộng sản vừa đánh vừa đàm. Trong thời gian đó, trên 2/3 trong số 33.629 người Mỹ bị chết trong chiến tranh. Tình hình ở Nam Việt Nam không khác là bao. Trước khi tổng thống Johnson ngừng ném bom bộ phận vào cuối thaàng 3-1968, dẫn tới việc mở đầu các cuộc thương lượng ở Paris, gần 21.000 người Mỹ bị giết ở Nam Việt Nam. Trong bốn năm rưỡi, cộng sản vừa đàm vừa đánh, thêm 23.000 người Mỹ nữa bị giết, tức là chiếm quá nửa tổng số 46.000 người Mỹ bị giết trong chiến tranh. Lúc tổng thống Nixon ném bom trở lại và thả mìn cảng Hải Phòng, mùa xuân năm 1972, theo nhiều người chỉ trích to mồm, ông ta đang gây ra một cuộc chiến tranh lớn với Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng cũng trong thời gian đó tổng thống Nixon đã thi hành chính sách xích lại gần các nước cộng sản đó và sự can thiệp của họ đã không xảy ra. Những người chỉ trích còn kêu ca và phản đối tổng thống rằng ông đang tiến hành lối ném bom “bão hòa” và “khủng bố”. Thế nhưng, căn cứ vào những con số thương vong do chính Bắc Việt Nam công bố - không sợ thổi phồng - việc ném bom đã đánh trúng vào các mục tiêu quân sự. Trong số những người kêu ca về chuyện ném bom có cựu Bộ trưởng quốc phòng Clark Clifford. Viết báo vào tháng 7-1972, Clifford thấy đó là “một chính sách chắc chắn góp phần tiếp tục chiến tranh”. Thế nhưng việc ném bom đó - lẽ ra phải được tiến hành ngay sau khi đã thiết lập được một cơ sở quân sự chính trị mạnh ở Nam Việt Nam - trong thực tế đó buộc cộng sản phải chấp nhận những điều nhượng bộ ít hấp dẫn đối với họ hơn là những nhượng bộ mà họ đã nỗ lực giành với những tổn thất to lớn lớn vòng 17 năm, và việc ném bom đã làm cho Mỹ chuộc được tù binh về. Lúc tình hình diễn ra gay go, nhiều quan chức Mỹ đã đi tìm chỗ ẩn náu trong những giải pháp giản đơn, khiến cho tình hình lại càng gay go hơn, thế nhưng họ lại khoe khoang rằng chính họ đã làm cho tổng thống phải nghe theo họ. Các quan chức đó chắc chắn đã cố gắng một cách trung thực làm những điều gì họ cho là tốt nhất. Tôi không thể không phàn nàn khi thấy họ khoe khoang là họ làm đúng trong khi sự việc diễn ra lại hoàn toàn chứng tỏ là họ sai lầm. Tôi cũng hy vọng rằng từ nay về sau các quan chức dân cử của nước Mỹ sẽ thừa nhận cho rằng nếu chiến tranh quả là quá ư phức tạp không thể để mặc cho các tướng lĩnh thì chiến tranh cũng là quá ư phức tạp không thể giao cho các quan chức thiếu hiểu biết về quân sự, một sự thiếu hiểu biết về lịch sử quân sự và một khả năng kiên trì trước khó khăn tạm thời và sự náo động của dư luận. Tôi không thể tha thứ cho việc đốt thẻ quân dịch, đốt lá cờ của đất nước họ, bao vây Lầu Năm Góc, mang lá cờ của địch diễu hành trên các đường phố, khuyến khích những người khác phá rối trật tự và luật pháp, trốn tránh trách nhiệm và nói chung là vượt ra ngoài giới hạn của cuộc tranh luận có lý và sự bất đồng thỏa đáng. Người ta không thể phủ nhận một thực tế là hành động của họ, cả nam lẫn nữ, đã góp phần kéo dài chiến tranh. Làm thế nào mà kẻ địch lại chịu lùi bước, thậm chí chịu nhượng bộ khi người Mỹ nhảy bổ vào để thể hiện sự bất đồng của mình và nêu rõ là bản thân họ sẵn sàng chịu nhượng bộ bao nhiêu với bất cứ giá nào? Một sức ép công chúng đòi có những giải pháp trong thế đã gây ra ấn tượng là chỉ riêng Mỹ là đi theo con đường hòa bình nên khó lòng mà được Bắc Việt Nam tiếp nhận mà họ chỉ coi đó là dấu hiệu của sự yếu đuối của sự thiếu quyết tâm. Mặt khác những tiếng nói bất đồng của các quan chức và các nghị sĩ cộng với những lời hò hét trên các đường. phố đã tạo ra một cơ sở cho luận điệu tuyên truyền của Bắc Việt Nam và một tâm trạng chán chường cho những tù binh Mỹ bất lực. Nhiều tu binh Mỹ về nước sau này có nói với tôi là một nhân vật điện ảnh Mỹ đến thăm thủ đô của địch có thể đã bị lợi dụng còn đối với một cựu bộ trưởng tư pháp Mỹ thì sao? Cao điểm của cái mà William S. White gọi là “cái vô nghĩa chua chát của những ngày chúng ta đang sống” đã diễn ra tại một buổi lễ phát phần thưởng hàng năm về điện ảnh tại học viện mỹ thuật và khoa học năm 1975 lúc một trong hai nhân vật được tuyên dương vì đã quay một cuốn phim về Việt Nam nhan đề “Trái tim và khối óc” đứng lên đọc một bức điện của nhà thương lượng Bắc Việt Nam tại Paris cảm ơn những người Mỹ đã góp phần vào thắng lợi của cộng sản trong việc “giải phóng” Nam Việt Nam. Trước hết, thật là phi lý khi cuốn phim đó được tuyên dương, vì đó không phải là phim tài liệu mà chỉ là luận điệu tuyên truyền. Cuốn phim của tôi nói về giá trị cuộc sống của người phương Đông lại được sử đựng hoàn toàn không đúng bối cảnh của nó, vì có lồng vào cảnh của người phương Đông khóc lóc khi có người chết. Nhưng cái phi lý nhất là ở chỗ trước những hy sinh của người Mỹ lại ra trước khán giả truyền hình toàn quốc, ca ngợi những thắng lợi của địch và sự giúp đỡ của một nước đồng minh trước hành động bạo quyền. Trước những hạn chế về số quân và chính sách chiến tranh Washington áp đặt, các quân chủng Mỹ có thể tự hào ở những thành tích của mình ở Việt Nam và hoàn toàn thấu hiếu rằng không phải vì họ mà chúng ta bị thua trong chiến tranh. Có những việc giới quân sự có thể làm có kết quả hơn và có những việc khác nếu có đầu óc nhìn xa trông rộng thì có thể đã làm xong từ trước. Mặc dù lục quân Mỹ đã dự kiến cuộc chiến tranh du kích và đã tổ chức một trung tâm chiến tranh đặc biệt ở Ford Bragg để tập trung quân và nghiên cứu chiến tranh chống nổi loạn, lục quân đã không chú ý đầy đủ tới việc phối hợp lực lượng du kích, lực lượng địa phương và quân chính quy tấn công. Chính phủ Mỹ cũng vậy, nói chung đã không dự kiến được ý nghĩa quan trọng của các nhân tố kinh tế và chính trị lúc các sự kiện đã diễn ra tại Nam Việt Nam, đã phải dùng nhiều quân mũ nồi xanh hơn để đối phó với tình hình. Một số trong vô số vấn đề liên quan đến chiến tranh trong một môi trường nổi loạn xa lạ cũng đã được dự kiến. Phần lớn những vấn đề đó phải được nghiên cứu và thích nghi tại chỗ: việc thu thập tình báo trong một bối cảnh như vậy, các kỹ thuật mau lẹ hơn để kiểm soát hỏa lực của pháo binh, việc áp dụng đặc biệt các công ước Genève, sức ép lạm phát đối với nền kinh tế địa phương, ngôn ngữ, phong tục tập quán độc nhất và nhiều vấn đề khác nữa của một đám dân chúng chưa quen thuộc. Vấn đề pháp chế đối với các nhân viên dân sự Mỹ ở vùng có chiến tranh: những vấn đề phức tạp về chỉ huy đối với quân đội các nước khác, quan hệ cố vấn đối với người Nam Việt Nam. Lục quân Mỹ sau này phải khuyến khích các sĩ quan của mình tham gia các cuộc thực tập thông minh hơn, phân tích những bài học rút kinh nghiệm được ở Việt Nam và dự kiến những vấn đề sau này trong mọi hình thức môi trường có thể có. Đáng lẽ phải có những quan điển ít bệnh hoạn hơn đối với vai trò và nhiệm vụ của các quân chủng để phát triển nhanh loại máy bay trực thăng vũ trang, cho mãi đến năm 1966 thì loại này mới có nhiều. Đáng lẽ phải huấn luyện nhiều quân để dùng sớm vào công tác trinh sát đường dài. Loại khi tài để phát hiện súng cối, pháo binh và rocket tầm xa của địch không có đủ nên phải quay sang dựa vào sáng kiến của chiến trường. Hải quân Mỹ lẽ ra phải dự kiến sớm những yêu cầu của chiến đấu trên sông. Không quân Mỹ lẽ ra phải thấy trước sự cần thiết phải có loại máy bay vũ trang C.47 và C.130 có có trang bị máy đo mục tiêu. Mức độ chính xác của việc ném bom bằng máy bay chiến thuật không tiến bộ được bao nhiêu so với Thế chiến thứ hai, đây là một thiếu sót nghiêm trọng của công tác phát triển các hệ thống vũ khí và công tác kế hoạch hóa. Lính thủy đánh bộ Mỹ lẽ ra phải thay đổi cách huấn luyện của mình và sẵn sàng thay đổi cách tổ chức đơn vị của mình với khả năng hoạt động trong mỗi một môi trường không có tính chất thủy bộ để tham gia các cuộc hành quân tấn công và phòng thủ kéo dài. Khi đã quan sát nhiều vấn đề trong việc tăng cường hậu cần một cách vội vã ở Việt Nam, vời tư cách là tham mưu trưởng, tôi đã khuyến khích hội đồng liên quân kiểm điểm về hậu cần, do tướng Frank Besson, hồi đó làm tư lệnh bộ chỉ huy hậu cần của lục quân cầm đầu nghiên cứu tỉ mỉ vấn đề này. Theo cái chế độ gọi là PUSH có hiệu lực trong chiến tranh, phần lớn trang bị, khí tài gởi sang Việt Nam đều không cần thiết, thậm chí không dùng được ở môi trường đó. Và trong loại hình chiến tranh ở đó. Những phát hiện của tướng Besson và các đồng nghiệp của ông đã đưa tới kết quả là có những thay đổi rộng rãi trên phương diện sống còn này của chiến tranh. Tình hình thiếu một chỉ huy thống nhất cho tất cả vùng Đông Nam Á đã đẻ ra những vấn đề đặc biệt cho lĩnh vực có tính chất sống còn là công tác tình báo, vì quá nhiều cơ quan dính líu vào công tác này MACV, CIA, Cục tình báo của bộ quốc phòng, cơ quan thông tin của lục quân, CINCPAC, các cục tình báo quân sự ở Washington và các cơ sở chỉ huy hợp thành của nó ở Hawai, cộng với cục tình báo của Nam Việt Nam. Kết hợp quá nhiều cơ quan như vậy nên đi đến nhất trí về cách đánh giá tình hình là một trong những việc phức tạp, tốn nhiều thì giờ và đúng như ngạn ngữ đã nói “lắm thầy nhiều ma”. Nói như vậy không có nghĩa là tôi tán thành những ý kiến huênh hoang sau chiến tranh của một cựu nhân viên phân tích tình báo của CIA - một người đã để lộ rất nhiều chuyện với báo chí và quốc hội - những luận điệu nói rằng MACV đã thường xuyên phớt lờ những ý kiến đánh giá của ông ta, do đó đánh giá quá thấp lực lượng của địch, khiến cho Mỹ bị tổn thất nhiều trong cuộc tấn công Tết. Ông ta nói trong khi MACV ước tính lực lượng là 300.000 thì lực lượng thực tế là 600.000. Tổ chức của ông ta là CIA cũng như MACV không thể nào chấp nhận con số đó được. Rõ ràng là ông ta đã kể vào đó những người có cảm tình với Việt cộng và những lực lượng tự vệ bao gồm cả đàn bà và người già - những người không thể nào được coi là quân chiến đấu. Chúng ta không thể kể những người đó vào lực lượng của chính phủ thế thì tại sao lại kể họ vào lực lượng của địch được? Không hề có âm mưu che dấu lực lượng thực của địch như con người nói trên đã buộc tội, để cố sức chứng minh cho nhân dân Mỹ và quốc hội Mỹ thấy là chúng ta đang thắng trong chiến tranh. Thực tế là địch chỉ ném ra khoảng 85.000 quân trong nỗ lực toàn diện của cuộc tấn công Tết, điều đó chỉ rõ ràng con số của MACV có thể là đã quá cao và chắc chắn không thể có chuyện con số 600.000 hoặc những luận điệu cuồng dại nói rằng vì dùng con số thấp nên Mỹ đã bị tổn thất nhiều trong dịp Tết. Có lúc thứ trưởng Bộ quốc phòng Paul Nilze và những người khác nói chúng tôi đã đánh giá quá cao kẻ địch để xin thêm quân Mỹ, có lúc những kẻ chỉ trích lại nói chúng tôi đã đánh giá quá thấp kẻ địch để làm như thể chúng ta đang thắng, tất cả những điều đó đã chỉ rõ rằng nói chung những lời chỉ trích đó đều có tính chất vụ lợi. Trong các cuộc họp báo cũng như trong các lần ra mắt công chúng của tôi trong thời gian phục vụ ở Việt Nam cũng như sau khi đã trở về, tôi đều thừa nhận rằng giới quân sự không có nhiệm vụ bảo vệ sự cam kết về chính sách của Mỹ. Nhưng khó mà phân biệt rạch ròi giữa việc thực hiện một nhiệm vụ quân sự với những vấn đề có liên quan như sự ủng hộ của công chúng và của quốc hội, tinh thần của chiến binh - những người phải có được niềm tin là họ đang liều chết vì một sự nghiệp chính đáng. Do đó giới quân sự bị mắc kẹt ở giữa hai tình thế đó và bản thân tôi có lẽ là người bị kẹt nhất nên có thể đã bị đẩy quá xa vào chiều hướng ra công khai trước công chúng để ủng hộ chính sách của chính phủ, một bản năng nảy sinh từ tinh thần tận tụy đối với một nhiệm vụ được giao hơn là nảy sinh đối với sự nghiệp và lòng trung thành đối với tổng thống, tổng tư lệnh. Đó là một truyền thống đã ăn sâu trong người quân nhân chuyên nghiệp nên khó có thể nói rằng tôi ủng hộ một tổng thống của đảng Cộng hòa hơn một tổng thống của đảng Dân chủ hoặc ngược lại. Vì nhạy cảm với sự cần thiết phải hướng quân đội vào làm một nhiệm vụ được giao như thế nào, tại sao lại phải làm những việc gì nên tôi cảm thấy bắt buộc phải công khai ủng hộ, chính sách quốc gia mà tôi đã tin tưởng. Xét cách tiến hành chiến tranh và những thành tích của quân chủng ở Việt Nam trong bối cảnh tổng quát, thì dù phải đi một con đường cong khá dài, thành tích đạt được là đáng khen: quy mô to lớn của công tác hậu cần, các phương pháp chiến thuật khác nhau và những cải tiến về chiến thuật, nhưng có lẽ nổi bật hơn cả là thanh tích đạt được lần đầu tiên trong lịch sử quân sự về một khả năng cơ động, thật sự trên chiến trường. Người quân nhân trong tương lai sẽ bắt buộc phải suy nghĩ, phải sống và chiến đấu thật sự theo ba chiều dưới bộ, trên biển và trên không. Trong quá trình chiến tranh, người quân nhân sẽ được giúp sức ở mức độ vô hạn để đạt mục tiêu an toàn hơn mà chỉ phải dùng rất ít nhân lực, do đó tiết kiệm được lực lượng nhờ lực lượng máy dò điện tử. Người quân nhân trong tương lai có thể coi máy dò đã được sử dụng ở Việt Nam là những thứ cổ sử và phôi thai - giống như loại xe tăng trong Thế chiến thứ nhất - nhưng nó cũng đã đủ tinh vi và có ích để chứng minh một tiềm năng to lớn, thậm chí cả tính chất cách mạng. Trên cương vị tham mưu trưởng, tôi đã đề ra một chương trình ở Fort Hood, Texas gọi là STANCO (theo dõi, xác định mục tiêu và quan sát ban đêm) để nghiên cứu thiết bị dò loại mới rồi lại đưa nó vào một hệ thống khai thác gồm các khí tài mới dùng ở chiến trường. Một vấn đề nữa cần xem xét trong tương lai là độ chính xác mới của các máy bay ném bom chiến lược trong vai trò chiến thuật. Máy hay B.52 với sức chính xác rất lớn của nó đã trở thành thứ vũ khí giết người đáng sợ nhất được dùng ở Việt Nam nhưng vẫn còn những vấn đề còn phải dần dần giải quyết. Trong khi ký ức của những người đã công tác ở Việt Nam phai mờ đi thì lục quân và không quân phải cộng tác chặt chẽ với nhau để duy trì và hoàn thiện các kỹ thuật. Khi lần đầu tiên truyền hình đã đưa chiến tranh đến tận các phòng ngủ và khi không thực hiện chế độ kiểm duyệt báo chí thì quan hệ giữa bộ chỉ huy quân sự Nam Việt Nam với giới thông tin báo chí trở nên có ý nghĩa quan trọng khác thường. Mặc dù có tất cả mọi cổ gắng của tôi và mặc dù có sự ủng hộ của nhiều nhà báo, các quan hệ đó nói chung khá căng thẳn, đó là một hậu quả của từng thời kỳ Diệm cầm đầu, rồi lại chiến tranh kéo dài làm cho gay gắt thêm cộng với sự thắc mắc của nhiều người và cái gọi là lợi ích quốc gia. Tôi biết rằng trong lịch sử các chỉ huy quân sự đều có các vấn đề với giới báo chí. Hồi trước Napoléon có nói “Ba tờ báo thù địch đáng sợ hơn một nghìn lần chiếc lưỡi lê”. Trong cuộc nội chiến ở Mỹ, tướng W.T. Sherman sau khi đã treo cổ một nhà báo về tội làm gián điệp đã nhận xét “Thà để cho Jefferson Davis cai trị còn hơn để cho bọn viết báo nhảm nhí lợi dụng quyền của họ, những kẻ có cái thói vô liêm sỉ của quỷ Satan, họ chui vào trại, kích động bọn lười biếng và tung tin đồn nhảm rồi đăng lên mặt báo, coi như đó là sự thật”. Ở Nam Việt Nam, đúng là một nhà báo “đã chui vào trại kích động bọn lười biếng và tung tin đồn nhảm rồi đăng lên báo coi như đó là sự thật”. Về tất cả các vấn đề, một nhà báo nào đó có thể tìm được một quân nhân hoặc một sĩ quan trẻ tuổi sẵn sàng chỉ trích hoặc kêu ca một điều. Nhưng thử hỏi ý kiến của một quân nhân bình thường với nhãn quan hạn chế thì có giá trị đến đâu? Một vấn đề khó khăn là nhiều nhà báo còn quá trẻ và không có kinh nghiệm. Vì ít am hiểu hoặc không am hiểu lịch sử quân sự, lại chưa chứng kiến cuộc chiến tranh nào khác và cũng giống như nhiều người trong giới quân sự không biết tiếng Việt Nam, một số nhà báo không đủ sức làm nhiệm vụ. Những đầu đề ngắn gọn trên báo đã góp phần tạo nên tính không chính xác và một sổ nhà báo hoạt động tự do lại dựa vào thủ đoạn đưa tin giật gân để cho mặt hàng của họ bán chạy. Nói chung, hoạt động báo chí tỏ ra muốn duy trì cách nhận xét tình hình theo lối kẻ cả. Đôi lúc tôi đã nhớ lại lời nhận xét của tướng Eisenhower với một nhà báo khi nhà báo này kể lại với ông khá dài dòng những điều sai trái trong khi tiến hành Thế chến thứ hai. Tướng Eisenhower nói “Tôi nghĩ đó chỉ là điều cổ xưa nhất trên thế giới, những kẻ nghiệp dư cứ nghĩ rằng họ có thể làm tốt hơn những người chuyên nghiệp”. Một khó khăn nữa là các nhà báo thường xuyên bị thay đổi. Thậm chí những nhà báo kỳ cựu tận tâm cũng ít khi ở lại quá một năm hoặc một năm rưỡi, có một số chỉ hoạt động trong những thời gian ngắn (trừ một ít trường hợp ngoại lệ chẳng hạn như Joe Fried thuộc báo New York Daily News và hãng Mutual Broadcating system, Robert Shaplen thuộc tạp chí The Yorker, George McArthur của hãng AP và sau đó là phóng viên của báo Los Angeles Times, Pat Merick thuộc báo US News and Worldre port.) Cung cấp tình hình và những triển vọng cho giới báo chí cũng giống như sơn một chiếc tàu đang chạy. Một số những người chỉ trích gay gắt nhất là những nhà báo Mỹ chưa hề tới thăm Việt Nam. Trong số những người đó có chủ bút, phụ trách trang xã luận của tờ New York Times, John Oakes. Tôi muốn Oakes và những người như ông ta hãy đến thăm Việt Nam đã. Lúc một người bạn của ông ta là David Rockefeller, chủ tịch ngân hàng Chase Manhattan, đến Sài Gòn đầu năm 1966, tôi có yêu cầu David Rockefeiler mời Oakes tới đây. Sau khi ông Oakes tới thăm vào cuối năm đó, tôi thấy ông có dịu bớt trong đường lối nói chung là cứng rắn của các bài xã luận. Truyền hình lại có những vấn đề đặc biệt của họ. Hơn cả điện tín trong chiến tranh Crimée và vô tuyến điện trong Thế chiến thứ hai; truyền hình đã đưa chiến tranh đến tận nhà ở của người Mỹ, nhưng trong quá trình đó, những yêu cầu độc nhất của truyền hình đã góp phần tạo ra một bức tranh bị bóp méo về cuộc chiến tranh. Tin tức bị dồn ép nên khi nhìn vào thật là thê thảm. Do đó, cuộc chiến tranh mà người Mỹ thấy được là súng nổ, người chết, máy bay trực thăng bị nổ, nhà sập, lều cháy, người tị nạn chạy trốn, phụ nữ kêu khóc - chụp một ngôi nhà đổ nát có thể gây ra ấn tượng là cả thành phố bị phá hủy. Khuynh hướng của các nhà quay phim là đặt các nhà bình luận của họ trước một chiếc C.130 bị phá hủy và đưa ra những tin tức bằng những giọng gợi cho người ta thấy đâu đâu cũng là những ngày tận thế. Người ta chỉ chú ý qua loa tới công tác bình định, hoạt động dân sự, sự giúp đỡ về y tế, cuộc sống nói chung là bình thường đối với đa số nhân dân. Từ đầu tới cuối tôi đã cố tránh gây thù oán với giới báo chí. Những chuyện sai lầm, những lối đưa tin sai lạc, những lời nhận xét và những cách làm gian dối thường là đáng bực bội và đôi khi tôi cảm thấy phẫn uất vì đã phải mất thì giờ để cùng bộ tham mưu của tôi làm sáng tỏ hoặc đính chính những tin tức báo chí đã gởi cho các cấp trên của chúng tôi ở Washington. Nhưng cũng đã có những mặt tích cực. Trong khi thường xuyên đi tìm những cái tiêu cực, báo chí đã trở thành nhột người giúp việc cho tổng thanh tra của tôi và đã báo cho tôi hết nhiều vấn đề mà tôi có thể không biết. Mấy ví dụ năm 1966, một nhà báo đã tới gặp tôi mang theo một tấn ảnh chụp cảnh lính Mỹ kéo lê xác một Việt cộng cột sau một chiếc xe bọc thép. Cứ mỗi nhà báo đi tìm chủ đề các tiệm ăn của khách sạn Caravèlle, thì có nhiều người khác chịu khó và tỏ ra gan dạ đi săn tin ở quân lính Mỹ, chưa nói là trong quân đội Nam Việt Nam. Lúc tôi rời khỏi Việt Nam và giữa năm 1968, 8 nhà báo Mỹ đã chết vì đưa tin chiến trường và có một trong những nhà báo kỳ cựu là François Sully của báo Newsweek đã chết vì một vụ nổ máy bay trực thăng. Có lẽ một trong các tờ báo đưa tin chính xác và khách quan hơn hết trong suốt quá trình chiến tranh là tuần báo của Anh The Economist, có thể là vì các nhân viên tòa báo đều là những người viết sử có năng lực. Do những phản ánh quan điểm chiến tranh của nhiều người ở Mỹ và đôi khi góp phần tạo ra quan điểm đó, giọng điệu chung của báo chí và truyền hình là phê phán chỉ trích, đặc biệt từ sau cuộc tấn công Tết năm 1968. Đúng như nhà báo đáng kính Demis Warner đã nhận xét: có người nói rằng đây là cuộc chiến tranh đầu tiên trong lịch sử bị thua trên các cột báo của tờ New York Times. Bị thiếu tất cả trừ một vài điều am hiểu hết sức hạn chế về địch, các nhà báo tường tập trung đưa tin về cảnh chết chóc và tàn phá không tránh khỏi đã xảy ra về các cuộc hành quân của Mỹ và Nam Việt Nam. Ca tụng các nhà báo bạn bè của mình, James Reston đã viết trên tờ New York Times: “Xin các nhà viết sử đồng ý cho rằng các nhà báo và những chiếc máy ảnh rút cục có tính chất quyết định. Họ đã đưa ra giải pháp của cuộc chiến tranh cho nhân dân thấy, trước khi quốc hội và các tòa án quyết định, và đã buộc phải rút lực lượng Mỹ ra khỏi Việt Nam” (xem bài “Sự chấm dứt một đường hầm”, báo New York Times 30-4-1975). Reston có thể nói đúng nhưng cách làm có đúng không? Các nhà báo chỉ đưa tin, nhưng không gây ảnh hưởng hoặc thúc đẩy được các sự kiện. Cũng giống như nhà báo trẻ tuổi David Hambertam trong khi ông ta thù ghét Ngô Đình Diệm? Nhiều nhà báo đã tìm cách chiếm đoạt vai trò của nhà ngoại giao trong việc ấn định chính sách đổi ngoại. Người ta không thể nói rằng chính phủ và giới quân sự của Mỹ hoặc của Nam Việt Nam đã không sai lầm gì trong khi đối xử với giới báo chí. Trong khi Bắc Việt Nam có thể phát biểu với một tiếng nói có kiểm soát thì Mỹ và Nam Việt Nam lại dùng nhiều tiếng nói luôn luôn không được hài hòa với nhau. Một số người phát ngôn chính thức tỏ ra lạc quan vì họ hầu như đã yêu cầu các nhà báo xem xét lại những câu chữ của họ. Các nhà quân sự đã được huấn luyện để nhìn nhận các cố gắng của họ một cách tích cực, còn đối với các sĩ quan trẻ đang cố sức giành thành tích trên chiến trường thì không phải bao giờ cũng có thể làm cho họ có được một báo cáo thật sự khách quan về tình hình của họ. Dù sao chiến tranh cũng là một việc không thích thú. Vả lại các nhà báo có thể nhìn nhận rằng giới quân sự có nghĩa vụ làm cho mình trông không tồi tệ quá và thái độ lạc quan bản thân nó không phải là một khuyết điểm. Cũng theo cách như vậy, các quan chức Mỹ thấy mình không có trách nhiệm gì khi họ công khai tỏ thái độ bực tức đổi với giới báo chí. Cũng là điều dễ hiểu khi bộ trưởng ngoại giao Rusk căm phẫn giới báo chí, vì ông đã chịu đựng nhiều điều thất vọng khiến cho các nhà báo khó mà quên ngay được lời ông nói: "Đã tới lúc mà vấn đề là ở phía các ông”. Trong quá khứ, sự cảnh giác của giới báo chí thường đưa lại những điều cải cách cần thiết trong các tổ chức do con người lập ra, kể cả tổ chức quân sự. Với sự giúp đỡ của điện tín chẳng hạn, báo chí trong thời kỳ chiến tranh Crimée đã đẩy nhanh các cuộc cải cách trong quân đội Anh, đáng lẽ phải thực hiện từ lâu. Nhưng với những lời chỉ trích của báo chí trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, báo chí chẳng phát hiện được điều gì có thể so sánh được với báo chí thời trước. Báo chí thậm chí cũng không thể khoe khoang là đã phát hiện được một trong những sự kiện gây xúc động nhất trong chiến tranh, vụ thảm sát ở Mỹ Lai, lục quân Mỹ bắt đầu tiến hành các cuộc điều tra trước khi xử vụ Mỹ Lai và đã thông báo công khai vụ này trên cơ sở những lời buộc tội một sĩ quan có liên can, thì báo chí mới vớ lấy vụ này. Không cần phải tranh cãi là một nền báo chí tự do và độc lập phải là một bộ phận hợp thành cần thiết của hình thức dân chủ của Mỹ. Nó là một thể chế có tính chất sống còn, có tính chất cơ bản là một thành lũy kiểu cổ của chế độ Mỹ, nên có thể tha thứ một vài sai lầm và thiếu sót về mặt trách nhiệm đồng thời phải có sự cố gắng để đảm bảo cho quyền tự do và độc lập tuyệt đối đó tồn tại. Nhưng vẫn còn một thực tế, dù làm nghề gì, người ta phải đáp ứng một số tiêu chuẩn, duy trì một số quy tắc. Bằng những thái độ quá đáng và vô trách nhiệm, bản thân báo chí có thể hủy hoại uy tín của mình trước con mắt của nhân dân Mỹ rồi thái độ bỏ mặc của chính phủ, bộ phận hợp thành thiết yếu này trong lối sống của Mỹ có thể bị xói mòn nghiêm trọng, thậm chí bị tiêu diệt. Không một xã hội nào có thể dung tha cho một tổ chức đã không duy trì được các tiêu chuẩn và lòng tin nữa. Rất có thể là giữa báo chí và giới cầm quyền có sự mâu thuẫn cố hữu, rõ ràng về quyền lợi. Giữa hai bên có thể trách nhau mặt này mặt nọ, nhưng trong khi đất nước có chiến tranh và tính mạng, con người bị liên lụy, thì không thể có chuyện mập mờ ở đây nữa. Nếu muốn cho Nam Việt Nam được tồn tại như là một quốc gia độc lập thì một góc nhỏ của Đông Nam Á có đáng để phải chịu bao nhiêu sự hy sinh của Mỹ hay không? Ít ra đã có bốn tổng thống và rất nhiều quan chức và nghị sĩ khác của Washington đã thấy Nam Việt Nam là cái chìa khóa của Đông Nam Á và có tính chất sống còn nếu muốn bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực đó. Thế nhưng lịch sử rất có thể đánh giá rằng nhảy vào Việt Nam là một trong những sai lầm lớn nhất của đất nước chúng ta. Mặt khác lịch sử cũng có thể đánh giá được rằng sự giúp đỡ của Mỹ cho Nam Việt Nam là một trong những cuộc thập tự chinh cao cả hơn hết của con người, một cuộc thập tự chinh không phải xuất phát từ thuyết domino và từ lợi ích chiến lược của Mỹ là chính mà chủ yếu là từ một phương trình đơn giản: một nước mạnh giúp đỡ một nước nhỏ. Cho dù quyết tâm của Mỹ rút cục chẳng đi đến đâu, vẫn còn một thực tế là có rất ít nước đã tham gia với thái độ cao thượng có tính chất lý tưởng như vậy, và dù có giành được quyền tự do của con người hay không giành được thì cũng không thể phủ nhận điều đó được. Nếu cộng sản cũng giúp đỡ nhân dân các nước đang trỗi dậy thì thử hỏi có hy vọng gì đối với những người khao khái tự do? Chúng ta có thể làm được vai trò cảnh sát của thế giới, nhưng chúng ta cũng không thể lơ là trách nhiệm khi những sứ mệnh từ thiện đã đặt lên đôi vai chúng ta (!!!). Trong thời đại đập phá này, chúng ta có xu hướng dèm pha, lý tưởng, tinh thần yêu nước và tinh thần tận tụy, nhưng nếu xảy ra nhiều Việt Nam nữa thì có ủng hộ tự do, bảo vệ người yếu chổng kẻ mạnh nữa không? Còn lời cam kết sôi động của Kennedy nói là sẽ đảm bảo sự sống còn và thắng lợi của tự do thì sao? Như nhiều người đã nhận xét cái giá phải trả cho tự do không bao giờ rẻ; và thậm chí sự sống còn của quyền tự do hiện hữu cũng không rẻ. Mặt khác, nếu xảy ra một Việt Nam khác thì nhân dân Mỹ phải được thông báo trung thực vì sao họ phải hy sinh và tính chất của những sự hy sinh đó để có thể kêu gọi họ chịu đựng. Khi đã không đạt được mục tiêu của chúng ta ở Việt Nam, chúng ta có thể còn có chút an ủi ở chỗ chúng ta đã làm chậm lại sự thôn tính của cộng sản trong vòng 10 năm. Ngoài ra, còn có thể có thêm một số điều lợi nữa. Lập trường của chúng ta ở Nam Việt Nam có thể đã khuyến khích lndonésia trong nỗ lực thành công của họ để đẩy lùi ảnh hưởng của cộng sản. Philipin được khuyến khích đàn áp cuộc nổi loạn của quân du kích. Singapore trở nên có quan hệ chặt chẽ với phương Tây và Thái Lan đã có tiến bộ có ý nghĩa về kinh tế, đặc biệt ở hệ thống đường được cải thiện hơn. Hơn nữa, dù có bị mất Nam Việt Nam, Lào và Kampuchia vào tay cộng sản, cán cân lực lượng ở châu Á không thể bị thay đổi thực sự trong tương lai gần. Nước Mỹ vẫn còn là cường quốc ở Thái Bình Dương và Trung Quốc rõ ràng đã dịu bớt chính sách của họ đối với các nước láng giềng. Trong 10 năm đó, quan hệ giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, đồng thời các nước khác ở Đông Nam Á đã tranh thủ được thời gian quý báu để tạo ra những thể chế xã hội và chính trị tốt hơn nhằm đối phó với các mối đe dọa của cộng sản trong nước họ. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là thuyết domino rút cục sẽ không thắng thế. Muốn cho sự hao tổn to lớn về sinh mạng và của cải quý giá có một ý nghĩa nào đó thì nước ta phải khắc phục mọi khuynh hướng muốn rút khỏi các công việc trên thế giới. Nhiều người trước đây to tiếng chỉ trích chiến tranh trong khi chiến tranh còn tiếp diễn thì bây giờ hình như có khuynh hướng vứt bỏ mọi cuộc tranh luận, đảm bảo là sẽ không còn có “những chuyện tranh cãi và phản đối” nào nữa. Các nhà vạch chính sách, các nhà vạch kế hoạch, các nhà ngoại giao, các nhà lãnh đạo quân đội, các chính khách, các nhân viên bàn giấy, các nhà báo; tất cả đều phải nhận rõ những sai lầm và chú ý đến những bài học của Việt Nam để rút kinh nghiệm cay đắng mà chúng ta đã trải qua có thể giúp ích chúng ta trở thành một nước tốt đẹp hơn và hùng mạnh hơn. Khi cái vui mừng đã bao trùm cả nước trước kết quả của sự kiện Mayyaguez ở ngoài biên giới Kampuchia, người Mỹ nói chung không muốn coi mình là những kẻ đã thua cuộc. Trong khi chúng ta ra sức thực hiện một kỷ nguyên hòa hoãn với Liên Xô, chúng ta phải cầm chắc rằng khi chúng ta phấn đấu cho hòa bình và tài giảm binh bị, chúng ta phải tránh cái nguy cơ nhượng bộ một cách đơn phương để làm suy yếu thế quân sự của chúng ta. Trước hết chúng ta phải duy trì sự đoàn kết quốc gia, không bao giờ lại một lần nữa rơi vào những tình trạng chia rẽ gay gắt trước đây ở đất nước chúng ta vì cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Chúng ta phải nhớ, như Thánh Kinh và Abraham Lincoln đã dạy chúng ta rằng một gia đình mà chia rẽ thì không thể nào đứng vững được. Chắc chắn là phi công, lính thủy đánh bộ, thủy thủ và quân nhân bình thường của Mỹ có thể nhìn lại hoạt động của mình ở Việt Nam và niềm tự hào không chút ân hận. Mặc dù Nam Việt Nam cuối cùng đã thất bại, thành tích của các quân chủng Mỹ là không để thua trong một cuộc chiến tranh mà vẫn nguyên vẹn. Các quân chủng không phải là ở trong tình trạng đau buồn như một số người chỉ trích đã cố sức mô tả trong lục quân chẳng hạn, tỷ lệ binh sĩ vắng mặt không hề lên tới con sổ đã có trong chiến tranh Triều Tiên, tính cho tới năm 1971, sau khi Mỹ tiếp tục rút quân khỏi Nam Việt Nam thì bộc lộ sự lơ là trong quyết tâm của Mỹ. Tỷ lệ đào ngũ cao nhất trong Thế chiến thứ hai là 63‰ lúc chiến tranh lên cao điểm năm 1944, còn trong chiến tranh Việt Nam tính tới năm 1971, tỷ lệ đào ngũ cũng không hề lên tới gần tỷ lệ đó. Các vấn đề về tâm thần trong chiến tranh ở Việt Nam cũng không hề lên tới 1/3 con số đã có trong Thế chiến thứ hai và cũng chỉ chiếm hơn một nửa mức đã có trong chiến tranh Triều Tiên. Mặc dù báo chí đã đăng tin ồn ào về sổ người đào ngũ và rời bỏ đất nước vì những lý do về đạo lý và chổng chiến tranh ở Việt Nam, con số người trở về với xã bội Mỹ theo chương trình ân xá của Tổng thống Ford cũng chỉ có 14%. Sau Thế chiến thứ hai, các cuộc cải cách trong lục quân là do một hội đồng nằm bên ngoài lục quân gọi là hội đồng D Colittle áp đặt. Trong thời gian cuới của cuộc chiến tranh ở Việt Nam, bản thân lục quân đã tổ chức phân tích nội bộ của các vấn đề của mình và với tư cách là một tổ chức, lục quân đã bắt đầu khởi xướng những việc cải cách thay đổi, nhưng sự thay đổi này có thể không nhanh chóng và có tính chất cách mạng như một sĩ quan trẻ nông nổi mong mỏi. Thực tế, với tư cách là tham mưu trưởng lục quân, tôi đã cố ý làm việc một cách có phương pháp thông qua hệ thống chỉ huy để thực hiện sự thay đổi từ từ chứ không phải thay đổi cách mạng vì nếu thấy đây quá triệt để thì có thể dễ dàng làm tan rã tổ chức. Nhìn lại thì thấy các quân chủng có thể đã quá chú ý lắng nghe tiếng nói của những kẻ tuyên truyền sự thất vọng và chán nản. Cthúng tôi, những người trong giới quân sự, thậm chí có thể đã đánh giá quá thấp mức độ ủng hộ của nhân dân Mỹ đối với giới quân sự vì qua một cuộc điều tra dư luận gần đây, người ta thấy các quân chủng vẫn là những tổ chức được nhân dân tin cậy hơn hết. Đối với một người đã có 36 năm phục vụ trong lục quân Mỹ thì nhìn lại quãng thời gian đó cũng là điều bổ ích. Đối với tôi cũng vậy, suy nghĩ lại, tôi rất kinh ngạc trước những thay đổi chưa từng có đã xảy trong thời gian 36 năm đó: Từ loại súng cối Stokes và những khẩu đại bác 75 của Pháp kiểu 1897 dùng trong Thế chiến thứ nhất đến những tên lửa điều khiển hiện đại, từ khẩu súng trường kiểu 1902 tới súng M.16, từ chim bồ câu đưa thư và điện tín morse tới máy bộ đàm, máy tính điện tử và máy dò, từ mức lương của binh nhì 21 dollar/tháng và của trung úy là 125 dollar/tháng thì mức lương ngày nay của binh nhì là 314 dollar/tháng và lương trung úy là 634 dollar. Qua ba cuộc chiến tranh và một số hành động của cảnh sát, từ đội quân tình nguyện trở lại đội quân tình nguyện; và từ chủ nghĩa biệt lập tới những cam kết nhiều mặt trên thế giới. Là một người đã sống giữa những thay đổi đó ở những cấp chỉ huy khác nhau, tôi luôn luôn cảm kích trước lòng trung thành, tính linh hoạt, tinh thần dẻo dai và hiệu lực bao quát của lục quân Mỹ. Kinh nghiệm có tính chất chấn thương ở Việt Nam cũng ra ngoài thông lệ đó. Tuy vậy, trong một số đồng nghiệp của tôi, tôi cảm thấy họ tỏ ra lo lắng là giới quân sự đã bị dùng làm vật hy sinh trong chiến tranh ở Việt Nam. Tôi không tán thành cách suy nghĩ như vậy. Hoàn toàn rõ ràng là giới quân sự đã làm những công việc mà đất nước yêu cầu và hy vọng, và tôi tin rằng lịch sử sẽ phản ảnh thuận lợi đối với hoạt động của giới quân sự hơn là đối với các chính khách và các nhà vạch chính sách. Nhân dân Mỹ có thể đặc biệt tự hào một nguyên tắc cơ bản trong hiến pháp của nước ta quy định là dân sự kiểm soát quân sự. Là nhân dân mong muốn hòa bình, anh ta phải sẵn sàng ứng phó với những gian khổ của chiến tranh và cam chịu những vết sẹo của chiến tranh. Hết Chào Vĩnh Biệt Đại Tướng Westmoreland http://www.vlink.com/nlvnch/vinhbiet_westmoreland.html Jimmy Tòng Nguyễn * Ngày 18 tháng 7 năm 2005, qua hệ thống truyền thông Hoa Kỳ, chúng tôi đã nhận được hung tin Cựu Đại Tướng William Childs Westmoreland, Cựu Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh tại Việt Nam đã qua đời vì tuổi già tại tiểu bang South Carolina, hưởng thọ 91 tuổi. Đại Tướng Westmoreland được bổ nhiệm đến Việt Nam trong chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Đồng Minh vào giữa thập niên 60 trong lúc tình hình chiến cuộc Việt Nam đang trong thời kỳ sôi bỏng nhất. Ông đã thực hiện những quyết định mạnh mẽ vào thời gian đó để cố gắng giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng quân sự trong giai đoạn ngắn. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông đã bị ngăn cản bởi những quyết định chính trị từ Washington D.C. Sau cùng, ông đã được thuyên chuyển ra khỏi Việt Nam về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ với chức vụ cuối cùng là Tham Mưu Trưởng Lục Quân trước ngày giải ngũ. Nhận định về cuộc chiến tại Việt Nam, Đại Tướng Westmoreland vẫn luôn khẳng định là, "Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa." Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987; đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn, "Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn." (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.) Cả hội trường New Orleans Convention Center gồm hàng ngàn cựu quân nhân Việt-Mỹ và gia đình đã ôm choàng lấy nhau mắt lệ nghẹn ngào vì lời xin lỗi đầy tình huynh đệ chi binh của Đại Tướng Westmoreland. Ngay lúc đó từ hàng ghế danh dự, chúng tôi đã bước ngay đến vị trí của diễn đàn, đứng trong thế nghiêm, chào tay để cám ơn Đại Tướng Westmoreland, một vị tướng lãnh đạo đức và là một người bạn đồng minh khả kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến giờ lâm chung. Mùa hè năm 1987, chúng tôi đã được vinh dự đón nhận trọng trách của Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại để đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại thành phố New Orleans, Louisiana. Chúng tôi đã đạt thư mời Đại Tướng và Bà Westmoreland cùng nhiều tướng lãnh Việt-Mỹ khác về tham dự buổi lễ. Nhiều tướng lãnh Việt-Mỹ đã nhận lời tham dự, ngược lại một số cựu tướng lãnh V.N.C.H. khác đã viện nhiều lý do khác nhau từ chối không tham dự. Sự hiện diện của Đại Tướng Westmoreland đối với Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực V.N.C.H. năm 1987 đã nói lên sự ngưỡng mộ của cá nhân ông đối với tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực V.N.C.H. trong suốt cuộc chiến. Trong những cuộc mạn đàm thân mật với Đại Tướng và Bà Westmoreland sau đó, Đại Tướng đã bày tỏ sự bất đồng về đường lối chánh trị của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ; đồng thời ông cũng bùi ngùi nhắc đến thời gian phục vụ của ông tại Việt Nam, những người bạn đồng minh còn lại tại Sài Gòn, cũng như sự bức tử Việt Nam Cộng Hòa vào tháng Tư năm 1975. Vào giữa thập niên 90 qua lời mời của một hệ thống truyền hình Hoa Kỳ để đến Hà Nội tham dự một cuộc đàm thoại trực tiếp truyền hình cùng với Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và hai cựu tướng lãnh Cộng sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng, Đại Tướng Westmoreland đã mạnh mẽ bác bỏ lời mời này. Một trong những lý do là vì Đại Tướng Westmoreland không muốn làm buồn lòng những người bạn Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi rất xúc động vì sự ra đi đột ngột của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Được vinh dự tiếp xúc nhiều lần với Đại Tướng và Bà "Kitsy" Westmoreland sau năm 1975, tôi rất khâm phục khí phách và cá tánh trung thành của Đại Tướng. Đại Tướng Westmoreland rất cởi mở và thành thật. Nhân dịp sinh nhật 80 tuổi của Đại Tướng vào năm 1994, chúng tôi cùng một số anh em cựu quân nhân Q.L.V.N.C.H. được vinh dự tham dự lễ sinh nhật của Đại Tướng Westmoreland và tái ngộ với ông tại Long Beach, California. Đại Tướng Westmoreland đã lộ vẻ hớn hở ra mặt mỗi khi có dịp tiếp xúc với anh em cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Theo tin tức từ gia đình Đại Tướng Westmoreland, chúng tôi được biết là tang lễ của Đại Tướng sẽ được cử hành vào ngày Thứ Hai 25 tháng 7 năm 2005 tại trường Đại Học Quân Sự West Point, nơi mà Đại Tướng đã tốt nghiệp sĩ quan và khởi sự đời binh nghiệp. Linh cửu của Đại Tướng Westmoreland sẽ được mai táng theo lễ nghi quân cách trong khuôn viên trường Đại Học Quân Sự West Point bên cạnh những danh tướng khác của Hoa Kỳ như Cố Thống Tướng MacArthur, Cố Đại Tướng Patton, v.v... Một cuộc chiến đã tàn, một đời binh nghiệp đã qua đi, một trang sử được lật qua với bao nhiêu kỷ niệm thời chiến tranh và hậu chiến Việt Nam với Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland. Việt Nam Cộng Hòa đã mất đi một người bạn đồng hành, một chiến sĩ tự do và một đồng minh trung thành đáng mến. Chúng tôi xin thành kính nghiêng mình trước sự ra đi đau buồn của Đại Tướng William Childs Westmoreland. Nguyện xin cho linh hồn Đại Tướng được yên nghỉ cùng những chiến hữu tự do đã ra đi trước ông và ước mong rằng cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ không bao giờ quên một người bạn trung kiên, một cựu tướng lãnh chỉ huy can trường trước mọi áp lực chính trị, một chiến sĩ tự do vẫn luôn đứng về phía chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa như Cố Đại Tướng William Childs Westmoreland. Xin chào vĩnh biệt Đại Tướng. *Chú Thích: Trích từ Việt Báo ngày thú năm 7/21/05. Good bye General Westmoreland According to the press on July 18th, 2005, General Williams Childs Westmoreland, Former Commanding General of Allied Forces in Vietnam has passed away in natural cause, in South Carolina, at the age 91. During the critical situation of the war in Vietnam, General Westmoreland has been assigned to a position of Commanding General of Allied Forces. At that time with a great effort, he had a strong decision to solve the war within a short period. Somehow, his plans have been blocked by a political decision from Washington, D.C. Later on, he has been transferred back to the States with his last position as Chief of Joint General Chief of Staff before he retired. For his point of view about the Vietnam War, General Westmoreland always said: "We are not losing in Vietnam, but we never kept our promises with our ally, the Army Republic of Vietnam." During the celebration to memorize the ARVN's day in New Orleans in 1987, he said upfront of thousand American and Vietnamese veterans: "On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys". Thousand South Vietnamese and American veterans were crying of his sincere apologize in the Auditorium Convention Center. During the ceremony we gave him a full military salutation to appreciate and give high respect to a former General who was a former ally of the ARVN until its last minute. Summer 1987, represented the Association of the former ARVN's Soldiers overseas, we organized the Day in New Orleans, in the remembrance of ARVN. We invited the honorable lady Westmoreland and the General, and a number of Vietnamese and American generals. Some of them have accepted the invitation, and some of them could not join us. The presence of General Westmoreland during the ceremony has been cited as his admiration to the Spirit of Fighting of ARVN Forces during the war. From the friendly conversation with him and his lovely wife, General Westmoreland has also expressed about his opposition to the Political Strategy of the American Government. He also expressed deep emotions about the death in South Vietnam in April 1975 with a high emotional. He reminisced the old time during his service in Vietnam. In the mid of 1990, he strongly rejected the invite from an American TV corporate to come to Vietnam to discuss about the Vietnam War with the former Defense Secretary Robert McNamara and two former Communist Generals whom are Vo Nguyen Giap and Van Tien Dung. The main reason was General Westmoreland did not want to betray his former alley. We are very sorry of the loss of the General. We met a number of times with General and Mrs. "Kristy". We always respect his personality, his loyalty and his morality. General Westmoreland was a sincere and open mind person. We were privileged to attend to his 80th birthday in 1994, and to meet him again at Long Beach, California, General Westmoreland was always excited to meet with the former ARVN's soldiers. Based on the family wish, the funeral of General Westmoreland will be held with a full military ceremony on Monday the 25th of July, 2005 at West Point Military Academy, the place where he started his military career, and will lay rest in peace in the same place next to some famous American Generals as Formal Marshall Mac Arthur, former General Patton, etc. For him the war was over, a career has gone, and another page of history has turn over with a lot of souvenirs of the past or after the war time. The Republic of Vietnam has lost a good companion, a free warrior, and a loyal ally. We were so sorry for the loss of General Williams Child Westmoreland. May God bless his soul, and rest in peace with others free warriors who left before. We expect that the Vietnamese Community of Overseas will never forget our loyal friend, a courageous soldier never been afraid of any political pressures, although a warrior of the free world always stays side by side with the Republic of Vietnam. Translated by Trung Pham Tóm lược các nhận định của Đại Tướng Westmoreland trong Cuộc Chiến Việt Nam: 1-"Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa." 2-"Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn." (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.) 3- “Thế nhưng lịch sử rất có thể đánh giá rằng nhảy vào Việt Nam là một trong những sai lầm lớn nhất của đất nước chúng ta. Mặt khác lịch sử cũng có thể đánh giá được rằng sự giúp đỡ của Mỹ cho Nam Việt Nam là một trong những cuộc thập tự chinh cao cả hơn hết của con người.” 4-“Tôi hy vọng là chúng ta dù sao cũng không trói tay người Nam Việt Nam khiến họ không được có những hành động thích đáng để đảm bảo an ninh cho nhân dân Nam Việt Nam.” Theo ý kiến tôi, nước Mỹ đã ký một hiệp định quốc tế long trọng có liên quan đến vận mệnh của nước khác và khi làm như vậy là đã có một nghĩa vụ tinh thần rõ ràng phải đảm bảo cho hiệp định đó được thi hành.” 11.Vanuxem: Tiểu sử : Đại Tướng Vanuxem, từng là sĩ quan cao cấp của quân đội Pháp tại chiến trường Bắc Việt cho đến 1954, sau đó thỉnh thoảng vẫn có sang thăm Việt Nam với tư cách một tướng Pháp, thượng khách của Việt Nam Cộng Hòa. Ông là sĩ quan trừ bị trong quân đội Pháp. Lúc bị động viên ông là giáo sư, đã có bằng tiến sĩ Văn Chương (Docteur ès Lettres), bằng tiến sĩ Toán (Agrégé ès Math.) và bằng tiến sĩ Khoa Học (Agrégé ès Sciences). Ông được Tướng De Lattre de Tassigny gọi sang Việt Nam như một sĩ quan tùy viên với cấp bậc trung úy. Nhưng khi sang đến Việt Nam ông lại xin tình nguyện ra chỉ huy một đơn vị tác chiến để được ra mặt trận, và xin được phục vụ ở chiến trường Bắc Việt, lúc đó đang thật sôi động. Trong hai năm liền ông được thăng cấp 3 lần, toàn là tại mặt trận. Sau đó ông được gọi về chỉ huy Trường "đào tạo chỉ huy trưởng binh đoàn", với cấp bậc trung tá, rồi đại tá (lúc bấy giờ được gọi nôm na là "cours tactiques", tiền thân của trường Chỉ Huy và Tham Mưu của QLVNCH sau nầy). Hầu hết các tướng lãnh của VNCH chúng ta đều xuất thân từ trường nầy. Ông là một sĩ quan rất bình dân, ăn mặc rất xuề xòa không giống như các sĩ quan Pháp khác, nhưng tất cả các sĩ quan khóa sinh đều rất mến phục ông sau vài ngày nhập trường vì tài giảng dạy của ông cũng như về đức tính của ông. Sau đó Ông ra coi binh đoàn chiến thuật số 3, hoạt động ở Khu Nam, thuộc lực lượng bộ binh Bắc Việt (Groupement Tactique No 3/ Zone Sud/FTNV). Ông về nước năm 1954 với cấp bậc đại tá và thỉnh thoãng ông vẫn sang VN. Đầu năm 1975 ông có mặt thường trực tại VN và bị cộng sản trục xuất về Pháp khoản tháng 5/75. Ông qua đời năm 1982, nhưng trước khi nhắm mắt ông vẫn còn nhớ đến VN, nên đã có trao lại cho trung tướng Trần văn Trung Chủ Tịch hội Cựu Chiến Sỉ tại Pháp, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, một kỹ vật rất quý mà ông đã được Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long trao tặng lúc Ông tháp tùng Tổng Thống Thiệu đáp trực thăng xuống An Lộc trong mùa hè đỏ lửa 1972. Đặc biệt từ đầu năm l975 Ông Vanuxem đã thường xuyên có mặt tại Sài Gòn, nên ông đã phân tách rất chính xác về những sự kiện, những nguyên nhân và những hậu quả của sự việc "Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử", chẳng những đối với quốc gia Việt Nam mà còn đối với nước Pháp và cả Thế Giới nữa. VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ ( LA MORT DU VIETNAM ) Vanuxem THAY LỜI TỰA Ngày quốc hận 30/4/1975 đã qua đi trên 20 năm rồi. Trong khoản thời gian 20 năm đó đã có rất nhiều người viết hay nói về những ngày cuối cùng của tháng tư đen lịch sử nầy, và gần đây nhất chúng ta thấy có ông Mac Namara cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, với quyển hồi ký "Nhìn Lại Thảm Kịch và Những Bài Học Việt Nam" (In Retrospect, The Tragedy And Lessons Of Việt Nam). Ông cho tung ra quyển nầy vào đúng lúc cộng sản Việt Nam làm lễ lớn khắp nước ăn mừng 20 năm ngày mà họ cho là "Đại Thắng Mùa Xuân", mừng ngày chiến thắng "Mỹ-Ngụy"! Hồi ký của ông đã để lộ hẳn cái hèn của một chánh khách Mỹ có tầm cỡ, vì ông không biết thẹn là đã có hành động phản bội với đồng minh, vừa bàn giao Việt Nam Cộng Hòa cho bọn cộng sản (nếu không muốn nói là bán đứng), vừa đổ hết trách nhiệm mất nước cho quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã khóc (nước mắt cá sấu!) khi bị phỏng vấn trên đài ABC, thật tội nghiệp ! có lẽ khóc vì quá mắc cở và vì có quá nhiều mặc cảm tội lỗi trong chiến lược "phải để cho ta bị chiến bại". Ông không hề khóc cho 58,000 quân nhân Mỹ các cấp dưới quyền ông đã phải bị hy sinh oan uổng cho cái "thuyết domino" mà đến giờ nầy ông mới cho là sai, làm tủi hổ vong linh những người đã bỏ mình cho chính nghĩa chống Cộng của Thế Giới Tự Do (trong thời kỳ còn chiến tranh lạnh) đồng thời làm nhục cả quân nhân các cấp thuộc đủ mọi quân binh chủng Hoa Kỳ đã từng tham gia anh dũng trong cuộc chiến ở Việt Nam. Dĩ nhiên ông cũng không bao giờ nghĩ đến hay nhắc đến quân dân cán chính miền Nam Việt Nam mà hai đời Tổng Thống Hoa Kỳ vẫn gọi và xem họ là người đồng minh kiên cường trong nhiệm vụ chống Cộng, giữ vững tiền đồn chống cộng của Thế Giới Tự Do ở Đông Nam Châu Á. Người ta còn thấy rõ cái tồi của ngài Mc Namara là ngài "phải khóc" để được Cộng Sản cấp chiếu khán cho ông qua Việt Nam vào tháng 9/95 nầy (cũng lại là quyền lợi trên hết!) chớ không phải khóc vì trách nhiệm lịch sử của một "kiến trúc sư" về chánh sách của Hoa Kỳ từ thập niên 60 để nướng sống trên 50 ngàn chiến binh Mỹ và trên 3 triệu quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa. Thật đáng tội nghiệp cho một người khoác áo chánh khách Mỹ có tên tuổi như ông mà cho đến 20 năm sau cuộc chiến ông vẫn còn chưa hiểu tý gì về con người Cộng Sản, mãi đến 20 năm sau mới vừa "biết được ta mà chưa biết được người" nên thua nhục là quá đúng!!! Bây giờ chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với anh chị em trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản của chúng ta một quyển sách nhỏ có tựa đề là "LA MORT DU VIệT NAM" . Lẽ ra chúng tôi phải dịch là "SỰ SỤP ĐỔ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA". (Hai chữ "Việt Nam" mà người Pháp thường dùng là để chỉ cho quốc gia VNCH, và "Bắc Việt" là danh từ họ thường gọi để chỉ cho VNDCCH), hoặc để tỏ lòng kính trọng tác giả chúng tôi phải dịch sát nghĩa là: "Cái chết của nước Việt Nam ", nhưng chúng tôi xin dịch là "Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử" để cho thêm rõ nghĩa sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975. Tác giả quyển sách bé nhỏ nầy là Đại Tướng Vanuxem, từng là sĩ quan cao cấp của quân đội Pháp tại chiến trường Bắc Việt cho đến 1954, sau đó thỉnh thoảng vẫn có sang thăm Việt Nam với tư cách một tướng Pháp, thượng khách của Việt Nam Cộng Hòa. Ông là sĩ quan trừ bị trong quân đội Pháp. Lúc bị động viên ông là giáo sư, đã có bằng tiến sĩ Văn Chương (Docteur ès Lettres), bằng tiến sĩ Toán (Agrégé ès Math.) và bằng tiến sĩ Khoa Học (Agrégé ès Sciences). Ông được Tướng De Lattre de Tassigny gọi sang Việt Nam như một sĩ quan tùy viên với cấp bậc trung úy. Nhưng khi sang đến Việt Nam ông lại xin tình nguyện ra chỉ huy một đơn vị tác chiến để được ra mặt trận, và xin được phục vụ ở chiến trường Bắc Việt, lúc đó đang thật sôi động. Trong hai năm liền ông được thăng cấp 3 lần, toàn là tại mặt trận. Sau đó ông được gọi về chỉ huy Trường "đào tạo chỉ huy trưởng binh đoàn", với cấp bậc trung tá, rồi đại tá (lúc bấy giờ được gọi nôm na là "cours tactiques", tiền thân của trường Chỉ Huy và Tham Mưu của QLVNCH sau nầy). Hầu hết các tướng lãnh của VNCH chúng ta đều xuất thân từ trường nầy. Ông là một sĩ quan rất bình dân, ăn mặc rất xuề xòa không giống như các sĩ quan Pháp khác, nhưng tất cả các sĩ quan khóa sinh đều rất mến phục ông sau vài ngày nhập trường vì tài giảng dạy của ông cũng như về đức tính của ông. Sau đó Ông ra coi binh đoàn chiến thuật số 3, hoạt động ở Khu Nam, thuộc lực lượng bộ binh Bắc Việt (Groupement Tactique No 3/ Zone Sud/FTNV). Ông về nước năm 1954 với cấp bậc đại tá và thỉnh thoãng ông vẫn sang VN. Đầu năm 1975 ông có mặt thường trực tại VN và bị cộng sản trục xuất về Pháp khoản tháng 5/75. Ông qua đời năm 1982, nhưng trước khi nhắm mắt ông vẫn còn nhớ đến VN, nên đã có trao lại cho trung tướng Trần văn Trung Chủ Tịch hội Cựu Chiến Sỉ tại Pháp, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, một kỹ vật rất quý mà ông đã được Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long trao tặng lúc Ông tháp tùng Tổng Thống Thiệu đáp trực thăng xuống An Lộc trong mùa hè đỏ lửa 1972. Đặc biệt từ đầu năm l975 Ông Vanuxem đã thường xuyên có mặt tại Sài Gòn, nên ông đã phân tách rất chính xác về những sự kiện, những nguyên nhân và những hậu quả của sự việc "Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử", chẳng những đối với quốc gia Việt Nam mà còn đối với nước Pháp và cả Thế Giới nữa. Những nhận xét rất tỷ mỉ và tế nhị, có lúc hơi tếu và lộ vẻ biếm nhẻ, của từng sự việc một mà ông đã đích thân mắt thấy tai nghe tại chỗ trong những ngày lịch sử nầy, khác hẳn những tiếng "khóc dở hơi" của "ngài" Mc Namara. Văn ông chan chứa tình cảm rạt rào, khóc cho người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa và xót thương cho số phận đau thương của người dân Miền Nam Việt Nam dưới ách thống trị và gông cùm của người Cộng Sản. Chúng tôi cố gắng dịch sao cho được sát ý sát nghĩa chừng nào hay chừng nấy, miễn là không "phản ý hay phản nghĩa", vì tiếng Pháp là tiếng ngoại quốc mà trình độ học vấn của tác giả cao hơn bậc thầy của chúng tôi, trong lúc chúng tôi thì ngoại ngữ còn quá thấp, văn thì luộm thuộm, chỉ mong sao lột được hết những lời hay ý đẹp của tác giả, những lời tâm tình của một người không phải chiến hữu mà như một chiến hữu thân thương, một người không hẳn là một đồng minh mà như một đồng minh trung tín... Hơn thế nữa, về mặt chánh trị và quân sự, đại tướng là một nhân vật thuộc đẳng cấp quốc tế, những nhận xét của ông rất chính xác, có tầm mức chiến lược, đôi lúc ngoài tầm hiểu biết nông cạn của chúng tôi. Do vậy, xin quý anh chị em độc giả niệm tình thông cảm cho những sơ sót của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng xin được đón nhận những sự góp ý, chỉ bảo và sửa chửa nếu có, để bản dịch được thêm phần đúng đắn và phong phú thêm. Kính, Dương hiếu Nghĩa. Sách “Việt Nam Cộng Hoà bị bứt tử” của Đại Tướng Pháp Paul Vanuxem : http://baovecovang.wordpress.com/2009/04/18/vnch-b%e1%bb%8b-b%e1%bb%a9c-t%e1%bb%ad-ph%e1%bb%a5-b%e1%ba%a3n-d%e1%ba%b7c-bi%e1%bb%87t/ VIỆT NAM CỘNG HOÀ BỊ BỨC TỬ (110 trang) (LA MORT DU VIETNAM) Tác giả: Đại Tướng Vanuxem Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa CHƯƠNG 1 SỰ THẬT ĐÓ ĐÂY Ở xa lắm, xa thật xa phía bên kia trái đất, cách Paris của chúng ta khoảng 12.000 cây số, dọc theo bờ biển Đông, có những quốc gia giống như trong truyền thuyết hơn là trong thực tế, nơi đó có những câu chuyện gần như hoang đường rất hấp dẫn, coi như trong tưởng tượng mà là có thật. Như những biến cố tại nước Việt Nam, có gì đâu mà những người dân của Thế Giới Tự Do phải quan tâm đến? Vì lúc nào họ cũng đang bù đầu đối phó với những khó khăn triền miên về kinh tế… và ngay như những người Mỹ cũng vậy, mặc dầu họ vừa mới khéo léo rút chân ra được khỏi một cuộc chiến mà họ từng theo đuổi, họ cũng không muốn nghe đến những biến cố đó… Nhất là người Pháp chúng ta, khi nói đến Việt Nam thì ai cũng chỉ nghĩ đến các món ăn Việt Nam rất ngon miệng của các tiệm ăn người Việt ở Paris mà họ cứ gọi là “món ăn Tàu”. Họ không còn muốn nghĩ gì cả ngoài những kỹ niệm không mấy vui của một cuộc chiến đau thương mà người ta thường đề cao là “cuộc chiến đòi độc lập của các quốc gia thuộc địa”, mà nếu là một cuộc chiến đúng theo trào lưu của lịch sử như người ta nói thì cũng không một ai muốn tìm hiểu xem vì lý do gì nước Pháp chúng ta đã phải đổ vào đó quá nhiều công sức, tiền của, và sinh mạng. Để làm gì ? khi người ta đưa những người lính Pháp vượt trùng dương…trên những con tàu mà những thú vui đường dài chỉ có một tác dụng nhất thời làm cho họ quên đi nỗi buồn xa nhà, nhớ quê hương mà thôi, chớ không thể nào làm cho họ quên được những người chiến hữu thân thương đã được những con tàu nầy đưa đi luôn, đi mãi mãi không bao giờ trở về lại cố quốc … Và như thế thì có ai tin được là người Pháp chúng ta vẫn còn bị xúc động trước những biến cố mới đây của Việt Nam? Dù sao thì cũng chỉ là một việc nội bộ giữa người Việt và người Việt với nhau mà thôi phải không? Một cuộc nội chiến đẫm máu, tàn khốc… kéo dài trên 30 năm mà chỉ đưa đến một nền hòa bình không một ai mong đợi… Có ai tin được là nền hòa bình nầy đây, dù có đạt được với bất cứ giá nào, thì đó cũng chỉ là một sự thất bại của Thế Giới Tự Do, đặc biệt là của Hoa Kỳ, kéo theo những nguy cơ mới cho nền an ninh của nước Pháp chúng ta? Tất cả giới chánh trị người Pháp chúng ta đều không đồng ý một nền hòa bình như vậy, nhưng giới lãnh đạo của cái gọi là “thượng từng luân lý đạo đức” của thế giới lại tỏ vẻ thích thú! Thực tế hơn bao giờ hết, người dân Pháp chúng ta chỉ có hai chuyện phải bận tâm, đó là vấn đề kinh tế ở địa phương, và nhất thời vui hưởng hạnh phúc của chúng ta. Có cái gì quấy rầy chúng ta được nữa đâu? Người ta muốn đưa ra những chuyện vớ vẫn để khuấy động sự yên tĩnh của người Pháp chúng ta được sao? Vì làm sao tin được rằng cái hoa hòa bình vừa mới nở kia lại là một hột giống chiến tranh sắp nẩy mầm? Dù sao thì Tổng Thống Pháp cũng đã đoan chắc là người Pháp chúng ta vẫn có thể đi nghỉ hè một cách yên lành rồi! NƯỚC VIỆT NAM XA XÔI QUÁ ! Viện thăm dò dư luận Sofres vừa đưa ra câu hỏi:“Cuộc chiến ở Việt Nam vừa được kết thúc bằng một sự thắng trận của phe cách mạng và sự ra đi của người Mỹ, một sự kết thúc như thế, anh có bằng lòng hay không bằng lòng?” - Có 57% những người được hỏi trả lời là bằng lòng. - Có 15% những người được hỏi trả lời là không bằng lòng - Có 28% trả lời không có ý kiến, tức là dửng dưng. Nhìn từ xa xa, thì người ta có thể tưởng là chiến thắng của phe cách mạng là một cuộc giải phóng mà toàn dân hô hào đòi hỏi (có vài nhà báo đã có nhận định thiển cận như thế), và dân chúng đã tỏ vẻ vui mừng không tả được, giống như niềm vui của người Pháp chúng ta về ngày đình chiến 11/11/1918 hay niềm vui của người dân Paris khi Sư Đoàn 2 Thiết Giáp Pháp tiến vào giải phóng thủ đô nước Pháp hồi thế chiến 2 vậy. Có vài người trong số không ít phóng viên nói trên đã có mặt tại Sài Gòn hy vọng nắm bắt được biến cố lịch sử nầy, họ có vẻ bực mình vì không thấy có biển máu như họ đã mong đợi để cho họ có được những tấm ảnh đẹp và đắt giá… Như thế là họ chưa biết gì về những người Cộng Sản, thật tội nghiệp ! Sài Gòn năm 1975 cũng giống như Hà Nội năm 1954 vậy mà thôi! - “Bộ-đội họ cũng đứng đắn quá chứ nhỉ?” Các phóng viên nầy nói như thế vì họ không biết chờ đợi để mà xem! Họ không còn nhớ là hồi năm 1940 ngay tại nước Pháp cũng có nhiều người đã từng nói: - ’Người lính Đức cũng đàng hoàng quá chứ nhỉ?” Họ cũng ghi lại được một vài mẩu chuyện nho nhỏ, cũng thu được một vài hình ảnh mà họ luýnh quýnh lượm lặt được một cách vô bổ, có khi không còn có một giá trị gì nữa cả, trong một thời gian dài họ bị giữ lại tại Sài Gòn; trong khi đó thì người Nga họ bay ngay về Moscou để bán ngay những hình ảnh, tài liệu và tin tức sốt dẻo với một giá đắt hơn vàng, cho người Mỹ lúc đó đang đói tin. Hầu hết các nhà báo người Pháp chúng ta quá thật thà, tuy tin tức có trung thực nhưng cũng quá chậm so với tin tức mà cơ quan tuyên truyền của Cộng Sản đã “xào nấu sẵn” và “tung ra từ trước rồi”, nên ít được ai tin nghe. Vài tuần lễ sau khi Sài Gòn bị thất thủ, người Pháp chúng ta không một ai còn muốn nghĩ gì nữa cả, ngoài sự nhộn nhịp trên khắp các xa lộ đầy ấp các đoàn xe đi nghỉ hè. Thời sự có nóng bỏng thật, hấp dẫn thật, giật gân và có gây xúc động thật, nhưng rồi cũng theo thời gian mà trôi qua đi trong quên lảng, chỉ có ghi lại được một sự kiện lịch sử quá bi thảm: “Một quốc gia bị bức tử; Một dân tộc bị mất tự do và sẽ “bị sống” trong gọng kềm nô lệ: nước Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên trên bản đồ của thế giới.” Có một cái gì đó, giữa người Pháp chúng ta và cái miền Viễn Đông xa xôi kia, như một mối tình thắm thiết mà nước Pháp như một kẻ thất tình muốn cố quên đi… nhưng làm sao có thể làm ngơ cho được khi mà giữa đôi bên vẫn còn có một vài kỷ niệm tình cảm quá nồng thắm, và vẫn còn một vài việc chưa giải quyết xong? Hai chục năm về trước (1954), lúc đó vì quyền lợi nhất thời, người ta đã thỏa thuận chia cắt nước Việt Nam ra làm đôi thành hai miền Nam Bắc, tạm thời chỉ trong vòng hai năm thôi. Giải pháp nầy không tốt hơn biện pháp cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam bằng võ lực để tái thống nhất đất nước hay sao? Nếu cho biện pháp nầy là một điều hợp lý thì tại sao người Pháp chúng ta lại không bằng lòng? Hơn thế nữa các chánh phủ Pháp kế tiếp sau đó chỉ nhìn sự việc trên khía cạnh chánh trị mà không đánh giá được lòng thành thật của con người nên vô tình có những hoạt động theo chiều hướng thuận lợi cho một biện pháp như vậy, như bài “diễn văn PnomPenh” của tướng De Gaulle chẳng hạn (quá thiên cộng), do đó đã dẫn đến một sự kết thúc bi thảm như vừa rồi, âu cũng là một điều hợp lý mà thôi! Dù sao thì cũng là một việc đã rồi! Người ta đã xé nát những Hiệp Ước Genève và Hiệp Định Paris quá đắc tiền, quá vô ích và quá lỗi thời, theo đó những quốc gia có trách nhiệm bảo đãm cho sự thi hành đã không hề “nhúc nhích” theo đúng bổn phận của họ. Thế đấy, vũ khí và võ lực đã giải quyết thay cho những nhà ngoại giao tất cả những gì mà họ không thể giải quyết được. Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã mất, một chánh phủ cách mạng lên nắm quyền, gọi là để mang lại trật tự và phồn thịnh cho Miền Nam Việt Nam mà họ cho là ở đó chỉ có hỗn loạn và tham nhũng! Người Pháp chúng ta cũng chẳng biết phải làm gì hơn, vì dù sao cũng là chuyện nội bộ của một quốc gia xa lạ, chúng ta lấy quyền gì để “xía vào” để rồi phải gánh lấy tội vạ lây? Mặc kệ! Chế độ nào cũng vậy thôi! Chỉ có những sự thật là đáng kể, nếu xét trên khía cạnh chánh trị. Chúng ta chẳng có gì cần phải thắc mắc để tự đặt ra cho mình những câu hỏi về một sự việc mà nó chỉ có đem lại phiền não cho lương tâm của chúng ta mà thôi. Dù sao thì người ta cũng cho đó là một nền hòa bình, một nền hòa bình mà Đức Thánh Cha cũng đã khen ngợi… nhưng có một điều mà ai cũng tò mò muốn biết, đó là sau Lê Đức Thọ và Kissenger (giải Nobel về Hòa Bình năm 1954), ai là người sẽ được giải thưởng Nobel về hòa bình (1975) đây ??? Tuy nhiên xuyên qua cái tang mà chúng ta phải chịu về cái chết của một quốc gia bạn, một quốc gia coi như có họ hàng gần với nước Pháp, một quốc gia mà người dân chỉ mong cầu có được sự tự do mà thôi, vẫn còn một vài điều mà vì quyền lợi của người Pháp, chúng ta cần phải rút ra những bài học từ biến cố bi thảm nầy, vì có rất nhiều nguyên nhân đủ loại đã đưa một dân tộc đến chỗ tuyệt vọng để từ đó phải tự hủy mình sau một cơn hấp hối thật ngắn, nhưng thật kinh khủng. Vì, nếu hằng ngày vẫn có từ 15 đến 20 vụ tự tử, cá nhơn có tập thể có, chỉ nội trong một thành phố lớn và đẹp như Sài Gòn mà người ta gọi là “đã được giải phóng”, thì phải chăng đây là cả một quốc gia, cả một dân tộc đang thật sự lao mình vào cái chết…(từ trang 1-7). ….Thật vậy, người ta chỉ cần đọc tờ “Le Courrier Du Viêt Nam”, (tờ báo Cộng Sản in thì in tại Hà Nội, nhưng phát hành thì nói là in tại Paris, phát ra rất nhiều và cùng khắp nước Pháp), người ta sẽ biết diễn tiến của cái mà người ta gọi là “giải phóng Sài Gòn” như sau : “Giải-phóng-quân chúng tôi tiến vào trung tâm thành phố Sài Gòn giữa những rừng “cờ và tiếng hoan hô vang dậy của hằng trăm hằng trăm ngàn đồng bào (..?..). Từ “hai bên đường, từ những đại lộ, trên nhiều, nhiều cây số, đồng bào tràn ra hoan hô “chào đón đoàn quân giải phóng chúng tôi (.?..). Phối hợp hành động với lực lượng “của giải-phóng-quân, dân chúng Sài Gòn đã nổi dậy (..?..) trong tất cả các khu “phố, tiếp tục truyền thống đấu tranh lâu đời xứng đáng được mang tên “Hồ chí Minh”. Sài Gòn đã được giải phóng. Đó là một món quà rất đẹp được kính dâng lên “cho vị lãnh tụ kính mến vào đúng ngày sinh thứ 85 của Người. Cuộc xăm lăng của “đế quốc Mỹ đã bắt đầu từ thành phố Sài Gòn, Sài Gòn đã đi đầu trong cuộc chiến, “và Sài Gòn là nơi đã diễn ra trận đánh vinh quang cuối cùng của cuộc chiến, một “trận chiến thắng cuối cùng…” Và đó là sự thật của lịch sử được họ chánh thức đưa ra. Nhưng chỉ là một “sự thật hoang tưởng” mà Bắc Việt và Việt Cộng dựng lên để dựa theo đó để còn “cai trị” dân chúng sau khi chiếm được Miền Nam. MỘT CHIẾN BẠI CỦA CẢ HAI NƯỚC PHÁP VÀ HOA KỲ Thực tình mà nói thì sự thật lại không đúng như vậy! Những hậu quả sau đó ngay tại Việt Nam không giống như những hậu quả của một chiến thắng mà những người mang danh là giải phóng trong một cuộc chiến tranh cách mạng chỉ nhằm vào một mục đích cuối cùng là “giải phóng” thật sự cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Biến cố nầy có hậu quả là gây được tiếng vang quốc tế, và có một tầm quan trọng đặc biệt đến cả tình hình chiến lược toàn cầu. Thật vậy, không những nước Pháp phải quan tâm vì những thiệt hại trực tiếp mà quốc gia nầy phải gánh chịu, mà cả Thế Giới Tự Do cũng phải duyệt lại sách lược phòng thủ, và an ninh và cho sự tự do của mình. Nếu cần có một sự bảo đãm nào đó thì không gì hơn là hãy nghe chính miệng ông Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tuyên bố tại Hà Nội về “ba chiến thắng đã đạt được” như sau: - “Quốc gia chúng ta được mang một dấu ấn danh dự, hãnh diện là một nước đã oanh liệt đánh bại hai đế quốc lớn, đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, đồng thời bằng hai chiến thắng nầy đã đóng góp rất thích đáng vào phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới” Như vậy là chiến dịch Hồ chí Minh xua quân đội Miền Bắc tiến chiếm Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến vào năm 1975 thật ra là một sự chiến bại của cả hai nước Pháp và Hoa Kỳ, đồng thời Cộng Sản đã đạt được một trong những mục tiêu quan trọng trên con đường chiến lược toàn cầu của họ. Thế nhưng, người ta phải hiểu rằng tất cả những người dân tự do đều rất quan tâm đến những gì đang xảy ra tại Miền Nam Việt Nam, vì chúng ta ai cũng dư biết rằng một chánh thể độc tài Cộng Sản khi đã chiếm được chính quyền rồi thì không bao giờ biết đến hai chữ “nhân đạo” như họ thường rêu rao, và đối với người Pháp chúng ta hai chữ “tự-do” lúc nào cũng vẫn là một tài sản quý báu hàng đầu, không ai chạm đến được!(trang 7-9) Vào tháng giêng năm 1975, để đo phản ứng của Việt Nam Cộng Hòa và nhất là của Hoa Kỳ, Bắc Việt tung quân từ phía biên giới Campuchia tiến đánh dữ dội tỉnh lỵ Phước Long. Trong khi Bộ Tư Lệnh Miền Nam Việt Nam dè dặt trong thế bị động, thì phía Hoa Kỳ không có hành động tiếp ứng. Do vậy, Bắc Việt rất tự tin, nên ngày 12 tháng 3/75, họ bắt đầu cho mở cuộc tấn công. Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Vùng 2 Chiến Thuật, một trong số các tướng lãnh giỏi của Miền Nam Việt Nam, đang cố gắng thực hiện một cuộc hành quân triệt thoái, đưa hết lực lượng ở Cao Nguyên của Ông về Duyên Hải theo lệnh của Tổng Thống Thiệu. Lực lượng nầy đang nỗ lực phòng thủ tuyến Kontum Pleiku, sau khi tỉnh Ban Mê Thuột ở phía Nam bị thất thủ. Cuộc rút quân được diễn ra trong hỗn loạn, quân dân tranh nhau chạy tán loạn trong kinh hoàng, vô trật tự…. Vùng Cao Nguyên mất, và Miền Nam Việt Nam bị cắt ngay ra làm hai mảnh. Quân Bắc Việt khai thác ngay chiến quả bất ngờ nầy, từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây qua và từ phía Nam lên, tất cả lực lượng đánh thẳng vào Vùng I Chiến Thuật, nằm về cực Bắc của Việt Nam Cộng Hòa, nơi đó có đế đô lịch sử Huế và thành phố lớn thứ nhì của Miền Nam Việt Nam, hải cảng và phi trường Đà-Nẵng. Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Vùng I / Quân Đoàn I, là một cấp chỉ huy giỏi và khôn khéo nhanh nhẹn nhất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, ông đã rất bình tĩnh ổn định lại tình hình của tỉnh Quãng Trị, bình tĩnh chịu đựng các lượn sóng liên tục khai thác thành quả của bộ đội Bắc Việt, để rồi cuối cùng Ông đấy lui họ về tận sông Bến Hải mà không bị một thiệt hại đáng kể nào. Lúc này (1975) ông đã dùng sư đoàn Bộ Binh và các đơn vị địa phương quân như là lực lượng phòng thủ diện địa, giữ hai sư đoàn chánh quy tinh nhuệ làm lực lượng trừ bị cho quân đoàn, đó là sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn Nhảy Dù. Với phương thức đó ông nghĩ là có thể giữ được cố đô Huế của mình. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố là cố đô Huế sẽ phải được cố thủ, nhưng Tướng Trưởng không được biết điều này. Do đó sau khi bất thình lình nhận được lệnh trả sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và sư đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn (đề phòng biến cố chánh trị) thì Tướng Trưởng quyết định rút quân, bỏ ngỏ cố đô Huế. Bất ngờ Tổng thống Thiệu lại ra lệnh tái chiếm cố đô Huế. Hàng trăm ngàn dân tỵ nạn làm nghẽn tất cả các trục giao thông, mọi phương tiện liên lạc đều gián đoạn, quân nhân các cấp chỉ còn nghĩ đến việc tự cứu lấy mạng sống của chính mình và gia đình mình nên các đơn vị chiến đấu tự rã hàng rã ngũ… và như thế thật sự là “mạnh ai nấy chạy” một cuộc tháo chạy vô trật tự và không còn một ai nghĩ đến việc phòng thủ Đà Nẵng nữa.(trang 10-11) KHÔNG! NHẤT ĐỊNH SÀI GÒN KHÔNG PHẢI “ĐƯỢC GIẢI PHÓNG” Các chiến xa Nga tiến vào Sài Gòn, một thành phố vui vẻ, sống động, lúc nào cũng nhộn nhịp và ồn ào với những tiếng xe du lịch lẫn xe mô tô….. Khi những trận chiến vô vọng vừa “bị chấm dứt” là các sự đi lại bắt đầu tấp nập bình thường ngay, như chẳng có việc gì xảy ra.Các toán tuần tiểu của Việt Cộng, những người nhỏ thó bé nhỏ trong bộ quân phục rộng phùng phình màu xanh lá cây, đầ̀u đội nón lá, một mảnh vải đỏ cột quanh bắp tay, chân mang dép râu làm bằng lốp xe cũ, đang nhè nhẹ bước đi, thận trọng tiến từ góc đường nầy sang góc đường khác, dừng lại ở mỗi ngã tư đường, hơi khó chịu trước những cặp mắt lạnh lùng và khi dể của khách bộ hành đang tản bộ bị bắt buộc phải bước chậm lại tránh xe Honda (vì các xe nầy không bao giờ ngừng xe lại để tránh khách đi đường) chớ không phải để tránh tiếng súng vốn đã chấm dứt hẳn từ lâu rồi. Bộ đội Bắc Việt thì từ trên xe cam nhông Molotova, tự vỗ tay để dân chúng vỗ tay theo, đúng y kiểu cộng sản, nhưng những cô gái đẹp trên đại lộ Tự Do (Catinat) lờ đi, không buồn đáp ứng… Một nỗi buồn vô tận được in đậm nét trên gương mặt của mọi người dân, vì Sài Gòn không còn nữa, Sài Gòn không còn là Sài Gòn đẹp, Sài Gòn vui nhộn nữa rồi…… Cũng đúng Sài Gòn là một rừng cờ thật đấy! Như một ngày lễ 14 tháng 7 thật sự vậy. Nhưng dĩ nhiên không có bóng một lá cờ nào của chế độ cũ, đó là một sự cẩn thận bắt buộc. Tuy nhiên người ta vẫn thấy nhiều lá cờ Pháp, cờ thật lớn, mà những người Pháp còn kẹt lại hay những người có quốc tịch Pháp cố ý treo lên trước cổng rào, hy vọng có được một sự bảo đãm an toàn nào đó. Người ta bận rộn suốt cả đêm, người ta đem ra những lá cờ hai màu xanh đỏ có ngôi sao vàng ở giữa của Việt Cộng, mãi đến hai ngày sau cờ đỏ sao vàng của Bắc Việt mới thấy xuất hiện. Và sau đó thì có lệnh của Ban Quân Quản Sài Gòn cấm treo cờ ngoại quốc, do đó cờ tam tài của nước Pháp không còn thấy phất phơ trong thành phố nữa. Một vài xe Molotova đầy nghẹt “bộ đội”, một vài chiến xa còn được cố ý cho ngụy trang để làm dáng với một vài cành lá xác xơ héo vàng cốt để nhắc cho người ta đừng quên đó là “xe tăng” của kẻ chiến thắng, được cho chạy rảo trên các đường phố. Đêm xuống… thay cho pháo bông mừng chiến thắng, người ta chỉ thấy được những vùng sáng rực của một vài kho đạn bị cho nổ đâu đó, và những tiếng nổ lớn trong các ngọn lửa đang bốc lên từ vài chiếc tàu chiến còn sót lại ở khu vực Bộ Tư Lệnh Hải Quân mà các thủy thủ đoàn không quên đốt bỏ trước khi hạ súng đầu hàng. Buổi trưa, tại phòng ăn của khách sạn, người ta vẫn còn dọn cho khách ăn như thường lệ, và một người bồi bàn đã đưa tay chỉ qua cửa kính, vừa cho các khách ăn trưa chú ý vừa reo to: - “Kìa, bọn Việt Cộng kìa”. Anh ta nói rõ là “Việt Cộng” chớ không nói là “quân giải phóng”. Một người khác vừa cúi xuống dọn ăn cho khách vừa nói khẽ bên tai: - “Chúng nó toàn là người Bắc! Người ta sẽ không chấp nhận chúng đâu, toàn là bọn người man rợ!” Và người ta nhắc lại nhận xét xa xưa của người dân Miền Nam: dân miền Bắc nhỏ con, có lẽ vì thiếu ăn, họ thấp hơn người dân miền Nam khoảng 20 phân. Thật vậy, đó là một loại người “Phổ” của Việt Nam, cũng giống như người Đức lúc mới bước chân vào nước Pháp vậy. Ngày hôm sau, người bạn trẻ gác thang máy cũng có nhận xét theo nhãn quan mơ mộng của anh, giọng buồn buồn: - “Bây giờ thì “bùm bùm” là để cho người khác! Đối với chúng tôi thìchiến tranh đã chấm dứt rồi, nhưng luôn luôn giống như còn chiến tranh vậy! Họ cũng vậy thôi, những công chức, cán bộ, thợ thầy và công nhân thuộc mọi loại hãng xưởng, và dân chúng… họ đều “bị gọi” phải đến họp mít tinh ngày mai, một cuộc họp “bất thần”, để kỷ niệm ngày lễ lao động 1/5 và mừng “ngày giải phóng Sài Gòn”. Trên bãi cỏ trước dinh Độc Lập, họ được nghe tướng chỉ huy ban quân quản Sài Gòn – Gia Định hô hào cổ võ. Họ bắt buộc phải để lộ bộ mặt vui vẻ và hoan nghênh đúng mức. Sau đó họ phải diễn hành, tay phải phất cờ Bắc Việt và cờ Việt Cộng, cờ giấy dĩ nhiên… Vẻ mặt buồn đau tủi nhục của một số lớn được che dấu rất kỹ và họ cũng không cần phải tiết lộ điều gì, hay đúng hơn là không dám nhỏ to với bất cứ ai dù là trong chỗ riêng tư thầm kín. Không, Sài Gòn không phải đã “được giải phóng”! Không, Sài Gòn cũng không phải đã “tự giải phóng” Tuyên truyền là một điều rất cần thiết cho tinh thần của quân đội xăm lăng Bắc Việt, họ hết sức ngơ ngác, ngỡ ngàng trước sự trù phú của thành phố Sài Gòn, vì họ vẫn đinh ninh như Bác và đảng đã khẳng định rằng họ vào Nam để giải phóng đồng bào của họ khỏi sự nghèo đói và nô lệ. Sự thật không phải như vậy ! Nhưng rồi tuyên truyền cũng rất cần thiết để “giáo hóa” người dân Miền Nam lúc nào cũng ương ngạnh và “phản động”. Con cá đã ở trong nước rồi, nhưng là nước “lạnh” và nó phải hiểu như vậy. Một trong những nhà báo có mặt tại Sài Gòn lúc đó, anh Lartéguy, một người mà ai cũng biết là rất vô tư, đã nói một câu nhận xét thẳng thừng: -”Cộng sản Miền Bắc đã chiếm thành phố Sài Gòn, “chiếm” chớ không phải “giải phóng”. Đây là một chiến thắng lớn về mặt quân sự, nhưng cũng là một chiến bại to về mặt tâm lý.” Muộn rồi! Đã muộn quá rồi! Dân chúng Sài Gòn đã từng không chịu nhận ách nô lệ lên cổ, đang khóc cho những chiến binh xấu số của họ… CHƯƠNG 3 SỰ PHẢN BỘI CỦA HOA KỲ Người Trung Hoa có một câu châm ngôn: “Thất trận rồi người ta mới đếm xác chết và mới đi tìm người trách nhiệm”. Phản ứng của người dân, thường hay trút hết trách nhiệm cho người lãnh đạo hoặc cho người lính chiến. Tại Việt Nam thì cả hai đều có phần trách nhiệm của mình, nhưng cả hai đều không thể làm gì hơn được với hai bàn tay trắng vì họ đã bị người ta tước hết khí giới từ lâu! Việt Nam là một nước nông nghiệp nên không thể sản xuất vũ khí được, do đó trong cuộc chiến, cả hai bên Miền Nam và Miền Bắc đều bắt buộc phải nhận sự viện trợ quân sự từ bên ngoài. Do vậy, người ta thường nói rằng chỉ cần chấm dứt viện trợ ngoại quốc cho cả hai bên Nam và Bắc thì ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam sẽ yếu dần và đi đến chỗ tàn lụi ngay, cuộc chiến đương nhiên phải chấm dứt. Nhưng cũng có người chỉ đứng về một phía, đã khẳng định quá đơn phương và khiếm diện rằng chỉ cần người Mỹ, hay đúng hơn là đế quốc Mỹ như người ta đã cáo buộc, chấm dứt mọi viện trợ kinh tế và quân sự cho Miền Nam Việt Nam, là Miền Bắc sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh nầy trong chiến thắng. Và đó là những điều đã xảy ra trên thực tế. Người ta đã từng cho rằng chiến tranh ở Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến giữa Miền Nam và Miền Bắc, vì nếu giữa người Việt với nhau thì không chóng thì chầy họ đã có thể đạt được một sự thỏa thuận nào đó với nhau rồi. Nhưng đây là một cuộc chiến tranh giữa các siêu cường quốc, mượn tay người Việt Nam (hay sinh mạng người Việt Nam cũng thế) và ngay trên lãnh thổ Việt Nam, để so tài hơn thua cao thấp với nhau, ngăn chặn nhau không cho bên nào bành trướng thêm ra hơn nữa, vì hai bên không thể trực tiếp đối đầu với nhau được, tránh bị tổn thất nặng có thể đi đến chỗ tiêu diệt lẩn nhau. Có điều là cả hai bên đều nuôi dưỡng một mối thù hằn mà nguyên nhơn không phải xuất phát từ nước Việt Nam vì nước Việt Nam không có gì để họ thiết tha quan tâm đến. HOA KỲ THÌ “NGĂN CHẶN” KHỐI CỘNG SẢN THÌ “XÂM CHIẾM, BÀNH TRƯỚNG” Người ta có thể thấy được rất rõ là Nga và Trung Quốc vẫn không bao giờ che dấu tham vọng xâm chiếm toàn cầu của họ theo đúng hướng chiến lược đã hoạch định từ trước, rất rõ ràng, và nếu Hoa Thịnh Đốn chỉ bo bo theo sách lược “tạo uy tín và bành trướng kinh tế” thì chiến lược đó của Hoa Kỳ hoàn toàn nằm trong thế thủ, bị động. Đặc biệt là ở Á Châu, Hoa kỳ nhất nhất theo thuyết “ngăn chặn” các bước tiến của cộng sản. Do vậy mà trên mảnh đất đầy hình ảnh đau thương và tàn khốc của cuộc chiến, người ta đã “đóng khuôn” cho Miền Nam Việt Nam trong nhiệm vụ phòng thủ thụ động, và các đồng minh lớn của họ không bao giờ muốn cho họ đi ra ngoài khuôn khổ nhiệm vụ đó, trong khi bộ đội Bắc Việt thì được tung ra trên khắp cả 3 nước Đông Dương, từ Lào, Cam Bốt đến Miền Nam Việt Nam, ẩn hình dưới danh nghĩa của lực lượng cách mạng Pathet Lào, Khmer đỏ, và Việt Cộng, để rồi cuối cùng họ cũng phải bỏ cái mặt nạ của họ ra, hiện “nguyên hình” là quân xăm lăng Bắc Việt, là kẻ chiến thắng, để tiến vào Sài Gòn. Tuy trận tấn công vào tỉnh lỵ Phước Long vào tháng 1/75 của bộ đội Bắc Việt là một cuộc tấn công có giới hạn (mà phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa một phần vì sợ bị nhử vào bẫy có thể bị hao quân và mất thêm chiến cụ, một phần cũng không có đủ lực lượng để đối phó được với một loại tấn công qui mô như vậy, nên không có phản ứng đối kháng mạnh), nhưng Hà Nội cũng thu lượm được quá đủ bằng cớ để chứng minh với những ai còn chút nghi ngờ, là “Hoa Kỳ không còn can thiệp vào chiến cuộc nữa”. Và như vậy là Bắc Việt cho tiến hành ngay cuộc tổng tấn công mùa xuân với đầy đủ bảo đãm, trong một sự an toàn tuyệt đối. Rõ ràng là Hoa Kỳ đã khuyến khích Bắc Việt bằng thái độ im lặng và quá thụ động của họ sau vụ tấn công quan trọng nói trên, vi phạm rất nặng và rất trắng trợn “Hiệp Định Paris 1973 Về Ngừng Bắn Và Tái Lập Hòa Bình Ở Việt Nam “. Thật ra, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã được báo động về thái độ “bất can thiệp” nầy của Hoa Kỳ từ lâu rồi. Trong những tháng 1, 2, và 3/75, đã có nhiều nghị sĩ dân biểu Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam và đã từng xác nhận với Tổng Thống Thiệu là “viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày sắp tới sẽ rất là mong manh trong may rủi”. Mỉa mai thay, viện trợ nầy trước đó đã được Tổng Thống Hoa Kỳ là ông Nixon long trọng tuyên hứa với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa!!!(trang 14-17) -http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=1314&Itemid=323 "Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa" tác giả là ông Jean Marie Mérillon, cựu đại sứ Pháp tại Sài Gòn năm 1975.Trong đó có nói về các công tác của Đại Tướng Vanuxem trong những ngày cuối cùng của Sài Gòn. 20/04/2010 bởi ovv NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CUẢ VIỆT NAM CỘNG HOÀ Dịch từ: “Việt nam Cộng hoà bị bức tử” cuả Đại tuớng General Vanuxem Bài nầy chỉ là một đoạn ngắn trích từ bản dịch tóm lược của quyển “Sài Gòn et moi”, mà tác giả là ông Jean Marie Mérillon, cựu đại sứ Pháp tại Sài Gòn năm 1975. Quyển sách nầy rất có giá trị về mặt lịch sử, từng được các báo Việt Nam tại Pháp đăng bản tóm lược vào thập niên 80. Chúng tôi xin tạm thời ghép bài nầy vào bản dịch “Việt Nam Cộng Hòa Bị Bức Tử “, phỏng dịch từ quyển “La Mort du Việt Nam” của đại tướng Vanuxem, như một phụ bản đặc biệt. Một vài đoạn cũng có liên quan đến tướng Vanuxem, nhưng quan trọng hơn đây là một đoạn hồi ký rất đặc biệt của một nhân chứng lịch sử trong những tháng đen tối nhất của Việt Nam Cộng Hòa, người đã đóng góp công sức cho một giải pháp với hy vọng cứu vãn được Miền Nam Việt Nam tạm thời khỏi rơi vào tay Bắc Việt, nhưng rất tiếc là không thành công vì nhiều lý do ngoài ý muốn của ông. (Quyển “Saigon Et Moi” được giới thiệu ngày 23/3/1985 tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris. Trong hàng cử tọa ngày hôm đó có một số nhân vật quan trọng lúc bấy giờ như cựu Tổng Thống Giscard d’ Estaing, thị trưởng Jacques Chirac, Ông Pierre Mesmer v.v… nhưng sau đó hình như tác giả không được phép của Bộ Ngoại Giao (hay của chánh phủ Pháp) nên không có thể phổ biến quyển sách nầy ra thị trường. Và cho đến giờ nầy không còn ai tìm thấy tung tích quyển sách nầy nữa ở bất cứ thư viện nào bên Pháp, kể cả Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris, cũng như sau nầy chính Ông Mérillon đã đính chánh ông không phải là tác giả của quyển “Saigon Et Moi” hay bất cứ quyển nào khác viết về Việt Nam. Tuy nhiên các báo Việt Nam tại Pháp lúc bấy giờ đều có đăng bản tóm lược của quyển sách nầy, mà bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ tại Paris là một. Hy vọng một ngày nào đó nếu có duyên may tìm được quyển sách quý “Sài Gòn et Moi” thì chúng tôi sẽ xin tiếp tục dịch để cống hiến cho quý vị độc giả. Bây giờ thì xin giới thiệu quý vị phụ bản đặc biệt nầy, trích từ tập san ĐA HIỆU). NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA NGƯỜI ĐI KHÔNG MUỐN LƯU LẠI BẰNG CHỨNG Đa.i Sứ Pháp tại VietNam Jean Marie Merillon Đã đến lúc Đại Sứ Martin phải nói thật với tôi: Nước Mỹ cần phải làm gì vào những ngày sấp tới khi Phan Rang thất thủ? Và Mỹ cần xác minh thái độ đối với Dương văn Minh mới hôm qua vừa đòi Nguyễn văn Thiệu từ chức . Ông Martin đã lưỡng lự rất nhiều rồi mới nói cho nước Pháp hay rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi Miền Nam . Còn nước Pháp thì muốn cố giữ Miền Nam bằng một chánh phủ trung lập giả định, biết rằng đó chưa hẳn là một liều thuốc hồi sinh cho toàn thể chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa một cách công hiệu, nhưng chẳng còn phương thức cấp cứu nào phù hợp với tình thế lúc đó. TỐI 18/4/75 : Qua điện thoại, lần thứ nhất Ông Martin mới nói ra ý định của Hoa Kỳ. Đối với chính trường nước Mỹ thì chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt sau Hiệp Định Paris năm1973. Vấn đề còn lại là giải thể Hoa Kỳ tại Đông Dương. Ông Martin muốn nhờ tôi làm trung gian chuyển đạt ý muốn của Mỹ cho phía Việt Cộng. Tôi bèn trả lời: - “Điều mà ông yêu cầu, tôi sẽ thõa mãn cho ông 5 tiếng nữa nếu không có gì trở ngại trong việc liên lạc. Tuy nhiên tôi phải phúc trình lên chánh phủ của tôi, vậy ông Đại Sứ gởi cho tôi một công hàm ủy thác làm việc nầy.” - “Không thể được” người ta không muốn lưu lại bằng chứng. - “Như thế từ giờ phút nầy nước Pháp sẽ đãm nhận vai trò hòa bình cho Việt Nam theo chủ thuyết của Pháp.” - “Chúng tôi cám ơn nước Pháp. Với tư cách cá nhơn tôi hoàn toàn chống lại chủ trương của Hoa Kỳ dành trọn quyền thắng trận cho Việt Cộng.” Sau đó chúng tôi chuyển sang phần tâm sự gia đình, hỏi thăm sức khỏe bà Đại Sứ v.v… Đại Sứ Martin cho biết nước Mỹ quá chán ngấy những vụ đão chánh trước kia nên để cho ông Thiệu từ chức rồi ra đi hơn là đão chánh. Vai trò của Nguyễn cao Kỳ không còn cần thiết sau khi Hoa Kỳ đã tặng phần thắng cho Việt Cộng. Ngày 30/4, trước 3 tiếng đồng hồ hạ cờ Hoa Kỳ sau 20 năm bay trên vòm trời Việt Nam, Đại Sứ Martin gọi điên thoại vấn an, chúc tôi ở lại xứ sở nầy tiếp tục sứ mạng hòa bình, đồng thời khuyến khích tôi “còn nước còn tát.” Công việc đầu tiên của tôi là liên lạc với Phan Hiền trong trại Davis (Tân sơn Nhất) cho biết chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam của Huỳnh tấn Phát muốn ấn định rõ thời hạn Mỹ rút quân khỏi Việt Nam . Phan Hiền bèn hỏi lại tôi là nên ấn định vào ngày nào? Sự giàn xếp người Mỹ ra đi cũng làm phiền phức tôi không ít. Ông trưởng phòng CIA xúi ông Tổng Giám Đốc Liên Đoàn Lao Công Việt Nam kiếm khoảng 20.000 người mặc quần áo nông dân biểu tình trước Tòa Đại Sứ Mỹ đòi Mỹ phải ở lại giúp Việt Nam. Ông Trần quốc Bửu hứa sẽ làm được, nhưng rồi chẳng thấy biểu tình chi cả. CIA chưa muốn đi vội, có vẻ muốn ở lại để tổ chức phá rối cộng sản như họ đã từng làm ở ngoài Bắc sau Hiệp định Genève 1954. Trưởng phòng thương mại Mỹ xin gia hạn đến tháng 6 để giúp các hảng thầu,ngân hàng, các nhà kinh doanh di tản các dụng cụ xí nghiệp, cơ xưởng máy móc về Mỹ. Nhưng rồi Đại Sứ Martin nhận được lệnh của Tòa Bạch Ốc là người Mỹ và tất cả những gì liên hệ đến Mỹ phải rời khỏi Việt Nam chậm lắm là cuối tháng 4/75. Đại tướng Pháp Vanuxem chạy chỗ nầy chỗ kia với thiện chí cố vấn cho ông Thiệu phản công, nhưng vô ích. Tôi được thông báo Mỹ đã sắp xếp ngày đi cho ông Thiệu đâu vào đó cả rồi. Tướng Vanuxem, người từng chỉ huy ông Thiệu, than thở với tôi: “Thiệu “lủy” không nghe “moa”, đánh giặc theo kiểu Mỹ sẽ thua không còn một mảnh đất để thương thuyết với Việt Cộng.” Ngày 18 tháng 4 chúng tôi xác nhận ngày di tản của Hoa Kỳ với Phan Hiền. Trước khi lập chánh phủ giả định, tôi xét phản ứng của Nga Sô và Trung Cộng. Nước nhiệt thành đầu tiên là Trung Cộng. Thủ Tướng Chu ân Lai điện cho Bộ Ngoại Giao Pháp là sẵn sàng hợp tác với Pháp để xây dựng một chánh thể trung lập tại Miền Nam nếu có thành phần MTGPMNVN tham dự. Tại Hànội, cuộc vận động với Đại Sứ Nga được xem là mấu chốt của vấn đề. Nhưng Đại Sứ Nga, ông Malichev từ chối, nói rằng: “Chủ quyền xây dựng chính thể Việt Nam do đãng cộng sản Bắc Việt quyết định. Ngoài tình hữu nghị cũng như các sự giúp đở Việt Nam, Nga chẳng có quyền hạn gì cả.” Lời tuyên bố đó giống như một kẻ ăn trộm nho bị bắt quả tang rành rành mà vẫn cứ chối bai bải là mình chỉ đi dạo mát trong vườn nho mà thôi. Chẳng là vì chúng tôi có đủ tin tức tình báo nói rõ có 5 vị tướng lãnh Nga có mặt trong Bộ Chỉ Huy chiến dịch Hồ chí Minh tại chiến trường Long Khánh. Không lẽ các vị ấy chỉ ngồi uống trà nói chuyện chơi với Văn tiến Dũng hay sao ? Toàn thể các nước Đông Nam Á lo ngại một nước Việt Nam độc lập dù dưới một chánh thể nào trong tương lai. Đối với họ, Việt Nam mãi mãi có chiến tranh bao giờ cũng có lợi hơn một Việt Nam hòa bình thống nhất. Theo quan điểm đó, khối Đông Nam Á tán thành Việt Nam được đình chiến trong trung lập hơn là thống nhất trong độc lập. Quan niệm nầy lan rộng cả Á Châu, đặc biệt là Nhật Bản, nước Nhật sẽ hết mình đóng góp cho Đông Dương trung lập. Duy có Nam Dương cực lực phản đối. Nam Dương chưa nguôi mối thù Trung Cộng đạo diễn cuộc đão chánh hụt năm 1965, nên bác bỏ giải pháp đình chiến tại Việt Nam có Trung Cộng tham dự. (Mãi đến năm 1978, tướng Suharto có gởi cho tôi một bức thơ tỏ ý hối tiếc là lúc đó chánh phủ ông đã có nhận xét sai lầm về những ý kiến của chúng tôi). Mao thì ghét cay ghét đắng Lê Duẫn thân Nga, thành thử những điều kiện Bắc Kinh đặt ra là phải hạ bệ đảng viên thân Nga, cầm chân quân Bắc Việt để dành cho MTGPMN tiến vô Sài Gòn. Thực ra nền trung lập đối với chúng tôi chỉ coi như tạm thời ngăn cản dòng nước lũ, cho Việt Nam Cộng Hòa tạm dung thân. Lời giao ước chánh trị khác hẳn với lời giao ước ngoại giao. Bắc Kinh chỉ giao ước bằng miệng là sẽ tìm cách cản trở Bắc Việt chậm nuốt Miền Nam , biện pháp quân sự coi như yếu tố cần phải có. (Rất tiếc chờ mãi đến năm 1978 Trung Cộng mới dùng biện pháp nầy để dằn mặt Việt Nam). Phần chúng tôi là phải đáp lời hứa là thành lập chánh phủ liên hiệp gồm 3 thành phần: Quốc gia, Đối lập, và MTGPMN. Chu Ân Lai đưa ra một danh sách: Trương như Tảng, Nguyễn thị Bình, Đinh bá Thi, thiếu tướng Lê quang Ba, trung tướng Trần văn Trà, ngỏ hầu làm lực lượng nồng cốt thân Tàu trong chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc Việt Nam. Điều kiện họ đưa ra thoạt nhìn thì không thấy có gì trở ngại, nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Vì những người nầy không có thực lực hay quyền hành gì cả. Toàn thể quyền hòa hay chiến đều do Lê Duẫn nắm cả. Trên Lê Duẫn một bực là Mạc tư Khoa. “Dường như đã từ lâu phe quốc gia lẫn phe cộng sản Việt Nam đều đã không có quyết định gì về số phận đất nước của họ” Móc nối với Trung Cộng thỏa thuận đâu vào đó cả rồi, sáng ngày 22/4 tôi mời phái đoàn Dương văn Minh vào tòa Đại Sứ tiếp xúc với chúng tôi. Phái đoàn nầy có nhiều nhân vật đang tập sự làm chánh trị, những kẻ chuyên sống nhờ xác chết của đồng bào họ: Huỳnh tấn Mẫm, Hoàng phủ Ngọc Tường, Ngô bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên, Lý quý Chung, Vũ văn Mẫu, Hồ ngọc Cứ v.v… Tôi thấy ông Dương văn Minh đã liên lạc quá vội với một thành phần vô ích. Những khuôn mặt nầy Bắc Việt chưa biết họ, còn hao công giúp Bắc Việt thì chỉ có việc chưởi tầm bậy chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đi ngay vào vấn đề hỏi chung trước mặt mọi người là: “Chúng tôi hết sức ủng hộ người Việt Nam thành lập một chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. Vậy trong những ngày sấp tới có những cuộc thương thuyết xảy ra, quí vị có đồng ý nhận quí vị là đại biểu các khuynh hướng chánh trị ở Miền Nam không ? Chiến tranh đang đến hồi dứt khoát phải có kẻ thua người thắng. Hảy cho chúng tôi biết, chánh phủ quí vị tới đây sẽ thua hay Việt Nam Cộng Hòa thua, hoặc MTGPMN thua ? “ Huỳng tấn Mẫm cướp lời Dương văn Minh nói trước: - “Thưa ông Đại Sứ Pháp, cuộc chiến nầy Mỹ đã thua, Tất cả người Việt Nam chúng tôi thắng trận” Căn cứ theo lời của Huỳnh tấn Mẫm, tôi đoán ngay hắn là một thứ bung xung trước thời cuộc, háo danh, sẵn sàng làm tôi mọi cho bất cứ chế độ nào chịu cấp phát tước quyền cho hắn. Nếu biết khôn và khách quan nhận định thì hắn phải nói như vầy: “Bọn phản chiến Mỹ thua trận, và tất cả người Việt Nam thắng trận trong một nền hòa bình rơi nước mắt.” Bà ni sư Huỳnh Liên nói nhiều lắm. Bà kể lể “tín đồ Phật Giáo bị kềm kẹp từ 20 năm qua, nếu cộng sản thắng thì đó là lời cầu nguyện của hàng triệu phật tử Việt Nam “ Luật sư kiêm chánh trị gia Vũ văn Mẫu có vẻ già dặn hơn. Ông đặt tiếng “nếu” ở mỗi mệnh đề để thảo luận. “Nếu” chính phủ tương lai mà trong đó có ông làm thủ tướng thì viễn ảnh hòa bình sẽ nằm trong tầm tay dân tộc Việt Nam v.v..” Ông cũng ngỏ lời cam ơn tôi dàn xếp thời cuộc để lập ván bài trung lập tại Việt Nam . Đây là buổi thăm dò quan niệm, nhưng những con cờ quốc tế đã gởi cho tôi từ trước không có Huỳnh tấn Mẫm, Ngô bá Thành, Huỳnh Liên, Vũ văn Mẫu và Lý quý Chung. Tôi lễ phép mời họ ra về, ngoại trừ đại tướng Dương văn Minh để thu xếp nhiều công việc khác. Tiển ra tận thềm sứ quán, tôi có nói mấy lời để họ khỏi thất vọng sau nầy : - “Thưa quí vị, thiện chí thành lập tân chánh phủ, điều đó không ai chối cải công lao của quí vị. Tuy nhiên thẩm quyền tối hậu giờ phút nầy nằm trong tay Hànội. Nước Pháp chỉ làm một việc có tính cách trung gian hơn là chủ động’ Mọi người trợn ngược tròng mắt nhìn tôi hết sức ngạc nhiên. Ông Vũ văn Mẫu nói nhỏ với tôi một câu bằng tiếng Latinh; “Tôi muốn đi Pháp nếu tân chánh phủ không đuợc Hànội nhìn nhận.” Khi trở vào, Đại tướng Dương văn Minh ngồi đó chờ tôi, nét mặt sung mãn, tự hào là đã nắm vững thời cuộc. Vừa nghe chuông điện thoại reo, tùy viên giao tế của chúng tôi giới thiệu người bên kia là Võ đông Giang. Đường dây điên thoại viễn liên nầy kêu qua tòa Đại Sứ Pháp ở Tân gia Ba rồi cũng dùng đường dây nầy chuyển về Bộ Ngoại Giao Hànội. Tại Hànội họ sẽ móc đường dây tiếp vận vô Nam để tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, vì ông nầy muốn gập tôi có chuyện gấp. Tôi đồng ý nhưng phải chờ hai tiếng đồng hồ nữa mới bắt xong đường dây như thế. KẾ HOẠCH THỨ NHẤT Thành phần chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc , đồng chủ tịch là hai ông Dương văn Minh và Trần văn Trà. Ba phó chủ tịch là Vũ văn Mẫu, Trịnh đình Thảo và Cao văn Bổng. Tổng trưởng quốc phòng Phạm văn Phú. Tổng trưởng ngoại giao Nguyễn thị Bình. Tổng trưởng tư pháp Trương như Tảng. Tổng trưởng nội vụ Vũ quốc Thúc. Tổng trưởng kinh tế Nguyễn văn Hảo. Tổng trưởng thương mại Lê quang Uyễn. Tổng trưởng tài chánh Trần ngọc Liễng. Xen kẻ nhau nếu tổng trưởng quốc gia thì Đổng lý văn phòng là người của MTGPMN, và ngược lại. Hội đồng cố vấn chánh phủ có: Nguyễn hữu Thọ, Huỳnh tấn Phát, Thích trí Quang, Lương trọng Tường, Hồ tấn Khoa, Linh mục Chân Tín, Cựu thủ tướng Trần văn Hữu. Hai mươi bốn giờ sau khi công bố thành phần chánh phủ, nước Pháp sẽ vận động các nước Âu Châu, Á Châu và các nước phi liên kết công nhận tân chánh phủ hòa giải Việt Nam, làm chậm lại bước tiến xe thiết giáp Liên Xô mưu toan đè bẹp Sài Gòn. KẾ HOẠCH THỨ HAI- “Thưa Đại tướng, ông Nguyễn văn Thiệu để lại quân đội nầy còn bao nhiêu người? Hoa Kỳ để lại vũ khí nếu dùng được ở mức độ phòng thủ thì đuợc bao lâu ? Đại tướng Dương văn Minh trả lời là ông chưa nắm vững quân số vì hơn chín năm ông không có dịp biết các bí mật quốc phòng. - “Thưa Đại tướng, đại tá tùy viên quân sự của chúng tôi sẽ phúc trình cho đại tướng biết sau. Theo chúng tôi, quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn đủ khả năng chiến đấu thêm 10 tháng nữa, nếu các nhà quân sự chịu thay đổi chiến thuật từ quy ước sang du kích chiến. Ngay từ bây giờ Đại tướng còn 2 Quân đoàn. Phải dùng hai Quân đoàn nầy mặc cả cho thế đứng của phía quốc gia. Tôi tung liền giải pháp trung lập đồng thời tạo áp lực ngoại giao ngừng bắn 7 tiếng đồng hồ. Trong khi đó Đại tướng kịp thời chỉnh đốn quân đội và chọn các tướng lãnh có khả năng trường kỳ phản công. Tôi tin tuởng Việt Nam Cộng Hòa chưa thể thua và đích thực Bắc Việt đang lúng túng chưa biết họ sẽ chiến thắng bằng cách nào đây. KẾ HOẠCH THỨ BA Cùng lúc mời thành viên MTGPMN hợp tác trong chánh phủ trung lập, Đại Tướng tuyên bố sẳn sàng bang giao với Trung Quốc và các nước theo chủ nghĩa xã hội, dĩ nhiên trong đó có cả Liên Xô. Trung Quốc sẽ chụp lấy cơ hội nầy để cử Đại Sứ đến Sài Gòn ngay sau 24 giờ cùng với tiền viện trợ 420 triệu Mỹ kim là tiền sẽ trao cho Hànội mà nay trao cho chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. Kế hoạch nầy đánh phủ đầu Hànội bằng cách đưa đứa con nuôi của họ là MTGPMN lên nắm chính quyền (một lực lượng mà từ trước đến nay Hànội vẫn ra rã trước dư luận là dân Miền Nam đứng lên chống Mỹ, chớ Hànội không có dính dáng gì hết). Đi từng bước, lần lượt tân chánh phủ sẽ lật lại từng trang giấy ký ngưng bắn trong Hiệp Định Paris, giao cho Trung Quốc cưởng ép Hànội vào bàn hội nghị nói chuyện ngưng bắn tức khắc. Quả thật Trung Quốc muốn cứu sống MTGPMN để xây dựng ảnh hưởng của mình tại Đông Dương. Phe quốc gia cũng muốn cứu cấp Sài Gòn đừng lọt vào tay cộng sản . Như vậy hai quan niệm cùng có một mục đích, còn có thể dàn xếp được là tốt hơn cả, vì đừng để cho bên nào thắng. Tôi cũng thông báo cho ông Minh hay là tôi đã liên lạc với thành viên MTGPMN. Hầu hết đều tán thành giải pháp giúp họ thoát khỏi vòng quỷ đạo của Bắc Việt. Họ chạy theo HàNội là muốn tiến thân sự nghiệp chánh trị bằng con đường hợp tác với cộng sản, nếu giúp họ nắm được chánh quyền Miền Nam thì phương tiện dùng cộng sản Bắc Việt đã quá lỗi thời. Bà Bình từ đầu đến cuối đã hợp tác chặt chẻ với chúng tôi. Thêm một bằng chứng: 17 ngày sau khi Sài Gòn mất, bà Bình còn tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc dụng ý tống khứ đạo quân Bắc Việt về bên kia Bến Hải: “Miền Nam Việt Nam sẽ sinh hoạt trong điều kiện trung lập 5 năm trước khi thống nhất hai miền Nam Bắc.”. Các nhà phân tích thời cuộc nói chỉ cần 5 tháng Miền Nam sống dưới chánh phủ trung lập thay vì có diễm phúc 5 năm, có lẽ hòa bình Việt Nam sẽ ở trong hoàn cảnh thơ mộng tươi đẹp rồi. Bà Bình bị thất sủng sau lời tuyên bố đó. Nước Pháp sẽ trao 300 triệu quan chuyển tiếp từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa giao cho tân chánh phủ để nuôi sống giải pháp trung lập. Chúng tôi sẽ quyên góp các nước bạn đồng minh Âu Châu một ngân khoảng độ 290 triệu mỹ kim cho các chương trình viện trợ kinh tế, văn hóa, phát triển nông nghiệp, nhân đạo v.v…tổng cộng cũng gần bằng viện trợ của Hoa Kỳ trước đây. Bấy nhiêu đó cũng đủ nuôi dưỡng tạm thời chánh phủ Dương văn Minh Trần văn Trà, để rồi người quốc gia tranh thủ với cộng sản duy trì một Miền Nam không nhuộm đỏ màu cờ. Đại tướng Dương văn Minh không nói chi nhiều, ông lắng nghe tôi trình bày cặn kẻ từng kế hoạch, và nói ông sẳn sàng thực hiện theo quan điểm của chúng tôi. Ông chỉ nêu một câu hỏi duy nhất: - “Dưới hình thức nào tôi thay thế cụ Trần văn Hương để thành lập nội các để thương thuyết với phía bên kia?” - “Thưa Đại tướng, cụ Trần văn Hương hôm qua vừa thảo luận với chúng tôi là sẽ trao quyền chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa lại cho Đại tướng, nếu Đại tướng có một kế hoạch không để mất Sài Gòn .” Sự thực từ lúc ông Thiệu tuyên bố từ chức, ông Minh đã nhiều lần thúc hối chúng tôi tiến dẫn ông nắm chánh quyền ngay lúc ấy. Chúng tôi chưa nhận lời yêu cầu nầy. Chúng tôi chưa nhận lời yêu cầu đó vì chưa tiếp xúc được với thành phần MTGPMN. Hơn nữa ông Minh ra lãnh đạo guồng máy quốc gia không mang điều mà thế giới mong đợi sau khi Hoa Kỳ rút đi. Khi chúng tôi giới thiệu tướng Minh sẽ là nhân vật cho ván bài trung lập của Pháp tại Việt Nam thì cụ Trần văn Hương sửng sốt và tỏ vẻ phiền trách: “Nước Pháp luôn luôn bẻ nho trái mùa! Tưởng chọn ai chớ chọn Dương văn Minh, nó là học trò tôi, tôi biết nó quá mà. Nó không phải là hạng người dùng trong lúc dầu sôi lửa bỏng… Tôi sẽ trao quyền lại cho nó nhưng nó phải hứa là đừng để Sài Gòn thua cộng sản .” Có sự hiện diện của ông Trần chánh Thành là người rất am tường thực chất cộng sản, chúng tôi giải thích với cụ là Bắc Việt rất sợ MTGPMN đoạt phần chiến thắng, công khai ra mặt nắm chánh quyền. Chúng ta nên nắm ngay nhược điểm của họ mà xoay chuyển tình thế. Nếu để một nhân vật diều hâu lãnh đạo, Bắc Việt sẽ viện cớ Việt Nam Cộng Hòa không muốn hòa bình rồi thúc quân đánh mạnh trong lúc quân đội chưa kịp vãn hồi tư thế phản công. Tạm thời dùng công thức hòa hoãn thôi. Cụ Trần văn Hương thông cảm kèm theo lời thở dài tỏ ra mất tin tưởng. Kế hoạch của chúng tôi vô tình đã đè bẹp tin thần chống cộng sắt đá của cụ. Theo cụ thì giải pháp hữu hiệu là bỏ ngỏ Sài Gòn, tổng động viên những vùng đất còn lại để tiếp tục đánh cộng sản. Chọn giải pháp nầy sẽ đổ máu thêm, nhưng chiến tranh nào mà không đổ máu, ít nhất Việt Nam Cộng Hòa không thua một cách mất mặt. Mười năm sau tôi thấy kế hoạch của cụ Trần văn Hương đúng. Nếu lúc bấy giờ các nhà lãnh đạo quân sự Miền Nam đừng bỏ chạy quá sớm, yểm trợ cụ, thì có thể gở gạc được thể diện người Quốc gia Miền Nam. Tôi kính mến cụ già Trần văn Hương, Người Việt Nam nhận xét cụ bất tài, già nua lẩm cẫm, song chúng tôi thấy cụ là một người Việt Nam trung tín, sống chết cho lý tưởng, can đãm trước mọi tình huống. Năm 1976, nghe cụ bị bệnh nặng, thiếu thốn phương tiện chữa trị, chúng tôi yêu cầu Tổng lảnh sự Pháp ở Sài Gòn vận động với nhà cầm quyền HàNội cho cụ sang Pháp chữa bệnh. HàNội còn cần Pháp làm giao điểm tuyên truyền chủ nghĩa xã hội, sẽ không làm khó dễ trong việc cấp giấy xuất cảnh, nhưng cụ từ chối, quyết định ở lại chết tại Việt Nam . Chúng tôi vẫn nhớ lời cụ nói năm 1975: “Ông Đại Sứ à, tui đâu có ngán Việt Cộng, nó muốn đánh tui đánh tới cùng. Tui chỉ sợ mất nước, sống lưu đày ở xứ người ta. Nếu trời hại nước tui mất, tui xin thề ở lại đây và mất theo nước mình.” Cụ Trần văn Hương đã giữ lời hứa. Đại tướng Dương văn Minh ra về, chúng tôi hẹn gặp lại nhau. Trong lúc nầy, về phía Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi không quên nhắc nhở đại tướng Dương văn Minh gấp rút tổ chức lại quân đội, liên lạc thường xuyên với tướng Nguyễn khoa Nam, khuyến khích vị tướng nầy giữ vững các vị trí phòng thủ để còn một mảnh đất làm địa bàn ăn nói khi thương thuyết với phía bên kia. Ngay lúc đó tôi biết ông Dương văn Minh cách đây hai ngày đã liên lạc với người em ruột là thiếu tướng Dương văn Nhật, nhờ môi giới để nói chuyện thẳng với Bắc Việt. Vì hấp tấp, nông cạn, ông tưởng em ông có đủ tư cách đại diện cộng sản ngưng bắn tại Miền Nam . Từ chỗ móc nối sai lệch, tình thế đã xỏ mũi ông đến chỗ phá nát bấy hết kế hoạch hòa bình Việt Nam . (GHI CHÚ của dịch giả DHN: Dương văn Nhật không phải là một thiếu tướng mà chỉ là một thiếu tá thường, trực thuộc MTGPMN nên không phải là một nhân vật quan trọng. Cộng sản đã cho về liên lạc thường xuyên với Dương văn Minh trước đó như là một liên lạc viên xoàng để săn tin mà thôi, và đã được lệnh kín đáo nằm luôn tại nhà Dương văn Minh từ khi chúng tiến chiếm tỉnh Banméthuột. Có lẽ ông Dương văn Minh muốn đưa em ông lên hàng tướng vì lý do thể diện chăng? Sau 30/4/75 mới là trung tá)) LÊ ĐỨC THỌ THÓA MẠ TÔI Chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia tự giới thiệu: - “Chào ông Đại Sứ, tôi là B trưởng B2 đây.”" Tôi chào lại và rất ngạc nhiên không biết B trưởng B2 là nhân vật nào. Thái độ thiếu lịch sự xã giao qua lời giới thiệu tên họ chức phận bằng bí danh của đầu dây bên kia chứng tỏ họ coi thường chúng tôi. Tôi gằn mạnh từng tiếng: - “Nếu đầu dây bên kia muốn trao đổi câu chuyện với tôi thì nên tỏ ra lịch sự một chút. Khi tiếp xúc với một nhà ngoại giao thì dù thù hay bạn cũng vậy. Thưa ông B trưởng B2, chắc ông thừa hiểu ông đang nói chuyện với Đại sứ nước Pháp, và bắt buộc tôi phải cúp nếu ông không nói tên họ, chức phận. Nguyên tắc của ngành ngoại giao đối lập với ngành gián điệp là không tiếp xúc với hạng người bí mật.” B2 xin lỗi tôi liền khi đó, bảo rằng ông ta sợ CIA phát hiện sự có mặt của ông ở Miền Nam trong lúc hoàn cảnh chưa cho phép ông xuất đầu lộ diện. Ông cũng rất phiền khi bị ép buộc nói tên họ: - “Thưa ông Đại sứ, tôi là Lê đức Thọ, Tổng tư lệnh chiến dịch Hồ chí Minh.” thì ra Lê đức Thọ, con người khuynh đão trong các cuộc hòa đàm Paris . Tiểu sử Thọ từ năm 1937 chúng tôi có đầy đủ trong tay, duy tôi chưa gặp mặt nên không nhận được giọng nói qua điện thoại. Sau Tết Mậu Thân, Phòng nhì Pháp đã có đủ tài liệu để biết Lê đức Thọ là Tổng chỉ huy bộ máy chiến tranh tại Miền Nam . Y từ Nga trở về hồi tháng giêng 1975, và đi thẳng vào Nam trực tiếp chỉ huy tổng tấn công Sài Gòn. Mà Phòng nhì biết thì CIA cũng biết. Tôi nói: - “Chào ông Tổng tư lệnh, qua vai trò trung gian và với thiện chí lớn lao nhất, nước Pháp hết lòng đứng ra hòa giải các phe tranh chấp để sớm đạt được một nền hòa bình tại Việt Nam. Ông Tổng tư lệnh có cần gởi đến chúng tôi những quyết định gì từ phía Bắc Việt nhằm tức khắc giải quyết chiến tranh không? Chúng tôi sẽ chào mừng quyết định của quí vị.’ Thấy mình là kẻ chiến thắng trong canh bạc về sáng, Lê đức Thọ tố xa láng, không cần che đậy bề trái của sự thật nữa: - ” Quyết định của đãng cộng sản chúng tôi là đánh gục Mỹ, thống nhất hai miền Nam Bắc, xây dựng nước Việt Nam theo con đường Mác xít Lê nin nít”. - “Thưa ông Tổng tư lệnh, đó là mục đích. Còn quyết định chấm dứt cảnh cốt nhục tương tàn của người Việt, chưa thấy đãng cộng sản Việt Nam nói tới ?” Lê đức Thọ hùng hồn giảng thuyết (chỗ nầy ông Mérillon không cho biết Lê đức Thọ nói bằng tiếng gì, vì y nói tiếng Pháp còn kém lắm: - “Thưa ông Đại sứ, tôi xin nói về chính danh và ý nghĩa cuộc chiến đấu của chúng tôi. Sau khi đánh bại bọn đế quốc Pháp, đãng và nhân dân chúng tôi tiếp tục sự nghiêp đánh bọn ngoại xăm đế quốc Mỹ. Cuộc chiến đấu nầy từ lâu đã được nhân dân thống nhất thành một phong trào chống Mỹ. Từ ngữ “cốt nhục tương tàn” tôi bảo đãm với ông đại sứ là do bọn tay sai ngụy quyền Sài Gòn khơi lên để kêu gọi lòng thương hại của chúng tôi, chớ không phải lời oán than từ phía nhân dân. Xác nhận như vậy để ông đại sứ thấy rằng chúng tôi chưa hề chính thức hóa một nghị trình hòa giải nào với bất cứ đãng phái nào tay sai trong Miền Nam với quyết định của chúng tôi là để thắng chớ không phải để hòa giải.” - “Thưa ông Tổng tư lệnh, trường hợp nầy thì vị trí của MTGPMN ở đâu?” - “Nó sẽ đứng ở chỗ giải tán khi: một là Đại sứ Mỹ bị bắt, hai là cuốn cờ bỏ chạy trước khi người cộng sản yêu nước tiếp thu Sài Gòn”. - “Nếu đúng như thế, M TGP MN không phải là một thực thể riêng biệt, tách rời quyền lực HàNội đứng lên chống Mỹ từ 15 năm qua, và các ông đã lừa gạt dư luận quốc tế.” - “Thưa ông Đại sứ, dư luận quốc tế hả ? Mà dư luận nào mới được chớ? Nếu dư luận quốc tế thuộc khối tư bản thì không xứng đáng để phẩm bình. Đối với nước Pháp chúng tôi xem là bạn. Thưa ông Đại sứ, chúng ta sẽ bang giao trong tình hữu nghị giửa hai nước.” - “Trung Quốc đang yêu cầu chúng tôi dàn xếp một cuộc đình chiến tại Việt Nam, ông nghĩ sao? - “Trung Quốc thuộc bọn xét lại, đã biến thể và phản bội nghĩa vụ giải phóng nhân loại qua chủ nghĩa Lênin. Mọi việc nhúng tay vào của Trung Quốc chúng tôi xem đó là hành động thù nghịch. Riêng ông Đại sứ, ngay bây giờ xin ông nhận lời cảnh cáo của chúng tôi. Nếu ông Đại sứ còn tiếp tay với Trung Quốc và các thế lực ngoại bang khác ngăn cản đà chiến thắng chống đế quốc Mỹ ở Miền Nam , thì 24 giờ sau khi tôi đặt chân vào Sài Gòn tôi sẽ trục xuất ông Đại sứ ra khỏi Việt Nam.” - “Làm như vậy ông không ngại gây sự hiềm khích giữa hai nước sao?” - “Không, Chánh trị và quyền lợi không chú ý tới những vấn đề nhỏ nhặt giữa hai nước . Pháp còn quyền lợi tại Việt Nam . Pháp đừng nên gây hấn với Việt Nam bằng giải pháp trung lập nầy nọ, cũng đừng nên chen vào nội bộ của chúng tôi.” - “Thưa ông Tổng tư lệnh, ông nên nhớ Pháp ngày hôm nay không phải là Pháp đô hộ ngày hôm qua. Pháp chẳng có quyền lợi gì nếu phải bang giao với một nước Việt Nam cộng sản. Nếu ông cảnh cáo chúng tôi , bù lại xin ông và đãng cộng sản Việt Nam tiếp nhận lời cảnh cáo của chúng tôi là số tiền 300 triệu hằng năm viện trợ Miền Nam va 200 triệu viện trợ nhân đạo cho Bắc Việt sẽ không được chuyển giao nếu giải pháp trung lập bị bác bỏ một cách vô nhân đạo.” Lê đức Thọ có vẻ căm tức, nhưng lần nầy vì lịch sự, y nói vài lời cáo lỗi rồi cúp điện thoại, đúng với ý muốn của tôi. Thật ra chúng tôi cũng vẫn biết cuộc chiến tranh nầy do tập đoàn HàNội quản lý từ đầu đến cuối, nhưng không trắc nghiệm được phản ứng ngang tàng của họ mà đại biểu chánh thức là Lê đức Thọ, nhất định nuốt Miền Nam bằng lá bài quân sự. Sự kiện nầy đã khuyến khích tôi tìm kiếm những phương pháp cấp thời chỉnh đốn lại quân đội Việt Nam Cộng Hòa giữ vững phòng tuyến để kéo dài thời gian mặc cả. Tôi rất ghét người cộng sản thiếu quân tử (đó là cái chắc!) khi họ thắng trận. Lê đức Thọ là một điển hình năm 1964. Thọ đã từng xin chúng tôi giúp y nói chuyện trực tiếp với Hoa Kỳ, chúng tôi không hề từ chối. Bất cứ điều gì cần đến, nếu thỏa mãn được thì chúng tôi cho ngay. Họ có mang ơn nước Pháp chớ nước Pháp chưa hề chịu ơn họ. Đến khi nước Pháp muốn Việt Nam có hòa bình trên nền tảng trung lập có thành phần quốc gia tham dự, HàNội đã bạc ơn từ chối. Khi xe tăng Nga vượt hàng rào Dinh Độc Lập lúc 11 giờ sáng thì tới 3 giờ chiều Lê đức Thọ ngồi trên xe Falcon đến tòa Đại Sứ Pháp xấc xược đi thẳng vô phòng tôi nói: - “Mérillon, tôi đến đây tống cổ ông rời khỏi Sài Gòn trước 9 giờ sáng mai “ Tôi gật đầu. Sáng hôm sau ngày 1-5-75 , Thọ còn hạ nhục tôi bằng cách cho công an xét va li và bắt tôi phải ra HàNội trước khi về Pháp. Tôi phản đối. Khi phi cơ cất cánh, tôi ra lệnh cho phi công bay luôn sang Bangkok thay vì ra HàNội . Hành động sỉ nhục một Đại sứ, Lê đức Thọ và công an Việt Nam phải trả một giá rất đắt. Tổng số ngân quỷ viện trợ nhân đạo hằng năm nước Pháp quyết định để dành mua sinh mạng người Miền Nam Việt Nam không hề cho HàNội một cắt nào suốt 10 năm sau. Ngày 27 tháng 4/1975. Chiều ngày 27/4/75, tôi nhận được tin rất phấn khởi: Tướng Trần văn Trà bắn tin nhờ tôi cấp tốc thành lập chánh phủ trung lập và ông gởi gấp hai nhân vật thân tín của ông vào chánh phủ, là bà Nguyễn thị Bình và ông Đinh bá Thi (ông này bị HàNội giết vài năm sau bằng tai nạn xe hơi tại vùng Rừng Lá Phan Thiết, sau khi bị Hoa Kỳ trục xuất về tội mua tài liệu tình báo kỹ thuật cho Liên Xô – Lời dịch giả). Tùy viên quân sự của chúng tôi cũng xác nhận là 2 sư đoàn tập kết của Trần văn Trà sẽ vào tiếp thu Sài Gòn, phỏng tay trên của đạo quân Văn tiến Dũng. CÁC TƯỚNG LÃNH Bị NHỐT TẠI BỘ TỔNG THAM MƯU Chứng cớ mà Trần văn Trà lấn quyền HàNội trong mưu đồ Miền Nam tự trị được thể hiện ngay sau ngày 30/4/75 . Trần văn Trà chạy nước rút, tự ý thành lập Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn Gia Định hầu làm bàn đạp cho MTGPMN nhảy lên nắm chánh quyền trước khi Bắc Việt an bài chế độ cộng sản. Chung một mục đích: Bắc Việt đoạt chánh quyền để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, còn MT GPM N cướp chánh quyền với thâm ý tạo sự nghiếp danh vọng cá nhân. HàNội có Nga Sô làm điểm tựa, có toan tính theo từng sách lược, còn MT là những chánh trị gia thời cuộc có tính cách giai đoạn nên cuối cùng bị thua trắng tay, bị cưỡng bức phải giải tán, cán bộ bị hạ từng công tác (hay thanh trừng) trong thầm lặng. Dựa theo quan niệm “còn nước còn tát”, chúng tôi không bỏ lở một cơ hội nào có thể duy trì nhịp thở của Việt Nam Cộng Hòa đang hấp hối vào giờ cuối của cuộc chiến. Lúc 9 giờ tối ngày 27/4/75 , chúng tôi họp với các tướng lãnh De Séguins, Pazzi, Bigeard, Langlais, Vanuxem, Gilles, Pierre Bodet. Các tướng nầy đến Sài Gòn ngày 16/4 trong hảo ý phối hợp với các tướng lãnh Việt Nam từng được Pháp đào tạo trước kia để phản công lại Bắc Việt. Họ đến với tư cách cá nhân. Qua lời xác nhận của tướng Gilles, chỉ huy quân đoàn nhảy dù Pháp trong trận Điện biên Phủ, thì thiếu tuớng Phạm văn Phú không phải thuộc hàng tướng lãnh bỏ lính khi thua trận và chạy dễ dàng như vậy. Tướng Gilles yêu cầu tôi can thiệp với chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho tướng Phú lúc đó đang bị ông Thiệu nhốt chung với các tướng lãnh khác trong Bộ Tổng Tham Mưu. Ông Thiệu đã làm một việc quá nguy hiểm. Đang lúc quân đội cần tướng mà tướng lãnh bị tống giam, như vậy là có ác ý đập tan nát Bộ Tham Mưu Hành Quân của Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 29/4, tướng Phú nằm trong bệnh viện Grall. Tôi điện thoại trấn an ông, yêu cầu ông đừng bỏ đi sẽ tạo thêm tình trạng hỗn loạn hoang mang cho binh sĩ. Ông húa sẽ không bỏ chạy, nếu không phản công giữ được Sài Gòn thì ông thề bỏ xác tại bệnh viện nầy. Tướng Phú đã giữ lời hứa. Ông là một tướng lãnh mà chúng tôi hết sức tin tưởng trong ván bài trung lập sau Dương văn Minh. Tối 29/4, được tin Dương văn Minh sẽ đầu hàng cộng sản vào sáng mai, ông đã dùng độc dược tự sát. Các tướng lãnh Pháp cũng đề nghị tôi thực hiện kế hoạch bỏ trống Sài Gòn qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1.- Rút phân nữa quân gồm lực lượng tự vệ, an ninh, cảnh sát, những binh đoàn nhảy dù, thủy quân lục chiến , biệt động quân, và các binh chủng thuộc bộ binh, lén di chuyển lúc nửa đêm, sau lưng cộng sản đi lên các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Phước Long, với nhiệm vụ tái phối trí lực lượng và bồi dưỡng tinh thần binh sĩ. Phân nữa kia, gồm Hải quân và Không quân di chuyển về miền Tây để dùng cho các trận chiến sông ngòi, cắt đường tiến của cộng sản tràn xuống Quân khu 4 . Mời hai tướng Dương văn Minh và Trần văn Trà công bố chánh phủ trung lập. Sài Gòn là vùng phi quân sự nơi chỉ nói chuyện, thương thuyết bằng giải pháp chánh trị. Sài Gòn không có quân, cộng sản không có cớ đễ tàn phá. - Giai đoạn 2.- Phản công trên cơ sở du kích, chiếm lại lần hồi đất đai đã mất và chờ quân viện mới. Thay thế chánh phủ trung lập bằng một chánh phủ lưu vong Việt Nam Cộng Hòa. Vai trò Dương văn Minh đến đây coi như chấm dứt. Các tướng Phạm văn Phú, Nguyễn khoa Nam, Lê nguyên Vỹ, Ngô quang Trưởng được xem là thành phần chủ lực cho chiến trường tương lai. Các tướng lãnh hồi hưu Pháp quả quyết sẽ tìm được nguồn quân viện chẳng mấy khó khăn, qua sự đóng góp của các cựu quân nhân Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Do Thái… nếu có lời kêu gọi của Hiệp Hội Cựu Quân Nhân Thế Giới Tư Do. Sáng ngày 28/4/75 , tôi chuyển hết kế hoạch nầy cho Dương văn Minh và định tối 28 thì sẽ hoàn tất kế hoạch. KẾ HOẠCH CHƯA ĐƯỢC THỰC HIỆN? Đại tá tùy viên quân sự của chúng tôi trình bày tỉ mỉ về quân số của đôi bên. - Quân cộng sản Bắc Việt hiện đang bao vây Sài Gòn gồm các sư đoàn 304, 308, 312, 320, 322, 325 và 2 sư đoàn MTGPMN, 300 thiết giáp, 600 đại bác đủ loại. Tổng cộng quân số khoảng 70.000, tính cả lực lượng trừ bị. Đúng như lời Trung Quốc thông báo, HàNội tung hết quân, bỏ ngỏ HàNội . Giá lúc ấy Trung Quốc chỉ cần cho một vài sư đoàn diễn binh trên biên giới Hoa Việt thì lập tức HàNội sẽ tự ý ngưng chiến và tán thành chánh phủ trung lập rất mau lẹ. Rất tiếc. - Quân số Biệt khu Thủ đô có khả năng tác chiến, có vũ khí trong tay ước được 100.000. Can cứ vào vũ khí đạn dược, hỏa lực nặng, tiếp liệu, và tinh thần chấp nhận chiến đấu thì Sài Gòn có thể phòng thủ, cầm cự được chừng 7 tháng. Trong 7 tháng đó biết đâu tình hình lại chẳng thay đổi theo chiều hướng khác? Chúng tôi đưa ra sự kiện nầy nhằm bác bỏ lập luận nói rằng cộng sản Việt Nam sẽ thiêu hủy Sài Gòn với số quân gấp 5 lần. Kinh nghiệm bọn Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh ngày 17 tháng 4/75, đã xảy ra tình trạng chém giết hỗn loạn nguy hiểm đến sinh mạng Pháp kiều và các phóng viên ngoại quốc, cần Tòa Đại sứ Pháp che chở. Vì vậy ngày 19/4/75 tôi đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Pháp tăng phái cho chúng tôi một trung đội thủy quân lục chiến từ Nouvelle Calédonia đến Sài Gòn để bảo vệ sứ quán. Lại yêu cầu các vị Lãnh Sự ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Lạt, Hué gấp rút kiểm tra lại tổng số Pháp kiều, và phải tiếp tục ở lại nhiệm sở để trấn an dư luận. Khi đó có 722 người là người Pháp chính gốc, 9500 người có quốc tịch Pháp, 11.000 trẻ em lai Pháp sống tại các cơ quan từ thiện. Tất cả 21.000 người nầy sẽ được đưa về Pháp định cư. Tuy nhiên để cứu thêm mạng người, chúng tôi sẽ gởi cho HàNội danh sách đăng ký cho hồi hương thêm những người hồi tịch Pháp, cựu quân nhân tham dự bên cạnh quân đội Pháp trong hai thế chiến, công chức thời Pháp và nhân viên làm việc trong các cơ sở tư nhân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi người hội đủ điều kiện như vừa quy định có thể kéo thêm gia đình anh em ruột thịt, con cháu dâu rể bên ngoại cũng như bên nội. Kết quả chúng tôi đem về Pháp tất cả 80..000 người. Để mua thêm người cộng tác với Pháp, mỗi năm chánh phủ Pháp phải trả cho cộng sản máy cày, dược phẩm, các bộ phận bảo trì công ty nhà đèn, thủy cục, nông phẩm v.v… Chiều 28/4, tướng Pazzi xuống Cần Thơ gặp tướng Nguyễn khoa Nam . Sau đó khi trở về tướng Pazzi cho biết miền Tây rất khả quan, chỉ có quốc lộ 4 tạm thời bị cắt đứt. Tướng Nguyễn khoa Nam đã hai lần yêu cầu ông Dương văn Minh cho phép ông đem quân giải tỏa Quốc lộ 4, phản công.., nhưng Dương văn Minh dặn đi dặn lại mấy lần là đừng phản công mạnh, tạm thời ở tư thế chờ, để ông tìm giải pháp chánh trị tại Sài Gòn. Tướng Nam than thở với tướng Pazzi: “Nếu tôi đánh mạnh là bất tuân thượng lệnh, nếu tôi đánh nhẹ thì tinh thần binh sĩ mất hết. Đến giờ nầy mà bức màng chánh trị còn bịt mắt quân đội. Ông nói lại với tướng Minh giùm là nước tràn bờ mà không cho đắp đê ngăn lại! Ông làm chứng giùm tôi: Quân đoàn 4 chúng tôi không thua. Chính trị Sài Gòn đã trói tay chúng tôi bắt buộc chúng tôi phải thua.” Sáng ngày 30/4/75, sau khi nghe Dương văn Minh đọc bản “trao nước cho giặc”, tướng Nguyễn khoa Nam cùng nhiều tướng lãnh liêm sĩ khác đã chọn câu nói của Voltaire để giữ danh dự của người làm tướng; “Còn giữ được danh dự là chưa mất mát nhiều.” Trời đã vào đêm rồi. Đại bác, súng liên thanh nổ gần hơn. Làn sóng người ngơ ngác tìm đường chạy trốn cộng sản nghẹt cứng cả thành phố. Ông Đại tướng Dương văn Minh đâu? Tướng Trần văn Trà đâu? Tại sao những người nầy không xuất hiện để thành lập chánh phủ liên hiệp? Tôi tự hỏi như thế. Tôi lo lắng, gọi điện thoại về nhà ông Dương văn Minh. Người trả lời là trung tá Đẩu, chánh văn phòng: “Dạ thưa ông Đại sứ, Đại tướng chúng tôi hiện đi lên Xuân Lộc thương thuyết với người phía bên kia.” Bỗng nhiên đầu óc tôi căng cứng từng mạch máu, tay chân bủn rủn. Ông Minh lên Xuân Lộc có nghĩa là gặp trực tiếp thượng tướng Lê đức Anh, phụ tá Văn tiến Dũng, nơi đây đang có mặt Lê đức Thọ. Tức là ông Đại tướng đi thẳng với phe Bắc Việt. Ông Minh đi trên tư thế nào? Quân không có, quan cũng không, chánh phủ chưa có gì hết. Như vậy chỉ là đi đầu hàng Bắc Việt. Công việc nầy không cần đến một Đại tướng! Trao cho một em bé đánh giầy 10 tuổi cũng làm được. Cái hướng mà ông Minh cần đi là hướng Củ Chi, nơi thượng tướng Trần văn Trà đang chờ… Chờ đến kiếp sau ! Những gì mà ông Minh hứa với chúng tôi đã như nước đổ lá khoai. Bao nhiêu kế hoạch, bao nhiêu công trình vận động, phút chốc ông Minh làm tiêu tan hết. Lại còn dối gạt các tướng lãnh yêu nước khác, gây ra sự chậm trể phản công giờ chót, bởi đa số đều tưởng ông Đại tướng có phép lạ, sáng chế được công thức ngưng bắn tại chỗ để phe quốc gia không bị thua trong nhục nhã. Thâm ý của ông Minh là muốn đầu hàng, sau đó ngồi ăn, hưởng cho đến già. (Lời dịch giả D.H.N.: Thật đúng như ông Mérillon đã nói, từ ngày 30/4/1975 cho đến ngày nay 1996, Dinh Hoa Lan của ông Minh không mất một chiếc đủa, không mất một cành hoa, một bụi cỏ nào. Khi ông rời Việt Nam để đi định cư ở Pháp với toàn bộ gia đình, ông được tự do mang theo bất cứ thứ gì ông muốn, từ những món đồ cổ đến những kỹ vật, thượng vàng hạ cám… cộng sản phải dùng mấy xe vận tải đưa các thùng tài sản của gia đình ông xuống bến tàu cho ông. Dinh Hoa Lan ở đường Testard, bất động sản riêng của ông được ông giao cho trung tá Khử giữ gìn và quản lý, đến giờ nầy không một tên cộng sản nào dám đụng đến. Trung tá Khử hiện là chủ một vườn trồng lan tại Thủ Đức, cuối thập niên 80 là tổng thơ ký của Hội Hoa Lan Việt Nam ). Ngày 29/4/1975, 8.00 giờ tối, sau khi nhận lãnh chức Tổng Thống do cụ Trần văn Hương bàn giao lại, ông Minh điện thoại xin lỗi chúng tôi, bày tỏ sự hối tiếc đã không hợp tác được với chánh phủ Pháp. Cách duy nhất mà ông phải chọn là đầu hàng Bắc Việt mới mong cứu sống được thủ đô Sài Gòn. Tôi lạnh lùng trả lời một câu duy nhất: - “Thưa Đại tướng, chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc. Giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam cần có một người lãnh đạo cương quyết, dám dấn thân, nhưng chúng tôi lại đi chọn lầm một bại tướng.” Tôi cúp điện thoại ngay, và từ 10 năm qua tôi không hề và cũng không muốn liên lạc với ông ta nữa. NGÀY 1 THÁNG 5 Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng, lấy hướng qua Bangkok , tôi nhìn xuống Sài Gòn lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra dưới đất. Tôi như người bại trận, hay nói cách khác, tôi xin được làm bạn với người bại trận, một người bạn đã không chia xẽ mà còn bắt buộc Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu hết tất cả … trong những ngày sắp tới. Việt Nam và tôi có rất nhiều kỹ niệm, có quá nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai lạt. Sống ở Việt Nam lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở nầy. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước, nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam . Tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Sài Gòn, Sài Gòn vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ơn nghĩa, một khi đã chọn bạn hữu thâm giao. Năm 1979, Đại sứ Võ văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Sài Gòn. Tôi từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ chí Minh. Sài Gòn đã mất, tôi trở lại đó thăm ai? Ở đời có khéo lắm cũng chỉ gạt được người ta lần thứ hai, làm sao lừa dối được người ta lần thứ ba? Người cộng sản giả bộ ngây thơ (ở một khía cạnh nào đó) nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hàng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nói láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài thì chân lý của loài người sẽ đè bẹp họ. Ngày xưa Liên Xô đã xiết chặt sai khiến họ, dùng Việt Nam làm phương tiện đóng góp cho Nga. Họ có muốn thoát ly, có muốn nhờ Tây Phương tháo gở cho họ cũng không được nữa, vì đã từng phạm lỗi lớn là đã lường gạt Tây Phương.. Sau hết, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua, nhưng thật ra người Việt Nam chưa thua cộng sản . Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Mỗi năm, vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Luôn luôn tôi nhắc nhở nhà tôi, chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nền hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam . Jean Marie MÉRILLON Cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam Tóm lược những nhận định của ĐT Vanuxem về Cuộc Chiến Việt Nam: 1- Có ai tin được là nền hòa bình nầy đây, dù có đạt được với bất cứ giá nào, thì đó cũng chỉ là một sự thất bại của Thế Giới Tự Do, đặc biệt là của Hoa Kỳ, kéo theo những nguy cơ mới cho nền an ninh của nước Pháp chúng ta? 2- Hai chục năm về trước (1954), lúc đó vì quyền lợi nhất thời, người ta đã thỏa thuận chia cắt nước Việt Nam ra làm đôi thành hai miền Nam Bắc, tạm thời chỉ trong vòng hai năm thôi. Giải pháp nầy không tốt hơn biện pháp cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam bằng võ lực để tái thống nhất đất nước hay sao? 3- Sau hết, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua, nhưng thật ra người Việt Nam chưa thua cộng sản . Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. 4-Luôn luôn tôi nhắc nhở nhà tôi, chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nền hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam . 12-Pierre Darcourt: Tiểu Sử : : LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN ALBATROS Sau 30 năm đấu tranh và chinh chiến, cuộc chiến Việt Nam vừa chấm dứt: Cộng Sản Miền Bắc đã chiếm được Miền Nam Việt Nam. Sau Pháp, Hoa Kỳ cũng đã rút ra khỏi Miền Nam Việt Nam. Những người sắt máu thuộc Bộ Chánh trị của Hà Nội đã là kẻ chiến thắng. Pierre Darcourt mở lại hồ sơ về chuyện mất Sài Gòn và Miền Nam Việt Nam. Với quyển sách nầy Anh thuật lại trận đánh cuối cùng mà anh đã sống ngày này sang ngày khác trên trận địa, và tường thuật lại rất trung thực bầu không khí của những mưu mô, những áp lực, những trò chánh trị muôn hình vạn trạng đã được gây ra để gia tăng tốc độ sụp đổ của Miền Nam . Anh mô tả những nổi đau khổ và những sự thiếu thốn của những người tỵ nạn tìm đường chạy ra biển; sự kháng cự cuối cùng của đội quân thiện chiến của Miền Nam Việt Nam trước làn sóng xăm lăng của quân Bắc Việt ở Xuân Lộc... Trảng Bôm... Biên Hòa; sự ra đi của người Mỹ; sự xuất hiện của tướng Dương văn Minh với vai trò phù du của ông; cảnh các "bộ đội" của Miền Bắc tiến vào thủ đô Sài Gòn mà họ đổi tên lại là tthành phố Hồ chí Minh; hoàn cảnh đau thương khổ sở của dân chúng; sự xét lại vấn đề tự do của các tôn giáo; và tấn thảm kịch xót xa của những người công giáo luôn gắn bó với niềm tin của họ; và những phản ứng sau cùng của những người lính chiến không bao giờ muốn hạ súng xuống... Qua tựa đề của quyển sách "Mẹ Việt Nam ơi, dân ta có tội tình gì?",Anh chỉ nêu lên một câu hỏi duy nhất nhưng rất là chính xác. Ba triệu người đã chết cho một chiến thắng quân sự, một chiến thắng không giải quyết được gì cả mà nó lại còn đưa đến một thất bại về chánh trị lẫn nhân tâm. Khởi xướng và lãnh đạo một cuộc chiến 30 năm dài nói là để thống nhất đất nước, mà cuối cùng chỉ thấy một đất nước rách nát và tan thương hơn bao giờ hết ! Pierre Darcourt là một nhà báo, một phóng viên có tầm vóc, là thông tín viên liên tiếp cho nhiều tờ báo Pháp và ngoại quốc như l'Express, l'Aurore, Sud Ouest, Jiji Press v.v.. Năm nay Anh 49 tuổi (1975), chào đời tại Sài Gòn, tốt nghiệp cao đẳng Luật Khoa và Lịch Sử ở trường Đại Học Hà Nội. Với những tác phẩm nghiên cứu và phóng sự của mình, anh được xếp vào một trong những chuyên viên giỏi nhất hiện nay về những vấn đề Á Châu. Anh là Tổng thơ ký của Viện Nga- Hoa. Là một người từng chịu trách nhiệm một toán vũ trang kháng chiến, hoạt động phía sau chiến tuyến của Nhật, anh trở thành một Biệt Kích Dù từ năm 1945 đến 1954, trốn khỏi một trại cải tạo Việt Minh, hai lần bị thương, Pierre Darcourt là một trong những nhà báo rất hiếm đã được sống từ lúc khởi đầu cho đến hồi kết cuộc của một cuộc chiến dài nhất thế kỷ', qua tất cả các giai đoạn lịch sử của nó. Nhà xuất bản Albatros 14, đường l'Armorique - Paris 15 ème Điện thoại : 306. 20.27 Các tác phẩm của Pierre Darcourt : Bay Vien, le maitre de Cholon / Pierre Darcourt De lattree au Viet-Nam ; une annee de victoires / Pierre Darcourt Le Tchad, 15 ans après [Paperback] Pierre Darcourt (Author) Le roi des bergers by Pierre Darcourt Vietnam, qu'as-tu fait de tes fils? [Paperback] Pierre Darcourt (Author) LA DEFAITE INDOCHINOISE.Auteur : PIERRE DARCOURT. Référence : RO20075094 MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ? (VIETNAM, QU'AS TU FAIT DE TES FILS?) Tác giả: Pierre Darcourt --- Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa (219 trang điện tử, trên sách in năm 1975 do NXB Albatros gồm 261 trang) http://nhd18.esmartweb.com/mevietnam/thayloitua.html VÀI DÒNG CẢM NGHĨ Đọc tác phẩm nguyên thủy cuốn sách "VIETNAM, QU'AS TU FAIT DE TES FILS?" của PIERRE DARCOURT, nhân chứng những ngày cuối cùng của Miền Nam Việt Nam bị bức tử. Là một ký giả, ông không phải viết với khối óc, với mắt thấy tai nghe như những nhà báo ngoại quốc khác, mà ông viết với hơi thở, mạch tim, nước mắt của một Miền Nam Việt Nam bị bỏ quên ! Họ là ai? Ông bạn đồng minh Hoa Kỳ và 12 nước đã ký vào Hiệp Định Ba Lê ngày 27 tháng giêng năm 1973, trong đó có cả Liên Hiệp Quốc. Họ giả đui giả điếc trước một nửa dân tộc chìm trong máu và nước mắt, chết chóc, tù đày, đói khát triền miên gần 30 năm qua! Ai nhỏ cho một giọt nước mắt đây? Họ về hùa với quân xâm lăng cướp nước cộng sản Bắc Việt, ngậm miệng bang giao và có một chỗ ngồi tại Liên Hiệp Quốc . Xin cám ơn ông Pierre Darcourt còn nghĩ đến người dân Miền Nam chúng tôi ! Quyển sách của ông chẳng những là cái tát tai lịch sử vào mặt lũ Việt Cộng, mà còn là cái tát tai in dấu hằn lịch sử trên mặt 13 nước đã hạ bút ký vào Hiệp Định Ba Lê mà bọn cộng sản Bắc Việt đã vứt vào thùng rác ngày 30 tháng Tư năm 1975. Anh Dương hiếu Nghĩa có nhã ý chuyển ngữ sang tiếng Việt, đó là điểm đáng khen. Vẫn biết dịch thuật là chuyện khó, người Pháp thường bảo "Traduire c'est trahir" (Dịch tức là phản lại), may thay anh Nghĩa đã không phản lại mà còn dịch một cách mạch lạc, gọn ghẽ, từ rất chuẩn, ý rất trôi: "MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ?". Một tiếng than ngắn mà đau? Phải chăng tiếng than của Quân Cán Chính Miền Nam bị đày đọa bỏ xác tại các trại tù cộng sản? Hay tiếng than của các nữ thuyền nhân bị bọn hải tặc hãm hiếp ngoài biển khơi? Tiếng than bất tận gần 30 năm qua và còn kéo dài đến bao giờ? Bản tiếng Việt nầy là chứng tích tội ác cộng sản cho những thế hệ trẻ ở quê nhà. Mong có một bản tiếng Anh cho con cháu chúng ta ở hải ngoại, và gửi cho 13 nước đã từng ký kết vào Hiệp Định với câu "Lương Tâm của quý quốc còn hay mất?" Vài dòng cảm nghĩ xin những ai chạy trước ngày 30-4-75 nên đọc để nhỏ một giọt nước mắt thương cảm. Và những ai đi sau cũng nên đọc để nhớ lại những hình ảnh đau thương phai nhòa trong năm tháng, hãy nhìn lại vết thương còn rịn máu vì mối thù cộng sản còn đó, quên là có tội với những người đã nằm xuống vì hai chữ TỰ DO! Houston, cuối Xuân 2004 DUY XUYÊN. THAY LỜI TỰA Vào năm 1994, nhơn dịp sang South Adelaide (Úc Châu), tôi mới có cơ hội lên tận thủ đô Canberra, để gặp lại anh Lê văn Thành, người đã từng là Tùy Viên Quân Sự của Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Úc Châu trước 1975. Anh Thành là người bạn đồng khóa, cùng một Trung Đội, và cùng nằm chung một phòng với tôi ở trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (tên cũ), khóa 5 Hoàng Diệu 1950-1951. Anh đã trao cho tôi quyển "VietNam, Qu'as tu fait de tes fils" và bảo tôi phải dịch cuốn sách nầy vì theo nhận xét của anh thì "nó hay quá, Sáu Nhỏ ơi"! Chỉ đơn giản có mấy lời tâm tình của người bạn như thế thôi, mà tôi đã say mê đọc cuốn sách này trong suốt hai tuần lễ và khi trở về đến Hoa Kỳ, tôi quyết định phải dịch ngay nó sang tiếng Việt đúng như anh bạn Thành của tôi đã mong muốn vì quả thật cuốn sách nầy đã chẳng những "quá hay" mà nó còn "quá quý" nữa. Quá hay, vì tuy đã từng là sĩ quan tác chiến trong binh chủng Nhảy Dù của quân Đội Liên Hiệp Pháp thời 1945-1954 ở Việt Nam, nhờ đó tác giả có đầy đủ khả năng và kinh nghiệm trong nhiệm vụ phóng viên chiến trường, nhưng không vì thế mà mất đi tánh cách hoàn toàn khách quan trong vai một nhân chứng lịch sử, rất sáng suốt và vô tư đối với tất cả mọi diễn biến ngoại giao, chánh trị, và quân sự của cộng sản Bắc Việt trong suốt chiều dài của cuộc chiến ở Việt Nam từ trước biến cố 1945 cho đến ngày bộ đội cộng sản Miền Bắc tràn vào thủ đô Sài Gòn trong chiến dịch Hồ chí Minh, hoàn tất kế hoạch xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bằng võ lực ngày 30/4/1975, theo lệnh của các quan thầy Liên Xô và Trung Cộng. Quá hay, vì trong từng chương, từng trang, từng mục, từng đoạn, từng hàng của quyển sách, tác giả đã mô tả và tường thuật thật chính xác thật sống động và thật đầy đủ tất cả những gì đã xảy ra trên từng giai đoạn vận động ngoại giao, cũng như trên từng giai đoạn xâm nhập vào Miền Nam và từng bước đường hành quân xâm lược của bộ đội cộng sản Bắc Việt , theo đúng ý đồ và sách lược của Cộng Sản Quốc Tế mà cộng sản Việt Nam chỉ là một đội quân tiền phong tay sai của họ không hơn không kém.. Quá hay vì tác giả đã phân tích và đánh giá rất đứng đắn và thật vô tư giá trị và tinh thần của Quân Cán Chính Miền Nam Việt Nam, trong nhiệm vụ chống cộng, tự vệ để cứu nước và giữ nước, nhất là đã theo dõi sát sao từng ngày, từng giờ mọi diễn biến trên chiến trường cũng như trên chính trường trong những ngày dầu sôi lửa bỏng của tháng Tư năm 1975. Quá hay, vì tác giả đã tận mắt thấy được, sờ được, thông cảm được, và nói lên được cho cả thế giới biết hoàn cảnh bi đát và tâm trạng thống khổ của hàng triệu người dân lành vô tội đang trốn chạy quân xâm lược, vô tình làm bia cho bộ đội chánh quy cộng sản đang cố ý tàn sát họ không nương tay bằng đủ mọi loại vũ khí tối tân của Liên Xô, Trung Cộng và khối cộng sản, bất chấp tình "đồng bào ruột thịt" mà họ thường lớn tiếng rêu rao, thẳng tay tàn sát người dân Miền Nam Việt Nam trên khắp mọi nẽo đường của đất nước, từ Đại lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị Thừa Thiên cho đến Tỉnh Lộ 7 của tử thần từ Kontum, Pleiku (Cao nguyên) đến Qui Nhơn, Nha Trang,... Rất quý, vì đây là một tài liệu lịch sử rất chính xác và khách quan từ một ký giả ngoại quốc, mà sau nầy cộng sản Việt Nam không thể bẻ cong lịch sử được để hòng chạy khỏi tội với dân tộc Việt Nam , vì tài liệu nầy đã nói lên rõ ràng về sự kiện Cộng sản Bắc Việt đã ngang nhiên xé bỏ "Hiệp Định Ba Lê 1973 Về Ngừng Bắn Và Lập Lại Hòa Bình Ở Việt Nam" mà họ vừa ký kết chưa ráo mực, để bình tĩnh xua quân đội chánh quy của họ công khai xâm chiếm Miền Nam Việt Nam theo lệnh của Quốc Tế Đệ Tam Cộng Sản, để tàn sát dã man , không gớm tay đồng bào "ruột thịt" của mình. Rất Quý , vì quyển sách nầy là một chứng tích lịch sử đã hùng hồn minh xác thật rõ ràng với thế giới (và nhất là đối với 13 quốc gia đã long trọng đặt bút ký vào Hiệp Định Ba Lê 1973) rằng "Chính Cộng sản Bắc Việt mới thật sự là kẻ xăm lăng. Và Miền Nam Việt Nam chỉ là một nạn nhân phải ở trong thế phải chiến đấu để tự vệ mà thôi " Do vậy, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với đồng bào Việt Nam đang tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại : quyển "Mẹ Việt Nam Ơi! Dân Ta Có Tội Tình Gì? được chúng tôi chuyển ngữ từ quyển sách tiếng Pháp:"Việt Nam, Qu'as tu fait de tes fils" của tác giả Pierre Darcourt, để chúng ta cùng nhìn rõ được bộ mặt thật gian manh, tàn ác, và trơ trẻn của bọn cộng sản xâm lược Miền Bắc khi các mặt nạ của họ mang sáo ngữ "giải phóng đất nước", "giải phóng dân tộc" hay "chống Mỹ cứu nước" hoặc "giải phóng đồng bào "ruột thịt" của chúng ta ở Miền Nam đang sống đói khổ dưới sự bốc lột tàn tệ của Mỹ Ngụy" đều bị rơi xuống hết sau ngày 30 tháng Tư, năm 1975! Dương hiếu Nghĩa Bản tiếng Việt do Dương Hiếu Nghĩa dịch 2004 Nguyên bản tiếng Pháp,NXB Albatros 1975 Bìa Vài Dòng Cảm Nghĩ Lời Giới Thiệu Của Nhà Xuất Bản Albatros Thay Lời Tựa Chương 01 Một Năm Sửu Thuận Lợi Chương 02 Hà Nội Đánh Phá Uy Tín Của Sài Gòn Chương 03 Chiến Dịch Hồ Chí Minh Chương 04 Tổng Thống Thiệu Cố Gắng Giữ Thế Chủ Động Chánh Trị Chương 05 Các Tướng Lãnh Tức Giận Vì Thấy Mình Bị Nhục Chương 06 Dinh Tổng Thống Bị Dội Bom Chương 07 Linh Mục Thanh: Đội Quân Thanh Lọc Chương 08 Đừng Bao Giờ Tin Tưởng Vào Hoa Kỳ Như Một Đồng Minh Chương 09 Chiến Trận Đẫm Máu ở Xuân Lộc Chương 10 Chúng Tôi Không Hèn Nhát, Chúng Tôi Không Sợ Chết Chương 11 Với Đoàn Người Chạy Loạn Chương 12 Với Người Pháp Lớn Tuổi ở Sài Gòn Chương 13 Quốc Hội Hoa Kỳ Bàn Cãi Về Ngân Sách Trong Lúc Người Dân Miền Nam Lo Chôn Con Mình Chương 14 Phnom Penh Thất Thủ - Một Triệu Chứng Đáng Buồn Cho Sài Gòn Chương 15 Thời Kỳ Của Những Trái Bom Thí Nghiệm Chương 16 Tổng Thống Thiệu Từ Chức Chương 17 Đến Lượt Đại Sứ Mérillon Lên Sân Khấu Chương 18 Ngọn Đồi Cuối Cùng Chương 19 Tướng Dương Văn Minh Xuất Hiện Chương 20 Những Trò Chơi Vô Vị Cuối Cùng Chương 21 Ông Dương Văn Minh Là Ai ? Chương 22 Một Buổi Lễ Trao Quyền Đầy Sóng Gió Chương 23 Sự Rẫy Chết Của Một Thành Phố Chương 24 "Bộ Đội" Tràn Vào Thủ Đô Chương 25 Sự Hiện Diện Của Người Pháp? Chương 26 Thật Là Chua Chát Thay Cho Cái Gọi Là "Giải Phóng" Chương 27 30 Năm Chiến Tranh: Không Giải Quyết Được Gì Cả! Bìa Sau http://www.motgoctroi.com/HoiKy/Hky_MGT.htm Tác phẩm: VIỆT NAM - QUÊ MẸ OAN KHIÊN còn có tựa"MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ?". Tác giả: Pierre Darcourt - Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa Tủ sách Tiếng Quê Hương tại Virginia ấn hành, 2007 Nguyên tác được in lần đầu ở Paris tháng 11-1975, và bản dịch tiếng Việt ra mắt năm 2007 Nhận định của nhà báo Pierre Darcourt về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975: Trang 6-7: Cộng sản tàn ác nhưng dung vũ khí tuyên truyền che dấu. Trọng lượng số bom đạn được dùng trong cuộc tranh chấp nầy đã vượt hẳn trọng lượng số bom đạn của tất cả các cuộc chiến tranh trước đây cộng gộp lại. Cuộc chiến nầy cũng được hai bên áp dụng tất cả các hình thức kỹ thuật tác chiến từ tân tiến đến cổ điển. Và cuộc chiến nầy cũng là bãi chiến trường điện tử đầu tiên . Các hỏa tiển đầu tiên có đầu đạn được hướng dẫn đã được xử dụng trong những điều kiện thật trong tác chiến. Cho tới bây giờ người ta chưa từng thấy có một sự tập trung nào quá nhiều chìến cụ có khả năng hủy diệt trong một thế đất nhỏ hẹp như thế, và ở đó đôi khi những vũ khí thô sơ nhất lại làm cho những trang thiết bị tinh vi hơn phải thất bại. Một bên thì có những quả bom tinh khôn (laser) tự động điều chỉnh, những hỏa tiễn với đầu đạn biết tìm kiếm mục tiêu và những phi cơ vận tải khổng lồ.... Còn bên kia thì có từ những "bẫy cọp" bằng tre vót nhọn và những dòng người khuân vác đẩy xe thồ, những thùng quân vật dụng thả trôi theo dòng nước từ thượng nguồn và được vớt lên ở các lưới thép căng ở hạ lưu cách đó cả 50 cây số ngàn .... đến những đoàn xe vận tải nặng Molotova, những xe tăng lội nước, và những trạm "tên lửa" dấu kín rãi rác trong rừng bụi. Những cuộc tàn sát được bình tĩnh chọn lựa trước và được lạnh lùng lên chương trình trong máy điện toán... và những vụ giết người bằng mã tấu kèm theo hành động cắt xẻo tay chân hết sức ghê rợn ... nói chung. Cuộc chiến nầy cũng có đủ mọi hình thức kỹ thuật về mặt hạn chế tầm sát hại của vũ khí, và những hạn chế nầy có thể còn gây ra nhiều mất mát về chiến cụ và nhân mạng hơn nữa không chừng. Cuộc tranh chấp nầy được phát triển ra vừa như một cuộc nội chiến vừa là một cuộc đối đầu quốc tế, ở đó các siêu cường có chỗ để thí nghiệm các loại vũ khí và chiến cụ tối tân nhất cũng như những chiến thuật chiến lược tân tiến nhất của mình. Tuyên Truyền và Thông Tin đã giữ một vai trò quyết định. Qua truyền hình, chiến sự đã đến được khắp nơi trên thế giới; những hình ảnh đẫm máu và rất bi thảm của cuộc chiến được chiếu đến tận những nơi yên tĩnh nhất và được bảo vệ chặt chẽ nhất, đã làm rung động cả nước Mỹ, chia rẽ dư luận Mỹ, gây sự chống đối trong giới báo chí, đã gây ra nhiều cuộc biểu tình phản chiến, chống đối đến man rợ, và gây ra một ý niệm xấu cho tất cả các nước văn minh nhất trên thế giới. Hoa Kỳ đã nhảy vào cuộc chiến mà không có một lời tuyên chiến trước và đã tung ra một lực lượng quân sự khá quan trọng . Đùng một cái, trong lúc các phi hành gia của họ đang tản bộ trên cung trăng, họ mới khám phá ra là đã từ lâu họ bị rơi vào một cái bẫy mã tấu và đang bị sa lầy, nên họ quyết định bằng mọi giá phải cố gắng thoát ra khỏi vũng sình mà không bị mất uy tín. (Trang 7-8) Dân chúng Miền Nam không ủng hộ CS,sự tự vệ của Miền Nam là có chính nghĩa: Pierre Darcourt viết:"Cuộc chiến ở Đông Dương là cuộc chiến đầu tiên mà các trực thăng đã có một vai trò quyết định trong tác chiến. Vào một lúc nào đó người ta đã tung ra đến 5000 chiếc trực thăng trên không phận Miền Nam Việt Nam, đưa lực lượng Bộ Binh Hoa Kỳ lên hàng thứ ba của Không Lực thế giới, sau Không Lực Hoa Kỳ và Không Lực Liên Xô. Trong thời gian tám năm rưỡi tham chiến của Hoa Kỳ, cộng sản Việt Nam đã tung ra hai cuộc tấn công lớn mà họ tin tưởng đây là những trận chiến có tính cách quyết định. Đó là cuộc "tổng công kích Tết Mậu Thân (1968) và cuộc xăm lăng chớp nhoáng mùa xuân 1972. Lực lượng Hoa Kỳ và QLVNCH đã khởi xướng hai cuộc phản công: tấn công qua biên giới Cam Bốt và hành quân qua lãnh thổ Lào. Từng được coi là người đã chiến thắng trong trận chiến Điện biên Phủ, tướng Võ nguyên Giáp cũng chỉ gặt được sự thất bại hoàn toàn trong cả 3 lãnh vực mà ông ta cố gắng muốn thực hiện. Đó là : sự nổi dậy ở dân chúng của các đô thị ở Miền Nam, chiến tranh du kích, và chiến tranh quy ước. Nhưng vớI hành động vừa dấu kín số tử thương, vừa rút nhanh đám tàn quân về để kín đào bổ sung cho các đơn vị trong các khu rừng rậm trên đất Lào và trên dãy Trường Sơn, ông ta đã khôn khéo làm cho địch quân tưởng rằng quân cộng sàn đã thắng trận. Cả Hoa Kỳ và VNCH chỉ thu lượm có 50% chiến thắng: vì bị giới hạn trong không gian và thời gian nên các cuộc hành quân không được phép thọc sâu hay mở rộng đúng mức để khai thác tối đa các thành quả chiến thắng được. Về phía Hoa Kỳ, trong suốt chiều dài của cuộc chiến người binh sĩ của họ chưa bao giờ được thông báo đúng mức mọi sự kiện dù là nhỏ nhất, nhưng lại thường được thông báo hết sức sai lạc về những lý do thật sự của cuộc chiến. Trái lại, về phía cộng sản, chưa bao giờ cán binh của họ lại không được giải thích cặn kẻ lý do của cuộc chiến hay được thông báo sai lạc về mọi diễn tiến đã xảy ra. Khi rút quân, người Mỹ vẫn đinh ninh rằng họ đã làm tròn lời cam kết "trong danh dự". Họ đã phải chi ra hơn hai trăm tỷ mỹ kim cho cuộc chiến và mất đi 58.000 người tử trận (gồm cả khoảng 10.000 chết vì tai nạn linh tinh, từ tai nạn lưu thông đến bất cẩn trong việc xử dụng súng đạn) Cộng sản Bắc Việt đã tàn phá hết đất nước Việt Nam của họ, đâu đâu cũng thấy nhà tan cửa nát, và họ đã mất đi trên 1 triệu người chết, mà không đạt được mục tiêu mà họ đã đề ra. Những cán binh (Việt Cộng) mà họ gài vào Miền Nam chỉ sống lẩn lút trong rừng thiêng nước độc hay trong bưng biền sình lầy, sống xa quần chúng. Quân dân Miền Nam chiến đấu để bảo tồn sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Họ nhìn thấy đất nước của họ bị phân chia, và Chánh Phủ của họ được thành lập qua các cuộc bầu cử có sự kiểm soát từ bên ngoài. Họ giữ vững những thành phố hùng mạnh và thịnh vượng, kiểm soát 85% dân chúng, nhưng họ có một tổng kết cũng nặng lắm: 600.000 quân và dân chết trận, và 1 triệu ngườI tỵ nạn chánh trị . Và thật sự không thấy giải quyết được gì hết. (Trang 9-10) Mặt trận truyền thông thiên lệch, không trung thực: Pierre Darcourt viết :"….Tôi nghĩ tới cuộc bắn giết ở Mỹ Lai với những bức ảnh ghê rợn của nó : 40 phụ nữ và trẻ em bị hành quyết, thân xác đầy vết đạn nằm ngổn ngang chết chung với nhau. Hoa Kỳ đã cho thụ lý hồ sơ và truy tố ra tòa án binh trung úy Calley, một sĩ quan xấu xí tráng vồ và ngoan cố. Nhưng có ai bị khởi tố về một vụ tàn sát tập thể cả một làng người Thượng ở Dakson đâu ? Tôi đã đi xuyên qua làng nầy, một tiểu đoàn Việt Cộng đã tàn sát và tàn phá cả một ngôi làng bởi vì dân chúng trong làng nầy không ai chịu theo cộng sản, chân tôi bước đi qua những đống tro tàn còn ấm , ngập đến tận mắt cá , tro của các nhà tranh mà cộng sản đã đốt sạch bằng súng phun lửa của họ. 250 thi hài của đồng bào Thượng nằm rải rác khắp mọi nơi trên mặt đất, còn âm ỉ cháy nóng, trong đó có 103 trẻ em. Thật là một cảnh tượng ghê rợn, tàn ác, không thể chịu nổi, cảnh các tử thi sình lên rồi bị nướng phồng lên dưới ánh nắng mặt trời, tương tự như những con heo quay có đầu người . Có những ai trong chúng ta lúc có mặt ở quanh vĩ tuyến 17 vào mùa xuân năm 1972, mà có thể loại bỏ được khỏi trí nhớ những hình ảnh của cơn ác mộng trên con lộ Quảng Trị ? Pháo binh của Cộng sản Bắc Việt đã tập trung hỏa lực vào hàng hàng lớp lớp người dân tỵ nạn đang chạy loạn về Hué : những trái đạn đã cày lên đám đông dân chúng kinh hoàng rất có phương pháp, đánh nát và lật qua lật lại các sọ người và các thi thể đàn bà và trẻ con, như các cục đất vậy. Đã có đến 20.000 người chết trên một khoảng đường tráng nhựa chỉ dài có 40 cây số ngàn : Mặt đuờng không còn màu đen của nhựa nữa mà được trét lên một lớp máu đỏ đã đen sạm vì máu đã khô lại.... (chú thích của người dịch: đó là đoạn Quốc Lộ 1 được mang tên là :Đại lộ kinh hoàng) Từ Đèo Chuối, tôi đi lần xuống một làng lớn ở Gia Kiệm. Ở đây dân tỵ nạn người Bắc đang rong chơi ngoài đường. Trong một quán cà phê nhỏ, ngồi bên tô phở nóng, những người thợ rừng đang vừa ăn vừa nghe xướng ngôn viên của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ca tụng sự "ngừng bắn" với một niềm vui lây của một bình luận gia trận đấu bóng chày. Tại Tân sơn Nhứt, các phi công trực thăng và phi cơ săn giặc Phantoms trong bộ đồ bay kỵ lửa, vứt cao các mũ lên trời, vui vẻ vỗ lưng nhau, chuyền tay nhau một chai cognac và cứ thế uống cạn hết chai vừa cười vừa hét vang : "hết rồi, anh em ơi ! chúng ta sẽ được về nhà rồi " Ngay tại Sài Gòn khi đồng hồ vừa gõ 8 tiếng, tất cả moi hoạt động đều ngừng lại, lưu thông dừng hẳn lại, mọi người đứng yên lặng trong khi các binh sĩ đứng nghiêm, Miền Nam Việt Nam dành một phút mặc niệm cho một số lớn chiến sĩ đã bỏ mình trong chiến cuộc. Sau phút mặc niệm, các chuông nhà thờ đổ liên hồi trên khắp thủ đô Miền Nam Việt Nam . Cùng một lúc đó có tiếng vọng xa xăm của sự biểu lộ ồn ào nầy, các thành phố lớn của Hoa Kỳ cũng đã sống trong những phát súng mừng ròn rã, và theo một bản tin của thông tấn xã Tass thì Hà Nội mừng rở treo cờ trong một bầu không khí hoan lạc. Và Tổng Thống Nixon trong một thông điệp gởi cho quốc dân đã mở đầu bằng những chữ nói lên dư luận chung của tất cả mọi người có thiện chí : Một kỷ nguyên hòa bình mới đang bắt đầu cho nhân loại " Một người thợ rừng bước đến gần chiếc máy truyền thanh, đặt trên một cái kệ, vừa đưa tay vặn tắt chiếc máy vừa lầm bầm khó chịu : " Ông Nixon cứ đến đây rồi hẳn nói !, Con đường từ Sài Gòn lên đây đã bị cắt đứt gần ba chục cây số, và có trên mười xe vận tải đã bị giật mìn. " Tôi phải chờ 48 tiếng đồng hồ mới về đến được thủ đô Sài Gòn của Miền Nam Việt Nam . Quốc lộ đã được mở lại sau nhiều trận đánh nhau ác liệt, dọc theo đường còn rải rác tử thi và xác xe cháy mà xe ủi đang dọn dẹp. Ở Sài Gòn hàng trăm phụ nữ trầm lặng và nghiêm trang tay bưng lễ vật như một đám rước đi vào chùa Vĩnh Nghiêm đầy hoa và cờ xí ở ngay trung tâm thành phố. Trong nhà thờ Chánh Tòa tường gạch đỏ thẳm, hàng ngàn tín đồ công giáo chen chúc nhau quỳ dự thánh lễ lớn. Các Phật tử và tín đồ Công giáo theo lời kêu gọi của các Sư và các Cha sở của mình, đã tổ chức một ngày cầu nguyện cho hòa bình, mà theo bản văn của lời kêu gọi là một "nền hòa bình không phải của Nga Sô Viết, cũng không phải của Trung Cộng hay của Hoa Kỳ mà là một nền hòa bình của Việt Nam. một nền hòa bình cho những người tự do, công bằng và trong tình anh em, hòa giải giữa dân tộc với nhau, vừa tìm lại được trên đất nước của minh " Trước thềm năm mới (âm lịch), một năm Sửu thuận lợi, đó là một lời chúc tốt đẹp nhất.... Nhưng than ôi, những lời chúc tụng luôn luôn không bao giờ được thỏa mãn. Các trận đánh xảy ra gần như khắp mọI nơi. Tại Tây Ninh, thánh địa của đạo Cao Đài, sau 30 giờ tấn kích,một trung đoàn quân Bắc Việt đã rút lui để lại 300 xác chết ở vùng ngoại ô của thị xã. Tại Sa Huỳnh, một hải cảng đánh cá nhỏ dưới chân dãy Trường Sơn, có sự đụng độ ác liệt của hai sư đoàn Miền Nam Việt Nam; tại Đồng bằng sông Cửu Long, ở ven Đồng Tháp Mười và ở rừng U minh; trên Cao Nguyên Trung Phần, chung quanh đồn Ben Het của Biệt động quân ; Ba trăm ba mươi bốn (334) trận tấn công của cộng sản vào lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam được ghi nhận ngay trong 2 ngày sau khi Hiệp Định Ngừng Bắn Paris ngày 27/1/ 1973 được chính thức công bố.... Nền hòa bình ở Việt Nam vẫn chỉ còn là một ảo vọng! (Trang 11-13)Hiệp định Hoà Bình Paris một thảm hoạ cho người dân Miền Nam :Pierre Darcourt cho rằng nền Hoà Bình của Hiệp Định Paris là ảo tưởng: Chúng ta đang ở vào tháng hai năm 1975 . Sự cảnh cáo nầy đáng được lưu ý lắm - vì đó là lời nói của ông Thiệu - một người không thiếu kinh nghiệm chút nào: năm 1972, ông đụng nhẹ với một ông Kissinger đang nóng lòng muốn chấm dứt cuợc chiến ở Đông Dương. Nhận xét của ông Thiệu thấy có vẻ hơi nghiêm khắc, và một phần vì mối hận của một nguyên thủ quốc gia đang bị gài vào quá nhiều khó khăn to lớn. Nhưng sau hai năm thi hành ‘’Ngừng Bắn’’ vẫn không còn một ảo tưởng nào nữa ! Trên lý thuyết, cuộc chiến lẽ ra phải được chấm dứt sau khi Hiệp Định Paris tháng giêng năm 1973 được kỳ kết, nhưng chiến cuộc không bao giờ chấm dứt. Nó vẫn được tiếp tục và thường xuyên gây ra hằng trăm người chết mỗi ngày, và trong hai năm liền như vậy phải có hơn 150.000 nạn nhân. Và chiến cuộc nầy không nghiêng phần thắng lợi chút nào về phía các đồng minh của Hoa Kỳ. Ở Cam Bốt, Khờ Me Đỏ chận sông Cửu Long, cắt đứt đường lưu thông không cho các đoàn ghe tàu tiếp tế cho thủ đô Pnom Penh, đang bị bao vây và bị bắn hỏa tiển vào hằng ngày. Thủ đô nây vẫn còn sống được là nhờ một cây cầu Không Vận của Không Lực Hoa Kỳ. Ở Miền Nam Việt Nam, lần đầu tiên cán cân quân sự nghiêng về phía cộng sản.Một nhà ngoại giao Nam Hàn làm việc tại Sài Gòn đã nói lên một cách tức giận: ‘’Nền hòa bình trong danh dự của ông Nixon hả ? - Nó chỉ là một sự gian lận dị thường của thế kỷ mà thôi !’’ Thật vậy, đến ngày nay hình như sau bốn năm và mười tháng thương thuyết hết sức vất vả và chán chường, Hiệp Định Paris chỉ là một sự mua bán hớ, hớ quá lớn mà thôi. Nhưng ai mới thật sự có trách nhiệm về sự phá sản của Hiệp Định nầy ? Hoa thạnh Đốn hay Hà Nội ? Muốn đánh giá trách nhiệm của Hoa Kỳ và của Bắc Việt, thì phải trở lùi lại một ít về dĩ vãng, và trước hết phải thử tìm hiểu xem tại sao và bằng cách nào mà hai đối thủ đó đi đến chỗ phải ký vào Hiệp Định Paris . Vào cuối tháng ba năm 1972, Hà Nội tung ra một cuộc tấn công dữ dội vào Miền Nam Việt Nam bằng các sư đoàn thiện chiến của họ với sự yễm trợ của một lực lượng pháo binh phi thường và 700 chiến xa với gần 3000 bộ đội xe tăng vừa được huấn luyện xong 5 tháng thực tập ở trường Thiết Giáp Odessa bên Liên Xô. Sau vài thất bại liên tiếp ở địa phương lúc bắt đầu cuộc chạm trán, và mặc dầu có những sự tiên đoán bi quan nhất, Quân lực Miền Nam vẫn không bị sụp đổ. Họ vẫn giữ vững phần lãnh thổ của họ một cách đáng khen. Khả năng tác chiến của họ được củng cố rất vững mạnh.Trong vòng 3 tháng (từ tháng 5 đến tháng 7) 84.000 tân binh đã hoàn tất thời gian thụ huấn và đã kịp thời bổ sung đày đủ cho các đơn vị bị tổn thất. Sài Gòn thu nhận quá nhiều tân binh tình nguyện cho các đơn vị tinh nhuệ - Hải Quân, Nhảy Dù và Biệt Động Quân- đến đỗi Chánh Phủ phải cho ngưng phần trưng binh. Hoa Kỳ đã cung cấp một hỏa lực yễm trợ rất hùng hậu. Được gởi đến từ Hoa Kỳ để xung vào trận chiến có các đơn vị chuyên viên Mỹ trang bị hỏa tiễn chống tăng TOWS và các trực thăng võ trang ‘’Cobra’’ sát thủ rất đáng sợ của chiến xa địch. Không Lực Hoa Kỳ xử dụng các loại ‘’bom tinh khôn’’ được hướng dẫn bằng ‘’laser’’ hoặc bằng một hệ thống máy ảnh truyền hình được gắn thẳng vào đầu bom, nên đã đem lại một sự can thiệp hết sức chính xác và thật hữu hiệu hơn bao giờ hết. Ngày 8 tháng 5, TT Nixon đã cho thả mìn phong tỏa tất cả các hải cảng Bắc Việt . Từ ngày 18 đến 29 tháng 12, Không Quân Chiến Lược Hoa Kỳ dội bom Hà Nội và Hải Phòng . Đến ngày thứ 9 của chiến dịch không tập ngắn ngủi nhưng rất dữ dội nầy, tất cả hệ thống phòng không Bắc Việt đều bị sụp đổ. Tất cả các vị trí ‘’ra đa’’ đều bị triệt tiêu, các sự liên lạc vô tuyến điện thoại hoàn toàn bị rối loạn. Mọi sự cố gắng để bổ sung hay thay thế 1.200 hỏa tiển SAM được bắn đi trong vòng 8 ngày qua trên thực tế đều được coi như không thể thực hiện được vì số hỏa tiển dự trữ đã cạn mà các hải cảng thì đã bị khóa chặt. Đến đỗi trong hai ngày chót của cuộc không tập, không có một B.52 nào bị bắn hạ. Và giả sử như cuộc không tập không được chấm dứt ngày 29 tháng 12 thì gần như có thể các pháo đài bay của Hoa Kỳ đã san bằng Miền Bắc và có thể Bắc Việt bị hành tội thế nào cũng được . Một chi tiết rất có ý nghĩa: Trong suốt thời gian Hoa Kỳ leo thang trừng phạt Hà Nội, về phía Mạc tư Khoa không nghe thấy có một lời chỉ trích hay một tiếng phản đối nào ! Trên trận địa, sự tấn công của Bắc Việt bị bẻ gãy. Trong 40 tỉnh thị của Miền Nam không có một nơi nào bị cộng sản Bắc Việt chiếm giữ được, trừ tỉnh Quảng Trị, mà các đơn vị nhảy dù của Miền Nam đã tái chiếm lại sau 6 tuần lễ tác chiến đẫm máu. Vào lúc mà TT Nixon cho ngưng cuộc không tập ở Bắc Việt , không có một ai còn có thể nghi ngờ về thế thượng phong của Hoa Kỳ trên bàn hội nghị. Nhưng trên thực tế, sự phản đối của dư luận ở Hoa Kỳ càng ngày càng tăng, và áp lực của Quốc Hội Hoa Kỳ đã buộc ông Nixon phải cho ngưng ngay hành động của Không quân chiến lược, và vì thế mà ông Nixon không khai thác được lợi thế của ông ta trên bàn hội nghị. Do đó ông không thể có được một sự nhượng bộ nào của phía Bắc Việt để có thể thực sự chấm dứt được chiến cuộc. Đó là: Bắc Việt phải rút hết quân số các sư đoàn Bắc Việt đã xâm nhập và đang trú đóng ở Miền Nam . Sự thực là hầu hết người Mỹ bị ảnh hưởng vì các chiến dịch có hệ thống của báo chí; dân chúng Mỹ bị xúc động vì các cuộc biểu tình liên tục của các phong trào phản chiến đòi hòa bình; Họ quá mệt mỏi vì chiến cuộc kéo dài quá lâu mà không chấm dứt: Họ lo âu vì không thấy được viễn ảnh của hòa bình, một nền hòa bình ‘’công bằng và lâu bền’’. Cho nên họ đều mong muốn Hoa Kỳ nhanh chân rút ra khỏi ‘’vũng lầy Việt Nam’’, đem các phi công tù binh ở Bắc Việt và tất cả binh sĩ Hoa Kỳ ‘’còn lại ở Miền Nam’’ về nhà cho họ. Hà Nội thấy rõ chuyện đó. Không cần đi sâu vào vấn đề, chỉ với một lời ‘’hứa suông’’ là chấm dứt chiến tranh, và đoan chắc là các tù binh Mỹ sẽ được hồi hương, là bảo đảm Chánh trị Bộ cộng sản Bắc Việt đã nhận được mọi sự nhượng bộ tối đa của Kissenger rồi. Việc ký kết Hiệp Định Paris đã bảo đảm cho Bắc Việt một loạt lợi thế quan trọng. Thật vậy, Hà Nội đã đạt được : (1) -một sự nghỉ ngơi tức thời, giúp cho Bắc Việt sửa chửa mọi thiệt hại lớn lao mà Không Lực Hoa Kỳ đã gây ra cho toàn bộ hệ thống giao thông và phân phối trong nội địa. (2) - mở lại được các hải cảng, vì tất cả các ngỏ vào đều đã bị gài mìn từ 8 tháng nay, và do cuộc phong tỏa của Hạm Đội 7 mà mọi tàu bè thuộc khối cộng sản quốc tế đã bị ngăn cản không vào được hải phận Bắc Việt (chú thích của tác giả: Hà Nội nhập cảng mỗi năm 1 triệu tấn ngũ cốc từ các nước thuộc khối cộng sản quốc tế, không kể thực phẩm khô cho cả quân đội nhan dân) (3) -tất cả các lực lượng Hoa Kỳ đang ở Miền Nam Việt Nam phải rời khỏi nơi đây trong vòng sáu mươi (60) ngày và phải mang theo tất cả mọi chiến cụ. (4) Ngoài ra, Hà Nội còn tự thấy mình được nhận thêm một phần thưởng, nhờ ở sự công nhận những ‘’lõm da beo’’ rất quý báu, những lãnh địa thực sự nằm trong lãnh thổ Miền Nam nhưng không thuộc quyền kiểm soát của Miền Nam Việt Nam , bao nhiêu lõm là bao nhiêu căn cứ xuất phát cho hành động quân sự của các đơn vị Bắc Việt trong tương lai. Trong khi đó, Chánh Phủ Sài Gòn (VNCH) không được phép đòi hỏi một điều gì cả. Chánh Phủ nầy chỉ còn biết có một việc phản kháng trong mỗi cơ hội về sự duy trì bất hợp pháp của một ‘’lực lượng xâm lăng cộng sản 170.000 người ở Miền Nam Việt Nam ‘’ Hoa Kỳ, thỏa mãn vì cuối cùng được nắm trong tay bản văn Hiệp Định về hòa bình ‘’của mình’’, (nguyên văn của tác giả: ‘’son’’accord de paix), rất lấy làm thích thú về sự khéo léo của ông Kissinger. Một bản Hiệp Định dù là xấu vẫn còn hơn là không có một bản Hiệp Định nào ? (nhưng thật sự là một bản dịch kh ông thiếu một dấu phẩy, từ bản văn tiếng Việt mà tác giả là cộng sản Bắc Việt: chú thích của người dịch) Cảm giác khoan khoái mang đến do sự ký kết ‘’Hiệp Định Ngừng Bắn’’ và sự trở về như trong chiến thắng của các phi công tù binh, được hoan hô, được choàng vòng hoa và tặng quà. . ., lên cao đến độ nếu có ai đó liều lĩnh nói lên một sự dè dặt tối thiểu nào, đều sẽ thấy mọi người coi mình như một ‘’thằng chống cộng điên khùng’’. (Trang 15-17)Nixon bị Quốc Hội Hoa Kỳ bó tay,viện trợ cho Miền Nam bị cắt giảm thảm hại,thành phần phản chiến do CS giật dây hoạt động tối đa: Để đương đầu với chánh sách táo bạo và gây hấn nầy của Bắc Việt, để bảo đảm thi hành Hiệp Định Paris, phản ứng của Hoa Kỳ xét ra cũng không có gì lạ hết. Khi TT Nixon thử xin ngân khoản mới cho Cam Bốt, vào lúc Khờ Me Đỏ được 2 sư đoàn Bắc Việt tăng cường đang gây nhiều thiệt hại nặng nề cho phía Chánh Phủ thì Quốc Hội đã trả lời bằng cách bắt buộc Không Lực Hoa Kỳ phải chấm dứt oanh tạc vào các vị trí cộng sản bắt đầu từ ngày 15 /8/1973. Vào tháng 11/1973, cũng Quốc Hội nầy đã bỏ phiếu chấp thuận Nghị Quyết về Quyền Lực Chiến Tranh, để ngăn cấm Tổng Thống Hoa Kỳ từ nay nếu chưa có sự chấp thuận của Quốc Hội thì không được phép xử dụng quân lực Hoa Kỳ để phòng thủ bất cứ phần đất nào của Đông Dương . Vào mùa hè năm 1974, Tổng Thống Nixon từ chức vì vụ tai tiếng của Watergate. Lúc đó các dân biểu và nghị sĩ Quốc Hội mới xem xét kỹ các đơn xin viện trợ do Kissinger trình lên. Họ thấy quá cao nên họ cắt bớt viện trợ quân sự cho Việt Nam chỉ còn lại phân nửa. Nhưng lúc nầy tình hình quân sự ở Miền Nam rất là trầm trọng. Tướng Cao văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) rất lo ngại. Tướng Nguyễn khắc Bình, Giám đốc Trung Ương Tình Báo đã trình cho ông một bản phúc trình dài về tình hình dàn quân của các đơn vị cộng sản Bắc Việt ở Miền Nam . Phúc trình viết : ‘’Cuộc đe dọa về quân sự của địch đã hết sức là trầm trọng. Trong khi Hoa Kỳ giảm đến một nửa ngân khoản viện trợ quân sự cho Miền Nam Việt Nam, thì Liên Xô đã tăng cường gắp đôi phần chiến cụ của họ và phần viện trợ tài chánh cho Miền Bắc (1 tỷ 700 triệu mỹ kim cho năm 1974). Bắc Việt đã tiếp tục cho xâm nhập cán binh và chiến cụ từ Miền Bắc liên tục từ sau ngày ngừng bắn. Chúng tôi ước tính lên đến 80.000 cán binh, 600 chiến xa, 500 khẩu pháo và 200 khẩu phòng không, tất cả đều vượt vĩ tuyến 17 không qua các cửa khẩu do Hiệp Định Ngừng Bắn đã ấn định. Ngoài ra, trong số 30.000 tù binh vừa dân sự vừa quân sự được chúng ta trao trả theo đúng các điều khoản của Hiệp Định, thì hai phần ba (2/3) được bổ sung vào các đại đơn vị của Bắc Việt đồn trú trong Miền Nam. Số lượng chiến cụ và sự phân phối cấp phát được tăng thêm gấp bội: các đơn vị đều có phóng pháo xa 122 ly và hỏa tiển SA 7, 300 khẩu đại pháo 130 và 100 khẩu pháo 152 để tăng cường cho các đơn vị pháo binh tầm xa, và những đơn vị chiến xa T.54 . Quân số cộng sản bây giờ đã vượt quá mức quân số của họ trước cuộc tấn công năm 1972; 310.000 người trong đó có 170.000 cán binh và 60.000 cán bộ chánh trị gốc Miền Bắc. Bản đồ trận liệt của cộng sản được tái tổ chức như sau : 17 sư đoàn bộ binh với quân số đầy đủ đang đóng trong Nam (7 sư đoàn ở Vùng I từ vĩ tuyến 17 đến Đà Nẵng, 5 sư đoàn ở Vùng II, cao nguyên Trung phần, 3 sư đoàn ở Vùng III, giữa vùng Mỏ Vẹt tới Sài Gòn ,, và 2 sư đoàn ở Vùng IV trong đồng bằng sông Cữu Long và rừng U Minh. Trừ bị thì có 40.000 cán binh Bắc Việt đóng ở Cam Bốt và 50.000 đóng ở Lào) Việc ngưng dội bom đã giúp cho Bắc Việt mở rộng và cải thiện tất cả các đường giao thông cũ của họ từ phía Nam vĩ tuyến 17 , đặc biệt là tất cả các tuyến đường dẫn về phía Đông của đường mòn Hồ chí Minh. Tất cả các tuyến đường và lộ trình xâm nhập đêu được củng cố để có thể xử dụng được suốt 4 mùa. Công tác củng cố đã chẳng những đạt được bề dài mà cả khả năng lưu lượng của tuyến đường vớị 1500 xe cam nhông mỗi tuần, đã vượt mức cao nhất cho tới nay. Các đường liên lạc ngang cũng chưa bao giờ được bỏ qua. Ống dẫn dầu đặt dọc theo đường mòn Hồ chí Minh được tăng lên gấp đôi và được kéo dài xuyên qua lãnh thổ phía Đông của Cam Bốt đến tận vùng ‘’Mỏ Vẹt’’, chỉ còn cách Sài Gòn có 80 cây số ngàn. Cuối cùng 12 phi trường đã được thiết lập ở phía Nam vĩ tuyến 17, từ sau khi có lệnh ngừng bắn : 6 trong số đó có khả năng nhận những phi cơ thường và phi trường Khe Sanh được hỏa tiển SAM 2 và SAM 3 bảo vệ mạnh mẽ nhất, có thể nhận các phi cơ loại nặng và các Mig 21. Các trực thăng vận tải lớn do Liên Xô chế tạo đã được thấy lên xuống nhiều lần ở các phi trường nầy. Có nhiều chỉ dấu chính xác cho thấy một cuộc tấn công quân sự quy mô có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tất cả những sự chuẩn bị đều xem như đã hoàn tất. Những kho dự trữ và các trạm tiếp vận lương thực đã được đặt xong, các bệnh viện hậu phương đã được bố trí sẳn sàng. Chiến trường cho mỗi sư đoàn cộng sản đã được tổ chức rất cẩn thận. Các vị trí cho cá nhân, cho từng loại vũ khí, các hầm trú ẩn, các trạm cứu cấp đã được đào và nghi trang rất cẩn thận, các mốc tác xạ đã được đặt xong, cự ly xa gần và máy nhắm cũng đã được tính toán xong. Về vấn đề nầy, chúng tôi xin nói thêm là các đường tiến quân dẫn đến tất cả các thành phố ở miền Trung và miền Đông của chúng ta có lợi thế cho các đơn vị tấn công Bắc Việt là nằm trong vùng rừng rậm, và dựa vào vô số đường mòn do máy ủi đất của những người làm rừng của chúng ta dọn mở ra từ trước . Tất cả các con đường nầy thường được dùng cho xe vận tải nặng chyên chở gổ súc, là những con đường tiến quân rất thuận lợi cho các chiến xa địch. Hệ thống các con đường mòn chằng chịt nầy đến một lúc nào đó sẽ giúp cho các chiến xa cộng sản thọc sâu nhiều mũi dùi bất ngờ xuất hiện vào tận hầu hết các vòng đai ngoại ô của mọi thành phố. Sự kiện Hoa Kỳ cắt viện trợ quân sự của chúng ta đã đưa chúng ta vào một tình thế thua sút rõ rệt. Chúng ta cần phải tiết kiệm đạn dược. Các quân xa và phi cơ của chúng ta chỉ nhận được có 50% cấp số xăng dầu so với lúc trước. Thiếu cả cơ phận thay thế, gần 30% Không Lực chúng ta bị bắt buộc phải nằm ụ tại chỗ. Bị bắt buộc phải giữ từng tấc đất mà không được dẫm chân vào chiến tuyến ngừng bắn, binh sĩ của chúng ta phân tán quá mõng, trong khi Bắc Việt là kẻ xâm lăng, lại được tự do tập trung lực lượng bất cứ chỗ nào mà họ muốn mà không lo sợ gì về một cuộc tấn công nào trên lãnh thổ của họ. ‘’ Bắc Việt đe dọa Miền Nam trên phương diện quân sự kèm theo áp lực về kinh tế lẫn chánh trị . Từ sau khi ký xong Hiệp Định Ngừng Bắn, nhà cầm quyền Bắc Việt đã làm đủ mọi cách để bẻ gãy nền kinh tế và tinh thần của dân chúng Miền Nam. Trước hết là họ vận động nhằm làm nản lòng đầu tư của ngoại quốc. Để làm việc nầy, họ đã mở ra ‘’chiến dịch thảo luận’’ căn cứ trên 4 đề tài chính: (1)- một nguyên tắc về pháp lý: Miền Bắc cuối cùng đã thắng Miền Nam . Sự khẳng định nầy cứ được lập đi lập lại hoài không mệt mỏi trong hai mươi năm liền cuối cùng thì đạt được ảnh hưởng. (2) - một bằng chứng sai bét về pháp lý kèm theo một sự đe dọa: ‘’ Hiệp Định Paris về Ngừng Bắn đã công nhận cái gọi là Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam (GRP) như là Chánh Phủ hợp pháp duy nhất chính thức của dân tộc Việt Nam, mọi Hiệp Ước ký kết với Chánh Phủ Sài Gòn đều không có giá trị, và có thể còn bị xem là một ‘’xúc phạm’’ với nhân dân Việt Nam ‘’ (3) - duy trì thật sự mối đe dọa quân sự và một không khí mất an ninh. An ninh và ổn định chánh trị luôn luôn là những yếu tố tốt nhất để thúc đẩy sự đầu tư. Làm rối loạn trật tự công cộng và an ninh nội địa, cho thấy lúc nào cũng có mối đe dọa về một cuộc xâm lăng quân sự,. . . . tất cả đều ảnh hưởng đến doanh nhân, hơn nữa Âu Châu sống trong thanh bình đã gần 30 năm rồi . (4) - Sự đầu độc của báo chí Phương Tây theo luận điệu cộng sản, hay có lợi cho luận điệu của Hà Nội lúc nào cũng tiên đoán hay thích thú mô tả ‘’sự sụp đổ hiển nhiên và không thể tránh được‘’ của nền kinh tế Miền Nam Việt Nam Lập luận cứ thế được mở rộng ra : kinh tế thì không có giá trị, chánh trị thì bắp bênh, pháp lý thì bất bình thường và theo cái nhìn lịch sử và trong tương lai thì sẽ thất bại. Sự tuyên truyền thâm hiểm nầy hướng về thế giới bên ngoài lại được mở rộng gấp đôi ngay trong nước bằng một loạt hành động trực tiếp nhằm gây xáo trộn và làm sụp đổ sự phát triển kinh tế của Miền Nam Việt Nam . Bắn phá và tấn công đồn bót. Dùng pháo binh bắn phá, phục kích các đoàn xe . Từ một năm nay, trung bình hằng tháng, các vụ ám sát tăng từ 22 lên 48, các vụ bắt cóc từ 50 lên 120, các cuộc tấn công từ 200 tăng đến 320. Cộng sản cũng tìm cách làm giảm giá trị đồng tiền của Miền Nam Việt Nam , mức tiết kiệm của người dân bị rút xuống vì sưu cao thuế nặng của Việt Cộng và tiền chuộc nữa. (Thuế tài sản và thuế lợi tức , thuế chuyên chở, tù binh muốn được thả cũng phải đóng tiền : 100.000 cho một binh nhì.) Hà Nội nuôi các thành phần xâm nhập bằng cách cho lưu hành tiền giả cùng với chánh sách mua bán phá giá. Cộng sản mua gom gạo ở các chợ của Chánh Phủ VNCH với giá rất cao rồi đưa về tích trữ trong vùng của họ, gây ra một sự thiêu hụt và lạm phát. Đến khi các hợp tác xã dưới quyền kiểm soát của họ bán gạo ra, thì họ bán với một giá rất thấp so vơi giá bình thường. Có đôi khi số gạo của hợp tác xã là gạo của cộng sản cướp giựt của dân chúng từ Cam Bốt. Bây giờ thì Chánh Phủ Miền Nam đang trải qua một thời kỳ nguy kịch. Với ngân sách quân sự và kinh tế của thời bình, Chánh Phủ phải đưởng đầu với những chi phí của thời chiến. Và còn có gần 1 triệu dân tản cư lánh nạn đang chờ được giúp đở từ năm 1972. Hành động giảm viện trợ bất thần từ phía Hoa Kỳ đã kềm hảm tức khắc mọi khuếch trương. Vật giá leo thang đến một nhịp độ tăng nhanh không thể nói được. Từ tháng giêng năm 1973, đồng bạc bị phá giá đến 8 lần. Không khí chánh trị và xã hội rất nặng nề. Một cuộc khủng khoảng trầm trọng do các lãnh tụ đối lập gây ra trong mấy tháng nay đã làm lung lay Chánh Phủ trong lúc Chánh Phủ đang cố gắng lo đối đầu với những chỉ trích từ mọi phía. Mọi việc đã bắt đầu từ tháng 5 1974, với một bản cáo trạng chống tham nhũng của Cha Thanh, một linh mục thuộc dòng Chúa Cứu Thế, đại diện cho một giáo khu nghèo nhất vùng ngoại ô Sài Gòn . Bản cáo trạng sau đó lại được sự ủng hộ của 301 tu sĩ công giáo, nhằm tố cáo Chánh Phủ trong vấn đề buôn lậu và hối mại quyền thế của một vài tướng lãnh và tỉnh trưởng. Vấn đề được đưa ra thảo luận ở Quốc Hội. Cả ThượngViện và Hạ viện bàn cãi rất sôi nổi và rất hứng thú, nhưng cuối cùng thì ngòi nổ cũng được tháo gở một cách khéo léo và vẫn có lợi cho Chánh Phủ, để lại cho thính giả của cuộc tranh luận một ấn tượng về sự tự do phát biểu đúng mức. Tuy nhiên không vì thế mà có thể dập tắt được hành động của những người chống đối. Nó được tái phát trở lại, dữ dội hơn, tai tiếng hơn và có phương pháp hơn, và lần nầy thì mủi dùi chỉa ngay vào Tổng Thống Thiệu, gia đình ông, và các cộng sự viên thân cận nhất của ông. Trang 140-141: Sự phản bội của " Đồng Minh" Hoa Kỳ và sự dảy chết của một Dân Tộc: Sáng thứ ba hôm đó lúc 11 giờ, lẫn lộn trong hàng trăm người Á Đông âu lo và vội vàng ra đi trong khẩn cấp, tôi rời khỏi Tân sơn Nhứt, phi cảng của Sài Gòn .Chiếc phi cơ Đài Loan đi Bangkok, cất cánh rất bạo và trực chỉ phóng thẳng ra biển, đi về hướng Tây Nam. Phía dưới chúng tôi là thành phố rộng mênh mông với nét đẹp lộng lẫy, có con sông uốn khúc bao quanh... một thành phố đã bị những tràng tiếng nỗ và khói bao vây ở chung quanh rồi. Một người Tàu ngồi bên tôi, kỹ sư điện toán, nói với tôi là chỉ trong vòng vài giờ nữa thôi là trung tâm hệ thống viễn thông đầy mìn, sẽ "được điều khiển" cho nổ tung. Tất cả các sự thông tin với bên ngoài sẽ bị cắt đứt hết, và Sài Gòn , bị cô lập với thế giới bên ngoài , sẽ rơi vào tình trạng câm lặng . Tôi thấy cổ họng tôi bị se thắt lại. tôi hết sức tuyệt vọng. Bây giờ tôi mới biết rằng tôi sẽ không bao giờ còn trở lại đất nước nầy nữa, một đất nước mà tôi rất yêu thương... Một dân tộc khốn khổ, bị dày vò, bị chặt hết tay chân, bị sạt nghiệp chỉ vì bị sa vào bẫy của một vở kịch chánh trị ngu xuẩn và bi thảm quá kinh khủng mà chính họ cũng không hề biết không hề hiểu gì cả... Xin vĩnh biệt tất cả, vĩnh biệt tất cả những anh em đã từng chia xẻ với tôi hạnh phúc cũng như đau khổ trong những năm dài.... Các sư đoàn sắt máu từ Miền Bắc vào đây sẽ tha hồ mà xài xể các anh. Người Mỹ bị xua đuổi sẽ đáp xuống những chiếc hàng không mẫu hạm của Hạm Đội VII, một hạm đội dù bất lực và vô ích vẫn đang tuần tra ngoài khơi bờ biển Việt Nam mấy tuần lễ nay rồi. Còn về người dân Việt Nam : có thể họ sẽ biết được là đã hết rồi , cơn ác mộng vô nghĩa và thật khủng khiếp của họ đã qua rồi. Người ta đã dành cho họ một sự chọn lựa thật dản dị nhưng quá khắc nghiệt : đầu hàng và được sống, hay là chống cự và chết. Trong vài giờ nữa họ sẽ gánh chịu một luật lệ khắt khe của kẻ chiến thắng. Chú Sam (Hoa Kỳ) đã biến mất, mang theo khẩu hiệu lỗi thời của chú : thuyết "đô mi nô" ! Con cháu của Bác Hồ sẽ đến, như những kẻ chiến thắng, mang theo biểu ngữ khác bắt buộc phải đọc thuộc lòng: Phải thay đổi lối sống, thay đổi cờ, phải tự phê bình, phải hoan nghinh trật tự mới., phải biết vâng lời cán bộ, các ủy viên gầy gò và bí mật, thường mặc quân phục màu xanh lục, được huấn luyện ở sự nghèo khổ của bưng biền.. v.v. Thật khổ cho những người bại trận! -Trang 159-160 Mặt nạ rơi xuống sau khi diển tuồng: Thứ Năm, ngày 1 tháng Năm, 1975 Ngày hôm sau, 1 tháng 5, dân chúng Sài Gòn ngơ ngác và nhốn nháo, quá ngạc nhiên tại sao mình vẫn còn sống, đã điện thoại với nhau để cùng biết tin tức của nhau. Trước tiên trong buổi sáng, có nhiều nhóm nhỏ, rồi lần lần đông hơn, họ đi ra khỏi nhà để khám phá những trung đoàn binh sĩ với quân phục xanh lá cây đã vây hãm thành phố của mình đêm qua. Mấy anh binh sĩ với bộ mặt ngờ ngệch, gầy đến hai gò má nhô cao, ệmặc quân phục rộng thùng thình bằng vải bố thô, cổ quàng khăn và chân mang dép râu, một loại dép làm bằng vỏ xe cũ, mới thoạt nhìn trông như những anh nhà quê vụng về mới vào thành phố lớn lần đầu tiên. Có nhiều anh chưa tới 16 tuổi. Ở bãi cỏ rộng lớn rợp bóng mát trước Dinh Tổng Thống người ta thấy đầy những xe tăng, xe chạy xích, và những chú "bộ đội" đang ngồi quanh dưới các chiến cụ đáng sợ của họ. Và giữa những bãi cỏ gần nhà thờ Chánh Tòa, họ đang nấu cơm bằng củi, coi như họ đang cấm trại trong rừng vậy. Có nhiều người đang giặt quần áo. Phần đông họ đang soát lại vũ khí cá nhơn, tháo ra lau chùi cẩn thận như những anh thợ đồng hồ. Các binh sĩ thì xài súng A.K. 47 hay súng tiểu liên Tiệp Khắc ngắn mà tốc độ tác xạ nhanh, bá xếp có móc. Sĩ quan thì xài súng lục của Liên Xô, có tên là súng lục Ma Ca Rốp (Makarov) và loại súng lục Stechkin lớn hơn, vỏ bằng cây có thể ráp lại thành bá súng để đưa lên vai nhắm bắn một mục tiêu xa chừng 120 thước được . Người dân Sài Gòn cẩn thận bước lại gần các chiến xa "Molotova" và bắt chuyện với các anh "bộ đội". Họ tò mò hỏi - " Các anh từ đâu vô đây vậy ? Các câu trả lời lúc nào cũng giống nhau, với một giọng phát âm hơi chói tai: - "Từ ngoài Bắc ... Và ngay sau đó mới là tên của thành phố hay các tỉnh như Hà Nội , Nam Định, hay Ninh Bình v.v... Không còn chút nghi ngờ nào nữa, tất cả những anh lính chánh quy vào Sài Gòn là những người Bắc (nguyên tác Tonkinois). Miền Nam không phải được giải phóng, mà là bị chiếm ! Không thấy có một anh nào thuộc cái CPLTCHMN.(Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam) http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=print&sid=3989 "Âm vang một đoạn đường khói lửa" của Uyên Thao nêu các nhận định của Pierre Darcourt về sự tàn ác của CSVN và ý chí bất khuất của toàn dân Miền Nam chống quân CS xâm lược: Vietnam – Qu’as-tu fait de tes fils?” của Pierre Darcourt ấn hành lần đầu tại Paris, tháng 11, 1975. Tác phẩm là một tập hợp tư liệu về các sự kiện chính trị, quân sự … cuối cùng tại miền Nam Việt Nam. Ký giả Pierre Darcourt rời Sài Gòn vào trưa 29/04/1975, sau nhiều ngày có mặt bên cạnh các chiến binh giữa lửa đạn tại Xuân Lộc, Hố Nai… gặp gỡ các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Minh Đảo… cùng nhiều nhân vật chính trị, quân sự và chia sẻ nhiều thảm cảnh não nề của các đám đông dân chúng cố rời xa vùng cộng sản chiếm đóng. Tác phẩm không chỉ dựng lại một đoạn đường khói lửa mà còn là tiếng gào thét phẫn nộ bất bình đối với các hành động tàn ác phi nhân và thái độ dối trá hèn mạt từng có ở khắp nơi trước những oan khiên nhức nhối cũng như ý chí kiên cường bất khuất của quân dân miền Nam bị dồn vào cảnh bị bóp họng trói tay để buộc phải từ bỏ nguyện vọng duy trì cuộc sống trong tự do. Theo Pierre Darcourt, cuộc chiến Việt Nam ngưng tiếng súng từ tháng 4, 1975, nhưng vẫn tiếp tục và trận tuyến đã mở rộng trên toàn cõi Việt Nam với một phía là tập đoàn cộng sản đam mê quyền lực tới mức thản nhiên trước mọi đau thương tang tóc của người dân và một phía là dân tộc Việt Nam đã bị tước đoạt mọi quyền sống tối thiểu của con người… Gần như mỗi địa danh Việt Nam đều là lời gợi nhắc một thảm cảnh kinh hoàng. Huế là hình ảnh lúc khai quật những mồ chôn tập thể sau cuộc tàn sát ghê rợn Tết Mậu Thân 1968 trước những gương mặt thảm não, những dòng nước mắt chan hoà của hàng hàng lớp lớp người mẹ, người vợ, người con ngơ ngác với những mảnh khăn tang chen chúc tạo thành những con sóng nhấp nhô trắng xoá. Quảng Trị là đoạn đường 40 cây số mà màu nhựa đen trên mặt đường phủ kín một lớp màu nâu đỏ sạm của máu khô với hàng chục ngàn xác chết gồm hầu hết là đàn bà, trẻ nít gục ngã bởi những chùm đạn pháo tập trung xối xả trút xuống, và tiếp tục bị tung lên nhiều lần xé thành mảnh nhỏ. An Lộc là đống gạch vụn và ngôi nhà thờ bay hết nóc với cả trăm thi hài chồng chất, thối rữa giữa các hàng ghế nát vụn dưới bục thờ Chúa. Hai tuần lễ trước, một chiến xa T.54 đã dùng đại bác bắn trực xạ vào đám tín đồ đang cầu nguyện giết không còn một ai và toàn bộ xác chết vẫn nằm tại chỗ. Cùng chung một gợi nhắc là hàng loạt địa danh khác từ Khe Sanh, Đông Hà, Phù Ly, Phù Cũ tới Pleime, Dakto, Ben Het… và thậm chí từ cả những vùng đất không tên: “Tôi đã đi xuyên qua một ngôi làng ở Dakson bị huỷ diệt bởi một tiểu đoàn Bắc Việt. Chân tôi bước trên những đống tro tàn còn hơi nóng, ngập đến mắt cá, tro của các căn nhà tranh bị đốt bằng súng phun lửa. 250 xác người Thượng trong đó có 103 trẻ em gục chết khắp nơi trên mặt đất đang âm ỉ cháy. Một cảnh tượng ghê rợn, tàn ác, không thể chịu nổi với các tử thi sình trương bị nướng phồng dưới ánh mặt trời, tương tự những con heo quay có đầu người…” Những hình ảnh đó không thể không khiến dấy lên những băn khoăn. Với Pierre Darcourt là: “Tôi muốn gào lên, muốn hét thật to để cả thế giới cùng nghe: Hãy để cho họ được sống! Hãy chấm dứt sự đau khổ của họ đi!” Nhưng tiếng gào của một cá nhân hay của cả một dân tộc chỉ là âm vang mong manh thoáng gợn rồi nhanh chóng rơi chìm giữa sa mạc mênh mông. Nguyện vọng hoà bình luôn được nhắc nhở như ngọn đuốc soi đường để thúc đẩy mọi nỗ lực, đòi hỏi mọi hy sinh… vẫn phải nhường gần trọn 5 năm cho các cuộc bàn thảo về một bản hiệp định ngừng bắn, trong đó có hơn 10 tuần lễ tranh cãi về hình dạng chiếc bàn hội nghị. Tầm mức hình dạng chiếc bàn là dài, tròn hay vuông không chỉ đo riêng bằng ngày tháng mà bằng xương máu của hàng chục ngàn nạn nhân vô tội đã cho thấy mọi lời lẽ tuyên xưng mục tiêu hoà bình chỉ là các mỹ từ vô nghĩa. Ngay sau khi ký hiệp định, Bắc Việt đã đánh chiếm các quận Sa Huỳnh, Đức Phổ tại Quảng Ngãi ngày 29/01/1973, căn cứ Cửa Việt tại Quảng Trị ngày 30/01/1973. Căn cứ Cửa Việt do một đơn vị nhỏ Thuỷ Quân Lục Chiến trấn giữ nên bị tràn ngập nhưng tại Sa Huỳnh, Đức Phổ, lực lượng Bắc Việt bị Sư Đoàn 2 đẩy lui vào ngày 16 tháng 2. Các cuộc tấn công với mọi cấp độ của Bắc Việt tiếp tục lan rộng. Ngày 25/03/1973, quân Bắc Việt tràn ngập căn cứ Tống Lê Chân tại Bình Long, đồng thời chiếm căn cứ Đức Huệ tại Kiến Phong và nhiều làng xã tại Kiên Giang, An Xuyên, Chương Thiện… Cuối tháng 10, 1973, Bắc Việt mở chiến dịch tấn công Quảng Đức, đồng loạt uy hiếp các căn cứ Bu Prang, Bu Bong, Dakson, quận lỵ Kiến Đức. Trận đánh chỉ chấm dứt hơn một tháng sau khi quân đội miền Nam đẩy lui các đơn vị địch. Paris 27/01/1973: “Nền hòa bình trong danh dự của ông Nixon hả? Chỉ là một trò gian lận quái đản của thế kỷ!” Nguồn: New York Times ________________________________________ Tình trạng ngưng bắn da beo theo bản hiệp định cho phép Bắc Việt diễn tả bất kỳ vùng đất nào họ tiến chiếm sau ngày 27 tháng Giêng 1973 cũng là “vùng giải phóng” thuộc quyền kiểm soát hợp pháp của Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam và mọi hành động chiến đấu tự vệ hoặc phản công tái chiếm của miền Nam đều bị buộc là hành động hiếu chiến, vi phạm hiệp định ngưng bắn. Rõ ràng không hề có ngưng bắn và tình hình còn căng thẳng tới mức trong tháng 3 và tháng 5, 1973 phòng không Bắc Việt đã ngang nhiên bắn hạ 2 trực thăng của Uỷ Ban Quân Sự Kiểm Soát Đình Chiến khiến Canada tuyên bố rút khỏi Uỷ Ban này ngày 07/05/1973, tức chỉ sau 3 tháng tham gia. Đây là nền Hoà Bình kiểu của Kissinger: Trong khi Mỹ cắt giảm viện trợ cho miền Nam từ 2 tỉ 300 triệu xuống 964 triệu và cuối cùng bác bỏ luôn ngân khoản này thì Nga Xô tăng mức viện trợ quân sự năm 1974 cho Bắc Việt lên gấp đôi là 1 tỉ 700 triệu. Trung Quốc cũng gửi qua Bắc Việt 500 ngàn súng cá nhân với 90 triệu đạn, 21 ngàn súng cộng đồng với 4 triệu 500 ngàn đạn và ngót 3 triệu quân trang, quân phục… Trong khi quân đội Mỹ cùng các quốc gia đồng minh rút khỏi miền Nam thì tàu hàng Nga Xô chở đầy ắp chiến cụ nối nhau cập bến Hải Phòng. Cuối tháng 2, 1973, tức vỏn vẹn 30 ngày sau hiệp định ngưng bắn, phi cơ quan sát đã ghi nhận 175 xe vận tải và 223 chiến xa Bắc Việt băng qua khu phi quân sự vượt đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập miền Nam. Cuộc xâm nhập không còn lén lút vì quân đội Mỹ đã rời cuộc chiến và hiệp định ngưng bắn cũng loại bỏ hoàn toàn khả năng ngăn chặn bằng không quân của quân đội Miền Nam. Cuối tháng 4, 1975, tin ghi nhận cho biết đã có 18 ngàn lượt xe vận tải công khai chạy trên đường mòn Hồ Chí Minh chở vào Nam gần 80 ngàn quân cùng hàng trăm ngàn tấn chiến cụ, các loại đại pháo, hoả tiễn tối tân của Nga Xô và 650 xe tăng… Giữa năm 1974, tin tình báo xác định 17 sư đoàn cơ giới chính quy Bắc Việt đầy đủ quân số và trang bị võ khí tối tân gồm nhiều loại đại bác hạng nặng, hoả tiễn phòng không … đã hiện diện tại miền Nam. Tin chi tiết cho biết lực lượng xâm nhập được bố trí 7 sư đoàn tại Vùng I, 5 sư đoàn tại Vùng II, 3 sư đoàn tại Vùng III, 2 sư đoàn tại Vùng IV. Ngoài ra, một lực lượng trừ bị cũng đã tập trung tại nhiều căn cứ thuộc lãnh thổ Lào và Campuchia với quân số 40 ngàn tại Campuchia và 50 ngàn tại Lào. Mấy tháng sau, lực lượng xâm nhập được ghi nhận tăng lên 23 sư đoàn và một sư đoàn đặc công thành lập tại Nam Kinh, Trung Quốc đã được đưa về vùng Thượng Du Bắc Việt để sẵn sàng tham chiến. Ngày thứ tư 13/03/1975, Pierre Darcourt đã không kìm nổi sững sờ trước bản tin trên báo France Soir về trận tấn công của 3 sư đoàn Bắc Việt vào Ban Mê Thuột. Bản tin viết: “Trong khi các trận đánh ở Phnom Penh tiếp diễn thì MTGPMN chiếm một phần thị xã Ban Mê Thuột Sự thiên vị của truyền thông phương Tây: Các phóng viên đưa tin sai lệch được các sử gia chân chính xác nhận họ không phải là nhóm thiên tả mà là nhóm thổ tả! "Phóng viên quốc tế vẫn có mặt thường trực tại miền Nam và chứng kiến tận mắt từng sự việc, nhưng tin tức loại trên cứ thường trực xuất hiện trên nhiều tờ báo Tây Phương. Gần như đã có một dàn hoà tấu trỗi lên những tấu khúc nhịp nhàng bằng tiếng đại bác của quân đội Bắc Việt và các lời lẽ mô tả tình hình miền Nam Việt Nam trên báo chí quốc tế. Vào thời điểm hàng chục sư đoàn cơ giới Bắc Việt chiếm hết các tỉnh duyên hải miền Trung và tiến sát Sài Gòn, dàn nhạc hoà tấu lại trình diễn một tấu khúc mới diễn tả chính quyền Sài Gòn đang phá vỡ hiệp định Ba Lê." Ông Pierre Darcourt mô tả tình hình tại Miền Nam lú c đó là "Sự vô lý cùng cực": …"Quốc Hội Mỹ không những bác bỏ việc viện trợ cả về quân sự lẫn kinh tế cho miền Nam mà còn thông qua đạo luật giảm quyền hạn của người lãnh đạo Nhà Trắng không cho phép nhúng tay vào vùng Đông Nam Á. Các giới chức từ Hoa Thịnh Đốn tới Paris luôn đề cao tác dụng vãn hồi hoà bình của hiệp định Ba Lê theo cách khăng khăng nêu rõ điều kiện thi hành hiệp định là chính quyền Sài Gòn phải được giao cho thành phần nhân sự phù hợp yêu cầu của Hà Nội — một điều kiện ngược ngạo không đặt trên nền tảng thuận tình hợp lý tối thiểu nào và cũng không hề có trong nội dung bản hiệp định. Các đạo quân cơ giới Bắc Việt với đủ loại khí giới tối tân tràn ngập gần khắp miền Nam trở nên hoàn toàn vô hình trong khi chỉ riêng sự hiện diện của chính quyền Sài Gòn bỗng biến thành một bóng đen khổng lồ đang phá bỏ bản hiệp định mà chính quyền đó là một thành viên ký kết". Pierre Darcourt mô tả CSVN là một bọn dối trá khủng khiếp trong khi đó chính phủ Pháp hết lòng bênh vực CSVN: Ngày 26/04/1975, tại Tân Sơn Nhất, phát ngôn viên Võ Đông Giang của phái đoàn CPLTCHMN vẫn mở họp báo tố cáo chính quyền Sài Gòn cản trở việc vãn hồi hoà bình và nêu một loạt đòi hỏi: — Thi hành Hiệp Định Ba Lê. — Loại bỏ tất cả những người đã nằm trong guồng máy của Thiệu. — Từ bỏ đường lối hiếu chiến, phát xít, áp bức và đàn áp đối với nhân dân. — Hủy bỏ tất cả luật lệ phản dân chủ. Bảo đảm tôn trọng tự do dân chủ. Giữa tiếng súng tấn công của quân đội Bắc Việt đang nổ ran ngay tại Hố Nai, đòi hỏi trên không chỉ lộ hình xảo trá trắng trợn mà còn mang đầy tính bi hài nhưng vẫn được loan truyền như một sự việc nghiêm túc. Chuyện còn vượt xa mức tưởng tượng khi hình ảnh những đám đông trốn chạy khỏi các vùng sắp rơi vào tay quân miền Bắc được kèm theo lời tố cáo của đại diện CPLTCHMN tại Ba Lê về “tội ác ép buộc dân chúng di tản của chính quyền Ford và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu”. Đại diện của cái chính phủ được chính quyền Pháp biệt đãi nhưng không người dân Việt Nam nào biết đến đã quả quyết “hàng trăm ngàn người bị hăm dọa dưới họng súng đã phải lìa bỏ nhà cửa và nơi chôn nhao cắt rún để chết đói, chết bệnh trên đường di tản. Nhiều ngàn người khác đã bị hành quyết vì không chịu chạy trốn…! Hành vi biến đổi trắng, đen này không chỉ nhắm tạo thêm một “tội ác Mỹ-Ngụy” mà chủ yếu nhắm diễn tả người dân miền Nam khao khát hướng về kháng chiến quân giải phóng. Nối theo việc bíến chính quyền Sài Gòn thành hung thần đe doạ hủy hoại nỗ lực vãn hồi hoà bình là việc vẽ lại hình ảnh người dân khiếp hãi cộng sản đang lao vào cuộc trốn chạy đầy hiểm nghèo để hy vọng tìm tới nơi hợp với tâm nguyện. Những người dân này được choàng cho lớp áo nạn nhân khốn khổ của chính quyền Sài Gòn đang trông đợi sự che chở của Cộng Sản đã được cải danh thành kháng chiến quân giải phóng hoặc lực lượng cánh tả đang nổi dậy — dù mọi diễn biến thực tế vẫn phơi bày rõ cội nguồn cảnh ngộ tàn khốc kinh hoàng không thể tả nổi của hàng triệu người dân từ Cao Nguyên, từ các tỉnh địa đầu miền Trung… Pierre Darcourt ghi lại sự thật qua lời kể của cụ già chạy nạn: “Chúng tôi gồm hơn 100 ngàn người đi bộ, gồng gánh tất cả những gì có thể mang theo…Con đường nhỏ xuyên qua rừng giữa những bụi rậm và tre dày đặc. Chúng tôi không có thức ăn, tuyệt đối không có gì để uống và đi suốt 3 ngày 3 đêm như vậy… Khi gần tới sông Ba thì từ trong rừng xuất hiện một toán bộ đội có người cầm cờ đi đầu. Người chỉ huy toán bộ đội phát loa ra lệnh cho chúng tôi ngừng lại và quay trở về. Nhưng làm sao được bây giờ vì có quá nhiều người ở phía sau cứ đùn chúng tôi đi tới. Tất cả bị dồn cứng thành một khối không nhúc nhích nổi. Thế là bọn cộng sản bắn với tất cả các loại súng họ đang có… các loại pháo nặng nhẹ, súng cối, súng không giật… nã thẳng vào chúng tôi dọc theo con lộ đang bị kẹt cứng. Tất cả đều nổ đồng loạt. Một trái đạn pháo đã chém ngang con gái tôi và hai đứa con của nó. Trên đoạn đường dài 3 cây số thây nằm la liệt, lẫn lộn kẻ chết người bị thương. Hàng trăm xe đủ loại bị cháy, nổ ì ầm như người ta ném đạn vào lửa vậy. Tôi ôm đứa cháu chín tuổi, cố gắng chạy bừa tới đâu hay tới đó. Đứa bé bị một mảnh đạn pháo xuyên qua lưng. Nó khóc thét lên nhắc đi nhắc lại: ‘Ông ơi, ngực cháu thủng rồi, đau lắm’. Rồi đùng một cái, tôi không nghe nó nói nữa. Tôi nhìn lại, đôi môi của nó đen hết rồi. Nó đã chết”… Tóm lược nhận định cuộc chiến Việt Nam của sử gia Pierre Darcourt 1- Ba triệu người đã chết cho một chiến thắng quân sự, một chiến thắng không giải quyết được gì cả mà nó lại còn đưa đến một thất bại về chánh trị lẫn nhân tâm. Khởi xướng và lãnh đạo một cuộc chiến 30 năm dài nói là để thống nhất đất nước, mà cuối cùng chỉ thấy một đất nước rách nát và tan thương hơn bao giờ hết ! 2-"Chính Cộng sản Bắc Việt mới thật sự là kẻ xăm lăng. Và Miền Nam Việt Nam chỉ là một nạn nhân phải ở trong thế phải chiến đấu để tự vệ mà thôi " 3- Ba trăm ba mươi bốn (334) trận tấn công của cộng sản vào lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam được ghi nhận ngay trong 2 ngày sau khi Hiệp Định Ngừng Bắn Paris ngày 27/1/ 1973 được chính thức công bố.... Nền hòa bình ở Việt Nam vẫn chỉ còn là một ảo vọng! 4- Một dân tộc khốn khổ, bị dày vò, bị chặt hết tay chân, bị sạt nghiệp chỉ vì bị sa vào bẫy của một vở kịch chánh trị ngu xuẩn và bi thảm quá kinh khủng mà chính họ cũng không hề biết, không hề hiểu gì cả... 5-“Tôi muốn gào lên, muốn hét thật to để cả thế giới cùng nghe: Hãy để cho họ được sống! Hãy chấm dứt sự đau khổ của họ đi!” 6-Đây là nền Hoà Bình kiểu của Kissinger: Trong khi Mỹ cắt giảm viện trợ cho miền Nam từ 2 tỉ 300 triệu xuống 964 triệu và cuối cùng bác bỏ luôn ngân khoản này thì Nga Xô tăng mức viện trợ quân sự năm 1974 cho Bắc Việt lên gấp đôi là 1 tỉ 700 triệu. Trung Quốc cũng gửi qua Bắc Việt 500 ngàn súng cá nhân với 90 triệu đạn, 21 ngàn súng cộng đồng với 4 triệu 500 ngàn đạn và ngót 3 triệu quân trang, quân phục… Trong khi quân đội Mỹ cùng các quốc gia đồng minh rút khỏi miền Nam thì tàu hàng Nga Xô chở đầy ắp chiến cụ nối nhau cập bến Hải Phòng. 7- Không còn chút nghi ngờ nào nữa, tất cả những anh lính chánh quy vào Sài Gòn là những người Bắc (nguyên tác Tonkinois). Miền Nam không phải được giải phóng, mà là bị chiếm ! Không thấy có một anh nào thuộc cái CPLTCHMN.(Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam). 13-Michel Tauriac Michel Tauriac sinh tại Versailles,Pháp 21 tháng 6 năm 1927,con của thợ kim hoàn,phóng viên kỳ cựu.Rất am tường Việt Nam ,viết và nói tiếng Việt lưu loát.Giải thưởng Pierre Mille của báo chí năm 1986 .Tổng cộng có 30 tác phẩm nổi tiếng. "Hồ Sơ Đen Của Cộng Sản Việt Nam từ 1945 đến nay" Nguyên tác: Viet Nam: Le Dossier Noir du Communisme - Tác giả: Michel Tauriac NXB Văn Mới 2002 dịch giả Nguyên Văn 310 trang. MICHEL TAURIAC và Viet Nam, le dossier noir du Communisme Bình luận c ủa Minh Võ Michel Tauriac, nhà văn và nhà báo nổi tiếng của Pháp viết tác phẩm Viet Nam, le dossier noir du communisme de 1945 à nos jours – Hồ Sơ Đen Việt Cộng, tựa đề Việt ngữ do chính tác giả dịch.(1) Michel Tauriac là một tác giả Pháp biết rất nhiều về Việt Nam và coi Việt Nam như quê hương thứ hai. Việt Nam đã là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm của tác giả như Jade, La Tunique de soie, La Nuit Du Tết... Hầu hết tác phẩm của Michel Tauriac là sáng tác và đã có 3 tác phẩm được giải thưởng văn học. Viêt Nam, le dossier noir du communisme là tác phẩm thứ 20 của tác giả. Trong tác phẩm này, Michel Tauriac trưng dẫn hàng trăm tác giả và nhân chứng để thiết lập một hồ sơ Cộng Sản Việt Nam về mọi mặt: sinh mạng, tài sản, sự đói khổ, sự mất tự do của dân chúng bên cạnh sự lộng hành, đàn áp, tham nhũng, sa đọa… của các cấp lãnh đạo đảng và chính quyền tại Việt Nam với điểm nổi bật là trách nhiệm trực tiếp của Hồ Chí Minh trước thực trạng trên. Tác giả mở đầu cuốn sách 20 chương, dày 260 trang bằng câu: "Ngày ấy các bạn Việt Nam của tôi đã khóc. Họ đã khóc, kể cả những người không khóc vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi Sài Gòn đầu hàng.” Ngày mà tác giả nhắc ở đây là ngày 30-4-2000, một phần tư thế kỷ sau ngày Sài Gòn thất thủ. Tauriac nói rằng những người bạn Việt Nam của tác giả đã khóc vì những đau khổ triền miên mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng trong thời gian qua, trong khi đáng lý họ phải được hưởng hòa bình hạnh phúc. Tác giả nhấn mạnh là đã có những người không khóc hoặc còn cười vui trong ngày 30-4-1975, nhưng tới ngày 30-4-2000 thì không ai kìm nổi nước mắt vì sau một phần tư thế kỷ, tất cả đã thấy rõ cảnh sống ác nghiệt lầm than tận cùng của người dân Việt Nam dưới chế độ chuyên chế cực quyền cộng sản. Nói về sức chịu đựng vô bờ của người dân Việt Nam trước đói nghèo, bệnh tật, khổ nhục, đau thương, chết chóc… tác giả viết: Người Việt Nam có một nghệ thuật và cách thức tài tình để che giấu sự khốn cùng của mình trong chiếc mặt nạ tươi rói. Dù coi Việt Nam là quê hương thứ hai, Tauriac vẫn chưa vượt nổi cảm quan của người đứng bên ngoài nên đã nghĩ cách biểu lộ đó là cái tài của người dân. Một người Việt Nam sống trong lòng chế độ Cộng Sản hơn nửa đời người là nhà báo Việt Thường thì cho rằng chế độ đã biến người dân thành nô lệ, bảo cười phải cười, bảo khóc phải khóc. Đón rước khách nước ngoài thì mọi người phải nhất trí nhe răng cười, nhất trí vẫy cờ; nhất trí hô khẩu hiệu; đi đứng hàng ngũ chỉnh tề như lính diễn hành. Việt Thường viết: "Chỉ có một tập hợp những nô lệ mới nhất trí trong mọi biểu lộ mà chủ nô quy định.” Trong chương ba, Michel Tauriac trích lời nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn nói trên đài truyền hình Pháp Quốc số 2, ngày 10-4-1975, đúng 20 ngày trước khi cộng quân chiếm Sài Gòn tiên đoán “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù rộng mênh mông”. (2) Tauriac nhắc tới nhiều chứng nhân để bác bỏ con số 50 ngàn tù do Hà Nội nêu ra và ghi lại con số tối thiểu được các chứng nhân ước lượng năm 1978 là 800 ngàn trên tổng số 20 triệu dân của miền Nam bị tống vào các trại cải tạo. Tauriac viết: “Tại miền Nam Việt Nam, nơi mà cứ một gia đình ba người, cách này hay cách khác, đều phải liên hệ đến việc học tập cải tạo cho dù chỉ trong một tháng thôi cũng đủ cho những người dễ tin nhất hiểu rằng thứ chính trị gọi là khoan hồng chỉ là một cái kế”. (3) Về đời sống trong tù, Tauriac ghi lại ... “70 hoặc 80 người bị nhét vào một xà lim dành cho 20 người với một cái lỗ đào dưới đất để tiểu tiện, một chút nước với chút gạo đỏ trộn sạn làm thức ăn, nước uống nhiễm độc và rất hiếm hoi, không thuốc men, không một tấm mền che gió bấc lạnh thấu xương ở vài vùng, không thư từ, không thăm viếng ... Việc lao động khổ sai bất kể tuổi tác (nhiều khi cải tạo già hơn 70 tuổi) dưới mặt trời thiêu đốt hay trong gió mùa khốc liệt... không khác trại trừng giới Xô Viết từng được mô tả trong L’Etat criminel (của Yves Ternon) ... Kẻ hành hạ “không cần nghe nạn nhân giải thích lý do hành động của mình, cũng không cần nêu bất kỳ lý do nào để cho nạn nhân biết tại sao họ bị giết”. Tại Việt Nam, cán bộ tuyên bố với tù nhân là mình được đào tạo để trừng trị cặn bã của xã hội tư bản bằng cách tận diệt chúng... Đảng đã ra lệnh như thế. Đây chỉ là vấn đề bổn phận”. (4) Những nạn nhân thoát khỏi nhà tù sau một thời gian nào đó cũng không thể gọi là đã trở về với cuộc sống bình thường. Bởi vì, ngoài đủ thứ bệnh nan y mà đời sống ngục tù gieo vào thân xác họ, còn là cảnh ngộ bơ vơ, không có một phương tiện nào để sinh sống. Gia đình họ đã bỏ trốn bằng tàu hay đã bị lột sạch của cải, nhà cửa trong lúc họ nằm trong trại cải tạo. Michel Tauriac kể lại trường hợp chính ông đã gặp trên đường phố Sài Gòn: “Tôi còn nhớ mãi về Phạm mà tôi gặp khi ông ta ngồi trên vỉa hè Sài Gòn với chiếc cân cá nhân đặt trước mặt. Đó là đồ nghề kiếm sống của ông ta. Gầy nhom, lưng khòm, da cháy nắng, mắt kéo mây ngầu đục. Một lão già. Nhưng chỉ mới vừa bốn mươi tám tuổi. Cựu đại úy pháo binh, mười một năm cải tạo. Khi về nhà, không còn vợ con. Họ đã vượt biên trên một chiếc bè và biệt vô âm tín. Không còn mái nhà, không còn đời sống. Tìm được chiếc cân dưới đống lá trong khu vườn hoang của một căn nhà đổ nát là phép lạ. Tôi còn nhớ mãi nụ cười tội nghiệp của ông ta khi tôi nhận lời đặt chân lên chiếc cân ... để cân cái thân hình nuôi dưỡng đầy đủ và hạnh phúc của một nhân chứng hoàn toàn bất lực ... Những người như thế đầy rẫy ở Sài Gòn mười lăm năm sau “ngày giải phóng”. Họ nằm sát nhau trên các bến của con sông cùng với những người vừa trốn khỏi các “vùng kinh tế mới”... Thỉnh thoảng, người ta đẩy ra một hoặc hai người cuộn tròn trong chiếc chiếu, đặt lên một chiếc xích lô thường do một “cựu cải tạo” như họ để chở họ đi một chuyến cuối cùng” (5) Nhưng bệnh hoạn, lang thang, đói khổ vẫn chưa phải là điều đáng kể. Bao trùm lên cuộc sống của những người này là cái thân phận đã bị đóng dấu ngụy quân, ngụy quyền hoặc phản cách mạng... để phải co ro sau những bức màn sắt vô hình thường xuyên đe dọa từng cử chỉ, lời nói và bất kỳ lúc nào cũng có thể bị tống trở lại nhà tù. Michel Tauriac đã không giấu nổi cảm giác chua chát khi nhắc tới một điều vẫn được nghe thấy từ cửa miệng nhiều người: “Nếu Hồ Chí Minh còn sống ...” Michel Tauriac nhắc lại ý nghĩ của cựu đại tá Cộng Sản Bùi Tín là người đã thấy rõ mặt trái lừa đảo của chế độ nên phải bỏ gia đình thân thích trốn đi, nhưng ngay tại Paris vẫn chưa hết thắc mắc “nếu Hồ Chí Minh còn sống tới năm 1975, có thể sẽ không có các trại cải tạo?” Michel Tauriac đã nêu một loạt tài liệu để xác quyết trên thực tế, người phát minh ra các trại cải tạo chính là Hồ Chí Minh chứ không phải ai khác. Chương tiếp nối, tác giả nhắc lại cuộc gặp gỡ Nguyễn Thị Bình tại Paris năm 1973. Thuở đó, Nguyễn Thị Bình với tư cách Bộ Trưởng Ngoại Giao Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam đã khẳng định với tác giả: “Không, thưa ông, tôi không phải Cộng Sản”. Theo tác giả tháng 4-1959, khi lên nắm quyền tại Cuba, Fidel Castro cũng tuyên bố với một nhà báo Mỹ: “Tôi nói một cách rõ ràng và khẳng định là chúng tôi không phải Cộng Sản”. Tác giả nhắc thêm nhiều sự kiện và lời tuyên bố của từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng... tới những thủ hạ cấp thấp như Nguyễn Khắc Viện để xác định nói dối là thuộc tính của Cộng Sản. Trên thực tế, khi cần che giấu thì họ phủ nhận tính chất Cộng Sản, khi không cần hoặc không thể che giấu thì họ dùng lời lẽ tốt đẹp tô điểm cho Cộng Sản những màu sắc tuyệt vời nhất chẳng hạn tờ Độc Lập của Việt Minh số ra ngày 2-9-1945 nói Hồ Chí Minh thuộc một tổ chức cách mạng quốc gia, trong khi tờ Nhân Dân xuất bản tại Hà Nội ngày 27-1-1955 cho biết “Hồ Chủ Tịch tuyên bố đảng cộng sản chẳng những không loại trừ tôn giáo mà còn bảo vệ nó .” Hồ Chí Minh thuộc tổ chức quốc gia nào không còn là vấn đề cần bàn nên nơi chương 14, tác giả trưng dẫn tác phẩm Le temps des chiens muets của giám mục Paul Seitz, vị giám mục Pháp cuối cùng tại Việt Nam để mọi người thấy rõ cách bảo vệ tôn giáo của Hồ Chí Minh là quốc hữu hóa các chủng viện, chỉ định cư trú cho các linh mục, tống vào nhà tù một số với tội danh gián điệp, phản quốc, trong khi một số khác bị bắt cóc, thủ tiêu và ngăn cấm giáo dân tới các giáo đường ... Tác giả cũng ghi lại lời tuyên bố của Phạm Văn Đồng với Tổng Giám Mục địa phận Sài Gòn Nguyễn Văn Bình: “Tôi đọc Phúc Âm nhiều lắm. Tôi nhận thấy lời dạy của Chúa Giê-Su hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa xã hội ” (6) Toàn bộ chương 14 ghi lại các sự kiện thực tế tại Việt Nam đối chiếu với nhiều lời tuyên bố tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân do Hồ Chí Minh và những thủ hạ thân cận đưa ra từ 1945 tới 2000, trong đó có nhiều con số nạn nhân bị tàn sát chỉ vì là tín đồ Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo hoặc Tin Lành ... Tác phẩm của Michel Tauriac còn nhắc nhiều thảm trạng khác diễn ra dọc thời kỳ lịch sử Việt Nam có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Cộng Sản. Từ những cuộc thanh toán đẫm máu nhắm vào các phần tử đảng phái không chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản hồi 1945 qua cuộc cải cách ruộng đất man rợ 1953-1955 tới những vụ tàn sát kinh hoàng trong chiến tranh năm 1968 tại Huế, Quảng Ngãi, năm 1972 tại Quảng Trị ... rồi trại tù mọc như nấm trên khắp nước, cư dân thành phố được “tái phối trí” bằng cách lùa lên các vùng rừng hoang khô khốc được mệnh danh là “kinh tế mới”, cảnh những người lén lút vượt biên chen chúc nhau trên nhiều bờ bãi bất chấp sự đe dọa của tù đầy và cả cái chết do sóng gió biển khơi hay hiểm họa hải tặc... Theo Michel Tauriac, thực ra không chỉ từ 1945, Cộng Sản mới bắt đầu nhúng tay vào máu đồng bào mình mà “cuộc tàn sát bắt đầu từ năm 1931. Nhà cầm quyền thực dân thời đó không thể can thiệp. Các địa chủ phải trả giá trước tiên. Đảng Cộng Sản Đông Dương non trẻ có trụ sở chính ở Hải Phòng đã thúc đẩy đám đông nông dân khốn khổ miền Bắc đến chỗ giết chết mấy trăm địa chủ tại Nghệ Tĩnh, sinh quán của Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi đến nỗi kích động ngay cả bầy trẻ con tham dự ”. (7) Đó là thời điểm Cộng Sản thúc đẩy các cuộc nổi dậy thực hiện khẩu hiệu “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ ”. Tác giả dành hẳn chương 11 nói về những thảm họa chung mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng do cuộc chiến gây nên. Không chỉ có 600 ngàn thương phế binh trong hàng ngũ Cộng quân mà có tới 4 triệu người tàn phế theo ghi nhận của tướng Trần Độ, chỉ riêng về phía Cộng Sản. Trong khi đó một thảm trạng xã hội chưa từng có trong lịch sử nhân loại đã kéo dài cho tới nay ở Việt Nam: nhiều bà mẹ quá nghèo phải đem con đi bán, nhiều người khác đã cho heo ăn bào thai của mình. Trung bình cứ 100 người mang thai thì 50 người phá. Về giáo dục thì ngay tại Sài Gòn, 26% không được đi học. 400 ngàn thiếu niên không có bằng tiểu học và 200 ngàn hoàn toàn mù chữ. Theo báo Lao Động của Nhà Nước Cộng Sản, trong năm 1997, vùng châu thổ Cửu Long giầu nhất miền Nam mà có tới 45% thất học và 50% trẻ con trên 5 tuổi không được đi học. Michel Tauriac nhắc đến vụ thảm sát Mỹ Lai với 500 nạn nhân bị giết bởi một đơn vị lính Mỹ mà cả thế giới nghiêm khắc lên án để thấy tội ác trên chỉ như một chấm nhỏ trên tấm màn đen tội ác mênh mông của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Tác giả đã phát biểu “không có gì để biện giải cho tội ác Mỹ Lai. Cũng không có tội ác nào dù hung bạo hay ti tiện hơn gấp cả trăm lần có thể xóa bỏ một tội ác khác nhỏ hơn. Nhưng sao lại có sự im lặng lạ lùng trước những tội ác tột cùng của Cộng Sản Việt Nam với đồng bào của họ? Phải chăng vì không thể gán những tội ác này cho mấy cái tên quen thuộc như Hitler hay Pinochet” (8) – bởi tất cả đều dính tới một cái tên khác mà nhiều người đã lỡ có lần lớn tiếng ca ngợi? Michel Tauriac, theo tiết lộ của bác sĩ Nguyễn Ngọc Qúy chủ tịch Viện Đông Nam Á ở Paris, cho biết cái con người mà nhiều người ca ngợi đó đã chuẩn bị ướp xác cho mình từ hai năm trước khi qua đời, nhưng đến phút cuối vẫn tạo ra một bản di chúc đầy lời lẽ xảo trá để thực hiện màn lường gạt cuối cùng trước dư luận. Dù tới phút này dư luận chưa chịu thú nhận sự nhẹ dạ cả tin vì bất kỳ lý do gì, nhất là những người đã bị chi phối đậm đà bởi các trò lường gạt thì trước sau sự thực vẫn phải được nhìn nhận là Hồ Chí Minh chính là người chịu mọi trách nhiệm về những thảm cảnh đau thương của dân tộc Việt Nam suốt nửa thế kỷ qua. Bom đạn Mỹ, thậm chí hóa chất khai quang hay sóng gió biển khơi và ngay cả những tên hải tặc đều chỉ là các tội phạm thứ yếu do tình huống thực tế đẩy đưa mà thôi. Tất cả những tội phạm đó không thể xóa nhòa hình bóng của kẻ đã đẩy xã hội Việt Nam vào cảnh ngộ thực tế hiện nay, một xã hội công an lúc nhúc như rắn rết, linh mục bị đàn áp, tăng sĩ bị tấn công, trẻ ăn xin đầy đường phố, giới trẻ không phương hướng, bắt giam người không cần xét xử, nhà văn bị cấm viết những gì cần viết, nhà báo nhận lệnh phải viết bất cứ thứ gì, quan chức tham ô nhét tiền đầy túi trong khi dân chúng luôn quằn quại với cái bụng trống không .... (9) Michel Tauriac chỉ nhắm ghi lại những sự kiện bi đát đã xảy ra trong cái xã hội đó nhưng tác phẩm Viet Nam, le dossier noir du communisme de 1945 à nos jours, đã chứa đựng lời giải đáp hùng hồn nhất cho những người tới giờ này còn đang quay cuồng với nỗi thắc mắc: Nếu Hồ Chí Minh còn sống .... (01) Nxb Plon, Paris, 2001. Bản dịch Việt ngữ của Nguyên Văn xuất bản tại Mỹ năm 2003. (02)-(03)-(04)-(05) SĐD, bản tiếng Việt, tr. 36, 37, 45, 47-48 (06)-(07)-(08)-(09) SĐD, bản tiếng Việt, tr. 201, 267-268, 285-286, 308 Sau đây là bản dịch của : Nhà Báo Hồ Văn Đồng Hồ Sơ Đen Của Cộng Sản Việt Nam (Viet Nam: Le Dossier Noir du Communisme) Michel Tauriac Chương 5 trang 69 "Thuyền Nhân" Cái danh từ có một âm tự mà mỗi khi chính quyền Cộng Sản ở Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ đến danh từ "đồng đô la". Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh đã xảy ra cho danh từ đó? Mặc dù danh từ "Thuyền Nhân" xuất hiện lần đầu tiên trên tờ báo New York Times bởi ngòi bút của ký giả Henry Kamm, nhưng ai cũng biết cuộc di tản bằng đường biển của người tỵ nạn Việt Nam đã bắt đầu ngay từ khi các phương tiện bỏ chạy bằng đường bay không còn hữu hiệu nữa vì Sài Gòn đã bị Cộng Sản chiếm đóng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Một trong những nhóm người đầu tiên rời khỏi Việt Nam, bằng đường biển vào ngày mất nước hôm đó, là những người tỵ nạn Cộng Sản. Họ thả xuôi theo giòng nước sông Cửu Long ra đến cửa biển Cần Thơ, một thành phố lớn nhất vùng châu thổ, trên hai chiếc tầu nhỏ và một chiếc ghe, cùng với hai mười người Mỹ và trong đó có cả Tổng Lãnh Sự Mc Namara. Cùng trong ngày hôm đó, chiếc chiến hạm Mỹ tên là Mobile, nằm ở cửa biển sông Sài Gòn, đã thấy có đến hai mươi chiếc tầu đánh cá và một chiếc tầu chở hàng cũ chứa đầy người tỵ nạn. Những người tiền phong cho cả một đám đông khổng lồ ra với hành trang tuyệt vọng. Ngày hôm sau, thứ Năm, mồng Một, tháng Năm, năm 1975. Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, ở cách bờ biển 35 dặm, đã chứng kiến một đoàn 27 chiếc tầu nhỏ ào ạt tắp đến từ đảo Phú Quốc, một hòn đảo nhỏ cách Việt Nam 25 dặm. Trên khoang những chiếc tầu, có gần 30,000 người tỵ nạn, trong số 50,000 người mà Thủ Tướng VNCH đã quyết định cho di tản đên đảo này từ hai ngày sau khi Thủ Đô Sài Gòn thất thủ. Rạng đông ngày thứ Sáu, mồng Hai, Tháng Năm, năm 1975, trên tầu Blue Ridge, chiếc chiến hạm chỉ huy của Hạm Đội VII với 46 đơn vị, đã mang đến 25,000 người Sài Gòn trong số những người cuối cùng có thể thoát khỏi thành phố bị bao vây. Trên thành tầu, những người thủy thủ nghiêng mình nhìn xuống một cảnh tượng kinh hoàng mà họ không dám tin là sự thật: mặt biển được bao phủ bởi hàng ngày ... và ... hàng ngàn chiếc thuyền ghe đủ loại đủ cỡ, từ những chiếc xà lan già nua rỉ sét cho đến những chiếc thuyền đánh cá tý hon mỏng manh và lố nhố đầy người trên khoang thuyền. Những ký giả được tầu Blue Ridge cứu lên đã ước lượng là có đến khoảng 100,000 người, đó là con số những "Thuyền Nhân" đầu tiên trong lịch sử người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản. Đài tưỡng niệm "thuyền nhân" ở Chùa Bửu Quang, California Từ đêm hôm đó cho đến rạng đông ngày mồng Ba tháng Năm, năm 1975, lần lượt các nước láng giềng gần ranh giới Việt Nam cũng đã đón nhận được những người đầu tiên bỏ trốn ra khỏi nước mà hành lý mang theo là hai bàn tay trắng với trái tim rướm máu và một tâm hồn tuyệt vọng. Sau này, trước sự vượt biên thường xuyên của họ, chính những quốc gia này đã đành phải đẩy họ trở ra biển để trả lại tử thần vì không còn cách nào khác hơn được. Một chiếc tầu 8,000 tấn, có tên là Đông Hải, đã mở đầu con đường hải lộ bi thương này khi thả lên Singapour một nhóm 822 người tỵ nạn. Trong khi đó, ngày mồng, Bốn, tháng Năm, năm 1975, 4,500 người khác, trong số có 1,000 thiếu nhi, được lên tầu Đan Mạch Clara Maersk. Họ đã rất may mắn vì chiếc thương thuyền chở họ, có tên là Trường Xuân, đã rời khỏi Việt Nam ngay trước mắt Cộng Sản, và còn đang ở trong tình trạng sửa chữa. Khi sắp bị chìm thì tầu Trường Xuân được chiếc tầu cứu tinh này từ phương Bắc đến gần và cứu vớt. Tổng cộng, có khoảng hơn 200,000 người tỵ nạn Việt Nam đã trốn ra khỏi nước trong những ngày đầu tiên của tháng Năm. Khoảng 130,000 người được Hoa Kỳ tiếp nhận sau khi qua trạm Phi Luật Tân hay đảo Guam, một hòn đảo nằm ở vùng biển Thái Bình Dương mà trước đây có căn cứ Hải Quân của Mỹ. Những người khác, thường thì họ mang hai quốc tịch Việt Nam và Pháp nên đã được đi Pháp. Trong số những làn sóng người tỵ nạn đầu tiên có rất nhiều kỹ sư, chuyên viên đủ ngành, và y sĩ, họ đều quan ngại đến sự thù ghét mà Cộng Sản dành cho giai cấp của họ. Kể từ năm 1975 đến năm 1977, làn sóng "Thuyền Nhân" đã gia tăng đều đặn, và các trại tỵ nạn cũng đã được Phủ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (HCR) đều đặn mở ra tại Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, và Nam Dương hàng ngày đều có thêm người tỵ nạn mới nhập trại. Các quốc gia Tây Phương đã rộng rãi chấp nhận một số đông người tỵ nạn đến tạm trú như Pháp, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và Úc Đại Lợi (bỏ ra nhiều thời gian hơn để quyết định), ngoài ra còn có thêm một số quốc gia Âu Châu ở bên ngoài bức màn sắt. Đài tưỡng niệm "thuyền nhân" ở Úc Cho đến đầu năm 1976, Cộng Sản Việt Nam lại càng thêm cứng rắn và sắt máu với người dân. Những lời hứa hẹn về "hoà hợp hoà giải dân tộc" đã vĩnh viễn bay biến, và các trại cải tạo tập trung đầy ắp người, dân chúng miền Nam bị công an Cộng Sản theo sát như hình với bóng, và mấy chục ngàn người dân thành phố bị đày ải đi đến các thành phố khô cằn sỏi đá hay rừng thiêng nước độc mà Cộng Sản Việt Nam che đậy bằng danh từ hoa mỹ là "vùng kinh tế mới", mà ở đó người dân bước vào kinh tế vô sản với kiếp sống đọa đày và khốn khổ. Cùng trong khi đó thì "luật cải cách ruộng đất" đã tước đoạt hết đất đai của nông dân. Do đó mà người dân Việt Nam đã bất chấp thất cả mọi thử thách kể cả những khó khăn nguy hiểm ngày càng chồng chất, thậm chí có thể bị tù đày hay giết chết, họ vẫn cứ lén lút và chen chúc nhau, từng đêm đi chôn dầu vượt biên, và đùa giỡn với tử thần trên các bờ bãi. Vào năm 1977, đã có hơn 10,000 "Thuyền Nhân" - danh từ này đã trở nên thông dụng - đến Thái Lan và Mã Lai. Các trại tỵ nạn đã phải mở rộng thêm ra và các xứ sở đầu tiên tạm dung họ bắt đầu khó chịu. Và chỉ có một nửa đơn thỉnh nguyện di trú được các nước Tây Phương chấp thuận. Từ cuối năm 1977 đến đầu năm 1978 tình trạng lại càng thê thảm hơn. 80,000 thuyền nhân đến bờ biển các nước miền Đông và Đông Nam Á Châu, thì có đến 70,000 người đổ xô vào chỉ riêng một nước Thái Lan. Đó là thời điểm mà tiếng đại bác nổ dữ dội ở vùng biên giới Việt-Hoa, và "đàn anh Trung Cộng" đang vác gánh nặng ở vùng biên giới phía Nam vì những cuộc giao tranh giữa quân Khờ Me Đỏ và bộ đội Cộng Sản Việt Nam. Biến cố này đã khiến cho 300,000 người Hoa Kiều bỏ trốn. Hoa Kiều ở miền Bắc thì chạy bộ vượt biên giới sang Trung Cộng, Hoa Kiều ở miền Nam thì dùng đường biển mà chạy lấy mạng. Cộng Sản Hà Nội lên án Bắc Kinh là muốn phá hoại tình trạng kinh tế Việt Nam khi chiếm mất số dân cư rất năng động kia, mà đa số họ là đang nắm huyết mạch tiền tệ và thương mại thời đó. Con hát mạt hạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Khắc Viện, lại rống lên những điệp khúc rẻ tiền do các quan thày của hắn ở Bắc Bộ Phủ đã soạn sẵn bài bản (SuđVietnam au fil des années, 241. Éditions en langues étrangères, Hanoi, 1984.): Các gián điệp Trung Hoa dưới sự điều động trực tiếp của tòa đại sứ Trung Hoa ở Hà Nội đã xúi giục người Hoa Kiều hồi hương "nơi đó nhà nước sẵn sàng đón rước họ để tham gia lao động tái thiết "Đại Trung Quốc". Họ nói là người Việt Nam sẽ tàn sát họ một khi tiếng đại bác đầu tiên phát nổ ở vùng biên giới Việt-Hoa. Như thế, đối với các đảng viên Cộng Sản Việt Nam, nếu hàng trăm ngàn đồng hương của họ bỏ xứ trốn đi, thì luôn luôn là do bởi sự xúi giục từ "mạng lưới ngầm" của những người nước ngoài đáng ghét. Đài tưỡng niệm "thuyền nhân" ở Thụy Sĩ Mặc dù bên ngoài thì che đậy như thế, nhưng trên thực tế thì phỉ quyền Cộng Sản ở Hà Nội đã tìm ra hai mối lợi: một cơ hội để dứt bỏ một số dân chúng rất dễ trở nên nguy hiểm trong trường hợp chiến tranh vùng biên giới gây bất lợi, và một cơ hội khác là để nhét đầy túi tiền. Họ đã làm tiền người ra đi sau khi thẳng tay bóc lột sạch sẽ đủ mọi thứ. Ngày 24, tháng 3, năm 1978, Cộng Sản Việt Nam bắt đầu tung công an ra tấn công tài sản của "giới tư sản mại bản" ở Chợ Lớn, khu vực người Hoa-Kiều tại Sài Gòn. Tất cả tài sản của cộng đồng người Hoa Kiều đều bị "quốc hữu hóa" đồng lúc với tư doanh. Bàn ghế, nhà cửa, nữ trang, quý thạch, đồ sứ đắt tiền, và đồ dùng các thứ đều trở thành "tài sản nhân dân". Kho tàng của chiến tranh, mà Cộng Sản Hà Nội hy vọng như vậy, để bù trừ các hậu quả của việc bỏ trốn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Không cần phải phí phạm một giây khắc suy nghĩ nào, người ta cũng có thể hiểu được rằng việc đó sẽ đưa Cộng Sản Việt Nam vào chỗ bế tắc sau này. Vì bị khốn đốn trong tuyệt vọng, người Hoa Kiều đã bắt buộc phải đặt chân lên những con tầu. Người ta còn nhớ câu chuyện chiếc tầu hàng hải cũ kỹ tên là Hồng Hải sắp bị chìm trong hải cảng Klong ở Mã Lai, với 2,500 hành khách mà phần lớn là người Việt gốc Hoa, đã bị khước từ không cho lên bờ. Thảm cảnh này đã làm rúng động lương tâm thế giới và thúc đẩy xu hướng cứu cấp của người Tây Phương. Một trong số đó là một y sĩ người Pháp, một cựu đảng viên đã ly khai Đảng Cộng Sản, ông ta đã tìm cách đền bù lỗi lầm vì đã hoạt động cho Cộng Sản bằng cách mua một chiếc tầu dùng để ra biển Đông vớt người tỵ nạn, mặc dù các "cựu đồng chí" của ông thấy động cơ đó không đúng chỗ. Sự ra đi của tất cả những hành khách không ngày về đó đã được tổ chức trong bóng tối, mà mỗi người đều phải mang nợ để đáp ứng yêu sách vô hạn đi.nh. Dù cho có phải là Hoa Kiều hay không, ngày nay người ta đều có thể rời khỏi Việt Nam "bán chính thức", cho dù người Hoa Kiều bị cưỡng bách hay là do tự ý ra đi như tất cả mọi người, họ đều muốn chạy thoát khỏi nanh vuốt của kẻ áp bức là Cộng Sản Việt Nam. Để che đậy tội ác và lừa bịp thế giới, Cộng Sản Hà Nội lên tiếng xuyên tạc sự thật rằng: "Làm sao dám giả định là các thuyền nhân trốn lánh một sự áp bức thường trực? Bọn này chỉ tuân theo mệnh lệnh của Washington và muốn phá hoại nền kinh tế nước nhà bằng cách tước đoạt lấy chất xám". Và những luận điệu này đã được chúng lập đi lập lại nhiều lần với báo chí Tây Phương. Chưa hết, mỗi ngày, tên bác sĩ Việt Cộng hành nghề con hát tên Nguyễn Khắc Viện, đều kể lể trong bản thông tin của bọn Phỉ Quyền Cộng Sản và trên các tài liệu tuyên truyền của chúng dành cho "người nước ngoài" rằng: "Hoa Kỳ đã đề nghị cùng những người vượt biên là sẽ chở họ đi với giá từ khoảng 2,000 đến 3,000 đô la, đến tận các tầu Hải Quân Mỹ đậu ngoài khơi chờ đón. Những chuyên viên giỏi và trí thức thì không phải trả tiền gì cả", hắn ta còn dám xác nhận rằng: "Giờ đây chúng tôi có thể quả quyết rằng nhà nước không cưỡng bức một ai phải bỏ xứ ra đi, và cũng không giữ một ai muốn ra nước ngoài sinh sống." Thật vậy, nếu một vài người bị "lầm lạc" bởi các "lực lượng phản động ở trong nước và ngoài nước", hắn ta còn thêm vào, đó là vì "họ không có can đảm đi khai khẩn các vùng đất mới." Nguyễn Khắc Viện đưa ra thí dụ của một đồng nghiệp bác sĩ, dưới chế độ cũ thì ông bạn đồng nghiệp này "đi xe ô tô và sống trong vila có gắn máy lạnh" và trở thành "quản lý của một bệnh viện công". Như thế thì làm sao người này có thể sống trong một "xã hội mới", thích nghi với một "xã hội cách mạng" ? Còn về phần nhà nước, tuy rất tiếc khi thấy những người này ra đi, nhưng không thể làm được gì khác hơn là cầu chúc cho họ được thượng lộ bình an. Đài tưỡng niệm "thuyền nhân" ở Đức Những bài diễn văn kiểu ngụy biện và xuyên tạc như trên, chúng ta thường thấy xuất hiện dưới ngòi bút của các ký giả Cộng Sản, là những người duy nhất vào thời điểm đó được ra vào Việt Nam, đóng kín ở phía sau bức màn sắt đầy đe dọa, từ tháng Năm, năm 1975, như một con nhím đang dương những cọng gai nhọn hoắt. Và hai mươi năm sau, nó vẫn còn nằm trong cửa miệng của một vài tay bình luận Tây Phương. Thí dụ như miệng của một phóng viên báo Pháp Arte [Le Grand Documentaire, ngày 11, tháng 2, 1995], đã chứng kiến cảnh đào thủy lợi bằng tay không của "những người dân can đảm của mười làng ra công hợp sức", và tìm được trong "cái thú vị của sự nỗ lực chung", và để giải thích lý do tại sao mà nhiều vạn người khác quyết định trốn khỏi nước Việt Nam Cộng Sản, thì hắn ta châm biếm rằng họ không thể "có cái cảm giác xây dựng quê hương xứ sở, như là cha ông họ đã từng đánh giặc bằng vũ khí trên tay". Chỉ có những con hát mới biết mặt thật của họ ở phía sau lớp phấn son, và chỉ có Cộng Sản mới biết sự thật của họ ở phía sau bức màn sắt; do đó một cựu đại tá Việt Cộng như Bùi Tín thì dĩ nhiên là phải biết rõ Việt Cộng hơn một tên phóng viên của tờ báo Arte. Ông Bùi Tín giải thích điều đó trong quyển sách "Vietnam, La face cachée du regime", [147, Kergour, 1999], viết ít lâu sau khi ông đến lưu vong tại Paris. Việc hối lộ từ các người Hoa Kiều ra đi "bán chính thức" được chính bộ Nội Vụ tổ chức. Được biết đó là "Kế Hoạch 2", mà mục đích được giữ kín, có cả một loạt những công tác cho phép các giới chức tổ chức cuộc ra đi của các người lưu vong mới sau khi "nhổ sạch lông" của họ một cách rất có phương pháp. Mỗi người phải trả giá vượt biên từ 3 đến 5 lượng vàng (một lượng = 36 grams), có khi gấp đôi. Nhà cửa, xe cộ, hoặc của cải để lại cho đến chỗ xuống tầu, thường thì ở ngay tại thành phố như Cần Thơ, bên bờ Cửu Long, chẳng hạn, người ra đi phải chịu đựng những sự bóc lột cuối cùng như: bị tịch thu do các băng đảng tự cho là có quyền lục lọi, lấy vàng, nữ trang hoặc đô la mà người tỵ nạn có thể còn cất dấu đươ.c. Sau đó thì xuống tầu với nỗi lo sợ rằng chiếc tầu chở mình sẽ có một phần hai cơ hội sẽ bị hải tặc tấn công để lấy nốt những mẩu vàng còn xót lại trên người trước khi ném họ xuống biển. Thế nhưng khi đã lên được tầu rồi vẫn còn chưa yên với tuần cảnh địa phương nếu tầu chưa ra đến hải phận quốc tế. Nếu muốn thoát khỏi không bị bắt lại, thì tốt hơn hết là đưa ra chút của cải nào còn được dấu vào chỗ kín nhất. Bằng không thì sẽ bị bắt lại, và trong trường hợp này, tội danh là phản bội và bị "đế quốc Mỹ" mua chuộc. Tội này có thể ngồi tù từ 12 năm cho đến 20 năm (sắc luật luôn luôn có sẵn để tham khảo.) Những người chọn cách đi tỵ nạn bằng đường bộ xuyên qua lãnh thổ Lào hay Căm Bốt đến Thái Lan thì gọi là Bộ Nhân (land people) . Những cuộc hành trình vượt biên đi tỵ nạn bằng đường bộ thì luôn luôn gặp nguy hiểm. Họ sẽ bi công an, hay bộ đội, hay là cảnh vệ nhân dân đuổi bắt, và có khi chỉ là người đi đường, thường là có liên hệ với Cộng Sản. Còn những người vượt biên nào "mượn được", theo với giá do quân đội Nhân Dân ấn định, một chiếc xe vận tải quân sự chở quân nhu, cho phép họ núp bên trong thùng lớn, cách này được xử dụng khá thường xuyên, nhưng có khi cũng bị ngộp thở chết vì hơi xăng, và các nạn nhân trong trường hợp này cũng khá đông. Những người may mắn hơn hết là có thể "kiếm" được một "giấy xuất cảnh chính thức" và vé máy bay đến tận Hoa Kỳ. Nhờ vào một kế hoạch do Liên Hiệp Quốc tổ chức với sự thỏa thuận giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội vào năm 1979. Thế nhưng họ cũng vẫn chịu hạch sách và tống tiền thì đơn xin xuất cảnh chính thức mới qua lọt, nhiều khi phải mất đến mười năm chờ đơ.i. Ngay chính Hoa Kỳ còn bị hạch sách đủ điều, và phải trả tiền cho từng đầu người tỵ nạn để được phê chuẩn cho phép đi. Do đó, Cộng Sản Việt Nam đã phát minh ra được "NHỮNG CON BÒ SỮA THUYỀN NHÂN" của họ. Một nhà nghiên cứu ở Paris tên là Bùi Xuân Quang, trong cuốn sách La Troisième guerre d'Indochine 1975-1099 (207-590, L'Harrmattan, 2000), ông đã tính toán "mối giao dịch" này của Cộng Sản Việt Nam, kéo dài ròng rã 20 năm kể từ 1975 đến 1995, đã mang lại cho Ngân Khố của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam khoảng 25 TẤN VÀNG. Với chừng ấy vàng mà người ta thấy xuất hiện trên thị trường tiền tệ Tây Phương dưới hình dạng các thỏi vàng mang ấn dấu của Việt Nam. Chủ yếu của nó là dùng vào việc bồi hoàn những số nợ mà bọn Phỉ Quyền Cộng Sản Việt Nam đã ký kết với Cộng Sản Nga và các xứ dân chủ nhân dân cùng tiền mua vũ khí chiến tranh, số vàng ấy lên đến trị giá khoảng 2.5 tỷ Mỹ Kim, tính trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1983. Hiệp sống với nỗi ám ảnh là bỏ nước ra đi. Tôi còn nhớ tiếng nói của người "Thuyền Nhân" mà chúng tôi đã từng gặp nhau trên bãi biển Songkla tại Thái Lan giữa những người khác, bên cạnh chiếc tầu bị hư của họ, mà tôi đã được nghe anh kể lại câu chuyện thống khổ của anh. Và cho đến bây giờ bên tai tôi vẫn còn văng vẳng lời kể lại của anh: Vào một đêm nọ ở Việt Nam, một tên cán bộ Cộng Sản Việt Nam đã nói khẽ vào tai anh: "hai ngàn đô la, hay 4 cây vàng ..." Anh đồng ý với mối làm ăn; thế nhưng khi đến chỗ hẹn thì Hiệp mới nhận ra mình đã bị cướp. Thuyền thì chẳng thấy đâu mà vàng thì bị mất. Đó là cái hoạ luôn luôn rình rập và cũng là một trong những cái giá mà những người muốn vượt biên tìm tự do. Làm sao để tránh khỏi bị lừơng gạt, cướp bóc hoặc bị tố cáo, và tìm ra đường dây tốt. Tôi biết có một "Thuyền Nhân" đã không thành công trong việc đi tỵ nạn mặc dù đã thử đến 27 lần. Hiệp thì đi hụt 3 lần, và sau đó thì anh quyết định tự tổ chức lấy chuyến vượt biên. Anh đã lén lút tự vá víu một chiếc tầu đánh cá cũ. Từng đêm rồi lại từng đêm cứ lo bào rồi lại trét, và những đêm trắng đêm hì hục sửa chữa máy móc. Thế rồi cuối cùng thì ngày khởi hành cũng đến, chiếc tầu đánh cá cũ kỹ của anh mang theo 85 người rời bãi xuôi giòng và trôi dọc theo những con kênh chạy dài ra biển. Đài tưởng niệm "thuyền nhân" tại Paris, Pháp Hiệp lặp lại cho chúng tôi nghe với một vẻ thống khổ: "Chúng tôi có 85 người trên chiếc tầu này và đã rất sung sướng vì có thể rời khỏi Việt Nam. Bây giờ thì ông hãy nhìn xem, ngày hôm nay chúng tôi chỉ còn có hai người. Hai người sống sót duy nhất là Ngọc, con gái của chị tôi và tôi." Với cái đầu ướt lạnh như con mèo chết đưới và thân thể đói khát gầy trơ xương sườn như một con chó hoang, cùng với đứa bé gái lên sáu tuổi có đôi mắt nai khờ. Chúng tôi đã khóc. Nước mắt của những kẻ thừa mứa tự do đã đổ xuống mặn ướt câu chuyện phiêu lưu liều chết tìm tự do của anh. Anh đã bị kẹt lại ở trại Songkla này cùng với Ngọc sau khi thoát chết khỏi những bàn tay đẫm máu của bọn hải tặc Thái Lan đã giết chết chị anh cùng tất cả hành khách trên tầu sau khi chúng bắt mang theo gần hết phụ nữ. Vào tháng 10 năm 1978 có 20,000 người tỵ nạn đặt chân lên bờ biển Mã Lai, và chỉ đến tháng 12 năm đó con số đã lên đến 50,000 người. Cộng thêm vào con số 5,000 người đi chân đất với ước vọng đã đến được bến bờ tự do. Chỉ trong vòng 4 tháng cũng đủ để cho hòn đảo hoang Pulau Bidong của Phi Luật Tân đón nhận được 20,000 kẻ bị biển ruồng bỏ. Vào khoảng giữa năm 1979, có 5,000 người tỵ nạn mới đến thêm vào con số những người anh em khốn khổ trong trại tỵ nạn Hồng Kông, trong khi có 90,500 người khác làm đầy ắp trại tỵ nạn Mã Lai.. Những người mà cảnh sát địa phương từ chối đẩy ra biển đã trôi giạt đến Nam Dương, hoặc xa hơn nữa, đến tận Nam Hàn, hay Nhật Bản, và có khi đến tận Úc Đại Lợi. Hãy thử nhắm mắt và tưởng tượng cuộc hành trình liều chết để tìm tự do của họ trên khoang một con tầu bé nhỏ mong manh ... Bất thình lình, một hồi chuông báo động nổi lên khi hai nước Thái Lan và Mã Lai tuyên bố rằng từ nay về sau họ sẽ không nhận thêm thuyền nhân mới. Bị dồn vào đường cùng, Liên Hiệp Quốc phải triệu tập một hội nghị quốc tế ở Genève và thu hoạch được ba kết quả là: Các quốc gia ở vùng duyên hải bảo đảm là thuyền nhân sẽ không bị đẩy lui ra biển; các quốc gia tiếp nhận họ gia tăng thêm một số lượng hạn định tái định cư bổ túc là 130,000 người; và quan trọng nhất là Hà Nội, lo ngại khi phương diện của chúng bị bôi đen tối dần ở biển Đông trước sự bất mãn của cả thế giới, nên đã cho phép thuyền nhân có thể ra đi chính thức hợp pháp "trong vòng trật tự", bằng phương tiện hàng không, chương trình này Liên Hiệp Quốc gọi là "Ra Đi Trong Vòng Trật Tự" (Orderly Departure Program) viết tắt là ODP. Kể từ giờ phút đó, nhịp điệu những người vượt biển đến các trại tỵ nạn thưa thớt một cách rõ rệt. Mức độ từ 300,000 người vào năm 1979, xuống chỉ còn 24,500 vào năm 1984, và đến năm 1986 chỉ còn 19,500 người. Cũng vào năm đó, lần đầu tiên, các cuộc ra đi tỵ nạn chính thức bằng hàng không với giấy nhập cảnh nhiều hơn con số những người trôi dạt đến bằng đường biển. Kết quả của hội nghị thuyền nhân tại Genève đã thỏa mãn thấy rõ, nơi mà Liên Hiệp Quốc nhắm vào một giải pháp mới cho vấn đề "Thuyền Nhân". Nhưng chỉ hai năm sau thì tình hình lại đổi ngược và đã làm cho thế giới thất vọng. Những người tỵ nạn đi tìm tự do lại trở ra biển: con số tăng lên 45,000 người vào năm 1988 (25,000 người nhiều hơn hai năm trước đó), 71,300 người vào năm 1989, trong số đó phải cộng thêm vào khoảng 17,000 người "bộ nhân". Vấn đề trở nên không giải quyết được và các quốc gia ở vùng duyên hải bắt đầu nổi giận. Đó chính là lý do mà tại trại tỵ nạn Hồng Kông, nơi mà mỗi ngày có đến 34,000 "Thuyền Nhân" mới nhập trại, và chính quyền Hồng Kông quyết định từ đó về sau họ sẽ đưa những người mới đến vào trại tạm giam. Thế là những cuộc nổi loạn và tự tử nối tiếp theo quyết định của chính quyền Hồng Kông. Để đóng chặt cánh cửa ngăn chận hẳn cái mạch chính của làn sóng vượt biển tìm tự do không ngung này, các quốc gia tiếp nhận di trú lại tập họp lại thêm một lần nữa và họ đã tìm ra một biện pháp mới gọi là PAG (Plan d'Action Global)tức là chương trình "Hành Động Toàn Cầu". Bất cứ thuyền nhân nào đến trước ngày 13 tháng 3 năm 1989 ở một quốc gia lân cận Việt Nam, kể từ đó, trên phương diện hành chánh, được xem như một người có quyền xin cư trú, nghĩa là một người tỵ nạn chính trị hoàn toàn có quyền hy vọng được đi sống hết cuộc đời mình ở một nước Tây Phương. Dĩ nhiên là với điều kiện xứ này phải bằng lòng cấp cho họ một visa nhập cảnh. Ngược lại, tất cả hoàn toàn khác đối với một người tỵ nạn lên bờ sau ngày 19 tháng 3, năm 1989. Họ bị sắp loại là di dân kinh tế, người đó phải chứng minh được mình có một sự sợ hãi co căn cứ về việc bị xử tội, nếu không thì người đó bị đe dọa là sẽ bị cưỡng bách hồi hương. Trừ phi chính mình tự quyết dịnh quay về nước. Đó là điều Hiệp đã lầm. Quy chế tỵ nạn chính trị của anh bị từ khước, anh biết mình không còn cơ hội được nhận vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, anh cũng phân vân rất lâu trước khi chấp nhận ý tưởng hồi hương. Bởi vì cũng như phần đông các người tỵ nạn khác, anh sợ bị bắt nhốt vào tù một khi trở về Việt Nam. Anh chưa bao giờ làm chính trị, nhưng có người anh từng chiến đấu trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và ông nội anh làm việc cho chính phủ bảo hộ... Hai vết đen đó trên lý lịch cá nhân có thể khiến anh phải trả giá rất đắt. Nhưng rồi có một lá thư từ Sài Gòn gửi đến trại tỵ nạn Thai Lan PhanatNikhom, nơi anh tạm trú, đã trấn an anh được phần nào. Một trong những người bạn vượt biên cũ của anh, đã tình nguyện về Việt Nam, cho anh biết là mọi chuyện khá tốt đẹp ở đó, và khuyến khích anh cùng về. Năm 1993, chúng tôi gặp lại Hiệp ở quê hương anh, và lại khóc lần nữa. Thế nhưng lần này thì chúng tôi cùng khóc mừng rỡ khi thấy anh đã thoát nạn. Anh là một trong 110,000 cựu "thuyền nhân" kể từ năm 1989 đã chọn hồi hương thay vì tiếp tục chết dần mòn ở một trại tỵ nạn Á Châu. Nhờ có sự giúp đỡ tài chánh của Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) và Liên Minh Âu Châu, mà giờ đây anh trở thành chủ nhân của một xưởng pha chế nước mắm và một căn nhà nho nhỏ hai phòng gần Vũng Tầu, mà tên cũ người Pháp gọi là Cap Saint-Jacques, trên bờ biển Miền Nam mà ngày xưa anh đã bỏ ra đi tìm tự do không bao giờ có, và tưởng rằng không bao giờ anh sẽ phải trở lại nởi đây. Anh sống cùng bà góa phụ của một trong những người bạn đã biến mất trên biển đi tìm tự do, cùng với người em gái và ba đứa con của bà. "Nhà của chúng tôi tuy nhỏ như chúng tôi có thể chứa được đủ thứ. Ở trên thuyền còn ít chỗ hơn." Trong những cuộc vận động và thoả thuận cùng Hà Nội, Liên Hiệp Quốc đã cố gắng tạo điều kiện tốt cho những người cứng rắn, ngõ hầu giúp cho họ tự quyết định sắp xếp quay về. Họ cho chiếu những cuốn phim quay tại Việt Nam mà trong đó cho thấy cảnh những người cựu thuyền nhân tình nguyện hồi hương "sống như những ông hoàng". Các cán bộ Cộng Sản còn đến gặp họ để tâng bốc. Họ gáy lên những điệp khúc tuyên truyền nào là Việt Nam đã thay đổi, và ở đó người ta sống tự do và ai đói thì cứ ăn. Bọn Phỉ Quyền Hà Nội có thể tự khen chúng. NHỮNG CON BÒ SỮA THUYỀN NHÂN Đà MANG ĐẾN CHO BỌN PHỈ QUYỀN CỘNG SẢN HÀ NỘI RẤT NHIỀU QUYỀN LỢI. CHƯA HẾT, NHỮNG CON BÒ SỮA VẪN CÒN TIẾP TỤC CUNG CẤP SỮA DÙ Ở TẬN BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG. Qua những gói qùa họ gởi về cho gia đình mà những người tỵ nạn không bao giờ ngừng gởi về nuôi thân bằng quyến thuộc còn kẹt lại ở Việt Nam, bắt đầu từ ngày đầu tiên họ đặt chân định cư trên một quốc gia tự do. Bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt mà họ không bao giờ ngưng chuyển về ngõ hầu giúp đỡ những người thân sống còn. Và bằng sự hiện diện của họ bởi vì ngày nay họ được phép về nước nghỉ hè bên cạnh thân bằng quyến thuộc. Một ước tính vào năm 1999 cho thấy có đến hai tỷ đồng Đô La hàng năm họ đã mang lại cho Phỉ Quyền Cộng Sản, tức là một phần ba ngân sách của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam. GẦN HAI TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM Đà CHỌN ĐỜI SỐNG LƯU VONG NƠI XỨ LẠ QUÊ NGƯỜI THAY VÌ LÀM NÔ LỆ CHO CỘNG SẢN, HÀNG TRĂN NGÀN NGƯỜI Đà GỤC CHẾT TRÊN ĐƯỜNG TRỐN CHẠY NANH VUỐT CỘNG SẢN VIỆT NAM. KẺ NÀO Đà DÁM ĂN NÓI NGƯỢC NGẠO, VÀ TUYÊN TRUYỀN LÁO KHOÉT RẰNG TOÀN THỂ NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM ĐOÀN KẾT CÙNG CÁC "ANH HÙNG GIẢI PHÓNG" VÀO NĂM 1975 ??? Nỗi ám ảnh bỏ nước ra đi của Hiệp. Tôi còn nghe anh nói, run rẩy trong bộ đồ bà ba ướt sũng nước biển, gia tài duy nhất còn sót lại trong đời anh. Giữa vùng vịnh Thái Lan, tiếng máy tầu của Hiệp hình như văng vẳng tiếng kêu của những linh hồn lìa xác. Thức ăn và nước uống đều sắp cạn. Những người đàn bà quỳ trên khoang tầu khấn nguyện trời đất. Phải chăng trời đất đã chấp thuận lời cầu nguyện của những thuyền nhân vừa mới thoát ra khỏi nanh vuốt Cộng Sản và đang dẫy trên giữa lòng đại dương ??? Vào giữa trưa ngày thứ sáu, có một chiếc thuyền lướt sóng cha,y nhanh về phía họ. Đó là một chiếc thuyền đánh cá Thái Lan. Rồi hai chiếc ... rồi ba chiếc .... Thoát Nạn chăng ? Nhưng ... Than ôi, đó là những chiếc thuyền hải tặc Thái Lan. Chúng cướp bóc trên tầu, giết chết những người đàn ông kháng cự, và bắt đi 18 người đàn bà trẻ nhất, rồi bỏ đi sau khi đâm thủng tầu. Những người Việt Nam cố bám vào thân tầu thì bị chúng dùng gậy đập chết. Khi trời sáng thì chỉ còn hai người sống sót duy nhất đang bám víu vào sự sống cuối cùng là chiếc thùng đựng nước bằng nhựa hóa học mà định mệnh của học bập bềnh theo sóng biển vô tình. Hai người đó là Hiệp và Ngọc, cô bé gái có đôi mắt của con nai bị thương vừa thoát chết dưới lưỡi hái của tử thần. Tôi nhìn cô bé đầu nghiêng mắt nai, tựa cằm trên bàn, và đăm đăm nhìn tôi với ánh mắt để đời. Dường như tất cả tuổi thơ đã bỏ em mà đi. Cô bé chỉ còn lại một khoảng trống rỗng của đời người. Một chiếc bình hoa tuyệt mỹ đã rơi xuống bên thềm địa ngục và tan vỡ giữa trần gian. Bia tưởng niệm "thuyển nhân" ở Galang bị CSVN đập 6/2005 và được Việt Kiều xây mới 4/2006 Đó là lịch sử của những người chạy trốn nanh vuốt Cộng Sản mà đời gọi họ là "THUYỀN NHÂN", và cũng có những người còn mệnh danh họ là kẻ "CHẾT ĐUỐI CHO TỰ DO". Lịch sử của một dân tộc trong suốt 20 năm trường đã bị tàn hại dưới nanh vuốt của một thứ chính trị đầy thù hận và kỳ thị của bất cứ một chế độ Cộng Sản nào. Tác giả : Michel Tauriac. Người dịch: Nhà Báo Hồ Văn Đồng. Tóm lược các nhận định về Cuộc Chiến Việt Nam của nhà báo Pháp Michel Tauriac: 1-“Tại miền Nam Việt Nam, nơi mà cứ một gia đình ba người, cách này hay cách khác, đều phải liên hệ đến việc học tập cải tạo cho dù chỉ trong một tháng thôi cũng đủ cho những người dễ tin nhất hiểu rằng thứ chính trị gọi là khoan hồng chỉ là một cái kế”. 2-Nhưng sao lại có sự im lặng lạ lùng trước những tội ác tột cùng của Cộng Sản Việt Nam với đồng bào của họ? Phải chăng vì không thể gán những tội ác này cho mấy cái tên quen thuộc như Hitler hay Pinochet” (8) – bởi tất cả đều dính tới một cái tên khác mà nhiều người đã lỡ có lần lớn tiếng ca ngợi? 3- Cho đến đầu năm 1976, Cộng Sản Việt Nam lại càng thêm cứng rắn và sắt máu với người dân. Những lời hứa hẹn về "hoà hợp hoà giải dân tộc" đã vĩnh viễn bay biến, và các trại cải tạo tập trung đầy ắp người, dân chúng miền Nam bị công an Cộng Sản theo sát như hình với bóng, và mấy chục ngàn người dân thành phố bị đày ải đi đến các thành phố khô cằn sỏi đá hay rừng thiêng nước độc mà Cộng Sản Việt Nam che đậy bằng danh từ hoa mỹ là "vùng kinh tế mới". 4- GẦN HAI TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM Đà CHỌN ĐỜI SỐNG LƯU VONG NƠI XỨ LẠ QUÊ NGƯỜI THAY VÌ LÀM NÔ LỆ CHO CỘNG SẢN, HÀNG TRĂN NGÀN NGƯỜI Đà GỤC CHẾT TRÊN ĐƯỜNG TRỐN CHẠY NANH VUỐT CỘNG SẢN VIỆT NAM. KẺ NÀO Đà DÁM ĂN NÓI NGƯỢC NGẠO, VÀ TUYÊN TRUYỀN LÁO KHOÉT RẰNG TOÀN THỂ NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM ĐOÀN KẾT CÙNG CÁC "ANH HÙNG GIẢI PHÓNG" VÀO NĂM 1975 ??? 14-Rudolph.J.Rummel. Rudolph J. RUMMEL, sinh 1932,tốt nghiệp BA và MA tại Đại học Hawaii (1959, 1961); Tiến sĩ Khoa học Chính trị (Đại học Northwestern, 1963); Giảng dạy tại Đại học Indiana (1963), Yale (1964-1966), Đại học Hawaii (1966-1995); hiện nay là Giáo sư danh dự của Khoa học Chính trị, Đại học Hawaii. Nhận được nhiều tài trợ từ NSF, ARPA, và Hoa Kỳ Viện Nghiên cứu Hòa bình. Thường xuyên được đề cử cho giải Nobel Hòa bình . Được giải Susan Strange của Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế cho trí tuệ lĩnh vực thách thức nhất trong năm 1999; các giải thưởng Thành tựu trọn đời năm 2003, Hiệp hội Khoa học Chính trị Mỹ, và các Hiệp hội Quốc tế 2007, Giải thưỏngcủa Hội Diệt chủng học Distinguished Lifetime Contribution đóng góp cho lĩnh vực diệt chủng và cách phòng chống diệt chủng. Đã viết hai chục cuốn sách và hơn 100 bài báo chuyên nghiệp. cuốn sách gần đây nhất: Death By Chính phủ (giao dịch các ấn phẩm, 1994), The Miracle Đó là Tự do (Martin Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột Nghị quyết, Đại học Idaho, 1996), chết vì bạo lực (ấn phẩm 1997), và Thống kê về diệt chủng ( Trung tâm Luật An ninh Quốc gia, 1997). Thông qua các bằng tốt nghiệp, MA Thesis, Tiến sĩ luận án, và sự nghiệp học tập, R.J. Rummel đã tập trung nghiên cứu của ông về nguyên nhân và điều kiện của bạo lực tập thể và cuộc chiến với một cái nhìn về hướng giúp giải quyết hoặc loại bỏ nó. Ông đã xuất bản kết quả chính của ông trong hiểu biết về xung đột và chiến tranh, tập. 1-5 (Sage Publications, 1975, 1976, 1977, 1979, và 1981). kết luận của ông là "Để loại bỏ chiến tranh, để kiềm chế bạo lực, để nuôi dưỡng hòa bình và công lý, là để thúc đẩy tự do (tự do dân chủ)." Do tầm quan trọng tối cao của kết luận này được xuất bản vào năm 1981, Rummel sau đó trải qua mười lăm năm tới lọc các lý thuyết cơ bản và thử nghiệm nó bằng thực nghiệm trên dữ liệu mới, chống lại các kết quả thực nghiệm của người khác, và trên các nghiên cứu trường hợp (như trong cái chết do Chính phủ). Tất cả điều này nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm, và so sánh được ghi chép lại trong tác phẩm cuối cùng của ông, “Chết vì bạo lực,” đề cử cho Giải thưởng năm 1998 Grawemeyer về Ý tưởng Cải thiện Trật Tự Thế Giới . Trong quyển “Death by Government” (Chết do chánh phủ), tác giả Rudolph J. Rummel, giáo sư khoa chính trị học đại học Yale, thì cộng sản tại các quốc gia đã giết chết đồng bào của họ, như sau: (1) Liên Sô 61.911.000 người. (2) Trung Hoa cộng sản 35.236.000 người. (3) Quân phiệt Nhật 5.964.000 người. (4) Khmer đỏ 2.035.000 người. (5) Thổ Nhĩ Kỳ 1.883.000 người. (6) Cộng sản Việt Nam giết hại 1.670.000 người. (7) Cộng sản Ba Lan 1.585.000 người. (8) Cộng sản Nam Tư 1.072.000 người. HOW MANY DID COMMUNIST REGIMES MURDER?* By R.J. Rummel http://www.hawaii.edu/powerkills/COM.ART.HTM ________________________________________ Note that I completed this study in November 1993 while still engaged in collecting democide data. Not all the democide totals I mention here may be complete, therefore. For final figures on communist megamurderers, see my summary Table 1.2 in my Death by Government. For all final estimates, see the summary table in Statistics of Democide ________________________________________ With the passing of communism into history as an ideological alternative to democracy it is time to do some accounting of its human costs. Few would deny any longer that communism--Marxism-Leninism and its variants--meant in practice bloody terrorism, deadly purges, lethal gulags and forced labor, fatal deportations, man-made famines, extrajudicial executions and show trials, and genocide. It is also widely known that as a result millions of innocent people have been murdered in cold blood. Yet there has been virtually no concentrated statistical work on what this total might be. For about eight years I have been sifting through thousands of sources trying to determine the extent of democide (genocide and mass murder) in this century. As a result of that effort** I am able to give some conservative figures on what is an unrivaled communist hecatomb, and to compare this to overall world totals. First, however, I should clarify the term democide. It means for governments what murder means for an individual under municipal law. It is the premeditated killing of a person in cold blood, or causing the death of a person through reckless and wanton disregard for their life. Thus, a government incarcerating people in a prison under such deadly conditions that they die in a few years is murder by the state--democide--as would parents letting a child die from malnutrition and exposure be murder. So would government forced labor that kills a person within months or a couple of years be murder. So would government created famines that then are ignored or knowingly aggravated by government action be murder of those who starve to death. And obviously, extrajudicial executions, death by torture, government massacres, and all genocidal killing be murder. However, judicial executions for crimes that internationally would be considered capital offenses, such as for murder or treason (as long as it is clear that these are not fabricated for the purpose of executing the accused, as in communist show trials), are not democide. Nor is democide the killing of enemy soldiers in combat or of armed rebels, nor of noncombatants as a result of military action against military targets. With this understanding of democide, Table 1 lists all communist governments that have committed any form of democide and gives their estimated total domestic and foreign democide and its annual rate (the percent of a government's domestic population murdered per year). It also shows the total for communist guerrillas (including quasi-governments, as of the Mao soviets in China prior to the communist victory in 1949) and the world total for all governments and guerillas (including such quasi-governments as of the White Armies during the Russian civil war in 1917-1922). Figure 1 graphs the communist megamurderers and compares this to the communist and world totals. Of course, eventhough systematically determined and calculated, all these figures and their graph are only rough approximations. Even were we to have total access to all communist archives we still would not be able to calculate precisely how many the communists murdered. Consider that even in spite of the archival statistics and detailed reports of survivors, the best experts still disagree by over 40 percent on the total number of Jews killed by the Nazis. We cannot expect near this accuracy for the victims of communism. We can, however, get a probable order of magnitude and a relative approximation of these deaths within a most likely range. And that is what the figures in Table 1 are meant to be. Their apparent precision is only due to the total for most communist governments being the summation of dozens of subtotals (as of forced labor deaths each year) and calculations (as in extrapolating scholarly estimates of executions or massacres). With this understood, the Soviet Union appears the greatest megamurderer of all, apparently killing near 61,000,000 people. Stalin himself is responsible for almost 43,000,000 of these. Most of the deaths, perhaps around 39,000,000 are due to lethal forced labor in gulag and transit thereto. Communist China up to 1987, but mainly from 1949 through the cultural revolution, which alone may have seen over 1,000,000 murdered, is the second worst megamurderer. Then there are the lesser megamurderers, such as North Korea and Tito's Yugoslavia. Obviously the population that is available to kill will make a big difference in the total democide, and thus the annual percentage rate of democide is revealing. By far, the most deadly of all communist countries and, indeed, in this century by far, has been Cambodia under the Khmer Rouge. Pol Pot and his crew likely killed some 2,000,000 Cambodians from April 1975 through December 1978 out of a population of around 7,000,000. This is an annual rate of over 8 percent of the population murdered, or odds of an average Cambodian surviving Pol Pot's rule of slightly over just over 2 to 1. In sum the communist probably have murdered something like 110,000,000, or near two-thirds of all those killed by all governments, quasi-governments, and guerrillas from 1900 to 1987. Of course, the world total itself it shocking. It is several times the 38,000,000 battle-dead that have been killed in all this century's international and domestic wars. Yet the probable number of murders by the Soviet Union alone--one communist country-- well surpasses this cost of war. And those murders of communist China almost equal it. Figure 2 shows the major sources of death for those murdered under communism and compares this to world totals for each source for this century. A few of these sources require some clarification. Deaths through government terrorism means the killing of specific individuals by assassination, extrajudicial executions, torture, beatings, and such. Massacre, on the other hand, means the indiscriminate mass killing of people, as in soldiers machine gunning demonstrators, or entering a village and killing all of its inhabitants. As used here, genocide is the killing of people because of their ethnicity, race, religion, or language. And democide through deportation is the killing of people during their forced mass transportation to distant regions and their death as a direct result, such as through starvation or exposure. Democidal famine is that which is purposely caused or aggravated by government or which is knowingly ignored and aid to its victims is withheld. As can be seen in the figure, communist forced labor was particularly deadly. It not only accounts for most deaths under communism, but is close to the world total, which also includes colonial forced labor deaths (as in German, Portuguese, and Spanish colonies). Communists also committed genocide, to be sure, but only near half of the world total. Communists are much less disposed to massacre then were many other noncommunist governments (such as the Japanese military during World War II, or the Nationalist Chinese government from 1928 to 1949). As can be seen from the comparative total for terrorism, communists were much more discriminating in their killing overall, even to the extent in the Soviet Union, communist China, and Vietnam, at least, of using a quota system. Top officials would order local officials to kill a certain number of "enemies of the people," "rightists", or "tyrants". How can we understand all this killing by communists? It is the marriage of an absolutist ideology with the absolute power. Communists believed that they knew the truth, absolutely. They believed that they knew through Marxism what would bring about the greatest human welfare and happiness. And they believed that power, the dictatorship of the proletariat, must be used to tear down the old feudal or capitalist order and rebuild society and culture to realize this utopia. Nothing must stand in the way of its achievement. Government--the Communist Party--was thus above any law. All institutions, cultural norms, traditions, and sentiments were expendable. And the people were as though lumber and bricks, to be used in building the new world. Constructing this utopia was seen as though a war on poverty, exploitation, imperialism, and inequality. And for the greater good, as in a real war, people are killed. And thus this war for the communist utopia had its necessary enemy casualties, the clergy, bourgeoisie, capitalists, wreckers, counterrevolutionaries, rightists, tyrants, rich, landlords, and noncombatants that unfortunately got caught in the battle. In a war millions may die, but the cause may be well justified, as in the defeat of Hitler and an utterly racist Nazism. And to many communists, the cause of a communist utopia was such as to justify all the deaths. The irony of this is that communism in practice, even after decades of total control, did not improve the lot of the average person, but usually made their living conditions worse than before the revolution. It is not by chance that the greatest famines have occurred within the Soviet Union (about 5,000,000 dead during 1921-23 and 7,000,000 from 1932-3) and communist China (about 27,000,000 dead from 1959-61). In total almost 55,000,000 people died in various communist famines and associated diseases, a little over 10,000,000 of them from democidal famine. This is as though the total population of Turkey, Iran, or Thailand had been completely wiped out. And that something like 35,000,000 people fled communist countries as refugees, as though the countries of Argentina or Columbia had been totally emptied of all their people, was an unparalleled vote against the utopian pretensions of Marxism-Leninism. But communists could not be wrong. After all, their knowledge was scientific, based on historical materialism, an understanding of the dialectical process in nature and human society, and a materialist (and thus realistic) view of nature. Marx has shown empirically where society has been and why, and he and his interpreters proved that it was destined for a communist end. No one could prevent this, but only stand in the way and delay it at the cost of more human misery. Those who disagreed with this world view and even with some of the proper interpretations of Marx and Lenin were, without a scintilla of doubt, wrong. After all, did not Marx or Lenin or Stalin or Mao say that. . . . In other words, communism was like a fanatical religion. It had its revealed text and chief interpreters. It had its priests and their ritualistic prose with all the answers. It had a heaven, and the proper behavior to reach it. It had its appeal to faith. And it had its crusade against nonbelievers. What made this secular religion so utterly lethal was its seizure of all the state's instrument of force and coercion and their immediate use to destroy or control all independent sources of power, such as the church, the professions, private businesses, schools, and, of course, the family. The result is what we see in Table 1. But communism does not stand alone in such mass murder. We do have the example of Nazi Germany, which may have itself murdered some 20,000,000 Jews, Poles, Ukrainians, Russians, Yugoslaves, Frenchmen, and other nationalities. Then there is the Nationalist government of China under Chiang Kai-shek, which murdered near 10,000,000 Chinese from 1928 to 1949, and the Japanese militarists who murdered almost 6,000,000 Chinese, Indonesians, Indochinese, Koreans, Filipinos, and others during world War II. And then we have the 1,000,000 or more Bengalis and Hindus killed in East Pakistan (now Bangladesh) in 1971 by the Pakistan military. Nor should we forget the mass expulsion of ethnic Germans and German citizens from Eastern Europe at the end of World War II, particularly by the Polish government as it seized the German Eastern Territories, killing perhaps over 1,000,000 of them. Nor should we ignore the 1,000,000 plus deaths in Mexico from 1900 to 1920, many of these poor Indians and peasants being killed by forced labor on barbaric haciendas. And one could go on and on to detail various kinds of noncommunist democide. But what connects them all is this. As a government's power is more unrestrained, as its power reaches into all the corners of culture and society, and as it is less democratic, then the more likely it is to kill its own citizens. There is more than a correlation here. As totalitarian power increases, democide multiplies until it curves sharply upward when totalitarianism is near absolute. As a governing elite has the power to do whatever it wants, whether to satisfy its most personal desires, to pursue what it believes is right and true, it may do so whatever the cost in lives. In this case power is the necessary condition for mass murder. Once an elite have it, other causes and conditions can operated to bring about the immediate genocide, terrorism, massacres, or whatever killing an elite feels is warranted. Finally, at the extreme of totalitarian power we have the greatest extreme of democide. Communist governments have almost without exception wielded the most absolute power and their greatest killing (such as during Stalin's reign or the height of Mao's power) has taken place when they have been in their own history most totalitarian. As most communist governments underwent increasing liberalization and a loosening of centralized power in the 1960s through the 1980s, the pace of killing dropped off sharply. Communism has been the greatest social engineering experiment we have ever seen. It failed utterly and in doing so it killed over 100,000,000 men, women, and children, not to mention the near 30,000,000 of its subjects that died in its often aggressive wars and the rebellions it provoked. But there is a larger lesson to be learned from this horrendous sacrifice to one ideology. That is that no one can be trusted with power. The more power the center has to impose the beliefs of an ideological or religious elite or impose the whims of a dictator, the more likely human lives are to be sacrificed. This is but one reason, but perhaps the most important one, for fostering liberal democracy. ________________________________________ NOTES * Unpublished essay, November 1993. ** Note as of 1998: the case studies resulting from that effort were published in Death By Government; the statistics and statistical analyses are in Statistics of Democide. Dù tính theo cách nào thì hầu hết các học giả đều nhìn nhận: chiến tranh giết người còn ít hơn một nguyên nhân khác: độc tài. R.J. Rummel có một bài viết mang nhan đề rất rõ ràng và tiêu biểu: “Chiến tranh không phải là tên sát thủ lớn nhất thế kỷ này” (War isn’t this century’s biggest killer”), xuất bản lần đầu trên tờ The Wall Street Journal vào ngày 7 tháng 7 năm 1986. “Thế kỷ này” mà ông nói chính là thế kỷ 20 vừa qua. Theo ông, tổng số người bị giết chết trong tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới trong suốt thế kỷ 20, từ chiến tranh thế giới đến chiến tranh khu vực cũng như chiến tranh trong nội bộ một nước, chỉ khoảng trên 35 triệu. Con số đó tuy khủng khiếp nhưng còn quá nhỏ bé so với số nạn nhân bị các nhà cầm quyền trực tiếp gây ra: Tổng cộng, con số này lên đến gần 120 triệu người. Bảng tóm tắt do R.J. Rummel biên soạn dưới đây cho thấy: http://www.hawaii.edu Killed or death by caused Theo bảng trên, trong thế kỷ 20, tổng số tử vong do chiến tranh là 35 triệu người, trong đó có 29 triệu bị giết trong chiến tranh thế giới và gần 6 triệu trong các cuộc nội chiến. Ngược lại số người bị các chính phủ giết chết dưới những hình thức khác nhau là trên 119 triệu. Rummel phân biệt ba loại chính phủ: Chính phủ độc tài cộng sản giết chết 115 triệu; chính phủ độc tài không phải cộng sản giết chết 20 triệu; chính phủ hơi có phần tự do giết chết 3 triệu và các chính phủ tự do (bao gồm các quốc Tây phương thời đế quốc) giết chết khoảng trên 800 ngàn. Như vậy, tên sát thủ lớn nhất trong thế kỷ 20 vừa qua chính là các chế độ độc tài. Trong các chế độ độc tài ấy, các chế độ cộng sản đứng đầu. Theo Rummel, trong bài “Cộng sản giết hại bao nhiêu người?” (How many did Communist regimes murder?), các chế độ cộng sản giết chết khoảng 110 triệu người, tức gần hai phần ba tổng số người bị chết bởi chính phủ hoặc các lực lượng du kích từ năm 1900 đến 1997. http://www.hawaii.edu Genocide statistic Trong các chế độ cộng sản, đứng đầu danh sách sát thủ là Liên xô với khoảng gần 61 triệu người bị giết chết, trong đó, riêng Stalin chịu trách nhiệm về cái chết của gần 43 triệu người. Nhà nghiên cứu về nạn diệt chủng nổi tiếng Richard Rubenstein nhận định: “Không có chính phủ nào trong lịch sử đưa ra nhiều sáng kiến để tiêu diệt công dân của họ như là chế độ Xô Viết” (2). Rummel gọi chế độ Xô Viết là tên đệ nhất siêu sát thủ (the greatest megamurderer) trên thế giới. (3) Còn số người bị giết chết, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới tay Mao Trạch Đông là bao nhiêu? Theo Jean-Louis Margolin, trong bài “Mao’s China: The Worst Non-genocidal Regime?”, số người chết do các chính sách độc tài và tàn bạo của Mao Trạch Đông là vào khoảng từ 44 đến 72 triệu người. Cũng theo Margolin, khác với ý kiến của các học giả dẫn trên, về phương diện giết người hàng loạt, Mao còn tàn bạo hơn cả Stalin và Hitler! (4). Riêng tại Campuchia, trong số khoảng 3 triệu 3 trăm ngàn người Khmer bị giết chết từ thập niên 1970 đến 1980, chỉ có khoảng một triệu là chết vì chiến tranh, còn hơn hai triệu là bị giết chết vì Pol Pot. (5) Nhà cầm quyền Việt Nam không đến nổi tàn bạo như Stalin, Mao Trạch Đông hay Pol Pot. Nhưng nhiều sai lầm gây khốc hại cũng đã từng diễn ra. Việc điều tra để có những số liệu cụ thể về những người đã bị giết chết trong các đợt cải cách ruộng đất vào nửa đầu thập niên 1950, trong các đợt khủng bố dưới danh nghĩa “diệt tề”, “giết nguỵ” kéo dài từ kháng chiến chống Pháp đến chiến tranh Nam Bắc thời kỳ 1954-75, trong biến cố Mậu Thân ở Huế năm 1968, cũng như trong các trại cải tạo rải rác từ Nam chí Bắc sau năm 1975, v.v… là một thử thách lớn, cực lớn, dành cho giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam. (Cộng sản Việt Nam giết hại 1.670.000 người) Nguyễn Hưng Quốc Chú thích: 1.Các số liệu này lấy từ các bản tin rải rác trên báo chí và internet, đặc biệt các trang mạng sau đây: http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=33613&Cr=earthquake&Cr1=; http://www.unisdr.org/news/v.php?id=12470; http://www.eas.slu.edu/hazards.html 2.Dẫn theo Adam Jones (2006), Genocide, A Comprehensive Introduction, London: Routledge, tr. 124. 3.Xem bài “How many did Communist regimes murder?” trên http://www.hawaii.edu/powerkills/COM.ART.HTM 4.In trong cuốn The Historiography of Genocide do Dan Stone biên tập và được Plagrave Macmillan xuất bản tại New York năm 2008, tr. 438. 5.http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.CHAP4.HTM Tóm l ược nhận định về Cuộc Chiến Việt Nam của sử gia J. Rummel: 1-(1) Liên Sô 61.911.000 người. (2) Trung Hoa cộng sản 35.236.000 người. (3) Quân phiệt Nhật 5.964.000 người. (4) Khmer đỏ 2.035.000 người. (5) Thổ Nhĩ Kỳ 1.883.000 người. (6) Cộng sản Việt Nam giết hại 1.670.000 người. (7) Cộng sản Ba Lan 1.585.000 người. (8) Cộng sản Nam Tư 1.072.000 người. 2-“Không có chính phủ nào trong lịch sử đưa ra nhiều sáng kiến để tiêu diệt công dân của họ như là chế độ Xô Viết” (2). Rummel gọi chế độ Xô Viết là tên đệ nhất siêu sát thủ (the greatest megamurderer) trên thế giới. 3- Như vậy, tên sát thủ lớn nhất trong thế kỷ 20 vừa qua chính là các chế độ độc tài. Trong các chế độ độc tài ấy, các chế độ cộng sản đứng đầu. Theo Rummel, trong bài “Cộng sản giết hại bao nhiêu người?” (How many did Communist regimes murder?). 15-Lewis Sorley: Ông Lewis Sorley sinh năm 1934 đã phục vụ tại Việt Nam, chỉ huy một Tiểu Đoàn Thiết Giáp trên Tây Nguyên. Ông thuộc thế hệ thứ ba trong gia đình tốt nghiệp Đại Học Quân Sự Hoa Kỳ. Ông cũng đậu bằng Tiến Sỹ của Đại Học John Hopkins. Trong hai thập niên binh nghiệp ông chỉ huy thiết giáp và nhiều đơn vị thiết kị tại Mỹ, Đức cũng như Việt Nam. Ông cũng đã phục vụ tại Bộ Lục Quân, văn phòng Tham Mưu Trưởng Bộ Binh và là giảng viên tại West Point và Đại Học Chiến Tranh Bộ Binh. Ông là tác giả của hai cuốn sách, Thunderbolt, General Creighton Abrams and the Army of His Times và General Harold K. Johnson and the Ethics of Command. Ông đã viết quân sử nhan đề, A Better War; the Unexamined Victory and Final Tragedy of America's Last Year in Vietnam. Ông cũng ghi chép và nhuận chính Vietnam Chronicles: the Abrams Tapes 1968-1972". (http://www.tuvy.com/resource/books/authors/s/Sorley_Lewis.html xem tiểu sử đầy đủ của Tiến Sỹ Lewis Sorley) http://www.coinguon.us/index.php?articleID=199 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN LỰC VNCH Bài của Tiến Sĩ Lewis Sorley do Trần Đỗ Cung dịch. Lời người dịch. Tôi được một bạn trẻ Không Quân giới thiệu và Tiến Sỹ Lewis Sorley liên lạc gửi cho tôi bài diễn văn ông đã đọc tại Đại Học Kỹ Thuật Texas TTU về đề tài Reassessing ARVN. Ông có ý muốn nhờ tôi phiên dịch bài này ra để phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Mỹ gốc Việt. Tôi đã đọc kỹ bài thuyết trình dài 32 trang, nhận thấy rất bổ ích về phương diện sử liệu và nhân bản và đã chấp thuận đề nghị. Trong bài thuyết trình Tiến Sỹ Sorley đã dùng nhãn quan của một quân nhân và một trí thức khoa bảng để thẳng thắn bênh vực quân đội Việt Nam trong một thời kỳ chiến đấu cam go gian khổ nhất của nước nhà. Ông đã dầy công nghiên cứu các tài liệu đã bạch hóa hầu đưa ra những nhận xét rất xác đáng về khả năng, lòng quả cảm và sự chịu đựng tột cùng của các chiến sỹ chiến đấu cho một nước Việt Nam tự do trước những búa rìu bất công của các lực lượng phản chiến và thiên tả Mỹ Quốc. Những tên tuổi lớn ông đưa ra như Đại Sứ Ellsworth Bunker, Đại Tướng Creighton Abrams, Thiếu Tướng James L. Collins, Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Lục Quân Harolk K. Johnson, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, trùm CIA William Colby, Sir Thompson, Tướng John Paul Vann, Tướng Tiếp Vận Việt Nam Đồng Văn Khuyên, Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tướng Cộng Sản Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn vv là những nhân vật và dẫn chứng lịch sử trong giai đoạn nhiễu nhương và đau đớn ê chề cho đất nước và tất cả chúng ta. Nói về chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719 ông đã đưa ra những con số cho thấy địch quân đã bị thiệt hại nặng nề và quân ta tuy không thắng trận nhưng đã không thất bại như bọn chủ bại bên Mỹ đã rêu rao. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN LỰC VNCH (Bài của Lewis Sorley) Trong một cuộc chiến dai dẳng và khó khăn không một ai có thể nhìn rõ khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hôm nay tôi trình bày vấn đề này dưới nhiều khía cạnh trong tám mục chính và hai phụ khoản. Chính Phủ Việt Nam cấp các huy chương tham chiến cho quân nhân Mỹ. Đặc biệt thấy gắn trên băng biểu chương một thẻ kim khí khắc "1960…" Người ta đã không ghi niên điểm cuối cùng bởi lý do dễ hiểu; tuy nhiên ta có thể xem 1960 là khởi điểm vì đó là mốc đánh dấu sự gia tăng tham chiến của Mỹ cho đến ngày quân đội Mỹ lên cực điểm. Trong giai đoạn này chúng ta có môt cái nhìn tổng thể về thành tích của quân đội Việt Nam từ 1960 cho đến 1975. Vài năm trước đây tôi đã viết một bài nhan đề "Dũng cảm và xương máu" để phân tích thành quả quân đội Việt Nam trong vụ tấn công tháng Tư 1972. Bài đã được đăng trong báo Parameters của trường Đại Học Quân Sự. Hồi còn sinh thời ông Douglas Pike đã bình luận trong một ấn bản Indochina Chronology như sau: "Đã có cố gắng chậm chạp nhưng liên tục điều chỉnh và cứu vãn danh dự của người quân nhân Việt Nam từng bị nhục mạ bởi bọn phóng viên truyền hình thương mại ngu dốt và cánh trí thức thiên tả. Bài của ông Sorley đã xét lại lịch sử và ông ta lập luận vững vàng trong lãnh vực này". Tôi vẫn tri ân lời khuyến khích ấy và ước gì Giáo Sư Pike còn hiện diện để thấy các tài liệu lịch sử hiện hữu chứng minh sự dũng cảm đưa đến trưởng thành và thành tựu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ vì nước chúng ta không thực thi cam kết cho Nam Việt trong khi phe cộng sản vẫn tiếp tục và đều đặn gia tăng yểm trợ Bắc Việt nên đồng minh bất hạnh của chúng ta mới bị tràn ngập và thua trận. Cho đến nay chưa bao giờ có một cố gắng định mức toàn diện sự tiến triển và thành tích của quân đội Việt Nam trong những năm bành trướng. Trong thời giờ hạn hẹp ở đây tôi chỉ mong điều chỉnh phần nào sự khiếm khuyết, bất công và nhiều lúc sai lạc mỗi khi bàn đến QLVNCH tuy đó là một thái độ khôn ngoan cho đến nay. Chúng ta rất thiếu hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam mặc dầu nó đã kết thúc ba mươi năm qua. Là vì những người phản chiến hoặc ít nhất chống sự tham dự của chính mình đã mô tả mọi khía cạnh qua một lăng kính xấu và nhiều khi đã nói sai sự thật. Ông James Webb vạch mặt giới truyền thông, trí thức và Hollywood là những nhóm đã "có lợi khi làm cho cuộc chiến bị xem là không cần thiết hay không thắng được". Và vì họ điều khiển dư luận nên họ đưa ra những lập luận sai lầm ngay cả khi chiến tranh kết thúc đã ba mươi năm. Những lập luận thật sai lạc, đi từ thóa mạ người lính Việt trong một quá trình chiến đấu cam khổ cho đến Jane Fonda hạ nhục những tù binh Mỹ là bọn láo khoét hoặc đạo đức giả khi nói rằng họ đã bị tra tấn hay hành hạ trong lúc bị giam cầm. Đã đến lúc ta phải bỏ thái độ tiêu cực, lắm khi mạt sát và cố tình dùng chính trị để đổ lỗi cho quân đội Việt Nam trong hầu hết các tranh luận. PHẦN 1 : QUÂN ĐỘI VIỆT NAM LÚC ĐẦU Đây là giai đoạn mà chúng ta chủ động trong khi Việt Nam bị đẩy ra ngoài lề với nhiệm vụ bình định (mà đây chính cũng là một khía cạnh của chiến tranh và bộ chỉ huy Mỹ đã quên lãng). Bởi vậy họ không được cấp những vũ khí mới cũng như được trợ chiến cần thiết. Phần đông chúng ta và ngay cả một số người Mỹ phục vụ tại chỗ đều chỉ trích quân đội Việt Nam trong thời kỳ ấy. Họ đã không lưu ý đến một số yếu tố ảnh hưởng nặng nề lên tình trạng đó. Quân cụ Mỹ cung cấp đều là những thứ lỗi thời từ Thế Chiến II, nhất là các súng trường M-1 vừa nặng vừa cồng kềnh với tầm vóc người Việt. Trong khi đó thì kẻ thù đã được Nga-Tầu trang bị đầy đủ súng AK-47. Thiếu Tướng James L. Collins đã trình bầy về tình hình quân đội Việt Nam như sau, "Năm 1964 địch quân đã bắt đầu xử dụng AK-47, một loại súng tân tiến, tự động và rất bén nhậy. Trái lại lực lượng bạn vẫn dùng loại khí cụ phế thải của Thế Chiến II…" Rồi từ năm 1965 khi quân Mỹ lần hồi gia tăng nhập cuộc thì nhu cầu chiến tranh về phía bạn lại càng bị đẩy lui vào hậu trường". Do đó các đơn vị Việt luôn luôn bị địch quân áp đảo trong thế đánh không cân xứng. Đại Tướng Fred Weyand khi thuyết trình mãn nhiệm chỉ huy Đệ Nhị Lộ Quân đã nói rõ, "Sự chậm trễ cung cấp khí giới và quân cụ mới cho Việt Nam, ít nhất ngang với sự yểm trợ của Nga Tầu cho quân địch làm cho quân bạn yếu kém". Chỉ từ khi Đại Tướng Creighton Abrams nhận chức Tư Lệnh Phó Quân Lực Mỹ vào hồi tháng Năm 1967 người ta mới bắt đầu chú ý đến quân Nam Việt. Tướng Abrams điện ngay cho Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Harold K. Johnson như sau. "Tôi thấy ngay là quân lực Mỹ tại đây cũng như bên chính quốc chỉ nghĩ trước tiên đến hành quân Mỹ và yểm trợ các đơn vị Mỹ. Do đó chương trình cung cấp chiến cụ cho Việt Nam đã ít ỏi mà lại còn không được thi hành một cách tích cực và cấp tốc như đối với quân Mỹ. Rõ ràng chúng ta có trách nhiệm lớn với quân bạn. Công việc phải làm ngay và tôi đang bắt tay cấp kỳ vào việc"! Ngay khi nhậm chức, Tướng Abrams liền gia tăng lực lượng Việt Nam, nhất là cung cấp các súng M-16. Trong trận tấn công Tết Mậu Thân 1968 ông đã đưa được M-16 vào tay Nhẩy Dù và các đơn vị tiền tiến khác. Tuy nhiên phần đông vẫn bị lép vế đối với công sản. Trung Tướng Chỉ Huy Tiếp Vận Đồng Văn Khuyên nhắc lại rằng, "Trong Vụ Tềt Mậu Thân người ta nghe rõ tiếng sắc bén liên hồi của AK-47 trong Sài Gòn cũng như các thị trấn khác, như là một diễu cợt khôi hài cho các phát súng lẻ tẻ Garant và Carbine trong tay hoảng hốt của quân ta"! Tuy vậy quân Việt vẫn đẩy lui địch quân một cách bất ngờ và dũng cảm. Báo Time đã viết: "Nhiều người Mỹ đã ngạc nhiên và Công Sản đã đau đớn sửng sốt thấy quân đội Việt Nam đã tức tốc đương đầu và chiến đấu ngang tàng can đảm khác hẳn dự đoán". Nhưng không thấy ai đề cập đến sự chênh lệch khí giới của đôi bên. Tháng Hai 1968 Tướng hồi hưu Bruce C. Clarke đi thăm Việt Nam và viết một tờ nhận định được Đại Tướng Early Wheeler chuyển đến tay Tổng Thống Johnson. Tướng Clarke nói "các đơn vị Việt còn bị chi phối bởi một chương trình quân viện nghèo nàn, kể cả khí giới cá nhân. Điều này ảnh hưởng lớn đến tinh thần và thành quả của binh sĩ. Quân sỹ cảm nhận rõ khi họ không được trang bị đầy đủ"! Tổng Thống Johnson liền mời Tướng Clarke đến văn phòng đàm luận thêm. Và sau đó ít ngày "viên phụ tá Tổng Thống điện thoại báo cho tôi là Tổng Thống Johnson đã ra lệnh gửi ngay 100,000 súng M-16 cho quân VNCH". Tổng Thống đã nhấn mạnh trong bài diễn văn lịch sử ngày 31 tháng Ba 1968, "Chúng ta sẽ nhanh chóng tăng viện cho quân đội Việt Nam để đáp ứng sự gia tăng hỏa lực của địch quân". Thật là kịp thời. Tướng Clarke trở lại Việt Nam vào tháng Tám 1969 để thấy "lực lượng VNCH đã có 713,000 khẩu M-16 cùng với các khí giới khác và họ đã tiến bộ nhiều kể từ Tết Mậu Thân". Hiện nay họ và các lực lượng diện địa đều đã có súng cá nhân tối tân luôn cả phóng lựu M-79, súng máy M-60 và các đài vô tuyến AN/PRC-25 như quân đội Hoa Kỳ. Các sư đoàn Mỹ được trang bị tối tân và nhiều hơn phía Việt Nam nên khả năng tác chiến cũng gấp bội. Tùy viên của Tướng Abrams đã nhấn mạnh là Đại Tướng đã nghiên cứu so sánh khả năng tác chiến giữa sư đoàn Mỹ và Việt Nam để thấy chênh lệch hỏa lực 16 lần. Tướng Abrams dùng dữ kiện này để tìm cách tăng viện cho các sư đoàn VNCH. Phía VN còn bị kém hơn nữa vì lúc đầu các yểm trợ chiến trường đều ưu tiên cho quân Mỹ, như oanh tạc B-52, xử dụng trực thăng, chiến đấu cơ cận chiến và chuyển quân giữa chiến địa. Tướng Abrams nói thêm là trong lần tấn công thứ ba vào tháng Tám và Chín 1968 quân VN đã hạ được nhiều địch quân hơn cả tổng số của Đồng Minh. Họ cũng chịu nhiều tổn thất nhân mạng hơn theo số kiểm chứng cũng như theo ước tính với phân số ta và địch tử vong. Ông nói với Tướng Wheeler rằng đó là vì thật sự quân đội VN không được yểm trợ như quân đội Mỹ cả về phẩm lẫn lượng (trọng pháo, không tập chiến thuật, không pháo và trực thăng vận). Bởi vậy việc chỉ trích quân đội VN trong thời kỳ đầu thiếu khách quan. Thiếu khí giới cần thiết trước một địch quân hùng hậu hơn lại còn bị đẩy xuống vai trò thứ yếu trong nhiều năm đã không cho họ cơ hội tăng tiến kinh nghiệm chiến đấu. Về sau ông Robert McNamara từng là Bộ Trưởng Quốc Phòng và chủ động chiến tranh đã viết một cách hời hợt về phía Việt Nam. Ông đã bị William Colby sửa lưng như sau, "Ông không có quyền nói xấu những người Việt đã đem xương máu chống cộng sản trong khi đại cường Mỹ đã phủi tay chỉ vì lỗi lầm của McNamara. Mục đích hết sức cao đẹp nhưng Hoa Kỳ đã thua với McNamara và phần lớn là vì hắn"! PHẦN 2.- TẾT 1968 Chiến trận xẩy ra khắp nơi hồi Tết 1968 là một thử thách lớn cho Quân Đội VNCH. Nhiều người đã sửng sốt chứng kiến một thành tích vượt bực. Khi đi nhận giải Thayer tại trường Westpoint Đại Sứ Ellsworth Bunker lên diễn đàn ca ngợi chiến tích ấy: "Mặc dầu Quân Đội VN ít hơn nhưng họ đã chiến đấu vượt bực. Đại Tướng Abrams đã nói họ chiến đấu ngoài sức tưởng tượng của họ. Đã không có nổi dậy, không có đào ngũ và chính quyền vẫn nguyên vẹn. Trái lại họ phản ứng cấp kỳ, mạnh mẽ và đích đáng; họ chiến đấu với tối đa sức mạnh". Thành tích vượt bực của quân đội VNCH trong trận Tết Mậu Thân 1968 rất cần thiết cho tương lai Việt Nam. Đại Sứ Bunker nói tiếp : "Kết quả là cả một chuỗi diễn tiến làm cho chính phủ Việt Nam vững mạnh, dân chúng tin tưởng hơn khả năng đương đầu với địch và chính quyền thấy sẵn sàng gánh vác vai trò chiến đấu hơn". Ông John Paul Vann cũng đồng ý nói trong năm 1972 rằng "Tết Mậu Thân đã làm cho chính phủ Nam Việt gia tăng kiểm soát lãnh thổ, tổng động viên nhân lực để có đủ quân số trám vào khi quân Mỹ rút lui và gia tăng lực lượng địa phương bảo dảm sự hiện diện chính quyền trung ương tại các vùng thôn quê". Lúc Đại Tướng Abrams nhận chức chỉ huy lực lượng Mỹ tại Việt Nam thì xẩy ra vụ tấn công thứ ba của cộng sản vào mùa Thu 1968. Ông điện cho Đại Tướng Earle Wheeler và Đô Đốc John McCain, "Tôi phải kết luận rằng việc quân Việt Nam đã giết nhiều địch trong vòng sáu tuần lễ hơn cả quân Đồng Minh chứng tỏ tiến bộ lãnh đạo và tinh thần xung kích của họ. Họ phải trả một giá rất cao về tử vong vá tôi cho phần lớn là vì không được yểm trợ đúng mức. Do đó cần phải nhanh chóng tăng viện khí giới cho họ". Trong cuộc họp thượng đỉnh ở Midway vào tháng Sáu 1969 chưong trình nghị sự chú tâm đến bành trướng và tăng quân viện cho quân lực Việt Nam. Quân số tăng lên 820,000 rồi lại đưa lên đến 1.1 triệu người đã được ký kết. Ngoài ra, theo ghi nhận của Thiếu Tướng Trần Đình Thọ, còn thỏa thuận trang bị thêm M-16, đại liên M-60 và hỏa tiễn LAW. Vậy thấy rằng ngay lúc ấy mà còn bàn đến M-16 thì quân Việt đã phải chiến đấu từ lâu ở thế kém với một địch quân hùng hậu. PHỤ ĐÍNH .- VÀI SO SÁNH * Đã có 50 người đào ngũ mỗi ngày dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Tư Lệnh. Đó là trường hợp Đại Tướng George Washington ở Valley Forge trong mùa Đông 1777-1778. * Đã phải đưa đại pháo ra đường dẹp phiến loạn chống động viên. Đó là lúc Tổng Thống Abraham Lincoln đã phải quyết định ở Nữu Ước hồi tháng Tư năm 1865 trong cuôc nội chiến Nam Bắc. * Trong trận chiến cuối cùng đã chỉ có nửa quân số tham dự vì tệ nạn đào ngũ. Đó là trường hợp Đại Quân Potomac của Tướng George Meade ở Gettysburg. "Ông ta hy vọng có 160,000 binh sĩ nhưng chỉ vỏn vẹn được 85,000 vì 75,000 lính đã đào ngũ. Trong cuộc Nội Chiến Mỹ, tỷ lệ đào binh của Liên Quân là 33% trong khi bên kia còn hơn nửa ở mức 40 phần trăm". * Trong cuộc tổng xung kích một nửa số binh sĩ trong các sư đoàn đã kháng lệnh. Đó là trường hợp Quân Đội Pháp năm 1917 làm cho tòa án binh đã phải kết tử hình 554 quân nhân trong số ấy 49 người đã bị hành quyết. * Đặc biệt có trường hợp một số đơn vị đã tháo chạy; đó là trong Thế Chiến II khi Đại Đội K thuộc Sư Doàn 25 Mỹ đã bỏ chạy toán loạn. Sử gia Geoffrey Perret ghi, "Hiếm thấy một Sư Đoàn Mỹ nào không có tình trạng Đại Đội bỏ ngũ như vậy". * Nói đến một đơn vị mà Tư Lệnh Sư Đoàn bị cách chức, bốn phụ tá chính bị loại, hai Tiểu Đoàn Trưởng bị bắt sống và chín Tiểu Đoàn Trưởng khác bị thay thế. Đó là Sư Đoàn Mỹ 36 tại Salermo trong Thế Chiến II. * Luôn luôn pháo kích, ám sát, bắt cóc và áp đảo thường dân vô tội là việc làm của công sản trong suốt cuộc chiến. * Giết hại thường dân vô tội như trong trường hợp Thủy Bồ và Mỹ Lai là thành tích xấu xa của quân Mỹ trong những năm 1967-1968. Ta có thể kể ra nhiều trường hợp tương tự. Điểm nên nhớ là nếu đem so sánh với các lực lượng đương thời hoặc theo lịch sử ghi nhận thì QLVNCH đã chiến đấu ngang tàng và xứng đáng trong suốt cuộc chiến. Đó là một điểm son không bao giờ được nhắc tới. Có rất nhiều tài liệu ghi sự dũng cảm và thiện chiến của QLVNCH, tuy nhiên các nhà viết sử không chú ý đến và các phóng viên báo chí thì lờ đi. Trong Văn Khố Quôc Gia có hàng ngàn huy chưong Hoa Kỳ cấp cho quân sỹ Việt Nam vì thành tích phục vụ quả cảm. Quá trình đẹp đẽ ấy lại càng đáng nể hơn nếu ta nghĩ rằng người lính Việt đã tham chiến từng nhiều thập niên và phần đông đã hy sinh cả quãng đời thanh niên của họ. Một người Mỹ đã nói rất chí tình, "Quân nhân Việt không có DEROS (ngày được trở về) như lính Mỹ chỉ phục vụ một năm ở Việt Nam. Họ chiến đấu không ngừng nghỉ năm này qua năm khác với một sức chịu đựng và lòng nhiệt thành không tưởng tượng được. Ngay sau khi cộng sản thắng trận phần đông lại còn chịu giam cầm hàng chục năm trong các trại lao cải nghiệt ngã". PHẦN BA.- ĐỊA PHƯƠNG QUÂN Sau vụ Tết Mậu Thân 1968 Bộ Tư Lệnh Mỹ thay đổi. Đại Tướng Creighton Abrams lên thay Đại Tướng Westmoreland và đổi quan niệm về cuộc chiến và phương pháp hành xử. Tướng Abrams nhấn mạnh "chiến tranh toàn diện" gồm cả hành quân, bình định và gia tăng khả năng QLVNCH theo một quy trình cấp bách ngang với chiến trận. Chiến thuật cũng thay đổi từ quan niệm "truy và diệt" qua "bình định và giữ đất". Có nghĩa là khi địch bị đẩy ra khỏi vùng có dân thì quân đội phải đóng lại chớ không rút đi cho địch trở lại. Do đó Địa Phương Quân được phát triển tối đa để phụ trách an ninh và bình định lãnh thổ. Trung Tướng Nguyễn Duy Hinh cho sự phát triển và nâng cao các lực lượng địa phương là việc làm quan trọng nhất của Mỹ. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng nhận định rằng kết quả bình định xã ấp, gia tăng số dân sống dưới chính quyền và an toàn giao thông là công của lực lượng địa phưong quân và nghĩa quân. Tháng Năm 1967 khi Đại Tướng Abrams đến Việt Nam thì quân lực VN gồm có Lục Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân. Ngoài ra còn có những lực lượng diện địa bao gồm Địa Phương Quân và Nghĩa Quân phụ trách an ninh lãnh thổ. Tỉnh Trưởng chỉ huy Địa Phương Quân còn Nghĩa Quân đặt dưới quyền Quận Trưởng. Các lực lượng này trú đóng tại địa phương của họ và thực hiện mục tiêu "càn quét và giữ đất". Vào năm 1970 đã có 550,000 quân số, nghĩa là một nửa QLVNCH. Một trùng hợp, đêm hôm trước Bing West và một nhân vật nữa đã lên kênh PBS "Giờ tin tức với Jim Lehrer" để thảo luận về tình hình Iraq. Một người đã nói đến quan niệm "càn quét và giữ vững" của Condoleeza Rice. Nếu ta tìm nguồn gốc quan niệm này thì hẳn phải kể Lực Lượng Diện Địa Nam Việt, Đại Tướng Abrams, Đại Tướng Harold K. Johnson và bản nghiên cứu PROVN (chương trình bình định và phát triển Nam Viêt) của Đại Tá Jasper Wilson. Ngay từ tháng Mười 1968 ông William Colby làm phụ tá Bính Định cho Tướng Abrams đã giải thích tầm quan trọng của các lực lượng ấy. "Để bảo vệ an ninh lãnh thổ chúng ta chú trọng đến tăng tiến Địa Phưong và Nghĩa Quân, lên ngót một nửa toàn thể quân số. Chúng ta đã bắt đầu ngay từ tháng Mười vừa qua. Trong một buổi thuyết trình Đại Tướng Abrams đã nhấn mạnh ba mươi điều phải làm trong đó có việc cử các toán nhỏ cố vấn quân sự đến các Đại Đội Địa Phương Quân và các Trung Đội Nghĩa Quân. Ta đã có 250 toán năm người rải rác khắp mọi nơi". Ba tháng sau ông Colby đã thấy sự tăng tiến nhanh chóng huấn luyện và vũ khí cho các đơn vị ĐPQ cũng như NQ. "Dã có 91,000 binh sỹ nhiều hơn năm ngoái. Khoảng 100,000 người đã được trang bị súng M-16 và 350 toán cố vấn đã sống và làm việc với các đơn vị ĐPQ và NQ". Ngay khi lãnh chức Tư Lệnh Đại Tướng Abrams đã thẳng thừng chuyển các súng mới cho họ. Ông nói trong bài thuyết trình tháng Tám 1968, "Trong một năm ĐPQ và NQ được ưu tiên hàng đầu và nhận súng M-16 trước cả Lục Quân. Cũng như mọi việc, tôi đã bỏ vào quỹ-tiết-kiệm-lính với lãi xuất 10 phân. Trời Đất ơi, chúng ta đã đầu tư vào đây và đó là việc phải làm, ưu tiên tối đa trên tất cả mọi thứ"! ĐPQ và NQ gia tăng khả năng và thành tích của họ và phải được ghi công đầu. Trong buổi thuyết trình WIEU (dự đoán tình báo hàng tuần) cho quan khách Tướng Abrams nói, "Điều tôi quan tâm nhất là vai trò của ĐPQ và NQ trong chiến cuộc luôn bị quên lãng. Người ta chỉ thường nói đến QLVNCH trong khi đã lâu nay ĐPQ và NQ gánh chịu nhiều tổn thất và đã giáng cho quân địch nhiều đòn chí tử. Tôi nói thẳng, nếu ta muốn nói đến an ninh cho dân thì đây mới là phần việc lớn"! Cùng một lúc, ông nói rõ ràng về thành tích của các đơn vị này. "Tôi không biết có nên trang bị thêm các đại đội Lục Quân không. Nếu có thêm nhân số thì tôi nghĩ đem đầu tư vào các lực lượng diện địa này có lợi hơn". Cuối năm 1969, khi nhìn biểu đồ tình hình trong ba tháng vừa qua ghi rõ ai đã đem lại nhiều thành quả nhất về khí giới, tử vong, Tướng Abrams đã nói: "Thật rõ ràng và đúng. Số địch bị giết, khí giới thu được, hầm bí mật phát hiện, v.v, thì QĐVNCH vẫn giữ nguyên tỷ lệ 27/28% trong khi tỷ lệ của Đồng Minh sút giảm. Sự chênh lệch là do các lực lượng địa phương và đã xẩy ra từ tháng Tám vừa qua". Một người trong cử tọa nói lớn, "Đó là tính chất của cuộc chiến"!. Tướng Abrams trả lời ngay, "Đúng lắm! Tôi luôn luôn hỏi lợi nhuận thu được từ 100,000 súng M-16 như thế nào? Như vậy hả? Vâng ta đã bắt đầu thấy kết quả"! Ông Bill Colby cũng nhận xét rằng trong tháng Bẩy 1970 lực lượng địa phương cũng bảo vệ được súng của mình. Tỷ lệ khí giới mất đối chiếu với vũ khí thu được là một trên ba, khác hẳn tình trạng năm năm trước đây. Tướng Abrams nói thêm: "Các Lực Lượng Địa Phưong, các con sóc ấy tiến tới rất vững vàng. Một tình trạng đã được duy trì lâu nay là ĐPQ và NQ đã gánh chịu phần lớn trách nhiệm chiến tranh". Các sỹ quan cao cấp Việt Nam cũng nhìn nhận như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, "Các ĐPQ và NQ đã lần hồi gỡ bỏ mặc cảm của một phụ lực quân để trở thành các binh sỹ chính quy và là một bộ phận chính của bộ máy chiến tranh"! ĐPQ tăng tiến về phẩm cũng như lượng đã được các nhân vật bình luận khắt khe như Tướng Julian Ewell khen tặng, "Họ là mũi nhọn trên chiến trường"! NHỮNG VẤN ĐỀ NHỨC NHỐI Có ba vấn đề luôn luôn khó khăn cho QLVNCH trong suốt chiến tranh là, thiếu cán bộ lãnh đạo giỏi, tình trạng tham nhũng lan rộng và đào ngũ. Có lãnh đạo với đầy đủ khả năng chỉ huy là một vấn nạn cho QLVNCH trong suốt cuôc chiến. Với sự gia tăng quân số đến 1.1 triệu người tình trạng lại càng trầm trọng hơn. Sự thất thoát cấp chỉ huy của các đon vị nhỏ lại càng làm cho vấn đề tệ hại khi quân số gia tăng. Công việc huấn luyện và các kế sách tuyển mộ các chỉ huy mới rồi đôn họ lên theo chiến tích thật là nhọc nhằn và khó khăn. Sau chiến dịch Lam Sơn 719, Đại Tướng Abrams tham dự một cuộc duyệt binh tại Huế đã nói, "Thật là một việc đáng ghi. Họ đôn quân, HSQ được thăng lên, HSQ lên thành Chuẩn Úy, Chuẩn Úy lên Thiếu Úy. Tổng Thống Thiệu tuyên bố rằng đó là việc nhỏ với 5,000 thăng cấp, mà thăng cấp mặt trận". Tướng Abrams rất thích: "Đó là chuyện đã xẩy ra ở Lào. Không có cách gì tốt hơn trong quân đội là đi vào hàng ngũ lựa chọn những phần tử chiến tích thích đáng mà đôn lên". (Cũng như vậy đối với các viên chức tại Trung Tâm Huấn Luyện Vũng Tàu hầu giúp họ tăng tiến khả năng quản trị và lãnh đạo trong công việc). Vài vị chỉ huy Việt Nam đã không ngớt chỉ trích khả năng lãnh đạo của mình. Đại Tướng Cao Văn Viên đã viết trong cuốn sách của ông như sau, "Trong thời gian tôi phục vụ ở cương vị Tộng Tham Mưu Trưởng tôi đã chứng kiến sự thành công cũng như thất bại của khả năng lãnh đạo của chúng ta. Mặc dầu chúng ta đã cố gắng tối đa nhưng vẫn không đủ trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước". Sự đào ngũ trong các sư đoàn là một căn bệnh trầm trọng của QLVNCH. Tuy nhiên không phải đào ngũ theo phe địch nhưng phần lớn là để tránh ra trận hay để về nhà. Đó là một việc khác hẳn phía địch khi phần đông những đào binh quay về hàng ngũ quân ta. Trái lại đào binh ta thường trở lại ngũ tại địa phương. Theo Anthony Joes đó là sự hoán chuyển từ quân đội chính quy về địa phưong quân mà tỷ lệ đào ngũ gần như không có mặc dầu số tử vong cao hơn quân chính quy. Tham nhũng là một nhược điểm nữa không bao giờ gột tẩy được mặc dầu ảnh hưởng lên chiến cuộc không mấy quan trọng như người ta thường kêu la. Tuy nhiên Đại Tướng Cao Văn Viên đã kết luận như sau. "tham nhũng không phải yếu tố đưa đến sự sụp đổ của chế độ nhưng chắc chắn nó gây ảnh hưởng tệ hại đến trình độ binh nghiệp và như vậy làm suy nhược khả năng chiến đấu". Ông Tom Polgar của CIA nhận định xác đáng rằng tham nhũng không thể lật đổ một quốc gia cũng như trường hợp Phi Luật Tân, Nam Hàn hay Thái Lan. "Nước nào mà không trả công tương xứng cho viên chức đều có tham nhũng, đó là một quy luật. Tuy nhiên tham nhũng bòn rút hết tiêm lực quốc gia khi có ngoại xâm". Đại Tá William LeGro đã ở lại đến những ngày cuối cùng với DAO (Cơ Quan Tùy Viên Quốc Phòng) đồng ý. Ông nói: "Tham nhũng không làm cho sụp đổ. Sự giảm thiểu viện trợ Hoa Kỳ đến con số không là đáp số". Ông ta nói thêm: "Chúng ta đã đối xử một cách xấu xa bỉ ổi với bạn Việt Nam của chúng ta". PHỤ ĐÍNH Nhận định về TT NGUYỄN VĂN THIỆU của Lewis Sorley. Phần này bàn về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH. Tổng Thống Thiệu lãnh đạo quốc gia trong một thời kỳ ngặt nghèo nhất. Trong khi chiến đấu chống ngoại xâm và nội loạn được Nga Tầu yểm trợ tối đa, ông đã đặt các cơ cấu dân cử từ trung ương cho đến hạ tầng xã ấp. Ông đã gia tăng quân đội và với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, ông đã tăng tiến phẩm chất quân lực để thay thế quân Mỹ. Ông trực tiếp lãnh đạo chương trình bình định nông thôn và phá vỡ hệ thống khủng bố đe dọa dân quê. Ông thực thi một chính sách cải cách ruộng đất đáng khen, phân phát cho 400,000 nông dân 2 triệu rưỡi mẫu ruộng, và tổ chức bốn triệu dân thành một lực lượng dân vệ với 600,000 khẩu súng. Trong sáu năm phục vụ Đại Sứ Ellsworth Bunker thường xuyên tiếp xúc với Tổng Thống Thiệu và đã nhận xét xác đáng về con người cùng khả năng của ông ấy. Đại Sứ Bunker nói: "Ông ta đối phó với tình hình một cách khôn ngoan và khéo léo. Ông ta là một con người trí thức đầy khả năng. Thoạt đầu ông đã cai trị theo hiến pháp chớ không theo một lũ Tướng Tá chỉ muốn ông hành động theo ý họ. Càng ngày ông càng hành xử như một chính trị gia (đây là một lời khen của Bunker), đi về vùng quê, thanh tra bình định, chuyện trò với dân xem họ muốn gì". Ông Bunker khen ngợi ông Thiệu và có khi coi ông ta như một đối thủ chính trị có bản lãnh. Bunker nói: 'Tôi nghĩ Thiệu là một người khôn ngoan và chín chắn". Ông Thiệu cũng hết sức thực tế khi phàn nàn với Bunker rằng, "Thật là khổ cho chúng tôi đã không có mấy vị Tướng đủ khả năng chỉ huy hơn một sư đoàn"! Khi nói vậy ông ám chỉ cả chính ông một cách khiêm nhượng và rất đúng. Vì quân đội cung cấp phần lớn khả năng hành chính cũng như chính trị nên ông Thiệu bị giới hạn một cách đau thương trong việc thay thế các phần tử thiếu khả năng hay bất xứng. Lại nữa ông ta cũng cần phải lưu giữ những người đáng tin cậy mặc dầu yếu kém. Trong thời đầu nhiệm kỳ ông đã cắt nghĩa cho một nhân viên Mỹ cao cấp như sau: "Hoàn toàn thanh lọc cấp chỉ huy trong quân đội là một việc bất khả thi. Mỗi sự thay thế một vị tư lệnh đều phải sắp đặt và thi hành hết sức cẩn trọng. Không thể kéo quân đội ra khỏi chính trị trong một sớm một chiều. Tổ chức quân đội vẫn là thế đứng duy nhất của tôi và hơn nữa là một cơ chế vững vàng nhất để bảo đảm thống nhất quốc gia". Đại Sứ Bunker cũng như Đại Tướng Abrams hiểu rõ vấn đề nên tỏ ra rất kiên tâm và thông cảm. Nhưng họ cũng đưa ra những đề nghị chính xác liên quan đến các cấp chỉ huy cao thiếu khả năng. Thường thì được nghe theo tuy phải mất thời giờ trong khi sắp xếp chính trị. Trong một thời gian đã có những thay đổi lớn trong cấp lãnh đạo quân cũng như chính, có khi do áp lực khủng hoảng chiến trường. Tuy nhiên chưa bao giờ có việc thanh trừng rộng rãi là vì không những để tránh xáo trộn mà lại còn không có đủ người xứng đáng thay thế. Đào tạo nhiều cấp chỉ huy tốn quá nhiều thì giờ. Giới cao cấp Hoa Kỳ nhận thấy sự quan trọng của Thiệu trong việc bình dịnh. Tướng Abrams bảo rằng ông Thiệu hiểu nhiều hơn bất cứ ai về công tác bình định và William Colby gọi ông là "con người bình định số một". Lịch sử Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Mỹ đã nhận định "Thiệu là một yếu tố quan trọng. Ông ta nhận định rõ ràng sự quan trọng của chương trình bình định và thiết lập các cơ cấu hành chính cấp địa phương". Nhiều dịp Tổng Thống Thiệu mời Đại Sứ Bunker cùng đi kinh lý thôn xã. Ông Bunker đã nghe ông Thiệu nhấn mạnh sự thiết lập cơ chế hành chính địa phương, tổ chức bầu cử xã ấp, huấn luyện các viên chức địa phương và cải cách ruộng đất. Tại Trung Tâm huấn luyện Vũng Tầu 1,400 xã trưởng nghĩa là ba phần tư làng xã Nam Việt đã theo học trong chín tháng đầu năm 1969. Tổng Thống Thiệu đi thăm mọi lớp và cho các học viên khi trở về làng có thể hãnh diện nói với dân là "Tổng Thống đã khuyên nhủ tôi thế này thế nọ". Cuối năm 1969 tình hình đã tiến bộ rõ rệt khiến cho ông John Paul Vann, một nhân vật hàng đầu trong chương trình bình định đã nói trước cử tọa tại Princeton rằng, "Hoa Kỳ đã thắng trên trận địa và nay đang thắng chính trị với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu". Hồi tháng Tư 1968, trái với ý kiến của hầu hết các cố vấn, Tổng Thống Thiệu đã thiết lập các lực lượng Nhân Dân Tự Vệ. Ông Thiệu lập luận rằng, "chính quyền căn bản trên dân. Bởi vậy chính quyền không có nền móng nếu không dám đưa khí giới cho dân". Do đó khoảng bốn triệu người, trong số những người quá trẻ hoặc quá già để nhập ngũ, đều xung vào Dân Vệ và được trang bị 600,000 súng cá nhân. Lập luận xác đáng là chính phủ Thiệu được dân ủng hộ, Dân Vệ đã dùng súng chống lại sự đô hộ cộng sản chớ không phải chống chính phủ. Về sau qua bao nhiêu tài liệu người ta thấy rõ rằng cộng sản đã nhiều lần kêu gọi tổng nổi dậy nhưng không bao giờ dân đã nổi dậy theo chúng. Theo con mắt khách quan của nhiều quan sát viên thì không lạ gì mà sau bao nhiêu năm ám sát, bắt cóc, khủng bố, ức chế và pháo kích bừa bãi các khu dân cư trong toàn Nam Việt mà cộng sản đã không chinh phục được lòng dân. Tháng Mười năm 1971 trong tình hình chiến tranh dữ dội Tổng Thống Thiệu đã thắng cử không có đối thủ. Nhiều người đã chỉ trích ông cho rằng sự thắng cử của ông không xứng đáng vì không có đối lập.. Tuy nhiên mặc dầu địch đe dọa và kêu gọi tẩy chay đầu phiếu đã có 87.7 phần trăm cử tri hợp lệ đến phòng phiếu và 91.5 phần trăm đà bỏ phiếu cho ông Thiệu. Đó là một tỷ lệ cao nhất của Việt Nam. Nếu không hay ho vì không có đối thủ hay dân không bằng lòng sự lãnh đạo của ông thì tại sao họ lại đi bỏ phiếu đông như vậy mặc dầu có thể nguy hiểm đến tính mạng? Người ta thấy rằng, mặc dầu có nhiều chỉ trích, phần đông dân chúng muốn ông tiếp tục lãnh đạo xứ sở. Ông John Paul Vann tuyên bố hồi tháng Giêng 1972 rằng "yếu tố căn bản không chối cãi được là khoảng 95 phần trăm dân chúng muốn có chính phủ Việt Nam hiện hữu hơn là chính phủ cộng sản hay một chính phủ do phía bên kia đưa ra". Thật là buồn khi nhiều người Việt đã chỉ trích ông Thiệu. Tôi đã nói chuyện với nhiều bạn Việt hiện sinh sống ở đây. Mới đây một người bạn học thức và thông minh đã nói với tôi một cách phũ phàng rằng Tổng Thống Thiệu đã nói dối. Tôi hỏi lại như thế nào thì được trả lời ngay: "Thiệu biết rõ là người Mỹ sẽ bỏ rơi mà không nói cho chúng tôi biết". Tôi cho đó là một lời buộc tội quá nặng và cần bàn lại. Đại Sứ Bunker nhớ đã tự tay đưa cho Tổng Thống Thiệu ba bức thư cam kết của Tổng Thống Nixon giúp Việt Nam nếu cộng sản vi phạm trắng trợn hiệp định. Nhưng ông Bunker nói, "Quốc Hội bó tay chúng ta và kết quả là nước Mỹ đã bội phản". Ông Bunker giải thích rõ ràng, "tôi không thể hình dung được làm sao Tổng Thống Thiệu có thể biết trước cung cách và hành động điếm nhục ấy của Hoa Kỳ"! Ông Thiệu đã từ chức vài ngày trước khi Sài Gòn thất thủ hầu mong có dàn xếp ổn thỏa. Trong bài giã từ ông đã làm đúng khi giận dữ chua chắt về một cuộc tranh đấu cam go trong nhiều năm. Nó đã cho thấy rằng ông cũng đã sửng sốt như bất cứ ai khi người đồng minh một thời đã quay lưng lại một người bạn trong lúc hoạn nạn (và phản bội cả những người Mỹ đã hy sinh tại Việt Nam). Theo tôi thì Nguyễn Văn Thiệu đã thi hành nhiệm vụ một cách can đảm trong nhiều năm chiến tranh để xứng đáng được kính nể và biết ơn của những ai vẫn muốn thấy miền Nam Việt Nam tốt đẹp (còn có nể trọng hay không là tùy trường hợp). Trần Đỗ Cung K ỳ 3 – CHIẾN DỊCH LAM SƠN 719 Rõ ràng người ta đã cho rằng chiến dịch Lam Sơn 719 vào Hạ Lào là một thảm bại cho Nam Việt. Tuy nhiên sự thật khác hẳn, vì hiện nay với băng ghi Abrams và các nguồn tin khác đã cho biết là quân Bắc Việt thiệt hại nặng khiến cho chúng mất trớn tổng tấn công miền Nam để ta có thì giờ kiện toàn Việt-Nam-Hóa-Chiến-Tranh. Trong tài liệu WIEU (cập nhật hằng tuần tình báo) ngày 30 tháng Giêng ta thấy địch quân biết đôi chút về hành quân vượt biên giới của ta. Tám ngày trước khi cuộc hành quân khởi diễn, COMINT (tình báo vô tuyến) nhận thấy địch quan tâm đến các hoạt động phía ta tại vùng 1 và những khu vực lân cận Hạ Lào. Đã phát hiện các truyền tin của địch từ ngày 24 tháng Giêng để ý đến "quân ta có thể đánh qua biên giới phá trục tiếp vận của chúng". Cũng có tin tức là địch hết sức lo cuộc đổ bộ vào Bắc Việt và sư xâm nhập Lào từ những chiến hạm ngoài khơi, vv. Ngày 8 tháng Hai các đơn vị QLVNCH vượt biên vào Lào trên trục lộ 9 với thiết giáp, nhẩy dù, biệt động, thủy quân lục chiến và lục quân. Tổng số 10,000 quân đã nhập đất Lào vào cuối tuần. Cùng lúc, 10,600 quân tiến vào Cao Mên. Khi Đô Đốc McCain Tư Lệnh Thái Bình Dương (CINPAC) dự thuyết trình ngày 19 tháng Hai thì được biết các đụng độ khá cao ở cấp Đại Đội và nhiều trận lẻ tẻ đã diễn ra trên khắp chiến trường. MACV theo rõi sáu tiểu đoàn địch đương đầu QĐVN tại Lào. Quân Đội Mỹ không được phép tham dự nhưng sư yểm trợ của không lực Mỹ đã mất 21 trực thăng trong 7,000 phi xuất (tổng số thất thoát trong chiến dịch là 108 nghĩa là 21 cho 100,000 phi xuất). Trung Tướng William E. Potts của MCV J-2 đã tóm lược cho Đô Đốc McCain như sau: "Điểm đáng ghi nhận là trong chiến dịch Lam Son, địch quân đã đưa ra tất cả những gì chúng hiện có hoặc đang gửi đến ngoại trừ Sư Đoàn 325 và Tiểu Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 304. Vậy nếu chúng bị thiệt hại thì chúng sẽ tụt hậu trong một thời gian khá lâu". Tướng Abrams nói thêm, "Lẽ cố nhiên chúng ta mong đón tất cả bọn chúng với toàn thể sức mạnh của chúng ta". . Dầu vậy, đến ngày 20 tháng Hai, nghĩa là gần hai tuần sau chỉ có sáu Trung Đoàn địch hiện diện trong chiến dịch Lam Sơn. Thuyết trình viên nói trong buổi họp chỉ huy WIEU (dự đoán tình báo hàng tuần) ngày hôm ấy là, "thật vậy sự phản công mạnh mẽ của địch đã xẩy ra đêm 18 tháng Hai. Phía ta có một lực lượng tương đương với 18 tiểu đoàn vẩn tiếp tục tìm địch thanh toán". Đại Tướng Abrams nhấn mạnh với ban Tham Mưu và các cấp chỉ huy của ông là phải cho quân Việt Nam mọi phương tiện cần thiết để họ chiến thắng trong trận hệ trọng này. "Đây là một dịp dể giáng cho địch một vố ta chưa bao giờ làm được". Ông nhấn mạnh hết sức ý nghĩa khi Hoa Thịnh Đốn đưa ra một vài chỉ trích: "Ai cũng biết cái rủi ro từ lúc đầu nhưng ta thấy là đã đến lúc phải chấp nhận rủi ro". Khi qua Hoa Thịnh Đốn Đại Sứ Bunker đã trình bầy tất cả các khía cạnh tương quan. Cho đến ngày 24 tháng Hai MACV vẫn theo dõi sáu Trung đoàn địch (tăng lên thành bẩy ba ngày sau) trong chiến dịch Hạ Lào. Trong tường trình cho Tướng Abrams, thuyết trình viên đã nói rằng bốn tiểu đoàn trong số 18 cung cấp cho Trung Đoàn địch hình như đã bị tê liệt. Cũng trong ngày ấy số tử thương của địch quân được ước lượng là 2,191 người trong khi quân bạn mất 276 mạng. Đến đây thì một khó khăn lớn xẩy ra là thiếu hụt trực thăng. Mà Quốc Lộ 9, con đường chính Đông Tây có nhiều đoạn bị đào sâu lên đến cả sáu thước khiến cho việc xử dụng con lộ này hầu như bị gián đoạn. Nhất là loại bồn chở xăng không thể đi qua được. Bởi vậy phải tiếp tế bằng phi cơ, ảnh hưởng nặng nề lên đội ngũ trực thăng. Sự tính toán điều hành và sửa chữa cấp bách đã xoay lại tình thế. Cho nên khi Tướng Julian Ewell, một nhân vật không mấy thiện cảm với chiến dịch, đi thanh tra ông đã nói, "tỷ lệ sẵn sàng hành quân (operational readiness) ngày Chủ Nhật khi tôi đến thăm là 79%, một con số vượt bực". Cùng lúc địch tung ra một trận tấn công lớn với thiếp giáp và tràn ngập cứ điểm 31 là nơi trú quân của Tiểu Đoàn Bộ Đệ Nhất Sư Đoàn VNCH. Người ta đã ghi nhận địch có 350 quân bị giết và 15 thiết giáp bị phá hủy đối lại 13 quân bạn chết, 39 bị thương và ba thiết vận xa bị hư hại. Người ta nhận thấy ngày mồng 1 tháng Ba một Trung Đoàn địch nữa đã tham chiến nâng tổng số lên tám đơn vị (trong 24 tiểu đoàn có sáu đã bị tê liệt). Đại Tướng Abrams nói, "thật là một trận khủng khiếp". Trong buổi thuyết trình cập nhật ngày 4 tháng Ba thuyết trình viên đã nhắc lại rằng ngày 11 tháng Hai đã thấy dấu hiệu địch chuyển sang thế tấn công. Tuy nhiên sự việc chỉ xẩy ra ngày 18. Ta có thể nói là địch đã mất quân số vào khoảng bẩy tiểu đoàn chủ động, còn số thiết giáp của họ vào khoảng 100 chiếc lúc đầu thì nay chỉ còn từ 65 đén 70 chiếc mà thôi. Ở thời điểm này ta ước lượng địch quân có tại hiện trường 15,000 chiến binh cộng với từ 8,000 đến 10,000 quân hậu cần trong khi bên ta huy động mười sáu tiểu đoàn chủ động. Khi một tù binh thuộc Trung Đoàn 24-B khai rõ sự tổn thất nặng nề trên đường 92 về phía Bắc Bản Đông thì phòng J-2 MACV giảm hiệu lực của địch đi hai Tiểu Đoàn, nghĩa là trong số 30 Tiểu Đoàn địch thuộc 10 Trung Đoàn tung ra trên chiến trường đương đầu với quân VN thì chúng đã mất hẳn 10 Tiểu Đoàn. Tướng Abrams nói, "Tôi càng tin chắc rằng đây có thể là trận quyết định chiến cuộc". Tướng Potts nói thêm, "Họ mất một nửa chiến xa, một nửa đại bác phòng không và 10 trên 30 Tiểo Đoàn". Trong một buổi cập nhật tình báo hàng tuần (WIEU) ngày 20 tháng Ba Đại Sứ Bunker nói Chiến Dịch Lam Sơn đang chấm dứt là một cuộc hành quân rất thích ứng. Tướng Abrams bèn trả lời: "Thật là một trận đánh cam go. Tuy nhiên ảnh hưởng lên phần cuối năm nay hết sức to lớn. Chúng đã tung nhiều lực vào Lam Son và đã bị thua đậm" Ngày 23 tháng Ba khi địch quân tung vào thêm Trung Đoàn thứ mười ba, thuyết trình viên trình bầy rằng chín trong số mười một Trung Đoàn đã bị thiệt hại nặng nghĩa là họ chỉ còn khoảng 17 Tiểu Đoàn chủ động trong số 33 đem ra. Ngoài ra họ lại còn mất khoảng 3,500 đơn vị hậu cần. Khi các yếu tố dược trình bầy trong kỳ WIEU thì Tướng Potts nói thêm, "Không phải các Tiểu Đoàn ấy bị sút kém nhưng chúng đã bị hoàn toàn tiêu diệt". Quân đội VNCH cũng chịu nhiều tổn thất, 1,416 bị giết và 714 mất tích. Nhiều khí cụ đã bị phá hủy hay bỏ lại khi vội vã rút lui. Khi xét lại kết quả, Đại Tướng Sutherland nhận định như sau: "Khuyết điểm từ lâu là Bộ Tham Mưu VN không có đủ khả năng thiết kế và phối hợp Không Lực cũng như phối hợp yểm trợ không địa. Tuy nhiên họ dã học hỏi nhiều trong chiến dịch này". Quần chúng hết sức ủng hộ trận Lam Sơn. Khi Đức Ông Thompson tới viếng thăm hồi cuối tháng Ba người ta đã trình bầy với ông kết quả cuộc thăm dò dư luận trong 36 tỉnh. Kết quả cho thấy 92% đồng ý với các chiến dịch như Lam Sơn 719, 3% chống đối và phần còn lại không có ý kiến. Kết quả cho thấy một phân xuất rất cao so với bất cứ lần thăm dò về bất cứ một vấn đề gì trước đây. QLVNCH đã chiến đấu trong 42 ngày liền tại Lào. MACV trình bầy khiêm tốn cho Bộ Trưởng Lục Quân Stanley Resor là Chiến Dịch Hạ Lào đã "thử thách QLVNCH trước một địch quân quyết tâm trong trận địa xuyên biên giới. Chắc chắn là đã phá được đường tiếp vận của họ". Ở Hoa Kỳ người ta kêu đó là một thảm bại của quân Việt. Lẽ cố nhiên bộ máy tuyên truyền Hà Nội vội vã túm lấy cơ hội. Tuy nhiên Tướng Abrams nhận định là chiến dịch nhất định có lợi cho QLVNCH. "Từ trước ta cứ tưởng rằng Bắc Việt có thể chiến thắng họ. Chiến tranh chưa chấm dứt nhưng Bắc Việt bắt đầu thấy là họ phải đương đầu với một công việc khó hơn nhiều". Trần Đỗ Cung kỳ 4 MỘT CUỘC CHIẾN THẮNG LỢI Phương pháp áp dụng trong giai đoạn Abrams đã có kết quả tốt mặc dầu nhiều người không tin như vậy. Quân Mỹ đã lần hồi rút nên quân Việt đạt nhiều thành quả hơn. Vì chiếm được nhiều đất hơn nên đã thấy nhiều lính địch quy thuận hơn. Trong năm 1969 có 47,000 hàng binh cọng thêm 37,000 hồi chánh năm 1970. Mỗi Sư Đoàn Bắc Quân có 8,689 quân số. Như vậy thì số đào ngũ của họ trong hai năm bằng chín Sư Đoàn. Đã đến chiến thắng mặc dầu vãn phải đánh nhau là vì Nam Việt đã đủ khả năng giữ vững chủ quyền và tự lực hành động với lời hứa yểm trợ của Hoa Kỳ như họ vẫn làm cho đồng minh tại Tây Đức và Nam Hàn. Ngay từ cuối năm 1969 John Paul Vann, một nhân vật chính của chương trình bình định đã viết cho cựu Đại Sứ Henri Cabot Lodge như sau: "Tôi không cần thăm Hoa Thịnh Đốn hay Ba Lê như trước để tìm cách thay đổi chính sách Việt Nam. Tôi hài lòng với chính sách hiện hữu. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt mục tiêu bỏ được số Mỹ tử vong sau 1972 và chiến phí (cuộc chiến sẽ còn kéo giài mãi) sẽ giảm hẳn vì được người Việt lo liệu với sự trợ giúp tiếp vận và tài chính của chúng ta". Ngoài trách nhiệm chiến đấu thay vào quân Mỹ rút đi, Nam Việt còn phải đương đầu với nhiều thay đổi chính sách. Đại Tướng Abrams nói rõ là họ phải vượt qua các trở ngại mỗi ngày một khó hơn. Ông nhắc lại, "Chúng ta đã bắt đầu từ năm 1968,. Mục tiêu của chúng ta là đến 1974 họ phải quất nặng bọn VC để sau nữa sẽ đập cả bọn Việt Cộng lẫn quân Bắc Cộng tại miền Nam. Rồi họ phải nén chặt chúng lại, nén ba bốn lần. Như vậy chúng ta bắt đầu; trong một thời gian dài – ông ra dấu bằng tay – và phải kết thúc trong thời gian ngắn hơn nhiều". "Và nếu cần truy cản Việt Cộng, Bắc Cộng hay giúp Cao Mên chẳng hạn thì chúng ta cũng giúp tay vào. Tuy nhiên chúng ta cần hết sức cẩn thận không có sẽ bị trật đường rầy. Ta tránh làm như vậy vì nó sẽ làm cho ta điên lên". Sự thay đổi đường lối quan trọng nhất là loại bỏ dự tính giữ lại một lực lượng Mỹ lâu dài tại chỗ như thể ở Tây Âu hay Nam Hàn. Ông Thomas J. Barnes trở lại Việt Nam sau ba năm vắng mặt để làm việc trong chương trình bình định vào mùa Thu 1971. Ông nói với Tướng Fred Weyand là "tôi đã ngạc nhiên với ba tiến bộ chính, sự phồn thịnh của nông thôn, Địa Phương và Nghĩa Quân giữ vững vị trí và phát triển sự tự trị chính trị kinh tế làng xã. Ta đã giúp làng xã lấy lại tính cách độc lập và tự lực theo tập tục Việt Nam. Đó là việc tham gia quan trọng nhất của chúng ta trong công việc bình định". Ngay từ giữa tháng Ba 1971 quân đội Việt Nam đã gánh vác chiến đấu. Thuyết trình viên đã nói với Đại Tướng Ewell rằng sự chú trọng của Tướng Abrams vào công tác bình định nay đã hầu như thành tựu 100% với các kế hoạch tương quan. Quân Mỹ đã gần như rời khỏi việc hành quân". Những tin tức từ phía địch đã xác nhận thành quả. Trong một cuốn sách in bởi nhà Xuất Bản Thế Giới Hà Nôi, hai tác giả Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Võ đã viết, "cuối năm 1968 trong Nam Bộ các Ấp Chiến Đấu và những vùng xôi đậu đã bị quân đội Sài Gòn chiếm lại. Cuối 1968 chúng ta đã bị tổn thất nặng. Địch dồn lực lượng vào công tác bình định thôn quê gây cho chúng ta nhiều khó khăn trong hai năm 1969-1970. Từ khi quân Mỹ vào Việt Nam chúng ta chưa bao giờ gập nhiều vấn nạn như trong hai năm ấy. Các căn cứ của ta ở thôn quê bị suy nhược và vị trí co thắt lại. Quân ta bị tiêu diệt, không còn đất bám và phải qua đồn trú tại Cao Mên. Chúng ta trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn trong những năm 1969-1970-1971. Kể từ giữa năm 1968 địch đã tập trung đánh phá các vùng giải phóng để tiêu diệt và đẩy chúng ta ra khỏi cứ địa". Tháng Giêng 1972 Vann nói rằng "chưa bao giờ chúng ta phải tham chiến ít như bây giờ. Ngày nay thấy rõ các vùng quê phồn thịnh, đường xá khai thông, cầu kỳ mở lại và bạn có nhiều rủi ro hơn với cả đống Honda và Lambretta ngược xuôi. Chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh đã có kết quả ngoài tưởng tượng". Đó là công đầu của Việt Nam Cộng Hòa. PHẦN 7 - TỔNG TẤN CÔNG PHỤC SINH 1972 Thành quả Việt-Nam-Hóa-Chiến-Tranh và việc bình định nông thôn khiến cho đối phương phải tìm một phương án khác. Đó là cuộc tấn công Phục Sinh. Douglass Pike viết: "Không còn là một cuôc chiến cách mạng nữa, và theo quan niệm của Võ Nguyên Giáp thì phải qua giai đoạn chiến tranh quy ước nhỏ giống như ở Triều Tiên". Trong vài ngày về Mỹ John Paul Vann đã trình bầy hiện tình Việt Nam trước một cử tọa giáo sư chọn lọc. "Họ dựa vào các giới chức dân cử xã ấp khi kinh tế tăng trưởng, an ninh tiến bộ và chiến tranh đã chuyển sang Cao Mên và Lào. Sự thực là 95% dân chúng muốn lưu giữ chính quyền hiện tại hơn là một chính phủ cộng sản hay một cơ cấu do bên kia đưa ra". Theo lịch sử ghi chép của Quân Đội Nhân Dân thì kế hoạch tấn công 1972 được chấp thuận bởi Ban Quân Ủy Trung Ương từ tháng Sáu 1971. Mục tiêu là chiến thắng vào năm 1972 làm cho quân Mỹ xâm lược phải thưong thảo trong thế yếu. Ông Pike diễn giải, "đó là một cuộc tấn công toàn diện với nhân lực, khí giới và tiếp vận quy mô. Vào giữa mùa Hè tất cả 14 Sư Đoàn Bắc Quân rời khỏi Bắc Việt. Chúng xử dụng nhiều thiếp giáp và đại pháo nặng hơn QLVNCH và đạn dược cũng không giới hạn". Cuối tháng Ba 1972 địch tiến hành một cuộc xâm lăng cổ điển với 20 Sư Doàn và một trận chiến tàn bạo sắt máu đã xẩy ra. Ông Douglas Pike viết, "Cuộc tấn công được sửa soạn công phu đã bị bẻ gẫy vì không yểm làm cho chúng không tập hợp được và vì sư chống trả dũng cảm và kiên trì của quân Nam Việt. Bắc Quân và hệ thống giao thông của chúng đã bị triệt hạ nặng. Nhưng chính yếu là QLVNCH và cả Địa Phương Quân đã hiên ngang chống trả như chưa từng thấy". Bắc Quân tổn hại 100,000 người trong số 200,000 xung trận và có lẽ 40,000 đã bị giết. Họ đã mất già nửa thiết giáp và đại pháo. Sẽ cần ba năm để hồi phục trước khi tấn công lại và Tướng Võ Nguyên Giáp bay khỏi chức Tổng Tư Lệnh. Trái lại Nam Quân mất 8,000 tử vong, gần ba lần thương binh và vào khoảng 3,500 mất tích. Tướng Giáp đã tính sai và phải trả một giá đắt cho lỗi lầm ấy. Ông Pike kết luận: "Giáp đã ước sai lòng quyết tâm và sự chống trả mãnh liệt của Quân Nam Việt. Hắn sai lầm về sức đề kháng của QLVNCH". Về sau nhiều người chỉ trích nói rằng Nam Quân đã đẩy lui được Bắc Quân nhờ có không yểm của Mỹ. Tướng Abrams đã phản ứng mạnh mẽ và nói với các cấp chỉ huy của ông rằng, "Tôi không tin là không có không trợ mọi việc đã giữ vững được. Tuy nhiên phải có những người Việt Nam đúng thẳng chiến đấu. Nếu họ không dũng cảm làm như vậy thì đến mười lần không quân cũng không chận đứng được bọn cộng sản". Bọn chỉ trích cũng triệt hạ QLVNCH cho rằng họ sống sót được là nhờ Quân Mỹ. Không một ai nhớ rằng 300,000 Quân Mỹ phải đóng ở Tây Đức là vì người Đức không thể chống lại Nga Xô Viết hay nhóm Liên Minh Warsaw nếu không có Quân Mỹ. Họ cũng quên là 50,000 Quân Mỹ phải lưu lại Nam Hàn để giúp trong trường hợp bọn Bắc tấn công. Và không ai đã nghĩ rằng vì Quân Mỹ hiện diện nên phải chê bai và chế riễu Quân Đội Tây Đức cũng như Nam Hàn. Chỉ có Nam Việt bị tách rời ra để bôi nhọ một cách bất công và ác độc mặc dầu chỉ được không trợ chớ không được Quân Lực Mỹ hỗ trợ như Đức hay Cao Ly. Quân Nam Việt đã thực sự đánh bại cuộc tấn công Phục Sinh 1972 với xương máu và lòng quả cảm. Đại Tướng Abrams nói với Tổng Thống Thiệu rằng "nhờ khả năng bén nhậy của các cấp chỉ huy nên đã gặt hái thành quả và họ đã chứng tỏ đủ bản lĩnh đương đầu với cuộc thử thách. Những anh hùng bảo quốc Nam Việt đã giáng cho quân xâm lăng một đòn chí tử khiến cho chúng cần ba năm nữa mới có thể mở lại một cuộc tấn công quy mô". Tuy nhiên trong khi ấy bao nhiêu thay đổi hệ trọng đã xẩy ra trên một bình diện rộng lớn hơn. QLVNCH đã trở thành một lá chắn thiện nghệ, nhanh nhẹn và quyết tâm cho xứ sở của họ. Tuy nhiên họ đã bị bôi nhọ bởi những luận điệu tiêu cực gồm cả vu khống của bọn phản đối Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến hay ít nhất chính sự tham gia của cá nhân họ hay bọn thân cộng. Trái lại đã có bao nhiêu thành tích rõ ràng trên trân địa hồi cuối Xuân và trong mùa Hè 1972. PHẦN 8 - BỎ RƠI Phần này bàn về tình hình sau khi Hiệp Định Paris được ký kết vào tháng Giêng 1973. Để dụ Việt Nam thỏa thuận điều mà họ cho là quá sai lầm khi cho Bắc Việt được để lại miền Nam một lực lượng lớn, Tổng Thống Nixon đã hứa với Tổng Thống Thiệu rằng nếu Bắc Việt bội ước và lại tấn công Nam Việt thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ để trừng phạt chúng. Và Nixon nói thêm, nếu chiến tranh trở lại, nước Mỹ cam kết thay thế các chiến cụ trên căn bản một đổi một theo như điều khoàn của Hiệp định Paris (chiến xa, trọng pháo v.v). Sau nữa Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ kinh tế tài chánh cho Việt Nam. Thật ra, Hoa Kỳ đã bội ước tất cả các khoản kể ra. Trong khi ấy thì Bắc Viễt đã nhận viện trợ không tiền khoáng hậu của các quan thầy. Theo một cuốn sử xuất bản tại Hà Nội năm 1994 thì trong vòng chin tháng sau khi ký kết Hiệp Định Paris, từ tháng Giêng đến tháng Chín 1973, Bắc Việt đã gửi tiếp tế vào Nam bằng bốn lần năm vừa qua. Dầu vậy con số còn nhỏ nhoi so với lượng chúng đưa vào Nam từ đầu 1974 cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến năm 1975. Trong vòng mười sáu tháng, theo tài liệu cộng sản, thì bằng 1.6 lần quân viện trong cả mười ba năm. Nếu chính phủ Nam Việt không ký Hiệp Định thì không những Hoa Kỳ sẽ đơn phương tính với bên kia mà Quốc Hội Mỹ cũng nhanh chóng cắt hết viện trợ. Mặt khác nếu Việt Nam chấp thuận Hiệp Định với hy vọng sẽ tiếp tục nhận viện trợ Mỹ thì họ bắt buộc phải chấp nhận tình trạng Bắc Quân sẽ trú đóng một cách nguy hiểm trên lãnh thổ. Nam Việt đã quyết định phương án thứ nhì, một tiên liệu quyết tử để thấy một cách đau đớn là phải chấp nhận cả hai việc tồi tệ nhất, quân Bắc Việt trong lãnh thổ và viện trợ Mỹ chấm dứt. Nguyên Tổng Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird giải thích hệ quả như sau. "Trong hai năm sau Hiệp Định, Nam Việt đã can đảm chống lại một cách đáng nể một địch quân được yểm trợ tối đa. Hoà đàm Bắc Nam vẫn tiếp tục cho đến ngày mà Quốc Hội cắt hẳn viện trợ vào năm 1975. Và Nam Việt nhanh chóng bị tràn ngập. Chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 257 triệu mỗi năm và làm cho Nam Việt xụp đổ sau khi đã chiến đấu dũng mãnh từ năm 1973 không có sư giúp đỡ của quân Mỹ. Nhiều người Mỹ không thích nghe rằng bọn độc tài Nga Xô và Trung Hoa đã tỏ ra đáng tin cậy hơn là nước Mỹ Dân Chủ. Nhưng đó là sự thật phũ phàng. Phóng viên William Tuohy đã nhiều năm phúc trình cuộc chiến cho Washington Post viết, "một chuyện không tin được và không tha thứ được là một đại cường quốc đã bỏ rơi đồng minh yếu kém vào tay bọn Bắc Cộng. Nhưng chúng ta đã làm như vậy". Binh sỹ Nam Việt can đảm chiến đấu cho đến khi viện trợ bị cắt dần dần rồi ngưng hẳn. Trong vòng hai năm sau khi ký Hiệp Định Paris Nam Việt đã mất 59,000 quân tức là nhiều hơn số quân Mỹ tử trận trong mười năm. Nếu nghĩ rằng dân số Nam Việt chỉ bằng một phần mười Mỹ Quốc thì ta thấy rằng sư thiệt hại hết sức thảm khốc và cường độ trận chiến đã cao như thế nào. Bà Merle Pribbenow nhấn mạnh rắng sự ghi nhận của Bắc Việt cho thấy trong 55 ngày cuối cùng họ đã phải đương đầu với một chiến cuộc hết sức gay go. Đó là một chiến tích đáng ghi cho Nam Việt khi họ biết là kết cục sẽ chắc chắn như thế nào. Đại Tướng Bắc Quân Lê Trọng Tấn đã ghi, "Trong giai đoạn cuối cùng Quân Y của chúng ta đã phải di tản và chữa chạy cho quá nhiều thương binh, 15 lần nhiều hơn trong trận chiến biên giới, 1.5 lần hơn trận Diện Biên Phủ và 2.5 lần nhiều hơn trong trận Hạ Lào". Bà Pribbenow chiết tính là "Quân Đội Nhân Dân đã chịu tối thiểu từ 40,000 đến 50,000 thương binh và có thể còn nhiều hơn nữa, nghĩa là còn cao hơn tổng số tổn thất lúc QLVNCH xụp đổ theo nhận xét của các sử gia". Đại Tá William LeGro đã ở lại DAO đến phút chót đã có một cái nhìn chính xác về sự việc. Ông nói: "Sự gỉảm quân viện Mỹ cho đến gần số không là lý do đưa đến sự xụp đổ cuối cùng". Ông nói thêm, "Chúng ta đã làm một việc hết sức quái gở với người bạn Việt Nam Trần Đỗ Cung KẾT LUẬN Để kết luận, tôi chỉ xin nói rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến giá trị, bởi người Nam Việt và các đồng minh của họ bảo vệ một mục đích cao đẹp. Tất cả các chiến binh đều đã tham chiến với một tấm lòng vô biên và họ đã gần như đạt được mục đích bảo đảm cho NamViệt có tự do như một quốc gia độc lập. Có lần một phóng viên đã nhận xét rằng Đại Tướng Creighton Abrams phải được chỉ huy một cuộc chiến hay hơn. Tôi đã nói câu ấy cho trưởng nam của Tướng Abrahms và được phản hồi ngay; "Cha tôi không nhìn như vậy. Ông nghĩ rằng người Nam Việt rất xứng đáng". Và tôi đồng ý. Tóm lại, đối chiếu biểu của QLVNCH bao gồm cả Địa Phương và Nghĩa Quân trong năm 1970 rất tích cực. Rốt cục chúng ta đã không thắng trận, tuy nhiên tinh thần, sự tận tâm, can đảm và lòng quyết chí của tất cả các chiến binh đã nẩy nở thăng hoa trên đất nước này. Chúng ta đều cùng tiến tới. NÓI VỀ TÁC GIẢ Ông Lewis Sorley đã phục vụ tại Việt Nam chỉ huy một Tiểu Đoàn Thiết Giáp trên Tây Nguyên. Ông thuộc thế hệ thứ ba trong gia đình tốt nghiệp Đại Học Quân Sự Hoa Kỳ. Ông cũng đậu bằng Tiến Sỹ của Đại Học John Hopkins. Trong hai thập niên binh nghiệp ông chỉ huy thiết giáp và nhiều đơn vị thiết kị tại Mỹ, Đức cũng như Việt Nam. Ông cũng đã phục vụ tại Bộ Lục Quân, văn phòng Tham Mưu Trưởng Bộ Binh và là giảng viên tại West Point và Đại Học Chiến Tranh Bộ Binh. Ông là tác giả của hai cuốn sách, Thunderbolt, General Creighton Abrams and the Army of His Times và General Harold K. Johnson and the Ethics of Command. Ông đã viết quân sử nhan đề, A Better War; the Unexamined Victory and Final Tragedy of America's Last Year in Vietnam. Ông cũng ghi chép và nhuận chính Vietnam Chronicles: the Abrams Tapes 1968-1972". Tóm lược nhận định của GS Lewis Sorley về Cuộc Chiến Việt Nam như sau: 1 – “Điểm nên nhớ là nếu đem so sánh với các lực lượng đương thời hoặc theo lịch sử ghi nhận thì QLVNCH đã chiến đấu ngang tàng và xứng đáng trong suốt cuộc chiến. Đó là một điểm son không bao giờ được nhắc tới.” 2- “Chỉ vì nước chúng ta không thực thi cam kết cho Nam Việt trong khi phe cộng sản vẫn tiếp tục và đều đặn gia tăng yểm trợ Bắc Việt nên đồng minh bất hạnh của chúng ta mới bị tràn ngập và thua trận.” 3- “Yếu tố căn bản không chối cãi được là khoảng 95 phần trăm dân chúng muốn có chính phủ Việt Nam hiện hữu hơn là chính phủ cộng sản hay một chính phủ do phía bên kia đưa ra". 4- Nhiều người Mỹ không thích nghe rằng bọn độc tài Nga Xô và Trung Hoa đã tỏ ra đáng tin cậy hơn là nước Mỹ Dân Chủ. Nhưng đó là sự thật phũ phàng 5- “Kết luận, tôi chỉ xin nói rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến giá trị, bởi người Nam Việt và các đồng minh của họ bảo vệ một mục đích cao đẹp.” CHƯƠNG III: Sự tác hại của cuộc chiến do Cộng sản Việt Nam chủ mưu và do chúng tuân hành tuyệt đối các cương lĩnh Ý Thức Hệ cuả Cộng Sản Quốc Tê: Có 3 vấn đề cần nêu rõ về sự Tác Hại do cuộc chiến 30 năm 1945-1975 tại Việt Nam theo từng giai đoạn : A-Giai đoạn 1945-1954 cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp của toàn dân đã bị Việt Minh lợi dụng để gây cuộc nội chiến sát hại những người yêu nước không theo CS , thậm chí CSVN còn mượn tay thực dân Pháp để sát hại các đảng phái khác không theo CS, cả nước bao trùm không khí khũng bố vì dân Việt Nam vừa phải chống thực dân Pháp vừa phải chống Cộng sản Quốc Tế vô thần . B-Giai đoạn 1955-1975 trong khi VN bị chia hai đất nước theo Hiệp Định đình chiến Genève 1954 mỗi miền đều có lãnh thổ riêng, chính phủ riêng, không được xâm phạm lẫn nhau và chờ cơ hội thuận tiện để Tổng tuyển cử trong Hoà Bình và toàn dân lựa chọn chế độ thích hợp thì CSBV đã có chủ mưu từ trước để phá hoại trị an, lũng đoạn bầu cử nếu có, từ 1955 CSBV đưa cán bộ, bộ đội xâm lược Miền Nam vi phạm trầm trọng toàn vẹn lãnh thổ của HĐ Genève đề ra. Giai đoạn nầy không phải là nội chiến như CS thường rêu rao là vì chế độ cai trị của Đệ Nhất Cộng Hoà tàn ác nên dân Miền Nam nổi loạn, thực tế là CSBV chủ mưu từ trước cài 65.000 cán binh ở lại Miền Nam trước 1954(trong đó có Lê Duẩn ), đồng thới cho hàng chục ngàn bộ đội chính quy vượt vỹ tuyến 17, xâm nhập qua đưuờng mòn Hồ Chí Minh xâm lăng Miền Nam . C- Giai đoạn hậu chiến từ 1975-2011: Cuôc bỏ phiếu bằng chân, vượt biên bằng thuyền bè thô sơ của trên 2 triệu người Việt để đi tìm Tự Do, Nhân Quyền. Sự ra đi tiếp tục bằng các hình thức khác nhau như đoàn tụ gia đình, lao động ngoại quốc, kết hôn vội vã ….của hàng triệu người và vẫn còn tiếp diển đã nói lên Sự Thật về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975, về sự cai trị độc ác, dã man của chế độ CSVN. - Muốn biết rõ Thực chất Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 do Cộng Sản Việt Nam tác hại ra sao xin xem các nhận định của các trí thức, lãnh đạo các tôn giáo hiện đang còn sống trong nước thì chính xác nhất: -Nhận định của Hoà thượng Thích Quảng Độ (Đức Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) về Cuộc chiến 1945-1975 và cuộc sống hiện nay: http://depmagazine.com/~/goto/bao-czech-phong-van-hoa-thuong-thich-quang-do-2047.aspx Báo Czech phỏng vấn Hoà thượng Thích Quảng Độ QUỐC NỘI 10/5/2009 : Những người cộng sản ác độc như hổ báo. “…Nếu như có phản kháng lớn của dân chúng, nhà nước Cộng sản sẽ không ngần ngại đàn áp bắn giết thẳng tay. Cũng giống như Trung quốc thời 1989. Những người cộng sản ác độc như hổ báo.” “…Phương Tây chỉ chú trọng đến buôn bán, chính trị họ không quan tâm. Chẳng hạn Bush đã hứa hẹn, rằng Hoa Kỳ sẽ đứng về phía những người đang đấu tranh cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Nhưng chuyến thăm Hà Nội đã không đả động đến vấn đề nhân quyền.” …”Trong khi Ngô Đình Diệm để chúng tôi tự do trong chùa chiền không can thiệp,chỉ quan tâm đến chúng tôi làm gì ngoài xã hội thì cộng sản thâm nhập đánh phá sâu vào tận trong nội bộ Phật giáo.” http://www.caotraonhanban.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1019:ni-dung-cuc-tr-li-phng-vn-ca-hoa-thng-thich-qung-&catid=36:cac-bui-phng-vn&Itemid=51 cuộc phỏng vấn Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ do anh Kristopher Anderson và cô Sarah (Oslo Freedom Forum) thực hiện.Có video bằng tiếng Anh được dịch lại. HT Thích Quảng Độ :”Đó là điều dễ hiểu, nếu ông biết rằng sư phụ (master) của tôi bị CS giết một cách tàn bạo và khủng khiếp. Rồi đến mẹ tôi và người sư huynh, sư đệ của sư phụ tôi, ngay cả thái sư phụ của tôi, cũng bị Cộng sản giết chết. Cho nên tôi thấy Cộng sản hết sức tàn bạo. Thêm vào đó họ còn đi theo và áp dụng một chế độ độc tài toàn trị. Người dân không có quyền bày tỏ ý kiến của chính mình. Chúng tôi không có nhân quyền, cả dân chủ cũng không. Cộng sản cai trị dân theo ý họ muốn. Vì thế tôi cho rằng không thể để Cộng sản được tự tiện làm điều đó mãi mãi. Chúng ta phải làm một việc nào đó.” ….Tôi hy vọng rằng với những ai xem cuộc phỏng vấn này, tôi trân trọng thỉnh cầu họ hãy tiếp tục giúp cho người dân Việt Nam có cách nào được Dân chủ, Tự do và Nhân quyền. Đặc biệt với nước Na Uy, tôi bảy tỏ lời cảm tạ chân thành tới Sáng hội nhân quyền Rafto, theo tên giáo sư Thorolf Rafto, về giải thưởng họ trao cho tôi năm 2006. Về những sự kiện ở Bắc Hàn, Cuba, tôi hy vọng... tôi đã sống dưới chế độ Cộng sản tới nay là 35 năm, tôi hiểu rằng người dân trong những quốc gia Cộng sản đó chẳng có chút an vui hạnh phúc nào. Họ chịu đựng rất nhiều nổi khổ đau, nên tôi hy vọng những quốc gia đó sẽ buông rơi lý tưởng Cộng sản đi, đổi sang Dân chủ, Tự do và Nhân quyền. Nếu nhân quyền được tôn trọng thì mọi người mọi dân tộc mọi quốc gia trên thế giới sẽ được an vui hạnh phúc. Tôi mong sao cả thế giới sẽ được an vui hạnh phúc! -Nhận định của Linh mục Nguyễn Văn Lý về Cuộc Chiến Việt Nam và cuộc sống hiện nay: http://dailyvnews.wordpress.com/2010/12/30/l%E1%BB%9Di-keu-g%E1%BB%8Di-c%E1%BB%A7a-lm-nguy%E1%BB%85n-van-ly-gi%E1%BA%A3i-th%E1%BB%83-d%E1%BA%A3ng-csvn-dem-l%E1%BA%A1i-da-d%E1%BA%A3ng-dan-ch%E1%BB%A7-cho-vn-112011/ Lời kêu gọi của LM Nguyễn Văn Lý giải thể đảng CSVN đem lại đa đảng dân chủ cho VN 1/1/2011 “Chế độ Cộng sản độc tài vô thần duy vật đã trở thành một đại họa vô cùng cay đắng cho Nhân loại, một thử nghiệm đã hoàn toàn thất bại trên toàn cầu về một ước mơ công bằng, hòa bình, văn minh, thịnh vượng không bao giờ đạt. Mọi người có chút lương tri và tâm trí đều không muốn chế độ vô luân này tồn tại thêm giây phút nào trên hành tinh này nữa.” ….Riêng tại Việt Nam, suốt 80 năm qua, kể từ năm 1930 khi Đảng Cộng sản Đông Dương, tức là Đảng CSVN, có mặt trên Quê hương chúng ta, thì hận thù-gian trá-áp bức-cướp đoạt-bất công-bạo lực-đấu tố-khủng bố-chiến tranh… triền miên xâu xé Tổ quốc và Đồng bào chúng ta, dưới đủ mọi hình thức, vừa thô bạo vừa tinh vi, khiến không một người Dân Việt nào được an tâm vui sống trọn vẹn dù chỉ một ngày. Trãi nghiệm quá khổ đau chán ngấy này trong mỗi người chúng ta không nên kéo dài thêm ngày nào trên Dân tộc và trong tâm hồn con cháu thơ ngây vô tội của chúng ta nữa.” Nói với các đảng viên Cộng Sản, Công An, Bộ Đội LM Lý nhắn nhủ: “…Vậy tôi thiết tha yêu cầu quí vị cần lấy hết tinh thần khoa học của một người CS còn một chút tình yêu Nước và lòng tự trọng nào đó, để làm ngay một trong 2 công việc cấp thiết sau đây : 1.1. Ngừng tay chém giết bắt bớ Dân oan vô tội và những Công dân yêu Nước chân chính, sám hối, từ chức, giải thể đảng CS đầy sai lầm và tội lỗi do quí vị đang lãnh đạo. Toàn Dân ngay chính VN chỉ mong sớm thấy ngày đảng CS -đại họa của Dân tộc- TỰ TUYÊN BỐ GIẢI THỂ. Đồng thời hãy trao Đất nước cho một Chính phủ lâm thời, để chuẩn bị cuộc Bầu cử Quốc hội đa đảng, dù chỉ mới mang màu sắc dân chủ chuyển tiếp còn non trẻ, vào cuối năm 2011 này như đã dự kiến. 1.2. KHÔN NGOAN VÀ CAN ĐẢM BƯỚC VÀO LỐI THOÁT DANH DỰ : Tự chấm dứt vai trò độc đảng độc tôn, khách quan chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng chân chính : đảng CSVN sẽ cạnh tranh công bằng lành mạnh với các tổ chức chính trị khác, để chung sức xây dựng Đất nước bên cạnh nhau, như hầu hết tại các Nước văn minh trên toàn cầu hiện nay, tránh tình trạng Toàn Dân không còn sức chịu đựng nổi, không thể kiềm chế các hành động sôi sục bùng phát, gây tổn hại khôn lường cho Đất nước không thể tránh. 2. Hỡi toàn thể lực lượng Công an và Bộ đội ! Tổ Quốc đã rơi vào tay ngoại bang một phần lãnh thổ và lãnh hải cực kỳ quan trọng về an ninh-chiến lược, Đất Nước đã bị lệ thuộc đế quốc Tàu Cộng ngày càng chìm đắm trong mọi lãnh vực. Quí Bạn hãy DỨT KHOÁT ĐỨNG HẲN VỀ PHÍA DÂN TỘC, để luôn làm nhiệm vụ hết sức cao cả là bảo vệ an ninh-quốc phòng cho Tổ quốc, luôn là chỗ dựa đáng tin cậy của Đồng bào” Nhận định về Cuộc Chiến VN và sự cai trị của CSVN hiện nay của Luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân: http://thangtienvn.multiply.com/journal/item/103 Ls Lê Thị Công Nhân: Tên độc tài sợ nguời nói thật. Luật sư Lê Thị Công Nhân : “Chúng ta sống dưới sự cai trị độc đoán của Đảng cộng sản Việt Nam, vì thế nhà cầm quyền và nhà nước Việt Nam hiện nay thì bị thế giới gọi là nhà nước độc tài. Không chỉ riêng nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam, mà có một điều đặc biệt là những nước đi theo cộng sản thì đều đang và sẽ tiến tới một nền độc tài như vậy. Độc tài thì có thể hiểu là một nền cai trị độc đoán và không có những tư tưởng khác biệt.” “…Tôi nghĩ rằng, ở Việt Nam cái sự chà đạp nhân quyền mà cộng sản gây ra đã đến mức độ mọi người cảm thấy là an tâm, thấy dễ chịu, thấy thoải mái trong cái ép buộc câm lặng trước nhân quyền, họ được dạy dỗ, được tuyên truyền nên họ đã quen. Họ vừa là nạn nhân nhưng họ cũng góp phần vào cái việc nhìn nhận về nhân quyền hết sức là sai trái và què cụt. Cho nên cái nhân quyền của chính bản thân họ cũng bị vi phạm đôi khi họ không biết, hoặc họ biết nhưng họ cũng cảm thấy không mấy quan trọng.” “…Nếu mà Việt Nam có được quyền tự do ngôn luận bao gồm trong đó là quyền tự do thông tin, tự do báo chí, tự do phát hành sách, .v.v…và những quyền cụ thể hơn thì tôi tin chắc rằng chế độ độc tài cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ sớm và bất ngờ.” http://congdongvietnamnamcalifornia.wordpress.com/2010/03/11/lu%e1%ba%adt-s%c6%b0-cong-nhan-da-hy-sinh-ph%e1%ba%a3i-hy-sinh-d%e1%ba%bfn-cung/ “LS Lê Thị Công Nhân: Muốn phát triển tốt lên, cần phải thay đổi những cái gì xấu đang hiện diện. Mình đã xác định tranh đấu, mình phải xác định hy sinh. Đó là hệ quả tất yếu, nếu không đừng tranh đấu nữa. Đã xác định hy sinh thì phải hy sinh đến cùng. Chứ nếu hy sinh dang dở thì hy sinh để làm gì?” CHƯƠNG IV: Đường hướng đấu tranh tương lai cho một nước Việt Nam Dân Chủ và Tự Do thật sự : 1- Sau 36 năm tranh đấu cho một nước Việt nam thật sự Độc Lập, Tự Do,Dân Chủ thật sự. Người Việt chúng ta nhận được kinh nghiệm là: Không cần đi tìm lãnh tụ mà nhất thiết phải tìm một CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI hữu hiệu khả dĩ kết hợp được Quốc Nội và Hải Ngoại để cùng tranh đấu mang lại lợi ích thiết thực cho Quê Hương, Dân Tộc. Nhân vật lãnh tụ chính là những người đấu tranh không mệt mỏi cho Dân Chủ và Nhân Quyền, đang trực diện đối đầu với Việt Gian Cộng Sản chứ không phải là các chính trị gia "salon". 2-Đấu tranh Bất Bạo Động giải thể chế độ Cộng sản độc tài là đường lối hoà hợp ,hoà giải hữu hiệu nhất cho sự thoái bộ của đảng CSVN và chính phủ hại dân, hại nước. Không kêu gọi trả thù cá nhân hay tập thể, theo triết lý Phật Giáo: “Lấy oán báo oán, oán ấy chập chồng. Lấy nhân báo oán, oán ấy tiêu tan”, toàn dân Việt Nam hướng vào tương lai tươi sáng :THỊNH VƯỢNG,CÔNG BẰNG ,VĂN MINH và mang đặc tính Truyền Thống Dân Tộc Việt : kiêu hùng, đoàn kết, nhân ái . 3-Một Hiến Pháp mới, một Quốc Hội Mới, một Chính Phủ Mới sẽ ra đời đáp ứng cho đòi hỏi của toàn thể Dân Tộc Việt Nam trong và ngoài nước trước thềm THIÊN NIÊN KỶ MỚI. 4-Thực chất của chế độ CSVN hiện nay, qua lịch sử đã chứng minh chúng là một lũ Việt Gian bán nước, miệng hô đoàn kết dân tộc nhưng lại sát hại các nhân sĩ yêu nước không Cộng sản, năm 1946 CSVN đã thoả hiệp bán nước cho Thực dân Pháp, năm 1958 và năm 2000 bán nước cho Cộng Sản Trung Quốc, vì thế không thể có chuyện hoà hợp hoà giải với Việt Gian được. Với các đảng phái trung thành với quyền lợi Quốc Gia Dân Tộc, chúng ta mạnh dạn hoà hợp hoà giải với nhau( không hề có chuyện hoà hợp hoà giải với VGCS) để mưu tìm sự đồng thuận để xây dựng lại quê hương hậu Cộng Sản . CHƯƠNG V Kết Luận: Để kết luận về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 chúng ta cần phải thống nhất về một số vấn đề quan trọng còn tồn đọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại như sau: 1-Ý đồ của các phe đế quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Cộng , Anh, Pháp.: -Trên cục diện quốc tế đây là cuộc "chiến tranh nóng" trong lòng "Chiến tranh Lạnh" diễn ra quyết liệt lúc đó trên toàn thế giới. Cả Liên Xô và Trung Quốc mặc dù có những xung đột sâu sắc với nhau vẫn cùng viện trợ tối đa cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại Mỹ. Cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 được xem là cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại: Các cường quốc, do nhiều mục tiêu của từng thời kỳ khác nhau, đã viện trợ cho các bên trong Chiến tranh Việt Nam về đủ mọi mặt kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, giáo dục ... với đủ các mức độ khác nhau. Nhìn chung viện trợ ngày càng tăng theo quy mô chiến tranh. Trong khi Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận được sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa. Viện trợ nước ngoài đã có ảnh hưởng to lớn đến tình hình chiến tranh và đời sống của nhân dân hai miền Việt Nam, không những viện trợ vật chất mà các bên còn viện trợ nhân lực, chuyên gia và đưa quân lính tham chiến trực tiếp. Họ dành quyền quyết định cuộc chiến, người dân Việt Nam hai miền chỉ là công cụ cho các siêu cường tranh giành thắng lợi trong chiến lược của họ mà thôi. Đất nước Việt Nam là nơi để họ thử nghiệm các loại vũ khí huỷ diệt, CSVN tuân hành chiến lược của CSQT bằng mọi giá tấn công Miền Nam là một sai lầm, một tội ác đối với toàn dân VN, riêng CSVN thì có công với CSQT. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_tr%E1%BB%A3_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam ) 2-Mục tiêu sau cùng của đàng CSVN và kết quả của Cuộc Chiến Việt Nam sau 1975 cho đến ngày nay người dân Việt Nam được và mất những gì?. Thực tế qua các giai đoạn lịch sử cho thấy trong Cuộc Chiến 1945-1975 CSVN đặt đấu tranh giai cấp là chính yếu, còn Tự Do, Dân Tộc chỉ là phụ thuộc. Do vậy CSVN đã hy sinh quyền lợi Dân Tộc để phục vụ cho Cộng sản Quốc Tế . Nhưng nhờ khéo dấu các sự lệ thuộc CSQT và lường gạt toàn dân qua chiêu bài Chiến Tranh Nhân Dân, Dân Tộc chống ngoại xâm v.v…nên sự hỗ trợ của quốc dân nghiêng về phiá CSVN và đã kết thúc cuộc chiến có lợi cho kẻ ác. Trong suốt 36 năm qua, ngươờ dân Việt Nam đã hiểu rõ: Giai đoạn đầu chúng lợi dụng danh nghĩa kháng chiến để trục lợi cho CSQT, giai đoạn sau 1975 chúng đeo mặt nạ CSVN để cầm quyền theo hình thức cộng sản man rợ, nhưng thực tâm chúng không còn tin tưởng gì nơi chủ nghiã Cộng Sản ( cả thế giới đã lên án chủ nghĩa Cộng Sản là tội ác của nhân loại) mà chúng chỉ lo vơ vét, đục khoét công quỹ, chúng không từ những tội ác đáng nguyền rủa là bán nước, buôn dân miển sao làm giàu trên xương máu dân tộc là đạt mục tiêu của chúng. Tác hại của những chia rẽ do CSVN gây ra thật là to lớn, chúng đã chia rẽ gia đình, tôn giáo, đoàn thể và chia rẽ cả dân tộc một cách trầm trọng và kéo dài. Đáng lý ra chống ngoại xâm (Thực dân Pháp)xong rồi thì toàn dân sẽ chung phần tái thiết đất nước dể dàng, còn cuộc nội thù thì cứ dai dẳng mấy chục năm (từ 1945 đến nay) làm cho đất nước suy yếu và hiện nay vẫn còn kéo dài không biét đến bao giờ mới có thống nhất lòng người để chung vai canh tân đất nước, để phòng thủ chống ngoại xâm. 3-Nguyện vọng đích thực của người dân Việt Nam : Trước hiện tình đất nước người dân Việt đang bị CSVN khống chế ra sao và 90 triệu đồng bào mong mỏi những gì cho bản thân và cho đất nước: Các cường quốc Phương Tây( bao gồm Mỹ , Anh, Pháp, Liên Xô) sau Đệ Nhị Thế Chiến phân chia lợi nhuận không đồng đều, muốn gây chiến nhưng khôn ngoan không mở mặt trận tại Châu Âu, Châu Mỹ mà chỉ muốn đưa sang Á Châu, vùng Đông Nam Á để bán vũ khí trục lợi. Trung Cộng thì quá nghèo nàn lạc hậu, muốn lợi dụng cuộc chiến Đông Dương để thôn tính một số nước phiá Nam Trung Quốc ( TC rất thèm muốn Đài Loan nhưng không muốn gây đổ máu dân Tàu ) nên đã giật dây và ép buộc CS Bắc Việt tấn công Miền Nam để “nghêu, cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi” năm 1979 Trung Cộng đã huy động nhiều sư đoàn tấn công 6 tỉnh phiá Bắc VN. Rỏ ràng Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã đánh giá sai về người “đồng chí” tham lam của mình. Những màn đi đêm giữa Mỹ và TC thời điểm Hoà Đàm Paris 1973 bộc lộ ý đồ lớn lao của Mao là muốn Mỹ và Liên Xô đối đầu để ngồi giữa xin viện trợ cả hai bên. Sau đó ngã hẵn để Mỹ giúp “Hiện Đại Hoá” quân đội của TC ngang hàng với Liên Xô. Bọn đầu xỏ CSVN như Lê Duẫn , Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… chẳng lẽ không nhìn thấy gì chăng? Hay là đã hiểu rõ dã tâm của quan thầy TC, nhưng vì muốn bảo vệ ghế ngồi và bảo vệ đảng CSVN nên họ đã ngậm miệng ăn tiền? Nguyện vọng chân chính của toàn dân Việt là mong có hoà bình, không muốn chiến tranh, dùng sức lực và sự siêng năng, trí tuệ để mưu cầu hạnh phúc gia đình và thịnh vượng cho Đất Nước. Nhưng CSVN đã lợi dụng lòng yêu nước nồng nàn của toàn dân, chà đạp lợi ích Dân Tộc gây ra chiến tranh Nam Bắc để tóm thâu quyền lực và quyền lợi cho thiểu số đảng viên cấp cao. Sau 1975 với bản tính tham lam cố hữu, độc tài trong xương tuỷ chúng lại một lần nữa bán rẽ quê hương cho giặc Tàu, ai cũng nhìn thấy cái dã tâm vơ vét đó. 4-Tương lai Việt Nam VN sẽ ra sao trong thời kỳ “Hậu Cộng Sản”: -Để kết luận nhận định về cuộc chiến Việt Nam ta có thể dùng bài phê phán về Xã Hội Chủ Nghiã cuả cụ Phan Bội Châu viết từ những năm 1938 trước những thủ đoạn tàn ác cuả CSVN mà cụ đã thấy được từ những thập niên 1930 như sau : “Hô hào giai cấp đấu tranh ở xứ nầy là một việc cực ngu! Những người thức thời không bao giờ làm như thế...Cùng một tai nạn , đã không chung sức để tùy theo cảnh ngộ mà lần hồi thu phục lại những quyền đã mất để xây dựng lại nền tảng Quốc Gia,lại còn kiếm cách tương tàn, tương phân, để làm giảm mất lực lượng tranh đấu ,thật là một điều thất sách!” ...”Tóm lại là người ta lợi dụng phong trào Xã Hội để chia rẻ lực lượng trong nước , để phá huỷ sự đoàn kết và để làm tiêu diệt tinh thần quốc gia của dân ta.. .” (Trích Phan Bội Châu toàn tập,tập 4,NXB Thuận Hoá ,Huế,1990.Trong bài trả lời phỏng vấn của ký giả Maurice Detour,báo L,Effort,Hà Nội .Báo Tràng An số ra ngày 7 tháng 10 năm 1938. Trong quyển “Án Tích Cộng sản Việt Nam” của sử gia Trần Gia Phụng ,NXB Non Nước ,Canada 2001 trang 30.) Dân Chủ kiểu “xin, cho”, Nhân Quyền “ban phát”, Độc Lập “quỳ gối”, Tự Do “bánh vẽ”… người dân VN đã chán ngấy các khẩu hiệu, các buổi học tập chính trị mà “thầy không muốn dạy và trò không muốn học” vẫn cứ tái diển cho đến hôm nay, có nhiều người bi quan ,nhưng ai cũng nhận thấy là công cuộc “đổi mới” cho Dân Chủ Tự Do thật sự không thể nào đảo ngược. Hãy đọc những nhận định của một nhà “Việt Nam Học” Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret còn là Giám đốc Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á, Réseau Asie, thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học - CNRS của Pháp. Ông từng sang Việt Nam làm việc về nghiên cứu ( http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120124_vn_intelligentsia_sabouret.shtml) : “Đảng Cộng sản cần có một lộ trình rõ ràng, hàng năm, để chủ động chuyển đổi theo hướng trả lại quyền lực cho nhân dân. "Đảng Cộng sản ở Việt Nam đã mở cửa ít nhiều. Họ đã lựa chọn việc mở cửa từng bước có kiểm soát. Tôi không nói về chi tiết. Nhưng nay họ không thể đi ngược trở lại. Họ phải mở cửa. Nếu họ cứ giữ nguyên cánh cửa đóng như thế, tình thế sẽ trở nên nguy hiểm đối với họ." Sabouret cho rằng người trí thức "không có sự lựa chọn nào khác" ngoài dấn thân và tiếp tục dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và nhân loại, dù là họ ở Pháp, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu.” Nhưng có một điều khẳng định là cải tổ ra sao, đổi mới thế nào, thể chế cai trị nào thích hợp, tất cả các điều trên phải do toàn dân Việt Nam quyết định vận mệnh của chính mình. Thực hiện được cuộc Cách Mạng Hoa Lài cho Việt Nam thì quyền quyết định và thực hiện là do dân và vì dân Việt. Chương VI: Gồm các phụ chú : 1-Đôi nét về tác giả Long Điền 2-Hồ sơ mật và giải mật của Hoa Kỳ , các tài liệu ,hồi ký của CSVN liên quan đến Cuộc Chiến VN 1945-1975. 3-Tài liệu và sách tham khảo. 4-Index 1-Đôi nét về tác giả Long Điền: - Tác giả: Long Điền(tên thật Vương Văn Giàu).Quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, khoá 16 Trường Bộ Binh Thủ Đức. -12 năm lính, 6 năm tù “cải tạo”, 2 lần bị thương trên chiến trường. -Qua Mỹ diện Tỵ Nạn CS năm 1993 cùng gia đình cư ngụ tại TB Florida. -Tham gia sinh hoạt Cộng Đồng, đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam. -Trưởng nhóm điều hành trang web và diển đàn Paltalk : Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm gồm các cựu chiến sĩ và hậu duệ VNCH. -Tham gia viết bài trên các báo điện tử và báo in: http://www.toquocdanhdutrachnhiem.com/ Hiên là trưởng ban Điều Hành diển đàn (Paltalk)và trang web Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm . http://longdien12.tripod.com/quandiem.html Trang nhà Quan Điểm cuả Long Điền (nhiều bài) http://lichsuvietnam-longdien.blogspot.com/2008/11/phng-php-nhn-dng-c-cng-nm-vng-trong-gii.html Trang Blog Lich S ử VN cua Long Điền http://lichsuvietnam-longdien.blogspot.com/ Trang Blog Lich Sử VN cuả Long Điền http://vn.360plus.yahoo.com/longdien1964/article?mid=3 Trang 360 Plus của Long Điền http://www.facebook.com/profile.php?id=1299253645#!/profile.php?id=1299253645 Trang Facebook của Long Điền http://longdien1964.multiply.com/journal/item/1/1 trang Multiply Long Điền http://vantuyen.net/index.php?view=author&id=5612 danh sách các tác phẩm của Long Điền . (13 bài) http://quanvan.net/index.php?view=author&id=5757 danh sách các tác phẩm của tác giả Long Điền. .(2 bài) http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=print&sid=969 Long Điền trên Việt Nam Exodus http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1105 Chiến lược tấn công toàn diện CSVN. http://diendannguoidanvietnam.com/index.php?option=com_content&view=category&id=111:trangbaivietongvuongvangiau&Itemid=7&layout=default 26 Bài trên Diển Đàn Người Dân VN Long Điền các bài đã đăng trên Internet. http://www.toquocdanhdutrachnhiem.com/ Trang tác giả Long Điền trên diển đàn TQDDTN (nhiều bài) http://longdien12.tripod.com/quandiem.html Trang nhà Quan Điểm cuả Long Điền (nhiều bài) http://360.yahoo.com/my_profile-qhJB6lc9dKikvZKOZpzV9Y.wF.k-;_ylt=AvNBpbnTz4S7ECFR51j8HlK0AOJ3?cq=1 Trang Yahoo 360 cuả Long Điền http://vietnamtuoitreuocvong.blogspot.com/ Long Điền: quan điểm và lập trường của người chiến sĩ QLVNCH. (Nhiều bài viết) http://blog.360.yahoo.com/blog-qhJB6lc9dKikvZKOZpzV9Y.wF.k-;_ylt=ArXqL7MPS_zbxvtdOBnOabekAOJ3?cq=1 Trang Blog 360 cua Long Điền (nhiều bài) http://vantuyen.net/index.php?view=author&id=5612 Dưới đây là danh sách các tác phẩm của tác giả Long Điền . Bấm lên tựa đề để xem nội dung tác phẩm. http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25458 Những thủ đọan của CSVN đối với các tôn giáo từ lịch sử cận đại đến nay http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25457 Chiến lược tấn công toàn diện CSVN. http://ubllcdhn.com/index.php?option=com_content&view=article&id=103:cuc-cin-vit-nam-1945-1974-phn-1-t-trang-1-110&catid=57:lichsucd&Itemid=59 Tài Liệu Lịch Sử - Lịch Sử Cận Đại Long Dien Sunday, 11 December 2011 14:39 Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975.Tường trình cuộc chiến của một quân nhân QLVNCH. Long Điền http://baotoquoc.com/category/long-di%e1%bb%81n/ Nhiều bài trên báo Tổ Quốc http://quanvan.net/index.php?view=author&id=5757 Dưới đây là danh sách các tác phẩm của tác giả Long Điền. Bấm lên tựa đề để xem nội dung tác phẩm. Ghi Chú :Trường hợp các link bài quá cũ, trang web đã bị delete , xin copy và paste cái tựa vào Google Search để tìm. Cảm tạ: Long Điền chân thành tri ân những thân hữu, chiến hữu đã trợ lực trong nhiều phương diện để hoàn thành quyển sách nầy vào cuối tháng Tư Đen 2012 sau gần 10 năm tra cứu, truy tìm tài liệu. Nguyện vọng duy nhất của tác giả là làm sao phổ biến rộng rải đến 90 triệu đồng bào trong và ngoài nước như một chứng cứ lịch sử. Tác giả không giữ bản quyền, ai hay tổ chức nào cũng có thể truy cập và sao lại dưới mọi hình thức. Sách sẽ được trao tặng cho các thư viện Cộng Đồng, các thư viện Đại Học Hoa Kỳ. Sau 1 năm sẽ đăng toàn bộ trên Internet để người dân trong và ngoài nước xem tự do. -Quyển sách nầy đã phổ biến một phần trên các báo điện tử , xin xem trên Internet: http://diendannguoidanvietnam.com/index.php?option=com_content&view=article&id=11967:cuc-chin-vn-1945-1975q-tac-gi-long-invng-vn-giau&catid=111:trangbaivietongvuongvangiau&Itemid=7 Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975. Tường trình cuộc chiến của một quân nhân QLVNCH. - http://ubllcdhn.com/index.php/tailieulichsu/57-lichsucd/103-cuc-cin-vit-nam-1945-1974-phn-1-t-trang-1-110 Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975. Tường trình cuộc chiến của một quân nhân QLVNCH. Long Điền 2-Hồ sơ mật và giải mật : -Tài liệu giải mật 2011, bất cứ ai muốn tìm hiễu lịch sử cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 nên đọc “Tài Liệu Ngũ Giác Đài”(The Pentagon Papers), một tài liệu đồ sộ (tổng cộng gồm đầy đủ 7000 trang tháng 6/2011 và sau đó 28.000 trang) và quý giá vừa được giải mật từ CIA chưa dịch. Đọc giả có thể vào đây download đầy đủ : http://doigio.wordpress.com/2012/04/13/pentagon-papers-sau-40-nam-bi-m%E1%BA%ADt/ Pentagon Papers — Sau 40 Năm Bí Mật. (trường hợp tìm bằng link không được, xin copy tựa và paste vào ô tìm kiếm của Google) Title File Size ARC ID Index (1.4 MB) 5890484 [Part I] Vietnam and the U.S., 1940-1950 (40 MB) 5890485 [Part II] U.S. Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1954 (15 MB) 5890486 [Part III] The Geneva Accords (21.5 MB) 5890487 [Part IV. A. 1.] Evolution of the War. NATO and SEATO: A Comparison (10 MB) 5890488 [Part IV. A. 2.] Evolution of the War. Aid for France in Indochina, 1950-54 (6.8 MB) 5890489 [Part IV. A. 3.] Evolution of the War. U.S. and France’s Withdrawal from Vietnam, 1954-56 (13.5 MB) 5890490 [Part IV. A. 4.] Evolution of the War. U.S. Training of Vietnamese National Army, 1954-59 (19.9 MB) 5890491 [Part IV. A. 5.] Evolution of the War. Origins of the Insurgency (57.7 MB) 5890492 [Part IV. B. 1.] Evolution of the War. Counterinsurgency: The Kennedy Commitments and Programs, 1961 (34.8 MB) 5890493 [Part IV. B. 2.] Evolution of the War. Counterinsurgency: Strategic Hamlet Program, 1961-63 (9.9 MB) 5890494 [Part IV. B. 3.] Evolution of the War. Counterinsurgency: The Advisory Build-up, 1961-67 (27.7 MB) 5890495 [Part IV. B. 4.] Evolution of the War. Counterinsurgency: Phased Withdrawal of U.S. Forces in Vietnam, 1962-64 (11 MB) 5890496 [Part IV. B. 5.] Evolution of the War. Counterinsurgency: The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-Nov. 1963 (21 MB) 5890497 [Part IV. C. 1.] Evolution of the War. U.S. Programs in South Vietnam, November 1963-April 1965: NASM 273 — NSAM 288 — Honolulu (27.7 MB) 5890498 [Part IV. C. 2. a.] Evolution of the War. Military Pressures Against NVN. February – June 1964 (14.6 MB) 5890499 [Part IV. C. 2. b.] Evolution of the War. Military Pressures Against NVN. July – October 1964 (18 MB) 5890500 [Part IV. C. 2. c.] Evolution of the War. Military Pressures Against NVN. November – December 1964 (21.9 MB) 5890501 [Part IV. C. 3.] Evolution of the War. ROLLING THUNDER Program Begins: January – June 1965 (35.4 MB) 5890502 [Part IV. C. 4.] Evolution of the War. Marine Combat Units Go to DaNang, March 1965 (8.1 MB) 5890503 [Part IV. C. 5.] Evolution of the War. Phase I in the Build-up of U.S. Forces: March – July 1965 (23.3 MB) 5890504 [Part IV. C. 6. a.] Evolution of the War. U.S. Ground Strategy and Force Deployments: 1965 – 1967. Volume I: Phase II, Program 3, Program 4 (27.3 MB) 5890505 [Part IV. C. 6. b.] Evolution of the War. U.S. Ground Strategy and Force Deployments: 1965 – 1967. Volume II: Program 5 (44 MB) 5890506 [Part IV. C. 6. c.] Evolution of the War. U.S. Ground Strategy and Force Deployments: 1965 – 1967. Volume III: Program 6 (17.6 MB) 5890507 [Part IV. C. 7. a.] Evolution of the War. Air War in the North: 1965 – 1968. Volume I (41 MB) 5890508 [Part IV. C. 7. b.] Evolution of the War. Air War in the North: 1965 – 1968. Volume II (38.8 MB) 5890509 [Part IV. C. 8.] Evolution of the War. Re-emphasis on Pacification: 1965-1967 (27.9 MB) 5890510 [Part IV. C. 9. a.] Evolution of the War. U.S.-GVN Relations. Volume 1: December 1963 – June 1965 (16.4 MB) 5890511 [Part IV. C. 9. b.] Evolution of the War. U.S.-GVN Relations. Volume 2: July 1965 – December 1967 (15.7 MB) 5890512 [Part IV. C. 10.] Evolution of the War. Statistical Survey of the War, North and South: 1965 – 1967 (4.9 MB) 5890513 [Part V. A.] Justification of the War. Public Statements. Volume I: A–The Truman Administration (1.4 MB) 5890514 [Part V. A.] Justification of the War. Public Statements. Volume I: B–The Eisenhower Administration (10 MB) 5890515 [Part V. A.] Justification of the War. Public Statements. Volume I: C–The Kennedy Administration (8.6 MB) 5890516 [Part V. A.] Justification of the War. Public Statements. Volume II: D–The Johnson Administration (25.6 MB) 5890517 [Part V. B. 1.] Justification of the War. Internal Documents. The Roosevelt Administration (13.8 MB) 5890518 [Part V. B. 2. a.] Justification of the War. Internal Documents. The Truman Administration. Volume I: 1945 – 1949 (43.9 MB) 5890519 [Part V. B. 2. b.] Justification of the War. Internal Documents. The Truman Administration. Volume II: 1950 -1952 (51.4 MB) 5890520 [Part V. B. 3. a.] Justification of the War. Internal Documents. The Eisenhower Administration. Volume I: 1953 (49.8 MB) 5890521 [Part V. B. 3. b.] Justification of the War. Internal Documents. The Eisenhower Administration. Volume II: 1954 – Geneva (84.4 MB) 5890522 [Part V. B. 3. c.] Justification of the War. Internal Documents. The Eisenhower Administration. Volume III: Geneva Accords – 15 March 1956 (74.4 MB) 5890523 [Part V. B. 3. d.] Justification of the War. Internal Documents. The Eisenhower Administration. Volume IV: 1956 French Withdrawal – 1960 (61.7 MB) 5890524 [Part V. B. 4.] Justification of the War. Internal Documents. The Kennedy Administration. Book I (68.4 MB) 5890525 [Part V. B. 4.] Justification of the War. Internal Documents. The Kennedy Administration. Book II (39.6 MB) 5890526 [Part VI. A.] Settlement of the Conflict. Negotiations, 1965-67: The Public Record (16 MB) 5890527 [Part VI. B.] Settlement of the Conflict. Negotiations, 1965-67: Announced Position Statements (51 MB) 5890528 [Part VI. C. 1.] Settlement of the Conflict. Histories of Contacts. 1965-1966 (35.1 MB) 5890529 [Part VI. C. 2.] Settlement of the Conflict. Histories of Contacts. Polish Track (26.4 MB) 5890530 [Part VI. C. 3.] Settlement of the Conflict. Histories of Contacts. Moscow-London Track (27.5 MB) 5890531 [Part VI. C. 4.] Settlement of the Conflict. Histories of Contacts. 1967-1968 -http://www.archives.gov.vn/cong_bo_gioi_thieu_tl/mlnews.2006-09-19.1434685866 Cục lưu trử của CS về VNCH. -http://lichsuviet.cjb.net/view_article.asp?id=1840&cat=6 27 bức thư cua Nixon -http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=26873&z=100 TL Nixon -http://www.thtndc.org/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=295&view=previous Các tài liệu lịch sử về việc trao quyền. - http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=2442 Vietnam Chronicles: The Abrams Tapes 1968 – 1972. Tác giả: Lewis Sorley, nhà xuất bản: Texas Nguyen Kỳ Phong Những bí mật của cuộc chiến VN 1968-1972. - http://www.vietnamexodus.org/tailieu/truyen/abramtape.htm MACV và Chiến Tranh Việt Nam: Những Cuộn Băng của Đại Tướng Abrams Điểm sách: Vietnam Chronicles: The Abrams Tapes 1968 - 1972 -http://library.usask.ca/vietnam/index.php Declassified CIA Documents on the Vietnam War. 3-Sách tham khảo: Sách của VNCH: - Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, NXB Bộ Giáo Dục,1971, Bộ 2 quyển 634 trang -Việt Nam 1945-1995,G/S Lê Xuân Khoa,NXB Tiên Rồng 2004, quyển 1 gồm 568 trang. -Việt Nam Quốc Dân Đảng, Hoàng Văn Đào, Saì Gòn 1970, 551 trang -Việt Nam Nhân Chứng, Trần Văn Đôn,NXB Xuân Thu California,USA 1989, 564 trang -Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của T/S Nguyễn Đức Phương , Anh Quốc, in tại NXB Làng Văn Canada, 2001 ,964 trang. - Việt Sử Khảo Luận, L/S Hoàng Cơ Thụy,NXB Nam Á , 2002 Paris bộ 6 quyển,trên 4000 trang khổ lớn. -Hồ Chí Minh Nhận định Tổng Hợp, Minh Võ , NXB Tủ Sách Tiếng Quê Hương, Virginia USA 2003 , 784 trang. -Phản Tỉnh, Phản Kháng Thực hay Hư, Minh Võ , NXB Thông Vũ , California 2004, 648 trang. -Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc, NXB Diển đàn Giáo dân2009,458 trang. -Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập, ( tức là The Palace Files)Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, NXB C&K Promotions,INC 1986, Los Angeles, California,USA 909 trang. -Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Nguyễn Tiến Hưng, NXB Hứa Chấn Minh California, USA 2005, 706 trang. - Tâm Tư Tổng Thống Thiệu , Nguyễn Tiến Hưng, NXB Hứa Chấn Minh 2010,712 trang. - Cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa của Việt-Cộng Mậu Thân 1968, Sử gia Phạm Văn Sơn, Bộ TTM Khối Quân sử QLVNCH. - Việt Nam Cách Mạng Sử (tên khác là Việt Nam tranh đấu sử),Phạm Văn Sơn, NXB Vũ Hùng, Hà Nội, 1951. -Lịch Sử Việt Nam 1940-2007, Trần Nhã Nguyên, NXB Canada 2008, 1084 trang - Chiến Sử QLVNCH, Phạm Phong Dinh, NXB Tủ Sách Vinh Danh 2001 602 trang. - Đảng CSVN LịchSử và Huyền Thoại 1925-2005,G/S Cao Thế Dung, NXB Tiếng Mẹ, Arizona USA, 2007 bộ 2 quyển ,1296 trang. -Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, Chính Đạo (T/S Vũ Ngự Chiêu), NXB Văn Hoá Texas, USA2004, 477 trang. -Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí , Chính Đạo, NXB Văn Hoá 1993, 621 trang. - Việt Nam Niên Biểu 1939-1975, Chính Đạo, NXB Văn Hoá 1996, Texas,USA 400 trang. -Tôn Giáo& Chính Trị Phật Giáo 1963-1967, Chính Đạo, NXB Văn Hoá 1994, 360 trang. -Án Tích Cộng Sản Việt Nam, Trần Gia Phụng, NXB Non Nước, Toronto, Canada 2001, 466 trang. - BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM. Daniel Grandclément .(BAO DAI ou les derniers jours de l'empire d'Annam - Nhà xuất bản JC Lattès – 1997.) - Le dragon d'Annam by Bảo Đại King of Vietnam Published in 1980, Plon (Paris) “Con Rồng Việt Nam", Nguyễn Phước Tộc, California 1990. Ed. Plon, Paris xuất bản năm 1980 và cho xuất bản năm 1990 tại California Hoa Kỳ. - Hồi ký Đất Nước Tôi cuả cựu Chủ Tịch Hạ Viện VNCH Nguyễn Bá Cẩn - Ðất Nước Tôi – NXB Hòa Hảo Press năm 2003. -Cộng Sản Trên Đất Việt, GS Nguyễn Văn Canh, NXB Kiến Quốc, California,USA 2002, Bộ 2 quyển , 809 trang - Dân Tộc Sinh Tồn của cố G/S Nguyễn Ngọc Huy http://www.daivietquocdandang.com/DTSTTP.htm Bộ sách về thuyết Dân Tộc Sinh Tồn. -Một Cơn Gíó Bụi của Trần Trọng Kim, XB năm 1969. -Việt Nam Tranh Đấu Sử cuả Pham văn Sơn ,NXB Việt Cường 1959. - Thời Đại Của Tôi, GS Vũ Quốc Thúc, NXB Người Việt, California 2010, bộ 2 quyển tổng cộng 1118 trang - Án Tích Cộng sản Việt Nam của sử gia Trần Gia Phụng ,NXB Non Nước ,Canada 2001. -Hồi ký Nguyễn Hiến Lê , NXB Văn Nghệ California 1989 Bộ 3 quyển (905 trang đầy đủ hơn quyển Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê do CSVN xuất bản NXB Văn Học 1993 chỉ còn 568 trang bị bỏ mất nhiều chương phê phán sai lầm của đảng CSVN). -Bí Mật Việt Nam Qua Hồ Sơ Wikileaks, NXB Người Việt , Calofornia 2011, 342 trang. - Vũng Lầy của Bạch Ốc, Người Mỹ và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975,Nguyễn Kỳ Phong, NXB Tiếng Quê Hương, Virginia, USA 2006, 578 trang. -Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, Mạc Đinh, NXB Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá Saigon 1959, in lần thứ hai tại Hải Ngoại 1990, 439 trang. - Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975, Nguyễn Văn Lục, NXB Tiếng Quê Hương 2010, 515 trang. -Lịch Sử Còn Đó, Nguyễn Văn Lục, NXB Tân Văn California USA 2008, 518 trang. Sách của CSVN: - Hồ Chí Minh Toàn Tập, Bộ Chính Trị, NXB Chính Trị Quốc Gia, HàNội 1994 trọn bộ 12 quyển khoản 6000 trang , in lần thứ hai năm 2000. -Lịch Sử Việt Nam, Chủ biên Nguyễn Khánh Toàn, NXB Khoa H ọc X ã H ội 1971, b ộ 2 quy ển 1971 và 1985, 777 trang. -Lịch Sử Đảng CSVN, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2004, 469 trang. -Đại Thắng Mùa Xuân 1975, Hoc Viện Quốc Phòng, NXB QĐND 2003, 452 trang. - Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, NXB Chính Trị Quốc Gia, 2004558 trang. - Văn Kiện Đảng Toàn Tập :http://my.opera.com/pham1647/blog/a-17 - Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên,NXB Văn Nghệ California, USA 1997,768 trang. -Mặt Thật, Bùi Tín, NXB Việt Nam Thư Quán 1994 Sách Quốc Tế: -Encyclopedia of The VietnamWar, Spencer C. Tucker, ABC-Clio,INC, California 1998, 460 Pages. -Estimative Products on Vietnam 1948-1975, National Intelligence Council 2005,660 pages.(Tài liệu giải mật của Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia Mỹ) -The Pentagon Papers (Abridged edition), George C. Herring, McGraw-Hill,Inc.USA 1993, 228 pages. Xem đầy đủ The Pentagon Papers tại : http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/ http://doigio.wordpress.com/2012/04/13/pentagon-papers-sau-40-nam-bi-m%E1%BA%ADt/ -The Vietnam War, Mitchell K. Hall, Pearson Education Limited, United Kingdom 2007, 144 pages. -“In Retrospect” The Tragedy And Lessons Of Vietnam, Robert Mc Namara, A Division of Random House,Inc ,New York, USA 1995, 518 pages. -JFK And The Vietnam War, John Newman (bản tiếng Việt:John F. Kennedy và Chiến tranh Việt Nam,Trần Ngọc Dung dịch,NXB Thế Giới, USA 1993,458 trang. -Vietnam Le Dossier Noir Du Communisme (bản tiếng Việt: Hồ Sơ Đen CSVN, Nguyên Văn dịch, NXB Văn Mới California, USA 2002, 309 trang. - Những Năm Bão Táp (A la Maison Blanche 1968-1973) Henry Kissinger, NXB CSND, bộ 2 quyển 1627 trang. -Cuộc Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ (Victory Lost) TS Stephen B. Young, Nguyễn Vạn Hùng dịch,NXB Thời Luận USA, 540 trang. -Vietnam A History, Stanley Karnow, Penguin Books, The Books Press 1983, 752 pages. -Vietnam The History of an Unwinnable War,1945-1975, John Prados, University Press Of Kansas,2009, 665 pages. -Soldier Report,William C. Westmoreland, Doubleday& Company, Inc USA, 446 pages 4-Index: Bảo Đại, 5, 14, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 66, 157, 177, 188, 195, 196, 211, 233, 240, 244, 250, 313, 336, 430, 454 Bill Laurie, 10, 951, 952, 954, 956, 957, 958, 976, 977, 980, 982 Bùi Tín, 9, 193, 300, 301, 302, 310, 311, 312, 316, 383, 406, 424, 445, 546, 576, 613, 616, 641, 718, 719, 720, 721, 722, 723, 728, 744, 749, 754, 755, 756, 758, 759, 760, 761, 1120, 1130, 1197 Cao Văn Viên, 8, 101, 151, 152, 153, 156, 158, 159, 160, 1154, 1163, 1164 Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế, 13, 15 CSQT, 4, 13, 15, 16, 28, 29, 30, 68, 101, 150, 186, 225, 227, 242, 245, 324, 326, 336, 405, 406, 551, 602, 849, 881, 882, 884, 890, 1184 Đấu Tranh Giai Cấp, 15 Đệ Nhị Thế Chiến, 14, 16, 150, 322, 842, 843, 860, 884, 921 Dwight D. Eisenhower, 10, 66, 844, 846, 848, 852, 883 Hồ sơ giải mật, 3, 11, 12, 16, 84, 85, 100, 101, 124, 130, 131, 134, 232, 254, 378, 381, 881, 885, 888, 912, 913, 931, 959, 984, 1187, 1190, 1197 Henry Kissinger, 10, 101, 893, 898, 901, 904, 907, 909, 910, 911, 912, 913, 914, 915, 920, 921, 922, 923, 926, 927, 928, 930, 932, 936, 940, 941, 942, 1006, 1035, 1198 Hồ Chí Minh, 9, 13, 15, 20, 27, 28, 29, 31, 33, 36, 39, 66, 77, 85, 95, 165, 172, 178, 179, 189, 190, 191, 192, 193, 195, 197, 202, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210, 211, 215, 220, 221, 224, 225, 230, 232, 235, 237, 238, 240, 242, 244, 247, 248, 254, 256, 257, 260, 261, 266, 269, 272, 273, 274, 275, 276, 277, 280, 281, 282, 284, 285, 287, 288, 290, 292, 293, 294, 295, 296, 297, 298, 299, 300, 301, 303, 308, 319, 320, 321, 322, 323, 324, 325, 326, 327, 328, 329, 335, 336, 346, 355, 359, 364, 365, 370, 371, 372, 373, 375, 378, 381, 389, 396, 397, 398, 399, 402, 403, 404, 405, 406, 409, 411, 414, 418, 426, 438, 439, 442, 444, 448, 450, 451, 452, 454, 462, 483, 488, 493, 496, 497, 498, 502, 511, 518, 520, 522, 531, 536, 540, 543, 544, 545, 546, 547, 549, 551, 557, 559, 560, 561, 563, 564, 565, 567, 570, 571, 574, 577, 578, 579, 583, 586, 587, 590, 592, 602, 605, 607, 611, 619, 621, 625, 641, 673, 675, 722, 732, 743, 761, 766, 769, 771, 779, 780, 782, 784, 787, 795, 797, 798, 799, 807, 808, 811, 814, 835, 881, 882, 890, 942, 956, 973, 975, 993, 1005, 1006, 1022, 1060, 1096, 1113, 1118, 1120, 1121, 1122, 1123, 1179, 1185, 1195, 1197 Hồ sơ mật, 11, 922, 1187, 1190 Hoàng Cơ Thụy, 8, 27, 187, 188, 192, 193, 244, 1195, See Hứa Hoành, 9, 146, 237, 238, 241, 242, 330, 410, 411, 525, 538, 548, 592 Kennedy, 7, 61, 64, 77, 82, 97, 127, 129, 846, 848, 879, 880, 881, 885, 886, 887, 888, 914, 915, 916, 917, 925, 983, 1021, 1034, 1188, 1190, 1195 Josef Stalin, 10, 861 Lâm Lể Trinh, 9, 159, 227 Lê Duẩn, 9, 205, 213, 251, 281, 298, 305, 356, 359, 379, 382, 405, 408, 409, 410, 411, 412, 413, 414, 454, 462, 496, 535, 584, 608, 617, 619, 641, 735, 769, 798, 818, 1179 Lewis Sorley, 10, 101, 1152, 1153, 1154, 1164, 1177, 1194 Liên Xô, 10, 12, 13, 16, 42, 55, 60, 70, 101, 203, 204, 207, 210, 212, 215, 225, 231, 232, 233, 235, 236, 241, 253, 257, 262, 274, 280, 281, 285, 287, 291, 297, 303, 322, 324, 332, 336, 347, 348, 355, 359, 360, 361, 396, 398, 399, 400, 426, 443, 454, 462, 483, 489, 499, 515, 569, 570, 584, 590, 630, 641, 697, 700, 731, 762, 764, 769, 781, 784, 798, 810, 815, 833, 843, 844, 845, 848, 849, 852, 861, 863, 864, 865, 866, 868, 869, 870, 871, 872, 873, 874, 875, 877, 881, 882, 884, 888, 890, 901, 903, 907, 909, 913, 921, 967, 981, 984, 1016, 1017, 1039, 1060, 1094, 1098, 1102, 1105, 1110, 1183, 1185 Mark Moyar, 10, 336, 983, 984, 985, 986, 993, 994 Michel Tauriac, 10, 446, 521, 524, 1116, 1117, 1118, 1119, 1120, 1121, 1122, 1123, 1140 Minh Võ, 9, 73, 220, 221, 222, 224, 225, 227, 565, 1117, 1195 Ngô Đình Diệm, 5, 19, 22, 28, 30, 31, 37, 66, 67, 68, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 88, 89, 97, 135, 136, 153, 211, 221, 233, 244, 252, 253, 254, 454, 462, 556, 700, 761, 847, 888, 889, 891, 984, 987, 993, 994, 1040, 1180, 1195 Nguyễn Bá Cẩn, 8, 96, 147, 148, 149, 150, 151, 1196 Nguyễn Mạnh Tường, 9, 176, 314, 321, 442, 444, 447, 448, 550, 575, 581, 664, 665, 666, 667, 668, 669, 670, 671, 672, 673, 674, 675, 682, 696, 697, 698, 699, 700, 773, 802, 834 Nguyễn Minh Cần, 9, 298, 425, 762, 765, 783, 786, 794, 812, 831, 842 Nguyễn Ngọc Huy, 8, 160, 162, 163, 164, 165, 167, 168, 170, 172, 995, 1196 Nguyễn Văn Linh, 9, 347, 360, 361, 362, 454, 462, 483, 582, 595, 610, 615, 617, 641, 733, 837 Nguyễn Văn Trấn, 9, 242, 516, 518, 521, 524, 527, 565, 566, 567, 568, 569, 571, 572, 573, 576, 577, 579, 586, 587, 588, 589, 590, 591, 592, 593, 594, 596, 597, 602, 779, 808, 838 Phạm Văn Đồng, 9, 211, 216, 230, 231, 267, 334, 336, 345, 346, 347, 348, 349, 350, 352, 353, 354, 355, 356, 357, 359, 360, 361, 362, 363, 365, 367, 368, 369, 371, 375, 397, 429, 444, 462, 502, 548, 736, 767, 768, 784, 796, 797, 824, 1060, 1120, 1121, 1185 Phạm Văn Sơn, 8 Phong trào kháng chiến chống Thực Dân Pháp, 15 Pierre Darcourt, 10, 1089, 1090, 1091, 1092, 1095, 1096, 1098, 1099, 1101, 1110, 1111, 1113, 1114, 1115 Richard Nixon, 10, 66, 101, 845, 848, 891, 892, 893, 897, 898, 899, 900, 901, 902, 905, 908, 914, 915, 940, 941, 942 Rudolph J.Rummel, 10 Stephen Young, 10, 164, 994, 1002, 1006 Tố Hữu, 9, 311, 453, 462, 576, 585, 618, 620, 621, 622, 623, 624, 634, 635, 636, 637, 639, 640, 641, 772, 801, 816, 833, 868 Trần Bạch Đằng, 9, 101, 462, 547, 603, 606, 607, 609, 610, 611, 612, 614, 615, 616, 617, 618 Trần Gia Phụng, 8, 188, 194, 195, 196, 197, 201, 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 210, 211, 220, 244, 293, 336, 364, 387, 425, 438, 1186, 1196 Trần Quốc Vượng, 9, 295, 502, 523, 552, 553, 554, 556, 561, 562, 564 Trần Trọng Kim, 8, 14, 20, 46, 49, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 196, 198, 298, 518, 667, 698, 1195, 1196 Trần Văn Giàu, 9, 27, 202, 204, 241, 278, 336, 487, 488, 490, 491, 492, 493, 495, 496, 497, 498, 499, 500, 501, 502, 507, 508, 511, 512, 513, 514, 515, 516, 517, 518, 519, 520, 521, 522, 523, 524, 526, 527, 529, 539, 540, 546, 547, 548, 549, 550, 551, 552, 553, 579, 592, 593, 818 Trần Văn Hương, 8, 101, 134, 135, 136, 137, 138, 143, 144, 145, 146, 156, 157 Trung Hoa Quốc Dân Đảng, 13, 15, 843 Trường Chinh, 9, 197, 240, 245, 246, 281, 317, 336, 355, 379, 404, 410, 414, 415, 416, 417, 418, 423, 424, 434, 435, 436, 437, 439, 442, 444, 448, 462, 573, 574, 576, 581, 676, 685, 733, 766, 767, 769, 772, 779, 781, 782, 795, 796, 798, 801, 808, 809, 811, 820, 1185 Vanuxem, 10, 1057, 1058, 1059, 1060, 1089 Việt Nam Quốc Dân Đảng, 13, 15, 168, 183, 202, 250, 335, 514, 843, 1195 VNQDĐ, 13, 15, 183, 249, 335, 388, 843 Võ Nguyên Giáp, 9, 47, 67, 150, 192, 193, 249, 281, 303, 317, 336, 346, 356, 370, 371, 372, 374, 375, 376, 377, 380, 386, 387, 388, 390, 391, 393, 395, 396, 397, 398, 399, 400, 401, 402, 403, 404, 405, 406, 407, 408, 411, 414, 416, 418, 429, 443, 462, 585, 673, 727, 769, 771, 798, 800, 1004, 1054, 1154, 1173, 1174 Võ Văn Kiệt, 9, 348, 362, 410, 447, 449, 450, 451, 452, 453, 454, 461, 462, 482, 483, 609, 610, 611, 615, 638, 733 Vũ Ngự Chiêu, 9, 37, 242, 243, 244, 245, 246, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 296, 1196 W.Westmoreland, 10 Winston Churchill, 10, 63, 250, 849, 851, 852, 860, 866, 867 5-Mục Lục: Nội Dung: Chương Một : Mục đích quyển sách . Chương Hai :Nhận định cuộc chiến : A-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phía Quốc Gia 1-Quốc Trưởng Bảo Đại , 2-Tổng thống Ngô Đình Diệm 3-Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu , 4- Tổng thống Trần Văn Hương, 5-Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn , 6-Đại Tướng Cao Văn Viên,Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH 7- Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 8-Sử gia Trần Trọng Kim, 9-Sử gia đại tá Phạm Văn Sơn, 10 Sử gia Hoàng Cơ Thụy, 11-Sử gia Trần Gia Phụng, 12-Nhà nghiên cứu sử Minh Võ, 13-Luật Sư Lâm Lể Trinh, 14-Sử gia Hứa Hoành , 15-Sử gia tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu. B-Nhận định cuộc chiến Việt Nam của phía Cộng sản (và thân cộng sản): 1- Hồ Chí Minh,chủ tịch đảng Cộng sản VN 2- Phạm Văn Đồng,thủ tướng 3- Võ Nguyên Giáp, đại tướng 4-Lê Duẩn, Tổng Bí Thư 5- Trường Chinh,Tổng Bí Thư 6- Võ Văn Kiệt,Thủ Tướng 7- Trần Văn Giàu, Sử gia 8- Trần Quốc Vượng ,Sử gia 9-Nguyễn Văn Trấn, nhà báo 10- Trần Bạch Đằng, Chính trị gia 11 Tố Hữu, ủy viên Bộ Chính Trị 12-Nguy ễn Văn Linh, Tổng Bí Thư 13-Nguyễn Mạnh Tường, trí thức yêu nước 14-Bùi Tín, đại tá Phó Biên Tập báo Nhân Dân 15-Nguyễn Minh Cần, nhà văn CSVN C-Nhận định cuộc chiến phía Quốc Tế : 1-Dwight D. Eisenhower, Tổng thống thứ 34 Hoa Kỳ (1953-1961) 2-Winston Churchill, Thủ tướng Anh (1951-1955) 3-Josef Stalin, Tổng Bí Thư đảng CS Liên Xô (1922-1953) 4-John Kennedy,tổng thống thứ 35 HK(1961-1963) 5-Richard Nixon. tổng thống thứ 37 Hoa Kỳ(1969-1974) 6-Henry Kissinger, (Cố vấn An Ninh 1969-1975)Ngoại trưởng (1973-1977) 7-Bill Laurie, sử gia Hoa Kỳ 8-Mark Moyar, sử gia Hoa Kỳ 9-Stephen Young, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ 10-W.Westmoreland, Đại tướng TTM Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ 11-Vanuxem, Đại tướng Pháp 12-Pierre Darcourt, Sử gia 13-Michel Tauriac, Nhà văn,nhà báo Pháp. 14-Rudolph J.Rummel,Sử gia. 15-Lewis Sorley, GS Đại Học Chiến tranh Hoa Kỳ Chương Ba : Cuộc chiến do Cộng sản Việt Nam chủ trương có lợi hay có hại cho đất nước và dân tộc Việt Nam Chương Bốn : Đường hướng đấu tranh tương lai cho một nước Việt Nam Dân Chủ và Tự Do thật sự Chương Năm : Kết luận : Chương Sáu: Phụ chú: Vài nét về tác giả Long Điền. a-Danh mục (Index) các danh nhân và địa danh có nói đến trong sách dùng để tra cứu. b-Hồ sơ mật và giải mật của Hoa Kỳ,Việt Nam (CS và không CS) và quốc tế liên quan đến chiến tranh Việt Nam 1945-1975. c-Sách tham khảo. d-Mục lục Chú thích :

No comments:

Post a Comment