Monday, December 28, 2020

Tranh luận về Cuộc Chiến Việt Nam

 

Toàn cảnh Chiến tranh Việt Nam – kỳ 1

Kỳ 1: Bản chất một cuộc xâm lược không thể biện minh

Chủ đề:

Bản chất cuộc chiến Mỹ – Việt 1954-1975

1. Tính bất hợp pháp của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

1A. Luật pháp Việt Nam

1B. Luật pháp Hoa Kỳ

1C. Luật pháp quốc tế

2. Bản chất và nguồn gốc của chính quyền Sài Gòn

3. Các nhân vật phía bên kia hé lộ bản chất cuộc chiến

4. Những trí thức bên ngoài chính phủ Mỹ nói về cuộc chiến

Thấm thoát đã 38 năm trôi qua, trên đất Việt ngày nay đã không còn khói lửa chiến chinh. Nhưng trong tâm khảm của nhiều người Việt Nam, nhất là những người được sống, được chứng kiến, được hòa mình vào cuộc chiến bi hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vẫn vang vọng bản hùng ca đầy cảm khái.

Cách đây 38 năm, người Việt Nam đã hoàn thành một trong những kỳ tích chiến công hiển hách nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới, khiến cho dư âm của “Chiến tranh Việt Nam” và tên tuổi “Hồ Chí Minh” vang vọng khắp năm châu từ đó đến nay.

Vào những ngày cuối tháng tư 38 năm về trước, những người Mỹ cuối cùng trên đất Việt buộc phải chấm dứt hoàn toàn mọi hình thức xâm lược và rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Sự thương vong và thiệt hại nặng nề của Mỹ đã không giúp cho ý đồ nào của họ đạt được. Họ đến xứ Việt xa xôi cách nước Mỹ nửa vòng trái đất, với gần 7 triệu binh hùng tướng mạnh, cao nhất là 55 vạn quân năm Mậu Thân 1968 khi họ tăng cường viện binh để dồn quân yểm trợ cho Khe Sanh và chiếm đóng Sài Gòn, nhưng họ đã phải ra đi với hai bàn tay trắng và bỏ lại sau lưng gần 6 vạn xác binh tướng viễn chinh. Chưa có cuộc chiến nào trong quân sử Hoa Kỳ mà số binh lính và các tướng chết trận nhiều như vậy. Đến nỗi sau này chính phủ Mỹ đã cho xây Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington DC, để tưởng niệm những quân nhân Mỹ đã tử trận ở Việt Nam.

Ba chiến lược chiến tranh (chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh), 2 chiến thuật tác chiến (Tìm và Diệt của tướng William Westmoreland và Quét và Giữ của tướng Creighton Abrams), chiến thuật Trực thăng vận, Thiết xa vận của Mỹ đều bị phá sản trên chiến trường Việt Nam.

Trong quá trình xâm lược Việt Nam, với ý chí quyết thắng bằng mọi giá, Mỹ đã sáng tạo, nghiên cứu nhiều công nghệ mới, đặc chế nhiều vũ khí, công cụ chiến tranh mới. Họ đã nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng 3 loại hình chiến tranh công nghệ cao: Chiến tranh điện tử (electronical warfare), chiến tranh hóa học (chemical warfare) và chiến tranh khí tượng (weather warfare). Trong đó, chiến tranh điện tử và chiến tranh khí tượng là lần đầu tiên quân đội Mỹ áp dụng trong chiến sử Hoa Kỳ. Song tất cả nỗ lực đó đều thất bại trên chiến trường Việt Nam.

Bản chất cuộc chiến Mỹ – Việt 1954-1975

Đó là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ và là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mỹ để bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam. Việt Nam đã giành được độc lập từ năm 1945, nên cuộc chiến tranh này (cũng như cuộc chiến chống Pháp từ năm 1945 đến 1954) không phải là cuộc chiến giành độc lập mà là cuộc chiến giữ gìn độc lập và bảo vệ Tổ quốc, chống sự xâm lược và chiếm đóng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, giành lại hoàn toàn độc lập chủ quyền dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Không phải chỉ có người Việt Nam mới có nhận định này, mà đây cũng là nhận xét chung của đông đảo trí thức, học giả, sử gia, nhà nghiên cứu, chính trị gia, nhà quân sự trên thế giới, bao gồm cả người Mỹ, trong đó có cả những cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam của Mỹ và cựu quân nhân quân đội Sài Gòn.

Nguyên nhân có cuộc chiến từ năm 1954 đến 1975 là do Mỹ đã xâm lược và chiếm đóng nửa nước Việt Nam. Bản chất cuộc chiến này là một cuộc chiến tranh tự vệ, đánh đuổi giặc xâm lược từ bên ngoài, giữa quân dân Việt Nam ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam và gần 60 vạn quân viễn chinh từ Hoa Kỳ cùng các chư hầu, ngụy quân của họ.

Ngụy quyền và ngụy quân Sài Gòn đầu tiên do giặc xâm lược thực dân Pháp lập ra trong cuộc chiến cướp lại thuộc địa của họ, sau đó được Mỹ nắm lấy. Ngụy quyền Sài Gòn không có thực quyền, là những bù nhìn, con rối của chính phủ Pháp – Mỹ. Các ngụy quyền cờ ba sọc ở miền Nam dưới bàn tay 2 mẫu quốc chưa bao giờ hội đủ các nhân tố, đặc tính, thực lực, thực quyền, giá trị, căn cước của một quốc gia đúng nghĩa, của một đất nước có đầy đủ chủ quyền, có đủ sự độc lập về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.

Cả bộ máy ngụy quyền được giặc xâm lược tạo dựng một cách bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam (theo Hiến pháp 1946 và 1959), và vi phạm tất cả các hiệp định pháp lý mà các bên liên quan đã ký (theo hiệp định Genève 1954 và hiệp định Paris 1973). Pháp – Mỹ đã dựng và nuôi những “quốc gia” lên trên quốc gia Việt Nam đã tồn tại mấy ngàn năm và đã phục hưng nền độc lập tự chủ từ năm 1945. Họ đã dựng và nuôi những “nhà nước” lên trên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành lập từ 1945. Họ tạo ra những “Quốc hội” lên trên Quốc hội đã tổ chức bầu cử toàn dân toàn quốc vào năm 1946.

1. Tính bất hợp pháp của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Đã là chiến tranh xâm lược, nước này gây hấn trước, đem quân tấn công, tiến đánh nước kia vì các mục đích và lợi ích của họ thì ít nhiều gì nó đã có tính chất bất hợp pháp. Nhưng tính chất bất hợp pháp của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam thì lại ấn tượng và dễ thấy hơn nhiều so với các cuộc chiến phức tạp khác.

Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã vi phạm luật pháp Việt Nam, luật pháp Hoa Kỳ, và luật pháp quốc tế. Mỹ trực tiếp đổ quân vào Việt Nam và tấn công những vùng giải phóng của miền Nam, xâm phạm không phận, hải phận và dội bom phá hoại miền Bắc. Đến năm 1969, số lượng thực binh Mỹ ở Việt Nam đã lên đến hơn 55 vạn quân. Và sự đổ quân xâm nhập, trực tiếp tiến hành chiến tranh này là một hành động tự tiện mà không theo bất kỳ một hiệp định ký kết, một văn kiện chính thức, một điều luật quốc tế, hay bất kỳ cơ sở pháp lý chính danh nào.

1A. Luật pháp Việt Nam

Nói đến tính chính danh và hợp pháp ở Việt Nam thiết nghĩ cần nhìn lại lịch sử Việt Nam. Lực lượng cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản Việt Nam đã đấu tranh giành độc lập trong thời Pháp thuộc, đấu tranh ở cả trong và ngoài nước. Năm 1930, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thống nhất các đảng phái cộng sản ở Việt Nam lại thành 1 Đảng tiền phong. Sau đó lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập các Mặt Trận đoàn kết khác nhau để chống Pháp – Nhật giành độc lập, trong đó nổi tiếng nhất là Mặt trận Việt Minh.

Năm 1944, Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thống nhất các tổ chức vũ trang cách mạng như Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (lực lượng nòng cốt, đấu tranh chính trị có vũ trang), quân du kích Nam Kỳ, Đội du kích Bắc Sơn, Đội du kích Ba Tơ, Cứu quốc quân v.v. lại thành một quân đội chính thức của quốc gia, là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này.

Trong thời kỳ này, lực lượng cách mạng Việt Nam đã đi đầu và lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống Pháp – Nhật trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), phong trào dân chủ Đông Dương (1936-1939), khởi nghĩa lớn ở Nam Kỳ (1940), khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), cao trào kháng Nhật cứu nước (1945 – phá kho thóc cứu dân, mở Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, mở rộng đấu tranh ở nông thôn, thành thị và các khu công nghiệp), khởi nghĩa Ba Tơ chống Nhật (1945).

Năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (trước đó tên là Tân Việt Cách mạng Đảng), và An Nam Cộng sản Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, cuộc kháng chiến ở Việt Nam với hạt nhân là lực lượng công nhân và nông dân đã chuyển biến mạnh mẽ. Đến tháng 9 năm 1930, đã có hàng loạt cuộc đấu tranh quy mô lớn. Nông dân Nghệ-Tĩnh đã vũ trang tấn công vào bộ máy cai trị của chế độ thuộc địa, tiêu biểu như: Biểu tình của hơn 3.000 nông dân huyện Nam Đàn (30/8/1930), của gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chương (1/9/1930), của hơn 3.000 nông dân huyện Can Lộc (7/9/1930)…., đỉnh cao là cuộc biểu tình đẫm máu ngày 12/9/1930 của khoảng 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên kéo đến phủ lỵ với những khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến! Bỏ sưu thuế, chia ruộng đất”. Thực dân Pháp dùng máy bay ném bom giết chết 217 người.

Cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh kéo dài tới năm 1931, dẫn tới sự tan rã bộ máy ngụy quyền địa phương của thực dân và hình thành các chính quyền nhân dân. Tại Nghệ An, tổ chức Nông hội đã nắm chính quyền ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu. Tại Hà Tĩnh, các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thọ có 172 xã thành lập chính quyền cách mạng.

Khí thế của Xô viết Nghệ Tĩnh nhanh chóng lan rộng trong cả nước. Chỉ trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh. Cuối cùng, do vũ khí thô sơ, thiếu kinh nghiệm tổ chức, thực dân Pháp xua quân tấn công, lực lượng nghĩa quân bị đàn áp và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh tan rã.

Năm 1940, Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ trong hoàn cảnh nước Pháp bị bại trận trong Thế chiến II, phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương. Ngày 23 tháng 11, khởi nghĩa đã diễn ra ở Mỹ Tho, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên, Bạc Liêu…. đã gây nhiều tổn thất nặng cho giặc ngoại xâm và gây tiếng vang lớn. Nhưng sau đó Pháp – Nhật thẳng tay đàn áp cuộc khởi nghĩa, hàng ngàn người bị giết và bị bắt, nhiều làng bị đốt phá, nhiều cán bộ đảng viên cao cấp như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai…. bị xử tử. Lực lượng khởi nghĩa một số rút được về U Minh, Đồng Tháp.

chientranhmyviet

Biểu tượng của Nam Kỳ khởi nghĩa

Đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc chống Pháp – Nhật. Sau một thời gian nắm tình hình trong nước và chuẩn bị, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941 trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, vào ngày 19 tháng 5 năm 1941, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh). Đây là một mặt trận đoàn kết dân tộc do Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập và lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ trước mắt, đó là chống Pháp – Nhật giành độc lập và thống nhất đất nước.

Tối 9/3/1945, Nhật chính thức đảo chính Pháp (chính quyền chống phát xít của Pháp do Charles de Gaulle lãnh đạo) trên toàn bán đảo Đông Dương. Sau khi độc chiếm Đông Dương, chính phủ Nhật liền thi hành chính sách mua chuộc, hứa hẹn mị dân, quảng bá thuyết Đại Đông Á, kết hợp với chính sách đàn áp bằng võ lực.

Về chính trị, Nhật tuyên bố trao trả “độc lập” cho Việt Nam, dựng lên “Đế quốc Việt Nam”, đưa lên cựu hoàng Bảo Đại và nhà nho Trần Trọng Kim, giữ nguyên bộ máy cai trị thuộc địa của Pháp và thay người Nhật vào vị trí người Pháp. Nhật cho quân đội tấn công vào các chiến khu và cơ sở cách mạng của Việt Minh.

Về kinh tế, Nhật chiếm các cơ sở kinh tế của chế độ cũ, in giấy bạc mới tung ra thị trường, cướp lấy tài nguyên, hàng hóa, lương thực và cướp đoạt tài sản dân chúng; làm cho nền kinh tế Đông Dương bị kiệt quệ, cuộc sống người dân điêu đứng. Giá gạo ở Bắc Kỳ vào tháng 10/1944 còn là 1.150 đồng/tạ, thì đến tháng 2/1945 vẫn là 1.000 đồng/tạ. Tình trạng đó đã dẫn đến nạn đói Ất Dậu, làm gần 2 triệu người bị chết đói.

Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa (Cách mạng tháng tám).

Phong trào đã diễn ra mạnh mẽ và tấn công Nhật toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự trên khắp các thành thị, nông thôn và miền núi. Phong trào đã chiếm giữ được nhiều vùng rộng lớn, hình thành nhiều căn cứ Việt Minh.

Quân đội Nhật đã mở các cuộc càn quét, bình định, tấn công mạnh vào những vùng giải phóng. Lực lượng Việt Minh, các đội dân quân – tự vệ, du kích đã chống trả quyết liệt, tiêu biểu là các trận đánh bảo vệ chiến khu Vần, chiến khu Hiền Lương và chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại các đô thị, các phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh, viên chức dâng cao. Nhiều tổ chức công nhân cứu quốc được xây dựng ở nhiều xí nghiệp. Cao trào kháng Nhật hoạt động sôi nổi khắp ba miền.

Việt Minh thực hiện khởi nghĩa chống Nhật từng phần, mở rộng căn cứ địa, làm tiền đề tiến lên tổng khởi nghĩa (Cách mạng tháng tám). Phong trào đã giải phóng được nhiều vùng rộng lớn từ tay Nhật, hình thành nhiều vùng giải phóng, trong đó có Khu Giải phóng Việt Bắc – bao gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, và một số vùng ở Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái.

Để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Nhật, Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ. Hội nghị họp từ ngày 15 đến 20/4/1945 tại huyện Hưng Hóa (Bắc Giang), do ông Trường Chinh chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện từ nhiều chiến khu khác nhau, do xứ ủy Bắc Kỳ lãnh đạo, như chiến khu Quỳnh Lưu (Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu).

Hội nghị này quyết định phát triển lực lượng vũ trang và bán vũ trang, thống nhất các tổ chức vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân, xây dựng 7 chiến khu chống Nhật trong cả nước: Chiến khu Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Trưng Trắc, Phan Đình Phùng (miền Trung) và Nguyễn Tri Phương (miền Nam).

Hội nghị cử ra Ủy ban quân sự cách mạng gồm Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn. Ủy ban này chỉ huy các chiến khu ở miền Bắc Việt Nam, đồng thời có nhiệm vụ lãnh đạo và hỗ trợ toàn quốc về quân sự. Đến tháng 5/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định về chiến khu Hoàng Hoa Thám và chọn Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) làm đại bản doanh chỉ đạo phong trào chống Nhật trên cả nước.

Ngoài các chiến khu do Tổng bộ Việt Minh ở trung ương và Xứ ủy ở địa phương chủ trương thành lập, nhiều tỉnh, huyện cũng xây dựng những khu căn cứ riêng của địa phương để chống quân đội Nhật, như Yên Thế (Bắc Giang), Lập Trạch (Vĩnh Yên), Bãi Sậy (Hưng Yên), Trầm Lộng (Hà Đông), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Tam Kỳ, Quốc Sơn, Tiên Phước (Quảng Nam), Đá Trắng, Sông Quao (Ninh Thuận).

chientranh vietnam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945.

Khi phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng Minh giữa năm 1945, thì trong những vùng tạm chiếm ở Việt Nam một khoảng trống quyền lực (chính quyền bù nhìn của Nhật không có thực quyền), Việt Nam có cơ hội lớn giành lại độc lập. Cơ hội này đã được lãnh tụ Hồ Chí Minh và Việt Minh tận dụng.

Noi gương, rút kinh nghiệm và tiếp nối những thành quả của cao trào kháng Nhật và khởi nghĩa Ba Tơ, cũng như tất cả cuộc chiến đấu chống Pháp – Nhật trước đó, ngày 19 tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh tổ chức cuộc Cách mạng tháng Tám, vận động nhân dân xuống đường giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, bắt đầu từ Tổng khởi nghĩa Hà Nội rồi dần lan rộng ra khắp miền Bắc, miền Trung, miền Nam và cả nước.

Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để ra mắt người dân và chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo. Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước nhân dân, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam chính thức phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm ngoại thuộc.

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc tập trung tổ chức cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 14 ngày 8 tháng 9 năm 1945 và sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 về tổ chức Tổng tuyển cử.

Quốc hội khóa I được bầu ngày 6 tháng 1 năm 1946 trên cả nước, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 89%. Đây cũng là cuộc bầu cử thể hiện rõ nhất lòng dân. Tại những vùng tạm chiếm ở miền Nam (do Pháp theo chân Anh vào giải giáp Nhật rồi ở lại không đi), nơi chiến sự vẫn còn xảy ra ác liệt, lá phiếu bỏ hòm có khi phải đổi bằng máu. Có 42 cán bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị chết trong công tác vận động bầu cử, trong đó có cả lãnh đạo khu Sài Gòn – Chợ Lớn là Nguyễn Văn Tư. Quân Pháp ở những vùng tạm chiếm (Sài Gòn, Chợ Lớn, Tân An) tấn công người đi bầu cử. Máy bay Pháp ném bom khu vực bầu cử ở Mỹ Tho, Khánh Hòa.

Theo sắc lệnh số 34-SL ngày 20 tháng 9 năm 1945, Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập. Bản dự án Hiến pháp đã được soạn thảo và công bố vào tháng 11 năm 1946. Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946. Ban này tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp.

Trong phiên họp ngày 29 tháng 10 năm 1946, Tiểu ban Hiến pháp được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự thảo hiến pháp và trình ra Quốc hội ngày 2 tháng 11 năm 1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua.

Bản hiến pháp được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu. Từ đó, Quốc hội Việt Nam đã hoạt động liên tục một cách hợp hiến, hợp pháp cho đến ngày nay.

Các văn bản, văn kiện có giá trị pháp lý sau đó như: Sắc lệnh 229/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh quy định các cơ quan quân sự trên toàn cõi Việt Nam (bao gồm miền Nam Việt Nam) đều trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 11/1946, tuyên cáo 12 khu hành chính của VNDCCH (trên cả nước) cũng vào tháng 11/1946. Tất cả những văn kiện pháp lý đó đều minh định một nguyên tắc cơ bản: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo luật pháp Việt Nam, là một nước độc lập và thống nhất từ Bắc chí Nam.

Đoạn trên phải trình bày khá dài và đầy đủ như vậy là để cho thấy tính chính danh và hợp pháp rõ ràng và không thể tranh cãi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ trước năm 1945, trước kháng chiến chống Pháp, và còn để cho bạn đọc thấy rõ sự ấu trĩ của luận.điệu “Hồ Chí Minh và CSVN cướp quyền từ tay chính quyền Trần Trọng Kim” mà chúng ta đôi khi thấy ở những người cực đoan hoặc thiếu thông tin.

Hiến pháp 1959 cũng nhắc lại những nguyên tắc trên. Như vậy, bất kỳ thế lực bên ngoài nào xâm nhập lãnh thổ Việt Nam và tạo ra những “quốc gia” lên trên một quốc gia đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng lên những “nhà nước” lên trên một Nhà nước đã thành lập từ năm 1945, lập ra những “quốc hội” lên trên Quốc hội khóa I đã tổ chức bầu cử toàn quốc từ năm 1946 thì đều là vi phạm luật pháp Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Tóm lại, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì Việt Minh và quân đội Việt Nam đã tiến hành chống quân phiệt Nhật, kết quả cuối cùng là cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng tám giành chính quyền, giành thực quyền từ tay người Nhật về tay người Việt Nam, quân đội Việt Nam tước vũ khí, giải giáp một bộ phận quân đội Nhật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khôi phục nền độc lập của Việt Nam sau gần 100 năm Pháp thuộc và bị phát xít Nhật xâm lược, thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước khi các quân đội nước ngoài tiến vào với danh nghĩa giải giáp Nhật.

Việt Nam thành lập Nhà nước, tổ chức bầu cử Quốc hội trên cả nước, hoàn thành Hiến pháp, thành lập Chính phủ, tuyên bố chủ quyền độc lập và thống nhất toàn quốc trong thời gian 1945-1946, trong lúc ngụy quyền “Quốc gia Việt Nam” và “Việt Nam Cộng hòa” của Pháp – Mỹ không tồn tại, và đến năm 1949 mới được thực dân Pháp dựng lên.

Như vậy, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Hồ Chí Minh có cơ sở lịch sử và các chứng cứ, văn kiện pháp lý cho thấy tính hợp pháp, danh chính ngôn thuận của mình. Và hành động của Mỹ xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở miền Nam, phá hoại việc thực thi hiệp định Genève 1954 để thống nhất Việt Nam, thu nhận và sử dụng ngụy quyền mà Pháp đã sử dụng và để lại, thực hiện chia cắt Việt Nam, rồi lần lượt đưa hơn 60 vạn quân Mỹ và chư hầu vào mở rộng chiến tranh xâm lược, xua quân tấn công những vùng giải phóng, dội bom phá hoại, gây các tội ác v.v. đều là những hành động vi phạm luật pháp Việt Nam.

Những bằng chứng lịch sử đó đã tồn tại trong lúc trên đất Việt không tồn tại bất kỳ 1 quốc gia, nhà nước, chính thể nào khác, và cả sau này cũng không có một “quốc gia” nào khác được bầu ra theo một thể thức như vậy, mà mang tính toàn quốc, và đậm ý chí toàn dân đến như vậy.

1B. Luật pháp Hoa Kỳ

Có lẽ Hoa Kỳ coi các chính quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam như là một loại tay sai rẻ tiền nên đã không ký bất kỳ văn kiện nào về việc thiết lập căn cứ quân sự, đóng quân ở nước sở tại, ví dụ hiệp định Phòng thủ chung, hay thỏa ước về Trạng thái đóng quân (SOFA – Status of forces agreement), hay hợp đồng cho thuê lãnh thổ, mà Mỹ đã ký với các nước khác nơi họ đóng quân, theo thông lệ quốc tế.

Tất cả danh nghĩa pháp lý mà Mỹ biện minh cho các hành động quân sự ở Việt Nam là Nghị quyết Đông Nam Á, Luật 88-408 (tên thông dụng là Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ), một nghị quyết được Lưỡng viện Mỹ thông qua ngày 7/8/1964 vì bị lừa dối bởi các báo cáo bịa đặt của tổng thống và chính phủ, sau khi chính phủ Mỹ công bố cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” 3 ngày trước đó.

Ngày 2/8/1964, hải quân và không quân Mỹ xâm phạm vịnh Bắc Bộ và tấn công bắn hư 3 tàu chiến của Việt Nam, gây thương vong cho 10 chiến sĩ hải quân Việt Nam. Ngày 4/8/1964, người Mỹ tưởng tượng ra một cuộc tấn công trả đũa của Hải quân Nhân dân Việt Nam, rồi công bố nó như là một dữ kiện có thật. Sau đó tổng thống Lyndon Johnson và chính phủ Mỹ đã gọi “trận hải chiến” hư cấu này là “Gulf of Tonkin incident” (Sự kiện Vịnh Bắc Bộ).

“Sự kiện” này sau đó đã trở thành danh nghĩa chiến tranh của đế quốc Mỹ, trở thành lời biện hộ cho cuộc chiến của giới diều hâu Mỹ, và thuyết phục được Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Đông Nam Á, tạo cơ sở pháp lý theo luật pháp Hoa Kỳ để leo thang chiến tranh xâm lược, đổ quân vào Việt Nam cứu nguy hệ thống thuộc địa kiểu mới đang rạn nứt, lung lay và trên đà sụp đổ.

Đây là cơ sở để tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tiến hành chiến tranh phá hoại tại miền Bắc Việt Nam và leo thang chiến tranh, bắt đầu chuyển đổi chiến lược từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam.

Vụ lừa dối về “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” được chính người Mỹ lần lượt làm rõ theo các mốc thời gian sau đây:

Năm 1981, nhà báo Robert Scheer kiểm tra, đối chiếu lại nhật ký hàng hải của thuyền trưởng Herrick trên tàu chiến USS Maddox DD-731 với báo cáo ngày 4 tháng 8 của ông về một vụ “đột kích rõ ràng” của hải quân Việt Nam, thì phát hiện ra trong nhật ký hàng hải của con tàu vốn không có ghi lại sự kiện đó.

chientranhvietmy

Tàu chiến USS Maddox DD-731 của hải quân Hoa Kỳ.

Năm 2001, chính phủ Mỹ đã bạch hóa một cuốn băng ghi âm, trong đó tổng thống Lyndon B. Johnson khi nói chuyện riêng với các cộng sự vào năm 1965 đã gián tiếp thừa nhận không có tàu chiến Việt Nam nào xuất hiện gần hải quân Mỹ trong ngày 4/8/1964. Johnson nói đùa: “Theo tất cả những gì tôi biết, hải quân của chúng ta đã bắn vào cá voi ở đó.”

Trong phim tài liệu Mỹ The Fog of War (Khói lửa chiến tranh) năm 2003, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thừa nhận “cuộc tấn công của Bắc Việt” trong ngày 4 tháng 8 năm 1964 là chưa bao giờ xảy ra.

Các giải mật khác sau này, trong đó có một báo cáo năm 2005 của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ/Cục An ninh Trung ương (National Security Agency/Central Security Service – NSA/CSS) khẳng định cuộc tấn công đêm 4/8/1964 là không có thật.

Tháng 10 cùng năm, Thời báo New York (New York Times) đã cho biết ông Robert J. Hanyok, chuyên viên sử học của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), đã kết luận rằng cơ quan này đã từng cố tình bóp méo các báo cáo tình báo với ngành lập pháp (quốc hội) về sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

Tháng 1 năm 2008, Hiệp hội các Nhà khoa học Hoa Kỳ (FAS) cho biết NSA đã giải mật bản báo cáo Spartans in Darkness (Người Xpác-tơ trong Bóng tối), trong đó khẳng định Hải quân Nhân dân Việt Nam không hề tấn công tàu chiến Hoa Kỳ trong đêm 4 tháng 8 năm 1964.

Ngày 14/7/2010, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ và Thượng nghị sĩ John Kerry (từng là ứng cử viên Tổng thống, hiện là Bộ trưởng ngoại giao), chủ tịch Ủy ban, đã công bố 1.165 trang hồ sơ được giải mật về cuộc chiến Mỹ – Việt. Tài liệu cho thấy, một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thời đó đã phản đối hoặc thắc mắc về việc họ bị vô hiệu hóa, bị thông tin sai lệch từ chính phủ về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Hồ sơ được giải mật là bản ghi các cuộc điều trần và các cuộc họp trong hai năm 1967-1968, do chuyên gia sử học của Thượng viện Hoa Kỳ là D. Ritchie ghi lại.

Trong một phiên họp khác, thượng nghị sĩ Al Gore (cựu phó Tổng thống, ứng cử viên Tổng thống) cảnh báo: “Nếu đất nước này bị lừa dối, nếu Ủy ban này, Quốc hội này cùng bị lừa dối vì bị người ta dựng lên một sự kiện không có thật để tiến hành một cuộc chiến tranh làm hàng ngàn thanh niên bị chết vô nghĩa, và còn nhiều ngàn người nữa bị tàn tật suốt đời, thì đất nước đó đã mất đi uy tín, đạo đức, vị thế trên thế giới, và hậu quả sẽ rất nặng nề”.

Tất cả các bằng chứng, các hồ sơ được giải mật đó đã cho thấy rằng về luật pháp Hoa Kỳ, thì cuộc chiến vốn đã xuất phát từ một cơ sở dối trá, ngay từ trước khi Mỹ đổ đại quân vào Việt Nam. Sự dối trá này cộng với nhiều báo cáo dối trá khác đã bộc lộ sau chiến dịch Mậu Thân đã làm cho giáo sư tiến sĩ sử học Mỹ Larry Berman phải nói: Toàn bộ cuộc chiến này dựa trên cơ sở của một lời dối trá.

Như vậy, các hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 1965-1973, là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ, lừa dối Quốc hội, và sử dụng quân đội Mỹ ở Việt Nam một cách bất hợp pháp theo luật pháp của chính Hoa Kỳ. Có lẽ vì vậy mà cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam mới bị nhân dân Mỹ chống đối với mức độ cao như thế, nhất là trong giới trí thức, luật gia.

Phong trào chống Chiến tranh Việt Nam tại Mỹ có tầm vóc quy mô và có sức lan tỏa hơn hẳn so với các cuộc chiến khác của Mỹ. Nhiều người Mỹ mơ hồ nhận ra đây là một cuộc chiến có gì đó mờ ám, bất hợp pháp, không minh bạch ngay từ đầu, dù lúc đó các hồ sơ về sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa được đưa ra ánh sáng. Nếu không có sự nghi ngờ và áp lực từ một bộ phận đại biểu trong Quốc hội Mỹ thì có lẽ “cuộc tấn công” tưởng tượng ngày 4/8/1964 đã không bị phát hiện và vạch trần.

1C. Luật pháp quốc tế

Sau kháng chiến chống Pháp, hiệp định Genève về Đông Dương cũng chỉ công nhận giới tuyến quân sự tạm thời trong 2 năm để chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, tạm chia làm 2 vùng tập trung quân sự cho quân đội hai phía Việt – Pháp tập kết chứ không nói gì đến vấn đề thay đổi lãnh thổ.

Theo hiệp định này, vĩ tuyến 17 không phải là làn ranh có ý nghĩa về lãnh thổ hay chính trị. Hiệp nghị này không có ý nghĩa chia đôi đất nước về lãnh thổ và chính trị. Bản thân hiệp định Genève 1954 không hề chia cắt đất nước thành hai quốc gia. Đây không phải là hiệp định chia cắt đất nước như một số người thiếu thông tin đã nhầm lẫn, mà là hiệp định lập lại hòa bình, độc lập và thống nhất của 3 nước Đông Dương, Pháp rút quân trong 2 năm và tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam năm 1956.

Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954 có hai phần: Phần “Thỏa hiệp” và phần “Tuyên bố Cuối cùng” (Final Declaration).

Phần “Thỏa hiệp”, gồm 47 điều khoản, được ký kết giữa Henri Delteil, Quyền Tổng tư lệnh lực lượng Liên hiệp Pháp và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng quốc phòng VNDCCH. Phần này có những điều khoản chính như sau:

  • Thiết lập một đường ranh giới quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17 (Provisional Military Demarcation Line) để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở trên vĩ tuyến 17, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp (French Union), bao gồm lính Pháp và lính bản xứ ở dưới vĩ tuyến 17.
  • Sẽ có một cuộc tổng tuyển cử tự do trên toàn cõi Việt Nam vào năm 1956. Quân đội Pháp phải rời khỏi Việt Nam trong 2 năm.

Bản “Tuyên bố cuối cùng” gồm 13 đoạn, nói đến cả sự thống nhất và độc lập của 3 nước Đông Dương, trong đó có một đoạn đáng để ý và cực kỳ quan trọng:

Đoạn (6) (Paragraph (6)) nguyên văn như sau:

“Hội Nghị nhận thức rằng mục đích chính yếu của Thỏa Hiệp về Việt Nam là dàn xếp những vấn đề quân sự trên quan điểm chấm dứt những đối nghịch quân sự và rằng ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY LÃNH THỔ. Hội Nghị bày tỏ sự tin tưởng là thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn này và trong Thỏa Hiệp ngưng chiến sẽ tạo nên căn bản cần thiết để trong tương lai gần đạt tới một sự dàn xếp chính trị ở Việt Nam”.

Và phần đầu của đoạn (7) nguyên văn như sau:

“Hội Nghị tuyên cáo rằng, về Việt Nam, sự dàn xếp những vấn đề chính trị, thực hiện trên căn bản tôn trọng những nguyên tắc về nền độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ khiến cho người dân Việt Nam được hưởng những quyền tự do căn bản, bảo đảm bởi những định chế dân chủ được thành lập như là kết quả của một cuộc tổng tuyển cử bằng phiếu bầu kín.” (sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 7, 1956).

Tổng kết nội dung cơ bản của Hiệp ước Genève về Đông Dương:

  • Các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam – Campuchia – Lào.
  • Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
  • Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập trung quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bao gồm cả người miền Nam) tập kết về miền Bắc; Chính quyền và quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả người miền Bắc) tập kết về miền Nam.
  • 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền.
  • 2 năm sau, tức ngày 20 tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất lại Việt Nam.

Nhưng không có cuộc tổng tuyển cử nào diễn ra được, Mỹ đã từ hậu trường nhảy ra sân khấu, xuyên tạc nội dung hiệp định và phá hoại việc thi hành hiệp định. Ém nhẹm, xuyên tạc những nội dung chính của hiệp định với người dân, phá hoại các điều khoản chính trong hiệp định, và nghiêm trọng nhất là điều khoản: “Đường ranh giới quân sự là tạm thời và không thể diễn giải bất cứ bằng cách nào đó là một biên giới phân định về chính trị hay đất đai”.

Người Mỹ vốn không ký vào hiệp định Genève 1954 để tránh bị ràng buộc pháp lý, bất lợi cho việc xâm lược và chia cắt Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của họ. Nhưng chính họ cũng đã “nói hớ” và vô tình cho thấy rằng hiệp định Genève 1954 không hề là hiệp định chia đôi Việt Nam.

Nhà sử học, chính trị học George McTurnan Kahin và John W. Lewis trong sách The United States in Vietnam: An analysis in depth of the history of America’s involvement in Vietnam (Hoa Kỳ ở Việt Nam: Một phân tích chuyên sâu về lịch sử can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam), do Delta Books xuất bản năm 1967, đã cho biết: “Trong bản Tuyên ngôn đơn phương (Unilateral Declaration) của Hoa Kỳ về Hội nghị Genève không có chữ nào nói đến “Bắc Việt Nam” hay “Nam Việt Nam”. Tất cả những gì mà bên đại diện Mỹ nói đến là một Việt Nam.

Những bằng chứng ở trên đã cho thấy hiệp định Genève 1954 không có nội dung chia đôi đất nước thành hai quốc gia (nhà nước), mà ngược lại chính là quy định việc thống nhất đất nước qua cuộc tuyển cử được ấn định sau 2 năm (1956). Chính sự xâm lược miền Nam Việt Nam của Mỹ và sự phá hoại tuyển cử và từ chối thi hành các nội dung trong Hiệp định Genève đã đưa đến sự chia đôi đất nước.

chientranhvietnamrussell

Trong thời kỳ này, 1 Ủy ban quốc tế và hơn 20 Ủy ban quốc gia điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã được thành lập. Họ đã cử nhiều đoàn sang Việt Nam điều tra tội ác chiến tranh xâm lược và mở nhiều tòa án quốc tế xét xử những tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, nhóm họp nhiều lần ở Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp….

Ngày 15/11/1966, theo đề xuất của nhà sử học, toán học, logic học, xã hội học nổi tiếng người Anh, triết gia, Huân tước Bertrand Russell (lúc này đã 94 tuổi), toà án quốc tế xét xử tội ác của Mỹ ở Đông Dương đã được thành lập tại London, Anh.

Bertrand Russell là một nhà hoạt động vì hòa bình thế giới, có uy tín cao trên trường quốc tế. Tháng 7 năm 1964, ông dẫn đầu một đoàn đại biểu các tầng lớp nhân dân Anh và quốc tế đến sứ quán của Mỹ tại London phản đối chính sách xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam. Uy tín của ông đã thu hút được nhiều nhân vật tên tuổi khác trên thế giới tham gia.

Ngay sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại, ném bom miền Bắc, Bertrand Russell đã gởi điện đến chủ tịch Hồ Chí Minh lên án hành động chiến tranh của Mỹ. Ngày 10/8/1964, Bác đã gởi điện cảm ơn, trong đó nêu rõ: “Chúng tôi luôn thiết tha với hòa bình và chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng phương pháp hoà bình. Tôi cảm ơn cụ đã quan tâm đến tình hình nghiêm trọng do Mỹ gây ra trên đất nước chúng tôi và xin gởi cụ lời chào kính trọng”.

Sau đó một Tòa án quốc tế mang tên ông được thành lập để xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ và đã tiến hành hai phiên xét xử, lần thứ nhất từ 2 đến 13/5/1967 tại Stockholm (thủ đô của Thụy Điển) và lần thứ hai từ 20/11 đến 1/12/1967 tại Copenhaguen (thủ đô của Đan Mạch) đã gây tiếng vang, thu hút đông đảo giới trí thức, luật sư.

Sau phiên xét xử đầu tiên, Bác Hồ gởi điện tới Huân tước Bertrand Russell khẳng định: “Sự nghiệp cao cả mà cụ đã đề xướng ra nay bước đầu được thực hiện… Đó là một sự kiện quốc tế rất quan trọng… Nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới đều mong đợi sự thành công của Toà án quốc tế”.

Cũng nhân dịp này, Bác còn gởi điện tới triết gia nổi tiếng người Pháp Jean Paul Satre là đồng chủ tịch Tòa án Quốc tế này và bày tỏ niềm tin tưởng: “Chắc chắn các dân tộc và tất cả những người yêu chuộng hòa bình và công lý sẽ sát cánh với các vị, nhiệt tình ủng hộ các vị”.

Tòa án Quốc tế Bertrand Russell đã cử 4 đoàn, với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, từ các quốc gia khác nhau, đến Việt Nam điều tra trực tiếp, thu thập tài liệu, dữ liệu, hồ sơ, bằng chứng, hỏi chuyện các nhân chứng, sau đó đã họp 2 phiên để xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ.

Phiên họp thứ nhất tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển, từ ngày 2 đến 15/5/1967. Tòa kết luận: Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác xâm lược chống nước Việt Nam, các chính phủ Australia, New Zealand, Hàn Quốc là đồng lõa.

Phiên họp thứ hai tại thủ đô Copenhaguen, Đan Mạch, từ ngày 20/11 đến 1/12/1967. Tòa kết luận: Mỹ đã dùng các loại vũ khí tàn bạo nhất để tàn sát trẻ em, phụ nữ và dân thường Việt Nam. Đồng thời, Mỹ đã tiến hành xâm phạm Lào và có dã tâm xâm lược Campuchia. Đây là lần đầu tiên cuộc chiến tranh xâm lược cũng như tội ác mà người Mỹ gây ra ở Việt Nam đã bị tòa án quốc tế bao gồm một tập thể đông đảo các luật gia, sử gia, các nhà bác học, nhà báo danh tiếng đến từ nhiều quốc gia, kể cả nước Mỹ lên án một cách toàn diện và có hệ thống, gây ảnh hưởng lớn đối với dư luận toàn thế giới. Sau này Bác Hồ đã nhận xét: “Sự lên án đó có tầm quan trọng quốc tế về mặt bảo vệ công lý và quyền tự quyết của các dân tộc”.

khangchienchongmy

Huân tước Bertrand Russell thời trẻ (1916)

Nói chung, sự tiến hành cuộc chiến này của Mỹ không phù hợp với các thông lệ quốc tế, và đi ngược lại các quy định của hiến chương Liên Hiệp Quốc về quyền dân tộc tự quyết, về sự tôn trọng độc lập chủ quyền và thống nhất của các nước. Các hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam không được sự ủng hộ, đồng ý của Liên Hiệp Quốc và thậm chí không được sự đồng tình của các đồng minh lâu năm, trong đó có các đồng minh cùng phe trong khối NATO và SEATO.

Tại phiên họp thứ 20 của Liên Hiệp Quốc (1965), đại diện của nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã yêu cầu Mỹ chấm dứt cuộc chiến của họ tại Việt Nam. Trong phiên họp thứ 22 của Liên Hiệp Quốc (1967), trong số 110 quốc gia thì chỉ có các đại diện của 7 quốc gia ủng hộ chính sách của Washington tại Việt Nam. Đại diện của 44 quốc gia, trong đó có 5 đại biểu các đồng minh của Mỹ trong khối NATO, kêu gọi Hoa Kỳ tìm cách chấm dứt chiến tranh và dừng ngay chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.

Richard A. Falk, một giáo sư danh tiếng về môn Luật pháp Quốc tế của Đại học Princeton (Mỹ), người đã có hơn 40 tác phẩm hàn lâm về môn học này, đã phải thừa nhận: “Nếu chính phủ Hoa Kỳ tuân thủ luật pháp quốc tế, thì trải nghiệm khủng khiếp từ cuộc Chiến tranh Việt Nam đã không xảy ra.”

Chính vì những lẽ nêu trên mà phong trào ủng hộ Việt Nam trên thế giới diễn ra sôi nổi và rộng lớn chưa từng thấy trong lịch sử phong trào quần chúng tự phát trên thế giới.

2. Bản chất và nguồn gốc của chính quyền Sài Gòn

Cái gọi là “Quốc gia Việt Nam”, “Việt Nam Cộng hòa” dưới thời Pháp – Mỹ về chính trị thì nghị gật, không có bao nhiêu thực quyền và không có quyền quyết định sau cùng, đặc biệt về các vấn đề chiến lược chính trị.

Về quân sự cũng tương tự, các viên chỉ huy Mỹ có mặt ở tận cấp tiểu đoàn, ngụy quyền và ngụy quân không có vai trò hoạch định chiến lược quân sự, và chiến thuật quân sự vẫn phải hỏi ý Mỹ trước để được thông qua. Về tác chiến, ngụy quân không thể chiến đấu hiệu quả khi vắng sự chiến đấu trực tiếp của quân Mỹ. Họ gần như không thể chiến đấu giống như quân đội chuyên nghiệp đúng nghĩa khi thiếu hỏa lực Mỹ, không yểm Mỹ.

Năm 1955, Mỹ chọn “thủ tướng” Ngô Đình Diệm của chính phủ “Quốc gia Việt Nam” tay sai Pháp, đưa lên làm làm “tổng thống”, với tên mới là “Việt Nam Cộng hòa”. Như vậy, “Quốc gia Việt Nam” và “Việt Nam Cộng hòa” không có gì khác nhau ngoài tên gọi và vài người đứng đầu. Và người đứng đầu đó cũng chính là “thủ tướng” của chính quyền tay sai Pháp.

Ngoài cái tên ra thì chẳng có gì khác nhau đáng kể giữa “Việt Nam Cộng hòa” của Mỹ và “chính phủ Quốc gia” (“Quốc gia Việt Nam”) của Pháp. Chủ yếu vẫn là nhân sự đó ngoài vài điều chỉnh nhỏ. Vẫn lá cờ ba sọc với bài “quốc ca” “vay mượn”.

Như vậy, “VNCH” là tuy là tay sai bù nhìn của Mỹ, phục vụ cho Mỹ, nhưng đầu tiên do thực dân Pháp dựng lên năm 1949 trong lúc họ đang xâm lược Việt Nam nhằm chiếm lại thuộc địa.

Đến năm 1955, Mỹ sử dụng lấy chính quyền tay sai của Pháp rồi chỉ là đổi hai nhãn hiệu “Quốc gia Việt Nam” thành “Việt Nam Cộng hòa”, “Quân đội Quốc gia Việt Nam” thành “Quân lực Việt Nam Cộng hòa”, và thay người đứng đầu: Loại bỏ Bảo Đại, đưa thủ tướng của chính quyền tay sai Pháp là Ngô Đình Diệm lên thay Bảo Đại.

Như vậy chính quyền bù nhìn của Pháp và của Mỹ về cơ bản chính là 1. Không có gì khác nhau giữa “Quốc gia Việt Nam” và “Việt Nam Cộng hòa” ngoài cái tên và vài kẻ đứng đầu. Mỹ đổi tên và đổi người đứng đầu là để dẹp bớt tai tiếng tay sai Pháp của thành phần này, vì ký ức 100 năm bị giặc Tây nô dịch đã quá in sâu trong tim óc nhân dân và tai tiếng trong dư luận.

Do đó, muốn đánh giá xem “Việt Nam Cộng hòa” là gì, có bản chất như thế nào, thì cần xem “Quốc gia Việt Nam” là gì.

Bảo Đại là kẻ đứng đầu “Quốc gia Việt Nam”, và chúng ta hãy đọc xem Bác Hồ nói gì về Bảo Đại và cộng sự trong lúc nhân vật này đang đứng đầu “Quốc gia Việt Nam” thuộc Liên hiệp Pháp. Lưu ý đây là Bác trả lời không phải với tư cách cá nhân, mà là với tư cách chính trị, với tư cách là một vị chủ tịch, một lãnh tụ, một nguyên thủ quốc gia, nghĩa là đã thận trọng nhất, đã cân nhắc nhất, và mang tính chính thức.

Khi trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo (Trung Hoa Dân Quốc) ngày 3/4/1949, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời câu hỏi như sau:

Hỏi: Chính phủ Pháp nói Bảo Đại sẽ đưa lại hoà bình ở Việt Nam. Xin Chủ tịch cho biết ý kiến về điều đó.

Trả lời: Vĩnh Thụy trở về với 10.000 viễn binh Pháp, để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thuỵ cam tâm bán nước, đó là sự thực. Âm mưu của thực dân Pháp là đặt lại chế độ nô lệ ở Việt Nam. Vĩnh Thụy làm tay sai cho thực dân, là một tên phản quốc. Pháp luật Việt Nam tuy khoan hồng với những người biết cải tà quy chính nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân. Quân và dân Việt Nam quyết tâm đánh tan tất cả âm mưu của thực dân, quyết kháng chiến để tranh cho kỳ được độc lập và thống nhất thật sự.

Hồ Chủ tịch trả lời phỏng vấn của A.Steele, phóng viên báo Mỹ New York Herald Tribune (13-10-1949):

Hỏi: Chủ tịch đối với ông Bảo Đại thế nào?

Đáp: Về phương diện tư nhân, tôi với ông Vĩnh Thụy không có thù hiềm gì hết. Nhưng về phương diện dân tộc, Vĩnh Thụy là một người có tội phản quốc.

Hỏi: Có thể có một cách giải quyết nào có Bảo Đại tham dự không?

Trả lời: Chúng tôi không cần gì đến bọn bù nhìn.

Hỏi: Những phần tử nào ủng hộ Bảo Đại?

Trả lời: Bọn bù nhìn và bọn phản quốc.

Hồ Chủ tịch trả lời phỏng vấn báo Pháp France Soir (28/2/1949):

– Hỏi: Theo ý Chủ tịch, giữa Chính phủ của Chủ tịch với Bảo Đại có thể có thoả ước hay không?

Trả lời: Trong một nước, làm gì có thoả ước giữa một tư nhân công dân với Chính phủ do toàn dân cử ra.

oOo

Trong chiến tranh Việt – Pháp (1945-1954) thì năm 1949 thực dân Pháp đã tạo ra “chính phủ Quốc gia” và đưa Bảo Đại lên đứng đầu, nằm trong giải pháp (Da) vàng hóa chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt, theo công thức viện trợ Mỹ – viễn chinh Pháp – quân bản xứ.

Pháp dựng lên “Quốc gia Việt Nam” qua “hiệp định Elysée”, đưa Bảo Đại lên làm bù nhìn. Cao ủy Pháp thay Toàn quyền Đông Dương, một loại An Nam Đô Hộ Phủ mới. Thực dân Pháp nắm tất cả các quyền về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, tài chính…. “Quân đội Quốc gia” xây dựng dần từ năm 1948 từ những con cháu lính khố xanh, khố đỏ của Pháp và triều Nguyễn, bao gồm cả Binh đoàn Bộ binh Bắc Kỳ và lính Lê Dương người Việt. Quân đội “Quốc gia” do các sĩ quan Pháp chỉ huy. Quân sự, tài chính, thuế quan, xuất nhập cảnh…. và các cơ quan chức năng đều do người Pháp quản lý. Kinh tế, nguồn cung tài chính và ngụy quân đều do Pháp trực tiếp quản lý.

Và trong cái “hiệp định” độc lập giả hiệu mà Pháp soạn rồi đưa cho Bảo Đại ký hoàn toàn không có quy định rõ ràng, cụ thể nào về nghĩa của chữ “độc lập” ghi trên giấy, dù thực dân Pháp tuyên bố đã “trao trả độc lập” cho Việt Nam, rằng quân đội Pháp chỉ “giúp bảo vệ” mà thôi. Quyền hạn cụ thể của “chính phủ Quốc gia” cũng không hề được đề cập trong “hiệp định”. “Hiệp định” này cũng không nói rõ việc thành lập một “nước” mới này có thể ảnh hưởng gì đến cuộc chiến Pháp – Việt hiện đang diễn ra ác liệt.

Hồ chủ tịch nhiều lần nói chuyện, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế với tư cách một nguyên thủ quốc gia cũng đã bác bỏ thẳng thừng cái gọi là “hiệp định” này, và coi là tờ giấy lộn. Khi trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo (Trung Hoa Dân Quốc) ngày 3/4/1949, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời nhiều câu hỏi, trong đó có câu như sau:

Hỏi: Xin Chủ tịch cho biết ý kiến về bản ký kết 8/3 vừa ký giữa Pháp và Bảo Đại?

Trả lời: Đối với dân Việt Nam, đó chỉ là một tờ giấy lộn. Thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy chẳng lừa bịp được ai. Ngay nhân dân Pháp và dư luận thế giới cũng đã hiểu rõ và tố cáo điều đó. Lúc nào quân đội thực dân Pháp hoàn toàn rút khỏi đất nước Việt Nam, thì mới có thống nhất và độc lập.

“Quốc gia Việt Nam” là nơi hội tụ của những tên tay sai tàn ác nhất, và đã phục vụ cho giặc Pháp nhiều đời. Con cháu của bọn lính khố xanh, khố đỏ của Pháp. Cha của Ngô Đình Diệm chính là quan thượng thư Ngô Đình Khả, kẻ làm việc dưới trướng Việt gian Nguyễn Thân, một tên tay sai đắc lực và tàn ác của thực dân Pháp. Khả đi theo Nguyễn Thân đàn áp nghĩa quân rất tàn ác, vô nhân đạo, nhất là trong cuộc đàn áp nghĩa quân Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo, Nguyễn Thân và Ngô Đình Khả đã cho đào mộ cụ Phan lên rồi đốt thi thể, trộn tro với thuốc súng cho nổ để hả giận rồi thả trôi sông. Tội ác dã man đó còn là để đe dọa, khủng bố tinh thần nghĩa quân và nhân dân.

Hầu như tất cả thành viên trong đại gia đình họ Ngô đều phục vụ đắc lực dưới trướng người Pháp, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Diệm làm quan cho Pháp đàn áp nghĩa quân và Việt Minh rất tàn bạo, dùng những hình thức tra tấn nhục hình, tra khảo, lấy khẩu cung rất dã man. Sau lần đàn áp khủng bố nghĩa quân Hương Khê thì Ngô Đình Khả còn theo phò tá Nguyễn Thân đi đàn áp nhiều lực lượng nghĩa quân chống Pháp khác. Sau này Ngô Đình Thục đã khoe khoang, báo công “công lao”, “công trạng” này của cha trong lá thơ gởi cho quan toàn quyền Đông Dương Jean Decoux. Do đó dân gian miền Nam thời Mỹ-Diệm hay gọi đây là gia đình “Tam đại Việt gian”. Ngô Đình Diệm sau này là thủ tướng của chính phủ “Quốc gia Việt Nam” tay sai Pháp.

Ngô Đình Diệm đã có quãng thời gian 12 năm làm quan cho Tây (1921-1933), dưới 2 đời ngụy triều Khải Định và Bảo Đại dưới thời Pháp thuộc. Đến năm 1933, do bất mãn với Pháp và Bảo Đại, bị lạnh nhạt, không tin dùng, gia tộc họ Ngô phục vụ nhiều đời cho Pháp và triều đình, bản thân phục vụ 12 năm, vậy mà chỉ được phong làm Thượng Thư Bộ Lại, trong khi quan thượng thư đứng đầu nội các không phải là Ngô Đình Diệm mà là Thượng Thư Bộ Quốc gia Giáo dục Phạm Quỳnh. Vì vậy, Ngô Đình Diệm bất mãn từ quan. Mâu thuẫn giữa ông Diệm với Pháp và Bảo Đại bắt nguồn từ đó. Ông ta thất chí, bất mãn từ chức và từ đó chuyển sang hướng chống đối người Pháp và triều đình. Nhưng rồi về sau lại làm “thủ tướng” cho Pháp-Bảo Đại trong chiến tranh Việt – Pháp.

Sau đó ông ta công khai theo người Mỹ. Sự đổi chủ liên tục này cho thấy rằng có lẽ gia đình họ Ngô không muốn đặt lợi ích gia tộc và tôn giáo (Công giáo) dưới lợi ích của các ông chủ. Họ là tay sai, nhưng không phải là những tay sai quá trung thành, ngoan ngoãn, dễ bảo như Bảo Đại hay Nguyễn Văn Thiệu. Đó là một phần nguyên cớ sau này người Mỹ giật dây đảo chính để thay đổi tay sai.

Ngụy quyền Sài Gòn còn là bọn tay sai tàn ác, gây rất nhiều tội ác với nhân dân, chứ không phải là ngụy quyền bù nhìn kiểu ngây ngô chính trị, bị lợi dụng nhưng không gây tội ác, như “Đế quốc Việt Nam” (chính quyền Trần Trọng Kim).

Như vậy chính quyền Sài Gòn là một ngụy quyền, quân đội Sài Gòn là ngụy quân, là những kẻ do Pháp dựng lên và sau đó được Mỹ nuôi tiếp. Còn cơ cấu nhân sự, hệ thống của nó thì không có nhiều thay đổi. Nó là tay sai của Pháp, do bọn thực dân đô hộ Việt Nam trăm năm dựng lên. Như vậy, tay sai của Mỹ cũng chính là tay sai cũ của Pháp.

Nói chung, ngụy quyền Sài Gòn do quân xâm lược chế tạo ra để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của họ. Và ngụy quyền cờ ba sọc chính là như vậy. Bọn họ do Pháp dựng lên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong cuộc chiến giữa Việt Nam và Pháp.

Hiến pháp 1959, chương I điều VII còn ghi rõ: “Nhà nước nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.”

Như vậy, ngụy quyền và ngụy quân Sài Gòn về bản chất còn là một nhóm phản quốc có tổ chức, vi phạm hiến pháp 1959 về tội phản bội Tổ quốc. Theo luật này thì những thành phần này đã phạm tội chống Nhà nước, một Nhà nước Việt Nam do bầu cử toàn quốc mà có. Họ theo giặc xâm lược, chống lại sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

Họ phạm tội phản quốc còn là vì họ đã phục vụ cho quân xâm lược Pháp – Mỹ, chống lại quê hương đất nước, giết hại tàn sát đồng bào hoạt động chống xâm lược, chống sự nghiệp độc lập và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Nếu 2 ông chủ của các ngụy quyền trong vùng tạm chiếm của miền Nam Việt Nam là ai đó tầm thường mà không phải là siêu cường giàu mạnh Pháp – Mỹ, vận động, thúc ép, áp lực, thỏa hiệp cho các đồng minh và đàn em công nhận và thiết lập ngoại giao với “quốc gia” này thì cái “quốc gia” này sẽ không được báo chí truyền thông cánh hữu gọi ưu ái là “Nam Việt Nam”, mà sẽ gọi họ theo đúng định nghĩa thông dụng trong thế kỷ 21: Một tổ chức khủng bố.

Còn theo đạo lý và pháp lý Việt Nam, theo đạo lý dân tộc và luật pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì đây là những tổ chức phản động “tư nhân”, tổ chức phản quốc, bán nước, tay sai bù nhìn của giặc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức trả lời nhiều lần với nhiều báo chí trong và ngoài nước.

chien-tranh-vietnam

Cờ tam tài Pháp và cờ ba que của ngụy quyền Bảo Đại trong chiến dịch Điện Biên Phủ

chientranhvietnam

Trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam, quân đội Pháp – Mỹ dù chiến đấu dưới chiêu bài “bảo vệ đồng minh”, nhưng thực tế chiến cuộc cho thấy họ luôn đẩy “đồng minh” đó ra những nơi nguy hiểm nhất, sử dụng “đồng minh” như một loại bia đỡ đạn.

chien-tranh-viet-nam

Và khi cần di tản thì người Mỹ ưu tiên chạy trước.

Trong cả hai cuộc chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn trao đổi, bày tỏ phản đối, muốn giải quyết vấn đề gì, muốn đề xuất việc gì thì tìm Pháp – Mỹ nói chuyện, những người có thực quyền. Trong hội nghị Paris về Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ đàm phán với Mỹ và chưa bao giờ đàm phán, nói chuyện với bên bù nhìn của Mỹ.

Trong hội nghị Paris về Việt Nam, việc chấp nhận cho Nguyễn Văn Thiệu tham gia tranh cử để thành lập chính phủ liên hiệp 3 thành phần ở miền Nam cùng với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (lực lượng thứ ba) là một sự nhượng bộ lớn về pháp lý và đạo lý chỉ vì đại cuộc.

Như vậy ngay cả hiệp định Paris 1973 cũng chỉ coi chính quyền Sài Gòn như là một thành phần chính trị gần ngang bằng với Chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN và Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, như một phe phái được phép tham gia tranh cử với chính phủ cách mạng lâm thời và lực lượng thứ ba.

Tuy nhiên, sau đó Mỹ-Thiệu đã đơn phương xua quân tấn công những vùng giải phóng và vi phạm gần như tất cả điều khoản trong hiệp định Paris 1973, vậy thì quyền tranh cử của Nguyễn Văn Thiệu cũng không còn nữa. Một ít tư cách pháp nhân, danh nghĩa chính trị của ngụy quyền Sài Gòn theo hiệp định Paris 1973 cũng đã không còn hiệu lực.

Mỹ sau khi đã thành công đưa đại quân khỏi Việt Nam một cách an toàn thì đã cùng Thiệu đơn phương bác bỏ việc tổ chức bầu cử theo hiệp định Paris 1973, và kể từ lúc đó ngụy quyền Sài Gòn càng phơi bày rõ hơn bản chất là một cánh tay nối dài của giặc xâm lược và không còn được coi là gần ngang hàng với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Chính vì vậy, trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, khi ngụy quyền Sài Gòn loay hoay có đến 3 “tổng thống” để xin được thương lượng với Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng đã bị bác bỏ, vì trước đó ngụy quyền Sài Gòn đã từ chối thương lượng, tranh cử công bằng với Cộng hòa miền Nam Việt Nam theo hiệp định Paris 1973 mà Mỹ và họ đã ký vào. Họ đã vi phạm hiệp định nên bây giờ họ không còn tư cách đối thoại, không còn tư cách pháp nhân, vì hiệp định này đã không còn hiệu lực, không còn giá trị nữa.

Ngụy quyền này do thực dân Pháp dựng lên ngay giữa một cuộc chiến tranh xâm lược, trong lúc đã tồn tại Nhà nước do dân bầu ra, nó không thể tự nuôi thân, quân xâm lược buông ra là chết, do đó nó là bất hợp pháp, không chính danh. Do đó, nó bị gọi là “ngụy” (giả) để phân biệt với các quốc gia, nhà nước, chính thể chân chính, chính danh, hợp pháp.

“Ngụy” là một từ gốc chữ Hán, có nguồn gốc từ 2 chữ “Ngụy” trong Hán-Việt: Một là tính từ “ngụy” (偽), có nghĩa là giả, không thật. Ví dụ: Ngụy quân tử (một kẻ giả làm người quân tử), ngụy trang (giả trang), ngụy biện (lý lẽ giả trá), ngụy tạo (giả tạo)…. Hai là danh từ “Ngụy” (魏), dùng để chỉ nước Ngụy thời Chiến Quốc bên Trung Quốc, nhà Ngụy thời Tam Quốc bên Trung Quốc, hay họ Ngụy tại Đông Á, trong đó có Việt Nam.

“Quốc gia Việt Nam” và “VNCH” là ngụy là vì ở miền Nam thực tế không có quốc gia nào cả chỉ là một vùng địa lý bao gồm vùng giải phóng của Việt Nam và các căn cứ quân sự lớn, các khu vực thuộc địa kiểu mới của Mỹ trong vùng tạm chiếm, là nơi sinh hoạt của khoảng 6 triệu người Mỹ và gần 60 vạn quân Mỹ. Nhưng họ mạo xưng là một “quốc gia”.

chien-tranh-viet-nam-1

Vùng biển đặc quyền của người Mỹ. Đa số người dân bị cấm bén mảng đến đây, trừ gái mại dâm và một số người bán hàng rong.

Mặc dù Mỹ vận động, kêu gọi, mua chuộc, áp lực các đồng minh, đàn em công nhận và thiết lập ngọai giao với bọn ngụy này, nhưng dư luận quốc tế, các trí thức quốc tế đã nhận thức rõ đây chỉ là một “nhà nước giả tưởng” (fictive state).

Tiến sĩ James Carter, giáo sư sử học tại Đại học Drew (Mỹ), trong sách Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968, do NXB Đại học Cambridge (Anh) xuất bản năm 2008, đã ghi rõ như sau: “Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ.” và “Từ trước đó, giới chức đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách điền địa, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước giả tưởng ‘Nam Việt Nam’ (fictive state). Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thật về những thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới điểm khi chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không nhờ viện trợ Mỹ.

Như vậy cái gọi là “quốc gia” này không phải là một quốc gia đúng nghĩa, chưa bao giờ hội đủ các đặc điểm, thực lực, giá trị, căn cước của một quốc gia thật sự, của một nước có đầy đủ chủ quyền, có đủ thực quyền độc lập về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.

Vậy thì “quốc gia” đó là đồ giả, mà “giả” thì gọi văn vẻ là “ngụy”. Vì vậy gọi bọn họ là “ngụy” chính là một cách gọi trung thực, trung lập, khách quan, và chính xác nhất, không còn từ nào khác mô tả chuẩn hơn, đúng hơn. Không còn từ nào khác trong tiếng Việt mà mô tả cô đọng đầy đủ hơn, đúng nghĩa hơn bản chất của đối tượng đó.

Dù trung lập thì vẫn nên gọi chính xác bản chất đối tượng. Không thể “trung lập” theo kiểu một người nói “trái đất hình tròn”, người kia bảo “trái đất hình chữ nhật”, hai người cãi nhau, ta vào can rồi bảo “trái đất hình vuông”, thì đó không phải trung lập mà là nói sai sự thật.

Cả dân gian và giới nghiên cứu học thuật gọi ngụy quyền là “ngụy” là xuất phát từ tinh thần tôn trọng sự thật, tôn trọng thực tế lịch sử khách quan, chứ không hẳn là vì ghét họ nên gọi họ là “ngụy” cho hả giận. Đã là một nhà nước hư cấu (fictive state), thì làm sao có thể gọi là một “quốc gia”? Thế nhưng họ mạo xưng như vậy thì đích thị là đồ giả (ngụy) theo pháp lý Việt Nam, cũng như trong lòng dân và đạo lý dân tộc Việt Nam.

3. Các nhân vật “phía bên kia” nói về bản chất cuộc chiến

Rất nhiều chóp bu ngụy, trong đó có cả “tổng thống”, “phó tổng thống”, “thủ tướng”, tướng tá sĩ quan ngụy đã chủ động thừa nhận hoặc lỡ lời hé lộ bản chất bù nhìn của chế độ mình. Trong đó có những người sau này đã không còn chống đối nữa (Nguyễn Cao Kỳ, Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh, Đỗ Mậu, Trần Chung Ngọc….) và cả những người chống cả đời hoặc vẫn đang chống đối (Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Đôn, Đặng Văn Nhâm, Cao Văn Viên, Trần Viết Đại Hưng….). Sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

Trong giai đoạn đấu tranh giằng co với Việt Nam trong hội nghị Paris, khi “tổng thống” Nguyễn Văn Thiệu xin cho mình khỏi phải ký tên vào Hiệp định Paris 1973 vì ông ta nói rằng đây là hiệp định “bán đứng miền Nam cho cộng sản”, thì có một lần tổng thống Mỹ Richard Nixon đã nói với Kissinger: “Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được”.

Và sau đó Thiệu vẫn phải nhịn nhục ký vào hiệp định và ông ta thừa biết dù không ký thì ông ta vẫn sẽ bị gạt ra và hiệp định vẫn sẽ được thông qua, thậm chí ông ta có thể bị gì đó, gương Ngô Đình Diệm sờ sờ trước mắt.

Theo Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của chế độ Sài Gòn, giáo sư đại học Harvard tại Mỹ trong cuốn “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập” (The Palace File) xuất bản năm 1986 thì trong thời điểm đó Mỹ đã nhiều lần gởi thơ yêu cầu, bắt buộc, và đe dọa (thậm chí đe dọa tính mạng) Thiệu phải ký vào hiệp định.

Theo sách “Vietnam, a History” (Việt Nam, một Lịch sử) của nhà sử học Stanley Karnow, do NXB Edition King Press xuất bản năm 1983, khi phóng viên hỏi tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tại sao lại chọn Diệm mà không phải là một nhân tuyển khác, thì Johnson đã trả lời: “Diệm là thằng con trai duy nhất mà chúng ta có ở đó”. Lưu ý thời điểm đó ông Diệm đã là một người trung niên.

Theo hồ sơ được giải mật năm 2010 của Lầu Năm Góc, hồ sơ The Defense Department History of United States Decision making on Vietnam (Lịch sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về những quyết định đến Việt Nam), tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã nói thời còn là Thượng nghị sĩ: “Nam Việt Nam là hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á. Nó là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó”. Hồ sơ còn ghi nhận: “Nam Việt Nam về bản chất là một vật được Hoa Kỳ sáng tạo ra”.

Trung tướng Mỹ Bernard Trainor, từng chinh chiến ở Việt Nam 2 lần, bình luận:“Nhiều người nói rằng chúng ta phải ném bom để đưa miền Bắc về lại thời kỳ đồ đá. Ở mức độ nhất định, chúng ta đã đạt được hiệu quả này, nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu. Có ném bom nữa cũng không ăn thua gì. Tôi thấy cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với cuộc cách mạng của Mỹ. Cũng như các nhà cách mạng Mỹ thời đó, người Việt quyết chiến đến cùng. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định rằng độc lập là thiết yếu. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp giành độc lập.”

Cựu chuyên viên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Ts. Daniel Ellsberg trong cuốn sách “Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers” (Một tưởng nhớ về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc), do nhà xuất bản Viking ấn hành năm 2002, đã cho biết:

“Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, mà chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: Mới đầu là Pháp – Mỹ (1945-1954), sau đến toàn là Mỹ (1954-1975). Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến”.

Cựu quân nhân Chiến tranh Việt Nam, Bruce O. Solheim, giáo sư sử học tại Đại học Citrus, trong sách Vietnam War Era: A Personal Journey (Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam: Một hành trình riêng), do Đại học Nebraska xuất bản năm 2008, đã cho biết: “Việt Minh có được sự ủng hộ rộng rãi của nông dân, là tầng lớp mà người Pháp chưa bao giờ thật sự lấy lòng được. Người Pháp đã chọn Bảo Đại, một hoàng đế cũ của Việt Nam, để đứng đầu một cái mà họ (người Pháp) gọi là ‘Quốc gia Việt Nam’, để đối trọng với nhà nước cộng sản. Nhưng chính thể con rối này đã không thuyết phục được người Việt Nam về tính chính danh của nó.” và “Với tầm nhìn ngắn, chính phủ John F. Kennedy đã phê duyệt cuộc đảo chính và giết Diệm và Nhu, sự kiện này đưa đến một khoảng trống lãnh đạo ở Nam Việt Nam mà hầu như chưa bao giờ được bù đắp. Người Mỹ đã bước vào và tạo ra một chính quyền con rối lệ thuộc (Nguyễn Văn Thiệu).”

Sử liệu “Vietnam, the ten thousand day war”, NXB Thames Methuan, London, xuất bản năm 1982 đã ghi nhận một số câu nói của “tổng thống” Nguyễn Văn Thiệu: “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng ta nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng ta sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!”, “Mỹ còn viện trợ, thì chúng ta còn chống cộng”.

Trong bộ phim tài liệu “Việt Nam – Cuộc chiến 10.000 ngày” (Tập đoàn Truyền thông Canada – CBC sản xuất, đạo diễn danh tiếng Micheal MacLear thực hiện vào năm 1980), phát lại một số video phỏng vấn cũ trong thời chiến, khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, “phó tổng thống” Nguyễn Cao Kỳ đã nói: “Việt Cộng luôn đối xử với chúng tôi như là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ, nhưng rồi chính người Mỹ cũng coi chúng tôi là những con bù nhìn của Mỹ, chứ không phải các nhà lãnh đạo thật sự của người dân Việt Nam”.

Ngoài ra, ông Nguyễn Cao Kỳ khi trả lời trong cuộc phỏng vấn Báo Thanh Niên, số Xuân Ất Dậu, năm 2005 cũng đã thẳng thắn thừa nhận: “Ông Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm ‘kép nhất’. Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.”

Phim tài liệu “Heart & Mind” của đạo diễn Peter Davis, do đài BBC Anh quốc sản xuất năm 1974 và đoạt giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất năm 1975, cho thấy cảnh tướng Nguyễn Khánh cho biết Nhà ngoại giao, Đại tướng Maxwell D. Taylor của Mỹ đã đích thân ra lệnh cho ông ta phải rời khỏi Việt Nam. Thậm chí, Nguyễn Khánh còn lén ghi âm lại lệnh lưu đày của Taylor.

Theo các tướng tá cũ của quân đội Sài Gòn như Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Chánh Thi, và cựu “dân biểu” Lý Quý Chung thì sáng ngày 30/4/1975, tướng tình báo Pháp Francois Vanussème đã tới gặp “tổng thống” Dương Văn Minh và đề nghị kêu gọi Trung Quốc can thiệp để cứu ngụy quyền Sài Gòn đang trong cơn nguy kịch. Tướng Minh vốn đã được Ban Binh vận Trung ương cục miền Nam thông qua em trai Dương Thanh Nhựt (bí danh Mười Ty, đại tá QĐNDVN) và gia đình đã thuyết phục từ trước đã từ khước và nói: “Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã từng làm tay sai cho Pháp, rồi tay sai cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Cộng”.

Nguyễn Văn Ngân Phụ Tá Đặc Biệt TT Nguyễn Văn Thiệu, trong cuộc phỏng vấn nhà báo Trần Phong Vũ trên báo VietWeekly (Mỹ), đã cho biết: “Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng sản hoàn toàn bị phụ thuộc Hoa Kỳ, chúng ta không ở vào vị thế có thể đặt điều kiện với họ. Quân đội Mỹ muốn đến là đến, muốn đi là đi…” “Người Mỹ đã thay thế Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ 19, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một “tiền đồn chống Cộng” tại Đông Nam Á. Người Mỹ đến Việt Nam không vì quyền lợi người Việt Nam mà vì quyền lợi người Mỹ. Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn…. để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ. Chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ đã được sử dụng như lưỡi gươm Damoclès…. chỉ nhằm mục đích làm tê liệt ý chí đề kháng và nô lệ hóa.

Tướng Đỗ Mậu (từng là “phó thủ tướng” ngụy) đã viết về Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu trong phần “Lời Mở Đầu” của hồi ký “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi”, do nhà xuất bản Hương Quê xuất bản năm 1986 ở Mỹ và sau này nhà xuất bản Văn Nghệ tái bản lại cũng ở Mỹ như sau: “Người thì muốn nối dài biên giới Hoa Kỳ từ Alaska đến sông Bến Hải, người thì đào nhiệm bỏ ngũ khi Hoa Kỳ ngưng viện trợ ‘chống Cộng'”.

Tướng Cao Văn Viên là 1 trong 5 đại tướng trong quân đội Sài Gòn. Ông ta giữ chức Tổng tham mưu trưởng quân đội ngụy lâu nhất, từ năm 1965 đến 1975. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Cao Văn Viên chạy theo người Mỹ sống luôn bên Mỹ, qua đời ở tiểu bang Virginia vào năm 2008. Trong hồi ký để lại, ông viết: “Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi!”.

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cựu phụ tá Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, là một trong số 16 nhân vật lãnh đạo chức lớn nhất trong chính quyền Sài Gòn còn ở lại khi Sài Gòn được giải phóng vào tháng 4 năm 1975, đã trả lời đài BBC Việt ngữ vào năm 2010:

“Pháp đã ở Việt Nam 100 năm. Pháp đi sau Hiệp định Genève thì Mỹ lại nhảy vô.

Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay. Ở miề Nam này, đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc đảo chánh – mười mấy lần chứ có ít đâu.

Tụi tôi trong quân đội, học ở Mỹ, học tiếng Mỹ, đi thăm Mỹ… đủ hết. Rồi tụi tôi cũng có nhiều bạn Mỹ rất tốt bụng, nhưng với Mỹ thì tôi vẫn không có bằng lòng. Thậm chí lần đi thăm đại bản doanh Cục Tình báo Trung ương (CIA) bên đó, thấy sợ hơn là thấy thích.

Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao… Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã bỏ miền Nam Việt Nam”.

Trong một số bài viết về lịch sử hiện đại Việt Nam, như bài “30 tháng tư, nhìn lại cuộc chiến ở Việt Nam”, “Tôi đọc bài của Phạm Cao Dương về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, “Vài nét về Cụ Hồ”…. Gs. Trần Chung Ngọc, cựu sĩ quan quân đội Sài Gòn, cựu giảng viên Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, đã viết:

“Nhìn cuộc chiến ở Việt Nam đơn giản chỉ là cuộc chiến giữa lý tưởng ‘tự do dân chủ’ của ‘người Việt Quốc gia’ đối với lý tưởng ‘độc tài sắt máu’ của người Việt Cộng sản là không hiểu gì về cuộc chiến cả. Do đó kéo dài hận thù đối với Cộng sản là một hành động vô trí, bắt nguồn từ cái nhìn rất thiển cận của mình về cuộc chiến. Hiện nay chúng ta có rất nhiều tài liệu về cuộc Chiến tranh Việt Nam vừa qua, gồm cuộc chiến chống Pháp và cuộc chiến chống Mỹ, nhiều đến độ có lẽ không bao giờ chúng ta có thể biết hết và đọc hết. ‘Người Việt Quốc gia’ thường cho ‘Nam Việt Nam’ là ‘đồng minh’ trước hết là của Pháp, rồi sau là của Mỹ, để chống Cộng cho họ. Nhưng sự thật khá đau lòng, trong cả hai cuộc chiến, ‘Nam Việt Nam’ chỉ là tay sai, con cờ của Pháp và Mỹ. Pháp chưa bao giờ coi ‘thành phần quốc gia’ là ‘đồng minh’ của họ. Mỹ còn tệ hơn nữa vì là ông chủ chi tiền”.

“Đối với một thiểu số người Việt lưu vong, thì ngày 30/4/75 là ngày mà họ gọi là ngày ‘mất nước’ làm như miền Nam là nước của riêng họ. Tuy rằng nước vẫn còn đó, và càng ngày càng phát triển, ngày nay đã vượt trội hẳn cái ‘nước’ của họ khi xưa mà thực ra chỉ là cái ‘nước’ nằm trong sự chi phối của những đồng đô la viện trợ và sự chỉ đạo của các quan Toàn Quyền như Nolting, Lodge, Martin”.

“Không phải là sau Hiệp định Genève Mỹ mới can thiệp vào Việt Nam mà Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam từ trước đã lâu. Mỹ đã đồng lõa với thực dân Pháp trong mưu toan tái lập nền đô hộ của Pháp trên dân Việt Nam. Những người thực sự tin rằng Mỹ là ‘đồng minh’ của ‘Nam Việt Nam’, muốn giúp dân Việt Nam để chống lại Cộng sản, để cho dân Việt Nam, hay ít ra là dân miền Nam, được tự do dân chủ, nên nhớ kỹ rằng chính Mỹ đã đài thọ hơn 80% chiến phí cho Pháp trong cuộc chiến tiền-Genève, từ 1945 đến 1954, để Pháp tái lập nền đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở lại vòng nô lệ Pháp, trong khi Mỹ đã biết rõ chế độ thực dân Pháp đối với dân Việt Nam là như thế nào. Lịch sử Việt Nam sẽ lên án hành động đế quốc thực dân này. Nếu chúng ta coi Pháp là quân xâm lăng thì Mỹ cũng là kẻ xâm lăng không kém. Chỉ sau khi Pháp thất trận Mỹ mới đưa ra chiêu bài giúp Việt Nam, bảo vệ nền tự do (sic) của Nam Việt Nam trong khi, như chúng ta đã biết, theo Hiệp định Genève về Đông Dương, Nam Việt Nam không phải là một quốc gia độc lập mà chỉ là một vùng rút quân của Pháp và những lực lượng quân sự dưới quyền Pháp, trong đó có lực lượng “Quốc gia”, chờ ngày Tổng Tuyển Cử trên toàn thể đất nước vào năm 1956″.

“Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không “Quốc gia” không Cộng sản, không Nam không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc. Khía cạnh tích cực nhất của ngày 30/4/75 là trên đất nước không còn cảnh bom đạn, cảnh đồng bào bắn giết nhau, và nhất là đất nước đã vắng bóng quân xâm lược”.

Trong bài tham luận “Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam Năm 1975” của tác giả Trần Viết Đại Hưng, một cựu sĩ quan ngụy, bạn thân của tướng ngụy Nguyễn Chánh Thi, và hiện đang hoạt động chống cộng sản ở Lawndale, Mỹ, đã viết:

Thiệu và Kỳ sẽ còn bám víu quyền lực nếu ngày nào còn viện trợ của Mỹ mà thôi. Công tâm mà nói, đúng ra vào những ngày cuối tháng 4/1975, Nguyễn Cao Kỳ tính làm một cuộc đảo chánh chính phủ Dương văn Minh mới thành lập để đối đầu với Bắc quân. Dĩ nhiên là người Mỹ biết chuyện đó và trùm CIA ở Saigòn lúc đó là ông Polgar đã cảnh cáo Kỳ là không được lộn xộn, Kỳ nghe như thế thì riu ríu vâng lời vì đã nhiều năm làm việc với người Mỹ, Kỳ hiểu rằng nếu cứng đầu, bướng bỉnh cãi lại Mỹ thì chỉ mang họa vào thân.

Trước đây khi ép buộc Tổng thống Thiệu ký Hiệp định Paris về Việt Nam vào tháng 1 năm 1973, Tổng thống Nixon cũng gửi nhiều bức thư cho Thiệu, cảnh cáo Thiệu là nên nghe lời Mỹ mà ký, chứ nếu không thì sẽ chịu số phận thê thảm của Tổng thống Diệm. Những lời hù dọa này đã có kết quả: Nguyễn văn Thiệu đồng ý ký vào Hiệp định Paris về Việt Nam dù bản thân Thiệu cũng biết đây là hiệp định bán đứng miền Nam cho Cộng sản. (Xin đọc kỹ cuốn sách Hồ sơ mật Dinh Độc Lập của tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng để coi lại những bức thư mà Nixon viết cho Thiệu nhằm thuyết phục và hăm dọa Thiệu ký)”.

“Việt Nam Cộng hòa chiến đấu chống Cộng sản trong suốt 21 năm (1954-1975). Miền nam được sự bảo trợ kinh tế và quân sự của Mỹ, tiếc rằng Mỹ không đóng vai trò một đồng minh tin cẩn, nhiệt thành mà Mỹ là hiện thân của một ông chủ thô bạo, tiền hậu bất nhất để rồi mới đưa đến thảm kịch 30/4.

Mỹ thất bại với Việt Cộng là vì đánh giá quá thấp khả năng chiến đấu của Việt Cộng, đã không làm tròn vai trò đồng minh với Việt Nam Cộng hòa mà chỉ độc đoán điều hành sắp đặt mọi việc. Người lính Mỹ mắt xanh mũi lõ có mặt trên đất nước Việt Nam cũng không khác gì hình ảnh của lính Pháp viễn chinh ngày xưa. Thêm vào đó, Mỹ không muốn tìm một người lãnh đạo quốc gia có tư cách để cùng chống Cộng vì những người này đôi khi xung khắc với đường lối của Mỹ, cho nên Mỹ chỉ muốn tìm tay sai để sai bảo cho dễ và những tên tay sai thì thường mất tư cách, tham nhũng, làm suy yếu tiềm năng chống Cộng. Viện trợ của Mỹ trước đây đổ vô miền Nam như đổ vô cái thùng không đáy vì tệ nạn tham nhũng mà đứng đầu là vua tham nhũng Nguyễn Văn Thiệu”.

oOo

Và đó là những quan điểm khác nhau của nhiều tầng lớp, chức vụ khác nhau trong chính phủ, quân đội Hoa Kỳ và chính quyền, quân đội Sài Gòn, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù lỡ miệng nói hớ hay thật thà thừa nhận, dù là quan điểm tiêu cực, phá hoại hay quan điểm tích cực, xây dựng v.v. cũng đều nói lên bản chất của ngụy quyền và ngụy quân Sài Gòn.

Không gì rõ ràng hơn là chính họ nói về họ, chính họ nói về nhau, quân nhân Mỹ nói về bản thân họ và nói về “đồng minh” của họ, quân nhân ngụy nói về bản thân họ và nói về “đồng minh” của họ. Và họ nói những điều đó cả trong cuộc chiến và sau cuộc chiến.

chientranhvietnam12

Các hoạt động khiêu dâm với nhiều hình thức đa dạng nhằm giúp giải tỏa căng thẳng cho binh lính Mỹ trong những vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam.

4. Những trí thức bên ngoài chính phủ Mỹ nói về cuộc chiến

Không chỉ những nhân chứng bên trong chính phủ và quân đội Mỹ nói lên bản chất cuộc chiến, mà những học giả, trí thức bên ngoài cũng nói những luận điểm tương tự như họ. Sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

Trong sách Understanding Power: The Indispensable Chomsky (Nhận diện quyền lực: Chomsky và những điều không thể bỏ qua), do NXB Vintage phát hành năm 2003, nhóm tác giả Mitchell Schoeffel, Peter Schoeffel và John Schoeffel đã phỏng vấn nhà tư tưởng, nhà sử học, khoa học, triết học nổi tiếng người Mỹ Ts. Noam Chomsky, người được hàng trăm học vị danh dự từ các trường đại học trên thế giới, trong đó có những trường danh giá như Harvard (Mỹ), Cambridge (Anh), Columbia (Mỹ) v.v.. Trong cuộc nói chuyện, Chomsky đã bàn về sự “ăn ngang nói ngược” của truyền thông chính thống Mỹ (mainstream media), chính phủ Mỹ kéo quân tấn công những vùng giải phóng ở miền Nam mà lại đưa tin rằng họ đang “bảo vệ miền Nam”, như sau:

“Giống như chúng ta nói “bảo vệ” miền Nam Việt Nam. Trong suốt ba mươi năm tôi đã nghiên cứu rất sát sao nhưng chưa bao giờ thấy trên các phương tiện truyền thông một cụm từ nào có ý nói rằng không phải chúng ta đang bảo vệ miền Nam Việt Nam, và rằng chúng ta đang tấn công miền Nam Việt Nam. Chúng ta tấn công miền Nam Việt Nam rõ ràng như bất cứ cuộc xâm lược nào trong lịch sử.”

Trong buổi nói chuyện trước Ủy ban đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ với chủ đề “Nguồn gốc, nguyên nhân và bài học trong chiến tranh Việt Nam”, được ghi lại trong biên bản của Thượng viện Hoa Kỳ, Ts. Noam Chomsky đã nói rõ:

“Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ này không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp”.

Trong cuốn The Vietnam War and American Culture (Chiến tranh Việt Nam và văn hóa Mỹ), Đại học Columbia xuất bản năm 1991, hai đồng tác giả John Carlos Rowe và Rick Berg đã ghi lại lời của Ts. Noam Chomsky như sau:

“Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến căn bản là sai lầm thất đức ngay từ căn bản, chứ không chỉ là “một lỗi lầm”.

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 nạn nhân được cho là “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia cắt bởi Hiệp định Genève về Đông Dương mà Mỹ phá ngầm.

Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại tập trung, nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, dây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ.

Mỹ tuyên bố là đã được “mời đến”, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác: “Một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.” Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là khó khăn cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống miền Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân loại trên khắp Đông Dương.”

Giáo sư sử học Đại học Tiểu bang Sam Houston James Stuart Olson là một tác giả có tên tuổi, trong sách Historical Dictionary of the 1970s (Tự điển lịch sử của thập niên 1970), NXB Greenwood phát hành năm 1999, ông đã viết như sau: “Tuy nhiên, lực lượng hoạt động đằng sau Chiến tranh Việt Nam lại là một phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo, phong trào đã đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954 và phá tan đế quốc Pháp ở Đông Dương. Người Việt đã chiến đấu 2000 năm chống ngoại xâm – trong đó có Trung Quốc, Nhật, và Pháp – và đa số người Việt coi người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của giặc ngoại xâm trên quốc gia của họ.”

Nhà báo Erwin Knoll và William McGaffin trong sách Anything But the Truth: the Credibility Gap-How the News is Managed in Washington (Tất cả ngoài sự thật: Khoảng cách uy tín về cách quản lý thông tin ở Washington) do G. P. Putnam’s Sons xuất bản năm 1968, đã nhận định: “Ngay từ phút đầu, khi Mỹ mới can thiệp vào Đông Dương, chính sách của Mỹ trước sau như một: Kiên quyết theo đuổi mục tiêu là thiết lập tại Đông Dương một ‘pháo đài của thế giới tự do’, nghĩa là một tiền đồn của chủ nghĩa đế quốc.”

Thiếu Long

—————————————————————-

Cùng một bài viết:

Kỳ 1: Bản chất một cuộc xâm lược không thể biện minh
Kỳ 2: Con đường gian nan đến ngày toàn thắng
Kỳ 3: 30/4/1975, ngày toàn thắng của dân tộc Việt Nam
Kỳ 4: Tổng kết Chiến tranh Việt Nam

25 thoughts on “Toàn cảnh Chiến tranh Việt Nam – kỳ 1

  1. Pingback: Toàn cảnh Chiến tranh Việt Nam – kỳ 2 | Chiến tranh Việt Nam

  2. Pingback: Toàn cảnh Chiến tranh Việt Nam – kỳ 3 | Chiến tranh Việt Nam

  3. Pingback: Toàn cảnh Chiến tranh Việt Nam – kỳ 4 | Chiến tranh Việt Nam

  4. Các dẫn chứng và nhận định rất chính xác về toàn cảnh chiến tranh Việt Nam cho thấy đây không phải là cuộc nội chiến nam bắc như các bác vnch chống cộng nhồi nhét, nhồi sọ con cháu và tự tẩy não để xóa bỏ mặc cảm tội ác bán nước phục vụ cho quân xâm lược.

     
    6
     
    0
     
    Đánh giá

  5. Pingback: Miền Nam Việt Nam là Thành đồng Tổ quốc | Chiến tranh Việt Nam

  6. Minh la ng viet ma ko hjeu thj buon.Ng nuoc khac ho con hjeu.Du ngon ngu bat dong.Chat doc da cam huy hoai ng viet.Bao the he phai chiu.Chang ai cho ko ai cai j.Ho Cho tien de ban nuoc.La ke no le ma thoi.Co co nhjeu ng tot xau ko ton tai dc lau.

     
    0
     
    0
     
    Đánh giá

  7. Pingback: Toàn cảnh Chiến tranh Việt Nam – kỳ 1 | MY VIETNAM

  8. Pingback: Toàn cảnh Chiến tranh Việt Nam – Kỳ 1: Bản chất một cuộc xâm lược không thể biện minh | MY VIETNAM

  9. Pingback: Toàn cảnh Chiến tranh Việt Nam – kỳ 3 | MY VIETNAM

  10. Pingback: Chiến tranh Việt Nam: Vì sao nói “nhà Ngô” là “tam đại Việt gian”? | Chiến tranh Việt Nam

  11. Pingback: 7 điểm khác biệt cơ bản giữa chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên | Chiến tranh Việt Nam

  12. Pingback: Toàn cảnh lịch sử bành trướng lãnh thổ nước Mỹ | Chiến tranh Việt Nam

  13. Pingback: Chiến tranh Việt Nam và những số liệu ấn tượng | Chiến tranh Việt Nam

  14. Pingback: Việt Nam đã “lọt vào mắt xanh” của Mỹ từ bao lâu và như thế nào? | Chiến tranh Việt Nam

  15. Pingback: Kháng chiến chống Mỹ: Không thể bỏ cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền” | Chiến tranh Việt Nam

  16. Bài tổng hợp tổng kết khá hay, rất đầy đủ, tổng thể. Muốn hòa hợp dân tộc và hòa giải quốc tế nhất là với ông Mỹ thì càng phải trung thực với lịch sử, không được thập thò lấp ló về lịch sử, che giấu tội ác, lấp liếm tội ác chiến tranh Mỹ ngụy.
    Còn “phía bên kia” thì nếu thật lòng muốn hòa hợp thì ngưng ngay trò bệnh hoạn thủ dâm ba que lại, thủ dâm chính trị, thủ dâm lịch sử, ăn mày quá khứ nhục nhã, hèn nhát, tội ác man rợ, tội ác chiến tranh của Mỹ ngụy. Ngày nay mà còn Lấy nhục làm vinh, Lấy Điều Nhục Nhã Làm Điều Vinh Hạnh, quang vinh, thì chỉ càng nhục càng thêm nhục, càng thêm nhục nhã mà thôi.

     
    0
     
    0
     
    Đánh giá

  17. Tóm lược 15 nhận định của các nhân chứng lịch sử:
    Phiá Cộng Sản và thân Cộng Sản :
    1-Hồ Chí Minh :
    Hồ Chí Minh van xin Khâm sứ Pháp để tìm việc làm cho cha :
    …Thôi thúc bởi tình yêu của đứa con, tôi dám xin Ngài vui lòng thuận cho cha tôi một công việc như là thừa biện ở các Bộ hay Huấn đạo giáo thư (?) để, dưới tấm lòng nhân hậu cao cả của Ngài, ông ấy có được kế sinh nhai”
    Hồ Chí Minh chọn Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản:
    “Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều là Đệ Tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ Tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Đệ Nhị Quốc tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa. Vì vậy tôi đã bỏ phiếu tán thành Đệ Tam Quốc tế.
    Hồ Chí Minh xin được học trường làm quan cai trị cho thực dân Pháp:
    “Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Ðịa….”
    Một bất hạnh cho đất nước Việt Nam, khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa ngoại lai vào áp dụng thay vì các chủ nghĩa yêu nước của Dân Tộc:
    “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
    mạng vô sản”.
    Lời của tên đầy tớ nói với tên đồ tể Stalin:
    Đồng chí Stalin kính mến !
    Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam . Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của 2 đồng chí Liu Shaoshi và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này. Kính gởi tới đồng chí lời chào cộng sản.
    Bằng chứng Hồ là tay sai của QTCS ngay sau khi kết thúc trận chiến tại Điện Biên Phủ năm 1954, trong cuộc họp mừng chiến thắng, chính ông Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước hội nghị “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ..”
    2-Phạm Văn Đồng :
    Phạm Văn Đồng công nhận sự bất mản của đồng bào đối với đảng Cộng Sản Việt Nam:
    “Tôi cho rằng cái nhà của chúng ta hiện nay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn, làm cho quần chúng nhân dân phẫn nộ một cách chính đáng. Trong tình hình như vậy, việc chúng ta phải đặt lên hàng đầu công tác quét cái nhà của chúng ta, quét dọn mọi rác rưởi và dơ bẩn, làm cho nó ngày càng sạch sẽ, có như vậy chúng ta mới có môi trường và cơ hội thuận lợi để làm tốt các công tác khác.”.
    “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958”.Tức là công nhận Hoàng Trường Sa là của Trung Cộng
    Sự bất lực của Phạm Văn Đồng:
    “ Tôi làm Thủ tướng hơn ba chục năm , nhưng ngay cả quyền bổ nhiệm một thành viên của Chính phủ tôi cũng không có thực quyền”.
    Ông Phạm Văn Đồng còn thẳng thắn nhận định sự tệ hại của đảng CSVN :“Chúng ta thường được báo cáo rằng chất lượng tổ chức của Đảng và đảng viên là trong sạch chiếm đến 70-80%. Nhưng thật sự đâu có vậy, đảng viên một phần không nhỏ không có phẩm chất chính trị, tư tưởng và tác phong của người cộng sản.”
    Phạm Văn Ðồng tuyên bố ( lời nói dối vĩ đại) với phóng viên nước ngoài: “Chẳng ai lại có cái ý nghi ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính miền Nam”.75
    3-Võ Nguyên Giáp:
    Võ Nguyên Giáp kể lại chiến dịch Điện Biên do sự chỉ huy của đoàn cố vấn Trung Quốc như sau:
    “Tôi mở bản đồ trình bày về tình hình địch, những lục lượng của ta tham gia chiến dịch, rồi nói về phương án tác chiến, những lý do mở đầu chiến dịch bằng đánh Đông Khê. Trần Canh – sang thay đồng chí La Quý Ba đã về nước – nhìn trên bản đồ, hỏi về binh lực, điạ hình , công sự phòng thủ của địch tại Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, rồi nói: “…Đánh Đông Khê để kéo viện binh địch lên đánh là chiến thuật “đánh điểm diệt viện” giải phóng quân Trung Quốc thường dùng trong chiến tranh chống quân Tưởng. Việt Nam nên vận dụng nhiều chiến thuật này..”
    Võ Nguyên Giáp thú nhận: “Nhân dân tỉnh Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã hết lòng đóng góp lương thực cho chiến dịch. Những đoàn xe vận tải của quân giải phóng Trung Quốc chạy thâu đêm cả tháng ròng trên những con đường cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc. Tính đến hết năm 1950, ta đã tiếp nhận của Trung Quốc: 1200 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang, quân dụng, 2634 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng dụ quân y, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu. Viện trợ của Trung Quốc là nguồn cung cáp quan trọng và hiệu quả cho chiến dịch!”
    “Ngày đầu xuân Giáp Ngọ – 1954 – tôi sang lán của đồng chí Vi Quốc Thanh chúc Tết đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải tiếp tục ăn một cái Tết ỏ ngay mặt trận. Đồng chí Vi vui vẽ chúc mùng. Đồng chí cho biết: sau khi phân tích rõ về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta, các cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch
    Qua lời kể đó, chính Giáp đã nhìn nhận rằng chính các cố vấn quân sự Trung Quốc, trong trường hợp này là Vi Quốc Thanh đã chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch trong trận Điện Biên Phủ. Một trong những sự thay đổi đó là đánh bằng giao thông hào. Nghĩa là Giáp chỉ là công cụ thi hành tất cả những chỉ đạo do đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đưa ra mà thôi, chứ tài quân sự của Giáp hoàn toàn không có.
    Giáp chỉ biết thâu tóm tất cả các ý kiến đó rồi đem đến trình bày lại với Vi Quốc Thanh những điều đã thảo luận, chứ mặc nhiên cá nhân của Giáp hoàn toàn không có ý kiến gì hết. Giáp kể: “Tôi thấy cần gặp trưởng đoàn cố vấn quân sự của bạn , hy vọng sẽ có sự đồng tình: lưạ chọn phương án “đánh nhanh thắng nhanh”. (17)
    4-Lê Duẩn :
    1-Lê Duẩn chủ trương ém quân, chôn dấu vũ khí trong thời điểm 1954 với ý đồ tấn công xâm lược Miền Nam ngay khi Hiệp Định Genève còn chưa ráo mực.80 htttp://www.library4vn.com/index
    2- Lê Duẩn một con người chủ chiến và hiếu sát: Thành phần ít học nhưng có nhiệt tâm theo chủ nghĩa Cộng sản, bản chất cộc cằn, cục mịch và hiếu sát81qua chủ trương đưa đi “học tập Cải tạo” thực tế là bỏ tù hàng trăm ngàn sĩ quan và quân chính VNCH. Sự kiện trả thù nầy đã khiến cho hàng trăm ngàn gia đình ly tán và hàng trăm ngàn tù Cải Tạo chết trong tù.82
    3-Trong Bộ Chính Trị đảng CSVN chính vì áp lực của Duẩn mà phe chủ chiến đã thắng thế để tấn công vượt vĩ tuyến vào Miền Nam ,trong khi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chủ trương thận trọng không vội vàng trong cuộc xâm lăng Miền Nam.83
    4-Lê Duẩn là kẻ ra lệnh sát hại các tướng lãnh, các đối thủ chính trị khác với ông ta.~ Nhiều bằng cớ cho thấy Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã khuynh đảo BCT và ra tay sát hại các tướng lảnh, cán bộ không cùng phe cánh.
    http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=15050
    5-Trường Chinh :
    Trường Chinh với đầu óc nô lệ ngoại bang, hô hào bỏ chữ Quốc Ngữ để dùng chữ Tàu, bỏ Tây Y mà chỉ dùng Đông Y thôi:
    “ Hỡi đồng bào thân mến !
    Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào !
    Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế.
    Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
    Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Ðế quốc phương Tây đem qua xứ ta !Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tầu danh tiếng khắp cả hoàn cầu .
    Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v…”
    Trường Chinh
    Tổng thư ký đảng Lao Ðộng
    Tóm lại trong chức vụ Trưởng Ban Chỉ Đạo Trung Ương CCRĐ, Trường Chinh người thừa hành chỉ thị của Hồ Chí Minh, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong các tội ác diệt chủng do chính Trường Chinh và lũ thuộc hạ đã sát hại trên 200.000 nông dân vô tội. Giết lầm là 172.008 nạn nhân
    6-Võ văn Kiệt:
    Võ Văn Kiệt cũng đã có ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến[8], ông nói: “chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng”[9].
    Về việc bầu cử đại biểu Quốc hội ông cũng có nhận định: “Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ”[9].
    “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả[4] “ tuyên bố như thế nhưng thực tế Kiệt chính là tên độc tài, khát máu:
    “Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào[8]”
    Không ai chọn cửa mà sinh ra![24]””
    Võ Văn Kiệt tuyên truyền một đàng, làm một nẻo: “Gọi họ là “ngụy” mà chúng ta phải học hỏi nơi họ thì nghe kỳ quá.”
    “Trên chặng đường mới này của đất nước, hơn bao giờ hết cần giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ”
    “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”
    7-Trần Văn Giàu
    Trần Văn Giàu nhận định: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân; riêng lực lượng của Đảng không làm nổi cách mạng; phải có sự tham gia, sự nổi dậy của hàng triệu đồng bào”[9
    Trần Văn Giàu được cử làm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, phát lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến.
    Đêm qua thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa.
    Ngày 2 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc.
    Độc lập hay là chết!
    Tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái hãy cầm võ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược.
    Ai không có phận sự do Ủy ban kháng chiến giao phó, thì hãy lập tức ra khỏi thành phố. Những người còn ở lại thì:
    – Không làm việc, không đi lính cho Pháp.
    – Không đưa đường, không báo tin, không bán lương thực cho Pháp. Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt.
    -Hãy đốt sạch, phá sạch các cơ sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp.
    Sài Gòn bị Pháp chiếm phải trở thành một Sài Gòn không điện, không nước, không chợ búa, không cửa tiệm.
    Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp, tiêu diệt tay sai của chúng.
    Hỡi anh em binh sĩ, dân quân, tự vệ! Hãy nắm chặt vũ khí trong tay xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước.
    Cuộc kháng chiến bắt đầu!
    Sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945
    CHỦ TỊCH ỦY BAN KHÁNG CHIẾN NAM BỘ”
    Ở Việt Nam, ông Trần Văn Giàu, một sử gia lão thành đã từng lăn lộn lâu đời giữa chồng sách vở kinh điển của chủ nghĩa Marx-Lênin, mới đây đã thú nhận: «Nhà nước nó sinh ra nhiều vấn đề ghê gớm lắm mà tất cả những nhà khoa học, trong đó có tôi, không đủ can đảm để nghiên cứu. Tại làm sao những người cách mạng và kháng chiến như chúng ta lại xây dựng một nhà nước quan liêu không ai bằng, một tỉnh Thanh Hóa đông nhân viên hơn toàn bộ Ðông Dương thời Pháp thuộc, một nhà nước lạ lùng như thế, rồi cả nước Việt Nam này cũng tương tự, thì lấy cái gì mà nuôi nhà nước. Tạo ra nó mà để cho nó nghèo thì nó ăn trộm, trả cho nó mức lương chết đói thì nó phải bóc lột nông dân; tôi đã bảy mươi mấy tuổi đời nhưng chưa thấy thời kỳ nào mà người nông dân nghèo như bây giờ (…) Tại làm sao? Vì phải nuôi cái bộ máy nhà nước to quá!» (Tuổi Trẻ, 27-10-1988).
    Cái thảm kịch ở đây là hai tầng áp bức. Ông Giàu viết tiếp: «Cái bộ máy đó, nó đè nặng trên nông dân và công nhân» (trí thức xã hội chủ nghĩa nữa chứ!).
    «Ăn trộm» và «bóc lột» , cái bộ máy đó, vẫn theo lời ông Giàu, còn «không có hiệu lực». Và đây là một bi hài kịch đích thực. «Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý» – thực chất của cái hợp đồng chính trị chạy làng này là chuyện Thằng Mù Cõng Thằng Què tân thời. Thằng què «lãnh đạo», còn mắt nhưng tim óc cũng đã mù lòa, nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn những kẻ thù cần phải tiêu diệt, lại mắc bệnh chủ quan không phân biệt nổi mộng với thực, chỉ vẽ rặt những đường tắt láo lếu; thằng mù «quản lý» bước đi của cả cặp, cứ cả tin y theo lời hướng dẫn mà «tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc» vào toàn những chỗ chết.
    «Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước» …
    «Bây giờ phải sửa nó như thế nào?»

    Để kết luận về giai đoạn này, có thể nói là để nắm giữ quyền lực riêng về cho đảng Cộng sản Đệ Tam, Trần Văn Giàu đã nhẫn tâm sát hại hầu hết một thế hệ những nhà ái quốc, cách mạng ở Nam Bộ, làm tiêu hao tiềm lực cuộc đoàn kết kháng chiến thuở ban đầu. Trong một cuộc gặp gở sau này với Trịnh Hưng Ngẫu ở Thái Lan, Trần Văn Giàu còn cho ông Ngẫu biết là y chưa hoàn tất việc thanh toán các nhân vật còn có tên trong sổ đen của y. Nhà văn Pháp Michel Tauriac, nghiên cứu về Việt Nam, trong quyển Viet Nam, Le dossier noir du Communisme(Hồ sơ đen Việt Cộng), đã gọi Trần Văn Giàu là “tên sát nhân cũ của Việt Minh ở Nam Việt Nam” (Trân Van Giau, l’ancien assassin viet minh du Sud-VietNam, sách đã dẫn, nxb Plon, 2001, trang 103).
    Trần Văn Giàu bị bắt và đã khai với bồi thẩm Trần Văn Tỷ khiến 167 đồng chí bị bắt, khi các đồng chí trong tù trách cứ thì Giàu đã thanh minh: “Mật thám mà đánh tôi chết thì đảng mất đi một thủ lãnh. Tôi khai như vậy, khỏi bị đòn, các đồng chí mỗi người lãnh ít năm tù để trả giá cái mạng sống của tôi”.
    Chỉ trong vòng có 2 tháng trời, giành quyền đại diện dân chúng miền Nam, Việt Minh đã biến tình đoàn kết thành nội thù. Các vụ giết người mờ ám, các vụ khủng bố đẫm máu…đã làm cho dân miền Nam thức tỉnh. Phi nghĩa và làm mất thế đoàn kết ngay khi Việt Minh ra lịnh đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình của Phật Giáo Hòa Hảo tại Cần Thơ.
    Trần Văn Giàu chủ trương tiêu diệt các đảng phái không theo Cộng Sản :
    – Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hãy tiêu diệt bọn “phản động”, “Việt gian” với bất cứ giá nào.
    Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc :
    – Tại sao độc lập rồi mà còn giết nhiều người tài đức, có uy tín ? Trần Văn Giàu trả lời :
    – Cách mạng làm gì có đức ? Ai làm cách mạng mà không giết người ?
    8-Trần Quốc Vượng:

    Là một trong tứ trụ triều đình trong ngành sử học (Lâm, Lê, Tấn, Vượng) ông có được sự can đảm hơn các đồng sự khi dám phô bày một số sự thật về Hồ Chí Minh, nhưng trước sự tàn ác của CSVN trong chiến tranh, ông chưa hề đụng đến! Mà ông chỉ thiên về nghiên cứu sử, văn hoá sử. Trước hàng triệu sanh linh bị sát hại trong cuộc chiến VN, trách nhiệm của một trí thức VN đâu chỉ có thế là đủ.
    “ Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam, từ trí thức đến người dân quê, lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi “về với Các Mác, Lê-nin” năm 1969”.

    “Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đã trở thành “huyền thoại”.

    9-Nguyễn Văn Trấn:
    Chính ông là người lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền thành phố Saigon ngày 25-8-1945. Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9, giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc. Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương .Ông là đại biểu quốc hội “thứ nhất và duy nhất của vùng Saigon Gia Định”. Nhưng 26 năm ở miền Bắc quyền hạn và ảnh hưởng của ông càng ngày càng giảm sút. Sau 1975 ông trở về Nam sống thanh đạm như một người ngoài cuộc. Sau này ông là xứ ủy viên rồi phó bí thư Nam bộ (1), giám đốc công an Nam Bộ. Tác giả của tập sách được một số báo ở hải ngoại ca tụng “Viết cho mẹ và quốc hội”, thì đồng bào trong Nam còn ai xa lạ gì tội ác của ông này. Trấn đã giết hàng ngàn người vô tội bị hắn kết án là Việt gian đến nỗi hắn được đồng bào đặt cho hỗn danh là “hung thần Chợ Đệm”.
    “Cho nên không sợ quá trớn. Có quá trớn mới bớt lại mà ngay được. Đấu tranh ruộng đất là một cuộc cách mạng kinh thiên động địa. Trong một cuộc đảo lộn lớn lắm của cuộc sống, có người chưa quen họ kêu. Không có gì lạ cả. Ta đánh họ đau mà họ không kêu đó mới đáng lấy làm lạ chớ!”
    Những điểm “độc hại ” trong “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”của Nguyễn Văn Trấn bị CSVN lên án:
    1- Lên án những sai lầm và tội ác của đảng Cộng Sản VN và bôi nhọ một số cán bộ chủ chốt của đảng.
    2- Phản đối việc thống nhất đất nước và đề xuất tư tưởng về liên bang VN, về chính phủ miền Nam.
    3- Phản đối việc đàn áp tôn giáo và ca ngợi đạo Ki-Tô và kêu gọi trở về với tôn giáo.
    4-Phản đối bóp nghẹt tự do dân chủ, đòi tự do báo chí tuyệt đối, đòi cho ra lại tờ “truyền thống kháng chiến.”
    “Đây mới là thí điểm, nó đòi ta làm hồ sơ trong từng xã. Một xã có từng này bần cố nông thì theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng này địa chủ.
    “Độc giả ơi! Anh mà hỏi tôi (dầu cho hồi ấy) có tin những lời thánh thần ấy hay không là anh chửi cha tôi. Tôi giận trong lòng, sao họ khinh miệt dân ta đến như vậy.” (trang 166-167)
    Nguyễn Văn Trấn đã để trong ngoặc đơn lời than đau đớn về cải cách ruộng đất:“(…Ôi bằng cải cách ruộng đất, các ngươi đã giết bao nhiêu mạng người!) ” (trang 197)
    Một trăm trang sau ông viết: “Tội ác của cải cách ruộng đất thì nói sao cho xiết.” Và: “Mình phải thay trâu mà kéo cầy nhưng vẫn tin như thật: có cơm chan nước mắt mà lùa là nhờ ơn đảng, ơn Bác.” (Trang 268)
    * Ngoài cái tội giết người, cải cách ruộng đất còn bị Nguyễn Văn Trấn kết tội phá tan hoang kinh tế:
    “…Người nông dân đốt mía làm củi đem bán (ở Hà Đông, MV). Cải cách ruộng đất làm cho sản xuất như trẻ con đứng chựng. Rồi cải tạo tư sản đánh cái đòn của nó làm cho kinh tế hóa ra cái gì lúc ấy không có lời văn tả, vì nhân văn giai phẩm đã bị đánh quẹp”
    “Tôi sẽ thưa: – Luật ấy có ác nhơn, cũng tại người làm. Nè nghe má. Có lần anh chị em Nam Bộ “đại biểu” biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cách ruộng dất giết người như vậy?” Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi và nói:
    – Đ. m., tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?” (trang 266-267)
    “Thật ra sự học tập chỉnh huấn đã làm cho người Cộng Sản thơ ngây ngày xưa thấy: “học rồi mình chẳng còn ra con người nữa.” (trang 172-173)
    * Về sự tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Quốc trong khoảng thập niên 60, Nguyễn Văn Trấn ghi nhận: “Ông Hồ chung thủy với Liên Xô mà đồng thuận với chiến lược hòa bình. Nhưng ông không đồng thuận được với đảng (đảng mà ông tổ chức và giáo dục). Nó đem ông ra mà làm tình làm tội. Cái đó ít ai biết. Tôi biết và sẽ nói đây….(trang 325)
    NVT đã lên án chế độ bằng những lời lẽ không kiêng nể: “Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay thật nói không hết…” (trang 345)
    * Ông gọi những Nguyễn Hộ, Hồ Hiếu, Đỗ trung Hiếu và linh mục Chân Tín là “tử nạn của chế độ khi vui thì bắt, khi buồn thì tha”.(trang 366)
    Về tình trạng tha hóa của giai cấp công nhân, Nguyễn Văn Trấn khẳng định kẻ trách nhiệm chính là đảng chứ không phải họ: “Chúng ta thường phê phán giai cấp công nhân tha hóa, nhưng quên rằng chính Đảng, Nhà nước vô sản của ta đã làm tha hóa giai cấp công nhân” (trang 384)
    “Về quyền tự do báo chí mà điều 67 của hiến pháp đã quy định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình …phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội.” Ông viết: “Đã nói tự do báo chí sao lại phải xin phép? Chúng tôi rất khó hiểu về quan niệm tự do của các anh. Đã xin phép thì không còn gì là tự do.” (trang 390)
    “Chế độ cai trị thuộc địa mở mang đầu óc cho dân tộc sống quá lâu dưới chế độ phong kiến lạc hậu. Và người Saigon cũ, dân Nam Kỳ, sống với chế độ thực dân, đã có sự giác ngộ chính trị đạt được trình độ chín muồi rất sớm.(4) Bắc Hà như Trường Chinh, Lê Đức Thọ không thấy những giá trị dân chủ mà nước Pháp sớm đem cho “thần dân Pháp ở Nam Kỳ” và người ta lấy cái không dân chủ, vô luân thường mà đè đầu người đã tập nhiễm dân chủ cách mạng lâu đời rồi thì đè nén như ở các xứ lạnh, tuyết phủ, mặt trời lên, cỏ lại ngóc đầu.” (432)
    Không ai nghi ngờ ông chủ trương một nước riêng của miền Nam mà theo ông, những người lãnh đạo phải gồm những người đã từng được hấp thụ văn hóa của một nước Pháp tiên phong trong cách mạng dân chủ tư sản. Ông là người Cộng Sản, nhưng lại ước muốn – và có vẻ luyến tiếc – một nền dân chủ tư sản, dù chỉ là “tương đối.”
    Đào Duy Tùng nhận xét sau đây về cuốn “Viết Cho Mẹ và Quốc Hội”:
    “Đây là một cuốn sách đả kích cay độc Đảng ta và tác động mạnh mẽ tâm lý tư tưởng của người đọc, một cuốn sách phản động nhất trong những cuốn sách phản động! Bởi vì nó đã bêu xấu, chửi bới và lên án Đảng ta một cách toàn diện và có hệ thống.”
    10- Trần Bạch Đằng
    Trong sự nghiệp của mình, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang… và tham gia ở nhiều thể loại khác nhau. Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới của Việt Nam. Cũng chính nhân vật Trần Bạch Đằng này là một trong những cấp chỉ huy cao cấp nhất trong trận ‘Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa’ Tết Mậu Thân (1968) đánh vào Thủ đô Sài Gòn. Sau trận Tết Mậu Thân, Trần Bạch Đằng nắm chức vụ bí thư Thành ủy, rồi bí thư đặc khu Sài Gòn – Gia Định (2). Đó là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp chính trị của ông ta.
    Kể từ 1972, Trần Bạch Đằng bị hất ra khỏi những vị trí quyền lực. Và sau 30 tháng 4 năm 1975, có thể nói ông không còn hiện diện trên chính trường, nhưng lại khá nổi tiếng trong lãnh vực viết lách.
    Những người am hiểu đều cho rằng Trần Bạch Đằng là ‘một người Cộng sản đa tài nhưng bất đắc chí cho đến khi nhắm mắt lìa đời’!
    “Rốt cuộc tài năng là thằng nào nịnh giỏi, thằng nào bợ đít hay; dạ dạ, dạ dạ, vâng vâng, chí phải, chí phải thì thằng đó tài năng”
    “Nói thật với các đồng chí mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều thư tố cáo. Có lẽ chỗ này là chỗ người ta còn có thể nói được. Ðọc xong rồi tôi nhức đầu ghê lắm. Ăn hiếp dân từ cái tay khóm trưởng, tổ trưởng quá lộng hành. Rồi thì thư tay can thiệp của mấy ông, tôi nói cả mấy ông Bộ Chính trị can thiệp nữa.”
    “Khi nói đại đoàn kết toàn dân có nghĩa là để các tầng lớp đại đoàn kết với nhau, nhưng mà chủ yếu là Ðảng làm trung tâm đại đoàn kết như thế nào, trước hết phải trách mình. Cuối cùng rồi chúng ta lại thành ra cái hẹp hòi, một cái tổ chức chỉ lo lợi ích của riêng mình thôi.”
    “Rốt cuộc Ðảng trở thành cái chỗ dành nhau, vô để có địa vị, có quyền lợi chứ không phải vì lý tưởng gì cả…”97
    -Cái chết năm 2007 đánh dấu cuộc đời một người tận tụy chạy theo chủ nghĩa Duy Vật ngoại lai bị đảng CSVN vắt chanh bỏ vỏ99.Còn nói ông là một nhà yêu nước (hay yêu điạ vị)bị đảng trù dập thì phải xét lại vì những điều tàn ác mà ông đã gây cho bao nhiêu cái chết cho người dân Miền Nam trong cuộc chiến “không cần thiết” 1945-1975.
    11-Tố Hữu:
    Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương. Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII. Tuy nhiên khối lượng thơ quan trọng nhất của Tố Hữu được dành để ca tụng ông Hồ Chí Minh (HCM). Ðối với ông ta và của cả Ðảng CSVN. Tố Hữu có những câu thơ nịnh bợ để đời:
    “Ngôi sao sáng nhất trời cao băng rồi !
    Xta-lin ơi !
    Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không ?
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương mình thương một, thương Ông thương mười.”
    “Xta-lin !
    Yêu biết mấy nghe con tập nói.
    Tiếng đầu lòng con gọi Xta-lin ! “
    Bài thơ ca tụng Hồ Chí Minh và Stalin một cách lố bịch, vô liêm sĩ :
    “Bác bảo đi, là đi
    Bác bảo thắng, là thắng.
    Việt Nam có Bác Hồ
    Thế giới có Xta-lin”
    Ðây chính là một trong những chi tiết mà ngày nay nhà nước Việt Nam cố tình tảng lờ không nhắc đến vì bây giờ thế giới đã biết đến Stalin như một bạo chúa ngang tầm với Hitler, Tần Thủy Hoàng.
    Việt Nam Trung Hoa,
    Núi liền núi, sông liền sông,
    Chung một biển đông,
    Mối tình hữu nghị sáng như vầng Đông
    Trái tim ông đã đặt trên lý trí của ông, trên quyền lợi của dân tộc khi ngày nay không phải vô ý mà đất đai tổ tiên trao tay ”mặt trời phương Đông”, những ”đồi cọ, rừng chè, đồng xanh ngào ngạt” từng được ông lôi vào trong thơ nay còn đâu!
    12-Nguyễn Văn Linh
    1947, là Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, đến 1949 là Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ.
    Từ 1955 tới 1960, ông là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn-Gia Định, 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Bí thư (1961-1964), rồi Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
    1976, làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12 năm 1986: tại Đại hội Đảng lần thứ VI được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, kiêm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1987). Từ đây bắt đầu thời kỳ Đổi Mới và Cởi Mở của Việt Nam. Cũng trong thời gian này ông viết một loạt bài “Những việc phải làm ngay” đăng trên báo Nhân dân, ký tên NVL.[1]
    Tiếp tục thần phục Trung Cộng: Nhận định về sự thần phục,quỵ lụy khiếp nhược trước Trung Cộng khởi đầu từ TBT Nguyễn Văn Linh năm 1989. Sau khi “tổ quốc Liên Xô” của ông Lê Duẩn tan rã năm 1989, thì từ thời Nguyễn Văn Linh cho đến thời Lê Khả Phiêu, các tổng bí thư vẫn coi việc quy phục Trung Quốc là cách duy nhất để cứu vãn cơ đồ thống trị của đảng trên nước Việt Nam. Nguyễn Văn Linh là người có kinh nghiệm cá nhân đau đớn khiến chính bản thân ông coi việc quy phục Trung Cộng là điều không thể tránh được.
    Trần Quang Cơ, viết năm 2001, thì trong cuộc đại lễ ở Berlin, Linh cũng gặp lãnh tụ Rumani là Chủ Tịch Ceaucescu. Lãnh tụ tối cao cha già dân tộc Rumani và “anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới đang lâm nguy.”
    Nhưng ngay sau đó, Linh nghe tin cả hai vợ chồng Ceaucescu bị các đàn em đảo chính và đem bắn. Những kinh nghiệm đó khiến Linh phải lo lắng cho số phận của chính mình và các lãnh tụ cộng sản Việt Nam khác. “Phải tìm cách tự cứu!”
    “Trước tình hình ấy,” Trần Quang Cơ viết, trong nội bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam “nổi lên một ý kiến… phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” (trang 22, bản thảo sách trên). Xin nhấn mạnh những chữ “bằng mọi giá” và “ngay” lập tức. Trần Quang Cơ mô tả luận điểm của Nguyễn Văn Linh dùng để thuyết phục Bộ Chính Trị nên chịu thua Trung Cộng là: “Dù bành trướng thế nào, Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.” Lúc đó Nguyễn Văn Linh đóng vai người lãnh đạo cao nhất nước mà nhún mình nói, “các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay!” Không có cách nào “khiêm tốn” hơn!
    Trần Quang Cơ, một người tỏ ra rất trung thành với đảng và kính trọng Nguyễn Văn Linh, chúng ta thấy động cơ khiến Linh và tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã lựa chọn con đường hợp tác với Trung Cộng chỉ vì họ thấy hoàn toàn cô đơn, không còn biết nương tựa vào đâu để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” Trong thực tế là bảo vệ quyền hành của họ. Ðặng Tiểu Bình đã “bắn tin” cho các lãnh tụ Hà Nội. Trần Quang Cơ viết, “Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Ðặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Ðặng kể lại khi làm tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 1963 (Ðặng) đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam (Việt Nam) sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, (Ðặng) khen Anh Linh là ’người tốt, sáng suốt, có tài’’.
    Chủ trương của Nguyễn Văn Linh :Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội…” đó chỉ là khẩu hiệu bịt mắt dân, thực tế là bọn CSVN sợ mất quyền lợi, mất tài sản của họ đã gom góp được.
    Không phải chỉ riêng Nguyễn Văn Linh mà tất cả những thành viên trong Bộ Chính Trị đảng CSVN để cứu đảng, họ sẳn sàng hy sinh cả một Dân Tộc. Bởi vì đối với họ những gì cao quý nhất không phải là Dân Tộc và Tổ Quốc, chỉ có đảng và tài sản kết xù của họ là quan trọng nhất mà thôi !!!
    13-Nguyễn Mạnh Tường:
    Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học tại trường Albert Sarraut và đỗ tú tài năm 16 tuổi. Sau đó du học tại Đại học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa. Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectora). Sau 1954 ông giữ các chức vụ Trưởng khoa Đại học Luật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Đoàn Luật sư, Phó Trưởng khoa Đại học Sư phạm Hà Nội; thành viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Hội Hữu nghị Việt-Pháp, Hội Hữu nghị Việt-Xô và Ủy ban Bảo vệ Hoà bình Thế giới, sáng lập viên Câu lạc bộ Đoàn Kết, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu giáo dục. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự hội nghị trù bị Đà Lạt năm 1946, dự các hội nghị hòa bình thế giới ở Bắc Kinh và Wien năm 1952.
    GS Nguyễn Mạnh Tường đã phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong Cải Cách Ruộng Đ ất:
    …”Khi trong Cải cách Ruộng đất của ta, ta thấy bao nhiêu người bị tù tội, bị giết oan, trong đó bao nhiêu người dân ưu tú đã từng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng, khi hiện thời ở nông thôn vẫn có người bị đánh đập, ngược đãi, khi ta không xây dựng được đoàn kết giữa các đồng bào, thì ta phải nhận định rằng các sai lầm ta đã mắc trong cuộc Cải cách Ruộng đất này chỉ là những biểu hiệu cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên, như tôi trình bày trên đây, một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo của Đảng Lao động.”
    Ngày 30 tháng 10 năm 1956 luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp:
    “ Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảm đi, vì tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc Cải cách Ruộng đất. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã chết oan, không phải vì bàn tay của địch mà chính của ta.”
    “…Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi?”
    “…Chủ yếu tôi sẽ phê phán và truy nguyên các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, nhưng theo ý tôi các sai lầm này chỉ là biểu hiện điển hình và bi đát nhất của những thiếu sót trong sự lãnh đạo của Đảng Lao động. Do đó tôi xin được góp ý kiến xây dựng quan điểm lãnh đạo của Đảng Lao động.
    Tại sao tôi lại tin như vậy? Là vì, không những trong Cải cách Ruộng đất chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết thê thảm. Do đó, nếu chỉ cục bộ hóa các sai lầm, chúng ta không thể rút được bài học kinh nghiệm, chúng ta sẽ khiếm khuyết với sự tín nhiệm của tất cả các đảng viên Đảng Lao động, với sự mong đợi của toàn dân. Chúng ta phải kiên quyết không cho các sai lầm ấy tái diễn và tác hại nữa. Đó là nhiệm vụ tối thiểu của chúng ta đối với các người đã chết oan.”
    “Khi đưa ra khẩu hiệu “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa. … Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: “Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan”. Thế ta có lo ngại rằng 10 địch sót không? Không, vì ta nắm chính quyền, vì cách mạng ta đã thành công. Như vậy kẻ thù của cách mạng chẳng sớm thì chậm, nhất định hoặc cải thiện, giác ngộ, hoặc lọt vào lưới của ta. Khẩu hiệu này lợi ở chỗ: không một người oan nào bị kết án. Do đó, không có các kết quả cực kỳ tai hại diễn ra hiện thời.”
    Sai lầm có 3 lý do :
    Quan điểm ta-địch, thù-bạn của ta rất mơ hồ.
    Ta bất chấp pháp luật, lấy chính trị lấn át pháp lý Ta bất chấp chuyên môn
    Vì trung chính, yêu nước thương dân, dám phê phán lãnh đạo mà giáo sư NMT và vợ con phải chịu nhiều đau khổ bởi sự tàn bạo của những người cộng sản.
    Người cộng sản hô hào giải phóng “nô lệ thế gian” nhưng hơn ai hết, những người cộng sản Việt Nam chính là những người nô lệ tự nguyện, nô lệ được trùm che dưới hai chữ “anh em” với Tàu, Liên Xô.
    “….Cá nhân tôi, qua những quan sát, phân tích và suy nghĩ, tôi đã đi đến một số kết luận về những sai lầm của Đảng. Thứ nhất, cái mà giáng lên ngay cả những người ít học nhất, là thái độ nô lệ thần phục hoàn toàn trước hai “ông anh lớn” Liên Xô và Trung Quốc.”
    Luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết: “Trong những năm 1989-1990, cả nước bàng hoàng thất vọng và kinh hoàng trước tội ác của những đảng viên biến chất, nhiều quan chức cao cấp của Đảng và của Nhà Nước đã hành xử như những băng đảng trộm cướp, đã nuốt nhiều tỉ đồng của công quỹ để thoả mãn ham muốn đê tiện của mình”.
    14- Bùi Tín:
    Bùi Tín (sinh năm 1927) là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Khi ra ngoại quốc Bùi Tín có những nhận định khác với thời kỳ phục vụ cho CSVN .
    -Tuyên bố của nhà báo Bùi Tín nhân ngày 30-4-2010:
    Hơn nữa, sự có mặt của tôi ngày 30-4 -1975 ở Sài Gòn với hy vọng hòa giải và hòa hợp dân tộc trọn vẹn đã sớm tan thành mây khỏi, với chính sách thực tế của lãnh đạo CS là chiếm đóng, trả thù, đày đọa các viên chức, binh sỹ, đồng bào ruột thịt ở miền Nam, tịch thu quyền sống tự do, có nhân phẩm, nhân quyền của nhân dân cả nước suốt 35 năm nay. Gần 20 năm nay họ để cho bọn bành trướng uy hiếp, mua chuộc, để chúng lấn đất, lấn biển, lấn đảo, giết hại ngư dân ta…”
    Trong tác phẩm“Cung vua và Phủ chúa” Bùi Tín viết:
    “…Qua nửa thế kỷ cầm quyền của đảng CS trên miền Bắc và hơn 16 năm trên cả nước, quyền tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận của người dân đã bị thủ tiêu, người dân ít có ai giữ được khả năng tư duy độc lập, hầu như toàn dân đã quen với nếp sống đã có đảng lo nghĩ thay cho mình mọi sự. Cả một lớp trí thức đã bị đảng làm cho mê muội, cắt đứt với thế giới tiến bộ, gần như vô cảm đối với vận mệnh dân tộc và cuộc sống mất tự do của nhân dân.”
    Bùi Tín đã so sánh nhận thức chính trị của hai nhân vật tiêu biểu:
    “ Tôi cho rằng ông Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc , có lòng yêu nước sâu sắc , có tính cách cương trực thanh liêm , nếp sống đạm bạc giản dị . Giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng về lập trường của ông Ngô Đình Diệm : chống thực dân Pháp , giành lại quyền nội trị đầy đủ , không muốn Hoa kỳ can thiệp sâu , chống lại việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ và nước ngòai vào. Trong sự so sánh ấy , ông Hồ Chí Minh tỏ ra không bằng ông Ngô Đình Diệm . Về tinh thần dân tộc , ông Ngô Đình Diệm cũng tỏ ra hơn hẳn ông Hồ Chí Minh”.
    Nhưng công tâm mà xét trong suốt 20 năm tỵ nạn chính trị ông Bùi Tín đã có những đóng góp rất tích cực trong việc tố cáo về những sai lầm, tội ác, thủ đoạn gian trá của Cộng sản VN. Bằng những hiểu biết sâu sắc am hiểu nội tình ông đã nhiều phen vạch trần các thủ đoạn gian manh của CSVN, sự dấn thân của ông trong đó lớn hơn cả là sự hy sinh gia đình vợ, con, cháu và họ hàng, bằng hữu suốt cả 20 năm dài thật là to tát. Với 83 tuổi đời, cuộc sống đơn giản chật vật, cặm cuội viết bài tố cáo tội ác CS, tiếp tay với Phong Trào Dân Chủ trong nước, sức làm việc bền bĩ thể hiện tấm lòng với dân, với nước của một người lầm đường nay đã hối cải tuy rằng muộn còn hơn không. Không phải ai một sớm một chiều mà đã thay đổi được tư duy, hơn nữa công lao của Bùi Tín đối với đảng CSVN rất nhiều (trong đó tội đối với dân tộc VN cũng rất lớn), cái hào quang cũ muốn xoá nhoà không phải dễ. Trong các nhân vật phản tỉnh của thời đại, ông Bùi Tín là người đã đi được khá xa trên con đường cam go nhất, mong sao ông sẽ hoàn thành trong giai đoạn cuối đời để chứng tỏ mình là người “phản tỉnh chân chính
    15-Nguyễn Minh Cần:
    Ông Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế. Ông tham gia kháng chiến trước tháng 08/1945 khi còn là học sinh ở tại đây. ..Sau đó, ông hoạt động bí mật tại Hà Nội từ năm 1951. Từ tháng 10 năm 1954 đến 1962 ông làm Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội. Năm 1962 ông được Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng CS Việt Nam) cử đi học trường Ðảng Cao cấp tại Liên Xô. đường lối chống Liên Xô của đảng CS Trung Quốc, đã mở một chiến dịch truy bức quy mô nhằm thanh toán những người mà họ cho là có tư tưởng theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô. Nhiều đảng viên và ngay cả những trí thức không dính dáng gì đến Đảng Lao động Việt Nam cũng bị hãm hại.
    Trước tình hình đó, ông Nguyễn Minh Cần và một số đảng viên cao cấp khác của Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định xin tỵ nạn chính trị tại Liên Xô.
    …Trong suốt thời gian cư ngụ ở Nga, ông luôn luôn tích cực tham gia và ủng hộ cuộc đấu tranh cho Dân chủ, Tự do và Nhân quyền của nhân dân Việt Nam.
    Cần phải nhắc đến các tấn bi kịch, các thảm họa dân tộc đã qua và hiện đang còn đang tiếp diễn dưới nền chuyên chính của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), để mọi người yêu nước thương dân thắp một nén hương cho vong linh biết bao người vô tội đã ngã xuống, để tưởng nhớ đến bao nhiêu người oan ức đã chịu những cực hình man rợ phải ngậm hờn mãi mãi, để nhớ lại biết bao bạo hành của một đảng độc tài đã gây ra trong quá khứ và trong hiện tại, để mọi người hun đúc ý chí đấu tranh cho công cuộc dân chủ hóa đất nước. Âu cũng là việc cần lắm thay ! Hơn nữa, ngày nay tập đoàn cầm quyền đang cố xuyên tạc lịch sử, cố làm mọi cách để dân tộc ta quên đi các tội ác tày trời của họ, nhất là để các thế hệ mới lớn lên không hề hay biết gì đến các tội ác đó và những kẻ tội phạm chính danh !
    Ông Nguyễn Minh Cần kể rõ tội ác của CSVN trong chính sách cai trị độc tài:
    “Nếu nói về những tội ác trong CCRĐ, theo tôi, cần nêu bật mấy loại chính sau đây.
    Thứ nhất: Tội tàn sát thường dân vô tội – tội ác chống nhân loại.
    Thứ hai: Tội phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy nghìn năm của dân tộc.
    Thứ ba: Tội phá hoại đạo lý, luân thường của dân tộc.
    Thứ tư. Tội phá hủy truyền thống tâm linh và văn hóa của dân tộc.
    …ĐCSVN chớ nên đổ lỗi, đổ tội cho ai cả, mà cần thấy hết cái trách nhiệm lớn lao của mình trong CCRĐ. Chừng nào ĐCSVN chưa sám hối được về những tội ác đã gây ra, thì người dân chớ có hy vọng là Đảng sẽ sửa đổi, sẽ đổi mới và sẽ không tái diễn lại những tội ác trước đây.
    …Cũng xin mọi người đừng quên : CCRĐ không phải là thảm họa đầu tiên, cũng chẳng phải là thảm họa cuối cùng mà tập đoàn thống trị cộng sản Việt Nam đã gây ra cho dân tộc ta ! Tôi không kể những thảm họa trước CCRĐ, mà chỉ nói ngay liền sau CCRĐ là vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, vụ án Xét lại – chống Đảng, rồi Cải tạo công thương nghiệp, đánh đổ tư sản ở miền Bắc, rồi cái nghị quyết số 49/NQ/TVQH của Thường vụ Quốc hội do Trường Chinh ký ngày 20.06.1961, nhốt hàng chục vạn người vô tội ở miền Bắc vào các trại tập trung khủng khiếp, rồi Tết Mậu Thân, v.v… và v.v… Nếu kể hết thì ta thấy cả một chuỗi dài tội ác khủng khiếp đã qua và đang tiếp tục mãi cho đến tận ngày nay. Cố nhiên, ngày nay người ta dùng thủ đoạn tinh vi hơn, nhưng bản chất tội ác vẫn thế.”
    Ông Nguyễn Minh Cần kết tội CSVN về tội bán nước:
    “Biểu trưng nổi bật của thời này là Hiệp ước về biên giới ngày 30.12.1999 và Hiệp ước về lãnh hải Bắc Bộ ngày 25.12.2000 mà những kẻ cầm quyền CHXHCNVN đã tự tiện ký kết với Trung Quốc mà không công khai thảo luận dân chủ tại quốc hội, cũng như không dám công khai bàn bạc với quốc dân đồng bào, do đó đã làm cho Tổ Quốc ta mất đi hàng mấy trăm cây số vuông lãnh thổ, trong đó có vùng ải Nam Quan, thác Bản Giốc, v.v… và hơn chục ngàn cây số vuông lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ!”
    Trong bộ sách “Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975” của tác giả Long Điền.
    https://vietnamclassical.wordpress.com/vnhistory/

     
    0
     
    0
     
    Đánh giá

  18. Tóm lược nhận định cuộc chiếnVN
    1945-1975 của các nhân chứng lịch sử phiá Quốc Tế:
    15 nhận định của phía Quốc Tế về CCVN.

    1-Tổng kết các nhận định về cuộc chiến Việt Nam 1945- 1975 của TT thứ 34 của Hoa Kỳ Dwight D.Eisenhower:
    Sau cuộc Khủng hoảng Suez năm 1956, Hoa Kỳ trở thành quốc gia bảo vệ phần lớn những lợi ích của phương Tây tại Trung Đông. Kết quả là, Eisenhower công bố “Học thuyết Eisenhower” vào tháng 1 năm 1957. Cùng một thời điểm học thuyết Hiệu ứng Domino ra đời dưới thời Eisenhower nhằm ngăn chận chủ thuyết độc ác của CSQT mong muốn áp dụng tại Trung Quốc và Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ không
    ra tay ngăn chận thì hậu quả 10 quốc gia Đông Nam Á sẽ bị sụp đổ dây chuyền do chủ trương thôn tính của Cộng Sản Quốc Tế mà đứng đầu là Liên Xô và Trung Cộng.
    2- Nhận định và đánh giá về Cộng Sản Quốc Tế và CSVN của TT Eisenhower rất chính xác, qua câu nói nổi tiếng: “Chúng ta đối diện một hệ tư tưởng thù địch, toàn cầu trong phạm vi, vô thần trong bản chất, tàn bạo trong chủ tâm và xảo quyệt trong phương sách…”.Trong chiến tranh Triều Tiên ông đã đe doạ sử dụng vũ khí hạch nhân nếu Trung Cộng và Bắc Hàn không rút lui trong việc cưởng chiếm Nam Hàn108, nhờ đó mà phòng tuyến Nam Hàn được giữ vững.
    3-TT Eisenhower109 nhận thấy Trung Cộng hung hăng muốn thôn tính các nước Đông Dương và Đông Nam Á sau khi chiếm lĩnh toàn cỏi Trung Quốc. Nên ông đã lập tức hỗ trợ cho các nước ĐNÁ trong đó có Việt Nam chống lại làn sóng đỏ của CSQT, những vị tổng thống kế nhiệm ông không có những viển kiến và quyết tâm nên các tổng thống: Kennedy, Nixon và Ford đã làm mất Miền Nam Việt Nam vào tay CSQT, đó là những lỗi lầm trầm trọng làm sút giảm uy tín của Hoa Kỳ đối với các quốc gia thân hữu.
    3-TT Eisenhower tin rằng chỉ có chủ-nghĩa quốc-gia mới có thể đương đầu được với Cộng-sản nên Ông muốn hỗ-trợ chính-quyền Nam Việt-Nam, một chính-quyền quốc-gia thuần-túy.110
    4-Tổng-thống Eisenhower và Ngoại-trưởng Foster Dulles cho rằng Ông Diệm là người có một lòng yêu-nước bất khoan nhượng. Nên họ đã đi đến quyết định ủng hộ Ông Diệm nhưng chỉ sau khi Ông ta chiến thắng Mặt-Trận Quốc-gia Thống-Nhất các Giáo-Phái. Sự ủng hộ đó đôi lúc thiếu cương quyết và chờ đợi các kết quả trên chiến trường và chính trường. Tài năng của TT Ngô Đình Diệm đã thuyết phục được Eisenhower.

    2-Nhận định của thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill về cuộc chiến Việt Nam (trong Đệ Nhị Thế Chiến):
    1-Từ 1943 TT Churchill đã có ý định trao trả độc lập cho các quốc gia thuộc điạ của Anh.~ Riêng Pháp thì không thực tâm trao trả độc lập cho các thuộc địa, tại Việt Nam Pháp viện cớ Việt Minh theo Cộng sản nên kêu gọi Hoa Kỳ viện trợ để chống CSVN.
    2- Dù muốn dù không, năm 1945 TT Churchill cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi để cho trung tướng Tư Lệnh Anh Douglas Gracey (thuộc lực lượng Đồng Minh giải giới Nhật) cho phép thực dân Pháp quay lại Việt Nam.
    3-Trước viển cảnh các nước thuộc địa Đông Nam Á và Ấn Độ đòi độc lập, thực lực của Anh suy yếu rõ rệt, nên phải phụ thuộc vào chính sách của Hoa Kỳ, Anh có nhiều nhượng bộ trong chính sách thuộc địa hơn hẳn Pháp vẫn ngoan cố bám lấy Đông Dương

    3-Long Điền tổng kết các sự kiện liên quan đến Tổng Bí Thư Đ ảng CS Liên Xô Josef Stalin về cuộc chiến Việt Nam:
    -Stalin nhận định thế nào về cuộc chiến Việt Nam và dùng đảng CSVN như thế nào trong mưu đồ bành trướng của Cộng Sản Quốc Tế:
    – Qua các tài liệu lịch sử thuộc khối Cộng Sản và khối Tự Do hiện nay đã giải mật cho thấy Stalin phạm nhiều tội ác nghiêm trọng nhưng bị bộ máy tuyên truyền của CS Liên Xô cố tình che dấu. Những việc làm, chủ trương của Stalin trong hệ thống chỉ huy Cộng Sản Quốc Tế với ý đồ bành trướng chủ nghiã Cộng Sản sang các nước khác trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, Stalin phải chịu trách nhiệm trước những tội ác của Chủ Nghiã Cộng Sản đối với nhân loại.
    -Việc mở trường đào tạo các cán bộ CSQT để xâm nhập và phá hoại ngay trên chính đất nước của họ với sự ủng hộ tài chánh và vật chất của CSQT. Những chủ trương độc ác làm phân hoá,chia rẻ ,phân chia giai cấp đã ảnh hưởng tai hại lâu dài cho Việt Nam,khiến cho công
    cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Nhật kéo dài gây tang thương đổ vỡ cho đất nước Việt Nam. Hồ Chí Minh và các đảng viên CSVN trong khi thi hành các chủ trương của CSQT đã bỏ quên hay phản bội quyền lợi của Dân Tộc Việt Nam. Tội ác gián tiếp của Stalin đã là tác nhân gây ra cuộc nội chiến giửa hai phe Quốc, Cộng tại Việt Nam trong suốt 30 năm (1945-1975).
    -Ngoài các tội ác diệt chủng tại các quốc gia Đông Âu và sát hại hàng chục triệu dân Liên Xô khác chính kiến, Stalin còn mang tội ác cấu kết với Đức Quốc Xả để xâm chiếm các nước Đông Âu để cùng chia chác hưởng lợi mãi đến khi Đức Quốc Xả xâm lăng Liên Xô thì Stalin mới quay ra chống trả!
    -Hoàn toàn Stalin và các lãnh tụ CSQT chỉ lợi dụng CSVN cho mưu đồ bành trướng chủ nghiã Cộng Sản Quốc Tế và không hề biết đến sự tổn thất, đổ vỡ do chiến tranh gây ra trên các nước khác. Người đảng viên CSVN tham gia CSQT chỉ biết phục vụ cho “Thế Giới Đại Đồng” mà bỏ quên quyền lợi Dân Tộc Việt ! Có một vài lần Hồ Chí Minh hối hận, nghĩ đến quyền lợi Dân Tộc Việt Nam thì bị chính Stalin lên án cảnh cáo.113
    Tóm lại Stalin một lãnh tụ của CS Liên Xô mang nhiều tội ác đối với nhân loại và trong cuộc chiến Việt Nam Stalin là kẻ gây chia rẽ trong hàng ngũ kháng chiến giải phóng Dân Tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Stalin hoàn toàn không có công gì với dân tộc Việt Nam như lời CSVN tuyên truyền, người dân VN ghi nhận tội ác của Stalin là dùng bọn tay sai CSVN du nhập chủ nghĩa Cộng Sản vào VN gây chia rẽ dân tộc, gây chiến tranh tàn phá đất nước VN chỉ để thoả mản tham vọng bành trướng chủ nghĩa CS trên toàn thế giới.

    4 -Nhận định của Long Điền về các quyết định của TT thứ 35 Hoa Kỳ John Kennedy trong cuộc chiến Việt Nam:
    1-Trong việc thương lượng với Liên Xô về tình trạng Trung Lập tại Lào và việc sử dụng đường mòn HCM,TT Kennedy đã sai lầm và bị thua thiệt quá nhiều trong thế chiến lược dẩn đến làm mất Miền Nam Việt Nam.Bởi vì một khi đã mất Lào hay Lào bị CSBV sử dụng đường mòn HCM để xâm nhập vào Miền Nam Việt Nam thì coi như sự thất trận tại MNVN đã được an bài.
    2-“Nếu chúng ta cần phải chiến-đấu ở Đông-Nam-Á vậy thì hãy chiến-đấu ngay ở Việt-Nam. Ít ra ở đó người Việt-Nam còn có quyết-tâm và ý-chí chiến đấu để tiêu diệt cộng-sản. Có đến một triệu người tị-nạn Cộng-sản đang ở tại miền Nam. Việt-Nam chính là nơi mà chúng ta muốn.” lời TT Kennedy.

    3-Quyết định ủng hộ (bật đèn xanh) cho một số tướng lảnh đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, một tổng thống hợp hiến do dân cử, là can thiệp vào công chuyện nội bộ của VNCH,là một quyết định sai lầm làm hạ uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Các đồng minh của Hoa Kỳ không còn tin tưởng vào sự viện trợ vô tư của Hoa Kỳ,mà là viện trợ với ý định lèo lái quốc gia đó.

    5-Tổng kết của Long Điền về các Nhận định của TT thứ 37 Hoa Kỳ Nixon trong cuộc chiến Việt Nam:
    1-TT Nixon thể hiện đúng đặc tính của người Mỹ: Quyền lợi, lợi nhuận là trên hết. Chiến luợc của Hoa Kỳ đối với chiến trường Việt Nam là “Đánh không cần thắng”chỉ mong giữ được hiện trạng ban đầu, cốt làm suy yếu tiềm năng của Liên Xô khi chạy đua vũ trang và tách Trung Cộng ra khỏi Liên Xô là đủ.
    2-TT Nixon dự trù Hoà Đàm Paris không có hiệu quả ngăn chận CSVN mà chỉ là phương tiện để rút quân trong “danh dự” và nhận hài cốt quân nhân Mỹ mất tích.
    3-Do Miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ có nhu cầu về cuộc chiến, nhìn nhận cuộc chiến theo các quan điểm khác nhau, nên ứng xử khác nhau, thay vì công khai các mục tiêu, ông Nixon lại che dấu mục tiêu và cam kết gian dối.

    6-Nhận định của Long Điền về cố vấn an ninh Hoa Kỳ Henry Kissinger :
    1-Gần cuối đời Henry Kissinger mới thú nhận những sai lầm của Hoa Kỳ nhưng ông vẫn phớt lờ các sai lầm và thủ đoạn phản bội Đồng Minh của chính ông trong cuộc chiến Việt Nam. Ông đổ tội cho sự thất bại tại Việt Nam là do chính sách sai lầm, đánh giá thấp sự ngoan cố, kiên trì của tập đoàn CSVN. Ông chỉ thấy sự gian xảo của CSVN như là một thành công tuyệt hảo và tiếp tục ca tụng Lê Đức Thọ CSVN.
    2-Henry Kissinger là một nhà ngoại giao tài ba,nhiều thủ đoạn,kể cả thủ đoạn bỉ ổi, nhà ái quốc của quốc gia Do Thái, kẻ thù của Miền Nam Việt Nam, người gây ra nhiều tội ác với các dân tộc Đông Dương, Bangladesh. Chilé, Cyprus, Đông Timor và Hy Lạp.

    7-Long Điền tóm lược những nhận định của sử gia Hoa Kỳ Bill Laurie về Cuộc Chiến Việt Nam:
    1- Binh sĩ miền Nam không phải chiến đấu đề bảo vệ chế độ tham nhũng, nhưng để bảo vệ một đất nước dân chủ đang đà phát triển mà họ lưạ chọn.

    2-Mức tử vong vì chiến sự hằng tháng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vượt xa mức tổn thất trong toàn cuộc chiến của tất cả các lực lượng đồng minh cộng lại.(Nhưng họ vẫn chiến đấu ngoan cường trong suốt 20 năm )
    3- Không ít những sử gia của Mỹ và những chiến binh Hoa Kỳ từng sát cánh với quân đội miền Nam đã phải kêu lên rằng điều quá bất công là QLVNCH đã trở thành một đạo quân vô hình trong phần đông dư luận Mỹ ngay từ thời còn chiến tranh, rồi trong những công cuộc nghiên cứu hậu chiến, và trong chính giới Hoa Kỳ.
    4- Người chiến sĩ VNCH giữ vững tinh thần chiến đấu cao, họ giữ một vai trò quan trọng trong công cụôc phòng thủ đất nước của họ.
    5- Lý do chính khiến quân đội miền Nam bị đánh tan trong vòng mấy tháng, là Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ quân sự và kinh tế đến mức không một quân đội nào có thể chống đỡ để mà sống còn.
    6-Ðầy dẫy những dữ kiện lịch sử quý giá và những nét quan sát sắc sảo nằm trong những cuốn sách được viết do người Việt Nam (và cả người Lào). Thiếu những sách đó, không thể nào có được sự hiểu biết toàn diện. Những tác phẩm của Lý Tòng Bá, Hà Mai Việt, Phạm Huấn, Phan Nhật Nam, Trần Văn Nhựt, và nhiều người khác, đang kêu gào đòi được dịch thuật, cũng như hằng chục bài phổ biến hằng năm trên sách báo tạp chí quân sự và các ấn bản khác. Nhiều bài trong đó mô tả những trận đánh, những diễn tiến và những nhân cách, không hề được các sử gia Hoa Kỳ biết đến. Không tham khảo những nguồn đó thì chắc chắn là chiến tranh Việt Nam, cũng là Chiến Tranh Ðông Dương của Hà Nội, sẽ mãi là những bí ẩn không thể giải đoán, và lịch sử chân thực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ mãi bị chôn vùi dưới tầng lớp này qua tầng lớp nọ của những chuyện hoang đường, của sự không thông hiểu, và của sự giả định vô căn cứ.

    8-Tóm lược các nhận định của Sử Gia Hoa Kỳ Mark Moyar về Cuộc Chiến Việt Nam:
    1-Không phải Hoa-Kỳ cũng không phải Nam Việt-Nam mà chính là Bắc Việt-Nam đã khởi đầu cuộc chiến-tranh không cần thiết này. Người Cộng-sản Bắc-việt đã xâm lăng miền Nam Việt-Nam với mục đích diệt-trừ chủ-nghĩa tư-bản để áp-đặt chủ-nghĩa cộng-sản, một loại ý-thức-hệ phi-nhân.
    2-Lý do đơn giản là vì dưới sự lãnh-đạo của TT Diệm, Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tỏ ra mạnh-mẽ và hữu-hiệu hơn là lúc quân Mỹ bắt đầu vào tham chiến năm 1965.
    3- Chính-quyền của Ông Hồ cũng rất tích-cực trong việc tiêu-diệt những tổ-chức chính-trị đối-lập và những phần-tử họ gọi là phản-động nằm trong các tầng lớp xã-hội.
    4- Tôi và hàng triệu người Mỹ khác coi đây là một nỗi tủi-nhục khi chính-phủ của chúng tôi đã cắt đứt viện-trợ quân-sự và yểm-trợ không lực cho Nam Việt-Nam trong năm 1974 và 1975.
    5-Nếu so với các chính-phủ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu trước đó thì chế
    độ này ( CSVN)đàn-áp dân-chúng hơn nhiều và về mặt nhân đạo cũng không thể sánh kịp.

    9–Tóm lươc các nhận định của Tiến Sĩ Giáo Sư Sử Hoa Kỳ Stephen B. Young về Cuộc Chiến Việt Nam
    1- Trong cuộc chiến chống cộng sản miền bắc, người Việt Miền Nam trong thực tiễn là lực lượng chính.
    2- Lực lượng người Việt Quốc Gia Miền Nam có thừa can đảm, có thừa hiểu biết và bản lãnh để đương đầu với cộng sản xâm lược. Nhưng lực lượng này yếu thế vì cộng sản miền bắc được phe cộng sản quốc tế viện trợ vũ khí dồi dào.
    3- Cuộc chiến chống cộng sản của người Việt đã xảy ra từ năm 1945 và mãi tới năm 1965 Mỹ mới đổ quân vào Miền Nam. Nếu Mỹ hy sinh 58. 000 người trong cuộc chiến này thì phía người Việt Quốc Gia đã hy sinh cả triệu người cho lý tưởng của họ.
    4-Trong cuộc chiếu, phía người Việt Quốc Gia đã bị ‘’đồng minh Mỹ’’ khống chế, đã bị ‘’đồng minh Mỹ’’ cướp đoạt quyền lãnh đạo cuộc chiến. Hậu quả là cuộc chiến đầy chính nghĩa của người Việt đã bị Mỹ hóa và bị kẻ thù xuyên tạc với sự đồng lõa của người Mỹ.

    10-Tóm lược các nhận định của Đại Tướng TTM Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ W. Westmoreland trong Cuộc Chiến Việt Nam:
    1-“Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”
    2-“Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.” (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)
    3- “Thế nhưng lịch sử rất có thể đánh giá rằng nhảy vào Việt Nam là một trong những sai lầm lớn nhất của đất nước chúng ta. Mặt khác lịch sử cũng có thể đánh giá được rằng sự giúp đỡ của Mỹ cho Nam Việt Nam là một trong những cuộc thập tự chinh cao cả hơn hết của con người.”
    4-“Tôi hy vọng là chúng ta dù sao cũng không trói tay người Nam Việt Nam khiến họ không được có những hành động thích đáng để đảm bảo an ninh cho nhân dân Nam Việt Nam.”
    Theo ý kiến tôi, nước Mỹ đã ký một hiệp định quốc tế long trọng có liên quan đến vận mệnh của nước khác và khi làm như vậy là đã có một nghĩa vụ tinh thần rõ ràng phải đảm bảo cho hiệp định đó được thi hành.”

    11-Tóm lược những nhận định của ĐT Pháp FRANCOIS Vanuxem về Cuộc Chiến Việt Nam:
    1- Có ai tin được là nền hòa bình nầy đây, dù có đạt được với bất cứ giá nào, thì đó cũng chỉ là một sự thất bại của Thế Giới Tự Do, đặc biệt là của Hoa Kỳ, kéo theo những nguy cơ mới cho nền an ninh của nước Pháp chúng ta?
    2- Hai chục năm về trước (1954), lúc đó vì quyền lợi nhất thời, người ta đã thỏa thuận chia cắt nước Việt Nam ra làm đôi thành hai miền Nam Bắc, tạm thời chỉ trong vòng hai năm thôi. Giải pháp nầy không tốt hơn biện pháp cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam bằng võ lực để tái thống nhất đất nước hay sao?
    3- Sau hết, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua, nhưng thật ra người Việt Nam chưa thua cộng sản . Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
    4-Luôn luôn tôi nhắc nhở nhà tôi, chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nền hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam .

    12- Tóm lược nhận định cuộc chiến Việt Nam của sử gia, nhà báo Pháp Pierre Darcourt
    1- Ba triệu người đã chết cho một chiến thắng quân sự, một chiến thắng không giải quyết được gì cả mà nó lại còn đưa đến một thất bại về chánh trị lẫn nhân tâm. Khởi xướng và lãnh đạo một cuộc chiến 30 năm dài nói là để thống nhất đất nước, mà cuối cùng chỉ thấy một đất nước rách nát và tan thương hơn bao giờ hết !
    2-“Chính Cộng sản Bắc Việt mới thật sự là kẻ xăm lăng. Và Miền Nam Việt Nam chỉ là một nạn nhân phải ở trong thế phải chiến đấu để tự vệ mà thôi ”
    3- Ba trăm ba mươi bốn (334) trận tấn công của cộng sản vào lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam được ghi nhận ngay trong 2 ngày sau khi Hiệp Định Ngừng Bắn Paris ngày 27/1/ 1973 được chính thức công bố….
    Nền hòa bình ở Việt Nam vẫn chỉ còn là một ảo vọng!
    4- Một dân tộc khốn khổ, bị dày vò, bị chặt hết tay chân, bị sạt nghiệp chỉ vì bị sa vào bẫy của một vở kịch chánh trị ngu xuẩn và bi thảm quá kinh khủng mà chính họ cũng không hề biết, không hề hiểu gì cả…
    5-“Tôi muốn gào lên, muốn hét thật to để cả thế giới cùng nghe: Hãy để cho họ được sống! Hãy chấm dứt sự đau khổ của họ đi!”
    6-Đây là nền Hoà Bình kiểu của Kissinger:
    Trong khi Mỹ cắt giảm viện trợ cho miền Nam từ 2 tỉ 300 triệu xuống 964 triệu và cuối cùng bác bỏ luôn ngân khoản này thì Nga Xô tăng mức viện trợ quân sự năm 1974 cho Bắc Việt lên gấp đôi là 1 tỉ 700 triệu. Trung Quốc cũng gửi qua Bắc Việt 500 ngàn súng cá nhân với 90 triệu đạn, 21 ngàn súng cộng đồng với 4 triệu 500 ngàn đạn và ngót 3 triệu quân trang, quân phục… Trong khi quân đội Mỹ cùng các quốc gia đồng minh rút khỏi miền Nam thì tàu hàng Nga Xô chở đầy ắp chiến cụ nối nhau cập bến Hải Phòng.
    7- Không còn chút nghi ngờ nào nữa, tất cả những anh lính chánh quy vào Sài Gòn là những người Bắc (nguyên tác Tonkinois). Miền Nam không phải được giải phóng, mà là bị chiếm ! Không thấy có một anh nào thuộc cái CPLTCHMN.(Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam).

    13- Tóm lược các nhận định về Cuộc Chiến Việt Nam của nhà báo Pháp Michel Tauriac:
    1-“Tại miền Nam Việt Nam, nơi mà cứ một gia đình ba người, cách này hay cách khác, đều phải liên hệ đến việc học tập cải tạo cho dù chỉ trong một tháng thôi cũng đủ cho những người dễ tin nhất hiểu rằng thứ chính trị gọi là khoan hồng chỉ là một cái kế”.
    2-Nhưng sao lại có sự im lặng lạ lùng trước những tội ác tột cùng của Cộng Sản Việt Nam với đồng bào của họ? Phải chăng vì không thể gán những tội ác này cho mấy cái tên quen thuộc như Hitler hay Pinochet” (8) – bởi tất cả đều dính tới một cái tên khác mà nhiều người đã lỡ có lần lớn tiếng ca ngợi?
    3- Cho đến đầu năm 1976, Cộng Sản Việt Nam lại càng thêm cứng rắn và sắt máu với người dân. Những lời hứa hẹn về “hoà hợp hoà giải dân tộc” đã vĩnh viễn bay biến, và các trại cải tạo tập trung đầy ắp người, dân chúng miền Nam bị công an Cộng Sản theo sát như hình với bóng, và mấy chục ngàn người dân thành phố bị đày ải đi đến các thành phố khô cằn sỏi đá hay rừng thiêng nước độc mà Cộng Sản Việt Nam che đậy bằng danh từ hoa mỹ là “vùng kinh tế mới”.
    4- GẦN HAI TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ CHỌN ĐỜI SỐNG LƯU VONG NƠI XỨ LẠ QUÊ NGƯỜI THAY VÌ LÀM NÔ LỆ CHO CỘNG SẢN, HÀNG TRĂN NGÀN NGƯỜI ĐÃ GỤC CHẾT TRÊN ĐƯỜNG TRỐN CHẠY NANH VUỐT CỘNG SẢN VIỆT NAM. KẺ NÀO ĐÃ DÁM ĂN NÓI NGƯỢC NGẠO, VÀ TUYÊN TRUYỀN LÁO KHOÉT RẰNG TOÀN THỂ NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM ĐOÀN KẾT CÙNG CÁC “ANH HÙNG GIẢI PHÓNG” VÀO NĂM 1975 ???

    14-Tóm l ược nhận định về Cuộc Chiến Việt Nam của sử gia Hoa Kỳ Rudolph Joseph Rummel
    1-(1) Liên Sô 61.911.000 người. (2) Trung Hoa cộng sản 35.236.000 người. (3) Quân phiệt Nhật 5.964.000 người. (4) Khmer đỏ 2.035.000 người. (5) Thổ Nhĩ Kỳ 1.883.000 người. (6) Cộng sản Việt Nam giết hại 1.670.000 người. (7) Cộng sản Ba Lan 1.585.000 người. (8) Cộng sản Nam Tư 1.072.000 người.
    2-“Không có chính phủ nào trong lịch sử đưa ra nhiều sáng kiến để tiêu diệt công dân của họ như là chế độ Xô Viết” (2). Rummel gọi chế độ Xô Viết là tên đệ nhất siêu sát thủ (the greatest megamurderer) trên thế giới.
    3- Như vậy, tên sát thủ lớn nhất trong thế kỷ 20 vừa qua chính là các chế độ độc tài. Trong các chế độ độc tài ấy, các chế độ cộng sản đứng đầu. Theo Rummel, trong bài “Cộng sản giết hại bao nhiêu người?” (How many did Communist regimes murder?).

    15- Tóm lược nhận định của GS Hoa Kỳ Lewis Sorley về Cuộc Chiến Việt Nam
    1 – “Điểm nên nhớ là nếu đem so sánh với các lực lượng đương thời hoặc theo lịch sử ghi nhận thì QLVNCH đã chiến đấu ngang tàng và xứng đáng trong suốt cuộc chiến. Đó là một điểm son không bao giờ được nhắc tới.”
    2- “Chỉ vì nước chúng ta không thực thi cam kết cho Nam Việt trong khi phe cộng sản vẫn tiếp tục và đều đặn gia tăng yểm trợ Bắc Việt nên đồng minh bất hạnh của chúng ta mới bị tràn ngập và thua trận.”
    3- “Yếu tố căn bản không chối cãi được là khoảng 95 phần trăm dân chúng muốn có chính phủ Việt Nam hiện hữu hơn là chính phủ cộng sản hay một chính phủ do phía bên kia đưa ra”.
    4- Nhiều người Mỹ không thích nghe rằng bọn độc tài Nga Xô và Trung Hoa đã tỏ ra đáng tin cậy hơn là nước Mỹ Dân Chủ. Nhưng đó là sự thật phũ phàng

    5- “Kết luận, tôi chỉ xin nói rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến giá trị, bởi người Nam Việt và các đồng minh của họ bảo vệ một mục đích cao đẹp.”

    Phụ lục :
    Sự tác hại của cuộc chiến do Cộng sản Việt Nam chủ mưu và do chúng tuân hành tuyệt đối các cương lĩnh Ý Thức Hệ cuả Cộng Sản Quốc Tê:
    Có 3 vấn đề cần nêu rõ về sự Tác Hại do cuộc chiến 30 năm 1945-1975 tại Việt Nam theo từng giai đoạn :
    A-Giai đoạn 1945-1954 cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp của toàn dân đã bị Việt Minh lợi dụng để gây cuộc nội chiến sát hại những người yêu nước không theo CS , thậm chí CSVN còn mượn tay thực dân Pháp để sát hại các đảng phái khác không theo CS, cả nước bao trùm không khí khũng bố vì dân Việt Nam vừa phải chống thực dân Pháp vừa phải chống Cộng sản Quốc Tế vô thần .
    B-Giai đoạn 1955-1975 trong khi VN bị chia hai đất nước theo Hiệp Định đình chiến Genève 1954 mỗi miền đều có lãnh thổ riêng, chính phủ riêng, không được xâm phạm lẫn nhau và chờ cơ hội thuận tiện để Tổng tuyển cử trong Hoà Bình và toàn dân lựa chọn chế độ thích hợp thì CSBV đã có chủ mưu từ trước để phá hoại trị an, lũng đoạn bầu cử nếu có, từ 1955 CSBV đưa cán bộ, bộ đội xâm lược Miền Nam vi phạm trầm trọng toàn vẹn lãnh thổ của HĐ Genève đề ra. Giai đoạn nầy không phải là nội chiến như CS thường rêu rao là vì chế độ cai trị của Đệ Nhất Cộng Hoà tàn ác nên dân Miền Nam nổi loạn, thực tế là CSBV chủ mưu từ trước cài 65.000 cán binh ở lại Miền Nam trước 1954(trong đó có Lê Duẩn ), đồng thới cho hàng chục ngàn bộ đội chính quy vượt vỹ tuyến 17, xâm nhập qua đưuờng mòn Hồ Chí Minh xâm lăng Miền Nam .
    C- Giai đoạn hậu chiến từ 1975-2011: Cuôc bỏ phiếu bằng chân, vượt biên bằng thuyền bè thô sơ của trên 2 triệu người Việt để đi tìm Tự Do, Nhân Quyền. Sự ra đi tiếp tục bằng các hình thức khác nhau như đoàn tụ gia đình, lao động ngoại quốc, kết hôn vội vã ….của hàng triệu người và vẫn còn tiếp diển đã nói lên Sự Thật về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975, về sự cai trị độc ác, dã man của chế độ CSVN.
    – Muốn biết rõ Thực chất Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 do Cộng Sản Việt Nam tác hại ra sao xin xem các nhận định của các trí thức, lãnh đạo các tôn giáo hiện đang còn sống trong nước thì chính xác nhất:
    -Nhận định của Hoà thượng Thích Quảng Độ (Đức Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) về Cuộc chiến 1945-1975 và cuộc sống hiện nay:
    http://depmagazine.com/~/goto/bao-czech-phong-van-hoa-thuong-thich-quang-do-2047.aspx Báo Czech phỏng vấn Hoà thượng Thích Quảng Độ QUỐC NỘI 10/5/2009 : Những người cộng sản ác độc như hổ báo.
    “…Nếu như có phản kháng lớn của dân chúng, nhà nước Cộng sản sẽ không ngần ngại đàn áp bắn giết thẳng tay. Cũng giống như Trung quốc thời 1989. Những người cộng sản ác độc như hổ báo.”

    “…Phương Tây chỉ chú trọng đến buôn bán, chính trị họ không quan tâm. Chẳng hạn Bush đã hứa hẹn, rằng Hoa Kỳ sẽ đứng về phía những người đang đấu tranh cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Nhưng chuyến thăm Hà Nội đã không đả động đến vấn đề nhân quyền.”

    …”Trong khi Ngô Đình Diệm để chúng tôi tự do trong chùa chiền không can thiệp,chỉ quan tâm đến chúng tôi làm gì ngoài xã hội thì cộng sản thâm nhập đánh phá sâu vào tận trong nội bộ Phật giáo.”
    http://www.caotraonhanban.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1019:ni-dung-cuc-tr-li-phng-vn-ca-hoa-thng-thich-qung-&catid=36:cac-bui-phng-vn&Itemid=51 cuộc phỏng vấn Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ do anh Kristopher Anderson và cô Sarah (Oslo Freedom Forum) thực hiện.Có video bằng tiếng Anh được dịch lại.
    HT Thích Quảng Độ :”Đó là điều dễ hiểu, nếu ông biết rằng sư phụ (master) của tôi bị CS giết một cách tàn bạo và khủng khiếp. Rồi đến mẹ tôi và người sư huynh, sư đệ của sư phụ tôi, ngay cả thái sư phụ của tôi, cũng bị Cộng sản giết chết. Cho nên tôi thấy Cộng sản hết sức tàn bạo. Thêm vào đó họ còn đi theo và áp dụng một chế độ độc tài toàn trị. Người dân không có quyền bày tỏ ý kiến của chính mình. Chúng tôi không có nhân quyền, cả dân chủ cũng không. Cộng sản cai trị dân theo ý họ muốn. Vì thế tôi cho rằng không thể để Cộng sản được tự tiện làm điều đó mãi mãi. Chúng ta phải làm một việc nào đó.”
    ….Tôi hy vọng rằng với những ai xem cuộc phỏng vấn này, tôi trân trọng thỉnh cầu họ hãy tiếp tục giúp cho người dân Việt Nam có cách nào được Dân chủ, Tự do và Nhân quyền. Đặc biệt với nước Na Uy, tôi bảy tỏ lời cảm tạ chân thành tới Sáng hội nhân quyền Rafto, theo tên giáo sư Thorolf Rafto, về giải thưởng họ trao cho tôi năm 2006. Về những sự kiện ở Bắc Hàn, Cuba, tôi hy vọng… tôi đã sống dưới chế độ Cộng sản tới nay là 35 năm, tôi hiểu rằng người dân trong những quốc gia Cộng sản đó chẳng có chút an vui hạnh phúc nào. Họ chịu đựng rất nhiều nổi khổ đau, nên tôi hy vọng những quốc gia đó sẽ buông rơi lý tưởng Cộng sản đi, đổi sang Dân chủ, Tự do và Nhân quyền. Nếu nhân quyền được tôn trọng thì mọi người mọi dân tộc mọi quốc gia trên thế giới sẽ được an vui hạnh phúc. Tôi mong sao cả thế giới sẽ được an vui hạnh phúc!
    -Nhận định của Linh mục Nguyễn Văn Lý về Cuộc Chiến Việt Nam và cuộc sống hiện nay:
    http://dailyvnews.wordpress.com/2010/12/30/l%E1%BB%9Di-keu-g%E1%BB%8Di-c%E1%BB%A7a-lm-nguy%E1%BB%85n-van-ly-gi%E1%BA%A3i-th%E1%BB%83-d%E1%BA%A3ng-csvn-dem-l%E1%BA%A1i-da-d%E1%BA%A3ng-dan-ch%E1%BB%A7-cho-vn-112011/ Lời kêu gọi của LM Nguyễn Văn Lý giải thể đảng CSVN đem lại đa đảng dân chủ cho VN 1/1/2011
    “Chế độ Cộng sản độc tài vô thần duy vật đã trở thành một đại họa vô cùng cay đắng cho Nhân loại, một thử nghiệm đã hoàn toàn thất bại trên toàn cầu về một ước mơ công bằng, hòa bình, văn minh, thịnh vượng không bao giờ đạt. Mọi người có chút lương tri và tâm trí đều không muốn chế độ vô luân này tồn tại thêm giây phút nào trên hành tinh này nữa.”
    ….Riêng tại Việt Nam, suốt 80 năm qua, kể từ năm 1930 khi Đảng Cộng sản Đông Dương, tức là Đảng CSVN, có mặt trên Quê hương chúng ta, thì hận thù-gian trá-áp bức-cướp đoạt-bất công-bạo lực-đấu tố-khủng bố-chiến tranh… triền miên xâu xé Tổ quốc và Đồng bào chúng ta, dưới đủ mọi hình thức, vừa thô bạo vừa tinh vi, khiến không một người Dân Việt nào được an tâm vui sống trọn vẹn dù chỉ một ngày. Trãi nghiệm quá khổ đau chán ngấy này trong mỗi người chúng ta không nên kéo dài thêm ngày nào trên Dân tộc và trong tâm hồn con cháu thơ ngây vô tội của chúng ta nữa.”
    Nói với các đảng viên Cộng Sản, Công An, Bộ Đội LM Lý nhắn nhủ:
    “…Vậy tôi thiết tha yêu cầu quí vị cần lấy hết tinh thần khoa học của một người CS còn một chút tình yêu Nước và lòng tự trọng nào đó, để làm ngay một trong 2 công việc cấp thiết sau đây :
    1.1. Ngừng tay chém giết bắt bớ Dân oan vô tội và những Công dân yêu Nước chân chính, sám hối, từ chức, giải thể đảng CS đầy sai lầm và tội lỗi do quí vị đang lãnh đạo. Toàn Dân ngay chính VN chỉ mong sớm thấy ngày đảng CS -đại họa của Dân tộc- TỰ TUYÊN BỐ GIẢI THỂ. Đồng thời hãy trao Đất nước cho một Chính phủ lâm thời, để chuẩn bị cuộc Bầu cử Quốc hội đa đảng, dù chỉ mới mang màu sắc dân chủ chuyển tiếp còn non trẻ, vào cuối năm 2011 này như đã dự kiến.
    1.2. KHÔN NGOAN VÀ CAN ĐẢM BƯỚC VÀO LỐI THOÁT DANH DỰ : Tự chấm dứt vai trò độc đảng độc tôn, khách quan chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng chân chính : đảng CSVN sẽ cạnh tranh công bằng lành mạnh với các tổ chức chính trị khác, để chung sức xây dựng Đất nước bên cạnh nhau, như hầu hết tại các Nước văn minh trên toàn cầu hiện nay, tránh tình trạng Toàn Dân không còn sức chịu đựng nổi, không thể kiềm chế các hành động sôi sục bùng phát, gây tổn hại khôn lường cho Đất nước không thể tránh.
    2. Hỡi toàn thể lực lượng Công an và Bộ đội ! Tổ Quốc đã rơi vào tay ngoại bang một phần lãnh thổ và lãnh hải cực kỳ quan trọng về an ninh-chiến lược, Đất Nước đã bị lệ thuộc đế quốc Tàu Cộng ngày càng chìm đắm trong mọi lãnh vực. Quí Bạn hãy DỨT KHOÁT ĐỨNG HẲN VỀ PHÍA DÂN TỘC, để luôn làm nhiệm vụ hết sức cao cả là bảo vệ an ninh-quốc phòng cho Tổ quốc, luôn là chỗ dựa đáng tin cậy của Đồng bào”

    Nhận định về Cuộc Chiến VN và sự cai trị của CSVN hiện nay của Luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân:

    http://thangtienvn.multiply.com/journal/item/103 Ls Lê Thị Công Nhân: Tên độc tài sợ nguời nói thật.
    Luật sư Lê Thị Công Nhân : “Chúng ta sống dưới sự cai trị độc đoán của Đảng cộng sản Việt Nam, vì thế nhà cầm quyền và nhà nước Việt Nam hiện nay thì bị thế giới gọi là nhà nước độc tài. Không chỉ riêng nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam, mà có một điều đặc biệt là những nước đi theo cộng sản thì đều đang và sẽ tiến tới một nền độc tài như vậy. Độc tài thì có thể hiểu là một nền cai trị độc đoán và không có những tư tưởng khác biệt.”
    “…Tôi nghĩ rằng, ở Việt Nam cái sự chà đạp nhân quyền mà cộng sản gây ra đã đến mức độ mọi người cảm thấy là an tâm, thấy dễ chịu, thấy thoải mái trong cái ép buộc câm lặng trước nhân quyền, họ được dạy dỗ, được tuyên truyền nên họ đã quen. Họ vừa là nạn nhân nhưng họ cũng góp phần vào cái việc nhìn nhận về nhân quyền hết sức là sai trái và què cụt. Cho nên cái nhân quyền của chính bản thân họ cũng bị vi phạm đôi khi họ không biết, hoặc họ biết nhưng họ cũng cảm thấy không mấy quan trọng.”
    “…Nếu mà Việt Nam có được quyền tự do ngôn luận bao gồm trong đó là quyền tự do thông tin, tự do báo chí, tự do phát hành sách, .v.v…và những quyền cụ thể hơn thì tôi tin chắc rằng chế độ độc tài cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ sớm và bất ngờ.”

    http://congdongvietnamnamcalifornia.wordpress.com/2010/03/11/lu%e1%ba%adt-s%c6%b0-cong-nhan-da-hy-sinh-ph%e1%ba%a3i-hy-sinh-d%e1%ba%bfn-cung/
    “LS Lê Thị Công Nhân: Muốn phát triển tốt lên, cần phải thay đổi những cái gì xấu đang hiện diện. Mình đã xác định tranh đấu, mình phải xác định hy sinh. Đó là hệ quả tất yếu, nếu không đừng tranh đấu nữa. Đã xác định hy sinh thì phải hy sinh đến cùng. Chứ nếu hy sinh dang dở thì hy sinh để làm gì?”

    Đường hướng đấu tranh tương lai cho một nước Việt Nam Dân Chủ và Tự Do thật sự :
    1- Sau 36 năm tranh đấu cho một nước Việt nam thật sự Độc Lập, Tự Do,Dân Chủ thật sự. Người Việt chúng ta nhận được kinh nghiệm là: Không cần đi tìm lãnh tụ mà nhất thiết phải tìm một CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI hữu hiệu khả dĩ kết hợp được Quốc Nội và Hải Ngoại để cùng tranh đấu mang lại lợi ích thiết thực cho Quê Hương, Dân Tộc. Nhân vật lãnh tụ chính là những người đấu tranh không mệt mỏi cho Dân Chủ và Nhân Quyền, đang trực diện đối đầu với Việt Gian Cộng Sản chứ không phải là các chính trị gia “salon”.
    2-Đấu tranh Bất Bạo Động giải thể chế độ Cộng sản độc tài là đường lối hoà hợp ,hoà giải hữu hiệu nhất cho sự thoái bộ của đảng CSVN và chính phủ hại dân, hại nước. Không kêu gọi trả thù cá nhân hay tập thể, theo triết lý Phật Giáo: “Lấy oán báo oán, oán ấy chập chồng. Lấy nhân báo oán, oán ấy tiêu tan”, toàn dân Việt Nam hướng vào tương lai tươi sáng :THỊNH VƯỢNG,CÔNG BẰNG ,VĂN MINH và mang đặc tính Truyền Thống Dân Tộc Việt : kiêu hùng, đoàn kết, nhân ái .
    3-Một Hiến Pháp mới, một Quốc Hội Mới, một Chính Phủ Mới sẽ ra đời đáp ứng cho đòi hỏi của toàn thể Dân Tộc Việt Nam trong và ngoài nước trước thềm THIÊN NIÊN KỶ MỚI.
    4-Thực chất của chế độ CSVN hiện nay, qua lịch sử đã chứng minh chúng là một lũ Việt Gian bán nước, miệng hô đoàn kết dân tộc nhưng lại sát hại các nhân sĩ yêu nước không Cộng sản, năm 1946 CSVN đã thoả hiệp bán nước cho Thực dân Pháp, năm 1958 và năm 2000 bán nước cho Cộng Sản Trung Quốc, vì thế không thể có chuyện hoà hợp hoà giải với Việt Gian được. Với các đảng phái trung thành với quyền lợi Quốc Gia Dân Tộc, chúng ta mạnh dạn hoà hợp hoà giải với nhau( không hề có chuyện hoà hợp hoà giải với VGCS) để mưu tìm sự đồng thuận để xây dựng lại quê hương hậu Cộng Sản .

    Kết Luận:
    Để kết luận về Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 chúng ta cần phải thống nhất về một số vấn đề quan trọng còn tồn đọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại như sau:

    1-Ý đồ của các phe đế quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Cộng , Anh, Pháp.: -Trên cục diện quốc tế đây là cuộc “chiến tranh nóng” trong lòng “Chiến tranh Lạnh” diễn ra quyết liệt lúc đó trên toàn thế giới. Cả Liên Xô và Trung Quốc mặc dù có những xung đột sâu sắc với nhau vẫn cùng viện trợ tối đa cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại Mỹ. Cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 được xem là cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại: Các cường quốc, do nhiều mục tiêu của từng thời kỳ khác nhau, đã viện trợ cho các bên trong Chiến tranh Việt Nam về đủ mọi mặt kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, giáo dục … với đủ các mức độ khác nhau. Nhìn chung viện trợ ngày càng tăng theo quy mô chiến tranh. Trong khi Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận được sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa. Viện trợ nước ngoài đã có ảnh hưởng to lớn đến tình hình chiến tranh và đời sống của nhân dân hai miền Việt Nam, không những viện trợ vật chất mà các bên còn viện trợ nhân lực, chuyên gia và đưa quân lính tham chiến trực tiếp. Họ dành quyền quyết định cuộc chiến, người dân Việt Nam hai miền chỉ là công cụ cho các siêu cường tranh giành thắng lợi trong chiến lược của họ mà thôi. Đất nước Việt Nam là nơi để họ thử nghiệm các loại vũ khí huỷ diệt, CSVN tuân hành chiến lược của CSQT bằng mọi giá tấn công Miền Nam là một sai lầm, một tội ác đối với toàn dân VN, riêng CSVN thì có công với CSQT. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_tr%E1%BB%A3_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam )

    2-Mục tiêu sau cùng của đàng CSVN và kết quả của Cuộc Chiến Việt Nam sau 1975 cho đến ngày nay người dân Việt Nam được và mất những gì?. Thực tế qua các giai đoạn lịch sử cho thấy trong Cuộc Chiến 1945-1975 CSVN đặt đấu tranh giai cấp là chính yếu, còn Tự Do, Dân Tộc chỉ là phụ thuộc. Do vậy CSVN đã hy sinh quyền lợi Dân Tộc để phục vụ cho Cộng sản Quốc Tế . Nhưng nhờ khéo dấu các sự lệ thuộc CSQT và lường gạt toàn dân qua chiêu bài Chiến Tranh Nhân Dân, Dân Tộc chống ngoại xâm v.v…nên sự hỗ trợ của quốc dân nghiêng về phiá CSVN và đã kết thúc cuộc chiến có lợi cho kẻ ác. Trong suốt 36 năm qua, ngươờ dân Việt Nam đã hiểu rõ: Giai đoạn đầu chúng lợi dụng danh nghĩa kháng chiến để trục lợi cho CSQT, giai đoạn sau 1975 chúng đeo mặt nạ CSVN để cầm quyền theo hình thức cộng sản man rợ, nhưng thực tâm chúng không còn tin tưởng gì nơi chủ nghiã Cộng Sản ( cả thế giới đã lên án chủ nghĩa Cộng Sản là tội ác của nhân loại) mà chúng chỉ lo vơ vét, đục khoét công quỹ, chúng không từ những tội ác đáng nguyền rủa là bán nước, buôn dân miển sao làm giàu trên xương máu dân tộc là đạt mục tiêu của chúng.
    Tác hại của những chia rẽ do CSVN gây ra thật là to lớn, chúng đã chia rẽ gia đình, tôn giáo, đoàn thể và chia rẽ cả dân tộc một cách trầm trọng và kéo dài. Đáng lý ra chống ngoại xâm (Thực dân Pháp)xong rồi thì toàn dân sẽ chung phần tái thiết đất nước dể dàng, còn cuộc nội thù thì cứ dai dẳng mấy chục năm (từ 1945 đến nay) làm cho đất nước suy yếu và hiện nay vẫn còn kéo dài không biét đến bao giờ mới có thống nhất lòng người để chung vai canh tân đất nước, để phòng thủ chống ngoại xâm.

    3-Nguyện vọng đích thực của người dân Việt Nam : Trước hiện tình đất nước người dân Việt đang bị CSVN khống chế ra sao và 90 triệu đồng bào mong mỏi những gì cho bản thân và cho đất nước:
    Các cường quốc Phương Tây( bao gồm Mỹ , Anh, Pháp, Liên Xô) sau Đệ Nhị Thế Chiến phân chia lợi nhuận không đồng đều, muốn gây chiến nhưng khôn ngoan không mở mặt trận tại Châu Âu, Châu Mỹ mà chỉ muốn đưa sang Á Châu, vùng Đông Nam Á để bán vũ khí trục lợi. Trung Cộng thì quá nghèo nàn lạc hậu, muốn lợi dụng cuộc chiến Đông Dương để thôn tính một số nước phiá Nam Trung Quốc ( TC rất thèm muốn Đài Loan nhưng không muốn gây đổ máu dân Tàu ) nên đã giật dây và ép buộc CS Bắc Việt tấn công Miền Nam để “nghêu, cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi” năm 1979 Trung Cộng đã huy động nhiều sư đoàn tấn công 6 tỉnh phiá Bắc VN. Rỏ ràng Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã đánh giá sai về người “đồng chí” tham lam của mình. Những màn đi đêm giữa Mỹ và TC thời điểm Hoà Đàm Paris 1973 bộc lộ ý đồ lớn lao của Mao là muốn Mỹ và Liên Xô đối đầu để ngồi giữa xin viện trợ cả hai bên. Sau đó ngã hẵn để Mỹ giúp “Hiện Đại Hoá” quân đội của TC ngang hàng với Liên Xô. Bọn đầu xỏ CSVN như Lê Duẫn , Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… chẳng lẽ không nhìn thấy gì chăng? Hay là đã hiểu rõ dã tâm của quan thầy TC, nhưng vì muốn bảo vệ ghế ngồi và bảo vệ đảng CSVN nên họ đã ngậm miệng ăn tiền?
    Nguyện vọng chân chính của toàn dân Việt là mong có hoà bình, không muốn chiến tranh, dùng sức lực và sự siêng năng, trí tuệ để mưu cầu hạnh phúc gia đình và thịnh vượng cho Đất Nước. Nhưng CSVN đã lợi dụng lòng yêu nước nồng nàn của toàn dân, chà đạp lợi ích Dân Tộc gây ra chiến tranh Nam Bắc để tóm thâu quyền lực và quyền lợi cho thiểu số đảng viên cấp cao. Sau 1975 với bản tính tham lam cố hữu, độc tài trong xương tuỷ chúng lại một lần nữa bán rẽ quê hương cho giặc Tàu, ai cũng nhìn thấy cái dã tâm vơ vét đó.
    4-Tương lai Việt Nam VN sẽ ra sao trong thời kỳ “Hậu Cộng Sản”:
    -Để kết luận nhận định về cuộc chiến Việt Nam ta có thể dùng bài phê phán về Xã Hội Chủ Nghiã cuả cụ Phan Bội Châu viết từ những năm 1938 trước những thủ đoạn tàn ác cuả CSVN mà cụ đã thấy được từ những thập niên 1930 như sau :
    “Hô hào giai cấp đấu tranh ở xứ nầy là một việc cực ngu! Những người thức thời không bao giờ làm như thế…Cùng một tai nạn , đã không chung sức để tùy theo cảnh ngộ mà lần hồi thu phục lại những quyền đã mất để xây dựng lại nền tảng Quốc Gia,lại còn kiếm cách tương tàn, tương phân, để làm giảm mất lực lượng tranh đấu ,thật là một điều thất sách!”
    …”Tóm lại là người ta lợi dụng phong trào Xã Hội để chia rẻ lực lượng trong nước , để phá huỷ sự đoàn kết và để làm tiêu diệt tinh thần quốc gia của dân ta.. .”
    (Trích Phan Bội Châu toàn tập,tập 4,NXB Thuận Hoá ,Huế,1990.Trong bài trả lời phỏng vấn của ký giả Maurice Detour,báo L,Effort,Hà Nội .Báo Tràng An số ra ngày 7 tháng 10 năm 1938. Trong quyển “Án Tích Cộng sản Việt Nam” của sử gia Trần Gia Phụng ,NXB Non Nước ,Canada 2001 trang 30.)
    Dân Chủ kiểu “xin, cho”, Nhân Quyền “ban phát”, Độc Lập “quỳ gối”, Tự Do “bánh vẽ”… người dân VN đã chán ngấy các khẩu hiệu, các buổi học tập chính trị mà “thầy không muốn dạy và trò không muốn học” vẫn cứ tái diển cho đến hôm nay, có nhiều người bi quan ,nhưng ai cũng nhận thấy là công cuộc “đổi mới” cho Dân Chủ Tự Do thật sự không thể nào đảo ngược.
    Hãy đọc những nhận định của một nhà “Việt Nam Học” Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret còn là Giám đốc Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á, Réseau Asie, thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học – CNRS của Pháp. Ông từng sang Việt Nam làm việc về nghiên cứu ( http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120124_vn_intelligentsia_sabouret.shtml) :
    “Đảng Cộng sản cần có một lộ trình rõ ràng, hàng năm, để chủ động chuyển đổi theo hướng trả lại quyền lực cho nhân dân.
    “Đảng Cộng sản ở Việt Nam đã mở cửa ít nhiều. Họ đã lựa chọn việc mở cửa từng bước có kiểm soát. Tôi không nói về chi tiết. Nhưng nay họ không thể đi ngược trở lại. Họ phải mở cửa. Nếu họ cứ giữ nguyên cánh cửa đóng như thế, tình thế sẽ trở nên nguy hiểm đối với họ.”
    Sabouret cho rằng người trí thức “không có sự lựa chọn nào khác” ngoài dấn thân và tiếp tục dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và nhân loại, dù là họ ở Pháp, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu.”
    Nhưng có một điều khẳng định là cải tổ ra sao, đổi mới thế nào, thể chế cai trị nào thích hợp, tất cả các điều trên phải do toàn dân Việt Nam quyết định vận mệnh của chính mình. Thực hiện được cuộc Cách Mạng Hoa Lài cho Việt Nam thì quyền quyết định và thực hiện là do dân và vì dân Việt.

    1-(1) Liên Sô 61.911.000 người. (2) Trung Hoa cộng sản 35.236.000 người. (3) Quân phiệt Nhật 5.964.000 người. (4) Khmer đỏ 2.035.000 người. (5) Thổ Nhĩ Kỳ 1.883.000 người. (6) Cộng sản Việt Nam giết hại 1.670.000 người. (7) Cộng sản Ba Lan 1.585.000 người. (8) Cộng sản Nam Tư 1.072.000 người.
    2-“Không có chính phủ nào trong lịch sử đưa ra nhiều sáng kiến để tiêu diệt công dân của họ như là chế độ Xô Viết” (2). Rummel gọi chế độ Xô Viết là tên đệ nhất siêu sát thủ (the greatest megamurderer) trên thế giới.
    3- Như vậy, tên sát thủ lớn nhất trong thế kỷ 20 vừa qua chính là các chế độ độc tài. Trong các chế độ độc tài ấy, các chế độ cộng sản đứng đầu. Theo Rummel, trong bài “Cộng sản giết hại bao nhiêu người?” (How many did Communist regimes murder?).

     
    0
     
    0
     
    Đánh giá

  19. Chủ đề chính :Mục đích quyển sách:
    Gồm có 3 đề tài cần thảo luận :

    1- Đưa ra trước công luận những nhận định của 3 phiá về cuộc chiến VN 1945-1975.
    2- Đập tan các luận điệu tuyên truyền của Việt Gian CS đã bôi sửa lịch sử VN. Từ các hồi ký, bài thuyết trình của các nhân chứng lịch sử vạch rõ sự thật về cuộc chiến Việt Nam, không bị một áp lực nào chi phối.
    3- Trước những thực trạng lịch sử thanh niên, trí thức VN sẽ quyết định thế nào cho tương lai Dân Tộc Cung cấp các tài liệu mật và giải mật mới nhất của nhiều nơi để giải đáp các ẩn số chính trị còn tồn đọng bấy lâu nay.
    I) Giới thiệu : Quyển sách được viết dưới dạng “Tìm hiểu lịch sử cận đại” giới hạn bởi mốc thời gian từ 1945 đến 1975, với mục đích đóng góp cho thế hệ Tương lai Việt Nam biết được thực trạng của cuộc chiến trên quê hương suốt 30 năm khói lửa (1945- 1975), để tìm hiểu tại sao cùng thời với các nước Đông Nam Á họ dành độc lập nhưng không tốn nhiều máu xương và tổn thất tài sản quốc gia lớn như Việt Nam và để tìm hiểu tại sao hiện nay Việt Nam vẫn bị xem là chậm tiến, lạc hậu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Lý giải những thắc mắc tại sao đất nước “Thống Nhất” mà vẫn có hai cách nhìn và hai khuynh hướng khác nhau về lịch sử. Các mâu thuẫn giữa hai phiá chẳng những tồn tại lâu dài mà còn phát triển đến độ gay gắt, thù địch.
    1-Mục tiêu :Quyển sách sưu tầm các tài liệu, trưng dẫn từ các nhân vật tiêu biểu có khuynh hướng chính trị khác nhau để hiểu thực trạng cuộc chiến Việt Nam trong suốt 30 năm (1945-1975) đã tác hại to lớn thế nào cho tương lai đất nước, cho tiền đồ dân tộc. Tìm hiểu trách nhiệm cuộc chiến thuộc về ai, phe nhóm nào đã gây những tổn thất nghiêm trọng cho đất nước và con người Việt Nam. Từ đó chúng ta sẽ lý giải được tại sao hiện nay dân Việt Nam không thể đồng thuận để tái thiết quê hương sau 1975 và bảo vệ tổ quốc trước ý đồ xâm lược của Trung Cộng.
    2- Những khó khăn: Khó khăn là vì hiện nay tìm trong thư viện trong và ngoài nước rất hiếm các sách lịch sử Việt Nam trung thực không thiên kiến. Chỉ hy vọng sẽ có những bộ sử đúng nghĩa của nó trong thời kỳ “Hậu Cộng Sản” vì nhờ các tài liệu giải mật sẽ có trong tương lai, vì ngoài các tài liệu giải mật của phe Tự Do đã được tung ra sau 30 năm cuộc chiến chấm dứt, nhưng phía CS Liên Xô (nước Nga hiện nay) và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) vẫn còn đang giữ kín. Thậm chí một số sử gia trong nước còn có nhiệm vụ sửa lại hoặc ngụy tạo lịch sử. Tác giả truy tìm, sưu tập các tài liệu, hồi ký trong và ngoài nước nói về cuộc chiến.
    Cung cấp các tài liệu trung thực và đa diện là bổn phận của người viết, còn nhận thức đúng sai, chính tà, trắng đen ra sao là do độc giả.
    3-Bối cảnh lịch sử thế giới lúc đó (1945-1975) đã ảnh hưởng đến cuộc chiến Việt Nam gồm 4 yếu tố như sau:
    a- Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp :Kể từ sau khi triều Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp 1884 thì lòng dân căm tức, không chấp nhận ách cai trị của ngoại bang, mọi người Việt Nam chỉ có mỗi một tấm lòng yêu nước thiết tha, từ phong trào Văn Thân 1874, Cần Vương 18851các cuộc khởi nghĩa từ Ba Đình 1886 và cho đến phong trào khởi nghĩa tại Huơng Khê của Phan Đình Phùng thất bại 1895 mới chấm dứt. Với hàng chục phong trào kháng chiến khắp nơi do nhiều vị anh hùng Dân Tộc không dựa theo chủ thuyết ngoại lai nào,chỉ có tấm lòng trung quân, ái quốc mà thôi.2 Tiếp dẫn đến Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu đề xướng năm 1912,theo chủ nghĩa Dân Chủ Tư Bản3. Phong trào Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời năm 19274 Tổ chức VNQDĐ theo chủ thuyết Tam Dân: Dân Tộc, Dân Quyền, Dân Sinh, dựa theo Trung Hoa Quốc Dân Đảng về lý thuyết nhưng độc lập về tổ chức và hoạt động.
    b- Sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế (CSQT) đầu tiên:Quốc Tế Cộng Sản I do Marx và Engels lập ngày 28.9.1864 tại Luân Đôn (Anh Quốc) và sau đó lần luợt Quốc Tế CS 2 tại Paris năm 1889, Quốc Tế 3(hay còn gọi Quốc tế CS) do Lénin thành lập năm 1919 tại Moscou. Năm 1911 Hồ Chí Minh (HCM) sang Pháp dưới tên Văn Ba với nghề phụ bếp, sau đó ông học tập, làm việc và chung với các phần tử CS. Năm 1920 HCM đọc luận cương về “Vấn Đề Thuộc Địa của Lénin” và từ đó đi theo chủ nghiã Cộng Sản. Năm 1923 Hồ Chí Minh sang Liên Xô và học ở trường Đại Học Phương Đông.Tại Đai Hội Lần thứ 5 Quốc Tế CS, Hồ được chỉ định làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam (công việc của một điệp viên đặc phái)
    Cuối năm 1924, dưới bí danh Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu (Trung Quốc) theo chỉ thị của chính phủ Liên Xô.
    Năm 1925, Hồ thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội và truyền bá chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam.
    Ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, Hồ Chí Minh thống nhất ba tổ chức CS thành đảng Cộng Sản Việt Nam theo chỉ thị của CSQT.5
    c-Các thuộc địa cuả Anh và Pháp từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều nước đứng lên đòi độc lập, chế độ Thực Dân trong thời kỳ suy thoái, Anh và một số nước Phương Tây như Bồ Đào Nha, Y Pha Nho v.v đã trả tự do cho các nước thuộc điạ, Việt Nam là một nước bị Pháp đô hộ quá lâu (từ 1858)và sự cai trị độc ác cuả thực dân Pháp khiến cho lòng dân sôi sục muốn đứng lên dành Độc Lập.
    d- Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945)sắp tàn mà thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh giành nhiều thắng lợi trước bọn độc tài Phát Xít Đức, Ý, Nhật làm cho lòng dân Việt hy vọng đánh đuổi được bọn thực dân Pháp (vốn đã suy yếu và ngay cả nước Pháp cũng bị Đức đô hộ).
    Pháp tỏ ra lép vế trước Nhật và đầu hàng Nhật tại Việt Nam một cách nhục nhã làm cho hy vọng giành lại chủ quyền cuả toàn dân Việt càng mạnh mẽ hơn, nôn nóng hơn.
    Chính Phủ Nhật muốn mua lòng các quốc gia Á Châu nên đã trao trả độc lập cho Việt Nam ngày 9 tháng 3 năm 1945. Hai ngày sau, Quốc Trưởng Bảo Đại ngày 11 tháng 3 đã ra tuyên cáo Việt Nam hoàn toàn Độc Lập, bải bỏ Hoà Ước Patenôtre ký năm 1884 với Pháp.
    Ngày 7 tháng 4 vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các của Chính Phủ Trần Trọng Kim. Tháng 6 năm 1945 Chính Phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế Quốc Việt Nam.6
    Trung Hoa là nước lân bang với Việt Nam bị Nhật và các cường quốc2 Châu Âu xâu xé cũng đã đứng lên giành độc lập, làm nức lòng người dân Việt.
    Phe Cộng Sản tại Trung Hoa từ yếu thế đã dần dần thắng phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa tạo cơ hội cho phe Cộng Sản Việt Nam manh nha chiếm chính quyền trong tay chính phủ Trần Trọng Kim (Pháp thì đầu hàng Nhật và Nhật cũng đã thua trận với Đồng Minh).
    Với 4 yếu tố trên đã tác động rất lớn đến tâm lý toàn dân Việt Nam khao khát Độc Lập Tự Do, đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhanh chânhơn so với các đảng phái khác trong việc chớp thời cơ phát động “cướp chính quyền” của chính phủ Trần Trọng Kim còn non yếu (Chưa có Bộ Quốc Phòng).
    Hoàn toàn không hề có chuyện nổ súng cướp chính quyền từ tay Nhật. Đảng CSVN lúc đó vì tuân hành chỉ thị của đã tấn công và đả phá chính phủ Trần Trọng Kim làm suy yếu tiềm lực quốc gia thời kỳ sơ khai. Đáng tiếc là thời điểm đó hoạt động liên kết gìữa Việt Nam Quốc Dân Đảng và Trung Hoa Quốc Dân Đảng quá yếu kém, bằng cớ là THQDĐ qua VN để giải giới Nhật theo lệnh của Đồng Minh thì đại đa số các hành động của họ (vì bị hối lộ) là ủng hộ cho Việt Minh chớ không phải ủng hộ cho VNQDĐ!.
    Mâu thuẫn nội tại trong lòng dân Việt khởi đầu từ đó, cuộc chiến Quốc -Cộng cũng xuất phát từ đó, gây ra cuộc chiến dai dẳng suốt 30 năm trường đem lại đau thương cho Dân Tộc.~
    II) Vạch ra những thủ đoạn gian trá của Hồ Chí Minh và đàng CSVN : Đưa ra các tài liệu cụ thể để chứng minh thực tế Hồ Chí Minh đã tuyên bố những gì và những hành động thực tế khác nhau ra sao. Đảng CSVN có công với ai và có tội với ai. Quyển sách cung cấp thông tin đa chiều để người đọc sau khi tham khảo các tài liệu tự phán đoán và suy luận :
    1-Quốc Gia và Cộng Sản:Cuộc chiến Việt Nam 1945-1975 bắt nguồn từ đâu? Đó là câu hỏi lớn mà bất cứ ai muốn tìm hiểu cuộc chiến VN đều phải lưu tâm đến yếu tố nầy.
    Giải đáp các câu hỏi sau đây là sẽ lý giải được nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến đẫm máu giữa 2 phe Quốc Gia và Cộng Sản:
    2-Phong trào kháng chiến chống Thực Dân Pháp (kể từ sau khi Pháp cai trị Việt Nam bằng Hoà Ước Patenôtre 1884) có từ lúc nào? Người Quốc Gia chống Pháp gồm những ai? Trước khi có CNCS vào Việt Nam những người yêu nước VN chống Pháp bằng chủ thuyết nào?
    3-Sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Cộng Sản Quốc Tế tại Châu Âu năm nào?Ai là người VN đi theo chủ nghĩa CSQT đầu tiên? Sự bất đồng đầu tiên giữa người Quốc Gia yêu nước và người yêu nước theo Chủ Nghiã Cộng Sản Quốc Tế (CNCSQT) khởi đầu từ đâu?
    Vì sao sự mâu thuẫn giữa phe Quốc Gia và Cộng sản ngày càng lớn mạnh? Nguyễn Ái Quốc đã áp dụng và thay đổi từ CNCSQT(tức là Đấu Tranh Giai Cấp toàn thế giới) ra chủ trương Độc Lập Dân Tộc để thu phục tinh thần ái quốc của toàn dân.
    Thực tâm hay giả dối? Sự việc CSVN thanh toán các đảng pháiQuốc Gia xảy ra từ khi nào?
    Từ thời điểm nào Quốc Gia Và Cộng Sản không đội trời chung?
    4-Mục tiêu chính thức của CSVN là gì? Họ đã điều hành cuộc chiến ra sao trong Kháng Chiến chống Pháp dành độc lập. Kết quả cụ thể sau 1954 và 20 năm sau khi Cộng Sản “Thống Nhất” đất nước và thời gian cầm quyền cho đến nay sẽ trả lời về công hay tội của họ đối với quốc gia và dân tộc Việt Nam.
    III) Vạch rõ ý đồ của các cường quốc khác với những lời tuyên bố nhân đạo ra sao?
    Mục tiêu là muốn trình bày các ẩn số chính trị vừa được giải mật để thế hệ trẻ có cái nhìn rộng khắp và đặt trọng tâm cho quyền lợi dân tộc thay vì quyền lợi quốc tế: Không ai thương người dân Việt Nam bằng người dân VN. Không có một quốc gia nào phục vụ cho quyền lợi của một quốc gia khác một cách vô tư, bất vụ lợi:
    1- Sau Đệ Nhị Thế Chiến từ vị thế Đồng Minh Mỹ và Liên Xô đã biến thành đối đầu trong chiến tranh lạnh ra sao?
    2- Mỹ có ý định gì khi muốn thay chân Pháp tại VN và Đông Dương.
    3- Liên Xô dùng con bài CSVN với ý định gì?
    4- Trung Cộng lợi dụng phong trào CSQT để mưu cầu gì cho chính họ và TC đã thực sự giúp cho VN hay có âm mưu thôn tính VN.
    IV) Trước những thực trạng lịch sử thanh niên, trí thức VN sẽ quyết định thế nào cho tương lai Dân Tộc: 1-Trách nhiệm của người Việt Hải Ngoại.
    2-Trách nhiệm của người Việt Quốc Nội: thành phần trí thức và thanh niên sẽ làm gì?
    3- Trách nhiệm của các tôn giáo, đoàn thể và các thành phần xã hội khác trong tương lai VN.
    Từ các nhật ký, tài liệu giải mật, các audio của các vị chứng nhân lịch sử thuộc nhiều xu hướng chính trị khác nhau lần lượt chúng ta sẽ tìm hiểu thực chất của cuộc chiến.
    “Thực trạng cuộc chiến VN từ 1945-1975 ” (ghi chú: chữ in nghiêng, trong ngoặc kép là lời cuả nhân vật lịch sử. Chữ in đứng là nhận định cuả người viết). Chúng tôi chỉ chú trọng trích dẫn những tài liệu nhận định liên quan đến thực trạng cuộc chiến.
    https://vietnamclassical.wordpress.com/vnhistory/
    Bộ sách được xem miển phí gồm 1124 trang.

     
    0
     
    0
     
    Đánh giá

  20. VN History
    Welcome to Vietnam History .
    This page is collect all ediction for study Viet-history .
    Khi nghiên cứu Lịch Sử Việt Nam thì nên đọc nhiều bộ .
    Trong trang này lưu trữ 9 bộ sử của 9 Sử Gia .

    (Just one ckick to opened)

    Tiền Việt Nam Thời Pháp và Việt Nam Cộng Hòa
    An Nam Chí Lược
    Dai Viet Su Ky Toan Thu
    Viet Nam Su Luoc Tran Trong Kim
    Viet Su Toan Thu Pham Van Son
    Quoc Trieu Chanh Bien Toat Yeu
    Kham Dinh Viet Su Thong Giam Cuong Muc
    Lam Son Thuc Luc
    Viet Su Tieu An
    Thien Uyen Tap Anh (Lich Su Thien)
    Biên Khảo Lịch Sử cuộc chiến Việt Nam 1945-1975
    Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 (Tác Gỉa: Long Điền) Quyển 1
    Cuộc Chiến Việt Nam 1945-1975 (Tác Gỉa: Long Điền) Quyển 2

    https://vietnamclassical.wordpress.com/vnhistory/

     
    0
     
    0
     
    Đánh giá

  21. Cuộc Chiến Việt Nam1945-1975
    Trích dẫn các lời phát biểu của các nhân chứng lịch sử.
    A-Phía Quốc Gia:
    1-Hoàng Đế Bảo Đại:
    -“Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.
    -Vua Bảo Đại đã nói với phiá Nhật :”Tôi triệt để khước từ sự bảo vệ cuả ông.Tôi ra lệnh ông phải rút bỏ ngay những công tác ấy. Tôi không muốn rằng một quân đội ngoại quốc làm chảy máu dân tộc tôi” (hồi ký Le Dragon d’Annnam của Bảo Đại trang 117)
    Trong sách “Con Rồng Việt Nam” hồi ký của vua Bảo Đại, do Nguyễn Phước Tộc xuất bản năm 1990, tại Paris, trang 187, thời điểm tháng 8.1945 đáp lời kêu gọi thoái vị của Việt Minh, vua Bảo Đại đã nói nguyên văn:
    “Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.”
    “Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, “Vì nền độc lập của Việt Nam, để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc.”
    “Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 3 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.
    “Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng11”
    “Xích hoá Việt Nam , gây cuộc nội chiến 1945-1954 là do CSVN nhận chỉ thị của CSQT mà thôi ”.

    2-Tổng Thống Ngô Đình Diệm :
    “Mỗi người nông dân không có ruộng cày, mỗi người dân sống ở thành phố, đều phải được hưởng quyền ‘tài sản căn bản’.”
    “Chúng tôi không muốn trở thành một nước bảo hộ của ng ười Mỹ.”
    “… Vả tôi với chú Nhu có ý dù hai miền Quốc Cộng tranh chấp nhưng đều là máu mủ ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản. Rồi bên nào kéo dài, chung quy sẽ bị lệ thuộc vào một cường quốc và đất nước chia rẽ, vì các cường quốc có ý định chia rẽ cả….”
    “Chính phủ do tôi lãnh đạo có một nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ nền độc lập quốc gia vả nâng cao đời sống và hạnh phúc cho toàn dân.”
    3-Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu :
    Về chính trị, ông đưa ra Lập trường 4 KHÔNG làm chỉ nam cho sách lược chính trị của chính phủ VNCH là “KHÔNG THỪA NHẬN CỘNG SẢN, KHÔNG TRUNG LẬP HÓA MIỀN NAM, KHÔNG LẬP CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP và KHÔNG NHƯỢNG ÐẤT CHO CỘNG SẢN”.23
    Và sau hai lần bị áp lực thả tù nhân cao cấp của MTGPMN, ông Thiệu chua chát nói với người Mỹ, “Đất nước này [VNCH] không tiến lên được, vì một đằng là sự xâm nhập của cộng sản Bắc Việt; đằng kia là sự xâm nhập của CIA vào cơ cấu chánh phủ [VNCH].”
    “ Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm!”
    “Đất nước còn, còn tất cả; cộng sản thắng, mất tất cả.”
    “Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn với Mỹ thì rất khó.”
    Sống không có tự do là đã chết. ”
    4- Tổng Thống Trần Văn Hương :
    Cụ Trần Văn Hương đã nói với Ðại Sứ Martin rằng: “Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ (nhân dân miền Nam), tôi ở lại với họ để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước!”
    “Tôi chỉ sợ mất nước, phải sống lưu đày ở xứ người ta!”
    Bức thư gởi cho chính quyền Cộng Sản: “… Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó, tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi.”
    “Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước…”
    Trước áp lực từ mọi phía, Cụ Hương vẫn cố giữ chủ quyền của một chính thể miền Nam, theo hiến pháp của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Cụ Hương phát biểu như sau:
    “ Nước Việt Nam chúng ta mặc dù mất đi rất nhiều rồi, nhưng căn bản pháp lý vẫn còn. Quốc Hội vẫn còn đây, Hiến Pháp vẫn còn đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt Quốc Hội, và vi phạm Hiến Pháp. Vã lại, cái quyền hiện tại ở trong tay tôi, là một cái quyền do nơi Hiến Pháp ấn định. Đây không phải là cái khăn mouchoir. Đây không phải là một tờ giấy bạc từ ở trong tay tôi, tôi móc đưa cho Đại Tướng lúc nào cũng được. Tôi không thể làm như vậy được. Tôi phải trình cho Quốc Hội để quyết định .”
    -“Đáng lý ra chúng ta thống nhất đất nước từ Nam ra Bắc, chứ không phải từ Bắc vào Nam, nhưng vận nước không như mình mong ước được. Nước mình chiến tranh đã dài nhưng khi chấm dứt, trời đã khiến dân tộc nầy còn tiếp tục khổ đau, bản thân qua không tiếc, chỉ thương cho dân mình…”
    5- Nguyễn Bá Cẩn, chủ tịch Hạ Viện, Thủ Tướng VNCH :
    “Tổng Thống Johnson tiếp tục tăng quân số cho Tướng Westmoreland điều khiển một cuộc chiến “tiêu hao” (attrition) mà Hoa Kỳ nghĩ rằng với thời gian sẽ làm cho Bắc Việt hao mòn đến mức không chịu đựng nỗi và vì vậy mà phải chấp nhận thương thuyết. Hoa Kỳ đã tính sai nước cờ là vì sau đó thực tế cho thấy Bắc Việt chưa hao mòn mà nội bộ Hoa Kỳ đã “rách nát”…
    “Chỉ có một câu trả lời có thể hiểu được là Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam để dùng Việt Nam như một món hàng mặc cả với phía Cộng sản về các vấn đề liên quan đến chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ.”
    -Phê phán chính sách của Hoa Kỳ ông Nguyễn Bá Cẩn nói:
    “Trong việc thảo luận với Bắc Việt, Ngoại Trưởng Kissinger đã nhượng bộ đến 90% những đòi hỏi của Cộng sản, như việc rút lực lượng “đế quốc Mỹ” ra khỏi Việt Nam, cắt đứt viện trợ cho VNCH, lập Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp tức là có giá trị ngang hàng với hai đòi hỏi của CSBV là dẹp bỏ chế độ hợp hiến của miền Nam _ mà CSBV thường dùng danh từ “dẹp bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu” _ và thành lập Chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng, chấp nhận cho quân đội Bắc Việt xâm lăng gài lại ở miền Nam tức là nhìn nhận quân đội trá hình của Mặt Trận Giải Phóng”37
    “Tóm lại, vấn đề không còn là Cộng Sản Việt Nam sẽ sụp đổ hay không, mà chỉ có vấn đề chừng nào sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, trên tất cả, chúng ta cần ghi nhớ một vấn đề có tầm mức quan trọng vượt bực. Đó là người quốc gia chúng ta, trong đó có quý vị hiện diện trong đại hội hôm nay, chúng ta đã sẵn sàng để góp phần vào công việc phục hưng đất nước trong thời kỳ hậu cộng sản hay chưa?38”
    “Điều đau đớn là chỉ có sinh mạng, tài sản cuả người dân VN cả hai miền phải chịu hy sinh trên 4 triệu người cũng chỉ vì cái chỉ thị độc ác đó cuả CSQT và sự thừa hành 1 cách ngu xuẩn và triệt để của CSVN. Bởi vì trong thời điểm đó,Trung cộng thì tuy thèm muốn Đài Loan nhưng không dám tấn công vì sợ thiệt hại cho dân Trung Hoa, nhưng luôn xúi bẩy Hồ tấn công Miền Nam VN !!!.”
    6-Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH :
    “Tại Miền Nam, chúng ta thiếu các yếu tố thuận lợi ấy, chúng ta không liên tục trong sự lãnh đạo. Với một đồng minh như Hoa kỳ, thử hỏi làm gì được? Đồng minh với Mỹ khó hơn là kẻ thù của Mỹ. VN không phải là quốc gia đầu tiên thí nghiệm bài học đau đớn này! VNCH chỉ là một con cờ trong chiến lược toàn cầu của đại cường Hoa kỳ. Chiến lược ấy đạt được mục tiêu sau khi Nixon gặp Mao Trạch Đông năm 1972 tại Bắc kinh…”
    “Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim “Rashomon”. Một trăm chứng nhân, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hãy để cho hậu thế lượng định và phân xét”.
    7-Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy:
    Phương trình Nguyễn Ngọc Huy: “Muốn giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách độc tài toàn diện của Cộng sản Hà Nội, chúng ta phải làm ba việc song song nhau: Một là tổ chức tranh đấu trong nước, hai là sự tổ chức ngoài nước để yểm trợ cuộc tranh đấu trong nước, và ba là vận động quốc tế để các nước bạn giúp chúng ta trong cuộc tranh đấu”.
    “Vì thích-ứng với bản-tánh người, vì phù-hợp với quyền-lợi người, tiểu-gia-đình thành ra đoàn-thể hợp-quần lý-tưởng của người. Bởi đó, nó đã được duy-trì ở khắp các địa-phương và qua các thời-đại. Các lãnh-tụ cộng-sản đã dùng rất nhiều biện-pháp – nhứt là biện-pháp khêu gợi tánh vị-kỷ hoàn-toàn của người – để đả-phá gia-đình….”
    …“Những kẻ chủ-trương thế-giới đại-đồng và cố hủy-diệt tình yêu gia-đình tổ-quốc, sẵn sàng giết hại bà con thân-thuộc, tàn-sát đồng¬bào, đã tưởng rằng làm như thế, họ phụng-sự nhơn-loại. Nhưng kỳ thật, khi đã đang tâm giết hại bà con thân-thuộc, tàn-sát đồng-bào, họ đâu cần ngần ngại gì nữa khi phải tru-diệt những kẻ hoàn-toàn xa lạ đối với họ. Và rốt cuộc, dưới những danh-từ vĩ-đại, nhưng rỗng tuếch, như phục-vụ đại-chúng, tôn-thờ nhơn-loại, họ chỉ phụng-sự cá-nhơn họ, họ chỉ nhắm vào việc xây dựng một thế-giới phù-hợp với trí óc họ, với quyền-lợi họ, một thế-giới họ cho rằng có thể gây hạnh-phúc cho mọi người, nhưng kỳ thật chỉ là một địa-ngục trong đó tình thương không còn nữa. “
    “Dân-tộc thì nhờ dựa vào huyết-thống nên không thay đổi. Thêm nữa, nó lại bao gồm cả yếu-tố tôn-giáo và ý-chí muốn sống chung nhau. Do đó, nền tảng dân-tộc rất khó phá hủy…”
    “Thêm nữa, trong tất cả mọi hình-thức hợp-quần, không có hình¬thức nào bao gồm nhiều quyền-lợi vật-chất và tinh-thần của người cho bằng hình-thức dân-tộc.
    Như thế, ta có thể bảo rằng sự hợp-quần thành dân-tộc thích-hợp với sự tranh-đấu sinh-tồn của con người nhứt.”
    ….Nói tóm lại, chế-độ độc-tài hoàn-mỹ nhứt cũng chỉ giúp vào sự sinh-tồn của đoàn-thể một cách tạm-thời. Sự sinh-tồn của cá-nhơn không được bảo-đảm và sau cùng, điều này trở lại có hại cho sự sinh¬tồn của dân-tộc, vì cuộc rối loạn do dân-chúng bị uy-hiếp gây ra có thể làm yếu sức quốc-gia. Một mặt khác, chế-độ độc-tài đưa đến sự giết hại nhơn-tài và làm cho năng-lực những nhà chỉ-huy càng ngày càng kém đi.
    Theo G/S Huy thì sau khi lật đổ chế độ CS độc tài, muốn vĩnh viển chấm dứt tranh chấp nội bộ, cảnh nội chiến và tránh sự xâm lấn của các thế lực ngoại bang bằng “giải pháp thành lập một nước Việt Nam Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn có quốc tế công nhận”(như Thụy Sĩ,Thụy Điển và Áo ) 40
    8- Sử gia Trần Trọng Kim :
    “Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị41.”
    “Vì có tư tưởng như thế, cho nên cha con, anh em, bè bạn không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết tôn trọng chủ nghĩa của cộng sản và phục tòng những người cầm quyền của đảng, ngoại giả, giết hại lẫn nhau, lừa đảo nhau: hễ ai làm những việc mà lợi cho đảng là người giỏi, người tốt. Gia đình, xã hội, phong tục, chế độ cũ đều bỏ hết, bỏ đến tận cội rễ, để thành lập xã hội mới. Cái xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc….”
    “Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược tất cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được” 44
    9- Sử gia Phạm văn Sơn :
    “….Khi Việt Minh nắm chính quyền ở Nam Việt (1945) thì ở đây đã có nhiều lực lượng thành hình:Cao Đài ,Thanh Niên Tiền Phong,Quốc Gia Độc Lập Đảngvà Hoà Hảo .Các lực lượng nầy có lẻ vì thấy cần hợp quần để đối phó với Pháp cho có kết quả tốt đẹp và nhanh chónghơn nên đã đoàn kết với VM,và lập một mmặt trận chung.Nhưng chẳng bao lâu Việt Minh đánh úp Hoà hảo,mưu bắt thầy Huỳnh Phú Sổ để đem giết như đối với Cao Đài”47.
    “Cuộc Nội Chiến ở giửa thế kỷ thứ 20 nầy tại Việt nam đả kéo dài trong suốt 25 năm ,một cuộc chiến đã khiến hàng triệu thanh niên nước Việt lần lượt bị xô đẩy vào cảnh “Cốt Nhục Tương Tàn”,một cuộc chiến tàn khốc nhất từ trước đến nay và đã làm đảo lộn xã hội Việt nam tới tận cổi rễ49 “
    Ngoài ra điều dã man chưa từng thấy trong lịch sử loài người là họ đã xua những lực lượng gồm 7 phần 10 con nít vào lò lửa chiến tranh và mở những cuộc pháo kích bừa bãi vào những khu gia cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự, để trả thù sự bất cộng tác của dân chúng. Cộng Sản dám làm tất cả, dùng bất cứ phương tiện gì dù có tàn ác nhất để đạt đến mục tiêu chiến thắng50”
    10- Sử gia Hoàng Cơ Thụy:
    Vậy chỉ có một lý do khổng thể chối cải là Hồ Chí Minh đã muốn “thống nhất “đất nước dưới quyền độc tôn của Cộng Sản Đệ Tam để có thể xây dựng XHCN và “thiên đường CS trên toàn cỏi VN….
    “Cái dã tâm chiếm độc quyền thống trị trên toàn quốc để xây dựng XHCN đã được bộc lộ công khai và rỏ rệt nhất sau ngày 30.4.1975 mà CS Bắc Việt đã thôn tính xong miền Nam. Họ gạt bỏ Mặt Trận Giải Phóng coi như là múi chanh đã vắt hết nước. Họ công nhiên đặt cho đất nước cái tên “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nfghiã Việt Nam”: đảng CS trước kia giả danh là đảng Lao Động nay tự công khai tự xưng là đảng Cộng Sản VN(trang 1935)Thiết thực và đau đớn hơn nửa ,cái thiên đường CS đã biến thành điạ ngục cộng sản cho toàn dân,từ Nam chí Bắc ,cho dến ngày nay(1992) chưa chấm dứt.”
    “Cho nên chúng tôi phải lên án mọi chính phủ cộng sản Việt Nam từ 1946 đến nay (1998)là vô giá trị đối với Dân Tộc Việt Nam ,tức là không có chính thống.(trang 3759)”
    Nói cách khác, trong khi ở ngoài miệng Giáp nói rằng ‘phải đoàn kết’ thì trong lòng y tự nhủ rằng ‘chỉ đoàn kết giai đoạn thôi’.
    11- Sử gia Trần Gia Phụng :

    Mặt trận Việt Minh khai thác nạn đói, thừa nước đục thả câu, vừa để tuyên tuyền, vừa để giành lấy thực phẩm của dân, làm cho nạn đói thêm trầm trọng. Việt Minh bất chấp sinh mạng của người dân, tìm tất cả các cách để thủ lợi cho đảng Cộng Sản trong khi dân chúng chết đói.
    “Kẻ tòng phạm (CSVN) còn ẩn mặt trong vụ án nầy cần phải được nêu đích danh. Kẻ tòng phạm nầy đã bất chấp sinh mạng của đồng bào, chỉ chú trọng đến quyền lợi đảng phái của họ mà thôi. Người nước ngoài làm hại dân Việt đã là một tội lỗi nhân loại. Người cùng trong nước, miệng hô hào yêu tổ quốc và đồng bào, mà vì quyền lợi đảng phái và vì theo đuổi chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, quên đi tình nghĩa dân tộc, tàn bạo đẩy dân chúng Việt Nam vào cõi chết, đó là một tội lỗi dân tộc không thể dung thứ được.”
    “Về cách thức đàn áp, đảng Cộng Sản nào cũng như nhau. Từ Lênin, Stalin đến Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, tất cả đều tiêu diệt địch thủ một cách triệt để và tàn bạo…”
    “Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là cơ hội để cộng quân nhuộm đỏ những người thoát ly và những người lừng khừng, làm cho họ không còn con đường nào quay về phía Việt Nam Cộng Hòa, dù họ có mặt hay không có mặt tại Huế và dù giết người hay không giết người trong thời gian này” (9) So sánh với các vụ tàn sát trong lịch sử Việt Nam và thế giới, tác giả kết luận: “Chỉ có Khmer Đỏ giết đồng bào Cam Bốt, và Việt Cộng giết đồng bào Việt Nam…”
    “Chế độ Cộng sản độc tài, độc tôn , đảng trị (trang411):-Độc tài đảng trị :Chính phủ hoàn toàn làm việc theo lệnh đảng, chịu trách nhiệm trước đảng, chứ không phải trước Quốc Hội. Chính phủ là tổ chức nhà nước nằm trong đảng, dưới quyền đảng và chỉ là công cụ của đảng CS mà thôi. Điều 4 đã đặt đảng đứng trên Hiến Pháp và mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay đảng CSVN, vì là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và Xã Hội. Điều nầy còn có nghĩa là đảng CS tuỳ tiện điều hành việc nước chứ không dựa trên căn bản Pháp trị.”
    “Tất cả các vụ án nầy đều được CSVN tiến hành theo chủ trương của Liện Xô, và thực hiện theo phương thức của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa, để xây dựng và củng cố quyền lực độc tôn của đảng Cộng Sản… Ngay từ khi chiếm được chính quyền ở miền Bắc, đảng CS đã áp đạt định chế và cơ cấu Cộng sản Quốc Tế lên dân tộc Việt Nam, thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp, thực hiện chuyên chính vô sản dựa vào bạo lực cách mạng, huỷ hoại toàn bộ di sản văn hoá dân tộc. …”
    “Hồ Chí Minh và đảng CS phải chịu trách nhiệm trước lịch sử viđã bỏ mất cơ hội quý báu nầy để tránh “Nồi da xáo thịt”làm cho hàng triệu người cả Bắc lẫn Nam Việt Nam phải bỏ mình trong cuộc chiến vừa qua. Hồ Chí Minh và đảng CS luôn tìm kiếm lý do để gây chiến ,rồi dùng hoàn cảnh chiến tranh làm cơ hội để điều động, đoàn ngũ hoá quần chúng và thúc đẩy quần chúng cháp nhận hy sinh Hồ Chí Minh và đảng CS nuôi dưởng chiến tranh thường trực bằng xương máu dân tộc để bành trướng quyền lực, thực hiện chế độ độc tài đảng trị và toàn trị”
    Hồ Chí Minh và đảng Lao Động quyết tâm thôn tính miền Nam, khiến miền Nam ở thế bắt buộc phải nhờ viện trợ của Hoa Kỳ để tự bảo vệ. Trong sách lược toàn cầu của Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ lúc đó đang muốn đưa quân vào Việt Nam để củng cố sự hiện diện của họ ở Đông Nam Á và chận đứng sự bành trướng cuả cộng sản. Hành động của Hồ Chí Minh và Bắc Việt cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ lý do chính đáng để thuyết phục quốc hội nước nầy chấp nhận kế hoạch gởi lực lượng trực tiếp tham chiến ở Việt Nam.
    “Cuối cùng, việc Việt Nam ngày nay mất ải Nam Quan và 10.000 cây số vuông trên vịnh Bắc Việt không phải chỉ là thất bại cuả riêng Việt Nam, mà còn là sự đe doạ đối với các nước Đông Nam Á và là một báo động chung cho toàn thể Á Châu cũng như thế giới.”
    12-Nhà Nghiên Cứu Minh Võ :

    “Chúng tôi luôn cho rằng cuộc chiến Việt Nam là một bộ phận nhỏ của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu bắt nguồn từ ý thức hệ Mác-xít.
    Chiến tranh ý thức hệ là cuộc chiến do (hay bắt nguồn từ) một ý thức hệ. Đó là ý thức hệ Cộng Sản. (4) Nó là nguồn gốc chiến tranh ý thức hệ.
    Tại sao lại bảo ý thức hệ Mác-xít là nguồn gốc của chiến tranh ý thức hệ? Trước hết, vì nó chủ trương đấu tranh giai cấp, hô hào, cổ võ giai cấp vô sản đấu tranh nhằm tiêu diệt giai cấp tư sản và các giai cấp khác, hòng đưa vô sản lên nắm quyền chuyên chính, độc tài tuyệt đối. Ý niệm đấu tranh là nguyên nhân và khởi điểm của chiến tranh. Thứ đến, vì nó tuyên chiến với toàn thể nhân loại bằng tuyên ngôn cộng sản, trong đó đòi hủy bỏ quyền tư hữu là cội nguồn mọi quyền tự do căn bản của Con Người.
    “Vì có ý thức hệ Cộng Sản nên thế giới tự do thấy có bổn phận tham chiến không phải bằng một ý thức hệ nào khác. Mà vì một lý tưởng.”
    Vì các phương pháp mà CSVN dùng trong chiến tranh là những phương pháp bạo lực, mang đầy đủ những tính chất của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu của QTCS.
    Vì sau khi chiến thắng năm 1954, rồi năm 1975, CSVN liền cho áp dụng đúng những chính sách và chế độ theo gương các nước đàn anh. Và đó là những chế độ đi ngược hẳn với truyền thống dân tộc. Nó làm đảo lộn trật tự xã hội Việt Nam và băng hoại đạo lý.”
    1-Phải giật sâp thần tượng Hồ Chí Minh .Vì CSQT sụp đổ,CSVN cố bám víu vào cột trụ cuối cùng là Hồ Chí Minh.
    2-Phải chứng minh Hồ Chí Minh và Đảng CSVN không có công gì trong công cuộc giành độc lập va thống nhất VN.
    3- Hồ là tay sai, lãnh lương trực tiếp của CSQT để chỉ thị đảng CSVN thi hành các chỉ đạo cuả CSQT trong chiến tranh “Ý Thức Hệ toàn cầu”. Chúng không có công gì mà còn gây tai hại khôn lường cho Dân TộcVN.
    13-Luật sư Lâm Lễ Trinh:
    …“Trước hết, một quốc gia không có thân hữu, chỉ có quyền lợi. Không một xứ nào liều chết bảo vệ quyền sống còn của một nước khác. Không thể ủy quyền yêu nước cho ngoại bang. Các đại cường dùng chiêu bài Dân chủ, Tự do và Nhân quyền để mặc cả và gây áp lực. Không tự lực tranh thủ kiên trì, quả cảm và có kế hoạch thì không hưởng được Dân chủ và nhân quyền thật sự.
    Bài học thứ hai là bất luận sự liên minh nào với một thế lực bên ngoài, dù mạnh ra sao, rồi cũng sẽ đưa dất nước vào ngõ cụt, nếu không có nhân dân hậu thuẩn. Cái thế dân tộc vô địch và vô song. Không tin tưởng, không tạo ra và tận dụng “thế dân tộc” thì thất bại đương nhiên.
    Trong chiến tranh ủy nhiệm vừa qua, Nam lẫn Bắc Việt đều làm bia đở đạn cho ngoại bang. Khi thật sự thức tỉnh, chúng ta mới có thể bắt tay nhau xây dựng quê hương, không hoang phí những tài nguyên thiên nhiên và khối óc quý báu.
    “Gần một thế kỷ, trong lịch sử cận đại, Việt Nam là quốc gia bất hạnh nhất ở Á châu. Bất hạnh vì dân tộc Việt Nam phải điêu linh chiụ đựng một chuỗi dài chiến tranh đẫm máu: hết chống thực dân Pháp (1945- 1954), rồi Nam Bắc tương tàn tương sát (1954- 1975), tấn công Cambốt (tháng chạp 1978) và xung đột với láng giềng Trung quốc (17.2.1979) . Từ 1975 cho đến nay, một cuộc chiến khác đã nổ lớn, nặng về đấu tranh chính trị và tâm lý, giữa các trào lưu Dân chủ và Độc tài Hànội. Đây là một hình thức chiến tranh lạnh, gay go và dai dẳng. CS hoảng sợ. gọi nôm na là “Cuộc chiến Hoà bình”, trong khi Thế giới tự do dùng danh từ “Diễn biến hoà bình”. CS dư biết chúng sẽ thua vì xã hội chủ nghĩa đã khánh tận, Liên Xô sụp đổ và cơn lốc toàn cầu hoá kinh tế thị trường đang thắng thế.
    Những tài liệu giải mật gần đây cho biết ba cuộc chiến chống Pháp, Mỹ và Cam bốt không cần thiết và phi lý.
    Kẻ thua thiệt nhất là dân tộc VN, Việt Nam bị biến thành một trại tẩy não khổng lồ sau 1975, nát về tinh thần lẫn thể xác, và ngày nay, vẫn chìm đắm trong cái nhục chậm tiến.
    Suốt 30 năm, Miền Nam VN là con chốt thí trong kế hoạch toàn vũ của Hoa Thịnh Đốn chia rẽ Bắc kinh và Mạc Tư Khoa để đạt đến thành quả giật sập bức tường Bá Linh và khối Liên Xô. Sự mở cửa đón nhận trên một triệu nạn nhân đói rách của CS vẫn chưa xoá đưọc đến nay cái nợ lương tâm của Mỹ đối với VNCH.
    “…Theo Tàu thì mất đất, theo Mỹ thì mất Đảng. Để đừng mất tất cả, CS chỉ còn một chọn lựa cuối cùng: Trở về nguồn, trở về tạ tội với Dân tộc. Để cùng nhau tái thiết quốc gia. Để Việt Nam hãnh diện phát triển hài hoà trong Cộng đồng quốc tế. Để đừng hổ thẹn với Tiền nhân và Hậu thế.”
    14-Sử gia Hứa Hoành.
    Rập khuôn theo sách lược của Mao, ông Hồ dựng cờ chống Pháp buổi đầu, không phải thực sự chống Pháp, mà bí mật hợp tác với Pháp để tiêu diệt những đảng phái yêu nước khác Việt Minh.
    Đương nhiên và trước hết giai cấp vô sản phải thanh toán giai cấp tư sản nước mình trước đã”
    Điều này cũng được ông Hồ áp dụng tại VN. Thứ nhứt ông cố tránh giao chiến với Pháp, rồi còn ký hiệp ước “thân thiện rước quân đội Pháp vào VN…” là một sự đầu hàng nhục nhã, bị dân chúng Hà Nội biểu tình, lên án, gọi Hồ là “Việt gian bán nước”.
    -Qua đó, chúng ta thấy rằng thay vì yêu nước, tận dụng mọi khả năng chuẩn bị tổ chức kháng chiến chống xâm lăng, thì ông Hồ nhứt định gây nội chiến. Từ đó ông thà chịu “gạt bỏ lòng yêu nước chân chính, danh dự quốc gia và khái niệm về nhân đạo” để lao vào tội ác khủng khiếp đối với dân tộc.
    So sánh hai cuộc đời của hai lạnh tụ Lênin và HCM cũng có điểm giống nhau: sau 30 năm bôn ba làm tay sai cho kẻ thù, cho cộng sản quốc tế, thì đến năm 1945, ông Hồ trở lại Hà Nội với cương vị chủ tịch nước, để nhìn thấy tận mắt đồng bào của ông bị xiềng xích trói chặt, bị khủng bố dã man bởi chính đồ đệ của ông và chính mệnh lệnh của ông.
    Từ đó, những người làm cách mạng vô sản chuyên nghiệp chẳng còn nghĩ gì đến quyền lợi nhân dân và đất nước. Đối với họ chỉ có quyền lợi của quốc tế cộng sản. CS đã nắm tất cả quyền lực để đè bẹp tất cả mọi đối thủ.”
    “Trong lịch sử chống ngoại xâm, chưa có cuộc chiến tranh vệ quốc nào kỳ cục như cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1945 mà CS gọi là “Cách mạng tháng 8”. Dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lừa bịp, gây chia rẽ, khủng bố, tàn sát… để chiếm cho được chính quyền trong tay người quốc gia, Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến đi lòng vòng, phí biết bao nhiêu nhân lực, vật lực, tài lực, đến khi chiến thắng thì đất nước đã khánh tận. Kéo dài cuộc kháng chiến để họ có đủ thời giờ “hy sinh những người anh em” ngoài đảng. Nhờ những người này, đảng CS mới hưởng được vinh quang.”
    15: Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu
    “Những thủ đoạn tiếm danh cuả Hồ với tổ chức Việt Minh (một tổ chức không CS) và hành động mua chuộc,hối lộ phe Tàu Tưởng chỉ chứng tỏ khả năng ma giáo của Hồ ;chứ Hồ không đưa ra được chủ trương ,luận thuyết hay hành động nào đáp ứng nguyện vọng ,quyền lợi Dân Tộc khả dỉ tạo được niềm tin với các đảng phái Quốc Gia.Kèm theo đó là những vụ sát hại,thủ tiêu , ám sát đã làm cho nhiều đảng phái quốc gia trở nên xa lánh,thù địch với Hồ và đảng CSVN.
    Nhờ vậy, ngày 28/10/1946, Hồ có thể triệu tập Quốc Hội để thành lập chính phủ mới. Chính phủ Kháng chiến ngày 3/11/1946 này vắng bóng hầu hết những thành phần không Cộng Sản. Những người chịu qui phục Hồ cũng chỉ được giao các chức vụ tương trưng, và trên thực tế chẳng là gì hơn những tù nhân bị giam lỏng. Mặt Trận Liên Việt, mới được thành lập ít tháng trước để thay thế Việt Minh, cũng chìm dần vào quên lãng, hữu danh vô thực.”
    Cuộc chiến Quốc-Cộng ở Việt Nam: xét cho cùng lý, là một cuộc chiến ủy thác giữa các siêu cường, một trong những điểm nổ của thế “chiến tranh lạnh” giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản (1947-1991). Trên cơ bản, nó là một cuộc chiến “tiền đồn” mà sự thắng bại không có yếu tố quyết định đến đại thể.
    “Tóm lại, trên lãnh vực nội địa, cuộc Tổng Tấn Công-Tổng Khởi Nghĩa Mậu Thân 1968 là thất bại lớn cho phe Cộng Sản, hoặc văn hoa hơn, chỉ là một thứ “tổng diễn tập” cho chiến thắng quân sự 1975. Nhưng những hậu quả chính trị–như loại bỏ thực lực chính trị-quân sự của MT/GPMN–và nhất là ngoại giao khiến “Nghị quyết Quang Trung” của CSBV được coi như bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn 2 của chiến cuộc Việt Nam, 1959-1975.”

    …“Tôi cùng một số anh em cũng đang nỗ lực bắc nhịp cầu thông cảm giữa dân tộc Việt và dân tộc Mỹ, qua việc trao đổi những kiến thức dĩ vãng hầu xây dựng một nền tảng liên hệ mới, tốt đẹp hơn, dựa trên bình quyền và tình thân hữu.
    Một trong những việc muốn thực hiện là nghiên cứu về khả năng cải cách luật pháp tại Việt Nam, hầu tiếp tay vào việc giúp Việt Nam sớm thiết lập được một nền pháp trị hiến định. Sự đóng góp của tôi cũng có thể từ một vị thế khác hơn một người học luật và học sử. Hy vọng trong một tương lai gần tôi sẽ biết rõ mình sẽ có con đường nào để đi. Chỉ biết thật chắc rằng tôi vẫn hằng tâm niệm lời thề cùng vong hồn tử sĩ hơn 30 năm trước: Đó là tha thiết và liên lũy phục vụ quyền lợi của quốc gia và dân tộc. Danh lợi cá nhân, với tôi, chỉ tựa đất thó, mảnh sành.”
    https://vietnamclassical.wordpress.com/vnhistory/

     
    0
     
    0
     
    Đánh giá

  22. Xin Ban Biên Tập trang WordPress :Chiến tranh Việt Nam
    Cổng thông tin tư liệu về Chiến tranh Việt Nam chúng ta cùng thảo luận, tranh luận có chứng cứ minh bạch, không chửi mắng, chụp mũ.
    Cám ơn nhiều.
    Long Điền