Monday, January 25, 2021

Khỏe re như con bò kéo xe!!!

 

Khỏe re như con bò kéo xe!

Phần nhiều người Việt Hải Ngoại không hiểu rõ thực tế cuộc sống của người Việt trong nước. Khi được phóng viên ngoại quốc hay bất cứ người lạ nào hỏi cuộc sống của họ ra sao? Họ liền trả lời nước đôi:”Khỏe re như bò kéo xe” vừa nói vừa cười, còn ai muốn hiểu sao thì tùy họ. Một câu trả lời khôn khéo, không sợ bị công an CSVN trù dập, nhưng nếu muốn tìm hiểu sâu xa hơn của câu trả lời, người ta mới hiểu được cái thâm thúy của dân Việt Nam.
Con bò khi bị bắt vào cái ách xe bò thì cuộc đời nó có khác chi người dân Việt Nam sống dưới cái ách Xả Hội Chủ Nghĩa của CSVN. Trông con bò đi khoan thai nhẹ nhàng, tưởng chừng khỏe re, nhưng thực tế khác hẵn. Con bò vô cùng đau khổ mà biết than cùng ai, không bước đi theo lệnh chủ xe thì sẽ ăn roi vọt, người dân VN cũng vậy, sống trong chế độ độc tài, độc tôn, độc đoán của CSVN thì phải ngoan ngoản kéo xe như con bò. Đành rằng trong bất cứ xả hội nào, từ Tư Bản hay Cộng Sản, con người phải hoạt động tạo ra của cải để sinh tồn, mỗi người tùy theo khả năng hoạt động để nuôi sống bản thân và gia đình.

Trong một xả hội Tự Do, Công Bằng, thượng tôn Pháp Luật, người lao động được làm theo khả năng của mình, nghề lao động chân tay được tôn trọng cũng như nghề bằng trí óc, không ai được khinh rẽ người lao động chân tay dù họ kiếm ra lợi nhuận có khi thấp hơn nghề nghiệp bằng trí óc. Họ có nghiệp đoàn Độc Lập để bảo vệ quyền lợi công nhân, nghiệp đoàn luôn đứng về phía công nhân khác với nghiệp đoàn do đảng CSVN  lãnh đạo họ thường bảo vệ chủ nhân hơn là công nhân.
Quyền biểu tình nếu bị chủ nhân bóc lột, đối xử bất công, trong khi đó công nhân VN bị tước mất quyền căn bản được phép biểu tình khi bị chèn ép, đối xử bất công, thô bạo. Con bò kéo xe không có quyền dừng xe khi bị khát nước, đói bụng. Lên dốc cũng phải rán sức mà lên nếu không muốn ăn roi. Ở các nước tiên tiến, nếu có hành động đàn áp súc vật thì sẽ bị ra tòa án hay bị rút phép hoạt động. Hành động đánh đập súc vật cũng bị lên án nặng nề, Chuyện mướn trẻ nhỏ tại VN là chuyện bình thường không bị lên án, phạt vạ. Bên các nước tư bản cấm hẵn chuyện mướn trẻ em dưới 18 tuổi lao động.
“Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi,https://luatvietnam.vn/lao-dong/bo-luat-lao-dong-2019-179015-d1.html


Tại VN các đốc công, chủ nhân có quyền đánh đập công nhân vô tội vạ, cảnh sát CSVN không cứu xét trong trường hợp công nhân bị chữi mắng hay xúc phạm thân thể.
Quyền được đình công: Khi bị chủ nhân đánh đập, xúc phạm nhân phẫm, công nhân trong chế độ CSCN không có quyền đình công, không được tổ chức Công Đoàn Độc Lập mà phải tuân theo Công Đoàn Nhà Nước (nhưng Công đoàn nầy bênh vực quyền lợi của chủ nhân)

“Điều 204. Trường hợp đình công bất hợp pháp

1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.

2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.”
 

4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.”
https://luatvietnam.vn/lao-dong/bo-luat-lao-dong-2019-179015-d1.html .
CSVN luôn né tránh, không cho công nhân VN có được Công Đoàn Độc Lập, mà chỉ được phép có Công Đoàn Quốc Doanh (hay còn gọi là Công Đoàn Nhà Nước)
“Dấu hỏi rất lớn xoáy vào “lòng thành tâm” của chính quyền Việt Nam: liệu trong vài ba năm tới họ sẽ có được một chút thành thật để ban hành quy định về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập cho công nhân, hay chỉ là những động tác mị dân, tuyên truyền nửa vời về công đoàn độc lập trong khi không làm bất kỳ điều gì để thúc đẩy tính thực tiễn của định chế này?
https://www.baocalitoday.com/chinh-su-viet-nam/chinh-quyen-vn-co-doi-pho-cong-doan-doc-lap-trong-evfta-nhu-nao.html

 

 

Tóm lại câu nói: “Khỏe re như bò kéo xe” là lời kêu cứu của giới lao động bị cưởng bức tại VN, một lời lên án chế độ vô nhân, một lời nhắn nhũ cho những ai chỉ nhìn bề ngoài, tin vào lời tuyên truyền lừa bịp của CSVN mà vội cho là người dân Việt Nam sống khỏe re trong chế độ đàn áp vô nhân tính trong thế giới của Thiên Niên Kỹ thứ 3.

Long Điền 25.01.2021

Sunday, January 17, 2021

Sự giống nhau giữa nền Độc Tài Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và thế lực ngầm Dân Chủ Hoa Kỳ.

 Sự giống nhau giữa nền  Độc Tài Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và thế lực ngầm Dân Chủ Hoa Kỳ.

Cuộc đấu tranh cho Chính Nghĩa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chống lại làn sóng Cộng Sản Quốc Tế (CSQT) ủy thác cho tay sai là CSVN có nhiều điểm giống nhau đến kinh ngạc với thế lực ngầm của Đảng Dân Chủ đang ra sức chống lại nền Dân Chủ Pháp Trị của Hoa Kỳ.
1-CSVN là đại diện (tay sai) của CSQT từ năm 1945-1975 dùng mọi thủ đoạn để cưởng chiếm VNCH, xóa tan Chính Nghĩa Quốc Gia, để chúng mặc tình thao túng, cai trị dân Việt Nam bằng một chế độ hà khắc, phi nhân. VNCH một thể chế chế Dân Chủ non trẻ nhưng tràn đầy Chính Nghĩa từ cha ông để lại cương quyết chống lại bạo quyền CSQT, chống lại Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của toàn dân VN. Đảng Cộng Hòa do TT Trump đại diện, hiện đang một mất một còn chống lại chiến lược Toàn Cầu Hóa kiểu Xả Hội Chủ Nghĩa của đảng Dân Chủ tại Hoa Kỳ. Thế và lực của đảng Dân Chủ hiện đang lấn áp đảng Cộng Hòa, với nhiều thủ đoạn gian manh, trắng trợn cướp phiếu bầu của cử tri Mỹ.

2-Trước 1975 CSVN dùng thủ đoạn tuyên truyền lôi kéo khối đa số nghèo túng tại Việt Nam, chúng hô hào là sẽ lấy của người giàu có chia cho dân nghèo, những ảo tưởng do CSVN hứa hẹn đã khiến khối đa số tại VN phải lệ thuộc vào dảng CSVN. Đảng Dân Chủ/HK cũng dùng thủ đoạn lôi kéo dân da màu, khối bình dân bằng những kế hoạch An Sinh Xả Hội, những trợ cấp khiến cho nhóm đa số nầy luôn phải lệ thuộc vào những trợ cấp của đảng Dân Chủ.

3-CSVN sau khi cưởng chiếm Miền Nam Việt Nam đã tóm thu quyền, lực. Báo chí truyền thông, truyền hình nằm trong tay đảng. Không còn tranh luận, phê bình khi chỉ còn độc đảng. Những tiếng nói đối lập chỉ có trong nhà đá hay bỏ trốn ra ngoại quốc.
Đảng Dân Chủ tại Hoa Kỳ cũng tóm thâu hệ thống tryền thông, báo chí. Ngay khi đảng Cộng Hòa nắm chiếc ghế tổng thống, truyền thông, báo chí 95% thuộc phe Dân Chủ vẫn khống chế toàn bộ truyền thanh, truyền hình, báo chí. TT Trump còn bị bóp miệng, khóa tài khoản vĩnh viển tại Facebook và Twister huống hồ gì người dân!!!
Nhưng dân Hoa Kỳ khác dân VN ở chỗ ngay khi khóa tài khoản của TT Trump thì Facebook và Twister thiệt hại 51 tỹ do dân Hoa Kỳ tự động chống bọn độc tài.
Facebook và Twitter đã chứng kiến 51,2 tỷ USD bị xóa khỏi giá trị vốn hóa thị trường trong hai phiên giao dịch gần nhất khi các nhà đầu tư lo ngại trước lệnh cấm của 2 công ty này dành cho Tổng thống Trump. Thứ Sáu, ngày 15/01/2021 14:22 PM (GMT+7)

https://www.24h.com.vn/tai-chinh/treo-gio-tai-khoan-cua-tong-thong-trump-facebook-va-twitter-thiet-hai-bao-nhieu-c587a1217774.html

4-CSVN sau khi tóm thu quyền lực đã phản bội lời hứa của chúng khi bạc đải, cướp của từ các bà mẹ liệt sĩ, đàn áp dân oan, không công nhận quyền tư hữu đất đai, ruộng đất trên toàn quốc thuộc về toàn dân (một cách nói che dấu ý đồ ruộng đát thuộc về đàng CSVN). Mỹ cũng vậy, nếu TT Trump thua cuộc thì từ nay đảng Dân Chủ sẽ nằm trên đầu dân Hoa Kỳ, 100 năm sau đảng Cộng Hòa cũng khó mà dành lại được chiếc ghế tổng thống vì thế lực ngầm (bọn đầm lầy)đã nắm toàn bộ hệ thống bầu cử bằng máy Dominion.

Kết quả giám định tư pháp: Hệ thống Dominion được thiết kế nhằm gian lận bầu cử Mỹ

https://mucnews.com/ket-qua-giam-dinh-tu-phap-he-thong-dominion-duoc-thiet-ke-nham-gian-lan-bau-cu-my-9083.html

“Ông Ramsland nói trên The Epoch Times: “Hệ thống Dominion được thiết kế để tạo ra số lượng lớn các lỗi phiếu bầu. Các lá phiếu điện tử sau đó sẽ được chuyển chuyển sang xét duyệt. Các sai sót cố ý dẫn đến việc xét duyệt hàng loạt các lá phiếu mà không có sự giám sát, không minh bạch và không có dấu vết kiểm toán”.
Long Điền 17 tháng 1.2021

Sự giống nhau giữa nền Độc Tài Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và thế lực ngầm Dân Chủ Hoa Kỳ.

Sự giống nhau giữa nền  Độc Tài Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và thế lực ngầm Dân Chủ Hoa Kỳ.

Friday, January 15, 2021

Nhân quyền VN 2020: 'Tồi tệ hơn với các bản án nặng nề hơn'

 

Nhân quyền VN 2020: 'Tồi tệ hơn với các bản án nặng nề hơn'

Vietnamese Political Detainees: Pham Doan Trang; Can Thi Theu and her sons Trinh Ba Phuong and Trinh Ba Tu; Dinh Thi Thu Thuy; Pham Chi Dung; Nguyen Tuong Thuy; Le Huu Minh Tuan; Tran Duc Thach
Chụp lại hình ảnh,

Các tù nhân chính trị VN (từ trái qua): Phạm Chí Dũng,, Phạm Đoan Trang, Lê Hữu Minh Tuấn, Cấn Thị Thêu, Trần Đức Thạch, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thuy Thủy, Nguyễn Tường Thụy.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế nhận định rằng 2020 là năm tình hình nhân quyền của VN 'tồi tệ hơn với các bản án nặng nề hơn', khi chính phủ VN bắt và xét xử những nhà hoạt động dân chủ 'cuối cùng'.

Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nói với BBC News Tiếng Việt hôm 14/1 về 'sự tổn thất nặng nề' cho phong trào đấu tranh dân chủ khi những nhà hoạt động tiêu biểu 'cuối cùng' như Phạm Đoan TrangPhạm Chí Dũng bị bắt.

Nhận định của ông được đưa ra trong bối cảnh Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa công bố báo cáo thường niên 2020 dài hơn 700 trang về tình hình nhân quyền 100 nước trên thế giới. Việt Nam được dành trọn 5 trang.

Trong đó, HRW mô tả Việt Nam "tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong 2020".

"Việc thắt chặt các hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận dường như có liên quan đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến diễn ra cuối tháng 1/2021," HRW viết trong thông cáo báo chí.

Ông Vũ Quốc Ngữ của Defend the Defenders bình luận rằng "Vấn đề nhân quyền của Việt Nam trong năm 2021 ra sao liên quan chặt chẽ tới ban lãnh đạo mới của Việt Nam mà Đại hội Đảng Toàn quốc 13 sắp tới mang tính quyết định."

"Nếu công an và quân đội vẫn tiếp tục giữ các vị trí chủ chốt trong chính quyền, tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn," ông Ngữ nói với BBC.

Vi phạm nhân quyền 'có hệ thống'

Trong báo cáo thường niên, HRW nói Việt Nam "tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong 2020" thông qua việc bắt hàng loạt những nhà hoạt động, blogger có tiếng nói chỉ trích.

Đặc biệt, HRW chỉ ra rằng Việt Nam cho bắt những nhà hoạt động hàng đầu vào những thời điểm được cho là nhạy cảm ngoại giao, chẳng hạn như bắt Phạm Đoan Trang chỉ vài giờ phiên họp về nhân quyền với Mỹ.

HRW thừa nhận Việt Nam đạt được một số thành tựu trong chống dịch Covid-1, nhưng với 'cái giá' là 'vi phạm quyền riêng tư, hạn chế quyền tự do ngôn luận, và sự thiếu công bằng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội và hỗ trợ của chính phủ.'

Còn theo thống kê của Defend the Defenders, năm 2020, Việt Nam bắt nhiều nhà hoạt động hơn, 66 nhà hoạt động, blogger, so với khoảng 40 năm 2019. Trong đó nhiều blogger, Facebooker không tên tuổi cũng bị bắt và bị kết án nặng nề, như vụ Chung Hoàng Chương và Mã Phùng Ngọc Phú.

Các bản án cũng ngày càng nặng nề hơn. Cụ thể, mức án dành cho tội danh 'tuyên truyền chống nhà nước' dành cho nhà báo Phạm Chí Dũng là 15 năm tù hồi đầu năm 2021, so với mức kỷ lục năm 2020 của ông Nguyễn Trung Lĩnh 12 năm tù, và năm 2019 của ông Nguyễn Năng Tĩnh, 11 năm tù.

"Cũng với tội danh này, cách đây một thập kỷ, án tù thường chỉ 3 - 4 năm, như trong trường hợp của nhà hoạt động Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài," ông Ngữ nói.

Ông Ngữ đề cập đến 'vết nhơ' trong lịch sử nhân quyền Việt Nam, với vụ đụng độ ở Đồng Tâm đầu năm 2020 khiến 4 người chết, trong đó có 3 công an. 29 dân làng sau đó bị xét xử với tội danh giết người và chống người thi hành công vụ, trong đó 2 người bị án tử hình.

Sự kiện này cũng được nêu ra trong báo cáo của HRW.

Các vụ bắt giữ và các phiên tòa

Về quyền tự do ngôn luận

HRW nhắc lại phiên tòa xử Phan Công Hải, Nguyễn Văn Nghiêm, Đinh Văn Phú, Nguyễn Quốc Đức Vượng vào các tháng 4, 6, 7. Họ bị kết án từ năm đến tám năm tù vì chỉ trích đảng và nhà nước.

Tiếp đó, là các phiên tòa xử ông Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, và Phạm Chí Dũng vì liên quan đến Hiệp hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) cũng như các phát ngôn phản đối Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU. Họ bị buộc tội họ tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.

Ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn trong phiên tòa hôm 5/1/2020
Chụp lại hình ảnh,

Ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn trong phiên tòa hôm 5/1/2021

Danh sách dài thêm với việc bắt giữ 9 người khác gồm blogger độc lập Phạm Chí Thanh, nhà hoạt động vì quyền đất đai Nguyễn Thị Tâm, và cựu tù nhân chính trị Cấn Thị Thêu cùng các con trai của bà là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tú.

Nổi bật nhất, vào tháng 10/2020, cảnh sát bắt giữ blogger Phạm Đoan Trang.

Cả 10 nhân vật nói trên đều bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.

Nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang
Chụp lại hình ảnh,

Nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang

Về quyền tự do tiếp cận thông tin

Báo cáo của HRW chỉ ra rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục cấm báo chí tư nhân, trong khi kiểm soát chặt các đài phát thanh, truyền hình và báo in 'nhà nước'.

Việt Nam cũng chặn quyền truy cập vào một số website, blog, và buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet xóa các nội dung hoặc các tài khoản được coi là chỉ trích chính phủ.

Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát quyền truy cập vào các máy chủ lưu trữ bộ nhớ cục bộ của Facebook, yêu cầu công ty này xóa các trang do những người bất đồng chính kiến kiểm soát. Và Facebook đã phải 'cúi đầu trước áp lực', tạo ra 'một tiền lệ đáng lo ngại'.

Sự việc tương tự cũng xảy ra với YouTube.

Báo cáo điểm lại các phiên tòa xử hai Facebooker là Chung Hoàng Chương và Mã Phùng Ngọc Phú, lần lượt 18 tháng và 9 tháng tù cho các bài đăng trên Facebook chỉ trích chính phủ theo điều 331 của Bộ Luật Hình sự.

Công an cũng bắt giữ Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường vì là người điều hành một nhóm Facebook, trong đó người dùng thảo luận về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị.

Về quyền tự do hội họp và lập hội

Báo cáo nhắc đến phiên tòa dành cho nhà thơ Trần Đức Thạch, với cáo buộc ông liên kết với Hội Anh em vì Dân chủ. Các nhà chức trách buộc ông tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' theo điều 109 của bộ luật hình sự.

Về quyền sở hữu đất đai

Như những năm trước, chính phủ Việt Nam đã tịch thu đất cho các dự án kinh tế khác nhau, thường là không có thủ tục hợp lý hoặc không được đền bù thỏa đáng.

Thuật ngữ "dan dân oan, "hay" những người bị oan sai ", vào năm 2020 đã trở thành một thành ngữ phổ biến trong cách sử dụng của người Việt để mô tả những người bị chính quyền cưỡng chế đất đai, báo cáo của HRW viết.

Báo cáo của HRW nhắc lại vụ đụng độ ở Đồng Tâm hồi đầu năm 2020 giữa dân làng và công an, khiến bốn người chết, trong đó ba người là công an.

Các luật sư bào chữa cho biết một số bị cáo bị cáo buộc đã bị tra tấn và buộc phải thừa nhận tội, báo cáo của HRW viết.

Trịnh Bá Tư (trái), Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu
Chụp lại hình ảnh,

Trịnh Bá Tư (trái), Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu

EU, Hoa Kỳ, Úc 'thờ ơ' với nhân quyền ở VN?

Báo cáo của HRW chỉ ra rằng bất chấp vấn đề nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam, nhiều tổ chức và quốc gia vẫn thúc đẩy các cam kết kinh tế với nước này.

Đồng tình với nhận định này, ông Vũ Quốc Ngữ của Defend the Defenders nói với BBC rằng "chỉ hai tháng sau vụ Đồng Tâm, Nghị viên châu Âu đã phê chuẩn Hiệp định thương mại VN-EU. Như vậy họ tảng lờ vấn đề nhân quyền Việt Nam mà coi trọng quan hệ kinh tế hơn."

Còn HRW nhận định rằng Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam có hiệu lực vào tháng Tám, với các điều khoản về nhân quyền "mơ hồ, không thể thực thi".

Trong bối cảnh gia tăng đàn áp người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, áp lực của EU lại chỉ tập trung vào quyền lao động, báo cáo của HRW viết.

Vào tháng 10/2020, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tổ chức đối thoại nhân quyền trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, việc bắt giữ nhà bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang xảy ra chưa đầy 24 giờ sau khi kết thúc cuộc đối thoại, nhấn mạnh sự thiếu hiệu quả của nó.

Mối quan hệ song phương của Úc với Việt Nam tiếp tục phát triển ngay cả khi một công dân Úc, ông Châu Văn Khảm, vẫn ở tù tại Việt Nam vì tội "khủng bố" với cáo buộc tham gia vào một đảng chính trị ở nước ngoài mà chính phủ Việt Nam tuyên bố là bất hợp pháp.

Nhật Bản vẫn là nhà tài trợ song phương quan trọng nhất cho Việt Nam. Như những năm trước, Nhật Bản đã từ chối sử dụng đòn bẩy kinh tế để công khai thúc giục Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình, báo cáo của HRW viết.